DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 18/21 ĐầuĐầu ... 81617181920 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 171 tới 180 của 205
  1. #171
    Avatar của sonha
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    218
    Thanks
    146
    Thanked 96 Times in 34 Posts


    Nguyên văn:

    答曰:諸佛如來法身平等,遍一切處 無有作意故而說自然,但依眾生心現 眾生心者,猶如於鏡,鏡若有垢,色 像不現。如是眾生心若有垢,法身不 故。

    Dịch nghĩa:

    Đáp: Pháp thân chư Phật Như Lai bình đẳng, cùng khắp tất cả mọi nơi, không có tác ý nên gọi là tự nhiên, chỉ nương với tâm chúng sanh mà thị hiện. Tâm chúng sanh, cũng như cái gương, nếu cái gương có dơ bẩn, thì các sắc tướng không hiện được. Tâm chúng sanh cũng như thế, nếu có cấu nhiễm thì pháp thân không hiện ra được.

    Luận chủ “đáp” lời: chúng sanh không thấy được Phật, không nghe được giáo pháp, đây không phải là sự sai lầm của đức Phật, vấn đề là ở trong chúng sanh. Thật là không sai! “Pháp thân chư Phật Như Lai bình đẳng, cùng khắp tất cả mọi nơi”. Cho rằng chư Phật tự nhiên có nghiệp không thể nghĩ bàn, điều này không có vấn đề gì. Nhưng định nghĩa của tự nhiên là: do đức Phật thích ứng với căn cơ mà thị hiện ra ba nghiệp, “không có tác ý”, không đợi công dụng, do đó “nên gọi là tự nhiên”. “Chỉ” đại dụng ba nghiệp của chư Phật là tự nhiên, chứ không phải là tất nhiên. Ba nghiệp diệu dụng của chư Phật phải “nương với tâm chúng sanh” sau đó “mà thị hiện” ra. Từ chơn tế của chư Phật mà nói, thì không có tướng để thấy, không có pháp để trình bày, không có chuyện hiện thân thuyết pháp. Từ sự ứng cơ tuỳ theo thế tục, thì không có thời gian, không gian nào mà không hiện thân thuyết pháp. Kỳ thật sự hiện thân thuyết pháp của chư Phật, phải nương vào sự cơ cảm của chúng sanh, rồi từ trong tâm cảnh của chúng sanh hiển hiện ra. Do đó, “tâm chúng sanh, cũng như cái gương”. Bên ngoài tuy có cảnh giới, cái gương cũng phải trong sạch không dơ bẩn, thì mới hiển hiện được ảnh tượng của cảnh giới. “Nếu cái gương có dơ bẩn, thì các sắc tượng không hiện được”, nhưng điều đó không thể khẳng định bên ngoài không có sắc tượng. Như người điếc không nghe được âm thanh, người mù không nhìn được hình ảnh, nhưng điều đó đâu thể kết luận âm thanh và màu sắc không tồn tại. “Tâm chúng sanh cũng như thế, nếu có cấu nhiễm thì pháp thân không hiện ra được”. Chúng sanh không thể thấy Phật, nghe giáo pháp, vấn đề là trong tâm tánh của chúng sanh có phiền não, không phải pháp thân của Như Lai thiếu bình đẳng, không phổ biến ứng hiện. Y cứ theo ý nghĩa này, thì Bồ-tát Sơ địa trở lên, tự thân chứng pháp thân, có khả năng thấy báo thân của chư Phật. Trước khi tự thân chưa chứng pháp thân (chúng sanh ở Địa tiền), thì không thể thấy pháp thân. Nhưng do phiền não dơ bẩn cạn mỏng dần dần, khi nhân duyên thành thục, thì cũng cảm ứng thấy được ứng hóa thân của Phật. Trong “Luận Đại Trí Độ” cũng từng đề cập: thấy được pháp thân Phật, tức thời đạt lợi ích. Thấy được ứng thân Phật, không nhất định đạt được lợi ích. Như có người thấy Phật, nghe pháp, không chỉ không có lợi ích mà ngược lại sanh tâm huỷ báng, phá cấm giới, cho đến đọa lạc. Nhưng từ nhân duyên xa, thì vẫn có lợi ích, như trong Văn Thù Sư Lợi bổn sanh có nói đến. Nói tâm chúng sanh nếu xa rời cấu nhiễm, thì có thể hiển hiện pháp thân, nhưng đây không nên nhân vì thế mà nói chỉ cần tâm của chúng sanh thanh tịnh là đủ, không cần đến chư Phật hiện thân. Chư Phật với chúng sanh, là triển chuyển làm duyên, hỗ tương giao cảm. Nhân vì thiện căn huân tập của chúng sanh, do đó có thể cảm ứng được chư Phật hiện thân mà đạt được lợi ích. Tâm tự thanh tịnh thì có khả năng thấy Phật, đây là điều tự lực. Chúng sanh có cảm, chư Phật có ứng, cảm ứng đạo giao, tức là tha lực.



  2. #172
    Avatar của sonha
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    218
    Thanks
    146
    Thanked 96 Times in 34 Posts


    Nguyên văn:

    答曰:諸佛如來法身平等,遍一切處 無有作意故而說自然,但依眾生心現 眾生心者,猶如於鏡,鏡若有垢,色 像不現。如是眾生心若有垢,法身不 故。

    Dịch nghĩa:

    Đáp: Pháp thân chư Phật Như Lai bình đẳng, cùng khắp tất cả mọi nơi, không có tác ý nên gọi là tự nhiên, chỉ nương với tâm chúng sanh mà thị hiện. Tâm chúng sanh, cũng như cái gương, nếu cái gương có dơ bẩn, thì các sắc tướng không hiện được. Tâm chúng sanh cũng như thế, nếu có cấu nhiễm thì pháp thân không hiện ra được.

    Luận chủ “đáp” lời: chúng sanh không thấy được Phật, không nghe được giáo pháp, đây không phải là sự sai lầm của đức Phật, vấn đề là ở trong chúng sanh. Thật là không sai! “Pháp thân chư Phật Như Lai bình đẳng, cùng khắp tất cả mọi nơi”. Cho rằng chư Phật tự nhiên có nghiệp không thể nghĩ bàn, điều này không có vấn đề gì. Nhưng định nghĩa của tự nhiên là: do đức Phật thích ứng với căn cơ mà thị hiện ra ba nghiệp, “không có tác ý”, không đợi công dụng, do đó “nên gọi là tự nhiên”. “Chỉ” đại dụng ba nghiệp của chư Phật là tự nhiên, chứ không phải là tất nhiên. Ba nghiệp diệu dụng của chư Phật phải “nương với tâm chúng sanh” sau đó “mà thị hiện” ra. Từ chơn tế của chư Phật mà nói, thì không có tướng để thấy, không có pháp để trình bày, không có chuyện hiện thân thuyết pháp. Từ sự ứng cơ tuỳ theo thế tục, thì không có thời gian, không gian nào mà không hiện thân thuyết pháp. Kỳ thật sự hiện thân thuyết pháp của chư Phật, phải nương vào sự cơ cảm của chúng sanh, rồi từ trong tâm cảnh của chúng sanh hiển hiện ra. Do đó, “tâm chúng sanh, cũng như cái gương”. Bên ngoài tuy có cảnh giới, cái gương cũng phải trong sạch không dơ bẩn, thì mới hiển hiện được ảnh tượng của cảnh giới. “Nếu cái gương có dơ bẩn, thì các sắc tượng không hiện được”, nhưng điều đó không thể khẳng định bên ngoài không có sắc tượng. Như người điếc không nghe được âm thanh, người mù không nhìn được hình ảnh, nhưng điều đó đâu thể kết luận âm thanh và màu sắc không tồn tại. “Tâm chúng sanh cũng như thế, nếu có cấu nhiễm thì pháp thân không hiện ra được”. Chúng sanh không thể thấy Phật, nghe giáo pháp, vấn đề là trong tâm tánh của chúng sanh có phiền não, không phải pháp thân của Như Lai thiếu bình đẳng, không phổ biến ứng hiện. Y cứ theo ý nghĩa này, thì Bồ-tát Sơ địa trở lên, tự thân chứng pháp thân, có khả năng thấy báo thân của chư Phật. Trước khi tự thân chưa chứng pháp thân (chúng sanh ở Địa tiền), thì không thể thấy pháp thân. Nhưng do phiền não dơ bẩn cạn mỏng dần dần, khi nhân duyên thành thục, thì cũng cảm ứng thấy được ứng hóa thân của Phật. Trong “Luận Đại Trí Độ” cũng từng đề cập: thấy được pháp thân Phật, tức thời đạt lợi ích. Thấy được ứng thân Phật, không nhất định đạt được lợi ích. Như có người thấy Phật, nghe pháp, không chỉ không có lợi ích mà ngược lại sanh tâm huỷ báng, phá cấm giới, cho đến đọa lạc. Nhưng từ nhân duyên xa, thì vẫn có lợi ích, như trong Văn Thù Sư Lợi bổn sanh có nói đến. Nói tâm chúng sanh nếu xa rời cấu nhiễm, thì có thể hiển hiện pháp thân, nhưng đây không nên nhân vì thế mà nói chỉ cần tâm của chúng sanh thanh tịnh là đủ, không cần đến chư Phật hiện thân. Chư Phật với chúng sanh, là triển chuyển làm duyên, hỗ tương giao cảm. Nhân vì thiện căn huân tập của chúng sanh, do đó có thể cảm ứng được chư Phật hiện thân mà đạt được lợi ích. Tâm tự thanh tịnh thì có khả năng thấy Phật, đây là điều tự lực. Chúng sanh có cảm, chư Phật có ứng, cảm ứng đạo giao, tức là tha lực.



  3. #173
    Avatar của sonha
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    218
    Thanks
    146
    Thanked 96 Times in 34 Posts


    Chương V

    Phần tu tập tín tâm

    I. Khái quát


    Nguyên văn:

    已說解釋分,次說修行信心分。是中 未入正定聚眾生,故說修行信心。何 信心?云何修行?

    Dịch nghĩa:

    Đã nói xong phần giải thích, thứ nữa nói phần tu hành tín tâm. Trong đó y vào chúng sanh chưa vào loại chánh định, mà nói tu hành tín tâm. Tín tâm là gì? Và tu hành như thế nào?

    Phần trên thảo luận về sự tu hành và chứng ngộ, từ cạn đến sâu, đều là Bồ-tát phát tâm trụ trở lên. Dưới đây, “thứ nữa nói phần tu hành tín tâm”, là thảo luận đến phương pháp cho hành giả sơ học trước khi phát tâm trụ, điều này rất quan trọng đối với hành giả sơ học.

    Tu hành tín tâm là đối với loại chúng sanh nào mà nói? “Trong đó y vào chúng sanh chưa vào loại chánh định, mà nói tu hành tín tâm”. Chưa vào vị chánh định là chúng sanh trước khi đạt được phát tâm trụ. Phần tu hành tín tâm là vì loại chúng sanh này mà giảng dạy. Người mới học pháp Đại thừa, hàng Sơ trụ mới viên mãn Thập tín tâm, thì vẫn chưa có thành tựu, do đó phải giảng dạy phương pháp tu hành tín tâm, dẫn dắt phát khởi con đường cho loại chúng sanh này. Luận có tên gọi “Đại Thừa Khởi Tín”, do đó đối với vấn đề tu hành thành tựu được tín tâm, nên rất đặc biệt chú trọng để thuyết minh xiển dương.
    “Tín tâm là gì? Và tu hành như thế nào?” Đây là hai vấn đề, phần dưới sẽ chia ra trả lời. Phần này lấy tín tâm làm chính, nên phải áp dụng các phương pháp thực hành để thành tựu tín tâm đó. Phật pháp không ra ngoài tín, giải, hành và chứng (niềm tin, hiểu biết, thực hành và chứng ngộ). Người mới học thì chú trọng ở tín tâm; còn Bồ-tát Phát tâm trụ cho đến Thập hồi hướng, nhân vì sự hiểu biết mà khởi lên thực hành; và Bồ-tát từ Sơ địa trở lên, thì từ thực hành đến chứng ngộ; thành Phật thì mới được chứng đắc cứu cánh viên mãn. “Tín là đạo nguyên công đức mẫu”, không thành tựu được tín tâm, thì không thể thành tựu phát Bồ-đề tâm.

    Lần sửa cuối bởi sonha; 03-11-2016 lúc 04:52 PM

  4. #174
    Avatar của sonha
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    218
    Thanks
    146
    Thanked 96 Times in 34 Posts


    II. Nội dung tu tập tín tâm

    Nguyên văn:

    略說信心有四種,云何為四?一者信 本,所謂樂念真如法故。二者信佛有 量功德,常念親近供養恭敬發起善根 ,願求一切智故。三者信法有大利益 常念修行諸波羅密故。四者信僧能正 行自利利他,常樂親近諸菩薩眾,求 學如實行故。

    Dịch nghĩa:

    Nói lược thì tín tâm có bốn loại, thế nào là bốn? Một là tin căn bản, nghĩa là thích niệm pháp chân như. Hai là tin Phật có vô lượng công đức, thường nhớ nghĩ thân cận cúng dường cung kính phát khởi thiện căn, mong cầu nhất thiết trí. Ba là tin Pháp có lợi ích lớn và thường nhớ nghĩ tu hành các pháp Ba-la-mật. Bốn là tin Tăng chân chính tu hành tự lợi lợi tha và thường thích thân cận các chúng Bồ-tát, cầu học những hạnh như thật.

    “Nói lược thì tín tâm có bốn loại”. Trong bốn loại này: loại thứ nhất là chánh tín đối với pháp tính chơn như; loại hai, ba và bốn là tin Tam bảo. Quy y tin tưởng Tam bảo là tâm chánh tín, tất cả Phật pháp không ra ngoài Tam bảo. Nhưng ngoài Tam bảo ra, lại thêm một loại nữa, điều này tuỳ theo sự chú trọng của họ. Như trong “Kinh A-hàm” nói có bốn loại niềm tin - bốn chứng tịnh, ngoài Tam bảo ra còn có “tín giới”. Nếu căn cứ sự thật thì giới vẫn không phải là một bộ phận của giáo pháp, nhân vì Phật giáo ở thời kỳ đầu chú trọng việc sinh hoạt y vào giới, do đó đặc biệt lập nên “tín giới”. Luận này là chơn thường duy tâm luận chú trọng ở chơn như, tâm Như Lai tạng lấy điều này làm căn bản cho Tam bảo. Nhân đây ngoài Tam bảo ra, còn phải thêm một loại nữa là “tín căn bản”. Trong “Luận Bảo Tánh” nói: Phật Pháp Tăng là tánh của Như Lai tạng, tương hợp với quan điểm của luận này. Còn Mật tông thì cho là có bốn loại quy y, ngoài quy y Tam bảo ra, còn thêm “quy y Thượng Sư”, vì họ chú trọng ở sự truyền thừa của Thượng Sư. Các điều - tín giới, tín căn bản, hay tín Thượng Sư, đều là tuỳ theo sự chú trọng của họ mà thành lập riêng, kỳ thật chỉ là tin Tam bảo thôi.

    Trong bốn loại đó:

    “Một là tin căn bản”: chính “nghĩa là thích niệm pháp chân như”. Người học, trước hết nên đối với pháp chơn như sanh khởi niềm tin - căn bản của Tam bảo. Thích niệm có nghĩa là tuỳ hỷ nguyện cầu, niệm niệm không quên.

    “Hai là tin Phật”: trước tiên đối với “vô lượng công đức” của chư Phật, như tướng hảo viên mãn, lợi ích chúng sanh cũng viên mãn v.v…, sanh khởi một niềm tin sâu sắc, từ tín tâm mà sanh khởi mong muốn rồi tinh tấn; do đó phải thời thời khắc khắc không được quên, “thường nhớ nghĩ thân cận cúng dường cung kính” chư Phật, vì “phát khởi thiện căn” cho chính mình, phát tâm “mong cầu nhất thiết trí” viên mãn giống như đức Phật. Đem công đức của Phật trở thành mục đích lý tưởng, mà tự mình mong muốn thực hiện điều đó, mới gọi là tin Phật.

    “Ba là tin Pháp”: tin được Phật pháp thì “có lợi ích lớn và thường nhớ nghĩ tu hành các pháp Ba-la-mật.” Tín căn bản cũng được bao hàm trong tin giáo pháp; nhưng luận thì đặc biệt thành lập lên tín căn bản, do đó nói đến tin giáo pháp, tức chuyên chỉ cho phương pháp phải tu hành. Theo Thanh văn thừa thì phương pháp phải tu hành là ba mươi bảy phần Bồ-đề; Đại thừa thì tứ nhiếp pháp, lục độ Ba-la-mật v.v... Tin giáo pháp, không chỉ tin giáo pháp có lợi ích lớn mà phải từ niềm tin này mà sanh khởi sự tinh tấn, thường nhớ nghĩ tu hành lục Ba-la-mật.

    “Bốn là tin Tăng”: tin Tăng là vị “chân chính tu hành tự lợi lợi tha”. Tăng đoàn trong luận đề cập đến là Bồ-tát tăng chân chính tự lợi lợi tha. “Các chúng Bồ-tát” phát tâm hướng thượng cầu thành Phật lợi tha, nên tin tưởng họ và càng phải “thường thích thân cận” không có giải đãi, vì “cầu học những hạnh như thật” của Đại thừa. Trong Tam bảo của Đại thừa, Tăng đoàn là chỉ hết tất cả người tu hành pháp Đại thừa, không có sự phân biệt người tại gia hay xuất gia. Bồ-tát hành giả tu học pháp Đại thừa, không nhất định xuất gia; mà hàng mới học, cũng không nhất định từ người xuất gia mới tu học. Căn cứ “Nhập Đại Thừa Luận” nói, người xuất gia thọ giới cụ túc, đối với Bồ-tát tại gia nếu họ có tu hành thật sự, thì cũng nên cung kính lễ bái cúng dường, rồi từ họ mà tu học.



  5. #175
    Avatar của sonha
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    218
    Thanks
    146
    Thanked 96 Times in 34 Posts


    III. Phương pháp tu tập



    1. Năm pháp môn

    Nguyên văn:

    修行有五門,能成此信。云何為五? 者施門,二者戒門,三者忍門,四者 門,五者止觀門。

    Dịch nghĩa:

    Có năm môn tu hành, thành tựu được tín tâm. Thế nào là năm? Một là bố thí, hai là trì giới, ba là nhẫn nhục, bốn là tinh tấn, năm là chỉ quán.

    Tín tâm là phải từ tu hành để thành tựu. Đó là “có năm môn tu hành”, là lục Ba-la-mật, “thành tựu được tín tâm” như trên đã nói đến. Tín tâm là thuộc nội tâm tin nhận mong cầu, đối với chơn như và Tam bảo: Phật, Pháp, Tăng, sanh khởi sự hiểu biết và lòng mong cầu sâu sắc. Tu hành “năm” môn: “một là bố thí, hai là trì giới, ba là nhẫn nhục, bốn là tinh tấn, năm là chỉ quán”. Chỉ với quán là thiền định và trí tuệ, do đó năm môn chính là lục Ba-la-mật. Bồ-tát Địa thượng mới chân thật tu hành lục Ba-la-mật-đa; còn sự tu hành của Địa tiền Tam hiền Bồ-tát là viễn Ba-la-mật đa, chỉ là tương tợ Ba-la-mật-đa và sự tu hành của Bồ-tát ở Thập tín vị, tín tâm vẫn chưa thành tựu, thì chưa phù hợp với tên gọi là Ba-la-mật đa được. Luận này không gọi thiền-na và Bát-nhã, mà tổng hợp thành một “môn chỉ quán”. Thiền-na và Bát-nhã có thể gọi là chỉ với quán, song một cách nghiêm mật thì có rất nhiều vấn đề khác nhau giữa nó. Vì thiền là tịnh lự, tịnh là chỉ, lự là quán, chẳng qua tịnh lự là do thuận với tâm trong một cảnh tánh làm chủ mà thôi. Còn Bát-nhã là trí tuệ vô lậu, đây do thiền định, chơn tuệ được phát sanh; Bát-nhã thì chú trọng ở phần quán tuệ, kỳ thật cũng không xa lìa với chỉ. Chỉ với quán, chú trọng ở lúc mới tu tập: chỉ khiến cho tâm an trụ ở một cảnh, quán là phân biệt quán sát. Chỉ quán không phải là tên gọi của công đức được chứng, so với thiền định và Bát-nhã thì có phần cạn cợt hơn, nhưng tương ưng với hàng sơ học; do đó khi tu hành tín tâm thì nói đến chỉ quán.



  6. #176
    Avatar của sonha
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    218
    Thanks
    146
    Thanked 96 Times in 34 Posts


    a. Bố thí


    Nguyên văn:

    云何修行施門?若見一切來求索者, 有財物隨力施與,以自捨慳貪令彼歡 。若見厄難恐怖危逼,隨己堪任,施 與無畏。若有眾生來求法者,隨己能 ,方便為說。不應貪求名利恭敬,唯 自利利他,回向菩提故。

    Dịch nghĩa:

    Tu hành pháp môn bố thí như thế nào? Nếu thấy tất cả người đến cầu xin, thì theo sức mà bố thí của cải, để tự mình bỏ lòng xan tham và khiến cho người kia vui vẻ. Nếu thấy người bị ách nạn khủng bố nguy khốn, thì tùy khả năng của mình, bố thí sự vô úy. Nếu có chúng sanh đến cầu pháp, thì tùy chỗ hiểu được của mình, phương tiện vì họ mà giảng dạy. Không nên tham cầu danh lợi cung kính, chỉ nghĩ về tự lợi lợi tha, để hồi hướng về đạo Bồ-đề.

    Thứ nhất - “tu hành pháp môn bố thí”. Bố thí có ba loại: tài thí, pháp thí và vô uý thí. “Nếu thấy tất cả người đến cầu xin”, “thì theo sức mà bố thí của cải” cho họ; bố thí tài vật của cải, phải phù hợp với năng lực của mình - tâm lực và tài lực; nếu bố thí xả bỏ quá sức, sẽ dẫn đến sự khốn khó cho chính mình, thì có thể sanh khởi ảo não, đau buồn, còn không bố thí thì keo kiệt bỏn sẻn, nên thực hiện tuỳ theo năng lực. Do đó, sẽ đem đến một số lợi ích: 1. “Khiến cho người kia vui vẻ”, 2. “Để tự mình bỏ lòng xan tham”. Khiến cho đối phương hoan hỷ, gieo trồng phước đức cho chính mình; tự mình bỏ lòng xan tham, giảm bớt phiền não. “Nếu thấy” được “người bị ách nạn khủng bố nguy khốn”, “thì tùy khả năng của mình” - năng lực có thể làm được, “bố thí sự vô úy”, đây là nói vô uý thí. Chúng sanh gặp ách nạn, khổ sở, nguy khốn, sợ hãi, hoặc gặp chuyện nguy hại bức bách, Bồ-tát khiến cho họ không còn sự sợ hãi. Bố thí sự vô uý, không chỉ là nói chúng sanh ở trong sự ưu sầu khổ bức, Bồ-tát chỉ đem Phật pháp đến an ủi chúng sanh thôi. Muốn cho họ không còn cảm thấy bị uy hiếp của ách nạn, thì cần phải viện trợ tất cả, để trừ bỏ đi thế lực uy hiếp áp bức hãm hại đó. “Nếu có chúng sanh đến cầu pháp”, thì Bồ-tát nên “tùy chỗ hiểu được của mình” về chánh pháp, sử dụng “phương tiện vì họ mà giảng dạy”, khiến họ đạt được lợi ích do từ niềm tin và sự hiểu biết. Đây là thảo luận về pháp thí. Vì chúng sanh mà giảng dạy Phật pháp, “không nên tham cầu danh lợi cung kính, chỉ nghĩ về tự lợi lợi tha, để hồi hướng về đạo Bồ-đề”. Nếu vì danh lợi cung kính của cá nhân, thì trở thành bán pháp, không thể tính là pháp thí. Hoằng hóa tuyên dương Phật pháp, có lúc danh lợi cung kính sẽ theo đó mà đến. Nhưng danh lợi cung kính đối với người tu học Phật pháp, vốn không phải là chuyện tốt, sẽ trở thành chướng ngại cho quá trình tiến tu, do đó nên phải đặc biệt cảnh giác. Nếu vì các mục đích đó mà thuyết pháp, thì càng không nên làm như vậy.



  7. #177
    Avatar của sonha
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    218
    Thanks
    146
    Thanked 96 Times in 34 Posts


    b. Trì giới


    Nguyên văn:

    云何修行戒門?所謂不殺,不盜,不 ,不兩舌,不惡口,不妄言,不綺語 遠離貪嫉,欺詐,諂曲,瞋恚,邪見 。

    Dịch nghĩa:

    Tu hành pháp môn trì giới như thế nào? Nghĩa là không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không lưỡng thiệt, không ác khẩu, không vọng ngôn, không ỷ ngữ; xa rời những niệm tham, ganh, lừa dối, dua nịnh, giận hờn, tà kiến.

    Thứ hai - “tu hành pháp môn trì giới”, có hai phần: 1. Giới chung của Bồ-tát, 2. Giới riêng của Bồ-tát xuất gia. Trọng tâm giới luật của Đại thừa, đương nhiên là Bồ-đề tâm giới; song biểu hiện ra hành vi, thì chính là thập thiện. Theo thập thiện hạnh mà thực hành, thì chính là thọ trì Bồ-tát giới. Bồ-tát giới có thể khái quát được tất cả đại hạnh của Bồ-tát, nhưng đã phân biệt thành lục Ba-la-mật-đa, thì giới là chú trọng phần đình chỉ việc ác. Căn cứ từ thực tế, Bồ-tát đã thọ trì tam tụ tịnh giới: nhiếp luật nghi giới, nhiếp thiện pháp giới và nhiêu ích hữu tình giới, thì không giới hạn ở đình chỉ việc ác thôi.

    Trước tiên nói đến giới chung của Bồ-tát: “nghĩa là không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm” là ba thiện nghiệp của thân; “không lưỡng thiệt, không ác khẩu, không vọng ngôn, không ỷ ngữ” là bốn thiện nghiệp của khẩu. Ỷ ngữ là nói những chuyện nghe thấy vui tai nhưng không có ý nghĩa lợi ích. Trong ba nghiệp của ý, nội dung của không tham, sơ lược thì có phát triển thành:

    1. “Xa rời những niệm tham, ganh”: tham là tham cầu, ganh là ganh ghét, ganh ghét là do tham tâm sở phát triển thành. Thấy được tha nhân có việc tốt, tự mình không thể sanh lòng tuỳ hỷ, ngược lại cảm thấy khó chịu, đó là ganh ghét.

    2. Xa rời “lừa dối”: như trong lĩnh vực kinh doanh, vì để đạt được tham vọng tiền tài, nên không từ tất cả những thủ đoạn lừa dối. Có một số vị xuất gia cũng chuyên môn nói chuyện thần thánh ma quỷ mộng mỵ, để muốn được một loại lợi ích nào đó, cũng xếp vào hạng này.

    3. Xa rời “dua nịnh”: nịnh nọt, tân hót, tâm không ngay thẳng, gọi là dua nịnh. Thuận theo ý của người khác mà khen ngợi, muốn họ sanh tâm hoan hỷ, để họ chấp nhận bố thí, hỗ trợ giúp đỡ.

    Ganh ghét, lừa dối và dua nịnh, đều là từ tâm tham lam mà sản sanh ra, do đó khi luận bàn đến tham dục, thì tiện thể đem các loại này nói luôn. Xa rời “giận hờn, tà kiến”, đây là hai loại cuối ở trong ba ý nghiệp. Ba độc là tham, sân và si. Tà kiến với si, thì có chút ít không giống nhau. Ý nghĩa của si thì rộng lớn mà lại thâm sâu vi tế; tà kiến, tuy nhỏ hẹp mà lại là một loại bệnh hoạn nặng. Như nghe ngoại đạo tuyên truyền mà không tin nhân quả nghiệp báo, Tam bảo v.v…, là tà kiến.



  8. #178
    Avatar của sonha
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    218
    Thanks
    146
    Thanked 96 Times in 34 Posts


    Nguyên văn
    :

    若出家者,為折伏煩惱故,亦應遠離 鬧,常處寂靜,修習少欲知足頭陀等 ,乃至小罪,心生怖畏,慚愧改悔, 不得輕於如來所制禁戒。當護譏嫌, 令眾生妄起過罪故。

    Dịch nghĩa:

    Nếu là người xuất gia, thì còn vì điều phục phiền não, nên xa rời sự huyên náo, thường ở chỗ vắng lặng, tu tập những hạnh như hạnh đầu đà, thiểu dục tri túc v.v.., cho đến những tội nhỏ, tâm cũng sanh lòng e sợ, xấu hổ hối cãi, không được xem nhẹ những cấm giới của Như lai đã chế. Thường giữ gìn để tránh khỏi cơ hiềm, không làm cho chúng sanh vọng khởi ra tội lỗi.

    Bây giờ thuyết minh rõ về giới khác nhau của Bồ-tát xuất gia (giống với Thanh văn thừa). “Nếu” Bồ-tát “là người xuất gia”, thế “thì còn vì chiết phục phiền não” của mình, “nên xa rời” các nơi có “sự huyên náo, thường ở chỗ vắng lặng”. Nơi huyên náo là nơi có mật độ dân số cao như thành phố thị trấn v.v… Vì chiết phục phiền não, phải đến nơi yên tịnh như núi rừng hang cốc, thậm chí là một mình tịnh tu. Tại nơi A-lan-nhã tịch tịnh này, “tu tập những hạnh như hạnh đầu đà, thiểu dục tri túc v.v…”. Người xuất gia là nhờ khất thực mà duy trì đời sống, do đó khi không có nhận được gì, thì cũng không nên có tâm mong cầu cho được nhiều hơn, gọi là thiểu dục. Y phục ẩm thực mà mình nhận được, không chê ít nhiều đẹp xấu, thì gọi là tri túc. Đầu-đà có ý nghĩa là phấn chấn. Hạnh đầu-đà có mười hai loại, hoặc mười ba loại. Chủ yếu là sinh hoạt từ các việc ăn, mặc và ở, đều đạm bạc tinh cần kham khổ. Hạnh đầu đà này không phải người đều thực hành đầy đủ các việc đó mới gọi là người tu hạnh đầu đà, như khi ở dưới gốc cây thì không thể ngồi bên cạnh mồ mả được. Do đó, chỉ cần có thể y theo quy định của hạnh đầu-đà mà thực hành, thì đó thuộc hành giả đầu-đà. Chuyện ăn mặc ở của người xuất gia, nên thanh tịnh đơn giản. Có được nhiều ít cũng nên biết đủ, không vì chuyện này mà tranh giành hơn thua. Giới có phân thành loại khinh và trọng: trong giới của người xuất gia, như giới ba-la-di, tăng-già-bà-thi-sa là giới trọng; giới ba-dật-đề, ác tác v.v… là giới khinh. Song, Bồ-tát xuất gia nên giới trọng và khinh đều bình đẳng thọ trì, chính là “cho đến những tội nhỏ”, “tâm cũng sanh lòng e sợ, xấu hổ hối cãi, không được xem nhẹ những cấm giới của Như Lai đã chế”. Tâm hạnh thiện ác của chúng sanh đều do huân tập mà thành. Như thường thấy một số người ban sơ trì giới rất tinh tấn, đến sau đó lại việc ác nào cũng làm hết, đây đa số là vì do họ xem nhẹ những tội lỗi nhỏ, rồi dần dần diễn biến như thế. Vì không biết được giới nhỏ đó là làm hàng tiền vệ cho giới trọng, thiếu sự đề phòng từ chuyện nhỏ thì tất nhiên cũng như bờ đê, do một lỗ hổng nhỏ rồi lớn dần cuối cùng gây nên tai hạo khôn lường. Vì vậy, đối với tội nhỏ cũng nên sanh lòng e sợ, lỡ phạm rồi thì sanh tâm tàm quý thành khẩn sám hối.

    Các tội nhỏ đó là do mầm giống của tội lớn, có thể làm phát khởi lên tội lớn. Hoặc là do tuỳ thuận theo tập quán của xã hội mà né tránh các sự cơ hiềm không đáng. Vì thế nên nói: “thường giữ gìn” phòng hộ “để tránh khỏi cơ hiềm” của thế gian, “không làm cho chúng sanh” nhân vì sự cơ hiềm này mà “vọng khởi ra tội lỗi”. Có vài chuyện không quan trọng, vốn là không có gì hết; nhưng vì có một số người cho đó là không tốt, người xuất gia không nên làm, vì khỏi bị sự phê bình vô lý của người khác. Như đức Phật còn tại thế, ngoại đạo ở Ấn Độ, họ có quan niệm là cây cỏ đều có sanh mạng. Điều này tuy không phù hợp với Phật pháp, nhưng khi người xuất gia cắt cỏ chặt cây, ngoại đạo nhìn thấy, thì sanh tâm cơ hiềm. Đức Phật vì phòng hộ sự cơ hiềm của ngoại đạo đương thời, nên chế ra giới cấm Tỳ-kheo không được cắt cỏ chặt cây. Do đó, trì giới không chỉ là phạm vi thân tâm của chính mình, phòng phi chỉ ác; mà đối với xã hội đương thời, cũng phải suy nghĩ quan tâm đến, đó chính là tuỳ thuận với chúng sanh. Nếu không, chúng sanh sanh tâm cơ hiềm, chiêu cảm tội báo, đây là điều mà người học Phật phải nên thận trọng né tránh!



  9. #179
    Avatar của sonha
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    218
    Thanks
    146
    Thanked 96 Times in 34 Posts


    c. Nhẫn nhục

    Nguyên văn:

    云何修行忍門?所謂應忍他人之惱, 不懷報。亦當忍於利,衰,毀,譽, ,譏,苦,樂等法故。

    Dịch nghĩa:

    Tu hành pháp môn nhẫn nhục như thế nào? Nghĩa là nên nhẫn sự não loạn của người khác, tâm không ôm lòng báo oán. Và cũng nên nhẫn đối với những điều lợi, suy, nói xấu, nói tốt, khen, chê, khổ, vui.
    Thứ ba “tu hành pháp môn nhẫn nhục”. Bình thường hay gọi là nhẫn nhục, kỳ thật không phải nhất định nhẫn là nhục. Như trong luận nói đến có hai loại: chúng sanh nhẫn và pháp nhẫn.

    1. Chúng sanh nhẫn là “nên nhẫn sự não loạn của người khác, tâm không ôm lòng báo oán”. Người khác làm tổn hại đến chúng ta, thì không nên đem hận thù đi báo đáp hận thù. Nếu đem tâm hận thù báo đáp hận thù, thì oán hận này không giải quyết được hết. Do đó, đối với cá nhân, thì Phật pháp chọn thái độ nhẫn nhục, dùng nhẫn nhục để báo đáp oán thù. Nhưng vấn đề có liên quan đến Phật giáo và mọi người, thì phải đem tâm hộ pháp, dùng chính nghĩa mà đối trị lại.

    2. Pháp nhẫn: Bồ-tát “cũng nên nhẫn đối với những điều lợi, suy, nói xấu, nói tốt, khen, chê, khổ, vui”. Con người sống trong xã hội, khó tránh khỏi các việc lợi, suy v.v…, nếu không thể nhẫn chịu được tám loại này, vì nó mà sanh khởi phiền não, thì tất cả đức hạnh đều không như pháp mà tinh tấn tu hành được. Tám loại này có thể chia thành bốn cặp: lợi và suy, nói xấu và nói tốt, khen và chê, khổ và vui; bốn cặp này có một bên tốt một bên xấu.

    Lợi là như người được tiền tài và công việc được như ý hợp tâm v.v… Suy là như khi kinh doanh bị thua lỗ, hoặc công việc gặp sự thất bại v.v… Một số người cảm thấy có lợi là tốt, nhưng Phật pháp thì xem lợi có thể làm tăng trưởng lòng tham của con người, do đó phải cẩn thận nhẫn nhịn, không nên quá lơ là với nó. Không chỉ nhẫn khổ mà phải còn nhẫn vui. Trên cuộc đời có bao nhiêu tội ác, có bao nhiêu sự thất bại, đa số đều là từ trong hoàn cảnh có lợi mà tạo thành, nên người học Phật phải đặc biệt cảnh giác, thận trọng điều này.
    Còn người khác ở sau lưng mình, rồi huỷ báng hoặc ca ngợi mình thì gọi là nói xấu và nói tốt. Đây có khi là sự khen chê quá khuếch trương mà thôi, không nhất định là phù hợp với công đức hay sai lầm của mình. Vì thế sau khi nghe rồi, không nên uất ức, cũng không nên vui mừng, phải an nhẫn mà không bị chuyện này gây xáo động.

    Nếu người khác ở trước mặt mình, xưng tán hoặc chê bai mình, thì gọi là khen chê. Khi nghe người khác khen chê nên phản tỉnh chính mình, nếu có công đức hay việc tốt thì càng nỗ lực hơn; còn không có công đức hay việc xấu thì sanh lòng tàm quý. Có sai lầm nên thừa nhận rồi hối cãi, nếu không có sai lầm thì nên cảnh tỉnh sách tấn.

    Sự khổ đau và vui vẻ của thân tâm, cũng nên an nhẫn, tâm không lay động. Tám loại này rất dễ gây nên phiền não của chúng ta, do đó đặc biệt nêu lên để làm rõ vấn đề nhẫn. Bình thường khi nói đến nhẫn nhục, nhưng không kể đến sự não hại của người khác, đây chỉ là nghĩa hẹp của nhẫn. Ý nghĩa chánh xác của nhẫn chính là khi đối với tất cả cảnh giới, tâm không bị lay động.



  10. #180
    Avatar của sonha
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    218
    Thanks
    146
    Thanked 96 Times in 34 Posts


    d. Tinh tấn

    Nguyên văn:

    云何修行進門?所謂於諸善事,心不 退,立志堅強,遠離怯弱。當念過去 遠已來,虛受一切身心大苦,無有利 益。是故應勤修諸功德,自利利他, 離眾苦。

    Dịch nghĩa:

    Tu hành pháp môn tinh tấn như thế nào? Nghĩa là đối với các việc thiện, tâm không lười biếng lui sút, lập chí kiên cường, xa rời khiếp nhược. Nên suy nghĩ từ quá khứ lâu xa đến nay, đã chịu tất cả những khổ đau ở thân tâm, không ích lợi gì. Vậy cần phải tinh cần tu tập các công đức, tự lợi lợi tha, sớm rời các nỗi khổ.

    Thứ tư “tu hành pháp môn tinh tấn”. Trước hết đàm luận đến việc tinh cần tu hành công đức: Bồ-tát “đối với các việc thiện, tâm không lười biếng lui sút”. “Lập chí kiên cường”, không sợ khốn khó, cũng không lo thời gian lâu dài, “xa rời” tính “khiếp nhược”. Trong khi tu hành “nên suy nghĩ” chính mình “từ quá khứ lâu xa đến nay”, “đã chịu tất cả những khổ đau ở thân tâm, không ích lợi gì” cả. Hiện tại nhân vì tu hành, chỉ có chịu sự đau khổ như thế thì đâu có nghĩa lý gì! “Vậy cần phải tinh cần tu tập các công đức, tự lợi lợi tha”, để đạt đến mục đích “sớm rời các nỗi khổ”. Tinh tấn trong tứ chánh cần chia thành hai việc: là làm thiện và đình chỉ việc ác, điều này cần phải tinh tấn hết. Nếu chỉ nói đình chỉ việc ác không thì chưa đủ. Vì có một số việc ác, phải do tu tập thiện hạn mới đối trị được. Do đó làm thiện lánh ác, hai phương diện này phải song song thực hành.



Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 2 người đọc bài này. (0 thành viên và 2 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •