DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 20/21 ĐầuĐầu ... 1018192021 CuốiCuối
Hiện kết quả từ 191 tới 200 của 205
  1. #191
    Avatar của sonha
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    218
    Thanks
    146
    Thanked 96 Times in 34 Posts


    c. Phân biệt loại trừ các loại tà định.


    Nguyên văn:

    應知外道所有三昧,皆不離見愛我慢 心,貪著世間名利恭敬故。真如三昧 ,不住見相,不住得相,乃至出定亦 無懈慢,所有煩惱,漸漸微薄。若諸 夫不習此三昧法,得入如來種性,無 是處!以修世間諸禪三昧,多起味著 ,依於我見,繫屬三界,與外道共。 離善知識所護,則起外道見故。

    Dịch nghĩa:

    Nên biết các thứ tam-muội mà ngoại đạo có, đều không ra khỏi tâm kiến ái ngã mạn, tham trước những danh lợi cung kính của thế gian. Chơn như tam-muội, không trụ nơi kiến, không trụ nơi đắc, cho đến khi xuất định cũng không giải đãi ngã mạn, tất cả các thứ phiền não, dần dần giảm bớt. Nếu hàng phàm phu không tu tập tam-muội này, mà vào được chủng tánh Như Lai, thì thật không có lẽ nào như vậy! Do tu các thiền định tam-muội của thế gian, phần nhiều khởi ra say đắm, lại nương theo ngã kiến, cột chặt trong ba cõi, cùng chung với ngoại đạo. Nên nếu rời sự hộ trì của thiện tri thức, thì sẽ khởi ra những kiến chấp của ngoại đạo.


    Chơn như tam-muội với thế gian định của phàm phu ngoại đạo không giống nhau, nên ở đây đặc biệt thêm phần so sánh phân biệt. Tiếp theo phần văn: “như được tương tợ tam-muội, hoặc trong bảy ngày được định …”, ở phần trên, “nên biết” đây là đồng với “các thứ tam-muội mà ngoại đạo có”, “đều không ra khỏi tâm kiến ái ngã mạn” mê muội; cuối cùng không ra khỏi “tham trước những danh lợi cung kính của thế gian”, không có khả năng thành tựu pháp tối thượng xuất thế gian - thành Phật. Tam-muội không phải Phật pháp mới có, nếu có khả năng tập trung ý chí, thân tâm đạt đến ninh tịnh; như tứ thiền bát định thì chung với phàm phu và ngoại đạo, đều gọi là tam-muội. Chẳng qua phàm phu và ngoại đạo đạt được thiền đó, đều tương ưng với các loại phiền não như kiến ái ngã mạn v.v… Kiến ái ngã mạn là đại diện cho tất cả các loại phiền não. Kiến là sự sai lầm về phương diện tư tưởng, như kiến thủ, giới cấm thủ, tà kiến v.v… Ái là sự sai lầm về phương diện tình cảm, như tham luyến đắm trước v.v… Còn ngã mạn là sự sai lầm về phương diện ý chí, như tự thị cống cao ngã mạn v.v... Định thì có ba loại: vị định, tịnh định và vô lậu định. Vô lậu định là định này tương ưng với trí tuệ Bát-nhã; có khả năng xa lìa một phần phiền não, còn thiện tâm hữu lậu hiện tiền, thì gọi là tịnh định. Nếu lấy sự ái trước làm chủ, tham luyến đắm trước trong cảnh định, hoặc ỷ vào định mà sanh khởi ngã mạn v.v…, thì gọi là vị định. Nếu tam-muội mà không xa rời phiền não, tương ưng với phiền não, thì tất nhiên hay tham trước danh lợi cung kính của thế gian, rồi kết quả thối thất mất tam-muội, tạo các nghiệp ác.

    “Chơn như tam-muội” với tam-muội của ngoại đạo không giống nhau, không nương tựa tất cả tướng cảnh giới, nên “không trụ nơi kiến”, do không có trụ mà tu tập, nên cũng “không trụ nơi đắc”. Trong định như thế không có sự chấp trước, đương nhiên không tương ưng với phiền não, “cho đến khi xuất định”, do năng lực còn lại của định, mà không ham muốn ngủ nghỉ, ăn uống, thân tâm khinh an như trong định, “cũng không giải đãi ngã mạn”, “tất cả các thứ phiền não”, cũng đều “dần dần giảm bớt” đi, như thế sẽ không còn tham đắm danh lợi cung kính nữa. Do đó, muốn thử nghiệm sự chánh hay tà của tam-muội, có thể quan sát tình hình sau khi xuất định mà quyết định được chánh hay tà. “Nếu hàng phàm phu không tu tập” chơn như “tam-muội này”, mà nói có khả năng “vào được chủng tánh Như lai” – phát tâm trụ, đây chắc chắn “thật không có lẽ nào như vậy”! Tu Bồ-tát hạnh không tu tập chơn như tam-muội thì không được, bởi vì, “tu các thiền định tam-muội của thế gian, phần nhiều khởi ra say đắm, lại nương theo ngã kiến, cột chặt trong ba cõi, cùng chung với ngoại đạo”. Thiền định của thế gian tuy có thể xa rời một phần phiền não, song chưa đoạn trừ ngã kiến của kiến đế cần phải đoạn, mà nương với ngã kiến để tu thiền định. Ngã kiến lại là kẻ đứng đầu của phiền não, do đó ở trong cảnh của định rồi sanh ra các loại say đắm, thuộc trong tam giới hữu lậu, chưa thể giải thoát. Như không có sự xa lìa tạp nhiễm của dục giới, khởi lên phiền não ràng buộc của dục giới, bị ràng buộc trong dục giới. Như đạt được thiền định của cõi sắc giới, dục giới phiền não tuy không khởi lên, song cẫn còn có sắc giới phiền não, do đó gọi là ràng buộc trong sắc giới. Được vô sắc giới định, nếu có đạt phi tưởng phi phi tưởng định, phiền não ràng buộc của vô sắc giới, vẫn chưa có khả năng đoạn tận. Thế gian định không xa lìa kiến ái phiền não trong tam giới, do đó bị cột chặt trong ba cõi, không thể vượt khỏi. Đây đều là thế gian tam-muội, các loại định như tứ thiền, tứ vô lượng tâm và tứ vô sắc định, đều đồng với thế gian và ngoại đạo.

    Tóm lại, nếu nương vào cảnh giới, chấp trước cảnh giới mà tu tập đạt được, đều đồng với định của phàm phu trong thế gian; chỉ có tu tập chơn như tam-muội mới là chánh định không đồng với thế gian. Muốn tu tập chơn như tam-muội này phải nương theo thiện tri thức. “Nên nếu rời sự hộ trì của thiện tri thức”, thì không thể tuỳ lúc mà thưa hỏi, sẽ dễ bị lầm đường lạc hướng, rồi “khởi ra những kiến chấp của ngoại đạo”, rơi vào trong lưới tà kiến. Nương tựa thiện tri thức là điều kiện cần thiết của tu chỉ. Trong quá khứ thiền giả đi hành cước tham vấn, cũng chính là vì thỉnh cầu sự chỉ dạy đính chính của thiện tri thức.


  2. #192
    Avatar của sonha
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    218
    Thanks
    146
    Thanked 96 Times in 34 Posts


    d. Lợi ích sự tu tập tam-muội

    Nguyên văn:

    復次,精勤專心修學此三昧者,現世 得十種利益。云何為十?一者常為十 諸佛菩薩之所護念。二者不為諸魔惡 鬼所能恐怖。三者不為九十五種外道 神之所惑亂。四者遠離誹謗甚深之法 重罪業障漸漸微薄。五者滅一切疑, 諸惡覺觀。六者於如來境界,信得增 。七者遠離憂悔,於生死中勇猛不怯 八者其心柔和,捨於憍慢,不為他人 所惱。九者雖未得定,於一切時一切 界處,則能減損煩惱,不樂世間。十 若得三昧,不為外緣一切音聲之所驚 動。

    Dịch nghĩa:

    Lại nữa, người siêng năng chuyên tâm tu tập tam-muội này, hiện tại sẽ được mười loại lợi ích. Thế nào là mười? Một là sẽ được chư Phật Bồ-tát mười phương hộ niệm. Hai là không bị các tà ma ác quỷ khủng bố. Ba là không bị chín mươi lăm loại quỷ thần ngoại đạo mê hoặc phá rối. Bốn là xa rời sự phỉ báng pháp thậm thâm, nghiệp chướng tội nặng dần dần giảm bớt. Năm là diệt tất cả các hồ nghi và các giác quán xấu. Sáu là tăng trưởng lòng tin đối với cảnh giới Như lai. Bảy là xa rời sự lo buồn khổ não, ở trong sanh tử dũng mãnh không khiếp sợ. Tám là tâm nhu nhuyến hòa nhã, rời bỏ lòng kiêu mạn, không bị kẻ khác não loạn. Chín là tuy chưa được định, song trong tất cả thời tất cả cảnh giới, vẫn giảm bớt được phiền não, không ưa thích thế gian. Mười là nếu được tam-muội thì không bị tất cả các thứ âm thanh bên ngoài làm cho kinh sợ lay động.

    Lợi ích của chơn như tam-muội rốt ráo có khả năng dẫn đến quả vị Phật, còn ở đây là từ công đức hiện tiền mà thảo luận. Như “người siêng năng chuyên tâm tu tập tam-muội này”, không luận là đã đắc hay chưa, “hiện tại sẽ được mười loại lợi ích”; tổng quát “mười” loại lợi ích:

    “Một là sẽ được chư Phật Bồ-tát mười phương hộ niệm”. Tu tập chơn như tam-muội có khả năng biết được tướng bình đẳng của pháp giới chư Phật, khế hợp với chư Phật, do đó có khả năng thường được mười phương chư Phật Bồ-tát hộ niệm, thường được thuận duyên dũng mãnh tu hành tinh tấn.

    “Hai là không bị các tà ma ác quỷ khủng bố”. Đây bởi vì, chư Phật Bồ-tát thường gia trì hộ niệm, cá nhân lại có khả năng không trụ ở tất cả tướng, thì làm sao có chuyện ma quỷ hiện hình để khủng bố nữa?

    “Ba là” do vì được chánh tri chánh kiến, ý muốn thanh tịnh, do đó “không bị chín mươi lăm loại quỷ thần ngoại đạo” tà thuyết “mê hoặc phá rối”. Ngoại đạo là tà giáo, tà giáo rất giỏi mê hoặc dối trá quần chúng. Nói đến chín mươi lăm loại ngoại đạo quỷ thần, đây bởi vì tất cả ngoại đạo, đều lấy quỷ thần - thượng đế, phạm thiên, dạ xoa và la sát v.v… để mê hoặc người khác. Tự cho rằng tín phụng họ, sống được hộ trì, sau này mất sẽ sanh lên cõi thiên đàng; không tín phụng, thì bị trừng phạt, hay sa vào địa ngục.

    “Bốn là xa rời sự phỉ báng pháp thậm thâm, nghiệp chướng tội nặng dần dần giảm bớt”. Pháp thậm thâm chính là chơn như rất thậm thâm vi diệu. Tu tập chơn như tam-muội, đối với pháp thậm thâm mà mình tu, đương nhiên không có sự phỉ báng. Nghiệp chướng tội nặng, trong Thanh văn thừa, năm tội vô gián là nặng nhất, nhưng trong Đại thừa, phỉ báng chánh pháp, làm cho hư hoại tuệ nhãn của người khác là tội nặng nhất, như trong “Kinh Bát Nhã” v.v… thường đề cập. Nương vào pháp thậm thâm chơn như mà tu tập tam-muội, không những không bị nghiệp chướng nặng do phỉ báng pháp tạo ra; mà các nghiệp phỉ báng pháp trong quá khứ, cũng nhân vì tu tập chơn như tam-muội mà dần dần giảm bớt.

    “Năm là diệt tất cả các hồ nghi và các giác quán xấu”. Giác và quán, ngài Huyền Trang dịch là tầm và tứ, là sự phân biệt của tâm: sự phân biệt thô là giác (tầm), sự phân biệt tế hơn là quán (tứ). Giác quán có chánh và bất chánh, ở đây chỉ cho các loại giác quán xấu ác. Giác quán xấu có ba loại: dục giác quán, sân giác quán và hại giác quán, lại có chín loại giác quán xấu, như giác quán quốc độ, người thân, bất tử v.v... Hồ nghi và giác quán, chướng ngại tam-muội; song, ai có khả năng tu tập chơn như tam-muội các loại này tự nhiên sẽ dứt hết.

    “Sáu là tăng trưởng lòng tin đối với cảnh giới Như Lai”. Từ thể mà nói chính là cảnh giới Như Lai tạng; từ dụng thì cảnh giới trí tuệ của Như Lai, các cảnh giới như cảnh giới hóa độ chúng sanh, thân thể tướng trạng, cõi nước v.v… Có khả năng tu tập chơn như tam-muội, lòng tin dần dần tăng trưởng mạnh mẽ, tự tin tự mình cũng có thể chứng đắc.

    “Bảy là xa rời sự lo buồn khổ não, ở trong sanh tử dũng mãnh không khiếp sợ”. Lo buồn là ý thức tương ưng với sự cảm thọ không khả ý; khổ não là làm điều xấu, đối với chuyện mình đã làm qua, sanh lòng đau buồn ảo não sầu lo. Như con người khi tuổi đã về chiều, ngẫm nghĩ lại những năm tháng qua của cuộc đời, làm việc ác rất nhiều, nên sẽ sanh tâm ưu buồn ảo não. Tu chơn như tam-muội, do vì tu hành tín tâm, công đức thiện căn không ngừng tăng trưởng, do đó không còn lo buồn khổ não, ở trong sanh tử dũng mãnh không còn khiếp sợ mà tinh tấn nỗ lực.

    “Tám là” tu tam-muội này nội “tâm nhu nhuyến hòa nhã, rời bỏ lòng kiêu mạn”, nếu có người khác đến quấy rối, cũng “không bị kẻ khác não loạn”. Tất cả nghịch cảnh xấu ác, đều an nhiên xử lý, không bị kích động.

    “Chín là tuy chưa được định, song trong tất cả thời tất cả cảnh giới, vẫn giảm bớt được phiền não, không ưa thích thế gian”. Đây là điểm hoàn toàn không giống với định của thế gian.

    “Mười là nếu được tam-muội thì không bị tất cả các thứ âm thanh bên ngoài làm cho kinh sợ lay động.” Điều này chia thành hai phần để giải thích:

    1. Âm thanh là gai nhọn đối với tu định, âm thanh hay làm cho người tu định loạn tâm. Nếu được định thì tất cả các loại âm thanh bên ngoài, đều không làm cho trở ngại nữa. Như trong Kinh ghi chép: khi đức Thích Tôn nhập định, có năm trăm cỗ xe đi qua trước mặt, nhưng ngài hoàn toàn không nghe thấy; khi mưa to giông tố sấm chớp, gây chết người và trâu bò, nhưng Ngài vẫn không nghe gì hết.

    2. Người thường hay bị âm thanh làm lôi cuốn, khen ngợi thì vui mừng, chê trách thì phẫn nộ. Nếu được định rồi, sau khi ra khỏi định, thì đều không còn bị âm thanh làm cho rối loạn.

    Tu tập chơn như tam-muội, đạt được lợi ích, đương nhiên không chỉ có mười loại, ở đây chỉ đơn cử một phần, để dẫn dắt sự thích thú cho mọi người.


  3. #193
    Avatar của sonha
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    218
    Thanks
    146
    Thanked 96 Times in 34 Posts


    3. TU QUÁN

    a. Trợ chỉ khởi quán

    Nguyên văn:

    復次,若人唯修於止,則心沉沒,或 懈怠,不樂眾善,遠離大悲,是故修 。

    Dịch nghĩa:

    Lại nữa, nếu người tu hành chỉ khi tu chỉ thì tâm trầm lặng, hoặc khởi ra giải đãi, không thích các điều thiện, xa rời đại bi, nên cần phải tu quán.

    Tại làm sao phải tu quán? “Nếu người tu hành chỉ khi tu chỉ thì tâm trầm lặng”. Tâm trầm lặng là tâm lặng xuống, xuất hiện các trạng thái hôn trầm ám muội. Nếu tâm đã bị trầm lắng “hoặc khởi ra giải đãi”, như ham muốn ngủ nghỉ hoặc hôn trầm trong cảnh giới, “không thích” tu tập “các điều thiện”, những chuyện công đức đều không muốn thực hiện nữa. Như thế họ “xa rời” tâm “đại bi”, đánh mất tinh thần của Đại thừa, để đối trị với bệnh tâm trầm lặng này, “nên cần phải tu quán”. Tu tập chỉ quán nên khiến tâm trung chánh, an định sáng suốt, không tán loạn hay trầm lặng. Hôn trầm và trạo cử là hai loại chướng ngại rất lớn của hành giả tu chỉ quán. Hôn trầm, trong luận là trầm lặng, làm chướng ngại tu quán; trạo cử khiến tâm tán loạn, làm chướng ngại tu chỉ. Do đó, nếu như tâm định tĩnh mà sắp trầm lặng nên làm cho nó hưng phấn lên, như ức niệm công đức của Phật, hoặc tư duy nghĩa lý giáo pháp. Tu quán một thời gian lâu, tâm dễ bị tán loạn, lúc này nên tu chỉ. Cũng như cưỡi ngựa, nếu nó qua trái nhiều thì dựt dây cương qua phải; nếu qua phải nhiều thì dựt dây cương qua trái. Điều phục tâm để an trụ ở trạng huống xả, không hôn trầm hay trạo cử, như thế mà tu tập tiền tiến. Chỉ với quán là phương pháp cùng tu của Đại thừa và Tiểu thừa. Luận thì nghiêng về tu chỉ hơn, xếp thắng nghĩa tuệ vào trong chỉ vô phân biệt, do đó nghiêng về đối trị sự trầm lặng giải đãi, ngoài ra muốn làm rõ tu quán, kỳ thật, tu quán không giới hạn như vậy.


  4. #194
    Avatar của sonha
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    218
    Thanks
    146
    Thanked 96 Times in 34 Posts


    Nguyên văn:

    修習觀者,當觀一切世間有為之法, 得久停,須臾變壞。一切心行,念念 滅,以是故苦。應觀過去所念諸法, 恍惚如夢。應觀現在所念諸法,猶如 光。應觀未來所念諸法,猶如於雲, 爾而起。應觀世間一切有身,悉皆不 淨,種種穢污,無一可樂。

    Dịch nghĩa:

    Người tu tập quán nên quán tất cả các pháp thế gian hữu vi, không thể dừng lâu, trong giây lát đã biến đổi hư mất. Tất cả tâm hành, niệm niệm sanh diệt, do đó nên khổ. Cần quán nghĩ tất cả các pháp ở quá khứ, mơ màng như giấc mộng. Cần quán nghĩ tất cả các pháp hiện tại, như ánh chớp. Cần quán nghĩ tất cả các pháp vị lai, đều như phù vân, bỗng nhiên hiện lên. Cần quán tất cả các thân thể ở thế gian, đều là bất tịnh, nhiều loại nhơ nhớp, không đáng ưa thích.

    Ở đây đàm luận đến tu quán là giống với pháp quán tứ niệm xứ của Thanh văn thừa.
    Thứ nhất quán vô thường: “Tu tập quán là nên quán tất cả các pháp thế gian hữu vi, không thể dừng lâu, trong giây lát đã biến đổi hư mất”. Giây lát là khoảng thời gian của một sát-na. Tất cả pháp đều không thường trụ, biến hoại sanh diệt theo từng sát-na.

    Thứ hai quán khổ: do vì “tất cả tâm hành, niệm niệm sanh diệt, do đó nên khổ”. Tâm hành tức tất cả hoạt động của tâm tâm sở, thọ, tưởng v.v… đều như vậy. Tâm hành là từng sát-na sanh diệt vô thường, vì vô thường nên khổ. Điều này xác thật là pháp quán thường đề cập trong “Kinh A-hàm”, từ vô thường để thành lập khổ.

    Thứ ba quán vô ngã: “cần quán nghĩ tất cả các pháp ở quá khứ, mơ màng như giấc mộng”. Quá khứ là quá khứ, nhớ nghĩ ra rồi, nó không chơn thật giống như cảnh trong mộng. “Cần quán nghĩ tất cả các pháp hiện tại, như ánh chớp”, pháp hiện tại không ngừng lưu chuyển, nhanh như ánh chớp. Các pháp đều vô thường, đương nhiên không có tính thật tại. “Cần quán nghĩ tất cả các pháp vị lai, đều như phù vân”, các pháp ở vị lai, khi nhân duyên hòa hợp, vốn không có mà có tồn tại, như mây trên bầu trời “bỗng nhiên hiện lên”, vô thường bỗng có rồi không. Luận thì nương theo nghĩa vô thường để làm rõ cách quán vô ngã, vô ngã chính là không có tính thực tại.
    Thứ tư quán bất tịnh: “cần quán tất cả các thân thể ở thế gian”, “đều là bất tịnh”, chỉ toàn tích tụ “nhiều loại nhơ nhớp” thật “không đáng ưa thích”. Từ khi bắt đầu hình thành bào thai cho đến khi sanh ra đời, đều không có một cái gì thanh tịnh hết.

    Quán tứ niệm xứ có quán cá biệt và quán tổng thể: quán cá biệt là quán từng loại riêng biệt như quán thân bất tịnh, quán thọ là khổ, quán tâm vô thường và quán pháp vô ngã; quán tổng thể thì quán tất cả thân, thọ, tâm và pháp, những loại này đều vô thường, khổ, không và bất tịnh. Bình thường thì nói, tu định (chỉ) là đồng với thế gian ngoại đạo, chỉ có tu phương pháp quán thắng nghĩa tánh không mới khác với họ. Trong quán không của Bát-nhã, hoặc nói ngã không, hoặc nói nhị không, đều là đồng với Tiểu thừa. Bởi vì chuyên tu quán thắng nghĩa không, lòng từ bi mỏng yếu, do đó thủ chứng Niết-bàn. Nếu như tu tập Đại thừa Bồ-tát hạnh, thì phải đặc biệt chú trọng phát tâm Bồ-đề, dùng bi nguyện để tu tập các loại công đức, đem công đức hỗ trợ thành tựu quán Bát-nhã thắng nghĩa không, trang nghiêm pháp giới. Liên quan đến vấn đề này, luận xếp quán thắng nghĩa không ở trong phần tu chỉ, cũng chính là chú trọng ở tu chỉ, có thể xa rời tâm đại bi, thì ở trong tu quán để sanh lòng từ bi. Nhưng dẫn khởi phát tâm đại bi đại nguyện, phải quán tứ niệm xứ, đây là điều rất lạ và cũng rất đặc biệt. Bởi vì chuyên tu quán tứ niệm xứ, không nhất định có thể phát lòng từ bi. Thanh văn đều là tu quán tứ niệm xứ, nhưng toàn bộ đều có khuynh hướng chán ghét sanh tử, chứng Niết-bàn. Tu quán tứ niệm xứ, thì dùng những phương pháp nào, mà không chán ghét sanh tử có thể sanh lòng đại bi thương xót nỗi khổ của chúng sanh? Nếu quán tứ niệm xứ vô thường, khổ, vô ngã và bất tịnh, làm căn bản để quán khởi lòng đại bi, không bị rơi vào chánh quán của Tiểu thừa, đây khác với con đường tu của Đại thừa.


  5. The Following User Says Thank You to sonha For This Useful Post:

    minh thức (03-31-2016)

  6. #195
    Avatar của sonha
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    218
    Thanks
    146
    Thanked 96 Times in 34 Posts


    Công dụng của quán


    Nguyên văn:

    如是當念一切眾生,從無始世來,皆 無明所熏習故,令心生滅,已受一切 心大苦,現在即有無量逼迫,未來所 苦亦無分齊,難捨難離,而不覺知; 生如是,甚為可愍。作此思惟,即應 猛立大誓願,願令我心離分別故,遍 於十方修行一切諸善功德,盡其未來 以無量方便救拔一切苦惱眾生,令得 槃第一義樂。以起如是願故,於一切 時,一切處,所有眾善,隨己堪能, 捨修學,心無懈怠。

    Dịch nghĩa:

    Rồi như vậy nên nghĩ đến tất cả chúng sanh, từ vô thủy đến nay, đều bị vô minh huân tập, làm cho tâm sanh diệt, mà đã phải chịu những nỗi đau khổ nơi thân tâm, hiện tại cũng có vô lượng sự bức bách và ở vị lai chuyện khổ cũng không có chừng mực, khó bỏ khó rời, mà không giác biết; chúng sanh như thế, rất đáng xót thương. Suy nghĩ như vậy thì liền nên dũng mãnh lập thệ nguyện lớn: nguyện cho tâm mình rời được phân biệt, mà tu hành tất cả các thiện công đức cùng khắp mười phương, tận đời vị lai, dùng vô lượng phương tiện cứu vớt tất cả chúng sanh khổ não, khiến cho được niềm vui đệ nhất nghĩa của Niết-bàn. Do phát khởi nguyện như thế, nên trong tất cả thời, tất cả nơi, có những điều thiện gì, thì tùy khả năng của mình, chẳng ngừng tu học, tâm không giải đãi.

    Có thể họ là căn tánh Đại thừa, đối với tất cả pháp là vô thường, khổ, không, vô ngã và bất tịnh, “nên nghĩ đến tất cả chúng sanh, từ vô thủy đến nay, đều bị vô minh huân tập” không giác biết nhất pháp giới, do đó “làm cho tâm sanh diệt” vô thường. Bởi vì vô thường, trong đời quá khứ, “đã phải chịu những nỗi đau khổ nơi thân tâm, hiện tại cũng có vô lượng sự bức bách và ở vị lai chuyện khổ”, từ khi sanh tử chưa đoạn trừ đến nay, “cũng không có chừng mực” để nói được. Nỗi đau khổ của ba đời, như vậy “khó bỏ khó rời”, “mà” chúng sanh “không giác biết; chúng sanh như thế” ngu muội mê lầm, thật “rất đáng xót thương”! Hành giả quán vô thường khổ như thế, mà khởi tâm từ bi. Tâm đại bi đã sanh khởi thì dẫn phát đại nguyện độ thoát tất cả nỗi khổ của chúng sanh. Do đó nói: hành giả nuôi dưỡng lòng từ bi nên “suy nghĩ như vậy”: chúng sanh rất đau khổ, phải sớm cứu độ. Nhưng chính mình cũng còn ở trong vọng niệm phân biệt, tự cứu chưa kịp, làm sao rảnh rỗi cứu tất cả chúng sanh? Do đó “thì liền nên dũng mãnh lập thệ nguyện lớn: nguyện cho tâm mình rời được phân biệt” hý luận. Nếu tự tâm rời được các sự phân biệt, thì có khả năng “tu hành tất cả các thiện công đức cùng khắp mười phương” thế giới. Xa rời tâm phân biệt tức là trí tuệ, tu tất cả các công đức, tức phước đức. Đem năng lực của phước đức trí tuệ này, “tận đời vị lai”, “dùng vô lượng phương tiện” thiện xảo, đi “cứu vớt tất cả chúng sanh khổ não, khiến cho được niềm vui đệ nhất nghĩa của Niết-bàn”. Niềm vui đệ nhất nghĩa của Niết-bàn, tức giải thoát mọi sự ràng buộc được niềm vui rốt ráo chơn thật. Đã xuất phát từ lòng từ bi phát đại thệ nguyện, thì cũng do đại nguyện mà tinh tấn tu hành. Do đó nói: “phát khởi” đại bi đại “nguyện như thế”, Bồ-tát “trong tất cả thời, tất cả nơi, có những điều thiện gì, thì tùy khả năng của mình”, hăng say “chẳng ngừng tu học, tâm không giải đãi”, tâm không giải đãi là đại tinh tấn.

    Từ quán tứ niệm xứ mà phát khởi tâm đại bi, do tâm đại bi lập đại nguyện, do đại nguyện mà tinh cần tu thiện căn, làm lợi ích chúng sanh. Do đó, hỗ trợ thành tựu chơn như tam-muội, không bỏ thiện hạnh, không chỉ giải thoát sanh tử cho cá nhân, mà có khả năng đi theo con đường Phật đạo phổ độ cứu giúp tất cả chúng sanh.


  7. #196
    Avatar của sonha
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    218
    Thanks
    146
    Thanked 96 Times in 34 Posts


    Thời gian tu quán

    Nguyên văn:

    唯除坐時專念於止,若餘一切,悉當 察應作不應作。

    Dịch nghĩa:

    Chỉ trừ lúc tọa thiền thì chuyên tu chỉ, còn trong tất cả các thời khác, đều nên quán sát việc nên làm việc không nên làm.

    Luận này chú trọng ở phần tu chỉ vô phân biệt, tu tập quán chỉ là tương trợ để thành tựu thôi. Do đó, “chỉ trừ lúc tọa thiền, thì chuyên tu chỉ”, không cần quán tưởng. “Còn trong tất cả các thời khác” như đi đứng lúc ngồi dậy, khi nói năng hay im lặng, “đều nên” như phần trên nói về pháp môn tu quán mà “quán sát”: để biết được Bồ-tát “việc nên làm việc không nên làm” của mình. Việc nên làm thì sớm làm, không nên thì không làm, đừng để luống qua. Như thế thường xuyên kiểm điểm thân tâm, theo như pháp hợp với luật, tự lợi lợi tha.

    ______________

    b. Tu tập chỉ quán

    Nguyên văn:

    若行若住,若臥若起,皆應止觀俱行 所謂雖念諸法自性不生,而復即念因 和合,善惡之業,苦樂等報,不失不 壞。雖念因緣善惡業報,而亦即念性 可得。

    Dịch nghĩa:

    Lúc đi lúc đứng, lúc nằm lúc dậy, đều nên song song tu tập chỉ quán. Nghĩa là tuy suy nghĩ các pháp tự tánh không sanh, nhưng lại nghĩ do nhân duyên hòa hợp, mà các nghiệp báo thiện ác, những quả báo khổ vui, không hư không mất. Tuy nghĩ đến nhân duyên nghiệp báo thiện ác, mà cũng liền nghĩ tự tánh của nó không thể nhận được.

    Phần trên thảo luận về việc tu tập chỉ quán từng loại riêng biệt. Song luận lấy tu chỉ làm gốc, do đó lúc ngồi thì tu chỉ, còn khi khác thì tu quán. Khi tu quán không rời tu chỉ, thì trở thành song song tu tập chỉ quán. “Lúc đi lúc đứng, lúc nằm lúc dậy”, tức trừ lúc ngồi thiền chuyên tu chỉ ra, thì “đều nên song song tu tập chỉ quán”. Theo luận thì: tất cả việc tu tập, đều không nên xa rời tu chỉ, bởi vì tu chỉ là chơn thật tu tập xa rời tất cả các vọng cảnh. Trong khi ngồi thiền thì tu chỉ, không nên tu quán; lúc khác thì tu quán, cũng không xa rời chỉ mà tu tập. Thuyết tu song hành giữa quán và chỉ này khác với các Kinh luận khác. Thông thường theo ý nghĩa của Đại thừa: lúc ban đầu tu chỉ, sau đó tu quán, lâu dần được thuần thục, thì chỉ quán song tu. Tu chỉ không có hạn định ở lúc ngồi, khi ngồi cũng vẫn có thể tu quán, song song vận hành. Tóm lại, luận này chuyên chú trọng tu chỉ, khuếch đại việc tu chỉ, không những tu quán bị giới hạn ở quán tứ niệm xứ, mà không có liên quan gì đến quán vô phân biệt cả; cho đến con đường song song vận hành, thì cũng bị giới hạn ở lúc đi đứng lúc ngồi dậy thôi, không bao quát qua lúc ngồi. Đây là giáo nghĩa đã nghiêng về phần tu chỉ. Chỉ quán song tu là gì? Tức: “tuy suy nghĩ các pháp tự tánh không sanh” là tu chỉ; “nhưng” đồng thời “lại nghĩ do nhân duyên hòa hợp, mà các nghiệp báo thiện ác, những quả báo khổ vui, không hư không mất” là tu quán. “Tuy nghĩ đến nhân duyên nghiệp báo thiện ác” là tu quán; “mà” đồng thời “cũng liền nghĩ tự tánh của nó không thể nhận được” là tu chỉ. Đồng thời tu chỉ và quán như thế, chỉ quán song tu. Theo như ý nghĩa thông thường ở trong Đại thừa thì: suy nghĩ tất cả các pháp tự tánh không sanh là thắng nghĩa quán; suy nghĩ nhân duyên nghiệp báo không mất là thế tục quán; đây chính là trung quán nhị đế vô ngại. Còn luận thì lấy thắng nghĩa quán là tu chỉ, thế tục quán là tu quán, đem hai loại quán này thành chỉ quán song hành. Tu tập chỉ quán, chẳng những lúc ngồi thiền định, mà ở tất cả thời gian khác trong hằng ngày như đi đứng lúc ngồi dậy, cũng không thể bỏ rời. Tu hành là phải ở trong tất cả cảnh giới đều kiến tâm an trụ nơi chánh đạo. Do đó nói: “gánh nước chẻ củi, đâu chẳng phải công phu”. Đem sự chuyên tu lúc ngồi thiền, rồi ứng dụng ra ở tất sự sinh hoạt hằng ngày, dần dần trở thành một mối. Còn nếu việc tu hành với sự sinh hoạt hằng ngày không có gì hỗ trợ nhau thì trở thành vô dụng mất. Như trong Kinh nói: “không ở nơi sắc mà tu hành bố thí, không ở nơi âm thanh, mùi, vị, xúc và pháp mà tu hành bố thí”, đây là muốn từ các hành vi mà tu hành Bát-nhã, chứ không phải chỉ ngồi đó an tịnh thì đạt được hết mọi việc.


  8. The Following User Says Thank You to sonha For This Useful Post:

    hoamacco (04-07-2016)

  9. #197
    Avatar của sonha
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    218
    Thanks
    146
    Thanked 96 Times in 34 Posts


    Nguyên văn:

    若修止者,對治凡夫住著世間,能捨 乘怯弱之見。若修觀者,對治二乘不 大悲狹劣心過,遠離凡夫不修善根。 以此義故,是止觀二門,共相助成, 相捨離。若止觀不具,則無能入菩提 道。

    Dịch nghĩa:

    Nếu tu chỉ thì đối trị được việc phàm phu chấp trước thế gian và rời bỏ được kiến chấp khiếp nhược của Nhị thừa. Nếu tu quán thì đối trị được cái lỗi lầm hẹp hòi của Nhị thừa.

    không khởi được lòng đại bi và xa rời được việc phàm phu không tu thiện căn. Do những nghĩa đó, nên hai pháp môn tu chỉ và quán, hỗ tương thành tựu, không rời bỏ nhau. Nếu không đủ cả chỉ và quán thì không vào được đạo Bồ-đề.
    Tiếp theo thuyết minh tầm quan trọng của chỉ quán song tu: “Nếu tu chỉ”:

    1. “Thì đối trị được việc phàm phu chấp trước thế gian”.

    2. “Rời bỏ được kiến chấp khiếp nhược của Nhị thừa”.

    “Nếu tu quán”:

    1. “Thì đối trị được cái lỗi lầm hẹp hòi của Nhị thừa không khởi được lòng đại bi”.

    2. “Xa rời được việc phàm phu không tu thiện căn”.

    Chỉ với quán đều có thể đối trị được sự sai lầm của phàm phu và Nhị thừa. Phàm phu có hai loại bệnh:

    1. Tham luyến chấp trước thế gian, không có rời bỏ. Nếu như tu chỉ thì xa rời tất cả vọng tưởng, đối với ngũ dục của thế gian không sanh lòng tham luyến chấp trước.

    2. Không tu thiện căn, do vì không biết tính tất yếu của thiện ác quả báo.
    Nếu như tu quán thì có thể sanh khởi tâm hành tu tập thiện căn. Nhị thừa cũng có hai loại bệnh:

    1. Kiến chấp khiếp nhược là sợ sệt sanh tử, không có tâm lượng của bậc đại trượng phu, không thể ở trong ba cõi quảng độ chúng sanh. Nếu như tu chỉ thì biết được ba cõi vốn tịch diệt, sự sanh tử huyễn vọng không thật thì bỏ được kiến chấp khiếp nhược.

    2. Không khởi tâm đại bi, Nhị thừa tâm tánh nhỏ hẹp, chỉ lo cho chính mình, không có tâm lợi tha.

    Nếu như tu quán thì biết tất cả chúng sanh đều thống khổ ở trong sanh tử; mà tự mình muốn xuất ly sanh tử, thì tất cả chúng sanh cũng muốn xuất ly sanh tử, vì thế mà sanh lòng từ bi cứu độ chúng sanh. Do những ý nghĩa đó có khả năng đối trị được lỗi lầm của phàm phu và Nhị thừa, “nên hai pháp môn tu chỉ và quán” nên song vận đồng tu, mới “hỗ tương thành tựu", không rời bỏ nhau. Chỉ và quán tu tập không rời bỏ nhau thì ra khỏi được các loại bệnh hoạn của phàm phu và Tiểu thừa, đi vào chánh đạo Bồ-đề, trụ trong chủng tánh Phật. Nếu không đủ cả chỉ và quán, chưa xa rời được kiến chấp của phàm phu và Nhị thừa, thì không có năng lực vào được đạo Bồ-đề.



  10. #198
    Avatar của sonha
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    218
    Thanks
    146
    Thanked 96 Times in 34 Posts


    4. Phương tiện tu hành thù thắng

    Nguyên văn:

    復次,眾生初學是法,欲求正信,其 怯弱。以住於此娑婆世界,自畏不能 值諸佛,親承供養。懼謂信心難可成 就,意欲退者,當知如來有勝方便, 護信心。謂以專意念佛因緣,隨願得 他方佛土,常見於佛,永離惡道。如 修多羅說:若人專念西方極樂世界阿 陀佛,所修善根回向願求生彼世界, 得往生。常見佛故,終無有退。若觀 彼佛真如法身,常勤修習,畢竟得生 住正定故。

    Dịch nghĩa:

    Lại nữa, chúng sanh mới học pháp này, muốn cầu được chánh tín, mà tâm khiếp nhược. Do vì ở trong thế giới ta-bà này, sợ không được thường gặp chư Phật, thân cận phụng thừa cúng dường. Sợ tín tâm khó được thành tựu, ý muốn thối lui, thì nên biết Như Lai có phương tiện thắng diệu, nhiếp thọ hộ trì lòng tin. Nghĩa là nhờ nhân duyên chuyên tâm niệm Phật, tùy theo nguyện được sanh vào cõi Phật, thường được thấy Phật, rời hẳn ác đạo. Như trong Kinh nói: nếu có người chuyên niệm đức Phật A Di Đà ở Tây phương Cực lạc thế giới, hồi hướng thiện căn đã tu trì để cầu nguyện sanh về thế giới kia, thì được vãng sanh. Và nhờ được thấy Phật, không hề thối lui. Nếu quán được pháp thân chân như của đức Phật kia và thường siêng năng tu tập, thì rốt ráo được vãng sanh và an trụ nơi chánh định.

    Có hai phương pháp tu hành thành tựu được tín tâm:
    1. Phương pháp thông thường.
    2. Phương pháp thù thắng.

    Như trong năm pháp môn tu hành thành tựu tín tâm, tín tâm thành tựu rồi thì nhập vào phát tâm trụ là phương pháp thông thường của Bồ-tát hạnh, cũng là con đường lớn mà vạn người tu vạn người thành tựu. Còn phương pháp thù thắng, tức pháp môn niệm Phật là vì chúng sanh có căn tánh thù thắng mà nói ra.

    Một số người hay cho: pháp môn niệm Phật là quảng đại nhất, cao thượng nhất. Các vị đại Bồ-tát như Văn Thù, Phổ Hiền, cũng phải hồi hướng vãng sanh về thế giới Cực lạc. Song, bổn ý của Đại thừa, như trong Luận thì: “chúng sanh mới học pháp” Đại thừa “này, muốn cầu được chánh tín”, chính là vì hàng mới học mà giảng dạy. Hàng sơ học mong cầu chánh tín, tức tín tâm viên mãn thành tựu mà được vào phát tâm trụ. Phát tâm cầu được chánh tín, theo lý thì nên tu hành năm phương pháp như ở trên đã thảo luận qua; nhưng hàng mới học này, “mà tâm khiếp nhược”. Trong “Luận Thập Trụ Tỳ Bà Sa” ngài Long Thọ khẳng định: vì chúng sanh khiếp nhược, mới mở bày con đường dễ tu “pháp môn niệm Phật”. Khiếp nhược là người không có ý chí tu hành trải qua nhiều kiếp trong sanh tử. Họ tự biết được: “ở trong thế giới ta-bà này”, hoàn cảnh ác liệt, sanh mạng ngắn ngủi, thiện tri thức thì hy hữu hiếm có. Nếu một hơi thở không còn, qua một đời khác mà không biết vãng sanh về đâu. Nghĩ đến điều này, cảm thấy khiếp sợ. Vì tự mình lo sợ, lưu chuyển ở trong sanh tử, “sợ không được thường gặp chư Phật, thân cận phụng thừa cúng dường”, theo Phật tu học. Tu học đạt đến tín tâm thành tựu - sơ phát tâm trụ, phải trải qua mười ngàn kiếp, mà trong mười ngàn kiếp đó, không biết phải trải qua bao nhiêu lần sống chết; nên việc thấy Phật nghe pháp, thật là chuyện không thể làm chủ được. Như thế, làm sao mà không “sợ”, cho rằng “tín tâm khó được thành tựu, ý muốn thối lui”, trở về tu học pháp của Nhị thừa, hoặc vun trồng phước đức, mong cầu phước báo nhân thiên. Đối với hàng sơ học lại có tâm khiếp nhược, không có thích ứng, với con đường chân chính bình thường của Đại thừa. Do đó, đặc biệt mở bày phương pháp: “nên biết Như Lai có phương tiện thắng diệu, nhiếp thọ hộ trì lòng tin”, không để thối thất, đạt được thành tựu. Điều này phù hợp với căn bản giáo nghĩa trong “Kinh A-hàm”: pháp môn giảng dạy trong “Kinh A-hàm”, đại đa số là chỉ dạy cho người có nghị lực mạnh mẽ. Do đó dạy: chỉ cần chánh kiến tăng thượng thì sanh tử lưu chuyển trong trăm ngàn vạn kiếp, cũng không bị đọa vào ác thú. Vì chúng sanh có căn tánh khiếp nhược lo sợ, nên đức Phật mở bày pháp môn niệm Phật. Trong luận nói đến phương pháp thù thắng, chính là “nhờ nhân duyên chuyên tâm niệm Phật, tuỳ theo nguyện được sanh vào cõi Phật”, có thể “thường được thấy Phật, rời hẳn ác đạo”. Chuyên lòng niệm Phật là tâm tâm quán niệm đức Phật, nhất tâm bất loạn. Trong Kinh Đại thừa: ức niệm mười phương chư Phật, nhìn thấy mười phương chư Phật thì cùng phát nguyện vãng sanh nơi mười phương cõi Phật. Nhưng niệm Phật A Di Đà, vãng sanh Tây phương Cực lạc thế giới phổ biến hơn. Nên bây giờ dẫn kinh điển để chứng minh: “như trong Kinh nói: nếu có người chuyên niệm đức Phật A Di Đà ở Tây phương Cực lạc thế giới, hồi hướng thiện căn đã tu trì để cầu nguyện sanh về thế giới kia, thì được vãng sanh.” Các nhân duyên để vãng sanh: 1. Chuyên niệm; 2. Tu thiện căn; 3. Hồi hướng; 4. Phát nguyện vãng sanh. Do vì ở trong cõi tịnh độ, thường thường “được thấy Phật”, do đó “không hề thối lui”. Pháp môn niệm Phật này, có thể dẫn dắt chúng sanh khiếp nhược, không vì chuyện tu tập lâu dài trong sanh tử mà thối lui Bồ-đề tâm, thật là phương pháp hy hữu khó có.

    Thảo luận đến vấn đề vãng sanh Tịnh độ, theo Duy thức tông cho rằng pháp môn niệm Phật có mang ý nghĩa riêng: Thấy Phật phải tu tập thấy được nghiệp của Phật; vãng sanh thanh tịnh cõi Phật, cũng phải đi tu tập nghiệp của cõi Tịnh độ; chứ không phải chuyên tâm niệm Phật không mà đạt được. Cũng như hay nói: “một vốn ngàn lời”, điều này không phải nói một đồng tiền thì lập tức nhận được lợi tức một vạn đồng; mà sử dụng một đồng tiền làm vốn để kinh doanh, trải qua nhiều năm, có thể trở thành một gia tài giàu có. Trong Kinh nói niệm Phật có thể thấy Phật, ý hướng của đức Phật là chỉ cho vào một thời gian khác mới được gặp. Nếu giải thích như thế, thì có nhiều người không tán thành. Họ cho rằng: chúng sanh tuy nghiệp chướng nặng nề, song từ bi nguyện lực của chư Phật không thể nghĩ bàn, chỉ cần chúng sanh tin tưởng tuyệt đối, nguyện cầu thâm thiết, xưng niệm A Di Đà Phật thì được mang nghiệp vãng sanh; đây hình như thuần là tha lực. Pháp môn niệm Phật, có khả năng tiếp dẫn chúng sanh khiếp nhược, khiến họ không thối tâm học Đại thừa. Vãng sanh tịnh độ, cũng có đẳng cấp, như ba lớp chín phẩm. Vãng sanh tịnh độ tuy do vì thường thường thấy Phật nghe pháp, sẽ không còn thối chuyển, nhưng khi mới được vãng sanh, cũng có người giống như phàm phu; cũng có người giống như Nhị thừa. “Nếu” nhân vì khi niệm Phật, có khả năng “quán” niệm “được pháp thân chân như của đức Phật kia, và thường siêng năng tu tập”, điều này không những khi lâm chung, “thì rốt ráo được vãng sanh” tịnh độ, mà còn “an trụ nơi chánh định”, nhập vào vị chủng tánh, tín tâm thành tựu, ngay lúc này không còn thối chuyển Bồ-đề.
    Niệm Phật có nhiều cách: 1. Niệm Phật tướng hảo. 2. Niệm Phật công đức, như thập lực tứ vô sở uý, tam bất hộ, đại bi v.v…của đức Phật. 3. Niệm Phật thật tướng, tức quán niệm chơn như pháp thân của đức Phật. 4. Xưng danh niệm Phật, ở Trung Quốc rất thịnh hành phương pháp này. Niệm pháp thân của đức Phật là tuỳ thuận quán sát chơn như tam-muội. Nếu như tinh tấn siêng năng tu tập được thành tựu, tuy không sanh Tây phương, thì cũng nhập vào phát tâm trụ, không còn thối lui Bồ-đề tâm nữa. Trong thời đại mạt pháp, niệm pháp thân của Phật, thật là ít nghe nói. Niệm Phật công đức tướng hảo, cũng nhân vì tâm chúng ta thô mà quán thì lại phải rất vi tế nên khó thành tựu. Do đó, hiện tại pháp môn niệm Phật, chủ yếu là xưng niệm câu Nam Mô A Di Đà Phật thôi.



  11. #199
    Avatar của sonha
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    218
    Thanks
    146
    Thanked 96 Times in 34 Posts


    Chương sáu

    Phần khuyên tu lợi ích


    1. Khuyến khích tu tập

    Nguyên văn:

    已說修行信心分,次說勸修利益分。 是摩訶衍諸佛秘藏,我已總說。若有 生,欲於如來甚深境界得生正信,遠 離誹謗,入大乘道。當持此論,思量 習,究竟能至無上之道。

    Dịch nghĩa:

    Đã nói phần tu hành tín tâm, tiếp đến nói phần lợi ích để khuyến khích tu hành. Pháp Đại thừa như thế là bí tạng của chư Phật, tôi đã tổng quát nói qua. Nếu có chúng sanh, muốn đối với cảnh giới thậm thâm của Như lai sanh được chánh tín, và xa rời phỉ báng, để vào được đạo Đại thừa. Thì nên trì tụng luận này, suy nghĩ tu tập, để có thể rốt ráo đến đạo vô thượng.

    “Phần lợi ích để khuyến khích tu hành”, tương đồng với phần lưu thông ở trong các Kinh điển khác. Chú trọng ở việc khen ngợi ích lợi của luận vì mục đích dẫn phát lòng nhiệt tâm của người tu học. Luận chủ khẳng định: “pháp Đại thừa như thế là bí tạng của chư Phật, tôi đã tổng quát nói qua”. Như phẩm vật châu báu trân quý trên đời, chủ nhân hay cất giữ rất bí mật, không cho người ngoài biết được. Phật pháp Đại thừa cũng như vậy, ở trong Phật pháp là quý báu bí mật nhất, do đó gọi là bí tạng. Bí tạng của chư Phật, thâm sâu rộng lớn, không có giới hạn. Song, ở đây luận chủ đã trình bày ra phần quan trọng nhất. “Nếu có chúng sanh, muốn đối với cảnh giới thậm thâm của Như lai sanh được chánh tín, và xa rời phỉ báng, để vào được đạo Đại thừa”, như thế “thì nên trì tụng luận này, suy nghĩ tu tập”. Thọ trì là văn tuệ, suy nghĩ là tư tuệ, còn tu tập là tu tuệ. Nếu theo luận này mà văn, tư và tu, thì “có thể rốt ráo đến đạo vô thượng” - A-nậu-đa-la-tam-miệu-tam Bồ-đề.


  12. #200
    Avatar của sonha
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    218
    Thanks
    146
    Thanked 96 Times in 34 Posts


    1. Công đức tu học


    Nguyên văn:

    若人聞是法已,不生怯弱,當知此人 紹佛種,必為諸佛之所授記。

    Dịch nghĩa:

    Nếu người nghe pháp này rồi, không sanh lòng khiếp nhược, thì nên biết người đó quyết định nối dòng giống Phật, chắc chắn được chư Phật thọ ký.

    Tại làm sao phải như thế mà tu học? Bởi vì “nếu người nghe pháp” Đại thừa “này rồi”, có khả năng hiện tại đảm đương, không còn cảm thấy trong luận nói đến đạo lý quá thâm sâu cao thượng, cũng không cho mình trí tuệ không đủ, thì “không sanh lòng khiếp nhược” hối hận thối thất. “Nên biết người đó quyết định nối dòng giống Phật chắc chắn được chư Phật thọ ký”. Ở trong giáo pháp thâm sâu của Đại thừa, có khả năng dũng mãnh đảm đương, thì tương lai sẽ kế thừa quả vị Phật, do đó chư Phật trước tiên sẽ thọ ký để chứng minh. Điều này là ca ngợi công đức văn tuệ của Bồ-tát, cũng là xưng tán công đức của niềm tin.


Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •