(6) Tứ viết bất vọng ngữ. Giải viết: Vọng ngữ hữu tứ. Nhất giả vọng ngôn, vị dĩ thị vi phi, dĩ phi vi thị, kiến ngôn bất kiến, bất kiến ngôn kiến, hư vọng bất thật đẳng. Nhị giả ỷ ngữ, vị trang sức phù ngôn mỹ ngữ, diễm khúc tình từ, đạo dục tăng bi, đãng nhân tâm chí đẳng. Tam giả ác khẩu, vị thô ác mạ lị nhân đẳng. Tứ giả lưỡng thiệt, vị hướng thử thuyết bỉ, hướng bỉ thuyết thử, ly gián ân nghĩa, khiêu toa đấu tranh đẳng. Nãi chí tiền dự hâểu hủy, diện thị bối phi, chứng nhập nhân tội, phát tuyên nhân đoản, giai vọng ngữ chi loại dã. Nhược phàm phu tự ngôn chứng thánh, như ngôn dĩ đắc Tu đà hoàn quả, Tư đà hàm quả đẳng, danh đại vọng ngữ, kỳ tội cực trọng. Dư vọng ngữ, vị cứu tha cấp nạn, phương tiện quyền xảo, từ bi lợi tế giả, bất phạm. Cổ nhân vị hành kỷ chi yếu, tự bất vọng ngữ thỉ, huống học xuất thế chi đạo hồ? Kinh tái, sa di khinh tiếu nhất lão tỷ kheo độc kinh, thanh như cẩu phệ; nhi lão tỷ kheo giả thị A la hán, nhân giáo sa di cấp sám, cẩn miễn địa ngục, do đọa cẩu thân. Ác ngôn nhất cú, vi hại chí thử! Cố kinh vân, phù sĩ xử thế, phủ tại khẩu trung, sở dĩ trạm thân, do kỳ ác ngôn. Y, khả bất giới dư?

Bốn là không được nói dối. Giải: Nói dối có bốn. Một, nói dối trá, là phải bảo trái, trái bảo phải, thấy nói không, không nói thấy, dối trá không thật vân vân. Hai, nói thêu dệt, là trau chuốt lời nói phù phiếm, từ ngữ hoa mỹ khúc nhạc diễm lệ, lời ca tình tứ, dắt dẫn dục vọng, tăng thêm sầu bi, làm đãng tâm chí của người vân vân. Ba, nói thô ác, là nói thô tục, độc ác, mắng chửi người vân vân. Bốn, nói hai lưỡi, là đến người này nói người kia, đến người kia nói người này, ly gián ân nghĩa, khêu chọc và xúi bảo cho họ đấu nhau, tranh nhau vân vân. Cho đến trước khen sau chê, mặt phải lưng trái, chứng vào tội người, rêu rao lỗi người, đều thuộc loại vọng ngữ. Nếu phàm phu tự nói chứng được thánh quả, như nói đã được quả Tu đà hoàn, được quả Tư đà hàm vân vân, thì gọi là đại vọng ngữ, tội ấy rất nặng. Ngoài ra, vọng ngữ vì cứu hoạn nạn cấp bách cho kẻ khác, phương tiện quyền biến, từ bi mà ích lợi, cứu giúp, thì không phạm. Cổ nhân có nói, điều thiết yếu của việc sửa mình là bắt đầu từ sự không nói dối, huống chi người học đạo xuất thế? Kinh ghi, một sa di khinh cười một vị tỷ kheo già đọc kinh, rằng tiếng như chó sủa. Vị tỷ kheo ấy là bậc A la hán, nên dạy sa di cấp tốc sám hối, nhưng chỉ khỏi địa ngục, vẫn còn đọa làm thân chó. Một câu nói thô ác mà làm hại đến như thế đó! Nên kinh đã dạy, con người ở đời, búa nằm trong miệng, vì vậy chém mình, bởi lời nói ác. Như thế không răn giữ được sao?