Kính chào các vị đồng tu,

Trong thời gian qua trôi nỗi trên khắp các diễn đàn Phật giáo thì Trí Từ nhận ra vài điều khá là quan trọng, nay xin được nói ra để mọi người tham khảo cũng như nhìn lại cách thức của mình khi tương tác với diễn đàn Phật pháp.

1. Giao Tiếp Bằng Chữ Viết.
- Ở trên diễn đàn mạng 99,99% là dùng văn viết để giao tiếp với nhau, dùng câu từ thể hiện ý nghĩ, thái độ, cảm xúc của mình và mọi điều này đều thông qua Ý. Vậy nếu bạn có lợi thế về khả năng văn học thì việc truỳên đạt ý kiến sẽ vượt trội hơn rất nhiều và chiếm ưu thế.
- Khi nói về Phật pháp thì nên dùng câu từ ôn hoà, tránh dùng các từ hung tợn dử dằn nhằm hăm he người khác.
- Nếu quả thật ta tôn kính đức Phật thì với mức độ văn phạm vừa phải khi dùng câu từ ta nên nhẹ nhàng đồng thời phải có chuẩn mực văn phạm như phải sử dụng viết hoa, viết thường, chấm, phẩy... đúng lúc vừa thể hiện khả năng là học giả vừa thể hiện ta kính trọng người đọc cũng như kính trọng cái ta đang viết.
- Kiến thức Phật pháp mỗi người mỗi kiểu, 1 câu nói cũng có thể sinh ra ít nhất 2 ý nghĩa và đúng sai không tồn tại ở trong câu nói đó mà do nhận thức của người đọc. Vậy khi ta viết bài gì đi nữa thì nếu nằm trong khuôn khổ cho phép người khác có ý kiến thì hãy chuẩn bị sẵn tinh thần là tiếp đón những phản bác, vì điều này là bình thường. Còn không ta cứ muốn đưa ra ý của mình mà không chấp nhận phản biện thì nên đưa vào chuyên mục không bình luận.
- Diễn đàn là nơi để trao đổi học tập nhau, nếu ta với suy nghĩ ta là đúng nhất, ta giỏi nhất, ta vào để dạy cho người thì ta sẽ dể bị công kích và với tâm tư tự tôn này rất dể làm ta nỗi sân và rồi Ban Quản Trị phải dùng luật để đè nén lại cơn thịnh nộ của ta là chuyện cũng rất bình thường. Vì rằng nói Pháp mà lên cơn thì chính bản thân ta đã sai rồi cho dù lúc sân đó ta thốt ra lời chân lý, chân lý không sai, sai là do người nói mà thôi. Vì chân lý được nói ra ở đây cũng là lý thuýêt, là mặt chữ nghĩa chứ có phải là một cái gì đó thực tế đâu.
- Như 1 câu Nhất Tâm Niệm Phật Chắc Chắn Giải Thoát. Chúng ta nói chút xíu về câu này:
. Người ủng hộ, người đang hành trì thì cho rằng đúng nhất rồi, nhưng khi họ đem cái điều này ra nói công khai như ở diễn đàn thì họ bị người phản bác là chuỵên chẳng có gì lạ. Lúc này hãy dùng chính cái hiểu của mình để bảo vệ câu nói trên, dùng cái hành trì của mình cho là đúng để bảo vệ quan điểm trên là nên nhất. Còn nếu như bạn chỉ dùng niềm tin mà không có gì bảo chứng thì khi bạn muốn đáp trả các chấp vấn thì chỉ là ráng nói mà thôi.
. Người phản đối sẽ đưa ra phản bác so với cái học hiểu, và họ cũng sẽ dùng nhiều phương pháp khác nhau để muốn chứng tỏ điều trên là chưa đúng.

- Cho phép Trí Từ ở đây là người phản bác điều này như sau:
Pháp môn này có đoạn: nếu từ 1 đến 7 ngày niệm Phật nhất tâm thì sẽ giải thoát. Trí Từ cho đây là một câu nguy hiểm. Nguy ở đây là 1 câu nói suông, 1 sự thách đố. Câu này chỉ được nói ra bởi 1 người đã chứng quả nhờ cách thức niệm 7 ngày nhất tâm vì rằng điều này không có gì mang tính căn cứ khoa học chứng minh. Câu này chỉ được chứng minh bằng niềm tin mà thôi.
- Cho phép Trí Từ ở đây là người ủng hộ, có hành trì (dựa theo những phản biện của người khác):
Làm đi, cứ tin như vậy đi chắc chắn chứng quả, Phật A Di Đà chắc chắn rước đi khi lâm chung. Bạn chưa làm sao dám chắc không được mà phản bác chứ. Nếu pháp môn này không được tại sao có nhiều người theo và hành trì. Tại sao các sư lại giảng giải như vậy. Bạn không tin thì đừng phỉ báng mà mang tội khẩu nghiệp.

Ta thấy rõ một sự việc luôn có 2 luồng ý kiến trái chiều, điều này tạo nên một sự thuận lợi là chúng ta sẽ có thêm một góc thông tin về sự việc đó để nhìn rõ ràng hơn cái điều ta đang làm như thế là ổn chưa...Lúc này chỉ phụ thuộc vào khả năng học hiểu tư duy của ta mà thôi.

2. Giao Tiếp Tư Duy.
- Ta đưa ra 1 ý kiến ta cho là đúng là hay vì ta biết nó hoặc đã thực hành nó. Với tâm ý muốn mọi người cùng tốt theo nhưng sao khi đưa ra ở diễn đàn này có người theo nhiều người phản đối ít, ở diễn đàn khác thì người phản đối nhiều người theo ít... thì Trí Từ thấy có 4 kiểu tư duy xuất hiện:
A. Ta nghĩ vậy chắc là đúng rồi, ta vẫn có đủ lý lẻ để thuýêt phục họ, những người phản đối ta.
=> Hạng này tự tin và khả năng học thuýêt của mình. Để hàn phục được hạng này phải đánh bay quan điểm của họ. Nhưng ở mặt khác có thể họ đúng thật. Tuỳ nghĩ...
B. Mặc kệ mọi người, ta nói vậy đó tin hay không tuỳ.
=> Hạng này nguy hiểm, tư duy cứng ngắt, khó dạy khó bảo. Hạng này khó lòng phục chúng vì không có gì mình chứng điều họ nói.
C. Bị phản ứng nhiều quá thì dùng nhiều phương pháp thuýêt phục họ, họ phản bác dử quá thì ta dẫn sang ý khác né ý chính.
=> Hạng này nguy hiểm gọi là "đánh trống lãng", vì hết lý do để bảo vệ quan điểm chính nên dùng các quan điểm khác liên quan chút chút hoặc chẳng liên quan để làm sao lãng người phản bác và điều này như 1 nhà tâm lý học nói là sẽ gây ra xung đột căng thẳng hơn vì ý chính chỉ là 1 chuỵên, nói 1 hồi ra đủ thứ chuỵên và thành 1 cuộc cãi vả chuỵên gì đâu không.
D. Thể hiện sự bực bội ra mặt, để dành quyền đúng nhất về mình.
=> Hạng này khỏi bàn rồi, tự tôn là nhất rồi, né hạng này càng sớm càng tốt. Vì vướng vào chỉ có cãi nhau là chính.
- Đối với sự việc đi đâu cũng bị phản đối thì phải nhìn lại coi tại sao lại như vậy, họ phản đối vậy với những lý do đó ta xem xét coi thế nào. Vì rằng họ phản đối ta, họ có nói nguyên do chứ không phải chỉ nói 1 câu "tôi phản đối". Hạng người nói trớt quớt kiểu này ta cũng không cần quan tâm làm gì vì họ chỉ biết phản đối trái ý họ và họ không đưa ra được lý do thuýêt phục thì thôi vậy.

Chốt lại: cứng ngắt tư duy, chấp chặt tư tưởng, nhốt kín tâm hồn thì bạn chẳng thể học được gì nhiều hơn ngoài những cái đang có. Và điều này sẽ thấy rõ có lợi ích hay không ở chổ khi ta ra ngoài xã hội, giao tiếp trực diện với nhau ta sẽ chẳng bao giờ có được sự an vui. Điều này là chắc chắn rồi.

Xin được chia sẽ những điều này, những điều mà Trí Từ trải nghiệm !!!