DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Hiện kết quả từ 1 tới 5 của 5
  1. #1
    Banned Vĩnh Viễn Avatar của Trí Từ
    Tham gia ngày
    Aug 2015
    Đến từ
    Góc Khuất
    Bài gửi
    106
    Thanks
    26
    Thanked 49 Times in 30 Posts

    Duyên, số phận, ta kiểm soát được không ?

    Duyên Và Số Phận

    Kính thưa quí vị,

    - Trí Từ hôm nay xin được chia sẽ cái biết về chữ Duyên và cái gọi là Số Phận dựa trên giáo lý nhà Phật với hi vọng các vị sẽ có thêm một thông tin để đối chiếu với những gì đang có, đang nghĩ...
    - Duyên là gì: là những cái trung gian để đưa đến quả. Nhân quả nghiệp báo trong nhà Phật không thể có nếu không có cái Duyên này. Gieo Nhân gặp Duyên sẽ trổ Quả. Cho nên không chắc cứ gieo nhân là sẽ được gặp quả nếu thiếu duyên.
    - Trí Từ được nghe nhiều ý kiến cho rằng "ăn ở hiền lành sao mà chết sớm, ăn ở ác sao mà sống dai quá". Người mang tư tưởng này có lẻ đang mang nhiều nỗi niềm chua xót, xót cho người hiền chết sớm, oán hận kẻ ác sống dai sống dài làm khổ người ta... Với hiểu biết này thì cũng bình thường, bình thường so với tư tưởng của người đời của người không hề biết đạo Phật là gì cả.
    . Theo góc độ đạo Phật thì Trí Từ có cách hiểu này, Trí Từ nhớ lại chuỵên đức Phật ở đoạn sau khi hoàng hậu Ma-ja hạ sinh thái tử Tất Đạt Đa thì 7 ngày sau hoàng hậu mất đi. Sự việc này được hiểu là do hoàng hậu đã tạo 1 cái duyên phước đức vô cùng cao cả, to lớn cho nên cảnh khổ trần gian đã không thể chi phối hoàng hậu nữa mà sau khi mất đi hoàng hậu đã sanh thiên về cõi an lành.
    . Câu nói trên tương tự với 1 câu hỏi: Người đang làm điều thiện lành bổng nhiên chết bất ngờ thì sẽ ra sao. Đức Phật hỏi lại người Bà la môn đó: Một cây được trồng nhưng bị nghiên về hướng Tây thì khi cây bị bật gốc hoặc bị đốn ngã thì sẽ ngã về hướng nào? Bà la môn đáp: dĩ nhiên là hướng Tây, Phật nói cũng vậy, người đang có tâm thiện lành cái chết đến đột ngột thì sẽ về nơi thiện lành.
    - Vậy thấy rằng vạn sự đều có cái Duyên nào đó nếu ta có trí tuệ, tâm tỉnh lặng thì đều có thể giải thích phân tích nhièu vấn đề gặp phải mà không hẳn lúc nào cũng đổ thừa do Duyên, tại duyên, tại số phận đã an bày.
    - Số phận cũng là mặt chữ khác của từ Duyên, ngẫm thấy ý nghĩa cũng tương đồng. Với những câu than thở như số phận đã an bày, số trời đã định vậy... hay chắc tại do số phận trớ trêu...

    Ta kiểm soát Duyên hay Số phận được không ?
    - Được Đấy Chứ. Được ở đây ở mặt suy nghĩ tích cực. Ví dụ như thất bại hay sai lầm cái gì đó người ta hay đổ thừa cho chữ Duyên. Tại sao chúng ta lại phải nói do Duyên khi gặp điều không như ý, vì rằng để cho nguôi ngoai nỗi buồn thất bại, để tránh đi cái trách nhiệm chưa tròn và cũng có khi đã cố gắng hết mình... đủ lý do để sử dụng chữ Duyên trong nhà Phật nhưng để hiểu Duyên học Phật thì không mấy ai mặn mà... chỉ đến khi có chuỵên thì lại đổ cho Duyên, suy nghĩ tiêu cực là chính.
    - Gieo nhân gặp quả thông qua duyên, vậy ta muốn có quả được không, cũng được xét theo vài khía cạnh như vài ví dụ răng:
    . Học hành muốn thi đậu thì phải cố gắng học và hiểu chứ không học vẹt, học phải tập trung để nhớ lâu nhớ kỷ, học phải tự tin mạnh dạn, tâm lý sợ rớt, sợ đủ thứ thì khi đi thi sao mà đậu cho được đối với 1 người cố gắng học hành... Học tài thi phận thì không hẳn vậy, nếu sự học đã cố gắng mà gặp nhiều điều trắc trở dẫn đến công danh không thành thì cũng nên xét lại thời gian qua đã gieo trồng nhân gì....
    . Gặp chuỵên gì không như ý thì nên xét lại quá trình mình đã thật sự cố gắng chưa, có đi đúng hướng không, quá trình gieo nhân có tạo nên sự thiện lành trong đó không...
    . Tích cực gieo nhân lành, cùng với sự nổ lực hết sức mình thì quả tốt nào lại không đến.
    . Có nhiều trường hợp kể rằng cầu nguỵên được chư Phật gia hộ và thành công. Ở đây nên biết rằng duyên đã đủ và được thành công cũng đồng nghĩa phước lành đã sử dụng. Dỉ nhiên là quả gặt được lại là một điều lợi mình lợi người thì phước lành này chẳng những còn mà được tăng lên bội phần.

    Đôi điều bày tỏ, kính chúc mọi người được bình an, cẩn trọng trong mọi điều, tỉnh thức trong mọi lúc !!!


  2. The Following User Says Thank You to Trí Từ For This Useful Post:

    minhquang (09-29-2015)

  3. Chủ đề tương tự

    1. Kinh Kim Cang Bát Nhã - Thầy Huệ Duyên Tụng
      Gửi bởi Mục đồng trong mục Bát nhã Tạng
      Trả lời: 0
      Bài cuối: 06-16-2015, 08:17 PM
  4. #2
    Ban Điều Hành Avatar của Mục đồng
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    973
    Thanks
    225
    Thanked 363 Times in 157 Posts
    Quote Nguyên văn bởi Trí Từ Xem bài viết
    Duyên Và Số Phận



    Ta kiểm soát Duyên hay Số phận được không ?
    - Được Đấy Chứ. Được ở đây ở mặt suy nghĩ tích cực. Ví dụ như thất bại hay sai lầm cái gì đó người ta hay đổ thừa cho chữ Duyên. Tại sao chúng ta lại phải nói do Duyên khi gặp điều không như ý, vì rằng để cho nguôi ngoai nỗi buồn thất bại, để tránh đi cái trách nhiệm chưa tròn và cũng có khi đã cố gắng hết mình... đủ lý do để sử dụng chữ Duyên trong nhà Phật nhưng để hiểu Duyên học Phật thì không mấy ai mặn mà... chỉ đến khi có chuỵên thì lại đổ cho Duyên, suy nghĩ tiêu cực là chính.
    - Gieo nhân gặp quả thông qua duyên, vậy ta muốn có quả được không, cũng được xét theo vài khía cạnh như vài ví dụ răng:
    . Học hành muốn thi đậu thì phải cố gắng học và hiểu chứ không học vẹt, học phải tập trung để nhớ lâu nhớ kỷ, học phải tự tin mạnh dạn, tâm lý sợ rớt, sợ đủ thứ thì khi đi thi sao mà đậu cho được đối với 1 người cố gắng học hành... Học tài thi phận thì không hẳn vậy, nếu sự học đã cố gắng mà gặp nhiều điều trắc trở dẫn đến công danh không thành thì cũng nên xét lại thời gian qua đã gieo trồng nhân gì....
    . Gặp chuỵên gì không như ý thì nên xét lại quá trình mình đã thật sự cố gắng chưa, có đi đúng hướng không, quá trình gieo nhân có tạo nên sự thiện lành trong đó không...
    . Tích cực gieo nhân lành, cùng với sự nổ lực hết sức mình thì quả tốt nào lại không đến.


    Kính bác Trí Từ !

    Những người phát tâm học Phật (tức là đã gieo Nhân) nhưng thiếu Duyên cho nên đa phần gặt được cái Quả gì đâu, đa phần thành Thần thành Tiên hết trơn, thực tế là hiện nay trên thế giới có cả trăm triệu người học Phật, nhưng có được mấy người thành đạo hoàn toàn ?

    Ai mà không muốn gặp những bậc đã Giác Ngộ, những bậc Chân Sư, nhưng do thiếu chữ Duyên cho nên gặp toàn là Tà Sư Ngoại Đạo, hoặc giả là gặp phường "mượn đạo tạo đời"; chúng ta theo học với những vị này thì cái "hạt lúa giống" ban đầu đã thành ra úng, mục chứ không lên cây lúa được.

    Bây giờ để sửa cái Duyên khiếm khuýêt ấy, chúng ta phải làm sao ?

    Kính xin bác cho vài lời khuyên cụ thể hơn.


    Trâu ngoan không dẫm lúa mạ

  5. #3
    Banned Vĩnh Viễn Avatar của nguoidienhocphat
    Tham gia ngày
    Aug 2015
    Bài gửi
    60
    Thanks
    18
    Thanked 14 Times in 9 Posts
    Quote Nguyên văn bởi Mục đồng Xem bài viết
    Kính bác Trí Từ !

    Những người phát tâm học Phật (tức là đã gieo Nhân) nhưng thiếu Duyên cho nên đa phần gặt được cái Quả gì đâu, đa phần thành Thần thành Tiên hết trơn, thực tế là hiện nay trên thế giới có cả trăm triệu người học Phật, nhưng có được mấy người thành đạo hoàn toàn ?

    Ai mà không muốn gặp những bậc đã Giác Ngộ, những bậc Chân Sư, nhưng do thiếu chữ Duyên cho nên gặp toàn là Tà Sư Ngoại Đạo, hoặc giả là gặp phường "mượn đạo tạo đời"; chúng ta theo học với những vị này thì cái "hạt lúa giống" ban đầu đã thành ra úng, mục chứ không lên cây lúa được.

    Bây giờ để sửa cái Duyên khiếm khuýêt ấy, chúng ta phải làm sao ?

    Kính xin bác cho vài lời khuyên cụ thể hơn.


    Gặp quả gì đâu, rồi gặp như Ai mà không muốn gặp những bậc đã Giác Ngộ, những bậc Chân Sư, nhưng do thiếu chữ Duyên cho nên gặp toàn là Tà Sư Ngoại Đạo, hoặc giả là gặp phường "mượn đạo tạo đời"; chúng ta theo học với những vị này thì cái "hạt lúa giống" ban đầu đã thành ra úng, mục chứ không lên cây lúa được.
    Nhân quả rất công bằng, mình gặp cái quả như vậy là do cái nhân mình gieo từ nhiều đời nhiều kiếp và ngay cả hiện kiếp. do nhân gì mà ta trôi lăn đến đời mạt pháp ngày nay, cái này phải tự vấn và tự sám hối, rồi quyết tâm nổ lực đoạn diệt tham sân si mạn nghi, phá đi những chap ngã vi tế trong mình mà mình không biết được mà cứ ra sức bảo vệ cái ngã chấp của mình.Đời mạt pháp thì khó gặp chân sư lắm mà gặp tà sư rất nhiều, ngay cả bản thân tự mình cho mình là tốt đẹp, là chân tu đó là hành đạo giúp đời đó nhưng thiện trí thức nhìn vào mình đang chấp ngã, đang tự giam tù mình trong bốn bức tường kiến thức Phật pháp, đang bị trói trong những lý luận kinh điển, nhưng than ôi mình cứ cho mình là tài giỏi hơn người.
    Ngay cả bản thân mình chưa đánh giá mình được đúng mực làm sao biết được ai là chân sư và ai là tà sư? Thật ra chân sư hiếm chứ không phải không có, duyên gặp cũng hiếm chứ không phải không có, do cái tâm tham sân si mạn nghi của mình gây ra nhân nên không thể gặp quả lành được, do tâm mình ngăn cản mình tìm được mình sư vì mình thấy họ không hôn mình mà sao là minh sư được, do vô minh che lấp trí tuệ nên không thể thấy.
    Vì mình thấy những lời họ nói ra không giống trong giáo lý kinh điển không giống như cái trí tuệ uyên bác của mình làm sao mình thấy, tự mình xây cái ngục tục của chính mình rồi mình trốn vào đó xem mình là ông vua trong cái ngục thì làm sao ánh sáng mặt trời chiếu vào được.
    Vì thế, hãy phá bỏ hết tất cả những gì mà còn muốn cầm nắm, muốn níu giữ, càng đập bỏ chính mình bao nhiêu, càng phá vỡ chính mình bao nhiêu thì mình sẽ có cơ hội thấy phật pháp bao la rộng lớn bấy nhiêu, càng tiếp nhận ánh sáng mặt trời bấy nhiêu. A di đà Phật!

  6. #4
    Banned Vĩnh Viễn Avatar của nguoidienhocphat
    Tham gia ngày
    Aug 2015
    Bài gửi
    60
    Thanks
    18
    Thanked 14 Times in 9 Posts
    Phật pháp luôn thường trụ bao trùm lên tất cả vũ trụ và vạn vật không tìm kiếm đâu xa, có ngay xung quanh chúng ta trong từng sát na trong thân khẩu ý chúng ta, có ngay bên những người thân chúng ta anh em bạn bè và xung quanh xã hội, tại vì ta cứ mãi tìm đâu xa ta cứ nghĩ Phật pháp là kinh điển hàn lâm vào trong tháp ngà mà sôi kinh nấu điển. Đạo Phật là đạo hết sức thực tế trong mỗi suy nghĩ, lời nói hành động của từng chúng sanh, vì thực tế mới sanh ra đạo Phật, đạo Phật ra đời không vì một mục đích đem đến sự lợi lạc cho chúng sanh. Vì thế, hãy lao vào thực tế độ sanh chúng ta sẽ vỡ òa ra nhiều thứ, đạo ở trong đời đấy quý vị, chứ không phải ở trong sự hý luận kinh sách đâu. Bớt hý luận lại, bớt suy kinh luận điển lại mà hãy nhào vào đời mà cứu giúp chúng sanh. Phật pháp bất ly thế gian giác.
    Vị minh sư toàn giác của chúng ta không ai khác là chúng sanh đó.
    Mình nói câu này chắc nhiều người ngỡ ngàng và phản đồi. Nhưng hãy buông xuống 1 lần và thử nghiệm đi quý vị sẽ thấy được những điều mình nói.
    1 tiếng khóc của đứa bé chào đời cho ta hiểu sanh là gì, đứa bé đó là thầy ta. Cha mẹ ta đang khỏe mạnh ngày hôm qua bỗng dưng chết đi thì cha mẹ ta là thấy ta. Một người ăn xin lang thang trên đường kia cũng là thầy ta, một tên tướng cướp kia là thầy ta. Một con vì bảo vệ con mà chiến đấu với con rắn, con gà đó là thầy của ta. Một con sư tử kia vì miếng ăn mà giết những con thú khác, con sư tử đó là thầy ta vì nó cho ta biết cái nhân quả nghiệp lực của loài súc sanh nó nặng đến cỡ nào, và cứ như vậy nghiệp chồng nghiệp có phải hàng trăm kiếp mới thoát khỏi kiếp súc sanh. Một người khùng người điên lang thang trên đường kia là thầy ta vì cho ta biết nếu ta tu tập không tốt thì ta đọa địa ngục muốn làm được người điên kia ta còn thua xa họ, họ là thầy của ta, nhờ họ ta biết nghiệp lực thật kinh khủng, nhân quả không chừa cho bất kỳ ai. Một người giàu có xung quanh ta sau 1 đêm phải bỏ xứ ra đi hay tự tử vì nợ nần người đó là thầy ta, vì họ mà mình biết quy luật vô thường thành trụ hoại không. Một người điên ta gặp hôm qua nhờ được 1 vị tăng cứu giúp và dạy niệm phật mà bây giờ trở thành 1 người bình thường tinh tấn niệm Phật, người điên đó là thầy ta vì nhờ họ mà ta biết được Phật pháp nhiệm màu và bình đằng với tất cả chúng sanh. Một tên tướng cướp trong chương trình phật pháp nhiệm màu chùa hoằng pháp kỳ 1 buông đồ đao lập địa thành phật, trở thành 1 vị sư chân tu, tên tướng cướp khi xưa là thầy ta nhờ tên tướng cướp đó mà ta biết rằng phật pháp là tư bi luôn bao dung hóa độ tất cả chúng sanh, ta mới hiểu đuợc chỉ có dùng lòng từ bi mới hóa độ được chúng sanh, hóa giải ân oán nghiệp lực của chúng sanh. 1 chiếc lá rơi, 1 tiếng động khi tiếng bát vỡ, 1 cái tát tai, 1 tiếng mắng chửi.... tất cả nó đều là thầy của ta cả.
    Vậy xung quanh ta tất cả đều là thầy của ta cả. Tìm đâu cho xa, thực tế Phật pháp là vậy bao trùm tất cả chúng sanh, tất cả vạn vật. A di đà Phật!

  7. #5
    Banned Vĩnh Viễn Avatar của Trí Từ
    Tham gia ngày
    Aug 2015
    Đến từ
    Góc Khuất
    Bài gửi
    106
    Thanks
    26
    Thanked 49 Times in 30 Posts
    Kính chào đạo hữu Mục Đồng, hôm nay Trí Từ tính đăng 1 bài viết với chủ đề:

    Cách Hiểu Chưa An Toàn Về Chữ DUYÊN

    Nay đạo hữu có lời hỏi trên Trí Từ xin được đưa ra ý kiến của mình ở đây như sau:

    - Trí Từ xin dựa trên các ví dụ và các câu nói quen thuộc truỳên miệng của thế gian mà phân tích trên cơ sở hiểu biết của Phật học, để từ đó ta có cái nhìn khác đi so với những gì đã và đang được truỳên lại suốt thời gian qua.
    - Với câu nói cửa miệng: Chắc Duyên đã hết, số trời đã định... thì đều mang nghĩa thất bại, tiêu cực. Vì theo Trí Từ nhận thấy rằng Duyên không tự sinh ra, không tự mất đi mà ngẫm nghĩ mình kiểm soát được nó, với suy nghĩ này Trí Từ thấy nó mang nghĩa tích cực tiến bộ trong đạo Phật còn ngữ nghĩa Ngoài Tầm Tay thì ta hãy xem xét sau vậy.
    - Tiến bộ tích cực tạo Duyên là điều hoàn toàn có thể làm được, với các ví dụ thế này:
    . Một Phật tử hàng tuần đúng ngày thứ 7 vào buổi chiều sẽ đến đạo tràng đó để nghe sư thuýêt pháp. Quá trình này kéo dài vì Phật từ này cảm thấy được lợi lạc khi nghe Pháp. Nhưng một chiều thứ 7 đó, người bạn thân mời đi ăn cưới. Với ý nghĩa là bạn thân lâu năm, đời người 1 lần, không đi coi không được, lại lo bạn buồn cho nên thứ 7 thay vì đi nghe Pháp Lạc lại đi ăn cưới vì các lý do trên.
    => Ở ví dụ này, đại ý này xảy ra rất nhiều trong suy nghĩ tâm tư của mỗi người. Ở đây ta có thể đổ thừa tại Duyên mà không được nghe Pháp hay không ? Rõ là không rồi. Ta có thể nói rằng chắc do hết duyên hay không ? cũng là không rồi, ta phải mạnh dạn nhìn nhận là mình tự cắt đứt cái duyên tốt lành, ta đã chọn bạn hơn là chọ Pháp thì mai kia khổ đến, cái khổ tự thân chịu đựng chẳng có ai, bạn bè, gia đình, người thân nào có thể giúp ta được bằng Phật Pháp giúp ta chuỷên biến nổi đau này hoặc ta nhìn thấy cái khổ của người thân của những thăng trầm cuộc sống mà muống giúp cũng chẳng biết giúp làm sao, có khi lại "nhiệt tình mà thiếu trí tuệ sinh ra phá hoại" thì tội nghiệp này càng tệ hại hơn.
    => Ta phải lựa chọn, khi lựa chọn rồi thì không đổ thừa nữa. Như ở đây Trí Từ xin đưa ra cách để trọn vẹn duyên lành:
    . Đi ăn cưới bây giờ vui với cô dây chú rể thì ít mà ăn uống tiệc tùng, đùa vui với đám bạn tại bàn thì nhiều và quan trọng đến khi nghĩ kỷ thì nó kỳ kỳ là đi bao thư tiền. Đi tiền ít khi cô dâu chú rể đếm ra được thì sự mích lòng ít nhiều đã có. Đi nhiều thì hao đi ít thì bị nói. Cho nên ở ví dụ trên ta đi bao thư không đến ăn, ta để thời gian đó nghe Pháp vì rằng 5 lợi ích thiết thực khi nghe Pháp hoàn toàn xứng đáng để ta bỏ qua tất cả như ở việc đi ăn cưới này. Ta có thể sau đó mời cô dâu chú rể cùng vài bạn bè đi uống nước tâm sự, cũng là vui đó chứ nếu thật sự đó là những người bạn thân.
    . Ta đi nghe Pháp là đang tạo một nhân lành không thể nói khác đi được. Đời là vô thường, là sự khổ đau xuất hiện mọi lúc mọi nơi. Đi ăn cưới mà không có đãi chay thì ta lại gián tiếp hại cô dâu chú rể tạo nghiệp sát sanh, bản thân ta lại thêm 1 chút nghiệp sát sanh nữa. Đi ăn cưới uống rượu bia, say xỉn, gây tai nạn ngoài ý muốn thì lúc này đổ thừa duyên là sai nữa rồi, do ta cả kia mà.
    . Đi nghe Pháp ít nhiều gì ta gặp toàn người mang sẵn tính thiện lành.
    . Đi nghe Pháp ta trợ duyên cho nhau như đôi khi đạo tràng vắng vẻ cũng làm nản lòng ai đó muốn đến. Đi đồng vui tạo nên động lực thúc dục nhau, tạo nên nhân lành là hướng bạn đông tu, tốt hơn nhiều chứ.

    - Trường hợp trên của Mục Đồng đưa ra là điều đáng lo lắng, là một hiện tượng chung. Mục Đồng hay ai đó như Trí Từ muốn được mọi người cùng vui trong chánh Pháp, muốn được nhìn thấy vẻ đẹp Phật Pháp tại thế gian thì nói gì thì nói trước tiên ta hãy làm nên điều đó nghĩa là tự tu như thái tử Tất Đạt Đa xưa kia chứng đạo mới đi thuýêt giảng, ngày nay cứ học xong, có chút định lực, năng thuýêt là đi giảng rồi, cho nên việc Phật tử nương theo họ tu tập bị hạn chế nhiều lắm. Vì lẻ này mà nhiều người học Phật đã tự cho rằng đây là thời Mạt Pháp là vậy. Trí Từ thì nghĩa Không có thời Mạt Pháp vì rằng đức Phật đã nói: Phật pháp có mất đi là do hàng Tứ Chúng ngồi lại với nhau không nói Pháp mà nói chuỵên phù phiếm, chuỵên không liên quan đến sự an lạc giải thoát.

    - Ai mà không muốn gặp những bậc đã Giác Ngộ, những bậc Chân Sư, nhưng do thiếu chữ Duyên cho nên gặp toàn là Tà Sư Ngoại Đạo,
    . Mục Đồng ơi, Trí Từ cũng muốn như vậy và xin tâm sự chút là cái muốn này với Trí Từ đã có ít nhiều rồi đó. Sẵn đây Trí Từ xin chia sẽ chút về con đường học đạo để Mục Đồng cùng các vị tham khảo:
    Trí Từ không nói do Duyên mà không gặp bậc minh sư, vì cái duyên tìm minh sư này Trí Từ tự tạo ra nó bằng cách:
    1. Học đạo không dựa 1 người, vì rằng người vẫn là phàm phu, giảng sư đó chỉ thay đức Phật truỳên chánh Pháp mà thôi cho nên Trí Từ không có tư tưởng tôn sùng 1 sư nào cả chỉ tôn sùng đức Phật mà thôi. Vì rằng khi ta tôn sùng 1 ai đó, ta chú ý họ nhiều hơn thì 100% không khác đi được là ta sẽ thấy luôn cả khuýêt điểm của họ không họ sinh hoạt lối sống không như lời giảng không như khi họ ở trên giảng đường. Trí Từ trải qua rất nhiều sự kinh trọng vượt mức với các vị sư mà Trí Từ kính yêu để rồi thấy lối sống, cách cư xử của họ mà ta đem so với cái họ giảng thì dể nản lòng.
    2. Trí Từ đem vấn đề tôn kính này đi hỏi 1 vị sư thì được sư đáp rằng:
    - Người xuất gia cũng là con người, chưa chứng quả thì sao có thể thập toàn như một vị Phật được.
    - Tại sao con chỉ nhìn cái sai của họ rồi buồn phiền chán nản mà không nhìn cái tốt của họ là họ đã xuất gia, đã tiếp cận Phật, đã thay Phật truỳên trao chánh Pháp, con nhìn cái xấu mà không nhìn cái tốt thì con chỉ là người đi soi mói cái sai của người ta vậy con đã trọn vẹn chưa, tư cách nào để con sửa sai cho một người khi con chưa trọn vẹn ?
    3. Trí Từ học Phật pháp thông qua nhiều phương tiện, từ đó tự thân đút kết cho bản thân mình, việc quá tôn thờ một giảng sư sẽ làm cho người học Phật bị giáng đoạn kiến thức và dể rơi vào trường hợp chấp mắc cái sư phụ mình nói là đúng, nói gì cũng đúng, làm gì cũng đúng thì khi gặp ngoại cảnh khác biệt khác ta sẽ dể nỗi sân, ta sẽ khó dung nạp cái khác vào được vì sự chấp nhất đã dính chặt ở sư phụ mình rồi.

    Theo Trí Từ thấy là không cần biết người đó là minh sư hay không vì rằng ta có năng lực gì để phán đoán 1 con người. Chúng ta chỉ thông qua cách hiểu của ta rồi gán ghép cái người khác nói là sai khi trái ý mình. Cũng như nếu ta bài trừ một giảng sư nào đó thì thật ra chỉ vì họ khác quan điểm ta, mà quan điểm ta hầu như được đứt kết từ một hay hai vị giảng sư ta kính yêu mà thôi. Chắc gì giảng sư ta bài xích nói gì cũng sai đâu kia chứ, mà họ sai cũng bình thường kia mà, họ đang tu, tu là sửa nghĩa là họ đang sửa kia mà sao ta cứ phải nhìn cái sai của họ để bài bác làm gì...

    Mục Đồng này, theo hiểu biết bây giờ của Trí Từ thì thấy tu giờ khó thật, khó lắm vì giờ đây cám dỗ nhiều quá chừng, đâu đâu cũng có, giờ đây có lẻ đa phần chỉ thích tu theo kiểu Tu Giùm là chính. Hiểu cách Từ Bi của đạo Phật là đi giúp người ta tu mà không tu cho chính mình, phải chăng đang tồn tại suy nghĩ "tu cho chính mình là ích kỷ, tu cho người ta mới là độ chúng sinh" ? Như một cô giáo đi giảng bài mà không biết đáp án thì sao mà dạy học trò.

    Trí Từ nhớ được nghe 1 câu chuỵên đại ý thế này: 1 giảng sư dạy chúng, sau 1 khoảng thời gian tất cả đệ tử của ông đã chứng quả hết cả, còn bản thân ông không chứng được gì. Ông tự suy nghĩ tại sao như vậy mà nghĩ hoài không ra. Một hôm của một vị tỳ kheo đi ngang và hỏi sao ông rầu rỉ như vậy thì ông thưa lại là để tử dạy chứng cả, bản thân lại không chứng gì. Tỳ kheo đáp: Ông có tự tu cho chính mình chưa ? Sau khi nghe lời này, ông không nhận để tử nữa mà chuyên tâm tự tu thì nghe nói 20 năm sau ông chứng quả A La hán.

    Trí Từ xin hết lời, sẽ chia sẽ tiếp về sau. Riêng đây xin hỏi Mục Đồng 1 câu nha: Nếu Mục Đồng của đồng quan điểm Tu là sửa vậy theo Mục Đông ta sửa cái gì ? Định nghĩa này đã nhiều nhưng đúng trọng tâm thì lợi lạc cao hơn cả.


Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •