Hôm nay Trí Từ xin được chia sẽ một góc thông tin nói về vấn đề liên quan đến sự linh ứng, hay người đời gọi là hên xui, các người Phật tử gọi là sự nhiềm mầu không thể nghĩ bàn trong đạo Phật.
A. Hên và Xui
- Ở đạo Phật hên thì hiểu là có phước đức, gặp xui thì hiểu là do tạo nhân xấu ác.
- Vậy thực ra ta thấy được là không có cái gì gọi là hên xui, tất cả do Lý Nhân Duyên Quả chi phối.
- Dựa theo rất nhiều câu chuỵên được nghe kể từ sự nhiệm mầu của trì chú, niệm Phật, hoặc các phương pháp mà dựa trên niềm tin là chính thì Trí Từ xin được phân tích đôi chút như sau:
* Trước đây nghe một sư cô nói rằng: Sau o năm trì chú bây giờ mẹ cô đã khỏi bệnh có thể đi lại được. Trí Từ lúc bấy giờ chưa rõ ràng gì về chú thuật lắm nên đi thỉnh ý các vị giảng sư và được giảng rằng:
- Hãy hỏi sư cô đó là trong thời gian trì chú có chăm sóc phụng dưởng sớm hôm cho mẹ không ?
- Hãy hỏi sư cô đó là trong thời gian trì chú có mời bác sỉ, có cho uống thuốc gì không ?
- Nếu không làm 2 điều trên mà chỉ chăm chăm tụng chú thì hỏi xem thế gian này ai sẽ bệnh, sẽ khổ ? Vì rằng tụng chú không khó, chỉ cần để trước mặt rồi đọc trăm lần, ngàn lần, năm này qua năm nọ thì nguỵên vọng ắt thành.
- Còn việc để thực hiện sao cho được nguỵên vọng của mình như giúp mẹ hết bệnh, giúp cho bản thân vui hơn, giúp cho người thân được hạnh phúc, hay làm ăn được thông suốt, nói chung là được những đièu tốt đẹp thì nếu không tự thân vận động, không bỏ công sức ra làm thì có được hay không ?
- Chúng ta phải hiểu rằng: tụng kinh, trì chú, niệm Phật, những phương pháp thiêng về niềm tin chỉ có tác dụng tâm lý chứ không phải tác dụng toàn diện. Vì mọi thứ đều chỉ phổi bởi tâm chúng ta, như khi ta đi trong đêm ta sợ cái gọi là ma mà chưa bao giờ gặp ma thì ta niệm Phật hay trì chú... thì nó có phương pháp trị liệu tinh thần ổn định ngay lúc đó còn việc sợ ma vẫn cứ là sợ khi sau này lại đi trong đêm vì người này chưa học hiểu giáo lý Phật.
- Cuộc sống bận rộn, đã một phần góp vào việc ta không thể đến các lớp giáo lý học Phật. Cuộc sống đua đòi, ăn chơi, ăn sung mặc sướng đã góp phần không nhỏ vào việc cản ta đến các lớp giáo lý được mở miễn phí. Thời gian học giáo lý cũng như các học sinh đi học thêm tiếp thu kiến thức vậy. Mà đa phần các sư mở lớp 1 tuần có 1 lần, 1 lần khoảng 2 tiếng là nhiều mà cũng không có thời gian đi nghe, đi học thì đến khi khổ mới lần mò đến với Phật pháp thì đã quá muộn màng vì rằng sức cùng lực kiệt, tinh thần hoang man, thân thể điêu tàn thì lấy đâu sự minh mẫn để nghe hiểu Phật pháp.
- Trí Từ xin nói ngắn gọi lại cái hiểu như trên để các vị có thông tin tham khảo.
* Có 1 điều như thế này: Trước đây người hàng xóm kể Trí Từ nghe rằng: ba chị sắp chết, chị mở băng tụng kinh hay trì chú và kể cả khi chị niệm Phật ba chị đề la mắng. Thật tội nghiệp ba chị quá.
- Ở đây các vị nên thấy rằng: người khoẻ mạnh không tiếp cận Phật Pháp, đến lúc cuối đời thì tuyệt nhiên cũng khó gần Phật pháp mà bản thân người sống cử đẩy Phật pháp vào họ để họ sanh tâm oán ghét Phật pháp như vậy thì phải chăng ta đang làm cho nghiệp xấu của họ càng chất chồng nữa hay không !!!???
B. Hiểu rõ sự nhiệm mầu Phật pháp
- Thường thì chúng ta chỉ chấp nhận sự nhiệm mầu Phật pháp thông qua tụng kinh gõ mỏ, tụng chú, niệm Phật... các phương pháp thiêng về niềm tin. Nhưng chúng ta lại quên mất Lý Nhân Duyên Quả luôn hiện hành không ngừng nghĩ. Vì nếu cho rằng các "phương pháp niềm tin" là đủ thì ta tạo cái duyên gì ở đây cho nguỵên vọng của ta đơn cử như tụng chú được sinh con, tụng chú được hết bệnh, hiểu như vậy có phải ta đã đi trái lại hoàn toàn về luật nhân duyên quả hay không ?
- Trong quá trình mượn phương pháp tạo niềm tin chúng ta đã cũng phải làm rất nhiều duyên lành để trợ duyên cho nguỵên vọng của ta đó chứ, sao ta không tôn vinh, chia sẽ những duyên lành cao quý rất khoa học, rất trí tuệ này mà lại cứ mãi tôn tin niềm tin không phải là chính trên.

Mong các vị hãy học hỏi nhiều hơn từ nhiều nguồn thông tin để tự mình chọn lọc những điều tốt đẹp cho mình nhất!