DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 7/10 ĐầuĐầu ... 56789 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 61 tới 70 của 93
  1. #61
    MẦM Avatar của Ngọc Tuấn
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    27
    Thanks
    212
    Thanked 87 Times in 17 Posts
    Kính bác Ngọc Quế !
    Con cứ nghe nói "xuất hồn" con hơi thắc mắc "không biết xuất hồn là như thế nào ?"
    Có thể nào bác nói rõ hơn về hiện trạng xuất hồn, được hay không ?
    Con không được dạy tu thiền, nhưng con cũng bắt chước "ngồi đại" (không hiểu tại sao tự nhiên con thấy thích)
    Rồi có vài lần khi con nằm xuống ngủ thì con thấy con rong chơi bên ngoài, có khi gần nhà, có khi xa nhà. Con không biết đó là chiêm bao hay là xuất hồn nữa ? Nên con đánh bạo hỏi bác, xin bác cho lời khuyên.
    Kính cám ơn trước.
    Một câu nhịn, chín câu lành


    1000 T + 1 A = 0

  2. The Following 3 Users Say Thank You to Ngọc Tuấn For This Useful Post:

    cát bụi (06-28-2015),Ngọc Quế (06-26-2015),Tuấn Kiệt (07-06-2015)

  3. #62
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    Quote Nguyên văn bởi Ngọc Tuấn Xem bài viết
    Kính bác Ngọc Quế !
    Con cứ nghe nói "xuất hồn" con hơi thắc mắc "không biết xuất hồn là như thế nào ?"
    Có thể nào bác nói rõ hơn về hiện trạng xuất hồn, được hay không ? (1)
    Con không được dạy tu thiền, nhưng con cũng bắt chước "ngồi đại" (không hiểu tại sao tự nhiên con thấy thích)
    Rồi có vài lần khi con nằm xuống ngủ thì con thấy con rong chơi bên ngoài, có khi gần nhà, có khi xa nhà. Con không biết đó là chiêm bao hay là xuất hồn nữa ?(2) Nên con đánh bạo hỏi bác, xin bác cho lời khuyên.
    Kính cám ơn trước.
    Chào các bạn và Ngọc Tuấn !

    Chuyện xuất hồn là chuyện huyền bí trong cõi người, đa phần những người xuất hồn được đều có căn cơ Ngoại đạo thiền (N/q dùng từ "đa phần" vì còn có những người thuộc "Bất Định chủng tánh" nếu gặp tà sư thì cũng xuất hồn được, hai nữa gặp những bậc "suốt thông huyền pháp" cũng dễ xuất hồn). Bài này trả lời câu hỏi (1) trước :

    (1) Hiện trạng xuất hồn :

    Hành giả Nhập Thiền đều đặn từ 90 phút trở lên bổng nhiên thân thể khác lạ :

    a)._ Cảm thấy có một sức mạnh vô hình chạy theo đường trôn ốc từ phía dưới cơ thể lên đỉnh đầu.

    b)._ Người choáng váng như kẻ say rượu quá chén.

    c)._ Thình lình ngộp thở như kẻ rớt xuống nước (Cũng có thể không cảm thấy "ngộp" hay ít "ngộp" khi đã say thiền mới xuất).

    d)._ Bổng nhiên thấy mình đang ở một chỗ khác, lúc ấy tự biết mình đã thoát khỏi thân xác thường ngày, cách chỗ ngồi thiền chừng 200 mét trở lên.

    e)._ Cảnh vật quanh ta lúc đó không được sáng sủa lắm.

    f)._ Người mới xuất hồn thì không làm chủ được điểm đến.

    i)._ Dạo chơi một chút thì giật mình tỉnh hẵn cơn thiền, mà không hiểu mình đã nhập về thân xác tứ đại này bằng cách nào.

    g)._ Nếu không có gì trở ngại và ngồi thiền đều đặn thì kể từ đó mỗi buổi ngồi thiền đều có xuất hồn.

    h)._ Lần đầu đi gần, sau dần đi xa.

    k)._ Lần đầu đi thấp, sau dần đi cao.

    l)._ Về sau, khi đã thành thục thì chỉ cần nhập thiền 5 phút là xuất hồn ngay được.

    Nên nhớ tuy Xuất hồn được làm cho ta cảm nhận được cái sống huyền bí, gây thích thú khiến ta tinh tấn hơn lên, nhưng xuất hồn không phải là đích của người tu Phật.

    Nếu hành giả MÊ ĐẮM chuyện này, không XÃ TÂM cứ mãi luẫn quẫn với chuyện xuất hồn và các thần thông khác thì hành giả không phải là Phật tử nữa mà là MA TỬ.



    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

  4. The Following 3 Users Say Thank You to Ngọc Quế For This Useful Post:

    cát bụi (06-28-2015),Phúc Hạnh (06-24-2015),Tuấn Kiệt (07-06-2015)

  5. #63
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    Chào các bạn !

    (2)

    Có người vì công phu ngồi thiền quá ít (do kém sức khỏe hay do ngoại cảnh phá rối), vừa công phu mới tịnh đã chịu không nỗi nữa xã thiền, lại nằm xuống ngủ liền (không giải lao, thư giản 15'), trạng thái tịnh vẫn còn "dư hương" nên đã xuất hồn.

    (Trẻ em _ có tiền duyên _ dưới 12 tuổi cũng thường có thể vô tình xuất hồn khi ngủ _ nhưng không đi đâu xa _ sáng dậy quên hết, trường hợp này không tính).

    Còn hành giả có ngồi Thiền, đôi khi ta phân vân "Xuất hồn hay chiêm bao đây ?". Lần nhận xét rõ ràng và phân biệt như sau :

    _ Thấy chiêm bao thì lộn xộn, mù mờ.
    _ Xuất hồn thì rõ ràng, rành mạch. Lúc đó ta có thể suy nghĩ kiểm tra "Ta tên gì ? Gia cảnh ? Nhà cửa ra sao ? Ta đang đi trên con đường nào đây ? Cảnh vật có giống y như khi tỉnh ta đã thấy hay không ?" Đây là nhà ông A, đây là rạp hát, kia là Nhà Văn Hóa mà ta thường đến,.....v...v...

    Lại nữa hành giả cũng biết rõ là mình đang ngồi thiền hay "nằm thiền" ở trong buồng, lúc đó là mấy giờ, ta sẽ đến thăm nhà một người bạn ở ..... thử xem sao. Vừa nghĩ ta đã đến đó ngay, thấy bạn ta đang ngủ, vợ bạn đang pha cà phê, con bạn hãy còn thức học bài, .........Hôm sau ta đến nhà bạn khéo léo hỏi thăm để xác định lại xem điều ta đã thấy có đúng y như vậy hay không ! Nếu phù hợp với những điều ta đã thấy thì đúng là ta đã xuất hồn.

    Nhưng đó là người mới lần đầu xuất hồn, còn đối với bậc khá hơn _ thường xuất hồn _ thì thấy biết rõ ràng lắm. Đi được lên các tầng Trời, xuống các cõi Âm, tìm gặp bà con, khỏi còn nghi ngờ chi nữa.

    Cũng có trường hợp vừa nằm ngủ thì xuất hồn, một chập sau thì chiêm bao lộn xộn. Đó là do công phu còn kém, phải một thời gian sau mới không bị lộn xộn như vậy nữa.

    Nên nhớ là ngoại trừ Thầy mình ra, hành giả không được nói với ai, rằng "mình xuất hồn được", sau này nếu có được thêm gì (thần thông chẳng hạn) cũng không được nói ra là "tui làm được việc này, việc kia". Vì thứ nhất là tổn đức, sẽ có thể mất, thứ hai là sẽ có nhiều rắc rối phiền phức về sau.

    Hãy cứ âm thầm, thản nhiên với mọi hiện tượng, xem như những bông hoa đẹp phe phẩy khoe sắc bên vệ đường, chúng ta vẫn thản nhiên tiến bước.


    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

  6. The Following 4 Users Say Thank You to Ngọc Quế For This Useful Post:

    cát bụi (06-28-2015),hoatihon (06-21-2015),Phúc Hạnh (06-24-2015),Tuấn Kiệt (07-06-2015)

  7. #64
    CHỒI Avatar của phuctoan
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    55
    Thanks
    188
    Thanked 111 Times in 40 Posts
    Xin kính chào bác Ngọc Quế !
    Như vậy theo ngữ nghĩa Thiền còn gọi là Như Lai Thiền. Còn thiền là gì? một câu hỏi của ai đó đang đọc topic này với những dụng tâm khác nhau, mục đích khác nhau. Vậy cái gì gọi là Thiền? Thiết nghĩ, dùng văn tự mà nói những điều như là Niết Bàn, Thiền ĐỊnh (tam muội) mà ko phải là bậc cao nhân tu hành đã lâu, ắt sẽ chỉ là những từ ngữ cạn cợt. Phần này, mình nghĩ chỉ comment thế thôi. Rất mong bậc Thiện Hữu Tri thức và các Tôn Giả mở lòng từ bi, viết thêm cho mọi người cùng hiểu rõ.

  8. The Following User Says Thank You to phuctoan For This Useful Post:

    Tuấn Kiệt (07-06-2015)

  9. #65
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    Quote Nguyên văn bởi phuctoan Xem bài viết
    Xin kính chào bác Ngọc Quế !
    Như vậy theo ngữ nghĩa Thiền còn gọi là Như Lai Thiền. Còn thiền là gì? một câu hỏi của ai đó đang đọc topic này với những dụng tâm khác nhau, mục đích khác nhau. Vậy cái gì gọi là Thiền? Thiết nghĩ, dùng văn tự mà nói những điều như là Niết Bàn, Thiền ĐỊnh (tam muội) mà ko phải là bậc cao nhân tu hành đã lâu, ắt sẽ chỉ là những từ ngữ cạn cợt. Phần này, mình nghĩ chỉ comment thế thôi. Rất mong bậc Thiện Hữu Tri thức và các Tôn Giả mở lòng từ bi, viết thêm cho mọi người cùng hiểu rõ.
    Chào bạn phuctoan !

    Chắc có lẻ bạn đã đọc hết từ bà́i đầu đến bài này rồi, mà vẫn chưa nắm vấn đề. Đó là do lỗi của Ngọc Quế. Bây giờ Ngọc Quế xin trình bày trở lại rõ ràng hơn, nếu bạn vẫn không hiểu thì N/Q đành "cho qua", vì để hiểu một TỪ trong Phật pháp có khi cả đời mới hiểu được, chứ không phải chỉ "đọc sách rồi nói theo"

    (1)

    Như vậy theo ngữ nghĩa Thiền còn gọi là Như Lai Thiền.
    Câu này sai ! (Xin lỗi nhé !) Vì thiền rất đa dạng, không phải thiền gì cũng là Như Lai Thiền.

    THIỀN LÀ GÌ ?

    _ Là tập trung tư tưởng để khóa căn trần (lục căn lục trần _ nghĩa là luôn cả sự chuyền níu của dòng tư tưởng) cho cái sống tiềm ẫn (bên trong) hiễn lộ ra.

    Như thế này có phải là Thiền hay không ?













    Thưa không, không phải, tư thế ngồi thì có nhưng tâm ý lan man đủ thứ chuyện thì không phải là ngồi thiền.



    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

  10. The Following 4 Users Say Thank You to Ngọc Quế For This Useful Post:

    cát bụi (06-28-2015),Ngọc Tuấn (06-27-2015),Phúc Hạnh (06-24-2015),Tuấn Kiệt (07-06-2015)

  11. #66
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts


    Như thế này có phải là Thiền Phật Giáo hay không ?
















    Thưa, ngồi như vầy vẫn là thiền đó, nhưng chỉ đơn thuần là Ngoại Đạo Thiền mà thôi.
    Mỗi kiểu ngồi nhằm luyện một môn huyền bí, đây là tác ý muốn thành "siêu nhân" (superman). Tư tưởng này PHI PHẬT GIÁO, vĩnh viễn không thoát ly Sinh Tử Luân Hồi được.

    THIỀN PHẬT GIÁO THÌ SAO ?

    _ Căn bản Thiề̉n Phật Giáo là thoát Sinh Tử Luân Hồi.

    _ Phần nâng cao là đưa hành giả đến Toàn Giác.

    THẾ NÀO LÀ NHƯ LAI THIỀN ?

    _ Như Lai Thiền là môn Thiền Phật giáo mở rộng, dung chứa cả Phàm Phu Thiền và Ngoại Đạo Thiền (nếu hành giả thuộc loại căn cơ này), nhưng mục đích là giúp hành giả HOÀN TOÀN THÀNH ĐẠO.

    CHÍNH DANH NHƯ LAI THIỀN thì sao ?

    Là Như Lai Thiền thực sự được sự CHỨNG MINH & HỘ TRÌ bởi Bậc Đại Giác Ngộ và Chư Long Thần Hộ Pháp.


    Trên mạng Ngọc Quế thấy có ông Pháp Tạng, ông Di Như tự xưng dạy Như Lai Thiền nhưng thực chất 2 ông này chỉ là "kẻ trộm áo vua" (từ bây giờ gọi là "hàng nhái" "hàng giả" mọi người tin họ vì họ có thần thông).

    Cho nên chữ Như Lai Thiền "rất mắc", mà Chính Danh Như Lai Thiền còn "mắc" hơn, chứ không thể xô bồ xô bộn "cá mè một lứa" được.


    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

  12. The Following 4 Users Say Thank You to Ngọc Quế For This Useful Post:

    cát bụi (06-28-2015),Ngọc Tuấn (06-27-2015),Phúc Hạnh (06-24-2015),Tuấn Kiệt (07-06-2015)

  13. #67
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    Quote Nguyên văn bởi phuctoan Xem bài viết
    Xin kính chào bác Ngọc Quế !
    Như vậy theo ngữ nghĩa Thiền còn gọi là Như Lai Thiền. Còn thiền là gì? một câu hỏi của ai đó đang đọc topic này với những dụng tâm khác nhau, mục đích khác nhau. Vậy cái gì gọi là Thiền? Thiết nghĩ, dùng văn tự mà nói những điều như là Niết Bàn(2), Thiền ĐỊnh (tam muội) (3) mà ko phải là bậc cao nhân tu hành đã lâu, ắt sẽ chỉ là những từ ngữ cạn cợt. Phần này, mình nghĩ chỉ comment thế thôi. Rất mong bậc Thiện Hữu Tri thức và các Tôn Giả mở lòng từ bi, viết thêm cho mọi người cùng hiểu rõ.
    Chào các bạn !

    Hôm nay chúng ta tìm hiểu sơ qua về Niết Bàn nhé !

    (2)

    * ._ Niết Bàn là gì ?

    _ Là chỗ về (chỗ đến) của những vị A La Hán và bực Duyên Giác (Bích Chi Phật) _ chỉ những vị A La Hán và Duyên Giác thôi, ngoài ra không có ai khác nữa. Nhập Niết Bàn cũng gọi là thực chứng quả Vô Sanh.

    _ Khi hành giả đắc quả Vô Sanh, thì vẫn còn DƯ SINH _ cái sống phàm với cõi ô trược này _ Vào phút cuối, hành giả nhập Diệt Tận Định mới chính thức VÀO NIẾT BÀN.

    _ Nhập Niết Bàn nghĩa là hoàn toàn cắt đứt mọi quan hệ xưa nay với cõi nhiểu nhương này để sống cái sống THẬT (Tự do, tự tại, hạnh phúc tuyệt đối), không bao giờ tái sanh hay đầu thai lại vào lục đạo luân hồi nữa.




    _ Các bạn có thấy chăng, trong hình vẽ minh họa trên : Niết Bàn "tách" qua một bên _ không có đường lên - xuống nào nữa.

    * ._ Muốn biết Niết Bàn (NB) ra sao, chúng ta hỏi vị A La Hán chăng ?

    _ Thưa không, vì khi chưa nhập NB thì vị A La Hán cũng chưa biết rõ NB như thế nào, khi đã nhập NB thì Vị A La Hán đã không trở lại để nói với chúng ta "Niết Bàn ra sao ?"

    * ._ Vậy ta làm thế nào mà biết ?

    _ Căn cứ vào Giáo Lý Phật pháp (rất nhiều điều Phật đã nói mà ta không hiểu ra)

    * ._ Đức Phật có nhập Niết Bàn hay không ?

    _ Thưa không ! Phật không nhập Niết Bàn mà nhập Đại Niết Bàn.

    * ._ Đại Niết Bàn ra sao ?

    _ Nếu biết "Pháp thân Phật đấy là tam giới _ Báo thể người đây suốt vạn hòa" thì cũng phải biết rằng Đại Niết Bàn không lìa Chúng sinh giới. Bằng chứng là khi Phật Thích Ca chuẫn bị nói Kinh Diệu Pháp Liên Hoa thì Phật Đa Bảo (đã nhập Đại Niết Bàn) liền đến chứng minh. Phật KHÔNG NHẬP DIỆT hẵn như những vị A La Hán.

    Ngọc Quế mạn phép phân biệt Niết Bàn và Đại Niết Bàn để chúng ta đừng bao giờ phát ngôn "Phật Thích Ca cũng nhập Niết Bàn như những vị A La Hán !"


    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

  14. The Following 4 Users Say Thank You to Ngọc Quế For This Useful Post:

    cát bụi (06-28-2015),Ngọc Tuấn (06-27-2015),Phúc Hạnh (06-24-2015),Tuấn Kiệt (07-06-2015)

  15. #68
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    Quote Nguyên văn bởi Phúc Toàn
    Như vậy theo ngữ nghĩa Thiền còn gọi là Như Lai Thiền. Còn thiền là gì? một câu hỏi của ai đó đang đọc topic này với những dụng tâm khác nhau, mục đích khác nhau. Vậy cái gì gọi là Thiền? Thiết nghĩ, dùng văn tự mà nói những điều như là Niết Bàn, Thiền ĐỊnh (tam muội) (3)mà ko phải là bậc cao nhân tu hành đã lâu, ắt sẽ chỉ là những từ ngữ cạn cợt. Phần này, mình nghĩ chỉ comment thế thôi. Rất mong bậc Thiện Hữu Tri thức và các Tôn Giả mở lòng từ bi, viết thêm cho mọi người cùng hiểu rõ
    Chào các bạn ! hôm nay chúng ta lại lang thang ra ngoài chủ đề một lần nữa các bạn nhé !

    (3)

    "Thiền ĐỊnh (tam muội)"

    Bạn Phúc Toàn hiểu lầm rằng Thiền định cũng là Tam muội, cho nên bạn đã mở ngoặc đơn đưa thêm từ Tam muội vào sau chữ Thiền định. (Điều này có khi một vị Thượng Tọa cũng còn lầm).

    * _ Thiền định là gì ?


    _ Là ngồi thiền, nhiếp tâm, dứt tư tưởng, nhập định.
    Tất cả những bước này hãy còn là Tà Định.

    * _ Chánh Định _ hay Tam Muội _ là gì ?

    _ Là một trạng thái Tâm chứng đặc biệt, có thể nói lúc đó hành giả đã đặt một chân vào Phật Quốc, cũng được ví von gọi là "ăn cơm Hương Tích", hay "nếm hương vị đề hồ". Vì một chữ không thể diễn dịch trọn nghĩa nên chư Tổ xưa vẫn hay để nguyên Phạn văn là Tam Muội (Samadhi). Đó là một cái sống "trung chuỷên" giữa Vô minh và Đại Giác Ngộ.

    Thường thì những vị Giác Ngộ chỉ nhập Tam Muội một khoảng thời gian nhất định (rồi sau đó quay lại _ return _ cõi tạm, cõi mộng huỹên này).

    Những vị A La Hán nếu có chứng đắc Tam Muội, thì chỉ duy một môn THỰC TƯỚNG VÔ TƯỚNG TAM MUỘI mà thôi (chớ không có nhiều). Những vị Đại Bồ tát mới lần lượt chứng nhiều môn Tam Muội (vô lượng pháp môn Tam Muội).

    Đó là sự an ổn trong Chân Lý thường còn, là cảnh giới "bất nhị" (không có đối đải Thiện Ác, Phải trái, Động tịnh, Thanh trược, .....). Thấy rõ vạn pháp không có thật tướng, không sanh cũng không diệt, không thường cũng không đoạn, .....

    Kinh Duy Ma Cật nói "Trí Tuệ là Tịnh độ của Bồ tát, khi Bồ tát thành Phật, chúng sinh được Chánh định sinh sang nước đó".

    Chúng ta phải làm sao để được Chánh Định" ?

    Muốn Chánh Định hay nói khác đi là muốn thực chứng các pháp Tam Muội thì phải xả bỏ Thiền Định để hành Lục độ Ba La Mật, không nên tham đắm Thiền định, vì Thiền là còn tướng, làm ngăn chận bước tiến của hành giả trên đường về với Chân Lý Tuyệt Đối.

    Hành giả còn bị ràng buộc bởi Thiền Định thì không cách nào vượt thoát tu tiến lên Tuyệt đối được.

    "Nếu mình bị trói mà mở trói cho người khác thì không thể được, mình không bị trói thì mở trói cho người khác được _ Vì thế Bồ tát không nên khởi sự ràng buộc"
    "Sao gọi là ràng buộc, sao gọi là Giải Thoát ?
    _ Tham đắm nơi thiền vị là Bồ tát bị ràng buộc, dùng phương tiện thọ sanh là Bồ tát được Giải Thoát."
    _ Kinh Duy Ma Cật.

    Tóm lại Chánh định là KHÔNG THIỀN ĐỊNH, Thiền Định là KHÔNG CHÁNH ĐỊNH.

    Tam muội hãy còn nhiều môn khác nữa, nhưng căn bản để được các pháp môn Tam Muội là ĐI VÀO NHỮNG NẼO ĐƯỜNG PHÙ SA HÀNH LỤC ĐỘ BA LA MẬT (làm tất cả mà không vì ưa thích, không thấy có mình làm, đối tượng để làm) chớ không phải "ngồi một chỗ" (trú trong Thiền Định) mà được.

    Chỉ những vị Bồ tát từ bực Bất Thối (địa thứ 7) trở lên mới lần lượt chứng các pháp môn Tam Muội.

    (Tam muội không phải là điều mà một kẻ phàm phu sơ cơ có thể vọng tưởng đến được.)




    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

  16. The Following 5 Users Say Thank You to Ngọc Quế For This Useful Post:

    cát bụi (06-28-2015),gaiden (06-26-2015),Ngọc Tuấn (06-27-2015),socnho (06-26-2015),Tuấn Kiệt (07-06-2015)

  17. #69
    HOA Avatar của gaiden
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.095
    Thanks
    558
    Thanked 227 Times in 51 Posts
    Kính bác Ngọc Quế !
    Con thường không mở quạt khi ngồi thiền, nhưng sao thỉnh thoảng con nghe có luồng gió mát mát hai bên vai ?
    Con không biết chuyện gì, kính xin bác chỉ dạy.

  18. The Following 2 Users Say Thank You to gaiden For This Useful Post:

    Ngọc Quế (06-26-2015),nguoi ao lam (06-26-2015)

  19. #70
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts
    Kính bác Ngọc-Quế!
    Con thì không có mát ở trên vai như chị gaiden, nhưng mà con mát ở trên đỉnh đầu đó! mát dể chịu, chứ không phải mát lạnh. Còn trong miệng con tuôn ra nước miếng dịu ngọt, làm cho con ít khi khát nước lắm! Có khi từ sáng đến chiều tối con chỉ hớp có vài ngụm cà-phê thôi, mà cũng không khát nước. Kính xin bác dạy cho con.
    Kính !
    socnho

  20. The Following 3 Users Say Thank You to socnho For This Useful Post:

    Ngọc Quế (06-26-2015),nguoi ao lam (06-26-2015),Tuấn Kiệt (07-06-2015)

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •