DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 39/67 ĐầuĐầu ... 29373839404149 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 381 tới 390 của 663
  1. #381
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts
    Kinh Đại Bát Niết Bàn
    PHẨM QUANG MINH BIẾN CHIẾU CAO QUÝ ĐỨC VƯƠNG BỒ TÁT THỨ 22
    __________________________________________________ ______________________________________


    Nếu chúng sanh y theo đạo thế tục mà dứt phiền não, thời Niết Bàn đó có tám điều giải thoát chẳng chơn thật, vì là vô thường. Vì vô thường nên là không thật, vì không thật thời không chơn. Dầu dứt phiền não nhưng rồi sẽ khổ trở lại, do đây nên không có thường, lạc, ngã, tịnh, đây gọi là Niết Bàn có tám điều giải thoát không thật.

    Thanh Văn Duyên Giác vì dứt phiền não nên gọi là giải thoát nhưng chưa được Vô thượng Bồ Đề, đây gọi là chẳng thật vì chẳng thật nên chẳng chơn. Đời vị lai sẽ được Vô thượng Bồ Đề nên là vô thường. Vì được tám Thánh đạo vô lậu nên gọi là thanh tịnh an lạc, đây gọi là Niết Bàn có sáu tướng.

    Nầy Thiện nam tử ! Nếu biết như vậy đó là biết Niết Bàn, chẳng gọi là biết Phật tánh, Như Lai, Pháp, Tăng, thật tướng, hư không.

    Phật tánh có sáu điều : Một là thường, hai là tịnh, ba là thật, bốn là thiện, năm là sẽ thấy, sáu là chơn. Phật tánh lại có bảy điều : Sáu điều như trên, bảy là có thể chứng, đây gọi là Bồ Tát biết Phật tánh.

    Như Lai chính là tướng giác ngộ, tướng lành, là thường, lạc, ngã, tịnh, là giải thoát chơn thật, dạy đạo có thể thấy được, đây gọi là Bồ Tát biết tướng Như Lai.

    Pháp là hoặc lành chẳng lành, hoặc thường chẳng thường, hoặc lạc chẳng lạc, hoặc ngã chẳng ngã, hoặc tịnh chẳng tịnh, hoặc tri chẳng tri, hoặc giải chẳng giải, hoặc chơn chẳng chơn, hoặc tu chẳng tu, hoặc sư chẳng phải sư, hoặc thật chẳng thật, đây gọi là Bồ Tát biết pháp tướng.

    Thế nào là Bồ Tát biết Tăng tướng ?

    Tăng là thường, lạc, ngã, tịnh, là tướng đệ tử, tướng có thể thấy, là thiện , là chơn, chẳng thật, vì tất cả Thanh Văn sẽ được thành Phật, vì tỏ ngộ chơn tánh nên gọi là chơn. Đây gọi là Bồ Tát biết tướng của Tăng.

    Thiệt tướng là : Hoặc thường, vô thường, hoặc lạc, vô lạc, hoặc ngã, vô ngã, hoặc tịnh, vô tịnh, hoặc thiện, bất thiện, hoặc có, hoặc không, hoặc Niết Bàn, hoặc chẳng phải Niết Bàn, hoặc giải thoát, hoặc chẳng phải giải thoát, hoặc tri, hoặc bất tri, hoặc đoạn, hoặc bất đoạn, hoặc chứng, hoặc chẳng chứng, hoặc tu, hoặc chẳng tu, hoặc thấy, hoặc chẳng thấy, đây gọi là thiệt tướng, chẳng phải là Niết Bàn Phật tánh, Như Lai, Pháp, Tăng, hư không.

    Đây gọi là Bồ Tát nhơn tu kinh Đại Niết Bàn nầy biết tướng sai khác của Niết Bàn, Phật tánh, Như Lai, Pháp, Tăng, thiệt tướng, hư không.


    Lấy buông xả làm đạo hạnh

  2. #382
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts
    Kinh Đại Bát Niết Bàn
    PHẨM QUANG MINH BIẾN CHIẾU CAO QUÝ ĐỨC VƯƠNG BỒ TÁT THỨ 22
    __________________________________________________ ______________________________________


    Nầy Thiện nam tử ! Đại Bồ Tát tu kinh Đại Niết Bàn chẳng thấy hư không, vì Phật và Bồ Tát dầu có ngũ nhãn nhưng chẳng thấy, chỉ có huệ nhãn mới thấy được. Chỗ thấy của huệ nhãn là không có pháp thấy được nên gọi là thấy. Nếu là không có vật gọi là hư không, thời hư không ấy gọi là thật, do vì thật thời gọi là thường không, vì thường không nên không có lạc, ngã và tịnh.

    Nầy Thiện nam tử ! Trống không gọi là không có pháp, không có pháp gọi là trống không. Như trong đời chỗ không có vật gọi là trống không, tánh hư không cũng như vậy, vì không chỗ có nên gọi là hư không.

    Nầy Thiện nam tử ! Tánh chúng sanh cùng tánh hư không đều không có thiệt tánh. Như có người nói rằng :Trừ dứt những vật có rồi sau mới là không. Nhưng hư không nầy thiệt chẳng thể làm ra, vì là không chỗ có, đã không chỗ có nên biết là không có hư không. Tánh hư không nầy nếu có thể làm ra thời gọi là vô thường, nếu là vô thường thời chẳng gọi là hư không.

    Nầy Thiện nam tử ! Như người đời nói rằng hư không là không sắc chất, không cách ngại, là thường chẳng biến đổi, do đây nên trong đời gọi tánh hư không là đại chủng thứ năm. Nhưng hư không nầy thiệt ra không có tánh, do ánh sáng nên gọi là hư không, thật ra không có hư không. Như thế đế thiệt ra không có tánh vì thuận theo chúng sanh mà nói là có thế đế.

    Nầy Thiện nam tử ! Thể Niết Bàn cũng không có chỗ trụ, chính nơi chư Phật dứt sạch phiền não mà gọi là Niết Bàn. Niết Bàn chính là thường, lạc, ngã, tịnh. Niết Bàn dầu là lạc, nhưng chẳng phải là thọ lạc, bèn là sự vui tịch diệt vi diệu vô thượng. Chư Phật có hai thứ vui : Một là tịch diệt lạc, hai là giác tri lạc. Thể thiệt tướng có ba thứ vui : Một là thọ lạc, hai là tịnh diệt lạc, ba là giác tri lạc. Phật tánh có một thứ vui, vì sẽ được thấy, lúc chứng vô thượng Bồ Đề thời gọi là Bồ Đề lạc.


    Cao Quý Đức Vương Bồ Tát bạch Phật : “Bạch Thế Tôn ! Nếu chỗ phiền não dứt là Niết Bàn thời không phải. Vì xưa kia lúc Đức Như Lai mới thành Phật, đi đến bờ sông Ni Liên Thiền, Ma Vương cùng quyến thuộc đến chỗ Phật thưa rằng : Thời kỳ Niết Bàn đã đến sao Thế Tôn chẳng nhập ?” Phật bảo Ma Vương : Nay ta chưa có hàng đa văn đệ tử giới hạnh tinh nghiêm, Trí huệ thông minh, có thể giáo hoá chúng sanh, nên ta chẳng nhập Niết Bàn.

    Lấy buông xả làm đạo hạnh

  3. #383
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts
    Kinh Đại Bát Niết Bàn
    PHẨM QUANG MINH BIẾN CHIẾU CAO QUÝ ĐỨC VƯƠNG BỒ TÁT THỨ 22
    __________________________________________________ ______________________________________


    Nếu nói rằng chỗ phiền não dứt là Niết bàn, Bồ Tát từ vô lượng kiếp đã dứt phiền não, cớ sao chẳng đặng gọi là Niết Bàn ? Đều đồng dứt, cớ sao gọi riêng chư Phật có Niết Bàn, còn Bồ Tát thời không ? Nếu dứt phiền não chẳng phải là Niết Bàn cớ sao ngày trước đức Như Lai bảo ông Sanh Danh : Chính thân của ta đây là Niết Bàn. ?

    Lúc Như Lai ở nước Tỳ Xá Ly, Ma Vương lại đến thưa : Thế Tôn ngày trước nói rằng vì chưa có hàng đệ tử đa văn trì giới thông minh trí huệ có thể giáo hóa chúng sanh, nên Thế Tôn chẳng nhập Niết bàn. Nay đã đầy đủ cớ sao Thế Tôn chẳng nhập ? Như Lai bảo Ma Vương : Sau đây ba tháng ta sẽ nhập Niết Bàn.

    Bạch Thế Tôn ! Giả sử diệt độ chẳng phải nhập Niết bàn, tại sao đức Như Lai lại hẹn ba tháng sẽ nhập Niết Bàn ?

    Bạch Thế Tôn ! Nếu dứt phiền não là Niết Bàn, ngày trước lúc đức Như Lai ngồi nơi đạo tràng Bồ Đề dứt hết phiền não bèn là Niết Bàn, sao lại nói với Ma Vương sau ba tháng sẽ nhập Niết Bàn ?

    Bạch Thế Tôn ! Nếu lúùc đó là Niết Bàn, tại sao lại tuyên bố đến cuối đêm sẽ nhập Niết Bàn ?

    Đức Như Lai là đấng thành thiệt, cớ sao lại nói những lời hư vọng như vậy ?


    Phật bảo Cao Quý Đức Vương Bồ Tát : “Nầy Thiện nam tử ! Như Lai đã đặng tướng lưỡi rộng dài, phải biết rằng Như Lai từ vô lượng kiếp đã lìa vọng ngữ. Tất cả chư Phật và Bồ Tát phàm có nói ra đều là lời thành thật chắc chắn không hư dối.

    Nầy Thiện nam tử ! Ngày trước Ma Ba Tuần thỉnh Phật nhập Niết Bàn, mà Ma Vương chẳng biết tướng Niết Bàn. Ý Ma Vương cho rằng chẳng giáo hoá chúng sanh yên lặng bất động đó là Niết Bàn. Ví như người đời thấy có ai chẳng nói chẳng làm, bèn cho rằng người nầy như chết. Ý Ma Vương cũng như vậy.

    Nầy Thiện nam tử ! Như Lai chẳng nói Phật Pháp và chúng Tăng không có tướng sai khác. Chỉ nói thường trụ và thanh tịnh hai pháp nầy không sai khác. Phật cũng chẳng nói Phật cùng Phật tánh và Niết Bàn không có tướng sai khác, chỉ nói thường hằng bất biến là không sai khác, Phật cũng chẳng nói Niết Bàn và thiệt tướng không có tướng sai khác, chỉ nói thường trụ và thật chẳng biến đổi không có sai khác.


    Lấy buông xả làm đạo hạnh

  4. #384
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts
    Kinh Đại Bát Niết Bàn
    PHẨM QUANG MINH BIẾN CHIẾU CAO QUÝ ĐỨC VƯƠNG BỒ TÁT THỨ 22
    __________________________________________________ ______________________________________


    Nầy Thiện nam tử ! Có lúc hàng Thanh Văn đệ tử của ta sanh sự tránh tụng, như các Tỳ Kheo ở nước Câu Diêm Vi trái lời dạy của Phật phạm nhiều cấm giới, chẳng kính trọng Phật, Pháp, Tăng, giới luật hòa thượng. Những Tỳ Kheo ác nầy chẳng tin lời dạy của Phật. Vì những người nầy mà ta bảo Ma Ba Tuần ông chớ lo rằng chậm. Sau ba tháng ta sẽ nhập Niết Bàn.

    Nầy Thiện nam tử ! Nhơn vì các Tỳ Kheo ác nầy, khiến hàng Thanh Văn chẳng thấy thân của ta, chẳng nghe ta thuyết pháp, bèn cho rằng Như Lai nhập Niết Bàn. Chỉ hàng Bồ Tát thấy được thân ta, thường nghe ta thuyết pháp, nên chẳng cho rằng Phật nhập Niết Bàn.

    Dầu hàng Thanh Văn nói rằng Như Lai nhập Niết Bàn, nhưng thật ra ta chẳng nhập Niết Bàn.

    Nếu Thanh Văn đệ tử của ta nói rằng Như Lai nhập Niết Bàn, phải biết người nầy chẳng phải đệ tử của Phật, là bè đảng của ma, là người tà kiến chẳng phải chánh kiến. Nếu nói Như Lai chẳng nhập Niết bàn, phải biết người nầy thiệt là đệ tử Phật, là người chánh kiến chẳng phải bè đảng của ma.

    Nầy Thiện nam tử ! Ta chẳng thấy trong hàng đệ tử có người nào cho rằng Như Lai chẳng giáo hóa chúng sanh yên lặng bất động gọi là Niết bàn.

    Ví như trưởng giả có đông con cái, đi đến xứ khác chưa trở về. Những người con đều cho rằng cha mình đã chết. Như trưởng giả nầy thiệt chẳng chết, mà những người con điên đảo tưởng rằng chết. Cũng vậy, hàng Thanh Văn đệ tử vì chẳng thấy Phật, bèn cho rằng Như Lai đã nhập Niết Bàn trong rừng Ta La nơi thành Câu Thi Na, nhưng thật ra ta chẳng nhập Niết Bàn, mà hàng Thanh Văn tưởng là nhập Niết Bàn.

    Ví như ngọn đèn sáng, có người che kín đó, những kẻ không biết cho rằng đèn đã tắt, nhưng đèn sáng nầy thiệt chẳng tắt, vì không biết nên cho là tắt. Cũng vậy, hàng Thanh Văn đệ tử dầu có huệ nhãn nhưng bị phiền não che đậy làm cho tâm điên đảo chẳng thấy được thân chơn thật của Phật, bèn tưởng là Phật diệt độ, nhưng thiệt ra ta chẳng diệt độ.

    Như người sanh manh chẳng thấy mặt trời mặt trăng, chẳng biết ngày đêm sáng tối, vì chẳng biết bèn nói rằng không có mặt trời mặt trăng thiệt, do vì không thấy nên sanh tưởng điên đảo. Cũng vậy, hàng Thanh Văn đệ tử, vì chẳng thấy Như Lai bèn cho rằng Phật nhập Niết Bàn. Nhưng thật ra Như Lai chẳng nhập Niết Bàn.


    Lấy buông xả làm đạo hạnh

  5. #385
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts
    Kinh Đại Bát Niết Bàn
    PHẨM QUANG MINH BIẾN CHIẾU CAO QUÝ ĐỨC VƯƠNG BỒ TÁT THỨ 22
    __________________________________________________ ______________________________________


    Ví như mây mù che khuất mặt trời mặt trăng, kẻ ngu si cho rằng không có mặt trời mặt trăng. Cũng vậy, Vì các phiền não che đôi mắt trí huệ nên hàng Thanh Văn chẳng thấy Như Lai bèn cho rằng Như Lai nhập Niết Bàn.

    Nầy Thiện nam tử ! Đây là đức Như Lai thị hiện Anh Nhi Hạnh chớ chẳng phải diệt độ.

    Nầy Thiện nam tử ! Như lúc mặt trời lặn, vì Hắc Sơn che khuất mặt trời, nên chúng sanh Diêm Phù Đề chẳng thấy, nhưng thật ra mặt trời không có lặn, vì không thấy nên chúng sanh tưởng là lặn. Cũng vậy, hàng Thanh Văn đệ tử bị phiền não che ngăn chẳng thấy thân Phật, vì chẳng thấy nên cho rằng Như Lai nhập Niết Bàn, nhưng thiệt ra Phật chẳng nhập Niết Bàn.

    Do đây nên Phật ở nước Tỳ Da Ly bảo Ma Ba Tuần : Sau ba tháng ta sẽ nhập Niết Bàn.

    Nầy Thiện nam tử ! Như Lai thấy trước rằng Ca Diếp Bồ Tát sau ba tháng căn lành sẽ thành thục, cũng thấy núi Hương Sơn ông Tu Bạt Đà La an cư xong sẽ đến chỗ ta, nên ta bảo Ma Ba Tuần sau ba tháng sẽ nhập Niết Bàn.

    Nầy Thiện nam tử ! Có năm trăm lực sĩ mãn ba tháng cũng sẽ phát tâm vô thượng Bồ Đề, vì họ nên ta bảo ma Ba Tuần sau ba tháng Phật sẽ nhập Niết Bàn.

    Nầy Thiện nam tử ! Bọn ông Thuần Đà năm trăm Lê Xa tử, và Am La nữ, sau ba tháng thời đạo tâm vô thượng sẽ thành thục, vì những người nầy nên ta bảo ma Ba Tuần sau ba tháng Như Lai sẽ nhập Niết Bàn.

    Nầy Thiện nam tử ! Ông Tu Na Sát Đa theo hàng ngoại đạo Ni Kiền Tử, ta vì ông thuyết pháp trọn mười hai năm, ông chẳng tin chẳng thọ, chẳng bỏ tà kiến, ta biết ác tâm tà kiến của ông sau ba tháng quyết định có thể dứt trừ, nên ta bảo ma Ba Tuần sau ba tháng Phật sẽ nhập Niết Bàn.


    Lấy buông xả làm đạo hạnh

  6. #386
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts
    Kinh Đại Bát Niết Bàn
    PHẨM QUANG MINH BIẾN CHIẾU CAO QUÝ ĐỨC VƯƠNG BỒ TÁT THỨ 22
    __________________________________________________ ______________________________________


    Nầy Thiện nam tử ! Do nhơn duyên gì mà ngày trước ở bên sông Ni Liên, ta bảo ma Ba Tuần vì chưa có hàng đệ tử đa văn trí huệ nên Phật chẳng nhập Niết Bàn ?

    Lúc đó ta muốn chuyển pháp luân độ các ông Kiều Trần Như v.v…, cũng muốn độ các ông Da Xá, muốn độ bọn ông Úc Dà trưởng giả, muốn độ vua Tần Bà Ta La nước Ma Dà Đà cùng vô lượng nhơn thiên, muốn độ thầy trò Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp, Na Đề Ca Diếp, Dà Da Ca Diếp, cũng muốn độ các ông Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên v.v… Vì thế nên ta bảo ma Ba Tuần : Như Lai chẳng nhập Niết Bàn.

    Nầy Thiện nam tử ! Có Niết Bàn chẳng phải là Đại Niết Bàn. Chẳng thấy Phật tánh mà dứt phiền não thời gọi là Niết Bàn chẳng phải Đại Niết Bàn. Bởi chẳng thấy Phật tánh nên không có thường, ngã, chỉ có lạc và tịnh, do đây nên dầu dứt phiền não mà chẳng được gọi là Đại Niết Bàn. Nếu thấy Phật tánh dứt phiền não thời gọi là Đại Niết Bàn, vì thấy Phật tánh nên được gọi là thường, lạc, ngã, tịnh.

    Nầy Thiện nam tử ! “ Niết” nghĩa là chẳng, “ Bàn” nghĩa là dệt, nghĩa chẳng dệt gọi là Niết Bàn. “Bàn” lại có nghĩa là che, chẳng bị che bèn gọi là Niết Bàn. Bàn lại có nghĩa là đi đến, chẳng đi chẳng đến gọi là Niết Bàn. “ Bàn” lại có nghĩa là bất định, không bất định gọi là Niết Bàn. “Bàn” lại có nghĩa là mới cũ, không mới cũ gọi là Niết Bàn. “Bàn” lại có nghĩa là chướng ngại, không chướng ngại gọi là Niêt Bàn.

    Nầy Thiện nam tử ! Có hàng đệ tử của phái Ưu Lâu Khư, phái Ca Tỳ La nói “Bàn:” là danh tướng, không danh tướng gọi là Niết Bàn. “Bàn” lại có nghĩa là có; không có thời gọi là Niết Bàn. “Bàn” lại có nghĩa là hòa hiệp; không hòa hiệp gọi là Niết Bàn. “Bàn” lại có nghĩa là khổ ; không khổ gọi là Niết Bàn.

    Nầy Thiện nam tử ! Người dứt phiền não chẳng gọi là tu Niết Bàn, chẳng sanh phiền não thời gọi là Niết Bàn. Chư Phật Như Lai vĩnh viễn chẳng khởi phiền não nên gọi là Niết Bàn. Có trí huệ ở nơi tất cả pháp không có chướng ngại thời gọi là Như Lai. Như Lai chẳng phải phàm phu, Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát. Đây gọi là Phật tánh.

    Thân tâm trí huệ của Như Lai khắp đầy vô lượng vô biên, vô số cõi, không bị chướng ngại, đây gọi là hư không.

    Như Lai thường trụ không có biến đổi, đây gọi là thật tướng.

    Do nghĩa nầy nên Như Lai thiệt chẳng rốt ráo nhập Niết Bàn.

    Đây gọi là Bồ Tát tu hành Kinh Đại Niết Bàn thành tựu đầy đủ phần công đức thứ bảy.

    Thế nào là Đại Bồ Tát tu hành Kinh Đại Niết Bàn thành tựu đầy đủ phần công đức thứ tám ?


    Lấy buông xả làm đạo hạnh

  7. #387
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts
    Kinh Đại Bát Niết Bàn
    PHẨM QUANG MINH BIẾN CHIẾU CAO QUÝ ĐỨC VƯƠNG BỒ TÁT THỨ 22
    __________________________________________________ ______________________________________


    Nầy Thiện nam tử ! Đại Bồ Tát tu hành kinh Đại Niết Bàn : Trừ dứt năm việc, xa lìa năm việc, thành tựu sáu việc, tu tập năm việc, giữ gìn một việc, gần gũi bốn việc, tin thuận nhứt thật, tâm thiện giải thoát, huệ thiện giải thoát.

    Trừ dứt năm việc, chính là trừ năm ấm : Sắc, thọ, tưởng, hành, thức : Năm thứ nầy hay làm chúng sanh sống chết nối mãi, chẳng rời gánh nặng chia lìa tụ họp, buộc ràng trong ba đời, không thể cầu tìm cho ra nghĩa lý ; do những lẽ nầy nên gọi là “ẤM”.

    Đại Bồ Tát dầu thấy sắc ấm, nhưng chẳng thấy tướng của nó, vì trong mười món sắc suy tìm tánh của nó trọn không thể được, vì thuận theo thế tục mà gọi là “ẤM”.

    Có một trăm lẻ tám thứ thọ, Bồ Tát dầu thấy thọ ấm, nhưng vẫn không thấy tướng của thọ. Vì thọ dầu có một trăm lẻ tám, nhưng tất cả không có nghĩa lý quyết định thật.

    Như sắc và thọ, tưởng, hành và thức cũng như vậy.

    Vì thấy rõ năm ấm là cội gốc sanh ra phiền não, nên Đại Bồ Tát dùng phương tiện làm cho dứt.

    Đại Bồ Tát xa lìa năm việc, chính là xa lìa năm kiến chấp : Thân kiến, biên kiến, tà kiến, kiến thủ, giới thủ. Do năm kiến chấp nầy sanh ra sáu mươi hai thứ kiến chấp. Vì những thứ kiến chấp nầy mà sanh tử nối mãi chẳng dứt, nên Bồ Tát ngăn ngừa không gần gũi.

    Đại Bồ Tát thành tựu sáu việc, chính là thành tựu sáu chánh niệm : Niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niện Thiên, niệm Thí, niệm Giới.

    Đại Bồ Tát tu tập năm việc, chính là tu tập năm định : Tri định, tịch định, thân tâm thọ khóai lạc định, vô lạc định, Thủ Lăng Nghiêm định. Tu tập năm thứ định tâm nầy thời gần với Đại Niết Bàn, vì thế nên Đại Bồ Tát chuyên cần tu tập.


    Lấy buông xả làm đạo hạnh

  8. #388
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts
    Kinh Đại Bát Niết Bàn
    PHẨM QUANG MINH BIẾN CHIẾU CAO QUÝ ĐỨC VƯƠNG BỒ TÁT THỨ 22
    __________________________________________________ ______________________________________


    Bồ Tát giữ gìn một việc, chính là giữ gìn tâm Bồ Đề. Đại Bồ Tát luôn siêng năng gìn giữ tâm Bồ Đề, như người đời săn sóc đứa con một, như người chột mắt giữ gìn một mắt còn lại, như đi giữa rừng hoang vắng giữ gìn người dẫn đường. Do gìn giữ tâm Bồ Đề mà được vô thượng Bồ Đề, do được vô thượng Bồ Đề nên có đủ thường, lạc, ngã và tịnh, chính là Đại Niết Bàn do đây nên Bồ Tát gìn giữ một tâm Bồ Đề nầy.

    Bồ Tát gần gũi bốn việc, chính là gần bốn tâm vô lượng : Đại Từ, đại Bi, đại Hỉ, đại Xả : Do bốn tâm nầy có thể làm cho vô lượng chúng sanh phát tâm Bồ Đề, nên Bồ Tát luôn gần gũi.

    Bồ Tát tin thuận nhứt thật, chính là rõ biết tất cả chúng sanh đều về nơi đạo duy nhứt, đạo duy nhứt nầy là Đại Thừa : Nơi Đại Thừa nầy, chư Phật và Bồ Tát chia ra làm ba Thừa để dụ dẫn chúng sanh.

    Bồ Tát tâm thiện giải thoát chính là đã dứt hẳn tham, sân, si.

    Bồ Tát huệ thiện giải thoát, chính là Đại Bồ Tát rõ biết tất cả pháp không chướng ngại. Do huệ giải thoát nên những pháp từ xưa chưa nghe mà nay được nghe, từ xưa chưa thấy mà nay được thấy, từ xưa chưa đến mà nay được đến.


    Cao Quý Đức Vương Bồ Tát bạch Phật : “Thế Tôn ! Như lời Phật nói : “ Tâm giải thoát”, xét ra không đúng nghĩa. Vì tâm vốn không hệ phược. Bổn tánh của tâm không bị tham, sân, si, hệ phược. Đã là vốn không hệ phược, sao lại nói là giải thoát ?

    Thế Tôn ! Nếu bổn tánh của tâm chẳng bị tham kiết hệ phược, do nhơn duyên gì mà có thể hệ phược được tâm ? Ví như vắt sừng, vì vốn không sữa nên dầu tốn nhiều công lực vẫn không do đâu có sữa chảy ra. Nếu vắt vú bò, tốn công ít mà được nhiều sữa. Cũng vậy, tâm vốn không tham, sao nay lại có. Nếu trước vốn không mà sau mới có, thời chư Phật và Bồ Tát vốn không tham, nay đáng lẽ đều có.


    Lần sửa cuối bởi socnho; 06-29-2017 lúc 09:03 AM
    Lấy buông xả làm đạo hạnh

  9. #389
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts
    Kinh Đại Bát Niết Bàn
    PHẨM QUANG MINH BIẾN CHIẾU CAO QUÝ ĐỨC VƯƠNG BỒ TÁT THỨ 22
    __________________________________________________ ______________________________________


    Thế Tôn ! Như thạch nữ vốn không con, dầu tốn nhiều công lực, nhiều nhơn duyên vẫn không thể có con. Cũng vậy, tâm vốn không tham, dầu gây tạo nhiều duyên, cũng không do đâu sanh được tham.

    Thế Tôn ! Như dùi cây ướt không thể được lửa. Cũng vậy, dầu dùi tìm nơi tâm vẫn không thể có tham. Tại sao tham kiết hệ phược được tâm .

    Thế Tôn ! Ví như ép cát không thể có dầu. Cũng vậy, dầu ép nơi tâm vẫn không có tham. Phải biết rằng tham cùng tâm, lý nghĩa của hai thứ riêng khác nhau. Thiết sử có tham, đâu nhiễm ô được tâm.

    Thế Tôn ! Ví như đem nọc cắm giữa hư không trọn không thể đứng cứng được. Cũng vậy, đem tham cắm vào tâm, trọn không thể hệ phược được tâm, dầu dùng nhiều nhơn duyên.

    Thế Tôn ! Nếu tâm vốn không tham mà lại gọi là giải thoát, thời chư Phật và Bồ Tát sao chẳng nhổ gai trong hư không ?

    Thế Tôn ! Tâm quá khứ không gọi là giải thoát. Tâm vị lai cũng không giải thoát ; tâm hiện tại chẳng cùng chung với đạo ; thế thời tâm nào gọi là được giải thoát ?

    Thế Tôn ! Như ngọn đèn quá khứ không thể diệt tối ; ngọn đèn vị lai cũng không thể diệt tối ; ngọn đèn hiện tại lại không thể diệt tối ; vì sáng cùng tối, hai thứ ấy không đồng thời có. Tâm cũng như vậy, sao lại nói rằng tâm được giải thoát ?

    Thế Tôn ! Tham cũng là có. Nếu tham là không, thời lúc thấy người nữ lẽ ra chẳng sanh tham. Nếu do người nữ mà sanh tham, thời tham là có thật. Vì có tham nên đọa ba đường ác.

    Thế Tôn ! Như có kẻ thấy tượng vẽ người nữ cũng sanh tham, vì sanh tham nên thành có nhiều tội lỗi. Nếu vốn không tham, tại sao thấy tướng vẽ lại sanh tham ? Nếu tâm không tham, tại sao Như Lai nói Bồ Tát tâm được giải thoát ? Nếu tâm có tham, sao lại phải chờ thấy người nữ rồi sau mới sanh. Người không thấy thời không sanh ? Hiện tại tôi thấy có quả báo ác do tham gây ra, nên biết tham là có sân và si cũng như vậy.

    Thế Tôn ! Như chúng sanh có thân không ngã, mà phàm phu chấp có ngã ; dầu chấp có ngã nhưng không vì thế mà đọa ba ác đạo. Tại sao người tham đối với không tướng nữ sanh tưởng là nữ mà phải đọa ba ác đạo ?

    Thế Tôn ! Ví như dùi cây sanh lửa, nhưng tánh lửa nầy trong các duyên đều không có, cớ gì mà được sanh ra lửa ?


    Lấy buông xả làm đạo hạnh

  10. #390
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts
    Kinh Đại Bát Niết Bàn
    PHẨM QUANG MINH BIẾN CHIẾU CAO QUÝ ĐỨC VƯƠNG BỒ TÁT THỨ 22
    __________________________________________________ ______________________________________


    Thế Tôn ! Cũng vậy , trong sắc không có tham, trong thinh, hương, vị, xúc, pháp cũng đều không có tham, tại sao nơi sắc v.v… lại sanh ra tham ? Nếu trong các duyên đều không có tham, tại sao riêng chúng sanh có tham, mà chư Phật và Bồ Tát không sanh tham ?

    Thế Tôn ! Tâm cũng là bất định. Nếu tâm là nhứt định thời không có tham sân si. Nếu tâm đã là bất định, sao lại nói rằng tâm được giải thoát ? Tham cũng là bất định, nếu đã là bất định, tại sao lại nhơn nơi tham mà sanh ra ba ác đạo ? Kẻ tham cùng cảnh giới, cả hai đều bất định. Vì đồng chung duyên một cảnh sắc, hoặc sanh tham, hoặc sanh sân, hoặc sanh si. Nếu cả hai đều bất định, tại sao đức Như Lai nói rằng Bồ Tát tu Đại Niết Bàn thời tâm được giải thoát ?


    Phật bảo Cao Quý Đức Vương Bồ Tát : Lành thay ! Lành thay ! Nầy Thiện nam tử ! Tâm cũng chẳng bị tham kiết hệ phược, cũng chẳng phải chẳng bị hệ phược ; chẳng phải giải thoát, cũng chẳng phải chẳng giải thoát ; chẳng phải có ; chẳng phải không ; chẳng phải hiện tại, chẳng phải quá khứ chẳng phải vị lai.

    Vì tất cả pháp đều không tự tánh.

    Nầy Thiện nam tử ! Có các nhà ngoại đạo cho rằng : Nhơn duyên hòa hiệp thời có quả sanh ra.

    Nếu trong các duyên vốn không tánh sanh mà có thể sanh ra, thời hư không vốn chẳng sanh lẽ ra cũng sanh được quả. Nhưng hư không vẫn chẳng sanh vì chẳng phải là nhơn.

    Do vì trong các duyên vốn cá tánh của quả, nên hòa hiệp thời sanh được quả.

    Như người đời khi muốn xây vách thời dùng bùn đất khô dùng cọ màu, lúc muốn vẽ vời thời dùng cọ màu mà chẳng dùng cỏ cây, may áo thời dùng kim chỉ mà chẳng dùng cây bùn, cất nhà thời dùng bùn cây mà chẳng dùng kim chỉ. Người dùng đến vật đó là vì nó có thể sanh ra quả, vì sanh được quả nên biết trong các nhơn tất đã có tánh. Nếu là không tánh, thời trong một vật lẽ ra phải xuất sanh tất cả vật.

    Nếu là đáng lấy, đáng làm, đáng đem ra, nên biết rằng trong đó tất cả trước có tánh của quả. Nếu là không có tánh của quả thời người chẳng lấy, chẳng làm, chẳng đem ra. Chỉ có hư không là chẳng lấy, chẳng làm nên có thể xuất sanh tất cả muôn vật, do vì có nhơn.

    Như hột Ni câu đà mọc lên cây Ni câu đà ; trong sữa có tánh chất đề hồ ; trong sợi chỉ có tánh của vải ; trong đất sét có tánh của cái bình.


    Lấy buông xả làm đạo hạnh

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Chủ đề tương tự

  1. Kinh Diệu Pháp Liên Hoa
    Gửi bởi Mây trắng trong mục Kinh
    Trả lời: 219
    Bài cuối: 04-06-2017, 08:30 AM

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •