DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Hiện kết quả từ 1 tới 10 của 663
  1. #1
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts
    Kinh Đại Bát Niết Bàn
    PHẨM QUANG MINH BIẾN CHIẾU CAO QUÝ ĐỨC VƯƠNG BỒ TÁT THỨ 22
    __________________________________________________ ______________________________________


    Đại Bồ Tát tự biết đây là bố thí, đây là Đàn Ba La Mật nhẫn đến đây là Bát Nhã, đây là Bát Nhã Ba La Mật, đây là Niết Bàn, đây là Đại Niết Bàn.

    Nầy Thiện nam tử ! Thế nào là bố thí mà chẳng phải Ba La mật ? Thấy có người xin rồi sau mới cho, đây là bố thí chẳng phải Ba La Mật. Nếu không người xin tâm tự thí xả, thời gọi là Đàn Ba La Mật. Nếu bố thí có thời gian thời gọi là bố thí chẳng phải Ba La Mật. Nếu thường thật hành bố thí thời gọi là Đàn Ba La Mật, nếu bố thí rồi trở lại sanh lòng hối hận đây gọi là bố thí chẳng phải Ba La Mật. Thí rồi chẳng ăn năn thời gọi là Đàn Ba La Mật.

    Đại Bồ Tát đối với của cải có bốn quan niệm lo sợ : Một là vua quan tịch thâu, hai là trộm cướp, ba là nước lụt, bốn là lửa cháy, do đó nên vui vẻ đem bố thí, đây gọi là Đàn Ba La Mật nếu mong được báo đền mà bố thí thời chẳng phải Ba La Mật. Bố thí chẳng mong báo đền thời gọi là Đàn Ba La Mật.

    Nếu vì kinh sợ, vì tiếng tăm lợi lộc, vì gia pháp tương truyền, vì cầu vui cõi trời, vì kiêu mạn, vì hơn người, vì quen thân, vì cầu báo đền thời như là buôn bán đổi chác. Như người trồng cây để được bóng mát, được bông trái, hoặc để được cây gỗ. Nếu người tu hành mà bố thí như vậy thời gọi là bố thí chẳng phải Ba La Mật.

    Đại Bồ Tát tu hành Phương Đẳng Đại Niết Bàn, chẳng thấy người bố thí cũng như chẳng thấy kẻ lãnh thọ và của cải, chẳng thấy thời tiết, chẳng thấy phước điền hay chẳng phải phước điền, chẳng thấy nhơn duyên, quả báo, chẳng thấy người làm kẻ thọ, chẳng thấy nhiều hay ít, tịnh hay bất tịnh, chẳng khinh người lãnh thọ cũng như chẳng khinh thân mình hay của cải, chẳng để ý người ngó thấy hay không ngó thấy, chẳng chấp mình cùng người chỉ vì pháp thường trụ Phương Đẳng Đại Niết Bàn mà thật hành bố thí chỉ vì lợi ích tất cả chúng sanh mà thật hành bố thí, vì dứt tất cả phiền não cho chúng sanh mà thật hành bố thí, chỉ vì chúng sanh nên chẳng thấy người thí kẻ thọ cùng của cải, mà thật hành bố thí.

    Ví như người té xuống biển lớn, ôm lấy tử thi mà được thoát nạn., Đại Bồ Tát tu Đại Niết Bàn lúc thật hành bố thí cũng như ôm lấy tử thi để được vào bờ.

    Ví như có người bị nhốt trong ngục kín, cửa nẻo đều đóng chặt, chỉ có lỗ cầu xí, bèn do nơi đó chui ra mà được thong thả, Đại Bồ Tát tu hành Đại Niết Bàn lúc thật hành bố thí cũng như vậy.

    Ví như người sanh qúy phải nạn gấp kinh sợ không có chỗ dựa nương, bèn nương nhờ chiên đà la. Đại Bồ Tát tu Đại Niết Bàn thật hành bố thí cũng như vậy

    Lấy buông xả làm đạo hạnh

  2. #2
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts
    Kinh Đại Bát Niết Bàn
    PHẨM QUANG MINH BIẾN CHIẾU CAO QUÝ ĐỨC VƯƠNG BỒ TÁT THỨ 22
    __________________________________________________ ______________________________________


    Ví như người bịnh nặng, vì muốn được lành mạnh nên uống chất thuốc dơ. Đại Bồ Tát tu Đại Niết Bàn thật hành bố thí cũng như vậy.

    Như Bà La Môn gặp lúc mất mùa đói khát vì mạng sống nên ăn thịt chó, Đại Bồ Tát tu Đại Niết Bàn thật hành bố thí cũng như vậy.

    Nầy Thiện nam tử ! Trong Đại Niết Bàn những việc như vậy, từ vô lượng kiếp đến nay chẳng nghe mà được nghe giới luật cùng Thi La Ba La Mật nhẫn đến Bát Nhã cùng Bát Nhã Ba La Mật, như trong kinh Tạp Hoa đức Phật đã giảng rộng.

    Nầy Thiện nam tử ! Thế nào là Bồ Tát tu Đại Niết Bàn chẳng nghe mà được nghe ? Mười hai bộ kinh nghĩa lý thâm thúy từ trước chẳng nghe, nay nhơn kinh nầy mà được nghe đầy đủ. Trước dầu được nghe nhưng chỉ nghe danh tự, nay ở Kinh nầy mới đặng nghe nghĩa lý. Thanh Văn Duyên Giác chỉ nghe danh tự của mười hai bộ kinh mà chẳng nghe nghĩa lý, nay ở kinh nầy được nghe đầy đủ. Đây gọi là chẳng nghe mà được nghe.

    Trong tất cả kinh của Thanh Văn Duyên Giác chẳng nghe đức Phật có thường, lạc, ngã, tịnh, chẳng rốt ráo nhập diệt, Tam Bảo và Phật tánh không có tướng sai khác, người phạm bốn trọng tội, hủy báng kinh điển Đại Thừa, tạo tội ngũ ngịch và nhứt xiển đề, tất cả đều có Phật tánh. Nay ở Kinh nầy mà đặng nghe đó. Đây gọi là chẳng nghe mà được nghe.


    Cao Quý Đức Vương Bồ Tát bạch Phật : “Thế Tôn ! Nếu nhứt xiển đề v.v… mà có Phật tánh, tại sao bọn họ lại đọa địa ngục ?

    Bạch Thế Tôn ! Giả sử bọn họ có Phật tánh, sao lại nói là không có thường, lạc, ngã, tịnh ?

    Nếu dứt căn lành gọi là nhứt xiển đề, lúc dứt căn lành tại sao Phật tánh lại chẳng dứt ? Phật tánh nếu dứt sao lại nói rằng thường, lạc, ngã, tịnh ? Như Phật tánh chẳng dứt sao lại gọi là nhứt xiển đế ?

    Bạch Thế Tôn ! Phạm bốn tội nặng gọi là bất định, hủy báng kinh Đại Thừa, tạo tội ngũ nghịch cùng nhứt xiển đề đều gọi là bất định. Những hạng nầy nếu quyết định làm sao đặng thành Vô Thượng Bồ Đề, Tu Đà Hoàn nhẫn đến Bích Chi Phật cũng gọi là bất định, vì nếu quyết định lẽ ra Tu Đà Hoàn nhẫn đến Bích Chi Phật đều chẳng được thành Vô Thượng Bồ Đề.

    Bạch Thế Tôn ! Nếu phạm bốn tội nặng là chẳng quyết định, thời Tu Đà Hoàn nhẫn đến Bích Chi Phật cũng là chẳng quyết địnyh, chư Phật Như Lai cũng lại chẳng quyết định như thế thể tánh Niết Bàn cũng lại chẳng quyết định, tất cả pháp cũng chẳng quyết định. Tại sao chẳng quyết định gọi là nhứt xiển đề. Trừ nhứt xiển đề thời thành Phật đạo. Chư Phật Như Lai lẽ ra cũng như vậy, nhập Niết Bàn rồi đáng lẽ cũng lại trở ra chẳng nhập Niết Bàn. Nếu như vầy thời tánh Niết Bàn cũng là chẳng nhứt định. Vì chẳng nhứt định nên biết chẳng có thường, lạc, ngã, tịnh. Sao lại nói rằng : Nhứt xiển đề v.v… sẽ đặng Niết Bàn ?”


    Lấy buông xả làm đạo hạnh

  3. #3
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts
    Kinh Đại Bát Niết Bàn
    PHẨM QUANG MINH BIẾN CHIẾU CAO QUÝ ĐỨC VƯƠNG BỒ TÁT THỨ 22
    __________________________________________________ ______________________________________


    Đức Phật nói : “Lành thay ! Lành thay ! Ông vì muốn lợi ích an lạc chúng sanh, vì lòng từ bi xót thương thế gian, vì muốn sách tấn các Bồ Tát phát Bồ Đề tâm, nên hỏi Phật những điều như vậy

    Ông đã gần gũi vô lượng chư Phật quá khứ trồng những căn lành, từ lâu đã thành tựu công đức Bồ Đề hàng phục các loài ma, đã giáo hóa vô lượng vô biên chúng sanh đưa họ đến vô thượng chánh giác, từ lâu đã thông đạt tạng thâm mật của Như Lai, đã từng đem những nghĩa thâm mật như trên thưa hỏi hằng hà sa chư Phật thuở quá khứ. Tất cả thế gian hoặc người hoặc trời hoặc Sa Môn hoặc Bà La Môn hoặc Ma Vương, Phạm Vương, ta đều không thấy ai có thể hỏi được như vậy. Ông nên thành tâm lóng nghe.

    Nầy Thiện nam tử ! Nhứt xiển đề cũng chẳng nhứt định. Vì nếu nhứt định thời nhứt xiển đề trọn không thể đặng thành vô thượng chánh giác. Vì chẳng nhứt định nên có thể đặng thành.

    Như ông hỏi : Phật tánh chẳng dứt, sao nhứt xiển đề lại dứt căn lành ?

    Nầy Thiện nam tử ! Căn lành có hai thứ : Trong và ngoài. Phật tánh chẳng phải trong chẳng phải ngoài, nên chẳng dứt.

    Căn lành lại có hai thứ : Hữu lậu và vô lậu. Phật tánh chẳng phải hữu lậu vô lậu nên chẳng dứt.

    Lại có hai thứ căn lành : Thường và vô thường. Phật tánh chẳng phải thường , chẳng phải vô thường nên chẳng dứt.

    Nếu là những thứ bị dứt, thời trở lại đặng. Nếu chẳng trở lại đặng thời gọi là chẳng dứt. Nếu dứt rồi trở lại đặng thời gọi là nhứt xiển đề. Phạm bốn tội nặng, hủy báng đại thừa, tạo tội ngũ nghịch cũng chẳng nhứt định như vậy. Vì nếu nhứt định thời những hạng nầy trọn chẳng thể đặng vô thượng Bồ Đề.

    Sắc cùng tướng của sắc, hương, vị, xúc, sanh đến vô minh, ấm, nhập , giới, hai mươi lăm cõi, bốn loài sanh, tất cả pháp cũng đều không có tướng nhứt định.

    Ví như nhà ảo thuật ở trong đại chúng biến hóa làm quân lính, chuỗi ngọc đồ trang sức, xóm làng, thành ấp, rừng cây, suối, ao, sông, giếng. Trong đại chúng có bọn trẻ thơ vì không đủ trí, nên lúc xem coi cho đó là thiệt. Người trí biết đó là hư dối , do sức ảo thuật làm lầm mắt người.


    Lấy buông xả làm đạo hạnh

  4. #4
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts
    Kinh Đại Bát Niết Bàn
    PHẨM QUANG MINH BIẾN CHIẾU CAO QUÝ ĐỨC VƯƠNG BỒ TÁT THỨ 22
    __________________________________________________ ______________________________________


    Tất cả phàm phu nhẫn đến Thanh Văn Bích Chi Phật, đối với tất cả pháp thấy có tướng nhứt định. Chư Phật Bồ Tát đối với tất cả pháp chẳng thấy tướng nhứt định.

    Ví như mùa hạ thấy ánh sáng dợn, trẻ thơ cho là nước. Người trí trọn chẳng nhận là nước thiệt, chỉ là ánh nắng gợn làm lầm mắt người.

    Tất cả phàm phu Thanh Văn Duyên Giác thấy tất cả pháp đều cho là thật. Chư Phật Bồ Tát chẳng thấy có tướng nhứt định.

    Ví như khe núi, do tiếng mà có vang. Trẻ thơ cho là thiệt tiếng. Người trí hiểu là không thật, chỉ có tướng tiếng phỉnh dối nơi nhĩ thức.

    Tất cả phàm phu Thanh Văn Duyên Giác đối với tất cả pháp thấy có tướng nhứt định. Chư Phật Bồ Tát hiểu rõ đều không tướng nhứt định, thấy là tướng vô thường, tướng không tịch, tướng không sanh diệt. Do nghĩa nầy, Đại Bồ Tát thấy tất cả pháp là tướng vô thường.

    Nầy Thiện nam tử ! Cũng có định tướng, chính là thường, lạc, ngã, tịnh nơi quả Đại Niết Bàn.

    Nầy Thiện nam tử ! Quả Tu Đà Hoàn cũng chẳng quyết định, vì chẳng quyết định nên trãi qua tám muôn kiếp đặng vô thượng chánh giác. Quả Tu Đà Hàm cũng chẳng quyết định, vì trải qua sáu muôn kiếp đặng vô thượng chánh giác Quả A Na Hàm cũng chẳng quyết định, vì trải qua bốn muôn kiếp đặng vô thượng chánh giác. Quả A La Hán cũng chẳng quyết định, vì trải qua hai muôn kiếp đặng vô thượng chánh giác.

    Bích Chi Phật cũng chẳng quyết định, vì trải qua mười ngàn kiếp đặng vô thượng chánh đẳng chánh giác.

    Nầy Thiện nam tử ! Hôm nay Như lai ở trong rừng Ta La Song Thọ nơi thành Câu Thi Na, thị hiện nằm dựa trên giường sư tử sắp nhập Niết Bàn, làm cho chúng đệ tử chưa chứng quả A La Hán cùng các lực sĩ rất lo rầu, cũng làm cho trời, người, A Tu la, Càn Thát Bà, Ca Lâu La, Khẩn Na La, Ma Hầu La Già v.v… trần thiết đồ cúng dường. Muốn khiến mọi người dùng ngàn bức vải lông vấn thân Như Lai, bảy báu làm quan tài, đựng đầy dầu thơm, chất những gỗ thơm để thiêu đó. Chỉ trừ hai thứ chẳng thể cháy được : Một là y lót mình, hai là lớp vải vấn phía ngoài hết. Vì chúng sanh nên phân chia xá lợi làm tám phần.


    Lấy buông xả làm đạo hạnh

  5. #5
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts
    Kinh Đại Bát Niết Bàn
    PHẨM QUANG MINH BIẾN CHIẾU CAO QUÝ ĐỨC VƯƠNG BỒ TÁT THỨ 22
    __________________________________________________ ______________________________________


    Tất cả hàng Thanh Văn đệ tử đều cho rằng Đức Như Lai nhập Niết Bàn. Phải biết Đức Như Lai cũng chẳng quyết định rốt ráo nhập Niết Bàn, vì đức Như Lai thường trụ chẳng biến đổi. Do nghĩa nầy nên Đức Như Lai nhập Niết Bàn cũng chẳng nhứt định.

    Nầy Thiện nam tử ! Nên biết Như Lai cũng chẳng quyết định. Như Lai chẳng phải Thiên. Có bốn hạng thiên : Một là thế gian thiên, hai là sanh thiên, ba là tịnh thiên, bốn là nghĩa thiên.

    Thế gian thiên, lệ như các vị Quốc vương. Từ Tứ Thiên Vương nhẫn đến trời Phi Tưởng Phi Phi Tưởng gọi là Sanh Thiên. Từ Tu Đà Hoàn đến Bích Chi Phật gọi là Tịnh Thiên. Thập trụ Bồ Tát v.v… gọi là Nghĩa Thiên, vì có thể hiểu rõ nghĩa của các pháp, chính là thấy nghĩa không của tất cả pháp.

    Nầy Thiện nam tử ! Như Lai chẳng phải Quốc Vương, chẳng phải Tứ Thiên Vương, nhẫn đến trời Phi Phi Tưởng, cũng chẳng phải Tu Đà Hoàn, Bích Chi Phật, Thập Trụ Bồ Tát. Do đây nên Như Lai chẳng phải Thiên. Mặc dù như vậy, nhưng chúng sanh cũng gọi Phật là Thiên Trung Thiên. Vì thế nên Như Lai chẳng phải là Thiên cũng chẳng phải là chẳng phải Thiên, chẳng phải là người cũng chẳng phải là chẳng phải người, chẳng phải là quỷ, cũng chẳng phải là chẳng phải quỷ, chẳng phải là địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ, chẳng phải là chúng sanh cũng chẳng phải là chẳng phải chúng sanh, chẳng phải là pháp cũng chẳng phải là chẳng phải pháp, chẳng phải là sắc cũng chẳng phải là chẳng phải sắc, chẳng phải là dài, vắn cũng chẳng phải là chẳng phải dài, vắn. Chẳng phải là tướng cũng chẳng phải là chẳng phải tướng, chẳng phải là tâm cũng chẳng phải là chẳng phải tâm, chẳng phải là hữu lậu, chẳng phải là vô lậu, chẳng phải là hữu vi, chẳng phải là vô vi, chẳng phải là thường, chẳng phải là vô thường, chẳng phải là huyễn hóa cũng chẳng phải là chẳng phải huyễn hóa, chẳng phải là danh cũng chẳng phải là chẳng phải danh, chẳng phải là định cũng chẳng phải là chẳng phải định, chẳng phải có không cũng chẳng phải là chẳng phải có không, chẳng phải ngôn thuyết cũng chẳng phải là chẳng phải ngôn thuyết, chẳng phải Như Lai cũng chẳng phải là chẳng phải Như Lai. Do nghĩa nầy nên Như Lai chẳng quyết định.

    Nầy Thiện nam tử ! Cớ sao Như Lai chẳng gọi là thế gian Thiên ? Thế gian Thiên chính là của vị Quốc Vương. Đức Như Lai từ vô lượng kiếp đã bỏ ngôi Quốc Vương, cho nên Như Lai chẳng phải là Quốc Vương. Như Lai giáng sanh nơi nhà vua Tịnh Phạn tại thành Ca Tỳ La Vệ, nên Như Lai chẳng phải là chẳng phải Quốc Vương.

    Như Lai từ lâu đã lìa khỏi các cõi, nên chẳng phải là sanh thiên. Như Lai lên trời Đâu Suất xuống Diêm Phù Đề, nên chẳng phải là chẳng phải sanh Thiên.

    Như Lai chẳng phải Tu Đà Hoàn nhẫn đến Bích Chi Phật, nên Như Lai chẳng phải là Tịnh Thiên.


    Lấy buông xả làm đạo hạnh

  6. #6
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts
    Kinh Đại Bát Niết Bàn
    PHẨM QUANG MINH BIẾN CHIẾU CAO QUÝ ĐỨC VƯƠNG BỒ TÁT THỨ 22
    __________________________________________________ ______________________________________


    Tám pháp trong đời chẳng ô nhiễm được, dường như Liên Hoa chẳng dính bụi, nước, nên Như Lai chẳng phải là chẳng phải Tịnh Thiên.

    Như Lai chẳng phải là Thập Trụ Bồ Tát, nên Như Lai chẳng phải là Nghĩa Thiên. Như Lai thường tu mười tám nghĩa không, nên Như Lai chẳng phải là chẳng phải Nghĩa Thiên.

    Như Lai chẳng phải là người vì Như Lai từ vô lượng kiếp đã lìa quả báo người. Như Lai giáng sinh thành Ca Tỳ La nên chẳng phải là chẳng phải người.

    Như Lai chẳng phải là quỷ vì chẳng hại tất cả chúng sanh. Như Lai cũng dùng thân quỷ để hóa độ chúng sanh nên chẳng phải là chẳng phải quỷ.

    Như Lai chẳng phải là địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ vì từ lâu đã lìa ác nghiệp, cũng hiện thọ thân trong ác đạo để giáo hóa chúng sanh, nên Như Lai cũng chẳng phải là chẳng phải địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ,

    Như Lai chẳng phải là chúng sanh vì từ lâu đã lìa tánh chúng sanh.

    Có lúc Như Lai diễn thuyết chúng sanh, nên cũng chẳng phải là chẳng phải chúng sanh.

    Các pháp mỗi mỗi đều có tướng sai khác. Như Lai chỉ có một tướng, nên chẳng phải là pháp. Như Lai là pháp giới nên cũng chẳng phải là chẳng phải pháp.

    Như Lai chẳng nhiếp trong mười sắc pháp, nên chẳng phải là sắc.

    Thân Như Lai có ba mươi hai tướng tốt tám mươi vẻ đẹp, nên chẳng phải là chẳng phải sắc.

    Vì dứt tất cả sắc nên Như Lai chẳng phải là cao. Tất cả thế gian không ai thấy được đỉnh đầu của Như Lai, nên chẳng phải là chẳng phải cao.

    Từ lâu, đã xa lìa kiêu mạn, nên Như Lai chẳng phải là thấp. Vì độ Trưởng Giả, Cù Sư La, Như Lai hiện thân ba thước, nên chẳng phải là chẳng phải thấp.

    Từ lâu đã xa lìa các hình tướng, nên Như Lai chẳng phải là tướng. Như Lai biết rành tất cả tướng, nên chẳng phải là chẳng phải tướng.

    Như Lai rỗng rang như hư không, nên chẳng phải là tâm. Vì Như Lai có mười tâm trí lực, cũng có thể rõ biết tâm của chúng sanh, nên cũng chẳng phải là chẳng phải tâm.

    Vì Như Lai là thường, lạc, ngã , tịnh, nên chẳng phải là hữu vi. Như Lai thị hiện có đến, đi, ngồi, nằm cùng thị hiện Niết Bàn nên chẳng phải là vô vi.


    Lấy buông xả làm đạo hạnh

  7. #7
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts
    Kinh Đại Bát Niết Bàn
    PHẨM QUANG MINH BIẾN CHIẾU CAO QUÝ ĐỨC VƯƠNG BỒ TÁT THỨ 22
    __________________________________________________ ______________________________________


    Vì có thân phần đoạn nên Như Lai chẳng phải là thường. Lại vì có biết, vì có nói năng, vì có họ tên, vì có cha mẹ, vì có bốn oai nghi, vì có nơi chỗ, do đây nên Như Lai chẳng phải là thường. Phàm pháp có sanh gọi là vô thường. Như Lai là vô sanh nên chẳng phải là chẳng phải thường. Phàm pháp thường trụ thời khắp tất cả chỗ như hư không, không chỗ nào không có, Như Lai khắp tất cả chỗ cũng như vậy nên là thường. Những pháp vô thường thời chỗ nầy có, chỗ kia không, Như Lai chẳng như vậy nên là thường. Pháp vô thường thời có lúc có lúc không, Như Lai chẳng như vậy nên là thường. Pháp thường trụ không danh, sắc, không nhơn, không quả, Như Lai cũng như vậy nên là thường. Pháp thường trụ chẳng nhiếp trong thời gian ba đời, Như Lai cũng như vậy nên là thường.

    Vì dứt tất cả tâm luống dối, nên Như Lai chẳng phải là huyễn hóa. Như Lai có lúc chia một thân làm vô lượng thân, vô lượng thân hiệp làm một thân, đi thẳng qua núi qua vách không bị chướng ngại, đi trên nước như đất, vào trong đất như nước, đi trên hư không như đất bằng, thân tuôn ra khói lửa, hực hở như đống lửa, hiện tiếng mây sấm chấn động, hoặc hiện làm thành ấp xóm làng nhà cửa núi sông cây cối, hoặc hiện thân to lớn, hoặc thân nhỏ, thân nam, thân nữ, thân đồng nam, thân đồng nữ, vì thế nên Như Lai cũng chẳng phải là chẳng phải huyễn hóa.

    Trong rừng Ta La nơi thành Câu Thi Na, Như Lai thị hiện nhập Niết Bàn vì thế nên Như Lai chẳng phải quyết định. Do vì thường, lạc, ngã tịnh nên Như Lai cũng chẳng phải là chẳng quyết định.

    Vì đã dứt ba thứ lậu : Một là dục lậu tức là tất cả phiền não ở dục giới trừ vô minh ; hai là hữu lậu tức là tất cả phiền não sắc giới và vô sắc giới trừ vô minh ; ba là vô minh lậu tức là vô minh trong tam giới.

    Vì thế nên Như Lai chẳng phải hữu lậu.

    Tất cả phàm phu đối với đời vị lai đều có tâm nghi : Trong đời vị lai sẽ có thân hay chẳng có thân ? Trong đời qua khứ thân vốn có hay là vốn không ? Trong đời hiện tại thân nầy có hay thân nầy không ? Nếu có ngã, thời ngã ấy là sắc hay là chẳng phải sắc ? Là tưởng hay chẳng phải tưởng ? Thân nầy thuộc về cái khác hay chẳng thuộc ? Là có mạng có thân hay có thân không mạng ? Thân cùng mạng là thường hay vô thường ? Thân cùng mạng do Tự Tại Thiên tạo ư ? Thời tiết tạo ư ? Vô nhơn tạo ư ? Thế tánh tạo ư ? Vi trần tạo ư ? Pháp cùng phi pháp tạo ư ? Sĩ phu tạo ư ? Phiền não tạo ư ? Cha mẹ tạo ư ? Ngã ở nơi tâm hay ở nơi nhãn ? Ngã thắp đầy trong thân ư ? Ngã từ đâu đến, đi đến chỗ nào ? Ai sanh ai chết ? Ngã thuở quá khứ là chủng tánh nào ? Đời vị lai sẽ thuộc chủng tánh nào ? Thuở quá khứ, thân nầy của ta là nam hay nữ ? Nếu ta sát sanh sẽ phải tội hay không tội ? Nhẫn đến uống rượu sẽ có tội hay không tội ? Ta tự gây tạo hay vì người mà gây tạo ? Ngã thọ báo hay thân thọ báo ?


    Lấy buông xả làm đạo hạnh

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 3 người đọc bài này. (0 thành viên và 3 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •