DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 32/67 ĐầuĐầu ... 22303132333442 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 311 tới 320 của 663
  1. #311
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts
    Kinh Đại Bát Niết Bàn
    PHẨM PHẠM HẠNH THỨ 20
    __________________________________________________ ______________________________________


    Hôm nay chỗ tôi cúng dường, Đức Phật pháp và chúng Tăng. Nguyện đem những công đức nầy, Tam Bảo thường ở thế gian. Ngày nay chỗ tôi sẽ đặng, Tất cả vô lượng công đức, Nguyện dùng đây đễ phá hoại, Bốn thứ ma của chúng sanh. Ngày trước tôi gặp bạn ác, Gây tạo tội nghiệp ba đời, Nay đối trước Phật sám hối, Nguyện sau nầy chẳng lại phạm. Cầu cho tất cả chúng sanh, Đều phát tâm đại Bồ Đề, Chuyên tâm thường siêng nghĩ nhớ, Tất cả chư Phật mười phương. Lại nguyện tất cả chúng sanh. Phá hẳn những giặc phiền não, Được thấy Phật tánh rõ ràng. Như Ngài Văn Thù Bồ Tát.

    Đức Thế Tôn khen vua A Xà Thế : “Lành thay ! Lành thay ! Nếu có người phát được tâm vô thượng Bồ Đề, phải biết người nầy trang nghiêm chư Phật cùng đại chúng.

    Nầy Đại Vương ! Thuở xưa nhà vua ở trước Đức Phật Tỳ Bà Thi đã phát tâm vô thượng Bồ Đề, từ đó đến ngày nay chưa từng bị đọa địa ngục, nên biết tâm Bồ Đề có vô lượng quả báo lành như thế.

    Nầy Đại Vương ! Từ nay về sau nhà vua phải thường siêng tu tâm Bồ Đề. Vì tu tâm Bồ Đề sẽ tiêu diệt được vô lượng tội ác.”

    Vua A Xà Thế cùng nhân dân nước Ma Dà Đà đi nhiễu Phật ba vòng, lễ từ trở về cung.

    Phẩm Thiên Hạnh như trong kinh Tạp Hoa đã nói.


    HẾT PHẨM PHẠM HẠNH THỨ HAI MƯƠI

    Lấy buông xả làm đạo hạnh

  2. #312
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts
    Kinh Đại Bát Niết Bàn
    PHẨM ANH NHI HẠNH THỨ 21
    __________________________________________________ ______________________________________


    21. PHẨM ANH NHI HẠNH THỨ HAI MƯƠI MỐT

    (Hán bộ phần sau quyển thứ mười tám)


    Phật bảo Ca Diếp Bồ Tát : “Thế nào gọi là Anh Nhi Hạnh ?

    Nầy Thiện nam tử ! Chẳng có thể đứng dậy, đi tới, đi lui, nói chuyện, đây gọi là Anh Nhi. Cũng vậy đức Như Lai chẳng thể khởi dậy, vì Như Lai trọn chẳng khởi các pháp tướng. Cũng chẳng thể đứng dừng, vì Như Lai chẳng chấp trước tất cả pháp. Chẳng thể đến vì thân hình của Như Lai không có lay động. Cũng chẳng thể đi vì Như Lai đã đến Đại Niết Bàn. Chẳng thể nói, vì Như Lai dầu nói pháp cho tất cả chúng sanh nhưng thật ra không chỗ nói. Bởi có chỗ nói thời gọi là pháp hữu vi, do đây nên không chỗ nói. Lại không ngôn ngữ, như Anh Nhi ngôn ngữ chưa rõ, dầu có ngôn ngữ thật ra không ngôn ngữ. Cũng vậy, ngôn ngữ chưa rõ chính là lời bí mật của chư Phật, dầu có nói, chúng sanh cũng chẳng hiểu nên gọi là không ngôn ngữ. Lại như Anh Nhi gọi tên những đồ vật chẳng duy nhất, vì chưa biết rõ tên chánh, dầu gọi tên đồ vật chẳng duy nhất rõ tên chánh chưa biết nhưng chẳng phải chẳng nhân nơi đây mà đặng biết đồ vật. Cũng vậy, tất cả chúng sanh, giống loại, nơi chỗ, ngôn ngữ chẳng đồng. Như Lai phương tiện thuận theo tiếng của họ mà nói, cũng làm cho tất cả loài, nhân nơi đó đặng hiểu biết.

    Lại Anh Nhi có thể nói được chữ cái.Cũng vậy, đức Như Lai nói chữ cái, như nói “Bà” “Hòa”. “Hòa” là hữu vi, “Bà” là vô vi, đây gọi là Anh Nhi. “Hòa” là vô thường, “Bà’ là thường. Như Lai nói thường, chúng sanh nghe rồi vì cầu pháp thường mà dứt vô thường, đây gọi là Anh Nhi Hạnh. Lại Anh Nhi chẳng biết khổ, vui, ngày, đêm, cha mẹ. Cũng vậy, Đại Bồ Tát vì chúng sanh nên chẳng biết khổ vui, không tướng ngày đêm, tâm bình đẳng đối với chúng sanh nên không có cha mẹ thân sơ sai khác.

    Lại Anh Nhi chẳng thể tạo tác những việc lớn việc nhỏ. Cũng vậy, Bồ Tát chẳng tạo nghiệp sanh tử, đây gọi là chẳng làm việc lớn, việc lớn tức là tội ngũ nghịch. Việc nhỏ tức là tâm Thanh Văn Duyên Giác. Bồ Tát trọn chẳng thối tâm Bồ Đề mà tu hạnh Thanh Văn, Bích Chi Phật.

    Lại như Anh Nhi lúc kêu khóc, cha mẹ liền lấy lá dương vàng mà bảo rằng : Nín đi đừng khóc ! Vàng đây ta cho con. Anh Nhi thấy lá dương vàng tưởng là vàng thật bèn thôi không khóc nữa. Nhưng đây là lá dương chẳng phải là vàng thật. Trâu gỗ, ngựa gỗ, người gỗ, Anh Nhi cũng tưởng là trâu, ngựa, người thật, liền chẳng khóc nữa. Do vì chẳng phải thật trâu, ngựa v.v… mà tưởng là thật trâu, ngựa v.v… nên gọi là Anh Nhi.


    Lấy buông xả làm đạo hạnh

  3. #313
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts
    Kinh Đại Bát Niết Bàn
    PHẨM ANH NHI HẠNH THỨ 21
    __________________________________________________ ______________________________________


    Đức Như Lai cũng như vậy. Nếu có chúng sanh muốn tạo tội ác đức Như Lai vì họ mà nói trời Đao Lợi Thiên là cõi tốt đẹp an vui tự tại. Chúng sanh nghe cõi vui đẹp như vậy, sanh lòng ưa thích bèn thôi chẳng tạo tội ác, mà siêng thật hành những nghiệp lành. Nhưng thật ra cõi trời Đao Lợi là sanh tử chẳng phải thật là an vui tự tại.

    Lại như có chúng sanh nhàm khổ sanh tử, đức Như Lai vì họ nói hạnh quả Nhị thừa, nhưng thật ra quả Nhị thừa chẳng phải rốt ráo chân thật, vì hàng Nhị thừa biết lỗi sanh tử, thấy vui Niết Bàn bèn có thể tự biết có dứt cùng chẳng dứt, có chân thật cùng chẳng chân thật, có tu cùng chẳng tu, có chứng đặng cùng chẳng chứng đặng. Như Anh Nhi kia đối với vật chẳng phải vàng mà tưởng là vàng thật.

    Đức Như Lai ở trong chỗ bất tịnh mà nói là tịnh, vì đã chứng được Đệ Nhất Nghĩa Đế nên Như lai không có hư vọng.

    Như Anh Nhi kia đối với những vật không phải trâu ngựa mà tưởng là trâu ngựa thật. Nếu có chúng sanh ở nơi phi đạo mà tưởng là chân đạo, Như Lai cũng nói phi đạo là đạo, nơi phi đạo thật không có đạo, vì có thể làm chút ít nhân duyên sanh ra đạo nên nói phi đạo là đạo.

    Như Anh Nhi kia đối với người gỗ mà tưởng là người thật. Cũng vậy, Như Lai biết chẳng phải chúng sanh mà nói tướng chúng sanh, nhưng thật ra không có tướng chúng sanh. Nếu Như Lai nói không chúng sanh thời tất cả chúng sanh sẽ đọa tà kiến. Do đây nên Như Lai nói có chúng sanh, những người đối với chúng sanh mà tưởng là chúng sanh, thời không thể phá tướng chúng sanh. Nếu ở nơi chúng sanh phá được tướng chúng sanh, người nầy có thể đặng Đại Niết bàn. Do đặng Đại Niết Bàn như vậy nên chẳng còn kêu khóc nữa. Đây gọi là Anh Nhi Hạnh.

    Nầy Thiện nam tử ! Nếu có người thọ trì đọc tụng thơ tả giải thuyết năm hạnh nầy, nên biết rằng người nầy quyết định sẽ được năm hạnh như vậy.


    Ca Diếp Bồ Tát bạch Phật rằng : “Thế Tôn ! Theo như chỗ tôi hiểu, y cứ theo lời của Phật dạy, thời tôi cũng quyết định sẽ đặng năm hạnh nầy.”

    Phật nói : “Nầy Thiện nam tử ! Chẳng riêng gì ông đặng năm hạnh như vậy, nay trong hội nầy có chín mươi ba muôn người cũng đồng được năm hạnh như ông.”

    Lấy buông xả làm đạo hạnh

  4. #314
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts
    Kinh Đại Bát Niết Bàn
    PHẨM QUANG MINH BIẾN CHIẾU CAO QUÝ ĐỨC VƯƠNG BỒ TÁT THỨ 22
    __________________________________________________ ______________________________________


    22. PHẨM QUANG MINH BIẾN CHIẾU

    CAO QUÝ ĐỨC VƯƠNG BỒ TÁT


    Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn bảo Quang Minh Biến Chiếu Cao Quý Đức Vương Bồ Tát : “Nầy Thiện nam tử ! Nếu có Đại Bồ Tát tu hành Kinh Đại Niết Bàn như vậy, thời đặng mười công đức mà hàng Thanh Văn Bích Chi Phật chẳng có. Công đức nầy chẳng thể nghĩ bàn, người nghe đến sẽ kinh sợ. Công đức nầy chẳng phải trong ngoài, chẳng phải khó dễ, chẳng phải tướng phi tướng, không có tướng mạo, chẳng phải là thế pháp, trong thế gian không có. Đây là mười công đức :

    Công đức thứ nhứt có năm điều : Một là chỗ chẳng nghe có thể đặng nghe, hai là nghe rồi có thể làm lợi ích, ba là có thể dứt tâm nghi hoặc, bốn là trí huệ chánh trực, năm là có thể biết Tạng bí mật của Như Lai.

    Những gì là chỗ chẳng nghe có thể được nghe ? Chính là nghĩa vi mật rất sâu : Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, Phật và Pháp cùng tăng không có sai khác, tánh tướng của Tam Bảo là thường, lạc, ngã, tịnh, tất cả chư Phật không rốt ráo nhập Niết Bàn là thường trụ không biến đổi. Lại Niết Bàn của Như Lai chẳng phải có không, chẳng phải hữu vi vô vi, chẳng phải hữu lậu vô lậu, chẳng phải sắc phi sắc, chẳng phải danh phi danh, chẳng phải tướng phi tướng, chẳng phải hữu phi hữu, chẳng phải vật phi vật, chẳng phải nhơn quả, chẳng phải đãi phi đãi, chẳng phải minh ám, chẳng phải xuất phi xuất, chẳng phải thường phi thường, chẳng phải đoạn phi đoạn, chẳng phải thỉ chung, chẳng phải quá khứ vị lai hiện tại, chẳng phải ấm phi ấm, chẳng phải nhập phi nhập, chẳng phải giới phi giới, chẳng phải thập nhị nhơn duyên, chẳng phải phi nhơn duyên. Những pháp như vậy đều vi mật rất sâu, từ trước chỗ chẳng nghe mà có thể được nghe. Lại có chỗ chẳng nghe, như là tất cả sách vỡ ngoại đạo : Tỳ Đà Luận, Tỳ Dà La Luận, Vệ Thế Sư Luận, Ca Tỳ La Luận, cùng tất cả kỹ nghệ, chú thuật, y dược, thiên văn, địa lý v.v…, nay ở nơi kinh nầy mà đặng biết tất cả. Lại có mười một bộ kinh trừ Tỳ Phật Lược, cũng không có những nghĩa rất sâu như vậy, nay do kinh nầy mà đặng biết rõ đó. Đây gọi là chỗ chẳng nghe mà có thể được nghe.


    Lần sửa cuối bởi socnho; 06-15-2017 lúc 05:57 PM
    Lấy buông xả làm đạo hạnh

  5. #315
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts
    Kinh Đại Bát Niết Bàn
    PHẨM QUANG MINH BIẾN CHIẾU CAO QUÝ ĐỨC VƯƠNG BỒ TÁT THỨ 22
    __________________________________________________ ______________________________________


    Nghe rồi có thể làm lợi ích, chính là nếu có thể nghe và lãnh thọ kinh Đại Niết Bàn nầy, thời có thể biết rõ tất cả Kinh điển Phương Đẳng Đại Thừa những nghĩa vị rất sâu. Ví như đối với tấm gương sáng sạch, người thấy rõ ràng sắc tượng của mình. Cũng vậy, Bồ Tát cầm gương Đại Niết Bàn thời đặng thấy rõ tất cả nghĩa rất sâu của Kinh điển Đại Thừa. Cũng như có người ở trong nhà tối cầm ngọn đuốc lớn thời thấy rõ các đồ vật. Cũng vậy Bồ Tát cầm đuốc Đại Niết Bàn thời đặng thấy rõ nghĩa rất sâu của Đại Thừa. Cũng như mặt trời mọc có ngàn muôn ánh sáng soi rõ chỗ u ám của các núi, làm cho mọi người thấy những vật rất xa. Cũng vậy, huệ nhựt thanh tịnh Đại Niết Bàn nầy chiếu rõ chỗ rất sâu của Đại Thừa, làm cho hàng Nhị thừa xa thấy Phật đạo, vì có thể nghe và lãnh thọ Kinh Đại Niết Bàn vi diệu nầy .

    Nầy Thiện nam tử ! Nếu có Đại Bồ Tát nghe và lãnh thọ Kinh Đại Niết Bàn nầy thời đặng biết danh tự của tất cả pháp. Nếu có thể biên chép đọc tụng thông thuộc vì người giảng thuyết, suy nghĩ ý nghĩa thời rõ biết nghĩa lý của tất cả pháp.

    Nầy Thiện nam tử ! Người nghe và lãnh thọ thời chỉ biết danh tự mà chẳng biết ý nghĩa. Nếu có thể biên chép thọ trì đọc tụng, vì người giảng thuyết suy nghĩ ý nghĩa thời có thể rõ biết được nghĩa.

    Nầy Thiện nam tử ! Người nghe Kinh nầy, nghe có Phật tánh nhưng chưa có thể thấy được. Nếu biên chép đọc tụng vì người giảng thuyết suy nghĩ ý nghĩa thời thấy được Phật tánh. Người nghe Kinh nầy, nghe có danh từ bố thí nhưng chưa có thể thấy được Đàn Ba La Mật, nếu biên chép đọc tụng vì người giảng thuyết suy nghĩ ý nghĩa thời có thể thấy được Đàn Ba La Mật, nhẫn đến Bát Nhã Ba La Mật cũng vậy.


    Lần sửa cuối bởi socnho; 06-15-2017 lúc 05:56 PM
    Lấy buông xả làm đạo hạnh

  6. #316
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts
    Kinh Đại Bát Niết Bàn
    PHẨM QUANG MINH BIẾN CHIẾU CAO QUÝ ĐỨC VƯƠNG BỒ TÁT THỨ 22
    __________________________________________________ ______________________________________


    Nầy Thiện nam tử ! Đại Bồ Tát nếu có thể nghe kinh Đại Niết bàn nầy thời biết pháp biết nghĩa đủ cả hai đức vô ngại, đối hàng Sa Môn, Bà La Môn, hoặc chư thiên, Ma Vương, Phạm Vương, trong tất cả thế gian đều đặng vô sở úy, vì đại chúng khai thị phân biệt mười hai bộ kinh, diễn thuyết ý nghĩa không có sai lầm, có thể tự biết chẳng chờ học với người được gần vô thượng chánh đẳng chánh giác. Đây gọi là nghe rồi có thể làm lợi ích.

    Nầy Thiện nam tử ! Có thể dứt tâm nghi lầm. Nghi có hai thứ : Một là nghi nơi danh từ, hai là nghi ý nghĩa. Người nghe kinh nầy, dứt tâm nghi danh từ, người suy nghĩ ý nghĩa thời dứt tâm nghi ý nghĩa.

    Nghi lại có năm thứ : Một là nghi Phật quyết định nhập Niết Bàn hay chăng ? Hai là nghi Phật có phải thường trụ chăng ? ? Ba là nghi Phật có phải chơn lạc chăng ? Bốn là nghi Phật có phải chơn tịnh chăng ? Năm là nghi Phật có phải chơn ngã chăng ? Người nghe kinh nầy thời dứt hẳn lòng nghi Phật nhập Niết Bàn. Biên chép đọc tụng vì người giảng thuyết suy nghĩ ý nghĩa thời dứt hẳn bốn điều nghi, thường, lạc, ngã, tịnh.

    Nghi lại có ba tbhứ : Một là nghi Thanh Văn là có hay là không ? Hai là nghi Duyên Giác là có hay là không ? Ba là nghi Phật thừa là có hay là không ? Người nghe kinh nầy thời dứt hẳn ba điều nghi như vậy. Còn biên chép đọc tụng vì người giảng thuyết suy nghĩ ý nghĩa thời có thể rõ biết tất cả chúng sanh đều có Phật tánh.

    Nầy Thiện nam tử ! Nếu có chúng sanh chẳng nghe kinh Đại Niết Bàn nầy, thời tâm họ nhiều sự nghi ngờ. Như nghi hoặc thường hay vô thường, hoặc lạc hay chẳng lạc, hoặc tịnh hay chẳng tịnh, hoặc ngã hay vô ngã, hoặc mạng hay phi mạng, hoặc chúng sanh hay phi chúng sanh, hoặc rốt ráo hay chẳng rốt ráo, hoặc đời khác, hoặc đời đã qua, hoặc có, hoặc không, hoặc khổ, hoặc chẳng phải khổ, hoặc tập, hoặc chẳng phải tập, hoặc đạo hoặc chẳng phải đạo, hoặc diệt hoặc chẳng phải diệt, hoặc pháp, hoặc phi pháp, hoặc thiện hoặc bất thiện, hoặc không hoặc chẳng phải không. Người nghe Kinh nầy thời dứt hẳn các điều nghi như vậy.

    Thiện nam tử ! Nếu có người chẳng nghe Kinh nầy thời lại có nhiều tâm nghi. Như nghi sắc uẩn là ngã ư ? Thọ, tưởng, hành, thức, là ngã ư ? Nhãn là năng kiến ư ? Ngã là năng kiến ư ? Thọ tưởng hành thức là năng kiến ư ? Ngã là năng kiến ư ? Sắc uẩn thọ báo ư ? Ngã thọ báo ư ? Thọ tưởng hành thức thọ báo ư ? Ngã thọ báo ư ? Sắc uẩn đến đời khác ư ? Ngã đến đời khác ư ? Thọ tưởng hành thức cũng như vậy. Những pháp sanh tử là có thỉ có chung ư ? hay là vô thỉ vô chung ư ? Người nghe kinh nầy cũng dứt hẳn được những điều nghi như vậy. Lại có người nghi nhứt xiển đề phạm bốn tội nặng tạo tội Ngũ nghịch, hủy báng Kinh Đại Thừa Phương Đẳng, hạng người nghe Kinh nầy cũng dứt hẳn được những điều nghi như vậy.


    Lần sửa cuối bởi socnho; 06-15-2017 lúc 05:56 PM
    Lấy buông xả làm đạo hạnh

  7. #317
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts
    Kinh Đại Bát Niết Bàn
    PHẨM QUANG MINH BIẾN CHIẾU CAO QUÝ ĐỨC VƯƠNG BỒ TÁT THỨ 22
    __________________________________________________ ______________________________________


    Lại có người nghi thế gian có ngằn mé hay không có ngằn mé ? Có thập phương thế giới hay không thập phương thế giới. Người nghe kinh nầy cũng dứt hẳn được những điều nghi như vậy. Đây gọi là có thể dứt tâm nghi lầm, có trí huệ chánh trực không tà vạy. Vì nếu tâm nghi thời chỗ nhận thấy chẳng chánh. Tất cả phàm phu nếu chẳng đặng nghe kinh Đại Niết Bàn nầy thời chỗ nhận thấy tà vạy. Nhẫn đến Thanh Văn Duyên Giác chỗ thấy biết cũng vạy vò. Vì phàm phu ở trong hữu lậu mà thấy là thường, lạc, ngã, tịnh nơi Như Lai lại thấy là vô thường khổ, bất tịnh, vô ngã, thấy có chúng sanh có thọ mạng, có tri kiến, chấp trời Phi Tưởng, Phi Phi Tưởng là Niết Bàn, thấy trời Tự Tại có tám thánh đạo, chấp có, chấp đoạn, các sự nhận thấy như vậy gọi là tà vạy. Đại Bồ Tát nếu đặng nghe kinh Đại Niết Bàn nầy tu hành Thánh hạnh thời dứt trừ được những điều tà vạy như vậy.

    Hàng Thanh Văn Duyên Giác thấy Bồ Tát từ trời Đâu Suất hoá hiện ngự trên Bạch tượng giáng thần vào thai mẹ tại thành Ca Tỳ La, cha hiệu Tịnh Phạn, mẹ tên Ma Gia. Ở thai đủ mười tháng sanh ra. Lúc sanh ra chưa đến đất, Thiên Đế Thích đưa tay đở, Nan Đà Long Vương và Bạt Nan Đà Long Vương phun nước tắm.

    Đại Thần Vương Ma Ni Bạt Đà cầm lọng báu đứng hầu phía sau. Địa thần hoá hoa sen đở dưới chân. Bồ Tát đi qua bốn phương đều đủ bảy bước. Lúc đến Thiên Miếu các thiên tượng đều đứng dậy tiếp nghinh. Tiên A Tư Đà hai tay bồng xem tướng, xem xong Tiên nhơn buồn khổ thương phận mình sắp chết chẳng được thấy Bồ Tát thành Phật. Lớn lên đến thầy học sách, học toán số, cỡi ngựa, bắn cung, đồ sắm, các nghề nghiệp. Ở trong thâm cung cùng vui với sáu muôn thể nữ. Ra ngoài thành dạo chơi đến vườn Ca Tỳ La, dọc đường gặp người già, người bịnh, người chết, và gặp thầy Sa Môn mặc pháp phục đi trên đường, khi trở về cung, thấy các thể nữ hình mạo như xương khô, xem cung điện không khác gò mả. Nhàm chán, nửa đêm vượt thành xuất gia, đến chỗ các Đại Tiên nhơn Uất Đà Dà, A La La v.v… nghe giảng nói về Thức Vô Biên Xứ và Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ. Nghe rồi quan sát kỹ biết những xứ ấy là vô thường, khổ, bất tịnh, vô ngã, bèn bỏ đi đến núi Tuyết, dưới cội cây tu khổ hạnh trọn sáu năm. Sau đó biết khổ hạnh chẳng đặng thành Vô thượng Chánh giác, bèn đến tắm rửa trong sông A Nậu Bạt Đề. Tắm xong nhận lấy cháo sữa của cô gái chăn bò dâng. Ăn xong lại đến ngồi dưới cây Bồ Đề, phá ma Ba Tuần đặng thành Vô thượng Chánh giác. Đến thành Ba La Nại chuyển pháp luân lần đầu độ năm vị Tỳ Kheo, nhẫn đến ở rừng Ta La nơi thành Câu Thi Na nầy nhập Niết Bàn . Các điều nhận thấy như vậy gọi là chỗ thấy biết vạy vò của Thanh Văn Duyên Giác.

    Nầy Thiện nam tử ! Đại Bồ Tát nghe và lãnh thọ Kinh Đại Niết Bàn nầy, thời dứt trừ đặng những điều thấy biết như vậy. Nếu có thể biên chép đọc tụng thông thuộc vì người diễn thuyết suy nghĩ ý nghĩa, thời đặng trí huệ chánh trực không tà vạy.


    Lần sửa cuối bởi socnho; 06-15-2017 lúc 05:54 PM
    Lấy buông xả làm đạo hạnh

  8. #318
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts
    Kinh Đại Bát Niết Bàn
    PHẨM QUANG MINH BIẾN CHIẾU CAO QUÝ ĐỨC VƯƠNG BỒ TÁT THỨ 22
    __________________________________________________ ______________________________________


    Nầy Thiện nam tử ! Đại Bồ Tát tu hành Kinh Đại Niết Bàn, biết rõ Bồ Tát từ vô lượng kiếp nhẫn lại chẳng từ trời Đâu Suất giáng thần thai mẹ, nhẫn đến thành Câu Thi Na nhập Niết Bàn. Đây gọi là chỗ thấy biết chánh trực của Đại Bồ Tát.

    Có thể biết nghĩa thâm mật của Như Lai, tức là biết rõ Đại Niết Bàn, tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, sám trừ bốn giới trọng, trừ tâm hủy báng Chánh pháp, hết tội Ngũ nghịch, dứt Nhứt xiển đề, rồi sau đặng thành Vô thượng Chánh giác.

    Lại nghĩa thậm thâm là dầu biết chúng sanh thiệt không có ngã, nhưng nghiệp quả đời vị lai chẳng mất ; dầu giết năm ấm hiện đây dứt hết, nhưng nghiệp thiện ác trọn chẳng hư mất ; dầu có các hành nghiệp nhưng không có tác giả ; dầu có chỗ đến nhưng không có người đi; dầu có trói buộc nhưng không người bị trói ; dầu có Niết Bàn nhưng không có người diệt ; đây gọi là nghĩa bí mật rất sâu.


    Cao Quý Đức Vương Bồ Tát bạch Phật : “Thế Tôn ! Như tôi hiểu nghĩa được nghe chỗ chưa từng nghe của Phật nói thời nghĩa nầy chẳng phải. Vì nếu pháp là có lẽ ra quyết định có, pháp nếu là không lẽ ra quyết định không. Nếu không thời lẽ ra chẳng sanh, nếu có thời lẽ ra chẳng diệt, như nghe thời là nghe, nếu chẳng nghe thời là chẳng nghe, sao lại nói rằng nghe chỗ chẳng nghe. Bạch Thế Tôn ! Nếu chẳng nghe đây là chẳng nghe, còn nếu đã nghe thời lại chẳng nghe, vì đã đặng nghe. Sao lại nói rằng nghe lại chẳng nghe ?

    Ví như người đi, nếu đã đến thời chẳng đi còn đi thời chẳng đến. Cũng như đã sanh thời chẳng sanh, còn chẳng sanh thời là chẳng sanh. Đã đặng thời chẳng đặng, còn chẳng đặng thời là chẳng đặng. Nghe rồi thời chẳng nghe, còn chẳng nghe thời là chẳng nghe. Bạch Thế Tôn ! Nếu chẳng nghe mà nghe đó, thời tất cả chúng sanh chưa có Bồ Đề lẽ ra cũng có đó, người chưa đặng Niết Bàn lẽ ra cũng đặng đó, người chưa thấy Phật tánh lẽ ra cũng thấy Phật tánh, sao lại nói rằng bực Thập Trụ Bồ Tát dầu thấy Phật tánh nhưng chưa đặng rõ ràng.

    Bạch Thế Tôn ! Nếu chẳng nghe mà nghe, thời đức Như Lai thuở xưa từ ai mà đặng nghe. Nếu nói rằng đặng nghe, cớ sao trong Kinh A Hàm đức Như Lai lại nói là không có thầy, nếu chẳng nghe thời là chẳng nghe mà đức Như Lai đặng thành Vô thượng Chánh giác, thời tất cả chúng sanh chẳng nghe lẽ ra cũng đặng thành Vô thượng Chánh giác. Nếu đức Như lai chẳng nghe Kinh Đại Niết Bàn mà thấy Phật tánh, thời tất cả chúng sanh chẳng nghe Kinh nầy lẽ ra cũng được thấy Phật tánh.


    Lấy buông xả làm đạo hạnh

  9. #319
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts
    Kinh Đại Bát Niết Bàn
    PHẨM QUANG MINH BIẾN CHIẾU CAO QUÝ ĐỨC VƯƠNG BỒ TÁT THỨ 22
    __________________________________________________ ______________________________________


    Bạch Thế Tôn ! Phàm là sắc thời hoặc có thể thấy, hoặc chẳng thấy được, tiếng cũng như vậy, hoặc là có thể nghe, hoặc chẳng được nghe. Đại Niết Bàn nầy chẳng phải sắc chẳng phải tiếng , sao lại nói rằng có thể thấy nghe được.

    Bạch Thế Tôn ! Quá khứ đã diệt thời chẳng thể nghe, vị lai chưa đến cũng chẳng thể nghe, lúc hiện tại lóng nghe thời chẳng gọi là nghe, nghe rồi khiến dứt lại chẳng thể nghe. Kinh Đại Niết Bàn nầy cũng chẳng phải quá khứ vị lai hiện tại, nếu chẳng phải thời gian thời chẳng thể nói, nếu chẳng thể nói thời chẳng thể nghe, sao lại nói rằng Bồ Tát tu Kinh Đại Niết Bàn nầy được nghe chỗ chẳng nghe.


    Phật nói : “Lành thay ! Lành thay ! Nầy Thiện nam tử ! Nay ông khéo biết tất cả pháp như huyễn, như dương diệm, như thành Càn Thát Bà, như dấu vẽ trong nước, cũng như bóng nước, bọt nước, cây chuối rỗng không chẳng chắc thiệt, chẳng phải mạng, chẳng phải ngã, không có khổ vui, như chỗ thấy biết của Thập Trụ Bồ Tát” .

    Lúc đó trong đại chúng thoạt có ánh sáng lớn chiếu đến, ánh sáng nầy chẳng phải xanh vàng đỏ trắng, mà thấy là xanh vàng đỏ trắng, chẳng phải sắc, chẳng phải sáng, mà thấy là sắc là sáng, chẳng phải thấy mà thấy.

    Đại chúng gặp ánh sáng nầy thân tâm vui thích như Tỳ Kheo nhập Sư tử Vương Định

    Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát bạch Phật : “Thế Tôn : Ai phóng ánh sáng nầy ?”


    Đức Như Lai yên lặng chẳng đáp.

    Ca Diếp Bồ Tát lại hỏi Văn Thù Sư Lợi : "Nhơn duyên gì mà có ánh sáng nầy chiếu đến đại chúng ?"

    Văn Thù Sư Lợi yên lặng chẳng đáp.

    Vô Biên Thân Bồ Tát lại hỏi Ca Diếp Bồ Tát : “Ai phóng ánh sáng nầy ?”

    Ca Diếp Bồ Tát yên lặng chẳng đáp.

    Tịnh Trụ Vương Tử Bồ Tát lại hỏi Vô Biên Thân Bồ tát : “Duyên cớ gì trong đại chúng đây có ánh sáng nầy ?”

    Vô Biên Thân Bồ Tát yên lặng không đáp.

    Lần lượt đến năm trăm vị Bồ Tát xoay vần hỏi nhau , nhưng không ai giải đáp.

    Lấy buông xả làm đạo hạnh

  10. #320
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts
    Kinh Đại Bát Niết Bàn
    PHẨM QUANG MINH BIẾN CHIẾU CAO QUÝ ĐỨC VƯƠNG BỒ TÁT THỨ 22
    __________________________________________________ ______________________________________


    Đức Thế Tôn hỏi Văn Thù Sư Lợi : "Duyên Cớ gì trong đại chúng đây có ánh sáng nầy ?

    Văn Thù Sư Lợi đáp : “Bạch Thế Tôn ! Ánh sáng nầy gọi là trí huệ. Trí huệ chính là thường trụ. Pháp thường trụ không có nhơn duyên, sao đức Phật lại hỏi duyên cớ gì có ánh sáng nầy .”

    Ánh sáng nầy gọi là Đại Niết Bàn, Đại Niết Bàn thời gọi là thường trụ, pháp thường trụ chẳng từ nhơn duyên, sao đức Phật lại hỏi duyên cớ gì có ánh sáng nầy.

    Ánh sáng nầy chính là Như Lai, Như Lai chính là thường trụ, pháp thường trụ chẳng từ nhơn duyên, sao đức Phật lại hỏi duyên cớ.

    Ánh sáng nầy gọi là Đại Từ Đại Bi, đại từ bi gọi là thường trụ, pháp thường trụ chẳng phải từ nhơn duyên, sao đức Phật lại hỏi duyên cớ.

    Ánh sáng nầy chính là niệm Phật, niệm Phật là thường trụ, pháp thường trụ chẳng từ nhơn duyên, sao đức Phật lại hỏi duyên cớ.

    Áng sáng nầy là đạo bất cộng với tất cả Thanh Văn Duyên Giác, đạo bất cộng là thường trụ, pháp thường trụ chẳng từ nhơn duyên, sao đức Phật lại hỏi duyên cớ, Đức Thế Tôn cũng có nhơn duyên : Nhơn dứt vô minh chứng đặng Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.


    Phật nói : “Nầy Văn Thù Sư Lợi ! nay ông chớ nhập Đệ Nhứt Nghĩa Đế, nên dùng Thế đế để giải đáp.”

    Văn Thù Sư Lợi nói : “Bạch Thế Tôn ! Từ đây qua phương Đông cách hai mươi Hằng hà sa thế giới, có cõi Bất động, chỗ Phật ngự rộng một muôn hai ngàn Do diên. Cõi đó toàn thất bảo không có đất đá, bằng thẳng êm dịu không có hầm hố. Cây cối toàn bằng bốn chất vàng, bạc lưu ly và pha lê, trên cây thường có hoa trái. Nếu có chúng sanh nào được ngửi mùi thơm của hoa nầy thời thân tâm an vui nhập đệ tam thiền. Khắp nơi có hai ngàn sông lớn nước sông đủ tám vị công đức, nếu có chúng sanh nào tắm trong nước đó thời thân tâm vui vẻ như nhập Đệ nhị thiền. Trong sông có nhiều thứ hoa đẹp : Những hoa sen xanh, vàng, đỏ, trắng. Hai bờ sông cũng có các thứ hoa thơm đẹp. Đáy sông toàn trải cát vàng. Có những thềm bực bằng vàng, bạc, lưu ly cùng pha lê nhiều màu, nhiều giống chim đẹp bay đậu trên đó. Lại có vô lượng cọp, sói, sư tử v.v… Các cầm thú ấy xem nhau như con đẻ. Trong cỏi đó không có những tội ác cùng hạng Nhứt xiển đề. Khí hậu điều hòa không có lạnh nóng đói khát khổ sở, không có tham dục, sân hận phóng dật tật đố. Không mặt trời mặt trăng thời tiết như cõi trời Đao Lợi. Nhân dân cõi đó đồng có ánh sáng, không có tâm kiêu mạn. Tất cả đều là Bồ Tát Đại Sĩ đầy đủ thần thông, có công đức lớn, tôn trọng chánh pháp, mến tu Đại Thừa, có Đại Từ Bi thương xót tất cả chúng sanh.


    Lấy buông xả làm đạo hạnh

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 2 người đọc bài này. (0 thành viên và 2 khách)

Chủ đề tương tự

  1. Kinh Diệu Pháp Liên Hoa
    Gửi bởi Mây trắng trong mục Kinh
    Trả lời: 219
    Bài cuối: 04-06-2017, 08:30 AM

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •