DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Hiện kết quả từ 1 tới 10 của 663
  1. #1
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts
    Kinh Đại Bát Niết Bàn
    Quyển 10 _ PHẨM THÁNH HẠNH THỨ 19
    __________________________________________________ ______________________________________


    Phật bảo Ca-Diếp Bồ-Tát : “Phải lắm ! Phải lắm ! Đúng như lời ông nói. Do nghĩa nầy nên không có tưởng là vui, vì như người tội kia sẽ bị phạt đánh ngàn trượng, khi bị đánh một trượng rồi liền đặng tha. Người nầy bèn sanh lòng vui. Vì thế nên biết rằng trong sự không vui lầm tưởng là vui.”

    Ca-Diếp Bồ-Tát bạch Phật : Thế-Tôn ! Người đó chẳng vì bị đánh một trượng mà sanh vui. Chính vì đặng tha mà sanh lòng vui.

    _ Nầy Thiện-nam-tử ! Vì thế nên ta ngày trước nói với Thích-Ma-Nam trong ngũ ấm có vui, lời đó là đúng, thiệt chẳng phải mâu thuẩn vậy.

    Nầy Thiện-nam-tử ! Có ba thọ và ba khổ. Ba thọ là : Lạc thọ, khổ thọ và bất khổ bất lạc thọ. Ba khổ là : Khổ-khổ, hành khổ, hoại khổ.

    Nầy T.hiện-nam-tử ! Khổ thọ chính là cả ba món khổ : Khổ-khổ, hành khổ và hoại khổ. Hai món thọ kia chính là hành khổ và hoại khổ. Do đây nên trong sanh tử thiệt có lạc thọ. Đại-Bồ-Tát thấy tánh khổ cùng tánh lạc chẳng rời lìa nhau nên nói rằng tất cả đều khổ.

    Nầy Thiện-nam-tử ! Trong sanh tử thiệt không có vui, vì chư Phật Bồ-Tát tùy thuận thế gian nên nói là có vui.


    Ca-Diếp Bồ-Tát bạch Phật : “Thế-Tôn ! Chư Phật và Bồ-Tát nếu tùy theo thế tục mà nói, thời là có hư vọng chăng ? Như Phật thường nói, người tu hành pháp lành thời thọ quả báo vui. Trì giới an vui thân chẳng thọ khổ, nhẫn đến việc làm đã xong đây là rất vui. Lời nói thọ vui trong các kinh như vậy, chừng có hư vọng chăng . Nếu là hư vọng, thời chư Phật Thế-tôn trong vô lượng trăm ngàn muôn ức a-tăng-kỳ-kiếp tu hành đạo bồ-đề đã lìa vọng ngữ. Nay Phật nói như vậy ý nghĩa thế nào ?

    _ Nầy Thiện-nam-tử ! Như bài kệ nói về những sự thọ lạc trước kia chính là cội gốc của đạo Bồ-Đề, cũng có thể trưởng-dưỡng vô thượng bồ-đề. Do nghĩa đó nên trong những kinh trước nói tướng vui như vậy.

    Ví như trong thế gian những đồ cần dùng cho đời sống, có thể làm nhơn cho sự vui, nên gọi là vui. Như nữ sắc, rượu uống, đồ ăn ngon, lúc khát được nước, lúc lạnh được lửa, y phục, chuỗi ngọc, voi ngựa, xe cộ, tôi tớ, vàng, bạc, lưu ly, san hô, chơn châu, kho đựng lúa gạo, những vật như vậy người đời cần dùng có thể làm nhơn cho sự vui nên gọi là vui.

    Nầy Thiện-nam-tử ! Những vật như vậy cũng có thể sanh sự khổ. Nhơn nơi nữ sắc sanh sự khổ, lo, rầu, buồn, khóc nhẫn đến phải chết cho người nam. Nhơn nơi rượu, đồ ăn ngon, nhẫn đến lúa gạo cũng có thể làm cho người phải lo khổ nhiều. Do nghĩa đó nên tất cả đều khổ không có tướng rốt ráo vui.

    Nầy Thiện-nam-tử ! Đại-Bồ-Tát nơi tám điều khổ nầy, hiểu rỏ là khổ nên không bị khổ.

    Lấy buông xả làm đạo hạnh

  2. #2
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts
    Kinh Đại Bát Niết Bàn
    Quyển 10 _ PHẨM THÁNH HẠNH THỨ 19
    __________________________________________________ ______________________________________


    Nầy Thiện-nam-tử ! Tất cả hàng Thanh-Văn, Duyên-Giác chẳng biết nhơn của sự vui, nên Phật vì họ ở trong sự khổ hạng hạ nói có tướng vui. Chỉ có Bồ- Tát trụ nơi Đại-Thừa Đại-Niết-Bàn bèn có thể biết nhơn của sự khổ sự vui nầy.

    Nầy Thiện-nam-tử ! Thế nào là Đại-Bồ-Tát trụ nơi Đại-Thừa Đại-Niết- Bàn quán sát tập đế ? Đại-Bồ-Tát quán sát tập đế là nhơn duyên ngũ ấm. Tập nghĩa là trở lại ái-luyến nơi hữu. Ái có hai thứ : Một là ái thân mình, hai là ái đồ cần dùng. Lại có hai thứ : Năm thứ dục lạc, lúc chưa đặng tâm luôn tìm cầu, đã tìm cầu đặng rồi luôn đắm trước. Lại có ba thứ : dục ái, sắc ái, vô sắc ái. Lại có ba thứ : Nghiệp nhơn duyên ái, phiền não nhơn duyên ái, khổ nhơn duyên ái. Người xuất gia có bốn thứ ái : Y phục, đồ ăn uống, đồ nằm, thuốc thang. Lại có năm thứ : Tham lam nơi ngũ ấm, tùy chỗ cần dùng tất cả đều tham ái toan tính phân biệt vô-lượng vô-biên.

    Nầy Thiện-nam-tử ! Ái có hai thứ : Một là thiện ái, hai là bất thiện ái. Chỉ người ngu tìm cầu bất thiện ái. Các vị Bồ-Tát cầu nơi thiện-ái. Thiện ái lại có hai thứ : Bất thiện và thiện. Cầu pháp Nhị-thừa gọi là bất thiện. Cầu pháp Đại- thừa gọi là thiện.

    Nầy Thiện-nam-tử ! Kẻ phàm phu tham ái gọi là “ tập” chẳng gọi là “đế”. Sự ái của Bồ-Tát thời gọi là thật đế chẳng gọi là tập, vì Bồ-Tát muốn độ chúng sanh nên thị hiện thọ sanh, chẳng phải vì tham ái mà thọ sanh.


    Ca-Diếp Bồ-Tát bạch Phật : Thế-Tôn ! Như trong các kinh khác đức Phật vì chúng sanh mà nói nghiệp làm nhơn duyên, hoặc nói kiêu mạn, hoặc nói lục xúc, hoặc nói vô minh làm nhơn duyên mà có ngũ ấm xí-thạnh. Hôm nay do nghĩa gì đức Phật nói bốn Thánh-Đế riêng lấy ái làm nhơn cho ngũ ấm.

    Phật khen Ca-Diếp Bồ-Tát : “Lành thay ! Lành thay ! Đúng như lời ông vừa nói, các nhơn duyên chẳng phải làm cũng chẳng phải nhơn, chỉ vì năm ấm cần phải nhơn nơi ái.

    Ví như quốc vương lúc đi tuần du các quan quyến thuộc thảy đều theo hầu. Cũng vậy, ái đi đến chỗ nào thời các kiết sử cũng đi theo.

    Ví như y phục thấm mồ hôi, bụi bay đến liền bám dính. Cũng vậy, chỗ nào có ái những nghiệp kiết cũng ở nơi đó.

    Ví như đất ướt thời có thể mọc mầm. Cũng vậy, ái có thể sanh tất cả mầm nghiệp phiền não.

    Nầy Thiện-nam-tử ! Đại Bồ-Tát trụ nơi Đại-thừa Đại-Niết-Bàn quán sát kỹ ái nầy có chín thứ : Một là như thiếu nợ, hai là như vợ La-Sát, ba là như trong cọng hoa đẹp có rắn độc vấn , bốn là như vật thực độc mà cố ăn đó, năm là như dâm nữ, sáu là như hột ma-lâu-ca, bảy là như thịt thúi trong mụn nhọt, tám là như gió bão, chín là như sao chổi.


    Lấy buông xả làm đạo hạnh

  3. #3
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts
    Kinh Đại Bát Niết Bàn
    Quyển 10 _ PHẨM THÁNH HẠNH THỨ 19
    __________________________________________________ ______________________________________


    Như thiếu nợ là thế nào ! Ví như người nghèo cùng thiếu tiền của người khác, dầu đã trả nợ mà vẫn còn thiếu, nên bị giam nhốt chưa ra khỏi ngục. Hàng Thanh-Văn Duyên-Giác vì còn tập khí thừa của ái nên chẳng chứng đặng vô thượng bồ-đề.

    Như vợ La-Sát là thế nào ? Ví như có người lấy gái La-Sát làm vợ, gái La- Sát nầy hễ sanh con liền ăn thịt, ăn thịt con đẻ hết lại ăn luôn thịt chồng. Ái cũng vậy, tùy người sanh thiện căn nó liền ăn, ăn hết thiện căn nó lại ăn luôn cả người làm cho phải đọa Địa ngục, Súc sanh Ngạ quỉ. Chỉ trừ các vị Bồ-Tát.

    Như cọng hoa đẹp có rắn độc vấn là thế nào ? Như có người thích hoa đẹp mà chẳng thấy cọng hoa có rắn độc, liền đến ngắt hoa bị rắn cắn chết. Tất cả phàm phu tham đắm ngũ dục mà chẳng thấy độc hại của ái, nên bị ái làm hại, sau khi chết đọa trong ba đường ác. Chỉ trừ các vị Bồ-Tát.

    Vật thực độc mà cố ăn là thế nào ? Như có người cố ăn vật thực độc, ăn xong đau bụng thổ tả mà chết. Chúng sanh trong ngũ đạo vì tham ái mà phải bị đọa trong ba đường ác. Chỉ trừ các vị Bồ-Tát.

    Như dâm nữ là thế nào ? Ngư người ngu tư thông với dâm nữ, dâm nữ nầy thường dối phĩnh gạt đoạt hết tiền của rồi xua đuổi người ấy. Người ngu không có trí tuệ bị tham ái đoạt tất cả pháp lành rồi xua đuổi vào trong ba đường ác. Chỉ trừ các vị Bồ-Tát.

    Như hột Ma-lâu-ca là thế nào ? Nếu chim ăn hột Ma-lâu-ca, phân chim do gió thổi rớt dưới cây liền mọc lên đeo vấn cây to làm cho khô chết, tham ái ràng buộc phàm phu làm cho pháp lành không tăng trưởng nhẫn đến khô diệt, sau khi chết đọa vào ba đường ác. Chỉ trừ các vị đại Bồ-Tát.

    Thịt thúi trong mụn nhọt như thế nào ? Như người bị ung nhọt, trong nhọt sanh thịt thúi, người bịnh nầy phải chuyên tâm chạy chữa, nếu chểnh mãng thời thịt thúi sanh trùng có thể phải chết, ngũ ấm của phàm phu cũng như vậy, ái sanh trong đó, phải nên siêng năng điều trị tham ái, nếu không điều trị sẽ phải đọa trong ba đường ác. Chỉ trừ các vị Bồ-Tát.

    Như gió bão là thế nào ? Gió bão có thể làm lở núi ngã cây. Cũng vậy, tham ái sanh tâm ác đối với cha mẹ, có thể làm ngã trốc cội cây vô thượng Bồ- Đề của các ông Đại-Trí Xa-Lợi-Phất vân vân. Chỉ trừ các vị Bồ-Tát.

    Như sao chổi là thế nào ? Như sao chổi mọc thời trong thiên hạ phải bịnh tật, đói kém, họa tai khổ sở. Cũng vậy, ái có thể dứt tất cả căn lành làm cho phàm phu cơ cùng thiếu thốn sanh bịnh phiền não lưu chuyển trong sanh tử mang nhiều sự khổ. Chỉ trừ các vị Bồ-Tát.

    Nầy Thiện-nam-tử ! Đại-Bồ-Tát Đại-Thừa trụ nơi Đại-Niết-Bàn quán sát tham ái có chín thứ như vậy.


    Lấy buông xả làm đạo hạnh

  4. #4
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts
    Kinh Đại Bát Niết Bàn
    Quyển 10 _ PHẨM THÁNH HẠNH THỨ 19
    __________________________________________________ ______________________________________


    Do nghĩa trên đây, hàng phàm phu có khổ, không đế. Hàng Thanh-Văn Duyên-Giác có khổ đế mà không chơn thật. Các vị Bồ-Tát hiểu khổ không có khổ mà có chơn đế. Hàng phàm phu có tập không có đế. Hàng Thanh-Văn Duyên-Giác có tập có tập đế. Các vị Bồ-Tát hiểu tập không có tập mà có chơn đế. Hàng Thanh-Văn Duyên-Giác có diệt mà chẳng phải chơn. Đại-Bồ-Tát có diệt có chơn đế. Hàng Thanh-Văn Duyên-Giác có đạo mà chẳng phải chơn. Đại Bồ-Tát có đạo có chơn đế.

    Nầy Thiện-nam-tử ! Thế nào là Đại Bồ-Tát trụ nơi Đại-thừa Đại-Niết-Bàn thấy diệt cùng thấy diệt-đế ? Chính là dứt trừ tất cả phiền não, nếu phiền não đã dứt thời gọi là thường. Dứt lữa phiền não thời gọi là tịch diệt. Vì phiền não diệt nên đặng hưởng thọ chơn lạc. Chư Phật và Bồ-Tát cho nguyện cầu nên gọi là tịnh, chẳng còn thọ thân trong hai mươi lăm cõi nên gọi là xuất thế. Do xuất thế nên gọi là ngã, là thường. Đối với sắc, thinh, hương, vị xúc, nam, nữ, sanh, trụ, diệt, khổ, lạc, bất khổ, bất lạc, đều chẳng chấp lấy tướng mạo nên gọi là rốt ráo tịch diệt chơn đế. Đây là Đại Bồ-Tát trụ nơi Đại-thừa Đại-Niết-Bàn quán sát diệt Thánh-đế.

    Thế nào là Đại-Bồ-Tát trụ nơi Đại-thừa Đại-Niết-Bàn quán sát đạo Thánh-đế ?

    Ví như trong tối nhơn đèn mà đặng thấy những vật lớn nhỏ. Cũng vậy, Đại- Bồ- Tát trụ nơi Đại-Thừa Đại-Niết-Bàn nhơn bát thánh-đạo mà thấy tất cả pháp : Thường, vô thường, hữu vi, vô vi, chúng sanh, phi chúng sanh, vật, phi vật, khổ, lạc, ngã, vô ngã, tịnh, bất tịnh, phiền não, phi phiền não, nghiệp, phi nghiệp, thật, phi thật, thừa, phi thừa, tri, bất tri, đà-la-phiên, phi-đà-la-phiên, cầu na, phi cầu na, kiến, phi kiến, sắc, phi sắc, đạo, phi đạo, giải, phi giải. Bồ-Tát trụ nơi Đạïi- thừa Đại-Niết-Bàn quán sát đạo Thánh-đế như vậy”.


    Ca-Diếp Bồ-Tát bạch Phật : “Thế-Tôn ! Nếu tám Thánh-đạo là đạo Thánh-đế thời nghĩa chẳng tương ứng. Như đức Phật hoặc có lúc nói lòng tin là đạo có thể thoát khỏi các phiền não. Hoặc có lúc nói chẳng phóng dật là đạo vì chư Phật chẳng phóng dật nên đặng vô thượng Bồ-đề, và cũng là phép trợ đạo của Bồ- Tát. Hoặc có lúc nói tinh tấn là đạo, như Phật bảo A-Nan nếu có người siêng tu tinh tấn thời đặng thành vô thượng Bồ-đề. Hoặc có lúc nói quán thân niệm xứ, nếu chuyên tu tập thân niệm xứ nầy đặng thành vô thượng bồ-đề. Hoặc có lúc nói chánh định là đạo. Như Phật bảo Ma-Ha-Ca-Diếp : Chánh định là đạo chơn thật, nếu nhập chánh định bèn có thể tư duy sự sanh diệt của ngũ ấm, chẳng nhập thời không thể tư duy. Hoặc có lúc nói một pháp : Nếu người tu tập cói thề thanh tịnh chúng sanh, dứt trừ tất cả ưu sầu khổ não chứng đặng chánh pháp, tức là niệm Phật tam muội. Hoặc Phật lại nói rằng tu quán tưởng vô thường thời gọi là đạo có thể chứng đặng vô thượng Bồ-đề. Hoặc Phật nói không tịch ở nơi A-Lan-Nhã, ngồi một mình tư duy có thể mau chứng đặng vô thượng Bồ-đề. Hoặc có lúc Phật nói : Vì người diễn thuyết thời gọi là đạo, nếu người nghe pháp dứt được lưới nghi thời chứng đặng vô thượng Bồ-đề. Hoặc có lúc Phật nói trì giới là đạo, nếu người tinh tấn tu trì giới cấm, người nầy thoát khỏi khổ sanh tử. Hoặc có lúc Phật nói gần gũi Thiện-hữu gọi là đạo, như Phật bảo A-Nan : Người gần gũi thiện-tri-thức thời đầy đủ tịnh giới nếu có chúng sanh nào gần gũi nơi Phật thời đặng phát tâm vô thượng Bồ-đề. Hoặc có lúc Phật nói tu lòng từ là đạo, người tu học lòng từ dứt các phiền não thời đặng bực bất động. Hoặc có lúc Phật nói trí huệ là đạo, như ngày trước Phật vì Tỳ-kheo-ni Ba-Xà-Ba-Đề mà nói rằng : Nầy Tỳ-kheo-ni ! Như hàng Thanh-Văn dùng sức trí huệ dứt được các lậu phiền não. Hoặc có lúc Phật nói bố thí là đạo, như ngày trước Phật bảo vua Ba- Tư-Nặc : Nầy Đại-Vương ! Ngày trước đức Phật làm nhiều việc bố thí do đó mà nay đặng thành Vô thượng Bồ-đề.

    Lấy buông xả làm đạo hạnh

  5. #5
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts
    Kinh Đại Bát Niết Bàn
    Quyển 10 _ PHẨM THÁNH HẠNH THỨ 19
    __________________________________________________ ______________________________________


    Bạch Thế-Tôn ! Nếu Bát thánh đạo là đạo đế, những Kinh như vậy há chẳng phải là hư vọng. Nếu những Kinh đó chẳng phải hư vọng thời duyên cớ gì trong những Kinh đó chẳng nói Bát thánh đạo là đạo thánh đế. Nếu những Kinh đó chẳng nói, dễ thường ngày trước đức Như-Lai có lầm lộn. Nhưng tôi quyết định biết rằng chư Phật từ lâu đã lìa lầm lộn.

    Đức Phật khen Ca-Diếp-Bồ-Tát : “Lành thay ! Lành thay ! Nầy thiện-nam-tử ! Nay ông muốn biết Kinh-diển Đại-thừa vi diệu có những pháp bí mật nên hỏi như vậy. Những Kinh ngày trước như vậy đều vào trong đạo thánh đế.

    Nầy Thiện-nam-tử ! Như ta nói lòng tin là đạo. Tín căn nầy có thể tá trợ đạo Bồ-đề. Vì thế nên lời Phật nói không có lầm lộn. Đức Như-Lai khéo biết vô lượng phương tiện vì muốn hóa độ chúng sanh nên sự thuyết pháp có nhiều loại.

    Ví như lương y biết các căn bịnh của chúng sanh, tùy theo bịnh mà hiệp thuốc và những thứ cấm kỵ đối với thuốc. Chỉ nước chẳng ở trong lệ cấm. Hoặc cho uống nước gừng, nước cam thảo, nước tế tân, nước đường phèn, nước trái a-ma- lặc, nước ni-ba-la, hoặc nước bát-trú-la, hoặc cho uống nước lạnh, nước nóng, nước nho, nước thạch lựu.

    Nầy Thiện-nam-tử ! Lương y ấy khéo biết căn bịnh của chúng sanh. Dầu rằng thuốc có nhiều sự cấm kỵ, nhưng chỉ có nước là không ở trong lệ cấm.

    Cũng như vậy, đức Như-Lai khéo biết phương tiện, trong một pháp tướng tùy theo các loài chúng sanh mà phân biệt diễn thuyết nhiều loại danh tướng. Các loài chúng sanh kia tùy theo chỗ lãnh thọ của họ mà tu tập, dứt trừ phiền não. Như người bịnh kia theo lời dặn cũa lương y mà bịnh được lành.

    Nầy Thiện-nam-tử ! Như có một người biết nhiều thứ tiếng ở chung trong đại chúng. Một hôm đại chúng khát nước đều kêu rằng : Tôi muốn uống nước ! Tôi muốn uống nước ! Người đó liền đem nước mát lạnh tùy theo từng người mà trao cho uống. Hoặc nói là ba-ni, hoặc nói là uất-đặt, hoặc nói là xa-lỵ-lam, hoặc nói là ba-lỵ, hoặc nói là ba-da, hoặc nói là cam-lồ, hoặc nói là ngu-nhũ, dùng vô lượng tên nước như vậy để nói với đại chúng. Cũng vậy, đức Như-Lai dùng một thánh đạo vì hàng Thanh-Văn mà diễn thuyết nhiều cách : Từ Tín-căn vân vân đến Bát thánh-đạo.


    Lấy buông xả làm đạo hạnh

  6. #6
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts
    Kinh Đại Bát Niết Bàn
    Quyển 10 _ PHẨM THÁNH HẠNH THỨ 19
    __________________________________________________ ______________________________________


    Nầy Thiện-nam-tử ! Như thợ kim hoàn dùng một chất vàng tùy ý tạo làm các thứ trang sức : Dây chuyền, vòng, xuyến, xoa, khoen tai, mão, ấn. Dầu làm nhiều thứ chẳng đồng nhưng chẳng rời chất vàng. Cũng vậy, đức Như-Lai dùng một Phật đạo, tùy theo mọi loài chúng sanh mà phân biệt diễn thuyết. Hoặc nói một thứ, như nói chư Phật một đạo không hai. Hoặc nói hai thứ là định và huệ. Hoặc nói ba thứ là kiến, trí và huệ. Hoặc nói bốn thứ là kiến-đạo, tu đạo, vô học đạo, và Phật đạo. Hoặc nói năm thứ là tín-hành-đạo, pháp-hành-đạo, tín-giải- thoát-đạo, kiến-đáo-đạo, thân chứng đạo. Lại nói sáu thứ là Tu-Đà-Hoàn-Đạo, Tư- Đà- Hàm-Đạo, A-Na-Hàm-Đạo, A-La-Hán-Đạo, Bích-Chi-Phật Đạo, và Phật-Đạo. Lại nói bảy thứ là niệm-giác-phần, trạch-pháp-giác-phần, tinh-tấn-giác-phần, hỷ- giác-phần, trú-giác-phần, định-giác-phần và xả-giác-phần. Lại nói tám thứ là chánh-kiến, chánh-tư-duy, chánh-ngữ, chánh-nghiệp, chánh-mạng, chánh-tinh- tấn, chánh-niệm, và chánh-định. Lại nói chín thứ là bát-thánh-đạo, và tín. Lại nói mười thứ là thập-lực. Lại nói mười một thứ là thập-lực và đại-từ. Lại nói mười hai thứ là thập-lực đại-từ và đại-bi. Lại nói mười ba thứ là thập-lực đại- từ, đại-bi và niệm Phật tam-muội. Lại nói mười sáu thứ là thập-lực, đại-từ, đại-bi, niệm- Phật tam-muội và ba chánh-niệm. Lại nói hai mươi đạo là thập-lực, tứ-vô- sở- úy, đại-từ, đại-bi, niệm-Phật tam-muội và ba chánh-niệm.

    Đạo-chỉ là một thể, ngày trước đức Như-Lai vì chúng sanh mà phân biệt diễn nói sai khác.

    Nầy Thiện-nam-tử ! Như một thứ lửa, nhơn nơi chỗ nó đốt cháy mà có nhiều tên sai khác, như lửa cây, lửa cỏ, lửa trấu, lửa phân bò, lửa phân ngựa. Cũng vậy, Phật đạo chỉ là một không có hai vì chúng sanh mà phân biệt sai khác.

    Nầy Thiện-nam-tử ! Như một thức phân biệt nói có sáu, nếu đến nơi nhãn căn, thời gọi là nhãn thức, nhẫn đến nơi ý-căn thời gọi là ý-thức. Đạo cũng như vậy, chỉ là một không hai vì hóa độ chúng sanh mà phân biệt sai khác.

    Nầy Thiện-nam-tử ! Như một sắc pháp, mắt thấy thời gọi là sắc, tai nghe gọi là tiếng, mũi ngửi thời gọi là mùi, lưỡi nếm thời gọi là vị, thân cảm giác thời gọi là xúc. Đạo cũng như vậy, là một không có hai, vì muốn hóa độ chúng sanh nên đức Như-Lai phân biệt sai khác.

    Do nghĩa nầy nên bát-thánh-đạo gọi là đạo thánh-đế.

    Nầy Thiện-nam-tử !Bốn thánh đế nầy chư Phật theo thứ lớp mà giảng nói. Do đây vô lượng chúng sanh đặng thoát khỏi sanh tử.

    Ca-Diếp Bồ-Tát bạch Phật : “Thế-Tôn ! Ngày trước có một lúc Phật ở trong rừng Thi-Thủ trên bờ sông Hằng, đức Như-Lai lấy lá cây bảo các Tỳ-kheo : Lá trong tay của ta đây là nhiều hay tất cả lá trên mặt địa cầu là nhiều ? Các Tỳ- kheo bạch Phật tất cả lá trên địa cầu rất nhiều không thể tính đếm, lá trong tay Phật cầm rất ít không đáng kể. Phật bảo các Tỳ-kheo : Những pháp mà ta giác ngộ nhiều như những lá cỏ cây trên địa cầu, còn pháp mà ta vì chúng sanh tuyên nói như mấy chiếc lá trong bàn tay.

    Lấy buông xả làm đạo hạnh

  7. #7
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts
    Kinh Đại Bát Niết Bàn
    Quyển 10 _ PHẨM THÁNH HẠNH THỨ 19
    __________________________________________________ ______________________________________


    Bạch Thế-Tôn ! Cứ theo lời của Phật, thời đức Như-Lai rõ biết vô lượng pháp- môn, nếu vào trong bốn thánh-đế thời như đã nói, còn nếu chẳng vào nơi bốn thánh-đế lẽ ra phải có năm đế.

    Phật khen Ca-Diếp Bồ-Tát : Lành thay ! Lành thay ! Lời hỏi của ông có thể lợi ích an vui vô lượng chúng sanh.

    Nầy Thiện-nam-tử ! Những pháp môn như vậy đều đã nhiếp ở trong bốn thánh-đế.


    Ca-Diếp Bồ-Tát lại bạch Phật : Những pháp như vậy ở trong bốn thánh đế cớ sao đức Như-Lai xướng rằng chẳng nói ?

    _ Nầy Thiện-nam-tử ! Dầu là nhiếp trong bốn thánh đế nhưng còn chẳng gọi là đã nói, vì người rõ biết bốn thánh đế có hai thứ trí : Một là trí bực trung, hai là trí bực thượng. Bực trung là trí của Thanh-Văn Duyên-Giác. Bực thượng là trí của chư Phật và Bồ-Tát. Biết thân ngũ ấm là khổ thời gọi là trí bực trung, phân biệt các ấm có vô lượng tướng thảy đều là khổ thời chẳng phải hàng Thanh- Văn Duyên-Giác biết được, đây gọi là trí bực thượng. Những nghĩa như vậy nơi các kinh khác ta trọn chẳng nói đến.

    Nầy Thiện-nam-tử ! Biết các nhập gọi đó là môn cũng gọi là khổ, đây gọi là trí bực trung. Phân biệt các nhập có vô lượng tướng thảy đều là khổ thời chẳng phải hàng Thanh-Văn Duyên-Giác biết được, đây gọi là trí bực thượng. Những nghĩa như vậy nơi các kinh khác ta cũng chẳng nói.

    Nầy Thiện-nam-tử ! Biết các giới gọi đó là phần, cũng gọi là tánh, cũng gọi là khổ, đây là trí bực trung,. Phân biệt các giới có vô lượng tướng thảy đều là khổ thời chẳng phải hàng Thanh-Văn Duyên-Giác biết được đây gọi là trí bực thượng. Những nghĩa như vậy nơi các kinh khác ta cũng chẳng nói.

    Nầy Thiện-nam-tử ! Biết sắc là tướng hư-hoại, đây là trí bực trung. Phân biệt các sắc có vô lượng tướng hư hoại thảy đều là khổ, thời chẳng phải hàng Thanh- Văn Duyên-Giác biết được đây lại gọi là trí bực thượng. Những nghĩa như vậy nơi các kinh khác ta cũng chẳng nói.

    Nầy Thiện-nam-tử ! Biết thọ là tướng giác xúc đây gọi là trí bực trung. Phân biệt các thọ có vô lượng tướng giác xúc thời chẳng phải hàng Thinh-Văn Duyên- Giác biết được, đây gọi là trí bực thượng. Những nghĩa như vậy nơi các kinh khác ta cũng chẳng nói.



    Lấy buông xả làm đạo hạnh

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •