Kinh Đại Bát Niết Bàn
Quyển 8 _ PHẨM ĐIỂU DỤ THỨ MƯỜI BỐN
__________________________________________________ ______________________________________


Cũng thế, hàng Thanh-Văn, Duyên-Giác chỉ biết ngang chừng bực của mình. Đức Như-Lai thời không phải như vậy, đều biết rõ bực của mình và cả những bực khác. Vì thế nên đức Như-Lai gọi là đấng vô-ngại-trí, tùy thuận theo thế gian mà hoá hiện. Kẻ phàm phu nhục nhãn cho là chơn thật, mà muốn biết hết trí vô- thượng vô-ngại của Như-Lai, quan niệm nầy không đúng.

Đức Như-Lai có ưu-bi cùng không ưu-bi chỉ Phật biết được. Do nhơn duyên nầy, pháp có ngã khác, pháp vô ngã khác. Đây gọi là điều dụ chim Oan- ương, chim La- lân-Đề.

Nầy Thiện-nam-tử ! Phật pháp dường như chim Oan-ương đồng nhau bay đi. Chim Ca-lân-Đề và chim Oan-ương nầy, mùa thạnh hạ nườc dưng lên, lựa chọn gò cao làm ổ cho con chúng ở, rồi sau chúng nó mới trở về chốn cũ ưu-du an ổn.

Cũng vậy, Đức Như-Lai xuất thế giáo hóavô lượng chúng sanh, làm cho đều được trụ nơi chánh pháp. Như chim kia lựa gò cao lót ổ cho con chúng nó ở.

Đức Như-Lai làm cho các chúng sanh đều được giải thoát, chỗ làm đã xong, bèn nhập Đại-Niết-Bàn.

Nầy Thiện-nam-tử ! Đây gọi là pháp khổ khác, pháp vui khác. Những hành pháp là khổ. Niết-Bàn là vui vi-diệu thứ nhứt, vì đã phá hoại các hành pháp”.


Ca-Diếp bồ-tát bạch Phật : “Thế-tôn ! Thế nào chúng sanh chứng đặng Niết- Bàn gọi là an-lạc đệ nhứt ?.

_ Nầy Thiện-nam-tử ! Như lời ta đã nói các hành pháp hòa hiệp gọi đó là lão- tử.

Cẩn thận chẳng phóng dật, Đây gọi là cam lộ. Phóng dật chẳng cẩn thận, Đây gọi là tử-cú. Nếu người chẳng phóng dật, Thời đặng chỗ bất tử, Như kẻ phóng dật kia, Thường đến nơi tử lộ.

Nếu phóng dật gọi là Pháp hữu-vi. Pháp hưu-vi nầy là khổ đệ nhứt. Nếu chẳng phóng dật thời gọi là Niết-Bàn. Niết-Bàn đó gọi là cam lộ an vui đệ nhứt. Nếu xu hướng các hành pháp, thời gọi là chổ chết thọ khổ đệ nhứt. Nếu đến Niết-Bàn thời gọi là bất tử thọ vui vi-diệu. Nếu chẳng phóng dật, dầu nhóm họp các hành pháp, cũng gọi là thường lạc bất tử, thân chẳng phá hoại.

Thế nào là phóng dật, thế nào là chẳng phóng dật ? Hàng phàm phu chẳng phải Thánh thời gọi là phóng dật, là pháp thường tử. Bực Thánh xuất thế là chẳng phóng dật không có lão tử, vì chứng nhập nơi Niết-Bàn thường lạc đệ nhứt.

Do nghĩa nầy nên pháp khổ khác, pháp lạc khác, pháp ngã khác, pháp vô ngã khác.

Như người đứng dưới đất, ngước mặt nhìn lên hư không chẳng thấy dấu chim bay.

Nầy Thiện-nam-tử ! Chúng sanh không có thiên nhãn, ở trong phiền não mà chẳng tự thấy có Như-Lai tánh. Cho nên ta nói giáo pháp vô ngã bí mật, vì người không có thiên nhãn, chẳng biết được chơn-ngã, mà vọng chấp nơi ngã.