DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 43/67 ĐầuĐầu ... 33414243444553 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 421 tới 430 của 663
  1. #421
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts
    Kinh Đại Bát Niết Bàn
    PHẨM SƯ TỬ HỐNG BỒ TÁT THỨ 23
    __________________________________________________ ______________________________________


    Thế nào gọi là tận ? Vì đặng Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội. Thế nào là chẳng phải tận ? Vì là thường vậy. Thế nào là chẳng phải tận, chẳng phải là chẳng phải tận ? Vì tất cả tướng tận dứt hết vậy.

    Thế nào là nhơn ? Vì liễu nhơn vậy. Thế nào là quả ? Vì quả quyết định vậy. Thế nào là chẳng phải nhơn chẳng phải quả ? Vì là thường vậy.

    Thế nào là nghĩa ? Vì đều có thể nhiếp lấy nghĩa không ngại. Thế nào là chẳng phải nghĩa ? Vì chẳng thể nói vậy. Thế nào là chẳng phải nghĩa chẳng phải là chẳng phải nghĩa ? Vì rốt ráo không vậy.

    Thế nào là danh tự ? Vì có tên gọi vậy. Thế nào là chẳng phải danh tự ? Vì có tên mà thiệt không tên vậy. Thế nào là chẳng phải danh tự chẳng phải là chẳng phải danh tự ? Vì dứt tất cả danh tự vậy.

    Thế nào là cũng khổ cũng lạc ? Vì các thọ duyên khởi vậy. Thế nào là chẳng phải khổ chẳng phải lạc ? Vì dứt tất cả thọ vậy.

    Thế nào là chẳng phải ngã ? Vì chưa đầy đủ được tám thứ tự tại vậy. Thế nào là chẳng phải chẳng phải ngã ? Vì là thường vậy. Thế nào là chẳng phải ngã chẳng phải là chẳng phải ngã ? Vì chẳng tạo tác chẳng lãnh thọ vậy.

    Thế nào là không ? Vì là đệ nhứt nghĩa không. Thế nào là chẳng phải không ? Vì là thường vậy.Thế nào là chẳng phải không chẳng phải là chẳng phải không ? Vì có thể là chủng tử cho pháp lành vậy.

    Nầy Thiện nam tử ! Nếu có người tư duy hiểu rõ được kinh Đại Niết Bàn những nghĩa như vậy, nên biết rằng người nầy thấy được Phật tánh. Phật tánh đó chẳng thể nghĩ bàn, là cảnh giới của chư Phật, chẳng phải Thanh Văn Duyên Giác biết được.

    Nầy Thiện nam tử ! Phật tánh chẳng phải là ấm, giới, nhập, chẳng phải trước không nay có, chẳng phải đã có rồi trở lại không, từ nơi nhơn duyên lành mà chúng sanh đặng thấy.

    Ví như khối sắt đen để vào lửa đốt thời đỏ, lấy ra nguội thời trở lại đen. Dầu vậy nhưng màu đen nầy chẳng phải trong chẳng phải ngoài, do nhơn duyên mà có.

    Phật tánh cũng như vậy, lửa phiền não tắt dứt thời chúng sanh được nghe được thấy.

    Nầy Thiện nam tử ! Như hột giống biến diệt thời mầm mộng mọc lên, nhưng tánh mầm mộng nầy chẳng phải trong chẳng phải ngoài. Nhẫn đến bông trái cũng như vậy, đều theo nơi duyên mà có.


    Lấy buông xả làm đạo hạnh

  2. #422
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts
    Kinh Đại Bát Niết Bàn
    PHẨM SƯ TỬ HỐNG BỒ TÁT THỨ 23
    __________________________________________________ ______________________________________


    Kinh Đại Niết Bàn vi diệu nầy thành tựu đầy đủ vô lượng công đức. Phật tánh cũng như vậy đều là vô lượng vô biên công đức kết hợp mà thành tựu.

    Sư Tử Hống Bồ Tát bạch rằng : “Thế Tôn ! Bồ Tát thành tựu đầy đủ bao nhiêu pháp thời đặng thấy Phật tánh mà chẳng rõ ràng ? Chư Phật Thế Tôn thành tựu bao nhiêu pháp mà được thấy rõ ràng ?

    Phật bảo : “Nầy Thiện nam tử ! Bồ Tát thành tựu đầy đủ mười pháp dầu được thấy Phật tánh mà chẳng rõ ràng : Một là thiểu dục, hai là tri dục, ba là tịch tịnh, bốn là tinh tấn, năm là chánh niệm, sáu là chánh định, bảy là chánh huệ, tám là giải thoát, chín là tán thán giải thoát, mười là dùng Đại Niết Bàn giáo hóa chúng sanh”.

    Sư Tử Hống Bồ Tát bạch rằng : “Thế Tôn ! Thiểu dục cùng tri túc có gì sai khác ? “

    Phật bảo : “Nầy Thiện nam tử ! thiểu dục là chẳng cầu chẳng lấy. Tri túc là lúc đặng ít lòng không hối hận. Thiểu dục là ít có mong muốn. Tri túc là chỉ vì pháp sự lòng chẳng sầu não.

    Nầy Thiện nam tử ! Dục đó có ba : Một là ác dục, hai là đại dục, ba là dục dục.

    Ác dục là nếu có Tỳ Kheo sanh lòng tham dục muốn làm thượng thủ của tất cả đại chúng, muốn cho tất cả chúng Tăng thuận theo phía sau ta, khiến bốn bộ chúng thảy đều cúng dường cung kính tán thán tôn trọng ta. Khiến ta vì chúng thuyết pháp trước nhứt, đều muốn cho tất cả tin thọ lời của ta. Cũng khiến Quốc Vương, quan lớn, trưởng giả đều cung kính ta. Khiến ta được nhiều y phục, đồ uống ăn, đồ nằm, thuốc men, nhà cửa tốt đẹp. Đây là cầu muốn sanh tử nên gọi là ác dục.

    Đại dục là thế nào ? Nếu có Tỳ Kheo sanh lòng cầu muốn làm thế nào cho bốn bộ chúng thảy đều biết ta được bực Sơ trụ những đến Thập trụ, được Vô thượng Bồ Đề, được quả A La Hán nhẫn đến quả Tu Đà Hoàn, ta được Tứ thiền nhẫn đến bốn Trí vô ngại. Đây là vì lợi dưỡng nên gọi là đại dục.

    Dục dục là, nếu có Tỳ Kheo muốn sanh Phạm Thiên, Ma Thiên, Tự Tại Thiên, Chuyển Luân Thánh Vương, hoặc Sát Đế Lợi, Cư Sĩ, Bà La Môn, đều được tự tại. Vì lợi dưỡng nên gọi là dục dục.

    Nếu chẳng bị ba thứ ác dục nầy làm hại thời gọi là thiểu dục.

    Dục đó gọi là hai mươi lăm ái, không có hai mươi lăm ái như vậy thời gọi là thiểu dục. Chẳng cần những sự mong muốn vị lai thời gọi là thiểu dục. Được mà chẳng tham đắm thời gọi là tri túc. Chẳng cầu cung kính gọi là thiểu dục, được mà chẳng chứa nhóm gọi là tri túc.


    Lấy buông xả làm đạo hạnh

  3. #423
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts
    Kinh Đại Bát Niết Bàn
    PHẨM SƯ TỬ HỐNG BỒ TÁT THỨ 23
    __________________________________________________ ______________________________________


    Nầy Thiện nam tử ! Có lúc thiểu dục chẳng gọi là tri túc, cũng có tri túc chẳng gọi là thiểu dục, cũng có thiểu dục mà cũng tri túc, cũng có chẳng tri túc chẳng thiểu dục.

    Thiểu dục đó là nói bực Tu Đà Hoàn. Tri túc đó là nói Bích Chi Phật. Thiểu dục tri túc đó là nói A La Hán. Chẳng thiểu dục chẳng tri túc đó là nói Bồ Tát.

    Nầy Thiện nam tử ! Thiểu dục tri túc lại có hai thứ : Một là thiện, hai là bất thiện. Bất thiện là nói phàm phu. Thiện là nói Thánh nhơn và Bồ Tát. Tất cả Thánh nhơn dầu chứng được đạo quả mà chẳng tự xưng nói vì chẳng tự xưng nói nên trong lòng chẳng não hận, đây gọi là tri túc.

    Nầy Thiện nam tử ! Đại Bồ Tát tu tập Kinh Đại Niết Bàn, vì muốn thấy Phật tánh nên tu tập thiểu dục tri túc.

    Thế nào là tịch tịnh ? Tịch tịnh có hai : Một là tâm tịnh, hai là thân tịnh. Thân tịch tịnh thời trọn chẳng gây tạo ba điều ác nơi thân. Tâm tịch tịnh cũng chẳng gây tạo ba điều ác nơi ý, đây gọi là thân tâm tịch tịnh.

    Thân tịch tịnh trọn chẳng gần gũi bốn chúng, chẳng dự việc của bốn chúng. Tâm tịch tịnh là chẳng quen tập tham dục, sân khuể, ngu si. Đây gọi là thân tâm tịch tịnh. Hoặc có Tỳ Kheo thân dầu tịch tịnh mà tâm chẳng tịch tịnh. Có Tỳ Kheo thân chẳng tịch tịnh mà tâm tịch tịnh. Có Tỳ Kheo thân tâm đều tịch tịnh. Lại có Tỳ Kheo thân tâm đều chẳng tịch tịnh.

    Người thân tịch tịnh mà tâm chẳng tịch tịnh, như có Tỳ Kheo ngồi thiền chỗ vắng vẻ xa lìa bốn chúng mà trong lòng luôn chứa nhóm tham dục, sân khuể, ngu si.

    Người tâm tịch tịnh mà thân chẳng tịch tịnh, như có Tỳ Kheo gần gũi bốn chúng cùng Quốc Vương, đại thần mà trong lòng dứt tham, sân, si. Người thân tâm đều tịch tịnh, chính là chư Phật và Bồ Tát.

    Người thân tâm đều chẳng tịch tịnh chính là các phàm phu, vì phàm phu thân tâm dầu yên tịnh nhưng không thể quán sát sâu xa lý vô thường vô lạc vô ngả vô tịnh, do đây nên phàm phu không thể tịch tịnh được thân, khẩu, ý ba nghiệp.

    Hạng Nhứt xiển đề phạm bốn tội nặng, tạo năm tội nghịch cũng chẳng gọi là thân tâm tịch tịnh.

    Thế nào là tinh tấn ? Nếu có Tỳ Kheo muốn cho thân, khẩu, ý ba nghiệp thanh tịnh nên xa lìa tất cả hạnh nghiệp bất thiện mà tu tập tất cả nghiệp lành, đây gọi là tinh tấn.


    Lấy buông xả làm đạo hạnh

  4. #424
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts
    Kinh Đại Bát Niết Bàn
    PHẨM SƯ TỬ HỐNG BỒ TÁT THỨ 23
    __________________________________________________ ______________________________________


    Siêng năng tinh tấn như đây thời chuyên niệm tưởng nơi sáu chỗ, chính là Phật Pháp Tăng, Giới, Thí và Thiên, đây gọi là chánh niệm.

    Người có chánh niệm thời được Tam muội, đây gọi là Chánh định.

    Người có Chánh định, quán sát thấy các pháp dường như hư không, đây gọi là Chánh huệ. Người có Chánh huệ xa lìa tất cả kiết sử phiền não, đây gọi là Giải thoát.

    Người được Giải thoát vì chúng sanh mà khen ngợi Giải thoát, nói rằng Giải thoát là thường hằng chẳng biến đổi đây gọi là Tán thán Giải thoát. Giải thoát chính là Vô thượng Đại Bát Niết Bàn. Niết Bàn chính là lửa phiền não kiết sử đã tắt mất. Lại Niết Bàn gọi là nhà cửa, vì có thể ngăn mưa gió phiền não. Lại Niết Bàn gọi là quy y, vì có thể qua khỏi tất cả những sự bố úy. Lại Niết Bàn gọi là cồn bãi, vì bốn con sông lớn hung bạo chẳng thể chảy trôi. Những gì là bốn ? Một là dục bạo, hai là hữu bạo, ba là kiến bạo, bốn là vô minh bạo. Do đây nên Niết Bàn gọi là cồn bãi. Lại Niết Bàn gọi là rốt ráo về, vì có thể được tất cả sự an lạc rốt ráo.

    Nếu có Đại Bồ Tát thành tựu đầy đủ mười pháp như vậy, thời dầu được thấy Phật tánh mà chẳng rõ ràng.

    Lại nầy Thiện nam tử ! Người xuất gia có bốn thứ bịnh nên chẳng chứng được bốn quả Sa Môn.

    Những gì là bốn bịnh ? Chính là bốn ác dục : Một là y phục dục, hai là thực dục, ba là ngọa cụ dục, bốn là hữu dục.

    Bịnh xuất gia nầy, có bốn thứ lương dược trị lành được : Phấn tảo y trị được bịnh y dục của Tỳ Kheo ; khất thực trị được bịnh vì thực dục ; thọ hạ trị được bịnh ngọa cụ dục ; thân tâm tịch tịnh phá được hữu dục của Tỳ Kheo.

    Đây gọi là bốn thứ thuốc trị bốn thứ bịnh, gọi đó là Thánh hạnh. Thánh hạnh nầy được gọi thiểu dục tri túc.

    Người tịch tịnh có bốn điều vui : Một là xuất gia vui, hai là tịch tịnh vui, ba là vĩnh việt vui, bốn là tất cánh vui. Được bốn điều vui nầy gọi là tịch tịnh.

    Đủ bốn hạnh tinh tấn nên gọi là tinh tấn. Đủ tứ niệm xứ nên gọi là Chánh niệm. Đủ tứ thiền nên gọi là Chánh định. Thấy bốn điều chơn thật của Thánh nên gọi là Chánh huệ.

    Dứt hẳn tất cả phiền não kiết sử gọi là Giải thoát. Quở trách lỗi của tất cả phiền não gọi là Tán thán Giải thoát.


    Lấy buông xả làm đạo hạnh

  5. #425
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts
    Kinh Đại Bát Niết Bàn
    PHẨM SƯ TỬ HỐNG BỒ TÁT THỨ 23
    __________________________________________________ ______________________________________


    Đại Bồ Tát đầy đủ mười pháp như vậy, dầu được thấy Phật tánh mà chẳng rõ ràng.

    Nầy Thiện nam tử ! Đại Bồ Tát nghe Kinh nầy rồi gần gũi tu tập, xa lìa tất cả việc thế gian, đây gọi là thiểu dục. Đã xuất gia rồi chẳng sanh lòng hối hận, đây gọi là tri túc. Đã tri túc rồi gần ở nơi chỗ vắng vẽ rảnh rang xa lìa chỗ ồn ào thời gọi là tịch tịnh.

    Người chẳng tri túc chẳng thích chỗ vắng vẻ rảnh rang. Luận về người tri túc thời thường thích ở chỗ vắng vẻ. Ở chỗ vắng vẻ rồi thường suy nghĩ rằng : Tất cả thế gian đều gọi tôi đặng đạo quả Sa Môn, nhưng thiệt ra tôi chưa đặng, nay tôi sao lại phỉnh gạt mọi người, nghĩ như vậy rồi siêng năng tu tập đạo quả Sa Môn, đây gọi là tinh tấn.

    Gần gũi tu tập Đại Niết Bàn, đây gọi là Chánh niệm. Tùy thuận thiên hạnh gọi là Chánh định. An trụ trong định nầy có Chánh kiến Chánh tri, đây gọi là Chánh huệ. Người Chánh tri kiến có thể xa lìa được kiết sử phiền não, đây gọi là Giải thoát.

    Thập trụ Bồ Tát vì chúng sanh mà khen ngợi Niết Bàn, đây gọi là Tán thán Giải thoát.

    Đại Bồ Tát đầy đủ mười pháp như vậy, dầu được thấy Phật tánh mà chẳng rõ ràng.

    Lại nầy Thiện nam tử ! Luận về người thiểu dục như có Tỳ Kheo ở chỗ vắng vẻ ngồi ngay thẳng chẳng nằm, hoặc ở dưới cội cây, hoặc ở trong gò mã, hoặc ở chỗ trống, tùy chỗ có cỏ mà ngồi trên đó, khất thực mà ăn đặng gì cũng là đủ cả. Hoặc một lần ngồi ăn, chẳng quá một lần ăn, chỉ chứa ba y, y phấn tảo, y bố, đây gọi là thiểu dục. Đã thật hành việc nầy trong lòng chẳng ăn năn, đây gọi là tri túc. Tu Không Tam muội, đây gọi là tịch tịnh. Đặng bốn quả Sa Môn rồi đối với Vô thượng Bồ Đề tâm chẳng thôi dứt, đây gọi là tinh tấn. Chuyên tâm tư duy tánh Như Lai là Thường không có biến đổi đây gọi là Chánh niệm. Tu Bát Giải thoát đây gọi là Chánh định. Đặng Tứ vô ngại đây gọi là Chánh huệ. Xa lìa bảy thứ lậu, đây gọi là Giải thoát. Khen ngợi Niết Bàn không có mười tướng, gọi là Tán thán Giải thoát. Mười tướng là : Sanh, gìa, bịnh, chết, sắc ,thinh, hương, vị, xúc và vô thường. Xa lìa mười tướng nầy thời gọi là Đại Niết Bàn. Đây gọi là Đại Bồ Tát đầy đủ mười pháp như vậy dầu được thấy Phật tánh mà chẳng rõ ràng.

    Nầy Thiện nam tử ! Vì đa dục nên gần gũi Quốc Vương, Quan lớn, Trưởng giả, Sát Đế Lợi, Bà La Môn, Tỳ Xá , Thủ Đà, tự xưng là tôi đặng quả Tu Đà Hoàn nhẫn đến quả A La Hán.

    Vì lợi dưỡng nên đi đứng ngồi nằm nhẫn đến đại tiện tiểu tiện, nếu thấy đàn việt vẫn chào hỏi tiếp đãi chuyện vãn.

    Người phá ác dục gọi là thiểu dục, dầu người nầy chưa có thể phá hoại phiền não kiết sử, nhưng có thể đồng hành vi với Như Lai, đây gọi là tri túc.


    Lấy buông xả làm đạo hạnh

  6. #426
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts
    Kinh Đại Bát Niết Bàn
    PHẨM SƯ TỬ HỐNG BỒ TÁT THỨ 23
    __________________________________________________ ______________________________________


    Nầy Thiện nam tử ! Hai pháp như vậy bèn là nhơn duyên gần của chánh niệm, chánh định, thường được sư trưởng bạn học khen ngợi. Trong các Kinh Phật cũng thường ngợi khen tán thán tôn trọng pháp như vậy. Nếu có thể đầy đủ hai pháp nầy thời được gần môn Đại Niết Bàn và năm điều vui, đây gọi là tịch tịnh. Người giữ giới bền chắc gọi là tinh tấn. Người có tàm quí gọi là chánh niệm, chẳng thấy tâm tướng gọi là chánh định, chẳng cầu tánh tướng nhơn duyên của các pháp thời gọi là chánh huệ. Vì không có tướng nên phiền não dứt, đây gọi là giải thoát. Khen ngợi Kinh Đại Niết Bàn nầy thời gọi là Tán thán giải thoát.

    Đây gọi là Đại Bồ Tát an trụ mười pháp dầu được thấy Phật tánh mà chẳng rõ ràng.

    Nầy Thiện nam tử ! Như ông hỏi Thập trụ Bồ Tát dùng con mắt gì mà thấy được Phật tánh mà chẳng rõ ràng, chư Phật dùng con mắt gì mà thấy được Phật tánh rõ ràng ?

    Nầy Thiện nam tử ! Do huệ nhãn mà thấy Phật tánh thời chẳng được rõ ràng, dùng Phật nhãn mà thấy thời được rõ ràng. Vì hạnh Bồ Đề thời chẳng rõ ràng, nếu vô hành vô tác thời được rõ ràng. Trụ nơi Thập trụ thời dầu thấy mà chẳng rõ ràng, nếu chẳng trụ chẳng đi thời thấy được rõ ràng. Đại Bồ Tát vì nhơn Trí huệ nên thấy chẳng rõ ràng, chư Phật vì dứt nhơn quả nên thấy rõ ràng. Bực Nhứt thiết giác gọi là Phật tánh. Thập trụ Bồ Tát chẳng được gọi là Nhứt thiết giác, nên dầu thấy mà chẳng rõ ràng.

    Nầy Thiện nam tử ! Thấy có hai thứ : Một là con mắt thấy, hai là nghe thấy.

    Chư Phật con mắt thấy Phật tánh như xem trái cây trong bàn tay. Thập trụ Bồ Tát nghe thấy Phật tánh nên chẳng rõ ràng . Thập trụ Bồ Tát dầu có thể tự biết quyết định đặng Vô thượng Bồ Đề, mà chẳng biết được tất cả chúng sanh đều có Phật tánh.

    Nầy Thiện nam tử ! Lại có con mắt ngó thấy : Như Chư Phật cùng Thập trụ Bồ Tát, con mắt thấy Phật tánh. Lại có nghe thấy : Như tất cả chúng sanh nhẫn đến Cửu trụ Bồ Tát nghe thấy Phật tánh.

    Bồ Tát nếu nghe tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, chẳng sanh lòng tin thời chẳng gọi là nghe thấy.

    Nếu có Thiện nam tử, Thiện nữ nhơn muốn thấy Như Lai, nên phải tu tập mười hai bộ Kinh thọ trì đọc tụng biên chép giải thuyết.


    Sư Tử Hống Bồ Tát bạch rằng : “Thế Tôn ! Tất cả chúng sanh chẳng biết được tâm tướng của Như Lai, phải quán tưởng thế nào để đuợc biết ?”

    Phật bảo : “Nầy Thiện nam tử ! Tất cả chúng sanh thật ra chẳng biết được tâm tướng của Như Lai. Nếu muốn quan sát để được biết thời có hai nhơn duyên : Một là con mắt thấy, hai là nghe thấy. Nếu thấy thân nghiệp của Như Lai, nên biết rằng đây là Như Lai, đây gọi là con mắt thấy. Nếu xem thấy khẩu nghiệp của Như Lai, nên biết rằng đây là Như Lai, đây gọi là nghe thấy. Nếu thấy sắc mạo mà tất cả chúng sanh không sánh bằng được, nên biết rằng đây là Như Lai, đây là con mắt thấy. Nếu nghe tiếng tâm vi diệu tối thắng chẳng đồng với tiếng tâm của chúng sanh, nên biết rằng đây là Như Lai, đây gọi là nghe thấy. Nếu thấy thần thông của Như Lai hiện, thần thông nầy là vì chúng sanh hay là vì lợi dưỡng ? Nếu là vì chúng sanh mà chẳng vì lợi dưỡng, nên biết rằng đây là Như Lai, đây là con mắt ngó thấy. Nếu xem thấy Như Lai lúc dùng Tha tâm trí quán sát chúng sanh, vì lợi dưỡng thuyết pháp hay vì chúng sanh thuyết pháp ?

    Nếu vì chúng sanh mà chẳng vì lợi dưỡng, nên biết rằng đây là Như Lai, đây gọi là nghe thấy.


    Lấy buông xả làm đạo hạnh

  7. #427
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts
    Kinh Đại Bát Niết Bàn
    PHẨM SƯ TỬ HỐNG BỒ TÁT THỨ 23
    __________________________________________________ ______________________________________


    Tại sao Như Lai thọ thân nầy ? Cớ gì thọ thân ? Vì ai mà thọ thân ? Đây gọi là con mắt ngó thấy.

    Nếu quan sát Như Lai thuyết pháp thế nào ? Cớ gì thuyết pháp ? Vì ai mà thuyết pháp ? Đây gọi là nghe thấy. Dùng nghiệp ác nơi thân gia hại đó mà chẳng sân hận, nên biết rằng đây là Như Lai vậy, đây gọi là con mắt thấy. Dùng nghiệp ác nơi miệng gia hại đó mà chẳng giận, nên biết rằng đây là Như Lai, đây gọi là nghe thấy.

    Nếu thấy Bồ Tát lúc mới sanh, ở bốn phương đều đi bảy bước, các Thiên Thần cầm phan lọng, chấn động vô lượng vô biên thế giới, ánh sáng vàng chói rực khắp hư không, Long Vương dùng thần lực phun nước tắm rửa cho Bồ Tát, Chư Thiên hiện hình tiếp đỡ đảnh lễ, Tiên A Tư Đà chắp tay cung kính, lớn khôn vất bỏ ngũ dục như bỏ nước miếng nước mũi, chẳng bị sự vui trong đời cám dỗ, xuất gia tu hành, thích ở chỗ vắng lặng, vì phá tà kiến nên khổ hạnh sáu năm, đối với chúng sanh bình đẳng không sai khác, tâm thường ở trong Chánh định không bao giờ tán loạn, tướng hảo trang nghiêm nơi thân, đi đến chỗ nào những gò nỗng đều bằng, y phục cách rời nơi thân bốn tấc chẳng sa xuống, lúc đi nhìn thẳng chẳng ngó hai bên, vật thực của Phật ăn không có lỗi chẳng hoàn toàn, chỗ Phật ngồi đứng cỏ chẳng động loạn, vì điều phục chúng sanh nên qua thuyết pháp mà tâm không kiêu mạn, đây gọi là con mắt thấy.

    Nếu nghe Bồ Tát đi bảy bước rồi xướng rằng : Nay thân nầy của ta là thân rốt sau cả. A Tư Đà Tiên chắp tay nói rằng :

    _ Tâu Đại Vương ! Thái Tử Tất Đạt Đa quyết định sẽ thành Vô thượng Bồ Đề, trọn chẳng ở nhà làm Chuyển Luân Vương, vì Chuyển Luân Vương thân tướng chẳng rõ ràng, còn Thái Tử Tất Đại Đa tất cả tướng tốt nơi thân đều sáng rở, do đây quyết chắc sẽ được Vô thượng Bồ Đề. Lúc thấy người già bịnh chết, Bồ Tát nói rằng : Tất cả chúng sanh thật đáng xót thương, thường ở trong sanh, già, bịnh, chết mà chẳng biết quan sát, ta sẽ dứt trừ sự khổ ấy. Theo học định Vô tưởng với Ngũ Thông Tiên Nhơn là ông A La Lã, đã thành tựu rồi Bồ Tát bèn nói lỗi của môn định ấy. Lại theo học định Phi phi tưởng với Tiên Nhơn Uất Đà Dà, đã thành tựu rồi bèn nói định nầy chẳng phải Niết Bàn, chính là pháp sanh tử. Sáu năm khổ hạnh không có kết quả : Tu khổ hạnh luống vô ích, nếu là hay thời ta đã được kết quả tốt, vì là hư vọng nên ta không được gì, đây gọi là tà thuật, chẳng phải là đạo chơn chánh.

    Lúc đã thành đạo, Phạm Thiên thỉnh : “ Ngửa mong đức Như Lai vì chúng sanh mà thuyết pháp cam lộ vô thượng”.


    Phật bảo : “Nầy Phạm Vương ! Tất cả chúng sanh thường bị phiền não che đậy chẳng thể lãnh thọ lời dạy về pháp chơn chánh của Phật.”

    Phạm Vương lại bạch : “Thế Tôn ! Tất cả chúng sanh phàm có ba hạng : Lợi căn, trung căn và hạ căn. Hạng lợi căn có thể lãnh thọ chánh pháp. Xin đức Thế Tôn vì họ mà thuyết pháp” .

    Lấy buông xả làm đạo hạnh

  8. #428
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts
    Kinh Đại Bát Niết Bàn
    PHẨM SƯ TỬ HỐNG BỒ TÁT THỨ 23
    __________________________________________________ ______________________________________


    Phật nói : “Nầy Phạm Vương ! Lóng nghe !Lóng nghe ! Nay Phật sẽ vì tất cả chúng sanh mở cửa cam lộ”.

    Ở thành Ba La Nại, Chuyển chánh pháp luân, tuyên nói Trung đạo, vì tất cả chúng sanh chẳng phá trừ các kiết sử, chẳng phải là không thể trừ, chẳng phải phá chẳng phải là chẳng phá, nên gọi là Trung đạo.

    Chẳng độ chúng sanh, chẳng phải là không độ được nên gọi là Trung đạo.

    Chẳng phải tất cả thành tựu, chẳng phải là chẳng thành tựu nên gọi là Trung đạo.

    Phàm có lời nói dạy ra, chẳng tự nói là thấy, chẳng nói là đệ tử, nên gọi là Trung đạo.

    Thuyết pháp chẳng vì lợi, chẳng phải là không được quả lành nên gọi là Trung đạo.

    Lời Phật là chánh ngữ, thiệt ngữ, thời ngữ, chơn ngữ, chẳng hư vọng, là vi diệu đệ nhứt.

    Đây gọi là nghe thấy.

    Nầy Thiện nam tử ! Tâm tướng của Như Lai thiệt ra không thể thấy. Nếu Thiện nam tử , Thiện nữ nhơn nào muốn được thấy Như Lai, phải nên y theo hai nhơn duyên như vậy.


    Sư Tử Hống Bồ Tát bạch rằng : “Thế Tôn ! Như trước kia nói điều dụ trái am ma la bốn hạng người v.v… Có hạng người việc làm kỹ mà tâm chẳng chánh thiệt. Có hạng người tâm kỹ mà việc làm chẳng chánh thiệt. Có hạng người tâm kỹ mà việc làm cũng chánh thiệt. Có hạng người tâm chẳng kỹ việc làm cũng chẳng chánh thiệt.

    Thế Tôn ! Hai hạng đầu, làm thế nào biết được ? Như lời Phật nói, dầu y theo hai nhơn duyên ấy, cũng chẳng thể biết được.


    Phật nói : “Lành thay ! Lành thay ! Nầy Thiện nam tử ! Điều dụ trái am ma la, hai hạng người nầy thiệt khó biết được. Vì khó biết, nên trong kinh Phật nói phải cùng họ ở chung. Ở chung nếu chẳng biết được thời phải ở lâu. Ở lâu nếu chẳng biết được thời nên dùng trí huệ. Dùng trí mà chẳng biết thời nên quán sát suy gẫm kỹ. Do quán sát suy gẫm thời biết là trì giới cùng phá giới.

    Nầy Thiện nam tử ! Đầy đủ bốn điều : Ở chung, ở lâu, trí huệ, quán sát rồi sau mới biết là trì giới cùng phá giới.


    Lấy buông xả làm đạo hạnh

  9. #429
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts
    Kinh Đại Bát Niết Bàn
    PHẨM SƯ TỬ HỐNG BỒ TÁT THỨ 23
    __________________________________________________ ______________________________________


    Nầy Thiện nam tử ! Giới có hai thứ, trì giới cũng hai : Một là giới cứu cánh, hai là giới chẳng cứu cánh.

    Có người do nhơn duyên nên thọ trì cấm giới, người trí phải quán sát người nầy trì giới là vì lợi dưỡng hay là vì cứu cánh.

    Giới của đức Như Lai không có nhơn duyên, vì thế nên được gọi là giới cứu cánh.

    Do nghĩa nầy nên Bồ Tát dầu bị chúng sanh ác làm tổn hại mà chẳng có lòng giận hờn. Do đây nên Như Lai đặng gọi là thành tựu trì giới cứu cánh.

    Nầy Thiện nam tử ! Xưa kia có một lúc ta cùng Xá Lợi Phất và năm trăm đệ tử đồng ở nơi nước Ma Dà Đà trong thành Chiêm Bà. Có thợ săn đuổi theo một con bồ câu. Bồ câu nầy sợ hải đến nơi bóng của Xá Lợi Phất vẫn còn run sợ, nó chạy đến trong bóng của ta thời thân tâm an ổn hết kinh sợ. Do đây nên biết đức Như Lai trì giới rốt ráo nhẫn đến bóng của thân còn có năng lực như vậy.

    Nầy Thiện nam tử ! Giới chẳng cứu cánh còn chẳng được quả Thanh Văn, Duyên Giác, huống là có thể được quả vô thượng Bồ Đề.

    Lại có hai thứ : Một là vì lợi dưỡng, hai là vì chánh pháp. Vì lợi dưỡng mà thọ trì cấm giới, nên biết giới nầy chẳng thấy được Phật tánh cùng Như Lai. Dầu nghe Phật tánh và danh tự Như Lai nhưng vẫn chẳng được gọi là nghe thấy.

    Nếu vì chánh pháp mà thọ trì cấm giới, nên biết giới nầy có thể thấy được Phật tánh cùng Như Lai, đây gọi là con mắt thấy cũng gọi là nghe thấy.

    Lại có hai thứ : Một là căn sâu khó lay khó nhổ, hai là căn cạn dễ động. Nếu có thể tu tập không, vô tướng, vô nguyện, đây gọi là căn sâu. Nếu chẳng tu tập ba môn tam muội nầy, hoặc dầu tu tập mà vì hai mươi lăm cõi, đây gọi là căn cạn.

    Lại có hai thứ : Một là vì thân mình, hai là vì chúng sanh. Người vì chúng sanh thời có thể thấy Phật tánh và Như Lai.

    Người trì giới lại có hai hạng, một là tánh tự hay là trì giới, hai là cần phải người khác dạy bảo nếu đã thọ giới trải qua vô lượng đời không sai phạm hoặc ở nhằm nước ác, gặp bạn ác, thời kỳ ác, đời ác, gặp pháp ác gian tà, ở chung với kẻ tà kiến, dầu như vậy, nhưng người nầy vẫn giữ gìn giới pháp như cũ không có hủy phạm, đây gọi là tánh tự hay trì giới. Nếu là người gặp Sư Tăng Bạch Tứ Yết Ma mà đắc giới, thời cần phải nương nhờ Hòa Thượng, các Sư Tăng, bạn lành dạy bảo, mới biết oai nghi cử chỉ đúng pháp, đây gọi là hạng người cần nhờ sự dạy bảo.

    Người tánh tự hay trì giới thời con mắt thấy Phật tánh và thấy Như Lai, cùng gọi là nghe thấy.


    Lấy buông xả làm đạo hạnh

  10. #430
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts
    Kinh Đại Bát Niết Bàn
    PHẨM SƯ TỬ HỐNG BỒ TÁT THỨ 23
    __________________________________________________ ______________________________________


    Giới lại có hai : Một là giới Thanh Văn, hai là giới Bồ Tát từ sơ phát tâm nhẫn đến đặng Vô thượng Bồ Đề, đây gọi là giới Bồ Tát. Nếu quán bạch cốt nhẫn đến chứng quả A La Hán đây gọi là giới Thanh Văn.

    Nếu có người trì giới Thanh Văn, nên biết rằng người nầy chẳng thấy Phật tánh và Như Lai. Nếu có người trì giới Bồ Tát, nên biết rằng người nầy được Vô thượng Bồ Đề, thấy được Phật tánh và Như Lai Niết Bàn.


    Sư Tử Hống Bồ Tát bạch rằng : “Thế Tôn ! Do nhơn duyên gì mà thọ trì cấm giới ?”

    Phật nói : “Nầy Thiện nam tử ! Vì tâm chẳng hối hận. Cớ gì chẳng hối hận ? Vì hưởng thọ an lạc. Cớ gì hưởng thọ an lạc ? Vì xa lìa. Cớ gì xa lìa ? Vì an ổn. Cớ gì an ổn ? Vì thiền định. Cớ gì thiền định ? Vì tri kiến chơn thật. Cớ gì tri kiến chơn thật ? Vì thấy những lỗi họa của sanh tử. Cớ gì thấy lỗi sanh tử ? Vì tâm chẳng tham đắm. Cớ gì tâm chẳng tham đắm ? Vì được giải thoát. Cớ gì được giải thoát ? Vì được vô thượng Đại Niết Bàn. Cớ gì được Đại Niết Bàn ? Vì được thường, lạc, ngã, tịnh. Cớ gì được thường, lạc, ngã, tịnh ? Vì được bất sanh bất diệt . Cớ gì được bất sanh bất diệt ? Vì thấy Phật tánh. Do đây nên Bồ Tát tánh tự hay trì giới cứu cánh.

    Nầy Thiện nam tử ! Tỳ Kheo trì giới dầu chẳng phát nguyện cầu tâm chẳng hối hận, mà tự nhiên được, vì pháp tánh như vậy. Dầu chẳng cầu vui, xa lìa , an ổn, tri kiến chơn thật, thấy lỗi sanh tử, tâm chẳng tham đắm, giải thoát, Niết Bàn, thường, lạc, ngã,tịnh, bất sanh, bất diệt, cùng thấy Phật tánh, nhưng tự nhiên được tất cả, vì pháp tánh như vậy.


    Sư Tử Hống Bồ Tát bạch rằng : “Thế Tôn ! Nếu do trì giới mà đặng quả chẳng ăn năn, nhơn nơi giải thoát mà đặng quả Niết Bàn, thời giới là không nhơn, Niết Bàn là không quả. Giới nếu không nhơn thời gọi là thường, Niết Bàn có nhơn thời là vô thườntg. Nếu như vậy, thời Niết Bàn là trước không mà nay có. Nếu trước không mà nay có thời là vô thường, như thắp ngọn đèn. Niết Bàn nếu như vậy thời thế nào được gọi là ngã, lạc, tịnh ư ?

    Lấy buông xả làm đạo hạnh

  11. The Following User Says Thank You to socnho For This Useful Post:

    phuctoan (07-05-2017)

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Chủ đề tương tự

  1. Kinh Diệu Pháp Liên Hoa
    Gửi bởi Mây trắng trong mục Kinh
    Trả lời: 219
    Bài cuối: 04-06-2017, 08:30 AM

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •