DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 22/67 ĐầuĐầu ... 12202122232432 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 211 tới 220 của 663
  1. #211
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts
    Kinh Đại Bát Niết Bàn
    Quyển 10 _ PHẨM THÁNH HẠNH THỨ 19
    __________________________________________________ ______________________________________


    Nầy Thiện-nam-tử ! Lúc nghe được nửa bài kệ ấy, lòng người khổ hạnh vui mừng cũng như vậy. Liền đứng dậy lấy tay đỡ tóc lên ngó tìm bốn phía nói rằng : “Chẳng biết ai vừa nói hai câu kệ ? Ngó mãi không thấy người nào khác chỉ thấy quỉ La-Sát bèn nói rằng : “ Ai khai môn giải thoát như vậy ? Ai có thể thuật lời của Phật như vậy ? Ai có thể ở trong giấc ngủ sanh tử mà có thể riêng được giác ngộ xướng lên lời đó vậy ? Ai có thể ở chốn nầy đem đạo vị vô thượng chỉ dạy cho chúng sanh đang đói khát trong vòng sanh tử ? Ai có thể làm thuyền lớn cứu vớt vô lượng chúng sanh đang nổi chìm trong biển sanh tử ? Những chúng sanh nầy thường mang bịnh nặng phiền não, ai có thể làm lương y nói hai câu kệ ấy khai ngộ tâm của tôi. Như mặt trăng nửa như hoa sen hé nở.

    Người khổ hạnh lúc đó không thấy có ai khác chỉ thấy quỉ La-Sát nghĩ rằng có lẽ quỉ nầy nói hai câu kệ ấy chăng ? Rồi lại nghĩ rằng quỉ nầy hình dung hung dữ đáng sợ, phàm người đặng nghe những câu kệ ấy thời tất cả sự sợ sệt xấu xa liền tiêu trừ, đâu có lẽ người hình mạo xấu xa nầy mà có thể nói lời kệ ấy. Như trong lửa mọc được hoa sen. Trong ánh nắng mặt trời chẳng sanh được nước mát. Rồi lại tự trách : Ta thật là vô trí hoặc quỉ nầy đặng gặp chư Phật quá khứ, nên được nghe nửa bài kệ ấy, nay ta nên hỏi ý nghĩa của lời ấy. Suy nghĩ xong liền đến trước quỉ La-Sát nói rằng : “Lành thay lành thay ! Đại-Sĩ ! Ngài ở đâu mà học được nửa bài kệ của Phật quá khứ như vậy ?

    Quỉ La-Sát liền đáp rằng : “Nầy Bà-La-Môn ! Ông chẳng nên hỏi ta về việc ấy. Vì ta đã nhiều ngày không được ăn đói khát khổ não tâm ý mê loạn. Ta tìm cầu khắp nơi vẫn chẳng được thức ăn. Vì thế nên ta nói những lời như vậy.”

    Người khổ hạnh lại nói với quỉ La-Sát : “Nếu Đại-Sĩ có thể vì tôi nói trọn bài kệ, tôi sẽ trọn đời làm đệ tử ngài. Kệ của Đại-Sĩ vừa nói lời chẳng đủ, nghĩa chẳng trọn, sao Đại-Sĩ chẳng nói cho trọn ? Luận về tài-thí thời có cạn hết, còn pháp-thí thời chẳng thể cùng tận, nhiều sự lợi ích. Tôi nghe nửa bài kệ ấy sanh lòng kinh nghi. Trông mong ngài vì tôi mà nói cho trọn, tôi sẽ trọn đời làm đệ tử ngài.”

    Qủi La-Sát nói : “Ông tham thái quá chỉ biết tự thương thân mình mà chẳng nghĩ đến người. Ta đương đói khổ thiệt không thể nói đặng”.

    Người khổ hạnh hỏi : “Thức ăn của ngài là vật gì ?

    Quỉ nói : “Ông đừng hỏi, nếu ta nói ra thời mọi người phải kinh sợ”.

    Người khổ hạnh nói : “Giữa đây chỉ có mình tôi không có người nào khác. Tôi không sợ, ngài cứ nói.

    Qủi nói : “Tôi chỉ ăn thịt người tươi nóng, chỉ uống máu nóng của người. Vì ta phước mõng nên chỉ ăn những thứ đó. Ta tìm khắp các nơi mà chẳng đặng. Trong đời dầu có người đông nhiều, nhưng mỗi người đều có phước đức, lại được chư Thiên-Thần thủ hộ, ta không đủ sức bắt ăn được.”

    Lấy buông xả làm đạo hạnh

  2. The Following User Says Thank You to socnho For This Useful Post:

    hoatihon (05-17-2017)

  3. #212
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts
    Kinh Đại Bát Niết Bàn
    Quyển 10 _ PHẨM THÁNH HẠNH THỨ 19
    __________________________________________________ ______________________________________


    Người khổ hạnh nói : “Ngài cứ nói đủ bài kệ ấy, tôi nghe kệ rồi sẽ đem thân nầy dâng cho ngài dùng. Thưa Đại-Sĩ nếu lúc tôi chết thân nầy sẽkhông dùng vào việc gì được, sẽ bị cọp, sói, chim hiêu, kên kên ăn mổ, không được một mảy phước đức. Nay tôi vì cầu Vô-thượng Bồ-đề xả thí thân vô thường chẳng bền nầy, để đổi lấy thân thường trụ bền chắc”.

    Quỉ nói : “Ai tin được lời của ông, chỉ vì có tám chữ mà thí bỏ thân đáng mến đáng tiếc.”

    Người khổ hạnh nói : “Như có người đem đồ sành bố thí cho người khác mà đặng đồ bằng thất bảo. Cũng vậy, tôi xả thí thân vô thường nầy để đặng thân Kim cương. Ngài nói ai tin được lời tôi ?”

    Các vị Đại-Phạm-Thiên-Vương, Thích-Đề-Hoàn-Nhơn và Tứ-Thiên-Vương có thể chứng minh lời tôi. Lại có các vị Bồ-Tát tu hành Đại-thừa đủ lục độ, lợi ích vô lượng chúng sanh, có Thiên nhãn cũng chứng biết được lời của tôi, Thập phương chư Phật cũng chứng biết cho tôi vì tám chữ mà xả thí thân mạng.


    Quỉ nói : “Nếu ông có thể xả thí thân mạng như vậy, thời nên lóng nghe kỹ tôi sẽ vì ông nói nửa bài kệ sau”.

    Người khổ hạnh nghe quỉ hứa nói vui mừng hớn hở, liền cởi tấm da nai đang mặc trên thân trải tòa rồi mời quỉ : “Bạch Hòa-Thượng xin thỉnh ngài lên tòa nầy”.

    Quỉ ngồi xong người khổ hạnh qùy dài, vòng tay thưa rằng : “Mong Hòa- Thượng vì tôi mà nói nửa bài kệ còn lại cho được đầy đủ”.

    Quỉ La-sát liền tuyên rằng :

    Sanh-diệt diệt rồi, Tịch diệt là vui.

    Quỉ La-Sát nói hai câu kệ rồi bảo rằng : “Nầy Đại Bồ-Tát nay ông đã nghe đủ cả nghĩa bài kệ, lòng mong muốn của ông đã đầy đủ, nếu ông muốn lợi ích chúng sanh giờ đây nên thí thân cho ta.

    Người khổ hạnh suy nghĩ kỹ những nghĩa trong bài kệ rồi biên chép lên trên đá, trên vách, trên cây, bên đường đi. Tự cột áo xiêm sợ sau khi chết thân thể lõa lồ rồi leo lên cây cao.

    Thọ-Thần bảo người khổ hạnh : “Lành thay ! Nay ông muốn làm việc gì ?

    Người khổ hạnh đáp : “Tôi muốn thí xả thân nầy để trả giá bài kệ”.

    Lấy buông xả làm đạo hạnh

  4. The Following User Says Thank You to socnho For This Useful Post:

    hoatihon (05-17-2017)

  5. #213
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts
    Kinh Đại Bát Niết Bàn
    Quyển 10 _ PHẨM THÁNH HẠNH THỨ 19
    __________________________________________________ ______________________________________


    Thọ-Thần nói : “Bài kệ như vậy có những lợi ích gì ?”

    Người khổ hạnh đáp : “Những câu kệ ấy là lời thuyết pháp của Phật ba đời, trong ấy chỉ dạy đạo pháp Chơn Không. Tôi vì pháp nầy muốn lợi ích tất cả chúng sanh mà thí xả thân nầy, chẳng phải vì lợi danh, chẳng cầu Chuyển-Luân-Thánh-Vương, Tứ-Thiên-Vương, Thích-Đề-Hoàn-Nhơn, Đại-Phạm-Thiên-Vương, chẳng cầu quả vui của người của Trời.

    Lúc sắp sửa xả thân, người khổ hạnh nói rằng : “Nguyện cho tất cả người tham lam bỏn sẻn đều thấy tôi xả thân. Những người bố thí chút ít sanh lòng cống cao cũng đặng thấy tôi vì một bài kệ mà xả thân mạng.

    Nói xong, người khổ hạnh buông mình từ trên cây rơi xuống. Lúc thân chưa tới đất. Trong hư không vang ra các thứ tiếng thấu đến cõi trời Sắc-Cứu-Cánh. Quỉ La-sát huờn lại hình Thiên-Đế hứng lấy thân người khổ hạnh để nhẹ nhàng xuống đất.

    Bấy giờ Thích-Đề-Hoàn-Nhơn, Đại-Phạm-Thiên-Vương cùng chư Thiên đảnh lễ người khổ hạnh mà khen rằng : “Lành thay ! Lành thay ! Thiệt là Bồ-Tát có thể lợi ích nhiều cho vô lượng chúng sanh, muốn thắp đuốc pháp lên giữa đêm tối vô minh. Vì tôi mến tiếc pháp lớn của Như-Lai nên cố nhiễu não ngài. Ngưỡng mong ngài cho tôi sám hối tội lỗi. Thuở vị lai ngài quyết định thành Vô-thượng Chánh-giác,. Khi được thành Phật, mong ngài tế độ chúng tôi.

    Nói xong, Thích-Đề-Hoàn-Nhơn và chư Thiên đảnh lễ người khổ hạnh, cáo từ, bỗng nhiên ẩn mất.

    Nầy Thiện-nam-tử ! Người khổ hạnh thuở xưa chính là tiền thân của ta. Ngày trước vì nửa bài kệ mà ta xả thí thân mạng. Do cớ đó ta đặng vượt bực thành Phật trước Di-Lặc mười hai kiếp.

    Nầy Thiện-nam-tử ! Ta đặng vô lượng công đức như vậy đều do cúng dường Chánh pháp của Như-Lai.

    Nay ông phát tâm Vô-thượng Bồ-đề, thời ông cũng đã vượt hơn vô lượng vô biên Hằng hà sa Bồ-Tát.

    Nầy Thiện- nam-tử ! Đây gọi là Bồ-Tát trụ nơi Đại-Thừa Đại-Bát Niết-Bàn tu hành Thánh hạnh.



    HẾT PHẨM THÁNH HẠNH THỨ MƯỜI CHÍN

    Lấy buông xả làm đạo hạnh

  6. The Following User Says Thank You to socnho For This Useful Post:

    hoatihon (05-17-2017)

  7. #214
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts
    Kinh Đại Bát Niết Bàn
    PHẨM PHẠM HẠNH THỨ 20
    __________________________________________________ ______________________________________


    20. PHẨM PHẠM HẠNH THỨ HAI MƯƠI

    (Hán bộ trọn quyển 14, 15, 16, 17 và phần đầu quyển thứ 18)


    Nầy Thiện nam tử ! Bồ-Tát-Ma-Ha-Tát tu phạm hạnh như thế nào ? Bồ-Tát-Ma- Ha-Tát trụ nơi Đại-thừa Đại Niết Bàn, trụ bảy pháp lành thời phạm hạnh đầy đủ.

    Bảy pháp lành là : Một là biết pháp, hai là biết nghĩa, ba là biết giờ, bốn là biết tri túc, năm là biết mình, sáu là biết chúng, bảy là biết tôn ty.

    Bồ-Tát-Ma-Ha-Tát như thế nào gọi là biết pháp. Nầy Thiện nam tử ! Bồ Tát nầy biết mười hai bộ Kinh tức là Tu Đa La, Kỳ Dạ, Thọ Ký, Dà Đà, Ưu Đà Na, Ni Đà Na, A Ba Đà Na, Y Đế Mục Đà Na, Xà Đà Dà, Tỳ Phật Lược, A Phù Đà Đạt Ma, Ưu Bà Đề Xá.

    Đây là Khế Kinh Tu Đa La : Từ “Như thị ngã văn" nhẫn đến câu "hoan hỷ phụng hành” tất cả như vậy gọi là Tu Đa La Kinh (Trường Hàng). Đây là Kỳ-dạ : "Phật bảo các Tỳ kheo: Ngày xưa ta cùng các ông ngu si không trí huệ, chẳng thể thấy bốn chơn đế đúng như thật, nên lưu chuyển mãi trong biển khổ sanh tử. Bốn chơn đế là : Khổ Đế, Tập Đế, Diệt Đế, và Đạo Đế".

    Ngày xưa đức Phật vì các Tỳ Kheo nói Khế Kinh xong lại có hàng chúng sanh căn trí sáng tỏ, vì muốn nghe pháp nên đến chỗ Phật hỏi mọi người rằng, đức Như Lai vừa rồi nói những việc gì ? Lúc đó Phật vì hàng chúng sanh ấy đem Kinh vừa giảng nói thành kệ tụng :

    "Ta xưa cùng các ông, Chẳng thấy bốn chơn đế, Nên phải lưu chuyển mãi, Trong biển khổ sanh tử, Nếu thấy được bốn đế, Thời dứt đặng sanh tử. Sanh tử đã hết rồi, Chẳng còn thọ thân nữa".

    Kệ tụng trên đây gọi là Kỳ-Dạ Kinh ( Trùng Tụng).

    Những gì gọi là Thọ Ký ? Như có lúc đức Như Lai nói Kinh hay Luật, vì các hàng Trời hay người mà thọ ký sẽ làm Phật. Như nói : “ Đời sau có vua hiệu là Nhương Khư, ông A Dật Đa sẽ ở cõi nầy thành bực Chánh giác hiệu là Di Lặc Phật. Đây gọi là Thọ Ký Kinh.

    Những gì gọi là Dà Đà ? Trừ Trường Hàng và các Giới Luật, ngoài ra những bài kệ bốn câu như :

    "Các điều ác chớ làm, Phụng hành những điều lành, Lóng sạch tâm ý mình, Là lời dạy của Phật."

    Trên đây gọi là Dà Đà Kinh ( kệ cô khởi).

    Những gì gọi là Ưu Đà Na ? Như đức Phật lúc xế chiều nhập thiền định, vì chư Thiên giảng rộng các pháp yếu. Lúc đó các Tỳ- kheo đều nghĩ rằng : Giờ đây đức Như Lai đang làm việc gì ?


    Lấy buông xả làm đạo hạnh

  8. #215
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts
    Kinh Đại Bát Niết Bàn
    PHẨM PHẠM HẠNH THỨ 20
    __________________________________________________ ______________________________________


    Sáng ngày sau, đức Như Lai xuất định, không ai hỏi, dùng Tha tâm trí mà tự nói rằng : Nầy các Tỳ-kheo : Tất cả chư Thiên thọ mạng rất dài. Lành thay ! Các Tỳ- kheo biết vì người, chẳng cầu tư lợi, biết thiểu dục, biết tri túc, được tịch tịnh.

    Những Kinh như trên đây không ai hỏi đức Phật tự giảng nói đó gọi là Ưu Đà Na Kinh (Tự Thuyết).

    Những gì là Ni Đà Na ? Như trong các Kinh do nhơn duyên Phật vì người khác diễn nói. Lệ như : Trong nước Xá Vệ có một chàng trai giăng lưới bắt chim, bắt đặng chim nhốt trong lồng, cho ăn lúa uống nước rồi lại thả đi. Đức Thế Tôn biết nhơn duyên đó mà nói kệ rằng:

    "Chớ khinh tội nhỏ, Cho là không họa, Giọt nước dầu nhỏ, Lần đầy lu lớn."

    Như trên đây gọi là Ni Đà Na Kinh ( Nhơn Duyên).

    Những gì là A Ba Đà Na ? Như những thí dụ trong Luật nói.

    Những gì là Y Đế Mục Đa Dà ! Lệ như đức Phật nói : Nầy các Tỳ-kheo ! Lúc ta xuất thế những điều ta dạy bảo gọi là Giới Kinh. Lúc đức Câu Lưu Tôn Phật xuất thế lời Phật dạy gọi là Trống Cam-lồ . Lúc đức Phật Câu Na Hàm Mâu Ni xuất thế lời Phật dạy gọi là Pháp Cảnh.

    Lúc đức Phật Ca Diếp xuất thế lời Phật dạy gọi là Phân Biệt Không.

    Như trên đây gọi là Y Đế Mục Đa Dà Kinh (Bổn Sự).

    Những gì là Xà Đà Dà ? Lệ như đức Phật xưa kia làm vị Bồ Tát tu khổ hạnh. Như Phật nói : Nầy các Tỳ kheo ! Thuở quá khứ ta từng làm nai, làm gấu, làm cheo, làm thỏ, làm quốc vương, làm Chuyển Luân Thánh Vương, làm rồng, làm kim súy điểu v.v… Như trên đây gọi là Xa Đà Dà Kinh (Bổn Sanh).

    Những gì là Tỳ Phật Lược ? Tức là những Kinh điển thuộc về Đại thừa Phương đẳng nghĩa lý rộng lớn dường như hư không (Phương Quảng).

    Những gì là Vị Tằng Hữu ? Lệ như lúc đức Bồ Tát mới sanh không ai đỡ dắt mà tự đi bảy bước, phóng quang minh lớn ngó khắp mười phương. Lệ như con vượn tay bưng bát mật dâng cúng đức Như Lai,. Lệ như chó cổ trắng đến bên Phật nghe pháp. Lệ như Ma vương Ba Tuần biến làm trâu xanh đi trong bát sành, làm cho các bát sành đụng chạm lẫn nhau mà không nứt bể. Lệ như Phật lúc mới sanh lúc vào Thiên miếu làm cho Thiên tượng đứng dậy bước xuống đảnh lễ.

    Những đoạn Kinh như trên đây gọi là Vị Tằng Hữu Kinh.


    Lấy buông xả làm đạo hạnh

  9. #216
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts
    Kinh Đại Bát Niết Bàn
    PHẨM PHẠM HẠNH THỨ 20
    __________________________________________________ ______________________________________


    Sáng ngày sau, đức Như Lai xuất định, không ai hỏi, dùng Tha tâm trí mà tự nói rằng : Nầy các Tỳ-kheo : Tất cả chư Thiên thọ mạng rất dài. Lành thay ! Các Tỳ- kheo biết vì người, chẳng cầu tư lợi, biết thiểu dục, biết tri túc, được tịch tịnh.

    Những Kinh như trên đây không ai hỏi đức Phật tự giảng nói đó gọi là Ưu Đà Na Kinh (Tự Thuyết).

    Những gì là Ni Đà Na ? Như trong các Kinh do nhơn duyên Phật vì người khác diễn nói. Lệ như : Trong nước Xá Vệ có một chàng trai giăng lưới bắt chim, bắt đặng chim nhốt trong lồng, cho ăn lúa uống nước rồi lại thả đi. Đức Thế Tôn biết nhơn duyên đó mà nói kệ rằng:

    "Chớ khinh tội nhỏ, Cho là không họa, Giọt nước dầu nhỏ, Lần đầy lu lớn."

    Như trên đây gọi là Ni Đà Na Kinh ( Nhơn Duyên).

    Những gì là A Ba Đà Na ? Như những thí dụ trong Luật nói.

    Những gì là Y Đế Mục Đa Dà ! Lệ như đức Phật nói : Nầy các Tỳ-kheo ! Lúc ta xuất thế những điều ta dạy bảo gọi là Giới Kinh. Lúc đức Câu Lưu Tôn Phật xuất thế lời Phật dạy gọi là Trống Cam-lồ . Lúc đức Phật Câu Na Hàm Mâu Ni xuất thế lời Phật dạy gọi là Pháp Cảnh.

    Lúc đức Phật Ca Diếp xuất thế lời Phật dạy gọi là Phân Biệt Không.

    Như trên đây gọi là Y Đế Mục Đa Dà Kinh (Bổn Sự).

    Những gì là Xà Đà Dà ? Lệ như đức Phật xưa kia làm vị Bồ Tát tu khổ hạnh. Như Phật nói : Nầy các Tỳ kheo ! Thuở quá khứ ta từng làm nai, làm gấu, làm cheo, làm thỏ, làm quốc vương, làm Chuyển Luân Thánh Vương, làm rồng, làm kim súy điểu v.v… Như trên đây gọi là Xa Đà Dà Kinh (Bổn Sanh).

    Những gì là Tỳ Phật Lược ? Tức là những Kinh điển thuộc về Đại thừa Phương đẳng nghĩa lý rộng lớn dường như hư không (Phương Quảng).

    Những gì là Vị Tằng Hữu ? Lệ như lúc đức Bồ Tát mới sanh không ai đỡ dắt mà tự đi bảy bước, phóng quang minh lớn ngó khắp mười phương. Lệ như con vượn tay bưng bát mật dâng cúng đức Như Lai,. Lệ như chó cổ trắng đến bên Phật nghe pháp. Lệ như Ma vương Ba Tuần biến làm trâu xanh đi trong bát sành, làm cho các bát sành đụng chạm lẫn nhau mà không nứt bể. Lệ như Phật lúc mới sanh lúc vào Thiên miếu làm cho Thiên tượng đứng dậy bước xuống đảnh lễ.

    Những đoạn Kinh như trên đây gọi là Vị Tằng Hữu Kinh.


    Lần sửa cuối bởi hoatihon; 05-18-2017 lúc 10:46 AM
    Lấy buông xả làm đạo hạnh

  10. #217
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts
    Kinh Đại Bát Niết Bàn
    PHẨM PHẠM HẠNH THỨ 20
    __________________________________________________ ______________________________________


    Những gì là Ưu Ba Đề Xá ? Lệ như đức Phật lúc nói Kinh hoặc luận nghĩa cùng phân biệt giảng rộng biện luận các tướng mạo, đây gọi là Ưu Ba Đề Xá Kinh (Luận Nghị).

    Bồ Tát nếu có thể rõ biết mười hai bộ Kinh như vậy thời gọi là biết pháp.

    Bồ Tát Ma Ha Tát như thế nào gọi là biết nghĩa ? Nếu Bồ Tát ở nơi tất cả văn tự ngữ ngôn biết rộng những ý nghĩa thời gọi là biết nghĩa.

    Bố Tát Ma Ha Tát thế nào là biết giờ ? Bồ Tát khéo biết trong những giờ như vậy có thể tu tịch tịnh, trong những giờ như vậy có thể tu tinh tấn, trong những giờ như vậy có thể tu xả định, trong những giờ như vậy có thể cúng dường Phật, trong những giờ như vậy có thể cúng dường Sư trưởng, trong những giờ như vậy có thể tu hạnh bố thí, trì giới nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, đầy đủ Bát Nhã Ba La Mật. Như trên đây gọi là biết giờ.

    Bồ Tát Ma Ha Tát như thế nào gọi là tri túc ?

    Bồ Tát biết đủ đối với những việc dưới đây :Uống ăn, y phục, thuốc men, đi, đứng, ngồi, nằm, ngủ, thức, nói, nín. Như trên đây gọi là tri túc.

    Bồ Tát Ma Ha Tát như thế nào gọi là biết mình ? Vị Bồ Tát nầy tự biết rằng ta có đức tin như vậy, có giới như vậy, có đa văn như vậy, có xả như vậy, có huệ như vậy, có đi đến như vậy, có chánh niệm như vậy, có hạnh lành như vậy, hỏi như vậy, đáp như vậy, như trên đây gọi là biết mình.

    Bồ Tát Ma Ha Tát như thế nào gọi là biết người ? Bồ Tát nầy biết những người đây là hàng Sát Đế Lợi, là hàng Bà La Môn, là hàng Cư Sĩ, là hàng Sa Môn. Nên ở trong chúng nầy đi đến như vậy, ngồi đứng như vậy, thuyết pháp như vậy, hỏi đáp như vậy. Như trên đây gọi là biết người.

    Bồ Tát Ma Ha Tát thế nào gọi là biết người bực tôn bực ty ? Người có hai hạng : Một là có tín tâm, hai là chẳng có tín tâm. Bồ Tát phải biết người có tín tâm thời là người lành, người chẳng có tín tâm thời chẳng gọi là người lành.

    Người có tín tâm lại có hai hạng: Một là người thường đến chùa chiền, hai là người chẳng đến chùa, Bồ Tát phải biết người đến chùa là lành, người chẳng đến chùa thời chẳng gọi là lành.

    Người đến chùa lại có hai hạng : Một là lễ bái, hai là chẳng lễ bái, Bồ Tát phải biết người lễ bái là lành, người chẳng lễ bái thời chẳng gọi là lành.

    Người lễ bái lại có hai hạng : Một là nghe pháp, hai là chẳng nghe pháp. Bồ Tát phải biết người nghe pháp là lành, người chẳng nghe pháp thời chẳng gọi là lành.


    Lấy buông xả làm đạo hạnh

  11. The Following User Says Thank You to socnho For This Useful Post:

    hoatihon (05-18-2017)

  12. #218
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts
    Kinh Đại Bát Niết Bàn
    PHẨM PHẠM HẠNH THỨ 20
    __________________________________________________ ______________________________________


    Người nghe pháp lại có hai hạng : Một là hết lòng lóng nghe, hai là chẳng hết lòng. Bồ Tát phải biết người hết lòng nghe thời gọi là lành, người chẳng hết lòng nghe thời chẳng gọi là lành.

    Hết lòng nghe pháp lại có hai hạng : Một là suy gẫm ý nghĩa, hai là chẳng suy gẫm ý nghĩa. Bồ Tát phải biết người gẫm nghĩa là lành, người chẳng gẫm nghĩa thời chẳng gọi là lành.

    Người gẫm nghĩa lại có hai hạng : Một là đúng như lời nói thật hành, hai là chẳng thật hành đúng như lời nói. Người thật hành gọi là lành, người chẳng thật hành thời chẳng gọi là lành.

    Thật hành đúng như lời nói lại có hai hạng : Một là cầu quả Thanh Văn chẳng có thể lợi ích an lạc tất cả chúng sanh khổ não, hai là hồi hướng Đại thừa vô thượng, lợi ích mọi người làm cho đặng an lạc. Bồ Tát phải biết lợi ích mọi người làm cho đặng an lạc là điều lành vô thượng.

    Nầy Thiện nam tử ! Như trong các châu báu, như ý bảo châu tốt đẹp hơn tất cả. Như trong các mùi vị, chất cam lồ là hơn hết. Bồ Tát nầy ở nơi trong hàng trời người là bực hơn tất cả không gì ví dụ được.

    Như trên đây gọi là bực Đại Bồ Tát trụ nơi kinh Đại Thừa Đại Niết Bàn an trụ nơi bảy pháp lành. Bồ Tát trụ nơi bảy pháp lành nầy thời đặng đầy đủ phạm hạnh.

    Nầy Thiện nam tử ! Lại có phạm hạnh gọi là từ, bi, hỷ, xả.


    Ca Diếp Bồ Tát bạch Phật : “Thế Tôn ! Nếu người tu hạnh từ có thể dứt sân khuể. Người tu lòng bi cũng dứt được sân khuể. Sao lại nói là bốn tâm vô lượng. Xét theo nghĩa đó thời lẽ ra chỉ có ba.

    Thế Tôn ! Lòng từ có ba duyên : Một là duyên chúng sanh, hai là duyên nơi pháp, ba thời duyên không. Lòng bi, hỷ, xả, cũng ba duyên như vậy, nếu theo nghĩa nầy thời lẽ ra chỉ có ba chẳng nên có bốn .

    Duyên chúng sanh là duyên nơi thân ngũ ấm nguyện cho họ được vui. Duyên nơi pháp là những vật chúng sanh cần dùng đem ban cho họ. Không duyên tức là duyên nơi Như-Lai.

    Lòng từ thời phần nhiều duyên nơi chúng sanh nghèo cùng. Đức Như Lai Đại Sư lìa hẳn sự nghèo cùng hưởng sự vui đệ nhứt. Nếu duyên chúng sanh thời chẳng duyên nơi Phật, Pháp cũng như vậy. Vì do nghĩa nầy nên duyên Như Lai gọi là không duyên.

    Thế Tôn ! Lòng từ duyên tất cả chúng sanh, như duyên cha mẹ, vợ con, thân thuộc. Do nghĩa nầy nên gọi là chúng sanh duyên.


    Lấy buông xả làm đạo hạnh

  13. #219
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts
    Kinh Đại Bát Niết Bàn
    PHẨM PHẠM HẠNH THỨ 20
    __________________________________________________ ______________________________________


    Pháp duyên là chẳng thấy cha mẹ, vợ con, thân thuộc. Thấy tất cả pháp đều từ nơi duyên sanh ra. Đây gọi là pháp duyên.

    Vô duyên là chẳng trụ nơi pháp tướng và chúng sanh tướng.

    Từ, bi, hỷ, xả, đều duyên như vậy, vì thế nên lẽ ra chỉ có ba chẳng nên có bốn.

    Thế Tôn ! Người có hai hạng : Một là kiến hành, hai là ái hành. Người kiến hành nhiều tu từ bi, người ái hành nhiều tu hỉ xả. Vì thế nên đáng lẽ có hai chẳng nên có bốn.

    Thế Tôn ! Luận về vô lượng gọi là vô biên. Vì chẳng thể được biên bờ nên gọi là vô lượng. Nếu là vô lượng thời lẽ ra nên có một chẳng nên nói là bốn.

    Nếu nói là bốn đâu đặng vô lượng. Vì thế nên là một chẳng nên là bốn vậy”.


    Phật bảo Ca Diếp Bồ Tát : “Nầy Thiện nam tử ! Chư Phật Như Lai vì mọi loài chúng sanh mà giảng nói pháp yếu. Lời của Phật bí mật khó hiểu biết được. Hoặc vì chúng sanh nói một nhơn duyên. Như nói những gì là một nhơn duyên tức là tất cả pháp hữu vi.

    Hoặc nói hai thứ là nhơn cùng quả.

    Hoặc nói ba thứ là phiền não, nghiệp và khổ.

    Hoặc nói bốn thứ là vô minh, hành, sanh, và lão tử.

    Hoặc nói năm thứ là thọ, ái, thủ, hữu và vô sanh.

    Hoặc nói sáu thứ là nhơn quả ba đời.

    Hoặc nói bảy thứ là thức, danh sắc, lục nhập xúc, thọ, ái, và thủ. Hoặc nói tám thứ là trong mười hai nhơn duyên trừ vô minh, hành, sanh và lão tử.

    Hoặc nói chín thứ như trong Thánh kinh nói mười hai nhơn duyên trừ vô minh, hành và thức.

    Hoặc nói mười một thứ như trong kinh Tát Giá Ni Kiền Tử nói mười hai nhơn duyên trừ sanh.

    Lấy buông xả làm đạo hạnh

  14. #220
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts
    Kinh Đại Bát Niết Bàn
    PHẨM PHẠM HẠNH THỨ 20
    __________________________________________________ ______________________________________


    Hoặc có lúc nói đủ cả mười hai nhơn duyên. Như nơi thành Vương Xá vì Ca Diếp v.v… nói vô minh nhẫn đến sanh, lão, bịnh, tử.

    Nầy Thiện nam tử ! Như một nhơn duyên vì chúng sanh nên phân biệt nhiều thứ, vô lượng tâm cũng như vậy.

    Nầy Thiện nam tử ! Vì do nghĩa nầy đối với hạnh thâm mật của Như Lai chẳng nên sanh nghi.

    Đức Như Lai có phương tiện lớn : Vô thường nói là thường, thường nói là vô thường, nói vui là khổ, nói khổ là vui, bất tịnh nói là tịnh, tịnh nói là bất tịnh, ngã nói là vô ngã, vô ngã nói là ngã, nơi vô tình nói là hữu tình, nơi hữu tình nói là vô tình, chẳng phải vật nói là vật, vật nói là chẳng phải vật, chẳng phải thiệt nói là thiệt, thiệt nói là chẳng phải thiệt, chẳng phải cảnh nói là cảnh, cảnh nói là chẳng phải cảnh, chẳng phải sanh nói là sanh, sanh nói là chẳng phải sanh, nhẫn đến vô minh nói là minh, minh nói là vô minh, sắc nói là chẳng phải sắc, chẳng phải sắc nói là sắc, chẳng phải đạo nói là đạo, đạo nói là chẳng phải đạo. Nầy thiện nam tử ! Đức Như Lai vì điều phục chúng sanh dùng vô lượng phương tiện như vậy há lại là hư vọng ư !

    Hoặc có chúng sanh tham của cải, đối với người đó ta tự hóa thân mình làm vua Chuyển Luân, theo chỗ cần dùng của người đó cung cấp các thứ vật dụng trong nhiều năm, rồi sau giáo hoá nó, cho nó được trụ nơi Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

    Nếu có chúng sanh tham đắm ngũ dục, trong nhiều năm ta đem ngũ dục cung cấp nó, rồi sau khuyến hoá, cho nó trụ nơi Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

    Nếu có chúng sanh sang giàu, thời ta trong nhiều năm vì người đó mà làm tôi tớ hầu hạ cho người đó vừa lòng, rồi sau khuyến hoá người đó trụ nơi Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

    Nếu có chúng sanh cứng cỏi tự thị cần có người can gián, thời ta trong nhiều năm can ngăn khuyên dạy, làm cho tâm người đó điều thuận rồi sau khuyến hoá người đó trụ nơi Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

    Nầy Thiện nam tử ! Đức Như Lai trong vô lượng năm dùng mọi thứ phương tiện làm cho chúng sanh được trụ nơi Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác như vậy há lại hư vọng ư !

    Chư Phật Như Lai dầu ở trong chỗ ác nhưng như hoa sen không bị nhiễm ô.

    Nầy Thiện nam tử ! Nên biết nghĩa của bốn tâm vô lượng cũng như vậy, tâm vô lượng nầy thể tánh có bốn. Nếu có người tu hành thời sanh lên cõi trời Đại Phạm.


    Lấy buông xả làm đạo hạnh

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Chủ đề tương tự

  1. Kinh Diệu Pháp Liên Hoa
    Gửi bởi Mây trắng trong mục Kinh
    Trả lời: 219
    Bài cuối: 04-06-2017, 08:30 AM

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •