Sứ giả về tâu vua như lời nói trên. Phạm Vương đồng ý, định ngày để gặp.
Ngày hẹn đã tới, hai ông đều đem quân ra bờ sông giáp ranh giới, lên thuyền ra giữa sông để tương kiến.
Vua Phạm Thiên thấy vua Cái Sự thân sáng rực như núi vàng, tóc mềm mượt như lụa, mắt sáng tợ sao ngôi, mồm tươi như hoa nở, mũi thẳng, mặt vuông, tai chùng, oai phong lẫm liệt, tự phát sinh lòng kính trọng, cho rằng: - Một ông Trời Đại Phạm, hai người gặp nhau bàn luận về việc đời nước sông!
Cái Sự nói: - Nhân dân nước tôi sự ăn dùng tự nhiên có, không phải tạo tác mệt nhọc, và cũng không phải thâu thuế phạt tiền, tôi không bao giờ bắt dân công làm việc cho nhà vua.
Đương đàm luận thì tới giờ ăn, quân gia của vua Cái Sự đánh trống. Vua Phạm Thiên run sợ! Cho rằng họ bắt mình để giết, liền đứng dậy tạ lỗi, chân tay lẩy bẩy.
Vua Cái Sự đứng lên đỡ ông ngồi xuống và nói rằng:
- Nhà vua làm sao sợ hãi như vậy? Đó là tới giờ ăn, quân đội của tôi đánh trống báo! Vì theo đúng giờ ăn của tôi, thì dân chúng sẽ được nhiều thức ăn ngon!
Vua Phạm Thiên chắp tay thưa rằng:
- Muôn xin Đại Vương thương đến quốc dân chúng tôi, cũng được các món ăn tự nhiên và từ nay chúng tôi xin hàng phục.
Từ đó vua Cái Sự cai trị tất cả nhân dân các nước Châu Diêm Phù Đề.
Sau ngày đăng vị ngồi trên bảo điện, bách Quan đứng hầu túc trực suốt ngày đêm.
Buổi sớm ấy, khi mặt trời mới mọc, có xe Kim Luân bảo, bay từ phương Đông tới, vua Cái Sự từ trên tòa bước xuống, quỳ thẳng chắp tay hướng lên, lấy tay với, xe ấy dừng lại ngay, đẹp đẽ có quang minh chiếu ra bốn mặt.
Nhà vua nói rằng: - Nếu tôi được làm Chuyển Luân Vương, thì xin xe này ở lại đây!
Nói xong, xe Kim Luân ấy đứng trên hư không trước điện nhà Vua, cách đất bảy cây Đa La, rồi đó tượng bảo, thần châu, ngọc nữ, điển binh, điện tạng, lần lượt bay tới.