DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 9/9 ĐầuĐầu ... 789
Hiện kết quả từ 81 tới 86 của 86
  1. #81
    CHỒI Avatar của caydendau
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    99
    Thanks
    141
    Thanked 190 Times in 44 Posts


    Đại sư thứ 79: Upanaha - Thợ đóng giày


    Những mẫu khuôn của một trái tim thanh tịnh
    Không phải được tạo bởi vọng tưởng,
    mà nó tự hiển hiện
    Nên thực thể luôn luôn sinh động
    Để đáp ứng những nhu cầu và khát vọng của ta.



    Truyền thuyết


    Tại Sendhonagar có một người thợ giày tên gọi là Upanaha. Một ngày nọ, ông tình cờ gặp một nhà sư Du-già đi khất thực trong thành. Upanaha sinh tâm ngưỡng mộ nên đi theo nhà sư ra tận nơi mộ địa.


    Sư nhận thấy người thợ giày có đầy đủ tín căn nên giảng về Tứ diệu đế và những lợi ích của sự giải thoát.


    Kế đó, Sư khai tâm cho y bằng bài kệ:


    Những cái chuông do người tạo ra
    Để gắn lên đôi giày đem bán
    Âm thanh reo vui trên đôi chân của kẻ khác
    Tiếng chuông rung trên bước chân
    Khác nào tiếng âm vang cuộc đời.
    Hãy quán niệm rằng.
    Không có sự phân ly giữa âm thanh ấy.



    Upanaha tu tập trong 9 năm thì trừ dứt vô minh và đạt thần thông Đại thủ ấn.




  2. #82
    CHỒI Avatar của caydendau
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    99
    Thanks
    141
    Thanked 190 Times in 44 Posts


    Đại sư thứ 80: Kokilipa - Kẻ sành điệu



    Vô tác tướng là giáo pháp bí mật
    Không ràng buộc là nhận ra nghĩa lớn
    Niềm vui không chủ đích là thiền định
    Không đạt cái gì là mục đích tối thượng



    Truyền thuyết


    Vào những tháng mùa hè nóng nực, Đức vua Kokilipa thường rời hoàng cung để đến một khu rừng nhỏ gần đó thưởng ngoạn vẻ đẹp của thiên nhiên.


    Ngài thường ngồi trên những tấm đệm được bọc bằng vải lụa, trong khi các cung nữ vây quanh ca hát, nhảy múa cho nhà vua giải trí.


    Một lần, trong khi nhà vua đang vui đùa với các cung nữ, một nhà sư Du-già đến gần để khất thực nhưng lính canh xua đuổi ngài đi.


    Đức vua nghe thấy bèn quở mắng đám lính rồi cho mời nhà sư đến bên cạnh.


    Vua ân cần tiếp đãi và cúng dường vật thực cho Sư, đoạn hỏi một cách tự mãn: “Cách sống của Sư và lối sống của ta, cái nào mang lại nhiều vui thú hơn?”


    Vị sư đáp: “Tâu bệ hạ, một đứa trẻ sẽ trả lời rằng lối sống của ngài là vui thú nhất, nhưng một bậc trí giả sẽ cho rằng cách sống của ngài là một loại độc dược đối với tâm hồn.”


    “Ý Đại sư muốn nói gì?”


    “Nếu Bệ hạ pha trộn quyền lực thế tục với ba độc (tham, sân, si) thì cuộc đời của Bệ hạ sẽ kết thúc một cách thảm hại, chẳng khác nào uống rượu độc với thức ăn ngon.”


    Đức vua Kokilipa vốn thông minh nên nhanh chóng lãnh hội lời dạy của Sư.


    Ngài quy y với Sư và được truyền cho phép thiền định Samvara.


    Không bao lâu, ngài nhường ngôi lại cho con để có điều kiện tu tập.


    Đức vua thường đến một khu rừng để thiền định, nhưng tâm ngài hay xao động bởi tiếng hót của loài chim Kohila.


    Biết được trở ngại của đệ tử, vị tôn sư dạy:


    Như những đám mây đen,
    vần vũ trên bầu trời im vắng.
    Tạo cơn mưa thấm nhuần cây cỏ
    Sấm nổ trong tai ngươi
    và mưa vọng tưởng rưới lên niềm cảm xúc
    Cây ba độc nở hoa
    Những đoá hoa phiền não
    Kẻ nhu hằng yêu thích.
    Trong vô tận bản tâm
    Bầu trời thường tịch tĩnh
    Không sấm sét
    Không âm thanh cuồng nộ
    Chỉ có mây an lạc
    Mang lại những giọt nước ngọt ngào
    Nuôi dưỡng cây năm thức
    Đấy chính là phép lạ
    Của một bậc trí giả.



    Đức vua nghe theo lời dạy của Chân sư, thực hành thiền định sau thời gian 6 tháng thì đắc pháp.




  3. #83
    CHỒI Avatar của caydendau
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    99
    Thanks
    141
    Thanked 190 Times in 44 Posts


    Đại sư thứ 81: Anangapa - Kẻ ngớ ngẩn



    Luân hồi là giấc mộng
    Sắc thân tựa cầu vồng
    Tham dục là tên độc
    Cắm sâu da thịt người
    Mê loạn cho là thật
    Như đóm giữa hư không
    Tỉnh giấc tàn mộng ảo



    Truyền thuyết


    Trong nhiều kiếp quá khứ, Anangapa đã tu hành từ bi và nhẫn nhục, do vậy khi tái sinh vào kiếp này, ông có được thân tướng đẹp đẽ và trang nghiêm. Mỗi khi so sánh mình với kẻ khác, Anangapa thường tỏ ra rất tự mãn, cao ngạo.


    Một hôm, có một nhà sư Du-già đến chỗ Anangapa để khất thực. Ông hoan hỷ ngỏ ý mời nhà sư lưu lại tư gia của ông ít hôm.


    Sư chấp nhận. Anangapa rửa chân cho Sư và chuẩn bị chỗ nghỉ ngơi, đoạn cúng dường vật thực.


    Sau đó, Anangapa hỏi: “Cớ sao ngài tự đọa đày bản thân mình như thế?”


    “Để tự mình giải thoát khỏi vòng sinh tử.”


    “Về cơ bản, có sự khác biệt nào về tính cách giữa ngài và tôi?”


    Nhà sư nói: “Có khác biệt rất lớn. Kiêu mạn là tính cách hiền hữu. Lòng kiêu hãnh không có năng lực sáng tạo. Tín trí là tính cách của tôi, và chỉ niềm xác tín mới có thể tạo ra năng lực vô tận.”


    “Năng lực gì, thưa Đại sư?”


    “Trước hết là năng lực tu tập Phật pháp để hoá giải những phiền não trong cõi luân hồi, nhưng rốt ráo hơn cả là năng lực thành Phật dựa trên căn bản tín trí.”


    “Kẻ phàm phu như tôi có thể đạt tới năng lực ấy không?”


    “Nghề nghiệp chuyên môn của hiền hữu là gì?”


    “Tôi không có nghề nghiệp chuyên môn nào cả.”


    “Vậy hiền hữu có thể ngồi yên để tu tập thiền định chăng?”


    “Thưa Đại sư, tôi nghĩ việc ấy tôi có thừa khả năng.”


    “Lành thay!”


    Sư liền truyền pháp thiền định Samvara cho Anangapa. Nhờ căn tính thuần thục nên chỉ sau 6 tháng tu tập, Anangapa giác ngộ thấu đáo được chân lý.




  4. The Following User Says Thank You to caydendau For This Useful Post:

    Mục đồng (09-17-2015)

  5. #84
    CHỒI Avatar của caydendau
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    99
    Thanks
    141
    Thanked 190 Times in 44 Posts


    Đại sư thứ 82: Laksminkara - Nàng công chúa điên loạn



    Thứ nhất, bậc trí giả tạo hình ảnh giác ngộ
    Thứ hai, bậc trí giả
    thiền định một cách kiên trì
    về tính rỗng không của các pháp
    Thứ ba, bậc trí giả tự biết
    mình phải làm những gì cần làm



    Truyền thuyết


    Laksminkara là em gái của vua Indrabhuti thuộc vương quốc Sambhola. Từ thuở bé, vị công nương này vẫn thường đến dự các buổi thuyết pháp, và cô có tâm hiểu biết sâu rộng về Mật tông (Tantra).


    Nhưng hoàng huynh của cô là đức vua Indrabhuti đã hứa gả bà cho hoàng tử xứ Jalendra, con vua Lankapuri.


    Đến kỳ hạn rước dâu, cô phải rời quê hương để về nhà chồng. Nhưng khi đến nơi, cô từ chối không chịu vào hoàng cung. Cô nói: “Hôm nay là ngày xấu, ta không thể nhập cung.”


    Khi đi dạo quanh bên ngoài hoàng cung, Laksminkara cảm thấy thất vọng ghê gớm vì dân chúng xứ này không phải là tín đồ đạo Phật.


    Liền sau đó, một vị hoàng tử trẻ cùng đám tùy tùng đi ngang qua. Họ vừa trở về từ một cuộc săn bắn với nhiều xác thú treo lủng lẳng trên yên ngựa. Một người tùy tùng của Laksminkara dò hỏi và biết rằng vị hoàng tử vừa mới đi qua chính là chồng sắp cưới của cô.


    Là một Phật tử thuần thành, Laksminkara cảm thấy mình như một kẻ bị phản bội. Bà than khóc vật vã đến ngất xỉu: “Anh ta cũng là con nhà Phật, vì sao lại gửi thân ta đến chốn ác trược này!”


    Khi Laksminkara hồi tỉnh, cô đem tất cả của hồi môn phân phát cho dân nghèo trong thành phố trước khi vào hoàng cung. Đến nơi, cô tự giam mình trong căn phòng mà hoàng tử dành riêng cho cô dâu mới và từ chối không cho ai vào trong mười ngày.
    Laksminkara xé rách áo quần rồi lấy lọ nồi, bùn đất trét lên khắp người, tóc để bù xù và giả vờ điên dại.


    Với tướng mạo bề ngoài gớm ghiếc như một kẻ điên nhưng trong tâm Laksminkara vẫn luôn chú mục thiền định.


    Thất vọng, vị hôn phu của cô cho vời các ngự y đến để chữa trị, nhưng không một ai có thể đến gần được Laksminkara.


    Cô giả vờ giận dữ tấn công họ, ném vào họ bất cứ thứ gì mà cô vớ được.


    Rồi thời gian qua đi, người trong hoàng cung không còn quan tâm đến bà hoàng điên dại này nữa. Cơ hội thuận tiện để cho Laksminkara có thể trốn thoát đã đến. Bà nhanh chóng trốn khỏi hoàng cung.


    Ban ngày, Laksminkara đi nhặt những thức ăn dư thừa mà người ta vất cho những con chó hoang. Ban đêm, bà ra chốn mộ địa để nghỉ ngơi.


    Bảy năm sau, Laksminkara chứng đắc thần thông Đại thủ ấn. Cô truyền tâm pháp cho một vị đệ tử. Người này chỉ là kẻ quét dọn các hố xí trong hoàng cung, nhưng ông ta nhanh chóng đạt tới mục đích tu tập.


    Cho đến một ngày nọ, đức vua Jalendra trong một cuộc đi săn bị lạc lối. Ngài dừng chân để nghỉ ngơi nhưng ngủ quên trong cơn mệt mỏi.


    Khi vua tỉnh giấc thì bóng đêm đã buông xuống khiến ngài không tìm thấy lối về. Khi đi ngang qua hang động nơi vị nữ Du-già Laksminkara trú ngụ, vua tò mò nhìn vào bên trong. Ngài thấy một vị nữ Du-già toàn thân phát sáng và chung quanh có vô số thiên nữ đứng hầu.


    Một niềm ngưỡng mộ khởi lên trong tâm nhà vua, ông không nghĩ đến chuyện tìm đường quay về hoàng cung nữa. Nhà vua bước vào cung kính đảnh lễ trước vị Thánh nữ và xin nương theo giáo pháp của bà.


    Laksminkara bảo: “Ngươi không nhất thiết phải trở thành môn đệ của ta. Chân sư đích thực của ngươi là một trong những người phụ trách quét dọn hố xí trong hoàng cung. Vị ấy là một bậc chứng đắc.”


    “Trong hoàng cung có rất nhiều người làm công việc này. Làm sao có thể nhận biết vị Chân sư ấy?”


    “Vị ấy chính là người sau khi hoàn tất bổn phận của mình thường hay bố thí vật thực cho kẻ nghèo khó.”


    Theo lời chỉ dẫn đó, đức vua tìm thấy vị Chân sư của mình. Nhà vua mời vị ấy đến bệ rồng, đặt ngài lên ngai vàng và cung kính đảnh lễ, cầu xin được truyền pháp.


    Vua được làm phép quán đảnh để khai tâm và lãnh thọ pháp thiền định Kim cương Varahi.




  6. #85
    CHỒI Avatar của caydendau
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    99
    Thanks
    141
    Thanked 190 Times in 44 Posts


    Đại sư thứ 83: Samudra - Thợ mò ngọc trai



    Nhận ra cái “không sinh”
    mà không trải qua tu tập
    Nhà Du-già kia là một kẻ ăn thịt đồng loại
    với đứa bé ẵm trên tay
    Nếu pháp thiền định của y
    lìa bản chất của chính mình
    Khác nào con voi kia kẹt dưới vũng lầy



    Truyền thuyết


    Samudra làm nghề thợ lặn ở Sarvatira. Thường ngày, ông dong thuyền ra tận khơi xa, lặn sâu xuống đáy đại dương để mò trai lấy ngọc rồi đem ra chợ bán.


    Một bữa nọ, sau một ngày ngâm mình dưới làn nước sâu lạnh lẽo, Samudra không tìm được một viên ngọc trai nào, ông ta đi thơ thẩn đến nơi mộ địa, lòng buồn bực và than thầm cho số phận.


    Đại sư Acintapa thấy người thợ lặn đang buồn rầu nên an ủi ông ta: “Tất cả chúng sinh đều bị chi phối bởi luật nhân quả. Kiếp trước ngươi gieo hạt giống gì, kiếp này ngươi hưởng loại trái cây ấy. Hãy cam chịu!”


    Nhưng Samudra nài nĩ: “Thưa thầy! Cầu mong thầy rủ lòng từ bi chỉ cho tôi lối thoát ra khỏi tình cảnh này.”


    Sư giảng giải cho Samudra về Bốn tâm vô lượng và Bốn sự an lạc:


    Lòng từ bi che chắn tám gió,
    Vui hoà hợp khiến tâm thanh thản
    Đầu lưu xuất một luồng an lạc
    Bốn niềm vui tụ ở bốn luân xa
    Quán “không tính” chẳng rời an lạc
    Thì khổ đau không thể đến gần.


    Samudra hiểu được yếu lý của lời dạy. Ngài thiền định trong 3 năm thì đắc thần thông Đại thủ ấn.



  7. The Following User Says Thank You to caydendau For This Useful Post:

    Mục đồng (09-17-2015)

  8. #86
    CHỒI Avatar của caydendau
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    99
    Thanks
    141
    Thanked 190 Times in 44 Posts


    Đại sư thứ 84: Vyalipa - Nhà luyện kim thuật



    Hình ảnh của thực thể rốt ráo
    Là hình ảnh của vị Chân sư
    có quyền năng vô song
    Nơi tịch tĩnh nhất là để ngắm nhìn không tính.
    Hoà hợp trọn vẹn là nhận ra
    bản chất của sự chứng đắc
    Và khi bạn nốc một hơi cạn hết sữa trời
    Nghĩa là bạn đang tồn tại đấy



    Truyền thuyết


    Người bà-la-môn giàu có kia tên gọi là Vyalipa, nuôi ước vọng muốn được trường sinh bất tử. Ông ta mua một lượng thủy ngân rất lớn, đoạn thêm các dược thảo vào thủy ngân để nấu thành một thứ cao đặc sệt.


    Nhưng vì còn thiếu một loại dược liệu nên thứ cao dang dở ấy không có công hiệu. Trong cơn giận dữ, ông ta ném quyển cẩm nang bào chế thuốc trường sinh xuống dòng sông Hằng.


    Lúc bấy giờ, Vyalipa luyện tập pháp thiền định của đạo Bà-la-môn được 13 năm nên dương vật teo lại như chưa từng có. Ông sống như một kẻ hành khất lang thang khắp nơi.


    Một ngày nọ, ông thấy mình đang ở trong một ngôi làng bên bờ sông Hằng. Gần đấy là ngôi đền Ramacandra.


    Tại đây ông gặp một cô gái lầu xanh. Cô kỹ nữ này khoe với ông một quyển sách mà cô đã nhặt được khi đi tắm trên sông. Vyalipa cười ngất khi xem nó, vì đó chính là quyển sách trước đây ông đã ném xuống dòng sông Hằng.


    Đoạn ông kể lại mọi chuyện cho cô gái nghe. Cô cảm thấy bị cuốn hút bởi ý tưởng được sống lâu, bèn có nhã ý tặng cho Vyalipa ba mươi lượng vàng để tiếp tục công việc điều chế thuốc.


    Bản thân Vyalipa vẫn còn hồ nghi và không dám tin rằng công việc nghiên cứu sẽ mang lại kết quả. Nhưng cô gái tỏ ra hết sức khích lệ, và một lần nữa Vyalipa mua thủy ngân về để tiếp tục điều chế thuốc.


    Sau một năm miệt mài làm việc, vẫn không có một dấu hiệu nào nói lên sự thành công, vì còn thiếu một loại đào hồng (Myrobalan).


    Tuy nhiên, một hôm khi cô gái đi tắm về, một cánh hoa bé tí ngẫu nhiên dính trên đầu ngón tay, và khi cô ta vẫy nhẹ, nó rơi vào bình thuốc của Vyalipa. Lập tức có những dấu hiệu của sự thành công. Cô vội vàng báo cho Vyalipa.


    Ông lo ngại là bí mật này lộ ra ngoài, nhưng cô gái đoán chắc chưa hề để tiết lộ điều quan trọng này cho một ai.


    Đêm hôm ấy, cô gái rưới một ít cỏ chát (Chiraita) lên thức ăn của Vyalipa. Trước đây, Vyalipa không thể ăn được loại rau chát ngắt này, nhưng giờ đây ông có thể thưởng thức một cách ngon lành. Cô cho rằng đây là hiệu quả của tiên dược.


    Vyalipa giải thích: “Dấu hiệu thành công căn bản của công phu điều chế tiên dược gồm có tám điềm lành, kết tụ thành hình tròn xoay chuyển từ trái sang phải, bay liệng trên không trung. Những điềm lành ấy là: một cái lọng quý, hai con cá vàng, một bình đựng ngọc, một đoá hoa Kamala, một tấm đệm trắng, một viên kim cương, một lá phướn và một luân xa có tám nan hoa.


    Vyalipa cùng cô gái và một con thỏ đồng uống tiên dược, và cả ba trở nên bất tử.


    Với tính ích kỷ, Vyalipa từ chối không cho ai khác biết đến công thức chế biến loại tiên dược này.


    Sau đó, họ lên các cõi Trời để trú ngụ, nhưng chư thiên xua đuổi không cho họ vào Thiên giới. Vì vậy họ đành phải quay về trần gian và sống tại xứ Kilampara.


    Tại đây họ dựng một ngôi nhà trên đỉnh núi đá cao chót vót, bao bọc xung quanh là một đầm lầy. Địa thế vô cùng hiểm trở nên không một ai có thể bén mảng đến nơi họ ở.


    Khi ngài Arya Nagarjuna tức Bồ Tát Long Thụ đắc phép thần túc, ngài phát nguyện tìm cho ra phép luyện thuốc trường sinh đã thất truyền từ lâu tại đất Ấn.


    Ngài liền vận thần thông bay lên trên đỉnh núi đá, giấu bớt một chiếc giày, rồi đến vái chào vị đạo sĩ Bà-la-môn Vyalipa.


    Vyalipa sửng sờ vì sự xuất hiện của kẻ lạ. Arya Nagarjuna nói với ông rằng nhờ có chiếc giày mà ngài mới có thể đến được chốn này. Và ngài đồng ý đánh đổi chiếc giày ấy để lấy công thức bào chế thuốc trường sinh.


    Sau cuộc trao đổi với Vyalipa, ngài Nagarjuna cũng truyền dạy pháp thiền định cho ông này để tu tập trở thành một nhà sư Du-già giải thoát. Còn ngài trở về Ấn Độ với chiếc giày còn lại và ở trên vùng núi Sri Parvata, tiếp tục tu tập để cứu độ chúng sinh.




    HẾT

  9. The Following 2 Users Say Thank You to caydendau For This Useful Post:

    hoatihon (09-20-2015),Mục đồng (09-17-2015)

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •