Luận về Huyết Mạch Luận Bài 57
__________________________________________________ _____________________________________
Luận về Huyết Mạch Luận
Bài 57
-------------
此心除如來一人能會。其餘眾生迷人 明了 。此心不離四大色身中。若離是心。 無能運動 。是身無知。如草木瓦礫。
Thử tâm trừ Như Lai nhất nhân năng hội, kì dư chúng sinh mê nhân bất minh liễu. Thử tâm bất li tứ đại sắc thân trung. Nhược li thị tâm, tức vô năng vận động, thị thân vô tri, như thảo mộc ngoã lịch.
Tâm ấy chỉ riêng Như Lai có thể nhận hiểu được, ngoài ra hết thảy chúng sinh mê muội không nhận hiểu được. Tâm này không lìa ngoài cái thân hình sắc do bốn đại hợp thành. Nếu lìa tâm này, tức không thể vận động, chỉ là cái thân vô tri như cây cỏ, như gạch vụn.
“Thử tâm bất li tứ đại sắc thân trung” (Tâm này không lìa ngoài cái thân hình sắc do bốn đại hợp thành) Câu này đi liền sau câu trên (bài 56), chữ “thử tâm” (tâm này) nhằm diễn giảng Chân Tâm (Phật giả diệc danh Pháp thân, diệc danh Bản Tâm). Đây là sự sai lầm nghiêm trọng của tác giả !
Nếu nói “Tâm này không lìa ngoài cái thân hình sắc do bốn đại hợp thành” thì khi cái thân tứ đại bị trả về cho cát bụi, cái Tâm này sẽ ra sao ? Hay cũng trở thành “vô gia cư” ?
Theo giáo lý đạo Phật : Thân tứ đại chỉ như cây chuối không bền chắc, thì cái Tâm phan duyên (Tâm Ý Thức) còn không thể ở mãi với nó được. Huống chi tác giả nói “Thử Tâm” (Bản Thể Tâm _ Chân tâm) lại không thể lìa cái thân tứ đại ? Trừ khi tác giả nói ngược lại “Thân tứ đại hay bất cứ một pháp nào cũng không lìa ngoài Chân Như Tâm _ nghĩa là Chân Như Tâm bao trùm hết tất thảy mọi pháp kể cả Hữu vi lẫn Vô vi (pháp có tướng và pháp không có tướng)”
“Nhược li thị tâm, tức vô năng vận động, thị thân vô tri, như thảo mộc ngoã lịch” (Nếu lìa tâm này, tức không thể vận động, chỉ là cái thân vô tri như cây cỏ, như gạch vụn). Phải chăng tác giả muốn nói nhờ có "Tâm này" mà con người có SỰ SỐNG, không có "TÂM này" thì không có mọi SỰ SỐNG ?
Lý luận này giống như lý luận của đạo Sikh mà hiện tại có 2 vị người Việt đang truyền giáo đó là bà Thanh Hải và “sư phụ” Trần Tâm (rằng chúng ta có một “lực lượng” để “câu thông” với Thượng đế). Lý luận này khác với Phật giáo Đại Thừa ở chỗ : Phật giáo dạy rằng “sự sống hiện tại chỉ là một thoáng mơ màng”, trong cảnh mộng huyễn này, Sự Sống chỉ là sự tiếp nối những giả ảnh như phim hoạt hình, nhân vật trong phim hoạt hình làm gì thật có sự sống !
Giả hình, sự sống đâu tề ?
Cánh chim trong mộng, mơ về nơi đâu ?!
Ngoại Đạo tin vào sức sống bên trong thân tứ đại này, cho nên đã phát sinh nhiều pháp tu luyện, thường là để mở các luân xa _ để “đánh thức” Nó, làm cho Nó trở nên siêu việt khi “kết nối” được với “Thượng đế”. Do nhu cầu thanh lọc tâm linh, họ luyện thêm các pháp môn tăng cường sức khỏe như Yoga _ luyện đơn, nuốt Cam lồ (nước miếng), cắn răng (nhịp hai hàm răng với nhau nghe "cốp cốp", phát ra tiếng kêu vang rất lớn)……..
Đức Phật Thích Ca đã từng kinh qua 6 môn phái Ngoại Đạo thời bấy giờ.
Cái “Tâm này" đâu có xa lạ gì với mọi người, Ngoại Đạo gọi nó là Linh Hồn, Phật giáo gọi nó là Thần Thức. Thần Thức có thể trở nên nhẹ nhàng, tìm đến những cảnh giới Tiên (Thiên); có thể trở nên uế trược nặng nề, tự đi tìm đến 3 cõi Ác. Nó không phải là Bản Tâm như tác giả đã ngộ nhận.
Còn với Phật đạo thì Sự Sống nội tại ấy _ Thần Thức _ được tạm dùng, nhưng vẫn mang bản chất KHÔNG THẬT CÓ. Ví dụ như dòng điện có thể làm đèn sáng, có thể làm cánh quạt quay, làm motuer chạy; nhưng khi dòng điện bị ngắt thì toàn bộ sản lượng điện đang lưu dẫn trên đường dây bổng dưng “bốc hơi tại chỗ”, chúng không quay về máy phát, cũng không lặng lẽ đi tiếp, không ai biết chúng “di trú” đi chỗ nào.
Dầu Ngoại Đạo có phát huy năng lực của Sự Sống nội tại này lên đến mức nào đi chăng nữa, nó vẫn là sản phẩm của cuộc sống Mê lầm giả có. Một sản phẩm của cõi vô Minh làm sao có thể coi nó là Chân Tâm được ? Hiểu lầm điểm này thì không thể THOÁT SINH TỬ LUÂN HỒI được.
(Chỉ là những tư tưởng nông cạn, con xin được nghe chỉ giáo thêm từ những vị cao nhân. Kính !)