Xin phép bạn votam, cho kẻ "vô gia cư" này trả lời thay cho "lão bà bà". Đoạn Kinh này Phật đã giải thích rành rành ra đó, chỉ chưa dùng từ "Phật pháp cũng Như Huyễn" mà thôi. Không phải "bà bà" tự sáng tác, mà là Kinh đã nói như thế !
Printable View
Chào Tuấn Kiệt !
Tất cả 3 tạng Kinh điển của đạo Phật đều là pháp đối trị _ phiền não, phàm tâm, dục vọng, ..._ của chúng ta. Giả sử chúng ta có 84.000 phiền não thì đạo Phật có 84.000 pháp môn đối trị. Những Giáo lý, Pháp môn của đạo Phật không phải là đã có sẵn ở đâu đó, bây giờ Phật lấy ra dạy chúng ta; mà là tùy lúc, tùy nơi, tùy đối tượng mà đức Phật đã phương tiện giảng nói thích hợp với căn cơ chúng ta. Phật pháp hiện tại có đây thực chất vốn là từ Không, cho nên nói là PHI PHÁP (vốn chẳng phải giáo lý Phật pháp).
Tuy chẳng phải Phật pháp là "vàng 9999", nhưng chúng ta nếu muốn an ổn hạnh phúc, nếu muốn thấy được Chân Lý Tuyệt Đối thì phải tôn thờ, thực hành theo Phật pháp, vì hiện tại Phật pháp đang là "chiếc phao" giúp nạn nhân đang lênh đênh trên biển khổ là những kẻ vô minh như chúng ta. Cho nên tuy PHI PHÁP, nhưng cũng chẳng phải Phật pháp là "vô bổ", đây gọi là PHI PHI PHÁP.
Mến !
Cám ơn Tuấn Kiệt đã hỏi !
"Phật pháp (1) giả tức phi Phật pháp (2)"
"Phật pháp" (1) là nói tất cả Giáo Lý Phật pháp dù đã nói ra hay chưa nói ra, dù bằng bất cứ ngôn ngữ nào; trước mắt là chúng ta có Ngũ Tạng Kinh Điển. Tất cả Giáo Lý Phật pháp chỉ như "bóng trăng đáy nước" (BÓNG)
Phật pháp (2) là nói Chân Lý Tuyệt Đối mà tất cả Phật tử chúng ta đang hướng tới. Phật pháp (2) này như "mặt trăng trên cao" (HÌNH).
Nói "bóng trăng đáy nước" không phải là "mặt trăng trên cao" thì dễ hiểu hơn phải không bạn nhỏ ?!
BÓNG tuy chẳng lìa HÌNH mà có, nhưng BÓNG chẳng phải là HÌNH đâu, xin chớ lầm.
Đó là ý nghĩa của câu "PHẬT PHÁP PHI PHẬT PHÁP".
Mến !
- Này Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao? Nếu có người dùng bảy báu đầy cả tam thiên đại thiên thế giới để bố thí, người ấy được phước đức thật nhiều chăng?
Tu-bồ-đề thưa: Bạch Thế Tôn rất nhiều! Vì cớ sao? Vì phước đức ấy tức chẳng phải là tánh phước đức, thế nên Như Lai nói phước đức nhiều.
- Nếu lại có người ở trong Kinh này, thọ trì cho đến bốn câu kệ v.v. vì người khác giảng nói thì phước đức này còn hơn phước đức của người kia. Vì cớ sao? Này Tu-bồ-đề, tất cả chư Phật và pháp Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác của chư Phật đều từ nơi Kinh này ra. Này Tu-bồ-đề, nói là Phật pháp đó tức chẳng phải Phật pháp.
Này con trai minh thức !
Ở trần gian này, giả sử chúng ta có một hột xoàn to bằng ngón chân cái thì đã là trùm thiên hạ rồi, mà trong Kinh nói đem 7 báu (tức là vàng, bạc, pha lê, xa cừ, xích châu, mã não, ...ủa quên mất một món rồi) "đầy cả tam thiên đại thiên thế giới" (tức là số của báu ấy chật cả bầu trời) đem ra bố thí hết. Wow ! người này phước đức thật là kinh khủng, vậy mà không bằng người thọ trì giảng nói 4 câu kệ.
Con hỏi "4 câu kệ gì mà oai đức lớn như vậy ?" đúng không ?
Trước nhất không phải 4 câu "Chư pháp không thường còn, có sanh ắt có diệt, sanh tử như thủy triều, diệt tận chân phúc hiện" (mặc dầu 4 câu này rất QUÝ : trong một tiến kiếp của đức Phật _ nhằm lúc thời Mạt Pháp _ Ngài đã hy sinh thân mạng để có được 4 câu kệ này ! ).
Mà là 4 câu kệ trong Kinh Kim Cang này. Vài bữa nữa chúng ta sẽ được học tới.
Mến !
Chào Gia Bảo ! Không sao đâu, không biết thì cứ hỏi, chỉ sợ không biết mà cứ gật gù, để rồi sau đó, khi đứng dậy "lời Phật trả lại Phật".
Ví dụ như vầy cho Gia Bảo dễ hiểu nhé :
Một hôm nào đó, Gia Bảo nằm mơ thấy lạc vào một bải biển, mà nơi ấy toàn là kim cương, xa cừ, mã não,....; Gia bảo hốt một bao đầy, đang khấp khởi vác về định bụng sẽ "đổi đời". Về chưa đến nhà, bổng đâu có người lay dậy, nguyên bao đá quý còn sót lại trong Mơ. Gia Bảo muốn Mơ tiếp để nhặt lại bao đá quý ấy, nhưng không được nữa rồi.
Bạn trẻ ơi ! Theo tinh thần Kinh Kim Cang : Phước đức mà ta đã gây tạo, dù lớn đến cở nào cũng chỉ như "bao đá quý trong Mơ", nó không hề thật có, cho nên gọi là "Thị phước đức tức phi phước đức tánh"
Phước đức tánh là gì ? Là cái không phải tạm có trong Mơ.
Mến !