427 Vì một người.
Vân Nham hỏi Bách Trượng:
- Thiền sư cả ngày bận rộn vì ai vậy?
- Vì một người.
- Sao không bảo hắn tự làm?
- Hắn không có công cụ.
(Thiền Cơ)
Printable View
427 Vì một người.
Vân Nham hỏi Bách Trượng:
- Thiền sư cả ngày bận rộn vì ai vậy?
- Vì một người.
- Sao không bảo hắn tự làm?
- Hắn không có công cụ.
(Thiền Cơ)
428 Đạo lý ảo diệu.
Một ông tăng hỏi Trí Thường:
- Thế nào là đạo lý ảo diệu?
- Không có người nào có thể lãnh hội.
- Có phương hướng không?
- Có phương hướng liền sai.
- Vậy sao? Không có phương hướng thì lại là cái gì?
- Là ai đang hỏi đạo lý ảo diệu?
Cách một lúc lại nói:
- Đi, đi, nơi đây không phải là chỗ dụng tâm của ngươi!
(Thiền Cơ)
429 Con hổ.
Trí Kiên, Quy Tông theo Nam Tuyền đi vân du. Một hôm trên đường gập một con hổ đi ngang qua. Nam Tuyền hỏi:
- Vừa gập hổ, thấy giống cái gì?
Quy Tông đáp:
- Giống con mèo nhỏ.
Trí Kiên đáp:
- Giống con chó nhỏ.
Và hỏi ngược lại Nam Tuyền, Nam Tuyền đáp:
- Ta thấy là một con vật lớn.
(Thiền Cơ)
______________
Còn các bạn, các bạn sẽ gọi đó là gì ???
430 Na Tra thái tử.
Một ông tăng hỏi Đầu Tử:
- Na Tra thái tử lóc xương trả bố, lóc thịt trả mẹ, bản lai thân của Na tra là gì?
Đầu Tử bỏ tích trượng đang nắm trong tay ra.
(Thiền Cơ)
_______________
_ Bản lai thân của Na tra là gì?
431 Tên bán dưa ở Qua Châu.
Nham Đầu dẫn La Sơn đi tìm đất lập tháp. Đi được một quãng La Sơn gọi:
- Thiền Sư!
- Cái gì?
- Lô đất này đẹp không?
- À! gã bán dưa ở Qua Châu.
(Thiền Cơ)
432 Nhắm mắt thè lưỡi.
Một ông tăng hỏi Hồng Tiến:
- Thế nào là mặt mũi xưa nay?
Hồng Tiến nhắm mắt thè lưỡi, rồi mở mắt thè lưỡi. Ông tăng lại hỏi:
- Mặt mũi xưa nay lại có nhiều dạng như vậy sao?
- Vừa rồi ngươi nhìn thấy gì?
(Thiền Cơ)
433 Ba vị Bồ tát.
Có ông tăng hỏi Trường Sa Cảnh Sầm:
- Thế nào là Văn Thù?
- Tường vách, gạch ngói.
- Thế nào là Quán Âm?
- Âm thanh, ngôn ngữ.
- Thế nào là Phổ Hiền?
- Tâm chúng sanh.
- Thế nào là Phật?
- Là sắc thân chúng sanh.
- Hà sa chư Phật đều cùng một thể, vì sao có nhiều tên?
- Từ nhãn, nhĩ, tâm về nguồn lần lượt gọi là Văn Thù, Quán Âm, Phổ Hiền. Văn Thù là Diệu quán sát trí, Quán Âm là đại Từ, Phổ Hiền là Vô vi diệu hạnh của Phật.
(Minh Tâm Kiến Tánh Thoại Thiền Tông)
434 Oanh hót.
Có một ông tăng đọc kinh Pháp Hoa, gặp câu: " Chư pháp bản tịch diệt" bèn khởi nghi tình, ngày đêm không ngừng tham cứư. Bỗng nhiên nghe tiếng chim oanh hót hoảng nhiên đại ngộ bèn viết một bài kệ:
諸 法 從 本 來
Chư pháp tòng bản lai
皆 自 寂 滅 相
Giai tự tịch diệt tướng
春 至 百 花 開
Xuân chí bách hoa khai
黄 鶯 啼 柳 下
Hoàng oanh đề liễu hạ
Các pháp từ xưa nay
Tướng vốn tự tịch diệt
Xuân đến trăm hoa cười
Dưới liễu Oanh ríu rít.
(Minh Tâm Kiến Tánh Thoại Thiền Tông)
435 Nghe tiếng ếch.
Cư sĩ Trương Cửu Thành, có một lần tham cứu một công án, bỗng nhiên nghe tiếng ếch kêu, lập tức đại ngộ, bèn viết hai câu kệ:
春 天 月 夜 一 聲 蛙
Xuân thiên nguyệt dạ nhất thanh oa
撞 破 乾 坤 共 一 家
Tràng phá càn khôn cộng nhất gia
Đêm xuân trăng sáng, một tiếng ếch kêu
Khua vang vũ trụ.
(Minh Tâm Kiến Tánh Thoại Thiền Tông)
436 Giảng Kinh Niết Bàn.
Thượng tọa Thái Nguyên Phu về ở Duy Dương. Trần thượng thư lưu lại nhà để cung dưỡng. Một hôm ông nói với thượng thư rằng:
- Ngày mai ta sẽ giảng kinh Đại Niết Bàn để báo đáp thượng thư.
Hôm sau thăng tòa. Rất lâu, cầm thước vẩy một cái, nói:
- Ta được nghe như vầy
ngưng lại, rồi gọi:
- Thượng thư!
- Dạ
- Nhất thời Phật tại.
Nói rồi thoát khứ.
(Minh Tâm Kiến Tánh Thoại Thiền Tông)
_____________
Cụm từ "thoát khứ" có nghĩa là "bỏ xác mà về", ý nói vị này đã làm chủ sự sống chết, còn có nhập Niết bàn hay không lại là chuyện khác (chứ không phải là làm như vậy là giảng Kinh Đại Niết Bàn !)