-
1 File đính kèm
Tuyệt Quán Luận (Nguyên tác _ Dịch _ Phổ thơ) tái bản Ảnh 10 - 11
__________________________________________________ _________________________________
問曰: 叵有因緣得行婬不 ?
Vấn viết: Phả hữu nhân duyên đắc hành dâm phủ ?
答曰: 天覆於地, 陽合於陰, 測丞上漏, 泉奡於溝. 心同如此, 一切行尐無遨得. 若情生分別, 乃至自家婦亦惡您心也.
Đáp viết:Thiên phúc ư địa, dương hợp ư âm, trắc thừa thượng lậu, tuyền ngạo ư câu. Tâm đồng ư thử, nhất thiết hành xử vô ngao đắc. Nhược tình sinh phân biệt, nãi chí tự gia phụ diệc ố nhỉ tâm dã.
Trò thưa: - Trình Thầy ! Có khi nào HÀNH DÂM mà không tội hay không ?
Thầy đáp : Trời ôm lấy đất, dương hút lấy âm, nước dột theo chỗ rò rỉ, suối thản nhiên theo dòng, đấy là chuyện tự nhiên. Nếu tâm con được như thế, thì dẫu làm gì cũng không tội báo. Nếu không được như thế, do phân biệt mà sinh thích thú, với thích thú thì dù con “ăn ở” với vợ ở nhà, điều này cũng vẫn làm vấy bẫn tâm con đó !
- Trình Thầy !
Lăng Nghiêm Kinh Phật có câu :
“Lòng dâm không diệt, chảo dầu không ra”*
Điều này có thật chăng là,
Hành dâm – Giải thoát, chẳng qua mơ màng ?
- Con ơi ! Kinh Phật rõ ràng :
“Mộng, Huyễn, Bào, Ảnh” là màn nhân sinh.
Đừng vương những thứ linh tinh,
Chân Như diệu tỏa, hóa hình huyễn mơ.
*
Dâm tâm bất trừ, trần bất khả xuất"
Ðính Kèm 1400
-
1 File đính kèm
Tuyệt Quán Luận (Nguyên tác _ Dịch _ Phổ thơ) tái bản Ảnh 10 - 12
__________________________________________________ _________________________________
問曰: 叵有因緣得妄語不 ?
Vấn viết: Phả hữu nhân duyên đắc vọng ngữ phủ ?
答曰: 語而無主, 言而無心, 聲同鍾響, 氣類風音. 心同如此, 道佛亦是無. 若不如此, 乃至稱佛, 亦是妄語.
Đáp viết: Ngữ nhi vô chủ, ngôn nhi vô tâm, thanh đồng chung hưởng, khí loại phong âm. Tâm đồng như thử, đạo Phật diệc thị vô. Nhược bất như thử, nãi chí xưng Phật, diệc thị vọng ngữ.
Trò thưa: - Trình Thầy ! Có khi nào vọng ngữ được chấp nhận ?
Thầy đáp : - Con ơi ! Lời nói và câu chữ vốn từ KHÔNG mà CÓ. Nếu tùy duyên chúng sinh, vì lợi ích chúng sinh mà phát khởi; như tiếng chuông ngân, như tiếng sáo diều, thì nói gì mà chẳng được. Còn không được như thế, dầu là lời ca ngợi đức Phật, cũng là lời vọng ngữ mà thôi !
- Trình Thầy ! Học Phật TÍN, THÀNH
Nói lời chắc thiệt, rõ rành mười mươi.
Liệu chư Giác ngộ dạy người,
Tùy theo đối tượng, chuyện mười nói năm ?
- Con ơi ! Lời thiệt âm vang,
Tiếng ngân vi diệu mở đàng độ sinh.
Răn đe dạy chúng mê tình,
Nói lời phương tiện, lập trình quy nguyên.
Ðính Kèm 1404
-
1 File đính kèm
Tuyệt Quán Luận (Nguyên tác _ Dịch _ Phổ thơ) tái bản Ảnh 11 - 01
__________________________________________________ _________________________________
緣門起問曰: 若不存身見, 云何行住坐臥也 ?
Duyên Môn khởi vấn viết: Nhược bất tồn thân kiến, vân hà hành trụ tọa ngọa dã ?
答曰: 但行住坐臥, 何須立身見.
Đáp viết: Đãn hành trụ tọa ngọa, hà tu lập thân kiến.
Duyên Môn đứng dậy thưa :
- Kinh nói : “Chớ nên lầm nhận thân này là Ta”. Trình Thầy ! Nếu thân này không phải là Ta, thì ai đi đứng nằm ngồi đây ?
Thầy đáp :
- Đi đứng nằm ngồi không có dính dáng gì đến chuyện LẦM hay KHÔNG LẦM cả !
- Trình Thầy !
Thân này không phải là Ta,
Thì ai đi đứng trong nhà ngoài hiên ?
- Đứng đi cứ việc đứng đi
Đói ăn, khát uống, chuyện gì nhọc tâm !
Ðính Kèm 1408
-
1 File đính kèm
Tuyệt Quán Luận (Nguyên tác _ Dịch _ Phổ thơ) tái bản Ảnh 11 - 02
__________________________________________________ _________________________________
問曰: 既不存者, 得思惟義理不 ?
Vấn viết: Ký bất tồn giả, đắc tư duy nghĩa lý phủ ?
答曰: 若計有心, 不思惟亦有. 若了無心, 說思惟亦無. 何以估 ? 譬如嬋師靜坐而興慮, 猛風乱動而無心也.
Đáp viết: Nhược kế hữu tâm, bất tư duy diệc hữu. Nhược liễu vô tâm, thuyết tư duy diệc vô. Hà dĩ cố ? Thí như thiền sư tĩnh tọa nhi hứng lự; mãnh phong loạn động nhi vô tâm dã.
Trò thưa : Kinh nói “Chớ cho rằng Tâm này là TA !”
Trình Thầy ! Nếu vậy, con không nên suy nghĩ gì hết chăng ?
Thầy đáp: “Tất cả các pháp đều là mộng huyễn”, nếu con còn xem cõi mộng huyễn này là THỰC CÓ, sự suy nghĩ của mình (cũng là một pháp) là THỰC CÓ, thì dù con có KHÔNG SUY NGHĨ gì hết cũng là MẮC vào CÓ.
Nếu con nhận rõ nó (tư tưởng) là KHÔNG, thì dù con có nói năng suy nghĩ gì cũng là “gió thổi đồng hoang” mà thôi ! Vì sao thế ? Dẫu là giông là bảo ầm ầm, nhưng chỉ trong “KHÔNG GIAN ẢO” thì có chuyện chi đâu ! Còn “ngồi thù lù một đống”, nhiếp tâm, dừng niệm cũng chỉ là “SINH CHUYỆN” mà thôi !
- Trình Thầy ! Niệm niệm không dừng,
cái sai cái đúng xem chừng như nhau.
Vậy ta chi phải bươi đào,
tìm trong tâm ý _ nghĩa nào thiệt hư ?
- Này con ! Muốn đến Chân Như,
“lắng trong, gạn đục” suy tư mọi bề.
Nếu con tịch diệt sơn khê,
“Đá mài cho lắm, chẳng hề thành gương !”
Ðính Kèm 1412
-
1 File đính kèm
Tuyệt Quán Luận (Nguyên tác _ Dịch _ Phổ thơ) tái bản Ảnh 12 - 01
__________________________________________________ _________________________________
緣門問曰: 若有初學道人, 忽遇因緣, 他欲來害, 云何対治而合道乎?
Duyên Môn vấn viết: Nhược hữu sơ học đạo nhân, hốt ngộ nhân duyên, tha dục lai hại, vân hà đối trị nhi hợp đạo hồ ?
答曰: 一箇不須対治. 何以估 ? 可避避之, 不可避任之, 可忍忍之, 不可忍哭之.
Đáp viết: Nhất cá bất tu đối trị. Hà dĩ cố ? Khả tị tị chi, bất khả tị nhiệm chi. Khả nhẫn nhẫn chi, bất khả nhẫn khốc chi !
Duyên Môn thưa : Trình Thầy ! Những người mới biết đạo như chúng con, nếu lở gặp kẻ ác tâm muốn làm hại thì chúng con phải làm sao mới là phải đạo đây ?
Thầy đáp : Chẳng có gì phải đối trị cả ! Vì sao ?
Mọi chuyện trong cõi MỘNG HUYỄN này, có gì quan trọng lắm đâu ! Tránh được thì tránh, tránh không được thì bị đánh. Nhịn được thì nhịn, nhịn không được thì ngoác họng ra mà khóc, chứ có chi đâu.
- - Trình Thầy ! Chư Tổ mười phần,
chúng con chỉ một, rất cần trợ duyên.
Không may gặp chuyện chẳng hiền,
làm sao cho khỏi ưu phiền loạn tâm ?
- Con ơi ! Trăng sáng hôm rằm,
đến đêm “trừ tịch” đố tầm cho ra.
Trăng kia có phải sợ ma,
khi vầy, khi khác, chăng là hở con ?!
Ðính Kèm 1416
-
1 File đính kèm
Tuyệt Quán Luận (Nguyên tác _ Dịch _ Phổ thơ) tái bản Ảnh 12 - 02
__________________________________________________ _________________________________
問曰: 若哭, 与他有我見人何別 ?
Vấn viết: Nhược khốc, dữ tha hữu ngã kiến nhân hà biệt ?
答曰: 如杵扣鐘, 其聲自然出也. 何必即有我乎? 汝若強死浞心, .. 噤忍, 此乃存大大我.
Đáp viết: Như xử khấu chung, kỳ thanh tự nhiên xuất dã. Hà tất tức hữu ngã hồ ? Nhữ nhược cường tử trác tâm, niết sỉ cấm nhẫn, thử nãi tồn đại đại ngã.
Trò thưa : Trình Thầy ! Nếu khóc-lóc thì có khác gì kẻ phàm phu chấp Ngã ?
Thầy đáp : Khác chứ, vì con đã thêm chữ LÓC. “KHÓC LÓC” thì có phiền não, nếu chỉ đơn thuần là khóc thì chưa hẵn đã có phiền não. Như chày dộng chuông, tiếng chuông ngân vốn “thanh tịnh”, nào có Ngã hay không Ngã gì trong tiếng chuông ấy đâu ?!! Nếu con gặp việc “tím ruột bầm gan” mà vẫn cắn răng chịu đựng, thì đúng con là người “kỷ tính” do bởi chấp cái Ngã to tướng mà thôi !
- Trình Thầy ! Nếu sống theo tình,
buồn vui thoãi mái giống hình kẻ mê,
Phải chăng Bậc Giác một bề
thuận dòng sinh tử, nào hề khác chi ?
- Con ơi ! Chân lý diệu kỳ
đi vào sinh tử, giống thì phàm nhân.
Tuồng Mê xanh đỏ muôn phần,
nào đâu có thiệt mà cần giữ tâm.
Ðính Kèm 1420
-
1 File đính kèm
Tuyệt Quán Luận (Nguyên tác _ Dịch _ Phổ thơ) tái bản Ảnh 12 - 03
__________________________________________________ _________________________________
問曰: 人之哀哭, 中有情動, 豈同鐘響 ?
Vấn viết: Nhân chi ai khốc, trung hữu tình động, khởi đồng chung hưởng ?
答曰: 言同与不同者, 但是汝多事, 妄想思量作是問. 若無心分別者, 道躰自然.
Đáp viết: Ngôn đồng dữ bất đồng giả, đãn thị nhữ đa sự, vọng tưởng tư lượng tác thị vấn. Nhược vô tâm phân biệt giả, đạo thể tự nhiên.
Trò thưa : Trình Thầy ! Hể có khóc là có động tâm, sao có thể nói “giống như tiếng chuông ngân” ?
Thầy đáp : Con ơi ! Các pháp đều như “vang theo tiếng” _ CÓ mà CHẲNG CÓ. ĐỒNG hay CHẲNG ĐỒNG đều do con PHÂN BIỆT, do PHÂN BIỆT con mới hỏi như thế. Nếu con vượt lên trên PHÂN BIỆT thì các pháp đều NHƯ. CÁC PHÁP ĐỀU NHƯ, vậy khóc có thể không NHƯ được chăng ?!
- Trình Thầy ! Có khóc có buồn,
lẻ nào so sánh tiếng chuông vô tình ?
- Con ơi ! “Các pháp đều NHƯ”
Khóc là một pháp, không dư ra ngoài.
Nếu người hiểu rõ Như Lai,
dù ăn, dù uống chẳng sai chỗ nào.
Ðính Kèm 1421
-
1 File đính kèm
Tuyệt Quán Luận (Nguyên tác _ Dịch _ Phổ thơ) tái bản Ảnh 12 - 04
__________________________________________________ _________________________________
問曰: 吾聞聖人兵不傷, 苦不枉, 色不受, 心不動, 此何謂也 ?
Vấn viết: Ngô văn Thánh nhân binh bất thương, khổ bất uổng, sắc bất thụ, tâm bất động. Thử hà vị dã ?
答曰: 若了一切法即無我, 声与不声, 動与不動, 俱合道理, 無妨碍.
Đáp viết: Nhược liễu nhất thiết pháp vô ngã, thanh dữ bất thanh, động dữ bất động, câu hợp đạo lý, vô phương ngại.
Trò thưa : _ Trình Thầy ! Con nghe nói : Thánh nhân thì lòng không xao động trước mọi diễn biến của cuộc sống, dù thuận, dù nghịch thế nào đi nữa, các Ngài cũng vẫn “NHẤT TÂM BẤT LOẠN”. Chuyện này là sao ? xin Thầy giảng rõ !
Thầy đáp : _ Cái gì là “bất động” với “bất loạn” ? Tất cả CÁC PHÁP ĐỀU KHÔNG CÓ THẬT, thế thì còn tồn tại cái pháp “Tâm bất động” hay “Nhứt tâm bất loạn” hay sao ?!!! Một cái “hoa đốm” thì dù có đứng yên hay lăng xăng, cũng không thay đổi giá trị của “hoa đốm” được.
ĐỘNG VỚI CHẲNG ĐỘNG KHÔNG CÓ KHÁC GÌ NHAU CẢ.
- Trình Thầy ! Con nghe bậc Thánh “tử tâm”
lòng như tro nguội, chẳng ham dục tình.
Dẫu cho nguy hiễm bên mình,
“Nhất tâm bất loạn” quang minh dị thường ?
- Đó là bậc Thánh của con,
phải đâu Giác ngộ, mà hòng noi theo.
Con ơi ! Hoa đốm, bọt bèo,
muốn thành ngọc quý, dây leo thành vàng
Kẻ nghèo mà muốn làm sang,
làm sao thoát khỏi “con đàng tử sinh”.
Ðính Kèm 1425
-
1 File đính kèm
Tuyệt Quán Luận (Nguyên tác _ Dịch _ Phổ thơ) tái bản Ảnh 13 - 01
__________________________________________________ _________________________________
緣門問曰: 我見有学道人, 不多專精守戒, 護威儀不殷勤, 不化眾生, 騰騰任運者,何意也 ?
Duyên Môn vấn viết: Ngã kiến hữu học đạo nhân, bất đa chuyên tinh thủ giới, hộ uy nghi bất ân cần, bất hóa chúng sinh, đằng đằng nhiệm vận giả, hà ý dã ?
答曰: 欲亡一切分別心, 欲滅一切諸有見, 雖似騰騰任運, 而內行無瞷.
Đáp viết: Dục vong nhất thiết phân biệt tâm, dục diệt nhất thiết chư hữu kiến. Tuy tự đằng đằng nhiệm vận, nhi nội hạnh vô gián.
Duyên Môn thưa : - Trình Thầy ! Người CÓ ĐẠO sao lại “cà lơ phất phơ”, không thấy giữ Giới, không thấy “uy nghi tế hạnh”, chẳng giúp chúng sinh, cứ “lảng đảng rong chơi” là sao ?
Thầy dạy : - Y PHÁP BẤT Y NHÂN, con không thể dòm bề ngoài mà dò thấu bên trong người CÓ ĐẠO được. Vì con chỉ dòm bằng cái Ý THỨC MÊ LẦM PHÂN BIỆT, CÁI TRÍ NON NỚT CẠN CỢT của con, tất cả nhận xét của con về người và sự vật đều dựa trên nền tảng CÁC PHÁP LÀ CÓ, cho nên càng suy tư càng điên đảo.
Ẫn dưới cái bề ngoài VÔ CẢM là một tâm hồn CỰC KỲ NHẠY CẢM, ẫn dưới ái bề ngoài PHÓNG ĐẢNG là một QUYẾT TÂM ĐỘ SINH KHÔNG GIÁN ĐOẠN.
- Trình Thầy ! Con thấy như là:
Ông kia Giác ngộ sao mà vô tư :
rong chơi xứ xứ cười cười,
xem ra chẳng khác mấy người phàm mê ?
- Nếu con có ý khen chê
Vì con chẳng hiểu lối về Chân Như.
Bậc kia Bồ tát có dư,
quyết lòng độ tận tâm tư phàm trần.
Ðính Kèm 1429
-
1 File đính kèm
Tuyệt Quán Luận (Nguyên tác _ Dịch _ Phổ thơ) tái bản Ảnh 13 - 02
__________________________________________________ _________________________________
問曰: 如此行者, 乃更生他小兒之見, 云何言能滅見也 ?
Vấn viết: Như thử hành giả, nãi canh sinh tha “tiểu nhi chi kiến”, vân hà ngôn năng DIỆT KIẾN dã ?
答曰: 但滅汝見, 何慮他生. 譬如魚脫深淵,何慮捕者嫌爾
Đáp viết: Đãn diệt nhữ kiến, hà lự tha sinh. Thí như ngư thoát thâm uyên, hà lự bộ giả hiềm nhi !
Trò thưa : - Trình Thầy ! Có hành giả cho rằng Ta phải sống với “tâm hồn nhiên của trẻ thơ”*, với cái “nhìn” thuần phát, như vậy là đã sinh ra một cái “thấy”, sao lại bảo là “bỏ hết mọi cái thấy” ?
Thầy đáp : Cái gì là “tiểu nhi chi kiến” với “lão ông chi kiến” ?. Dầu là kiến gì cũng không quan trọng, không thành vấn đề. Con hãy tự bỏ hết mọi cái thấy sai lầm của mình, đừng lo nghĩ hành giả khác thấy như thế nào. Như cá ra khỏi lưới thì cứ bơi đi, chuyện gì phải nghĩ : “ Không biết người đánh cá có phiền giận mình (đã làm rách lưới) hay không ?”
(* “Tiểu nhi chi kiến” : tâm hồn nhiên của trẻ thơ _ beginnermind)
- Trình Thầy ! Nếu sống vô tư,
hồn nhiên như trẻ, nụ cười Xuân xanh.
Vậy là đã có chọn lành (thiện),
vì sao lại bảo “Hoại - thành không hai” ?
- Cúi đầu theo dấu Như Lai,
Nói KHÔNG, làm CÓ vì ai đó mà
Nguyện xưa hành giả thốt ra,
Diễn tuồng Như Huyễn, cho Cha vui lòng.
Ðính Kèm 1433