Kinh Duy Ma CậtPhẩm Bồ Tát Hạnh _ A 96__________________________________________________ _____________________________________
Printable View
Kinh Duy Ma CậtPhẩm Bồ Tát Hạnh _ A 96__________________________________________________ _____________________________________
Kinh Duy Ma Cật96__________________________________________________ _____________________________________
Quán chánh pháp vị, nhi bất tùy Tiểu thừa. Quán chư pháp hư vọng, vô lao vô nhân, vô chủ vô tướng. Bổn nguyện vị mãn, nhi bất hư phước đức, thiền định, trí huệ. Tu như thử pháp, thị danh Bồ Tát bất trụ vô vi.
Hựu, cụ phước đức, cố bất trụ vô vi. Cụ trí huệ cố, bất tận hữu vi. Đại từ bi cố, bất trụ vô vi. Mãn bổn, nguyện cố, bất tận hữu vi. Tập pháp dược cố, bất trụ vô vi. Tùy thọ dược cố, bất tận hữu vi. Tri chúng sinh bệnh cố, bất trụ vô vi. Diệt chúng sinh bệnh cố, bất tận hữu vi. Chư chánh sĩ Bồ Tát, dĩ tu thử pháp, bất tận hữu vi, bất trụ vô vi. Thị danh tận, vô tận giải thoát pháp môn. Nhữ đẳng đương học.
Nhĩ thời, bỉ chư Bồ Tát, văn thuyết thị pháp, giai đại hoan hỷ. Dĩ chúng diệu hoa, nhược can chủng sắc, nhược can chủng hương, tán biến tam thiên đại thiên thế giới, cúng dường ư Phật cập thử kinh pháp, tinh chư Bồ Tát dĩ. Khể thủ Phật túc, thán vị tằng hữu, ngôn: Thích-ca Mâu-ni Phật nãi năng ư thử thiện hành phương tiện.
Ngôn dĩ, hốt nhiên bất hiện, hoàn đáo bỉ quốc.
Kinh Duy Ma Cật96__________________________________________________ _____________________________________
quán Chánh Pháp Vị (8) (chỗ chứng) mà không theo Tiểu thừa; quán các pháp hư vọng, không bền chắc, không nhân, không chủ, không tướng, bổn nguyện chưa mãn mà không bỏ phước đức thiền định trí tuệ. Tu các pháp như thế gọi là Bồ Tát không trụ vô vi.
Lại vì đủ các phước đức mà không trụ vô vi; vì đủ cả trí tuệ mà không tận hữu vi; vì đại từ bi mà không trụ vô vi; vì mãn bổn nguyện mà không tận hữu vi; vì nhóm thuốc pháp mà không trụ vô vi; vì tùy bịnh cho thuốc mà không tận hữu vi; vì biết bịnh chúng sanh mà không trụ vô vi; vì dứt trừ bịnh chúng sanh mà không tận hữu vi. Các Bồ Tát chánh sĩ tu tập pháp này thời không tận hữu vi, không trụ vô vi, đó gọi là pháp môn “Tận, Vô tận Giải thoát”, các ông cần phải học.
Bấy giờ các Bồ Tát nước Chúng Hương nghe Phật nói pháp này rồi hết sức vui mừng, đem các thứ hoa đủ màu sắc thơm tho rải khắp cõi Tam thiên Đại thiên cúng dường Phật và Kinh pháp này cùng các Bồ Tát, rồi cúi đầu lễ dưới chân Phật ngợi khen chưa từng có, nói rằng : “Phật Thích Ca Mâu Ni mới có năng lực ở cõi này mà làm được phương tiện”.
Nói rồi, bỗng nhiên biến trở về nước Chúng Hương.
_______________________
Chú thích của phẩm XI
1. Nhứt Sanh Bổ Xứ : Bồ Tát chứng bực Đẳng giác rồi, chỉ còn một thời kỳ nữa là bổ xứ thành Phật. Như Bồ Tát Di Lặc hiện còn ở cung Đâu Suất một thời kỳ nữa sẽ bổ xứ thành Phật độ sanh nơi cõi Ta Bà nầy vậy.
2. Tam miệu tam Phật đà : Tàu dịch là Chánh biến giác. Trí liễu đạt thật tướng các pháp gọi là “Chánh”; hiểu biết cùng khắp các pháp sai biệt gọi là “Biến”; ra khỏi mộng sanh tử gọi là “Giác”.
3. Đa Đà A Dà Độ : Tàu dịch là Như Lai. Tự thể Pháp thân chẳng động chẳng dời là Như. Trí quang chiếu khắp, bi tâm độ sanh là Lai.
4. Phật đà : Tàu dịch là Giác; Giác ngộ cứu cánh Chân lý tuyệt đối
5. Ấm, giới, nhập : 5 ấm, 18 giới, 12 nhập.
6. Trí tuệ thật tướng vô niệm : Trí tuệ chứng thật tướng, lìa tất cả vọng niệm.
7. Nhạo thuyết biện tài : Đã giải nơi phẩm III số 38.
8. Chánh pháp vị : Quả vị chứng đắc đạo lý vô vi (Niết Bàn).
Kinh Duy Ma CậtPhẩm Kiến A-súc Phật _ A 97__________________________________________________ _____________________________________
Kinh Duy Ma Cật97__________________________________________________ _____________________________________
Kiến A-súc Phật Phẩm
Đệ thập nhị
Nhĩ thời, Thế Tôn vấn Duy-ma-cật: Nhữ dục kiến Như Lai, vi dĩ hà đẳng quán Như Lai hồ?
Duy-ma-cật ngôn: Như tự quán thân thật tướng, quán Phật diệc nhiên. Ngã quán Như Lai, tiền tế bất lai, hậu tế bất khứ, kim tắc bất trụ. Bất quán sắc, bất quán sắc như, bất quán sắc tánh. Bất quán thọ, tưởng, hành, thức. Bất quán thức như, bất quán thức tánh. Phi tứ đại khởi, đồng ư hư không. Lục nhập vô tích, nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, tâm dĩ quá, bất tại Tam giới. Tam cấu dĩ ly. Thuận tam thoát môn. Cụ túc tam minh, dữ vô minh đẳng. Bất nhất tướng, bất dị tướng. Bất tự tướng, bất tha tướng. Phi vô tướng, phi thủ tướng. Bất thử ngạn, bất bỉ ngạn, bất trung lưu, nhi hóa chúng sinh. Quán ư tịch diệt, diệc bất vĩnh diệt. Bất thử, bất bỉ. Bất dĩ thử, bất dĩ bỉ. Bất khả dĩ trí tri, bất khả dĩ thức thức. Vô hối, vô minh. Vô danh, vô tướng. Vô cương, vô nhược. Phi tịnh, phi uế. Bất tại phương, bất ly phương.
Phi hữu vi, phi vô vi. Vô thị, vô thuyết. Bất thí, bất khan. Bất giới, bất phạm. Bất nhẫn, bất nhuế. Bất tấn, bất đãi. Bất định, bất loạn. Bất trí, bất ngu. Bất thành, bất khi. Bất lai, bất khứ. Bất xuất, bất nhập. Nhất thiết ngôn ngữ đạo đoạn.
Kinh Duy Ma Cật97__________________________________________________ _____________________________________
XII PHẨM THẤY PHẬT A SÚC (1)
Bấy giờ Thế Tôn hỏi ông Duy Ma Cật rằng :
- Ông muốn thấy Như Lai thì lấy chi quán sát ?
Ông Duy Ma Cật thưa :
- Như con quán thật tướng của thân, quán Phật cũng thế. Con quán Như Lai đời trước không đến, đời sau không đi, hiện tại không ở; không quán sắc, không quán sắc như, không quán sắc tánh; không quán thọ, tưởng, hành, thức, không quán thức như, không quán thức tánh; không phải tứ đại sinh, cũng như hư không; sáu nhập không tích tập, mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, tâm đã vượt qua; không ở ba cõi đã lìa ba cấu (2); thuận ba môn giải thoát; có đủ ba minh (3), cùng ngang vô minh, không một tướng, không khác tướng, không có tự tướng, không có tha tướng, không phải không tướng, không phải chấp tướng; không bờ bên này, không bờ bên kia, không giữa dòng mà hóa độ chúng sanh; quán tịch diệt cũng không diệt hẳn; không đây, không kia, không nương nơi đây, không nương nơi kia; không thể dùng trí mà hiểu được, không thể dùng thức mà biết được; không tối không sáng; không danh không tướng; không mạnh không yếu; không phải sạch, không phải nhơ; không ở phương sở, không lìa phương sở.
Không phải hữu vi, không phải vô vi; không bày không nói; không bố thí, không bỏn sẻn; không giữ giới, không phạm giới; không nhẫn, không giận; không tinh tấn, không giải đãi; không định, không loạn; không trí không ngu; không thật không dối; không đến không đi; không ra không vào; bặt đường nói năng; ......
Kinh Duy Ma CậtPhẩm Kiến A-súc Phật _ A 98__________________________________________________ _____________________________________
Kinh Duy Ma Cật98__________________________________________________ _____________________________________
..... Phi phước điền, phi bất phước điền. Phi ứng cúng dường, phi bất ứng cúng dường. Phi thủ, phi xả. Phi hữu tướng, phi vô tướng. Đồng chân tế, đẳng pháp tánh. Bất khả xứng, bất khả lượng, quá chư xứng lượng. Phi đại, phi tiểu. Phi kiến, phi văn, phi giác, phi tri. Ly chúng kết phược. Đẳng chư trí, đồng chúng sinh. Ư chư pháp, vô phân biệt, nhất thiết vô thất. Vô trược, vô não. Vô tác, vô khởi. Vô sinh, vô diệt. Vô úy, vô ưu. Vô hỷ, vô yếm, vô trước. Vô dĩ hữu, vô đương hữu, vô kim hữu. Bất khả dĩ nhất thiết ngôn thuyết phân biệt hiển thị.
Thế Tôn! Như Lai thân vi nhược thử tác như thị quán, dĩ tư quán giả, danh vi chánh quán. Nhược tha quán giả, danh vi tà quán.
Nhĩ thời, Xá-lỵ-phất vấn Duy-ma-cật: Nhữ ư hà một nhi lai sinh thử?
Duy-ma-cật ngôn: Nhữ sở đắc pháp, hữu một sinh hồ?
Xá-lỵ-phất ngôn: Vô một sinh dã.
Nhược chư pháp vô một sinh tướng, vân hà vấn ngôn: Nhữ ư hà một nhi lai sinh thử? Ư ý vân hà? Thí như ảo sư ảo tác nam nữ. Ninh một sinh da?
Xá-lỵ-phất ngôn: Vô một sinh dã.
Nhữ khởi bất văn Phật thuyết: Chư pháp như ảo tướng hồ?
Kinh Duy Ma Cật98__________________________________________________ _____________________________________
......, không phải phước điền (4), không phải không phước điền; không phải xứng cúng dường (5), không phải không xứng cúng dường; không phải thủ, không phải xả; không phải có tướng, không phải không tướng; đồng với chơn tế (6), bình đẳng như pháp tánh; không thể cân, không thể lường, quá các sự cân lường, không lớn không nhỏ; không phải thấy, không phải nghe; không phải giác, không phải tri; lìa các kiết phược, bình đẳng các trí, đồng với chúng sanh; đối các pháp không phân biệt; tất cả không tổn thất, không trược không não, không tác không khởi, không sanh không diệt, không sợ không lo, không mừng không chán, không đã có, không sẽ có, không hiện có, không thể lấy tất cả lời nói phân biệt chỉ bày được, – Bạch Thế Tôn ! Thân Như Lai như thế, con quán cũng thế, nếu ngươi nào quán theo đây gọi là Chánh quán, quán khác gọi là Tà quán.
Lúc ấy ông Xá Lợi Phất hỏi ông Duy Ma Cật rằng :
- Ông ở đâu chết rồi sinh nơi đây ?
Ông Duy Ma Cật nói :
- Pháp của Ngài chứng đặng có chết rồi sinh không ?
Ông Xá Lợi Phất nói :
- Không chết không sinh.
- Nếu các pháp không có tướng chết rồi sinh, tại sao Ngài lại hỏi : ông ở đâu chết rồi sinh nơi đây ? - Ý Ngài nghĩ sao ? Ví như hình nam nữ của nhà huyễn thuật hóa ra có chết rồi sinh không ?
Ông Xá Lợi Phất nói :
- Không có chết rồi sinh.
- Ngài không nghe Phật nói : Các pháp tướng như huyễn đó sao ?!
Kinh Duy Ma CậtPhẩm Kiến A-súc Phật _ A 99__________________________________________________ _____________________________________