-
Thiền sư Trung Hoa (Tập 1) Thiền sư Bổn Tịnh
__________________________________________________ ______________________________________
Thiền sư Chơn hỏi:
- Đạo đã không tâm, Phật có tâm chăng? Phật cùng với đạo là một, là khác?
Sư đáp:- Chẳng một chẳng khác.
Chơn hỏi:
- Phật độ chúng sanh vì có tâm, đạo không độ chúng sanh vì không tâm. Một độ một không độ đâu được không khác?
Sư đáp:
- Nếu nói Phật độ chúng sanh, đạo không độ, đây là Đại đức vọng sanh thấy hai. Theo Sơn tăng tức chẳng phải vậy. Phật là tên suông, đạo cũng dối lập, cả hai đều không thật, toàn là giả danh. Trong một cái giả sao lại phân làm hai?
Chơn hỏi:
- Phật với đạo đều là giả danh, chính khi lập danh nhân cái gì mà lập? Nếu có lập được, đâu thể nói là không?
Sư đáp:
- Phật với đạo nhân tâm mà lập, xét cùng cái tâm dựng lập, tâm ấy cũng không, tâm đã là không liền ngộ cả hai đều chẳng thật, biết như mộng huyễn liền ngộ vốn không. Gắng lập hai tên Phật, Đạo, đây là cái thấy biết của người Nhị thừa.
Sư bèn nói bài kệ (Không Tu, Không Tác):
Kiến đạo phương tu đạo
Bất kiến phục hà tu
Đạo tánh như hư không
Hư không hà sở tu
Biến quán tu đạo giả
Bác hỏa mích phù âu
Đản khán lộng khối lỗi
Tuyến đoạn nhất thời hưu.
Dịch:
Thấy đạo mới tu đạo
Chẳng thấy lấy gì tu
Tánh đạo như hư không
Hư không tu chỗ nào?
Khắp xem người tu đạo
Vạch lửa tìm bọt nổi
Chỉ xem người gỗ máy
Đứt dây tức khắc dừng.
-
Dạ, senvang lục thấy chị Hoatihon đã có minh họa bài này rồi, xin tái đăng để quý đạo hữu xem lại :
Quote:
Nguyên văn bởi
hoatihon
http://www.phatphapthuchanh.com/show...BB%83n-5/page4
-
Thiền sư Pháp Không hỏi:
- Phật với đạo đều là giả danh, mười hai phần giáo (tất cả Kinh điển) cũng phải chẳng thật, vì sao các hàng tôn túc từ xưa đều nói có tu có đạo?
- Đại đức lầm hội ý kinh; đạo vốn không tu, Đại đức cưỡng tu, đạo vốn không tác, Đại đức cưỡng tác, đạo vốn không sự, Đại đức cưỡng sanh đa sự, đạo vốn không biết, ở trong ấy cưỡng biết. Thấy hiểu như thế cùng đạo trái nhau. Tôn túc từ xưa không như thế, tự Đại đức không hội, xin suy gẫm đó.
Sư có bài kệ:
Đạo thể bản vô tu
Bất tu tự hiệp đạo
Nhược khởi tu đạo tâm
Thử nhân bất hội đạo
Khí khước nhất chân tánh
Khước nhập náo hạo hạo
Hốt phùng tu đạo nhân
Đệ nhất mạc hướng đạo.
Dịch:
Thể đạo vốn không tu
Chẳng tu tự hiệp đạo
Nếu khởi tâm tu đạo
Người này không hiệp đạo
Bỏ mất một tánh chân
Lại vào nơi phiền lụy
Chợt gặp người tu đạo
Bậc nhất chớ hướng đạo.
-
Dạ, senvang lục thấy chị Hoatihon cũng đã có minh họa bài này rồi, xin tái đăng để quý đạo hữu xem lại :
Quote:
Nguyên văn bởi
hoatihon
http://www.phatphapthuchanh.com/show...BB%83n-5/page5
-
Thiền sư An hỏi:
- Đạo đã giả danh, Phật nói dối lập, mười hai phần giáo (tất cả Kinh điển) cũng là phương tiện tiếp vật độ sanh, tất cả là vọng lấy gì làm chân?
Sư đáp:
- Vì có vọng nên đem chân đối vọng. Xét cùng tánh vọng vốn không, chân cũng chưa từng có. Thế thì biết chân vọng đều là giả danh, hai việc đối trị trọn không thật thể, tột cội gốc nó thì tất cả đều không.
An hỏi:
- Đã nói tất cả là vọng, vọng cũng đồng chân, chân vọng không khác, lại là vật gì?
Sư đáp:
- Nếu nói vật gì, vật gì cũng vọng. Kinh nói “không tương tợ, không so sánh, bặt đường nói năng, như chim bay trong không”.
Thiền sư An thầm phục mà không biết mối manh.
Sư có bài kệ:
Suy chân, chân vô tướng
Cùng vọng, vọng vô hình
Phản quán suy cùng tâm
Tri tâm diệc giả danh
Hội đạo diệc như thử
Đáo đầu diệc tự ninh.
Dịch:
Xét chân, chân không tướng
Tìm vọng, vọng không hình
Quán lại tâm tìm xét
Biết tâm cũng giả danh
Hội đạo cũng như vậy
Đến cùng chỉ lặng yên.
-
Dạ, đây là bài minh họa của chị hoatihon :
Quote:
Nguyên văn bởi
hoatihon
http://www.phatphapthuchanh.com/show...ull=1#post1699
-
Thiền sư Đạt Tánh hỏi:
- Thiền thật chí vi chí diệu, chân vọng cả hai đều bặt, Phật, đạo cả hai chẳng còn, tu hành tánh là không, danh tướng chẳng thật, thế giới như huyễn, tất cả đều giả danh. Khi người đạt đến cái hiểu biết này cũng không thể đoạn dứt hai gốc thiện ác của chúng sanh!
Sư đáp:
- Hai gốc thiện ác đều nhân tâm mà có, tìm tột tâm nếu có thì gốc ắt thật, xét tâm đã không thì gốc nhân đâu mà lập. Kinh nói:
“Pháp thiện pháp ác từ tâm hóa sanh, nghiệp duyên thiện ác vốn không thật có.”
Sư nói bài kệ:
Thiện ký tùng tâm sanh
Ác khởi ly tâm hữu
Thiện ác thị ngoại duyên
Ư tâm thật bất hữu
Xả ác tống hà xứ
Thủ thiện linh thùy thủ
Thương nha nhị kiến nhân
Phan duyên lưỡng đầu tẩu
Nhược ngộ bản vô tâm
Thủy hối tùng tiền cựu.
Dịch:
Thiện đã từ tâm sanh
Ác đâu rời tâm có
Thiện ác là duyên ngoài
Nơi tâm thật chẳng có
Bỏ ác đẩy chỗ nào?
Lấy thiện bảo ai giữ?
Than ôi! Người thấy hai
Bám víu hai đầu chạy.
Nếu ngộ vốn không tâm
Mới hối lỗi từ trước.
-
Quote:
Nguyên văn bởi
hoatihon
Bài minh của chị Hoatihon :
http://www.phatphapthuchanh.com/show...ull=1#post1701
-
Vị quan cận thần hỏi:
- Thân này từ đâu mà đến? Sau khi trăm tuổi trở về đâu?
Sư đáp:
- Như người khi mộng từ đâu mà đến? Khi thức giấc lại đi về đâu?
Quan thưa:
- Khi mộng không thể nói không, đã thức không thể nói có. Tuy có mà không từ đâu đến, đi không đi về đâu.
Sư nói:- Bần đạo thấy thân này cũng như mộng.
Có bài kệ:
Thị sanh như tại mộng
Mộng lý thật thị náo
Hốt giác vạn sự hưu
Hườn đồng thùy thời ngộ
Trí giả hội ngộ mộng
Mê nhân tín mộng náo
Hội mộng như lưỡng ban
Nhất ngộ vô biệt ngộ
Phú quí dữ bần tiện
Cánh diệc vô biệt lộ.
Dịch:
Thấy cuộc sống như mộng
Trong mộng thật là ồn
Chợt giác muôn việc hết
Lại đồng tỉnh cơn mộng
Người trí nhận biết mộng
Kẻ mê tin mộng ồn
Biết mộng như hai việc
Một ngộ không ngộ khác
Giàu sang cùng nghèo hèn
Lại cũng không đường khác.
----------
Niên hiệu Thượng Nguyên năm thứ hai (761 T.L.), ngày mùng năm tháng năm, Sư qui tịch.
Vua sắc ban hiệu là Đại Hiển Thiền sư.
-
Quote:
Nguyên văn bởi
hoatihon
Bài minh của chị hoatihon :
http://www.phatphapthuchanh.com/show...ull=1#post1701