-
KINH HOA NGHIÊM Phẩm 38 PHẨM LY THẾ GIAN
__________________________________________________ ______________________________________
Chư Phật-tử ! Đại Bồ-Tát có mười nhơn-duyên phát Bồ-đề tâm :
Vì giáo-hóa điều-phục tất cả chúng-sanh mà phát Bồ-đề tâm.
Vì trừ diệt tất cả khổ cho chúng-sanh mà phát Bồ-đề tâm.
Vì ban cho tất cả chúng-sanh đầy đủ sự an-lạc mà phát Bồ-đề tâm.
Vì dứt sự ngu-si của tất cả chúng-sanh mà phát Bồ-đề tâm.
Vì ban phật-trí cho tất cả chúng-sanh mà phát Bồ-đề tâm.
Vì cung-kíng cúng-dường tất cả chư Phật mà phát Bồ-đề tâm.
Vì thuận theo phật-giáo cho chư Phật hoan-hỉ mà phát Bồ-đề tâm.
Vì thấy sắc thân tướng hảo của tất cả Phật mà phát Bồ-đề tâm.
Vì nhập trí-huệ quảng-đại của tất cả Phật mà phát Bồ-đề tâm.
Vì hiển hiện lực vô-úy của tất cả Phật mà phát Bồ-đề tâm.
Nếu Bồ-Tát phát tâm vô-thượng bồ-đề để được ngộ nhập nhứt-thiết-chủng trí, lúc thân cận cúng-dường thiện-tri-thức phải khởi mười tâm :
Khởi tâm cung cấp hầu hạ. Tâm hoan-hỉ. Tâm không trái. Tâm tùy thuận. Tâm không cầu lạ. Tâm nhứt hướng. Tâm đồng thiện-căn. Tâm đồng-nguyện. Tâm Như-Lai. Tâm đồng viên-mãn hạnh.
Nếu đại Bồ-Tát đã khởi tâm như vậy thời được mười thứ thanh-tịnh :
Thâm-tâm thanh-tịnh, vì đến nơi rốt ráo không mất hư.
Sắc-thân thanh-tịnh, vì tùy sở-nghi để thị-hiện.
Âm-thanh thanh-tịnh, vì rõ thấu tất cả ngữ ngôn.
Biện-tài thanh-tịnh, vì khéo nói vô-biên Phật-pháp.
Trí-huệ thanh-tịnh, vì bỏ rời tất cả tối ngu-si.
Thọ-sanh thanh-tịnh, vì đầy đủ sức tự-tại của Bồ-Tát.
Quyến-thuộc thanh-tịnh, vì thành-tựu những thiện-căn cho các chúng-sanh đồng hạnh thuở quá-khứ.
Quả-báo thanh-tịnh, vì trừ diệt tất cả những nghiệp-chướng.
Đại nguyện thanh-tịnh, vì cùng chư Bồ-Tát tánh không hai.
Công-hạnh thanh-tịnh, vì dùng hạnh Phổ-Hiền mà xuất ly.
-
KINH HOA NGHIÊM Phẩm 38 PHẨM LY THẾ GIAN
__________________________________________________ ______________________________________
Chư Phật-tử ! Đại Bồ-Tát có mười thứ Ba-la-mật :
Thí ba-la-mật, vì xả bỏ tất cả sở-hữu.
Giới ba-la-mật, vì thanh-tịnh Phật-giới.
Nhẫn ba-la-mật, vì an-trụ Phật-nhẫn.
Tinh-tấn ba-la-mật, vì tất cả chỗ làm chẳng thối chuyển.
Thiền ba-la-mật, vì nhớ một cảnh.
Bát-nhã ba-la-mật, vì như thiệt quán sát tất cả pháp.
Trí ba-la-mật, vì nhập Phật-lực.
Nguyện ba-la-mật, vì đầy đủ những đại-nguyện Phổ-Hiền.
Thần-thông ba-la-mật, vì thị-hiện tất cả công-dụng tự-tại.
Pháp ba-la-mật, vì sao khắp tất cả Phật-pháp.
Nếu chư Bồ-Tát an-trụ pháp nầy thời được đầy đủ đại-trí ba-la-mật vô-thượng của Như-Lai.
Chư Phật-tử ! Đại Bồ-Tát có mười trí tùy-giác :
Trí tùy giác tất cả thế-giới vô-lượng sai-biệt.
Trí tùy giác tất cả chúng-sanh-giới bất-tư-nghì.
Trí tùy giác tất cả pháp, một vào nhiều pháp, nhiều vào một pháp.
Trí tùy giác tất cả pháp-giới rộng lớn.
Trí tùy giác tất cả hư-không-giới rốt ráo.
Trí tùy giác tất cả thế-giới nhập quá-khứ thế.
Trí tùy giác tất cả thế-giới nhập vị-lai thế.
Trí tùy giác tất cả thế-giới nhập hiện-tại thế.
Trí tùy giác tất cả Như-Lai vô-lượng hạnh nguyện đều ở nơi một trí mà được viên-mãn.
Trí tùy giác tam thế chư Phật đều đồng một hạnh mà được xuất-ly.
Nếu chư Bồ-Tát an trụ pháp nầy thời được tất cả pháp Tự-tại quang-minh, sở-nguyện đều viên-mãn, trong khoảng một niệm đều hay hiểu rõ tất cả Phật-pháp thành Đẳng Chánh-giác.
-
KINH HOA NGHIÊM Phẩm 38 PHẨM LY THẾ GIAN
__________________________________________________ ______________________________________
Chư Phật-tử ! Đại Bồ-Tát có mười điều chứng tri :
Biết tất cả pháp một tướng.
Biết tất cả pháp vô-lượng tướng.
Biết tất cả pháp tại một niệm.
Biết tất cả chúng-sanh tâm hành vô-ngại.
Biết tất cả chúng-sanh các căn bình-đẳng.
Biết tất cả chúng-sanh phiền-não tập-khí hiện hành.
Biết tất cả chúng-sanh tâm sử hiện hành.
Biết tất cả chúng-sanh thiện và bất-thiện hiện hành.
Biết tất cả Bồ-Tát nguyện hạnh tự tại trụ trì biến-hóa.
Biết tất cả Như-Lai đầy đủ thập-lực thành Đẳng-Chánh-Giác.
Nếu chư Bồ-Tát an-trụ pháp nầy thời được tất cả phương-tiện thiện-xảo.
Chư Phật-tử ! Đại Bồ-Tát có mười thứ năng-lực :
Năng-lực nhập tự-tánh của tất cả pháp.
Năng-lực nhập tất cả pháp như hóa.
Năng-lực nhập tất cả pháp như huyễn.
Năng-lực nhập tất cả pháp đều là Phật-pháp.
Năng-lực nơi tất cả pháp không nhiễm-trước.
Năng-lực nơi tất cả pháp rất hiểu rõ.
Năng-lực nơi tất cả thiện-tri-thức hằng chẳng bỏ rời tâm tôn trọng.
Năng-lực làm cho tất cả thiện-căn thuận đến Trí-vương Vô-thượng.
Năng-lực nơi tất cả Phật-pháp thâm tín chẳng hủy báng.
Năng-lực làm cho Nhứt-thiết-trí tâm bất thối thiện-xảo.
Nếu chư Bồ-Tát an-trụ pháp nầy thời đủ những năng-lực vô-thượng của Như-Lai.
-
KINH HOA NGHIÊM Phẩm 38 PHẨM LY THẾ GIAN
__________________________________________________ ______________________________________
Chư Phật-tử ! Đại Bồ-Tát có mười thứ bình-đẳng :
Nơi tất cả chúng-sanh bình-đẳng. Tất cả pháp bình-đẳng. Tất cả cõi bình-đẳng. Tất cả thâm tâm bình-đẳng. Tất cả thiện-căn bình-đẳng. Tất cả Bồ-Tát bình-đẳng. Tất cả nguyện bình-đẳng. Tất cả ba-la-mật bình-đẳng. Tất cả hạnh bình-đẳng. Tất cả Phật bình-đẳng.
Nếu chư Bồ-Tát an-trụ pháp nầy thời được pháp Vô-thượng bình-đẳng của chư Phật.
Chư Phật-tử ! Đại Bồ-Tát có mười câu thiệt nghĩa Phật-pháp :
Tất cả pháp chỉ có danh. Tất cả pháp dường như huyễn. Tất cả pháp dường như bóng. Tất cả pháp chỉ duyên-khởi. Tất cả pháp nghiệp thanh-tịnh. Tất cả pháp chỉ văn tự làm ra. Tất cả pháp thiệt-tế. Tất cả pháp vô-tướng. Tất cả pháp đệ nhứt nghĩa. Tất cả pháp là pháp-giới.
Nếu chư Bồ-Tát an-trụ pháp nầy thời khéo nhập Nhứt-thiết-chủng trí Vô-thượng chơn-thiệt nghĩa.
Chư Phật-tử ! Đại Bồ-Tát nói mười pháp :
Nói pháp thậm-thâm. Nói pháp quảng-đại. Nói các loại pháp. Nói pháp Nhứt-thiết-trí. Nói pháp tùy thuận Ba-la-mật. Nói pháp xuất sanh Như-Lai lực. Nói pháp tam-thế tương-ưng. Nói pháp làm cho Bồ-Tát chẳng thối. Nói pháp tán-thán Phật công-đức. Nói pháp tất cả Bồ-Tát học tất cả Phật bình-đẳng, tương-ưng với cảnh-giới của tất cả Như-Lai.
Nếu chư Bồ-Tát an-trụ pháp nầy thời được pháp xảo thuyết vô-thượng của Như-Lai.
Chư Phật-tử ! Đại Bồ-Tát có mười pháp trì :
Trì tất cả phước-đức thiện-căn đã chứa nhóm.
Trì pháp của tất cả Như-Lai diễn-thuyết.
Trì tất cả ví-dụ.
Trì môn lý-thú của tất cả pháp.
Trì tất cả môn xuất sanh Đà-la-ni.
Trì tất cả trừ nghi hoặc.
Trì pháp thành-tựu tất cả Bồ-Tát.
Trì môn Bình-đẳng Tam-muội của tất cả Như-Lai nói.
Trì môn chiếu minh của tất cả pháp.
Trì năng-lực thần-thông du-hí của tất cả chư Phật.
Nếu chư Bồ-Tát an-trụ nơi pháp nầy thời được năng-lực trụ trì đại trí Vô-thượng của Như-Lai.
-
KINH HOA NGHIÊM Phẩm 38 PHẨM LY THẾ GIAN
__________________________________________________ ______________________________________
Chư Phật-tử ! Đại Bồ-Tát có mười thứ biện-tài :
Biện-tài vô-phân-biệt nơi tất cả pháp.
Biện-tài vô-sở-tác nơi tất cả pháp.
Biện-tài vô-sở-trước nơi tất cả pháp.
Biện-tài thấu rõ tánh không nơi tất cả pháp.
Biện-tài không nghi tối nơi tất cả pháp.
Biện-tài Phật gia-bị nơi tất cả pháp.
Biện-tài tự giác-ngộ nơi tất cả pháp.
Biện-tài văn cú sai biệt thiện xảo nơi tất cả pháp.
Biện-tài nói chơn-thật nơi tất cả pháp.
Biện-tài tùy theo tâm của tất cả chúng-sanh làm cho họ hoan-hỷ.
Nếu chư Bồ-Tát an-trụ pháp nầy thời được biện-tài xảo diệu vô-thượng của Như-Lai.
Chư Phật-tử ! Đại Bồ-Tát có mười thứ tự-tại :
Tự-tại giáo-hóa điều-phục tất cả chúng-sanh.
Tự-tại chiếu khắp tất cả pháp.
Tự-tại tu tất cả hạnh thiện-căn.
Tự-tại trí quảng-đại.
Tự-tại cấm giới vô-sở-ý.
Tự-tại tất cả thiện-căn hồi-hướng bồ-đề.
Tự-tại tinh-tấn bất-thối-chuyển.
Tự-tại trí-huệ dẹp phá tất cả chúng ma.
Tự-tại tùy sở-thích khiến phát tâm bồ-đề.
Tự-tại tùy sở-ưng hóa hiện thành chánh-giác.
Nếu chư Bồ-Tát an-trụ nơi pháp nầy thời được tự-tại đại-trí vô-thượng của Như-Lai.
Chư Phật-tử ! Đại Bồ-Tát có mười pháp vô-trước :
Vô-trước nơi tất cả thế-giới.
Vô-trước nơi tất cả chúng-sanh.
Vô-trước nơi tất cả pháp.
Vô-trước nơi tất cả sở-tác.
Vô-trước nơi tất cả thiện-căn.
Vô-trước nơi tất cả chỗ thọ sanh.
Vô-trước nơi tất cả nguyện.
Vô-trước nơi tất cả hạnh.
Vô-trước nơi tất cả Bồ-Tát.
Vô-trước nơi tất cả Phật.
Nếu chư Bồ-Tát an-trụ nơi pháp nầy thời có thể mau chuyển tất cả tưởng được trí-huệ thanh-tịnh vô-thượng.
-
KINH HOA NGHIÊM Phẩm 38 PHẨM LY THẾ GIAN
__________________________________________________ ______________________________________
Chư Phật-tử ! Đại Bồ-Tát có mười thứ tâm bình-đẳng :
Tâm bình-đẳng chứa nhóm tất cả công-đức.
Tâm bình-đẳng phát tất cả nguyện sai-biệt.
Tâm bình-đẳng nơi tất cả thân chúng-sanh.
Tâm bình-đẳng nơi nghiệp báo của tất cả chúng-sanh.
Tâm bình-đẳng nơi tất cả pháp.
Tâm bình-đẳng nơi tất cả quốc-độ tịnh-uế.
Tâm bình-đẳng nơi tất cả tri-giải của chúng-sanh.
Tâm bình-đẳng nơi tất cả hạnh không phân-biệt.
Tâm bình-đẳng nơi lực và vô-úy của tất cả Phật.
Tâm bình-đẳng nơi trí-huệ của tất cả Như-Lai.
Nếu chư Bồ-Tát an-trụ trong đây thời được tâm đại bình-đẳng vô-thượng của Như-Lai.
Chư Phật-tử ! Đại Bồ-Tát có mười pháp xuất sanh trí-huệ :
Biết tất cả chúng-sanh tri-giải xuất sanh trí-huệ.
Biết tất cả cõi Phật nhiều thứ sai-biệt xuất sanh trí-huệ.
Biết chừng ngằn mười phương xuất sanh trí-huệ.
Biết tất cả thế-giới úp ngửa vân vân xuất sanh trí huệ.
Biết tất cả pháp một tánh, nhiều tánh, trụ rộng lớn xuất sanh trí-huệ.
Biết tất cả nhiều loại thân xuất sanh trí-huệ.
Biết tất cả thế-gian điên-đảo vọng-tưởng đều vô-sở-trước xuất sanh trí-huệ.
Biết tất cả pháp rốt ráo đều do một đạo xuất ly xuất sanh trí-huệ.
Biết Như-Lai thần-lực hay nhập tất cả pháp-giới xuất-sanh trí-huệ.
Biết tam-thế tất cả chúng-sanh phật-chủng không dứt xuất sanh trí-huệ.
Nếu chư Bồ-Tát an-trụ pháp nầy thời nơi tất cả pháp đều hiểu thấu tất cả.
-
KINH HOA NGHIÊM Phẩm 38 PHẨM LY THẾ GIAN
__________________________________________________ ______________________________________
Chư Phật-tử ! Đại Bồ-Tát có mười pháp biến-hóa :
Tất cả chúng-sanh biến-hóa. Tất cả thân biến-hóa. Tất cả cõi biến-hóa. Tất cả cúng-dường biến-hóa. Tất cả âm-thanh biến-hóa. Tất cả hạnh nguyện biến-hóa. Tất cả giáo-hóa điều-phục chúng-sanh biến-hóa. Tất cả thành chánh-giác biến-hóa. Tất cả thuyết pháp biến-hóa. Tất cả gia-trì biến-hóa.
Nếu chư Bồ-Tát an-trụ pháp nầy thời được đầy đủ tất cả pháp biến-hóa vô-thượng.
Chư Phật-tử ! Đại Bồ-Tát có mười pháp lực-trì :
Phật lực-trì. Pháp lực-trì. Chúng-sanh lực-trì. Nghiệp lực-trì. Hạnh lực-trì. Nguyện lực-trì. Cảnh-giới lực-trì. Thời lực-trì. Thiện lực-trì. Trí lực-trì.
Nếu chư Bồ-Tát an-trụ pháp nầy thời nơi tất cả pháp được lực-trì tự-tại vô-thượng.
Chư Phật-tử ! Đại Bồ-Tát có mười pháp đại hân-ủy :
Chư Bồ-Tát phát tâm như vầy : Tột đời vị-lai có bao nhiêu chư Phật xuất thế tôi đều sẽ được theo gần hầu hạ cho Phật hoan-hỷ. Suy nghĩ như vậy tâm rất hân-ủy.
Lại nghĩ rằng : Chư Phật đó xuất thế, tôi đều đem đồ cúng-dường vô-thượng mà cung kính dâng lên chư Phật. Suy nghĩ như vậy tâm rất hân-ủy.
Lại nghĩ rằng : Tôi ở chỗ chư Phật, lúc cúng-dường, chư Như-Lai đó tất dạy chánh-pháp cho tôi, tôi đều dùng thâm tâm cung kính nghe nhận, tu hành đúng theo lời Phật dạy, nơi bực Bồ-Tát tất được đã sanh, nay sanh, sẽ sanh. Suy nghĩ như vậy tâm rất hân-ủy.
Lại nghĩ rằng : Tôi phải nơi bất-khả-thuyết bất-khả-thuyết kiếp thật hành Bồ-tát hạnh. Thường cùng tất cả chư Phật Bồ-Tát ở chung. Suy nghĩ như vậy tâm rất hân-ủy.
-
KINH HOA NGHIÊM Phẩm 38 PHẨM LY THẾ GIAN
__________________________________________________ ______________________________________
Lại nghĩ rằng : Tôi thuở xưa chưa phát tâm vô-thượng Bồ-đề có những bố-úy : Sợ chẳng đủ nuôi sống, sợ tiếng xấu, sợ chết, sợ đọa ác-thú, sợ oai-ức của đại-chúng. Từ khi một phen phát tâm thời đều xa lìa chẳng còn kinh sợ. Tất cả chúng ma và các ngoại đạo không phá hoại được. Suy nghĩ như vậy tâm rất hân-ủy.
Lại nghĩ rằng : Tôi sẽ làm cho tất cả chúng-sanh thành vô-thượng Bồ-đề. Thành bồ-đề rồi, tôi sẽ ở nơi đức Phật đó tu hạnh Bồ-tát, trọn đời dùng lòng tin lớn sắm sửa những đồ đáng cúng-dường chư Phật để dâng cúng. Sau khi chư Phật nhập diệt, tôi đều dựng vô-lượng tháp để cúng dường Xá-lợi và thọ-trì thủ-hộ pháp của Phật để lại. Suy nghĩ như vậy tâm rất hân-ủy.
Lại nghĩ rằng : Mười phương có bao nhiêu thế-giới, tôi phải đều dùng đồ vô-thượng trang-nghiêm để trang-nghiêm, đều làm cho đầy đủ các thú kỳ diệu bình-đẳng thanh-tịnh. Lại dùng những sức đại thần-thông trụ trì chấn-động quang-minh chói sáng cùng khắp tất cả. Suy nghĩ như vậy tâm rất hân-ủy.
Lại nghĩ rằng : Tôi phải dứt nghi hoặc cho tất cả chúng-sanh, làm sạch tất cả dục lạc của tất cả chúng-sanh, mở tâm ý cho tất cả chúng-sanh, diệt phiền-não cho tất cả chúng-sanh, đóng cửa ác-đạo cho tất cả chúng-sanh, mở cửa thiện-đạo cho tất cả chúng-sanh, phá hắc ám cho tất cả chúng-sanh, ban quang-minh cho tất cả chúng-sanh, khiến tất cả chúng-sanh rời những nghiệp ma, khiến tất cả chúng-sanh đến chỗ an-ổn. Suy nghĩ như vậy tâm rất hân-ủy.
Lại nghĩ rằng : Chư Phật Như-Lai như hoa ưu-đàm khó gặp được, trong vô-lượng kiếp chẳng được thấy một lần, tôi phải ở đời vị-lai muốn thấy Như-Lai thời bèn được thấy. Chư Phật Như-Lai thường chẳng bỏ tôi, hằng ở chỗ tôi cho tôi được thấy, thuyết pháp cho tôi không dứt mất, đã nghe pháp rồi tâm ý tôi thanh-tịnh, xa rời siểm khúc, chất trực không hư ngụy, trong mỗi niệm thường thấy chư Phật. Suy nghĩ như vậy tâm rất hân-ủy.
Đại Bồ-Tát lại nghĩ rằng : Tôi thuở vị-lai sẽ được thành Phật, do thần-lực của Phật nơi tất cả thế-giới vì tất cả chúng-sanh đều riêng thị-hiện thành Đẳng Chánh-Giác, thanh-tịnh vô-úy đại-sư-tử hống, do bốn đại nguyện cùng khắp pháp-giới, đánh đại pháp-cổ, mưa đại pháp-vũ, làm đại pháp-thí. Trong vô-lượng kiếp thường diễn chánh-pháp, đại-bi nhiếp trì, thân ngữ ý ba nghiệp không nhàm mỏi. Suy nghĩ như vậy tâm rất hân-ủy.
Đây là mười pháp đại hân-ủy của đại Bồ-Tát. Nếu chư Bồ-Tát an-trụ pháp nầy thời được trí-huệ đại hân-ủy vô-thượng thành Đẳng-Chánh-Giác.
Chư Phật-tử ! Đại Bồ-Tát có mười điều thâm nhập Phật-pháp :
Nhập tất cả thế-giới đời quá-khứ. Nhập tất cả thế-giới đời vị-lai. Nhập tất cả thế-giới đời hiện-tại, thế-giới hạnh, thế-giới thuyết, thế-giới thanh-tịnh. Nhập các thứ tánh của tất cả thế-giới. Nhập các thứ nghiệp báo của tất cả chúng-sanh. Nhập các thứ hạnh của tất cả Bồ-Tát. Biết quá-khứ tất cả Phật thứ đệ. Biết vị-lai tất cả Phật thứ đệ. Biết hiện-tại thập phương hư-không pháp-giới tất cả Phật, quốc-độ, chúng-hội, thuyết pháp, điều phục. Biết thế-gian pháp, Thanh-Văn pháp, Độc-Giác pháp, Bồ-Tát pháp, Như-Lai pháp, dầu biết các pháp đều không phân-biệt mà thuyết các pháp, vì đều nhập pháp-giới mà không sở-nhập, như chỗ thuyết pháp không hề thủ trước.
Nếu chư Bồ-Tát an-trụ nơi pháp nầy thời được nhập nơi tánh thậm-thâm đại trí-huệ vô-thượng chánh-đẳng chánh-giác.
-
KINH HOA NGHIÊM Phẩm 38 PHẨM LY THẾ GIAN
__________________________________________________ ______________________________________
Chư Phật-tử ! Đại Bồ-Tát có mười pháp y-chỉ, Bồ-Tát nương ở nơi đây mà thật hành hạnh Bồ-Tát :
Y-chỉ cúng-dường tất cả chư Phật thật hành hạnh Bồ-Tát.
Y-chỉ điều-phục tất cả chúng-sanh thật hành hạnh Bồ-Tát.
Y-chỉ gần-gũi tất cả thiện-hữu thật hành hạnh Bồ-Tát.
Y-chỉ chứa nhóm tất cả thiện-căn thật hành hạnh Bồ-Tát.
Y-chỉ nghiêm-tịnh tất cả cõi Phật thật hành hạnh Bồ-Tát.
Y-chỉ chẳng bỏ tất cả chúng-sanh thật hành hạnh Bồ-Tát.
Y-chỉ thâm nhập tất cả ba-la-mật thật hành hạnh Bồ-Tát.
Y-chỉ đầy đủ tất cả Bồ-Tát nguyện thật hành hạnh Bồ-Tát.
Y-chỉ vô-lượng bồ-đề tâm thật hành hạnh Bồ-Tát.
Y-chỉ tất cả Phật bồ-đề thật hành hạnh Bồ-Tát.
Bồ-Tát nương nơi đây để thật hành hạnh Bồ-Tát.
Chư Phật-tử ! Đại Bồ-Tát có mười pháp phát tâm vô-úy :
Diệt tất cả nghiệp chướng-ngại, phát tâm vô-úy.
Sau khi Phật diệt độ hộ trì chánh-pháp, phát tâm vô-úy.
Hàng phục tất cả ma, phát tâm vô-úy.
Chẳng tiếc thân mạng, phát tâm vô-úy.
Xô dẹp tất cả ngoại-đạo tà-luận, phát tâm vô-úy.
Khiến tất cả chúng-sanh hoan-hỷ, phát tâm vô-úy.
Khiến tất cả chúng-hội đều hoan-hỷ, phát tâm vô-úy.
Điều phục tất cả Thiên, Long, Bát-Bộ, phát tâm vô-úy.
Rời bực nhị-thừa nhập pháp thậm-thâm, phát tâm vô-úy.
Trong bất-khả-thuyết bất-khả-thuyết kiếp thật hành hạnh Bồ-Tát, tâm không mỏi nhàm, phát tâm vô-úy.
Nếu chư Bồ-Tát an-trụ pháp nầy thời được tâm vô-sở-úy đại trí vô-thượng của Như-Lai.
Chư Phật-tử ! Đại Bồ-Tát phát mười tâm không nghi, nơi tất cả phật-pháp tâm không nghi lầm :
Đại Bồ-Tát phát tâm như vầy : Tôi sẽ dùng bố-thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh-tấn, thiền-định, trí-huệ, từ, bi, hỉ, xả, nhiếp tất cả chúng-sanh. Lúc phát tâm nầy quyết-định không nghi.
Lại nghĩ rằng : Vị-lai chư Phật xuất thế, tôi sẽ thừa sự cúng-dường tất cả. Lúc phát tâm nầy quyết định không nghi.
Lại nghĩ rằng : Tôi sẽ dùng các thứ lưới quang-minh kỳ-diệu cùng khắp trang-nghiêm tất cả thế-giới. Lúc phát tâm nầy quyết định không nghi.
Lại nghĩ rằng : Tôi sẽ tột kiếp vị-lai tu hạnh Bồ-Tát, vô-số, vô-lượng, vô-biên, vô-đẳng, bất-khả-sổ, bất-khả-xưng, bất-khả-tư, bất-khả-lượng, bất-khả-thuyết, bất-khả-thuyết bất-khả-thuyết, quá những toán số, rốt ráo pháp-giới hư-không-giới tất cả chúng-sanh, tôi sẽ dùng pháp giáo-hóa điều-phục vô-thượng mà thành-thục họ. Lúc phát tâm nầy quyết định không nghi.
Lại nghĩ rằng : Tôi sẽ tu Bồ-Tát hạnh, viên mãn đại nguyện, đủ nhứt-thiết-trí an-trụ trong đó. Lúc phát tâm nầy quyết định không nghi.
Lại nghĩ rằng : Tôi sẽ khắp vì tất cả thế-gian mà thật hành hạnh Bồ-Tát, làm quang-minh thanh-tịnh của tất cả pháp chiếu sáng tất cả Phật-pháp. Lúc phát tâm nầy quyết định không nghi.
Lại nghĩ rằng : Tôi sẽ biết tất cả pháp đều là phật-pháp, tùy tâm chúng sanh mà vì họ diễn thuyết đều khiến khai ngộ. Lúc phát tâm nầy quyết-định không nghi.
-
KINH HOA NGHIÊM Phẩm 38 PHẨM LY THẾ GIAN
__________________________________________________ ______________________________________
Lại nghĩ rằng : Tôi sẽ ở nơi tất cả pháp được môn vô-chướng-ngại, vì biết tất cả chướng-ngại vô-sở-đắc. Tâm như vậy không có nghi hoặc, trụ tánh chơn thiệt nhẫn đến thành vô-thượng bồ-đề. Lúc phát tâm nầy quyết định không nghi.
Lại nghĩ rằng : Tôi phải biết tất cả pháp đều là pháp xuất-thế-gian, xa lìa tất cả vọng-tưởng điên-đảo. Dùng một trang-nghiêm để tự trang-nghiêm, mà không chỗ trang-nghiêm. Nơi đây tự tỏ biết không do người. Lúc phát tâm nầy quyết định không nghi.
Đại Bồ-Tát lại nghĩ rằng : Tôi sẽ ở nơi tất cả pháp thành Tối-Chánh-Giác, vì lìa tất cả vọng-tưởng điên-đảo, vì được nhứt niệm tương ưng trí, vì bất-khả-đắc hoặc một hoặc khác, vì rời tất cả số, vì rốt ráo vô-vi, vì rời tất cả ngôn thuyết, vì trụ bất-khả-thuyết cảnh-giới-tế. Lúc phát tâm nầy quyết định không nghi.
Nếu chư Bồ-Tát an-trụ pháp nầy thời nơi tất cả phật-pháp tâm không chỗ nghi.
Chư Phật-tử ! Đại Bồ-Tát có mười pháp bất-tư-nghì :
Tất cả thiện-căn bất-tư-nghì.
Tất cả thệ nguyện bất-tư-nghì.
Biết tất cả pháp như huyễn bất-tư-nghì.
Phát tâm bồ-đề tu hạnh Bồ-Tát, thiện-căn chẳng mất, không chỗ phân-biệt, bất-tư-nghì.
Dầu thâm-nhập tất cả pháp cũng chẳng lấy diệt độ, vì tất cả nguyện chưa thành mãn, bất-tư-nghì.
Tu Bồ-Tát đạo mà thị-hiện giáng thần, nhập thai, đản sanh, xuất gia, khổ hạnh, đến đạo-tràng, hàng phục chúng ma, thành tối-chánh-giác, chuyển chánh pháp-luân, nhập đại niết-bàn, thần-biến tự-tại không thôi nghỉ, chẳng bỏ bi nguyện cứu hộ chúng-sanh, bất-tư-nghì.
Dầu hay thị-hiện thập-lực thần-biến tự-tại của Như-Lai mà chẳng bỏ tâm khắp pháp-giới giáo-hóa chúng-sanh, bất-tư-nghì.
Biết tất cả pháp vô-tướng là tướng, tướng là vô-tướng, vô-phân-biệt là phân-biệt, phân-biệt là vô-phân-biệt, phi-hữu là hữu, hữu là phi-hữu, vô-tác là tác, tác là vô-tác, phi thuyết là thuyết, thuyết là phi thuyết, bất-tư-nghì.
Biết tâm cùng bồ-đề đồng, biết bồ-đề cùng tâm đồng. Tâm và bồ-đề cùng chúng-sanh đồng. Cũng chẳng sanh tâm điên-đảo, tưởng điên-đảo, kiến điên-đảo, bất-tư-nghì.
Ở trong mỗi niệm nhập diệt-tận định sạch hết tất cả hữu-lậu, mà chẳng chứng thiệt-tế, cũng chẳng hết thiện-căn hữu-lậu. Dầu biết tất cả pháp vô-lậu, mà biết lậu tận cũng biết lậu diệt. Dầu biết phật-pháp tức thế-gian pháp, thế-gian pháp tức phật-pháp, mà chẳng ở trong phật-pháp phân biệt thế-gian pháp, chẳng ở trong thế-gian pháp phân-biệt phật-pháp. Tất cả pháp đều nhập pháp-giới vì vô-sở nhập. Biết tất cả pháp đều không hai vì không biến đổi. Đây là pháp bất-tư-nghì thứ mười của đại Bồ-Tát.
Nếu chư Bồ-Tát an-trụ trong mười pháp bất-tư-nghì nầy thời được pháp bất-tư-nghì vô-thượng của chư Phật.
-
KINH HOA NGHIÊM Phẩm 38 PHẨM LY THẾ GIAN
__________________________________________________ ______________________________________
Chư Phật-tử ! Đại Bồ-Tát có mười xảo-mật ngữ :
Xảo-mật-ngữ ở trong tất cả Phật kinh.
Xảo-mật-ngữ nơi tất cả chỗ thọ sanh.
Xảo-mật-ngữ nơi tất cả Bồ-Tát thần-thông biến hiện thành Đẳng-chánh-giác.
Xảo-mật-ngữ nơi tất cả chúng-sanh nghiệp báo.
Xảo-mật-ngữ nơi tất cả chúng-sanh phát khởi nhiễm tịnh.
Xảo-mật-ngữ nơi môn tất cả pháp rốt ráo vô chướng-ngại.
Xảo-mật-ngữ nơi tất cả hư-không-giới, mỗi nơi mỗi chỗ đều có thế-giới hoặc thành hoặc hoại, trong đó không có chỗ trống.
Xảo-mật-ngữ nơi tất cả pháp-giới tất cả mười phương nhẫn đến chỗ vi-tế, đều có Như-Lai thị-hiện sơ-sanh nhẫn đến thành Phật nhập đại Niết-bàn đầy khắp pháp-giới, đều phân-biệt thấy.
Xảo-mật-ngữ ở chỗ thấy tất cả chúng-sanh bình-đẳng Niết-bàn vì không biến-đổi mà chẳng bỏ đại-nguyện, vì tất cả trí-nguyện chưa được viên-mãn làm cho viên-mãn.
Xảo-mật-ngữ ở chỗ dầu biết tất cả pháp tỏ ngộ chẳng do người khác mà chẳng rời bỏ các bực Thiện-tri-thức, đối với Như-Lai càng thêm tôn kính, cùng Thiện-tri-thức hòa hiệp không hai. Nơi những thiện-căn thời tu tập gieo trồng hồi-hướng an-trụ. Đồng một sở-tác, đồng một thể-tánh, đồng một xuất-ly, đồng một thành-tựu.
Nếu chư Bồ-Tát an-trụ trong đây thời được vi-mật-ngữ thiện-xảo vô-thượng của Như-Lai.
Đại Bồ-Tát có mười trí-xảo phân-biệt :
Trí-xảo phân-biệt nhập tất cả cõi.
Trí-xảo phân-biệt nhập tất cả chỗ của các chúng-sanh.
Trí-xảo phân-biệt nhập tất cả tâm hành của các chúng-sanh.
Trí-xảo phân-biệt nhập căn-tánh của tất cả chúng-sanh.
Trí-xảo phân-biệt nhập nghiệp-báo của tất cả chúng-sanh.
Trí-xảo phân-biệt nhập tất cả hạnh Thanh-Văn.
Trí-xảo phân-biệt nhập tất cả hạnh Độc-Giác.
Trí-xảo phân-biệt nhập tất cả hạnh Bồ-Tát.
Trí-xảo phân-biệt nhập tất cả pháp thế-gian.
Trí-xảo phân-biệt nhập tất cả Phật-pháp.
-
KINH HOA NGHIÊM Phẩm 38 PHẨM LY THẾ GIAN
__________________________________________________ ______________________________________
Nếu chư Bồ-Tát an-trụ trong đây thời được trí phân-biệt các pháp thiện-xảo vô-thượng của tất cả chư Phật.
Chư Phật-tử ! Đại Bồ-Tát có mười pháp nhập Tam-muội :
Nơi tất cả thế-giới nhập Tam-muội.
Nơi thân tất cả chúng-sanh nhập Tam-muội.
Nơi tất cả pháp nhập Tam-muội.
Thấy tất cả Phật nhập Tam-muội.
Trụ tất cả kiếp nhập Tam-muội.
Từ tam-muội khởi hiện bất-tư-nghì thân nhập Tam-muội.
Nơi thân tất cả Phật nhập Tam-muội.
Giác-ngộ tất cả chúng-sanh bình-đẳng nhập Tam-muội.
Trong một niệm nhập trí tam-muội của tất cả Bồ-Tát, nhập Tam-muội.
Trong một niệm dùng vô-ngại-trí thành-tựu tất cả Bồ-tát hạnh nguyện chẳng thôi nghỉ, nhập Tam-muội.
Nếu chư Bồ-Tát an trụ trong đây thời được pháp Tam-muội thiện-xảo vô-thượng của tất cả chư Phật.
Chư Phật-tử ! Đại Bồ-Tát có mười pháp biến nhập :
Vào khắp chúng-sanh. Vào khắp quốc-độ. Vào khắp các loại hình tướng của thế-gian. Vào khắp hỏa-tai. Vào khắp thủy-tai. Vào khắp Phật. Vào khắp trang-nghiêm. Vào khắp thân vô-biên công-đức của Như-Lai. Vào khắp tất cả sự thuyết pháp. Vào khắp những sự cúng-dường tất cả Như-Lai.
Nếu chư Bồ-Tát an trụ trong đây thời được pháp biến nhập đại-trí Vô-thượng của Như-Lai.
Chư Phật-tử ! Đại Bồ-Tát có mười môn giải-thoát :
Môn giải-thoát một thân cùng khắp tất cả thế-giới.
Môn giải-thoát thị-hiện vô-lượng những loại sắc-tướng nơi tất cả thế-giới.
Môn giải-thoát đem tất cả thế-giới vào một cõi Phật.
Môn giải-thoát khắp gia-trì tất cả chúng-sanh-giới.
Môn giải-thoát dùng thân trang-nghiêm của tất cả Phật đầy khắp tất cả thế-giới.
Môn giải-thoát trong thân mình thấy tất cả thế-giới.
Môn giải-thoát trong một niệm qua tất cả thế-giới.
Môn giải-thoát thị-hiện tất cả Như-Lai xuất-thế.
Môn giải-thoát một thân đầy khắp tất cả pháp-giới.
Môn giải-thoát trong một niệm thị-hiện tất cả Phật du-hí thần-thông.
Nếu chư Bồ-Tát an-trụ trong đây thời được môn Giải-thoát vô-thượng của Như-Lai.
-
KINH HOA NGHIÊM Phẩm 38 PHẨM LY THẾ GIAN
__________________________________________________ ______________________________________
Chư Phật-tử ! Đại Bồ-Tát có mười pháp Thần-thông :
Phương-tiện trí thông ghi nhớ túc-mạng.
Phương-tiện trí thông Thiên-nhĩ vô-ngại.
Phương-tiện trí thông biết bất-tư-nghì tâm hành của chúng-sanh.
Phương-tiện trí thông Thiên-nhãn quán-sát vô-ngại.
Phương-tiện trí thông tùy theo tâm chúng-sanh hiện bất-tư-nghì đại thần-thông-lực.
Phương-tiện trí thông một thân hiện khắp vô-lượng thế-giới.
Phương-tiện trí thông một niệm vào khắp bất-khả-thuyết bất-khả-thuyết thế-giới.
Phương-tiện trí thông xuất sanh vô-lượng đồ trang-nghiêm để trang-nghiêm bất-tư-nghì thế-giới.
Phương-tiện trí thông thị-hiện bất-khả-thuyết thân biến-hóa.
Phương-tiện trí thông tùy theo bất-tư-nghì tâm chúng-sanh nơi bất-khả-thuyết thế-giới thị-hiện thành Vô-thượng chánh-giác.
Nếu chư Bồ-Tát an-trụ trong đây thời được thần-thông đại thiện-xảo vô-thượng của Như-Lai, vì tất cả chúng-sanh thị-hiện nhiều sự việc khiến họ tu học.
Chư Phật-tử ! Đại Bồ-Tát có mười thứ Minh :
Trí-minh thiện-xảo biết nghiệp báo của tất cả chúng-sanh.
Trí-minh thiện-xảo biết cảnh-giới tịch-diệt thanh-tịnh không hí-luận của tất cả chúng-sanh.
Trí-minh thiện-xảo biết những cảnh sở-duyên của tất cả chúng-sanh chỉ là một tướng đều bất-khả-đắc, tất cả pháp đều như Kim-cang.
Trí-minh thiện-xảo hay dùng vô-lượng âm-thanh, vi-diệu vang khắp thập phương thế-giới.
Trí-minh thiện-xảo phá hoại khắp tất cả tâm nhiễm trước.
Trí-minh thiện-xảo hay dùng phương-tiện thọ sanh hay chẳng thọ sanh.
Trí-minh thiện-xảo bỏ rời tất cả cảnh-giới thọ tưởng.
Trí-minh thiện-xảo biết tất cả pháp chẳng tướng chẳng vô-tướng, một tánh vô tánh vô-phân-biệt mà hay rõ biết các loại pháp, trong vô-lượng kiếp phân biệt diễn thuyết, trụ nơi pháp-giới, thành vô-thượng chánh-đẳng chánh-giác.
Trí-minh duyên-khởi thiện-xảo biết tất cả chúng-sanh, sanh vốn không sanh vì tỏ thấu thọ sanh bất-khả-đắc. Mà biết nhơn, biết duyên, biết sự, biết cảnh-giới, biết hạnh, biết sanh, biết diệt, biết ngôn thuyết, biết mê hoặc, biết lìa mê hoặc, biết điên-đảo, biết lìa điên-đảo, biết tạp nhiễm, biết thanh-tịnh, biết sanh tử, biết niết-bàn, biết khả-đắc, biết bất-khả-đắc, biết chấp trước, biết không chấp trước, biết trụ, biết động, biết đi, biết về, biết khởi, biết chẳng khởi, biết hư mất, biết xuất ly, biết thành thục, biết các căn, biết điều phục, tùy theo sở nghi mà nhiều cách giáo-hóa, chưa từng quên mất công-hạnh bồ-tát. Vì Bồ-Tát chỉ vì lợi-ích chúng-sanh nên phát tâm vô-thượng bồ-đề không bỏ sót việc làm vì chúng-sanh. Thế nên Bồ-Tát thường giáo-hóa chúng-sanh thân không mỏi nhọc, chẳng trái tất cả chỗ làm của thế-gian.
-
KINH HOA NGHIÊM Phẩm 38 PHẨM LY THẾ GIAN
__________________________________________________ ______________________________________
Trí-minh thiện-xảo nơi Phật vô-trước chẳng sanh tâm nhiễm trước, nơi pháp vô-trước chẳng sanh tâm nhiễm trước, nơi cõi vô-trước chẳng sanh tâm nhiễm trước, nơi chúng-sanh vô-trước chẳng sanh tâm nhiễm trước. Chẳng thấy có chúng-sanh mà thật hành giáo-hóa điều-phục thuyết pháp, nhưng cũng chẳng bỏ Bồ-tát đại-bi đại-nguyện, thấy Phật, nghe Pháp, tùy thuận tu hành, y-chỉ nơi những thiện-căn của Như-Lai cung-kính cúng-dường không thôi nghỉ. Hay dùng thần-lực chấn-động thập phương vô-lượng thế-giới, vì tâm quảng đại khắp pháp-giới. Biết những cách thuyết pháp, biết số chúng-sanh, biết chúng-sanh sai-biệt, biết khổ sanh, biết khổ diệt, biết tất cả hạnh đều như bóng tượng, thật hành hạnh Bồ-Tát dứt hẳn tất cả căn-bổn thọ sanh. Chỉ vì cứu hộ tất cả chúng-sanh nên thật hành hạnh bồ-tát mà không chỗ làm, tùy thuận chủng-tánh của tất cả chư Phật mà phát tâm quảng-đại như Tu-Di. Biết tất cả hư-vọng điên đảo vào môn Nhứt-thiết chủng-trí. Trí-huệ rộng lớn chẳng lay động được, sẽ thành Chánh-giác. Ở biển sanh-tử bình-đẳng tế độ tất cả chúng-sanh.
Chư Phật-tử ! Đại Bồ-Tát có mười pháp giải-thoát :
Phiền-não giải-thoát. Tà-kiến giải-thoát. Những chấp thủ giải-thoát. Uẩn, xứ, giới giải-thoát. Siêu nhị-thừa giải-thoát. Vô-sanh pháp-nhẫn giải-thoát.
Nơi tất cả thế-gian, tất cả cõi, tất cả chúng-sanh, tất cả pháp, lìa chấp trước giải-thoát.
Vô-biên-trụ giải-thoát.
Phát khởi tất cả hạnh bồ-tát nhập bực Phật vô-phân-biệt giải-thoát.
Ở trong một niệm đều có thể rõ biết tất cả tam-thế giải-thoát.
Nếu chư Bồ-Tát an trụ pháp giải-thoát nầy thời có thể ra làm phật-sự vô-thượng, giáo-hóa thành-thục tất cả chúng-sanh.
Chư Phật-tử ! Đại Bồ-Tát có mười viên-lâm :
Sanh tử là viên-lâm của Bồ-Tát, vì không nhàm bỏ.
Giáo-hóa chúng-sanh là viên-lâm của Bồ-Tát, vì không mỏi nhọc.
Trụ tất cả kiếp là viên-lâm của Bồ-Tát, vì nhiếp những hạnh lớn.
Thanh-tịnh thế-giới là viên-lâm của Bồ-Tát, vì là chỗ dừng ở của Bồ-Tát.
Tất cả cung-điện ma là viên-lâm của Bồ-Tát, vì hàng phục chúng ma.
Tư duy pháp đã được nghe là viên-lâm của Bồ-Tát, vì đúng như lý quán-sát.
Sáu pháp ba-la-mật, bốn nhiếp pháp, ba mươi bảy pháp Bồ-đề phần là viên-lâm của Bồ-Tát, vì là cảnh-giới tiếp nối đức Từ-Phụ.
Thập lực, tứ vô-úy, thập bát pháp bất-công, nhẫn đến tất cả Phật-pháp là viên-lâm của Bồ-Tát, vì chẳng niệm nhớ những pháp khác.
Thị-hiện tất cả bồ-tát oai-lực tự-tại thần-thông là viên-lâm của Bồ-Tát, vì dùng đại thần-lực chuyển chánh pháp-luân điều phục chúng-sanh không thôi nghĩ.
Một niệm ở tất cả xứ vì tất cả chúng-sanh thị hiện thành Chánh-giác là viên-lâm của Bồ-Tát, vì Pháp-thân cùng khắp hư-không tất cả thế-giới.
Nếu chư Bồ-Tát an-trụ pháp nầy thời được hạnh đại an-lạc lìa ưu-não vô-thượng của Như-Lai.
-
KINH HOA NGHIÊM Phẩm 38 PHẨM LY THẾ GIAN
__________________________________________________ ______________________________________
Chư Phật-tử ! Đại Bồ-Tát có mười thứ cung-điện :
Bồ-đề tâm là cung điện của Bồ-Tát, vì hằng không quên mất.
Thập thiện nghiệp đạo phước-đức trí-huệ là cung điện của Bồ-Tát, vì giáo-hóa chúng-sanh cõi Dục.
Tứ phạm-trụ thiền-định là cung điện của Bồ-Tát, vì giáo-hóa chúng-sanh cõi Sắc.
Sanh Tịnh-Cư-Thiên là cung điện của Bồ-Tát, vì tất cả phiền-não chẳng nhiễm.
Sanh vô-sắc giới là cung điện của Bồ-Tát, vì khiến tất cả chúng-sanh lìa chỗ nạn.
Sanh thế-giới tạp nhiễm là cung điện của Bồ-Tát, vì khiến tất cả chúng-sanh dứt phiền-não.
Thị hiện ở nội-cung thê tử quyến-thuộc là cung điện của Bồ-Tát, vì thành-tựu chúng-sanh đồng hạnh thuở xưa.
Thị hiện ở ngôi Luân-Vương-Tứ-Thiên-Vương, Đế-Thích, Phạm-Vương là cung điện của Bồ-Tát, vì điều-phục chúng-sanh tâm tự-tại.
Trụ tất cả bồ-tát hạnh du hí thần-thông đều được tự-tại là cung điện của Bồ-Tát, vì giỏi du-hí các thiền giải-thoát Tam-muội trí-huệ.
Tất cả chư Phật thọ ký Nhứt-thiết-trí quán-đảnh tự-tại vô-thượng là cung điện của Bồ-Tát, vì trụ Thập-lực trang-nghiêm làm việc tự-tại của Pháp-Vương.
Nếu chư Bồ-Tát an trụ trong đây thời được pháp quán-đảnh nơi tất cả thế-gian thần-lực tự-tại.
Chư Phật-tử ! Đại Bồ-Tát có mười điều vui thích :
Thích chánh-niệm, vì tâm chẳng tán loạn.
Thích trí-huệ, vì phân biệt các pháp.
Thích qua đến tất cả chỗ Phật, vì nghe pháp không nhàm.
Thích chư Phật, vì đầy khắp mười phương không biên tế.
Thích Bồ-Tát tự-tại, vì tất cả chúng-sanh dùng vô-lượng môn mà hiện thân.
Thích các môn tam-muội, vì nơi một môn tam-muội nhập tất cả môn Tam-muội.
Thích Đà-la-ni, vì thọ-trì pháp chẳng quên, dạy lại cho chúng-sanh.
Thích vô-ngại biện-tài, vì nơi một đoạn một câu, phân-biệt diễn thuyết trải qua bất-khả-thuyết kiếp không cùng tận.
Thích thành Chánh-giác, vì tất cả chúng-sanh dùng vô-lượng môn mà thị-hiện thân thành Chánh-giác.
Thích chuyển pháp-luân, vì dẹp trừ tất cả pháp dị-đạo.
Nếu chư Bồ-Tát an trụ pháp nầy thời được pháp lạc vô-thượng của chư Phật Như-Lai.
-
KINH HOA NGHIÊM Phẩm 38 PHẨM LY THẾ GIAN
__________________________________________________ ______________________________________
Chư Phật-tử ! Đại Bồ-Tát có mười thứ trang-nghiêm :
Lực trang-nghiêm, vì chẳng thể hư-hoại.
Vô-úy trang-nghiêm, vì hay dẹp phục.
Nghĩa trang-nghiêm, vì nói bất-khả-thuyết nghĩa vô cùng tận.
Pháp trang-nghiêm, vì quán-sát diễn thuyết không quên mất tám vạn bốn ngàn pháp-tu.
Nguyện trang-nghiêm, vì không thối chuyển nơi hoằng thệ của chư Bồ-Tát đã phát.
Hạnh trang-nghiêm, vì tu hạnh Phổ-hiền mà xuất ly.
Sát độ trang-nghiêm, vì đem tất cả cõi làm một cõi.
Phổ âm trang-nghiêm, vì mưa pháp-vũ cùng khắp tất cả thế-giới của chư Phật.
Lực trì trang-nghiêm, vì trong tất cả kiếp thật hành vô-số hạnh chẳng đoạn tuyệt.
Biến-hóa trang-nghiêm, vì nơi thân một chúng-sanh thị-hiện thân bằng số tất cả chúng-sanh, khiến tất cả chúng-sanh đều thấy biết cầu Nhứt-thiết-trí không thối chuyển.
Nếu chư Bồ-Tát an-trụ pháp nầy thời được tất cả pháp trang-nghiêm vô-thượng của Như-Lai.
Chư Phật-tử ! Đại Bồ-Tát phát mười tâm bất động :
Tâm bất động : nơi tất cả sở-hữu thảy đều xả được.
Tâm bất động : tư-duy quán-sát tất cả phật-pháp.
Tâm bất động : ghi nhớ cúng-dường tất cả chư Phật.
Tâm bất động : nơi tất cả chúng-sanh thệ không não hại.
Tâm bất động : khắp nhiếp chúng-sanh chẳng lựa oán thân.
Tâm bất động : cầu tất cả phật-pháp không thôi nghỉ.
Tâm bất động : số kiếp bằng số chúng-sanh thật hành hạnh bồ-tát chẳng mỏi nhàm, cũng không thối chuyển.
Tâm bất động : thành-tựu hữu-căn tín, vô-trược tín, thanh-tịnh tín, cực thanh-tịnh tín, ly-cấu tín, minh-triệt tín, cung-kính cúng-dường tất cả chư Phật tín, bất-thối-chuyển tín, bất khả tận tín, vô năng hoại tín, đại hoan-hỉ dũng-dước tín.
Tâm bất động : thành-tựu đạo phương-tiện xuất sanh Nhứt-thiết-trí.
Tâm bất động : nghe tất cả bồ-tát hạnh pháp thời tin thọ chẳng hủy báng.
Nếu chư Bồ-Tát an-trụ pháp nầy thời được tâm bất động Nhứt-thiết-trí vô-thượng.
-
KINH HOA NGHIÊM Phẩm 38 PHẨM LY THẾ GIAN
__________________________________________________ ______________________________________
Chư Phật-tử ! Đại Bồ-Tát có mười pháp chẳng bỏ tâm thâm đại :
Chẳng bỏ tâm thâm đại thành-tựu viên-mãn tất cả Phật bồ-đề.
Chẳng bỏ tâm thâm đại giáo-hóa điều-phục tất cả chúng-sanh.
Chẳng bỏ tâm thâm đại chẳng dứt chủng-tánh của Phật.
Chẳng bỏ tâm thâm đại gần-gũi tất cả Thiện-tri-thức.
Chẳng bỏ tâm thâm đại cúng-dường tất cả chư Phật.
Chẳng bỏ tâm thâm đại chuyên cầu tất cả pháp công-đức Đại-thừa.
Chẳng bỏ tâm thâm đại ở chỗ chư Phật tu phạm-hạnh, hộ trì tịnh-giới.
Chẳng bỏ tâm thâm đại thân-cận tất cả Bồ-Tát.
Chẳng bỏ tâm thâm đại cầu tất cả Phật-pháp phương-tiện hộ-trì.
Chẳng bỏ tâm thâm đại thành mãn tất cả bồ-tát hạnh nguyện, chứa nhóm tất cả Phật-pháp.
Nếu chư Bồ-Tát an-trụ trong đó thời có thể chẳng bỏ tất cả Phật-pháp.
Chư Phật-tử ! Đại Bồ-Tát có mười trí-huệ quán-sát :
Trí-huệ quán-sát thiện-xảo phân-biệt diễn thuyết tất cả pháp.
Trí-huệ quán-sát biết rõ tam-thế tất cả thiện-căn.
Trí-huệ quán-sát biết rõ tất cả bồ-tát hạnh biến hóa tự-tại.
Trí-huệ quán-sát biết rõ nghĩa môn của tất cả pháp.
Trí-huệ quán-sát biết rõ oai-lực của tất cả chư Phật.
Trí-huệ quán-sát biết rõ tất cả môn Đà-la-ni.
Trí-huệ quán-sát nơi tất cả thế-giới khắp nói chánh-pháp.
Trí-huệ quán-sát nhập tất cả pháp-giới.
Trí-huệ quán-sát biết tất cả thập-phương bất-tư-nghì.
Trí-huệ quán-sát biết tất cả phật-pháp trí huệ quang-minh vô-ngại.
Nếu chư Bồ-Tát an-trụ trong đó thời được trí-huệ quán-sát vô-thượng của Như-Lai.
-
KINH HOA NGHIÊM Phẩm 38 PHẨM LY THẾ GIAN
__________________________________________________ ______________________________________
Chư Phật-tử ! Đại Bồ-Tát có mười thuyết pháp :
Nói tất cả pháp đều từ duyên khởi.
Nói tất cả pháp thảy đều như huyễn.
Nói tất cả pháp không chống trái.
Nói tất cả pháp không biên-tế.
Nói tất cả pháp không y-chỉ.
Nói tất cả pháp dường như Kim-cang.
Nói tất cả pháp thảy đều như như.
Nói tất cả pháp thảy đều tịch-tịnh.
Nói tất cả pháp thảy đều xuất ly.
Nói tất cả pháp đều trụ một nghĩa bổn-tánh thành-tựu.
Nếu chư Bồ-Tát an-trụ trong đây thời có thể thiện-xảo nói tất cả pháp.
Chư Phật-tử ! Đại Bồ-Tát có mười pháp thanh-tịnh :
Thâm tâm thanh-tịnh. Đoạn nghi thanh-tịnh. Ly-kiến thanh-tịnh. Cảnh-giới thanh-tịnh. Cầu nhứt-thiết-trí thanh-tịnh. Biện-tài thanh-tịnh. Vô-úy thanh-tịnh. Trụ tất cả Bồ-tát trí thanh-tịnh. Thọ tất cả Bồ-tát luật nghi thanh-tịnh. Đầy đủ thành-tựu Vô-thượng Bồ-đề, ba mươi hai tướng trăm phước, pháp bạch-tịnh, tất cả thiện-căn thanh-tịnh.
Nếu chư Bồ-Tát an-trụ trong đó thời được pháp thanh-tịnh vô-thượng của tất cả Như-Lai.
Chư Phật-tử ! Đại Bồ-Tát có mười ấn :
Đại Bồ-Tát biết khổ khổ, hoại khổ, hành khổ, chuyên cầu Phật-pháp chẳng sanh giải-đải, thật hành Bồ-tát hạnh không mỏi lười, chẳng kinh sợ, chẳng bỏ đại nguyện cầu Nhứt-thiết-trí kiên cố bất thối rốt ráo Vô-thượng bồ-đề. Đây là ấn thứ nhứt.
Đại Bồ-Tát thấy có chúng-sanh ngu si cuồng loạn hoặc dùng lời ác thô tệ để hủy nhục, hoặc dùng dao gậy ngói đá để làm tổn hại, trọn không vì việc nầy mà bỏ tâm Bồ-tát, chỉ nhẫn nhục nhu hòa chuyên tu Phật-pháp, trụ đạo tối-thắng, nhập ngôi ly-sanh. Đây là ấn thứ hai.
Đại Bồ-Tát nghe Phật-pháp thậm thâm tương-ưng với Nhứt-thiết-trí, có thể dùng tự trí thâm tín nhẫn khả hiểu rõ xu nhập. Đây là ấn thứ ba.
Đại Bồ-Tát lại nghĩ rằng : Tôi phát thâm tâm cầu Nhứt-thiết-trí, tôi sẽ thành Phật được Vô-thượng Bồ-đề. Tất cả chúng-sanh lưu chuyển năm loài chịu vô-lượng khổ, tôi cũng làm cho họ phát tâm Bồ-đề thâm tín hoan-hỉ, siêng tu tinh-tấn kiên-cố bất-thối. Đây là ấn thứ tư.
Đại Bồ-Tát biết Như-Lai trí vô-biên nên chẳng dùng chừng ngằn đo lường. Tất cả văn tự thế-gian nói ra đều có chừng ngằn, đều chẳng biết được Như-Lai trí-huệ. Đây là ấn thứ năm.
Đại Bồ-Tát nơi Vô-thượng bồ-đề được sự mong muốn tối-thắng, sự mong muốn thậm thâm, sự mong muốn rộng, sự mong muốn lớn, nhiều sự mong muốn, sự mong muốn không gì hơn, sự mong muốn vô-thượng, sự mong muốn kiên cố, sự mong muốn mà chúng ma ngoại-đạo và quyến-thuộc không phá hoại được, sự mong muốn cầu Nhứt-thiết-trí không thối-chuyển. Bồ-Tát an trụ nơi những sự mong muốn nầy nơi Vô-thượng Bồ-đề rốt ráo bất thối. Đây là ấn thứ sáu.
Đại Bồ-Tát thật hành Bồ-tát hạnh chẳng kể thân mạng không gì trở hoại được, vì phát tâm xu hướng Nhứt-thiết-trí, vì Nhứt-thiết-trí-tánh thường hiện-tiền, vì được tất cả Phật trí quang-minh, trọn chẳng bỏ rời Phật Bồ đề, trọn chẳng bỏ rời Thiện-tri-thức. Đây là ấn thứ bảy.
Đại Bồ-Tát nếu thấy thiện-nam-tử thiện-nữ-nhơn xu hướng Đại-thừa, thời làm cho họ tăng trưởng tâm cầu Phật-pháp, khiến họ an-trụ tất cả thiện-căn, khiến họ nhiếp thủ tâm Nhứt-thiết-trí, khiến họ bất thối Vô-thượng Bồ-đề. Đây là ấn thứ tám.
Đại Bồ-Tát làm cho tất cả chúng-sanh được tâm bình-đẳng, khuy khiến siêng tu đạo nhứt-thiết-trí, dùng tâm đại-bi mà vì họ thuyết pháp, khiến họ trọn chẳng thối chuyển nơi Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác. Đây là ấn thứ chín.
Đại Bồ-Tát cùng tam thế chư Phật đồng một thiện-căn, chẳng dứt chủng-tánh của tất cả chư Phật, rốt ráo được đến Nhứt-thiết-chủng-trí. Đây là ấn thứ mười.
Bồ-Tát dùng mười ấn nầy mau thành Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác, đầy đủ trí-ấn Nhứt-thiết-pháp vô-thượng của Như-Lai.
-
KINH HOA NGHIÊM Phẩm 38 PHẨM LY THẾ GIAN
__________________________________________________ ______________________________________
Chư Phật-tử ! Đại Bồ-Tát có mười trí-quang-chiếu :
Trí-quang-chiếu quyết định sẽ thành Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác.
Trí-quang-chiếu thấy tất cả Phật.
Trí-quang-chiếu thấy tất cả chúng-sanh chết đây sanh kia.
Trí-quang-chiếu hiểu tất cả Tu-đa-la pháp-môn.
Trí-quang-chiếu y-chỉ thiện-tri-thức phát tâm Bồ-đề tích tập thiện-căn.
Trí-quang-chiếu thị-hiện tất cả chư Phật.
Trí-quang-chiếu giáo-hóa tất cả chúng-sanh đều khiến an-trụ Như-Lai địa.
Trí-quang-chiếu diễn thuyết bất-tư-nghì quảng-đại pháp-môn.
Trí-quang-chiếu thiện-xảo biết rõ tất cả chư Phật thần-thông oai-lực.
Trí-quang-chiếu đầy đủ tất cả các Ba-la-mật.
Nếu chư Bồ-Tát an-trụ pháp nầy thời được trí-quang-chiếu vô-thượng của tất cả chư Phật.
Chư Phật-tử ! Đại Bồ-Tát có mười Vô-đẳng-trụ, tất cả chúng-sanh, Thanh-văn, Độc-giác đều không sánh bằng :
Đại Bồ-Tát dầu quán thiệt-tế mà không thủ chứng, vì tất cả nguyện chưa thành-tựu viên-mãn. Đây là Vô-đẳng-trụ thứ nhứt.
Đại Bồ-Tát gieo tất cả thiện-căn đồng pháp-giới, mà ở trong đó chẳng có một chút chấp lấy. Đây là Vô-đẳng-trụ thứ hai.
Đại Bồ-Tát tu bồ-tát hạnh biết đó như hóa, bởi tất cả pháp đều tịch-diệt, mà chẳng nghi hoặc nơi Phật-pháp. Đây là Vô-đẳng-trụ thứ ba.
Đại Bồ-Tát dầu rời những vọng-tưởng thế-gian, nhưng hay tác ý trong bất-khả-thuyết kiếp thật hành hạnh Bồ-Tát đầy đủ đại-nguyện, trong khoảng giữa trọn chẳng sanh tâm mỏi nhàm. Đây là Vô-đẳng-trụ thứ tư.
Đại Bồ-Tát nơi tất cả pháp không chấp trước, vì tất cả pháp bổn-tánh tịch-diệt. Mà chẳng chứng Niết-bàn vì đạo Nhứt-thiết-trí chưa thành mãn. Đây là Vô-đẳng-trụ thứ-năm.
Đại Bồ-Tát biết tất cả kiếp đều là phi-kiếp, mà chơn-thiệt nói tất cả kiếp số. Đây là Vô-đẳng trụ thứ sáu.
Đại Bồ-Tát biết tất cả pháp đều vô-tác, mà chẳng bỏ thật hành đạo-hạnh cầu tất cả Phật-pháp. Đây là Vô-đẳng-trụ thứ bảy.
Đại Bồ-Tát biết tam-giới duy-tâm, tam-thế duy-tâm, mà biết rõ tâm đó vô-lượng vô-biên. Đây là Vô-đẳng-trụ thứ tám.
Đại Bồ-Tát vì một chúng-sanh, trong bất-khả-thuyết kiếp thật hành hạnh Bồ-Tát, muốn cho chúng-sanh đó an-trụ bực Nhứt-thiết-trí. Như vì một chúng-sanh, vì tất cả chúng-sanh cũng như vậy, mà chẳng nhàm mỏi. Đây là Vô-đẳng-trụ thứ chín.
Đại Bồ-Tát dầu tu hành viên mãn mà chẳng chứng bồ-đề. Vì Bồ-Tát nghĩ rằng tôi tu hành vốn là vì chúng-sanh, thế nên tôi phải ở lâu nơi sanh tử phương-tiện làm lợi-ích cho họ đều an-trụ phật-đạo vô-thượng. Đây là Vô-đẳng-trụ thứ mười.
Nếu chư Bồ-Tát an-trụ trong đây thời được đại-trí vô-thượng, tất cả Phật-pháp vô-đẳng-trụ.
-
KINH HOA NGHIÊM Phẩm 38 PHẨM LY THẾ GIAN
__________________________________________________ ______________________________________
Chư Phật tử ! Đại Bồ Tát phát mười tâm chẳng hạ liệt :
Đại Bồ Tát nghĩ rằng : Tôi sẽ hàng phục tất cả Thiên ma và quyến thuộc của chúng.
Lại nghĩ rằng : Tôi sẽ phá tất cả Ngoại đạo và Tà pháp của họ.
Lại nghĩ rằng : Tôi sẽ ở nơi tất cả chúng sanh dùng lời khéo lành để khai thị dạy bảo cho họ đều hoan hỷ.
Lại nghĩ rằng : Tôi sẽ thành mãn tất cả hạnh Ba la mật khắp pháp giới.
Lại nghĩ rằng : Tôi sẽ tích tập tạng tất cả phước đức.
Lại nghĩ rằng : Vô thượng Bồ đề quảng đại khó thành, tôi sẽ tu hành đến viên mãn.
Lại nghĩ rằng : Tôi sẽ dùng sự giáo hóa vô thượng, sự điều phục vô thượng để giáo hóa điều phục tất cả chúng sanh.
Lại nghĩ rằng : Tất cả thế giới nhiều thứ chẳng đồng, tôi sẽ dùng vô lượng thân thành Đẳng Chánh Giác.
Lại nghĩ rằng : Lúc tôi tu Bồ Tát hạnh, nếu có chúng sanh đến xin tôi những tay, chân, tai, mũi, máu, thịt, xương, tủy, vợ, con, voi, ngựa, nhẫn đến ngôi vua. Tất cả như vậy thảy đều có thể bỏ, chẳng sanh một niệm tâm lo lắng ăn năn, chỉ vì lợi ích tất cả chúng sanh chẳng cầu quả báo, lấy đại Bi làm đầu, đại Từ cứu cánh.
Lại nghĩ rằng : Tam thế có tất cả chư Phật, tất cả Phật pháp, tất cả chúng sanh, tất cả quốc độ, tất cả thế giới, tất cả tam thế, tất cả hư không giới, tất cả pháp giới, tất cả ngữ ngôn thi thiết giới, tất cả tịch diệt Niết bàn giới, tất cả pháp như vậy, tôi phải dùng một niệm tương ưng huệ đều biết, đều thấy, đều chứng, đều tu, đều đoạn. Nhưng ở trong đó vô phân biệt, lìa phân biệt, không các thứ sai biệt, không công đức, không cảnh giới, chẳng có chẳng không, chẳng một chẳng hai, do trí chẳng hai biết tất cả hai, do trí vô tướng biết tất cả tướng, do trí vô phân biệt biết tất cả phân biệt, do trí vô dị biết tất cả dị, do trí không sai biệt biết tất cả sai biệt, do trí không thế gian biết tất cả thế gian, do trí không thế biết tất cả thế, do trí không chúng sanh biết tất cả chúng sanh, do trí không chấp trước biết tất cả chấp trước, do trí vô trụ xứ biết tất cả trụ xứ, do trí không tạp nhiễm biết tất cả tạp nhiễm, do trí vô tận biết tất cả tận, do trí cứu cánh pháp giới biết tất cả thế giới thị hiện thân, do trí lìa ngôn âm thị hiện bất khả thuyết ngôn âm, do trí một tự tánh nhập nơi không tự tánh, do trí một cảnh giới hiện các thứ cảnh giới, biết tất cả pháp bất khả thuyết mà hiện đại tự tại ngôn thuyết, chứng bực nhứt thiết trí, vì giáo hóa điều phục tất cả chúng sanh nên ở nơi tất cả thế gian thị hiện đại thần thông biến hóa.
Đây là mười tâm không hạ liệt của đại Bồ Tát phát. Nếu chư Bồ Tát an trụ tâm này thời được tất cả Phật pháp tối thượng không hạ liệt.
-
KINH HOA NGHIÊM Phẩm 38 PHẨM LY THẾ GIAN
__________________________________________________ ______________________________________
Chư Phật tử ! Đại Bồ Tát nơi Vô thượng Bồ đề có mười tâm tăng thượng như núi :
Đại Bồ Tát thường tác ý siêng tu pháp Nhứt thiết trí. Đây là tâm tăng thượng như núi thứ nhứt.
Hằng quán sát tất cả pháp bổn tánh trống không vô sở đắc. Đây là tâm tăng thượng như núi thứ hai.
Nguyện trong vô lượng kiếp thật hành hạnh Bồ Tát tu tất cả pháp bạch tịnh. Do trụ nơi tất cả pháp bạch tịnh nên thấy biết Như Lai vô lượng trí huệ. Đây là tâm tăng thượng như núi thứ ba.
Vì cầu tất cả Phật pháp nên tâm bình đẳng kính thờ chư Thiện tri thức, không trông cầu gì khác, không tâm trộm pháp, chỉ sanh lòng tôn trọng vị tằng hữu, tất cả sở hữu thảy đều bỏ được. Đây là tâm tăng thượng như núi thứ tư.
Nếu có chúng sanh mắng nhục, hủy báng, đánh đập, cắt chém, làm thân hình Bồ Tát khổ đau nhẫn đến chết. Những sự trên đây Bồ Tát đều nhẫn chịu được, trọn không sanh lòng động loạn, lòng sân hại, cũng chẳng thối bỏ hoằng thệ đại Bi, trái lại càng thêm tăng trưởng không thôi ngớt. Vì Bồ Tát nơi tất cả pháp như thiệt xuất ly, thành tựu hạnh xả, vì chứng được tất cả Phật pháp, nhẫn nhục nhu hòa đã tự tại. Đây là tâm tăng thượng như núi thứ năm.
Bồ Tat ành tựu đại công đức tăng thượng. Những là thiên tăng thượng công đức, nhơn tăng thượng công đức, sắc tăng thượng công đức, lực tăng thượng công đức, quyến thuộc tăng thượng công đức, dục tăng thượng công đức, vương vị tăng thượng công đức, tự tại tăng thượng công đức, phước đức tăng thượng công đức, trí huệ tăng thượng công đức. Dầu thành tựu những công đức như vậy, nhưng chẳng sanh lòng nhiễm trước nơi những công đức đó. Chẳng nhiễm trước mùi vị, chẳng nhiễm trước dục lạc, chẳng nhiễm trước của giàu, chẳng nhiễm trước quyến thuộc. Chỉ rất mến thích nơi pháp, đi theo pháp, đứng theo pháp, xu hướng theo pháp, rốt ráo theo pháp. Dùng pháp làm y chỉ, dùng pháp làm cứu hộ, dùng pháp làm quy y, dùng pháp làm nhà. Gìn giữ pháp, mến ưa pháp, trông cầu pháp, suy gẫm pháp. Dầu thọ đủ những pháp lạc mà thường xa lìa cảnh giới của chúng ma, vì từ quá khứ Bồ Tát phát tâm như vầy : Tôi sẽ làm cho tất cả chúng sanh thảy đều xa lìa cảnh giới của chúng ma mà an trụ nơi cảnh giới Phật. Đây là tâm tăng thượng như núi thứ sáu.
Đại Bồ Tát vì đã cầu Vô thượng Bồ đề, trong vô lượng vô số kiếp thật hành đạo Bồ Tát siêng năng tinh tấn, mà còn cho là tôi nay mới phát tâm Vô thượng Bồ đề thật hành hạnh Bồ Tát, cũng chẳng kinh sợ. Dầu có thể khoảng một niệm liền thành Vô thượng Chánh Giác, nhưng vì chúng sanh nên trong vô lượng kiếp thật hành Bồ Tát hạnh không thôi nghỉ. Đây là tâm tăng thượng như núi thứ bảy.
Đại Bồ Tát biết tất cả chúng sanh tánh chẳng hòa chẳng lành, khó điều khó độ, chẳng biết ơn chẳng báo ân. Thế nên Bồ Tát vì họ mà phát đại thệ nguyện, muốn cho họ đều được tâm ý tự tại, chỗ làm vô ngại, lìa bỏ ác niệm, chẳng sanh phiền não đối với người khác. Đây là tâm tăng thượng như núi thứ tám.
Đại Bồ Tát lại nghĩ rằng : Chẳng phải ai khác khiến tôi phát tâm Bồ đề, cũng chẳng chờ người khác giúp tôi tu hành. Tôi tự phát tâm tích tập Phật pháp, thề hẹn tự cố gắng tột kiếp vị lai thật hành đạo Bồ Tát thành Vô thượng Bồ đề. Thế nên nay tôi tu hạnh Bồ Tát phải thanh tịnh tự tâm cũng thanh tịnh tha tâm, phải biết cảnh giới của mình cũng biết cảnh giới của người. Tôi phải đều bình đẳng với cảnh của tam thế chư Phật. Đây là tâm tăng thượng như núi thứ chín.
Đại Bồ Tát qúan sát như vầy : Không có một pháp tu hạnh Bồ Tát, không có một pháp viên mãn hạnh Bồ Tát, không có mộ pháp giáo hóa điều phục tất cả chúng sanh, không có một pháp cung kính cúng dường tất cả chư Phật, không có một pháp ở nơi Vô thượng Bồ đề đã thành, hiện thành, sẽ thành, không có một pháp đã nói, hiện nói, sẽ nói. Người nói và pháp đều bất khả đắc, nhưng cũng chẳng bỏ nguyện Vô thượng Bồ đề. Vì Bồ Tát cầu tất cầu tất cả pháp đều vô sở đắc, như vậy xuất sanh Vô thượng Bồ đề. Thế nên nơi pháp dầu vô sở đắc mà siêng tu tập pháp đối trị tăng thượng thiện nghiệp thanh tịnh, trí huệ viên mản niệm niệm tăng trưởng tất cả đầy đủ. Nơi đây lòng Bồ Tát chẳng kinh sợ. Chẳng nghỉ rằng : nêú tất cả pháp thảy đều tịch diệt thời tôi có nghỉa gì mà cầu đạo Vô thượng Bồ đề. Đây là tâm tăng thượng Bồ đề. Đây là tâm tăng thượng như núi thứ mười.
Nếu như Bồ Tát an trụ trong đây thời được tâm tăng thượng như Sơn vương Đại trí vô thượng của Như Lai.
-
KINH HOA NGHIÊM Phẩm 38 PHẨM LY THẾ GIAN
__________________________________________________ ______________________________________
Chư Phật tử ! Đại Bồ Tát có mười trí như biển nhập Vô thượng Bồ đề :
Trí như biển nhập tất cả vô lượng chúng sanh giới.
Trí như biển nhập tất cả thế giới mà chẳng sanh tâm phân biệt,
Trí như biển biết tất cả hư không giới vô lượng vô ngại vào khắp lưới tất cả thế giới sai biệt ở mười phương.
Trí như biển khéo nhập pháp giới. Những là nhập vô ngại, nhập chẳng đoạn, nhập chẳng thường, nhập vô lượng, nhập chẳng sanh, nhập chẳng diệt, nhập tất cả, vì đều biết rõ vậy.
Trí như biển nơi quá khứ vị lai hiện tại chư Phật, Bồ Tát, Pháp Sư, Thanh Văn, Độc Giác và tất cả phàm phu chứa nhóm thiện căn, đã nhóm, sẽ nhóm, tam thế chư Phật đã thành, nay thành và sẽ thànhVô thượng Bồ đề, tam thế chư Phật thuyết pháp điều phục tất cả chúng sanh, đã nói, nay nói, sẽ nói. Có bao nhiêu thiện căn, Bồ Tát đều rõ biết tất cả, thâm tín tùy hỉ, nguyện thích tu tập không nhàm đủ.
Trí như biển trong mỗi niệm nhập quá khứ thế bất khả thuyết kiếp. Ở trong một kiếp hoặc có trăm ức Phật xuất thế, hoặc có ngàn ức Phật xuất thế, hoặc trăm ngàn ức Phật xuất thế, hoặc có vô số, hoặc vô lượng, hoặc vô biên, hoặc vô đẳng, hoặc bất khả sổ, hoặc bất khả xưng, hoặc bất khả tư, hoặc bất khả lượng, hoặc bất khả thuyết, hoặc bất khả thuyết bất khả thuyết, siêu quá toán số chư Phật Thế Tôn xuất hiện ra đời. Và đạo tràng, chúng hội Thanh Văn, Bồ Tát, thuyết pháp điều phục tất cả chúng sanh, thọ mạng dài vắn, pháp trụ lâu mau. Tất cả như vậy thảy đều thấy rõ. Như một kiếp, tất cả các kiếp cũng đều thấy rõ như vậy. Những kiếp không Phật, có những chúng sanh gieo căn lành nơi Vô thượng Bồ đề cũng đều biết rõ. Nếu có chúng sanh thiện căn đã thành thục nơi đời vị lai sẽ được thấy Phật cũng đều biết rõ. Quán sát quá khứ thế bất khả thuyết bất khả thuyết kiếp như vậy tâm không nhàm đủ.
Trí như biển nhập vị lai thế quán sát tất cả kiếp vô lượng vô biên, biết kiếp nào có Phật, kiếp nào không Phật, kiếp nào có bao nhiêu Như Lai xuất thế. Mỗi Như lai danh hiệu gì, ở thế giới nào, thế giới tên gì, độ bao nhiêu chúng sanh, thọ mạng bao nhiêu thời gian. Quán sát như vậy tột vị lai tế đều biết rõ tất cả chẳng cùng tận mà không nhàm đủ.
Trí như biển nhập hiện tại thế quán sát tư duy. Trong mỗi niệm thấy khắp vô biên phẩm loại mười phương. Nơi bất khả thuyết thế giới đều có chư Phật nơi Vô thượng Bồ đề đã thành, nay thành, sẽ thành, đi đến đạo tràng dưới cây Bồ đề, ngồi trên cỏ kiết tường hàng phục ma quân, thành Đẳng Chánh giác. Rời cây Bồ đề vào thành ấp, lên cung trời chuyển đại pháp luân, thị hiện thần thông điều phục chúng sanh, nhẫn đến phó chúc Vô thượng Bồ đề, xả thọ mạng nhập niết bàn. Đã nhập Niết bàn kiết tập pháp tạng khiến còn ở lâu tại thế gian. Trang nghiêm Phật pháp nhiều thứ cúng dường. Cũng thấy thế giới kia, tất cả chúng sanh gặp Phật, nghe pháp, thọ trìn cúng tụng nghi nhớ tư duy tăng trưởng huệ giải. Quán sát cùng khắp mười phương, mà ở nơi Phật pháp không sai lầm. Vì vậy Bồ tát biết rõ chư Phật thảy đều như mộng, mà hay đến chỗ chư Phật cung kính cúng dường. Bấy giờ Bồ Tát chẳng chấp tự thân, chẳng chấp nơi Phật, chẳng chấp thế giới, chẳng chấp chúng hội, chẳng chấp thuyết pháp, chẳng chấp kiếp số, nhưng vẫn thấy Phật, nghe Pháp, giám sát thế giới vào các kiếp số không nhàm đủ.
-
KINH HOA NGHIÊM Phẩm 38 PHẨM LY THẾ GIAN
__________________________________________________ ______________________________________
Trí như biển nơi bất khả, bất khả thuyết kiếp, trong mỗi mỗi kiếp cúng dường cung kính bất khả thuyết bất khả kiếp vô lượng chư Phật, thị hiện tự thân mất đây sanh kia, đem tất cả đồ cúng hơn hẳn tam giới để cúng dường Phật, cúng dường Bồ tát, Thanh Văn, tất cả đại chúng. Sau khi mỗi đức như lai nhập Niết bàn, Bồ tát đều dùng đồ cúng vô thượng để cúng dường Xá lợi và rộng làm sự bố thí để chúng sanh được đầy đủ. Đại Bồ Tát dùng tâm bất tư nghì, tâm chẳng cầu báo, tâm rốt ráo, tâm nhiêu ích, trong bất khả thuyết bất khả thuyết kiếp vì Vô thượng Bồ đề mà cúng dường chư Phật, lợi ích chúng sanh, hộ trì chánh pháp khai thị diễn thuyết.
Trí như biển ngay chỗ của tất cả Phật, chỗ của tất cả Bồ Tát, chỗ của tất cả Pháp Sư, nhứt hướng chuyên cầu Pháp của Bồ Tát đã thuyết, Pháp của Bồ Tát đã học, Pháp của Bồ Tát đã dạy, Pháp của Bồ Tát tu hành, Pháp của Bồ Tát thanh tịnh, Pháp của Bồ Tát thành phục, Pháp của Bồ Tát điều phục, Pháp bình đẳng của Bồ Tát, Pháp xuất ly của Bồ Tát, Pháp tổng trì của Bồ Tát. Được Pháp này rồi, Bồ Tát thọ trì đọc tụng phân biệt giải thuyết không nhàm đủ, trí vô lượng chúng sanh trong Phật Pháp phát tâm tương ứng với nhứt thuyết trí nhập tướng chơn thiệt. Nơi vô thượng Bồ Đề được bất hối chuyển. Như vậy trong bất khả thuyết bất khả thuyết kiếp không nhàm đủ.
Đây là mười trí như biển nhặt vô thượng Bồ đề của đại Bồ tát. nếu chư Bồ Tát an trụ Pháp này thì được biển đại trí huệ vô thượng của tất cả chư Phật.
Chư Phật tử ! Đại Bồ Tát nơi vô thượng Bồ đề có mười thứ như thiệt trụ :
Đại Bồ Tát đều có thể qua đến chỗ chư Phật nơi vô số thế giới, chiêm ngưỡng đảnh lễ hầu hạ cúng dường. Đây là như thiệt trụ thứ nhất.
Ở chỗ của Bất tư nghì chư Phật lắng nghe chánh pháp thọ trì nghi nhớ không để quên mất, phân biệt tư duy giác huệ tăng trưởng. Việc làm như vậy tràn đầy mười phương đây là như thiệt trụ thứ hai.
Nơi cõi này mất, thị hiện xứ khác, mà với Phật Pháp không mê hoặc. Đây là như thiệt trụ thứ ba.
Biết từ một Pháp xuất sanh tất cả Pháp mà hay đều viên phân biệt diễn thuyết, bởi những nghĩa của tất cả Pháp rốt ráo đều là một nghĩa. Đây là như thiệt trụ thứ tư.
Biết nhàm lìa phiền não, biết ngăn dứt phiền não, biết phòng hộ phiền não, biết trừ đoạn phiền não, tu hạnh Bồ Tát chẳng chính thiệt tế, rốt ráo đến nơi thiệt tế bỉ ngạn, phương tiện thiện xảo học giỏi nơi sở học, làm cho hạnh nguyện thuở xưa đều được thành mãn, thân chẳng mỏi nhọc. Đây là như thiệt trụ thứ năm.
Biết tất cả chúng sanh, những tâm phân biệt của họ đều không xứ sở mà cũng nói có những phương xứ. dầu không phân biệt không tạo tác, nhưng vì muốn điều phục tất cả chúng sanh nên có tu hành nên có sở tác. Đây là như thiệt trụ thứ sáu.
Biết tất cả Pháp đều đồng một tánh, nghĩa là vô tánh : không các thứ tánh, không vô lượng tánh, không khả toán sổ tánh, không khả xứng lượng tánh, không sắc, không tướng, hoặc một hoặc nhiều đều bất khả đắc, mà quyết định biết rõ đây là Phật Pháp, đây là Bồ Tát Pháp, Đây là Độc Giác Pháp, đây là Thanh Văn Pháp, đây là Phàm Phu pháp, đây là Thiện Pháp, đây là Bất Thiện Pháp, đây là Thế Gian Pháp, đây là Xuất Thế Gian Pháp, đây là Pháp Lỗi Lầm, đây là Pháp Không Lỗi Lầm, đây là Pháp Hữu Lậu, đây là Pháp Vô Lậu, nhẫn đến đây là Pháp Hữu Vi, đây là Pháp Vô Vi. Đây là như thiệt trụ thứ bảy.
-
KINH HOA NGHIÊM Phẩm 38 PHẨM LY THẾ GIAN
__________________________________________________ ______________________________________
Đại Bồ Tát cầu Phật Bất khả đắc, cầu Bồ Tát bất khả đắc, cầu Pháp bất khả đắc cầu chúng sanh bất khả đắc, mà cũng chẳng bỏ điều phục chúng sanh khiến ở nơi các Pháp nguyện thành chánh giác. Vì Đại Bồ Tát khéo quan sát biết tất cả chúng sanh phân biệt, biết tất cả chúng sanh cảnh giới phương tiện hoá đạo khiến dược Niết Bàn, Vì muốn hoàn mãn nguyện giáo hoá chúng sanh nên mạnh mẽ tu hành Bồ Tát hạnh. Đây là như thiệt trụ thứ tám.
Đại Bồ Tát biết thiện xảo thuyết pháp, thị hiện Niết Bàn. Vì độ chúng sanh nện bao nhiêu phương tiện đã có, tất cả đều là tâm tưởng kiến lập, chẳng phải là điên đảo, cũng chẳng phải hư dối. Vì Bồ Tát biết rõ các Pháp tam thế bình đẳng như như bất động thiệt tế vô trụ. Chẳng thấy có một chúng sanh đã thọ hoá độ, nay thọ hoá độ, sẽ thọ hoá độ. Cũng tự biết rõ không chỗ tu hành. Không có chút Pháp gì hoặc sanh hoặc diệt mà có thể được. Nhưng vẫn nương nơi tất cả Pháp khiến sở nguyện chẳng luống không. Đây là như thiệt trụ thứ chín.
Đại Bồ Tát nơi bất tư nghì vô lượng chư Phật ở chỗ mỗi đức Phật nghe bất khả thuyết bất khả thuyết pháp thọ kí danh hiệu đều khác, kiếp số chẳng đồng, từ nơi một kiếp nhẫn đến bất khả thuyết bất khả thuyết kiếp thường nghe như vậy. Nghe rồi tu hành chẳng kinh, chẳng sợ, chẳng mê, chẳng hoặc, vì biết Phật trí bất tư nghì, vì đức Như Lai thọ kí không hai lời, vì tự thân hạnh nguyện sức thu, vì tùy nghi thọ hoá khiến thành vô thượng bồ đề thành mãn tất cả nguyện đồng pháp giới. Đây là như thiệt trụ thứ mười.
Nếu chư Bồ Tát an trụ pháp này thời dược đại trí huệ bửu vô thượng của chư Phật.
Chư Phật tử ! Đại Bồ Tát phát mười thứ tâm thệ nguyện đại thừa như Kim cang :
Đại Bồ Tát nghĩ rằng : Tất cả các pháp chẳng có biên tế, chẳng cùng tận tôi sẽ dùng trí tận tam thế đều giác liễu khắp cả không sót thừa. Đây là tâm thệ nguyện Đại thừa như Kim cang thứ nhứt.
Lại nghĩ rằng : Ở chỗ một đầu lông có vô lượng vô biên chúng sanh, huống là tất cả pháp giới. Tôi sẽ đều dùng vô thượng Niết bàn mà diệc độ họ. Đây là tâm thệ nguyện Đại thừa như Kim cang thứ hai.
Lại nghĩ rằng : Mười phương thế giới vô lương vô biên không có ngằn mé, không thể cùng tận. Tôi sẽ dùng Phật độ tối thựơng trang nghiêm, để trang nghiêm tất cả thế giới như vậy, bao nhiêu sự trang nghiêm thảy đều chơn thiệt. Đây là tâm thệ nguyện Đại thừa như Kim cang thứ ba.
Lại nghĩ rằng : Tất cả chúng sanh vô lượng vô biên không có chừng ngằn, không thể cùng tận. Tôi sẽ đem tất cả thiện căn hồi hướng cho họ. Dùng trí quang vô thượng chiếu diệu nơi họ. Đây là tâm thệ nguyện Đại thừa như Kim cang thứ tư.
Lại nghĩ rằng : Tất cả chư Phật vô lượng vô biên không có chừng ngằn, không thể cùng tận. Tôi sẽ dùng thiện căn đã gieo hồi hướng cúng dường đều khiến cùng khắp không chỗ kém thiếu, rồi sau tôi sẽ thành Vô thượng Bồ đề. Đây là tâm thệ nguyện Đại thừa như Kim cang thứ năm.
Đại Bồ Tát thấy chư Phật, nghe Phật thuyết pháp, lòng rất hoan hỷ, chẳng chấp tự thân, Phật thân Hiểu thân Như Lai chẳng thiệt chẳng hư, chẳng có chẳng không, chẳng tánh chẳng không tánh, chẳng sắc chẳng không sắc, chẳng tướng chẳng không tướng, chẳng sanh chẳng diệt, thiệt vô sở hữu, cũng chẳng hoại sở hữu. Vì chẳng thể dùng tất cả tánh tướng để chấp lấy. Đây là tâm thệ nguyện Đại thừa như Kim cang thứ sáu.
-
KINH HOA NGHIÊM Phẩm 38 PHẨM LY THẾ GIAN
__________________________________________________ ______________________________________
Đại Bồ Tát hoặc bị chúng sanh quở trách mắng nhiếc đánh đập, hoặc chặt tay chân, hoặc thẻo tai mũi, hoặc móc mắt, hoặc cắt đầu. Tất cả sự khổ nhục như vậy đều nhẫn thọ được. Trọn không vì đây mà sanh lòng sân hại. Trong bất khả thuyết bất khả thuyết kiếp tu hạnh Bồ Tát nhiếp thọ chúng sanh hằng không phế bỏ. Vì Đại Bồ Tát đã khéo quán sát tất cả các pháp không có hai tướng, tâm chẳng động loạn, có thể bỏ thân mình mà nhẫn sự khổ đó. Đây là tâm thệ nguyện Đại thừa như Kim cang thứ bảy.
Lại nghĩ rằng : Vị lai thế kiếp số vô lượng vô biên không có chừng ngằn chẳng thể cùng tận. Tôi sẽ tột kiếp số đó ở một thế giới tu hạnh Bồ Tát giáo hoá chúng sanh. Như một thế giới, tận pháp giới hư không giới tất cả thế giới cũng đều như vậy mà lòng không kinh sợ. Vì đạo Bồ Tát lẽ phải như vậy, vì tất cả chúng sanh mà tu hành như vậy. Đây là tâm thệ nguyện Đại thừa như Kim cang thứ tám.
Lại nghĩ rằng : Vô thượng Bồ đề do tâm làm gốc. Nếu tâm thanh tịnh thời có thể viên mãn tất cả thiện căn, nơi Phật Bồ Đề tất được tự tại, muốn thành Vô thượng Bồ Đề tùy ý liền thành. Nếu muốn dứt trừ tất cả thủ duyên trụ đạo nhứt hướng, tôi cũng có thể làm được. Nhưng tôi chẳng dứt, vì muốn rốt ráo Phật Bồ Đề. Tôi cũng chẳng liền chứng Vô thượng Bồ Đề, vì để thành mãn bổn nguyện : tận tất cả thế giới hành đạo Bồ Tát giáo hoá chúng sanh. Đây là tâm thệ nguyện Đại thừa như Kim cang thứ chín.
Đại Bồ Tát biết Phật bất khả đắc, Bồ Đề bất khả đắc, Bồ Tát bất khả đắc, tất cả pháp bất khả đắc, chúng sanh bất khả đắc, tâm bất khả đắc, hạnh bất khả đắc, quá khứ bất khả đắc, vị lai bất khả đắc, hiện tại bất khả đắc, tất cả thế gian bất khả đắc, hữu vi vô vi bất khả đắc. Bồ Tát như vậy trụ tịch tịnh, trụ thậm thâm, trụ tịch diệt, trụ vô tránh, trụ vô ngôn, trụ vô nhị, trụ vô đẳng, trụ tự tánh, trụ như lý, trụ giải thoát, trụ Niết Bàn, trụ thiệt tế, mà cũng chẳng bõ tất cả đại nguyện, chẳng bỏ tâm Nhứt thiết trí, chẳng bỏ hạnh Bồ Tát, chẳng bỏ giáo hoá chúng sanh, chẳng bỏ các Ba la mật, chẳng bỏ điều phục chúng sanh, chẳng bỏ thừa sự chư Phật, chẳng bỏ diễn thuyết các Pháp, chẳng bỏ trang nghiêm thế giới. Vì Đại Bồ Tát phát đại nguyện, dầu thấu rõ tất cả pháp tướng mà tâm đại từ bi lại càng tăng trửơng, vô lượng công đức đều tu hành đủ, với các chúng sanh lòng không bỏ rời. Vì tất cả pháp đều vô sở hữu, phàm phu ngu mê chẳng hay chẳng biết, tôi sẽ làm cho họ đều được khai ngộ, nơi các pháp tánh chiếu rõ phân minh. Vì tất cả chư Phật an trụ tịch diệt mà dùng tâm đại bi nơi các thế gian thuyết pháp giáo hoá chưa tùng thôi nghĩ. Nay tôi sao lại rời bỏ đại bi ! Lại trước kia tôi phát tâm thệ nguyện quảng đại, phát tâm quyết định lợi ích tất cả chúng sanh, phát tâm chứa nhóm tất cả thiện căn, phát tâm an trụ thiện xảo hồi hướng, phát tâm xuất tâm trí huệ thậm thâm, phát tâm hàm thọ tất cả chúng sanh, phát tâm bình đẳng với tất cả chúng sanh, nói lời chơn thiệt, lời chẳng hư dối, nguyện ban cho tất cả chúng sanh đại pháp vô thượng, nguyện chẳng dứt chủng tánh tất cả chư Phật. Nay tất cả chúng sanh chưa được giải thoát, chua thành Chánh Giác, chưa đủ Phật pháp, đại nguyện tôi chưa viên mãn thế nào tôi lại muốn bỏ rời đại bi ! Đây là tâm thệ nguyện Đại thừa như Kim cang thứ mười.
Nếu chư Bồ Tát an trụ pháp này thời được trí đại thần thông vô thượng Kim cang tánh của Như Lai.
-
KINH HOA NGHIÊM Phẩm 38 PHẨM LY THẾ GIAN
__________________________________________________ ______________________________________
Chư Phật tử ! Đại Bồ Tát có mười pháp đại phát khởi :
Đại Bồ Tát nghĩ rằng : Tôi sẽ cúng dường cung kính tất cả chư Phật. Đây là đại phát khởi thứ nhứt.
Lại nghĩ rằng : Tôi sẽ trưởng dưỡng tất cả thiện căn của Bồ Tát. Đây là đại phát khởi thứ hai.
Lại nghĩ rằng : Sau khi đức Như Lai nhập Niết bàn, tôi sẽ trang nghiêm Phật pháp. Dùng tất cả thứ hoa, tất cả tràng hoa, tất cả hương, tất cả hương thoa, tất cả hương bột, tất cả y, tất cả lọng, tất cả tràng, tất cả phan mà cúng dường tháp. Thọ trì thủ hộ chánh pháp của Phật. Đây là đại phát khởi thứ ba.
Lại nghĩ rằng : Tôi sẽ giáo hóa điều phục tất cả chúng sanh khiến họ được Vô thượng Bồ đề. Đây là đại phát khởi thứ tư.
Lại nghĩ rằng : Tôi sẽ dùng Phật độ vô thượng trang nghiêm để trang nghiêm tất cả thế giới. Đây là đại phát khởi thứ năm.
Lại nghĩ rằng : Tôi sẽ phát tâm đại bi vì một chúng sanh nơi tất cả thế giới, mỗi mỗi đều tột kiếp thưở vị lai thật hành Bồ Tát hạnh. Như vì một chúng sanh vì tất cả chúng sanh cũng như vậy, đều khiến họ được Vô thượng Bồ đề, nhẫn đến chẳng sanh một niệm mỏi lười. Đây là đại phát khởi thứ sáu.
Lại nghĩ rằng : Chư Như Lai đó vô lượng vô biên, tôi sẽ ở chỗ một đức Như Lai trải qua bất tư nghì kiếp cung kính cúng dường. Như ở nơi một đức Như Lai, nơi tất cả đức Như Lai cũng đều như vậy. Đây là đại phát khởi thứ bảy.
Lại nghĩ rằng : Sau khi chư Như Lai đó diệt độ, mỗi đức Như Lai có bao nhiêu Xá lợi, tôi sẽ đều xây bửu pháp cao rộng bằng bất khả thuyết thế giới. Tạo tượng Phật cũng như vậy. Trong bất tư nghì kiếp dùng tất cả bửu tràng, phan, lọng, hương, hoa, y phục để cúng dường. Chẳng sanh một tâm niệm nhàm mỏi. Vì cúng dường chư Phật, vì thành tựu Phật pháp, vì giáo hóa chúng sanh, vì hộ trì chánh pháp khai thị diễn thuyết. Đây là đại phát khởi thứ tám.
Lại nghĩ rằng : Tôi sẽ dùng thiện căn này thành Vô thượng Bồ đề được nhập Phật địa. Cùng với tất cả Như Lai thể tánh bình đẳng. Đây là đại phát khởi thứ chín.
Lại nghĩ rằng : Khi tôi đã thành Chánh giác, nơi tất cả thế giới trong bất khả thuyết kiếp diễn thuyết chánh pháp, thị hiện bất tư nghì thần thông tự tại. Thân, ngữ, ý chẳng nhàm mỏi, chẳng rời chánh pháp. Vì do Phật lực hộ trì, vì tất cả chúng sanh mà siêng thật hành đại nguyện, vì đại từ làm đầu, vì đại bi rốt ráo, vì đạt pháp vô tướng, vì trụ chơn thiệt ngữ, vì chứng tất cả pháp đều tịch diệt, vì biết tất cả chúng sanh đều bất khả đắc mà cũng chẳng trái những công hạnh đã làm, vì cùng tam thế Phật đồng một thể, vì cùng khắp pháp giới hư không giới, vì thông đạt chư pháp vô tướng, vì thành tựu bất sanh bất diệt, vì đầy đủ tất cả Phật pháp nên dùng sức đại nguyện điều phục chúng sanh làm đại Phật sự không có thôi nghỉ. Đây là đại phát khởi thứ mười.
Nếu chư Bồ Tát an trụ pháp này thời rốt ráo Bồ Tát hạnh, đầy đủ đại trí vô thượng của Như Lai.
-
KINH HOA NGHIÊM Phẩm 38 PHẨM LY THẾ GIAN
__________________________________________________ ______________________________________
Chư Phật tử ! Đại Bồ Tát có mười đại sự rốt ráo :
Đại sự rốt ráo cung kính cúng dường tất cả Như Lai.
Đại sự rốt ráo tùy nghĩ nhớ đến chúng sanh nào có thể cứu hộ.
Đại sự rốt ráo chuyên cầu tất cả Phật pháp.
Đại sự rốt ráo chứa nhóm tất cả thiện căn.
Đại sự rốt ráo tư duy tất cả Phật pháp.
Đại sự rốt ráo đầy đủ tất cả đại nguyện.
Đại sự rốt ráo thành tựu tất cả hạnh Bồ Tát.
Đại sự rốt ráo phụng sự tất cả thiện tri thức.
Đại sự rốt ráo qua đến tất cả thế giới chỗ của chư Phật.
Đại sự rốt ráo nghe và thọ trì chánh pháp của chư Phật.
Nếu chư Bồ Tát an trụ pháp này thời được sự rốt ráo đại trí huệ Vô thượng Bồ đề.
Chư Phật tử ! Đại Bồ Tát có mười thứ bất hoại tín :
Bất hoại tín đối với tất cả chư Phật.
Bất hoại tín đối với tất cả Phật pháp.
Bất hoại tín đối với tất cả Thánh tăng.
Bất hoại tín đối với tất cả Bồ Tát.
Bất hoại tín đối với tất cả thiện tri thức.
Bất hoại tín đối với tất cả chúng sanh.
Bất hoại tín đối với đại nguyện của tất cả Bồ Tát.
Bất hoại tín đối với tất cả Bồ Tát hạnh.
Bất hoại tín đối với sự cung kính cúng dường tất cả chư Phật.
Bất hoại tín đối với phương tiện thiện xảo giáo hóa điều phục tất cả chúng sanh của Bồ Tát.
Nếu chư Bồ Tát an trụ pháp này thời được bất hoại tín đại trí huệ vô thượng của chư Phật.
-
KINH HOA NGHIÊM Phẩm 38 PHẨM LY THẾ GIAN
__________________________________________________ ______________________________________
Chư Phật tử ! Đại Bồ Tát có mười điều được thọ ký :
Trong có tri giải thậm thâm, được thọ ký.
Hai tùy thuận phát khởi những Bồ Tát thiện căn, được thọ ký.
Tu quảng đại hạnh, được thọ ký.
Hiện tiền, được thọ ký.
Chẳng hiện tiền, được thọ ký.
Nhơn tự tâm chứng Bồ đề, được thọ ký.
Thành tựu nhẫn, được thọ ký.
Giáo hóa điều phục chúng sanh, được thọ ký.
Rốt ráo tất cả kiếp số, được thọ ký.
Tất cả Bồ Tát hạnh tự tại, được thọ ký.
Nếu chư Bồ Tát an trụ pháp này, thời ở chỗ chư Phật được thọ ký.
Chư Phật tử ! Đại Bồ Tát có mười thứ thiện căn hồi hướng. Bồ Tát do đây có thể dùng tất cả thiện căn thảy đều hồi hướng :
Do thiện căn tôi đồng thiện tri thức nguyện. Thành tựu như đây chớ thành tựu khác.
Do thiện căn tôi đồng thiện tri thức hạnh. Thành tựu như đây chớ thành tựu khác.
Do thiện căn tôi đồng thiện tri thức căn. Thành tựu như đây chớ thành tựu khác.
Do thiện căn tôi đồng thiện tri thức bình đẳng. Thành tựu như đây chớ thành tựu khác.
Do thiện căn tôi đồng thiện tri thức niệm. Thành tựu như đây chớ thành tựu khác.
Do thiện căn tôi đồng thiện tri thức thanh tịnh. Thành tựu như đây chớ thành tựu khác.
Do thiện căn tôi đồng thiện tri thức sở trụ. Thành tựu như đây chớ thành tựu khác.
Do thiện căn tôi đồng thiện tri thức thành mãn. Thành tựu như đây chớ thành tựu khác.
Do thiện căn tôi đồng thiện tri thức bất hoại. Thành tựu như đây chớ thành tựu khác.
Nếu chư Bồ Tát an trụ pháp này thời được thiện căn hồi hướng vô thượng.
-
KINH HOA NGHIÊM Phẩm 38 PHẨM LY THẾ GIAN
__________________________________________________ ______________________________________
Chư Phật tử ! Đại Bồ Tát có mười pháp được trí huệ :
Xả thí tự tại, được trí huệ.
Hiểu sâu tất cả Phật pháp, được trí huệ.
Nhập Như Lai trí, được trí huệ.
Hay đoạn nghi trong tất cả vấn đáp, được trí huệ.
Nhập nơi nghĩa của trí giả, được trí huệ.
Hay hiểu sâu ngôn âm thiện xảo trong tất cả Phật pháp của tất cả chư Phật, được trí huệ.
Hiểu sâu ở chỗ chư Phật gieo ít căn lành tất có thể đầy đủ tất cả pháp bạch tịnh, được trí vô lượng của Như Lai, được trí huệ.
Thành tựu Bồ Tát bất tư nghì trụ, được trí huệ.
Ở trong một niệm đều có thể qua đến bất khả thuyết cõi Phật, được trí huệ.
Giác ngộ chư Phật Bồ đề, nhập tất cả pháp giới, văn trì tất cả pháp của Phật nói, vào sâu những ngôn âm trang nghiêm của tất cả Như Lai, được trí huệ.
Nếu chư Bồ Tát an trụ pháp này thời được hiện chứng trí vô thượng của tất cả chư Phật.
Chư Phật tử ! Đại Bồ Tát có mười pháp phát tâm vô lượng vô biên quảng đại tâm :
Ở chỗ của tất cả chư Phật phát vô lượng vô biên quảng đại tâm.
Quán tất cả chúng sanh giới phát vô lượng vô biên quảng đại tâm.
Quán sát tất cả cõi, tất cả thế, tất cả pháp giới phát vô lượng vô biên quảng đại tâm.
Quán sát tất cả pháp đều như hư không phát vô lượng vô biên quảng đại tâm.
Quán sát hạnh quảng đại của Bồ Tát phát vô lượng vô biên quảng đại tâm.
Chánh niệm tam thế tất cả chư Phật phát vô lượng vô biên quảng đại tâm.
Quán sát những nghiệp báo bất tư nghì phát vô lượng vô biên quảng đại tâm.
Nghiêm tịnh tất cả cõi Phật phát vô lượng vô biên quảng đại tâm.
Vào khắp đại hội của tất cả chư Phật phát vô lượng vô biên quảng đại tâm.
Quán sát diệu âm của tất cả Như Lai phát vô lượng vô biên quảng đại tâm.
Nếu chư Bồ Tát an trụ mười tâm quảng đại này thời được biển trí huệ quảng đại vô lượng vô biên quảng đại tâm.
Nếu chư Bồ Tát an trụ mười tâm quảng đại này thời được biển trí huệ quảng đại vô lượng vô biên tất cả Phật pháp.
-
KINH HOA NGHIÊM Phẩm 38 PHẨM LY THẾ GIAN
__________________________________________________ ______________________________________
Chư Phật tử ! Đại Bồ Tát có mười phục tạng :
Biết tất cả pháp là tạng khởi hạnh công đức.
Biết tất cả pháp là tạng chánh tư duy.
Biết tất cả pháp là tạng đà la ni chiếu sáng.
Biết tất cả pháp là tạng biện tài khai diễn.
Biết tất cả pháp là tạng bất khả thuyết thiện giác chơn thiệt.
Biết tất cả Phật tự tại thần thông là tạng quán sát thị hiện.
Biết tất cả pháp là tạng thiện xảo xuất sanh bình đẳng.
Biết tất cả pháp là tạng thường thấy tất cả chư Phật.
Biết tất cả bất tư nghì kiếp là tạng biết rõ đều như huyễn trụ.
Biết tất cả chư Phật Bồ Tát là tạng phát sanh hoan hỷ tịnh tín.
Nếu chư Bồ Tát an trụ pháp này thời được pháp tạng trí huệ vô thượng của tất cả chư Phật. Trọn có thể điều phục tất cả chúng sanh.
Chư Phật tử ! Đại Bồ Tát có mười luật nghi :
Luật nghi chẳng hủy báng tất cả Phật pháp.
Luật nghi ở chỗ chư Phật tin mến tâm chẳng hoại được.
Luật nghi tôn trọng cung kính tất cả Bồ Tát.
Luật nghi trọn chẳng bỏ tâm mến thích tất cả thiện tri thức.
Luật nghi chẳng móng lòng ghi nhớ tất cả Thanh Văn, Độc Giác.
Luật nghi xa lùa tất cả sự thối chuyển Bồ Tát đạo.
Luật nghi chẳng khởi tất cả tâm tổn hại chúng sanh.
Luật nghi tu tất cả thiện căn đều khiến rốt ráo.
Luật nghi đều có thể hàng phục được tất cả ma.
Luật nghi đều làm cho đầy đủ tất cả Ba la mật.
Nếu chư Bồ Tát an trụ pháp này thời được luật nghi đại trí vô thượng.
-
KINH HOA NGHIÊM Phẩm 38 PHẨM LY THẾ GIAN
__________________________________________________ ______________________________________
Chư Phật tử ! Đại Bồ Tát có mười tự tại :
Mạng tự tại, vì trụ thọ mạng trong bất khả thuyết kiếp.
Tâm tự tại, vì trí huệ hay nhập vô số tam muội.
Đồ dùng tự tại, vì hay dùng vô lượng đồ trang nghiêm để trang nghiêm tất cả thế giới
Nghiệp tự tại, vì tùy thời thọ báo.
Thọ sanh tự tại, vì thị hiện thọ sanh nơi tất cả thế giới.
Giải tự tại, vì thấy Phật đầy khắp tất cả thế giới.
Nguyện tự tại, vì trong các cõi tùy dục tùy thời mà thành Chánh giác.
Thần lực tự tại, vì thị hiện tất cả đại thần thông.
Pháp tự tại, vì thị hiện vô biên pháp môn.
Trí tự tại, vì trong mỗi niệm thị hiện Như Lai thập lực vô úy thành Chánh giác
Nếu chư Bồ Tát an trụ pháp này thời được viên mãn tất cả các môn Ba la mật, Trí huệ thần lực, Bồ đề tự tại của chư Phật.
Hán Bộ Quyển Thứ 56
Chư Phật tử ! Đại Bồ Tát có mười vô ngại dụng :
Chúng sanh vô ngại dụng.
Quốc độ vô ngại dụng
Pháp vô ngại dụng.
Thân vô ngại dụng.
Nguyện vô ngại dụng.
Cảnh giới vô ngại dụng.
Trí vô ngại dụng.
Thần thông vô ngại dụng.
Thần lực vô ngại dụng
Lực vô ngại dụng.
-
KINH HOA NGHIÊM Phẩm 38 PHẨM LY THẾ GIAN
__________________________________________________ ______________________________________
Thế nào là chúng sanh vô ngại dụng của Đại Bồ Tát ?
Đại Bồ Tát có mười chúng sanh vô ngại dụng :
Biết tất cả chúng sanh không chúng sanh, vô ngại dụng.
Biết tất cả chúng sanh chỉ do tưởng chấp trì, vô ngại dụng.
Vì tất cả chúng sanh thuyết pháp chưa từng lỗi thời, vô ngại dụng.
Khắp hoá hiện tất cả chúng sanh giới, vô ngại dụng.
Để tất cả chúng sanh ở trong một lỗ lông mà không chật hẹp, vô ngại dụng.
Vì tất cả chúng sanh thị hiện tất cả thế giới phương khác cho họ đều được thấy, vô ngại dụng.
Vì tất cả chúng sanh thị hiện những thân trời : Đế Thích, Phạm Vương, Tứ Thiên Vương, vô ngại dụng.
Vì tát cả chúng sanh thị hiện Thanh Văn, Bích Chi Phật oai nghi tịch tịnh, vô ngại dụng.
Vì tất cả chúng sanh thị hiện Bồ Tát hạnh, vô ngại dụng.
Vì tất cả chúng sanh thị hiện chư Phật, sắc thân tướng hảo, nhứt thiết trí lực, thành Đẳng Chánh Giác, vô ngại dụng.
Đại Bồ Tát có mười quốc độ vô ngại dụng :
Tất cả cõi làm một cõi, vô ngại dụng.
Tất cả cõi vào một lỗ lông, vô ngại dụng.
Biết tất cả cõi vô tận, vô ngại dụng.
Một thân ngồi kiết già đầy khắp tất cả cõi, vô ngại dụng.
Trong một thân hiện tất cả cõi, vô ngại dụng.
Chấn động tất cả cõi chẳng khiến chúng sanh kinh sợ, vô ngại dụng.
Dùng đồ trang nghiêm tất cả cõi để trang nghiêm một cõi, vô ngại dụng.
Dùng đồ trang nghiêm một cõi để trang nghiêm tất cả cõi, vô ngại dụng.
Đem một Như Lai, một chúng hội khắp tất cả Phật độ thị hiện cho chúng sanh, vô ngại dụng.
Tất cả cõi nhỏ, cõi vừa, cõi lớn, cõi rộng, cõi sâu, cõi ngửa, cõi úp, cõi nghiêng, cõi ngay, khắp các phương vô lượng sai biệt. Đem những cõi này khắp thị hiện cho tất cả chúng sanh, vô ngại dụng.
-
KINH HOA NGHIÊM Phẩm 38 PHẨM LY THẾ GIAN
__________________________________________________ ______________________________________
Đại Bồ Tát có mười pháp vô ngại dụng :
Biết tất cả pháp vào một pháp, một pháp vào tất cả pháp mà chẳng trái tâm giải của chúng sanh, vô ngại dụng.
Từ Bát nhã Ba la mật xuất sanh tất cả pháp, vì người khác giải nói đều làm cho khai ngộ, vô ngại dụng.
Biết tất cả pháp lìa văn tự mà khiến chúng sanh đều được ngộ nhập, vô ngại dụng.
Biết tất cả pháp nhập một tướng mà hay diễn thuyết vô lượng pháp tướng, vô ngại dụng.
Biết tất cả pháp lìa ngôn thuyết mà có thể vì người nói vô biên pháp môn, vô ngại dụng.
Nơi tất cả pháp khéo chuyển phổ môn tự luân, vô ngại dụng.
Đem tất cả pháp vào một pháp môn mà chẳng trái nhau, trong bất khả thuyết kiếp nói chẳng cùng tận, vô ngại dụng.
Đem tất cả pháp đều vào Phật pháp, khiến các chúng sanh đều được tỏ ngộ, vô ngại dụng.
Biết tất cả pháp không có biên te, vô ngại dụng.
Biết tất cả pháp không ngằn mé chướng ngại, dường như lưới huyễn vô lượng sai biệt, trong vô lượng kiếp vì chúng sanh mà nói chẳng thể cùng tận, vô ngại dụng.
Đại Bồ Tát có mười thân vô ngại dụng :
Đem tất cả thân chúng sanh vào thân mình, vô ngại dụng.
Đem thân mình vào thân tất cả chúng sanh, vô ngại dụng.
Đem tất cả Phật thân vào một Phật thân, vô ngại dụng.
Đem một Phật thân vào tất cả Phật thân, vô ngại dụng.
Đem tất cả cõi vào thân mình, vô ngại dụng.
Đem một thân đầy khắp tất cả pháp tam thế thị hiện cho chúng sanh, vô ngại dụng.
Nơi một thân thị hiện vô biên thân nhập tam muội, vô ngại dụng
Nơi một thân thị hiện thân đồng số chúng sanh thành Chánh giác, vô ngại dụng.
Nơi thân tất cả chúng sanh hiện thân một chúng sanh, nơi thân một chúng sanh hiện thân tất cả chúng sanh, vô ngại dụng.
Nơi thân tất cả chúng sanh thị hiện pháp thân, nơi pháp thân thị hiện thân tất cả chúng sanh, vô ngại dụng.
-
KINH HOA NGHIÊM Phẩm 38 PHẨM LY THẾ GIAN
__________________________________________________ ______________________________________
Đại Bồ Tát có mười nguyện vô ngại dụng :
Đem nguyện của tất cả Bồ Tát làm nguyện của mình, vô ngại dụng.
Đem nguyện lực thành Bồ đề của tất cả Phật, thị hiện tự mình thành Chánh giác, vô ngại dụng.
Tùy chúng sanh được hoá độ, tự mình thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, vô ngại dụng.
Nơi tất cả vô biên tế kiếp, đại nguyện chẳng dứt, vô ngại dụng.
Xa lìa thức thân, chẳng chấp trí thân, dùng nguyện tự tại hiện tất cả thân, vô ngại dụng.
Xả bỏ thân mình để thành mãn nguyện của người, vô ngại dụng.
Giáo hoá khắp tất cả chúng sanh mà chẳng bỏ đại nguyện, vô ngại dụng.
Ở tất cả kiếp thật hành Bồ Tát hạnh mà đại nguyện chẳng dứt, vô ngại dụng.
Ở một lỗ lông hiện thành Chánh giác, do nguyện lực nên đầy khắp tất cả Phật độ. Ở bất khả thuyết bất khả thuyết thế giới vì mỗi mỗi chúng sanh mà thị hiện như vậy, vô ngại dụng.
Nói một câu pháp khắp tất cả pháp giới, nổi mây lớn chánh pháp, chói điển quang giải thoát, nổ tiếng sấm thiệt pháp, rưới mưa vị cam lồ, dùng nguyện lực lớn thấm nhuần khắp tất cả chúnh sanh giới, vô ngại dụng.
Đại Bồ Tát có mười cảnh giới vô ngại dụng :
Tại pháp giới cảnh giới mà chẳng bỏ chúng sanh cảnh giới, vô ngại dụng.
Tại Phật cảnh giới mà chẳng bỏ ma cảnh giới, vô ngại dụng.
Tại Niết bàn cảnh giới mà chẳng bỏ sanh tử cảnh giới, vô ngại dụng
Nhập nhứt thiết trí cảnh giới mà chẳng dứt Bồ Tát chủng tánh cảnh giới, vô ngại dụng.
Trụ cảnh giới tịch tịnh mà chẳng bỏ cảnh giới tán loạn, vô ngại dụng.
Trụ cảnh giới như hư không, chẳng khứ, chẳng lai, không hý luận, không tướng trạng, không thể tánh, không ngôn thuyết mà chẳng bỏ cảnh giới hý luận của tất cả chúng sanh, vô ngại dụng.
Trụ cảnh giới những trí lực, giải thoát mà chẳng bỏ cảnh giới của tất cả những phương sở, vô ngại dụng.
Nhập cảnh giới vô chúng sanh tế, mà chẳng bỏ giáo hoá tất cả chúng sanh, vô ngại dụng.
Trụ cảnh giới tịch tịnh thiền định giải thoát thần thông minh trí, mà ở tất cả thế giới thị hiện thọ sanh, vô ngại dụng.
Trụ cảnh giới Như Lai tất cả hạnh trang nghiêm thành Chánh giác, mà hiện oai nghi tịch tịnh của tất cả Thanh Văn, Bích Chi Phật, vô ngại dụng.
-
KINH HOA NGHIÊM Phẩm 38 PHẨM LY THẾ GIAN
__________________________________________________ ______________________________________
Đại Bồ Tát có mười trí vô ngại dụng :
Vô tận biện tài, vô ngại dụng.
Tất cả tổng trì không quên mất, vô ngại dụng.
Hay quyết định biết, quyết định nói những căn tánh của tất cả chúng sanh, vô ngại dụng.
Ở trong một niệm dùng trí vô ngại biết tâm hành của tất cả chúng sanh, vô ngại dụng.
Biết bịnh dục lạc tùy miên tập khí phiền não cảu tất cả chúng sanh, tùy theo chỗ thích nghi mà cho thuốc, vô ngại dụng.
Khoảng một niệm hay vào được Thập lực của Như Lai, vô ngại dụng.
Dùng trí vô ngại biết tất cả kiếp tam thế và chúng sanh trong đó, vô ngại dụng.
Ở trong mỗi niệm hiện thành Chánh giác, thị hiện cho chúng sanh không đoạn tuyệt, vô ngại dụng.
Nơi một chúng sanh tưởng biết tất cả chúng sanh nghiệp, vô ngại dụng.
Nơi ngôn âm của một chúng sanh, hiểu lời nói của tất cả chúng sanh, vô ngại dụng.
Đại Bồ Tát có mười môn thần thông vô ngại dụng :
Nơi một thân thị hiện tất cả thế giới thân, vô ngại dụng.
Nơi chúng hội một đức Phật, thính thọ lời thuyết pháp trong chúng hội của tất cả chư Phật, vô ngại dụng.
Ở trong tâm niệm của một chúng sanh, thành tựu bất khả thuyết Vô thượng Bồ đề, khai ngộ tâm của tất cả chúng sanh, vô ngại dụng.
Dùng một âm thanh hiện ngôn âm sai biệt của tất cả thế giới, làm cho tất cả chúng sanh đều được hiểu rõ, vô ngại dụng.
Trong một niệm hiện hết tất cả kiếp quá khứ có bao nhiêu nghiệp quả nhiều thứ sai khác, làm cho các chúng sanh đều được thấy biết, vô ngại dụng.
Một vi trần xuất hiện cõi Phật quảng đại vô lượng trang nghiêm, vô ngại dụng.
Làm cho tất cả thế giới đầy đủ trang nghiêm, vô ngại dụng.
Vào khắp tất cả tam thế, vô ngại dụng.
Phóng quang minh đại pháp, hiện tất cả chư Phật Bồ đề, tất cả chúng sanh hạnh nguyện, vô ngại dụng.
Khéo thủ hộ tất cả Thiên, Long, Bát Bộ, Đế Thích, Phạm Vương, Tứ Thiên Vương, Thanh Văn, Độc Giác, Bồ Tát, bao nhiêu Thập lực của Như Lai, thiện căn của Bồ Tát, vô ngại dụng.
Nếu chư Bồ Tát được thần thông vô ngại dụng này thời có thể vào khắp tất cả Phật pháp.
-
KINH HOA NGHIÊM Phẩm 38 PHẨM LY THẾ GIAN
__________________________________________________ ______________________________________
Đại Bồ Tát có mười thần lực vô ngại dụng :
Đem bất khả thuyết thế giới để vào một vi trần, vô ngại dụng.
Trong một vi trần hiện khắp pháp giới tất cả cõi Phật, vô ngại dụng.
Đem nước tất cả đại hải để vào một lỗ lông qua lại cùng khắp mười phương thế giới mà không làm xúc não chúng sanh, vô ngại dụng.
Đem bất khả thuyết thế giới nạp trong thân mình, thị hiện tất cả việc làm do sức thần thông, vô ngại dụng.
Dùng một sợi lông buộc bất khả sổ núi Kim Cang, núi Thiết Vi, cầm đi du hành tất cả thế giới, chẳng làm cho chúng sanh có lòng kinh sợ, vô ngại dụng.
Đem bất khả thuyết kiếp làm một kiếp, một kiếp làm bất khả thuyết kiếp, trong đó thị hiện sự thành hoại sai biệt, chẳng làm cho chúng sanh có lòng kinh sợ, vô ngại dụng.
Trong tất cả thế giới hiện thủy tai, hỏa tai, phong tai, những sự biến hoại mà chẳng não chúng sanh, vô ngại dụng.
Tất cả thế giới lúc tam tai hoại, đều có thể hộ trì đồ dùng của tất cả chúng sanh, chẳng để tổn hư thiếu thốn, vô ngại dụng.
Dùng một tay cầm bất tư nghì thế giới, ném ra ngoài bất khả thuyết thế giới, chẳng làm cho chúng sanh có tưởng kinh sợ, vô ngại dụng.
Nói tất cả cõi đồng với hư không, làm cho các chúng sanh đều được tỏ ngộ, vô ngại dụng.
Đại Bồ Tát có mười lực vô ngại dụng :
Chúng sanh lực vô ngại dụng, vì giáo hóa điều phục chẳng bỏ rời.
Sát lực vô ngại dụng, vì thị hiện bất khả thuyết trang nghiêm để trang nghiêm.
Pháp lực vô ngại dụng, vì làm cho tất cả thân vào một thân.
Kiếp lực vô ngại dụng, vì tu hành chẳng dứt.
Phật lực vô ngại dụng, vì giác ngộ thùy miên.
Hành lực vô ngại dụng, vì nhiếp thủ tất cả Bồ Tát hạnh.
Như Lai lực vô ngại dụng, vì độ thoát tất cả chúng sanh.
Vô sư lực vô ngại dụng, vì tự giác tất cả các pháp.
Nhứt thiết trí lực vô ngại dụng, vì dùng nhứt thiết trí thành Chánh giác.
Đại bi lực vô ngại dụng, vì chẳng bỏ tất cả chúng sanh.
Trên đây là mười môn vô ngại dụng của chư đại Bồ Tát. Nếu có Bồ Tát được mười môn vô ngại dụng này, thời nơi Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, muốn thành hay chẳng muốn thành đều tùy ý vô ngại. Dầu thành Chánh giác nhưng vẫn chẳng dứt hạnh Bồ Tát. Tại sao vậy ? Vì đại Bồ Tát phát thệ nguyện lớn nhập vô biên môn vô ngại dụng mà thiện xảo thị hiện.
-
KINH HOA NGHIÊM Phẩm 38 PHẨM LY THẾ GIAN
__________________________________________________ ______________________________________
Chư Phật tử ! Đại Bồ Tát có mười môn du hý :
Đem thân chúng sanh làm thân quốc độ, mà cũng chẳng hoại thân chúng sanh, là môn du hý của Bồ Tát.
Đem thân quốc độ làm thân chúng sanh, mà cũng chẳng hoại thân quốc độ, là môn du hý của Bồ Tát.
Nơi Phật thân thị hiện thân Thanh Văn, thân Độc Giác, mà chẳng tổn giảm thân Phật, là môn du hý của Bồ Tát.
Nơi thân Thanh Văn, thân Độc Giác thị hiện Phật thân, mà chẳng tăng trưởng thân Thanh Văn, thân Độc Giác, là môn du hý của Bồ Tát.
Nơi thân Bồ Tát hạnh thị hiện thân thành Chánh giác mà chẳng đoạn thân Bồ Tát hạnh, là môn du hý của Bồ Tát.
Nơi thân thành Chánh giác thị hiện thân tu Bồ Tát hạnh, mà chẳng giảm thân thành Chánh giác, là môn du hý của Bồ Tát.
Nơi cõi Niết bàn thị hiện thân sanh tử, mà chẳng nhiễm trước sanh tử, là môn du hý của Bồ Tát.
Nơi cõi sanh tử thị hiện Niết bàn, mà chẳng rốt ráo nhập nơi Niết bàn, là môn du hý của Bồ Tát.
Nhập tam muội mà thị hiện tất cả nghiệp đi, đứng, ngồi, nằm, nhưng chẳng bỏ rời tam muội chánh thọ, là môn du hý của Bồ Tát.
Ở chỗ một đức Phật nghe pháp thọ trì, thân chẳng động mà dùng sức tam muội ở trong bất khả thuyết Phật hội đều hiện thân mà chẳng phân thân cũng chẳng khởi định, mà nghe pháp thọ trì tương tục chẳng dứt, niệm niệm như vậy nơi mỗi mỗi thân tam muội đều xuất sanh bất khả thuyết bất khả thuyết thân tam muội. Thứ đệ như vậy, tất cả kiếp còn có thể cùng tận, mà thân tam muội của Bồ Tát chẳng thể cùng tận, là môn du hý của Bồ Tát.
Đây là mười môn du hý. Nếu chư Bồ Tát an trụ pháp này, thời được đại trí du hý vô thượng của Như Lai.
-
KINH HOA NGHIÊM Phẩm 38 PHẨM LY THẾ GIAN
__________________________________________________ ______________________________________
Chư Phật tử ! Đại Bồ Tát có mười cảnh giới :
Thị hiện môn vô biên pháp giới, làm chochúng sanh được nhập, là cảnh giới của Bồ Tát.
Thị hiện tất cã thế giới vô lượng diệu trang nghiêm làm cho chúng sanh được nhập, là cảnh giới của Bồ Tát.
Hóa hiện ra tầt cả chúng sanh giới, đều phương tiện khai ngộ, là cảnh giới của Bồ Tát.
Nơi thân Như Lai xuất hiện thân Bồ Tát, nơi thân Bồ Tát xuất hiện thân Như Lai, là cảnh giới
của Bồ Tát.
Nơi hư không hiện thế giới, nơi thế giới hiện hư không, là cảnh giới của Bồ Tát.
Nơi sanh tử giới hiện Niết bàn giới, Nơi Niết bàn giới hiện sanh tử giới, là cảnh giới của Bồ Tát. Ở trong ngôn ngử của một chúng sanh xuất sanh ngử ngôn của tất c ả Phật Pháp, là cảnh giới của Bồ Tát.
Đem vô biên thân hiện làm một thân, một thân hiện làm tất cả thân sai biệt, là cảnh giới của Bồ Tát.
Đem một thân đầy khắp tất cả pháp giới, là cảnh giới của Bồ Tát.
Ở trong một niệm làm cho tất cả chúng sanh phát tâm Bồ đề, đều hiện vô lượng thân thành Đẳng Chánh Giác, là cảnh giới của Bổ Tát.
Nếu chư Bồ Tát an trụ trong pháp nầy thời được cảnh giới đại trí huệ vô thượng của Như Lai.
Chư Phật tử ! Đại Bồ Tát có mười lực :
Thâm tâm lực, vì chẳng tạp tất cả thế tình.
Tăng thượng thâm tâm lực, vì chẳng bỏ tất cả Phật pháp.
Phương tiện lực, vì tất cả công hạnh đều rốt ráo.
Trí lực, vì biết tất cả tâm hành.
Nguyện lực, vì tất cả mong cầu đều làm cho viên mản.
Hạnh lực, vì cùng tột thuở vị lai chẳng dứt.
Thừa lực, vì hay xuất sanh tất cả thừa mà chẳng bỏ Đại thừa.
Thần biến lực, vì ở trong mỗi lỗ lông đều thị hiện tất cả thế giới thanh tịnh, tất cả Như Lai xuất thế.
Bồ đề lực, vì làm cho tất cả chúng sanh phát tâm thành Phật không đoạn tuyệt.
Chuyển pháp luân lực, vì nói một câu pháp đều xứng những tánh dục lạc của tất cả chúng sanh.
Nếu chư Bồ Tát an trụ pháp này thời được thập lực nhứt thiết trí vô thượng của chư Phật.
-
KINH HOA NGHIÊM Phẩm 38 PHẨM LY THẾ GIAN
__________________________________________________ ______________________________________
Chư Phật tử ! Đại Bồ Tát có mười vô úy :
Đại Bồ Tát đều hay văn trì tất cả ngôn thuyết nghĩ rằng : giả sử có vô lượng vô biên chúng sanh từ mười phương đến đem trăm ngàn đại pháp để hỏi tôi. Nơi tất cả câu hỏi của họ, tôi không thấy có chút gì khó đáp cả. Vì không thấy khó nên tâm được vô úy, rốt ráo đến bĩ ngạn đại vô úy. Tùy theo chỗ họ hỏi đều có thể giải đáp quyết đoán trừ sự nghi hoặc cho họ không hề khiếp sợ. Đây là vô úy thứ nhứt của đại Bồ Tát.
Đại Bồ Tát được Như Lai quán đảnh vô ngại biện tài đến nơi bĩ ngạn rốt ráo tất cả văn tự ngôn âm khai thị bí mật. Nghĩ rằng : giả sử có vô lượng vô biên chúng sanh từ mười phương đến, đem vô lượng pháp hỏi tôi. Nơi tất cả lời hỏi của họ, tôi không thấy có chút gì là khó đáp cả. Vì không thấy khó nên tâm được vô úy, rốt ráo đến nơi bĩ ngạn đại vô úy. Tùy chỗ hỏi của họ đều có thể giải đáp dứt nghi hoặc không kinh sợ. Đây là môn vô úy thứ hai của đại Bồ Tát.
Đại Bồ Tát biết tất cả pháp là không, lìa ngã, lìa ngã sở, không tạo tác, không tác giả, không tri giả, không mạng giả, không dưỡng dục giả, không bổ đặc già la. Rời uẩn, xứ, giới. Thoát hẳn các kiến chấp. Tâm như hư không. Nghĩ rằng : chẳng thấy chúng sanh có chút tướng tổn não được thân ngữ ý của tôi. Tại sao vậy ? Vì đại Bồ Tát đã rời ngã và ngã sở, nên chẳng thấy các pháp có chút tánh tướng. Vì chẳng thấy nên tâm được vô úy, rốt ráo đến bĩ ngạn đại vô úy, kiên cố dũng mãnh chẳng ai trở hoại được. Đây là môn úy thứ ba của đại Bồ Tát.
Đại Bồ Tát được Phật lực gia hộ, Phật lực nhiếp trì, trụ tại oai nghi của Phật, việc làm chơn thiệt không biến đổi. Nghĩ rằng : tôi chẳng thấy có chút phần oai nghi làm cho chúng sanh móng lòng quở trách. Vì chẳng thấy nên tâm được vô úy, ở trong đại chúng an ổn thuyết pháp. Đây là môn vô úy thứ tư của đại Bồ Tát.
Đại Bồ Tát, thân khẩu ý đều thanh tịnh, sạch trắng nhu hòa, xa lìa những điều ác. Nghĩ rằng : tôi chẳng thấy thân khẩu ý ba nghiệp có chút phần đáng quở trách. Vì chẳng thấy nên tâm được vô úy, có thể làm cho chúng sanh an trụ nơi Phật pháp. Đây là môn vô úy thứ năm của đại Bồ Tát.
Đại Bồ Tát thường được Kim Cang lực sĩ, Thiên, Long, Dạ Xoa, Càn Thát Bà, A Tu La, Đế Thích, Phạm Vương, Tứ Thiên Vương v.v... theo hộ vệ. Tất cả Như Lai luôn hộ niệm chẳng rời. Đại Bồ Tát nghĩ rằng tôi chẳng thấy có chúng ma ngoại đạo kẻ tà kiến nào có thể đến làm chướng ngại hạnh Bồ Tát của tôi. Vì chẳng thấy nên tâm được vô úy rốt ráo đến bỉ ngạn đại vô úy, phát tâm hoan hỷ thật hành hạnh Bồ Tát. Đây là môn vô úy thứ sáu của đại Bồ Tát.
Đại Bồ Tát đã được thành tựu niệm căn đệ nhứt tâm không quên mất, được Phật hứa khả. Nghĩ rằng : Đức Như Lai nói văn tự cú pháp thành đạo Bồ đề. Trong đó tôi chẳng thấy có chút phần quên mất. Vì chẳng thấy nên tâm được vô úy, thọ trì tất cả chánh pháp của Như Lai, thật hành Bồ Tát hạnh. Đây là môn vô úy thứ bảy của đại Bồ Tát.
Đại Bồ Tát trí huệ phương tiện đều đã thông đạt, Bồ Tát chư lực đều đã rốt ráo, thường xuyên giáo hóa tất cả chúng sanh. Vì bi mẫn chúng sanh nên luôn dùng nguyện tâm khắn chặt nơi Phật Bồ đề. Vì thành tựu chúng sanh nên ở nơi đời phiền não trược thị hiện thọ sanh, dòng họ tôn quý, quyến thuộc viên mãn, chỗ mong muốn tùy tâm được toại nguyện, hoan hỷ vui sướng. Nghĩ rằng : tôi dầu cùng quyến thuộc này tụ hội mà chẳng có một chút gì đáng tham luyến để bỏ phế việc tu hành thiền định, giải thoát và các môn tam muội, tổng trì, biện tài, đạo pháp Bồ Tát. Tại sao vậy ? Vì đại Bồ Tát ở nơi tất cả pháp đã được tự tại đến bĩ ngạn, tu hạnh Bồ Tát thề chẳng đoạn tuyệt. Chẳng thấy thế gian có một cảnh giới nào làm mê loạn được Bồ Tát đạo. Vì chẳng thấy nên tâm được vô úy rốt ráo đến nơi bĩ ngạn đại vô úy. Dùng đại nguyện lực nơi tất cả thế giới thị hiện thọ sanh. Đây là môn vô úy thứ tám của đại Bồ Tát.
Đại Bồ Tát luôn chẳng quên mất tâm Nhứt thiết trí, ngự nơi Đại thừa, thật hành hạnh Bồ Tát. Dùng thế lực của đại tâm nhứt thiết trí, thị hiện tất cả oai nghi tịch tịnh của Thanh Văn, Độc Giác. Nghĩ rằng : tôi chẳng tự thấy sẽ ở nơi nhị thừa mà lấy chút phần xuất ly. Vì chẳng thấy nên tâm được vô úy đến nơi bĩ ngạn vô thượng đại vô úy. Có thể khắp thị hiện đạo nhứt thiết thừa, rốt ráo đầy đủ bình đẳng Đại thừa. Đây là môn vô úy thứ chín của đại Bồ Tát.
Đại Bồ Tát thành tựu tất cả pháp bạch tịnh, đầy đủ thiện căn, viên mãn thần thông, rốt ráo an trụ nơi Phật Bồ đề, đầy đủ tất cả hạnh Bồ Tát. Ở chỗ chư Phật thọ ký nhứt thiết trí quán đảnh, mà thường khuyến hóa chúng sanh thật hành Bồ Tát đạo. Nghĩ rằng : tôi chẳng tự thấy có một chúng sanh đáng được thành thục, mà chẳng thể thị hiện Phật tự tại để thành thục. Vì chẳng thấy nên tâm được vô úy, rốt ráo đến nơi bĩ ngạn đại vô úy, chẳng dứt Bồ Tát hạnh, chẳng bỏ Bồ Tát nguyện. Tùy tất cả chúng sanh đáng được giáo hóa, hiện Phật cảnh giới để giáo hóa họ. Đây là môn vô úy thứ mười của đại Bồ Tát.
Nếu chư Bồ Tát an trụ pháp này thời được đại úy vô thượng của chư Phật, nhưng cũng chẳng bỏ vô úy của Bồ Tát.
-
KINH HOA NGHIÊM Phẩm 38 PHẨM LY THẾ GIAN
__________________________________________________ ______________________________________
Chư Phật tử ! Đại Bồ Tát có mười pháp bất cộng :
Đại Bồ Tát chẳng do người dạy, tự nhiên tu hành sáu pháp Ba la mật, thường thích đại thí chẳng hề bỏn xẻn, luôn trì tịnh giới chẳng hủy phạm, đầy đủ nhẫn nhục tâm chẳng lay động, có đại tinh tấn chưa từng thối chuyển, khéo vào các thiền định trọn không tán loạn, khéo tu trí huệ trừ sạch ác kiến. Đây là pháp bất cộng thứ nhứt : chẳng do người dạy mà tùy thuận đạo Ba la mật tu Lục độ.
Đại Bồ Tát hay khắp nhiếp thọ tất cả chúng sanh, dùng của cải và chánh pháp để ban cho họ, chánh niệm hiện tiền, hòa nhan ái ngữ, trong lòng hoan hỷ, dạy nghĩa như thiệt, làm cho được tỏ ngộ Phật Bồ đề, không hiềm ghét bình đẳng làm lợi ích cho tất cả. Đây là pháp bất cộng thứ hai : chẳng do người dạy, tùy thuận đạo Tứ nhiếp pháp siêng nhiếp thọ tất cả chúng sanh.
Đại Bồ Tát thiện xảo hồi hướng : Chẳng cầu quả báo mà hồi hướng, cầu Phật Bồ đề mà hồi hướng, chẳng tham chấp tất cả thiền định tam muội thế gian mà hồi hướng, vì lợi ích tất cả chúng sanh mà hồi hướng, vì chẳng dứt trí huệ của Như Lai mà hồi hướng. Đây là pháp bất cộng thứ ba : chẳng do người dạy, vì các chúng sanh phát khởi thiện căn cầu Phật trí huệ.
Đại Bồ Tát đến bỉ ngạn rốt ráo thiện xảo phương tiện, lòng thường ngó lại tất cả chúng sanh, chẳng nhàm cảnh giới thế tục phàm ngu, chẳng thích đạo xuất ly của Nhị thừa, chẳng ham sự an lạc của mình, chỉ siêng hóa độ khéo có thể nhập xuất thiền định giải thoát, nơi các tam muội đều được tự tại, qua lại chốn sanh tử như dạo trong vườn chưa từng tạm sanh lòng mỏi nhàm. Hoặc ở ma cung, hoặc làm Thiên Đế, Phạm Vương, Thế Chủ. Tất cả chỗ có chúng sanh, không nơi nào chẳng hiện thân trong đó. Hoặc xuất gia trong chúng ngoại đạo mà luôn xa lìa tất cả tà kiến. Tất cả văn từ chú thuật tự ấn toán số nhẫn đến ca vũ du hí của thế gian thảy đều thị hiện không một môn nào chẳng tinh xảo. Hoặc có lúc thị hiện làm phụ nữ xinh đẹp, trí huệ tài năng đệ nhứt trong đời. Nơi pháp thế gian và xuất thế đều hay hỏi hay thuyết, vấn đáp quyết nghi đều rốt ráo cả. Tất cả sự thế gian và xuất thế cũng đều thông đạt đến bĩ ngạn. Tất cả chúng sanh thường đến chiêm ngưỡng. Dầu hiện oai nghi Thanh Văn, Bích Chi Phật mà chẳng mất tâm Đại thừa. Dầu trong mỗi niệm thị hiện thành Chán giác mà chẳng dứt Bồ Tát hạnh. Đây là pháp bất cộng thứ tư : chẳng do người dạy, được phương tiện thiện xảo rốt ráo bĩ ngạn.
Đại Bồ Tát khéo biết đạo quyền thiệt song hành, trí huệ tự tại đến rốt ráo. Những là an trụ nơi Niết bàn mà thị hiện sanh tử. Biết không chúng sanh mà siêng thật hành công hạnh giáo hóa. Rốt ráo tịch diệt mà thị hiện khỏi phiền não. An trụ một pháp thân trí huệ kiên mật, mà hiện khắp vô lượng thân chúng sanh. Thường nhập thâm thiền định mà thị hiện thọ dục lạc. Thường xa rời tam giới mà chẳng bỏ chúng sanh. Thường thích pháp lạc mà hiện có thể nữ ca ngâm hát múa. Dầu dùng những tướng hảo trang nghiêm thân mình mà thị hiện thọ thân bần tiện xấu xí. Thường chứa nhóm những điều lành không có lỗi ác mà thị hiện sanh địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ. Dầu đã đến nơi Phật trí bĩ ngạn mà cũng chẳng bỏ trí thân Bồ Tát. Đại Bồ Tát thành tựu vô lượng trí huệ như vậy. Thanh Văn Bích Chi Phật còn chẳng biết được, huống là tất cả hàng đồng môn chúng sanh. Đây là pháp bất cộng thứ năm : chẳng do người dạy, quyền thiệt song hành.
Đại Bồ Tát thân khẩu ý ba nghiệp tùy trí huệ hành thảy đều thanh tịnh. Những là đầy đủ đại từ lìa hẳn tâm sát sanh, nhẫn đến đầy đủ chánh giải không có tà kiến. Đây là pháp bất cộng thứ sáu : chẳng do người dạy, thân khẩu ý ba nghiệp tùy trí huệ hành.
Đại Bồ Tát đầy đủ đại bi chẳng bỏ chúng sanh, thay tất cả chúng sanh mà chịu khổ. Những là chịu khổ địa ngục, khổ súc sanh, khổ ngạ quỷ. Vì lợi ích cho chúng sanh nên chẳng sanh mỏi nhọc, chỉ chuyên độ thoát tất cả chúng sanh, chưa từng nhiễm say cảnh giới ngũ dục. Thường vì chúng sanh mà chuyên cần diệt trừ mọi sự khổ. Đây là pháp bất cộng thứ bảy : chẳng do người dạy, thường có lòng đại bi.
Đại Bồ Tát thường được chúng sanh thích thấy : Phạm Vương, Đế Thích, Tứ Thiên Vương nhẫn đến tất cả chúng sanh thấy không biết chán. Tại sao vậy ? Vì đại Bồ Tát từ đời lâu xa đến nay, hành nghiệp thanh tịnh không có lỗi lầm, vì thế nên chúng sanh thích thấy không nhàm. Đây là pháp bất cộng thứ tám : không do người dạy, tất cả chúng sanh thảy đều thích thấy.
Đại Bồ Tát nơi nhứt thiết trí đại thệ trang nghiêm chí nguyện kiên cố. Dầu ở chỗ phàm phu, Thanh Văn, Độc Giác, hiểm nạn, trọn không thối thất tâm nhứt thiết trí diệu bửu sáng sạch. Như có bửu châu tên là Tịnh trang nghiêm để trong bùn lầy vẫn không thay đổi màu sáng, có thể làm cho nước đục thảy đều đứng sạch. Cũng vậy đại Bồ Tát dầu ở chỗ phàm ngu tạp trược, trọn chẳng hư mất bửu tâm thanh tịnh cầu nhứt thiết trí, mà có thể làm cho những chúng sanh ác kia xa rời uế trược phiền não vọng kiến để được tâm bửu cầu nhứt thiết trí. Đây là pháp bất cộng thứ chín : chẳng do người dạy : tại những chỗ hiểm nạn chẳng mất trân bửu Nhứt thiết trí.
Đại Bồ Tát thành tựu trí tự giác cảnh giới. Không thầy tự ngộ rốt ráo tự tại đến bĩ ngạn. Dùng lụa pháp ly cấu để đội trên đầu, mà chẳng bỏ sự thân cận thiện hữu, thường thích tôn trọng chư Như Lai. Đây là pháp bất cộng thứ mười : chẳng do người dạy, được pháp tối thượng chẳng rời thiện tri thức, chẳng bỏ tôn trọng Phật.
Trên đây là mười pháp bất cộng của Bồ Tát. Nếu chư Bồ Tát an trụ nơi pháp này thời được pháp bất cộng quảng đại vô thượng của Như Lai.