Hỏng biết cái lão điên nặng có sống với Ý Thức không ?
Printable View
Hỏng biết cái lão điên nặng có sống với Ý Thức không ?
Người điên là người lệ thuộc Ý Thức nhiều hơn người không điên.
Hê hê !
Câu hỏi là mỗi ngày quý vị sống với Ý Thức bao nhiêu giờ ? Sao lại đem người điên "lên bàn lạnh" mà "chụp cắt lớp" chi vậy ?
Sao không đem người thực vật ra mà bàn thảo "Hỏng biết người thực vật có còn sống với ý thức hay không ?"
Dạ, còn con thì thắc mắc: Người nhập định được _ Tiểu Định hoặc Đại Định _ không biết lúc đó có sống với Ý Thức hay không ? (Vì con chưa nhập gì được, ngoại trừ nhập ngủ)
Kính !
Cám ơn ơn các đạo hữu đã góp ý !
Anh Nguyên Chiếu đã trả lời chính xác, là con người bình thường chúng ta (tính luôn tất cả những vị Tiên Thần Trời, cho đến những vị Trời ở tầng cao nhất _ Phi Tưởng Phi Phi Tưởng xứ) đều sống với Ý Thức 24/24, nghĩa là kể cả lúc ngủ quên, dù có mộng hay không có mộng.
Câu "thậm chí từ vô thỉ đến nay" cũng đúng luôn, vì cụm từ "vô thỉ" chỉ về thời gian, kể từ lúc có thời gian và không gian là đã có Ý Thức, chính Ý Thức đã ấn định thời gian và không gian, không có Ý Thức thì sẽ không có thời gian và không gian.
Trả lời bác homeless : Người điên là người vẫn sống với Ý Thức một cách không kiễm soát.
Chúng ta có thể phân Ý Thức làm 2 dạng : 1. _ Nặng về tình cảm dục vọng là Ý Thức Hướng Hạ, 2. _ Thiên về Lý trí là Ý Thức Hướng Thượng. Hướng Hạ thì sẽ theo nghiệp mà tái sanh vào những cảnh giới thấp, Hướng Thượng thì sẽ theo nghiệp mà tái sanh vào những cảnh giới cao.
Người điên sẽ tái sanh vào 1 trong 5 cõi : Địa ngục, Ngạ Quỷ, Súc Sinh, Nhân, Tu La; sau khi tái sanh sẽ bình thường chớ không điên tiếp.
Trả lời nguoidien : Người thực vật vẫn đang sống trong Ý Thức mơ màng.
Trả lời bạn sonha : Người nhập định dù là Tiểu Định hay Đại Định cũng vẫn sống trong Ý Thức mơ màng, bất luận hành giả chứng được những môn Thần thông gì ! Vì những Định này chỉ là sự tập trung Ý Thức, chính Ý Thức biến hiện ra những "hiện tượng Thiền" (như xuất hồn, biết quá khứ vị lai, biết tâm ý người khác, ........) cho nên cũng gọi là Tà định.
Còn Chánh Định tức Tam Muội thì khác, người nhập Tam Muội lúc đó tạm thời Ý Thức không hiện hữu, khi ra khỏi Tam Muội _ xuất Chánh Định _ Ý Thức trở lại bình thường với tâm trạng khinh an khoái lạc có khi 1 tháng hoặc đến 3 tháng. Vì tương ưng với Trí Giác nên gọi là Chánh định.
Kính đáp !
______________
Và đây là nghi vấn của ngày hôm nay :
_ Một chúng sinh bình thường thì sống 24/24 với Ý Thức, vậy có ai không sống với Ý Thức hay không ?
Kính nêu !
Hề hề ! Câu này dễ ợt :
_ Người máy không có Ý Thức, nó chỉ sống với những phần mềm điều hành mà thôi !
:cool:
.
Ha ha ! nguoidien chỉ trả lời được 1 nhân vật, tui trả lời thêm 3 nhân vật nữa nè : người gỗ, con rối, thằng bù nhìn !
Kính các vị tiền bối !
Theo hungmanh thì Ý Thức gốc vô minh, không vô minh là Giác Ngộ. Người không sống với Ý Thức là bậc Giác Ngộ.
Kính chị Thanh Trúc có đúng như thế không ?
Kính chào quý đạo hữu !
Chắc quý đạo hữu cũng đã nhận ra câu trả lời ngắn gọn mà chính xác của bạn hungmanh.
Đúng thế "Người không sống với Ý Thức vô minh là bậc Giác Ngộ" !
Nhưng ở đây, Thanh Trúc xin cung cấp cho quý đạo hữu một vài chi tiết mà T/T đã được học :
1. Người nhất thời _ có thể là chỉ trong tích tắc, có thể là nhiều phút _ không sống với Ý Thức vô minh gọi là Phần Giác. Đây là trường hợp những vị Tổ sư Thiền Tông ngộ đạo. Nhất thời không sống với Ý Thức là đã nhập vào dòng Thánh rồi (Nhập Lưu), nhưng nếu khoảnh khắc nhất thời ấy được vài phút, hành giả được trải nghiệm sâu trong chứng ngộ thì được xếp vào những quả vị cao hơn.
Còn người dùng Ý Thức suy lường để diễn tả về Chân lý, về Đạo, về Niết Bàn _ nghĩa là vẫn sống 100% với Ý Thức, thì dù có 100 tuổi Hạ, dù có viết được những bộ Thiền Luận vài ngàn trang thì cũng chỉ là người đếm bạc cho Ngân hàng mà thôi !.
2. Bậc Toàn Giác là vị không hề sống với Ý Thức Vô minh tí nào, những Bậc ấy dùng Diệu Quan Sát Trí và Thành Sở Tác Trí mà hoằng pháp độ sinh.
Nói đến điều này để chi ? Để nhắc nhở những "Phật tử lớn" rằng : Có thể quý vị nhiều tuổi Hạ, có thể quý vị có địa vị cao quý, có thể quý vị đã hàng trăm lần chễm chệ trên pháp tòa, có thể quý vị phẫm hạnh tuỵêt vời, có thể quý vị đạt được một vài môn Thần Thông, nhưng khi quý vị hãy còn toàn sống với Ý Thức _ chưa một lần diện kiến chủ nhân Ông _ thì quý vị hãy còn phàm phu 100%.
Ghi chú : Những vị được nhất thời "Diện kiến chủ nhân ông" tuy là điều QUÝ HIẾM, muôn triệu người mới chỉ có một người đến, nhưng đó chỉ là mới "vào cửa đạo" chứ cũng chẳng có gì to tát lắm, nếu cứ thả trôi tháng ngày, thì những tế bào vô minh nó sẽ đan kín trở lại và có thể sa đọa.
Kính quý đạo hữu !
Chúng ta đã mấy ngày suy tư về Ý Thức rồi. Nhưng sẽ là thiếu sót nếu chúng ta không quay lại, cùng nhau định nghĩa :
_ Ý THỨC LÀ GÌ ?
Kính mời quý đạo hữu góp ý !
Ý THỨC LÀ GÌ ?
Ý Thức là Ý không ngủ, Ý ngủ là ý không còn biết gì xung quanh.
Đúng không các bạn ?
Xí phang ! Nguoidien nói trật rồi !
Ý thức là ý tỉnh táo, Ý ngủ là Ý người điên !
Hề hề !
Kính chị Thanh Trúc và các tiền bối !
Theo em, đạo Phật nói con người có 8 Thức : Nhãn thức, Nhĩ thức, Tỉ thức, Thiệt thức, Thân thức, Ý Thức, Mạt Na thức và A Lại Da thức.
Ý thức là thức thứ sáu, là cái biết của Ý, tức là biết buồn biết vui, ......nói chung là tình cảm và tri thức của chúng ta đều nằm ở Ý Thức.
Em xin hết.
Theo tôi, Ý Thức là TÂM của chúng ta đó, như câu kệ trong Kinh Pháp Cú này :
http://www.phatphapthuchanh.com/show...%A3nh-h%C3%B3a
“Tâm (Ý thức) dẫn đầu các pháp
Tâm (Ý thức) làm chủ, tâm (Ý thức) tạo tác
Nếu nói hoặc làm với tâm (Ý thức) ô nhiễm,
Khổ não sẽ theo ta
Như xe theo vật kéo”.
Kính !
Kính chú tt-002 !
Cái định nghĩa về Ý THỨC của chú sao giống với tư tưởng "Niết bàn là ở đây" hoặc "Now and here" (Bây giờ và ở đây) của trường phái Nhất Hạnh quá ?
Bạn Tuấn Kiệt trả lời cũng đúng, nhưng chưa đúng lắm theo tinh thần từ đầu đến giờ của chủ đề này. Cái Ý Thức mà chúng ta đang bàn là toàn thể thế giới nội tâm của một kẻ phàm phu như TA. (Chớ không riêng gì Thức thứ 6).Quote:
Nguyên văn bởi Tuấn Kiệt
Chú vodanh đã đúng, nhưng sẽ rõ nghĩa hơn khi viết "Theo tôi, Ý Thức là TÂM THỨC của chúng ta đó."Quote:
Nguyên văn bởi Vô danh
Bởi sau khi nói bài kệ trên một thời gian _ nhiều năm, đức Phật dạy tiếp (trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm) rằng : Tất cả những Tâm Thức ấy đều không phải thực là Tâm của Ta ! Khi chúng ta nhận nó là Tâm của ta thì chúng ta sẽ theo nó mà "rong chơi" 6 cõi.
Đây là CÁI LẦM VĨ ĐẠI NHẤT CỦA PHẬT TỬ !
Kết luận :
Ý Thức là CÁI BIẾT bên trong (nội tâm) do tập nghiệp "kết tủa" mà có ra. Cái Biết này nương vào xác thân tứ đại, chi phối tứ đại (ra lệnh), nhưng không tự chủ (chịu sự chi phối của nhiều thứ); không phải thực là TA, hay Bản Thể Tâm của Ta.
Kính góp ý !
Và bây giờ chúng ta cùng ôn lại nhé :
1. Người hoàn toàn sống với Ý Thức, đạo Phật gọi là gì ?
2. Người không hoàn toàn sống với Ý Thức, đạo Phật gọi là gì ?
3. Người hoàn toàn không sống với Ý Thức, đạo Phật gọi là gì ?
4. Người hoàn toàn không sống với Ý Thức, thì sống với cái gì ?
Kính mời quý đạo hữu !
Hừm !
Cái lão điên này ! Cô bé vivi nói sai 2 điều, mà lão cũng nói theo, không biết mắc cở, này nhé :
1. Chúng sinh vô minh.
4. Trí Tuệ Bát Nhã.
(Câu 2, câu 3 thì không có ý kiến, có lẻ đúng như vậy)
Kính mừng quý đạo hữu đã trả lời chính xác !
Dạ, Thanh Trúc xin được nêu vấn đề tiếp :
_ Là một chúng sinh vô minh những đã quy y theo Phật, nếu chúng ta thực tâm mong cầu Giác ngộ thì phải làm sao ?
(Xin quý đạo hữu đừng liệt kê hết Giáo lý Phật pháp ra, mà nên cô đọng lại chỉ trong vài từ ngắn gọn mà hàm chứa tất cả).
Kính nêu !
Nói buông xả, phải biết buông cái gì xả cái gì ? Những cái gì không nên buông không nên xả ? Chớ đâu phải buông xả tất cả.
Còn cái lão Ngu (như con bò) kia ! Niệm NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT thì chỉ được Vãng Sanh, chứ ai nói với lão là niệm NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT thì sẽ Giác Ngộ ?. Vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc thì còn phải vô "lò hấp giải nghiệp" (cũng giống như phòng giảm áp của mấy người nhái _ thợ lặn sâu) nhập thai 1 trong 9 phẩm Sen, nếu nhằm Hạ phẩm Hạ sanh thì phải ngâm tẩm (giống như ướp hương sen) có khi đến 12 tiểu kiếp. Chứ có ai vừa được Vãng Sanh là Giác Ngộ liền đâu !
Hè...hè! Bửa trước lão gieo nhân "nắn gân" tui, bửa ni thì thọ quả không được kêu nhé !
Wow ! quả là bội thu !
Kính quý đạo hữu, Thanh Trúc chỉ mong chờ 3 Từ PHÁ SẠCH CHẤP thôi. Nhưng được đạo hữu Thành Tâm ban tặng "trọn bộ" 4 điều "cần dán lên trán". Xin thành thật tri ân đạo hữu Thành Tâm nhiều lắm, 4 cụm từ này gồm hết công phu tu hành của một Phật tử, quá đầy đủ, không thiếu sót gì cả.
Quả vậy, nói "Buông xả tất cả" thì còn thiếu sót, nói TRỪ PHÀM cũng không phải đặc trung của đạo Phật. "Trừ phàm thì thành Thánh" điều này chính xác, nhưng chữ Thánh bao gồm luôn Tiên, Trời, Thần, Phật; cho nên hãy còn chung chung lắm.
Tất cả Phật tử chúng ta, dầu cho có trải nghiệm "một lần thấy Phật" hay chưa, đều phải Học và Hành 4 điều này mãi mãi cho đến đến khi HOÀN TOÀN THÀNH ĐẠO.
Giáo lý Nguyên Thủy nói "Nghiêm trì Giới Luật, Tinh tấn công phu, ...." có tác dụng Trừ Phàm rất hay, nhưng đồng thời có luôn "tác dụng phụ không mong muốn" là cố chấp giáo điều giống như con diều được làm bằng giấy dầu (vật liệu nặng) không thể bay cao được.
Các Giáo Lý Đại Thừa nói VẠN PHÁP ĐỀU LÀ HUYỄN, điều này phá cái chấp CÁI GÌ CŨNG THIỆT của Nguyên Thủy, giúp hành giả có thể bay cao, nhưng có "tác dụng phụ không mong muốn" là một số hành giả "đi hỏng mặt đất", lưng tưng bất định.
Cụm từ THƯỜNG HÀNH THIỆN không còn là chấp nữa, mà giống như sợi dây nhợ giữ thăng bằng cho diều bay lượn trên bầu trời cao, không có sợi nhợ này thì "diều nó băng" (đâm đầu xuống).
Kính cám ơn quý đạo hữu !
Kính quý đạo hữu !
Hôm nay chúng ta lại có vấn đề mới cần thảo luận :
_ Thế nào là CẦU VÔ SANH ?
Kính gợi ý !
Chúng ta khổ vì "tâm viên ý mã", tâm ý của chúng ta cứ luôn sanh sôi nảy nở, không bao giờ ngưng. Cầu vô sanh là mong muốn biển êm gió lặng, cầu vô sanh là mong tịnh được tâm, tâm có tịnh thì trí mới sáng, huệ phát sinh, có câu :
_ Nước lập lờ, ánh trăng nhấp nhoáng
Trăng lu mờ vì áng đám mây
Làm cho nước đứng mây tan
Tự nhiên ảnh hiện thiền quang sáng ngời.
Xin góp ý !
Cám ơn ba vị trưởng bối đã cho câu trả lời !
Rất tiếc cả ba vị đều không nói được ý nghĩa của cụm từ CẦU VÔ SANH.
Riêng câu trả lời của sư bà Diệu Nghiêm chỉ là nói "cầu cho Tâm ý đừng lăng xăng như khỉ vượn" đây là mong muốn định được tâm, ý này cũng hay nhưng cũng còn trùng khớp với Ngoại Đạo.
Thưa quý đạo hữu ! Vô Sanh là gì ? Cái gì Vô Sanh ?
Kính thưa ! Đó là Bản Thể Tâm của ta đó ! Cái "bộ mặt thật của ta" xưa nay đó ! Bản Thể Tâm thì không có ai hay cái gì sanh ra nó, nên gọi là Vô Sanh.
Nếu đã là Bản Thể Tâm của ta thì ta còn cầu gì nữa ?
Xin thưa ! Tất cả chúng ta đều đang sống với cái Tâm giả _ Tâm Thức, cái Ý Thức Vô Minh _. Cái này nó đã huân kết từ xa xưa lắm, nó dính khắn nơi ta như nhọ nồi nghìn năm (rất khó tẩy rửa). Chúng ta đối đáp với nhau đây, toàn dùng Tâm Ý thức cả. Chính cái Tâm Thức này bám luýên với những phóng ảnh của nó làm cho dòng Sanh Tử Luân Hồi chuỳên níu nhau lên lên xuống xuống hầu như bất tận.
Bây giờ Tâm Thức này quá đau khổ, quá ngán ngẩm, quá chán chường, quá lúng túng với những sợi tơ của chính nó (như con tằm nhả tơ tự quấn mình); nó muốn thoát ra, nó muốn được giải thoát, nó hướng tâm đến sự Giải Thoát Sinh Tử Luân Hồi. Nó muốn thôi, không Sinh Tử nữa. Đó là CẦU VÔ SANH !
Nó, Tâm Thức được dạy rằng : nó không bền, nó đầy mâu thuẫn, nó là nguyên nhân của khổ đau triên miên, nên nó hướng tâm đến CÁI CHÂN THẬT NHẤT, CÁI BỀN VỮNG NHẤT, CÁI KHÔNG KHỔ ĐAU VĨNH VIỄN, cái đó là CÁI CHÂN TÂM VÔ SANH. Đó là CẦU VÔ SANH.
CẦU VÔ SANH là cầu cho cái Ý Thức giả tạm vô minh này NÓ RƠI RỤNG.
Thanh Trúc kính xin quý đạo hữu tham khảo thêm "Hoa khai kiến Phật ngộ vô sanh" do bác nguoiaolam triễn khai :
http://www.phatphapthuchanh.com/show...3%B4-sanh-quot
Kính !
Kính quý đạo hữu !
Xin quý vị cho biết ý kiến về : TIN PHÁP HUYỄN
_ Thế nào là TIN PHÁP HUYỄN ?
Kính !
Kính quý đạo hữu !
Câu này có 2 vấn đề nhắc nhở chúng ta :
1. VẠN PHÁP LÀ HƯ HUYỄN.
Chúng ta xem Kinh sách Đại Thừa hầu hết chỉ xoay quanh một chữ HUYỄN, nghĩa là không có gì thực có. Từ cái bàn cái ghế, cho đến vũ trụ vạn hữu, tất cả chỉ như bóng trăng đáy nước, thấy vậy nhưng không ai lặn xuống bắt được vầng trăng dưới đáy nước bao giờ. Điều này thật là khó tin với Ý Thức quen cân đong đo đếm của thời đại @ này.
Tin sao được khi ta vấp cục đá cũng đau điếng, ta va đầu vào cột đèn cũng "thấy mấy ông trời". Thử hỏi "Cái gì đau ?" chúng ta trả lời chắc "như đinh đóng cột" rằng "Cái chân đau, cái đầu đau!". Chúng ta nào có biết đâu, cái chân không hề biết đau, cái đầu không hề biết đau, mà chính là CÁI Ý THỨC mê lầm biết đau.
Tất cả các pháp khác cũng vậy, chúng ta chỉ thấy biết bề nổi, phần thô; chứ không biết thực chất của các pháp. Những Bậc Đại Giác Ngộ là người biết rõ THỰC CHẤT này, đem dạy cho chúng ta một mảng của Sự Thật. Đó là muôn pháp đều GIẢ HIỆN mà thôi ! Đừng có chạy theo ảo ảnh mà la sướng la khổ nữa, chúng không có giá trị gì đâu.
2. TIN là chưa biết chắc.
Kinh sách Phật giáo nhằm định hướng cho chúng ta KHÔNG MÊ LẦM HUYỄN pháp nữa. Chư Tổ xưa có những vị thực chứng Như Huyễn Tam Muội, Thần Thông Du Hí Tam Muội, ..... các Ngài có những hành động lời nói vượt lẻ thường tình, nhằm nhắc nhở chúng ta KHÔNG CÓ GÌ THẬT; các Ngài nói hay làm đều do THỰC CHỨNG.
Chúng ta những kẻ phàm phu vô minh, may mắn đọc được những chuỵên tích ấy và chúng ta TIN thật, ấy là chúng ta cũng có phước đức lớn đó. Nhưng mọi chuyện hãy dừng lại ở chữ TIN, không nên bắt chước nói theo làm theo. Một kẻ phàm phu vô minh như chúng ta mà NÓI NHƯ TỔ (trong khi công phu tu hành thì chẳng có gì) thì có khác nào chạy bộ giữa đường cao tốc. :p
(Ở Diễn đàn Phật pháp Online chúng ta đã gặp những "cao thủ" này rồi).
Chúng ta TIN CÁC PHÁP VỐN HUYỄN chứ chúng ta CHƯA THỰC CHỨNG điều này, vậy nên hãy thận trọng lời nói và hành động, tránh hành sự lỗ mãng.
Kính !