Kính quý đạo hữu !
Câu này hơi khó phải không ?Quote:
Hễ có công đức thì liền có hắc ám đuổi theo.
Đáng lẻ có Công Đức thì mọi chuyện sẽ trở nên suôn sẻ dễ dàng, chứ sao lại kỳ vậy ?
"Có Công Đức thì mọi chuyện sẽ trở nên suôn sẻ dễ dàng" đó là đối với những bậc Thầy (Chơn sư, ....) khi ra hoằng pháp, chính Công Đức tích tập trong quá khứ đã giúp cho vị ấy làm gì cũng suôn sẻ.
Còn "Hễ có công đức thì liền có hắc ám đuổi theo" là Tổ xưa nói với những "học sinh" (như chúng ta).
Phải chăng trong lớp học, nếu bạn có học lực khá, giỏi thì sẽ được Thầy Cô chú ý kêu lên bục để "tra khảo" liên tiếp; còn những "con gà chết" có tra khảo nó thì chỉ mất thời giờ mà thôi, không có nhét vào đầu nó được cái gì cả.
Đạo trường cũng thế, những Chân Phật tử có chí dõng mãnh, đã tích tập được nhiều công đức, mới được thử thách để tiến bộ hơn. Cái mà ở đây dùng chữ là "hắc ám đuổi theo" thực chất là thử thách để tiến bộ.
Chứ những Phật tử quá non kém thì sẽ được vỗ về thương yêu chăm sóc. Những Phật tử này nếu gặp khó khăn thì dễ lui sụt, mất chí nguỵên ban đầu. Cho nên đạo trường không bao giờ thử thách những học trò quá non yếu.
Kính quý đạo hữu " Chỉ những khúc gỗ trăm năm nghìn năm, mới được ăn búa, ăn đục, ăn chàng để trở thành pho tượng quý báu, sẽ được trang trọng để lên bàn thờ. Còn cây chuối, cây bần (thân mềm xốp rỗng) có ai chạm trổ làm tượng thờ bao giờ ?!
Hãy xem những "hắc ám đuổi theo" như khúc gỗ bị đục đẻo chạm khắc để trưởng thành. Nghĩ như thế chúng ta sẽ sẵn lòng tiếp nhận những nghịch cảnh đến với mình, xem chúng là thử thách cần phải vượt lên, trải qua.
Kính !