Ðăng nhập

Xem phiên bản đầy đủ : Kinh thủ lăng nghiêm trực chỉ



Trang : 1 [2]

vietlong
08-15-2020, 03:57 PM
Kinh THỦ LĂNG NGHIÊM trực chỉ
QUYỂN 10 PHẦN 1 (tt)
__________________________________________________ ______________________________________


D6.- MƯỜI BỐN THỨ LUẬN HỮU TƯỚNG

- NÊU CHUNG

Lại, các thiện nam tử, trong Tam-ma-địa, chính tâm đứng lặng vững chắc, thiên ma không còn dịp khuấy phá; trong lúc xét cùng cội gốc sinh loại, xét cội gốc thường chuyển động u ẩn kia sinh tâm so đo chấp trước, nơi lòng sinh diệt vô tận, thì người ấy sa vào tư tưởng điên đảo, chấp sau khi chết có tướng.

Dời đổi không cùng, là tướng của hành ấm. Hiện thấy tướng đó, giống như sóng nắng (dương diệm) đã không phải là việc thật, huống là sau khi chết ư? Người khởi tâm ấy, gọi là điên đảo.

- GIẢI THÍCH

+ CỘI GỐC CỦA CHẤP

Hoặc tự củng cố cái thân mình, bảo rằng sắc là ta, hoặc khi thấy cái ta bao trùm khắp các cõi nước, rồi bảo rằng ta có sắc, hoặc thấy các tiền trần kia, theo ta mà xoay trở về, rồi bảo rằng, sắc thuộc về ta, hoặc thấy cái ta nương trong hành mà tương tục, rồi bảo rằng ta ở nơi sắc, những người đó đều so đo chấp rằng, sau khi chết có tướng, xoay vần như thế, có đến mười sáu tướng.

Sắc là ta, là chấp ta trong uẩn. Ta có sắc là chấp sắc bên ngoài đều là cái ta cùng khắp. Sắc thuộc ta, là chấp tất cả sắc pháp đều trở về ta. Ta tại sắc, là chấp tất cả trong sắc có ta. Đã chấp sắc làm ta, cộng có bốn tướng, gồm cả thọ, tưởng, hành cộng thành mười sáu, đều là nói sau khi chết có tướng. Sở dĩ không nói thức, vì không phải chỗ kia nhận biết, cũng do toàn trong thân thức là cái năng chấp.

+ CHẤP RIÊNG

Từ đó, hoặc còn chấp rằng rốt ráo phiền não và rốt ráo Bồ-đề, hai tính ấy cùng đuổi nhau mà không đụng chạm gì nhau.

Đây là chấp phiền não, Bồ-đề thật có, hai tính đối với ta không bị ngăn ngại nhau. Tưởng ấm thuộc về phiền não, là bản hữu phiền não, do ta mà hết; phiền não đã hết thì Bồ-đề sẽ gần bên, do ta mà chứng, nên nói rằng cùng đuổi với nhau. Chẳng biết rằng, có phiền não thì không Bồ-đề. Có Bồ-đề thì không phiền não, một tính không hai; chỉ chuyển cái mê kia, chứ nó không có tướng thật.

+ KẾT LUẬN

Do so đo chấp sau khi chết là có tướng như vậy, nên rơi vào ngoại đạo, làm mất tính Bồ-đề; ấy gọi là ngoại đạo thứ sáu, lập những luận điên đảo, nhận trong ngũ ấm, sau khi chết có tướng.

Giải thích đồng như đoạn kết luận ở trước.

D7.- TÁM THỨ LUẬN VÔ TƯỚNG

- NÊU CHUNG

Lại, các thiện nam tử trong Tam-ma-địa, chính tâm đứng lặng vững chắc, thiên ma không còn dịp khuấy phá; khi xét cùng cội gốc sinh loại, xét cái cội gốc thường chuyển động u ẩn kia lại sinh tâm so đo chấp trước nơi ba ấm; sắc, thọ, tưởng đã trừ diệt rồi, thì người đó sa vào những tư tưởng điên đảo, chấp sau khi chết không có tướng.

Hành ấm tuy còn chưa diệt, nhân ba ấm trước (sắc, thọ, tưởng) đã diệt, so biết hành ấm sẽ diệt, nơi cái diệt mà sinh ra chấp, nên nói sau khi chết không có tướng.

- GIẢI THÍCH

+ CỘI GỐC CỦA CÁI CHẤP

Người đó thấy sắc ấm diệt, thân hình không có nhân vào đâu, xét tưởng ấm diệt, tâm không bị ràng buộc vào đâu, biết thọ ấm diệt không còn dính liền vào đâu, tính các ấm đó đã tiêu tán, dẫu có lý sinh mà không thọ, không tưởng đồng như cây cỏ, rồi nghĩ rằng, thể chất hiện tiền còn không thể được, làm sao sau khi chết lại còn có các tướng. Nhân đó nghiệm xét sau khi chết không có tướng; xoay vần như thế, có đến tám luận vô tướng.

Sắc là hình (thân), tướng là tâm. Thọ duyên sắc tâm dính liền lẫn nhau, nay đều đã diệt, nên nói tính của ấm tiêu tán vậy. Sinh lý là chỉ cho hành ấm; do không có tưởng thọ, thì hành không có chỗ gá, tuy có mà như không cái nhân. Hiện tiền đã không, thì hiện cái quả về sau cũng diệt, nên lập thành tám tướng.

+ CHẤP RIÊNG

Đây hoặc chấp Niết-bàn, nhân quả tất cả đều không, chỉ có danh tự suông, rốt ráo đều đoạn diệt.

Đây là do tướng sinh tử hiện tiền đã không, thì tướng Niết-bàn tương lai đâu thể có. Bởi do rốt ban đầu chưa từng phát minh tính giác, chỉ nương theo thiền mà chìm sâu trong định; phá trừ hai ấm, nay hành ấm sắp hết, mà chân thức chưa hiện, nên mờ mịt không biết chỗ trở về, bèn sinh ra có cái chấp khác.

- KẾT LUẬN

Do cái so đo chấp sau khi chết là không có tướng, như vậy nên sa vào ngoại đạo, lầm mất tính Bồ-đề, ấy gọi là ngoại đạo thứ bảy, lập những thứ tâm luận điên đảo, chấp trong ngũ ấm, sau khi chết không có tướng.

Giải thích đồng như đoạn kết luận ở trước.

vietlong
08-16-2020, 08:28 AM
Kinh THỦ LĂNG NGHIÊM trực chỉ
QUYỂN 10 PHẦN 1 (tt)
__________________________________________________ ______________________________________


D8.- LUẬN TÁM THỨ PHI

- NÊU CHUNG

Lại, các thiện nam tử trong Tam-ma-địa, chính tâm đứng lặng vững chắc, thiên ma không còn dịp khuấy phá; khi xét cùng cội gốc sinh loại, xét cội gốc thường chuyển động u ẩn kia, ở trong hành ấm còn và thọ, tưởng đã diệt, đồng thời khởi so đo chấp cả hai cái có và không, tự thể phá nhau. Người ấy rơi vào cái luận điên đảo, chấp sau khi chết không phải có, không phải không.

Đây là chấp không phải có, không phải không. Đối với hành ấm hiện còn, chấp cho là có, ba ấm trước (sắc, thọ, tưởng) đã diệt, chấp cho là không. Song nay không, xưa có, nay có rồi lại không nên nói đồng thời khởi chấp cả hai cái có và không. Lại do cái có hiện hành mà phá cái không, ba ấm trước; do cái không ba ấm trước, phá cái có đang hiện hành, nên nói rằng tự thể phá lẫn nhau. Bốn ấm đều chẳng phải có, chẳng phải không, bèn thành tám thứ chấp, văn sau sẽ chỉ rõ.

- GIẢI THÍCH

+ CỘI GỐC CÁI CHẤP

Người đó thấy những ấm, sắc, thọ, tưởng có, nhưng chẳng phải có. Xét trong hành ấm chuyển biến, không những chẳng phải không, xoay vần như thế, cùng tột các ấm, làm thành tám tướng, tướng không phải có, không phải không, tùy gặp duyên gì đều nói, sau khi chết có tướng, không tướng.

Ba ấm trước vốn có, mà nay đã không, hành ấm cũng như vậy. Ấy là bốn ấm đều chẳng phải có. Hành ấm sau ắt sẽ không, nhưng hiện thấy còn có ba ấm trước cũng vậy, ấy là bốn ấm đều chẳng phải không, xoay vần cùng tột, nghĩa là suy ra đây cả hai tướng chẳng phải có, chẳng phải không này thành tám tướng đều chẳng phải, tùy nêu lên một ấm, cho đến sau khi chết, đều là không phải có, không phải không.

+ CHẤP RIÊNG

Lại, xét các hành ấm sinh diệt thay đổi liên tục, tâm phát tỏ suốt, chấp tất cả đều không phải có, không phải không, lộn lạo hư thật.

“Các hành” vẫn chỉ cho hành tướng, nhân hành tướng dời đổi liên tục không nhất định, nên tâm phát tỏ suốt; nghĩa là nhân đây mà ngộ tất cả ấm, tất cả pháp đều như vậy. Có chẳng phải nhất định có, thật đâu từng thật; không chẳng nhất định không, hư đâu từng hư. “Thất thố” là mờ mịt không bằng cớ.

- KẾT LUẬN

Do so đo, chấp sau khi chết đều không phải có, không phải không, như thế mà đường sau mờ mịt, không còn lối đi, sa lạc vào ngoại đạo, lầm mất tính Bồ-đề; ấy gọi ngoại đạo thứ tám, lập những luận điên đảo, chấp trong năm ấm sau khi chết, chẳng phải có, chẳng phải không.

Đường sau mờ tối không có lối đi; chữ “Đạo” là lối đi (noi theo). Nghĩa là không phải có, không phải không, thì sau khi chết, không có lối đi. Đây là do không biết bản tế của sinh tử Niết-bàn, lầm nơi Có, Không mờ mịt, không có chủ tể, sai mất tính Bồ-đề, rất đáng thương vậy.

vietlong
08-19-2020, 03:55 PM
Kinh THỦ LĂNG NGHIÊM trực chỉ
QUYỂN 10 PHẦN 1 (tt)
__________________________________________________ ______________________________________


D9.- BẢY THỨ LUẬN ĐOẠN DIỆT

- NÊU CHUNG

Lại, các thiện nam tử trong Tam-ma-địa, chính tâm lóng đứng vững chắc, thiên ma không còn dịp khuấy phá; khi xét cùng cội gốc sinh loại, xét cái cội gốc thường chuyển động u ẩn kia, sinh tâm so đo chấp mãi, sau này là không, người ấy mắc vào bảy cái luận đoạn diệt.

Xét hành ấm niệm niệm dời đổi, chấp là rốt ráo đoạn diệt, nên gọi là chấp mãi sau này là không. Bảy luận đoạn diệt sau sẽ nói rõ.

- GIẢI THÍCH

Hoặc chấp thân này diệt, hoặc chấp ngũ dục tận diệt, hoặc chấp hết khổ tận diệt, hoặc chấp tột vui diệt, hoặc chấp xả tột diệt; xoay vần như thế cùng tột đến bảy mé hiện tiền tiêu diệt, diệt rồi không trở lại nữa.

Thân diệt, nghĩa là thân hiện tiền hết, tức Người, Trời trong Dục giới, ngũ dục hết, gọi là Sơ Thiền, khổ hết gọi là Nhị Thiền, vui cùng tột gọi là Tam Thiền, xả cùng tột gọi là Tứ Thiền và Tứ không hợp bảy chỗ này đều trở về diệt mất. Bởi do hành ấm hiện tiền, niệm niệm tiêu diệt, mà biết nó diệt, rốt ráo dứt rồi không có vậy. Kinh A Hàm nói: “Hoặc có Sa-môn, Bà-la-môn khi chưa thấy kiếp rốt sau, khởi luận chấp đoạn diệt, đều có bảy thứ kiến chấp. Hoặc chấp thân ta từ nhân duyên sinh, ắt trở về tiêu diệt; hoặc chấp ngã cõi trời Dục đoạn diệt, hoặc chấp ngã nơi thân cõi Sắc đoạn diệt; hoặc chấp ngã nơi Không xứ, nơi Thức xứ, Bất dụng xứ, Hữu tưởng, Vô tưởng xứ, ở cõi Vô sắc đoạn diệt."

- KẾT LUẬN

Do những so đo chấp sau khi chết là đoạn diệt, như thế sa lạc vào ngoại đạo, lầm mất tính Bồ-đề; ấy gọi là ngoại đạo thứ chính, lập những luận điên đảo, chấp trong ngũ ấm, sau khi chết là đoạn diệt.

Hành ấm sinh diệt, trong khoảng sắp diệt mà chưa diệt, nếu chẳng phải trước đã phát minh thì phần nhiều khởi chấp không. Song chỉ có vị này cho là rốt ráo đoạn diệt, phần thứ mười chấp là Niết-bàn cũng chấp là không luân chuyển và không giải thoát vậy.

D10. - LUẬN NĂM THỨ NIẾT-BÀN HIỆN CÓ

- NÊU CHUNG

Lại, các thiện nam tử trong Tam-ma-địa, chính tâm đứng lặng vững chắc, thiên ma không còn dịp khuấy phá; khi xét cùng cội gốc sinh loại, xét cội gốc thường chuyển động u thanh kia, so đo chấp đời sau này là có; người ấy sa lạc vào các luận năm thứ Niết-bàn hiện có.

Đây là chỗ hành ấm niệm niệm sinh; nghĩa là không phải chết rồi là không, gọi đời sau này là có. Khởi cái chấp Niết-bàn mà gọi là năm thứ Niết-bàn hiện có, là không đợi đến thân chết, tức là ngay khi còn sống hiện tiền mà được cái vui Niết-bàn vậy.

- GIẢI THÍCH

Hoặc nhận dục giới là chuyển y chân chính do xem thấy sáng suốt cùng khắp và sinh lòng yêu mến. Hoặc nhận Sơ thiền là chuyển y chân chính, vì tâm không còn lo buồn. Hoặc nhận Nhị thiền vì tâm không còn khổ thọ. Hoặc nhận Tam thiền vì rất vui theo. Hoặc nhận Tứ thiền khổ vui đều hết, vì chấp không còn chịu sinh diệt trong luân hồi này. Người đó lầm trong cõi trời hữu lậu, khởi hiểu vô vi lầm sự an ổn, năm chỗ ấy là chỗ nương tựa thù thắng, thanh tịnh; xoay vần như thế, rốt ráo có năm chỗ.

Nhận những định dục giới là chuyển y chân chính. Ngài Thiên Thai giải thích về thiền: Trong Dục giới có hai thứ định: Một là Dục giới định, hai là Vị đáo định. Trong hai thứ định này, tâm mất sáng suốt cùng khắp rồi nương theo cảnh giới Thiền định sáng suốt cùng khắp đó làm chỗ an ổn. Chuyển y chân chính, là chuyển sinh tử làm Niết-bàn. Đây là vọng chấp của Thiền giả vậy. Quả Sơ thiền do xa lìa ngũ dục mà sinh hỷ lạc, nên không còn lo. Nhị thiền do định mà sinh hỷ lạc, nên không còn khổ. Tam thiền do cái vui đã tột cùng, và không có hỷ, nên được rất vui. Tứ thiền do không khổ, không vui, tâm xả được thanh tịnh. Không chịu sinh diệt trong luân hồi, đều là vọng chấp của Thiền giả vậy. Thiền giả trước tu định chân chính, vọng nhận cảnh vui hữu lậu cho là an ổn thanh tịnh, thù thắng, lầm cho là vô vi thật chẳng phải rốt ráo, mà vọng chấp là rốt ráo vậy.

- KẾT LUẬN

Do so đo chấp năm thứ Niết-bàn hiện có như thế, mà sa lạc vào ngoại đạo, lầm mất tính Bồ-đề; ấy gọi là ngoại đạo thứ mười, lập những luận điên đảo chấp trong ngũ ấm có năm thứ Niết-bàn hiện có.

Luận Du Già nói: “Luận vọng chấp thanh tịnh, như hoặc có Sa-môn, hoặc Bà-la-môn; khởi cái kiến chấp như vầy, lập luận như vầy: “Nếu như ta đã giải thoát, tâm được tự tại, chính ta đã được tự tại; nghĩa là đối với chư thiên có năm dục vi diệu, chấp trước giữ gìn kiên cố, đùa giỡn vui thích, tùy ý thọ dụng, gọi là được pháp hiện tại Niết-bàn thanh tịnh bậc nhất”. Lại có ngoại đạo khởi cái kiến chấp như vầy, lập luận như vầy: “Nếu như có kẻ lìa pháp dục, pháp ác bất thiện, đối với trong Thiền định được an trụ đầy đủ, cho đến được đệ Tứ Thiền (đệ tứ tĩnh lự) an trụ đầy đủ, ấy cũng gọi là pháp Niết-bàn hiện tại thanh tịnh bậc nhất”.

vietlong
08-23-2020, 05:15 PM
Kinh THỦ LĂNG NGHIÊM trực chỉ
QUYỂN 10 PHẦN 1 (tt)
__________________________________________________ ______________________________________


TIẾT E.- KẾT LUẬN VÀ BẢO TRUYỀN BÁ CHỈ DẠY

A-nan, mười thứ nhận hiểu cuồng loạn trong Thiền-na như thế, đều do hành ấm và tâm công dụng giao xen, nên hiện ra những nhận thức đó. Chúng sinh ngu mê không tự xét lường; gặp cảnh ấy hiện ra lại nhận mê làm ngộ, tự bảo là chứng bậc Thánh, thành tội đại vọng ngữ và sẽ đọa vào địa ngục Vô gián. Các ông phải nên đem lời này của Như Lai: Sau khi tôi diệt độ truyền lại trong đời mạt pháp, khiến cho tất cả chúng sinh hiểu rõ nghĩa này, không để cho tâm ma tự gây nên những tội lỗi sâu nặng, giữ gìn che chở cho chúng sinh tiêu hết tà kiến, dạy cho họ thân tâm giác ngộ đạo nghĩa chân thật đối với đạo Vô Thượng. Không mắc vào các đường tẽ, cũng chớ để chúng sinh tạm mong được chút ít cho là đã đủ, nêu ra lời chỉ dạy thanh tịnh của vị Đại Giác.

Trước đã nói Thiên ma chờ dịp khuấy phá, ở đây nói ma trong tâm tự khởi gây tội sâu nặng. Bởi nhân nơi phá tưởng ấm, mà hành ấm hiện ra, cái sinh diệt không chỗ nương, khi chưa đến mé chân, tùy khởi một niệm, ắt rơi vào nghĩ tà. Đức Như Lai đối với việc này, dạy răn rất thâm thiết, khiến cho biết được khi đến đó đều tự tiêu diệt. Ngài nêu ra chỉ dạy cho tương lai con đường giác ngộ rốt ráo Vô Thượng, lại không có đường tẽ vậy.

CHI 5.- NHỮNG MA SỰ THUỘC THỨC ẤM

TIẾT A. - TƯỚNG THÙ THẮNG CỦA HÀNH ẤM HẾT

A-nan, thiện nam tử kia tu pháp Tam-ma-địa, khi hành ấm hết, thì cái then chốt lay động u ẩn, chúng sinh ra các loài thế gian, bỗng nhiên được xóa bỏ giềng mối vi tế quan hệ sâu xa, gây nghiệp chịu báo của ngã thể chúng sinh, cảm ứng đều bặt dứt.

Tính của các thế giới, tức là chủng tính của mười hai loài chúng sinh ở trước. Hành ấm khi mới lộ ra, thì thấy cái then chốt chung sinh ra chúng sinh, in tuồng như sóng nắng (dả mã). Nay thì cái then chốt chung sinh ra chúng sinh ấy bỗng nhiên được xóa bỏ. Đây nguyên nhân sinh ra ba cõi đã đoạn dứt, ngôi vị này so với quả vô học của hàng Nhị thừa, hoặc từ Đại thừa sơ tâm, công dụng đến đây có thể tương đương với hàng Thất địa vậy. Trên màng lưới có sợi dây lớn gọi là giềng (cương). Trên cổ áo có cái quai gọi là nút (nữu). Đây là nói nguyên nhân trói cột mười hai loài chúng sinh, bị sinh diệt vi tế đã hết. Cái chịu quả báo, trả nghiệp cũng hết. Cảm ứng sâu xa đều là chỉ ra chỗ liên lạc của nhân quả. Đến đây nhân quả đã tiêu tan cả hai đều dứt tuyệt. “Bổ-đặc-già-la”, Trung Hoa dịch là “Sát thủ thú” (thường thường chấp giữ chỗ hướng đến).

Đối với bầu trời Niết-bàn sắp được rất tỏ sáng. Người đó như khi gà gáy tan. Xem qua phương Đông đã có ánh sáng.

Người đó đối với bầu trời Niết-bàn, sắp được rất tỏ sáng, đây là chỉ cho đại Niết-bàn. Nếu so với Nhị thừa, khi phá hành ấm là đã chứng quả vô học. Ở trước tưởng ấm đã hết, như gà vừa gáy. Nay hành ấm đã hết, ấy là nói sau khi gà gáy, nên bảo “xem qua phương Đông đã có ánh sáng”, đều là ví dụ cho hành ấm đã hết vậy.

TIẾT B. - PHẠM VI CỦA THỨC ẤM

Sáu căn rỗng rang thanh tịnh, không còn dong ruổi. Trong ngoài đều lặng sáng, vào được tính vô sở nhập, thấu suốt nguyên do thọ mạng của mười hai loài chúng sinh trong mười phương. Xét rõ nguyên nhân do chấp trước gây nên, các loài không thể hấp dẫn được nơi mười phương thế giới đã nhận được tính đồng; tính trong sáng ấy không bị chìm mất, phát hiện ra một cách sâu kín, ấy gọi là phạm vi của thức ấm.

Hành ấm đã hết, thì cái sinh diệt bên trong dừng, tiền trần không lôi cuốn nữa, thì sáu căn rỗng lặng, không còn dong ruổi. Do căn cảnh không dính nhau, nên tâm định tự sáng. Trong ngoài đều lặng sáng. Ngài Trường Thủy gọi là chỗ tịch chiếu sâu thẳm. Tịch chiếu đã sâu thì bên trong thấu triệt được cội nguồn, nên vào được tính “vô sở nhập”. Đây là căn cứ nơi sau khi hành ấm đã không, thuần là cảnh giới của thiền định chứ chẳng phải do tâm phân biệt (giác tâm) mà được. Do có thức ấm, nên tuy thâm đạt được nguyên do thọ mạng của mười hai loài chúng sinh, mà nói rằng, “xét nguyên do chấp trước gây nên, vẫn gọi là cái then chốt sinh ra”. Cái then chốt đó không cùng với các loài chúng sinh hấp dẫn nhau, nên đối với mười phương thế giới đã nhận được tính đồng. Cũng do sinh diệt đã diệt, duy một tính vắng lặng; tính vắng lặng bất động đó, như dòng nước chảy gấp, trông như lặng yên, ấy gọi là thức thể. Do phá được hành ấm mà thức ấm hiện ra, nên nói, tính trong sáng ấy không chìm mất, chưa tiêu hết, nên nói phát hiện ra một cách sâu kín. Đây là phạm vi của thức ấm vậy.

TIẾT C. - TƯỚNG CỦA ẤM HẾT

Nếu đối với các loài chiêu dẫn đã chứng được trong tính đồng, đã tiêu hóa sáu căn, làm cho khi họp khi chia đều được tự tại, cái thấy cái nghe thông nhau, tác dụng thanh tịnh thay thế lẫn nhau, thì mười phương thế giới, cùng với thân tâm đều như ngọc lưu ly; trong ngoài đều sáng suốt; ấy gọi là hết thức ấm. Người ấy mới vượt khỏi mạng trược, xét lại nguyên do, cội gốc là vọng tưởng điên đảo huyễn hóa rỗng không.

Nương trên, đã phá hành ấm thì các loài chẳng vời mà đã được tính đồng. Tính đồng đó, tức là chỉ cho thật thể vậy. Sinh diệt đã hết, căn trần không ngẫu hợp. Tuy bên ngoài không chỗ vào, bên trong không chỗ ra, chỉ nơi sáu căn được thuần nhất thanh tịnh, mà tác dụng chưa thể lẫn dùng, là do có thức ấm còn tồn tại, pháp chấp vẫn còn, nên cần phải tiêu hết sáu căn. Bởi tiêu hết cái đồng kiến, mà không tiêu hết cái dị chấp vậy. Khi cái dị chấp vừa hết, tức có thể gom cái sáu quy về cái một. Đồng kiến nếu dứt, mới có thể tức là một, tức là sáu, nghĩa là hợp lại, chia ra đều được tự tại. Thấy nghe thông suốt, đến đây đã chuyển thức thành tàng, hoàn toàn bày tính giác, thế giới là thân tâm, trong ngoài sáng suốt. Thấy nghe nguyên không có tính giác, vượt khỏi sự ngăn cách của các trần, không còn hình trạng dị sinh; trong tính biết nhau, trong dụng trái nhau, thế ấy gọi là mạng trược. Mạng trược tức là thức ấm. Nay đã phá thức ấm, nên có thể liền siêu vượt vọng tưởng huyễn hóa. Nguyên cái mê tĩnh giác kia thành thức, thì sinh tướng vô minh, là hư vọng không có tự thể, vọng lấy đó làm gốc vậy.

vietlong
08-24-2020, 07:15 AM
Kinh THỦ LĂNG NGHIÊM trực chỉ
QUYỂN 10 PHẦN 2 (tt)
__________________________________________________ ______________________________________


TIẾT D. - CẢNH GIỚI CỦA THỨC CÓ SAI KHÁC

D1.- CHẤP NHÂN SỞ NHÂN.

A-nan, nên biết các thiện nam tử đó đã xét cùng tính không của các hành, trở về cội nguồn của thức, sinh diệt đã diệt, mà đối với quả tịch diệt tinh diệu chưa viên mãn. Người đó có thể khiến nơi thân mình các căn khác nhau, khi hợp, khi chia và thông suốt với sự hay biết các loài trong mười phương; cái hay biết đó thông suốt vắng lặng, có thể vào tính bản viên. Nếu nơi chỗ quay về, lại lập ra cái nhân chân thường và quyết định như thế là đúng, thì người ấy sa vào cái chấp “nhân sở nhân”, trở thành bè bạn với bọn Ta-tỳ-ca-la; chấp Minh Đế là chỗ trở về, mê muội Bồ-đề của Phật, bỏ mất chính tri kiến; ấy gọi là bọn thứ nhất lập cái tâm sở đắc, thành quả sở quy, trái xa tính viên thông, đi ngược với đạo Niết-bàn, sinh ra giống ngoại đạo.

Cái sinh diệt đã diệt, mà tính tinh diệu chưa viên mãn; nghĩa là tính Như lai tạng, vốn vắng lặng và viên mãn. Bởi từ cái sinh diệt này mới hết, mà hiện có định lực, chứ chẳng phải được cái gốc lặng lẽ, nên nói chưa viên mãn. Song cũng khiến cho thân căn hợp lại, chia ra, các cái nhận biết đều thông suốt vào tính bản viên. Bởi tính thức đồng thể, chỉ vì cái sinh diệt che đậy, căn cảnh dị sinh, nay sinh diệt đã hết, tính bản viên phơi bày, càng tin biết căn môn (các căn) không hai, vạn loại là đồng, mà tướng ban đầu của vô minh chưa hết, sở tri vi tế trọn chướng ngăn, thì chỗ trở về (sở quy) có đường tạm gá hóa thành nhân, đối với trong tính chân thường vọng có chỗ nương tựa, tức là rơi vào Minh đế. Ngoại đạo Ta-tỳ-ca-la nhận tướng mờ mờ ban đầu của A-lại-da cho là cái nhân “sở quy”, do đó mà có tâm sở đắc, mất hết chính tri giác, không trái mà trái, không có nhân mà thành sở nhân, luống tự chia đường.

D2 .– CHẤP NĂNG PHI NĂNG

A-nan, lại thiện nam tử kia, xét cùng tột tính không của các hành, cái sinh diệt đã diệt, nhưng chưa viên mãn chỗ tinh diệu của tịch diệt; nếu nơi chỗ trở về lại bám lấy đó làm tự thể, cho rằng tất cả chúng sinh trong mười hai loài, đều từ trong thân mình sinh ra và quyết định như thế là đúng, thì người đó sa vào cái chấp “năng phi năng”, thành bè bạn với bọn Ma-hê-thủ-la, hiện ra thân vô biên làm mê muội Bồ-đề của Phật, bỏ mất chính tri kiến; ấy gọi là bọn thứ hai, lập cái tâm năng vi thành cái quả năng sự, trái xa với tính viên thông, đi ngược đạo Niết-bàn, sinh ra giống Đại mạn thiên, chấp cái ta cùng khắp viên mãn.

Bám lấy thức làm thể hay sinh ra vạn vật. Trước lấy thức là chỗ trở về, nay lấy ngã làm cái năng sinh (hay sinh ra). Đây chính là cái chấp của “Đại Tự Tại Thiên”. “Hiện vô biên thân”, nghĩa là mình hay hiện ra vô biên thân của chúng sinh, vọng chấp ngã hay làm (năng), mà không phải thật hay làm, nên gọi là chấp cái “năng phi năng”. Song đã lập tâm năng vi, thì ắt phải thành cái quả năng sự. Sinh Đại mạn thiên, tức là cái quả của năng sự vậy. Đại mạn tức là Ma-hê, không phải năng mà gọi là năng, nên gọi là Đại mạn. Luận Trí Độ nói: “Qua khỏi cõi trời Tịnh Cư, có hàng Bồ-tát thập trụ ở, cũng Tịnh Cư, hiệu là Đại Tự Tại Thiên Vương”. Kinh Luật Dị Tướng nói: “Cõi trời thứ hai mươi hai trong Sắc giới, gọi là Sắc Cứu Cánh Thiên, cõi thứ hai mươi ba gọi là Ma-hê-thủ-la Thiên, qua khỏi cõi Ngũ Tịnh Cư mà có tám chỗ”. Kinh Pháp Hoa giải là Tự Tại Thiên Tử, Đại Tự Tại Thiên Tử. Nên biết, Ma-hê-thủ-la, qua khỏi cõi Sắc Cứu Cánh, riêng có một cõi trời, nên nói cõi trời ấy ở trên đảnh cõi Sắc, chứ chẳng phải là Sắc Cứu Cánh. Ma-hê-thủ-la có ba con mắt, tám cánh tay, tức là Đại Tự Tại Thiên là chỗ tông quí của ngoại đạo.

D3 .– CHẤP THƯỜNG PHI THƯỜNG

Lại thiện nam tử, xét cùng tính không các hành đã dứt cái sinh diệt, nhưng chưa viên mãn chỗ tinh diệu của tịch diệt. Nếu trong chỗ quay về thấy có chỗ nương về lại tự nghi thân tâm mình từ đó mà sinh ra và cả mười phương hư không đều từ đó sinh khởi, rời tức cái sinh ra tất cả đó, nhận là cái thể chân thường không sinh diệt, như thế là trong cái sinh diệt sớm chấp là thường trụ, chẳng những lầm tính bất sinh mà cũng mê tính sinh diệt, an trụ trong cái mê lầm, trầm trọng mà quyết định là đúng. Người ấy sa vào cái chấp “thường phi thường”, thành bè bạn với những kẻ chấp có Tự Tại Thiên; mê tính Bồ-đề của Phật, bỏ mất chính tri kiến; ấy gọi là bọn thứ ba, lập tâm nhân y, thành quả vọng kế, trái xa tính viên thường, đi ngược với đạo Niết-bàn, thành ra giống “đảo viên”.

Trước chấp thức tức là ngã, tất cả vạn vật từ ngã sinh ra. Đây là chấp ngã từ thức sinh. Mười phương hư không đều từ thức sinh, thức là Chân thường là chỗ của ta trở về nương tựa. Do chấp thức là thường, là hiện tại sinh diệt mà chấp là thường trụ. Đã mê tính vô sinh, lại lầm tâm sinh diệt, chẳng phải thường cho là thường, đồng với cái chấp ở trước, thành bạn bè với những kẻ chấp có Tự Tại Thiên vậy. Nương nơi thức đã là sai lầm, chấp thường vẫn là giả dối, nên nói lập cái tâm nhân y, làm thành cái quả vọng chấp vậy.

vietlong
08-26-2020, 08:45 AM
Kinh THỦ LĂNG NGHIÊM trực chỉ
QUYỂN 10 PHẦN 2 (tt)
__________________________________________________ ______________________________________


D4. – CHẤP TRI VÔ TRI

Lại thiện nam tử, xét cùng tính không các hành, đã diệt sinh diệt, nhưng chưa viên mãn chỗ tinh diệu của tịch diệt. Nếu cho hay biết, do hay biết cùng khắp, nên nhận cái biết mà lập thành chỗ nhận hiểu, cỏ cây mười phương đều gọi là hữu tình, cùng với người không khác. Cỏ cây sinh làm người, người chết trở lại làm cỏ cây trong mười phương, nơi cái hiểu biết cùng khắp, không có lựa chọn và quyết định như thế là đúng; người ấy sa vào cái chấp “tri vô tri”, thành bè bạn của bọn Bà-tra, Tiển-ni chấp tất cả đều có hay biết; mê lầm tính Bồ-đề của Phật, bỏ mất chính tri kiến; ấy gọi là bọn thứ tư chấp tâm viên tri, thành cái quả sai lầm, hư dối, trái xa tính viên thông, đi ngược với đạo Niết-bàn, sinh ra giống “đảo tri”.

Quán thức có hiểu biết, thấy tất cả vạn vật đều do thức biến hiện, nên cho rằng cỏ cây mười phương đều là hữu tình, cùng với người không khác. Cỏ cây làm người, người làm cỏ cây, không lựa chọn hữu tình, vô tình, đều là một tính hiểu biết cùng khắp. Cỏ cây không có hiểu biết, mà chấp có hiểu biết, nên nói chấp “tri vô tri”. Do không hiểu biết mà chấp là có hiểu biết, nên cũng gọi là đảo tri (biết trái ngược). Ngài Thanh Lương sớ rằng: “Kinh nói: Trừ ngói đá ra tất cả đều có Phật tính”. Luận nói: “Ở trong số vô tình, gọi là Pháp tính, ở trong số hữu tình, gọi là Phật tính”. Rõ ràng biết loài vô tình không có hiểu biết, nên giải thích rằng, tính do từ duyên sinh, hữu tình và vô tình khác nhau, thì tính cũng khác nhau. Bà-tra, Tiển-ni là hai bọn ngoại đạo. Trong kinh Niết-bàn có vị Phạm Chí họ là Bà-la-tra, lại có một vị Phạm Chí nữa tên là Tiển-ni. Đức Như Lai vì hai vị ấy mà rộng nói pháp thường và vô thường; Niết-bàn là thường, lạc, ngã, tịnh, đều chứng được con mắt chính pháp, thành quả A-la-hán.

D5. – CHẤP SINH VÔ SINH

Lại thiện nam tử, xét cùng tính không của hành ấm, đã diệt sinh diệt, nhưng chưa viên mãn chỗ tinh diệu của tính tịch diệt. Nếu đã được tùy thuận trong căn viên dung, dùng thay lẫn nhau liền nơi tính viên dung, biến hoá tất cả, phát sinh cầu cái ánh sáng của hỏa đại, ưa cái thanh tịnh của thủy đại, yêu cái châu lưu của phong đại, xét cái thành tựu của địa đại, rồi sùng phụng mỗi mỗi cái, nhận những tứ đại kia làm bản nhân và lập nó làm cái nhận hiểu thường trụ, thì người đó sa vào cái chấp “Sinh vô sinh”, thành bè bạn với bọn ông Ca Diếp Ba và bọn Bà-la-môn, đem hết thân tâm thờ lửa, thờ nước để cầu ra khỏi sinh tử, mê muội Tính Bồ-đề của Phật, bỏ mất chính tri kiến; ấy gọi là bọn thứ năm chấp trước, phụng thờ, mê tâm theo vật, lập cái nhân mong cầu hư vọng, để cầu cái quả mong mỏi giả dối, tránh xa tính viên thông, đi ngược đạo Niết-bàn, sinh ra giống “điên hóa”.

Trên đã nói, nếu phá thức ấm, thì sáu căn liền có thể đều khai hợp, thanh tịnh thay dùng lẫn nhau. Đây là nói trong các căn thay dùng lẫn nhau. Đã được tùy thuận, tức đối trong chỗ tùy thuận, thấy đây là cảnh duy thức viên dung biến hóa, cho là tất cả tứ đại đều có thể phát sinh biến hóa. Đây cũng do chưa thâm đạt được cội gốc của tính giác, chẳng biết tứ đại chủng từ vọng tưởng sinh, vốn không phải là thường trụ, thì đâu có thể phát sinh ra quả thường trụ, nên nói là chấp “sinh vô sinh”. Bởi người tu tâm, mà trở lại theo vật để cầu hiệu nghiệm, thật thể đó là chỗ nói lý “điên đảo hóa”.

D6.– CHẤP QUY VÔ QUY

Lại thiện nam tử kia, xét cùng tính không của các hành, đã diệt sinh diệt, nhưng chưa viên mãn chỗ tinh diệu của tịch diệt. Nếu nơi cảnh viên minh chấp rỗng không trong viên minh, bác bỏ tiêu diệt các sự vật biến hoá, lấy tính tịch diệt hẳn làm chỗ quy y của mình và quyết định như thế là đúng, thì người đó sa vào cái chấp “quy vô quy”, thành bè bạn của bọn Thuấn-nhã-đa trong Vô Tưởng Thiên, mê muội tính Bồ-đề của Phật, bỏ mất chính tri kiến; ấy gọi là bọn thứ sáu, viên thành cái tâm hư dối, lập ra cái quả không vọng, trái xa với tính viên thông, đi ngược với đạo Niết-bàn, sinh ra giống đoạn diệt.

Đây là ở trong cảnh viên minh của thức ấm, thấy sinh diệt đã hết, rỗng không, không hình tượng, chấp cái không này làm chỗ quy y, liền muốn sa vào chỗ tiêu diệt sự biến hóa (quần hóa). Quần hóa, nghĩa là căn thân và khí giới. Đây tức là chư Thiên trong tứ không vô tưởng. Trở về mà chẳng phải có chỗ trở về, nên gọi là chấp quy vô quy. “Thuấn-nhã-đa” là chỗ trống không. Chấp không làm Niết-bàn, nên chỉ thành đoạn diệt.

D7.– CHẤP THAM PHI THAM

Lại thiện nam tử, xét cùng tính không của các hành, đã diệt sinh diệt, nhưng chưa viên mãn chỗ tinh diệu của tịch diệt, nếu nơi cảnh viên thường, củng cố cái thân thường trụ, như tính ấy mãi mãi không suy mất và quyết định như thế là đúng, thì người đó sa vào cái chấp “tham phi tham”, thành bạn bè của A-tử-đà cầu trường sinh, mê muội tính Bồ-đề của Phật, bỏ mất chính tri kiến; ấy gọi là bọn thứ bảy, chấp trước cội nguồn mạng căn, lập cái nhân củng cố hư vọng, để đến cái quả kéo dài sự nhọc nhằn, trái xa tính viên thông, đi ngược với đạo Niết-bàn, sinh ra giống “vọng diên” (kéo dài hư dối).

Thức thể viên thường, không phải chân thật thường trụ, do diệt hết hành ấm mà hiển bày cái lặng lẽ, hợp với lặng lẽ lầm cho là thường. Đã chẳng phải tỏ ngộ, lại muốn củng cố cái thân đồng nơi tinh viên, tham muốn lưu lại mãi cái hư huyễn giả dối, sống lâu nhiều kiếp như số vi trần, nên nói là chấp “tham phi tham”. Nhân củng cố đã vọng, thì quả hướng đến cũng nhọc nhằn, thành hư dối, mất chính tri kiến. “A-tư-đà”, Trung Hoa dịch là Vô Tỷ, là tên của một vị tiên thời xưa vậy.

vietlong
08-28-2020, 09:28 AM
Kinh THỦ LĂNG NGHIÊM trực chỉ
QUYỂN 10 PHẦN 2 (tt)
__________________________________________________ ______________________________________


D8.– CHẤP CHÂN PHI CHÂN

Lại thiện nam tử kia, xét cùng tính không của các hành, đã diệt sinh diệt, nhưng chưa viên mãn cho tinh diệu của tịch diệt, xét cho các mạng thông lẫn với nhau, muốn giữ lại cái trần lao, sợ nó tiêu hết, khi ấy bèn ngồi cùng hoa sen, hóa ra bảy thứ trân báu rất nhiều, cùng những gái đẹp, buông lung tâm mình và quyết định như thế là đúng, thì người ấy sa vào cái chấp “chân vô chân”, thành bè bạn của bọn Ca-chỉ-ca-la, mê muội tính Bồ-đề, bỏ mất chính tri kiến; ấy gọi là bọn thứ tám, lập cái nhân tà tư, thành cái quả xí trần, trái xa tính viên thông, đi ngược với đạo Niết-bàn, sinh ra giống “Thiên ma”.

Thức là cội gốc của mạng, thông suốt lẫn nhau, có ý liên lạc và giữ gìn, sợ thức diệt hết, thân thọ đều mất, nên chỗ mé diệt này, biến hóa ra nhiều dục trần, lấy đó tự cho là an ổn. Toan muốn trở về chân, mà trái lại cố lưu giữ nơi tục, nên nói là chấp “chân vô chân”. Do cái nhân tà chấp này mà khởi lên những việc trần lao. Ca-chỉ-ca-la ở trên đảnh cõi Tự Tại Thiên Dục giới.

D9 .– ĐỊNH TÍNH THANH VĂN

Lại thiện nam tử kia, xét tính không của các hành, đã diệt sinh diệt, nhưng chưa viên mãn chỗ tinh diệu của tịch diệt. Nơi thức thể viên minh cội gốc của sinh mạng phân biệt chỗ tinh, chỗ thô quyết đoán chỗ chân chỗ ngụy; nơi nhân quả đền đáp nhau, chỉ cầu cảm ứng, trái với đạo Thanh Tịnh, nghĩa là chỉ thấy khổ đế, đoạn tập đế, chứng diệt đế, tu đạo đế; ở nơi diệt đế đã dứt rồi, lại không cầu tiến thêm nữa và quyết định như thế là đúng, thì người đó sa vào định tính Thanh văn, thành bè bạn của hàng Vô Văn, tăng thượng mạn; mê muội tính Bồ-đề của Phật, bỏ mất chính tri kiến; ấy gọi là bọn thứ chín viên mãn tâm tịnh ứng, thành cái quả thú tịch, trái xa với tính viên thông, đi ngược với đạo Niết-bàn, sinh ra giống “Triền không”.

Thức là cội gốc của sinh mạng, thể nó tự viên minh, nên nói là mạng minh. Thức viên minh này tự hay phân biệt khổ đế và tập đế của hữu lậu, là thô, là ngụy; đạo đế và diệt đế vô lậu, là tinh, là chân. Do biết cái nhân đoạn, nên thành tựu được quả tu chứng. Nhân cảm quả ứng, đây là định tính Thanh văn. Lại chẳng cầu tiến thêm nữa, đức Như Lai gọi là ngu pháp, cũng gọi là kẻ Tăng thượng mạn. Hai chữ “Triền không”, nghĩa là bị cái không trói buộc, mê trái với bảo giác, đồng với hàng Vô Văn, là kẻ đáng thương xót vậy.

D10. ĐỊNH TÍNH DUYÊN GIÁC

Lại thiện nam tử kia, xét cùng tính không của các hành, đã diệt sinh diệt, nhưng chưa viên mãn chỗ tinh diệu của tịch diệt. Nếu ở nơi Tính Giác Minh Thanh Tịnh Viên Dung mà phát minh tính thâm diệu, liền nhận làm Niết-bàn mà không cầu tiến lên nữa, và quyết định như thế là đúng; người đó sa vào hàng Định Tính Bích Chi, thành bè bạn với các vị Duyên giác, Độc Giác, không biết hồi tâm hướng về Đại thừa, mê muội tính Bồ-đề của Phật, bỏ mất chính tri kiến; ấy gọi là bọn thứ mười Viên thành giác tâm vắng lặng, lập ra cái quả trạm minh, trái xa với tính viên thông, đi ngược với đạo Niết-bàn, sinh ra giống giác ngộ viên minh, nhưng không hóa được tính viên.

Hành hết thì thức hiển bày, chỉ một tính giác minh thanh tịnh, tức ngay nơi đây mà an lập Niết-bàn; chẳng biết rằng tính vắng lặng (trạm) vào hợp với tính vắng lặng không phải là Niết-bàn chân thật. Kinh Viên Giác nói, người tâm vắng lặng, gọi đây là tính trạm minh, vì còn sót lại diệu dụng, nên nói rằng giống “chẳng hóa viên”. Các duyên là Duyên giác, Độc luân là định tính Độc giác. Duyên giác là y nơi giáo lý quán các duyên, chỉ rời các pháp duyên sinh giả dối, gọi là giải thoát. Định tính Độc giác, không nương theo lời Phật dạy, chỉ riêng ở nơi núi rừng, quán sự thịnh suy của bốn mùa, liền lập thành Niết-bàn rốt ráo. Kinh thuyết Diệu Pháp quyết định nghiệp chướng nói: Phật nói: “Nếu trong ba cõi có Phạm Vương, Đế Thích, Tứ Thiên Vương, Sa-môn, Bà-la-môn, đều cùng tu hành làm Thiện tri thức, chỉ trừ hàng Thanh văn chẳng phải Thiện tri thức. Thanh văn, Duyên giác vì chỉ làm lợi ích cho mình, nên khuyến dẫn người mới tu hạnh Bồ-tát xoay về Tiểu thừa. Tất cả người phá giới tà hạnh, chẳng hay chướng ngại đạo Phật, đạo Bồ-tát, nhưng hàng Thanh văn, Duyên giác dùng thế đế Vô ngã, lại không có phiền não, vì dùng trí tuệ ấy nên hay khiến cho hàng sơ học Bồ-tát vào đạo của Thanh văn, mà không phải là hàng Bồ-tát Thiện tri thức vậy”. Lại mười món ma nghiệp trong kinh Hoa Nghiêm, gọi là quên mất tâm Bồ-đề, mà tu các căn lành, ấy là ma nghiệp. Cho đến ưa cầu Nhị thừa, không ưa thọ sinh, chỉ hướng về Niết-bàn, lìa ngũ dục thanh tịnh, ấy cũng là ma nghiệp. Bồ-tát phải gấp xa lìa, siêng năng cầu Phật quả. Do đó nên hàng Thanh văn, Duyên giác cũng thuộc trong số ma vậy.

vietlong
08-30-2020, 09:50 AM
Kinh THỦ LĂNG NGHIÊM trực chỉ
QUYỂN 10 PHẦN 2 (tt)
__________________________________________________ ______________________________________


TIẾT E.- KẾT LUẬN VÀ BẢO TRUYỀN DẠY

A-nan, mười thứ Thiền-na như thế, giữa đường hóa điên, nhân nương theo sự mê lầm, trong chỗ chưa đủ, lại nhận là đã chứng đầy đủ, đều do thức ấm công dụng tâm giao xen, nên sinh ngôi vị này. Chúng sinh mê muội không biết tự xét, gặp cảnh đó hiện tiền, mỗi mỗi dùng tâm mê lầm ưa thích những tập quán cũ, mà tự dừng nghỉ, cho đó là chỗ quay về rốt ráo an ổn, tự bảo đã đầy đủ đạo Vô Thượng Bồ-đề, thành tội đại vọng ngữ. Bọn ngoại đạo tà ma, khi nghiệp báo chiêu cảm hết rồi, bị đọa vào ngục vô gián, hàng Thanh văn, Duyên giác thì không tiến thêm được nữa.

Bởi tám thứ mê lầm ở trước, nên sa vào tà ma ngoại đạo, hai thứ ở sau thì an trụ nơi Nhị thừa. Nếu chỗ thiện nghiệp chiêu cảm đã hết, thì một bên đọa vào con đường địa ngục, một bên tột chỗ không còn tiến thêm nữa, xét rõ nguyên do, đều do chỗ yêu thích cảnh giới hiện tiền của tập khí cũ, liền sinh kiến chấp của ma. Phước tuệ của chúng sinh có giới hạn, nên giữa đường phát điên cuồng. Tri kiến của Như Lai vô biên, tâm phàm phu khó nhận đến rốt ráo, nên phải nhờ bậc Đại Giác thầm gia bị xa khai thị trong Thiền-na, khiến cho hàng sơ tâm, phát minh giác tâm vô thượng, không rơi vào cảnh giới, tùy duyên quán sát, thì dù có hai ba đường tẽ, cũng đâu có thể làm trở ngại cho người chân thật tu hành; chỉ khiến cho không sinh “ái kiến”, thì có thể biết, ban đầu và rốt sau không hai vậy.

Trong năm mươi món ấm ma, đều do trong Thiền-na, tâm công dụng giao xen, nên ban đầu từ cạn, sau dần đến sâu; trong kinh sắc ấm ban đầu vào Thiền-na thì chỉ có thiền cảnh sai biệt, chứ chưa gặp ma khuấy nhiễu. Từ thọ ấm về sau, Thiền-na sâu dần, mới có ma sự. Đây là do ma kinh sợ nên khuấy phá người tu thiền định không thể tránh khỏi. Song quán xét chín chắn, với ma cảnh, các ấm sau càng thô, Thiền giả nếu thất ý (động niệm), thì càng trở thành hạ liệt. Lại có chỗ sớ giải nơi sắc ấm ban đầu y cứ văn kinh giải thích, mỗi mỗi đều phát huy kiến tính. Cùng tột đến chỗ tinh vi, chỗ kiến tính đã đến tinh vi, thì Thiền-na lại càng sâu, tính thể tự nhiên ổn đáng. Ngay đó có cảnh ma hiện, cần phải xét chín chắn, chẳng nên xem thấy mà sinh cuồng loạn. Nói năm mươi món Thiền-na sai khác lẫn nhau, thật ra thì gồm cả hai thứ: phát minh sơ tâm và chưa phát minh sơ tâm, nên Thánh ý lẫn vì họ lược nói rõ. Xét về khi phát minh sơ tâm, khi mới vào Thiền-na, thì căn bản trí phải được sáng tỏ. Tông chỉ nhà sớ giải về ý này, đặc biệt y cứ nơi văn kinh, có chỗ vì muốn phát minh, thì đều vạch bày ra tất cả. Bởi hàng sơ tâm, do xem nghĩa mà tỉnh sát, đây là lý do phải rành rõ. Nếu rành rõ nơi sơ tâm, lần lần vào sâu trong thiền định, thì ma sự không khuấy nhiễu, nên ở đây lược bớt; tức là ở trong chỗ nên rành rõ đó, âm thầm mà làm chỗ tiêu dừng. Nếu chưa phát minh sơ tâm, mà chỉ y nơi định để phá ấm, thì bị đắm sâu trong Tam-muội, ắt sinh ra dị kiến. Ma của chính mình và ma bên ngoài, đều ở nơi Thiền-na lần lần vào sâu, thì cảnh giới ma lại càng bày hiện. Nên trong kinh riêng đối với lúc phá các ấm sau, lại càng tăng thêm sự chia chẻ lừa lọc. Đây vì những người chưa phát minh sơ tâm, khiến cho biết tùy chỗ mà tỉnh sát. Nếu đã phát minh, thì căn bản trí sáng tỏ, sai biệt trí cũng cứu cánh. Ở đây căn cứ nơi người đã phát minh phải lược bớt, nên đối với người chưa phát minh phải nói rõ. Người chỉ thấy nói rành rõ cảnh giới ma thô thiển chồng chất lẫn nhau, mà chẳng biết Thánh ý có những sở thuộc của các ngài. Đến như hàng Nhị thừa khi chưa phá thức ấm, chỉ bị hạn chế sự tiến lên, ngoài ra đều là bị trầm luân. Ở đây đâu những người đã phát minh mà còn có đường tẽ, cho đến đối với việc này lẫn xem sẽ tự không nghi vậy.

vietlong
08-31-2020, 09:26 AM
Kinh THỦ LĂNG NGHIÊM trực chỉ
QUYỂN 10 PHẦN 2 (tt)
__________________________________________________ ______________________________________


CHI 6.- TỔNG KẾT ẤM HẾT, THÀNH TỰU ĐƯỢC KIM CANG, CÀN TUỆ, QUẢ ĐỊA VIÊN MÃN, DÙNG ĐỂ KHUYÊN TINH TẤN TU HÀNH

Các ông để tâm giữ gìn đạo của Như Lai nên đem pháp môn này, sau khi tôi diệt độ, truyền dạy cho đời mạt pháp, khiến cho khắp tất cả chúng sinh hiểu rõ nghĩa này, không để cho những ma tà kiến gây ra nạn lớn cho mình, giữ gìn cứu giúp tiêu hết duyên tà, khiến cho thân tâm được vào tri kiến của Phật, từ lúc bắt đầu đến thành tựu, không gặp các đường tẽ.

Đây là do Phật thấy biết, nên phó chúc dặn dò Đại chúng hiện tiền, nên vì đời sau, giữ gìn thân tâm, không để bị sa vào đường tẽ. Lòng từ bi chỉ dạy của đức Như Lai rất thắm thiết. Phàm là người có trách nhiệm với đạo này (đạo Phật), phải nên nhìn lên mà thể nhận vậy.

Pháp môn như thế, các đức Như Lai như số vi trần, trong hằng sa kiếp quá khứ, đều nương theo đây mà tâm khai ngộ đạo Vô Thượng.

Đây là tóm kết năm ấm, và đi ngược lại năm mươi lăm ngôi vị để trọng về nơi càn tuệ. Như thế, chính chỉ có pháp môn phá ngũ ấm mà các đức Như Lai trong ba đời, không có vị nào không do phá ngũ ấm mà chứng quả Vô thượng Bồ-đề; nên văn sau mới hiển bày công hiệu khi thức ấm diệt hết vậy.

Thức ấm nếu hết rồi, thì hiện tiền các căn của ông đều được thay dùng lẫn nhau. Từ chỗ các căn thay dùng lẫn nhau, ông sẽ lên bậc Kim Cang Càn tuệ Bồ-tát cái Tâm Tịnh Diệu Viên Minh, trong ấy hóa ra như mặt trăng báu, hiện trong ngọc lưu ly trong sạch, rồi cứ như thế mà vượt lên Thập tín, Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng, Tứ Gia Hạnh Tâm, và Thập Địa Kim Cang của Bồ-tát; tính Đẳng Giác Viên Minh, vào biển Diệu Trang Nghiêm của Như Lai, viên mãn đạo Bồ-đề, về chỗ vô sở đắc.

Kim Cang Càn tuệ, là do sau khi phá hết thức ấm, mới hay chứng nhập, thì trong năm mươi ấm đều tùy theo mỗi ấm mà thẩm xét, đến khi phá hết thức ấm, mới hiện viên mãn. Nên biết càn tuệ địa này, đồng với trong kinh Hoa Nghiêm khi mới phát minh, và chứng quả cứu cánh không khác; nếu có các ngôi vị sau, một thời đều thấu triệt, mà cũng không ngại hành bố (tiệm tu), chẳng nói đốn siêu. Nói đốn siêu ở đây, chính là khi đã phá thức ấm, đồng thời chứng ngộ. Hoặc nói, từ ba tiệm thứ đã chứng được càn tuệ, rồi sau mới phá, không lẽ trong ma kiến tinh thô đều có đủ! Tôi cho rằng, trong năm mươi món ấm, không luận là trước đã phát minh, hay chưa phát minh, thảy đều là sự sai biệt của cảnh giới Thiền định. Dùng để tiện cho người thực hành pháp tu tâm, hoặc đến khi phá thức ấm, cũng không luận là trước đã phát minh, và chưa phát minh đều được đốn siêu; bởi do dụng công cùng tột mà chứng được, không đồng với bậc lợi căn, trực nhận được bản tâm, liền đồng với Phật. Bởi lý tuy đốn ngộ, nhưng sự phải tiệm tu. Lại thuận theo trải qua các ngôi vị, chỉ khác ở nơi Tạng giáo và Thông giáo, một vị không biết một vị vậy. Tâm được trong sạch sáng suốt viên mãn, đều là nói quả thể (kết quả của tâm thể), phát sinh và hóa hiện ra là trên quả thể mà khởi diệu dụng. Trước nói, mười phương trong suốt, như lưu ly trong sạch, bên trong hàm chứa mặt trăng báu, vẫn là ở trong nhân. Nên chỗ này mới thật chứng quả đức, không riêng có thể dụng vàng ròng thêm sắc, lại tự một phen lật ngược cảnh giới vậy.

“Biển hiện trang nghiêm”, nghĩa là phước đầy đủ. “Viên mãn Bồ-đề”, là Tuệ đầy đủ. “Về chỗ vô sở đắc”, kinh Bát-nhã nói: “Ta ở chỗ đức Phật Nhiên Đăng, thật không có một pháp có thể được Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác”. Đến đây có thể biết tất cả chúng sinh, đã chứng Viên giác ấy là lời nói chân, là lời nói thật vậy.

vietlong
09-01-2020, 09:46 AM
Kinh THỦ LĂNG NGHIÊM trực chỉ
QUYỂN 10 PHẦN 2 (tt)
__________________________________________________ ______________________________________


CHI 7.- KẾT LUẬN VỀ TU TÂM TRỪ TÀ TUÂN THEO LỜI PHẬT DẠY

Đó là những ma sự vi tế, mà các đức Phật Thế Tôn đời quá khứ trước đã giác ngộ nghiệm xét, và phân tách trong lúc tu chỉ, và tu quán. Nếu khi cảnh ma hiện tiền, ông hay biết rõ, thì rửa trừ được tâm cấu nhiễm, không mắc vào các tà kiến; ấm ma đều tiêu diệt, thiên ma bị đánh tan, đại lực quỷ thần hoảng hốt chạy trốn, ly mỵ vọng lượng không còn sinh ra được, thì đi thẳng đến Bồ-đề không có thiếu sót. Những căn cơ hạ liệt tăng tiến lên, đối với Đại Niết-bàn tâm không mê lầm. Nếu có các chúng sinh ngu độn trong đời mạt pháp chưa biết Thiền-na, không hiểu thuyết pháp, ưa thích tu Tam-muội, ông e mắc vào tà kiến, thì nên nhất tâm khuyên bảo hộ trì thần chú Phật đảnh của tôi, nếu không thể tụng được thần chú, thì nên viết trên thiền đường hoặc đeo nơi thân; như thế thì tất cả các ma không thể động đến được. Ông nên kính vâng khuôn phép cuối cùng về đường tu tiến rốt ráo của mười phương Như Lai.

Đây là Phật đinh ninh, lặp đi lặp lại dạy bảo phải nương nơi chỗ dùng định tuệ bình đẳng, trong nhân của chư Phật trước mà xét rõ những ma sự vi tế, khiến cho ma tự tâm, thiên ma và tất cả ma, quỉ thần đồng thời tiêu diệt, những căn cơ bậc thượng, bậc trung và bậc hạ, đều không lạc vào đường tẽ. Lại vì chúng sinh ngu độn, trong đời mạt pháp về sau ưa thích tu Tam-muội, e họ mắc vào các tà kiến, Phật còn bảo trì tụng, hoặc biên chép tâm chú dùng để che chở giữ gìn. Lòng từ bi chỉ dạy của đức Như Lai thật rất thâm thiết vậy.


MỤC IX: CHỈ RÕ THỨ LỚP TIÊU DIỆT CÁC ẤM VÀ GIỚI HẠN PHẠM VI CÁC ẤM


ĐOẠN I: THỈNH HỎI CẦU KHAI THỊ

Ông A-nan liền từ chỗ ngồi đứng dậy nghe Phật dạy bảo đảnh lễ kính vâng, ghi nhớ không sót, ở trong Đại chúng lại bạch Phật rằng: “Như Phật đã dạy, trong tướng ngũ ấm có năm thứ hư vọng, làm tâm tưởng cội gốc; chúng con bình thường chưa được nhờ đức Như Lai khai thị tỉ mỉ như thế. Lại năm ấy là tiêu trừ một lần, hay theo thứ lớp mà hết? Năm lớp như thế đến đâu làm giới hạn? Cúi mong đức Như Lai mở lòng đại từ làm cho tâm và con mắt của Đại chúng này được trong sáng, để làm đạo nhãn tương lai cho cả chúng sinh trong đời mạt pháp”.

Trước nói năm ấm đều do vọng tưởng làm gốc, nương nơi đó lại khai thị danh mục. Lại hỏi trừ ngũ ấm đốn hay tiệm, và năm biên giới. Nơi đây đã tường tận, thì tâm mắt của hành giả được trong sáng, đối với trong Thiền-na rõ biết rất vi tế. Ngài Khánh Hỷ có thể gọi là làm thuyền từ cứu giúp chúng sinh, bố thí vô giá, việc làm đó đâu có thể nói hết và dùng thí dụ được!


ĐOẠN II: ĐỨC NHƯ LAI ĐÁP THẲNG

CHI 1.- HIỂN BÀY TÍNH CHÂN ĐỂ CHỈ RA VỌNG

Phật bảo ông A-nan: “Tính tinh chân là diệu minh, tính bản giác là viên tịnh, không có để lại sự sinh tử và các trần cấu, cho đến cả hư không cũng đều nhân nơi vọng tưởng mà sinh khởi. Tất cả cái ấy gốc nơi Bản Giác Diệu Minh Chân Tinh vọng phát sinh ra các khí thế gian, như chàng Diễn-nhã-đạt-đa quên đầu mà nhận bóng. Vọng vốn không có nhân, ở trong vọng tưởng mà lập ra tính nhân duyên. Người mê tính nhân duyên thì gọi là tự nhiên. Cả tính hư không kia còn thật là huyễn hóa sinh ra, và nhân duyên, tự nhiên đều là những sự so đo của vọng tâm chúng sinh. A-nan, biết do vọng sinh khởi mà nói nhân duyên vọng, nếu cái vọng vốn là không, thì nhân duyên vọng đó thật không có gì, huống nữa chẳng biết mà cho là tự nhiên. Thế nên đức Như Lai phát minh cho các ông rằng, bản nhân của ngũ ấm, đồng là vọng tưởng.

Tính giác là diệu minh, vốn không có sinh tử cùng với sắc không, để hiểu rõ sinh tử, sắc không ở trên tính giác, không có nhân mà vọng khởi, biết vọng không có nhân, nhân mê mà tự có, thì lập tính nhân duyên đã là hư vọng, lầm cho là tự nhiên lại càng thêm hư vọng, nên nói nhân duyên tự nhiên đều là những sự so đo của vọng tâm chúng sinh. Biết do vọng sinh khởi, là thể của tính giác tri ấy không tính do vọng động phát nghiệp mà có chuyển tướng và hiện tướng. Xét ra giác thể không tính, thì vọng động cũng không thể chuyển tướng, hiện tướng cùng với căn thân, thế giới hiện tiền nơi tâm tự giác là như huyễn, như bóng, nên nói nhân duyên hư vọng, vốn không có gì. Nhân duyên đã không, huống nữa lại có đối đãi mà nói là tự nhiên ư? Càng bảo đảm rằng năm ấm cũng vốn không thật có, đều là do vọng tưởng mà tự có, tự không, nhưng đối với tính Bồ-đề chưa từng dao động vậy.

vietlong
09-03-2020, 04:06 PM
Kinh THỦ LĂNG NGHIÊM trực chỉ
QUYỂN 10 PHẦN 2 (tt)
__________________________________________________ ______________________________________


CHI 7.- KẾT LUẬN VỀ TU TÂM TRỪ TÀ TUÂN THEO LỜI PHẬT DẠY

Đó là những ma sự vi tế, mà các đức Phật Thế Tôn đời quá khứ trước đã giác ngộ nghiệm xét, và phân tách trong lúc tu chỉ, và tu quán. Nếu khi cảnh ma hiện tiền, ông hay biết rõ, thì rửa trừ được tâm cấu nhiễm, không mắc vào các tà kiến; ấm ma đều tiêu diệt, thiên ma bị đánh tan, đại lực quỷ thần hoảng hốt chạy trốn, ly mỵ vọng lượng không còn sinh ra được, thì đi thẳng đến Bồ-đề không có thiếu sót. Những căn cơ hạ liệt tăng tiến lên, đối với Đại Niết-bàn tâm không mê lầm. Nếu có các chúng sinh ngu độn trong đời mạt pháp chưa biết Thiền-na, không hiểu thuyết pháp, ưa thích tu Tam-muội, ông e mắc vào tà kiến, thì nên nhất tâm khuyên bảo hộ trì thần chú Phật đảnh của tôi, nếu không thể tụng được thần chú, thì nên viết trên thiền đường hoặc đeo nơi thân; như thế thì tất cả các ma không thể động đến được. Ông nên kính vâng khuôn phép cuối cùng về đường tu tiến rốt ráo của mười phương Như Lai.

Đây là Phật đinh ninh, lặp đi lặp lại dạy bảo phải nương nơi chỗ dùng định tuệ bình đẳng, trong nhân của chư Phật trước mà xét rõ những ma sự vi tế, khiến cho ma tự tâm, thiên ma và tất cả ma, quỉ thần đồng thời tiêu diệt, những căn cơ bậc thượng, bậc trung và bậc hạ, đều không lạc vào đường tẽ. Lại vì chúng sinh ngu độn, trong đời mạt pháp về sau ưa thích tu Tam-muội, e họ mắc vào các tà kiến, Phật còn bảo trì tụng, hoặc biên chép tâm chú dùng để che chở giữ gìn. Lòng từ bi chỉ dạy của đức Như Lai thật rất thâm thiết vậy.



MỤC IX: CHỈ RÕ THỨ LỚP TIÊU DIỆT CÁC ẤM VÀ GIỚI HẠN PHẠM VI CÁC ẤM


ĐOẠN I: THỈNH HỎI CẦU KHAI THỊ

Ông A-nan liền từ chỗ ngồi đứng dậy nghe Phật dạy bảo đảnh lễ kính vâng, ghi nhớ không sót, ở trong Đại chúng lại bạch Phật rằng: “Như Phật đã dạy, trong tướng ngũ ấm có năm thứ hư vọng, làm tâm tưởng cội gốc; chúng con bình thường chưa được nhờ đức Như Lai khai thị tỉ mỉ như thế. Lại năm ấy là tiêu trừ một lần, hay theo thứ lớp mà hết? Năm lớp như thế đến đâu làm giới hạn? Cúi mong đức Như Lai mở lòng đại từ làm cho tâm và con mắt của Đại chúng này được trong sáng, để làm đạo nhãn tương lai cho cả chúng sinh trong đời mạt pháp”.

Trước nói năm ấm đều do vọng tưởng làm gốc, nương nơi đó lại khai thị danh mục. Lại hỏi trừ ngũ ấm đốn hay tiệm, và năm biên giới. Nơi đây đã tường tận, thì tâm mắt của hành giả được trong sáng, đối với trong Thiền-na rõ biết rất vi tế. Ngài Khánh Hỷ có thể gọi là làm thuyền từ cứu giúp chúng sinh, bố thí vô giá, việc làm đó đâu có thể nói hết và dùng thí dụ được!


ĐOẠN II: ĐỨC NHƯ LAI ĐÁP THẲNG

CHI 1.- HIỂN BÀY TÍNH CHÂN ĐỂ CHỈ RA VỌNG

Phật bảo ông A-nan: “Tính tinh chân là diệu minh, tính bản giác là viên tịnh, không có để lại sự sinh tử và các trần cấu, cho đến cả hư không cũng đều nhân nơi vọng tưởng mà sinh khởi. Tất cả cái ấy gốc nơi Bản Giác Diệu Minh Chân Tinh vọng phát sinh ra các khí thế gian, như chàng Diễn-nhã-đạt-đa quên đầu mà nhận bóng. Vọng vốn không có nhân, ở trong vọng tưởng mà lập ra tính nhân duyên. Người mê tính nhân duyên thì gọi là tự nhiên. Cả tính hư không kia còn thật là huyễn hóa sinh ra, và nhân duyên, tự nhiên đều là những sự so đo của vọng tâm chúng sinh. A-nan, biết do vọng sinh khởi mà nói nhân duyên vọng, nếu cái vọng vốn là không, thì nhân duyên vọng đó thật không có gì, huống nữa chẳng biết mà cho là tự nhiên. Thế nên đức Như Lai phát minh cho các ông rằng, bản nhân của ngũ ấm, đồng là vọng tưởng.

Tính giác là diệu minh, vốn không có sinh tử cùng với sắc không, để hiểu rõ sinh tử, sắc không ở trên tính giác, không có nhân mà vọng khởi, biết vọng không có nhân, nhân mê mà tự có, thì lập tính nhân duyên đã là hư vọng, lầm cho là tự nhiên lại càng thêm hư vọng, nên nói nhân duyên tự nhiên đều là những sự so đo của vọng tâm chúng sinh. Biết do vọng sinh khởi, là thể của tính giác tri ấy không tính do vọng động phát nghiệp mà có chuyển tướng và hiện tướng. Xét ra giác thể không tính, thì vọng động cũng không thể chuyển tướng, hiện tướng cùng với căn thân, thế giới hiện tiền nơi tâm tự giác là như huyễn, như bóng, nên nói nhân duyên hư vọng, vốn không có gì. Nhân duyên đã không, huống nữa lại có đối đãi mà nói là tự nhiên ư? Càng bảo đảm rằng năm ấm cũng vốn không thật có, đều là do vọng tưởng mà tự có, tự không, nhưng đối với tính Bồ-đề chưa từng dao động vậy.

vietlong
09-04-2020, 06:59 AM
Kinh THỦ LĂNG NGHIÊM trực chỉ
QUYỂN 10 PHẦN 2 (tt)
__________________________________________________ ______________________________________


CHI 2.- KHAI THỊ BẢN NHÂN CỦA NĂM ẤM

TIẾT A.- BẢN NHÂN CỦA SẮC ẤM

Thân thể của ông, trước kia nhân cái tưởng của cha mẹ mà sinh ra. Tâm của ông nếu không phải là tưởng, thì không thể đến trong tưởng để truyền mạng. Như trước tôi đã nói, trong tâm tưởng vị chua, thì nước bọt trong miệng chảy ra; tâm tưởng lên cao, thì lòng bàn chân nghe ghê rợn. Dốc cao không có, vị chua chưa đến, cái thân thể của ông nếu không phải đến cùng loài hư vọng thì làm sao, nhân nghe nói chua, trong miệng nước bọt lại chảy ra, vậy nên biết sắc thân hiện tiền của ông, gọi là vọng tưởng kiên cố thứ nhất.

Bởi cha mẹ giao hợp, tinh huyết tiết ra, ấy là do trước từ cái tưởng của cha mẹ, tâm ông nếu không có cái tưởng đó, thì ắt không thể đến gá trong cái tưởng của cha mẹ để truyền mệnh, nghĩa là đồng tưởng thành ra ái, ba chỗ hòa hợp mới thành thân này vậy. Thân thể đã từ vọng tưởng sinh, thì toàn thể đều thành vọng. Tưởng vị chua thì trong miệng chảy ra nước bọt, tưởng lên cao thì nơi lòng bàn chân ghê rợn. Đây là để thấy đồng loại hư vọng “vọng tưởng kiên cố”, nghĩa là trong cái tướng yêu và ghét, rất là kiên cố; sắc tướng là chất ngại, cũng có nghĩa là “kiên cố”.

TIẾT B.- BẢN NHÂN CỦA THỌ ẤM

Tức nơi tâm tưởng tượng, việc lên cao vừa nói ở trước, nó có thể khiến thân ông thật chịu ghê rợn. Do nhân các thọ sinh ra, có thể xúc động sắc thân. Vậy hiện nay hai thứ thọ, thuận thì tăng ích, nghịch thì tổn giảm, cả hai đều hiện đang dong ruổi nơi ông, gọi là vọng tưởng hư minh thứ hai.

Do nhân thật nhận thọ sự ghê rợn, nên biết thọ hay xúc động thân thể. “Nghịch thuận”, tức là hai thọ: khổ và vui. “Hiện đang dong ruổi nơi ông”, cũng là thọ hay xúc động thân thể. “Hư”, nên hay lãnh nạp; “minh”, nên hay rõ biết vị, đều là trạng thái cùng tột thọ là hư vọng.

TIẾT C.- BẢN NHÂN CỦA TƯỞNG ẤM

Do những ý nghĩ sai khiến sắc thân của ông, nếu sắc thân không phải cùng loài, thì thân ông nhân vì theo ý nghĩ sai khiến nhận các thứ hình tượng sinh tâm, chấp nhận các hình tượng phù hợp với ý nghĩ, lúc thức là tâm tưởng, lúc ngủ là chiêm bao. Những vọng tình lay động, tưởng nghĩ của ông đó gọi là vọng tưởng dung thông thứ ba.

Đây là nêu lên sắc thân thường bị niệm lự sai khiến, dùng để hiển bày tưởng ấm dung thông, khắp nơi thân thể, thông cả khi thức, lúc ngủ, toàn thể là giác tâm do vọng tình mà có giao động. Chúng sinh ở trong mê thật không thể tự giác vậy.

TIẾT D.- BẢN NHÂN CỦA HÀNH ẤM

Lý chuyển hóa không dừng, xoay vần thầm thầm dời đổi, móng tay dài, tóc mọc ra, khí lực tiêu, da mặt nhăn, ngày đêm thay đổi, mà không hề hay biết. A-nan, nếu cái đó không phải là ông, thì làm sao thân ông lại dời đổi; nhưng nếu nó thật là ông, thì làm sao ông lại không hay biết? Vậy các hành mỗi niệm không dừng của ông, gọi là vọng tưởng u ẩn thứ tư.

Hành ấm thầm thầm dời đổi, đương nhân không hay biết, như móng tay dài, tóc mọc ra, khí lực tiêu, da mặt nhăn, đều là sự thầm thầm dời đổi trong cái bất giác. Câu 'nếu cái đó không phải là ông, thì làm sao thân thể ông lại dời đổi; nhưng nếu nó thật là ông, thì sao ông lại không hay biết?”. Chínhh là hiển bày toàn thể là vọng rất vi tế u ẩn, tự không phải tướng hết, thì rất khó bày lộ ra vậy.

TIẾT E.- BẢN NHÂN CỦA THỨC ẤM

Lại chỗ tinh minh đứng lặng không lay động của ông, gọi là thường còn, thì thân ông không ra ngoài sự thấy, nghe, hay biết. Nếu nó thật là tính tinh chân, thì không cho huân tập được các điều vọng. Nhân vì các ông trong mấy năm trước, đã từng xem một vật lạ, trải qua nhiều năm không hề nghĩ đến. Về sau bỗng nhiên lại xem thấy vật lạ đó, thì nhớ lại rõ ràng không có thiếu sót. Vậy trong tính tinh minh đứng lặng không lay động ấy, từng niệm, từng niệm chịu sự huân tập không thể tính toán hết được. A-nan, nên biết cái đứng lặng đó không phải thật, như dòng nước chảy nhanh, trông như yên lặng, vì chảy quá nhanh mà không thấy, chứ không phải là không chảy. Nếu cội gốc cái đó không phải là vọng tưởng, thì đâu chịu để cho hư vọng huân tập. Nếu sáu căn của ông chưa được tự tại, chia hợp dùng thay lẫn nhau; thì cái vọng tưởng đó, không lúc nào diệt được. Vậy nên hiện nay cái tập khí quán xuyến tập trung những điều thấy, nghe, hay biết của ông là cái vọng tưởng điên đảo, vi tế huyễn hóa rỗng không thứ năm, trong tính trạm liễu của ông.

Tính tinh minh thường đứng lặng, đây là do đã diệt cái sinh diệt mà thấy như vậy, do có tập khí quán xuyến, nên từng niệm, từng niệm, chịu huân tập, in tuồng như đứng lặng mà không phải đứng lặng. Xưa đã thấy, nay xem lại, nghiệm biết nhớ ra rõ ràng không sai sót, cái nhớ cũ không thể quên. Đây là nói rõ những ký ức chấp giữ là thuộc về thức tính, không phải sáu căn của ông khai hợp, thì cái vọng tưởng đó, không lúc nào diệt mất. Bởi thức hết rồi sau sáu căn mới khai hợp, chứ không phải sáu căn hợp khai rồi sau sáu thức mới hết. Xét về sáu căn không phải tuyệt đối ngăn cách, vì bị thức phân chia, tức đương khi sinh diệt đã mất, mà những ký ức vi tế còn dính khằn nên nhất định khi thức hết mới viên mãn vậy. Đồng một cái thấy, nghe, hay biết này, nếu chưa trải qua xoay trở về nguồn, tuy hiện tiền có trạm liễu (đứng lặng rõ ràng) mà vẫn còn một phần vọng tưởng, như cách tấm lụa mỏng; nghĩa là tinh tường vi tế vậy.

vietlong
09-05-2020, 09:17 AM
Kinh THỦ LĂNG NGHIÊM trực chỉ
QUYỂN 10 PHẦN 2 (tt)
__________________________________________________ ______________________________________


CHI 3.- KHAI THỊ VỀ BIÊN GIỚI CỦA CÁC ẤM

A-nan, năm thứ ấm đó, là do năm thứ vọng tưởng tạo thành.

Nhân vọng mà có các ấm, ấm thọ nơi tướng mà tạo thành. Đây là kết lại năm ấm, mà khởi ra ranh giới của ấm, nơi văn sau.

Nay ông muốn biết giới hạn cạn sâu, thì chỉ sắc và không là biên giới của sắc ấm; chỉ xúc và ly là biên giới của thọ ấm; chỉ nhớ và quên, là biên giới của tưởng ấm; chỉ diệt và sinh, là biên giới của hành ấm, đứng lặng vào hợp với đứng lặng, trở về bờ mé của thức ấm.

Trước đã hỏi năm lớp như thế, đến đâu làm giới hạn. Đây mới đáp giới hạn vậy. Bởi năm ấm không có giới hạn, nhân nhau mà thành giới, như sắc nhân không mà thành biên giới của sắc. Nên biết, nếu sắc thật hết, thì không cũng đều hết; cho đến “cái đứng lặng vào đã hết thì cái hợp với cái đứng lặng cũng hết”. Xét về thức xoay vần sinh diệt, mà vào nơi thể giác đứng lặng sáng suốt, thì vào và hợp đều là biên giới của thức ấm, chứ chẳng phải là thức ấm hết. Do đây mà biết, tính giác diệu minh, chẳng phải chỗ phân biệt mà có thể đến được.

CHI 4.- KHAI THỊ CHỨNG NGỘ THÌ DẸP TRỪ ĐỐN TIỆM

Cội nguồn năm ấm này vốn trùng điệp sinh khởi. Sinh, nhân thức ấm mà có, diệt, từ sắc ấm mà trừ; lý thì ngộ liền, nhân cái ngộ đều tiêu; sự không phải trừ liền, theo thứ lớp mới diệt hết.

Mê tàng làm thức mới có tất cả kiến tướng phát sinh; nên nói, sinh nhân thức mà có. Nên biết nhân nơi thức thì tất cả những tướng trong ngoài sinh ra, đều không phân biệt; phân biệt đã không, thì tướng sinh ra cũng theo đó mà diệt; nên nói, diệt từ sắc ấm mà trừ. Thiền giả phát minh tự tâm, thấy tính bản giác chỉ là một tính giác, lại không có việc khác, thì tất cả tính sắc, tức là tính giác, tất cả tính thọ, tưởng, hành, thức, tức là tính giác; chẳng phải sắc, chẳng phải không, chẳng phải xúc, chẳng phải ly, không nhớ, không quên, không sinh, không diệt, không có cái đứng lặng để vào, không có cái hợp với cái đứng lặng, chỉ là một tính giác, bản lai là như vậy, đồng với chưa ngộ, nên nói lý thì ngộ liền, nhân cái ngộ đều tiêu vậy. Song trong kinh Hoa Nghiêm khi mới phát tâm, tức thành chính giác. Hàng Tam Hiền, Thập Thánh, thứ lớp tu chứng, một niệm không sinh, thì biết không phải riêng có; sáu căn thay dùng lẫn nhau, ứng hiện cũng có thời; vật tượng trước mắt, không phải là cảnh giới có thể nghĩ bàn. Nhưng cảnh giới bên ngoài nhiều như cát bụi, phải tin ở trong nhân mà có đối đãi; nghĩa là sự không phải trừ liền, mà phải nhân nơi thứ lớp mới biết vậy.

CHI 5.- KẾT LUẬN VÀ BẢO TRUYỀN DẠY

Tôi đã chỉ cho ông về cái gút nơi khăn Kiếp-ba-la có chỗ nào không rõ mà ông phải hỏi lại. Tâm ông cần phải thông suốt về cội gốc vọng tưởng đó để truyền dạy cho người tu hành trong đời mạt pháp sau này, khiến cho họ biết hư vọng mà tự sinh nhàm chán, và biết rõ có Niết-bàn nên không luyến tiếc ba cõi”.

Đây là lời Phật di chúc cho ông A-nan đối với trong các ấm mà nhận sâu cội gốc của vọng tưởng, khiến cho tâm được sáng tỏ, để khéo làm tin tức, rồi sau mới đem truyền dạy cho đời mạt pháp, khiến cho thâm đạt cái hư vọng xoay trở lại tính chân thường. Sắc tâm của năm uẩn có chỗ cùng tận, mà nhà lửa trong ba cõi khó an, vốn đã sẵn có Niết-bàn, chớ tùy thuận theo sinh tử!

vietlong
09-07-2020, 04:06 PM
Kinh THỦ LĂNG NGHIÊM trực chỉ
QUYỂN 10 PHẦN 2 (tt)
__________________________________________________ ______________________________________



PHẦN THỨ BA: PHẦN LƯU THÔNG


CHƯƠNG I: LƯU THÔNG CỦA KINH NÀY


MỤC I: ĐƯỢC PHÚC HƠN CẢ


A-nan, nếu như có người đem bảy thứ báu đầy dẫy hư không cùng khắp mười phương, dùng dâng lên chư Phật, nhiều như số vi trần, kính thờ cúng dường tâm không lúc nào xao lãng; ý ông nghĩ thế nào, người ấy do nhân duyên cúng Phật như thế, được phước có nhiều chăng?

Ông A-nan thưa: “Hư không không hết, trân bảo không cùng; thuở xưa có chúng sinh cúng Phật bảy đồng tiền, đến khi xả thân còn được vị Chuyển Luân Thánh Vương; huống nữa hiện tiền dùng thất bảo đầy cả hư không, cúng dường khắp cả các cõi Phật, thì dẫu cho suy nghĩ cùng tột cả số kiếp còn không thể thấu được; phước ấy làm sao còn lại có bờ bến'.

So lường sự được phước hơn cả, không qua tài sản, phước điền và tâm mà thôi. Nay tài sản đã đầy cả hư không, là tài sản hơn cả không gì hơn. Chư Phật nhiều như số vi trần là phước điền hơn cả không gì hơn. Vâng thờ, cúng dường, tâm không lúc nào xao lãng là tâm hơn cả không gì hơn. Do ba cái hơn cả này, thí hết số lượng. Lại dẫn đem bảy đồng tiền cúng Phật, phước báu được làm Chuyển Luân Thánh Vương, là lấy cái kém để so sánh với cái hơn, đều để thấy cái phước kia không thể nói hết vậy.



MỤC II: TIÊU TỘI HƠN CẢ


Phật bảo ông A-nan: “Chư Phật Như Lai lời nói không có hư vọng. Ví như có người gây đủ bốn trọng tội, mười tội Ba-la-di, trong khoảng nháy mắt phải trải qua địa ngục A Tỳ, phương này, phương khác cho đến cùng tột các địa ngục Vô Gián trong mười phương, không nơi nào chẳng trải qua; nếu người đó dùng một niệm, đem pháp môn này ở trong đời mạt pháp khai thị cho người chưa học trong đời mạt pháp, thì tội chướng của người đó liền được tiêu diệt, biến cái nhân khổ trong địa ngục, thành cái nhân cõi nước An Lạc, được phước vượt hơn người làm việc bố thí cúng dường trước kia trăm lần, ngàn lần, ngàn vạn ức lần, như thế cho đến tính toán thí dụ cũng không thể nói hết được.

Đây lại so sánh cái lượng của tội ngũ nghịch, cũng không vượt qua bốn tội trọng và mười tội Ba-la-di. Nếu có một tội này, thì đâu có thể khỏi đọa vào ngục Nê Lê. Một thân hoàn toàn đủ, thì địa ngục A Tỳ đâu có thể cùng tận. Người ấy có thể dùng một niệm đem pháp môn này khai thị cho người chưa học trong đời mạt pháp, thì tội chướng của người đó liền được tiêu diệt, chuyển nhân khổ làm nhân vui, chuyển tội làm phước, so sánh với người bố thí cúng dường trước, gấp ngàn, gấp vạn ức lần, cho đến không thể nói cho hết. Tóm lại, phước lớn có cùng tột, thì tội nặng trọn cũng cùng tột, mà tâm Phật ở đây, vượt quá hơn hư không, viên dung trong ba đời. Nếu đem kinh chỉ dạy cho người phát minh được căn tính cùng tột, cái nghe, cái không và tâm giác, thì ở đây đâu có tội phước mà có thể ức dương (đè xuống hay đỡ lên). Nên tuy chỉ có một niệm hồi quang, đã đồng với bản đắc (được gốc), huống nữa người ấy lấy chúng sinh làm trách nhiệm chính mình đấy thay!



MỤC III: DẸP TRỪ MA HƠN CẢ


A-nan, nếu có chúng sinh biết tụng kinh này, biết trì thần chú này, nếu như tôi đã nói rộng ra, thì cùng tột các kiếp cũng không thể hết; nương theo lời chỉ dạy của tôi, y theo lời dạy đó mà tu hành thì thẳng đến đạo Bồ-đề, không còn có các ma sự”.

Đây là Phật đinh ninh chỉ dạy các lợi ích của người biết tụng kinh, trì chú, mà chung qui chú trọng ở nơi nương theo lời chỉ dạy mà tu hành để khỏi các ma sự. Đây là Như Lai nhắm vào hàng sơ tâm đều là một nhân duyên việc lớn này. Ân lớn của Phật thật khó đền. Phàm là người có tâm đạo phải nên cố gắng.



CHƯƠNG HAI

LƯU THÔNG CHUNG


Phật nói kinh này rồi, các vị Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di, tất cả loài Trời, Người, loài A-tu-la trong thế gian, các vị Bồ-tát, Nhị thừa, Thánh Tiên, Đồng tử cõi khác và các Đại lực Quỉ Thần mới phát tâm, đều rất vui mừng làm lễ rồi lui.

Kinh Văn Thù Sở Vấn nói: Vui mừng, vâng làm có ba nghĩa: 1/ Người nói thanh tịnh: Không bị chấp trước lợi dưỡng làm nhiễm. 2/ Nghĩa nói ra thanh tịnh: Do biết pháp thể như thật. 3/ Đắc quả thanh tịnh: Tức là nói sự lợi ích vậy.



HẾT