PDA

Xem phiên bản đầy đủ : Phải hiểu làm sao đây!?



minhquang
12-16-2018, 10:05 PM
Kính các vị Trưởng bối ! Hôm nay con đọc được bài này của chị Hoamacco :






Phải hiểu làm sao đây!?


https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/48332765_304867970145032_8759607296503316480_n.jpg ?_nc_cat=104&_nc_ht=scontent-hkg3-1.xx&oh=748f5aab51c0774b0b0f5586573e6435&oe=5CA7046C





Trầm luân khổ hải, tâm dừng > thế giới sinh.
Công viên quả mãn, hoa nở > thế giới diệt.

Câu này quá tối nghĩa đối với con, con kính mong được nghe giải thích. Phải chăng câu này có cái gì sai sai ?

Ngọc Quế
12-17-2018, 07:34 AM
Kính các vị Trưởng bối ! Hôm nay con đọc được bài này của chị Hoamacco :



Trầm luân khổ hải, tâm dừng > thế giới sinh.
Công viên quả mãn, hoa nở > thế giới diệt.

Câu này quá tối nghĩa đối với con, con kính mong được nghe giải thích. Phải chăng câu này có cái gì sai sai ?




Cám ơn minhquang đã hỏi !

Ngọc Quế xin mời quý đạo hữu cho ý kiến, nhưng đề nghị chúng ta bàn về câu "Trầm luân khổ hải, tâm dừng > thế giới sinh" trước, xong rồi mới đến câu kế, để tránh "ăn miếng to khó nuốt".

Xin kính mời !

hoamacco
12-17-2018, 07:40 AM
Cám ơn minhquang đã hỏi !

Ngọc Quế xin mời quý đạo hữu cho ý kiến, nhưng đề nghị chúng ta bàn về câu "Trầm luân khổ hải, tâm dừng > thế giới sinh" trước, xong rồi mới đến câu kế, để tránh "ăn miếng to khó nuốt".

Xin kính mời !



Dạ, thú thật hoamacco không biết 2 câu này do ai sáng tác, nhưng nó kích thích suy tư của hmc dữ lắm mà không hiểu, xét rằng 2 câu này "không bổ bề dọc, cũng bổ bề ngang" nên đăng lên để mong được nghe những cao kiến của các tiền bối.

Kính !

choconxauxi
12-17-2018, 08:03 AM
Cám ơn minhquang đã hỏi !

Ngọc Quế xin mời quý đạo hữu cho ý kiến, nhưng đề nghị chúng ta bàn về câu "Trầm luân khổ hải, tâm dừng > thế giới sinh" trước, xong rồi mới đến câu kế, để tránh "ăn miếng to khó nuốt".

Xin kính mời !



Kính quý tiền bối !

Theo con, có lẻ câu này đã bị viết nhầm. Con nhớ trong Kinh (không biết Kinh nào) có nói "TÂM SINH PHÁP - VẠN PHÁP DUY TÂM - TÂM SINH, CHỦNG CHỦNG PHÁP SINH - ......"

Theo con, câu này phải là : "Trầm luân khổ hải, tâm SINH > thế giới sinh". Theo con chữ TÂM DỪNG có nghĩa là TÂM BẤT SINH. Tâm bất sinh làm sao Thế giới sinh được ?

Giả sử, khi tham gia giao thông, thấy một chiếc xe chạy ngược chiều, xe lạng lách đánh võng, thì Tâm ta liền khởi ý bất bình. Nếu lở xảy ra cọ quẹt với xe của ta, thì cơn tức giận trong ta bùng nổ, thế là THẾ GIỚI ATULA XUẤT HIỆN.

Đó không phải "tâm SINH > thế giới sinh" hay sao ?

Kính !

lamebay
12-17-2018, 08:14 AM
Dạ, con cũng cùng ý kiến như anh choconxauxi !

Khi chúng ta làm việc Thiện, đó không phải là ta đã "sinh Tâm thuơng xót cho hoàn cảnh của tha nhân" hay sao ? Tâm này sẽ tạo phúc báo cho chúng ta, tương lai chúng ta sẽ được sinh vào những thế giới lành thiện (các cõi Trời chẳng hạn).

Kính !

homeless
12-17-2018, 09:28 AM
Cám ơn minhquang đã hỏi !

Ngọc Quế xin mời quý đạo hữu cho ý kiến, nhưng đề nghị chúng ta bàn về câu "Trầm luân khổ hải, tâm dừng > thế giới sinh" trước, xong rồi mới đến câu kế, để tránh "ăn miếng to khó nuốt".

Xin kính mời !



Kính quý đạo hữu !

Trước tiên chúng ta đã đồng ý với nhau, chữ TÂM ở đây là TÂM THỨC hay nói rõ hơn là Ý THỨC, chớ không phải là CHÂN TÂM.

Chỉ có TÂM Ý THỨC mới SINH hay không sinh, mới DỪNG hay vọng động !

Chúng ta cũng đồng ý với nhau TÂM SINH thì mọi chuyện trùng trùng duyên khởi. Nhưng có lẻ tác giả muốn chúng ta hiểu rõ hơn về chuyện TÂM DỪNG.

TÂM Ý THỨC thì hầu như không bao giờ DỪNG, ngoại trừ Nhập Đại Định.

Những vị có căn cơ Nhân Thiên Thừa khi nhập định TÂM Ý THỨC vẫn SINH.

Những vị có căn cơ Nhị Thừa khi nhập định, TÂM Ý THỨC trở nên yên ắng, tuy không SINH nhưng lặng lẽ trôi (như xe nổ máy garanti), chỉ những vị nhập Đại Định tâm mới DỪNG.

Đúng ra TÂM DỪNG thì đâu có sinh gì ! Nhưng có lẻ tác giả muốn nói : SINH ra Thế Giới Chư Thiên (tầng Sắc giới, Vô Sắc giới).

Điều này muốn nhắc nhở những vị muốn lánh thế gian, tìm vào "hang sâu động vắng", chuyên tâm ngồi Thiền, tìm cảnh giới KHÔNG TÂM rằng : "GẠCH THÌ KHÔNG THỂ MÀI LÀM GƯƠNG được !".

Những bậc Chân Tu thời hiện đại, đa số đều hiểu lầm rằng DỪNG ĐỨNG TÂM Ý (Tâm không sinh gì hết) là Đạo, là việc duy nhất của ngưới quyết tu. Nào biết đâu, đây là BỆNH CHỈ mà trong Kinh Viên Giác, Phật đã có nói !

Kính trình !

minhquang
12-18-2018, 08:02 AM
Đúng ra TÂM DỪNG thì đâu có sinh gì ! Nhưng có lẻ tác giả muốn nói : SINH ra Thế Giới Chư Thiên (tầng Sắc giới, Vô Sắc giới).




Dạ, con cám ơn bác homeless ! Bây giờ con đã hiểu và thấy câu này không có vẻ sai sai nữa !

Nhưng còn câu sau :

Công viên quả mãn, hoa nở > thế giới diệt. thì sao ?

Chữ "công viên quả mãn" thì con hiểu là lúc Thành Phật, nhưng khó hiểu ở vế sau " hoa nở > thế giới diệt", theo con đáng lý ra phải nói "hoa nở > thế giới hồi sinh" mới phải chứ. Vì lâu nay chúng ta sống mà như chết rồi; bên ngoài thì thế giới khách quan khắc nghiệt gò ép chúng ta phải đi theo "đường một chiều" đến cửa tử, như đàn bò đi trong hành lang hẹp đến cửa lò mổ _ không hề có lối đi nào khác; bên trong thì lục dục thất tình xâu xé nội tâm, chưa từng có một ngày an ổn thực sự.

Bây giờ "công viên quả mãn" há không phải là ta đã được giải phóng khỏi mọi lo âu phiền muộn hay sao ? Há không phải là "sau cơn mưa trời lại sáng" hay sao ? Há không phải là "Thế giới chết đã được hồi sinh" hay sao ?

Cho nên nói "hoa nở > thế giới diệt" thì con không cam tâm. Tu hành là đi từ chỗ "sống ngây, chết ngô" tiến dần đến chỗ "miên trường vĩnh cữu", cớ sao lại đến chỗ "thế giới diệt" ? Điều này có phải tác giả là người theo chủ nghĩa hư vô hay không ?

Kính !

homeless
12-18-2018, 10:21 AM
Dạ, con cám ơn bác homeless ! Bây giờ con đã hiểu và thấy câu này không có vẻ sai sai nữa !

Nhưng còn câu sau :

Công viên quả mãn, hoa nở > thế giới diệt. thì sao ?

Chữ "công viên quả mãn" thì con hiểu là lúc Thành Phật, nhưng khó hiểu ở vế sau " hoa nở > thế giới diệt", theo con đáng lý ra phải nói "hoa nở > thế giới hồi sinh" mới phải chứ. Vì lâu nay chúng ta sống mà như chết rồi; bên ngoài thì thế giới khách quan khắc nghiệt gò ép chúng ta phải đi theo "đường một chiều" đến cửa tử, như đàn bò đi trong hành lang hẹp đến cửa lò mổ _ không hề có lối đi nào khác; bên trong thì lục dục thất tình xâu xé nội tâm, chưa từng có một ngày an ổn thực sự.

Bây giờ "công viên quả mãn" há không phải là ta đã được giải phóng khỏi mọi lo âu phiền muộn hay sao ? Há không phải là "sau cơn mưa trời lại sáng" hay sao ? Há không phải là "Thế giới chết đã được hồi sinh" hay sao ?

Cho nên nói "hoa nở > thế giới diệt" thì con không cam tâm. Tu hành là đi từ chỗ "sống ngây, chết ngô" tiến dần đến chỗ "miên trường vĩnh cữu", cớ sao lại đến chỗ "thế giới diệt" ? Điều này có phải tác giả là người theo chủ nghĩa hư vô hay không ?

Kính !

Chào minhquang ! Kính quý Trưởng Bối và quý đạo hữu !

Minhquang đã hiểu lầm tác giả rồi ! Vị này không phải theo chủ nghĩa hư vô đâu ! Vì đó là tư tưởng đoạn kiến, nếu ai còn tư tưởng đoạn kiến thì không phải là Phật tử (Con Phật).

Theo Giáo lý đạo Phật, Thế giới này là do TÂM Ý THỨC của chúng ta chiêu cảm biến hiện ra, rồi nó duyên khởi mà sinh sinh hóa hóa đến vô cùng.

Thường thì người tu theo đạo Phật tập buông bỏ từ những cái nhỏ cho đến cái lớn, học theo gương đức Phật xưa _ đã từng từ bỏ ngai vàng, vợ đẹp con xinh, thậm chí trong những tiền kiếp Ngài đã từng bố thí đầu mắt tay chân _ dĩ nhiên là chúng ta không có đại dõng mãnh như Phật.

Nhưng nói gì thì nói, làm gì thì làm, hiếm có vị nào xả bỏ được CÁI TÔI & CÁI CỦA TÔI (Ngã & Ngã sở). Cái TÔI là gì ? Là TÂM Ý THỨC MÊ LẦM của chúng ta đó ! Chính nó đã thêu dệt nên Căn Thân và Thế Giới, để rồi dính mắc trong những "tác phẩm" của mình (có thể ví dụ như con tằm nhả tơ tự trói mình).

Đạo Phật nhằm giải phóng chúng ta ra khỏi cái kén (do mình tự dệt), cái kén đó là Thế giới Vô Minh _ chính là Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới.

Các bạn có nhớ chăng Kinh nói : Khi đức Sa Môn Cồ Đàm "công viên quả mãn" sắp thành Chánh Giác thì các Tầng Trời rung lắc như muốn sụp đổ, khiến cho lủ Thiên Ma lo sợ bèn dẫn theo đám đồ chúng đến cội Bồ Đề, hóa hiện đủ thứ hình tướng để hù dọa "nhát Ma" vị Đẳng Giác Bồ tát.

Điều này ngầm khải thị cho chúng ta điều gì ?

Điều này ngầm khải thị cho chúng ta rằng :

- TOÀN GIÁC thì Thế giới Vô Minh _ Thế giới Ảo sinh _ Thế Giới do mê lầm mà thấy (như dương diệm), tất cả đều biến mất, đều không còn, như người hết mõi mắt thì không thấy hoa đốm đâu nữa.

Đây gọi là "Hoa nở > Thế giới diệt" !

Gia Bảo
12-19-2018, 07:53 AM
Dạ, kính quý Trưởng Bối !

Hôm nay chị Hoa-mắc-cở mới vừa đăng 2 câu đối "hóc búa":

- Ta Bà Cực Lạc không hai đó : Chơn Quán, Thanh Tịnh Quán.
- Gió thét mưa gào chỉ một thôi : Phạm Âm, Hải Triều Âm.

Lâu nay chúng con tụng Phẩm Phổ Môn, nghe những từ này (Chơn Quán, Thanh Tịnh Quán - Phạm Âm, Hải Triều Âm) giống như nghe tiếng mõ đều đều, chẳng gợi nên trong chúng con ý niệm gì cả. Hôm nay được đọc đôi câu đối này, lòng cảm thấy buâng khuâng, xao xuyến.

Bởi với chúng con: "Ta Bà khổ, Ta Bà quá khổ; Tĩnh độ vui, Tịnh độ nhàn vui !". Bây giờ nói "Ta Bà & Cực Lạc KHÔNG HAI", có khi nào chỉ là sự trấn an mình rằng "Trái bồ hòn vẫn ngọt!" ?

Con đăng lên đây để mong được các Trưởng bối "phân thế"






Tất cả đều NHƯ !


https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/48418759_306121383353024_3963568358175014912_n.jpg ?_nc_cat=102&_nc_ht=scontent-hkg3-1.xx&oh=1a95aeae1b478d4c26856427bdcc8623&oe=5C9103D5




http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php/845-S%C6%B0u-t%E1%BA%A7m?p=29152&viewfull=1#post29152

Kính !

nguoidien
12-19-2018, 08:09 AM
"NHỮNG NGƯỜI HỌC PHẬT TU THIỀN LÀ MÊ LÀ ĐIÊN !"



:D ;) :rolleyes:

duyngudocton
12-19-2018, 08:17 AM
"NHỮNG NGƯỜI HỌC PHẬT TU THIỀN LÀ MÊ LÀ ĐIÊN !"



:D ;) :rolleyes:



Đồ NGU !

Mình điên mà cứ nói : Thiên hạ điên !

colaihi
12-19-2018, 09:06 AM
Dạ, kính quý Trưởng Bối !

Hôm nay chị Hoa-mắc-cở mới vừa đăng 2 câu đối "hóc búa":

- Ta Bà Cực Lạc không hai đó : Chơn Quán, Thanh Tịnh Quán.
- Gió thét mưa gào chỉ một thôi : Phạm Âm, Hải Triều Âm.

Lâu nay chúng con tụng Phẩm Phổ Môn, nghe những từ này (Chơn Quán, Thanh Tịnh Quán - Phạm Âm, Hải Triều Âm) giống như nghe tiếng mõ đều đều, chẳng gợi nên trong chúng con ý niệm gì cả. Hôm nay được đọc đôi câu đối này, lòng cảm thấy buâng khuâng, xao xuyến.

Bởi với chúng con: "Ta Bà khổ, Ta Bà quá khổ; Tĩnh độ vui, Tịnh độ nhàn vui !". Bây giờ nói "Ta Bà & Cực Lạc KHÔNG HAI", có khi nào chỉ là sự trấn an mình rằng "Trái bồ hòn vẫn ngọt!" ?

Con đăng lên đây để mong được các Trưởng bối "phân thế"


http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php/845-S%C6%B0u-t%E1%BA%A7m?p=29152&viewfull=1#post29152

Kính !


Chào con trai ! Cái câu mà con trai trích dẫn "Ta Bà khổ, Ta Bà quá khổ; Tịnh độ vui, Tịnh độ nhàn vui !" thuộc về Giáo lý Tịnh độ, nhằm hướng đến những Phật tử bình dân (Nhân Thiên Thừa) rằng "hãy sanh tâm nhàm chán cõi khổ này, hãy phát tâm cầu mong về cảnh kia _ nơi chỉ có niềm vui và hạnh phúc - CỰC LẠC.

Đây chỉ là PHÁP PHƯƠNG TIỆN (bây giờ người ta dùng từ QUÁ ĐỘ _ tức là tạm dùng, tức là giai đoạn chuyển tiếp).

Colaihi đến với trang web này, vì thấy ở đây những Giáo Lý Bất Viên chỉ được làm "hình nền", hình như mục đích của trang web này là chỉ muốn trùng tuyên GIÁO LÝ NHẤT THỪA, chứ không phải "thêm cát vào sa mạc" !

Đôi câu đối ấy thuộc về Nhất Thừa đó ! Colaihi chỉ có thể nói được bấy nhiêu, con trai hãy từ từ mà thưởng thức nhé !

Mến !

Gia Bảo
12-20-2018, 08:21 AM
"NHỮNG NGƯỜI HỌC PHẬT TU THIỀN LÀ MÊ LÀ ĐIÊN !"



:D ;) :rolleyes:



Kính bác nguoidien ! Con không hiểu câu bác nói là "buột miệng nói đại" hay có căn cứ ?.

Con nhớ đức Phật có nói "Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành !" Như vậy học Phật để rồi sẽ thành Phật là điều quá đúng đắn, phải không ? Sao bác lại cho rằng NHỮNG NGƯỜI HỌC PHẬT TU THIỀN LÀ MÊ LÀ ĐIÊN ?. Nếu có thể, xin bác dạy rõ ra cho chúng con được học hỏi thêm.

Kính !

nguoidien
12-20-2018, 08:49 AM
Kính bác nguoidien ! Con không hiểu câu bác nói là "buột miệng nói đại" hay có căn cứ ?.

Con nhớ đức Phật có nói "Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành !" Như vậy học Phật để rồi sẽ thành Phật là điều quá đúng đắn, phải không ? Sao bác lại cho rằng NHỮNG NGƯỜI HỌC PHẬT TU THIỀN LÀ MÊ LÀ ĐIÊN ?. Nếu có thể, xin bác dạy rõ ra cho chúng con được học hỏi thêm.

Kính !

ĐỒ ĐIÊN !


https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/48392386_306543913310771_7228241783765860352_n.jpg ?_nc_cat=100&_nc_ht=scontent-hkg3-1.xx&oh=bd90fbdce1857f018897c3603b46e21e&oe=5C8BD722

homeless
12-20-2018, 09:31 AM
Kính bác nguoidien ! Con không hiểu câu bác nói là "buột miệng nói đại" hay có căn cứ ?.

Con nhớ đức Phật có nói "Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành !" Như vậy học Phật để rồi sẽ thành Phật là điều quá đúng đắn, phải không ? Sao bác lại cho rằng NHỮNG NGƯỜI HỌC PHẬT TU THIỀN LÀ MÊ LÀ ĐIÊN ?. Nếu có thể, xin bác dạy rõ ra cho chúng con được học hỏi thêm.

Kính !

Kính chào quý đạo hữu và Gia bảo !

Cái "thằng cha điên" đó lại vẽ hình một người điên khác (tên A Nhã gì đó, mà trong Kinh Phật có nhắc đến) nghĩ rằng mình đã mất đầu, bèn chạy đi kiếm. Trời ơi ! Nó đang ở trên cổ anh ta, chứ nào có mất đi đâu mà kiếm !

Câu Phật nói (mà GB đã trích dẫn) chỉ là câu Phương Tiện Khuyến Tấn hàng sơ cơ. Chứ Thiệt Thuyết thì "Phật = Chúng sinh, Tánh thường rỗng lặng".

Chúng ta tu học Phật pháp thì cứ tu, để lần từng bước, Giác Ngộ ra rằng PHẬT TÁNH của chúng ta đã sẵn đủ, cùng Chư Phật không khác. Bậc Đại Giác Ngộ thì không tìm kiếm gì nữa.



Đừng đi, không đến đừng đi,
Không đi mà đến, tâm y ấn truyền.

Tuệ Thức
12-21-2018, 09:50 AM
Đừng đi, không đến đừng đi,
Không đi mà đến, tâm y ấn truyền.



Kính các bác ! Con đọc những bài này nghe lùng bùng lỗ tai !
Người Điên đã phán một câu đỏ chót "NHỮNG NGƯỜI HỌC PHẬT TU THIỀN LÀ MÊ LÀ ĐIÊN !", rồi bây giờ bác homeless lại sưu tầm thêm hai câu thơ (cũng đỏ chót) làm cho con muốn "chập mạch" luôn.

Thế nào là "Đừng đi" ? Phải chăng câu này khuyên chúng ta đừng tu hành gì nữa, cho mất công ? Hãy cứ rong chơi thoải mái rồi cũng đến như ai (Không đi mà đến, tâm y ấn truyền).

Kính !

colaihi
12-21-2018, 10:43 AM
Kính các bác ! Con đọc những bài này nghe lùng bùng lỗ tai !
Người Điên đã phán một câu đỏ chót "NHỮNG NGƯỜI HỌC PHẬT TU THIỀN LÀ MÊ LÀ ĐIÊN !", rồi bây giờ bác homeless lại sưu tầm thêm hai câu thơ (cũng đỏ chót) làm cho con muốn "chập mạch" luôn.

Thế nào là "Đừng đi" ? Phải chăng câu này khuyên chúng ta đừng tu hành gì nữa, cho mất công ? Hãy cứ rong chơi thoải mái rồi cũng đến như ai (Không đi mà đến, tâm y ấn truyền).

Kính !

Kính chào bạn trẻ Tuệ Thức ! Cám ơn bạn đã bộc bạch.

Câu của nguoidien và của homeless là "chuyển tiếp" câu nói của vị Đại Giác Ngộ, vì chỉ có bậc Đại Giác Ngộ mới đủ tư cách phát biểu những câu ấy, để "xé mây" cho những vị "thâm niên công vụ", không phải để dạy cho những "be bé bòng bong" như chúng ta.

Cho nên nếu Tuệ Thức chẳng hiểu gì, hay thấy khó hiểu thì cứ "việc mình mình làm", chớ có học đòi nói theo, để rồi mắc bệnh "mặc kệ" (bệnh NHẬM - trong Kinh Viên Giác đã có nói). Cái bao tử của mỗi người mỗi khác, trâu bò chỉ ăn cỏ rơm mà nặng mấy tạ, còn nếu được cho ăn bào ngư hải sản thì nó sẽ ăn không tiêu.

Mến !

socnho
12-22-2018, 08:58 AM
Kính các vị Tiền Bối ! Con là con sóc nhỏ, hôm nay con được đọc bài mới của chị Hoamacco :






Thanh Trúc & Hoàng Hoa !


https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/48406878_307349066563589_7163242873989627904_n.jpg ?_nc_cat=108&_nc_ht=scontent-hkg3-1.xx&oh=5932180b8f594056655b062ab1cf491c&oe=5C9FE006





Thanh thanh thúy trúc, tận thị Pháp Thân,
Uất uất hoàng hoa, vô phi Bát nhã".

Dạ, con thấy Giáo Lý Bát Nhã Đại Thừa nói "Các pháp đều Không", nói "Vạn pháp đều hư huyễn". Còn vị T.s Đại Châu Huệ Hải này lại hình như nói khác đi 180 độ luôn. Đáng lẻ nói "Trúc xanh chỉ như bóng trăng đáy nước ! Hoa vàng chỉ là ảnh hiện trong gương", đàng này T.s lại nói như vầy, khác nào nói "Trúc xanh không phải như bóng trăng đáy nước, mà trúc xanh là vầng trăng bất tử treo trên bầu trời kia !"

Vậy chuyện này là sao ? Con không hiểu T.s muốn nói gì ?

Kính !
socnho

nguoidien
12-22-2018, 09:15 AM
Kính các vị Tiền Bối ! Con là con sóc nhỏ, hôm nay con được đọc bài mới của chị Hoamacco :



Thanh thanh thúy trúc, tận thị Pháp Thân,
Uất uất hoàng hoa, vô phi Bát nhã".

Dạ, con thấy Giáo Lý Bát Nhã Đại Thừa nói "Các pháp đều Không", nói "Vạn pháp đều hư huyễn". Còn vị T.s Đại Châu Huệ Hải này lại hình như nói khác đi 180 độ luôn. Đáng lẻ nói "Trúc xanh chỉ như bóng trăng đáy nước ! Hoa vàng chỉ là ảnh hiện trong gương", đàng này T.s lại nói như vầy, khác nào nói "Trúc xanh không phải như bóng trăng đáy nước, mà trúc xanh là vầng trăng bất tử treo trên bầu trời kia !"

Vậy chuyện này là sao ? Con không hiểu T.s muốn nói gì ?

Kính !
socnho



Này con sóc nhỏ !

PHI BÁT NHÃ, THỊ BÁT NHÃ !

homeless
12-22-2018, 11:15 AM
Kính các vị Tiền Bối ! Con là con sóc nhỏ, hôm nay con được đọc bài mới của chị Hoamacco :




Thanh thanh thúy trúc, tận thị Pháp Thân,
Uất uất hoàng hoa, vô phi Bát nhã".

Dạ, con thấy Giáo Lý Bát Nhã Đại Thừa nói "Các pháp đều Không", nói "Vạn pháp đều hư huyễn". Còn vị T.s Đại Châu Huệ Hải này lại hình như nói khác đi 180 độ luôn. Đáng lẻ nói "Trúc xanh chỉ như bóng trăng đáy nước ! Hoa vàng chỉ là ảnh hiện trong gương", đàng này T.s lại nói như vầy, khác nào nói "Trúc xanh không phải như bóng trăng đáy nước, mà trúc xanh là vầng trăng bất tử treo trên bầu trời kia !"

Vậy chuyện này là sao ? Con không hiểu T.s muốn nói gì ?

Kính !
socnho



Kính đạo hữu socnho !

Đúng ! Giáo Lý Bát Nhã Đại Thừa đều nói "Các pháp đều Không", nói "Vạn pháp đều hư huyễn", nhưng G.l Đại Thừa chưa là Chân Lý cuối cùng mà đạo Phật muốn tuyên thuyết.

Với Giáo lý Đại Thừa "Các pháp dù là hữu tướng hay vô tướng (Tư tưởng, khái niệm, tình cảm, định đề, định lý, ..v...v...) cũng đều KHÔNG THẬT. Vì sao ? Vì tất cả đều là sản phẩm từ Ý Thức ảo sinh, như cảnh trong mơ vậy.

Nhưng khi những vị Đại Bồ tát thâm chứng sâu hơn thì nhận ra mọi pháp sinh khởi, dù là hữu tướng hay vô tướng đều mang "Gen" của Chân Như. Nói khác đi "vạn pháp ngoài cái TƯỚNG KHÔNG THẬT hãy còn có cái TÁNH CHÂN THẬT", tức là CHÂN NHƯ TÂM bao trùm pháp giới. Đã bao trùm thì mọi "hoa đốm" cũng không ngoài CHÂN NHƯ. Không phải đợi khi Hoa Đốm tan biến đi mới có Chân Như, mà Chân Như vẫn có đó khi Hoa Đốm đang lăng xăng sinh khởi.

Giáo Lý Nhất Thừa không nói "Vạn pháp Hư Huyễn" nữa, mà nói "Vạn pháp Như Huyễn". Nghĩa là mọi pháp Huyễn vẫn có cái gốc là Như _ hay nói "Vạn pháp đều NHƯ". Vì thế Tổ nói "Trúc xanh vốn thiệt Pháp Thân ! Hoa vàng, đâu không Bát Nhã !"

Trong Kinh Duy Ma Cật, phẩm Phật Quốc, Ngài Xá Lợi Phất thấy cõi này đầy hầm hố chông gai, đây là cái thấy hời hợt theo sắc tướng. Khi đức Phật hiễn thị Chân Thật Tánh, thì Ngài Xá Lợi Phất mới vở lẻ: thì ra cõi này vốn thanh tịnh, tạm gọi là PHẬT QUỐC cũng được, không gọi là gì cũng không sao, theo sau chữ CHÂN là chữ NHƯ mà !


Đã NHƯ, vạn pháp đều NHƯ.
Nghìn trùng sóng biển, có trừ pháp chi !

Vạn pháp dẫu mang hình tướng Huyễn Hư,
nhưng đều có gốc NHƯ NHƯ CHÂN THƯỜNG.

Gia Bảo
01-10-2019, 08:43 AM
Kính quý trưởng bối !

Hôm nay con được đọc 2 câu liễn đối mà chị Hoamacco vừa đăng :






ĐÈN BÁT NHÃ !


Trôi lăn theo phàm thức, mở cửa trầm luân chìm sáu nẽo luân hồi.
Rọi sáng đèn Bát Nhã, khép lại giấc mơ đến Niết Bàn - Cực Lạc.


https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/49864498_315396762425486_9140061439522766848_n.jpg ?_nc_cat=103&_nc_ht=scontent-hkg3-1.xx&oh=1e2a82dc80558b536adf36ba3041f908&oe=5C8C8D72





Dạ, con không hiểu câu thứ nhì :


Rọi sáng đèn Bát Nhã, khép lại giấc mơ đến Niết Bàn - Cực Lạc.

Kính mong được các tiền bối "phân thế" cho. Con kính cám ơn !

socnho
01-11-2019, 03:44 PM
Kính quý trưởng bối !

Hôm nay con được đọc 2 câu liễn đối mà chị Hoamacco vừa đăng :



Dạ, con không hiểu câu thứ nhì :


Rọi sáng đèn Bát Nhã, khép lại giấc mơ đến Niết Bàn - Cực Lạc.

Kính mong được các tiền bối "phân thế" cho. Con kính cám ơn !

Dạ, con cũng không hiểu chỗ này :
Chúng ta tu hành theo đạo Phật, thường thì không dám mơ được khai thông đèn Trí huệ, nghĩa là chuyện được "sáng đèn Bát Nhã" là chuyện thành tựu tuyệt vời nhất, vượt trên điều mong ước.

Thế mà tại sao khi được "sáng đèn Bát Nhã" thì "khép lại giấc mơ đến Niết Bàn - Cực Lạc" ? Phải chăng Niết Bàn & Cực Lạc chỉ tựa như "lông rùa, sừng thỏ" ?

Chúng con thiệt không hiểu !
Kính !
Socnho

Ngọc Quế
01-12-2019, 09:56 AM
Dạ, con cũng không hiểu chỗ này :
Chúng ta tu hành theo đạo Phật, thường thì không dám mơ được khai thông đèn Trí huệ, nghĩa là chuyện được "sáng đèn Bát Nhã" là chuyện thành tựu tuyệt vời nhất, vượt trên điều mong ước.

Thế mà tại sao khi được "sáng đèn Bát Nhã" thì "khép lại giấc mơ đến Niết Bàn - Cực Lạc" ? Phải chăng Niết Bàn & Cực Lạc chỉ tựa như "lông rùa, sừng thỏ" ?

Chúng con thiệt không hiểu !
Kính !
Socnho



Kính chào Gia Bảo & socnho ! Kính chào quý Phật tử !

Câu hỏi rất hay, người sáng tác câu liễn không sai. Vậy chúng ta nếu chưa hiểu thì sao không dùng nó làm Nghi tình ?

Mến !

colaihi
01-13-2019, 08:06 AM
Kính chào Gia Bảo & socnho ! Kính chào quý Phật tử !

Câu hỏi rất hay, người sáng tác câu liễn không sai. Vậy chúng ta nếu chưa hiểu thì sao không dùng nó làm Nghi tình ?

Mến !

Kính bác Ngọc Quế ! Cùng quý đạo hữu.

Theo colaihi, cái chuyện khởi nghi tình, rồi "vở òa" tuy rất quý nhưng cũng rất hiếm, vì đây là Giáo lý Tối Thượng Thừa. Cho nên colaihi đề nghị chúng ta "khẻ lần" từng chút một để giúp cho đa số Phật tử có cái để "gậm".

Colaihi đề nghị, chúng ta lần lượt tìm hiểu lại:

- Niết Bàn là gì ?
- Cực Lạc là gì ?
- Bát Nhã là gì ?

Kính !

caydendau
01-14-2019, 08:54 AM
Kính bác Ngọc Quế ! Cùng quý đạo hữu.

Theo colaihi, cái chuyện khởi nghi tình, rồi "vở òa" tuy rất quý nhưng cũng rất hiếm, vì đây là Giáo lý Tối Thượng Thừa. Cho nên colaihi đề nghị chúng ta "khẻ lần" từng chút một để giúp cho đa số Phật tử có cái để "gậm".

Colaihi đề nghị, chúng ta lần lượt tìm hiểu lại:

- Niết Bàn là gì ?
- Cực Lạc là gì ?
- Bát Nhã là gì ?

Kính !



Kính quý Tiền Bối ! Quý đạo hữu Chân Phật tử !

Con tra được :

Niết-bàn (zh. 涅槃, sa. nirvāṇa, pi. nibbāna, ja. nehan) là từ được dịch âm từ gốc tiếng Phạn nirvāṇa hoặc tiếng Pāli nibbāna. Nirvāṇa nguyên là phân từ thụ động quá khứ của động từ niḥ-√vā (2) nirvāti với nghĩa "thổi tắt", "dập tắt" (một ngọn lửa) và như thế thì nirvāṇa mang nghĩa đã bị dập tắt, thổi tắt. Qua đó mà thuật ngữ nirvāṇa cũng được dịch nghĩa là Khổ diệt, Diệt (zh. 滅), Diệt tận (zh. 滅盡), Diệt độ (zh. 滅度), Tịch diệt (zh. 寂滅), Bất sinh (zh. 不生), Viên tịch (zh. 圓寂)

Niết Bàn là đích đến cuối cùng của những vị A La Hán. Theo Phật Giáo Nguyên Thủy, Niết Bàn có 2 định danh :

1.-Hữu dư Niết-bàn (有餘涅槃; sa. sopadhiśeṣa-nirvāṇa, pi. savupadisesa-nibbāna): Niết-bàn còn sắc thân, Niết-bàn trước khi tịch diệt. Niết-bàn này là trạng thái của các bậc thánh nhân đã dứt bỏ mọi Phiền não, không còn tái sinh. Các vị này còn sống trên đời nên vẫn còn Ngũ uẩn, còn có nhân trạng nên gọi "hữu dư". Trong Hữu dư niết-bàn hành giả còn khổ vì còn chịu nghiệp cũ. Có lúc hành giả thoát được cái khổ đó một cách tạm thời trong một số tình trạng thiền định nhất định. Từ quan điểm Hữu dư Niết-bàn này của Tiểu thừa mà phát sinh khái niệm Niết-bàn vô trụ (sa. apratiṣṭhita-nirvāṇa) của Đại thừa.

2.-Vô dư Niết-bàn (zh. 無餘涅槃, sa. nirupadhiśeṣa-nirvāṇa, pi. anupadisesa-nibbāna): là Niết-bàn không còn sắc thân, mười hai xứ (sa., pi. āyatana), mười tám giới (sa., pi. dhātu) và các Căn (sa., pi. indriya). Niết-bàn vô dư đến với một vị A-la-hán sau khi thân hoại mạng chung, không còn tái sinh. Loại Niết-bàn này cũng được gọi là Bát-niết-bàn (般涅槃, sa. parinirvāṇa).

caydendau
01-15-2019, 08:58 AM
Tiểu thừa cho rằng, thế giới này tồn tại thực sự, con người cũng tồn tại thực sự nên những khổ đau của con người cũng là có thật chứ không phải chỉ là những gì thuộc về cảm giác. Từ đó, họ đi tới kết luận, chỉ có thể giải thoát khỏi khổ đau bằng con đường lánh đời, thoát tục, xuất gia tu hành, lấy “diệt tận là cứu cánh” với phương châm diệt (diệt mọi phiền não), tận (chấm dứt mọi nghiệp sinh tử), ly (giải thoát khỏi nỗi khổ trong ba cõi), diệu (đạt tới Vô dư Niết bàn). Niết bàn mà Tiểu thừa hướng tới là Niết bàn xuất thế, lánh đời, đạt được bằng lối tu kham nhẫn. Với Tiểu thừa, vì vô ngã là Niết bàn nên muốn đến được Niết bàn, con người phải từ bỏ những thú vui trần thế, những yêu thương và khao khát “trở thành”. Không còn những sôi động, buồn vui nơi nhân thế, Niết bàn chỉ là sự tịch diệt, cô đơn, vắng lặng, cô đơn, buồn tẻ và vô cảm. Lý tưởng Niết bàn Vô dư tịch tĩnh đã khiến Phật giáo mất dần sức hấp dẫn, khó thực hiện với mọi người, chỉ dành cho thiểu số người có cơ duyên đặc biệt.

http://philosophy.vass.gov.vn/nghien-cuu-theo-chuyen-de/Phuong-Dong/Ve-khai-niem-Niet-ban-trong-Phat-giao-280.html

nguoidien
01-16-2019, 08:22 AM
Tiểu thừa cho rằng, thế giới này tồn tại thực sự, con người cũng tồn tại thực sự nên những khổ đau của con người cũng là có thật chứ không phải chỉ là những gì thuộc về cảm giác. Từ đó, họ đi tới kết luận, chỉ có thể giải thoát khỏi khổ đau bằng con đường lánh đời, thoát tục, xuất gia tu hành, lấy “diệt tận là cứu cánh” với phương châm diệt (diệt mọi phiền não), tận (chấm dứt mọi nghiệp sinh tử), ly (giải thoát khỏi nỗi khổ trong ba cõi), diệu (đạt tới Vô dư Niết bàn). Niết bàn mà Tiểu thừa hướng tới là Niết bàn xuất thế, lánh đời, đạt được bằng lối tu kham nhẫn. Với Tiểu thừa, vì vô ngã là Niết bàn nên muốn đến được Niết bàn, con người phải từ bỏ những thú vui trần thế, những yêu thương và khao khát “trở thành”. Không còn những sôi động, buồn vui nơi nhân thế, Niết bàn chỉ là sự tịch diệt, cô đơn, vắng lặng, cô đơn, buồn tẻ và vô cảm. Lý tưởng Niết bàn Vô dư tịch tĩnh đã khiến Phật giáo mất dần sức hấp dẫn, khó thực hiện với mọi người, chỉ dành cho thiểu số người có cơ duyên đặc biệt.

http://philosophy.vass.gov.vn/nghien-cuu-theo-chuyen-de/Phuong-Dong/Ve-khai-niem-Niet-ban-trong-Phat-giao-280.html

Cái cô Nguyễn thị Toan (Thạc sĩ triết học, Trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định) nói tầm bậy !

"Không còn những sôi động, buồn vui nơi nhân thế, Niết bàn chỉ là sự tịch diệt, cô đơn, vắng lặng, cô đơn, buồn tẻ và vô cảm".

Điều này gọi là "cá nói chuyện trên bờ", cô mang cái tâm phàm phu có quá nhiều buồn vui thương ghét để tưởng tượng về cái sống Niết Bàn. Dẹp ba cái Thạc sĩ Tiến sĩ MÙ ấy đi !

homeless
01-16-2019, 09:24 AM
Cái cô Nguyễn thị Toan (Thạc sĩ triết học, Trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định) nói tầm bậy !

"Không còn những sôi động, buồn vui nơi nhân thế, Niết bàn chỉ là sự tịch diệt, cô đơn, vắng lặng, cô đơn, buồn tẻ và vô cảm".

Điều này gọi là "cá nói chuyện trên bờ", cô mang cái tâm phàm phu có quá nhiều buồn vui thương ghét để tưởng tượng về cái sống Niết Bàn. Dẹp ba cái Thạc sĩ Tiến sĩ MÙ ấy đi !

Nguoidien vậy mà còn tỉnh hơn cô Nguyễn thị Toan này !

Nếu bảo Niết Bàn của những vị A La Hán "là chốn tịch diệt, vắng lặng" thì còn chấp nhận được. Còn như bảo cô đơn, buồn tẻ và vô cảm thì quá sai lầm. Bởi tuy chưa phải là Đại Niết Bàn, nhưng Niết Bàn vẫn có đủ bốn đức THƯỜNG LẠC NGÃ TỊNH. Do không còn phàm tình, phiền não gì cả cho nên tự nhiên AN LẠC.

Vì có đủ 4 đức THƯỜNG LẠC NGÃ TỊNH, mặc dầu chưa HOÀN TOÀN THÔNG SUỐT, nhưng Niết Bàn của Tiểu Thừa vẫn là "Chân Lý cấp 1" của Phật Giáo.

caydendau
01-17-2019, 08:45 AM
Kính bác Ngọc Quế ! Cùng quý đạo hữu.

Theo colaihi, cái chuyện khởi nghi tình, rồi "vở òa" tuy rất quý nhưng cũng rất hiếm, vì đây là Giáo lý Tối Thượng Thừa. Cho nên colaihi đề nghị chúng ta "khẻ lần" từng chút một để giúp cho đa số Phật tử có cái để "gậm".

Colaihi đề nghị, chúng ta lần lượt tìm hiểu lại:

- Niết Bàn là gì ?
- Cực Lạc là gì ?
- Bát Nhã là gì ?

Kính !



Dạ, hôm nay con xin tra cứu lược qua về cụm từ Cực Lạc.

Cực lạc (zh. 極樂, sa. Sukhavati, ja. gokuraku,bo. bde chen zhing བདེ་ཆེན་ཞིང་, Dewachen), còn được gọi là An lạc quốc (zh. 安樂國)

Cực Lạc nguyên nghĩa là sự vui sướng cùng tột, ở đây là nói gọn của cụm từ TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC.

TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC là một cõi do Nguyện lực của đức Phật A Di Đà HÓA HIỆN ra, mọi cảnh vật và sự kiện đều tốt đẹp bậc nhất.

TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC cách cõi Ta Bà này "mười vạn ức cõi Phật". Nơi đó mọi thành quách cung điện vườn rứng ao suối đều thượng diệu, đặc biệt là ao thất bảo, có chín phẩm sen vàng là nơi để 9 loại Thần Thức vãng sanh, tạm an trú khi vừa "nhập hộ khẩu". Ở đó tiếng thuyết pháp có thể vang ra từ lá cành, từ gió, từ chim .....

Ở cõi Cực Lạc không hề các cảnh KHỔ (Sanh Già Bệnh Chết, .......) như ở cõi Ta Bà này. Vị được vãng sanh thì sẽ được gặp Phật A Di Đà, được học Phật pháp từ chư vị Thánh (Phật, Bồ tát) mãi cho đến khi thành Phật (chỉ một kiếp duy nhất).

...........

nguoidien
01-18-2019, 08:30 PM
Dạ, hôm nay con xin tra cứu lược qua về cụm từ Cực Lạc.

Cực lạc (zh. 極樂, sa. Sukhavati, ja. gokuraku,bo. bde chen zhing བདེ་ཆེན་ཞིང་, Dewachen), còn được gọi là An lạc quốc (zh. 安樂國)

Cực Lạc nguyên nghĩa là sự vui sướng cùng tột, ở đây là nói gọn của cụm từ TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC.

TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC là một cõi do Nguyện lực của đức Phật A Di Đà HÓA HIỆN ra, mọi cảnh vật và sự kiện đều tốt đẹp bậc nhất.

TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC cách cõi Ta Bà này "mười vạn ức cõi Phật". Nơi đó mọi thành quách cung điện vườn rứng ao suối đều thượng diệu, đặc biệt là ao thất bảo, có chín phẩm sen vàng là nơi để 9 loại Thần Thức vãng sanh, tạm an trú khi vừa "nhập hộ khẩu". Ở đó tiếng thuyết pháp có thể vang ra từ lá cành, từ gió, từ chim .....

Ở cõi Cực Lạc không hề các cảnh KHỔ (Sanh Già Bệnh Chết, .......) như ở cõi Ta Bà này. Vị được vãng sanh thì sẽ được gặp Phật A Di Đà, được học Phật pháp từ chư vị Thánh (Phật, Bồ tát) mãi cho đến khi thành Phật (chỉ một kiếp duy nhất).

...........

Cái câu màu đỏ đó là sự thêm thắt của mấy vị "Tổ sư dỏm" của Tịnh Tông (Hòa thượng Tịnh Không chẳng hạn), chứ ở cõi Cực Lạc không có Khổ, làm sao học "Khổ - Tập - Diệt - Đạo"; không có những kẻ Tà Mạng, làm sao học Bát Chánh Đạo ? Cho nên bắt buộc những "Chân Hoa tử" (những đứa con sinh ra từ Hoa Sen) sau khi học nhiều về lý thuyết phải từ giả cõi Cực Lạc để đi các cõi nhiều khổ nạn _ như cõi Ta Bà _ để thực nghiệm Giáo Lý. Như vậy thì đâu thể gọi là "chỉ một kiếp duy nhất là thành Phật" đâu !

Không ĐỘ KHỔ _ tức là độ sạch Phàm tâm _ thì đừng nói chuyện thành Phật !

Tuy nói cõi Tịnh Độ là cõi "Phàm Thánh đồng cư", nhưng chuyện thành Phật thì phải "Sạch Phàm mới thành Thánh" được, chứ không thể "cá mè một lứa" được !

Có phải thế không nào, bạn nhỏ ?

Tuấn Kiệt
01-19-2019, 07:54 AM
Cái câu màu đỏ đó là sự thêm thắt của mấy vị "Tổ sư dỏm" của Tịnh Tông (Hòa thượng Tịnh Không chẳng hạn), chứ ở cõi Cực Lạc không có Khổ, làm sao học "Khổ - Tập - Diệt - Đạo"; không có những kẻ Tà Mạng, làm sao học Bát Chánh Đạo ? Cho nên bắt buộc những "Chân Hoa tử" (những đứa con sinh ra từ Hoa Sen) sau khi học nhiều về lý thuyết phải từ giả cõi Cực Lạc để đi các cõi nhiều khổ nạn _ như cõi Ta Bà _ để thực nghiệm Giáo Lý. Như vậy thì đâu thể gọi là "chỉ một kiếp duy nhất là thành Phật" đâu !

Không ĐỘ KHỔ _ tức là độ sạch Phàm tâm _ thì đừng nói chuyện thành Phật !

Tuy nói cõi Tịnh Độ là cõi "Phàm Thánh đồng cư", nhưng chuyện thành Phật thì phải "Sạch Phàm mới thành Thánh" được, chứ không thể "cá mè một lứa" được !

Có phải thế không nào, bạn nhỏ ?




Dạ, kính nguoidien !

Nếu con nhớ không lầm thì : cõi Ta Bà này mới được gọi là cõi "Phàm Thánh Đồng Cư", vì ở đây đa phần là phàm, nhưng cũng có rất nhiều vị Thánh nguyện sanh cùng chịu khổ như chúng ta, để thân cận hóa độ.

Còn ở cõi Cực Lạc thì không có kẻ Ác chỉ toàn những bậc thiện lương _ CHƯ THÁNH CHÚNG _ vừa là Thầy mà cũng là bạn, khuyến tấn cho ta tu hành mãi mãi (như đường một chiều) không thể nào lui sụt.

Vậy câu nói cõi Tịnh Độ là cõi "Phàm Thánh Đồng Cư" e có điều nhầm lẫn gì chăng ?

Kính !

.

colaihi
01-20-2019, 09:08 AM
Dạ, kính nguoidien !

Nếu con nhớ không lầm thì : cõi Ta Bà này mới được gọi là cõi "Phàm Thánh Đồng Cư", vì ở đây đa phần là phàm, nhưng cũng có rất nhiều vị Thánh nguyện sanh cùng chịu khổ như chúng ta, để thân cận hóa độ.

Còn ở cõi Cực Lạc thì không có kẻ Ác chỉ toàn những bậc thiện lương _ CHƯ THÁNH CHÚNG _ vừa là Thầy mà cũng là bạn, khuyến tấn cho ta tu hành mãi mãi (như đường một chiều) không thể nào lui sụt.

Vậy câu nói cõi Tịnh Độ là cõi "Phàm Thánh Đồng Cư" e có điều nhầm lẫn gì chăng ?

Kính !



Chào quý bạn, chào Tuấn Kiệt ! colaihi cũng đồng tình với nguoidien ở điểm này.

Theo Kinh : Cõi Tây Phương Cực Lạc tiếp dẫn vong linh vãng sanh về tất cả đều được an trú nơi 1 phẩm sen trong 9 phẩm sen (Thượng phẩm Thượng sanh, Thượng phẩm Trung sanh, Thượng phẩm Hạ Sanh, Trung phẩm Thượng sanh, Trung phẩm Trung sanh, Trung phẩm Hạ sanh, Hạ phẩm Thượng sanh, Hạ phẩm Trung sanh, Hạ phẩm Hạ sanh). Không hề có vong linh nào vừa vãng sanh liền được thân Đại Trượng Phu cả, tất cả đều phải "nhập thai" trong Hoa Sen. Thời gian "nhập thai" lâu hay mau tùy mỗi vị, những vị Đại sư tu hành nghiêm chỉnh, có công đức lớn thì được nhập vào những đóa sen Thượng phẩm Thượng sanh trong khoảnh khắc, hoặc đôi ba ngày (ngày ở nơi đó được tính theo chu kỳ sen nở cánh, đến lúc "sen ngủ" khép cánh lại).

Theo colaihi, chỉ những vị được nhập thai Thượng phẩm có thể tính là Thánh. Còn kỳ dư từ Trung phẩm Thượng sanh đến Hạ phẩm Hạ sanh đều là Phàm (thời gian an trú trong Hoa Sen của những vị Hạ Phẩm Hạ sanh có thể kéo dài đến 12 Đại kiếp _ từ khi một Tam Thiên Đại Thiên Thế giới hình thành trải qua 4 thời kỳ Thành Trụ Hoại Không, đến cuối thời kỳ Không mới gọi là một Đại Kiếp _ nghĩa là thời gian từ hình thành đến hoại diệt của cả dãy Ngân hà này, chứ không phải của riêng quả địa cầu này).

Chúng ta thường hiểu lầm được vãng sanh tức là liền được về chỗ cực sung sướng, liền đó đã là Thánh. Không có đâu, những vị làm nhiều tội Ác mà lúc lâm chung, nhờ tiền duyên mà phát tâm niệm Phật cầu vãng sanh, thì Phật A Di Đà có hứa cho "đới nghiệp vãng sanh", nghĩa là mang hết nghiệp Ác đã tạo về Tây Phương nhập thai trong Hoa sen, nhờ Phật lực mà được giải nghiệp một cách nhẹ nhàng (chớ không khủng khiếp như ở dưới Địa ngục), trải qua thời gian nhiều Đại kiếp, nghiệp Ác đã mõng đi rất nhiều, mới được sinh ra ngồi trên tòa sen đủ tướng trượng phu, thấy Phật nghe pháp, "Hoa khai kiến Phật, ngộ Vô Sanh" (tức là chứng Sơ quả). Như vậy Liên tử (con của hoa sen) đến khi ra thai mới là Thánh, còn trong thai sen thì vẫn là Phàm.

Xin góp ý !

caydendau
01-21-2019, 09:18 AM
Kính bác Ngọc Quế ! Cùng quý đạo hữu.

Theo colaihi, cái chuyện khởi nghi tình, rồi "vở òa" tuy rất quý nhưng cũng rất hiếm, vì đây là Giáo lý Tối Thượng Thừa. Cho nên colaihi đề nghị chúng ta "khẻ lần" từng chút một để giúp cho đa số Phật tử có cái để "gậm".

Colaihi đề nghị, chúng ta lần lượt tìm hiểu lại:

- Niết Bàn là gì ?
- Cực Lạc là gì ?
- Bát Nhã là gì ?

Kính !



Dạ, hôm nay con xin sưu tầm tiếp về cụm từ Bát Nhã :

BÁT NHÃ LÀ GÌ?

Bát Nhã nghĩa là trí tuệ Phật. Danh từ Bát Nhã được chư vị tổ sư Trung Quốc dịch âm từ chữ Phạn Prajnà. Chữ Prajnà có nghĩa là tâm hiểu biết bác học, sâu rộng. Do vậy mà danh từ Bát Nhã trong kinh Phật được dùng để chỉ cho trí tuệ Phật. Vì không tìm ra được danh từ nào tương xứng, nên chư tổ Trung Quốc giữ nguyên âm Bát Nhã. Cho nên nói đến trí tuệ Phật là nói đến Bát Nhã. Chỉ có trí tuệ Phật mới được gọi là Bát Nhã, thường gọi cho đủ là trí tuệ Bát Nhã. Danh từ trí tuệ luôn luôn đi kèm theo hai chữ Bát Nhã để chỉ cho trí tuệ Phật. Sở dĩ hai chữ trí tuệ luôn được đi kèm danh từ Bát Nhã là để khỏi lầm lẫn giữa trí tuệ Phật và trí tuệ của hàng Nhị thừa Thanh Văn, Duyên Giác. Do vậy trí tuệ của các hàng Nhị Thừa không có danh từ Bát Nhã đi kèm, mặc dù hàng Nhị Thừa cũng có trí tuệ do tu chứng Tứ Đế, Thập Nhị Nhân Duyên, nhưng cũng chỉ là tiểu trí, tiểu huệ, chưa phải là trí tuệ Bát Nhã.

http://chuaadida.com/thu-vien-sach/chi-tiet-26-bat-nha-va-ba-la-mat-la-gi/76/

Thanh Trúc
01-21-2019, 10:02 AM
Dạ, hôm nay con xin sưu tầm tiếp về cụm từ Bát Nhã :

BÁT NHÃ LÀ GÌ?

Bát Nhã nghĩa là trí tuệ Phật. Danh từ Bát Nhã được chư vị tổ sư Trung Quốc dịch âm từ chữ Phạn Prajnà. Chữ Prajnà có nghĩa là tâm hiểu biết bác học, sâu rộng. Do vậy mà danh từ Bát Nhã trong kinh Phật được dùng để chỉ cho trí tuệ Phật. Vì không tìm ra được danh từ nào tương xứng, nên chư tổ Trung Quốc giữ nguyên âm Bát Nhã. Cho nên nói đến trí tuệ Phật là nói đến Bát Nhã. Chỉ có trí tuệ Phật mới được gọi là Bát Nhã, thường gọi cho đủ là trí tuệ Bát Nhã. Danh từ trí tuệ luôn luôn đi kèm theo hai chữ Bát Nhã để chỉ cho trí tuệ Phật. Sở dĩ hai chữ trí tuệ luôn được đi kèm danh từ Bát Nhã là để khỏi lầm lẫn giữa trí tuệ Phật và trí tuệ của hàng Nhị thừa Thanh Văn, Duyên Giác. Do vậy trí tuệ của các hàng Nhị Thừa không có danh từ Bát Nhã đi kèm, mặc dù hàng Nhị Thừa cũng có trí tuệ do tu chứng Tứ Đế, Thập Nhị Nhân Duyên, nhưng cũng chỉ là tiểu trí, tiểu huệ, chưa phải là trí tuệ Bát Nhã.

http://chuaadida.com/thu-vien-sach/chi-tiet-26-bat-nha-va-ba-la-mat-la-gi/76/

Kính chào Quý Đạo Hữu !

Cụm từ BÁT NHÃ ở đây đã nhấn mạnh là Trí Tuệ Phật, những vị Thinh Văn Duyên Giác cũng có Trí Tuệ nhưng chưa phải là Tuệ Bát Nhã. Chúng ta thắc mắc :

1. Vậy những vị Đại Bồ Tát có Trí Bát Nhã hay không ?
2. Trí Tuệ Bát Nhã và "Trí Tuệ chưa phải là Bát Nhã" khác nhau điểm nào ?

Kính !

homeless
01-22-2019, 08:26 AM
Kính chào Quý Đạo Hữu !

Cụm từ BÁT NHÃ ở đây đã nhấn mạnh là Trí Tuệ Phật, những vị Thinh Văn Duyên Giác cũng có Trí Tuệ nhưng chưa phải là Tuệ Bát Nhã. Chúng ta thắc mắc :

1. Vậy những vị Đại Bồ Tát có Trí Bát Nhã hay không ?
2. Trí Tuệ Bát Nhã và "Trí Tuệ chưa phải là Bát Nhã" khác nhau điểm nào ?

Kính !



Chào Thanh Trúc và Quý đạo hữu !

Kẻ vô gia cư này mạn phép trả lời theo sự ngu dốt của mình, mong được chỉ giáo thêm :

1. Vậy những vị Đại Bồ Tát có Trí Bát Nhã hay không ?

Theo Kinh thì Đức Địa Tạng Vương Bồ tát đã đủ sức thành Phật từ lâu, nhưng vì Nguyện độ sinh nên còn giữ hiện hạnh Đại Bồ tát; vậy Trí Tuệ Bát Nhã không phải là điều xa lạ đối với Ngài.

2. Trí Tuệ Bát Nhã và "Trí Tuệ chưa phải là Bát Nhã" khác nhau điểm nào ?

A). Cái "Trí Tuệ chưa phải là Bát Nhã" nói gọn lại là TRÍ TUỆ PHÀM !

Vậy TRÍ TUỆ PHÀM là Trí ra làm sao ?

TRÍ TUỆ PHÀM là cái Trí Tuệ mà hành giả được mở thông sau quá trình tu học Giới Định TUỆ kiên cố. Chữ TUỆ ở đây là do công phu xem Kinh đọc sách, suy tư nghiền ngẫm cộng thêm công đức Giới và Định mà sáng Trí ra.

TRÍ TUỆ PHÀM là nhịp cầu nối, nâng hành giả lên tương ưng với Giác Ngộ nhưng chưa phải là Giác Ngộ.

TRÍ TUỆ PHÀM được ẫn dụ bằng biểu tượng Đức Đại Trí Đại Thế Chí Bồ tát, là một trong 3 vị TÂY PHƯƠNG TAM THÁNH.

B). TRÍ BÁT NHÃ là gì ?

TRÍ BÁT NHÃ không phải là sản phẩm của Ý Thức (mê lầm) mà là SỰ THÔNG SUỐT của TRÍ GIÁC NGỘ.

TRÍ BÁT NHÃ từ Thể Hóa thân Phật, Hóa thân Đại Bồ tát chiếu soi vạn pháp.

TRÍ BÁT NHÃ thường được ẫn dụ bằng hình ảnh Đức Đại Tuệ Văn Thù Sư Lợi Bồ tát cưỡi trên lưng con Thanh Sư (Sư Tử xanh), là một trong 3 vị ĐÔNG PHƯƠNG TAM THÁNH.

C). TRÍ BÁT NHÃ & TRÍ TUỆ PHÀM khác nhau ra sao ?

TRÍ BÁT NHÃ thì thông suốt vạn pháp, TRÍ TUỆ PHÀM còn hạn chế.

TRÍ BÁT NHÃ thì từ BIỂN GIÁC đến, TRÍ TUỆ PHÀM từ BỜ MÊ vươn lên.

TRÍ BÁT NHÃ ví như Ánh sáng Mặt trời, TRÍ TUỆ PHÀM ví như ánh sáng của ngọn hải đăng, hoặc là ngọn đèn pha.

Một vị Đại Giác Ngộ trong sinh hoạt hàng ngày trên thế gian thì dùng TRÍ TUỆ PHÀM, khi giảng dạy Giáo Lý Tiểu Thừa, Nhân Thiên Thừa chỉ cần dùng TRÍ TUỆ PHÀM.

Một vị Đại Giác Ngộ khi giảng dạy Giáo Lý Đại Thừa & Tối Thượng thừa thì dùng TRÍ BÁT NHÃ.

Bản thân TRÍ BÁT NHÃ chính là CHÂN LÝ TUYỆT ĐỐI !

lamebay
01-22-2019, 03:53 PM
.....

TRÍ TUỆ PHÀM được ẫn dụ bằng biểu tượng Đức Đại Trí Đại Thế Chí Bồ tát, là một trong 3 vị TÂY PHƯƠNG TAM THÁNH.

.....

TRÍ BÁT NHÃ thường được ẫn dụ bằng hình ảnh Đức Đại Tuệ Văn Thù Sư Lợi Bồ tát cưỡi trên lưng con Thanh Sư (Sư Tử xanh), là một trong 3 vị ĐÔNG PHƯƠNG TAM THÁNH.




Dạ, con xin đăng ảnh minh họa cho 2 câu của bác homeless :

http://tranhdantuonghd.com:7777/mediaroot/media/userfiles/useruploads/106/image/tranh_phat_dep%20(3).jpg

https://dacsanhoadam.com/wp-content/uploads/2017/11/tam-300x221.jpg

Thanh Trúc
01-23-2019, 09:08 AM
Dạ, con cũng không hiểu chỗ này :
Chúng ta tu hành theo đạo Phật, thường thì không dám mơ được khai thông đèn Trí huệ, nghĩa là chuyện được "sáng đèn Bát Nhã" là chuyện thành tựu tuyệt vời nhất, vượt trên điều mong ước.

Thế mà tại sao khi được "sáng đèn Bát Nhã" thì "khép lại giấc mơ đến Niết Bàn - Cực Lạc" ? Phải chăng Niết Bàn & Cực Lạc chỉ tựa như "lông rùa, sừng thỏ" ?

Chúng con thiệt không hiểu !
Kính !
Socnho



Kính quý Trưởng Bối, kính các bạn trẻ !

Có lẻ đã đến lúc chúng ta quay lại điều thắc mắc của Gia Bảo và socnho rồi. Câu hỏi được đặt ra là :

- Đáng lẻ khi "sáng đèn Bát Nhã" thì "mở cửa" Thiên Đường, mở cửa Cực Lạc, mở cửa Niết Bàn; cớ sao câu liễn đối trên nói là "KHÉP LẠI giấc mơ" ?

Chúng ta cùng mổ xẻ thêm xem sao !

Kính !

nguoidien
01-24-2019, 07:43 AM
Kính quý Trưởng Bối, kính các bạn trẻ !

Có lẻ đã đến lúc chúng ta quay lại điều thắc mắc của Gia Bảo và socnho rồi. Câu hỏi được đặt ra là :

- Đáng lẻ khi "sáng đèn Bát Nhã" thì "mở cửa" Thiên Đường, mở cửa Cực Lạc, mở cửa Niết Bàn; cớ sao câu liễn đối trên nói là "KHÉP LẠI giấc mơ" ?

Chúng ta cùng mổ xẻ thêm xem sao !

Kính !



Cái người ăn bận đẹp đẽ, chỉnh chu, nói năng từ tốn, thường hay làm việc Thiện, tâm hồn trong sáng, an hòa thì người ấy đang mở cửa Thiên Đường đó !

Còn như đức Phật Ca Diếp thì đương nhiên "sáng đèn Bát Nhã" phải không các bạn ?! Vậy mà trong bài kệ của Ngài :






VÔ TỘI PHÚC !



https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/50878279_304771916909982_7721212211535806464_n.jpg ?_nc_cat=100&_nc_oc=AQnuD_Cs1uJrTwRLVlun4GAe8CnDcT6pwC2otiLCZKt OG5VT9G445zoftxLamFPL3ik&_nc_ht=scontent-hkg3-1.xx&oh=01643224fa02c5e5371cd4b093cec94f&oe=5CB9A48F



Chúng ta đọc thấy : "Ảo hóa chi trung vô tội phúc" Cái Trí Bát Nhã của Ngài thấy "Không có tội phúc gì trong tuồng ảo ảnh cả!".

Nói như vầy, há không phải là đã khép lại cửa Thiên Đàng rồi hay sao ?!

:cool:

duyngudocton
01-24-2019, 09:40 AM
Cái người ăn bận đẹp đẽ, chỉnh chu, nói năng từ tốn, thường hay làm việc Thiện, tâm hồn trong sáng, an hòa thì người ấy đang mở cửa Thiên Đường đó !

Còn như đức Phật Ca Diếp thì đương nhiên "sáng đèn Bát Nhã" phải không các bạn ?! Vậy mà trong bài kệ của Ngài :



Chúng ta đọc thấy : "Ảo hóa chi trung vô tội phúc" Cái Trí Bát Nhã của Ngài thấy "Không có tội phúc gì trong tuồng ảo ảnh cả!".

Nói như vầy, há không phải là đã khép lại cửa Thiên Đàng rồi hay sao ?!

:cool:



Cái lão điên này, nguyên văn câu ấy là :

Rọi sáng đèn Bát Nhã, khép lại giấc mơ đến Niết Bàn - Cực Lạc.

mà lão lại nói "khép lại giấc mơ đến Thiên Đàng", đề nghị lão hãy tuột xuống gốc cây mà nghe ta nói :

Người tu theo đạo Phật đa phần "mơ đến Niết bàn", nhất là Phật giáo Nguyên Thủy, với họ Niết bàn là đích đến cuối cùng ! Nhưng họ nào có biết đâu, khi thực sự "sáng đèn Bát Nhã" thì hành giả "Ủa ! Nhà mình mình ở xưa giờ đây mà, nào phải "khách sạn 10 sao" nào đâu mà mơ với tưởng !"






VÔ TRÍ DIỆC VÔ ĐẮC !




https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/50564188_321020461863116_7225852695322558464_n.jpg ?_nc_cat=108&_nc_oc=AQnUYhxfrziCe0Y3cFjM41zcDSuevdvEaTUhlMTUd1D jb8lDCgSRc7gXN_VgD9qrdQc&_nc_ht=scontent-hkg3-1.xx&oh=46a802a2dd997f497d93ff8bd9a60ebc&oe=5CFD5EF6


http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php/846-S%C6%B0u-t%E1%BA%A7m-TH%C6%A0?p=29529&viewfull=1#post29529
.

lavinhcuong
01-25-2019, 09:30 AM
Kính các vị Trưởng Bối ! cùng quý đạo hữu Chân Phật tử !

Cũng đã lâu rồi con "lưu lạc giang hồ", hôm nay "quay về nhà" xin có đôi ý kiến gọi là "ra mắt" :

Rọi sáng đèn Bát Nhã, khép lại giấc mơ đến Niết Bàn - Cực Lạc.

"Rọi sáng đèn Bát Nhã, khép lại giấc mơ đến Niết Bàn" bác duyngudocton đã nói rồi, con xin thưa về :

"Rọi sáng đèn Bát Nhã, khép lại giấc mơ đến Cực Lạc".

Như các vị đều đã biết, Tây Phương Tịnh Độ được gọi là cõi CỰC LẠC, DO NGUYỆN LỰC CỦA PHẬT A DI ĐÀ MÀ BÀY BIỆN HÓA HIỆN RA.

Như thế đã quá rõ ràng: TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC là GIẢ CẢNH, GIẢ CẢNH nhưng tại sao chúng ta vẫn thích, vẫn ưa ?.

Khi chúng ta nằm mơ, gặp một giấc mơ đẹp, được hội ngộ với "Hoàng tử" hay "Công chúa", chúng ta như đang bơi lội trong niềm vui bất tận, thì bị đánh thức đột ngột, giác mơ tan biến, người đẹp của ta đâu rồi ? Chúng ta vô cùng tiếc nuối, bèn nhắm mắt lại muốn tìm lại "giấc mơ hoa" để lại được ngây ngất cùng "thần tượng" của lòng ta.

Vì sao chúng ta ngu như thế nhỉ ! Biết là KHÔNG THỰC mà vẫn thích thú với ảo giác, với nhân vật ảo ?
- Vì chúng ta luôn sống bằng Ý THỨC MÊ LẦM, Ý THỨC MÊ LẦM nhận tất cả là THỰC CÓ, THỰC CÓ TA, THỰC CÓ CẢM GIÁC, nên sinh ra Mê Luyến, do mê luyến mà sinh ra Ái Ố (thích cái này, ghét cái kia), từ Ái Ố mà chuyền níu trong Sinh Tử Luân Hồi.

Do chúng ta ưa thích CÁI ĐẸP nên Phật A Di Đà đã phương tiện hóa hiện ra cảnh Cực lạc, để chúng sinh hướng tới mà bò lần ra khỏi cửa hang tối Vô Minh.

Nếu có vị Giác Ngộ nào "sáng đèn Bát Nhã" thì dùng Diệu Quan Sát Trí thấy rõ bản chất của sự vật là hư ảo, nên Ý THỨC MÊ LẦM không còn Mê Lầm nữa, không còn Mê luyến (Ái, Ố) cái gì nữa, nhìn sự vật bằng BÌNH ĐẲNG TÁNH TRÍ.

"Sáng đèn Bát Nhã" thì cõi Cực Lạc hay không phải Cực Lạc cũng thế thôi, vị ấy không có tâm mong cầu GIẢ CẢNH ấy nữa. Đó không phải là "Rọi sáng đèn Bát Nhã, khép lại giấc mơ đến Cực Lạc" hay sao !

Kính góp lời !

Thanh Trúc
01-26-2019, 08:10 AM
Cái lão điên này, nguyên văn câu ấy là :

Rọi sáng đèn Bát Nhã, khép lại giấc mơ đến Niết Bàn - Cực Lạc.

mà lão lại nói "khép lại giấc mơ đến Thiên Đàng", đề nghị lão hãy tuột xuống gốc cây mà nghe ta nói :

Người tu theo đạo Phật đa phần "mơ đến Niết bàn", nhất là Phật giáo Nguyên Thủy, với họ Niết bàn là đích đến cuối cùng ! Nhưng họ nào có biết đâu, khi thực sự "sáng đèn Bát Nhã" thì hành giả "Ủa ! Nhà mình mình ở xưa giờ đây mà, nào phải "khách sạn 10 sao" nào đâu mà mơ với tưởng !"



Kính bác duyngudocton ! Khi nói về Niết Bàn, bác nói :

"Ủa ! Nhà mình mình ở xưa giờ đây mà !"

Vậy xin bác cho TT và các bạn cùng được nghe thêm :

Kinh có câu : "Niết Bàn & Sinh Tử như không hoa". Vậy cái "nhà mình mình ở" (Niết Bàn) là CÓ (HỮU) hay là KHÔNG (VÔ) ?

Kính !

duyngudocton
01-26-2019, 08:47 AM
Kính bác duyngudocton ! Khi nói về Niết Bàn, bác nói :

"Ủa ! Nhà mình mình ở xưa giờ đây mà !"

Vậy xin bác cho TT và các bạn cùng được nghe thêm :

Kinh có câu : "Niết Bàn & Sinh Tử như không hoa". Vậy cái "nhà mình mình ở" (Niết Bàn) là CÓ (HỮU) hay là KHÔNG (VÔ) ?

Kính !



Chào Thanh Trúc ! Câu mà Thanh Trúc trích dẫn đó, chỉ có những vị đã "sáng đèn Bát Nhã" mới nói được (Tối Thượng Thừa).

Đối với chúng ta và cả những vị A La Hán đã nhập Niết Bàn, đều chấp nhận Niết bàn là CÓ.

Trong Kinh Pháp Hoa _ phẩm Hóa thành dụ _ đức Phật nói "Cái Niết bàn mà chư vị A La hán đã chứng biết, chỉ mới là 'trạm nghỉ chân' _ Hóa thành _ chứ chưa phải là đích cuối _ CHÂN LÝ TUYỆT ĐỐI.

Vậy cái Niết Bàn là CÓ đối với vị A la hán, thì cũng là KHÔNG đối với những bậc Đại Giác Ngộ (đã "sáng đèn Bát Nhã").

VÔ VÔ MINH, DIỆC VÔ VÔ MINH TẬN
(Không có Vô Minh, cũng không có cảnh hết Vô Minh)

(Bát Nhã Tâm Kinh)

Thanh Trúc
01-26-2019, 04:28 PM
"Rọi sáng đèn Bát Nhã, khép lại giấc mơ đến Cực Lạc".

Như các vị đều đã biết, Tây Phương Tịnh Độ được gọi là cõi CỰC LẠC, DO NGUYỆN LỰC CỦA PHẬT A DI ĐÀ MÀ BÀY BIỆN HÓA HIỆN RA.

Như thế đã quá rõ ràng: TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC là GIẢ CẢNH, GIẢ CẢNH nhưng tại sao chúng ta vẫn thích, vẫn ưa ?.



Kính anh lavinhcuong !

Vậy theo anh TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC là KHÔNG hay là CÓ ?

Kính !

lavinhcuong
01-27-2019, 09:42 AM
Kính anh lavinhcuong !

Vậy theo anh TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC là KHÔNG hay là CÓ ?

Kính !



Chị Thanh Trúc ơi !

Cường chỉ buột miệng nói theo thôi, chứ không có Tuệ Bát Nhã để thực thấy cõi Cực Lạc là KHÔNG hay CÓ ! Nhưng "lời đã thốt không thể hốt" lại được, chị TT hỏi tới, Cường đành phải thưa theo như một chút kiến thức "còm cõi" của Cường :

_ Với hầu hết Phật tử phát tâm niệm Phật A Di Đà, thì cõi TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC là CÓ; chỉ một số ít biết là do Nguyện lực của đức Phật A Di Đà kiến tạo nên, đồng nghĩa rằng : Cõi TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC cũng vốn là KHÔNG.

Nhưng có điều "Cõi TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC cũng không hẵn là KHÔNG !". Ví dụ như : Cái màn hình máy tính của chúng ta từ KHÔNG mà CÓ tất cả mọi hình ảnh đẹp; rồi khi chúng ta đóng máy thì tất cả mọi hình ảnh CÓ ấy đã trở thành KHÔNG. Tuy nhiên chúng ta không thể chỉ nhìn trên hiện tượng để khẳng định rằng "Thật sự không có hình ảnh nào cả !" Bởi nếu chúng ta mở máy thì mọi hình ảnh đã mất sẽ hiện lại đầy đủ "y chang" như trước đó đã từng.

Vì sao thế ? Bởi khi đóng máy chỉ là ngưng ngang một chu kỳ hoạt động, chớ những "tín hiệu số" vẫn còn đó, khi chúng ta mở máy thì dựa vào những "tín hiệu số" mà hình ảnh lại hiện lên. Như thế há không phải Hình ảnh vốn KHÔNG, nhưng "tín hiệu số" thì còn CÓ hay sao ?

TÍN HIỆU SỐ dụ cho cái gì ?

- Chúng sinh MÊ thì từ "Hàm Tàng Thức" (A lại da Thức _ kho chứa Tín Hiệu) mà biến hiện, thêu dệt nên Căn Thân và Thế Giới (tất cả Tam Giới Lục đạo _ Thiên - Nhân - Tu la - Súc sinh - Ngạ Quỷ - Địa Ngục).

- Bậc Đại Giác Ngộ thì từ Nhất Thiết Chủng Trí mà biến hiện ra cõi Cực Lạc ! Cho nên "Tín Hiệu Số" không hẵn là KHÔNG !

Kính trả bài !

Gia Bảo
01-28-2019, 08:58 AM
Dạ, con Gia bảo xin đại diện cho quý bạn cùng trang lứa, cám ơn các Tiền Bối đã "ít nhiều gở cuồn chỉ rối" :
"Rọi sáng đèn Bát Nhã, khép lại giấc mơ đến Niết Bàn, Cực Lạc".

Hôm nay chúng con lại bối rối vì 2 câu liễn đối khác :





TỊNH ĐỘ ĐÔNG PHƯƠNG !



https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/51533588_322251161740046_2652536922580189184_n.jpg ?_nc_cat=104&_nc_oc=AQltGzeNfzH61ufR3w-Q9tmVZWFXGayuFQMZB5818Z6guPYYFamhlQ85l9C9otABRIo&_nc_ht=scontent-hkg3-1.xx&oh=b096d63765c75177c002b5a217bb5443&oe=5CBD6448

"Hỏa tai, Thủy Tai, Phong tai diệt hết Đại Thiên Thế Giới.

Pháp Thân, Báo Thân, Hóa Thân trùng tuyên Tịnh Độ Đông Phương."

Dạ câu thứ nhất (đã tô mà xanh dương) thì chúng con có thể tham khảo ở trên mạng :
https://thuvienhoasen.org/a17044/dai-hoa-thuy-phong-tai-phuc-sinh-cua-dat

Ở địa chỉ này nhà nghiên cứu Toàn Không đã khái quát cho chúng con về TAM TAI. Mọi chi tiết dù chính xác hay không đều vẽ nên cảnh hãi hùng cả.

Điều chúng con không thể tra cứu trên mạng là câu thứ hai (đã tô đỏ) :

Pháp Thân, Báo Thân, Hóa Thân trùng tuyên Tịnh Độ Đông Phương."

Kính xin các Tiền Bối phân giải dùm :

1. Thế nào là Pháp Thân, Báo Thân, Hóa Thân ?
2. Thế nào là Tịnh Độ Đông Phương ?
3. Sao lại là TRÙNG TUYÊN mà không là KIẾN TẠO ?

Kính hỏi !

colaihi
01-29-2019, 09:59 AM
.....

Điều chúng con không thể tra cứu trên mạng là câu thứ hai (đã tô đỏ) :

Pháp Thân, Báo Thân, Hóa Thân trùng tuyên Tịnh Độ Đông Phương."

Kính xin các Tiền Bối phân giải dùm :

1. Thế nào là Pháp Thân, Báo Thân, Hóa Thân ?
2. Thế nào là Tịnh Độ Đông Phương ?
3. Sao lại là TRÙNG TUYÊN mà không là KIẾN TẠO ?

Kính hỏi !



Kính chào quý Chân Phật tử ! Chào Gia Bảo !

Colaihi chưa đủ tư cách để bàn chuyện này, nhưng cũng xin nương theo Kinh mà thưa thốt, trước tiên chúng ta bàn về câu hỏi 1:

1. Thế nào là Pháp Thân, Báo Thân, Hóa Thân ?

Pháp Thân, Báo Thân, Hóa Thân là Ba Thân Phật. Khi một vị HOÀN TOÀN GIÁC NGỘ thì được gọi là "viên mãn ba thân", nghĩa là ngoài Pháp Thân đã sẵn, nay thành tựu trọn vẹn CÔNG ĐỨC BÁO THÂN, rực sáng _ Toàn Giác _ Tuệ HÓA THÂN.

Như chúng ta thì cũng có ba phần, (1) phần tổng quát là hình thể (body) xác thân; (2) sự sống, sức sống nương theo hình thể ấy (tim đập, máu lưu thông, tay chân cử động, ....); (3) Ý Thức : sự ghi nhận hiểu biết, nói chung là phần tâm linh vô hình, thường được gọi là Linh Hồn hay Thần Thức.

Một ví dụ khác là Mặt trời, ta cũng có thể phân biệt ra ba yếu tố : (1) Hình thể _ quả cầu lửa cực lớn; (2) Sức nóng ấm trưởng dưỡng muôn loài; (3) Ánh sáng chiếu rọi muôn phương.

A. Về PHÁP THÂN :

Trong Kinh Pháp Hoa, phẩm Như Lai Thọ Lượng đức Phật đã nói :

2. - Bãy giờ, đức Thế-Tôn biết các vị Bồ-tát ba phen thỉnh chẳng thôi, mà bảo đó rằng:"Các ông lóng nghe! Sức bí-mật thần-thông của Như-Lai, tất cả trong đời, Trời, Người và A-tu-la đều cho rằng nay đức Thích-Ca Mâu-Ni Phật ra khỏi cung họ Thích, cách thành Già-da chẳng bao xa, ngồi nơi đạo-tràng được Vô-thượng Chính-đẳng Chính-giác."

Nhưng, thiện-nam-tử! Thực ta thành Phật nhẫn lại đây, đã vô-lượng vô-biên trăm nghin muôn ức Na-do-tha kiếp. Ví như năm trăm nghìn muôn ức Na-do-tha A-tăng-kỳ cõi Tam-thiên Đại-thiên, giả-sử có người nghiền làm vi-trần qua phương Đông, cách năm trăm nghìn muôn ức Na-do-tha A-tăng kỳ cõi nước, bèn rơi một bụi trần, đi qua phía Đông như thế cho đến hết vi-trần đó.

Các thiện-nam-tử! Ý ông nghĩ sao? Các thế-giới đó có thể suy gẫm so tính biết được số đó chăng?"

Di-Lặc Bồ-tát, thảy đều bạch Phật rằng: "Thế Tôn! Các thế-giới đó vô-lượng vô-biên, chẳng phải tính được, đếm được, cũng chẳng phải tâm-lực biết đến được. Tất cả Thanh-văn, Duyên-giác dùng trí vô-lậu, chẳng có thể suy-nghĩ biết được hạn số đó, chúng con trụ bậc Bất-thối, ở trong việc này cũng chẳng thông đạt.

Thế Tôn! Các thế-giới như thế, nhiều vô-lượng vô-biên".

3. - Bấy giờ, Phật bảo các chúng Bồ-tát: "Các Thiện-nam-tử! Nay ta sẽ tuyên nói rành-rõ cho các ông. Các thế-giới đó, hoặc dính vi-trần hoặc chẳng dính, đều nghiền cả làm vi-trần, cứ một trần là một kiếp, từ ta thành Phật nhẫn lại đến nay, lại lâu hơn số đó trăm nghìn muôn ức Na-do-tha A-tăng-kỳ kiếp. Từ đó nhẫn lại, ta thường ở cõi Ta-bà này nói pháp giáo-hóa, cũng ở trong trăm nghìn muôn ức Na-do-tha A-tăng-kỳ cõi nước khác dắt dẫn lợi-ích chúng-sinh.

http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php/111-Kinh-Di%E1%BB%87u-Ph%C3%A1p-Li%C3%AAn-Hoa/page18

Phật nói tuổi thọ của Như lai "vô cùng vô tận" là muốn giảng cho chúng ta biết đến THỂ PHÁP THÂN.

Lại nữa Kinh Kim Cang nói :

如 來 者 無 所 從 來 亦 無 所 去 故 名 如 來
Như Lai giả, vô sở tòng lai diệc vô sở khứ cố danh Như Lai.
Vì Như Lai không từ đâu đến cũng không đi đâu nên gọi là Như Lai.

http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php/4-Kinh-Kim-Cang-%E1%BA%A3nh-h%C3%B3a?p=28563&viewfull=1#post28563

Câu này đức Phật cũng muốn giảng cho chúng ta biết đến THỂ PHÁP THÂN.

colaihi
01-30-2019, 08:25 AM
Kính chào quý Chân Phật tử ! Chào Gia Bảo !

Colaihi chưa đủ tư cách để bàn chuyện này, nhưng cũng xin nương theo Kinh mà thưa thốt, trước tiên chúng ta bàn về câu hỏi 1:

1. Thế nào là Pháp Thân, Báo Thân, Hóa Thân ?

Pháp Thân, Báo Thân, Hóa Thân là Ba Thân Phật. Khi một vị HOÀN TOÀN GIÁC NGỘ thì được gọi là "viên mãn ba thân", nghĩa là ngoài Pháp Thân đã sẵn, nay thành tựu trọn vẹn CÔNG ĐỨC BÁO THÂN, rực sáng _ Toàn Giác _ Tuệ HÓA THÂN.

Như chúng ta thì cũng có ba phần, (1) phần tổng quát là hình thể (body) xác thân; (2) sự sống, sức sống nương theo hình thể ấy (tim đập, máu lưu thông, tay chân cử động, ....); (3) Ý Thức : sự ghi nhận hiểu biết, nói chung là phần tâm linh vô hình, thường được gọi là Linh Hồn hay Thần Thức.

Một ví dụ khác là Mặt trời, ta cũng có thể phân biệt ra ba yếu tố : (1) Hình thể _ quả cầu lửa cực lớn; (2) Sức nóng ấm trưởng dưỡng muôn loài; (3) Ánh sáng chiếu rọi muôn phương.



B. Về BÁO THÂN PHẬT

Kinh Kim Cang có câu :

何以故。如 來 者 即 諸 法 如 義。
Hà dĩ cố ? Như Lai giả tức chư pháp NHƯ nghĩa.
Vì sao ? Vì Như Lai là nghĩa NHƯ của vạn pháp.

http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php/4-Kinh-Kim-Cang-%E1%BA%A3nh-h%C3%B3a?p=28502&viewfull=1#post28502

Câu này đức Phật gián tiếp dạy chúng ta rằng : Thể Pháp Thân thì THƯỜNG TỊCH, nhưng thể BÁO THÂN PHẬT thì không vắng lặng, thể BÁO THÂN PHẬT là GỐC của vạn pháp, thể BÁO THÂN PHẬT là "dòng sinh" hóa hiện ra vạn pháp, an bày vạn pháp, thu nhiếp vạn pháp; đưa tất cả từ Động về Tịnh, từ lăng xăng ồn náo về trật tự miên trường, làm nên "vở tuồng thiên diễn" ĐẠI NHẬT THÁNH MINH.

Trong khi Thể PHÁP THÂN không có độ sinh gì cả, thì Thể BÁO THÂN PHẬT có độ sinh : an bày vạn pháp, thu nhiếp vạn pháp có thể tạm gọi là DỤNG ĐỘ SINH của Thể BÁO THÂN PHẬT.

"Trong vạn pháp đều có NHƯ" thì chúng sinh Mê (chúng ta) có thể từ một pháp bất kỳ mà thâm nhập, tìm gặp CHÂN NHƯ.

Phúc Hạnh
01-31-2019, 08:19 AM
B. Về BÁO THÂN PHẬT

Kinh Kim Cang có câu :

何以故。如 來 者 即 諸 法 如 義。
Hà dĩ cố ? Như Lai giả tức chư pháp NHƯ nghĩa.
Vì sao ? Vì Như Lai là nghĩa NHƯ của vạn pháp.

http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php/4-Kinh-Kim-Cang-%E1%BA%A3nh-h%C3%B3a?p=28502&viewfull=1#post28502

Câu này đức Phật gián tiếp dạy chúng ta rằng : Thể Pháp Thân thì THƯỜNG TỊCH, nhưng thể BÁO THÂN PHẬT thì không vắng lặng, thể BÁO THÂN PHẬT là GỐC của vạn pháp, thể BÁO THÂN PHẬT là "dòng sinh" hóa hiện ra vạn pháp, an bày vạn pháp, thu nhiếp vạn pháp; đưa tất cả từ Động về Tịnh, từ lăng xăng ồn náo về trật tự miên trường, làm nên "vở tuồng thiên diễn" ĐẠI NHẬT THÁNH MINH.

Trong khi Thể PHÁP THÂN không có độ sinh gì cả, thì Thể BÁO THÂN PHẬT có độ sinh : an bày vạn pháp, thu nhiếp vạn pháp có thể tạm gọi là DỤNG ĐỘ SINH của Thể BÁO THÂN PHẬT.

"Trong vạn pháp đều có NHƯ" thì chúng sinh Mê (chúng ta) có thể từ một pháp bất kỳ mà thâm nhập, tìm gặp CHÂN NHƯ.




Dạ, con cám ơn "bà bà colaihi" đã giảng, nhưng con thường nghe tụng "xả nhứt Báo Thân này, ...." (con quên khúc đầu, khúc đuôi rồi !) lại nữa, khi nói về một vị Cao Tăng nào đó đã chết, thì môn đồ pháp quyến đăng cáo thị rằng "Ngài đã xả bỏ Báo Thân .........!" Con xin hỏi :

- Vậy chớ những trường hợp trên là nghĩa làm sao ? Con thấy có cái gì đó dễ hiểu hơn những gì bà bà đã nói.

Kính !

colaihi
01-31-2019, 09:30 AM
Dạ, con cám ơn "bà bà colaihi" đã giảng, nhưng con thường nghe tụng "xả nhứt Báo thân này, ...." (con quên khúc đầu, khúc đuôi rồi !) lại nữa, khi nói về một vị Cao Tăng nào đó đã chết, thì môn đồ pháp quyến đăng cáo thị rằng "Ngài đã xả bỏ Báo Thân .........!" Con xin hỏi :

- Vậy chớ những trường hợp trên là nghĩa làm sao ? Con thấy có cái gì đó dễ hiểu hơn những gì bà bà đã nói.

Kính !



Cám ơn Phúc hạnh đã hỏi !

_ Từ Báo thân mà PH hỏi là muốn nói đến Nghiệp Báo của mỗi người, trong đó có 2 loại Thiện Nghiệp và Ác Nghiệp. Khi một người nhiều Ác nghiệp, phải thọ thân Địa ngục - Ngạ Quỷ - Súc Sanh thì gọi là Ác báo thân; nếu vị ấy nhiều Thiện nghiệp được thọ thân Trời - Thần thì gọi là Thiện báo thân. Như chúng ta được thọ thân Người cũng gọi là Thiện báo thân.

_ Người tu theo pháp môn Tịnh độ cho rằng : Chúng ta có thân đây là Nghiệp báo thân, nếu được Vãng sanh thì chỉ cái Thần Thức được Phật rước, còn tất cả bỏ lại, nên gọi là "xả nhứt Báo thân này, ...".

Đây là sự hiểu lầm, một người chết đi chỉ bỏ lại cái thân tứ đại, nếu được Vãng sanh, thì cái Thần Thức mang cả Nghiệp báo về nhập thai trong cõi Tịnh Độ, bởi Kinh Tịnh độ đã có câu "Đới Nghiệp Vãng Sanh" (mang cả Nghiệp về Tây phương).

KẾT LUẬN :

Tất cả mọi người "khi nhắm mắt" thì chỉ bỏ xác thân tứ đại, thân này tuy là Nghiệp báo thân (do Nghiệp báo của chúng ta biến hiện ra), nhưng khi lâm chung, Thần Thức thoát ra mang theo toàn bộ Nghiệp báo, không có ai bỏ Nghiệp báo ở lại với cái thân tứ đại kia cả ! Cho nên nói những vị Cao Tăng "Ngài đã xả bỏ Báo Thân .........!" là cường điệu hóa !

------------

Cụm từ BÁO THÂN PHẬT mà colaihi dùng, là nói VIÊN MÃN CÔNG ĐỨC BÁO THÂN, thân này vốn không Thân mà là DỤNG của THỂ PHÁP THÂN. Trong Kinh có cụm từ ĐÀ LA NI TẠNG là nói đến Thể BÁO THÂN này ! Dĩ nhiên là nghĩa này rất mắc mỏ, vô cùng khó hiểu, vì có câu hỏi của bạn Gia Bảo nên colaihi đành phải tạm "kéo mây trời dệt lụa" mà thôi !

colaihi
02-01-2019, 08:38 AM
KẾT LUẬN :

Tất cả mọi người "khi nhắm mắt" thì chỉ bỏ xác thân tứ đại, thân này tuy là Nghiệp báo thân (do Nghiệp báo của chúng ta biến hiện ra), nhưng khi lâm chung, Thần Thức thoát ra mang theo toàn bộ Nghiệp báo, không có ai bỏ Nghiệp báo ở lại với cái thân tứ đại kia cả ! Cho nên nói những vị Cao Tăng "Ngài đã xả bỏ Báo Thân .........!" là cường điệu hóa !

------------

Cụm từ BÁO THÂN PHẬT mà colaihi dùng, là nói VIÊN MÃN CÔNG ĐỨC BÁO THÂN, thân này vốn không Thân mà là DỤNG của THỂ PHÁP THÂN. Trong Kinh có cụm từ ĐÀ LA NI TẠNG là nói đến Thể BÁO THÂN này ! Dĩ nhiên là nghĩa này rất mắc mỏ, vô cùng khó hiểu, vì có câu hỏi của bạn Gia Bảo nên colaihi đành phải tạm "kéo mây trời dệt lụa" mà thôi !





C. VỀ HÓA THÂN PHẬT :

Chuyện đức Phật Thích Ca là một vị Hóa Thân Phật thì hình như rất nhiều người biết, nhưng thường thì chúng ta gộp chung cái thân tứ đại và cái Trí Giác Ngộ bên trong để gọi là Hóa thân Phật. Thực ra Hóa Thân Phật chỉ là cái TRÍ ĐẠI BÁT NHÃ, còn Thân tứ đại thì đồng với mọi thân tứ đại của các loại chúng sinh (cũng chịu luật Vô Thường, Nhân Quả).

Kinh nói một vị Phật thì có đủ Ba Thân, Bốn Trí (Nhất Thiết Chủng Trí, Bình Đẳng Tánh Trí, Diệu Quan Sát Trí, Thành Sở Tác Trí). Bốn Trí này phân biệt theo công dụng, khi không "hành sự độ sinh" thì chỉ là Đại Viên Cảnh Trí. Đại Viên Cảnh Trí là tên khác của Thể Hóa Thân Phật (là một trong Ba Thân Phật).

Tóm lại, Hóa Thân Phật là gì ?

- Hóa Thân Phật là Trí Đại Giác Ngộ, là Trí Toàn Giác, là Trí Đại Bát Nhã, Sự Thông Suốt Tột Cùng, Sự Soi Sáng Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới.

- Kinh nói "Phật pháp có 8 vạn 4 nghìn pháp môn để đối trị 8 vạn 4 nghìn phiền não của chúng sinh", thực ra tất cả 8 vạn 4 nghìn pháp môn đều từ Thể Hóa Thân Phật này lưu xuất.

- Tia sáng từ Mặt trời thì còn có hình tướng, nhưng sự soi suốt Tam Thiên Thế giới của Thể Hóa Thân Phật thì không có hình tướng, bất khả ngăn ngại.

socnho
02-02-2019, 08:31 AM
C. VỀ HÓA THÂN PHẬT :

Chuyện đức Phật Thích Ca là một vị Hóa Thân Phật thì hình như rất nhiều người biết, nhưng thường thì chúng ta gộp chung cái thân tứ đại và cái Trí Giác Ngộ bên trong để gọi là Hóa thân Phật. Thực ra Hóa Thân Phật chỉ là cái TRÍ ĐẠI BÁT NHÃ, còn Thân tứ đại thì đồng với mọi thân tứ đại của các loại chúng sinh (cũng chịu luật Vô Thường, Nhân Quả).

Kinh nói một vị Phật thì có đủ Ba Thân, Bốn Trí (Nhất Thiết Chủng Trí, Bình Đẳng Tánh Trí, Diệu Quan Sát Trí, Thành Sở Tác Trí). Bốn Trí này phân biệt theo công dụng, khi không "hành sự độ sinh" thì chỉ là Đại Viên Cảnh Trí. Đại Viên Cảnh Trí là tên khác của Thể Hóa Thân Phật (là một trong Ba Thân Phật).

Tóm lại, Hóa Thân Phật là gì ?

- Hóa Thân Phật là Trí Đại Giác Ngộ, là Trí Toàn Giác, là Trí Đại Bát Nhã, Sự Thông Suốt Tột Cùng, Sự Soi Sáng Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới.

- Kinh nói "Phật pháp có 8 vạn 4 nghìn pháp môn để đối trị 8 vạn 4 nghìn phiền não của chúng sinh", thực ra tất cả 8 vạn 4 nghìn pháp môn đều từ Thể Hóa Thân Phật này lưu xuất.

- Tia sáng từ Mặt trời thì còn có hình tướng, nhưng sự soi suốt Tam Thiên Thế giới của Thể Hóa Thân Phật thì không có hình tướng, bất khả ngăn ngại.




Kính "lão bà bà" !

Dạ, con có nghe ở bên Tàu có vị Kiền Giác chỉ đi rong chơi dắt theo một con chó (Ngài đặt tên là Thiện Thính), không ai biết Ngài đến thế gian để làm gì, nhưng trước khi bỏ xác, Ngài có để lại một bài kệ tiết lộ rằng : Ngài chính là HÓA THÂN của Đức Địa Tạng Vương Bồ tát.

Rồi một vị Hòa thượng khác _ Bố Đại Hòa Thượng _ mang cái túi vải trên vai, cũng đi dạo phố phường thường hay cho trẻ nhỏ kẹo bánh, ngày cuối cùng trên thế gian, Ngài đọc một bài kệ tiết lộ rằng : Ngài chính là HÓA THÂN của Đức Di Lặc Bồ tát.

Ý con muốn hỏi :

- Những vị Hóa Thân Đại Bồ tát nếu có thực sự đến với thế gian để cứu độ chúng sinh, tại sao các Ngài không hiện tướng "Đại Trượng Phu" (nghĩa là cao lớn đẹp đẽ, hào quang sáng rực), rồi "búng tay một cái" tiêu diệt hết cái Ác, để cho xã hội được thái bình thịnh vượng, người người ấm no hạnh phúc ? Hay là việc này quá sức của các Ngài ?

Đây là điều mà hầu hết Phật tử trên thế giới đều mong mỏi, mà cũng mõi mòn chờ đợi, hình như các Ngài KHÔNG LÀM GÌ HẾT ? Xã hội này càng ngày càng sa đọa, biến tướng; cái Ác tràn ngập, điều gian dối tràn lan, gian dối từ trong chùa ra đến xã hội.

Điều chúng con mong mỏi liệu có quá đáng không ?

Kính !

nguoidien
02-03-2019, 11:23 AM
Kính "lão bà bà" !

......
......

Ý con muốn hỏi :

- Những vị Hóa Thân Đại Bồ tát nếu có thực sự đến với thế gian để cứu độ chúng sinh, tại sao các Ngài không hiện tướng "Đại Trượng Phu" (nghĩa là cao lớn đẹp đẽ, hào quang sáng rực), rồi "búng tay một cái" tiêu diệt hết cái Ác, để cho xã hội được thái bình thịnh vượng, người người ấm no hạnh phúc ? Hay là việc này quá sức của các Ngài ?

Đây là điều mà hầu hết Phật tử trên thế giới đều mong mỏi, mà cũng mõi mòn chờ đợi, hình như các Ngài KHÔNG LÀM GÌ HẾT ? Xã hội này càng ngày càng sa đọa, biến tướng; cái Ác tràn ngập, điều gian dối tràn lan, gian dối từ trong chùa ra đến xã hội.

Điều chúng con mong mỏi liệu có quá đáng không ?

Kính !



Chào socnho !





Sự TÔN VINH BẢN NGÃ !



https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/51172504_324819358149893_4119363791416721408_n.jpg ?_nc_cat=108&_nc_oc=AQlRbLWQHVIIF-f4F3HQ_SLZ7SxqqP4v0sww-hcz6QUJdq9qD92VFQv_DgdWdHqkcMI&_nc_ht=scontent-hkg3-1.xx&oh=b289a885312fac992577d3ec30874cf7&oe=5CC02D77



Đúng là xã hội hiện nay quá sa đọa, nhưng há không phải do chúng ta có nhiều tham vọng hay sao ? Chúng ta muốn trở thành Anh Hùng, khuyến khích người khác vươn lên làm superman; chúng ta vỗ tay hoan hô ca ngợi, gắn huy chương cho những Anh Hùng; toàn là làm "phình to cái Bản Ngã". Bây giờ socnho lại mong muốn những vị Đại Bồ tát thuận theo ý muốn phàm phu của chúng ta, để làm cho "bờ mê sương thêm khói" hay sao ?

Đại Bồ tát đến với thế gian là để "phá Mê hiễn Giác", chớ đâu phải đến để xây dựng một Thiên đàng tại thế đâu !

:cool: :cool: :cool:

homeless
02-04-2019, 04:12 PM
Ý con muốn hỏi :

- Những vị Hóa Thân Đại Bồ tát nếu có thực sự đến với thế gian để cứu độ chúng sinh, tại sao các Ngài không hiện tướng "Đại Trượng Phu" (nghĩa là cao lớn đẹp đẽ, hào quang sáng rực), rồi "búng tay một cái" tiêu diệt hết cái Ác, để cho xã hội được thái bình thịnh vượng, người người ấm no hạnh phúc ? Hay là việc này quá sức của các Ngài ?

Đây là điều mà hầu hết Phật tử trên thế giới đều mong mỏi, mà cũng mõi mòn chờ đợi, hình như các Ngài KHÔNG LÀM GÌ HẾT ? Xã hội này càng ngày càng sa đọa, biến tướng; cái Ác tràn ngập, điều gian dối tràn lan, gian dối từ trong chùa ra đến xã hội.

Điều chúng con mong mỏi liệu có quá đáng không ?

Kính !



Chào socnho ! Bạn nói :

"Hay là việc này quá sức của các Ngài ?"

Để kẻ vô gia cư này dẫn chứng trong Kinh Duy Ma Cật (Phẩm Bất Tư Nghì):

Duy Ma Cật nói:

-Xá Lợi Phất! Chư Phật Bồ Tát có pháp môn giải thoát gọi là Bất Khả Tư Nghì. Nếu Bồ Tát trụ pháp giải thoát đó, đem núi Tu Di cao rộng để trong hạt cải mà chẳng thêm bớt, tướng chúa núi Tu Di vẫn như cũ. Tứ Thiên Vương và Đao Lợi chư Thiên cũng chẳng hay biết mình đã vào đó, chỉ có người đáng độ mới thấy núi Tu Di vào trong hạt cải thôi, ấy gọi là pháp môn Giải Thoát Bất Khả Tư Nghì.

Lại nữa, Bồ Tát đem nước của bốn biển lớn để vào một lỗ chân lông, mà các loài thủy tộc như: cá, rùa, tôm, cua, v.v... chẳng bị khuấy động, tánh biển vẫn y như cũ. Các loài rồng, quỷ thần, A Tu La, v.v... cũng chẳng hay biết mình đã vào đó, đối với những chúng sanh ấy cũng chẳng bị khuấy động.

Xá Lợi Phất! Bồ Tát trụ nơi giải thoát Bất Khả Tư Nghì, rút lấy đại thiên thế giới, như lấy đồ gốm để trong bàn tay phải, quăng ra ngoài hằng sa thế giới, rồi đem trở lại chỗ cũ, mà chúng sanh ở trong đó chẳng hay biết mình bị di chuyển qua lại từ xa, tướng thế giới này cũng vẫn y như cũ.

Xá Lợi Phất! Hoặc có chúng sanh đáng độ, mà ham trụ lâu nơi thế gian, thì Bồ Tát biến hiện bảy ngày dài như một kiếp, khiến chúng sanh kia tưởng là một kiếp. Hoặc có chúng sanh đáng độ mà chẳng ham trụ lâu thì Bồ Tát rút một kiếp lại thành bảy ngày, khiến chúng sanh ấy tưởng là bảy ngày.

Xá Lợi Phất! Bồ Tát trụ nơi Giải Thoát Bất Khả Tư Nghì, đem sự nghiệp trang nghiêm của tất cả cõi Phật gom trong một quốc độ để thị hiện cho chúng sanh biết. Lại nữa, Bồ Tát ấy đem chúng sanh trong tất cả cõi Phật, để trên bàn tay phải bay khắp mười phương thế giới, bày ra cho ai cũng thấy mà chỗ ở vẫn như cũ, chẳng bị lay động.

Xá Lợi Phất! Những đồ cúng dường chư Phật của mười phương chúng sanh, Bồ Tát khiến đều hiện nơi một lỗ chân lông cho ai cũng được nhìn thấy, khiến tất cả nhật nguyệt tinh tú trong cõi mười phương cùng hiện nơi một lỗ chân lông cho tất cả đều thấy.

Xá Lợi Phất! Tất cả khắp mười phương thế giới, Bồ Tát hút vào trong miệng mà thân hình chẳng thêm bớt, cây cối cũng chẳng gãy ngã. Khi kiếp hỏa cháy tan cõi mười phương, Bồ Tát đem kiếp hỏa ấy để trong bụng, hỏa đang cháy mà bụng chẳng bị thương tổn. Bồ Tát từ hằng sa thế giới nơi phương dưới, đem một cõi Phật đưa lên phương trên, đi qua hằng sa thế giới như cầm mũi kim ghim một lá táo, mà tất cả chúng sanh trong đó chẳng thấy khuấy động.

Xá Lợi Phất! Bồ Tát trụ nơi Giải Thoát Bất Khả Tư Nghì, dùng thần thông hiện làm thân Phật, hoặc hiện thân Duyên Giác, hoặc hiện thân Thanh Văn, hoặc hiện thân Đế Thích, hoặc hiện thân Phạm Vương, hoặc hiện thân vua chúa thế gian, hoặc hiện thân Chuyển Luân Pháp Vương. Lại khiến tất cả âm thanh lớn nhỏ trong mười phương thế giới đều biến thành âm thanh của Phật, diễn ra các tiếng vô thường, khổ, không và vô ngã, v.v... cho đến mỗi mỗi pháp của mười phương chư Phật sở thuyết đều ở trong đó, ai cũng được nghe.

Xá Lợi Phất! Nay ta lược thuyết năng lực của Bồ Tát giải thoát Bất khả tư nghì như thế, nếu nói rộng ra thì cùng kiếp cũng chẳng hết.

http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php/208-Kinh-Duy-Ma-C%E1%BA%ADt?p=3789&viewfull=1#post3789

Các bạn thấy đó, một vị Hóa thân Đại Bồ tát trụ pháp môn Bồ Tát giải thoát Bất khả tư nghì thì có thể làm những việc to tát như thế, nói chi những việc "vụn vặt" mà Thần Tiên có thể làm. Điều trong Kinh này nói không phải là "chuyện ngụ ngôn" mà là CHUYỆN NHƯ THẬT, vì sao thế ?

Vì với những vị Hóa thân Phật, Hóa thân Đại Bồ tát thì "Nhất thiết hữu vi pháp, như mộng, huyễn, bào ảnh, ..." (Hết thảy các pháp hữu vi, đều như mộng huyễn, có gì thiệt đâu) . Sóc nhỏ nghiệm thử coi : Cảnh trong phim hoạt hình thì ta có thể thay đổi "thiên biến vạn hóa" sao cũng được, phải không ?! Ta có thể vẽ nên Thiên Đường cũng được, rồi cũng phông nền ấy, ta "biến" nó thành Địa ngục cũng được, có phải thế không ?!

Cho nên những vị Hóa thân Đại Bồ tát vì mục đích độ sinh, có thể vận dụng sức mạnh Đà La Ni Tạng (Thể Báo Thân) thay đổi cả Vũ Trụ Tam Thiên này, chớ các Ngài KHÔNG CÓ BẤT LỰC CHUYỆN GÌ HẾT !

Kính góp ý !

colaihi
02-05-2019, 04:21 PM
Kính "lão bà bà" !

Dạ, con có nghe ở bên Tàu có vị Kiền Giác chỉ đi rong chơi dắt theo một con chó (Ngài đặt tên là Thiện Thính), không ai biết Ngài đến thế gian để làm gì, nhưng trước khi bỏ xác, Ngài có để lại một bài kệ tiết lộ rằng : Ngài chính là HÓA THÂN của Đức Địa Tạng Vương Bồ tát.

Rồi một vị Hòa thượng khác _ Bố Đại Hòa Thượng _ mang cái túi vải trên vai, cũng đi dạo phố phường thường hay cho trẻ nhỏ kẹo bánh, ngày cuối cùng trên thế gian, Ngài đọc một bài kệ tiết lộ rằng : Ngài chính là HÓA THÂN của Đức Di Lặc Bồ tát.

Ý con muốn hỏi :

- Những vị Hóa Thân Đại Bồ tát nếu có thực sự đến với thế gian để cứu độ chúng sinh, tại sao các Ngài không hiện tướng "Đại Trượng Phu" (nghĩa là cao lớn đẹp đẽ, hào quang sáng rực), rồi "búng tay một cái" tiêu diệt hết cái Ác, để cho xã hội được thái bình thịnh vượng, người người ấm no hạnh phúc ? Hay là việc này quá sức của các Ngài ?

Đây là điều mà hầu hết Phật tử trên thế giới đều mong mỏi, mà cũng mõi mòn chờ đợi, hình như các Ngài KHÔNG LÀM GÌ HẾT ? Xã hội này càng ngày càng sa đọa, biến tướng; cái Ác tràn ngập, điều gian dối tràn lan, gian dối từ trong chùa ra đến xã hội.

Điều chúng con mong mỏi liệu có quá đáng không ?

Kính !



Chào socnho ! Chào quý Đạo hữu !

"hình như các Ngài KHÔNG LÀM GÌ HẾT ?"

Hầu hết chúng ta đều hiểu lầm rằng "ĐỘ SINH tức là lượm từ cá thể ở cõi khổ, đem về chỗ an ổn hạnh phúc !" giống như chúng ta thấy con kiến bị nước cuốn trôi, chúng ta tìm cách vớt con kiến lên chỗ cạn. Không phải đơn giản như thế đâu, những vị Hóa thân Phật, Hóa thân Đại Bồ tát ĐỘ SINH bằng cách GIẢI NGHIỆP cho chúng sinh; chúng ta có nhẹ nghiệp thì Phật pháp mới "có cửa" thấm vào từng tế bào, làm cho chúng ta "bùng vỡ trái tim đã hóa thạch", mà Giác Ngộ Chân Thật Tướng của Tuồng Mộng Huyễn.

Những vị Hóa thân Phật, Hóa thân Đại Bồ tát nếu có làm gì thì cũng chỉ như "vá múc thêm", có thể nói là làm "cho vui" chứ các Ngài không quan trọng chuyện "đục đẽo" những pho tượng gỗ. Chúng ta không thấy vị Hóa thân làm chuyện gì để gọi là can thiệp hay sửa đổi thế giới này, nhưng Thể Báo Thân _ Đà La Ni Tạng _ thì vẫn luôn vận hành, từng bước đưa chúng ta từ Mê đến Tỉnh.

Cho nên Ngài Kiền Giác (Hóa thân Đức Địa Tạng), Ngài Bố Đại Hòa Thượng (Hóa Thân đức Di Lặc) đã làm gì hay không làm gì, thì con mắt thịt (Nhục nhãn) của chúng ta không thể nào dòm thấy được.

Kính !

Ngọc Quế
02-06-2019, 07:15 AM
......
Điều chúng con không thể tra cứu trên mạng là câu thứ hai (đã tô đỏ) :

Pháp Thân, Báo Thân, Hóa Thân trùng tuyên Tịnh Độ Đông Phương."

Kính xin các Tiền Bối phân giải dùm :

1. Thế nào là Pháp Thân, Báo Thân, Hóa Thân ?
2. Thế nào là Tịnh Độ Đông Phương ?
3. Sao lại là TRÙNG TUYÊN mà không là KIẾN TẠO ?

Kính hỏi !



Xin cám ơn sự đóng góp nhiệt tình của Quý Chân Phật Tử !

Về câu hỏi số (1) của bạn Gia Bảo, có lẻ chúng ta triễn khai bao nhiêu đó cũng đã tạm đủ, bây giờ xin kính mời các vị cao minh giúp giải tiếp câu thứ (2) :

2. Thế nào là Tịnh Độ Đông Phương ?

Kính !

Ngọc Quế
02-07-2019, 08:05 AM
Xin cám ơn sự đóng góp nhiệt tình của Quý Chân Phật Tử !

Về câu hỏi số (1) của bạn Gia Bảo, có lẻ chúng ta triễn khai bao nhiêu đó cũng đã tạm đủ, bây giờ xin kính mời các vị cao minh giúp giải tiếp câu thứ (2) :

2. Thế nào là Tịnh Độ Đông Phương ?

Kính !



Kính quý vị Chân Phật tử !

Các vị không ai có ý kiến gì, phải chăng vì vấn đề này quá mắc mỏ, vậy thì Ngọc Quế xin đề nghị chúng ta "đi đường vòng" nhé các bạn!

Muốn hiểu về Tịnh Độ Đông Phương thì trước tiên chúng ta phải ôn lại Kinh Dược Sư :


http://hoavouu.com/images/file/uG7zdWYx0QgBAChJ/phat-duoc-su.jpg

http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php/578-Kinh-D%C6%B0%E1%BB%A3c-S%C6%B0-(c%C3%B3-%E1%BA%A3nh-minh-h%E1%BB%8Da)

Chủ đề này sẽ được di chuyển về trong "tủ" (box) Giáo Lý Nhất Thừa :
http://www.phatphapthuchanh.com/forumdisplay.php/11-Gi%C3%A1o-l%C3%BD-Nh%E1%BA%A5t-Th%E1%BB%ABa



Kính !

nguoidien
02-08-2019, 08:34 AM
Xin cám ơn sự đóng góp nhiệt tình của Quý Chân Phật Tử !

Về câu hỏi số (1) của bạn Gia Bảo, có lẻ chúng ta triễn khai bao nhiêu đó cũng đã tạm đủ, bây giờ xin kính mời các vị cao minh giúp giải tiếp câu thứ (2) :

2. Thế nào là Tịnh Độ Đông Phương ?

Kính !



Kính chào bác Ngọc Quế !

Tui biết rồi :

Phật bảo ngài Diệu Cát Tường:

"Từ đây về hướng Đông, vượt qua mười Hằng Hà sa cõi Phật, có một thế giới tên là Tịnh Lưu Ly. Trong cõi nước ấy có Đức Phật, hiệu là Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.

http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php/578-Kinh-D%C6%B0%E1%BB%A3c-S%C6%B0-(c%C3%B3-%E1%BA%A3nh-minh-h%E1%BB%8Da)?p=16905&viewfull=1#post16905

Tịnh Độ Đông Phương là cõi Tịnh Lưu Ly, nơi đức Phật Dược Sư làm Giáo Chủ, cách đây 10 Hằng Hà sa cõi Phật về hướng Đông. Giả sử nguyên dãy Ngân Hà là một Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới (cõi Ta Bà mà Phật Thích Ca là Giáo Chủ), được tính là một hạt cát trong sông Hằng. Giả sử sông Hằng có 10.000 mét khối cát, giả sử một mét khối cát có 1 triệu hạt cát, thì số lượng cát trong 1 sông Hằng sẽ là : 1.000.000 X 10.000; 10 Hằng Hà sa sẽ là 1.000.000 X 10.000 X 10 hạt cát. Kinh nói "vượt qua 10 Hằng Hà sa cõi Phật", có nghĩa là phải vượt qua 1.000.000 X 10.000 X 10 dãy Thiên hà.

Eo ôi ! xa tít mù khơi ! Giả sử Thần Thức của ta bay với tốc độ ánh sáng, thì biết đến đời nào kiếp nào ta mới đến được Tịnh Độ Đông Phương đây ?!

Má ơi ! chỉ nghĩ thôi mà con đã xây xẫm mặt mày rồi, phải tuột xuống thôi !

.

duyngudocton
02-08-2019, 08:34 PM
Kính chào bác Ngọc Quế !

....
....

Tịnh Độ Đông Phương là cõi Tịnh Lưu Ly, nơi đức Phật Dược Sư làm Giáo Chủ, cách đây 10 Hằng Hà sa cõi Phật về hướng Đông. Giả sử nguyên dãy Ngân Hà là một Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới (cõi Ta Bà mà Phật Thích Ca là Giáo Chủ), được tính là một hạt cát trong sông Hằng. Giả sử sông Hằng có 10.000 mét khối cát, giả sử một mét khối cát có 1 triệu hạt cát, thì số lượng cát trong 1 sông Hằng sẽ là : 1.000.000 X 10.000; 10 Hằng Hà sa sẽ là 1.000.000 X 10.000 X 10 hạt cát. Kinh nói "vượt qua 10 Hằng Hà sa cõi Phật", có nghĩa là phải vượt qua 1.000.000 X 10.000 X 10 dãy Thiên hà.

Eo ôi ! xa tít mù khơi ! Giả sử Thần Thức của ta bay với tốc độ ánh sáng, thì biết đến đời nào kiếp nào ta mới đến được Tịnh Độ Đông Phương đây ?!

Má ơi ! chỉ nghĩ thôi mà con đã xây xẫm mặt mày rồi, phải tuột xuống thôi !

.

Đúng là đồ điên !

Nếu thần thức của lão bay với tốc độ ánh sáng thì "thời gian = 0", nghĩa là không phải "đời nào kiếp nào" mới đến được Tịnh Độ Đông Phương, mà là "thời điểm lão đến cũng cùng là thời điểm lão bắt đầu đi" !

Hi...hi....! Cái gì, hình như là trong Kinh Hoa Nghiêm nói "đem vô lượng kiếp nhét vào trong một sát na !"

Ha...ha...!

Ngọc Quế
02-09-2019, 07:57 AM
Đúng là đồ điên !

Nếu thần thức của lão bay với tốc độ ánh sáng thì "thời gian = 0", nghĩa là không phải "đời nào kiếp nào" mới đến được Tịnh Độ Đông Phương, mà là "thời điểm lão đến cũng cùng là thời điểm lão bắt đầu đi" !

Hi...hi....! Cái gì, hình như là trong Kinh Hoa Nghiêm nói "đem vô lượng kiếp nhét vào trong một sát na !"

Ha...ha...!

Cám ơn 2 bác đã góp bài !

Ngọc Quế xin đặt vấn đề tiếp :

Đại nguyện thứ nhất:

'Nguyện con khi đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác ở vào đời vị lai, thân tự nhiên có ánh sáng rực rỡ, chiếu soi đến vô lượng vô biên vô số thế giới; thân sẽ trang nghiêm với 32 tướng hảo, 80 vẻ đẹp của bậc đại trượng phu, và cũng khiến cho hết thảy hữu tình đều đồng như con không khác.'

http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php/578-Kinh-D%C6%B0%E1%BB%A3c-S%C6%B0-(c%C3%B3-%E1%BA%A3nh-minh-h%E1%BB%8Da)?p=16905&viewfull=1#post16905

Vậy, bây giờ Đức Phật Dược Sư đã thành Phật rồi, đáng lẻ "hữu tình" chúng ta cũng đồng (đẹp đẽ) như Phật không khác, nhưng tại sao hiện nay chúng ta vẫn "lúc nhúc" trong "đống phân" ngũ dục như thế này ? Chẳng lẻ lời nguyện của Phật "gió bay" mất rồi hay sao ?

Kính !

hoangtri
02-10-2019, 09:12 AM
Cám ơn 2 bác đã góp bài !

Ngọc Quế xin đặt vấn đề tiếp :

Đại nguyện thứ nhất:

'Nguyện con khi đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác ở vào đời vị lai, thân tự nhiên có ánh sáng rực rỡ, chiếu soi đến vô lượng vô biên vô số thế giới; thân sẽ trang nghiêm với 32 tướng hảo, 80 vẻ đẹp của bậc đại trượng phu, và cũng khiến cho hết thảy hữu tình đều đồng như con không khác.'

http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php/578-Kinh-D%C6%B0%E1%BB%A3c-S%C6%B0-(c%C3%B3-%E1%BA%A3nh-minh-h%E1%BB%8Da)?p=16905&viewfull=1#post16905

Vậy, bây giờ Đức Phật Dược Sư đã thành Phật rồi, đáng lẻ "hữu tình" chúng ta cũng đồng (đẹp đẽ) như Phật không khác, nhưng tại sao hiện nay chúng ta vẫn "lúc nhúc" trong "đống phân" ngũ dục như thế này ? Chẳng lẻ lời nguyện của Phật "gió bay" mất rồi hay sao ?

Kính !



Kính các vị Thiện Hữu Tri Thức !

Về câu hỏi của Bác Ngọc Quế, con xin có ví dụ này :

- Như một người đeo kính đen và một người không đeo kính đen thì 2 cái thấy của họ khác nhau phải không ?! Giữa ban ngày cảnh vật quang đảng, người đeo kính đen lại thấy là trời âm u, xám xịt, thậm chí sau 19 giờ chiều thì thấy tối thui dẫu đèn đường đang sáng.

Vấn đề là người đeo kính đen nên bỏ kính ra thì sẽ thấy rõ "trăm hoa đang khoe sắc", chớ không phải "bầu trời âm u sầu thảm" (như lúc còn đeo kính nữa).

KẾT LUẬN :

Đức Phật Dược Sư thề nguyện điều này và Phật Quốc Đông Phương đã hình thành, mỗi chúng ta đều đã như Phật hay không, không phải Phật quên lời thệ nguyện, mà do chúng ta thích đeo kính đen, cho nên chưa thấy được THẬT TƯỚNG TỊNH ĐỘ.

Con nhớ trong Kinh Duy Ma Cật, phẩm Phật Quốc có chép :

Bấy giờ ông Loa Kế Phạm Vương thưa với ông Xá Lợi Phất rằng :

– Ngài chớ nghĩ như thế, mà cho cõi Phật đây là không thanh tịnh. Vì sao ? – Vì tôi thấy cõi nước của Phật Thích Ca Mâu Ni thanh tịnh, ví như cung Trời Tự Tại.

Ông Xá Lợí Phất nói :

– Sao tôi thấy cõi này toàn gò nỗng, hầm hố, chông gai, sỏi sạn, đất đá, núi non, nhơ nhớp dẫy đầy như thế ?

Ông Loa Kế Phạm Vương thưa rằng :

– Đấy là do tâm của Ngài có cao thấp không nương theo trí tuệ của Phật nên thấy cõi này không thanh tịnh đó thôi – Thưa Ngài Xá Lợi Phất ! Bồ Tát đối với tất cả chúng sanh thảy đều bình đẳng, thâm tâm thanh tịnh y theo trí tuệ của Phật thì mới thấy được cõi Phật này thanh tịnh.

Khi ấy Phật lấy ngón chơn nhấn xuống đất, tức thì cõi Tam thiên đại thiên thế giới liền hiện ra bao nhiêu trăm nghìn thứ trân bảo trang nghiêm rực rỡ, như cõi Vô Lượng Công Đức Bảo Trang Nghiêm của Phật Bảo Trang Nghiêm. Tất cả Đại chúng ngợi khen chưa từng có và đều thấy mình ngồi trên tòa sen báu.

http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php/336-Kinh-Duy-Ma-C%E1%BA%ADt-ch%E1%BB%AF-H%C3%A1n-H%C3%A1n-Vi%E1%BB%87t-Vi%E1%BB%87t-d%E1%BB%8Bch?p=25448&viewfull=1#post25448

socnho
02-11-2019, 07:50 AM
Kính các vị Thiện Hữu Tri Thức !

Về câu hỏi của Bác Ngọc Quế, con xin có ví dụ này :

- Như một người đeo kính đen và một người không đeo kính đen thì 2 cái thấy của họ khác nhau phải không ?! Giữa ban ngày cảnh vật quang đảng, người đeo kính đen lại thấy là trời âm u, xám xịt, thậm chí sau 19 giờ chiều thì thấy tối thui dẫu đèn đường đang sáng.

Vấn đề là người đeo kính đen nên bỏ kính ra thì sẽ thấy rõ "trăm hoa đang khoe sắc", chớ không phải "bầu trời âm u sầu thảm" (như lúc còn đeo kính nữa).

KẾT LUẬN :

Đức Phật Dược Sư thề nguyện điều này và Phật Quốc Đông Phương đã hình thành, mỗi chúng ta đều đã như Phật hay không, không phải Phật quên lời thệ nguyện, mà do chúng ta thích đeo kính đen, cho nên chưa thấy được THẬT TƯỚNG TỊNH ĐỘ.



Kính anh Hoàng Trí !

Anh nói "THẬT TƯỚNG TỊNH ĐỘ", làm em thắc mắc "Không biết có Tịnh Độ nào là GIẢ TƯỚNG hay không ? Phải chăng cụm từ này do anh mới sáng tác ?

Kính !
socnho

hoangtri
02-11-2019, 09:44 AM
Kính anh Hoàng Trí !

Anh nói "THẬT TƯỚNG TỊNH ĐỘ", làm em thắc mắc "Không biết có Tịnh Độ nào là GIẢ TƯỚNG hay không ? Phải chăng cụm từ này do anh mới sáng tác ?

Kính !
socnho



Cám ơn socnho đã hỏi !

- Cụm từ THẬT TƯỚNG TỊNH ĐỘ không phải do Trí nghĩ ra (mà do Trí được nghe Sư Phụ nói)

- GIẢ TƯỚNG là cõi Ta Bà này, Ta Bà này là UẾ ĐỘ.

GIẢ TƯỚNG TỊNH ĐỘ thì không có nhưng có LIÊN HOA ẢNH TỊNH ĐỘ : đó là cõi Tịnh Độ Tây Phương đó ! Vì do Nguyện tiếp dẫn của Phật A Di Đà hóa hiện ra.

- Bao gồm hết thảy Tịnh Độ hay Uế Độ được gọi là THƯỜNG TỊCH QUANG ĐỘ !

Kính !

hoamacco
02-11-2019, 11:25 AM
Cám ơn socnho đã hỏi !

- Cụm từ THẬT TƯỚNG TỊNH ĐỘ không phải do Trí nghĩ ra (mà do Trí được nghe Sư Phụ nói)

- GIẢ TƯỚNG là cõi Ta Bà này, Ta Bà này là UẾ ĐỘ.

GIẢ TƯỚNG TỊNH ĐỘ thì không có nhưng có LIÊN HOA ẢNH TỊNH ĐỘ : đó là cõi Tịnh Độ Tây Phương đó ! Vì do Nguyện tiếp dẫn của Phật A Di Đà hóa hiện ra.

- Bao gồm hết thảy Tịnh Độ hay Uế Độ được gọi là THƯỜNG TỊCH QUANG ĐỘ !

Kính !



Kính anh Trí ! Theo như anh nói thì Tịnh Độ Đông Phương là THẬT TƯỚNG TỊNH ĐỘ.

Bửa nay em mới đăng bài :






Trích Kinh Thủ Lăng Nghiêm !
(1) + (2)


https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/51754591_328499141115248_3669409660139470848_n.jpg ?_nc_cat=111&_nc_oc=AQndsbLTW-iKRy94KWCgIja0EXjtVVhB8UWbbcW3c1-Hul0rgDKkyPefmQPPnnkLisg&_nc_ht=scontent-hkg3-1.xx&oh=9fd57f55c14e144005ce08aeb4633546&oe=5CEA74F1


https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/51895238_328499391115223_1096415321427804160_n.jpg ?_nc_cat=106&_nc_oc=AQnFZ7uqlOmxDUlR8kndzhds6iRPcPujagMgqdUczie eOfaCCVrKv3l_R8LYZgNiZEg&_nc_ht=scontent-hkg3-1.xx&oh=15cc54ce0400464c1374f9701b4c0148&oe=5CED165B


http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php/845-S%C6%B0u-t%E1%BA%A7m?p=29711&viewfull=1#post29711

Vậy anh cho em hỏi :

"Mười phương cõi nước nhiều như vi trần này chẳng phải là vô lậu, đều do vọng tưởng mê lầm kiến lập" nếu ta hết mê lầm thì "mười phương hư không ấy thảy đều tiêu mất".

Ta có thể ví dụ : cõi Ta Bà này như "mây trong hư không", Tịnh Độ Đông Phương như "hình nền" hư không, mây có thể tan biến, nhưng hư không thì vẫn đó.

Đã là "hình nền" thì không có phương, tại sao lại gọi là Đông phương mà chẳng gọi là Bắc phương hay phương nào khác ?

Kính !

hoangtri
02-12-2019, 08:13 AM
Kính anh Trí ! Theo như anh nói thì Tịnh Độ Đông Phương là THẬT TƯỚNG TỊNH ĐỘ.

Bửa nay em mới đăng bài :


http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php/845-S%C6%B0u-t%E1%BA%A7m?p=29711&viewfull=1#post29711

Vậy anh cho em hỏi :

"Mười phương cõi nước nhiều như vi trần này chẳng phải là vô lậu, đều do vọng tưởng mê lầm kiến lập" nếu ta hết mê lầm thì "mười phương hư không ấy thảy đều tiêu mất".

Ta có thể ví dụ : cõi Ta Bà này như "mây trong hư không", Tịnh Độ Đông Phương như "hình nền" hư không, mây có thể tan biến, nhưng hư không thì vẫn đó.

Đã là "hình nền" thì không có phương, tại sao lại gọi là Đông phương mà chẳng gọi là Bắc phương hay phương nào khác ?

Kính !



Cám ơn hoamacco đã hỏi !

Chúng ta đã quy ước với nhau : Hướng mặt trời lặn là hướng Tây, hướng mặt trời mọc là hướng Đông phải không ?!

Hướng Tây mang ý nghĩa là "kết thúc một ngày" ẫn dụ cho kết thúc một đời sống nhân gian, tức là cận kề cửa tử ! Tịnh Độ Tây Phương có ra nhằm tiếp dẫn vong linh người đã mất về Thế giới Cực Lạc. Đây là chuyện "bên kia cửa tử" !

Hướng Đông mang ý nghĩa "bừng sáng sự sống mới", mặt trời Tuệ phổ chiếu ánh sáng tràn ngập trần gian. Tịnh Độ Đông Phương thì không phải đợi chết, không phải đợi "sang bên kia cửa tử", mà những Chân Phật tử chúng ta có thể đến được khi còn sống (Thành đạo trong hiện kiếp).

Tịnh Độ Đông Phương mang ý nghĩa : chúng ta được Phật Dược Sư dùng "Thần Dược" mở Tuệ Nhãn cho thấy Chân Lý Tuyệt Đối ngay, chỉ trong một kiếp này !

Tịnh Độ Đông Phương là THỰC TƯỚNG TỊNH ĐỘ, cụm từ "Đông phương" mang tính ẫn dụ, là "Sinh hướng" chớ không phải "Tử hướng" !

Với ý nghĩa này, tất cả chúng ta "đều đã được ngồi tòa sen báu" mà không hay biết đấy thôi !



NAM MÔ ĐÔNG PHƯƠNG GIÁO CHỦ DƯỢC SƯ LƯU LY QUANG VƯƠNG NHƯ LAI.

Thanh Trúc
02-13-2019, 09:08 AM
Cám ơn hoamacco đã hỏi !

Chúng ta đã quy ước với nhau : Hướng mặt trời lặn là hướng Tây, hướng mặt trời mọc là hướng Đông phải không ?!

Hướng Tây mang ý nghĩa là "kết thúc một ngày" ẫn dụ cho kết thúc một đời sống nhân gian, tức là cận kề cửa tử ! Tịnh Độ Tây Phương có ra nhằm tiếp dẫn vong linh người đã mất về Thế giới Cực Lạc. Đây là chuyện "bên kia cửa tử" !

Hướng Đông mang ý nghĩa "bừng sáng sự sống mới", mặt trời Tuệ phổ chiếu ánh sáng tràn ngập trần gian. Tịnh Độ Đông Phương thì không phải đợi chết, không phải đợi "sang bên kia cửa tử", mà những Chân Phật tử chúng ta có thể đến được khi còn sống (Thành đạo trong hiện kiếp).

Tịnh Độ Đông Phương mang ý nghĩa : chúng ta được Phật Dược Sư dùng "Thần Dược" mở Tuệ Nhãn cho thấy Chân Lý Tuyệt Đối ngay, chỉ trong một kiếp này !

Tịnh Độ Đông Phương là THỰC TƯỚNG TỊNH ĐỘ, cụm từ "Đông phương" mang tính ẫn dụ, là "Sinh hướng" chớ không phải "Tử hướng" !

Với ý nghĩa này, tất cả chúng ta "đều đã được ngồi tòa sen báu" mà không hay biết đấy thôi !



NAM MÔ ĐÔNG PHƯƠNG GIÁO CHỦ DƯỢC SƯ LƯU LY QUANG VƯƠNG NHƯ LAI.



Kính anh Hoàng Trí ! Anh nói :

"Tịnh Độ Đông Phương mang ý nghĩa : chúng ta được Phật Dược Sư dùng "Thần Dược" mở Tuệ Nhãn cho thấy Chân Lý Tuyệt Đối ngay, chỉ trong một kiếp này !"

Em có hai vấn đề thắc mắc :

1. "chúng ta được Phật Dược Sư dùng 'Thần Dược' mở Tuệ Nhãn", phải chăng câu này hàm ý rằng Phật tử không có ai TỰ TU TỰ CHỨNG được, mà phải nhờ THA LỰC của Phật Dược Sư ?

2. "thấy Chân Lý Tuyệt Đối ngay", hình như anh cố ý nhấn mạnh cụm từ "Chân Lý Tuyệt Đối" phải không ? Vì sao ?

Kính !

hoangtri
02-13-2019, 10:32 AM
Kính anh Hoàng Trí ! Anh nói :

"Tịnh Độ Đông Phương mang ý nghĩa : chúng ta được Phật Dược Sư dùng "Thần Dược" mở Tuệ Nhãn cho thấy Chân Lý Tuyệt Đối ngay, chỉ trong một kiếp này !"

Em có hai vấn đề thắc mắc :

1. "chúng ta được Phật Dược Sư dùng 'Thần Dược' mở Tuệ Nhãn", phải chăng câu này hàm ý rằng Phật tử không có ai TỰ TU TỰ CHỨNG được, mà phải nhờ THA LỰC của Phật Dược Sư ?

2. "thấy Chân Lý Tuyệt Đối ngay", hình như anh cố ý nhấn mạnh cụm từ "Chân Lý Tuyệt Đối" phải không ? Vì sao ?

Kính !



Kính chị Thanh Trúc ! Trước tiên HT xin nhắc lại, HT chỉ là một "cái thùng loa rỗng", nếu có ca hát được gì là do những "tín hiệu kỷ thuật số". Về câu (1) HT xin đáp :

- Ngoại trừ những vị Đại Giác Ngộ PHƯƠNG TIỆN THUYẾT, ngoài ra không có ai được khởi nghĩ rằng "Tôi, trọn cả đời này nhất tâm tu hành đúng đắn theo lời Phật dạy, tôi đã làm vô số 'công đức' phục vụ Đạo Pháp, phục vụ chúng sinh. Cho nên hôm nay tôi được thu hoạch, được chứng ngộ những quả vị mà trong Kinh đã có nói !"

Người có ý nghĩ như vậy là sai lầm. Chúng ta lấy cái gì để TU HÀNH ? Chỉ là lấy cái Ý Thức phàm phu ngu muội nhiều tham vọng mà thôi !

Chúng ta lấy cái gì Chứng Ngộ đây ? Cũng vẫn chỉ là lấy cái Ý Thức phàm phu ngu muội nhiều tham vọng mà thôi !

Tu tú tù tu tựa tử tù,
Làm gì ra khỏi chốn âm u ?
Nghìn năm sương khói mờ nhân ảnh.
Ai biết, ai hay ? khói mịt mù !

---------------

Câu (2) về Chân lý Tuyệt Đối.

- Mục đích tối thượng của Đạo Phật là dạy cho chúng ta biết Chân Lý Tuyệt Đối. Nhưng điều này "quá mắc mỏ", cho nên Phật phương tiện có ra 5 Thừa. Thực ra Nhân Thiên Thừa, Nhị Thừa (Tiểu Thừa + Quyền Thừa), Đại Thừa chỉ là "hình nền" trên bức tranh Phật pháp. Tối Thượng Thừa mới là "tiêu điểm" của Phật pháp.

Cho nên đã có lúc Bậc Giác nói rằng : Đạo Phật có nhiều Chân Lý, Chân Lý mà những vị A La Hán & Bích Chi chứng ngộ được chỉ mới là Chân Lý bậc 1. Chân Lý mà những vị Bồ tát chứng ngộ được là Chân Lý bậc cao (hay là bậc 2). Chỉ những bậc Đại Giác Ngộ mới biết đến Chân Lý tối thượng là CHÂN LÝ TUYỆT ĐỐI.

(Những vị được Trí Tuệ Căn Bản, đa phần chỉ là thoáng thấy Chân lý bậc 1 _ chứ chưa phải đã thực sự chứng ngộ Chân Lý bậc 1).

Chỉ có Chân Lý Tuyệt Đối mới hiển bày THỰC TƯỚNG TỊNH ĐỘ hay nói khác đi là Tịnh Độ Đông Phương.

Kính !

hoatihon
02-14-2019, 07:36 AM
Kính xin các Tiền Bối phân giải dùm :

1. Thế nào là Pháp Thân, Báo Thân, Hóa Thân ?
2. Thế nào là Tịnh Độ Đông Phương ?
3. Sao lại là TRÙNG TUYÊN mà không là KIẾN TẠO ?

Kính hỏi !



Dạ, em cám ơn anh Hoàng Trí vể Tịnh Độ Đông Phương !

Kính xin các vị Trưởng bối giải dùm anh Gia Bảo câu hỏi thứ ba.

"3. Sao lại là TRÙNG TUYÊN mà không là KIẾN TẠO ?"

Kính !

nguoidien
02-14-2019, 08:36 AM
Dạ, em cám ơn anh Hoàng Trí về Tịnh Độ Đông Phương !

Kính xin các vị Trưởng bối giải dùm anh Gia Bảo câu hỏi thứ ba.

"3. Sao lại là TRÙNG TUYÊN mà không là KIẾN TẠO ?"

Kính !



Dễ ợt !

TRÙNG TUYÊN nghĩa là : Một người đứng trên sườn núi la lớn lên rằng "I LOVE YOU !" thì từ sườn núi bên kia có tiếng vọng lại "I LOVE YOU !". Đó là TRÙNG TUYÊN, là nhắc lại.

KIẾN TẠO nghĩa là : làm ra, tạo dựng một cái gì vốn không có thành ra có. Mà quy luật là cái gì có làm ra thì sẽ có hoại diệt, như những bức tượng cát này vậy :

http://herstyle.com.vn/wp-content/uploads/2017/02/herstyle.com_.vn-cong-vien-tuong-cat_phanthiet43.jpg

Hi ..hi...!

colaihi
02-14-2019, 03:54 PM
Dễ ợt !

TRÙNG TUYÊN nghĩa là : Một người đứng trên sườn núi la lớn lên rằng "I LOVE YOU !" thì từ sườn núi bên kia có tiếng vọng lại "I LOVE YOU !". Đó là TRÙNG TUYÊN, là nhắc lại.

KIẾN TẠO nghĩa là : làm ra, tạo dựng một cái gì vốn không có thành ra có. Mà quy luật là cái gì có làm ra thì sẽ có hoại diệt, như những bức tượng cát này vậy.

Hi ..hi...!

Xin phép "người điên" ! Colaihi cũng nghe "ngứa mấy đầu ngón tay" đây !

Bạn Hoàng Trí cũng đã nói rõ cho chúng ta về Tịnh Độ Đông Phương rồi ! Đó là cõi Tịnh Độ mà không phải đợi chết rồi mới đến được, cõi Tịnh Độ ấy là "hình nền" của cõi Ta Bà Ngũ Trược Ác Thế này, không phải do ai kiến tạo ra, không phải do đức Phật Dược Sư kiến tạo, không phải do những bậc "Đại tu hành" kiến tạo; không phải như cõi Tây Phương Cực Lạc do Phật A Di Đà biến hiện ra. Đó là "cõi Tịnh Độ xưa giờ" mà chỉ vì chúng ta chưa khai mở Tuệ Nhãn nên chưa thấy đó thôi ! Đúng như một trích dẫn Phẩm Phật Quốc _ Kinh Duy Ma Cật _ mà bài trước đã có nói.

Do vì không có ai Kiến Tạo nên bây giờ chúng ta nhắc đến thì chỉ là TRÙNG TUYÊN. Lời nhắc lại chỉ như tiếng vang vọng trong thung lủng, không có chủ, không có người nói !

Kính !