PDA

Xem phiên bản đầy đủ : Lòng con bất an !



Thanh Trúc
09-04-2018, 08:03 AM
Lòng con bất an !

Kính lạy chư vị Đại Giác Ngộ !

Hôm nay, con đăng đến bài TÍN TÂM MINH (Tam Tổ TĂNG XÁN) - Bài 19


https://scontent-hkt1-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/118690720_642801189773718_2206206738807777246_n.jp g?_nc_cat=108&_nc_sid=730e14&_nc_eui2=AeEJjfkRsdxDi0YJ_kLrdxhV35O-o4zNqLvfk76jjM2ou5R4J9JdHICr3Tq5rGkENz0YiDEEZpKaoj cqgJc0NBy3&_nc_ohc=628490w6ueQAX-Ep8k_&_nc_ht=scontent-hkt1-1.xx&oh=9900a156e7c0110ce87613e6ba85d1be&oe=5F79A028

Bất hảo lao thần,
Hà dụng sơ thân.
Dục thủ Nhất Thừa,
Vật ố lục trần.

Theo mơ dù có ra sao,
cũng làm mõi mệt, tiêu hao ít nhiều.
Muốn tìm Chân lý cao siêu,
thì đừng chán ghét những điều thấy nghe !

Vì lòng con đang phiền muộn, con thấy có những con chuột đang gặm nhấm ngôi nhà Chánh pháp. Mặc dầu con biết đó là Nghiệp của chúng, chúng hành động gần như vô ý thức, nhưng sao con ghét cay ghét đắng loài phá hoại này, con muốn xã hội này chỉ toàn những điều tốt đẹp, con chỉ muốn thấy cảnh thái bình thịnh vượng, người người an vui hạnh phúc, đoàn kết thương yêu nhau. Ôi ! còn đâu cảnh cả nhà quay quần dưới chân đấng Từ Phụ ?!

"Dục thủ Nhất Thừa,
Vật ố lục trần"

Tổ bảo như vậy, tuy vẫn muốn học Nhất Thừa, nhưng con không thể nào ưa nỗi những kẻ "cặn bả", tại vì con "Y Thức chẳng y Trí" chăng ?

Có những sư huynh sư tỉ đã thâm nhập LỜI BẬC GIÁC : "Khi thể Hóa Thân ẫn đi, thì thể Báo Thân hành động" cho nên những vị ấy vẫn an nhiên trong "cơn bão lốc".

Con cầu xin tha lực của Thể Báo Thân giúp cho con được an tâm !

Kính mong !




700

Ngọc Quế
09-05-2018, 08:11 AM
Lòng con bất an !
.....
Tổ bảo như vậy, tuy vẫn muốn học Nhất Thừa, nhưng con không thể nào ưa nỗi những kẻ "cặn bả", tại vì con "Y Thức chẳng y Trí" chăng ?

Có những sư huynh sư tỉ đã thâm nhập LỜI BẬC GIÁC : "Khi thể Hóa Thân ẫn đi, thì thể Báo Thân hành động" cho nên những vị ấy vẫn an nhiên trong "cơn bão lốc".

Con cầu xin tha lực của Thể Báo Thân giúp cho con được an tâm !

Kính mong !



Chào Thanh Trúc !

Há không phải TT vừa mới đăng trên FB đó sao :




Những bậc Thinh Văn ghét lục trần,
cho nên chẳng thể đến gần Chân Như.
Nếu thật bậc Trí Vô dư,
thoạt la, thoạt hét có trừ thứ chi.
Còn ta đem dạ sân si,
tự mình cột trói, so bì được sao ?!


https://scontent-hkt1-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/118876670_642798073107363_2198896999237124410_n.jp g?_nc_cat=101&_nc_sid=730e14&_nc_eui2=AeFm_brLDpCoK7axwZM0dEsu5Z0m8g9tWd_lnSbyD 21Z3yGlvMQdGJpw5kvbHJ_4raQk6KWJiiYwzQ4a0ribuGVn&_nc_ohc=Dkx19n8UuHoAX8W5cWD&_nc_ht=scontent-hkt1-1.xx&oh=98dc6bd4f38a08097d46b9747c7a1838&oe=5F78412E


Sao bạn không nghĩ rằng : Cái lũ chuột gặm nhấm ngôi nhà Chánh pháp, ấy là dụng độ của Thể Báo Thân !

Sao bạn không nghĩ rằng : Ngôi nhà Chánh pháp của chúng ta không phải được làm bằng gỗ tạp, mà là Kim Cương Bát Nhã, cho nên bạn không phải lo.

Mến !

699

lamebay
09-06-2018, 07:53 AM
Dạ, kính bác Ngọc Quế !

Đây là lần đầu tiên trong đời con được nghe nói dụng độ của Thể Báo Thân !, con hoàn toàn không hiểu. Bác có thể cắt nghĩa thêm về cụm từ này cho chúng con được rõ hay không ?

Kính !

Ngọc Quế
09-06-2018, 08:31 AM
Dạ, kính bác Ngọc Quế !

Đây là lần đầu tiên trong đời con được nghe nói dụng độ của Thể Báo Thân !, con hoàn toàn không hiểu. Bác có thể cắt nghĩa thêm về cụm từ này cho chúng con được rõ hay không ?

Kính !

Ái chà chà ! Ngọc Quế đã lở lời, thực ra Ngọc Quế KHÔNG CÓ BIẾT GÌ về chuyện này, bây giờ nói nhảm "ăn gậy" là cái chắc. Thôi thì đành mặc "áo giáp" làm "thầy bói mù sờ voi" vậy.

Để nói rõ chỗ này ắt là tốn nhiều giấy mực lắm (hê .. hê.., nhưng không có giấy mực gì cả !), Ngọc Quế sẽ gắng gượng làm "bà tám" trong vài bài xem sao.

1. _ Trước tiên xin núp bóng Tam Tổ Tăng Xán :



https://scontent-hkt1-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/118517975_642806279773209_8769672074995868267_n.jp g?_nc_cat=111&_nc_sid=730e14&_nc_eui2=AeFb2vW5Ge4gu55RxFnVZezkdcCn7exNfzx1wKft7 E1_PJ-oYScWc2CBEMR6fa_NrV7S1ctAN_SYU1CiKObUWG2Z&_nc_ohc=OMATjNzNKssAX-o3_92&_nc_ht=scontent-hkt1-1.xx&oh=20691d252e0af9e3e09b11d51e1a2714&oe=5F790F5E


Này là hổ báo sài lang,
Này là hươu ngựa, một đàn với nhau.
Kìa kìa cánh cụt trên cao,
Phải đâu ảnh thật mà xào xáo chi !

701

Ngọc Quế
09-07-2018, 08:58 AM
2._ Trong Kinh Phật có câu chuyện ẫn dụ:

_ Xưa có một vị Đại lương y có rất đông người con. Lũ trẻ ỷ lại vào cha nên mãi vui chơi, vị lương y bèn làm sẵn những cao đơn hoàn tán ghi chú rõ ràng (bệnh gì thì uống thuốc nào) rồi dong thuyền qua xứ khác, cho người về báo tin là CHA ĐÃ MẤT. Đến chừng những người con bệnh nặng không thể cầu cứu ai, bèn lục tìm tủ thuốc của cha rồi chăm chỉ phục dược.
(Thực ra CHA KHÔNG MẤT, mà đang dùng "flycam" để theo dõi các con)

Cho nên CHA ĐÃ MẤT chỉ là phương tiện để kích thích các con PHẢI TỰ QUYẾT ĐỊNH mọi chuyện, điều này bắt buộc các con phải "động não" và đây là cách để phát triễn trí tuệ.

Rồi CHA xúi người "đóng giả" bận áo của cha, đến nói "Ta là cha của các con !". Có những trẻ rất ngoan, thấy người bận áo của cha, liền tin ngay, chẳng nghi ngại gì cả. Có những trẻ "không ngoan" đặt vấn đề : CHA vốn là Đại lương y nhưng sao đi ngang tủ thuốc lại không có một chút quan tâm nào, hình như người này không hề biết gì về thuốc cả ?!

Đây là dụng độ của CHA, không muốn các con RẤT NGOAN của mình trở thành "gà công nghiệp".

Bậc Giác đã từng dạy :



https://i.ytimg.com/vi/keahFSnEtac/maxresdefault.jpg


_ Đức Phật (Dược Sư) ngồi giữa, bên phải là đức Đại Tuệ Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, bên trái là Đức Đại Hạnh Phổ Hiền Vương Bồ Tát. Mang ý nghĩa biểu trưng rằng : Sự thành tựu trọn vẹn (Phật) phải do Công Hạnh (Phổ Hiền) thật đầy đủ, phải hội tụ, phát triễn Trí Tuệ (Văn Thù) đến nơi đến chốn.

Bây giờ các con của CHA công hạnh cũng khá lắm rồi (Giới Luật nghiêm trì, công phu Thiền Định đều đặn, tùng nguyện Bậc Giác, bảo sao làm vậy), nhưng Trí Tuệ thì còn thiếu sót.

Cho nên CHA đã sai "người đóng giả" để thử thách, để kích thích Trí Tuệ các CON. Đây chỉ mới là bước 1 nhằm hoàn thiện Đại Trí Tuệ cho các CON.

Thanh Trúc
09-08-2018, 05:24 PM
2._ Trong Kinh Phật có câu chuyện ẫn dụ:

_ Xưa có một vị Đại lương y có rất đông người con. Lũ trẻ ỷ lại vào cha nên mãi vui chơi, vị lương y bèn làm sẵn những cao đơn hoàn tán ghi chú rõ ràng (bệnh gì thì uống thuốc nào) rồi dong thuyền qua xứ khác, cho người về báo tin là CHA ĐÃ MẤT. Đến chừng những người con bệnh nặng không thể cầu cứu ai, bèn lục tìm tủ thuốc của cha rồi chăm chỉ phục dược.
(Thực ra CHA KHÔNG MẤT, mà đang dùng "flycam" để theo dõi các con)

Cho nên CHA ĐÃ MẤT chỉ là phương tiện để kích thích các con PHẢI TỰ QUYẾT ĐỊNH mọi chuyện, điều này bắt buộc các con phải "động não" và đây là cách để phát triễn trí tuệ.

Rồi CHA xúi người "đóng giả" bận áo của cha, đến nói "Ta là cha của các con !". Có những trẻ rất ngoan, thấy người bận áo của cha, liền tin ngay, chẳng nghi ngại gì cả. Có những trẻ "không ngoan" đặt vấn đề : CHA vốn là Đại lương y nhưng sao đi ngang tủ thuốc lại không có một chút quan tâm nào, hình như người này không hề biết gì về thuốc cả ?!

Đây là dụng độ của CHA, không muốn các con RẤT NGOAN của mình trở thành "gà công nghiệp".

.....

Bây giờ các con của CHA công hạnh cũng khá lắm rồi (Giới Luật nghiêm trì, công phu Thiền Định đều đặn, tùng nguyện Bậc Giác, bảo sao làm vậy), nhưng Trí Tuệ thì còn thiếu sót.

Cho nên CHA đã sai "người đóng giả" để thử thách, để kích thích Trí Tuệ các CON. Đây chỉ mới là bước 1 nhằm hoàn thiện Đại Trí Tuệ cho các CON.



Dạ, con cám ơn bác Ngọc Quế ! Nhưng con hãy còn thắc mắc :

_ Con nhớ ngày xưa CHA có nói : "Đây là con thuyền lớn, CHA sẽ đưa các con qua đến bờ bên kia, chỉ yêu cầu các con lên thuyền và ngồi yên đó _ đừng vọng động _ chờ khi nào đến bờ kia, CHA và các con sẽ cùng lên bờ".
Bây giờ đang giữa biển khơi, CHA đang ở đâu ? Chúng con bơ vơ không biết phải làm gì ? Chúng con kẻ nắm dây buồm kéo qua kéo lại, kẻ vào buồng lái bẻ tới bẻ lui.
Xin cho con hỏi, CHA hứa rồi không giữ lời hay sao ?

Kính !

Ngọc Quế
09-09-2018, 07:58 AM
Dạ, con cám ơn bác Ngọc Quế ! Nhưng con hãy còn thắc mắc :

_ Con nhớ ngày xưa CHA có nói : "Đây là con thuyền lớn, CHA sẽ đưa các con qua đến bờ bên kia, chỉ yêu cầu các con lên thuyền và ngồi yên đó _ đừng vọng động _ chờ khi nào đến bờ kia, CHA và các con sẽ cùng lên bờ".
Bây giờ đang giữa biển khơi, CHA đang ở đâu ? Chúng con bơ vơ không biết phải làm gì ? Chúng con kẻ nắm dây buồm kéo qua kéo lại, kẻ vào buồng lái bẻ tới bẻ lui.
Xin cho con hỏi, CHA hứa rồi không giữ lời hay sao ?

Kính !




Chào Thanh Trúc ! Lại một câu hỏi khó nữa đây !

1. _ Theo nghĩa Nhất Thừa Tuyệt Đối thì PHẬT QUỐC ĐÃ HOÀN THÀNH (Kinh Duy Ma Cật _ phẩm Phật Quốc) :
http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php/336-Kinh-Duy-Ma-C%E1%BA%ADt-ch%E1%BB%AF-H%C3%A1n-H%C3%A1n-Vi%E1%BB%87t-Vi%E1%BB%87t-d%E1%BB%8Bch/page3

Tất cả chúng ta đã cùng đến, đã cùng lên bờ rồi ! Trong chúng ta vị nào mắt đã "xé mây" thấy Phật Quốc Bất Động, thì không nói CHA hứa mà không giữ lời nữa !

2. _ Nói theo "Thế gian pháp", theo "Hiện tượng Diễn Tuồng" thì CHA có hứa là không thử thách các con hay không ? Nếu là "con ngoan" thì như cá gặp nước liền bơi (đâu cần huấn luyện), chỉ vì chúng ta quá yếu đuối, quá lười biếng cho nên CHA đã phương tiện "thảy" chúng ta xuống nước, buộc chúng quơ tay đạp chân ráng vẫy vùng, cuối cùng thì chúng ta biết bơi. Có thể bạn nói "sao CHA ác thế ? Lở chúng ta nhiễm lạnh, lở chúng ta sặc nước, lở chúng ta chết chìm thì sao ?".

Không có đâu ! CHA chúng ta vừa là Đại lương y, vừa là Đại thuyền sư; làm sao chúng ta có thể chết chìm được ?!

Về thử thách thì NGƯỜI đã từng nói : Sẽ có thử thách, nhưng vào lúc nào ? thử thách như thế nào ? thì không thể nói trước !

"Chúng con kẻ nắm dây buồm kéo qua kéo lại, kẻ vào buồng lái bẻ tới bẻ lui" Chuyện này là thử thách LÒNG TIN của chúng ta đó. Người TRÒN TIN vào CHA _ vị ĐẠI THUYỀN SƯ _ thì không lăng xăng như thế !

Mến !

colaihi
09-10-2018, 07:37 AM
.....

2. _ Nói theo "Thế gian pháp", theo "Hiện tượng Diễn Tuồng" thì CHA có hứa là không thử thách các con hay không ? Nếu là "con ngoan" thì như cá gặp nước liền bơi (đâu cần huấn luyện), chỉ vì chúng ta quá yếu đuối, quá lười biếng cho nên CHA đã phương tiện "thảy" chúng ta xuống nước, buộc chúng quơ tay đạp chân ráng vẫy vùng, cuối cùng thì chúng ta biết bơi. Có thể bạn nói "sao CHA ác thế ? Lở chúng ta nhiễm lạnh, lở chúng ta sặc nước, lở chúng ta chết chìm thì sao ?".

Không có đâu ! CHA chúng ta vừa là Đại lương y, vừa là Đại thuyền sư; làm sao chúng ta có thể chết chìm được ?!

Về thử thách thì NGƯỜI đã từng nói : Sẽ có thử thách, nhưng vào lúc nào ? thử thách như thế nào ? thì không thể nói trước !

"Chúng con kẻ nắm dây buồm kéo qua kéo lại, kẻ vào buồng lái bẻ tới bẻ lui" Chuyện này là thử thách LÒNG TIN của chúng ta đó. Người TRÒN TIN vào CHA _ vị ĐẠI THUYỀN SƯ _ thì không lăng xăng như thế !

Mến !



Kính bác Ngọc Quế ! Kính quý Phật tử chân thành !

Colaihi xin mạn phép góp lời, xin mời các bạn xem video này ghi lại cảnh khỉ mẹ dạy con : "Con không được đi đâu xa Mẹ, con phải bám chặt lấy Mẹ !". Nhưng ....sau khi kiểm tra nhiệt độ nước suối, Mẹ nhẩy ùm xuống nước _ con đang ôm chặt dưới bụng _ khỉ con nín thở, rồi tìm cách xoay người lên lưng Mẹ để không bị ngộp nước....:




https://www.youtube.com/watch?v=cxrY5zP1WTc


Năm lần bảy lượt như thế, khỉ con lạnh lắm, đuối lắm rồi, bèn bỏ chạy ra xa, khi Mẹ nắm đuôi kéo lại, rồi "trấn nước" khỉ con tiếp... Tội nghiệp bé quá ! Theo các bạn khỉ mẹ có tàn nhẩn, có thù ghét con không ? hay rảnh quá, muốn hành hạ bé cho đở buồn ?

Xin chia sẻ !

minhdinh
09-11-2018, 07:19 AM
Năm lần bảy lượt như thế, khỉ con lạnh lắm, đuối lắm rồi, bèn bỏ chạy ra xa, khi Mẹ nắm đuôi kéo lại, rồi "trấn nước" khỉ con tiếp... Tội nghiệp bé quá ! Theo các bạn khỉ mẹ có tàn nhẩn, có thù ghét con không ? hay rảnh quá, muốn hành hạ bé cho đở buồn ?

Xin chia sẻ !



"Bà bà" đăng clip này nói về tình mẫu tử tự nhiên, chúng ta thấy khỉ mẹ chăm con còn kỹ hơn loài người chúng ta nữa. Xem clip này chúng ta chỉ thấy tình thương, chớ không có một chút thù ghét nào cả.

Nhưng liệu có khập khiểng hay không, khi chúng ta đang nói về CHA, mà "bà bà" đem hình ảnh con khỉ ra để ám chỉ một điều gì ?

Kính !

nguoidien
09-11-2018, 08:16 AM
"Bà bà" đăng clip này nói về tình mẫu tử tự nhiên, chúng ta thấy khỉ mẹ chăm con còn kỹ hơn loài người chúng ta nữa. Xem clip này chúng ta chỉ thấy tình thương, chớ không có một chút thù ghét nào cả.

Nhưng liệu có khập khiểng hay không, khi chúng ta đang nói về CHA, mà "bà bà" đem hình ảnh con khỉ ra để ám chỉ một điều gì ?

Kính !

Chào minhdinh và quý ông bà cô bác !

Hình ảnh ẫn dụ thì có lỗi gì chớ ? Trong clip ấy tui thấy muốn nói rằng "đôi khi sự chăm sóc của BẬC BỀ TRÊN lại bị hiểu lầm là tàn nhẫn".

Nói về khỉ là loài súc sinh thì nguoidien có hình ảnh này:

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/41478601_271411013490728_963978776494997504_n.jpg? _nc_cat=0&oh=159c641b804fa1ba2d9cad9762beb0ea&oe=5C1BA3BF

Ngày xửa ngày xưa có một bé gái nghịch ngợm, đã lấy một chiếc áo long bào (chỉ là phục trang của đoàn hát) khoác cho con khỉ rồi quỳ xuống tung hô vạn tuế. Ấy thế mà cũng có người lớn (đó là tui) "ba chớp ba nháng" cũng quỳ theo, cũng tung hô vạn tuế và được "đức vua khỉ" khẹt khẹt ban chiếu lệnh.

Đến nay lòng vẫn còn rộn rã về kỹ niệm được ban ân điển ngày ấy.

minhquang
09-11-2018, 06:18 PM
Dạ, con nhớ hình như trong Kinh Đại Bát Niết Bàn có 4 câu :

Y Pháp bất y Nhân,
Y Nghĩa bất y Ngữ,
Y Trí bất y Thức,
Y liễu nghĩa Kinh, bất y vị liễu nghĩa Kinh.

Mà trong những bài trên, con thấy toàn là tấn công con khỉ, đồng nghĩa với Y NHÂN CHẲNG Y PHÁP, chuyện này là sao ???

Ngọc Quế
09-12-2018, 08:11 AM
Dạ, con nhớ hình như trong Kinh Đại Bát Niết Bàn có 4 câu :

Y Pháp bất y Nhân,
Y Nghĩa bất y Ngữ,
Y Trí bất y Thức,
Y liễu nghĩa Kinh, bất y vị liễu nghĩa Kinh.

Mà trong những bài trên, con thấy toàn là tấn công con khỉ, đồng nghĩa với Y NHÂN CHẲNG Y PHÁP, chuyện này là sao ???

Cám ơn bạn Minh Quang đã hỏi !

Kính thưa quý Chân Phật tử ! Trước tiên chúng ta phải xác định lại chữ PHÁP này là Phật Pháp, là Tối Thượng Thừa Pháp; chớ không phải là những pháp lưng tưng của thế tục như pháp "nhẩy đầm", đi nhà hàng, karaoke, pháp ăn, pháp tán dóc, pháp lừa đảo ...v...v...

Câu Y PHÁP BẤT Y NHÂN có nghĩa là những vị Hóa thân Đại Bồ tát có thể mang bất cứ hình tướng nào, hành sự thuận hay nghịch hành gì cũng không thành vấn đề, miễn là vị ấy giảng nói được CHÂN LÝ NHẤT THỪA, dạy cho ta theo đúng hướng CHÁNH PHÁP PHẬT THỪA, thì chúng ta tuyệt đối vâng nghe làm theo CHÁNH PHÁP PHẬT THỪA ấy.

Trong Kinh Hoa Nghiêm _ phẩm Nhập Pháp Giới, Thiện Tài Đồng Tử vì tha thiết phát tâm cầu Nhất Thiết Trí mà lặn lội tìm học với rất nhiều vị Thiện Tri Thức.

http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php/679-Kinh-Hoa-Nghi%C3%AAm-(v%C4%83n-t%E1%BB%B1)?p=27490&viewfull=1#post27490

Về hình tướng thì mấy chục vị Thiện Tri Thức này mỗi vị mang một hình tướng khác nhau (Vua, Quan, Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Trưởng giả, Cư sĩ, Đồng Nam, Đồng Nữ, Ngoại Đạo, Thiên Long Bát Bộ, ....) nhưng lời nói thì chỉ thuần giảng CHÁNH PHÁP PHẬT. Và Thiện Tài Đồng tử đã lắng nghe học hỏi Giáo Lý NHẤT THỪA (Y PHÁP), không vì ngoại hình của vị Thiện Tri Thức mà sanh lòng bất kính (BẤT Y NHÂN).

Xin nhắc lại là những vị Thiện Tri Thức này dù có hiện thân Ngoại Đạo (Bà La Môn) cũng chỉ giảng CHÁNH PHÁP PHẬT THỪA, chớ không có giảng Giáo lý Bà La Môn, hay Giáo Lý Tiểu Thừa. Cho nên Thiện Tài Đồng tử đã Y Pháp mà Chẳng y nhân.

Còn "con khỉ mặc long bào" đâu có Pháp gì đâu mà Y, nếu Phật tử nào mà y theo Nó thì ta nên gọi là gì nhỉ ? Là MÊ TÍN hay CUỒNG TÍN ?

Mến !

minhquang
09-12-2018, 05:36 PM
Cám ơn bạn Minh Quang đã hỏi !

Kính thưa quý Chân Phật tử ! Trước tiên chúng ta phải xác định lại chữ PHÁP này là Phật Pháp, là Tối Thượng Thừa Pháp; chớ không phải là những pháp lưng tưng của thế tục như pháp "nhẩy đầm", đi nhà hàng, karaoke, pháp ăn, pháp tán dóc, pháp lừa đảo ...v...v...

Câu Y PHÁP BẤT Y NHÂN có nghĩa là những vị Hóa thân Đại Bồ tát có thể mang bất cứ hình tướng nào, hành sự thuận hay nghịch hành gì cũng không thành vấn đề, miễn là vị ấy giảng nói được CHÂN LÝ NHẤT THỪA, dạy cho ta theo đúng hướng CHÁNH PHÁP PHẬT THỪA, thì chúng ta tuyệt đối vâng nghe làm theo CHÁNH PHÁP PHẬT THỪA ấy.

Trong Kinh Hoa Nghiêm _ phẩm Nhập Pháp Giới, Thiện Tài Đồng Tử vì tha thiết phát tâm cầu Nhất Thiết Trí mà lặn lội tìm học với rất nhiều vị Thiện Tri Thức.

http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php/679-Kinh-Hoa-Nghi%C3%AAm-(v%C4%83n-t%E1%BB%B1)?p=27490&viewfull=1#post27490

Về hình tướng thì mấy chục vị Thiện Tri Thức này mỗi vị mang một hình tướng khác nhau (Vua, Quan, Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Trưởng giả, Cư sĩ, Đồng Nam, Đồng Nữ, Ngoại Đạo, Thiên Long Bát Bộ, ....) nhưng lời nói thì chỉ thuần giảng CHÁNH PHÁP PHẬT. Và Thiện Tài Đồng tử đã lắng nghe học hỏi Giáo Lý NHẤT THỪA (Y PHÁP), không vì ngoại hình của vị Thiện Tri Thức mà sanh lòng bất kính (BẤT Y NHÂN).

Xin nhắc lại là những vị Thiện Tri Thức này dù có hiện thân Ngoại Đạo (Bà La Môn) cũng chỉ giảng CHÁNH PHÁP PHẬT THỪA, chớ không có giảng Giáo lý Bà La Môn, hay Giáo Lý Tiểu Thừa. Cho nên Thiện Tài Đồng tử đã Y Pháp mà Chẳng y nhân.

Còn "con khỉ mặc long bào" đâu có Pháp gì đâu mà Y, nếu Phật tử nào mà y theo Nó thì ta nên gọi là gì nhỉ ? Là MÊ TÍN hay CUỒNG TÍN ?

Mến !



Dạ, con cám ơn bác Ngọc Quế !

Ở bài đầu chị Thanh Trúc có đề cập đến "Y Thức bất y Trí" con chưa hiểu rõ, xin bác hoan hỉ giải thích luôn dùm con.

Xin cám ơn trước.

Ngọc Quế
09-13-2018, 08:08 AM
Dạ, con cám ơn bác Ngọc Quế !

Ở bài đầu chị Thanh Trúc có đề cập đến "Y Thức bất y Trí" con chưa hiểu rõ, xin bác hoan hỉ giải thích luôn dùm con.

Xin cám ơn trước.

Chào minhquang !

Trong Kinh Nhựt tụng 4 câu này nằm ở phần Khai Kinh, nguyên văn là "Y Trí bất y Thức", nhưng đa phần chúng ta thường "Y Thức bất y Trí" đó là lời sám hối của bạn Thanh Trúc.

Bây giờ bạn kêu đích danh NQ hỏi, thì NQ đành phải "trả bài" thôi, nhưng mà nói trước, trả bài thì "ba trúng ba trật", nếu vị nào có "ném đá" thì lượm hòn sỏi nho nhỏ thôi, vì NQ cũng gần xuống lổ rồi, không ai ném đá cũng tự chết ! :p

Trong đạo Phật có nhiều cụm từ nói về TRÍ : Nào là Căn Bản Trí, Hậu Đắc Trí, Thành Sở Tác Trí, Diệu Quan Sát Trí, Bình Đẳng Tánh Trí, Nhất Thiết Chủng Trí, Đại Viên Cảnh Trí. Ôi chao, sao mà nhiều Trí thế ? Ta nào biết câu kệ trên nói về Trí nào ?

Trước tiên chúng ta ôn lại Thức là gì ?

_ Khi nhập thai mẹ thì chúng ta đã mang theo 2 Thức, đó là Mạt Na Thức và A Lai Da Thức, rồi lần lượt chúng ta phục hồi Thân Thức, Ý Thức, sau khi chào đời chúng ta lần lượt phục hồi Nhãn Thức, Nhĩ Thức, Tỉ Thức, Thiệt Thức. Theo Giáo Lý nhà Phật : Một người bình thường có 8 Thức (như trên) vốn là sản phẩm của vô lượng kiếp sinh tử luân hồi (cho nên Ngọc Quế dùng từ "phục hồi").

Tóm lại THỨC là CÁI BIẾT có điều kiện, do quá trình tương tác với cuộc sống, môi trường mà có ra, hay nói khác đi THỨC là sản phẩm của cõi Vô minh này !

Với đạo Phật thì CÁI BIẾT này _ như quặng vàng, đa phần là đất đá _ rất nhiều sai sót, được gọi là CHẤP (đơn cử như 2 CHẤP quan trọng nhất là : cho rằng "chết là hết" và cho rằng "linh hồn bất tử").

Đức Phật _ Bậc Đại Giác Ngộ _ muốn giúp cho chúng ta cũng Giác Ngộ như Ngài, nên mở ra nhiều phương tiện. Lập Giáo Đoàn cũng là một phương tiện, Văn Tư Tu cũng là phương tiện, Giới Định Tuệ cũng là phương tiện, để làm cho cái THỨC dần thay đổi thành cái TRÍ.

THỨC là BIẾT, nhưng là cái BIẾT với vô số sai lầm, TRÍ cũng là BIẾT nhưng đã thay thế rất nhiều sai lầm.

Đến đây minhquang đã nhận ra, chữ TRÍ trong câu kệ trên là TRÍ nào trong các loại TRÍ mà NQ đã đề cập ở trên chưa ?

minhquang
09-13-2018, 03:39 PM
Chào minhquang !

Trong Kinh Nhựt tụng 4 câu này nằm ở phần Khai Kinh, nguyên văn là "Y Trí bất y Thức", nhưng đa phần chúng ta thường "Y Thức bất y Trí" đó là lời sám hối của bạn Thanh Trúc.

Bây giờ bạn kêu đích danh NQ hỏi, thì NQ đành phải "trả bài" thôi, nhưng mà nói trước, trả bài thì "ba trúng ba trật", nếu vị nào có "ném đá" thì lượm hòn sỏi nho nhỏ thôi, vì NQ cũng gần xuống lổ rồi, không ai ném đá cũng tự chết ! :p

Trong đạo Phật có nhiều cụm từ nói về TRÍ : Nào là Căn Bản Trí, Hậu Đắc Trí, Thành Sở Tác Trí, Diệu Quan Sát Trí, Bình Đẳng Tánh Trí, Nhất Thiết Chủng Trí, Đại Viên Cảnh Trí. Ôi chao, sao mà nhiều Trí thế ? Ta nào biết câu kệ trên nói về Trí nào ?

Trước tiên chúng ta ôn lại Thức là gì ?

_ Khi nhập thai mẹ thì chúng ta đã mang theo 2 Thức, đó là Mạt Na Thức và A Lai Da Thức, rồi lần lượt chúng ta phục hồi Thân Thức, Ý Thức, sau khi chào đời chúng ta lần lượt phục hồi Nhãn Thức, Nhĩ Thức, Tỉ Thức, Thiệt Thức. Theo Giáo Lý nhà Phật : Một người bình thường có 8 Thức (như trên) vốn là sản phẩm của vô lượng kiếp sinh tử luân hồi (cho nên Ngọc Quế dùng từ "phục hồi").

Tóm lại THỨC là CÁI BIẾT có điều kiện, do quá trình tương tác với cuộc sống, môi trường mà có ra, hay nói khác đi THỨC là sản phẩm của cõi Vô minh này !

Với đạo Phật thì CÁI BIẾT này _ như quặng vàng, đa phần là đất đá _ rất nhiều sai sót, được gọi là CHẤP (đơn cử như 2 CHẤP quan trọng nhất là : cho rằng "chết là hết" và cho rằng "linh hồn bất tử").

Đức Phật _ Bậc Đại Giác Ngộ _ muốn giúp cho chúng ta cũng Giác Ngộ như Ngài, nên mở ra nhiều phương tiện. Lập Giáo Đoàn cũng là một phương tiện, Văn Tư Tu cũng là phương tiện, Giới Định Tuệ cũng là phương tiện, để làm cho cái THỨC dần thay đổi thành cái TRÍ.

THỨC là BIẾT, nhưng là cái BIẾT với vô số sai lầm, TRÍ cũng là BIẾT nhưng đã thay thế rất nhiều sai lầm.

Đến đây minhquang đã nhận ra, chữ TRÍ trong câu kệ trên là TRÍ nào trong các loại TRÍ mà NQ đã đề cập ở trên chưa ?



Dạ con cám ơn bác Ngọc Quế !

Theo con phải chăng chúng ta đang phục hồi Căn Bản Trí ? Vì chỉ Căn Bản Trí mới đưa chúng ta đến Giác Ngộ !

Kính trả lời !

Ngọc Quế
09-14-2018, 08:57 AM
Dạ con cám ơn bác Ngọc Quế !

Theo con phải chăng chúng ta đang phục hồi Căn Bản Trí ? Vì chỉ Căn Bản Trí mới đưa chúng ta đến Giác Ngộ !

Kính trả lời !

Chào minhquang và quý đạo hữu !

Ái chà ! Nói đến Căn Bản Trí sao ? (Nói nhỏ nghe "Ngọc Quế không hề biết Căn Bản Trí ra sao, nhưng xin phép "nhiều chuyện").

Trong Thiền Tông, Thiền sinh mong ước nhất là được Kiến Tánh _ còn gọi là "Hội ngộ Chủ Nhân Ông", cũng gọi là "Thấy được Mặt Thật Xưa Nay" _ và thường được xem là ĐÃ CHỨNG NGỘ.

100% chúng ta sống bằng Ý Thức Mê Lầm, tức là cái chấp nhận cuộc sống hiện tại là Thực, thân xác và tâm hồn này thực là TA, kể cả lúc thức hay lúc ngủ. Thiền Tông dụng phương tiện tạm thời "vô hiệu hóa" Ý Thức Mê Lầm này, "vẹt mây mù" cho hành giả nhất thời thấy CÁI TRỐNG RỖNG, KHÔNG Ý THỨC MÀ VẪN CÓ TA. Đây gọi là KIẾN TÁNH, là HỘI NGỘ Chủ Nhân Ông ! Sự Chứng ngộ này có cạn có sâu (Chứng ngộ như Ngài Huệ Năng là SÂU, như Ngài Huệ Minh _ bạn đồng môn của Huệ Năng _ là CẠN).

Rồi ở đâu đó trong cõi mộng mơ này, có một vị Đại Giác Ngộ, thấy vở tuồng cần có chứng nhân lịch sử, cho nên đã thò đôi đủa vào thau nước _ đã bị váng dầu phủ kín mặt _ Ngài khuấy lên và một chút mặt nước trong bên dưới đã hé lộ. Cũng giống như "vẹt mây mù" dùm cho đệ tử, những vị nầy đã nhất thời thấy "Ánh Mặt Trời", có thể gọi là Chứng Ngộ, nhưng không được gọi là Chứng Ngộ. Vì sao ? Vì trong Thiền Tông, hành giả tự lực, công hạnh đầy đủ thì tự "xé mây mù", Còn ở đây đa phần hành giả chưa đủ công hạnh mà được tha lực của vị Đại Giác Ngộ giúp cho, nên chỉ gọi là được Trí Tuệ Căn Bản.

Sao gọi là Trí Tuệ Căn Bản ? Vì cái khoảnh khắc nhất thời trải nghiệm ấy đã khẳng định CHÂN GIÁ TRỊ CỦA ĐẠO GIÀI THOÁT, nó mở ra một chân trời mà tất cả Ngoại Đạo, không đạo nào bén mảng đến được. Sự trải nghiệm này là kiến thức căn bản giúp cho hành giả tiến lên nên gọi là Trí Tuệ Căn Bản.

Phật Tánh hay Chủ Nhân Ông thì ai cũng có, nhưng không nhận ra nó thì là Phàm phu, sống trong Mê lầm; nhận ra Bản Thể Tâm, an trụ được trong Bản Thể Tâm thì là một trong Tứ Thánh. Được tha lực giúp cho mà thấy thì chưa chắc, vì khi đôi đủa của vị Đại Giác Ngộ rút ra thì váng dầu phủ kín mặt nước trở lại.

Cho nên câu "Y Trí bất y Thức" không phải nói đến Căn Bản Trí này. Có Căn Bản Trí rồi phải Phát Bồ Đề Tâm, phải Nhập thế độ sinh hoặc là Tùng nguyện độ sinh, chịu va đập, chịu thử thách thì mới phát triễn Hậu Đắc Trí.

Chữ TRÍ trong câu "Y Trí bất y Thức" là nói đến cái Hậu Đắc Trí này !

minhdinh
09-14-2018, 06:06 PM
Chào minhquang và quý đạo hữu !

Ái chà ! Nói đến Căn Bản Trí sao ? (Nói nhỏ nghe "Ngọc Quế không hề biết Căn Bản Trí ra sao, nhưng xin phép "nhiều chuyện").

Trong Thiền Tông, Thiền sinh mong ước nhất là được Kiến Tánh _ còn gọi là "Hội ngộ Chủ Nhân Ông", cũng gọi là "Thấy được Mặt Thật Xưa Nay" _ và thường được xem là ĐÃ CHỨNG NGỘ.

100% chúng ta sống bằng Ý Thức Mê Lầm, tức là cái chấp nhận cuộc sống hiện tại là Thực, thân xác và tâm hồn này thực là TA, kể cả lúc thức hay lúc ngủ. Thiền Tông dụng phương tiện tạm thời "vô hiệu hóa" Ý Thức Mê Lầm này, "vẹt mây mù" cho hành giả nhất thời thấy CÁI TRỐNG RỖNG, KHÔNG Ý THỨC MÀ VẪN CÓ TA. Đây gọi là KIẾN TÁNH, là HỘI NGỘ Chủ Nhân Ông ! Sự Chứng ngộ này có cạn có sâu (Chứng ngộ như Ngài Huệ Năng là SÂU, như Ngài Huệ Minh _ bạn đồng môn của Huệ Năng _ là CẠN).

Rồi ở đâu đó trong cõi mộng mơ này, có một vị Đại Giác Ngộ, thấy vở tuồng cần có chứng nhân lịch sử, cho nên đã thò đôi đủa vào thau nước _ đã bị váng dầu phủ kín mặt _ Ngài khuấy lên và một chút mặt nước trong bên dưới đã hé lộ. Cũng giống như "vẹt mây mù" dùm cho đệ tử, những vị nầy đã nhất thời thấy "Ánh Mặt Trời", có thể gọi là Chứng Ngộ, nhưng không được gọi là Chứng Ngộ. Vì sao ? Vì trong Thiền Tông, hành giả tự lực, công hạnh đầy đủ thì tự "xé mây mù", Còn ở đây đa phần hành giả chưa đủ công hạnh mà được tha lực của vị Đại Giác Ngộ giúp cho, nên chỉ gọi là được Trí Tuệ Căn Bản.

Sao gọi là Trí Tuệ Căn Bản ? Vì cái khoảnh khắc nhất thời trải nghiệm ấy đã khẳng định CHÂN GIÁ TRỊ CỦA ĐẠO GIÀI THOÁT, nó mở ra một chân trời mà tất cả Ngoại Đạo, không đạo nào bén mảng đến được. Sự trải nghiệm này là kiến thức căn bản giúp cho hành giả tiến lên nên gọi là Trí Tuệ Căn Bản.

Phật Tánh hay Chủ Nhân Ông thì ai cũng có, nhưng không nhận ra nó thì là Phàm phu, sống trong Mê lầm; nhận ra Bản Thể Tâm, an trụ được trong Bản Thể Tâm thì là một trong Tứ Thánh. Được tha lực giúp cho mà thấy thì chưa chắc, vì khi đôi đủa của vị Đại Giác Ngộ rút ra thì váng dầu phủ kín mặt nước trở lại.

Cho nên câu "Y Trí bất y Thức" không phải nói đến Căn Bản Trí này. Có Căn Bản Trí rồi phải Phát Bồ Đề Tâm, phải Nhập thế độ sinh hoặc là Tùng nguyện độ sinh, chịu va đập, chịu thử thách thì mới phát triễn Hậu Đắc Trí.

Chữ TRÍ trong câu "Y Trí bất y Thức" là nói đến cái Hậu Đắc Trí này !



Kính bác Ngọc Quế !

Có thể nào bác nói thêm về Hậu Đắc Trí cho chúng con cùng được lợi ích hay không ?

Kính !

minhquang
09-14-2018, 09:37 PM
.

Kính bác Ngọc Quế ! Con nhớ mang màng hình như đã được đọc ở đâu đó cụm từ "Căn Bản Tín Trí", vậy cụm từ này so với "Trí Tuệ Căn Bản" có gì khác nhau hay không ?

Kính !

Ngọc Quế
09-15-2018, 08:26 AM
.

Kính bác Ngọc Quế ! Con nhớ mang máng hình như đã được đọc ở đâu đó cụm từ "Căn Bản Tín Trí", vậy cụm từ này so với "Trí Tuệ Căn Bản" có gì khác nhau hay không ?

Kính !

Chào minhdinh, câu hỏi của bạn NQ sẽ trả lời sau, bây giờ NQ trả lời bạn minhquang trước để ôn lại, chúng ta nắm chắc về Trí Tuệ Căn Bản cái đả !

Chúng ta _ những kẻ vô minh _ đôi khi phân vân : "Ta là ai ? _ Do đâu mà có Ta ? _ Ta từ đâu đến đây ? _ Khi chết rồi thì còn hay hết, nếu còn thì sẽ đi đâu về đâu ?"

Đã có vài Tôn giáo trả lời về vấn đề này rồi, có thể họ không nói dối (họ nói rất thật với sự hiểu biết nửa vời của mình), nhưng Phật giáo không cùng quan điểm với họ, mà không tranh cải. Với Phật giáo, đức Phật bày ra Giới Định Tuệ, và nhiều thứ công phu khác như Lục độ, Vạn Hạnh, Tứ Nhiếp, ..v...v.... Tín đồ Phật giáo cứ làm theo những lời Phật dạy, rồi cuối cùng người Phật tử tự tìm ra lời giải cho tất cả những thắc mắc trên mà không giống như sự giải thích của Ngọc Hoàng Thượng Đế, của bà Diêu Trì Kim Mẫu hay của Ông Chúa Trời nào.

Tự tìm ra lời giải là CHỨNG ĐẠO đó, nhưng đức Phật không nói họ đã CHỨNG ĐẠO, mà nói họ chỉ mới vừa nhập vào dòng Thánh (NHẬP LƯU _ TU ĐÀ HOÀN) mà thôi, nhằm để tránh tình trạng tự đắc, tự mãn, tự đủ, kiêu hảnh để rồi lộn đầu trở lại vô minh.

Cũng có nhiều vị ngay lần đầu NGỘ ĐẠO lại có cái BIẾT sâu hơn, rõ ràng hơn vị đã NHẬP LƯU, ấy là những quả vị NHẤT VÃNG LAI, BẤT LAI, VÔ SANH hoặc thậm chí Bồ tát (như Lục Tổ Huệ Năng, Tổ Vĩnh Gia Huyền Giác, .....), thì danh từ chung nào để chỉ cho tất cả những trường hợp THẤY BẢN THỂ TÂM sai biệt ấy ?

_ Đạo Phật có nhiều cách gọi, đó là KIẾN TÁNH (Thiền Tông), NGỘ VÔ SANH (Tịnh Tông), ĐƯỢC TRÍ TUỆ CĂN BẢN (Duy Thức Tông).

Thưa các bạn cái căn bản của Phật pháp là Giáo lý KHÔNG TA (NHÂN VÔ NGÃ) và KHÔNG PHÁP (PHÁP VÔ NGÃ). Hai điều này là nền tảng CĂN BẢN của Phật pháp. Vị nào nhận ra chỉ một điều thôi _ Nhân Vô Ngã chẳng hạn _ thì cũng được gọi là CÓ TRÍ TUỆ CĂN BẢN, hoặc là ĐÃ ĐƯỢC CĂN BẢN TRÍ, cũng có chỗ gọi là CĂN BẢN TÍN TRÍ.

Chữ TÍN là đặt niềm tin ban đầu cho hành giả, cứ thế mà tiến lên, mà đào sâu hiểu rõ hơn về Phật pháp và những phương tiện độ sinh cần có, nên gọi là CĂN BẢN TÍN TRÍ. Chữ TRÍ này thực ra chưa có TRÍ gì nhiều, bởi hành giả chỉ nhất thời THẤY BẢN THỂ CHÂN TÂM (vốn là thể yên lặng thường còn)

Đó, CĂN BẢN TÍN TRÍ là như thế đó, là sự hiểu biết đúng đắn nhất về điều cơ bản nhất của Phật giáo đã được hành giả tự tìm ra (hoặc là nhờ "quyền trợ giúp" :)) _ thân chứng _ không còn tưởng tượng mơ hồ viễn vông nữa, không còn "gặm" ngôn từ, "nhai" lý thuyết để mà tự đủ nữa !

Kể từ thời điểm đó hành giả không còn là "con rùa mù" nữa, hành giả tuy không lớn hơn ai, nhưng không hề có nhỏ hơn bất cứ ông Thượng đế nào, ông Thần ông Thánh nào, vì hành giả đã thực thấy biết "Mình không có cái Ta" để mà lớn nhỏ với ai, mình không có cái Ta để mà run sợ trước Diêm Vương Quỷ sứ nào nữa.

Hành giả đã "đặt một chân" vào ngưỡng cửa GIẢI THOÁT SINH TỬ LUÂN HỒI, màng mê đã được "he hé" vén lên, lúc đó hành giả không thấy có Mình, thì lấy ai mà Sinh Tử Luân Hồi, cái phải chịu Sinh Tử Luân Hồi là một cái gì giả tưởng, không thực, CÁI TÔI Nguyễn văn A không phải là mình, thì nó tạm ở trong tuồng mê một thời gian ngắn nữa, rồi nó sẽ "hô biến" mà thôi, đó là chuyện của cõi mộng mơ này, thì có gì là quan trọng chứ !

Thực ra cái trải nghiệm nhất thời ấy quá ngắn ngủi, quá trần trụi, hành giả choáng ngợp không kịp nghĩ nhiều như Ngọc Quế đã diễn tả đâu. Những suy nghĩ này có thể có sau khi hành giả hồi ức lại, cũng có thể không, nếu hành giả nhận được sự trợ giúp (khi chưa xứng đáng). Đây là lý do có một số vị tưởng rằng mình đã là Phật, đã là Bồ tát, rồi phát ngôn tùy tiện không đúng Chánh pháp Phật. (Huynh T Diễm)

Thanh Trúc
09-15-2018, 04:18 PM
......
nhằm để tránh tình trạng tự đắc, tự mãn, tự đủ, kiêu hảnh để rồi lộn đầu trở lại vô minh.
.....
.....
Đó, CĂN BẢN TÍN TRÍ là như thế đó, là sự hiểu biết đúng đắn nhất về điều cơ bản nhất của Phật giáo đã được hành giả tự tìm ra (hoặc là nhờ "quyền trợ giúp" :)) _ thân chứng _ không còn tưởng tượng mơ hồ viễn vông nữa, không còn "gặm" ngôn từ, "nhai" lý thuyết để mà tự đủ nữa !

Kể từ thời điểm đó hành giả không còn là "con rùa mù" nữa, hành giả tuy không lớn hơn ai, nhưng không hề có nhỏ hơn bất cứ ông Thượng đế nào, ông Thần ông Thánh nào, vì hành giả đã thực thấy biết "Mình không có cái Ta" để mà lớn nhỏ với ai, mình không có cái Ta để mà run sợ trước Diêm Vương Quỷ sứ nào nữa.

Hành giả đã "đặt một chân" vào ngưỡng cửa GIẢI THOÁT SINH TỬ LUÂN HỒI, màng mê đã được "he hé" vén lên, lúc đó hành giả không thấy có Mình, thì lấy ai mà Sinh Tử Luân Hồi, cái phải chịu Sinh Tử Luân Hồi là một cái gì giả tưởng, không thực, CÁI TÔI Nguyễn văn A không phải là mình, thì nó tạm ở trong tuồng mê một thời gian ngắn nữa, rồi nó sẽ "hô biến" mà thôi, đó là chuyện của cõi mộng mơ này, thì có gì là quan trọng chứ !




Kính bác Ngọc Quế ! Con thắc mắc chỗ này.

Vì như bác đã nói ở trên "mình không có cái Ta" thì ai sẽ lộn đầu trở lại vô minh. đây ?

Kính !

Ngọc Quế
09-16-2018, 08:21 AM
Kính bác Ngọc Quế ! Con thắc mắc chỗ này.

Vì như bác đã nói ở trên "mình không có cái Ta" thì ai sẽ lộn đầu trở lại vô minh. đây ?

Kính !



Chào Thanh Trúc, chào các bạn !

Vì thật sự được CĂN BẢN TRÍ _ hay CĂN BẢN TÍN TRÍ (CBTT) _ chỉ là mới đến cửa, mới nhập môn, một chút trải nghiệm về Bản Thể Tâm để mà đặt lòng tin nơi con đường Chánh Pháp Phật. Trước khi được CBTT hành giả chỉ biết đạo Phật qua lý thuyết _ qua những gì Kinh sách diễn tả _ chuyện "con đường mình đi liệu có đúng đắn lắm hay không ?" hãy còn là một dấu hỏi to tướng, thì bấy giờ hành giả không còn phân vân nữa, hành giả đã biết được "bộ mặt thật xưa nay của mình" (bản lai diện mục) rồi.

Với những vị được trợ giúp thì cái PHÀM TÂM _ hay còn gọi là PHIỀN NÃO CHƯỚNG _ nơi họ vẫn còn to như con bò, còn cái Trí (Hậu Đắc Trí) của họ có khi chỉ như hạt đậu, (ở đây không nói Trí Thông minh hay còn gọi là Thế Trí). Nhưng sở dĩ họ được giúp vì cái DUYÊN CHÚNG SINH, cái TUỒNG THIÊN DIỄN cần có những vai phản diện, để làm gương xấu, cho những Phật tử khác thấy mà không noi theo.

Như bài trước đã nói "khi đôi đủa của Bậc Giác rút lên thì váng dầu phủ kín mặt nước trở lại !" thì cái chuyện "mình không có Ta" trở thành "mình có một cái Ta lớn hơn trước", đó là CÁI TA của Ngoại Đạo Thần Quyền, bấy giờ hành giả trở thành công cụ của Thiên Ma. Tu Phật mà trở thành Thiên Ma thì không phải là "lộn đầu trở lại Vô minh" hay sao ?!

(Nếu vị nào đã từng xem qua trang web của Ông "Bồ tát" Di Như _ học trò Ông T Diễm _ thì đã nghe Ông T Diễm tự xưng mình là Phật Di Lặc, kiếp trước là Khổng Minh Gia Cát Lượng, về vũ trụ quan thì Ông vẽ vời có nét tương tợ như bà Diêu Trì Kim Mẫu đã vẽ.)

Theo Giáo Lý đạo Phật thì những vị có tu chứng từ bậc Bồ Tát Bất Thối trở xuống (đến Tu Đà Hoàn) đều có thể "lộn đầu trở lại vô minh" (Ngoại trừ bậc A La Hán đã nhập Niết bàn).

Mến !

Phúc Hạnh
09-16-2018, 04:12 PM
Theo Giáo Lý đạo Phật thì những vị có tu chứng từ bậc Bồ Tát Bất Thối trở xuống (đến Tu Đà Hoàn) đều có thể "lộn đầu trở lại vô minh" (Ngoại trừ bậc A La Hán đã nhập Niết bàn).




Kính bác Ngọc Quế ! Con là Phúc Hạnh xin được hỏi :

Vì sao Bồ tát còn phải lộn đầu trở vào lại vô minh, mà A La Hán (hình như thấp hơn Bồ tát) lại được ngoại trừ ?

Kính !

Ngọc Quế
09-17-2018, 08:46 AM
Kính bác Ngọc Quế ! Con là Phúc Hạnh xin được hỏi :

Vì sao Bồ tát còn phải lộn đầu trở vào lại vô minh, mà A La Hán (hình như thấp hơn Bồ tát) lại được ngoại trừ ?

Kính !



Chào Phúc Hạnh và Quý Đạo Hữu !

Ở đây chúng ta không bàn những vị Đại Bồ Tát vì Bi nguyện độ sinh mà mang hình tướng A La hán.

Thông thường vị A La Hán có thể chứng ngộ Bản Thể Tâm trước, nhưng vì chưa đủ Định lực, nên vẫn kiên trì nhiếp tâm thiền định, khi nào vị ấy tự biết mình đã đủ khả năng để nhập Diệt Tận Định, thì chỉ còn chờ DUYÊN SỰ _ cơ hội thích hợp _ liền nhập Diệt Tận Định, bỏ xác, bỏ luôn Ý Thức (Thần Thức) để sống cái sống trọn vẹn của A Lại Da Tâm _ gọi là Nhập Niết Bàn.

Bình thường Phật tử, ai cũng muốn Giải Thoát Sinh Tử Luân Hồi, vĩnh viễn không còn 8 khổ nữa. Bấy giờ vị A La Hán đã biết Bản Thể Tâm không có dính dáng gì chuyện Sinh Tử Luân Hồi, thì thường không tội tình gì mình phải mang "cái mu rùa cồng kềnh" bì bỏm lội bùn chi cho phiền. Vị A La Hán nhập Niết Bàn là bỏ lại sau lưng tất tần tật mọi ân oán với cõi đời Ta Bà Ngũ Trược Ác Thế này. Nếu vị A La hán còn Dư Nghiệp (Phàm tính) thì cũng "bỏ qua" mà nhập Niết Bàn. Thực ra Niết Bàn không phải là một cõi nào, chỉ đơn giản là CÁI SỐNG CỦA A LẠI DA TÂM.

Đức Phật muốn độ tận chúng sinh đến TOÀN GIÁC, nhưng những vị này sau khi chứng được Bản Thể Tâm bèn "giơ tay xin thôi, không chơi nữa" tự mình tách ra một chỗ yên tỉnh, thì không ai ép họ "chơi tiếp", Thập Điện Diêm Vương cũng đành chào tạm biệt các Ngài.

"Không chơi" nữa, nên không "lộn đầu trở lại Vô Minh", vị A La Hán đã ở vào chỗ "bất khả xâm phạm" rồi !

Đây là lý do vị A La Hán được loại trừ (không "lộn đầu trở lại Vô Minh") nữa !

Ngọc Tuấn
09-17-2018, 09:44 AM
Chào Phúc Hạnh và Quý Đạo Hữu !

Ở đây chúng ta không bàn những vị Đại Bồ Tát vì Bi nguyện độ sinh mà mang hình tướng A La hán.

Thông thường vị A La Hán có thể chứng ngộ Bản Thể Tâm trước, nhưng vì chưa đủ Định lực, nên vẫn kiên trì nhiếp tâm thiền định, khi nào vị ấy tự biết mình đã đủ khả năng để nhập Diệt Tận Định, thì chỉ còn chờ DUYÊN SỰ _ cơ hội thích hợp _ liền nhập Diệt Tận Định, bỏ xác, bỏ luôn Ý Thức (Thần Thức) để sống cái sống trọn vẹn của A Lại Da Tâm _ gọi là Nhập Niết Bàn.

Bình thường Phật tử, ai cũng muốn Giải Thoát Sinh Tử Luân Hồi, vĩnh viễn không còn 8 khổ nữa. Bấy giờ vị A La Hán đã biết Bản Thể Tâm không có dính dáng gì chuyện Sinh Tử Luân Hồi, thì thường không tội tình gì mình phải mang "cái mu rùa cồng kềnh" bì bỏm lội bùn chi cho phiền. Vị A La Hán nhập Niết Bàn là bỏ lại sau lưng tất tần tật mọi ân oán với cõi đời Ta Bà Ngũ Trược Ác Thế này. Nếu vị A La hán còn Dư Nghiệp (Phàm tính) thì cũng "bỏ qua" mà nhập Niết Bàn. Thực ra Niết Bàn không phải là một cõi nào, chỉ đơn giản là CÁI SỐNG CỦA A LẠI DA TÂM.

Đức Phật muốn độ tận chúng sinh đến TOÀN GIÁC, nhưng những vị này sau khi chứng được Bản Thể Tâm bèn "giơ tay xin thôi, không chơi nữa" tự mình tách ra một chỗ yên tỉnh, thì không ai ép họ "chơi tiếp", Thập Điện Diêm Vương cũng đành chào tạm biệt các Ngài.

"Không chơi" nữa, nên không "lộn đầu trở lại Vô Minh", vị A La Hán đã ở vào chỗ "bất khả xâm phạm" rồi !

Đây là lý do vị A La Hán được loại trừ (không "lộn đầu trở lại Vô Minh") nữa !



Kính bác Ngọc Quế !

Những vị Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm còn luẫn quẫn trong vô minh thì con có thể hiểu. Nhưng những vị Bồ tát, sao lại có thể "lộn đầu trở lại Vô Minh" ?

Nếu hiểu Vô minh là "những chỗ tăm tối" thì phải chăng câu ""lộn đầu trở lại Vô Minh" mang ý nghĩa là những vị Bồ tát phải sa đọa vào Địa ngục, Ngạ Quỷ, Súc sinh, Tu La,..... ?

Kính !

Ngọc Quế
09-18-2018, 08:40 AM
Kính bác Ngọc Quế !

Những vị Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm còn luẫn quẫn trong vô minh thì con có thể hiểu. Nhưng những vị Bồ tát, sao lại có thể "lộn đầu trở lại Vô Minh" ?

Nếu hiểu Vô minh là "những chỗ tăm tối" thì phải chăng câu ""lộn đầu trở lại Vô Minh" mang ý nghĩa là những vị Bồ tát phải sa đọa vào Địa ngục, Ngạ Quỷ, Súc sinh, Tu La,..... ?

Kính !

Chào Ngọc Tuấn và quý đạo hữu !

Ở đây chúng ta chỉ nói những vị Bồ tát bị sa đọa, không nói những vị vì hạnh nguyện mà vào những chốn tối tăm (những vị này "càng ở trong tối, càng tỏa sáng").

Bậc Giác có dạy: SẠCH PHÀM THÌ THÀNH THÁNH, câu này thì ai cũng hiểu hết phải không các bạn ?

Trước tiên chúng ta bàn về phàm tâm trong mỗi một.

Giả sử chúng ta định mức một chúng sinh bình thường là 100% phàm, thì một vị Tu Đà Hoàn còn 95% phàm (khi được trợ giúp). Riêng những vị tự tu tự chứng thì phàm tính chỉ còn 75% (như Ngài Hư Vân Hòa Thượng).

Một vị A La Hán, Kinh Nguyên Thủy nói là CÁC LẬU ĐÃ TẬN, nhưng thực tế các Ngài còn khoảng 50% phàm. (Nói điều này những vị theo PG Nguyên thủy ắt là kịch liệt phản đối). Còn phàm tính thì làm sao nhập Niết Bàn được ? Ấy là do Diệt Tận Định ! Ví dụ khi bạn đạp côn (đạp pédale ambrayage) thì dẫu máy đang nổ, xăng còn nhiều mà xe vẫn không nhúc nhích; thế đấy Diệt Tận Định có thể tạm ví dụ như là Bộ Ly Hợp của ô tô.

Như trên đã nói "Vị A La Hán nhập Niết Bàn là bỏ lại sau lưng tất tần tật mọi ân oán với cõi đời Ta Bà Ngũ Trược Ác Thế này. Nếu vị A La hán còn Dư Nghiệp (Phàm tính) thì cũng 'bỏ qua' mà nhập Niết Bàn".

Khi vị A La Hán PHÁT BỒ ĐỀ TÂM _ nghĩa là phát tâm muốn theo Phật cho đến Hoàn Toàn Giác Ngộ _ thì không nhập Diệt Tận Định. Bấy giờ vị A La Hán được gọi là Bồ tát Sơ Phát Tâm. Bồ tát Sơ Phát Tâm thì 50% phàm này sẽ lần lượt "hiện nguyên hình".

Công việc của những vị Sơ Phát Tâm Bồ tát là Hành Nguyện Độ Sinh, là dấn thân vào mọi nẽo đường phù sa để tận độ phàm tâm của đương sự. Khi phàm tâm của hành giả được gột lần từ 50% tuột xuống 40%, 30%, 20% thì có thể định danh vị này đã tiến lên Nhị Địa, Tam Địa, Tứ Địa, Ngũ Địa, Lục Địa Bồ tát.

Có những vị PHÁT BỒ ĐỀ TÂM từ khi chưa hề có chứng đắc gì, chưa có quả vị gì, vẫn là Sơ Phát Tâm Bồ Tát. Nói chung, dầu từ A La Hán lên hay từ Phàm phu thì những vị Sơ Phát Tâm Bồ Tát cũng đều phải phấn đấu, cật lực tu hành vì sự thử thách gian khổ đến với những vị này nhiều hơn Phật tử bình thường. Phát tâm càng dõng mãnh thì thử thách càng nhiều. Thử thách nhiều thì có thể tiến bộ vượt bậc, cũng có thể RƠI RỚT "lộn cổ xuống ao" !

Vị A La Hán "giơ tay, xin nghỉ chơi" thì không có thử thách gì nữa, không bị dính vào Thiên Đàng hay Địa Ngục gì. Còn những vị PHÁT BỒ ĐỀ TÂM, nguyện Độ Sinh, nếu không tinh tấn hết mức thì sẽ bị Sinh Độ.

(Bài này không tính Ô T Diễm, vì ổng phát tâm đến với đạo Phật, vì ham mê Thần Thông, chớ không vì muốn Giác Ngộ, cho nên ổng không là Bồ tát gì cả, hiện tại ổng đã trở thành đồ chúng của Thiên Ma rồi !).

minhquang
09-18-2018, 05:26 PM
Chào minhdinh, câu hỏi của bạn NQ sẽ trả lời sau, bây giờ NQ trả lời bạn minhquang trước để ôn lại, chúng ta nắm chắc về Trí Tuệ Căn Bản cái đả !

Chúng ta _ những kẻ vô minh _ đôi khi phân vân : "Ta là ai ? _ Do đâu mà có Ta ? _ Ta từ đâu đến đây ? _ Khi chết rồi thì còn hay hết, nếu còn thì sẽ đi đâu về đâu ?"

Đã có vài Tôn giáo trả lời về vấn đề này rồi, có thể họ không nói dối (họ nói rất thật với sự hiểu biết nửa vời của mình), nhưng Phật giáo không cùng quan điểm với họ, mà không tranh cải. Với Phật giáo, đức Phật bày ra Giới Định Tuệ, và nhiều thứ công phu khác như Lục độ, Vạn Hạnh, Tứ Nhiếp, ..v...v.... Tín đồ Phật giáo cứ làm theo những lời Phật dạy, rồi cuối cùng người Phật tử tự tìm ra lời giải cho tất cả những thắc mắc trên mà không giống như sự giải thích của Ngọc Hoàng Thượng Đế, của bà Diêu Trì Kim Mẫu hay của Ông Chúa Trời nào.

Tự tìm ra lời giải là CHỨNG ĐẠO đó, nhưng đức Phật không nói họ đã CHỨNG ĐẠO, mà nói họ chỉ mới vừa nhập vào dòng Thánh (NHẬP LƯU _ TU ĐÀ HOÀN) mà thôi, nhằm để tránh tình trạng tự đắc, tự mãn, tự đủ, kiêu hảnh để rồi lộn đầu trở lại vô minh.

Cũng có nhiều vị ngay lần đầu NGỘ ĐẠO lại có cái BIẾT sâu hơn, rõ ràng hơn vị đã NHẬP LƯU, ấy là những quả vị NHẤT VÃNG LAI, BẤT LAI, VÔ SANH hoặc thậm chí Bồ tát (như Lục Tổ Huệ Năng, Tổ Vĩnh Gia Huyền Giác, .....), thì danh từ chung nào để chỉ cho tất cả những trường hợp THẤY BẢN THỂ TÂM sai biệt ấy ?

_ Đạo Phật có nhiều cách gọi, đó là KIẾN TÁNH (Thiền Tông), NGỘ VÔ SANH (Tịnh Tông), ĐƯỢC TRÍ TUỆ CĂN BẢN (Duy Thức Tông).

Thưa các bạn cái căn bản của Phật pháp là Giáo lý KHÔNG TA (NHÂN VÔ NGÃ) và KHÔNG PHÁP (PHÁP VÔ NGÃ). Hai điều này là nền tảng CĂN BẢN của Phật pháp. Vị nào nhận ra chỉ một điều thôi _ Nhân Vô Ngã chẳng hạn _ thì cũng được gọi là CÓ TRÍ TUỆ CĂN BẢN, hoặc là ĐÃ ĐƯỢC CĂN BẢN TRÍ, cũng có chỗ gọi là CĂN BẢN TÍN TRÍ.

Chữ TÍN là đặt niềm tin ban đầu cho hành giả, cứ thế mà tiến lên, mà đào sâu hiểu rõ hơn về Phật pháp và những phương tiện độ sinh cần có, nên gọi là CĂN BẢN TÍN TRÍ. Chữ TRÍ này thực ra chưa có TRÍ gì nhiều, bởi hành giả chỉ nhất thời THẤY BẢN THỂ CHÂN TÂM (vốn là thể yên lặng thường còn)

Đó, CĂN BẢN TÍN TRÍ là như thế đó, là sự hiểu biết đúng đắn nhất về điều cơ bản nhất của Phật giáo đã được hành giả tự tìm ra (hoặc là nhờ "quyền trợ giúp" :)) _ thân chứng _ không còn tưởng tượng mơ hồ viễn vông nữa, không còn "gặm" ngôn từ, "nhai" lý thuyết để mà tự đủ nữa !

Kể từ thời điểm đó hành giả không còn là "con rùa mù" nữa, hành giả tuy không lớn hơn ai, nhưng không hề có nhỏ hơn bất cứ ông Thượng đế nào, ông Thần ông Thánh nào, vì hành giả đã thực thấy biết "Mình không có cái Ta" để mà lớn nhỏ với ai, mình không có cái Ta để mà run sợ trước Diêm Vương Quỷ sứ nào nữa.

Hành giả đã "đặt một chân" vào ngưỡng cửa GIẢI THOÁT SINH TỬ LUÂN HỒI, màng mê đã được "he hé" vén lên, lúc đó hành giả không thấy có Mình, thì lấy ai mà Sinh Tử Luân Hồi, cái phải chịu Sinh Tử Luân Hồi là một cái gì giả tưởng, không thực, CÁI TÔI Nguyễn văn A không phải là mình, thì nó tạm ở trong tuồng mê một thời gian ngắn nữa, rồi nó sẽ "hô biến" mà thôi, đó là chuyện của cõi mộng mơ này, thì có gì là quan trọng chứ !

Thực ra cái trải nghiệm nhất thời ấy quá ngắn ngủi, quá trần trụi, hành giả choáng ngợp không kịp nghĩ nhiều như Ngọc Quế đã diễn tả đâu. Những suy nghĩ này có thể có sau khi hành giả hồi ức lại, cũng có thể không, nếu hành giả nhận được sự trợ giúp (khi chưa xứng đáng). Đây là lý do có một số vị tưởng rằng mình đã là Phật, đã là Bồ tát, rồi phát ngôn tùy tiện không đúng Chánh pháp Phật. (Huynh T Diễm)



Kính bác Ngọc Quế ! Trong bài trên, bác gọi những vị được Trí Tuệ Căn Bản là đã "đặt một chân" vào ngưỡng cửa GIẢI THOÁT SINH TỬ LUÂN HỒI vậy những vị ấy có thể TỰ Ý nhập Niết Bàn được hay không ?

Kính !

Ngọc Quế
09-19-2018, 07:37 AM
Kính bác Ngọc Quế ! Trong bài trên, bác gọi những vị được Trí Tuệ Căn Bản là đã "đặt một chân" vào ngưỡng cửa GIẢI THOÁT SINH TỬ LUÂN HỒI vậy những vị ấy có thể TỰ Ý nhập Niết Bàn được hay không ?

Kính !

Chào minhquang và quý Chân Phật tử ! Nếu đã đọc kỹ những bài trước ắt là minhquang không hỏi câu này, nhưng cũng cám ơn bạn đã hỏi, NQ sẽ đào sâu hơn chỗ này.

Đến đây chúng ta đã có khái niệm về Căn Bản Trí rồi chứ gì ?

- Căn Bản Trí là cái Trí nhận ra "Con người THẬT của mình" qua chứng nghiệm niềm hạnh phúc tuyệt vời _ có thể trong vài giây, có thể trong vài phút, hoặc có thể lâu hơn _ nhưng không vị nào an trụ hẳn trong trải nghiệm ấy (lúc đó không hề có sự hiện diện của Ý Thức, chỉ thuần A Lai Da Tâm mà thôi). Thường thì những người "cận tử" (hấp hối) khi Thần Thức vừa thoát ra khỏi xác thân tứ đại thì cũng có một vài sát na lọt vào Bardo Pháp Tánh, đơn vị tính chỉ là phần nghìn của 1 giây. Vì quá ngắn ngủi nên người quá cố không kịp nhận ra cái Bản Thể Tâm của mình, đã bị những Bardo khác lấn át. Nghiệp Thức mà !

Hành giả tu học Phật pháp thì trải nghiệm CÁI SỐNG THẬT này lâu hơn, nhưng tất cả đều phải quay lại với cuộc sống lăng xăng mộng huyễn này, quay lại với sự tiếc nuối, vấn vương. Hành giả muốn an trụ hẳn trong cái mênh mông không triền phược, nhẹ nhàng hạnh phúc tự tại, nhưng nào có được đâu ! do vì chưa đủ công đức nên 7 Thức trước (Mạt Na Thức, Ý Thức, ...... ) ập lại.

Chỉ những vị đắc quả A La Hán (Vô Sanh) là có thể tự ý AN TRỤ hẳn _ nhập Niết Bàn _ tự ý là không cần nương vào sự giúp đở của chư vị Đại Giác Ngộ (các Ngài nhập Diệt Tận Định _ cũng gọi là Diệt Tận Chánh Định) để "cắt đuôi", cái "đuôi" Mạt Na Thức, Ý Thức, ..... Lúc đó A Lại Da Thức chính là A Lại Da Tâm.

Còn những vị Tu đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na hàm thì "lực bất tòng tâm", nghĩa là có muốn lắm cũng không được, ngoại trừ xin một "quyền trợ giúp" từ chư vị Đại Giác.

Riêng những vị Bồ tát có muốn nhập Niết Bàn _ nghĩa là "thối thất Tâm Bồ đề" _ thì chư vị Đại Giác tuy vẫn có thể giúp, nhưng thường thì các Ngài không giúp.

Bởi Bồ tát Hạnh là nguyện đi vào ba cõi sáu đường, nguyện cam chịu mọi khó khăn để học độ sinh; Cái Nguyện ban đầu đã thề trước sự chứng giám của Chư Phật, sao lại có thể quên đi dễ dàng như thế được ? Từ bỏ ý định nhập Niết bàn là một bước tiến bộ của những vị A La Hán Sơ Phát Tâm Bồ tát.

Mến !

socnho
09-19-2018, 03:41 PM
Kính lễ bác Ngọc Quế !


Bởi Bồ tát Hạnh là nguyện đi vào ba cõi sáu đường, nguyện cam chịu mọi khó khăn để học độ sinh; Cái Nguyện ban đầu đã thề trước sự chứng giám của Chư Phật, sao lại có thể quên đi dễ dàng như thế được ? Từ bỏ ý định nhập Niết bàn là một bước tiến bộ của những vị A La Hán Sơ Phát Tâm Bồ tát.

Thưa, con nghĩ, các Bồ-Tát nếu đến thế gian để cưú độ chúng sanh thì đâu có tâm xa lià nhiễm ô để nhập Niết-bàn ?.
-Chẳng lẻ Bồ-Tát tu 6 pháp Ba-La-Mật mà lại có sự thối chuyển ?.
-Các Bồ-Tát là bậc thông suốt tất cả tướng (sự), củng như tánh (lý) cuả thế gian và ngay cả xuất thế gian mà lại sớm nhập Niết-bàn, thì sao gọi là Bồ-Tát thay Phật thọ sự cúng dường nơi chúng sanh, để chúng sanh có nơi phước điền nưong tựa ?.

Nam-Mô Thường-Trụ Tam-Bảo.

Kính xin bác Ngọc Quế giải mối nghi vấn cho con được hiểu thêm vì sao bậc Bồ-Tát không nhập Niết-bàn, hoặc muốn nhập Niết-bàn.

Con xin hết lời.

Kính
socnho

Ngọc Quế
09-20-2018, 08:55 AM
Kính lễ bác Ngọc Quế !

Thưa, con nghĩ, các Bồ-Tát nếu đến thế gian để cưú độ chúng sanh thì đâu có tâm xa lià nhiễm ô để nhập Niết-bàn ?.
-Chẳng lẻ Bồ-Tát tu 6 pháp Ba-La-Mật mà lại có sự thối chuyển ?.
-Các Bồ-Tát là bậc thông suốt tất cả tướng (sự), củng như tánh (lý) cuả thế gian và ngay cả xuất thế gian mà lại sớm nhập Niết-bàn, thì sao gọi là Bồ-Tát thay Phật thọ sự cúng dường nơi chúng sanh, để chúng sanh có nơi phước điền nưong tựa ?.

Nam-Mô Thường-Trụ Tam-Bảo.

Kính xin bác Ngọc Quế giải mối nghi vấn cho con được hiểu thêm vì sao bậc Bồ-Tát không nhập Niết-bàn, hoặc muốn nhập Niết-bàn.

Con xin hết lời.

Kính
socnho



Chào sóc nhỏ và Quý Chân Phật tử !

1. Trước tiên xin đề nghị socnho cứ xưng hô tự nhiên như các bạn khác, NQ không dám nhận chữ LỄ này, vì thực chất NQ chẳng có tu hành gì nhiều, chỉ như cái máy cassette cứ vô tư hát những gì mình (máy) không hiểu.

Những vị Cao Tăng, khi Phật tử lễ lạy thì các Ngài quán rằng "đó là Phật tử đang lạy cái Y của Phật, cái Giáo lý của đấng TOÀN GIÁC", chớ bản thân các Ngài không dám nhận lễ của Phật tử. Vì sao ? Vì nhận lễ của người khác là đồng ý san sẻ bớt gánh nặng (Nghiệp chướng) của người. Nếu không phải bậc Đại Giác Ngộ, thì càng nhận lễ lộc càng mau "chìm".

2. Về cụm từ "cứu độ chúng sinh", thì chỉ những bậc Đại Giác Ngộ mới chính danh "cứu độ chúng sinh", còn ngoài ra chỉ là mượn chúng sinh làm duyên (làm cây thang) để những vị Bồ tát này tiến lên từng nấc, cho nên Bồ tát thấp không phải "cứu độ chúng sinh" mà phải mang ơn chúng sinh.

Điều này được thể hiện bằng ẫn dụ : Ở cõi Tây Phương Cực Lạc, tất cả những vị Chân Hoa Tử sau khi được trang bị "vốn liếng" Phật pháp kha khá rồi (cũng như tốt nghiệp Đại Học) thì phải đi các cõi khác không trang nghiêm _ như cõi Ta Bà này _ dưới danh nghĩa là đi "độ sinh" nhưng thực chất là độ những Phàm Tâm còn sót lại của hành giả (ở đây chúng ta gọi là đi thực tập). ĐỘ SINH CHÍNH LÀ ĐỘ MÌNH vậy !

3. "các Bồ-Tát nếu đến thế gian để cưú độ chúng sanh thì đâu có tâm xa lià nhiễm ô để nhập Niết-bàn ?"
Đúng vậy ! Có PHÁT BỒ ĐỀ TÂM _ hướng về chúng sinh mà làm Phật sự _ mới là Bồ tát. Còn không PHÁT BỒ ĐỀ TÂM _ không hướng về chúng sinh mà làm Phật sự _ chỉ vì mong tìm sự an lạc hạnh phúc cho riêng mình, thì đức Phật gọi là "chồi khô mộng lép" (tức là "đồ bỏ đi").

4. "Bồ-Tát thay Phật thọ sự cúng dường nơi chúng sanh, để chúng sanh có nơi phước điền nưong tựa ?"
Câu này phải thêm chữ Đại thì mới tròn nghĩa "Đại Bồ-Tát thay Phật thọ sự cúng dường của chúng sanh, để chúng sanh được phước điền, có nơi nương tựa !"

Bởi Bồ tát như chiếc "xuồng ba lá" (còn gọi là chiếc Tam Bản) chở 1 hay 2 người thì có thể vẫn sang sông được, nhiều hơn nữa thì khả năng chìm xuồng rất cao, lại không thể vượt biển.

Còn Đại Bồ Tát như chiếc Hàng-không-mẫu-hạm có thể chở bao nhiêu người cũng không hề hấn gì ! Vẫn có thể vượt biển khơi dễ dàng.

"Thọ sự cúng dường của chúng sanh" đồng nghĩa là gánh vác bớt nghiệp chướng của người, chẳng phải Đại Bồ tát thì chẳng ai kham nỗi.

Xưa, Ngài A Nan đem chiếc Y (là một miếng vải màu hoại sắc, hình chữ nhật, dùng để quấn lên người) của đức Phật xuống suối giặt, nhưng chiếc Y cứ nổi trên mặt nước, không làm sao giặt được. Ngài A Nan trình lên Phật, được Phật dạy "Ông hãy lấy 4 hột cơm thừa trong bát của một vị Tỳ kheo, rồi dán vào 4 góc chiếc Y thì nó sẽ chìm". Điều này nói lên rằng "Vật phẩm cúng dường" RẤT NẶNG NỀ.

(Nếu không phải Đại Bồ tát mà dùng tiền của Phật tử cúng dường để thuê ở khách sạn 5 sao, để đi du hí nhà hàng cao cấp, thì sẽ bị đọa đến cảnh giới tối tăm nào, Ngọc Quế cũng không tưởng tượng nỗi !)

Tuấn Kiệt
09-20-2018, 03:51 PM
Kính bác Ngọc Quế !

Về Căn Bản Trí thì con tìm trên mạng thấy có định nghĩa của một vị Đại Pháp sư (ở bên Úc) rằng :


tu học Căn Bản Trí và Hậu Đắc Trí hoàn toàn chẳng giống nhau. Căn Bản Trí là “thâm nhập một môn, huân tu dài lâu”, chẳng thể tiếp xúc tùy tiện với bất cứ ai, chẳng thể tiếp xúc tùy tiện với bất cứ pháp nào, tâm phải định. Dùng Thiền Định rất sâu để buông bỏ vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, khôi phục chân tâm bản tánh.

Con thấy cách giải thích này, hình như có cái gì đó "sượng trân", kính xin bác cho ý kiến.

Ngọc Quế
09-21-2018, 08:30 AM
Kính bác Ngọc Quế !

Về Căn Bản Trí thì con tìm trên mạng thấy có định nghĩa của một vị Đại Pháp sư (ở bên Úc) rằng :


tu học Căn Bản Trí và Hậu Đắc Trí hoàn toàn chẳng giống nhau. Căn Bản Trí là “thâm nhập một môn, huân tu dài lâu”, chẳng thể tiếp xúc tùy tiện với bất cứ ai, chẳng thể tiếp xúc tùy tiện với bất cứ pháp nào, tâm phải định. Dùng Thiền Định rất sâu để buông bỏ vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, khôi phục chân tâm bản tánh.

Con thấy cách giải thích này, hình như có cái gì đó "sượng trân", kính xin bác cho ý kiến.



Chào Tuấn Kiệt và Quý Chân Phật tử !

Cái định nghĩa : “Căn Bản Trí là thâm nhập một môn, huân tu dài lâu”, chẳng thể tiếp xúc tùy tiện với bất cứ ai, chẳng thể tiếp xúc tùy tiện với bất cứ pháp nào, tâm phải định" . Hình như vị Pháp sư này đã nói sai rồi, điều Ông diễn tả chỉ là phương tiện để định tâm của bất kỳ tôn giáo nào (kể cả Thiên Chúa Giáo, Ấn Giáo ,....), kể cả những pháp môn Tà đạo _ như phù thủy chẳng hạn _ cũng cần hết sức tập trung thì mới thành công.

Các Thiền phái xuất phát từ Nam Tông Huệ Năng không chủ trương kiên cố Thiền Định như vầy !

Còn dùng nó để định nghĩa cho Căn Bản Trí (CBT) thì có lẻ không đúng.

Này nhé, CBT là danh từ để chỉ cái Ý THỨC PHÀM PHU sau khi "hội kiến" cái Bản thể Tâm (Phật tánh). Trước khi "hội kiến" nó là Ý Thức Phàm phu, sau khi hội kiến nó vẫn là Ý Thức Phàm phu (YTPP) nhưng nó đã có một trải nghiệm "nhớ đời", nên "được ban tặng thêm danh hiệu" được TRÍ TUỆ CĂN BẢN.

TRÍ TUỆ CĂN BẢN không phải là Bản Thể Tâm _ Phật Tánh. Mà nó là TÊN GỌI CÁI BIẾT (Ý THỨC) trong thời khắc thể nhập, nhận ra Phật Tánh (trong thời khắc quan trọng ấy, YTPP không hiện hữu).Từ trước chúng ta đã BIẾT LẦM về CÁI TÔI (cho nên gọi là THỨC), qua trải nghiệm này, chúng ta biết rằng những cái mà lâu nay chúng ta cho là TA đó, chúng nó nào phải TA, nên gọi là TRÍ.

Cái Bản Thể Tâm hay Phật Tánh thì vẫn ở đó, dù cho chúng sinh không hề hay biết đến sự hiện diện của Bản Thể Tâm, thì NÓ vẫn ở đó, không thêm không bớt. Nhưng cái TRÍ nhận ra NÓ thì nếu thời gian "hội kiến" quá ngắn sẽ không có ấn tượng sâu đậm, nếu hướng tâm lệch lạc, nghiệp chướng sẽ đóng bít cái TRÍ này lại (như trường hợp Ông T Diễm).

"Dùng Thiền Định rất sâu để buông bỏ vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, khôi phục chân tâm bản tánh."

Câu này theo N/Q thì vị P/s kia đã sai vì vọng tưởng, phân biệt, chấp trước chỉ bị hóa giải bằng Trí Tuệ chứ không phải bằng Thiền định.

Lại nữa khi dùng từ "khôi phục" mang ý nghĩa "chân tâm bản tánh" đã bị mất hay là sứt mẻ, trong khi thực tế thì Chân Tâm Bản Tánh chưa hề bị mất đi hay sứt mẻ một tí tẹo nào bao giờ !

(về vị P/s kia, NQ đã đoán ra là ai rồi ! Nhưng thôi, chúng ta hãy để yên cho Ông ấy "vẽ bùa" với những Phật tử dễ thương của Ổng trên khắp thế giới)

Mến !

Ngọc Quế
09-22-2018, 09:05 AM
Dạ con cám ơn bác Ngọc Quế !

Theo con phải chăng chúng ta đang phục hồi Căn Bản Trí ? Vì chỉ Căn Bản Trí mới đưa chúng ta đến Giác Ngộ !

Kính trả lời !

Kính chào Quý Chân Phật tử, chào bạn minhquang!

Hôm trước NQ đã có trả lời câu này rồi, nhưng chưa đề cập đến chuyện phục hồi Căn Bản Trí. Hôm nay xin trở lại vấn đề.

Trong Phật trường có khi vì một Nhân Duyên, bậc Đại Giác Ngộ "thò đôi đủa, vẹt váng dầu" dùm cho đệ tử, giúp cho đệ tử thoáng thấy BẢN THỂ TÂM _ có thể gọi là Kiến Tánh. Sự thoáng thấy này tuy rất ngắn ngủi, nhưng cũng gây được niềm tin cho đệ tử rằng "Phật pháp không phải là lý thuyết suông !". Từ kinh nghiệm "ngàn năm một thuở" này, người đệ tử đã được trang bị một vốn liếng căn bản về Phật pháp rằng : Cái mà lâu nay ta ngộ nhận là Ta, thực ra nó chỉ là "mây vương đầu núi", là "chút ráng chiều lúc hoàng hôn", thấy đó liền mất đó, nó không có tự thể; chỉ có Bản Thể Tâm mới là chân thật. Sự hiểu biết căn bản này được gọi là Trí Tuệ Căn Bản !

Thật đáng buồn làm sao ! Có những đệ tử nghiệp chướng phàm tâm quá nhiều, "được trợ giúp" mà cứ tưởng mình đã chứng đắc _ trong khi mình chưa xứng đáng, chưa có công hạnh gì _ dẫn tới "mây đen phủ kín bầu trời" trở lại. (Hãy xem những phát ngôn của Ông T Diễm, ông vẽ vời tương tợ như Ngọc Lịch Minh Kinh của bà Diêu Trì Kim Mẫu).

Những vị này là người cần "phục hồi Căn Bản Trí" đó !

Xin nhắc lại : CHÂN TÂM hay BẢN THỂ TÂM thì không có chuyện phục hồi. Kẻ Phàm phu hay không Phàm phu (Giác Ngộ) thì Bản Thể Tâm vẫn ở đó "bất tăng bất giảm", nhưng cái Ý Thức đã từng hội kiến "khuôn mặt thật xưa nay" thì được gọi là Trí, là Căn Bản Trí. Cái Trí này làm nền tảng để tu hành tiến bộ thêm lên sẽ lần lượt chứng thêm những Hậu Đắc Trí.

Ngọc Quế
09-23-2018, 08:41 AM
Kính bác Ngọc Quế !

Có thể nào bác nói thêm về Hậu Đắc Trí cho chúng con cùng được lợi ích hay không ?

Kính !

Ngọc Quế xin kính chào quý vị Chân Phật tử và bạn minhdinh !

Xin lỗi vì sự chậm trễ, câu bạn hỏi đến nay chúng ta mới có dịp đề cập đến. Xin nói trước, NQ chỉ học lỏm bỏm "chỗ này chỗ kia" rồi tóm lượt lại để kích thích sự suy tư của chúng ta, nếu có sai sót xin quý Chân Phật tử hoan hỉ bổ sung và sửa sai cho.

Căn Bản Trí là kết quả của một lần trải nghiệm về CHÂN TÂM, kinh nghiệm này đặt nền tảng đúng đắn cho chương trình học Phật tiếp theo, chứ không phải kinh nghiệm này là đã đủ như câu "Kiến Tánh Thành Phật". Đây là một câu nói "phóng đại" cho tất cả Thiền sinh hay Phật tử, mặc dầu câu ấy cũng có một chút xíu sự thật.

Vì bình tâm mà nhận xét thì vị được Căn Bản Trí hãy còn lù mù rất nhiều chuyện, hãy còn lúng túng trong sinh hoạt cá nhân (đôi khi lưỡng lự không biết nên làm thế nào mới đúng), hãy còn bất lực trước những vấn nạn của Ngoại đạo, của Phàm phu, chưa chế ngự được Phàm tính cho mình và cho kẻ khác.

Bởi thế cho nên những vị đã được Căn Bản Trí, phải luôn nhớ mình tuy đã có chứng biết "một chút xíu" về sự chân thật hạnh phúc của Phật pháp, nhưng "một chút xíu" ấy chỉ như một tia sáng trong hàng vạn triệu tia sáng từ mặt trời, chỉ như một đốm lửa trong đêm đen _ chưa thể soi đường cho chính mình hay cho ai khác.

Những vị đã được Căn Bản Trí chẳng khác nào chim non tuy đã mở mắt mà chưa "đủ lông đủ cánh". Vì thế, thật là cần thiết biết bao nhiêu, những vị ấy phải gần gủi hầu Thầy thêm một thời gian nữa, phải Tin, Vâng, Kính trọn vẹn nơi vị Chân Sư, nơi bậc Giác Ngộ đã "nhổ đinh tháo chốt" cho mình ĐỂ TÙNG NGUYỆN ĐỘ SINH, để theo từng thời gian mà nở những "bông hoa" HẬU ĐẮC TRÍ.

Vậy HẬU ĐẮC TRÍ (HĐT) là gì ?

HĐT _ còn có tên khác là QUYỀN TRÍ, là PHƯƠNG TIỆN TRÍ _ là những thành tựu của vị Bồ tát sau quá trình HÀNH NGUYỆN ĐỘ SINH, là sự thăng hoa của thức thứ 6 thành DIỆU QUAN SÁT TRÍ, sau này nếu hành giả tinh cần hành nguyện thì sẽ chuyển Mạt Na Thức thành BÌNH ĐẲNG TÁNH TRÍ thì cũng nằm trong "nhóm" HẬU ĐẮC TRÍ. Hiện tại hành giả sử dụng 5 thức trước (Nhãn thức, Nhĩ thức, ........) để làm việc lợi ích cho chúng sinh thì gọi là THÀNH SỞ TÁC TRÍ. Đến mức TOÀN TRIỆT cuối cùng thì "nở bung" Nhất Thiết Chủng Trí.

Chỉ có duy nhất Sa môn Cồ Đàm, không trải qua từng bực, mà chứng ngộ đúng nghĩa KIẾN TÁNH THÀNH PHẬT. Một ngày trong quá khứ, khi sao Mai vừa mọc, trong thời khắc "vũ trụ giao hòa" ấy, Sa môn Cồ Đàm đã chứng ngộ TOÀN TRIỆT, Ngài đã KIẾN TÁNH, nhưng TÁNH này không đơn thuần là A Lại Da Tâm, mà là ĐẠI VIÊN CẢNH TRÍ.

Đại Viên Cảnh Trí với Thể là Pháp Thân, Tướng là Báo Thân, Dụng là Hóa Thân; Đại Viên Cảnh Trí bao gồm luôn Tứ Trí : Nhất Thiết Chủng Trí, Bình Đẳng Tánh Trí, Diệu Quan Sát Trí, Thành Sở Tác Trí. Trong những Trí này chỉ có Đại Viên Cảnh Trí không phải là Hậu Đắc Trí.

Xin nhắc lại :

_ Kinh văn gọi là TRÍ vì tương ưng với Chân Lý, Kinh văn gọi là THỨC vì vốn là Vô Minh.

_ Trong Tam Quy (ai cũng thuộc) thì điều thứ 2 là :
Tự Quy y Pháp, đương nguyện chúng sinh - thâm nhập Kinh Tạng, trí huệ như biển.
là nói khai mở những Hậu Đắc Trí trên.

Gia Bảo
09-23-2018, 05:21 PM
Vậy HẬU ĐẮC TRÍ (HĐT) là gì ?

HĐT _ còn có tên khác là QUYỀN TRÍ, là PHƯƠNG TIỆN TRÍ



Kính bác Ngọc Quế ! Con muốn được nghe bác giải rõ thêm : Thế nào là Quyền Trí ? Phương Tiện Trí ra sao ?

Kính xin bác bổ sung tiếp.

Ngọc Quế
09-24-2018, 08:48 AM
Kính bác Ngọc Quế ! Con muốn được nghe bác giải rõ thêm : Thế nào là Quyền Trí ? Phương Tiện Trí ra sao ?

Kính xin bác bổ sung tiếp.

Ngọc Quế xin kính chào Quý Chân Phật tử và Gia Bảo !

"Phóng lao thì phải theo lao" NQ xin gắng gượng nói những điều mình chưa biết rõ để chúng ta cùng suy tư thêm, nếu vị nào thấy sai thì xin phản ảnh sửa sai cho !

1. Thế nào là Quyền Trí ?

Giả sử có một cháu bé 3 tuổi tên là Baby và bé đang thắc mắc về cái "bụng bầu" của mẹ, mẹ của bé nói rằng "trong cái bụng này có một em bé !" , Baby hỏi : "Làm sao lại có em bé trong bụng của mẹ được ? Nó chui vô bằng cách nào ?" thì dám chắc mẹ bé không thể giải thích đúng như sự thật cho bé nghe được, mà phải tránh trớ hoặc là nói dối, bịa ra một câu chuyện gì đó để tạm giải thích cho bé. Đây là cái thế: buộc phải nói không đúng như điều mà mình biết.

Điều này gọi là QUYỀN, QUYỀN nghĩa là tạm dùng, QUYỀN THUYẾT là tạm nói, là nói những điều không đúng như thật, chứ không phải lúc nào cũng nói thật hết là đúng.

QUYỀN TRÍ là cái Trí của những bậc Giác đã THẤY CHÂN LÝ mà biết khéo léo dùng lời thích hợp với hoàn cảnh, thích hợp với căn cơ của đối tượng nghe, biết khéo léo hành xử để làm lợi ích cho chúng sinh.

2. Thế nào là PHƯƠNG TIỆN TRÍ ?

Ở một bài trước NQ có nhắc lại chuyện vị Đại Lương Y giả bộ "chết trên biển", cho người nhắn tin về "Cha đã chết", những người con không còn ỷ lại nữa, mà phải cố gắng tự cứu lấy mình. Vị Đại Lương Y ấy thấy các con chỉ mãi rong chơi, học hành "chẳng ra hồn", nên người đã DÙNG PHƯƠNG TIỆN để vực dậy các con.

Hình như cũng khá lâu rồi, trong Lục độ (Bố thí, Trì Giới, Nhẫn Nhục, Tinh Tấn, Thiền Định, Trí Tuệ) chúng ta chỉ thực hành "lấy lệ" một vài điều. Chúng ta dồn tâm ý cho những chuyện thế trần, thậm chí ngay cả khi ngồi thiền, ngay cả khi làm Phật sự.

Quý bạn ơi ! Cái dynamô mà không quay thì làm sao có điện ? Vì thế nên Bậc Giác đã "thiết kế" nên cái "Cối xay gió", mượn sức gió để cho chúng ta có điện. Điện ở đây ẫn dụ cho sự tỏa sáng của TRÍ TUỆ PHÀM (tiền thân của HẬU ĐẮC TRÍ).

Vì thế một sự kiện "động trời" đã xảy ra (không phải vô tình, mà là DỤNG ĐỘ) khiến cho một số dynamô quay tít, có những dynamô ù lì cũng phải từ từ chuyển động. Vậy là tốt rồi ! Đa số dynamô đều chuyển động (chỉ một số ít hãy còn đang "ngủ Đông")

Điều này gọi là PHƯƠNG TIỆN ĐỘ SINH !

PHƯƠNG TIỆN ĐỘ SINH thì có HIỄN có MẬT

HIỄN là THÔNG GIÁO, chúng ta đã được dạy rất là đầy đủ, nhưng "tiêu hóa" được thì rất ít, đa phần chúng ta học giáo lý Phật pháp chỉ để "trả bài", còn "tiêu hóa" nó, để biến Giáo lý thành "thực dưỡng" thì ......"hơi bị hiếm".

MẬT là MẬT GIÁO, MẬT GIÁO không chỉ là dạy riêng, mà còn là âm thầm hành động, dùng sức mạnh của Đà La Ni Tạng để trực tiếp ĐỘ SINH.

Con Đường Nhất Thừa không chỉ có Lục độ ba la mật, mà là Thập độ ba la mật. Ngoài sáu độ mà chúng ta đã thuộc lòng hãy còn : 7. Phương tiện thiện xảo ba la mật, 8. Nguyện ba la mật, 9. Lực ba la mật, 10. Trí huệ ba la mật.

QUYỀN TRÍ và PHƯƠNG TIỆN TRÍ là 2 tên gọi khác của HẬU ĐẮC TRÍ (chứ không phải là 2 cái Trí khác nhau). Chỉ những vị Bồ tát Bất Thối trở lên mới tu hành đến độ thứ bảy Phương tiện thiện xảo ba la mật này !