PDA

Xem phiên bản đầy đủ : Đại Thừa Tuyệt Đối Luận - Thiền Sư Nguyệt Khê



cunconmocoi
05-27-2018, 07:57 AM
Đại Thừa Tuyệt Đối Luận

Thiền Sư Nguyệt Khê

Việt Dịch: Thích Duy Lực



https://www.youtube.com/watch?v=JEKUb4m-L9A

cunconmocoi
05-27-2018, 08:21 AM
ĐẠI THỪA TUYỆT ĐỐI LUẬN
Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
__________________________________________________ ______________________________________



ĐẠI THỪA TUYỆT ĐỐI LUẬN

Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư

Việt Dịch: Thích Duy Lực


Ngài Nguyệt Khê là người đã kiến tánh, tịch năm 1965 ở Cửu Long, Hồng Kông. Đại Thừa Tuyệt Đối luận này tác giả có ý muốn giúp ích người Tây Phương, trong đó luận về pháp biện chứng của triết học Tây Phương, cho thấy hầu hết đều lẩn quẩn trong phạm vi tương đối tức là nhất niệm vô minh, cũng có người suy ra đến vô thủy vô minh, nhưng chưa có ai đạt đến chỗ tuyệt đối cuối cùng. Tất cả đều vì không biết đường lối thực hành, chỉ nhờ bộ não để suy lý mà thôi, nên Ngài Nguyệt Khê dùng pháp biện chứng của Phật Thích Ca để chứng minh và giới thiệu cách thực hành tức là pháp Thiền Trực Tiếp truyền từ Phật Thích Ca.

Phật Thích Ca dùng trí huệ vô thượng sáng lập pháp Thiền Trực Tiếp vốn chẳng có tương đối và tuyệt đối, nhưng vì hướng dẫn chúng sanh lìa khỏi hư vọng, gọi là tương đối, để bước lên quốc độ chân thật, gọi là tuyệt đối, nên mới có sự thuyết pháp để độ chúng sanh. Pháp ấy chẳng ngoài phủ định tương đối tức là Phá Ngã Chấp, Pháp Chấp, Không Chấp (1) để chứng minh tuyệt đối tức là phát huy Chân Như (2).

Phật Thích Ca gọi cái pháp của Ngài truyền dạy là pháp bản trụ. Nói bản trụ nghĩa là xưa nay vốn sẵn có. Như vậy, nên pháp môn Đại thừa dùng những cơ xảo đặc biệt để phủ nhận tương đối nhập vào tuyệt đối, ấy là do bản tánh của con người tự nhiên như thế. Bởi vì tất cả sự vật trong vũ trụ do trí óc của con người nhận biết được đều là tương đối, từ chỗ tương đối thì phải sanh ra mâu thuẫn và từ mâu thuẫn ắt phải sanh ra khổ não, do đó nên mới cần phải phủ định tương đối. Sự phủ định đến chỗ cùng tột thì vũ trụ tương đối kết thúc, vũ trụ tuyệt đối bắt đầu.

Trong vũ trụ tuyệt đối chẳng có tương đối nên chẳng có mâu thuẫn, không mâu thuẫn nên không cần phủ định nữa. Tất cả đều là tuyệt đối, bản trụ sẵn sàng, vĩnh viễn chẳng biến đổi. Như thế vũ trụ mới có sự viên mãn cuối cùng, cuộc sống của con người mới được đi đến chỗ đầy đủ hạnh phúc.

cunconmocoi
05-27-2018, 08:28 AM
ĐẠI THỪA TUYỆT ĐỐI LUẬN
Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
__________________________________________________ ______________________________________


Tại sao nói từ sự tương đối sanh ra khổ não? Vì tương đối thì có lợi ắt phải có hại cũng như khoa học văn minh hiện tại mỗi năm đào tạo nhân tài khoa học, phát minh và cải tạo máy móc, tăng gia sản xuất, để cung cấp cho đời sống của con người được nhiều phương tiện và phong phú hơn. Đấy là cái phần có lợi cho xã hội, nhưng do cái lợi này lại phải sanh ra cái hại nhiều hơn. Tại sao vậy? Theo sự thực tế đã xảy ra, ví như số nhân tài khoa học đào tạo hàng năm, chỉ một số rất ít có năng khiếu thiên tài đặc biệt, phát minh hoặc cải thiện máy điện toán và đủ thứ máy móc, còn một số không ít nhân tài trình độ thông thường lại kiếm không ra việc làm vì những đơn vị chức vụ đã bị máy điện toán tối tân thay thế rồi, nên phải chịu cái khổ thất nghiệp không tránh khỏi. Số còn lại kiếm được việc làm thì lại vừa làm vừa phải học thêm mới có thể theo kịp sự tiến bộ của khoa học, vậy ắt phải chịu sự gánh vác nặng nề về thời gian lẫn tinh thần làm cho cuộc sống căng thẳng và khổ não vô cùng.

Nay đề ra một công án trong lịch sử Thiền Tông để tiêu biểu cho pháp Thiền Trực Tiếp, cũng để chứng tỏ pháp bản trụ, và đồng thời cũng chính là tiêu biểu cho Tuyệt Đối Luận này để cho độc giả được tăng cường lòng tin tự tâm và do đó quyết tâm thực hành theo để phát hiện tiềm năng vô biên vốn sẵn có của chính mình.

Đạo-Lâm Thiền-Sư có một thị giả tên là Hội Thông, ngày kia muốn từ giã thầy để đi nơi khác.
Sư hỏi: “Ngươi muốn đi đâu?”
Đáp: “Hội Thông vì pháp mới xuất gia, lâu nay Hòa thượng chẳng có dạy bảo gì, nên con muốn đi nơi khác học Phật pháp.”
Sư nói: “Nếu là Phật pháp thì ở đây ta cũng có chút ít.”
Hội Thông nói: “Thế nào là Phật pháp của Hòa thượng?”
Sư liền ở trên áo mình nhổ một sợi lông vải thổi một cái “ù”, Hội Thông ngay đó khai ngộ.

Công-Án này tức là pháp Thiền Trực-Tiếp truyền từ Phật Thích Ca cũng là ở trong sát na, từ quốc độ tương đối bước vào quốc độ tuyệt đối vậy.
Hễ vào được cảnh giới tuyệt đối thì những cái bị phủ định như ngã, vạn hữu, các pháp v.v…. đều biến thành tuyệt đối, hoàn toàn được thừa nhận trở lại.
Đến đây tất cả đều là cảnh giới chân thật nên trong Kinh Đại Niết Bàn nói: “Thấy Nhất Thiết Không chẳng thấy Bất Không chẳng gọi là Trung Đạo (3) cho đến thấy Nhất Thiết Vô Ngã chẳng thấy có Ngã cũng chẳng gọi là Trung Đạo”.

cunconmocoi
05-27-2018, 08:32 AM
ĐẠI THỪA TUYỆT ĐỐI LUẬN
Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
__________________________________________________ ______________________________________


Trung đạo gọi là Phật Tánh (4), vì phủ định nên không, vì thừa nhận nên bất không, vì phủ định nên vô ngã, vì thừa nhận nên có ngã.
Có thể phủ định mà chẳng thể thừa nhận là người tiểu thừa.
Có thể phủ định mà cũng có thể thừa nhận là người đại thừa.
Chẳng nói phủ định cũng chẳng nói thừa nhận là Phật.

Lúc phủ định thì "nhất vọng nhất thiết vọng", khi thừa nhận thì "nhất chân nhất thiết chân". Khi chưa lìa tương đối thì tất cả đều tương đối, đã vào tuyệt đối thì tất cả đều tuyệt đối, chẳng phải ngoài tương đối có tuyệt đối, chẳng phải ngoài tuyệt đối có tương đối, nên Uế Độ tức là Tịnh Độ, Địa Ngục tức là Thiên Đàng, Phiền Não tức là Bồ Đề (5), Chúng Sanh tức là Chư Phật. Nói tóm lại Tương Đối tức là Tuyệt Đối, tất cả bình đẳng gọi là pháp môn Bất Nhị (6), cũng gọi là Nhất Thừa (7), như trong kinh Pháp Hoa nói:“Trong mười phương quốc độ chỉ có pháp Nhất Thừa, chẳng hai cũng chẳng ba, trừ phương tiện của Phật, chỉ dùng giả danh tự, dẫn dắt cho chúng sanh, duy nhất sự thật này, ngoài ra đều chẳng chân” là nghĩa này vậy.

Đến đây, nên ghi nhớ rằng cảnh giới Tuyệt đối Chân-như chẳng phải văn tự lời nói có thể diễn đạt, nên Phật Thích Ca thuyết pháp xong liền phủ định ngay, nói rằng: “Ta 49 năm thuyết pháp chưa từng nói một chữ”, lại nói: “Ta từ đêm ấy đắc chánh giác, cho đến đêm ấy nhập Niết Bàn chẳng thuyết một chữ nào cả”, lại nói: “Ta đối với Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác cũng chẳng được một chút pháp nào cả.”

Các giới tư tưởng Tây Phương ít thấy Người đến gần chỗ tuyệt đối là vì đường lối thực hành chẳng đồng. Chỉ có nhà Triết học Hy Lạp, Parmenides, tư tưởng ông này đến gần chỗ tuyệt đối hơn những triết gia khác. Sự giải thích bản thể tuyệt đối của ông giống như lời Phật Thích Ca, ông cho rằng: “Thế giới do cảm giác mà biết được là thế giới hư vọng chẳng thật, chẳng qua là một thứ ảo tượng, chẳng phải là tồn tại chân thật, mà bản chất của vũ trụ duy nhất mới thực tồn tại. Tồn tại tuyệt đối chẳng thể xen lộn với phi tồn tại. Nó là tuyệt đối bất biến, bất động, bất sanh, bất diệt, vô thủy vô chung, bởi vì giả sử như sự tồn tại mà có bắt đầu thì cái tồn tại ấy nếu không sanh khởi nơi tồn tại ắt cũng phải sanh khởi nơi phi tồn tại. Nếu nói tồn tại sanh khởi nơi tồn tại thì chẳng thể nói có bắt đầu, nếu nói tồn tại sanh khởi nơi phi tồn tại thì thuyết ấy chẳng thông vì cái không có chẳng thể sanh ra cái có (Exnihilo nihilfit)”.

cunconmocoi
05-28-2018, 04:52 PM
ĐẠI THỪA TUYỆT ĐỐI LUẬN
Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
__________________________________________________ ______________________________________


Lời nói trên là tiêu biểu cho tư tưởng của Parmenides. Ông lại nói: “Sự tồn tại chân thật thì chẳng có quá khứ, hiện tại và vị lai, nó là vĩnh viễn chẳng thể phân chia.

Theo sự thực, ngoài tồn tại chỉ có phi tồn tại. Sự tồn tại là chẳng động, chẳng loạn, vì vận động và nhiễu loạn đều là hiện tượng biến hóa, có biến hóa thì chẳng phải tồn tại. Tồn tại tuyệt đối kỳ thực tự nó như là nó, tồn tại vĩnh viễn như thế quyết chẳng biến đổi, cái bản chất duy nhất của nó là tồn tại. Tồn tại chẳng thể nói là cái này hay cái kia, chẳng thể nói có tánh chất này hay tánh chất kia, cũng chẳng thể nói ở nơi này hoặc nơi kia, lúc này hoặc lức kia. Nó chỉ là tồn tại, tồn tại tức là Có (Sness)”. (Cái Có này có nghĩa siêu việt số lượng, không nằm trong phạm vi tương đối, nghĩa là chẳng phải đối với không mà nó Có).

Rất tiếc rằng, ông ấy (Parmenides) không biết dùng phương pháp nội chiếu để phá vỡ thành trì bế tắc của Duy Tâm và Duy Vật và để có thể đạt đến chỗ cảnh giới thực tế của tồn tại. Chứng tỏ sự suy lý của ông đứng trên tuyệt đối mà phát huy thì có thể được kết quả giống như Phật Thích Ca và chẳng lọt vào nhị nguyên luận, lại nữa tất cả sự tranh luận về Duy Tâm và Duy Vật của các nhà Triết học Tây Phương cũng chẳng thể phát sinh. Mặc dù từ xưa nay cả hai phái đều tôn ông ta làm thủy tổ mà cho đến ngày này con cháu của hai phái vẫn tiếp tục đả kích nhau đến kỳ cùng. Gốc tai họa ấy là do dùng bộ não suy lường vậy.

Cho đến ngày nay, những phương pháp tìm cầu chân lý của các nhà triết học Tây Phương nếu chẳng phải dùng duy tâm thì cũng dùng duy vật. Kỳ thực, duy tâm và duy vật chẳng qua là hai đầu của một sự vật, nghĩa là nằm trong phạm vi tương đối, nếu nhờ nó để suy diễn ra chân lý thì lý ấy đương nhiên cũng là tương đối mà thôi. Ông Parmenides chẳng phải không muốn đem Tồn Tại thuyết thành một nguyên lý Nhất Nguyên Luận viên mãn nhưng dù biết có Một mới đúng là khi suy diễn ra, kết quả lại biến thành Hai. Cái sai lầm ấy là do dùng bộ não để phân biệt, suy luận, mà chẳng biết cách dùng bộ não để đập tan vô-thủy-vô-minh. Cách đó chính là pháp Thiền Trực-Tiếp truyền thừa từ Phật Thích Ca, cũng gọi là Bồ Đề Đạt Ma Thiền và ngày nay gọi là pháp Tham Tổ-Sư-Thiền vậy.

Cũng có nhà triết học Tây Phương họ muốn nghiên cứu về tư tưởng Đông Phương, người đầu tiên chịu ảnh hưởng của Đông Phương là ông Arthur Schopenhauer, mà tiếc rằng ông gặp người tiểu thừa. Phái tiểu thừa khiến ông thành bi quan yếm thế, khiến ông phủ định dục vọng, ý chí, khái niệm, thế giới v.v…. rốt cuộc chỉ được một chữ “Vô”. Nếu tất cả đã Vô thì sự sống đâu còn ý nghĩa gì? Ông tiếp tục cái khổ quán (8) của tiểu thừa cho rằng dục vọng là nguồn gốc của thống khổ cho nên phải phủ định dục vọng để đạt đến sự yên tịnh hòa bình. Nhưng ông lại biết dục vọng là chẳng thể dứt hẳn, cho nên lọt vào cái hầm sâu bi ai. Rất tiếc ông không gặp người đại thừa, nếu ông gặp được thì sẽ cảm thấy đời sống phong phú đầy đủ ý nghĩa, ắt sự thành tựu của ông sẽ vĩ đại hơn.

cunconmocoi
05-28-2018, 05:06 PM
ĐẠI THỪA TUYỆT ĐỐI LUẬN
Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
__________________________________________________ ______________________________________


Tinh nghĩa của Phật pháp ở nơi Thực Tướng, Thực Hành, Thực Dụng, nhưng học giả Tây Phương lại đặt cái tên gọi là Hư Vô (Buddhistic Nihlism) thực là sai lầm lớn. Ấy là vì học giả Tây Phương chưa rõ được giới hạn tam thừa của Phật pháp mà lại lấy lý Tiểu Thừa cho là toàn bộ tư tưởng của nhà Phật.

Chúng ta xem nhà triết học Arthur Schopenhauer lọt vào tiêu cực thì biết.

Thế nào gọi là tuyệt đối? Tuyệt đối tức là Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.
Vì nói Phật tánh chẳng có gì để so sánh và thí dụ được, như trong kinh nói: “Ví như chân như chẳng thể thí dụ.”

Ông biết được bản thể cuối cùng của vũ trụ chăng?

Ông biết được thực tướng của một hạt cát chăng?

Cũng như ông Newton nói: “Sự hiểu biết của tôi còn không bằng một hạt cát trên bãi biển.” Người ta vì câu nói này mà khâm phục ông là một nhà khoa học rất vĩ đại và khiêm tốn. Kỳ thật, ông Newton đã có phần tự hào, tự tin, đánh giá phần tri thức của mình quá cao rồi vậy. Nếu ông ấy chứng nhập tuyệt đối thì sẽ biết lời nói trên là sai mà nên nói lại như vầy: “Tôi đối với thực tướng của một hột cát cũng không biết một chút nào cả.”

Bởi vì sự phát minh của tất cả nhà khoa học và triết học chẳng qua là chân lý tương đối, chân lý có giới hạn, chẳng phải chân lý tuyệt đối cuối cùng và vô hạn. Vì định luật của ông Newton kiến lập đã bị Einstein lật đổ và định luật của Einstein kiến lập sau này cũng có thể bị người khác lật đổ. Cái chân lý mà có thể bị lật đổ thì đâu còn giá trị gì nữa.

Khi con mắt thần linh của tuyệt đối nhìn thẳng tất cả chúng sanh thấy mỗi mỗi đều đang đoán mò hoặc cắm cúi dùng kính hiển vi hoặc là dùng tư tưởng suy lường, với tất cả tinh thần siêng năng làm việc, mong phát hiện được một chân lý nào, thì thấy buồn cười rằng: “Dẫu cho các ông vận dụng hết tim óc vẫn chẳng biết một tí gì về ta. Bởi vì các ông dùng tư tưởng cảm giác là tương đối, tương đối chẳng thể biết tuyệt đối, cho nên ông là ông, ta là ta, ông muốn nhận thức tất cả trước tiên nên nhận thức ta, nếu không nhận thức ta thì ông chẳng thể nhận thức tất cả. Nhưng chỉ khi nào ông buông bỏ tất cả tìm cầu, buông bỏ tất cả hình thức và danh tự mà dùng tâm hồn trong sạch để nội chiếu, khi cơ duyên đến hoát nhiên đại ngộ (9), khi ấy ông sẽ tự buồn cười rằng: “À, mình vốn là nó.”

cunconmocoi
05-28-2018, 05:10 PM
ĐẠI THỪA TUYỆT ĐỐI LUẬN
Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
__________________________________________________ ______________________________________


Không gian và thời gian là môi trường hoạt động của tất cả nhà khoa học và triết học cũng là môi trường hoạt động của tất cả vật chất và tinh thần, nếu lìa khỏi không gian và thời gian thì khoa học với triết học chẳng thể hoạt động, vật chất và tinh thần cũng không có chỗ để y chỉ và tồn tại.

Nhưng không gian và thời gian là căn nhà do tư tưởng, cảm giác của loài người tự kiến tạo ra, nếu không có tư tưởng và cảm giác thì căn nhà này không thể thành lập.

Cho nên tư tưởng cảm giác khi bị phủ định thì không gian và thời gian cũng phải bị phủ định, không gian thời gian bị phủ định thì tất cả vật chất tinh thần cũng phải bị phủ định, tất cả khoa học triết học cũng phải bị phủ định. Vậy thì tất cả thế giới vạn vật đều mất hết chỗ đứng chân.

Bởi vì tư tưởng cảm giác là tương đối cho nên không gian thời gian cũng là tương đối, vì không gian thời gian tương đối cho nên vật chất tinh thần cũng là tương đối, khoa học triết học đều là tương đối. Từ đây suy rộng ra thì tất cả vũ trụ vạn vật đều là tương đối.

Tương đối là đối lập nhau, phủ định với nhau, nói tóm lại cả vũ trụ vạn vật đều tự nó phủ định chính nó.

Nhưng khi ông bước vào cảnh giới tuyệt đối thì sở thấy của ông sẽ là mênh mông vô biên, vô thủy vô chung, vô cùng vô tận, ấy là tồn tại của tuyệt đối.
Ngay đó chẳng thể tưởng tượng thế nào gọi là không gian và thời gian, thế nào gọi là vật chất và tinh thần, nhưng mà những cái trên mỗi mỗi tự an nơi ngôi vị nó, hoàn toàn đầy đủ, vĩnh viễn tồn tại nơi quốc độ tuyệt đối.

Ở nơi quốc độ tuyệt đối, vật chất và tinh thần là bình đẳng và cộng thể mà cùng nhau tồn tại, chẳng thể phân chia. Ấy là bông hoa đẹp vĩnh viễn tồn tại không bao giờ héo tàn. Ở đất này vĩnh viễn không có duy tâm luận và duy vật luận, vĩnh viễn không có dấu tích của kẻ duy tâm luận và duy vật luận. Họ chẳng thể dẫm chân vào đất này bởi vì cánh cửa của tuyệt đối không bao giờ tư tưởng và cảm giác có thể mở ra.

Đường lối khoa học và triết học hiện nay chỉ là xu hướng đến chỗ sa mạc hoang vu của tương đối. Con thuyền suy lý và biện chứng hiện đang phiêu lưu nơi biển cả của vô minh, vĩnh viễn không đến được bờ tuyệt đối.

Tư tưởng cảm giác là hóa thân của nhất niệm vô minh. (9)
Vô thủy vô minh (10) là hang ổ của nhất niệm vô minh.

Khi nhất niệm vô minh chưa ra đời thì thời gian và không gian chẳng thể bị bộ não cảm biết được, chẳng thể bị tính toán được. Khi nhất niệm vô minh đã sanh khởi thì thời gian bị giả lập rồi, không gian bị tính toán rồi, sinh mạng được thừa nhận rồi, tự ngã bị tham luyến rồi.

cunconmocoi
05-28-2018, 05:15 PM
ĐẠI THỪA TUYỆT ĐỐI LUẬN
Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
__________________________________________________ ______________________________________


Sự bắt đầu của thời gian không gian cũng là bắt đầu của sinh mạng, cũng là bắt đầu của tự ngã, cũng là bắt đầu của vạn sự vạn vật, cũng là bắt đầu của tất cả sự mâu thuẫn, nói tóm lại tức là bắt đầu của cả vũ trụ tương đối.

Khi nhất niệm vô minh im lặng trở về hang ổ vô thủy vô minh thì tự ngã theo đó tiêu diệt, vạn sự vạn vật cũng theo đó tiêu diệt, cả vũ trụ thời gian và không gian cũng theo đó tiêu diệt, tất cả mâu thuẫn cũng theo đó tiêu diệt, chỉ còn lại miếng đất đen tối mênh mông, hoang vu của vô thủy vô minh, cũng là hang ổ của kẻ tương đối.

Vô thủy vô minh giống như một bức màn đen che khuất tất cả thể tướng chân thật, nó là ranh giới giữa tuyệt đối và tương đối, ranh giới ngăn cách giữa chân với giả.

Khi nhất niệm vô minh từ trong bóng tối của màn đen xuất hiện thì tất cả tuồng kịch của thiện ác, thị phi, buồn vui, tan hợp… ngay đó bắt đầu, tất cả mưa gió giông bão bắt đầu, vận mạng biến đổi không chừng cũng bắt đầu, tất cả lịch sử mâu thuẫn xung đột đấu tranh đổ máu đều từ đó bắt đầu cả.

Nhưng, tất cả những điều trên đều là ảo thuật hư vọng, chỉ có Phật Thích Ca nhìn thấu sự thật, dùng bàn tay Bát Nhã (11) của Phật mở ra bức màn đen tối của vô thủy vô minh thì trong khoảnh khắc tất cả tuồng kịch vui buồn của tương đối đều tiêu diệt, tất cả mưa gió giông bão đều yên bình trở lại, trời đất hoát nhiên sáng tỏ, ngay đó tuyệt đối bắt đầu, chân ngã (12) tự hiện, ngay trước mắt đều là vũ trụ tuyệt đối, tất cả hoàn toàn đầy đủ chẳng thiếu chẳng dư, cho đến một hạt bụi cũng tự hiện ra hình tướng chân thật.

Đời sống của tuyệt đối là vô cùng phong phú vô cùng an lạc đẹp đẽ chẳng gì so bằng. Ở đây không có sanh tử, không có thiện ác, không có giầu nghèo, không có giai cấp, không có trí ngu, không có thị phi, không có tốt xấu, không có mâu thuẫn, không có tất cả danh tự và hình thức của tương đối. Ở đây chỉ có hoàn toàn bình đẳng vô hạn của tuyệt đối, tự do chân chính, an lạc vô cùng, cuối cùng đến chỗ không sanh không diệt, cũng là vĩnh sanh của tuyệt đối vậy. Thế giới tuyệt đối này tức là miếng đất trong sạch của Niết Bàn do mười phương chư Phật (13) cùng nhau tán thán. Phật Thích Ca đã dùng bốn chữ Thường- Lạc- Ngã- Tịnh để tán thán cảnh đẹp của Niết Bàn này.

Ở đây chẳng sanh chẳng diệt, chẳng phải do sáng tạo mà là bổn nhiên, ấy là chữ Thường của Tuyệt Đối.

Ở đây vô khổ vô lạc, chẳng có bó buộc và giải thoát, ấy là chữ Lạc của tuyệt đối.

Ở đây vô ngã, vô nhơn, vô Phật vô chúng sanh, chẳng phải siêu thăng mà là bản trụ, ấy là chữ Ngã của tuyệt đối.

Ở đây vô cấu vô tịnh, vô tội vô phúc, chẳng cần tu tập mà bổn lai trong sạch, ấy là chữ Tịnh của tuyệt đối.

cunconmocoi
05-28-2018, 10:35 PM
ĐẠI THỪA TUYỆT ĐỐI LUẬN
Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
__________________________________________________ ______________________________________


Đem tất cả cảnh giới tương đối buông bỏ rồi tức là giải thoát, ấy là phương pháp duy nhất để tiến vào tuyệt đối nên gọi là pháp môn bất khả tư nghì. Bất khả tư nghì tức là tuyệt đối chân như, nghĩa là chẳng thể dùng tư duy cảm giác để đạt đến, chẳng thể dùng ngữ ngôn văn tự để diễn tả, chỉ do phủ định tương đối mới có thể tiến đến quốc độ tự do bình đẳng của tuyệt đối.

Phương pháp của Phật Thích Ca đem tất cả tương đối đều hoàn nguyên trở lại thành tuyệt đối cho nên tất cả đều là nguyên nhân tự kỷ (cội nguồn do mình), ngoài nguyên nhân tự kỷ ra chẳng có nguyên nhân nào khác, cho nên gọi là Vô-Dư-Niết-Bàn (14) cũng gọi là Vô-Lậu-Giải-Thoát (15). Đã chẳng có nguyên nhân nào khác tức là hoàn toàn tự chủ, hoàn toàn tự do bình đẳng, chẳng có giai cấp và xung đột.

Cái bản thể của tuyệt đối là như như bất động, nếu nó có biến động thì chẳng phải là tuyệt đối, nếu nó có biến động ắt phải có một thứ nguyên nhân nào khác hoặc sức mạnh lay động nó, ấy tức là tương đối rồi, nên chẳng thể được tôn xưng là Duy-Nhất-Nguyên Nhân của tuyệt đối.

Nhà triết học Immanuel Kant (1724-1804) nói:

“Mỗi mỗi cảm giác vui hoặc buồn chẳng phải do ngoài cảm giác ảnh hưởng mà sanh khởi, là do tình cảm của mỗi cá nhân tự mình sanh ra, vì vậy nên trong khi một người cảm thấy vui mừng thì người khác có thể cảm thấy chán ghét, một người vì ái tình đau khổ, trong khi kẻ tình địch thì cảm thấy sung sướng, cảm tình mỗi mỗi vốn là chẳng đồng là lại mong cầu một thứ cảm giác đồng nhất ấy là đều chẳng thể được, từ đây mà sanh ra tranh biện thực là ngu si.Xem như thế thì trên thế giới đâu có món nào chẳng phải tương đối, có gì là tiêu chuẩn chân chính, cho nên sự an lạc của tương đối đồng thời cũng là đau khổ.”

Nhà triết học Friedrich Wilhelm Nietzsche cho là:

“Con người mỗi mỗi tự tạo cho mình một cái “chuồng người”, nếu muốn ra khỏi nó phải làm siêu nhân, nhưng siêu nhân lại biến thành “chuồng người” nữa, bởi vì có một cái chuồng người giống như ác ma dính sát trên cơ thể con người mà nó chỉ biết đả phá chuồng người bên ngoài mà không chịu trở lại tìm chuồng người nơi bản thân mình để tự phá, cho nên mặc kệ ông chạy trốn đến chân trời góc biển nào đều chẳng thể thoát thân.Muốn tìm cách thoát ra, khôi phục tự do của loài người ấy là công lao của Immanuel Kant”.

Khi ông rõ được tác dụng của nhất niệm vô minh thì ông sẽ biết được tại sao tất cả đều thành “Nhị” (tương đối), khi ông rõ được tác dụng tuyệt đối của Phật tánh thì ông sẽ hiểu được tại sao tất cả đều “Bất nhị” (tuyệt đối) – nhưng chớ lầm nhận vô thủy vô minh là “cảnh giới bất nhị”, bề mặt nó dù giống “bất nhị” mà có chủng tử “nhị”, khi nhất niệm vô minh từ nó sanh khởi thì tất cả đều thành “nhị” rồi.

Khi tất cả đều thành “Nhị” rồi thì sự vật ở ngay trước mặt ông, ông cũng chẳng có cách nào để biết được thực tướng của nó. Khi tất cả đều “bất nhị” thì sự vật dù ở xa ngoài địa cầu ông cũng được biết hết chẳng thiếu sót. Hiện tại ông biết như thế, quá khứ cũng phải như thế, vị lai cũng phải như thế, vì ông tự mình tức là tuyệt đối, tuyệt đối tức là ông, khi ấy ông đã siêu việt không gian và thời gian rồi.

Phật Thích Ca từng nói “Biết hết sự vật trong mười phương tam thế”, nếu ông hiểu rõ đạo lý tuyệt đối thì ông sẽ nhìn nhận lời của Phật Thích Ca rất chính xác. Cái sinh mạng vĩnh viễn không chết, cái chân lý vĩnh viễn không thay đổi, sự chính xác này đâu có gì để so bằng được, đâu có ý nghĩa gì có thể hơn nữa.

cunconmocoi
05-29-2018, 07:23 AM
ĐẠI THỪA TUYỆT ĐỐI LUẬN
Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
__________________________________________________ ______________________________________


Từ xưa đến nay, tất cả nhà triết học chưa từng có người nào bước đến cửa tuyệt đối, lại chú ý những việc tương đối như thị phi, thiện ác, quá khứ vị lai, sanh trưởng hủy diệt, quyền lực sinh mạng v.v…, kết quả chẳng có một món nào chẳng bị chìm đắm nơi biển cả tương đối, theo Phật nhãn (16) mà xem xét ấy là ngu dại đáng thương xót biết bao! Cái hiệu quả của tư tưởng cảm giác chẳng qua là một phê phán điên đảo và trong “mở mắt chiêm bao” (17), do họ hôn mê và hiểu lầm làm cho cả loài người đều lọt vào vận mạng bi thảm.

Bởi vì khổ với vui là tương đối chẳng thể phân chia, ví như trên mặt người có thể hiện ra hào quang vui vẻ cũng có thể đắp lên đám mây u sầu bi thảm. Hai cái buồn vui liên kết với nhau cho nên ai muốn được an vui tối cao ắt phải chuẩn bị lãnh thọ thống khổ tối cao, trái lại kẻ đã chịu đựng thống khổ nhiều nhất thì có thể cảm giác đến sự an vui nhiều nhất, bởi vì an vui và thống khổ đối đãi lẫn nhau, chẳng có thống khổ thì an vui cũng chẳng thể thành lập.

Kỳ thật, khổ vui đều là hóa thân của nhất niệm vô minh, nhất niệm vô minh ẩn giấu nơi hầm sâu của vô thủy vô minh tức là cái kho tàng bí mật thâm sâu của A-lại-da-thức (18). Khi nhất niệm vô minh chạy ra khỏi cửa bí mật đó liền biến thành những thứ tình cảm mừng giận buồn vui mỗi mỗi chẳng đồng chen vào tâm trí của ông để chi phối ông, lúc ấy ông đã thành một người múa rối rồi.

Nếu ông không chịu làm người múa rối thì phải lợi dụng trí Bát Nhã (tham Thoại-đầu (19)) theo sát dấu chân của nhất niệm vô minh, tìm đến chỗ ẩn thân của nó là hầm sâu vô thủy vô minh để phá hủy ngay thì màn đen của vô thủy vô minh được mở ra, sợi dây khống chế người múa rối được cắt đứt, bổn lai diện mục liền xuất hiện, lúc ấy tất cả mừng giận buồn vui đều biến thành tuyệt đối của Phật tánh, tất cả đều do bản năng tuyệt đối tự mình làm chủ.

Trước khi kẻ tương đối bị vô minh chi phối nay liền được giải thoát, tất cả đều trở về chân thực tuyệt đối.

Khi tất cả đã trở về tuyệt đối thì khổ và vui bình đẳng, tất cả hình thức và danh dự bình đẳng, cái bản năng của tuyệt đối đứng trên đài tư lệnh phát huy lệnh tuyệt đối khiến khắp cả vũ trụ đều biến thành hoàn toàn tuyệt đối. Chỉ có trên quốc độ tuyệt đối mới có sự giải thoát chân chính, mới có sự tự do chân chính, mới có bình đẳng chân chính, chẳng phải do ai kiến tạo mà bổn lai vốn như thế.

Cái bản nguyên tự tánh của chúng sanh vốn là tuyệt đối tự do và bình đẳng, cái tự do bình đẳng này hễ đắc được rồi thì vĩnh viễn không thể biến mất vì nó là từ vô thủy bổn nhiên như thế.

cunconmocoi
05-29-2018, 07:25 AM
ĐẠI THỪA TUYỆT ĐỐI LUẬN
Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
__________________________________________________ ______________________________________


Hiện nay có một số người tự cho mình là tư tưởng cao siêu, đứng trước thời đại hô to khẩu hiệu tranh thủ tự do bình đẳng. Kỳ thực, họ chưa hiểu được ý nghĩa chân chính của tự do bình đẳng, cái tự do bình đẳng trong tâm trí họ chẳng qua là một thứ tự do bình đẳng tương đối có giới hạn mà thôi. Bởi vì họ đã chịu đựng đủ thứ thống khổ đàn áp, bó buộc của tương đối cho nên mới nghĩ đến cần và quý sự tự do bình đẳng, cũng vì tầm nhìn của họ có giới hạn chẳng thể đạt đến ngoài vòng tương đối cho nên lấy tự do bình đẳng của tương đối làm thỏa mãn làm mục tiêu để tranh thủ mà thôi.

Phật Thích Ca đã đến chỗ tự do bình đẳng tuyệt đối siêu việt tương đối nên Ngài dẫn dắt đại chúng tranh thủ nó. Ngài nhận rằng sự tự do bình đẳng của tương đối vẫn không siêu việt biển khổ của luân hồi, bị hạn cuộc ở trong không gian thời gian, chẳng thể duy trì lâu dài, là biện pháp không rốt ráo.

Mặc dù chúng ta chẳng thể không thừa nhận sự tương đối trên thế giới, sự tự do bình đẳng của tương đối so với cái khác thì tốt đẹp hơn tiến bộ hơn, đáng khen hơn, nhưng khi chúng ta đã biết được có một thứ tự do bình đẳng tuyệt đối có thể đạt đến thì nên bỏ cái kia để lấy cái này. Nếu lấy được tuyệt đối rồi thì không còn sự bỏ và lấy của tương đối nữa.

Câu nói tự do bình đẳng này trước tiên là từ trong miệng Phật Thích Ca nói ra, Ngài là người đầu tiên dẫn dắt loài người tranh thủ tự do bình đẳng nhưng ngày nay đã bị người ta quên mất lại cho Ngài là một vị thần hoặc chúa tể, là một quái vật mê tín chẳng thể hiểu. Thật là không bình đẳng biết bao!
Thật là ngu dại quên cội nguồn biết bao!

Xin ghi nhớ rằng sự tự do bình đẳng của tuyệt đối là trung tâm tư tưởng của Phật, trong kinh điển Đại-Thừa có phát huy rằng : “Đắc đại giải thoát, đắc đại tự tại cho đến định huệ bình đẳng (20), tất cả bình đẳng v.v...” đều là nghĩa này, chẳng phải lời nói suông mà là thực tại có thể đạt đến, là lý lẽ vĩnh viễn chẳng biến đổi.

cunconmocoi
05-29-2018, 07:26 AM
ĐẠI THỪA TUYỆT ĐỐI LUẬN
Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
__________________________________________________ ______________________________________


Chúng ta nếu thực hành theo tinh thần cứu thế của Bồ Tát (21) thì nên đưa Phật pháp vào trào lưu triết học thế giới cho nó tự phát khởi tác dụng. Dù người ta xem nó như một khúc cây vẫn còn có chỗ để dùng, cũng có thể được một đại nhân duyên xuất hiện trên đời một lần nữa cũng không chừng. Ít nhất so với việc thăng tòa giảng Kinh thâu mấy bà lão thiện lương làm đệ tử quy y còn có tác dụng khá hơn, lại có thể nối tiếp huệ mạng Phật hoặc mở rộng huệ mạng Phật. Nhưng công việc này rất phức tạp khó khăn, chúng ta vì muốn khuyến nhủ nhà triết học đối với Phật pháp sanh khởi hứng thú, chúng tôi nguyện đem Phật pháp chỉnh đốn thành một thế hệ sáng tỏ chính xác cho một số người nghiên cứu đễ tiến vào khu vườn đã bị quên lãng từ lâu này, cho nên không tránh khỏi sự trào phúng cho là miễn cưỡng theo đuổi, khổ tâm này mong sẽ được những bậc trí thức tha thứ cho.

Phật Thích Ca dùng môn đồ phát huy pháp môn bốn thừa (22) là một quá trình biện chứng, trong quá trình này phủ định lại thêm phủ định, mâu thuẫn lại thêm mâu thuẫn, bởi vì bản thân của pháp môn này tức là tương đối mà chẳng phải tuyệt đối. Cho nên có đại thừa tiểu thừa, các tông phái đối lập với nhau, phân chia rồi lại thống nhất, nhưng trung tâm tư tưởng của Phật Thích Ca thì là bản thể tuyệt đối (chân như) và phát huy ra tự do bình đẳng tuyệt đối, nghĩa là dù trải qua vô tận thời gian cũng chẳng thể thay đổi chút nào, bởi vì nó đã đạt đến tuyệt đối tức là chân thực cuối cùng, tất cả đã được khẳng định mà chẳng thể phủ định nữa.

Pháp môn bốn thừa chẳng qua là một thứ phương tiện đưa người đến cửa tuyệt đối mà bản thể tuyệt đối là mục đích cuối cùng, đạt đến mục đích rồi thì phương tiện cũng phải bỏ hẳn.

Giá trị chân chính của Phật Thích Ca là đặt trên bản thể tuyệt đối cuối cùng, hễ đến bản thể tuyệt đối này thì tất cả vấn đề tương đối như sanh tử, thiện ác, tồn tại và hủy diệt v.v…. đều tự nó giải quyết xong.

Người nghiên cứu Phật pháp trước tiên nên rõ điểm này rồi đối với Phật pháp mới khỏi sanh ra sự hiểu lầm, như phương pháp tiểu thừa là ngưng nghỉ lục căn mà trung thừa thì lại phản đối ngưng nghỉ lục căn mà ngưng nghỉ nhất niệm vô minh, phương pháp của đại thừa thì phản đối cả ngưng nghỉ lục căn và nhất niệm vô minh mà lợi dụng lục căn và nhất niệm vô minh để phá vô thủy vô minh, tối thượng thừa thì trực tiếp biểu thị Phật tánh tuyệt đối, nếu người học công phu thuần thục “chạm nhằm cơ duyên” liền được tiến vào cửa tuyệt đối.

Bốn thừa khác biệt và đối lập thực là mâu thuẫn biết bao, nhưng hễ bước lên khu vườn tuyệt đối thì tất cả mâu thuẫn kể trên liền biến thành hoàn toàn thống nhất.

cunconmocoi
05-29-2018, 07:28 AM
ĐẠI THỪA TUYỆT ĐỐI LUẬN
Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
__________________________________________________ ______________________________________


Xưa nay nhà triết học Tây phương và Đông phương chưa thấy rõ toàn diện của Phật pháp, thường hay lấy một bộ phận nhỏ trong quá trình Phật pháp bèn tự cho là toàn bộ Phật pháp như thế này hoặc như thế kia, từ đó phồng mang trợn mắt hồ đồ dùng ngòi bút sắc bén của họ để phê bình công kích Phật pháp tự thấy đắc ý mà chẳng biết Phật Thích Ca nghe xong cũng không nổi giận mà lại tỏ vẻ nhân từ rằng : “Chúng sanh thiếu thốn trí tuệ như thế, thô thiển như thế, hiểu lầm ý nghĩa và mục đích cuối cùng của tôi, thật là rất đáng thương xót.”

Có người thấy sự dứt lục căn của tiểu thừa bèn quả quyết rằng Phật pháp là chủ nghĩa diệt dục.

Có người thấy sự dứt tư tưởng (nhất niệm vô minh) của Trung thừa lọt vào chấp “không” bèn quả quyết rằng Phật pháp là chủ-nghĩa hư-vô.

Có người thấy Phật pháp phủ định tất cả bèn quả quyết rằng Phật pháp là chủ nghĩa tiêu cực.

Những người đánh giá như thế còn là người thông minh đáng kính và tự cho là có học thức về triết học, còn bọn thô thiển thiếu trí thức xưa nay chưa từng xem qua một cuốn kinh sách Phật nào, chỉ dựa theo con mắt ngu dại của họ, thấy một số thiện nam tín nữ cúng kiếng lễ bái liền lớn tiếng la lên rằng : “Ấy là Qủy Thần giáo, ấy là tôn giáo mê tín”.

Học giả Tây Phương xưng Phật pháp là Buddistic Nihlism (Thuyết Hư Vô của Đạo Phật) tức là bằng chứng nhận lầm phương pháp của tiểu thừa cho là toàn diện của Phật pháp. Kỳ thực trung tâm tư tưởng của Phật pháp là bản thể tuyệt đối chân thật chẳng phải quan niệm hoặc tượng trưng, cũng như một vật cụ thể rất chân thật có thể dùng tay cầm nắm được cho nên Phật Thích Ca gọi nó là thực tướng, nay đem thực tướng xem thành hư vô, há chẳng phải hoàn toàn trái ngược ư!

Đối với người Trung thừa lọt nơi hư vô, Tiểu thừa diệt dục dứt lục căn, Phật Thích Ca luôn luôn chỉ trích mắng họ vô dụng như “tiêu nha bại chủng” – hạt lúa bị cháy không thể làm giống được nữa – (ghi trong kinh Niết Bàn), ý là muốn họ vượt qua hư vô để tiến lên Đại thừa.

cunconmocoi
05-29-2018, 07:51 AM
ĐẠI THỪA TUYỆT ĐỐI LUẬN
Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
__________________________________________________ ______________________________________


Phật Thích Ca thường dùng khẩu hiệu “đại vô úy, sư tử rống (23)” hiệu triệu quần chúng và thúc đẩy môn đồ khiến họ dũng mãnh tiến tới cho đến quốc độ tuyệt đối cuối cùng, rồi cả thế giới ô uế đều biến thành thế giới trong sạch tự do bình đẳng, chẳng tiếc hy sinh tất cả để đạt đến mục đích này. Hành vi tích cực như thế có lẽ nào bị xem là tiêu cực!

Nói đến phương diện mê tín nên truy cứu theo truyền thống của dân tộc tính, hiện tượng mê tín này trong quá trình biện chứng từ mê tín tiến lên đến chánh tín cũng là điều ắt phải có. Hiện tượng này sanh ra rồi cũng phải bị phủ định, chẳng dính dáng với trung tâm tư tưởng của Phật bởi vì sự trang nghiêm của tự tánh không một ảnh tượng nào của tương đối có thể ô nhiễm được.

Phật Thích Ca dạy bảo chúng sanh bước thứ nhất là muốn chúng sanh tin rằng : “Tự kỷ tức là Phật chẳng có chúa tể khác”. Chúng ta ngày nay sở dĩ thành con người là hoàn toàn do tự mình tạo thành theo luật nhân quả “gieo nhân nào thì được quả nấy”, nếu chúng ta muốn thành Phật cũng chỉ nhờ tự mình nỗ lực tự tu tự chứng, Phật Thích Ca chẳng qua chỉ là một đạo sư mà chẳng phải chúa tể, Ngài chỉ có thể dẫn dắt ông đến trước cửa tuyệt đối, vào được hay không được là việc của ông, theo đó mà xem thì còn có ý gì gọi là thần bí và mê tín.

Một số truyện tích kỳ lạ trong Kinh điển cũng chẳng phải mê tín hoặc thần thoại, ấy là hình thức văn học của dân tộc Ấn Độ. Người Ấn Độ từ xưa nay hay làm những tác phẩm ngụ ngôn tuyệt diệu như những sách cầm dụ, thú dụ v.v…. Bậc thánh của Phật Giáo đem lý Phật nạp vào trong hình thức của truyền thống này để mong sự truyền bá thu hoạch được hiệu quả rộng lớn hơn, vì theo lý tuyệt đối vốn chẳng thể dùng ngôn ngữ để biểu thị chỉ có thể nhờ những truyện tích kỳ dị mong cho con người được khai phát trí huệ phần nào. Như Kinh Lăng Nghiêm nói : “Phật bảo A-Nan : Hôm nay Như Lai nói thật với ngươi, những người có trí cần phải dùng thí dụ mà được khai ngộ.”

Chúng ta nên ghi nhớ rằng chúng ta học Phật pháp là vì muốn phủ định sanh tử tiến vào tuyệt đối để rồi độ chúng sanh, chẳng muốn làm cho đầu óc mình bị hồ đồ thêm hoặc là cư trú trong màng lưới của pháp-chấp cho là chỗ an thân lập mạng của mình.

Trong Đại tạng kinh có nhiều kinh điển hoàn toàn dùng phương thức ngụ ngôn viết thành như : Lục Độ Tập Kinh, Bồ Tát Bổn Sanh Kinh, Bá Dụ Kinh,
Tạp Thí Dụ Kinh, Đại Trang Nghiêm Kinh, Soạn Tập Bá Duyên Kinh, Hiền Ngu Nhân Duyên Kinh, Tạp Bảo Tạng Kinh v.v… giá trị văn học rất cao.

cunconmocoi
05-29-2018, 07:57 AM
ĐẠI THỪA TUYỆT ĐỐI LUẬN
Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
__________________________________________________ ______________________________________


Tổ sư ngộ đạo Thiền Tông đối với ngụ ngôn trong Kinh đều dùng thái độ tuyệt đối để quét sạch nghi hoặc của con người. Hiện nay đề ra một chuyện để dẫn chứng : Như trong Thích Ca phả nói Thích Ca ra đời, Đông Tây Nam Bắc mỗi phương bước đi bẩy bước, mắt nhìn bốn phương một tay chỉ trời một tay chỉ đất rằng : “Trên trời dưới đất duy ngã độc tôn”, ấy là biểu thị Phật tánh từ thể khởi dụng “đứng cùng tam thế ngang khắp mười phương”, nghĩa là cùng khắp thời gian và không gian, cũng là tuyệt đối chẳng hai.

Kẻ không hiểu ý nghĩa ngụ ngôn thường cho là thần thoại do bày đặt mà ra, hoặc cho Phật Thích Ca là chúa tể kiêu mạn hoặc độc tài không có bình đẳng, kẻ ngu dại lại cho Phật Thích Ca là sinh ra có Thần tánh đặc dị, ấy đều là không rõ cách diễn tả về văn học của ngụ ngôn Ấn Độ và trong đó có ám thị lý tuyệt đối.

Có người đem truyện trên hỏi Vân Môn Thiền Sư, Vân Môn nói : “Khi ấy nếu tôi gặp thấy, một gậy đánh chết cho con chó ăn để mong thiên hạ được thái bình”. Sau này Lăng Nha Thiền Sư bình phẩm Vân Môn về công án này rằng : “Hết lòng phụng sự vô số cõi, ấy mới gọi là đền ơn Phật.”

Vậy mới biết thái độ của Tổ Sư Thiền Tông đều là sáng tỏ chính xác mà không thoả hiệp với kẻ khác, bởi vì đã tiến vào tuyệt đối nên chẳng có kẻ nào làm lay động được (Phật Thích Ca ám chỉ nghĩa bất nhị, Vân Môn cũng ám chỉ nghĩa bất nhị).

Người nghiên cứu Phật pháp chớ nên xem theo các thứ mầu sắc kỳ lạ của lớp áo ngoài, áo ngoài ấy chẳng qua là những đặc tính của dân tộc, trải qua bao nhiêu không gian thời gian kết hợp những hình thức mâu thuẫn như quan niệm truyền thống, phong tục tập quán mà thành. Trái lại nên cho ánh sáng con mắt thấu qua lớp áo ngoài mà nhìn vào tinh túy của Phật pháp, ấy mới là Chân lý của Tuyệt đối không bao giờ biến đổi.

Các tông Đại Thừa đều có một bộ áo ngoài của họ gồm đủ mầu sắc kỳ lạ, khiến người xem cảm thấy kinh ngạc và chới với, ông chẳng nên bị nó làm cho kinh sợ mà lui sụt. Ông nên xem rõ các công năng chính xác của nó chẳng qua là muốn từ tương đối đạt đến tuyệt đối, khi đến tuyệt đối rồi liền bỏ hẳn nó đi.

cunconmocoi
05-29-2018, 08:02 AM
ĐẠI THỪA TUYỆT ĐỐI LUẬN
Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
__________________________________________________ ______________________________________


Các nhà triết học Tây Phương thế kỷ 18 đều cho Arthur Schopenhauer chịu ảnh hưởng nhiều của Phật pháp Đông Phương, ông ấy phủ định ý chí, phủ định khái niệm, phủ định tất cả, cuối cùng lại được một chữ Vô, vì vậy nói ông ấy là tiêu cực. Chúng ta thừa nhận A. Schopenhauer chịu ảnh hưởng của Phật pháp kết quả được chữ Vô thành tiêu cực, ấy cũng là lẽ dĩ nhiên, nhưng A. Schopenhauer chịu ảnh hưởng của Phật pháp về giai đoạn nào mà được kết quả này, điểm này rất cần chú ý, chúng ta nên xét cho rõ chớ nên hàm hồ làm cho người đời sau hiểu lầm.

Thực ra sai lầm của A. Schopenhauer là vì xem Tiểu thừa của Phật pháp cho là toàn diện của Phật pháp, ông chỉ biết phủ định tất cả mà chưa đạt đến chỗ khẳng định tất cả, nên ông bị chữ Vô cuốn ngã đọa vào hầm sâu đen tối mênh mông. Ông ấy tiếp thụ khổ quán của Tiểu thừa mà chủ trương phủ định dục vọng, phủ định tất cả, xem giống như hình thức Đông Phương, nhưng ông không tiếp thụ phương pháp dứt lục căn của Tiểu thừa, ông không chịu đóng bít cánh cửa cảm giác mà muốn dùng nghệ thuật âm nhạc để mong đắc Niết Bàn nghĩa là lại trở thành hình thức Tây Phương vậy.

A. Schopenhauer muốn dùng nghệ thuật âm nhạc để cầu giải thoát, cầu tạm thời tiêu diệt cái ngã của cá nhân, mong tạm thời giải toả tất cả dục vọng thống khổ nhưng ông chẳng biết làm như thế cái ngã cá nhân tạm thời tiêu diệt đó khi ấy đã thấm nhập trong cái ngã của nghệ thuật âm nhạc rồi. Cái ngã của nghệ thuật âm nhạc này tức là pháp ngã, cũng gọi là pháp chấp, vẫn bị thời gian không gian hạn chế, ấy là giải thoát của tương đối chẳng phải giải thoát của tuyệt đối. Khi thời gian không gian chuyển biến thì ông sẽ lại rơi trở lại trong gông cùm của tự ngã nữa.

A. Schopenhauer dùng phương pháp của hình thức Tây Phương để mong thu nhiếp nhất niệm vô minh vào một cảnh giới đơn thuần để được tự do an lạc, thực tế thì chẳng khác gì với chủ nghĩa ma túy. Ông dùng nghệ thuật âm nhạc để làm say mê con người, như vậy so với việc dùng rượu chè mỹ nữ cũng để làm say mê con người đâu có cao hơn bao nhiêu?

cunconmocoi
05-30-2018, 10:18 AM
ĐẠI THỪA TUYỆT ĐỐI LUẬN
Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
__________________________________________________ ______________________________________


Người Tiểu thừa đóng bít cánh cửa cảm giác, người Tây Phương xem thế lấy làm kinh sợ cho nên họ không dám đi theo thử, mà lại dùng một cách khác với mức độ nhẹ hơn, nhưng cả hai đều sai lầm vì cùng là phương pháp tương đối, chẳng thể đạt đến Niết Bàn của tuyệt đối.

Cái ngã của triết học Tây Phương tức là nhất niệm vô minh của Phật pháp, cái vô ngã của triết học Tây Phương tức là vô thủy vô minh của Phật pháp.

Nhất niệm vô minh bắt đầu tức là tự ngã bắt đầu, khi nhất niệm vô minh trở về cảnh giới vô thủy vô minh tức là vô ngã vậy. Lúc vô thủy vô minh bị kích thích mà tái phát nhất niệm vô minh nghĩa là từ cảnh giới vô ngã té trở lại cảnh giới ngã vậy. Ngã và vô ngã là tương đối, thay phiên nhau không chừng cho nên chẳng phải thực tại của tuyệt đối. Âm nhạc là hóa thân của nhất niệm vô minh, nó có thể thu nhiếp cả vũ trụ tư tưởng cảm giác vào trong hơi thở của sinh mạng nhờ vậy mà nhất niệm vô minh, qua sự cảm giác của nhĩ căn, đắc được Niết Bàn của tương đối. Khi nhĩ căn đắc được Niết Bàn tạm thời thì ngũ căn kia cũng đồng thời được cùng một hiệu quả, lúc ấy, tức là nhất niệm vô minh hồi phục lại trạng thái nguyên thủy (vô thủy vô minh).

Người Tiểu thừa dứt lục căn là lợi dụng ý căn thuộc về phạm vi tư tưởng, ấy là lợi dụng pháp ngã ở cấp tối cao. Người Tiểu thừa dứt lục căn là mong đóng bít cánh cửa tư tưởng cảm giác khiến hoàn toàn cách tuyệt với tự ngã, lúc ấy, trong tâm thanh thanh tịnh tịnh cảm thấy an lạc, nhưng muốn duy trì cảnh giới thanh tịnh thì chẳng thể buông bỏ cái nhất niệm của thanh tịnh, cho nên lúc ấy nhất niệm vô minh dù về nơi thống nhất nhưng chưa phải hoàn toàn ngưng nghỉ vẫn bị không gian thời gian hạn chế. Lúc không gian đổi dời, thời gian qua đi tức là âm nhạc đã hết, vở kịch diễn xong, tai mắt lìa khỏi nghệ thuật từ trong cảnh định của tiểu thừa chạy ra rồi cũng phải té trở lại trong gông cùm của tự ngã.

Người trung thừa thì muốn nhờ pháp ngã để mong đắc được giải thoát, nhưng chẳng biết giải thoát ấy chưa đến cứu kính nên họ từ Tiểu thừa tiến thêm một bước đem nhất niệm vô minh hoàn toàn ngưng nghỉ tức là đem tư tưởng cảm giác hoàn toàn tiêu diệt. Cảnh giới lúc ấy rất đáng kinh sợ, là vô tri vô giác, chỉ còn hô hấp chưa ngưng nghỉ ngoài ra hoàn toàn đồng như gỗ đá, mênh mông trống rỗng chẳng còn gì cả. (Cái Vô của Arthur Schopenhauer chẳng qua là cái Vô trên lý luận, còn cái Vô của trung thừa này là cái Vô trên thực nghiệm).

cunconmocoi
05-30-2018, 10:42 AM
ĐẠI THỪA TUYỆT ĐỐI LUẬN
Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
__________________________________________________ ______________________________________


Cái cảnh giác Vô do thực nghiệm sở đắc này tức là cái cảnh giới vô thủy vô minh vậy. Cảnh giới này giống như thuần nhất cho nên nhiều người nhận lầm cho đó là bản thể cuối cùng của tuyệt đối, nhưng cảnh giới vô thủy vô minh này vẫn còn chủng tử tập khí rất vi tế, chủng tử này bao gồm tinh thần lẫn vật chất, đương lúc ẩn giấu giống như rỗng không nhưng hễ bị kích thích liền phát sinh thành nhất niệm vô minh. Cho nên vô thủy vô minh với nhất niệm vô minh tức là tương đối, tức là đại diện cho Vô và Hữu. Một là Thể một là Dụng, một là tịnh một là động, từ thể khởi dụng tức là nhất niệm vô minh, tức dụng quy thể là vô thủy vô minh, thay phiên tuần hoàn, có sanh có diệt, chẳng phải bản thể tuyệt đối cuối cùng, bản thể tuyệt đối là bất sanh bất diệt phi động phi tịnh.

Cái lầm nhận cảnh giới vô thủy vô minh cho là bản thể tuyệt đối cuối cùng này Phật Thích Ca gọi nó là Không Chấp. Cần phải đả phá không chấp này mới có thể đạt tới bản thể tuyệt đối cuối cùng tức là chân như Phật tánh. Cái phương đả phá không chấp này chẳng phải Lý Luận mà là Thực Chứng (cần phải tham cứu Tổ Sư Thiền mới có thể thực chứng được.)

Cái bản thể tuyệt đối cuối cùng này nếu chẳng phải chân thật đạt đến thì những lời nói kể trên đều biến thành hư vọng suông mất rồi. Nhưng tôi dám quả quyết rằng cái bản thể tuyệt đối là chân thật có thể chứng nhập. Phật Thích Ca đã đích thân chứng nhập bản thể này, về sau có rất nhiều tổ sư, hành giả cũng dùng phương pháp của Phật Thích Ca và đã chứng nhập bản thể tuyệt đối này, có Kinh điển đại thừa và Tổ sư ngữ lục để chứng minh đời nào cũng có chư tổ Kiến Tánh Thành Phật cho đến cá nhân tôi sở dĩ dám cả gan trình bày như thế cũng là vì sở chứng của tôi với sở chứng của Phật Thích Ca hoàn toàn đồng nhất.

A. Schopenhauer tự mình chưa đạt đến cảnh giới cuối cùng, ông chẳng dùng phương pháp Đại thừa để chứng thực mà chỉ nhờ tư tưởng cảm giác suy luận, kết quả lọt nơi rỗng không. Ông chỉ biết cảnh giới cuối cùng là vô ý chí, vô quan niệm, vô thế giới, ấy là nhận lầm cảnh giới vô thủy vô minh cho là cảnh giới tuyệt đối cuối cùng mà chẳng biết khi chứng nhập tuyệt đối rồi thì ý chí, quan niệm, thế giới đều được khẳng định trở lại, đều là tồn tại của tuyệt đối.

Trong Kinh điển Đại thừa của Phật Thích Ca luôn luôn biểu thị tuyệt đối, lịch đại tổ sư thường dùng hét gậy chửi mắng cũng để biểu thị tuyệt đối. Các ngài gặp mặt trình nhau trọn vẹn đưa ra, chỉ đáng tiếc là ông không chịu thừa đường, chẳng thể lãnh ngộ mà thôi. Ví như Phật Thích Ca đem pháp thiền trực tiếp của Đại thừa tuyệt đối truyền lại cho người đời sau, ấy là kinh nghiệm quý báu của Ngài tự đã chứng qua, nếu ông không chịu theo phương pháp ấy thực hành thì cũng như có chìa khóa mà không chịu mở khóa rương thì làm sao đắc được bảo vật trong rương vậy.

Hai câu danh tiếng : “Sắc tức thị không, Không tức thị Sắc” trong Bát Nhã Tâm Kinh thường bị một số người hiểu lầm lạm dụng dẫn chứng giải thích bậy bạ. Theo đúng ý Kinh là : “Hiện tượng tức là Bản thể, Bản thể tức là Hiện tượng”, bởi vì lúc ấy tất cả hiện tượng và sắc chất chướng ngại đều biến thành tuyệt đối mà chẳng thể phân chia, tinh thần và vật chất đến đây đều biến thành bản thể của tuyệt đối, duy tâm luận với duy vật luận đến đây mới bỏ hết oán thù từ xưa nay, hai phái hoan hỉ hòa hợp thành một chẳng còn gì khác biệt nữa. Ấy là công lao vĩ đại của Phật Thích Ca nay tôi trình lại với đại chúng xem cho minh bạch.

cunconmocoi
05-30-2018, 11:11 AM
ĐẠI THỪA TUYỆT ĐỐI LUẬN
Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
__________________________________________________ ______________________________________


Thiền Tông vốn không có áo ngoài bởi vì họ dùng “bất lập văn tự chỉ thẳng tâm người” làm tông chỉ. Nếu chúng ta nhất định muốn tìm ra cái áo ngoài của Thiền tông vậy thì những cách chư tổ thường dùng để tiếp dẫn người mậu học như phương pháp hét gậy chửi mắng và những lời nói cử chỉ kỳ lạ ghi trong lịch sử Thiền tông tức là cái áo ngoài chẳng thể biết của họ vậy.

Thiền tông cũng là từ tương đối tiến vào tuyệt đối, là pháp thiền rất trực tiếp chẳng phải qua nhiều lớp phủ định, chỉ có một phủ định sau cùng, tức là phương pháp trực tiếp đả phá vô thủy vô minh thẳng vào quốc độ tuyệt đối chân như. Nhưng sau khi ông tiến vào tuyệt đối thì cái áo ngoài chẳng thể biết ấy ông lại có thể biết được những lời nói cử chỉ kỳ là như hét gậy chửi mắng v.v….. vốn là trực tiếp biểu thị thể dụng của tuyệt đối. Lúc ấy, nhân sinh vũ trụ vạn sự vạn vật đều trở nên tuyệt đối, đều được khẳng định lại vậy

Sự phát triển của Phật pháp chia làm 4 giai đoạn để thuyết minh như sau :


https://scontent-hkg3-2.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/33902194_184459988941176_2542004255590449152_n.jpg ?_nc_cat=0&_nc_eui2=AeEgnk97mFLeDugkN7lgRKqzOvNOpCOdkhyoYNcne A8x3U-kepvX5xwQFAB2-xLFl38xHebTLtDsONevPDFCbIAPcukSAqQIoz7wDh9V1mCJag&oh=875ee44ce441a4eeca2706fccf5f1c61&oe=5BBD84D7

cunconmocoi
05-31-2018, 08:25 AM
ĐẠI THỪA TUYỆT ĐỐI LUẬN
Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
__________________________________________________ ______________________________________


Triết học Tây Phương chỉ có hai giai đoạn ngã chấp, pháp chấp ở trong phạm vi nhất niệm vô minh tức là tư duy và lý niệm. Tư duy ý niệm đều là hóa thân của nhất niệm vô minh cũng là tác dụng của bộ não.

Mục đích của Triết học Tây Phương ở nơi truy cứu lý, tìm hiểu biết nên không chịu lìa nhất niệm vô minh, tại vì hễ vào phạm vi vô thủy vô minh thì cảm thấy mênh mông trống rỗng chẳng có lý gì để truy cứu chẳng có điều hiểu biết gì để tìm, trái với mục đích của họ. Nên nhà triết học Tây phương từ xưa nay chưa ai tiến vào cảnh giới vô thủy vô minh, không vào cảnh giới vô thủy vô minh thì chẳng thể phá vỡ không chấp cũng chẳng thể tiến vào tuyệt đối.

Mục đích của nhà triết học Tây phương là cứu lý tìm hiểu mà mục đích của người tu trì Phật pháp ở nơi liễu sanh thoát tử.

Triết học Tây Phương chú trọng lý luận mà Phật pháp thì chú trọng thực tiễn nghĩa là từ nhất niệm vô minh tiến thẳng đến tuyệt đối.

Các thứ học thuyết của khoa học Triết học tung ra đủ thứ đủ loại, bề ngoài so với Phật pháp hình như phong phú hơn, nhưng đều thuộc về chân lý tương đối, chẳng ai đạt đến tuyệt đối, vì bản thân của nhất niệm vô minh chính là tương đối vậy.

Phật pháp vì xét thấy nhất niệm vô minh hư huyễn chẳng thật nên siêu việt nhất niệm vô minh thẳng vào giai đoạn vô thủy vô minh rồi lại phủ định giai đoạn vô thủy vô minh để đạt đến bản thể tuyệt đối cho nên nhà Phật rất chú trọng phương pháp thực hành.

Giai đoạn ngã chấp là giai đoạn tiểu thừa, người tiểu thừa cho ngã với thế giới vạn vật đều là thật có, là kẻ chủ quan duy vật luận, chỉ hướng ngoại quan sát, tất cả đều lấy cảnh ngoài làm đối tượng để quan sát, cho nên phương pháp của họ cũng là lấy vật làm đối tượng.

Họ xem thế giới vạn vật đều ở trong quá trình thành trụ hoại không, còn loài người thì ở trong quá trình sanh-trụ-dị-diệt, tuần hoàn không dứt. Ở đây họ phát hiện cội nguồn của tương đối, nghĩa là tất cả đều ở nơi sanh thành và hoại diệt, ấy là mâu thuẫn tự nhiên, là vô thường. Tất cả mâu thuẫn và vô thường sanh ra khổ não và bất an. Họ muốn vượt qua vòng này cho nên mong cầu “thường”, mong cầu bất sanh bất diệt, đối với nhân sanh thì mong cầu liễu sanh thoát tử.

cunconmocoi
05-31-2018, 08:31 AM
ĐẠI THỪA TUYỆT ĐỐI LUẬN
Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
__________________________________________________ ______________________________________


Họ cho rằng muốn giải thoát sự mâu thuẫn và khổ não của sanh tử duy có phủ định tự ngã, muốn phủ định tự ngã duy có đoạn diệt lục căn vì tất cả khổ não đều do lục căn chiêu tập vào vậy.

Nhà Triết học Hòa Lan Benedick, Baruch de Spinoza (1632-1677) cho rằng : “Muốn nghiên cứu hình thái tư duy nhất định của tinh thần con người trước tiên cần phải nghiên cứu sự hoạt động của cơ thể.”. Việc này so với người tiểu thừa đem khổ não quy về trên lục căn là có chỗ giống nhau vậy.

Giai đoạn tiểu thừa này thành lập quá trình nhận thức là sắc thọ tưởng hành thức, gọi là ngũ uẩn (24), cũng là lấy vật làm đối tượng. Sắc tức là hiện tượng tự nhiên của ngoại cảnh, Thọ là lục căn thu nhiếp hiện tượng tự nhiên vào, tưởng là chịu ảnh hưởng rồi sanh khởi tư tưởng, hành là do tư tưởng mà hành động, thức là do kinh nghiệm hành động mà được nhận thức.

Hai chữ Thanh-Văn (Văn Phật Thanh Giáo : nghe tiếng Phật dạy mà ngộ đạo gọi là Thanh-Văn), cũng có ý nghĩa duy vật tức là vật (âm thanh) từ bên ngoài vào trong vậy.

Phương pháp dứt lục căn tức là đóng bít cánh cửa tư tưởng cảm giác khiến trong tâm thanh thanh tịnh tịnh chẳng bị ảnh hưởng bên ngoài. Hiện tượng bên ngoài là mâu thuẫn xung đột, đã chẳng vào được tức là không có “Thọ”, đồng thời đem ý căn ngưng lại thì không có “Tưởng”. Lúc này trong tâm chỉ còn nhất niệm thanh tịnh, nhất niệm này tức là nhất niệm vô minh, nó dù tạm thời ngưng lại nhưng vẫn chẳng thoát khỏi tác dụng của cơ thể, phải chịu hạn chế của thời gian. Cho nên người tiểu thừa nhập định dù trải qua bao nhiêu thời gian đi nữa cũng chẳng thể duy trì mãi, cần phải xuất định, huống là khi đóng bít các cửa lục căn vẫn cần phải có một niệm thanh thanh tịnh tịnh để duy trì nó cũng là việc cần phải ra sức.

Hễ xuất định thì đọa trở lại trong gông cùm tư tưởng cảm giác của tự ngã, cho nên người tiểu thừa mặc dù muốn phủ định ngã chấp nhưng kết quả vẫn không thể vượt ra ngoài phạm vi của ngã chấp.

cunconmocoi
05-31-2018, 08:33 AM
ĐẠI THỪA TUYỆT ĐỐI LUẬN
Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
__________________________________________________ ______________________________________


Nhà triết học Hy Lạp Plato chia ra hai thứ hiện thực, một thứ là thế giới cảm giác của tương đối, một thứ khác là thế giới lý niệm của tuyệt đối (kỳ thực thế giới lý niệm vẫn là tương đối, chưa vượt qua phạm vi nhất niệm vô minh). Ông mong siêu việt thế giới cảm giác mà tiến vào thế giới lý niệm nhưng ông chẳng có cách nào vĩnh viễn sinh tồn nơi thế giới lý niệm của ông, kết quả vẫn đọa lại gông cùm của thế giới cảm giác.

Cái mong cầu siêu việt cảm giác đó cũng giống như người tiểu thừa. Người tiểu thừa đem cánh cửa tư tưởng cảm giác hoàn toàn đóng bít mà Plato thì ở trong tư tưởng khai thác một thế giới khác để mong làm chỗ giấu thân. Nhưng nói đúng sự thực thì thế giới của ông vẫn còn ở trong phạm vi nhất niệm vô minh, chẳng qua chỉ là từ đầu này (cảm giác) chạy qua đầu kia (lý niệm), rốt cuộc vẫn chưa ra khỏi “chuồng người).

Cho nên phương pháp phủ định ngã chấp của tiểu thừa đã thất bại, phải đến bàn tay người trung thừa phương pháp phủ định ngã chấp mới được hoàn thành.

Giai đoạn pháp chấp : người trung thừa xét thấy sự hướng ngoại quan sát là không đúng, cái kết quả đoạn dứt lục căn của tiểu thừa chẳng thể siêu việt phạm vi nhất niệm vô minh, do đó quay đầu lại hướng trong tâm quan sát thấy tất cả tương đối đều từ nhất niệm vô minh sanh khởi. Giữa các thứ đối lập có một sự tác dụng liên kết làm nhân duyên với nhau, ly hợp vô thường, khi hợp thì sanh khi ly thì diệt, ví như cơ thể do tứ đại và ngũ uẩn hợp thành, tứ đại ngũ uẩn ly tán thì cơ thể liền tiêu diệt, cơ thể đã diệt thì cái ngã chẳng thể tồn tại, cho nên nói : “Tất cả vạn vật đều là “khởi duy pháp khởi, diệt duy pháp diệt”, ngoài nhân duyên ly hợp ra tất cả đều chẳng thể tồn tại.”

Trung thừa dùng Thập Nhị Nhân Duyên để giải thích quá trình của nhân sanh (tức là vô minh – là nhất niệm vô minh chẳng phải vô thủy vô minh – duyên Hành, Hành duyên Thức, Thức duyên Danh sắc, Danh Sắc duyên Lục Nhập, Lục Nhập duyên Xúc, Xúc duyên Thọ, Thọ duyên Ái, Ái duyên Thủ, Thủ duyên Hữu, Hữu duyên Sanh, Sanh duyên Lão Tử), mười hai nhánh này bao gồm quá trình tuần hoàn của tam thế (quá khứ, hiện tại, vị lai).

Vô minh tức là nhất niệm vô minh (cũng gọi nhất niệm vọng động tánh, vì bất giác khởi niệm sanh ra các thứ hoạt động gọi là Hành, hai nhánh này là nhân sở tác của kiếp trước; Thức là do hành động mà tạo thành nghiệp thức, ví như thân trung ấm bị nghiệp lôi kéo mà đến đầu thai; Danh Sắc là khi ở trong thai sắc thân chưa thành tựu, bốn uẩn Thọ, Tưởng, Hành, Thức chỉ có tên gọi chưa có sắc chất; Lục Nhập là chỗ nhập của lục trần tức là lục căn đã hoàn thành; Xúc là sau khi thai sanh ra lục căn tiếp xúc lục trần; Thọ là lãnh thọ tất cả hoàn cảnh, Năm nhánh này là quả sở thọ của đời này; Ái là đối với cảnh trần móng khởi ái dục; Thủ là do ái mà muốn chiếm có; Hữu có nghĩa là nghiệp, tức là kiếp này tạo nghiệp kiếp sau thọ báo, ba nhánh này là nhân sở tác của đời hiện tại; Sanh là tùy theo chủng tử nghiệp đã gieo đời nay mà thọ sanh đời sau; Lão Tử là khi đã có sanh ắt phải có lão tử, hai nhánh này là cái quả đời sau phải chịu. Đó là giải thích Thập Nhị Nhân Duyên theo thuyết xưa.

cunconmocoi
06-01-2018, 08:14 AM
ĐẠI THỪA TUYỆT ĐỐI LUẬN
Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
__________________________________________________ ______________________________________


Biện Chứng Trong Phật Pháp Tuyệt Đối

Thế giới quan của Phật là Thành Trụ Hoại Không, vì vạn vật đều đang lưu chuyển, đang biến hóa chẳng ngừng, đang ở trong quá trình sanh thành và tiêu diệt, ấy là pháp biện chứng đơn sơ của Nguyên Thủy.

Pháp biện chứng của người Hy Lạp thời xưa đối với toàn thể quan hệ giữa các thứ hiện tượng trên thế giới và trong sự vật cá biệt cũng chưa được sáng tỏ, trong khi đó thập nhị nhân duyên của Phật pháp lại thuyết minh thành một thế hệ hoàn hảo hơn.

Pháp biện chứng của Phật là muốn nhắc nhở những quan niệm và lập trường của Bà La Môn và các tông phái khác (tức là những truyền thống tôn giáo và thần thoại) để họ tự xét lại.

Nhà Triết học Hy Lạp Heraclitus (535-475 trước Tây lịch) nói : “Mặc dù đang yên tịnh kỳ thực đang biến hóa”. Lời này giống như duy-thức-học. Lại nói : “Thần là ban ngày cũng là ban đêm, là mùa đông cũng là mùa hè, là chiến tranh cũng là hòa bình, là no cũng là đói, là tất cả đối lập.” Chữ Thần của ông nói tức là nhất niệm vô minh vậy.

Plato mặc dù cho lý niệm là bản chất của tồn tại, là thế giới nguyên hình hiện thực của tất cả vật thể và quan hệ, chỉ có lý niệm mới là cao nhất chân thật nhất, nhưng ông lại nói :“Lý niệm chỉ có thể từ khái niệm của tư duy đắc được, quyết chẳng thể từ trong khái quát của kinh nghiệm cảm giác nắm lấy được nhận thức chân chính.”

Khoa học thì chẳng thể chỉ từ cảm giác mà được, cần phải từ nguồn suối tư duy của pháp biện chứng mới được. Còn ông Plato lại cho là lìa khỏi cảm giác toàn nhờ tư duy có thể đắc được tuyệt đối.

Kỳ thực, cảm giác cố nhiên chẳng thể đạt đến tuyệt đối, tư duy cũng chẳng thể đạt đến tuyệt đối vậy.

Học thuyết hiện tượng biến động của Aristote rõ ràng phản ảnh ở trong học thuyết đối lập vật của ông. Cái tư tưởng về đối lập vật thống nhất (giống như lý bất nhị) là công lao vĩ đại của nhà triết học Hy Lạp này.

Aristote đối với tư tưởng Hữu và phi Hữu, thấy cùng một tánh chất thống nhất. Ông dù có mãnh liệt đấu tranh nhưng lại chẳng thể tiến thêm một bước để giải quyết, ông mặc dù muốn nghiên cứu tánh chất của mâu thuẫn lại không thiết tha thực hành theo.

cunconmocoi
06-01-2018, 08:42 AM
ĐẠI THỪA TUYỆT ĐỐI LUẬN
Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
__________________________________________________ ______________________________________


Trong triết học Tây Phương, luận về sự nhị nguyên và thoả hiệp sở dĩ lọt vào sự mâu thuẫn đều tại chưa thể chân chính đạt đến tuyệt đối mới sanh ra kết quả như vậy.

Tổ sư của Thiền Tông đều là nhà thực tiễn mà chẳng phải nhà lý tưởng, họ rất phản đối ảo tưởng hoặc mộng tưởng. Thiền tông đem tất cả tâm và vật đều biến thành tuyệt đối vô hạn và hoàn toàn chứng thực nó.

Bản thân thực thể của Spinoza ở trên bản chất đã có tánh chất của hình nhi thượng học, nó siêu việt thời gian mà tồn tại, bất vận động bất biến hóa, phủ định tất cả vận động vì chỉ là trạng thái biến hình của thật thể. Thật thể bản thân lại có cái tánh chất bất động của trừu tượng. Thật thể lìa khỏi vật hữu hạn của thế giới biến hóa mà tồn tại và đã đi trước trên thế giới này.

Kỳ thật, thực thể này chỉ là không tưởng nên mới có mâu thuẫn như vậy. Vì bản thể này là do suy nghĩ sanh ra, chẳng phải đích thân thấy bản thể của tuyệt đối vốn sẵn có nên không thể đạt đến tự do của tuyệt đối.

Có người cho rằng người lý trí nhiều chừng nào thì lìa khỏi sự thực nhiều chừng nấy, đúng “logic” nhiều chừng nào thì phản bội tự nhiên nhiều chừng nấy.

Nhận định này hợp với nguyên tắc của tương đối, do đó có người chủ trương dùng trực giác, tưởng làm như thế thì có thể gần với chân thật.

Kỳ thật trực giác và lý trí cùng ở trong phạm vi nhất niệm vô minh, trực giác mặc dù gần với nguyên thủy của nhất niệm vô minh hơn nhưng vẫn chẳng thể tiến vào tuyệt đối. Giữa trực giác và tuyệt đối còn có một khoảng sa mạc mênh mông ngăn cách, trực giác không cách nào thông qua được.

Nhà triết học Pháp Henri Bergson (sanh 1859 tại Paris) chính là người chủ trương dùng trực giác để đạt đến chân thật, ông mong muốn ở trong phương pháp huyền học Đông Phương tìm ra một đường lối nhưng ông không hiểu phương pháp chứng nhập tuyệt đối của Phật và có thể vì hiểu lầm thiền-pháp của Bà La Môn mới có chủ trương này, nên ông đã bị thất bại vậy.

Người ta thường xem vật ở bên ngoài cho là tự nhiên. Kỳ thực cái tên gọi tự nhiên chỉ là do một người có học thức danh tiếng nào đó đặt ra cái tự nhiên của tự mình mà thôi.

Vậy tự nhiên là gì? E rằng chỉ có Phật Thích Ca mới chân chính hiểu biết. Chỉ có Phật mới rõ cái mặt mũi bổn lai của tự nhiên, nó ẩn giấu sau lưng của vũ trụ tương đối, ở ngoài phạm vi giới hạn của tư tưởng cảm giác con người tức là bản thể của tuyệt đối vậy.

cunconmocoi
06-01-2018, 08:53 AM
ĐẠI THỪA TUYỆT ĐỐI LUẬN
Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
__________________________________________________ ______________________________________


Phật Thích Ca gọi bản thể này là Phật-tánh, là Chân-Như, là Như-Lai. Nói Chân-Như tức là chân thật như bản thể, nói Như-Lai tức là bổn lai như thế.

Khi tất cả sự vật trong cảm giác của con người giải phóng ra rồi thì tất cả trở về Bản lai diện mục (Tự Tánh) ấy mới là tự nhiên của chân chính.

Nếu người ta muốn thấy cái tự nhiên chân chính này chỉ có cách đả phá cội nguồn của tương đối (vô thủy vô minh) thì sẽ tiến vào quốc độ của tự nhiên tuyệt đối vậy.

Piere Joseph Proudhon (1809-1865) người Pháp nói : “Tài sản tức là tang vật.” Tôi thì nói : “Tư tưởng tức là tang vật”, vì nó làm ô nhiễm tự tánh, nó là tang vật của tự tánh trong sạch.

Hỡi con người đáng thương xót kia! Tại sao ông lấy tang vật của ông mà tự hào vậy? Những đồ ô uế, hôi thối khắp trời kia, con ruồi đáng thương xót kia sao ông vĩnh viễn không muốn lìa khỏi nó, cho đến mất cả sinh mạng mà cũng không chịu lìa!

Ông muốn nhận thức nhất niệm vô minh chăng? Nay tôi giải thích thêm để ông dễ hiểu hơn: Khi ông an lạc thì nó gọi là an lạc, khi ông thống khổ thì nó gọi là thống khổ, khi ông bi ai thì nó gọi là bi ai, khi ông phẫn nộ thì nó gọi là phẫn nộ, khi ông yêu thì nó gọi là yêu, khi ông ghét thì nó gọi là ghét, khi ông tham thì nó gọi là tham, khi ông sân thì nó gọi là sân, khi ông si thì nó gọi là si, khi ông cảm thấy hạnh phúc thì nó gọi là hạnh phúc, khi ông cảm thấy tội lỗi thì nó gọi là tội lỗi, khi ông v.v…., nói tóm lại tất cả đều là hóa thân của nhất niệm vô minh. Nhất niệm vô minh biến hóa vô thường đều là tương đối, cho nên những hóa thân của nó cũng là tương đối.

Con người bị nhất niệm vô minh chi phối mà tự chẳng biết, suốt ngày mừng giận buồn vui biến hóa không chừng, nên nhà triết học Đông Phương nói : “Con người ứng dụng hằng ngày mà chẳng tự biết.”

Thêm nữa, nhất niệm vô minh là do một niệm bắt đầu mà phát triển thành vũ trụ phức tạp của tương đối bao gồm sinh mạng, tư tưởng, cảm giác, dục vọng, ý chí, đạo đức, nhân nghĩa v.v…. Nó hiện diện khắp không gian thời gian, không chỗ nào lúc nào mà không có nó, cho đến khi nó trở về vô thủy vô minh mới tạm ngưng hết lại. Đến đây chỉ cần đả phá vô thủy vô minh để tiến vào tuyệt đối mà thôi.

cunconmocoi
06-02-2018, 08:37 AM
ĐẠI THỪA TUYỆT ĐỐI LUẬN
Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
__________________________________________________ ______________________________________


Luận Về Bốn Tướng

Phật Thích Ca đem tất cả hiện tượng vũ trụ nhân sinh do nhất niệm vô minh cảm biết được (tội gọi nó là vũ trụ tương đối) đều gọi là Tướng. Tướng tức là tương đối, là biến hóa, là hữu lậu (25 - Hữu lậu : còn tập khí phiền não gọi là hữu lậu.) là hữu hạn, là chẳng thật, do đó khiến chúng sanh mê vọng. Cả vũ trụ nhân sanh cho đến các phương pháp nhận thức luận đều là tương đối đều nên phủ định.

Trái lại, Phật Thích Ca đặt tên bản thể tuyệt đối cuối cùng gọi là Tánh. Tánh tức là Phật tánh, cũng gọi là tự tánh, Chân như, những danh từ này so với những danh từ trong triết học Tây Phương như lý tánh, tánh chất, tánh tình…. ý nghĩa chẳng đồng.

Tánh của bản thể tuyệt đối này tức là tồn tại chân thật, là bất biến, là vô lậu, là vô hạn, là chân thật, là bổn lai như thế nên cũng gọi là Như-Lai, là khẳng định tuyệt đối, tôi gọi nó là vũ trụ tuyệt đối.

Muốn đạt đến vũ trụ tuyệt đối trước tiên phải phủ định vũ trụ tương đối, muốn phủ định vũ trụ tương đối trước tiên phải tìm chủng tử tương đối của vô thủy tức là cội nguồn của tương đối, đem chủng tử cuối cùng này phủ định rồi thì chẳng có gì để phủ định nữa liền tiến vào tuyệt đối.

Trong quá trình phát triển Đại thừa Phật pháp ở Ấn Độ có một phái chủ trương phát huy từ bản thể gọi là Tánh-Tông, còn một phái khác chủ trương từ hiện tượng dẫn dắt vào bản thể gọi là Tướng-Tông.

Kỳ thực, Phật pháp cuối cùng đạt đến vũ trụ tuyệt đối rồi thì bản thể và hiện tượng hợp một, Tánh Tướng bất nhị cho nên cái Tánh của bản thể tuyệt đối này Phật Thích Ca gọi nó là Thực Tướng, là chỉ rõ khi tiến vào tuyệt đối thì tướng cũng biến thành chân thực tuyệt đối vậy. Nhưng khi chưa nhập tuyệt đối, tướng tức là tương đối chẳng thật, muốn tiến vào bản thể tuyệt đối cần phải phủ định Tướng đạt đến “không, vô tướng, vô tác” mới cho là được giải thoát bước đầu tiên.

cunconmocoi
06-02-2018, 09:00 AM
ĐẠI THỪA TUYỆT ĐỐI LUẬN
Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
__________________________________________________ ______________________________________


Phật Thích Ca đem tất cả tướng chia thành bốn loại tức là : Ngã Tướng, Nhơn Tướng, Chúng Sanh Tướng, Thọ Giả Tướng, gọi chung là tứ tướng. Bốn tướng này đại diện cho tất cả hiện tượng của nhân sinh vũ trụ tương đối, có thể dùng để giải thích nội tâm của con người đối với vũ trụ vạn vật sở sanh đủ thứ sai lầm.

Ví như bốn tướng trong Kinh Viên Giác (26) là chuyên dùng để chỉ rõ người tu hành nhận lầm bốn thứ cảnh giới nội tâm, bốn tướng trong kinh Kim-Cương thì cũng cùng mục đích độ chúng sanh mà chỉ rõ ràng chúng sanh vì chấp bốn Tướng mà sanh khởi sai lầm; bốn Tướng trong Kinh Lăng-Già thì dùng để phê bình cái chấp trước do Ngoại đạo sở kiến lập.

Bởi vì tất cả tư tưởng và hành vi của chúng sanh đều chẳng thể vượt qua phạm vi bốn Tướng này, do đó muốn chúng sanh giác ngộ sự sai lầm của họ tốt nhất là dùng bốn Tướng này để thuyết minh.

Cái phương pháp của Phật Thích Ca này rất cao minh và có hệ thống ấy là vì Ngài đã đích thân tiến vào tuyệt đối, đã thấu rõ tất cả nội tâm và ngoại vật của nhân sanh vũ trụ, biết tất cả chúng sanh sở dĩ lầm vào lối tẻ, trầm luân biển khổ đều do chấp Tướng cho nên mới đặt cái phương pháp này để phá vỡ nó.

Con người từ khi biết dùng bộ não và cảm giác để quan sát tất cả là đã trải qua một quá trình lâu dài, ban sơ hướng bên ngoài quan sát tức là quan sát sự biến đổi của con người và cảnh giới thiên nhiên v.v… Kế đó, trở lại quan sát hoạt động tư tưởng cảm giác thay đổi không chừng của bản thân bộ não tức là quan sát cái công cụ mà bản thân dùng để quan sát đó. Công cụ này gọi là Tâm.

Khi chưa Kiến Tánh tác dụng của bộ não là Giả, thế giới vạn vật do bộ não quan sát được cũng là Giả : Giả + Giả = Giả. Nếu theo đó tu hành thì kết quả vẫn là Giả nên lao nhọc mà chẳng có công hiệu.

Khi đã Kiến Tánh thì bộ não là Chân, thế giới vạn vật đều là Chân : Chân + Chân = Chân. Một Chân thì tất cả Chân nên chẳng cần tu gọi là Vô Tu Vô Chứng (27), ấy là chuyển Thức thành Trí, thế giới tương đối biến thành thế giới tuyệt đối.

Chúng ta muốn có sự đánh giá chính xác đối với Phật pháp thì chẳng nên xem theo chi tiết thế hệ mà phải thấu đạt trung tâm. Thể hệ của Phật mặc dù chia thành nhiều môn nhiều loại rất phức tạp, nhưng trung tâm tư tưởng của toàn thể hệ chính là Phật tánh (tức là Tuyệt-đối-luận), còn những cái khác đều từ đó suy diễn mà ra như Tứ-Thánh-Đế, Thập Nhị Nhân Duyên, Sáu Ba La Mật, và Tam Giới Thân v.v… đều xuất phát từ trung tâm lý luận này vậy.

cunconmocoi
06-02-2018, 09:25 AM
ĐẠI THỪA TUYỆT ĐỐI LUẬN
Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
__________________________________________________ ______________________________________


Học thuyết của Plato sở dĩ thành cội nguồn của nhị nguyên luận là tại ông đem cảm giác với lý tánh phân chia cho là đúng, như vậy không những hoàn toàn khác biệt mà lại đốI nghịch với nhau, do đó làm cho hai lý không cách nào dung thông được. Cái nhị nguyên luận của ông ắt phải hiển hiện nơi đối lập của quan niệm và vật chất, tái hiện nơi đối lập của cảm giác và tư tưởng, lại hiện nơi đối lập của nhục thể với linh hồn nữa.

Ông đem Chân lý với thực tại để trên phương diện lý tánh mà chẳng để trên phương diện cảm giác, lý ấy dù đúng nhưng cảm giác với lý tánh mặc dù phân chia thành khác biệt lại cũng cần phải nhất trí, nghĩa là cả hai cần phải khác suối mà đồng nguồn mới được.

Diệu lý của Phật thì chẳng có khuyết điểm kể trên, nó là rất viên mãn, rất nhất nguyên. Nó ban sơ phủ định cảm giác, cho cảm giác là hư vọng nên phủ định nó, nhưng cái cội nguồn hư vọng này chẳng phải lỗi của bản thân cảm giác mà do bị vô minh che khuất. Khi màn đen vô minh mở ra thì hư vọng tiêu diệt, lúc ấy cảm giác tức đồng với lý tánh nghĩa là với Phật tánh chẳng khác. Cho nên cảm giác với Phật tánh ban sơ mặc dù phân chia cuối cùng vẫn đồng một thể.

Cái cửa ải khó khăn của nhà triết học Hy-Lạp và Tây Phương ở nơi sau khi siêu việt cảnh giới cảm giác nhập vào cảnh giới tư tưởng thuần túy rồi lại đọa trở lại trong gông cùm của cảnh giới cảm giác nữa.

Phật thì siêu việt hai cảnh giới này và đạt đến chỗ cảnh giới mà triết gia Tây Phương chưa thể đến tức là cảnh giới Phật tánh vậy.

Cảnh giới này chẳng thể dùng tư tưởng suy lường, chẳng thể dùng ngôn ngữ văn tự diễn tả, cần phải thực chứng rồi mới biết được. Sau khi chứng ngộ tất cả cảm giác tư tưởng đều không lìa Phật tánh, nên nói : “Duy có kẻ chứng với kẻ chứng mới biết được.”

Về cảnh giới biểu thị trong Kinh và Ngữ lục Tổ-sư hoặc nói hoặc nín, kẻ chứng thì thấu hiểu rõ ràng, kẻ chưa chứng thì suy nghĩ mãi cũng không hiểu, cũng như phương pháp “Niêm hoa thị chúng” của Phật và “hét gậy chửi mắng” của Tổ Sư đều vậy.

Có vô thủy vô minh rồi mới có nhất niệm vô minh cho nên vô thủy vô minh với nhất niệm vô minh là tương đối, có niệm thứ nhất thì có niệm thứ nhì, có niệm thứ ba v.v…., cho đến cái niệm vô cùng vô tận, nghĩa là từ tương đối sanh ra vô số tương đối. Cho nên tương đối là chẳng thể cùng tận, không có chỗ dứt, chẳng thể truy cứu như cái vòng tròn chẳng có đầu mối nên gọi là luân hồi.

Con người hễ sanh ra tức là tương đối, có da trắng, da đen, da vàng, da đỏ v.v… do đó sanh khởi nhiều mâu thuẫn và phiền não, nghĩa là con người sanh ra thì phải chịu đựng cái vận mạng bi thảm vậy.

cunconmocoi
06-03-2018, 09:28 AM
ĐẠI THỪA TUYỆT ĐỐI LUẬN
Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
__________________________________________________ ______________________________________


Phật Tánh Siêu Việt Luận Lý

Nói Logic là thuộc về việc của tư tưởng, là phạm vi tương đối, Phật tánh là siêu việt tương đối chẳng phải tư tưởng có thể đến nên nói siêu việt logic.

Văn tự trong kinh giải thích tuyệt đối của Phật tánh đều chẳng thể dùng logic để chứng minh vì Phật tánh vốn chẳng thể giải thích. Phật vì lợi ích chúng sanh đã dùng mọi phương pháp để mong giải thích một phần nào nên văn tự lời nói ấy phải trải qua bao sự khó khăn mới được cấu tạo thành Kinh Phật.

Người đọc bỗng nhiên chẳng thấy hợp logic, thực ra thì đã siêu việt phạm vi logic mà nhập với cảnh giới nghĩa cú tuyệt đối. Nếu thấu đạt ý này thì chỗ nào cũng là logic nhưng logic đó là logic của Tuyệt đối vậy.

Tuyệt đối luận tức là Phật tánh luận, Phật tánh cùng khắp không gian và thời gian, chẳng hoại chẳng tạp, vô chứng vô thủ, chẳng bị huân nhiễm, xưa nay sẵn đủ nên gọi là Tuyệt Đối. Còn vũ trụ vạn tượng đều thuộc về Thành-trụ-hoại-không, hư vọng chẳng thật nên gọi là tương đối.

Nay tôi làm luận này phải dùng văn tự lời nói để giải thích. Văn tự lời nói đều thuộc về tương đối nhưng vì muốn hiển bày tinh lý của Phật nên phải nhờ sự phương tiện của văn tự này để hiển bày chánh lý, độc giả chớ nên kẹt nơi văn tự, cần phải được ý quên lời vậy.

Triết học Tây Phương có đại ngã, tiểu ngã, là tương đối; mà Phật Tánh _ Chơn như _ đều bất nhị là Tuyệt đối. Tương đối thì bất bình đẳng, tuyệt đối thì bình đẳng. Bất bình đẳng nên có tranh luận có đấu tranh, bình đẳng nên không tranh luận không đấu tranh.

Pháp thân phải dựa theo thời gian không gian rồi mới biết sinh mạng là vật gì, nó kéo dài thời gian, nó hoạt động không gian, như vượt qua thời gian không gian thì chẳng nói là sinh mạng, nhưng chẳng phải không có sinh mạng vì bản thân của sinh mạng tức là Tuyệt đối cũng gọi là Pháp thân.

Con người chỉ biết ở nơi thời gian không gian để nhận biết sinh mạng tương đối mà không chịu siêu việt thời gian không gian để nhận biết sinh mạng tuyệt đối, do đó sinh mạng bị thời gian không gian sở phủ định.

Sinh mạng Tuyệt đối lại phủ định thời gian không gian nên nói : “Trời đất chưa sanh vật này đã có, trời đất hủy hoại vật này chẳng hoại.”

cunconmocoi
06-03-2018, 09:36 AM
ĐẠI THỪA TUYỆT ĐỐI LUẬN
Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
__________________________________________________ ______________________________________


Cảnh Giới An Lạc Của Tuyệt Đối

Tự ngã là gông cùm của con người. Con người chỉ ở lúc quên tự ngã mới đắc được an lạc. Muốn quên tự ngã phải nhờ trợ giúp của pháp ngã.

Pháp ngã tức là cái ngã của vạn sự vạn vật ở ngoài tự ngã ví như âm nhạc, nghệ thuật, vận động v.v…, đều là pháp ngã. Chúng ta khi nghe âm nhạc hoặc thưởng thức nghệ thuật sẽ được quên tự ngã. Lúc ấy có thể tự do an lạc hơn, nhưng tự ngã dù quên lại lọt nơi phạm vi pháp ngã. Pháp ngã vẫn bị hạn chế trong thời gian không gian ví như nghe âm nhạc chỉ được ở trong một khoảng thời gian nào, khi thời gian qua đi vẫn té trở lại trong gông cùm tự ngã, mà tiếp tục chịu đựng thống khổ, do đó chúng ta muốn tìm một an lạc lớn hơn nên bỏ pháp ngã vào nơi Không ngã.

Không Ngã thì an lạc hơn, chỗ đó chỉ là mênh mông không tịch, tất cả vật ngoài chẳng thể xâm nhập, đây là cảnh giới Diệt tận định (28) của Tiểu Thừa Thiền. Khi ấy, thân tâm khinh an, đạm nhiên tự đắc, là một thứ cảnh giới Niết Bàn của tương đối, nhưng Không Ngã vẫn bị thời gian hạn chế, khi ông bước ra cảnh Không, ông vẫn bị té trở lại trong gông cùm tự ngã nữa.

Cho nên ông nếu muốn đắc được an vui triệt để cần phải bỏ cái Không Ngã để chứng nhập cảnh giới Chân như Phật tánh, lúc ấy mới không bị thời gian không gian hạn chế, nghĩa là giải thoát tất cả khổ của con người, mới là tự do tự tại của tuyệt đối, mới là an lạc của tuyệt đối.

Immanuel Kant muốn nhờ toán học cấu tạo một màng lưới vũ trụ để bắt con cá to của Tuyệt đối, kết quả chẳng những không được gì cả, trái lại tự thân lại bị bọc trong màng lưới mà chẳng thể tự thoát.

Thiền tông Trung Quốc có kẻ tiều phu dốt nát (Lục Tổ Huệ Năng) nghe một lời nói liền chứng ngộ tuyệt đối, có kẻ thì thấy hoa đào nở liền chứng tuyệt đối, có kẻ thì nghe tiếng trúc mà ngộ tuyệt đối. Chẳng biết người Tây Phương đến năm nào mới hiểu được những việc này.

cunconmocoi
06-03-2018, 09:55 AM
ĐẠI THỪA TUYỆT ĐỐI LUẬN
Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
__________________________________________________ ______________________________________


Nhà triết học Tây Phương đang sinh sống nơi thế giới tương đối, họ được mâu thuẫn tự nhiên của tương đối khơi động, lợi dụng toán học và vật lý học của tuyệt đối trong tương đối để phủ định vật chung quanh của tương đối, ấy là dùng phương pháp tương đối để phủ định tương đối vì họ chưa hoàn toàn biết rõ bản thân của Toán học và Vật lý học tức là tương đối. Nếu lìa khỏi thời gian không gian của tương đối thì Toán học và Vật lý học cho đến tất cả khoa học đều không thể hoạt động gì được nữa. Sau hết, khi Toán học và Vật lý học siêu việt thời gian không gian của tương đối tiến vào thời gian không gian của tuyệt đối, thì Toán học và Vật lý học tất cả đều thành Tuyệt đối. Lúc ấy bản thân của Toán học và Vật lý học tức là Tuyệt đối, hoàn toàn thoát khỏi bộ não ngu dại của con người mà tự tồn tại nơi vũ trụ của Tuyệt đối, họ do đó đắc được vĩnh sanh vậy.

Tuyệt đối nguyên là đại diện cho Phật pháp Đại thừa ấy là tư tưởng tối cao của con người chẳng ai có thể vượt qua. Vì nó siêu việt không gian và thời gian nên trải qua muôn kiếp cũng như mới, vì nó chẳng lìa thời gian và không gian nên trong đời sống ứng dụng hàng ngày mà chẳng có chướng ngại. Nay muốn ở trong tự điển của Triết học Tây Phương để tìm một tên gọi cũng không thể được.

Cái nhất nguyên luận của Tây Phương là nhất nguyên luận của tương đối, cái tuyệt đối luận của Tây Phương là tuyệt đối luận của tương đối, so với cảnh giới Tuyệt đối của Đại thừa Phật pháp thì chưa được đúng đắn. Duy có Tuyệt đối nhất nguyên của Đại thừa Phật pháp mới là Tuyệt đối luận chân chính.

Muốn xem nó là bản thể luận thì không đúng, gọi nó là hình nhi thượng học cũng không đúng bởi vì ở cảnh giới tương đối: Chân như, bản thể và hiện tượng đã đồng một, hình nhi thượng (tư duy trừu tượng) với hình nhi hạ (hiện tượng cụ thể) cũng chẳng có khác biệt. Nói tóm lại, nào là duy tâm, nào là duy vật, nào là bản thể, nào là hiện tượng, nào là nhận thức, nào là nhân sinh v.v…. đều bao gồm hết trong đó chẳng thiếu sót, chúng ta chẳng có tên gì để gọi, tạm gọi nó là Tuyệt Đối Nhất Nguyên của Đại Thừa Phật Pháp vậy.

cunconmocoi
06-04-2018, 08:47 AM
ĐẠI THỪA TUYỆT ĐỐI LUẬN
Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
__________________________________________________ ______________________________________



Kết Luận Của Dịch Giả

Ngài Nguyệt Khê là người đã kiến tánh, tịch năm 1965 ở Cửu Long, Hồng Kông. Đại Thừa Tuyệt Đối luận này tác giả có ý muốn giúp ích người Tây Phương, trong đó luận về pháp biện chứng của triết học Tây Phương, cho thấy hầu hết đều lẩn quẩn trong phạm vi tương đối tức là nhất niệm vô minh, cũng có người suy ra đến vô thủy vô minh, nhưng chưa có ai đạt đến chỗ tuyệt đối cuối cùng. Tất cả đều vì không biết đường lối thực hành, chỉ nhờ bộ não để suy lý mà thôi, nên Ngài Nguyệt Khê dùng pháp biện chứng của Phật Thích Ca để chứng minh và giới thiệu cách thực hành tức là pháp Thiền Trực Tiếp truyền từ Phật Thích Ca.

Nếu người Tây Phương chịu theo đó thực hành thì sẽ được đả phá vô thủy vô minh mà tiến vào vũ trụ tồn tại tuyệt đối vậy.

Ngoài ra, chúng tôi có ấn hành riêng Đường Lối Thực Hành và Cơ Bản Tham Tổ Sư Thiền là pháp Thiền trực tiếp của Phật Thích Ca đích thân truyền dạy, đọc giả có thể tìm xem (Từ Ân Thiền Đường có ấn tống).


Chú Thích

1. Ngã chấp, Pháp chấp, Không chấp :
Chấp thật cái thân thể và sự suy nghĩ cũa bộ não là Ta gọi là Ngã chấp.
Chấp thật vạn sự vạn vật trong vũ trụ pháp giới do ta hiểu biết được cho là có Thật Tánh Thật Tướng, gọi là Pháp Chấp.
Phá được Ngã chấp, Pháp chấp, thấy tất cả đều không, chấp cái không này là thật Không gọi là Không Chấp.

2. Chân Như :
Là biệt danh của Tự Tánh, Tự Tâm. Chân thật đúng như bản thể của Tự Tánh Tự Tâm gọi là Chân Như.

3. Trung Đạo : Nghĩa thường là không có nhị biên tương đối, nói sát nghĩa hơn là vô-sở-trụ, cũng như chẳng trụ nơi có, chẳng trụ nơi không, chẳng trụ nơi cũng có cũng không, chẳng trụ nơi chẳng có chẳng không, gọi là Trung Đạo.

4. Phật Tánh : Phật nghĩa là giác ngộ, có tánh giác ngộ gọi là Phật tánh.

5. Bồ Đề : là tiếng Phạn, dịch nghĩa là giác ngộ.

cunconmocoi
06-04-2018, 08:54 AM
ĐẠI THỪA TUYỆT ĐỐI LUẬN
Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
__________________________________________________ ______________________________________


6. Pháp môn Bất nhị :
Bất nhị có nghĩa hiển bày thể dụng của Tự Tánh cùng khắp không gian và thời gian, chẳng thể dùng tư tưởng để suy lường nên vượt ra ngoài đối đãi và cũng chẳng phải Một. Pháp môn tu tập để đưa đến chỗ Bất nhị này gọi là pháp môn Bất nhị.

7. Pháp Nhất thừa : tức là Phật thừa. Kinh Pháp Hoa nói chẳng hai cũng chẳng ba là nghĩa này vậy.

8. Khổ quán : cho tất cả là khổ. Khổ tức nhiên là khổ rồi, vui lại làm nhân cho khổ nên cũng là khổ.

9. Hoát nhiên đại ngộ : không có qua bộ óc lý giải mà chơn tâm đột ngột sáng tỏ, tự động hiểu biết đúng như thực tế trùm khắp không gian thời gian.

10. Nhất niệm vô minh : từ nguồn gốc vô thủy vô minh (cũng là chỗ vô niệm của bộ óc) khởi lên một niệm gọi là nhất niệm vô minh.

11. Vô thủy vô minh : nguồn gốc phát sinh ra ý thức phân biệt sai lầm gây tai hại từ lâu đời. Cũng là chỗ mịt mù đen tối.

12. Bát Nhã : thể dụng của trí huệ Tự Tánh, không cần qua bộ óc tác ý, tự động tùy duyên hiện ra sức dụng gọi là Bát Nhã.

13. Chân Ngã : tức là Tự Tánh, cũng gọi là chân như Phật tánh.

14. Mười Phương chư Phật : tất cả Phật ở trong không gian.

15. Vô dư Niết Bàn : Niết là không sanh, Bàn là không diệt. Bản thể của Niết Bàn cùng khắp không gian và thời gian chẳng còn chỗ nào lúc nào thiếu sót nên gọi là Vô dư Niết Bàn.

cunconmocoi
06-04-2018, 09:02 AM
ĐẠI THỪA TUYỆT ĐỐI LUẬN
Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
__________________________________________________ ______________________________________


16. Vô lậu giải thoát : lậu là tập khí phiền não. Chẳng còn phiền não được tự tại gọi là Vô lậu giải thoát.

17. Phật nhãn : chiếu soi cùng khắp không gian thời gian không có chỗ nào lúc nào thiếu sót.

18. Mở mắt chiêm bao : lúc ngủ chỉ một mình thức thứ 6 (ý thức) hoạt động hiện ra cảnh giới chiêm bao gọi là “nhắm mắt chiêm bao”. Lúc thức tỉnh thì thức thứ 6 cùng với tiền ngũ thức (gồm nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân thức) đồng thời hoạt động hiện ra cảnh giới cuộc sống hàng ngày đều gọi là ở trong “mở mắt chiêm bao”.
Nhắm mắt chiêm bao thì sau khi ngủ đủ rồi sẽ tự động thức tỉnh, còn "mở mắt chiêm bao" thì không bao giờ tự động thức tỉnh được, phải tham thiền đến Kiến Tánh mới được thức tỉnh, cũng gọi là Giác Ngộ.

19. A-Lại-Da-Thức : cũng gọi là thức thứ 8 hay Tạng Thức (Tạng là kho chứa) chuyên chứa các thứ chủng tử của vạn sự vạn vật.

20. Tham thoại đầu : Thoại là lời nói, khi chưa nổi niệm muốn nói là thoại đầu, nếu đã nổi niệm muốn nói dù chưa nói ra miệng cũng là thoại vĩ rồi. Như vậy thoại đầu tức là khi một niệm chưa sanh. Tham là nghi, nghi là không hiểu không biết. Nếu một việc gì đã hiểu biết rồi thì hết nghi, hết nghi tức là không có tham.Vậy tham thoại đầu tức là nhìn ngay chỗ một niệm chưa sanh, không biết đó là cái gì, Thiền Tông gọi là nghi tình, có nghi tình mới được gọi là tham thoạI đầu. Do nghi tình này đưa đến chỗ Giác Ngộ gọi là Kiến Tánh thành Phật.

21. Định-huệ-bình-đẳng : Định là thể, huệ là dụng. Tâm chẳng loạn là định, dụng chẳng sai là huệ. Khi định thì tự động hiện ra huệ, lúc huệ thì phải ở trong định, tức là ngoài định không có huệ, ngoài huệ không có định, cho nên nói "định huệ bình đẳng".

22. Bồ Tát : theo tiếng Phạn là Bồ Đề Tát Đỏa, nói tắt là Bồ-Tát nghĩa là giác ngộ hữu tình. Hữu tình được giác ngộ mới có thể lìa khổ được vui, chuyên độ cho chúng sanh lìa khổ được vui gọi là Bồ Tát.

23. Bốn Thừa : gồm ba thừa (Tiểu, Trung, Đại Thừa) thêm Tối Thượng thừa nữa là bốn.

24. Đại vô úy, sư tử hống : đây là thí dụ về uy lực thuyết pháp của Phật. Bá thú đều sợ sư tử, sư tử không sợ bá thú. Cũng vậy, khi Phật thuyết pháp thì không sợ Tà ma khuấy rối nên gọi là đại vô úy.

25. Ngũ uẩn : là Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức. Sắc là tế bào của cơ thể do tứ đại kết hợp thành. Thọ là lãnh thọ sự buồn, vui, thương, ghét v.v…. của cảm tình. Tưởng là tư tưởng suy lường. Hành là sự sanh diệt biến đổi của tế bào và hành vi. Thức là tác dụng của bộ óc hay nhận thức phân biệt tất cả sự vật sanh diệt trong vũ trụ.

cunconmocoi
06-04-2018, 09:09 AM
ĐẠI THỪA TUYỆT ĐỐI LUẬN
Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
__________________________________________________ ______________________________________


26. Hữu lậu : còn tập khí phiền não gọi là hữu lậu.

27. Bốn tướng trong kinh Viên Giác, Kim Cương và Lăng Già : Nói chung tả sự nhận lầm bốn thứ cảnh giới nội tâm. Bốn tướng có 2 thứ :

1. Bốn tướng mê thức của phàm phu :

Chấp nhận cái thân ngũ uẩn này là Ta gọi là Ngã tướng
Bỏ Ngã tướng chấp vào toàn nhân loại gọi là Nhân tướng
Bỏ nhân loại chấp vào toàn chúng sanh gọi là Chúng sanh tướng.
Chấp có thời gian chân thật gọi là Thọ giả tướng.

2. Bốn tướng mê Trí của bậc Thánh :

-Bậc Thánh, tâm biết có cơ sở chứng, dù chứng đến mức nào đều thuộc về Ngã tướng.
-Nay ngộ thêm một bậc, biết chẳng phải ta chứng, siêu việt tất cả chứng, nhưng còn cái tâm năng ngộ gọi là Nhân tướng.
-Nay tiến thêm một bậc nữa, liễu tri năng chứng năng ngộ là Ngã tướng, Nhân tướng, chỗ Ngã tướng Nhân tướng chẳng thể đến, chỉ còn tâm liễu tri, gọi là Chúng sanh tướng.
-Rồi tiến thêm một bậc nữa, chiếu soi tâm liễu tri cũng bất khả đắc, chỉ một Giác thể thanh tịnh, gọi là cứu kính giác, tất cả tịch diệt, cũng gọi là Niết Bàn. Nếu còn trụ nơi Niết Bàn thì mạng căn chưa dứt, gọi là Thọ giả tướng.

28. Vô tu vô chứng : Thể dụng của tự tánh cùng khắp không gian và thời gian, thần thông trí huệ vốn sẵn đầy đủ bằng như chư Phật. Ví như vàng thật ẩn trong quặng, quặng được bỏ tạp chất thì tự hiện vàng thật, cũng vậy, tâm được bỏ tập khí phiền não thì tự hiện thể dụng của tự tánh, chẳng do tu mới thành chẳng do chứng mới có nên gọi là Vô tu vô chứng.

29. Diệt tận định : có 2 thứ :

Là cõi trời tứ không, đã diệt hết tất cả vọng tưởng nhưng chưa tận gốc, còn chấp A Lại Da Thức là ngã, chưa ra khỏi luân hồi.
Là diệt tận định của A-La-Hán, đã dứt hết kiến hoặc và tư hoặc của tam giới, chẳng còn nhân-ngã nên được ra khỏi luân hồi.


HẾT

cunconmocoi
11-08-2021, 07:59 AM
ĐẠI THỪA TUYỆT ĐỐI LUẬN Trích đăng
Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
__________________________________________________ ______________________________________



https://media.ex-cdn.com/EXP/media.phatgiao.org.vn/files/f1/Contents/nguyenthihongyen/20160822/phatgiao-org-vnThien-su-Nguyet-Khe.jpg

cunconmocoi
11-08-2021, 08:01 AM
ĐẠI THỪA TUYỆT ĐỐI LUẬN Trích đăng
Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
__________________________________________________ ______________________________________




https://www.youtube.com/watch?v=Tq9Waaldc1M

cunconmocoi
11-08-2021, 08:13 AM
ĐẠI THỪA TUYỆT ĐỐI LUẬN Trích đăng
Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
__________________________________________________ ______________________________________



Tiểu truyện của Pháp sư Nguyệt Khê


Tôi với Pháp sư Nguyệt Khê quen biết đã hơn ba mươi năm, cùng ở xứ Sa Điền Hồng Kông, lúc rảnh rỗi thường qua lại thăm nhau, mặc dù tín ngưỡng chẳng đồng, nhưng tâm chúng tôi hình như có một linh tánh thông nhau, mỗi khi gặp nói chuyện, hai người đều cảm thấy rất khế hợp. Tôi rất thích Sư tánh tình ngay thẳng, tâm chẳng quanh co, tiếng nói hùng dũng, thành thật thiết tha, chẳng khách sáo, chẳng giả dối.

Nhìn theo hình tướng bề ngoài Sư rất giống một kẻ ăn xin, mặc quần áo cũ và rách, chân chẳng giày vớ, mùa lạnh mùa nóng cũng thường mang một đôi dép cũ, cầm một cây gậy, một túi vải nhỏ, tóc dài xòe vai, còn để bộ râu thưa thớt, hình dáng là một khổ hạnh Đầu đà, khi đi xe lửa hoặc xuống bắc qua biển, thường mua vé hạng chót, không khi nào vì mình mà lãng phí đồng xu. Có người nói: “Sư chẳng phải không có tiền, Sư là một triệu phú”, Sư phải triệu phú hay không, ở đây tạm gác qua một bên, sau này sẽ bảo cho biết.

Mỗi lần tôi gặp Sư trên xe lửa, mặc dù tôi đã mua vé hạng nhì, nhưng vẫn thích cùng ngồi ghế hạng chót với Sư để được nói chuyện với nhau. Bạn bè thường chê cười tôi rằng: “Ông không sợ bị lây con rệp của Sư kia chăng?” Sở dĩ ông bạn này cười tôi, là vì ông chẳng nhận biết cái tâm của Nguyệt Khê pháp sư. Tôi với Nguyệt Khê pháp sư, chẳng phải nhìn theo hình tướng bề ngoài mà nhìn theo nội tâm của Sư. Nội tâm của Sư rất tốt đẹp, nhân sinh quan và tư tưởng của Sư rất viên mãn, đủ cho người đời thưởng thức. Sư mười chín tuổi xuất gia, suốt đời phụng sự Thiền tông, đối với Phật pháp có kiến giải mở mang sáng tỏ.

Khoảng năm 1933 đến Sa Điền, ban sơ ở Tây Lâm, tôi lần đầu tiên gặp Sư vào năm 1934 tại phòng khách núi Đạo Phong, năm 1949 được Phật tử triệu phú Giảng Ngọc Giai là chủ công ty thuốc lá Nam Dương cúng dường Hối Tư Viện cho Sư để sáng lập Phật học viện ở trên núi đối diện ga xe lửa Sa Điền. Viện này sau vì một việc nhỏ mà bị giải tán. Nay người du khách đến du lịch chỉ biết ấy là Vạn Phật Tự, chẳng biết nguyên danh là Hối Tự Viện, thật ra Vạn Phật Tự chẳng phải tên thiệt, chỉ vì Sư xây một ngôi điện Vạn Phật, trước cửa điện đề hai chữ lớn là “Vạn Phật”, nên du khách theo đó gọi là Vạn Phật Tự mà thôi.Muốn diễn tả tư tưởng nhân sinh quan của Sư chẳng phải là việc dễ, nghe nói Sư có những tác phẩm như Duy Ma Kinh Giảng Lục, Lăng Già Kinh Giảng Lục, Viên Giác Kinh Giảng Lục, Kim Cang Kinh Giảng Lục, Tâm Kinh Giảng Lục, Phật Giáo Nhân Sinh Quan, Phật Pháp Vấn Đáp Lục, Đại Thừa Bát Tông Tu Pháp, Đại Thừa Tuyệt Đối Luận, Nguyệt Khê Ngữ Lục, Tham Thiền Tu Pháp… Nay trong tay tôi chỉ có hai cuốn Phật Giáo Nhân Sinh Quan và Nguyệt Khê Pháp Sư Ngữ Lục.

cunconmocoi
11-08-2021, 08:21 AM
ĐẠI THỪA TUYỆT ĐỐI LUẬN Trích đăng
Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
__________________________________________________ ______________________________________


Tiểu truyện của Pháp sư Nguyệt Khê

........

Phật Giáo Nhân Sinh Quan do Diệp Chí Tôn là đệ tử của Ngài biên soạn, chỉ có một trăm trang nói về giáo lý thông thường, chẳng có chỗ đặc biệt. Nguyệt Khê Pháp Sư Ngữ Lục khoảng bốn trăm năm mươi trang, cũng do đệ tử của Ngài biên soạn, trong đó đều là lời khai thị nhiều lần của Ngài, nay trích ra một vài đoạn đặc sắc như sau:- Dụng công tu hành cần nhất là phá tan vô thỉ vô minh. Kinh Hoa Nghiêm nói: “Phá vô minh đen tối”. Kinh Viên Giác nói: “Vô thỉ huyễn vô minh”. Kinh Thắng Man nói: “Đoạn dứt vô thỉ vô minh”. Tổ sư Thiền tông gọi là Hầm sâu vô minh, Đầu sào trăm thước… (trang 18).- Sư thượng đường thuyết pháp rằng: “Tuyệt đối chơn như đầy khắp hư không vũ trụ, ấy là chơn không, tuyệt sắc tướng, bổn lai diện mục là diệu minh, như như bất động, chẳng có phương sở, chẳng có tên gọi. Ở đây nhận được thì hoát nhiên giải thoát, liền thấy Phật tánh, tùy duyên tiêu dao, mặc ý qua lại, có Phật pháp gì để học, sanh tử gì để liễu, thiền đạo để tu, Niết bàn để chứng? Chẳng có một pháp để thành, chẳng có chúng sanh để độ. Tam tạng giáo điển đều là giấy trắng, một chữ cũng xài chẳng được, một ngàn bảy trăm công án đều là đàm giãi, tất cả đều chẳng dính dáng. Thế nào là Phật? Cây gậy của lão Tăng. Thế nào là pháp? Đôi giày cỏ của lão Tăng.

Sau đây là mấy đoạn nhật ký của tôi: Nhật ký ngày 7 tháng 7 năm 1962.- “Tôi thấy chùa Vạn Phật có trồng nhiều cây trúc vàng, trên thân cây có sọc màu xanh, tôi viết thư nhờ người mang đến cho Sư xin tặng cho mấy cây để trồng trên núi Đạo Phong, hôm nay được thư trả lời của Sư: hẹn dẫn thêm hai ba người đi đào cây, nên tôi cùng với Tăng Quang, Ngô Hạo, Đặng Quế Lâm mang theo cây cuốc, dây thừng và đòn gánh đến chùa núi đào trúc. Lúc đó vào mùa nắng, Sư không mặc áo, chạy đi chạy lại đang đôn đốc mấy người thợ xây cất Đại Bi Điện. Điện này luôn cả trang trí và dựng tượng Phật tốn khoảng năm mươi ngàn đồng. Sư dẫn chúng tôi đến chỗ cây trúc nói: “Cây trúc có rễ thì trồng đứng, không có rễ thì trồng nằm, mỗi ngày tưới nước, vào mùa mưa trồng rất tốt”. Lại nói: “Trúc này vốn sản xuất từ Tứ Xuyên. Khi Trương Chi Động làm Tổng đốc hai tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây sai người từ Tứ xuyên dời đến Quảng Đông”.Ông Đặng hỏi: Pháp sư năm nay bao nhiêu tuổi?

Sư nói: “Tám mươi bốn mà tóc tôi chưa trắng, chỉ có mấy sợi râu đã trắng”.

Vì Sư ở trần nên thấy trước ngực Sư có một vết sẹo lớn và bên tay trái thiếu hai ngón.

Sư nói tiếp: “Phật giáo có người phê bình núi Đạo Phong, tôi thì cho rằng núi Đạo Phong hành đạo Bồ tát, khuyên người hành việc lành, giúp người thành gia lập nghiệp, làm một công dân tốt trên xã hội, đều là làm những việc hữu ích”. Các người đã đào trúc xong, tôi từ giã với Sư, rồi Sư tiếp tục đi xem mấy người thợ xây điện, bước chân nhanh nhẹn giống như người thanh niên. Nhật ký ngày 28 - 11 - 1962. Buổi sáng Sư đến thăm tôi, tôi dẫn Sư đi dạo khắp nơi trên núi Đạo Phong, thấy Sư tinh thần đầy đủ, tiếng nói hùng dũng; chúng tôi đến trước Tòa Thánh, Sư nói: “Viện này nhỏ quá, có hữu (nhà ăn và nhà khách) mà không có tả (vì phía bên trái là núi chẳng thể xây nhà) nên chẳng thể tụ chúng đông”. Sư đưa cho tôi một lá thư bằng tiếng Anh của Sở nhà đất Cửu Long gởi, trong thư nói về việc xây Điện Đại Bi chưa được Chánh phủ đồng ý, phải dừng lại, việc này khiến Sư rất bận tâm.Nhật ký ngày 29 – 10 – 1963. Hôm nay hẹn với ông Từ Đạo Nghị đến chùa Vạn Phật thăm Sư và trả lại cho Sư bản thảo bài “Nghiên Cứu Đại Thừa Phật Pháp Chi Yếu Điểm”, bài này là Sư nhờ tôi trao cho Lương Đạo Úy biên chép lại. Sư nói: Vương mục sư, ông là một người tốt.

Tôi nói: Tôi cũng rất khâm phục kiến giải Phật học của Sư khác với Phật giáo đồ thông thường. Một số Mục sư thường khinh rẻ tu sĩ Phật giáo, ông thì chẳng phải vậy.

- Chúng ta cũng là người tôn giáo, đều là đạo hữu nên làm bè bạn.

Tôi hỏi: Trước kia Sư đốt ngón, đốt thịt trước ngực, hôm nay Sư thấy thế nào?

Sư cười to nói: Trước kia là ngu si. -Hôm nay tôi hỏi Sư một vấn đề quan trọng: Đại thừa Phật pháp của Sư nói, cần nhất là phải minh tâm kiến tánh, muốn minh tâm kiến tánh trước tiên phải phá tan hầm sâu vô minh, theo kinh nghiệm của Sư, hầm sâu vô minh làm sao phá?

- Nhiếp lục căn nhìn thẳng vào chỗ đen tối mịt mù, bất cứ ngày đêm, đi, đứng, nằm, ngồi, một khi hoát nhiên khai ngộ, phá tan hầm sâu đen tối liền thấy Phật tánh.

- Khai ngộ như thế thật là khó.

- Khai ngộ là việc lớn sanh tử, dĩ nhiên phải khó.

- Tôi nói cho Sư biết, tin đức Chúa Giêsu thì được cứu, chẳng phải khó như thế. Con người chỉ cần thật tình nhận tội sám hối để cho bửu huyết của Giêsu rửa sạch tâm họ thì Giêsu làm sinh mạng trong tâm họ, việc này người ngu dại và con nít đều dễ hiểu.

- Pháp sư tỏ vẻ hài hước giả vờ ngó quanh hai bên lướt qua chuyện khác rằng: Núi Đạo Phong hiện nay có bao nhiêu người?

- Hiện nay có lãnh tụ Tin Lành miền Viễn Đông và Á Châu, đại diện trong mười bốn nước hơn bảy mươi người hội nghị trên núi bàn về vấn đề phước lợi xã hội.

Sư nói: Ấy là việc rất tốt.

Tôi nói: Hiện nay Phật giáo cũng có làm việc phước lợi xã hội.

Sư nói: Ít lắm.

Tôi hỏi: Việc xây dựng điện Quan Âm tại sao dừng lại?

Sư nói: Vì Chính phủ không chấp thuận. Nhật ký ngày 23 – 4 – 1965. Sáng nay tôi đi Cửu Long, gần đến ga xe lửa Sa Điền gặp Sư hai tay chống ở chỗ hành lang, Sư nói mắc bệnh, nhờ tôi kêu giùm xe taxi đi khám Bác sĩ, tôi kêu xe rồi dìu Sư lên xe, cùng đi cùng có ba bà già, tôi thấy ba bà này chẳng thể chăm sóc Sư nên tôi cũng lên xe đi theo. Tôi nghĩ ở Cửu Long có nhiều bác sĩ và bệnh viện, khỏi cần qua bắc, đường xa quá. Nhưng Sư kiên trì đi xem bác sĩ quen thuộc là Tiêu Gia Hỷ. Tôi nghĩ cũng có lý, xe đến bắc, ông tài xế không chịu qua bắc, tôi dìu Sư xuống xe, đi được mấy bước, Sư nằm xuống giữa đường, tôi dùng hết sức lực mới đỡ Sư đến lề đường, nghỉ một hồi, từ từ dìu Sư đến bắc qua biển, rồi kêu taxi đưa Sư đến phòng mạch Bác sĩ, mới từ giã đi làm việc riêng của mình.

Đâu ngờ từ giã lần này tức là vĩnh biệt. Ba ngày sau là 26 tháng 4, tôi bỗng xem báo thấy đăng tin “Trụ trì chùa Vạn Phật ở Sa Điền là Nguyệt Khê lão hòa thượng đã tịch lúc 21 giờ 00 ngày 23 – 4 – 1965 âm lịch, trụ thế 87 năm”. Sau khi Sư tịch, các đệ tử đem nhục thân của Sư thếp vàng, thờ trong điện Phật A Di Đà, nhục thân này hơi ốm, không mập mạp hồng hào bằng khi còn tại thế.


Tác giả: Mục sư Vương Cảnh Khánh
Dịch giả: Thiền sư Thích Duy Lực

cunconmocoi
11-09-2021, 10:06 AM
ĐẠI THỪA TUYỆT ĐỐI LUẬN Trích đăng
Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
__________________________________________________ ______________________________________


Đạo-Lâm Thiền-Sư có một thị giả tên là Hội Thông, ngày kia muốn từ giã thầy để đi nơi khác.
Sư hỏi: “Ngươi muốn đi đâu?”
Đáp: “Hội Thông vì pháp mới xuất gia, lâu nay Hòa thượng chẳng có dạy bảo gì, nên con muốn đi nơi khác học Phật pháp.”
Sư nói: “Nếu là Phật pháp thì ở đây ta cũng có chút ít.”
Hội Thông nói: “Thế nào là Phật pháp của Hòa thượng?”
Sư liền ở trên áo mình nhổ một sợi lông vải thổi một cái “ù”, Hội Thông ngay đó khai ngộ.

Công-Án này tức là pháp Thiền Trực-Tiếp truyền từ Phật Thích Ca cũng là ở trong sát na, từ quốc độ tương đối bước vào quốc độ tuyệt đối vậy.
Hễ vào được cảnh giới tuyệt đối thì những cái bị phủ định như ngã, vạn hữu, các pháp v.v…. đều biến thành tuyệt đối, hoàn toàn được thừa nhận trở lại.
Đến đây tất cả đều là cảnh giới chân thật nên trong Kinh Đại Niết Bàn nói: “Thấy Nhất Thiết Không chẳng thấy Bất Không chẳng gọi là Trung Đạo (3) cho đến thấy Nhất Thiết Vô Ngã chẳng thấy có Ngã cũng chẳng gọi là Trung Đạo”.



https://scontent-hkt1-2.xx.fbcdn.net/v/t1.6435-9/p480x480/252543495_904951060225395_4194153562613943317_n.jp g?_nc_cat=100&ccb=1-5&_nc_sid=730e14&_nc_ohc=whioqj98PxkAX-nw5jI&_nc_ht=scontent-hkt1-2.xx&oh=237fbd25ca3d9d471ef4b6bac4d3fd25&oe=61AE53D1

https://scontent-hkt1-1.xx.fbcdn.net/v/t1.6435-9/p480x480/251397497_904951103558724_6633206206637344299_n.jp g?_nc_cat=111&ccb=1-5&_nc_sid=730e14&_nc_ohc=DEG87qYhTtsAX-oYxv9&tn=FKQDFPI0ey7w8kF0&_nc_ht=scontent-hkt1-1.xx&oh=5c5deb2ee091cc5238a866c289e727f9&oe=61AF0231

2176 2177

cunconmocoi
11-10-2021, 05:30 AM
ĐẠI THỪA TUYỆT ĐỐI LUẬN Trích đăng
Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
__________________________________________________ ______________________________________



Chân Không Diệu Hữu

Trung đạo gọi là Phật Tánh, vì phủ định nên không,
vì thừa nhận nên bất không, vì phủ định nên vô ngã,
vì thừa nhận nên có ngã.
Có thể phủ định mà chẳng thể thừa nhận là người Tiểu thừa.
Có thể phủ định mà cũng có thể thừa nhận là người Đại thừa.
Chẳng nói phủ định cũng chẳng nói thừa nhận là Phật.


https://scontent-hkt1-2.xx.fbcdn.net/v/t1.6435-9/s640x640/255766370_905429150177586_2042750806860625949_n.jp g?_nc_cat=107&ccb=1-5&_nc_sid=730e14&_nc_ohc=9nOnLsF2cyUAX-yaKbi&_nc_ht=scontent-hkt1-2.xx&oh=0d53450e37b20569b72870f1c4e0bef5&oe=61B0318D

--------

Phiền não tức Bồ Đề

Lúc phủ định thì "nhất vọng nhất thiết vọng", khi
thừa nhận thì "nhất chân nhất thiết chân". Khi chưa
lìa tương đối thì tất cả đều tương đối, đã vào tuyệt
đối thì tất cả đều tuyệt đối, chẳng phải ngoài tương
đối có tuyệt đối, chẳng phải ngoài tuyệt đối có tương
đối, nên Uế Độ tức là Tịnh Độ, Địa Ngục tức là Thiên
Đàng, Phiền Não tức là Bồ Đề, Chúng Sanh tức là
Chư Phật. Nói tóm lại Tương Đối tức là Tuyệt Đối,
tất cả bình đẳng gọi là pháp môn Bất Nhị, cũng gọi
là Nhất Thừa.

https://scontent-hkt1-1.xx.fbcdn.net/v/t1.6435-9/s640x640/256416223_905431056844062_3697453452278043472_n.jp g?_nc_cat=109&ccb=1-5&_nc_sid=730e14&_nc_ohc=lMmSQ9XezZ8AX9blhKK&_nc_ht=scontent-hkt1-1.xx&oh=a8c378e4917b29d51b1756695fcca067&oe=61AEE58F

2178 2179

cunconmocoi
11-11-2021, 05:22 AM
ĐẠI THỪA TUYỆT ĐỐI LUẬN Trích đăng
Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
__________________________________________________ ______________________________________



Vô hữu thiểu pháp

Như trong kinh Pháp Hoa nói:“Trong mười phương
quốc độ chỉ có pháp Nhất Thừa, chẳng hai cũng
chẳng ba, trừ phương tiện của Phật, chỉ dùng giả
danh tự, dẫn dắt cho chúng sanh, duy nhất sự thật
này, ngoài ra đều chẳng chân” là nghĩa này vậy.
Đến đây, nên ghi nhớ rằng cảnh giới Tuyệt đối Chân-
như chẳng phải văn tự lời nói có thể diễn đạt, nên
Phật Thích Ca thuyết pháp xong liền phủ định ngay,
nói rằng: “Ta 49 năm thuyết pháp chưa từng nói một
chữ”, lại nói: “Ta từ đêm ấy đắc Chánh giác, cho đến
đêm ấy nhập Niết Bàn chẳng thuyết một chữ nào cả”
lại nói: “Ta đối với Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh
Giác cũng chẳng được một chút pháp nào cả.”


https://scontent-hkt1-2.xx.fbcdn.net/v/t39.30808-6/p480x480/254352631_905994930121008_7072142816461909118_n.jp g?_nc_cat=108&_nc_rgb565=1&ccb=1-5&_nc_sid=730e14&_nc_ohc=wY1inP725esAX_QeJ93&_nc_ht=scontent-hkt1-2.xx&oh=11ee93c04bf19078e30906f57b29d7e0&oe=6191C6D1

--------

Dĩ Ý Thức luận Ngã

Khi con mắt thần linh của tuyệt đối nhìn thẳng tất
cả chúng sanh thấy mỗi mỗi đều đang đoán mò hoặc
cắm cúi dùng kính hiển vi hoặc là dùng tư tưởng suy
lường, với tất cả tinh thần siêng năng làm việc, mong
phát hiện được một chân lý nào, thì thấy buồn cười
rằng: “Dẫu cho các ông vận dụng hết tim óc vẫn
chẳng biết một tí gì về ta. Bởi vì các ông dùng tư
tưởng cảm giác là tương đối, tương đối chẳng thể
biết tuyệt đối, cho nên ông là ông, ta là ta, ông muốn
nhận thức tất cả trước tiên nên nhận thức ta, nếu
không nhận thức ta thì ông chẳng thể nhận thức tất
cả. Nhưng chỉ khi nào ông buông bỏ tất cả tìm cầu,
buông bỏ tất cả hình thức và danh tự mà dùng tâm
hồn trong sạch để nội chiếu, khi cơ duyên đến hoát
nhiên đại ngộ, khi ấy ông sẽ tự buồn cười rằng:
“À, mình vốn là nó !”

https://scontent-hkt1-2.xx.fbcdn.net/v/t39.30808-6/p480x480/255912668_905995706787597_5058535837330139831_n.jp g?_nc_cat=100&_nc_rgb565=1&ccb=1-5&_nc_sid=730e14&_nc_ohc=7ro1IQQ_a8oAX-j7GWB&_nc_ht=scontent-hkt1-2.xx&oh=18d2b9105ddbab19e8b65c085d01ff96&oe=6190D347

2186 2187

cunconmocoi
11-12-2021, 06:12 AM
ĐẠI THỪA TUYỆT ĐỐI LUẬN Trích đăng
Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
__________________________________________________ ______________________________________



6. Không gian & Thời gian

Không gian và thời gian là môi trường hoạt động của
tất cả nhà khoa học và triết học cũng là môi trường
hoạt động của tất cả vật chất và tinh thần, nếu lìa
khỏi không gian và thời gian thì khoa học với triết
học chẳng thể hoạt động, vật chất và tinh thần cũng
không có chỗ để y chỉ và tồn tại.
Nhưng không gian và thời gian là căn nhà do tư tưởng,
cảm giác của loài người tự kiến tạo ra, nếu không có
tư tưởng và cảm giác thì căn nhà này không thể thành
lập.
Cho nên tư tưởng cảm giác khi bị phủ định thì không
gian và thời gian cũng phải bị phủ định, không gian
thời gian bị phủ định thì tất cả vật chất tinh thần
cũng phải bị phủ định, tất cả khoa học triết học cũng
phải bị phủ định. Vậy thì tất cả thế giới vạn vật đều
mất hết chỗ đứng chân.


https://scontent-hkt1-2.xx.fbcdn.net/v/t39.30808-6/p480x480/254996951_906636306723537_4817321002755260194_n.jp g?_nc_cat=105&_nc_rgb565=1&ccb=1-5&_nc_sid=730e14&_nc_ohc=tN8ZAvLO7dcAX9Qoq8f&_nc_ht=scontent-hkt1-2.xx&oh=622bf67273e1f0a2640ed5efc80b319f&oe=6192D665

--------

7. Tương đối & Tuyệt đối

Bởi vì tư tưởng cảm giác là tương đối cho nên không
gian thời gian cũng là tương đối, vì không gian thời
gian tương đối cho nên vật chất tinh thần cũng là
tương đối, khoa học triết học đều là tương đối. Từ
đây suy rộng ra thì tất cả vũ trụ vạn vật đều là tương
đối.
Tương đối là đối lập nhau, phủ định với nhau, nói
tóm lại cả vũ trụ vạn vật đều tự nó phủ định chính nó.
Nhưng khi ông bước vào cảnh giới tuyệt đối thì sở
thấy của ông sẽ là mênh mông vô biên, vô thủy vô
chung, vô cùng vô tận, ấy là tồn tại của tuyệt đối.
Ngay đó chẳng thể tưởng tượng thế nào gọi là không
gian và thời gian, thế nào gọi là vật chất và tinh thần,
nhưng mà những cái trên mỗi mỗi tự an nơi ngôi vị
nó, hoàn toàn đầy đủ, vĩnh viễn tồn tại nơi quốc độ
tuyệt đối.

https://scontent-hkt1-1.xx.fbcdn.net/v/t39.30808-6/p480x480/256402112_906636366723531_8821666125145726021_n.jp g?_nc_cat=110&_nc_rgb565=1&ccb=1-5&_nc_sid=730e14&_nc_ohc=Annj_TxPsJQAX8GTSb6&_nc_ht=scontent-hkt1-1.xx&oh=33adb0d063d9c80ee3f55b5524aa9a55&oe=6192ADEC

2191 2192

cunconmocoi
11-13-2021, 05:44 AM
ĐẠI THỪA TUYỆT ĐỐI LUẬN Trích đăng
Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
__________________________________________________ ______________________________________



10. Vô thủy Vô minh !

Khi nhất niệm vô minh im lặng trở về hang ổ vô thủy
vô minh thì tự ngã theo đó tiêu diệt, vạn sự vạn vật
cũng theo đó tiêu diệt, cả vũ trụ thời gian và không
gian cũng theo đó tiêu diệt, tất cả mâu thuẫn cũng
theo đó tiêu diệt, chỉ còn lại miếng đất đen tối mênh
mông, hoang vu của vô thủy vô minh, cũng là hang
ổ của kẻ tương đối.
Vô thủy vô minh giống như một bức màn đen che
khuất tất cả thể tướng chân thật, nó là ranh giới giữa
tuyệt đối và tương đối, ranh giới ngăn cách giữa chân
với giả.
Khi nhất niệm vô minh từ trong bóng tối của màn
đen xuất hiện thì tất cả tuồng kịch của thiện ác, thị
phi, buồn vui, tan hợp… ngay đó bắt đầu, tất cả mưa
gió giông bão bắt đầu, vận mạng biến đổi không chừng
cũng bắt đầu, tất cả lịch sử mâu thuẫn xung đột đấu
tranh đổ máu đều từ đó bắt đầu cả.


https://scontent-hkt1-2.xx.fbcdn.net/v/t39.30808-6/p480x480/256167695_907239913329843_6634821460176415387_n.jp g?_nc_cat=103&_nc_rgb565=1&ccb=1-5&_nc_sid=730e14&_nc_ohc=SyqqbWG7KzkAX-AYJdF&_nc_ht=scontent-hkt1-2.xx&oh=756ad1a8397fefb02c35bb220dbd7d8c&oe=61949AC8

--------

11. Ấn Bát Nhã

Nhưng, tất cả những điều trên đều là ảo
thuật hư vọng, chỉ có Phật Thích Ca nhìn
thấu sự thật, dùng bàn tay Bát Nhã của
Phật mở ra bức màn đen tối của vô thủy
vô minh thì trong khoảnh khắc tất cả
tuồng kịch vui buồn của tương đối đều
tiêu diệt, tất cả mưa gió giông bão đều
yên bình trở lại, trời đất hoát nhiên sáng
tỏ, ngay đó tuyệt đối bắt đầu, chân ngã
tự hiện, ngay trước mắt đều là vũ trụ tuyệt
đối, tất cả hoàn toàn đầy đủ chẳng thiếu
chẳng dư, cho đến một hạt bụi cũng tự
hiện ra hình tướng chân thật.

https://scontent-hkt1-1.xx.fbcdn.net/v/t39.30808-6/p480x480/257115172_907239969996504_1028515684409178879_n.jp g?_nc_cat=111&_nc_rgb565=1&ccb=1-5&_nc_sid=730e14&_nc_ohc=2BHUF7kTyYkAX-p6_Vx&_nc_ht=scontent-hkt1-1.xx&oh=0cda4905617b31430c16fe7ff2ed776d&oe=6192F0FD

2193 2194

cunconmocoi
11-14-2021, 04:58 AM
ĐẠI THỪA TUYỆT ĐỐI LUẬN Trích đăng
Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
__________________________________________________ ______________________________________



12. Bản thể chữ A !

Đời sống của tuyệt đối là vô cùng phong phú vô
cùng an lạc đẹp đẽ chẳng gì so bằng. Ở đây không
có sanh tử, không có thiện ác, không có giầu nghèo,
không có giai cấp, không có trí ngu, không có thị
phi, không có tốt xấu, không có mâu thuẫn, không
có tất cả danh tự và hình thức của tương đối. Ở
đây chỉ có hoàn toàn bình đẳng vô hạn của tuyệt
đối, tự do chân chính, an lạc vô cùng, cuối cùng
đến chỗ không sanh không diệt, cũng là vĩnh sanh
của tuyệt đối vậy. Thế giới tuyệt đối này tức là
miếng đất trong sạch của Niết Bàn do mười phương
chư Phật cùng nhau tán thán. Phật Thích Ca đã
dùng bốn chữ Thường- Lạc- Ngã- Tịnh để tán thán
cảnh đẹp của Niết Bàn này.


https://scontent-hkt1-2.xx.fbcdn.net/v/t39.30808-6/p480x480/255039187_907817783272056_5708175978951859240_n.jp g?_nc_cat=103&ccb=1-5&_nc_sid=730e14&_nc_ohc=_yjMTFB3qC4AX_khoSK&tn=FKQDFPI0ey7w8kF0&_nc_ht=scontent-hkt1-2.xx&oh=ae37b66de9135f4d139bd8eff4089135&oe=61945E09

--------

13 . Bản thể chữ A (tt)

Ở đây chẳng sanh chẳng diệt, chẳng phải do sáng
tạo mà là bổn nhiên, ấy là chữ Thường của Tuyệt
Đối.

Ở đây vô khổ vô lạc, chẳng có bó buộc và giải thoát,
ấy là chữ Lạc của tuyệt đối.

Ở đây vô ngã, vô nhơn, vô Phật vô chúng sanh,
chẳng phải siêu thăng mà là bản trụ, ấy là chữ
Ngã của tuyệt đối.

Ở đây vô cấu vô tịnh, vô tội vô phúc, chẳng cần tu
tập mà bổn lai trong sạch, ấy là chữ Tịnh của tuyệt
đối.

https://scontent-hkt1-1.xx.fbcdn.net/v/t39.30808-6/p480x480/255936650_907817843272050_5898139818065038417_n.jp g?_nc_cat=101&ccb=1-5&_nc_sid=730e14&_nc_ohc=EnlzdXps97IAX9pszsV&_nc_oc=AQmERsm7UJ6mSN4g3EnuLXfClSUx1EZFl918WfEwGeH JnSuwgditUs6zOMVV9JiFFr4&_nc_ht=scontent-hkt1-1.xx&oh=15e84ee922a05e0d62a762eace0dca6f&oe=61943918

2201 2202

cunconmocoi
11-15-2021, 05:06 AM
ĐẠI THỪA TUYỆT ĐỐI LUẬN Trích đăng
Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
__________________________________________________ ______________________________________



14 . Xóa sạch Tam Thiên (1)

Đem tất cả cảnh giới tương đối buông bỏ rồi tức
là giải thoát, ấy là phương pháp duy nhất để tiến
vào tuyệt đối nên gọi là pháp môn bất khả tư nghì.
Bất khả tư nghì tức là Tuyệt đối Chân như, nghĩa là
chẳng thể dùng tư duy cảm giác để đạt đến, chẳng
thể dùng ngữ ngôn văn tự để diễn tả, chỉ do phủ
định tương đối mới có thể tiến đến quốc độ tự do
bình đẳng của tuyệt đối.
Phương pháp của Phật Thích Ca đem tất cả tương
đối đều hoàn nguyên trở lại thành tuyệt đối cho
nên tất cả đều là nguyên nhân tự kỷ, ngoài nguyên
nhân tự kỷ ra chẳng có nguyên nhân nào khác,
cho nên gọi là Vô-Dư-Niết-Bàn cũng gọi là Vô-Lậu-
Giải-Thoát. Đã chẳng có nguyên nhân nào khác tức
là hoàn toàn tự chủ, hoàn toàn tự do bình đẳng,
chẳng có giai cấp và xung đột.


https://scontent-hkt1-2.xx.fbcdn.net/v/t39.30808-6/p480x480/252216518_908446586542509_496539934682710540_n.jpg ?_nc_cat=104&_nc_rgb565=1&ccb=1-5&_nc_sid=730e14&_nc_ohc=E1U4WeAlA08AX9USfhC&tn=FKQDFPI0ey7w8kF0&_nc_ht=scontent-hkt1-2.xx&oh=c09727450582211a6a5a05e52f806448&oe=6195FE24

--------

15 . Xóa sạch Tam Thiên (2)

Khi ông rõ được tác dụng của nhất niệm vô minh
thì ông sẽ biết được tại sao tất cả đều thành “Nhị”
(tương đối), khi ông rõ được tác dụng tuyệt đối của
Phật tánh thì ông sẽ hiểu được tại sao tất cả đều
“Bất nhị” (tuyệt đối) – nhưng chớ lầm nhận vô
thủy vô minh là “cảnh giới bất nhị”, bề mặt nó dù
giống “bất nhị” mà có chủng tử “nhị”, khi nhất
niệm vô minh từ nó sanh khởi thì tất cả đều thành
“nhị” rồi.
Khi tất cả đều thành “Nhị” rồi thì sự vật ở ngay
trước mặt ông, ông cũng chẳng có cách nào để
biết được thực tướng của nó. Khi tất cả đều “bất
nhị” thì sự vật dù ở xa ngoài địa cầu ông cũng
được biết hết chẳng thiếu sót. Hiện tại ông biết
như thế, quá khứ cũng phải như thế, vị lai cũng
phải như thế, vì ông tự mình tức là tuyệt đối, tuyệt
đối tức là ông, khi ấy ông đã siêu việt không gian
và thời gian rồi.

https://scontent-hkt1-2.xx.fbcdn.net/v/t39.30808-6/p480x480/257455063_908446696542498_478914424048842921_n.jpg ?_nc_cat=107&_nc_rgb565=1&ccb=1-5&_nc_sid=730e14&_nc_ohc=Bu-gA_oFProAX-YLk_b&_nc_oc=AQnvZWASdLWct1wbAEKL5K0kPVVdzeuua-ghZcJgPA-Z4-zBKYLggJYgdWAe0gL5Dd0&_nc_ht=scontent-hkt1-2.xx&oh=a29ee44b27ba17e6b4a630cea50f1319&oe=61973CB5

--------

16 . Xóa sạch Tam Thiên (3)

Đem tất cả cảnh giới tương đối buông bỏ rồi tức là
giải thoát, ấy là phương pháp duy nhất để tiến vào
tuyệt đối nên gọi là pháp môn bất khả tư nghì. Bất
khả tư nghì tức là tuyệt đối chân như, nghĩa là chẳng
thể dùng tư duy cảm giác để đạt đến, chẳng thể dùng
ngữ ngôn văn tự để diễn tả, chỉ do phủ định tương
đối mới có thể tiến đến quốc độ tự do bình đẳng của
tuyệt đối.
Phương pháp của Phật Thích Ca đem tất cả tương
đối đều hoàn nguyên trở lại thành tuyệt đối cho
nên tất cả đều là nguyên nhân tự kỷ, ngoài nguyên
nhân tự kỷ ra chẳng có nguyên nhân nào khác, cho
nên gọi là Vô-Dư-Niết-Bàn cũng gọi là Vô-Lậu-Giải-
Thoát. Đã chẳng có nguyên nhân nào khác tức là
hoàn toàn tự chủ, hoàn toàn tự do bình đẳng, chẳng
có giai cấp và xung đột.

https://scontent-hkt1-1.xx.fbcdn.net/v/t39.30808-6/p480x480/248256566_908446779875823_412933326431563667_n.jpg ?_nc_cat=109&_nc_rgb565=1&ccb=1-5&_nc_sid=730e14&_nc_ohc=_AxEw6zc-CoAX_CqfHF&_nc_oc=AQn7gcGRR0ZMk4G8ucRz5bgiFREC0_-bbtOF5srV6gmCg_NlroQzr2gHt4b2D9PzF9k&tn=FKQDFPI0ey7w8kF0&_nc_ht=scontent-hkt1-1.xx&oh=419e230ec66b6043a0999425ff1e3f61&oe=6196B83C

2206 2207 2208

cunconmocoi
11-16-2021, 05:15 AM
ĐẠI THỪA TUYỆT ĐỐI LUẬN Trích đăng
Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
__________________________________________________ ______________________________________



17 . Xóa sạch Tam Thiên (4)

Cái bản thể của tuyệt đối là như như bất động, nếu
nó có biến động thì chẳng phải là tuyệt đối, nếu nó
có biến động ắt phải có một thứ nguyên nhân nào
khác hoặc sức mạnh lay động nó, ấy tức là tương
đối rồi, nên chẳng thể được tôn xưng là Duy-Nhất-
Nguyên Nhân của tuyệt đối.
Khi ông rõ được tác dụng của nhất niệm vô minh
thì ông sẽ biết được tại sao tất cả đều thành “Nhị”
(tương đối), khi ông rõ được tác dụng tuyệt đối
của Phật tánh thì ông sẽ hiểu được tại sao tất cả
đều “Bất nhị” (tuyệt đối) – nhưng chớ lầm nhận
vô thủy vô minh là “cảnh giới bất nhị”, bề mặt nó
dù giống “bất nhị” mà có chủng tử “nhị”, khi nhất
niệm vô minh từ nó sanh khởi thì tất cả đều thành
“nhị” rồi.


https://scontent-hkt1-1.xx.fbcdn.net/v/t39.30808-6/p480x480/241507891_909013783152456_4453611762624036338_n.jp g?_nc_cat=101&_nc_rgb565=1&ccb=1-5&_nc_sid=730e14&_nc_ohc=8b0YQj5g-VYAX-yXTpE&_nc_ht=scontent-hkt1-1.xx&oh=68b31876dd10a165d07dfbbb29d8a677&oe=6197470D

--------

18 . Xóa sạch Tam Thiên (5)

Phật Thích Ca từng nói “Biết hết sự vật trong mười
phương tam thế”, nếu ông hiểu rõ đạo lý tuyệt đối
thì ông sẽ nhìn nhận lời của Phật Thích Ca rất
chính xác. Cái sinh mạng vĩnh viễn không chết,
cái chân lý vĩnh viễn không thay đổi, sự chính xác
này đâu có gì để so bằng được, đâu có ý nghĩa gì
có thể hơn nữa.
Từ xưa đến nay, tất cả nhà triết học chưa từng có
người nào bước đến cửa tuyệt đối, lại chú ý những
việc tương đối như thị phi, thiện ác, quá khứ vị lai,
sanh trưởng hủy diệt, quyền lực sinh mạng v.v…,
kết quả chẳng có một món nào chẳng bị chìm đắm
nơi biển cả tương đối, theo Phật nhãn mà xem xét
ấy là ngu dại đáng thương xót biết bao! Cái hiệu
quả của tư tưởng cảm giác chẳng qua là một phê
phán điên đảo và trong “mở mắt chiêm bao”, do
họ hôn mê và hiểu lầm làm cho cả loài người đều
lọt vào vận mạng bi thảm.

https://scontent-hkt1-1.xx.fbcdn.net/v/t39.30808-6/p480x480/242355500_909013856485782_6784250347037989405_n.jp g?_nc_cat=111&_nc_rgb565=1&ccb=1-5&_nc_sid=730e14&_nc_ohc=5QkadAPbt6sAX8dGiWE&_nc_ht=scontent-hkt1-1.xx&oh=6b55b17462f67513d4bc274ae91e2ed4&oe=619745E5

--------

19 . Hiện ảnh Khổ & Vui

Bởi vì khổ với vui là tương đối chẳng thể phân
chia, ví như trên mặt người có thể hiện ra hào
quang vui vẻ cũng có thể đắp lên đám mây u sầu
bi thảm. Hai cái buồn vui liên kết với nhau cho
nên ai muốn được an vui tối cao ắt phải chuẩn
bị lãnh thọ thống khổ tối cao, trái lại kẻ đã chịu
đựng thống khổ nhiều nhất thì có thể cảm giác
đến sự an vui nhiều nhất, bởi vì an vui và thống
khổ đối đãi lẫn nhau, chẳng có thống khổ thì an
vui cũng chẳng thể thành lập.
Kỳ thật, khổ vui đều là hóa thân của nhất niệm
vô minh, nhất niệm vô minh ẩn giấu nơi hầm sâu
của vô thủy vô minh tức là cái kho tàng bí mật
thâm sâu của A-lại-da-thức. Khi nhất niệm vô
minh chạy ra khỏi cửa bí mật đó liền biến thành
những thứ tình cảm mừng giận buồn vui mỗi mỗi
chẳng đồng chen vào tâm trí của ông để chi phối
ông, lúc ấy ông đã thành một con rối rồi.

https://scontent-hkt1-1.xx.fbcdn.net/v/t39.30808-6/p480x480/241434548_909013936485774_1997244704351997901_n.jp g?_nc_cat=109&_nc_rgb565=1&ccb=1-5&_nc_sid=730e14&_nc_ohc=KRf2dIlcROEAX88RMM4&_nc_ht=scontent-hkt1-1.xx&oh=f7d53e8fd53b28fe5c8fe57df276be29&oe=6198C3F4

2209 2210 2211

cunconmocoi
11-17-2021, 05:00 AM
ĐẠI THỪA TUYỆT ĐỐI LUẬN Trích đăng
Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
__________________________________________________ ______________________________________



20. Giải thoát Vô minh

Nếu ông không chịu làm người múa rối thì
phải dụng trí Bát Nhã (tham Thoại-đầu)
theo sát dấu chân của nhất niệm vô minh,
tìm đến chỗ ẩn thân của nó là hầm sâu vô
thủy vô minh để phá hủy ngay thì màn đen
của vô thủy vô minh được mở ra, sợi dây
khống chế người múa rối được cắt đứt, bổn
lai diện mục liền xuất hiện, lúc ấy tất cả
mừng giận buồn vui đều biến thành tuyệt
đối của Phật tánh, tất cả đều do bản năng
tuyệt đối tự mình làm chủ.
Trước kia kẻ tương đối bị vô minh chi phối
nay liền được giải thoát, tất cả đều trở về
chân thực tuyệt đối.


https://scontent-hkt1-2.xx.fbcdn.net/v/t39.30808-6/p480x480/257463840_909622236424944_8964329209613070742_n.jp g?_nc_cat=104&_nc_rgb565=1&ccb=1-5&_nc_sid=730e14&_nc_ohc=SiWj4__aO5IAX-ZrO_d&_nc_ht=scontent-hkt1-2.xx&oh=218b52a6dec2f06f738f7a4f785599ad&oe=6199B744

--------

21. Tự do chân chính (1)

Khi tất cả đã trở về tuyệt đối thì khổ và
vui bình đẳng, tất cả hình thức và danh
dự bình đẳng, cái bản năng của tuyệt đối
đứng trên đài tư lệnh phát huy lệnh tuyệt
đối khiến khắp cả vũ trụ đều biến thành
hoàn toàn tuyệt đối. Chỉ có trên quốc độ
tuyệt đối mới có sự giải thoát chân chính,
mới có sự tự do chân chính, mới có bình
đẳng chân chính, chẳng phải do ai kiến
tạo mà bổn lai vốn như thế.
Cái bản nguyên tự tánh của chúng sanh
vốn là tuyệt đối tự do và bình đẳng, cái
tự do bình đẳng này hễ đắc được rồi thì
vĩnh viễn không thể biến mất vì nó là từ
vô thủy bổn nhiên như thế.


https://scontent-hkt1-1.xx.fbcdn.net/v/t39.30808-6/p480x480/241475909_909622309758270_1273394275998119322_n.jp g?_nc_cat=108&_nc_rgb565=1&ccb=1-5&_nc_sid=730e14&_nc_ohc=Xti91Bun_G8AX8n-ZaA&_nc_ht=scontent-hkt1-1.xx&oh=23d0a6ce1d25e5897bde451a6155cdda&oe=6199193E

--------

22. Tự do chân chính (2)

Hiện nay có một số người tự cho mình là tư
tưởng cao siêu, đứng trước thời đại hô to
khẩu hiệu tranh thủ tự do bình đẳng. Kỳ
thực, họ chưa hiểu được ý nghĩa chân chính
của tự do bình đẳng, cái tự do bình đẳng
trong tâm trí họ chẳng qua là một thứ tự do
bình đẳng tương đối có giới hạn mà thôi. Bởi
vì họ đã chịu đựng đủ thứ thống khổ đàn áp,
bó buộc của tương đối cho nên mới nghĩ đến
cần và quý sự tự do bình đẳng, cũng vì tầm
nhìn của họ có giới hạn chẳng thể đạt đến
ngoài vòng tương đối cho nên lấy tự do bình
đẳng của tương đối làm thỏa mãn làm mục
tiêu để tranh thủ mà thôi.


https://scontent-hkt1-2.xx.fbcdn.net/v/t39.30808-6/p480x480/256083369_909622436424924_967547638713094477_n.jpg ?_nc_cat=100&_nc_rgb565=1&ccb=1-5&_nc_sid=730e14&_nc_ohc=i6kIFy_Him0AX9SuAzU&_nc_ht=scontent-hkt1-2.xx&oh=52939df63a796475666cbb156db51161&oe=6199A720

2221 2222 2223

cunconmocoi
11-18-2021, 05:07 AM
ĐẠI THỪA TUYỆT ĐỐI LUẬN Trích đăng
Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
__________________________________________________ ______________________________________



23. Tự do Bình đẳng Tuyệt Đối (1)

Phật Thích Ca đã đến chỗ tự do bình đẳng
tuyệt đối siêu việt tương đối nên Ngài dẫn
dắt đại chúng tranh thủ nó. Ngài nhận rằng
sự tự do bình đẳng của tương đối vẫn không
siêu việt biển khổ của luân hồi, bị hạn cuộc
ở trong không gian thời gian, chẳng thể duy
trì lâu dài, là biện pháp không rốt ráo.
Mặc dù chúng ta chẳng thể không thừa nhận
sự tương đối trên thế giới, sự tự do bình đẳng
của tương đối so với cái khác thì tốt đẹp hơn
tiến bộ hơn, đáng khen hơn, nhưng khi chúng
ta đã biết được có một thứ tự do bình đẳng
tuyệt đối có thể đạt đến thì nên bỏ cái kia để
lấy cái này. Nếu lấy được tuyệt đối rồi thì
không còn sự bỏ và lấy của tương đối nữa.


https://scontent-hkt1-2.xx.fbcdn.net/v/t39.30808-6/p480x480/252082501_910186439701857_8107327447809937437_n.jp g?_nc_cat=107&_nc_rgb565=1&ccb=1-5&_nc_sid=730e14&_nc_ohc=-iolmStRQDcAX-bZ5Ua&_nc_ht=scontent-hkt1-2.xx&oh=0f892df0beb99779a14caeb2ef5dd058&oe=61999B07

--------

24. Tự do Bình đẳng Tuyệt Đối (2)

Câu nói tự do bình đẳng này trước tiên là từ
trong miệng Phật Thích Ca nói ra, Ngài là
người đầu tiên dẫn dắt loài người tranh thủ
tự do bình đẳng nhưng ngày nay đã bị người
ta quên mất lại cho Ngài là một vị thần hoặc
chúa tể, là một quái vật mê tín chẳng thể
hiểu. Thật là không bình đẳng biết bao !
Thật là ngu dại quên cội nguồn biết bao !
Xin ghi nhớ rằng sự tự do bình đẳng của tuyệt
đối là trung tâm tư tưởng của Phật, trong
kinh điển Đại-Thừa có phát huy rằng : “Đắc
đại giải thoát, đắc đại tự tại cho đến định
huệ bình đẳng, tất cả bình đẳng v.v...” đều
là nghĩa này, chẳng phải lời nói suông mà là
thực tại có thể đạt đến, là lý lẽ vĩnh viễn
chẳng biến đổi.


https://scontent-hkt1-1.xx.fbcdn.net/v/t39.30808-6/p480x480/256218268_910186526368515_3240073233207490508_n.jp g?_nc_cat=111&_nc_rgb565=1&ccb=1-5&_nc_sid=730e14&_nc_ohc=MNCdok-4JHYAX-mDUKm&_nc_ht=scontent-hkt1-1.xx&oh=55465278323117bb16b634fac705a5c9&oe=619A44E7

--------

25. Tự do Bình đẳng Tuyệt Đối (3)

Phật Thích Ca dùng môn đồ phát huy pháp
môn bốn thừa là một quá trình biện chứng,
trong quá trình này phủ định lại thêm phủ
định, mâu thuẫn lại thêm mâu thuẫn, bởi vì
bản thân của pháp môn này tức là tương đối
mà chẳng phải tuyệt đối. Cho nên có đại thừa
tiểu thừa, các tông phái đối lập với nhau,
phân chia rồi lại thống nhất, nhưng trung
tâm tư tưởng của Phật Thích Ca thì là bản
thể tuyệt đối (chân như) và phát huy ra tự
do bình đẳng tuyệt đối, nghĩa là dù trải qua
vô tận thời gian cũng chẳng thể thay đổi chút
nào, bởi vì nó đã đạt đến tuyệt đối tức là
chân thực cuối cùng, tất cả đã được khẳng
định mà chẳng thể phủ định nữa.


https://scontent-hkt1-1.xx.fbcdn.net/v/t39.30808-6/p480x480/252256178_910186606368507_1216129666799062905_n.jp g?_nc_cat=109&_nc_rgb565=1&ccb=1-5&_nc_sid=730e14&_nc_ohc=_drSUaQYE64AX9o_EyS&_nc_ht=scontent-hkt1-1.xx&oh=11229e7e6e8191afc217bd1cc68ccd0d&oe=6199CB09

2228 2229 2230

cunconmocoi
11-19-2021, 04:57 AM
ĐẠI THỪA TUYỆT ĐỐI LUẬN Trích đăng
Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
__________________________________________________ ______________________________________



26. Đại Thừa Tuyệt Đối (1)

Người nghiên cứu Phật pháp trước tiên nên
rõ điểm này rồi đối với Phật pháp mới khỏi
sanh ra sự hiểu lầm, như phương pháp tiểu
thừa là ngưng nghỉ lục căn mà trung thừa
thì lại phản đối ngưng nghỉ lục căn mà ngưng
nghỉ nhất niệm vô minh, phương pháp của
đại thừa thì phản đối cả ngưng nghỉ lục căn
và nhất niệm vô minh mà lợi dụng lục căn
và nhất niệm vô minh để phá vô thủy vô minh,
tối thượng thừa thì trực tiếp biểu thị Phật
tánh tuyệt đối, nếu người học công phu thuần
thục “chạm nhằm cơ duyên” liền được tiến
vào cửa tuyệt đối.


https://scontent-hkt1-2.xx.fbcdn.net/v/t39.30808-6/p480x480/257939341_910750979645403_7412355175026623514_n.jp g?_nc_cat=107&ccb=1-5&_nc_sid=730e14&_nc_ohc=dM07TXaM16cAX-x-fy7&_nc_ht=scontent-hkt1-2.xx&oh=a39c089e95baa6f54dccd460acdf2b3f&oe=619C4044

--------

27. Đại Thừa Tuyệt Đối (2)

Có người thấy sự dứt lục căn của tiểu thừa bèn
quả quyết rằng Phật pháp là chủ nghĩa diệt dục.
Có người thấy sự dứt tư tưởng (nhất niệm vô
minh) của Trung thừa lọt vào chấp “không”
bèn quả quyết rằng Phật pháp là chủ-nghĩa hư-vô.
Có người thấy Phật pháp phủ định tất cả bèn
quả quyết rằng Phật pháp là chủ nghĩa tiêu cực.
Những người đánh giá như thế còn là người
thông minh đáng kính và tự cho là có học thức
về triết học, còn bọn thô thiển thiếu trí thức
xưa nay chưa từng xem qua một cuốn kinh
sách Phật nào, chỉ dựa theo con mắt ngu dại
của họ, thấy một số thiện nam tín nữ cúng
kính lễ bái liền lớn tiếng la lên rằng : “Ấy là
Qủy Thần giáo, ấy là tôn giáo mê tín”.


https://scontent-hkt1-1.xx.fbcdn.net/v/t39.30808-6/p480x480/252246948_910751062978728_8613065641950444580_n.jp g?_nc_cat=110&_nc_rgb565=1&ccb=1-5&_nc_sid=730e14&_nc_ohc=3zEzE4LS4v4AX_1rFJl&_nc_ht=scontent-hkt1-1.xx&oh=8a9ed52b8466ece246e549c4f9e18efe&oe=619CB78C


2236 2237

cunconmocoi
11-20-2021, 05:23 AM
ĐẠI THỪA TUYỆT ĐỐI LUẬN Trích đăng
Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
__________________________________________________ ______________________________________



28. Đại Thừa Tuyệt Đối (3)

Học giả Tây Phương xưng Phật pháp là Buddistic
Nihlism (Thuyết Hư Vô của Đạo Phật) tức là bằng
chứng nhận lầm phương pháp của Tiểu thừa cho
là toàn diện của Phật pháp. Kỳ thực trung tâm
tư tưởng của Phật pháp là Bản thể Tuyệt đối chân
thật chẳng phải quan niệm hoặc tượng trưng, cũng
như một vật cụ thể rất chân thật có thể dùng tay
cầm nắm được cho nên Phật Thích Ca gọi nó là
Thực tướng, nay đem Thực tướng xem thành hư
vô, há chẳng phải hoàn toàn trái ngược ư !
Đối với người Trung thừa lọt nơi hư vô, Tiểu
thừa diệt dục dứt lục căn, Phật Thích Ca luôn
luôn chỉ trích mắng họ vô dụng như “tiêu nha
bại chủng” – hạt lúa bị cháy không thể làm giống
được nữa, ý là muốn họ vượt qua hư vô để tiến
lên Đại thừa.


https://scontent-hkt1-2.xx.fbcdn.net/v/t39.30808-6/p480x480/256025677_911348886252279_6512222525445755018_n.jp g?_nc_cat=105&_nc_rgb565=1&ccb=1-5&_nc_sid=730e14&_nc_ohc=Z1zXnEZOl2AAX9h6R2K&_nc_ht=scontent-hkt1-2.xx&oh=185f809a6a449dcdea02a88bd7c86620&oe=619C719B

--------

29. Đại Thừa Tuyệt Đối (4)

Phật Thích Ca thường dùng khẩu hiệu “đại vô
úy, sư tử rống” hiệu triệu quần chúng và thúc
đẩy môn đồ khiến họ dũng mãnh tiến tới cho
đến quốc độ Tuyệt đối cuối cùng, rồi cả thế giới
ô uế đều biến thành thế giới trong sạch tự do
bình đẳng, chẳng tiếc hy sinh tất cả để đạt đến
mục đích này. Hành vi tích cực như thế có lẽ
nào bị xem là tiêu cực!
.........

Hiện tượng (hiểu lầm) này sanh ra rồi cũng phải bị phủ
định, chẳng dính dáng với trung tâm tư tưởng
của Phật bởi vì sự trang nghiêm của tự tánh
không một ảnh tượng nào của tương đối có thể
ô nhiễm được.


https://scontent-hkt1-1.xx.fbcdn.net/v/t39.30808-6/p480x480/257428334_911348972918937_7941866704378635849_n.jp g?_nc_cat=110&ccb=1-5&_nc_sid=730e14&_nc_ohc=M0lZXAggYNwAX9Sj4a0&tn=FKQDFPI0ey7w8kF0&_nc_ht=scontent-hkt1-1.xx&oh=1dd7d04f66ffe64373d739e6ab9909f6&oe=619C8DF0


2242 2243

cunconmocoi
11-21-2021, 05:47 AM
ĐẠI THỪA TUYỆT ĐỐI LUẬN Trích đăng
Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
__________________________________________________ ______________________________________



Đại Thừa Tuyệt Đối ảnh 30, 31, 32

Thực ra sai lầm của A. Schopenhauer là vì
xem Tiểu thừa của Phật pháp cho là toàn
diện của Phật pháp, ông chỉ biết phủ định
tất cả mà chưa đạt đến chỗ khẳng định tất
cả, nên ông bị chữ Vô cuốn ngã đọa vào
hầm sâu đen tối mênh mông. Ông ấy tiếp
thụ khổ quán của Tiểu thừa mà chủ trương
phủ định dục vọng, phủ định tất cả, xem
giống như hình thức Đông Phương, nhưng
ông không tiếp thụ phương pháp dứt lục
căn của Tiểu thừa, ông không chịu đóng bít
cánh cửa cảm giác mà muốn dùng nghệ
thuật âm nhạc để mong đắc Niết Bàn nghĩa
là lại trở thành hình thức Tây Phương vậy.


https://scontent-hkt1-2.xx.fbcdn.net/v/t39.30808-6/s600x600/258773333_911952196191948_4374838968832392898_n.jp g?_nc_cat=104&_nc_rgb565=1&ccb=1-5&_nc_sid=730e14&_nc_ohc=hBI_NMCEk3IAX8GytMB&_nc_ht=scontent-hkt1-2.xx&oh=aba12ed2a08a7b9612e80141e79e004b&oe=619DA374

--------


Người Tiểu thừa đóng bít cánh cửa cảm giác, người
Tây Phương xem thế lấy làm kinh sợ cho nên họ
không dám đi theo thử, mà lại dùng một cách khác
với mức độ nhẹ hơn, nhưng cả hai đều sai lầm vì
cùng là phương pháp tương đối, chẳng thể đạt
đến Niết Bàn của tuyệt đối.
Cái ngã của triết học Tây Phương tức là nhất niệm
vô minh của Phật pháp, cái vô ngã của triết học
Tây Phương tức là vô thủy vô minh của Phật pháp.
Nhất niệm vô minh bắt đầu tức là tự ngã bắt đầu,
khi nhất niệm vô minh trở về cảnh giới vô thủy
vô minh tức là vô ngã vậy. Lúc vô thủy vô minh
bị kích thích mà tái phát nhất niệm vô minh nghĩa
là từ cảnh giới vô ngã té trở lại cảnh giới ngã vậy.


https://scontent-hkt1-2.xx.fbcdn.net/v/t39.30808-6/s600x600/259271218_911952286191939_7259858585368448907_n.jp g?_nc_cat=104&ccb=1-5&_nc_sid=730e14&_nc_ohc=nPbw5etEQX4AX891R_o&_nc_ht=scontent-hkt1-2.xx&oh=d98e9009225f89d89eb6618f7199071c&oe=619F2FB2

-------------


Người Tiểu thừa dứt lục căn là lợi dụng ý căn thuộc
về phạm vi tư tưởng, ấy là lợi dụng pháp ngã ở cấp
tối cao. Người Tiểu thừa dứt lục căn là mong đóng
bít cánh cửa tư tưởng cảm giác khiến hoàn toàn
cách tuyệt với tự ngã, lúc ấy, trong tâm thanh
thanh tịnh tịnh cảm thấy an lạc, nhưng muốn
duy trì cảnh giới thanh tịnh thì chẳng thể buông
bỏ cái nhất niệm của thanh tịnh, cho nên lúc ấy
nhất niệm vô minh dù về nơi thống nhất nhưng
chưa phải hoàn toàn ngưng nghỉ vẫn bị không
gian thời gian hạn chế. Lúc không gian đổi dời,
thời gian qua đi tức là âm nhạc đã hết, vở kịch
diễn xong, tai mắt lìa khỏi nghệ thuật từ trong
cảnh định của Tiểu thừa chạy ra rồi cũng phải té
trở lại trong gông cùm của tự ngã.


https://scontent-hkt1-2.xx.fbcdn.net/v/t39.30808-6/s600x600/258767784_911952522858582_268790370660861013_n.jpg ?_nc_cat=104&_nc_rgb565=1&ccb=1-5&_nc_sid=730e14&_nc_ohc=mR_4F95uUy4AX8sezZt&_nc_ht=scontent-hkt1-2.xx&oh=9c3e1f3f08dc4dbdef47b04a22b1fcd2&oe=619DA706


2246 2247 2248

cunconmocoi
11-22-2021, 05:14 AM
ĐẠI THỪA TUYỆT ĐỐI LUẬN Trích đăng
Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
__________________________________________________ ______________________________________



Đại Thừa Tuyệt Đối ảnh 33, 34

Người Trung thừa thì muốn nhờ pháp ngã
để mong đắc được giải thoát, nhưng chẳng
biết giải thoát ấy chưa đến cứu kính nên
họ từ Tiểu thừa tiến thêm một bước đem
nhất niệm vô minh hoàn toàn ngưng nghỉ
tức là đem tư tưởng cảm giác hoàn toàn
tiêu diệt. Cảnh giới lúc ấy rất đáng kinh sợ,
là vô tri vô giác, chỉ còn hô hấp chưa ngưng
nghỉ ngoài ra hoàn toàn đồng như gỗ đá,
mênh mông trống rỗng chẳng còn gì cả.
(Cái Vô của Arthur Schopenhauer chẳng
qua là cái Vô trên lý luận, còn cái Vô của
Trung thừa này là cái Vô trên thực nghiệm).


https://scontent-hkt1-1.xx.fbcdn.net/v/t39.30808-6/s600x600/258780216_912607809459720_5697195697496216522_n.jp g?_nc_cat=101&_nc_rgb565=1&ccb=1-5&_nc_sid=730e14&_nc_ohc=jPU0BL_kbu4AX_exq43&_nc_ht=scontent-hkt1-1.xx&oh=0b4550c300885802d667a094490f8969&oe=619F9BA2

--------


Cái cảnh giới Vô do thực nghiệm sở đắc này tức
là cái cảnh giới vô thủy vô minh vậy. Cảnh giới
này giống như thuần nhất cho nên nhiều người
nhận lầm cho đó là bản thể cuối cùng của Tuyệt
đối, nhưng cảnh giới vô thủy vô minh này vẫn
còn chủng tử tập khí rất vi tế, chủng tử này bao
gồm tinh thần lẫn vật chất, đương lúc ẩn giấu
giống như rỗng không nhưng hễ bị kích thích liền
phát sinh thành nhất niệm vô minh. Cho nên vô
thủy vô minh với nhất niệm vô minh tức là tương
đối, tức là đại diện cho Vô và Hữu. Một là Thể
một là Dụng, một là tịnh một là động, từ Thể khởi
Dụng tức là nhất niệm vô minh, tức dụng quy thể
là vô thủy vô minh, thay phiên tuần hoàn, có sanh
có diệt, chẳng phải bản thể tuyệt đối cuối cùng,
Bản thể Tuyệt đối là bất sanh bất diệt phi động
phi tịnh.


https://scontent-hkt1-2.xx.fbcdn.net/v/t39.30808-6/s600x600/258749454_912607886126379_2477003486137304643_n.jp g?_nc_cat=104&_nc_rgb565=1&ccb=1-5&_nc_sid=730e14&_nc_ohc=eRQN-wcfPCUAX-hkigm&tn=FKQDFPI0ey7w8kF0&_nc_ht=scontent-hkt1-2.xx&oh=7c9277c4a32c028c460c85ae353f2b7d&oe=61A0642E


2256 2257

cunconmocoi
11-23-2021, 06:22 AM
ĐẠI THỪA TUYỆT ĐỐI LUẬN Trích đăng
Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
__________________________________________________ ______________________________________



Đại Thừa Tuyệt Đối ảnh 35, 36

Cái bản thể tuyệt đối cuối cùng này nếu chẳng
phải chân thật đạt đến thì những lời nói kể trên
đều biến thành hư vọng suông mất rồi. Nhưng
tôi dám quả quyết rằng cái bản thể tuyệt đối là
chân thật có thể chứng nhập. Phật Thích Ca đã
đích thân chứng nhập bản thể này, về sau có rất
nhiều tổ sư, hành giả cũng dùng phương pháp
của Phật Thích Ca và đã chứng nhập Bản thể Tuyệt
đối này, có Kinh điển đại thừa và Tổ sư ngữ lục
để chứng minh đời nào cũng có chư tổ Kiến Tánh
Thành Phật cho đến cá nhân tôi sở dĩ dám cả gan
trình bày như thế cũng là vì sở chứng của tôi với
sở chứng của Phật Thích Ca hoàn toàn đồng nhất.


https://scontent-hkt1-1.xx.fbcdn.net/v/t39.30808-6/s600x600/259497633_913212522732582_1026392482390059444_n.jp g?_nc_cat=102&ccb=1-5&_nc_sid=730e14&_nc_ohc=bcT72NikPmsAX-GavtR&_nc_ht=scontent-hkt1-1.xx&oh=a4427e1d27842382cbd65209b9254a68&oe=61A1047C

--------


A. Schopenhauer chỉ biết cảnh giới cuối cùng
là vô ý chí, vô quan niệm, vô thế giới, ấy là nhận
lầm cảnh giới vô thủy vô minh cho là cảnh giới
Tuyệt đối cuối cùng mà chẳng biết khi chứng nhập
Tuyệt đối rồi thì ý chí, quan niệm, thế giới đều
được khẳng định trở lại, đều là tồn tại của Tuyệt
đối.
Lịch đại tổ sư thường dùng hét gậy chửi mắng
cũng để biểu thị Tuyệt đối. Các ngài gặp mặt trình
nhau trọn vẹn đưa ra, chỉ đáng tiếc là ông không
chịu thừa đương, chẳng thể lãnh ngộ mà thôi. Ví
như Phật Thích Ca đem pháp thiền trực tiếp của
Đại thừa Tuyệt đối truyền lại cho người đời sau,
ấy là kinh nghiệm quý báu của Ngài tự đã chứng
qua, nếu ông không chịu theo phương pháp ấy
thực hành thì cũng như có chìa khóa mà không
chịu mở khóa rương thì làm sao đắc được bảo vật
trong rương vậy.


https://scontent-hkt1-2.xx.fbcdn.net/v/t39.30808-6/s600x600/259520658_913212609399240_1647377790841140650_n.jp g?_nc_cat=105&_nc_rgb565=1&ccb=1-5&_nc_sid=730e14&_nc_ohc=vlGk1wI-5LYAX_OUN92&tn=FKQDFPI0ey7w8kF0&_nc_ht=scontent-hkt1-2.xx&oh=28a3abe9ce17c8efa230b4c595fce965&oe=61A0D3F9


2262 2263

cunconmocoi
11-24-2021, 06:02 AM
ĐẠI THỪA TUYỆT ĐỐI LUẬN Trích đăng
Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
__________________________________________________ ______________________________________



Đại Thừa Tuyệt Đối ảnh 37, 38

Hai câu danh tiếng: “Sắc tức thị không, Không
tức thị Sắc” trong Bát Nhã Tâm Kinh thường
bị một số người hiểu lầm lạm dụng dẫn chứng
giải thích bậy bạ. Theo đúng ý Kinh là: “Hiện
tượng tức là Bản thể, Bản thể tức là Hiện tượng”,
bởi vì lúc ấy tất cả hiện tượng và sắc chất chướng
ngại đều biến thành Tuyệt đối mà chẳng thể phân
chia, tinh thần và vật chất đến đây đều biến
thành bản thể của tuyệt đối, duy tâm luận với
duy vật luận đến đây mới bỏ hết oán thù từ xưa
nay, hai phái hoan hỉ hòa hợp thành một chẳng
còn gì khác biệt nữa. Ấy là công lao vĩ đại của
Phật Thích Ca nay tôi trình lại với đại chúng
xem cho minh bạch.


https://scontent-hkt1-2.xx.fbcdn.net/v/t39.30808-6/s600x600/260294346_913786022675232_8218558908928025870_n.jp g?_nc_cat=105&ccb=1-5&_nc_sid=730e14&_nc_ohc=naZNGz9tuxwAX-VaiGn&_nc_ht=scontent-hkt1-2.xx&oh=5122138243533efcc977ee27bad8446e&oe=61A26DFC

--------


Thiền tông cũng là từ Tương đối tiến
vào Tuyệt đối, là pháp thiền rất trực
tiếp chẳng phải qua nhiều lớp phủ định,
chỉ có một phủ định sau cùng, tức là
phương pháp trực tiếp đả phá vô thủy
vô minh thẳng vào quốc độ Tuyệt đối
Chân như. Nhưng sau khi ông tiến vào
Tuyệt đối thì cái áo ngoài chẳng thể biết
ấy ông lại có thể biết được những lời nói
cử chỉ kỳ lạ như hét gậy chửi mắng v.v.....
vốn là trực tiếp biểu thị thể dụng của
Tuyệt đối. Lúc ấy, nhân sinh vũ trụ vạn
sự vạn vật đều trở nên Tuyệt đối, đều
được khẳng định lại vậy.


https://scontent-hkt1-2.xx.fbcdn.net/v/t39.30808-6/s600x600/260347945_913786129341888_3930638398905407135_n.jp g?_nc_cat=108&_nc_rgb565=1&ccb=1-5&_nc_sid=730e14&_nc_ohc=f-vcRq8MML0AX8VsEg3&tn=FKQDFPI0ey7w8kF0&_nc_ht=scontent-hkt1-2.xx&oh=624188917d41a260645367c683541b4b&oe=61A275A9


2272 2273

cunconmocoi
11-25-2021, 05:31 AM
ĐẠI THỪA TUYỆT ĐỐI LUẬN Trích đăng
Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
__________________________________________________ ______________________________________



Đại Thừa Tuyệt Đối ảnh 39, 40

Triết học Tây Phương chỉ có hai giai
đoạn ngã chấp, pháp chấp ở trong phạm
vi nhất niệm vô minh tức là tư duy và
ý niệm. Tư duy ý niệm đều là hóa thân
của nhất niệm vô minh cũng là tác dụng
của bộ não.
Mục đích của Triết học Tây Phương ở
nơi truy cứu lý, tìm hiểu biết nên không
chịu lìa nhất niệm vô minh, tại vì hễ vào
phạm vi vô thủy vô minh thì cảm thấy
mênh mông trống rỗng chẳng có lý gì
để truy cứu chẳng có điều hiểu biết gì
để tìm, trái với mục đích của họ. Nên
nhà triết học Tây phương từ xưa nay
chưa ai tiến vào cảnh giới vô thủy vô
minh, không vào cảnh giới vô thủy vô
minh thì chẳng thể phá vỡ không chấp
cũng chẳng thể tiến vào Tuyệt đối.




https://scontent-hkt1-1.xx.fbcdn.net/v/t39.30808-6/s600x600/259875778_914341752619659_361336048764192220_n.jpg ?_nc_cat=101&_nc_rgb565=1&ccb=1-5&_nc_sid=730e14&_nc_ohc=xWd-NSu-JYkAX_fWkOK&_nc_ht=scontent-hkt1-1.xx&oh=ff564a88aacf770103cda616f2f72628&oe=61A48929

--------


Các thứ học thuyết của khoa học Triết
học tung ra đủ thứ đủ loại, bề ngoài so
với Phật pháp hình như phong phú hơn,
nhưng đều thuộc về chân lý Tương đối,
chẳng ai đạt đến Tuyệt đối, vì bản thân
của nhất niệm vô minh chính là Tương đối
Phật pháp vì xét thấy nhất niệm vô minh
hư huyễn chẳng thật nên siêu việt nhất
niệm vô minh thẳng vào giai đoạn vô thủy
vô minh rồi lại phủ định giai đoạn vô
thủy vô minh để đạt đến Bản thể Tuyệt
đối cho nên nhà Phật rất chú trọng phương
pháp thực hành.
Giai đoạn ngã chấp là giai đoạn Tiểu
thừa, người Tiểu thừa cho ngã với thế
giới vạn vật đều là thật có, .....


https://scontent-hkt1-2.xx.fbcdn.net/v/t39.30808-6/s600x600/260928274_914341869286314_7837732117754863086_n.jp g?_nc_cat=104&_nc_rgb565=1&ccb=1-5&_nc_sid=730e14&_nc_ohc=UR8UrrPbXMMAX9r16Nb&_nc_ht=scontent-hkt1-2.xx&oh=d72e08f1e9a8e173db4fa3c927e4ef97&oe=61A3A99E


2277 2278

cunconmocoi
11-26-2021, 07:37 AM
ĐẠI THỪA TUYỆT ĐỐI LUẬN Trích đăng
Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
__________________________________________________ ______________________________________



Đại Thừa Tuyệt Đối ảnh 41, 42

Họ xem thế giới vạn vật đều ở trong quá
trình thành trụ hoại không, còn loài
người thì ở trong quá trình sanh-trụ-dị-
diệt, tuần hoàn không dứt. Ở đây họ phát
hiện cội nguồn của Tương đối, nghĩa là
tất cả đều ở nơi sanh thành và hoại diệt,
ấy là mâu thuẫn tự nhiên, là vô thường.
Tất cả mâu thuẫn và vô thường sanh ra
khổ não và bất an. Họ muốn vượt qua
vòng này cho nên mong cầu “thường”,
mong cầu bất sanh bất diệt, đối với nhân
sanh thì mong cầu liễu sanh thoát tử.
Họ cho rằng muốn giải thoát sự mâu
thuẫn và khổ não của sanh tử duy có
phủ định tự ngã, muốn phủ định tự ngã
duy có đoạn diệt lục căn vì tất cả khổ
não đều do lục căn chiêu tập vào vậy.


https://scontent-hkt1-2.xx.fbcdn.net/v/t39.30808-6/s600x600/261463282_914974195889748_2190671667133214052_n.jp g?_nc_cat=107&_nc_rgb565=1&ccb=1-5&_nc_sid=730e14&_nc_ohc=oqN1TvSP-nIAX-ssWxW&_nc_ht=scontent-hkt1-2.xx&oh=2ad5980c2d6352f07da7c2330cb33dcb&oe=61A5DFB0

--------


Nhà Triết học Hòa Lan Benedick, Baruch
de Spinoza (1632-1677) cho rằng : “Muốn
nghiên cứu hình thái tư duy nhất định của
tinh thần con người trước tiên cần phải
nghiên cứu sự hoạt động của cơ thể.”.
Việc này so với người Tiểu thừa đem khổ
não quy về trên lục căn là có chỗ giống
nhau vậy.

Giai đoạn Tiểu thừa này thành lập quá
trình nhận thức là sắc thọ tưởng hành
thức, gọi là ngũ uẩn, cũng là lấy vật làm
đối tượng. Sắc tức là hiện tượng tự nhiên
của ngoại cảnh, Thọ là lục căn thu nhiếp
hiện tượng tự nhiên vào, tưởng là chịu
ảnh hưởng rồi sanh khởi tư tưởng, hành
là do tư tưởng mà hành động, thức là do
kinh nghiệm hành động mà được nhận
thức.


https://scontent-hkt1-2.xx.fbcdn.net/v/t39.30808-6/s600x600/261294154_914974259223075_3369547434526639842_n.jp g?_nc_cat=107&_nc_rgb565=1&ccb=1-5&_nc_sid=730e14&_nc_ohc=4j_h8d2z690AX9atc6M&tn=FKQDFPI0ey7w8kF0&_nc_ht=scontent-hkt1-2.xx&oh=d2f454d627133fb5d67208562538b93a&oe=61A4C032


2279 2280

cunconmocoi
11-27-2021, 05:58 AM
ĐẠI THỪA TUYỆT ĐỐI LUẬN Trích đăng
Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
__________________________________________________ ______________________________________



Đại Thừa Tuyệt Đối ảnh 43, 44

Phương pháp dứt lục căn tức là đóng
bít cánh cửa tư tưởng cảm giác khiến
trong tâm thanh thanh tịnh tịnh chẳng
bị ảnh hưởng bên ngoài. Hiện tượng
bên ngoài là mâu thuẫn xung đột, đã
chẳng vào được tức là không có “Thọ”,
đồng thời đem ý căn ngưng lại thì không
có “Tưởng”. Lúc này trong tâm chỉ còn
nhất niệm thanh tịnh, nhất niệm này tức
là nhất niệm vô minh, nó dù tạm thời
ngưng lại nhưng vẫn chẳng thoát khỏi
tác dụng của cơ thể, phải chịu hạn chế
của thời gian. Cho nên người Tiểu thừa
nhập định dù trải qua bao nhiêu thời
gian đi nữa cũng chẳng thể duy trì mãi,
cần phải xuất định, huống là khi đóng
bít các cửa lục căn vẫn cần phải có một
niệm thanh thanh tịnh tịnh để duy trì
nó cũng là việc cần phải ra sức.


https://scontent-hkt1-1.xx.fbcdn.net/v/t39.30808-6/s600x600/261102336_915511885835979_4546882347479566661_n.jp g?_nc_cat=110&_nc_rgb565=1&ccb=1-5&_nc_sid=730e14&_nc_ohc=YWFta4wn_g4AX8ruCBr&tn=FKQDFPI0ey7w8kF0&_nc_ht=scontent-hkt1-1.xx&oh=6c158303a807af3a97ae97ce845116a1&oe=61A69721

--------


Hễ xuất định thì đọa trở lại trong gông
cùm tư tưởng cảm giác của tự ngã, cho
nên người Tiểu thừa mặc dù muốn phủ
định ngã chấp nhưng kết quả vẫn không
thể vượt ra ngoài phạm vi của ngã chấp.
Nhà triết học Hy Lạp Plato chia ra hai
thứ hiện thực, một thứ là thế giới cảm
giác của Tương đối, một thứ khác là thế
giới lý niệm của Tuyệt đối (kỳ thực thế
giới lý niệm vẫn là Tương đối, chưa vượt
qua phạm vi nhất niệm vô minh). Ông
mong siêu việt thế giới cảm giác mà tiến
vào thế giới lý niệm nhưng ông chẳng
có cách nào vĩnh viễn sinh tồn nơi thế
giới lý niệm của ông, kết quả vẫn đọa lại
gông cùm của thế giới cảm giác.


https://scontent-hkt1-1.xx.fbcdn.net/v/t39.30808-6/s600x600/260282098_915511969169304_3276936900724857945_n.jp g?_nc_cat=110&_nc_rgb565=1&ccb=1-5&_nc_sid=730e14&_nc_ohc=cLlEORJ--lYAX_3GKXx&_nc_ht=scontent-hkt1-1.xx&oh=eea35d1a1f634137aeeffa45e3340b30&oe=61A67450


2288 2289

cunconmocoi
11-28-2021, 03:08 AM
ĐẠI THỪA TUYỆT ĐỐI LUẬN Trích đăng
Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
__________________________________________________ ______________________________________



Đại Thừa Tuyệt Đối ảnh 45, 46

Cái mong cầu siêu việt cảm giác đó cũng
giống như người Tiểu thừa. Người Tiểu
thừa đem cánh cửa tư tưởng cảm giác
hoàn toàn đóng bít mà Plato thì ở trong
tư tưởng khai thác một thế giới khác để
mong làm chỗ giấu thân. Nhưng nói đúng
sự thực thì thế giới của ông vẫn còn ở
trong phạm vi nhất niệm vô minh, chẳng
qua chỉ là từ đầu này (cảm giác) chạy
qua đầu kia (lý niệm), rốt cuộc vẫn chưa
ra khỏi “chuồng người”.
Cho nên phương pháp phủ định ngã chấp
của Tiểu thừa đã thất bại, phải đến bàn
tay người Trung thừa phương pháp phủ
định ngã chấp mới được hoàn thành.


https://scontent-hkt1-2.xx.fbcdn.net/v/t39.30808-6/s600x600/259448136_916067825780385_1221814626528114390_n.jp g?_nc_cat=104&_nc_rgb565=1&ccb=1-5&_nc_sid=730e14&_nc_ohc=1DUN-pkzumIAX_IB9Ed&_nc_ht=scontent-hkt1-2.xx&oh=dafc31640e6e0b3fd1fe4d2595a0b901&oe=61A6C168

--------


Giai đoạn pháp chấp: người Trung thừa
xét thấy sự hướng ngoại quan sát là không
đúng, cái kết quả đoạn dứt lục căn của
Tiểu thừa chẳng thể siêu việt phạm vi
nhất niệm vô minh, do đó quay đầu lại
hướng trong tâm quan sát thấy tất cả
Tương đối đều từ nhất niệm vô minh sanh
khởi. Giữa các thứ đối lập có một sự
tác dụng liên kết làm nhân duyên với
nhau, ly hợp vô thường, khi hợp thì sanh
khi ly thì diệt, ví như cơ thể do tứ đại
và ngũ uẩn hợp thành, tứ đại ngũ uẩn
ly tán thì cơ thể liền tiêu diệt, cơ thể đã
diệt thì cái ngã chẳng thể tồn tại, cho
nên nói : “Tất cả vạn vật đều là “khởi
duy pháp khởi, diệt duy pháp diệt”,
ngoài nhân duyên ly hợp ra tất cả đều
chẳng thể tồn tại.”


https://scontent-hkt1-2.xx.fbcdn.net/v/t39.30808-6/s600x600/261682836_916067892447045_4622146241520478220_n.jp g?_nc_cat=103&_nc_rgb565=1&ccb=1-5&_nc_sid=730e14&_nc_ohc=K9Hb9q5uF4wAX-41Q6O&_nc_ht=scontent-hkt1-2.xx&oh=deee34be15ce480224bdddd78760129a&oe=61A78A81


2293 2294

cunconmocoi
11-29-2021, 04:36 AM
ĐẠI THỪA TUYỆT ĐỐI LUẬN Trích đăng
Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
__________________________________________________ ______________________________________



Đại Thừa Tuyệt Đối Luận _ ảnh 47, 48

Trung thừa dùng Thập Nhị Nhân Duyên
để giải thích quá trình của nhân sanh
(tức là vô minh – là nhất niệm vô minh
chẳng phải vô thủy vô minh – duyên Hành,
Hành duyên Thức, Thức duyên Danh
sắc, Danh Sắc duyên Lục Nhập, Lục
Nhập duyên Xúc, Xúc duyên Thọ, Thọ
duyên Ái, Ái duyên Thủ, Thủ duyên
Hữu, Hữu duyên Sanh, Sanh duyên Lão
Tử), mười hai nhánh này bao gồm quá
trình tuần hoàn của tam thế (quá khứ,
hiện tại, vị lai).
Vô minh tức là nhất niệm vô minh (cũng
gọi nhất niệm vọng động tánh, vì bất giác
khởi niệm sanh ra các thứ hoạt động gọi
là Hành, hai nhánh này là nhân sở tác
của kiếp trước; Thức là do hành động
mà tạo thành nghiệp thức, ví như thân
trung ấm bị nghiệp lôi kéo mà đến đầu thai



https://scontent-hkt1-2.xx.fbcdn.net/v/t39.30808-6/s600x600/258564955_916678262386008_2666124723050544130_n.jp g?_nc_cat=107&_nc_rgb565=1&ccb=1-5&_nc_sid=730e14&_nc_ohc=6JWcNgUDexMAX-YB_E6&tn=FKQDFPI0ey7w8kF0&_nc_ht=scontent-hkt1-2.xx&oh=243617f515feec2558b4a98a1a135bb9&oe=61A8F2A0

--------


Danh Sắc là khi ở trong thai sắc thân
chưa thành tựu, bốn uẩn Thọ, Tưởng,
Hành, Thức chỉ có tên gọi chưa có sắc
chất; Lục Nhập là chỗ nhập của lục trần
tức là lục căn đã hoàn thành; Xúc là sau
khi thai sanh ra lục căn tiếp xúc lục trần;
Thọ là lãnh thọ tất cả hoàn cảnh, Năm
nhánh này là quả sở thọ của đời này; Ái
là đối với cảnh trần móng khởi ái dục;
Thủ là do ái mà muốn chiếm có; Hữu
có nghĩa là nghiệp, tức là kiếp này tạo
nghiệp kiếp sau thọ báo, ba nhánh này
là nhân sở tác của đời hiện tại; Sanh
là tùy theo chủng tử nghiệp đã gieo đời
nay mà thọ sanh đời sau; Lão Tử là khi
đã có sanh ắt phải có lão tử, hai nhánh
này là cái quả đời sau phải chịu. Đó là
giải thích Thập Nhị Nhân Duyên theo
thuyết xưa.


https://scontent-hkt1-2.xx.fbcdn.net/v/t39.30808-6/s600x600/258874638_916678332386001_6800942154464411232_n.jp g?_nc_cat=107&_nc_rgb565=1&ccb=1-5&_nc_sid=730e14&_nc_ohc=nO951_cKYpMAX_0tLYR&_nc_ht=scontent-hkt1-2.xx&oh=93dbdb519c683c1c696c0f8f09bd3036&oe=61A93A16


2299 2300

cunconmocoi
11-30-2021, 05:50 AM
ĐẠI THỪA TUYỆT ĐỐI LUẬN Trích đăng
Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
__________________________________________________ ______________________________________



Đại Thừa Tuyệt Đối Luận _ ảnh 49, 50.

Khoa học thì chẳng thể chỉ từ cảm giác
mà được, cần phải từ nguồn suối tư duy
của pháp biện chứng mới được. Còn ông
Plato lại cho là lìa khỏi cảm giác toàn
nhờ tư duy có thể đắc được Tuyệt đối.
Kỳ thực, cảm giác cố nhiên chẳng thể
đạt đến Tuyệt đối, tư duy cũng chẳng
thể đạt đến Tuyệt đối vậy.
Học thuyết hiện tượng biến động của
Aristote rõ ràng phản ảnh ở trong học
thuyết đối lập vật của ông. Cái tư tưởng
về đối lập vật thống nhất (giống như lý
bất nhị) là công lao vĩ đại của nhà triết
học Hy Lạp này.


https://scontent-hkt1-2.xx.fbcdn.net/v/t39.30808-6/s600x600/261158266_917291795657988_5351176560294455543_n.jp g?_nc_cat=100&ccb=1-5&_nc_sid=730e14&_nc_ohc=VQy1g8kKN38AX-ndG1a&_nc_ht=scontent-hkt1-2.xx&oh=88e978154269744a542e060eb092eb3f&oe=61A9E384

--------


Tổ sư của Thiền Tông đều là nhà thực
tiễn mà chẳng phải nhà ý tưởng, họ rất
phản đối ảo tưởng hoặc mộng tưởng.
Thiền tông đem tất cả tâm và vật đều
biến thành Tuyệt đối vô hạn và hoàn
toàn chứng thực nó.
Bản thân thực thể của Spinoza ở trên
bản chất đã có tánh chất của hình nhi
thượng học, nó siêu việt thời gian mà
tồn tại, bất vận động bất biến hóa, phủ
định tất cả vận động vì chỉ là trạng thái
biến hình của thật thể. Thật thể bản
thân lại có cái tánh chất bất động của
trừu tượng. .....
Kỳ thật, thực thể này chỉ là không tưởng
nên mới có mâu thuẫn như vậy.


https://scontent-hkt1-2.xx.fbcdn.net/v/t39.30808-6/s600x600/262562756_917291892324645_5079410552247536232_n.jp g?_nc_cat=104&_nc_rgb565=1&ccb=1-5&_nc_sid=730e14&_nc_ohc=DZsW9kh7OBkAX-HRG4S&_nc_oc=AQnhLQ2qhBN-t43NrLJq9rx6UZNSLtW7VT48eJKyf8O4-9bTWRmjFKyJqQ0loW6Omk4&_nc_ht=scontent-hkt1-2.xx&oh=07f0449c40da7adc4f459fd4602a59cd&oe=61AADD94


2305 2306

cunconmocoi
12-01-2021, 04:48 AM
ĐẠI THỪA TUYỆT ĐỐI LUẬN Trích đăng
Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
__________________________________________________ ______________________________________



Đại Thừa Tuyệt Đối Luận _ ảnh 51, 52.

Vì bản thể này là do suy nghĩ sanh ra, chẳng phải
đích thân thấy bản thể của Tuyệt đối vốn sẵn có
nên không thể đạt đến tự do của Tuyệt đối.

Có người cho rằng người lý trí nhiều chừng nào
thì lìa khỏi sự thực nhiều chừng nấy, đúng “logic”
nhiều chừng nào thì phản bội tự nhiên nhiều
chừng nấy.

Nhận định này hợp với nguyên tắc của Tương đối,
do đó có người chủ trương dùng trực giác, tưởng
làm như thế thì có thể gần với chân thật.

Kỳ thật trực giác và lý trí cùng ở trong phạm vi
nhất niệm vô minh, trực giác mặc dù gần với
nguyên thủy của nhất niệm vô minh hơn nhưng
vẫn chẳng thể tiến vào Tuyệt đối. Giữa trực giác
và Tuyệt đối còn có một khoảng sa mạc mênh
mông ngăn cách, trực giác không cách nào thông
qua được.


https://scontent-hkt1-1.xx.fbcdn.net/v/t39.30808-6/s600x600/261371312_917884845598683_1238365264146315765_n.jp g?_nc_cat=109&_nc_rgb565=1&ccb=1-5&_nc_sid=730e14&_nc_ohc=LM0Y_6YQMgoAX9hNUbH&_nc_ht=scontent-hkt1-1.xx&oh=feb2070f47ab1c42327c9e2de95d116f&oe=61AB4577

--------


Nhà triết học Pháp Henri Bergson (1859) chính
là người chủ trương dùng trực giác để đạt đến
chân thật, ông mong muốn ở trong phương pháp
huyền học Đông Phương tìm ra một đường lối
nhưng ông không hiểu phương pháp chứng nhập
Tuyệt đối của Phật và có thể vì hiểu lầm thiền-
pháp của Bà La Môn mới có chủ trương này, nên
ông đã bị thất bại vậy.

Người ta thường xem vật ở bên ngoài cho là tự
nhiên. Kỳ thực cái tên gọi tự nhiên chỉ là do một
người có học thức danh tiếng nào đó đặt ra cái
tự nhiên của tự mình mà thôi.

Vậy tự nhiên là gì? E rằng chỉ có Phật Thích Ca
mới chân chính hiểu biết. Chỉ có Phật mới rõ
cái mặt mũi bổn lai của tự nhiên, nó ẩn giấu
sau lưng của vũ trụ Tương đối, ở ngoài phạm
vi giới hạn của tư tưởng cảm giác con người tức
là Bản thể của Tuyệt đối vậy.


https://scontent-hkt1-2.xx.fbcdn.net/v/t39.30808-6/s600x600/258850596_917884905598677_2368303621459121664_n.jp g?_nc_cat=104&_nc_rgb565=1&ccb=1-5&_nc_sid=730e14&_nc_ohc=gtXxvEjjks4AX9Mtcj7&_nc_ht=scontent-hkt1-2.xx&oh=1ebfaea0035510b3ee5bdeada7818404&oe=61AB63FD


2312 2313

cunconmocoi
12-02-2021, 04:49 AM
ĐẠI THỪA TUYỆT ĐỐI LUẬN Trích đăng
Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
__________________________________________________ ______________________________________



Đại Thừa Tuyệt Đối Luận _ ảnh 53, 54.

Phật Thích Ca gọi bản thể này là Phật-tánh, là
Chân-Như, là Như-Lai. Nói Chân-Như tức là
chân thật như Bản thể, nói Như-Lai tức là bổn
lai như thế.

Khi tất cả sự vật trong cảm giác của con người
giải phóng ra rồi thì tất cả trở về Bản lai diện
mục (Tự Tánh) ấy mới là tự nhiên của chân
chính.

Nếu người ta muốn thấy cái tự nhiên chân chính
này chỉ có cách đả phá cội nguồn của Tương đối
(vô thủy vô minh) thì sẽ tiến vào quốc độ của
tự nhiên Tuyệt đối vậy.

Piere Joseph Proudhon (1809-1865) người Pháp
nói : “Tài sản tức là tang vật.” Tôi thì nói :
“Tư tưởng tức là tang vật”, vì nó làm ô nhiễm
tự tánh, nó là tang vật của tự tánh trong sạch.


https://scontent-hkt1-2.xx.fbcdn.net/v/t39.30808-6/s600x600/262902761_918445255542642_2144653283847093463_n.jp g?_nc_cat=104&ccb=1-5&_nc_sid=730e14&_nc_ohc=xQThEQjYoMsAX8dnoeJ&_nc_oc=AQl39o5CWEk3gMoWUVIuj9f5dJ7N2sI7Zx7MNZsztPH 2olcxkhx3N-kf5CA-5drn-aM&_nc_ht=scontent-hkt1-2.xx&oh=d886368cf610ad1b22c919cbd23f8887&oe=61ACBC47

--------


Hỡi con người đáng thương xót kia! Tại sao ông
lấy tang vật của ông mà tự hào vậy? Những đồ ô
uế, hôi thối khắp trời kia, con ruồi đáng thương
xót kia sao ông vĩnh viễn không muốn lìa khỏi
nó, cho đến mất cả sinh mạng mà cũng không
chịu lìa!

Ông muốn nhận thức nhất niệm vô minh chăng?
Nay tôi giải thích thêm để ông dễ hiểu hơn: Khi
ông an lạc thì nó gọi là an lạc, khi ông thống
khổ thì nó gọi là thống khổ, khi ông bi ai thì nó
gọi là bi ai, ..... khi ông cảm thấy hạnh phúc thì
nó gọi là hạnh phúc, khi ông cảm thấy tội lỗi thì
nó gọi là tội lỗi, khi ông v.v…., nói tóm lại tất
cả đều là hóa thân của nhất niệm vô minh. Nhất
niệm vô minh biến hóa vô thường đều là Tương
đối, cho nên những hóa thân của nó cũng là
Tương đối.


https://scontent-hkt1-2.xx.fbcdn.net/v/t39.30808-6/s600x600/262993414_918445328875968_4753559130036487013_n.jp g?_nc_cat=104&_nc_rgb565=1&ccb=1-5&_nc_sid=730e14&_nc_ohc=heNfD7BrU9kAX-t2nfZ&_nc_ht=scontent-hkt1-2.xx&oh=9709b195718c1eae0e4a1fc87f267527&oe=61ACCD85


2319 2320

cunconmocoi
12-03-2021, 05:36 AM
ĐẠI THỪA TUYỆT ĐỐI LUẬN Trích đăng
Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
__________________________________________________ ______________________________________



Đại Thừa Tuyệt Đối Luận _ ảnh 55, 56.

Con người bị nhất niệm vô minh chi phối
mà tự chẳng biết, suốt ngày mừng giận buồn
vui biến hóa không chừng, nên nhà triết học
Đông Phương nói : “Con người ứng dụng
hằng ngày mà chẳng tự biết.”

Thêm nữa, nhất niệm vô minh là do một
niệm bắt đầu mà phát triển thành vũ trụ
phức tạp của tương đối bao gồm sinh mạng,
tư tưởng, cảm giác, dục vọng, ý chí, đạo đức,
nhân nghĩa v.v…. Nó hiện diện khắp không
gian thời gian, không chỗ nào lúc nào mà
không có nó, cho đến khi nó trở về vô thủy
vô minh mới tạm ngưng hết lại. Đến đây chỉ
cần đả phá vô thủy vô minh để tiến vào Tuyệt
đối mà thôi.


https://scontent-hkt1-2.xx.fbcdn.net/v/t39.30808-6/s600x600/262987841_919062975480870_3213035562309446031_n.jp g?_nc_cat=103&_nc_rgb565=1&ccb=1-5&_nc_sid=730e14&_nc_ohc=fFrHGQt27ZkAX8Q8KZq&_nc_ht=scontent-hkt1-2.xx&oh=5a27b9a2bc4b022aca2b0199948e8c82&oe=61AE6072

--------


Phật Thích Ca đem tất cả hiện tượng vũ trụ
nhân sinh do nhất niệm vô minh cảm biết
được đều gọi là Tướng. Tướng tức là tương
đối, là biến hóa, là hữu lậu, là hữu hạn, là
chẳng thật, do đó khiến chúng sanh mê vọng.
Cả vũ trụ nhân sanh cho đến các phương
pháp nhận thức luận đều là Tương đối đều
nên phủ định.

Trái lại, Phật Thích Ca đặt tên Bản thể Tuyệt
đối cuối cùng gọi là Tánh. Tánh tức là Phật
tánh, cũng gọi là Tự tánh, Chân như, ......
Tánh của Bản thể Tuyệt đối này tức là tồn
tại chân thật, là bất biến, là vô lậu, là vô
hạn, là chân thật, là bổn lai như thế nên
cũng gọi là Như-Lai.


https://scontent-hkt1-1.xx.fbcdn.net/v/t39.30808-6/s600x600/263097811_919063055480862_2311055038344497297_n.jp g?_nc_cat=109&ccb=1-5&_nc_sid=730e14&_nc_ohc=rNuyjrdbI6kAX_YwJoU&tn=FKQDFPI0ey7w8kF0&_nc_ht=scontent-hkt1-1.xx&oh=832254cfbdc09d8942a42fa8255d38dc&oe=61AE36A9


2328 2329

cunconmocoi
12-04-2021, 05:10 AM
ĐẠI THỪA TUYỆT ĐỐI LUẬN Trích đăng
Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
__________________________________________________ ______________________________________



Đại Thừa Tuyệt Đối Luận _ ảnh 57, 58.

Trong quá trình phát triển Đại thừa Phật pháp ở
Ấn Độ có một phái chủ trương phát huy từ bản
thể gọi là Tánh-Tông, còn một phái khác chủ trương
từ hiện tượng dẫn dắt vào bản thể gọi là Tướng-Tông.

Kỳ thực, Phật pháp cuối cùng đạt đến vũ trụ
Tuyệt đối rồi thì bản thể và hiện tượng hợp một,
Tánh Tướng bất nhị cho nên cái Tánh của bản
thể tuyệt đối này Phật Thích Ca gọi nó là Thực
Tướng, là chỉ rõ khi tiến vào Tuyệt đối thì tướng
cũng biến thành chân thực Tuyệt đối vậy. Nhưng
khi chưa nhập Tuyệt đối, tướng tức là Tương đối
chẳng thật, muốn tiến vào bản thể Tuyệt đối cần
phải phủ định Tướng đạt đến “không, vô tướng,
vô tác” mới cho là được giải thoát bước đầu tiên.


https://scontent-hkt1-1.xx.fbcdn.net/v/t39.30808-6/s600x600/262837629_919626602091174_6815560767063836974_n.jp g?_nc_cat=102&_nc_rgb565=1&ccb=1-5&_nc_sid=730e14&_nc_ohc=337_IJNsz_oAX_09fdk&tn=FKQDFPI0ey7w8kF0&_nc_ht=scontent-hkt1-1.xx&oh=d274af58648b1458da70f87c3c6e8432&oe=61B05FBE


--------


Con người từ khi biết dùng bộ não và cảm giác
để quan sát tất cả là đã trải qua một quá trình
lâu dài, ban sơ hướng bên ngoài quan sát tức là
quan sát sự biến đổi của con người và cảnh giới
thiên nhiên v.v… Kế đó, trở lại quan sát hoạt động
tư tưởng cảm giác thay đổi không chừng của bản
thân bộ não tức là quan sát cái công cụ mà bản
thân dùng để quan sát đó. Công cụ này gọi là Tâm.
Khi chưa Kiến Tánh tác dụng của bộ não là Giả,
thế giới vạn vật do bộ não quan sát được cũng
là Giả : Giả + Giả = Giả. Nếu theo đó tu hành
thì kết quả vẫn là Giả nên lao nhọc mà chẳng có công hiệu.

Khi đã Kiến Tánh thì bộ não là Chân, thế giới
vạn vật đều là Chân : Chân + Chân = Chân. Một
Chân thì tất cả Chân nên chẳng cần tu, gọi là Vô
Tu Vô Chứng, ấy là chuyển Thức thành Trí, thế
giới Tương đối biến thành thế giới Tuyệt đối.


https://scontent-hkt1-2.xx.fbcdn.net/v/t39.30808-6/s600x600/262501823_919626688757832_5084495919707160177_n.jp g?_nc_cat=103&_nc_rgb565=1&ccb=1-5&_nc_sid=730e14&_nc_ohc=8r0ewi8THOgAX-sMCTY&_nc_ht=scontent-hkt1-2.xx&oh=46c511fb4f6086ad1648a7830d8d65af&oe=61AEBA9F

2337 2338

cunconmocoi
12-05-2021, 05:01 AM
ĐẠI THỪA TUYỆT ĐỐI LUẬN Trích đăng
Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
__________________________________________________ ______________________________________



Đại Thừa Tuyệt Đối Luận _ ảnh 59, 60.

Diệu lý của Phật rất là viên mãn, rất nhất nguyên.
Nó ban sơ phủ định cảm giác, cho cảm giác là
hư vọng nên phủ định nó, nhưng cái cội nguồn
hư vọng này chẳng phải lỗi của bản thân cảm giác
mà do bị vô minh che khuất. Khi màn đen vô minh
mở ra thì hư vọng tiêu diệt, lúc ấy cảm giác tức
đồng với lý tánh nghĩa là với Phật tánh chẳng
khác. Cho nên cảm giác với Phật tánh ban sơ mặc
dù phân chia cuối cùng vẫn đồng một thể.

Cái cửa ải khó khăn của nhà triết học Hy-Lạp
và Tây Phương ở nơi sau khi siêu việt cảnh giới
cảm giác nhập vào cảnh giới tư tưởng thuần túy
rồi lại đọa trở lại trong gông cùm của cảnh giới
cảm giác nữa.

Phật thì siêu việt hai cảnh giới này và đạt đến
chỗ cảnh giới mà triết gia Tây Phương chưa thể
đến tức là cảnh giới Phật tánh vậy.


https://scontent-hkt1-1.xx.fbcdn.net/v/t39.30808-6/s600x600/262345861_920184938702007_5024608402904556558_n.jp g?_nc_cat=101&_nc_rgb565=1&ccb=1-5&_nc_sid=730e14&_nc_ohc=bC2j2uDgapkAX-LrWMb&tn=FKQDFPI0ey7w8kF0&_nc_ht=scontent-hkt1-1.xx&oh=f1d0f41cf52027985448f8287c8244a6&oe=61B00984


--------


Sau khi chứng ngộ tất cả cảm giác tư tưởng đều
không lìa Phật tánh, nên nói : “Duy có kẻ chứng
với kẻ chứng mới biết được.”

Về cảnh giới biểu thị trong Kinh và Ngữ lục Tổ
sư hoặc nói hoặc nín, kẻ chứng thì thấu hiểu rõ
ràng, kẻ chưa chứng thì suy nghĩ mãi cũng không
hiểu, cũng như phương pháp “Niêm hoa thị chúng”
của Phật và “hét gậy chửi mắng” của Tổ Sư đều vậy.

Có vô thủy vô minh rồi mới có nhất niệm vô minh
cho nên vô thủy vô minh với nhất niệm vô minh
là Tương đối, có niệm thứ nhất thì có niệm thứ
nhì, có niệm thứ ba v.v…., cho đến cái niệm vô
cùng vô tận, nghĩa là từ Tương đối sanh ra vô
số Tương đối. Cho nên Tương đối là chẳng thể
cùng tận, không có chỗ dứt, chẳng thể truy cứu
như cái vòng tròn chẳng có đầu mối nên gọi là luân hồi.


https://scontent-hkt1-1.xx.fbcdn.net/v/t39.30808-6/s600x600/259476515_920184988702002_168346165547554645_n.jpg ?_nc_cat=109&_nc_rgb565=1&ccb=1-5&_nc_sid=730e14&_nc_ohc=zlowtPnQBzcAX9mMW7X&_nc_ht=scontent-hkt1-1.xx&oh=ee242121ba37df1465ac6ba5b33147b5&oe=61B0715B

2344 2345

cunconmocoi
12-06-2021, 05:27 AM
ĐẠI THỪA TUYỆT ĐỐI LUẬN Trích đăng
Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
__________________________________________________ ______________________________________



Đại Thừa Tuyệt Đối Luận _ ảnh 61, 62.

Tuyệt đối luận tức là Phật tánh luận, Phật tánh
cùng khắp không gian và thời gian, chẳng hoại
chẳng tạp, vô chứng vô thủ, chẳng bị huân nhiễm,
xưa nay sẵn đủ nên gọi là Tuyệt Đối. Còn vũ trụ
vạn tượng đều thuộc về Thành-trụ-hoại-không,
hư vọng chẳng thật nên gọi là Tương đối.
........
Triết học Tây Phương có đại ngã, tiểu ngã, là
Tương đối; mà Phật Tánh _ Chơn như _ đều bất
nhị là Tuyệt đối. Tương đối thì bất bình đẳng,
Tuyệt đối thì bình đẳng. Bất bình đẳng nên có
tranh luận có đấu tranh, bình đẳng nên không
tranh luận không đấu tranh.


https://scontent-hkt1-2.xx.fbcdn.net/v/t39.30808-6/s600x600/262910979_920762691977565_2577065734647559243_n.jp g?_nc_cat=105&ccb=1-5&_nc_sid=730e14&_nc_ohc=vWcyQtrwFGUAX-jzKXo&_nc_ht=scontent-hkt1-2.xx&oh=76c288398c46883dedc4e26b4a8145a6&oe=61B19FD9


--------


Pháp ngã tức là cái ngã của vạn sự vạn vật ở ngoài
tự ngã ví như âm nhạc, nghệ thuật, vận động v.v…
đều là pháp ngã. Chúng ta khi nghe âm nhạc hoặc
thưởng thức nghệ thuật sẽ được quên tự ngã. Lúc
ấy có thể tự do an lạc hơn, nhưng tự ngã dù quên
lại lọt nơi phạm vi pháp ngã. Pháp ngã vẫn bị hạn
chế trong thời gian không gian ví như nghe âm
nhạc chỉ được ở trong một khoảng thời gian nào,
khi thời gian qua đi vẫn té trở lại trong gông cùm
tự ngã, mà tiếp tục chịu đựng thống khổ, do đó
chúng ta muốn tìm một an lạc lớn hơn nên bỏ
pháp ngã vào nơi Không Ngã (Vô Ngã).

Không Ngã thì an lạc hơn, chỗ đó chỉ là mênh
mông không tịch, tất cả vật ngoài chẳng thể xâm
nhập, đây là cảnh giới Diệt tận định của Tiểu Thừa Thiền.


https://scontent-hkt1-1.xx.fbcdn.net/v/t39.30808-6/s600x600/262475534_920762745310893_947344810668392356_n.jpg ?_nc_cat=109&_nc_rgb565=1&ccb=1-5&_nc_sid=730e14&_nc_ohc=Iu6svvuv2iMAX-WZ3BJ&_nc_ht=scontent-hkt1-1.xx&oh=4f2bfda4823e0ad7a7ab1b3880f23d0d&oe=61B1BBA9

2351 2352

cunconmocoi
12-07-2021, 06:01 AM
ĐẠI THỪA TUYỆT ĐỐI LUẬN Trích đăng
Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
__________________________________________________ ______________________________________



Đại Thừa Tuyệt Đối Luận _ ảnh 63, 64.

Khi ấy, thân tâm khinh an, đạm nhiên tự đắc, là
một thứ cảnh giới Niết Bàn của Tương đối, nhưng
Không Ngã vẫn bị thời gian hạn chế, khi ông bước
ra cảnh Không, ông vẫn bị té trở lại trong gông
cùm tự ngã nữa.

Cho nên ông nếu muốn đắc được an vui triệt để
cần phải bỏ cái Không Ngã để chứng nhập cảnh
giới Chân như Phật tánh, lúc ấy mới không bị
thời gian không gian hạn chế, nghĩa là giải thoát
tất cả khổ của con người, mới là tự do tự tại của
Tuyệt đối, mới là an lạc của Tuyệt đối.

Thiền tông Trung Quốc có kẻ tiều phu dốt nát
(Lục Tổ Huệ Năng) nghe một lời nói liền chứng
ngộ Tuyệt đối, có kẻ thì thấy hoa đào nở liền
chứng Tuyệt đối, có kẻ thì nghe tiếng trúc mà ngộ
Tuyệt đối. Chẳng biết người Tây Phương đến
năm nào mới hiểu được những việc này.


https://scontent-hkt1-1.xx.fbcdn.net/v/t39.30808-6/s600x600/263963848_921322675254900_6985629190524899056_n.jp g?_nc_cat=102&_nc_rgb565=1&ccb=1-5&_nc_sid=730e14&_nc_ohc=3YIwyXEnlZoAX-q7BXt&_nc_ht=scontent-hkt1-1.xx&oh=951bc9da468993be1b6afec3e5b85f2f&oe=61B47DD0


--------


Nhà triết học Tây Phương đang sinh sống
nơi thế giới Tương đối, họ được mâu thuẫn
tự nhiên của Tương đối khơi động, lợi dụng
toán học và vật lý học của Tuyệt đối trong
Tương đối để phủ định vật chung quanh của
Tương đối, ấy là dùng phương pháp Tương
đối để phủ định Tương đối vì họ chưa hoàn
toàn biết rõ bản thân của Toán học và Vật
lý học tức là Tương đối. Nếu lìa khỏi thời
gian không gian của Tương đối thì Toán học
và Vật lý học cho đến tất cả khoa học đều
không thể hoạt động gì được nữa. Sau hết,
khi Toán học và Vật lý học siêu việt thời gian
không gian của Tương đối tiến vào thời gian
không gian của Tuyệt đối, thì Toán học và
Vật lý học tất cả đều thành Tuyệt đối.


https://scontent-hkt1-2.xx.fbcdn.net/v/t39.30808-6/s600x600/264379371_921322771921557_2688676985375984954_n.jp g?_nc_cat=106&_nc_rgb565=1&ccb=1-5&_nc_sid=730e14&_nc_ohc=ag4dZkG6akAAX_3zC1W&_nc_ht=scontent-hkt1-2.xx&oh=797f1ec6fdb1864ef021d8633a30ef55&oe=61B2CDE2

2361 2362