PDA

Xem phiên bản đầy đủ : Tuệ Minh sát theo "Kinh Vô Ngã Tướng" (16 Tầng)



trangnhung
05-17-2018, 04:58 PM
16 tầng Tuệ Minh sát theo "Kinh Vô Ngã Tướng" - (Thiền sư Mahasi Sayadaw, dịch giả: Phạm Kim Khánh)

1. Nāmarūpapariccheda ñāṇa: Tuệ phân biệt danh-sắc.

2. Paccayapariggaha ñāṇa: Tuệ phân biện nhân duyên.

3. Sammasana ñāṇa: Tuệ thấu đạt, nhận thức danh-sắc là vô thường (anicca), khổ (dukkha) và vô ngã (anattā).

4. Udayabbaya ñāṇa: Tuệ quán chiếu trạng thái sanh diệt (của các hành, tức của danh-sắc) / Tuệ sanh diệt.

5. Bhaṅga ñāṇa: Tuệ quán chiếu trạng thái hoại diệt của danh-sắc / Tuệ diệt.

6. Bhaya ñāṇa: Tuệ kinh sợ.

7. Ādīnava ñāṇa: Tuệ quán chiếu hiểm họa, tức quán chiếu trạng thái nguy hiểm của các hành.

8. Nibbidā ñāṇa: Tuệ quán chiếu tình trạng chán nản.

9. Muñcitukamyatā ñāṇa: Tuệ muốn giải thoát.

10. Paṭisaṅkhā ñāṇa: Tuệ suy tư.

11. Saṅkhārupekkhā ñāṇa: Tuệ xả hành, quân bình, thản nhiên đối với tất cả các hành.

12. Saccānulomika ñāṇa: Tuệ thuận thứ (thuận theo thực tế, tức thuận theo Tứ Diệu Ðế).

13. Gotrabhū ñāṇa: Tuệ chuyển tánh, vào lúc "chuyển thay dòng dõi" (tức từ phàm trở nên Thánh).

14. Magga ñāṇa: Ðạo tuệ.

15. Phala ñāṇa: Quả tuệ.

16. Paccavekkhaṇa ñāṇa: Tuệ ôn duyệt.

-- Tầng tuệ siêu thế đầu tiên được gọi là sotāpattimagga, Tu Ðà Huờn Ðạo, Nhập Lưu. Vị đã thành đạt tầng tuệ minh sát nầy được gọi là sotāpanna (Nhập Lưu), vì "đã bước vào dòng suối chảy đến Niết Bàn, Nibbāna", và được bảo đảm rằng trong tối đa là bảy kiếp sống nữa, sẽ thành tựu giác ngộ cuối cùng. Ba trong mười saṁyojanā, thằng thúc, đã được tháo gỡ là: sakkāyadiṭṭhi, hoài nghi, sīlabbata-parāmāsa, giới cấm thủ, chấp thủ những nghi thức và lễ cúng sai lầm, và vicikicchā, hoài nghi.

-- Tầng tuệ minh sát siêu thế thứ nhì được gọi là sakadāgāmimagga, Tư Ðà Hàm Ðạo, Nhứt Lai. Người chứng đắc tầng nầy được gọi là sakadāgāmi (Nhứt Lai), được bảo đảm rằng chỉ còn một kiếp sống nữa sẽ thành tựu giác ngộ cuối cùng. Vị Thánh nầy không loại trừ thêm thằng thúc nào, nhưng làm suy giảm năng lực của tham, sân, si trong tâm.

-- Tầng tuệ minh sát siêu thế thứ ba được gọi là anāgāmimagga, A Na Hàm Ðạo, Bất Lai. Người chứng đắc tầng nầy được gọi là anāgāmi, bậc Bất Lai, và được bảo đảm sẽ thành tựu giác ngộ cuối cùng, không còn trở lại dục giới. Vị Thánh Bất Lai loại trừ thêm hai thằng thúc là kāmarāga, lòng tham duyên theo dục giới, và paṭighā, bất toại nguyện.

-- Tầng tuệ minh sát siêu thế thứ tư và cuối cùng là Ðạo Quả A La Hán, toàn giác. Vị A La Hán giác ngộ hoàn toàn, loại trừ tất cả mười thằng thúc, tức mười dây trói buộc cột tâm vào vòng luân hồi, saṁsāra. Ngoài năm thằng thúc được kể trên vị A La Hán loại bỏ thêm rūparāga, lòng ham muốn duyên theo sắc giới (tức muốn đắc những tầng thiền, jhāna, sắc giới), arūparāga, ham muốn duyên theo vô sắc giới (tức muốn đắc thiền vô sắc, arūpa jhāna), uddhacca, phóng dật, māna, ngã mạn, và avijjā, vô minh.
Nguồn :https://thinhphapam.com/dao-qua-thien-vpassana/

trangnhung
05-22-2018, 05:52 PM
Tứ Niệm Xứ Minh Sát Tuệ Đó là an vui tuyệt đối, còn tất cả sự an vui trong tam giới này chỉ là an vui tương đối thôi. Vì chúng sanh còn tham sân si nên có vui lẫn khổ, có khổ lẫn vui. Chúng ta ai cũng muốn vui nhiều khổ ít, hoặc chỉ muốn vui mà không khổ. Ai cũng chán ghét sự khổ. Nếu quả thật các vị muốn tìm an vui mà xa lánh sự khổ thì đừng tạo nhân khổ, mà lo tạo nhân vui. Nhân vui như thế nào? Chính là giới, định, tuệ.

Giới có năng lực làm cho than khẩu được ngay lành, thanh tịnh. Bởi vì người tu giới sẽ răn trị được thân không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm; khẩu không nói dối, không nói lời độc ác, không nói lời đâm thọc, không nói lời vô ích sang đàng. Có như vậy sẽ làm nền tảng cho thiền định, ngược lại nếu thân và khẩu bị bợn nhơ tội lỗi do sự sát sanh v.v…thì không sao tu thiền được.

Định có năng lực chế ngự nội tâm cho thanh tịnh. Bởi tâm ưa tham lam sang đoạt của người về phần mình, sân hận tìm mưu sâu kế độc để hại người khác, si mê lầm lạc tìm cách lấn hiếp hoặc làm khổ chúng sanh.

Tuệ có năng lực diệt tận phiền não không dư sót. Thật vậy, nếu ai mong cầu sự an vui tuyệt đối thì cũng phải tu cho đến mức độ tuyệt tận phiền não thô và tế, bởi vì chính nó là nhân của khổ đau. Khi phiền não hoàn toàn được diệt trừ rồi thì mới thật an vui tuyệt đối là cực lạc vậy.

Nguồn : https://suminhniem.org/thien-tu-niem-xu/