PDA

Xem phiên bản đầy đủ : Luận về Huyết Mạch Luận



Ngọc Quế
02-19-2018, 07:43 AM
Luận về Huyết Mạch Luận
Bài 1
__________________________________________________ _____________________________________



Luận về Huyết Mạch Luận

Bài 1

-------------

三界混起。同歸一心。前 佛後佛以心傳心。不立文字。

Tam giới hỗn khởi, đồng quy nhất tâm. Tiền Phật hậu Phật dĩ tâm truyền tâm, bất lập văn tự.

Từ hỗn độn khởi lên ba cõi, thảy gồm về một tâm. Chư Phật trước sau cùng lấy tâm truyền tâm, chẳng tạo ra văn tự.



https://scontent-hkg3-2.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/28058959_157011631686012_4452546679437472050_n.jpg ?oh=ff0fa641c098f3dee96fb2ba2631611b&oe=5B19178B


-------------

Kính bạch Chư vị Đại Giác Ngộ ! Chư Thiện Tri Thức !

Con vốn thất học vô tri, nhưng thấy có chuyện không ổn, khi một cao nhân nào đó viết “6 cửa vào động Thiếu Thất” _ trong đó có tác phẩm Huyết Mạch Luận này. Đứng ở góc độ sĩ phu Trung Quốc thì tác phẩm này rất hay _ chứng tỏ tác giả rất uyên thâm Tam Học (Khổng, Lão, Phật). Nhưng tác giả đã tá danh Đạt Ma Tổ sư để “gieo bòn công đức”, vô tình đã diễn dịch Phật pháp thành ra một món ăn tinh thần thời @ (nhìn rất “bắt mắt”, nhưng ăn thì chẳng bổ dưỡng mấy, dẫn đến một vị Đại Thiền sư ở bên Pháp cũng giảng nói méo mó về Phật pháp). Cho nên con xin phép được nói lên cảm nghĩ của mình, ít nhất cũng giúp chúng ta đào sâu sự học hiểu Phật pháp thêm. Mọi sự phán xét đúng sai xin nhường cho quý Phật tử chân chính.

“Tam giới hỗn khởi” đây là tư tưởng xuất phát từ ý tưởng trong Kinh Dịch (của Nho giáo _ đã có hơn 6 ngàn năm tuổi), không phải của đạo Phật. Với đạo Phật không có chuyện “Tam giới hỗn khởi”, ba cõi mà Phật giáo nói thì “vô thủy vô chung” vì khi chúng sinh mê thì chiêu cảm thấy có ra ba cõi, ngày nào chúng sinh Giác ngộ, thì ba cõi như “mặt trăng thứ hai” tự nó sẽ biến mất.

“Đồng quy nhất tâm”, trong toàn bài luận này tác giả lập lờ không phân biệt Duyên Lự Tâm và Chân Tâm. Thực chất không có cái gì hướng về hay gom vào Duyên Lự Tâm, còn Chân Tâm thì không có gom cái gì về cả. Vạn pháp như 7 sắc cầu vồng thì gom nó về làm cái gì ? (Chỉ là ảo ảnh quang học trong nhất thời mà thôi !).

"Tiền Phật hậu Phật dĩ tâm truyền tâm” cái này thì tác giả “nói cho kêu”, chứ Phật thì không có Phật trước Phật sau gì cả, cũng không có chuyện người Giác Ngộ trước đem cái TÂM như ấn tín (của vua) trao lại cho vị Giác ngộ sau.

“Bất lập văn tự” cái chuyện dùng văn tự hay không, là tùy duyên chúng sinh thôi, chứ không có phải nhất thiết “không dùng văn tự”. Nhớ trước đây (trước năm 1975), ông Đạo Dừa Nguyễn Thành Nam, do Tịnh Khẩu, gặp ai cũng giơ một ngón tay, khiến cho đám đệ tử mạnh ai nấy bắt chước, muốn làm gì thì làm, Giáo lý Phật pháp thì ai muốn hiểu sao cũng được, không hề được dạy dỗ.

(Chỉ là những tư tưởng nông cạn, con xin được nghe chỉ giáo thêm từ những vị cao nhân. Kính !)

Ngọc Quế
02-20-2018, 07:39 AM
Luận về Huyết Mạch Luận
Bài 2
__________________________________________________ _____________________________________



Luận về Huyết Mạch Luận

Bài 2

-------------

問曰。若不立文字。以何為心。答曰 汝問吾即是汝心。吾答汝即是吾心。 若無心。因何解答汝。汝若無心。因 何解問吾。問吾即是汝心。

Vấn viết : Nhược bất lập văn tự, dĩ hà vi tâm. Đáp viết : Nhữ vấn ngô tức thị nhữ tâm, ngô đáp nhữ tức thị ngô tâm. Ngô nhược vô tâm, nhân hà giải đáp nhữ. Nhữ nhược vô tâm, nhân hà giải vấn ngô, vấn ngô tức thị nhữ tâm.

Hỏi: Nếu chẳng dùng văn tự, lấy gì là tâm?
Đáp: Nay người hỏi ta, đó chính là tâm của người. Ta đáp lời người, đó chính là tâm của ta. Nếu ta không có tâm, nhân đâu hiểu được việc đáp người? Nếu người không có tâm, nhân đâu hiểu được việc hỏi ta? Nên hỏi ta đó chính là tâm của người.




https://scontent-hkg3-2.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/28058381_157276671659508_3630889306578889465_n.jpg ?oh=4774195771e1f66c320c1632ff99e748&oe=5B1096E6


-------------

“Nếu chẳng dùng văn tự, lấy gì là tâm?” Chúng ta thấy câu hỏi này lập luận gượng ép, lẻ ra nên hỏi “Nếu chẳng dùng văn tự, lấy gì để giảng giải, diễn tả về tâm?”

“Đáp: Nay người hỏi ta, đó chính là tâm của người. Ta đáp lời người, đó chính là tâm của ta.” Rõ ràng tác giả muốn chỉ Chân Tâm, nhưng lại chỉ nhầm Duyên Lự Tâm. Đây là sai lầm TỐI QUAN TRỌNG, cho rằng Duyên Lự Tâm là Chân Tâm thì người viết đã chưa biết gì về Chân Tâm _ dẫu chỉ là biết trên lý thuyết. Bản thân tác giả đã lòng vòng trong sinh tử, lại còn viết sách rao giảng cái hiểu sai của mình, làm lây nhiễm cái bệnh TÀ KIẾN này cho hậu thế. Không biết có phải tác giả đã đầu thai lại làm vị Đại Thiền sư bên Pháp chăng ?

“Nếu ta không có tâm, nhân đâu hiểu được việc đáp người? Nếu người không có tâm, nhân đâu hiểu được việc hỏi ta? Nên hỏi ta đó chính là tâm của người.” Đoạn này chỉ là lặp lại cái hiểu sai về Chân Tâm của tác giả. Xin nhắc lại, câu diễn giải trên của tác giả chỉ nói Duyên Lự Tâm _ tức là cái Ý THỨC MÊ LẦM _ chớ không phải là Chân Tâm đâu.

(Chỉ là những tư tưởng nông cạn, con xin được nghe chỉ giáo thêm từ những vị cao nhân. Kính !)

Ngọc Quế
02-21-2018, 07:49 AM
Luận về Huyết Mạch Luận
Bài 3
__________________________________________________ _____________________________________



Luận về Huyết Mạch Luận

Bài 3

-------------

從無始曠大劫以來。乃至施為運動 。一切時中一切處所。皆是汝本心。 是汝本佛。即心是佛亦復如是。除此 外。終無別佛可得。離此心外。覓菩 提涅槃。無有是處。

Tùng vô thuỷ khoáng đại kiếp dĩ lai, nãi chí thi vi vận động, nhất thiết thời trung nhất thiết xứ sở, giai thị nhữ bản tâm, giai thị nhữ bản Phật. Tức tâm thị Phật, diệc phục như thị. Trừ thử tâm ngoại, chung vô biệt Phật khả đắc, li thử tâm ngoại, mịch Bồ đề Niết bàn, vô hữu thị xứ 。

Từ vô số kiếp đến nay, hết thảy mọi hành vi, vận động, mọi lúc, mọi nơi, đều chính là Tâm của người, đều chính là Phật của ngươi. Tâm chính là Phật, cũng là như thế. Trừ tâm ấy ra, rốt cùng không Phật nào khác có thể được. Lìa tâm ấy ra, không có lý nào tìm được Bồ-đề Niết-bàn.




https://scontent-hkg3-2.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/28055990_157533981633777_7696690363464426204_n.jpg ?oh=53c27b235c61695dcd2636da1d950569&oe=5B1015EC


-------------

“Từ vô số kiếp đến nay, hết thảy mọi hành vi, vận động, mọi lúc, mọi nơi, đều chính là Tâm của ngươi, đều chính là Phật của ngươi.”
Không phải đâu : Từ vô số kiếp đến nay, hết thảy mọi hành vi vận động, mọi lúc mọi nơi, đều chính là mộng cảnh của ta, đều chính là giả tưởng hóa sinh từ Mạt Na Thức của mỗi một. Cái Tâm mà tác giả nói không phải Phật, không phải vật, không phải chúng sinh. Nó chỉ là một hợp thể duyên sinh trong cuộc sống, nếu bảo nó là Phật thì Phật này “có sinh tử” rồi !

“Trừ tâm ấy ra, rốt cùng không Phật nào khác có thể được. Lìa tâm ấy ra, không có lý nào tìm được Bồ-đề Niết-bàn”
Câu này sai ! phải nói là “Đừng lầm cái Tâm ấy nữa, thì mới Giác Ngộ. Còn ÔM cái Tâm ấy thì sẽ theo nó mà luân hồi !”

(Chỉ là những tư tưởng nông cạn, con xin được nghe chỉ giáo thêm từ những vị cao nhân. Kính !)

Ngọc Quế
02-22-2018, 08:26 AM
Luận về Huyết Mạch Luận
Bài 4
__________________________________________________ _____________________________________



Luận về Huyết Mạch Luận

Bài 4

-------------

自性真實。非因非果法。即是心義。 心是涅槃。若言心外有佛及菩提可得 無有是處.

Tự tính chân thật, phi nhân phi quả pháp, tức thị tâm nghĩa. Tự tâm thị Niết bàn, nhược ngôn tâm ngoại hữu Phật cập Bồ đề khả đắc, vô hữu thị xứ.

Tự tánh vốn chân thật, không phải nhân, không phải quả, tức là nghĩa của tâm. Tự tâm là Niết-bàn, nếu nói rằng ngoài tâm có Phật với Bồ-đề có thể được, thật không có lý như vậy.




https://scontent-hkg3-2.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/28276423_157824978271344_7085485811085237143_n.jpg ?oh=a74fc2b5b06fe190d4215ceb458c14b9&oe=5B032058


-------------

“Tự tâm thị Niết bàn” câu này không sai, nhưng nói chung chung như vầy dễ gây ngộ nhận, cụ thể là trường hợp Sư Ông Nhất Hạnh đã định nghĩa về Niết Bàn trong “40 định đề của Làng Mai”. Do vì hiểu lầm điều này nên Sư Ông chủ trương Now and here (Bây giờ và ở đây) _ tức là xem cuộc sống Vô Minh _ Hiện tại Mê Lầm _ này là Niết bàn.
https://thuvienhoasen.org/a13228/nhan-dinh-ve-giao-ly-lang-mai-40-dinh-de

Theo giáo lý đạo Phật, khi một vị A La Hán nhập Diệt Tận Định thì lúc đó 7 cái biết do mê lầm mà có _ từ Nhãn thức, Nhĩ thức…. cho đến Mạt Na thức (cũng được gọi là Ý Thức) bị bỏ lại _ xóa sổ _ hành giả chỉ sống với Bản Thể Tâm _ A Lại Da Tâm _ được gọi là đã nhập Niết Bàn.

A Lại Da thức khi KHÔNG CÒN cộng trú với 7 thức trước nữa thì nó là A Lại Da Tâm _ đổi danh nhưng không đổi thể. Nhập Niết Bàn thực không nhập vào gì cả, vì một người lâu nay sống với các CÁI BIẾT CÓ NGUỒN GỐC VÔ MINH, bấy giờ những Cái Biết ấy đã bị bỏ lại, chỉ còn sống bằng A Lại Da Tâm _ Bản Thể Tâm thì tự An vui Khoái Lạc chứ nào có phải nhập đi đâu. (Xin mượn hình ảnh Xe Đầu Kéo _ tractor trailer _ khi Rơmooc được tháo rời ra thì xe chạy nhẹ nhàng thôi. Rơmooc được ví cho 7 thức trước, Xe Đầu kéo ví cho A lại Da thức).

Một vị A La Hán phát Bồ Đề Tâm _ nghĩa là không muốn nhập Niết Bàn để tự an hưởng, mà muốn độ thoát hết những chúng sinh còn đang đau khổ, muốn đi tiếp cho đến Toàn Giác, thì 7 thức trước vẫn giữ nguyên (như cái Rơmooc này vẫn dính liền với Xe Đầu Kéo).

Riêng những vị đã Toàn Giác, có nghĩa là đã toàn chứng cái Trí Tuệ Đại Bát Nhã, Phật sự _ Hạnh Nguyện _ đã tròn xong, thì gọi là Viên Mãn Báo Thân (như Đức Phật Thích Ca) thì khi xả bỏ nhục thân, các Ngài nhập Đại Niết Bàn (chớ không phải Niết bàn của hàng Nhị Thừa, Niết Bàn của Nhị thừa chỉ sống cái sống của A lại Da Tâm).

Nhập Đại Niết Bàn tức là sống cái sống Nhất Thiết Chủng Trí, hay còn gọi là Đại Viên Cảnh Trí.

Cụm từ “Nhập Đại Niết Bàn” chỉ là gượng dùng, chứ không có chuyện một vị Phật nhập Đại Niết Bàn như một cá thể bước vào một tòa lâu đài, vì một vị Phật thì không còn là một cá thể, để mà nhập hay xuất một chỗ nào.

Chúng ta tạm ví dụ như : Ánh sáng mặt trời luôn chiếu (dụ cho Nhất Thiết Chủng Trí, Đại Viên Cảnh Trí), nhưng có thời điểm (ban đêm) vị trí đứng của chúng ta ở vào phía khuất, chúng ta không thấy ánh sáng mặt trời nữa, chúng ta chỉ có thể nói với baby rằng “Ông mặt trời đã đi ngủ”, sự thực thì Mặt trời không có đi ngủ bao giờ.
“Ông mặt trời đi ngủ” dụ cho cụm từ “Phật nhập Đại Niết Bàn”. Ngày hôm sau “ông mặt trời lại thức dậy” dụ cho một vị Đại Giác Ngộ khác xuất hiện trên thế gian (Phật Di Lặc chẳng hạn).

(Chỉ là những tư tưởng nông cạn, con xin được nghe chỉ giáo thêm từ những vị cao nhân. Kính !)

Ngọc Quế
02-23-2018, 07:43 AM
Luận về Huyết Mạch Luận
Bài 5
__________________________________________________ _____________________________________



Luận về Huyết Mạch Luận

Bài 5

-------------

佛及菩提皆在何處。譬如有人以手提 空得否。虗空但有名。亦無相貌。取 得捨不得。是捉空不得。

Phật cập Bồ đề giai tại hà xứ ? Thí như hữu nhân dĩ thủ đề hư không đắc phủ ? Hư không đãn hữu danh, diệc vô tướng mạo, thủ bất đắc xả bất đắc, thị tróc không bất đắc.

Phật với Bồ-đề cùng ở nơi nào? Như có người dùng tay nắm bắt hư không, được chăng? Hư không vốn chỉ có tên gọi, không có tướng mạo, không thể nắm giữ, không thể buông bỏ. Vậy nên nắm bắt cái Không chẳng thể được.




https://scontent-hkg3-2.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/28166894_158072411579934_428265923473904532_n.jpg? oh=f73266eb97d12ac7c4b8472153269263&oe=5B19A85B


-------------

”Phật cập Bồ đề giai tại hà xứ ?”
Tác giả có biết chăng, Phật chính là Bồ Đề (Buddha), sao lại có từ “CẬP” ở đây ? Lại còn hỏi “Bồ Đề ở đâu” nữa chứ !

Thực ra câu này chỉ làm tiền đề cho câu đáp “Bồ Đề không xứ sở” tiếp theo, nhưng tác giả đã sai, khi ví Bồ Đề với Hư không.
” Thí như hữu nhân dĩ thủ đề hư không đắc phủ ?” Nói như vầy là đã lạc vào “ngoan không” rồi ! Bởi Bồ Đề là Toàn Giác, Toàn Giác thì tuy không có nơi chốn để chỉ ra, nhưng không phải là không có gì như hư không. (Bởi “nơi chốn” là gì ? _ Là cảnh trong Mộng thôi !)

Hiểu sai Phật pháp như vầy mà cũng viết Huyết Mạch Luận, có lẻ nên gọi tác phẩm này là “Đoạn huyết mạch Phật giáo” (cắt hết gân mạch của Phật giáo).

“Thí như hữu nhân dĩ thủ đề hư không đắc phủ ?”( Như có người dùng tay nắm bắt hư không, được chăng?) Dĩ nhiên tay không thể nắm bắt hư không, nhưng không có Phật tử nào nghĩ rằng “mình sẽ nắm bắt được Phật Quả”.

Hành trình tu học Phật pháp là gì ? Là lần từng bước gở bỏ những lầm mê chấp nhất, cuối cùng là Giác Ngộ hoặc Toàn Giác (tức Bồ Đề).

Toàn Giác (tức Bồ Đề) không phải là cái “bánh vẽ” mà chư Phật rao giảng. Nếu như những vị Đại Bồ Tát, Phật có nói :


“Đừng đi, không đến, đừng đi !
Không đi mà đến Tâm y ấn truyền”

Ấy là các Ngài muốn dạy cho chúng ta VẠN PHÁP VÔ NGÃ, rằng tất cả mọi chuyện trong mơ đều vô giá trị, nhưng Phật tử phải TỈNH GIẤC MƠ HOA, để sống cái SỐNG THẬT không mơ màng. Chớ không phải không có CHÂN NHƯ TÂM, chớ không phải CHÂN NHƯ TÂM chỉ là hư không đừng mong nắm bắt !

VẠN PHÁP thì VÔ NGÃ, nhưng CHÂN NHƯ TÂM thì không phải là 1 PHÁP trong VẠN PHÁP, CHÂN NHƯ TÂM là BẢN THỂ của VẠN PHÁP.

“Đừng đi, không đến, đừng đi !". ĐẾN là gì ? Là GIÁC NGỘ, là thành PHẬT, là một Hiện Tướng trong VÔ MINH.

Trong khi VÔ MINH và GIÁC NGỘ _ là một cặp đối đải trong VẠN PHÁP_ cả hai đều là KHÔNG, thì CHÂN NHƯ TÂM KHÔNG PHẢI KHÔNG.

(Chỉ là những tư tưởng nông cạn, con xin được nghe chỉ giáo thêm từ những vị cao nhân. Kính !)

Ngọc Quế
03-02-2018, 08:27 PM
Luận về Huyết Mạch Luận
Bài 6
__________________________________________________ _____________________________________



Luận về Huyết Mạch Luận

Bài 6

-------------

除此心外見佛。終不得也。佛是自心 得。因何離此心外覓佛。前佛後佛只 其心。

Trừ thử tâm ngoại kiến Phật, chung bất đắc dã. Phật thị tự tâm tác đắc, nhân hà li thử tâm ngoại mịch Phật, tiền phật hậu phật chỉ ngôn kì tâm.

Ngoài tâm mà tìm Phật, rốt cùng chẳng thể được. Phật chính là tự tâm mà thành, do đâu lại lìa tâm mà tìm Phật bên ngoài? Chư Phật trước sau cũng chỉ nói một tâm này.




https://scontent-hkg3-2.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/28168596_158358638217978_9058731917507806061_n.jpg ?oh=02d83dc64a491a9fbfc468a381f2890f&oe=5B01B246


-------------

”Ngoài tâm mà tìm Phật, rốt cùng chẳng thể được”
Nhưng tìm kiếm trong nội tâm có thấy Phật chăng ? Xưa, đã có hàng ngàn, hàng vạn vị tu sĩ vào rừng sâu lên sơn động, tìm nơi hoang vắng để ngồi thiền, dòm vào nội tâm, nhưng liệu có được mấy vị tìm được Phật _ Giác Ngộ ?

”Phật chính là tự tâm mà thành” Xét câu cuối “Chư Phật trước sau cũng chỉ nói một tâm này”, ta thấy rõ tác giả muốn nói đến Chân Tâm. Ủa ! đã là Chân Tâm thì sao lại nói “tác đắc” (làm thành). Theo Giáo lý đạo Phật, bất cứ cái gì “có thành ắt có hoại”. Vậy cái tâm “tác đắc” Phật, ắt cũng có thể “tác đắc” Ma, và cũng có thể tiêu hoại, vậy tâm này đâu phải Chân Tâm.
Như bài đầu đã nói, tác giả muốn nói Chân Tâm, nhưng lòng vòng cứ chỉ Vọng Tâm (Tâm Duyên Lự). Chân Tâm thì tự hữu, không có đợi ta phải làm gì (tác) mới đắc (thành).

(Chỉ là những tư tưởng nông cạn, con xin được nghe chỉ giáo thêm từ những vị cao nhân. Kính !)

Ngọc Quế
03-02-2018, 08:40 PM
Luận về Huyết Mạch Luận
Bài 7
__________________________________________________ _____________________________________



Luận về Huyết Mạch Luận

Bài 7

-------------

心即是佛。佛即是心。心外無佛。佛 無心。若言心外有佛。佛在何 處。心外既無佛。何起佛見。遞相誑 。不能了本心。被它無情物。攝無自 。

Tâm tức thị Phật, Phật tức thị Tâm. Tâm ngoại vô Phật, Phật ngoại vô Tâm. Nhược ngôn Tâm ngoại hữu Phật, Phật tại hà xứ ? Tâm ngoại kí vô Phật, hà khởi Phật kiến ? Đệ tướng cuống hoặc, bất năng liễu bản Tâm, bí tha vô tình vật, nhiếp vô tự do.

Tâm chính là Phật, Phật chính là Tâm. Ngoài Tâm không có Phật, ngoài Phật không có Tâm. Nếu nói rằng ngoài Tâm có Phật, Phật ở nơi nào? Ngoài Tâm đã không có Phật, sao khởi lên việc thấy Phật? Trước sau tuần tự dối nhau, không hiểu rõ được tâm mình, liền bị cảnh vật vô tình bên ngoài sai sử, không chút tự do.




https://scontent-hkg3-2.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/28059511_158625704857938_5982493891409944849_n.jpg ?oh=1ebaee7bc8a59f5f32b62739e560deee&oe=5B1574F2


-------------

”Tâm tức thị Phật, Phật tức thị Tâm.”
Ngày trước soạn giả Viễn Châu cũng biết câu này, rồi nhờ các ca sĩ hát lên khiến cho đa số người bình dân V.N đều quen với thành ngữ này, nhưng trong thâm tâm của mọi người thì hiểu rằng : “Ăn hiền ở lành thì mình là Phật” (Một sự nhầm lẫn dễ thương). Tất cả mọi người đều cho rằng Cái TÂM DUYÊN LỰ _ mà ta đang sử dụng _ nếu ráng tu thì nó sẽ trở thành Phật Tâm. Ôi ! nếu thế thì cái Phật Tâm ấy cũng chỉ là sản phẩm của cõi Vô Minh này mà thôi !

”Ngoài Tâm không có Phật” đúng rồi ! nếu thêm chữ CHÂN, tức là ngoài Chân Tâm thì không có Phật. Chứ còn Duyên Lự Tâm thì trong hay ngoài gì cũng chả có Phật.

“Ngoài Phật không có Tâm”, thế nào là “ngoài Phật” ?. Phải chăng tác giả nghĩ rằng Phật thì giới hạn từ A đến B, ra ngoài giới hạn A-B thì gọi là ngoài Phật ? Thật Phật thì không nơi nào chẳng có _ “vô sở bất tại” _ làm gì có chỗ nào ngoài Phật đâu.

Có lẻ câu này tác giả chỉ thuận miệng mà nói cho kêu, chứ không mang nghĩa lý gì cả.

Nói “vô sở bất tại” là nói đến không gian, nhưng theo Kinh Phật : “không gian là không gian giả tưởng”, cho nên cũng có thể nói “Trong không gian giả tưởng này làm gì có Phật”, chỉ có “Thần tượng Thế Tôn” mà thôi. PHẬT THẬT THÌ KHÔNG CÓ TRONG MỌI CÁI GIẢ TƯỞNG, nhưng Kinh Kim Cang cũng có nói “không đâu là chẳng có Phật” (Như Lai giả thị chư pháp NHƯ nghĩa).


(Chỉ là những tư tưởng nông cạn, con xin được nghe chỉ giáo thêm từ những vị cao nhân. Kính !)

Ngọc Quế
03-03-2018, 08:26 AM
Luận về Huyết Mạch Luận
Bài 8
__________________________________________________ _____________________________________



Luận về Huyết Mạch Luận

Bài 8

-------------

佛不度佛。將心覓佛不識佛。但是外 佛者。盡是不識自心是佛。

Phật bất độ Phật. Tương tâm mịch Phật, bất thức Phật. Đãn thị ngoại mịch Phật giả, tận thị bất thức tự tâm thị Phật.

Phật không cứu độ Phật. Dùng tâm để tìm Phật, ấy là không rõ biết Phật. Nhưng ngoài tâm mà tìm Phật đều là những người không rõ biết tâm mình là Phật.




https://scontent-hkg3-2.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/28279717_158908918162950_2843914929009460518_n.jpg ?oh=4048aabd7107531ccafaecb181aeb0aa&oe=5B05848A


-------------

”Phật bất độ Phật”
Câu này thoạt nghe thì rất có lý, thường thì một người rơi xuống nước thì không thể tự nắm tóc mình kéo lên bờ được.
Nhưng nếu ta nghĩ rộng ra, thì câu này có thể sai :

1. _ Phật Thích Ca nói “Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành”, vậy là đã có Phật (đã thành) cứu độ Phật (sẽ thành” rồi đó !
2. _ Thể Hóa Thân Phật có cứu độ chúng sinh vô minh _ vốn là những cái BÓNG của Phật hay không ? Có đó ! Tuồng Thiên Diễn là như thế đó !

“Tương tâm mịch Phật, bất thức Phật”. Ngày xưa Huệ Trung Thượng sĩ đã nói (với em gái đang là Hoàng Hậu) : “Anh không cầu làm Phật, Phật cũng chẳng cầu làm anh” Nói câu này chứng tỏ Thượng sĩ đã Giác Ngộ rằng “Bản Thể Tâm của mình vốn là Phật rồi !”.

Nhưng tất cả Phật tử đang xài cái Tâm Duyên Lự, nếu không dùng nó để tìm Phật, thì ở mãi trong “hầm sâu vô minh” hay sao ?
Nên chăng chúng ta nói như vầy : “Dùng Tâm Duyên Lự tìm cầu Phật (Giác Ngộ) nên lắm chứ, ngay cả khi đã “thức Phật” (kiến Tánh), cũng chưa phải đã thật sự “hết việc” đâu ! Vì tu Phật là phải tu mãi cho đến khi THỨC trở thành TRÍ _ tức là Giác Ngộ hoàn toàn.

“Nhưng ngoài tâm mà tìm Phật đều là những người không rõ biết tâm mình là Phật”. Nói thì nghe hay, nhưng tác giả đã không xác định được chữ TÂM này, nếu chỉ dòm vào bên trong (nội tâm) thì hành giả sẽ chỉ ghi nhận 2 trạng thái :

1) Dòng Ý thức lăng xăng, liên tục sinh diệt, như dòng nước chảy (bộc lưu). Trường hợp này dầu có ngồi rách mấy chục cái bồ đoàn cũng vẫn là Phàm Phu.

2) Trạng thái tĩnh tâm, tức là lúc Ý thức gần như dừng lại, đó là trạng thái Nhập Thiền, nghe im vắng; có thể lúc này sẽ có nhiều hiện tượng từ tiềm thức trổi dậy tạo ra những “Hiện tượng Thiền”. Nhưng Ý thức vẫn “sống nhăn” chẳng hề có “thấy” Bản Thể Tâm lúc này. (Thấy Bản Thể Tâm mới được gọi là Kiến Tánh). Trường hợp này có thể sinh Thiên, nếu không phạm lỗi nặng (như Đại Vọng Ngữ).

Phương pháp “đi cũng Thiền, ngồi cũng Thiền” hoặc phương pháp Thiền cười, mà Sư Ông Nhất Hạnh chủ trương chỉ là tạo điều kiện cho sự tĩnh tâm. Nhưng sự tĩnh tâm của Sư Ông hình như chưa bao giờ Nhập Thiền, (dẫu là Thiền Minh Sát) Sư Ông đã không hề nếm được một giọt Cam lồ nào của đạo Phật, cho nên Sư Ông đã dùng Tâm Duyên Lự (còn gọi là Tâm Phan Duyên) để suy đoán Giáo Lý đạo Phật, suy đoán ra “cái Niết Bàn duy Ý Thức”.

Không đâu, Niết Bàn của đạo Phật chỉ có khi vắng bóng Ý Thức, nếu có sự hiện diện của Ý Thức thì là Niết Bàn “dõm”.

Sư Ông đã nhầm khi cho rằng “nếu ta sống tỉnh táo, “cảm được cái hiện tại trong từng bước chân đi” là TA ĐÃ Ở TRONG NIẾT BÀN RỒI !”, “Niết Bàn là đây !” Cái Niết Bàn mà Sư Ông định danh chỉ là Niết Bàn của KHÁI NIỆM .

Trời ơi ! Kinh nói “Quá khứ tâm bất khả đắc, Hiện tại tâm bất khả đắc, Vị lai tâm bất khả đắc” Mà Sư Ông mấy chục năm thuyết giảng, lúc nào cũng chỉ cái Hiện tại Tâm, lấy đó làm Chân Tâm, rồi vọng ngôn rằng “đó là Niết bàn !”

(Chỉ là những tư tưởng nông cạn, con xin được nghe chỉ giáo thêm từ những vị cao nhân. Kính !)

Ngọc Quế
03-03-2018, 09:12 AM
Luận về Huyết Mạch Luận
Bài 9
__________________________________________________ _____________________________________



Luận về Huyết Mạch Luận

Bài 9

-------------

亦不得將佛禮佛。不得將心念佛。佛 誦經。佛不持戒。佛不犯戒。佛無持 。亦不造善惡。

Diệc bất đắc tương Phật lễ Phật, bất đắc tương Tâm niệm Phật. Phật bất tụng Kinh, Phật bất trì giới, Phật bất phạm giới, Phật vô trì phạm, diệc bất tạo thiện ác.

Cũng không thể đem Phật ra lạy Phật, không thể đem Tâm niệm Phật. Phật không tụng Kinh, Phật không giữ giới, Phật không phạm giới. Phật không giữ không phạm, cũng không tạo các việc lành dữ.




https://scontent-hkg3-2.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/28378292_159163244804184_4461242449336288073_n.jpg ?oh=5296b87d1898eaab2ed001f7c319e5a8&oe=5B152E18


-------------

”Cũng không thể đem Phật ra lạy Phật”
Phật lạy Phật theo nghĩa đen thì không có rồi, còn nghĩa “bóng”, ý tác giả muốn nói gì ? Nói “chúng ta cũng đã là Phật thì đừng lạy tượng Phật gỗ” chăng ? Nói “Chúng ta sẽ là Phật thì đừng lạy bất cứ ông Phật nào khác” chăng ?

Cả hai ý đó, dầu đã là Phật hay sẽ là Phật, thì cái thân tứ đại bất tịnh này có quý báu gì đâu, mà không thể lạy Phật _ dầu chỉ là tượng, ảnh.

Nếu có người nào nghĩ rằng “Tôi đã tu hành mấy chục năm rồi, giới hạnh tinh nghiêm, ắt là công đức cũng lớn lắm, tôi không thể lễ lạy cái thây thúi nằm trong quan tài kia” người ấy càng tu thì CÁI NGÃ TƯỚNG càng lớn hay sao ?! _ “Không, tôi sợ tổn đức cho người vừa nằm xuống !” . Trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, Ngài Thường Bất Khinh gặp ai cũng lạy, nói rằng “Ngài là vị Phật sẽ thành !” vậy mà có ai bị tổn đức đâu, ngược lại họ còn được kết duyên lành cho mai sau nữa. Ủa, hàng ngày mình nếu có làm được việc công đức nào, mình đã hồi hướng hết cho chúng sinh rồi, như thế công đức của mình nếu có cũng chỉ ngang bằng mọi người, mà sao nay mình lại tự cao tự đại thế ? Người nào tự cho mình là cao quý, người ấy hãy còn đang lặn hụp giữa Sông Mê.

“Không thể đem Tâm niệm Phật” Ý tác giả muốn nói “Chân Tâm thì nó đã tự đủ, người đã Kiến Tánh, đâu cần niệm Phật nào khác nữa !”

Nhiều người vin vào cụm từ “Kiến Tánh thành Phật” hiểu cạn rằng Kiến Tánh là đã thực sự thành Phật rồi !

Tác giả chắc đã biết : Trong đạo Phật, những vị đã Kiến Tánh chỉ là mới Nhập Lưu (vào dòng Thánh) mà thôi ! từ Nhập Lưu đến Phật quả, hành giả còn phải tu học rất nhiều, chẳng những phải học nơi những vị Thiện Tri Thức, mà còn phải học nơi Vạn Pháp nữa. Vậy tại sao “không thể đem Tâm niệm Phật” ? Niệm Phật là niệm Chân Lý đó, cái Tâm Duyên Lự (nơi những vị đã Kiến Tánh) hãy còn “sống nhăn”, tại sao Cái Tâm Duyên Lự này lại không thể niệm Phật ? Vậy ta cứ để cái Tâm Duyên Lự này niệm Tham Sân, Si là đúng chăng ?

“Phật không tụng Kinh, Phật không giữ giới, Phật không phạm giới. Phật không giữ không phạm”. Ý của tác giả muốn nói “Cái Bản Thể Tâm thì vô vi, không tạo tác gì cả”. Câu này chỉ đúng với những vị Phật La Hán hoặc Bích Chi Phật _ những vị đã an trú nơi A Lại Da Tâm.

Nhưng câu sau : “Cũng không tạo các việc lành dữ”, nếu chúng ta hiểu theo nghĩa rộng thì câu này có nghĩa là “Chư Phật không còn tiếp tục làm lợi ích cho chúng sinh nữa”. Có thật sự Phật toàn giác, nhập Đại Niết bàn rồi thì không làm gì nữa hay không ???.
Phật Thật (Đại Viên Cảnh Trí – Nhất Thiết Chủng Trí) thì như mặt trời hằng chiếu.

Mặt trời có làm gì không ? Mà vạn vật và con người có thể nói là : “Không ! Chúng tôi chẳng hề nhận được lợi ích gì từ mặt trời !” hay không ?

Phật Đa Bảo đã nhập Đại Niết Bàn từ rất lâu xa, nhưng ở đâu có giảng Kinh Pháp Hoa thì liền có Phật Đa bảo và Bảo Tháp hiện ra trợ giảng. Cũng có thể có những Giảng sư “sính khoa học _ Duy Vật” cho rằng chuyện ấy chỉ mang ý nghĩa tượng trưng, chớ không hề thật có. Vậy cái thật có với họ là gì ? Kim Ngân, “chùa to tượng Phật lớn” chăng ? Tu Phật đã lâu sao họ không biết VẠN PHÁP DUY TÂM ? Trong cõi GIẢ TƯỞNG này, CHÂN NHƯ TÂM muốn hiện ra cái gì lại không được ?!

Kinh nói có vô lượng vô số Phật, riêng cõi Ta Bà này trong quá khứ đã có 7 vị Phật xuất hiện, tương lai Phật Di Lặc là vị thứ 8. Vậy chúng ta hiểu sao về những vị Phật này, mỗi vị là một cá thể biệt lập chăng ? Hay tất cả chỉ là những Hóa thân _ những “cái Bóng” _ hiện ra từ một Chân Như Tâm ?. Nếu tất cả Chư Phật đều là Hóa thân từ một Chân Như Tâm duy nhất, thì ta có thể nói là “Chân Như không làm gì nữa để lợi ích cho chúng sinh” được không ?


Không có Phật ba đời,
Không có Phật mười phương,
Chỉ một Chân Tâm này,
Vẫn thường làm Pháp Vương.

(Chỉ là những tư tưởng nông cạn, con xin được nghe chỉ giáo thêm từ những vị cao nhân. Kính !)

Ngọc Quế
03-03-2018, 09:23 AM
Luận về Huyết Mạch Luận
Bài 10
__________________________________________________ _____________________________________



Luận về Huyết Mạch Luận

Bài 10

-------------

若欲覓佛。須是見性。見性即是佛。 不見性。念佛誦經。持齋持戒亦無益 。念佛得因果。誦經得聰明。持戒得 生天。布施得福報。覓佛終不得也。

Nhược dục mịch Phật, tu thị kiến tính, kiến tính tức thị Phật. Nhược bất kiến tính, niệm Phật tụng Kinh, trì trai trì giới diệc vô ích xứ. Niệm Phật đắc nhân quả, tụng Kinh đắc thông minh, trì giới đắc sinh Thiên, bố thí đắc phúc báo, mịch Phật chung bất đắc dã.

Như muốn tìm Phật, cần thấy được Tánh. Tánh chính là Phật. Nếu không thấy Tánh, niệm Phật, tụng Kinh, ăn chay, giữ giới thảy đều vô ích. Niệm Phật được nhân quả, tụng Kinh được thông minh, giữ giới được sinh lên cõi Trời, bố thí được phước báo, nhưng tìm Phật thì rốt cùng chẳng thể được.




https://scontent-hkg3-2.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/28577019_159425834777925_5037948620308868412_n.jpg ?oh=b411d325fad77e6c11e202a3f553924b&oe=5B0A519E


-------------

”Như muốn tìm Phật, cần thấy được Tánh. Tánh chính là Phật”
Câu này không sai, nhưng không chính xác, vì ngày xưa Sa môn Cồ Đàm khồng hề thấy Tánh trước, mà vẫn thành tựu Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác; còn sau này nhiều vị “Thấy Tánh” rồi vẫn tiếp tục tu thêm (hoặc không tu thêm), nhưng cuối đời vẫn chưa qua khỏi Nhị Thừa ! (Thậm chí có người còn “lù mù” hay rơi rớt trở lại)

Cái chuyện KIẾN TÍNH _ tức là “Hội ngộ Chủ Nhân Ông” _ tuy cũng rất quan trọng (Nếu đã Kiến tính, hành giả sẽ không phải mắc lỗi : nói “CÁI HIỆN TẠI TÂM LÀ NIẾT BÀN _ trần gian giả tưởng này là Niết Bàn _ sự im lặng của Ý Thức là Niết Bàn” như Sư Ông Nhất Hạnh đã từng nói) nhưng đã có nhiều vị KIẾN TÍNH rồi, mấy chục năm sau vẫn “dậm chân tại chỗ”.

Cho nên trong Kinh Hoa Nghiêm nói : Thà không để cho những vị ấy “chứng thực tế” (kiến tính) để cho những vị ấy tinh tấn mãi cho đến Bất Thối Chuyển, đến Nhất Thiết Trí, còn hơn là sớm “chứng thực tế” (mà rồi giống như “con thuyền không lái”, sẽ có ngày “chun đầu” trở lại vào vòng sinh tử.)

Tính hay Tánh _ Bản Thể Tâm _ tuy cũng có thể gọi là Phật tính ấy, nhưng cái thấy Phật tính lần đầu ấy hãy còn mờ nhạt lắm. Những vị đã “Kiến Tính” ấy, có thể ngồi rung đùi : “chịu Sinh tử Luân hồi là thằng nào đó, chứ không phải tui !”. Lúc đó thì nói như vậy, nhưng lúc khác thì “con xin đầu hàng cả hai tay lẫn hai chân, vì con thích sống trong CÁI GIẢ TƯỞNG hơn là chỉ sống với hồi ức “một lần diện kiến Chủ Nhân Ông” . Kết quả là những vị đã Kiến Tính ấy do vì Phàm Tâm còn nhiều, cho nên vẫn tiếp tục theo Phàm mà trôi chảy _ như đám lục bình trôi !

Trung Hoa xưa rất quan trọng chuyện Kiến Tính, vì đa số tu sĩ chỉ như “mọt gặm sách”, hiếm có người chứng ngộ (mà trong Kinh Hoa Nghiêm nói là “chứng thực tế”). Sau thời kỳ đức Lục Tổ Huệ Năng, số người Kiến Tính tăng vọt, nhưng chỉ có lượng mà không có phẩm. Có thể vì thời này là thời Mạt pháp chăng ? Và cũng từ ấy Thiền môn mới có câu “Thực tế lý địa : bất thọ nhất trần, Vạn sự môn trung : bất xả nhất pháp” (Theo lý mà nói Bản Thể Tâm không hề có bị bất cứ điều gì dấy bẫn được, nhưng chuyện tu hành thì vẫn phải nghiêm trì từng chút một).

Vì sao ? Xin nhắc lại người được KIẾN TÍNH chỉ là mới NHẬP LƯU thôi ! “Bộ phim dài nhiều tập hãy còn ở phía trước”, đừng tưởng rằng KIẾN TÍNH thì THÀNH PHẬT (tức là được Toàn Giác) liền được đâu.

(Chỉ là những tư tưởng nông cạn, con xin được nghe chỉ giáo thêm từ những vị cao nhân. Kính !)

Ngọc Quế
03-03-2018, 09:47 AM
Luận về Huyết Mạch Luận
Bài 11
__________________________________________________ _____________________________________



Luận về Huyết Mạch Luận

Bài 11

-------------

若自己不明了 。須參善知識了却生死根本。若不見 。即不名善知識。若不如此。縱說得 二 部經。亦不免生死輪迴。三界受苦。 出期時。

Nhược tự kỉ bất minh liễu, tu sâm Thiện tri thức liễu khước sinh tử căn bản. Nhược bất kiến tính, tức bất danh Thiện tri thức. Nhược bất như thử, túng thuyết đắc thập nhị bộ Kinh, diệc bất miễn sinh tử luân hồi, tam giới thụ khổ, vô xuất kì thời.

Nếu tự mình không sáng tỏ, nên học hỏi nơi các bậc Thiện tri thức đã thấu rõ nguồn gốc sanh tử. Nếu không thấy tánh thì chẳng gọi là Thiện tri thức. Nếu chẳng như vậy thì dù có giảng nói được mười hai bộ Kinh cũng không khỏi vòng luân hồi sinh tử, chịu khổ trong ba cõi, không lúc nào ra khỏi.




https://scontent-hkg3-2.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/28279703_159677378086104_6093533327762880171_n.jpg ?oh=07b5c14fa482cb26242cbf77f64fb3ae&oe=5B05401E


-------------

Ở đây tác giả cho là “Nếu chúng ta còn Vô Minh, thì phải tìm Thiện Tri Thức để học hỏi” và tác giả đã định nghĩa Thiện Tri Thức là “người đã thấu rõ nguồn gốc sinh tử”. Câu này đúng, nhưng có lẻ cần nói thêm :

_ Một em bé vừa tốt nghiệp lớp 1 thì không thể làm Thầy giáo _ Cô giáo _ cho một em bé khác đang học lớp 1.

Có những vị tuy đã Kiến Tính, nhưng không biết diễn tả ra sao cho người khác hiểu, bởi thế mới có câu “uống nước lạnh nóng tự biết”. Một vị tuy đã Kiến Tính, nhưng đòi hỏi phải có nhiều điều kiện khác nữa mới có thể giúp, khai sáng cho người khác được lợi ích như : phải biết quan sát căn cơ người cầu đạo, như người này có thật tâm cầu đạo hay không ?, người này hiện đang có những nghiệp chướng nào?, phải biết nên dùng phương tiện nào là tối ưu, là thích hợp cho căn cơ trình độ của người học đạo?. Nghĩa là không phải chỉ Kiến Tính là đủ, để gọi Thiện Tri Thức !

“Nếu chẳng như vậy thì dù có giảng nói được mười hai bộ Kinh cũng không khỏi vòng luân hồi sinh tử”. Điều này thì chính xác và hiện tại hầu hết Tăng Ni, Giảng sư, Pháp sư đều chỉ có biết Phật pháp trên lý thuyết, thậm chí có vị còn không nắm được những điều thật cơ bản trong Phật pháp, dẫn đến nói tầm bậy, nói ngược lại Phật pháp.
Đơn cử như Pháp Sư Tịnh Không đã từng giảng :

Trước hết chúng ta phải hiểu rõ cái ‘tánh’ này, Phật tánh, Pháp tánh là không sanh không diệt. Chúng ta phải hiểu rõ đạo lý này. Tánh không sanh không diệt; nếu ‘tánh’ mê rồi thì biến thành ‘thức’. Chúng ta thường kêu bằng linh hồn. Linh hồn là gì? Ðó là tự tánh mê rồi thì biến thành ra hình trạng này, biến ra linh hồn; linh hồn đi đầu thai trong lục đạo. Không kể là đầu thai bằng phương cách nào thì nó cũng không sanh không diệt. Ðến khi nào giác ngộ rồi thì thành Bồ Tát, thành Phật. Giác ngộ thì được đại tự tại, không giác ngộ thì bị nghiệp lực chuyển. Thí dụ như lúc còn sống [chúng sanh] tạo thiện nghiệp, tâm thiện, niệm thiện, hành động thiện, hoàn cảnh sanh sống của họ là cõi Người hay là cõi Trời (cõi Trời có 28 tầng). Nếu như tâm của họ không thiện, tư tưởng không thiện, hành vi không thiện, tương lai họ sẽ sanh vào cõi Ngạ quỷ, Súc sanh, hoặc là Địa ngục.

Cho nên thần thức, chúng ta gọi là linh hồn, đi đầu thai chứ không bị mất đi; nó sẽ chuyển biến chứ không tiêu diệt. Nếu nó giác ngộ thì sẽ chuyển thành Phật tánh, nếu mê thì chuyển thành thần thức; Nó sẽ chuyển biến tuỳ theo mê hay ngộ và vĩnh viễn không tiêu diệt. Cho nên nếu bạn hiểu thật rõ cái chân tướng sự thật này, bạn sẽ không sợ chết nữa. Tại sao vậy? Vốn là không có sanh tử. Sanh tử là cái gì? Chỉ là thay đổi thân thể, thay đổi hoàn cảnh sinh sống thôi.”

(Đại Lão Hòa thượng Pháp sư Tịnh Không giảng tại Tịnh Tông Học Hội, Úc Châu ngày 23-06-2003)

Là một vị Tông Sư (Tịnh Độ Tông) có hàng triệu tín đồ Phật tử, mà lại nói theo thuyết Thường Kiến của Ngoại Đạo rằng LINH HỒN BẤT TỬ là điều vô cùng đau xót cho đạo Phật.

Đây là trường hợp “dù có giảng nói được mười hai bộ Kinh cũng không khỏi vòng Luân Hồi Sinh Tử” ! Điều này là chắc chắn, vì người đã nhận Linh Hồn là Phật Tánh của mình thì sẽ ôm giữ cái linh hồn ấy mà quanh đi lộn lại trong Luân Hồi, và vì Linh Hồn là sản phẩm của cõi Vô Minh này.

Vãng sanh Tịnh Độ có nhiều trường hợp “Đới Nghiệp Vãng sanh” _ tức là hành giả còn nhiều Nghiệp xấu ác _ nhưng chỉ là tạm còn Thần Thức. Ngày nào “Hoa khai kiến Phật Ngộ Vô Sanh” ngày ấy hành giả mới thấy được “Thần Thức chỉ là cái áo mà hành giả đã tạm mặc khi còn Vô Minh”.

Sao lại có chuyện Thần Thức là Linh Hồn, Linh Hồn là Phật tánh ? Hòa thượng không hề phân biệt được Cây chuối và Gỗ mít, cho nên đã gọt đẽo Cây chuối làm tượng Phật A Di Đà.

Tội lỗi ! Tội lỗi !

(Chỉ là những tư tưởng nông cạn, con xin được nghe chỉ giáo thêm từ những vị cao nhân. Kính !)

Ngọc Quế
03-03-2018, 10:08 AM
Luận về Huyết Mạch Luận
Bài 12
__________________________________________________ _____________________________________



Luận về Huyết Mạch Luận

Bài 12

-------------

昔有善星比丘。誦得十二 部經。猶自不免輪迴緣。為不見性。 星既如此。今時人講得三五 本經論。以 為佛法者。愚人也。

Tích hữu Thiện Tinh tỉ khâu, tụng đắc thập nhị bộ Kinh, do tự bất miễn luân hồi duyên, vi bất Kiến Tính. Thiện Tinh kí như thử, kim thời nhân giảng đắc tam ngũ bản Kinh Luận, dĩ vi Phật pháp giả, ngu nhân dã !

Xưa có Tỳ-kheo Thiện Tinh tụng được mười hai bộ Kinh nhưng vẫn không tự thoát khỏi luân hồi, vì không thấy được tánh. Tỳ-kheo Thiện Tinh còn như vậy, người đời nay giảng được năm ba bộ Kinh đã xem đó là hết thảy pháp Phật, thật là ngu si !




https://scontent-hkg3-2.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/28379744_159992621387913_4551558313854856492_n.jpg ?oh=94f67ae1775cf91fc9c803cdd2c28f80&oe=5B45A81D


-------------

Thiện Tinh Tỳ kheo vốn là La Hầu La _ con trai của Thái tử Tất Đạt Ta _ được Phật Thích Ca độ cho xuất gia, tụng đọc được 12 bộ Kinh (truyền khẩu), đã chứng Tứ Thiền (sau đó bị “tụt hạng”), nhưng vẫn không thoát Luân Hồi. Đây là chuyện có thật, cả Nam Tông và Bắc Tông đều có ghi chép.

“Tỳ-kheo Thiện Tinh còn như vậy, người đời nay giảng được năm ba bộ Kinh đã xem đó là hết thảy pháp Phật, thật là ngu si !” Ở Việt Nam ta giai đoạn gần đây có Tỳ Kheo Thích Thông Lạc, đúng là chỉ giảng được dăm ba bộ Kinh cơ bản của Phật pháp, Thiền thì chưa chứng Tứ Thiền, vậy mà dám tự xưng mình là A La Hán, lại còn làm lễ chứng minh cho đám học trò rằng : “Những TU SINH này đã CHỨNG QUẢ A La Hán” nữa chứ !.

https://www.youtube.com/watch?v=N71xaBllEaQ

Trưởng lão Thích Thông Lạc không hề Kiến Tính _ tức là thấy Bản Thể Tâm _ thì một quả vị thấp nhất trong đạo Phật là Tu Đà Hoàn còn chưa đạt, sao lại có thể chứng minh cho người khác đắc quả A La Hán được. Trưởng Lão tưởng rằng mình đã là Phật rồi hay sao ? Thật đáng thương, cả một đám Phật tử chân thành đã lủi thủi đi theo vết chân của một ông Thầy chỉ có Hạnh mà không có Huệ, dẫn đến mang tội Đại Vọng Ngữ (chưa chứng mà nói chứng) thật đau xót !

Đạo Phật là đạo Giác Ngộ, mà sao có người chỉ được cái “nghiêm trì Giới Luật” suông và chỉ học một ít Giáo lý cơ bản mà tưởng rằng mình đã bằng Phật ?!

Phải biết trong đạo Phật : Giới Luật và Thiền Định chỉ là “pháp Trợ Đạo” để dìu lần hành giả đến Trí Giác Ngộ. Trí Giác Ngộ mới là quan trọng, mới là điểm khác biệt giữa Phật Đạo và Ngoại Đạo.

Vì sao những người tu Phật có vẻ rất chân chính lại dễ bị Thiên Ma Ba Tuần nói bên tai “Ngài đã thành Phật rồi ! Ngài đã thành A La Hán rồi !” liền tin ngay ? Vì tâm tham Danh vẫn còn ẫn chứa trong lòng hành giả ! Đúng là hiện tượng “người mù dắt kẻ đui !”

(Chỉ là những tư tưởng nông cạn, con xin được nghe chỉ giáo thêm từ những vị cao nhân. Kính !)

Ngọc Quế
03-03-2018, 10:15 AM
Luận về Huyết Mạch Luận
Bài 13
__________________________________________________ _____________________________________



Luận về Huyết Mạch Luận

Bài 13

-------------

佛即是自在人。無事 無作人。若不見性。終日茫茫。向外 求覓佛。元 來不得。

Phật tức thị tự tại nhân, vô sự vô tác nhân. Nhược bất kiến tính, chung nhật mang mang, hướng ngoại trì cầu mịch Phật, nguyên lai bất đắc.

Phật là người tự tại, là người vô sự, không tạo tác. Nếu không thấy tánh, suốt ngày mê muội, hướng ra bên ngoài nhọc sức cầu Phật, rốt cũng chẳng được.




https://scontent-hkg3-2.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/28661104_160262654694243_5848185097619483139_n.jpg ?oh=396691c76dc813dd004bf00698491a9e&oe=5B4466E4


-------------

”Phật là người tự tại, là người vô sự, không tạo tác” Trước đây, chúng ta đã có nói rồi ! Tác giả đã không chính xác điều này :

_ Chỉ có Phật gỗ trên bàn thờ mới là “vô sự, không tạo tác”, còn Chân Như Tâm _ tức Phật Thật _ thì như mặt trời THƯỜNG CHIẾU. Thường Chiếu sao gọi là vô sự?!, Thường Chiếu sao gọi là không làm gì ?!
Xin nói thêm từ NHÂN (人 _ người) trong câu này là sai, Phật Thật tức Chân Như Tâm KHÔNG PHẢI LÀ MỘT CÁ THỂ để gọi là Người hay cái gì khác.

Đức Phật Thích Ca đã nhập Đại Niết bàn, tương lai Đức Di Lặc hạ sanh (chỉ sau một đêm đã thành Phật) thì nào phải là vị nào khác đâu ! Chư Phật đều là Hóa thân từ một BẢN THỂ CHÂN TÂM.

Quý hữu có nhớ chăng, trong Kinh Hoa Nghiêm có lúc “Cái trống Trời thay Phật thuyết pháp”, rồi trong Kinh A Di Đà cây lá gì cũng vang ra tiếng thuyết pháp ..Ngũ căn, Ngũ lực, Thất Bồ Đề phần, Bát Chánh Đạo phận, …v…v...

Từ Phật trong Giáo lý Phật pháp tùy từng trường hợp, có khi chỉ Thể Pháp Thân _ tức Chân Như Tâm hay Thường Tịch Tâm; có khi chỉ Thể Báo Thân _ tức Thể Diệt Tận Độ Sinh, Hoàn Thành Phật Quốc; có khi chỉ Hóa Thân _ tức Thể Soi Sáng.

Câu này “Phật tức thị tự tại nhân, vô sự vô tác nhân” nếu không có từ NHÂN thì có thể chấp nhận được, vì nói lên biệt tính của Thể Pháp Thân. Nhưng Thể Báo Thân Phật và Thể Hóa Thân Phật thì không có vô sự, vô tác đâu !

(Chỉ là những tư tưởng nông cạn, con xin được nghe chỉ giáo thêm từ những vị cao nhân. Kính !)

Ngọc Quế
03-04-2018, 08:54 AM
Luận về Huyết Mạch Luận
Bài 14
__________________________________________________ _____________________________________



Luận về Huyết Mạch Luận

Bài 14

-------------

雖無一 物可得。若求會。亦須參善知識。切 苦求。令心會解生死事 大。不得空過。自誑無益。

Tuy vô nhất vật khả đắc, nhược cầu hội, diệc tu sâm Thiện tri thức. Thiết tu khổ cầu, linh tâm hội giải sinh tử sự đại, bất đắc Không quá, tự cuống vô ích.

Tuy rằng chẳng có gì để được, nhưng nếu cầu hiểu biết cũng nên tìm học nơi bậc Thiện tri thức. Phải khẩn thiết khổ cầu, khiến cho tâm hiểu rõ được việc lớn sinh tử, chớ để năm tháng luống qua, tự dối mình vô ích.




https://scontent-hkg3-2.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/28467657_160522371334938_7933454796020810508_n.jpg ?oh=4e50f5fd031717038ee69fc52d91883a&oe=5B098F0E


-------------

”Cũng nên tìm học nơi bậc Thiện tri thức”Thiện Tri Thức thì bài trước chúng ta có nói rồi, điều kiện tiên quyết là phải “RÀNH TÂM – BIẾT PHÁP”, thứ hai là phải biết quán sát căn cơ chúng ta (đang ở trình độ nào ? thích hợp pháp môn nào ?) Phải dùng phương tiện nào thì mới kích thích sự tiến bộ của hành giả ?

Khó quá phải không các bạn ? Nội chữ “RÀNH TÂM” hiện tại trên thế giới này liệu có được mấy người ? và phải biết tìm nơi đâu ? Hình như “hơi bị hiếm” ? Lại còn những điều kiện thứ nhì thứ ba nữa, Ôi ! đành phải “bó tay . com” thôi !

Những vị “ăn cơm chúa múa tối ngày” thì đầy dẫy, nhưng những bực “Chân tu Thực chứng” thì có lẻ do nghiệp duyên của chúng ta hay sao mà “có nằm mơ cũng không gặp được” !

Vậy số phận của chúng ta chỉ như số phận của những con heo trong chuồng, chờ ngày được “đóng dấu xanh trên lưng” hay sao ?

Thế nào là “RÀNH TÂM” ? Là những vị đã thoáng thấy bóng dáng “chủ nhân Ông” _ có thể được gọi là “Trí Tuệ Căn Bản” _ chăng ?


Thoáng thấy thì sao gọi là rành Tâm ! (Ảnh minh họa 1).

https://scontent-hkg3-2.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/28783174_160522081334967_8578862499712895141_n.jpg ?oh=eab833fb2e5dbf71b31a694ce43c7c0e&oe=5B0F3BBD

-------------

Phải thấy thật rõ Chân Tánh (Ảnh minh họa 2) mới gọi là RÀNH TÂM !

https://scontent-hkg3-2.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/28468632_160522144668294_783003308125858466_n.jpg? oh=e1b8a32a39b52c5501bb3485aee34f3e&oe=5B465333

(còn tiếp)

Ngọc Quế
03-04-2018, 08:57 AM
Luận về Huyết Mạch Luận
Bài 14
__________________________________________________ _____________________________________



Luận về Huyết Mạch Luận

Bài 14 _ (tiếp theo)

-------------

Thế nào là “BIẾT PHÁP” ? Biết mơ hồ về cuộc sống, về các pháp qua văn tự và tưởng tượng thì không gọi là BIẾT PHÁP (Ảnh minh họa 3).

https://scontent-hkg3-2.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/28575819_160522238001618_7323484556698773840_n.jpg ?oh=e748e276c995b5bb34d7a3a5ebc369ac&oe=5B03FFBC

--------------

Phải là những vị Bồ tát đã tu chứng cao thì mới BIẾT PHÁP (ảnh minh họa 4).

https://scontent-hkg3-2.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/28378595_160522288001613_8480712687378196247_n.jpg ?oh=318ee7b188865c67f69694651bf75178&oe=5B49F256

Rồi còn phải nắm vững phương tiện độ sinh nữa, mới chính danh là THIỆN TRI THỨC, vị ấy phải là Hóa thân của những vị Đại Bồ Tát.


(Chỉ là những tư tưởng nông cạn, con xin được nghe chỉ giáo thêm từ những vị cao nhân. Kính !)

Ngọc Quế
03-05-2018, 08:18 AM
Luận về Huyết Mạch Luận
Bài 15
__________________________________________________ _____________________________________



Luận về Huyết Mạch Luận

Bài 15

-------------

縱有珍寶如山。眷屬如恒河沙。開眼 見。合眼還見麼。故知有為之 法。如夢幻等。若不急尋師。空過一 生。

Túng hữu trân bảo như sơn, quyến thuộc như Hằng hà sa, khai nhãn tức kiến, hợp nhãn hoàn kiến ma. Cố tri hữu vi chi pháp, như mộng ảo đẳng. Nhược bất cấp tầm sư, không quá nhất sinh.

Như có của báu chất bằng núi cao, có quyến thuộc nhiều như cát sông Hằng, mở mắt nhìn thấy đó, nhắm mắt còn thấy được sao? Nên biết rằng các pháp hữu vi đều là ảo mộng. Nếu không gấp rút tìm thầy học đạo, một đời luống qua vô ích.




https://scontent-hkg3-2.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/28661289_160755191311656_1929475556547361938_n.jpg ?oh=921eb1a649070e82d8096be5524372ed&oe=5B3BA571


-------------

”Nếu không gấp rút tìm Thầy học đạo, một đời luống qua vô ích” Chúng ta vô cùng cám ơn tác giả đã khuyên nhủ câu này ! Nhưng chuyện tìm Thầy thì không đơn giản (như bài trước đã nói), vậy ta phải làm sao ? Gặp Thầy nào ta cũng theo cũng học đạo một cách “hên xui” chăng ? Dĩ nhiên là không rồi !

Nhưng nếu vị ấy nói giống như Giáo lý Phật, nào là “giải thoát trong hiện đời”, nào là được “khai ngộ”, nào là được “truyền tâm ấn”, nào là “Diệu âm trong ta” (như minh sư Trần Tâm và Vô Thượng sư Thanh Hải) thì Phật tử chúng ta, 10 người lầm tin hết 9. Những Phật tử thuần thành này đã nghĩ rằng “mình đã sống không luống uổng một đời”, nghĩ thì nghĩ vậy, nhưng thực tế họ đã gia nhập vào hàng ngủ Thiên Ma Ngoại Đạo rồi !

Xin mời các bạn đọc :

https://thuvienhoasen.org/a14138/lai-them-mot-thuong-su-truyen-ba-phap-mon-am-thanh

https://thuvienhoasen.org/a9714/nhan-dinh-ve-phap-mon-quan-am-cua-thanh-hai-vo-thuong-su-hoang-lien-tam

Thời buổi này là thời buổi Tà sư Thiên Ma Ngoại Đạo lộng hành, nhưng một phần cũng do Phật tử chúng ta trong lòng hãy còn những tín hướng không đúng đắn, sự học hiểu chánh pháp Phật không được nhiều, không được chính xác. Quan trọng nhất là chữ Duyên, trong quá khứ chúng ta không được may mắn kết duyên với Chánh Pháp Phật, cho nên kiếp này được hưởng cái duyên “12 bến nước” !

(Chỉ là những tư tưởng nông cạn, con xin được nghe chỉ giáo thêm từ những vị cao nhân. Kính !)

Ngọc Quế
03-06-2018, 09:05 AM
Luận về Huyết Mạch Luận
Bài 16
__________________________________________________ _____________________________________



Luận về Huyết Mạch Luận

Bài 16

-------------

然即佛性自有。若不因師。終不明了 。不因師悟者。萬中希有。若自己以 緣會。合得聖人意。即不用參善知識 此即是生而知之 勝學也。

Nhiên tức Phật tính tự hữu, nhược bất nhân sư, chung bất minh liễu. Bất nhân sư ngộ giả, vạn trung hi hữu. Nhược tự kỉ dĩ duyên hội, hợp đắc Thánh nhân ý, tức bất dụng sâm Thiện tri thức, thử tức thị sinh nhi tri chi thắng học dã.

Cho dù tánh Phật vốn tự có, nếu không nhờ nơi thầy, rốt lại cũng không rõ được. Không nhờ nơi thầy mà hiểu được, việc ấy rất hiếm có. Như tự mình sẵn có duyên lành nắm hiểu được ý Thánh thì chẳng cần phải học hỏi nơi bậc Thiện tri thức, đó là những người sinh ra đã sẵn biết, sở học vượt trội hơn người.




https://scontent-hkg3-2.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/28577653_160997037954138_3180194867022629365_n.jpg ?oh=670fc4b27f631535f96a5a318c5aa352&oe=5B01CA9A


-------------

“Không nhờ nơi thầy mà hiểu được, việc ấy rất hiếm có. Như tự mình sẵn có duyên lành nắm hiểu được ý Thánh thì chẳng cần phải học hỏi nơi bậc Thiện tri thức, đó là những người sinh ra đã sẵn biết, sở học vượt trội hơn người”. Đây là trường hợp Tổ Vĩnh Gia Huyền Giác :

https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C4%A9nh_Gia_Huy%E1%BB%81n_Gi%C3%A1c

Bài trước đã nói cụm từ “RÀNH TÂM - BIẾT PHÁP” thì trường hợp của Tổ Huyền Giác này đúng là “RÀNH TÂM - BIẾT PHÁP”. Tuy chẳng phải bực “cao tột” trong Phật pháp, nhưng Ngài cũng là bực Đại Bồ Tát, chính danh Thiện Tri Thức. Nếu vị này còn tại thế, chúng ta cũng rất đáng nên “trèo đèo lội suối” tìm đến với Ngài, xin nhập môn dù làm một “chú tiểu quét lá đa” cũng quá tốt. (Gần đèn làm sao không được sáng lây, quý bạn nhỉ !)

Chúng ta “Thà là hạt mưa, vỡ trên tượng đá” chứ quyết không tin theo Tà sư Ngoại đạo !

(Chỉ là những tư tưởng nông cạn, con xin được nghe chỉ giáo thêm từ những vị cao nhân. Kính !)

Ngọc Quế
03-07-2018, 08:26 AM
Luận về Huyết Mạch Luận
Bài 17
__________________________________________________ _____________________________________



Luận về Huyết Mạch Luận

Bài 17

-------------

迷人不能分別皂白。妄言宣佛勑 。謗佛忌法。如斯等類。說法如雨。 是魔說。即非佛說。師是魔王。弟子 魔民。

Mê nhân bất năng phân biệt tạo bạch, vọng ngôn tuyên Phật lai, báng Phật kị Pháp. Như tư đẳng loại, thuyết pháp như vũ, tận thị Ma thuyết, tức phi Phật thuyết. Sư thị Ma vương, đệ tử thị Ma dân.

Người mê lầm không thể phân biệt trắng đen, dối xưng lời Phật dạy, nói pháp sai dối, bêu xấu chư Phật. Những hạng si mê ấy thuyết pháp như mưa tuôn, hết thảy đều là Ma thuyết, chẳng phải Phật thuyết. Thầy là vua Ma, đệ tử là dân Ma.




https://scontent-hkg3-2.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/28660371_161261121261063_1393524637578643129_n.jpg ?oh=0d92e81c7eb9f1e08767a4f826c74f0d&oe=5B065F89


-------------

Thật đúng như câu phê phán trên, hôm nay chúng tôi vô tình vào một trang web của chùa Tân Diệu ở Long An :

http://thientong.com.vn/bai-giang-hay/duc-phat-co-nhien-dang-phan-than-vao-tam-gioi-nhu-thenao-169.html

mới thấy một hiện tượng đáng buồn, phải nói là Thiên Ma xuống thế ! Những gì Ông Nguyễn Nhân viết chỉ là những HOANG TƯỞNG để phỉnh phờ những Phật tử ít biết về Phật pháp.

Hiện tượng lợi dụng ngôn từ Phật pháp để gạt những Phật tử mê tín như Ông Nguyễn Nhân, không phải là duy nhất ở V.N này, mà là khoảng vài chục vị.

Sẵn đây cảnh báo luôn với quý đạo hữu Tịnh Tông, rằng Ông Khoan Tịnh Đại Pháp sư (người Trung Hoa), viết quyển “Tây Phương Cực Lạc Du Ký” cũng đã biến Tịnh Tông thành một Tông Phái mê tín dị đoan :

http://www.daibi.vn/2012/01/tay-phuong-cuc-lac-du-ky/

Vì sao Tà Sư, Ngoại Đạo xuất hiện tràn lan như “nấm sau mưa” như thế này ?

(Chỉ là những tư tưởng nông cạn, con xin được nghe chỉ giáo thêm từ những vị cao nhân. Kính !)

Ngọc Quế
03-08-2018, 08:53 AM
Luận về Huyết Mạch Luận
Bài 18
__________________________________________________ _____________________________________



Luận về Huyết Mạch Luận

Bài 18

-------------

迷人任它指揮。不覺墮生死海。但 是不見性人。妄稱是佛。此等眾生是 罪人。誑它一 切眾生。令人魔界。

Mê nhân nhậm tha chỉ huy, bất giác đoạ sinh tử hải. Đãn thị bất kiến tính nhân, vọng xưng thị Phật. Thử đẳng chúng sinh thị đại tội nhân, cuống tha nhất thiết chúng sinh, linh nhân Ma giới.

Người ngu mê chịu theo sự sai sử theo cảnh ngoài, chẳng biết phải rơi vào biển khổ sanh tử. Nhưng những kẻ không thấy tánh mình lại dối xưng là Phật. Những hạng chúng sinh ấy đều là những kẻ mắc tội lớn, dối gạt hết thảy những chúng sinh khác, làm cho phải rơi vào cảnh giới của Ma.




https://scontent-hkg3-2.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/28577702_161596391227536_5296795143375303104_n.jpg ?oh=961b29050f35e3faff808fd860c43bb9&oe=5B4DB2D8


-------------

Chúng ta thấy “dối gạt hết thảy những chúng sinh khác, làm cho phải rơi vào cảnh giới của Ma” (làm đồ chúng cho Thiên Ma) là chuyện quy luật (của cõi Ma). Bởi vì sao ? Bởi vì có đông đồ chúng thì thế lực của Thiên Ma càng thêm lớn mạnh.

Còn những vị đã Giác Ngộ _ những vị Đại Bồ Tát _ thì khác; chỉ vì lòng Bi mẫn muốn cứu chúng sinh ra khỏi xiềng xích của Vô minh, của những thế lực đen tối _ nội tâm hay ngoại cảnh _ trả lại sự tự do cố hữu cho mọi người, mà dùng đủ mọi cách để cảnh tỉnh những kẻ Mê tâm. Vì bực Đại Giác Ngộ thì luôn biết mình VÔ NGÃ, VÔ NGÃ thì không hề có vọng tâm PHÌNH TO CÁI GIẢ như Thiên Ma.

“Dối xưng là Phật” thật là tội nghiệp cho kẻ gian, họ tưởng Phật là cái ông gì ghê gớm lắm, là “trùm cả Tam Thiên” _ không ai hơn, không ai qua, không ai dám trái lịnh _ chăng ? Không đâu ! Phật chỉ là Toàn Giác, Phật chỉ là “không sót một chút sương mù”.

Dối xưng là đã chứng quả Thánh (khi còn vô minh) thì mang tội Đại Vọng Ngữ; ai xét xử mình ? Không ai cả, chỉ là con tằm tự nhả tơ để quấn chặt lấy mình mà thôi. Bởi Mạt Na Thức _ tức Nghiệp Thức _ còn nguyên đó với đầy đủ những dữ liệu Ác nghiệp của đương sự, khi chuyển thân thì chính Mạt Na Thức sẽ phóng rọi những dữ liệu Ác “chiếu” thành “khung cảnh 3D” Địa Ngục Vô Gián.

Vị đã Hoàn Toàn Giác Ngộ thật sự thì Mạt Na Thức chỉ là cái thùng rỗng _ không chứa Nghiệp Thiện hay Ác gì nữa _ có chăng là NGUYỆN ĐỘ SINH được thế chỗ. Lúc bấy giờ Mạt Na Thức _ tức Nghiệp Thức _ không còn gọi là Thức nữa, mà được gọi là Trí _ Bình Đẳng Tánh Trí.

“Dối xưng là Phật” thì chỉ có kẻ tâm thần, kẻ đại ngu và Thiên Ma Ba Tuần. Như Thanh Hải Vô Thượng Sư đó ! Kẻ ngu này không biết rằng tiền cúng dường của Phật tử mang theo vô số nghiệp chướng, Ả cứ thoải mái nhận, rồi mai kia Ả sẽ thoải mái trả Ác báo nơi Địa Ngục Vô Gián. (Vô gián nghĩa là bị hành hình liên tục, mất thân này liền có thân kia để tiếp tục nhận quả báo, chịu sự hành hình). Tiền của người, dầu là tiền “mồ hôi nước mắt” (chớ chưa phải là tiền “buôn gian bán lận”) vẫn mang theo nhiều nghiệp chướng của tín đồ. Đừng tưởng rằng do tín đồ tự nguyện thì mình sẽ không chịu quả báo ! Nhận càng nhiều thì thời gian thọ Ác báo nơi Địa Ngục Vô Gián càng trở nên “bất tận”.

Ai tai !

(Chỉ là những tư tưởng nông cạn, con xin được nghe chỉ giáo thêm từ những vị cao nhân. Kính !)

Ngọc Quế
03-09-2018, 08:05 AM
Luận về Huyết Mạch Luận
Bài 19
__________________________________________________ _____________________________________



Luận về Huyết Mạch Luận

Bài 19

-------------

成佛須是見性。若不見性。因果等語 是外道法。若是佛不習外道法。佛是 業人無因果。

Thành Phật tu thị kiến tính, nhược bất kiến tính, nhân quả đẳng ngữ, thị Ngoại đạo pháp. Nhược thị Phật bất tập Ngoại đạo pháp. Phật thị vô nghiệp nhân vô nhân quả.

Thành Phật ấy là thấy tánh, nếu không thấy tánh, có nói về nhân quả cũng là pháp Ngoại đạo. Nếu là Phật, chẳng học theo pháp ngoại đạo. Phật là người không có nghiệp, không có nhân quả.




https://scontent-hkg3-2.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/28783347_161864077867434_5014374542627366587_n.jpg ?oh=b65c8524b8bf6b443a9a4f6b837a5287&oe=5B47DB84


-------------

“Thành Phật ấy là thấy tánh” Qua những bài trên chúng ta thấy tác giả chưa hề Kiến Tính, cho nên đã nhiều lần chỉ vào Tâm Duyên Lự mà gọi là Tâm. Rồi bây giờ tác giả lại ôm đồm “Thành Phật ấy là thấy tánh”. Người xưa nói “Kiến Tính thành Phật” ấy là đã đơn giãn hóa vấn đề.

Như đức Lục Tổ Huệ Năng ấy _ không ai có thể phủ nhận rằng Ngài chưa Kiến Tính _ nhưng Ngài đã thành Phật chưa ? Xin thưa : Chưa ! Ngài chỉ là một vị Đại Bồ tát.

Rồi Huệ Minh _ người chạy theo Huệ năng để giành lại bát _ được Tổ khai ngộ, tức là đã Kiến Tính liền lúc ấy; có phải Huệ Minh đã thành Phật chưa ? Xin thưa : Chưa ! Huệ Minh chỉ mới Nhập Lưu (vào dòng Thánh) mà thôi !

Những bài trước chúng ta đã từng đề cập Kiến Tính có cạn có sâu. Thoáng thấy “mặt thật xưa nay” (Bản lai diện mục) trong tích tắc thì cái thấy chưa rõ ràng, ấn tượng chưa sâu đậm thì tạm gọi là “thấy cạn”; an trú trong “khoảng trống vắng phi Ý Thức” được nửa cây nhang trở lên thì tạm gọi là “thấy sâu”. Sau đó toàn bộ Ý Thức trước đây ập lại, hành giả vẫn là người còn rất nhiều Nghiệp Duyên. Sự tiến bộ lên cấp của hành giả “tỷ lệ nghịch” với khối lượng “dư nghiệp”, thậm chí có thể “dậm chân tại chỗ” hoặc “tuột dốc” nếu hành giả buông lung hoặc phạm đại tội.

Cho nên không thể nói "Kiến Tính liền đã thành Phật", mà phải nói Kiến Tính chỉ là “điểm tựa ban đầu” trên hành trình tu học Phật pháp.

“Nếu không thấy tánh, có nói về Nhân Quả cũng là pháp Ngoại đạo”. Quả thật nếu chúng ta có nghiên cứu qua các Giáo lý của Ngoại đạo, cũng đều có nói “gieo gió gặt bảo”, “trồng dưa được dưa trồng đậu được đậu”, …v...v...; nhưng khẳng định như vầy e có điều hơi quá chăng ? Bởi trong đạo Phật, Nhân Quả vẫn là Giáo Lý Cơ Bản thiết yếu.

“Nếu là Phật, chẳng học theo pháp Ngoại đạo” câu này đi liền theo sau câu nói về Nhân Quả, ý nói Phật Tánh thì không chịu Nhân Quả gì cả, ví như màn hình máy tính của quý vị, nó vô nhiễm đối với mọi hiện ảnh; nhưng câu phát biểu không rõ ràng, bởi : Nếu là Hóa thân Phật thì vẫn làm gương chịu quả báo (Phật Thích Ca vẫn phải nhức đầu 3 ngày vì quả báo gõ đầu cá 3 cái).

Còn nói là “Phật chẳng học theo pháp Ngoại Đạo” thì quá thừa thải, Phật là bực Toàn Giác, là Thầy của Trời và Người (Thiên Nhân Sư) thì đương nhiên chỉ có dạy chớ không học ai nữa !

Nói “Phật là người không có nghiệp, không có nhân quả” câu này vẫn sai, vì chữ Người (bài trước đã nói rồi). Phật không phải là Người, không phải là Trời, không phải là một biến tướng nào trong 6 cõi, mặc dù Phật có thể hóa thân vào bất cứ loài nào trong 6 loại chúng sinh để ĐỒNG SỰ NHIẾP. Cái Hóa thân ấy sẽ bỏ lại cõi đó. Phật thật thì không là một ai trong những cảnh GIẢ TƯỞNG ấy !

(Chỉ là những tư tưởng nông cạn, con xin được nghe chỉ giáo thêm từ những vị cao nhân. Kính !)

Ngọc Quế
03-10-2018, 07:52 AM
Luận về Huyết Mạch Luận
Bài 20
__________________________________________________ _____________________________________



Luận về Huyết Mạch Luận

Bài 20

-------------

但有少法可得。盡是傍佛。憑何 得成。但 有住 著一 心一能一 解一 見。佛都不許。

Đãn hữu thiểu pháp khả đắc, tận thị bàng Phật, bằng hà đắc thành ? Đãn hữu trụ trước nhất tâm nhất năng nhất giải nhất kiến, Phật đô bất hứa.

Chỉ cần tồn tại bất cứ pháp nào có thể được, thảy đều là bêu xấu Phật, dựa vào đâu mà được thành tựu? Chỉ cần có sự vướng mắc nơi một tâm, một khả năng, một chỗ hiểu biết, một quan điểm, đều không thể thành Phật.




https://scontent-hkg3-2.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/28870945_162166547837187_7377017466624409600_n.jpg ?oh=eaa93b4b24ce1f73afa6726c241b1fc4&oe=5B09AA64


-------------

Đúng là với Giáo Lý Đại thừa thì “Vô hữu thiểu pháp khả đắc” (không hề có một chút pháp nhỏ nào là thật). Nhưng lý luận như tác giả thì không ổn “Chỉ cần tồn tại bất cứ pháp nào có thể được, thảy đều là bêu xấu Phật”. Đó là tác giả không biết rằng : Trên Đại thừa hãy còn Tối Thượng Thừa _ tức là Giáo Lý NHẤT THIẾT PHÁP (đều) NHƯ _ trình độ này thì những bậc Đại Giác Ngộ có thể phương tiện dùng lại bất cứ pháp gì, miễn làm lợi ích được cho chúng sinh thì dùng (không có gì có thể ngăn ngại được).

“Chỉ cần có sự vướng mắc nơi một tâm, một khả năng, một chỗ hiểu biết, một quan điểm, đều không thể thành Phật”. Dĩ nhiên còn vướng mắc thì còn phải tu học cho hết vướng mắc.

“Nhất năng nhất giải nhất kiến” đều là còn Ngã và Ngã sở, còn Mê lầm thì sao Giác Ngộ được ?!

Ý Thức thì thấy mình biết điều này, làm được chuyện hay ho kia. Khi Ý thức _ Tâm Duyên Lự _ còn “sống nhăn” dầu Giảng Sư có nói lời chân thành chí thiết gì cũng chỉ là lời ru ngủ, lời phỉnh phờ ! Dầu học giả có lý luận hay ho đến cở nào cũng chỉ là sản phẩm của óc suy lường biện biệt, dầu thế gian có cấp cho chúng ta cái bằng Tiến sĩ cũng chỉ có giá trị với thế gian mà thôi !


(Chỉ là những tư tưởng nông cạn, con xin được nghe chỉ giáo thêm từ những vị cao nhân. Kính !)

Ngọc Quế
03-11-2018, 08:22 AM
Luận về Huyết Mạch Luận
Bài 21
__________________________________________________ _____________________________________



Luận về Huyết Mạch Luận

Bài 21

-------------

佛是無作人。若不見性。一 切時中。擬作無作想。是大罪人。是 人。落無記空中。昏昏如醉人。不辨 惡。

Phật thị vô tác nhân, nhược bất kiến tính, nhất thiết thời trung, nghĩ tác vô tác tưởng, thị đại tội nhân, thị si nhân, lạc vô kí Không trung, hôn hôn như tuý nhân, bất ban hảo ác.

Phật là người không tạo tác, nếu không thấy tánh mà lúc nào cũng nuôi cái tư tưởng không tạo tác, đó là người mang tội lớn, là người ngu si lạc vào trong chỗ vô ký Không, mê mẩn như người say rượu, chẳng phân biệt được tốt xấu.




https://scontent-hkg3-2.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/29101238_162509061136269_5690554551615094784_n.jpg ?oh=f605c06e9c93a05e52c846d8d3209c4c&oe=5B02B52E


-------------

Giáo lý Đại Thừa dạy NHẤT THIẾT PHÁP KHÔNG, nhưng cũng dạy hành giả KHÔNG “đi trên mây”, mà phải thấy CÓ những con kiến lơ quơ trên mặt nước cần được cứu vớt, dầu biết chúng sinh VÔ NGÃ TƯỚNG nhưng không vì vậy mà “thây kệ - sống chết mặc bay !”

Hành giả Đại thừa lấy niềm vui chúng sinh được cứu thoát làm niềm vui của mình, lấy niềm đau nỗi khổ của chúng sinh làm điều ray rức cho riêng mình. Có như thế hành giả mới mãi tiến lên, mới thực sự thấu triệt bản chất GIẢ TƯỞNG CỦA CÁC PHÁP.

Độ sinh trong con đường Đại thừa cũng chính là ĐỘ những mê mờ còn sót lại trong Mạt Na Thức của hành giả.

Nhiều hành giả không hiểu, nghe nói VẠN PHÁP GIAI KHÔNG liền buông xuôi tất cả _ không còn chí nguyện thiết tha nữa, sống lơ ngơ không chủ đích như “chiếc lá giữa dòng”; điều này Kinh Viên Giác đã gọi là BỆNH NHẬM (bệnh “mặc kệ”).

VẠN PHÁP GIAI KHÔNG nhưng NGUYỆN ĐỘ SINH đã từ KHÔNG được dựng lên thành CÓ, để làm “điểm tựa” mà đi tiếp !

Con diều bay cao được vì nó nhẹ, nhưng không vì thế mà ta bỏ đi sợi nhợ (dây diều, cho nhẹ bớt), diều đứt dây thì diều nó “băng !” Sợi dây diều dụ cho NGUYỆN ĐỘ SINH đó !

KHÔNG trong Đại Thừa là gì ? Là hướng về Chúng sinh còn mê mờ mà làm tất cả, LÀM TẤT CẢ mà KHÔNG THẤY có MÌNH LÀM, không thấy có chúng sinh được độ (giúp).

NGUYỆN ĐỘ SINH là phương tiện giúp Hành giả thực chứng NHẤT THIẾT PHÁP KHÔNG.

(Chỉ là những tư tưởng nông cạn, con xin được nghe chỉ giáo thêm từ những vị cao nhân. Kính !)

Ngọc Quế
03-12-2018, 08:28 AM
Luận về Huyết Mạch Luận
Bài 22
__________________________________________________ _____________________________________



Luận về Huyết Mạch Luận

Bài 22

-------------

若擬修無作法。先須見性。然後息緣 。若不見性。得成佛道。無有是處。

Nhược nghĩ tu vô tác pháp, tiên tu kiến tính, nhiên hậu tức duyên lự, Nhược bất kiến tính, đắc thành Phật đạo, vô hữu thị xứ.

Nếu muốn tu pháp không tạo tác, trước cần phải thấy tánh, sau đó mới dứt hết các mối lo nghĩ, duyên tưởng. Nếu không thấy tánh mà thành Phật đạo, thật không thể có.




https://scontent-hkg3-2.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/29102147_162840361103139_8675266431006277632_n.jpg ?oh=bb71787fce924db93addd881a78f7492&oe=5B3CCC4C


-------------

“Nếu muốn tu pháp không tạo tác”. Pháp tu “không tạo tác” thì có gì hay đâu, tư tưởng này của tác giả hãy còn trùng khớp với Ngoại Đạo. Nhớ xưa Ngọa Luân Thiền sư tự đắc rằng :

Ngọa Luân hữu kỹ lưỡng,
Năng đoạn bách tư tưởng,
Đối cảnh tâm bất khởi,
Bồ đề nhật nhật trưởng.

(Ngọa Luân có tài giỏi,
Hay đoạn trăm tư tưởng,
Đối cảnh tâm chẳng khởi,
Bồ-đề ngày thêm lớn.)

Đã bị Lục Tổ Huệ năng quở : “Bài kệ này chưa rõ được tâm địa, nếu y đây mà tu, ấy là thêm trói buộc”, nhân đó Tổ nói một bài kệ:

Huệ Năng một kỹ lưỡng,
Bất đoạn bách tư tưởng,
Đối cảnh tâm sổ khởi.
Bồ đề tác ma trưởng.

(Huệ Năng không có tài,
Chẳng đoạn trăm tư tưởng,
Đối cảnh tâm thường khởi,
Bồ-đề làm gì lớn).


Huệ Năng chẳng có tài chi,
Hàng trăm tư tưởng vẫn thì cộng sinh,
Ngày ngày lợi ích sinh linh.
Bồ Đề không tưới vẫn xanh như thường.

Cái chuyện “tức duyên lự” (dứt hết các mối lo nghĩ) cũng đã bị một vị Tổ quở là “mài gạch muốn làm gương” (Đã là gạch _ngói bể thì dù có mài hàng triệu năm cũng không thể thành gương soi mặt được).

Thiền sư Nhất Hạnh ngày nay cũng dạy đệ tử “tức duyên lự” trong từng bước chân đi. (Phải chăng đây là BỆNH CHỈ _ dừng tâm _ mà Kinh Viên Giác đã đề cập đến ?!)

Trời ơi ! “tức duyên lự” (dứt hết các mối lo nghĩ) chỉ là một khoảng lặng trong dàn đồng ca _ nghĩa là nó vẫn là một nốt nhạc _ chứ nó không nằm ngoài bản nhạc. Sự “trống vắng” trong một nhịp, vẫn là sự tồn sinh của Ý thức mê lầm Bản Ngã.

Chừng nào Ý thức mê lầm Bản Ngã còn, thì sanh tử luân hồi vẫn còn đó ! Những cái cảnh “Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ” vẫn là con đẻ của Tưởng Uẫn mà thôi !


(Chỉ là những tư tưởng nông cạn, con xin được nghe chỉ giáo thêm từ những vị cao nhân. Kính !)

Ngọc Quế
03-13-2018, 08:48 AM
Luận về Huyết Mạch Luận
Bài 23
__________________________________________________ _____________________________________



Luận về Huyết Mạch Luận

Bài 23

-------------

有人撥無因果。熾然作惡業。妄言本 作惡無過。如此之 人。墮無間黑暗地獄。永無出期。若 智人。不應作如是見解。

Hữu nhân bát vô nhân quả, sí nhiên tác ác nghiệp, vọng ngôn bản không tác ác vô quá. Như thử chi nhân, đoạ vô gian hắc ám Địa ngục, vĩnh vô xuất kì. Nhược thị trí nhân, bất ưng tác như thị kiến giải.

Có người bác bỏ nhân quả, hung hăng tạo nghiệp dữ, nói bậy rằng nghiệp dữ vốn là không, làm việc ác không có tội. Người như vậy phải đọa vào Địa ngục Vô gián đen tối, vĩnh viễn không có ngày ra. Nếu là người có trí, chẳng nên có kiến giải như thế.




https://scontent-hkg3-2.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/29133878_163148411072334_1096846926986346496_n.jpg ?oh=94340e2c4a1b25062e2d7625635f524b&oe=5B3A42E4


-------------

HỎI : Kinh nói “NHẤT THIẾT PHÁP KHÔNG”, vậy Luật Nhân Quả có hay không ?

ĐÁP : Vạn pháp vốn Không, nhưng những kẻ còn ngủ mê thì vẫn còn bị cảnh trong mơ khủng bố, muốn thoát ra mà không hiểu tại sao lại không thoát ra được. Chỉ có những bậc Đại Giác Ngộ _ tức là vị đã HOÀN TOÀN tỉnh giấc Nam Kha _ thì những cảnh trong Mơ mới bằng KHÔNG !.

Cho nên với người còn Vô Minh thì NHÂN QUẢ LÀ CÓ THẬT, do Nghiệp chướng của kẻ kia khiến cho họ cứ muốn làm ác, làm được việc Ác kẻ kia cảm thấy rất thỏa mãn, đây gọi là Ác nghiệp thôi thúc và rồi cũng chính Ác Nghiệp đã chiêu cảm, đã “kết tủa” nên những cảnh “máu lửa” khủng khiếp. Những cảnh Ác ấy đã từ Không thành Có do sự phóng chiếu của Nghiệp thức _ Mạt Na Thức.

Ngày nào Mạt Na Thức đã được độ xong thì sáu cõi sẽ không nương vào đâu mà hiện ảnh. Mạt Na Thức lúc bấy giờ “trống rỗng” (sạch Nghiệp, sạch Phàm), Giáo lý nhà Phật không gọi nó là Mạt Na Thức nữa, mà gọi là Bình Đẳng Tánh Trí.

Bình Đẳng Tánh Trí thì không phóng chiếu nên những khung cảnh chém giết chiến tranh Địa Ngục, cũng không “thêu dệt” nên những Thiên đường GIẢ TƯỞNG hay ho tốt đẹp.

Bình Đẳng Tánh Trí thấy rõ thực chất mọi sự vật đều bình đẳng như nhau trong Giả Tướng, như ảnh hiện trên gương thì dù là Hoa Hậu hay Dạ Xoa cũng đều có bản chất = KHÔNG (Cũng như những hình ảnh hiện trên màn hình máy tính của chúng ta, chỉ là sự kết hợp của những điểm ảnh _ khi vầy khi khác _ để tạo nên những bức ảnh hoặc đẹp hoặc xấu, nhưng thực chất những bức ảnh ấy đều = KHÔNG).


(Chỉ là những tư tưởng nông cạn, con xin được nghe chỉ giáo thêm từ những vị cao nhân. Kính !)

Ngọc Quế
03-14-2018, 07:52 AM
Luận về Huyết Mạch Luận
Bài 24
__________________________________________________ _____________________________________



Luận về Huyết Mạch Luận

Bài 24

-------------

問曰: 汝作夢之 時。是汝本身否? 答: 是本身。又問: 汝言語施為運動 與汝別不別 ? 答曰: 不別 。師曰: 既若不別 。即此身是汝本法。即此法身是汝本 。

Vấn viết: nhữ tác mộng chi thời, thị nhữ bản thân phủ? Đáp: thị bản thân ! Hựu vấn: nhữ ngôn ngữ thí vi vận động dữ nhữ biệt bất biệt? Đáp viết: bất biệt ! Sư viết: kí nhược bất biệt, tức thử thân thị nhữ bản Pháp thân, tức thử Pháp thân thị nhữ bản tâm.

Hỏi: Trong khi nằm mộng, có phải là thân của ông chăng?
Đáp: Đúng là thân của tôi.
Lại hỏi: Như lời nói, việc làm của ông với bản thân ông là khác hay chẳng khác?
Đáp: Chẳng khác.
Sư dạy: Nếu đã chẳng khác thì thân ấy chính là Pháp thân của ông. Pháp thân ấy lại chính là bản tâm của ông.




https://scontent-hkg3-2.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/29243841_163478794372629_5311227077301633024_n.jpg ?oh=eab8ea6a2eb357095febf098fd132e04&oe=5B40BD64


-------------

Đoạn này, chúng ta thấy tác giả đã hiểu sai Phật pháp một cách trầm trọng. “Thân trong mộng” là cái không thực có, là mộng tưởng. Theo Giáo lý đạo Phật thì cái thân tứ đại mà chúng ta đang dùng, chẳng khác gì “thân trong mộng” (nghĩa là giá trị chỉ = 0). Mà ở đây tác giả lại gọi nó là Pháp thân, quả là bậy vô cùng.

Xưa có vị Thiền sư Tuệ Hải Trung Hoa, (chứ không phải Tỳ kheo Thích Tuệ Hải - chùa Long Hương) phát biểu :

Thanh thanh thúy trúc tổng thị Pháp thân,
Uất uất huỳnh hoa, vô phi Bát Nhã.

(Xanh xanh trúc biếc đều là Pháp Thân,
Rỡ rỡ hoa vàng, đâu chẳng là Bát Nhã.)

Có nghĩa là Thể Pháp Thân thì trùm khắp, không có một pháp nào ngoài Thể Pháp Thân được. Thiền sư Tuệ Hải đã nói không sai, nhưng ở đây tác giả lại chỉ vào cái “thân trong mộng” để bảo rằng đó là Pháp thân thì không đúng; “thân trong mộng” là con đẻ của Tưởng uẫn, con đẻ của Vô Minh, con đẻ của GIẢ TƯỞNG thì không phải là PHÁP THÂN, cũng không phải là BẢN TÂM.

Nói “thân trong mộng” là Pháp Thân, khác nào nói Pháp Thân là GIẢ TƯỞNG, là HUYỄN TƯỚNG; chẳng khác nào chỉ cái BÓNG tròn tròn sáng sáng trong thau nước mà bảo rằng : đó là Mặt trời !

Chân Như Tâm thì không hai, nhưng khi học Phật pháp chúng ta đã được dạy : Chân Như Tâm có thể được biện biệt ra làm 3 Thể : Thể Pháp Thân là tổng quan của Chân Như, Thể Báo Thân là biệt tính An bày và Thu nhiếp của Chân Như, Thể Hóa Thân là biệt tính Soi sáng và Giác Ngộ Vô Minh của Chân Như.

Nói “Pháp Thân Phật đấy là tam giới !” là nói vũ trụ vạn hữu không nằm ngoài Thể Pháp Thân. Nhưng không thể nói những “hoa đốm”, những “ảo ảnh thị giác”, những cái “bóng trong mơ” cũng đều là Pháp thân. Vì những cái “không thực có”, những cái vốn là sản phẩm của mê lầm mà vọng thấy ra, thì không thể nói là Pháp Thân được.

(Chỉ là những tư tưởng nông cạn, con xin được nghe chỉ giáo thêm từ những vị cao nhân. Kính !)

Ngọc Quế
03-15-2018, 08:02 AM
Luận về Huyết Mạch Luận
Bài 25
__________________________________________________ _____________________________________



Luận về Huyết Mạch Luận

Bài 25

-------------

難見此心。不同色心。此心是人皆欲 見。於此光 明中。運手動 足者。如恒河沙。及乎問著。總道不 。猶如木人相似 。總是自己受用。因何不識。

Nan kiến thử tâm, bất đồng sắc tâm. Thử tâm thị nhân giai dục đắc kiến. Ư thử quang minh trung, vận thủ động túc giả, như Hằng hà sa. Cập hồ vấn trước, tổng đạo bất đắc, do như mộc nhân tướng tự. Tổng thị tự kỉ thụ dụng, nhân hà bất thức ?

Tâm này tinh tế khó thấy, chẳng đồng với vạn hữu. Tâm này là chỗ người người đều muốn thấy. Trong ánh sáng ấy, ta tha hồ múa tay múa chân, nhưng chợt khi có ai hỏi đến lại chẳng nói được gì, khác nào như người máy gỗ. Thảy đều là tự mình nhận dùng tâm này, vì sao lại không rõ biết?




https://scontent-hkg3-2.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/28577916_163733291013846_7790331377928372224_n.jpg ?oh=45ee9d14ccb44e077728e808bed547d5&oe=5B439886


-------------

Ở bài trước tác giả đang nói “Nếu đã chẳng khác thì thân ấy chính là Pháp thân của ông. Pháp thân ấy lại chính là bản tâm của ông”.
Bài này “Tổng thị tự kỉ thụ dụng, nhân hà bất thức ?” (Thảy đều là tự mình nhận dùng tâm này, vì sao lại không rõ biết?). Ý tác giả nói cái “Tâm đang dùng là Chân Tâm!”.

Trời ơi ! “Cái Tâm đang dùng” là sản phẩm của Vô minh, nó là Ý thức duyên hợp, sao lại bảo nó là Chân Tâm, Phật Tánh ?

Tác giả đã hiểu lầm câu chuyện Thiền sinh Huệ Minh (và Lục Tổ Huệ Năng) khi Tổ nói : “Không nghĩ Thiện, không nghĩ Ác khi đó chính là Bản Lai Diện Mục của Thượng Tọa Minh đó !”. Bởi vì Lục Tổ Huệ Năng đã là Đại Bồ Tát (từ kiếp trước), Huệ Minh thì đã có duyên lành với Tổ cho nên liền sau câu trả lời của Tổ, Huệ Minh đã “rơi vào Không” (Các Tổ đã khéo diễn tả “đầu sào trăm trượng thêm bước nữa”) , giây phút đó Ý Thức đã bị “rơi” đâu mất, gọi là Kiến Tánh (chớ không phải “Tâm đang dùng” _ Ý Thức _ lâu nay). Chuyện xảy ra trong tích tắc, nhưng đồng giá trị với Thiên Thu.

Kể từ đức Lục Tổ nói câu ấy đến nay đã hơn một thiên niên kỷ, hàng triệu người học Phật đọc đi đọc lại câu ấy, nào có ai Ngộ đạo như Huệ Minh nữa đâu ! Vì sao ? Vì hàng ngày chúng ta sống với Ý thức 100% thời gian, kể cả lúc ngủ hay lúc thức, kể cả lúc đang ngồi Thiền hay đã nhập Thiền (nhập Thiền sâu là lúc đã vô hiệu hóa 6 Thức trước _ Nhãn thức, Nhĩ thức, Tỉ thức, Thiệt thức, Thân thức và Ý Thức _ hành giả chỉ sống với Thức thứ 7). Cả 7 Thức này khác nào bèo hoa dâu phủ kín mặt nước; câu nói của một vị Đại Bồ Tát (do Nguyện lực độ sinh) có sức mạnh “vẹt bèo thấy nước” (cũng không thể không tính cái DUYÊN của hành giả đã “chín”), làm cho A Lại Da Tâm (Bản Lai Diện Mục) được nhất thời hiễn lộ.

Một điều đáng buồn là tác phẩm “Sáu cửa vào động Thiếu Thất” (Thiếu Thất Lục Môn) đã gieo hiểu lầm cho 99,9% Tu sĩ Phật Giáo (kể cả Sư Ông Nhất Hạnh) đều “lọt vào hầm sâu vô minh” cả !

Phật pháp dạy cho ta TỈNH MỘNG, chứ Phật pháp không dạy ta “Thân này, Tâm này là chân thật; hãy cứ tiếp tục ngủ ngon trong CƠN ĐẠI MỘNG !”

(Chỉ là những tư tưởng nông cạn, con xin được nghe chỉ giáo thêm từ những vị cao nhân. Kính !)

Ngọc Quế
03-16-2018, 08:32 AM
Luận về Huyết Mạch Luận
Bài 26
__________________________________________________ _____________________________________



Luận về Huyết Mạch Luận

Bài 26

-------------

聖人種種分別 。皆不離自心。心量廣大。應用無窮 應眼見色。應耳聞聲。應鼻嗅香。應 知味。乃至施為運動 。皆是自心。一切時中。但有語言道 。即是自心。

Thánh nhân chủng chủng phân biệt, giai bất li tự tâm. Tâm lượng quảng đại, ưng dụng vô cùng, ưng nhãn kiến sắc, ưng nhĩ văn thanh, ưng tị khứu hương, ưng thiệt tri vị, nãi chí thi vi vận động, giai thị tự tâm. Nhất thiết thời trung, đãn hữu ngữ ngôn đạo đoạn, tức thị tự tâm.

Bậc Thánh nhân phân biệt khắp thảy mọi việc, đều chẳng lìa tự tâm. Tâm lượng rộng lớn, ứng dụng không cùng : Khi ở nơi mắt thì thấy được hình sắc, khi ở nơi tai thì nghe được âm thanh, khi ở nơi mũi thì ngửi được mùi hương, khi ở nơi lưỡi thì biết được mùi vị, cho đến hết thảy mọi hành vi vận động đều là tự tâm. Chỉ cần dứt hết ngôn ngữ nói năng thì bất cứ lúc nào cũng là tự tâm.




https://scontent-hkg3-2.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/29213956_164014660985709_8353520878855651328_n.jpg ?oh=2f4d1ec3eba9581f9683fc6c433396d7&oe=5B450167


-------------

“Bậc Thánh nhân phân biệt khắp thảy mọi việc, đều chẳng lìa tự tâm”. Câu này không sai, nhưng phải nói rõ, cụm từ Thánh nhân thường được chỉ những vị siêu phàm, xưa Ông Không tử cũng được gọi là Thánh nhân, Ông Lão tử cũng được gọi là Thánh nhân, Ông Trần Hưng Đạo cũng được phong Thánh (Đức Thánh Trần), ….. Cho nên muốn rõ nghĩa, nên chăng chúng ta phải thay cụm từ “Thánh nhân” bằng : “Bậc Đại Giác Ngộ”

“Bậc Đại Giác Ngộ phân biệt khắp thảy mọi việc, đều chẳng lìa tự tâm”. Đúng rồi ! Nhưng Bậc Đại Giác Ngộ có 2 cái sống :

1)_ CÁI SỐNG THẬT thì dùng TRÍ BÁT NHÃ để phân biệt các pháp, TRÍ BÁT NHÃ thì làm sao mà LÌA CHÂN NHƯ TÂM được ?!.

2)_ CÁI SỐNG GIẢ để ĐỒNG SỰ NHIẾP thì vẫn dùng lục căn, lục Thức của cõi đó để phân biệt các pháp. CÁI SỐNG GIẢ thì nào có cần biết TỰ TÂM là cái gì để mà lìa hay không lìa ! Ví dụ “Con kiến trên trái banh” : Trái banh thì có định hướng là phải bay vào khung thành, còn con kiến thì không có định hướng, nhưng nó đang bám trên trái banh, nó bò loanh quanh, qua trái qua phải, không thành vấn đề, dù nó có muốn hay không muốn, trái banh vẫn bay về phía khung thành. Con kiến dụ cho cái sống GIẢ, cái sống thuận theo những kiến chấp của cõi đó ! Trái banh dụ cho cái sống THẬT.

“Tâm lượng quảng đại, ưng dụng vô cùng, ưng nhãn kiến sắc, ưng nhĩ văn thanh, ưng tị khứu hương, ưng thiệt tri vị, nãi chí thi vi vận động, giai thị tự tâm”.( Tâm lượng rộng lớn, ứng dụng không cùng : Khi ở nơi mắt thì thấy được hình sắc, khi ở nơi tai thì nghe được âm thanh, khi ở nơi mũi thì ngửi được mùi hương, khi ở nơi lưỡi thì biết được mùi vị, cho đến hết thảy mọi hành vi vận động đều là tự tâm). Có thể câu này chỉ là tác giả nói theo thôi, bởi mắt tai mũi lưỡi thân đều nhận biết sự vật bằng THỨC (Cái Biết có điều kiện). Nếu nói cụm từ “Tâm lượng quảng đại” chỉ cho cái Trí của Bậc Đại Giác Ngộ, thì cái Trí này KHÔNG CẦN mắt tai mũi lưỡi thân ý gì cả : NÓ VỐN LÀ TÁNH BIẾT (Trong Kinh Lăng Nghiêm Phật có nói “nhắm mắt lại ta vẫn thấy” _ thấy tối thui _ kia mà !). Chúng ta tưởng rằng nhờ có lục căn mà ta mới có thể nhận biết mọi sự vật trên thế gian này chăng ? Nào hay đâu chính lục căn đã che chắn SỰ THẤY BIẾT CHÂN THẬT của TRÍ BÁT NHÃ.

“Nhất thiết thời trung, đãn hữu ngữ ngôn đạo đoạn, tức thị tự tâm” ( Chỉ cần dứt hết ngôn ngữ nói năng thì bất cứ lúc nào cũng là tự tâm). Câu này liệu có sai lầm chăng ?

Liệu những nhà Sư tu pháp Tịnh Khẩu có thường trụ trong Đạo hay không ? Hay là “sự Ú Ớ” chỉ làm cho “ngu càng thêm dốt” !

“Nói ra thì mất Đạo rồi” (Đạo khả đạo - phi thường đạo, danh khả danh - phi thường danh) là tư tưởng của Ông Lão Tử trong quyển Đạo Đức kinh (Tiên đạo) chứ có hay ho gì ?

Thực ra dầu khi KHÔNG NÓI GÌ chúng ta vẫn sống bằng Ý Thức Mê Lầm, chứ có phải KHÔNG NÓI là chúng ta sống bằng TRÍ GIÁC đâu !

Ngày xưa chư vị Tổ vẫn nói đấy chứ, nhờ nói ra mới khai ngộ cho một số ít đệ tử đủ duyên. Vậy NÓI đó là ĐẠO ĐOẠN hay là làm cho Đạo còn nối truyền trên thế gian này ?!

Thật không ngờ, những lời không chính xác trong “6 cửa vào động Thiếu Thất” lại gieo hiểu lầm cho cả những bậc "danh sư, thạc đức".

(Chỉ là những tư tưởng nông cạn, con xin được nghe chỉ giáo thêm từ những vị cao nhân. Kính !)

Ngọc Quế
03-17-2018, 07:46 AM
Luận về Huyết Mạch Luận
Bài 27
__________________________________________________ _____________________________________



Luận về Huyết Mạch Luận

Bài 27

-------------

故云 如來色無盡。智慧亦復然。色無盡是 心。心識善能分別 一切。乃至施為運用。皆是智慧。心 形相。智慧亦無盡。

Cố vân Như Lai sắc vô tận, trí tuệ diệc phục nhiên. Sắc vô tận thị tự tâm. Tâm thức thiện năng phân biệt nhất thiết, nãi chí thi vi vận dụng, giai thị trí tuệ. Tâm vô hình tướng, trí tuệ diệc vô tận.

Cho nên nói rằng hình sắc của đấng Như Lai không cùng tận, trí huệ của ngài cũng vậy. Hình sắc không cùng tận, đó chính là tự tâm. Chỗ nhận biết của tâm có thể khéo phân biệt hết thảy, cho đến mọi hành vi, mọi chỗ ứng dụng, thảy đều là trí huệ. Tâm không có hình tướng, trí huệ cũng không cùng tận.




https://scontent-hkg3-2.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/29339479_164453070941868_3126839902063296512_n.jpg ?oh=cc72a53d7c93ca9341040fb4a9e80290&oe=5B3FF2A2


-------------

“Như Lai sắc vô tận” câu này trong những bài TÁN PHẬT, ca ngợi hình sắc của Phật đẹp vô cùng. Nhưng câu này chỉ có giá trị tương đối, tạo niềm tin, tín hướng cho Phật tử sơ cơ, (chứ không phải Như Lai có hình sắc : Nhược dĩ sắc kiến Ngã, Dĩ âm thanh cầu Ngã, Thị nhân hành Tà đạo, Bất năng kiến Như lai _ Kinh Kim Cang). Nhưng chính những câu tán tụng như câu này cũng đã sản sinh ra một Khoan Tịnh Đại Pháp sư đầy mê tín _ vị đã viết quyển “tiểu thuyết” Tây Phương Cực Lạc Du Ký đã có đề cập ở bài 17 :

http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php/772-Lu%E1%BA%ADn-v%E1%BB%81-Huy%E1%BA%BFt-M%E1%BA%A1ch-Lu%E1%BA%ADn?p=26732&viewfull=1#post26732

“Sắc vô tận thị tự tâm” Câu này hình như có vấn đề ??? Tự tâm thì vô tướng, sao lại có Sắc ở đây, mà lại “vô tận” nữa chứ !

“nãi chí thi vi vận dụng, giai thị trí tuệ” (cho đến mọi hành vi, mọi chỗ ứng dụng, thảy đều là trí huệ). Xưa Bàng Uẫn cư sĩ _ tuy không xuất gia, nhưng CÓ Giác Ngộ _ đã phát biểu :

“Thần thông tịnh diệu dụng : Vận thủy cập ban sài” (Thần thông và diệu dụng : gánh nước bửa củi thôi !)
http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php/107-%E1%BA%A2nh-Thi%E1%BB%81n-ng%E1%BB%AF?p=18036&viewfull=1#post18036

Ở đây chúng ta nên phân biệt, người nói có được Trí Giác Ngộ “chống lưng” cho hay không ?! Một vị Đại Giác Ngộ thì nói gì cũng không sai, nói CÓ cũng được, nói KHÔNG cũng được, Bởi lời các Ngài luôn từ Trí Đại Bát Nhã nhưng phương tiện nói theo căn cơ trình độ đối tượng nghe (cho nên linh động, uyển chuyển).

Nếu là một kẻ Vô Minh mà nói theo, thì mọi “thi vi vận dụng giai thị MÊ LẦM CHẤP NHẤT” (kể cả lặp lại lời Phật, lời Tổ).

Trong Kinh Đại Niết Bàn, đức Phật có ví dụ : Xưa có một vị Trưởng giả có đàn bò sữa quý, sữa của chúng có thể làm nên nhưng sản phẩm thượng hạng : Tô, Lạc, Đề hồ (sữa chua, bơ, phó mát), rồi lại có bọn trộm, chúng ăn cắp những con bò ấy, chúng vắt sữa bò rồi làm thế này thế nọ (thêm nước, thêm đường, ….v…v.. nhưng chỉ có làm hư sữa chớ không thể có được Tô, Lạc, Đề hồ chi cả.

Kẻ Vô Minh thì “mọi thi vi vận động đều tạo Nghiệp” . Đây là hướng nhìn khác từ câu phát biểu của Tác giả.

(Chỉ là những tư tưởng nông cạn, con xin được nghe chỉ giáo thêm từ những vị cao nhân. Kính !)

Ngọc Quế
03-18-2018, 07:48 AM
Luận về Huyết Mạch Luận
Bài 28
__________________________________________________ _____________________________________



Luận về Huyết Mạch Luận

Bài 28

-------------

四大色身即是煩惱色身。即有生滅。 身常住 。無所住 。如來法身常不變異。

Tứ đại sắc thân tức thị phiền não sắc thân, tức hữu sinh diệt. Pháp thân thường trụ, vô sở trụ. Như Lai Pháp thân thường bất biến dị.

Cái thân hình sắc do bốn đại hợp thành chính là phiền não. Cái thân hình sắc tất phải có sinh diệt. Pháp thân thì thường trụ mà không trụ ở bất cứ đâu. Pháp thân của Như Lai thường không biến đổi.




https://scontent-hkg3-2.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/29356321_164723744248134_3078106669092175872_n.jpg ?_nc_cat=0&oh=1d048b91324f923d350ce15b96a8224e&oe=5B490C58


-------------

“Tứ đại sắc thân tức thị phiền não sắc thân, tức hữu sinh diệt”
Nhớ khi xưa Ông Lão tử có viết trong Đạo Đức Kinh “Sở dĩ mà ta gặp họa lớn vì ta có thân, nếu ta không có thân, thì ta nào có rắc rối, phiền não gì ?” (Ngô sở dĩ hữu đại hoạn giả , vị ngô hữu thân , cập ngô vô thân , ngô hữu hà hoạn ? _ 吾所以有大患者,為吾有身,及吾無 ,吾有何患?)cho nên ta thấy ý tưởng này của tác giả, hình như là lặp lại ý của Ông Lão tử (người cùng thời với Phật Thích Ca). Sao ta không nhìn vấn đề từ góc độ khác nhĩ ?

Sắc thân làm gì có phiền não, phiền não hay không là do “chúng sinh tâm”, hay nói khác đi là phàm tâm. Với phàm tâm thì mới có chuyện này là phiền não (vì nó không đúng như sự mong đợi của đương sự) chuyện kia là không phiền não (vì nó đúng như mong đợi).

Nếu chúng ta biết “sắc thân tứ đại” chỉ là “bóng trong gương”, “bóng trong gương” thì làm gì có sinh diệt ?! Hãy thôi đi ! đừng đổ tội cho “sắc thân tứ đại” nữa. “Sắc thân tứ đại” chỉ là vật thể vô tri, đã vô tri thì vô tội nghiệp.

Xưa, đệ tử đức Phật có một vị Tỳ kheo khốn khổ vì Dâm tưởng cứ lãng vãng trong đầu, không cách nào xua tan được, bèn dùng dao bén chặt phăng “cái của nợ”. Đức Phật nghe được chuyện này, bèn kêu vị Tỳ kheo đến nói rằng “Dục sanh từ ý Ông, ……”

Như thế chúng ta thấy rằng, phiền não hay không là do nơi Ý (nội tâm) chứ không phải do “sắc thân tứ đại”.

“Pháp thân thường trụ, vô sở trụ. Như Lai Pháp thân thường bất biến dị”. Rõ biết Pháp Thân Như Lai là gì ? ra sao ? thì chỉ có những vị Đại Bồ Tát, Phật mới biết.

Nhưng đức Phật có giảng rõ trong Kinh Đại Bát Niết Bàn : Pháp Thân Như Lai _ tức Đại Niết Bàn _ thì có 4 đức THƯỜNG, LẠC, NGÃ, TỊNH.

Ở thời A Hàm, Phật dạy :
_ Này Ràhula, mắt, tai…; sắc, thanh…; sắc, thọ… và thức là thường hay vô thường?
_ Là vô thường, bạch Thế Tôn !
_ Cái gì là vô thường là khổ hay vui?
_ Là khổ, bạch Thế Tôn !
_ Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng nếu xem cái ấy: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi” ?
_ Thưa không, bạch Thế Tôn ! (Vô ngã).

(Kinh Tương Ưng II, Tương Ưng Ràhula, phẩm 1)

Các pháp đều VÔ THƯỜNG, Các pháp đều dẫn tới KHỔ, Các pháp đều VÔ NGÃ (chúng ta lấy đây làm 3 pháp ấn của Đạo Phật). Nhưng khi Tăng đoàn đã có nhiều vị chứng quả Nhị Thừa rồi, thì đức Phật “nâng cấp”, bắt đầu dạy Đại Thừa, Nhất Thừa. Chúng ta nghe THƯỜNG - LẠC – NGÃ - TỊNH thì ngược lại với VÔ THƯỜNG - KHỔ - VÔ NGÃ, chúng ta ngở rằng đức Phật đã tự mâu thuẫn chăng ?

Không đâu ! VÔ THƯỜNG - KHỔ - VÔ NGÃ là thuộc tính của Vạn pháp trong cõi Giả; THƯỜNG - LẠC - NGÃ - TỊNH là những đặc tính thật sự của Chân Như Tâm (Phật Tánh, Như Lai, Pháp thân, Đại Niết Bàn).

Nên nhớ THƯỜNG - LẠC - NGÃ - TỊNH là diễn tả về cảnh giới THẬT; VÔ THƯỜNG - KHỔ - VÔ NGÃ là miêu tả về cảnh giới GỈA, cho nên 2 cấp độ Học Phật này không hề mâu thuẫn với nhau.

Trong khi Tam Pháp Ấn chỉ nhìn vạn pháp quanh ta; thì THƯỜNG - LẠC - NGÃ - TỊNH là bốn Đức mà Phật muốn chúng ta hướng tới, đó là CẢNH GIỚI TUYỆT ĐỐI ! Như người lữ khách đã xác định được điểm đến của hành trình, nó là mục tiêu cuối cùng của Hành Trình Chân Lý.

(Chỉ là những tư tưởng nông cạn, con xin được nghe chỉ giáo thêm từ những vị cao nhân. Kính !)

Ngọc Quế
03-19-2018, 08:06 AM
Luận về Huyết Mạch Luận
Bài 29
__________________________________________________ _____________________________________



Luận về Huyết Mạch Luận

Bài 29

-------------

故經云: 眾生應知佛性本自有之。迦葉只是悟 本性。本性即是心。心即是性。性即 同諸佛心。前 佛後佛只傳此心。除此心外。無佛可 。

Cố Kinh vân: “Chúng sinh ưng tri Phật tính bản tự hữu chi”. Ca Diệp chỉ thị ngộ đắc bản Tính, bản Tính tức thị Tâm. Tâm tức thị Tính. Tính tức thử đồng chư Phật Tâm. Tiền Phật hậu Phật chỉ truyền thử Tâm. Trừ thử Tâm ngoại, vô Phật khả đắc.

Cho nên trong Kinh dạy: “Chúng sinh nên biết rằng mỗi người đều tự có tánh Phật.” Ngài Ca-diếp chỉ là nhận hiểu được Tánh mình. Tánh mình tức là Tâm. Tâm tức là Tánh. Đó tức là đồng với Tâm chư Phật. Chư Phật trước sau chỉ truyền Tâm này. Trừ Tâm này ra, không có Phật nào khác để chứng đắc.




https://scontent-hkg3-2.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/29386346_165088520878323_6796141552365207552_n.jpg ?oh=8bff3de1ef64c9225d325f22d27539b0&oe=5B32C716


-------------

“Cố Kinh vân: “Chúng sinh ưng tri Phật tính bản tự hữu chi”

HỎI : “Chúng sinh có Phật tính” vậy khi một hành giả ngộ được Phật Tính ấy thì đã đồng với Chư Phật chưa ?

ĐÁP : Ví dụ như nguồn sáng từ Mặt Trời (Mặt Trời dụ cho thể Pháp Thân Phật). Nguồn sáng này vô tận, cái Phật Tính mà một vị A La Hán nhận ra và sống hẵn cùng (khi Nhập Niết Bàn) tuy cũng gọi là Phật Tính, nhưng nói rõ hơn đó là A Lại Da Tâm, dụ cho một tia sáng mặt trời. Còn Phật và Đại Bồ tát khi an trú trong Phật Tính, thì Phật Tính đó là NGUỒN SÁNG, cho nên Phật Tính của vị A La Hán tuy ĐỒNG với Phật Tính của Chư Phật, nhưng KHÔNG ĐỒNG _ dụ như MỘT TIA SÁNG và NGUỒN SÁNG _ NGUỒN SÁNG là cái GỐC của mọi TIA SÁNG, hai cái này khác nhau, cho nên nói ĐỒNG mà CHẲNG ĐỒNG.

HỎI : “Ca Diệp chỉ thị ngộ đắc bản Tính, bản Tính tức thị Tâm. Tâm tức thị Tính. Tính tức thử đồng chư Phật Tâm” Ngài Đại Ca Diếp (trong tích Niêm Hoa Vi Tiếu) có phải “chỉ là nhận hiểu được Bản Tính” hay không ? Nếu “chỉ là nhận hiểu được Bản Tính” thì rất nhiều đệ tử của đức Phật cũng đã ngộ được Bản Tính, vì sao Phật lại phó chúc cho riêng Ngài Đại Ca Diếp thay Phật lo cho Tăng Đoàn và sự tồn vong của Phật pháp ?

ĐÁP : Vì tác giả không hiểu rằng “ngộ đắc bản Tính” có cạn có sâu, bài trước đã có nói rồi (bài HML 14). Có những vị tuy “ngộ đắc bản Tính” nhưng chỉ rất mờ nhạt (quả Tu Đà Hoàn) có những vị khi “ngộ đắc bản Tính” đã là bực Bồ Tát, Đại Bồ Tát (như đức Lục Tổ Huệ Năng, Ngài Vĩnh Gia Huyền Giác, …). Đặc biệt trường hợp của Ngài Đại Ca Diếp tuy hiện thân là một vị A La Hán, nhưng thực ra Ngài là một vị Đẳng Giác Bồ Tát (Địa thứ mười trong Thập địa Bồ tát), Ngài đã chứng ngộ được CÁC PHÁP BÌNH ĐẲNG _ BÌNH ĐẲNG TÁNH TRÍ _ biết được việc ĐỘ SINH NHƯ HUYỄN của Tuồng thiên diễn, nhưng Ngài vẫn giữ hạnh Đầu Đà (đồng nghĩa với KHÔNG BỎ PHÁP NHỎ). Công đức Ngài lớn lắm, cho nên khi một bà lão ăn mày nặng nghiệp dâng cúng dường một chút nước cơm, sau đó nhờ Tôn giả chú nguyện, bà lão đã sinh Thiên, thành một vị Tiên nữ xinh đẹp.
http://www.thuongchieu.net/index.php/phapam/d-i-d-c-thich-kh-d-nh/2-uncategorised/2022-daicadiep

(Chỉ là những tư tưởng nông cạn, con xin được nghe chỉ giáo thêm từ những vị cao nhân. Kính !)

Ngọc Quế
03-20-2018, 08:01 AM
Luận về Huyết Mạch Luận
Bài 30
__________________________________________________ _____________________________________



Luận về Huyết Mạch Luận

Bài 30

-------------

但是有佛及菩薩相貌。忽爾見前 。切不用禮敬。我心空寂。本無如是 貌。若取相即是魔。盡落邪道。

Đãn thị hữu Phật cập Bồ tát tướng mạo, hốt nhĩ kiến tiền, thiết bất dụng lễ kính. Ngã tâm không tịch, bản vô như thị tướng mạo. Nhược thủ tướng tức thị Ma, tận lạc Tà đạo.

Đãn thị hữu Phật cập Bồ tát tướng mạo, hốt nhĩ kiến tiền, thiết bất dụng lễ kính. Ngã tâm không tịch, bản vô như thị tướng mạo. Nhược thủ tướng tức thị Ma, tận lạc Tà đạo.




https://scontent-hkg3-2.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/29432564_165361137517728_5490055234740813824_n.jpg ?oh=d20abeb54f62ca9f857cd4a7009f3e1f&oe=5B3F7A95


-------------

“Cho dù có những tướng mạo chư Phật, Bồ Tát bất chợt hiện ra trước mắt, nhất định cũng không lễ kính” Dĩ nhiên, Kinh Kim Cang đã nói rồi “Nhược dĩ sắc kiến Ngã,…..” cho nên đối với mọi hình tướng của Phật hay của bất kỳ ai khác, chúng ta đều nên cảnh giác rằng “mọi hình tướng chỉ là cái GIẢ ẢO”. Nhưng lễ kính thì sao lại không ? vì hàng ngày tranh Phật bằng giấy, tượng Phật bằng đất sét, bằng đá, bằng đồng, ….ta đều lễ kính trang trọng kia mà !

Hãy luôn nhớ mình chỉ là con số 0, nếu ai thấy mình là con số 1 thì người đó còn vô minh lắm; con số 0 này lễ kính con số 0 kia sao lại không được ?!

Đó là nói chuyện lễ kính, còn chuyện vâng nghe lời Phật giả, Bồ tát giả thì lại khác.

HỎI : Chúng ta còn Vô Minh, làm thế nào phân biệt Phật thật – Bồ tát thật và Phật giả - Bồ tát giả ?

ĐÁP : Ngày thường học Phật, chúng ta học những gì ? Đạo Phật có dạy chúng ta Mê tín hay không ? Phật thật – Bồ tát thật thì sao ? Là CÁI TRÍ TUỆ ĐẠI BÁT NHÃ bên trong bất cứ hình tướng nào. Thiên Ma có thể giả xưng Phật nhưng không thể giảng nói được Giáo Lý Nhất Thừa, không thể dạy Tối Thượng Thừa, nếu vị Ma có thể lỏm bỏm vài câu học lóm, thì cũng không thể không để “ló cái đuôi chồn”.

HỎI : Là Phật tử còn NON, chúng ta không thể phân biệt được đâu là Giáo lý Nhất Thừa, đâu là Giáo lý Tối Thượng Thừa, thì làm sao phân biệt được Phật thật hay Phật giả ?

ĐÁP : Thì đưa cổ cho vị Phật giả tròng sợi dây xiềng vào, mặc tình cho vị ấy lôi đi ! Ai biểu “học đạo không tinh thì ráng mà rinh xiềng xích” chớ sao !

HỎI : Nếu chúng ta đã lở cúng dường (tiền bạc) cho vị Phật giả, thì có được hưởng phước báo gì không ?

ĐÁP : Nếu là vị Đại Giác Ngộ thì phước báo của chúng ta sẽ vô cùng to lớn (vì nó sẽ hình thành nên duyên lành để kết nối chúng ta với Chánh pháp Phật, cộng thêm sự trợ giúp hóa giải bớt Nghiệp chướng cho chúng ta). Còn đối với những KẺ GIẢ MẠO thì chúng sẽ phải làm thân trâu ngựa (sau khi đã trãi qua vô số kiếp ở Địa Ngục) để đền bù lại những gì bọn chúng đã thụ dụng. (Tích 4 người khiêng kiệu và một người chuyên đổ phân cho Hoàng Hậu trong Kinh Vị Tằng Hữu Thuyết Nhân Duyên).

https://thuvienhoasen.org/a12131/kinh-vi-tang-huu-thuyet-nhan-duyen

Nên nhớ “chiếc áo không làm nên Thầy Tu”, Bọn Phật giả - Bồ Tát giả là những kẻ vô minh, nhưng lòng ham danh uy, thế lực và tiền bạc. Rồi bọn chúng sẽ theo Nhân Quả mà thọ hình nơi Địa ngục Vô Gián đời đời kiếp kiếp. Bọn chúng có thể dối gạt những Phật tử nhẹ dạ, nhưng không thể dối gạt Mạt Na Thức _ Nghiệp Thức _ của chúng. Chính Nghiệp Thức của chúng sẽ kiến tạo nên Địa Ngục Vô Gián cho riêng mỗi vị. Điều này, khi “tòa án lương tâm” xét xử thì phạm nhân KHÔNG THỂ CHỐI CẢI gì được nữa, có một điều hơi buồn là khi đó CÓ HỐI HẬN CŨNG KHÔNG CÒN KỊP.

HỎI : Giả như hiện tại, có người tuy không hiện tướng Phật Bồ tát, nhưng xưng mình là Tịnh Vương Phật (Ông Từ Thế Thọ), có rất nhiều bằng chứng rằng vị “Phật” này có thể cải tử hoàn sinh cho những bệnh nhân “Bác sĩ chê”; đệ tử của “Ông Phật ấy” tự xưng là “Bồ tát” Di Như có khả năng chỉ rờ đầu mà cứu được những bệnh mãn tính. Vậy có đúng như tác giả bài này nói “Hình tướng Phật chưa hẵn là Phật”, phải chăng là có khả năng cứu độ chúng sinh mới là Phật thiệt ?

ĐÁP : Chuyện cứu sống một vài người hay là trăm ngàn người, chỉ là chuyện có Thần Thông thôi, chuyện này không thể chứng minh rằng đó là Phật thiệt, vì Thiên Ma Ba Tuần có đủ Thần Thông để gạt người, nếu chúng ta căn cứ vào chuyện có Thần Thông để tin rằng đó là Phật, thì chúng ta chưa phải là Phật tử _ nghĩa là chúng ta hãy còn mê tín lắm; mà hãy nghiên cứu “hệ thống Giáo Lý” do vị ấy tuyên thuyết, xem có đúng là Chánh Pháp Phật hay không ? Chánh hay Tà chỉ có thể phân biệt trên Giáo Lý mà thôi. Nếu chúng ta học Phật đã lâu mà không hiểu Phật, không đủ khả năng phân biệt Chánh Tà thì ta không đáng là Phật tử.

(Chỉ là những tư tưởng nông cạn, con xin được nghe chỉ giáo thêm từ những vị cao nhân. Kính !)

Ngọc Quế
03-21-2018, 07:54 AM
Luận về Huyết Mạch Luận
Bài 31
__________________________________________________ _____________________________________



Luận về Huyết Mạch Luận

Bài 31

-------------

切須在意。但有異境界。切不用採括 亦莫生怕怖。不要疑惑。我心本來清 。何處有如許相貌? 乃至天龍夜叉鬼神帝釋梵王等相。亦 用心生敬重。亦莫怕懼。

Thiết tu tại ý, đãn hữu dị cảnh giới, thiết bất dụng thái quát, diệc mạc sinh phạ bố, bất yếu nghi hoặc. Ngã tâm bản lai thanh tịnh, hà xứ hữu như hứa tướng mạo ? Nãi chí Thiên Long Dạ xoa Quỷ Thần Đế thích Phạm vương đẳng tướng, …diệc bất dụng tâm sinh kính trùng, diệc mạc phạ cụ.

Phải luôn nhớ trong lòng, chỉ cần thấy những cảnh giới khác lạ thì nhất định không nhận giữ, cũng không sinh ra sợ hãi, không nên nghi hoặc. Tâm ta xưa nay thanh tịnh, đâu lại có những tướng mạo như thế? Cho đến các hình tướng như Trời, Rồng, Dạ-xoa, Quỉ Thần, Đế-thích, Phạm vương... cũng không sinh lòng kính trọng, cũng không sợ sệt.




https://scontent-hkg3-2.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/29425492_165739824146526_3992430220576555008_n.jpg ?oh=b9f6c1364ec7dd6904decca4bd39acbe&oe=5B4742E4


-------------

HỎI : Có phải câu này tác giả nói giống như Tổ Lâm Tế nói “Phùng Phật sát Phật, phùng Tổ diệt Tổ” hay không ?

ĐÁP : Đúng rồi ! Ý Tổ Lâm Tế nói “tất cả mọi hiện tượng ta thấy trong cơn Thiền đều là phóng ảnh từ Mạt Na Thức của ta, đều là GIẢ, đều không thực!” Chữ SÁT là diệt vọng tưởng, chứ không phải kêu chúng ta bất kính với Phật và Tổ.

HỎI : Đó là nói “trong cơn Thiền”, còn ngoài đời thực thì sao ? Giả như ta gặp một vị “bằng xương bằng thịt” tự nhận mình là Hóa Thân Phật, Hóa Thân Đại Bồ tát, mà lại khúm núm trước một vị _ nghe đồn là Chuẫn Đề Vương _ thì ta có nên lễ kính vị “Hóa thân” kia hay không ?

ĐÁP : Tùy bạn, nếu muốn chào xả giao bằng cách chắp tay xá thì chào, còn vị Hóa thân mà bạn nói đó là DÕM, vì một bậc Hóa Thân Phật thật sự thì đâu có NGÃ TƯỚNG. Bậc Giác đã thật sự Vô Ngã thì không khúm núm trước bất kỳ ai, dù là đối diện với một vị Cỗ Phật.
Xin nói thêm là : Nếu thật sự Phật Mẫu Chuẩn Đề (cũng là Chuẩn Đề Vương Bồ Tát _ 2 Danh hiệu này chỉ là một vị Đại Bồ tát) đang ngồi đó, thì cái vị tự nhận mình là Hóa thân Phật sao lại đi khúm núm trước một vị Thánh ở cấp thấp hơn mình ? Điều này cho thấy rõ vị tự nhận mình là Hóa thân Phật kia chỉ là một kẻ Phàm phu 100% , đang dối gạt mọi người !

HỎI : Nếu trong cuộc sống thường ngày, mà chúng ta thật sự gặp những vị Trời, Rồng, Dạ Xoa, …..gì đó, chúng ta phải đối xử thế nào là đúng ?

ĐÁP : Phải biết ta và tất cả chúng sinh trong 6 nẽo luân hồi này đều BÌNH ĐẲNG, BÌNH ĐẲNG trong GIẢ TƯỚNG (tất cả chúng ta đều tạm có trong MỘT CƠN ĐẠI MỘNG), và cũng BÌNH ĐẲNG trong THẬT TÁNH. Như thế, dù ta có tu cao hơn những vị ấy, cũng không nên có thái độ xem thường khi dễ; dù ta có yếu thế hơn cũng không có gì phải sợ. Bởi vì mọi chuyện đều sẽ xảy ra theo Nhân Quả, khi ta không gieo Nhân Ác thì dứt khoát không thể gặp Quả Ác (Ngoại trừ trường hợp được thử thách để “lên bậc”), khi ta đã lở gieo Nhân Ác _trong Quá khứ _ thì dù ta có trốn đi đâu cũng không thoát).

(Chỉ là những tư tưởng nông cạn, con xin được nghe chỉ giáo thêm từ những vị cao nhân. Kính !)

Ngọc Quế
03-22-2018, 08:42 AM
Luận về Huyết Mạch Luận
Bài 32
__________________________________________________ _____________________________________



Luận về Huyết Mạch Luận

Bài 32

-------------

我心本來空寂。一切相貌皆是妄相。 莫取相。若起佛見法見。及佛菩薩等 貌。而生敬重。自墮眾生位中。

Ngã tâm bản lai không tịch, nhất thiết tướng mạo giai thị vọng tướng, đãn mạc thủ tướng. Nhược khởi Phật kiến Pháp kiến, cập Phật Bồ Tát đẳng tướng mạo, nhi sinh kính trùng, tự đoạ chúng sinh vị trung.

Tâm ta xưa nay vắng lặng rỗng không, hết thảy tướng mạo đều là tướng giả dối, chỉ cần đừng chấp giữ nơi hình tướng. Nếu đã đạt được đến chỗ hiểu Phật, hiểu Pháp, chợt thấy những tướng mạo của Phật, Bồ Tát... mà sinh lòng kính trọng, liền tự rơi xuống địa vị chúng sanh.




https://scontent-hkg3-2.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/29472646_166099104110598_2863837017052020736_n.jpg ?oh=ea72aabf8f526ad3e0978494cd0bda6d&oe=5B4636F6


-------------

Nói “Chân Như Tâm bản lai không tịch” sẽ ít gây hiểu lầm hơn là nói “Ngã Tâm bản lai không tịch”, vì cụm từ “Ngã Tâm” sẽ được hiểu là “cái Tâm đang dùng _ Tâm Duyên lự _ lâu nay. Nhưng nói “bản lai không tịch” cũng chỉ là nói phiến diện _ nói một khía cạnh của Chân Như Tâm. Chân Như Tâm không hoàn toàn KHÔNG TỊCH đâu. Chân Như Tâm còn khía cạnh khác ít được nói đến, đó là SỨC SỐNG ĐỘNG _ Đà La Ni Tạng. (Cũng như diễn tả về mặt trời mà chỉ nói “đó là một vật thể hình tròn, sáng chói trên bầu trời” thì hãy còn thiếu sót, điều thiếu sót đó là : tính Nóng _ nhiệt lượng hầu như vô tận của mặt trời _ chính tính Nóng này góp phần tối quan trọng cho sự trưởng dưỡng của muôn loài).

“Nhất thiết tướng mạo giai thị vọng tướng” chúng ta thấy câu này gần giống như câu trong Kinh Kim Cang :

“Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng. Nhược kiến chư tướng phi tướng tức kiến Như Lai.”

HỎI : Vì sao “hết thảy tướng mạo đều là tướng giả dối” ?

ĐÁP : Đây là CÁI THẤY khác biệt của Phật Giáo, trong khi tất cả Phàm phu và Ngoại đạo đều xem CÁC PHÁP ĐỀU LÀ THẬT. Chỉ Đại Thừa Phật Giáo mới chỉ dạy cho ta rằng “Các Pháp _ từ cõi Trời Vô Sắc cho chí Địa Ngục _ đều do Thức biến”, cho nên thực chất là KHÔNG (Nhất thiết hữu vi pháp, như mộng, huyễn, bào, ảnh, ….)

“Nếu đã đạt được đến chỗ hiểu Phật, hiểu Pháp, chợt thấy những tướng mạo của Phật, Bồ Tát... mà sinh lòng kính trọng, liền tự rơi xuống địa vị chúng sanh”. Câu này tác giả lặp lại cái ý “Phùng Phật sát Phật”, nhưng tác giả chỉ biết tinh thần của Thiền học Trung Hoa, mà không biết đến tinh thần Phật Giáo Tây Tạng. Ở đó những vị Lạt Ma tu chứng cao, tuy biết rằng “các pháp đều huyễn hóa” nhưng vẫn hàng ngày nghiêm cẫn lễ lạy tranh, tượng Phật và các Đại Bồ tát, các vị Thần Hộ Pháp; vì các Ngài luôn biết MÌNH vốn chỉ là con số 0 _ tròn trỉnh như cái bọt nước _ và cũng biết MẬT LỰC ĐÀ-LA-NI mới là con số 1; các Ngài phương tiện dùng ĐỨC TIN, sự lễ lạy, những chú, ấn, để “con số 1” phá vở cái vòng tròn bọt nước, nhằm hoàn thiện HÀNH TRÌNH CHÂN LÝ.

Thiền Tông Trung Hoa hầu như không biết gì về “THA LỰC” (ĐÀ LA NI MÔN) của Mật Tông Tây Tạng.

Sĩ phu Trung Hoa đa số mang niềm kiêu hảnh “hơn 6000 năm văn hiến” cho nên không thích hợp với ĐÀ LA NI MÔN.

Người Tây Tạng đa số chất phát nên dễ Tin và tiếp thu ĐÀ LA NI MÔN (và cũng là miếng đất màu mở cho đạo Bôn _ một kiểu Tà đạo _ phát triễn).

(Chỉ là những tư tưởng nông cạn, con xin được nghe chỉ giáo thêm từ những vị cao nhân. Kính !)

Ngọc Quế
03-23-2018, 08:53 AM
Luận về Huyết Mạch Luận
Bài 33
__________________________________________________ _____________________________________



Luận về Huyết Mạch Luận

Bài 33

-------------

問曰: 因何不得禮佛菩薩等? 答曰: 天魔波旬阿脩羅示見神通。皆作得菩 相貌。種種變化。是外道。總不是佛 佛是自心。莫錯禮拜。

Vấn viết : Nhân hà bất đắc lễ Phật Bồ tát đẳng ? Đáp viết : Thiên ma Ba tuần A tu la kì kiến thần thông, giai tác đắc Bồ tát tướng mạo. Chủng chủng biến hoá, thị Ngoại đạo, tổng bất thị Phật. Phật thị tự tâm, mạc thác lễ bái.

Hỏi: Do đâu mà không được lễ lạy chư Phật, Bồ Tát?
Đáp: Thiên ma Ba-tuần, A-tu-la cũng hiện thần thông, có thể tạo ra tướng mạo Bồ Tát. Mọi cách biến hóa đều là ngoại đạo, thảy đều không phải là Phật. Phật chính là tâm mình, chớ sai lầm bái lạy.




https://scontent-hkg3-2.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/29512924_166371757416666_936961235940039859_n.jpg? _nc_cat=0&oh=c7790695d358e8d3052c6aee1d5201c5&oe=5B43440F


-------------

Ý này bài trước đã có nói rồi ! Nhưng cũng xin lặp lại : Trong cơn Thiền, khi ta hơi yên, sáu căn (gồm luôn thức thứ 6) đã được vô hiệu hóa, thì thức thứ 7 biến hiện đủ thứ, thảy đều là “Tâm Ma”; thấy gì thì thấy, nghe gì thì nghe, chẳng nên kinh động, không mừng không lo sợ, tự nó sẽ biến mất _ đây gọi là Hiện Tượng của Thiền _ tất cả chỉ là GIẢ CẢNH.

HỎI : Có người nói vị “Trưởng Lão nằm kia, đó là đức A Đề Tối Thượng Tối Thắng Phật !”, xin cho hỏi có khi nào đức A Đề Tối Thượng Tối Thắng Phật hóa thân vào cõi Vô minh này để độ sinh và truyền bá Phật Pháp hay không ?

ĐÁP : Người nói đó không hiểu Phật pháp : Chân Như Tâm là Bản Thể của tất cả Phật, khi một vị Phật nhập Đại Niết Bàn là một chương trình Hành nguyện đã viên mãn, vị Hóa Thân Phật ấy ở vào vị thế an nghỉ. Phật Thích Ca là một Hóa Thân như thế, tương lai Phật Di Lặc xuất hiện độ sinh, rồi cũng sẽ nhập Đại Niết Bàn.

Vậy đến lúc đó Phật Di Lặc “hồi hương _ làm hàng xóm” bên cạnh Phật Thích Ca chăng ? Không phải đâu ! Chuyện Phật này, Phật kia, trăm Phật, ngàn Phật chỉ là trình độ chúng sinh thấp kém nên phải dùng nhiều Danh nhiều Hiệu ĐỂ GIEO DUYÊN TÍN HƯỚNG cho Phật tử sơ cơ, chứ Biển Giác chỉ MỘT mà Thể Hóa Thân thì vô cùng.

Từ Biển Giác _ tức là Thể Pháp Thân Thường Tịch _ “một Tia Sáng” rọi vào cõi Vô Minh, thì gọi là Hóa Thân Phật, hoặc Hóa Thân Đại Bồ Tát với một Hạnh Nguyện gì, tương ưng với sự cần thiết lúc đó mà có Danh Hiệu.

Hóa Thân Phật không bao giờ dùng lại Danh Hiệu những vị Phật đã nhập Đại Niết Bàn.

Danh Hiệu Phật A Đề Tối Thượng Tối Thắng nhằm gợi Tín Hướng của chúng sinh với Thể Pháp Thân Thường Tịch. Thể Pháp Thân Thường Tịch thì không bao giờ đi vào những cõi Vô minh để độ sinh cả (Nếu như vậy thì đâu còn là Thể Pháp Thân Thường Tịch nữa !). Ví dụ Mặt trời _ dụ cho Thể Pháp Thân _ thì Mặt Trời không bao giờ đến với chúng ta, chỉ những Tia Sáng đến với thế gian mà thôi ! (Tia Sáng dụ cho Thể Hóa Thân).

Vậy người nói đó có hiểu Phật pháp hay không bạn nhỉ ? Thiệt tội nghiệp cho cái vị Trưởng Lão đang nằm kia, đã bị kẻ hậu sinh khoát cho “một cái áo đến 10 mét vải” !

(Chỉ là những tư tưởng nông cạn, con xin được nghe chỉ giáo thêm từ những vị cao nhân. Kính !)

Ngọc Quế
03-24-2018, 07:41 AM
Luận về Huyết Mạch Luận
Bài 34
__________________________________________________ _____________________________________



Luận về Huyết Mạch Luận

Bài 34

-------------

佛是西國語。此土云覺性。覺者靈覺 應機接物。揚眉瞬目。運手動足。皆 自己靈覺之性。

Phật thị Tây quốc ngữ, thử độ vân Giác tính. Giác giả linh giác, ưng cơ tiếp vật. Dương mi thuấn mục, vận thủ động túc, giai thị tự kỉ linh giác chi tính.

Phật là tiếng phiên âm theo Phạn ngữ, dịch nghĩa là tánh Giác.
Giác, đó là chỗ linh diệu rõ biết, ứng tiếp tùy thời luôn phù hợp với sự vật, sự việc. Nhướng mày chớp mắt, đưa tay nhấc chân, thảy đều là chỗ linh diệu rõ biết của chính mình.




https://scontent-hkg3-2.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/29594514_166646224055886_1721265766098472044_n.jpg ?_nc_cat=0&oh=3db16761f6f5371ff4a25e2b4328b26b&oe=5B4698FE


-------------

Bậc Giác Ngộ thì dù có làm gì, hình tướng nào cũng không mất đi tính Giác Ngộ.

Kẻ Vô minh thì dù có bắt chước “chớp mắt nhướng mày” như vị Giác Ngộ, thì trông cũng chẳng khác nào “con khỉ mặc áo long bào !” hoặc là “anh kép hát đóng vai vua”. (Đính kèm ảnh “con khỉ mặc áo long bào”)


https://scontent-hkg3-2.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/29511210_166646297389212_1055116999941081595_n.jpg ?oh=9d33091b8a4ffd8c162929855179cbec&oe=5B2C424C


Phật hay không Phật khác nhau ở Trí Giác Ngộ _ Trí Đại Bát Nhã _ chứ hình thức bên ngoài thì cũng thân tứ đại, cũng ăn cũng ngủ như nhau cả.

Cho nên câu : “Nhướng mày chớp mắt, đưa tay nhấc chân, thảy đều là chỗ linh diệu rõ biết của chính mình” phát biểu này KHÔNG CHÍNH XÁC, linh diệu gì chuyện đi đứng nằm ngồi _ tạo tác thi vi _ chứ ! Tất cả những thứ đó chỉ là phim hoạt hình mà thôi _ tức là cảnh không thật có, cảnh chiêm bao, hay ho gì mà linh với diệu. Linh và diệu của đạo Phật không nằm trong những ảo cảnh ấy ! “Chớp mắt nhướng mày” chỉ là chuyện “làm bộ làm tịch” của TÂM PHAN DUYÊN _ đồng giá trị ẢO CẢNH mà thôi !

“Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng” mà ! Chẳng lẻ chuyện thế gian mới hư vọng, còn chuyện “chớp mắt nhướng mày” không hư vọng sao ?!

Xin mời đọc lại Kinh Duy Ma Cật : đến như Bồ Tát Trì Thế thấy những vị Trời Đế Thích đến cúi đầu cúng dường, ngở rằng chắc mình tu cũng KHÁ, té ra là bị Thiên Ma xí gạt, giả dạng trời Đế Thích :

http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php/336-Kinh-Duy-Ma-C%E1%BA%ADt-ch%E1%BB%AF-H%C3%A1n-H%C3%A1n-Vi%E1%BB%87t-Vi%E1%BB%87t-d%E1%BB%8Bch?p=25841&viewfull=1#post25841

Rõ ràng, bậc Bồ Tát _ tức là đã phần nào Giác Ngộ _ mà vẫn còn bị “một cú lừa ngoạn mục”.


(Chỉ là những tư tưởng nông cạn, con xin được nghe chỉ giáo thêm từ những vị cao nhân. Kính !)

Ngọc Quế
03-25-2018, 09:15 AM
Luận về Huyết Mạch Luận
Bài 35
__________________________________________________ _____________________________________



Luận về Huyết Mạch Luận

Bài 35

-------------

見本性為禪。若不見本性。即非禪也 假使說得千經萬論。若不見本性。只 凡夫。非是佛法。

Kiến bản tính vi Thiền, nhược bất kiến bản tính, tức phi Thiền dã. Giả sử thuyết đắc thiên Kinh vạn Luận, nhược bất kiến bản tính, chỉ thị phàm phu, phi thị Phật pháp.

Thấy ngay được tánh mình gọi là Thiền, nếu chẳng thấy tánh mình, không phải là Thiền. Cho dù có giảng nói được ngàn Kinh muôn Luận, nếu không thấy được tánh mình thì chỉ là phàm phu, chẳng phải pháp Phật.




https://scontent-hkg3-2.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/29512226_166930534027455_6730401171202347210_n.jpg ?_nc_cat=0&oh=32d0cec4d0d716404fbd26a96d6f1afa&oe=5B459279


-------------

Chữ Thiền ở đây, tác giả chỉ nói TỔ SƯ THIỀN _ một đặc trưng của Thiền Học Trung Hoa _ chứ không phải Như Lai Thiền (Thiền Vipassana _ Thiền Minh Sát Tuệ).

Đối với Tổ Sư Thiền thì chuyện Thấy Tánh _ Kiến Tánh _ rất là quan trọng. Như Ngài Thượng Tọa Thần Tú đã nhiều năm theo Ngũ Tổ nhưng vẫn chỉ là khá hơn phàm phu một chút, vì không Kiến Tánh.

Nhưng câu cuối “Phi thị Phật pháp” (chẳng phải pháp Phật) thì hơi quá đáng. Bởi Phật pháp có rất nhiều pháp môn, Thiền Kiến tánh chỉ là một “khúc biến tấu”, cũng có thể nói là “khúc dạo đầu” của chư Tổ Trung Hoa.

Kiến Tính rồi thì sao ? Nhiều chỗ sách Thiền nói “Kiến Tính Thành Phật”, nhưng thực sự những vị đã Kiến Tính đều phải tiếp tục tu _ “bảo nhậm”. Bởi vì sao ? Bởi vì cái khoảnh khắc Kiến Tính ấy chỉ thoáng qua, nên rất mờ nhạt, nếu không tinh tấn tu trì thì sẽ bị ngăn bít, ăn nói quàng xiên trở lại.

Cụ thể, cái vị tự xưng mình là Tịnh Vương Phật (Ông Từ Thế Thọ), bài 30 đã có đề cập, do một duyên đặc biệt Ông đã được “nhất thời Kiến Tính” _ Trí Tuệ Căn Bản. Nhưng sau đó vì mê Thần Thông cho nên đã bị Thiên Ma gạt. Khi Ông khởi tâm cứu bệnh, thì Thiên Ma giúp cho, Ông làm gì cũng được trợ thủ, khiến Ông bị “hỏng chân”, chúng rỉ bên tai “Ông là Tịnh Vương Phật !” Ông sướng quá tự xưng luôn, Ông không còn sáng suốt nữa, mọi việc làm của Ông đều do Thiên Ma điều khiển, mọi phát ngôn của Ông đều là lời Ma nói, Thiên Ma đã lợi dụng những ngôn từ Phật Giáo để rao giảng một loại Giáo Lý “xà bần” hỗn tạp (Thượng đế, Thiên chúa lung tung cả), làm hư hoại Phật pháp.

Ông Từ Thế Thọ đã Kiến Tính nhưng thành gì ? _ thành công cụ của Thiên Ma Ba Tuần ! Ông Từ Thế Thọ thì đã qua thế giới khác rồi, hiện tại một học trò nổi bật của Ông là Ông Di Như _ tự xưng là Bồ tát Di Như _ đang điều hành pháp hội với vài trang web “quảng cáo Sơn đông” (các bạn hãy tự search trên google nhé !)

Cho nên Kiến Tính tuy là quan trọng, nhưng Kiến Tính chưa phải là trọn vẹn, Trí Tuệ Căn Bản chỉ là bước đầu làm quen với Chân Lý. Nếu là được sự trợ giúp để THẤY, thì rõ ràng hành giả chưa đủ Công Hạnh để được TỰ THẤY (Nghiệp chướng hãy còn nhiều lắm), như người bệnh nặng mà chưa gì đã “ra gió” thì bệnh trở nặng hơn.

Điều này Kinh Lăng Nghiêm đã có nói rồi ! Cầu mong sao cho thế gian này sẽ không có “Tịnh Vương Phật” thứ 2 như vậy nữa !

(Chỉ là những tư tưởng nông cạn, con xin được nghe chỉ giáo thêm từ những vị cao nhân. Kính !)

Ngọc Quế
03-26-2018, 07:40 AM
Luận về Huyết Mạch Luận
Bài 36
__________________________________________________ _____________________________________



Luận về Huyết Mạch Luận

Bài 36

-------------

至道幽深。不可話會。典教憑何所及 但見本性。一 字不識。亦得見性。即是佛聖體。

Chí đạo u thâm, bất khả thoại hội, điển giáo bằng hà sở cập. Đãn kiến bản tính, nhất tự bất thức, diệc đắc kiến tính, tức thị Phật thánh thể.

Đạo lớn sâu thẳm, không thể do lời nói mà nhận hiểu, kinh điển dựa vào đâu mà đạt tới? Chỉ cần thấy được tánh mình thì dù không biết một chữ cũng được đạo, thấy được tánh chính là Phật.




https://scontent-hkg3-2.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/29571331_167248493995659_3377983673783046415_n.jpg ?oh=2f5254003a69f3a42458e2fa0df802b8&oe=5B353A5F


-------------

“Đạo lớn sâu thẳm, không thể do lời nói mà nhận hiểu” Đúng là “không thể do lời nói mà nhận hiểu”, phải do “trực nhận phi Ý Thức” !

Nhưng tác giả không biết có những trường hợp ngoại lệ, như Ngài Vĩnh Gia Huyền Giác tuy chẳng hề Kiến Tính, chỉ nhân đọc Kinh Duy Ma Cật mà liễu ngộ sâu sắc, còn hơn những vị được Kiến Tính nhiều.

Điều này nói rằng có nhiều con đường để vào Đạo, không phải chỉ duy Kiến Tính là phương tiện duy nhất để vào Đạo. Duy Thức là một pháp môn dùng lời lẽ văn tự để “Hội Đạo” đó ! Tịnh Độ là một pháp môn dùng đức tin để “kết nối” với Tha lực Phật A Di Đà mà vươn lên, Mật Tông là pháp môn phát huy Tín Lực để “kết nối” với Tha Lực Đà La Ni Tạng mà đến với Chân Lý, ….

Kinh nói “Có 8 vạn 4 nghìn pháp môn nhằm đối trị với 8 vạn 4 nghìn phiền não” điều này sẽ không ngoa nếu các bạn biết rằng : Chàng Ương Quật Ma La (Vô Não) đã từng giết 999 người, nhưng chỉ vài câu thuyết pháp của đức Phật, chàng ta đã Ngộ Đạo mà không cần phải trải qua giai đoạn Kiến Tính.

Về những vị “nhất tự bất thức” (một chữ cũng không biết) thì thời đức Phật đã có Ngài Bàn Đặc, hơn ngàn năm sau có Ngài Huệ Năng, và trước thời đại @ cũng đã có vài vị (xin được dấu tên), nhưng có lẻ chúng ta không nên vì những trường hợp đặc thù ấy mà xem nhẹ việc học hỏi Giáo lý và Kinh sách.

Cần nhắc lại : Thấy Tánh _ hay Kiến Tính _ chỉ là thấy A Lại Da Tâm; có nhiều cấp độ “thấy” (thấy thoáng, thấy mờ nhạt, thấy khá rõ, thấy rõ) tỉ lệ thuận với thời gian “mất mình” _ phi Ý Thức. Thực sự an trú hoàn toàn nơi A Lại Da Tâm chỉ là những vị A La Hán chứ chưa phải là Phật _ TOÀN GIÁC.

Nếu hành giả PHÁT BỒ ĐỀ TÂM, nguyện tu tiếp cho đến TOÀN GIÁC, nguyện lấy vạn pháp làm trường học LỚN, nguyện không bỏ sót một chút mê mờ “lợn cợn” nào, nguyện TẬN ĐỘ CHÚNG SINH, thì cuối hành trình A Lại Da Tâm sẽ không thấy đâu nữa, hành giả chỉ còn NHẤT THIẾT CHỦNG TRÍ.

Lúc bấy giờ mới biết NHẤT THIẾT CHỦNG TRÍ mới chính là “Ánh sáng mặt trời”, còn A Lại Da Tâm tuy vẫn có gốc là “Ánh sáng mặt trời” nhưng chỉ là Ánh sáng phản chiếu từ mặt trăng (Tính Nóng Ấm không còn, Tính Sáng rất hạn chế).

(Chỉ là những tư tưởng nông cạn, con xin được nghe chỉ giáo thêm từ những vị cao nhân. Kính !)

Ngọc Quế
03-27-2018, 09:17 AM
Luận về Huyết Mạch Luận
Bài 37
__________________________________________________ _____________________________________



Luận về Huyết Mạch Luận

Bài 37

-------------

本來清淨。無有雜穢。所有言說。皆 聖人。從心起用。用體本來空。名言 不及。十二部經憑何得及。

Bản lai thanh tịnh, vô hữu tạp uế. Sở hữu ngôn thuyết, giai thị Thánh nhân, tùng tâm khởi dụng. Dụng thể bản lai Không, danh ngôn do bất cập, thập nhị bộ Kinh bằng hà đắc cập ?

Thể sáng suốt xưa nay vốn thanh tịnh, không có nhớp nhơ lẫn lộn. Hết thảy lời lẽ giảng thuyết đều là bậc Thánh nhân từ nơi tâm mà khởi thành chỗ dùng. Chỗ dùng đó vốn xưa nay Không, tên gọi lời nói cũng không đạt tới được, mười hai bộ Kinh dựa vào đâu mà đạt tới ?




https://scontent-hkg3-2.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/29541885_167527510634424_7838181347261626446_n.jpg ?_nc_cat=0&oh=bb6963286d0c7bb88653893c8c676015&oe=5B6DA1AE


-------------

“Bản lai thanh tịnh, vô hữu tạp uế” Đây là tác giả đang diễn tả về Bản Tánh _ Bản Lai Diện Mục _ A Lại Da Tâm. Cái này thì đúng là “vô hữu tạp uế”, nhưng nếu hành giả sau khi chứng A Lai Da Tâm mà không nhập Niết bàn, do nghe lời Phật mà PHÁT BỒ ĐỀ TÂM, nguyện đi tiếp cho đến Toàn Giác thì Mạt Na Thức và 6 Thức trước ập lại, Mạt Na Thức thì có đủ “tạp uế”, Ý Thức thì lăng xăng bay nhảy, chuyền níu theo những sắc-thinh-hương-vị, …Những vị này được gọi là Bồ Tát Sơ Phát Tâm.

Bồ Tát Sơ Phát Tâm thì phải dấn thân vào vạn pháp (như người thợ lặn phải lặn xuống đáy biển sâu mới tìm thấy ngọc trai), cũng gọi là “hoa sen chỉ tươi tốt trong bùn” chứ gò nổng cao thì đừng hòng Hoa Sen tăng trưởng được. Vị PHÁT BỒ ĐỀ TÂM không được lánh đời, lên non cao động vắng, không được sống lặng lẽ thanh tịnh để tìm sự an ổn cho chính mình.

Độ Sinh là việc mà chư Phật, chư Đại Bồ tát khuyến khích những vị Bồ Tát Sơ Phát Tâm, nhưng xin đừng hiểu lầm là “đi cứu trợ nạn nhân bảo lụt thiên tai” mà gọi là Độ sinh, không phải chăm sóc trẻ mồ côi, người già neo đơn mà gọi là Độ Sinh. Thực chất Độ Sinh là mượn ngoại cảnh, mượn sự tương tác giữa mình và chung quanh để nhìn rõ những phàm tâm dục vọng, những tư tưởng lệch lạc quàng xiên lâu nay còn ẫn náu trong nội tâm hành giả. Độ Sinh là độ phàm tâm còn sót lại trong Mạt Na Thức của hành giả.

Bởi Bồ Tát là gì ? Chữ Bồ là nói gọn của chữ Bồ Đề _ Giác Ngộ, chữ Tát là nói gọn của chữ Tát Đỏa _ Hữu Tình. Như thế Bồ Tát là vị vừa có phần nào Giác Ngộ, nhưng cũng còn phần nào những tập tính xấu của Chúng sinh. Bài này không nói những vị Đại Bồ Tát tức những vị đã chứng Bình Đẳng Tánh Trí trở lên, những vị này thì không ai có thể tìm thấy “một chút phàm tính” nào, những vị này đã HOÀN TOÀN SẠCH PHÀM.

Tu theo đạo Phật là lần từng bước hóa giải sạch phàm tâm, dù có Kiến Tính hay không cũng thế, dù bạn đi đường tắt (được vãng sanh) về Tây Phương Tịnh Độ cũng phải vô “lò hấp giải Nghiệp” _ an trú trong THAI SEN _ có khi vài Tiểu Kiếp*, có khi phải 12 đại kiếp mới tạm bớt Nghiệp chướng phàm tâm. Sau khi trải qua giai đoạn 1 trong Thai Sen, mới đến lúc “Hoa khai kiến Phật ngộ Vô Sanh” _ Hoa nở, hành giả liền có thân tướng Trượng Phu thấy Phật chứng ngộ Bản Thể Tâm Vô Sanh (Kiến Tính). Kế đó là giai đoạn 2, gọi là “Kiến Tính khởi tu” hành giả được trực tiếp Tu Học Phật Pháp “nâng cao” cho đến hoàn toàn SẠCH PHÀM, HOÀN TOÀN THÀNH ĐẠO.

Ta Bà và cõi Tây Phương Cực Lạc khác nhau ở phương thức giải Nghiệp để Sạch Phàm. Ở đây thì vô số khổ cảnh Địa Ngục, Ngạ Quỷ, Súc Sinh …v…v.., còn Tây Phương Cực Lạc thì những vị được Vãng Sanh, được trả nghiệp một cách êm ái nhẹ nhàng trong “lò hấp giải Nghiệp” (nhập thai trong một Hoa Sen).

* Tiểu-kiếp, trung-kiếp, đại-kiếp: Cứ một kiếp-tăng, kiếp-giảm là một tiểu-kiếp. Như thế, một tiểu-kiếp bằng 16.678.000 năm ở cõi nhân gian này. Hai mươi tiểu-kiếp là một trung-kiếp. Như thế một trung-kiếp có 333.560.000 năm. Bốn trung-kiếp hợp thành một Đại-kiếp. Một Đại-kiếp bằng 1.334.240.000 năm ở Ta Bà này. Nếu 12 Đại Kiếp thì nhân lên 12 lần. Đó là phần “ưu ái đặc biệt” ở Hoa Sen Hạ phẩm Hạ sanh.

(Chỉ là những tư tưởng nông cạn, con xin được nghe chỉ giáo thêm từ những vị cao nhân. Kính !)

Ngọc Quế
03-28-2018, 07:12 AM
Luận về Huyết Mạch Luận
Bài 38
__________________________________________________ _____________________________________



Luận về Huyết Mạch Luận

Bài 38

-------------

道本圓成。不用脩證。道非聲色。微 難見。如人飲水。冷暖自知。不可向 說也。

Đạo bản viên thành, bất dụng tu chứng. Đạo phi thanh sắc, vi diệu nan kiến. Như nhân ẩm thuỷ, lãnh noãn tự tri, bất khả hướng nhân thuyết dã.

Đạo vốn tự thành tựu trọn vẹn, chẳng do nơi tu chứng. Đạo không phải là âm thanh, hình sắc, mầu nhiệm tinh tế khó thấy. Như người uống nước, nóng lạnh tự biết, không thể nói cho người khác biết.




https://scontent-hkg3-2.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/29541316_167761877277654_4393946172343777206_n.jpg ?_nc_cat=0&oh=8deadf9991a6ff8ec39b7b07e8c38eb9&oe=5B6BD0EB


-------------

Câu này thì không có gì sai nếu chúng ta đứng ở góc độ nhân sĩ trí thức Trung Hoa đã từng đọc Dịch Kinh và Đạo Đức Kinh. Với 2 bộ Kinh này của Trung Hoa thì từ ĐẠO chỉ là một khái niệm triết học trừu tượng.

Chúng ta học Phật Pháp thì không nói chung chung trừu tượng như thế ! Phật pháp không có thiếu ngôn từ để chỉ Chân Lý Tuyệt Đối, để chỉ Chân Như Tâm, Như lai, Thanh Tịnh Pháp Thân, … Cái mà chúng ta hướng đến, nói đến là một THỰC THỂ, chứ không phải là một khái niệm triết học suông như thế.

Trong đạo Phật thì mọi cái từ Sinh Tử cho đến Niết bàn đều KHÔNG, đều HƯ ẢO; nhưng đích đến của Phật Pháp thì không phải là KHÔNG, mà là vượt khỏi KHÔNG để đến CHƠN KHÔNG THỰC CÓ (cũng gọi là DIỆU HỮU).

Khi đọc “Như Lai giả, vô sở tùng lai, diệc vô sở khứ, cố danh Như lai” (Như Lai thì không từ đâu mà đến, cũng chẳng có chỗ đi nên gọi là Như Lai _ Kinh Kim Cang) thì chúng ta đừng tưởng rằng Như Lai là “nhân vật ảo” là “bóng ma giữa ban ngày” mà Như Lai là một thực thể CHƠN KHÔNG DIỆU HỮU.

CHƠN KHÔNG là gì ? là Thể Thanh Tịnh Pháp Thân !

DIỆU HỮU là gì ? là Đà La Ni Tạng và vô số Hóa Thân !

HỎI : Vì sao dám nói “Sinh Tử cho đến Niết Bàn đều KHÔNG” ?

ĐÁP : Có bao giờ chúng ta xem phim hoạt hình chưa ?! Trong đó có những nhân vật thuộc “thế lực bóng tối”, rồi lại có những nhân vật thuộc “thế giới hoàng kim” hay “thế lực ánh sáng” gì đó, 2 thế lực này luôn chiến đấu với nhau. Cũng như thế “Sanh Tử và Niết Bàn” là 2 thế đối lập trong cùng một bộ phim hoạt hình; “Xuôi theo giấc mộng triền miên” thì Sanh tử, “Ngược dòng giải thoát, lụy phiền hết trơn” thì là Niết Bàn. Cả hai đều là những hoạt cảnh trong bộ phim hoạt hình thôi !

Nhị thừa _ Thanh Văn và Duyên Giác _ đặt tiêu chí Niết Bàn để vô hiệu hóa dòng Sanh Tử. Đạt Niết Bàn rồi sao ? Sanh tử KHÔNG CÒN CÓ với riêng những vị đã đắc Niết bàn, nhưng Sanh Tử hãy còn đó với tập thể chúng sinh. Vậy điều này chưa phải là đã giải quyết tận căn bản của vấn đề, mà chỉ là “mắt lấp tai ngơ” với những lụy phiền của cuộc sống nhân sinh mà thôi !

Đại Thừa thì khác, Đại Thừa không “mắt lấp tai ngơ” với niềm đau nỗi khổ của chúng sinh, cho nên làm tất cả, để rồi thấy tất cả chỉ là những hoạt cảnh trong phim, không hề có “thế lực của bóng tối” cũng không hề có những nhân vật chính diện “bảo vệ chân lý, bảo vệ lẽ phải”.

Cho nên nói “Sanh tử và Niết bàn” (Niết Bàn của Nhị Thừa) chỉ là màn 1 và màn 2 trong vở tuồng Thiên Diễn mà thôi. Chuyện Độ Sinh rồi Sạch Phàm là “màn 3 cảnh cũ” cuối cùng “Như bồn hoa thắm bên bờ cỏ xanh !”

(Chỉ là những tư tưởng nông cạn, con xin được nghe chỉ giáo thêm từ những vị cao nhân. Kính !)

Ngọc Quế
03-29-2018, 10:07 AM
Luận về Huyết Mạch Luận
Bài 39
__________________________________________________ _____________________________________



Luận về Huyết Mạch Luận

Bài 39

-------------

凡夫智不及。所以有執相。不了自心 來空寂。妄執相及一切法。即墮外道

Phàm phu trí bất cập, sở dĩ hữu chấp tướng, bất liễu tự tâm bản lai không tịch. Vọng chấp tướng cập nhất thiết pháp, tức đoạ Ngoại đạo.

Kẻ phàm phu trí tuệ không đạt đến, cho nên mới có việc chấp giữ hình tướng, không biết rằng tâm mình xưa nay vốn vắng lặng rỗng không. Mê lầm chấp giữ hình tướng cùng với hết thảy các pháp, liền rơi vào Ngoại đạo.




https://scontent-hkg3-2.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/29598207_168027573917751_6135081469468635363_n.jpg ?_nc_cat=0&oh=390100474e9c766d35e0c422b63ec0e9&oe=5B30E332


-------------

Ở một bài trước, chúng ta có nhắc đến câu “Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng, nhược kiến chư tướng phi tướng tức kiến Như Lai” (Kinh Kim Cang).

“Mọi cái có hình tướng đều không thật”, điều này không phải nói lý Vô Thường _ tức là nói mọi vật đều thay đổi, thậm chí từng sát na _ mà là nói tất cả mọi hình tướng đều là phóng ảnh của Mạt Na Thức, cho nên chúng không thực có. Trên, từ các tầng Trời cao nhất xuống cho đến Địa ngục A tỳ, tất cả đều là ảnh không thật, do Nghiệp lực trong Mạt Na Thức chiêu cảm, phóng rọi ra.

Chỉ có Phật giáo Đại Thừa chỉ cho ta cái “mẫu số chung” của hết thảy sự vật là HƯ ẢO, còn Phàm phu và Ngoại đạo thảy đều thấy “cái gì cũng thật”, thật có TA, thật có ngoại cảnh _ môi trường sống của Ta _ thật có Thiên Đường, thật có Địa ngục.

Cho nên nói “Phàm phu trí bất cập”, chữ “Phàm phu” này bao gồm luôn các vị Trời _ bất kể ở tầng Trời nào. Sao gọi là “Trí bất cập” ? Là cái Trí chưa nhận ra chân tướng của muôn pháp.

Muốn nhận ra Chân tướng HƯ HUYỄN của vạn pháp thì phải làm sao ? Thì phải phát tâm cầu muốn biết CHÂN LÝ TUYỆT ĐỐI _ tức PHÁT BỒ ĐỀ TÂM. PHÁT BỒ ĐỀ TÂM rồi thì không né tránh vạn pháp, không ngăn ngại nhưng cũng không cần phải vào tất cả “mọi nẽo đường phù sa”. Hành giả chỉ cần chọn một pháp trong muôn pháp làm đề tài để QUÁN. Bời vì sao ? Bởi muôn pháp đều có “mẫu số chung” là HƯ HUYỄN, cho nên nếu ta phá vở 1 pháp để thấy “vốn không pháp” thì “bài toán” đã được giải xong.

Chúng ta nhớ đức Địa Tạng có thề rằng “Địa ngục vị không thề bất thành Phật, chúng sinh độ tận phương chứng Bồ Đề” (Địa ngục chưa hoàn toàn sạch hết tội nhân, thề không làm Phật, Chúng sinh được độ hết thì mới chứng Đai Giác Ngộ).

Điều này mang ẫn nghĩa : “Chúng sinh Tâm” của ta cứ mãi sinh sinh hóa hóa, niệm khởi liên tục từ Thiện đến Ác _ từ Thiên Đường đến Địa ngục _ khi phá vở một pháp (không có nghĩa như là đập vở một cái ly) nhận ra chân tướng của Nó, thì Nó như KHÔNG TỒN TẠI _ Pháp ấy, chúng sinh ấy đã được độ xong, nhưng ..…ơ kìa ! pháp khác, chúng sinh khác sao lại còn đây ? Vậy là ta còn có việc phải làm, làm mãi cho đến khi không còn một tí vương vấn nào _ dù mờ nhạt, dù bé xíu _ hoàn toàn sạch hết “chúng sinh tâm” thì chúng ta mới THỰC SỰ HOÀN TOÀN THÀNH ĐẠO.

(Chỉ là những tư tưởng nông cạn, con xin được nghe chỉ giáo thêm từ những vị cao nhân. Kính !)

Ngọc Quế
03-30-2018, 07:19 AM
Luận về Huyết Mạch Luận
Bài 40
__________________________________________________ _____________________________________



Luận về Huyết Mạch Luận

Bài 40

-------------

法身本來清淨無受。只緣迷故。不覺 知。因茲故妄受報。所以 有樂著不得自在。只今若悟得本來身 。即不染習。若從聖入凡。示見種種 類。自為眾生。

Pháp thân bản lai thanh tịnh vô thụ, chỉ duyên mê cố, bất giác bất tri, nhân tư cố vọng thụ báo, sở dĩ hữu lạc trước bất đắc tự tại. Chỉ kim nhược ngộ đắc bản lai thân tâm, tức bất nhiễm tập. Nhược tùng Thánh nhập Phàm, kì kiến chủng chủng tạp loại, tự vi chúng sinh.

Pháp thân xưa nay vốn thanh tịnh, không nhận chịu; chỉ vì mê lầm nên không rõ, không biết, nhân nơi đó mà vọng sinh nhận chịu nghiệp báo, vì thế sinh ra mê đắm vướng mắc, chẳng được tự tại. Chỉ cần rõ biết được thân tâm xưa nay, liền không còn bị đắm nhiễm. Nếu từ cõi Thánh mà vào cõi Phàm, thị hiện đủ muôn loài, đó là tự mình chúng sinh.




https://scontent-hkg3-2.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/29542528_168241710563004_6945925813153050216_n.jpg ?_nc_cat=0&oh=7bce7afd42a06b282ec23889096aef41&oe=5B2D7BDD


-------------

“Pháp thân xưa nay vốn thanh tịnh, không nhận chịu; chỉ vì mê lầm nên không rõ, không biết, nhân nơi đó mà vọng sinh nhận chịu nghiệp báo, vì thế sinh ra mê đắm vướng mắc, chẳng được tự tại”.

Tác giả nói câu này sao giống Tam Tự Kinh của Nho giáo (một quyển sách dạy vở lòng cho trẻ em Trung Hoa) “Nhân chi sơ, tính bản thiện, tính tương cận. tập tương viễn,……” (人之初,性本善;性相近,習相遠._ con người ta lúc mới sinh ra đều có cái bản tánh tốt lành. Vì cái tánh lành ấy giống nhau nên giúp họ gần nhau; nhưng khi lớn lên, hòa nhập với xã hội, nhiễm nhiều thói tục ở đời khiến cho tính tình của họ khác đi và thành ra xa nhau. )

Rồi một quyển sách của Bà Diêu Trì Kim Mẫu cũng nói rằng “Hồi đó Mẫu cho 96 ức linh căn xuống trần, lúc mới xuống thì các con ngây thơ trong trắng, rồi sau đó do tập nhiễm mà hư hỏng đi nhiều, bây giờ Mẫu kêu gọi các con ‘tu nhân tích đức’ để về với Mẫu, Mẫu rất nhớ các con !”.

Đây là lập luận của Ngoại Đạo, không phải Giáo lý Đạo Phật. Vậy chớ Đạo Phật nói sao ? Đạo Phật nói :

_ Pháp Thân xưa nay vốn thanh tịnh, không hề có cấu nhiễm gì ! Không hề có mê lầm gì ! Không hề có mê đắm vướng mắc gì ! Không hề có thụ báo gì !

_ Cái mà lăn lóc luân hồi sáu nẽo, dính mắc đủ loại tạp chất, cái đó là “xe rác thành phố” ! Cái đó không phải Ta, không phải loài Người, cũng không phải Chúng sinh hay Phi chúng sinh gì cả !

_ Do nhầm lẫn “cái xe rác thành phố” là Ta, cho nên Ta mới phải theo nó mà chịu bao nhiêu dơ bẫn hôi hám, theo nó mà “luân hồi khắp thành phố”

_ Chính danh đạo Phật không có kêu ai đem “cây chuối mà tạc tượng Phật bao giờ” ! Cây chuối thì bỏ đi, Phật là Phật, Phật không bao giờ từ cây chuối mà thành !

_ Chúng sinh như “Bóng trong gương”, “Bóng trong gương” thì không thể “lôi” nó ra cho Nó làm Phật được. Người thật, việc thật thì ở ngoài gương.

_ “Mê lầm” là cái gọi là Chúng sinh trong Mạt Na Thức mê lầm, “Mê đắm vướng mắc” là cái gọi là Chúng sinh trong Mạt Na Thức mê đắm vướng mắc, “thụ báo” là cái gọi là Chúng sinh trong Mạt Na Thức “thụ quả báo”.

_ Gột sạch Mê lầm là TRỪ PHÀM, khác với Ngoại Đạo là trừ phàm rồi sẽ thành “ông kia bà nọ”, về với Mẫu, về với Chúa, về với Đại Ngã.

Phật tử cũng TRỪ PHÀM, trừ tích cực hơn, trừ cho đến “tận cùng bằng số”; nhưng khi TRỪ SẠCH PHÀM rồi thì không thành ông gì hết, không về với ai hết ! Mà như cái bọt xà phòng vỡ, loại xà phòng nào chất kết dính nhiều thì khó vỡ, loại xà phòng nào chất kết dính ít thì dễ vỡ. Vỡ rồi thì thành cái gì ???!

(Chỉ là những tư tưởng nông cạn, con xin được nghe chỉ giáo thêm từ những vị cao nhân. Kính !)

Ngọc Quế
03-31-2018, 07:26 AM
Luận về Huyết Mạch Luận
Bài 41
__________________________________________________ _____________________________________



Luận về Huyết Mạch Luận

Bài 41

-------------

故聖人逆順皆得自在。一 切業抅它不得。聖成久有大威德。一 品類業。被它聖人轉。天堂地獄。無 何它。

Cố Thánh nhân nghịch thuận giai đắc tự tại, nhất thiết nghiệp câu tha bất đắc. Thánh thành cửu hữu đại uy đức, nhất thiết phẩm loại nghiệp, bí tha Thánh nhân chuyển, Thiên đường Địa ngục, vô nại hà tha.

Cho nên, bậc Thánh nhân dù thuận dù nghịch cũng đều được tự tại, hết thảy các nghiệp đều không thể trói buộc. Vốn thành bậc Thánh đã lâu rồi, vị ấy có oai đức lớn, hết thảy các loại nghiệp báo đều bị bậc Thánh ấy chuyển hóa, Thiên đường Địa ngục chẳng làm gì được vị ấy.




https://scontent-hkg3-2.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/29790084_168497757204066_4177905974659308253_n.jpg ?_nc_cat=0&oh=29578160937994b063401d58c0989d62&oe=5B304AC6


-------------

“Cho nên, bậc Thánh nhân dù thuận dù nghịch cũng đều được tự tại, hết thảy các nghiệp đều không thể trói buộc” Chữ Thánh nhân ở đây là các vị Hóa thân Đại Bồ Tát, Hóa thân Phật; chớ không phải là những vị Bồ tát chưa lên đến Bất Thối Chuyển, chữ Thánh Nhân ở đây cũng không nhằm vào các vị Thần Trời chi cả !

Vì sao các “bậc Thánh nhân dù thuận dù nghịch cũng đều được tự tại, hết thảy các nghiệp đều không thể trói buộc” ? Vì với các Ngài : tất cả mọi hiện ảnh trong vô Minh chỉ là “ánh sáng Bắc cực quang”, “Ánh sáng Bắc cực quang” chỉ là một dạng “ảo ảnh thị giác” thì làm sao trói buộc được những bậc Đại Giác chứ ?!

Các Ngài đã đem Ánh sáng Chân lý đến thế gian, thì Ánh sáng ấy đến đâu mọi mê mờ tăm tối phải được hóa giải đến đó. Trước đây trong hang sâu Vô Minh, chúng ta thấy toàn những hiện tượng Ma Quái, thấy rắn rít cọp beo, ….. Nay nhờ có Ánh sáng soi rọi, chúng ta dòm lại thì chỉ thấy dây leo thay cho rắn rít, cọp beo chỉ là hình bích họa, Ma Quái chỉ là tiếng gió rít qua khe.

Những điều này không phải là ru ngủ người đọc đâu ! Chỉ cần có Ánh Sáng Giác Ngộ soi rọi thì mọi cảnh vật sẽ không còn khoát "chiếc áo u buồn thảm não" nữa.

HỎI : Tôi không tin là hiện tại có những Bậc Đại Giác Ngộ mà chúng ta vừa nói. Nếu có, thì Ánh Sáng Giác Ngộ ở đâu, trong khi chiến tranh giặc giả, bệnh tật lan tràn, cảnh chém giết thù hận nhau xảy ra như cơm bữa ?

ĐÁP : Hiện tại Mặt trời có xuất hiện thường xuyên hay không, sao người mù bẫm sinh không thấy ?! Đa số nhân loại tự xây “tháp ngà” để trốn núp thì làm sao thấy được ánh mặt trời !

Hóa thân Phật, Hóa thân Đại Bồ tát thì có khi xuất hiện để đem tiếng nói trực tiếp từ Chân Như đến với những lỗ tai phàm của chúng ta, có khi ẫn vì DUYÊN chúng sinh cần phải thế. Nhưng Thể Báo Thân Phật, Báo Thân Đại Bồ tát thì không bao giờ ngưng NHIẾP HÓA CHÚNG SINH. Chắc các bạn dư biết những “âm điện tử” quay quanh “dương điện tử” (electron & proton) với tốc độ lớn như thế nào và chúng nó không bao giờ ngưng, thì cũng tương tự thế “Nguồn sinh học THU NHIẾP CHÚNG SINH” của Chân Như cũng KHÔNG BAO GIỜ GIÁN ĐOẠN.


Thấy hay không thấy là do ta,
(chứ) Mặt Trời nào có lặn đâu xa.
Nhứt thiết chúng sinh hòa biển Giác,
Đông Phương Phật Quốc thiệt là nhà.

(Chỉ là những tư tưởng nông cạn, con xin được nghe chỉ giáo thêm từ những vị cao nhân. Kính !)

Ngọc Quế
04-01-2018, 08:05 AM
Luận về Huyết Mạch Luận
Bài 42
__________________________________________________ _____________________________________



Luận về Huyết Mạch Luận

Bài 42

-------------

凡夫神識昏昧。不同聖人內外明徹。 有疑即不作。作即流浪生死。後悔無 救處。貧窮困苦皆從妄想生。若了是 心。遞相勸勉 。但 無作而作。即入如來知見。

Phàm phu thần thức hôn muội, bất đồng Thánh nhân nội ngoại minh triệt. (Phàm phu) nhược hữu nghi tức bất tác, tác tức lưu lang sinh tử, hậu hối vô tướng cứu xứ, bần cùng khốn khổ giai tùng vọng tưởng sinh. Nhược liễu thị tâm, đệ tướng khuyến miễn, đãn vô tác nhi tác, tức nhập Như Lai tri kiến.

Kẻ phàm phu thần thức mê muội, không bằng như bậc Thánh nhân trong ngoài đều sáng suốt thấu rõ. (Phàm phu) nếu có lòng nghi liền chẳng làm, nếu làm tức rơi vào trôi lăn trong sinh tử, về sau hối hận cũng không còn chỗ cứu vớt, nghèo hèn khốn khổ thảy đều do nơi vọng tưởng sinh ra. Nếu thấu hiểu được tâm này, lần lượt khuyên bảo nhau, chỉ cần lấy chỗ không làm mà làm, liền vào được chỗ thấy biết của Như Lai.




https://scontent-hkg3-2.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/29542860_168763600510815_8021974412843055427_n.jpg ?_nc_cat=0&oh=fed9d2328ab94cd27cbfc74a91b32cbd&oe=5B6FC86A


-------------

“Đãn vô tác nhi tác, tức nhập Như Lai tri kiến” (chỉ cần lấy chỗ không làm mà làm, liền vào được chỗ thấy biết của Như Lai).
Chúng ta nên biết, khi hành giả đã đến bực Bất Thối Chuyển rồi, thì bắt đầu qua giai đoạn “Vô Công Dụng Hạnh” _ tức là làm tất cả mà như không làm gì cả _ vẫn làm lợi ích cho chúng sinh mà không thấy có mình làm, không quan trọng là mình sẽ được thêm gì, lên bậc gì ? Tùy duyên chúng sinh mà thôi ! Thấy như không làm gì, không quyết tâm chủ định gì; nhưng ngấm ngầm Nguyện Độ Sinh vẫn âm thầm điều hướng hành giả.

Có thể ví dụ như, khi một chiếc phi thuyền đã bay vào quỷ đạo không gian rồi thì Nó tắt động cơ, cứ thế mà bay vòng quanh trái đất theo quán tính. Lúc đó Nó như không làm gì cả, nhưng nó có làm đấy ! Nó đang thực hiện những nhiệm vụ mà "chủ nhân" đã lập trình. Ở đâu đó trên mặt đất "chủ nhân" theo dõi nó làm việc, nếu có trục trặc gì, nếu có vì một lý do nào đó mà nó chệch đường bay thì "chủ nhân" sẽ điều hướng lại.

"Chủ nhân" ở đây là ví cho Đà La Ni Tạng _ một tính năng của Thể Báo Thân. Đà La Ni Tạng âm thầm điều hướng không để cho hành giả “chệch đường bay”.

Cụm từ “Vô tác nhi tác” để nói việc của Thể Báo Thân thì hoàn toàn đúng, còn nếu dùng để nói những vị từ Địa Bất Thối trở lên thì hãy còn chỗ “gượng gạo”, nếu nói những vị này “liền vào chỗ Như Lai” thì không đúng đâu, vì “từ đây đến đấy” hãy còn xa lắm !

HỎI : Những vị đã được “Hoa khai kiến Phật ngộ Vô Sanh” (ở Tây Phương Cực Lạc) có phải là đã đến bậc “Vô tác nhi tác” hay không ?

Đáp : Những vị ấy tuy có KIẾN TÍNH đấy, nhưng Ở đó không có Nhị Thừa, cho nên không có Quả A La Hán, tất cả đều phải PHÁT BỒ ĐỀ TÂM hết, có thể gọi những vị ấy là Sơ Phát Tâm Bồ tát. Nếu chỉ lãng đãng rong chơi, rồi học Giáo Lý, rồi ngồi Thiền định mà cho là “Vô tác” thì không phải.

Đây là giai đoạn 2 trên cõi Tây Phương, hành giả đã có duyên kiến Phật thì phải tinh cần Học Phật pháp. Mặc dầu học Giáo lý ở đây đa phần là “lý thuyết suông” nhưng phải “nhét” vào đầu hành giả để làm hành trang cho sau này (ví dụ như Tứ Diệu Đế, bắt đầu từ Khổ Đế, thì ở đó làm gì có Khổ, 8 thứ khổ đều không có, thì hành giả chỉ nghe chứ không tư lương gì được; Khổ Đế đã không hiểu gì thì làm sao hiểu tới Tập Đế,….v…v…và …v…v… )

Giai đoạn 3 là: sau khi trang bị cho hành giả một số kiến thức cơ bản của Phật pháp, thì những vị Bồ tát ấy sẽ tùy duyên mà đi các cõi Ngũ trược Ác thế như cõi Ta Bà này chẳng hạn, tuy gọi là “đi Độ Sinh” nhưng thực chất là “độ cái dốt” của mình. Có vào cõi Khổ mới biết “Thế nào là Khổ ?” rồi mới học tiếp “do đâu có Khổ ? _ Tập Đế” …v...v…Chuyện này cũng giống như “sinh viên đi thực tập” vậy; và cũng giống như một ai đó chưa bao giờ tiếp xúc với máy vi tính, chưa biết cái máy vi tính nó “tròn hay méo” ra sao, mà có người đem Tin Học ra dạy cho, liệu ai đó có thể tiếp thu gì được hay không ?

Kết luận : Không phải về Tây Phương Cực Lạc là sẽ “một đời thành Phật”, mà các vị Bồ tát ở đây đều phải đi các cõi Khổ để độ sinh, cũng gọi là “lập công bồi đức”, mặc dầu trước khi đi thì Hành giả “Thần Thông cùng mình”, nhưng khi nhập thai vào cõi Khổ rồi thì một tí “hào quang” cũng không còn, nếu bị khổ quá, bị ức hiếp quá, thì “ráng cắn răng mà chịu cho quen” chứ Phật A Di Đà, đức Đại Thế Chí, đức Quán Thế Âm cũng không có cứu (nhờ vậy hành giả mới có Công Đức, mới tiến bộ được). Còn chuyện “vô tác nhi tác” là chuyện muôn vạn kiếp sau.

(Chỉ là những tư tưởng nông cạn, con xin được nghe chỉ giáo thêm từ những vị cao nhân. Kính !)

Ngọc Quế
04-02-2018, 08:19 AM
Luận về Huyết Mạch Luận
Bài 43
__________________________________________________ _____________________________________



Luận về Huyết Mạch Luận

Bài 43

-------------

夢若見光明出現過於日輪。即餘習頓 。法界性見。若有此事 。即是成道之因。唯自知。不可向人 。

Mộng nhược kiến quang minh xuất hiện quá ư nhật luân, tức dư tập đốn tận, pháp giới tính kiến. Nhược hữu thử sự, tức thị thành đạo chi nhân, duy tự tri bất khả hướng nhân thuyết.

Nếu như trong mộng thấy có vầng ánh sáng hiện ra rõ ràng lớn hơn cả mặt trời, đó là mọi tập khí còn sót lại đã dứt sạch, thấy được tánh cõi pháp. Nếu có việc ấy tức là đã thành đạo, nhưng chỉ được tự biết, không được nói cùng người khác.




https://scontent-hkg3-2.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/29595359_169026187151223_5900939194525880497_n.jpg ?_nc_cat=0&oh=2dfd567170a35ea58583a4091d291aa7&oe=5B3B54FE


-------------

“Mộng nhược kiến quang minh xuất hiện quá ư nhật luân, tức dư tập đốn tận, pháp giới tính kiến” (Nếu như trong mộng thấy có vầng ánh sáng hiện ra rõ ràng lớn hơn cả mặt trời, đó là mọi tập khí còn sót lại đã dứt sạch, thấy được Tánh cõi Pháp).

Trời đất ! Như vầy mà gọi là “thấy được Tánh cõi Pháp” đây sao ? Tánh cõi Pháp lại hữu tướng như vậy sao ? Chỉ bằng vào một việc mông mị chiêm bao như vậy mà cho là đã thành đạo hay sao ?

Kinh Kim Cang ai cũng thuộc hết mà “Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng !”, Tác giả quên rồi sao ? Tất cả mọi hiện tướng đều hư vọng, hà huống chi là đây là chuyện chiêm bao. Chuyện chiêm bao chỉ là phóng ảnh của những tư tưởng thầm kín do ta đẻ ra tại sao ta lại tin vào nó để gọi là “thấy được Pháp giới tính !”

Ở Việt Nam ta có một Đại Lão Hòa Thượng (rất có tên tuổi trong làng Thiền) Ngài có một bài thuyết giảng có tiêu đề rằng : “Ai Truyền Tâm Ấn Cho Tôi ?”
https://www.youtube.com/watch?v=K33vacUi_ug

Tu Phật sao lại dễ tin chuyện chiêm bao mộng mị mà cho là đã Ngộ, đã Đắc một cái gì ? Nếu đã Ngộ đã Đắc thì tại sao hãy còn “quờ quạng” lung tung như thế ? Tuy H.T có “rào đón” rằng “đây chỉ là huyền thoại”, nhưng ai cũng thấy H.T rất tâm đắc với những “huyền thoại” này, và tin rằng mình đã Ngộ Đạo. Đây là một sự dối lòng, một sự tự phỉnh phờ mình rất đáng thương ! Mấy chục năm Học Phật, vậy mà đi nhặt lượm quặng đồng, gọi nó là Vàng ! (Con xin sám hối với Hòa Thượng, nếu con có nói sai).

Nếu là trong cơn Thiền mà thấy “quang minh xuất hiện”, thấy Phật, Bồ tát hào quang sáng chói, nghe khuyên bảo linh tinh, thì cũng nên thây kệ, chớ vui mừng, vì đó chỉ là những hiện tượng bình thường của Phàm Phu Thiền mà thôi, nếu cho là thật thì bị "dừng đứng" liền sa vào Ngoại Đạo, thậm chí có thể "tẩu hỏa nhập Ma" (Tiểu Thừa Thiền và Đại Thừa Thiền khi nhập Thiền được, thì không có những hình ảnh âm thanh này).

Riêng Mật Tông thì hành giả có thể thấy những linh ảnh, tiếp xúc với những vị Thần Hộ Pháp, những vị Dakini, vì Chính danh Mật Tông truyền đạo dựa trên Mật lực Đà La Ni _ dùng hữu vi độ hữu vi, dùng động chế động _ không theo những nguyên tắc của Thiền Tông.

(Chỉ là những tư tưởng nông cạn, con xin được nghe chỉ giáo thêm từ những vị cao nhân. Kính !)

Ngọc Quế
04-03-2018, 07:57 AM
Luận về Huyết Mạch Luận
Bài 44
__________________________________________________ _____________________________________



Luận về Huyết Mạch Luận

Bài 44

-------------

若見本性。不用讀經念佛。廣學多知 益。神識轉昏。設教只為標心。若識 何 用看教。

Nhược kiến bản tính, bất dụng độc Kinh niệm Phật, quảng học đa tri vô ích, thần thức chuyển hôn. Thiết giáo chỉ vi tiêu tâm, nhược thức tâm hà dụng khán giáo.

Nếu thấy được tánh mình, chẳng cần đọc Kinh niệm Phật. Học rộng biết nhiều vô ích, thần thức càng thêm mê tối. Tạo ra Kinh điển vốn chỉ là để nêu rõ Tâm, nếu rõ biết Tâm thì cần gì xem Kinh điển.




https://scontent-hkg3-2.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/29597787_169264020460773_1539569395484509379_n.jpg ?_nc_cat=0&oh=77917c995bd117ddf4a74d832185659b&oe=5B27787C


-------------

Đọc đoạn này, chúng ta thấy tác giả chỉ “nói cho kêu”, chứ không hiểu đạo Phật. Tuy Kiến Tính rất quan trọng _ có những H.t già 80 hạ lạp tinh cần vẫn chưa Kiến Tính _ nhưng Kiến Tính chưa phải là tất cả.

Xưa có câu “Kiến Tính khởi tu” vì sao ? Vì Kiến Tính chỉ là một trong những điều khích lệ cho hành giả có niềm tin để tiếp tục hành trình Chân Lý, chớ không phải chỉ cần Kiến Tính là đủ khỏi cần xem Kinh đọc sách gì nữa.

Kiến Tính bậc thấp chỉ là thấy thoáng qua rất là mờ nhạt, có thể ví như mới được “tốt nghiệp lớp 1” trong trình học Phật, hành giả cần phải nổ lực tu học Giáo lý “dài dài” để tự “nâng cấp” mình.

Nếu không, chỉ chăm lo ngồi Thiền nhập Định để “nâng cấp” Thần thông, thì dứt khoát hành giả đã lạc là Tà Thiền, Tà Định rồi, sẽ trở nên quờ quạng, ăn nói bậy bạ theo Ngoại Đạo (như Ông Từ Thế Thọ _ Ở bài trước đã có nói rồi _ bài 30 và bài 35).

Ngày xưa, khi đức Phật còn tu theo Ngoại Đạo, Ngài đã nhập được Tứ Thiền, nhưng Ngài đã bỏ đi tìm phương khác để tiến lên. Tỳ kheo Hạnh Tinh cũng được Tứ Thiền nhưng rồi vẫn phải đọa đấy thôi, Đề Bà Đạt Đa cũng chứng nhiều môn Thần thông mà rồi vẫn ngồi A Tỳ Địa Ngục.

Nhiều vị không biết, tưởng rằng muôn duyên bỏ hết, chỉ cần chăm chú Thiền Định là đủ. Thật là sai lầm, Trí Tuệ dầu là Trí Tuệ Phàm vẫn là “ngọn đèn soi bước chân đi” của hành giả. Giới Luật mà không có Trí Tuệ thì là Giới Cấm Thủ; Thiền Định mà không có Trí Tuệ thì là Tà Thiền Tà Định.

Với Ngoại Đạo thì công phu Thiền Định là trên hết, với Phật pháp thì Thiền Định phải dẫn tới mở thông Trí Tuệ. Nếu hành giả cứ nhiếp tâm Thiền Định, không tiếp tục học hỏi Giáo lý Kinh sách suy tư, Trí Tuệ không mở ra thêm thì Thiền Định đó sẽ dắt ta đi lạc đường.

Kinh Phật cũng có câu “Trí Tuệ là Mẹ đẻ của Chư Phật”, bởi cớ sao ? Bởi chữ Phật nghĩa là Giác Ngộ, mà muốn Giác Ngộ thì phải mở thông Trí Tuệ.

“Tạo ra Kinh điển vốn chỉ là để nêu rõ Tâm, nếu rõ biết Tâm thì cần gì xem Kinh điển”. Tác giả thật là thiễn cận khi phát biểu câu này. Những vị Kiến Tính bậc cao _ có thể sống hẵn với A Lại Da Tâm _ thì cũng chỉ ngang bậc A la hán, có thể ví như “tốt nghiệp CẤP 1” (tức lớp 5 ở VN). Trình học Phật hãy còn nhiều CẤP nữa !

Cho nên câu tác giả nói “nếu rõ biết Tâm thì cần gì xem Kinh điển” là một câu nói sai lầm ! Giáo trình CẤP 2 của Phật pháp là phải RÀNH TÂM BIẾT PHÁP, nếu chỉ rõ biết TÂM không thôi, thì ráng lắm cũng chỉ đến Niết Bàn của Nhị Thừa mà thôi. Khi hành giả BIẾT PHÁP thì cũng đồng thời RÀNH TÂM luôn (vì TÂM cũng là một pháp) mà RÀNH còn hơn những vị A La hán nữa.

Với những vị A La Hán thì A Lại Da Tâm là tuyệt đối, là trên hết, là cuối cùng; nhưng với những vị đã vượt qua CẤP 2 thì A lại Da Tâm chỉ như Ánh sáng Mặt trăng, Nhất Thiết Chủng Trí mới là Ánh sáng Mặt trời (Ánh sáng Mặt trăng có gốc từ Ánh sáng Mặt trời). Rồi hành giả phải học Phương Tiện Độ Sinh, phải học Tứ Nhiếp Pháp, phải thông suốt Tam Minh, phải mở thông Ngũ Nhãn, phải hoàn thiện Tứ Trí.

Thế đấy, Học Phật đâu phải chỉ đơn thuần Kiến Tính là đã đủ hết rồi, là đã như Phật rồi !

(Chỉ là những tư tưởng nông cạn, con xin được nghe chỉ giáo thêm từ những vị cao nhân. Kính !)

Ngọc Quế
04-04-2018, 07:23 AM
Luận về Huyết Mạch Luận
Bài 45
__________________________________________________ _____________________________________



Luận về Huyết Mạch Luận

Bài 45

-------------

聖人於生死中。自在出沒。隱顯不定 一切業抅它不得。

Thánh nhân ư sinh tử trung, tự tại xuất một, ẩn hiển bất định, nhất thiết nghiệp câu tha bất đắc.

Bậc Thánh nhân tự tại giữa sanh tử, ra vào ẩn hiện không nhất định, hết thảy các nghiệp đều không thể trói buộc.




https://scontent-hkg3-2.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/19060226_169519057101936_3511479921181872348_n.jpg ?_nc_cat=0&oh=5aff5f6a259cb06cf68f4047f76d7207&oe=5B6C8CB1


-------------

Trong khuôn khổ bài này, chúng ta không bàn đến Ông Khổng tử, ông Lão tử _ mặc dầu Trung Hoa vẫn xem 2 vị này là Thánh nhân.

Thế nào là “tự tại xuất một” (muốn đến thì đến, muốn đi thì đi _ làm chủ việc sanh tử) ?

Theo Kinh sách để lại thì có rất nhiều vị Giác Ngộ đã biết trước và chuẫn bị cho việc bỏ xác, nhưng đặc biệt là trường hợp Đức Lục Tổ Huệ Năng (Ngài đã lưu nhục thân lại hơn ngàn năm) và trường hợp gia đình cư sĩ Bàng Long Uẩn :

https://thuvienhoasen.org/a7555/cu-si-bang-long-uan

Điều này vẫn là khoa học hay phản khoa học nhỉ ?

Chúng ta đã được đào tạo để tôn vinh khoa học : sự sống chết của một người tuân theo những quy luật vật lý. Nhưng chúng ta không hề biết những quy luật vật lý không thể áp dụng cho những gì “phi vật chất”, nhất là khi cái “phi vật chất” ấy lại là Trí Giác Ngộ.

Cái Vô Sanh của vị A La Hán chỉ là vị ấy không còn coi xác thân tứ đại và những tư tưởng tình cảm thoáng qua là Mình, cái Mình của các Ngài là A Lại Da Tâm _ một cái không phải vật chất cũng không phải tinh thần _ Nó vốn Vô Sanh, cho nên gọi là “Thoát vòng sống chết” . Trường hợp này, cái tứ đại nó chết hay sống không thành vấn đề, khi nó chết A Lại Da Tâm không cùng theo Nó mà chết, nên gọi là “Liễu Sanh Thoát Tử” (A Lại Da Tâm làm sao mà tử được ?!). Điều này gọi là chỉ thay đổi CÁI THẤY _ quan điểm _ chứ không cần phải thay đổi sự kiện.

Còn Đại Thừa và Nhất Thừa thì khác, với sự chứng ngộ “Nhất Thiết Pháp Không” thì mọi chuyện có thể sẽ không cần theo quy luật Vật lý nữa, mà do Thành Sở Tác Trí quyết định (do duyên của chúng sinh cần như thế nào, chuyện ấy sẽ xảy ra như thế ấy, bất chấp mọi quy luật vật lý _ bởi những quy luật vật lý chỉ có giá trị với những hiện ảnh trong cơn Mơ này mà thôi !).

Chúng ta quá Mê Lầm khi tưởng rằng cuộc sống vật chất khoa học tiến bộ này là thật, với những vị Đại Giác Ngộ thì cuộc sống vật chất khoa học tiến bộ này chỉ là “một thoáng chiêm bao”, CÁI SỐNG CHÂN NHƯ mới là CÁI SỐNG THẬT. Có nghĩa lý gì đâu khi kéo dài giấc mộng thêm vài giây hay vài phút, vì Mộng cũng chỉ là Mộng thôi mà ! Không có cái gì trong Mộng lại có thể đem ra để vào CUỘC SỐNG THẬT được (Liệu một chùm hoa đốm to như Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới có thể có trọng lượng vài gram hay không ?) Mọi con số dù lớn đến đâu, nếu bạn nhân với 0 thì kết quả đều là 0 tất.

“Nhất thiết nghiệp câu tha bất đắc” (hết thảy các nghiệp đều không thể trói buộc). Bởi Nghiệp là gì ? Nghiệp là những tích tụ đóng cặn trong Mạt Na Thức, mà những vị Đại Giác Ngộ thì đã “súc sạch bình chứa” _ Mạt Na Thức _ rồi ! Bây giờ “bình” không chứa Nghiệp nữa, bình chỉ chứa Nguyện mà thôi ! Nguyện gì ? Nguyện TẬN ĐỘ CHÚNG SINH, HOÀN THÀNH PHẬT QUỐC.

Nguyện TẬN ĐỘ CHÚNG SINH, HOÀN THÀNH PHẬT QUỐC là Đại Nguyện, từ Đại Nguyện này có thể vị Đại Giác Ngộ vì lòng Đại Từ Đại Bi vô lượng mà phát thêm “Nguyện vệ tinh” _ CHỊU KHỔ THAY CHO CHÚNG SINH để chúng sinh nhẹ bớt Nghiệp chướng, có như thế chúng sinh mới mau tiến bộ được.

Và khi đã Nguyện CHỊU KHỔ THAY CHO CHÚNG SINH thì vô số KHỔ NẠN của chúng sinh sẽ tìm đến chất lên vị Hóa Thân Đại Bồ Tát. Ví dụ như cơn lũ, nước dâng cao lênh láng, chảy tràn lan, heo bò gà chết nhiều; đã đành rằng Nghiệp ai nấy lãnh, nhưng vị Đại Giác Ngộ muốn làm một chút gì đó cho chúng sinh, cho nên Ngài tình nguyện biến thân mình thành “một vực sâu không đáy”, và trên dòng cuồng lưu chúng ta thấy một xoáy nước lớn, Nó nhận chịu và gom hết “nước bẫn và rác rến” về mình.

https://www.youtube.com/watch?v=JsI01GSGrAc

HỎI : Tại sao những vị Đại Giác Ngộ không “búng tay một cái” để hóa giải Nghiệp chướng cho chúng sinh, mà phải chịu cực khổ, vất vả với Nghiệp Chúng sinh như thế ?

ĐÁP : Đạo Phật chỉ truyền bá Chánh Pháp, chớ không truyền bá Tà Pháp, khi xưa 500 người thân tộc họ Thích lâm nạn, đức Phật Thích Ca cũng đã không “búng tay” cứu họ.

(Chỉ là những tư tưởng nông cạn, con xin được nghe chỉ giáo thêm từ những vị cao nhân. Kính !)

Ngọc Quế
04-05-2018, 08:07 AM
Luận về Huyết Mạch Luận
Bài 46
__________________________________________________ _____________________________________



Luận về Huyết Mạch Luận

Bài 46

-------------

但不見性人。讀經念佛。長學精進。 時行道。長坐不臥。廣學多聞。以為 法。此等眾生。盡是謗佛法人。

Đãn bất kiến tính nhân, độc Kinh niệm Phật, trường học tinh tấn, lục thời hành đạo, trường toạ bất ngoạ, quảng học đa văn, dĩ vi Phật Pháp. Thử đẳng chúng sinh, tận thị báng Phật Pháp nhân.

Chỉ những người không thấy tánh, mới tụng Kinh niệm Phật, miệt mài học tập, ngày đêm thực hành theo đạo, ngồi hoài chẳng nằm, học rộng nghe nhiều, cho những việc ấy là pháp Phật. Những chúng sinh như vậy thảy đều là bêu xấu pháp Phật.




https://scontent-hkg3-2.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/29683810_169786853741823_3847307201244823552_n.jpg ?_nc_cat=0&oh=f1053e30cb98305d2aea6e571c295425&oe=5B29D810


-------------

“Chỉ những người không thấy tánh, mới tụng Kinh niệm Phật, …….. học rộng nghe nhiều…… thảy đều là bêu xấu pháp Phật.”

Thấy Tánh rồi sao ? Chỉ như ánh đèn pin chợt lóe sáng, để rồi “đêm đen” vẫn ngự trị, thì thật là uổng cái duyên “ngàn năm một thuở”, người như thế mà biểu đừng xem Kinh niệm Phật nữa, đừng ngồi Thiền Quán nữa, thì một ngày 24 giờ người ấy làm gì ? Lãng đãng rong chơi chứ còn gì nữa ?! Những vị “dậm chân tại chỗ” hoặc “lộn cổ xuống ao” thì không phải là hiếm.

Phải biết Học Phật có nhiều pháp môn, không phải chỉ Kiến Tính là “cửa ngỏ” duy nhất để vào Đạo đâu ! Như Ngài Vĩnh Gia Huyền Giác đó, vốn không hề Kiến Tính, nhưng khi Trí Tuệ mở thông thì như “Rồng thiêng” bay lượn trên trời cao, chẳng những “siêu xuất Sanh Tử” mà còn “xóa sạch trần mê”. Cửa vào Đạo của Tổ Huyền Giác là xem Kinh đó !

Sao gọi là “báng Phật” ? Kiến Tính _ do Duyên lớn được giúp, chứ không phải do hành giả đã tự trang bị đầy đủ những kiến thức cần thiết _ rồi mà nói lời Ma, mới là “báng Phật” ! Kiến Tính rồi mà theo đầu quân với Thiên Ma mới là “báng Phật” !

Đích đến của tất cả Chư Tăng Ni và Phật tử phải là TOÀN GIÁC _ tức là toàn chứng Trí Tuệ Đại Bát Nhã _ đã được ẫn dụ qua hình ảnh Ngài Đại Tuệ Văn Thù Sư Lợi Đại Bồ Tát. Nhưng trên hành trình đến đó, hành giả rất là cần thiết phải nương Trí Tuệ Phàm (Trí Tuệ do xem Kinh đọc sách, suy tư mà có) Trí Tuệ Phàm được ẫn dụ qua hình ảnh đức Đại Trí Đại Thế Chí Bồ Tát.

Đừng xem thường Trí Tuệ Phàm vì chính Ngài Huyền Giác khi chưa gặp đức Lục Tổ Huệ Năng, Ngài đã hiểu Phật pháp một cách đúng đắn (không thua gì Ngài Huyền Sách _ một đệ tử chân truyền của Ngài Huệ Năng).

Trí Đại Bát Nhã thì đã ở bên kia bờ Giác Ngộ rồi, Trí Tuệ Phàm chính là nhịp cầu nối giữa 2 bờ Vô Minh và Giác Ngộ đó !.

Làm thế nào để có được Trí Tuệ Phàm ? Không phải chỉ xem Kinh đọc sách mà đủ, hành giả phải nhạy bén mà suy tư, phải tiếp xúc học hỏi nơi vạn pháp, nhưng cũng phải biết “tiết kiệm chất xám” : Không xem nghe tiểu thuyết nhăng nhít, không mất thời giờ với những kỹ năng linh tinh, không làm “bà tám” ở chốn đông người. Đi đâu, làm gì cũng chỉ duy nhất suy nghĩ về Đạo lý Phật Pháp mà thôi !.

Kinh Kim Cang nói “Như Lai giả thị chư pháp NHƯ nghĩa” (tột cùng của mọi pháp đều dẫn chúng ta đến với Như Lai) , vậy nên chúng ta có thể chọn một chủ đề, một pháp để mà quán suốt đời.

Trong Kinh Lăng Nghiêm các đệ tử Phật lần lượt trình bày : ‘Tôi do quán Âm thanh mà ngộ Đạo”, “Tôi do quán tính Nghe mà ngộ Đạo”, “Tôi do quán hình sắc mà ngộ Đạo”, “Tôi do quán tính Thấy mà ngộ Đạo”, …v…v...Thậm chí trong 84 vị Đại Thành Tựu, có vị vốn là Hoàng tử mà tự nguyện đi lượm ruột cá tanh hôi của người ta bỏ đi để ăn, rồi quán “Quán ngược quán xuôi” để không tởm lợm, để cái món khó ngửi khó nuốt này trôi qua khỏi cổ mà không bị “ói tới mật xanh”, ngày lại ngày qua, 12 năm sau Ngài đã thấy được cái bản chất rỗng không của món ấy; có vị vẫn ngồi trên ngai vàng Quán những lạc thú Đế vương mà được Đạo, …v…v.....

http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php/105-84-v%E1%BB%8B-%C4%90%E1%BA%A1i-Th%C3%A0nh-T%E1%BB%B1u

(Chỉ là những tư tưởng nông cạn, con xin được nghe chỉ giáo thêm từ những vị cao nhân. Kính !)

Ngọc Quế
04-06-2018, 07:41 AM
Luận về Huyết Mạch Luận
Bài 47
__________________________________________________ _____________________________________



Luận về Huyết Mạch Luận

Bài 47

-------------

二 乘外道皆無識佛。識數脩證。墮在因 中。是眾生業報。不免生死。遠背佛 。即是謗佛眾生。殺却無罪過。

Nhị Thừa, Ngoại đạo giai vô thức Phật, thức số tu chứng, đọa tại nhân quả trung. Thị chúng sinh nghiệp báo, bất miễn sinh tử, viễn bội Phật ý, tức thị báng Phật chúng sinh, sát khước vô tội quá.

Hàng đệ tử Thanh văn, Duyên giác và ngoại đạo đều không hiểu được Phật, chỉ hiểu các việc tu chứng, rơi vào vòng nhân quả. Ấy là nghiệp báo chúng sanh, không ra khỏi vòng sanh tử, trái ngược ý Phật, đó là hạng chúng sinh bêu xấu Phật, dẹp phá không có tội !.




https://scontent-hkg3-2.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/29790748_170056463714862_4272531232954253312_n.jpg ?_nc_cat=0&oh=c224a37285739c1705d43a0dcfd5640f&oe=5B74DF59


-------------

“Nhị Thừa, Ngoại đạo giai vô thức Phật, thức số tu chứng, đọa tại nhân quả trung”

Dĩ nhiên cả Ngoại Đạo và Nhị Thừa đều không hiểu Phật, nhưng nếu nói Nhị Thừa “rơi vào vòng Nhân Quả” thì rõ ràng tác giả không hiểu gì về Nhị Thừa, lại còn nói “Thị chúng sinh nghiệp báo, bất miễn sinh tử” thiệt không hiểu tác giả có phải là người muốn phá hoại đạo Phật hay không ?

Nhị Thừa là gì ? Là Thanh Văn Thừa và Duyên Giác Thừa, cả hai thừa này đều chứng A Lại Da Tâm (Tâm này là Bản Thể Tâm của hành giả, xưa sao giờ vậy, bất tăng bất giảm) bằng 2 hướng khác nhau. Khi phủi bỏ tất cả để an trú trong A Lại Da Tâm thì gọi đó là Niết Bàn. Đã nói “bỏ hết tất cả” thì không có Nhân Quả gì cả. Ngài Mục Kiền Liên sở dĩ còn trả quả vì lúc đó nhục thân Ngài còn tại thế, và Ngài đã tự nguyện trả quả (mặc dầu Ngài là vị “Thần Thông bậc nhất trong hàng Thinh Văn) để rồi nhập Niết bàn. Nhập Niết Bàn rồi, giống như “hồ sơ lý lịch” cũ đã bị hủy, không hề còn Nhân quả nào nữa cả (như một người đã chết thì mọi “tiền án tiền sự” của người đó phải khép lại, không ai có thể truy cứu gì được nữa); cho nên câu nói : Hàng Nhị Thừa “đọa tại Nhân Quả trung” là câu nói HẾT SỨC SAI LẦM.

Lại còn nói “Thị chúng sinh nghiệp báo, bất miễn sinh tử” (Ấy là nghiệp báo chúng sanh, không ra khỏi vòng sanh tử) . Đúng là tác giả đã không hiểu gì hết ! Đắc quả A La hán hoặc đắc quả Bích Chi Phật _ đã nhập Niết bàn _ là những vị không còn nhận 7 thức trước là Mình nữa, chỉ sống trọn vẹn với A Lại Da Tâm, A lại Da Tâm thì nào có xem chuyện Sinh Tử là cái quái gì !

Ví dụ như có một người dùng phấn hoặc viên ngói bể, vẽ một vòng tròn khép kín chung quanh bạn, rồi nói “Bạn bị nhốt trong vòng này, không được phép bước ra”; có phải bạn chỉ cười rồi bỏ qua, không thèm quan tâm đến câu nói của “kẻ tâm thần” hay không ? Và cũng không buồn cải vã hơn thua với kẻ tâm thần ấy ! Bởi những vị Thinh Văn Duyên Giác ấy bây giờ đã đạt được sự tự do tuyệt đối, “Vòng Sanh Tử” chỉ trói buộc với những ai còn nhận ngũ uẫn là Mình, còn nhận 7 Thức (từ Nhãn thức đến Mạt Na thức) là Mình.

Cũng giống như trường hợp “ve sầu thoát xác” : một kẻ tâm thần nào đó, nhặt một cái vỏ (thường gọi là xác ve) của ve sầu, bỏ vào một cái hộp kiên cố “A ! ta đã bắt được ngươi rồi ! Ta nhốt ngươi trong hộp này, thử xem ngươi có thoát ra được hay không ?!” Giả sử con ve sầu nó nghe được tiếng người, nó đang đậu trên cành cao, nó tủm tỉm cười “Đồ ngu ! Đó là cái áo khoát ngoài đã quá chật chội, không còn sử dụng được nữa, ta đã bỏ lại, ta nào có còn ở trong đó nữa đâu mà ngươi tưởng là đã bắt được ta !”


Ta thì đã lánh xa xa hút
Đâu có còn chen lấn trong trần mê !

“đó là hạng chúng sinh bêu xấu Phật, dẹp phá không có tội !” . Ở đây chúng ta không bàn đến Ngoại Đạo, chỉ nói Nhị Thừa, trong nguyên văn là “sát khước vô tội quá” (chữ SÁT nghĩa là GIẾT) đây là tội Giết A La Hán, tội này rất nặng là một trong 5 tội phải đọa Địa Ngục Vô Gián. Nhưng ta hãy bỏ qua cho tác giả, mà chỉ dịch là “dẹp phá”.

Giả sử một đội quân 100 người đang ở trong hang sâu, và họ còn sở hữu một máy phát điện để cung cấp ánh sáng giúp cho cả hang không bị tối mò. Thế mà có kẻ hốt một nắm cát bỏ vào bình chứa xăng, làm cho máy phát điện ấy hỏng, khiến cho 100 người phải sống trong cảnh tối tăm. Vậy kẻ phá hoại ấy tội có nặng lắm không ? Một việc làm nhỏ nhưng sẽ bị khép tội lớn.

Vị A La Hán, Bích Chi là những vị đã chứng VÔ NGÃ, nếu có người ném mạnh quả banh vào vách tường, thì lực phản hồi sẽ làm cho người ấy bị té ngữa, chớ vách tường thì không hề hấn gì.

Chỉ có Phật hay Đại Bồ tát mới có thể xúc phạm hàng Nhị Thừa nhằm “nâng cấp” cho họ, hoặc nhằm khuyên họ nên PHÁT TÂM BỒ ĐỀ; còn như tác giả _ người chưa phân biệt được giữa Chân Tâm và Tâm Duyên Lự _ thì chưa đủ tư cách để quở hàng Nhị Thừa.

(Chỉ là những tư tưởng nông cạn, con xin được nghe chỉ giáo thêm từ những vị cao nhân. Kính !)

Ngọc Quế
04-07-2018, 07:16 AM
Luận về Huyết Mạch Luận
Bài 48
__________________________________________________ _____________________________________



Luận về Huyết Mạch Luận

Bài 48

-------------

若有信 心。此人是佛位人。若不見性。即不 取次。謗它良善。自賺無益。

Nhược hữu tín tâm, thử nhân thị Phật vị nhân. Nhược bất kiến tính, tức bất dụng thủ thứ. Báng tha lương thiện, tự trám vô ích.

Như có lòng tin, ấy là Phật ở địa vị người. Nếu không thấy tánh, chẳng thể đạt được địa vị gì. Chê bai sự hiền lương tốt đẹp của người khác, tự dối mình vô ích.




https://scontent-hkg3-2.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/30222127_170308587022983_1228704312759156736_n.jpg ?_nc_cat=0&oh=fb38ef2d6cabf832550666deb731f97d&oe=5B72D472


-------------

“Nhược bất kiến tính, tức bất dụng thủ thứ” (Nếu không thấy tánh, chẳng thể đạt được địa vị gì).

Ở những bài trước, chúng ta đã có bàn về vấn đề này rồi ! Kiến Tính tuy cũng là rất quan trọng, nhưng không phải là cửa duy nhất để đến với Chân lý, thậm chí có những vị Kiến Tính rồi vẫn bị đọa, vì Kiến Tính quá mờ nhạt, mà TÂM MA thì “cao bằng trời” (dám xưng Phật luôn !).

Vậy cho nên chúng ta hãy ĐẦY ĐỦ CÔNG ĐỨC trước, rồi sự được Khai Ngộ sẽ từ từ đến sau. Trong ảnh Đông Phương Tam Thánh, đức Phật Dược Sư ngồi giữa, một bên là đức Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát _ biểu tượng của Đại Trí Tuệ _ , một bên là Đức Phổ Hiền Vương Bồ Tát _ biểu tượng của Đại Hạnh.


https://scontent-hkg3-2.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/30127755_170318670355308_1613524826905903104_n.jpg ?_nc_cat=0&oh=3746dce067d959e06a438c8d6dd937aa&oe=5B277CC8

Như người đi thì phải hai chân lần lượt bước tới, không ai có thể chỉ tu TUỆ, thiếu Công Hạnh mà thành đạo HOÀN TOÀN được !

Sự THÀNH ĐẠO HOÀN TOÀN chỉ đến sau khi TRÍ TUỆ hành giả đã đến nơi, sau khi CÔNG HẠNH của hành giả đã đến chốn.

Chuyện Kiến Tính chỉ là nền tảng bước đầu để hành giả có điểm tựa mà tu, mà phát huy TRÍ TUỆ sau này. Nếu Kiến Tính rồi mà không tiếp tục vun bồi, thì có khác gì những công trình chỉ có nền móng rồi bỏ hoang cho cỏ dại mọc um tùm !

Ở bài 46 chúng ta đã có nhắc đến 84 vị Đại Thành Tựu, hầu hết họ đều không có ai kinh qua giai đoạn Kiến Tính cả, họ chỉ Quán chiếu một pháp duy nhất, thường là sau 12 năm thì Thành Tựu trọn vẹn (cụm từ “trọn vẹn” đây có thể là quả vị A La Hán, cũng có thể là những quả vị Bồ tát, những sử liệu này ban đầu là do truyền khẩu, chớ không phải những vị Đại Thành Tựu này đã thành Phật) dĩ nhiên những vị ấy đã có căn cơ và tiền duyên, chớ không phải là “người mới”.

http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php/105-84-v%E1%BB%8B-%C4%90%E1%BA%A1i-Th%C3%A0nh-T%E1%BB%B1u

Xin nhắc lại, những “người mới” (trong quá khứ chưa từng biết Phật pháp, chưa từng kết duyên với một vị Giác Ngộ nào) thì chỉ thích hợp với những Giáo lý thuộc Nhân Thiên Thừa, không có khả năng tiếp thu những Giáo lý cao hơn, như Giáo lý Tiểu Thừa, Giáo lý Đại Thừa, Giáo lý Tối Thượng Thừa, Giáo lý Nhất Thừa, cho nên những bậc Chân Sư, những vị Đại Giác Ngộ sẽ không chọn họ làm truyền nhân (phí công vô ích).

Xin giới thiệu với quý Phật tử, một vị Tỳ khưu dốt đặc, nhưng do tiền duyên, chỉ nghe một bài kệ của đức Phật liền chứng quả A La Hán (không qua giai đoạn Kiến Tính) :

https://thuvienhoasen.org/a10334/truong-lao-chu-loi-ban-dac-c-lapanthaka

Kết luận : Câu nói “Nếu không thấy tánh, chẳng thể đạt được địa vị gì” là sai !

(Chỉ là những tư tưởng nông cạn, con xin được nghe chỉ giáo thêm từ những vị cao nhân. Kính !)

Ngọc Quế
04-08-2018, 08:00 AM
Luận về Huyết Mạch Luận
Bài 49
__________________________________________________ _____________________________________



Luận về Huyết Mạch Luận

Bài 49

-------------

愚人不信現墮黑暗地獄中。亦不覺不 。只緣業重故。所以 不信 。譬如無目人不信 道有光明。縱向伊說亦不信 。只緣盲故。憑何辨得日。

Ngu nhân bất tín, hiện đọa hắc ám Địa ngục trung, diệc bất giác bất tri. Chỉ duyên nghiệp trùng cố, sở dĩ bất tín. Thí như vô mục nhân bất tín đạo hữu quang minh, túng hướng y thuyết diệc bất tín. Chỉ duyên manh cố, bằng hà ban đắc nhật quang.

Kẻ ngu không có lòng tin, dù đang sống giữa Địa ngục tối tăm cũng không hay không biết. Đó chỉ vì nhân duyên nghiệp báo nặng nề, cho nên không có lòng tin. Ví như người mù không tin có ánh sáng, dù có nghe giảng giải vẫn không tin. Chỉ vì mù mắt nên chẳng dựa vào đâu mà nhận biết được ánh sáng mặt trời.




https://scontent-hkg3-2.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/30415160_170592636994578_6786702159141404672_n.jpg ?_nc_cat=0&oh=a8df11f5f840d30c6f92aed42230eeb7&oe=5B6FF6CB


-------------

Thế nào là “BẤT TÍN”?

Giả sử như MỘT CƠ THỂ (Body) tượng trưng cho TOÀN THỂ PHÁP GIỚI (Thể Pháp Thân Phật _ biểu trưng là hình ảnh Phật A Di Đà). Trên cơ thể ấy có những con vi trùng, vi khuẩn, vi rút, chúng sống bám trên những chỗ lở loét, lấy thịt thối rửa làm món ăn ngon. Chúng nào có biết đến TOÀN THỂ PHÁP GIỚI _ nguyên cơ thể _ chúng phủ nhận những gì vượt quá tầm quan sát tí ti của chúng. Ấy là BẤT TÍN _ chẳng tin _ chẳng tin có Chân Lý, chẳng tin có thể Pháp Thân _ chẳng tin Phật A Di Đà !

Hiện tại có những vị tuy còn đắp Y của Phật, giảng nói Phật pháp dựa trên Kinh sách Phật, nhưng ….. cái “phát minh lớn nhất” của những vị này là CHÂN LÝ CŨNG KHÔNG !.

Ôi ! nếu Chân Lý cũng Không thì tại sao họ lại không "xả Y hoàn tục" ? _ Hoàn tục để mà làm “cu li” à ! Hay làm đại gian thương ? chi bằng giữ địa vị hiện tại, giữ bằng Tiến sĩ Phật Học, đưa ra một phát kiến mới rằng : “Hiện tại đã là Niết Bàn rồi, chỗ này đã là Tây Phương Cực Lạc rồi ! Đừng mong cầu gì nữa, không có Tây Phương Cực lạc đâu ! Không có Phật A Di Đà đâu !”

Vâng ! những vị này nói đúng, nhưng khi vị Đại Giác Ngộ nói câu này vị ấy đã an ổn trên BỜ GIÁC, còn kẻ quá nhiều phàm tâm dục vọng mà nói theo thì khi phủ nhận Phật, họ đã có “thần tượng” khác _ đó là hình ảnh những vị Tổng Thống Hoa Kỳ trên những tờ tiền Đô La.

Họ giảng : CÁI GÌ CŨNG KHÔNG, nhưng một cảnh chùa nguy nga tráng lệ (cho xứng đẳng cấp), một tài khoản ngân hàng thuộc loại VIP thì KHÔNG PHẢI KHÔNG.

Những vị này mới là “bất tín”, không tin Phật, nhưng tin vào sự khôn khéo luồn lách của mình để tồn tại. Cái mà họ tin chỉ là “Ý Thức huyển ngã” của họ, chớ họ chưa bao giờ tin Phật Pháp.

Biết nói sao ? Khi những ngày đầu tiên bở ngở quỳ trước bàn thờ Phật, họ Quy Y Phật, Quy Y Pháp, Quy Y Tăng. Còn bây giờ họ đã có “thớ”, có điểm đứng vững vàng trong xã hội (và họ sẽ bằng đủ mọi cách để củng cố điểm đứng này), có bằng Tiến sĩ Phật Học “lận lưng”, họ không còn cần dựa vào Phật pháp nữa, họ chỉ cần dựa vào chính quyền (nơi sẽ cho họ một điểm đứng trong xã hội hiện kim).

Nói về những vị “bất tín” này thì có lẻ nói mãi cũng không hết, nhưng càng phanh phui thì càng làm cho ta thêm phiền muộn. Bởi vì hạng người này không phải chỉ đời Mạt pháp mới có, mà trong mọi thời đại đều đã có.

Ôi ! sao có những người miệng thì nói cái gì cũng KHÔNG, Không cho đến Phật A Di Đà, cho đến Tây Phương Cực lạc; mà bụng thì cái gì cũng CÓ, từ Đô La cho đến tài khoản Ngân Hàng ???

Nghiệp của chúng là vậy ! Đây là trường hợp “chưa thấy quan tài, chưa đổ lệ !”

(Chỉ là những tư tưởng nông cạn, con xin được nghe chỉ giáo thêm từ những vị cao nhân. Kính !)

Ngọc Quế
04-09-2018, 07:57 AM
Luận về Huyết Mạch Luận
Bài 50
__________________________________________________ _____________________________________



Luận về Huyết Mạch Luận

Bài 50

-------------

若見自心是佛。不在剃除鬢髮白衣亦 佛。若不見性。剃除鬚髮亦是外道。

Nhược kiến tự tâm thị Phật, bất tại thế trừ mấn phát bạch y diệc thị Phật. Nhược bất kiến tính, thế trừ tu phát diệc thị ngoại đạo.

Nếu thấy được rằng tâm mình là Phật, chẳng cần phải cạo bỏ râu tóc, dù là cư sĩ tại gia cũng vẫn là Phật. Nếu không thấy tánh, cạo bỏ râu tóc vẫn là ngoại đạo.




https://scontent-hkg3-2.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/30440719_170865863633922_8443223160618221568_n.jpg ?_nc_cat=0&oh=ed7874b33c5bd3370e5fa75eb88507ba&oe=5B631398


-------------

“Nhược bất kiến tính, thế trừ tu phát diệc thị Ngoại đạo” (Nếu không thấy tánh, cạo bỏ râu tóc vẫn là Ngoại đạo).

Câu này nếu nói cho đủ thì phải là : “Nếu không thấy tánh, cạo bỏ râu tóc đắp Y của Phật, giảng Kinh sách Phật, vẫn là Ngoại đạo”. Điển hình là trường hợp Hòa Thượng Tịnh Không khi giảng nói “Linh Hồn bất sanh bất diệt” (Đã có nói ở bài 11), bởi Đạo Phật tích cực đả phá THUYẾT THƯỜNG KIẾN CỦA NGOẠI ĐẠO.

http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php/772-Lu%E1%BA%ADn-v%E1%BB%81-Huy%E1%BA%BFt-M%E1%BA%A1ch-Lu%E1%BA%ADn/page2

Một vị điển hình khác là Tỳ Kheo Thích Chân Quang _ một vị đã xuất gia _ mà chiêng trống về quê một vị lảnh tụ để nhận bà con (tự nhận mình là cháu ruột bác Hồ) và nhiều phát ngôn lấy “Điểm cộng” về CHÍNH TRỊ khác. Người cư sĩ Phật tử mà ngày đêm cứ lo toan tính chuyện chính trị thì còn đầu óc đâu mà tu học Phật pháp, hà huống chi người xuất gia ! Những người như thế này được gọi là “mượn đạo tạo đời”, bị Phật quở là “giả dạng Tỳ Kheo”.

https://www.youtube.com/watch?v=rHDrBAYcjDE

https://www.youtube.com/watch?v=ZN6XnDPQvOE

Ngày xưa, khi Ngài A Nan giặt Y cho Phật, Ngài không làm sao cho Y chìm xuống nước được, Phật bảo lấy 4 hạt cơm thừa trong bát của các vị Tỳ Kheo, dán lên 4 góc, Y sẽ bị chìm ngay. Điều này nói lên rằng “hạt cơm tín chủ” không hề nhẹ, chư Tỳ Kheo thọ nhận của người phải chuyên chú tu hành, thúc liễm thân tâm, nếu không khi mất thân người rồi, Thần Thức sẽ theo Nghiệp mà thọ sanh nơi những cõi thấp (Địa ngục, Ngạ Quỷ, Súc sinh).

Xin chớ cho rằng người viết bài này chỉ hù dọa suông, điều này là chắc chắn, vì ta có thể dối gạt mọi người, nhưng không thể dối gạt lương tâm của mình (Mạt Na Thức _ Tiềm Thức), chính Mạt Na Thức của ta sẽ hoá hiện Quan Tòa, sẽ làm Thập Điện Diêm Vương, để mà phân xử những gian manh mà ta đã tạo khi còn được mang thân người. “Nhất khước thất thành thiên cổ hận” (một bước sai ngàn năm ôm hận). Đàng này ta đã biết ta sai cả ngàn bước, nhưng dục vọng quá lớn làm ta không dừng lại được, cho nên ta đã tiếp tục dùng lời khéo léo biện luận để gạt mình gạt người, thì bảo đảm những gông xiềng ở Địa ngục đang chờ đón ta. Vẫn biết rằng “gông xiềng” là giả cảnh, nhưng ngặt nổi những “gông xiềng” này lại biến hiện từ Mạt Na Thức của chính chúng ta, cho nên dẫu là GIẢ, nhưng ta vẫn không thể “chạy đàng trời” nào để trốn khỏi nó được.

Những lời khó nghe này chỉ để cảnh tỉnh những vị muốn học đòi theo Thích Chân Quang _ kẻ đã thành công phần nào trên con đường Danh Lợi _ chớ không mong gì kẻ lọc lừa này “hồi tâm” sám hối, làm lại cuộc đời, sống chân thật lương thiện trở lại.

Khi người cư sĩ lên án một vị Tỳ Kheo thì người ấy sẽ không nhiều thì ít, phải gặp những nhân quả xấu, nhưng vì lòng thiết tha muốn góp “một ngọn đèn dầu” lên bàn thờ Chánh Pháp, mà người viết bài này đành phải mạo muội đa mang chuyện thiên hạ.


Người ơi hãy tạo quả tròn,
Trên đường thiên lý người còn niềm vui.

Kính mong được thông cảm !


(Chỉ là những tư tưởng nông cạn, con xin được nghe chỉ giáo thêm từ những vị cao nhân. Kính !)

Ngọc Quế
04-10-2018, 08:09 AM
Luận về Huyết Mạch Luận
Bài 51
__________________________________________________ _____________________________________



Luận về Huyết Mạch Luận

Bài 51

-------------

問曰: 白衣有妻子。婬欲不除。憑何得成佛 ?。答曰: 只言見性。不言婬欲。只為不見性。 得見性。婬欲本來空寂。自爾斷除。 不樂著。

Vấn viết : Bạch y hữu thê tử, dâm dục bất trừ, bằng hà đắc thành Phật ? Đáp viết : Chỉ ngôn kiến tính, bất ngôn dâm dục. Chỉ vi bất kiến tính, đãn đắc kiến tính, dâm dục bản lai không tịch, tự nhĩ đoạn trừ, diệc bất lạc trước.

Hỏi: Hàng cư sĩ tại gia có vợ con, chẳng dứt trừ dâm dục, dựa vào đâu mà được thành Phật?
Đáp: Chỉ nói việc thấy tánh, không nói việc dâm dục. Do nơi không thấy tánh, chỉ cần thấy tánh thì việc dâm dục xưa nay vắng lặng rỗng không, chẳng giả dối đoạn trừ cũng chẳng tham đắm vướng mắc.




https://scontent-hkg3-2.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/30515833_171113396942502_4733536207709929472_n.jpg ?_nc_cat=0&oh=2aa735595ddd24abad397f7220c2495d&oe=5B5C6D98


-------------

“Bạch y hữu thê tử, dâm dục bất trừ, bằng hà đắc thành Phật?” (Hàng cư sĩ tại gia có vợ con, chẳng dứt trừ dâm dục, dựa vào đâu mà được thành Phật?)

Ở bài 45, chúng ta đã có đề cập đến gia đình cư sĩ Bàng Long Uẩn, cả vợ chồng con cái đều thành đạo hết. Ai nói : “có hành Dâm thì không thể thành Đạo” ?

https://thuvienhoasen.org/a7555/cu-si-bang-long-uan

Trong khi vị cư sĩ này có một con trai và một con gái.

Lại nữa Ngài Marpa là thầy của Milarepa _ vị đã Hóa giải được : Ác nghiệp “ngập đầu” của Milarepa _ khiến cho Milarepa có thể thành đạo hoàn toàn trong hiện kiếp. Ngài Marpa này có vợ và một con gái lớn.

http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php/51-Milarepa-_-Con-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-si%C3%AAu-vi%E1%BB%87t?p=1018&viewfull=1#post1018

Rồi vị Orgyen Kusum Lingpa _ một bậc Đại Giác Ngộ gần đây của Tây Tạng _ cũng có vợ và một con trai :

http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php/52-Ti%E1%BB%83u-s%E1%BB%AD-%C4%91%E1%BB%A9c-Orgyen-Kusum-Lingpa

Cho nên chuyện có hành dâm hay không, không quan trọng. Là xe tăng _ xe Tank, xe thiếp giáp _ thì đâu có ngại gì mấy vũng trâu nằm hoặc vũng bùn.

Trước khi Thái tử Tất Đạt Ta rời bỏ cung son điện ngọc để ra đi tìm Đạo cả, há không hành dâm với công chúa Da Du Đà La để hạ sinh Hoàng tử La Hầu La hay sao ? Lúc này Thái Tử Tất Đạt Ta đã là hậu thân của Đại Bồ Tát Hộ Minh. Vậy Đại Bồ Tát Hộ Minh có hành dâm hay không ? Không có chứ gì ?! Vì sao ? Vì những vị Đại Bồ Tát chỉ sống bằng Trí Giác Ngộ, các xúc cảm đang được soi rọi bởi Diệu Quan Sát Trí, chuyện hành xử của nhục thân được Thành Sở Tác Trí thực hiện.

Diệu Quan Sát Trí thấy gì ? Thấy : “Nhất thiết pháp vô phi Phật pháp” (Không có pháp nào không phải Phật pháp). Những vị Đại Bồ tát sẽ tùy duyên của chúng sinh mà đôi khi phải dụng NGHỊCH HÀNH. Nghịch hành để chi ? Để phá cái chấp “cõi đời này là THẬT”, dẫn đến vô số quy ước giả định cũng trở nên THẬT, trói buộc tư tưởng hành giả bằng những sợi tơ vô hình.

“Dâm dục bản lai không tịch” (việc dâm dục xưa nay vắng lặng rỗng không), từ bài đầu (bài số 1) đến bây giờ, đây là câu nói chính xác nhất của tác giả, là điều mà những vị Đại Bồ tát NGHỊCH HÀNH muốn chúng ta thâm nhập.

Một điều KHÁ QUAN TRỌNG mà Phật đã dạy trong Kinh Kim Cang “Nhất thiết hữu vi pháp, như mộng huyễn bào ảnh, …” (Hết thảy các pháp hữu vi, đều như giấc mộng có gì thật đâu ?! ….) Đây là điều Phật muốn chúng ta phải thâm nhập.

“Diệc bất lạc trước” (cũng chẳng tham đắm vướng mắc)

Đoạn trên là nói “cái thấy” của những vị Đại Giác Ngộ, còn bây giờ là nói chuyện chúng mình “Đối với tất cả pháp đều không nên tham đắm”

Dòng tâm thức Thọ Uẩn chỉ đến và đi trong vài phút ngắn ngủi thì có gì quan trọng đâu ! Quan trọng là tâm (Ý Thức) của ta đang hướng về đâu ?! Nhất thời lơ đảng hướng về ngũ dục thì sẽ sản sinh “một làn sương mõng”, thường xuyên nghĩ tưởng đến chuyện hành dâm thì sẽ “kết tủa” thành một đám mây đen kịt che mờ tâm trí.

Hôm nay ta ngây ngất với cảm giác “lên đỉnh” của khoái lạc, chúng ta mê đắm muốn tìm lại cảm giác ấy thường xuyên. Nếu chúng ta sống với Nó, nếu chúng ta không tự kềm chế hóa giải Nó, thì khi không còn cái thân Tứ Đại thô kệch này, Ý Thức (Thức thứ 7) sẽ tha hồ phóng tưởng, Nó sẽ “kết tủa” nên những cảnh giới mà ở đó những “đỉnh cao” của cảm giác được đẩy lên “kịch trần” : Đó là những cảm giác đau đớn cùng tột, đường ngọt quá thì thành đắng phải không quý bạn ?!

(Chỉ là những tư tưởng nông cạn, con xin được nghe chỉ giáo thêm từ những vị cao nhân. Kính !)

Ngọc Quế
04-11-2018, 07:54 AM
Luận về Huyết Mạch Luận
Bài 52
__________________________________________________ _____________________________________



Luận về Huyết Mạch Luận

Bài 52

-------------

若不執即一任作。若於生死中得自在 轉一切法。與聖人神通自在無礙。無 不安。

Vấn viết : Nhược bất chấp tức nhất nhâm tác, nhược ư sinh tử trung đắc tự tại, chuyển nhất thiết pháp, dữ thánh nhân thần thông tự tại vô ngại, vô xứ bất an.

Nếu không chấp giữ, mọi việc làm đều tùy ý, giữa vòng sinh tử được đại tự tại, chuyển hóa hết thảy các pháp, ngang với bậc Thánh nhân thần thông tự tại không ngăn ngại, dù ở đâu cũng được an ổn.




https://scontent-hkg3-2.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/30531491_171381216915720_4318839570339725312_n.jpg ?_nc_cat=0&oh=bd484f4dc98880629d85f47fc9ac6028&oe=5B64BAD4


-------------

Đoạn này tác giả vẫn nói về vị đã Kiến Tính, bài này chúng ta bỏ qua những vị “tương tợ Kiến Tính”, những vị “được cho thấy một chút xíu”, mà chỉ nói đến Chính danh Kiến Tính _ tức là thấy biết rõ ràng.

Tính hay Tánh, hay Bản Thể Tâm là gì ? Là “Chủ nhân Ông”, là “mặt thật xưa nay” của mỗi chúng ta. Hành giả khi thấy được Bản Thể Tâm thì liến biết được rằng “Mình vốn không có trong Vô Minh, trong thế giới của Ý thức Mê Lầm” những thứ phát sinh trong thế giới vô minh chẳng khác nào như “tranh hoạt hình”, chúng không hề dính líu hay đụng chạm gì đến CÁI SỐNG THẬT của mình. Do vì không dính líu cho nên không thêm được gì, không bớt được gì. Không thêm không bớt chính là “Bất Sanh Bất Diệt” vậy !

Những vị đã Kiến Tính HOÀN TOÀN, chính là những vị A la hán còn tại thế, những vị này liệu có "chuyển nhất thiết pháp, dữ Thánh nhân thần thông tự tại vô ngại” (chuyển hóa hết thảy các pháp, ngang với bậc Thánh nhân thần thông tự tại không ngăn ngại) chăng ?

Điều này thì tác giả “thổi phồng” quá đi thôi ! Những bậc A la hán có khi có Thần Thông như Ngài Mục Kiền Liên, có khi không có Thần Thông như Ngài Xá Lợi Phất, nhưng cả 2 loại A La Hán này đều không có khả năng “chuyển nhất thiết pháp” (chuyển hóa hết thảy các pháp). Ngài Mục kiền Liên (Thần Thông đệ nhất) vẫn được phái Ngoại Đạo lỏa thể “đưa tiển” vào Niết Bàn.

Chuyện “chuyển nhất thiết pháp” chỉ có những bậc Đại Bồ Tát mới có khả năng nhưng không phải là trực tiếp làm. Bởi cớ sao ? Bởi Đại Bồ Tát có còn Ngã tướng đâu mà làm. Các vị Đại Bồ Tát muốn giúp chúng sinh thì Thể Báo Thân, hay nói rõ hơn là Mật Lực Đà La Ni sẽ CHUYỂN NHẤT THIẾT PHÁP cho thuận dòng Pháp độ.

(Chỉ là những tư tưởng nông cạn, con xin được nghe chỉ giáo thêm từ những vị cao nhân. Kính !)

Ngọc Quế
04-12-2018, 06:58 AM
Luận về Huyết Mạch Luận
Bài 53
__________________________________________________ _____________________________________



Luận về Huyết Mạch Luận

Bài 53

-------------

若見性。旃陀羅亦得成佛? 問曰: 旃陀羅殺生作業。如何 得成佛。答曰。只言見性。不言作業 縱作業不同。一 切業抅不得。

Nhược kiến tính, Chiên đà la diệc đắc thành Phật ! Vấn viết : Chiên đà la sát sinh tác nghiệp, như hà đắc thành Phật ? Đáp viết : Chỉ ngôn kiến tính, bất ngôn tác nghiệp. Túng tác nghiệp bất đồng, nhất thiết nghiệp câu bất đắc.

Nếu thấy được tánh, hàng Chiên-đà-la cũng có thể thành Phật!
Hỏi: Chiên-đà-la giết hại tạo nghiệp, vì sao có thể thành Phật?
Đáp: Chỉ nói việc thấy tánh, không nói việc tạo nghiệp. Mặc tình tạo các nghiệp khác nhau, hết thảy các nghiệp cũng không thể trói buộc.





https://scontent-hkg3-2.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/30624555_171651110222064_1441518890008969216_n.jpg ?_nc_cat=0&oh=1f78f6c90e2dfdf79740e0737bec733e&oe=5B587D81


-------------

Bài trước chúng ta đã thống nhất với nhau, A Lại Da Tâm thì không Ô nhiễm với Ác Nghiệp, cũng không hề “thăng hoa” với Thiện Nghiệp.

Ngày xưa Đức Phật Thích Ca đã không hề phân biệt giai cấp, vì Phật nói “Mọi người đều có Phật tính !” . Hạng Chiên Đà la _ tức là giai cấp hạ tiện, chuyên làm những công việc nặng nhọc dơ bẫn _ Nhưng Phật nói “họ cũng có Phật tính” _ A Lại Da Tâm _ có một số đệ tử của Đức Phật thuộc dòng Chiên Đà la nhưng vẫn được Phật cho xuất gia, vẫn đắc quả A La Hán.

Nhưng câu sau : “Chỉ ngôn kiến tính, bất ngôn tác nghiệp. Túng tác nghiệp bất đồng, nhất thiết nghiệp câu bất đắc” (Chỉ nói việc thấy tánh, không nói việc tạo nghiệp. Mặc tình tạo các nghiệp khác nhau, hết thảy các nghiệp cũng không thể trói buộc) , tác giả vì không hiễu rõ vấn đề nên phát ngôn “nhập nhằng”.

Tác nghiệp (tạo nghiệp) là cái xác thân tứ đại này tác nghiệp theo sự sai khiến của Ý Thức, thì thân ngũ uẩn này phải chịu Nhân quả (bị trói buộc) không thể nói KHÔNG. Đừng nghĩ rằng đã Kiến Tính rồi thì “muốn làm gì thì làm” Nhân Quả không vói tới. Nhân Quả chỉ không vói tới được A Lại Da Tâm, nhưng thân ngũ uẩn thì phải “lảnh đủ”, có khi lại còn phải cộng thêm “lải suất” nữa. Những vị đã thực sự Vô Ngã thì có MUỐN gì nữa ? Nếu còn có MUỐN tức là chưa thực sự Vô Ngã, thì bị “các Nghiệp trói buộc” là chuyện đương nhiên.

Tác giả đã rất sai lầm khi cho rằng Kiến Tính rồi thì “Mặc tình tạo các nghiệp khác nhau”, kể cả các vị Bồ Tát hay Đại Bồ Tát cũng chỉ TÙY DUYÊN làm những gì lợi ích cho chúng sinh, nếu vì lợi ích cho chúng sinh mà phải tạo Ác Nghiệp, các Ngài vẫn làm gương trả Ác Quả, chớ không có “Mặc tình tạo các nghiệp khác nhau” bao giờ !

“Nhất thiết nghiệp câu bất đắc” (hết thảy các nghiệp cũng không thể trói buộc), vâng ! các Nghiệp dù Thiện dù Ác cũng không thể trói buộc A Lại Da Tâm, nhưng cái thân Ngũ Uẩn còn đó, Nó được hình thành do Mê Lầm thì Nó phải bị Mê Lầm chi phối trói buộc ! Nó còn trong cõi Vô Minh thì Nó phải bị Vô Minh vấn vít.

Bậc Đại Giác Ngộ thì KHÔNG CÒN NGÃ TƯỚNG, do vì KHÔNG CÒN NGÃ TƯỚNG nên không “tác nghiệp”, các Ngài chỉ HÀNH NGUYỆN mà thôi ! HÀNH NGUYỆN thì vẫn phải thuận theo Nhân Quả.

(Chỉ là những tư tưởng nông cạn, con xin được nghe chỉ giáo thêm từ những vị cao nhân. Kính !)

Ngọc Quế
04-13-2018, 07:42 AM
Luận về Huyết Mạch Luận
Bài 54
__________________________________________________ _____________________________________



Luận về Huyết Mạch Luận

Bài 54

-------------

從無始曠大劫 來。只為不見性。墮地獄中。所以作 輪迴生死。從悟得本性。終不作業。 不見性。念佛免報不得。

Tùng vô thuỷ khoáng đại kiếp lai, chỉ vi bất kiến tính, đoạ Địa ngục trung, sở dĩ tác nghiệp luân hồi sinh tử. Tùng ngộ đắc bản tính, chung bất tác nghiệp. Nhược bất kiến tính, niệm Phật miễn báo bất đắc.

Từ vô số kiếp đến nay, chỉ do nơi không thấy tánh mà phải đọa vào địa ngục, do đó mà tạo nghiệp sinh tử luân hồi. Kể từ khi thấy biết được tánh mình thì không còn tạo nghiệp. Nếu không thấy tánh, niệm Phật không tránh được mọi nghiệp báo.




https://scontent-hkg3-2.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/30629578_171913656862476_204558374501613568_n.jpg? _nc_cat=0&oh=35131c3cb6255f5bf06f8fbb0d3dcf0b&oe=5B6407BD


-------------

“Tùng ngộ đắc bản tính, chung bất tác nghiệp” (Kể từ khi thấy biết được tánh mình thì không còn tạo nghiệp) Ý này chúng ta đã nói rồi !

Thấy Tánh _ Kiến Tính _ Tánh thì không tạo nghiệp, nhưng Tướng _ thân Ngũ uẩn _ thì có tạo nghiệp đấy. Tánh thì không có đi Địa Ngục hay Thiên Đường gì, nhưng Tướng thì sẵn sàng trôi lăn khắp “hang cùn ngỏ hẹp”. Câu này tác giả đã nói sai !

“Nhược bất kiến tính, niệm Phật miễn báo bất đắc” (Nếu không thấy tánh, niệm Phật không tránh được mọi nghiệp báo).

Thiền Tông Trung Hoa chỉ biết TỰ LỰC, không hề biết THA LỰC _ ĐÀ LA NI MÔN. Niệm Phật miên mật là sự kết hợp TỰ LỰC của hành giả và sự tương thông với Đà La Ni Tạng có thể tạo nên những hiệu ứng phi thường.

Bởi vì sao ? Bởi Nghiệp báo của chúng sinh là chuyện của “thế giới Ảo”. Đà La Ni Tạng là Sức mạnh của Thể Báo Thân. “Thế giới Ảo” làm sao có thể tồn tại dưới sự can thiệp của Đà La Ni Tạng.

Ví dụ như BÓNG TỐI VẠN NĂM trong hang sâu, làm sao có thể tồn tại khi Ánh nắng Mặt trời soi rọi. Bởi vì BÓNG TỐI không có thực thể, dầu đã tồn tại vạn năm cũng “thây kệ”, khi ánh nắng Mặt trời xuất hiện, thì BÓNG TỐI nó đi về đâu hay bị tiêu diệt, không ai biết ! Bởi không hề có cái gọi là BÓNG TỐI.

Học Phật Pháp mà chỉ quan sát những sự vật quanh ta là “Sơ Cấp”, học Phật pháp mà chỉ quan sát nội tâm thấy như dòng nước chảy không dừng, không có niệm nào thực có là Cấp 1. Thấy Bản Thể Tâm là THỰC CÓ hầu như DUY NHẤT là lên Cấp 2; thấy vạn pháp CÙNG ĐỒNG HUYỄN TƯỚNG là lên Cấp 3; THẤY (tạm gọi là chứng đắc) CHÂN LÝ TUYỆT ĐỐI _ tức CHÂN NHƯ TÂM _ tức CÁI GỐC của Bản Thể Tâm _ tức Như Lai _ là điểm đến cuối cùng của Phật Pháp.

CHÂN NHƯ TÂM chỉ MỘT, nhưng nếu phân tích ra thì có 3 Thể _ Pháp Thân, Báo Thân và Hóa Thân _ riêng về Báo Thân thì có một tính năng hóa giải Vô Minh, hoàn thành Phật Quốc, đó là Đà La Ni Tạng. Thể Hóa Thân thì có khả năng thâm nhập Vô Minh, soi sáng Vô Minh, giới thiệu Chân Lý Tuyệt đối !

Niệm Phật là cầu cứu đến CHÂN NHƯ TÂM, với Đà La Ni Tạng mọi nghiệp báo của chúng sinh chỉ là “7 sắc cầu vồng” (hóa giải không khó); nhưng tránh được _ hay hóa giải được _ Nghiệp Báo hay không, còn tùy thuộc một vài yếu tố, chứ không hẳn là “niệm Phật không tránh được mọi nghiệp báo”.

(Chỉ là những tư tưởng nông cạn, con xin được nghe chỉ giáo thêm từ những vị cao nhân. Kính !)

Ngọc Quế
04-14-2018, 07:17 AM
Luận về Huyết Mạch Luận
Bài 55
__________________________________________________ _____________________________________



Luận về Huyết Mạch Luận

Bài 55

-------------

自西天二 十七祖。只是遞傳心印。吾今來此土 唯傳頓教大乘。即心是佛。不言持戒 進苦行。乃至入 水火。登於劍 輪。一 食長坐不臥。盡是外道有為法。。

Tự Tây thiên nhị thập thất Tổ, chỉ thị đệ truyền Tâm ấn. Ngô kim lai thử độ, duy truyền đốn giáo Đại thừa. Tức Tâm thị Phật, bất ngôn trì giới tinh tấn khổ hành, nãi chí nhập thuỷ hoả, đăng ư kiếm luân, nhất thực trường toạ bất ngoại, tận thị Ngoại đạo hữu vi pháp.

Hai mươi bảy vị tổ sư ở Ấn Độ chỉ lần lượt truyền Tâm ấn. Nay ta đến xứ này cũng chỉ truyền một tâm, không nói đến giữ giới, bố thí, tinh tấn, khổ hạnh, cho đến những việc như vào nước lửa, lên vòng gươm, ngày ăn một lần, ngồi hoài chẳng nằm, hết thảy đều là pháp hữu vi của Ngoại đạo.




https://scontent-hkg3-2.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/30708475_172170403503468_4219249921674444800_n.jpg ?_nc_cat=0&oh=0f43fbfd0dcbacfbf9c5ae954abecd96&oe=5B603BA6


-------------

Đúng ! những thứ trên đều là Ngoại Đạo, nhưng hãy còn rất nhiều thứ chưa được liệt kê :

1). Người tu theo đạo Phật, nhưng muốn “phình to CÁI NGÔ (muốn hơn người) vẫn là Ngoại Đạo.

2). Người tu theo đạo Phật, nhưng xem Thần Thông là đích đến của chuyện tu hành, vẫn là Ngoại Đạo.

3). Người tu theo đạo Phật, nhưng xem trọng Danh Uy và Lợi lộc, vẫn là Ngoại Đạo.

4). Người tu theo đạo Phật,, nhưng chỉ chăm lo làm việc Thiện, xao nhảng việc học Phật, vẫn là Ngoại Đạo.

5). Người tu theo đạo Phật, nhưng so đo trong Phật sự (việc này thật là nhàm chán, nếu được giao việc kia, ta có thể kết hợp cho lợi ích riêng tư hoặc ta sẽ mau thành Đạo), vẫn là Ngoại Đạo.

6). Người tu theo đạo Phật, nhưng nghi ngờ Thầy mình: “sao quá ưu ái huynh (đệ) kia ?, còn ta thì hình như Thầy ghét bỏ, hay bị mắng, hay bị xử ép” vẫn là Ngoại Đạo.

7). Người tu theo đạo Phật, nhưng ưa thích chuyện chính trị, rao giảng cho một khuynh hướng chính trị, vẫn là Ngoại Đạo.

8). Người tu theo đạo Phật, nhưng rao giảng Linh hồn bất diệt (THƯỜNG KIẾN _ như Trưởng lão Tịnh Không _ đã có nhắc tới trong bài thứ 11) vẫn là Ngoại Đạo.

http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php/772-Lu%E1%BA%ADn-v%E1%BB%81-Huy%E1%BA%BFt-M%E1%BA%A1ch-Lu%E1%BA%ADn?p=26693&viewfull=1#post26693

HỎI : Có phải người tu Phật, sau khi lâm chung mà có để lại XÁ LỢI, thì vị này KHÔNG PHẢI NGOẠI ĐẠO chăng ?

ĐÁP : Mặc dầu Phật và các vị Thánh Tăng có để lại XÁ LỢI, nhưng Xá Lợi không phải là bằng chứng rằng vị này không phải Ngoại Đạo. Như trường hợp Trưởng lão Giác Lập sau khi Hỏa thiêu Phật tử thu nhặt được khoảng rất nhiều viên Xá Lợi, nhưng thực chất Trưởng Lão tu luyện những pháp môn của Tiên đạo (luyện Linh đan _ Quy Túc _ Bế khí _ Tịnh khẫu).


https://scontent-hkg3-2.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/30708798_172170803503428_7093420578501033984_n.jpg ?_nc_cat=0&oh=5eb8324935688a028eec2fffc8eb049b&oe=5B681816

Những vị tu Tu theo Tiên đạo _ luyện đơn _ có thể có Xá Lợi.

Lại có một đứa trẻ 11 tuổi do bị bệnh (thiểu năng) mà chết, được tôn xưng là Tiểu Bồ Tát, khi người ta thu nhặt được nhiều “vật thể lạ”, mọi người gọi đó là Xá Lợi.


https://scontent-hkg3-2.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/30698174_172170880170087_9037318868250394624_n.jpg ?_nc_cat=0&oh=3ff05916608071ce57ede6d27cb814c1&oe=5B6986ED

http://soha.vn/tu-chua-soi-than-tieu-soi-tieu-luon-ca-than-20161116111512847.htm

Hình ảnh chứng minh sỏi thận giống y “xá lợi” của cậu bé.

Lại thêm một trường hợp những viên sỏi thận tròn trịa láng bóng như ngọc :

http://www.doisongphapluat.com/doi-song/suc-khoe-lam-dep/kinh-hoang-nguoi-dan-ong-mang-420-vien-soi-than-a97400.html

quá giống "Xá Lợi" phải không quý vị ?!

(Chỉ là những tư tưởng nông cạn, con xin được nghe chỉ giáo thêm từ những vị cao nhân. Kính !)

Ngọc Quế
04-15-2018, 09:08 AM
Luận về Huyết Mạch Luận
Bài 56
__________________________________________________ _____________________________________



Luận về Huyết Mạch Luận

Bài 56

-------------

佛者亦名法身。亦名本心。此心無形 。無因果。無筋骨。猶如虗空。取不 。不同質礙。不同外道。

Phật giả diệc danh Pháp thân, diệc danh Bản Tâm. Thử tâm vô hình tướng, vô nhân quả, vô cân cốt, do như hư không, thủ bất đắc, bất đồng chất ngại, bất đồng Ngoại đạo.

Phật, cũng gọi là Pháp thân, cũng gọi là Bản tâm. Tâm ấy không có hình tướng, không nhân quả, không gân cốt, tựa như hư không, không thể nắm giữ, chẳng đồng như vật chất ngăn ngại, chẳng đồng như Ngoại đạo.




https://scontent-hkg3-2.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/30729855_172457220141453_1558888444854272000_n.jpg ?_nc_cat=0&oh=2f65dfe61ece228e063c1c8230bec5bb&oe=5B613530


-------------

“Phật giả diệc danh Pháp thân” (Phật, cũng gọi là Pháp thân). Tác giả nói không sai, nhưng quá chung chung, chúng ta cần phải hiểu rõ hơn.

Chúng ta hiểu thế nào về PHÁP THÂN PHẬT ?

Chúng ta không ai là không biết Danh Hiệu A Di Đà Phật, sau đây là những gì chúng ta thu thập được :

A-di-đà hay Amitābha trong tiếng Sankrit có nghĩa là Ánh sáng Vô lượng (Chữ A nghĩa là VÔ, chữ DI ĐÀ nghĩa là LƯỢNG, chữ PHẬT nghĩa là GIÁC).

Danh hiệu đã được giải ra 3 Ý chính : VÔ LƯỢNG THỌ, VÔ LƯỢNG QUANG, VÔ LƯỢNG GIÁC.

VÔ LƯỢNG THỌ chính là nói Đức tính THƯỜNG TRỤ, một đặc trưng của Thể Pháp Thân.

VÔ LƯỢNG QUANG chính là nói Đức tính sưỡi ấm bảo dưỡng và thu nhiếp vạn pháp, ta có thể gọi đây là biệt tính của thể Báo Thân.

VÔ LƯỢNG GIÁC là Trí Giác Tột cùng, là nói về Thể Hóa Thân Phật đó !

_ Một Danh Hiệu nói lên đủ Thể, Tướng, Dụng của Chân Như Tâm.

_ Một Danh Hiệu giới thiệu đủ 3 Thân Phật. Cũng như nói Ông A ta liền biết bao gồm CƠ THỂ, có SỰ SỐNG, có Trí BIẾT. (Không có SỰ SỐNG thì đó là xác chết, không có trí hiểu biết, thì đó là “người thực vật”).

DANH HIỆU A DI ĐÀ PHẬT LÀ CHÂN NHƯ TÂM đó !

“Thử tâm vô hình tướng, vô nhân quả, vô cân cốt, do như hư không, thủ bất đắc, bất đồng chất ngại, bất đồng Ngoại đạo” (Tâm ấy không có hình tướng, không nhân quả, không gân cốt, tựa như hư không, không thể nắm giữ, chẳng đồng như vật chất ngăn ngại, chẳng đồng như Ngoại đạo).

Chúng ta thắc mắc “Thử Tâm …….bất đồng Ngoại Đạo”. Câu này tác giả cho rằng Ngoại Đạo có cái Bản Tâm nào khác chăng ?

Không phải đâu, nói đến Pháp Thân là nói đến CÁI CHUNG CÙNG :

Tất cả Chư Phật chỉ duy một Pháp Thân, không hề có chuyện Pháp Thân Phật Tỳ Bà Thi thì khác với Pháp Thân Phật Bất Động, ….
Tất cả chúng sinh sau khi bỏ hết những gì của Vô Minh lại cho Vô Minh, thì CÁI TÍNH BẢN GIÁC cũng là Pháp Thân của Chư Phật _ không hai, không khác.

Ngoại Đạo thì sao ? Ngoại Đạo cũng là chúng sinh vậy, hà cớ gì CÁI BẢN THỄ TÂM của Ngoại Đạo lại không cùng với CHÂN TÂM của Chư Phật ?!


Chúng sinh muôn tướng muôn hình,
Nào đâu khác Phật _ Chân Trình từ xưa.
Cớ sao Ngoại Đạo lại chừa ?
Phải đâu Ngoại Đạo không là chúng sinh !

Kinh nói “Hằng hà sa số cõi Phật về phương Đông (chẳng hạn)” chỉ là Hằng hà sa số Hạnh Nguyện khác nhau, chứ không phải THỰC có Hằng hà sa số Ông Phật với hình tướng mỗi vị Phật mỗi khác nhau. Nhưng nếu DUYÊN chúng sinh cần, thì vẫn có thể thị hiện, đây gọi là Hóa Thân Phật (hay gọi là Phật Hóa Thân cũng là một nghĩa).

HÓA THÂN PHẬT thì vô lượng, vô số, nhưng THỂ PHÁP THÂN thì không có hai.

(Chỉ là những tư tưởng nông cạn, con xin được nghe chỉ giáo thêm từ những vị cao nhân. Kính !)

Ngọc Quế
04-16-2018, 09:11 AM
Luận về Huyết Mạch Luận
Bài 57
__________________________________________________ _____________________________________



Luận về Huyết Mạch Luận

Bài 57

-------------

此心除如來一人能會。其餘眾生迷人 明了 。此心不離四大色身中。若離是心。 無能運動 。是身無知。如草木瓦礫。

Thử tâm trừ Như Lai nhất nhân năng hội, kì dư chúng sinh mê nhân bất minh liễu. Thử tâm bất li tứ đại sắc thân trung. Nhược li thị tâm, tức vô năng vận động, thị thân vô tri, như thảo mộc ngoã lịch.

Tâm ấy chỉ riêng Như Lai có thể nhận hiểu được, ngoài ra hết thảy chúng sinh mê muội không nhận hiểu được. Tâm này không lìa ngoài cái thân hình sắc do bốn đại hợp thành. Nếu lìa tâm này, tức không thể vận động, chỉ là cái thân vô tri như cây cỏ, như gạch vụn.




https://scontent-hkg3-2.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/30726232_172721186781723_5221232462885027840_n.jpg ?_nc_cat=0&oh=6e9b88e82e9252420f8410adf3efc5fa&oe=5B632F45


-------------

“Thử tâm bất li tứ đại sắc thân trung” (Tâm này không lìa ngoài cái thân hình sắc do bốn đại hợp thành) Câu này đi liền sau câu trên (bài 56), chữ “thử tâm” (tâm này) nhằm diễn giảng Chân Tâm (Phật giả diệc danh Pháp thân, diệc danh Bản Tâm). Đây là sự sai lầm nghiêm trọng của tác giả !

Nếu nói “Tâm này không lìa ngoài cái thân hình sắc do bốn đại hợp thành” thì khi cái thân tứ đại bị trả về cho cát bụi, cái Tâm này sẽ ra sao ? Hay cũng trở thành “vô gia cư” ?

Theo giáo lý đạo Phật : Thân tứ đại chỉ như cây chuối không bền chắc, thì cái Tâm phan duyên (Tâm Ý Thức) còn không thể ở mãi với nó được. Huống chi tác giả nói “Thử Tâm” (Bản Thể Tâm _ Chân tâm) lại không thể lìa cái thân tứ đại ? Trừ khi tác giả nói ngược lại “Thân tứ đại hay bất cứ một pháp nào cũng không lìa ngoài Chân Như Tâm _ nghĩa là Chân Như Tâm bao trùm hết tất thảy mọi pháp kể cả Hữu vi lẫn Vô vi (pháp có tướng và pháp không có tướng)”

“Nhược li thị tâm, tức vô năng vận động, thị thân vô tri, như thảo mộc ngoã lịch” (Nếu lìa tâm này, tức không thể vận động, chỉ là cái thân vô tri như cây cỏ, như gạch vụn). Phải chăng tác giả muốn nói nhờ có "Tâm này" mà con người có SỰ SỐNG, không có "TÂM này" thì không có mọi SỰ SỐNG ?

Lý luận này giống như lý luận của đạo Sikh mà hiện tại có 2 vị người Việt đang truyền giáo đó là bà Thanh Hải và “sư phụ” Trần Tâm (rằng chúng ta có một “lực lượng” để “câu thông” với Thượng đế). Lý luận này khác với Phật giáo Đại Thừa ở chỗ : Phật giáo dạy rằng “sự sống hiện tại chỉ là một thoáng mơ màng”, trong cảnh mộng huyễn này, Sự Sống chỉ là sự tiếp nối những giả ảnh như phim hoạt hình, nhân vật trong phim hoạt hình làm gì thật có sự sống !


Giả hình, sự sống đâu tề ?
Cánh chim trong mộng, mơ về nơi đâu ?!

Ngoại Đạo tin vào sức sống bên trong thân tứ đại này, cho nên đã phát sinh nhiều pháp tu luyện, thường là để mở các luân xa _ để “đánh thức” Nó, làm cho Nó trở nên siêu việt khi “kết nối” được với “Thượng đế”. Do nhu cầu thanh lọc tâm linh, họ luyện thêm các pháp môn tăng cường sức khỏe như Yoga _ luyện đơn, nuốt Cam lồ (nước miếng), cắn răng (nhịp hai hàm răng với nhau nghe "cốp cốp", phát ra tiếng kêu vang rất lớn)……..

Đức Phật Thích Ca đã từng kinh qua 6 môn phái Ngoại Đạo thời bấy giờ.

Cái “Tâm này" đâu có xa lạ gì với mọi người, Ngoại Đạo gọi nó là Linh Hồn, Phật giáo gọi nó là Thần Thức. Thần Thức có thể trở nên nhẹ nhàng, tìm đến những cảnh giới Tiên (Thiên); có thể trở nên uế trược nặng nề, tự đi tìm đến 3 cõi Ác. Nó không phải là Bản Tâm như tác giả đã ngộ nhận.

Còn với Phật đạo thì Sự Sống nội tại ấy _ Thần Thức _ được tạm dùng, nhưng vẫn mang bản chất KHÔNG THẬT CÓ. Ví dụ như dòng điện có thể làm đèn sáng, có thể làm cánh quạt quay, làm motuer chạy; nhưng khi dòng điện bị ngắt thì toàn bộ sản lượng điện đang lưu dẫn trên đường dây bổng dưng “bốc hơi tại chỗ”, chúng không quay về máy phát, cũng không lặng lẽ đi tiếp, không ai biết chúng “di trú” đi chỗ nào.

Dầu Ngoại Đạo có phát huy năng lực của Sự Sống nội tại này lên đến mức nào đi chăng nữa, nó vẫn là sản phẩm của cuộc sống Mê lầm giả có. Một sản phẩm của cõi vô Minh làm sao có thể coi nó là Chân Tâm được ? Hiểu lầm điểm này thì không thể THOÁT SINH TỬ LUÂN HỒI được.

(Chỉ là những tư tưởng nông cạn, con xin được nghe chỉ giáo thêm từ những vị cao nhân. Kính !)

Ngọc Quế
04-17-2018, 07:35 AM
Luận về Huyết Mạch Luận
Bài 58
__________________________________________________ _____________________________________



Luận về Huyết Mạch Luận

Bài 58

-------------

故經云 。動而無所動 。終日去來而未曾去。終日見而未曾 。終日笑而未曾笑。終日聞而未曾聞 終日知而未曾知。終日喜而未曾喜。 終日行而未曾行。終日住而未曾住 。

Cố Kinh vân: “động nhi vô sở động, chung nhật khứ lai nhi vị tằng khứ, chung nhật kiến nhi vị tằng kiến, chung nhật tiếu nhi vị tằng tiếu, chung nhật văn nhi vị tằng văn, chung nhật tri nhi vị tằng tri, chung nhật hỉ nhi vị tằng hỉ, chung nhật hành nhi vị tằng hành, chung nhật trụ nhi vị tằng trụ”.

Cho nên Kinh dạy rằng: “Động mà không có chỗ nào động, vì thế, suốt ngày thấy mà chưa từng thấy, suốt ngày nghe mà chưa từng nghe, suốt ngày cảm nhận mà chưa từng cảm nhận, suốt ngày biết mà chưa từng biết, suốt ngày đi ngồi mà chưa từng đi ngồi, suốt ngày giận, vui mà chưa từng giận, vui”.




https://scontent-hkg3-2.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/30714940_172949390092236_1603658969199411200_n.jpg ?_nc_cat=0&oh=23bd5ab774899c0aeb6817f206b19f94&oe=5B74DAD3


-------------

Tác giả đã lấy Kinh ra làm “bia đở đạn”, thôi thì chúng ta cũng tạm chấp nhận. Đây là diễn tả cái SỐNG của bậc Đại Giác Ngộ, bởi những chuyện hỉ, nộ, ái, ố của những vị Đại Giác Ngộ chỉ là chuyện giả bộ, chứ trong lòng các Ngài không hề có hỉ nộ ái ố gì cả. Chuyện này chỉ là khơi động phàm tâm của chúng đệ tử (cũng giống như “khởi nghi tình”).

Nếu bạn đã từng đọc “Milarepa Con Người Siêu Việt” ắt còn nhớ Ngài Marpa (Thầy của Milarepa), đã có nhắc đến ở bài 51:

http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php/51-Milarepa-_-Con-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-si%C3%AAu-vi%E1%BB%87t?p=1018&viewfull=1#post1018

Rồi chuyện Ngài Orgyen Kusum Lingpa :

http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php/52-Ti%E1%BB%83u-s%E1%BB%AD-%C4%91%E1%BB%A9c-Orgyen-Kusum-Lingpa

Giả sử chúng ta có duyên may được sống gần những vị Đại Giác Ngộ, chúng ta thường không biết được cái diễm phúc “ngàn năm một thuở” ấy, mà phàm tâm của chúng ta thường so đo _ tức là “đeo kính đen nhìn sự việc” _ chúng ta thấy : “Ủa ! sao vị Đại Giác Ngộ cũng Sân Si, cũng mê tín dị đoan như những kẻ phàm phu tục tử” khiến ta mất lòng tin. Nếu chúng ta đã “vô quái ngại” thì chúng ta liền hiểu rằng “Sân đó chỉ là giả bộ”, “Si đó chỉ là giả bộ”, “mê tín đó chỉ là giả bộ”. Tất cả chỉ như nhộng đã đến lúc cần phải “xé kén” mà chui ra, việc làm của vị Đại Giác Ngộ chỉ nhằm mục đích kích thích làm cho chúng ta tự “xé kén” mà chui ra.

Nực cười, có vị theo hầu bậc Đại Giác Ngộ đã lâu (vợ ngài Marpa), mà lại loan truyền những điều “mắt thấy tai nghe” rằng “Bậc Đại Giác Ngộ cũng …. thế này thế khác”.

Trời ơi ! những chuyện ấy chỉ là giả bộ thôi mà, nghĩ quấy cho những vị Đại Giác Ngộ là do chúng ta phàm tâm còn nhiều, cho nên chúng ta thường hay “đeo kính đen” nhìn mọi sự việc. Bậc Đại Giác Ngộ có sung sướng gì khi hỉ nộ ái ố (đây chỉ là Phương Tiện Độ Sinh), chẳng qua chỉ kích thích cho chúng ta tiến bộ thêm mà thôi ! Nếu chúng ta như “con trâu nghe nhạc” thì uổng công cho bậc Giác đã phải “đóng tuồng”.

Thường thường, khi nghịch hành là bậc Đại Giác Ngộ muốn “nâng cấp” cho những vị đã có Duyên đặc biệt, hoặc giả đã có “Căn bản Trí”, mà những vị đã có “Căn Bản Trí” lại không chịu “động não”, đã vội tin những gì “mắt thấy tai nghe” để mất lòng tin đối với Bậc Giác. Thật đáng tiếc !

Khi vị Đại Giác Ngộ nói “Có gì đâu VẠN PHÁP GIAI KHÔNG mà, những ai hiểu được điều này có thể ngay bây giờ ra xưng Bồ tát, xưng Phật được !” Rồi có những vị phàm tâm còn nhiều, nghe nói như thế liến cảm thấy mình cũng có thể xưng Bồ tát, xưng Phật được rồi ! Thế là Thiên Ma lại có thêm một “thành viên” mới !. Thiệt ra, chuyện này không sớm thì muộn sẽ xảy ra thôi ! Những tư tưởng ham danh uy lâu nay “ngủ Đông” trong lòng hành giả, thì nay đã được “hồi sinh” để làm cho "tuồng" đời kéo dài thêm nhiều "tập".

(Chỉ là những tư tưởng nông cạn, con xin được nghe chỉ giáo thêm từ những vị cao nhân. Kính !)

Ngọc Quế
04-18-2018, 08:23 AM
Luận về Huyết Mạch Luận
Bài 59
__________________________________________________ _____________________________________



Luận về Huyết Mạch Luận

Bài 59

-------------

故經云。言語道斷。心行處滅。見聞 知。本自圓寂。乃至嗔喜痛痒何異木 。只緣推尋痛痒不可得。

Cố Kinh vân : “Ngôn ngữ đạo đoạn, tâm hành xứ diệt”. Kiến văn giác tri, bản tự viên tịch. Nãi chí sân hỉ thống dương hà dị mộc nhân, chỉ duyên suy tầm thống dương bất khả đắc.

Cho nên Kinh dạy rằng: “Dứt sạch mọi ngôn ngữ, diệt hết mọi tâm tưởng”. Những công năng thấy, nghe, nhận, biết vốn tự vắng lặng hoàn toàn. Cho đến mọi cảm xúc như giận, vui... mọi cảm giác như đau đớn, ngứa ngáy... nào khác chi người gỗ, chỉ theo suy tìm những cảm giác, cảm xúc ấy liền không thể được.




https://scontent-hkg3-2.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/30728333_173211546732687_5878214132477460480_n.jpg ?_nc_cat=0&oh=3c469fc3b2fe4296d143234e796c708e&oe=5B5DC43C


-------------

Câu này là nhà Thiền khuyên chư Tăng Ni : hãy tập trung tịnh tâm sống đạo, không suy nghĩ linh tinh, không làm “bà tám”.

Ngày nay, câu này có thể được làm tôn chỉ tu hành của Làng mai (nhóm Thầy Nhất Hạnh bên Pháp), tương tự như câu Chánh Niệm Tỉnh Giác. Được như vầy cũng quý lắm, tuy nhiên cẩn phải hiểu rõ : Đây chỉ là phương tiện Tịnh Tâm, chớ không phải “điều kiện ắt có và đủ" cho những vị Phật tử muốn xứng đáng là những đứa con ngoan của đức Phật, không khéo lại trở thành CHẤP TỊNH.

Chúng ta nghĩ gì với hiện tượng này ? Những tàu thuyền ra khơi khi gặp bão, sóng biển hung dữ bao vây tứ phía. Nếu tàu chúng ta bị lọt vào mắt bão, nơi đó lặng trang, không một gợn mây có nên vội mừng chăng ? - vì những nguy hiễm không kém phần khốc liệt đang chờ đón chúng ta phía trước, những bậc lão luyện đi biển thà chịu sóng to gió lớn chớ không để tàu lọt vào “mắt bão” _ nơi có vẻ rất yên bình, vào được nhưng có một bức tường vô hình không cho chúng ta thoát ra..

https://news.zing.vn/mat-sieu-bao-sap-do-bo-philippines-giong-ho-den-vu-tru-post526743.html

Một không gian yên tỉnh giữa một thế giới động loạn, không có nghĩa đã là Niết bàn hay Cực Lạc gì; mà chỉ là sự chuyển đổi “tông” của một bản nhạc, cả hai trạng thái Động hay Tĩnh đều là CÁI SỐNG CỦA Ý THỨC cả mà thôi !

CHẤP TỊNH sẽ dẫn đến Bệnh CHỈ (một trong bốn bệnh TÁC, NHẬM, CHỈ, DIỆT mà Kinh Viên Giác đã đề cập).

Tịnh Tâm được, nhiều khả năng hành giả được Sinh Thiên, chỉ khi Phát sinh Trí Tuệ thì hành giả mới có cơ may thành Đạo, thoát Sinh tử Luân Hồi. Sinh Tử Luân Hồi không phải là một Sự Thật hữu tướng như nhà tù nhốt chúng ta, mà chỉ là một hiện tượng do lầm Chấp Ngã mà nên.

Từ bài đầu đến giờ tác giả đã nhận lầm cái Tâm Duyên Lự _ Tâm Phan Duyên _ làm Tâm. Cho nên tác giả rất tâm đắc chuyện gạt bỏ mọi thứ linh tinh ra khỏi cái Tâm Phan Duyên, để cho nó được thanh tịnh. Nào có biết đâu, dẫu đạt được sự thanh tịnh thì “đã là gạch ngói thì có mài cho lắm cũng không thể thành gương soi mặt” được.

Bản Thể Tâm thì KHÔNG ĐỒNG CỘNG với Vô Minh. Không ai có thể làm cách này hay cách kia, trau tria tỉa tót, hay dừng đứng cái “Tâm khỉ vượn” để đưa nó về thành Bản Thể Tâm được.

Bản Thể Tâm thì không can hệ gì đến chuyện Thanh Tịnh hay không Thanh Tịnh, Thiện hay Ác, láng sạch hay cáu bẫn. Bản Thể Tâm tự có giá trị độc lập, bất khả hoán cải hay chuyển đổi gì được. Bản Thể Tâm không đợi tu mới thành, không đợi hành mới đắc. Nhận ra và an trú trọn vẹn được nơi Bản Thể Tâm sớm thì là thoát Luân Hồi sớm, nhận ra và an trú trọn vẹn được nơi Bản Thể Tâm muộn thì là thoát Luân Hồi muộn.

Tâm Phan Duyên _ Tâm Duyên Lự _ thì biến đổi liên tục, nó không có thực chất nên gọi là Vô Ngã. Khi hành giả nhận ra Tâm Phan Duyên _ Ý Thức _ là Vô Ngã (không có thực chất) chúng ta gọi thời khắc này là chứng Vô Ngã. Chứng Vô Ngã không phải là nắm bắt được cái Vô Ngã, mà là KHÔNG NẮM BẮT ĐƯỢC GÌ CẢ.

KHÔNG NẮM BẮT ĐƯỢC GÌ CẢ gọi là điều hiểu biết chân chánh của Phật tử vừa vào cửa Đạo, hoặc gọi là Nhập Lưu (Tu Đà Hoàn) hoặc gọi là Trí Tuệ Căn Bản.

Được Trí Tuệ Căn Bản rồi còn phải tu học nhiều nhiều để toàn chứng A Lại Da Tâm, lúc này mới thực sự Kiến Tính !

Cụm từ Kiến Tính thường được dùng cho nhiều trình độ THẤY TÁNH _ Thoáng thấy, Thấy không rõ, Thấy rõ, …. Như trường hợp đức Lục Tổ sau khi nghe Ngũ Tổ giảng Kinh Kim Cang, Ngài đã THẤY rất rõ và đã cảm thán liền lúc đó :

“Đâu ngờ tự tánh vốn tự thanh tịnh,
Đâu ngờ tự tánh vốn chẳng sanh diệt,
Đâu ngờ tự tánh vốn tự đầy đủ,
Đâu ngờ tự tánh vốn chẳng lay động,
Đâu ngờ tự tánh hay sanh vạn pháp !”.

http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php/307-Kinh-Ph%C3%A1p-B%E1%BA%A3o-%C4%90%C3%A0n?p=5970&viewfull=1#post5970

(Chỉ là những tư tưởng nông cạn, con xin được nghe chỉ giáo thêm từ những vị cao nhân. Kính !)

Ngọc Quế
04-19-2018, 08:10 AM
Luận về Huyết Mạch Luận
Bài 60
__________________________________________________ _____________________________________



Luận về Huyết Mạch Luận

Bài 60

-------------

LỜI CUỐI


https://scontent-hkg3-2.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/30743734_173479073372601_446999773598187520_n.jpg? _nc_cat=0&oh=5bba376b16cf99584a9ad1b725d72d77&oe=5B74B9EB


-------------

Kính Sư Ông Làng Mai !

Thật ra chủ trương “Chánh Niệm Tỉnh Giác trong từng bước chân đi” của Sư Ông không có gì sai, Phật Giáo Nguyên Thủy cũng dạy như thế. Trong cuộc sống hối hả của thời đại công nghệ, con người không còn “khoảng trống” cho chính mình. Sự xuất hiện một chủ trương “buông xả để tự do” của Sư Ông đã giúp cho một số khá đông Phật tử Tây phương có chỗ dựa để thấy “đời còn đáng sống!”.

Sư Ông chỉ sai khi lầm tưởng rằng chỉ bao nhiêu đó đã là Niết Bàn tại thế, qua phát ngôn “40 Định Đề của Làng Mai”. Theo con, sự hiểu lầm về Phật pháp của Sư Ông chẳng khác nào Sư Ông đã vác một tảng đá lớn tự lấp miệng hang _ lối thoát của mình. Niết Bàn của đạo Phật KHÔNG CHỈ LÀ KHÁI NIỆM ! Sư Ông đã “bán” đúng cái mọi người cần và Sư Ông đã thành công.

Cũng thế ở Mỹ có Hòa Thượng Tuyên Hóa đã “kéo” Phật pháp xuống ngang tầm “bình dân” và đã thành công trong việc quy tụ một số tín đồ Phật tử :

http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php/552-S%E1%BB%91-Kh%C3%B4ng-L%C3%A0-B%C3%AD-Quy%E1%BA%BFt-%C3%90%E1%BB%83-Ph%E1%BA%A3n-T%E1%BB%89nh-Ho%C3%A0n-Nguy%C3%AAn

Qua đường link trên, quý bạn cảm thấy thế nào ? Có phải Phật pháp như một bức tranh đẹp đã bị H.t “bôi lem” bằng những nét cọ nghuệch ngoạt ngoằn ngoèo mất rồi hay không ? Ấy vậy mà số người “vỗ tay” cho những bài giảng “dị dạng” như thế này không phải ít !

Trong Kinh Pháp Hoa đức Phật nói “Ta chỉ vì một Đại sự Nhân Duyên mà xuất hiện giữa cuộc đời !” Bây giờ, cái Đại sự Nhân Duyên ấy, hầu như không có ai thuyết giảng. Vì 2 lý do :

1). Các Giảng Sư bây giờ hầu hết đều KHÔNG BIẾT cái Đại Sự Nhân Duyên ấy là cái gì ra làm sao, thì lấy gì mà giảng ?

2). Có một số ít có thể giảng phơn phớt _ như T.T Trí Siêu _ thì cũng phải giảng thấp xuống cho vừa lỗ tai của đa số thính giả.

Rốt cuộc, Phật Giáo hiện tại có còn tồn tại cũng chỉ như “cái xác ve” _ không hề có con ve trong đó. Nếu ở đâu đó Phật giáo có vẻ đang thịnh hành thì chỉ nhờ xoay quanh những Giáo Lý Tiểu Thừa, Nhân Thiên Thừa.

Bây giờ đã là thời Mạt pháp rồi chăng ???

(Chỉ là những tư tưởng nông cạn, con xin được nghe chỉ giáo thêm từ những vị cao nhân. Kính !)