PDA

Xem phiên bản đầy đủ : GƯƠM BÁU TRAO TAY _ Handing Down the Precious Sword (Song ngữ)



trantu
08-12-2017, 04:47 PM
GƯƠM BÁU TRAO TAY

(viết về Kinh Kim Cang)

HANDING DOWN the PRECIOUS SWORD

Tác giả: Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

Dịch giả: Diệu Hạnh Giao Trinh

Nhà xuất bản Phương Đông 2008

--- oo 0 oo ---


1. Lên Đường

(1. Onwards on the Path)


Khi tiếp cận với Kim Cang, tôi bỡ ngỡ và chưng hửng không ít. Lâu nay cứ nghe người ta đọc câu “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” như một câu thần chú để quên đi bao nội muộn phiền, rồi đọc Lục tổ Huệ Năng cũng thấy Ngài kể chuyện một hôm đi bán củi, chỉ nghe lóm người ta đọc có câu Kinh đó thôi mà đại ngộ, thế mà mình càng nghe càng mơ hồ, mù tịt. Sau khi viết “Nghĩ Từ Trái Tim,” ghi lại những cảm nghĩ của mình về Tâm Kinh Bát Nhã, tôi thấy hình như mình cũng có được đôi chút hiểu biết nhưng vẫn còn lờ mờ nên muốn tiếp tục tìm hiểu thêm các Kinh sách khác của Phật may ra sáng tỏ thêm chút gì chăng và nhờ đó mà có niềm tin để thực hành thấu đáo. Bởi biết là một chuyện, hiểu là một chuyện, còn từ biết đến tin đến làm và duy trì hành vi, nhận thức không phải dễ dàng. Cho nên trong Tâm Kinh, khi Bồ Tát Quán Tự Tại “hành thâm Bát Nhã” thấy được “ngũ uẩn giai không” thoát mọi khổ đau ách nạn mừng rỡ reo lên “Bồ đề, Tát-bà-ha!” thì Phật đã cảnh giác: Phải tiếp tục hành thâm. Hành thâm nữa. Chưa ăn thua gì đâu. Không được tự mãn. Không được lơ là.


Tôi học Kim Cang không ngờ cũng thấy ghiền như khi học Tâm Kinh ngày trước. Đôi khi giật mình, đôi khi sửng sốt, đôi khi bỡ ngỡ, đôi khi chưng hửng. Các Kinh sách dù có nhiều truyền bản, nhưng rõ ràng là có một sự nhất quán, xuyên suốt, chỉ khác cách tiếp cận tùy “đối tượng đích” mà cách truyền đạt khác nhau chớ nguyên lý vẫn là một. Nắm được cái cốt lõi có thể bớt hoang mang, thấy được “chỗ vào” chăng?

trantu
08-12-2017, 04:50 PM
Cái điều bỡ ngỡ và chưng hửng đầu tiên khi học Kim Cang là hy vọng được đọc, được nghe những lời hay ý đẹp, những khuôn vàng thước ngọc, những bài giảng uyên áo. Thế mà, trời ạ, Kim Cang lại đi kể ngay một chuyện rất đỗi bình thường, nếu không muốn nói là tầm thường nữa, chẳng ăn nhập vào đâu, đó là chuyện Phật tới giờ ăn, đói bụng, bèn mặc áo, ôm bình bát đi… khất thực, chẳng thèm nói lấy một tiếng, chẳng thèm ra oai tằng hắng lấy một tiếng! Nghĩ mà coi, giữa lúc có hằng ngàn người, cả các vị Đại Bồ Tát, A La Hán, các vị “chức sắc” và các đại đệ tử thân tín ngồi hồi hộp chờ nghe những lời giáo huấn sâu xa thì Phật chẳng nói chẳng rằng, mặc áo, cầm bình bát, vào thành khất thực. Đến khi khất thực thấy vừa đủ rồi mới ung dung trở lại “hội trường,” bày ra ăn, ăn xong, thu dọn y bát đâu đó đàng hoàng rồi rửa chân sạch sẽ, ngồi xếp bằng… thở, nghĩ là … nhập định! Chẳng thèm nói lấy một tiếng. Chẳng thèm ban cho một chút huấn từ! Tôi tưởng tượng lúc đó nếu mình cũng đang ngồi xớ rớ đâu đó, bên ngoài hành lang, dự thính, chờ nghe những lời thuyết giảng mà phát tức anh ách, cảm thấy hẫng, thất vọng. Bỗng dưng, Tu Bồ Đề xuất hiện. Ngồi giữa đám đông như mọi người bỗng ông đứng phắt dậy, cung kính cúi chào đúng nghi lễ với bậc Thế Tôn rồi cất lời ca ngợi: Thật tuyệt vời! Thật là tuyệt diệu! Thật xưa nay chưa từng có! Thế Tôn đã khéo léo dạy dỗ, khéo léo trao truyền, khéo léo gởi gấm cho các vị đang có mặt tại đây hôm nay! Lúc đó thì quả thực mới bùng nổ bài học vừa được truyền trao mà chẳng ai ngờ! Lúc đó thì sự chưng hửng đã trở thành nỗi áy náy. Chết rồi, nãy giờ không để ý, không theo dõi kỹ bài giảng không lời kia của Đức Phật! May mà có Tu Bồ Đề phát hiện! Những người không để ý quan sát kỹ sẽ mất đi một cơ hội đáng tiếc!

trantu
08-12-2017, 05:15 PM
Phật có cách dạy riêng của Ngài: không nói một lời mà chỉ làm cho coi. Đó là một phương pháp giáo dục rất mới mà bây giờ người ta gọi là “demonstration,” tức là biểu diễn, làm gương, làm cho bắt chước, một lối dạy kỹ năng sống (life skills) rất hiện đại. Một lần nữa cho thấy học Phật, tu Phật là làm chớ không phải nói. Làm trước, nói sau. Hoặc cũng chẳng cần nói. Ta hiểu vì sao các vị thiền sư thường bắt học trò chẻ củi, nấu cơm, gánh nước, trồng rau, giã gạo… mà chẳng thèm dạy lấy một lời. Cho đến lúc nào học trò tự phát hiện ra một điều gì đó bức xúc trong tâm thì mới dạy, cũng bằng một cách kỳ cục nào đó: có khi lật thuyền, có khi gõ đầu, có khi trả lời trớt quớt, có khi hỏi ấm ớ kiểu ông đưa tâm đây tôi an cho, làm cho học trò ngớ ra rồi… sực tỉnh cơn mê! Cuối khoá học, trò cũng không nhận được một bằng cấp nào của thầy để khoe, thầy cũng chả có gì để trao cho trò. Bới “Cái đó” sẵn có trong trò, thầy chỉ giúp trò tự phát hiện, tự chứng nghiệm, tự “giải quyết” lấy vấn đề của mình. Đó gọi là tham vấn (counselling), một phương cách trị liệu tâm lý học và y học ngày nay. Người làm tham vấn ví như cô mụ đỡ đẻ, giúp bà mẹ có được cuộc đẻ mẹ tròn con vuông chớ không thể đẻ thay bà mẹ. Đứa con có sẵn trong bụng mẹ rồi.

Trở lại bài học, mọi người giật mình, sửng sốt nhớ lại thì mới hay Phật muốn dạy mình bài học đầu tiên: đói thì ăn, khát thì uống. Tới giờ ăn thì phải lo ăn. Ai nói không cần ăn là người không biết sống, hoặc giả dối. Gần hai ngàn năm sau, Trần Nhân Tông, ông vua nhà Trần ở nước ta, vị thiền sư sáng lập phái Trúc Lâm Yên Tử cũng nói trong bài Cư Trần Lạc Đạo: Cơ tắc xan hề khốn tắc miên (Đói thì ăn, mệt thì ngủ.) Phật tới giờ ăn mà còn phải lo mặc áo, xách bình bát đi khất thực, huống là ta! Điều đáng để ý ở đây, một bậc Thế Tôn như Đức Phật, chỉ cần nói một tiếng, không thiếu món ngon vật lạ cúng dường! Thị giả hẳn đã lo bữa cơm tươm tất cho Phật đâu đó rồi, chờ Phật thuyết giảng xong thì vào ăn. Nhưng không. Phật đã tự đi kiếm ăn lấy một mình. Không nhờ vả đến ai. Không ăn thức ăn dọn sẵn ngon lành, mà tự mình làm đúng những điều mình đã dạy. Cho nên không giật mình, sửng sốt sao được! Nhiều vị “chức sắc” có mặt hẳn … hết hồn nhìn lại mình, nào đệ tử cung phụng, nào bày biện các món ăn tuy là chay mà cũng “sơn hào hải vị” không kém! Ngày nay ta còn thấy có nhiều thức ăn chay giả giống hình con tôm, con cá, đùi gà… thật là đáng ngại! Giật mình, sửng sốt còn bởi vì Phật, địa vị cao nhất, bậc Thế Tôn kia, có hằng chục “chức danh” lừng lẫy mà vẫn giản dị làm sao, vẫn đi chân trần từng bước thanh thoát, vẫn bưng bình bát đi khất thực giữa nắng trưa để có cái ăn, có gì ăn nấy.

trantu
08-12-2017, 05:20 PM
Phật đi khoan thai, tự nhiên, mỗi bước đều chánh niệm, không “dính mắc” gì với chung quanh mọi người đang xì xầm hay bàn tán về mình, kẻ khen người chê mình. Ngài chỉ thở vào thở ra trên từng bước đi, ung dung, nhẹ nhàng, sảng khoái. Phật cũng không chọn các nhà giàu để đến khất thực hoặc chọn nhà nghèo dễ chịu hơn, hoặc những nhà quen biết cho chắc ăn, Phật cứ ung dung lần lượt đi từng nhà, từng nhà, bởi vì đâu có cần phải phân biệt, đâu có cần giúp riêng người giàu hay người nghèo. Ai cũng có vấn đề, ai cũng “khổ” như nhau thôi. Người nghèo khổ nghèo, người giàu khổ giàu! Có điều sau một vài tiếng đồng hồ đi bộ để khất thực như vậy thì món ăn nào cũng trở thành “cao lương mỹ vị,” nếu được ăn trong chánh niệm, được nhai kỹ từng chút một thì thức ăn nào cũng ngon, cũng dễ tiêu hoá. Hình như cái bình bát cũng vừa lớn đủ đựng thức ăn cho một người thôi, để không quá dư, không thưà mứa. Ngày nay ít thấy cảnh khất thực, nhất là ở các đô thị, thành phố, thế nhưng khi ta có dịp thấy một người mặc áo ca sa, mang bình bát, từng bước ung dung, chánh niệm, đi khất thực từng nhà, từng nhà, ta không khỏi khâm phục vị Thầy từ ngàn xưa, và tự dưng trong lòng thấy cảm động. Ngày nay dù không còn phải đi khất thực từng bữa nữa, nhưng việc đi bộ hằng ngày vài tiếng đồng hồ cũng luôn rất cần thiết cho sức khoẻ; thức ăn đơn giản, nhiều rau, nhiều đậu, ít béo, ít đường, ít mặn, không quá dư cũng đã rất tốt cho sức khoẻ. Đặc biệt là ăn trong trạng thái ung dung, thư giản, một không khí an lành, với niềm vui có được bữa ăn vừa đủ, không cầu kỳ, không thừa mứa, thì bữa ăn nào cũng trở nên ngon, lành mạnh, khoẻ khoắn. Ăn xong, Phật thu dọn y bát đâu đó gọn gàng, rửa chân sạch sẽ rồi mới vào ngồi tĩnh toạ. Điều đáng để ý ở đây là không phải ăn xong thì đi… ngủ hoặc bắt đầu tranh luận căng thẳng mà là ngồi tĩnh toạ, vào thiền. Có lẽ đó là lúc tốt nhất để nghe cơ thể mình hoạt động, để thấy các thức ăn được bộ máy tiêu hoá, hấp thu, chuyển hoá thành năng lượng ra sao trong từng tế bào. Bài học đã truyền trao. Nếu chịu khó quan sát kỹ tí nữa, lúc Phật bưng bình bát đi khất thực từng nhà, có lẽ ta còn phát hiện ra nhiều điều hay, thú vị khác. Chẳng hạn cái người đi khất thực kia không phải là người đi xin mà là người đi cho. Ta không thể phân biệt ai là người xin người cho ở đây.

trantu
08-12-2017, 05:23 PM
Khi người đi khất thực đứng trước cửa nhà nào thì gia chủ mừng húm, cảm thấy như mình có một hạnh phúc lớn, không phải chỉ vì người đi xin kia là đức Phật mà chỉ vì cái hành vi đi xin kia thực ra mang một ý nghĩa khác, ý nghĩa cảnh tỉnh, như một lời nhắn nhủ, nhắc nhở. Gia chủ sẽ có dịp nhìn lại chính mình, nghe ngóng một tiếng nói nào đó ở trong sâu thẳm tâm hồn mình. Có thể rồi sẽ chóng quên, nhưng hôm nào đó lời nhắc nhở sẽ lại vọng lại. Với người quyền quý cao sang, có thể giật mình một chút thấy cái người đi chân đất, để đầu trần, bưng bình bát đứng xin kia là người vì sao đã từ bỏ ngôi vị Thái tử, đã từ bỏ gấm vóc lụa là, cung phi mỹ nữ. Cũng có thể sẽ có những người xua đuổi, sỉ vả, để rồi cũng nhận được một ánh mắt biết ơn, một nụ cười trìu mến và những bước đi nhẹ nhàng của người khất thực kia. Để rồi đêm về, người đã xua đuổi sỉ vả nọ nhớ lại, ngạc nhiên nghe một thứ tiếng nói khác trong lòng mình. Có những người nghèo không có cái ăn, không có cái gì để cho thì lúc đó cái ánh mắt, cái nụ cười sẽ chia sẻ cùng nhau. Sự tôn trọng, không phân biệt, đã nói lên nhiều điều quá đỗi. Thực ra nếu quan sát kỹ chút nữa, có lẽ từ lúc Phật đứng lên mặc áo, cầm lấy bình bát… mỗi cử chỉ đều đã toát lên một cái gì đó khác với ta. Nếu có ai cắc cớ hỏi chuyện mặc áo, cầm bình bát của Phật đâu thấy khác gì mọi người, thì chắc Ngài sẽ cười nhẹ nhàng nói: có chứ, có chứ. Bởi Phật khoác áo, cầm bình trong chánh niệm còn ta thì hấp tấp, hổn hển chụp lấy áo, chụp lấy bình bát, tất tả vội vàng…

Diễn tiến của một buổi giảng huấn bằng phương pháp demonstration đó thì mỗi cử chỉ, hành động đều phải được theo dõi, quan sát rất kỹ để có thể thực hành theo. Suốt bài giảng đó, ta đã học được nhiều điều hơn ta tưởng: bố thí mà không phải bố thí, trì giới, nhẫn nhục mà không phải trì giới, nhẫn nhục, rồi tiết độ, tri túc, tinh cần, chánh niệm… và lúc nào cũng ở trong một trạng thái ung dung, an lạc, thảnh thơi, đầy trí tuệ. Cho nên ta sẽ không còn ngạc nhiên khi nghe Tu Bồ Đề cất tiếng ca ngợi: “Hy hữu Thế Tôn! Như Lai thiện hộ niệm chư Bồ Tát, thiện phó chúc chư Bồ Tát.”

trantu
08-13-2017, 09:54 AM
Tu Bồ Đề đang ngồi giữa “hội trường” bỗng đứng phắt dậy cung kính chắp tay cúi chào đức Phật và lớn tiếng ca ngợi: “Thật là tuyệt vời! Thật là tuyệt diệu!. Thật xưa nay chưa từng có. Như Lai đã khéo dạy dỗ, khéo giúp đỡ, khéo truyền trao, khéo phó chúc cho các vị Bồ tát”.

Đọc tới đây tôi lại một phen chưng hửng! Bởi Tu Bồ Đề nào phải là ai xa lạ. Ông là một trong mười vị đại đệ tử của Phật, một bậc Alahan, người nổi tiếng ưa hạnh lan nhã, độc cư, người giải Không đệ nhất. Thế mà trong hội chúng này, ông lên tiếng nghe có vẻ gì đó như… ganh tị với các vị Bồ tát! Nào các vị Bồ tát… “vui” nhé, đựơc đức Phật “cưng” nhé, đựơc Như Lai quan tâm giúp đỡ, tin cậy gởi gấm và hôm nay còn được trực tiếp trao truyền một cách khéo léo như thế nhé! Làm như xưa giờ đức Phật chẳng hề dạy cho quý vị, chẳng hề tin cậy, giúp đỡ quý vị, vốn là những đại đệ tử gần gũi nhất của Phật vậy! Lúc đầu tôi chưng hửng, sau thấy hình như không phải vậy! Alahán đã là những bậc vô sanh, lẽ nào lại “sanh sự”, lẽ nào lại đi ganh tị chứ! Có thể đây là một buổi thuyết giảng quan trọng dành riêng cho các vị Bồ tát- những vị tuy đã giác ngộ nhưng vẫn hãy còn là chúng sinh, đang chuẩn bị lao vào thế giới khổ đau để giúp đỡ mọi người. Trong thính chúng, có những vị đã là Bồ tát nhưng cũng có những vị mới “phát tâm”, tu sĩ cũng như cư sĩ, cả nam lẫn nữ, thậm chí chưa phải đã “tự giác” hoàn toàn nhưng vẫn sẵn sàng “giác tha” để qua đó tu rèn học tập thêm. Bồ tát với chí nguyện sẵn sàng dấn thân vào đời, cứu nhân độ thế, là một thế hệ học trò mới của đức Phật- vào thời thuyết giảng Kim Cang. “Chín tầng gươm báu trao tay / Nửa đêm truyền hịch định ngày xuất chinh” (CPN) chăng?

trantu
08-13-2017, 09:58 AM
Gươm báu? Đúng vậy. Thanh gươm trao truyền ở đây là thanh gươm sắc bén nhất, gươm được làm bằng Kim cương, có thể dùng để chặt đứt tất cả những khổ đau ách nạn của kiếp người. Việc làm này được giao phó cho các vị Bồ tát “tương lai”, những trai thiện gái lành tự nguyện, chí nguyện, dấn thân vào đời với lòng nhiệt tình, hăng say để truyền bá đạo giải thóat. Còn với những vị đã là những bậc “Chân nhân” đã dứt hết phiền trựơc, đã “đặt gánh nặng xuống” thì tùy, có thể dấn thân vào đời hay tiếp tục tu hành để giữ ngọn đuốc sáng của suối nguồn cũng hay.. Tôi nhớ đọc đâu đó câu này: when the source is deep, the stream is long. Nguồn có sâu thì dòng chảy mới dài! Còn “xuất chinh”? Phải, xuất chinh ở đây không phải là đi đánh Nam dẹp Bắc, chiếm đất giành dân gì cả mà là chiến đấu với chính mình, với giặc tham sân si trong mỗi con người. Lão Tử chẳng đã nói ”Thắng nhân giả hữu lực, tự thắng giả cường” đó sao? Thắng mình mới khó. Cho nên phải có gươm báu trao tay! Cái cách Tu Bồ Đề ngợi ca Phật đã khéo truyền trao, khéo quan tâm, khéo gởi gắm… hình như đã nói lên điều đó. Đó là cách mà ngày nay người ta gọi là tạo động cơ, “motivation”, trong giáo dục chủ động. Học trò có động cơ học tập thì học mới tốt, còn không rất dễ…ngủ gục! Hẳn là mọi người có mặt trong hội trường đều giật mình, và nhờ đó tâm hồn rộng mở, háo hức đón nhận những lời giáo huấn. Ai cũng tự hứa với lòng sẽ ráng để thành một “Bồ tát”, xứng đáng với sự tin cậy phó thác của đức Phật.

Tu Bồ Đề liền đặt câu hỏi “Thưa Thế tôn, người trai thiện, người gái lành, muốn trở thành một bậc Giác Ngộ thì phải làm thế nào để an trụ tâm, làm thế nào để hàng phục tâm?”

trantu
08-13-2017, 10:03 AM
Một câu hỏi cho đến hơn hai ngàn năm trăm năm sau vẫn còn như vang vọng! Nhất là trong thời buổi hiện nay, thời buổi toàn cầu hóa, “thế giới phẳng” gì gì đó đã đầy con người vào những cuộc tranh chấp khốc liệt, tranh giành quyền lực, quyền lợi, dẫn đến chiến tranh, dịch bệnh, thiên tai… như ta đã thấy. Chưa bao giờ tâm con người ta lại “hừng hực” lên như thế, chưa bao giờ tâm con người ta lại “bấn xúc xích” lên như thế!

Vâng, để Giác Ngộ, chỉ cần xoáy vào một chữ tâm đó thôi. Chỉ cần an trụ, chỉ cần hàng phục được cái tâm đó là xong! Nghĩa là trở thành một bậc Giác ngộ, ngang hàng với Phật, bởi Phật nói, phàm phu là Phật chưa giác ngộ, còn Phật là …phàm phu đã giác ngộ. Thế thôi. Chỉ có thế. Chỉ cần thế. Mọi thứ quấy rối cuộc đời, mọi thứ khổ đau ách nạn đều do cái tâm mà ra nên chỉ cần “xỏ mũi” nó, kéo nó lại, dạy dỗ nó, trừng trị nó –nói khác đi là hàng phục nó như hàng phục một con ngựa chứng, một con trâu điên- rồi…an trú nó vào một chỗ nào đó, đừng cho nó quậy phá nữa là xong! Tưởng dễ mà không dễ! Cái tâm đó coi vậy mà khó dạy, khó trị, khó hàng phục, khó an trú vô cùng! Giỏi như Thái thượng Lão quân mà thỉnh thoảng con trâu của ngài cỡi cũng sút chuồng lén xuống trần làm bậy, quậy phá tưng bừng. Con trâu này vốn còn đựơc ngửi mùi linh đan diệu dược của Ngài nên càng ghê gớm hơn nữa! Tôn Ngộ Không có bảy mươi hai phép thần thông biến hóa mà cũng đành bó tay, cũng hết thuốc chữa, phải nhờ đến Quan Âm Bồ tát mới xong!

Một điều thú vị ở đây là Tu Bồ Đề nói đến người trai thiện, người gái lành (thiện nam tử, thiện nữ nhơn) chứ không nói đến bất cứ trai nào, gái nào. Thì ra đó là điều kiện tiên quyết. Phải tốt phải lành cái đã rồi mới tính chuyện trở thành Bồ tát được! Bởi con đường giác ngộ của Phật kỳ cục quá, lạ lùng quá, tuy là tuyệt diệu mà nói ra sẽ chẳng mấy ai tin, cũng chẳng dễ làm theo. Cho nên lúc đầu Phật đắn đo ngần ngại khá lâu mới chịu chuyển bánh xe pháp! Rõ ràng, một lần nữa, ta thấy Tu Bồ Đề dùng kỹ thuật tạo “motivation”, tạo môi trường thuận lợi cho việc truyền trao gươm báu của buổi hôm nay. Một điểm nữa cũng rất thú vị: không có chuyện kỳ thị giới tính, không có chuyện bất bình đẵng giới ở đây! Cả nam lẫn nữ, ai cũng có thể trở thành Bồ tát. Hơn hai ngàn năm trăm năm rồi đó!

trantu
08-13-2017, 10:09 AM
Phật liền trả lời Tu Bồ Đề “Tốt lắm, tốt lắm! .Đúng như ông nói đó, Ta đã hết lòng giúp đỡ, hết lòng tin cậy, gởi gấm cho các vị Bồ tát!”. Được lời như cỡi tấc lòng! Không phải chỉ Tu Bồ Đề nói mà Phật cũng xác nhận nhé! Vậy thì lẽ nào chư vị còn dám lơ là! Không khí hội trường lúc đó có lẽ đã hoàn toàn khác, đã đủ chín muồi.

“Này Tu Bồ Đề, ông hãy lắng tai nghe cho kỹ (đế thính) đây”. Lắng nghe (listening) là kỹ năng hàng đầu trong tham vấn (counselling) tâm lý ngày nay. Lắng nghe, không phải là nghe hời hợt ngoài tai, mà là nghe với tất cả tâm hồn, tất cả thân xác. Người biết lắng nghe là người nghiêng mình về phía người nói, nhìn vào mắt người nói, gật gù những chỗ tâm đắc, hỏi lại nếu cần và biết phản ánh, lặp lại với những câu chữ khác xem có đúng nội dung diễn đạt không. Một người biết lắng nghe là người có tâm hồn đồng cảm, chìm ngập, tràn dâng cảm xúc! Ta hiểu vì sao trong Kim Cang, Tu Bồ Đề, vị Alahan vô sanh là vậy mà cũng nước mắt rơi lã chã! Chữ “đế” ở đây còn có nghĩa là “thẩm xét”, suy xét cho thấu đáo, không thể chỉ nghe, tin một cách hời hợt được. Khi học Phật, thú vị nhất là Phật không “áp đặt” bao giờ, lúc nào cũng bảo ta chớ vội tin, hãy suy xét cho kỹ, tìm tòi cho thấu đáo, và thực hành cho miên mật để rồi tự mình phát hiện, tự mình “kiểm nghiệm”, tự mình chứng nghiệm lấy.

Để ý thêm chút nữa, ta thấy dường như ở đây Phật chỉ nói riêng cho Tu Bồ Đề, với Tu Bồ Đề thôi. “Ta sẽ vì ông mà nói”. Đương vị nhữ thuyết. Có nghĩa là không phải với bất cứ ai ta cũng nói được điều này. Vì ông đã biết đặt ra một câu hỏi cốt lõi, rốt ráo… như vậy nên ta mới nói riêng cho ông biết: “Người trai thiện, người gái lành, muốn trở thành bậc Giác ngộ thì cứ làm …như vầy, như vầy…” Hãy nghĩ xem, trong tình huống đó mọi người sẽ chăm chú, sẽ dóng tai lên mà nghe như thế nào! Tất cả mọi người trong hội trường trở thành người học…lóm. Học… lóm là một cách học…hay! Lục tổ Huệ Năng đã từng học lóm như vậy ngay khi đã vào chùa, ngày ngày giã gạo , bửa củi, nấu cơm. Nhờ vậy mà ông thấy ngay “Bản lai vô nhất vật” trong khi những người khác còn loay hoay tìm kiếm! Cách nói “Hãy làm như vầy…như vầy…” thường gặp trong truyện xưa, mỗi khi có điều gì cần riêng tư, bí mật, càng gây thêm một sự tò mò muốn biết, muốn nghe. Phải chăng đó chính là kỹ thuật truyền trao đặc biệt của Kim Cang? Phật và Tu Bồ Đề có lẽ đang sắm vai, “role playing”, một cách tuyệt vời của phương pháp giáo dục chủ động rất hiện đại đó chăng?

Tu Bồ Đề hớn hở: Xin vâng, xin vâng, con đang rất muốn nghe đây!

trantu
08-13-2017, 10:21 AM
1. Onwards on the Path



When I first read the Diamond Sutra, I was a bit startled and rather confused. Up to now, upon hearing someone recite the passage “Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm” He (the bodhisattva) can only give rise to that mind without dwelling anywhere, I always thought it was a comforting mantra to soothe one’s anguish state of being. I’ve even read that the 6th patriarch Hue Nang, one day while out selling wood casually heard someone quote that passage and he was instantly enlightened. For me, the more I hear it, the more I’m lost in the fog of confusion.

After the publication of my book Thinking from the Heart, which comprised of my every thought and feeling about the Heart Sutra, I felt that my understanding was somewhat better though some confusion remained. For this reason I wanted to study other sutras to gain a little bit more clarity, in hopes of obtaining more faith and thorough practice. Knowing and Understanding is one thing, but to transcend from Knowing to believing, practicing, and remaining aware is not easy. That is why in the Heart Sutra, the Bodhisattva Avalokiteshvara is said to “practice deeply the Prajna Paramita…” acknowledging that the five aggregates are empty, and then was freed from all suffering and misfortune. He was so happy that he cried out “Bodhi! Swoha!” but the Buddha admonished “Go on practicing deeply. Practice more deeply. Nothing has been achieved. Don’t be self-satisfied. Don’t be neglectful”.


I studied the Diamond Sutra and was surprised to find myself as captivated as I was when I studied the Heart Sutra earlier on. Sometimes I was surprised, sometimes I was puzzled, sometimes baffled, sometimes perplexed. Despite the existence of numerous sutras [taught by the Buddha] there is clearly a consistent unity of principle that went from the beginning to the end, with the methods of teaching vary depending on the audience for the teaching. If one can grasp the essence, maybe one will be less perplexed and be able to find “the way in”?

(Quý Phật tử nào muốn tham khảo, học hỏi thêm về Anh ngữ, xin mở 2 tab cùng lúc để đối chiếu. Phần Anh ngữ này được chép vào đây nhằm phục vụ cho những Dịch Giả tương lai)

trantu
08-13-2017, 10:25 AM
One reason for my perplexity when studying the Diamond Sutra was that I expected to study, listen and learn the profound and scholarly teachings of the ancient mysterious Dharma. But, oh my goodness, the Diamond Sutra begins with a very normal, not to mention trivial and somewhat elementary, story: The Buddha, sensing he was hungry at mealtime, would put on his robe, retrieved his begging bowl and went to beg for alms. He did not deign to say a word, not even clear his throat to assert his authority. Just think, at that time there were thousands of people, great bodhisattvas, arahants, “dignitaries”, close disciples, all sitting there waiting eagerly for a profound teaching. But the Buddha just donned his robe, took his bowl and went into the city to beg for food. When he deemed the food enough, he came unhurriedly back to the “assembly”, took out his food, ate it, then put bowl and robe neatly away, washed his feet, took the cross-legged position, and breathed deeply… which means he entered … a dhyana absorption! Not one word was said. Not even a small murmur of instruction! I imagined, if I was there, hanging somewhere around outside in the corridors waiting to listen to the teaching, how I would be frustrated out of my mind and utterly dismayed! All of a sudden, Subhuti appears from among the seated crowd. Jumping up on his feet to a revered ceremonious bow to the Buddha, he said “It is very rare, World Honoured One! How well the Tathagata protects and thinks of all Bodhisattvas, how well He instructs all the Bodhisattvas”!
Like a big explosion catching everyone off guard, so came the impact of the delivered message in the lesson that no one had initially realized! From shock turned to discomfort. Oh my God, we didn’t pay attention carefully for the unspoken teaching given by the Buddha! Fortunately, Subhuti did! Otherwise, we’d be sorry to miss such an opportunity!

The Buddha has his own method of teaching: he does not speak, but he acts for us to see. This is a very new and modern instructional method to teach “life skills”, called “demonstration” which means to show, to give example to be followed. Once more, we see that learning and practicing Buddhism involve doing, not speaking. Do first, explain later. In fact, there may not be a need for speech at all. We understand now why the Zen masters required their disciples to cut wood, cook meals, fetch water, plant vegetable, and pound rice … without uttering one word of teaching. Until the student discovered an urgent need to be taught, then the teaching will be given but in a unique way: sometimes by capsizing a boat, sometimes a knock to his head, or a reply in riddles, or sometimes by an ambiguous answers like “give me your mind, I’ll pacify it”. The student at first will be stupefied… then later enlightened as if awaken from a delusion! At the end of the school, the student will not receive any diploma to show off, and the master has nothing to give him either. Because “the thing” inherently already exists within the pupil, the master only helps him to unearth it and experience the discovery of the “resolution” for himself. This process is called “counselling”, a contemporary method in psychotherapy and modern day medical treatments. The counsellor is like a midwife; she helps the mother to give birth but cannot give birth in her place. The child already exists in his mother’s womb.

(Quý Phật tử nào muốn tham khảo, học hỏi thêm về Anh ngữ, xin mở "song hành" _ 2 tab cùng lúc để đối chiếu. Phần Anh ngữ này được chép vào đây nhằm phục vụ cho những Dịch Giả tương lai)

trantu
08-13-2017, 10:27 AM
Back to the lesson, everyone felt a rude awakening and suddenly realized that the Buddha had taught them their first lesson: eat when you are hungry, drink when you are thirsty. Eat when it’s time to eat. Those who say that they don’t need to eat do not know how to live, or they simply lie. Almost 2000 years later, Tran Nhan Tong, a king of the Tran dynasty of Vietnam and a great Zen master, founder of the Truc Lam Yen Tu school, also mentioned it in a poem of his “Cu Tran Lac Dao” (Cư trần lạc đạo) (To enjoy the path while living a worldly life): “when hungry, eat ; when tired, sleep” (Cơ tắc xan hề khốn tắc miên).

Even the Buddha was busy putting his robe and taking his bowl to go for the alms, let alone us! A special note worth mentioning here: Buddha, a World Honoured One, at the slightest hint of food would receive variety of delicious and exotic offerings bestowed upon him. His attendants have likely already prepared a savoury meal for him, to be served after the teaching. But alas no, the Buddha went out to beg the food himself, relying on no one. He did not eat the good food prepared for him, but lived by his own teachings. How can we not but be in awe and amazed? Some high-ranking monks (“dignitaries”) there… uneasily pondered, being served feasts of “delicious and exotic” vegetarian delights. Nowadays there are even vegetarian food creations that strikingly resemble prawns, fish, chicken legs… quite controversial! We are also amazed because the Buddha, a being of the highest status as the World Honoured One, with dozens of “venerable titles” and still was such a simple man! He still walked barefoot peacefully carrying his bowl. He stilled trudge along hot midday sun begging for alms, eating whatever food he was given. The Buddha walked serenely, naturally, aware of each step, not caught up by judgments or comments about him, around him. He only breathed with each step, easily, gently, feeling good! He did not choose rich households to beg, nor did he choose the poorer ones which might be kinder, or the people he were acquainted with to be sure that he would receive something. The Buddha unhurriedly went from house to house, there was no need to make any difference, no need to help only the rich or the poor! Everybody has problem, everybody suffers. The poor have poor’s problem, the rich have rich’s problem! But after a few hours walking, any food can become delicious one, easily digested if eaten mindfully, if chewed mouthful per mouthful. It seems the bowls were just big enough for only one person’s need, just so there was not too much food nor leftovers.

Nowadays it is very rare to see mendicants in town, but if one has the chance to see a monk in yellow robe, carrying a bowl, mindfully walking easy steps and begging his food at each doorstep, we can’t help but admire and being moved by the Monks of a thousand years past. At present, there is no need to go to each house begging for each meal, but it is still good for your health if you could walk a few hours per day. Simple food, with plenty of vegetable, beans, limited in fat, sugar and salt, are also very good for your health. Above all if your meals are taken in a good setting: leisurely enjoyed in a relaxing atmosphere, with simple and sufficient food, then every meal is good and healthy..

trantu
08-13-2017, 10:30 AM
After his lunch, the Buddha put everything away neatly, washed his feet and sat down to meditate. Note here that he did not go straight to bed or participated into any heavy discussions, but sat peacefully, meditating. Maybe that is the best time to follow each activity of your body, to feel how your food is digested, absorbed, transformed into energy in each one of your cells. The teaching has been set in motion. If we are mindful and carefully observe the Buddha when he carries his bowl and went to each house, we would be likely to discover more insights and interesting details. For example, the mendicant was not the receiver but actually the giver. Here we cannot distinguish who is begging and who is giving. When the mendicant shows up at the door the householder is exuberant, feeling great joy and happiness, not only because the mendicant was the Buddha, but also the act of begging itself has another meaning: it gives a meaning of a gentle reminder and suggestion. The householder has the opportunity to look at himself, to hear some voice from the deepest place of his heart… perhaps he will forget it quickly, but the day will come when he remembers this moment of teaching. As for the wealthy, they may start to see that the barefoot, bareheaded monk, standing with his begging bowl at their doorstep was a crown prince who renounced his kingdom, his palace life and beautiful courtesans, and for whom? There might also be some who turned him out, shouted abuses at him, but they still received a grateful look, a sweet smile and the peaceful steps of the mendicant. At night, these men will remember, and surprised to hear another voice within their heart. There are poor people, who do not have enough to eat themselves let alone to give. But they can exchange a friendly expression, a compassionate smile. His respect, His equanimity betrays a lot of things. In fact, if one examine closer, when the Buddha got up and put on his robe, took his bowl… each one of his gesture has a dignified mannerism quite unlike ours. If someone still insists to question what the dissimilarity is between the Buddha’s action of preparing his robe and bowl compared to our own, it’s likely the Buddha will smile gently and say “oh yes, there is…”. The Buddha donned his robe and took his bowl with awareness, while we tend to make the same attempts quite hurriedly fetching the robe and haphazardly grasping the bowl…

Through the process of demonstration, every gesture, every movement should be observed closely and noted in detail so as we can replicate the teachings and actions. All along this teaching, we learn more than we can imagine: how to give but not giving, to hold precepts but not holding precepts, to be forbearing without being forbearing, as well as being temperate, content, diligent, mindful … while at all times remain in a serene, peaceful, relaxed, wise state of mind. No wonder Shubuti praised the Buddha “It is marvellous…The Tathagata blesses bodhisattvas with the best of blessings and entrusts bodhisattvas with the greatest trusts!”

trantu
08-13-2017, 10:32 AM
2. Handing down the precious sword


Subhuti, sitting among the assembled peers, suddenly leapt up: “It is very rare, World Honoured One! How well the Tathagata protects and thinks of all Bodhisattvas, how well He instructs all the Bodhisattvas!”


At this point, I was again more perplexed. Subhuti is no stranger! He is one of the ten great disciples of the Buddha, an arahant, famous for his delight in living alone, foremost in Emptiness. Nonetheless, he spoke as if… he was jealous of the Bodhisattvas… “You, Bodhisattvas, be ‘joyous’ for Lord Buddha has ‘favoured’ you and devoted his teachings to you this day!” “He minds you, protects and instructs you so earnestly as if He had never taught, entrusted, nor guided you, his greatest and closest disciples, before!” At first I was aghast, then it dawned on me that things were not as they seemed. Arahants, Worthy Ones, had attained the state of no-rebirth, how can they be jealous and give birth to such a mental affliction? Maybe here is an important teaching, dedicated especially to the bodhisattvas– enlightened beings who choose to remain sentient in this world, and who are ready to plunge into the world of suffering in order to provide salvation for others. Among the attendees are confirmed bodhisattvas, as well as some (religious or laymen/women) newly generated Bodhicitta who are not yet enlightened beings but are available to assist others attain enlightenment, and apply the Buddha’s teachings and doctrines in the process. They formed a new generation of Buddha’s disciples at the time He taught the Diamond Sutra. It was a formation of Bodhisattvas aspired and ready to engage as life saviours to those in need.

trantu
08-13-2017, 10:35 AM
Was it like:

The Emperor, handing over his precious sword, at midnight calls for war and sets the day?

“Chín tầng gươm báu trao tay / Nửa đêm truyền hịch định ngày xuất chinh” (Đoàn thị Điểm)

A precious sword? Absolutely. The sword that was handed here was the sharpest, made of diamond, able to slice through all human suffering and destined misfortune of mankind. This task is entrusted to the “future” Bodhisattvas, the good men and women who aspires to throw themselves into life’s danger with zeal, eager to spread forth the liberating Dharma. As for the Worthy Ones who had eliminated all afflictions, who had laid the “burdens” down, it would also help that they chose to commit themselves to return to the samsaric world and continue upholding the Dharma source! I remember having read: “when the source is deep, the stream is long!” The source must be deep so for the stream to be long!

And what about going to war? The war here is not with other countries to defend one’s own or to occupy another but to be at war with ourselves, with the greed-aversion–ignorance foes inside each of us. Lao Tzu said: “those who conquer others are strong; those who conquer themselves are powerful”. It’s difficult to conquer oneself. One needs a precious sword for that.

The way Subhuti praised Buddha of “how precious, dedicated and mindful the Tathagata was taught to all the Bodhisattvas, protecting and instructing them so well” already expressed this. Nowadays, this is known as “creating motivation” as part of the participatory education. With the use of motivation, students study better, or else they might… fall asleep! Maybe everybody assembled there was just as stupefied, making them more open, more enthusiastic to absorb the teaching. Each of them vowed to strive to be a bodhisattva to deserve the Buddha’s protection and trust.

trantu
08-13-2017, 10:38 AM
Subhuti then asked: “World Honoured One, if good men and good women want to achieve enlightenment, upon what should they rely? What should they do to control their mind?”

2500 years later, this question still resounds. Especially today when globalization and the “flat world” etc… have driven mankind to fierce disputes, struggles over power and interests that lead to wars, epidemics, and natural disasters… as we all have witnessed. Never men had been so “enflamed” and their minds so “wildly disarrayed” as much as they do now.

Indeed, to be enlightened, all you need is to focus on that mind. You must quiet it, subdue it and that’s it! Doing so one will be enlightened in the same way as Buddha did. As He said, ordinary people are not yet enlightened Buddhas, and a Buddha is an already enlightened ordinary man. That’s it. There’s nothing more. We need nothing more. All the disturbing elements in life, all sufferings and misfortunes come from that mind. One need only bridle it, pull it back, discipline it, coax it – in other word tame it as one would have tamed a wild horse or an angry bull— contain it somewhere and prevent it from wreaking further havoc!

trantu
08-13-2017, 10:41 AM
Easier said than done. In fact, the mind is very difficult to control, train, subdue and settle. As powerful as Thai Thuong Lao Quân, and still was unable to discipline his riding bull from breaking loose from its cage and doing damage to the world! The bull used to smell Lao Quan’s magical medicine, which only made it even more violent! Even Tôn Ngô Không, with his 72 kinds of supernatural powers was sometimes desperate, helpless and had to ask Quan Âm Bodhisattva for help!

It is interesting to note here that Subhuti spoke of good men and women in general, and not of any men or women in particular. Firstly, they must be good, worthy. That is the primary condition to become a bodhisattva. The path leading to enlightenment recommended by the Buddha is an odd one, so strange but wonderful, hardly believable and certainly not an easy process to follow. That is why at the beginning, the Buddha hesitated a long time before giving his first sermon (turning the Dharma Wheel). It is clear today that Subhuti applied the technique of creating “motivations” to set a favourable environment for Buddha to pass on the precious sword. Another interesting point to note: there are no gender distinctions. Both men and women can become bodhisattvas! And think that this was 2500 years ago!

The Buddha answered Subhuti: “Well said, Subhuti. Well said. So it is, Subhuti, it is as you say. The Tathagata blesses bodhisattvas with the best of blessings and entrusts bodhisattvas with the greatest trusts…” How good to hear that! Even the Buddha had confirmed Subhuti’s foresight! How then would one dare be inattentive! The atmosphere of the assembly must have been different then, more conducive and ripe.

trantu
08-13-2017, 10:43 AM
“You should therefore truly listen, Subhuti, and consider this well”. Listening is the first skill in the contemporary world of psychotherapy. To listen truly is not just to give ears carelessly or superficially, but to be attentive with all one’s mind, all one’s body. A good listener is someone who leans forward and looks the speaker in the eyes, nods his head in approval at agreeable points, ask questions when necessary and summarizes in his/her own words what was heard to confirm good understanding of the speaker’s intent. A good listener must be an understanding, emotional person. It is not surprising that in the Diamond Sutra, Subhuti, an arahant, who already attained the “no-rebirth” status, was still moved to tears! The word “truly” here also has the meaning of “examining/ scrutinizing thoroughly”, not just listening and trusting absent-mindedly. When we study Buddhism, it is interesting to note that the Buddha never imposed the teachings. He always said we must not believe immediately, but instead have to analyse, test and experience what He said for ourselves.

If we pay further attention still, we will see that the Buddha is speaking personally to Subhuti and only to him. “I shall tell you…” the Buddha said, which means “I shall not tell this to anyone else, because you are the one who knows how to ask important and ultimate questions. So I’ll tell only to you. Good men and women who want to achieve enlightenment should do things like this…like this”…

Just imagine how all of us would be attentive in this situation, how we all would prick up our ears in that forum! Everybody suddenly become astute eavesdroppers! Eavesdropping is a good way to… learn! The 6th patriarch Hue Nang naturally eavesdropped upon entering the temple, while daily pounding rice, cutting wood and cooking meals. Thanks to that, he immediately recognized that “fundamentally there is not a single thing” (Bổn lai vô nhất vật), while others remains lost in their quest. In classical text, when there is something secretive, private to share, one would say “This is how you do it … like this….” and that invites curiosity. Is that a special strategy the Buddha adopted to teach the Diamond Sutra? Are the Buddha and Subhuti playing their roles in the very modern participatory method?

Subhuti grinned widely: “Yes, yes, I very much wish to hear!”


https://thuvienhoasen.org/p26a22801/1-onwards-on-the-path

trantu
08-14-2017, 10:13 AM
3. Vậy mà chẳng phải vậy!


Lại nói Tu Bồ Đề kính cẩn đặt hai câu hỏi với Phật: “…làm thế nào để an trụ tâm, làm thế nào để hàng phục tâm?” thì Phật bảo rằng không có gì khó cả, các vị Đại Bồ tát đều hàng phục tâm bằng cách như vầy… như vầy… “Ông hãy lắng tai nghe cho kỹ đây. Ta sẽ vì ông mà nói”. Tu Bồ Đề hớn hở: “Xin vâng, xin vâng. Con đang rất muốn nghe!”.

Hơn hai ngàn năm trăm năm sau, chúng ta cũng đang rất muốn nghe, cũng đang dỏng tai lên mà nghe, bởi chưa bao giờ con người sống trong sợ hãi, lo âu, căng thẳng như bây giờ, với chiến tranh dịch bệnh thiên tai đủ thứ! Con người mắc đủ thứ bệnh tật mà y học dù rất tiến bộ cũng lúng túng, bó tay… Các loại bệnh cứ xà quần, hết thứ này sanh thứ khác, bởi cái gốc của nó không ở cái thân xác kia, nên đi đủ thứ bác sĩ cũng không khỏi cho đến khi vớ phải một… lang băm! Y học đã phải bào chế ra nhiều thứ thuốc, nào an thần, nào thuốc ngủ, nào giải lo (anxiolytique), thậm chí những thứ thuốc cực mạnh để cắt đứt cơn suy nghĩ của con người, làm cho họ rơi vào trạng thái hôn mê ngắn hạn để được thảnh thơi đôi chút, xa rời đôi chút với những lo âu phiền muộn sợ hãi bao quanh!

Phật dạy: Muốn hàng phục tâm ư, muốn an trụ tâm ư? Chỉ cần “diệt độ” tất cả chúng sanh, loại nào cũng “diệt độ”, cho vào Vô dư Niết bàn sạch trơn, nhưng rồi thật ra… chẳng có chúng sanh nào đựơc diệt độ cả!

Ối trời! Thiệt là choáng váng! Chưa kịp trấn tĩnh, Phật đã nói tiếp: “Tại sao vậy? Tại vì Bồ tát mà còn có tướng ta, tướng người, tướng chúng sanh, tướng thọ giả thì… chẳng phải là Bồ tát! ”. Lúc đó hẳn một số người trong thính chúng cũng hoang mang, thôi không dám làm Bồ tát nữa và xin rút lui có trật tự! Chính Tu Bồ Đề cũng phải kêu lên: Con có thể hiểu không khó những lời Phật dạy, nhưng liệu năm trăm năm sau, người ta có thể hiều được không? Phật đã phải quở ngay: “Ông chớ nói thế!”. Bởi Phật tin tưởng ở tương lai, người ta có thể hiểu Phật nhanh hơn, phương tiện truyền thông tiến bộ hơn, và… đời sống con người càng… khổ đau hơn, dù vật chất có được cải thiện mà phiền não thì cứ gia tăng!

trantu
08-14-2017, 10:54 AM
Tuy vậy, Phật cũng nói thêm: Sau này, ai được nghe Kim Cang mà “không kinh, không hãi, không sợ” thì người đó hẳn phải có nhiều “thiện căn”! Nửa thế kỷ trước đây, Edward Conzé, tiến sĩ tâm lý, nhà Phật học nổi tiếng, người đã dịch Kim Cang sang tiếng Anh, bảo bạn ông, một nhà trí thức thần học, khi đọc bản dịch đó đã kinh ngạc kêu lên: Điên, điên rồi! Nhưng Erward Conzé không thấy điên, lại còn khẳng định: hiệu quả sẽ đựơc chứng minh qua áp dụng vào đời sống hằng ngày! Nguyễn Du đọc đi đọc lại Kim Cang cả ngàn lần, đến khi có dịp đi sứ sang Tàu, nhìn thạch đài phân kinh của Thái tử nhà Lương mới than: Chung tri vô tự thị Chân Kinh! (Cuối cùng mới hiểu ra Kinh không chữ mới thật là Chân Kinh!).. Người xưa thì cũng đã nguyện “Nguyện giải Như Lai chơn thật nghĩa!”. Chắc hẳn phải có điều gì đó… bí ẩn!

Phật nói muốn hàng phục tâm thì có bao nhiêu loại chúng sinh, dù sinh từ thai, sinh từ trứng, từ thấp, từ hóa, từ có hình hoặc không có hình, từ có tưởng, hoặc không có tưởng, hoặc chẳng có tưởng mà cũng chẳng phải chẳng có tưởng… đều phải “diệt độ” tất cả, cho vào… “Niết bàn” sạch trơn! Rồi, tuy“diệt độ” vô số sô lượng vô biên chúng sanh như vậy mà thật ra… chẳng có chúng sanh nào được diệt độ cả!

Lâu nay ta vẫn nghĩ chúng sanh là beings, là êtres, là những sinh vật- gồm có cả con người trong đó – nên “diệt độ” hết chúng sanh thì ta ở với ai? Có sách nói phải diệt độ hết chúng sanh đi mà đừng kể công, ấy mới là lòng quãng đại, là chí nguyện của Bồ tát. Có sách lại bảo chúng sanh ở đây không phải là người, không phải là sinh vật mà là những tư tưởng, những ý nghĩ, những khái niệm! Người bình thường chúng ta nghe chữ “diệt độ” chúng sanh, rồi đưa hết vào “Niết bàn” cũng thấy ớn! Thực ra chữ “diệt độ” ở đây không có nghĩa là tiêu diệt mà là giúp đưa hết cả qua bờ Giải thoát.

Nghĩ cho cùng, cốt lõi có lẽ nằm ở hai chữ “chúng sanh”! Giải mã được từ khóa này thì hy vọng mở được “Càn khôn đại nã di tâm pháp” như Vô Kỵ dưới hầm sâu trong tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung! Một hôm, tôi đem thắc mắc “chúng sanh” này hỏi một vị sư. Sư trả lời ngắn gọn: Tùy chúng duyên nhi sanh! Rồi thôi, chẳng nói gì thêm. Với tôi, thế là đã đủ, đã rõ! Vậy mà phải mất bao nhiêu thời gian trăn trở, kiếm tìm, suy gẫm.

trantu
08-14-2017, 11:02 AM
Tôi hiểu tại sao các vị Thiền sư thường bắt học trò giã gạo, gánh nước, bửa củi nhiều năm mà chả chịu dạy gì, cho đến khi đủ chín muồi tự trong bản thân mình! Cũng như người xưa đến thầy xin học thuốc, thầy coi giò coi cẳng xong mới cho vào học, lúc đầu bắt chẻ thuốc, bào thuốc, tán thuốc, sắc thuốc… chừng năm bảy năm trời rồi mới cho bắt mạch, kê toa, bởi lầm một chữ là chết người. Đến khi thành tài… thầy còn gã con gái cho không chừng! Như vậy có thể nói chúng sanh ở đây không phải là chúng sanh như ta vẫn hiểu mà là do các “chúng" duyên với nhau mà “sanh” ra nên gọi là “chúng sanh” thôi! Duyên hết thì chúng sanh cũng hết! Học Phật không được chỉ dựa vào câu chữ mà cũng không được rời câu chữ! Ở đoạn sau của Kim Cang nói rõ: “chúng sanh tức phi chúng sanh”! Ta làm quen cách nói “tức phi… thị danh” này trong Kim Cang! Đây là thứ ngôn ngữ “phá chấp”, cũng gọi là “ngôn ngữ ly niệm”, nhằm giúp phá vỡ “khái niệm” đã đóng khuôn trong vỏ não ta từ lâu. Bởi muốn giúp giải thoát con người thì trước hết phải vựơt qua những khái niệm, những định nghĩa cứng ngắc, chằng chịt, như lưới nhền nhện làm cho con người bị gò bó, dính mắc, khó mà thoát ra được. Mỗi ngành học đều có những terminology, thuật ngữ riêng của mình. Danh từ y học chẳng hạn, chỉ người trong ngành hiểu với nhau, người ngoài không sao hiểu chính xác đựơc, thậm chí một số từ y học không thể dịch mà phải phiên âm, phải giữ nguyên gốc để diễn đạt đầy đủ ý nghĩa sâu xa hơn. Chính vì thế mà các thầy thuốc thường châm… tiếng Latinh với nhau khi nói chuyện, làm cho bệnh nhân nghe chới với không hiểu mô tê, rồi có khi diễn dịch sai, hiểu lầm, đâm ra hoang mang.

Tùy “chúng duyên nhi sanh” là tùy theo các duyên mà sanh ra thứ “chúng sanh” này hay “chúng sanh” khác! Cho nên mới có “vô số vô lượng vô biên” chúng sanh! Bản thân ta cũng là một chúng sanh vì do các “uẩn” (chúng) sắc, thọ, tưởng, hành, thức hợp lại mà thành…. Nói cách khác, do ba mẹ mình “duyên”… với nhau mà có mình, chớ nếu hai người “vô duyên đối diện bất tương phùng” thì còn lâu! Đó là chưa kể ông nội “gặp gỡ” bà nội, ông ngoại “gặp gỡ” bà ngọai. (Người đâu gặp gỡ làm chi/ Trăm năm biết có duyên gì hay không? ND). Cho nên mình mới có cơ hội mang gène của cả giòng họ kể cả gène tính khí hoặc gène suyễn, tiểu đường! Hai nguyên tử H và O “duyên” với nhau thì sanh ra thứ này hay thứ khác, nếu thêm C vào nữa thì có khi thành dấm, có khi thành rượu! Ta mà “duyên” với rượu thì cũng lắm chúng sanh sẽ được tạo ra! Cơn giận chẳng hạn. Vì một lời nói xúc xiểm nào đó của ai đó có khi làm ta bừng bừng nổi giận! Lời qua tiếng lại một lúc thì “chúng” đã “sanh” ra lắm chuyện! Từ chúng sanh “lời nói” có thể chuyển sang chúng sanh “đấm đá”… như chơi! Cơn giận, lòng tham, nỗi buồn, sự sợ hãi, lo âu, căng thẳng… đều là những “chúng sanh”, nó quậy phá trong tâm ta làm cho ta bị bấn loạn, phiền não, khổ đau không ngớt! Ngay cả những con người rất dễ thương quanh ta, có khi mới sáng sớm là Tiên, là Bồ tát, chiều đến đã biến thành Atula, Dạ xoa… các thứ như chơi! Mà ta cũng vậy dưới mắt người khác!

trantu
08-14-2017, 11:05 AM
Có thực “ba cái lăng nhăng nó quấy ta” chăng? Không hẳn! Gió không động, phướn không động. Tâm ta mới động. Tâm ta mà thanh tịnh rồi thì “chấp” hết! Cơn giận nỗi buồn gì cũng “diệt độ” xong ngay! “Chúng” nào “sanh” ra thì ta… “diệt độ” hết, nghĩa là dẹp bỏ sạch trơn. Đến lúc mặt hồ không xao động thì ánh trăng mới vằng vặc soi! Nhưng, còn lâu! Còn phải khổ công rèn luyện dài dài! Không thể nóng vội được. Chữ “diệt” ở đây không có nghĩa là tiêu diệt, mà là “dẹp bỏ” qua một bên, hay còn có nghĩa là “không để phát sanh ra” nữa, tức là một trạng thái “vô sanh”! Tiếng Việt ta thật hay: sanh sự thì sự sanh! Vô sanh thì vô sự, mà vô sự thì bình an: “Bình an vô sự”! Vậy nếu ta … rèn luyện giỏi, ta có thể “diệt độ chúng sanh” được lắm chớ! Diệt độ hết chúng sanh mà thực ra không có chúng sanh nào được diệt độ cả, bởi có còn sanh ra nữa đâu mà diệt với độ!

Nhưng hình như thế vẫn còn chẳng phải!

trantu
08-15-2017, 10:31 AM
3. It looks like that but is not the way it is


Subhuti respectfully asked two questions to the Buddha: “How can we rest our mind, how can we subdue our mind?” and the Buddha said: “There is nothing difficult there, the Great Bodhisattvas should subdue their mind this way, this way… Listen carefully. I shall tell you how”. Subhuti happily answered: “Pray, do, World-honored One. With joyful anticipation we long to hear.”

More than 2,500 years later, more so now we very much long to hear and prick our ears to listen, because man has never lived so much in fear, anxiety and stress as we do now within the scope of global conflicts, epidemics, natural disasters and the like! Man is infected with various diseases which modern medicine cannot heal just yet! So many different kinds of diseases manifests around us, one induces another because their roots are not to be found in our body! We go to see every kind of doctors eventually ending up resorting quack specialists. An abundance of drugs are available like anti-depressants, sleeping sedatives, anxiolytics, even very potent drugs to help people disengage themselves from their thoughts and induce a temporary sensationless state just to provide momentary rest, peace and isolation from the taxing emotions and distress of anguish or fear.

trantu
08-15-2017, 10:31 AM
The Buddha taught: How to control your mind? Where must your mind dwell? You only need to bring all living creatures of whatever class to the final extinction, to the unbounded liberation, Nirvana! But actually none of them was brought to the final extinction!

Oh my goodness! What a whirlwind! The Buddha continued on before one recovered from the first train of thought:

“Why so? Because no Bodhisattva who is a real Bodhisattva cherishes the conception of an ego, a personality, a being or a life span”.

Upon hearing this many listeners felt the contradiction to commit themselves further and they started to reconsider their idea of becoming Bodhisattva.

Even Subhuti cried out:

“I might easily understand the Buddha’s teaching, but in 500 years, what about the people of that time, will they be able to understand?”

The Buddha admonished him: “Subhuti, do not utter such words.”

This is because the Buddha has great faith in the future, as people are more likely to easier understand his teaching thanks to modern technology, mode of media communication, and so forth… though material improvements and life conveniences will be abundant… people will be more prone to suffer and their destructive emotions will also soar up! The Buddha added: “In the future, if someone hears this Sutra and is not frightened, or alarmed, or terrified, you should know that person is most rare”.

Half a century ago, Edward Conze (Ph.D. in Psychology and well-known Buddhist scholar who translated the Diamond Sutra into English) said that an intellectual theologian friend of his, upon reading the translation bewilderedly exclaimed: “It’s crazy! Utterly crazy!” But Edward Conze didn’t think this was crazy at all, on the contrary he affirmed that the results will be acknowledged through daily application of its principles!

trantu
08-15-2017, 10:36 AM
Nguyen Du read the Diamond Sutra over and over, thousands of times, until he had the opportunity as Ambassador to make a trip to China. As he looked at Prince Luong’s stone terrace and its fading carved words, he lamented:

“Finally I understand that only wordless sutras are genuine teachings!”

(Chung tri vô tự thị chân kinh)

The ancients similarly attested: “We vow to understand the true meaning of the Tathagata’s teachings” (Nguyện giải Như Lai chân thật nghĩa).

Perhaps there is something … some secret here.

The Buddha said hat to discipline one’s mind, one must bring together countless types of beings – beings born from womb, from egg, from moisture or from transformation, beings with form or without forms, with perception of without perception, with neither perception nor non-perception… to the final extinction (of rebirth), to the Nirvana without exception. Then, although these countless, incalculable beings have been brought to extinction, in reality… no one been extinguished!

Up to now, we think that beings are animated things, inclusive of human beings, so if we bring every ‘being’ to extinction then whom are we left to live with? Some texts say that we must bring the totality of beings to extinction without pride on oneself, in so doing to achieve the magnanimous deed that is the way of a Bodhisattva.

Other texts have alluded to beings not as human beings or animated things but as thoughts, ideas, concepts!

To ordinary people as ourselves, the sentence “bring to extinction”, then moving toward Nirvana is somewhat terrifying! In fact, to bring people to extinction does not mean to kill them, but to bring them across the way to the other shores, i.e. to liberate them!

If we think it through, maybe the premise here is the word “being”. If we manage to decode it, we might perhaps open even the “Lost secrets of Martial Arts” (Càn khôn đại nã di tâm pháp) as Vô Kỵ (the knight errant of Kim Dung’s martial novels) did while he stayed in a deep crypt.

trantu
08-16-2017, 03:26 PM
Once I talked to a monk regarding my question about “beings”, he answered briefly “those who depend on causes and conditions to come into being” and that was all he said. But to me that was enough, that was very clear; after long periods of searching and pondering, my concerns finally resolved. Now I understand why Zen masters used to demand that their disciples pound rice, fetch water and cut wood for many years without any semblance of teachings, until the disciple internalized a sense of maturity. Like in the old days when an apprentice wanted to learn from a master alchemist, the master would examine the disciple from every angle before proceeding to teach him skills on how to cut herbs, shed, pound and cook them… only after five to seven years would the disciple be allowed to check pulses and prescribe remedies because a minor mistake can be fatal! And when he succeeds, the master might even give him his daughter’s hand in marriage! So we can say that the context of “beings” here is not what we typically understand but refer to the causes and conditions linking up with one another and coming together, or coming into ‘being’, that is why we call them “beings”. As the chanced meeting ends, so does the act of ‘being’. In Buddhist studies we cannot rely on words alone, nor can we depart from them…

In the latter parts of the Diamond Sutra, it is said clearly that “the beings are not beings”. We are acquainted now with the “it is no…, therefore it is called…” phrasing in this sutra. This kind of saying, this unconventional, beyond-the-thinking language helps us to refute false tenets and to destroy concepts which have long been frozen in our cortex. To be liberated, a man must first free himself from his extremely solid concepts and perceptions into which, as in a spider’s web, he is entangled, caught up, hampered and unable to move.

trantu
08-16-2017, 03:28 PM
Every branch has its own terminology that those within the same specialization can understand completely, unlike non-specialists who may not comprehend fully. For example, a large number of medical terms cannot be translated, and must be pronounced phonetically in their original forms in order to completely express their meaning (subtlety and all). That is why doctors used to add Latin terms when talking to each other, to the great confusion of their patients who don’t have the slightest idea of their meaning and subsequently get them all wrong and entangled in more confusion.

“Arisen from causes and conditions”, sentient beings differ greatly from one another. That is why they are innumerable. We ourselves also are a sentient being, a being constituted by the five aggregates (skandhas) combined together: Aggregate of Matter (or of Form), Aggregate of Feeling or Sensation, Aggregate of Perception, Aggregate of Mental Formations and Aggregate of Consciousness … In other words, our parents were “fated” [i.e when the causes and conditions were complete and linked together] to meet in order to… have us. In the case they were not “fated” to meet, “even face to face they could not see each other” (vô duyên đối diện bất tương phùng), we by no means can be here! And what about our grand-parents? If they did not happen to wonder once “Why did I meet this person? Are we fated to live a lifelong together?” (người đâu gặp gỡ làm chi, trăm năm biết có duyên gì hay không?), our presence here would also be highly improbable! Therefore we have the opportunity to inherit the genes of the entire clan, even those of our character, or those of asthma, of diabetes. The two H and O atoms are “bound to meet” so that different matters come into being, and if we add the C atom, sometime the combination of them would give rise to vinegar, some to alcohol. And if we are “bound to meet” with alcohol, not a few new beings will be “fated” to come to life! Let’s take anger, for example. Because of an offensive comment, we can react in explosive anger! A few harsh words are exchanged and soon a few problems spring into “being”! From words, these “beings” can easily come to blows. The anger, greed, sadness, fear and anxiety or stress are also “beings” which can wreak havoc in our mind and lead to endless flusters, afflictions, sufferings! Even those around us might be very sweet like angels in the morning, but easily turn to demons in the afternoon. And so can we, as the others see us!

trantu
08-16-2017, 03:30 PM
“Tea, alcohol and females,

these few trifles are keeping me distracted…”

Một trà một rượu một đàn bà,

ba cái lăng nhăng nó quấy ta (Tú Xương)

Is it true that these “trifles” distract us? Not really! “The wind does not move, the flag does not move. Only the mind does” [said the 6th Zen Patriarch]. When our mind is peaceful, what can “distract” us? Should anger or sadness (or anything else) come into being, we only need to “extinguish” them all, to let go of them entirely and that’s it! The surface of a lake must be motionless for the moon’s reflection to hold. But that takes time. We have to train painfully for a long time, it will not do to rush progress. The word “extinguish” here does not mean to destroy but to put aside, or “not to let it come into being again”, or let it be in an “unborn state”. If we train skillfully, we can “extinguish all the sentient beings”, why not? To “extinguish all the sentient beings” also means that no sentient being has been extinguished, because if they no longer come into being, what is left to be extinguished?

But it seems that even this [explanation] doesn’t entirely make sense!

trantu
08-17-2017, 04:18 PM
4. Phải Vậy Mà Vậy!


Khi hiểu được “chúng sanh tức phi chúng sanh thị danh chúng sanh”, ta tưởng đã nắm được từ khóa để mở vào kho tàng “Kim Cang”, nhưng thực ra còn lâu, bởi vì, vậy mà chẳng phải vậy!
Trở lại không khí buổi truyền trao “gươm báu” lúc đó, thấy không ít người bối rối vì câu nói với ngôn ngữ ly niệm của mình, Phật liền hỏi: Tại sao vậy (hà dĩ cố)? Rồi khẳng định: “Bởi vì Bồ tát mà còn có tướng ta, tướng người, tướng chúng sanh, tướng thọ giả thì chẳng phải Bồ tát!”.

Tôi lại một phen chưng hửng! Tưởng Phật sẽ giải thích, ai ngờ Ngài lại nói một câu có vẻ chẳng ăn nhập gì với phần trên! Chắc lại có một bí ẩn gì ở đây! Lúc đầu tôi nghĩ đến ngôi thứ nhất, thứ nhì, thứ ba, số ít số nhiều với các thời quá khứ, hiện tại, vị lai, như một cách chia “verbe” để nói lên mối quan hệ giữa ta, người, không gian, thời gian, nhưng hình như không phải vậy! Tôi lại nghĩ hay đó là một biểu đồ có ba trục không gian và một đường cong thời gian, trên đó, mỗi cá nhân xác định vị trí của mình trong xã hội, mối tương quan của mình với những “chúng sanh” khác ở một thời điểm nào đó! Cũng không phải! Vậy thì… là cái gì? Mãi sau tôi mới vỡ ra: đó chính là trạng thái vô ngã của hành giả trên bước đường giải thoát! Hành giả phải “chiếu kiến ngũ uẩn giai không”- thực sự vô ngã- thì mới có thể “độ nhứt thiết khổ ách”; mà có “độ nhứt thiết khổ ách” cho mình rồi thì mới có thể giúp cho người khác được, mới xứng danh là Bồ tát. Cho nên đây là một đòi hỏi có tính quyết định, là điều kiện “ắt có”.

Vô ngã không dễ “thấy”! Dù có thể dùng lý luận , triết lý về duyên sinh, duyên khởi, về cái “Không” để thấy vô ngã, nhưng đó chỉ là cái vô ngã của lý thuyết, của khái niệm! Còn vô ngã ở đây lại là một trạng thái, một cảnh giới – được cảm nhận bởi hành giả qua một quá trình tu tập dài lâu và miên mật: Thiền! Vâng, chính thiền đã là con đường “độc đạo” mà Phật đã từng nhấn mạnh trong Tứ niệm xứ (Satipatthana), trong An ban thủ ý (Anapanasati):“Đây là con đường độc nhất dẫn tới thanh tịnh cho chúng sanh, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí…”. Thiền đã có từ xa xưa.

trantu
08-17-2017, 04:57 PM
Ngay hồi còn nhỏ xíu, một hôm, thái tử Tất Đạt Đa trong lúc ngồi dưới bóng cây coi người ta làm ruộng đã tình cờ rơi vào trạng thái sơ thiền. Sau này trên đường học đạo, Ngài đã gặp hai vị thầy dạy thiền cao nhất thời bấy giờ, và chỉ trong một thời gian ngắn, ngài đã vượt qua tám cảnh giới thiền cho đến Phi tưởng Phi phi tưởng mà vẫn chưa yên, phải từ biệt ra đi tìm một con đường riêng của mình! Khi đạt đến cảnh giới thiền thứ chín, “Diệt thọ tưởng định” thì mới hết chuyện, lúc đó ngài mới trở thành bậc Giác ngộ thực sự, bậc Toàn giác! (*) Nói cách khác, “Diệt thọ tưởng định” mới là thứ thuốc chữa tận gốc căn bệnh phiền não, khổ đau mà các giai đọan trước đó chỉ là chữa triệu chứng, kiểu đau đâu chữa đó nên cứ bị tái phát hoài. Chữa tận gốc là chữa dứt điểm, hết sợ tái phát, hết sợ di chứng! “Diệt” trong diệt thọ tưởng định ở đây không mang nghĩa triệt tiêu mà là không để nảy sinh! Cắt bỏ một khối u thì không bằng phòng ngừa để khối u đừng sinh ra. Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Tóm lại, để xứng danh là Bồ tát thì phải vượt qua được cửa ải này. Nói khác đi, Bồ tát phải “hành thâm” thiền định cho rốt ráo, đạt đến trạng thái vô ngã- không còn thấy có tướng ta, tướng người, tướng chúng sanh, tướng thọ giả gì nữa cả- không còn phân biệt, chấp trước gì nữa cả – thì mới thênh thang thõng tay vào chợ mà không sợ vướng bụi trần!

May thay, nghe cho kỹ thì Phật đã dạy Tu Bồ Đề rất rõ: “Chư Bồ tát Ma ha tát ưng như thị hàng phục kỳ tâm”. Ma ha tát là lớn, là đại! Các vị Đại bồ tát đều đã làm như vậy mà hàng phục cái tâm mình! Chớ còn… “tiểu” Bồ tát hoặc mới phát tâm… sơ sơ, mới lõm bõm học như ta thì cũng chớ nóng vội! Phải từng bước, trì giới, nhẫn nhục, phải tinh tấn… dài lâu!

“Phật cáo Tu Bồ Đề” chính là để nhắc nhở những ai muốn bước vào con đường Bồ tát thì không thể không thiền định. Bởi không định thì khó mà tuệ. Giới sẽ dẫn đến định, định sẽ dẫn đến tuệ và ngược lại. Đây là một tam giác cân, có hai chiều xuôi ngược. Theo tôi, để điều trị cho tận gốc bệnh “tham sân si” thì chỉ có thể dùng thuốc đặc trị là “giới định tuệ”. Giới để chữa tham, định chữa sân và tuệ chữa si. Nhưng nếu chỉ chữa triệu chứng thì không thể chữa dứt điểm được, nó sẽ tái phát, nó sẽ để lại di chứng. Vậy muốn chữa rốt ráo, chữa tận gốc, thì phải phối hợp cả ba thứ thuốc, ba mặt giáp công. Định không thôi dễ mù mịt. Giới không thôi dễ cố chấp. Tuệ không thôi dễ ba hoa. Tuy vậy rõ ràng là tùy đối tượng mà ba thứ thuốc này sẽ gia giảm cho phù hợp.

(*) Câu này tác giả đã sai lầm : Nhập Diệt Thọ Tưởng Định chỉ là đắc quả A La hán, chớ không phải TOÀN GIÁC (trantu)

trantu
08-17-2017, 05:04 PM
Người hay “sân”, dễ thương dễ nhớ dễ sầu dễ bi –Rồi bị thương người ta giữ gươm đau/ không muốn chữa không chịu lành thú độc (Xuân Diệu) hay Chưa gặp em mà đã biệt ly/ hồn anh theo dõi bóng em đi (Hàn Mặc Tử)… thì chữa bằng định là tốt nhất. Người trí thức, cóp nhặt gom góp, tự hào vì “đãy sách” của mình, thì chữa bằng tuệ để khống chế, hàng phục triệu chứng “si” trước. Khi tuệ sáng ra thì tự dưng thấy cần phải giới, cần phải định. Nhưng trong cả ba thứ thuốc đó, căn bản nhất theo tôi vẫn là định. Vì có định mới đạt tới vô ngã, mới diệt được “thọ tưởng”, mới không còn phân biệt, chấp trước. Lão Tử bảo nhìn người đạt đạo thấy họ “độn độn hề”- nghĩa là thấy họ có vẻ “khù khờ” thế nào ấy- bởi họ đã khác, đã vô tranh, đã vô sinh rồi vậy!

Nếu bài học đầu tiên Phật dạy là đói ăn khát uống, nặng về Giới thì bây giờ bài học thứ hai là về Định. Từ “Phật cáo Tu Bồ Đề” đến “…tức phi Bồ tát”, có sự nhất quán, trải dài tiến trình thiền định, từ dục giới, sắc giới rồi vô sắc giới, rồi vượt qua tất cả để cuối cùng đạt đến diệt thọ tưởng định, còn gọi là “cửu thiền”, bậc thiền thứ chín! Nghe cứ y như “Độc cô cửu kiếm” mà bí quyết nằm ở chỗ các chiêu thức linh hoạt dính kết không tách rời từ hữu chiêu đến vô chiêu cuồn cuộn như nước chảy mây trôi, không kẽ hở, đến một lúc chiêu thức không còn mà chỉ còn kiếm ý, không thấy có ta có người nữa mới thật sảng khoái, mới thật là… tuyệt chiêu! Lúc đó thì đúng là “năng sở song vong”, trâu cũng mất mà người chăn cũng không còn! Hãy đến rồi biết! Đừng nói suông. Phật đã dạy như vậy. Khó thay!

Dĩ nhiên còn có nhiều tầng lớp ý nghĩa khác nữa cần được trải nghiệm để tự khám phá, tự phát hiện. Đó là cái mà trong kinh Phật gọi là “vô lượng nghĩa”! Gươm báu trao truyền ở đây chính là khả năng “phá chấp”. Khi còn chấp, nghĩa là còn cột chặt vào một nghĩa cố định nào đó là hãy còn “trụ”, còn dính, còn mắc, sao đạt được cái gọi là “ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”? Một chiêu “phá kiếm thức” trong “Độc cô cửu kiếm” của Lệnh Hồ huynh đệ vung lên đủ phá kiếm trận của mười lăm cao thủ võ lâm đang vây hãm chàng. Khi đạt đến vô chiêu, chắc còn kinh thiên động địa hơn nữa! Phá kiếm thức chỉ là một chiêu đơn giản của “phá chấp” thôi! Vào một lúc nào đó ta sẽ cảm nhận, sẽ khám phá thêm, sẽ “ngộ” thêm nhiều tầng lớp ý nghĩa khác nữa. Điều quan trọng là thực hành, là khám phá, là phát hiện qua sự thể nghiệm, trải nghiệm riêng mình. Chính ở đó, mới biết thế nào là không thể nói được (bất khả thuyết), không thể bàn luận được (bất khả tư nghì)! Ngôn ngữ cũng đành “bó tay” vậy!

trantu
08-18-2017, 09:36 AM
4. That is the way it is but it does not appear so.


Once we understand “beings are not beings, therefore they are called beings,” we thought we held the password to enter the Diamond Sutra vaults, but that in fact is not the case, because that it the way it is but it doesn’t appear so.

Let’s revisit the previous episode during which the “precious sword” was being handed down. Seeing scores of people in amazement by his beyond-the-thinking language, the Buddha asked “Why is that?” Then he affirmed: “Because if a Bodhisattva still holds on to the arbitrary illusions of form or phenomena such as an ego, a personality, a being, or a life , then that person is not a Bodhisattva”.

Once again I was dumfounded! I expected an explanation from the Buddha, but what he said seemed to be of no relevance to what was said previously. May be there is something mysterious here.


Initially, I thought about the first, second and third person in singular and plural in the past, present and future as in the grammatical verbs conjugation in order to mark the relativeness between the self with the others, with time and space, but it seemed that was not the way it is! Then I thought that it might be a 3-dimensional chart and a curved line representing the time on which each individual affirms his present status in society, his connection with other “beings” at a certain point, but that still was not right either! What was it then? It took me a long time to realize it: That is the no-self state of a practitioner on his way toward liberation! The practitioner must “meditate on the emptiness of the five aggregates” (skandas) – the true no-self – in order to “overcome all ills and sufferings” [The Heart Sutra].
But he must first overcome all ills and sufferings for himself, then be able to help others to be a worthy Bodhisattva. So this is a compulsory, necessary condition in order to…

This “no-self” doctrine is rather elusive! Even if it is possible to use logic, philosophy of interdependency, of emptiness to understand the meaning of “no-self”, but it is only the result of a theoretic, conceptual body of knowledge. Here, the no-self is a state, a realm that the practitioner can perceive through a long and consistent practice, the meditation!

trantu
08-18-2017, 09:37 AM
Meditation exists from time immemorial. When prince Siddharta was still very young, he would sit shaded under a tree to observe the laborers in the distant paddy fields, and unknowingly attained the first dhyana state.

Later, on the path of enlightenment, he studied under two of the foremost meditation masters of his time, and in a short time mastered the 8 dhyana absorptions up to the “neither perception-nor-non-perception” stage, but still did not find peace and yearned to search for a path to call his own, so he left them! It was only when he attained the ninth dhyana realm “the absorption of complete extinction of sensation and perception” that lead to the stage of “all-knowing”, to the “Buddha-hood” in which every delusion vanished. In other words, the dhyana “extinction of sensation and perception” is the only remedy to heal all inflictions and sufferings at their roots, while the previous process only treated the symptoms superficially as and where it was needed and cannot prevent the recurrence of diseases. To treat a disease at its root is to heal it thoroughly, without any risk of recurrence or post-treatment sequela.

The term “extinction” in “dhyana of extinction of sensations and perceptions” does not mean “extinguish (annihilate)” them but prevent them from development further. Destroying a tumor is not as good as preventing it from developing in the first place. Prevention is better than cure. In short, to be worthy of being a Bodhisattva, one must successfully endure this path. In other word, a Bodhisattva must thoroughly “deeply practice meditation” to attain the no-self state. He must relinquish all attachment to the illusions of form or phenomena such as an ego, a personality, a being or a life-span. He must also relinquish all discrimination, all seizing – then he can serenely stroll into the bustle of the market place of the world, immune to any affliction, without fear of being contaminated.

trantu
08-18-2017, 09:49 AM
Fortunately, if we listen carefully, we will hear that the Buddha instructed Subhuti very precisely “The Great Bodhisattva should subdue their mind in this way”. All the Great Bodhisattvas have practiced in “that way” to control their minds. As for…“rookie” or lesser Bodhisattvas… please do not be in a hurry. We still must take steps, have patience, strive diligently and persevere … the enduring paths ahead!

“The Buddha told Subhuti”, as a reminder to all who wish to join the Bodhisattva’s path that they cannot allow themselves to skip meditation. Without meditation (or concentration) it is difficult to have wisdom. The ethical disciplines lead to concentration, concentration to wisdom, and vice versa. It is an equilateral triangle with two directions: onward and backward. In my opinion, ethical disciplines, concentration and wisdom are specific antidotes for greed, aversion and delusion; the ethical disciplines to counter greed, concentration to counter aversion and wisdom to counter delusion. If we only treat the symptoms… the disease will not be eradicated, it will recur with sequelae risks. So, in order to eradicate it and cure it thoroughly, one must combine the three remedies to foray the disease on 3 planes. If one focuses too much on concentration, one tends to be out of touch with the real world; on ethical disciplines, one tends to be too intransigent, too rigid; and with an imbalance of wisdom, one tends to brag…

In spite of this, these three healing drugs must be dosed according to the patient’s need. The “aversion type” tends to be over sentimental, easy to love, easy to suffer…
:
[I]When injured, one keeps the arms
Refusing to be healed, to be cures of the poisonous inclination…
Rồi bị thương, người ta giữ gươm đao
Không muốn chữa, không chịu lành thú độc.
(Xuân Diệu)
We parted even before our meeting
My soul follows your shadow…
Chưa gặp nhau mà đã biệt ly
Hồn anh theo dõi bóng em đi…
(Hàn Mặc Tử)
then these situations are best treated by meditative concentration.

trantu
08-18-2017, 09:54 AM
Intellectuals who always tend to accumulate and squirrel away information, proud of their “book knowledge”, are best treated firstly by wisdom in order to counter their symptom of delusion. When enlightened by wisdom, one naturally knows that one needs ethical disciplines and meditative concentration as well. Among the three remedies, meditative concentration is the most fundamental. Only by meditation can one attain the “no-self” state and the dhyana of “extinction of sensations and perceptions”, to stop discriminating and be attached to things. Lao Tzu said that enlightened persons always seem somewhat guileless, and that is because they are now different, free from all passions and have attained the perfectly content seclusion or no-rebirth state.

If in his first lesson the Buddha taught that we should eat when hungry and drink when thirsty, in order to emphasize the “ethical discipline”, then this second lesson emphasizes the “meditative concentration”. From the passage: “Then the Buddha addressed the Venerable Subhuti” … to “is not a Bodhisattva” there is a consistency in the meditative process from the sphere of desire, sphere of form and then non-form. Then one must overcome all these too, to eventually attain the dhyana of “Extinction of sensations and perceptions” which is also called the ninth dhyana absorption.

It is like a perfect exchange of martial arts sword play, movements intertwined with harmonious and unbroken transitions from visible to invisible, like trancelike flowing water or chasing clouds, until all but the essence of the art of sword remained; the performers and their moves also disappeared… and that is the ultimate move. At that moment there is no more object nor subject, when the herd as well as the herdsman cease to exist. One must experience this! Not just talk about it. That is what the Buddha taught.
Of course there are many other layers of meanings to experience before one can discover oneself. This is what is called the “infinite meanings” in Buddhist scriptures. The handing of the Precious sword symbolizes the capacity of going beyond convention and constraining. If we are still clinging, or still hold on to any fix meaning tight, then we still are dependent, stuck… how can we attain the mental state of that mind without dwelling anywhere?
Lệnh Hồ Xung’s “sword destroying tactics” in the “Độc cô cửu kiếm” (Technique of combatting alone using 9 swords) defeated 15 trained swordsmen who besieged and outnumbered him. If he used the “No More” technique (vô chiêu thắng hữu chiêu), imagine how more awesome it would be! The way towards destroying the move is only a simple step toward the technique “going beyond convention and constraint”. One day we shall be able to perceive, to discover and to be “aware” to much more layers of meanings. The important thing is to practice, to discover through experience. Only then, will we be able to understand what means “unutterable” (impossible to explain) and “unfathomable” (impossible to comprehend), where even language is not of use!.

trantu
08-19-2017, 10:57 AM
5. Con mắt thứ ba!




Khi thấy Tu Bồ Đề và mọi người trong thính chúng có vẻ như hả hê vì đã đựơc chỉ dạy xong cách hàng phục tâm, thì Phật đã vội gọi: Lại nữa! Này Tu bồ Đề! khiến cho mọi người sực tỉnh. Lại nữa ư? Chưa xong, chưa hết ư? Còn nhiều chuyện quan trọng nữa ư? Đúng vậy, Phục thứ, Tu Bồ Đề. Bồ tát ư pháp, ưng vô sở trụ hành ư bố thí! Bồ tát ở trong pháp, đừng trụ vào đâu cả để làm việc bố thí!
Tôi lại một phen chưng hửng! Bổ tát ở trong pháp? Pháp gì? Ưng vô sở trụ bố thí là bố thí làm sao? Tự dưng đang bàn chuyện diệt độ chúng sanh, chuyện thiền định vô ngã cao xa vời vợi bỗng nhảy đùng vào chuyện xin cho, chuyện cơm áo gạo tiền, chuyện bố thí này nọ?

Đọc kinh sách, chúng ta dễ bối rối khi thấy từ “pháp” có lúc là cách thế, là phương pháp, có lúc lại là một trong lục trần: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp! Bồ tát ở trong pháp, thì pháp đây là phương pháp, là cách thế. Có sáu cách thế giúp rèn luyện để trở thành một vị Bồ tát gọi là Lục độ: Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định, Trí tuệ. Bố thí là yếu tố thứ nhất, đựơc nói đến đầu tiên ở đây! Bố thí là cửa ngõ dễ nhất – ai cũng có thể làm được- mà cũng là khó nhất, không phải ai cũng làm được!

Với hai câu hỏi của Tu Bồ Đề “Làm cách nào để an trụ tâm? Làm cách nào để hàng phục tâm?” thì Phật đã chỉ dạy cách hàng phục trước. Hàng phục thì… dễ, dạy trước, an trụ khó, dạy sau. Rõ ràng cái tâm viên ý mã, cái tâm quậy phá, như ngựa chứng, như trâu điên sức mấy mà an trụ được nếu chưa hàng phục! Hàng phục là trị nó, là làm cho nó quy hàng, làm cho nó chịu phép, bấy giờ mới tính chuyện “an trú” nó, cho nó ra đảo hoang hay vào rừng sâu. Cũng như người ta phải bắn thuốc mê để hàng phục mấy con voi điên ở rừng Tánh Linh dạo nọ trước khi chở nó lên Darlak để tiếp tục thuần hóa nó, làm cho nó ngoan ngoãn và trở nên hữu ích ?

Hàng phục… không khó, nhưng là bước căn bản, không có không xong! Chỉ cần giới và định là đủ. Giới và định thì hình như những người có mặt trong buổi truyền trao “gươm báu” này ai cũng đã quen thuộc, nhiều người thậm chí còn có “chức danh” này khác! Nhưng sao tâm vẫn chưa an? Vẫn thấy còn nhộn nhạo? Ấy là bởi thuốc chưa đủ mạnh, trị chưa tận gốc, cần phối hợp với một thứ thuốc đặc trị mạnh hơn, đó là Tuệ! Có giới, định mà thiếu tuệ vẫn chưa xong, bệnh vẫn còn tái phát. Hàng phục mà chưa an trụ cũng vậy!

trantu
08-19-2017, 11:06 AM
“Bồ tát ư pháp, ưng vô sở trụ hành ư bố thí”! Muốn an trụ tâm ư? Dễ lắm! Thì đừng có trụ vào đâu cả! “Ưng vô sở trụ” là xong hết! Đừng trụ vào đâu cả thì sẽ được an trụ? Câu nói nghe lạ, nhưng tuyệt diệu! Muốn an tâm ư? Thì hãy vô tâm! Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền (Trần Nhân Tông). Vô tâm ở đây không phải là bỏ mặc, là mặc kệ! Không phải thế. Trần Nhân Tông đã rời bỏ vương triều, đi tu trên núi Yên tử, vậy mà khi quân Nguyên sang xâm lấn nước ta, nhà sư đâu có mặc kệ, ông tức khắc xuống núi, bày mưu tính kế, góp sức đánh đuổi ngoại xâm. Cái “vô tâm’ của ông là ở chỗ đánh đuổi xong giặc thì xoa tay, về núi tu tiếp. Muốn an trụ thì vô trụ, muốn an tâm thì vô tâm. Đơn giản vậy. Lục tổ Huệ Năng chỉ nghe lóm một câu “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” mà ngộ, còn ta sao cứ mãi mịt mờ! Ấy là bởi ta còn ham “dính mắc”, ham tích cóp hơn là từ bỏ, buông xả, bố thí !

Phật nói rõ hơn: vô sở trụ nghĩa là… đừng có trụ vào sắc bố thí, đừng có trụ vào thanh, hương, vị, xúc, pháp… Tóm lại đừng có trụ vào tướng! Bất trụ tướng bố thí. Trụ là dựa, là dính, là mắc. Bố thí mà dính mà mắc, mà dựa vào “tướng”, vào hình thức thì chưa phải là bố thí đúng nghĩa! Bố thí mà còn thấy có kẻ cho người nhận, có quay TV để lăng xê tên tuổi, để hù thiên hạ, để “đầu tư” kiếm danh, kiếm lợi, kiếm phước thì chưa phải bố thí đúng nghĩa. Đúng nghĩa là bố thí…bất vụ lợi, bố thí không thấy có ta có người có vật bố thì, bố thí đựơc như vậy mới… thực là hạnh phúc. Đó là cách bố thí vô ngã, bố thí không dính mắc, không toan tính. "Một đời lận đận đo rồi đếm/ Mỏi gối người đi đứng lại ngồi!" (Bùi Giáng). Cáí bố thí mà Phật dạy để có Tuệ chính là cái bố thí vượt qua, vượt ra, vượt lên, bố thí ở bờ bên kia, bờ của tuệ giác, bố thí balamật đó vậy.

trantu
08-19-2017, 11:13 AM
Tiếng Hán khá thú vị. Ghép chữ mộc là cây (trần) với mục là mắt (căn) thành “tướng”. Lục trần khi tiếp xúc với lục căn (nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý), nhất là khi có tâm dính vào thì thành “tưởng”, tạo ra đủ thứ chuyện! Như các chàng Đào cốc lục tiên trong tiểu thuyết Kim Dung, ngớ ngớ ngẩn ngẩn, chịu sự sai khiến của người khác, lúc vầy lúc khác, lúc thông thái lúc điên rồ, tranh cãi nhau chí chóe lọan xạ suốt ngày. Người mới tu thuờng tìm đến núi cao rừng rậm cho khuất mắt, khỏi bận lòng. Họ lánh trần, ly trần (chớ không phải lìa trần) là để không sanh sự nữa. Người đắc đạo rồi thì thỏng tay vào chợ! Khi Lệnh hồ huynh đệ học được Dịch cân kinh chính truyền rồi thì không còn sợ Đào cốc lục tiên nữa, họ trở thành bạn chí cốt của nhau!

Dò sông dó biển dễ dò. Đừng coi mặt mà bắt hình dong!Thấy vậy mà không phải vậy! Dựa vào “tướng” thì dễ vỡ mộng! Lầm chết! Phật cho một thí dụ cụ thể: Thiên hạ nói Phật có 32 tướng tốt, vậy ai có đủ 32 tướng tốt đều có thể coi là Phật chăng? Biết bao lần Đường Tăng lầm chết người như thế! Cả Trư Bát Giới, Sa Tăng cũng hì hục lạy yêu quái. Trừ lão Tôn, nhờ con mắt thứ ba, lão Tôn trợn lên một cái thì… vượt qua tướng, thấy cái thực chất, cái tánh bên trong! Hình thức không gạt đựơc lão Tôn! Phật dặn đi dặn lại: Đừng có lấy hình sắc mà tưởng Ta, đừng có lấy âm thanh mà cầu Ta… ! Thời buổi bây giờ người ta… gạt nhau hơi nhiều! Người khôn ăn bòn kẻ dại. Quảng cáo nghe bùi tai, tiếp thị thấy sướng mắt… Thỉnh thoảng cũng nên trợn con mắt thứ ba lên một cái!

Điều cần nhớ là Phật dạy “bất trụ tướng bố thí”, “vô sở trụ hành ư bố thí” chớ không phải không bố thí. Vẫn có bố thí, vẫn còn bố thí, vẫn cần bố thí. Miếng khi đói bằng gói khi no. “Bố thí” cách thế sống hạnh phúc, không lo âu, sợ hãi, là cái mà Phật gởi gấm, tin tưởng vào các vị Bồ tát sẽ “ vị tha nhơn thuyết”, dù một chữ một câu, dù tứ cú kệ đẳng…

Bố thí đã vậy thì các “độ” khác cũng phải vậy! “Ưng vô sở trụ hành ư bố thí” thì cũng phải ưng vô sở trụ hành ư trì giới, ưng vô sở trụ hành ư nhẫn nhục v.v… Không chỉ Bố thí đừng trụ, đừng dính mắc mà trì giới cũng đừng trụ, đừng dính mắc! Quả là không dễ! Không dễ nên mới phải tu, phải rèn, phải luyện dài lâu!


http://thuvienhoasen.org/p17a11186/con-mat-thu-ba

trantu
08-20-2017, 03:13 PM
5. The third eye


Seeing that Subhuti and other participants of the assembly looked somewhat complacent with the knowledge how to subdue their minds, the Buddha hurriedly called out: “Furthermore, Subhuti…” and so startled everybody. Why, furthermore? The teaching is not yet over? Are there still important things to be learned? Yes, there are. “Furthermore, Subhuti, as to Dharma, a Bodhisattva should not dwell anywhere when he practices the virtue of giving”.
Once again I was dumfounded! As to Dharma? Which Dharma? What does it mean “not to dwell anywhere when practicing the virtue of giving”? Why in the middle of a conversation about bringing beings to extinction or on aloof subjects such as meditation, no-self, the Buddha suddenly jumped into problems of giving and begging, clothes, food and money?


While reading the scriptures, we are easily confused by the term “Dharma”. It can mean a way to do things, a method, but also is one of the 6 objects of the senses: form, sound, smell, taste, touch and dharma (phenomena). Here, this word means method. There are 6 methods of training to help become a Bodhisattva which are called the 6 paramitas (Vertues perfected to the level of transcendence): the Perfection of Generosity (Dana Paramita), the Perfection of Ethics (Sila Paramita), the Perfection of Patience (Kisanti Paramita), the Perfection of Joyous Efforts (Enthusiastic perseverance) (Virya Paramita), the Perfection of Concentration (Dhyana Paramita), and the Perfection of Wisdom (Prajna Paramita).

The perfection of generosity ranks first among the 6 paramitas. To give is the easiest act to perform, anybody can achieve it, but it is also the hardest, the toughest ordeal by anyone’s standard.

Concerning Subhuti’s two questions, how to quiet and how to subdue one’s mind, the Buddha first taught how to subdue it. To quiet it is more difficult, it will be taught later. It’s obvious that the mind is like a restive monkey, a crazy buffalo or an unruly horse. If it is not tamed first, it would be impossible for it to rest. To tame an animal means to control or to conquer it, and when it is overpowered, one can make it “quiet”. One can even send it to an uninhabited island or a deep forest, like shooting crazy elephants in former times with anaesthetic arrows in the Tánh Linh (Bình Thuận) forest so as they can be sent to Daklak to be tamed and pacified, and why not be taught to do something useful?

trantu
08-20-2017, 03:14 PM
It is not difficult to subdue the mind but it is the basic, ineluctable step. Ethics and concentration should be enough. Ethics and concentration were familiar to all the persons who took part in this ceremony of Sword Handing, some of them were even “titled”! But why the mind is not yet at peace? Why it is still restive? Because the sedative [on the arrow point] was not strong enough, and the disease [restlessness] was not yet eradicated. It must be combined with a more powerful specific, and that is Wisdom. Ethic and concentration without wisdom are insufficient, the illness would still is at risk of relapsing. The same would happen if you try to subdue without quieting your mind.

You want to quiet your mind? It’s easy! Do not let it dwell anywhere and that’s it! To be quieted, a mind must not dwell anywhere! What a curious thing to say, but so wonderful! One must have an “empty mind”. “Facing the world with a mind that is empty, what use is Zen?” (Đối cảnh vô tâm mạc vấn Thiền) (said Trần Nhân Tông).
To have an empty mind doesn’t mean to abandon or to be indifferent. No. The king Trần Nhân Téng had left his kingdom to become a monk at the Mount Yên Tử, but when the Chinese Nguyên army invaded his country, the monk wasn’t indifferent and didn’t leave the matter alone. He immediately descended the mountain, made military strategies and contributed to repel the aggressors. He manifested his “empty mind” by, once the war was over, washing his hands to resume his monastic life in the mountain. To be quieted, a mind must not dwell anywhere, be placid, be empty. It is as simple as that. The six Zen patriarch Huệ Năng had eavesdropped just one sentence and attained the Great Enlightenment, but why are we still embedded in ignorance? Because we are still clinging to things, accumulating them instead of letting go, forsaking or giving them away!

The Buddha still made it clearer: “Not dwelling anywhere” means that a bodhisattva should not dwell in forms when he gives, nor should he dwell in sounds, smells, tangible objects or dharma. In short, “not dwelling in forms”. To dwell means to rely upon, or to be stuck, caught up in. If one is caught up, stuck in or rely on forms while giving, one is not truly giving. If one give while being acutely aware that there is someone who gives and another who receives, that one is likely to appear on a TV show in order to launch one’s good name or to impress others, to “invest” in getting fame, benefits or even merits, then one does not truly give. The genuine way of giving is to do so without expectation, heedless of a giver, a receiver or of the given object. This is the “unattached to forms” way of giving, uncalculated way of giving, which brings …real happiness.
The poet Bùi Giáng said:

trantu
08-20-2017, 03:18 PM
We spend our entire life painfully measuring and assessing,
Wearing out our knees by standing up and then sitting down…
(Một đời lận đận đo rồi đếm
Mỏi gối người đi đứng lại ngồi)

The way of giving preconized by the Buddha in order to access to Wisdom is the kind of “gate, gate, para gate, parasam gate” way, crossing to the other shore way, or the paramita, the perfect way of giving.
The Chinese pictograms are real fun. The pictogram “wood” (木), object of the sight, combined with the “eyes” (目), one of our 5 sense organs, will yield the word “form-appearance” (相). Until then, nothing goes wrong. But if the pictogram “mind” (心) is added to this character, it becomes 想 “perception, conception”, and from there troubles begin to arise! That is why it is said that the mind creates everything! So to subdue, to quiet the mind is of the utmost importance.

The new practitioners would look out for high mountains or deep forests to avoid seeing or being involved with worldly matters, in order to separate their minds from forms. They shun the world, cut themselves from world (but do not quit the world) in order to skip troubles or confusion. The awaken ones just light heartedly stroll around in the world like the character Đào Cốc Lục Tiên in a Kim Dung’ martial novels who was a bit soft in the head, and so used to be bossed about but changing every moment, sometimes behaving as an erudite, other times as a crazy, noisy quarrelsome individual. But when the brothers Lệnh mastered the genuine Dịch Cân Kinh, they were no longer scared of Đào Cốc Lục Tiên and became his bosom friends!
It is easy to fathom the depth of a river or a sea, but never judge a book by its cover. It looks like that, but it’s not that. To rely on “forms”, one is doomed to disappointment. The Buddha gave a specific example to explain this.

The Buddha was said to have 32 marks, then whoever has 32 marks can be called a Buddha? How many times Đường Tam Tạng misjudged people in this way! Even Trư Bát Giới and Sa Tăng were so often busy bowing down and worship the Devil!

trantu
08-20-2017, 03:21 PM
But not the old Tôn! Bestowed with a third eye, he only needed to open ferociously his eyes to see beyond forms and take hold of people’s inner selves or their true nature! The Buddha repeated endlessly: “Don’t see me by forms, don’t follow me by sounds”! Nowadays people are cheating each other a bit too… frequently. The crafty swindles the naïve one. Advertising is sweet to the ears, marketing is pleasant to the eyes. At time, it is advisable to widely open one’s third eye!

The point is “giving without fixation on appearance, without dwelling on [the giver, the receiver and the act of giving]”. It is not about “not giving”.
Giving must be, needs to be maintained and still is necessary. “If you cannot feed one hundred persons, then just feed one of them” (Mother Theresa). One should give in the way that brings happiness to everybody, freeing them from anxiety and fear. This is this way of giving that the Buddha entrusted the Bodhisattva to teach this sutra to others, even with just “one stanza of four lines”.

Such is the “Perfection of Generosity” and the other perfections are likewise. “One must not dwell on anything while giving”, then one must not dwell on anything while practice the perfection of Ethics, not dwell on anything while practice the perfection of Forbearance, etc… One should not be attached to, nor seize upon anything not only while giving, but also when holding precepts. It is not easy! Because it is not easy that one must practice and train oneself for a long time!

trantu
08-21-2017, 09:51 AM
Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm


Một lần nọ, tôi hỏi một vị Sư “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” có phải là câu hay nhất trong kinh Kim Cang không thì Sư nhẹ nhàng bảo không, trong kinh Kim Cang câu nào cũng hay cả! Quả thật dần dần tôi cũng thấy ra kinh Kim Cang chỗ nào cũng hay cả, mà hình như ngày càng hay hơn, nhất là khi… áp dụng vào đời sống hằng ngày, đúng như Edward Conze nói. Cách viết, cách trình bày từng chữ từng câu trong kinh Kim Cang chặt chẽ, thuyết phục và nói chung là… hấp dẫn! Tôi bị cuốn hút vào Kim Cang cũng như trước kia với Tâm Kinh. Tâm Kinh- dạy cho Xá Lợi Phất, một đại đệ tử thông tuệ, trí thức nhất của Phật- hình như là để trả lời rốt ráo cho câu hỏi "Tại sao ?", mang tính lý thuyết; còn Kim Cang thì nói cho Tu Bồ Đề, vị đại đệ tử giải không đệ nhất, vô tranh, ưa tĩnh mịch, vốn xưa là người dễ nổi nóng, dễ giận hờn… là để trả lời cho câu hỏi "Cách nào?", nhằm hướng dẫn thực hành. Dĩ nhiên những bài giảng này dành cho các đại đệ tử, hoặc các vị tu sĩ, không phải dành cho ta nên ta có lớ ngớ, bỡ ngỡ , chưng hửng cũng là chuyện bình thường thôi! Có điều, lớ ngớ, bỡ ngỡ, chưng hửng lại có cái hay của nó. Nó giúp ta tự thâm nhập, tự phát hiện, tham gia trong quá trình nghiền ngẫm, thử nghiệm, khi thấy tin được thì đem áp dụng vào đời sống hằng ngày để giải quyết những vướng mắc, phiền não chẳng cũng khoái ru? Chẳng hạn câu “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” mà ai cũng biết, ai cũng đọc như thần chú để an ủi cõi lòng mỗi khi phiền muộn, cũng là câu mà Lục tổ Huệ Năng hơn ngàn năm trước, chỉ nghe lóm mà đại ngộ cũng đáng cho ta nghiền ngẫm miệt mài lắm chứ! Đừng trụ vào đâu cả để mà sanh cái tâm thì sẽ…sướng, sẽ vui, sẽ hạnh phúc, sẽ thoát mọi “khổ đau ách nạn”. Thật ư?

Đừng trụ vào đâu cả? Đừng trụ vào đâu cả… ư? Ờ, mà có lý! Khi xem hai đội banh xa lạ đụng độ nhau, tôi súyt xoa thưởng thức những đường banh hay đẹp, nhưng khi một trong hai đội là… đội của tôi- tôi là “fan” của họ- thì ôi thôi tôi lo lắng, khổ sở, bực dọc đủ thứ với từng đường banh, từng cầu thủ, trọng tài. Tôi… nguyền rủa, la hét, xỉ vả, rồi mừng rỡ khi đội mình thắng hay ngậm ngùi cay đắng khi đội mình thua! Ăn mất ngon, ngủ mất yên vì cái đội banh… quái quỷ mà tôi thương mến!

trantu
08-21-2017, 09:56 AM
Hai thiền sinh gặp một cô gái ở khúc sông sâu đang lúng túng không dám lội qua. Một vị tình nguyện cõng cô qua. Trên đường về chùa, vị kia bỗng hỏi:- Làm sao mà một ông sư lại dám cõng trên lưng một cô gái đẹp như vậy chớ? – Ơ hay, tôi đã “buông” cô ta xuống lâu rồi, còn anh sao vẫn cứ “cõng” cô ta đến bây giờ vậy!

Có nhiều cách cõng. Cõng cô gái là một cách, cõng cái ý tưởng về cõng cô gái là một cách khác. Cô gái thì đã đặt xuống rồi nhưng cái ý tưởng kia thì vẫn còn quấn quít mãi không thôi, có lẽ còn đi vào cả giấc mơ! Người kia thấy cô gái là cô gái, cần giúp thì giúp. Người nọ, thấy cô gái là cô gái…đẹp, băn khoăn tự hỏi có nên giúp hay không, giúp có phạm quy không, thậm chí còn bần thần “trăm năm biết có duyên gì hay không ?” nữa không chừng! Người cõng càng lâu thì càng mệt, càng sớm còng lưng! Nhưng đâu có dễ mà bỏ xuống chứ! Nghi Lâm tiểu sư muội cõng Lệnh Hồ huynh đệ bị thương ( truyện Kim Dung) có một phen mà tâm thần bấn lọan dài dài! Cho nên, Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm thật không dễ!

Phật dạy muốn không trụ vào đâu cả (vô sở trụ) thì phải ly tướng, rời bỏ các hình thức, hiện tượng bày vẻ bên ngoài, vượt qua hiện tượng để thấy được cái thực chất bên trong. Ly được tất cả các tuớng đã xứng danh là Phật; thấy đựơc các tuớng chẳng phải tướng là đã thấy Như lai! Nhưng làm sao mà ly đây? Thế nên có người lên núi, làm một cái cốc… trong hang động để xa lánh sự đời! Nhưng vẫn chưa ổn chút nào vì cái tâm vẫn cứ còn quậy phá. Rõ ràng ở đây không phải vấn đề trốn chạy, vì chạy đi đâu cho thoát cái tâm chính mình, một khi tâm vẫn chưa an? Khi tâm đã an rồi thì đâu chẳng là… cốc, đâu chẳng là hang động. Cho nên có thể nói chuyển từ “ly tướng” bên ngoài đến… “ly tướng” bên trong là cả một sự chuyển hóa từ lượng sang chất.

trantu
08-21-2017, 10:04 AM
“Thị cố, Tu Bồ Đề ! Chư Bồ tát Ma ha tát ưng như thị sanh thanh tịnh tâm…Bất ưng trụ sắc sanh tâm, bất ưng trụ… Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm!”.

Vậy đó, Tu Bồ Đề! các vị Đại bồ tát làm như vậy đó mà có được tâm thanh tịnh! Làm như vậy đó là làm làm sao? Câu trả lời là rời khỏi các tướng, không còn phân biệt ngã nhân, chúng sanh, thọ giả, là tách rời mọi thứ hiện tượng, không để bị mà mắt, bị hút vào những chuyện lăng xăng, ý niệm ngôn từ nọ kia, làm cho người ta vướng mắc, vùng vẫy không ra như mắc vào lưới cá! Những vị Đại bồ tát đó đã thực hành bố thí kiểu mới, bố thí không dính mắc; trì giới, nhẫn nhục kiểu mới… và dĩ nhiên cũng đã có tuệ giác kiểu mới, vượt lên, vượt qua, vượt ra… Gaté, gaté, paragaté!

Kinh Duy Ma Cật kể có một lần kia, trong một buổi họp mặt giữa các vị Bồ tát, các vị đựơc người ta tung hoa đầy người – giống như các fan hâm mộ tung confetti vào thần tượng của mình bây giờ- thì đa số các vị người nào cũng bị dính, trừ các Đại bồ tát! Nên nhớ, các vị Đại…Bồ tát! Chớ còn Tiểu… bồ tát hoặc Bồ tát… sơ sơ thì có dính confetti chút đỉnh cũng không sao. Từ từ mà gỡ. Đừng nóng vội! Đại Bồ tát thì… trơn tuột, không còn cái gì có thể dính được nữa! Kim Cang viết thật súc tích, chặt chẽ: Vì Đại Bồ tát là những vị đã thật vô sở đắc, thật vô sở hành… Những chữ “thật” đó khiến ta không khỏi giật mình. Họ hiểu lời Phật dạy là chiếc bè giúp qua sông; hiểu ngón tay Phật chỉ là để nhìn thấy trăng chớ không phải trăng… Tóm lại, tâm họ đã hoàn toàn “vô sở trụ”, không trụ vào đâu cả, không dính mắc vào đâu cả ! Không trụ vào đâu cả thì chỉ còn có một chỗ để trụ ấy là… tự tại! Quán Tự tại Bồ tát…hành thâm Bát nhã…!

“Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền”, Trần Nhân Tông, sư tổ Trúc Lâm đã nói đến cái vô tâm như vậy từ bảy trăm năm trước, còn Lục tổ Huệ Năng, thì hơn một ngàn ba trăm năm trước cũng đã nói đến vô niệm. Dĩ nhiên vô tâm không phải là không có tâm, không còn tâm, cũng như vô niệm không phải là không có niệm, không còn niệm. Vô niệm, vô tâm thực ra chỉ có nghĩa là cái tâm trong sáng, cái niệm thanh tịnh, đã hoàn toàn không còn phân biệt, không còn dính mắc (chấp trước). Trần Nhân Tông vẫn xuống núi, đánh đuổi quân Nguyên, nhưng khi xong giặc thì trở về núi tu tiếp, không “dính mắc” chi nữa! Còn Huệ Năng, “ngộ” rồi mà vẫn lẩn trong đám thợ săn hằng chục năm để tu rèn và giúp đỡ người. Cho nên tâm cứ sanh miễn là tâm thiện, tâm có ích cho mình, cho đời. “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” cũng chính là “Ưng sanh kỳ tâm nhi… vô sở trụ” vậy! Đâu có bảo phải dập tắt tâm đi, thui chột tâm đi, tiêu diệt tâm đi để trở thành sỏi đá hay người ngơ ngáo tâm thần sao? Mà “ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau”(TCS) kia mà!

Tu Bồ Đề hào hứng hỏi: Thưa Thế tôn, vậy xin hỏi Kinh này có tên gọi là gì và phụng trì ra sao? Phật nói: Kinh này gọi là Kim Cang Bát nhã Balamật. Nói xong hình như Phật giật mình, coi chừng, không khéo họ lại… “trụ” vào nữa thì hỏng bét! Phật bèn nói tiếp: Bát Nhã Balamật không phải là Bát Nhã Balamật nên mới gọi là Bát Nhã Balamật vậy!


http://thuvienhoasen.org/p17a11187/ung-vo-so-tru-nhi-sanh-ky-tam

trantu
08-22-2017, 04:13 PM
6. A mind of no place to dwell on…


Once I asked a monk “Does the sentence “to dwell nowhere to generate a mind” is the most wonderful one in the Diamond Sutra?”, he gently answered “no, in the Diamond Sutra, every sentence is wonderful!”.

Indeed, I gradually realize that every word in the Diamond Sutra is wonderful, and they seem to be more and more so, above all… when they are, as Edward Conze said, applied to our everyday life. The way they were written and expounded is precise and closely woven, convincing and, in brief …attractive! I have been attracted to the Diamond Sutra as previously was attracted to the Heart Sutra. It seems that the Heart Sutra – a discourse addressed to Sariputra (the Buddha’s disciple foremost in wisdom and insight) was an ultimate answer to the “why”, with a theoretical outlook; as to the Diamond Sutra, expounded to Subhuti (the Buddha’s disciple foremost in Emptiness understanding, formerly quick tempered and irascible but now excelled in pure conduct and in being free from all passions), was meant to answer the “how” in order to guide the practice. These instructions obviously were aimed at the Buddha’s great disciples or at the monastics and not at us, so… small wonder if we are puzzled, bewildered or confused. However, being puzzled, bewildered or confused has its good points.

Thanks to these states, we’ll strive to penetrate, to discover and take part in the process of brooding on or experiencing what we are studying, and if it seems trustworthy to us, we can apply it in our daily life in order to solve countless of our inflictions or entanglements. Isn’t that nice? For example the sentence “to dwell nowhere to generate a mind” is well known to everyone, and everyone mouths it as a mantra when they need some… comfort, or when they are wearied, grieved. It was also the sentence that the 6th Patriarch Hue Nang had eavesdropped more than 1000 years ago and attained the Great Enlightenment, so it’s worth our serious pondering isn’t it! Do not dwell anywhere to give rise to a happy, joyful, contented mind, free from “all ills and suffering”. Is it really so?

trantu
08-22-2017, 04:16 PM
Don’t dwell on anything. Dwell on nothing? Hum… that seems reasonable! When I watched a football match of two unfamiliar teams, I praised and enjoyed every fine goals or shootings, but if one of those teams happened to be “mine” (if I am their fan), then I’d be anxious, put out and annoyed with each shot, each player or referee! I’d curse, bellow or shout out then gloat over the success of my team, or grieve or bemoan if it lost the game. I’d have no desire to eat or to sleep because of that beloved… wretched team!
Two Zen students met a young girl at a deep bend of a river, and she was embarrassed, not knowing how to cross it. One of the student took on him to carry her on his back and crossed the river. On their way back to the temple, the other monk asked:

– How come that a monk can be so rash as to carry such a beautiful girl on his back?
– Dear me! I put her down long ago, why is that you are still carrying her?

There are many ways to carry. To carry a girl on one’s back is one of them, but to carry her in one’s mind is another. The girl was put down but the tantalizing thought of her still lingered on, may be would follow us well onto our dreams! The first monk saw a girl as a girl that needed help, so he helped her. But the second monk saw a … beautiful girl, worriedly wondered if it was proper to help her, if he’d thus break the rules, and who know, maybe he sadly wanted to know if it was the “fate” that brought them together! The longer one carries the wearier one feels, and the sooner one gets a hunched back. But it’s far from easy to put down! The younger sister Nghi Lâm (in one of Kim Dung’s martial novels) had carried the injured elder brother Lệnh Hồ just once but for a long time afterwards still carried him in her mind! Therefore, it is not easy to “Generate a mind that should not dwell anywhere”!

The Buddha taught that if one wants to “dwell on nowhere”, one must discard the forms, drop out all the complicated outward shows or go beyond the phenomenon’s appearance to reach the true nature inside. Discard all appearances and you are qualified to be called a Buddha. “If you can see that all forms are formless, then you’ve perceived the Tathagata!” But how to “discard”? Many go to seek refuge in caves on the mountains to discard worldly things! But they are not at peace because their minds are still disquieting. Clearly the point here is not to flee, because how can one run from one’s mind when it is all but pacified? But once it is, where is not a refuge, a cave? So one can say that if one can manage to “discard the form” from the outside to the inside, one achieves quite a transformation from quantity to quality.

trantu
08-22-2017, 04:18 PM
“Therefore Subhuti, all Bodhisattvas, lesser and great, should develop a pure, lucid mind, not depending on sound, flavour… A Bodhisattva should develop a mind which alights upon nothing whatsoever; and so should he establish it!”

This is the way, Subhuti, the way in which Bodhisattvas must work to have a pure and lucid mind. Which way? He must leave behind all forms, and no longer discriminate ego, personality, being and life span! He must discard all kinds of phenomena and avoid being blinded by or tangled up in words or concepts, like an enmeshed fish, no matter how much it struggles, it cannot escape from the net! The great Bodhisattva practiced the virtue of giving in a new way: they gave without attachment; they practiced the virtue of discipline, the virtue of forbearance in a new way, and of course they attained a new kind of insight, in the prajnaparamita way: gone, gone beyond, gone altogether beyond!

It is said in the Vimalakirtinirdesa Sutra that once, in a gathering of Bodhisattvas, they were showered with flowers, like nowadays people throw confetti at their idols. Most of the persons present were covered with flowers, except the Great Bodhisattvas. Remember: the Great Bodhisattva! As for… incipient or lesser Bodhisattvas, it does not matter if they have a few confetti stuck on their persons. They can take a while to get rid of them. No need to hurry. The Diamond Sutra packed this in few but very eloquent sentences: Great Bodhisattvas are those who really have nothing to obtain, nothing to do. The word “really” can startle us. They understood that the Buddha’s teaching was the raft which allowed them to cross the river, and the Buddha’s finger helped them to see the moon, but was not the moon itself. In short, they did not dwell anywhere altogether, nor were they caught up anywhere. They have nowhere to dwell anymore, except the carefree, unimpeded state: [that of] the Bodhisattva Avalokiteshvara, the Bodhisattva of Carefree Observance…coursing deeply in the Prajna Paramita…!

trantu
08-22-2017, 04:20 PM
“Facing the world with a mind that is empty, what use is Zen?” (Đối cảnh vô tâm mạc vấn Thiền). The Trúc Lâm Zen school patriarch had mentioned about this empty mind some 700 years ago and the 6th patriarch Huệ Năng, more than 1300 years, had also broached the notion of “no thought” or “beyond the thinking”.

It is obvious that empty mind does not mean blank mind, no more than no thought means without any thought. Both terms in fact only describe a clear, pure, impartial and not clinging, grasping mind. Trần Nhân Tông still descended from his mountain to repel the Yuan army’s invasion, and after defeating them, went back to it to resume his monk life, free of all clinging. As for Huệ Năng, after enlightenment, still mingled with hunters during several decades to train himself and to help others. Therefore, one can generate a mind, so long as it is a good, beneficial one to oneself and to others. “Do not generate a mind that dwell somewhere” also means “Do not dwell anywhere but… do generate a mind”! There is no point in extinguishing it, destroying it or eradicating it and turn impassive as pebbles and stone or into an absolute half-witted! And “Later on, even pebbles and stones still need to be together!” (Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau) as said Trịnh Công Sơn.

Subhuti asked eagerly: “World Honored One ! What should the sutra named? How should we study and hold it?”
The Buddha said: “This sutra name is Vajra Prajna Paramita!”
But it seemed that after saying this, the Buddha gave a start: “beware, they would cling to [the name] and be done for!” So he went on “Prajna Paramita is not Prajna Paramita therefore is called Prajna Paramita!’