Xem phiên bản đầy đủ : Đôi điều cần biết về Mật Tông
Notre Dame
12-12-2016, 01:53 PM
Xin lỗi tôi chen ngang, nhưng dù sao cũng ít nhiều liên quan đến đề tài, các bạn tham khảo bài viết này nhé.
Quan điểm của Phật giáo Nguyên Thủy về Mật tông
Từ trước đến nay, giới Phật giáo trong nước cũng như trên khắp thế giới đã có nhiều tranh luận xung quanh việc liệu Mật tông có phải do chính Đức Phật Thích Ca thuyết ra hay không. Hai luồng dư luận phủ nhận và khẳng định đều có những lý lẽ riêng của mình.Những người không chấp nhận kinh điển của tông phái Mật tông là đạo Phật, cũng như bác bỏ cách tu hành của tông phái này là không thể hiện tính cốt tuỷ của đạo Phật, thường có các quan điểm chung như sau :
1/. Dựa vào các cuộc nghiên cứu lớn về lịch sử đạo Phật, đều không có chứng cứ lịch sử xác thực nào cho thấy Mật tông là do chính Phật thuyết. Cả ba lần kết tập kinh điển đều không có các kinh Mật tông.
2/. Đạo Phật Nguyên Thuỷ phủ nhận linh hồn & Thượng đế (Vô ngã), ngay sau khi giác ngộ Phật Thích Ca đã hướng tâm đi tìm linh hồn & nhưng không thấy. Tuy nhiên Mật tông lại có cả linh hồn & Thượng đế (Hữu ngã). Trong quá trình phát triển của các tông phái Phật giáo sau này , sự xuất hiện các lý thuyết về linh hồn & Thượng đế thường có các dạng như :
+ Linh hồn hữu hình (thân trung ấm) : sau khi chết, con người sẽ đi vào trạng thái thân trung ấm, trải qua các giai đoạn khác nhau trước khi táisinh vào một đời sống mới.
+ Linh hồn vô hình : sau khi chết, thức ấm sẽ đi tìm bụng mẹ để tái sinh.
+ Thượng đế hữu hình : một đấng toàn năng làm chủ một quốc độ trang nghiêm thanh tịnh nào đó. Nếu người ta tin tưởng vào vị này và thường tụng niệm cầu khấn danh hiệu thì sau khi chết sẽ được vãng sinh vào cõi nước Thiên Đàng đó, hưởng phúc vĩnh viễn.
+ Thượng đế vô hình : hay còn có các cách gọi khác là Phật tánh, pháp thân, bản thể chân như, thể tính, đại ngã, duy ngã độc tôn, bản lai diện mục, tâm bản nhiên ... là trạng thái nhất thể tuyệt đối phủ trùm vạn hữu, thực tại phổ quát không phân ly nhưng tất cả lại vọng sinh ra từ đó. Các mô tả về trạng thái này giống hệt giáo lý về Đại Ngã - Chân Ngã của Yoga Ấn Độ.
Nhiều người theo Phật giáo Nguyên Thuỷ phủ nhận tính Phật giáo của Mật tông thường cho rằng sở dĩ người tu Mật nhìn thấy thân trung ấm và nhận tha lực từ các cõi giới siêu hình của Thần Phật là vì sự tu luyện của họvẫn còn trong vòng Tưởng tri chứ không phải Liễu tri. Vì họ tu Tưởng nên có quan kiến giống hệt các tôn giáo khác, về linh hồn sau khi chết, về các cõi giới siêu hình, về sự cứu rỗi, ban rải tha lực của thánh thần.
Còn về đại ngã - pháp thân - bản thể chân như - tâm bản lai diện mục - giác tính bất nhị của Mật tông, thì nhiều nhà tu hành Nguyên Thuỷ cho
rằng đó chẳng qua là tưởng Thức của định vô sắc Thức Vô Biên Xứ mà thôi.
Khi chứng nhập định này thì sẽ thấy tâm thức phủ trùm vô hạn, phi khônggian thời gian. Và tất cả các cõi giới siêu hình cũng như nhất thể tuyệt đối pháp thân này đều là do tưởng thức lưu xuất ra, không thật có và không phải là Niết Bàn của đạo Phật Nguyên Thuỷ.
Các nhà Sư Trưởng lão Nguyên Thuỷ này có cách lý giải là trước khi tìm ra con đường để đi đến giác ngộ giải thoát, Đức Phật đã tu chứng các định vô sắc, trong đó có cả Thức Vô Biên Xứ (pháp thân - đại ngã - bản thể chân như - thể tính, ...) nhưng không thấy giải thoát, nên đã bỏ. Quá trình chứng nhập các định vô sắc như sau :
Giữ tâm không suốt các thời -> chứng nhập Không Vô Biên Xứ Định
Xa lìa tưởng Không -> chứng nhập Thức Vô Biên Xứ Định
Xa lìa tưởng Thức -> chứng nhập Vô Sở Hữu Xứ Định
Xa lìa tưởng không của Vô sở hữu xứ -> chứng nhập Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ Định
Các nhà Sư Nguyên Thuỷ cho rằng, các phép tu của Mật tông để chứng nhập pháp thân - bản thể tuyệt đối, thực chất chính là từ Không Vô Biên Xứ đivào Thức Vô Biên Xứ. Trong pháp vô thượng du già quan kiến (tối thượng
Mật tông), người thầy trước tiên giới thiệu trò vào tâm bản nhiên, rồi khi trò đã biết tâm bản nhiên rồi thì cứ hướng tới trạng thái đó mà tu hành, giữ tâm vô phân biệt đến khi nào an trụ hoàn toàn trong tâm bản nhiên thì đắc đạo.Đây gọi là lấy mục đích làm phương tiện, hoặc "kết quả thừa". Để có thể rơi vào tâm bản nhiên, thì trước hết người ta phải phát triển tâm không bằng một nghi vấn, hoặc một đối tượng được bám nắm chặt chẽ trong tâm, đến khi có một tác động đột ngột vào thân hoặc tâm, thì Tưởng Không sẽ vỡ tan và Thức Vô Biên sẽ xuất hiện (giác tánh bất nhị phủ trùm vạn hữu).
Điều này tương tự pháp thiền quán của mật tông, khi đã chứng nhập tâm không, hành giả sẽ khởi quán đẩy lui tưởng Không và sẽ giác ngộ nhất thể tuyệt đối. Vì vậy quy trình này được các nhà Sư Trưởng lão Nguyên Thuỷ quy về Thức Vô Biên Xứ Tưởng Định, một trạng thái tâm của tưởng Định vẫn còn vô minh lậu ở trong Định và dục lậu khi ra khỏi Định.
3/. Một điểm quan trọng khác mà các Trưởng lão PG Nguyên Thuỷ đưa ra để phủ nhận tính Phật giáo của Mật tông là con đường Phật giáo nguyên thuỷ là Tam Vô Lậu Học (giới vô lậu, định vô lậu, tuệ vô lậu), là pháp Vô Lậu dẫn đến đích Lậu Tận Trí (không còn lậu), nhưng Mật tông là pháp Hữu Lậu vì mặc dù cũng tu giới, định, tuệ, nhưng trong pháp vô thượng du già, dục lậu vẫn được chấp nhận tồn tại ( Sư Mật tông vẫn được ăn mặn , lấy vợ , vẫn chấp nhận sự giao phối giữa nam và nũ ) và quan điểm cho rằng đó là pháp tu Tam Hữu Lậu Học, chứ không phải Tam Vô Lậu Học.
Pháp tu Vô Lậu của đạo Phật nguyên thuỷ khác xa pháp tu Hữu Lậu của Mật tông. Vì Pháp Vô Lậu của PG Nguyên Thủy thì dứt khoát đoạn trừ dục và tham ái là căn nguyên của tái sanh luân hồi.
Khởi đầu pháp tu đạo Phật Nguyên Thuỷ là Ly dục (lìa dục lậu), trên cơ sở cuộc sống 3 y 1 bát, độc cư Ly dục (giới vô lậu), thì mới đi vào các Định vô lậu (lìa hữu lậu). Trên cơ sở Định vô lậu rồi mới dẫn tâm vào trí tuệ vô lậu giải thoát,diệt trừ vô minh lậu, đạt giác ngộ viên mãn, chấm dứt luân hồi sinh tử.
Nhiều đoạn kinh Nguyên Thuỷ nói về quá trình tu chứng này của Đức Phật, ví dụ như kinh Saccaka, kinh Trung Bộ (phẩm sợ hãi khiếp đảm), ... đều là một quá trình lần lượt : sống độc cư giữ giới vô lậu, nhập các định vô lậu, dẫn tâm vào trí tuệ giải thoát vô lậu.
Khởi đầu pháp tu Mật tông là nhận quán đỉnh, nhận tha lực của thế giới siêu hình. Và cho đến khi chứng đắc vô thượng du già thì người ta vẫn còn dục lậu, vẫn có thể quan hệ tình dục. Đã còn dục lậu thì sẽ còn hữu lậu, sẽ còn vô minh lậu, và như vậy, với ý nghĩa giải thoát của đạo PhậtNguyên Thuỷ thì mật tông không thực hiện được.
Và cũng bởi vì pháp tu không hướng tới việc diệt trừ lậu hoặc nên trí tuệ tu hành mà người tu mật có được là trí tuệ Tưởng tri (vẫn còn dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu) chứ không phải trí tuệ Liễu tri (đã diệt trừ dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu) của người tu theo đạo Phật Nguyên Thuỷ.
Chính vì chứng đắc tuệ Tưởng tri mà hành giả Mật tông, cho dù đã an trụ trong giác tánh bất nhị của vô thượng du già, nhưng vẫn thấy có thân trung ấm sau khi chết (giống các tôn giáo khác), có những thế giới siêu hình với các quốc độ cổ Phật trang nghiêm thanh tịnh cực lạc (giống thiên đàng của các tôn giáo khác), và phương pháp tu hành thì theo các Trưởng lão PGNguyênThuỷ là rất nặng tính mê tín vì phải cầu khấn cúng vái thế giới siêu hình. Trong khi Đức Phật đã từng giảng là "sau khi chết, nếu còn một tí thức nào tồn tại dù chỉ như kẽ móng tay thì giáo pháp ta không tồn tại".
Cũng vì người tu pháp Vô Lậu của PG nguyên thuỷ, do đã diệt tận gốc Tưởng Tri nên mới nhìn ra được bản chất huyễn ảo của thế giới siêu hình linh hồn ,Thượng đế , thần thánh, ... và không bị phụ thuộc vào nó như các tôn giáo khác. Tuy nhiên Mật tông đã đi vào vết xe đổ này của các tôn giáo kia khi bị phụ thuộc nặng nề vào thế giới siêu hình trong suốt quá trình tu luyện.
Nhiều vị Sư Nam tông còn khẳng định các linh thể nhập vào các tranh tượng của mật giáo thực chất toàn Atula biến hìnhgiả Phật, để hưởng các vật thực cúng dường, vì nếu là Chư Thiên bậc caoở các cõi Trờithì không ai thèm nhận những thứ đó, chứ đừng nói là chư Phật.
4/. Một đặc điểm nữa khiến nhiều Sư Nguyên Thủy cho rằng Mật tông thực chất không khác Bà La Môn giáo chính là ở đặc điểm thượng tầng kiến trúc nắm quyền xã hội. Các Lạt ma, các Pháp vương mật tông thay nhau nắm quyền điều hành xã hội, việc này, theo giới tu Nguyên Thuỷ thì không khác giai cấp Bà La Môn ở xã hội Ấn Độ. Do vậy, chủ yếu dựa vào các quan điểm trên mà đa phần các Trưởng lão giới tu hành đạo Phật Nguyên Thuỷ không chấp nhận Mật tông là đạo Phật.
Tuy nhiên giới tu Mật cũng có rất nhiều ý kiến trái ngược, và thậm chí còn lập ra những tổ chức để bảo vệ uy tín của Mật tông trên thế giới. Không những vậy, phần nhiều trong số họ tin tưởng rằng Mật tông là pháp cao nhất mà Phật bí mật truyền lại cho rất ít người, và đó là con đường nhanh nhất, ngắn nhất để đắc đạo (tu tắt).
Namo Sakya Muni Buddha
hoangtri
12-12-2016, 04:02 PM
Chào bạn Notre Dame ! Lần trước bạn đã chen ngang chủ đề "Cần thiết phải phân biệt Phật đạo và Ngoại Đạo" để đăng bài "Nghi vấn về sự thực 28 vị tổ trong thiền tông" do T.s Nhất Hạnh (một học giả khoát áo Thầy tu, ông thường hay bắt ấn nhưng chưa bao giờ tin ngón tay của mình có thể làm được gì khác hơn là cầm đủa) viết.
http://cms.kienthuc.net.vn/uploaded/bientapkienthuc/2016_04_05/30-cau-noi-cua-thien-su-thich-nhat-hanh-giup-ban-song-hanh-phuc-hon.jpg
Bài ấy đã bị Ban Quản Trị di chuyển ra chỗ không cho thảo luận, đó là box những bài tự viết tập viết. Xem ra bạn hãy còn ấm ức, nên nay bạn lại chen ngang cũng trong chủ đề "Cần thiết phải phân biệt Phật đạo và Ngoại Đạo" để đăng bài này nói về Mật tông (có thể vẫn là copy của vị học giả trên). Nhưng Trí với tư cách Điều Hành Viên đã di chuyển về đây _ Box Mật Tông _ để hầu chuyện cùng bạn.
Xin lỗi tôi chen ngang, nhưng dù sao cũng ít nhiều liên quan đến đề tài, các bạn tham khảo bài viết này nhé.
Quan điểm của Phật giáo Nguyên Thủy về Mật tông
Từ trước đến nay, giới Phật giáo trong nước cũng như trên khắp thế giới đã có nhiều tranh luận xung quanh việc liệu Mật tông có phải do chính Đức Phật Thích Ca thuyết ra hay không. Hai luồng dư luận phủ nhận và khẳng định đều có những lý lẽ riêng của mình.Những người không chấp nhận kinh điển của tông phái Mật tông là đạo Phật, cũng như bác bỏ cách tu hành của tông phái này là không thể hiện tính cốt tuỷ của đạo Phật, thường có các quan điểm chung như sau :
1/. Dựa vào các cuộc nghiên cứu lớn về lịch sử đạo Phật, đều không có chứng cứ lịch sử xác thực nào cho thấy Mật tông là do chính Phật thuyết. Cả ba lần kết tập kinh điển đều không có các kinh Mật tông.
......
......
Vị học giả này cứ mở miệng ra là "không có trong lịch sử" (lại núp bóng những Trưởng lão Nguyên Thủy, rằng "họ nói chứ không phải tôi nói").
Ngày xưa đức Phật đã có ví dụ về 5 người mù rờ voi, thì nay vị học giả này làm cho Trí liên tưởng đến một trong 5 người mù ấy.
https://vietcongonline.files.wordpress.com/2012/03/1146.jpg
Làm sao ta có thể sờ mó một mảng da rồi nhận định, phê phán rằng "Con voi thế này, con voi thế khác !" ?
(còn tiếp)
Notre Dame
12-12-2016, 05:48 PM
Chào bạn
1.
Lần trước bạn đã chen ngang chủ đề "Cần thiết phải phân biệt Phật đạo và Ngoại Đạo" để đăng bài "Nghi vấn về sự thực 28 vị tổ trong thiền tông" do T.s Nhất Hạnh
Trước hết xin đính chính là bài "Nghi vấn về sự thực 28 vị tổ trong thiền tông" không phải tôi chen ngang, mà là tôi tạo một chủ đề riêng.
2.
Xem ra bạn hãy còn ấm ức, nên nay bạn lại chen ngang cũng trong chủ đề "Cần thiết phải phân biệt Phật đạo và Ngoại Đạo" để đăng bài này nói về Mật tông (có thể vẫn là copy của vị học giả trên).
Nói không ấm ức thì không đúng :)) nhưng nó là một đại lượng Epsilon thôi, vì tôi có hiểu văn hóa ở các diễn đàn Phật Học.
3.
Vị học giả này cứ mở miệng ra là "không có trong lịch sử" (lại núp bóng những Trưởng lão Nguyên Thủy, rằng "họ nói chứ không phải tôi nói").
Ngày xưa đức Phật đã có ví dụ về 5 người mù rờ voi, thì nay vị học giả này làm cho Trí liên tưởng đến một trong 5 người mù ấy.
Vị học giả này có lẽ không phải TS Thích Nhất Hạnh, tôi lấy bài ở địa chỉ http://phatgiaohoahaohaingoai.com/showthread.php?t=6285
Không rõ tác giả viết là ai.
4. Tôi copy bài viết để mọi người tham khảo thôi chứ chưa dám bình luận có hay không có trong lịch sử. Nhưng dường như nó động đến niềm tin của một số người nên bị phản ứng. Các bạn đó xem lại xem mình đã thực sự khách quan chưa?
hoangtri
12-13-2016, 10:37 AM
Kính chào thành viên Notre Dame !
Trước tiên xin thông báo với quý đạo hữu là Trí sẽ thay đổi tên chủ đề thành "ĐÔI ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ MẬT TÔNG", với tiêu đề này Trí sẽ lần lược trình bày cặn kẽ hơn về NGUỒN GỐC MẬT TÔNG.
Đôi điều cần biết về Mật Tông
--oo0oo--
Kính lạy Chư vị Đại Giác Ngộ.
Kính lạy Chư Long Thần Hộ pháp, Hộ pháp Bồ tát Ma Ha Tát.
Con (giả danh là) Hoàng Trí, chưa từng Quy y, Thọ giới hay thọ Quán Đỉnh từ một vị Lạt Ma nào. Con chỉ là một Phật tử bình thường, thấy thiên hạ hiểu lầm về Mật Tông, con phát tâm viết loạt bài này, những mong có thể kích thích giúp cho các bạn của con được hiểu thêm một phần triệu (1/1.000.000) về Mật Tông.
Xin các Ngài giúp con đủ Trí để không viết những điều sai trái. Nếu con có lở lời xin các Ngài cho con được sám hối.
NAM MÔ CẦU SÁM HỐI BỒ TÁT
_______________
CỘI NGUỒN
Trong Pháp Giới có một nguồn lực có thể gọi là âm thầm nhưng Bất khả tư nghì, tác động chi phối điều hướng AN BÀY & THU NHIẾP tất cả vật chất hữu hình hay vô hình, tất cả chúng hữu tình hay vô tri; đó là ĐÀ LA NI TẠNG. Từ nơi ĐÀ LA NI TẠNG phổ hiện tại Diêm Phù Đề này là ĐÀ LA NI MÔN hay gọi nôm na là MẬT TÔNG TÂY TẠNG mà tượng ảnh biểu trưng là ảnh Đức Phật Đại Nhật (Tỳ Lô Giá Na).
http://thegioidaquy.net/hinh-anh-tin-tuc/Dia-vi-cua-Nhu-Lai-Dai-Nhat-trong-Phat-giao-Phat-ban-menh-0.jpg
(Ghi chú : Có rất nhiều ảnh thể hiện, nhưng ta không cần phải xác định lại vì chỉ là ảnh biểu trưng, chứ không có ảnh nào là thật cả)
ĐẠI NHẬT NHƯ LAI không phải là một con người có da thịt lông tóc, có hào quang sáng chói; ĐẠI NHẬT NHƯ LAI là ảnh Avatar của THỂ BÁO THÂN PHẬT.
Người nào nói “Mật Tông cũng hướng tâm đến một đấng tối cao như Thượng đế của Ngoại Đạo, chứ có hơn gì !” là người ấy chưa hiểu lắm.
ĐẠI NHẬT NHƯ LAI là Thể Báo Thân Phật, là nguồn lực vô biên của toàn thể Pháp Giới (xin nhấn mạnh, ở đây Trí dùng khái niệm Pháp giới là bao gồm tất cả các vũ trụ _các Phật Quốc _ cũng như khái niệm “Vũ trụ bao gồm vô số Thiên Hà” của các nhà khoa học bây giờ). Cho nên ĐẠI NHẬT NHƯ LAI không phải là một cá thể, một Đại Ngã.
Trí xin phép lấy một ví dụ mà những kẻ phàm phu như chúng ta có thể thông cảm một phần nào :
Mặt trời (The Sun) thì ai cũng biết, nhưng để diễn tả thì chúng ta nói “Đó là một quả cầu lửa khổng lồ” hay nói khác đi “Đó là một quả cầu khổng lồ, nóng cực nóng, sáng cực sáng”.
Dùng hình tượng mặt trời là Trí muốn dụ cho Đức Phật (một từ ai cũng biết), chúng ta thường không phân tách, nhưng để dạy cho chúng ta, bậc Đại Giác Ngộ đã nhắc đến 3 Thể Tính của danh hiệu Phật, đó là Thể Pháp Thân mà trong ẫn dụ trên là “quả cầu khổng lồ”, Thể Báo Thân mà trong ẫn dụ trên là “tính nóng ấm”, Thể Hóa Thân là “tính Sáng hay tính Soi sáng”. Ba tính này nơi mặt trời cũng như 3 Thể của Đức Phật, không hề có Ngã Tướng. Phật vốn không có hình tướng.
Ở đâu đó nơi xứ Ấn Độ có một vị Thái tử sinh ra lớn lên đi tu, cuối cùng nói rằng ta đã thành Phật, hiệu là Thích Ca Mâu Ni. Vị Thái tử ấy có thành Phật hay không ? Thưa không ! Vị Thái tử ấy rồi cũng chết, nhưng Trí Đại Giác Ngộ vừa mới phổ hiện nơi vị ấy thì KHÔNG CHẾT, KHÔNG CÓ NHẬP ĐẠI NIẾT BÀN GÌ CẢ (chỉ là một cách phương tiện nói mà thôi !). Ánh Sáng Giác Ngộ không phổ hiện nơi này thì phổ hiện nơi khác, đó gọi là THỂ HÓA THÂN PHẬT.
Các vị thấy không ? Thể Hóa Thân này đâu có Bản Ngã riêng rẻ đâu. Kẻ nào nói “Sa Môn Cồ Đàm tinh tấn tu hành rồi được thành Phật” là người ấy chưa hiểu Phật. Phật không có THÀNH không có hình tướng riêng rẻ. HÓA THÂN PHẬT _ Đức Thích Ca Mâu Ni _ LÀ TRÍ ĐẠI GIÁC NGỘ PHỔ HIỆN NƠI THẾ GIAN.
nguoidien
12-13-2016, 03:53 PM
.......
Ở đâu đó nơi xứ Ấn Độ có một vị Thái tử sinh ra lớn lên đi tu, cuối cùng nói rằng ta đã thành Phật, hiệu là Thích Ca Mâu Ni. Vị Thái tử ấy có thành Phật hay không ? Thưa không ! Vị Thái tử ấy rồi cũng chết, nhưng Trí Đại Giác Ngộ vừa mới phổ hiện nơi vị ấy thì KHÔNG CHẾT, KHÔNG CÓ NHẬP ĐẠI NIẾT BÀN GÌ CẢ (chỉ là một cách phương tiện nói mà thôi !). Ánh Sáng Giác Ngộ không phổ hiện nơi này thì phổ hiện nơi khác, đó gọi là THỂ HÓA THÂN PHẬT.
Các vị thấy không ? Thể Hóa Thân này đâu có Bản Ngã riêng rẻ đâu. Kẻ nào nói “Sa Môn Cồ Đàm tinh tấn tu hành rồi được thành Phật” là người ấy chưa hiểu Phật. Phật không có THÀNH không có hình tướng riêng rẻ. HÓA THÂN PHẬT _ Đức Thích Ca Mâu Ni _ LÀ TRÍ ĐẠI GIÁC NGỘ PHỔ HIỆN NƠI THẾ GIAN.
Chào chú em hoangtri ! Cho nguoidien này hỏi nhỏ :
_ Viết đoạn trên chú em có "hát cương" không vậy ? Bằng chứng đâu mà chú em dám nói như thế ? Nói như chú em là lật đổ cả thế giới Phật pháp rồi ! Bộ chú em không sợ quý Sư sải đè đầu nhổ từng lọn tóc cho làm "Sư bất đắc dĩ" hay sao ?
colaihi
12-14-2016, 07:57 AM
Chào chú em hoangtri ! Cho nguoidien này hỏi nhỏ :
_ Viết đoạn trên chú em có "hát cương" không vậy ? Bằng chứng đâu mà chú em dám nói như thế ? Nói như chú em là lật đổ cả thế giới Phật pháp rồi ! Bộ chú em không sợ quý Sư sải đè đầu nhổ từng lọn tóc cho làm "Sư bất đắc dĩ" hay sao ?
Hừm ! Này cái lão già "điên không ra điên, tỉnh chẳng ra tỉnh", để bà già "khó ưa" này chỉ cho lão thấy bằng chứng :
Bấy giờ, đức Thế Tôn biết các vị Bồ Tát ba phen thỉnh chẳng thôi, mà bảo đó rằng: "Các ông lóng nghe! Sức bí mật thần thông của Như Lai, tất cả trong đời, trời, người và A tu La đều cho rằng đức Thích Ca Mâu Ni Phật ra khỏi cung họ Thích, cách thành Già Da chẳng bao xa, ngồi nơi đạo tràng, đặng Vô thượng chánh đẳng chánh giác.
Nhưng thiện nam tử! Thiệt ta thành Phật nhẫn lại đây, đã vô lượng vô biên trăm nghìn muôn ức na do tha kiếp. Ví như năm trăm nghìn muôn ức na do tha a tăng kỳ cõi tam thiên, đại thiên, giả sử có người nghiền làm vi trần qua phương Đông, cách năm trăm nghìn muôn ức na do tha a tăng kỳ cõi nước, bèn rơi một bụi trần, đi qua phía đông như thế cho đến hết vi trần đó.
Các thiện nam tử! Ý ông nghĩ sao? Các thế giới đó có thể suy gẫm so tính biết được số đó chăng?"
Di Lặc Bồ Tát thảy, đều bạch Phật rằng:
"Thế Tôn! Các thế giới đó vô lượng vô biên, chẳng phải tính được đếm được, cũng chẳng phải tâm lực biết đến được. Tất cả Thanh Văn, Duyên Giác dùng trí vô lậu chẳng có thể suy nghĩ biết được hạng số đó. Chúng con trụ bực bất thối, ở trong việc này cũng chẳng thông đạt.
Thế Tôn! Các thế giới như thế, nhiều vô lượng vô biên".
Bấy giờ Phật bảo các chúng Bồ Tát "Các Thiện nam tử! Nay ta sẽ tuyên nói rành rõ cho các ông. Các thế giới đó, hoặc dính vi trần hoặc chẳng dính, đều nghiền cả làm vi trần, cứ một trần là một kiếp, từ ta thành Phật nhẫn lại đến nay, lại lâu hơn số đó trăm nghìn muôn ức na do tha a tăng kỳ kiếp. Từ đó nhẫn lại ta thường ở cõi Ta Bà này nói Pháp giáo hóa, cũng ở trong trăm nghìn muôn ức na do tha a tăng kỳ cõi nước khác, dắt dẫn lợi ích chúng sanh.
Các thiện nam tử! Nơi chặng giữa đó ta nói Phật Nhiên Đăng v.v… và lại có các đức Phật nhập Niết Bàn, như thế đều là dùng phương tiện để phân biệt.
Kinh Pháp Hoa, Phẩm Như Lai Thọ Lượng.
http://thuongchieu.net/index.php/chuyende/kinhphaphoagiang/2906-phamnhulaivoluongtho
Đoạn Kinh văn trên chẳng đã nói rằng đức Phật thiệt tình không có chết đây sanh kia hay sao?
"Phật thì đã ở xa xa lắm,
Đâu có lăn vào để độ chúng trần mê"
Chỉ có tia sáng Trí Huệ "lóe lên" ở cõi này trong giai đoạn đó mà thôi.
"Đọc Kinh là để cầu lý", lão đâu phải chưa đọc đoạn Kinh trên, hay là nay "bị chạm mạch" nên quên hết rồi chăng ?!
Ghẹo chút chơi, lão đừng có hái dừa liệng xuống, chết cha tui đó à nghen !
hoangtri
12-14-2016, 11:37 AM
Chào chú em hoangtri ! Cho nguoidien này hỏi nhỏ :
_ Viết đoạn trên chú em có "hát cương" không vậy ? Bằng chứng đâu mà chú em dám nói như thế ? Nói như chú em là lật đổ cả thế giới Phật pháp rồi ! Bộ chú em không sợ quý Sư sải đè đầu nhổ từng lọn tóc cho làm "Sư bất đắc dĩ" hay sao ?
Dạ ! Cháu cám ơn nguoidien đã nhắc nhở.
Đối với những luận điệu ấu trỉ này, các bậc Chân tu của Mật Tông, đã không thèm đính chánh, các bậc Chân sư không buồn để mắt đến (những vết mèo quàu trên cây cổ thụ thì có ăn nhằm gì).
Thiệt lòng cháu cũng không dám nói gì đâu, (vì kiến thức cũa cháu chỉ như một vài chiếc lá me, có nghĩa gì đâu trong Kho tàng Phật pháp như lá của rừng già nhiệt đới), nhưng vì bài đăng (do copy) của bạn Notre Dame đầy những luận điệu sai lầm, khiến cháu phải "liều mạng" vọng bàn, để hóa giải một phần nào những phát ngôn sai trái đấy thôi, hy vọng có thể làm lợi ích cho một vài Phật tử chân chính.
Đạo Phật không chỉ có Viên Giáo, Thông Giáo mà còn có Biệt Giáo Mật Giáo. Các Trưởng lão chỉ vin vào một đôi điều trong Kinh Tạng (thuộc Thông Giáo, Viên Giáo) làm sao dám phê phán những gì thuộc Mật Giáo Biệt Giáo ?. Mật Giáo đa phần không có trên văn tự, làm sao những "con mọt sách" có thể gặm nhắm gì được ?!
____________
Trong Bát Nhã tạng ( Kinh Kim Cang) có nói "Như Lai giả thị chư pháp Như nghĩa" (Phật pháp có trong tất cả pháp). Điều này không thể lý luận mà biết được, phải thực chứng như Phật, những vị Đại Giác Ngộ mới có thể biết, nói ra. Nói ra để chi ? Để "dọn đường" cho những vị Bồ tát tiến lên đến Đại Giác Ngộ.
Ở đây cụm từ Như Lai là nói Thể Báo Thân Phật đấy, cái Phật lực cầm nắm ổn định chi phối và thu nhiếp tất cả hữu tình vô tri CÓ trong tất cả mọi tế bào, mọi nguyên tử, mọi hạt bụi,...kể cả hư không, nên gọi là "Chư Pháp Như Nghĩa". Chính do Phật lực này mà Đà La Ni Môn (hay Mật Tông) xuất hiện trên thế gian này _ mà "cái nôi" có thể nói là Tây Tạng _ để nhiếp độ những chúng sinh hữu duyên (có căn cơ thích hợp).
Đó là nguyên nghĩa Mật Tông thực sự, nhưng ở Tây Tạng hay nhiều nơi khác trên thế giới, cũng có những nhóm "ăn theo". Ăn theo có 2 loại, một loại học sử dụng Bùa, Chú, Ấn để lợi dụng sức mạnh tiềm ẫn phục vụ cho những ý đồ bất chính (Phù Thủy,.....); một loại căn cứ theo Kinh sách giả đò bắt ấn, đọc chú, thổi phù phù để lừa phỉnh, dối gạt mọi người.
Hai loại "ăn theo" này không được tính là Mật Tông Tây Tạng, chuyện đời mà, luôn có những kẻ bất tài vô dụng giả dạng Thầy Tu để mưu cầu Danh Lợi (bả vinh hoa phú quý).
Kính chia sẻ !
votichsu
12-14-2016, 01:16 PM
2/. Đạo Phật Nguyên Thuỷ phủ nhận linh hồn & Thượng đế (Vô ngã), ngay sau khi giác ngộ Phật Thích Ca đã hướng tâm đi tìm linh hồn & nhưng không thấy.
......
......
Namo Sakya Muni Buddha
Kính quý Thầy Cô !
Con tuy là một kẻ votichsu nhưng đọc câu này cũng phát hiện ra "không có một vị Trưởng Lão nào của Phật Giáo Nguyên Thủy lại tùy tiện phát ngôn một cách ngớ ngẩn như thế !" cái câu mà kẻ votichsu này sơn đỏ đó.
Nói ngay sau khi giác ngộ Phật Thích Ca đã hướng tâm đi tìm linh hồn & nhưng không thấy. thì chẳng khác nào nói "Người vừa ra khỏi rạp hát, lại quay vào khán phòng tìm kẻ xấu mà khi nảy đã hãm hại nhân vật chính trong phim".
Ôi thật là buồn cười chết đi được. Đây là một kẻ ngốc nghếch nào đó dùng cái đầu óc "bả đậu" của mình để ngụy tạo về hành vi của đức Phật. Viết như vầy, không hiểu sao cái trang web "Hòa hảo" kia vẫn thản nhiên up bài.
Tác giả của bài viết ấy chỉ là một tên Ma Cô muốn phá hoại Phật pháp mà thôi. Khi thì châm bên này, bài khác lại chọc bên kia, hắn thực sự chỉ là một tên gian tế rẻ tiền.
Bà bà colaihi có thấy cháu nói đúng không ?
Khen cháu một câu đi bà bà !
colaihi
12-14-2016, 03:52 PM
Kính quý Thầy Cô !
Con tuy là một kẻ votichsu nhưng đọc câu này cũng phát hiện ra "không có một vị Trưởng Lão nào của Phật Giáo Nguyên Thủy lại tùy tiện phát ngôn một cách ngớ ngẩn như thế !" cái câu mà kẻ votichsu này sơn đỏ đó.
Nói ngay sau khi giác ngộ Phật Thích Ca đã hướng tâm đi tìm linh hồn & nhưng không thấy. thì chẳng khác nào nói "Người vừa ra khỏi rạp hát, lại quay vào khán phòng tìm kẻ xấu mà khi nảy đã hãm hại nhân vật chính trong phim".
Ôi thật là buồn cười chết đi được. Đây là một kẻ ngốc nghếch nào đó dùng cái đầu óc "bả đậu" của mình để ngụy tạo về hành vi của đức Phật. Viết như vầy, không hiểu sao cái trang web "Hòa hảo" kia vẫn thản nhiên up bài.
Tác giả của bài viết ấy chỉ là một tên Ma Cô muốn phá hoại Phật pháp mà thôi. Khi thì châm bên này, bài khác lại chọc bên kia, hắn thực sự chỉ là một tên gian tế rẻ tiền.
Bà bà colaihi có thấy cháu nói đúng không ?
Khen cháu một câu đi bà bà !
Hay lắm ! Con Lười này ít nói, nhưng lâu lâu cũng nói được một "câu ra trò". Nhưng hãy cẩn thận, lũ gian tế hay săn bắt thú hoang dã lắm. Không khéo con sẽ được ngồi giữa mâm trên bàn tiệc đấy !
Cái ví dụ của con dí dỏm mà sâu sắc, một vị A La Hán đã "thả trôi sông" cái linh hồn rồi, thì cớ gì một vị Đại Giác Ngộ còn đi kiếm cái linh hồn để làm gì ? Nếu đi tìm linh hồn thì KHÔNG PHẢI LÀ PHẬT !
Mến !
Notre Dame
12-14-2016, 05:52 PM
Nói ngay sau khi giác ngộ Phật Thích Ca đã hướng tâm đi tìm linh hồn & nhưng không thấy. thì chẳng khác nào nói "Người vừa ra khỏi rạp hát, lại quay vào khán phòng tìm kẻ xấu mà khi nảy đã hãm hại nhân vật chính trong phim".
Ôi thật là buồn cười chết đi được. Đây là một kẻ ngốc nghếch nào đó dùng cái đầu óc "bả đậu" của mình để ngụy tạo về hành vi của đức Phật. Viết như vầy, không hiểu sao cái trang web "Hòa hảo" kia vẫn thản nhiên up bài.
Khi đức Phật nói
''Vì thế, này các tỳ kheo ! Vì không còn một chút xíu thức nào, nên Đạo Ta (Đạo đức nhân bản – nhân quả) ra đời, phạm hạnh được dựng lại, mới dứt hết mé khổ”.
Phải chăng trong đoạn trên đức Phật không chấp nhận linh hồn?
Sự tái sinh theo đạo Phật có lẽ phức tạp và khó hiểu hơn nhiều (nghiệp lực thiện/ác hợp duyên tương ưng nhau đi tái sinh? Đức Phật nói chúng ta là những đứa con của nhân quả (thừa tự nhân quả) phải chăng theo ý nghĩa này?)
homeless
12-14-2016, 08:43 PM
Ấy dà ! Kính ông bạn Hoàng Trí !
kẻ vô gia cư này hôm nay lang thang được đọc lại bài cũ của "Ông bạn" thấy hay quá trời ! Sao "Ông Bạn" không khiêng nguyên vô đây cho mọi người thưởng thức (đở tốn "nước bọt" của Ông Bạn) lại phải cặm cụi giải thích lại. Tui cũng phục "Ông Bạn", những bài hiện nay cũng nhất quán với những bài cũ. Đây là địa chỉ bài cũ đây :
http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php/21-C%E1%BB%99i-ngu%E1%BB%93n-c%E1%BB%A7a-M%E1%BA%ADt-T%C3%B4ng
Mại dô, vẫn còn "nóng hổi vừa thổi vừa đọc" đây !
Tuệ Thức
12-15-2016, 08:33 AM
Tuổi thọ của quả địa cầu tuy là lớn lắm (lâu xa vô cùng với chúng ta) nhưng cả một giải Ngân Hà vẫn có "ngày tàn" kia mà (ngày mà nó bị hút vào một "lỗ đen" của vũ trụ).
Một vũ trụ này mất đi, một vũ trụ khác sinh ra, vô lượng vũ trụ nối tiếp nhau. Đà La Ni Tạng vẫn hiện hữu đúng theo nghĩa BẤT SINH BẤT DIỆT.
Mọi người đều biết Thể Pháp Thân Chư Phật BẤT SINH BẤT DIỆT có đúng không ?! Thì Đà La Ni Tạng _ Sức sống tuyệt vời của Chân Lý _ cũng BẤT SINH BẤT DIỆT như thế.
http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php/21-C%E1%BB%99i-ngu%E1%BB%93n-c%E1%BB%A7a-M%E1%BA%ADt-T%C3%B4ng?p=169&viewfull=1#post169
Hoan hô Đà La Ni Tạng !
hoangtri
12-15-2016, 09:09 AM
Khi đức Phật nói
''Vì thế, này các tỳ kheo ! Vì không còn một chút xíu thức nào, nên Đạo Ta (Đạo đức nhân bản – nhân quả) ra đời, phạm hạnh được dựng lại, mới dứt hết mé khổ”.
Kính chào bạn Notre Dame !
Bạn đã hỏi thì Trí xin trả lời.
Cụm từ (Đạo đức nhân bản – nhân quả) được dùng để chú thích cho từ "Đạo Ta" là không hiểu đạo Phật. Đạo Phật không quá đơn giản đến như thế ! Theo Trí nên sửa lại như vầy : nên Đạo Ta (Đạo Giác Ngộ) ra đời.
Câu trích dẫn này, đức Phật đã Phương tiện thuyết trong Bộ Kinh A Hàm, tức là thuyết trong tinh thần Giáo Lý Nhân Thiên Thừa. Không thích hợp lắm với chủ đề này, đưa vào đây sẽ "lạc quẻ".
Phải chăng trong đoạn trên đức Phật không chấp nhận linh hồn?
Trong Kinh Tạng Phật pháp 90% Giáo lý đạo Phật không chấp nhận Linh Hồn, 10% còn lại tạm thời không nhắc đến (chấp nhận hay không chấp nhận) Linh hồn, bao gồm 7% cho Giáo Lý Nhân Thiên Thừa, 3% cho Pháp môn Tịnh Độ.
Sự tái sinh theo đạo Phật có lẽ phức tạp và khó hiểu hơn nhiều (nghiệp lực thiện/ác hợp duyên tương ưng nhau đi tái sinh? Đức Phật nói chúng ta là những đứa con của nhân quả (thừa tự nhân quả) phải chăng theo ý nghĩa này?)
Vì đây là một mủi tên "bắn vu vơ" (lạc đề), Trí không thể trả lời.
Mến !
hoangtri
12-15-2016, 09:16 AM
Ấy dà ! Kính ông bạn Hoàng Trí !
kẻ vô gia cư này hôm nay lang thang được đọc lại bài cũ của "Ông bạn" thấy hay quá trời ! Sao "Ông Bạn" không khiêng nguyên vô đây cho mọi người thưởng thức (đở tốn "nước bọt" của Ông Bạn) lại phải cặm cụi giải thích lại. Tui cũng phục "Ông Bạn", những bài hiện nay cũng nhất quán với những bài cũ. Đây là địa chỉ bài cũ đây :
http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php/21-C%E1%BB%99i-ngu%E1%BB%93n-c%E1%BB%A7a-M%E1%BA%ADt-T%C3%B4ng
Mại dô, vẫn còn "nóng hổi vừa thổi vừa đọc" đây !
Cám ơn bác homeless đã nhắc nhở, thiệt tình con quên mất đã từng viết bài này, nay xem lại thì "Ủa ! mình đã từng viết rồi sao ?". Nhưng không sao, lặp lại _ hâm nóng lại _ có lẻ vẫn ngon !
Kính cám ơn !
hoangtri
12-15-2016, 09:57 AM
http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php/21-C%E1%BB%99i-ngu%E1%BB%93n-c%E1%BB%A7a-M%E1%BA%ADt-T%C3%B4ng?p=169&viewfull=1#post169
Hoan hô Đà La Ni Tạng !
Quả thực Phật Giáo Nguyên Thủy có phê phán rằng "Tu Mật Tông là dựa vào Tha Lực, cầu nguyện nhiều", họ không biết rằng đây là phương tiện "chế Tâm ư nhứt xứ" (cột Tâm Thức vào một chỗ) cũng giống như phương tiện Thiền Định vậy.
Bình thường chúng ta nghĩ "Tha Lực" là sự cứu giúp hỗ trợ từ một người nào khác. Nào dè đâu trong Mật Tông "Tha Lực" chính là sức mạnh nội tại của thể Báo Thân không ngoài ta. Cho nên "Tha Lực" này cũng chính là "Nội lực".
Xin nói thêm, những ai vỗ ngực rằng chúng tôi hoàn toàn dựa vào sức của mình (Tự Lực), không nhờ cậy xin xỏ một "Tha Lực" nào khác. Trí thử hỏi vị đó có thể tự bơi qua sông được hay không, khi không có Lực đẩy Archimedes âm thầm hỗ trợ ? Thử hỏi vị vấy có thể ngồi yên tu Thiền định được hay không, khi không có lực hút của Trái đất (trọng lực)?
http://www.shopdocla.com/upload/images/sp/622248.jpg
Kính chia sẻ !
luanhoi
12-16-2016, 07:51 AM
......
2/. Đạo Phật Nguyên Thuỷ phủ nhận linh hồn & Thượng đế (Vô ngã), ngay sau khi giác ngộ Phật Thích Ca đã hướng tâm đi tìm linh hồn & nhưng không thấy. Tuy nhiên Mật tông lại có cả linh hồn & Thượng đế (Hữu ngã). Trong quá trình phát triển của các tông phái Phật giáo sau này , sự xuất hiện các lý thuyết về linh hồn & Thượng đế thường có các dạng như :
+ Linh hồn hữu hình (thân trung ấm) : sau khi chết, con người sẽ đi vào trạng thái thân trung ấm, trải qua các giai đoạn khác nhau trước khi táisinh vào một đời sống mới.
+ Linh hồn vô hình : sau khi chết, thức ấm sẽ đi tìm bụng mẹ để tái sinh.
+ Thượng đế hữu hình : một đấng toàn năng làm chủ một quốc độ trang nghiêm thanh tịnh nào đó. Nếu người ta tin tưởng vào vị này và thường tụng niệm cầu khấn danh hiệu thì sau khi chết sẽ được vãng sinh vào cõi nước Thiên Đàng đó, hưởng phúc vĩnh viễn.
+ Thượng đế vô hình : hay còn có các cách gọi khác là Phật tánh, pháp thân, bản thể chân như, thể tính, đại ngã, duy ngã độc tôn, bản lai diện mục, tâm bản nhiên ... là trạng thái nhất thể tuyệt đối phủ trùm vạn hữu, thực tại phổ quát không phân ly nhưng tất cả lại vọng sinh ra từ đó. Các mô tả về trạng thái này giống hệt giáo lý về Đại Ngã - Chân Ngã của Yoga Ấn Độ.
.......
.......
Namo Sakya Muni Buddha
Kính anh Hoàng Trí ! Đoạn đầu thì anh đã phân giải rõ ràng rồi, nhưng đoạn này luanhoi thấy như một mớ bòng bong, em không hiểu gì ráo trọi, xin anh giải thêm về đoạn này.
Cám ơn !
duyngudocton
12-16-2016, 08:26 AM
Kính anh Hoàng Trí ! Đoạn đầu thì anh đã phân giải rõ ràng rồi, nhưng đoạn này luanhoi thấy như một mớ bòng bong, em không hiểu gì ráo trọi, xin anh giải thêm về đoạn này.
Cám ơn !
Bạn luanhoi ơi ! Sao bạn bươi cái đống rác thối này lên làm chi vậy ? Một kẻ ăn bẫn nào đó đã phun ra toàn chất bẫn mà hắn đã ăn, xem này, ở đâu ra "Linh hồn hữu hình", "linh hồn vô hình", ..... toàn là do hắn phịa ra thôi, nếu cố tìm hiểu những câu quái gở này bạn sẽ bị "tẩu hỏa nhập ma" đó !
hí....hí....!
hoangtri
12-16-2016, 09:30 AM
Kính quý đạo hữu !
Trong khi Bát Nhã Tạng thì tuyên thuyết một khía cạnh Giả Huyễn của tất cả mọi sự vật, thì Mật Tông chấp nhận tất cả Giả để đưa nó về Thật. Bởi tất cả các pháp tuy Giả Huyễn nhưng có cái gốc Chân Thật, hay nói khác đi là tuy cùng đồng Giả Tướng, nhưng cũng cùng đồng thời có gốc Thật Tánh.
Cho nên dụng độ của Mật Tông thường khiến cho những "học giả ba mứa" không thể hiểu nỗi, dẫn đến luận bàn "tầm xàm bá láp". Luận như vậy không tổn hại gì được cho Mật Tông cả, chỉ tội cho kẻ kia (những "học giả ba mứa") giống như con rắn đã bị mù cả hai mắt, lắc lư cái đầu, quờ quạng không biết nên bò về hướng nào.
hoangtri
12-17-2016, 09:40 AM
................
Nhiều người theo Phật giáo Nguyên Thuỷ phủ nhận tính Phật giáo của Mật tông thường cho rằng sở dĩ người tu Mật nhìn thấy thân trung ấm và nhận tha lực từ các cõi giới siêu hình của Thần Phật là vì sự tu luyện của họvẫn còn trong vòng Tưởng tri chứ không phải Liễu tri. Vì họ tu Tưởng nên có quan kiến giống hệt các tôn giáo khác, về linh hồn sau khi chết, về các cõi giới siêu hình, về sự cứu rỗi, ban rải tha lực của thánh thần.
......
Namo Sakya Muni Buddha
Thực ra Mật Tông đâu có cần thiên hạ _ những kẻ phàm phu nhiều chấp nhất _ thừa nhận tính Phật Giáo của mình đâu. Mật Tông hành xử theo duyên của chúng sinh, vì tín hướng của chúng sinh mà hành động, bất chấp mọi quy ước thế gian, bất chấp mọi định luật vật lý.
Đâu phải được Phật Giáo Nguyên Thủy thừa nhận thì sẽ được "kết nạp Đảng" (Đảng Phật Giáo), còn không được thừa nhận thì sẽ bơ vơ đâu.
Đúng là đối với những Tu sĩ Mật Tông mới nhập môn thì phải dụng Tưởng tri, nương Tưởng tri chỉ để đạt đến Liễu tri, chớ không phải Tưởng tri rồi chìm đắm trong Mê lầm luôn.
Những bậc Chân Sư _ những bậc Đại Giác Ngộ _ trong Mật Tông có 2 cái sống:
1). _ Một là Cái sống của thân tứ đại với những Sắc ấm, Thụ ấm, Tưởng ấm, Hành ấm, Thức ấm như mọi chúng sinh bình thường khác.
2). _ Hai là Cái sống của Chân Lý đang hành nguyện, bao gồm Trí Bát Nhã (hay còn gọi là Hóa Thân) và Sức sống Đà La Ni Tạng (hay còn gọi là Báo Thân). Cái sống thứ hai này những kẻ phàm phu vô minh thì không thể thấy biết được.
Người viết bài này (do Notre Dame đăng) chỉ là đại diện cho những đầu óc tăm tối của những con lươn sống dưới đáy bùn, nhưng vọng tưởng suy luận về những chuyện trên mây. Con lươn thì không có biết gì về chuyện trên mây cả !
Dĩ nhiên chúng ta không đi tìm họ để tranh luận (ai lại đi tranh luận với loài bò sát chứ ?!), nhưng bài đã đăng vào đây buộc chúng ta có trách nhiệm, nếu không XÓA đi thì phải hóa giải "Tà khí", "Độc tố" !
Kính chia sẻ !
duyngudocton
12-18-2016, 09:32 AM
Này chú hoangtri ! DNĐT có câu chuyện này hay lắm, chú nghe thử nhé :
http://3.bp.blogspot.com/-ybc67yNf16U/U52nH-z5a4I/AAAAAAAASBg/rEby7C78ZqQ/s1600/the_ant_bully_1.jpg
Trong thế giới loài kiến có 3 con kiến tên là "Kiến thông thái, kiến nhiều chuyện, kiến xí xọn"
Kiến nhiều chuyện :
_ Tớ thấy mấy cái ông Thầy Tu áo đỏ (Mật Tông) làm cái gì mà xúm nhau "xì xồ xì xào" rồi xì xụp lạy một bức tranh xanh xanh đỏ đỏ.
Kiến thông thái :
_ Ậy ! mấy cái ông đó đang cầu nguyện vị "Thần linh" của họ.
Kiến xí xọn :
_ Cầu nguyện như vậy có no cái bụng không ? Cầu nguyện làm sao no được.
Kiến nhiều chuyện :
_ Họ tu theo Mật Tông đó, đừng có chọc ghẹo đến họ.
Kiến thông thái :
_ Ngại gì chứ ? Họ đâu phải đệ tử Phật đâu. Theo sử sách của Tổ tiên chúng ta để lại, có nói đến đạo Phật, nhưng không có ghi chép gì về Mật Tông cả !
Kiến xí xọn :
_ Đúng ! Đúng !
homeless
12-19-2016, 09:41 AM
.....
.....
Còn về đại ngã - pháp thân - bản thể chân như - tâm bản lai diện mục - giác tính bất nhị của Mật tông, thì nhiều nhà tu hành Nguyên Thuỷ cho
rằng đó chẳng qua là tưởng Thức của định vô sắc Thức Vô Biên Xứ mà thôi.
Khi chứng nhập định này thì sẽ thấy tâm thức phủ trùm vô hạn, phi khônggian thời gian. Và tất cả các cõi giới siêu hình cũng như nhất thể tuyệt đối pháp thân này đều là do tưởng thức lưu xuất ra, không thật có và không phải là Niết Bàn của đạo Phật Nguyên Thuỷ.
Chào Ông bạn Hoàng Trí và ông bạn "Ngu hơn hết" !
Ông bạn "Ngu hơn hết" hôm nay coi bộ mất "vương miện" rồi, vì còn có những kẻ NGU hơn.
Từ câu chuyện tiếu lâm mà ông bạn đã kể, tui cũng tưởng tượng ra một câu chuyện tương tự để góp vui đây :
http://i172.photobucket.com/albums/w4/nonamerestore/con%20kien%20va%20cong%20gia_zpsa7lakepg.jpg
Coi được thì nhớ bấm like cho tui nhé ! Hí....hí !
hoangtri
12-20-2016, 09:36 AM
.....
.....
Còn về đại ngã - pháp thân - bản thể chân như - tâm bản lai diện mục - giác tính bất nhị của Mật tông, thì nhiều nhà tu hành Nguyên Thuỷ cho
rằng đó chẳng qua là tưởng Thức của định vô sắc Thức Vô Biên Xứ mà thôi.
Khi chứng nhập định này thì sẽ thấy tâm thức phủ trùm vô hạn, phi khônggian thời gian. Và tất cả các cõi giới siêu hình cũng như nhất thể tuyệt đối pháp thân này đều là do tưởng thức lưu xuất ra, không thật có và không phải là Niết Bàn của đạo Phật Nguyên Thuỷ.
Người viết trích đoạn trên chỉ là một kẻ phàm phu vô minh, chỉ "đóng cửa ngồi nhà" mà hoang tưởng về Pháp Thân, thực ra những vị Lạt Ma Mật Tông, những vị được xem là Phật sống Tây Tạng còn không dám nói rằng "tôi đã chứng nhập Pháp Thân nên biết rõ !"; cớ sao một kẻ Ngoại Giáo lại có thể buông lời chắc như "đinh đóng cột" thế ? (Lời bàn này không tính cụm từ "Đại Ngã").
Nói như vầy chẳng khác nào nói : "Nhà thờ Đức Bà (ở t.p Hồ Chí Minh) là Bồ Đề Đạo Tràng (ở Ấn độ)". Lời của những kẻ ngốc nghếch này, rất tiếc đã lở đăng vào đây.
Tưởng Thức chỉ có thể tạo nên những Ma Cảnh trong cơn Thiền của hành giả mà thôi.
Người tu Mật Tông cũng dụng Tưởng Thức (Quán tưởng các vị Bổn Tôn) thực chất là tập trung tư tưởng để kết nối với Mật Lực Đà La Ni Tạng. Mật Lực Đà La Ni Tạng (có thể xem như là Tha Lực) sẽ giúp hành giả lần từng bước gở bỏ, hóa giải những "U Nang Hoặc Nghiệp"; có thể ví như chất tẩy, thuốc tẩy mạnh làm trung hòa những chất dơ kết khối, bám dính trên quần áo vật dụng (để trả lại sự trắng sạch tinh khôi).
Đây là một trong muôn vàn phương tiện của Mật Tông, nhằm đưa Mật Lực Đà La Ni Tạng thấm đẩm vào hành giả, thay thế cái sống Tưởng Thức, Tưởng Tri cuối cùng hành giả sẽ thành tựu Thành Sở Tác Trí, Diệu Quan Sát Trí.
Mật Lực Đà La Ni Tạng chính là cội nguồn của tất cả Giả và Thật, tất cả Có và Không, cho nên không gì là không thể, mà không vướng mắc vào đâu hết. (Xin tạm ví như con nhện giăng tơ (lưới) thì không có chuyện bị dính vào lưới của mình).
Niết Bàn của vị A la Hán so với Đà La Ni Tạng thì chỉ như một dấu chấm, hoặc một pixel trên màn hình của quý bạn mà thôi.
Kính !
Tuệ Thức
12-21-2016, 08:02 AM
Kính anh Trí !
Thưa anh Tuệ Thức thấy câu này rất đúng với những điều Thầy của Tuệ Thức đã dạy (Trưởng Lão Thích Thông Lạc) :
"Pháp tu Vô Lậu của đạo Phật nguyên thuỷ khác xa pháp tu Hữu Lậu của Mật tông. Vì Pháp Vô Lậu của PG Nguyên Thủy thì dứt khoát đoạn trừ dục và tham ái là căn nguyên của tái sanh luân hồi.
Khởi đầu pháp tu đạo Phật Nguyên Thuỷ là Ly dục (lìa dục lậu), trên cơ sở cuộc sống 3 y 1 bát, độc cư Ly dục (giới vô lậu), thì mới đi vào các Định vô lậu (lìa hữu lậu). Trên cơ sở Định vô lậu rồi mới dẫn tâm vào trí tuệ vô lậu giải thoát,diệt trừ vô minh lậu, đạt giác ngộ viên mãn, chấm dứt luân hồi sinh tử.
Nhiều đoạn kinh Nguyên Thuỷ nói về quá trình tu chứng này của Đức Phật, ví dụ như kinh Saccaka, kinh Trung Bộ (phẩm sợ hãi khiếp đảm), ... đều là một quá trình lần lượt : sống độc cư giữ giới vô lậu, nhập các định vô lậu, dẫn tâm vào trí tuệ giải thoát vô lậu."
Vậy anh có ý kiến gì về câu phê phán này :
"3/. Một điểm quan trọng khác mà các Trưởng lão PG Nguyên Thuỷ đưa ra để phủ nhận tính Phật giáo của Mật tông là con đường Phật giáo nguyên thuỷ là Tam Vô Lậu Học (giới vô lậu, định vô lậu, tuệ vô lậu), là pháp Vô Lậu dẫn đến đích Lậu Tận Trí (không còn lậu), nhưng Mật tông là pháp Hữu Lậu vì mặc dù cũng tu giới, định, tuệ, nhưng trong pháp vô thượng du già, dục lậu vẫn được chấp nhận tồn tại ( Sư Mật tông vẫn được ăn mặn , lấy vợ , vẫn chấp nhận sự giao phối giữa nam và nũ ) và quan điểm cho rằng đó là pháp tu Tam Hữu Lậu Học, chứ không phải Tam Vô Lậu Học."
Thế Hùng
12-21-2016, 09:51 AM
Kính anh Trí !
......
Vậy anh có ý kiến gì về câu phê phán này :
"3/. Một điểm quan trọng khác mà các Trưởng lão PG Nguyên Thuỷ đưa ra để phủ nhận tính Phật giáo của Mật tông là con đường Phật giáo nguyên thuỷ là Tam Vô Lậu Học (giới vô lậu, định vô lậu, tuệ vô lậu), là pháp Vô Lậu dẫn đến đích Lậu Tận Trí (không còn lậu), nhưng Mật tông là pháp Hữu Lậu vì mặc dù cũng tu giới, định, tuệ, nhưng trong pháp vô thượng du già, dục lậu vẫn được chấp nhận tồn tại ( Sư Mật tông vẫn được ăn mặn , lấy vợ , vẫn chấp nhận sự giao phối giữa nam và nũ ) và quan điểm cho rằng đó là pháp tu Tam Hữu Lậu Học, chứ không phải Tam Vô Lậu Học."
Kính Tuệ Thức , kính quý đạo hữu !
Thế Hùng thấy câu hỏi trên đã được Thượng Tọa Thích Trí Siêu trả lời rất đầy đủ trong bài Đạo gì ? :
http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php/47-%C4%90%E1%BA%A1o-g%C3%AC?p=609&viewfull=1#post609
* Vấn đề ăn chay ăn mặn thì ở đây :
http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php/47-%C4%90%E1%BA%A1o-g%C3%AC?p=675&viewfull=1#post675
* Vấn đề Thầy tu có vợ thì ở đây :
http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php/47-%C4%90%E1%BA%A1o-g%C3%AC?p=677&viewfull=1#post677
Xin kính chia sẻ.
hoangtri
12-22-2016, 11:29 AM
Kính anh Trí !
Vậy anh có ý kiến gì về câu phê phán này :
"3/. Một điểm quan trọng khác mà các Trưởng lão PG Nguyên Thuỷ đưa ra để phủ nhận tính Phật giáo của Mật tông là con đường Phật giáo nguyên thuỷ là Tam Vô Lậu Học (giới vô lậu, định vô lậu, tuệ vô lậu), là pháp Vô Lậu dẫn đến đích Lậu Tận Trí (không còn lậu), nhưng Mật tông là pháp Hữu Lậu vì mặc dù cũng tu giới, định, tuệ, nhưng trong pháp vô thượng du già, dục lậu vẫn được chấp nhận tồn tại ( Sư Mật tông vẫn được ăn mặn , lấy vợ , vẫn chấp nhận sự giao phối giữa nam và nũ ) và quan điểm cho rằng đó là pháp tu Tam Hữu Lậu Học, chứ không phải Tam Vô Lậu Học."
Kính Tuệ Thức !
Nói "Mật Tông là pháp Hữu Lậu" là quyền của người nói. Thật ra tất cả Phương Tiện Pháp đều "hữu lậu" hết, kể cả Giới Định Tuệ (đã được gọi là Tam Vô Lậu học).
-------------
Phần trả lời tiếp theo này là "như lý tác ý" chứ không riêng trả lời cho Tuệ Thức nữa, vì có thể quá khó đối với bạn.
Trong Chân Như có pháp Thiện và pháp Ác không ? - Không có, Thiện Ác là do con người phân biệt.
Trong Chân Như có pháp Thanh và pháp Trược không ? - Không có, Thanh và Trược là do chúng ta phân biệt.
Trong Chân Như có cái Đúng và cái Sai không ? - Không có, Đúng Sai là do chúng ta phân biệt.
Vậy tại sao chúng ta lại đem những điều do phàm tâm phân biệt mà áp đặt cho Trình Nhiếp Hóa chúng sinh từ Đà La Ni Tạng, rằng phải như thế này hay phải như thế khác ?
Chân Như muôn thuở Chân Như
Tình Phàm Ý Thánh từ từ trôi xuôi
Thông giáo - Viên giáo là Dụng độ của Bát Nhã Tạng, thì Biệt giáo - Mật giáo là Dụng độ của Đà La Ni Tạng.
Thông giáo - Viên giáo nhằm giới thiệu Chân Như, thì Biệt giáo - Mật giáo nhằm tiếp xúc với Chân Như.
Giới thiệu hay không giới thiệu Chân Như vẫn chẳng thêm, tiếp xúc hay không tiếp xúc Chân Như cũng không bớt.
Với chúng ta thì có Vô Minh và Giác Ngộ, với Chân Như thì Vô Minh hay Giác Ngộ cũng chỉ là những cầu vồng ngũ sắc mà thôi.
Có những con gián gặm giấy rồi tác ý phê phán rằng "loại giấy bản cổ xưa gặm ngon hơn, giấy công nghiệp bây giờ không ngon bằng", Ôi ! chỉ là chuyện của những con gián thôi mà !.
homeless
12-22-2016, 04:41 PM
Chúng nó nè !
http://i172.photobucket.com/albums/w4/nonamerestore/gian%20dam_zpsi0eyb5sr.jpg
Tuệ Thức
12-22-2016, 08:19 PM
Kính Tuệ Thức !
Nói "Mật Tông là pháp Hữu Lậu" là quyền của người nói. Thật ra tất cả Phương Tiện Pháp đều "hữu lậu" hết, kể cả Giới Định Tuệ (đã được gọi là Tam Vô Lậu học).
Kính anh hoàng Trí ! Tuệ Thức rất phản cảm khi anh nói rằng "Tam Vô Lậu Học (Giới Định Tuệ) cũng là pháp hữu lậu tuốt".
Xin anh giải thích rõ điểm này.
hoangtri
12-23-2016, 08:06 AM
Kính anh hoàng Trí ! Tuệ Thức rất phản cảm khi anh nói rằng "Tam Vô Lậu Học (Giới Định Tuệ) cũng là pháp hữu lậu tuốt".
Xin anh giải thích rõ điểm này.
Kính chào Tuệ Thức !
Phải chăng chữ Lậu là rò rỉ, và chữ Lậu thường đi kèm với chữ Hoặc (Mê lầm)?! Phải chăng Lậu Hoặc là những điều ngăn che tính Giác Ngộ ?!
Theo Tuệ Thức, Giới là có sẵn từ xưa hay là sau khi thành lập Tăng đoàn, chờ cho có vị Tăng nào quá đáng, đức Phật Thích Ca mới kiết Giới ?
Theo Tuệ Thức, Định là do kiên trì Thiền quán, Sổ tức quán mà có hay là tự nhiên có ?
Theo Tuệ Thức, Tuệ là do Định mà có hay là sanh ra đã có ?
Ồ ! Nếu 3 cái đó không có sẵn từ trước mà do Nhân Duyên sanh ra thì có phải là “pháp sanh diệt” hay không ?
Đã là “pháp sanh diệt” thì sao, Là Hữu lậu hay Vô lậu ?
-------------
Phải chăng trong lớp học, khi học sinh quá ồn ào, mất trật tự thì Giáo viên (hay Giảng viên) gõ mạnh thước bảng để lập lại trật tự, lấy lại sự yên ắng cho lớp học ?!
Phải chăng trên Tòa cũng thế, khi mọi người ồn ào tranh cãi thì quan Tòa (Chánh Án) gõ búa để để lập lại trật tự ?!
Đó là "dĩ động chế động", khi lớp học đã im tiếng thì Giáo viên có tiếp tục gõ thước nữa hay không ?! Khi phiên tòa đã trật tự thì quan Tòa có tiếp gõ búa nữa hay không ?!
Mật Tông không chối là đã dùng pháp Hữu vi để đối trị Hữu vi, dùng Hữu vi mà đưa hành giả đến Giác Ngộ Vô Thượng Bồ Đề thì có thể gọi là Hữu lậu được không ?!
Tuệ Thức nghiệm lại chỗ này xem ! Mến !
Tuệ Thức
12-23-2016, 10:22 AM
Dạ ! Kính anh Hoàng Trí !
Bây giờ thì em đã hiểu.
Giới là do đối trị buông lung mà đức Phật lập nên.
Định là do đối trị tán loạn mà dùng.
Tuệ là do đối trị ngu si, mê lầm mà học.
Một vị A La Hán muốn vào Niết Bàn thì phải bỏ tất cả, kể cả Giới Định Tuệ, chỉ đi tay không hay nói khác đi là "không tay" mới được (chứ có tay thì sẽ có ghẻ ngứa :))
Đúng không anh Trí ? Xin cám ơn anh đã giải tỏa mối nghi trong lòng TT.
nguoidien
12-23-2016, 05:29 PM
Này chú em hoangtri !
Chú em giải thích ra sao với lập luận này :
Khởi đầu pháp tu Mật tông là nhận quán đỉnh, nhận tha lực của thế giới siêu hình. Và cho đến khi chứng đắc vô thượng du già thì người ta vẫn còn dục lậu, vẫn có thể quan hệ tình dục. Đã còn dục lậu thì sẽ còn hữu lậu, sẽ còn vô minh lậu, và như vậy, với ý nghĩa giải thoát của đạo PhậtNguyên Thuỷ thì mật tông không thực hiện được.
hoangtri
12-24-2016, 09:49 AM
Này chú em hoangtri !
Chú em giải thích ra sao với lập luận này :
Khởi đầu pháp tu Mật tông là nhận quán đỉnh, nhận tha lực của thế giới siêu hình. Và cho đến khi chứng đắc vô thượng du già thì người ta vẫn còn dục lậu, vẫn có thể quan hệ tình dục. Đã còn dục lậu thì sẽ còn hữu lậu, sẽ còn vô minh lậu, và như vậy, với ý nghĩa giải thoát của đạo PhậtNguyên Thuỷ thì mật tông không thực hiện được.
Kính chào nguoidien !
Trước hết chúng ta cùng khảo sát về "Nguyên lý" nguoidien nhé :
* Trên màn hình trắng đen thì điểm ảnh trắng và điểm ảnh đen đồng giá trị như nhau hay sai khác ?
* Khi bạn ngủ mơ, trong giấc mơ bạn gặp một người đẹp (như ảnh avatar của Thanh Trúc) và một người rách rưới (như avatar của homeless), hai người đó vốn từ trong cùng một tâm thức mơ màng của bạn phóng hiện nên, thì người nào đáng yêu hơn người nào ?
* Mặt trời hiện bóng trong hai thau nước, nơi thau nước trong thì ta thấy ảnh mặt trời sáng sủa rõ nét, nơi thau nước đục thì ta thấy ảnh mặt trời mờ câm. Hỏi: thật là mặt trời thì có khi mờ khi tỏ như trong hai thau nước hay không ?
Để phá cái chấp hình tướng (vì hình tướng nào cũng là giả ảnh cả) nên những vị Đại Giác Ngộ _ thực ra là Hóa Thân Phật, Hóa thân Đại Bồ Tát _ đã tùy duyên chúng sinh, tùy nguyện hạnh mà chọn hình thức xuất hiện nơi trần thế (cũng có thể gọi là chọn "vai diễn").
Như đức Phật Thích Ca, Ngài chính thức lập Giáo thì gọi là hành Vương Nguyện; còn Ngài Kiền Giác (Hóa thân đức Địa Tạng) thì tuy cũng đến thế gian làm Phật sự, nhưng Ngài làm chuyện gì thì nhục nhãn người đời không thấy biết được, trường hợp này thì gọi là hành Biệt Nguyện.
Như Ngài Duy Ma Cật thì thi hành Hạnh Nguyện riêng gọi là "Thuận Nghịch Hành" (gồm cả Vương Nguyện và Biệt Nguyện).
http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php/208-Kinh-Duy-Ma-C%E1%BA%ADt
http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php/336-Kinh-Duy-Ma-C%E1%BA%ADt-ch%E1%BB%AF-H%C3%A1n-H%C3%A1n-Vi%E1%BB%87t-Vi%E1%BB%87t-d%E1%BB%8Bch
Thuận Hành là hình thức thuận hợp với những chấp nhất của loài người, như ăn bận lịch sự, đi đứng chững chạc khoan thai, nói năng đàng hoàng, không phạm luật lệ thế gian, .....
Nghịch Hành là hình thức sống không thuận hợp với những chấp nhất của chúng ta (như là người tu Phật thì phải trường chay tuyệt dục, phải sống độc cư nơi thanh vắng .....v...v....) mà Ngài Duy Ma Cật thì sống nơi phố thị, mang hình thức một vị Trưởng Giả, có rất nhiều thê thiếp, tôi tớ ngựa xe, điền sản, ... v...v...
Ai có thể nói Ngài Duy Ma Cật là nhân vật không có tên trong lịch sử Phật Giáo ?! Thế đấy, một vị Thánh Tăng trong Phật giáo mà không trường chay tuyệt dục, ai có thể nói Ngài còn Dục Lậu ? Hừ ! Ngài còn dục lậu mà tất cả các Trưởng Lão _ đã đắc quả A La hán hoặc chưa _ đều kiêng dè không dám đối đáp với Ngài, đều được Ngài góp ý "nâng cấp".
Điều này chứng minh rằng :
Trí Giác Ngộ dù nương nơi một xác thân nào, một hình thức sống gì, cũng không vì hình tướng ấy mà giảm giá trị Giác Ngộ được.
Kẻ phàm phu vô minh thì dù có mang hình tướng đạo mạo trang nghiêm gì, cũng không vì hình tướng đẹp đẽ trang nghiêm ấy mà trở thành bậc Giác Ngộ được.
Huy Hà
12-24-2016, 12:47 PM
Ai có thể nói Ngài Duy Ma Cật là nhân vật không có tên trong lịch sử Phật Giáo ?!
Vậy bác Hoàng Trí có thể khẳng định rằng Ngài Duy Ma Cật có một lịch sử có thật như Đức Gotama chăng?
colaihi
12-24-2016, 05:13 PM
Vậy bác Hoàng Trí có thể khẳng định rằng Ngài Duy Ma Cật có một lịch sử có thật như Đức Gotama chăng?
Xin chào Huy Hà !
Kinh Duy Ma Mật thì bạn Hoangtri đã có đăng 2 đường kink, lời lời châu ngọc. Phải là một trí tuệ siêu tuyệt mới phát ngôn được như thế. Cứ cho như âm thanh ấy lời thuyết pháp ấy phát ra từ tiếng lá khua, gió thổi, cũng là quý hiếm; những điều này mới đích thực là Phật pháp. Phải là người Trí đọc những lời ấy nghe mới thông cảm, mới thấy được mở tung những chân trời mới, mới thấy lâu nay mình như con cóc trong hang sâu, nay mới được thấy ánh mặt trời.
Bạn Hoangtri ơi ! Mặc kệ những con gián cứ theo gặm sách rồi cái này có trong sách cũ, cái này không có trong sách cũ. Về chuyện Ngài Duy Ma Cật ta không cần cãi, tuy nhiên ta có thể dẫn chứng tiếp theo là Ngài Tuệ Trung Thượng sĩ, sử sách Việt Nam có ghi rõ ràng, không biết những con mọt sách sẽ lấy gì để phản biện chăng ? Ngài là một vị Tướng quân ăn mặn có vợ con là Thầy của vua Trần Nhân Tông _ Tổ sư khai sáng thiền phái Trúc Lâm _ còn được gọi là Phật Hoàng Trần Nhân Tông, ở nước Việt Nam Ta.
HÀNH TRẠNG THƯỢNG SĨ
(TRẦN TUNG: 1230 - 1291)
Thượng Sĩ là con đầu của Khâm Minh Từ Thiện Thái Vương (Trần Liễu), là anh cả của Hoàng thái hậu Nguyên Thánh Thiên Cảm. Khi Đại vương mất, Hoàng đế Thái Tông cảm nghĩa phong cho Thượng Sĩ tước Hưng Ninh Vương.
Lúc nhỏ, Thượng Sĩ nổi tiếng bẩm chất cao sáng thuần hậu. Được cử trấn giữ quân dân đất Hồng Lộ, hai phen giặc Bắc xâm lăng, Ngài chống ngăn có công với nước, lần lượt thăng chức Tiết độ sứ giữ cửa biển Thái Bình. Thượng Sĩ là người khí lượng uyên thâm, phong thần nhàn nhã. Tuổi còn để chỏm, Ngài đã mến mộ cửa Không. Sau Ngài đến tham vấn Thiền sư Tiêu Dao ở Tinh xá Phước Đường. Ngài lãnh hội được yếu chỉ, dốc lòng thờ làm thầy. Hằng ngày, Ngài lấy Thiền duyệt làm vui, không lấy công danh làm sở thích. Ngài lui về ở phong ấp Tịnh Bang, đổi tên là làng Vạn Niên. Hòa ánh sáng lẫn với thế tục (hòa quang đồng trần), Ngài cùng mọi người chưa từng chống trái, nên hay làm hưng thạnh hạt giống chánh pháp, dạy dỗ được hàng sơ cơ, người đến hỏi han, Ngài đều chỉ dạy cương yếu, khiến họ trụ tâm, tánh Ngài tùy phương tiện khi hiện khi ẩn, trọn không có danh thật.
Vua Thánh Tông nghe danh Ngài đã lâu, bèn sai sứ mời vào cửa khuyết. Ngài đối đáp với Vua đều là những lời siêu thoát thế tục. Nhân đó, vua Thánh Tông tôn Ngài làm Sư huynh, tặng hiệu là Tuệ Trung Thượng Sĩ. Ngài vào cung thăm, Thái hậu mở tiệc thịnh soạn tiếp đãi. Dự tiệc, Ngài gặp thịt cứ ăn. Thái hậu lấy làm lạ hỏi: “Anh tu thiền mà ăn thịt, đâu được thành Phật?”
Thượng Sĩ cười đáp: “Phật là Phật, anh là anh. Anh chẳng cần làm Phật, Phật chẳng cần làm anh, không nghe Cổ đức nói: ‘Văn-thù là Văn-thù, Giải Thoát là Giải Thoát’ đó sao?”
Thái hậu qua đời, nhà Vua làm lễ trai tăng ở cung cấm. Nhân lễ khai đường, Vua thỉnh những vị danh đức các nơi, theo thứ lớp mỗi vị thuật bài kệ ngắn để trình kiến giải. Kết quả thảy đều quến sình ủng nước, chưa có chỗ tỏ ngộ. Nhà Vua lấy quyển tập đưa Thượng Sĩ. Thượng Sĩ cầm viết xóa một mạch, rồi làm bài tụng tự thuật rằng:
Kiến giải trình kiến giải
Tợ ấn mắt làm quái
Ấn mắt làm quái rồi
Rõ ràng thường tự tại.
Nhà Vua đọc xong, liền phê tiếp theo sau:
Rõ ràng thường tự tại
Cũng ấn mắt làm quái
Thấy quái chẳng thấy quái
Quái ấy ắt tự hoại.
Thượng Sĩ đọc, thầm nhận đó.
Sau Vua kém vui, Thượng Sĩ viết thơ hỏi thăm bệnh. Vua đọc thơ, trả lời bằng bài kệ:
Hơi nóng hừng hực toát mồ hôi
Chiếc khố mẹ sanh chưa thấm ướt.
Thượng Sĩ đọc kệ than thở giây lâu. Đến khi Vua bệnh nặng, Thượng Sĩ khập khễnh về kinh thăm, nhưng đến nơi Vua đã qui tiên rồi.
Riêng tôi (Sơ tổ Trúc Lâm) nay cũng nhờ ơn Thượng Sĩ dạy dỗ. Lúc tôi chưa xuất gia, gặp tuần tang của Nguyên Thánh mẫu hậu, nhân thỉnh Thượng Sĩ. Thượng Sĩ trao cho tôi hai quyển lục Tuyết Đậu và Dã Hiên. Tôi thấy Ngài thế tục quá sanh nghi ngờ, bèn khởi tâm trẻ con trộm hỏi rằng:
- Chúng sanh do nghiệp uống rượu ăn thịt, làm sao thoát khỏi tội báo?
Thượng Sĩ bảo cho biết rõ ràng:
- Giả sử có người đứng xây lưng lại, chợt có Vua đi qua sau lưng, người kia thình lình hoặc cầm vật gì ném trúng Vua, người ấy có sợ không? Vua có giận chăng? Như thế nên biết, hai việc này không liên hệ gì nhau.
Thượng Sĩ liền đọc hai bài kệ để dạy:
Vô thường các pháp hạnh
Tâm nghi tội liền sanh
Xưa nay không một vật
Chẳng giống cũng chẳng mầm.
*
Ngày ngày khi đối cảnh
Cảnh cảnh từ tâm sanh.
Tâm cảnh xưa nay không
Chốn chốn ba-la-mật.
Tôi lãnh hội ý chỉ hai bài tụng, giây lâu hỏi: “Tuy nhiên như thế, vấn đề tội phước đâu dè đã rõ ràng.”
Thượng Sĩ lại dùng kệ để giải rõ:
Ăn rau cùng ăn thịt
Chúng sanh mỗi sở thuộc.
Xuân về trăm cỏ sanh
Chỗ nào thấy tội phước?
Tôi thưa: “Chỉ như gìn giữ giới hạnh trong sạch, không chút xao lãng lại thế nào?”
Thượng Sĩ cười không đáp. Tôi lại thỉnh cầu. Ngài lại nói hai bài kệ để ấn định đó:
Giữ giới cùng nhẫn nhục
Chuốc tội chẳng chuốc phước.
Muốn biết không tội phước
Chẳng giữ giới nhẫn nhục.
*
Như khi người leo cây
Trong an tự cầu nguy.
Như người không leo cây
Trăng gió có làm gì?
Ngài lại dặn nhỏ tôi: “Chớ bảo cho người không ra gì biết.” Tôi biết môn phong của Thượng Sĩ cao vót. Một hôm tôi xin hỏi Ngài về “bổn phận tông chỉ”, Thượng Sĩ đáp: “Soi sáng lại chính mình là phận sự gốc, chẳng từ nơi khác mà được.” (Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc.) Nghe xong, tôi thông suốt được đường vào, bèn vén áo thờ Ngài làm thầy.
Ôi! Tinh thần sắc vận của Thượng Sĩ thật trang nghiêm, cử chỉ thẳng thắn uy đức, lời bàn huyền nói diệu, dường gió mát trăng thanh, những hàng thạc đức đương thời đều bảo Thượng Sĩ tin sâu hiểu rõ, thuận hạnh nghịch hạnh thật khó lường được.
Sau Ngài bệnh ở Dưỡng Chân Trang, chẳng ở trong phòng thất. Kê một chiếc giường gỗ ở giữa nhà trống, Ngài nằm theo thế kiết tường, nhắm mắt mà tịch. Các người hầu và thê thiếp trong nhà khóc rống lên. Thượng Sĩ mở mắt ngồi dậy, đòi nước súc miệng rửa tay, rồi quở nhẹ rằng: “Sống chết là lẽ thường, đâu nên buồn thảm luyến tiếc, làm nhiễu động Chân tánh ta.” Nói xong, Ngài an nhiên thị tịch, thọ sáu mươi hai tuổi. Bấy giờ là ngày mùng một tháng tư năm Tân Mẹo, nhằm niên hiệu Trùng Hưng thứ 7 (1291) đời vua Trần Nhân Tông.
http://www.thuong-chieu.org/uni/KinhSachThiKe/Thien/TueTrungThuongSi/TRANG_CHINH.htm
Admin
12-24-2016, 05:56 PM
Chào bạn Huy Hà !
Bài thứ nhất bạn đăng khá dài, nó sẽ gây nên một cuộc tranh cãi bất tận không cần thiết. Ở đây bạn hoangtri chỉ nói về Cội nguồn của Mật Tông, không tiện chạy theo những râu ria, cành nhánh và các loài chùm gởi (sống bám trên cây khác).
Thay mặt Ban Quản Trị, Admin đã nhập kho bài thứ nhất của bạn.
Kính báo !
hoangtri
12-25-2016, 08:15 AM
Vậy bác Hoàng Trí có thể khẳng định rằng Ngài Duy Ma Cật có một lịch sử có thật như Đức Gotama chăng?
Kính bạn Huy Hà !
Chúng ta không cùng cái thấy, như con cá cả đời sống dưới nước, cái mà con cá biết được chỉ là nước đục nước trong rong rêu và xác thối; còn con rùa đã từng lên bờ, nó đã thấy không gian bao la với trời xanh mây trắng, với muôn hoa đua nở, với phố thị sầm uất, ... bao nhiêu điều mới lạ. Nhưng hai con ấy không thể nói chuyện với nhau, vì con cá cứ luôn miệng kêu con rùa chứng minh rằng "trên bờ, ngoài nước còn có lửa". Lửa là một hiện tượng tạm có như bao hiện tượng khác, con cá không hề biết, cho đến khi nó nằm trên chảo nóng nó mới biết, lúc đó thì đã muộn rồi.
Cho nên Trí đề nghị, nếu bạn tin vào chủ nghĩa Vô Thần thì bạn cứ tin, vì đó là quyền của bạn.
Nếu bạn tin rằng một vị nào đó ngồi Thiền, nhập định vào một chỗ lửng lơ nào đó rồi có thể chứng minh cho một số đệ tử đắc quả A La Hán thì bạn cứ tin, vì đó là quyền của bạn, tương lai của bạn tùy thuộc vào niềm tin của bạn hôm nay.
Trí viết loạt bài này chỉ để gợi ý suy tư cho những Phật tử cởi mở, muốn tìm hiểu thêm về đạo Phật mà thôi.
Kính mong bạn thông cảm.
Tuệ Thức
12-27-2016, 10:09 AM
Chính vì chứng đắc tuệ Tưởng tri mà hành giả Mật tông, cho dù đã an trụ trong giác tánh bất nhị của vô thượng du già, nhưng vẫn thấy có thân trung ấm sau khi chết (giống các tôn giáo khác), có những thế giới siêu hình với các quốc độ cổ Phật trang nghiêm thanh tịnh cực lạc (giống thiên đàng của các tôn giáo khác), và phương pháp tu hành thì theo các Trưởng lão PGNguyênThuỷ là rất nặng tính mê tín vì phải cầu khấn cúng vái thế giới siêu hình. Trong khi Đức Phật đã từng giảng là "sau khi chết, nếu còn một tí thức nào tồn tại dù chỉ như kẽ móng tay thì giáo pháp ta không tồn tại".
Cũng vì người tu pháp Vô Lậu của PG nguyên thuỷ, do đã diệt tận gốc Tưởng Tri nên mới nhìn ra được bản chất huyễn ảo của thế giới siêu hình linh hồn ,Thượng đế , thần thánh, ... và không bị phụ thuộc vào nó như các tôn giáo khác. Tuy nhiên Mật tông đã đi vào vết xe đổ này của các tôn giáo kia khi bị phụ thuộc nặng nề vào thế giới siêu hình trong suốt quá trình tu luyện.
Nhiều vị Sư Nam tông còn khẳng định các linh thể nhập vào các tranh tượng của mật giáo thực chất toàn Atula biến hìnhgiả Phật, để hưởng các vật thực cúng dường, vì nếu là Chư Thiên bậc caoở các cõi Trờithì không ai thèm nhận những thứ đó, chứ đừng nói là chư Phật.
Kính anh Trí !
Xin anh vui lòng phân giải vấn nạn này, cũng là những vấn đề mà Tuệ Thức muốn được nghe phản biện.
Kính !
hoangtri
12-27-2016, 10:15 PM
Kính anh Trí !
Chính vì chứng đắc tuệ Tưởng tri mà hành giả Mật tông, cho dù đã an trụ trong giác tánh bất nhị của vô thượng du già, nhưng vẫn thấy có thân trung ấm sau khi chết (giống các tôn giáo khác), có những thế giới siêu hình với các quốc độ cổ Phật trang nghiêm thanh tịnh cực lạc (giống thiên đàng của các tôn giáo khác), và phương pháp tu hành thì theo các Trưởng lão PGNguyênThuỷ là rất nặng tính mê tín vì phải cầu khấn cúng vái thế giới siêu hình. Trong khi Đức Phật đã từng giảng là "sau khi chết, nếu còn một tí thức nào tồn tại dù chỉ như kẽ móng tay thì giáo pháp ta không tồn tại".
Xin anh vui lòng phân giải vấn nạn này, cũng là những vấn đề mà Tuệ Thức muốn được nghe phản biện.
Kính !
Chào Tuệ Thức !
Nếu Trí không lầm thì câu tuyên bố "sau khi chết, nếu còn một tí thức nào tồn tại dù chỉ như kẽ móng tay thì giáo pháp ta không tồn tại" là câu mà Trưởng lão Thích Thông Lạc nói, rồi gán ghép cho đức Phật. Vì câu tuyên bố trên là tư tưởng ĐOẠN KIẾN (tức là cho rằng "chết là hết"), Giáo lý Đạo Phật luôn không chấp nhận tư tưởng ĐOẠN KIẾN, gọi đó là một chủ trương sai lầm.
Do vì cho rằng "chết là hết" cho nên Trưởng Lão phủ nhận luôn cõi Tịnh Độ Tây Phương. Trưởng Lão nào biết đâu tuy với Chân Lý Tuyệt Đối không có pháp nào thực Hữu, nhưng với Chúng sinh Mê thì không pháp nào thực Không, Tâm sinh thì chủng chủng pháp sinh. Tâm Ác thì sẽ thấy Địa Ngục hành hạ, Tâm Thiện thì sẽ thấy Thiên Đường, đó là do biệt nghiệp và cộng nghiệp chiêu cảm tương thành.
Trưởng Lão chỉ biết một mà không biết hai. Cái Tha Lực tạo nên các Phật Quốc chính là Đà La Ni Tạng, tức Thể Báo Thân của hành giả đó. Trong Chân Lý Tuyệt Đối (mà Đức Phật đã giới thiệu) THẬT KHÔNG CÓ HAI, không có Ta là đối tượng A, Phật là chủ thể B. Cái tư tưởng Phật là một Ông A Ông B là tư tưởng "nhị thị" (sai lầm), chúng ta là anh C chị D là cái thấy của Vô Minh. Ngày nào chúng ta còn thấy "có 2" là ngày đó chúng ta còn Vô Minh. Tại sao ta lại đem cái đầu óc Vô Minh mà phê phán đòi hỏi rằng "mọi chuyện phải như thế này hay như thế khác".
Một đôi mắt bị "bù lạch ăn" thì làm sao có được một cái nhìn trung thực, Một cái đầu óc Vô Minh thì khi nói về Niết Bàn thì cái Niết Bàn đó cũng "méo xẹo" như trái ấu mà thôi.
Mến !
hoangtri
12-28-2016, 05:52 PM
Cũng vì người tu pháp Vô Lậu của PG nguyên thuỷ, do đã diệt tận gốc Tưởng Tri nên mới nhìn ra được bản chất huyễn ảo của thế giới siêu hình linh hồn ,Thượng đế , thần thánh, ... và không bị phụ thuộc vào nó như các tôn giáo khác. Tuy nhiên Mật tông đã đi vào vết xe đổ này của các tôn giáo kia khi bị phụ thuộc nặng nề vào thế giới siêu hình trong suốt quá trình tu luyện.
Chào Tuệ Thức ! Với đoạn văn bản này, hoangtri có mấy điều cần đính chính :
1. "người tu pháp Vô Lậu của PG nguyên thuỷ, do đã diệt tận gốc Tưởng Tri"
Trong vở tuồng Giác Ngộ : chỉ có vị A La Hán đã nhập Niết bàn thì Tưởng Tri mới bị "đóng băng" mà thôi.
Các Trưởng Lão khi còn tại thế thì Tưởng Tri bị chặn, giống như ta dùng thuốc cô lập tế bào ung thư không cho nó sinh sôi phát triển bình thường, cũng giống như con cá bị kẹt trong bùn khô không cử động được nhưng nó vẫn còn sống.
Khi nào vị Trưởng Lão A La Hán ấy nhập Niết Bàn, Nguyên Thủy cho rằng đã diệt tận gốc Tưởng Tri, nhưng với Phật nhãn thì "hạt giống Tưởng Tri" (hay toàn bộ Ý Thức) của hành giả chỉ bị "đóng băng" thôi, chứ không phải là bị "diệt tận gốc" như trong câu phát biểu trên. Cũng như trên thế giới ngày nay có những bệnh được tuyên bố là tuyệt diệt, nhưng nếu hiểu sâu một chút thì thấy các nhà khoa học đã "đóng băng", lưu giữ mẫu những vi rút ấy trong "Kho Đông Lạnh". Sau này nếu cần thì người "rả đông" hoặc "nhân giống" không khó lắm.
Vì sao thế ? Vì "Như Lai giả thị chư pháp Như nghĩa" (tất cả các pháp đều có gốc từ Như Lai Tạng), Sinh mà chẳng Sinh, Diệt mà chẳng Diệt.
Khi một vị A La Hán phát Bồ Đề Tâm, tức là không cam tâm nhập Niết bàn khi chưa thật sự Chánh Đẳng Chánh Giác, thì vị A La Hán ấy phải "tay không" (nghĩa là những môn Thần Thông trước đây đã có, bây giờ tạm thời mất hết) đi vào "vạn nẽo đường phù sa" để gọi là hành nguyện độ sinh. Khi vị A La Hán hành nguyện độ sinh thì những vi tế hoặc còn "ngủ đông" sẽ lần lượt "rả đông", và vở tuồng "Diệt Tận Độ Sinh" sẽ được lần lượt trình chiếu. Cho đến khi nào thấy được VÔ MINH QUỐC CŨNG CHÍNH LÀ PHẬT QUỐC (thấy cáp pháp Bình Đẳng) thì vở tuồng mới hoàn mãn.
Tuệ Thức
12-29-2016, 06:53 AM
Chào Tuệ Thức ! Với đoạn văn bản này, hoangtri có mấy điều cần đính chính :
1. "người tu pháp Vô Lậu của PG nguyên thuỷ, do đã diệt tận gốc Tưởng Tri"
Trong vở tuồng Giác Ngộ : chỉ có vị A La Hán đã nhập Niết bàn thì Tưởng Tri mới bị "đóng băng" mà thôi.
Các Trưởng Lão khi còn tại thế thì Tưởng Tri bị chặn, giống như ta dùng thuốc cô lập tế bào ung thư không cho nó sinh sôi phát triển bình thường, cũng giống như con cá bị kẹt trong bùn khô không cử động được nhưng nó vẫn còn sống.
Khi nào vị Trưởng Lão A La Hán ấy nhập Niết Bàn, Nguyên Thủy cho rằng đã diệt tận gốc Tưởng Tri, nhưng với Phật nhãn thì "hạt giống Tưởng Tri" (hay toàn bộ Ý Thức) của hành giả chỉ bị "đóng băng" thôi, chứ không phải là bị "diệt tận gốc" như trong câu phát biểu trên. Cũng như trên thế giới ngày nay có những bệnh được tuyên bố là tuyệt diệt, nhưng nếu hiểu sâu một chút thì thấy các nhà khoa học đã "đóng băng", lưu giữ mẫu những vi rút ấy trong "Kho Đông Lạnh". Sau này nếu cần thì người "rả đông" hoặc "nhân giống" không khó lắm.
Vì sao thế ? Vì "Như Lai giả thị chư pháp Như nghĩa" (tất cả các pháp đều có gốc từ Như Lai Tạng), Sinh mà chẳng Sinh, Diệt mà chẳng Diệt.
Khi một vị A La Hán phát Bồ Đề Tâm, tức là không cam tâm nhập Niết bàn khi chưa thật sự Chánh Đẳng Chánh Giác, thì vị A La Hán ấy phải "tay không" (nghĩa là những môn Thần Thông trước đây đã có, bây giờ tạm thời mất hết) đi vào "vạn nẽo đường phù sa" để gọi là hành nguyện độ sinh. Khi vị A La Hán hành nguyện độ sinh thì những vi tế hoặc còn "ngủ đông" sẽ lần lượt "rả đông", và vở tuồng "Diệt Tận Độ Sinh" sẽ được lần lượt trình chiếu. Cho đến khi nào thấy được VÔ MINH QUỐC CŨNG CHÍNH LÀ PHẬT QUỐC (thấy cáp pháp Bình Đẳng) thì vở tuồng mới hoàn mãn.
Kính anh hoangtri !
Anh nói Tuệ Thức chưa hiểu gì ráo.
_ Như trên thì Tưởng Tri đến chừng nào mới "diệt tận gốc", đến lúc chứng Chánh Đẳng Chánh Giác chăng ? Hay là theo anh thì chúng ta sẽ sống chung với Tưởng Tri mãi mãi ?
Kính !
hoangtri
12-29-2016, 08:33 AM
Kính anh hoangtri !
Anh nói Tuệ Thức chưa hiểu gì ráo.
_ Như trên thì Tưởng Tri đến chừng nào mới "diệt tận gốc", đến lúc chứng Chánh Đẳng Chánh Giác chăng ? Hay là theo anh thì chúng ta sẽ sống chung với Tưởng Tri mãi mãi ?
Kính !
Kính anh Tuệ Thức !
Cái gốc của Tưởng Tri là Liễu Tri đó ! Tưởng là "phần mốc meo ăn theo" TRI (Cái Tự Biết). Chính TƯỞNG tạo nên 6 cõi luân hồi, khi "phần mốc meo ăn theo" không còn bám trên TRI nữa thì TRI chính là LIỄU TRI.
Khi chúng ta Mê Lầm thì sống với Tưởng Tri, khi chúng sinh Giác Ngộ thì CÁI TỰ BIẾT (TRI) không có TƯỞNG nữa.
CÁI TỰ BIẾT này nơi chúng sinh Mê thì gọi là A Lại Da Thức, nơi vị Giác Ngộ (A La Hán) thì gọi là A Lại Da Tâm, chỉ là đổi Danh chứ không đổi Thể.
Cho nên nói "diệt tận gốc" thì không đúng, mà nói sống chung với Tưởng mãi mãi cũng là sai.
Mến !
hoangtri
12-29-2016, 09:54 AM
Cũng vì người tu pháp Vô Lậu của PG nguyên thuỷ, do đã diệt tận gốc Tưởng Tri nên mới nhìn ra được bản chất huyễn ảo của thế giới siêu hình linh hồn ,Thượng đế , thần thánh, ... và không bị phụ thuộc vào nó như các tôn giáo khác. Tuy nhiên Mật tông đã đi vào vết xe đổ này của các tôn giáo kia khi bị phụ thuộc nặng nề vào thế giới siêu hình trong suốt quá trình tu luyện.
2. "nên mới nhìn ra được bản chất huyễn ảo của thế giới siêu hình linh hồn ,Thượng đế , thần thánh, ... "
Không phải Mật Tông không biết "thế giới siêu hình linh hồn ,Thượng đế , thần thánh, ..." là không thật có, mà Mật Tông cũng thấy luôn Thế giới hữu hình này bản chất là trống không. Cũng như trong giấc mơ chúng ta thấy con rồng và con rắn, tại sao chúng ta chỉ chối bỏ con rắn mà giữ lại con rồng, trong khi cả hai đều huyễn có trong mơ ? Cho nên Mật tông hồn nhiên tạm lập nhiều phương tiện "dĩ huyễn diệt huyễn".
Chớ không phải "phụ thuộc" vào phương tiện mãi mãi.
"linh hồn ,Thượng đế , thần thánh" 3 nhóm đối tượng này đều do LẦM BẢN NGÃ mà nên.
Còn những hình tượng Bổn Tôn, Dakini, mà Mật Tông tôn thờ chỉ là DỤNG _ Hóa ảnh của Đà La Ni Tạng _ hiện ra, vốn không hề có BẢN NGÃ riêng. Cũng như ảnh avatar của chúng ta, nó vốn "vô tư" không có thực chất gì cả.
Cho nên những kẻ Ngoại Đạo vốn đầy mê lầm chấp nhất thì tốt hơn hết đừng nên phê phán toàn bộ Mật Tông.
Mến !
hoangtri
12-30-2016, 08:56 AM
Chính vì chứng đắc tuệ Tưởng tri mà hành giả Mật tông, cho dù đã an trụ trong giác tánh bất nhị của vô thượng du già, nhưng vẫn thấy có thân trung ấm sau khi chết (giống các tôn giáo khác), có những thế giới siêu hình với các quốc độ cổ Phật trang nghiêm thanh tịnh cực lạc (giống thiên đàng của các tôn giáo khác), và phương pháp tu hành thì theo các Trưởng lão PGNguyênThuỷ là rất nặng tính mê tín vì phải cầu khấn cúng vái thế giới siêu hình. Trong khi Đức Phật đã từng giảng là "sau khi chết, nếu còn một tí thức nào tồn tại dù chỉ như kẽ móng tay thì giáo pháp ta không tồn tại".
Cũng vì người tu pháp Vô Lậu của PG nguyên thuỷ, do đã diệt tận gốc Tưởng Tri nên mới nhìn ra được bản chất huyễn ảo của thế giới siêu hình linh hồn ,Thượng đế , thần thánh, ... và không bị phụ thuộc vào nó như các tôn giáo khác. Tuy nhiên Mật tông đã đi vào vết xe đổ này của các tôn giáo kia khi bị phụ thuộc nặng nề vào thế giới siêu hình trong suốt quá trình tu luyện.
Nhiều vị Sư Nam tông còn khẳng định các linh thể nhập vào các tranh tượng của mật giáo thực chất toàn Atula biến hìnhgiả Phật, để hưởng các vật thực cúng dường, vì nếu là Chư Thiên bậc caoở các cõi Trờithì không ai thèm nhận những thứ đó, chứ đừng nói là chư Phật.
Kính anh Trí !
Xin anh vui lòng phân giải vấn nạn này, cũng là những vấn đề mà Tuệ Thức muốn được nghe phản biện.
Kính !
Kính chào quý đạo hữu ! Chào Tuệ Thức !
"Chính vì chứng đắc tuệ Tưởng tri mà hành giả Mật tông, cho dù đã an trụ trong giác tánh bất nhị của vô thượng du già, nhưng vẫn thấy có thân trung ấm sau khi chết (giống các tôn giáo khác), có những thế giới siêu hình với các quốc độ cổ Phật trang nghiêm thanh tịnh cực lạc (giống thiên đàng của các tôn giáo khác)"
Chuyện các quốc độ Phật là chuyện mà Thiên Nhãn Thông của những vị chứng đắc từ quả vị A La Hán trở xuống không dòm thấu, còn chuyện Thân Trung Ấm không lẻ những vị có Thiên Nhãn Thông trong thế giới Phật Giáo Nguyên Thủy cũng không thấy luôn hay sao ?
Bài trước, Trí có ví "con cá thì không biết, không tin trên đời này lại có lửa" nhưng con cá không thể đem cái dốt của mình ra để kết luận rằng "lửa là do Tưởng Tri mà thấy, chứ trên đời làm gì có lửa".
Chừng con cá biết trên đời này còn có lửa thì đã nằm trên chảo nóng rồi!
------------
"....và phương pháp tu hành thì theo các Trưởng lão PGNguyênThuỷ là rất nặng tính mê tín vì phải cầu khấn cúng vái thế giới siêu hình".
Ở đây Trí không bao biện cho những vị phù thủy, họ không thể đại diện cho Mật Tông (mà chỉ có thể gọi những người này là "Mật Tô") họ không hề biết Chánh Pháp Phật, họ chỉ đam mê Huyền lực rồi dùng Huyền lực để tạo dựng cuộc sống tiện nghi cho mình. Có một miếng xoài thì có ruồi bu là chuyện bình thường phải không bạn ?!.
------------
Nhiều vị Sư Nam tông còn khẳng định các linh thể nhập vào các tranh tượng của mật giáo thực chất toàn Atula biến hìnhgiả Phật, để hưởng các vật thực cúng dường, vì nếu là Chư Thiên bậc caoở các cõi Trờithì không ai thèm nhận những thứ đó, chứ đừng nói là chư Phật.
Hành giả Mật Tông cúng dường các tranh tượng mang 3 ý nghĩa :
1. Xả bỏ lòng keo kiệt bủn xỉn, chỉ muốn tích lủy tài sản vật chất cho cuộc sống phù hoa giả tạm.
2. Gieo bòn thiện duyên phúc báu để hóa giải Ác nghiệp.
3. Kết nối với Mật lực Đà La Ni Tạng.
Hành giả Mật Tông không có ngu đến độ tin rằng vật phẫm mình cúng dường sẽ bị (hay được) tranh tượng hưởng dụng.
-------
Đoạn trên nói "Các sư Nguyên Thủy không tin có thế giới siêu hình", đoạn này lại nói "A tu la hưởng vật thực cúng dường, chư Thiên bậc cao không thèm nhận", cho ta thấy chỉ trong vài câu mà tác giả đã tự mâu thuẫn chính mình rồi.
Mến !
colaihi
12-30-2016, 10:52 AM
Hỡi những lão "Thầy bói mù sờ voi" !
Các vị hãy chống con mắt lên mà đọc những lời này của một vị Đại sư Mật Tông :
Lời dạy của Ngài Patrul Rinpoche
http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/rinpoche83_zpsc7b4dbe6.jpg
http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php/555-L%E1%BB%9Di-d%E1%BA%A1y-c%E1%BB%A7a-Ng%C3%A0i-Patrul-Rinpoche?p=16682&viewfull=1#post16682
Đó ! Mật Tông đích thực hướng hành giả đến chỗ Tuyệt Đối, cho đến Sanh tử và Niết bàn cũng không thành vấn đề, không quan tâm, không chấp đắm, có đâu lại "mê tín thần quyền huyễn hoặc" như các lão đã vu vạ.
Thiệt _ các lão giống như những con trùng dưới đáy bùn, chẳng có biết trời cao đất rộng gì cả !
Bà bà mà bắt được mấy con trùng này, bà bà đem thả xuống sông cho cá nó ăn cho rồi !
Hi....hi....! con cá nó ăn thịt các lão, nó có mang tội sát sanh hay không, chuyện đó bà bà không biết, nhưng không chừng chúng còn được phước sanh Thiên, vì đã góp phần làm sạch môi trường.
hoangtri
12-31-2016, 08:48 AM
4/. Một đặc điểm nữa khiến nhiều Sư Nguyên Thủy cho rằng Mật tông thực chất không khác Bà La Môn giáo chính là ở đặc điểm thượng tầng kiến trúc nắm quyền xã hội. Các Lạt ma, các Pháp vương mật tông thay nhau nắm quyền điều hành xã hội, việc này, theo giới tu Nguyên Thuỷ thì không khác giai cấp Bà La Môn ở xã hội Ấn Độ. Do vậy, chủ yếu dựa vào các quan điểm trên mà đa phần các Trưởng lão giới tu hành đạo Phật Nguyên Thuỷ không chấp nhận Mật tông là đạo Phật.
Tuy nhiên giới tu Mật cũng có rất nhiều ý kiến trái ngược, và thậm chí còn lập ra những tổ chức để bảo vệ uy tín của Mật tông trên thế giới. Không những vậy, phần nhiều trong số họ tin tưởng rằng Mật tông là pháp cao nhất mà Phật bí mật truyền lại cho rất ít người, và đó là con đường nhanh nhất, ngắn nhất để đắc đạo (tu tắt).
Namo Sakya Muni Buddha
Kính các bậc Thiện Tri Thức, quý Đạo hữu !
Hôm nay Trí xin phép lạm bàn đến đoạn cuối bài do Notre Dame "quăng" vào.
Đúng là về hình thức thì các vị Đạt Lai Lạt Ma, Pháp Vương cũng giống như giai cấp Bà La Môn của Ấn độ xưa. Điểm khác biệt là gì ?
Các vị Đạt Lai Lạt Ma, Pháp Vương vì tiền đồ của Phật pháp, vì muốn bảo vệ Phật tử mà theo hạnh nguyện của Đại Thừa là không bỏ chúng sinh, các Ngài đã chủ động bỏ xác cũ, nhập thai vào xác mới để tiếp tục hạnh nguyện, thường thì các Ngài tái sanh vào những gia đình hữu duyên nhưng kém phước, ở những nơi xa xôi hẻo lánh.
Như thế ta thấy Mật Tông không khinh chê giai cấp Chiên Đà La hay Thủ Đa La (như bên Ấn độ) gì cả. Một đứa trẻ thuộc giai cấp bần tiện nếu được xác nhận là Tái Sanh Thân thì vẫn sẽ được cung kính tôn trọng không khác gì một vị quý tộc. Còn Bà La Môn Ấn Độ thì "cha truyền con nối" không luận đứa trẻ có đủ đức hạnh hay không.
Điều này thì những vị Bà La Môn không làm được (chủ động thay xác mới); nếu vị Tái Sanh Thân không tích cực tiến tu thì sẽ bị trụt hạng, không còn khả năng làm chủ sanh tử nữa.
Những vị Đạt Lai Lạt Ma hay Pháp Vương đều nắm vững "tinh yếu của Phật Giáo" là : Nhân Vô Ngã và Pháp Vô Ngã, cho nên các Ngài làm "Thủ lĩnh" chỉ để phụng sự đạo Pháp và Phật tử, chứ không phải để hưỡng thụ.
Lưu ý ở đây Trí dùng từ Tái Sanh Thân chứ không dùng từ Hóa Thân. Từ Hóa Thân, Trí chỉ dùng cho những vị hoàn toàn Giác Ngộ _ các Ngài chỉ như cái thùng loa tuyên thuyết Phật pháp _ như Ngài Liên Hoa Sanh (蓮華生, sa. padmasambhava),...... _ hành xử của các Ngài là do Mật lực Đà La Ni Tạng phổ ứng vì mục đích nhiếp hóa chúng sinh, chứ không phải tùy tiện hành động theo sự xúi bảo của Nghiệp lực như những kẻ phàm phu chúng ta.
Kính !
nguoidien
01-01-2017, 09:25 AM
Này chú hoangtri !
Tui thấy Mật Tông hay thờ hình tượng này, và họ cũng gọi là Phật, vậy theo chú thờ như vậy mang ý nghĩa gì ? Tại sao như một sự cố tình khêu gợi tình dục ?
Chú nghĩ sao ? Nếu "bí", thì làm thinh cũng được.
http://healthplus.vn/Images/Uploaded/Share/2015/02/20/mat_tong_4.jpg
hoangtri
01-01-2017, 06:32 PM
Này chú hoangtri !
Tui thấy Mật Tông hay thờ hình tượng này, và họ cũng gọi là Phật, vậy theo chú thờ như vậy mang ý nghĩa gì ? Tại sao như một sự cố tình khêu gợi tình dục ?
Chú nghĩ sao ? Nếu "bí", thì làm thinh cũng được.
http://healthplus.vn/Images/Uploaded/Share/2015/02/20/mat_tong_4.jpg
Kính bác nguoidien !
Theo bác, trong bức ảnh trên có bao nhiêu điểm ảnh (pixels), những điểm ảnh hiễn thị trắng là thật có hay những điểm ảnh hiễn thị màu đen là thật có ?
Kính !
Thanh Trúc
01-02-2017, 10:54 AM
Kính bác nguoidien !
Theo bác, trong bức ảnh trên có bao nhiêu điểm ảnh (pixels), những điểm ảnh hiễn thị trắng là thật có hay những điểm ảnh hiễn thị màu đen là thật có ?
Kính !
Thanh Trúc xin giúp bác nguoidien không điên nặng thêm, bằng phát biểu này của Ngài Patrul Rinpoche :
"Bản tánh của tĩnh lặng nguyên là Tánh Không, bản tánh của chuyển động cũng nguyên là Tánh Không. Tĩnh lặng và chuyển động chỉ là hai tên gọi của chỉ một TÂM".
Trong Chân Như Tâm tuy Không mà dung chứa tất cả các pháp, dầu là pháp thanh tịnh hay là pháp không thanh tịnh, dầu là pháp tĩnh lặng hay pháp chuyển động, không có gì khác biệt.
Bức ảnh thờ này nhắc nhở hành giả rằng điểm đến của chúng ta là ĐẠI BÌNH ĐẲNG NHẤT NHƯ. (Chứ không phải hạn hẹp, chi ly, biện thanh biện trược, biện động biện tĩnh.)
Kính !
nguoidien
01-03-2017, 07:34 AM
Hừm ! Hoangtri và Thanh trúc nói như vậy, thì tui vẫn cứ điên, vì điên hay không điên có khác gì nhau đâu!
Tui cứ sống không cần phân biệt thiện ác động tỉnh gì cả được không ? Ở đâu ra cái giáo lý dạy người ta bất phân thiện ác thế ?
hoangtri
01-03-2017, 09:28 AM
Hừm ! Hoangtri và Thanh trúc nói như vậy, thì tui vẫn cứ điên, vì điên hay không điên có khác gì nhau đâu!
Tui cứ sống không cần phân biệt thiện ác động tỉnh gì cả được không ? Ở đâu ra cái giáo lý dạy người ta bất phân thiện ác thế ?
Dạ, kính bác nguoidien !
"Tui cứ sống không cần phân biệt thiện ác động tỉnh gì cả được không ?" Dạ được chứ ! Nhưng bác cho hoangtri hỏi :
_ Lúc đó, lúc đang "cứ sống" đó, "TUI" còn hay mất ?
Nếu đã "mất" (đã VÔ NGÃ) thì ai đâu mà thọ Nhân Quả ? Nếu còn, mà hành động theo TUI MUỐN, thì TUI sẽ "như gà mắc tóc".
Còn TUI ắt phải làm Ma,
Mất TUI mới thấy Ta Bà an vui !
Biểu tượng thờ đó là để nhắc nhở hành giả hướng tâm đến Chân Lý Tuyệt đối BÌNH ĐẲNG NHẤT NHƯ. Còn hành giả, bao giờ thực chứng điều đó, thì mới có thể hồn nhiên sống (muốn làm gì thì làm) như Ngài Tuệ Trung Thượng Sĩ đã nói "Phật là Phật, anh là anh; anh chẳng cầu làm Phật, Phật chẳng cầu làm anh !"
Kính !
Thanh Mai
01-04-2017, 08:49 AM
Này chú hoangtri !
Tui thấy Mật Tông hay thờ hình tượng này, và họ cũng gọi là Phật, vậy theo chú thờ như vậy mang ý nghĩa gì ? Tại sao như một sự cố tình khêu gợi tình dục ?
Chú nghĩ sao ? Nếu "bí", thì làm thinh cũng được.
http://healthplus.vn/Images/Uploaded/Share/2015/02/20/mat_tong_4.jpg
Lời dạy của Ngài Patrul Rinpoche
http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/rinpoche94_zpsc3e559b7.jpg
http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php/555-L%E1%BB%9Di-d%E1%BA%A1y-c%E1%BB%A7a-Ng%C3%A0i-Patrul-Rinpoche?p=16790&viewfull=1#post16790
Powered by vBulletin® Version 4.2.3 Beta 3 Copyright © 2024 vBulletin Solutions, Inc. All rights reserved.