PDA

Xem phiên bản đầy đủ : Số Không Là Bí Quyết Ðể Phản Tỉnh Hoàn Nguyên



latutran
11-20-2016, 03:14 PM
Số Không Là Bí Quyết Ðể Phản Tỉnh Hoàn Nguyên


(Bài giảng của TUYÊN HÓA HÒA THƯỢNG)



Ở thiền đường, những kẻ đủ tư cách tham thiền, biết được chút ít mùi vị thiền thì không cần nói gì với họ nữa.

'Phàm hữu ngôn thuyết đô vô thật nghĩa'

nghĩa rằng:

'Nếu còn ngôn ngữ đều là không thật nghĩa'

Tuy nhiên, đói với những kẻ sơ cơ không thể hoàn toàn không nói, nếu không nói mình sẽ đi vào chỗ cực đoan. Cho nên nói để làm chỗ cho quý vị dựa vào rồi tham thiền, đặng mở khai tâm địa. Tham thiền bí quyết là phải khiến tâm chuyên nhất. Vì vậy nói rằng:

'Thiên đắc nhất dĩ thanh,

Ðịa đắc nhất dĩ ninh.

Nhân đắc nhất dĩ thánh.

Vạn vật đắc nhất các chính tính mạng'

nghĩa là:

'Trời được Một nên thanh.

Ðất được Một nên yên.

Người được Một thành Thánh.

Mọi sự được Một mới chính là nó'

Nhất, số một, là nguyên thủy của vạn vật, tuy nhiên nó chưa phải là pháp cứu cánh. Tuy nói rằng:

'Ðắc nhất vạn sự tất.'

Nghĩa là:

'Khi được con số một, vạn sự đều xong.'

Nhưng nếu chấp trước vào cái này thì mình sẽ tự nhiên sinh ra hai, ba, bốn,... đó không phải là cảnh giới chân không. Thế nào là chân không? Có nghĩa là số không. Cái số không này giống như vòng tròn vậy, không lớn không nhỏ, không có trong, không có ngoài, không có trước cũng chẳng có sau; không rơi vào mà cũng chẳng rớt ra. Tuy nhiên, tất cả số mục không ly khai số không này.

Người tu hành chính là tự nơi số một mà quay về số không, ở nơi số không mình có thể phát sinh vô lượng vô biên tác dụng. Tuy nói rằng 'Ðắc nhất vạn sự nhất', nhưng khi tới được số không này rồi thì số một cũng không còn nữa. Ðó chính là:

'Nhất Pháp bất lập, vạn lự giai không.'

nghĩa là:

'Chẵng lập Pháp gì, mọi tư tưởng đều không'

Ðó là cứu cánh giải thoát vậy.

Nếu muốn tới số không, thì trước hết phải chuyên nhất cái tâm của mình, đừng khởi vọng niệm, tâm thể chuyên nhất thì mới có cảm ứng. Cho nên chúng ta thường nghe nói: 'Cảm ứng đạo giao nan tư nghị' là vậy.

Chuyên nhất thì mới đến được chỗ không. Muốn chuyên nhất là chuyện không phải dễ. Muốn trở về số không lại càng khó khăn hơn nữa. Tuy gặp khó khăn chẳng lẽ mình không tham thiền sao? Nếu không tham thiền thì vĩnh viễn mình không thành đạo. Cái số không là mẹ của vạn Phật, nó là bổn nguyên của chư Phật vậy. Cho nên các vị học tọa thiền, đầu tiên phải học thế ngồi kiết già. Nếu như chân đau tê cứng, không chịu được, thì mình có thể phương tiện ngồi bỏ hai chân xuống, sau đó một thời gian thì phải tập ngồi bán già, ngồi bán già nếu chân không còn đau như trước thì phải tập ngồi kiết già. Khi ngồi kiết già vững rồi, chân không đau thì lúc đó mình mới bắt đầu tham thiền để phá bỏ vô minh. Người tu đạo, ăn mo mặc ấm đã đầy đủ, hết chuyện làm, nên tham thiền, đó gọi là du hí nhân gian. Tham thiền thì phải tham thoại đầu. Tham thiền tức là tham cứu niệm trước khi nó sinh ra, không phải là thoại vĩ. Thoại vĩ tức là niệm đã sinh ra rồi. Cho nên cái niệm chưa sinh thì gọi là thoại đàu. Thoại đàu phổ biến nhất là câu 'Niệm Phật là ai?' Chữ 'ai' này chính là cái mà mình phải tham. Tưởng tượng như mình có cái khoan, bây giờ mình lấy nó ra mà khoan, mà đục, dùi mài nó cho tới lúc đâm thủng được núi đá. Tìm coi 'ai' là người niệm Phật cũng vậy. Tham lui tham tới mãi cho đến khi đâm thủng được núi vô minh. Thì lúc đó mình sẽ khai ngộ. Nhưng không phải dụng tâm ý thức mà tham thiền, không phải dụng tư tưởng mà suy nghĩ, phải dụng cái tâm chưa hề dùng tới, chưa hề biết qua bao giờ. Khi phá thủng được cái bổn tham của mình, thì sẽ khai ngộ, hư không sẽ nát vụn, ngũ ấm đều là không. Nhưng trong Bát Nhã Ba La Mật Ða Tâm Kinh có nói rằng:

'Quán tự tại Bồ Tát,

hành thâm Bát Nhã,

Ba La Mật Ða thời

Chiếu kiến ngũ uẩn

Giai không độ nhất,

Thiết khổ ách, Xá Lợi Tử!

Sắc bất dị không,

Không bất dị sắc,

Sắc tức thị không,

Không tức thị sắc,

Thọ tưởng hành thức diệc

Phục như thị...'

Khi tham thiền đến chỗ như vậy thì ngũ ấm đều thành không, lục trần không còn nhiễm được nơi mình. Ðó chính là bước đầu tiên để thành Phật; nhưng mình phải khổ công mới được. Phải biết rằng tham thiền không như niệm Phật. Miệng niệm 'Ai là người niệm Phật? Ai là người niệm Phật? Ai là người niệm Phật?....' thể như là cầu cứu vậy, là sai lầm. Tham thoại đầu thì cần phải từ từ dùi mài nó hết sức tế tâm, miên mật, ở nơi tự tánh mình mà dụng công. Cho nên gọi là Tham Ngộ. Tham ngộ nghĩa là tham tức là ngộ; muốn ngộ cần phải tham. Thực ra 'Niệm Phật là ai?' chỉ là một vọng tưởng. Tuy nhiên mình muốn dụng phương pháp dĩ độc công độc. Dùng một vọng tưởng chế phục tất cả vọng tưởng khác. Dùng một niệm mà dẹp trừ tất cả vọng niệm khác.

Vừa rồi tôi nói đến số không, số không này là con đường để thành Phật. Ðối với phàm phu thì đó là không. Sau khi thành Phật rồi thì nó trở thành:

'Ðại quang minh tạng, đại viên kính trí.'

Số không này có thể sinh ra các Pháp, nhưng cũng có thể quét trừ các Pháp. Nó là gốc để mình phản bổn hoàn nguyên. Cho nên cần ở số không này mà dụng công phu. Có nghĩa rằng dụng công ở chỗ cái gì cũng không có. Tất cả các pháp đều do số không mà sinh, tất cả các pháp đều trở về số không. Cho nên:

'Nhất bổn tán vạn thù,

vạn thù nãi qui nhất bổn.'

nghĩa là:

'Một gốc mà phân ra trăm vạn hình thù,

trăm vạn hình thù rốt cuộc qui về một gốc.'

Ngày hôm nay tôi nói điều này cho quí vị nghe không phải là một nhân duyên nhỏ, mà đây là tiết lộ thiên cơ, tiết lộ cái bí mật của trời đất. Nói đến cái bổn nguyên của chư Phật. Ðó là điều kinh thiên động địa, khiếp vía quỷ thần. Con người làm sao thành Phật? Là khi hiểu số không này. Con người tại sao đọa địa ngục, bởi vì không hiểu số không này. Do đó tất cả thiên ma ngoại đạo, sơn yêu thủy quái, hồ ly tinh, hoàng thù lang, đủ thứ yêu quái, vỉ không hiểu số không này mới đi ngược lại với Ðạo, rồi đọa lạc.

Số không này tự nó mà sinh ra các thứ khác, tự nó mới sản sinh ra đủ thứ biến hóa dị đoan. Tuy rằng hình tướng bất đồng nhưng gốc lại là một. Phàm phu bởi vì không hiểu nó nên bỏ gốc theo ngọn, xa rời cái số không này. Dẫu sao tất cả chúng sanh có Phật Tánh, đều có thể thành Phật. Tạm thời mình không hiểu, nếu hiểu thì có thể lập tức thành Phật.



http://chuavanphat.org/bdh73/bodehai.htm

latutran
11-20-2016, 03:35 PM
Tham Thiền Cần Có Con Mắt Biết Chọn Pháp

Nếu không nhận thức được pháp môn chân chính, thì có thể đi vào con đường tà đạo.



Người học Phật-pháp cần phải có Trạch-pháp-nhãn, tức là con mắt biết chọn Pháp; biết cái nào là Pháp, cái nào không phải Pháp; cái nào đen, cái nào trắng, cái nào thiện, cái nào ác. Phải nhớ đừng nhận lầm cái giả là thiệt, đen cho là trắng, trắng cho là đen, hoặc lấy thiện làm ác, lấy ác làm thiện. Ðó đều là điên đảo. Khi mình muốn nhận thức những Pháp như vậy, cần phải có con mắt gọi là Trạch-pháp-nhãn.

Trước tiên hãy rũ bỏ ngã tướng. Nếu có ngã tướng thì sẽ sinh ra đủ thứ chướng ngại, cũng không có trí huệ nữa. Có ngã tướng thì tự sinh ra tâm ích kỷ, rồi tiếp theo đó sinh ra tâm tư lợi, tâm truy cầu, tâm tham lam. Khi cầu không được, tham không xong, thì lại sinh ra tâm đấu tranh, cùng người tranh cường luận thắng.

Nếu như không có "ngã tướng," thì có cái gì gọi là "ngã"? Ai là cái ngã? Cái ngã này là ai? Quý-vị suy nghĩ, tham nó. Như tham câu "Niệm Phật là Ai?" Câu "Niệm Phật là Ai?" nầy là tham chớ không phải để niệm. Nếu mình niệm tới niệm lui thì vô ích, mình phải tham nó. Tham thì tựa như lấy cái dùi đục mà dùi; dùi mãi tới lúc nào đâm thủng nó được thì tức là mình triệt ngộ.

Nhất thời bất minh bạch, nhất thời đô yếu tham;

Thời thời bất minh bạch, thời thời đô yếu tham.

Nghĩa là:

Lúc nào chưa hiểu rõ, lúc đó cần phải tham.

Mọi lúc chưa hiểu rõ, mọi lúc cần phải tham.

Tham thiền cũng không phải đoán mò, nếu như mình cứ đoán rằng "Tôi niệm Phật à? Anh niệm Phật? Người đó niệm Phật? Ai niệm Phật?" Ðoán tới đoán lui đều đoán không đúng. Mình cần phải tìm ra "Ai." Chữ "Ai" nầy chính là Kim-cang-vương Bảo-kiếm, tức là lưỡi kiếm trí huệ. Nếu dùng lưỡi kiếm trí huệ nầy mà chặt đứt hết các vọng tưởng khác, thì trí huệ tự nhiên hiện tiền.

Nếu không nhận thức, không hiểu rõ pháp-môn tham-thiền, mà cho rằng pháp-môn nầy cũng giống như pháp-môn niệm Phật, nghĩ rằng niệm càng nhiều càng tốt (thay vì tham) thì đó là điều hết sức là sai lầm. Không cần niệm cho nhiều, chỉ cần kéo hơi cho dài, tham cho nhiều, mấy giờ đồng hồ cũng được. Thậm chí tham đến tám vạn đại kiếp cũng không gián đoạn, thì đó mới là chân chính tham thiền.

Tại sao phải tham câu "Niệm Phật là Ai?" Chữ "Ai" nầy cũng là đã nhiều lời. Nhưng vì chúng ta giống như con khỉ, lúc nào cũng muốn tìm cái nầy cái nọ để làm. Do đó chữ "Ai" để mình đi tìm, thì vọng tưởng mới hết. Nghĩa là dùng chữ "Ai" nầy giống như lấy độc trị độc. Tham thiền tức là quét sạch bụi (vọng tưởng). Khi mình không còn vọng tưởng thì mới đúng là "thời thời thường phất thức." Nghĩa là lúc nào cũng quét sạch. Tại sao cần phải quét bụi? Bởi vì không muốn cho tâm bám đầy bụi, mình muốn "quét sạch tất cả mọi Pháp, xa rời tất cả mọi tướng." Ðó là pháp-môn tham thiền.

Nếu mình không có con mắt chọn Pháp, không hiểu biết được chân pháp, thì mình không biết thế nào là tham thiền. Không biết tham thiền thì chỉ phí công lao tu tập. Nếu không nhận thức được pháp môn chân chính thì có thể đi vào con đường tà đạo, nên Trạch-pháp-nhãn, con mắt biết chọn pháp, rất quan trọng.


Giảng tối ngày 4 tháng 12 năm 1982

tại Vạn Phật Thánh Thành

latutran
11-20-2016, 03:37 PM
Ðắc Nhất Vạn Sự Tất

Ai hiểu được số không này, thì người đó có thể tu hành chứng quả.



Chư Pháp tùng duyên sinh,

Chư Pháp tùng duyên diệt.

Ngã Phật Ðại Sa-Môn,

Thường tác như thị thuyết.

Nghĩa là:

Các Pháp do duyên sinh,

Các Pháp do duyên diệt.

Ðức Phật Ðại Sa-Môn,

Thường nói lý như vậy.

Tất cả mọi Pháp đều do nhân duyên sinh ra, rồi cũng do nhân duyên tiêu diệt. Ðó là đạo lý luân hồi, cũng là đạo lý: "Vật cực tắc phản, bỉ cực thái lai." Nghĩa rằng vạn vật hễ biến thiên đến cực điểm phía nầy rồi thì sẽ quay đầu để tới cực điểm phía kia. Khi bế tắc cùng cực thì rồi sẽ hanh thông. Ðó là Pháp tương đối trên thế gian nầy vậy.

Pháp tương đối ví như sự tốt đẹp đến cực điểm rồi sẽ biến thành xấu, xấu đến cực điểm lại biến thành tốt. Cũng như con người sinh ra là điều tốt, nhưng khi chết đi lại là điều xấu, điều hủy hoại. Sinh, trụ, dị, diệt; sinh xong rồi sẽ trụ, trụ rồi sẽ biến dị, biến dị rồi sẽ hủy diệt. Sinh, lão, bệnh, tử cũng đồng đạo lý như vậy; sinh ra rồi từ từ sẽ già, già rồi có bịnh, bịnh rồi sẽ chết. Ðó là thứ pháp nhân duyên. Con người ai cũng sống, thích sống, và ai cũng phải chết, nhưng lại sợ chết. Nếu mình không thích sống mà cũng không sợ chết, thì đó là một loại định lực. Như người ta thường hay sợ quỷ, nhưng tại sao lại sợ? Bởi vì quỷ thì xấu xa hung ác, có thể hại người và làm chết người. Cho nên, người ta đều sợ quỷ, đó là hiện tượng sợ chết mà thôi. Nếu như mình không sợ chết, thì mình không sợ bất cứ cái gì. Bất luận là quỷ thần, yêu ma, quái vật, mình cũng không sợ; không gì làm cho mình sợ cả. Còn sự sợ hãi là còn chưa có định lực. Hết mọi sự sợ hãi thì đó mới là chánh định, chánh thọ, mới có định lực. Có định lực thì con người mới:

Túng ngộ phong đao thường đản đản,

Giả nhiêu độc dược dã nhàn nhàn.

Nghĩa là:

Ðứng trước mũi kiếm vẫn ngang nhiên,

Dù ép độc dược cũng bình thường.

Ý rằng nếu có người đem dao tới chặt đầu mình, hoặc là dùng độc dược để giết hại, mình cũng không lo sợ, trong tâm không hề giao động. Ðó là vì sao? Vì mình đã thoát khỏi sinh tử "Sở tác dĩ biện, bất thọ hậu hữu." Nghĩa là "xong xuôi những việc cần làm, từ đây chẳng phải đầu thai làm gì." Cho nên nói nếu được "một" thì mọi sự đều xong.

Nhưng được "một" đây cũng vẫn chưa hẳn là đủ, phải làm cho "một" nầy trở về bản nguyên của nó: trở về số không. Số không là đạo lý rất linh diệu, khó có thể diễn bày được. Ai hiểu được số không này, thì người đó có thể tu hành chứng quả. Làm sao để hiểu số không nầy? Trước hết phải hiểu số một. Bởi vì "Ðắc nhất vạn sự tất," nghĩa là được một thì vạn sự đều xong. Cái một này xa rời ngôn ngữ, văn tự, ra khỏi tâm sở duyên, quét sạch tất cả Pháp, xa rời tất cả tướng. Lại nói rằng: "Nhất pháp bất lập, vạn sự giai không." Nghĩa là chẳng lập một pháp gì, mọi sự thảy đều không. Quý vị muốn tới cảnh giới và đạo lý này, thì trước hết phải tới "một," quý vị đừng coi thường số "một" này.

Thiên đắc nhất dĩ thanh,

Ðịa đắc nhất dĩ ninh,

Nhân đắc nhất dĩ thánh.

Nghĩa là:

Trời được "Một" nên trong,

Ðất được "Một" nên yên,

Người được "Một" thành Thánh.

Tại sao trời che phủ được vạn vật? Là vì trời được số "một" này. Tại sao mặt đất làm chỗ dựa cho vạn vật? Là vì đất được số "một" này. Nếu như đất mất số một thì đất sập, núi băng, động đất, nước biển nổi trào, đủ thứ tai họa phát sinh. Nếu nơi nào mất số "một" này, thì nơi đó sẽ sinh ra đủ thứ tai họa. Nếu số "một" này không mất thì mọi nơi trên mặt đất đều bình an.

"Nhân đắc nhất dĩ thánh." Nếu con người thật sự tới được số "một" này thì có thể ra khỏi luân hồi, chứng thánh quả, khai trí huệ. Bởi vì con người mất số "một" nên kẹt trong luân hồi, xoay chuyển trong lục đạo, chịu đủ thứ phiền não vô minh. Tám vạn bốn ngàn phiền não đều do mất số "một" này mà sinh ra. Muốn về lại "một" thì trước tiên phải biến phiền não thành Bồ-đề, biến sinh tử thành Niết-bàn; dễ như trở bàn tay vậy, không khó khăn lắm đâu! Song vì lẽ gì ta chẳng biến phiền não sinh tử thành Bồ-đề Niết-bàn được? Bởi vì do mình đã mất đi số "một" này, và chạy tới số hai, ba, rồi đến số mười, từ số mười tới số một trăm, rồi vô tận; nên trăm ngàn vạn ức thứ phiền não mới sinh ra. Bởi thế số "một" này rất quan trọng. Tuy nhiên, bởi vì mình đã mất số "một" này, muốn trở về nó không phải là dễ. Từ số "một" mà muốn phản bổn hoàn nguyên, trở lại số không thì lại càng khó khăn hơn nữa.

Tôi nói cho quý-vị một ví dụ đơn giản khác. Lúc nào gọi là "một"? Còn lúc nào gọi là "không?" Ðối với con gái, từ một tới mười bốn tuổi, đối với con trai từ một tới mười hai tuổi, trong giai đoạn đó, chưa mất đi số "một." Thời gian nào là số "không?" Từ lúc nhập thai cho đến lúc sinh ra, đó là giai đoạn mình ở trong số "không." Lúc đó thì tất cả những thứ phiền não vọng tưởng, tham, sân, si đều không có. Cho tới lúc biết ăn, đói rồi sinh lòng tham ăn, giận dữ, ngu si bắt đầu phát sinh; nhưng lúc nầy cũng chưa mất đi số "một," đây chính là khởi đầu cuộc sống làm người. Từ số "không" biến thành "một," thì số "một" này vẫn còn là số rất hoàn chỉnh, vì nó là sự bắt đầu của mọi sự. Cho tới khi trải qua những diễn biến trong đời, những thứ khác sẽ cộng thêm vào số "một" này, để biến thành hai, hai thành ba, ba thành bốn, và cứ thế tăng lên, càng tăng thì gánh nặng càng lớn, và con người càng trở nên ngu si hơn.

Tánh tức là số "không," số "không" cũng tức là tánh. "Không" tánh có nghĩa là chẳng có gì cả, chính là:

Bổn lai vô nhất vật, hà xứ nhạ trần ai?

Nghĩa là:

Xưa nay chẳng có vật gì,

Thì sao có chỗ bụi trần bám vô.

Tu hành cần phải tu đến chỗ "hồ tôn xích tử," nghĩa là tâm như đứa con nít, tâm không có bất cứ điều gì. Giống như đứa con nít vậy, tức là phản lão hoàn đồng. Song, phản lão hoàn đồng không phải là nói rằng mình đi uống sữa, mà chính là muốn mình không còn tham, sân, si, mạn, nghi. Ðây mới gọi là phản bổn hoàn nguyên; chẳng khác gì với tri kiến của đứa con nít, rất là thiên chân, không tà lự, không một chút giải đãi lười biếng, cũng không có tâm tham tiện nghi, hoặc là tâm thị phi. Ðó chính là "Bổn lai vô nhất vật, hà xứ nhạ trần ai" vậy.

Tu Ðạo mình cần hiểu rõ đạo lý này thì mới có thể chân chính giác ngộ. Tại sao mình phải nghe giảng kinh? Bởi vì mình muốn phản bổn hoàn nguyên. Tại sao lại muốn tu hành? Cũng vì muốn phản bổn hoàn nguyên, quét sạch mọi vẫn đục trong tâm. Chớ dụng công nơi nhân ngã thị phi. Nếu có ai nói câu gì trái ý thì mình thấy khó chịu, không vui. Ðụng một sợi tóc, mình cũng hết sức đau đớn khó chịu. Nhỏ một giọt mồ hôi để làm lợi cho thiên hạ thì cũng chẳng chịu làm. Ðó đều là tinh thần hết sức ích kỷ, không thể tu Ðạo được.

Người tu Ðạo cần phải vô ngã, vô nhân, vô chúng sanh, vô thọ giả (không thấy có mình, không thấy có người, không thấy có chúng sinh, không thấy có thọ mạng). Vô ngã không có nghĩa là mình không làm mà kêu kẻ khác làm giùm mình. Vô nhân không có nghĩa là tới lúc ăn uống lại nói: "ồ! Vì vô nhân, tôi ăn thêm một chút cũng chẳng can gì, tức là không có ai khác." Cho dù lúc nầy mình không còn nhân tướng (chẳng thấy có kẻ khác) đi nữa, nhưng kẻ khác vẫn còn nhân tướng kia mà. Lúc tranh chấp, đánh lộn, thì lại "vô chúng sanh tướng." Hoặc lúc ăn thịt thì lại "Vô thọ giả tướng." Tức là miếng thịt không có thọ mạng. Tất cả đều là kiến giải sai lầm. Như vậy thì nên làm thế nào?

Thế nào là kiến giải đúng:

1. Vô Ngã Tướng (không thấy có mình): Tức là không cống cao ngã mạn, không tính toán lợi lộc cho mình.

2. Vô Nhân Tướng (không thấy có người): Nghĩa là mình không chướng ngại, không làm chuyện bất lợi cho kẻ khác.

3. Vô Chúng Sinh Tướng (không thấy có chúng sinh): Nghĩa là coi vạn vật đều đồng một thể với chính mình.

4. Vô Thọ Giả Tướng (không thấy có thọ mạng): Mọi chúng sinh có quyền sống, bởi thế chúng ta không thể đoạt hoặc giết hại bất kỳ sinh mạng nào Ố kể cả người và động vật.

Do đó, khi tu Ðạo, bất kỳ lúc nào, đừng vì mình mà mong cầu, đừng vì mình mà tính toán. Hãy luôn nghĩ đến kẻ khác.


Giảng ngày 5 tháng 12, năm 1982

tại Vạn Phật Thánh Thành

kequaduong
11-20-2016, 03:55 PM
'Quán tự tại Bồ Tát,

hành thâm Bát Nhã,

Ba La Mật Ða thời

Chiếu kiến ngũ uẩn

Giai không độ nhất,

Thiết khổ ách, Xá Lợi Tử!

Sắc bất dị không,

Không bất dị sắc,

Sắc tức thị không,

Không tức thị sắc,

Thọ tưởng hành thức diệc

Phục như thị...'

........


http://chuavanphat.org/bdh73/bodehai.htm

kequaduong rất lấy làm ngạc nhiên khi đọc bài Bát-Nhã Tâm Kinh đã được ngắt câu TỐI nghĩa như vầy,
hay tại vì kequaduong quá dốt chữ Hán Việt chăng ?

Xin các bậc cao nhân trong diễn đàn giải thích dùm : đây là sự vô tình hay cố ý ngắt câu như thế và VÌ SAO ?

latutran
11-21-2016, 07:10 AM
[SIZE=3]kequaduong rất lấy làm ngạc nhiên khi đọc bài Bát-Nhã Tâm Kinh đã được ngắt câu TỐI nghĩa như vầy,
hay tại vì kequaduong quá dốt chữ Hán Việt chăng ?

Xin các bậc cao nhân trong diễn đàn giải thích dùm : đây là sự vô tình hay cố ý ngắt câu như thế và VÌ SAO ?



Kính kequaduong !

Sao ta không tìm hiểu xem lời Thượng nhân nói có đúng với Chân lý hay không ? Chúng ta học được gì qua bài giảng này ? lại đi quá chú ý đến ngắt câu phân đoạn.Vì lời Thượng nhân nói bằng tiếng Hoa, đã được dịch ra tiếng Việt, ít nhiều gì cũng có sự sai sót, có thể là lỗi của người chép lại ra văn bản.
Theo lời Thượng nhân nói "Ngài là Truyền nhân được thọ tâm ấn từ Ngài Hư Vân Hòa thgượng" đó.
Cho nên chúng ta chớ có nên "vạch lá tìm sâu" mà mang tội xúc phạm Thánh nhân.

Kính thưa !

kequaduong
11-21-2016, 03:40 PM
Cám ơn latutran đã nhắc nhở !

"Vạch lá tìm sâu" thì cực thân chứ sướng ích gì đâu bạn ! Nhưng bổn phận người Phật tử, khi thấy ai lặp lại sai Kinh điễn Đại Thừa, Bát Nhã thì phải có trách nhiệm sửa sai, đúng không bạn ? Ngày xưa đức Phật đã có tích "sư tử trùng thực sư tử nhục" (vòi trong bụng sư tử ăn ra). Phật pháp hưng hay suy là do Tăng Ni Phật tử giữ gìn hoặc phá hoại. Làm sai lệch nghiêm trọng Bát Nhã Tâm Kinh như vầy là trực tiếp phá hoại đạo Phật, còn kẻ hèn này lên tiếng lấy lại sự trong sáng cho Bát Nhã Tâm Kinh thì là "Công lớn hơn Tội".

Chính H.t Tuyên Hóa có lặp đi lặp lại là chúng ta phải có "trạch pháp nhãn" kia mà, chẳng lẻ Ngài "nói cho sôm" thôi sao ? Cho nên chuyện Ngài có được Chứng Ngộ Chân Lý gì hay không, chúng ta khoan nghe lời đồn thổi hay tự xưng, mà sẽ từ từ tìm hiểu.

"Vàng thật không sợ lửa" phải không bạn ?

Kính xin Ban Quản Trị cho phép con được tiếp tục san nhuận chủ đề này.

nguoidien
11-21-2016, 09:03 PM
.....
Nếu muốn tới số không, thì trước hết phải chuyên nhất cái tâm của mình, đừng khởi vọng niệm, tâm thể chuyên nhất thì mới có cảm ứng. Cho nên chúng ta thường nghe nói: 'Cảm ứng đạo giao nan tư nghị' là vậy.

Chuyên nhất thì mới đến được chỗ không. Muốn chuyên nhất là chuyện không phải dễ. Muốn trở về số không lại càng khó khăn hơn nữa. Tuy gặp khó khăn chẳng lẽ mình không tham thiền sao? Nếu không tham thiền thì vĩnh viễn mình không thành đạo. Cái số không là mẹ của vạn Phật, nó là bổn nguyên của chư Phật vậy.
....

H.t Tuyên Hóa

Hi...hi....!

gần nhà nguoidien có một cư sĩ, viết 3 chữ PHẬT PHẬT PHẬT thật lớn trên bàn thờ. Với cái ông đó chữ PHẬT (vô tướng) là quan trọng. Còn cái ông này Số 0 là quan trọng. Hi...hi...!

kequaduong
11-22-2016, 09:31 AM
Chào latutran !

Bạn cũng thấy rồi đó :

http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php/553-B%C3%81T-NH%C3%83-T%C3%82M-KINH-(-HT-Tuy%C3%AAn-Ho%C3%A1-L%C6%B0%E1%BB%A3c-Gi%E1%BA%A3ng-)?p=15676&viewfull=1#post15676

Người giảng Bát Nhã Tâm Kinh mà dùng quan kiến Nhân Thiên Thừa, Nhị Thừa để giảng thì chứng đắc cái gì ? Nếu có chứng thì là chứng lên các cảnh Trời mà thôi !

colaihi
11-22-2016, 10:08 PM
Thiên đắc nhất dĩ thanh,

Ðịa đắc nhất dĩ ninh.

Nhân đắc nhất dĩ thánh.

Vạn vật đắc nhất các chính tính mạng'

nghĩa là:

'Trời được Một nên thanh.

Ðất được Một nên yên.

Người được Một thành Thánh.

Mọi sự được Một mới chính là nó'

Nhất, số một, là nguyên thủy của vạn vật, tuy nhiên nó chưa phải là pháp cứu cánh. Tuy nói rằng:

'Ðắc nhất vạn sự tất.'

Nghĩa là:

'Khi được con số một, vạn sự đều xong.

Quý vị cho phép lão bà này "nhóp nhép" cái miệng một chút, không thôi nó "đóng màng nhện" mất !

Mấy câu trên gốc gát ở trong Đạo Đức Kinh của Ông Lão Tử (Chương Thiên Hạ _ thứ 39) nguyên văn như vầy nè :

Tích chi đắc nhất giả : thiên đắc nhất dĩ thanh , địa đắc nhất dĩ ninh , thần đắc nhất dĩ linh , cốc đắc nhất dĩ doanh , vạn vật đắc nhất dĩ sinh , hầu vương đắc nhất dĩ vi thiên hạ trinh , kì trí chi.

Việt dịch là :

Đây là những vật xưa kia được đạo: trời được đạo mà trong, đất được đạo mà yên, thần được đạo mà linh, khe ngòi được đạo mà đầy, vạn vật được đạo mà sinh, vua chúa được đạo mà làm chuẩn tắc cho thiên hạ. Những cái đó đều nhờ đạo mà được vậy.

Ngày nay đã được dịch ra Anh ngữ :

The ancients attained oneness.
Heaven attained oneness and became clear.
Earth attained oneness and became stable.
Spirits attained oneness and became divine.
The valleys attained oneness and became fertile.
Creatures attained oneness and lived and grew.
Kings and nobles attained oneness and became leaders.
What made them so is oneness.

Các bạn chú ý : Từ NHẤT, Ông Lão tử dùng để chỉ ĐẠO cả, chứ không phải là "MỘT hai ba bốn" gì đâu.

Góp ý với các bạn một chút xíu, gọi là "ra mắt" nhé !

kequaduong
11-23-2016, 08:42 AM
Cám ơn "bà bà cổ-lai-hi" !

kequaduong thấy trong bài của Giảng sư có rất nhiều câu chữ của người xưa, đa phần không phải của đạo Phật, đã được giảng sư "phương tiện" chêm vào bài giảng. Nếu đã là phương tiện thì chỉ tạm dùng, xin chớ quên mục đích chánh là thuyết giảng Phật pháp. Đàng này kequaduong thấy chính nội tâm của Giảng sư đã tự xem những câu văn hoa hay ho kia cũng là Phật pháp, cho nên Giảng sư cứ hồn nhiên lặp lại và vẽ vời thêm, như chúng cũng là Phật pháp. Điều này khiến cho kẻ hèn này nghi ngờ "cái tự xưng là đã được ấn chứng".

Chân lý của Đạo Phật "bá nạp" như vậy sao ?

Thiệt là "hết ý" !

homeless
11-24-2016, 08:33 AM
Ở đây vui quá !

Quý vị cho "kẻ không nhà" này góp vui với.

Hà hà ! Cái ông H.t này nói chuyện không có lập trường, đồng nghĩa với không nắm được yếu chỉ Phật Pháp. Ở trên thì nói "khi được số Một rồi thì phải ngược dòng tới số Không", chỗ này nghe cũng có lý. Nhưng ở dưới lại bảo :

"Nhân đắc nhất dĩ thánh." Nếu con người thật sự tới được số "một" này thì có thể ra khỏi luân hồi, chứng thánh quả, khai trí huệ. Bởi vì con người mất số "một" nên kẹt trong luân hồi, xoay chuyển trong lục đạo, chịu đủ thứ phiền não vô minh.

Hà hà ! Ở câu này H.t thừa hứng tôn vinh SỐ MỘT, rằng được SỐ MỘT thì ra khỏi luân hồi chứng Thánh quả.

Ấy da ! Chưa đến SỐ KHÔNG thì sao ra khỏi luân hồi được. SỐ KHÔNG ý là gì ? là VÔ NGÃ TƯỚNG đó, không thấy có mình ở đâu hết thì cái gì LUÂN, cái gì HỒI !

"Nhân đắc nhất dĩ thánh." Nếu con người thật sự tới được số "một" này thì chỉ thành Thượng đế thôi. Chữ THÁNH của Ông Lão tử nói sao lại là Giải Thoát Sinh Tử Luân Hồi được. Đầu óc của Ông Lão Tử đâu đã hiểu chuyện Sinh Tử Luân Hồi đâu, Ông chỉ mường tượng ra Thiên Đạo phải thế.

Trời ơi ! Đem câu nói của Ông Lão tử mà lồng ghép, suy diễn ra cái Giải Thoát Sinh Tử Luân Hồi quả là vị H.t này "giàu tưởng tượng".

Quý vị thấy kẻ vô gia cư này nói có đúng không ?

Híc híc !

colaihi
11-25-2016, 08:42 PM
Ðắc Nhất Vạn Sự Tất
Ai hiểu được số không này, thì người đó có thể tu hành chứng quả.

Chư Pháp tùng duyên sinh,
Chư Pháp tùng duyên diệt.
Ngã Phật Ðại Sa-Môn,
Thường tác như thị thuyết.
Nghĩa là:
Các Pháp do duyên sinh,
Các Pháp do duyên diệt.
Ðức Phật Ðại Sa-Môn,
Thường nói lý như vậy.
......



Đặc biệt là bài thứ ba này, nói tầm bậy nhiều nhất. Các bạn cũng biết câu "Đắc nhất vạn sự tất" 得一 萬 事 畢 ở trong Nam Hoa Kinh của Ông Liệt tử (Lão tử, Trang tử, Liệt tử đều là "Tiên giáng trần" _ nhà Phật gọi là Thiên đạo). Sao lại là tiêu đề ?

Câu tiếp theo là "Ai hiểu được số không này, thì người đó có thể tu hành chứng quả". Câu này hay, nhưng đọc tiếp theo thì thấy "lạc quẻ" mất :

"Chư Pháp tùng duyên sinh,
......
......
Thường tác như thị thuyết".

Nguyên do như vầy :

Một hôm, Tỳ kheo Mã Thắng (A Thuyết Thị), một trong năm vị đệ tử xuất gia đầu tiên của đức Phật ở vườn Lộc Uyển, đi khất thực gặp ngài Xá Lợi Phất, lúc đó là một thanh niên đang thao thức đi tầm sư học đạo. Ngài Xá Lợi Phất thấy tướng mạo oai nghiêm sáng rỡ của tỳ kheo Mã Thắng mà khởi tâm kính ngưỡng nên đến tham vấn về con đường đạo nghiệp. Tỳ kheo Mã Thắng nhân đó diễn bày nội dung giáo pháp giác ngộ của bậc Đạo Sư mà ngài đang thọ học trong bài kệ như sau:

Chư pháp tùng duyên sinh,
Diệc phục tùng duyên diệt.
Ngã Phật đại Sa môn,
Thường tác như thị thuyết.

Dịch:

Các pháp từ duyên sinh
Cũng do duyên mà diệt.
Thầy tôi Đại Sa Môn,
Thường dạy điều như thế.

Khi nghe tỳ kheo Mã Thắng nói bài kệ này, ngài Xá Lợi Phất toàn thân rúng động, tâm thức được mở tung ra, thấu triệt ngay vào chân lý huyền nhiệm chi phối toàn thể vũ trụ vạn pháp, trong đó có thân ngũ uẩn của con người. Ngài Xá Lợi Phất tức thì chứng nhập được vào trong Kiến đế đạo. Cho nên, ngài Xá Lợi Phất quyết định đi đến chỗ đức Phật để xin xuất gia.

Bài kệ này chỉ đơn giản (so với chủ đề "Số Không ....") là pháp Nhân Duyên thôi (một giáo lý nhập môn của đạo Phật); chẳng những không bổ nghĩa gì cho chủ đề mà còn có thể nói là "chống trái" nữa. Cái ông này giảng gì mà lan man thế nhỉ ?


Tất cả mọi Pháp đều do nhân duyên sinh ra, rồi cũng do nhân duyên tiêu diệt. Ðó là đạo lý luân hồi, cũng là đạo lý: "Vật cực tắc phản, bỉ cực thái lai." Nghĩa rằng vạn vật hễ biến thiên đến cực điểm phía nầy rồi thì sẽ quay đầu để tới cực điểm phía kia. Khi bế tắc cùng cực thì rồi sẽ hanh thông. Ðó là Pháp tương đối trên thế gian nầy vậy.

"Vật cực tắc phản, bỉ cực thái lai". 2 câu này ở trong Kinh Dịch, sau này Kinh Huỳnh Đình (một sách gối đầu giường của Tiên đạo) triễn khai thêm. Điều này cho thấy Hòa thượng nhập nhằng giữa Phật đạo và Ngoại Đạo.

Ôi ! đúng là thời Mạt pháp.

kequaduong
11-26-2016, 08:55 AM
Cám ơn 2 vị tiền bối homeless và colaihi đã góp lời.

"Đắc nhất vạn sự tất" (được MỘT thì tất cả xong) tuy là trong Nam Hoa Kinh, nhưng bắt nguồn tư tưởng từ Kinh Dịch (6000 năm tuổi), đó là quẻ Thái Cực :


http://i172.photobucket.com/albums/w4/nonamerestore/thai%20cuc%202_zpsiguffzlr.jpg

Theo quan điểm Dịch Kinh, cái dấu chấm ở giữa vòng tròn Vô Cực là sự khởi đầu của biến động, từ sự khởi đầu này mà sinh sinh hóa hóa lần ra để có cả vũ trụ vạn hữu (cũng gọi là "Nhứt bổn tán vạn thù").

"Đắc nhất vạn sự tất" sẽ được hiểu là "Đến được CÁI GỐC _ Thiên Đạo _ là trọn vẹn".

Với Đạo Phật thì "Vạn pháp Giai không", cho nên trở về đến CÁI MỘT vẫn còn là kẹt trong CÓ (thế giới Hữu Vi). Kẹt trong CÓ thì dù sớm hay muộn cũng vẫn phải theo CÓ mà luân hồi (khi những vị Trời hết tuổi thọ, khi Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới đến giai đoạn HOẠI).

Đây là lý do mà Đạo Phật phản đối Ngoại Đạo ! Phản đối để Phật tử cố gắng tu cho đến VƯỢT THOÁT LUÂN HỒI, chớ không phải chỉ đến chỗ yên ắng _ các cảnh Trời Vô Sắc _ mênh mêng mang mang là đã dừng lại, đã đủ.

Kính !

colaihi
11-27-2016, 09:31 AM
Muốn về lại "một" thì trước tiên phải biến phiền não thành Bồ-đề, biến sinh tử thành Niết-bàn; dễ như trở bàn tay vậy, không khó khăn lắm đâu!

Trời đất ! Cái chuyện "biến phiền não thành Bồ-đề, biến sinh tử thành Niết-bàn" mà H.t cho là "dễ như trở bàn tay". Cái này gọi là Biến Phật pháp thành ra những câu nói "chót lưỡi đầu môi".. Bộ H.t tưởng rằng "Ta chỉ cần nhoẽn miệng cười khi ta gặp khó khăn phiền não thì đó đã là Bồ Đề Niết Bàn rồi chăng ? Không đâu ! không phải như vậy đâu, không phải như cái Sư Ông ở bên Pháp cũng đã lầm tưởng. Cái Bồ Đề Niết Bàn mà dễ dàng như thế chỉ là Bồ Đề KHÁI NIỆM, Niết Bàn KHÁI NIỆM; chớ không phải là CHÂN LÝ TUYỆT ĐỐI của Đạo Phật.

Do hiểu lầm, tưởng rằng chỉ cần cởi mở tư tưởng, thay đổi quan điểm khái niệm là đã thực thấy Chân Lý của Đạo Phật; cho nên H.t mới mạnh miệng tuyên bố tùm lum. Chuyện XEM "Sanh Tử LÀ Niết Bàn" là chuyện THỰC CHỨNG của những vị Thập Địa Bồ Tát trở lên,đó là CHỨNG BÌNH ĐẲNG TÁNH TRÍ mới thấy "Sanh Tử là Niết Bàn" được; còn một người chưa hề biết đến CĂN BẢN TRÍ mà đã nói theo thì là Vọng Ngữ, Đại Vọng Ngữ.

Xin góp ý !

nguoidien
11-27-2016, 07:31 PM
Trời đất ! Cái chuyện "biến phiền não thành Bồ-đề, biến sinh tử thành Niết-bàn" mà H.t cho là "dễ như trở bàn tay". Cái này gọi là Biến Phật pháp thành ra những câu nói "chót lưỡi đầu môi".. Bộ H.t tưởng rằng "Ta chỉ cần nhoẽn miệng cười khi ta gặp khó khăn phiền não thì đó đã là Bồ Đề Niết Bàn rồi chăng ? Không đâu ! không phải như vậy đâu, không phải như cái Sư Ông ở bên Pháp cũng đã lầm tưởng. Cái Bồ Đề Niết Bàn mà dễ dàng như thế chỉ là Bồ Đề KHÁI NIỆM, Niết Bàn KHÁI NIỆM; chớ không phải là CHÂN LÝ TUYỆT ĐỐI của Đạo Phật.

Do hiểu lầm, tưởng rằng chỉ cần cởi mở tư tưởng, thay đổi quan điểm khái niệm là đã thực thấy Chân Lý của Đạo Phật; cho nên H.t mới mạnh miệng tuyên bố tùm lum. Chuyện XEM "Sanh Tử LÀ Niết Bàn" là chuyện THỰC CHỨNG của những vị Thập Địa Bồ Tát trở lên,đó là CHỨNG BÌNH ĐẲNG TÁNH TRÍ mới thấy "Sanh Tử là Niết Bàn" được; còn một người chưa hề biết đến CĂN BẢN TRÍ mà đã nói theo thì là Vọng Ngữ, Đại Vọng Ngữ.

Xin góp ý !

Kính chào sư bà colaihi !

Nguoidien này nghe sư bà nói như bắp rang, vậy xin sư bà giải thích : "Căn cứ vào đâu mà sư bà cho là Hòa thượng chưa hề biết đến Căn bản Trí ?"

colaihi
11-27-2016, 09:06 PM
Kính chào sư bà colaihi !

Nguoidien này nghe sư bà nói như bắp rang, vậy xin sư bà giải thích : "Căn cứ vào đâu mà sư bà cho là Hòa thượng chưa hề biết đến Căn bản Trí ?"

Kính chào nguoidien !
Ở nơi bài thứ ba này, H.t đã nói :


Tu hành cần phải tu đến chỗ "hồ tôn xích tử," nghĩa là tâm như đứa con nít, tâm không có bất cứ điều gì. Giống như đứa con nít vậy, tức là phản lão hoàn đồng. Song, phản lão hoàn đồng không phải là nói rằng mình đi uống sữa, mà chính là muốn mình không còn tham, sân, si, mạn, nghi. Ðây mới gọi là phản bổn hoàn nguyên; chẳng khác gì với tri kiến của đứa con nít, rất là thiên chân, không tà lự, không một chút giải đãi lười biếng, cũng không có tâm tham tiện nghi, hoặc là tâm thị phi. Ðó chính là "Bổn lai vô nhất vật, hà xứ nhạ trần ai" vậy.

Tu Ðạo mình cần hiểu rõ đạo lý này thì mới có thể chân chính giác ngộ. Tại sao mình phải nghe giảng kinh? Bởi vì mình muốn phản bổn hoàn nguyên. Tại sao lại muốn tu hành? Cũng vì muốn phản bổn hoàn nguyên, quét sạch mọi vẫn đục trong tâm. Chớ dụng công nơi nhân ngã thị phi. Nếu có ai nói câu gì trái ý thì mình thấy khó chịu, không vui. Ðụng một sợi tóc, mình cũng hết sức đau đớn khó chịu. Nhỏ một giọt mồ hôi để làm lợi cho thiên hạ thì cũng chẳng chịu làm. Ðó đều là tinh thần hết sức ích kỷ, không thể tu Ðạo được.

"Phản bổn hoàn nguyên" là một cụm từ của Tiên đạo. Quan điểm của họ là "Khi xưa, chúng ta vốn là những linh căn ở trên Trời, do ham vui nên xuống trần sống đọa lạc, bây giờ phải quay trở lại "ngôi xưa vị cũ" là Thần Tiên trên thượng giới".

Nếu bỏ qua, không chấp nhận truyền thuyết ấy; nội cái quan điểm "Trở về một chỗ nào đó" cũng đã là mê lầm Ngã Tướng rồi. Bởi vì thực sự không có TA (Ngã tướng), nếu có chỗ trở về là CÒN NGÃ TƯỚNG.

Còn mê lầm Ngã Tướng là chưa có CĂN BẢN TRÍ !.

Lời ít tình nhiều, mong nguoidien lắng lòng nghiệm xét thì sẽ hết điên !

Kính !

.

duyngudocton
11-28-2016, 10:11 AM
Tôi nói cho quý-vị một ví dụ đơn giản khác. Lúc nào gọi là "một"? Còn lúc nào gọi là "không?" Ðối với con gái, từ một tới mười bốn tuổi, đối với con trai từ một tới mười hai tuổi, trong giai đoạn đó, chưa mất đi số "một." Thời gian nào là số "không?" Từ lúc nhập thai cho đến lúc sinh ra, đó là giai đoạn mình ở trong số "không." Lúc đó thì tất cả những thứ phiền não vọng tưởng, tham, sân, si đều không có. Cho tới lúc biết ăn, đói rồi sinh lòng tham ăn, giận dữ, ngu si bắt đầu phát sinh; nhưng lúc nầy cũng chưa mất đi số "một," đây chính là khởi đầu cuộc sống làm người. Từ số "không" biến thành "một," thì số "một" này vẫn còn là số rất hoàn chỉnh, vì nó là sự bắt đầu của mọi sự. Cho tới khi trải qua những diễn biến trong đời, những thứ khác sẽ cộng thêm vào số "một" này, để biến thành hai, hai thành ba, ba thành bốn, và cứ thế tăng lên, càng tăng thì gánh nặng càng lớn, và con người càng trở nên ngu si hơn.

Xem ra nickname duyngudocton của lão phu đành phải sang nhượng lại cho lão Hòa thượng này rồi !

Tiếc quá đi thôi !

kequaduong
11-29-2016, 08:30 AM
........
........
Người tu Ðạo cần phải vô ngã, vô nhân, vô chúng sanh, vô thọ giả (không thấy có mình, không thấy có người, không thấy có chúng sinh, không thấy có thọ mạng). Vô ngã không có nghĩa là mình không làm mà kêu kẻ khác làm giùm mình. Vô nhân không có nghĩa là tới lúc ăn uống lại nói: "ồ! Vì vô nhân, tôi ăn thêm một chút cũng chẳng can gì, tức là không có ai khác." Cho dù lúc nầy mình không còn nhân tướng (chẳng thấy có kẻ khác) đi nữa, nhưng kẻ khác vẫn còn nhân tướng kia mà. Lúc tranh chấp, đánh lộn, thì lại "vô chúng sanh tướng." Hoặc lúc ăn thịt thì lại "Vô thọ giả tướng." Tức là miếng thịt không có thọ mạng. Tất cả đều là kiến giải sai lầm. Như vậy thì nên làm thế nào?

Thế nào là kiến giải đúng:

1. Vô Ngã Tướng (không thấy có mình): Tức là không cống cao ngã mạn, không tính toán lợi lộc cho mình.

2. Vô Nhân Tướng (không thấy có người): Nghĩa là mình không chướng ngại, không làm chuyện bất lợi cho kẻ khác.

3. Vô Chúng Sinh Tướng (không thấy có chúng sinh): Nghĩa là coi vạn vật đều đồng một thể với chính mình.

4. Vô Thọ Giả Tướng (không thấy có thọ mạng): Mọi chúng sinh có quyền sống, bởi thế chúng ta không thể đoạt hoặc giết hại bất kỳ sinh mạng nào Ố kể cả người và động vật.

Do đó, khi tu Ðạo, bất kỳ lúc nào, đừng vì mình mà mong cầu, đừng vì mình mà tính toán. Hãy luôn nghĩ đến kẻ khác.


Giảng ngày 5 tháng 12, năm 1982

tại Vạn Phật Thánh Thành

Đây gọi là H.t kéo đạo Phật xuống chỉ còn là "Một Tôn Giáo tầm thường như tất cả Ngoại Đạo".

Về 4 Tướng, trong Kinh Kim Cang Bát Nhã, đức Phật đã nói :


Thật vô chúng sanh đắc diệt độ giả.



http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/KKC7_zps6129d300.jpg

http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php/4-Kinh-Kim-Cang-%E1%BA%A3nh-h%C3%B3a?p=42&viewfull=1#post42


Những vị A La Hán do không lầm Ngã tướng mà Giải Thoát Sinh Tử Luân Hồi. Chúng ta mê lầm nhận cái "hợp thể Ngũ Uẩn" (Sắc Thọ Tưởng Hành Thức) là MÌNH, là TÔI, là TA. Mà 5 Uẩn này thì KHÔNG CÓ THẬT TƯỚNG, chúng như mây trên trời luôn dịch chuyển biến động. Chúng ta mê lầm ngở rằng 5 Uẩn này là chắc thiệt nên theo nó mà biến thiên, mà lòng vòng lên xuống 6 nẽo. Vị Giác Ngộ A La Hán nhận rõ Ngũ Uẩn như bèo giạt mây trôi, không nhận nó là MÌNH, cho nên gọi là Giác Ngộ, cho nên gọi là chứng quả VÔ SANH _ A La hán.

Nhưng chưa hết, đó chỉ mới là Giác Ngộ phần THÔ _ Giác Ngộ về Ngã Tướng; Đại Thừa đẩy chúng ta vào sâu hơn trong sự Giác Ngộ, tức là phải Giác Ngộ thêm rằng "Cả loài người của huyễn hóa _ vô Nhân tướng, Các chúng sinh khác cũng huyễn hóa _ vô Chúng sinh Tướng, Tất cả loài Hữu tình hay Vô tri (như cây cỏ dại) cũng huyễn hóa nốt đó gọi là vô Thọ giả Tướng.

Tức là càng tu chứng lên, chúng ta càng phá trừ những mê lầm chấp nhất vi tế hơn, cho đến khi không còn lầm chấp 4 Tướng _ Ngã, Nhân, Chúng Sinh, Thọ giả _ thì mới CHÍNH DANH BỒ TÁT. Đây là ý nghĩa của câu "Nhược Bồ tát hữu Ngã tướng, Nhân tướng, Chúng sanh tướng, Thọ giả Tướng tức phi Bồ Tát" (Nếu Bồ tát mà còn có Ngã tướng, Nhân tướng, Chúng sinh tướng thì không phải là Bồ tát).

Nhân Tướng là CHẤP (loài) NGƯỜI (so với súc sinh) ví dụ như "Tôi là con người, tôi không thể ăn bẩn như chó được"

(còn tiếp)

kequaduong
11-29-2016, 09:22 AM
Chớ không phải "Vô Nhân tướng" là :


2. Vô Nhân Tướng (không thấy có người): Nghĩa là mình không chướng ngại, không làm chuyện bất lợi cho kẻ khác.

Hiểu Nhân tướng là NGƯỜI KHÁC _ đối đải với TA _ là hiểu sai lời Phật !

Để kequaduong minh họa cho quý đạo hữu nắm vấn đề hơn nhé :


http://i172.photobucket.com/albums/w4/nonamerestore/tu%20tuong_zpsmhb4felz.jpg



Chấp Nhân tướng thì vi tế hơn là chấp Ngã tướng, Chấp Chúng sinh tướng thì vi tế hơn là chấp Nhân tướng, Chấp Thọ giả tướng thì vi tế hơn là chấp Chúng sinh tướng.

Như thế đấy : Chúng ta vô minh, "sống ngây chết ngu", đức Phật nhìn rõ vấn đề "Các tầng lớp chấp nhất của Chúng sinh" cho nên đã khẳng định "Vị nào mà còn thấy thực có TA, thực có chúng sinh, thực có muôn loài, thực có Vô minh, thực có chứng đắc, có Ta cứu độ, có kẻ được cứu độ; thì vị ấy chẳng phải là Bồ tát".

Đây là huyền nghĩa Kim Cang Bát Nhã, chớ không phải là những chuyện linh tinh như H.t đã nói !

Kính chia sẻ !