PDA

Xem phiên bản đầy đủ : Đốn ngộ nhập đạo yếu môn luận



Thanh Trúc
07-30-2016, 07:21 AM
Đốn ngộ nhập đạo yếu môn luận _ 1




https://www.youtube.com/watch?v=0TLy5Fi_amc

Thanh Trúc
07-30-2016, 07:24 AM
Đốn ngộ nhập đạo yếu môn luận _ 2




https://www.youtube.com/watch?v=8zR-02P6FL0

Thanh Trúc
07-30-2016, 07:26 AM
Đốn ngộ nhập đạo yếu môn luận _ 3




https://www.youtube.com/watch?v=SSYrAqAo5TM

Thanh Trúc
07-30-2016, 07:28 AM
Đốn ngộ nhập đạo yếu môn luận _ 4




https://www.youtube.com/watch?v=dUmoWpquiSI

Thanh Trúc
07-31-2016, 07:20 AM
ĐỐN NGỘ NHẬP ĐẠO YẾU MÔN LUẬN

THIỀN SƯ TUỆ HẢI (Đại Châu)

(Soạn, dịch : H.t Thích Thanh Từ)


Cúi đầu đảnh lễ chư Phật khắp mười phương, các chúng Bồ-tát lớn. Nay con soạn luận này, sợ e không hợp tâm Phật, xin cho con sám hối; nếu hợp tâm Phật, trọn đem bố thí tất cả hữu tình, nguyện đời sau đều được thành Phật.

*

Hỏi: Phải tu pháp gì chóng được giải thoát?

Đáp: Chỉ có một môn đốn ngộ là chóng được giải thoát.

– Thế nào là đốn ngộ?

– Đốn là chóng trừ vọng niệm. Ngộ là ngộ không chỗ được.

– Từ cái gì mà tu?

– Từ căn bản mà tu.

– Thế nào từ căn bản mà tu?

– Tâm là căn bản.

– Làm sao biết tâm là căn bản?

– Kinh Lăng-già nói: “Tâm sanh thì các thứ pháp sanh, tâm diệt thì các thứ pháp diệt.” Kinh Duy-ma nói: “Muốn được tịnh độ, phải tịnh tâm ấy, tùy tâm ấy tịnh là Phật độ tịnh.” Kinh Di Giáo nói: “Chỉ kềm tâm một chỗ không việc gì chẳng xong.” Kinh nói: “Thánh nhân cầu tâm chẳng cầu Phật, ngu nhân cầu Phật chẳng cầu tâm, trí nhân điều tâm chẳng điều thân, ngu nhân điều thân chẳng điều tâm.” Kinh Phật Danh nói: “Tội từ tâm sanh lại từ tâm diệt.” Thế nên biết, tất cả thiện ác đều do tâm mình, do đó nói tâm là căn bản.

Nếu người cầu giải thoát trước phải biết căn bản. Nếu chẳng đạt được lý này, luống uổng nhọc công, từ nơi tướng bên ngoài mà cầu, thật không thể được. Kinh Thiền Môn nói: “Từ nơi tướng bên ngoài mà cầu, dù trải qua nhiều kiếp trọn không thể thành. Từ giác quán (xét soi) bên trong mà tu, bằng khoảng một niệm liền chứng Bồ-đề.”

Thanh Trúc
07-31-2016, 08:10 AM
Dạ, con xin đối chiếu bản Hán văn và bản Hán Việt từ trang rongmotamhon.net :

何 知心為根本。 答。 楞伽 經云 。 心生即種種法生。 心滅
hà tri tâm vi căn bản ? đáp : Lăng Già Kinh vân "Tâm sinh tức chủng chủng pháp sinh, Tâm diệt

即種種法滅。 維摩經云 。 欲得淨土。 當淨其心。 隨其心
tức chủng chủng pháp diệt". Duy Ma Kinh vân "dục đắc Tịnh độ đương tịnh kì Tâm. tùy kì Tâm

淨。 即佛土淨。 遺教經云 。 但 制 心一 處。 無事 不辦。 經云 。
tịnh tức Phật độ tịnh. Di Giáo Kinh vân "đãn chế tâm nhất xứ vô sự bất biện". Kinh vân

聖人求心不求佛。 愚人求佛不求心。 智人調心不調
"Thánh nhân cầu Tâm bất cầu Phật, ngu nhân cầu Phật bất cầu Tâm; trí nhân điều Tâm bất điều

身。 愚人調身不調心。 佛名經云 。 罪從心生。 還從心滅。
thân, ngu nhân điều thân bất điều Tâm". Phật Danh Kinh vân "tội tùng Tâm sinh, hoàn tùng Tâm diệt

故知善惡. 一 切皆由自心。 所以 心為根本也。 若求解
cố tri thiện ác nhất thiết giai do tự Tâm. Sở dĩ Tâm vi căn bản dã, nhược cầu giải

脫者。 先須識根本。 若不達此理。 虗費功 勞 。 於外相求。
thoát giả, tiên tu Thức căn bản, nhược bất đạt thử lí, hư phí công lao, ư ngoại tướng cầu,

無有是處。 禪門經云 。 於外相求。 雖經劫 數。 終不能成。
vô hữu thị xứ. Thiền Môn Kinh vân "ư ngoại tướng cầu, tuy kinh kiếp số, chung bất năng thành,

於內覺觀。 如一 念頃。 即證菩提。 
ư nội giác quan, như nhất niệm khuể, tức chứng Bồ đề.

Thanh Trúc
08-01-2016, 04:50 PM
– Tu căn bản phải lấy pháp gì để tu?

– Chỉ tọa thiền, thiền định liền được. Kinh Thiền Môn nói: “Cầu trí Thánh của Phật, cốt phải thiền định. Nếu không thiền định, thì niệm tưởng xao động, phá hoại căn lành kia.”

– Thế nào là thiền? Sao là định?

– Vọng niệm chẳng sanh là thiền. Ngồi thấy Bản tánh là định. Bản tánh là tâm vô sanh của ông vậy. Định là đối cảnh tâm không sanh, tám gió thổi chẳng động. Tám gió là: lợi (tài lợi), suy (suy hao), hủy (hủy nhục), dự (đề cao), xưng (khen ngợi), cơ (chê bai), khổ (đau khổ), lạc (vui vẻ). Nếu người được định như thế, tuy là phàm phu mà liền vào vị Phật. Vì sao? Vì kinh Bồ-tát Giới nói: “Chúng sanh thọ Phật giới, liền vào ngôi vị chư Phật.” Người được như thế gọi là giải thoát, cũng gọi đến bờ kia, hơn lục độ, vượt khỏi tam giới, là Bồ-tát đại lực, là bậc Tôn vô lượng lực, là đại trượng phu. (*)

– Tâm trụ chỗ nào là trụ?

– Tâm trụ chỗ không trụ là trụ.

– Thế nào là chỗ không trụ?

– Chẳng trụ tất cả chỗ, ấy là trụ chỗ không trụ.

– Thế nào là chẳng trụ tất cả chỗ?

– Chẳng trụ tất cả chỗ là: chẳng trụ nơi lành dữ, có không, trong ngoài, chặng giữa, chẳng trụ không, cũng chẳng trụ chẳng không, chẳng trụ định, cũng chẳng trụ chẳng định, tức là chẳng trụ tất cả chỗ. Chỉ cái chẳng trụ tất cả chỗ, ấy là chỗ trụ. Người được như thế, gọi là tâm không trụ. Tâm không trụ là tâm Phật. (**)

– Tâm ấy giống vật gì?

– Tâm ấy chẳng phải xanh vàng đỏ trắng, chẳng phải dài ngắn tới lui, chẳng nhơ chẳng sạch, chẳng sanh chẳng diệt, yên tịnh thường lặng lẽ. Đó là hình tướng của Bản tâm, cũng là bản thân. Bản thân là thân Phật.

Thanh Trúc
08-01-2016, 04:54 PM
*

Vọng niệm bất sinh vi thiền, toạ kiến bản tính vi định. Bản tính giả thị nhữ vô sinh tâm.
Định giả đối cảnh vô tâm, bát phong bất năng động, bát phong giả : lợi, suy, huỷ, dự, xưng, ki, khổ, lạc
thị danh bát phong, nhược đắc như thị định giả, tuy thị phàm phu tức nhập Phật vị.
Hà dĩ cố ? Bồ tát giới kinh vân : chúng sinh thụ Phật giới, tức nhập chư Phật vị
đắc như thị giả, tức danh giải thoát; diệc danh đạt bỉ ngạn siêu lục độ việt tam giới
đại lực bồ tát, vô lượng lực tôn, thị đại trượng phu.

妄念不生為禪。坐見本性為定。本性 。是汝 無生心
定者。對境無心。八 風不能動 。八 風者。利 .衰.毀. 譽.稱.譏.苦.樂。
是名八 風。若得如是定者。雖是凡夫。即 入 佛位 。
何 以 故。菩薩戒經云 。眾生受佛戒。即入 諸佛 位 。
得如是者。即名解脫。亦名達彼岸。 六 度。越三界
大力 菩薩。無量力 尊。是大丈 夫。


**

Bất trụ nhất thiết xứ giả, bất trụ thiện-ác hữu-vô nội-ngoại trung gian, bất trụ không,
diệc bất trụ bất không, bất trụ định, diệc bất trụ bất định, tức thị bất trụ nhất thiết xứ
chỉ cá bất trụ nhất thiết xứ, tức thị trụ xứ dã. Đắc như thị giả, tức danh vô trụ tâm dã
vô trụ tâm giả thị Phật tâm.

不住 一 切處者。不住 善惡.有無.內外中間。不住空。
亦不住 不空。不住 定。亦不住 不定。即是不住 一 切處。
只箇不住 一 切處。即是住 處也。得如是者。即名無住 心也。
無住 心者是佛心。

Thanh Trúc
08-02-2016, 06:43 AM
Thế nào là thiền? Sao là định?


http://i774.photobucket.com/albums/yy28/thanhtruc13/dnndyml%20-%2001_zpsnvfa2tqe.jpg

Thanh Trúc
08-03-2016, 08:24 AM
– Thân tâm này lấy cái gì để thấy? Lấy mắt thấy, lấy tai, mũi và thân tâm v.v… để thấy chăng?

– Cái thấy này không phải như các thứ thấy đó.

– Đã không như các thứ thấy đó, là lấy cái gì thấy?

– Là Tự tánh thấy. Vì sao? Vì Tự tánh (tánh của mình) xưa nay trong sạch yên tịnh không lặng, chính trong cái thể không lặng ấy hay sanh cái thấy này.

– Chỉ như thể thanh tịnh còn không thể có, thì cái thấy này từ đâu mà có?

– Ví như trong gương sáng tuy không có hình tượng, mà có thể thấy tất cả hình tượng. Vì sao? Vì gương sáng không tâm. Người học đạo nếu tâm không có chỗ nhiễm, vọng tâm chẳng sanh, tâm ngã sở (tâm chấp mình và sự vật của mình) diệt, tự nhiên được thanh tịnh, vì thanh tịnh nên hay sanh cái thấy này.(*)

Kinh Pháp Cú nói: “Trong cứu kính không, rõ ràng dựng lập, ấy là thiện tri thức.”

Thanh Trúc
08-03-2016, 09:50 AM
(*)

Dụ như minh giám trung tuy vô tượng, năng kiến nhất thiết tượng.
Hà dĩ cố ? Vi minh giám vô tâm cố, học nhân nhược tâm vô sở nhiễm, vọng tâm bất sinh,
ngã sở tâm diệt, tự nhiên thanh tịnh, dĩ thanh tịnh cố, năng sinh thử kiến.


喻如明鑑中雖無像 。能見一 切像 。
何 以 故。為明鑑無心故。學人若心無所染 妄心不生。
我所心滅。自然清淨。以 清淨故。能生此見。

Thanh Trúc
08-03-2016, 10:34 AM
Ví như gương sáng.


http://i774.photobucket.com/albums/yy28/thanhtruc13/dnndyml%20-%2002_zps0s6jfg6j.jpg

Thanh Trúc
08-04-2016, 08:59 AM
– Kinh Niết-bàn trong phẩm Kim Cang Thân nói: “không thể thấy mà thấy rõ ràng, không có biết mà không chẳng biết” là thế nào?

– Không thể thấy, vì cái thể của Tự tánh không hình tướng, không thể có, nên nói “không thể thấy”. Song cái thấy không thể được đó, thể nó yên tịnh lặng lẽ, không có tới lui, chẳng lìa dòng đời, mà dòng đời không lôi cuốn được nó, thản nhiên tự tại, tức là thấy rõ ràng.

Không có biết, vì Tự tánh không hình, vốn không phân biệt, nên nói “không có biết”. Không chẳng biết, vì trong cái thể không phân biệt ấy đầy đủ hằng sa diệu dụng. Hay phân biệt tất cả, thì không việc gì chẳng biết, nên nói “không chẳng biết”. Kệ Bát-nhã nói: “Bát-nhã không biết, không việc gì chẳng biết; Bát-nhã không thấy, không chỗ nào chẳng thấy.”

– Kinh nói: “Chẳng thấy có không là chân giải thoát.” Thế nào là chẳng thấy có không?

– Khi chứng được tâm thanh tịnh gọi là có, trong đó chẳng sanh cái tưởng được tâm thanh tịnh, gọi là chẳng thấy có. Được cái tưởng không sanh không trụ, mà không khởi tưởng được không sanh không trụ, gọi là chẳng thấy không, nên nói chẳng thấy có không. Kinh Lăng Nghiêm nói: “Biết thấy lập biết là gốc vô minh, biết thấy không thấy, đây là Niết-bàn.” Cũng gọi là giải thoát.

Thanh Trúc
08-05-2016, 09:10 AM
– Thế nào là không có chỗ thấy?

– Nếu thấy kẻ nam người nữ và tất cả màu sắc hình tượng, mà ở trong đó không khởi tâm yêu ghét thì cùng không thấy chẳng khác, ấy là không có chỗ thấy.

(若見男子女人及一 切色像 。於 中不起愛憎與不見等。即是無所見也

Nhược kiến nam tử nữ nhân cập nhất thiết sắc tượng, ư trung bất khởi ái tăng dữ bất kiến đẳng, tức thị vô sở kiến dã.)


– Khi đối tất cả màu sắc hình tượng thì gọi là thấy, khi chẳng đối màu sắc hình tượng cũng gọi là thấy chăng?

– Gọi thấy!

– Khi đối vật là có thấy, khi không đối vật làm sao có thấy?

– Nay nói thấy, không luận đối vật cùng chẳng đối vật. Vì sao? Vì tánh thấy thường hằng, khi có vật thì thấy vật, khi không vật thì thấy không. Thế nên biết, vật tự có đi lại, tánh thấy không có đi lại, các căn (tai, mũi, lưỡi, thân…) cũng như vậy.

(今言見者。不論對 物與不對物。何 以 故。為見性常故。有物之 時即見。無 物之 時亦見也。故知物自有去來。見性無 去也。諸彼亦耳。

Kim ngôn kiến giả, bất luận đối vật dữ bất đối vật. Hà dĩ cố ? vi kiến tính thường cố, hữu vật chi thời tức kiến, vô vật chi thời diệc kiến dã, cố tri vật tự hữu khứ lai, kiến tính vô lai khứ dã, chư bỉ diệc nhĩ.)


– Ngay khi thấy vật, trong cái thấy có vật chăng?

– Trong cái thấy chẳng lập vật.

– Ngay khi thấy không vật, trong cái thấy có không vật chăng?

– Trong cái thấy chẳng lập không vật.

Thanh Trúc
08-05-2016, 10:30 AM
Tính Thấy.


http://i774.photobucket.com/albums/yy28/thanhtruc13/dnndyml%20-%2003_zpslvdp9kv3.jpg

Thanh Trúc
08-06-2016, 07:37 AM
– Khi có tiếng là có nghe, khi không tiếng lại được nghe chăng?

– Cũng nghe.

– Khi có tiếng là từ tiếng có nghe, khi không tiếng làm sao được nghe?

– Nay nói nghe chẳng luận có tiếng không tiếng. Vì sao? Vì tánh nghe thường hằng. Khi có tiếng liền nghe, khi không tiếng cũng nghe.

– Người nghe như thế là ai?

– Là tánh nghe của mình, cũng gọi là người biết nghe.


-----------------

vấn : hữu thanh thời tức hữu văn, vô thanh thời hoàn đắc văn phủ ?
đáp : diệc văn !
vấn : hữu thanh thời tùng hữu văn, vô thanh thời vân hà đắc văn ?
đáp : kim ngôn văn giả bất luận hữu thanh vô thanh. Hà dĩ cố ? vi văn tính thường cố, hữu thanh thời tức văn, vô thanh thời diệc văn.
vấn : như thị văn giả thị thùy ?
đáp : thị tự tính văn diệc danh tri giả văn.

---------------

問。有聲時。即有聞。無聲時。還得 否 ?
答。亦聞。
問。有聲 時。從有聞。無聲時。云 何 得 ?
答。今言聞者。不論有聲 無聲。何 以 故。為聞性常故。有聲時即聞。無聲 亦聞。
問。如是聞者是誰 ?
答。是自性聞。亦名知者聞。

Thanh Trúc
08-06-2016, 07:50 AM
– Môn đốn ngộ này lấy gì làm Tông (chủ)? Lấy gì làm Chỉ (chỉ thú)? Lấy gì làm Thể? Lấy gì làm Dụng?

– Lấy vô niệm (tâm không dấy khởi) làm Tông. Vọng tâm chẳng khởi làm Chỉ. Lấy thanh tịnh làm Thể. Lấy trí làm Dụng.

– Đã nói vô niệm làm Tông, chưa biết vô niệm là vô niệm nào?

– Vô niệm là không tà niệm, chớ chẳng phải không chánh niệm.

– Thế nào là tà niệm? Thế nào là chánh niệm?

– Niệm có, niệm không là niệm tà, chẳng niệm có không là niệm chánh; niệm thiện, niệm ác là niệm tà, chẳng niệm thiện ác là niệm chánh; cho đến niệm khổ vui, sanh diệt, thủ xả, oán thân, yêu ghét thảy đều là niệm tà, chẳng niệm khổ vui… là niệm chánh. (*)

– Thế nào là chánh niệm?

– Chánh niệm là chỉ niệm Bồ-đề.

– Bồ-đề có thể được chăng?

– Bồ-đề không thể được.

– Đã không thể được làm sao chỉ niệm Bồ-đề?

– Bồ-đề chỉ là danh tự giả lập, thật không thể được. Cũng không có trước sau được. Vì không thể được nên không có niệm. Chỉ cái không niệm ấy gọi là chân niệm. Bồ-đề không có chỗ niệm. Không có chỗ niệm tức là tất cả chỗ không tâm, ấy là không có chỗ niệm.

Những lối giải vô niệm như trên, đều là tùy sự phương tiện giả lập danh tự, vẫn đồng một thể, không hai không khác. Cốt biết tất cả chỗ không tâm tức là “vô niệm”. Khi được vô niệm thì tự nhiên giải thoát. (**)

Thanh Trúc
08-06-2016, 08:31 AM
*

Niệm hữu niệm vô tức danh tà niệm, bất niệm hữu vô tức danh chính niệm; niệm thiện niệm ác danh vi tà niệm,
bất niệm thiện ác danh vi chính niệm; nãi chí khổ lạc sinh diệt thủ xả oán thân tăng ái,
tịnh danh tà niệm, bất niệm khổ lạc đẳng, tức danh chính niệm.


念有念無即名邪念。不念有無即名正 。念善念惡名為邪念。
不 念善惡名為正念。乃至苦樂.生滅. 捨.怨親.憎愛。
並 名邪念。不念苦樂等。即名正念。

------------

**

Chỉ như bồ đề giả lập danh tự thật bất khả đắc, diệc vô tiền hậu đắc giả,
vi bất khả đắc cố tức vô hữu niệm. Chỉ cá vô niệm, thị danh chân niệm,
bồ đề vô sở niệm, vô sở niệm giả, tức nhất thiết xứ vô tâm.
thị vô sở niệm, chỉ như thượng thuyết như hứa chủng vô niệm giả,
giai thị tùy sự phương tiện, giả lập danh tự, giai đồng nhất thể, vô nhị vô biệt,
đãn tri nhất thiết xứ vô tâm, tức thị vô niệm dã, đắc vô niệm thời, tự nhiên giải thoát.

只如菩提假立名字。實不可得。亦無 後得者。
為不可得故。即無有念。只箇無念。 名真念。
菩提無所念。無所念者。即一 切處無心。
是無所念。只如上說如許種無念者。
皆是隨事方便 。 假立名字。皆同一 體。無二 無別 。
但 知一 切處無心。即 是無念也。得無念時。自然解脫。

Thanh Trúc
08-06-2016, 10:12 AM
Hữu - Vô - Thiện - Ác.


http://i774.photobucket.com/albums/yy28/thanhtruc13/dnndyml%20-%2004_zpsz1xxhax1.jpg

Thanh Trúc
08-07-2016, 08:52 AM
– Thế nào là hành hạnh Phật?

– Chẳng hành tất cả hạnh là hành hạnh Phật, cũng gọi là hạnh chánh, cũng gọi là hạnh Thánh. Như trước đã nói, chẳng hành có không, yêu ghét v.v… ấy vậy. Đại Luật quyển năm phẩm Bồ-tát nói: “Tất cả Thánh nhân chẳng hành hạnh chúng sanh, chẳng hành hạnh chúng sanh là hạnh Thánh.” (*)

*

– Thế nào là chánh kiến?

– Thấy mà không có chỗ thấy là chánh kiến.

– Thế nào thấy mà không có chỗ thấy?

– Khi thấy tất cả sắc không khởi nhiễm trước. Không nhiễm trước thì không khởi tâm yêu ghét, ấy là thấy mà không có chỗ thấy. Nếu khi được thấy mà không có chỗ thấy gọi là con mắt Phật, trọn không có con mắt khác. Nếu khi thấy tất cả sắc khởi yêu ghét, ấy là có chỗ thấy. Có chỗ thấy là con mắt chúng sanh, trọn không có con mắt khác làm con mắt chúng sanh, cho đến các căn cũng lại như thế. (**)

Thanh Trúc
08-07-2016, 09:17 AM
*
Bất hành nhất thiết hành, tức danh Phật hành, diệc danh chính hành, diệc danh Thánh hành.
Như tiền sở thuyết, bất hành hữu vô tăng ái đẳng thị dã.
Đại Luật quyển ngũ Bồ tát phẩm vân "nhất thiết Thánh nhân bất hành ư chúng sinh hành, chúng sinh bất hành như thị Thánh hành".

不行一 切行。即名佛行。亦名正行。亦名聖 。
如前 所說。不行有無憎愛等是也。
大律卷 五 菩薩品云 。一 切聖人不行於眾生行。眾生不行如 是聖行。

---------------

**
Kiến nhất thiết sắc thời bất khởi nhiễm trước bất nhiễm trước giả, bất khởi ái tăng tâm,
tức danh kiến vô sở kiến dã. Nhược đắc kiến vô sở kiến thời tức danh Phật nhãn,
canh vô biệt nhãn, nhược kiến nhất thiết sắc thời, khởi ái tăng giả, tức danh hữu sở kiến.
Hữu sở kiến giả, tức thị chúng sinh nhãn, canh vô biệt nhãn tác chúng sinh nhãn.
Nãi chí chư căn diệc phục như thị.

見一 切色時不起染著。不染著者。不起愛 憎心。
即名見無所見也。若得見無所見時。 名佛眼。
更無別眼。若見一 切色時。起愛憎者。即名有所見。
有所見者。即是眾生眼。更無別眼作 生眼。
乃至諸根亦復如是。

Thanh Trúc
08-07-2016, 11:23 AM
Làm gì ? _ Thấy như thế nào ?


http://i774.photobucket.com/albums/yy28/thanhtruc13/dnndyml%20-%2005_zpsxi7xohky.jpg

Thanh Trúc
08-08-2016, 07:45 AM
– Nói lấy Trí làm Dụng, thế nào là Trí?

– Biết hai tánh không tức là giải thoát. Biết hai tánh chẳng không, thì không được giải thoát. Ấy gọi là Trí, cũng gọi là rõ tà chánh, cũng gọi hiểu Thể Dụng. Hai tánh không là Thể, biết hai tánh không là giải thoát. Lại không sanh nghi gọi là Dụng. Nói hai tánh không là chẳng sanh tâm có không, lành dữ, yêu ghét vậy.

*

– Môn này từ đâu mà vào?

– Từ bố thí ba-la-mật mà vào.

– Phật nói sáu pháp ba-la-mật (đến bờ kia hay được cứu kính) là hạnh của Bồ-tát, tại sao ở đây chỉ nói riêng bố thí ba-la-mật thì đâu thể đầy đủ mà được vào?

– Người mê không biết năm độ kia (trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ) đều nhân bố thí mà sanh. Chỉ tu bố thí thì sáu pháp đều đầy đủ.

– Bố thí vật gì?

– Bố thí là bỏ hai tánh.

– Thế nào là hai tánh?

– Bố thí là bỏ tánh thiện ác, bố thí là bỏ tánh có không, tánh yêu ghét, tánh không chẳng không, tánh định chẳng định, tánh tịnh bất tịnh, tất cả đều cho bỏ hết thì được hai tánh không. Nếu khi được hai tánh không, cũng chẳng được khởi tưởng hai tánh không, cũng chẳng được khởi nghĩ tưởng có bố thí, tức là chân thật hành bố thí ba-la-mật, cũng gọi là muôn duyên đều bặt. Muôn duyên đều bặt, tức là tất cả pháp tánh không ấy vậy. Pháp tánh không là tất cả chỗ không tâm. Nếu khi được tất cả chỗ không tâm là không có một tướng có thể được. Vì sao? Vì Tự tánh không, nên không một tướng có thể được. Không một tướng có thể được là tướng thật. Tướng thật là tướng Như Lai diệu sắc thân. Kinh Kim Cang nói: “Lìa tất cả các tướng gọi là chư Phật.” (*)

Thanh Trúc
08-08-2016, 08:22 AM
*
Bố thí khước thiện ác tính, bố thí khước hữu vô tính, ái tăng tính, không bất không tính,
định bất định tính, tịnh bất tịnh tính, nhất thiết tất giai thí khước, tức đắc nhị tính không.
Nhược đắc nhị tính không thời, diệc bất đắc tác nhị tính không tưởng,
diệc bất đắc tác niệm hữu thí tưởng.
Tức thị chân hành, đàn ba la mật, danh vạn duyên câu tuyệt.
Vạn duyên câu tuyệt giả, tức nhất thiết pháp tính không thị dã,
pháp tính không giả, tức nhất thiết xứ vô tâm thị.
Nhược đắc nhất thiết xứ vô tâm thời, tức vô hữu nhất tướng khả đắc.
Hà dĩ cố ? Vi tự tính không cố, vô nhất tướng khả đắc,
vô nhất tướng khả đắc giả, tức thị thật tướng,
thật tướng giả, tức thị Như Lai Diệu Sắc Thân Tướng dã.
Niệm Cương Kinh vân : "Ly nhất thiết chư tướng, tắc danh chư Phật".

----------

布施却善惡性。布施却有無性.愛憎 .空不空性.
定不定性.淨不淨性。一 切悉皆施却。即得二 性空。
若 得二 性空時。亦不得作二 性空想。亦不得作念有施 想。
即是真行。檀波羅蜜。名萬緣俱 絕。
萬緣俱 絕者。即 一 切法性空是也。法性空者。即一 切處無心是。
若得 一 切處無心時。即無有一 相可得。
何 以 故。為自性空故。無一 相可得。
無一 相可得者。即是實相。
實相者。即 是如來妙色身相也。
念剛 經云 。離一 切諸相。則 名諸 佛。

 

Thanh Trúc
08-08-2016, 09:31 AM
Lìa Có & Không.


http://i774.photobucket.com/albums/yy28/thanhtruc13/dnndyml%20-%2006_zpsydujfuir.jpg

Thanh Trúc
08-09-2016, 08:52 AM
– Phật nói sáu ba-la-mật, tại sao nay chỉ nói một, cho là đầy đủ, xin nói nguyên nhân một gồm đủ sáu pháp?

– Kinh Tư Ích nói: “Ngài Võng Minh gọi Phạm thiên nói: Nếu Bồ-tát bỏ tất cả phiền não gọi là Bố thí ba-la-mật. Nơi các pháp không có chỗ dính mắc gọi là Trì giới ba-la-mật. Nơi các pháp không có chỗ xâm phạm gọi là Nhẫn nhục ba-la-mật. Nơi các pháp lìa tướng gọi là Tinh tấn ba-la-mật. Nơi các pháp không có chỗ trụ gọi là Thiền định ba-la-mật. Nơi các pháp không hí luận (nói trò đùa vô nghĩa) là Trí tuệ ba-la-mật.” Đó gọi là sáu pháp. Nay nói sáu pháp này chẳng khác, vì tóm lược pháp thứ nhất là bỏ, thứ hai là không khởi, thứ ba là không niệm, thứ tư là lìa tướng, thứ năm là không trụ, thứ sáu là không hí luận. Sáu pháp như thế, tùy việc phương tiện tạm đặt tên, chớ đến chỗ diệu lý thì không hai không khác. Chỉ biết một bỏ thì tất cả đều bỏ, không khởi thì tất cả đều không khởi. Trên đường mê lầm không khế hội ắt cho có sai khác. Người ngu mắc kẹt trong pháp số, nên trôi lăn mãi trong sanh tử. Bảo cho các người học đạo, chỉ tu pháp Bố thí là tròn đầy muôn pháp, huống là năm pháp mà chẳng đủ sao? (*)

Thanh Trúc
08-09-2016, 10:01 AM
*

Nhược Bồ tát xả nhất thiết phiền não, danh đàn ba la mật,
tức thị bố thí ư chư pháp vô sở diên, danh thi ba la mật,
tức thị trì giới ư chư pháp vô sở thương, danh sạn đề ba la mật,
tức thị nhẫn nhục ư chư pháp li tướng, danh tì li da ba la mật,
tức thị tinh tấn ư chư pháp vô sở trụ danh thiền ba la mật,
tức thị thiền định ư chư pháp vô hí luận, danh ban nhược ba la mật,
tức thị trí tuệ thị danh lục pháp kim canh danh lục pháp bất dị,
nhất xả nhị vô khởi tam vô niệm tứ li tướng ngũ vô trụ lục vô hí luận,
như thị lục pháp tùy sự phương tiện, giả lập danh tự chí ư diệu lí,
vô nhị vô biệt, đãn tri nhất xả tức nhất thiết xả, vô khởi tức nhất thiết vô khởi, mê đồ bất khế, tất vị hữu sai, ngu giả trệ kì, pháp số chi trung,
tức trường luân sinh tử. Cáo nhữ học nhân, đãn tu đàn chi pháp, tức vạn pháp chu viên, huống ư ngũ pháp, khởi bất cụ da.

----------------

若菩薩 捨一 切煩惱。名檀波羅蜜。
即是布施。於諸法無所延。 名尸波羅蜜。即是持戒。
於諸法無所傷 。名羼提波羅 蜜。即是忍辱。
於諸法離相。名毗離耶波羅蜜。即是 進。
於諸法無所住 。名禪波羅蜜。即是禪定。於諸法無
戲論。名般若波羅蜜。即是智慧。是 六 法。今更名六
法不異。一 捨。二 無起。三無念。四離相。五 無住 。六 無戲
論。如是六 法。隨事 方便 。假立名字。至於妙理。無二 無
別 。但 知一 捨即一 切捨。無起即一 切無起。迷途不契。
悉謂有差。愚者滯其法數之 中。即長輪生死。告汝學
人。但 修 檀之 法。即萬法周圓。況於五 法。豈不具 耶。

Thanh Trúc
08-09-2016, 10:17 AM
Chỉ Bố thí Ba La Mật là gồm đủ.



http://i774.photobucket.com/albums/yy28/thanhtruc13/dnndyml%20-%2007_zpsnojem1cf.jpg

Thanh Trúc
08-10-2016, 09:47 AM
– Tam học đẳng dụng, cái gì là tam học? Thế nào là đẳng dụng?

– Tam học là giới định tuệ.

– Nghĩa giới định tuệ thế nào?

– Thanh tịnh không nhiễm là Giới. Biết tâm chẳng động, đối cảnh vắng lặng là Định. Khi biết tâm chẳng động mà chẳng sanh tưởng chẳng động, khi biết tâm thanh tịnh mà chẳng sanh tưởng thanh tịnh, cho đến thiện ác đều hay phân biệt, mà ở trong ấy không nhiễm, được tự tại, ấy gọi là Tuệ.

Nếu khi biết thể của giới định tuệ đều không thể được, thì không phân biệt, là đồng một thể, ấy gọi là tam học đẳng dụng. (*)

*

– Nếu khi tâm trụ tịnh, chẳng phải chấp tịnh sao?

– Khi được trụ tịnh, mà chẳng khởi tưởng trụ tịnh, ấy là không chấp tịnh.

– Tâm khi trụ không, chẳng phải chấp không chăng?

– Nếu khởi tưởng không, gọi là chấp không.

– Nếu khi tâm được trụ chỗ không trụ, chẳng phải chấp chỗ không chỗ trụ sao?

– Chỉ cái khởi tưởng không là không có chỗ chấp. Nếu ông muốn thấu rõ, hiểu được tâm không có chỗ trụ, thì khi ngồi ngay thẳng chỉ biết tâm, chớ suy nghĩ tất cả vật, tất cả thiện ác đều chớ suy nghĩ, vì việc quá khứ đã đi rồi, chớ suy nghĩ, thì tâm quá khứ tự bặt, gọi là không việc quá khứ. Việc vị lai chưa đến, chớ mong chớ cầu, thì tâm vị lai tự bặt, gọi là không việc vị lai. Việc hiện tại đã hiện tại, đối tất cả việc chỉ biết không chấp, không chấp là chẳng khởi tâm yêu ghét, thì tâm hiện tại bặt, gọi là không việc hiện tại.(**) Không nhiếp thuộc ba thời, cũng gọi không ba thời. Nếu khi tâm khởi đi thì chớ theo đi, tâm đi tự bặt. Nếu khi tâm khởi đứng cũng chớ theo đứng, tâm đứng tự bặt. Ấy là tâm không trụ, là trụ chỗ không trụ vậy. Nếu tự biết rõ ràng khi trụ nơi trụ, chỉ có vật trụ cũng không có chỗ trụ, cũng chẳng không chỗ trụ.

Thanh Trúc
08-10-2016, 10:00 AM
*

Thanh tịnh vô nhiễm thị giới,
tri tâm bất động đối cảnh tịch nhiên thị định, tri tâm bất động thời bất sinh bất động tưởng,
tri tâm thanh tịnh thời bất sinh thanh tịnh tưởng, nãi chí thiện ác giai năng phân biệt, ư trung vô nhiễm, đắc tự tại giả, thị danh vi tuệ dã.
Nhược tri giới định tuệ thể câu bất khả đắc thời, tức vô phân biệt giả, tức đồng nhất thể, thị danh tam học đẳng dụng.

----------------

清淨無染是戒。
知心不動 。對境寂然是定。知心不動 時。不生不動 想。
知心清淨時。不生清淨想。乃至善惡 能分別 。於中
無染。得自在者。是名為慧也。
若知戒定慧體俱不可得時。即無分別 。即同一 體。是名三學等用。

Thanh Trúc
08-10-2016, 10:28 AM
**

Đãn tác không tưởng, tức vô hữu trước xứ, nhữ nhược dục liễu liễu thức vô sở trụ tâm thời.
Chính toạ chi thời, đãn tri tâm mạc tư lượng nhất thiết vật.
Nhất thiết thiện ác đô mạc tư lượng: quá khứ sự dĩ quá khứ nhi mạc tư lượng,
quá khứ tâm tự tuyệt, tức danh vô quá khứ sự; vị lai sự vị chí mạc nguyện mạc cầu, vị lai tâm tự tuyệt, tức danh vô vị lai sự; hiện tại sự dĩ hiện tại, ư nhất thiết sự đãn tri vô trước.
Vô trước giả, bất khởi tăng ái tâm, tức thị vô trước, hiện tại tâm tự tuyệt, tức danh vô hiện tại sự.

---------------

但作空想。即無有著處。汝若欲了了 識無所住心 時。
正坐之時。但 知心莫思量一 切物。
一 切善惡都莫思量。過去事 已過去而莫思量。
過去心自絕。即名無過去事 。未來事未至。莫願莫求。未來心自 。
即名無未來事 。現在事 已現在。於一 切事 但 知無著。
無著者。 不起憎愛心。即是無著。現在心自絕 即名無現在事 。

Thanh Trúc
08-10-2016, 04:23 PM
Giới, Định, Tuệ.


http://i774.photobucket.com/albums/yy28/thanhtruc13/dnndyml%20-%2008_zpsfcpgdels.jpg

Thanh Trúc
08-10-2016, 04:59 PM
Ba tâm đều không được.


http://i774.photobucket.com/albums/yy28/thanhtruc13/dnndyml%20-%2009_zpsiq5uiw3g.jpg

Thanh Trúc
08-11-2016, 06:43 AM
Nếu tự biết rõ ràng tâm chẳng trụ tất cả chỗ, gọi là rõ ràng thấy được Bản tâm, cũng gọi là rõ ràng thấy tánh vậy. Chỉ cái tâm chẳng trụ tất cả chỗ ấy, tức là tâm Phật, cũng gọi là tâm giải thoát, tâm Bồ-đề, tâm vô sanh, sắc tánh không. Kinh nói: “chứng vô sanh pháp nhẫn” đó vậy.

Nếu ông khi chưa được như thế, phải cố gắng! Cố gắng! Cần dụng công thêm, khi công thành thì tự hội. Nói hội, là tất cả chỗ không tâm, ấy là hội. Nói không tâm là không cái tâm giả chớ chẳng phải không Tâm chân. Tâm giả là tâm yêu ghét. Tâm chân thật là tâm không yêu ghét. Chỉ không tâm yêu ghét thì hai tánh không. Hai tánh không thì tự nhiên giải thoát.

Thanh Trúc
08-11-2016, 09:02 AM
Nhược liễu liễu tự tri trụ tại trụ thời, chỉ vật trụ diệc vô trụ xứ,
diệc vô vô trụ xứ dã. Nhược tự liễu liễu tri tâm bất trụ nhất thiết xứ,
tức danh liễu liễu kiến bản tâm dã, diệc danh liễu liễu kiến tính dã,
chỉ cá bất trụ nhất thiết xứ tâm giả, tức thị Phật tâm,
diệc danh giải thoát tâm, diệc danh bồ đề tâm, diệc danh vô sinh tâm,
diệc danh sắc tính không. Kinh vân : chứng vô sinh pháp nhẫn thị dã.

-----------------

若了 了自知住在住時。只物住 亦無住 處。
亦無無住處也。若自了 了 知心不住 一 切處。
即名 了 了 見本心也。亦名了 了 見性也。
只箇不住 一 切處 心者。即是佛心。
亦名解脫心。亦名菩提心。亦名無生 。
亦名色性空。經云 證無生法忍是也。


____________


Nhữ nhược vị đắc như thị chi thời, nỗ lực nỗ lực, cần gia dụng công,
công thành tự hội. Sở dĩ hội giả, nhất thiết xứ vô tâm, tức thị hội ngôn vô tâm giả.
Vô Giả bất Chân dã, Giả giả, ái tăng tâm thị dã, Chân giả, vô ái tăng tâm thị dã.
Đãn vô tăng ái tâm, tức thị nhị tính không.
Nhị tính không giả, tự nhiên giải thoát dã.

----------------

汝若未得如 是之時。努 力 。努 力 。勤 加 用功 。
功 成自會。所以 會者。一 切處無心。即是會言無心者。
無假不真也。假者。愛憎 心是也。真者。無愛憎心是也。
但 無憎愛心。即是二 性 空。
二 性空者。自然解脫也。

Thanh Trúc
08-11-2016, 09:51 AM
Ưng vô sở trụ tâm.


http://i774.photobucket.com/albums/yy28/thanhtruc13/dnndyml%20-%2010_zpssc83zz3s.jpg

Thanh Trúc
08-12-2016, 06:38 AM
– Chỉ lúc ngồi thiền dụng công, khi đi có được dụng công chăng?

– Nay nói dụng công, chẳng riêng khi ngồi, cho đến đi đứng ngồi nằm, làm công việc, trong tất cả thời đều thường dụng công không gián đoạn ấy gọi là thường trụ.

*

– Kinh Phương Quảng nói năm thứ pháp thân:

1. Thật tướng pháp thân

2. Công đức pháp thân

3. Pháp tánh pháp thân

4. Ứng hóa pháp thân

5. Hư không pháp thân.

Ngay nơi thân mình là thân nào?

– Biết tâm chẳng hoại là Thật tướng pháp thân. Biết tâm bao gồm vạn tượng là Công đức pháp thân. Biết tâm không tâm là Pháp tánh pháp thân. Tùy căn cơ ứng nói là Ứng hóa pháp thân. Biết tâm không hình không thể được là Hư không pháp thân. Nếu người thấu rõ nghĩa này là biết không chứng. Người không đắc không chứng là chứng Phật pháp thân. Nếu có chứng có đắc, cho là chứng được ấy là người tà kiến tăng thượng mạn, gọi là ngoại đạo. Vì cớ sao? Kinh Duy-ma nói: “Xá-lợi-phất hỏi Thiên nữ: Ngươi đã được pháp gì, chứng được pháp gì, mà biện được như thế? Thiên nữ đáp: Tôi không được không chứng, mới được như thế; nếu có được có chứng thì ở trong Phật pháp là người tăng thượng mạn.” (*)

Thanh Trúc
08-12-2016, 06:55 AM
*

Tri tâm bất hoại thị thật tướng pháp thân, tri tâm hàm vạn tượng thị công đức pháp
thân, tri tâm vô tâm thị pháp tính pháp thân, tùy căn ưng thuyết thị ưng hoá pháp thân, tri
tâm vô hình bất khả đắc thị hư không pháp thân. Nhược liễu thử nghĩa giả, tức tri vô chứng
dã, vô đắc vô chứng giả, tức thị chứng Phật pháp pháp thân. Nhược hữu chứng hữu đắc dĩ vi
chứng giả, tức tà kiến tăng thượng mạn nhân dã, danh vi ngoại đạo. Hà dĩ cố ? Duy Ma Kinh
vân : Xá Lợi Phất vấn Thiên nữ viết : "Nhữ hà sở đắc, hà sở chứng, biện nãi đắc như thị ?"
Thiên nữ đáp viết : "Ngã vô đắc vô chứng, nãi đắc như thị, nhược hữu đắc hữu chứng, tức ư
Phật pháp trung vi tăng thượng mạn nhân dã".

----------------

知心不壞是實相法身。知心含萬像 是功 德法
身。知心無心是法性法身。隨根應說 應化法身。知
心無形不可得是虗空法身。若了 此義者。即知無證
也。無得無證者。即是證佛法法身。 有證有得以 為
證者。即邪見增上慢人也。名為外道 何 以 故。維摩經
云 。舍利 弗問天女曰。汝何 所得。何 所證辯。乃得如是。
天女答曰。我無得無證。乃得如是。 有得有證。即於
佛法中為增上慢人也。

Thanh Trúc
08-12-2016, 08:07 AM
Vô chứng diệc vô đắc.


http://i774.photobucket.com/albums/yy28/thanhtruc13/dnndyml%20-%2011_zpsbeiir15z.jpg

Thanh Trúc
08-13-2016, 07:06 AM
– Kinh nói Đẳng giác, Diệu giác, thế nào là Đẳng giác? Thế nào là Diệu giác?

– Tức sắc tức không([1]) gọi là Đẳng giác. Vì hai tánh không, gọi là Diệu giác. Lại nữa không giác, không không giác, gọi là Diệu giác.

– Đẳng giác cùng Diệu giác là khác hay chẳng khác?

– Vì tùy sự phương tiện giả lập hai tên, chớ Bản thể là một không hai không khác, cho đến tất cả pháp đều như vậy cả.

*

– Kinh Kim Cang nói: “không pháp có thể thuyết, ấy gọi là thuyết pháp”, nghĩa đó thế nào?

– Thể của Bát-nhã cứu kính thanh tịnh, không có một vật có thể được, ấy gọi là “không pháp có thể thuyết”. Ngay trong thể không tịch của Bát-nhã, đầy đủ diệu dụng như hằng sa, tức là không việc gì chẳng biết, “ấy gọi là thuyết pháp”. Cho nên nói “không pháp có thể thuyết, ấy gọi là thuyết pháp”.

– Kinh nói: “có người thiện nam thiện nữ thọ trì đọc tụng kinh này, nếu bị người khinh chê, là người ấy tội nghiệp đời trước lẽ phải sa vào đường ác, do đời nay bị người khinh chê nên tội nghiệp đời trước liền được tiêu diệt, sẽ được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác”, nghĩa đó thế nào?

– Như có người chưa gặp đại thiện tri thức chỉ tạo nghiệp ác, Bản tâm thanh tịnh bị ba độc vô minh che lấp không thể lộ bày, cho nên nói lẽ phải sa vào đường ác. Do đời nay bị người khinh chê, tức là hôm nay phát tâm cầu Phật đạo, khiến vô minh diệt hết, ba độc chẳng sanh, thì Bản tâm sáng suốt, lại không loạn niệm, các ác hằng dứt sạch nên đời này bị người khinh chê. Vô minh diệt hết, loạn niệm chẳng sanh, thì tự nhiên giải thoát, nên nói sẽ được Bồ-đề. Chính khi phát tâm gọi là đời này, chẳng phải cách đời.

Thanh Trúc
08-13-2016, 07:12 AM
– Kinh lại nói: “Như Lai có ngũ nhãn” thế là sao?

– Thấy sắc thanh tịnh gọi là Nhục nhãn. Thấy thể thanh tịnh gọi là Thiên nhãn. Đối các cảnh sắc cho đến thiện ác đều hay phân biệt vi tế, không có nhiễm trước, ở trong ấy được tự tại, gọi là Tuệ nhãn. Thấy không có chỗ thấy gọi là Pháp nhãn. Không thấy không không thấy gọi là Phật nhãn.

– Lại, kinh nói Đại thừa Tối thượng thừa, nghĩa ấy thế nào?

– Đại thừa là Bồ-tát thừa, Tối thượng thừa là Phật thừa.

– Tu thế nào để được thừa này?

– Người tu Bồ-tát thừa tức là Đại thừa. Chứng Bồ-tát thừa rồi, lại không khởi quán, đến chỗ không tu, yên tịnh thường lặng lẽ, chẳng thêm chẳng bớt, gọi là Tối thượng thừa, tức là Phật thừa.

*

– Kinh Niết-bàn nói: “Định nhiều tuệ ít chẳng lìa vô minh, định ít tuệ nhiều thêm lớn tà kiến, định tuệ đồng nhau gọi là giải thoát.” Nghĩa đó thế nào?

– Đối tất cả thiện ác đều phân biệt là tuệ; đối với cái bị phân biệt chẳng khởi yêu ghét, chẳng nhiễm trước nó là định, đây là định tuệ đồng dùng vậy.

– Không bàn không nói gọi là định, chính khi bàn nói được gọi là định chăng?

– Nay nói định, chẳng luận nói cùng chẳng nói, vẫn thường định. Vì sao? Vì khi dùng tánh định nói năng phân biệt thì nói năng phân biệt cũng là định. Nếu khi dùng tâm Không để quán sắc, thì lúc quán sắc cũng không. Nếu khi chẳng quán sắc, chẳng nói chẳng phân biệt cũng không. Cho đến thấy nghe hiểu biết cũng như thế. Vì cớ sao? Vì Tự tánh không thì đối tất cả chỗ đều không. Không thì không chấp, không chấp là đồng dùng. Bởi Bồ-tát thường dùng pháp đẳng không (cả thảy đều không) như thế nên được đến cứu kính. Cho nên nói “định tuệ đồng nhau gọi là giải thoát”.(*)

Thanh Trúc
08-13-2016, 07:43 AM
*

Kim ngôn định giả, bất luận thuyết dữ bất thuyết thường định.
Hà dĩ cố ? Vi dụng định tính, ngôn thuyết phân biệt thời, tức ngôn thuyết phân biệt diệc định,
nhược dĩ không tâm quan sắc thời, tức quan sắc thời diệc không,
nhược bất quan sắc, bất thuyết bất phân biệt thời diệc không,
nãi chí kiến văn giác tri diệc phục như thị.
Hà dĩ cố ? vi tự tính không, tức ư nhất thiết xứ tất không,
không tức vô trước, vô trước tức thị đẳng dụng, vi bồ tát thường dụng như thị đẳng không chi
pháp đắc chí cứu cánh, cố vân định tuệ đẳng giả, tức danh giải thoát dã.

-----------------

今言定者。不論說與不說常定。
何 以 故。為用定性。言說分別 時。即言說分別 亦定。
若以空心觀色時。即觀色時亦空。
若不觀色。不說不分別 時亦空。
乃至見聞 覺知亦復如是。
何 以 故。為自性空。即於一 切處悉空。
空即無著。無著即是等用。為菩薩常 如是等空之
法得至究竟。故云 定慧等者。即名解脫也。

Thanh Trúc
08-13-2016, 09:35 AM
Định Tuệ đồng.


http://i774.photobucket.com/albums/yy28/thanhtruc13/dnndyml%20-%2012_zps4mcp1wbt.jpg

Thanh Trúc
08-14-2016, 11:01 AM
Tôi lại vì ông nói thí dụ để hiển bày, khiến ông tỉnh tỉnh, được hiểu dứt nghi. Ví như gương sáng khi chiếu soi hình tượng, ánh sáng của gương có động chăng? – Chẳng động. Lúc chẳng chiếu cũng động chăng? – Chẳng động. Tại sao? – Vì gương sáng dùng ánh sáng vô tình chiếu, nên khi chiếu chẳng động, khi chẳng chiếu cũng chẳng động. Vì sao? Bởi trong vô tình không có động, cũng không có chẳng động.

Lại như ánh sáng mặt trời khi chiếu thế gian, ánh sáng có động chăng? – Chẳng động. Nếu khi chẳng chiếu có động chăng? – Chẳng động. Vì sao? – Vì ánh sáng kia vô tình, dùng ánh sáng vô tình chiếu soi, cho nên chẳng động, chẳng chiếu cũng chẳng động. Chiếu đó là tuệ, chẳng động là định. (*)

Nếu Bồ-tát dùng pháp định tuệ đồng ấy thì được Vô thượng giác. Cho nên nói “định tuệ đẳng dụng tức là giải thoát”. Nói vô tình là không phàm tình, chẳng phải không Thánh tình.

– Thế nào là phàm tình? Thế nào là Thánh tình?

– Nếu khởi hai tánh (có không, yêu ghét) tức là phàm tình. Hai tánh không tức là Thánh tình.

Thanh Trúc
08-14-2016, 11:45 AM
*

Thí như minh giám chiếu tượng chi thời,
kì minh động phủ ? - Bất dã ! Bất chiếu thời diệc động phủ ? Bất dã ! Hà dĩ cố ? Vi minh giám
dụng vô tình minh chiếu, sở dĩ chiếu thời bất động, bất chiếu diệc bất động. Hà dĩ cố ? Vi
vô tình chi trung vô hữu động giả, diệc vô bất động giả. Hựu như nhật quang chiếu thế chi
thời, kì quang động phủ ? Bất dã ! Nhược bất chiếu thời động phủ ? Bất dã ! Hà dĩ cố ? Vi quang
vô tình, cố dụng vô tình quang chiếu, sở dĩ bất động, bất chiếu diệc bất động. Chiếu giả thị
tuệ, bất động giả thị định.

------------------

譬如明鑑照像 之 時。
其明動 否。不也。不照時亦動 否。不也。何 以 故。為明鑑
用無情明照。所以 照時不動 。不照亦不動 。何 以 故。為
無情之 中無有動 者。亦無不動 者。又如日光 照世 之
時。其光 動 否。不也。若不照時動 否。不也。何 以 故。為光
無情。故用無情光 照。所以 不動 。不照亦不動 。照者是
慧。不動 者是定。

Thanh Trúc
08-14-2016, 04:36 PM
Bất Động Quang


http://i774.photobucket.com/albums/yy28/thanhtruc13/dnndyml%20-%2013_zpshwcztmi6.jpg

Thanh Trúc
08-15-2016, 08:09 AM
– Kinh nói: “Bặt đường nói năng, dứt chỗ tâm nghĩ (ngôn ngữ đạo đoạn, tâm hành xứ diệt).” Nghĩa đó thế nào?

– Dùng lời nói để hiển bày nghĩa, được nghĩa bặt lời. Nghĩa tức là không, không tức là đạo, đạo thì bặt lời, nên nói “bặt đường nói năng”. Dứt chỗ tâm nghĩ là được nghĩa thực tế (thực tại) thì chẳng khởi quán, vì chẳng khởi quán nên vô sanh, vì vô sanh nên tất cả tánh sắc đều không, vì tánh sắc không nên muôn duyên đều dứt, muôn duyên đều dứt, ấy là “dứt chỗ tâm nghĩ”. (*)

*

– Như như là thế nào?

– Như như là nghĩa chẳng động. Tâm chân như nên gọi là như như. Thế nên biết chư Phật quá khứ hành hạnh này được thành đạo; Phật hiện tại hành hạnh này cũng được thành đạo; Phật vị lai hành hạnh này cũng được thành đạo. Ba đời chư Phật chỗ tu và chứng đạo không khác, nên nói như như. Kinh Duy-ma nói: “Chư Phật cũng như, Di-lặc cũng như, cho đến tất cả chúng sanh thảy đều như.” Vì sao? – Vì Phật tánh chẳng dứt, bởi có tánh vậy. (**)

Thanh Trúc
08-15-2016, 09:13 AM
(*)

Dĩ ngôn hiển nghĩa, đắc nghĩa ngôn tuyệt;
nghĩa tức thị không, không tức thị đạo, đạo tức thị tuyệt ngôn.
Cố vân ngôn ngữ đạo đoạn, tâm hành xứ diệt, vị đắc nghĩa thật tế.
Canh bất khởi quan, bất khởi quan cố, tức thị vô sinh.
Dĩ vô sinh cố, tức nhất thiết sắc tính không; sắc tính không cố,
tức vạn duyên câu tuyệt; vạn duyên câu tuyệt giả, tức thị tâm hành xứ diệt.

----------------------

以言顯義。得義言絕。
義即是空。空即是道。道即是絕言。
故云 言語道斷。心行處滅。謂得義實際。
更不起觀。不起觀故。即是無生。
以無生故。即一 切色性空。色性空故。
即萬緣俱絕。萬緣俱 絕者。即是心行處滅。

____________

(**)

Như Như thị bất động nghĩa, tâm chân như cố, danh Như Như dã.
Thị tri quá khứ chư Phật hành thử hành diệc đắc thành đạo,
hiện tại Phật hành thử hành diệc đắc thành đạo, vị lai Phật hành thử hành diệc đắc thành đạo,
tam thế sở tu chứng đạo vô dị, cố danh Như Như dã.
Duy Ma Kinh vân : Chư Phật diệc Như dã, chí ư Di Lặc diệc Như dã,
nãi chí nhất thiết chúng sinh tất giai Như dã.
Hà dĩ cố ? Vi Phật tính bất đoạn hữu tính cố dã.

----------

如如是不動義。心真如故。名如如也
是知過去諸佛行此行亦得成道。
現在佛行此行亦得成道。未來佛行此 亦得成道。
三世 所修 證道 無異。故名如如也。
維摩經云 : 諸佛亦如也。至於彌勒亦如也。
乃至一 切眾生悉皆如也。
何 以 故。為佛性不斷有性故也。

Thanh Trúc
08-15-2016, 10:44 AM
Ngôn ngữ đạo đoạn - Như Như


http://i774.photobucket.com/albums/yy28/thanhtruc13/dnndyml%20-%2014_zps1e89naep.jpg

Thanh Trúc
08-16-2016, 06:42 AM
– Tức sắc tức không, tức phàm tức Thánh, phải đốn ngộ chăng?

– Phải.

– Thế nào là tức sắc tức không, tức phàm tức Thánh?

– Tâm có nhiễm tức sắc, tâm không nhiễm tức không, tâm có nhiễm tức phàm, tâm không nhiễm tức Thánh. Lại, chân không mà diệu hữu là tức sắc, sắc không có thật là tức không. Nay nói không là tánh sắc tự không, chẳng phải sắc diệt mới không. Nói sắc là tánh không tự có sắc, không phải sắc hay làm sắc. (*)

Thanh Trúc
08-16-2016, 07:43 AM
*

"tức sắc tức không, tức phàm tức Thánh" là chỗ thấy biết của những vị Đại Bồ tát đã chứng BÌNH ĐẲNG TÁNH TRÍ.

_________

Tâm hữu nhiễm tức sắc, tâm vô nhiễm tức không,
tâm hữu nhiễm tức phàm, tâm vô nhiễm tức thánh;
hựu vân chân không diệu hữu cố tức sắc, sắc bất khả đắc cố tức không.
Kim ngôn không giả, thị sắc tính tự không, phi sắc diệt không.
Kim ngôn sắc giả, thị không tính tự sắc, phi sắc năng sắc dã.

---------------

心有染即色。心無染即空。
心有染即凡。心無染即聖。
又云 。真空妙有故即色。色不可得故即空
今言空者。是色性自空。非色滅空。
今言色者。是空性自色。非色能色也

Thanh Trúc
08-16-2016, 08:52 AM
Sắc & Không _ Phàm & Thánh


http://i774.photobucket.com/albums/yy28/thanhtruc13/dnndyml%20-%2015_zpssxxzb25j.jpg

Thanh Trúc
08-17-2016, 07:27 AM
– Kinh nói: Pháp môn tận (hết) vô tận (không hết) là thế nào?

– Vì hai tánh Không nên thấy nghe không sanh là tận (hết). Tận là các lậu (nguyên nhân sanh tử) hết. Vô tận là ở trong thể vô sanh đầy đủ hằng sa diệu dụng, tùy việc ứng hiện thảy đều đầy đủ, mà trong Bản thể cũng không tổn giảm gọi là vô tận. Ấy là pháp môn tận vô tận vậy. (*)

– Tận cùng vô tận, là một hay khác?

– Thể là một, nói thì có khác.

– Thể là một tại sao nói có khác?

– Một là thể của nói, nói là dụng của thể. Vì tùy sự ứng dụng, nên nói thể đồng mà nói thì khác. Ví như trên trời có một mặt nhật, dưới đất để các thứ chậu chứa nước đầy, trong mỗi chậu đều thấy có mặt nhật. Các mặt nhật trong chậu thảy đều tròn đầy cùng mặt nhật trên trời không sai biệt, nên nói thể đồng. Vì tùy chậu đặt tên nên có sai biệt, do đó có khác. Cho nên bảo thể đồng, nói thì có khác. Các mặt nhật hiện trong chậu đều tròn đầy, so với mặt nhật chánh trên trời không có thua kém, nên nói “vô tận”. (**)

Thanh Trúc
08-17-2016, 08:19 AM
*

Vi nhị tính không cố, kiến văn vô sinh thị tận.
Tận giả, chư lậu tận vô tận, vô tận giả, ư vô sinh thể trung cụ hằng sa diệu dụng,
tùy sự ưng hiện, tất giai cụ túc, ư bản thể trung diệc vô tổn giảm, thị danh vô tận,
tức thị "tận vô tận pháp môn" dã.

----------------

為二 性空故。見聞無生是盡。
盡者。諸漏盡。無盡者。於無生體中 恒沙妙用。
隨事 應現。悉皆具足。於本體中亦無損減 是名無盡。
即是盡無盡法門也。

_______________

**

Nhất giả thị thuyết chi thể, thuyết thị thể chi dụng.
Vi tùy sự ưng dụng, cố vân thể đồng thuyết biệt.
Dụ như thiên thượng nhất nhật, hạ trí chủng chủng bồn khí thịnh thuỷ,
nhất nhất khí trung giai hữu ư nhật. Chư khí trung nhật tất giai viên mãn,
dữ thiên thượng nhật diệc vô sai biệt, cố vân thể đồng.
Vi tùy khí lập danh, tức hữu sai biệt.
Sở dĩ hữu biệt, cố vân thể đồng, thuyết tức hữu biệt.
Sở hiện chư nhật tất giai viên mãn ư thượng,
bản nhật diệc vô tổn diệt, cố vân vô tận dã.

----------------

一 者是說之體。說是體之用。
為隨事 應用。故云 體同說別 。
喻如天上一日。下置種種盆器盛水。
一 一 器中皆有於日。諸 器中日悉皆圓滿。
與天上日亦無差別 。故云 體同。
為 隨器立名。即有差別。
所以有別。故云 體同。說即有別 。
所現諸日悉皆圓滿於上。
本日亦無損滅。故云 無盡 也。

Thanh Trúc
08-17-2016, 09:30 AM
"Tận - Vô tận Pháp môn"



http://i774.photobucket.com/albums/yy28/thanhtruc13/dnndyml%20-%2016_zpsdwwxpdny.jpg

Thanh Trúc
08-18-2016, 06:56 AM
– Kinh nói: “chẳng sanh chẳng diệt”, pháp gì chẳng sanh? pháp gì chẳng diệt?

– Pháp ác chẳng sanh, pháp thiện chẳng diệt.

– Thế nào là ác? Thế nào là thiện?

– Tâm nhiễm lậu (ô nhiễm và trầm luân) là ác. Tâm không nhiễm lậu là thiện. Chỉ không nhiễm không lậu thì pháp ác chẳng sanh. Khi được không nhiễm không lậu thì thanh tịnh tròn sáng, lóng yên thường lặng, cứu kính không dời đổi, ấy gọi là pháp thiện chẳng diệt. Đây tức là chẳng sanh chẳng diệt vậy. (*)

*

– Trong Bồ-tát Giới nói: “chúng sanh thọ Phật giới liền vào vị chư Phật, vị đồng bậc Đại giác rồi, mới thật là con Phật”, nghĩa này thế nào?

– Phật giới là tâm thanh tịnh đó vậy. Nếu có người phát tâm tu hành hạnh thanh tịnh, được tâm không có chỗ thọ, gọi là thọ Phật giới. Chư Phật đời quá khứ đều tu hạnh không thọ thanh tịnh, được thành Phật đạo. Thời nay có người phát tâm tu hạnh không thọ thanh tịnh thì cùng chư Phật đồng công đức đẳng dụng không khác, cho nên nói “vào vị chư Phật”. Như thế, được giác ngộ cùng Phật giác ngộ đồng. Cho nên nói “vị đồng bậc Đại giác rồi, mới thật là con Phật”. Từ tâm thanh tịnh sanh trí, trí thanh tịnh gọi là con chư Phật, cũng gọi là thật con Phật. (**)

Thanh Trúc
08-18-2016, 08:56 AM
*

Bất thiện giả, thị nhiễm lậu tâm; thiện pháp giả, thị vô nhiễm lậu tâm.
Đãn vô nhiễm vô lậu, tức thị bất thiện bất sinh.
Đắc vô nhiễm vô lậu thời, tức thanh tịnh viên minh, đạm nhiên thường tịch, tất cánh bất thiên,
thị danh thiện pháp bất diệt dã, thử tức thị bất sinh bất diệt.

----------------

不善者。是染漏心。善法者。是無染 心。
但 無染無漏。即是不善不生。
得無染無漏時。即清淨圓明。湛然常 。畢竟不遷。
是名善法不滅也。此即是不生不滅。

____________

**

Phật giới giả, thanh tịnh tâm thị dã.
Nhược hữu nhân phát tâm tu hành thanh tịnh hành, đắc vô sở thụ tâm giả,
danh thụ Phật giới dã.
Quá khứ chư Phật giai tu thanh tịnh vô thụ hành, đắc thành Phật đạo.
Kim hữu thời nhân phát tâm tu vô thụ thanh tịnh hành giả,
tức dữ Phật công đức đẳng, dụng vô hữu dị dã,
cố vân nhập chư Phật vị dã. Như thị ngộ giả,
dữ Phật ngộ đồng. Cố vân vị đồng đại giác dĩ,
chân thị chư Phật tử. Tùng thanh tịnh tâm sinh trí,
trí thanh tịnh danh vi chư Phật tử, diệc danh thử Phật tử.

-----------------

佛戒者。清淨心是也。若有人發心修
清淨行。得無所受心者。名受佛戒也
過去諸佛皆修清淨無受行。得成佛道
今有時人發心修無受清淨行者。
即與佛功德等。用無有異也。
故云入諸佛位也。如是悟者。
與佛悟同。故云 位 同大覺已。
真是諸佛子。從清淨心生智。
智清淨名為諸佛子。亦名此佛子。

Thanh Trúc
08-18-2016, 11:25 AM
Bất sinh bất diệt - Tâm không có chỗ thọ.



http://i774.photobucket.com/albums/yy28/thanhtruc13/dnndyml%20-%2017_zpsb5mbh5l7.jpg

Thanh Trúc
08-19-2016, 06:40 AM
– Nói Phật với Pháp, là Phật có trước hay Pháp có trước? Nếu Pháp có trước thì Pháp ấy do Phật nào nói? Nếu Phật có trước thì nương giáo pháp nào được thành đạo?

– Phật cũng có trước Pháp, cũng có sau Pháp.

– Nhân đâu nói Phật, Pháp có trước sau?

– Nếu căn cứ Pháp tịch diệt mà nói thì Pháp trước Phật sau. Nếu căn cứ Pháp văn tự mà nói thì Phật trước Pháp sau. Vì cớ sao? – Vì tất cả chư Phật đều nhân nơi Pháp tịch diệt mà được thành Phật, tức là Pháp trước Phật sau.

Kinh nói: “Làm thầy chư Phật, ấy là Pháp vậy.” Sau khi thành đạo rồi, Phật mới nói rộng mười hai bộ kinh dẫn dắt giáo hóa chúng sanh, chúng sanh nương nơi pháp Phật giáo hóa tu hành được thành Phật, ấy là Phật trước Pháp sau. (*)

Thanh Trúc
08-19-2016, 07:12 AM
*

Vấn :
_ Chỉ thị Phật chi dữ Pháp, vi thị Phật tại tiên, vi thị Pháp tại tiên ? Nhược pháp tại tiên Pháp thị hà Phật sở thuyết ? Nhược Phật tại tiên thừa hà giáo nhi thành đạo ?

Đáp :
_ Phật diệc tại Pháp tiên, diệc tại Pháp hậu.

Vấn :
_ Nhân hà Phật Pháp tiên hậu ?

Đáp :
_ Nhược cứ tịch diệt pháp thị Pháp tiên Phật hậu; nhược cứ văn tự pháp thị Phật tiên Pháp hậu.
Hà dĩ cố ? Nhất thiết chư Phật giai nhân tịch diệt pháp nhi đắc thành Phật tức thị Pháp tiên Phật hậu.
Kinh vân : Chư Phật sở sư sở vi Pháp dã đắc thành đạo dĩ nhiên thuỷ quảng thuyết thập nhị bộ Kinh, dẫn hoá chúng sinh chúng sinh thừa Phật pháp giáo tu hành đắc thành Phật tức thị Pháp tiên Phật hậu dã.

---------------

問。
只是佛之 與法。為是佛在先。為是法在先。若 在 先。法是何 佛所說。 若佛在先。承何 教而成道。?
 
答。
佛亦在法先。亦在法後。 

問。
因何 佛法先後。? 

答。
若據寂滅法。是法先佛後。若據文字 。是佛先法後。
何 以 故。一 切 諸佛皆因寂滅法而得成佛。即是法先 後。
經云 。諸佛所師。所為法也。得成道已。 始廣說十二 部經。
引化眾生。眾生承佛法教。修 行得成佛。即是法先佛後也。

Thanh Trúc
08-19-2016, 07:48 AM
– Thế nào là thuyết thông tông chẳng thông?
(vân hà thị thuyết thông tôn bất thông ?
- 云 何 是 說 通 宗 不 通。)

– Nói và làm trái nhau, tức là thuyết thông tông chẳng thông.
(ngôn hành tương vi, tức thị thuyết thông tôn bất thông ?
- 言 行 相 違。即 是 說 通 宗 不 通。)

– Thế nào là tông thông thuyết cũng thông?
(vân hà thị tôn thông thuyết diệc thông ?
- 云 何 是 宗 通 說 亦 通。)

– Nói và làm không sai biệt, tức là thuyết thông tông cũng thông.
(ngôn hành vô sai, tức thị thuyết thông tôn diệc thông.
- 言 行 無 差。即 是 說 通 宗 亦 通。 )

– Kinh nói: “pháp đến chẳng đến, chẳng đến đến” là thế nào?
(kinh vân đáo bất đáo, bất đáo đáo chi pháp, vân hà ?
- 經 云 到 不 到 .不 到 到 之 法。云 何 。)


– Nói đến mà làm chẳng đến, gọi là đến chẳng đến. Làm đến mà nói chẳng đến, gọi là chẳng đến đến. Làm nói đều đến, gọi là đến đến.
(thuyết đáo hành bất đáo, danh vi đáo bất đáo. Hành đáo thuyết bất đáo, danh vi bất đáo đáo. Hành thuyết câu đáo danh vi đáo đáo .
- 說 到 行 不 到 。名 為 到 不 到 。行 到 說 不 到 。名 為 不 到 到 。行 說 俱 到 。名 為 到 到 。 )

Thanh Trúc
08-20-2016, 07:39 AM
– Phật pháp chẳng hết hữu vi, chẳng trụ vô vi. Thế nào là chẳng hết hữu vi? thế nào là chẳng trụ vô vi?

(Vấn : Phật pháp bất tận hữu vi, bất trụ vô vi; hà giả thị bất tận hữu vi, hà giả thị bất trụ vô vi ?
問。佛法不盡有為。不住無為。何者 不盡有為。何者是不住無為 ?)

– Chẳng hết hữu vi là từ mới phát tâm cho đến ở dưới cội bồ-đề thành Đẳng chánh giác, sau đến Song lâm vào Niết-bàn, trong khoảng giữa đó tất cả pháp đều không bỏ. Ấy là chẳng hết hữu vi.

(Đáp : Bất tận hữu vi giả, tùng sơ phát tâm chí bồ đề thụ hạ thành đẳng chính giác hậu, chí song lâm nhập bát Niết bàn, ư trung nhất thiết pháp tất giai bất xả, tức thị bất tận hữu vi dã.
答。不盡有為者。從初發心至菩提樹 成等正覺後。至雙林入 般涅槃。於中一 切法悉皆不捨。即是不盡有為也。)

Chẳng trụ vô vi là tuy tu vô niệm mà chẳng dùng vô niệm làm chỗ chứng. Tuy tu Không mà chẳng lấy Không làm chỗ chứng. Tuy tu Bồ-đề Niết-bàn vô tướng vô tác, mà chẳng dùng vô tướng vô tác làm chỗ chứng. Ấy là chẳng trụ vô vi.

(Bất trụ vô vi giả, tuy tu vô niệm, bất dĩ vô niệm vi chứng; tuy tu không, bất dĩ không vi chứng, tuy tu bồ đề niết bàn vô tướng vô tác, bất dĩ vô tướng vô tác vi chứng, tức thị bất trụ vô vi dã.
不住無為者。雖修無念。不以無念為 。雖修空。不以空為證。雖修菩提涅 。無相無作。不以無相無作為證。即 是不住無為也。)

Thanh Trúc
08-20-2016, 08:37 AM
Bất tận hữu vi, bất trụ vô vi.


http://i774.photobucket.com/albums/yy28/thanhtruc13/dnndyml%20-%2018_zps8u4rtc7k.jpg

Thanh Trúc
08-21-2016, 07:44 AM
– Có địa ngục hay không có địa ngục ?
(vấn : Vi hữu địa ngục vi vô địa ngục ?
問。為有地獄。為無地獄。)

– Cũng có cũng không.
(đáp : Diệc hữu diệc vô !
答。亦有亦無。)

– Tại sao cũng có cũng không?
(vấn : Vân hà diệc hữu diệc vô ?
問。云 何 亦有亦 無。)

– Vì tùy tâm tạo tất cả nghiệp ác thì có địa ngục. Nếu tâm không nhiễm, vì Tự tánh Không thì không địa ngục.
(đáp : Vi tùy tâm sở tạo nhất thiết ác nghiệp tức hữu địa ngục. Nhược tâm vô nhiễm tự tính không cố tức vô địa ngục.
答。為隨心所造一 切惡業。即有地獄。若心無染。自性 故。即無地獄。)

Thanh Trúc
08-21-2016, 08:53 AM
– Chúng sanh chịu tội có Phật tánh chăng?
(vấn : Thụ tội chúng sinh hữu phật tính phủ ?
問。受罪眾生有佛性否。)

– Cũng đồng Phật tánh.
(đáp : Diệc đồng Phật tính !
答。亦同佛 性。)

– Đã có Phật tánh thì chính khi vào địa ngục Phật tánh đồng vào chăng?
(vấn : Kí hữu Phật tính, chính nhập địa ngục thời, Phật tính đồng nhập phủ ?
問。既有佛性。正入 地獄時。佛性同入否。)

– Chẳng đồng vào.
(đáp : Bất đồng nhập.
答。不同入。)

– Vậy chính khi chúng sanh vào địa ngục Phật tánh ở chỗ nào?
(vấn : Chính nhập chi thời, Phật tính phục tại hà xứ ?
問。正入之時。佛性復在何 處。)

– Cũng đồng vào.
(đáp : Diệc đồng nhập.
答。亦同入。)

– Đã đồng vào thì khi chúng sanh chịu tội Phật tánh cũng đồng chịu tội chăng?
(vấn : Kí đồng nhập, chính nhập thời, chúng sinh thụ tội, Phật tính diệc đồng thụ tội phủ ?
問。既同入 。正入 時。眾生受罪。佛性亦同受罪否。)

– Phật tánh tuy theo chúng sanh đồng vào, mà chúng sanh chịu tội khổ, Phật tánh xưa nay vẫn không chịu.
(đáp : Phật tính tuy tùy chúng sinh đồng nhập, thị chúng sinh tự thụ tội khổ, Phật tính nguyên lai bất thụ.
答。佛性雖隨眾生同入 。是眾生自受罪苦。佛性元 來不受。)

– Đã đồng vào nhân đâu chẳng chịu?
(vấn : Kí đồng nhập nhân hà bất thụ ?
問。既同入 。因 何 不受。)

– Chúng sanh là có tướng, có tướng thì có thành hoại, Phật tánh là không tướng, không tướng thì Tánh không. Thế nên, tánh chân không không có hoại. Ví như có người chất củi trong hư không, củi lâu ngày bị mục, hư không chẳng mục. Hư không dụ Phật tánh, củi dụ chúng sanh. Vì thế, nói đồng vào mà không đồng chịu.
(đáp : Chúng sinh giả thị hữu tướng, hữu tướng giả tức hữu thành hoại, Phật tính giả thị vô tướng, vô tướng giả tức thị không tính dã, thị cố chân không chi tính vô hữu hoại giả, dụ như hữu nhân ư không tích tân, tân tự thụ hoại, không bất thụ hoại dã. Không dụ Phật tính, tân dụ chúng sinh. Cố vân đồng nhập nhi bất đồng thụ dã.
答。眾生者是有相。有相者即有成壞 佛性者是無相。無相者即是空性也。 故真空之性無有壞者。喻如有人於空 積薪。薪自受壞。空不受壞也。空喻 性。薪喻眾生。故云 同入而不同受也。)

Thanh Trúc
08-21-2016, 09:40 AM
Phật tính



http://i774.photobucket.com/albums/yy28/thanhtruc13/dnndyml%20-%2019_zps6vkfa8hx.jpg

Thanh Trúc
08-22-2016, 07:58 AM
– Chuyển tám thức thành bốn trí, rút bốn trí thành ba thân, vậy mấy thức chung thành một trí, mấy thức riêng thành một trí?

– Mắt tai mũi lưỡi thân, năm thức này chung thành Thành sở tác trí. Ý thức thứ sáu riêng thành Diệu quan sát trí. Tâm thức thứ bảy riêng thành Bình đẳng tánh trí. Thức hàm tàng thứ tám riêng thành Đại viên cảnh trí.

– Bốn trí này là khác hay đồng?

– Thể đồng mà tên khác.

– Thể đã đồng tại sao tên khác?

– Vì tùy sự đặt tên([2]).

– Đã tùy sự đặt tên thì khi một thể, cái gì là Đại viên cảnh trí?

– Yên tịnh không lặng tròn sáng chẳng động là Đại viên cảnh trí. Đối các trần không khởi yêu ghét tức là hai tánh Không, hai tánh Không là Bình đẳng tánh trí. Hay vào cảnh giới các căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân) khéo phân biệt mà chẳng khởi loạn tưởng, được tự tại là Diệu quan sát trí. Hay khiến các căn tùy sự ứng dụng, thảy vào Chánh định, không có hai tướng là Thành sở tác trí.

– Rút bốn trí làm ba thân, bao nhiêu trí chung làm một thân, bao nhiêu trí riêng làm một thân?

– Đại viên cảnh trí riêng thành Pháp thân. Bình đẳng tánh trí riêng làm Báo thân. Diệu quan sát trí cùng Thành sở tác trí chung làm Hóa thân. Ba thân này cũng giả lập tên để phân biệt, cốt cho người chưa hiểu xem. Nếu người liễu đạt lý này cũng không có ba thân ứng dụng. Vì sao? Vì Thể tánh không tướng, từ gốc không trụ mà lập, cũng không có gốc không trụ.

Thanh Trúc
08-22-2016, 08:27 AM
vấn :
_ Chuyển Bát thức thành Tứ trí, thúc Tứ trí thành Tam thân, kỉ cá thức cộng thành nhất trí, kỉ cá thức độc thành nhất trí ?

đáp :
_ Nhãn nhĩ tị thiệt thân thử ngũ thức cộng thành Thành sở tác trí, đệ lục thị ý độc thành Diệu quan sát trí, đệ thất tâm thức độc thành Bình đẳng tính trí, đệ bát Hàm tạng thức độc thành Đại viên kính trí.

vấn :
_ Thử Tứ trí vi biệt vi đồng ?

đáp :
_ Thể đồng danh biệt.

vấn :
_ Thể kí đồng vân hà ? danh biệt kí tùy sự lập danh chính nhất thể chi thời hà giả thị Đại viên kính trí ?

đáp :
_ Đam nhiên không tịch viên minh bất động tức Đại viên kính trí, năng đối chư trần bất khởi ái tăng, tức thị nhị tính không nhị tính không tức Bình đẳng tính trí, năng nhập chư căn cảnh giới thiện năng phân biệt bất khởi loạn tưởng nhi đắc tự tại tức thị Diệu quan sát trí, năng linh chư căn tùy sự ưng dụng tất nhập chính thụ vô nhị tướng giả tức thị Thành sở tác trí.

vấn :
_ Thúc Tứ trí thành Tam thân giả kỉ cá trí cộng thành nhất thân kỉ cá trí độc thành nhất thân ?

đáp :
_ Đại viên kính trí độc thành Pháp thân, Bình đẳng tính trí độc thành Báo thân, Diệu quan sát trí dữ Thành sở tác trí cộng thành Hoá thân. Thử Tam thân diệc giả lập danh tự phân biệt chỉ linh vị giải giả khán nhược liễu thử lí diệc vô Tam thân ưng dụng. Hà dĩ cố ? vi thể tính vô tướng tùng vô trụ bản nhi lập diệc vô vô trụ bản.

Thanh Trúc
08-22-2016, 08:38 AM
問。轉八 識成四智。束四智成三身。幾箇識共 一 智。 幾箇識獨成一 智。 

答。眼.耳.鼻.舌.身。此五 識共成成所作智。第六 是意。獨成妙觀察智。第七心識。獨 平等性智。第八 含藏識。獨成大圓鏡智。 

問。此四智為別 為同。 

答。體同名別 。 

問。體既同。云 何 名別 。既隨事 立名。正一 體之 時。何 者是大圓鏡智。 

答。湛然空寂。圓明不動 。 即大圓鏡智。能對諸塵不起愛憎。即 二 性空。二 性空即平等性智。能入 諸根境界。善能分別 。不起亂 想而得自在。即是妙觀察智。能令諸 隨事 應用。悉入正受。無二 相者。即是成所作智。 

問。束四智成三身者。 幾箇智共成一 身。幾箇智獨成一 身。 

答。大圓鏡智獨成法身。平等性智獨 報身。妙觀察智與成所作智共成化身 此三身亦假立名字分別 。只令未解者看。若了 此理。亦無三身應用。何 以 故。為體性無相。從無住 本而立。亦無無住 本。

Thanh Trúc
08-22-2016, 09:32 AM
– Thế nào là thấy chân thân Phật?
(vấn : Vân hà thị kiến Phật chân thân ?
問。云 何 是見佛真身。) 

– Chẳng thấy có không, là thấy chân thân Phật.
(đáp : Bất kiến hữu vô tức thị kiến Phật chân thân.
答。不見有無即是見佛真身。)

– Thế nào là chẳng thấy có không là thấy chân thân Phật?
( vấn : Vân hà bất kiến hữu vô tức thị kiến Phật chân thân ?
問。 云 何 不見有無即是見佛真身。)

– Có nương nơi Không mà lập, Không nương nơi Có mà hiển bày, vốn chẳng lập Có thì Không đâu còn. Đã chẳng còn Không thì Có từ đâu mà Có ?. Có với Không làm nhân cho nhau mà Có. Đã làm nhân cho nhau mà Có, thì thảy đều sanh diệt. Chỉ lìa hai cái thấy này, tức là thấy chân thân Phật.
(đáp : Hữu nhân Vô lập, Vô nhân Hữu hiển; bản bất lập Hữu, Vô diệc bất tồn. Kí bất tồn Vô, Hữu tùng hà đắc ? Hữu chi dữ Vô, tướng nhân thuỷ Hữu. Kí tướng nhân nhi Hữu, tất thị sinh diệt dã. Đãn li thử nhị kiến, tức thị kiến Phật chân thân.
答。有因無立。無因有 顯。本不立有。無亦不存。既不存無 有從何 得。有之 與 無。相因始有。既相因而有。悉是生 也。但 離此二 見。 即是見佛真身。)

– Có Không còn không thể được, huống là dựng lập Chân thân, thì căn cứ vào đâu mà lập?
(vấn : chỉ như Hữu Vô thượng bất khả giao, kiến lập Chân thân phục tùng hà nhi lập ?
問。只如有無尚不可交。建立真身復 從何而立。) 

– Vì có hỏi nên lập. Nếu khi không hỏi thì tên Chân thân cũng không thể lập. Vì sao? Ví như gương sáng nếu khi đối vật tượng tức hiện hình tượng, nếu khi chẳng đối vật tượng trọn chẳng thấy hình tượng.
(đáp : Vi hữu vấn cố, nhược vô vấn thời, Chân thân chi danh diệc bất khả lập. Hà dĩ cố ? Thí như minh kính, nhược đối vật tượng thời, tức hiện tượng, nhược bất đối tượng thời, chung bất kiến tượng.
答。為有問故。若無問時。真身之名 不可立。何 以 故。譬如明鏡。若對物像時。即現像 。 若不對像 時。終不見像 。)

Thanh Trúc
08-22-2016, 10:50 AM
Phật chân thân



http://i774.photobucket.com/albums/yy28/thanhtruc13/dnndyml%20-%2020_zpsjer2truf.jpg

Thanh Trúc
08-23-2016, 12:11 PM
– Thế nào là thường chẳng rời Phật?
(vấn : Vân hà thị thường bất li Phật ?
問。云 何 是常不離佛。)

– Tâm không khởi diệt, đối cảnh vắng lặng, trong tất cả thời cứu kính không tịch, tức là thường chẳng rời Phật.
(đáp : Tâm vô khởi diệt, đối cảnh tịch nhiên, nhất thiết thời trung tất cánh không tịch, tức thị thường bất li Phật
答。心無起滅。對境寂然。一 切時中畢竟空寂。即是常不離佛。 )


*

– Thế nào là pháp vô vi?
(vấn : Hà giả thị vô vi pháp ?
問。何 者是無為法。)

– Là hữu vi vậy.
(đáp : Hữu vi thị !
答。有為是。)

– Nay hỏi pháp vô vi nhân sao đáp hữu vi?
(vấn : Kim vấn vô vi pháp, nhân hà đáp hữu vi thị ?
問。今問無為法。因何 答有為是。)

– Hữu nhân Vô mà lập, Vô nhân Hữu mà hiển. Vốn chẳng lập Hữu thì Vô từ đâu mà sanh. Nếu luận về chân vô vi là chẳng chấp hữu vi cũng chẳng chấp vô vi, ấy là pháp chân vô vi. Vì cớ sao? Kinh nói: “Nếu chấp tướng pháp là chấp ngã nhân, nếu chấp tướng phi pháp là chấp ngã nhân. Thế nên, chẳng nên chấp pháp, chẳng nên chấp phi pháp” tức là được chân pháp vậy. Nếu thấu rõ được lý này là chân giải thoát, là hội được pháp môn bất nhị.
(đáp : Hữu nhân vô lập, vô nhân hữu hiển. Bản bất lập hữu, vô tùng hà sinh ?
Nhược luận chân vô vi giả, tức bất thủ hữu vi, diệc bất thủ vô vi, thị chân vô vi pháp dã
Hà dĩ cố ? Kinh vân : Nhược thủ pháp tướng, tức trước ngã nhân, nhược thủ phi pháp tướng,
tức trước ngã nhân, thị cố bất ưng thủ pháp, bất ưng thủ phi pháp, tức thị thủ chân pháp
dã. Nhược liễu thử lí, tức chân giải thoát, tức hội bất nhị pháp môn.
答。有因無立。無因有顯。本不立有 無從何 生。
若論真無為者。即不取有為。亦不取 為。是真無為
法也。何 以 故。經云 。若取法相。即著我人。若取非法相
即著我人。是故不應取法。不應取非 。即是取真法
也。若了此理。即真解脫。即會不二 法門。)

Thanh Trúc
08-23-2016, 03:37 PM
Có & Không.



http://i774.photobucket.com/albums/yy28/thanhtruc13/dnndyml%20-%2021_zpsgdy2exjv.jpg

Thanh Trúc
08-24-2016, 09:03 AM
– Thế nào là nghĩa trung đạo?

– Nghĩa hai bên vậy.

– Nay hỏi nghĩa trung đạo, tại sao đáp nghĩa hai bên?

– Hai bên nhân giữa mà lập, giữa nhân hai bên mà sanh. Trước nếu không có hai bên thì giữa từ đâu mà có? Nay nói giữa là nhân hai bên mà có. Cho nên biết, giữa cùng hai bên nhân nhau mà lập, thảy đều vô thường, sắc thọ tưởng hành thức cũng lại như thế.

(đáp : Biên nhân trung lập, trung nhân biên sinh. Bản nhược vô biên, trung tùng hà hữu ?!
Kim ngôn trung giả, nhân biên thuỷ hữu, cố tri trung chi dữ biên, tướng nhân nhi lập, tất thị vô thường, sắc thụ tưởng hành thức diệc phục như thị.

答。邊因中立。中因邊生。本若無邊 中從何 有。
今言中者。因邊始有。故知中之 與邊。相因而立。悉是無常。色受想 識亦復如是。)

-----------

– Thế nào gọi là năm ấm?

– Đối sắc nhiễm sắc, theo sắc thọ sanh, gọi sắc ấm. Vì lãnh nạp vào trong tám gió (lợi, suy, hủy, dự, xưng, cơ, khổ, lạc), ưa tập những thứ tin tà, từ trong sự lãnh thọ mà sanh, gọi là thọ ấm. Mê tâm chấp tưởng, theo tưởng thọ sanh, gọi là tưởng ấm. Kết nhóm các hành, theo hành thọ sanh, gọi là hành ấm. Nơi thể bình đẳng vọng khởi phân biệt dính mắc, theo thức thọ sanh, gọi là thức ấm; thế nên gọi là năm ấm.

(Đối sắc nhiễm sắc, tùy sắc thụ sinh, danh vi sắc ấm.
Vi lĩnh nạp nhập bát phong, hảo tập tà tín, tức tùy lĩnh thụ trung sinh, danh vi thụ ấm.
Mê tâm thủ tưởng, tùy tưởng thụ sinh, danh vi tưởng ấm.
Kế tập chư hành, tùy hành thụ sinh, danh vi hành ấm.
Ư bình đẳng thể, vọng khởi phân biệt hệ trước, hư thức thụ sinh, danh vi thức ấm; cố vân ngũ ấm.

對色染色。隨色受生。名為色陰。
為領納入八風。好集邪信 。即隨領受中生。名為受陰。
迷心取想。隨想受生。名為想陰。
結集諸行。隨行受生。名為行陰。
於平等體妄起分別 。繫著虗識受生。名為識陰。故云五 。)

Thanh Trúc
08-24-2016, 09:45 AM
Trung đạo - Ngũ ấm.



http://i774.photobucket.com/albums/yy28/thanhtruc13/dnndyml%20-%2022_zpsa7ligtpg.jpg

Thanh Trúc
08-25-2016, 07:54 AM
– Kinh nói: hai mươi lăm cõi, thế nào là hai mươi lăm cõi?

– Là thọ thân đời sau vậy. Thân đời sau là thọ sanh trong sáu đường. Vì chúng sanh hiện đời tâm mê ưa kết các nghiệp, sau ắt theo nghiệp thọ sanh, cho nên nói đời sau.

– Ở đời nếu có người chí tâm tu hành được cứu kính giải thoát, chứng vô sanh pháp nhẫn, hằng lìa tam giới chẳng thọ thân sau. Người không thọ thân sau là chứng Pháp thân. Pháp thân tức là thân Phật.

– Tên hai mươi lăm cõi làm sao phân biệt?

– Bản thể là một, vì tùy dụng đặt tên nên có rõ ràng hai mươi lăm cõi. Hai mươi lăm cõi là mười điều ác, mười điều lành và năm ấm.

– Thế nào là mười điều ác, mười điều lành?

– Mười điều ác là: sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, nói thêu dệt, nói hai lưỡi, nói hung ác và tham, sân, tà kiến. Mười điều lành là ngược lại chẳng làm mười điều ác trên.

-----------------

vấn :
Kinh vân :Nhị thập ngũ hữu hà giả thị ?

đáp : Thụ hậu hữu thân thị dã, hậu hữu thân giả, tức lục đạo thụ sinh dã, vi chúng sinh hiện thế tâm mê, hảo kế chư nghiệp, hậu tức tùy nghiệp thụ sinh. Cố vân hậu hữu dã, thế nhược hữu nhân chí tu cứu cánh giải thoát, chứng vô sinh pháp nhẫn giả, tức vĩnh li tam giới, bất thụ hậu hữu; bất thụ hậu hữu giả, tức chứng pháp thân. Pháp thân giả, tức thị Phật thân.

vấn : Nhị thập ngũ hữu danh vân hà phân biệt ?

đáp : Bản thể thị nhất, vi tùy dụng lập danh, hiển nhị thập ngũ hữu, nhị thập ngũ hữu : thập ác, thập thiện, ngũ ấm thị

vấn : Vân hà thị thập ác thập thiện ?

đáp : Thập ác sát-đạo-dâm-vọng ngôn-ỷ ngữ-lưỡng thiệt-ác khẩu, nãi chí tham-sân-tà kiến, thử danh thập ác. Thập thiện giả, đãn bất hành thập ác tức thị dã.

-----------------

問。經云 二 十五 有。何 者是。
 
答。受後有身是也。後有身者。即六 受生也。為眾生現世心迷。好結諸業 後即隨業受生。故云 後有也。世若有人志修 究竟解脫。證無生法忍者。即永離三 。不受後有。不受後有者。即證法身 法身者。即是佛身。
 
問。二 十五 有名云 何 分別 。

答。本體是一 。為隨用立名。顯二十五有。二十五 。十惡.十善.五陰是。
 
問。云 何 是十惡.十善。 

答。十惡。煞.盜.婬.妄言.綺語 兩舌.惡口。乃至貪.瞋.邪見。此 十惡。十善者。但不行十惡即是也。

Thanh Trúc
08-25-2016, 08:56 AM
– Trước nói vô niệm mà tôi chưa thông tột?

– Vô niệm là ở tất cả chỗ mà không tâm, không tất cả cảnh, không có những nghĩ cầu, đối các cảnh sắc hằng không khởi động. Được vô niệm gọi là chân niệm. Nếu dùng niệm khởi nghĩ làm niệm là tà niệm, chẳng phải chánh niệm. Vì sao? Vì Kinh nói: “Nếu dạy người lục niệm (niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm giới, niệm thí, niệm Thiên) gọi là phi niệm.” Có lục niệm gọi là tà niệm. Không lục niệm gọi là chân niệm. Kinh nói: “Này thiện nam! Chúng ta trụ trong pháp vô niệm được sắc vàng ba mươi hai tướng như thế, phóng hào quang lớn soi khắp các thế giới, công đức không thể nghĩ bàn, Phật còn nói chẳng hết, huống là các thừa mà có thể biết.”
Người được vô niệm, sáu căn không nhiễm, tự nhiên được vào Tri kiến chư Phật. Được như thế, gọi là Phật tạng (kho tàng Phật) cũng gọi là Pháp tạng (kho tàng Pháp) hay bao gồm tất cả Phật, tất cả Pháp. Vì cớ sao? Vì vô niệm vậy. Kinh nói: “Tất cả chư Phật đều từ Kinh này xuất sanh.”

– Đã bảo vô niệm thì câu “vào tri kiến Phật” từ đâu mà lập?

– Từ vô niệm lập. Vì sao? Kinh nói: “Từ gốc vô trụ lập tất cả Pháp.” Lại nói: “Ví như gương sáng, trong gương tuy không hình tượng mà hay hiện muôn vàn hình tượng. Vì sao? Vì gương sáng nên hay hiện muôn vàn hình tượng.” Người học đạo do tâm không nhiễm nên vọng niệm chẳng sanh, tâm ngã nhân diệt, cứu kính thanh tịnh, vì thanh tịnh hay sanh tri kiến vô lượng.

------------------

vấn : Thượng thuyết vô niệm do vị tận quyết ?

đáp : Vô niệm giả, nhất thiết xứ vô tâm thị vô nhất thiết cảnh giới, vô dư tư cầu thị, đối chư cảnh sắc vĩnh vô khởi động thị, tức vô niệm; vô niệm giả, thị danh chân niệm dã, nhược dĩ niệm vi niệm giả tức thị tà niệm phi vi chính niệm. Hà dĩ cố ? Kinh vân : Nhược giáo nhân lục niệm danh vi phi niệm hữu lục niệm danh vi tà niệm, vô lục niệm giả, tức chân niệm. Kinh vân : Thiện nam tử, ngã đẳng trụ ư vô niệm pháp trung, đắc như thị kim sắc tam thập nhị tướng, phóng đại quang minh, chiếu vô dư thế giới bất khả tư nghị công đức. Phật thuyết chi do bất tận, hà huống dư thừa năng tri dã, đắc vô niệm giả, lục căn vô nhiễm cố, tự nhiên đắc nhập chư Phật tri kiến, đắc như thị giả, tức danh Phật tạng, diệc danh Pháp tạng, tức năng nhất thiết Phật nhất thiết Pháp. Hà dĩ cố ? Vi vô niệm cố. Kinh vân : Nhất thiết chư Phật đẳng giai tùng thử Kinh xuất. (*)

vấn : Kí xưng vô niệm nhập Phật tri kiến phục tùng hà lập ?

đáp : Tùng vô niệm lập. Hà dĩ cố ? Kinh vân : tùng vô trụ bản, lập nhất thiết pháp. Hựu vân : dụ như minh giám, giám trung tuy vô tượng, nhi năng hiện vạn tượng. Hà dĩ cố ? Vi giám minh cố, năng hiện vạn tượng, học nhân vi tâm vô nhiễm, cố vọng niệm bất sinh, ngã nhân tâm diệt, tất cánh thanh tịnh, dĩ thanh tịnh cố, năng sinh vô lượng tri kiến.

-----------------

問。上說無念。由未盡決。 

答。無念者。一 切處無心是無 一 切境界。無餘思求是對諸境色永無起 。是即無念。無念者。是名真念也。 以 念為念者。即是邪念。非為正念。何 以 故。經云 。若教人六 念。名為非念。有六 念名為邪念。無六 念者即真念。經云 。善男子。我等住 於無念法中。得如是金色三十二 相。放大光 明。照無餘世 界。不可思議功 德。佛說之 猶不盡。何況餘乘能知也。得無念者 六 根無染故。自然得入 諸佛知見。得如是者。即名藏。亦名 藏。即能一 切佛一 切法。何 以故。為無念故。經云 。一 切諸佛等。皆從此經出。 

問。既稱無念。入 佛知見。復從何 立。
 
答。從無念立。何 以 故。經云 。 從無住 本。立一 切法。又云 。喻如明鑑。鑑中雖無像 。而能現萬像 。何 以 故。為鑑明故。能現萬像 。學人為心無染。故妄念不生。我人 滅。畢竟清淨。以 清淨故。能生無量知見。

Thanh Trúc
08-25-2016, 09:33 AM
*


Vô niệm.


http://i774.photobucket.com/albums/yy28/thanhtruc13/dnndyml%20-%2023_zpsktkthe6q.jpg

Thanh Trúc
08-26-2016, 08:51 AM
– Thế nào là đốn ngộ ?

– Đốn ngộ là ngay trong đời này được giải thoát. Làm sao mà biết? Ví như sư tử con, khi mới lọt lòng mẹ quả nhiên là sư tử. Người tu đốn ngộ cũng như thế, ngay khi tu liền vào vị Phật. Như tre mùa xuân sanh măng, cũng ngay trong mùa xuân măng bằng tre, đồng không có khác. Vì cớ sao? Vì trong ruột trống. Người tu đốn ngộ cũng như thế. Vì chóng trừ vọng niệm hằng dứt ngã nhân, cứu kính không tịch, cùng Phật bằng nhau, đồng không có khác. Cho nên nói: “Ngay nơi phàm là Thánh.” Người tu đốn ngộ chẳng rời thân này liền vượt tam giới. Kinh nói: “Chẳng hoại thế gian mà vượt khỏi thế gian, chẳng xả phiền não mà vào Niết-bàn.”

– Người không tu đốn ngộ thì thế nào?

– Người không tu đốn ngộ, ví như dã can nhập bầy sư tử, trải trăm ngàn kiếp trọn chẳng được thành sư tử.

*

– Tánh chân như là thật không hay thật chẳng không? Nếu nói chẳng không tức là có tướng. Nếu nói không tức là đoạn diệt. Tất cả chúng sanh phải nương vào đâu tu hành để được giải thoát?

– Tánh chân như cũng không cũng chẳng không. Vì sao? Vì Diệu thể chân như không hình không tướng không thể được, nên nói cũng không. Song trong thể Không vô tướng đầy đủ diệu dụng hằng sa, không việc gì chẳng ứng hiện, nên nói cũng chẳng không. Kinh nói: “Hiểu một tức ngàn theo, mê một tức muôn lầm.” Nếu người giữ một thì muôn việc đều xong, ấy là diệu thuật ngộ đạo. Kinh nói: “Sum la và vạn tượng đều do một pháp ấn hiện. Thế nào trong một pháp mà sanh các thứ kiến? Vì công nghiệp như thế do hành làm gốc.”

*

Nếu người chẳng chịu hàng phục tâm, y cứ văn nghĩa mà cho là chứng ngộ thì không thể có. Người chấp như thế, là dối mình dối người, mình người đều đọa. Phải cố gắng! Cố gắng! Xét nét kỹ càng. Chỉ việc đến chẳng nhận, tất cả chỗ không tâm, người được như thế, liền vào Niết-bàn, chứng vô sanh pháp nhẫn, cũng gọi là pháp môn bất nhị, cũng gọi vô tránh, cũng gọi nhất hạnh tam-muội. Vì cớ sao? Vì cứu kính thanh tịnh, không ngã không nhân, chẳng khởi thương ghét, là hai tánh không, là không có chỗ thấy, tức là hoàn tất cái Chân như vô đắc. (*)

Thanh Trúc
08-26-2016, 09:21 AM
*
Chân như chi tính, diệc không diệc bất không. Hà dĩ cố ? Chân như diệu thể, vô hình vô tướng, bất khả đắc dã, thị danh diệc không; nhiên ư không vô tướng thể trung, cụ túc hằng sa chi dụng, tức vô sự bất ưng, thị danh diệc bất không. Kinh vân : Giải nhất tức thiên tùng, mê nhất tức vạn hoặc, nhược nhân thủ nhất vạn sự tất, thị ngộ đạo chi diệu dã. Kinh vân : sâm la cập vạn tượng, nhất pháp chi sở ấn, vân hà nhất pháp trung nhi sinh chủng chủng kiến, như thử công nghiệp, do hành vi bản.

Nhược bất giáng tâm, y văn thủ chứng, vô hữu thị xứ, tự cuống cuống tha, bỉ thử câu trụy, nỗ lực nỗ lực, tế tế thẩm chi, chỉ thị sự lai bất thụ, nhất thiết xứ vô tâm, đắc như thị giả, tức nhập Niết bàn, chứng Vô sinh pháp nhẫn, diệc danh bất nhị pháp môn, diệc danh vô tránh, diệc danh nhất hành tam muội. Hà dĩ cố ? Tất cánh thanh tịnh vô ngã nhân cố, bất khởi ái tăng, thị nhị tính không, thị vô sở kiến, tức thị Chân như vô đắc chi biện.


----------------------

真如之性。亦空亦不空。何 以 故。真如妙體。無形無相。不可得也 是名亦空。然於空無相體中。具足恒 之用。即無事 不應。是名亦不空。經云 。解一 即千從。迷一 即萬惑。若人守一 萬事畢。是悟道之 妙也。經云 。森羅及萬像 。一 法之 所印。云 何 一 法中而生種種見。如此功 業。由行為本。

若不降心。依文取證。無有是處。自 誑他。彼此俱 墜。努力 。努力 。細細審之 。只是事來不受。一 切處無心。得如是者。即入涅槃。證 生忍。亦名不二 法門。亦名無諍。亦名一 行三昧。何 以 故。 畢竟清淨無我人故。不起愛憎。是二 性空。是無所見。 即是真如無得之辯。

Thanh Trúc
08-26-2016, 10:56 AM
Chân Như.



http://i774.photobucket.com/albums/yy28/thanhtruc13/dnndyml%20-%2024_zpshxncp3sf.jpg

Thanh Trúc
08-27-2016, 08:59 AM
Quyển luận này chẳng truyền cho người không tin, chỉ truyền cho người đồng kiến đồng hạnh. Phải xem xét người đối trước có tâm thành tín, kham lãnh thọ không lui sụt, người như thế mới nên vì họ mà nói, chỉ dạy khiến cho họ được ngộ. Tôi làm quyển luận này là vì người hữu duyên, chẳng phải cầu danh lợi.

Chư Phật nói ra ngàn kinh muôn luận, chỉ vì chúng sanh mê muội, tâm hạnh chẳng đồng, tùy chỗ tà chấp của họ mà nói pháp đối trị, nên có sai biệt. Nếu luận về lý giải thoát cứu kính chỉ là việc đến chẳng nhận, tất cả chỗ không tâm, hằng lặng lẽ như không, cứu kính thanh tịnh tự nhiên giải thoát.

Ông chớ cầu hư danh miệng nói Chân như, mà tâm tợ khỉ vượn, tức lời nói việc làm trái nhau, gọi là dối mình, sẽ sa vào đường ác. Chớ cầu cái khoái lạc hư danh nhất thời, mà chẳng biết nhiều kiếp phải chịu họa ương. Cố gắng! Cố gắng! Chúng sanh phải tự độ, Phật không thể độ được. Nếu Phật hay độ chúng sanh, thì chư Phật thời quá khứ số nhiều như cát bụi, lẽ ra tất cả chúng sanh đều được độ hết, vì sao chúng ta đến ngày nay vẫn còn trôi lăn trong sanh tử, không được thành Phật? Thế nên biết, chúng sanh phải tự độ, Phật không thể độ được. Cố gắng! Cố gắng! Tự mình lo tu hành, chớ ỷ lại vào sức Phật khác. Kinh nói: “Phàm người cầu pháp chẳng chấp trước Phật mà cầu.” (*)

Thanh Trúc
08-27-2016, 09:22 AM
*

Nhữ mạc cầu hư danh, khẩu thuyết Chân như, tâm tự viên hầu, tức ngôn hành tướng vi, danh vi tự cuống, đương đoạ ác đạo, mạc cầu nhất thế hư danh khoái lạc, bất giác trường kiếp thụ ương.
Nỗ lực ! nỗ lực ! Chúng sinh tự độ, Phật bất năng độ. Nhược Phật năng độ chúng sinh thời, quá khứ chư Phật như vi trần số, nhất thiết chúng sinh tổng ưng độ tận, hà cố ngã đẳng chí kim lưu lang sinh tử, bất đắc thành Phật. Đương tri chúng sinh tự độ, Phật bất năng độ. Nỗ lực ! nỗ lực ! tự tu mạc ỷ tha Phật lực. Kinh vân : Phu cầu pháp giả, bất trước Phật cầu.

----------------

汝莫求虗名。口說真如。心似 猿猴。即言行相違。名為自誑。當墮 道。莫求一 世 虗名快樂。不覺長劫 受殃。
努 力 。努 力 。 眾生自度。佛不能度。若佛能度眾生 。過去諸佛如微塵數。一 切眾生總應度盡。何 故我等至今流浪生死。不得成佛。當 眾生自度。佛不能度。努 力 。努 力 。自修 莫倚他佛力 。經云 。夫求法者。不著佛求。

Thanh Trúc
08-27-2016, 09:55 AM
Chớ nên dối mình, dối người.



http://i774.photobucket.com/albums/yy28/thanhtruc13/dnndyml%20-%2025_zpswqmfeyzv.jpg

Thanh Trúc
08-28-2016, 08:19 AM
– Ở đời sau, có những nhóm tạp học, làm sao cùng ở chung?
vấn : Ư lai thế trung đa hữu tạp học chi đồ, vân hà cộng trụ ?
問。於來世 中多有雜學之 徒。云 何 共住


– Chỉ hòa ánh sáng kia, chẳng đồng nghiệp kia, đồng chỗ mà chẳng đồng ở.
Kinh nói: “Tùy lưu (trôi theo) mà tánh thường vậy.” Người học đạo cần yếu phải nghĩ “mình vì đại sự nhân duyên là việc giải thoát, thảy đều chẳng dám khinh người chưa học, kính người mình học như Phật, chẳng đề cao đức của mình, chẳng đố kỵ điều hay của người, tự xét nét hạnh của mình, chẳng dòm dõ lỗi của người”, thì ở tất cả chỗ đều không bị chướng ngại, tự nhiên được khoái lạc.

đáp : Đãn hòa kì quang, bất đồng kì nghiệp, đồng xứ bất đồng vị.
Kinh vân : Tùy lưu nhi tính thường dã. Chỉ như học đạo giả tự vi đại sự
nhân duyên giải thoát chi sự, câu vật khinh vị học, kính học như Phật,
bất cao kỉ đức, bất tật bỉ năng, tự sát ư hành, bất cử tha quá,
ư nhất thiết xứ tất vô phương ngại, tự nhiên khoái lạc dã.

答。但 和其光 。 不同其業。同處不同位 。
經云 隨流而性常也。只如學道者自為大事
因緣解脫之事 。俱勿輕未學。敬學如佛。
不高己德。不疾彼能。自察於行。不 他過。
於一 切 處悉無妨礙。自然快樂也。*


Lặp lại kệ rằng:
trùng thuyết kệ vân :
重說偈云

Nhẫn nhục đạo thứ nhất,
Trước phải trừ ngã nhân,
Việc đến không thọ nhận,
Là thân chân Bồ-đề.

Nhẫn nhục đệ nhất đạo,
tiên tu trừ ngã nhân,
sự lai vô sở thụ,
tức chân Bồ đề thân.

忍辱第一道  
先須除我人  
事來無所受
即真菩提身


Kinh Kim Cang nói: “Người thông đạt pháp vô ngã, Như Lai gọi là Bồ-tát chân thật.”
Lại nói: “Chẳng thủ lại chẳng xả, hằng đoạn được sanh tử, tất cả chỗ không tâm, gọi là con chư Phật.”
Kinh Niết-bàn nói: “Như Lai chứng Niết-bàn hằng đoạn dứt sanh tử.”

Kim cương kinh vân : Bồ tát vô ngã pháp giả, Như lai thuyết danh chân thị Bồ tát.
Hựu vân : Bất thủ tức bất xả, vĩnh đoán ư sinh tử, nhất thiết xứ vô tâm, tức danh chư Phật tử
Niết bàn Kinh vân : Như lai chứng niết bàn vĩnh đoán ư sinh tử.

金剛 經云 。菩薩無我法者。如來說名真是菩薩
又云 。 不取即不捨。永斷於生死。一 切處無心。即名諸佛子。
涅槃經云 。如來證涅槃。永斷於生死。

Thanh Trúc
08-28-2016, 09:16 AM
Hòa kỳ quang, bất đồng kỳ nghiệp.



http://i774.photobucket.com/albums/yy28/thanhtruc13/dnndyml%20-%2026_zpsomecd89f.jpg

Thanh Trúc
08-29-2016, 07:29 AM
Kệ rằng:

Nay ta ý thật rất tốt,
Khi người chê mắng chẳng buồn,
Không lời chẳng nói phải quấy,
Niết-bàn sanh tử đồng đường.
Hiểu thấu bản tông nhà mình,
Vẫn là không có xanh đen,
Tất cả vọng tưởng phân biệt,
Vả biết người đời chẳng rõ.
Gởi lời phàm phu đời sau,
Dẹp hết trong tâm rơm cỏ,
Nay ta ý rất thênh thang,
Chẳng nói, không việc, tâm an.
Thong dong, tự tại, giải thoát,
Đông tây dời đổi dễ dàng,
Trọn ngày không nói lặng yên,
Niệm niệm hướng lý nghĩ xét.
Tự nhiên tiêu dao thấy đạo,
Sanh tử quyết chẳng liên quan,
Nay ta ý thật lạ kỳ,
Chẳng đến trên đời luống dối.
Vinh hoa thảy là giả tạm,
Áo rách cơm hẩm đủ no,
Đi đường gặp người biếng nói,
Người đời đều gọi ta ngu.
Ngoài hiện ngu ngơ ám độn,
Trong tâm sáng tợ lưu-ly,
Thầm hợp La-hầu mật hạnh,
Chẳng phải phàm phu kham biết.

Tôi e các ông chẳng hội thấu lý chân giải thoát nên lại chỉ bày các ông.

Thanh Trúc
08-29-2016, 09:04 AM
Kệ viết :

Ngã kim ý huống đại hảo,
tha nhân mạ thời vô não
vô ngôn bất thuyết thị phi
Niết bàn sinh tử đồng đạo
thức đạt tự gia bản tôn
do lai vô hữu thanh tạo
nhất thiết vọng tưởng phân biệt
tương tri thế nhân bất liễu
kí ngôn phàm phu mạt đại
trừ khước tâm trung cảo thảo
ngã kim ý huống đại khoan
bất ngữ vô sự tâm an
tùng dong tự tại giải thoát
Đông Tây khứ dị bất nan
chung nhật vô ngôn tịch mịch
niệm niệm hướng lí tư khán
tự nhiên tiêu dao kiến đạo
sinh tử định bất tướng can
ngã kim ý huống đại kì
bất hướng thế thượng xâm khi
vinh hoa tổng thị hư cuống
tế y thô thực sung cơ
đạo phùng thế nhân lại ngữ
thế nhân hàm thuyết ngã si
ngoại hiện trừng trừng ám độn
tâm trung minh nhược lưu li
mặc khế la hầu mật hành
phi nhữ phàm phu sở tri.

Ngô khủng nhữ đẳng bất hội liễu chân giải thoát lí, tái kì nhữ đẳng.

---------------

偈曰。

我今意況大好  他人罵時無惱
無言不說是非  涅槃生死同道
識達自家本宗  猶來無有青皁
一切妄想分別   將知世人不了
寄言凡夫末代   除却心中藁草
我今意況大寬  不語無事心安
從容自在解脫  東西去易不難
終日無言寂寞  念念向理思看
自然逍遙見道  生死定不相干
我今意況大奇  不向世上侵欺
榮華總是虗誑  弊衣麤食充飢
道逢世人懶語  世人咸說我癡
外現瞪瞪暗鈍  心中明若瑠璃
默契羅睺密行  非汝凡夫所知

吾恐汝等不會了真解脫理。再示汝等

Thanh Trúc
08-29-2016, 10:59 AM
Sống với vô tư


http://i774.photobucket.com/albums/yy28/thanhtruc13/dnndyml%20-%2027_zpsyr3rxiyb.jpg

Thanh Trúc
08-30-2016, 07:25 AM
– Kinh Duy-ma nói: “Muốn được Tịnh độ phải tịnh tâm ấy.” Thế nào là tịnh tâm?
(vấn : Duy Ma Kinh vân "Dục đắc Tịnh độ đương tịnh kì tâm", Vân hà thị tịnh tâm ?
問。維摩經云 。欲得淨土。當淨其心。云何是淨心 )

– Dùng cái tịnh cứu kính làm tịnh.
(đáp : Dĩ tất cánh tịnh vi tịnh.
答。以畢竟淨為淨。)

– Thế nào là dùng cái tịnh cứu kính làm tịnh?
(vấn : Vân hà thị tất cánh tịnh vi tịnh ?
問。云 何 是畢竟淨為淨。)

– Không tịnh cũng không không tịnh, tức là tịnh cứu kính.
(đáp : Vô tịnh vô vô tịnh, tức thị tất cánh tịnh.
答。無淨無無淨。即是畢竟淨。)

– Thế nào là không tịnh cũng không không tịnh?
(vấn : Vân hà thị vô tịnh vô vô tịnh ?
問。云何是無淨無無淨。)

– Tất cả chỗ không tâm là tịnh, khi được tịnh mà chẳng khởi tưởng tịnh, gọi là không tịnh. Khi được không tịnh cũng không được khởi tưởng không tịnh, gọi là không không tịnh.
(đáp : Nhất thiết xứ vô tâm thị tịnh, đắc tịnh chi thời bất đắc tác tịnh tưởng, tức danh vô tịnh dã. Đắc vô tịnh thời diệc bất đắc tác vô tịnh tưởng, tức thị vô vô tịnh dã.
答。一 切處無心是淨。得淨之時不得作淨想 即名無淨也。得無淨時亦不得作無淨 。即是無無淨也。)

Thanh Trúc
08-30-2016, 07:47 AM
– Người tu hành lấy cái gì làm chứng?
(vấn : Tu đạo giả dĩ hà vi chứng ?
問。修 道者以 何 為證。)

– Lấy cái chứng cứu kính làm chứng.
(đáp : Tất cánh chứng vi chứng.
答。畢竟證為證。) 

– Thế nào là cái chứng cứu kính?
(vấn : Vân hà thị tất cánh chứng ?
問。云何是畢竟證。
 
– Không chứng cũng không không chứng, gọi là chứng cứu kính.
(đáp : Vô chứng vô vô chứng thị danh tất cánh chứng.
答。無證無無證是名畢竟證。) 

– Thế nào là không chứng và không không chứng?
(vấn : Vân hà thị vô chứng, vân hà thị vô vô chứng ?
問。云何是無證。云何是無無證。) 

– Ở ngoài không nhiễm sắc, thanh v.v… bên trong tâm không khởi vọng niệm, được như thế gọi là chứng. Khi được chứng mà không khởi tưởng chứng, gọi là không chứng. Khi được không chứng cũng không khởi tưởng không chứng, gọi là không không chứng.
(đáp : Ư ngoại bất nhiễm sắc thanh đẳng, ư nội bất khởi vọng niệm tâm, đắc như thị giả tức danh vi chứng. Đắc chứng chi thời bất đắc tác chứng tưởng tức danh vô chứng dã đắc thử vô chứng chi thời diệc bất đắc tác vô chứng tưởng thị danh vô chứng, tức danh vô vô chứng dã.
答。於外不染色聲等。於內不起妄念 。得如是者。即名為證。得證之 時不得作證想。即名無證也。得此無 之 時亦不得作無證想。是名無證。即名 無證也。)

Thanh Trúc
08-30-2016, 08:42 AM
– Thế nào là tâm giải thoát?
(vấn : Vân hà giải thoát tâm ?
問。云 何 解 脫 心。) 


– Không tâm giải thoát, cũng không không tâm giải thoát, gọi là chân giải thoát. Kinh nói: “Pháp còn phải xả, hà huống phi pháp.” Pháp là có, phi pháp là không, chỉ chẳng chấp có không, là chân giải thoát.
(đáp : Vô giải thoát tâm, diệc vô vô giải thoát tâm, tức danh chân giải thoát dã. Kinh vân "Pháp thượng ưng xả, hà huống phi pháp dã. Pháp giả thị hữu, phi pháp thị vô dã, đãn bất thủ hữu vô, tức chân giải thoát.
答。無解脫心。亦無無解脫心。即名 解脫也。經云 。法尚應捨。何 況非法也。法者是有。非法是無也。 不取有無。即真解脫。)

*

– Thế nào đắc đạo?
(vấn : Vân hà đắc đạo ?
問。云 何 得道。) 

– Dùng cái đắc cứu kính làm đắc.
(đáp : Dĩ tất cánh đắc vi đắc.
答。以 畢竟得為得。) 

– Thế nào là cái đắc cứu kính?
(vấn : Vân hà thị tất cánh đắc ?
問。云 何 是 畢 竟 得。) 

– Không đắc cũng không không đắc, gọi là đắc cứu kính.
(đáp : Vô đắc vô vô đắc, thị danh tất cánh đắc.
答。無得無無得。是名畢竟得。)


*

– Thế nào là Không cứu kính?
(vấn : Vân hà thị tất cánh không ?
問。云 何 是 畢 竟 空。) 

– Chẳng Không cũng chẳng chẳng Không gọi là Không cứu kính.
(đáp : Vô không vô vô không, tức danh tất cánh không.
答。無空無無空。即名畢竟空。)

Thanh Trúc
08-31-2016, 07:35 AM
– Thế nào là Chân như định?
(vấn : Vân hà thị Chân như định ?
問。云 何 是 真 如 定。

– Không định cũng không không định gọi là Chân như định.
Kinh nói: “Không có pháp định gọi là Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, cũng không pháp định Như Lai có thể nói.” Kinh nói: “Tuy tu Không mà chẳng lấy Không làm chứng, cũng chẳng được khởi tưởng Không. Tuy tu Định mà chẳng lấy Định làm chứng, cũng chẳng được khởi tưởng Định. Tuy được Tịnh mà chẳng lấy Tịnh làm chứng, cũng chẳng được khởi tưởng Tịnh.”

Nếu khi được định, được tịnh, được tất cả chỗ không tâm, liền khởi tưởng được như thế, đều là vọng tưởng, liền bị ràng buộc không thể nói là giải thoát. Nếu khi được như thế, rõ ràng tự biết, được tự tại, mà chẳng được cho thế là chứng, cũng chẳng được khởi tưởng như thế là được giải thoát.
Kinh nói: “Nếu khởi tâm tinh tấn là vọng không phải tinh tấn. Nếu người hay trong tâm chẳng vọng là tinh tấn không có bờ mé.”

(đáp : Vô định vô vô định, tức danh Chân như định.
Kinh vân "Vô hữu định pháp danh A nậu đa la Tam miệu Tam Bồ đề, diệc vô định pháp Như lai khả thuyết".
Kinh vân "Tuy tu không, bất dĩ không vi chứng, bất đắc tác không tưởng, tức thị dã; tuy tu định, bất dĩ định vi chứng bất đắc tác định tưởng, tức thị dã; tuy đắc tịnh, bất dĩ tịnh vi chứng, bất đắc tác tịnh tưởng, tức thị dã".
Nhược đắc định, đắc tịnh, đắc nhất thiết xứ vô tâm chi thời, tức tác đắc như thị tưởng giả, giai thị vọng tưởng tức bí hệ phọc, bất danh giải thoát. Nhược đắc như thị chi thời liễu liễu tự tri đắc tự tại, tức bất đắc tương thử vi chứng, diệc bất đắc tác như thị tưởng thời đắc giải thoát.
Kinh vân "Nhược khởi tinh tấn tâm, thị vọng phi tinh tấn dã, nhược năng tâm bất vọng, tinh tấn vô hữu nhai".

答。無定無無定。即名真如定。
經云 。無有定法名阿耨多羅三藐三菩提。 無定法如來可說。
經云。 雖修 空。不以 空為證。不得作空想。即是也。雖修 定。不以 定為證。不得作定想。即是也。雖得 。不以 淨為證。不得作淨想。即是也。
若得定。得淨。得一 切處無心之時。即作得如是想者。皆 妄想。即被繫縛。不名解脫。若得如 之 時。了了自知得自在。即不得將此為 。亦不得作如是想時得解脫。
經云 。若起精進心。是妄非精進也。若能 不妄。精進無有涯。

Thanh Trúc
08-31-2016, 08:11 AM
Chân như định.



http://i774.photobucket.com/albums/yy28/thanhtruc13/dnndyml%20-%2028_zpsj2yvlyxh.jpg

Thanh Trúc
09-01-2016, 08:08 AM
– Thế nào là trung đạo?
(vấn : Vân hà thị trung đạo ?
問。云 何 是中道。)

– Không khoảng giữa cũng không hai bên là trung đạo.
(đáp : Vô trung gian diệc vô nhị biên tức trung đạo dã.
答。無中間。亦無二 邊。即中道也。)

– Thế nào là hai bên?
(vân hà thị nhị biên ?
云 何 是二 邊。)

– Có tâm kia, có tâm này là hai bên.
(đáp : Vi hữu bỉ tâm, hữu thử tâm tức thị nhị biên.
答。為有彼心。有此心。即是二 邊。)

– Thế nào là tâm kia tâm này?
(vân hà danh bỉ tâm thử tâm ?
云 何 名彼心。此心。)

– Bên ngoài dính với sắc thanh gọi là tâm kia. Bên trong khởi vọng niệm là tâm này. Nếu bên ngoài không nhiễm sắc, gọi là không tâm kia. Bên trong không khởi vọng niệm, gọi là không tâm này. Thế nên không phải hai bên. Tâm đã không hai bên thì giữa cũng đâu có được. Được như thế gọi là trung đạo. Thật là Như Lai đạo. Như Lai đạo là tất cả người giác được giải thoát. Kinh nói: “Hư không chẳng giữa chẳng hai bên, thân chư Phật cũng vậy.” Nhưng tất cả sắc không, là tất cả chỗ không tâm vậy. Tất cả chỗ không tâm tức tất cả sắc tánh không. Hai nghĩa chẳng khác, cũng gọi sắc không, cũng gọi pháp sắc không.

Nếu ông lìa “tất cả chỗ không tâm” mà được Bồ-đề giải thoát, Niết-bàn tịch diệt, Thiền định kiến tánh, thì không thể nào có. “Tất cả chỗ không tâm” tức là được Bồ-đề giải thoát, Niết-bàn tịch diệt, cho đến lục độ đều là chỗ kiến tánh. Vì cớ sao? Kinh Kim Cang nói: “Không có một chút pháp có thể được, ấy gọi là Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.”

(đáp : Ngoại phọc sắc thanh, danh vi bỉ tâm, nội khởi vọng niệm, danh vi thử tâm. Nhược ư ngoại bất nhiễm sắc, tức danh vô bỉ tâm; nội bất sinh vọng niệm, tức danh vô thử tâm. Thử phi nhị biên dã, tâm kí vô nhị biên, trung diệc hà hữu tai. Đắc như thị giả, tức danh trung đạo, Chân Như lai đạo. Như lai đạo giả, tức nhất thiết giác nhân giải thoát dã. Kinh vân "Hư không vô trung biên, chư Phật thân diệc nhiên". Nhiên nhất thiết sắc không giả, tức nhất thiết xứ vô tâm dã. Nhất thiết xứ vô tâm giả, tức nhất thiết sắc tính không. Nhị nghĩa vô biệt, diệc danh sắc không, diệc danh sắc vô pháp dã.

Nhữ nhược li nhất thiết xứ vô tâm, đắc Bồ đề giải thoát, Niết bàn tịch diệt, Thiền định kiến tính giả, phi dã. Nhất thiết xứ vô tâm giả,tức tu Bồ đề, Giải thoát, Niết bàn, Tịch diệt, Thiền định, nãi chí lục độ, giai kiến tính xứ.
Hà dĩ cố ? Kim Cương Kinh vân "vô hữu thiểu pháp khả đắc, thị danh A nậu đa la Tam miệu Tam Bồ đề dã".

答。外縛色聲。名為彼心。內起妄念 名為此心。若於外不染色。即名無彼 。內不生妄念。即名無此心。 此非二 邊也。心既無二邊。中亦何有哉。得 是者。即名中道。真如來道。如來道 。即一切覺人解脫也。經 云 。虗空無中邊。諸佛身亦然。然一 切色空者。即一切處無心也。一切處 心者。即一切色性空。二 義無別 。 亦名色空。亦名色無法也。
汝若離一切處無心。得菩提解脫。涅 寂滅。禪定見性者。非也。一 切處無心者。 即修菩提.解脫.涅槃.寂滅.禪定 乃至六 度。皆見性處。
何 以 故。金剛 經云 無有少法可得。是名阿耨多羅三藐三 提也。)

Thanh Trúc
09-01-2016, 09:24 AM
Trung Đạo.



http://i774.photobucket.com/albums/yy28/thanhtruc13/dnndyml%20-%2029_zpsdzbwb2pk.jpg

Thanh Trúc
09-02-2016, 07:11 AM
– Nếu có tu tất cả hạnh đầy đủ thành tựu được thọ ký chăng?

– Chẳng được.

– Nếu không tu tất cả pháp thành tựu, được thọ ký chăng?

– Chẳng được.

– Nếu thế ấy, phải do pháp gì được thọ ký?

– Chẳng do có hành, cũng chẳng do không hành, là được thọ ký. Vì cớ sao? Kinh Duy-ma nói: “Các hạnh tánh tướng đều vô thường.” Kinh Niết-bàn nói: “Phật bảo Ca-diếp, các hạnh là thường, không có lẽ phải.” Ông chỉ tất cả chỗ không tâm, là không có hạnh, cũng không không các hạnh, gọi là thọ ký. Nói tất cả chỗ không tâm, là không tâm yêu ghét vậy. Nói không yêu ghét, là thấy việc tốt chẳng khởi tâm yêu; thấy việc xấu cũng chẳng sanh tâm ghét.

Không yêu gọi là không tâm nhiễm, chính là sắc tánh không. Sắc tánh không tức là muôn duyên đều bặt. Muôn duyên đều bặt thì tự nhiên được giải thoát. (*)

Ông phải xét kỹ đó, nếu khi chưa được tỉnh sáng thấu rõ, thì phải hỏi sớm chớ có bỏ qua. Các ông nếu y theo lời dạy đây tu, mà chẳng được giải thoát, tôi xin trọn đời thay các ông chịu tội trong đại địa ngục. Nếu tôi lừa dối các ông, sau này tôi sanh nơi nào sẽ bị sư tử, cọp, sói ăn thịt. Các ông nếu chẳng y theo lời dạy đây siêng năng tu hành thì không bảo đảm. Một phen mất thân này muôn kiếp khó được lại. Phải cố gắng! cố gắng! Cần phải tự biết.

Thanh Trúc
09-02-2016, 07:48 AM
*

Bất dĩ hữu hành, diệc bất dĩ vô hành, tức đắc thụ kí. Hà dĩ cố ? Duy Ma Kinh vân "Chư hành tính tướng, tất giai vô thường", Niết bàn Kinh vân "Phật cáo Ca Diếp, chư hành thị thường, vô hữu thị xứ. Nhữ đãn nhất thiết xứ vô tâm, tức vô chư hành, diệc vô vô hành, tức danh thụ kí. Sở ngôn nhất thiết xứ vô tâm giả, vô tăng ái tâm, thị ngôn tăng ái giả kiến hảo sự bất khởi ái tâm, tức danh vô ái tâm dã, kiến ác sự diệc bất khởi tăng tâm, tức danh vô tăng tâm dã. Vô ái giả tức danh vô nhiễm tâm, tức thị sắc tính không dã. Sắc tính không giả tức thị vạn duyên câu tuyệt. Vạn duyên câu tuyệt giả, tự nhiên giải thoát.

不以 有行。亦不以 無行。即得受記。何 以 故。維摩經云 。諸行性相。悉皆無常。涅槃經云 。佛告迦葉。諸行是常。無有是處。 但 一 切處無心。即無諸行。亦無無行。即 受記。所言一 切處無心者。無憎愛心。是言憎愛者 好事 不起愛心。即名無愛心也。見惡事 亦不起憎心。即名無憎心也。無愛者 即名無染心。即是色性空也。色性空 。即是萬緣俱 絕。萬緣俱 絕者。自然解脫。

Thanh Trúc
09-02-2016, 08:25 AM
Chư Hành vô thường.



http://i774.photobucket.com/albums/yy28/thanhtruc13/dnndyml%20-%2030_zpsrkudia0k.jpg


HẾT