PDA

Xem phiên bản đầy đủ : SỰ TÍCH TÂY DU PHẬT QUỐC (Nhẫn Tế Thiền Sư)



hoangtri
06-01-2016, 08:03 AM
SỰ TÍCH TÂY DU PHẬT QUỐC


http://thuvienhoasen.org/images/file/YGm1-ptG0QgBADkn/sutichtayduphatquoc-bia.jpg


(Tây Tạng Tự 2548 - 2004)

__________ o o 0 o o __________


LỜI GIỚI THIỆU


http://thuvienhoasen.org/images/file/uudIU5tG0QgBACIy/sutichtayduphatquoc-3.jpg

Nhẫn Tế Thiền Sư tại xứ Tây Tạng


Nhẫn Tế Thiền sư có thế danh là Nguyễn văn Tạo (Nguyễn Tấn Tạo) sinh năm Kỷ Sửu (1889) tại làng An Thạnh (tức Búng), Lái Thiêu, tỉnh Thủ Dầu Một (nay là tỉnh Bình Dương.) Nguyên là một viên chức trong ngành y tế, chán cảnh đua tranh danh lợi và nung nấu ý nguyện cầu Đạo giải thoát, ngài đã xin thôi việc và chú tâm vào việc tu hành. Ngài xuất gia với Hòa Thượng trụ trì chùa Sắc tứ Thiên Tôn tự tại Búng (Bình Dương), được đặt Pháp hiệu là Nhẫn Tế. Sau này ngài cầu Pháp với Hòa Thượng Thích Huệ Đăng ở núi Thiên Thai (Bà Rịa) và được nhận Pháp hiệu là Minh Tịnh. Sau đó tại Tây Tạng ngài được Đại Thượng Tọa Lama Nhiếp Chính ban Pháp danh là Thubten Osall Lama.

Có thể nói Hòa Thượng Nhẫn Tế là người Việt Nam đầu tiên đi tới Tây Tạng trong bối cảnh đất nước này còn hạn chế sự hiện diện của những con người và văn minh ngoại quốc trên xứ sở của họ. Vào thời ấy, không ít những học giả Tây phương đã coi Tây Tạng là xứ sở huyền hoặc và đã gọi Phật Giáo Tây Tạng là Lạt Ma giáo, như một tôn giáo đặc biệt của Tây Tạng mang nhiều màu sắc huyền bí.

Trên bước đường du hành, Hòa Thượng Nhẫn Tế đã ghi lại dưới hình thức nhật ký thật vắn tắt và khi trở về Việt Nam ngài đã biên soạn thành Hồi ký Sự tích Tây Du Phật Quốc. Với một bút pháp chân thật, điềm đạm, ngôn ngữ mang âm hưởng của thời đại lúc đó, Sự tích Tây du Phật Quốc vẽ ra cuộc hành trình của một thiền giả trên bước đường hành hương chiêm bái Phật tích và khẩn cầu Phật Đạo. Độc giả sẽ bị cuốn hút từ đầu tới cuối theo bước chân ngài từ quê nhà sang Ấn Độ, Nepal, Bhutan, tới Tây Tạng rồi trở về Tích Lan, Ấn Độ, Tích Lan và Việt Nam. Trong từng câu từng lời ghi chép với những nhận xét, suy tư và cảm xúc đầy đạo vị, đôi khi chỉ là những ghi chép ngắn gọn về những công việc thường nhật như tụng Kinh, điểm tâm, đi chợ… độc giả dễ dàng bắt gặp hình ảnh một vị ẩn tu trong manh áo mỏng manh không quản ngại bao nhiêu gian khổ để tìm cầu Thánh Pháp nơi Xứ Tuyết Tây Tạng, không khác gì hình ảnh Đường Huyền Trang cầu Pháp nơi Thiên Trúc ngày xưa. Hồi ký này cũng có thể được coi là một tác phẩm văn chương phong phú, một tài liệu lịch sử vô cùng quý báu cho những ai quan tâm tới phương diện văn học và lịch sử phát triển Phật Giáo tại Việt Nam.

Qúy vị độc giả có thể tìm đọc Tiểu sử của Hòa Thượng Nhẫn Tế trong:
http://www.thuvienhoasen.org/danhtang2-giaidoan3-17.htm
và Bộ Kinh Thủ Lăng Nghiêm Tông Thông do ngài dịch trong:
http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php/73-Kinh-Th%E1%BB%A7-L%C4%83ng-Nghi%C3%AAm-T%C3%B4ng-Th%C3%B4ng

hoangtri
06-01-2016, 08:14 AM
LỜI NÓI ĐẦU



Sự tích Tây du Phật quốc, được Nhẫn Tế Thiền sư, Đức Sơ Tổ khai sơn Tây Tạng Tự, ghi chép lại nhân sự du lịch đất Phật, lễ bái Thế Tôn Thánh Địa, nơi Trung Thiên Trước Quốc.

Nay với sự quan tâm của quý độc giả, và được sự chấp thuận của Thầy Bổn Sư, Hòa thượng Thượng Tịch Hạ Chiếu, Nhị Tổ Tây Tạng Tự. Chúng tôi biên tập và ấn tống để mọi người cùng đọc cùng tỏ rõ những điều chưa rõ.

Do sơ suất và theo thời gian phần lớn hình ảnh đã bị hư hoại, chúng tôi cũng mong quý độc giả thông cảm.

Nguyện đem công đức này, hướng về khắp tất cả, đệ tử và chúng sanh đồng tròn thành Phật Đạo.

Chúng đệ tử đời thứ ba Tây Tạng Tự.



http://thuvienhoasen.org/images/file/CxFQU5tG0QgBAGJQ/sutichtayduphatquoc-6.jpg

(Bản Đồ Minh Hoạ Hành Trình)

hoangtri
06-01-2016, 08:20 AM
Phác họa tổng quát

Phần 1

Xin giấy xuất dương
Xin giấy Thông hành
Tại Lãnh-sự Ăng-lê
Một đêm chót cùng huynh đệ
Tạm biệt lên đường
Tám ngày dưới tàu
Bước đầu trên đất Tây-trúc
Ba ngày nương tại thành Madras
Viếng châu-thành
Bốn đêm trên xe lửa
Nhập thành Ba-la-nại (Bénarès)
Hai tuần lễ tại chùa Ngoại-đạo
Mười tháng tại làng Lộc-giả-viên (Sarnath)
Hành hương Phật-đà-gia (Bodhi Gaya)
Viếng động Dunghasiri
Khởi hành đi Nepal (Niếp-ba-lê)
Viếng Simbu-Nath (Sư-tử tháp)
Viếng Radjagrir tự, chùa kinh-đô (Buddha-mơti),
Cổ tháp, Bouddha-Nath
Thỉnh Xá-lợi Phật-tổ
Trở về Phật-đà-gia
Xin phép Hội Đại-bồ-đề đi Tây-tạng.



http://thuvienhoasen.org/images/file/v10_U5tG0QgBANgg/sutichtayduphatquoc-1.jpg

Nhẫn Tế Thiền Sư tại Phật Đà Gia ( Bodhi Gaya)

hoangtri
06-01-2016, 08:27 AM
Phần 2

Khởi hành đi Tây-tạng
Đến Bhutan
Đến thành Lhasa, Kinh-đô Tây-tạng
Ra mắt quan Thừa-tướng
Yết kiến Quốc Vương Tây-tạng
Hành hương Quốc tự Potala
Hành hương chùa Kinh đô – chùa chợ

Phần 3

Hành hương nhà Thiền Lađặt (Ladak) –
chùa Dzêsbung (Drebung)
Hành hương chùa Chôkhăng (Jokhang)
Hành hương chùa Galden (Ganden)
Đi nhiễu Thánh-địa cổ tích của
Hậu tổ Sungapa (Tsongkhapa)

Phần 4

Yết lễ Lama Quốc Vương
Thọ Pháp danh
Từ giã Tây-tạng
Về tới Bodhi Gaya
Phú Pháp danh Pali : Manjusri
Khởi hành đi Tích-lan (Ceylon)
Từ giã Tích-lan
Về Sarnath
Từ giã Calcutta
Đến Singapore
Về Saigon



http://thuvienhoasen.org/images/file/ea9NU5tG0QgBAJQ-/sutichtayduphatquoc-5.jpg

Tại Phật Bửu Tự, Saigon 29-04-1951



Ban biên tập Thư Viện Hoa Sen cảm ơn Đạo hữu Thanh Liên
đã gửi tặng ấn bản giấy và phiên bản điện tử quyển sách này. (11-03-06)

hoangtri
06-02-2016, 08:22 AM
SỰ TÍCH TÂY DU PHẬT QUỐC
Phần 1
__________________________________________________ _____________________________________



Phần 1



Ngày giờ thấm thoát, phút đã qua năm Ất Hợi (1935), tháng hai, ngày mười chín, dương lịch là 1er Avril 1935. Nghĩ rằng : tiền lo cũng đủ đủ, tham học cũng vừa thông thông. Nay cũng nên nhất định, bèn làm đơn trình quan Chủ-tỉnh, xin giấy xuất dương. Sự tích Tây du Phật quốc sơ dẫn vậy.

Xin giấy xuất dương

Ngày 1er Avril 1935, tôi cầm đơn đến dinh quan Chủ-tỉnh, lại phòng việc trình đơn. Quan phủ cho thầy thông coi về vụ xuất dương ; thầy hỏi tên họ, nhựt ký vào sổ và biên số hiệu giấy căn-cước. Thầy làm giấy cho phép xuất dương, đem hầu ký tên và đóng dấu quan Chủ-tỉnh. Đoạn thầy trao cho tôi, bảo đem đến phòng việc sở Thông-hành (ở Saїgon, tại đường Catinat) mà trình và xin giấy Thông-hành. Cám ơn thầy, lấy giấy đi ra chợ, tìm tiệm chụp hình, chụp ba tấm hình nhỏ, y kiểu hình gắn vào giấy Căn-cước, đặng đem đến phòng việc thông hành, dán vào thông hành. Ba ngày mới rồi.

Xin giấy Thông hành

Ngày 3 Avril, tôi đem giấy cho phép xuất-dương và ba tấm hình, thẳng xuống Saigon, lại phòng Thông hành trình cho quan đầu-phòng. Ngài xem rồi, phủ cho thầy thông coi việc ấy. Thầy lấy giấy in kiểu (imprimé de déclaration) bảo tôi khai lý-lịch, y theo lời hỏi trong giấy, đoạn thầy hỏi giấy thuế-thân và căn-cước. Thầy bảo, thôi để giấy tờ ấy lại đây, ông về nghỉ và trước khi đi một tuần lễ, thì lại đây lấy giấy thông-hành. Tôi chào thầy, ra về, và đi và nghĩ : “Đó là kiểu của sở Thông-hành, trước khi cho người bổn-xứ xuất dương, thì cho lính mật-thám dọ xem tánh-tình, vân vân…”, đi luôn về thảo-thất.

Đến bữa 8 Avril, tôi thẳng xuống tại Nhà-rồng, hãng tàu, lại tại phòng việc hay về sự tàu đi (bureau de départ), tàu về (arrivée), đặng hỏi thăm. Vào đó, có mấy thầy Annam và Ấn-độ làm việc. Tôi chào và hỏi thăm, chừng nào có tàu đi qua Madras ? Thì có thầy Ấn-độ, xem sổ và lấy giấy in, biên tên tàu và ngày giờ đi, rồi trao cho tôi và nói : “17 Avril có chuyến tàu đi về Tây, sẽ đi ngang Ấn-độ và đáp bến Madras ; thầy đem giấy nầy đến sở Thông-hành mà trình thì tiện việc.” Chào mấy thầy, đi qua sở Thông-hành, trao giấy cho thầy thông, thầy xem rồi bảo đóng 3.$00 tiền giấy thông-hành. Thầy thâu bạc rồi, bảo 15 Avril lại lấy đủ giấy tờ. Chào thầy, trở về nghỉ.

Đúng 7 giờ rưỡi mơi ngày 15 Avril tôi có tại sở Thông-hành kỳ chót. Thầy thông thấy tôi, bèn lo làm giùm giấy thông-hành. Tôi thấy bữa nay thầy mới chịu làm thông-hành, thì biết rằng : “Không điều chướng ngại, vì sở mật-thám đã cho tin lành rồi. Ăn thua bữa nay, nếu có điều ma chướng thì không trông đi đặng.” Thầy bảo đưa 40.$00 đăng tiền thế-chưn quận về. Tôi trao rồi, thầy bèn làm giấy đăng kho, đem qua thượng-thơ ký tên và đi đăng kho giùm. 10 giờ, thầy về sở, trao giáp lai kho cho tôi và nói : “Số tiền nầy, lúc trở về sẽ lãnh lại, phải giữ giáp lai.” Buổi sớm mơi, hầu ký tên chưa đặng. Chiều 3 giờ trở lại sở, chờ tới 4 giờ, ký tên rồi, thầy giao giấy thuế-thân, căn-cước và thông-hành cho tôi. Cám ơn thầy và từ giã ra về, hai cẳng nhẹ nhàng, vì bữa nay mới chắc xong việc và phỉ-nguyện. Đêm nay mới hả hơi và ngủ êm-đềm.

hoangtri
06-02-2016, 08:27 AM
SỰ TÍCH TÂY DU PHẬT QUỐC
Phần 1
__________________________________________________ _____________________________________



Tại Lãnh-sự Ăng-lê

Sớm mơi bữa 16 Avril, tìm đến phòng quan Lãnh-sự Ăng-lê, đặng hầu ghi trong Thông-hành. Trước phòng-việc Lãnh-sự có một thầy Ấn-độ để lo về vụ ấy. Lại bàn viết của thầy, trao thông-hành. Thầy bảo đóng 5.$00. Thầy thâu tiền rồi, gắn con niêm, nhựt ký, đoạn đem vào cho quan Lãnh-sự ký tên, đóng dấu rồi trao cho tôi. Cám ơn, chào thầy, ra đi thẳng nhà-rồng. Lại phòng bán giấy tàu, nhưng thầy bán giấy nói, mai mua đặng, trở về am nghỉ. Nghĩa là : giấy tàu hạng chót không cần mua sớm, trước hai giờ tàu chạy còn mua đặng.

Một đêm chót cùng huynh đệ

Từ khi lấy đặng giấy thông-hành rồi, thì trong huynh-đệ và chư cô : xuất-gia, cư-sĩ đều có vẻ ưu-bi vì sẽ xa cách một người Thiện-tri-thức. Tôi thấy vậy thì an-ủi mà rằng : Sự du-lịch đất Phật đây chưa phải là một sự hằng-hữu. Nước nhà của mình, mới một mình bần tăng, là Thích-tử Việt-nam, ngày nay đi lễ-bái Thế-tôn thánh địa, nơi Trung-thiên-trước-quốc. Cổ-kim, mới một lần thứ nhứt có cái hạnh-phúc nầy, sao lại không vui, mà lại có sắc buồn-bã là cớ sao ?

Sớm mơi mai, tôi muốn một mình tôi đi êm-ả, xin chư huynh, cô đừng mất công đi đưa làm gì. Tối lại tôi lo ngơi nghỉ, vì mấy ngày rày chạy sở, chạy tần mỏi mê thân-tâm. Tôi cũng có cái ý lánh sự bận bịu. Đến khuya, tôi thức giấc, nghe trống điểm canh ba. Lên chánh-điện, đèn nhang lễ Thánh-tượng và cầu xin để pháp-phục lại Đạo-tràng. Nguyện mặc một cái áo tràng vải dà, theo tục-lệ nước nhà mà đi. Qua đến Tây-thiên sẽ tùy cơ ứng-biến. Đó là đề phòng Ngoại-đạo, e biết pháp-phục mà sanh khó.

Tạm biệt lên đường

Sáu giờ rưỡi mơi, bữa 17 Avril, có xe hơi của cô Diệu-nhẫn ở Lái-thiêu (bà ba Thu) đem đến tiễn-hành. Mở cửa chánh-điện, lễ Thế-tôn thánh-tượng, đoạn ra xe hơi, chư huynh-cô đứng hai bên xe, mà làm lễ tiễn-hành. Tôi và huynh Chí-thông lên xe, có mượn một người Ấn-độ quen ở Lái-thiêu đi xuống Saїgon đổi bạc Ấn-độ giùm.

Xe hơi đi tới đường Catinat là 8 giờ. Anh sáu chà đem vào nhà đổi bạc Ismaёl, đổi. Đoạn gặp một người Ấn-độ trạc lối hai mươi ngoài tuổi, mặc âu-phục, đi ngang qua đây, thấy bọn tôi ăn mặc đồ thầy-tu Ấn-độ, nên dừng chưn hỏi anh sáu chà.

Hai đàng nói chuyện với nhau rồi, thì thầy Ấn-độ âu-phục nói với tôi rằng : Ông đi Madras, không có ai quen, để tôi đem ông lại một người anh em của tôi, đặng nói với y gởi gấm ông tốt hơn. Hạnh-phúc thay, cám ơn người có lòng tốt, đoạn theo chưn ông ta đi lại đường Ohier, ông ta đem tôi vào căn phố 27, thì thấy có một người Xả-tri ngồi nơi bàn-viết, xem người tuổi lối ba mươi. Hai đàng gặp nhau, chuyện vãn, rồi kêu tôi lại gần mà nói rằng : “Ông nầy là Mr. Ramassamy, là phó-hội-trưởng của hội Xả-tri Madras, ổng vui lòng mà gởi gấm ông, ông đừng lo sợ.” Nói rồi, ông ta nói : “Tôi mắc đi làm việc, ông ở đây nói chuyện, đoạn chào mà đi. Ông Ramassamy vui-vẻ mời ngồi, đoạn kêu một thầy Annam làm việc cho hội đến thông ngôn. Đoạn ông Phó-hội-trưởng viết hai cái thơ, viết rồi trao cho tôi và nói với thầy thông-ngôn một chập. Thầy thông nói : “Hai cái thơ một cái trao cho ông Chánh-hội-trưởng khi tàu tới Singapore, vì ổng cũng về Madras, mà ổng đi trước qua Xiêm vì có việc, rồi ổng xuống Singapore mà đáp chuyến tàu nầy mà về Madras. Còn một cái, thì khi ông đến tại thành Ba-la-nại (Bénarès city) tìm lại nhà hội cho vay Madras mà trao, thì ông sẽ đặng an-ổn.” Nói rồi thầy thông chào mà đi lo phận sự. Vì sao mà thầy Ấn-độ âu-phục khi nãy, sẵn lòng đem tôi đi gởi gấm ? Bởi khi nãy, thầy nghe nói ông chủ nhà đổi-bạc Ismaёl không chịu gởi-gấm giùm, vì tôi là thầy tu khác-đạo. Do đó thầy Ấn-độ âu-phục thương đến, nên đem đi gởi gấm. Ismaёl là đạo Hồi-hồi, đối với các chi đạo, thì đạo Hồi-hồi vẫn công kích hết, chẳng một mình đạo Phật mà thôi đâu.

Nhắc lại, ông phó-hội-trưởng Ramassamy có lòng sốt sắng lo thơ từ gởi gấm giùm rồi, ông lại mời ở lại ăn-ngọ, vì ông cũng ăn chay. Căn phố của ông ở cũng gần bên. Ông dẫn lại nhà, thì thấy có bốn người chà ở trong, ông bèn chỉ mấy ảnh mà nói với tôi rằng : “Mấy người nầy cũng về Madras chuyến tàu nầy.” Đoạn cơm đổ vào lá chuối rồi ông mời ngồi lại ăn cơm. Cùng mấy anh chà ăn cơm rồi thì các ảnh lo kêu xe lại chở đồ đi xuống bến tàu.

Chào ông Ramassamy và cảm ơn ông, đoạn ra xe đi với bốn anh chà, và đi và ngó thành phố Saїgon mà từ giã tạm biệt. Tới cầu tàu nhà rồng, bước xuống xe, thẳng lại mua giấy tàu. Thầy bán giấy, xem thông hành y theo luật-lệ, thầy mới dám bán giấy. Trả 70.$00 tiền tàu, lấy giấy quày ra cầu, thấy chư huynh-đệ đứng chực đưa. Tôi thẳng lại, chào nhau và nói : “Chư huynh-đệ không ở Đạo-tràng an-ổn, đi đưa làm chi cho mất thì giờ.”

Đoạn tạm-biệt nhau, tôi lại thang cầu lên tàu, trình giấy cho người gác thang, đặng lên bông (boong) tàu.

hoangtri
06-02-2016, 08:33 AM
SỰ TÍCH TÂY DU PHẬT QUỐC
Phần 1
__________________________________________________ _____________________________________



Tám ngày dưới tàu

Thẳng lên bông tàu, xuống một cái hầm, phòng hạng chót, đồ hành lý chỉ có hai túi-dết, một túi đựng kinh, một túi đựng y-phục. Choán một cái giường, để đồ hành-lý, đoạn thay pháp-phục, trao cho huynh Chí-thông đem về đạo-tràng. Huynh Chí-thông từ-giã lên bờ, tôi leo lên giường ngồi, quan-sát chung-quanh chỗ tạm. Thấy mấy anh chà quen, cũng choán giường gần bên mình. Trước tôi, lại có một người bồi Bắc-kỳ theo chủ về Tây, nằm cái giường đó. Còn bao nhiêu giường kia, đều là người Ấn-độ. Kế cái hầm-phòng nầy là cái căn lò-bếp, để nấu ăn cho hành-khách Ấn-độ. Anh bồi Bắc-kỳ, mỗi khi ăn cơm, lại đến ăn bên phòng bếp An-nam kế bên. Còn tôi, thì đang lúc phải tập ăn cơm theo Ấn-độ, nên tiện bề khỏi đi đâu, lại tiện bề học tiếng Chà và Ăng-lê.

Năm giờ ngoài, tàu xúp-lê mở đỏi. Ai nấy đều lên bông mà chào cảnh-vật Saїgon, tỏ lòng tạm-biệt hay từ-giã. Còn tôi, nằm êm trên giường, nghe tiếng máy chạy ầm-ì và dòm ra lỗ-bô, thấy cảnh-vật thay-đổi như hình rọi trên vải hát-bóng. Khuất gian nhà nầy, tới dãy phố kia, hết tốp người nầy, tới đoàn người nọ. Lầu-đài, nhà-cửa, nhơn-vật, cầu-bến, sông-rạch, cây-cỏ, ruộng-vườn, đường-xá, nói tắt cảnh-vật đều đổi-thay trong nháy mắt. Toại chí, kệ rằng :

Cửa sổ ngựa qua, đời mấy lát,
Lỗ-bô tàu chạy, cảnh thay liền.
Hỏi thăm giả thiệt, vùng hoàn-vũ,
Giấc mộng trả lời, dứt đảo-điên.

Kệ rồi, để mắt hai bên lỗ-bô, thấy cỏ xanh đồng, ruộng. Biết tàu đã xa phong cảnh Saїgon, bèn nói trong bụng rằng : “Từ đây, yên hà vân-thủy, phóng thang giang-hồ. Mặt nước, chơn-trời, ra rồi lồng, chậu.” Trong tàu, đèn khí nổi ngọn, ngoài trời trăng ló bóng. Nằm nghỉ, vì mỏi mê cả ngày, phút êm-đềm giấc-ngủ. Chừng giựt-mình thức dậy, thấy quanh giường bạn lữ khách ngáy pho-pho. Xuống giường êm-ái, lại máy nước rửa mặt, rồi lại thang lên bông-tàu. Vắng-hoe, người người đều an-giấc. Gẫm giờ nầy, không ai thức làm gì, ngoài ra người coi bánh lái và bọn chụm lửa và người coi máy, thì không còn ai thức nữa. Tôi đứng dựa song-ly bong-tàu, dòm mặt biển. Mùa nầy, gió lặng sóng êm, tàu không chao-lắc, hèn chi lời tục nói : “Tháng ba, bà già đi biển” phải lắm. Gặp lúc trăng rằm, tỏ-rạng, mặt nước không nhăn, bóng trăng soi tận đáy. Toại kệ rằng :

Gió êm, biển lặng bóng trăng lồng,
Đáy nước, bầu trời, một Hóa-công.
Đuốc nguyệt, đèn sao trên dưới tỏ,
Thiên, Long hội yến tiễn bần-tăng.

hoangtri
06-02-2016, 08:35 AM
SỰ TÍCH TÂY DU PHẬT QUỐC
Phần 1
__________________________________________________ _____________________________________



Kệ rồi, xây lưng, sắp xuống hầm, trực ngó một lớp lính "sơn-đá" (soldar), nằm ngủ trên bong và khách Ấn-độ, một đôi người sắp lớp, kẻ ngang, người dọc ngáy ro-ro. Tôi dừng bước, nhìn đó mà nghĩ rằng : “Kiếp con người đến bao nhiêu đó là cùng. Ngày thức, như kiếp sống, bôn ba tranh cạnh, bỉ-thử lấn-xô, hồ, cáo cấu xé, bất quá bảo tồn cái ngã và ngã-sở, nuôi sống xác-thân. Đêm ngủ, như giấc chết tạm, xả rồi mọi sự, ngã ấy bất quá bản-thân, cũng quên, cũng bỏ. Kẻ nghịch, đến giết cũng không hay không biết. Hà tất ngã-sở, vợ con, nhà cửa, của tiền, vân vân…

Tuy thân còn tại thế, mà trong một giấc ngủ, đủ rồi buông bỏ ; sự mất còn, phú đó cho rủi-may. Huống chi là trong giấc ngàn thu của xác thịt… Một mình nghĩ đến đó, một mình thở ra, rồi thẳng xuống phòng ; thấy đồng hồ đã quá 3 giờ. Lên giường nằm nghỉ, chưa kịp nhắm mắt, nghe đằng chỗ nấu ăn, mấy người chà đầu bếp đã thức dậy, tôi cũng còn nằm nghỉ mệt.

Sớm mơi, điểm tâm lúc 7 giờ, một ly café sữa với bánh mì. No-nê rồi lấy cuốn sách trợ khách (guide) chữ Tây và Ăng-lê, học ít câu để đi đường. Rồi cũng hỏi mấy anh chà tiếng Ấn-độ mà học. Họ nói đâu thì biên vào sổ tay tiếng nấy, vì tiếng Tamil khó nói và khó nhớ lắm.

Trưa 11 giờ ăn cơm với cà-ri chay, chiều họ ăn, mình nghỉ. Ngày nào như ngày nấy. Ngày nào không có cà-ri chay thì tôi lại có cà-na muối, đậu phộng nấu mặn, sẵn dành trong túi-dết.

Bảy giờ mơi ngày 20 Avril 1935, tàu đã tới Singa-pore. Tàu cập cầu rồi, thì khách trên bờ, khách dưới tàu, kẻ lên người xuống. Tàu đậu tới 1 giờ chiều, mặc-tình hành-khách đi xem thành-thị và mua vật-dụng.

Khi ấy, tôi thấy nhiều người Ấn-độ xuống tàu, hỏi thăm anh Bảy Venugopala, ông nào là Tào-kê([5] chủ hội Xả-tri ? Anh ta chỉ rồi, tôi đem thơ của ông Ramassamy đưa cho Tào-kê chủ. Ông ngó tôi một cách sửng-sốt, như kiếm trên gương mặt tôi coi có vẻ quen hay không. Anh Bảy Venugopala bèn trăm(6) lia với ông. Ông lấy thơ ra xem, rồi tươi cười và xá-xá tôi, đoạn nói : “Tốt quá, tới Madras có tôi không sao mà.” Ông xếp thơ bỏ vào túi rồi hỏi tôi : “Ông đi lên chợ chơi, coi chơi.” Tôi lắc đầu, nói không đi. Mấy ảnh kéo nhau đi, còn tôi thì lên mé bực thạch coi người mua bán. Đoạn thả theo đường lộ, một nẻo cho dễ nhớ, không dám quẹo qua đường khác, vì sợ lạc đường. Singapore thì vui rồi, phố xá, lầu-đài, dinh-thự, ngó xán-qua thì cũng biết đẹp xinh. Người Tàu ở đây đông đảo lắm. Ấy là một cái hải cảng to lớn. Trở lại cũng một con đường đó, xuống tàu, lên giường ngồi, sực nhớ cặp mắt sửng-sốt của anh Tào-kê xả-tri ngó mình khi nãy, và những mắt người gặp trên đường ngó mình, trong lúc dạo xem thành-thị. Bèn toại ý kệ rằng :

hoangtri
06-02-2016, 03:48 PM
SỰ TÍCH TÂY DU PHẬT QUỐC
Phần 1
__________________________________________________ _____________________________________



Không kim, không cổ, vẫn quen nhau,
Cảnh huyễn mài bôi, ngũ thể màu,
Mắt huệ toàn xem, nào có lạ,
Nơi mô cũng gặp, ngảnh là sao ?

Là sao bỉ-thử, buổi hôm nay ?
Ngũ dục tranh mồi, quên lửng ai ;
Nhượng hết cho đời, tay rũ sạch,
Xin đừng chia rẽ, nói là hai.

Một giờ ngoài, tàu xúp-lê mở đỏi. Hành-khách xuống tàu, trong tay ai nấy cũng có ôm xách, không nhiều thì ít, những vật mua trên thành phố Singapore. Vì ở đây đồ đạc rẻ lắm, ai cũng ham vật tốt mà giá rẻ. Đem xuống tàu, phô-trương trầm-trồ, so-sánh cùng nhau.

Tôi lên bong, đứng ngắm cái cảnh hải-cảng Singa-pore. Vì một lần thứ nhứt mới thấy, chớ bấy lâu nay nghe tiếng vậy thôi. Đi một con đường không thấy hết, đứng cao xa thấy trọn mặt châu-thành, thiệt là :

Lầu-các, phố-phường cao chất-ngất,
Trên bờ, dưới nước chật tàu xe.
Dân-cư đủ sắc, nhiều phe,
Bán-buôn đủ vật, dưới ghe trên phường.
Xắt-xẻ phân, nhiều đường lắm nẻo,
Khách lại qua kéo tốp, kéo bầy.
Trông xa đảnh núi đụng mây,
Đỡ trời ngăn bể hộ bầy sanh-linh.
Thủy-long choán thinh-thinh ba hướng.
Ngăn cõi bờ chẳng nhượng con trời.
Hằng ngày hầm-hét khắp nơi.
Đùng đùng binh sóng ngoài khơi áp vào.
Mặt thành rấp xôn xao muốn hãm.
Quyết trả thù cho đám cá tôm.
Con trời đoài buổi đoài hôm.
Mưu câu kế lưới chẳng nhờm sát-sanh.
Bao giờ sóng lặng người lành.
Ta-bà vàng trải đã thành Lạc-bang.

Ngẫm nghĩ rồi cảnh vật, tàu chạy đã xa, còn thấy mờ-mờ, dạng-dạng. Bèn quày quả xuống phòng, xem kinh đọc sách, học tiếng chà đủ mửng, tiêu khiển ngày giờ, chờ ngày đến Ấn-độ. Ngày ăn, đêm ngủ không bỏ đặng.

hoangtri
06-03-2016, 06:59 AM
SỰ TÍCH TÂY DU PHẬT QUỐC
Phần 1
__________________________________________________ _____________________________________



Bước đầu trên đất Tây-trúc
Ba ngày nương tại thành Madras

Bảy giờ sáng ngày 25 Avril, tàu đã tới hải-cảng Madras. Quảy gói lên bong, ngó lên thành-phố, có ý sốt-lòng và nghĩ thầm trong trí : “Ngờ đâu mà Thành-phố xứ Ấn-độ đặng lịch-lãm, đồ-sộ như thế.” Ngó dài theo bến bực thạch, cũng đủ ngưng tròng.

Tàu cập cầu, anh Venugopala kêu tôi bảo sửa-soạn đặng trình thông hành rồi lên bờ. Lính xuống tàu, đứng tại cửa thang tàu đã thòng đụng mặt cầu. Ai lên tại đây đều lại trình giấy tờ mà lên. Tôi theo anh bảy lại trình thông hành rồi, bèn xuống thang, đứng nơi cầu đặng chờ mấy anh bảy. Họ còn đồ-đạc, rê ở xứ Annam, đem về Ấn-độ lung lắm. Cả năm mười rương. Nên tôi đứng đó coi chừng giùm và để mắt xem tốp người trên cầu. Ròng là người bổn-xứ, mà tôi nghĩ sao lạ quá, vì không thấy một người Hoa-kiều nào cả. Mấy ảnh đem đồ hành-lý lên đủ rồi, kêu xe chở lại sở Thương-chánh. Xét rồi, đóng thuế rồi, xe lần-lượt ra cửa sở. Đụng đường-lộ lớn, láng-bóng không một miếng rác. Càng đi vào thành-thị càng thấy nguy-nga, trẽ qua một con đường hẻm lớn, đi ngang qua một đống rác và tro. Tôi để ý khắp nơi, ấy là đầu-óc người lữ-khách. Đến xứ người, không một sự việc chi trong cảnh-vật, quanh mình, dầu lớn dầu nhỏ, cũng có thể dạy ta đặng những sự ta chưa từng thấy. Vì vậy nên mới thấy đặng một gã trai ốm yếu, đầu cổ chôm-bôm, trạc chừng hai mươi tuổi, nằm lăn nơi tro rác. Mình mẩy trần truồng, chỉ có một rẻo vải che chỗ kín. Lạ thay, không ai chiếu cố, để mắt chia giùm cảnh thảm ấy. Tôi bèn hỏi huynh Venugopala (anh bảy nầy biết nhiều tiếng Annam, nên hay lân-la với tôi, hơn hai chú nhỏ Tampi), nên mới rõ là một người tu-hành trong đạo Phá-kích (Fakir). Hành khổ hạnh, lấy tro ướp thân, trần truồng chịu mưa, nắng, tuyết, sương. Bấy lâu nay nghe trong kinh nói, chớ chưa từng thấy. Nay đặng tận mắt, thì phá tan đặng một màn tưởng-tượng. Xe quẹo qua một con đường không mấy rộng, ngừng trước một cái nhà hai từng, rộng lớn nền cao. Đây là nhà hội Xả-tri cho vay đó, tôi theo chưn ông Tào-kê bước vào. Thì cả thảy cặp mắt tròng trắng như bạc kia, đều nhắm qua hướng của tôi, cách sững-sờ tự-nhiên. Tào-kê biết, trăm lia, ai nấy gật đầu, tôi cũng chào họ. Chôi cha, dưới tàu học được ít tiếng chà miền-dưới, như con nít mới học nói. Phúc gặp đám mừng bạn đường xa mới về, nghe qua như vịt nghe sấm. Tôi đem thẳng cái gói hành-lý lại một cái góc-xó, cận tường mà rộng-rãi. Để đồ đó, ngồi đó mà nghỉ một cách không e-lệ. Vì đã quen mắt dưới tàu, vào ra cùng người da đen nầy. Ngồi nghĩ rằng : “Ta nay mới hạ sanh trên đất Ấn-độ, phải chịu câm, điếc một ít lâu, như con trẻ mới ra khỏi lòng mẹ. Có tai không biết nghe tiếng người là điếc, có miệng không nói đặng tiếng người là câm. Nhưng, ta khá hơn trẻ bé, vì biết ra dấu, đỡ lắm. Mở gói, lấy dết đựng trang phục, lấy cái chăn nhuộm già, có đem theo phòng lúc tắm rửa. Thay quần áo, vì tám ngày ở dưới tàu chịu lì. Đoạn trải cái mền ra, trên nền tráng xi-măng, nằm nghỉ như mấy ảnh, trên đệm trên chiếu đó. Chớ họ có bàn, ghế, ván, giường chi đâu. Mấy anh kia đem đồ vô rồi, họ cũng đi chào bạn cố hương của họ. Mười giờ rưỡi, mấy ảnh hô : “Côlick borème” tôi nghe biết họ đi tắm. Tên Tampi cháu Tào-kê, lại bảo tôi đi tắm. Tôi nói không tắm, thì y nói : “Không tắm ăn cơm không đặng mà.” Tôi hiểu đó là phong-tục của họ. Thôi thay chăn đi tắm, có hồ nước phía sau, lớn và đầy nước.

hoangtri
06-03-2016, 07:05 AM
SỰ TÍCH TÂY DU PHẬT QUỐC
Phần 1
__________________________________________________ _____________________________________



Cả thảy đều đứng quanh hồ, múc nước xối tắm. Mình cũng chẳng nên ngại, chen với họ mà tắm, mà coi họ vui lòng. Có một người xả-tri đứng gần tôi, nói : “Hồi trước tôi có ở Saїgon hai ba năm. Về miền-dưới lâu rồi, quên tiếng Annam lung lắm.” Anh nói còn sửa quá. Đây là thêm một bạn tại Madras đó. Tắm rồi, giặt đồ dơ. Đoạn thay áo sạch, quần sạch, theo họ đi ăn cơm. Đồ ăn chay, cà-ri và vài món cũng cà-ri chua, cà-ri khô không có nước. Họ nấu khéo, ngon, nhưng cay xé họng. Mới tắm đó, mà muốn tuôn mồ-hôi. Dưới tàu ít cay và không ngon bằng. Có sữa chua, mỗi người một thố đất, y như thố ô-môi khách-trú bán trong xứ mình. Họ trộn cơm họ ăn, thiệt chua quá lẽ. Song họ nói nó kỵ ớt, mát tì và không bón. Tập ăn cho quen, ớt lung lắm, nếu không dùng nó thì sẽ đau bao-tử. No nê rồi, lên nghỉ trưa, chiều thả rểu ra phía trước. Ngó qua phía trước gian phố bên kia, thấy một người không giống bọn xả-tri, vì nước da màu bánh-ít, hồng-lợt, tóc bạc, râu dài, trên trán có vẽ một cái chỉa ba hai bên trắng, ở giữa đỏ. Trong cổ đeo một xâu chuỗi hột kim cang. Tôi lấy làm lạ, không biết thuộc phái đạo nào. Kế anh bảy Venugopala bước ra, rủ đi nhà dây thép. Tôi hỏi ông già ngồi bên kia, trên trán vẽ chi vậy ? Anh ta nói : “Thiếu gì đạo, cũng thờ Ông Phật, Ông Trời.” Tôi hỏi : “Đạo gì ?” Ông nói : “Đạo Brahmana.” Tôi mới hiểu đạo Bà-la-môn. Đã biết đặng hai đạo rồi. Như đạo-sĩ nhỏ khi nãy, thì trong kinh có nói : Lục chưởng tà-sư, các hữu khổ-hạnh giái. Lục khổ-hạnh Phá-kích vi đệ tử. Trong kinh luận ngoại-đạo lục sư rằng : “Tứ giả : Tự-tòa-ngoại-đạo, thường vi lõa hình, bất câu hàn thử, tọa ư lộ địa giả.” Còn bọn Bà-la-môn nầy, là nòi giống đặng người đời tôn-kính, quí-trọng hơn hết. Bởi dân Ấn-độ có bốn giai-cấp, phân biệt trong nhơn-dân : 1. Bà-la-môn (Brahmana) là nòi giống người tu-hành ; 2. Sắc-đế-rị (Ksatrya) dòng vua-chúa ; 3. Phệ-xá hoặc Tỉ-xá (Vais’ija) dòng thương-mãi ; 4. Thủ-đà hoặc Thủ-đà-la (Sudra) nông-phu, tôi tớ, chuyên nghề hạ-tiện.

Trong bốn cấp dân nầy, đến nay, tuy hết hàng vua chúa, nhưng họ cũng còn y phong-tục tôn-kính vậy. Ngoài thị-tứ thì lợt-lạt hơn ở trong xóm, làng, đồng-bái ; nhơn-dân còn tôn-kính mấy sư Bà-la-môn, cư-sĩ hay xuất-gia lắm. Mà nòi-giống ấy, còn là người thế-gian, cũng đặng yêu-mến kính nể vậy, vì họ có cái tánh-tình thuần-hậu, ngay-thẳng.

Lúc đang suy nghĩ cái giai-cấp, bốn bực loài người nầy, dường như đã định kiếp ban-sơ, trong lúc sanh nhơn-loại. Do đức Phạm-thiên-vương từ miệng, tay, hông và cẳng mà sanh bốn bậc người. Cùng hữu-mạng, vô-mạng, vạn-vật đều ở tay của ngài sanh-hóa cả thảy. Toại kệ rằng :

(Do tích Tỉ-nửu-thiên cỡi Ca-lầu-la điểu)
Tỉ-nửu, Ca-lầu cỡi khắp bay.
Na-la-diên rúng, trổ liên hoa.
Phạm-vương từ đó, sanh nhơn-loại.
Bốn giống, muôn hình của Thích-ca.
(Xin xem trong Đại-nhựt-kinh sớ thập)

hoangtri
06-03-2016, 07:08 AM
SỰ TÍCH TÂY DU PHẬT QUỐC
Phần 1
__________________________________________________ _____________________________________



Viếng châu-thành

Đã hai giờ ngoài, anh Venugopala hối đi nhà dây-thép trước, theo chưn ảnh, và đi và xem thành-phố, nhơn-vật. Cũng để mắt xem coi có người đạo-Phật hay chùa Phật không. Phút tới bến xe điện, anh cùng tôi lên xe điện, rảo xem cảnh-vật, tả hữu ngó liền-liền, xe ngừng nhiều bến. Đoạn tới nhà thơ, xuống xe, thẳng vào, thấy rộng lớn, nhiều phòng, nhiều gui-chet, sạch-sẽ, ghế bàn láng-bóng. Có salle d’attendre (phòng chờ của khách) trong có bàn ghế (salon meublé) đẹp-đẽ. Hai anh em gởi thơ về Saїgon và anh ta cũng gởi về nhà ảnh một cái dây-thép. Xong việc đi ra, thả qua nhà băng, anh ta lãnh bạc, nhà băng lớn hơn nhà băng xứ mình, có vẻ đẹp-đẽ hơn. Ảnh lãnh xong bèn trở ra đường, thả bộ lần theo nẻo nào chưa đi. Ngó xem không mãn-nhãn. Mình mặc áo tràng vải-dà, nên khêu mắt mọi người. Trối ai xem ta rằng lạ, mà thật, tự-cổ chí-kim họ chưa từng thấy, cũng như ta mới lần đầu, mới thấy cảnh trạng và nhơn vật của thành Madras của nước Tây-thiên. Ôi thôi, ta ngó phố phường, tiệm hãng, dinh-thự, lầu-đài không mãn-nhãn. Số người lại qua, đếm không hết. Họ lạ mắt, mà ta cũng chẳng quen ngươi, ngó ngang, ngó dọc dưới cùng trên. Thiệt là :

Mỏi mắt cảnh-mầu, người tạo đó,
Nguy-nga thành-thị, ngó không cùng.
Xe-hơi, xe-điện cũng lung,
Chở không hết khách trong vùng Trời-tây.
Nam, nữ đó toàn bầy Hắc-tộc.
Số lại qua lốc-cốc muôn-ngàn.
Lộn trong một mỗ da vàng.
Chen cùng anh chị một đoàn huyền-mun.
Chưn đã mỏi, chưa cùng đường-xá.
Phường phố kia xem lạ, quên thôi.
Thịt buôn, cá bán làm mồi,
Lẫy lừng sát-khí, làm hôi khí trời.
Mắt Thích-tử thầm rơi nước lụy.
Tủi đoàn em, anh chị cường quyền.
Hoàn-cầu giặc-giã nhân-duyên.
Thần kinh, quỉ khóc, đất nghiêng, trời gầm.
Than ôi ! giống nghiệp gieo-giâm.
Con Trời có biết lỗi lầm hay chưa ?
Mặt nhựt xế, chẳng thưa dạng khách.
Đoàn nam-thanh trắng-bạch áo chăn.
Xông pha nữ-tú lăng-xăng.
Má huyền, mũi ngọc, môi ngâm, răng ngà.
Áo xiêm phủ màu da sậm tím.
Chéo chăn hồng, đậy điệm tóc xanh.
Đỏ, vàng, hàng vải đành rành.
Neo, chuyền, kiềng cẳng đã thành thuyền-quyên.
Trâm, hoa, cũng tùy duyên thủ phận.
Vàng, ngọc đầy là phẩm giàu sang.
Hột chai, đồ bạc, bần-hàn.
Salon, ngọc-điệp là đoàn trung gia.
Đừng khinh đó chà-và…

hoangtri
06-03-2016, 07:10 AM
SỰ TÍCH TÂY DU PHẬT QUỐC
Phần 1
__________________________________________________ _____________________________________


Đã về tới nhà-hội ngụ. Năm giờ rưỡi, anh bảy vô, tôi đứng lại cửa xem tấm bảng đồng gắn nơi cột tường. Lấy cuốn nhựt-ký ra biên mấy hàng chữ khắc trên đó “Nagara Viduthi No. 4 Coral Merchant. Street Mannady – Post Madras”. Bước vô nằm nghỉ mệt. Chập lâu họ kéo nhau đi ăn cơm. Một mình nằm suy nghĩ, chốn nầy không có chùa Phật, ở lâu không ích ; mình gấp đi Ba-la-nại, mà nói với Tào-kê đặng mai đi, mà ổng nằng nằng nói mốt sẽ đi, vì mốt ổng và ba người kia cũng đồng về nhà hết.

Họ ăn cơm rồi, kéo lên rần-rộ, nổi đèn khí sáng trưng. Lấy cuốn guide ăng-lê ra tập đọc, vừa đặng vài câu, anh bảy và hai chú Tampi lại kêu tôi, bảo đi coi chợ đêm, rồi đi coi hát ông Phật, ông Trời. Tôi nói không coi hát, anh Venugopala nói : “Hát ông Phật, thầy đi coi tốt, tôi mua giấy rồi.” Tôi không hiểu sao, chỗ không có chùa Phật mà có hát Phật. Mà sao mình lại có duyên bói tuồng hát Phật. Thôi tùy thuận, bận áo tràng theo mấy ảnh. Chín giờ mới hát, nên mấy ảnh còn có ý dẫn tôi đi xem chợ đêm mà khoe bổn-xứ. Mấy nơi thắng cảnh họ đều trải-sang. Thiệt là :

Đèn sáng chói, trời hôm cảnh lịch.
Người dạo đêm, chẳng ít hơn ngày.
Từ lớn lên, mới có bữa nay.
Mắt xem trần thế, lối ngoài bổn-hương.
Cảnh-vật đó, không nhường không sút.
Nhơn-luân nầy, phong-tục nhu-hòa.
Trong điều cợt-nguyệt trêu-hoa.
Trên đường lả-lúa hẳn là bặt tin.
Chỗ truy-hoan, lao hình tốn của.
Trang-sức thân, sáng-sủa nhượng người Nam…

Gần 9 giờ, đem nhau lại rạp hát bóng. Tôi hỏi anh Venugopala, coi hát ở đây sao ? Anh gật-đầu. Tôi nói : Tôi tưởng hát tại chùa, chớ ở đây thì coi không tốt. Ảnh không hiểu ý, chỗ mình nói. Cứ nói hát ông Phật tốt lắm. Bỗng thấy một tốp sư ngoại-đạo kéo tới, mà kẻ tục cũng đông. Vào rạp, thấy rạp hát sạch sẽ rộng rãi, kiểu đẹp lắm. Tới khi hát, tôi thấy hình rọi mà có nghe tiếng hát, ăn theo cử chỉ hình bóng. Tôi thiệt ngạc-nhiên, vì tưởng tới cái văn-minh vật-chất nầy, đã tấn-hóa lắm rồi. Từ mấy năm tu-hành, không hay không biết. Nay thấy thiệt lạ, hình hát bóng, mà có máy nói, thì như hát-bộ. Mỗi lớp thì anh Venugopala cắt nghĩa, mới biết hát sự tích Phật tổ, lúc hành bồ-tát đạo. Hiện sanh Thái-tử, tại Ba-la-nại quốc. Tầm ma-ni-châu bố-thí nhơn-dân vân vân… Cũng là một tấn-tuồng mà Thích-tử nên lưu-ý. Vãn hát, ra về, đêm nay ngủ mê mết.

Khuya thức, đồng hồ đã ba giờ ngoài, một mình ngồi suy nghĩ. Trên vuông đất, ba trăm ngoài triệu nhơn-dân, cái sống chưa phải dễ-dàng như xứ ta. Đường tranh-cạnh cuộc sanh-nhai, vì cái khó-khăn mà tấn-hóa. Nên chi, nước nhà ta khó sánh, bởi cái sự dư ăn dư mặc…

Sáng, anh Venugopala dẫn tôi đi điểm-tâm, trong tiệm café ở trước đường gần nhà hội ngụ. Khi no-nê rồi, trở ra, đi ngang một cái tiệm may, tôi nói với anh bảy. Tôi muốn mua vải-dà, hôm qua tôi thấy mấy ông thầy bận đó. Vô tiệm may đưa ra thứ vải nội-hóa hiệu Găng-đi. Tôi mua sáu thước và mướn may máy liền một cái vô-điều-y. Tám giờ rồi, tôi bèn thay y-phục, mặc dưới chăn trên choàng theo ngoại-đạo. Cất áo tràng vì xứ nầy không dùng. Từ đây, hết lạ mắt người bổn thổ. Chín giờ lại nhà đổi bạc Ismaёl et Cie, đưa chèque, đổi bạc. Ký tên lấy tiền rồi về nhà hội. Đưa 30 rupi(8) cho Tào-kê, mượn mua giấy xe lửa trước.

Chiều ngày 27 Avril, Tào-kê và mấy anh em quen, bốn giờ kêu xe lại, chở đồ đi về Karaikuli. Trước khi đi có dặn ông già tri-thơ của hội 7 giờ tối, đem giùm tôi ra gare xe lửa, đi Bénarès city. Đoạn tôi đưa mấy ảnh ra xe và đưa cho Tào-kê 3 rupi, xin đền ơn hội trong ba ngày tá ngụ. Tào-kê nói, tôi tính rồi, thầy không cần lo sự ấy.

Xe chạy, tôi trở vào nhà-hội sắm sửa đồ hành-lý. Sáu giờ rưỡi bèn theo chưn ông Tri-thơ ra đường đón xe điện lại gare. Thiệt là :

Dường chim chung ngụ, một đêm rừng,
Chớp cảnh lìa nhau, lúc tửng-bưng.
Đổi dạng tùy duyên, trong cảnh huyễn,
Ngoan là nòi giống, lũ người dưng.

hoangtri
06-03-2016, 07:13 AM
SỰ TÍCH TÂY DU PHẬT QUỐC
Phần 1
__________________________________________________ _____________________________________


Bốn đêm trên xe lửa


Trong xứ Ấn-độ, người đạo Bà-la-môn và đạo Hindou y-phục mường-tượng phái Tiểu-thừa bên đạo Phật. Nhưng, cái y không phân điều, tôi bèn cải trang theo đó, y như hình đây. Nhờ đó xông pha với họ một cách dễ-dàng, người bổn-thổ, không lạ mắt như cái áo tràng.

Tới gare, xuống xe, theo sau ông Tri-thơ bước vào gare. Đưa cho ông ta 1 rupi đặng huê-hồng cho ông. Gare lớn mênh mông, đèn khí sáng-rỡ, bộ-hành chật nứt. Chỗ bán giấy cũng nhiều, người mua giấy chen nhau và chờ rục cẳng. Trong gare mà chẳng khác một cái chợ. Nào nhà nghỉ, nhà hàng, nhà tắm, nhà tiêu cho khách hạng nhứt, nhì, ba. Còn chỗ khách bình dân rộng lớn, sân đợi có băng ngồi, hai bên buôn bán đủ vật. Rất tiện cho hành khách, quạt máy gắn cùng, vì xứ nầy nóng lắm. Ngó vào chỗ xe lửa đậu, mỗi xe có trên vài chục toán wagon, mà có đến vài chục đường rầy, xe nằm chờ giờ chạy. Xe nào cũng đầy hành khách, chạy khắp nơi, không biết họ đi đâu dữ vậy. Tôi theo anh tri-thơ, lại cửa trình giấy vào cửa cổng lên xe. Thấy một anh trai đang trình giấy, trong giấy đề Calcutta, tôi chiếp trong bụng, vì trên xe ba ngày mới tới thành Calcutta. Phải theo chưn anh trai nầy, tiện cho ta vì không biết đi dọc đường có đổi xe khúc nào không. Vào cửa rồi, tôi thấy anh trai ấy lên wagon khoảng giữa, để bụng ; tôi còn nhờ anh tri-thơ đi theo đây. Ảnh dẫn tôi lên xe, chỉ chỗ ngồi rồi ảnh chào tôi mà ra về. Tôi bèn mang gói, rảo kiếm anh trai khi nãy, té ra bộ hành đông quá, và mặt trai nào cũng hệt nhau, kiếm không biết ai. Bỗng tới một cái băng rộng, bên kia có một người, đang sửa-soạn chỗ ngồi, thấy cái giấy xe của ảnh để trên cái trấp da của anh. Lẹ mắt xem qua thì giấy Calcutta, mừng lòng bèn để hành-lý choán chỗ gần anh ta. Để mắt xem người hành-khách, phần đông người nước da như Annam, như người nông-phu rẫy bái bị nắng sậm da vậy. Không phải đen như xả-tri, lại trên đầu có để một rẻo tóc, nơi giữa xoáy bằng ngón tay út vậy. Tiếng nói ít đánh lưỡi như xả-tri, nghe dịu và suông giọng. (Sau mới biết là dân Hindou ở Bắc Ấn-độ.)

8 giờ, xe xúp-lê lìa Madras. Ngồi gần cửa sổ, dòm ra ngoài hai bên phố-phường, nhà cửa, đèn đuốc rạng ngời. Lần lần, vẻ lịch kém bớt, đèn đuốc lờ-mờ, thì biết xe đi khỏi thành-thị. Trên xe đông đảo ngồi dập-dựa ngủ mòm. Sáng ra, lúc tới gare thì tôi lấy bình đồng (của Tào-kê cho tôi, vì tục xứ nầy, đi đường phải có), xuống xe lại fontaine hứng nước. Đem lên xe rửa mặt, và cho anh trai gần mình mượn rửa mặt, ấy là sự làm quen trong lúc đi đường. Anh ta cũng vui lòng tiếp lấy và tỏ ý cám ơn. Từ đây làm quen với nhau, anh ta hỏi tôi đi đâu, tôi bèn đưa giấy xe cho anh ta xem. Nhờ đó mới biết, xe nầy tới gare Calcutta thì đổi qua xe khác. Ở dưới tàu học đặng ba chữ Tamil, nay đã vô dụng vì người Hindou nói khác. Nên chi, ba ngày trên xe lửa, tôi hỏi thăm anh nhỏ nầy mà học tiếng Hanh-đu. Dòm cử chỉ của họ, tập theo thói-tục của họ, không cử chỉ nào, tôi không lưu-ý và tập theo. Ấy là phận sự người du-lịch, cần nhất là “Nhập giang tùy khúc, nhập gia tùy tục”. Còn sự ăn uống thì cũng dễ, mỗi gare đều có kẻ buôn bán. Nghe họ kêu đồ mua, tôi cũng để ý từ tiếng nói, nghe đặng đâu, lật sổ viết vào rồi học cho nhớ. Ba ngày trên xe, tôi học bộn, khi tới Calcutta thì nói đặng chút ít.

hoangtri
06-03-2016, 07:16 AM
SỰ TÍCH TÂY DU PHẬT QUỐC
Phần 1
__________________________________________________ _____________________________________


Từ Madras đi tới Calcutta trải qua nhiều cái thành thị cũng lớn, nhơn-dân chỗ nào cũng nhiều. Tôi lấy làm lạ là mỗi gare nào cũng thấy hành-khách đen-nghẹt. Không biết họ đi đâu quá vậy, ngày đêm cũng vậy. Tôi đi đâu cũng vậy, mua sẵn bánh-mì, bỏ vào túi-dết sẵn-sàng, có đến giờ ngọ thì khỏi lo trễ hụt. Ba ngày không tốn một xu đồ chi cả.

8 giờ bữa sớm mơi ngày 30 Avril, xe tới gare Kinh-đô Ấn-độ là Calcutta. Thấy anh trai sửa hành-lý, trắp, rương, mình cũng y theo lo thu xếp. Xe ngừng, kẻ chen người lấn, phút lạc anh trai, tôi cứ theo toán người ra cửa. Kiếm một góc chỗ bình-dân hành-khách, để gói xuống ngồi đó chơi. Để mắt xem chung-quanh trong gare, rộng lớn hơn gare Madras. Cách sắp đặt trong gare y một kiểu. Hành khách ra, hành khách vô nượp-nượp. Tôi quảy gói đi lại hỏi, một người lính gác cửa cổng : Chừng nào có xe đi Bénarès, anh ta bảo đưa giấy coi. Đoạn nói : 3 giờ chiều. Tôi cám ơn, chào rồi mang gói đi rảo trong gare ; ban ngày thấy rõ hơn khi tại gare Madras. Còn sớm, đi xem lối phố-phường, chung-quanh xóm gare, không dám đi xa, sợ lạc đường. Sánh với Madras thì còn đẹp hơn bội phần trăm, không nói đặng cái chỗ nguy-nga lầu-các, phố xá láng nầy. Nếu có ngày giờ thì vào lối trong nữa, ắt càng thêm lịch lãm. Thôi, đó để đó, còn ngày sau, lúc ta trở về cũng không muộn. Trở lại gare đã 11 giờ ngoài, vào kiếm chỗ ngồi lấy bánh mì ra ăn ngọ. Ăn rồi, đi lại chỗ bán hình xem và mua vài tấm để làm kỷ-niệm.

Ba đêm trên xe, ngồi lụn đêm ngày, mỏi mê quá lẽ. Kiếm chỗ trải mền nằm nghỉ, cũng như kẻ hành khách kia vậy. Không ngại-ngùng chi cả, màn trời, chiếu đất cửa nhà thầy tu. Ngủ ngon một giấc, thức dậy thì gần 3 giờ, may không hụt xe lửa. Thiên hạ đã trình giấy vào cổng rồi. Xếp mền, mang gói thẳng lại máy nước rửa mặt. Đoạn uống một bụng rồi đi lại trình giấy, lên xe thì bộ hành đã chật nứt. Gặp đặng một cái wagon còn dư chỗ ngồi. Ngồi an-ổn, phút có một anh trai trạc 17, 18 tuổi xách valise lại ngồi gần tôi. Tôi hỏi ảnh đi đâu, nói đi Delhi. Tôi nghe không hiểu, sợ trật xe lửa, bèn móc giấy ra hỏi anh ta. Đi Bénarès, xe nầy phải chăng. Phải, tôi có nói, tôi không biết, mới đi lần đầu. Anh ta nói, anh ta biết.

3 giờ rưỡi xe chạy, ngồi dòm ra xem cảnh-vật Kinh-đô Ấn-độ. Chiều tối, có tốp bộ-hành ở băng gần, xuống xe, tôi bèn choán đó, trải mền nằm nghỉ. Anh trai nhỏ, nhờ tôi qua băng kia, nên đặng rộng cũng trải mền ra nằm như tôi. Anh ta hỏi, ông ở đâu lại ? Tôi nói ở Annam lại. Anh ta không hiểu, mà mấy người ngồi chung quanh cũng không hiểu. Cùng nhau chuyện vãn tới khuya mới ngủ.

hoangtri
06-03-2016, 07:17 AM
SỰ TÍCH TÂY DU PHẬT QUỐC
Phần 1
__________________________________________________ _____________________________________


Khi tôi thức-giấc, nghe xe ngừng, bộ-hành lao-xao kẻ xuống người lên. Tôi hỏi anh nhỏ, gare nào ? Ảnh trực nhớ tôi đi Bénarès, ảnh liền hối tôi đi xuống. Quảy gói lật-đật xuống, vì xe xúp-lê chạy. Bọn coli chạy lại hỏi rân, tôi nói đi Bénarès, có một anh coli, giựt gói tôi mà ôm và đem lại xe đi Bénarès. Trả tiền coli 1 cắc, thì xe cũng xúp-lê chạy. Tôi nghĩ hết hồn. Nếu chẳng thức giấc, ắt xe kéo đi tít mù, không biết đâu mà rờ. Có ngờ đâu sự đổi xe, mà không có người cắt giấy đặng hỏi, nếu chẳng nhờ chú Hindou nhỏ, ắt rối cho tôi rồi. Chuyến nầy sợ không dám ngủ, xe-ngừng gare nào cũng hỏi thăm. Phút tới một cái gare nhỏ, tôi thấy chữ Bénarès Kashi, bèn lấy gói đi xuống, trong gara thâu giấy. Tôi nói trong bụng rằng : giấy mình đi Bénarès city, còn gara nầy tên Bénarès Kashi, đó là trật rồi. Nhưng cũng là Bénarès thì cũng không mất dấu. Bọn đánh xe thấy bóng bộ-hành, bèn chạy a vào gare hỏi lia, đi đâu thầy. Tôi nói Bénarès city. Họ biểu xe đi, anh nầy biểu đưa gói, anh kia kéo áo lăng-xăng, chín mười người. Tôi còn lưỡng-lự, vì giờ khuya có đi cũng không ích. Đồng hồ gare gần 3 giờ. Té ra, từ ga Moghal Sarai chỗ đổi xe khi nãy, là 11 giờ ngoài, lại gare nầy có ít giờ xe lửa. Còn bọn xe bảo đi, thì định Bénarès Kashi nầy với Bénarès city là một chỗ mà chia quận chia thành chi đây. Bỗng có một anh trai, chăn áo trắng-phau, xem cũng bảnh-bao tướng-tá. Vẹt bọn đánh xe ra, rồi hỏi : Thầy đi đâu ? Tôi đi Bénarès city. Anh ta bảo tôi theo anh ta. Nói tiếng Hindou : Ao, ao Bà ba di. Tôi điếc con ráy, không hiểu nói gì. Cẳng bước ra gare mà trí bất định đi cùng không. Trước gare có nhà trống, thấy có hành khách nằm liệt-địa, thì trong bụng đã nhất định ở lại gare chờ sáng sẽ đi. Bèn đi lại một cái quán nhỏ trước đó, mua một xu thuốc lá và hộp quẹt. Đoạn móc ra một cắc bạc, đưa ra hỏi anh đánh xe : “Một cắc đi không. Tôi có một cắc mà thôi.” Mấy ảnh nghe và thấy cắc bạc bèn bổ ngửa hết. Anh trai kia cũng nhả, tính bề gặm không nổi, và họ thấy bộ đồ thầy tu họ cũng đã thèm. Trở vào chỗ nhà trống, trải mền nơi một góc không gần ai cả, nghỉ mệt và nói thầm rằng : Xứ nào cũng vậy, bọn coli và đánh xe, phần nhiều là tay vô-lương. Nếu họ biết mình là khách tha phương, thì họ thường thừa nước đục. Đây rồi, họ kéo đi lu bù, làm bộ hỏi thăm đầu nầy đầu kia, kéo cho xa, cho nhiều giờ mà tính tiền cho cố. Nghỉ đặng vài giờ, 5 giờ thì tên coli gare kêu dậy cho anh ta quét-tước. Sáng rồi, lại máy nước rửa mặt, đặng sắm sửa hành-lý đặng vào thành.

hoangtri
06-03-2016, 07:19 AM
SỰ TÍCH TÂY DU PHẬT QUỐC
Phần 1
__________________________________________________ _____________________________________


Nhập thành Ba-la-nại (Bénarès)


Mang gói ra đi, phú mặc cơ-duyên, bần-tăng chỉ vững lòng niệm Phật đi tới. Cách gare ước bốn trăm năm trăm thước gặp một cái vòng thành có hai cái cửa lớn, nhưng không khép. Tôi không biết đi vào cửa nào, niệm Phật rồi cứ thuận phía mà đi. Ngó tới phía trước, mặt chót lầu đài, chùa tháp lu-bù mừng quá. Đoạn thấy bên phía đường bên tay trái có một cái xe bò chở hàng-bông, bèn định chắc xe ấy đi bán tại chợ. Theo sau xe bò đi tới, không chút ngại ngùng, để mắt xem hai bên nhà cửa phố xá còn thưa thớt, lớp cũ lớp mới nhỏ hẹp, thì định còn xa thành phố. Bỗng đi ngang qua một cái chùa, thấy tháp cao và nhà thiền rộng rãi, sạch sẽ mà chưa hiểu chùa đạo nào. Sau mới rõ là chùa đạo Hindou.

Xe bò sang đường nầy nẻo nọ, phút đụng một cái vòng thành nữa, xe đi vào cửa, tôi bèn dòm tới trước, thấy cảnh vườn bông, lại có băng ngồi để theo lối lề đường, biết chỗ nầy là chỗ thắng cảnh chi đây. Chính giữa có một cái nhà tròn, có dựng một hình, trông xa-xa đã lộ dạng thành-thị. Càng đi tới càng đẹp-đẽ phố xá, nhà cửa, đường qua nẻo lại càng nhiều. Giờ mơi còn sớm, có phố mở cửa, có phố còn ngủ. Trên đường chưa có kẻ đi, lâu-lâu gặp một hai người. Chừng xe bò trẽ qua một con đường nhỏ hẹp, tôi nói trong bụng rằng : mình đi theo đường xứ lớn tốt hơn. Đoạn đi thẳng không theo xe bò nữa, lần lần đi tới, người đi đường gặp lần lần đông. Đi ngang một cái ngã tư, không biết ngã nào phải quấy, cứ đi thẳng là hay.

Bỗng thấy một người mặc âu-phục, bên kia đi qua, tôi bèn cầm thơ sẵn trên tay. Khi người trai nầy lầm lũi đi ngang tới, tôi bèn nói : “Xin ông làm ơn chỉ giùm cái nhà nầy.” Và nói và chỉ cái thơ của Ông Ramassamy, phó-hội-trưởng xả-tri ở Saїgon, ra trước mắt người. Ông ta thấy thơ không niêm, móc ra coi, nhưng chữ Tamil, ông ta bí-lối. Ông ta thấy y phục của tôi, cũng đủ biết là người tu-hành. Bèn đưa thơ lại cho tôi, rồi bảo tôi đi theo. Ông đi thẳng con đường trước mắt, tôi thấy trên một tấm bảng đề hai chữ Bénarès city, mừng vì không hẹn mà gặp. Đến một cái đường hẻm, thấy có một tấm bảng vẽ một cái bàn tay chỉ hai chữ “Bikku frère”. Tôi mừng quá, đây là chỗ của chư Bí-sô thích-tử, vậy thì tiện cho mình quá. Tới một cái cửa còn đóng, thầy âu-phục bèn gõ cửa. Cửa mở, thấy thầy bí-sô, y-vàng đứng trước mắt, tôi xá, còn thầy âu-phục cũng chào rồi chỉ tôi trăm lia. Thầy bí-sô mời vào trong, thầy bạch-y kiếu đi ra. Tôi theo thầy thích-tử vào trong, xem không phải chùa, mà chỗ ở hẹp hòi quá. Thầy mời tôi ngồi tại ghế nơi nhà cầu. Giây lâu có một vị Đại-sa-môn bước tới. Tôi bèn thi lễ. Thầy hỏi tôi ở đâu đến, tôi nói ở Annam lại. Thầy xem thơ cũng không hiểu, rồi lắc đầu bỏ đi vào liêu. Tôi thấy tình cảnh lợt-lạt ấy, thì biết mấy thầy đây không thể giúp và khi nãy nghe thầy bạch-y nói thầy không biết chỗ chỉ nơi bao thơ. Tôi ngồi một mình giây lâu, bèn tính sửa soạn y phục lại hẳn-hòi, rồi bước lại liêu gõ cửa, đi vào xá rối kiếu ra đi.

hoangtri
06-03-2016, 07:19 AM
SỰ TÍCH TÂY DU PHẬT QUỐC
Phần 1
__________________________________________________ _____________________________________


Ra tới đường lớn, phút gặp một người Hindou vạm-vỡ, tôi thi lễ, trao thơ xin chỉ giùm. Người coi không hiểu, anh ta nói : “Gần đây có mấy thầy Birmanie, đi lại đó hỏi thăm” tôi nói có đi rồi. Anh ta cũng không nghe, bảo tôi đi với ảnh trở lại mấy thầy Birmanie (nhờ anh nầy, mới biết mấy sư đó là Bí-sô Birmanie (Miến-điện), vào trăm lia. Anh nầy coi bộ nóng-nảy, không biết mấy sư nói sao mà ảnh nói lại cách cự-nự lớn tiếng. Rồi bảo tôi đi theo anh ta, anh ta đem tôi đến một cái căn phố lớn, không phải nhà buôn, thấy có trải đệm lu bù. Tôi định là trường tư vì anh trai nầy dẫn thẳng lại một ông đầu bạc, râu bạc, ngồi tại bàn viết. Thấy có năm, ba người đứng chung-quanh. Anh ta thi lễ và trao cái thơ, đoạn trăm với ông ta. Ông xem thơ và hỏi tôi, ở đâu lại ? Tôi nói Annam, Saїgon. Ông bèn lấy tự-vị kiếm hai chữ ấy. Kiếm đặng rồi đọc cho mấy người kia nghe, ai nấy ngó tôi, có vẻ cảm tình. Đoạn ông viết một miếng giấy, trao cho anh trai nầy. Anh nầy dẫn tôi đi đến một tiệm bán hàng vải lớn, trao miếng giấy ấy, rồi chuyện-vãn một hơi, chào ra đi, bảo tôi ở lại. Người trong tiệm mời tôi ngồi, lại sửa-soạn ăn lót-lòng. Mời tôi ăn, tôi không dùng và nói đã dùng rồi. Một anh trai trong tiệm ăn rồi, liền mặc áo, ra mời tôi đi. Theo chưn người, sang đường nầy, tới nẻo nọ, anh cầm thơ đi hỏi cùng. Phút gặp một người mặc âu-phục, anh ta kêu chào, rồi đưa thơ. Ông nầy đọc bon-bon, tôi định chắc là người xứ Madras. Ông ta xem rồi, chỉ đường cho anh trai đi. Vòng quanh phường-phố, phút tới chỗ bến xe ngựa, có cái đường hẻm, đầu đường hẻm ấy có cái nhà lầu. Anh ta đến đó, thấy tấm bảng đồng khắc chữ lớn “Nagara Chatram”, tôi thấy rất mừng. Đoạn bước lên tam cấp, thì có một gã trai, mang bảng đồng nơi cánh tay, chào rồi anh trai đi cùng tôi, trăm lia. Dẫn vào, lên lầu ra mắt chủ nhà. Ông xem thơ rồi, chào mừng mời ngồi nơi đệm. Hai đàng chủ khách chuyện-vãn, rồi anh trai kiếu về. Ông chủ vui cười và hỏi tôi mới tới sao ? Tôi nói mới tới. Đoạn đích thân ông mời tôi đi xuống lầu, chỉ phòng bảo tôi tự ý muốn ở phòng nào cũng đặng. Đoạn ông bảo coli trong nhà quét phòng trong có cái giường mặc dây luột (thằng-sàng). Tôi để đồ hành lý rồi nói cám ơn ông chủ. Ông chào tôi rồi trở lên lầu, thì tôi mới lo sắp đặt hành lý, đặng lo ăn ngọ, vì lúc lên tới lầu ra mắt ông chủ, thấy đồng hồ đã 11 giờ rưỡi. Mình vừa sửa soạn an-ổn, thì có người bưng cơm và cà-ri dưng, lại có một thố lạc (sữa chua). Cám ơn ông chủ có lòng hậu đãi, ngồi dưới nền xi-măng (tục của họ vậy), bốc cơm ăn. Ăn rồi, khép cửa liêu nghỉ một chập. Khi thức dậy, bèn đem bạc lên lầu gởi cho ông chủ. Ông đếm 250 rupi, ông cho một cuốn sổ nhận gởi số tiền và nói : Chừng nào ông cần dùng bạc thì đem cuốn sổ nầy lại. Đoạn bây giờ tôi mới để mắt xem qua chỗ ở và biết cũng là nhà hội, nhưng thi thế hội nầy giàu hơn hội ở Madras. Có một cảnh chùa tư ở gần bên hông nhà hội. Ông chủ còn nhỏ trạc ba mươi ngoài tuổi, vui-vẻ. Dưới tay ông có nhiều người phụ-tá biên chép và nhiều kẻ tôi tớ. Tuy tôi nói nhà hội cho vay, nhưng tôi e không phải, vì ông có vợ con ở chung. Tôi định là nhà tư-bản, chớ không phải hội-hàm. Ngó đồng hồ 3 giờ rưỡi, tôi bèn kiếu ông mà xuống liêu. Bây giờ thấy rõ, hai dãy liêu, mỗi bên tám cái, chính giữa có một cái sân tráng xi-măng và một cái máy nước có hồ chứa nước. Ấy là nơi tắm giặt, chớ không phải sân hóng mát. Có hai ông sư Hindou ở hai cái liêu, còn bao nhiêu trống. Có một người Madras làm từ chùa, cũng ở liêu trước liêu của tôi. Từ đây tôi an ổn nương ngụ trong chùa Hindou nầy. Làm quen mấy ông sư kia, ai nấy cũng vui-vẻ.

hoangtri
06-04-2016, 04:10 PM
Hai tuần lễ tại chùa Ngoại-đạo

Phép làm người tu-hành trong đạo Phật, sở-dĩ là tùy-thuận, nhẫn-nhục, là cái bài học cần yếu của nhà Thích-tử. Nên chi, nhờ đó mà lướt qua và thắng đặng, mọi điều khó-khăn, chướng-ngại trên con đường của mình. Ngày nay, 31 Avril, đã để cẳng vào cái thành, mà ngàn xưa kia, đức Thế-tôn sơ-chuyển pháp-luân (mở đạo đầu tiên), độ năm thầy đều đắc La-hán quả. Tính lại trọn 15 ngày, từ ngày 17 Avril để cẳng xuống tàu, nay mới tới chỗ ước-mơ. Thì có lẽ cái nguyện sẽ đạt thành từ đây. Chiều 5 giờ, thì nghe trống, chuông, kèn inh-ỏi tại chùa, lại thấy mấy sư Hindou đều ra liêu khóa cửa, mà đi lại chùa kế liêu vài chục bước. Tôi cũng sửa chăn, phủ choàng, bước ra khóa cửa theo chưn họ. Bước vào chùa, thấy hai sư kia đứng trước đại-điện, gần một nền vuông ba thước, trên có xây một cái bàn toàn bằng cẩm-thạch. Trên bàn có một con bò nằm (bò bằng đá) chong đầu vô đại-điện.



http://1.bp.blogspot.com/-etoiSs2QsDM/UnP6ZfIpsQI/AAAAAAAADM4/WM6Ku85-O8M/s1600/cow+1.jpg


Tôi cũng lại đứng theo hai sư đó, và người trong nhà ba bốn người. Tùy hỉ ở trần hay bận áo cũng đặng, hoặc mang một tấm chăn. Thấy ông từ theo hầu một Ông sư-trưởng, tuổi lối sáu mươi, để râu mép, ở trần, đeo một sợi niệt choàng từ vai tả qua nách hữu. Ông sư đây, cúng tại đại-điện trước, ông từ đứng trao cho ông theo thứ lớp, đèn, hương và đồ từ-khí theo lễ nghi. Mình mới tới từ trưa tới giờ, nên chưa dám tọc-mạch, quan-sát. Cúng giáp vòng mấy bàn rồi, tới cúng cơm cà-ri tại bàn cẩm-thạch, chỗ con bò nằm đó, thì rồi việc. Đoạn ông sư-lễ mới bưng cái mâm thau, trên có tro phân-bò và son, tại đại-điện bước ra, thì hai thầy Hindou lại gần sư-lễ thọ tro và son. Ba ngón tay chấm vào tro, mà quẹt ba phệt lên trán và son thì chấm một điểm, tại khoảng giữa hai đầu chơn mày. Tôi cũng bắt chước y vậy thì coi bộ ai nấy đều vui mà ngó tôi. Trong một giờ là rồi việc, ai nấy đều ra. Thấy sư-lễ đi thẳng ra về, tôi không biết (sư) ở đâu. (Mỗi bữa ông lại cúng chứ không ở chùa nầy.)

hoangtri
06-04-2016, 04:35 PM
Đoạn 7 giờ, các sư đi thọ-thực, tôi từ kiếu không ăn và nói : tôi ăn ngọ. Tôi bèn thả thẳng ra trước nhà, đặng xem sơ cái cảnh tối chốn nầy. Không dám đi xa, hay quẹo ngã nào cả. Ra tới bến xe ngựa, rồi đứng nhắm hướng cho nhớ chỗ. Ngó thẳng trước mắt, thấy đèn đuốc sáng rỡ đầu đường, thiên-hạ đông-đảo thấp-thoáng lại qua. Định lại đó, lần đi tới, cách bến xe ngựa chừng ít trăm thước, gặp chỗ chợ hôm, phố-phường sáng rỡ ; ngoài lề đường buôn bán cũng đông. Thấy có mấy ông thầy đạo Hindou, Bà-la-môn lên xuống, người nào cũng đầy bát, những vật cúng dường. Tôi nói thầm rằng : “Mấy thầy chắc đi về chùa, đặng đi độ buổi chiều vì đồ bố-thí đã đầy bình-bát. Tiếc thay, ta chưa dám theo họ, vì mình mới tới, chưa quen thuộc đường xá. Thôi, bữa ban đầu mà thấy bao nhiêu đây là đủ, trở về, kẻo ở chùa không biết ta đi đâu. Mới một con đường mà phong-cảnh thị-tứ của thành Ba-la-nại mà đẹp-đẽ, thạnh-mậu dường ấy, thì cả châu-thành nầy chưa phải thua Madras. Nhưng, nghĩ vì mình là người tu-hành, không phải đến đây, đặng xem phong cảnh nhơn-gian, chỉ quyết xem tình-hình Phật-đạo và ngoại-đạo, chỗ thạnh-suy, trong thời kỳ Tam-thiên nhứt hiện, nó đã gần kề. Trở về chỗ ngụ, vào liêu khép cửa nằm nghỉ. Khuya thức giấc, đi tiểu, thì đi ngang qua cửa vô nhà trù phòng, trên có treo đồng hồ. Thấy đã quá giờ tý, khi vào liêu, đứng lại hồ nước rửa mặt, súc miệng xong-xuôi, vô ngồi thiền.

Từ khi bước cẳng ra đi, không đêm nào mà ý loạn, hình sầu như đêm nay. Ngoài thân, trong tâm, phút tán-loạn, đến đỗi trong một đời của tôi, chưa đặng thấy cái cảnh-trạng tự thân-tâm, nó biến hiện như đêm nay. Tôi ngồi kiết-già vừa rồi, thì nước mắt không khổ-khốc kia liền rơi, phút đổ như gáo lủng nước sa. Chan-hòa một cách lạ-lùng, dường khi khốc,(13) hai thân tỵ-thế(14) thì cũng chưa tày. Hai bàn tay kiết ấn nơi đơn điền, ngửa ra mà hứng tràn trề. Muốn nín-dứt hột lụy, lấy hết trí lực cũng không ngăn cái mạch không thảm, không đau, không tủi kia, mà tự nhiên trào-phúng. Tôi thấy điều hy-hữu ấy, thì cũng điềm-nhiên để tự xem, cái cảnh ngoại làm đi gì. Chừng môi mếu, ngực tủi, tôi rán sức cản đó không đặng. Phút lại nghe trong tôi, dường có ai than thở. Trí ý tôi dường có vẻ khó chịu, bấn-loạn, đảo-điên, cái nhớ mà không biết nhớ chi, cái thương mà không biết thương chi, cái thảm đạm tức-tủi, mà cũng không biết sầu-bức, tức-tủi về cái hoàn cảnh nào. Sự xảy qua ước có 15 phút, lần hồi tôi điều đình đặng cái giọt phiền não vô nhân kia. Tôi bèn quay qua cái buồn-bã không nguồn nọ, tôi lấy cái trí-lực mà vấn thửa cái ý rằng. Nay đã đặng vào tận nơi, cuộc địa mà ngàn xưa Phật-tổ đã để dấu chơn, thì chí Thích-tử không còn chi là chẳng phỉ nguyện ; khác nào con trẻ chơi xa, trở về nhà thấy đặng mẹ, a vào mình mẹ, vui vẻ không cùng. Do cớ sao đổ lụy, âu sầu, làm tuồng hèn yếu như vậy ? Ta nghĩ rất hổ thẹn mà trông thấy cái nết tánh bạc-nhược ấy của ngươi. Tôi nghe dường có tiếng trả lời, trong cái đầu óc kia rằng : “Trong cơn loan-phụng hòa-hài, của tiền sự nghiệp trong tay sẵn-sàng.” Tôi nghe qua dường đã hết hồn xả kiết già chỗi dậy, đi ra hồ rửa mặt, trở vào lấy một điếu thuốc lá hút. Đoạn nghe gõ một giờ, vô liêu ngồi lại, khoanh tay nơi đầu gối mà tưởng rằng : “Bấy lâu ngỡ tắt rồi mãnh-hỏa, nào ngờ đâu không rơm-rạ cũng phát cháy bừng. Hết khoe tài Thích-tử, bấy lâu tưởng thắng đó rồi. Bấy lâu có ý kiêu-căng ngỡ mình đặng thức-vong, ý-diệt ; nay chan-nhản, hở-hang hết sức. Tôi bèn vận trí mà phá tan nội ma. Từ đây tôi mới biết, cái nghiệp thức của tôi còn núp trong, nên chi tôi không ngớt chống chỏi và nguyện không trở về Nam-việt nếu tôi không trọn thắng nó.” Đoạn nằm nghỉ, êm ả như thường.

hoangtri
06-04-2016, 04:45 PM
Năm giờ sáng, trống, chuông, kèn inh ỏi, chùa đã công phu. Tôi đắp choàng lên chùa, thì cũng thấy sự cúng dường y như hồi chiều hôm qua. Tôi thấy các sư lạy, thì tôi cũng lạy bàn chánh mà đứng niệm vái : “Nam-mô Trung thiên giáo chủ, thiên bá ức hóa thân Thích-ca-mưu-ni phật.” Đoạn và lạy và quán Thế-tôn tùy thuận chúng-sanh, hóa thân chưởng chưởng hình ngoại-đạo chư thiên mà độ chúng sanh. Lạy rồi tôi thọ tro và son như mấy người kia. Buổi sớm mơi nầy, cả thảy trong nhà nam-nữ lớn nhỏ đều thọ tro, son. Ấy là đạo Thủ-la-hê-thiên tam-mục đó.
Điểm tâm rồi, đi dạo cảnh, đem sổ nhựt-ký theo đặng biên. Tôi cũng đi con đường hồi hôm. Qua khỏi chỗ bến xe ngựa chừng vài trăm thước, có một cái đường hẻm, hai bên có buôn bán đông đảo, đường thì nhỏ, bề ngang chừng ba thước ; mà thiên hạ chen nhau đi. Mỗi người có bông-hoa, lễ-vật bưng đi, thì tôi định ở trong ấy có chùa. Nhưng tôi cũng đi thẳng, vì đi một con đường cho dễ nhớ. Tới khoảng chợ đêm, mới coi lại : chính giữa là chỗ dựng hình một vị danh hiền trong nước. Chung quanh có bồn-bông, có băng ngồi, xẻ đường, phân nẻo ở trong vùng rào sắt ấy. Đã có người dạo cảnh ở trong đó đông đảo. Còn vòng theo ngoài rào có xây thềm cẩn đá, thiên hạ ngồi quanh đó buôn bán đủ thứ, nhưng thưa hơn ban đêm. Cứ men men đi tới, phút thấy mé sông, tới đầu đường có cái tam cấp xuống bến. Tới đây, người ta đen nghẹt, tăng, tục, nữ, nam, già, trẻ, xuống lên không ngớt. Kẻ buôn, người bán, hai bên lề đường ngồi chật tới đầu đường chỗ tam cấp. Còn ở xa ngỡ là hết, vì thấy sông trước đó, ngờ đâu đi tới bực-thạch tam cấp, thấy dưới mé sông còn rộng và hẳm xuống sâu, thiên hạ trạc-hà. Thấy tấm bản đề “Gange Ghat”. Mừng đặng biết sông Linh (hằng-hà). Xuống tam cấp, chen cùng họ, xem đầu nầy, coi chỗ nọ, nhất là tôi ham quan-sát mấy chỗ của những thầy tu ngoại-đạo ngồi. Họ che cái giại hay cặm cây dù lớn mà ngồi, có đủ đồ, nào hình tượng, lư hương, son, phấn tro. Mỗi cây dù và mỗi cái giại là mỗi ông sư ngoại-đạo ngồi, đặng tiếp bổn-đạo nào đi cầu nước Sông-linh. Trước khi xuống múc nước, hoặc tắm, thì bổn-đạo nào tìm thầy đạo nấy mà xin phép và lễ hình-tượng đạo-giáo-chủ, rồi mới đặng xuống múc nước hoặc tắm. Mỗi đạo khác nhau, chỉ dòm hình trạng ông thầy tùy cái biểu hiệu vẽ nơi trán, tay hoặc có dấu riêng vật dụng ; như tích-trượng, chuỗi đeo cổ cùng hình tượng thờ. Khi múc nước hay tắm rồi thì lên thọ phép của thầy, hoặc phết tro, hoặc điểm son, hoặc cột niệt, đeo bùa, học chú, cầu kinh nguyện. Đoạn cúng ít xu, hột nổ, bánh trái, bông hoa rồi mới về. Kẻ múc nước, thì cũng dâng lễ vật rồi, thầy họa phù trong nước rồi đem đi về, nội nhà dùng, gọi là hạnh-phúc.



http://kienviet.net/wp-content/uploads/2013/09/2-ando-song-hang-3_dvnc.jpg


http://img.giaoduc.net.vn/w500/Uploaded/nguyenhuong/2013_01_15/tam-tien-song-hang-16.jpg


http://img.giaoduc.net.vn/w500/Uploaded/nguyenhuong/2013_01_15/tam-tien-song-hang-7.jpg


http://img.giaoduc.net.vn/w500/Uploaded/nguyenhuong/2013_01_15/tam-tien-song-hang-3.jpg

hoangtri
06-04-2016, 05:17 PM
Tôi đi dài theo đó mà quan-sát, đoạn vào chùa xem họ đi cúng, không chỗ nào là không để mắt. Lối mười giờ, nắng lung, tăng, tục lần lần thưa-thớt tôi mới đi về chỗ ngụ. Mấy sư ở chùa thấy tôi về, hỏi tôi đi đâu ? Tôi nói : Đi sông Hằng. Họ vui cười và nói, chiều đi vui lắm. Bữa nay tôi đi lại trù-phòng ăn ngọ, tôi có nói với ông-từ vì tôi không muốn họ bưng lại liêu mất công. Khi tôi theo chưn hai ông sư đặng đến trù phòng, tôi thấy người ta nam, nữ, già, trẻ ở trong cửa nhà ăn đi ra. Mỗi người ra cửa, đi ngang qua một người, ngồi nơi sàng trước cửa ấy, bỏ một đồng xu thì lấy một miếng trầu. Hai sư và tôi đứng đó, chờ cho họ ra hết mới vô cửa. Một mâm trầu têm đã hết, một đống xu ước có ba bốn trăm. Tôi hỏi ông sư già những người ấy làm cái gì đông vậy ? Ông rằng : họ đi ăn cơm của ông chủ bố thí. Vô tới nhà ăn, thì tôi thấy phía trước, chỗ hai sư và tôi ngồi ăn đây, là một khoảng rộng lớn trọn luôn bốn căn, tráng xi-măng. Thấy bỏ lá chầm ăn cơm lai láng, thì biết những người khi nãy đi vào cửa trước thọ thí-thực, rồi ra cửa sau mua trầu. Tôi để ý lắm, sau sẽ hỏi lại. Ăn ngọ rồi trở về liêu, tôi hỏi ông sư-già. Sao ông-chủ cho người ta ăn cơm mà không cho trầu lại bán. Ông nói : cái trầu đó là có ý coi đặng mấy xu, cho biết có mấy người ăn cơm. Tôi nghe qua liền hiểu ý, vào liêu nghỉ trưa và nói trong bụng rằng : Người chủ nầy bố thí như thế thì hậu thế còn giàu to nữa, rồi bố thí nữa. Không biết ngày nào hết giàu hết bố thí… phút ngủ quên. Chiều lúc chùa công phu thì tôi vào chùa giây lát rồi trở ra đi thẳng xuống mé sông. Quả thiệt, người ta đã là đông rồi. Một đám con buôn lo bày hàng ra, kẻ bán đồ ăn, người bán vải, hàng cùng đồ vật-dụng không thiếu. Chiều có ý đông hơn sớm mơi. Có hát chập, có thầy bói, có bóng, thầy pháp. Tôi lại xem một ông thầy pháp đang cúng hà-bá cho một người bịnh. Có bông hình, có tàu, có hũ đựng gạo bày bố trên mé. Thầy hò hét cúng quảy rồi đem hình, tàu, hũ, bông (cùng nhiều cái tôi không biết đặt tên là chi) mà thả xuống sông. Tôi thả rểu cùng bến cho tới 8 giờ tôi mới về nghỉ.

Từ đây tôi hay đi các bến, gặp nhiều sự lạ của chư sư ngoại-đạo, họ lo tu tập lối ép xác. Bấy lâu thấy trong kinh nói chớ không thấy chán-chường, nay đặng tợ mắt thì tôi cũng lấy làm đau lòng mà thấy họ hành hài cái thân của họ. Họ làm vậy ngỡ là đặng hạnh-phúc giải-thoát. Mà họ không ngờ là họ phá cái sở-tạo, mà họ dung-túng cái năng-tạo.

Một bữa mơi kia, tôi gặp một vị Du-già-sư kéo một bó xương rồng thứ gai-lưỡi-ông, đem lại bến Das-sasumedh (hình trước đó),(17) sắp như tấm ván, rồi nằm ngửa trên gai. Trần truồng, chỉ một rẻo vải đậy chỗ kín, chịu cái nắng lúc tháng tư nầy ở chốn Tây-thiên. Kẻ qua, người lại cho xu thì ném trên bụng, trên ngực. Từ mơi tới trưa, hết người ta rồi mới dậy. Tôi lại thấy những thầy Phá-kích đi guốc thì đóng đinh ló trên mặt guốc một hai phân tây. Ôi thôi, biết bao điều lạ thường. Tôi lại thấy đặng trong ngày khác tại bến Manikanika, những sư ngoại-đạo trồng chuối ngược, đứng một cẳng. Mà cách trồng chuối ngược là khó chịu nhất, nhưng họ cũng rán, đặng lấy tiền bố thí. Tôi hay để ý, là họ hay làm các cách ép xác nơi các bến, vì nơi ấy đông người vãng lai. Họ, nay ở bến nầy, mai đi bến kia, chớ không ở một bến. Họ hay làm nghịch với thời tiết ; như lúc mùa nắng nực, họ lại rán ép mình mà đởm cự với cái nắng cái nực. Còn tháng lập đông, thì họ lại xuống sông mà ngồi, chỉ ló cái đầu lên thôi. Có kẻ ngồi tới cả tuần, cả tháng, có kẻ lại trần truồng, nằm ngủ ngoài sân, ngoài đồng trong lúc ban đêm mà cự với sự lạnh. Trời Tây-thiên, lúc mùa nắng như lửa đốt. Đi trên đường lối 50 thước thì phồng cẳng, mà họ trần truồng đứng ngoài nắng. Còn có kẻ lại nhúm lửa giữa trời nắng mà nằm, hoặc ngồi gần đó. Sự tu tập của ngoại-đạo nói không cùng. Trong kinh nói kê giới là đứng một cẳng, còn bây giờ nó bày đặt trồng chuối ngược, ngồi dưới nước, chôn mình dưới cát thì không biết giới chi. Như cẩu giới thì có kẻ tu hành ngoại-đạo kia, không chịu thọ thí thực của ai cả. Chỉ đi theo lối chợ búa lượm đồ bỏ, rớt mà ăn. Có kẻ thấy mấy ổng thì lấy đồ ăn đương bán mà quăng xuống đất, họ lượm họ ăn. Bằng cho trên tay không lấy. Thấy vậy rất đau lòng giùm cho ngoại-đạo thủ giới nhiều cách lạ lùng và ép bức thân thể quá lẽ.



http://img.news.zing.vn/img/519/t519125.jpg


http://img.news.zing.vn/img/519/t519115.jpg


http://img.news.zing.vn/img/519/t519134.jpg


http://cms.kienthuc.net.vn/uploaded/tuyetmai/2015_08_10/kho%20hanh%20su/bi-mat-cuoc-song-tu-hanh-kho-hanh-cua-cac-thanh-nhan-an-do.jpg

hoangtri
06-06-2016, 07:03 AM
Một buổi mơi kia, tôi đến bến Assi (hình trên đây), tôi gặp đám thiêu xác. Tử thi để nằm trên hai cây đòn ép bằng tre, trước sân chùa, có một ông sư tụng kinh một chập. Đoạn bốn người lại khiêng tử thi đem xuống sông-linh. Thầy tụng kinh làm lễ tẩy trần, tiêu tội, nhúng thây ấy ba lần dưới nước.



http://img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/jac_iik/2016_03_19/42_opt_uwpa.jpeg


Xong rồi khiêng lên để trên đống củi, đã chất sẵn nơi sân bến. Họ sắp củi gộc ở dưới, củi đòn ở trên, lớp ngang lớp dọc cao chừng một thước tây. Củi nhỏ hơn hết là bằng bắp cẳng, chớ không có củi nhỏ, hoặc chà, hoặc bổi. Thầy tụng kinh làm lễ thiêu, thì chủ tang bày đồ cúng trước đó. Nào cơm, bánh, nị, dầu, nước sông-linh, thầy cúng rồi thì dầu, nị thì họ chế trên củi gộc. Kế đó bà con thân tộc ai cũng có cũng ít nhiều dầu, nị đều chế trên củi. Thầy cầm đuốc châm vào đèn cháy đều rồi, thì đút cây đuốc trên lớp củi gộc. Tôi sợ sẽ cháy thây thì khét, nên đi ra xa đứng xem. Nị, dầu bắt lửa cháy, thì trong năm phút đã cháy đều. Ban đầu tôi nói trong trí tôi : củi mà cháy đặng cũng nửa giờ. Không ngờ cháy mau quá, lửa phủ cháy vải bó thây, lần lần cháy tới thịt. Tôi không nghe hôi, khét chi hết, mà cũng không thấy tử thi cong tay, uynh chưn chi cả. Tôi bèn thả rểu chỗ khác đặng xem, bởi nhiều bến và nhiều chùa lắm. Ở theo mé sông Hằng, không xóm nào là không có bến, nên mỗi xóm, mỗi bến. Mỗi bến năm bảy cái chùa lớn, nhỏ. Bởi nhơn-dân tín-ngưỡng sông-linh đó lắm, sống thì đặng nước linh ấy làm cho mát mẻ thân tâm, kham chịu phiền não. Chết lại nhờ nước linh ấy tẩy sạch trần duyên, tiêu trôi nghiệp cảm. Vậy mới kêu là sông-Linh, vậy nên, chư sư ngoại-đạo, mới nhờ đó mà nuôi thân, như bầy con nhờ vú mẹ. Còn nhà chùa cũng nhờ đó mà đặng nền cao, cột lớn. Chùa nào cũng có huê lợi hằng ngày, lớp lời trong những món lễ vật bán cho đàn-na đem vào chùa dưng cúng, lớp đồng tiền dưng cúng. Chùa nào, ở trước cửa vào chùa, cũng có nhà trữ bán đủ vật, hương, đăng, hoa, quả. Còn kẻ ngoài đến bán, cũng đem lại đó mà giao cho chùa bán. Còn ai buôn bán món khác nơi bến, thì cũng có cúng chút ít số lời cho chùa. Vậy nên nhà chùa ngoại-đạo xứ nầy giàu lắm.



http://www.baoxaydung.com.vn/stores/news_dataimages/nga/052016/07/20/202506baoxaydung_SH_8.jpg


http://k14.vcmedia.vn/A3YmnWqkHeph7OwGyu6TwbX57tgTw/Image/2012/03/04/04B/120430kpthieu10_df5d6.jpg


http://img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/aolnpvp/2014_10_05/3.jpg

hoangtri
06-06-2016, 07:11 AM
Cho đến những ghe tàu để du thủy, để lập đàn cúng tế thủy phủ, thần long, thì nhà chùa cũng có huê lợi ở trong. Ngày nào cũng nượp-nượp ngày nấy. Không lựa rằm ngươn chi cả, lòng người không nguội lạnh chỗ tín-ngưỡng. Số dân Ấn-độ ba trăm ngoài triệu người, chia nhau thờ đủ. Đạo trời thì từ cõi trời Kiên-thủ-thiên lên tới Phi-phi-tưởng-thiên, không cõi nào là không có. Còn tạp đạo cõi trần là khác. Nào Đạo thần : sơn-thần, thọ thần, hỏa thần, thủy thần. Đạo quỉ : La-sát, quỉ xà, ngưu ma, yêu tượng, quỉ điểu, chằng tinh v.v… đều có người tín ngưỡng, tùy hỉ trình độ. Kể sao cho hết, sơ lược chút ít. Trải ba năm quan-sát, một mặt, một sự thuần nghề nghiên-cứu, thì sự chi thuộc về đạo Phật và ngoại-đạo, tôi không bỏ qua. Thế thì, ba năm đăng đẳng, biết bao chỗ mắt thấy với tai nghe thì chẳng phải ít. Huống chi trên một khoản giấy cỏn con mà viết thuật sao cho hết. Đất Thiên-trước là ổ ngoại-đạo, là nguồn cội ngoại-đạo. Hoàn cầu nầy, các thứ đạo cũng do đó mà đem ra. Ngàn xưa Phật tổ hiện sanh nơi đó, đem chánh pháp mà phục tà-pháp, mà còn chưa hết, đến nay cũng còn tràn đồng. Thế thường chẳng lạ, lúa ít, cỏ nhiều, vật hữu ích thì kém, vật vô dụng lại thặng số. Lúa thì có mùa, cỏ lại đặng cái tư-niên.



http://static.laodong.com.vn/w440/uploaded/nguyenthanhbinh/2012_03_22/song%20hang%207_450x362.jpg
Đây là cảnh chùa Ngoại-đạo cận mé sông-linh.

Thấy cái thạnh hành của ngoại-đạo nơi chốn Tây càn mà chán ngán cho đồng tiền của bổn đạo, vì lòng tín ngưỡng tuôn ra mà lập cảnh hưng tà trục chánh, giúp ma đuổi Phật, trợ ám, phế-minh. Đã trải qua một tuần lễ rồi, kiếm không ra chùa Phật-đạo, lòng áo-não tràn-trề. Dưới sông, trên bờ, ngoài xóm, trong thành-thị, không một nơi đâu mà có thấp thoáng cái tháp tự cùng tràng-phan phướn cái của nhà Phật. Lòng thích-tử trong bộ đồ ngoại-đạo nầy, có ngậm-ngùi cho chăng. Toại kệ rằng :

Trong vùng ngoại-đạo cõi Tây-thiên,
Thích-tử vào ra, luống ngậm phiền.
Nguồn cội nỡ quên, vùi Phật Tánh,
Xuống lên ba cõi, nghiệp không yên.

Tại Bénarès nầy toàn là giống dân Hindou, gặp đời mạt pháp nhưng lòng dân thuần-hậu. Chỉ có đạo Hồi-hồi, nơi xứ Arabe đem qua, hay sanh sự với các chi đạo kia. Chớ các đạo trong Trung-thiên Ấn-độ, thì không kích bác nhau. Đạo nào nấy giữ, êm đềm lo làm phước thiện mà kiếm quả nhơn-thiên. Chỉ một mình đạo Hồi-hồi ưa gây nghiệp Tu-la tranh-đấu, nghịch với cả thảy đạo.

Như chỗ tôi nương-ngụ, người chủ nhà bố thí cơm cho dân nghèo, mỗi ngày ăn ba bốn trăm người, mà tôi ở nửa tháng tại đó cũng thấy vậy hoài. Tôi hỏi ông từ, cho ăn vậy bao lâu ? Ông ta nói mỗi năm ba tháng, còn ngày Tết lại cho quần áo nữa.

Thấy cái nhà của ổng mà có mười sáu cái liêu, để rước thầy du phương thì biết, cái lòng ham phước-thiện của người cõi Tây-phương là thế nào. Còn sự ham bố-thí cúng dường cho nhà chùa, hoặc làm chùa hoặc in kinh, hoặc nuôi chư sư ngoại-đạo thì nói không nổi.

hoangtri
06-06-2016, 07:55 AM
http://phuotxa.com/wp-content/uploads/2015/09/p03098d9-1024x576.jpg

Ngôi chùa cổ, được tìm thấy ở các hang động Ellora ở Ấn Độ, được tạc từ một tảng đá duy nhất.

Như cảnh chùa trên đây thì cái kỹ nghệ của dân Hindou rất mỹ-lệ. Tôi có xem Đế-thiên, Đế-thích xứ Nam-vang cũng không sánh kịp. Đồ sộ một cảnh chùa như thế thì cũng của tiền của đàn-na, tín-thí. Hỏi lại xứ ta có cảnh tự nào như thế chăng ? Thì biết lòng người xứ Ấn-độ, đối với Đạo là thế nào. Tôi nghĩ như thế, nên nói trong trí rằng : Tà-đạo, giáo-pháp chưa minh chánh mà lòng người còn đối như thế. Hà huống là chánh-đạo thì lòng dân ắt phải kính ngưỡng.


http://www.izdesigner.com/wp-content/uploads/2015/04/6-iZdesigner-kien-truc-phat-giao-an-do.jpg
Đây là Pandava ratha, chẳng phải lầu-các thế-tục đâu.

Tôi thấy cảnh ngoại-đạo như thế thì tôi chắc ý rằng sẽ thấy cảnh chánh đạo, tuy vân(2) tôi kiếm trong vùng nầy, không có chùa Phật. Như cảnh chùa trên đây, đừng thấy đồ sộ từng cấp mà ngỡ là phố lầu, đó là nhà chùa đạo Hindou, toàn cả một dãy đó.

Một buổi chiều kia, sau khi công phu chiều, tôi thấy mỗi ngày tại nhà ông-chủ, hễ tối lối 6 giờ rưỡi, thì người nhà khiêng sữa bò sống, khiêng thùng, cầm đuốc bằng đồng, đi cúng dường ở đâu tôi không biết mà kéo cả tốp đi. Tôi có ý tọc mạch, rán học mấy câu như sau đây đặng nhập với họ mà đi cho biết.

Trước khi đi thì đứng trước cửa chùa, một hàng dài. Có một người cầm đuốc, cán đồng chạm khéo lắm, hô như vầy : Vissounate cavasté doudhe giatahê. Đoạn mấy người đứng sắp dài theo đó, bèn nói rập với nhau như vầy : Vissounate fouilla cavasté doudhe giatahê. Rồi đó người cầm đuốc và ai nấy đồng nói : Civa, civa, Sampo, sampo, Mahađêu. Như vậy ba lần thì khiêng đồ đi theo ông cầm đuốc. Đi dọc đường cũng nói ba tiếng sau đó.

hoangtri
06-06-2016, 08:01 AM
Té ra đi tới cái đường hẻm đông đảo, mà tôi đã ngó thấy, khi tôi đi xuống sông-linh lần thứ nhất đó. Họ quẹo vào, đi đến một cảnh chùa rất lớn mà cúng dường. Nơi giữa đại-điện có một cái hồ nước, chính giữa hồ có một cục đá. Tôi xem kỹ, hồ xây hình như cái mặt dưới của một cối đá xay bột vậy. Còn chính giữa có cục đá lồi lên cao đó, như cái ngõng cối vậy. Họ kêu là Vissounate. Đoạn người nhà mở thùng rương ra, lấy cái nón bằng cái ô, toàn bằng vàng, trao cho ông thầy ngồi kề miệng hồ. Ông lấy, bèn đội trên cái ngõng đá, rồi lấy bông hoa đá xỏ vào dây, như dây chuyền, tốt đẹp lắm, máng vào ngõng đá. Ông thầy sửa soạn một hơi, thì thấy cái ngõng đá ấy thành ra một cái hình người. Hia vàng, áo bạc, mão vàng, hai tay cầm bông sen. Xong xuôi, ông thầy mới đọc kinh cúng. Ông chủ bèn dưng đồ cúng trong chén vàng, dĩa vàng, ly vàng, kế đổ hết một đấu sữa xuống hồ nước ấy. Cái đấu nầy bằng bạc, chứa hai thùng thiếc nước mới đầy. Chung quanh chánh điện có phòng, có giường ngủ, trải gấm, gối thêu cước vàng chỉ bạc. Cúng rồi thì thâu đồ, bỏ lại rương như cũ. Ông chủ bảo tôi đi xem chùa, hình tượng nhiều quá, thiên hạ đến cúng chật nứt. Phần nhiều là hình dưới đây, điện nào cũng có, chùa nào cũng thờ. Thiên hạ kính ngưỡng lung hơn.

Khi cúng rồi, mấy anh em bèn dẫn tôi đi trở về chỗ ngụ. Họ khiêng thùng rương, đấu và các vật khác đem về. Tôi hỏi ông sư già rằng : Những đồ cúng ấy không phải cúng luôn cho chùa sao ? Ông nói : Ai sắm nấy dùng trong lễ cúng. Còn hàng bình-dân họ mua đồ bằng giấy (đồ mã bông bằng giấy), ly, chén, bằng đất, họ dùng trong lễ cúng. Về đến nhà ngụ là 11 giờ rưỡi khuya.




http://www.dailyexcelsior.com/wp-content/uploads/2014/05/shiva-2.jpg
Ảnh minh họa tục thờ "sinh thực khí" (của người Nam và người Nữ) kêu là Lingam ở Ấn độ.


http://www.artlurker.com/wp-content/uploads/2011/03/41.jpg


https://www.world-tantra-link-base.com/images/info/Shivas_Lingam.jpg


https://s-media-cache-ak0.pinimg.com/736x/3c/73/82/3c7382c3914cd101b3269f710bd0aeb4.jpg

hoangtri
06-07-2016, 07:51 AM
Một bữa kia tôi đi dạo cùng thành thị, xem cảnh vật ngoài đời cho biết, vì cả tuần nay, tôi mắc theo các cảnh chùa Ngoại-đạo đặng xem tình hình của họ.



http://i172.photobucket.com/albums/w4/nonamerestore/H2B11_zpsf0uomdtw.jpg

Nữ thần Durga giống hình Phật Mẫu Chuẩn Đề.


Rảo xem phường-phố, dinh-thự, lầu-đài thì không thấy nóc nhà nào cất ngói cả. Phố xá, nhà-cửa, lầu-các dinh-dãy, đều cất nóc bằng.



http://i172.photobucket.com/albums/w4/nonamerestore/10_zpsgq73kl6q.jpg


Tôi bèn nghĩ suy nói trong bụng:
Phải lắm, nếu cất nhà có nóc, ngói như xứ của mình thì chịu sao nổi sự nóng-nực trong lúc tháng ba, tháng tư âm-lịch nầy. Nếu không làm nóc bằng, đúc xi-măng sạn đôi ba tấc, thì sự nóng mặt trời nó xuyên qua như chơi. Như tôi ở tại liêu nhà ngụ đây, ở dưới tầng nền, trên một cái lầu nữa, mà sự nóng nực còn bằng ba, bốn lần nóng hơn xứ mình. Mỗi ngày tắm ba lần, trưa, chiều và khuya. Ngày uống nước ba bốn bình gù lệt (mỗi bình hai litres nước). Thành thị Ba-la-nại tốt đẹp hơn Madras nhiều lắm. Phần đông số là nhà chùa của ngoại-đạo, làm cho cái thành Ba-la-nại đặng nguy nga và sạch sẽ hơn Madras. Các nơi bán đồ ăn, thì tôi thấy tiệm nào cũng bán cà-ri hàng bông, nhiều thứ bánh mứt. Tôi để ý xem, mà không thấy nơi nào, bán đồ mạng-vật. Tôi lấy làm lạ, mà nói trong bụng rằng : Không lẽ nào toàn nhơn-dân ăn đồ hàng bông. Còn người dân Ăng-lê ở đây và quân lính, cùng người ngoại quốc đến làm ăn trong xứ thì cũng vậy hay sao ? Không lý nào. Tôi để ý đó lắm, vì muốn rõ biết. Nhưng ngày nào cũng đi mà ngày nào cũng không gặp. Tôi muốn hỏi thăm ông sư già, song tôi lấy làm ngại vì mình là một vị Thích-tử. Lại e nỗi ông sư là một vị nhà sư ngoại-đạo, thức lòng người về món ăn mạng-vật, sợ người không vui lòng. Nên chi tôi bỏ qua, để ngày sau rồi sẽ hay, vì mình còn ở lâu.

Một buổi mơi, tôi đến bến Kédar nầy, tôi ngồi nơi bực thạch để xem sông-linh, thấy số cát ở dưới sông, bãi nầy, cồn kia toàn là cát tụ nhóm. Trên bãi, cồn đều trọi trọi, không cây, không nhà và mênh mông. Tôi nghĩ rằng : Phật nói đến sự đông, sự nhiều thì hay lấy số cát sông Hằng nầy mà thí dụ, thiệt nói không cùng. Tôi bèn hỏi một người Hindou ngồi bên tôi rằng : Sông nầy, có nhiều cái cồn, bãi sao không cất nhà ở trển ? Anh ta nói, “Tháng nắng thì thấy cát, còn lúc mùa mưa thấy nước như biển, sóng to làm lở nhiều bờ đê, bực thạch, phải rúng sập tới chùa, miễu, nhà cửa, dinh thự, lầu-các trên mé. Hiện lúc nầy nhiều chỗ bị sập mấy năm trước hay năm rồi, họ đương tu bổ lại. Ông không thấy sao ?”

hoangtri
06-07-2016, 07:55 AM
Lúc đang ngồi suy nghĩ cái lòng mộ đạo của dân-tộc Ấn-độ, dám đem tiền của mà cúng cấp cho nhà chùa đặng kinh dinh đồ sộ như xứ nầy, thiệt trong xứ ta chưa từng thấy. Bỗng có một nhà sư đạo Du-già lại ngồi kề bên tôi. Ông không nói chi cả, cứ ngó tôi, nhưng tôi cũng cứ một việc ngồi ngó ra sông. Chập lâu, ông nín lặng, tôi nghĩ thầm rằng : theo trong kinh sách của Thông-thiên-học, nói bọn nhà tu Phá-kích, Du-già trong xứ nầy, tu phù phép nhiều lắm và hiển-hích lắm. Tôi đang nghĩ tới đó thì trong lòng có hơi nghi sợ, bèn ngồi quán A-tự, chập lâu quá mà chưa lộ chữ ấy. Tôi bèn quán chữ Án, cũng không lộ. Tôi bèn nghĩ rằng : Lạ quá, ở xứ mình, khi gấp gãy mà mình quán còn lộ, mà chánh trong lúc đi đường từ Nam qua tới Tây-phương đây, cũng đặng như sở nguyện. Sao nay không thấy đặng, không lộ là nghĩa gì ? Tôi bèn lét mắt dòm nhà sư Du-già, tôi thấy ông đang cầm một cục bằng pha-lê trắng, trong ấy có hình Phật mẫu Chuẩn-đề “Gayatri”. Ông đang mê mẩn quán xem, tôi bèn chỗi dậy, bỏ đi lại chỗ khác mà ngồi. Tôi thầm niệm danh hiệu phật tổ Thích-ca, xin ủng hộ… Đoạn tôi quán tưởng hình dung, bây giờ toại ý nguyện. Tôi bèn lấy quán tướng mầu ấy, tôi nhìn ngay lên mặt nhựt. Lấy mặt nhựt làm điểm hào-quang nơi mi-gian của Phật tổ. Chập lâu có đến trên mười phút, tôi mới lấy mắt dòm cả người nơi mé sông, thì sắc diện ai nấy cũng đặng màu kim-sắc. Tôi toại nguyện bình đẳng quán.

Từ khi bần-tăng lìa Nam-việt xuống tàu sang Trung-thiên-trước-quốc, quyết chí quan-sát Phật-đạo nơi xứ ấy, vì là nơi ngàn xưa Phật giáng sanh.

Khi qua tới Xá-vệ quốc (Calcutta) là ngày 29 Avril 1935, thì bơ-vơ phải tạm ngụ nơi chùa đạo Hindou hết 15 ngày ; qua 14 Mai thì nghe nói có chùa Phật cách xa thành Xá-vệ tám cây số ngàn. Bần tăng bèn nói với ông chủ chùa, xin cho người dẫn đi viếng chùa Phật thì ông vui lòng cho một ông thầy Hindou dẫn tôi đi. Ra chợ mướn xe ngựa đi từ 8 giờ sớm mai tới 9 giờ rưỡi mới đến tại chùa. Vào chùa xin lễ Phật, thẳng vào chánh điện thấy tượng Như-lai, phút chốc động lòng, sa nước mắt, vì từ 17 Avril tới nay không đặng lễ bái Thánh-tượng. Đảnh lễ rồi, bước ra gặp một vị Sa-di đi dưng bát cúng ngọ, cúng rồi ra, bèn hỏi bần-tăng thì mới biết bần-tăng là Annam Bí-sô. Thấy bố cáo của chùa để trên bàn, tôi xin một tờ rồi từ giã ra về Xá-vệ. Xem lại mới biết chùa của hội Maha-Bodhi, ở Ceylon(1) qua đó mà chấn hưng Phật-đạo thì bần tăng mới lưu-ý.

hoangtri
06-07-2016, 08:16 AM
Mười tháng tại làng Lộc-giả-viên (Sarnath)

Qua ngày sau bần-tăng bèn từ giã chùa Hindou, quảy gói đi bộ tầm tăng già mà vào, phút gặp hai vị Sa-di Xiêm đạo hiệu là Mêta và Karnna, thì ra mắt nhau, nhờ huynh Mêta biết tiếng Tây chút ít nên chuyện vãn mới hay làng ấy là Lộc-giả-viên. Bần-tăng bèn tỏ ý muốn nhập hội, thì Mêta nói rằng phải đóng 10 đồng rupee mỗi tháng. Bần tăng cậy Mêta đem ra mắt Giáo-chủ sư-tăng-già, bần-tăng đảnh-lễ rồi tỏ ý muốn vào hội.

Mêta thông-ngôn lại bằng tiếng Anglais. Thầy nhận lời, bần tăng dâng lên 10 đồng xin nhập hội.

Từ đây, bần tăng an thân, ở tại hội lo học chữ Anglais và Hindou, vừa biết nói đủ lẽ phổ-thông cùng người bổn-hội.

Ngày 2 Novembre 1935.

Tôi xin hội cho đi lên Phật-đà-gia (tức là cội Bồ-đề, đức Thích-ca tọa thiền nơi đó) đặng lễ bái, cúng dường. Hội cho phép.

Ngày 15 Décembre 1935.

Một người Bikku Ceylon chết tại nhà thương. Có thỉnh bần-đạo đưa xác bữa trưa 16 Décembre. Đến tại nơi thiêu xác, có sở hỏa-thiêu trên mé sông Gange. Cách thiêu gọn gàng và trong hai giờ tử thi cháy ra tro cả.

Ngày 18 Décembre 1935.

Lối 7 giờ rưỡi tối, đưa hai ông bạn đạo Bí-sô ra xe lửa đi về Ceylon. Bận-biệu, mến tình ứa lụy, hun tay rờ cẳng tỏ tình yêu. Cùng nhau chung chạ mười ngày tại Bénarès mà sự mến nhau bằng ở thế mười năm. Ba ông đi dự lễ Xá-lợi, kỷ niệm tại Sarnath ngày 10 Novembre, rủi một ông về tới Bénarès thọ bịnh, tịch nơi ấy. Xem hai ông bạn rất đau lòng, vì đi ba về hai.



http://www.new.bhartiweb.com/mesmerizingindia.com/north-india-tour-packages/images/sarnath-varanasi.jpg
Tháp nầy ở Lộc-giả-viên.


Ngày 21 Décembre 1935.

Tám giờ sớm mai, bần-tăng đến Phật-đà-gia (Bodhi Gaya), chiều chụp hình dưới cội Bồ-đề. Bần-tăng lên ở Phật-đà-gia đặng một tháng rưỡi.



http://i172.photobucket.com/albums/w4/nonamerestore/tinhminh1_zpsny1jrfdn.jpg
Ảnh gốc (đã nhòe)


http://www.bugaga.ru/uploads/posts/2012-06/1340367144_svyatye-mesta-7.jpg
Phật-đà-gia (Bodhgaya), tại cây Bồ-đề khi Phật thành đạo.(1)


http://cms.kienthuc.net.vn/static/images/contents/buihien/20130117/bodhi-tree.jpg
Cây Bồ Đề (nơi đức Phật thành đạo) tại Bồ đề Đạo tràng ngày nay.

hoangtri
06-07-2016, 08:33 AM
Ngày 4 Janvier 1936 – mùng 10 tháng chạp năm Ất-Hợi.

Bần-tăng đi viếng động Dunghasiri là nơi Bồ-tát động, trước khi thành Phật còn là một vị Bồ-tát, thì kiếp ấy Phật tu tại đây, trên núi, dưới bưng, sơn thủy xinh đẹp. Có thỉnh hai cục đá cẩm thạch làm kỷ-niệm.



http://www.sutangminh.vn/update_ck/images/su-tang-minh-bo-de-dao-trang.jpg
Tháp Phật-tổ, Phật-đà-gia.(Tượng Như-lai thờ trong cái tháp Phật-đà-gia nầy).


Ngày 15 Janvier 1936 – 21 tháng chạp năm Ất-Hợi.

Bữa 15 Janvier 1936, phút thấy ba bốn vị lama sắm sửa hành-lý, bần-tăng bèn nói : Nay mấy huynh về xứ nào ? Có huynh Lama tên Lô-săng trả lời : “Thưa, chưa về xứ, bây giờ đi qua xứ Népal đặng cúng dường Phật-tháp, tháng sau chúng tôi trở lại Phật-đà-gia, chừng ấy chúng tôi mới về xứ.” Nghe qua, bần-tăng bèn đi kiếm huynh Dhammajoti (là thầy bí-sô của hội phái lên chấp sự nơi Phật-đà-gia) đặng xin thầy làm ơn gởi bần-tăng đi theo mấy thầy lama đi Népal, vì bần-tăng muốn qua đó lễ bái Thánh-tháp. Vị lòng người của hội, nên mấy thầy lama chịu cho bần-tăng nhập bọn.

Ngày 28 Janvier 1936 – mùng 5 tháng giêng năm Bính-Tý.

Bần-tăng bàn tính đi Népal. Đồng-hành là năm vị :

1 Một Bikku Annam ;
2 Một Phước-kiến – Phạm-ngộ tì khưu ;
3 Losang Lama ;
4 Losang Kompo ;
5 Kolchoch Tâmpa.
(ba vị lama sư.)

Ngày 29 Janvier 1936 – mùng 6 tháng giêng năm Bính-Tý.

Hôm nay, mùng 6 tháng giêng Annam, bần-tăng đi viếng nước Niếp-ba-lê tại Hi-mã-lạp-sơn (Phạn ngữ Népal Himalaya). Tàu gọi là Tuyết-lãnh. Bốn giờ sáng thức dậy lên xe kiến thẳng ra bến xe lửa Gaya cùng Đạo-hữu Lama Losang. Cụ bị một gói hành trang vật dụng. Có đạo hữu Dhammajoti đồng đi đưa ra tới gare, người tiễn hộ 4 rupee lộ-phí. Trễ, hụt xe 5 giờ, phải đợi tới 11 giờ rưỡi sáng có chuyến xe đi Raxaul (gare kế ranh Népal). Đạo hữu Lama Losang lo mua giấy xe lửa giá 2 rupee 14 annas mỗi người. Lên xe, tới ga Patna-junction đổi xe (3 giờ chiều). Sang qua xe hơi của sở hỏa-xa, chở đi ra bến tàu Dighaghat. Tại cửa bến có hai bảng đề Ferry. Xuống sà-lúp(1) (của hỏa-xa hội) năm giờ chiều tàu chạy trên sông Gange. Trót một giờ tới bến Paleza Patna Steamer. Xe lửa chực sẵn, lên xe đi tới gare Muzoffarpur chín giờ tối, xuống xe ngủ tại gare đợi tới 3 giờ sáng ngày 30.

hoangtri
06-08-2016, 06:23 PM
Ngày 30 Janvier 1936 – mùng 7 tháng giêng âm-lịch.

3 giờ sáng ngày 30 có xe ; tới giờ thức dậy, lên xe đi tới gare Sagauli là 6 giờ mơi. Đổi xe, xuống điểm tâm quấy-quá, lối 7 giờ mơi lên xe chạy đến gare Raxaul (gare giáp ranh Népal, gare về Ăng-lê, chợ về phần địa Népal). Chín giờ mơi, xuống xe ra cửa gare trình và trả giấy xe. Quảy gói lội bộ ba cây số ngàn tới trạm Dhamasala Raxaul đỗ ngụ, ăn trưa rồi, ngủ một đêm.

Ngày 31 Janvier 1936 – mùng 8-1 âm-lịch.

Sáng ăn bột xú, uống trà xong, 5 giờ quảy gói lội bộ chừng ba cây số ngàn tới gare Birganj. Ải địa đầu nước Niếp-ba-lê. Có quan lại sở Thông-hành tại gare, xin passeport nhập cảng. Ba sư Lama dễ xin, nói tên biên rồi, tới bần đạo và vị Phước-kiến bị hạch hỏi, tiểu thơ lại không dám cho, phải đợi ông Radgia đến sẽ tâu. Đợi một chập, Ngài trấn ải nguyên nhung đến hạch hỏi, bần đạo trao thơ Mahabodhi hội và khai ở xứ Ceylon qua ở tại Sarnath Bénarès Bồ-đề hội tu hành. Ngài nghi là người Nhựt-bổn, nên tra hỏi gạn-gùng từ lời, dùng-dằng không chịu cho đi. Bần-đạo bủn-rủn, đạo-hữu Phước-kiến cũng vậy, đứng sững niệm Phật. Chập lâu, bần-đạo bước lại gần thi lễ và trăm tiếng Ăng-lê với ngài, vì ngài có học, năn nỉ xin cho đi viếng Thánh-địa lễ bái, cúng dường ba ngày sẽ trở về Ba-la-nại. Ngài biết tiếng Ăng-lê giỏi, bần dùng giây lát, rốt lại thuận tình vì ngài ngó bộ pháp-phục bèn động lòng cung kính. Ngài hiệp-chưởng(1) xá rồi nói : Tôi cho thầy đi, bèn nói với thơ lại biên tên họ, cho thông hành. Mừng hạnh phúc, lấy giấy thông hành rồi mới mua giấy xe lửa đặng. Mỗi người mua giấy xe đều phải trình giấy thông-hành bất kỳ ngoại-quốc hay nội ban Ấn-độ. Đạo-hữu Losang lo góp tiền mua giấy xe lửa đi Amlekhganj, giá 11 annas mỗi vị. Rủi, giấy xe mua rồi mà thông hành ký tên đóng dấu không kịp, xe lửa đã xúp-lê chạy, nên đạo-hữu Losang phải ở lại lấy thông hành, chỉ có bốn người đi trước. Không dè sự trễ ấy tại không có lo huê-hồng.

Xe trải qua truông(2) và cách bốn, năm gare mới tới gare Amlekhganj là gare chót, hết đường hỏa xa, là 11 giờ rưỡi sáng, ăn ngủ tại gare một đêm đặng đợi xe mai, bạn Losang đến hiệp nhau đi.

Ngày 1er Février 1936 – mùng 9-1 âm-lịch.

Sáng điểm tâm, bốn anh em lo nấu cơm, nấu trà chờ đạo-hữu tới. Đúng 11 giờ rưỡi, xe tới. Đón bạn, anh em mừng nhau, bày cơm nước, ăn ngọ xong, đồng lên xe hơi camion đi Bambiti Dramsola. Xe nầy chở gạo mỗi bộ hành giá 1 rupee. Xe chạy theo triền núi, trải qua biết bao đèo ải, núi tứ giăng. Ban đầu núi đá hòn, đá khối, xem phong cảnh nào sơn nào thủy mỹ-lệ, có cây tòng đầy núi, có thác nước, có dây thép treo để chở lương phạn qua mấy cái ải sâu. Qua ba bốn cái trạm police nhỏ, tra xét, trình thông hành. Rồi tới cái hang quan ải một cây số ngàn, tới đây xe đậu góp tiền xe và trình thông hành rồi mới thổi kèn mở cửa hang cho xe qua. Xe chạy đến trạm Bambiti 5 giờ chiều. Bambiti Dramsola là nơi cùng đường xe hơi (biệt-lộ xa). Xuống xe vào Dramsola, nấu trà uống, ngủ.

hoangtri
06-08-2016, 06:49 PM
Ngày 2 Février 1936 – mùng 10-1 âm-lịch.

4 giờ sáng, quảy hành lý đi, lên đèo xuống ải, trống bụng qua non, miệng phà ra khói, lạnh tê tái tay chưn, mũi thở ra tiếng, trống ngực ầm-ì, mệt ngất. Ngó quanh Hi-mã-lạp bao giăng, chập chùng cao thấp, tòng reo, nước khải, gió đưa sương, mặt trời đứng bóng, tạm nghỉ ăn bột xú đỡ lòng, rồi cứ việc đi hoài, phút tới ải thứ tư là Chisubani (sở douane) là 4 giờ chiều. Ải nầy có quan Thương chánh và sở mật thám nên khó lắm. Quan sở Thương chánh tra xét hành lý, móc túi, lục lưng, xong cho lại trình Quốc Vương thông hành. Ải quan tra hạch gắt gao, lính bồng súng châm lưỡi lê lườm lườm đợi lịnh. Xuôi xếp, thâu thông hành xong rồi cho đi. Đi một đỗi hai ngàn thước, có hồ nước, nghỉ nấu cơm ăn quấy quá, rồi quảy gói đi nữa. Bảy giờ tối tới trạm Chitilăng, cùng nhau đỗ ngụ, nấu trà uống, ngủ mê man, quên mỏi mệt.

Ngày 3 Février 1936 – 11-1 âm-lịch.

4 giờ sáng, quảy gói đi, từ đây bớt cực, đường xuống dốc phần nhiều, nước non mãn nhãn, tòng bá reo đờn, chim ca rước khách. 11 giờ tới ngọ, ghé quán điểm tâm, quảy gói đi tới trạm Patry có sở police đóng, hỏi tên họ, biên rồi cho đi. Trên núi dòm đã thấy kinh đô Népal, thấy tháp chùa. Đi riết 3 giờ chiều mới tới Simbu-tháp. Tháp đồng Sư-tử phật tháp, lớn cao, trên đảnh núi (đá hòn). Vào đó, tẩy uế, lễ Phật, nhiễu tháp, lo nấu ăn, xong rồi ngủ, mỏi mê gân cốt, vùi vẫn ngủ-ì.


https://www.vietravel.com/Images/NewsPicture/Swayambhunath.1_resize.jpg
Bảo Tháp Swayambhunath Thiêng Liêng của Nepal

Ngài Nhẫn Tế gọi là Sư-tử tháp.(1) vì có đôi sư tử ở cổng vào:

http://www.thienvienphuocson.net/home/images/stories/0-khai-8/images689727_2.gif


https://www.vietravel.com/Images/NewsPicture/Swayambhu.3_resize.jpg


https://www.vietravel.com/Images/NewsPicture/Swayambhu.4_resize.jpg

hoangtri
06-09-2016, 03:50 PM
Ngày 4 Février 1936 – ngày 12-1 âm-lịch.

Từ hôm mùng 6 tháng Giêng Annam, bần-tăng khởi đi viếng nước Népali tại Hi-mã-lạp-sơn (Phạn ngữ : Népal Himalaya). Vừa đi xe lửa, xe hơi, đi bộ (vì không có đường xe) trọn là sáu ngày đường, từ lên núi Hi-mã thẳng tới xứ Népal. Đường đi gay go lắm, núi nầy cao hơn các núi, trèo non, lên đèo, xuống ải, đầu non tuyết đóng như vôi, giải dọc giải ngang không biết mấy trăm mà kể. Tuyết sa ngập cẳng, lạnh thấu ruột non. Cực khổ, đói cơm khát nước không sợ, chỉ có qua 6 trạm ải, quan binh tra xét gắt gao, nhứt là ải địa đầu và ải thứ tư.

Bữa nay nhập thành rồi, thong thả, sớm mơi thức dậy 5 giờ, rửa ráy lễ Phật, nhiễu Sư-tử tháp (Phạn ngữ : Simbu-Nath). Ấy là tiền kiếp Phật chuyển thân Sư-tử tại đồng nội nầy. Tháp cao lớn lắm : 13 từng, chót bằng đồng đỏ. Cách tháp nầy, chừng 10 cây số, đi bộ một buổi tới tháp Bouddha-Nath, cái tháp nầy cũng to lớn, chót đồng, không chùa. Nhiều Lama đến cúng, hỏi thăm đại-đức thì kiếp xưa Phật sanh làm thái-tử tại thành nầy, xưa là Kinh-đô. Bần tăng lễ Phật xong, từ giã đi qua Radjagrir tự, có bọn Lama sư đã ngồi bao trước chùa tụng kinh, vào bửu-điện lễ Phật xong ra nhiễu chư Lama tăng niệm Phật. Rồi việc, có một vị Népali Bikku đến chào mời vào tợ ngồi xong, có bốn ni-cô ra đảnh lễ và cư sĩ nữ-nam dưng vật thực và cầu bần đạo ở lại ít ngày. Thương ôi ! Bất như chúng nguyện, bần tăng từ chối vì ít ngày giờ rồi từ giã qua viếng chùa kinh-đô Buddha-mơti. Lúc đi ra chùa kinh-đô, thì có trải sang thành phố, xem cảnh vật cũng lớn lao không thua gì Bénarès. Bần đạo lễ Phật xem cảnh xong từ giã qua Cổ tháp (toàn bằng đá) lễ bái rồi từ giã trở lại Bouddha-Nath tháp (tháp đồng). Còn tháp to thứ ba là tháp Nam-mô-phật-đà (Phạn ngữ : Nam-mô Bouddha) cao lớn 13 từng, chót cũng bằng đồng. Hỏi ra là rừng Trúc-lâm, chỗ núi đó, kiếp trước Phật hiến thân cho cọp cái ăn cho có sữa nuôi con. Bần tăng có tụng kinh Kim-quang-minh nên biết tích nầy, lúc ấy, Phật làm thái tử thứ ba danh là Bồ-đề-tát-đỏa, vì ít ngày giờ bần tăng không đi viếng được (đi bộ hai ngày mới tới). Toàn xứ Népal có ba tháp lớn và tốt đẹp.

Trong khi đi lễ Tháp, bần-tăng thấy hàng trăm, hàng ngàn tăng, tục đến lễ bái, mà phần đông toàn là người xứ Tây-tạng và Bửu-tạng, còn bao nhiêu là người Népali.

Tại Bouddha-Nath tháp, huynh Losang mướn nhà ngụ ở lại ba ngày. Mỗi vị đóng 4 annas. Sắp đặt ăn uống xong là ba, bốn giờ chiều.



http://xmedia.nguoiduatin.vn/126/2013/06/27/2%20(8).jpg
Một góc Tháp thiêng Buddha Nath tại Nepal


http://vovgiaothong.vn/2015/bich81/nam%202015/thang%2011/3/untitled%20folder/bao-thap-radiovietnam.jpg
Bảo tháp Boudhanath có màu trắng nổi bật cao 36m với kiến trúc hình bán cầu


http://www.daophatngaynay.com/vn/files/images/2012/quy4/48_373867554.jpg
Bảo tháp Boudhanath nhìn từ xa

hoangtri
06-09-2016, 04:01 PM
Chiều lại, Lama Losang bảo bần tăng sắm lễ vật đặng ra mắt đức Thượng-tọa-quản-tháp. Nghe lời, bần tăng đến nơi dâng lễ vật và đảnh lễ ngài, nhưng ngài Thượng-tọa thấy bần-tăng đầu bạc và có đắp y Phật nên ngài đỡ tay không cho bần-tăng đảnh lễ. Ngài mời bần-tăng ngồi. Ngài nói tiếng Hindou cũng giỏi mà Ăng-lê cũng khá, ngài hỏi thăm bần-tăng là người xứ nào ? Bần tăng vừa trả lời xong, kế huynh Losang bước lại làm lễ Thượng-tọa đặng xin phép nhập điện-trung mà lễ Phật và mời bần đạo đi theo. Vào đến nơi, bần tăng không thấy Phật tượng, chỉ thấy một hàng bửu-bình bằng pha-lê đủ màu sắp trên đó, vị Thượng-tọa thắp nhang đèn lên cho huynh-đệ lễ-bái, rồi ngài dẫn huynh-đệ đi thẳng xuống giảng đường. Vui miệng, bần tăng bèn đứng dậy chấp tay hỏi bằng tiếng Hindou rằng : Bạch ngài, khi nãy huynh Losang nói với tôi rằng : lên lễ Phật, mà sao vào điện ấy không thấy cốt Phật, lại chỉ có một hàng bửu-bình (giống cái lục bình chưng bông của xứ mình, nhưng có nắp) để trên bàn đại điện mà thôi ? (Đây là bần-tăng có lòng nghi là tháp của chư vị tu hành xứ ấy, vì tục của xứ nầy : chết thì thiêu, rồi lấy tro bỏ vào bình mà ký trong tháp, hoặc có người giàu sang có cúng tiền cũng đem ký trong tháp, theo như Cao-miên và Xiêm.)

Ngài nghe bần tăng nói, bèn trả lời rằng : Đó là bình Xá-lợi của Phật Thích-ca, thầy mà lễ đặng món ấy cũng như chơn Phật thân, thì có cần chi tượng cốt giả. Nghe qua, bần tăng chưng hửng. Chập lâu bèn thưa : Nghe rằng xưa kia Xá-lợi đã phân từ bửu-bình, chia mỗi tháp một bình, mà đây sao lại nhiều bình ? Ngài rằng : Phải, nhưng duyên cớ ấy có lẽ ông cũng hiểu, vì ông là Thích-tử, lựa hỏi tôi làm chi ? Bần-tăng chấp tay bạch rằng : Ở Annam qua tới xứ nầy là thiên sơn vạn hải, thì có đâu đặng rõ biết duyên cớ ấy, xin ngài hoan-hỉ. Đoạn ngài dẫn tích : xưa thì Xá-lợi Phật tổ ở tại tháp Niết-bàn (Cu-thi-na-quốc), lúc binh Ăng-lê náo loạn thì Tổ-sư bèn dời qua nước Niếp-ba-lê, thờ tại Sư-tử Phật tháp. Từ khi ngoại-đạo thạnh hành thì Phật đạo đã qua thời kỳ mạt pháp. Ông qua tới Trung-thiên-trước, ông có thấy những tháp-tự tiêu tan hư-sập chăng ? – Thưa, có thấy. – À, là vậy đó, vì vậy mà chư tiền Tổ-sư mới thâu bình trong các tháp bị phá hoại mà đem về xứ nầy, ký vào Bồ-tát tháp đây. Vì xứ nầy ở trên Hi-mã-lạp-sơn nên ngoại-đạo đi không tới, và nhờ người ngoại đạo không ưa dùng đồ cổ tích của Phật, nên mới còn đó cho chư tiền Tổ-sư di về đây nhiều bửu-bình như thế. Lại một lần nữa, Ấn-độ bị giặc Ăng-lê thì chư tiền Tổ cũng sợ trước, vì rằng Ăng-lê là đạo Thiên-chúa, nên lo di qua đây là lần thứ hai. Bần-tăng giữ Tháp nầy là truyền tử lưu tôn, đến nay là sáu đời trong dòng họ. Chuyện vãn xong, bần tăng xin kiếu về chỗ ngụ, trầm tư mặc tưởng rằng : Từ ngày xuất gia, tụng niệm chư kinh thì chỉ nghe hai chữ Xá-lợi, chớ chưa từng thấy. Ngày nay có hạnh đặng lễ bái, nhưng mắt chưa đặng thấy… Cả đêm thổn thức.

hoangtri
06-09-2016, 04:04 PM
Ngày 5 Février 1936 – 13-1 âm-lịch.

Sáng ra bần-tăng kêu huynh Losang mà nói rằng : “Tôi muốn vào lễ Xá-lợi một lần nữa.” Losang le lưỡi rằng : Chỗ ấy khó vào, chỉ cho vào một lần mà thôi, nếu muốn đi nữa thì phải sắm lễ khác. – Đặng, bần-tăng liền đưa tiền 5 rupee cho huynh Losang đi ra tiệm sắm lễ, vì huynh nầy thạo. Tám giờ, tùng theo Losang, bần tăng đi thẳng vào Thượng-tọa, phô bày lễ-vật và trần-tỏ như trên. Hạnh phúc thay, ngài hoan-hỉ đem lễ-vật lên tháp. Bần tăng vào lễ rồi thì bạch với ngài rằng : Xa xuôi(1) đi đến, xin ngài hoan-hỉ cho xem Xá-lợi, đặng chăng ? – Ngài không trả lời liền, tuồng suy nghĩ chập lâu, rồi nói : Vì cái công-đức xa xuôi ấy mà buộc tôi phải tẩy-tịnh hai tay rồi sẽ dở nắp bình cho thầy xem. Nói rồi, ngài lại lư hương xòe hai bàn tay, hơ trên khói và tụng thần chú rồi đi thẳng lại bàn rê bình xuống. Huynh Losang cầm cây đèn bạch lạp lại rọi (vì trong tháp tối tăm). Ngài dở nắp bình, bần tăng lấy kiếng đeo lên, dòm tận vào miệng bình, thấy hình như hột cải, nhưng tiếc vì thấy không đặng rõ lắm, bởi vì cái bình thì sâu mà bằng pha-lê màu lục, nên thấy không rõ màu Xá-lợi thế nào, bị màu pha-lê chói vào nên xem hột Xá-lợi cũng màu lục. Ngài đậy nắp bình, bần tăng lễ bái rồi kiếu về luôn.

Bần-tăng về cả ngày buồn-bã, bữa ngọ biếng ăn. Cái tham tâm đã dậy động và nghĩ rằng : Mình đi, mình thấy, mình đặng lễ bái, mà ngặt một điều là : thương thầy Bổn-sư, tuổi đã cao mà công cũng cao trong nền đạo hạnh, nhưng không đặng thấy và lễ bái. Trọn ngày đêm van-vái vọng tưởng đức Như-lai, xin thương Nam-Việt chư Thích-tử và chúng sanh xui sao cho đệ-tử cầu đặng chút phần Xá-lợi đem về nước Nam (đó là cái tham tâm nó lộ là vậy : đã lễ bái được rồi muốn thấy, thấy rồi lại muốn cho có đặng đem về xứ mà chia phước với chư tăng và bá tánh).

Chiều, bần đạo rảo bước, nhiễu tháp, viếng phố phường quốc độ. Lúc đi vào phố mua một xâu chuỗi trường Kim Cang, phút gặp một vị xưng rằng Heat-Lama, chủ tự hai cảnh tháp lớn. Bần đạo mượn mua hình tháp và đổi giùm bạc Népali. Người mời lên lầu phòng hầu chuyện. Mới biết hai tháp đầu (Sư-tử tháp và Bouddha-Nath tháp) có Xá-lợi Phật tổ, bần đạo lễ bái cúng dường rồi trần tỏ phương xa đến cầu Xá-lợi. Bần đạo nói tiếng Ấn-độ với ông chủ-tự, vì từ thành Calcutta đổ lên miền Bắc nước Ấn-độ là dân Hindou, đại đức chủ-tự hoan-hỉ cho thỉnh chút-ít viên bạch Xá-lợi và nói rằng : ai nuốt một viên Xá-lợi chết không sa Địa-ngục. Kẻ giàu có đàn-na hằng đến thỉnh. Trời gần tối, bần đạo kiếu về chỗ ngụ, và thuật lại việc ấy cho chúng đạo hữu nghe. Rồi cùng nhau đi ra mắt vị chủ-tự ấy. Bần đạo, Losang và Phước-kiến ba người đồng đi, hai vị Lama kia ở lại giữ đồ.

hoangtri
06-09-2016, 04:31 PM
Ngày 6 Février 1936 – ngày 14-1 âm-lịch.

Sáng lại, bần tăng đi một mình thơ thẩn vào phường. Thấy những món mà huynh Losang mua sắm lễ vật khi qua, bèn nghĩ rằng : Mình nên sắm bằng hai bằng ba hôm qua, rồi vào một mình ra mắt Thượng-tọa.

Nghĩ vậy, rồi bần tăng liền móc tiền ra mua đủ lễ-vật chất vào giỏ xách (của tiệm có treo bán sẵn). Tiền tính 15 rupee. Trả xong, bần tăng đem lễ-vật vào thăm Thượng-tọa. Cũng y như hôm qua. Thượng-tọa mời ngồi, đàm đạo, uống nước xong ngài bèn mời bần-tăng đi đem lễ-vật lên tháp cúng dường. Bần-tăng rằng : Bạch ngài, đã hai bữa cúng dường rồi, thì nay cái lễ nầy là lễ tôi ra mắt ngài và xin ngài thương tình thâu dụng thì tôi có phước lắm, chớ không phải lễ cúng dường, vì không có nhang đèn. Ngài xem lại, y như vậy, bèn nói : Đường xá xa xuôi, thầy đã tốn công và của mà đến đây cúng dường cũng là nhiều rồi, còn mua chi nữa cho tốn hao quá lẽ. Bần-tăng rằng : Theo phép con nhà Thích-tử thì phải vậy, ngài là bực Thượng-tọa đại-thừa, mà tôi đây cũng hành đại thừa đạo. Ngài nói : Sao lại thấy đắp y theo xứ Sinnalese (là Colombo) và Burma (là Birmanie) làm cho tôi tưởng thầy là phái tiểu-thừa. Đoạn bần-tăng thuật việc đi tới xứ người phải tùy phong tục, ấy là luật hành Bồ-tát đạo, phải chìu chúng sanh thân, ngữ, ý. Ngài nghe qua thì có vẻ cung kính hơn hai ngày trước và lúc mới vào nãy giờ. Đoạn bần-tăng xin ngài nhậm lễ ra mắt, ngài ái ngại quá lẽ, bị nài-nỉ đôi ba phen, ngài đành phải kêu đạo nhỏ thâu lễ ấy. Đoạn ngài hỏi thăm cách hành đạo nơi Nam-Việt thế nào, thì bần-tăng nói sơ lược cái pháp yếu. Ngài có vẻ vui mừng và phục lắm. Đoạn ngài nói : Đức bổn sư của thầy có lẽ cũng già lắm, vì thầy đã bạc đầu. – Thưa phải. Thầy tôi nay đã già, xuất gia từ lúc nhỏ, tụng niệm Pháp-hoa kinh. Ngài nghe qua khen tặng, nhưng bần đạo không tỏ vẻ vui và nói rằng : Tuy tu lâu mà không trọn, vì lý có mà sự không, nên tôi buồn quá. Bần tăng bèn nói : Vậy ngài không rõ sao ? Vì thầy của tôi hiểu lý kinh mà tu đó là lý, mà không đặng thấy Xá-lợi mà đảnh lễ cúng dường cầu phước cho chúng sanh đó là sự. Nói rồi bần-tăng bèn sụp xuống đảnh lễ ngài. Ngài lật đật cũng tuột xuống mà đỡ lấy đầu của tôi và nói : Nếu thầy làm như vầy thì tôi không vui, vì công-đức tu-hành của thầy rất dày, lễ vậy tôi mất hết phước. Tôi bèn chấp tay xin ngài hoan-hỉ cho thỉnh chút ít đem về, trước cho thầy tôi và chư Thích-tử đặng lễ bái và trông thấy, sau là chúng sanh nơi ấy cũng đồng chia đặng phước lành. Ngài là Thích-tử đại-thừa thì tự ngài đã biết việc ấy. – Ngài ngẩn ngơ đôi lát, bèn nói : “Sự ấy khó vưng, vì ngài cũng rõ Xá-lợi là vật báu nhà Phật đạo, sáu đời hằng giữ chỗ nầy, chưa có ai có đặng hồng phúc ấy. Nếu Quốc Vương rõ đặng thì cũng quở tôi, tuy ngài là đạo Hindou.”

Bần-tăng nghe qua bèn rưng nước mắt, sững sờ chập lâu, đảnh lễ ngài nữa, ngài cũng đỡ lên và nói : Ngày nay tôi rối tâm quá, không biết tính sao. Bần-tăng lễ nữa, ngài đỡ nữa và nói : Thôi thôi, vì đạo đức của thầy, vì công đức khổ hạnh của thầy và vì chúng sanh, dầu tôi có bị khổ sau khi dâng cho thầy chút đỉnh Xá-lợi, thì tôi cũng cam tâm.

Ôi ! nghe qua đường bịnh hấp hối mà gặp thuốc hồi-dương, nên lễ nữa, ngài đỡ nữa rồi nắm tay kéo thẳng vào Đại-điện, lầy chìa khóa mở cửa tháp, vào vọng bái, quì lạy, rồi đứng dậy nói rằng : Nhơn duyên bao nhiêu thì đặng bấy nhiêu, tôi không biết. Nói rồi bưng bửu-bình xuống, bảo bần-tăng lấy một cái khăn vải vàng của Bổn-đạo cúng trên điện, để trên đầu, trải ra, ngài trút cả bình trên khăn, thì nghe như có chút ít rớt vào khăn. Dở bình lên, bần tăng bèn túm khăn, rồi lễ bái đi ra. Ngài căn dặn : Cẩn thận, rồi ngài đưa ra cửa. Bần đạo kiếu luôn về chỗ ngụ đặng dùng bữa ngọ, lòng mừng khấp khởi.



http://xmedia.nguoiduatin.vn/126/2013/06/27/1%20%2810%29.jpg
Xá Lợi Phật Thích Ca.
Nhẫn Tế thiền sư là người Việt Nam đầu tiên thỉnh được Xá lợi Phật

Chiều lại, bần đạo nhớ đến vị Heat-Lama, hôm qua chỉ có Losang Lama và Phước-kiến dưng lễ vật ra mắt, bần đạo không biết nên không sắm trước. Bữa nay mới đi mua chút ít bánh trái đựng vào hộp alumium(1) dưng luôn cho ngài, vì người đối đãi rất tử tế hơn mọi người và nói : Tôi hằng ưa và kính mến chư vị Bikku.

Cả thảy người Tibetain đều tùng phục, vì người cho thông hành xuất ngoại, nếu không có cũng khó bề ra khỏi ải.

hoangtri
06-10-2016, 04:45 PM
Ngày 7 Février 1936 – ngày 15-1 âm-lịch.

Sáng ra, bần đạo hối huynh Losang đi về Phật-đà-gia. Bần đạo và hai vị trước đó (Losang Lama và Phước-kiến) đồng đến từ kiếu Tự-chủ. Hôm qua, 6 tháng 2 đã lấy giấy thông hành. Bữa nay bần đạo còn xin ghi passe-port riêng của mình. Tội nghiệp, người cũng vui lòng y thử. Có xe hơi camion, song giá mắc quá, Losang đạo hữu không chịu đi. Ba anh em về, còn hai vị lama kia ở lại và về Tây-tạng ngõ khác. Từ biệt nhau xong, vị Losang Kompo đưa đi tới giáp ranh kinh đô rồi trở lại.

Thẳng đến Kinh đô thì nhà vị Lama chủ, tên Darma-sạp, ra mắt tiểu chủ cho phòng ngủ. Sắp đặt hành lý, rồi kéo nhau ra mắt Đại chủ. Ông đã 120 tuổi mà còn sõi như người 70, 80, ngồi trong giường, bần đạo đến chào (cụng đầu), rồi xin ngài ghi Thông-hành. Chuyện vãn một chập, thì thấy người bưng một mâm lễ vật, bánh mứt và nếp dẹp, trà để trước mặt bần đạo, trên tợ nhỏ, rót trà Tây-tạng mời, gọi lễ tiếp cúng Tì Khưu, vì ngài là Hội-viên thay mặt hội Đại-bồ-đề trong nước Népal, ngài hằng xem kinh, nên biết trọng người tu hành. Rồi bảo người nhà bưng sang qua phòng, để trên tợ chỗ bần-đạo nghỉ, chỉ một bần-đạo có tợ mà thôi. Ba anh em ăn uống xong, lo nấu cơm rồi đi ngủ.


Ngày 8 Février 1936 – ngày 16-1 âm-lịch.

Sáng 5 giờ thức dậy, điểm tâm cơm đã nấu hôm qua, rồi quảy gói đi từ giã và cám ơn chủ gia nhỏ, còn ngài già cả, sớm quá chưa thức.

7 giờ, quảy gói đi tới ải kinh đô hoàn môn Dram-sola Patry là 11 giờ trưa. Trình giấy passeport de retour(1) ở poste police rồi đi tới nữa tới trạm Dramsola Tichilang 4 giờ chiều, còn sớm đi một đỗi nữa phải trời mưa tuyết, nên rán gấp bước tìm quán đỗ ngụ 6 giờ. Gặp quán, ngủ nhờ, lo nấu ăn rồi ngủ.

hoangtri
06-10-2016, 05:01 PM
Ngày 9 Février 1936 – ngày 17-1 âm-lịch.

Sáng 4 giờ thức dậy, quảy gói đi riết tới ải Chisu-bani (Douane), trình thông hành. Quan ải thâu thông hành retour, rồi cho thông hành Quốc-gia. Sang qua phòng việc xuất-cảng đóng 3 anna thuế (đã vậy, cũng còn tra hạch ; nước nào ?, tu ở đâu ?, lăng xăng).

Xuôi xếp, đi riết tới 10 giờ đã đến trạm Dramsola Bambiti (biệt lộ ải). Đi hay, không bằng may đò, phước gặp xe hơi, giá cả tính xong, lo mua vật thực chút ít ăn uống, rồi lên xe hơi đi cũng 1 rupee mỗi vị. Xe hơi chạy đến gara Amlekhganj 12 giờ rưỡi. Xuống xe, mua vật thực ăn thêm chút ít, nghỉ chờ chuyến xe lửa 8 giờ chiều.

Đây nhắc lúc hôm qua ngủ tại quán, khuya lối một, hai giờ mưa tuyết lớn quá, sáng đi thì tuyết xuống lấp đường, ngó đảnh như tô vôi, lạnh tê tái thấu ruột non. Từ mẹ đẻ tới nay, 48 tuổi mới biết tuyết.


Ngày 10 Février 1936 – ngày 18-1 âm-lịch.

5 giờ sáng, xe lửa về tới gare Muzaffarpug, đổi xe đi thẳng tới gare bến xe lửa Paleza. 8 giờ sáng ăn điểm tâm ở bến tàu Patna Steamer. 10 giờ tàu chạy qua bến Dighat-Ghat. Về đến đây, bao nhiêu sự mỏi mê mấy ngày đường sương tuyết đều đổ trút xuống sông Gange, trong mình nghe nhẹ nhàng khỏe khoắn.

Tàu Sampan chạy tới bến 11 giờ 15. Lên xe hơi lại gare Patna Junction.

12 giờ tới gare Sumpur thì đạo hữu Phước-kiến từ giã xuống xe đi Grawpur đặng đi viếng Kusinagar.

Còn lại đạo hữu Losang và bần-đạo đi thẳng về Gaya, lối 3 giờ chiều, mừng húm, mướn xe Tâm-tâm đi vào thành phố, xơi cơm tiệm vì đói quá, trải qua hai ngày ăn bánh bột nướng theo quán dọc đường, rồi lên xe về thẳng Phật-đà-gia đã 5 giờ chiều, giá xe 10 anna.

Thuở nay từng nghe kinh nói Xá-lợi, chớ nào thấy hình trạng. Nay đặng lễ bái và thấy đặng, thỉnh đặng mới biết thật rất hữu hạnh. Khi thỉnh cầu Xá-lợi thì xem chẳng đặng rõ, bởi trong hang tháp, bây giờ về Phật-đà-gia, đem Xá-lợi để vào hộp tử tế, mới thấy rõ ràng hào quang ngời chói, màu hồng bạch tốt tươi, dầu cho ngọc dồi cũng không tày. Vật vô giá quí thay ! Đó là nhơn duyên đặng Xá-lợi đã tường thuật trên. Vì khi biệt Nam-Việt là chỉ ý muốn khảo cứu Phật đạo Tây-thiên, chớ không có cái hạnh nguyện nào về sự cầu Xá-lợi hay là trông mong đi tham cứu Phật đạo ở Tây-thiên. Đó là sự tình cờ, bất cầu tự-chí, hạnh-phúc toàn cõi nước Việt-nam, nên mới đặng như vậy.

hoangtri
06-11-2016, 11:48 AM
Ngày 11 Février 1936 – ngày 19-1 âm-lịch.

Đã quá mười trăng, dung thân nơi Tăng già, tại Lộc-giả-viên thuộc thành Ba-la-nại. Tăng già nầy có trên vài chục tăng chúng, gốc của Đại-Bồ-đề hội (Maha-Bodhi Société) lập chùa hiệu “Mỹ-la-càn-dà-cu-chi” (Mulaghandakutti Vihara). Đã đặng tường lãm sở hành chi đạo nội, ngoại, hữu, vô của nhà Tăng-sư tại đây ; đó đã phỉ nguyện rồi một việc.

Bần đạo nhờ hội cho giấy đi nhiễu và lễ bái, cúng dường các nơi Phật cổ-tích trải ba tháng có dư, đi cùng mấy chỗ Thánh-địa như là : Ca-bì-la-quốc, viếng vườn “Long-bỉ-nhi” (Phạn ngữ Lumbini) là nơi Phật mẫu May-da hạ sanh Phật tổ. Chỗ nầy cách thành Ba-la-nại Lộc-giả-viên không biết mấy dặm, đi xe lửa Grand express (Đại-tốc-hỏa-xa) hai ngày tới nơi, rồi đi bộ một ngày, vì không có đường xe hơi, xe ngựa, mới tới nơi. Nền xưa tích cũ, trụ đá đời vua A-sô-ca còn đứng vững. Chánh phủ Ăng-lê sùng-tu lại rất tử-tế vì ngoại-quốc chư-tăng và trần-tục hằng du-lịch. Cách Ca-bì-la-quốc đi nửa ngày xe lửa tới Tăng-già Da-kỳ-thọ Cấp-cô-độc-viên (Phạn ngữ Sarawasti). Tại đây có cây Bồ-đề của Tổ-sư A-nan-đà, cũng còn sung túc nhành lá và nền cũ tích xưa vẫn còn, có lính canh gác. Cách Cấp-cô-độc-viên cũng nửa ngày xe hỏa, tới Cu-chi-na-thành Mã-lại-quốc là nơi Phật Đại-niết-bàn (Phạn ngữ Maha-Nirvana), chỗ nầy có tháp lớn lắm, có chùa trên nổng(1) rừng Song-thọ, có lên cốt Phật nằm trở đầu về hướng Bắc. Cách chùa chừng ba bốn ngàn thước là nơi thiêu Xá-lợi. Bần tăng có thỉnh chút ít tro nơi ấy đặng làm vật kỷ-niệm. Chư tăng-sư các nước đồng đi đây, đều có thỉnh tro ấy cả. Chỗ nầy xinh đẹp, phong cảnh hơn hai chỗ trước và Chánh-phủ chỉnh tu lung hơn, canh gác cách nghiêm hơn bội phần.



https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/f/fa/The_World_Peace_Pagoda_-_Lumbini.jpg
Lumbini
Siddhartha Gautama, the Lord Buddha, was born in 623 B.C. in the famous gardens of Lumbini

https://nyiwin.files.wordpress.com/2011/01/p1190778.jpg?w=700&h=
Asoka pillar at Lumbini (Trụ đá vua A Dục tại vường Lâm Tì Ni

http://phatgiao.org.vn/Images/Contents/anhminh/20140314/cau_thi_na.jpg
Câu Thi Na - Nơi đức Phật nhập Niết bàn

http://phatgiao.org.vn/Images/Contents/anhminh/20140314/27thientruc111.jpg
Bức tượng đức Phật trong tư thế nhập Niết bàn

hoangtri
06-11-2016, 11:49 AM
Cách đây ba ngày xe hỏa là Bồ-đề-thọ, Phật-đà-gia tháp (Phạn ngữ Bodh-Gaya) hay là Bouddha Gaya, cách thành Đà-gia sáu ngàn thước (Gaya Ville). Chỗ nầy nền xưa tích cũ lớn hơn hết và còn tốt đẹp, ít hư-hao. Chánh-phủ giao cho Đại-bồ-đề hội bồi bổ quản xuất. Bần-đạo ở đây gần ba tháng lễ bái cúng dường và công quả chút ít, hằng ngày tụng Pháp-hoa kinh dưới cội Bồ-đề, dưới cội Bồ-đề có thạch-tọa của Phật tổ xưa tọa đạo tràng, nhành lá sung nẫm lắm. Cách đây đi xe hoặc đi tiểu-hỏa-xa nửa ngày thì tới Na-lan-dà Đạt-ma-gia, nền xưa tích cũ rộng lớn, xưa đức Tổ-sư Huyền Trang học đạo và thỉnh kinh tại đây, chư La-hán Tổ-sư xưa ba kỳ đại hội tại đây mà diễn dịch tam-tạng : kinh, luật, luận. Cách đây năm sáu ngàn thước là Già-da-dị thành, kinh đô vua Bình-bí-sa-vương (Phạn ngữ Radjagriha-Bimbisara). Non Linh-thứu bao quanh kinh-đô, có động Kỳ-xà-khốt-sơn rộng lớn (Phạn ngữ Griddhsa Khutta). Tàu gọi Linh-thứu-lảnh. Núi thấp như núi điện Tây-ninh, cách thành lối năm cây số, trèo lên non Kỳ-xà thì có đường xưa Phật nhập thành bị Đề-bà-đạt-đa xeo đá hại Phật. Đá lở khối to lấp đường, bây giờ cũng còn y nguyên mấy khối lớn nhỏ nằm đó, bần đạo bắt động tâm thương Phật phút sa nước mắt. Chỗ kinh thành nầy phong cảnh rất đẹp, có khe nước nóng, có mội(1) nước lạnh, có hòn hỏa-diệm ; chỗ nầy nền xưa tích cũ vẫn tiêu-điều, chỉ còn nhà tịnh-thất Phật-tổ mà thôi. Chánh phủ Ăng-lê chăm nom sửa soạn tại Đạt-ma-gia Na-lan-đà lung lắm, sạch sẽ ; vô cửa phải mua giấy nhập môn, mỗi người hai cắc, khi đi viếng thì có lính theo sau lưng, nghiêm nhặt hơn hết ; vì chỗ nầy nhiều món cổ-tích của Phật-đạo. Gần Nalanda có nhà Cổ-viện, đến đó trình giấy mua tại Nalanda thì mới mở cửa cho vào xem. Ôi ! nhiều món cổ-tích, y, bát, hình tượng Phật và chư Bồ-tát, Thinh-văn. Hình đức Di Lạc đẹp đẽ lắm, trang-nghiêm y-phục, chớ không phải như của Tàu lên cốt mập to, bụng lớn vậy. Hình cốt đức Văn Thù giống như cốt đức Di Lạc. Tại Thiên-trước chỉ có mấy chỗ đó là Thánh-địa mà thôi. Bần tăng đã nhiễu khắp và lễ bái, cúng dường.

Cách Bồ-đề-thọ chừng sáu, bảy ngàn thước là rừng U-du-e, chỗ Phật-tổ lục niên khổ hạnh (Phạn ngữ Ourouel). Và cách Bồ-đề-thọ hai, ba ngàn thước là vườn của cô Su-gia-ta (Sugata) là người con gái dưng sữa cho Phật tại cội Ta-la-thọ. Cách cội Ta-la vài trăm bước là Bồ-đề-thọ, cây Ta-la-thọ không còn.



http://www.deltainternational.in/wp-content/uploads/2013/06/bodhgaya_bodhi.jpg
Cội Bồ đề, nơi đức Phật thành đạo.


http://www.daophatngaynay.com/vn/files.php?file=images/2010/quy3/dh_nalanda_309430406.jpg
Một phần khu phế tích Na Lan Đà


http://www.phatgiaohue.vn/UploadFiles/TinTuc/Image/na%20lan%20da/3.jpg
Một phần khu phế tích Na Lan Đà


http://www.phatgiaohue.vn/UploadFiles/TinTuc/Image/na%20lan%20da/2.jpg
Một phần khu phế tích Na Lan Đà

hoangtri
06-12-2016, 04:31 PM
Ngày 11 Février 1936 – ngày 19-1 âm-lịch.

Nay là ngày bần đạo gởi thơ xin phép để bước đi lên miền Tây-tạng, theo chưn tăng-sư lama Tây-tạng, xuống Phật-đà-gia cúng dường. Trọn mùa lạnh bốn tháng, họ ở tại hội Đại-bồ-đề, nên dễ làm quen với các ổng. Theo đoàn hiệp chúng tăng lama mà đi thì dễ, sẽ vô chướng ngại.

Vinalananda Essistint Secretary – Maha Bodhi Society
4A College Square
Calcutta

Master and Secretary,
Yesterday I returned from Nepal selfly. Though the journey was interesting somewhat difficult. Now I am intending to visit Tibet with Tibetain lama who is going there.
I hope you will kindly permit me to go there. I am doing well. Hope this will find you in sound health.
Yours obediently, yours sincerely.(1)

Chụp hình dưới cội Bồ Đề (đã hư).(2)

Ngày 12 Février 1936 – ngày 20-1 âm-lịch.

Bữa nay lấy hình và kiến. Đạo hữu Dhammajoti kỉnh ảnh làm kỷ niệm.
Ngày 13 Février 1936 – ngày 21-1 âm-lịch.

Hình chụp với đạo hữu Dhammajoti.(đã hư)

Ngày 15 Février 1936 – ngày 23-1 âm-lịch.

Đầu non tuyết đóng đá thoa vôi.
Hạnh gặp chơn tu nhập định ngồi.
Trên mặt gương lành bày mấy nét.
Trước đơn bần đạo vẻ thương ôi ! (Lễ ba hồi)
Thiên nhiên đoạt lý luân hồi quả.
Tục lụy trưng duyên đoạn nghiệp nhồi.
Hi-mã mách đường tầm Xá-lợi.
Bái từ Đại-đức nguyện như lời.

Ngày 16 Février 1936 – ngày 24-1 âm-lịch.
Học tiếng Tây-tạng.

Ngày 17 Février 1936 – ngày 25-1 âm-lịch.
Học tiếng Tây-tạng.

Ngày 18 Février 1936 – ngày 26-1 âm-lịch.
Học tiếng Tây-tạng.

Ngày 19 Février 1936 – ngày 27-1 âm-lịch.
Học tiếng Tây-tạng.

Ngày 20 Février 1936 – ngày 28-1 âm-lịch.
Học tiếng Tây-tạng.

Ngày 21 Février 1936 – ngày 29-1 âm-lịch.
Học tiếng Tây-tạng.

[Hình dán tại đây đã hư.]

Ảnh nầy là ảnh ngàn xưa Phật Niết-bàn tại Cu-si-nại-thành. Từ Sarnath lên tới chỗ nầy cũng bằng Thủ-dầu-một lên Budop. Cũng đi xe lửa bằng đường đi xuống Bodhgaya. Chư tu-hành tại Ấn-độ thường khi mới vào tu thì hay ở tụ tập nơi Bénarès đặng ăn học, nghe thuyết pháp, đến khi đoạt đặng mùi mẽ cái Chơn-như rồi thì đi đến Bodhgaya mà Thiền-định, đến chừng lớn tuổi đồng đi đến Kusinara nầy mà lo tu tập đến tịch diệt. Ấy là kiểu tam thừa, ý tứ lắm :

Bénarès  tiểu thừa. Bodhgaya  trung thừa. Kusinara  đại thừa.
Ký tên : Tạo.

Ngày 22 Février 1936 – ngày 30-1 âm-lịch.
Học tiếng Tây-tạng.

hoangtri
06-12-2016, 04:44 PM
Ngày 23 Février 1936 – ngày mùng 1-2 âm-lịch.
Học tiếng Tây-tạng.
[Hình dán tại đây đã hư.]

Ngày 24 Février 1936 – mùng 2-2 âm-lịch.
Học tiếng Tây-tạng.
[Hình dán tại đây đã hư.]

Ngày 25 Février 1936 – mùng 3-2 âm-lịch.
Tụng Pháp-hoa, Phẩm An-lạc-hành ngũ nguyện – 14 phẩm.

Trời nổi cuồng phong, xuy khứ chư trần cấu. Lá Bồ-đề rụng, chư tu-hành cập cư-sĩ lượm. Bần-đạo trong lúc tụng, lá nào rớt trên kinh và quanh chỗ ngồi thì lượm.


http://vncphathoc.com/Images/Editor/images/bizmac_full_21152014_031526.jpg


http://www.hophap.net/hp/Pictures/BodhiLeaf.jpg

Lá Bồ Đề.(1)

Ngày 26 Février 1936 – mùng 4-2 âm-lịch.
Ngày nay bần đạo được thơ của Đại-bồ-đề hội vui lòng cho bần đạo đi Tây-tạng.
Copie bức thơ :
Recu letter Post. Card of many Master Rev. Sasanasiri Thero (Maha-Bodhi-Society – Sarnath (Benares))
Sarnath 24-2-1936
My dear Rev. Tao.
Many thanks for your kind letter. I am very glad to hear that you are in sound health.
If you intend to go the Tibet, you have my permission.
We are in sound health. I wish you success and every happi-ness.(1)

Ngày 27 Février 1936 – mùng 5-2 Bính-tý.
Ngày đầu khởi đi Tây-tạng (Tibet). Trước khi tạm biệt Phật-đà-gia, bần đạo lễ Phật, nhiễu Bồ-đề-thọ, kinh hành quanh tháp, đoạn lo cúng ngọ, dưng bát rồi, thì một giờ lên xe ngựa, tháp tùng một vị Lama-tăng, pháp danh Gava Sâmden,(2) cùng ba đệ tử của huỷnh :
1 Chamba Choundouss lama
2 Isê(3) lama
3 Isess Chamba
Đi ra Gaya thành. Đạo hữu : Dhammajoti, Karma và cư-sĩ Shananda đưa ra xe kiến.
Đến nơi, 3 giờ chiều. Lên Đại-tốc-hỏa-xa (Grand express) đi Calcutta. Giá xe ngựa 4A.2P – xe lửa 4R.7A.2P
[Hình dán tại đây đã hư.]

hoangtri
06-12-2016, 04:48 PM
Ngày 28 Février 1936 – mùng 6-2 Bính-tý.
5 giờ sáng tới kinh-đô Ấn-độ là thành Calcutta. Xuống bến đò sở hỏa xa, đi qua thành phố, lên xe ngựa đi cùng lama đến nhà quen của huỷnh ngụ đó, tại đường Black-bursn Lane, Phear Lane ở theo đường Bow-Nazar, có đường xe điện đi Sealdah ; ngày nay lãnh chèque 193 rupee, đi dọc xuống tay mặt gặp đường Live nhà banque.
Xong, lại viếng chùa của hội Đại-bồ-đề, hiệu chùa là Sri-Dharmarajika Vihara.
Xin hườn(1) số tiền 13 đồng cho hội và gởi 10 đồng cho Dhammajoti.
Ông Chánh-từ-hàng viết một cái thơ gởi gấm bần-đạo cho ông quận Laden La(2) ở Darjeeling.

Sardar Bahadur General S.W. Laden La.
“N” Building
Darjeeling
Dear Mr. Laden La,
I hope you have reached Darjeeling safety and that you are in the best of health.
The bearer Rev. Tao who comes from Annam stayed in our temple at Sarnath for several months. He is desirous of visiting Tibet. I understand that he has made arrangements to accompany a party of pilgrims. I facilitate his going to Tibet by helping him to obtain necessary permission. I shall also appreciate much if you will intro-duce him to one or two of your friends there. He is a very devout Buddhist monk and during his stay with us, every body become fond of him. So you can easily recommend him to your friends.
Your sincerely.(1)

Mua film 5R.10A

Ngày 29 Février 1936 – mùng 7-2 âm-lịch.
[Hình dán tại đây đã hư.]

Ngày 1er Mars 1936 – mùng 8-2 âm-lịch.
Ba bữa rày ở tại nhà ông Liu-Ming, 88 đường Phears tục kêu Chuna-gali. Ông là người Quảng-đông, có vợ Tây-tạng, có năm người con : hai trai ba gái. Ban đầu còn bỡ ngỡ, ngày thứ ba nội nhà đều vui vẻ yêu kính, chuyện vãn. Khi thì tiếng Hindou, khi Anglais, khi Quảng-đông. Ông, ý ít kính mến Lama-tăng. Bữa nay 1er Mars, đạo hữu lama Samdhen đi Burma cùng lama đạo hữu Guêshiêss, huỷnh đi thỉnh cốt Như-lai đặng đem về Tibet. Bần đạo ở lại một mình tại nhà Liu-Ming đại nhơn. Bày coi tay và khuyên nhủ ông tu cư-sĩ. Ông bèn vui lòng chịu. Bà chủ mừng quá. Từ đây nội nhà đều yêu kính bần-đạo gia bội. Bảo ông mỗi năm đi Phật-đà-gia một kỳ, cúng dường cầu phúc cho hậu-lai.
Chờ lama Choundouss đi Bodh-gaya trở lại sẽ hiệp đi Darjeeling. Còn Samdhen sẽ về và đi Darjeeling sau.

Ngày 4 Mars 1936 – 11-2 âm-lịch.
Ngày nay huynh lama Chamba Choundouss ở Gaya về lối 10 giờ mơi.
Huynh nói mai 8 giờ tối sẽ đi Ghum Darjeeling.

Ngày 5 Mars 1936 – 12-2 âm-lịch.
Từ giã gia quyến ông Liu-Ming đi Darjeeling.
Mua souliers(1) 2R.8A.
7 giờ rưỡi tối đi xe kiến ra gare. Thầy Lawrence đưa ra gare Calcutta Nord. Mua giấy đi Siliguri 5R.14A.3P.

hoangtri
06-13-2016, 03:44 PM
Ngày 6 Mars 1936 – 13-2 âm-lịch.

Sáng bữa nay 6 giờ, đại-tốc-hỏa-xa đến gare Sili-guri, sang xe lửa nhỏ mua giấy đi đến thành Ghum (Ghoom) 1R.6A. Có một thầy xét hành lý. Thấy trong đồ ngủ có một cái thùng xăng không, tưởng có đồ lung đòi cân, tôi mở ra xem thiệt thùng không mới chịu thôi. Huynh Chamba Choundouss lama có cái rương phải đóng 1R.4A.

Xe lửa nhỏ 7 giờ rưỡi chạy. Cách ba gare thì xe khởi sự bò lên núi Hymalaya. Tới gare Chunbhanti (élévation 2.208m). Tới gare Tindharia (2.822m). Tới gare Mahanadi (4.101m). Tới gare Kursiong (4.864m) là 11 giờ trưa.

[Hình dán tại đây đã hư.]

Gare nầy lớn, có phố xá, có công sở chánh phủ, đủ cuộc, có nhà Tham-biện ở trên đảnh núi. Từ đây dọc đường nhà cửa lầu đài đông đảo. Cuộc vĩ đại của Chánh phủ Anglais thấy càng thêm kính phục. Tới gare Tung (5.656 hắc), phố xá đẹp đẽ, có nhà giây thép. Tới gare Sonada (6.552 hắc), phố xá chút ít. Một giờ chiều tới gare Ghum (7.407 hắc). Hắc là thứ thước họa đồ, Anglais dùng thước 1 hắc nầy mà đo núi, kể ra 2 hắc là 1 thước Ăng-lê. Từ thành Siliguri tới chưn núi lên tới thành Ghoom trải qua 15 ga, mỗi gare đều có dựng bản ghi bề cao mỗi gare nơi thành lớn. Tuy trên núi mà thành thị không kém sút đất bằng, thiệt Chánh phủ Ăng-lê khéo tạo thành non thị cho khách ăn chơi đục nực lúc mùa hạ nơi Ấn-độ. Mỗi thành có đủ thức dụng cho khách du.
Tới Ghoom, xuống xe vào phố ngụ của chư huynh lama, ăn cơm và nghỉ.

[Hình dán tại đây đã hư.]

Ngày 7 Mars 1936 – mùng 14-2 âm-lịch.

Sáng, dạo phố xem thì phần đông dân Tây-tạng xuống ở, buôn bán lập sự nghiệp ở Ghum nầy. Thành phố cũng đẹp đẽ, có chùa Lama lớn đẹp, đang sửa soạn cúng rằm, hát chập, lễ Phật, xem chùa.

Từ thành Ghoom nầy thì đã thấy lạnh rồi, mùa tuyết hằng ngày giá trong trắng núi. Lối tháng nầy ở Calcutta đã khởi nực mà tại đây còn giá tuyết lấp non, thiệt cái lạnh không thể nói. Huynh Lama nói : Lúc nầy tuyết đóng còn cao quá, thế đi bất tiện nên tạm nghỉ tại Ghoom và thành Darjeeling một tháng.

Ngày 8 Mars 1936 – 15-2 âm-lịch.

Tại Ghoom lúc 7 giờ sáng trời mưa. 8 giờ rưỡi hết mưa. 11 giờ các quan Ăng-lê tề tựu tại chùa Ghum-pa có Laden-La chủ sự tiếp rước, dự cuộïc cúng rằm và hát rằm. Bần-đạo chụp ảnh nội cuôäc. 12 giờ khởi hát rằm, mang mặt nạ múa. 1 giờ rưỡi rồi cuộc. Bần-đạo trao thơ của Chánh-từ-hàng cho Laden-La. Xem thơ rồi, bảo chừng Samdhen về Ghoom thì bảo đi cùng bần đạo qua Darjeeling. Cúng hội 5 rupee.

hoangtri
06-13-2016, 03:50 PM
Ngày 9 Mars 1936 – 16-2 âm-lịch.

Ngày nay lễ của đạo Hindou. Cúng kiến ca hát, đoàn nầy lũ kia cầm cờ đi chật đường, kèn trống ca hát, tục cũng lạ, lấy son vãi người nầy người kia mặt mày đầu cổ đỏ lòm cũng để vậy, gọi là tốt. Lại có kẻ dùng ống thụt, thụt nước màu kẻ khác, quần áo bị màu đủ thứ.
Chiều đi dạo phố cùng đạo-hữu Losang, phút gặp một cô Lamani Garnyen Tharchen, mời vào tiệm cúng dường trà sữa và xin cúng dường một bữa ăn ngày mai cũng tại tiệm nầy.

[Hình dán tại đây đã hư.]

Ngày 10 Mars 1936 – 17-2 âm-lịch.
Đi ăn cơm của cô Lamani Garnyen Tharchen cúng dường ở Bhudhism Min.
Giông gió cả ngày, lạnh thấu xương.
Khởi sự bữa nay mỗi sớm mơi mua 2 sous sữa bò tươi.
Có quen với hai vợ chồng người buôn bán tại Ghoom, vợ chồng còn nhỏ, tác lối 25 tuổi. Trong mùa đông rồi, hai ông bà có đi cúng dường tại Phật-đà-gia, ở tạm tại nhà công sở của Hội Đại-bồ-đề, trên hai tuần lễ, nên biết bần-đạo. Bần-đạo lại tiệm mua 2 cắc khoai lang tây và cà-tomate. Hai ông bà vừa bán vừa cho thêm.

Ngày 11 Mars 1936 – 18-2 âm-lịch.

Ăn bánh mì.
Ngày nay cũng còn giông gió, ví bằng không có giông gió ấy thì Ghum nầy lạnh cũng như giữa mùa đông ở Phật-đà-gia, thì cũng dễ chịu.
Mượn huynh Losang đi mua giùm một cái quần, vì cái chăn mỏng mà thêm bị gió lạnh lòn vào, lạnh quá, mền cự không lại. Mua đặng một cái quần nỉ 2 rupee và huynh Issê lama, biểu người Tibetain đem áo lại, có huynh Losang xem và mua giùm 6R.

Ngày 12 Mars 1936 – 19-2 âm-lịch.
Không đi đâu. Học tiếng Tây-tạng.

Ngày 13 Mars 1936 – 20-2 âm-lịch.

Ngày nay mượn huynh Champa Choundouss, sẵn dịp đi Darjeeling thì rửa hình giùm, giá rửa 4 anna, in ra 8 tấm hình là 8 anna, cộng là 12 anna.
Lại quán quen, thì thấy có một mình chú quán ngồi, hỏi có me không ? Thưa không. – Thấy thứ như cỏ khô, lấy nhai thử mới rõ cải xập xại phơi khô, bèn mua 2 xu. Chú lấy giấy gói trao tay và trả 2 xu lại, nói chút đỉnh, xin hộ thầy. Hoan-hỉ ! Chú là con người nghiệp chủ.
Cha của chú tên M. G. Ishen
Chú tên Isering Wangdi.
P. O. Ghoom
Darjeeling.
Hồi sáng, huynh Champa Choundouss cho hay rằng : Mốt, ngày 16 tháng 3 sẽ có Đại đức Baha Lama Dromo Gheshay(1) ở chùa Kursiong trở về chùa Ghoom (hai cảnh chùa của ngài cả). Chư vị lama sư đều đi xa 2 km tiếp rước. Vậy thầy thay mặt chư Bí-sô M. B. S. (Maha-Bodhi-Société) đi đón rước ngài.

hoangtri
06-13-2016, 03:53 PM
Ngày 14 Mars 1936 – 21-2 âm-lịch.

Sáng đi dạo trên con đường trên đảnh, theo con đường đi xuống chợ. Trên cao dòm xuống thấy cảnh thành thị rất lịch và phía trên đảnh cũng có nhà cửa, lầu đài. Đường nầy là đường xe hơi đi Darjeeling.
Chiều 2 giờ đi dạo cũng trên con đường trên đảnh song đi ngả trên. Tới chỗ hàng rào sắt, xem ra là Đất-thánh Thiên-chúa. Đi tới dọc theo đường, lúc xem đảnh khác, lúc coi lầu đài nhà cửa theo đường và trên đảnh cao nguy nga. Đi tới nhà thương, trại lính, nhà quan binh, nhà dây thép lớn, sân banh, nhà thờ. Trở về, thấy đờn bà Tây-tạng kéo xuống cản đường, hò lý vui cười : đầy tâm thương đồng loại, cực khổ không hay. Về tới phố 4 giờ 50.

Ngày 15 Mars 1936 – 22-2 âm-lịch.

Đi chợ mua hai bắp cải và xì yểu 14 anna. Đặt 2 anna bánh bao chay ở market (chợ).

Ngày 16 Mars 1936 – 23-2 âm-lịch.

Sớm mơi nầy, bần-đạo mời hai vị lama : Issê lama và Isess Champa, đồng ở một phố, đi ăn bánh bao, uống trà còn huynh Losang mắc có khách lo nướng bánh đãi khách.
Ăn rồi về lo để film vào máy chụp ảnh, đoạn lo sửa soạn đi rước Đại-đức Baha-Lama Dromo-Gheshay.

Ngày 17 Mars 1936 – 24-2 âm-lịch.

Bữa nay thức sớm, trà nước xong, huynh Isess lo nấu hai nồi cơm, đặng cúng dường chư tăng tại Chùa.
9 giờ cơm xong, bần đạo xuất 1R mua beurre Tây-tạng, nho khô, đường cát đặng trộn vào cơm và nị Tây-tạng với sữa tươi đặng nấu trà thục kiểu Tây-tạng. Xong xuôi, một người một sợi vải lược anh lạc bỏ túi, bốn anh em : ba Tây-tạng cư-sĩ với bần-đạo đồng bưng thẳng lên chùa. Huynh Choundouss nói xong mới dưng cơm cho Hòa-thượng và chư Tăng. Vải lược dưng Hòa-thượng, ngài choàng cổ mỗi người, chụp hình mặc Tây-tạng phục.

Ngày 18 Mars 1936 – 25-2 âm-lịch.

Bữa nay không làm gì. Sớm mơi trà nước xong xuôi, rảnh viết thơ cho ông Giáo-sư ở Sarnath, song chưa đặng sạch tiếng Ăng-lê nên còn xem lại. Kế có huynh Tsering Wandi lại xin cho xem hình chụp ngày hát rằm tại chùa.

[Hình dán tại đây đã hư.]

Coi rồi huỷnh cũng đưa xem hình của huỷnh chụp tại Bodh-gaya.

[Hình dán tại đây đã hư.]

Chiều 3 giờ, lại phòng huynh Losang, huỷnh nói mai 19 tháng 3 tôi đi Kalimpur. Bần-đạo nài huynh đồ Nepal 5R.

hoangtri
06-13-2016, 03:56 PM
Ngày 19 Mars 1936 – 26-2 âm-lịch.

Vô sự.
Sở phí tổng cộng :
Xe ngựa ra Gaya 0R.04A.2P
Xe lửa Gaya Calcutta 4 .07 .2
Trả cho hội M. B. S 13.
Trả Dhammajoti 10.
Mua film và sở phí xe 6.
Xài tại Phears Lane 1.
Souliers et jarretière 3.
Xe kiến, mua giấy đi Siliguri,
coolie 7.

Ngày 20 Mars 1936 – 27-2-â.l.

Vô sự.
Giấy xe đi Ghoom 2.
Dưng cho hội Darjeeling 5.
Sở phí tại Ghoom 14 ngày 4.
Quần áo Tây-tạng 8.
Rửa hình 1.
Hùn cúng dường phạn thực
chư Lama 1.
Nài đồ Nepal của Losăng 5.
Tổng cộng ngày 27-2-Bính Tý : 71.Rupee

Ngày 21 Mars 1936 – 28-2 âm-lịch.

Ngày nay huynh Samdhen về tới Ghoom 10 giờ mơi có thỉnh đặng bốn cốt Phật-tổ : 150R, 25R, 23R, 28R.

Ngày 22 Mars 1936 – 29-2 âm-lịch.
Ngày nay huynh Samdhen đi Darjeeling trở về, phát tiền cho thiện nam tín nữ : theo phép Lama đi xa về thì bổn đạo tới dưng trà bánh lễ mừng thì Lama đáp lễ lại vì không thể đãi dọc đường. Huỷnh mua hộ cho bần-đạo hai bông cải.
1 giờ lại nhà huynh Tsering viếng, ông già huỷnh đãi trà English, sữa và bánh mì nướng. Nhưng từ chối việc ăn, hoan-hỉ uống trà. Rồi chụp hình huynh Tsering. Kiếu về.
3 giờ trời mưa tuyết.

Ngày 23 Mars 1936 – mùng 1-3 Bính Tý (thiếu).

Tục mùng 1, người Tibetain đi chùa, già trẻ bận đồ sạch sẽ, dắt vợ cõng con, đem lễ vật đến chùa.



http://cms.kienthuc.net.vn/zoomh/500/uploaded/bichhanh/2015_11_23/loat-anh-ve-cuoc-song-thuong-nhat-o-tay-tang.jpg


Thấy quán có bán me, mua 1 xu, nấu canh chua với bắp cải. Lâu ngày không dùng nó.
Sa mù, mưa tuyết tối ngày rỉ rả.
Losăng đi Kalimpur về, lại thăm huynh Samdhen.

[Hình dán tại đây đã hư.]

hoangtri
06-13-2016, 04:11 PM
Ngày 24 Mars 1936 – mùng 2-3 âm-lịch.

Ngày nay mua 2 anna khoai củ hành, 2A bột cà-ri, 1A đường đỏ.
Viết thơ cho Sư-cả Sarnath.
4 giờ có Hồi tới tính toán dùng trà tới 7 giờ, dùng nước cơm rượu như trước, 11 giờ rã hội.

Ngày 25 Mars 1936 – mùng 3-3 âm-lịch.

Sớm mơi nầy, Hồi chùa mua thịt đem dưng cho Baha-Lama và chư tăng : một đùi trừu dưng Sư-cả, thịt sườn dưng chư tăng.
9 giờ kéo nhau lên chùa. Qua 1 giờ hội nữa, một thùng hèm cơm rượu nữa. Hồi nầy lo quyên tiền cất nhà thiền Dramsola. Bần-đạo dưng cúng 5R.
Huynh Samdhen nhức đầu và sình ruột. Bần-đạo gầy lửa cho huỷnh hơ lạnh.

Ngày 26 Mars 1936 – mùng 4-3-â.l.

Sớm mơi thức dậy, huynh Samdhen còn nghỉ. Thấy huỷnh đau, thương thân nhau và cũng sợ trễ nải ngày giờ. Lúc huỷnh thức hỏi bớt không ? – Bớt. – Mừng, bưng hỏa lò lên cho huỷnh hơ lạnh. Có người đến hộ huỷnh hai ổ bánh mì, huỷnh bèn chia cho bần-đạo một ổ. Hoan-hỉ.
Huỷnh nói đợi lúc tuyết rã, đi mới tiện, lúc nầy tuyết tới gối. Bần-đạo nói : Huynh biết, huynh điều đình.
Tối họ còn hội và uống nước hèm.

Ngày 27 Mars 1936 – mùng 5-3-â.l.

Hai vị Lama tụng kinh với Samdhen cả ngày. Huynh Choundouss làm bánh bao, bần-đạo cũng làm bốn cái nhưng chay.

Ngày 28 Mars 1936 – mùng 6-3-â.l.

Không chi lạ. Hai người đánh lúc lắc đổ hột trước đơn bần-đạo. Ngày nay từ chối trà Tây-tạng, dùng nước lạnh.
Chiều sa mù cách 20 thước không thấy nhau.
8 giờ mưa lớn.

Ngày 29 Mars 1936 – mùng 7-3-â.l. Dimanche.

Sớm mới tụng kinh rồi cúng nước. Điểm tâm bánh mì nước lã rồi, đi lại thăm Losang. Chuyện vãn tình đời tốt xấu. Bần đạo khuyên đừng nói sự người. Khi đang nói chuyện bỗng có Lama đi quyên tiền làm chùa có Choundouss dắt. Bần đạo thấy Losang cúng hai cắc, thì cũng cúng hai cắc.
Mưa… !

Ngày 30 Mars 1936 – mùng 8-3-â.l. Lundi.

Nấu cà-ri với cà dái dê.
Như thường không chi lạ.
Mưa ! …
Học tiếng Tây-tạng.
1 trăng ga là 2 annas Englis.
Karnga = 2 annas 1 Kargna
Giôgăng = 4 annas 1 Giôgăng

hoangtri
06-13-2016, 04:15 PM
Ngày 31 Mars 1936 – mùng 9-3-â.l. Mardi.
Bữa nay mua hai bắp cải bông 6 xu, một bó rau húng 1 xu. Gạo 1R.
Học tiếng Tây-tạng.

Ngày 1er Avril 1936 – mùng 10-3-â.l.

Vô sự. Mượn huynh Tsering Wandi chụp bán-ảnh và luôn dịp huỷnh đi Darjeeling gởi rửa film.
Huynh Samdhen hộ hai khoanh bánh mì.
Rượu xăng là cơm rượu nếp hồng. Tây-tạng gọi Trô.
Học tiếng Tây-tạng.

[Hình dán tại đây đã hư.]

Ngày 2 Avril 1936 – mùng 11-3-â.l.

Sớm mơi chiên cơm nguội ăn lót lòng. Mua vài cắc bánh hộ huynh Samdhen vì y hộ cho bần-đạo hoài. Bánh và hàng bông 5 cắc (anna). Gởi huynh Tsering mua 2 annas nhang và gởi tiền rửa hình. 1R.2 xu.
10 giờ mưa tới tối – mưa tuyết.

Ngày 3 Avril 1936 – 12-3-â.l.

Huynh Choundouss lấy một tấm hình.
Huynh Tinzine Zapha lấy một tấm hình.
Bần đạo lấy tấm film chụp với huynh Samdhen tại Bodh-gaya.
Bữa nay gởi thơ cho đạo hữu Dhammajoti.

[Hình dán tại đây đã hư.]

Ngày 4 Avril 1936 – 13-3-â.l.

Sớm mơi sa mù, chiều mưa tuyết lớn lắm. Bữa nay mua hai cắc bánh mì, hộ Samdhen phân nửa. Một bắp cải 5 xu, hai chiêm đường, ba chiêm khoai.

Ngày 5 Avril 1936 – 14-3-â.l.

Bữa nay tụng kinh mơi rước vía. Samdhen hộ bánh mì. Xong việc. Mua bắp cải khoai lang, dầu, cà-tomate 3 cắc. Nấu cà-ri chay hộ nội bọn năm người.
Mấy ngày nay rảnh, chiều bần đạo học thêm tiếng Tây-tạng.

Ngày 6 Avril 1936 – 15-3-â.l.

Tụng kinh. Điểm tâm cơm chiên. Đoạn lại viếng Losang, nài 8 rupee-relic (reste). Trả cục đá lại cho huỷnh và trả 3 rupee lại.
Mua hai bắp cải bông 4 xu, 1 xu cà-ri bột và và 2 xu cà-tomate, nấu ăn ngọ, rồi dessert(1) 2 xu cốm nổ.

hoangtri
06-13-2016, 04:23 PM
Ngày 7 Avril 1936 – 16-3-â.l.

Đi Darjeeling và gởi ba cartes postales cho anh mười. Lại quận Laden La, ngài mắc đi làm việc tới 3 giờ mới về nhà. Ba huynh đệ : Samdhen, Choundouss và bần-đạo chờ từ 9 giờ mơi cho tới 6 giờ chiều mới ra mắt ngài đặng. Thầy ký vào nhắc ngài thì ngài cho mời bần-đạo vào, ngài hỏi chừng nào đi Tibet ? ¬– Tôi không hiểu, chừng nào Samdhen lama đi thì tôi đi với huỷnh. Ngài hỏi có Samdhen đi đây không ? – Có. – Kêu người vô. – Samdhen vô bureau(2) thì ngài ký gởi tôi.
Mua carte postale 1R.
- một hộp fromage 1R.
- cò, bao thơ, giấy 1R.
Xe hơi 1R.
Sở phí và đóng giày 1R.

Ngày 8 Avril 1936 – 17-3-â.l. Mercredi.

Sớm mơi mua hai ổ bánh mì 2 anna. Huynh Sam-dhen một ổ, bần-đạo một ổ, ăn lót lòng với nước xì yểu. Trưa mua một bắp cải 6 xu, 1 xu cà tomate. Nấu chay ăn ngọ.

Ngày 9 Avril 1936 – 18-3-â.l. Jeudi – Thursday.

Mua hai boysa sữa, nấu cơm nguội với sữa ăn lót lòng, hai pacs cà tomate và me, một pic dầu. Nấu canh chua với cải bắp. Ăn ngọ.
Chiều 7 giờ có hội Nam-nữ tựu lại phố cúng dường tùy hỉ cho huynh Samdhen vì gần tạm biệt về Tây-tạng. Họ cũng uống nước cơm rượu như mọi lần. Ca hát cùng nhau.

Ngày 10 Avril 1936 – 19-3-â.l. Vendredi – Friday.

Bữa nay thức dậy cũng lo điểm tâm cơm chiên. Rồi 8 giờ rưỡi nấu cải xập xại với với bắp cải để ăn ngọ.
Đoạn thấy huynh Samdhen đem vô một đôi hia Tây-tạng bảo tôi mang thử và nói hia nầy (clâm) tốt song phải sửa lại tấm da bàn. Chừng qua Kalimpur sẽ may lại. Kế một lát 9 giờ huỷnh bảo lo ăn cơm rồi xe hơi lại đi, bữa nay tốt ngày. Tôi không hiểu đi đâu, song cũng cứ việc nghe lời. Huynh Choundouss một chập cũng bảo vậy và nói đi xa hai cây số, đem chén theo uống trà. Ngỡ đi rước ai.

Ngày 11 Avril 1936 – 20-3-â.l. Samedi – Saturday.
Sớm mơi dùng cơm nguội với nước trà điểm tâm. 8 giờ rưỡi lo đi lên chùa đảnh lễ tạm biệt đức Baha Lama và chư đại chúng. Ngài có hộ bần đạo 4 rupee và một gói thuốc với một vị Guru bằng mộc hương. Sự đối đãi rất mật thiết, nghĩ càng kính cảm đức của ngài.
Lấy năm cái y bao cốt Phật vào thùng cho êm, vì đệ(1) về tới Tây-tạng.

Ngày 12 Avril 1936 – 21-3-â.l. Dimanche – Sunday.

Bữa nay vô sự. Huynh Isess cho một cái mão lama cũ, bần đạo tháo chỉ và xin vải may lại, trở trái làm mặt. Từ sớm mơi tới chiều đã rồi. Tối tụng kinh cầu chúc, nguyện cho chư thần và âm linh nơi thành Ghoom vì trên một tháng ngụ tại đây, nhờ chư thần ủng hộ Phật pháp và thính kinh, bần-đạo đặng an ổn thân tâm.

Ngày 13 Avril 1936 – 22-3-â.l. Lundi – Monday.

10 giờ mơi đi Kalimpong, có chư Tibetain cư-sĩ đến dưng anh lạc, chúc bình an tất đường. Đi tới 6 miles (dặm) có quán xuống xe hơi, vì xe hơi hết đường. Đem hành lý xuống, trả tiền xe hơi, vào quán 12 giờ, đồng dùng trà sữa, rồi mướn coolie vác đồ hành lý đi bộ, lên đèo xuống ải, trải qua mấy gộp,(1) phần xuống ải thì nhiều, đi 30 cây số ngàn tới 4 giờ tới Traisitra mới có đường xe hơi, vào tiệm dùng trà rồi mướn xe hơi đi, 7 giờ tới Kalimpong. Vào nhà người Tây-tạng sửa đồng hồ, để đồ hành lý, và dùng trà với bánh bao ngọt. Đoạn 8 giờ rưỡi lại phố quen nghỉ, ba huynh đệ : Samdhen, Isess và tôi.

hoangtri
06-13-2016, 04:30 PM
Ngày 14 Avril 1936 – 23-3-â.l. Mardi – Tuesday.

Khuya thức dậy nghe gân cốt mỏi mê, đồng hồ gõ ba tiếng. Thiền một chập, tư duy về cái xác phàm đối với xác kim tiên, ngán thay cái xác tứ đại đi nửa buổi ít chục cây số đau lên đau xuống, kim thân nháy mắt triệu dặm và vẫn thường tồn.
6 giờ hai huynh thức, Isess nấu nước, cùng nhau rửa mặt súc miệng rồi, dùng trà sữa và bánh mì, đợi tới 10 giờ mà Issê và Choundouss chưa thấy về. Bốn giờ rưỡi chiều về tới. Cô bổn-đạo Iang-Iong-Goay. No 4 Jokpa Shop, P. O. Kalimpong sai người hộ mô mô (bánh bao) cho hai huynh.
Viết liễn chữ hán.

Ngày 15 Avril 1936 – 24-3-â.l. Mercredi – Wednesday.

Như thường. Sớm dùng cơm chiên. Trưa không ăn ngọ. Tùy theo chư lama vì không đi chợ đặng mà mua đồ nấu riêng, e chúng biết. Nên từ đây phải ăn chung cùng huynh Samdhen, huỷnh làm sao, cứ y vậy cho người ngoài không để ý. Mượn Choundouss mua một kiến màu có bao cản tuyết, một cái chén Tibet, cò thư 2A.2P.
Phần tôi mua đường, muối, đường đỏ, hộp quẹt cộng là 2R.7A. Phục lòng Issê.

Ngày 16 Avril 1936 – 25-3-â.l. Jeudi – Thursday.

Sớm mơi mua bánh mì và sữa ăn chung : 4A.2P. Trải gan ruột với họ ít bữa. Điểm tâm rồi, lo nhựt ký ngày hôm qua. Kế cúng ngọ, ăn ngọ, nghỉ một chập, dậy lấy thùng xách nước, lau mình, phơi áo quần. Bữa nay nhiều khách. Có huynh lama quen tại Bodh-gaya cũng có đến và một cư sĩ quen tại Ghoom với một vị lama tại chùa đến vưng lễ tống lộ Samdhen.
Chiều mua 1A. dầu hôi.
Cộng sở phí = 71R. : 20-3-36
24R. 8A
95R. 8A

Ngày 17 Avril 1936 – 26-3-â.l. Vendredi – Friday.

Bữa nay mua 2A bánh mì thấu sữa và tomate. Có cô tiệm đồng hồ lại thăm. Cô nghe nói tôi đi Tây-tạng cô chắc, hít tỏ lòng thương người già cả. Đoạn cô nói lên Tây-tạng lạnh lắm, thầy phải may áo lạnh ở trong. Đoạn cô về, Samdhen nói phải may áo bằng nỉ đỏ flanelle(1) như áo tôi. Choundouss mua giùm 9A.2P. Huynh cư-sĩ may giùm, tiền may 6A. Sửa soạn mai lên đường.

Ngày 18 Avril 1936 – 27-3-â.l. Samedi – Saturday.

Thức sớm, cơm nguội lót lòng. Bảy giờ chủ ngựa lại đem hành lý về trạm. Bần-đạo đưa Samdhen 10 rupee. Tạm biệt Kalimpong, chủ phố ngụ là Mr. Vétéri-naire Bhuton tên Nima Bhutia và lại tạm biệt cô tiệm bánh nước. Có huynh cư-sĩ em cô đưa lại trạm. Đợi sửa soạn ngựa, 8 giờ rưỡi đi, 11 giờ rưỡi tới chợ Arakara, vào uống trà, ăn củ tiếu (thu ba) và bánh bao. Chủ tiệm là bổn-đạo Samdhen, nên không lấy tiền, ăn rồi lên ngựa đi một đỗi, tới đường xuống, dốc lung, nên xuống ngựa đi bộ 12 giờ rưỡi tới trạm Pedong vào nghỉ.

hoangtri
06-13-2016, 04:33 PM
Ngày 19 Avril 1936 – 28-3-â.l. Dimanche – Sunday.

Samdhen bảo viết thơ cho Lawrence Esquire 88 Phears Lane Calcutta. Ba huynh đệ đồng chúc cả gia quyến bình an và cho hay hôm qua tạm biệt Kalimpong đi Tây-tạng. Năm giờ sáng ra đi, tạm biệt Pedong. Tám giờ tới chợ Chomth. Mười hai giờ tới trạm Rungling, nghỉ uống trà. Một giờ rưỡi đi. Bốn giờ rưỡi tới Linh-dam, nghỉ đêm.

Ngày 20 Avril 1936 – 29-3-â.l. Lundi – Monday.

Sáng 5 giờ thượng lộ. Tám giờ tới Phadamcham. Mười hai giờ tới Zelum. Nghỉ uống trà ăn bánh. Tới Lundum. Bốn giờ tới Nadăng nghỉ một đêm. Chỗ nầy là ải chót địa phận Englis 60 cây số từ Kalimpong tới đó, nhiều lính nghi nan cho bần-đạo, xầm xì gọi Burma, coi bộ huynh Samdhen lo lắng lắm.
Đưa cho Choundouss 1 rupee, tiền trà bánh.
Tuyết có chỗ cao 0m,50 có chỗ tới 1m.

Ngày 21 Avril 1936 – mùng 1-3 nhuần â.l. Mardi – Tuesday.

3 giờ thức, uống trà. 5 giờ đi bộ một đỗi, huynh Samdhen nói thôi hết lo, lánh đặng bọn lính Englis rồi. Đi riết tới 9 giờ tới Kobu, uống trà ăn bánh neo, chỗ nầy còn địa phận Englis. Một giờ tới trạm Ricanh-căng về địa phận Tibet, ải địa đầu nước Tây-tạng.
Mưa tuyết như cát. Trải qua núi tuyết lạnh lắm, đoạn xuống dốc núi mới tới trạm.

Ngày 22 Avril 1936 – 2-3-â.l. Mercredi – Wednesday.

Sớm mơi 6 giờ chủ trạm Ricanhcăng đãi Samdhen và bần-đạo hai ly trà sữa ngọt và bột lúa mì rang. Đoạn 7 giờ rưỡi tạm biệt chủ trạm lên ngựa đi chừng hai cây số tới trạm Chima xuống ngựa và đem đồ hành lý vô nhà bổn đạo của Samdhen (vợ chồng già). Có một người lính tuần thành đến thăm, đoạn cơm nước, có hai người đờn bà lại dưng rượu và coi quẻ của Samdhen. Ngụ đây bốn bữa cho người ngựa khỏe xác. Đưa Samdhen 10 rupee đặng sở phí.

Ngày 23 Avril 1936 – mùng 3-3-â.l. Jeudi – Thursday.

Ngày nay không chi lạ, huynh Samdhen lo việc bổn đạo của huỷnh. Còn bần-đạo lo học một hai tiếng Tây-tạng. Nay 9 giờ rưỡi tổng khậu(1) dưng cơm cho bần đạo, huynh Samdhen nói bọn tôi ăn bột sadou còn thầy ăn cơm. Cơm rồi lo phơi y phục.
Samdhen đặng thơ bảo Issê cụ bị ẩm thực đi đón thùng Phật tượng, huỷnh đi hồi sớm mơi sớm.

Ngày 24 Avril 1936 – mùng 4-3-â.l. Vendredi – Friday.

Không chi lạ, bột nếp rang lót lòng, trà Tây-tạng qua buổi. Bắt chước xúc bột đổ vào miệng, bột khô khó nuốt, sặc một cái bột bay đầy tợ, mấy huỷnh cười ngất. Ăn rồi, giặt áo, nước lạnh như đá, hai tay tê tái như chết. Ăn ngọ 10 giờ. Bổn đạo tới cũng đảnh lễ Samdhen y như tục xứ ta. Samdhen sai huynh Choundouss đi may áo hột khóm chiều tối mới về. Bần đạo ở nhà lo phận sự.

hoangtri
06-13-2016, 04:36 PM
Ngày 25 Avril 1936 – mùng 5-3-â.l. Samedi – Saturday.

Không chi lạ, sớm điểm tâm bột nếp. Mười giờ cũng bột nếp. Hai giờ cũng bột nếp.
Ngày nay hết gạo, dùng bột. Chiều có một cô đem gạo Bhutan lại bán. Xứ nầy núi non nên lúa gạo kém lắm. Huynh Samdhen là người nhẹ trí, sợ bần đạo dùng bột sadou không đặng nên cứ hỏi : Lama chiếp sadou ach xa hay ? Thấy vậy cũng cảm tình. Hai ông bà chủ gia, đã quen rồi cứ mời hơ lửa, lấy ghế mời ngồi gần bếp, còn bà thì hôm qua nay, cứ nói tiếng Hindou với tôi và một, hai tiếng ăng-lê.

Ngày 26 Avril 1936 – mùng 6-3-â.l. Dimanche – Sunday.

Bữa nay thức dậy, như thường. Chín giờ ăn bột, dạo xem xóm với Choundouss. Mười một giờ tên coolie đã gởi thùng Phật tượng tới. Có bổn đạo đem tống lễ, vì ngày mai lên đường. Huynh Choundouss và Issê ăn bột rồi 12 giờ quảy gói đi trước. Thu xếp hành lý, ba huynh đệ sẽ đi sau. Mướn ngựa chở đồ. Từ Chima đi Pharigiung. Ngựa cỡi giá là 1 rupee 8 annas.

Ngày 27 Avril 1936 – mùng 7-3-â.l. Lundi – Monday.

Tạm biệt xóm Chima. Mười một giờ rưỡi vô chợ Xá-xinh-ma (của Ăng-lê, trả tiền đất), chợ phố kiểu Englis, có sân banh. Hai giờ rưỡi tới Galinhka (village) có viếng chùa nhỏ của Dromo Geshay Baha lama hồi 6 giờ rưỡi, có cúng 1 rupee. Có gặp Lama mập Tong-gá-goompa (unhiba). Huynh đệ đồng nghỉ tại Sangha chùa. Tỉnh Yalong.

Ngày 28 Avril 1936 – mùng 8-3-â.l. Mardi – Tuesday.

Bốn giờ sáng huynh Issê và huynh Thinhless độ thùng coolie Phật cốt đi trước.
6 giờ ăn bột nhồi uống trà.
7 giờ tạm biệt Galinhkha.
12 giờ tới xóm Đôđặk (đôtặk). Gặp hai huynh Issê và Thinhless tại quán. Xuống ngựa tạm ngồi trước sân, ăn nổ (Pharigiung) ăn sadou uống trà.
1 giờ lên ngựa đi. Hai huỷnh mang nặng sẽ đi sau.
5 giờ rưỡi tới làng Pharigiung, ghé nhà quen nghỉ. Chỗ nầy nước độc xấu hơn các nơi.
7 giờ hai huynh đã tới. Mã tử trở về Chima.

Ngày 29 Avril 1936 – mùng 9-3-â.l. Mercredi – Wednesday.

Bốn giờ đã thức ngồi thiền một hơi. Lạnh quá nằm nghỉ lại. Năm giờ bà chủ thức nấu nước, bần đạo ngồi gần lò viết việc đã trải qua hôm qua.

Ăn ngọ bột sadou. Samdhen và các huynh đi viếng bổn-đạo và ra mắt người lớn trong làng Pharigiung nầy. Đợi mướn đặng ngựa sẽ đi. Mượn đổi 10 rupee tiền Tây-tạng. 1$ tây-tạng 30 anas de 4 pèns = là 120 sous.
Đi viếng chợ, phố xá, đường xá dơ hết bực, có nhà người Ăng-lê ở xa chợ. Đi ngang qua nhà hàng, huynh Choundouss bảo vô, tôi biết sự dơ của họ, bèn từ chối, kiếu. Để mắt xem cảnh vật dường có vẻ thương tâm, núi bao tuyết giá, ít thế sanh-nhai, nhơn dân có mòi đồ khổ, ngày chí tối áo không thay, quần không đổi, nam nữ đồng một thể, quần áo dày dục tợ bố tời đất khác, nai nịch kỵ hàn cả tháng cả năm, không hay tắm giặt. Sự dơ dáy thân hình nói không cùng, nhưng tâm tánh không nước nào sánh lại. Chỗ hiền từ, lòng kính Phật, mến tăng, cả nước đều vậy.

hoangtri
06-13-2016, 04:57 PM
Ngày 25 Avril 1936 – mùng 5-3-â.l. Samedi – Saturday.

Không chi lạ, sớm điểm tâm bột nếp. Mười giờ cũng bột nếp. Hai giờ cũng bột nếp.
Ngày nay hết gạo, dùng bột. Chiều có một cô đem gạo Bhutan lại bán. Xứ nầy núi non nên lúa gạo kém lắm. Huynh Samdhen là người nhẹ trí, sợ bần đạo dùng bột sadou không đặng nên cứ hỏi : Lama chiếp sadou ach xa hay ? Thấy vậy cũng cảm tình. Hai ông bà chủ gia, đã quen rồi cứ mời hơ lửa, lấy ghế mời ngồi gần bếp, còn bà thì hôm qua nay, cứ nói tiếng Hindou với tôi và một, hai tiếng ăng-lê.

Ngày 26 Avril 1936 – mùng 6-3-â.l. Dimanche – Sunday.

Bữa nay thức dậy, như thường. Chín giờ ăn bột, dạo xem xóm với Choundouss. Mười một giờ tên coolie đã gởi thùng Phật tượng tới. Có bổn đạo đem tống lễ, vì ngày mai lên đường. Huynh Choundouss và Issê ăn bột rồi 12 giờ quảy gói đi trước. Thu xếp hành lý, ba huynh đệ sẽ đi sau. Mướn ngựa chở đồ. Từ Chima đi Pharigiung. Ngựa cỡi giá là 1 rupee 8 annas.

Ngày 27 Avril 1936 – mùng 7-3-â.l. Lundi – Monday.

Tạm biệt xóm Chima. Mười một giờ rưỡi vô chợ Xá-xinh-ma (của Ăng-lê, trả tiền đất), chợ phố kiểu Englis, có sân banh. Hai giờ rưỡi tới Galinhka (village) có viếng chùa nhỏ của Dromo Geshay Baha lama hồi 6 giờ rưỡi, có cúng 1 rupee. Có gặp Lama mập Tong-gá-goompa (unhiba). Huynh đệ đồng nghỉ tại Sangha chùa. Tỉnh Yalong.

Ngày 28 Avril 1936 – mùng 8-3-â.l. Mardi – Tuesday.

Bốn giờ sáng huynh Issê và huynh Thinhless độ thùng coolie Phật cốt đi trước.
6 giờ ăn bột nhồi uống trà.
7 giờ tạm biệt Galinhkha.
12 giờ tới xóm Đôđặk (đôtặk). Gặp hai huynh Issê và Thinhless tại quán. Xuống ngựa tạm ngồi trước sân, ăn nổ (Pharigiung) ăn sadou uống trà.
1 giờ lên ngựa đi. Hai huỷnh mang nặng sẽ đi sau.
5 giờ rưỡi tới làng Pharigiung, ghé nhà quen nghỉ. Chỗ nầy nước độc xấu hơn các nơi.
7 giờ hai huynh đã tới. Mã tử trở về Chima.

Ngày 29 Avril 1936 – mùng 9-3-â.l. Mercredi – Wednesday.

Bốn giờ đã thức ngồi thiền một hơi. Lạnh quá nằm nghỉ lại. Năm giờ bà chủ thức nấu nước, bần đạo ngồi gần lò viết việc đã trải qua hôm qua.

Ăn ngọ bột sadou. Samdhen và các huynh đi viếng bổn-đạo và ra mắt người lớn trong làng Pharigiung nầy. Đợi mướn đặng ngựa sẽ đi. Mượn đổi 10 rupee tiền Tây-tạng. 1$ tây-tạng 30 anas de 4 pèns = là 120 sous.
Đi viếng chợ, phố xá, đường xá dơ hết bực, có nhà người Ăng-lê ở xa chợ. Đi ngang qua nhà hàng, huynh Choundouss bảo vô, tôi biết sự dơ của họ, bèn từ chối, kiếu. Để mắt xem cảnh vật dường có vẻ thương tâm, núi bao tuyết giá, ít thế sanh-nhai, nhơn dân có mòi đồ khổ, ngày chí tối áo không thay, quần không đổi, nam nữ đồng một thể, quần áo dày dục tợ bố tời đất khác, nai nịch kỵ hàn cả tháng cả năm, không hay tắm giặt. Sự dơ dáy thân hình nói không cùng, nhưng tâm tánh không nước nào sánh lại. Chỗ hiền từ, lòng kính Phật, mến tăng, cả nước đều vậy.



https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/c/cb/People_of_Tibet46.jpg
(Người Tây Tạng ngày nay có vẻ tươm tất hơn lời Ngài Nhẫn tế kể)

hoangtri
06-14-2016, 05:51 PM
Ngày 30 Avril 1936 – mùng 10-3-â.l.

Như thường lệ, viết thơ sơ thuật gởi cho anh mười. Samdhen có bảo viết thơ cho Mr. Liu Ming ở Calcutta cho hay chúng ta đã đến ải đồng Phariyong-Tibet, qua ngày sau nếu có ngựa thì đi Bhutan và dặn có gởi thơ thì gởi cho quan trấn ải ngài sẽ trao lại cho huynh. Đề như vầy :

Guru Grawa Samdhen Lama
Karap Dartrung Kushark
Phariyong Tibet.

Viết rồi giao cho Choundouss đem lại nhà Babon (quan) nhưng nhà quan chưa mở cửa, đem về chiều sẽ đem gởi.

Đoạn ăn ngọ với bột nhồi với canh cải xập xại phơi khô. Ăn rồi một chập, bần đạo lên rầm nhà đi tiểu, vì cầu tiêu ở trên rầm, cách họ làm bắt tức cười, lên rầm rồi xuống thang có xây vách đất một chỗ để tiêu và đổ rác, sau bán làm phân. Tiểu rồi, đứng trên rầm xem qua nhà quan Karap, phải cách chụp hình làm kỷ niệm, nghĩ vậy bèn xuống lầu nói với Samdhen, huỷnh cùng hai huynh Issê và Thinhless đồng chụp ảnh, rồi kế bần-đạo cũng y hướng cho huynh Samdhen chụp giùm.

[Hình dán tại đây đã hư.]

Lên rầm đứng một lát vậy mà lạnh run, thiệt xứ ở non Hi-mã, từ Ri-canh-căng đi lần lên cao hoài nên tuyết đóng trắng đảnh, hơi khí thở lần lần nghe mệt quá. Tại Phariyong nầy, xem mấy đảnh núi thấp và bình địa lung, thì như trên núi Điện, leo lần lên tới bình địa xem hữu đảnh thấy đảnh thấp. Vì vậy nên nhà họ cất lúm túm ít cửa. Xứ lạnh, vật chết tuy quăng ném cùng đường, xương, cốt, da, phẩn đầy nẻo, song sự thúi nghe cũng ít hơi như thây vật chết xứ ta.

Đây, bần-đạo tự do đi xem các nơi, chư huynh đi dạo cùng bần đạo lại ưa nói tiếng Hindi và Englis cùng bần-đạo, nhứt là trải qua mấy chỗ đông người như tại chợ vào tiệm, thì huynh Choundouss ưa nói Ăng-lê, vì bần-đạo có dạy huỷnh chút ít tiếng thường dùng. Ấy là ý như khoe người đồng ban, mình đi xứ thuộc địa Ăng-lê biết nói Hindi và Ăng-lê, nói cho họ biết mình nhiều chỗ du lịch. Nghĩ nhớ anh phán có nói : có đọc nhựt trình, trên khoản du lịch Tây-tạng, có một bọn đi lên núi ấy, có nhà nước giúp sức cho tiện sự đi, nhưng đi mà chẳng thấy về… Nay bần-đạo đi đây, găïp khí tuyết lạnh-lùng, hơi thở mệt nhọc thì mới rõ chút ít, định cho bọn ấy, một là bị bịnh ngộp thở và bịnh trẩn máu (gangrène) hoặc bị trợt tuyết sa hào, hoặc bị tuyết rã té xuống triền sâu, lạc đường chết đói, nghĩ vậy bắt thương tâm cho kẻ mạo-hiểm. Nghĩ cho bần-đạo, quả cả năm tại Trung thiên Ấn-độ, ấm lạnh hai mùa đã chịu quen, như tại Sarnath và Bodh-gaya, trọn mùa lạnh ở đó, sự lạnh xấp chín, mười lần trổi hơn xứ mình, lạnh đến đỗi tối ngủ, mền đắp mấy cái cũng không phỉ. Mắc tiểu, thì mình đợi sáng chớ không muốn tốc mền và ra ngoài tiểu, nói vậy thì biết sự lạnh dường bao. Hết mùa lạnh thì đã khởi đi Tây-tạng. Một tuần lễ tại Calcutta, mỗi ngày hai bữa tắm, không giờ nào hở quạt. Nhưng lúc lên tại non Hi-mã thành Ghoom, Darjeeling, chịu sự lạnh còn trối ngất. Đó là Ghoom còn ở dưới thấp, hà huống trải qua các trạm cho tới ải đồng Pharijong nầy, một ngày tấc đường một lên cao, tháng nực ở các xứ mà đây lạnh thấu xương, tuyết còn trắng núi lấp đường, hà huống là tới lập đông. Theo ý bần đạo, bọn mạo hiểm ấy không biết thì giờ, đi nhầm lối tuyết còn cao, gió còn lung. Họ lấy theo ngày giờ nóng nực xứ mình, họ cho là hết lạnh, họ đi lối tuần tháng giêng Annam thì họ lầm lắm. Tháng nầy là Avril mà đường núi bần-đạo đã trải qua nhiều nơi tuyết còn cao trên thước, lại đi cùng chư huynh đệ Tây-tạng, như huynh lama Samdhen nầy, khắp các nơi đều có người quen lớn, hoặc bổn-đạo của huỷnh. Đến đâu cũng có nhà ấm kính mà đụt lạnh, có củi lửa nước nôi ấm áp mà tay chưn bần-đạo còn lạnh như đồng thay, hà huống mạo hiểm như bọn nói trên, không thuộc đường cao nẻo thấp, lánh tuyết ẩn sương, không biết nơi đỗ đụt đợi thời giờ nên đi. Đừng tưởng có mặt trời mà tuyết phải tan, bần đạo vẫn thấy mặt trời chan chan nắng giọi mà tuyết vẫn trơ trơ, chỉ lần hồi bắt ở dưới đất tiêu lần ra nước rỉ rả chút đỉnh vậy thôi, chừng đủ thì giờ trời tối cũng rã tan, chẳng lựa có mặt trời. Như tại Pharijong nầy, cách núi tuyết chừng ngàn thước, thì ngày đêm bần đạo vẫn thấy trắng như vôi, có bữa sớm mơi ra thấy núi xanh um, chừng 10 giờ, 11 giờ thì tuyết xuống đã trắng đảnh, vậy thì biết chưa phải mặt trời làm rã nó. Nước đá đông đặc xem khác hơn tuyết đặc. Sự nầy bần-đạo nghĩ chưa ra, như gần suối nơi triền núi, sao nước suối không đông, mà trên mé suối tuyết đóng trắng bờ. Nước suối lạnh thì có mà không đặc. Lạnh đến đỗi hốp vào thì phun ra liền mà răng ê lưỡi quánh lận, thiệt quá đỗi lạnh. Nghĩ vậy bần đạo cho rằng : nếu bần đạo đi một mình, không có bọn Lama nầy, thì bần-đạo cũng phải chết lạnh hay chết vì tuyết chôn thân.

hoangtri
06-14-2016, 05:53 PM
Buổi chiều độ 3 giờ, có một người Tây-tạng lại thăm Samdhen, chuyện vãn nghe cách rành rẽ, giọng nói hưỡn-đãi, cứ một chập liếc ngó bần-đạo, rốt lại người hỏi thăm Samdhen, huỷnh bèn thuật chuyện Bần-đạo là thầy tu hội viên của hội Đại-bồ-đề ở Calcutta, Bodh-gaya và Sarnath. Trải qua trên ít tháng tại Phật-đà-gia ở hết lòng cùng chư lama và các người Tây-tạng đến đó cúng dường, có nói Baha lama Dromo thương bần-đạo lắm, thuật việc cúng dường chủ tự Lama. Nghe qua người động lòng thương, bèn bảo khuyên Samdhen phải tận tâm điều-độ bần-đạo và khi đến Lhassa(1) dắt chỉ cho bần-đạo biết chư danh-thắng-tự và thắng cảnh. Đoạn người bèn nói tiếng Hindou với bần-đạo, bảo thầy phải ăn nhiều bữa như chư lama mới chịu nổi khí hậu xứ Tây-tạng, nếu thầy giữ ăn một ngày một bữa ngọ, thì yếu sức chịu lạnh lùng và khí hậu xứ chúng tôi không nổi. Tôi nghe đức lama đây nói, mấy ngày rày xem thầy có hơi mệt thở, thì tôi biết khí hậu đây, người yếu rất khó chịu. Thầy rán ăn cho nhiều cơm và bột sadou, tùy phong tục. Nói rồi người xá hai huynh đệ tôi mà đi về. Đoạn Samdhen nói ông đó bảo tôi khi đến Lhassa phải chỉ các thắng cảnh cho thầy và bảo tôi ăn cho lung cơm, vì đường đi Tây-tạng cực khổ lắm, gập ghềnh đèo ải, trải tuyết dầm sương, nếu ăn ít thì không đủ sức đi cho đến nơi. Kế chừng 1 giờ thì người trở lại nữa, bưng một nắp quả đường bột sadou đến nói tôi xin cúng dường hai thầy và bật tiếng Hindi với tôi nữa, coi mòi ưa nói chuyện, vui cười, khuyên lơn nhiều chuyện ích lợi cho bần-đạo, đoạn chuyện vãn với Choundouss một chập rồi xá kiếu về. Ấy là một người Tây-tạng thứ nhứt, lần đầu mà bần đạo đặng thấy xá bần đạo một cách cung kính. Sau đây Samdhen mới nói : người ấy là cha của hai cô vãi nhỏ tại chùa Galinhkha, và bần đạo có hỏi tên người ấy cùng huynh Isess, thì huỷnh cũng không biết, đoạn bà chủ nhà nói tên là Gounduss-Targhess. Phật tổ cũng khiến cho gặp người lành và đối đãi tử-tế, tuy vẫn là khách ngoại bang.

Chiều huynh Choundouss nói, mướn đặng hai con ngựa chở hành lý đi Bhutan, nhưng không có ngựa cỡi, anh em tôi đi kiếm mướn cùng làng mà không có. Samdhen nói : Thầy đau cẳng, sợ e đi bộ xa đường khó nổi, thiệt tôi không an tâm. Tôi nói : Không sao, bất quá đường đi như đường đi Népal. Bần đạo còn đi thấu sáu ngày đường núi Hi-mã miền Népal. Thì đây cũng trong dãy núi Hi-mã, không sao, có ngựa cũng tốt, không ngựa cũng tốt. Bàn luận xong việc ngày mai lên đường, cùng nhau các huỷnh ăn nước canh cải, mời tôi đôi ba phen, thôi cũng hoan-hỉ ăn một chén cho hạp lòng chúng. Đoạn huynh Choundouss nói với Samdhen rằng : Mai lên đường, vậy thầy xuất cho huynh đệ chúng tôi và hai ông bà chủ nhà uống một bữa nước cơm rượu xăng. Bần đạo nghe nói bèn nói : thôi để tôi hiến cho huynh đệ một đồng bạc Tây-tạng, mặc tình huynh đệ ẩm thực tùy hỉ ý muốn. Đoạn huynh Choundouss tiếp lấy đồng bạc, mượn ông chủ nhà đi mua nước cơm rượu ấy là tục của họ vậy. Cùng nhau xúm-xích họ nhậu. Thinhless hát thanh thao vui cười, hai huynh đệ : tôi Samdhen nhậu trà tới 10 giờ rưỡi rã tiệc của họ, hai huynh-đệ tôi nghỉ.

hoangtri
06-14-2016, 05:58 PM
Ngày 1er Mai 1936 – 11-3-â.l.

Bữa nay thức dậy, lo thu xếp đồ hành lý ngủ, rồi dùng trà điểm tâm, đoạn 9 giờ ăn bột sadou với canh cải. Chín giờ rưỡi lên đường, tạm biệt chủ gia Pharijong (vì còn trở lại) đi Bhutan (Bửu-tàn). Huynh Issê và Choundouss ở lại đợi Mã-tử đem ngựa lại chở hành lý. Bốn huynh đệ đi trước, lần hồi lên dốc qua đảnh, trời đã lạnh lại thêm gió thổi, đã lên dốc còn bị gió ngược, tạt vào mặt, thở không kịp, phần hai lỗ tai bị gió lòn vào lạnh nhức thấu óc. Bần đạo mệt run cả hình, thở hào hển muốn hụt hơi, song cứ niệm Phật mà đi. Lên tới nửa dốc bèn cùng huynh đệ tạm thạch bàn nghỉ. Thấy huynh Thinhless guồi nơi lưng cốt đá Phật tổ, nặng 70, 80 kilos, lên dốc huỷnh thở ra khói. Nghĩ sự cũng thân con người mà huỷnh phải thân anh phụ trọng cực nhọc hơn các huynh đệ, nghĩ vậy bần đạo bắt cảm nghiệp của huỷnh. Đi đường hằng van vái chư Hộ-pháp, Long-thiên và chư sơn thần, thổ thần, chư quỉ thần đặng xin ủng hộ huỷnh, thân đai Phật cốt nặng nề, bần đạo xin niệm vãng sanh giúp chư thần đoạn nghiệp chướng và vãng sanh Tịnh-độ mà đền ơn ủng hộ huynh Thinhless, và hằng chú nguyện cho huỷnh kiếp nầy trả hết nghiệp báo tiền khiên, kiếp sau sanh vào phước-đức tộc gia, hưởng phước và thọ tam-qui ngũ giới làm thiện tác phước nhiên hậu thành Phật đạo. Trong lúc tạm nghỉ nơi thạch bàn tư duy và lòng chúc nguyện xong, bỗng trực nhớ tới sự lạnh lọt vào hai tai, bèn lấy mão lama xuống xủ hai cánh đậy trùm lỗ tai, và lấy khăn mouchoir bịt ngang lỗ mũi, đoạn huynh Samdhen chỗi gót thì ba huynh đệ cũng đồng đi. Họ sanh trưởng đất núi non, nên đi giỏi quá. Bần đạo lục thục đi sau với huynh Thinhless. Nhưng, tuy huỷnh vai guồi thùng nặng, nhưng hình vóc cao lớn bằng hai bần đạo, nên bước của huỷnh bằng rưỡi bần-đạo, huỷnh đi cũng mau hơn tôi. Nhờ đậy tai, bịt mũi đỡ gió, nên ít mệt như khi nãy, cứ xủ hai tay áo tràng, đi bớt lạnh. Đoạn qua đảnh, mừng xuống triền đỡ mệt, và đi và nghĩ cho cái xác tứ đại nầy, biết bao nặng nề, mang nó như mang gông nặng, đi mới một đôi giờ mà nó đã đuối và muốn nuỗng hơi. Bần đạo tư duy thế sự bèn nói với xác tục rằng : Còn sống một giờ, bần đạo cũng nguyện mượn thân tứ đại hành Phật sự, thế thế hằng nguyện y như thử. Còn nay, như ngươi có hết nghiệp thì cứ việc ngã-tử trên núi Hi-mã-lạp nầy đặng ta tác dụng cái khác mà hành Phật-sự. Và đi và thầm nói trong trí như vậy và so sánh với huynh Thinhless, thì lần hồi thân tứ đại bớt mệt, song lúc xuống nửa dốc núi lại gặp mưa tuyết, hột nhỏ như hột tiêu, áo mão ai nấy trắng phêu, ngó hai bên đường trắng dã. Huynh Isess trao cây dù của bần-đạo mà huỷnh đã cầm giùm lúc lên dốc, bần đạo mắc chống gậy, nhưng mưa tuyết có ướt-át gì, thôi để cho huỷnh che cho mát lòng đã cầm giùm cả vài giờ. Bần đạo chịu gió mưa tuyết ấy ước trên một giờ, đoạn huynh Samdhen bảo tạm nghỉ dùng trà, nhưng bần đạo sợ mệt mà dùng nước nó lỏng bỏng đi không đặng, bèn từ chối đi luôn, và lấy cây dù che đi, hai huỷnh và uống và đợi Thinhless, lúc nầy huỷnh đã đi chậm lại rồi. Nhờ cây dù che gió, bớt lạnh, bần đạo đi lần hồi, kế hai huynh theo kịp. Lúc nầy bớt mệt lại bớt lạnh đi kịp hai huỷnh, ráng đi, hai chưn mang giày đã ê chưn rồi, mấy đầu ngón cẳng đau quá, họ quen mang từ nhỏ tới lớn, mình bỏ giày đã bảy, tám năm, nay mang lại đi phải cáng-náng. Xứ nầy không mang giày thì cẳng chịu lạnh không nổi. Phút đã tới trạm Yasa, vào nhà quen của một ông Tây-tạng cư sĩ mà tạm nghỉ. Nhà chật hẹp, song cũng xen nhau tạm ngồi. Cô con gái của ông lật đật trải đệm để ghế nhỏ làm tợ cho Samdhen và bần đạo ngồi, đem trà rót cho hai huynh-đệ tôi dùng, kế huynh Isess nấu trà cũng chín rồi, đổ vào ống thục (vì huỷnh bươn bả đi trước đặng nấu trà). Hai huynh đệ dùng ước ba, bốn chén trà, thì huynh Thinhless đã tới, chó sủa hồ hào thì biết huỷnh đã tới, liền mang thùng thẳng vào nhà, an trí gần cửa trên sàng để củi, rồi vào chỗ huynh đệ đang ngồi, liền ngồi thở hào hển, huynh Samdhen bảo nhậu trà. Đoạn huynh Isess lo nấu canh cải đặng huynh đệ dùng bột. Chờ hai huynh Choundouss và Issê tới 5 giờ mà chưa thấy tới, anh em kẻ đi dạo đầu nầy, người đi nẻo nọ, chờ đợi hai huynh. Bần đạo 6 giờ mới nghe chuông ngựa, hai huynh bước vào thì Isess và Thinhless bước ra lấy đồ hành lý, mới có bột sadou, chớ nãy giờ con gái của ông chủ gia dưng một quảo nổ, mấy huynh đệ dùng đỡ đói. Đoạn hai huynh thuật sự mã tử nầy không tốt, 2 giờ mới đi là huynh đệ tôi cự với y lắm, chớ y nói để mơi mai sẽ đi, lại không chịu chở valise nói nặng, nên huynh đệ tôi phải mang.

Đoạn mã tử bước vào nói chi không biết mà chỉ Choundouss, song bần đạo biết ý, đó là nói huynh Choundouss cự với y. Đoạn cãi nhau một hồi. Huynh Samdhen phủ ủy bảo uống trà, thì hai bên đã êm và đưa tiền cho mã-tử, mã-tử uống trà rồi ra nhà trạm nấu ăn và nghỉ. Xóm nầy chỉ có ba cái nhà mà thôi, có một cái nhà để cho ngựa và mã tử ở, còn hai cái nhà, tùy ý ai tạm nơi nào cũng đặng, miễn biết xử điệu (trả tiền) thì tốt. Ấy là tiền củi lửa, dầu đèn và chủ nhà nấu ăn uống giùm cho cả. Huynh Samdhen hối mở rương lấy lễ vật. Một cái hình chùa tháp Phật-đà-gia, một tấm vải in cẳng Phật và một tấm tượng Phật tổ kiểu Burma, một cục xà-bong và một cục trà, một cái hộp quẹt, dưng cho chủ nhà, tiếp lễ và coi bộ mừng lắm, vì mấy thuở, xứ nầy mà có tượng Phật và mấy món dấu tích kia. Bèn đem bột sadou đáp lễ. Huynh đệ ăn uống rồi đồng lo ngủ.

hoangtri
06-15-2016, 07:57 PM
Ngày 2 Mai 1936 – 12-3-â.l.

Ở chỗ nầy cũng lạnh, nhưng lạnh ít hơn ở Phari-jong, nên huynh Samdhen 5 giờ rưỡi còn trùm. Sáu giờ thu xếp hành lý, trà đã chín, nhồi bột ăn rồi 8 giờ rưỡi lên đường. Tạm biệt ông chủ và mấy cô em, đường xấu quá, hào hố, đá cục chinh-chồng, mang giày mà đi cấn một hai cục đá thốn thấu trong bàn chưn. Và đi và niệm Phật và niệm thần chú nguyện cho loài vi tế côn trùng tại túc hạ tán kỳ hình. Nhờ niệm vậy có lúc quên mệt, phút đã tới trạm Sinhgara, chỉ có một cái nhà trạm mà thôi. Huynh đệ đồng vào uống trà, mở hành lý cho ngựa nghỉ, trà còn trong chai thermo, uống mỗi người vài chén. Đợi huynh Isess nấu trà rồi sẽ uống tiếp. Trong khoảng đợi ấy, huynh đệ họ cùng một người hành khách cùng nhau đánh bài cào. Đoạn huynh Isess kêu vào uống trà và ăn sadou. Bần đạo xin kiếu vì sớm mơi ăn còn no, khi các huỷnh no nê rồi thì 12 giờ rưỡi lên đường. Bần đạo đi dở nên thường hay đi trước, đã cởi giày lột vớ bỏ vào túi dết đặng đi cẳng không, bớt đau và thong thả cẳng, đi chừng ngàn thước thì huynh Choundouss và Issê theo đã kịp và nói : thầy thủng thẳng đi, hai anh em tôi đi trước đặng trình thông hành (xin tại Pharijong : 8 người 2R.4A.) thì mới qua ải đặng. Nói rồi hai người đi liền, bần đạo ừ ừ, nhưng nhị cẳng cũng bươn bả theo họ, phải mang giày thì đi không kịp họ, đi tới khúc đường quẹo kia, hai người bèn dừng chơn nói : Quan ải trước kia, nghỉ đây, tôi đi trước rồi sau hai người sẽ đi. Issê bèn mở valise ra, lấy lễ vật sửa soạn đàng hoàng, huynh bèn ôm lễ vật ấy đi một mình thẳng đến Trấn ải quan, bảo bần đạo ngồi nghỉ, chờ trình thông hành rồi đi mới đặng. Đoạn Issê lúc khóa valise rồi, bèn bảo bần-đạo đi, thì tôi nói : Choundouss bảo ngồi đây chờ huỷnh trình rồi lại kêu đi, bây giờ huynh bảo đi, thôi đi thì đi. Lúc ấy vừa mở túi dết lấy tập sổ nhựt ký và viết ra, vừa mang kiến, ý nói ngồi đợi thì viết sự đã qua kẻo quên, huỷnh bảo đi thì có ý không vui, vì chưa kịp viết chi hết. Thôi, nhẫn tâm, kẻ bảo vậy, người bảo khác, bỏ đồ vào dết thì huỷnh đã đi trước rồi, đoạn vừa bước xuống thạch bàn thì huynh Samdhen và Thinhless với Issê đã tới. Bần đạo thuật việc Choun-douss đã đi trình passeport cho Babon, thì Samdhen bảo đi. Đi tới Quan ải địa đầu nửa Bhutan, thì bần đạo thấy bên kia suối có một cái nhà, cất theo kiểu lầu đài Tây-tạng mà bần đạo đã ngó thấy, nhưng kiểu cửa có khác. Ngang qua suối, bắt một cái cầu, trên lợp ván, hai đầu cầu có cửa cách chắc chắn. Khi qua cầu thì huynh Samdhen kêu Issê hỏi chi nhỏ nhỏ không biết, đoạn đi thẳng lại nhà hờ, lót sạp ván, huynh đệ đồng ngồi nghỉ. Bỗng Choundouss trong nhà Trấn ải quan bước ra đi thẳng lại Samdhen nói lia, đoạn thấy Sam-dhen lấy bóp tiền ra lấy tiền đưa cho Choundouss. Lúc ấy Choundouss bèn nói với bần-đạo rằng : Quan Babon đòi thêm tiền thuế hai tên mã-tử 8 annas, xấu quá. Bần đạo nói không bao nhiêu, đóng cho rồi. Đoạn huỷnh đi, mấy huynh-đệ rót trà trong chai thermo uống rồi thả đi lần, chỉ huynh Thinhless ở sau đợi mã-tử. Lúc ấy lấy réveil(1) ra xem đã 2 giờ. Huynh Samdhen đi với các huỷnh trước, bần đạo bết chưn, lục thục theo sau, đi tới một xóm nhà kia trên nổng, đường đi ở dưới thấp, có một cái nhà cầu cất đầu lộ tại nẻo bước lên xóm củi.

hoangtri
06-15-2016, 08:02 PM
Huynh Samdhen và Choundouss ngồi nghỉ. Bần đạo cũng nghỉ, cẳng đã bết bát rồi, ước nghỉ tại xóm nầy là vừa, nhưng huynh Samdhen nói, đây không có nhà quen, lần tới trước có nhà quen. Đoạn đi, thì huynh Issê sụt sau với bần-đạo, ba huynh kia đi trước. Thiệt bết bát, bước muốn hết nổi, song biết sao, phải ráng hết gân cốt mà đi, đi tới khúc đường kia thấy Samdhen và hai huynh ngồi chờ, hai huynh đệ tôi đi tới thì Samdhen bảo ngồi nghỉ, chập lại đi trẽ vào đường hẻm bên tả vào làng Chakha có trạm bèn vào một cái nhà của người quen, đến cửa ngõ, huynh Samdhen và Choundouss còn đứng ngoài cửa chờ người mở, trên lầu chó sủa vang rân. Bần đạo thấy nhà ấy lòng mừng đặng nghỉ mệt, đoạn thấy hai huynh bước vào cửa thì bần đạo cũng đã tới cửa, bước vào thì thấy người chủ nhà mở cửa rồi đứng nép một bên, chào hai huỷnh, đoạn hai huỷnh trèo lên thang, thang ấy bằng một cái cây y mổ như máng heo ăn vậy , bần đạo cũng lên thang vào căn phòng, có một chú nhỏ lật đật quét. Bần đạo mỏi quá, đợi quét rồi bèn ngồi bẹp xuống rầm không đợi trải chi hết, đoạn huynh Samdhen lấy réveil ra xem đã 4 giờ 50, vừa móc khám và dù xong, thì mã-tử đã đến, mấy huynh kia xuống lầu, đem hành lý lên và sắp đặt nơi phòng. Phòng lớn rộng rãi, kế phòng có nhà bếp cũng rộng rãi. Mở rương, valise, lấy lễ vật ra dưng cho chủ gia, thì coi bộ anh chủ nhà mừng rỡ, ngồi chuyện vãn một chập bèn kiếu bước ra thẳng vào phòng bên kia, bưng trà và hột nổ với cốm dẹp lại dưng cho hai huynh đệ tôi. Đoạn bưng lại một nồi xăng đãi mấy huynh kia. Chính giữa cái nồi, có nhận một cái giỏ đương bằng hàng đen, chung quanh giỏ ấy là nếp xăng hèm. Đổ nước nóng chung quanh hèm ấy, nước hèm chảy lượt vào giỏ đoạn có gáo cây múc đổ vào chén uống. Uống hết nước nhứt, tới nước nhì, lấy giỏ ra, lấy nước nóng đổ vào nồi, có cây quậy lộn hèm, rồi qua nước ba, thì lấy giỏ lên, lấy cây có tiện đầu tròn như trái chùy tán nghiền hèm rồi đổ nước nóng vào quậy đều, đặt giỏ lượt vào múc uống, vậy mà cũng say vùi. Đoạn chờ huynh Thinhless. Tới 6 giờ tối huynh mới tới, coi bộ mệt ngất, bần đạo khi ấy xuống lầu đi ngoài, thấy huynh đã tới, chạy lại hỏi sao lâu trễ, huỷnh vừa thở vừa chỉ đầu nói nhức, chỉ ngực nói tức, chống cây đỡ thùng đứng nghỉ, bần-đạo rất thương và cũng than đường xa mang nặng. Kế hai huynh đệ đồng đi vào nhà, để thùng lên lầu, thì huỷnh xề ngồi nơi rầm, ngã dựa vào đống hành lý gần bên mà thở dốc ôm đầu. Samdhen hối Isess rót trà cho huỷnh uống. Đoạn bần đạo móc tiền bảo Choundouss mua xăng cho huỷnh uống đặng giải lao, huỷnh từ chối, song bần đạo nói : có xăng uống cho máu chạy bớt nhức đầu và tức ngực “Phai unhlờ sitro Katêkha poudou, xăng xú giác poudou.” Huynh Choundouss tiếp lấy tiền, nhưng nói, huỷnh không biết nói sao mà mua xăng. Thinhless giỏi tiếng Bhutan, để huỷnh khỏe rồi lại phòng chủ nhà nói mua. Đoạn trao tiền cho huỷnh, huỷnh bước ra, qua phòng trăm lia với chủ nhà, đoạn một chập trở lại ngồi như cũ. Bần đạo hỏi : “Xăng minh con ?” thì huỷnh nói một lát sẽ đem lại, coi bộ huỷnh cũng còn mệt lắm, kế xăng bưng lại một nồi như khi trước. Huỷnh đưa tiền cho Choundouss, rồi trả lại cho bần-đạo nói : Chủ nhà không chịu lấy tiền. Đoạn Choundouss uống với Thinhless. Thì Sam-dhen rằng : có xăng coi Thinhless hết mệt mỏi, ấy là lời nói giỡn. Uống xăng ăn bột tới 9 giờ rưỡi ngủ. Bần đạo cũng mỏi mê ngủ vùi tới 1 giờ thức đi tiểu và o bế bóp cẳng. Tại xóm trọ Chakha nầy ít lạnh vì ở dưới triền thấp.

hoangtri
06-15-2016, 08:03 PM
Ngày 3 Mai 1936 – 13-3-â.l.

Sáng, lúc 3 giờ thì Samdhen đã thức, kêu Isess thức nấu trà, nhưng huỷnh còn mê ngủ, đoạn một chập lâu Samdhen bèn kêu nữa, nói đã 4 giờ rồi, thức nấu trà. Bận nầy Isess thức lo đi rửa mặt rồi nấu trà. Bần đạo cũng chỗi dậy, thu xếp đồ ngủ rồi cũng đi rửa mặt. Isess kêu mã-tử. Ai nấy đều xúm lại uống trà ăn sadou rồi 6 giờ tạm biệt chủ gia Chakha lên đường. Bần đạo đã xuống lầu đi theo Choundouss và Isess, ra tới đường thì Choundouss bảo, thầy thủng thỉnh đi sau, cứ một đường đi tới. Hai anh em tôi đi trước đặng sắm sửa chỗ trú ngụ. Nói rồi hai huỷnh đi như dông. Bần-đạo thỉnh thoảng đi, vì hôm qua đã bết rồi, nhờ đêm nay bóp cẳng nên mang giày đi cũng khỏe. Kế huynh Samdhen đã đi tới gặp bần đạo, đến một khúc đường kia không có xóm nhà ở gần, huỷnh nói : tạm nghỉ đây dùng trà. Tôi nghe nói dòm lại chỗ huỷnh ngồi không thấy khay trà, sao huỷnh nói dùng trà. Huỷnh cởi bớt y phục (vì đã nực rồi) để nơi thạch bàn gần lộ rồi đi tiểu, trở lại ngồi nghỉ, thì huynh Isess và hai mã-tử với hai ngựa đã tới, nói đi tới trước kia có nước, nghỉ nấu trà mới đặng. Xách đồ đi chừng 50 thước, bèn thấy có chỗ cũ của hành khách lấy đá làm táo nấu ăn. Thì Samdhen bèn bảo Isess mở gói lấy khảm cụ trải bên lộ ngồi. Mã-tử mở hành lý thả ngựa cho ăn. Hai mã-tử quơ củi, Isess lại khe múc nước. Kế Thinhless tới, để thùng xuống nghỉ, rồi huỷnh cùng tôi đi lại khe nước. Tôi lau mình vì chốn nầy không lạnh, tiện dịp lau mình, giặt vớ và khăn. Rồi việc lên phơi đồ và đồng ngồi uống trà ăn bột sadou (ăn với đường). Qua 10 giờ rưỡi lên đường, lúc nầy bần đạo đã cởi giày đi cẳng không, thật khỏe cẳng, và cặp vớ chưa mấy khô, lấy kim (surêté) ghim trên nóc dù và che và phơi vớ vì trời nắng chan chan. Đi tới 1 giờ chiều, cũng tạm nghỉ bên đường như trước, nhưng không có uống trà, chỉ lo lại mương kế đó rửa mặt. Bần đạo thấy nước nhiều chảy mạnh, tiện việc gội cái đầu, đoạn lên ngồi nghỉ, kế huynh Thinhless đã tới cũng ngồi nghỉ, huynh Samdhen chỉ cái nhà lầu vách sơn vôi trước kia đã thấy và nói : Đó là nhà Quốc-tự và nhà công sở Trấn quan Bahalama xứ Bhutan, còn chừng ba cây số ngàn nữa thì tới. Đoạn 2 giờ đi, trước mắt thấy nhà cửa lầu đài, nhưng đi bết cẳng mà không thấy tới, lần lượt đi riết xế qua đã tới thành Patrô, quan ải nước Bhutan (là Kinh-đô cách đây 10 cây số) thì đã có Issê chực sẵn đón, rồi cùng nhau hiệp hành đi vào cửa kinh-đô là một cái cầu bắt ngang qua suối sâu như cầu quan ải Xana-Chamba nhưng tốt hơn, trên nóc nhà cầu sơn vẽ có viết chữ bùa “Âm-ma-ni-bát-mê-hồng” trên đó, đoạn qua cầu ấy rồi lên dốc, đường cẩn đá núi láng, đã mệt mà gặp cái dốc nầy thêm duyên mệt uối, nghỉ hai lần vậy mới tới nhà thiền của Baha-lama, thì có huynh Choundouss, đứng chực đón, lúc ấy đã 3 giờ rưỡi chiều, gặp nhau họ trăm lia rồi dẫn lại cái nhà lầu gần nhà Baha, đem đồ hành lý lên và tạm nghỉ ngoài hàng ba các từng lầu thứ nhì đã sắp đặt đàng hoàng, bèn khui thùng đem ba tượng Phật nhỏ ra và lấy đủ lễ vật : trà, đường, savon, nước sông Gange, tượng lớn Bodh-gaya và tượng Phật tổ kiểu Burma và anh lạc, rồi mấy huỷnh đồng bưng lại Baha-lama, xa nhà ngụ ít chục thước. Bần đạo ở coi chừng đồ đạc và huynh Isess lo nấu trà. Bốn huynh lại Baha dưng lễ ra mắt rồi một chập lâu huynh Thinhless về guồi thùng Phật cốt lớn đem lại Radja. Bần đạo rảo mắt xem qua khóm Kinh-đô Bhutan, thua Népal lung lắm, nghĩ cho là một cõi Viên-ngoại dân giã mà chưa tấn hóa. Đoạn mấy huỷnh rồi việc ra mắt Bahalama, bèn trở về chỗ ngụ, bưng lễ vật đi ra mắt Đại vương và các danh tự tại kinh đô, tới tối 8 giờ mới dùng sadou. Bần đạo mỏi mệt lắm, cả ngày đi đường không cơm, nên cũng dùng bột với muối, rồi 9 giờ ngủ.

hoangtri
06-16-2016, 04:57 PM
Ngày 4 Mai 1936 – 14-3-â.l.

Sớm thức dậy, Samdhen và Choundouss dẫn nhau đi đem lễ vật lại Baha nữa, và trở về bưng lễ vật đi viếng các chỗ nữa. Bần-đạo và Thinhless ở nhà coi đồ, còn Isess thì lấy đồ lama mặc đi dạo phố. Mười một giờ rưỡi, họ về. Đoạn có người lại mời Samdhen lại nhà Radja hầu chuyện, tục của họ, đi đâu phải đem chén riêng của họ theo đặng dùng trà. Samdhen có nói với bần-đạo, ngày mai sẽ đem bần-đạo đi ra mắt Baha. Các huỷnh đi, kẻ đi đầu nầy, người đi đầu kia. Bần đạo ở nhà viết nhựt ký, rồi lấy máy chụp hình bỏ vào áo xuống lầu đặng lén chụp hình nhà Baha và đền đức Đại-vương với nhà trên đảnh. Đoạn trở về chỗ ngụ rủ Isess đi dạo phố phường. Huỷnh bảo Thinhless coi đồ, hai huynh đệ xuống lầu đi, xuống tới đầu dốc đường qua nhà cầu chùa Kinh-đô phút gặp huynh Issê đi về, có người bưng nổ và các vật thực đi với huỷnh. Huỷnh bảo Isess trở về sắp đặt thâu đồ nấu ăn, nên huỷnh phải trở lại. Thì Issê nói : Lama và Choundouss đã về tới cầu kia, thầy đi thẳng lại đó sẽ gặp, bần đạo đi thẳng xuống dốc thì thấy hai thầy trò về. Samdhen hỏi : Thầy đi đâu ? – Tôi muốn đi dạo xem phố phường. Huỷnh bèn bảo Choundouss dẫn đi. Tới chỗ họ bày hàng bán theo lề đường, chớ không có chợ thì Choun-douss dừng bước, bần đạo cũng y theo huỷnh, đặng xem dãy bán đồ, thì phần nhiều là vật ăn, lê lần bước tới người thứ tư thì Choundouss có quen nên ngồi xuống, thì tên bán đồ kêu cô bán xăng lại mua đãi Choundouss. Bần đạo dòm thấy một cái đãy(1) kiểu Bhutan, bèn hỏi mua, Choundouss hỏi giá cả thì tên bán đòi 1 rupee anglais, tôi nói mắc, bèn trả tới 12 annas, chịu bán, bèn lấy tiền trả và mua thêm sợi dây cột giày Bhutan giá 10 annas Tây-tạng. Đoạn xem một hơi nữa thì không vật chi đáng mua làm kỷ-niệm. Huynh Choundouss uống thêm một ống tre xăng nữa rồi đi chỗ khác. Lên dốc chùa gặp một người ngồi bán sau chùa, thấy cái ống khóa Bhutan, muốn mua, hỏi giá đòi 1R.8A. anglais, mắc quá, thôi đi. Choundouss bèn dẫn đến xem chỗ nữ-công, vào đó thấy bốn cô dệt vải, hàng, gấm, thiệt bỏ màu tốt đẹp, nhưng tơ chỉ thô lắm, song cũng đáng khen, vì xứ ta nữ-công thua xứ người, chỉ xuất tiền mua mà thôi, đoạn về, thì huynh Samdhen bảo ngồi nhậu trà ăn nổ. Kế huỷnh bảo thôi sẵn dịp Choundouss đi lại Bahalama thầy hãy đi với huỷnh lại ra mắt Baha cho rồi, vì tôi có nói trước với ngài rồi, chớ mai sẽ nhiều người lắm. Theo chơn Choundouss lại nhà thiền Baha, vào đó thì huynh Choundouss đảnh lễ, bần đạo bước tới trước Đại-đức cũng đảnh lễ và bước lại cúi đầu trước pháp tòa của ngài, ngài bèn cúi đầu đụng đầu bần-đạo mà đáp lễ. Đoạn thối lui đứng một bên Choundouss, thì Đại-đức hỏi, Choundouss thuật việc bần-đạo là hội-viên của hội Đại-bồ-đề ở Bodh Gaya theo Samdhen đi Tây-tạng, thì Đại-đức nhìn bần-đạo và chắc lưỡi có ý thương và khen ngợi (ấy là tục của họ, chắc hít là tỏ ý chịu và thương). Đoạn Choundouss chỉ qua phía tay trái, bần đạo dòm theo, bèn thấy chỗ thờ Phật thì thẳng lại lễ bái, đoạn Baha bảo trị-sự rót nước sửa soạn nơi bàn cúng dường Phật, thì Choundouss biết nên bảo bần-đạo lễ bái nơi ấy nữa, rồi cũng thối-bước đứng bên Choundouss dòm xem Baha, thì tác còn nhỏ, lối 40 ngoài, tôi vẫn nhớ mặt ngài có đến Phật-đà-gia. Đoạn ngài bưng bát cơm trước tợ ngài, kêu Choundouss bảo dùng, Choundouss bước tới bợ tay vào khều chút ít vào tay rồi thối lui bỏ vào miệng, rồi bảo bần-đạo bước tới thọ thực, thì bần-đạo cũng làm y theo huỷnh. Rồi hai huynh đệ xá kiếu đi về, ra tới căn phòng trống thấy một vị lama đương ngồi vẽ, trước mặt có căng bố trắng, trên bố có vẽ họa đồ (plan) chùa tháp Phật-đà-gia. Coi cách vẽ là kiểu âu-châu, ngay thẳng bằng nét, khen thầm. Đạo huỷnh đi lại phòng kế đó, bước vào thấy hai vị lama ngồi may đồ y phục, kế đó có cái đơn một vị lama (chắc là thơ ký) nên thấy ngồi viết kinh. Trước đơn tợ có khám(1) thờ đức Chuẩn-đề. Xem rồi bèn xá kiếu về… Samdhen hỏi đã ra mắt Baha rồi hé. – Rồi. – Thôi uống trà và dùng bột sadou. Vưng theo ý người, ăn rồi nằm nghỉ 15 phút, kế chỗi dậy bóp cẳng, còn nhức mỏi quá. Đoạn 4 giờ trời mưa rỉ rả, hơi lạnh đã thấm, mình mẩy rởn óc cả. Tối lại 8 giờ huynh-đệ họ ăn cơm, bảo bần đạo dùng, bần đạo từ hẳn. Đoạn họ đánh phé ăn đột bàn tay tới 10 giờ rưỡi ngủ. Đêm nay bần-đạo ngủ vùi vì sự mỏi mê ba ngày đường.

hoangtri
06-16-2016, 05:05 PM
Ngày 5 Mai 1936 – 15-3n-â.l.

Sáng 5 giờ thức dậy nghe cả xác tục nhức nhối. Samdhen bèn lấy một hộp thuốc của Baha-Ghoom cho, đưa cho bần-đạo bảo nhai uống hết đau đớn. Song hột thuốc cứng quá, bần đạo lén bỏ vào đãy chớ không uống.

8 giờ rưỡi, dùng nổ lót lòng. Chín giờ rưỡi Sam-dhen sắm lễ đi viếng danh tộc, trước khi đi có hai người khách đem dưng cho Samdhen một xấp đũi(2) đỏ, đeo Choundouss một xấp đũi trắng, ấy là sự đáp lễ nhau, mời ăn nổ dùng trà, đoạn hai người xin thỉnh hai cốt Phật nhỏ về cúng dường bữa rằm rồi đem trả lại, tục của họ vậy. Đoạn Samdhen cùng Choundouss với Issê khuân lễ vật đi viếng danh tộc. Bần đạo ở nhà, muốn viết thơ gởi về đạo-tràng cho hay rằng đã đến nước Bhutan, nhưng hỏi thăm thì không có nhà thơ, không có cò riêng. Các thơ từ xứ nầy muốn gởi ra ngoại quốc đều đi qua Pharijong, dùng cò Inde-Anglaise mà gởi. Nghe vậy nên không muốn gởi, tưởng có cò riêng nước họ thì gởi, bằng cũng dùng cò India thì có quí gì. Qua 11 giờ bần-đạo ăn ngọ một mình, vì mấy huỷnh chưa về, ăn gần tàn bữa, thì mấy huỷnh về, ăn cơm rồi. Samdhen thấy bần đạo có hơi bần thần, bèn rủ đi dạo, bảo đem máy chụp ảnh theo, đặng lén chụp Pháp đường (là nơi Bahalama mỗi tháng 1er và 15 thuyết pháp, cả nam nữ xuất gia và cư-sĩ đều đến nghe). Đoạn đến nơi, ở xa xa lén chụp rồi trở lại gần tới cầu-chùa, thì Samdhen bảo Choundouss và bần đạo đứng gần ngũ-tháp trước cửa cầu, huỷnh chụp ảnh xong, bước lại chỗ bán đồ đương(1) bằng tre của Bhutan nội hóa, xem và hỏi mua một cái mủng có nắp (của chư tu hành ăn cơm) đòi 1 rupee Ăng-lê. Samdhen nói mắc quá, để mủng xuống chỗ cũ và rủ nhau lại ngồi nơi Ngũ-tháp hứng gió mát. Chập lâu về đến chỗ ngụ, thì bần-đạo nghe mỏi mê và lạnh quá, bị mửa, mở đồ ngủ lấy mền trùm, nằm mê mệt tới 1 giờ khuya mới thức.
[Hình dán tại đây đã hư.]


Ngày 6 Mai 1936 – 16-3n-â.l.

Cả đêm hôm qua vùi vẫn không hay biết chi cả, có lúc mở mắt thấy mấy huỷnh chơi bài ăn đột cười giỡn với nhau. Đoạn khuya 1 giờ sáng thức giấc, nghe bớt mỏi mê, nhưng sôi ruột, đoạn nghe huynh Samdhen kêu hỏi : Thầy bớt không ? ¬– Bớt. – Quá 3 giờ đi đại thì tả rất nhiều. Kế sáng 6 giờ còn đi tả một lần nữa. Huynh Samdhen bảo nấu trà sữa cho bần-đạo dùng, sẵn huỷnh có mua tại Calcutta một hộp sữa đặc Ăng-lê. Choundouss khui rồi rót ra cho Isess nấu trà cả huynh-đệ đều dùng với nếp dẹp, rồi Samdhen bảo Isess nhồi sadou cho bần đạo dùng với buerre Bhutan, nhưng bần đạo mới ăn cốm dẹp nên dùng ba vắt bột rồi thôi. Samdhen ép ăn thêm, song no quá phải từ kiếu. Issê hầu tàn với chư huynh đệ. Ăn rồi Choun-douss và Issê khuân lễ vật đi viếng danh tộc nữa vì ba bữa rồi đi chưa hết. Nghĩ vậy, rất có túc thế nhân duyên cùng huynh Samdhen quá, nên chi huỷnh hết lòng lo cho bần-đạo từ chút, khi mạnh lúc đau huỷnh đều đối đãi rất tận tình.

Trưa dùng ngọ, chiều cũng dùng trà sữa, chớ không dùng sadou. Tối 8 giờ cũng dùng trà sữa rồi nghỉ. Đêm nay ngủ êm ả, nghe trong mình đã hiện khí hậu ấm áp, không phải mê mệt như hôm qua, nên chi cởi hết y phục, ngủ không xót xái lại êm giấc.

hoangtri
06-16-2016, 05:19 PM
Ngày 7 Mai 1936 – 17-3n-â.l.

Ngủ luôn đêm thức giấc có một lần đi tiểu, rồi luôn một giấc tới sáng. Đi lại máng nước lau mình, rửa mặt, súc miệng xong nấu trà sữa dùng với nổ điểm tâm. Đoạn huynh Samdhen mượn viết thơ gởi tên Bhagwondos ở Bodh-gaya mua 80 hình postal Chùa tháp và hình Phật tổ, vì đến đâu dưng lễ ra mắt cũng có hình nầy, cả thảy đều ưa chịu. Nhờ cách đối đãi cùng quan dân danh-tộc hào-phú các nơi nên huynh đi đến đâu cũng dễ chịu, cả thảy hoan nghinh, vì vậy mà bần-đạo đặng tùng hưởng sự êm ả, thảy đều vui lòng cùng bần-đạo không điều chướng ngại. Nếu cùng ai ắt có sự trành tròn khó dễ, không dễ để bước vào xứ của họ đâu. Nay huynh thân-hành đi viếng một người danh tộc Bhutan tuy không làm quan chớ cũng là một tay Bổn-đạo danh tiếng trong xứ Bhutan.

Lúc nầy rảnh hỏi thăm huỷnh cái cơ-sở tôn chỉ của nước Bhutan nầy. Bần-đạo xem người Bhutan và Tibetain không khác tiếng nói mường tượng, hai đàng chuyện vãn cũng thông hiểu, hay là người xưa gốc là Tây-tạng nhơn đến đào tạo xứ nầy, nên chi cách ăn mặc không khác bao nhiêu, cũng một thứ áo, đều mặc khác là áo cụt hơn, bận thì trôn áo chí gối, quần xà-lỏn. Đờn bà áo cụt quần dài, trước mang tã (dệt màu). Chư tu-hành ăn mặc y như Tây-tạng Lama. Huỷnh đáp rằng : Lời thầy luận đó phải rồi, sáng ý lắm, xứ nầy chư lama cũng thọ phái chùa Tây-tạng, Đại-đức Baha-lama tôn chức cho và viên quan chức sắc đều thọ ấn sắc nhà vua Tây-tạng, y một luật nước Tây-tạng, tiếng nói của họ trọ-trẹ chút ít, nên người Bhutan và Tây-tạng chuyện vãn cũng phổ thông vậy. Kinh kệ sách vở đều thỉnh mua tại Lhassa. Xứ Bhutan cũng rộng đất đai chớ chẳng phải một khóm nầy (là nơi huynh-đệ mình đến ở ngụ đây) thôi đâu, cách đây chừng năm, sáu ngàn thước cũng chùa, cũng phố xá lầu đài như đây, cũng có trấn quan, dân cư cũng rải rác như đây, rồi cách chín, mười ngàn thước từ thành phố ấy cũng còn có thành phố khác vậy. Chỗ nào cũng có Quốc-tự, Quốc-miếu, hễ có một quan trấn thì có một vị Bahalama đồng cùng nhau chia mối trị dân, trong đạo ngoài thế. Bần-đạo nghe qua thì nghĩ cho giống như nước nhà ta tam-kỳ dân tộc vậy, tiếng nói trọ-trẹ cùng nhau. Thiệt họ khéo lựa chỗ đóng đô, chung quanh núi bao như hàng rào đá, có suối nước chảy khắp nơi, cây cối thạnh mậu. Súc vật sung túc, gà vịt như xứ ta, chỉ có con heo thì ròng loại heo rừng chẳng thấy heo cụt mỏ bông lan như xứ ta. Tục họ không chịu ở dưới đất, nhà cất lầu cất gác mà ở, còn ở dưới chứa khí cụ và súc vật. Họ ở núi non, mọi vật đều kém, nên mắc mỏ lắm. Nhà cửa vẽ vời, cách vẽ thì theo kiểu vở của Tàu. Trong xứ họ chỉ có nghề dệt, kỳ dư không thấy xưởng chi cả, có thợ rèn, thợ đúc chút ít, đồ nội hóa còn thô tháo, cách ăn ở như người Cao-man, còn dơ dáy lắm. Thí như một bọn năm người, thì bần đạo chỉ sợ cách ở dơ của huynh Isess, quần áo, đầu cổ, mình mẩy, tay chơn, chẳng có chỗ nào là sạch, mỡ dầu, mũi dãi bôi quẹt khắp nơi. Họ ưa lấy beurre thoa mặt bôi môi và râu tóc. Cách của họ là người rừng núi mới tấn hóa, họ ở theo miền Hi-mã-lạp-sơn, kém dân nên xứ trồng tỉa đủ nuôi thân. Còn đồ mà bán ra ngoại quốc chỉ có món đường đỏ và lông thú, nhứt là lông con trâu (là mao ngưu), trừu, dê, chó. Bởi xứ lạnh, tạo-hóa phải sanh vậy, chúng thú đều phải lông lá sum-sê đặng chịu khí hậu. Như loài chim, loài có cánh, đều có lông nhiều, đến đỗi một con quạ, sáo, két, nhồng, se-sẻ, bồ câu, gà vịt, xem hình lớn bằng hai xứ ta, nhưng họ bắt đặng làm thịt nhổ lông rồi thì không lớn hơn, chỉ nhiều lông mà xem ra lớn vóc. Bần đạo thấy một con ó, coi hình lớn bằng hai, ba lần con ó xứ ta, trái cây cũng vậy lớn mã lắm, như trái ớt sừng trâu bằng cườm tay, phơi khô rồi còn bằng ngón cẳng cái vậy, vân-vân…

hoangtri
06-16-2016, 05:21 PM
Ngày 8 Mai 1936 – 18-3nh-â.l.

Như thường lệ, điểm tâm rồi huynh Choundouss rủ đi lại nhà thiền Baha-lama, bèn theo chưn huỷnh, đến hai huynh-đệ đảnh lễ Đại-đức, đoạn ngài cụng đầu đáp lễ. Xong mời ngồi. Ngày nay tại nhà thiền, ngài có lễ cúng dường, chư tăng-sư lo chưng dọn bàn tam cấp, nhang đèn, bình tịnh thủy, cỗ bột có nắn bông màu gắn vào cỗ, bày bố y phong tục, cặm cờ, treo phan, cái. Huynh Choundouss hỏi : Xứ của thầy có giống sự chưng dọn cỗ bàn vậy chăng ? – Phan, cái, nhang, đèn, giống, cỗ bàn lại giống kiểu người Tàu. Đoạn Đại-đức mời dùng xăng, huynh Choundouss dùng một chén đoạn kiếu về. Ra ngoài, bần đạo về trước, Choundouss còn trẩn lại đi viếng thơ ký liêu kế đó. Đoạn về lo lấy kim, chỉ, mạng vớ, kế một chập huynh-đệ đồng dùng ngọ. Ăn ngọ rồi, huynh Isess nghe lời bần-đạo khuyên lơn, chịu thế trừ tu-phát, bần đạo thế phát giùm. Sam-dhen và Issê đi mua vật thực, cải, gạo, beurre. Lúc bần đạo đang cạo râu, bỗng có tên Tênzi là tên giúp sự cho Samdhen lúc tại Bodh-gaya, nay ở Ghoom đi đến xứ Bhutan, thấy bần-đạo thì mừng rỡ chào nhau. Đoạn bần-đạo hỏi : Đến đây rồi đi Tây-tạng chăng ? Huỷnh rằng : Đi chớ. Đoạn Choundouss về, đem vật thực về. Kế Issê đem gạo về. Chiều lối 3 giờ, người nhà quan trấn sai đem gạo hiến cho Samdhen thì Samdhen có hiến cho người ấy một tấm hình chùa tháp Phật-đà-gia. Người tỏ dấu cám ơn rồi về. Một chập lâu, đem lại một bao vật thực (đồ chay phơi khô và thịt khô), đoạn Samdhen tặng cho một gói thuốc bá bịnh. Kế người ngồi chơi, chuyện vãn, Samdhen nói : Tại chùa Chuẩn-đề nầy ở không an, vì nhiều người ra vào, đồ đạc khó giữ chẳng tiện vì ở ngoài hàng ba. Người ấy liền bảo huynh Samdhen cho người theo lại chùa Quốc-tự, người bẩm với quan, rồi chọn phòng liêu, dọn đồ lại ở. Đoạn sai Issê đi với một người đồng xứ cùng Samdhen (đến ngụ tại Bhutan). Ba người đi, một chập trở lại nói quan từ hàng cho một bên sạch sẽ trên lầu và bảo dọn đi lại ở. Đoạn huynh đệ đồng mang đồ hành lý lại Quốc-tự. Đêm nay huynh-đệ ngủ ấm áp, nhưng nước nôi không tiện, chỗ tiêu, tiểu hôi hám lắm.

hoangtri
06-16-2016, 05:24 PM
Ngày 9 Mai 1936 – 19-3nh-â.l.

Nhựt thường, sớm thức lo súc miệng, rửa mặt, ít nước, huynh Isess pha cho cả huynh đệ một nồi nước rửa mặt. Bần đạo thấy vậy, súc sơ rửa sơ, đoạn lấy cây chà răng và tấm tre nạo lưỡi, khăn đi thẳng lại chùa Chuẩn-đề (chỗ cũ) có máng nước, đi tiêu rồi lại máng xối chải răng nạo lưỡi, rửa mặt, lau mình. Trở về Quốc-tự điểm tâm trà và nổ. Đang khi ngồi điểm tâm, thì bỗng có một người, mặt áo Bhutan tới gối, đi cẳng không, lưng đai gươm, hình đẫm thấp, râu cụt, bước vào, thì cả thảy huynh-đệ đồng đứng dậy, bần đạo y theo. Người bảo “Xú, xú.” : ngồi, ngồi. Đoạn người bước lại chuyện trò với Samdhen một chập, thì Sam-dhen gởi mấy phong thơ (gởi qua Pharijong). Người lấy rồi bước ra. Bần-đạo hỏi thì mới rõ người ấy là Quan chánh-từ-hàng của Trấn quan, quản xuất cả thảy việc thâu xuất tiền tài, lương phạn, kho tàng trong quận nầy. Hỏi thăm Tênzi, thì Choundouss nói : Nó về nhà nó cách đây hai ngàn thước, ấy là đồng quê vợ của huỷnh, chừng bọn ta đi Tibet thì nó sẽ đi theo. Đoạn một lát Samdhen nói : Bữa nay có lễ cúng dường lớn, có Bahalama và Babon Radja, vậy huynh đệ mình cũng đi, mặc đồ tử tế. Huynh Samdhen trao cho bần đạo một cái áo lá hàng tàu của huỷnh bảo bận và huynh Isess phụ bận đồ lama giùm. Chín giờ huynh đệ đồng ăn cơm, rồi đi đến Pháp-đàn. Thấy chư tăng-sư, nào bổn đạo cư sĩ, nữ nam lão ấu lần lượt tới đạo tràng. Huynh-đệ còn rảo bước ở ngoài, chập lâu mới đi đến cửa nhà Pháp-đường, huynh Samdhen và bần đạo vào lạy, thì thấy ở trong Pháp-đàn đã có đôi ba trăm người đang lạy. Trong Pháp-đàn chưng dọn một cái bàn Pháp tọa chính giữa, trước Pháp tòa có bàn án trang trí một cốt Phật tổ Thích-ca lớn 0m.50 và hai cốt nhỏ hai tấc hoàn bằng bạch thạch của Samdhen thỉnh giùm cho Trấn quan, và trước có một bàn cúng dường lễ vật, tịnh bình và các món khác theo tục lệ của xứ Bhutan. Phía tả có một Pháp-đàn bày bố vật thực cúng dường, cũng chưng dọn tử tế, có tràn phan, bửu cái lớp treo, lớp cắm trên bàn. Lạy rồi hai huynh đệ tôi thối lui ra ngoài đi hữu nhiễu Pháp đàn như chư Lama Bhutan và Bổn đạo nữ nam. Tới trời đã gần đứng bóng mà Hòa-thượng Pháp-sư và Trấn quan chưa tới, nắng nực quá, huynh đệ đồng đi kiếm chỗ đụt mát. Ước lối đúng ngọ, có tuần-cảnh-nhơn mời mấy huynh đệ vào Pháp đàn ngồi vì đã gần tới giờ cúng dường, chỗ huynh đệ ngồi gần Pháp tòa chung với chư Tăng sư. Ngồi ước nửa giờ thì nghe kèn trống inh ỏi, bỗng thấy chư Tăng phò Hòa-thượng vào Pháp đàn, kế đại đức là Trấn quan, chư tăng phò Hòa-thượng pháp sư lên Pháp tòa, ngài tuổi tác mới 60 ngoài, râu bạc (tục Bhutan, Tây-tạng chư tăng tự ý cạo râu hay để cũng đặng), mặt tròn, hình tích gương mặt râu ria in như ông chủ Có Phú Cường, ngồi đội mão Tỳ-lư đắp y hàng tím (hàng Tàu có bông chữ thọ). Đoạn Trấn quan lại ngồi trên tấm nệm cao ở trước bàn án Pháp tọa cùng chư tăng sư sáu vị, ngồi dài theo đó, đồng day mặt ngó vào Pháp tọa. An tọa rồi, thì Hòa-thượng xướng… tụng kinh một chập bỗng kèn trống nổi lên inh ỏi. Có bốn vị mang mặt nạ Rồng, cầm đuốc bước tới trước Pháp đàn múa (hỏi ra là Hỏa long thần dưng lửa). Bốn vị hỏa long-thần múa, ước nửa giờ, rồi phà lửa khắp nơi Pháp đàn trong rồi ra ngoài, ước nửa giờ phà lửa khắp rồi (ấy là đem lửa đốt nhơn tâm các tật xấu xa), bèn vào Pháp đường múa một hồi nữa thì vô buồng. Đoạn cả thảy lẳng-lặng nghe Hòa-thượng tụng kinh cúng dường. Ban đầu dưng hương, có đủ thứ hương : thiên hương, đồ hương, trần thủy hương, tô lạc. Mỗi món dưng cúng rồi, thì chủ đàn là Trấn quan bèn đem cho chúng hội Tăng sư và bổn-đạo đều huệ hưởng hơi các vật. Trấn quan là người biết kinh kệ lung lắm, nên trong dịp cúng dường người thạo quá. Ngài đẫm thấp mập mạp trắng trẻo, mày rô, râu mép, râu cằm đen trại, đầu sói trước mỏ ác tới đảnh thượng, từ tai chí ót tóc đen huyền. Tướng mạo quang minh, mặc tròn như trăng rằm, tốt tướng lắm. Mới ngó xán qua như Khuê-lạc-tử lúc còn râu. Ngài mặc ở trong áo hàng trắng, ngoài áo lá hàng kim tuyến kiểu Lama, ngoài đắp y tím trơn. Trong cơn cúng dường từ món, mỗi món ngài thay y khác hết. Tục cúng Phật rồi thì dưng cho chư tăng và chúng hội, nên mỗi món mỗi thay y cúng dường. Có y kim tuyến (hàng Tàu, người Tây-tạng và Bhutan ưa dùng), y hàng tím chữ thọ. Cúng rồi tụng kinh. Đoạn gần rốt cuộc, ngài mặc triều phục võ tướng, đội mão lớn cúng dường rồi thì mặt trời chen lặng. Mang giỏ phát cơm và vật thực trộn lộn, phát khắp cả hội chúng trong ngoài. Ăn rồi, tụng kinh một chập, đoạn có người bưng trên mâm nhiều chén chung bằng thau, trong chén có năm viên bột ngọt, đem đi khắp pháp đàn, ai muốn dùng thì kêu, vì dùng rồi thì bỏ tiền cúng dường trong chén mà hườn lại. Nên bưng đi, tùy ý ai muốn thì kêu, bằng không thì thôi. Đó là rốt cuộc cúng dường, đoạn cả thảy hội chúng đồng tụng kinh tán công-đức chủ đàn, rồi rã cuộc là 7 giờ tối. Bần đạo cúng 6 anna Tây-tạng.

Huynh đệ về chỗ ngụ, huynh Isess về trước hồi mặt trời xế lối 4 giờ, nấu trà và cơm, nên lúc về tới liêu ngụ thì đã có trà dùng, kế 8 giờ rưỡi dùng cơm. Cơm nước rồi, tụng kinh một chập rồi ngủ.
[Hình dán tại đây đã hư.]

hoangtri
06-16-2016, 05:30 PM
Ngày 10 Mai 1936 – 20-3nh-â.l.

Nhựt thường. Điểm tâm hột nổ với trà. Vào ra quan sát cử chỉ người Bhutan, không chi lạ, bèn vào liêu ngồi vá quần, ngày giờ như thoi đưa, phút huynh Isess bưng cơm, mời ăn ngọ. Đang khi ngọ thời, bần đạo dâng chén lên trán cúng dường, ngó qua Isess thấy huỷnh cũng bưng chén cơm của huỷnh ngang trán nhái bần đạo. Đoạn bần đạo cúng rồi, để cơm xuống nói với huỷnh rằng : Sự cúng dường đừng nhái không nên, huynh không phải người tu hành, huynh không biết sự cúng, thì cứ việc ăn, còn bần đạo cúng thì là lẽ thường, huỷnh đã ngó thấy thường ngày, từ ở Ghoom tới đây là hai tháng ngoài, biết rồi còn nhái chi. Đoạn huynh Samdhen nói : Y thường kiêu ngạo tới tôi nữa, y có tật đó xấu lắm. Bần đạo bèn dã-lã nói rằng : Không sao, hậu kiếp sẽ cúng dường lung lắm, trong kinh Phật có nói : Lúc Phật đi khất thực, đi ngang qua đám trẻ chơi, thì trong đám trẻ nhỏ ấy có một đứa hốt một nắm cát cúng dường bỏ vào bát của Phật. Phật vui thọ, đoạn nói với Xá Lợi Phất rằng : Kiếp sau sẽ có một vị vua tên Asoka cất 80.000 tháp Phật, ấy là đứa nhỏ ấy. Đoạn huynh-đệ cười nói, Isess hậu kiếp sẽ cúng dường lung lắm y như thầy nói, huynh-đệ đồng ăn ngọ. Ăn rồi, nghỉ ngơi, bần đạo đi chùi cái nồi nhôm để dùng cơm, đoạn cũng nghỉ như họ.


Ngày 11 Mai 1936 – 21-3nh-â.l.

Nhựt thường không chi lạ, vào ra Quốc tự, thấy chính giữa là chùa cất riêng cao lớn, xây tường đá núi, trên nóc lợp tôle, đảnh tự bằng đồng. Chung quanh cất phòng liêu khám thất, có chỗ công-thính, khám tù. Có hai người tội nhơn xiềng cẳng. Đêm có vọng canh, khắc sanh hai. Ngày thiên hạ vào ra như đi chợ, lớp thầy tu (100 vị) lớp thầy thợ làm công, thợ mộc, thợ hồ, coolie. Thợ hồ không thiện nghệ như xứ ta, chỉ biết xây tường xây cột, vậy nên không thước tấc chi (không biết làm tráng đắp bông, họa hoa tế kiển, những fronton), trần lộ thì dùng cây. Thợ mộc, thợ chạm còn thô dụng chỉ niển, không biết bắt cho rành, chạm sơ sài như trẻ mới học xứ ta. Lấy màu son vẽ làm lịch. Chùa miễu lầu đài nhà cửa đều làm trang cửa lộ rồi sơn vẽ làm như lồng bồ câu xứ ta. Hồ thì chỉ lấy đất sét có cát pha, đập rồi đãi nhuyễn mà làm hồ có trộn vôi tro chút ít. Nói tắt là họ mới tấn hóa công nghệ còn vụng-về. Nhưng cả nước đều là đạo Phật, lòng dạ phần đông tốt, hảo tâm. Theo sự tham lam vật chi ai bỏ quên hay đổ ngoài sân trước ngõ thì đâu cứ y nguyên đó, đến trẻ nhỏ cũng vậy, không bò què bò quẹt ăn cắp ăn kiêu. Tuy họ mới tấn hóa vật chất, chớ trí não của họ thật sống bằng tinh thần. Thân thể không cần, có tiền thì nửa phần ăn, nửa phần cúng dường, ngộ thiệt. Ăn lấy no chứ không lấy ngon. Mặc cho ấm chứ không cần tốt, mình mẩy không lo cho sạch, chỉ lo sạch cái tâm. Ăn uống sạch hơn Miên, Mọi xứ ta mà cách ở y Cao-miên, tấn hóa hơn Mọi, ăn trầu cũng với cao tầm dung, hút thuốc cũng còn y lá chớ không xắt. Cả thảy nhơn-dân đều mặc đồ vải bô, thao đuổi nội hóa có mỗi nhà quan nhà giàu thì sắm đồ hàng toàn để dùng trong đám tiệc. Cách họ ở cũng như Cao-miên, không ngồi ghế ván, chỉ ngồi dưới đất hay trên rầm. Sự cung kỉnh thầy thì thua xứ Cao-miên. Đờn bà còn xen lộn vào đám thầy tu hoặc thấy thầy tu như người thường, không mọp, không tránh đường như Cao-miên.

hoangtri
06-16-2016, 05:37 PM
Ngày 12 Mai 1936 – 22-3nh-â.l.

Nhựt thường. Ngọ thực rồi, huynh đệ rủ nhau đi xuống suối giặt y phục. Bần đạo giặt diệm rồi, bèn tuốt hết quần áo, vận chăn nhỏ, xuống suối tắm. Từ ngày xa Phật-đà-gia tới nay không có tắm, chỉ lau mình mà chịu. Nay tắm phỉ xác phàm lắm, khỏe khoắn, tuy là nước suối lạnh không thua nước đá, nhưng giờ trưa nầy, mặt trời cũng thạnh. Tắm rồi nhờ có nắng cũng đỡ, tắm gội rồi lên phơi nắng một giờ nghe trong xác tục nhẹ nhàng hết sức. Mấy huynh kia không ai dám tắm, chỉ gội đầu rửa mặt là cùng sự, họ sợ lạnh lắm. Tắm rồi, còn đợi đồ phơi cho khô, trong khoảng ấy hỏi thăm Issê mới biết nước Bhutan có ba thành mà thôi. 1 Kinh đô là Damtang cách cả thành Patrô nầy mười cây số ngàn và một Quan-ải nữa, kế ranh Kalimpong, tên là Hắc cũng có một trấn quan như đây mà nhỏ hơn. Đoạn đồ khô, thâu y phục. Về.


Ngày 13 Mai 1936 – 23-3nh-â.l.

Nhựt thường, lúc ăn ngọ rồi, cũng rủ nhau đi xuống suối tắm rửa tùy ý. Bữa nay có Samdhen rủ đi lên khúc suối trên xa, không có ai, nhiều kẻ lộn xộn. Đoạn tới một khúc suối vắng vẻ, trên bờ có đồng cỏ và một cội cây. Huynh đệ đồng ngồi trên cỏ chơi một chập rồi mới tùy ý tắm giặt. Bần đạo đi dọc theo mé suối lượm vài cục đá bạc làm kỷ niệm. Đoạn Samdhen ra tắm, bần đạo bèn tắm với huỷnh còn Choundouss, Issê và Isess sợ nước. Samdhen lạnh run, tắm sơ lên trùm áo phơi nắng. Ấy họ đã quen phong thổ mà còn lạnh hà huống bần đạo, nhưng phải tắm cho khỏe xác phàm. Tắm rồi, phơi khô y phục, huynh đệ họ chơi carte cho qua buổi. Samdhen trải vải dưới cội cây ngủ. Bần đạo rảo bước ra suối lượm đá. Khi đồ khô rồi, huynh đệ thu xếp đi về. Lúc về đến phòng liêu thì cùng nhau nghỉ ngơi rồi uống trà. Đoạn một huynh Bhutan Lama say xăng vào liêu đi xiên tó, nói nhầy nhựa cằn rằng chi đó. Mấy huynh kia trả lời lại. Lúc họ vào mở tủ của họ, lộn xộn bần đạo mất cái hộp đựng xà bông. Thôi họ cứ việc dùng, ta cũng vui lòng hết cực cùng vật chất một món.
Ngày nay thấy dân nam-nữ nạp thuế gạo như mấy bữa trước. Tối xem kinh rồi ngủ.


Ngày 14 Mai 1936 – 24-3nh-â.l.

Nhựt thường lệ. Bữa nay cũng đi tắm. Đây thuật về cách cư xử của chư tu hành Bhutan : mỗi ngày có một Lama trị nhựt, quản xuất chúng tăng vào ra phải trình, người thế có việc chi can thiệp với đại chúng, hoặc thăm viếng, hoặc đem dưng lễ vật ẩm thực, cũng phải trình cho Trị-nhựt. Người có phép cầm roi da phạt đòn đại chúng, nếu có ai sái phép. Mỗi ngày, phần chánh phủ, thì chiều 6 giờ có cắt vọng canh, hễ tới giờ thu không thì người cai quản vọng canh lấy roi da nẹt trên thạch bàn ba tiếng, thì dân canh biết, liền khắc một chập sanh lại hai tiếng. Cả đêm phân nhau canh gác, khắc sanh hai.
Thấy họ đắp cốt Phật đất giã nhuyễn. Xứ núi đá, nhưng họ còn chưa thạo nghề trổ đá, cách đắp cốt cũng khéo coi cũng đặng.

hoangtri
06-16-2016, 05:42 PM
Ngày 15 Mai 1936 – 25-3nh-â.l.

Nhựt thường, bữa nay ăn ngọ rồi đi dạo đồng ruộng. Xứ nầy có cấy thứ lúa bông như bông cỏ. Có hai thứ : một thứ lông đuôi cụt gọi là Nễ, thường nhơn-dân dùng làm hèm rượu xăng ; một thứ lông đuôi dài gọi là Trô, thường nhơn-dân dùng làm bột sadou, rang rồi xay, đi xa đường đem theo khỏi nấu, phương tiện lúc hết gạo dùng cũng đỡ lắm. Cũng có cấy lúa, gạo đỏ là phần nhiều. Nấu cơm cứng ít nở. Đoạn huynh đệ trải vải ngồi chơi một chập. Kế có huynh đồng xứ (Lađặc) cùng Samdhen (huynh Isess đi lại nhà kêu) đến ngồi chuyện vãn một chập, bèn lấy túi trà (Issê về liêu lấy trà, beurre và chén) đi về nhà gần đó nấu trà thục. Huynh đệ một giây lát đồng đi đến nhà của huỷnh. Chỗ ở trên lầu thứ ba của cái nhà lầu ngoài hàng ba phía tả, chật hẹp, bề dài lối ba thước, bề ngang lối một thước, chỗ nấu ăn lại ở nơi lầu thứ nhì. Đến đó thì hai huynh đệ tôi và Samdhen vào ngồi nơi chỗ phòng chái, còn các huynh đệ ở dưới nhà bếp. Chập lâu con gái của huỷnh đem trà lên rót mời dùng. Còn chư huynh đệ ở nhà bếp uống xăng. Bữa nay bần đạo nghe êm bụng, bần thần mỏi mê cả châu thân, nhứt là cái cẳng đau nhức mỏi lắm. Chiều 4 giờ về, bần-đạo mê mết nhưng cũng gắng gượng. Tối ngủ nghe trong mình nóng nảy lắm, nhức mỏi cả đêm, song sáng cũng bớt. Huynh Samdhen nghe rên, huỷnh hỏi hoài : nhứt đầu bớt chăng ? Bần đạo nhức đầu vì nhiều điển âm nhập thấp (cẳng đau). Vuốt đều, đem âm thấp ra thì tự nhiên hết các chứng bịnh.


Ngày 16 Mai 1936 – 26-3nh-â.l.

Nhựt thường lệ, trong mình còn nóng lạnh, mỏi nhức bớt chút ít. Ngày nay phải nằm hoài. Đưa cho Samdhen 10 rupee đặng chi phí. Huỷnh bảo Choun-douss đổi tiền Tây-tạng, đoạn huỷnh bảo bần đạo bỏ túi chút ít, phòng có lúc dùng hữu dụng, tôi lấy phân nửa số huỷnh trao là 29 đồng 2 sous. Chiều Choundouss đi độ lương phạn nơi dinh Trấn quan. Khuya thức giấc nghe bớt mỏi mê.


Ngày 17 Mai 1936 – 27-3nh-â.l.

Thường lệ, song bữa nay Samdhen sớm mơi chưa điểm tâm, lo sắm sửa lại viếng Trấn quan, cám ơn vật thực ngài hộ và nói ở lâu cảm khí hậu nhức mỏi. Trấn quan bảo đi dầm nước nóng. Ngài cho người lo vụ đó và cho mượn chòi bố (tente). Đoạn 8 giờ, huỷnh về, thì ở nhà đã dùng điểm tâm rồi, huỷnh bảo lo khuân đồ ngủ đồ nấu ăn đi ra mé suối. Đoạn huynh-đệ lo mang đi, đến mé suối dựng chòi, có người của Trấn quan phụ giúp. Đoạn Isess lo nấu ăn, còn hai người của quan lo ôm rơm rải trong chòi rồi đem đồ vào, rồi lo đi hầm đá hòn, đổ nước vào máng. Đến khi đá đã đỏ, thì gắp đá (bằng kềm sắt spécial pour…) bỏ vào máng, sôi ục-ục, nước nóng lối 36, huynh Samdhen dầm trước nửa giờ, vào trùm (uống một chén nước cơm rượu) trùm một hơi mồ hôi ra lai láng như xông. Kế bần-đạo cũng đi dầm, khi vô chòi huỷnh cũng bắt uống một chén xăng rồi trùm. Huỷnh nói : như vậy khí độc, nước độc sẽ xuất ra hết, hết đau, mời bần đạo trùm một chập, mồ hôi ra, lau mình, nghe nhẹ nhàng xác tục. Bần đạo nghĩ cho, nhờ đá đốt đỏ, bỏ vào nước, ra khí đá, nên gân cốt đặng mạnh. Cách họ bày theo tục lệ của họ ở nơi núi non, nhưng thiệt tốt lắm, song tốn củi lắm. Đoạn chiều 6 giờ dầm một lần nữa. Trọn ngày chư huynh đệ và mấy người quân sai đều dùng xăng, vui cười, hò hát chơi tới khuya. Tội nghiệp Issê say xăng bị đòn. Đêm nay ngủ khỏe không nhức mỏi. Khuya thức giấc, nghe trong mình như cựu lệ không còn mê mệt.

hoangtri
06-17-2016, 04:19 PM
Ngày 18 Mai 1936 – 28-3nh-â.l.

Sớm mơi uống xăng ăn sadou, đợi đốt đá đỏ rồi sẽ đi dầm. Bần đạo lấy valseline mentholée thoa mặt cho Issê bị té sưng mặt mày, đoạn lo đi dầm nước đá nóng, mơi một lần, chiều một lần. Cả thảy huynh đệ đều dầm, trừ Machen Isess không chịu dầm. Đêm nay ngủ khỏe khoắn. Ngày nay cạo đầu. Ăn ngọ rồi, bần đạo ra bóng cây ngồi cạo đầu, cạo nửa cái đầu, thì Issê Sonnam ra thấy bèn cạo giùm. Hoan-hỉ.
Mấy ngày rày chiều rảnh học thêm tiếng Tây-tạng.


Ngày 19 Mai 1936 – 29-3nh-â.l.

Nhựt thường, sớm điểm tâm rồi lo đi dầm nước đá nóng. Đoạn 9 giờ ăn bột với canh, ăn rồi đi ra bóng cây nằm nghỉ. Một giờ lo sắm sửa thu xếp đồ đạc đặng trở về Quốc tự, chờ coolie tới mang đồ. Hai giờ trời mưa bộn, lạnh. Bần đạo nằm ngoẻo dựa trên gói hành lý, qua 3 giờ rưỡi trời bớt mưa, đoạn huynh Samdhen bảo Issê Sonnam, Isess và bần đạo, bốn huynh-đệ về trước, để Issê và Choundouss ở lại đợi coolie. Trời còn mưa rỉ rả, huynh đệ thả về lần. Tới Quốc tự vào liêu nghỉ ngơi. Isess lo nấu trà. Đoạn có Tênzi đến, bần đạo bảo ngồi nghỉ, huỷnh ngồi rồi mở khăn gói cơm ra ăn, bần đạo còn bột sadou và đồ ăn phát hồi 1 giờ rưỡi không ăn, cho huỷnh ăn. Đoạn trà đã khuân lên, uống trà. Qua 6 giờ, coolie vác đồ về tới, trời vẫn còn mưa lâm râm, lạnh lắm. Tám giờ tối mới ăn cơm. Đêm nay ngủ khỏe khoắn.


Ngày 20 Mai 1936 – 30-3nh-â.l.

Nhựt thường, điểm tâm rồi tụng kinh. Kế có một cô lại xem quẻ cùng Samdhen, rồi việc cô lãnh phép và thuốc về. Đoạn 10 giờ rưỡi. Isess, cơm khuân lên, chư huynh-đệ đồng cúng dường rồi ăn ngọ. Đoạn 1 giờ chư huynh-đệ sắm sửa đi Pháp đàn, rủ bần đạo, bèn từ kiếu xin ở nhà. Vì đã có đi một lần rồi, đã dự biết phong-tục hữu-vi pháp của chư tu hành Bhutan rồi, nay có đi cũng vậy. Isess cũng ở nhà. Đoạn các huỷnh đi, hai huynh-đệ ở nhà nghỉ ngơi. Ba giờ thả đi ra cầu chùa đi tới ngũ tháp Trấn-quan cựu thì hai huynh đệ dừng bước xem chơi, huynh Isess bèn nói : năm tháp đây là : tháp lớn ở giữa là Trấn-quan cha, bốn tháp chung quanh là Trấn-quan con. Bần-đạo hỏi : còn Trấn-quan hiện tại phải là con không ? – Không, cha của ngài đang làm quan tại Kinh-đô Bumtăng. Đoạn hai huynh-đệ rủ nhau đi hái rau húng-lủi theo bờ ruộng ở gần đó. Hái rồi trở ra ngũ tháp, Isess rủ đi lại mé lộ xem trẻ nhỏ thảy lỗ bằng đá hòn. Chập lâu đi về, bần đạo nghỉ ngơi, còn Isess lo nấu trà đợi Samdhen về uống. Kế 6 giờ huynh-đệ nơi Pháp đàn về uống trà nghỉ mệt. Tám giờ họ dùng cơm mời bần-đạo song bần đạo rằng êm ruột không dùng. Ngủ. Đêm nay thức tới khuya chưa ngủ, đến lúc ngủ lại chiêm bao thấy chú cả Êm và ông nhạc-gia, hai người đồng đi cúng dường nơi một cái nhà của một ông thầy pháp. Thức giấc rồi ngủ lại.

hoangtri
06-17-2016, 04:23 PM
Ngày 21 Mai 1936 – mùng 1-4-â.l.

Nhựt thường, tụng kinh mơi rồi điểm tâm cơm nguội với nước muối ớt. Ăn rồi một mình bần đạo thả đi xuống suối qua cầu lại Pháp-đàn, thấy dân sự dọn dẹp Pháp-đàn, cờ xí hạ hết, ấy là hết cúng dường đủ số của Trấn-quan vái cúng. Thả lần ra suối ngoài xem rồi trở lại ngũ quan tháp, trẽ vào ruộng hái rau húng đặng đem qua Pharijong vì tại đó không có, để dành bỏ canh, hái rồi trở về lượm vài cọng lúa Nê và Trô khô để đem về xứ cho biết lúa xứ Bhutan. Về đến liêu, huynh đệ đã dùng cơm rồi, bần đạo bèn nghỉ một chập rồi ăn ngọ. Ăn ngọ rồi, Samdhen rủ ra ruộng chơi cho qua ngày giờ, hoan hỉ đi ra đó, huỷnh bảo mua xăng uống, uống rồi về. Về đến nơi, huỷnh rên đau mình, mua một ống tre xăng. Tối 7 giờ nấu xăng với hột gà và bỏ hột the (thuốc) uống. Cả thảy huynh đệ đồng dùng. Đoạn huỷnh trùm, rên và bỏ ăn cơm chiều. Bần đạo cũng uống vài chén cây xăng, khó uống quá, song huỷnh bảo uống cho khỏi đau mình vì khí hậu xứ nầy, uống xăng rồi nghỉ.


Ngày 22 Mai 1936 – mùng 2-4-â.l.

Nhựt thường lệ 9 giờ điểm tâm rồi bần đạo một mình thả ra suối lựa nơi vắng-vẻ tắm. Tắm vừa rồi thì trời chuyển mưa, mây trùm đảnh núi phía tây đen mịt. Kế mưa đã rớt hột, bần đạo về, về đến phòng đã 11 giờ rưỡi. Samdhen hỏi có tắm không ? – Có, trời chuyển mưa phải về, tắm sơ sịa vậy thôi. Trải đồ ngủ nằm nghỉ. Hai giờ thức thấy trời mưa lớn. Ba giờ qua có cô xem quẻ bữa 30-3-â.l., dẫn mẹ tới, có bưng một quảo nổ đem dưng đáp lễ. Thấy bà mặt mệt biết đau, nên bữa nọ cô con xem quẻ cho mẹ và thỉnh phép bùa và thuốc. Nay bớt nên trả lễ. Samdhen chuyện nầy cũng hết đau, tối huỷnh dùng cơm rồi nghỉ.


Ngày 23 Mai 1936 – mùng 3-4-â.l.

Nhựt thường, lúc sớm đang khi dùng trà thì Choundouss bảo bần đạo, bữa nay đi ghi passeport, viếng Bahalama rồi qua Trấn quan. Đoạn huỷnh dặn : Trấn quan ngài biết tiếng Englis, nếu có hỏi cốt Phật tại xứ của thầy phải không ? – thì nói phải. Bởi anh em tôi nói thỉnh tại chùa nơi xứ Ceylon Langka là quê quán của thầy. Có hỏi giá thì nói cốt lớn 500 rupee, hai cốt nhỏ 200 rupee, phải nói ở trong chùa chớ ngoài không có… Đoạn 8 giờ điểm tâm rồi, huynh Samdhen nói. Ngày mai thầy đi cùng tôi dễ hơn vì thầy không thạo nhiều Hindi. Kế 9 giờ huynh Choundouss bảo đi cùng huỷnh lại Hòa-thượng. Đến đó thì không có ngài, ngài đi qua Trấn quan, lúc lên lầu Baha, lại gặp Phán quan của Trấn quan. Choundouss chào và nói chuyện ghi passeport, thì ngài xin coi passeport, bần đạo trao cho ngài coi. Kế ngài xem rồi giao lại và nói : Để bữa đi viếng Trấn quan và từ biệt ngài rồi sẽ xin ghi luôn thể, vậy tiện hơn. Ngài về, thì huynh đệ rủ tôi ra phường buôn bán chơi, đi xuống dốc gần tới cầu, phút gặp Bahalama, ngài cỡi ngựa đi về tới đó gặp huynh đệ tôi và hỏi, anh em chào ngài rồi Choun-douss nói sự ghi passeport. Ngài bèn nói đặng. Ngài đi về. Hai huynh đệ nói thôi đi luôn ra cầu chơi một lát, để cho Đại-đức về uống trà nghỉ mệt một lát rồi huynh đệ sẽ trở lại liêu ngài mà ghi passeport. Anh em đi ngang phường con buôn, qua cầu, rảo quanh ngũ tháp, đứng nơi bóng mát chơi, thì huynh Choun-douss bèn nói : Tôi bây giờ không có tiền, bởi từ ngày Samdhen thâu Lama nhỏ tới nay thì lấy chìa khóa giao cho Lama nhỏ, lại gọi huynh đệ tôi không tốt. Thầy cũng thấy, từ ở Bodh-Gaya cho tới Bhutan nầy, một tay tôi đi nói đầu nầy đầu kia, hội hàm bổn đạo, chỗ 5 đồng, 10 đồng, chỗ dưng lễ nầy vật nọ cũng tôi, nay Samdhen gọi tiểu lama tốt, anh em tôi không tốt. Thôi ! đi và bần-đạo nói : Tôi thấy và cũng có để ý biết chút đỉnh trong ấy… Huỷnh nói : Như xâu-chuỗi trường của tôi đã dưng cho Trấn-quan, tôi hỏi xâu chuỗi khác thì Samdhen không cho, lại cho tiểu-đạo. Bao nhiêu đó thầy biết, nhưng tôi không lo, không sợ chi, ăn rồi tôi thả đi, có đêm ngủ nơi khác… Thầy thấy mọi việc tôi lo tại Bhutan nầy, hết gạo, hết lương phạn vật thực vân vân… thì cũng một tay tôi, đến Trấn quan bẩm gởi rồi cấp cho… Đoạn hai huynh đệ trở lại nhà thiền Baha, đến nơi ra mắt đảnh lễ rồi ngồi. Ngài bảo đưa passeport, bần đạo trao cho Choundouss dưng lên, đoạn ngài ghi và nhận ấn của ngài. Uống trà rồi, từ kiếu về…

Về tới phòng Samdhen hỏi đi đâu ? Tôi nói đi Baha ghi Passeport, coi bộ huỷnh không vui và nói : tôi nói để mai đi với tôi lại Trấn-quan ghi. Bần đạo nói : bây giờ Bahalama ghi, sau sẽ đến quan, nói rồi trao passeport cho huỷnh xem, huỷnh thấy và hiểu ý của tôi muốn có hai đàng ghi, nên vui lòng và nói. Vậy tốt lắm… Chiều lại Choundouss đi ngủ chỗ khác. Samdhen mới vui cười chuyện vãn.

hoangtri
06-18-2016, 03:49 PM
Ngày 24 Mai 1936 – mùng 4-4-â.l.

Nhựt thường lệ. Sáng Choundouss về. Samdhen nghe nằm lì, chập lâu dậy, song không nói tới Choun-douss. Trà điểm tâm cũng không dùng, ngồi day mặt nơi khác. Đến lúc Choundouss bước ra thì huỷnh mới chuyện vãn. Bữa cơm 9 giờ, huỷnh không dùng chỉ uống chút xăng, khi Choundouss đi thì huỷnh mới trò chuyện. Thôi sự của người ta mình không nên xen vào và cũng không nên động tâm, mặc tình huynh đệ họ, để coi cách họ đối đãi nhau sao. Bần đạo lãnh phần cơm rồi giặt hậu (áo hậu) chờ tới 11 giờ ăn ngọ. Ăn ngọ rồi nghỉ trưa.


Ngày 25 Mai 1936 – mùng 5-4-â.l.

Nhựt thường lệ, bữa nay Samdhen và Choundouss đã hòa, bần đạo mừng lòng, họ vui mình mới an lòng. Buổi cơm 9 giờ cũng lãnh phần cơm để chờ tới ngọ mới cúng dường và ăn. Huynh Samdhen sình ruột phải uống xăng, mời bần đạo dùng, nhưng bần đạo từ chối.


Ngày 26 Mai 1936 – mùng 6-4-â.l.

Bữa nay ăn ngọ cơm và muối vì không có rau. Họ ăn lúc 9 giờ, bần đạo cùng lãnh phần cơm chờ tới ngọ mới cúng dường rồi ăn. Ngày nay Trấn quan sẽ đến ngụ tại phòng tư của ngài nơi Quốc-tự. Quan lại và dân lo dọn dẹp quét tước tưng bừng. Chiều ngài thân hành đến. Ngài khi nào muốn hành đạo (tụng kinh) bất câu mấy ngày, thì đến liêu riêng của ngài nơi Quốc-tự. Bình thường thì ở nơi quan nha cách chùa chừng một cây số ngàn.


Ngày 27 Mai 1936 – mùng 7-4-â.l.

Nhựt thường lệ. Chín giờ cũng lãnh phần cơm chờ tới ngọ cúng dường rồi dùng. Bữa nay có cải bẹ xanh, bần đạo chấm muối ăn sống, lâu ngày đạm bạc thật vừa miệng. Ăn ngọ rồi không chi vui dạ, bèn ra hàng ba làm quen với Lama họa sư ngồi cho màu giùm cái họa đồ của huỷnh. Huynh đệ thấy bần đạo cho màu, đều xúm lại xem, trầm trồ gọi tốt. Lama mời xơi trầu cùng cao tầm dung.


Ngày 28 Mai 1936 – mùng 8-4-â.l.

Nhựt thường lệ, điểm tâm nổ với trà, đoạn ra ngoài cùng cho màu họa đồ chơi cho qua buổi. Đoạn 9 giờ Samdhen dùng bột sadou với beurre bỏ muối, chia cho bần đạo và Choundouss ăn. Còn mấy huynh kia xơi cơm. Đến giờ ngọ, không có cơm, bần đạo dùng bột xú còn dư với muối. Lúc 9 giờ rưỡi có cô xem quẻ hôm nọ dắt lại một cô có con, xem quẻ cho đứa con, xem rồi thỉnh Samdhen đến nhà cúng giùm. Mười giờ Samdhen, Choundouss, Issê Sonnam đồng đi. Bần đạo khi dùng ngọ rồi, một mình thả xuống suối tắm sơ vì nước lạnh quá, bị mưa luôn cả đêm nên ngày nay, trời ấm cũng lạnh hơn các bữa. Tắm rồi thả dọc lối Quan nha rồi về đã 2 giờ, nghỉ mệt.
Tối nầy Samdhen không về, thầy trò ngủ tại thân chủ gia.

hoangtri
06-18-2016, 03:51 PM
Ngày 29 Mai 1936 – mùng 9-4-â.l.

Nhựt thường lệ, điểm tâm trà với nổ. Trưa ăn ngọ cơm với mước muối ớt. Mười giờ rưỡi thầy trò Samdhen về tới xơi bột xú. Chiều ra cho màu họa đồ giùm cho Bhutan Lama. Đây là kiểu họ vẽ đặng kết vào chính giữa tấm che trên bàn án của Phật như plafond.


Ngày 30 Mai 1936 – mùng 10-4-â.l.

Nhựt thường lệ, điểm tâm trà với nổ, đoạn ra cho màu họa đồ. Chín giờ huynh đệ họ dùng bột xú, 11 giờ bần đạo ăn ngọ cơm với nước muối ớt và cải (ganga) chiên, đoạn rồi nghỉ. Chiều lại, họ dùng cơm nước rồi. Choundouss nói : bữa nay tôi phải đi ngủ nơi nhà tình nhân cho vui lòng ân nghĩa. Đoạn huynh-đệ tôi ngủ.


Ngày 31 Mai 1936 – 11-4-â.l.

Nhựt thường lệ, điểm tâm rồi, kế huynh Samdhen sai Issê đi vận lương nơi Trấn quan, bần đạo liền theo chơn Issê, nói đi ra cầu nơi nhóm chợ mua hộp quẹt và thuốc. Đến nơi mua một cái hộp quẹt lớn 4 đồng 2 paisa = 8 sous Tây-tạng. Đoạn hai huynh đệ đi thẳng lại nhà tình nhân của Choundouss, đến nơi lên thang lầu, thấy huỷnh đứng nơi cửa đón rước. Issê muốn nói cợt, song huỷnh nháy và nói : “Ghơ hơ rờ mêdoucera adun hay nải khelta : có khách chẳng nên nói cợt.” Huỷnh mời vào, trải thảm nơi sàn mời ngồi, thì liền cô bạn của huỷnh rót xăng mời uống, huỷnh mời bần đạo, hoan hỉ uống một chén rồi dự kiếu. Hai huỷnh và người khách uống xăng với nhau. Uống rồi đồng ra đi. Đến ngay chỗ núi có cái hang còn thấy khói đóng đen, huỷnh bèn chỉ và nói rằng : ấy là nơi quan xử tử kẻ sát nhơn. Cách xử tử xứ Bhutan lạ quá : Đem người tội sát nhân đến mé suối và cái thây bị sát tử cũng khiêng đem đến đó, rồi nấu cơm đồ ăn cho tội nhơn ăn no nê, đoạn cột bó người tội nhơn với cái tử thi của nó đã sát hại, cột bó hẳn hòi rồi quăng xuống suối. Ấy là hai mạng đồng đi âm-ti…

Bần đạo hỏi, vậy Tibet luật ấy cũng xử một cách đó phải không ? – Không. – Tây-tạng khác hơn, bỏ tù, rồi mỗi ngày đánh đòn hoặc 10, 20, 30, 40, 50 roi tùy án nặng nhẹ.

Đoạn tới ngũ tháp, thì hai huỷnh đi thẳng lại nhà Trấn quan, còn bần đạo đi về Quốc tự, về tới nơi ra cho màu họa đồ chơi rồi 11 giờ ăn ngọ, kế Samdhen rủ đi ra mé suối chơi, đến nơi ngồi nơi mé suối uống rachi với Isess, uống rồi thì trời mưa tới, đi về. Bần đạo nghỉ. Kế 2 giờ có Khố quan đến liêu nói với Samdhen : gạo và nổ đã bỏ bao rồi và đem để tại hàng ba trước đây : 20 bao da gạo và 5 bao nổ. Samdhen theo chơn ra xem và nói cám ơn rồi mời Khố quan vào ngồi và lấy hình lớn nhỏ (Phật) tặng cho Khố quan. Thiệt huỷnh xử thế khéo léo, làm cho mọi người kính mến. Quan thọ lãnh cám ơn rồi xuống lầu. Huynh Samdhen bèn nói với bần đạo rằng : Trấn quan đã cấp gạo và nổ 25 bao, còn cấp đồ ăn, đồ chay đồ mặn rồi đợi đưa tiền giá 4 cốt Phật thì sẽ lên đường. Quan nói 4 cốt Phật giá đáng 2000 R, song tôi nói 1000 R là đủ giá cả các hạng. Thiệt huỷnh lanh lợi để ân hoàn. Nhờ có huỷnh mà bần đạo đặng người ngoại bang cung kỉnh và dựa hơi huỷnh mà đặng tử tế an ổn, đến đâu cũng đặng người hoan nghinh, vào ra đất khách dễ dàng như ở xứ mình.

hoangtri
06-18-2016, 03:58 PM
Ngày 1er Juin 1936 – 12-4-â.l.

Nhựt thường lệ, điểm tâm rồi ra cho màu họa đồ. Kế 11 giờ ngọ thực rồi đi cùng Samdhen đến quan nha xin ghi thông hành. Đến đó vào thơ ký phòng việc thì thầy ký đang đánh lúc-lắc (đổ-hột) với bọn họ. Chờ ước 1 giờ mới có thầy ký phụ, ghi tên họ trước vào thông hành, đoạn chờ tới 2 giờ thì thầy đem lên phòng việc quan nha đặng hầu ký tên và đóng dấu. Về đến Quốc-tự 3 giờ, dùng trà rồi tối họ dùng cơm rồi nghỉ.


Ngày 2 Juin 1936 – 13-4-â.l.

Nhựt thường lệ, điểm tâm trà nổ, khi rồi việc thì Samdhen nói : Ngày mai 14 xấu ngày quá, nên để cho bọn coolie chuyển lương phạn đi trước, mốt rằm, huynh đệ mình sẽ lên đường tốt hơn. Bần đạo nói : ngày nay đã đúng ngày giáp một tháng ở Bhutan. Trưa ăn ngọ với canh cải dưa. Trọn ngày lo sửa soạn hành lý. Chiều lại có một cô Tây-tạng đến dưng xăng và thỉnh thuốc và chiều có hai huynh Tây-tạng đến, đem dưng xăng và rachi, huynh đệ đồng dùng. Bần đạo dùng xăng chớ không dùng rachi.

Tối hai huỷnh ngủ tại liêu cùng huynh đệ ta, còn Choundouss và Issê đi đến nhà quen nghỉ. Trọn ngày nay lo sắp đặt hành lý.


Ngày 3 Juin 1936 – 14-4-â.l.

Nhựt thường lệ. Điểm tâm rồi, bần đạo nói với Samdhen rằng : “Hom thoda paisa manta hai”, bần đạo hỏi Samdhen chút ít paisa. Huỷnh bèn đưa cho bần đạo phân nửa rupee Tây-tạng = 15 annas de 4 paisa (15 cắc Tây-tạng = 4 sous). Bỏ túi đi chơi ngoài cầu, đoạn Sonnam ra tới gặp, rủ đi lại nhà quen của Choun-douss đặng kêu huỷnh đi ; Choundouss và Issê nơi nhà quen đi ra gặp nhau, đồng về Quốc-tự. Bữa nay ăn ngọ với cà chiên, Issê đi xóm đem về năm trái cà, ăn một trái.

Trọn ngày lo thu xếp hành lý. Trấn quan có cho quan lại đến lo phần việc bảo dân mang gạo và các vật nội bọn. Quan lại biên tên chia phần cho coolie. Samdhen nói : Trấn quan trả 800 rupee bạc mặt, còn 200 trả bằng gạo 20 bao, với nổ và vật thực khác. Phần coolie chuyên gạo thì về phần Trấn quan, còn vật của chúng ta (hành lý) thì sở phí mình chịu. Trấn quan có cho hai con ngựa cỡi. Ăn uống của Lại quan mình phải chịu.


Ngày 4 Juin 1936 – 15-4-â.l.

Bữa nay là ngày từ giã nước Bhutan, nên sáng thức sớm, lo trà nổ điểm tâm, bần đạo lo xếp đồ ngủ lại, rồi 8 giờ rưỡi, Isess đem cơm lên, huynh đệ ăn cơm với Quan lại ba người, một người lo việc chở chuyên hành lý qua Pharijong, còn hai người mã-tử ăn rồi 9 giờ, mã-tử lo đi xuống trạm ngựa gác yên hai con ngựa. Chín giờ rưỡi Samdhen và bần đạo đi lại viếng Baha-lama đặng từ giã ngài mà lên đường. Ra mắt Đại-đức, ngài đãi xăng cho Samdhen và Choundouss còn bần đạo không dùng. Ngài kỉnh lễ lên đường, một bao nổ, vải vàng, vải xanh, vải trắng và mỗi món ít thước cho hai người. Đoạn xá từ lên đường. Qua khỏi ngũ tháp có tình nhân Choundouss đón dưng xăng nhưng Samdhen trả tiền xăng. Đoạn hai huynh đệ tôi lên ngựa. Mười một giờ rưỡi đến chùa Kết-xú-la-khăn (chùa có mội nước). Có bọn Tibetain nam nữ vài mươi người chực đón thỉnh Samdhen và nội bọn vào chùa. Họ cúng dường tùy hỉ chút ít (đôi ba cắc Tây-tạng), Samdhen đãi xăng cho bổn đạo. Bần đạo đãi trà nội bọn. Đoạn thầy trò họ tụng kinh, phát niệt cùng nhau, còn bần đạo rảo bước xem cảnh chùa, đi lại chỗ nhà thác nước, thấy chính giữa cái miễu ấy có cái ống-che(1) lục tự “Án-ma-ni-bát-mê-hồng” cắm giữa chỗ đường nước chạy tròn (ấy là luân chuyển pháp luân) xem rồi đi quanh chùa thì thấy cũng có ống pháp luân để cho bổn đạo đến chùa quay và niệm lục-tự Quan-âm. Trước cửa chùa cho hai cái máy ấy, hằng ngày có người ngồi đó mà quay cái máy lục-tự ấy.

Qua tới 1 giờ, rồi việc cúng dường, vào điện lễ Phật và bần đạo cúng 6 cắc Tây-tạng. Kiếu sư chùa ra đi. Bốn giờ tới trạm quan ải cất cao lớn, trong quan ải cũng có chùa Quốc-tự có một vị Lại quan cai quản, trạm ải tên Doncguêss-zon. Vào quan ải thì có người dắt vào điện Phật Quan-âm, huynh-đệ đồng nghỉ. Lại quan đãi trà nổ. Tối lại cũng hộ cơm. Tối nghỉ an.

hoangtri
06-18-2016, 03:59 PM
Ngày 5 Juin 1936 – 16-4-â.l.

Thức sớm sắp đặt hành lý. Bảy giờ Lại quan hộ trà và cơm lạt lót lòng rồi thì từ biệt Doncguêss-zon đi, 10 giờ rưỡi tạm mé lộ dùng trà, bột xú với canh cải bẹ, 11 giờ rưỡi đi tới 1 giờ 20 gặp xóm vào đụt mưa, mua xăng uống. Issê, Choundouss và Isess đi luôn không ghé. Uống xăng rồi, mã-tử gác yên ngựa, từ biệt chủ nhà, đi riết tới 4 giờ thì đã tới trạm nhỏ Sinhgarap. Vào nhà gần trạm nghỉ, vì trạm nầy nhỏ không có Lại-quan nên ngụ nhà dân. Lính mã-tử và Lại quan bảo chủ gia phải cho cỏ ngựa ăn và cơm nước cho họ, chủ nhà có ý co cự thì bọn nhà quan nói : Người ngựa quốc gia, dân sự phải châu cấp, bằng không thì dỡ nhà đi, chớ ở trong Quốc-vương thủy thổ làm chi không lợi ích nước nhà. Hai đàng cãi cọ
nhau hoài rốt việc chủ gia cũng phải chìu theo Lại quan, tối cơm nước rồi nghỉ.


Ngày 6 Juin 1936 – 17-4-â.l.

Thức sớm trà nổ điểm tâm. Samdhen cho chủ gia nổ và chút ít tiền. Bảy giờ lên ngựa đi, từ giã Sinhgarap trạm đi, đường đi lên dốc núi lần lần trời lạnh, lên cao chừng nào thì sự lạnh càng tăng 9 giờ rưỡi tới tiểu trạm Yasa, vào nhà nghỉ lúc trước đặng nghỉ, ông chủ nhà đi khỏi, chỉ còn cô gái con của ổng ở nhà và ít người đờn ông lạ mặt. Vào đó trà nước rồi nấu cơm. Khi đến trạm, thì con ngựa của huynh Samdhen bị lên dốc, nên mệt té nhào chết giấc. Mã tử kêu nói, thì huynh đệ đồng ra lo xông thuốc cho uống nước muối, lần hồi con ngựa khỏe lại, bần đạo thấy trên lưng ngựa có một mụt ghẻ lớn bằng đồng bạc, thì xin vôi xức ghẻ ấy và nghĩ rằng : Con ngựa nầy bị có ghẻ chính giữa chỗ gác yên, bị yên đè cấn mụt ghẻ, phần Samdhen cao lớn nặng cân, phần lên dốc đảnh nên ngất đuối. Lúc Samdhen ra thấy ngựa như vậy thì hỏi lăng xăng, bần đạo nói ngựa lên dốc nhiều mà ít nghỉ chơn, phần bị mụt ghẻ đau nên tới đây đuối mệt mà té. (Bị Samdhen ép đi quá và tánh huỷnh nóng nảy lắm, bần đạo biết ý người và có lúc động lòng cho loại vật bị ép đi không đặng nghỉ, có lúc ngựa đứng nghỉ mệt, huỷnh đánh đi không kịp nghỉ.) Cơm nước rồi 11 giờ rưỡi lên đường thì hai huynh đệ đi bộ một đỗi cũng xa, cứ lên dốc riết, đến hai phần đảnh thì tuyết còn trắng núi, trời gió, mưa tuyết lạnh quá. Khi ấy hai con ngựa đi đã tới. Samdhen hỏi, sao con ngựa nầy cỡi đặng chăng ? Bần đạo nói : huynh nặng cân, cỡi con ngựa của tôi vì nó khỏe mạnh, để tôi cỡi con ngựa của huynh. Thuận tình, lên yên, bần đạo không vui mà cỡi ngựa, song nếu bần đạo không cỡi thì Samdhen không cỡi và e sanh buồn. Lên lưng ngựa đứng thẳng cẳng trên chưng đứng cho hổng đít vì sợ cấn ghẻ nơi lưng ngựa, cỡi cách nầy con ngựa đi dễ dàng và coi bộ nhẹ nhàng vì thấy nó đi lung, song bần đạo gò cương không cho đi lung, đi một đỗi tới nơi đường bình lộ, bần đạo bảo mã-tử ngừng ngựa đặng xuống đi tiểu, ấy là ý không đành cỡi mà bảo mã tử dắt ngựa đi, bần đạo đi bộ, tới một chỗ đất cỏ, có một cô Tây-tạng chăn bò, kêu dưng Lạc (Dhahi), bần đạo đi tới, Samdhen hỏi ăn Dhahi không ? – Không. – Đoạn mấy người quan sai, họ uống ăn cùng nhau, bần đạo thả bộ đi trước, lên nhiều dốc rất mệt, nhưng thầm tưởng : thà ta chết mệt chứ không đành thấy con ngựa chết mệt vì ta, tư duy suy nghĩ rồi cứ đọc kinh cầu nguyện vừa tụng vừa đi, đi như vậy chừng vài cây số, thì người ngựa đã theo kịp, thì thấy Samdhen cỡi ngựa huỷnh, còn Choundouss cỡi con ngựa của tôi. Khi thấy thì động lòng cho cái nghiệp lực của con ngựa, lúc gặp họ thì bần đạo bảo Choundouss cứ việc cỡi, bần đạo đi bộ một hơi nữa, tuy mệt nhưng vì sự thương con ngựa, làm cho bần đạo thêm lực mạnh, đi riết, bỗng gặp Isess, huynh đệ đồng đi sau, thủng thỉnh đi hoài, lên nhiều cái dốc le lưỡi bỗng đã đến bình địa, ngó xuống xa xa thấy người ngựa đều nghỉ. Lần hồi xuống dốc khỏe chơn, trước mặt đã thấy thành thị Pharijong. Lúc tới chỗ họ nghỉ, Samdhen kêu bần-đạo bảo nghỉ và uống trà. Thuận tình, ngồi nghỉ uống một chén trà. Kế mã-tử bắt kế ngựa, bần đạo bảo Choundouss cỡi, nhưng huỷnh từ chối. Bần đạo sợ sanh buồn nên lên yên đi. Bốn giờ đã tới Pharijong chuyến nầy ngụ nhà khác, chớ không ngụ tại nhà của hai vợ chồng già lúc trước.

Vào nhà của một cô Tây-tạng, ngụ, hành lý lần lượt đã tới, nhưng gạo và vật nặng nề chưa tới. Nhà nầy rộng hơn nhà chuyến trước. Trà nước rồi nghỉ ngơi. Song nghỉ đâu đặng, Samdhen có đơn riêng nghỉ đặng, phần bần đạo bị ba người Lại quan ăn uống hoài, một lát xăng, một lát trà-nổ, cứ vậy riết tới khuya, họ lại trạm ngựa nghỉ, thì bần đạo mới nghỉ đặng.

hoangtri
06-18-2016, 04:05 PM
Ngày 7 Juin 1936 – 18-4-â.l.

Nhựt thường lệ, điểm tâm, ăn ngọ, rồi cùng Issê rảo ra chỗ nhóm chợ, mua 6 chiêm đường cát, phút gặp huynh Tanzine Guêgane mời về chỗ ngụ, đãi xăng, bần đạo uống một chén với đường, còn Issê cứ gầm uống, bần đạo hối về. Ra về Issê ghé các tiệm mua thuốc hút, song họ sợ lính kín của quan nên không bán, về tới chỗ ngụ, nói không thuốc Nađặc mà cũng không có thuốc hút, bỗng có một người quen lại thăm nói : để tôi mua giùm cho, không quen mặt mua họ không bán đâu. Đoạn Issê đưa tiền cho người ấy đi mua, một lát trở lại đưa nửa gói 5 điếu nói : còn có 5 điếu giá 6 sous Tây-tạng. Trọn ngày lần lượt bọn coolie mang gạo và rương, gói đến. Ba sai quan cứ ăn uống tới tối, lúc 6 giờ thì bọn coolie đã đến đủ hết.
Xong việc, họ cơm nước và uống xăng tới 8 giờ, rồi tiệc, họ lui, bần đạo trải đồ ngủ, nghỉ.


Ngày 8 Juin 1936 – 19-4-â.l.

Sớm điểm tâm, kế mua xăng đãi ba người Sai quan vì bữa nay họ trở về Bhutan, Samdhen kêu ba người vào đơn hiến cho mỗi người một xấp vải trắng (2R.) một cục trà, và 1 đồng bạc Tây-tạng, cấp cho gạo, muối, đường, bộng sườn bò, nổ, beurre, đủ vật, họ lãnh rồi từ giã ra về. Ăn ngọ với nước muối ớt. Đoạn một chập lúc rồi ngọ, có hai người đến lãnh bao ngựa chở gạo và hành lý, đòi giá 15 rupee mỗi con, cả thảy 18 con. Lúc họ về, bần đạo hỏi Samdhen thì huỷnh nói : mắc mỏ quá, vậy chở gạo sao thấu, thôi để bán gạo rồi lấy bạc còn tốt hơn là mướn ngựa chở. Chập lâu bỗng có huynh Ngô-trúc, đồng hương với Samdhen ở Bhutan qua, tay cầm một con chồn dồn rơm bước vào thăm Samdhen, chào hỏi nhau xong, Samdhen cầm con chồn nộm ấy nói với tôi rằng : thầy mua nó đem về xứ bán chắc đặng tiền, bần đạo nghe thấp thố tưởng huỷnh nói huỷnh đem về xứ huỷnh, mới hỏi : Sao ? ¬– Huỷnh nói lại nghe mới rõ. Bần đạo hỏi ? – Giá bao
nhiêu ? – Thì Isess nói : 3 rupee – Issê nói 10 R, rốt nghe huynh Samdhen nói bên Bhutan giá 4 R. Tôi bèn nói : tại xứ tôi giá 5 cắc, không thiếu gì, có ai thèm dùng. Nghe nói vậy huỷnh chưng hửng, huỷnh nói tiếng Tây-tạng với các huynh kia, rồi đồng nhau xẻn lẻn hơi mắc cở. Ấy là ban đầu họ cầm bần đạo là điên, thôi cũng nhẫn tình. Nội buổi chiều họ uống xăng, cô chủ gia đem về một cô, đã say mèm rồi, cùng nhau họ giao bôi tới tối. Ca hát, tha hồ ôm ẩm rất thô. Đến tối 8 giờ qua mà còn chén thù chén tạc, bần đạo ngồi trơ đó niệm Phật, mặc tình gió dục bốn bên, cầm tâm nhẫn nhục. Nhà chật hẹp, chỗ ngủ của bần đạo là nơi đón khách, họ còn cụng chén, thì bần đạo vẫn ngồi lì chờ đến mãn tiệc mới nghỉ đặng, cả ngày luống ngồi. Khuya rồi mà Choundouss vẫn còn ôm ẩm nữ khách là người ban đầu huỷnh khinh là loạn phụ dâm nữ. Đến lúc nhiều chén quên hết, lửa dục đốt tiêu tâm tánh. Bần đạo thấy khuya rồi bèn nói, thôi đem nhau chỗ khác chơi. Kế huynh Ngô-trúc ôm chồn đến, say mèm, kêu nói om sòm. Chừng huynh Samdhen nơi liêu huỷnh cất tiếng rầy Issê và Ngô-trúc, nhờ vậy họ mới chịu nín và ngủ. Phong tục của xứ người như vậy, mình là khách lạ, như nước lòng sông, tùy tục chớ có biết nói sao. Mọi việc nhờ Phật lực mà mình tập đặng tánh nhẫn nại, chớ chi mình là kẻ ngoài trần, ắt chịu không nổi cái thói nhơ nhớp huê nguyệt của dân nam nữ Tây-tạng. Thiệt họ ăn ở không ngại ngùng, cái tục tệ đó thật là dã man, họ ăn ở còn theo thú vật, thân thể dơ dáy, dâm dục hỗn loạn, chỉ có lòng nhẫn nhục mới chịu nổi, trối thây.

Đây thuật chuyện huynh Ngô-trúc, người tuổi lối 50, vốn là người xứ Ladakh, là người đồng hương cùng Samdhen, Isess và Issê, còn Choundouss và Issê Sonam là người xứ Khâmpá. Xứ Ladakh là thuộc địa… Xứ Khâmpá là thuộc địa Tàu, hai xứ đều trong vùng Hymalaya Tibet.

Huynh Ngô-trúc khi nhỏ chịu thọ của nhơn dân trong xứ cấp cho đi đến Lhassa tu. Sau lớn lên ra thế, không dám về xứ, qua Bhutan đỗ ngụ. Ấy là phong tục xứ người, thọ của xuất gia, nếu không xong thì đi xứ khác lập gia đình chớ không trở về xứ đặng, nếu về xứ thì nhơn dân cũng đuổi vân vân…


Ngày 9 Juin 1936 – 20-4-â.l.

Nhựt thường lệ, bữa ngọ nay ăn sadou (Cham-jpapáp) với cải bẹ xào. Pharijong lạnh quá, tuyết còn đóng đầy núi, bần đạo bị hôm qua nay ho quá.


Ngày 10 Juin 1936 – 21-4-â.l.

Nhựt thường lệ, ngọ cơm nguội hôm qua hấp lại ăn, rồi lo sắp đặt hành lý đặng mai lên đường. Có mượn Choundouss đổi giùm 20 rupee tiền Tây-tạng. Bần đạo lấy ra ba tấm giấy bạc 10 rupee, nói với Samdhen rằng : Chỉ còn có bao nhiêu tiền để đi về đủ không ? – Huỷnh rằng : Thầy đừng lo, tôi có hiếm(1) đây, hết thì lấy dùng. Tôi nói, vậy tốt lắm, chừng về Calcutta sẽ tính trả lại cho huynh. Chiều bữa ấy, huynh đệ lo hành lý rồi cùng nhau uống xăng, theo tục họ, hễ gần từ giã thì làm tiệc xăng, không thịt cá chi hết, uống như uống dấm chua son, song họ ưa quá, vì xứ lạnh, uống nó lần hồi ấm áp. Bần đạo cũng tùy hỉ một hai chén.

Rồi tiệc bần đạo cho cô chủ nhà 2 rupee vì thấy mấy bữa ngụ tại nhà cổ, cực khổ không nài, mang nước xa năm, sáu trăm thước bằng một cái thùng lớn chứa ước hai thùng dầu hôi. Cô từ chối, nhưng bần đạo nói : Tôi là kẻ tu hành không nói chơi, cô cứ thọ lãnh, huynh-đệ cũng đồng ép, cô thọ lãnh và cám ơn, và mừng rỡ.

hoangtri
06-18-2016, 04:23 PM
Ngày 11 Juin 1936 – 22-4-â.l.

7 giờ uống trà rồi, tạm biệt Pharijong, lên ngựa đi tới 12 giờ gặp quán tại xóm Dark, ghé uống trà rồi ăn ngọ bột với nước muối. Qua một giờ lên ngựa đi tới làng Tuy-na vào nhà quen đỗ ngụ, người chủ nhà cũng tử-tế. Samdhen hiến cho trà và một tấm hình Tháp Bodh-Gaya, đoạn chủ gia cũng có đáp lễ. Họ cơm chiều, bảo bần đạo dùng, bần đạo rằng : Ăn ngọ bột còn no lắm. Samdhen cằn rằng : Nếu thầy giữ lệ ngọ, e yếu sức chăng ? – Không. – Đêm ấy ngủ khá vì mê mệt sự đi đường. Tới đây phải đổi ngựa, mướn ngựa khác. Lúc ra đi thì có hai người của đức Bahalama Bhutan sai đi Tây-tạng cũng đồng nhập bọn đi, vì Samdhen cho đi chung. Khi đi tới Tuy-na thì bên mé hữu đường có một cái hồ nước lớn và dài thăm thẳm, hồ ứ, nên muỗi lung quá.


Ngày 12 Juin 1936 – 23-4-â.l.

Bữa nay thức sớm, 2 giờ thức lo trà nước rồi, 3 giờ lên ngựa, đi tới xóm Đôdark đã 8 giờ rưỡi, tạm ngồi trước sân nhà quen, nấu trà uống, Samdhen cho mã-tử tiền uống xăng, đoạn mã-tử trở về. Bần đạo cùng Samdhen uống trà đợi huynh-đệ còn đi sau với bầy la, mã chở gạo và hành lý sẽ tới. Mười giờ họ tới, 10 giờ rưỡi dùng bột với trà bỏ muối, họ dùng thịt sống. Ăn rồi, đi mướn ngựa không đặng, đoạn 11 giờ rưỡi Samdhen còn ghé mua xăng đãi bọn mã-tử, bần đạo thả bộ đi trước, đi theo mé hồ, muỗi mòng bay theo đen mịch, và đi và quạt, đi ước ba cây số ngồi nghỉ, chập lâu, thầy trò Samdhen, Sonnam đi tới, cũng ngồi nghỉ, đoạn Samdhen nói : Nay không có ngựa, tôi nói với mã-tử cho 2 rupee đặng tạm cỡi hai con ngựa của y, mà y không chịu. Đoạn huynh-đệ lần lượt đi, bần đạo cởi vớ giày đi cẳng không, đi riết tới 3 giờ gặp xóm, hỏi xăng không có, trời gió lạnh lẽo quá.

Từ Pharijong tới đây mới hết đồng trống, đường đi bằng thẳng, ước sửa soạn chút ít thì xe hơi đi đặng, nhưng bị trống trải gió quá, đi đường phải cây dù che hướng gió. Lần lượt đi tới 4 giờ thì trời mưa, lạnh càng thêm, đoạn bầy la, mã với bọn Choundouss, Issê, Isess và mã tử đã tới, gặp bọn bần đạo ngồi nghỉ, chừng bần đạo thấy Choundouss và Isess cỡi ngựa, thì Choundouss bảo Isess xuống ngựa và huỷnh cũng xuống, rồi bảo bần đạo cỡi, bần đạo bèn nghĩ rằng : Có lẽ cũng gần tới chỗ đỗ ngụ, cỡi chi cho mang tiếng cỡi, nên từ chối không cỡi, tuy đã mỏi cẳng, đến lúc gặp Samdhen mà huỷnh cũng không cỡi, đi riết tới xóm Kala trời vẫn còn mưa, ghé một nhà kia hỏi ngụ không đặng, qua một cái nữa gần đó hỏi cũng không đặng, đoạn mã tử bảo đi lần tới trước kia chừng sáu, bảy trăm thước sẽ có nhà quen với y, chắc hỏi ngụ đặng. Trời còn mưa lạnh lẽo, đồng đi cùng nhau, phút đã tới nhà quen ấy, mã-tử vào hỏi, bèn ra kêu nội bọn vào. Chủ gia chỉ một cái nhà bếp, trong có nhốt bò và chứa phân, thì Choundouss cùng huynh đệ vào quét dọn, chủ gia ôm bao bố đem vào trải dưới đất làm nệm, huynh-đệ đem hành lý vật dụng vào ấy là đồ ăn, ngủ. Bần đạo còn đứng ngoài cửa, phút thấy chủ nhà bưng một giỏ phân dê lộn rác rến đem vào chỗ ngụ ấy, thì bần đạo tưởng là rác bụi đem đổ mấy chỗ ướt át hoặc hũng. Đến khi huynh-đệ sắp đặt xong, thì Samdhen kêu bần đạo vào bảo : thầy ngồi nghỉ, thì bần đạo vào ngồi gần bên Samdhen, thấy trước đơn một cái cà-ràng sắt và một đống phân dê rác đổ đó, thì không hiểu là chi. Đến khi thấy chủ gia bưng vào trong một cái mẻ bê ít cục than lửa phân bò đổ trong cà-ràng rồi đi, thì huynh Bhutan bèn lấy cái ống bễ da ra rồi hốt cứt dê bỏ trên than lửa, mới thổi bễ, khói bay nghi ngút, nội bọn đều hì hít nước mắt nước mũi nhỏ sa, một chập chừng vài ba phút thì phân dê phừng cháy, đoạn Isess lo nấu trà, nấu cơm. Bần đạo nghĩ rằng : Từ Pharijong tới đây núi không cây cỏ mọc nổi vì bị tuyết đóng đầy đảnh hằng ngày, nên nhơn-dân đồng dùng phân súc vật làm củi. Một đêm nay ngủ trong chuồng bò, nhưng cũng đặng ấm áp, cám ơn chủ gia.

hoangtri
06-18-2016, 04:32 PM
Ngày 13 Juin 1936 – 24-4-â.l.

Tối hôm qua Samdhen đã có chút ít tiền cho chủ gia, nên sáng nầy thức dậy sớm. Ba giờ mã-tử lo gác yên, gác hành lý rồi. Hai huynh-đệ lên ngựa cùng nội bọn lên đường. Hôm qua đi bộ mê mệt, nay đi ngựa đỡ quá, nếu đi bộ nữa chắc bết. Lần lượt đi theo triền núi, đường bằng thẳng, không đèo ải như đường từ Ghoom tới Pharijong và Pharijong qua Bhutan vậy. Dễ đi nhưng lạnh quá, tuy đường bằng song nó là bình địa trên đảnh, gió lung, tuyết nhiều, đảnh chót ngó thấp chủm như núi đất, nơi nào đảnh cao thì đường đi ít gió nhờ đảnh che.

Tới 9 giờ, ghé mé suối, thổi phân dê nấu trà uống, 10 giờ rưỡi ăn bột với nước muối rồi đi (11 giờ rưỡi) đi riết tới 4 giờ rưỡi thì gặp xóm Marguết, vào xóm hỏi chỗ ngụ, phước gặp nhà sạch-sẽ, vợ chồng chủ gia cũng tử tế, cho phòng ngủ sạch sẽ. Lo nấu ăn, đây có củi phân bò và củi chút ít. Samdhen nói : Đây chủ nhà tử tế quá, bần đạo nói : Vậy đáng cho y chút đỉnh. Samdhen rằng : Có rồi, trà và tiền chút ít. Đoạn bần đạo lấy ra 10 rupee, trả cho Samdhen 4 rupee, tiền mượn tại Pharijong và Bhutan, và cho huynh-đệ 4 rupee tự ý mua đồ ăn uống và đổi 2 rupee tiền Tây-tạng. Họ coi bộ vui mừng, ấy là đời kim tiền. Họ ăn cơm rồi ngủ.


Ngày 14 Juin 1936 – 25-4-â.l.

Sáng thức sớm 6 giờ điểm tâm cơm nguội với trà bỏ muối (ấy là cơm hôm qua, Samdhen thấy đã bốn, năm bữa rồi bần đạo không có ăn cơm vì họ không nấu, cứ ăn ngọ bột, nên chiều hôm qua họ ăn còn dư, huỷnh bảo Isess để dành cho bần đạo sáng điểm tâm). Cơm ước một tô, bần đạo bèn chia, mỗi người đồng ăn, rồi lên đường, chủ gia cho mướn hai con ngựa, cho con (15 tuổi) làm mã-tử. Vợ chồng đồng đưa ra tới đường. Lên ngựa đi tới 9 giờ, phút gặp nhà thơ, tạm ghé trước đường uống xăng ăn bột rồi đi. Đoạn 12 giờ tạm ghé mé suối ăn ngọ bột nước muối rồi đi, 4 giờ tới làng Tzanhtra. Vào hỏi nhà ngụ, cũng ngụ trong nhà bếp chật hẹp dơ dáy. Họ lo cơm nước, bần đạo cũng làm vui lòng họ, bảo rót một chén xăng ngồi chấm chút lúc họ ăn hồ hào. Đêm nay ngủ ít vì bị bò chét cắn quá. Song trước khi ngủ Samdhen nói, nay ngủ tới 6 giờ mới thức, trà nước rồi sẽ đi, vì đường đi còn 13 cây số ngàn sẽ tới Giăng-sê là nơi đỗ ngụ ít ngày. Choundouss ghé xóm mướn ngựa, sáng sẽ đem tới đây (1 rupee mỗi con và huê hồng mã-tử). – Thầy coi mắc quá. Bữa nay đi 21 cây số, 1 rupee 4 anna. Mai đi có 13 cây số.


Ngày 15 Juin 1936 – 26-4-â.l.

6 giờ thức, điểm tâm trà bột. Choundouss và mã tử đã tới, gác yên rồi, lên đường, 10 giờ tới xóm tạm ghé uống xăng, dùng trà, ăn bột. Bần đạo ngọ bột với nước muối ớt. Mười một giờ rưỡi lên đường. Một giờ đã tới Giăng-sê thành, mới bước tới địa phận, thì thấy một cái nhà không nóc (kiểu Tây-tạng) trên có một cây Thánh giá thập tự, quanh tường rào có cây cối sum-sê, cảnh xem sạch sẽ, nhà cửa đẹp đẽ (cũng kiểu Tây-tạng), khi đi qua khỏi đó, tới một cái cầu, khỏi cầu bần đạo hỏi nhà chi, Choundouss bèn nói, đó là nhà của quan Ănglê, mướn đất Tây-tạng ở đó, và quan và kẻ làm việc lối 30 người. Qua khỏi cầu ngó lên đảnh núi, thấy lầu đài, tháp, tường nguy nga, hỏi ra là Trấn-quan-đài, trải qua nhà cửa phố xá, đường đi đều có vẻ sạch hơn các địa phận Tibet đã trải qua, nhưng chẳng sánh sự sạch sẽ nơi Inde-Anglais đặng. Đây, quanh co, đường hẻm phút tới nhà ngụ, mã-tử tại Tzanhtra đi trước hỏi giùm rồi, và chủ gia cũng đã sửa soạn phòng ngụ tử tế. Vào sắp đặt hành lý chỗ ngủ, chỗ ăn an bài, bần đạo nghỉ, họ lo ăn uống. Samdhen trả tiền chở chuyên cho mã-tử Pharijong và mã-tử Tzanhtra, họ dùng xăng rồi về. Tối lại, huynh-đệ họ dùng bột và thịt, bần đạo cứ lệ cũ, một chén xăng chúm chép với họ. Ăn uống rồi, họ luận đạo cùng bần-tăng, nói việc ăn thịt, Samdhen rằng : Thầy không ăn thịt vì ý gì ? – Không ý gì, bần đạo ăn vào đau bụng, bị mổ xẻ, quan thầy cấm. Trước khi mổ xẻ cũng ăn thịt vậy. Samdhen rằng : ở Tibet, chư tăng đều dùng thịt, vì kẻ tu-hành ăn thịt thì loài vật đặng siêu thăng. Bần đạo rằng : Đạo Phật nhị thừa và nhiều pháp môn, tự ý nước nào theo phong tục nước nấy, không sao, tùy hỉ chỗ dùng. Bần đạo muốn nói : Sao không ăn thịt dòng họ : ông bà, cha mẹ, anh em, cho mau siêu thăng ? Song nghĩ vì, nếu nói ra e sanh sự chẳng vui. Bần đạo nói : Phật đạo như đám mưa, chúng sanh như cây, dây, cỏ trong rừng, nhiều hạng, nhiều loại, lúc mưa sà xuống, tùy sức, tùy phận mà rút hưởng nước ấy vân vân… Samdhen nghe qua ngồi trơ và gật đầu, đoạn nói : Phải, phải. Bần đạo bèn tiếp : Vì vậy xin đừng cười kẻ khác môn mình và khác ý mình. Thôi khuya rồi, ngủ. Êm giấc.

hoangtri
06-19-2016, 03:36 PM
Ngày 16 Juin 1936 – 27-4-â.l.

Nhựt thường lệ, điểm tâm rồi, cùng chư huynh đệ Samdhen làm đầu, đồng đi xem thành phố, chợ nhóm. Quanh quẹo con đường, trải phố nầy nhà kia quán nọ, phút thấy chùa : cất kiểu Tây-tạng, trên tháp bằng đồng như tháp Népal nhưng nhỏ hơn. Samdhen nói chùa nầy 1000 tăng chúng. Chùa nhỏ hơn chùa tại Lhassa. Bần đạo xem qua, tưởng rằng : nhỏ của nước người, song lớn và đông hơn xứ mình, phút tới chợ nhóm, buôn bán, đồ Anglais có, đồ Tây-tạng có, đồ Népal có, vì có chút ít người Népal đến ngụ tại đây. Lúc đi cũng đã có gặp một, hai người Népali. Xem rồi các nơi buôn bán hai bên lề đường phố và chùa. Bần đạo mua hai cái hộp quẹt (anglais) giá 8 sous Tây-tạng và cải củ giá 18 sous với 12 sous đồ bột cà-ri và 4 sous ớt bột. Bỗng có người lính tuần cảnh tại China đi Lhassa về tới đây, gặp Samdhen mừng rỡ và mời về chỗ ngụ. Samdhen và Choundouss đi, bần đạo không đi, cùng hai người Bhutan xẩn bẩn theo quán chợ nhóm xem, bỗng gặp Issê và Sonnam đến, cùng nhau rảo một chập nữa. Issê bèn rủ đi vòng xem thành phố và về luôn. Lúc đi ngang qua một dãy nhà thấp hẹp, dòm vào tối tăm. Issê bèn nói : đây là nhà hàng Tibet. Đi lần lượt tới Post-office và Hospital civil, kế tới nhà ngụ là 11 giờ. Bước lên lầu thấy Samdhen ngồi trước phòng, Isess bán gạo. Bần đạo vào đơn, xắc củ cải, rồi ăn ngọ bột với lá củ cải chấm nước muối ớt. Còn củ cải rắc muối để dành nấu mai ăn ngọ. Chiều lại họ ăn cơm với nhau, bần đạo chỉ giữ lệ ngọ trung rồi thôi.

Đoạn tối bàn luận cùng nhau. Samdhen hỏi bần đạo, Quốc độ của thầy niệm Nam mô Buddha, Darma, Sangha rồi thôi sao ? Tôi thường nghe cả thảy chư Bí-sô Ceylon niệm ba bực đó thôi, không như Quốc độ Tibet thường niệm bốn : Nam mô Guru, Buddha, Darma, Sangha. Có vị Bí-sô Burma cãi với tôi, tôi nói : Nếu không có thầy giảng dạy làm sao biết pháp Phật tu hành, nên chi phải niệm Guru là thầy trước. Bần đạo rằng : Phái tiểu-thừa niệm ba ngôi, còn đại thừa niệm bốn ngôi. Phải vậy. Đoạn huỷnh hỏi tôi : Nalanda là nơi chư La-hán tả kinh luật, vậy thầy có nhớ vị nào hội chép kinh luật chăng ? – Bần đạo nói : Nalanda là nơi Darma địa, khi Phật niết bàn rồi thì chư đệ tử nhóm lại tả kinh, luật, luận. Tôn giả Ca-diếp (Kassyapa) ngài Chấp chưởng Tăng già theo lời di chúc của Phật và đặng truyền y bát là bực nhứt tổ (Sơ tổ sư). Ngài nhóm chư La-hán tại Nalanda mà lo chép kinh, thì Ananda nói kinh, Upali nói luật, còn Ca-diếp thì tăng-già. Sau đời vua Asoka thì nhóm tại Patna Kinh đô. Samdhen bèn bảo Choundouss biên vào sổ tên ba vị La-hán tả kinh như lời bần-đạo. Đoạn huỷnh nói : Khi tới Lhassa, tôi sẽ đem thầy ra mắt một vị Đại-đức Bahalama biết đủ thứ tiếng. Ấy là đức Phật-tử Rahula tái sanh. Ôi ! thầy thấy đặng ngài thì thầy sẽ biết, thiệt quang minh tướng mạo, mũi ngay, tai lớn, mắt to sáng suốt như sao. Ngài nghe đủ thứ tiếng, thầy đến ra mắt ngài và nói tiếng Annam rất tiện. Tổ sư sẽ trả lời bằng tiếng nước của thầy và sẽ nói cái trình độ tu hành của thầy và sẽ giáo hóa thầy, còn nhiều vị Bahalama nữa, tôi sẽ đem thầy ra mắt đủ hết. Vì khi thầy còn ở Ghoom, lúc ra mắt Bahalama Dromo Gheshay, thì ngài có bảo tôi, khi đến Lhassa phải đem thầy viếng cả thảy chùa và ra mắt cả thảy chư Bahalama và đức Quốc Vương Tây-tạng.

Bần đạo nghe qua bèn chấp tay nói cám ơn Đại-đức Bahalama Ghoom và huynh. Lúc còn ở Bodh Gaya thì tôi có ra mắt ngài và huynh có thuật việc tôi muốn đi Tây-tạng, thì ngài có nói : Đặng lắm và đi không khó nhọc chướng ngại chi cả. Lời tiên tri ấy, đến nay cũng y nguyên. Đoạn huynh đệ nghỉ.

hoangtri
06-19-2016, 03:42 PM
Ngày 17 Juin 1936 – 28-4-â.l.

Nhựt thường lệ, sớm điểm tâm trà bột, đoạn mượn cối đâm bột cà-ri. Lúc ấy Samdhen rủ bữa nay đi ăn nhà hàng Tibet. Bần đạo nói : Đã lâu không dùng cà-ri, hôm qua đã có mua củ cải, vậy bữa nay tôi ăn cà-ri và cơm. Huỷnh nghe qua hối Isess nấu cơm cho tôi dùng ngọ. Isess nói mới có 8 giờ rưỡi, vậy để một lát sẽ nấu. Bần đạo đâm rồi bột cà-ri, bèn lấy cải củ trộn bột cà-ri rồi đem xuống bếp nấu, nấu rồi thì Isess nấu cơm giùm. Mười giờ thì huynh đệ họ kéo nhau đi hết, chỉ có một bần đạo ở nhà lo cơm ngọ, cơm và đồ ăn đã sẵn rồi. Mười một giờ huynh đệ họ về, thì bần đạo đương ăn ngọ. Lúc ấy có một vị Lama là người đồng xứ cùng Samdhen đến thăm, đãi xăng, họ ăn thịt sống uống xăng, đàm đạo vui vẻ cùng nhau, bần đạo chỉ tùy hỉ. Đến chiều họ rã tiệc xăng, thì Lama khách kiếu về. Samdhen kỉnh hai mủng(1) gạo và cốm dẹp. Isess bưng đồ đưa về. Đoạn tối lại, Lama khách và Isess trở lại, người có xin phép Bahalama ở đêm với Samdhen, nên trở lại bèn xuất tiền mua xăng đãi nội bọn, cùng nhau họ uống xăng tới 8 giờ rồi ăn cơm, cơm rồi uống xăng nữa tới 9 giờ rưỡi bãi tiệc ngủ. Bần đạo cũng vui lòng cầm chừng với họ chút đỉnh xăng. Người thợ dệt cũng dưng xăng, cô chủ nhà cũng dưng xăng, làm cho Choundouss và Issê say mèm.


Ngày 18 Juin 1936 – 29-4-â.l.

Không chi lạ, sáng thức, trời mưa hồi khuya cho tới sáng còn rỉ rả, bần đạo đi tiêu vào thẳng xuống nhà bếp múc nước rửa mặt, song hết nước. Đến 8 giờ mới có nước, nhưng nước đục như nước cơm vo ban đầu, rửa mặt rồi vào liêu điểm tâm cùng họ, họ mời ăn bánh canh thịt. Samdhen nài ép mấy lần, bần đạo chỉ từ chối, cứ nhồi bột ăn lạt vậy, cứ nói ăn thịt đau bụng, nên từ quyết. Đoạn tới ngọ, không cơm, không bột, chỉ có một chén đậu nành rang của cô chủ gia hộ, tiện việc bần đạo bèn dùng nó ăn ngọ. Các huỷnh đã ăn Thúc bá hồi 9 giờ nên không ăn ngọ. Đến chiều 3 giờ thấy huynh Samdhen bảo cô chủ mua beurre giùm và huỷnh bảo huynh đệ xúc gạo một mủng và nửa bẹ sườn dê khô đặng đem dưng vào chùa. Còn mua bánh trái đường bột, lo làm cỗ đặng mai cúng dường tại điện Phật của cô chủ nhà. Huỷnh nói : Ngày mai mùng một, nên lo cúng vía. Bần đạo liền hoan hỉ bèn lấy một tấm giấy bạc Tây-tạng thứ 2 rupee ănglê trao cho huỷnh và nói : xin cho tôi hùn cúng 1 R tại chùa và 1 R tại nhà. Huỷnh tiếp lấy và nói : Tốt lắm, vậy mai đi vào chùa cúng dường. Đoạn chiều lại 4 giờ rưỡi, có lama đồng hương với Samdhen đi với một vị lama nhỏ đến viếng. Samdhen bèn đãi xăng, uống vừa tất một hồ xăng, thì Samdhen cậy đi với Isess đem lễ vật cúng dường vào chùa. Hai người đi ước vài giờ trở lại cùng nhau nhậu xăng, ca hát với nhau đến 8 giờ, họ ăn cơm cùng nhau, Samdhen nói ngày mai không cơm, bột ngọ chi hết, vậy thầy nên dùng chút ít cơm cùng anh em tôi. – Tôi ăn đậu nành rang còn no, chư vị dùng, để tôi dùng xăng cho ấm. Đoạn họ ăn cơm rồi còn uống xăng nữa tới 9 giờ mãn tiệc, ngủ, hai vị lama khách cũng ngủ tại phòng cùng huynh đệ.

hoangtri
06-19-2016, 03:53 PM
Ngày 19 Juin 1936 – mùng 1-5-â.l.

Sáng thức sớm rửa mặt mày, đắp y rồi cùng huynh đệ, có hai huynh Khampa cũng đồng vào điện Phật, tại nhà ngụ và cúng dường và nhậu trà theo cách Tây-tạng. Họ làm cách hữu vi theo họ, còn bần đạo chỉ tụng kinh Pháp-hoa. Từ 6 giờ cho tới 9 giờ rồi sự cúng dường. Thì cô chủ đem Thúc bá thịt (bánh canh thịt) vào dưng mỗi người một chén kiểu và một chén bột trộn đường, có một mủng bột cổ và chư vật cúng dường. Bần đạo mượn Samdhen nhồi bột ăn với nước trà, còn chén bánh canh thịt thì cô chủ bưng đi sớt cho mấy huynh. Rồi việc ra sửa soạn 10 giờ rưỡi đi vào chùa, khi đến liêu Lama đồng xứ, thì tạm đó uống trà, một chập có một vị Lama bước vào, ai nấy đồng đứng dậy.

Ngài vào liêu riêng rồi ra cũng ngồi chung đơn uống trà. Thì Samdhen nói, lama nầy là Bahalama ở chùa nầy cũng đồng xứ cùng tôi. Đoạn 11 giờ rưỡi dưng mỗi người một bát cơm. Tôi cùng Samdhen cơm đường với nho khô, còn chư huynh đệ thì cơm và đồ mặn. Ăn rồi dùng một chập trà nữa, đoạn hai vị lama chủ dẫn huynh đệ vào chùa, trước vào chùa thiền, rộng lớn, thờ Phật Thích-ca và chư Tổ-sư, đoạn lên từng trên, mỗi chỗ đều có cúng chút ít tiền và nhang. Hết chùa thiền qua Tháp sáu từng, dẫn lên tới chóp tháp thì bết cẳng, thở ra khói. Khi đến chót đứng nghỉ một chập vào điện chánh lễ bái, lần hồi trở xuống từ từng, mỗi từng đi nhiễu hữu và lễ bái mỗi điện, xuống tới dưới chót thì đếm là 108 điện, thờ đủ chư Phật, Lịch-đại-tổ-sư và chư lama-tổ, còn nhiều điện nữa, nhưng cùng nhau kéo về tới nhà ngụ là 2 giờ.

Samdhen 4 giờ đi thăm danh tộc và cậy mướn ngựa. Lúc trở về nói xong việc ngựa rồi. Khi tối lại hỏi thăm Choundouss những cốt Phật, cốt Tổ-sư Lama cao lớn trong chùa bằng cây phải chăng ? – Không phải. Cả thảy bằng đồng. – Bần đạo hỏi nữa : Chớ không có cốt nào bằng đất đắp như bên Bhutan mà chúng ta đã ngó thấy vậy sao ? – Huỷnh rằng : Không có, lớn nhỏ toàn là đồng cả. Ôi ! nghĩ cho nhiều cốt Phật cao lớn đôi ba thước tây, còn riêng có một cốt Tổ-sư Lama ngồi đụng nóc chùa, cao có bốn thước tây, nếu là bằng đồng thì nặng biết bao nhiêu, chắc là đúc bộng… Kế lúc gần ngủ Samdhen rằng : Mơi mai có bốn ngựa chở đồ và Issê, Isess với hai huynh Khampa đi trước, mốt có bốn con ngựa, tôi, thầy, Choundouss và Sonnam đi sau. Vậy mơi thức sớm, gói cả hành lý của thầy chừa đồ ngủ gác yên ngựa như mọi lần đủ ngủ ấm thôi. Đoạn ngủ.

hoangtri
06-19-2016, 03:54 PM
Ngày 20 Juin 1936 – mùng 2-5-â.l.

Thức sớm, huynh đệ sửa soạn hành lý. Tám giờ có ngựa lại, hai con gác hành lý đi trước với hai huynh Khampa, đoạn 8 giờ rưỡi ăn bột và thịt nấu bún, bần đạo ăn với nước muối rồi 9 giờ Issê, Isess lên ngựa đi trước. Samden, Choundouss, Sonnam và bần đạo, ngày mai mới có bốn con ngựa lên đường. Ngày nay không ăn ngọ, 4 giờ chiều cô chủ gia đem hộ một chén nổ (né) dùng đỡ bữa cũng qua ngày. Đoạn lúc 5 giờ có một vị tiểu lama lại chơi, Samdhen bảo bần đạo ở nhà, huỷnh cùng Lama khách đi thăm người quen và mướn may lá lót yên ngựa. Hai người ra đi, bần đạo một mình ở nhà, kế một lát có huynh Lama Lađặt lại ngồi ngoài với Choundouss cùng nhau uống xăng, lối 6 giờ Samdhen về với tiểu lama, huỷnh bị uống rachi say mèm, vào phòng ngụ kêu Choundouss bảo đãi xăng cho bạn đồng hương. Huỷnh kêu Lama đồng hương và nói và khóc, tỏ ý lâu ngày gặp nhau, nay gặp mừng lắm. Huynh đồng hương có ý cằn-rằn quở trách tiểu lama, sao đi với Samdhen lại để Samdhen uống quá chén. Tiểu lama nói tỏ ý, huỷnh bị Babon ép uống, nhưng không bao nhiêu, bị huỷnh yếu nên say. Bảy giờ rưỡi thì huỷnh ngủ. Huynh đồng hương lúc 8, 9 giờ mãn tiệc về.

Đêm nay Choundouss sanh dâm tâm, mượn bần đạo 4 cắc Tây-tạng cho tình nhơn. Huỷnh làm cho Issê Sonnam cũng ngủ không đặng cứ vô ra hoài. Tiểu lama cũng không ngủ. Bần đạo dòm tình hình lấy làm thương ôi cho thế tục, vì dâm mà phải trầm luân nơi khổ bể. Bần đạo tư duy thị sự, đoạn niệm Phật rồi nghỉ.

hoangtri
06-19-2016, 03:59 PM
Ngày 21 Juin 1936 – mùng 3-5-â.l.

Sớm mơi thức dậy, Samdhen có hơi bẽn lẽn cùng cô chủ gia, song cũng rán giả lả hỏi han chuyện vãn, rồi lấy 3 R đền đáp tiền phòng. Bần đạo có viết thơ gởi về Nam Việt. Samdhen mượn cô chủ cho người bỏ thùng giùm có đưa vài cắc tiền nước.

Đoạn 8 giờ điểm tâm vì có mã tử đem bốn con ngựa lại rồi, ấy là ngựa hộ tống, vì Samdhen có quen với Bơda-Alessir Trấn quan nguyên nhung tại Giăng-sê, nên có xin trát quan, đặng đến các trạm trình cho quan, làng sở tại đặng mướn ngựa giùm, chỗ nào ở ngụ đêm thì có chỗ ăn nằm tử tế và có củi nước đủ lẽ, nếu không có trát ấy, dầu có tiền cũng khó kiếm chỗ ngụ, khó mướn ngựa, khó có củi nước.

Thiệt cũng đáng kính tánh ý lanh lợi xử thế của huynh Samdhen, lấy tép nhử tôm, đem cơm đổi gạo. Làm quen các nơi danh tộc hào phú, quan dân, nhờ vậy mà đi tới đâu cũng đặng người kính mến và nội bọn an ổn, bần đạo dựa chút hơi ấy mà đặng trải qua các hiểm trở đất Tây-tạng.

9 giờ ngựa gác yên xong, bốn huynh đệ đồng tạm biệt Yangksê thành, chào chủ gia, xuống lầu lên ngựa. Đường đi cũng dễ, chỉ có một cái đèo cao mà thôi, còn bao nhiêu đều là đường bằng. Các huynh quen theo phong thổ, cả thảy nhơn dân đều biết cỡi ngựa làm chưn, nên lên lưng ngựa giục sải, tế như bay. Còn bần đạo mẹ đẻ đến lớn không biết cỡi ngựa, vì xứ Việt-nam, đường sá thông thương, xe hơi, xe ngựa hằng dùng, nên không biết cỡi ngựa, ngựa đi thủng thẳng thì đặng, bằng nhảy sải, thì hỏng đít hòng té xuống đất, nên đi sau chót, cho nhảy cà xọt, đau đít đau hông, nhưng cũng rán mà theo họ, nếu không thì lạc đường. Niệm Phật mà đi. Tới một khoảng đường kia, mấy huỷnh dừng ngựa chờ, khi bần đạo tới thì Samdhen nói : Sao lâu vậy, đường xa mà đi vậy thì không tới sớm đặng. Bần đạo có ý buồn lòng, trả lời rằng : Mới lần thứ nhứt bần đạo cỡi ngựa, cỡi đi lung quá không đặng, mấy huynh cứ việc đi trước, bần đạo lần hồi theo sau, nói rồi họ đi. Coi ý huynh Samdhen giận, bần đạo nhẫn nhục đi sau 10 giờ rưỡi thì họ đã tới làng Guôi-si, ghé đổi ngựa. Bần đạo bị đi sau, nên lúc qua cầu Guôi-si thì cho ngựa đi thẳng, vì ngỡ mấy huynh đã đi xa rồi. Bỗng có một cô Tây-tạng chạy sau kêu ngừng ngựa, bần đạo bèn quày ngựa lại, tới cô Tây-tạng xuống ngựa, cô dắt ngựa vào nhà trạm, bần đạo theo sau, khi vào đó thì thấy mấy huỷnh đã ăn bột uống trà rồi.

Choundouss mời ngồi rồi bảo dùng bột và trà, rồi đổi ngựa đi nữa. Samdhen ngồi trong đơn ở trong phòng yên ổn không quở tới bần đạo, nhưng bần đạo an lòng nhẫn nhục, vui cười với Choundouss và nói : Con ngựa đi không đặng, bần đạo bị nó nhảy cà xọt nên mệt quá, và nói và cười, ăn sơ sài bột, uống sơ vài chén trà, đoạn Samdhen trong đơn bước ra, bần đạo dã lã cười nói, hỏi : huynh trà rồi sao ? Đoạn huỷnh thấy bần đạo tươi cười thì huỷnh ăn năn bèn nói : Thầy hãy dùng bột cho khá vì đường còn xa. Bần đạo nói : ăn rồi, ăn rồi, bèn đứng dậy ra giúp người gác yên ngựa. Cô chủ nhà cầm cái trát xem rồi, trao lại cho Samdhen. Ngựa xong rồi 11 giờ rưỡi lên đường, chuyến nầy đặng con ngựa đi chạy, êm ái, bần đạo không sút tấc đường cũng đồng với các huỷnh. Hai giờ tới làng, trình trát xin đổi ngựa, nhưng có một cô chủ gia kia đứng dưới ngựa xá Samdhen xin tạm nghỉ mai lên đường vì ngựa ở xa đổi không kịp. Huynh Samdhen cũng hoan hỉ vì tiếng nài nỉ. Cô nọ bèn dắt thẳng về nhà, đơn tợ tử-tế. Không có đồ ăn chay, nên Samdhen mượn cô chủ gia mua hột gà ăn đỡ.

hoangtri
06-19-2016, 04:06 PM
Ngày 22 Juin 1936 – mùng 4-5-â.l.

2 giờ sáng thức, trà nước xong, 4 giờ lên ngựa 9 giờ tới làng Gialum đổi ngựa, ăn bột ngọ rồi 10 giờ rưỡi lên ngựa lối 1 giờ tới một chỗ núi trùm tuyết trắng phao, huynh đệ đồng xuống ngựa nghỉ đoạn thấy cảnh tốt, bèn chụp hình rồi trà nước nghỉ một chập lên đường. Ba giờ chiều tới xóm Gia-ra, xuống ngựa vào nhà trạm cận đường nghỉ ngựa, thì đã gặp các huynh đi trước với toán la chở hành lý. Cùng nhau xăng, trà, bột rồi hỏi thăm làng Năng-cann-sê đường còn bao xa, thì chủ gia nói còn xa lắm, nếu đi bây giờ thì khuya mới tới, tốt hơn là nghỉ đây sáng đi. Nghe qua, Samdhen bảo các huynh Isess, Issê và hai huynh Khampa lo đi trước với hành lý. Bốn huynh đệ ở lại nghỉ, mua cỏ cho ngựa ăn, nghỉ đêm tại đây. Thương thay Samdhen cả buổi chiều cho tới khuya bị kiết, đi ngoài liền đeo. Phần chốn nầy núi tuyết tứ phía bao quanh, thêm gió thổi nên lạnh lẽo hết sức, huỷnh đi hoài mệt lắm, lạnh lắm. Khuya huỷnh nghỉ êm. Bần đạo bốn lớp mền còn lạnh, phần bị ngủ dưới đất không đơn, giường chi hết, phần vách đá không tô, hơi lạnh càng thêm. Đêm nay bần đạo không ngủ.


Ngày 23 Juin 1936 – 5-5-â.l.

Sáng trà nước xong, Samdhen hết kiết. Sáu giờ rưỡi lên ngựa đi, ngựa chạy, gió dồi, tuyết lạnh, đi tới làng Năng-cann-sê đã 10 giờ rưỡi. Lúc ấy thì đã có chư huynh đệ đi trước hôm qua, đứng chực đón. Xuống ngựa vào nhà của một vị chủ gia quan lại nghỉ. Làng nầy đông đảo, có hồ nước chạy dài theo chưn núi, đây có đài quan cất trên đảnh xem ra cũng oai nghi. Isess xầm xì to nhỏ, ý nói nhà quan trang nghiêm, giàu có. Samdhen nghe qua, sắp đặt đơn tề chỉnh, chủ gia có cho một cô tiểu nữ hầu trà nước. Isess vào ra, dường như làm chim mồi nói năng cùng chủ nữ, nên chi chủ nữ mới xin coi quẻ. Isess vào nói nhỏ với Sam-dhen, huỷnh lại càng khoái ý nói : Đặng. Họ xầm xì, nhưng cử chỉ ấy bần đạo đều thấu đáo. Isess đi hỏi tuổi, chập lâu vào nói : Samdhen xủ quẻ, làm mặt. Xem quẻ rồi viết các việc trao cho Isess đem cho chủ nữ. Lạ chi cái thói đờn bà ham điều dị đoan, và buộc đờn ông cũng thuận theo họ. Đoạn một chập chủ gia vào ra mắt Samdhen tỏ ý cám ơn và xin phái quy y nội nhà. Samdhen càng khoái ý, làm mặt làm mày, lấy phái đã làm sẵn, đem ra làm đủ lễ, niệt, chú đủ điều, Isess làm sứ đệ đi. Chừng ông chủ gia mới đem thịt dê khô và tiền lễ vào dưng, huynh đệ họ coi bộ khoái lắm. Biết đặng một nhà thì ra quen cả xóm, bọn con cái và bà chủ nhà đi cùng các nhà hào hộ trong làng đồn nói rủ ra, nên cả buổi chiều sáu, bảy cô ăn mặc tử tế, đầu cung diện ngọc tới xin xem quẻ, xin phái, xin niệt, thi lễ cúng dường, Samdhen càng bày vẽ linh đình. Kế kẻ ít tiền đem chút ít tiền thỉnh niệt, tới khuya rồi việc. Huỷnh còn phòng hờ giờ sáng, lấy vải vàng vải đỏ xé làm niệt, hỏi bần đạo có vải vàng, cho huỷnh. Bần đạo nói có cái y ngũ điều đó huynh dùng thì dùng. Huỷnh lè lưỡi, rằng không dám. Đoạn ngủ.

hoangtri
06-19-2016, 04:13 PM
Ngày 24 Juin 1936 – mùng 6-5-â.l.

6 giờ uống trà, huỷnh nghe ở ngoài có tiếng, hay tiếng giày thì ngóng cổ qua cửa sổ dòm chừng ấy là tưởng cho còn ai tới xem quẻ hay cần thọ phái hoặc xin niệt. Vì ngày hôm qua tiền công quả trên 1 rupee.

Ngóng không ai, 7 giờ xứ nầy mặt trời lên cao bằng xứ ta 10 giờ, vì 4 giờ sáng đã có mặt trời lên cả sào. Đoạn ngựa gác yên rồi, đồng lên đường, ngựa không mấy mạnh, xấu mã lắm, đi lối sáu, bảy cây số thì mã tử vào làng đổi ngựa, không vào xóm, ngồi đỡ ngoài bờ lộ chờ. Đoạn có ngựa, đồng đi tới 12 giờ rưỡi thì tạm ghé làng Pê-tê, đổi ngựa và ăn ngọ luôn và nghỉ luôn đêm tại trạm nầy.


Ngày 25 Juin 1936 – mùng 7-5-â.l.

Sáng thức sớm, 5 giờ lên ngựa đi, ngựa lên đảnh núi Nhaip-xốc-la (nhaip là đất, xốc là lưng) lên đèo nầy ước vài giờ mới tới đảnh, xuống ngựa, vì xuống cái dốc ải nầy, ngựa dắt đi còn trợt lên trợt xuống, hà huống là cỡi. Đi bộ trút 3 giờ đồng hồ mới tới triền bình địa, mệt ngất lên ngựa đi tới 10 giờ rưỡi tới làng Dum-bô-chê xóm Nhaip-xốc. Vào xóm trình trát, có quan lại tiếp trát xem, đoạn mời vào căn nhà có đơn tợ tử tế, uống trà đợi đổi ngựa. Đoạn 11 giờ rưỡi ngọ bột rồi lên ngựa đi, 12 giờ rưỡi thì tới bến đò. Mã tử dắt ngựa về. Samdhen nói : Thầy ở đây ngủ một đêm với Issê và hai người Khampa, còn tôi cùng Choundouss, Isess và Sonnam qua đò vào làng xin mướn ngựa rồi đi luôn đàn bộ đến Xú-xuol, còn thầy sáng đi đường thủy với ba huynh đệ kia. – Đặng. Đoạn ba huỷnh xuống đò bằng da đi qua bến bên kia xóm. Trên núi mà có ngọn hồ nầy, hỏi ra giòng 50, 60 cây số. Khi họ xuống đò, bần đạo có chụp hình. Chừng họ qua bển rồi, thì bần đạo lại bến đò cùng hai huynh Khampa đem hành lý lại chỗ bến chất đồ gần đó mà nghỉ. Chập lâu thì người ngựa Issê đã đến, toán la chở 12 bao da gạo và rương với hành lý đã đến, chất các vật trên bến, mã-tử và la-tử trở về, có huynh Tanzine Guêgane cũng tới, năm người đồng tạm nghỉ nơi bến. Sẵn nước bần đạo bèn giặt áo, khăn, vớ, mũ, đoạn tắm sơ. Nước ngọn hồ nầy có chỗ chảy mạnh có chỗ ương, chỗ bến nầy nước rỉ rả chảy, nước hơi đứng. Nước cũng lạnh như đồng, tắm sơ lược thôi. Chiều lại đồ khô, mặc vào, kế gió thổi cát bay lấp đầu cổ, quần áo trắng phao. Issê bàn lấy vải che sơ gần đống thùng chất của bọn Népal chỗ khuất gió, lấy đồ ngủ của bần đạo trải rồi mời lại tạm ngồi trốn gió. Cám ơn huỷnh, lại đó ẩn gió đỡ quá. Mấy huỷnh bèn lấy đá làm táo nấu trà uống và nấu ăn chiều. Các huỷnh đi rảo trên bến lượm phân bò khô đem lại lò lấy ống bễ da thổi lửa nấu ăn. Cách nầy cũng ngộ, nhờ ống bễ, phân bò cháy có ngọn không sợ gió, lại mau sôi mau chín, bần đạo ngồi xem cách họ cực lực vì bữa ăn chiều cũng khá thương. Họ ăn uống rồi thì kế trời có hơi muốn mưa, vừa rớt hột thì họ lấy vải căng che chỗ bần đạo ngồi, song mưa vừa ướt áo rồi thôi. Cả buổi tối tới khuya mới hết gió. Năm huynh đệ chèo queo ngủ. Bần đạo ngủ gần huynh Tanzine Guêgane, khuya thức giấc thì trăng đã gần chen lặn. Chung ra ngoài, hết gió, ít lạnh, ngồi ngoài hút tàn một điếu thuốc, chun vào nghỉ.

hoangtri
06-19-2016, 04:20 PM
Ngày 26 Juin 1936 – mùng 8-5-â.l.

4 giờ sáng thức dậy, lo nấu trà uống, uống chừng hai giội trà, kế bọn đò tới, chất hành lý vào hai chiếc đò da, chất rồi đồng xuống đò chèo đi. Trải qua nhiều khúc rạch hồ nước bị hàn ngăn chảy ồ ào như xối, có nhiều khúc rộng lớn mênh mông, hai bên mé nhà cửa xóm làng cũng đông đảo. Trên đảnh cây mọc không nổi vì tuyết, nhưng theo bến có chỗ xóm ở có trồng cây cối sum sê. Đi tới 8 giờ, thấy một cảnh chùa cất dựa hông núi, ngó xuống ranh hồ xem qua đẹp đẽ. Bần đạo muốn chụp hình, nhưng trời u ám chụp không đặng. Đi một đỗi nữa trời thanh tỏ lại, gặp một cảnh bến có nhà, có cù lao, có miễu, bần đạo bèn chụp ảnh cảnh ấy. Đò da lúc chậm lúc mau vì ngọn nước, hai con đò (đờn ông) hò hát u ơ chèo rỉ rả 9 giờ rưỡi tới làng Xú-soul. Đò ghé bến, chất đồ lên, Guêgane đi dọ coi Samdhen tới chưa, dọ xong trở xuống bến, vác đồ hành lý ngủ của bần đạo và dắt bần đạo đi đến chỗ ngụ, đến nơi thấy một mình Samdhen ngồi chong ngóc, thấy hai huynh đệ vào, bèn chào hỏi, đoạn hỏi bần đạo hôm qua ở tại bến đò Cô-trúc Nhaip-xốc-la tốt chăng, đêm ngủ đặng chăng ? – Ôi ! cực vì gió lung quá, cát bụi đầy mình, thêm tối trời mưa, chỗ ngủ ngắn chẳng đầy thước, cả đêm chèo queo mà chịu. Huỷnh cười rằng : Tôi hôm qua vào xóm, tới chiều mới có ngựa, ngựa lại xấu mã, cà xọt tới Xú-soul nầy cùng Choundouss 10 giờ. Isess 11 giờ, Sonnam 12 giờ khuya mới tới, tôi tới trước, xóm đóng cửa ngủ hết, kêu rát cổ mới đặng nổi chỗ ngụ lôi thôi, tôi rầy la đưa trát ra, họ mới nhúc nhích, cực quá. – Đoạn 10 giờ ăn bột với nước muối rồi 10 giờ rưỡi lên ngựa đi tới làng kia… gặp Choundouss và Isess ở dưới bóng cây chực đón, có người trong xóm cũng sẵn đó. Xuống ngựa, uống trà, uống xăng, đổi ngựa xong rồi đi, chỉ có con ngựa của bần đạo, không đổi, để đi tới Lhassa. Mười hai giờ rưỡi đi, ngựa lúc đi mau lúc chậm. Hai giờ rưỡi đã tới Giăng-mạch, huynh đệ đồng xuống ngựa vào nhà trạm nghỉ luôn đêm.


Ngày 27 Juin 1936 – mùng 9-5-â.l.

Sáng 6 giờ lên ngựa. 9 giờ tới Nhê-thăng, nghỉ luôn sáng sẽ lên đường, bần đạo mừng vì ngựa còn đi xa đường, nghỉ vậy tốt lắm.

Samdhen nói : Còn 30.000 thước tới Lhassa, vậy ngày mai sẽ tới nơi rồi, bần đạo rất mừng, mấy tháng mệt mỏi, nay nghe mai tới Lhassa mừng hết mệt. Đoạn 11 giờ rưỡi ăn ngọ bột với canh cải. Đường đi từ Yangk-sê tới Nhê-thăng, khó ít vì đèo dốc ít, đường bằng lung, nên ngựa cũng dễ đi. Bần đạo nói với Samdhen đổi giùm 2 rupee tiền Tây-tạng đặng bần đạo cho huynh đệ 1 rupee ăn uống tự tứ cho vui, vì mai tới Lhassa, trải mấy ngày đường cực nhọc, nhưng Samdhen đưa 15 trăng-nga nói : ít, ít tốt hơn, nhiều quá họ ăn uống say sưa. Đoạn bần đạo lấy tiền ấy đem xuống lầu vào chỗ phòng ngụ mấy huỷnh, nói với Choundouss, bần đạo cho huynh đệ vui một bữa vì mai tới Lhassa, họ mừng rỡ tiếp lấy tiền rồi ăn uống cùng nhau, bần đạo cũng đồng ngồi hoan hỉ ít chén xăng. Tới tối khuya họ mới rã tiệc. Đêm nay ngủ êm ả.

hoangtri
06-19-2016, 04:25 PM
Ngày 28 Juin 1936 – mùng 10-5-â.l.

5 giờ sáng, trà nước xong lên ngựa, đi tới 8 giờ rưỡi tới làng Đung-gar, bốn huỷnh đổi ngựa rồi đi, 10 giờ rưỡi tới chùa tên Dzêss-bung, chùa lớn có tới 7.700 tăng chúng, có một cảnh nhỏ cận bên, hằng ngày có 100 tăng sư lo cúng dường, ấy là Tăng sư chùa lớn thay đổi lo việc. Chùa nhỏ nóc vàng chói rực. Đoạn huynh đệ đến nhà quen ngoài xóm nghỉ uống trà nghỉ ngựa, chập lâu có một vị lama đồng hương Samdhen đến, chào nhau rồi uống vài chập trà, đoạn dẫn nội bọn đi viếng chùa nhỏ. Chùa nầy là chùa Tổ, thờ các vị Lama Tổ sư tịch diệt, có cốt có y mão Quốc Vương, gươm vía, giáp sắc, mão sắc treo đầy cột hàng ba. Đoạn đi lễ bái đủ chỗ rồi thì Samdhen có cúng dường chút ít, bần đạo không tiền lẻ, nên xuôi qua. Về chỗ ngụ 1 giờ rưỡi lên đường.

3 giờ tới Kinh-đô Tây-tạng là thành Lhassa, ngựa đi ngang đảnh núi nhỏ trên có cất nhà, xem ra tốt đẹp, dãy dọc, dãy ngang, hỏi ra là nhà dưỡng bịnh của đức Boda Lama Quốc Vương, kế đó là cửa thành, vào cửa thành thì trước hết đi ngang qua Quốc-tự của Quốc Vương Lama, cất trên đảnh núi, xem ra không biết mấy nóc, khảm vàng rực rỡ năm, sáu từng lầu. Lúc còn đi đường xa xa lối ba, bốn cây số đã thấy phía hậu Đền chùa rồi. Kêu là Đền vì phần riêng của Quốc Vương, song Quốc Vương là một vị Đại-đức Lama nên gọi Chùa. Một mình làm vua sãi mà cũng vua toàn quốc cai trị quan dân. Lần lượt nẻo quẹo đường quanh, người ngựa đã tới chỗ ngụ, có người chực sẵn rước vào một căn phòng sẵn có đơn tợ. Ấy là nhà trong vòng thành Dinh-quan Tứ-trụ Thừa-tướng nước Tây-tạng. Samdhen đã có quen trước và cũng có thơ từ trước. Căn nhà ở gần bên tên Đầu bếp của Thừa-tướng. Người đầu bếp cũng vui vẻ, tiếp rước chỉ phòng sắp đặt hành lý, an đơn rồi, thì vợ chồng đầu bếp hộ củi phân bò, cà ràng, nước cho tổng khậu Isess nấu trà giải lao. Tối lại họ ăn chiều, rồi lo nghỉ ngơi. Huynh Samdhen nói : đây là nhà cửa trong vòng thành Quan Thừa-tướng. Dinh Ngài ở gần đây phía tả phòng nầy, mai huynh đệ mình sẽ ra mắt ngài.
[Hai hình dán tại đây đã hư.]


http://www.indovacations.net/tibet-travel-tour/Images/Potala_Palace.jpg

Điện Potala

hoangtri
06-19-2016, 05:30 PM
Ngày 29 Juin 1936 – 11-5-â.l.

Sớm mơi thức sớm, 7 giờ trà, bột điểm tâm, đoạn đổi giấy bạc 2 rupee ra tiền Tây-tạng, hườn cho Sam-dhen 15 trăng-nga lấy bữa 27 Juin. Trưa lại ăn ngọ bột với cải củ trắng nấu cà-ri (bần đạo 9 giờ đi chợ mua). Qua 11 giờ 20 có người ở đằng Dinh-quan Thừa-tướng lại nói : Giờ nầy Quan tiếp khách, thì ba huynh đệ Samdhen, Choundouss và Bần đạo liền theo chơn tiểu-lại-quan. Mấy huynh kia khuân lễ vật : 2 bao gạo, vải Bhutan và các vật hình Bodhgaya tháp, nước sông Gange, trái ngâu tại tháp Phật-đà-gia, lá Bồ-đề, đất nền Nalanda, đem lại Dinh. Lên lầu, vào phòng khách, thì đã có Quan-lớn và Bà-lớn ngồi tại phòng. Các quan lại đem lễ vật vào, ba huynh đệ theo chơn, đến phòng bèn chào Quan và bà lớn. Đoạn ba huynh đệ đem vải, anh lạc tặng ngài. (Trước khi đi, thì tên đầu bếp có cho hay rằng : Quan lớn muốn cho Bần đạo đắp y phục Bí-sô ra mắt ngài, chớ không muốn bần đạo mặc đồ Tây-tạng ra mắt ngài.) Đoạn hai ông bà ngó trân bần đạo, chấp tay xá đáp lễ, rồi mời ngồi trên đơn. Tục người Tây-tạng nhà nào cũng có đơn tợ sẵn sàng, vì đất Phật, chư tu hành hằng hay đến nhà nên phải có đơn tợ, chớ không ghế ván như xứ khác. Kẻ thấp hèn thì ngồi trên rầm trên đất, chẳng đặng ngồi đơn. Đoạn an đơn rồi, thì Quan đàm đạo cùng Samdhen, kế bà-lớn kiếu vô, truyền quan lại sắm sửa trà bánh. Bà-lớn bèn vào phòng kế đó, một chập bước ra, bần đạo xem qua thì bà-lớn trang điểm, cài tóc, đeo ngọc, châu cách lạ lùng con mắt bần đạo. Tại Yank-sê chỉ thấy đầu cung gắn ngọc thạch. Đến đây lại thấy đầu cột ngôi sao ba chuôi gắn ngọc, tóc rẽ làm hai treo trên hai góc ngôi sao bỏ xả hai bên tai khỏi vai, đoạn dưới vóc bính rồi đâu hai bính ra sau lưng, có một sợi ngọc điệp cột hai bính ấy. Hai bên tai đeo hai tấm ngọc thạch xung quanh cẩn vàng lớn lấp tai, mặc áo vận tả hàng tử tế, liền có thế nữ bưng một cái bàn nhỏ sơn phết để vòng trước cái nệm vuông áo gấm. Bà lại nệm ấy ngồi, bà kêu thế nữ nói nhỏ, thế nữ bèn bưng một cái plateau(1) bạc có bình trà bình sữa, bình đường bằng bạc trên ấy, đoạn quan lại bưng để trước tợ mỗi người. Choundouss ngồi trên khảm nhỏ trải trước đơn, chớ không đặng ngồi đơn. Đoạn thế nữ bưng bình sữa và đường đem lại tợ Quan-lớn trước. Quan rót sữa bỏ đường vào trà rồi, thì kế Samdhen, Bần đạo và Choun-douss. Quan lớn và bà mời xơi trà, đoạn trà xong, thế nữ dưng bánh thuẫn, nhưng ba huynh đệ không ăn, thế nữ rót trà thêm, nhưng ba huynh đệ dự kiếu. Trà rồi, bèn thấy một người trai ốm cao, ăn mặc đồ âu-phục bước vào ngồi tại chiếc nệm của bà lớn ngồi làm trà khi nãy. Đầu tóc vóc hai bính rồi thắt như hình bánh neo ngay trên xoáy thượng, giữa bánh neo có giắt ngọc thạch xanh, y như Quan-lớn. Quan-lớn nói tiếng Tây-tạng cùng người trai ấy, thì người trai ấy bèn nói tiếng Ăng-lê hỏi bần đạo quê hương xứ nào ? – Thưa Annam quốc. Quan lớn nghe thông ngôn lại thì nói Annam, Annam, hai, ba lần thì bần đạo nói, ừ, ừ, tỏ ý biết và có thấy trong họa đồ.
[Hình dán tại đây đã hư.]


------------------

http://c7.alamy.com/zooms/6d41f25aab9d4409904c9d20713e25c6/tibetan-women-in-their-finest-at-litang-horse-festival-sichuan-china-atbmea.jpg


http://c7.alamy.com/zooms/58d00bccaaa04ab394c15e58d743941e/sera-monastery-near-lhasa-tibet-xizang-china-drg5gy.jpg

Người trai bèn hỏi, từ xứ của thầy đến Ấn-độ, đi bằng chi ? – Đi tàu 10 ngày tới Madras, ngồi xe lửa từ Madras đến Bérarès ba ngày ba đêm. Đoạn quan lớn cùng Samdhen chuyện vãn một chập rồi ba huynh đệ từ kiếu về chỗ ngụ. Mười hai giờ rưỡi Samdhen thuật lại rằng : Huỷnh học với Quan rằng : Bần đạo chịu cực khổ tới Lhassa, trải bốn tháng trời theo huynh đi các nơi. Tại xứ đường xá xe cộ chớ không từng cỡi ngựa trèo non lên đèo xuống ải. Quan khen ngợi và huỷnh nói bần đạo ăn chay ngọ. Quan nghe khen nói : Biết kinh kệ nhiều rồi nên mới đặng bực ngọ trung. Quan hỏi huỷnh sao chư Lama không ngọ trung chay lạt. Huỷnh nói còn bực thấp và còn lập công quả nên ăn chưa đặng. Qua 1 giờ rưỡi huynh đệ kéo nhau đi viếng chùa Kinh đô tại thành phố. Chùa nầy tên Lhassa Chô-khăng (Sakia muni), rộng lớn, không biết mấy cung điện Phật và Tổ-sư, mỗi điện lễ bái cúng dường 1 trăng-nga. Bốn giờ mà chưa tất, bèn kéo về, hẹn ngày khác sẽ viếng nữa, lúc về ghé chùa nhỏ tên Chomi-chúchđorgiê hành hương và cúng tiền. Chùa lớn và nhỏ không có tăng chúng ở, chỉ để cho chư tăng các tự xa tới viếng Kinh đô, ở kinh-kệ. Tối lại họ ăn đêm, bần đạo cứ lệ cũ, ngồi thiền, niệm Phật tới giờ ngủ.

hoangtri
06-20-2016, 09:18 PM
Ngày 30 Juin 1936 – 12-5-â.l.

Nhựt thường lệ, trưa dùng ngọ cốm dẹp với cải củ kho, vì hết bột cà-ri. Trọn ngày nghỉ mệt không đi đâu. Bần đạo nói với Samdhen, bần đạo muốn mua chút ít đồ Ăng-lê, đem tết Quan Thừa-tướng. Huỷnh bèn bàn luận cùng huynh đầu bếp, thì người nói để mua bánh biscuit, beure và trà ăng-lê tết tốt.
Học thêm tiếng Tây-tạng.


Ngày 1er Juillet 1936 – 13-5-â.l.

Nhựt thường lệ, điểm tâm trà bột rồi, thì Samdhen nói : Bữa nay ăn một bữa cơm, bèn bảo tổng khậu nấu cơm cho bần đạo ăn ngọ. Xứ Lhassa củi quế gạo châu. Hơn mươi ngày mới ăn một bữa cơm. Mười một giờ bần đạo ăn cơm ngọ với cải kho hôm qua. Các huỷnh lo kết cờ và giấy in thần chú, gọi ngày mai đem cúng chùa. Kế 1 giờ Quan lớn sai người đem beurre Tây-tạng, cải bẹ trắng và bột né hộ. Đầu bếp nói Quan hộ hai thầy, Samdhen cho người bưng đồ vài cắc Tây-tạng. Hai giờ đầu bếp lấy 12 rupee của bần đạo đi chợ mua đồ tết, đem về hai hộp bánh lạt và hai chai nước xì yểu, nói beurre và trà không có. Vậy hai chai xì yểu cũng quí quá giá 9 rupee ngoài. Bốn giờ đem lễ vật cùng Samdhen đi viếng Quan lớn. Chào xong, mời ngồi, quan lớn bữa nay bật tiếng Hindou với Bần đạo, chuyện vãn trút giờ, trà Tây-tạng cạn chén rút về. Kế tối Quan sai người lại mời hai huynh đệ lại dinh xem hát bóng. Tám giờ tối, hai huynh đệ theo chơn sai nha, đến phòng khách dinh Thừa tướng, thì đã thấy có đông người khán giả tựu đông rồi. Quan lớn bận áo nhỏ ngồi ghế đẩu (tabouret) gần bàn để máy chớp bóng. Ông bà mời huynh đệ tọa đơn rồi thì Quan bèn tắt đèn khí, đoạn mở máy chớp bóng, hình rọi vào tấm vải lớn một thước bề dài, tám tấc bề ngang. Hình rọi hát toàn bản Tây-tạng, du hồ thuyền da, chúng dân thầy thợ làm cầu, đúc trụ, hát rằm mang mặt nạ, đức Quốc Vương Lama dạo thành. Lớp chót hát bản Anglais giễu. Chín giờ hết bản, bà lớn đãi trà, thuốc, lúc vặn đèn thì thấy có Quan sứ Népal và toán quan lại quân lính của ngài lối mười người đồng có dự khán, đoạn hát một lớp nữa, hết lớp ấy hai huynh đệ kiếu về là 10 giờ. Bà lớn cách niềm nở với Bần đạo, tỏ ý thương người tuổi tác, xa phương cực khổ đến Tây-tạng, nên bà niềm nở, nói với Samdhen, bảo bần đạo có buồn thì lại chơi đừng ngại. Bà mời hút thuốc rồi chính tay bà quẹt cho bần đạo đốt thuốc.

hoangtri
06-20-2016, 09:28 PM
Ngày 2 Juillet 1936 – 14-5-â.l.

Sớm điểm tâm trà sữa, ấy nhờ đầu bếp mua giùm sữa tươi, 9 giờ ăn bột không ăn ngọ kịp, vì cùng huynh đệ đi dạo Thành phố. Phố xá cất y như kiểu Yanksê, không có nóc, cất rầm ở trên như plafond, sạch sẽ hơn các quận đã trải qua, nhưng cũng có sự dơ dáy, không có chợ chỉ che giại theo lề đường bán và bán trong phố. Có chợ riêng bán thịt lối vài chục thớt. Đồ bán phần nhiều đồ Anglais-Calcutta đem đến, có dân Népal qua buôn bán, có người đạo Dehamoden ở cũng bộn. Đi giáp khắp chỗ buôn bán rồi về 12 giờ rưỡi tới nhà.


Ngày 3 Juillet 1936 – 15-5-â.l.

Bữa nay điểm tâm cải salade chấm muối, không có giấm mà trộn salade. Đoạn 9 giờ Quan Thừa tướng cho người lại bảo, giờ nầy đi đảnh lễ Quốc Vương Bơda Lama(1) đặng. Bảo rằng : Bần đạo phải đắp y Bí-sô, chớ không nên bận đồ Tây-tạng đi yết kiến Quốc Vương. Y theo lời dạy, rồi cùng huynh đệ của Samdhen bốn người khuân lễ vật y như đồ lễ dưng Thừa tướng ngày nọ, đi ra đường thành phố, cả người đi đường đều dòm bần đạo, ấy là lạ mắt họ lắm. Bần đạo chỉ cứ đi không chút ngại ngùng. Khi đến nhà Thiền Lama-Quốc, nghĩa là chư tăng sư của Quốc Vương Lama, thì huynh đệ đem lễ vật vào đó, lên lầu thì có một vị lama ra chào và mời vào liêu một vị lama gần đó tạm ngồi uống trà đặng chờ vị lama hầu cận Quốc Vương đến dẫn lộ. Đồng đi lên lầu ngự điện Ratrinh Labrăng Dziđê, trụ tại căn phòng quan hoàng môn để lễ vật trên bàn trình cho hoàng môn xem xét sắp đặt rồi, đoạn mới cho vào. Mở cửa Ngự điện, huynh đệ đồng bước vào. Samdhen đi trước, kế bần đạo, Choundouss, Issê và Sonnam. Lét ngó, thấy đại đức Bơda Lama Quốc Vương tác còn thơ (hỏi lại thì mới 27 tuổi, thế ngôi Tả-lê Lama(2) Quốc Vương tịch, đặng bốn năm), mặt mày sáng láng, ngồi nơi long đơn, trước có tợ sơn son phết vàng. Trên đơn trải gấm Tây-tạng. Nội bọn chỉ bần đạo đắp y vàng rực từ trên sấp dưới, làm cho Quốc Vương chăm chỉ ngó ngay, các Lama và quan nội điện đều để mắt. Đoạn Samdhen đảnh lễ, bần đạo y theo, rồi Samdhen đem anh lạc lại long tợ dưng và cúi đầu ngay Quốc Vương. Đại đức bèn tay mặt (thủ ma kỳ đầu) rờ đầu Samdhen, đoạn có vị Lama cầm một nắm niệt lụa điều đứng kế long tợ, lấy một sợi niệt ấy giắt lên cổ Sam-dhen, rồi huỷnh bèn thối lui đứng chấp tay hầu, bần đạo cũng y theo huỷnh, rồi thối lui lại đứng chấp tay gần huynh. Lét xem chung quanh Long-điện, chỗ cất riêng cho ngài ngự nghỉ khỏe lúc ít việc nước, chớ thường ở tại Tapola(1) Quốc tự, có Long điện chánh thì cách sơn vẽ rất thiện nghệ, có điện Phật cùng điện tiền Tả-lê Lama Quốc Vương. Xem ra cũng nguy nga rực rỡ. Ba huynh kia đều y theo tiền bối mà đảnh lễ Quốc Vương. Đoạn Đại đức Tả-lê Lama chỉ cái đơn phía hữu trước Long-đơn, bảo Samdhen tọa đơn, còn bốn huynh đệ tôi, quan hầu cận bèn mời xuống lầu vào một căn phòng khách thết trà Tây-tạng. Phòng có đơn tợ đẹp đẽ, tapis hàng màu trải trên đơn, tợ cũng sơn vẽ rực rỡ. Quan hầu mời bần đạo ngồi nơi đơn cao, tợ lớn hơn các chỗ kia, đoạn bảo ba huynh đệ kia ngồi đơn thấp tợ nhỏ, rồi giao việc cho quan phòng trà. Người bèn đặt chén trà (tàu) trước mỗi người, rót trà mời giải lao. Hai chập trà, chừng 20 phút, thì huynh Samdhen trên Long điện xuống bước vào phòng trà nói : Xong rồi các việc, vậy huynh đệ mình lui. Đồng kiếu quan phòng trà ra về. Về dọc đường cả người bổn quốc nam nữ đại tiểu trên đường và hai bên phố đều dòm ngó bần đạo xầm xì. Huynh Samdhen nói, họ xúm xem thầy và nói : Cha chả vàng lườm. Bần đạo tươi cười vững lòng vững bước như không người và nói với Samdhen rằng : Tốt lắm, tốt lắm, tôi muốn cả xứ Lhassa đều biết y phục của nhà Phật là vậy. Chừng bần đạo phút nhớ tới huynh Dammajoti và Samdhen đã có nói : Có Bikku Rahula (Patna) đi Tây-tạng hằng niên. Dhammajoti có nói tại Bodh Gaya với bần đạo, trước khi đi Lhassa rằng : Năm nay Rahula Bikku sắm sửa đi Tây-tạng và ở lại ít năm học tiếng Tibet. Tôi muốn viết thơ cho thẩy, gởi huynh đi với thẩy. Nhưng bần đạo nói : Tôi không muốn vì thẩy dầu có đi rồi biết đường đi nước bước xứ Tibet mặc dầu, chớ gẫm cũng không bằng người Tây-tạng, vậy nên tôi muốn đi cùng Samdhen Lama dễ hơn, có lẽ người thạo hơn Rahula. Khi nghĩ nhớ sự ấy, thì và đi và hỏi Samdhen rằng : Ủa, vậy chớ người bổn quốc không từng thấy y phục phật pháp của tôi mặc đây sao ? Vậy chớ Rahula bí-sô ở Patna thường đi Lhassa, nhơn dân xứ nầy không thấy sao ? Samdhen rằng : Rahula bí-sô đâu dám mặc y phục vàng như thầy vậy, người mặc y phục theo Lama sư và y phục người thế Tây-tạng. Nếu thẩy mặc đồ vàng thì phải bị bắt và đánh đuổi ra khỏi nước, vì xứ Lhassa trọng sắc vàng lắm. Sắc Phật chỉ đặng làm y, làm áo, làm mão thì đặng, còn ai dùng làm chăn, làm quần, làm vớ, làm giày bằng sắc vàng ấy thì bị phép nước bắt đánh đòn, lột đồ ấy rồi đuổi ra khỏi nước. Nhơn dân quăng đá mắng chưởi. Ấy là tục lệ xứ nầy vậy.

Còn thầy lại là khác, chỉ có một mình thầy đặng ân huệ ấy. Vì khi thầy đi tới xứ Lhassa, mặc đồ Tây-tạng, đặng ở trong vòng thành dinh Thừa tướng. Đến bữa ra mắt Quan, quan lại muốn cho thầy đắp y phục Bí-sô theo xứ thầy, ấy là ngài đặng thơ trước và biết thầy là Bí-sô của hội Maha-Bodhi-Sociéty, thảy đều mặc trên dưới y phục sắc vàng. Vì ngài có đi Bodh Gaya, Calcutta và Sarnath cúng dường, nên biết y phục ấy. Nay ngài lại muốn thấy, nên không phải tự ý thầy. Lúc đến viếng Quan, cả người trong dinh đều thấy, và đã đồn rân khắp thành thị, phần đông đều hiểu trước thầy là người quen của nhà Thừa-tướng quốc. Đến nay đi ra mắt Quốc Vương thì Thừa tướng đã có tâu trước, lại đi với bọn tôi, đi con đường đến Ngự điện, ai ai thấy cũng biết, lại thêm lúc đi có Lama quan cận sự đem đường, nào ai không biết, nào ai dám nói. Lại thêm lúc về tuy nội bọn đi không có Lama quan dẫn đường, nhưng nhơn dân quan-lại xem thấy cái niệt điều trên cổ cũng đủ biết ở trong Ngự điện, hoàng thiền mà ra. Bần đạo nghe qua, niệm Phật và cảm đức oai linh Phật lực ủng hộ làm cho bần đạo an ổn các nơi vô chướng ngại. Về đến nhà ngụ đã 11 giờ rưỡi nghỉ ngơi rồi ăn ngọ bột với canh cải bẹ trắng. Chiều y lệ.

hoangtri
06-20-2016, 09:29 PM
Ngày 4 Juillet 1936 – 16-5-â.l.

9 giờ ăn bột với cải chua xào. Đoạn 9 giờ rưỡi có một vị Lama ở dinh Thừa tướng lại mời đi hành hương, nơi Quốc tự Hoàng thành Tapola. Huynh đệ đồng đi với Lama dẫn lộ. Khi đến trước Quốc tự thì Bần đạo có chụp ảnh chùa. Qua cầu, vào cửa chùa lần bước lên không biết mấy cấp thang, mệt ngất, chùa cất trên đảnh, lên cao chừng nào dòm xuống thành thị như thấy bàn cờ. Hôm qua có đưa cho Samdhen 2 rupee mua beurre cúng đèn trong chùa, ấy là tiền dầu. Beurre thắng đổ vào bình, bưng vào chùa, Lama dẫn lộ, bèn kêu ông từ chùa đi theo đặng chế beurre trong các đèn lưu ly các điện, chùa rộng lớn nhiều lầu nhiều nóc, nóc nào cũng thếp vàng. Hành hương đủ các điện, đều có cúng tiền cầu chúc phước cho Đàn na tín thí, vì bần đạo ít đức, e không đủ chia cho đàn na.
[Hình dán tại đây đã hư.]



http://phatgiao.org.vn/Images/Contents/nguyennhungoc/20151204/Phatgiao-org-vn-ney-dep-cua-chua-phat-giao-tay-tang-trong-tu-cam-thanh25.jpg

Rốt chói mắt vì thấy nhiều điện Phật toàn bằng vàng ròng, lư, đèn, lục bình các món làm bằng vàng. Rồi việc cúng dường, đến cúng dường tháp của chư Tả-lê Lama Quốc vương tịch diệt. Ôi đến nơi : thấy tháp (cũng trong Quốc tự) cao lớn, cả trên dưới đều thếp bọc vàng ròng, chạm trổ, ngọc thạch xanh, đỏ, vàng, trắng, lưu ly, pha lê, trân châu, thủy xoàng của Quan dân cúng dường gắn cùng tháp, trước tháp trên bàn để lư hương, đèn lưu ly toàn bằng vàng, lớp dọc lớp ngang, châu ngọc kết thành, có cây vàng, lá bạc, trái ngọc bông châu, bần đạo chưa từng thấy. Ấy là tháp Tả lê Lama Quốc Vương tân tịch đã bốn năm rồi. Còn 12 cái tiền Quốc Vương cũng tốt đẹp, lớn nhỏ không đồng, nhưng cũng toàn thếp vàng gắn ngọc gắn châu, có liễn theo biên chạm, tràng phan, phướng của người Tàu đến cúng dường. Có một vị từ tháp dắt chỉ, cắt nghĩa châu ngọc cái nào giá quí báo thế nào. Có chỉ một cây cột cận tháp trổ bông, ấy là tai nấm lạ lùng mọc một chùm như bông đá dưới biển (corail) bông nấm ấy có làm thùng bao kiến chụp và khóa lại.
[Hình dán tại đây đã hư.]



http://phatgiao.org.vn/Images/Contents/nguyennhungoc/20151204/Phatgiao-org-vn-ney-dep-cua-chua-phat-giao-tay-tang-trong-tu-cam-thanh26.jpg

Người nói : trước khi Quốc Vương tịch, thì chỉ chỗ cất tháp và nói chỉ cột sẽ trổ bông, chỉ đương kim Tả lê Lama nối ngôi. – Xong việc cúng tháp, sang qua nơi phòng kinh. Kinh chất đầy kệ không biết mấy ngàn mà kể. Một căn phòng lớn chung quanh làm kệ để những bản khắc kinh, rộng lớn hơn cái Bibliothèque Saїgon. Xong rồi, tiền nước cho ông từ rồi ra về, quận xuống núi chùa khỏe ru, không mệt như lúc đi lên, thở ra khói. Vị Lama dẫn lộ (ấy là Lama đồng hương của Thừa tướng và ở trong nhà Thiền của Thừa tướng cất đặng nuôi người tu đồng hương cũng trong chùa, chư tăng đồng hương lối 300 sư) cũng đưa huynh đệ về nơi liêu ngụ, khi ra về Samdhen có hộ chút ít tiền.

hoangtri
06-20-2016, 10:04 PM
Ngày 5 Juillet 1936 – 17-5-â.l.

Nhựt thường lệ. Điểm tâm rồi, huynh Samdhen mượn viết thơ gởi cho ông Liu Ming ở Calcutta, bần đạo viết chữ Anglais còn thô tháo quá, song cũng rán lật tự điển viết toàn bức thơ, thuật việc đi qua Bhutan, đi đến Lhassa, quan Nguyên Nhung ải Yanksê có giúp trát dễ mướn ngựa, nên đi mau. Đoạn Bần đạo cũng luôn dịp tả ít hàng cho Thiên-chơn đạo tràng, cho chư huynh đệ trong ngoài rõ bần đạo đã tới Lhassa. Đợi qua ngày mai sẽ đem đến nhà thơ gởi recommandeé…
Trưa ngọ với cốm dẹp, cải chua sống. Chiều lệ thường.


Ngày 6 Juillet 1936 – 18-5-â.l.

Nhựt thường lệ, trà sữa điểm tâm, trưa ăn ngọ bột với cải và khoai um. Trọn ngày ở nhà nghỉ ngơi. Samdhen lo đi viếng hào tộc, quan lại có quan lớn. Lễ vật tốn kém cũng bộn.
Học thêm tiếng Tây-tạng.


Ngày 7 Juillet 1936 – 19-5-â.l.

Điểm tâm với khoai lang tây luộc. Trưa ngọ cốm dẹp cải asperge Tây-tạng trộn salade với cải chua. Trọn ngày nghỉ, dạo chợ chơi và học thêm tiếng Tây-tạng.



http://www.manali.ind.in/images/tibetan-market-manali-1.jpg


http://www.ipresortdharamshala.com/images/banner-shopping.jpg


http://l7.alamy.com/zooms/47cbe1075b7a4c18bfccc3f7f0a00e4d/leh-ladakh-india-tibetan-buddhist-artifacts-for-sale-in-the-tibetan-ef60e6.jpg


https://visualbanquet.files.wordpress.com/2013/09/tibet-market-scenes.jpg

hoangtri
06-21-2016, 03:22 PM
Ngày 8 Juillet 1936 – 20-5-â.l.

Sớm trà cốm dẹp điểm tâm. Sáu giờ rưỡi đi hành hương nơi chùa Kinh đô tục kêu là chùa chợ, đi với Choundouss, Issê, Isess, còn Samdhen ở nhà đặng đem lễ viếng hào tộc quen. Đến chùa đi cúng cùng các điện, cùng chư Lama đang tụng kinh. Đoạn xong việc ra về, lại dãy hàng bông mua thêm khoai lang, cải củ. Isess và bần đạo về trước, hai huynh kia còn đi dạo chợ. Về đến nhà 8 giờ rưỡi, vào đơn ngồi, phút thấy vị Lama dẫn lộ đi Quốc tự ngày nọ bước vào, lại có hai vị Lama một già một trẻ theo chơn. Mời ngồi, vị Lama dẫn lộ ngồi trên đơn của bần đạo còn hai vị kia ngồi nơi tapis dưới đất. Có một mình bần đạo nên nói bập lếu một, hai tiếng Tây-tạng với Lama quen ngồi gần. Còn Isess mắc ở ngoài chuyện chi với cô đầu bếp. Lúc huỷnh vào, bần đạo bảo lấy chén đãi trà, huỷnh y lời. Đoạn trà một chập thì Choundouss với Issê về, bước vào chào hỏi, chuyện vãn với ba vị rồi thông ngôn lại rằng : Ba sư đây tới thăm thầy chẳng phải thăm anh em tôi. Ấy là Quan Thừa tướng bảo họ ra mắt thầy, vì họ là Lama chùa Quốc tự ở nhà thiền của Quan lớn tên là Trzăngpá Khâmtrzanh, ấy là lama đồng hương với Thừa tướng sai đến. Nói rồi, thì vị Lama già và trẻ bèn đứng dậy lấy anh lạc hàng rộng dài, một ổ beurre Tây-tạng, một gói tiền (50 yô-vang) đem lại để trên tợ trước bần đạo. Huynh Lama quen trước bèn đứng dậy chấp tay xá nói : Ấy là lễ huynh đệ tôi ra mắt mừng thầy tới Lhassa. Đoạn lấy anh lạc choàng trên cổ Bần-đạo, tỏ kỉnh mừng. Chuyện vãn một chập, kế Samdhen đi viếng hào gia về, thấy tự sự và ba vị Lama học chuyện, huỷnh mừng quá và nói với bần đạo rằng : Ba vị Lama nầy là người của Thừa tướng, ở nhà thiền Thừa tướng đến rước thầy, vì Thừa tướng có nói với tôi rằng : Thừa tướng xem thầy như người đồng hương, sau đây ít bữa thầy sẽ đến ở nhà thiền của Thừa tướng tại chùa cùng 300 chư tăng sư cúng dường. Tôi ban đầu nói đem thầy đến nhà thiền đồng hương của tôi, nhưng Thừa tướng dành thầy và nói : Phần tôi thì cúng dường tại nhà thiền chư sư Lađặt, còn phần thầy thì cúng dường nơi nhà thiền của Thừa tướng. Tôi phải chịu. Bần đạo nói tốt lắm, tốt lắm. Quan lớn tỏ lòng thương đến rất tốt. Đoạn ba vị kiếu về. Samdhen nói, thầy bây giờ như người tu đồng hương cùng Thừa tướng, ước thầy muốn ở lại Lhassa mấy năm tu hành cũng có ẩm-thực y phục của Thừa tướng bao bọc cả thảy. Bần đạo rằng : Ấy cũng nhờ đi cùng chư huynh mới đặng tử tế, nếu đi một mình hay cùng kẻ khác cũng bơ vơ, có ai ngó đến. Nghe qua, các huỷnh vui lòng. Bần đạo rằng : Huynh Samdhen đây, Quan dân hào gia phú tộc đều biết danh, nhờ vậy mà tôi đặng hạnh phúc. Ngày nay, tôi đặng cung kỉnh như vầy quí quá, tốt tôi ấy là tốt huynh đệ, ấy tôi là người của Lama và chư huynh, ai nấy nghe qua cũng mừng. Choun-douss rằng : Bây giờ thầy như ghe bị cột đỏi, như xe lửa đã cột wagon, lễ mừng chút đỉnh, lễ đáp phải to. Bần đạo cười rằng : Sự cúng dường dầu tốn bao nhiêu cũng không sợ, chỉ đặng phúc hạnh an ổn xứ nầy là quí. Xong việc, Samdhen bàn luận lễ vật cúng dường tại nhà thiền Thừa tướng, tốn hao lối 50 rupee. – Đặng, đặng, tốt, tốt. – Kế đến ngọ trung. Nay ăn cơm cùng cải xào. Chiều lại Samdhen rủ đi chùa chợ với huỷnh. – Đặng. – Theo chơn đi hành hương, các điện cũng cúng tiền như sớm mơi. Khi đến cúng dường nơi chư Lama hành kinh, thì các huynh ngó trân vì sớm mơi đã có cúng. Rồi về tới nhà gặp Thừa tướng ông bà đứng hóng mát với người con trai. Samdhen khóm róm xá, bần đạo cúi đầu chào, đoạn Quan bảo con đem bần đạo vào thơ phòng chỉ xứ sở trên carte.

hoangtri
06-21-2016, 03:30 PM
Ngày 9 Juillet 1936 – 21-5-â.l.

Sớm trà sữa cốm dẹp điểm tâm. Đoạn Samdhen bảo đi chợ đặng mua đồ sắm lễ cúng dường, bần đạo rằng hết tiền lẻ, còn có 8 rupee, vậy huynh đổi giùm giấy 100 rupee. Lấy giấy cent(1) trao cho huỷnh, bèn kêu Choundouss đi đổi giùm. Huỷnh bảo ăn ngọ sớm chút đặng rồi Choundouss đem bạc về thì đi chợ. – Đặng. – Chín giờ lo cúng dường ăn ngọ luôn, cốm dẹp cùng cải xào đủ bữa. Một chập lâu, Choundouss đem giấy bạc đổi về. Samdhen đếm rồi giao lại bần đạo 50 rupee, còn giao cho Choundouss 50 rupee, đổi giùm 30 rupee ra tiền nhỏ và mua beurre, trà, cùng vật khác. Đoạn huỷnh cùng cô bạn của đầu bếp đi chợ, bần đạo chẳng đi theo làm gì. Bèn rủ Sonnam đi xuống sông đặng tắm giặt. Tới bến đò, thấy tại bến nam nữ lớn nhỏ tắm giặt đông đảo, bèn đi dọc theo bờ đê kiếm nơi vắng tắm. Xuống một chỗ chỉ có một người đang giặt đồ, bèn giặt đồ rồi tắm. Sonnam giặt giùm cái áo, tuy không mấy sạch, nhưng cũng cám ơn. Khi về đến nhà, một lát có người đằng dinh Thừa tướng đem 30 rupee tiền nhỏ lại. Ấy là đổi bạc đàng Quan lớn, chớ ai có lung mà đổi. Choundouss đếm và thâu số tiền. Samdhen bèn chỉ beurre mua 8 rupee và trà đã mua rồi. Đoạn còn chờ Quan lớn mua giùm một cái đèn đặng cúng vào chùa, chiều y lệ.


Ngày 10 Juillet 1936 – 22-5-â.l.

Nhựt thường lệ, điểm tâm rồi, 8 giờ bèn sắm sửa đi chợ. Samdhen hỏi thầy muốn đi đâu ? – Đi dạo chợ, ngồi hoài mỏi mê quá. Đoạn ra đi, đến trước chùa Chô Khăng, ghé Chùa vào điện Lama Tổ sư đảnh lễ và sang qua Điện Phật-tổ lễ bái, rồi quày trở ra đi dạo phường phố. Thấy quán có hột thơm (cà-ri) mua ít món hột rồi đi đến chỗ bán hàng bông mua ba cây cải asperge đoạn về. Các huỷnh đi xóm, một mình Issê ở nhà với Bần đạo, Bần đạo đâm hột ngò, quế, nghệ (bột cà-ri), đoạn nấu cà-ri cải chua với cải măng, chiên khoai. Mười hai giờ thiếu 15 ăn ngọ bột với đồ ăn ấy. Đoạn chiều có hai vị Lama quen bữa nọ, ở Trzăngpá Khâm trzanh đến viếng và hỏi thăm Samdhen chừng nào bần đạo đi hành hương nơi Trzăngpá Khâm trzanh. Ba người đàm đạo, Lama mập quen trước ngồi nơi đơn của bần đạo, tay vò tay bần đạo một cách trìu mến, quyến luyến. Cứ một chập lâu ngó Bần đạo cười và nói một, hai tiếng dễ hiểu. Bần đạo cũng đáp lại. Mãn hai từng trà, hai huỷnh kiếu về. Samdhen rằng : họ đến hỏi ngày thầy đi hành hương nơi nhà thiền Thừa-tướng. Tôi cũng nói với họ, đã sắm sửa lễ vật rồi, mốt sẽ đi. Tôi nói : Thầy đã đi nhiều chỗ và đã ba, bốn tháng trời rồi, tiền hao tốn phí lộ lung, nên đến đây tiền cũng còn không đủ xây. Sự cúng dường nầy, tôi cho mượn sắm lễ, sau về Calcutta trả lại. Nói như vậy với họ, họ mừng quá, và như thế họ ít đèo bồng, chừng đi hành hương lễ vật đủ lẻ, họ mới kiêng thầy. Bần đạo chỉ cười.

Chiều đi dạo phường xá với Sonnam, đi thẳng đến chợ thịt đặng huỷnh mua thịt, vào đó cũng có ít chục thớt toàn thịt trâu-ly. Mua rồi ra quán mua một cục savon 7 trăng nga rồi về. Tối họ ăn đêm, bần đạo ra ngoài ngồi niệm Phật.

hoangtri
06-22-2016, 05:09 PM
Ngày 11 Juillet 1936 – 23-5-â.l.

Nhựt thường lệ, lúc đang dùng trà, tên thợ may đem áo lại cho Choundouss. Huỷnh bèn bảo Bần đạo đưa giùm cuốn vocabulaire(1) của bần đạo cho huỷnh đặng lấy tấm giấy bạch của huỷnh để trỏng hôm qua. (Bần đạo có thấy huỷnh để và có ý không đẹp, vì xấp giấy cộm sách e hư sách, nên chi lúc huỷnh đi, thì bần đạo lấy xấp giấy bạch xếp nhỏ bỏ túi, ý làm vậy cho sau huỷnh hết để vào sách và giấy bạch sẽ dùng đi ngoài.) Khi huỷnh lật sách đặng lấy giấy ấy thì không có, bèn kiếm táo tát nói : Tấm giấy ấy mất rồi, bèn kêu Sonnam hỏi có thấy chăng ? – Không ? – Samdhen cũng kiếm giùm, tốc đồ của Bần đạo kiếm không có. Bần đạo hỏi kiếm thứ chi, Samdhen rằng : một tấm giấy bạch có gói ở trỏng một tấm giấy 2 rupee của Choundouss để trong cuốn sách của thầy. Bần đạo nói : Ôi thôi ? hôm qua cuốn sách ấy lấy ra nhiều người xem đọc, đem ra ngoài xem đọc, thì tấm giấy ấy còn đâu. Choundouss rằng : Tối tôi mới để, không ai thấy. Bần đạo nói : Sao không bỏ túi lại bỏ trong sách. Không tiền trả cho thợ may, nên coi bộ buồn xo, Samdhen lấy giấy 2 rupee đưa cho huỷnh, Bần đạo bèn nói : Không bao nhiêu, để tôi đưa cho huỷnh 2 rupee và nói và móc túi lấy một tấm giấy bạc 2 rupee đưa cho Choundouss (không dè trong tấm giấy bạch ấy có giấy bạc, té ra có, vậy làm bộ cho huỷnh đặng trả bạc ấy lại cho huỷnh, ấy cũng một sự dạy người đừng hơ hỏng). Chín giờ điểm tâm bột, khoai chiên. Mượn cô đầu bếp mua sữa (2 trăng nga), đường cát 5 trăng nga, 2P. Nấu trà sữa. Isess lo quảy đồ đi trước với một ông Lama (Lađặt), bần đạo thấy mang quảy (beurre, trà, bột vân vân…) đi bộ cực, bèn hộ mỗi vị ít trăng nga. Rảnh học thêm tiếng Tây-tạng.

hoangtri
06-22-2016, 05:13 PM
Ngày 12 Juillet 1936 – 24-5-â.l.

Nhựt thường lệ. Điểm tâm rồi, sửa soạn đồ hành lý, đợi đem năm con ngựa tới sẽ đi cúng dường tại chùa Dzêsbung. Xuất 2 rupee cho Choundouss mua bánh in lạt china, đường cát, nho khô và táo khô đặng đem theo dùng tại Chùa, mua hết 1 rupee ngoài. Quan Thừa tướng bảo huynh đầu bếp đem lại một cái đèn bạc kiểu Tây-tạng, thứ thắp bằng tô dầu (beurre), đèn ấy của ngài, ngài nhượng lại cho tôi cúng dường tại nhà Tăng-già của ngài là Trzăng pá khâm trzanh, ngài bảo cúng dường rồi đem về mướn khắc tên bần đạo, xứ sở rồi sẽ gởi về Tăng-già để làm dấu tích. Mười giờ rưỡi có ba ông Lama (Lađặt) ở tại chùa Dzêsbung nhà Sangha Lađặt là Pithu Khâm trzanh đem năm con ngựa tới, các huỷnh lo gác yên đoạn 11 giờ thì năm huynh đệ lên ngựa, ba vị Lama quảy giùm hành lý Samdhen, còn bần đạo y theo lời Samdhen bảo, đem đồ ngủ và y phục Bí-sô theo. Mười hai giờ rưỡi tới Chùa, vào Tăng già Lađặt đỗ ngụ, chư Lama Lađặt tiếp rước tử tế, ấy là đồng hương cùng Samdhen. Samdhen và Choun-douss đã sắm đủ lễ đặng cúng dường, tục của họ, người xứ nào thì cúng dường tại Tăng già xứ nấy. Thấy hai huỷnh bàn tính lăng xăng, lễ vật sắp đặt bàn luận cùng huynh chủ liêu, tiền cúng dường cho chư Lama, tiền và anh lạc cho Hòa thượng và Yết ma, giáo thọ, lúc họ bàn luận rồi, thì Bần đạo bèn nói với Samdhen rằng : Tôi muốn cúng dường tại nhà thiền Tăng già Lađặt, vậy huynh sắm giùm lễ vật y như huynh đặng mai cúng dường một lượt. Nghe bần đạo nói, huỷnh vui lòng đẹp ý, bèn trăm tiếng Tây-tạng lại cho các Lama có mặt tại đó nghe, ai nấy cũng tỏ lòng mừng. Samdhen bảo vậy thầy xuất ra 8 rupee đặng đổi tiền, mai hộ cúng chư Lama. Bần đạo rằng : còn beurre, trà cúng dường y như huynh nữa, huỷnh nói : thầy muốn vậy càng tốt, vậy phải 8 rupee nữa là 16 rupee. Tôi sẽ mượn người mua beurre và trà. Các huỷnh trăm nhau, coi ý mừng rỡ lắm, vì tưởng việc ấy tôi không để ý, vì lễ cúng dường tại Tăng già đồng hương của Thừa tướng tốn nhiều lắm. Đến nay nghe qua và thấy bần đạo xuất y số 16 rupee theo lời Sam-dhen bảo, thì họ trầm trồ lắm. Chừ coi bộ họ trọng đãi bần đạo lắm, lo trà sữa dưng cho bần đạo. Bần đạo nói với Samdhen rằng : Sự cúng dường đằng Trzăng pá khâm trzanh tôi không ngờ mà Thừa tướng chiếu cố đến tôi, chớ sự cúng dường tại Tăng già Lađặt thì tôi để ý đã lâu, vì tôi đi với huynh, nhờ huynh, biết huynh, huynh là người Lađặt, thì tôi cũng như người xứ Lađặt. Nay đã đến nhà Thiền Lađặt thì toại ý tôi lắm, nên muốn y như huynh cúng dường. Huỷnh thông ngôn lại, các huỷnh đồng vui cười mừng rỡ. Bần đạo nghĩ vì, tu hành không bao nhiêu đức hạnh, kém phước, mỏng đức, nên phải cầu chút ít phước thiện đặng chia Đàn na tín thí có lòng hộ trợ cho Bần-đạo đi đến Tây-tạng. Nên chi tới các cảnh chùa đều cúng dường ít nhiều. Tưởng Phật nên trọng Tăng, xuất huyết mạch cho bần tăng đi đến đất Phật, thiệt Phước bất đường quyên, nhưng bần đạo xét mình “Thổn kỳ đức hạnh”, thọ tiền hộ phí cúng dường, không đành ăn ngon, mặc ấm, tiếc từ đồng để đến Tây-tạng đặng đi hành hương cầu phước cho Đàn na. Nay gặp sự cúng dường thì đẹp ý lắm. Choundouss ăn năn lời kiêu ngạo khi nãy.

hoangtri
06-22-2016, 05:15 PM
2 giờ có hai vị Lama Tăng già Thừa tướng tới thăm, có đem bình trà lễ mừng và sau đem cơm hộ mỗi vị một chén. Bần đạo quá ngọ không dùng, nhưng cũng cúng dường lục đạo, đoạn các huỷnh cũng ăn mỗi người chút đỉnh, rồi xin hồi, nhưng hai Lama để lại ba chén phần Samdhen, Choundouss và bần đạo, còn mấy chén kia bưng về. Lúc họ về rồi Choundouss cợt rằng : Nhà Thiền của thầy không có beurre, nên cơm khô rang. Cái tiếng Choundouss ngạo cơm không beurre khi nãy thì không lạ chi cái tánh ganh gổ, vì nhà thiền cúng nhiều mà tiếp đãi không đúng. Ôi ! đời phải biết nghe tiếng, biết cử chỉ tốt xấu, mà làm cho hòa hảo, vậy mới ăn vào lời Phật nói : Đắp y của Phật thì phải ở cùng người một cách hòa hiệp, nhịn nhục, rộng rãi, hoan hỉ cho vui dạ người, an ổn phận mình, trúng với câu : Nhu hòa nhẫn nhục y. Nên chi Bần đạo thừa dịp mà bòn phước cho đàn na, cúng dường chung cùng các huỷnh tại nhà thiền Pi-thu La-đặt cho vui lòng hai bên, thà nhịn ăn, thiếu mặc để tiền mà làm việc phải, thì đồng tiền đàn-na không chết. Tỉ dụ như hột giống gieo vào ruộng tốt, cho nên Phật nói : Nhử đẳng thị chúng sanh chi lương phước điền. Thì làm sao cho phải Phật đệ tử cho chúng sanh nhờ phước đức thì làm… Nghĩ vậy mà bần đạo cứ xửcùng nội bọn, không dám làm phiền lòng người mà cũng không để cho người sanh tâm tội lỗi…

Từ ngày theo chơn cùng Samdhen nội bọn, đến ngày nhập thành Lhassa, thì trải qua biết mấy phen, ôm lòng nhẫn nhục, chịu sút, chịu thua, lời nói năng, sự ăn uống, cử chỉ động tịnh, đi đứng nằm ngồi, cho đến chỗ muốn của người cũng kiếm thế làm cho toại ý của họ, không chao không mích. Hòa lòng người cũng an lòng mình chút ít, có khi giọt lụy nước phiền tràn đổ, vì sự quá ép tánh tình, quá khổ tâm thức, nhưng trong cơn Thiền định, lộ hiện chơn tâm, trưng cuộc đời giả hiệu, dường như kép hát đóng tuồng, buồn, vui, mạnh, yếu, chẳng qua là nội sân khấu giả trang đó thôi, vào cửa buồng hết lớp, đồng nhau không râu, không mão, không ghét, không thương, thể tánh đồng nhứt. Nhờ vậy mà bần đạo biết mấy phen đánh đổ tâm trần cạnh tranh, biết mấy phen lấy Phật cam lồ ba giọt mà tưới tắt lửa lòng, xác tục. Sự qua Trung thiên Ấn-độ cùng đi Tây-tạng nầy, nhờ trải qua mấy chỗ mích lòng phàm, động tánh tục, mà bần đạo mới biết cái nhẫn nhục Phật dạy là thuốc hay trị phiền não, làm cho bần đạo tự thắng mấy phen, hòa bình mấy trận, làm cho biết mấy kẻ ăn năn, thức đạo.

hoangtri
06-22-2016, 05:19 PM
Tự thắng đạo thường tồn…
Thối tha pháp năng một.

Phải quá, có tu mới biết thương người tu, thử đi ra chịu cùng thế tục, như Phật và chư Tổ sư thuở xưa, mới biết cái Pháp cao thượng của Phật đánh đổ cả nhân duyên của Phật là đúng đắn. Nhưng, chư tu hành có mấy sư đắc Vô sanh pháp nhẫn, trong muôn một mà vẫn còn e chưa đặng. Phàm-tâm, huyết tâm, sắc tâm, tam hỏa nội ứng, khó mà tắt nó cho tiêu tận, hằng nung nấu sôi nổi trào ao ba cái nghiệp xấu là : tham, sân, si, hằng ẩn núp trong u toái tam tâm, chờ ngoại hiệp thì nội ứng, muôn điều không sai một, y như điện khí, dây văn dây võ hòa hiệp thì sanh lửa, như lôi khí, âm dương hòa hiệp thì nổi tiếng ầm ì. Những bực tu hành trong đạo Phật, mấy ai biết làm người can hai đàng khắc nghịch cho hòa hảo. Phật đạo là thủ trung, vậy muốn can hai bên thì phải đứng chính giữa (trung gian) mà biện lẽ phải chẳng đặng tắt lửa lòng sôi nổi hai bên, thế phải có đủ phương tiện thiện xảo ngôn từ biện luận mới đặng.

Cái thí dụ trên đó tỉ như : Trong lòng người tu hành tam hỏa hằng ẩn, gặp nhân ngoại thì sanh duyên nội nghĩa là : Tỉ như : Lửa hờn giận ẩn trong, chờ gặp kẻ thù nghịch thì nổi dậy, hoặc gặp tiếng nghịch, tiếng hiếp, thì huyết tâm sôi nổi, hỏa huyết phừng nóng thức não, chúa soái (động ổ) thì ngã tướng phát xung, rung động cả chư thức căn : nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân, ý. Mắt trợn, tai dảnh, mũi phì, môi bậm, lưỡi cong, tay chơn cả thân cử động run rẩy, ý tánh lừng-lẫy liệu luận, cự cùng chẳng kháng cự tùy sức. Tỉ một sự đó đủ biết, làm một vị Phật đệ tử, gặp cơn nội ứng ngoại hiệp thì điều đình làm sao ? Tắt lửa hay vùi lửa ?…

hoangtri
06-22-2016, 05:21 PM
Ngày 13 Juillet 1936 – 25-5-â.l.

Sớm điểm tâm trà bánh. Đoạn Samdhen hỏi tên bần đạo đặng viết sớ lại, ba người cúng dường. Sam-dhen, Choundouss và bần đạo để vào sớ là Annam Gơ-long Nguyễn Văn Tạo. Rảnh, bèn bước lên rầm nhà thiền xem cảnh chùa. To tát rộng lớn, nhà thiền các xứ cất dầy đeo. Một cảnh chùa lớn, ba cảnh chùa nhỏ. Lời Samdhen cắt nghĩa rằng : Chùa lớn, chùa nhỏ đều có phần, mấy nhà tăng già đậu cất. Nên mỗi ngày đều có phần cắt mỗi tăng già là mấy vị Lama cúng dường, không lộn xộn. Kế 11 giờ rưỡi nhà tăng già hộ cơm chay, trộn đường và beurre mỗi vị một chén chung, cúng ngọ rồi ăn. Một giờ có Hòa thượng đến, thiền chủ mời huynh đệ đi dự sự cúng dường. Một trăm mấy vị Lama tăng đồng tựu, khởi sự tụng kinh cúng dường. Ba chập trà xong, tụng kinh rồi đọc sớ. Kế dùng bột nấu với thịt. Đoạn thiền chủ mời huynh đệ vào. Samdhen đi trước vào Đạo tràng đảnh lễ Phật, pháp, tăng rồi đi thẳng lại Thượng tọa Lama cả dưng anh lạc và cúi đầu lãnh niệt, kế bần đạo, kế Choun-douss và Issê Sonnam. Xong rồi lui ra đơn ngồi, thiền chủ dưng bột thịt, các huỷnh đồng ăn lấy lễ rồi Lama đạo bưng về liêu ngụ. Bần đạo có đưa thêm 2 rupee cho Samdhen vì huỷnh nói còn thiếu. Lúc cúng dường, Samdhen chụp ảnh hai lần. Gần hườn kinh thì Choun-douss đem tiền vào cúng dường chư sư. Ba giờ rưỡi lễ tất, huynh đệ về liêu. Bần đạo hộ cho hai người đạo trù phòng tại ngụ liêu mỗi người ít trăng nga, họ rất mừng vui. Thiền chủ có đem anh lạc và tiền 5 trăng nga đáp lễ, bần đạo hiến lại cho Samdhen. Chiều tối các huỷnh dùng bột thịt rồi nghỉ.

hoangtri
06-22-2016, 05:24 PM
Ngày 14 Juillet 1936 – 26-5-â.l.

Sáu giờ trà bánh điểm tâm. Sáu giờ rưỡi có vị Lama thiền chủ (chef du Sangha) ở nhà thiền Trzăng-pá Khâm-trzanh lại rước, thì Samdhen bảo Choundouss đi trước với bần đạo, huỷnh còn mắc việc sẽ đi sau. Hai huynh đệ đi, khi đến cửa nhà thiền Trzăng-pá, thì thiền chủ sẵn chực rước lên lầu mời lại tọa đơn. Liếc sơ thấy mười phần đẹp đẽ, đơn trải gấm tàu, tợ son sơn phết vàng, chỗ Bần đạo ngồi nệm cao gấm tốt, tợ lớn chưng dọn sạch sẽ, vách treo phan hàng tòng tụi, gần bên có tiểu tọa cho Đại tăng sư (cai quản 4000 tăng chúng) ngồi tiếp chuyện cùng Đàn na. Trà ba từng, thiền chủ mời vào nhà thiền lễ Phật và xem Đạo tràng. Cùng Choundouss vào lễ Phật, Tổ sư Lama, Talê Lama. Đoạn đi xem từ điện, từ tả chí hữu, rốt đó là vị Hộ pháp, Thiên long : Mặt rồng mình người, cúng dường chút ít. Xong việc ra ngoài, Choundouss chụp hình Bần đạo đứng trước nhà thiền rồi vào đơn nghỉ. Một chập có Samdhen lại với ba huynh kia, thiền chủ mời tọa đơn kế Bần đạo, coi bộ huỷnh dường có nét xẻn lẻn, vì thấy sự tiếp đãi cách long trọng và nhà thiền mười phần đẹp đẽ…, song chập lâu bần đạo bảo huỷnh ra chụp hình chơi dã lã cho vui lòng, thiền chủ thiết đãi bánh trái cũng trọng. Đoạn đạo bưng bột và đồ xào chay cho bần đạo, còn bột và đồ mặn cho năm huỷnh. Huỷnh bảo bần đạo ăn ít ít vì một lát còn dưng cơm nữa, ăn rồi chuyện vãn, đoạn 11 giờ rưỡi hộ cơm với lạc (dehi). Kế 1 giờ chư tăng tựu trên 400 chư sư. Samdhen bèn chụp ảnh chư tăng hai lần hết film.

Khởi sự cúng dường, tụng kinh, cúng trà, đoạn có đạo đem trà cúng dường ra đãi. Samdhen rằng : trà cúng dường, âm phước. Sự cúng dường chỉ có Đại lão quản chúng thượng tọa, chẳng có Hòa thượng, 2 giờ đọc sớ rồi, Thiền chủ mời vào, bần đạo vào lễ Phật Pháp tăng rồi ra. Tụng kinh một chập nữa, kế 2 giờ rưỡi hườn kinh. Choundouss lãnh phần hộ tiền cho chư sư. Samdhen bảo đưa thêm 4 rupee. Xong việc hộ tăng, thiền chủ mời vào đơn, an tọa, trà một chập, kế đạo bưng lên cho bần đạo một mâm đồ chay, các huỷnh đồ mặn, thịt dê khô, sườn, đùi để y trong dĩa cổ, cách trọng đãi hơn Lađặt nhà Thiền. Ăn xong, chuyện vãn một chập, Samdhen nói cùng Bần đạo. Quan Thừa tướng có gởi đến hai cái thơ cho thiền chủ, bảo chưng dọn tử tế, cũng như cuộc cúng dường Đại thí-chủ, vì thầy là ngoại quốc đến cúng dường, tuy ít mà quí lắm, nên Quan Thừa tướng ân cần căn dặn Thiền chủ, nếu sơ lược có lỗi, vì vậy mới gấm trải phan phướng chưng dọn rình rang. Chuyện xong huynh Samdhen bèn lấy ra một gói tiền một sợi anh lạc đáp lễ (phần riêng của huỷnh). Song thiền chủ hồi gói tiền lại…

Đoạn huynh đệ từ kiếu lui về Lađặt Sangha. Chiều lại bần đạo lấy ra 2 rupee trao cho Samdhen rằng : Tiền nầy Bần đạo xin đáp tạ chủ liêu ngụ, tiền củi nước chút ít và nói và vui cười với huỷnh rằng : Nay rồi các việc, Bần đạo giao số tiền nầy cho huynh đền đáp giùm, Bần đạo như rồi việc, không còn biết chi nữa, mọi việc gì nữa huynh lo lấy, bần đạo hết rồi.

hoangtri
06-22-2016, 05:36 PM
Ngày 15 Juillet 1936 – 27-5-â.l.

Trà sữa điểm tâm cùng bánh China xong. Sam-dhen trao một sợi anh lạc rằng : Bây giờ huynh đệ ta lo đi viếng Hòa thượng Lađặt. Đi quanh co lên đảnh xa bộn, mệt điếng, đến liêu đại đức. Samdhen có đem lễ vật theo : một bao gạo, hàng Bhutan một xấp và các hình Phật Bodhgaya, nước sông Gange, bưng vào liêu, đảnh lễ dưng anh lạc, cúi đầu trước Đại đức, hai tay rờ đầu và cụng đầu, kế bần đạo cũng vậy, còn mấy huynh kia tay rờ đầu chớ không cụng đầu. Đoạn ngài mời ngồi nơi đơn, đạo đãi trà. Ngài cùng Samdhen với Isess chuyện trò, còn Choundouss cùng bần đạo ngồi kề, cứ phẳng lặng. Bần đạo lét mắt ngó đại đức chán chường, còn nhỏ tuổi lối 25, mặt mày sáng sủa, nói năng đề đạm, chập lâu xá kiếu về, vừa bước ra cửa liêu thì Lama đầu bếp mời nán ngồi đợi dùng bánh canh thịt rồi về. Từ chối hết sức không đặng phải hầu đãi thực. Bần đạo chỉ vớt bột ăn lấy lễ, đoạn ăn xong kiếu về, thì Đại đức sai đạo hộ mỗi vị một cái niệt. Xuống lầu, vào điện Tổ sư Lama cúng dường chút ít, lễ bái rồi lui ra về. Tám giờ tới ngụ liêu. Đoạn có Đạo đằng chùa nhỏ của huynh đồng hương cùng Samdhen sai lại rước huynh đệ đi nghỉ mát dưới cội cây tại rừng chồi chùa nhỏ. Đến nơi thấy cây cối bộn bàn, tàng lớn cội to xem ra cũng đẹp. Thì huynh đồng hương với Samdhen đem tapis hai tấm tợ ra trải dưới cội cây cho huynh đệ tạm ngồi, đoạn có người đem bình xăng đến cho các huỷnh dùng, chỉ Samdhen và bần đạo xin kiếu, uống trà. Bần đạo vì không hợp ý vui chơi, nên giả đau răng đi kiếm nơi khác ngồi, nằm trên thạch bàn riêng nghĩ tư duy. Nội khóm rừng ấy cũng có đông người tới nghỉ mát uống trà, đổ hột chơi giỡn, thảy đá, hò hát. Phần đông là chư Lama, phe nào chơi theo phe nấy, không ai trà trộn khác phe. Người tu hành mà vui chơi đổ hột thật cũng kỳ, nhưng ấy là tục xứ đã quen. Mười hai giờ ăn ngọ dưới bóng cây với một cái bánh in lạt với một chén trà, rồi đi nằm riêng nơi thạch bàn, tới 4 giờ về liêu ngụ, nằm nơi đơn tới giờ đi ngủ, ngậm ngùi đời mạt pháp.
Đêm nay trời mưa dầm.

hoangtri
06-23-2016, 06:21 PM
Ngày 16 Juillet 1936 – 28-5-â.l.

7 giờ ăn bột cùng cải xào, 8 giờ rưỡi có ông sư Lama già đến rước đi hành hương mấy chùa, bởi ông thạo các nơi nên lãnh dẫn lộ. Đến chùa lớn, trước khi tới chùa lớn, ghé một chỗ điện Phật khác và đóng dấu niêm. Sandhen rằng : Chìa khóa điện nầy Quan Thừa tướng giữ, mỗi ba tháng có cúng dường mới mở cửa. Trước điện có Lama thủ thiền, sắm sửa cúng nước tụng kinh. Samdhen dưng nơi cửa điện một sợi anh lạc rồi cúng tiền cho vị Lama ấy. Bần đạo cũng y theo lấy tiền cúng dường. Lama bèn nổi chập-chỏa, trống, tụng kinh cúng tịnh bình. Đoạn huynh đệ kiếu đi đến chùa lớn, Lama lão dẫn đi các điện cúng dường lễ bái. Khi đến một cái điện Phật Thích Ca, thì thấy trước cửa điện có một tấm bảng chạm sơn son phết vàng, huyền chính giữa cửa điện chạm bốn chữ : thiện chi giáng hoàng , vào cúng dường lễ bái, thì Lama lão nói với Lama từ tại điện giây lâu, thì Lama từ đi theo nội bọn, mở cửa cho lễ bái hành hương xem viếng các điện, đến nhà thiền thì hết. Nhà thiền rộng lớn, nệm trải khắp nơi, đầu nầy ngó qua đầu kia xa lắc ước trên một trăm thước. Chạm trổ sơn vẽ xem nguy nga. Nhà thiền thờ chư Tả lê Lama tổ sư, có tháp để cốt của chư Tổ sư. Ôi nói không cùng, mỗi chỗ chút ít tiền dầu cúng dường. Qua chùa nhỏ, đi cúng các điện, các nơi xong tới nhà thiền chạm vẽ sơn phết rực rỡ, nhưng nhỏ, Samdhen khoe rằng : Đây là chùa của chúng tôi Lađặt, thầy xem tốt không ? Hai bên nhà thiền có tủ kê sơn son phết vàng, mỗi bên 500 cốt Phật đủ thứ… Khi ra nhà thiền, đi vòng qua xem nhà bếp, người đầu bếp dắt chỉ, phần nào của chùa nào. Chỉ cái nồi phần chùa của Thừa tướng chùa lớn. Hai cái nồi bề ngang ba thước bề sâu một thước rưỡi, nói rồi trà và trôi nước cho chư sư ăn khi cúng dường. Ra về còn hai chùa nữa, Samdhen nói thôi để khi khác, nay mệt quá. Về ăn ngọ cơm đường với dehi. Đền ơn cho Lama lão ít yoyăng.
Tiếp điển Tổ sư.

hoangtri
06-23-2016, 08:28 PM
Ngày 17 Juillet 1936 – 29-5-â.l.

Điểm tâm bột với cải xào, trưa ngọ bột chiên với đường. Mười hai giờ rưỡi có ngựa tới, gác yên, đoạn tạm biệt chùa Dzêsbung và chư Lama Lađặt, đi về Lhassa. Một giờ 45 tới nhà ngụ, liền đó có huynh đầu bếp mừng hỏi. Samdhen thuật sự bần đạo cúng dường hai nhà thiền, tốn kém cũng bộn. Đầu bếp day qua Bần đạo nói : Lama chef nhiều tiền quá. Đáp rằng : Bần đạo là người tu hành, tiền không có, ấy là tiền của Đàn na hộ phí bần đạo để cúng dường. Chuyện vãn vui vẻ rồi. Đầu bếp ra về. Mượn Isess cạo đầu. Tối lại trời mưa, đã hai đêm mưa dầm, núi đóng tuyết trắng phao, lạnh lẽo rồi đêm nay còn mưa nữa, nên lạnh thêm.


Ngày 18 Juillet 1936 – mùng 1-6-â.l.

Sớm mơi thức ra trước tiểu, thấy nước ngập lai láng, ngọn nước rạch nhỏ gần chợ tràn trề, ngó xung quanh núi tuyết đóng trắng phích. Điểm tâm rồi cùng Isess đi chợ, mua ít trăng nga hàng bông, bữa nay nấu chay cho các huỷnh xơi. Tối các huỷnh cũng ăn bột với đồ chay còn dư. Tối ngủ, khuya 11 giờ trời mưa, phòng ngụ dột ướt khắp nơi, bần đạo nổi đèn, Issê Sonnam thức, ôi thấy dột ướt cùng, lấy dù che mấy chỗ có đồ. Bần đạo cũng che dù nơi đầu đơn dột ướt, ngủ thì sáng thức mền ướt ráo.
Samdhen dường đã muốn hết tiền, nên coi ý đã hà tiện.

hoangtri
06-23-2016, 08:32 PM
Ngày 19 Juillet 1936 – mùng 2-6-â.l.

Điểm tâm, phơi đồ, lên rầm nhổ cỏ, sửa soạn mướn gánh đất bồi bổ. Lúc bần đạo xơi ngọ rồi, nằm nghỉ, thì nghe la chở đất tới, Issê và Sonnam đem lên bồi bổ, Samdhen cũng nghỉ trưa, khi thức dậy lên xem đoạn xuống kêu bần đạo thức dậy, bảo lên rầm xem, bảo đôi ba lần, bần đạo cũng thuận tình lên xem, trở xuống vào liêu nói : Tốt quá. Huỷnh nói đất đó mua hết 24 trăng nga, nói hai lần, bần đạo hiểu ý, bèn nói : Tiền đất ấy để tôi trả cho, coi bộ huỷnh hơi thẹn, nói không, không, để tôi trả. Bần đạo vui cười rằng : Vậy thôi phần huynh nửa tôi phân nửa và nói và móc túi lấy ra một tấm giấy bạc 2 rupee để trên tợ của huỷnh, rồi lên đơn ngồi. Huỷnh dường thẹn mặt vì biết Bần đạo đoạt ý của huỷnh, huỷnh nói trưa sao buồn ngủ quá, rồi nhắm mắt. Bần đạo thấy vậy, thấy tấm giấy còn trên tợ, bước lại lấy giấy bạc đem qua cô đầu bếp mượn đổi giùm tiền lẻ. Huỷnh hay, hỏi Isess, Isess nói bần đạo mượn đổi tiền. Huỷnh làm thinh, bần đạo vào đơn ngồi viết nhựt ký…

Tình đời theo lối thế kỷ mạt pháp nầy, tăng tục đều sống bằng tiền, bạn bằng tiền, thương ghét tùy tiền. Ôi ! Ôi ! đời kim tiền, có chi lạ cho cái máu tham lam, nghe hơi đồng thì vui thì cung phụng, vắng hơi đồng thì mặt mày đổi sắc, bạc đãi, thô lời… Chán biết cái tâm đời…

Đoạn 4 giờ có một Lama tới viếng huỷnh, rốt chuyện rồi huỷnh nói với bần đạo : Vị Lama đây là tăng-sư tại nhà thiền Thừa tướng Trzăng-pá Khâm-trzanh, hỏi thầy đến cúng dường tại đó ra thế nào ? Đạo chúng cúng dường thế nào, nhà thiền ra sao ? Bần đạo rằng : Sự cúng dường tốt lắm. Cả thảy đều tốt, không chi lạ. Huỷnh thông ngôn lại, đoạn Lama khách kiếu về. Mấy huỷnh rủ đi chợ, bần đạo chối từ, ở nhà nấu trà sữa uống chơi. Chợ búa đường xá ướt át, bữa trước đi rồi, sình nẩy ngập dày, nay còn đi chi, để cho họ đi cho biết…

Luận : nghĩ mình Thích-tử, chữ nhẫn làm đầu, nên chi muôn điều ngàn việc đều phải nhẫn nhục. Đất khách, người lạ, ta là kẻ tha phương, mọi lời xuất khẩu phải dè dặt, nhu hòa, nhỏ nhẹ, cho ngoan lời nói, nơi xứ người như nước chìu lòng sông rạch, thì muôn việc dễ dàng, xuôi xếp. Vì xét vậy, mà từ ngày cùng bọn Samdhen theo chưn đi Tây-tạng, bốn nguyệt dư không một mảy mích lòng. Ở ăn đều dè dặt, đến sự họ cợt diễu lời nói, bần tăng cũng phuôi pha hoan hỉ nhẫn nhục cho qua ngày. Cho đến đồng tiền, bần đạo cũng chịu thua sút, chìu ý mà xuất phát ít nhiều. Đời mạt pháp, người Tăng kẻ tục đồng tánh, máu tham tài nung nẩy, nghe hơi đồng tâm ý khoái nhiên, đã đạt được đặng tâm người mà còn để cho mích dạ, phiền lòng, nghịch ý, thì không đáng mặt Phật đệ tử. Khắp hoàn vũ, có nơi nào mà chẳng sống vì tiền tài, tranh, đấu, cấu xé, chẳng thương nhau, giết lẫn nhau, binh đao dấy động, đống chiến-thi chất-ngất thành non, máu tử-trận tràn-lan như biển cả, cũng vì cái huyết tham tài. Gặp đời mạt-pháp, bần-đạo hổ vì đức bạc phước mỏng, không dùng đặng cái đức hạnh của nòi Thích-tử mà phục lòng người, lại buộc phải dụng tiền tài mà thắng thói đời, thật cho là thậm-sỉ cho con nhà Phật đạo. Song nhớ câu Phật dạy chư Bồ-tát, Thinh-văn đệ tử rằng : “Hành Bồ-tát đạo, đạt pháp-giới tánh thiên nhiên, tùy thuận chúng sanh : thân, ngữ, ý, bất trụ tâm, bất trước pháp, vô phước đức tánh, như như bất động, thị danh Phật đệ tử.” – Vì vậy mà Bần đạo vui lòng tùy thuận, cùng bọn Samdhen không ai cấm trách đặng, mấy tháng trời nương gót tới Lhassa. Tới đây cùng Quan trong xứ cũng chìu ý thuận lòng, làm cho người người vui thấy, đường đường vô chướng ngại. Mấy cảnh chùa đại chúng hoan nghinh, tiếng đồn khắp vui nghe tên Bần đạo là thầy tu Nam-việt tới Lhassa. Vua quan dân cùng cả tăng sư mới lần nhứt biết người cõi Việt Annam…

hoangtri
06-23-2016, 08:46 PM
Ngày 20 Juillet 1936 – 3-6-â.l. Tibet 1er6.

Sớm trà sữa điểm tâm, đoạn xuất tiền chợ mua hàng bông nấu chay đãi các huỷnh. Hao của tốn công cho vui lòng người cho an thân mình nương trong đất khách. Nay ăn ngọ sớm, rồi mượn Choundouss đem film ra tiệm chụp hình mướn rửa. Chập lâu về, đem film về nói nhà chụp hình đòi ăn mắc quá 6 rupee 3 film. Samdhen rằng : Thôi để đó, Quan Thừa tướng có hứa sẽ chụp ảnh bọn mình và nói sẽ rửa film giùm cho mình, đợi ít lâu sẽ rửa. Bữa nay không ăn ngọ vì 9 giờ ăn bột với đồ xào cùng các huỷnh rồi thôi. Chiều lúc 5 giờ rưỡi đang ngồi lần chuỗi một mình nơi đơn bỗng có Quan lớn và bà lớn lại viếng nội bọn, bần đạo ra chào. Quan hỏi thăm Samdhen vậy Bần đạo đi viếng các cảnh và hành hương mấy chùa rồi ý tứ và nói thế nào ? Sam-dhen rằng : Khen tốt đẹp và chùa rất lớn tốt. Quan mặc đồ âu phục nỉ rằn và bà mặc trong đồ Tây-tạng ngoài áo mát Âu châu. Vào liêu dòm cùng rồi khen sạch sẽ, đoạn chừng 15 phút, hai ông bà kiếu về. Samdhen nhái bần đạo cách chào Quan lớn theo cách Tây-tạng. Đêm nay lạnh lẽo vì cả đêm mưa dầm y như mấy đêm trước. Nghĩ mình ăn gởi ở nhờ, muôn bề phải hạ mình chiều lụy.


Ngày 21 Juillet 1936 – 4-6-â.l.

Sớm trà điểm tâm rồi, đoạn huynh Samdhen bảo tổng khậu hấp cơm cho nóng cho Bần đạo dùng, vì chiều hôm qua ăn cơm có để dành cho Bần-đạo. Đồ chay xào hôm qua cũng còn. Cơm và đồ ăn đổ trộn lộn, hấp, đến chừng bưng lên bần đạo thấy nhão nhẹt như cháo đặc, vị tình ăn chút ít, còn lại bao nhiêu các huỷnh chia nhau ăn hết. Mười giờ rưỡi, bần đạo ăn bột với cải xào rồi sắm sửa. Mười một giờ cùng huynh đệ đi hành hương tại chùa Séra, cách thành phố lối 3.000 thước. Lúc đi sẵn tiện đường quanh lại nẻo nhà đúc bạc in giấy xem. Nhà đúc bạc ở gần trại lính, vào trại lính xem trước, rộng rãi, trại cất ba bên, đoạn Samdhen hỏi thăm một cô đứng trước cửa rằng : Nhà đúc bạc chỗ nào ? Cô bèn chỉ ở phía tả trại lính nầy. Huynh đệ đồng đi, đến nơi sẵn có thầy làm việc biết nội bọn vì người vô ra chơi nơi nhà Đầu bếp và có mượn Bần đạo xem tay, người là quan lại của Thừa tướng. Thầy dắt xem chỗ đúc bạc, sous, rồi đi qua chỗ khác, lại có thầy khác đem đi xem chỗ in giấy bạc, máy móc đều mua của Anglais, xứ nhỏ, nên xưởng công nghệ nhỏ nhen, nhưng cũng là quá, máy chạy điển khí vì có nhà đèn khí. Xem xong bèn kiếu thầy đi ra cửa thẳng qua Chùa cách 1.500 thước. Đường xá dễ đi nhưng phải cởi giày đi qua mấy ngọn suối nhỏ, phải chi không mưa mấy đêm rồi, thì suối cũng không tràn láng, đường xá khô ráo. Đến chùa thẳng đến nhà liêu của Bơda Lama là anh của Choundouss đỗ ngụ sáng sẽ hành hương. Đến nơi Samdhen và bần đạo tọa đồng đơn một liêu, còn bốn huynh kia tọa đơn nơi nhà trù. An tọa trà ít từng, bèn sắm sửa anh lạc và gói tiền đặng ra mắt Bơda Lama. Phần bần đạo 10 yôgăng. Samdhen vào liêu đảnh lễ trước kế bần đạo, lễ rồi đem anh lạc và gói tiền dưng tại tợ Đại đức, Đại đức bèn lấy anh lạc choàng cổ và hai tay rờ đầu và cụng đầu mỗi người. Samdhen và Bần đạo thì ngài mời tọa đơn trước đơn của ngài. Bốn huynh đệ kia thối lui qua bên trù phòng. Ngài và Samdhen chuyện vãn và hằng liếc ngó bần đạo, hỏi thăm xứ Bần đạo. Trà ba từng, hai huynh đệ đồng xá kiếu về ngụ liêu. Samdhen rằng : Đại đức là anh ruột của huynh Choundouss. Tôi nghe qua bèn hỏi : Sao chư Bơda Lama đều còn nhỏ tuổi hết vậy. Huỷnh rằng : Đó là chư tiền bối Tả lê Lama Hòa thượng, truyền y bát trước khi tịch diệt. Chư tăng sư đều có thiệt nghiệm. Chư đại lão thọ ký các ổng lúc còn nhỏ và truyền y bát trước ngày tịch. Đoạn bần đạo bước ra đi ngoài, gặp Choundouss bèn hỏi Bơda Lama là chi của huynh ? – Nói : là anh ruột của tôi. Tôi 31 tuổi, huỷnh 32 tuổi, còn một người em nữa của lama ở tại nhà thiền người Khampa ở trước kia, vừa nói vừa chỉ cho bần đạo cái nhà thiền ấy. Bần đạo nói : Cha mẹ huynh lấy làm có phước mới đặng con là Đại đức Lama. Nội dòng họ có hai người tu hành, thì phước hưởng cả họ không hết. Đoạn vào liêu ngồi nghỉ kế 4 giờ Lama trù phòng dưng thực. Samdhen dùng, bần đạo xin kiếu. Xuất 1 rupee mua beurre, mai cúng đèn.

Tối ngủ dưới hàng ba từng hạ, đêm nay cũng còn mưa dầm, nhờ mền nhiều lớp, nệm mền của nhà ngụ phụ giúp, nên ấm áp ngủ yên. Khuya một mình thức, ngồi định tư duy.

hoangtri
06-23-2016, 08:47 PM
Ngày 22 Juillet 1936 – 5-6-â.l.

Sớm cùng Isess đi lên mạch nước rửa mặt rồi về ngụ liêu cùng Samdhen đồng tọa. Trà ít từng, kế trên phòng dưng bột và cải xào thịt. Ăn cải còn thịt gắp bỏ vào đĩa huynh Samdhen, ăn rồi, trà nước, đợi chư Lama cúng dường rồi mới đi hành hương đặng. Nội chùa Séra có năm cảnh chùa, chia ra mỗi cảnh là mấy chỗ ngồi cho đủ 5.500 vị Lama. Mười giờ, có tiểu Lama về, thì Samdhen rằng : huynh Lama đó về, thì sự cúng dường đã rồi, mình sắm sửa đi hành hương, huỷnh sẽ dẫn đường và theo chế dầu các điện. Đoạn chập lâu, huynh đệ đồng đi cảnh chùa lớn trước, cúng dường các điện rồi tới nhà thiền 2.500 chỗ ngồi. Gần đó có điện Phật tổ, thấy có bảng của China cúng treo trước có bốn chữ : “Phước-trường-hằng-hộ”, đi cúng dường đủ mấy cảnh rồi 1.500 chỗ ngồi, chỗ 1.000, rốt hết tới chùa của Quan Absơre. Đến nơi cửa chùa còn bế vì chư Lama còn tụng kinh. Thấy nam nữ đứng chực trước hàng ba chùa cũng đông. Sáu huynh đệ dừng bước cũng chờ chừng 5 phút, bỗng cửa chùa mở, có một vị Lama trung niên, mặc đồ Lama hàng, choàng flanelle điều, tay cầm biểu hiệu, bước ra ngoài hàng ba đứng, đoạn quơ biểu hiệu, chư lama chen nhau đi ra cửa, đông như kiến cỏ, lớn nhỏ kéo ra. Đoạn thấy có đôi ba tiểu niên (10, 11, 12) tiểu Lama bước ra, thì Samdhen nói : Đó là Bơda Lama đã thọ ký rồi sẽ là Đại đức Thượng tọa hay đã là Thượng tọa. Lúc 1.500 lama ra rồi hết, thì những thiện nam tín nữ đều kéo vào, huynh đệ chúng tôi đi sau rốt. Vào nhà thiền lễ bái đại điện Phật tổ và Tổ sư rồi, đồng đi cúng dường Phật và Tổ sư các điện, mỗi chùa nơi điện nào cúng tiền thì trên điện có để mâm cỗ đổ gạo tràn cho Đàn na biết mà tùy hỉ. Có chỗ cúng tiền trong bình bát Phật tổ. Rốt việc về, đi qua nhiều cảnh vườn cây, thấy chư lama đang ngồi dưới bóng tụng tập kinh kệ, có giáo-thọ, yết-ma làm đầu. Về tới ngụ liêu, đã 12 giờ. Từ phòng dưng đồ ăn ngọ. Trên mâm để một dĩa bàn bánh bao thịt, hai dĩa cải chua Samdhen bảo ăn, bần đạo ăn cải chua, huỷnh ăn bánh bao, kế huỷnh bẻ bánh bao lấy nhưn thịt bỏ vào chén huỷnh còn bao bột ngoài bỏ vào chén bần đạo, thôi cũng hoan hỉ ăn bột gởi gần thịt. Ăn uống rồi, hộ huynh hướng đạo ít trăng nga và Trù phòng Lama ít trăng nga, rồi sáu huynh đệ đồng kiếu từ đi về. Bốn giờ tới nhà ngụ, một đêm không ngủ, rệp đói, đêm nay cắn liền đeo, mòn rồi cũng ngủ tới sáng.

hoangtri
06-23-2016, 08:52 PM
Ngày 23 Juillet 1936 – 6-6-â.l.

Nhựt thường lệ. Sớm điểm tâm trà bột. Trưa ngọ bột và cải xào. Samdhen đi viếng Quan lớn trở về nói : Bữa nay trả tiền đèn cho Quan lớn. Bần đạo bèn lấy ra 16 rupee 4 anna trao cho Samdhen. Chiều huỷnh đem trả cho quan lớn. Tổng cộng sự cúng dường tại Dzêsbung, hai nhà thiền là 104 rupee. Nữ nam đi ăn uống dưới bóng cây cả ngày, chiều về ca lý dọc đường inh-ỏi. Samdhen mua lò, y muốn Bần đạo hùn tiền nên nhắc hoài số tiền mua.

Trời mưa đêm từ hôm ở Dzêsbung tới nay còn mưa đêm. Tối nay cũng còn mưa dầm, lạnh, song ngủ đặng vì có phơi nệm và bỏ cái đơn cây ra ngoài sân phơi, nên rệp không chích, ngủ êm.


Ngày 24 Juillet 1936 – 7-6-â.l.

Sớm điểm tâm trà sữa, Samdhen bảo Isess hấp cơm nguội chiều hôm qua các huỷnh ăn còn dư với đồ xào cho bần đạo dùng. Nhưng bần đạo không ăn. Các huỷnh ăn bột. Bần đạo rằng : 11 giờ sẽ ăn. Sớm ăn đồ dư không cúng dường đặng, nên không muốn dùng. Lâu lâu có một bữa cơm, ăn vào khó chịu, chi bằng ăn bột quí hơn vì hằng ngày ăn đã quen ruột, còn cơm năm, mười bữa mới có một bữa, thì có ích chi. Xứ nầy có kẻ cả năm chưa biết hột cơm là gì, chỉ ăn bột mà thôi. Như huynh đầu bếp ở gần, từ ngày đến Lhassa tới nay không thấy huỷnh và vợ con ăn cơm. Samdhen có cho hai lần gạo thì vợ con và huỷnh mới có ăn. Thiệt củi quế gạo châu, củi cứt bò, mà từ hôm đến đây tới nay mà huynh Samdhen nói mua hết 9 rupee. Nên chi phải mua cái lò đất thổi ống bễ cho ít hao củi phẩn. Huỷnh nói mua hết vài đồng rupee cái lò đất ấy…
Thôi mình lo đi mua hàng bông. Choundouss bảo Sonnam đi mua giùm. Mười một giờ ăn ngọ bột với cải xào và cải chua. Đoạn huynh Choundouss rủ đi chơi, đi một vòng chợ, mua một xâu chuỗi Tibet 2 trăng nga. Về ghé nhà quen của huỷnh, cô chủ gia mời uống xăng, hoan hỉ uống ba chén, in như nước cơm thiu, rồi coi tay giùm cho cổ và một cô ở gần. Đoạn kiếu về, thấy Isess sửa soạn mang đồ bên vai, hỏi đi đâu ? – Đi chùa Dzêsbung vì tên thợ may Lama chùa ấy đến nói : Lama già mà Bần đạo đã coi mạch định chết, nay đã chết, nên Isess đi thăm và cúng. Ôi, người đời mới thấy đó nay đà mất đó. Thân giả hiệp, có bao lâu. Chiều nay Bần đạo bần thần quá đỗi, mê mệt vì trời mưa dầm luôn mười đêm, mưa dầm, ban ngày khá bữa mưa bữa không. Bị xứ lạnh, chanh phong thổ là một, thêm sự lạnh một ngày một tăng thêm, nên khó chịu, khí thở lạnh lẽo bắt ho. Ngủ ít, khuya Samdhen kêu mượn hộp quẹt vì trời mưa dột chỗ huỷnh nằm. May chỗ Bần đạo ít dột.

hoangtri
06-24-2016, 05:02 PM
Ngày 25 Juillet 1936 – 8-6-â.l.

Sáng thức thường lệ. Điểm tâm bột với cải chua, 8 giờ trời còn mưa rầm rỉ, đường xá khắp thành Lhassa, lầy lút chưn, nước ngập linh láng. Bữa nay không đi mua hàng bông. Mười một giờ ăn ngọ bột với cải bẹ của mấy huỷnh xào với thịt, dưng cho bần đạo một dĩa cải không có thịt. Ấy là rau gởi gần với thịt đó…

Chiều 3 giờ trà sữa xong, huynh Samdhen kêu bảo coi tay giùm con trai của Thừa tướng, 13 tuổi, kế đi hành hương chùa chợ : chùa lớn Chôkhăng (Thích Ca) với Samdhen. Đã mấy lần đi mà bất ý xem tại cửa chánh có treo một tấm biển của Tàu cúng có bốn chữ : tây trúc chánh tông , hèn chi huynh Samdhen trước nói : Tibet gọi Chôkhăng Gompa, nghĩa là Thích-Ca-Mưu-Ni tự, là trọn thờ chánh pháp của đức Thế-tôn. Hai huynh đệ vào đi cúng các điện từ từng dưới cho tới từng thứ ba như mấy lần trước, đoạn cùng nhau đi về gặp một vị Lama người xứ Lhassa mà ở nhà thiền Lađặt, đến xin coi tay. Hoan hỉ coi giùm. Kế vợ huynh Đầu bếp đem ra hai bắp cải nói hộ cho Bần đạo. Hồi nãy đã gặp Đầu bếp trước cửa có nói rồi. Tôi hỏi mua bao nhiêu, Samdhen rằng : của Quan lớn, gần nhà có vườn trồng hàng bông. Bần đạo cám ơn cô Đầu bếp và nói : Quí lắm, đất nầy trồng được thiệt quí quá. Samdhen nói : Hôm qua huỷnh hộ thịt cho chúng tôi, còn thầy không dùng thịt, nên Đầu bếp hộ hai bắp cải ấy, một bông cải và một bắp cải. Lúc nghèo gặp bạc, lúc khát gặp nước.


Ngày 26 Juillet 1936 – 9-6-â.l.

Điểm tâm cải bắp ăn sống với muối. Trưa ngọ bột với cải bông chấm nước muối ớt. Samdhen và Sonnam cũng xề lại ăn ít lá cải bắp chấm muối hột. Mười hai giờ có vị Lama mập quen (của Quan) lại thăm và dưng một sợi anh lạc. Đàm đạo vui cười, huỷnh xề lại ngồi gần Bần đạo, nắm lấy tay bần đạo vào lòng bàn tay huỷnh một cách thâm mến. Samdhen thông ngôn rằng : Lama đây muốn thầy ở lại Lhassa chung liêu cùng huỷnh một năm. Bần đạo nói : Bất tiện ! (theo lời tiên tri của Đại đức Quốc Vương gởi ý điển vào trí-não bần-đạo), nay bần-đạo lớn tuổi, ở lại học hành không bao nhiêu mà làm cho mất ngày giờ của huynh, lại mất ngày giờ độ Thiện nam tín nữ tại bổn-quốc-độ đang trông đợi. Để sau về Đạo tràng, như có đạo đồng nào có tín lực mộ Đại đạo Tây-tạng Pháp môn, thì Bần tăng sẽ cho đi ở tại Lhassa nầy mười năm học đạo, tả kinh, như vậy sau về truyền bá lâu dài. Còn Bần đạo tuổi cao, ngày tịch gần, truyền đạo có bao lâu đâu. Nghe lời Samdhen thông ngôn thì Lama nói : Phải, phải vậy ngày nào thầy cho Đạo đến, tôi xin bảo lãnh dạy dỗ. Đoạn hỏi thăm sự cúng dường và nhà thiền ra thế nào ? Tốt lắm, cách cúng dường tinh khiết và nhà thiền đẹp đẽ huyền vũ tinh anh. Chuyện vãn khắn khít, đoạn Isess sửa soạn đi chợ, hỏi bần đạo đi không ? Samdhen vui miệng bảo bần đạo đi chơi cho khoảng khoát. Lama nói : Tốt lắm, tôi cũng đi với, nói rồi huỷnh kiếu Samdhen đi cùng bần đạo có Choundouss theo. Bốn người ra đi, thì lama cặp kè nắm tay bần đạo cách yêu thiết mà đi. Giáp vòng chợ không hở tay, cùng cực chẳng đã, gặp mấy chỗ sình nẩy lầy án buộc huỷnh phải buông tay bần đạo một cách tiếc rời trong lúc đàng hẹp. Lúc về tới nhà quen của Choundouss thì huỷnh trẽ vào đó cùng Isess. Lama nắm tay đi thẳng cùng Bần đạo tới ngõ Quan Thừa-tướng, dừng bước ý không muốn rời tay, nhưng một chập lâu, huỷnh nói : Sérang phết, rồi buông tay bần đạo, hai đàng ngó nhau rồi phân nhau về nghỉ. Vá dù, may sổ. Tối nay lại thiền tụng rồi ngủ, khuya trời mưa rỉ rả. Samdhen nói : Có hai Lama Dzesbung đến lúc thầy nghỉ trưa, tôi không cho kêu, họ mời huynh đệ mình đến ngày hát rằm, đến xem.

hoangtri
06-24-2016, 05:15 PM
Ngày 27 Juillet 1936 – 10-6-â.l.

Nhựt thường lệ, sáng có hai vị Lama đến ở đàng trước đơn cùng Samdhen tụng kinh (bị mưa liêu dột, nên Samdhen che vải trước sân liêu, đem đơn ra ngoài nghỉ ba, bốn ngày rày, có một mình chỗ bần đạo không dột, nếu trời mưa to thì có chút ít, nên một mình bần đạo ở trong liêu). Bần đạo còn ngồi trong đơn lần chuỗi, nghe tụng kinh chớ không thấy mặt, đến lúc rồi sự, ra ngoài mới thấy hai vị Lama, một vị là chủ liêu ngụ khi nọ tại Pithu Khampa và một vị nhỏ. Thấy bần đạo liền mừng chào, bần đạo cũng mừng đáp lễ cách yêu thiết. Mời ngồi, bần đạo kiếu đi ngoài, ra gặp Samdhen cũng đi ngoài, rồi đi vô, huỷnh thấy hai con cẩu phải lẹo, liền chỉ và hỏi Bần đạo thấy cái chi không ? Và hỏi và cười. Bần đạo rằng : Cả thảy chúng sanh (nhơn vật) trên mặt đất Diêm-phù nầy, vì có bao nhiêu đó mà phải khổ sở, mà ham sống, và nói và đi. Tiểu rồi vào, tới đơn Samdhen, bèn kêu huỷnh mà nói : Huynh thấy không ? Rõ không ? Biết không ? Cả thảy chúng sanh loại, vì đó mới có sanh, sanh ra mới có khổ, lão, bịnh. Người như thú, thượng cầm, hạ thú đến loài cá, côn trùng, ham sống cũng vì tham dục. Cái khổ nhân, tham dục vi bổn. Lama khách hỏi, Samdhen thông ngôn. Lama gật đầu khen phải. Bần đạo rằng chỉ có Phật đệ tử biết cái dâm dục là nguồn cội sự sanh, nên lánh đó cho tuyệt sanh, hễ sanh tuyệt thì lão dứt, lão tuyệt, bịnh đoạn, bịnh tuyệt thì tử vô do nhi hữu, thì ưu bi khổ não đâu còn theo. Lama khách nghe thông ngôn, lắc đầu, ngó bần đạo rồi nói phải quá…

Sẵn đó, một đám nam nữ gia quyến của Đầu bếp và người sai nha của quan lớn với các huynh nội bọn đứng nghe. Bần đạo thừa thử nói : Loài người hiếm kẻ biếm nhẻ chư Lama (thầy tu) rằng : ăn no, mặc ấm, không làm gì hết, ngồi chờ của tín thí đàn na. Đó là họ ngạo báng Phật đệ tử làm biếng, ấy họ không biết kinh Phật bảo, chư đệ tử y Pháp tu hành mà làm ruộng tốt cho chúng sanh gieo giống lành mà họ không rõ lại chê cười, mà họ có ngờ rằng họ không phải chê cười chúng tăng, ấy là chê cười Phật đó… Đến lúc họ đau ốm, nằm rên siết, nhớ tới lời chúng tăng y lời Phật giảng thuyết, họ ăn năn lắm, khi bịnh hành quá nhức đau thì họ kêu Phật trời ôi cứu tôi, thương tôi. Miệng kêu réo liền đeo. Đến lúc hết đau, ngũ dục dập dồi, họ quên hết lúc đau lúc khổ. Cả thảy nghe lời thông ngôn, lắc đầu, ngó bần đạo, dường có vẻ lạ lùng như vẹt mây thấy trời xanh. Cười cười mà có ý tỏ nơi mặt chút nét hổ ngươi. Đoạn Bần đạo tiếp : Nầy huynh Samdhen, bần đạo thấy hiếm người chết vì đờn bà, nghèo khổ vì đờn bà, cũng như một ngày kia bần đạo gặp một người ăn mày đui hai con mắt, người vợ dắt đi xin, bần đạo bảo : Thôi hai ông bà vào chùa của tôi mà ở thọ tam qui ngũ giới tu hành, cơm sẵn ăn, quần áo sẵn bận, chết chôn cất tử tế. Nhưng người khất cái ấy lắc đầu nói : Tôi tu không đặng, nói rồi dìu dắt nhau đi. Đó huynh có đến đỗi mù quáng, ăn mày, lúc đói, lúc lạnh mà không rời đờn bà, thà cùng nhau ngày bò mo, lết mủng xin ăn, miễn tối cùng nhau đặng gần gũi. Nghe thông ngôn, ai nấy đều cười rộ mà có vẻ hổ ngươi, dòm Bần đạo và đi dang hết. Sam-dhen gục đầu nói : A băng Losang. Bần đạo rằng : A băng Losang ninh done. Cười xòa. Samdhen rằng : Thầy không rõ : A băng Losang là một vị Đại lão Lama tại Dzêsbung tu hành kiên cố, mấy ngàn Đại chúng kính phục, thuyết-pháp như lưu, nghe qua ai cũng nhờ đó mà tỏ đạo mầu. Nên gọi là Thiện xảo thuyết. Kiếu vào đơn, ngồi trà nước một chập, huynh Choundouss hộ một chén cơm đường và một chén trà dehi chế beurre đặng điểm tâm. Hoan hỉ… Đoạn 11 giờ rưỡi ăn ngọ bột và bông cải với nước muối. Ăn rồi, có cô bạn của lại quan đàng dinh quan lại xin xem tay. Samdhen dắt vào, xem rồi dưng 2 trăng nga. Bần đạo hiến lại Sam-dhen rằng tiền nhang (cũng như lúc ở Pithu Kham trzanh, tiền xem tay của một vị Lama dưng, bần đạo hiến lại Choundouss, bảo huỷnh đem hộ cho các Lama nghèo, vì có một lúc một vị Lama có tiền, đến xem tay, dưng tiền thì bần đạo không lấy, Choundouss và Samdhen rằng : Thầy lấy rồi cho Đạo nghèo hay cúng chùa tốt hơn, vì họ có tiền. Nếu người nghèo đến coi tay thì thôi, còn người có tiền phải lấy), vì lời ấy mà bần đạo giao tiền xem tay cho các huỷnh. Chiều lệ thường. Học thêm tiếng Tây-tạng.

hoangtri
06-24-2016, 05:30 PM
Ngày 28 Juillet 1936 – 11-6-â.l.

Nhựt thường lệ. Trưa ngọ bột với bắp cải nấu cà-ri. Chiều y lệ, học, không chi lạ. Đổi 2 rupee, đếm lại thiếu 7 yôgăng. Ấy là Sonnam đi mua thịt về, Choun-douss đếm đưa cho bần đạo, song thôi cũng hoan hỉ. Cho họ ăn xôi chùa cho êm.


Ngày 29 Juillet 1936 – 12-6-â.l.

Hai huynh Lađặc về Dzêsbung. Sớm điểm tâm bột khô với trà Tây-tạng. Đoạn cùng Samdhen đi chợ, mua một cục savon thơm 6 trăng nga (4 annas) một cục savon đá 5 yôgăng 2 sous (5A), một cái hộp quẹt, một bắp cải bông 4 trăng nga (2A.3P) sữa 1 trăng nga. Đi chợ, có hơi lâu vì Sonnam đi cùng phường phố, lại lúc về gần tới nhà còn trở ra mua savon đá. Khi về, họ ở nhà ăn cơm với thịt xào rồi, Sonnam về, không ai bảo ăn cơm, nên huỷnh ăn bột với nước trà, cách buồn xo. Isess kêu Bần đạo rằng : Cơm còn hiếm, thầy ăn ngọ tốt lắm. Bần đạo rằng : Cám ơn, bần đạo không dùng cơm, để dùng bột vì lâu ngày không ăn cơm, nay ăn e đau bụng, để đó các huynh ăn. Đoạn tới ngọ, nhồi bột với nước trà cúng dường rồi dùng với cải chua mua sớm mơi 2 trăng nga. Ngọ rồi nghỉ một chập, rồi thẳng xuống bến sông, giặt áo quần rồi tắm.

Đêm nay ra ngoài sân ngủ với Samdhen vì ở trong liêu rệp lung quá, ai nấy ngủ ở ngoài, một mình chịu không nổi rệp ở quanh vách, chấu lại cắn quá ngủ không đặng. Khuya lại trời mưa, có che vải, nhưng vải mỏng ré và gió tạt, ướt lớp mền ở ngoài hết. Tuy mưa nhưng mền nhiều lớp (bốn lớp) ba lớp mền và Choundouss cho mượn một cái áo bố Tây-tạng, dày lắm, đắp ngoài nên ấm áp và nhờ có tắm đặng hồi trưa, nên khỏe xác ngủ êm đềm. Sáng còn mưa rỉ rả.

Ngày nay cũng gặp Tổ sư dạy bảo tại góc núi gần mé sông…

hoangtri
06-24-2016, 05:30 PM
Ngày 30 Juillet 1936 – 13-6-â.l.

Sáng thức dậy, trời còn mưa rỉ rả. Điểm tâm trà Tây-tạng, ăn bột khô rồi, 8 giờ rưỡi có nắng. Mền, áo ướt át, các huỷnh lấy trọn cả đồ ngủ ấy đem lên rầm phơi giùm.

Đoạn có một vị Lama ở Galden đến viếng, ngựa chở một bao bột đem hộ Samdhen. Samdhen hộ lại một bao gạo và đãi cơm. Sonnam xin 2 trăng nga đặng mua savon đặng mai đi chùa Galden dưng cho Lama thiền chủ của huỷnh. Hoan hỉ, và cho luôn ba huynh kia 4 trăng nga, tùy ý ăn uống.

Trưa ngọ bột với cải bông nấu cà-ri. Đoạn Choun-douss rủ đi chợ, lúc vào phường phố, tới sở tuần cảnh, gặp Isess đang đứng xem đám đông người, dừng bước một chập rồi đi, đoạn gặp người quen bảo huynh Choundouss nán xem lịnh Thừa tướng phán xử đòn hai người tù nhơn đờn ông với một người tội đờn bà, tại trước sân sở Tuần cảnh. Thiên hạ lao xao, già trẻ nữ nam nhóm đông dày. Choundouss nói với Bần đạo sự ấy, đoạn rủ lại hè phố ngồi chờ. Lâu hoắc mà không tới giờ phạt, Isess, Choundouss và bần đạo thả đi dạo phường hai vòng mà cũng chưa thấy lịnh quan đến, nên đồng về. Lúc về tới nhà quen Choundouss thì hai người quen khi nãy cũng đồng theo sau, nói chi không rõ, Choundouss rủ bần đạo vào nhà quen chơi. Bần đạo rằng : Không, tôi về luôn, huynh ghé chơi với Isess. Isess cũng nài bần đạo ghé chơi. Chối từ đôi ba quận rồi Choundouss rằng : Có hai người hồi nãy muốn mời thầy vào chơi. Nói quá cũng xuôi lòng, vào đó, thì hai người đờn ông khi nãy đứng dậy mời lại đơn ngồi, đoạn cô tình của Choundouss đi mua xăng đem về rót mời uống. Bần đạo biết thứ ấy uống không ra chi hết, uống trà còn quí hơn. Song các huỷnh mời quá thôi cũng thuâïn tình, vài từng xăng, thì huynh già đi theo đó, xin coi giùm tay, coi rồi, thì bần đạo muốn về, bỗng có Issê lại kêu hai huỷnh rằng Samdhen quở trách. Hai huỷnh về cùng bần đạo, tới cửa, họ sợ, bảo bần đạo đi trước. Samdhen thấy bần đạo bèn nói : Thầy theo họ không tốt, và nhà ấy không nên lại đó chơi. Đoạn rầy hai huynh kia bằng tiếng Tibet. Kế sai Issê và Choundouss đi chùa Séra, không rõ đi chi. Trời mưa rỉ rả, hai huynh ra đi. Bần đạo lấy mủng bánh của huynh nhỏ xem tay sớm mơi mua dưng cho bần đạo cho huynh Samdhen ăn, ban đầu huỷnh từ chối không xơi, nhưng bần đạo giả đò không rõ rằng huỷnh từ chối, bảo Isess đi lấy dĩa nhỏ đặng sắp bánh ra tử tế.

Isess không rõ, bần đạo bèn đi lấy rồi sắp bốn bánh bốn thứ để trên tợ của huỷnh. Huỷnh trăm với Isess và huynh Lađặc ở Dzêsbung mới đến lúc vắng mặt mấy huynh đệ tôi, rằng : Cách của thẩy nghiêm trang vậy. Đoạn huỷnh ăn bánh, còn bánh trong mủng thì cho Isess và huynh Lađặc. Lúc chiều tối, bần đạo trong đơn bước ra thấy huynh Lađặc kiếu về, còn Isess thì ngồi trong bếp, bần đạo hỏi Samdhen rằng : Trời đã tối mà chưa dùng bột sao ? Samdhen rằng : Bữa nay không có mua thịt đặng, nên không có đồ ăn. Bần đạo nói : Vậy huynh muốn ăn bắp cải bông chăng ? Tôi sẽ nấu cháo bắp cải bông theo kiểu China cho huynh ăn. Huỷnh rằng : Tôi ăn bột chớ không ăn cơm, bần đạo tưởng huỷnh từ chối cháo bông cải, bèn vào đơn ngồi, chập lâu, huỷnh kêu bần đạo rằng : Thầy không nấu bắp cải sao ? – Ủa huynh muốn ăn sao ? Bần đạo ngỡ huynh nói ăn bột với trà. Thôi để bần đạo nấu. Đoạn lấy cải bông xắt rồi nấu cà-ri, khi cải gần chín bần đạo đổ nước lung và đi lấy bột mì con chút đỉnh trong thau, bảo Isess nhồi nấu bánh canh. Huỷnh nhồi rồi lăn con bột bỏ vào, lúc chín múc cho Samdhen ăn, huỷnh đói quá mà gặp bánh canh, ngon ăn no cành, mỗi người kia Isess và Sonnam đều một chén. Đoạn trời còn mưa rỉ rả, Samdhen ra ngoài ngủ, bần đạo nói lạnh lắm không ngủ. Huỷnh bảo Sonnam trải đồ ngủ giữa liêu cho bần đạo ngủ, vì tại đơn nhiều rệp. Kế Issê về còn Choundouss ngủ tại nhà quen.

hoangtri
06-25-2016, 06:09 PM
Ngày 31 Juillet 1936 – 14-6-â.l.

Sớm điểm tâm trà rồi ăn bột với cải chua rồi uống một ca trà sữa của Đầu bếp hộ. Mượn cô Đầu bếp mua sữa và đường. Samdhen rằng : Mua đường đừng mua sữa vì bữa nay đi Galden. Hôm qua đã mua một bắp cải kế đầu bếp cho một bắp nữa, nên hôm qua nấu một bắp, sáng nầy còn một bắp, nấu cà-ri nửa bắp chia nhau ăn, còn nửa bắp cất đó. Đậy điệm dọn dẹp hẳn hòi, chừa hai cái mền đặng đem theo đắp. Chín giờ cùng các huỷnh lên đường, lội bộ đi, lội qua không biết mấy bàu(1) mấy suối, ướt át quần áo, nước lạnh như đồng, tê tái hai chưn. Mười một giờ rưỡi tới bến đò, ngồi đợi ước 1 giờ, con đò đôi, đò da tới, xuống đò đi qua sông, lên đi riết 1 giờ rưỡi đã tới xóm nhà gần đường, các huỷnh vào hỏi chỗ tạm nghỉ, song không nhà nào có chỗ tử tế, nên họ từ khách, huynh đệ đành trải lá lót ngủ ngoài sân (cũng có bộn khách đi đường ngồi trước uống trà uống xăng) cùng nhà xúm xích ngồi nghỉ, đợi Isess đi mướn nấu trà (trà, beurre, muối của mình) đem ra dùng. Chập lâu trà xong, Isess đem ra, đồng uống trà ăn bánh bột chiên (hình như chiếc dép) của Issê hôm qua đi chùa Séra đem về. Ăn rồi trả tiền nấu trà 1 yôgăng, đoạn 2 giờ 15 lên đường, trải qua khe suối, lúc 4 giờ rưỡi bần đạo đuối giò, hết gân hết cốt, cẳng hết muốn bước, song cứ niệm Phật mà đi theo họ. Họ đi bộ giỏi lắm, song cũng ráng bước, lúc tạm nghỉ xả hơi, thì lo bóp cẳng o bế, rốt việc cũng kịp bước như họ. Năm giờ rưỡi, phút tới làng Đê-xanh, còn chừng ngàn thước tới chợ, thì cho Sonnam đi trước hỏi nhà ngụ. Huynh đệ đi sau, lần lượt đã tới chợ, thì Sonnam hỏi chỗ ngụ đặng, bèn đứng nơi đường đón rước. Vào nhà ngụ, thẳng lên lầu vào phòng đã dọn dẹp sẵn. Tạm nghỉ uống trà ăn bột rồi mượn chủ nhà mướn giùm hai con ngựa. Mướn đặng, đỡ quá. Samdhen rằng : Tôi mỏi cẳng quá lẽ, nếu không ngựa thiệt khổ lắm. Thầy cũng mỏi như tôi.

hoangtri
06-25-2016, 06:12 PM
Ngày 1er Aouât 1936 – 15-6-â.l.

5 giờ thức, Samdhen kêu huynh đệ, bảo Sonnam đi hối ngựa, Sonnam đi vừa khỏi ngõ, thì gặp chủ ngựa, đem hai con ngựa vào, lên lầu lấy hành lý xuống gác yên, đoạn trả tiền phòng cho chủ nhà rồi xuống hai huynh đệ lên ngựa đi, cách chợ 100 thước thì có ba cái suối nước chảy như cắt, hai con ngựa qua suối nước tới gối, qua rồi, dòm lại bốn huynh kia đang xăn quần túm áo, cởi giày, bần đạo động lòng thương xót, trời còn sa mù lạnh lẽo mà băng qua ba cái suối và mấy đầm nước linh láng ấy, lạnh hai chơn lắm. Các huỷnh lần lượt đi sau, hai huynh đệ đi ngựa tới trước, trải qua khe suối mấy lần, phút tới xóm đã 8 giờ. Tạm ghé, sai Sonnam đi hỏi chỗ tạm nghỉ mướn nấu trà (lúc đi còn chừng ít ngàn thước) thì Samdhen bảo Sonnam lên ngựa ngồi sau huỷnh. Hai người một ngựa thấy thương con loại vật, miệng đổ bọt, trời lạnh mà đổ mồ hôi, vì vậy mới có Sonnam đi một lượt. Hỏi đặng chỗ rồi, vào nhà ấy tạm ngồi, đợi nấu trà, chập lâu trà sôi thì bốn huynh kia đã tới. Muối, beurre bỏ vào ống, cô chủ nhà thục xong, đổ vào bình đem lên, huynh đệ đồng uống điểm tâm và ăn bột, các huỷnh uống xăng trước, hai huynh đệ tôi uống trà. Xong trả 1 trăng nga tiền nấu trà, 9 giờ rưỡi lên ngựa. Lúc khi nãy đã thấy phan lọng của Đại đức Lama hòa thượng Galden, đi Lhassa về, còn đi sau xa, khi tạm dùng trà thì toán Đại đức đã đi qua khỏi trước. Lên ngựa đi ước nửa giờ, ngó tới trước thấy toán của Hòa thượng Lama, đóng liêu vải gần mé đường tạm nghỉ. Samdhen nói rằng : Thôi xuống ngựa, đợi các huỷnh tới giao ngựa cho mã tử rồi đi bộ qua khỏi toán của Đại Lama rồi sẽ lên ngựa. Đồng xuống ngựa, ngồi nghỉ một chập, phút mã-tử tới. Samdhen trăm với người một hồi, mã-tử quần ngựa theo lề ruộng cho ăn, kế bốn huynh kia tới, cùng nhau đi bộ qua khỏi trại liêu Thượng tọa cách 500 m ngồi nghỉ chờ mã-tử. Samdhen nói với Bần đạo rằng : Lama cả đây thiệt một vị Đức hạnh tu hành, ngài quản xuất 3.300 Lama tại Galden, trên Quốc Vương Lama dưới là ngài. Ngài đi yết lễ vua tại Lhassa nay về Galden. Bần đạo thấy toán hành khách và các lama khác đi ngang qua đó đều sập dù xuống ngựa cả, khen thay ! Đoạn mã-tử tới, hai huynh đệ lên ngựa, bốn huynh kia cùng mã-tử lần lượt đi bộ theo sau. Từ đây, ngựa lần hồi từ bước lên dốc núi, ngựa thở ra khói, còng xương sống phình hông chỏi cẳng, ngồi trên lưng ngựa, những thảm thương thân loại vật, nhưng nếu không cậy sức đó, thì bữa nay chỉ nằm dọc đường, chớ chắc đi không nổi vì ngày hôm qua đi cả ngày hết gân cẳng. Tuy mượn lưng ngựa mà lòng vẫn đáo đáo niệm Phật và chú nguyện cho hai con ngựa nầy, kiếp nầy hết nghiệp, kiếp tới nguyện đó tái sanh vi nhơn, độ đó tam qui ngũ giới cho khỏi thân anh phụ trọng. Lần lượt lúc nghỉ lúc đi, phút tới đảnh núi, khúc đường bình địa, ngựa đỡ chưn ước 1.000 thước, phút tới xóm đảnh.

hoangtri
06-25-2016, 06:19 PM
Xuống ngựa, trả tiền mã tử, vì tới đây còn 1.000 thước nữa sẽ tới chùa ở phía bên kia đảnh, ấy là địa phận của chùa, bất câu vua, quan, dân, tăng chúng, tới đây cũng phải xuống ngựa, dắt ngựa đi bộ, chớ không đặng ngồi trên lưng ngựa. Đợi chập lâu các huynh đệ tới, Samdhen bèn bảo Isess đi vào xóm đảnh gởi con dê con mượn nuôi ít bữa sẽ trở lại trả tiền công (ấy là lúc dưới chơn núi trẻ nhỏ đôi ba la lối đuổi quạ và ó bay đáp trên lưng một con dê lạc mẹ, cắn mổ, lúc Samdhen đi bộ vừa tới hỏi cái chi, trẻ bé chỉ con dê con và quạ ó mà thuật việc ấy, rồi cho tiền trẻ bé, bảo Sonnam ẵm dê con đi tới xóm trước gởi nuôi, sau đem về Calcutta). Bần đạo lần hồi đi xuống dốc núi tới đường bằng qua đảnh bên chùa, bèn ngồi nơi thạch bàn chờ các huỷnh. Biết phận mình đi dở, nên lo đi trước cho đỡ chưn, nếu để đi một lượt thì đi không lại họ vì họ quen chưn đi núi, đi mau lắm. (Tiếp điển tại Galden trên Thạch bàn.) Nghỉ chừng 1 giờ, kế các huỷnh tới. Issê Sonnam trễ ở lại đặng chờ thay y phục lama mới dám vào chùa vì trước huỷnh có ở Đạo tu tập tại Galden tự nơi nhà thiền, đồng hương của huỷnh là : Sêconn-Khâm-trzanh của người Khâm-pá, nhưng khác quận với Choundouss. Mấy huynh đệ đi vòng qua đường đi đến chùa, trải qua mấy cấp nhà thiền trên đảnh ước 500 thước mới tới nhà thiền người Khampa đồng quận cùng Choundouss, lên mấy cấp mệt le lưỡi, vào liêu của huynh Guêgam đỗ ngụ. Guêgam mừng rỡ chào hỏi, lo sắp đặt đơn tợ mời ngồi. Đoạn huynh lo thục(1) trà cho chư huynh giải lao. Bần đạo ngồi nghỉ một chập, ngó qua đồng hồ reo của Samdhen thì đã 1 giờ rưỡi. Trà rồi, bần đạo nằm vì bị răng cùng chuyển, chửa(2) chưn nướu nên nhức nổi hạch cổ, nuốt nước miếng đau thấu óc. Nóng lạnh, trùm nằm mê mết, còn Samdhen lo mượn một vị Lama đem y phục lama cho Sonnam thay. Tuy nằm mà nghe các huỷnh bàn luận sự cúng dường và hành hương ngày mai. Bần đạo bèn chỗi dậy, Samdhen hỏi bớt nhức răng không ? Còn nhức lắm. Huỷnh bảo nằm nghỉ và bảo hút thuốc cho đỡ nhức, nhưng đau quá bần đạo cứ trùm mà nghỉ. Qua 5 giờ rưỡi các huỷnh ép ăn bột với nước trà, bần đạo ráng nuốt vài muỗng bột cho đỡ đói, dường nuốt đá, bột qua mụt hạch cổ, nhức đau quá lẽ. Đoạn trùm nữa, 8 giờ tối đi tiểu rồi vào đơn nói với Samdhen rằng : Mai sẽ hết đau, huỷnh rằng : Xem thầy đau lung quá, e mai không hết, nếu đặng y lời thầy nói, thì rất quí và đáng kính lời tiên tri. Bần đạo cười và nói : Chắc lắm, sẽ hết đau, vì ngày mai là ngày hành hương, Phật sẽ cho hết đau. Nằm ngủ thẳng ống tới sáng.

hoangtri
06-25-2016, 06:23 PM
Ngày 2 Aouât 1936 – 16-6-â.l.

Sáng thức sớm, ngồi niệm Phật, kế Samdhen thức cùng các huỷnh hỏi hết nhức chăng ? Hết rồi, khi qua đã nói bữa nay hết đau, thì đâu còn nhức. Đoạn huynh đệ lo điểm tâm, rồi Samdhen bảo Bần đạo trao 4 săng (40 yogăng = 1R.10A.2P) đặng đưa cho Choundouss đem đi qua Điện thiền cúng dường tiền trà cho chư Lama Khampa. Ba huynh đệ Samdhen, Choundouss và bần đạo mỗi người y số chung đậu cúng tiền trà. Choun-douss lấy tiền lo đi đưa trước cho Thiền chủ mua trà, beurre đặng 3 giờ cúng dường. Xẩn bẩn tới ngọ, ăn bột với nấm mèo xào, đoạn tới 3 giờ, Choundouss mời Samdhen và bần đạo qua Điện thiền cúng dường. Samdhen bảo một huỷnh đi đủ, mời bần đạo thì Bần đạo cũng nói y vậy. Choundouss đi rồi, Samdhen nói rằng : Mình cúng dường chút ít, qua đó làm rộn cho họ phải đãi trà nước không ích. Đoạn Sonnam bước vào, mặc đồ lama, ngồi nói chi lăng xăng với Samdhen, 4 giờ Choundouss cúng rồi về liêu ngụ thuật việc cho Samdhen rõ. Huỷnh bèn nói với Bần đạo rằng : Tôi cúng rồi và nói với Thiền chủ rằng : Để sau sẽ cúng tiền cho chư Lama, lúc nầy còn nghèo cúng không nổi. Nhà thiền Khampa Lama có trên bốn trăm lama tăng, y như nhà thiền Trzăngpá Khâmtrzanh của của thầy tại Dzêsbung. Nếu cúng y như thầy thì tôi không có tiền, nói rồi cười xòa. Samdhen bèn sửa soạn đi hành hương ba chùa, đem bình tô-du theo (bần đạo có mượn của Samdhen 2 rupee vì hết tiền lẻ, hùn 1 rupee tiền tô-du cúng dường, còn 1 rupee để cúng dường và trong lưng cũng còn một mớ). Có một vị lama theo dẫn lộ, huynh đệ cùng đi, qua tới khúc quẹo, Sonnam chạy vào đường hẻm trốn và nói Bơda Lama đi gần tới kia, Samdhen cũng đứng ẩn cùng các huynh đệ, thấy cách họ cung kính chư Đại đức như thế cũng đáng khen và mừng cho Phật đạo xứ nầy còn thạnh hành. Kế Đại đức đi ngang qua, bần đạo xem hình mạo cũng chưa mấy già, tuổi lối năm mươi, ngài đi thẳng với một tiểu Lama bưng một mâm lễ vật trên trùm vải trắng. Khi ngài qua khỏi rồi, huynh-đệ bước ra chỗ ẩn, đồng đi. Samdhen rằng : Thượng tọa nầy cai quản hai chùa bốn nhà thiền. Đoạn đi tới chùa lớn trước vào lễ bái cúng dường các điện, mỗi điện đều chút ít tiền nhang khói cầu phúc cho đàn-na. Trước cửa chánh chùa lớn có treo một tấm biển của China cúng, có bốn chữ vàng : tuyên từ phu phúc . Đi cúng đủ bốn cảnh tự, trải qua các điện, xem nguy nga rực rỡ, tượng Phật đồ sộ, tượng Tổ sư Lama cũng to tát, các tháp Tổ sư rực rỡ, trân châu mã não, gắn mấy từng, thiệt Đàn-na cúng dường rất long trọng, đất Phật phải lắm. Khi đi cúng các điện, thì mỗi điện huynh Samdhen đều có cắt nghĩa cho Bần đạo rõ. Khi vào Điện Phật tổ Thích Ca rồi qua điện Hậu tổ Sungapa,(1) thì Samdhen rằng : Đây là Sungapa Buddha oanh ấp tari nghĩa là Phật Thích Ca niết-bàn tại Kusinara rồi, sau đến Tây-tạng tới xứ Khampa giáng sanh vào một nhà phước-đức thường nhơn, tên là Sungapa. Ngài tu và tịch tại Galden đại già lam nầy. Hậu tổ để dấu tích tại núi nầy nhiều lắm. Ngày mai sẽ dẫn thầy đi kỉnh xem các nơi cổ tích của Hậu-tổ, theo chung quanh triền núi. Tuy có chùa, nhưng bình sanh của ngài, tối không ngủ trong chùa, cứ ra ngoài ngồi theo các thạch đơn mà thiền định, nên để nhiều cổ tích chung quanh. Trời chen lặn về tới ngụ liêu, cùng nhau trà giải lao. Kế các huỷnh ăn tối, phận bần đạo y lệ lần chuỗi thiền định rồi nghỉ.

hoangtri
06-26-2016, 05:49 PM
Ngày 3 Aouât 1936 – 17-6-â.l.

Sớm điểm tâm trà bột, kế 9 giờ rưỡi có một vị Lama già đến làm hướng đạo đem đi nhiễu Thánh-địa cổ tích của Hậu tổ Sungapa. Ban đầu viếng chỗ Thạch bàn, Lama hướng đạo chỉ và nói cắt nghĩa sử tích chỗ ấy. Samdhen thông ngôn lại cho bần đạo rằng : Đây là chỗ Sungapa, Tổ sư hay ngồi thiền định lúc đêm tốt trời. Ngài lúc đại định một đêm kia, biết thành Lhassa phải bị lụt, bèn ấn chú lấy đá thạch bàn quăng qua hướng nguồn nước chảy về Lhassa thành mà cản ngọn nước đặng cứu thành Lhassa khỏi lụt. Thầy dòm xuống triền thì biết, bần đạo y lời dòm xuống triền, hằng thấy không biết mấy nguồn suối chấu chảy về hướng Lhassa, trông xa cái hẻm hai đảnh núi còn cổ tích Thạch bàn cản ngang đã trải qua 2.000 năm rồi, nay thành hòn núi nhỏ băng ngang hẻm núi lớn, nằm cản ngọn nước. Bần đạo bèn thầm vái ngài và xin thỉnh một cục đá nhỏ tại đó làm kỷ niệm. Kế sang qua chỗ ngài nhập định bị người phá, ma-vương hóa mưa đá, đến đỗi chung quanh chỗ ngồi đá bị nước mưa xoi lủng như mặt rây, lỗ lớn và tròn bằng đầu ngón tay út, thấy lấy làm lạ quá. Kế đến chỗ ngài để xâu chuỗi, còn dấu hột chuỗi mòn lủng mặt đá và láng cuộn, bần đạo bèn đảnh lễ và để xâu chuỗi của bần đạo trên dấu cổ tích, đoạn thỉnh một miếng đá mẻ tại đó làm kỷ niệm. Kế đó, có một vừng đá lớn có ba lỗ lở mỗi lỗ bằng miệng thúng giạ. Samdhen thông ngôn rằng : Một ngày kia đức Ca-diếp, từ Nalanda thần thông đi một ngày tới núi nầy, lấy tay xoi đá để vào lỗ ấy một cái ốc-lị-pháp, rồi trở về Nalanda mà hội chư La hán đặng chép tam tạng kinh. Lúc sau Hậu tổ Sungapa tới núi nầy, bèn đến tại chỗ nầy nói với chư tăng chúng rằng : Đức Ca-diếp trao ốc-lị cho ta, đặng xuy pháp lị tại xứ Tibet nầy, sau trong lục thú chúng sanh ai nghe đặng tiếng Pháp lị nầy đều đặng phước cả. Nói rồi bèn lấy tay đập vào đá, đá giăng ra lòi ba lỗ, mỗi lỗ là một con ốc, ngài lấy ba ốc lị ấy vuốt ra dài thành ba cây kèn, để vào ba cảnh đại tự là : Dzêsbung, Séra và Galden. Kế đến chỗ, ngày kia ban ngày Hậu tổ ngồi nhập định, có một con quạ bay lại đậu trên vai kêu, thì ngài nói ấy là tin mẹ ngài đến viếng, bèn lấy tay chỉ trên đảnh núi thành hang có thạch bàn cho mẹ ngồi. Ông Lama già chỉ chỗ ấy trên cao, ai ai đều ngó theo ngón tay lama thì thấy chỗ ấy, có hang cạn có hình một vị đờn bà ngồi, chung quanh đá dựng như vách không đường lên đặng. Kế tới chỗ ngài ăn bột ngọ, xem chỗ ngồi láng cuộn chung quanh đá cục lòn hòn dính nhau màu như bột sadou xám xám, thật lạ quá, bột rớt thành đá… Kế đến chỗ hai cục đá nằm dài hình như trâu li, nói rằng cặp trâu của ngài lúc từ giã Khampa qua Lhassa. Sử tích ấy sau sẽ thuật. Kế đến chỗ ngài thiền định, bị ma vương xô đá, xeo đá ngã lăn, nhưng không chận ngài đặng, ngài biết nếu để tới cục đá lớn nhào xuống triền, thì mất chỗ trụ các đá trên đảnh phải nhào theo thì chùa sập ngã theo phía bắc đó. Ngài bèn chú niệm dĩ Phật lực kề vai chỏi tay chống ngăn cục đá đó lại, dấu bụng và tay còn y đó, sau tăng chúng lập miễu nhỏ trên cục đá ấy làm kỷ niệm, huynh đệ đồng theo chơn hướng đạo vào miễu đảnh lễ và cúng tiền dầu, có hai ông đạo lama thường ở đó. Có lên cốt ngài để thờ tại miễu.


________________


http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/TIBET_zps3rlatguv.jpg

(Chỉ là ảnh minh họa)

hoangtri
06-26-2016, 05:53 PM
Rốt rồi, Samdhen chỉ hai lỗ tại cục đá phía trong miễu cho bần đạo xem và nói : hai tay Hậu tổ quấu vào đá kéo lại. Bần đạo bèn rờ hai lỗ ấy, lạ thay còn dấu bốn ngón tay ở trong lỗ, còn một dấu ngón cái ở ngoài, trải 2.000 năm mà còn y nguyên. Bần đạo ngẩn ngơ tư tưởng rằng : Đá cứng mà sao có dấu đặng, y như tay thọc vào đất mềm vậy. Đoạn hướng đạo đi ra, huynh đệ đồng theo, đến chỗ ngài lấy đá làm thuyền đi khi nước ngập, cục đá vẫn giống như chiếc đò da đời giờ tại xứ Tây-tạng, tới chỗ ngài chỉ cho chư lama rằng : Đó là tam tạng kinh ngài làm rồi sắp đó. Xem ra đá chồng in như kinh Tây-tạng trong một tấm vách đá cao ước 100 thước, lớn ngang ước vài trăm thước, đá nứt từ lớp từ chặn y như từ cuốn kinh sấp chồng nhau vậy. Samdhen rằng : Ngài có mắt thánh, xem là kinh, còn chúng ta còn phàm tục, tu chưa thành thục nên xem ra là đá. Ông lama hướng đạo nói : Nơi nào ngài ngồi cũng có sử tích, ngài biên vào lịch sử của ngài, di tại đại điện. Đoạn đi thẳng qua xóm con buôn, quẹo lại chỗ miễu nhỏ, ngó ngay qua chùa. Trong có ba tượng rằng : Sơn thần miếu, nói trước khi đức Sungapa tịch diệt ba ngày, thì ngày đêm phía nầy có luồng gió thổi qua chùa, trong gió có tiếng nói : Thượng-tọa Thánh-tổ tiền Thích Ca hậu Sungapa sẽ tịch diệt. Đoạn lên theo đường hẻm cách 100 thước tới đường bằng, con buôn che trại vải buôn bán đủ vật, nội hóa và ngoại hóa. Đi dọc xem, Sonnam đi sau với Bần đạo bỗng gặp lama quen dừng bước nói chuyện, lâu quá, bần đạo thừa dịp chờ huỷnh xem họ buôn bán, thấy phần nhiều đồ Anglais lung, còn nội hóa chỉ có vải sồi chút ít. Kế mượn Sonnam mua một cái hộp quẹt. Huỷnh vát hất tuông vào trại quán, đi đá nọc cột dây chằn, trại tróc lên, làm xê một mé trại vải, cô chủ quán cự và bắt đóng nọc lại. Bần đạo đứng xem và than : tiểu nhơn láo táo vô ý dường ấy thiệt khổ quá, đã mặc áo Lama mà không đĩnh đạt, để cho đờn bà không cung kỉnh y phục nhà đạo. Đóng nọc thẳng dây chằng rồi, huynh ra trao hộp quẹt cho Bần đạo rồi đi thẳng lại chỗ Samdhen đang đứng chờ. Sonnam tới, huỷnh rầy quở rồi cùng nhau đi thẳng về liêu ngụ. Đến nơi thì 12 giờ rưỡi, trà bột ăn ngọ rồi lo sắp đặt hành lý đặng về Lhassa. Ba giờ trời mưa đi không đặng. Sai Isess che dù đi bắt con dê con và trả tiền công nuôi mấy ngày. Bốn giờ có một vị lama đưa đi và mang giùm valise. Đi qua khỏi chùa 100 thước, tới đường quẹo dưới triền, dừng bước cho Sonnam thay y phục thế gian, trả đồ lama cho huynh đi đưa đó. Kế Isess đi tới, bọc con dê con trong áo, kế Choundouss xách bình Lạc nhũ tới, hiệp nhau đi qua chùa nhỏ cách đây sáu ngàn, bảy ngàn thước, 7 giờ mới tới chùa, bần đạo hỏi tên thì Isess rằng Lốt-trắc Bumpa, 7 giờ nhưng ở núi trời vẫn như 6 giờ còn sáng, xem ra là cái Tháp xây bằng đá, chớ không phải chùa, cận bên đó cất nhà cho lama ở giữ tháp. Vào đó, thì lama từ tiếp rước trải đơn đặt tợ mời ngồi, một cô đầu bếp đem trà cho huynh đệ giải lao. (Lúc dọc đường trời mua rỉ rả, Isess cằn rằng và nói với Bần đạo rằng : Samdhen gấp đi quá, để sáng đi cũng đặng. Ngủ nghỉ trà nước tại Galden tốt quá, tối niệm kinh cũng quí, qua chùa nhỏ làm gì bây giờ cực khổ, có đờn bà chớ có cái gì quí.) Khi thấy cô đầu bếp thì bần đạo trực nhớ những lời Isess nói. Thiệt vậy, tới nơi, hai huynh đệ tôi dùng trà, còn bốn huỷnh ở dưới bếp uống xăng, nhứt là Choun-douss và Issê mê mết với cô đầu bếp ấy, uống xăng tới khuya, mới hết cười giỡn. Đồng ngủ thẳng giấc.

hoangtri
06-26-2016, 05:59 PM
Ngày 4 Aouât 1936 – 18-6-â.l.

Thức sớm ra suối nhỏ rửa mặt, đoạn vào điểm tâm trà vài chén rồi đi nhiễu tháp. Thấy một tháp lớn ở giữa, còn hai tháp nhỏ bên tả, hai cái nhỏ bên hữu, trước tháp lớn có xây một tấm tường đá, giữa tường có xây cái điện nhỏ, có chạm hình Tổ sư vào đá. Samdhen rằng : Tổ sư khi còn sanh tiền tên là Nămkhá Gialsanh, ngài tu hang khi tới đây áo không bâu, ngồi đây mà tịch diệt. Chỗ nầy thường chư Lama các chùa thường đến nhiễu tháp, có kinh của ngài để lại. Chốn nầy linh lắm. Tổ sư phù hộ kẻ nhiễu tháp, trong kinh nói, đau thứ bịnh chi đến đây cũng thuyên giảm. Trong tháp có hộp đựng tóc, xương và y phục của ngài. Nhiễu bảy vòng, vào điểm tâm thì lúc ấy Lama từ lên mời ở lại một ngày, thuận tình. Tám giờ có hai cô tới, một cô Kalimpong chủ tiệm bánh quen trước, còn một cô cao lớn đen đúa ở Calcutta mới biết lần nhứt nầy. Vào chỗ ngụ, Samdhen tiếp rước nhượng đơn nhượng tợ phía Isess nằm ngồi cho hai cô, trà nước giải lao rồi, hai cô đi lễ tháp, cách họ lạy nằm dài dưới đất, giáp vòng rồi vào nghỉ. Trưa ngọ bột với canh rau, ăn rồi ra ngoài kiếm đặng một tấm bảng đá ardoise,(1) bèn đem vào lấy mũi dao chạm tên tự di lưu tại tháp. Chiều nhiễu tháp rồi tối nghỉ. Không chi lạ hơn là các huỷnh cả ngày ở nhà bếp uống xăng, Sonnam say xiêu tó ngả ngớn. Samdhen cùng hai cô đàm đạo, lo làm quen cùng cô Calcutta vì cô là người hào hộ, phòng ngày về Calcutta tạm ngụ nương cậy… Tối lại huynh Samdhen muốn nhượng đơn cho hai cô và gia quyến cô nghỉ. Song hai cô từ rằng : Thầy và ông sư (là bần đạo) cứ việc nghỉ đó, chị em tôi nội đơn nầy đủ rồi và bọn tùy tùng đều có chỗ, không hệ chi.


Ngày 5 Aouât 1936 – 19-6-â.l.

Sớm điểm tâm rồi 7 giờ từ giã Lốt-trắc tháp, kỉnh tiền cho Lama từ rồi ra lễ tháp từ biệt lên đường, hai cô đi ngựa, còn đang gác yên, bọn tôi thả bộ đi trước. Hôm qua đi giày cao-su, cấn đá, nên đau cái gót bàn chơn mặt, bần đạo ráng đi cà nhắc theo họ, đường đi cũng dễ, nhờ qua ít cái suối, nước lạnh quá làm cho cẳng bớt đau, lần hồi tới 10 giờ, thì hai cô đi ngựa đã đi kịp, bèn chào và đi trước. Bọn gia quyến đi bộ sau với huynh đệ tôi. Tội nghiệp có một con nhỏ con của cô ở theo, đi đường rên mỏi như séo, réo kêu má mãi. Lần lượt cà nhắc, nhiều lúc vấp đá đau thấu ruột, ráng theo các huynh, lên đèo xuống ải, trải suối qua đầm 4 giờ đi tới Đê xanh vào nhà ngụ, cô chủ chào rước vào đơn. Isess lo nấu trà, mua trước một bình xăng, các huỷnh giải lao. Trà thục rồi, Samdhen và bần đạo mới uống và ăn bột với lạc khô. Tối nghỉ vì mỏi mê, cẳng ê đầu nhức, trọn đêm bần đạo ngủ vùi.

Hai cô Kalimpong và Calcutta cùng gia quyến cũng đồng đi Lhassa. Hai cô cỡi ngựa đi trước, tới Lổ-trắc ở nhà ngụ khác.

hoangtri
06-27-2016, 03:14 PM
Ngày 6 Aouât 1936 – 20-6-â.l.

Sáng thức sớm điểm tâm trà bột rồi 6 giờ rưỡi mang hành lý đến bến đò cách chợ 2.000 thước. Đến bến chờ đến 8 giờ rưỡi mới xuống đò da, đi về Lhassa, đò trải qua chỗ cạn chỗ sâu, chỗ nước chảy như cắt, chỗ nước vận bình bòng, chỗ hẹp như rạch nhỏ, chỗ hà lản như sông to, chỗ bị hàn nước đổ ầm ào, nổi sóng thấp cao. Lần theo dòng nước, đò lần lượt xuôi dòng. Mười hai giờ đã tới bến đò Lhassa. Đường bộ đi hôm nọ cả ngày, nay về đường thủy trong ít giờ đã tới, đó là nhờ nước xuôi đổ về Lhassa. Lên bến về nhà ngụ, Choundouss đã đi đò về trước nên sửa soạn rồi. Có huynh đầu bếp giúp nấu trà rồi. Về tới tọa đơn uống trà giải lao rồi ăn ngọ bột với cải bông trộn salade, cải chua của đầu bếp hộ, rồi tráng trà ngọt. Đầu bếp lăng xăng han hỏi, chùa Galden thế nào ? – Rằng, tốt lắm, quí lắm. Tối nghỉ, ra ngoài ngủ vì ở trong bỏ mấy ngày, rệp đói chích quá, cả đêm tuy lạnh mà không hay ngủ vùi tới khuya, thức tiểu, thì rờ lớp mền ngoài sương sa ướt mẹp. Ngủ đến sáng.


Ngày 7 Aouât 1936 – 21-6-â.l.

Điểm tâm bột và cải bông xào rồi. Trời mưa rỉ rả, Samdhen bị dột mưa, chạy vào liêu tạm nghỉ, đọc kinh mơi, bần đạo ra ngoài ngồi, huynh đệ họ chuyện vãn lăng xăng, bỗng kêu bần đạo rằng : Thầy cho tôi mượn 15 rupee đặng tôi có việc dùng đem lại Quan lớn, đặng chăng ? Bần đạo rằng : Tốt đặng. Trời cứ mưa riết cứ mưa hoài Samdhen sắm sửa hoài mà đi không đặng. Vào đơn ngồi tụng kinh. Choundouss và Isess lấy kinh ngồi trước cửa sổ tụng reo tuồng như tụng kinh cầu bớt mưa vậy. Kế chập lâu, tụng kinh rồi Samdhen nhắc sự mượn tiền, bần đạo nói, tiền lẻ không còn, bèn móc giấy 100 rupee trao cho huỷnh, huỷnh bảo Choun-douss đem đổi… Huynh trăm lia với bần đạo rằng : Để sau tôi mua y phục lama, bình bát, trượng mão, giày cho thầy, tôi lo đủ món cho thầy, đoạn hối Sonnam kêu Isess, Issê rót trà cho bần đạo lăng xăng ân cần. Hai lần rồi, bần đạo biết ý, lúc ở Ghoom hết tiền cũng vậy, lúc ở Bhutan cũng vậy, hết tiền thì tỏ lòng ân cần thết đãi đặng mượn bạc. Bần đạo thấy vậy cũng thương đời sống vì tiền. Trưa bần đạo lo trộn salade, nửa cái bông cải còn lại hôm tuần rồi của Đầu bếp hộ, lúc đi Galden cất trong nồi nhôm. Nay về lấy ra còn tươi chong nhờ xứ lạnh, trộn với cải chua ăn ngọ. Các huỷnh đồng ăn hùn, bần đạo hộ mỗi vị một dĩa nhôm nhỏ. Ăn khen đẹp miệng. Lúc Choundouss đổi bạc về thì bần đạo còn đang xắt cải. Samdhen sai đi mua đồ. Ăn ngọ rồi, Sam-dhen trao cho bần đạo 40 rupee giấy bạc Tây-tạng, gói trong giấy, bạch rằng : Đây thầy cất 40 rupee nầy đừng xài tới, còn 10 rupee là năm tấm giấy bạc 2R Tây-tạng đây thầy bỏ túi xài. Trăm lia, ân cần căn dặn như lời bảo trẻ nhỏ, bần đạo nực cười trong dạ, ừ chừng. Huỷnh nói còn 30R nữa mai sẽ đem lại đưa cho thầy. Đoạn Choundouss đem beurre về, hai thầy trò chuyện vãn rồi nói với tôi rằng : 4 rupee beurre đó. Samdhen nói : Chiều nay đi chùa có beurre sẽ đổ vào đèn đem vào chùa chế mỗi điện cúng dường. Bần đạo trả cho huỷnh 4 rupee mượn đi Galden. Đoạn 4 giờ rủ đi hành hương. Bữa nay đi tới cửa chánh chùa, để ý dòm lên mới thấy tấm biển chữ Tàu treo trên, đề bốn chữ : phước tư vạn hữu , vào tới cửa nhì là biển : “Tây Trước Chánh Tông” thấy lúc trước. Lúc mới đến ngốp mặt đi cứ ngó ngay nên không thấy, nay quen mặt dòm cùng. Vào cúng dường các điện y như mấy kỳ trước, tiền dầu cầu phúc cho Đàn-na trong các điện. Trở về tới khúc quẹo mua 1 trăng nga bánh bột-chiên, Choundouss nói, thầy thấy bánh cũng mua in như con nít nhỏ đòi ăn, bần đạo rằng : Không hiểu bánh ra sao, mắc rẻ, mua cho biết. Đem về tới nhà ngụ chia cho các huỷnh và vợ chồng đầu bếp với hai con của huỷnh, bần đạo còn tấm giấy không… Cười ngất. Đầu bếp mời uống trà. Hoan hỉ ! Tối nay ngủ trong, trải lá lót trên hai cánh cửa làm đơn ngủ, bỏ chỗ cũ trống, khá, rệp không có nghỉ êm. Khuya thức đi tiểu thì trời mưa rỉ rả. Samdhen ngủ lì mặc tình dột ướt.

hoangtri
06-27-2016, 03:25 PM
Ngày 8 Aouât 1936 – 22-6-â.l.

Sớm lo điểm tâm, sữa nấu với đường đỏ mượn mua hôm qua, ăn bột khô. Bữa nay Isess thức trưa kêu ba quận mà còn dụ dựa, nên nấu trà trễ vì bần đạo đợi lò trống đặng nấu sữa đường, bỗng có đầu bếp qua thấy sữa trong xon nhôm với đường đỏ, ngỡ trà sữa, hỏi trà ngon không ? Thừa dịp, ý muốn đã lâu nên trả lời : Tôi không biết cách nấu trà sữa nên chi bữa ngọt bữa lạt, bữa hôi khói nên không bằng trà của huynh. Đoạn nói : Ý tôi muốn gởi tiền cho cô nấu trà giùm cho tôi uống mỗi ngày. Đầu bếp vui lòng nói đặng. Bần đạo bèn bước qua nhà lấy một tấm giấy bạc Tây-tạng 2 rupee trao cho cô đầu bếp nói : Tiền nầy cô cất mỗi ngày mua sữa, đường nấu giùm trà. Cô nghe tiếng đặng tiếng mất, huynh đầu bếp nói lại, cô bèn hiểu, vui lòng cất tiền. Trưa lại ăn ngọ, bần đạo có mượn Issê Sonnam mua cải chua về chiên ăn với bột nhồi. Ngọ rồi, lo nghỉ trưa vì xác tục bị mấy ngày đi đường mỏi mê, 2 giờ thức dậy lo viết nhựt ký. Trọn ngày lo viết. Bốn giờ huynh Samdhen lên rầm nhà kêu bần đạo lên xem chư Lama cúng dường ngoài đồng cỏ gần đó. Bần đạo ngừng viết, chìu ý lên rầm xem, một tốp Lama đứng một hàng, có Lama cả tụng kinh chú niệm đứng trước, chư Lama sau cầm trống và chập chỏa với hai cây kèn dài. Inh ỏi trống kèn cúng dường, ấy là một cuộc xô giàn vì thấy một cỗ bánh sadou dựng trước đó, cúng rồi bó rơm nổi lửa đốt. Samdhen nói : Quan Thừa tướng cúng dường và Lama cả đó ở nhà gần bên dinh quan, là em của tiền Quốc Vương Tả-lê Lama. Hèn chi hổm rày nghe đàng dinh Quan kèn trống chập chỏa inh-ỏi, trước khi đi Galden, lúc về hôm qua còn nghe cúng dường, bữa nay xô giàn rồi việc. Y như Nam Việt cúng dường làm chay nhỏ. Xem lối năm phút thì rồi. Xuống thang, vào đơn lo viết nhựt ký. Samdhen khi qua nói còn 30 rupee, bữa nay sẽ có, mà cả ngày không thấy, nhưng cũng không nói tới. Bần đạo cũng không nhắc để xem cử chỉ tình ý cư xử của huỷnh thế nào.
Sai-nha đằng dinh Quan lớn sai đem beurre và trà hộ nội bọn.

hoangtri
06-27-2016, 03:34 PM
Ngày 9 Aouât 1936 – 23-6-â.l.

Sớm điểm tâm trà sữa và bột khô, đoạn đi theo Issê hành hương nơi chùa Chô-khăng. Y lệ như mấy lần trước vào lễ bái các điện và dưng tiền dầu chút ít, nghĩ vì mình ít đức nên cầu ở nơi Phật cho Đàn-na có phúc hậu. Lúc trở về ghé mua một cây cải bẹ xanh đặng về nấu canh, qua 11 giờ cúng ngọ và ngồi tợ luôn. Lúc đang ăn ngọ, Choundouss đi chợ về, có mua củi phân bò ít bao, nhưng Samdhen cũng đi chợ chưa về nên không tiền trả phải hỏi bần đạo. Bần đạo bèn luôn dịp ấy xuất 32 trăng nga mua phân củi ấy. Lúc Sam-dhen về trả tiền lại cho bần đạo, nhưng bần đạo từ rằng : phân củi ấy tôi mua. Nghĩ vì mình cũng có nấu chút đỉnh, xử thế cho tròn cho sạch nghiệp trần duyên.

Ngọ rồi nghỉ mùi chút ít, thức dậy Samdhen nói sáu bữa nữa sẽ đi chùa Dzêsbung dự cuộc hát rằm. Bần đạo cũng ừ ừ hoan hỉ. Ôi ! nhập giang tùy khúc chớ biết sao, phận nước lòng sông, lớn ròng cong quẹo, tùy hỉ cho qua. Kế huỷnh khoe hai chai xì yểu mới mua đặng Tết quan Thừa tướng. Còn 50 rupee trong số đổi bạc giấy cent hôm kia thì huỷnh mượn luôn vì không thấy nói tới. Hoan hỉ, để đó còn đó, còn ngày đối đãi hậu lai…

Nghĩ vì, bần tăng lắm nhờ Phật lực, xuôi cho huỷnh đem đi Tây-tạng, muôn điều xuôi xếp, lại đặng nhập Long-thiền đảnh lễ Lama Quốc Vương, đặng vào các tự hành hương, đặng gần Quan tứ trụ, thong thả vào ra, phố phường biết mặt, không trở ngại một điều chi, không bị nhục ném đá quăng gạch như người Anglais kia tự thuật trốn đi Lhassa cực khổ thân hình, tốn bạc ngàn mà làm đầy tớ cho kẻ tùng nhơn Hindou, mướn làm hướng đạo. Cực lực mà lúc đến tới Lhassa chỉ dừng bước đặng có một ngày, rồi sáng ra phải theo vòng binh xuất ngoại. Nghĩ vậy, bần-đạo so lại thân nầy hèn mọn, nhờ Phật lực nên đặng vua quan dân-giả, tăng tục đều hỉ kiến, cho phép các chùa hành hương, khắp nơi thăm viếng. Thì dầu cho tốn hao chút ít thật chẳng phiền, vui lòng nhịn ăn, nhịn mặc để tiền cúng dường cầu phúc cho Đàn-na và xử sự cùng người thi ân cho mình, dường ấy mới sạch nghiệp hậu lai, mới giũ trần bất nhiễm. Có câu : Nhất trần bất nhiễm hà tham hà thọ. Đều có sự bắt buồn cười là : Huynh Sam-dhen đã ra công khó đi đến Lhassa đặng cầu Quốc Vương Lama giúp sức đặng cất nhà Thiền tại Phật-đà-gia, kẻ công người của, phước hậu hưởng chung, nhưng huỷnh còn đắm sự ăn, mặc quá, thấy vậy cũng thương tâm cho kẻ tiểu-thừa. Tu hành không nên quá bảo trọng kỳ thân, vừa đủ nuôi sống đặng bòn công đức, nhược hữu chư phước thiện hồi hướng chúng sanh đồng cộng thành Phật đạo, ấy mới phải Phật đệ tử. Phật tử chẳng nên môi miếng, tỉ như huỷnh mấy bữa hết tiền, tiện tặn và coi cử chỉ đối đãi với bần đạo rất ân cần bù bặt, bảo uống trà ăn bột, ăn lung, ngủ thì bảo lấy thêm vải đắp lăng xăng, ấy là ý muốn cậy mượn. Làm như vậy một hai ngày trước khi hỏi cậy. Đến bữa hỏi đặng tiền, thì ăn uống phủ phê quên mình là thầy tu… tội nghiệp.

hoangtri
06-27-2016, 03:54 PM
Ngày 10 Aouât 1936 – 24-6-â.l.

Sớm lo điểm trang y phục chỉnh tề, rửa mặt, súc miệng, tay chơn tẩy uế, rồi uống một ca trà sữa, đoạn ra đi hành hương. Khi tới Chô-khăng tự thì để ý coi cả thảy ba từng chùa là mấy điện. Từng dưới cả thảy là mười bảy điện trong và ba điện ngoài. Trước hết điện Tổ sư Lama, kế điện Phật tổ Thích Ca, kế đó là điện chư Long-thiên Hộ-pháp Bồ-tát, kế đó là điện chư Bồ-tát kiểu Tây-tạng, kế đó là điện lớn thờ. Trong là tượng Phật tổ to lớn, sau bàn chánh tượng Phật tổ nhỏ ngồi sau lưng một tượng Bồ tát áo mão mỹ lệ nghiêm trang châu ngọc, điện chạm rồng sơn son phết vàng pha lê lưu ly, ngọc thạch gắn cùng, đèn lưu ly lớn nhỏ để dài phía trước toàn bằng vàng và bọc khảm bông vàng. Chung quanh là chư vị Bồ-tát tượng đứng, có hai vị Long-vương Hộ-pháp đứng hai bên gần cửa điện. Trước cửa điện có bốn vị Tổ sư Lama, có treo hai bên bốn, năm cái tiểu chung. Hỏi ra là : Phật tổ hậu kiếp giáng sanh vị Bồ-tát Quốc-vương tại Lhassa nầy, nên gọi Thích Ca nhứt thể. Chỗ nầy thiện nam tín nữ, tăng tục hằng bữa tới cúng dường lung lắm. Đi khắp các điện thì duy có điện nầy là lớn hơn hết. Thường có ba ông sư Lama hầu sự tại điện. Có mâm cúng tiền, một vị lama ngồi phía hữu trong góc trước điện, cầm tịnh bình hầu rót vào tay mặt đàn na chút tịnh thủy gọi ẩm phước cam lồ. Một vị đứng trước hàng đèn và bông hoa lễ vật, đặng tiếp tô-du và lễ vật, một vị ngồi dưới một cái ghế phía tả tay cầm tịnh bình cúng chư Bồ tát và một tay cầm cái mâm cỗ cúng tiền cho đàn na tùy hỉ và cũng rót vào tay đàn na chút nước cúng rồi trong tịnh bình ấy. Đàn na hữu nhiễu rồi ra tới vị lama nầy là hườn tất. Đoạn tới điện đức Phật mẫu Chuẩn-đề, tới điện Tiền Tả-lê Lama vân vân… Các điện sau đó cũng là điện Phật-tổ, Tổ-sư, Long-thần, Hộ-pháp, Bồ-tát. Từng nhì cũng vậy, ban đầu là điện Tổ-sư, kế Phật-tổ, kế Long-thiên, đoạn tới điện Phật-mẫu, chỗ nầy thiện nam tín nữ và chư tăng hay đến cúng đông lắm, có gần bên điện một căn trù phòng, có để sẵn xăng trong bình cây, đặng cho Đàn na thỉnh lại điện cúng dường, rồi tùy hỉ từ 1 yogăng (là giá một bình xăng) đổ lên tùy ý trao tay cho ông sư hằng ở tại điện lo tiếp lễ cúng và tụng kinh cúng dường. Rốt hết là điện Long-thiên, Hộ-pháp, thường có bốn, năm sư Lama ngồi trước tợ phía trước điện kinh kệ cả ngày và hầu tiếp lễ cúng bằng tiền. Đoạn lên từng thứ ba có một chỗ rầm trống có xây tháp hương cho Đàn na thiêu hương vì tục Tây-tạng, không có đốt hương cắm trong bàn Phật như xứ Annam có lư để sẵn trên bàn điện, có chỗ riêng trống trải ngoài trời trống để đốt hương, trầm, tóc, lá mộc bá, lá thơm tùy hỉ, và bột sadou, lớp đổ vào lò hương, lớp đổ chung quanh, rồi rải gạo quanh rầm chim chóc hưởng hậu (nhứt là tại điện Phật-mẫu, chuột lắc cả trăm, bò láng trên điện ăn gạo cúng, uống tô-du mập tròn và tại điện chót Long-thiên cũng vậy).

Đoạn đốt hương rồi, lại nhà trù lấy xăng đem lại điện Phật mẫu, hai điện thờ Tổ sư và Quan âm, cũng có thầy Lama tiếp lễ cúng. Tới đây hết, quanh lại thang xuống, quanh qua bên tả chỗ đốt hương, xuống thang đi cúng xăng nơi điện Hương vân Bồ tát, gần đó phía tả của điện có lò hương cho Đàn na đốt hương. Chỗ nầy thường có kẻ bần nhơn ngồi trước và dưới lầu chực của bố thí. Cúng rồi chỗ nầy là hết ra cửa đi ra phường buôn, đi thẳng lại chùa nhỏ, chỉ có một chỗ Tổ sư và Hộ pháp, vào cúng tiền xăng rồi ra về luôn. Lúc về ghé mua 1 yôgăng khoai lang tây chín về chấm muối ăn điểm tâm. Trưa lại cúng ngọ với cải bẹ xanh xào với bột sết-sết. Ăn rồi lo đi xuống sông giặt đồ. Chiều Samdhen rủ đi dạo phường rồi vào nhiễu chùa,đi chung quanh xem các lớp vẽ trên vách tích Phật tổ và tích tại Kỳ-thá-quất-sơn, Nalanda. Cách vẽ thiện nghệ lắm và vẽ bằng màu dầu. Chung quanh chùa có ống lục tự Quan âm cho Thiện-nam tín-nữ quây gọi là chuyển pháp luân. Xong ra cửa chùa vào điện Phật mẫu lễ bái. Đoạn Samdhen rủ vào chùa thì bần đạo từ chối vì mang giày da đóng cúc vào chùa bất tiện, Sonnam cũng vậy. Huỷnh thấy hai, ba phen từ hẳn, bèn bảo : thôi ra ngoài chơi đợi huỷnh. Ra chùa, bảo Sonnam ở trước sân chùa đợi, bần đạo về luôn đi vòng quanh phường về thẳng nhà ngụ. Sáu giờ huỷnh về tới hỏi sao không đợi về một lượt cho vui, về một mình rủi đi lạc mất ắt khó cho tôi phải thường mạng cho hội Đại-bồ-đề, nói cợt rồi cười xòa. Tối kinh kệ rồi nghỉ.

hoangtri
06-27-2016, 04:10 PM
https://hartwish.files.wordpress.com/2010/10/img_6506.jpg


http://www.theglobeandmail.com/news/world/article27526535.ece/BINARY/w620/DST90-CHINA-TIBET+.JPG


http://www.travelfootprints.ca/wp-content/uploads/2011/04/statue-inside-sera-monastery-lhasa-tibet.jpg?af3b22


http://thumbs.dreamstime.com/z/lhasa-tibet-china-chagpo-ri-painted-carvings-along-wall-monk-spinning-row-prayer-wheels-front-47690371.jpg

hoangtri
06-27-2016, 04:18 PM
Ngày 11 Aouât 1936 – 25-6-â.l.

Sớm cũng như hôm qua, trà một ca rồi cùng Issê và Choundouss đi hành hương, hai huỷnh ra cửa rồi còn vô lấy tiền, bần đạo đi luôn một mình riết tới chùa, vào điện Tổ-sư lễ Tổ, đoạn qua điện Phật tổ vân vân… Hai huỷnh đến đây theo kịp, đồng đi hành lễ các điện. Xong rồi qua chùa nhỏ cúng tiền xăng rồi bảo hai huỷnh về luôn, một bần đạo trở lại mua hàng bông. Choundouss rằng : Thôi để tôi đi theo mua cho dễ. Cám ơn, tôi mua đặng, hôm qua cũng đi một mình và biết nói chút ít, họ hiểu, thôi hai huynh về trước. Đoạn đi quanh lại đường hẻm, lối 100 bước gặp Samdhen và Lại quan thơ ký cùng đầu bếp với Isess đi đâu về không rõ, hỏi tôi đi đâu ? – Mua hàng bông, Samdhen bảo Isess đi theo mua giùm. Bần đạo rằng : Thôi, một tôi cũng đặng vì biết mua, hai, ba lần từ chối, họ cười rồi đi về. Bần đạo thẳng lại cô bán rau quen, đã có mua một lần, lại mua hai cây cải bẹ xanh và trắng giá 1 yogăng, đoạn về ghé quán mua 1 yogăng khoai lang tây chín rồi vòng qua đường hẻm ngay cầu về nhà, đi lại tiệm bánh mua 2 trăng nga bánh in China. Về ăn khoai chấm muối ớt điểm tâm, Samdhen thấy về vào đơn bảo : Thầy lấy bột ăn. – Rằng có khoai lang đây, huỷnh bảo Sonnam đem tương ớt vào bảo ăn. – Rằng có ớt trái rồi. Họ trăm với nhau, ý nói bần đạo từ hôm qua nay không ăn bột, mua khoai lang ăn. Đoạn sắp khoai cúng dường tiểu trai rồi điểm tâm. Trưa lại lo xắc cải nấu như hôm qua nhưng không bỏ bột. Samdhen bước vào lúc đang xắc cải thì huỷnh bảo xào với cải chua đây, huỷnh để cải chua trên tợ, ấy là cải mua khi nãy họ ăn bột với cải ấy còn dư. Bần đạo ừ chừng chớ không dùng, vì đồ nấu sẽ còn trước cúng dường, nên không dùng đồ dư của họ. Đoạn tới lúc nấu rồi, huỷnh vào bếp dở vung xem với đầu-bếp cũng có đó. Đầu bếp rằng : Không tốt, để tôi mua giùm cải bắp tốt lắm. – Cám ơn, đặng vậy quí lắm. Đoạn rồi việc, nhắc quánh vào đơn, lo cúng ngọ, tội nghiệp Samdhen bảo lấy bột cho bần đạo ăn ngọ, thì bần đạo rằng : có bánh China đây (parlếp) bữa nay tôi dùng bánh, không dùng bột. Huỷnh nín thinh bảo chi cũng không đặng, xem họ không mấy vui, trà không dùng, bột không dùng, chỉ dùng riêng. Ngọ rồi, bần đạo nghỉ sơ lưng, đoạn 1 giờ ra ngoài xem Samdhen cùng Choundouss Isess đánh hột theo Tây-tạng. Mỗi người chín đồng tiền đặt cấp theo số hai hột lúc lắc đã đổ, có 59 con ốc để làm số đặt tiền, ai nhảy cấp mau, trọn số chín đồng tiền thì ăn. Kế một chập Samdhen thôi, hai huynh kia đổ nữa, Samdhen rủ đi dạo phường nhiễu tự như hôm qua. Bần đạo từ kiếu.



http://footage.framepool.com/shotimg/qf/151348352-chinese-sticks-lhasa-kindling-tibetan-buddhism.jpg

hoangtri
06-27-2016, 04:21 PM
Ngày 12 Aouât 1936 – 26-6-â.l.

Bữa nay không tiền lẻ, nên không đi chùa, để một mình Issê đi. Điểm tâm trà sữa và bánh China. Đoạn một chập sắm sửa đi chợ mua vật thực. Bỏ cái son nhôm nhỏ vào túi dết, xách đi cho tiện. Đi ra tới đơn của Samdhen, có huynh đầu bếp ngồi đó, thấy bần đạo xách dết, hỏi đi đâu ? – Đi chợ mua hàng bông. – Thôi ngồi lại đây, để tôi hộ bắp cải, đừng đi, bèn kêu vợ bảo đi lại nhà bếp đằng dinh, lấy một bắp cải. Cô đi. Đoạn huỷnh nói với tôi rằng : Đừng đi một mình không tốt… nói tới đó huỷnh không biết nói Hindou nhiều, nên day qua Samdhen trăm tiếng Tây-tạng, Samdhen cũng trả lời bằng Tây-tạng rồi day nói với bần đạo rằng : Tôi bảo thầy đừng đi chợ một mình vì xứ nầy có thứ người hì hợm, biết ai lạ biết có tiền thì nó theo kéo niếu xin tiền, mà xin chẳng ít bốn, năm chục bạc, không cho không thả, tôi có bị rồi một phen cho nó 5, 7 săng mà còn không chịu. Thầy không tin tôi, bây giờ đầu bếp nói đó y như lời tôi nói… Bần đạo nghe qua lấy làm bất bình cho xứ, tiếng gọi đất đạo Phật, sao còn thứ dân hèn mạt ấy. Huỷnh có bảo đừng đi một mình, chớ không có nói sự người xấu ấy. Bần đạo rằng : Có tiền thì cho bằng không thì thôi… Phải, xứ bên Tàu cũng có một thứ người, rình kẻ có tiền đi chỗ vắng lơ thơ một mình thì bắt đem dấu trên núi trong rừng, rồi bảo viết thơ cho thân tộc đem tiền chuộc bằng không thì nó bỏ khát bỏ đói. Chuyện vừa dứt cô đầu bếp ôm bắp cải về trao cho Đầu bếp, huỷnh bèn hộ cho tôi… Cám ơn huynh, bắp cải quí quá, lớn và nặng quá. Kế đó huynh đầu bếp đi lại dinh, Sam-dhen đi xóm, bần đạo muốn đi chợ, cô đầu bếp nói Choundouss thông ngôn : Để cô đi giùm cho, bần đạo thấy tình hai vợ chồng ở bù bặt quá, nên cũng thuận tình nói : Tốt lắm. Bèn lấy giấy bạc 2 rupee trao cho cô rằng : Không có tiền lẻ đủ, vậy cô mua giùm bánh China (parlếp) mua 3, 4 trăng nga cho họ thối và mua giùm cải chua với hành. Cô bèn đi, chập lâu về, trao tiền 44 trăng nga, mua hết 6 trăng nga (4A). Bần đạo bèn lấy cải bẹ xanh còn lại nửa cây xắc nhỏ và thêm ít lá cải bắp xắc, xắc một tép hành và một mớ cải chua, ớt, trộn salade cúng ngọ với bánh, xong ngồi ăn ngọ luôn. Ăn rồi lấy dĩa sắp ba bánh in hộ Samdhen, hai bánh cho cô đầu bếp, một bánh cho Issê. Chiều như lệ.


Ngày 13 Aouât 1936 – 27-6-â.l.

Sớm điểm tâm trà bánh, đoạn xem kinh, trưa cúng dường ngọ bột và cải xào. Ngày không chi lạ, chỉ lo phận sự là rồi ngày.


Ngày 14 Aouât 1936 – 28-6-â.l.

Sớm điểm tâm bột với cải xào bún. Đoạn mượn cô đầu bếp mua giùm : bún, dầu, savon, hộp quẹt và thuốc hết thảy là 18 trăng nga. Đưa 2 rupee giấy, thối lại 32 trăng nga. Choundouss mượn 10 trăng nga. Trưa ngọ cúng dường bột không với trà rồi ăn ngọ với cải dưa còn dư. Nghe Samdhen bàn luận ngày mai sẽ đi Dzêsbung đặng dự cuộc hát mặt nạ tại chùa, ý bần đạo không hạp sự hí kịch, nên trọn buổi chiều trùm mền cáo bịnh, vì bị ăn bột sình ruột. Tối lại, Samdhen thấy bần đạo nằm cả ngày, cho rằng đau bụng, huỷnh lo lắng lắm, lấy hương xông tẩy uế, coi cử chỉ huỷnh lo giùm thì cảm tâm quá. Đoạn bần đạo nói : bây giờ bớt rồi thì huỷnh với đầu bếp mừng vui. Samdhen rằng : Thầy đau tôi buồn quá và lo sợ hết sức. Thầy đi đến Lhassa chỉ quen với nội bọn. Thôi, tứ cố, thầy mạnh khỏe, anh em tôi vui, thầy đau thì như cả thảy đau. Cả đêm an nghỉ…



http://en.showchina.org/Gallery/Culture/200803/W020080310324774622556.jpg

hoangtri
06-27-2016, 04:35 PM
Ngày 15 Aouât 1936 – 29-6-â.l.

Sáng dậy nghe trong bụng hơi chứa no dẫy, ngồi vuốt chà bụng một hồi rồi đi ngoài, vào nhẹ nhàng trong ruột, nhưng mỏi mê cả mình mẩy. Uống hai chén trà sữa rồi nằm. Samdhen và đầu bếp hỏi bớt chăng ? – Bớt, nhưng nhức mỏi lắm. Bảo : Ăn chi không ? – Không, bụng không tốt, vỗ bụng bình bình cho họ nghe, họ hết bảo ăn. Đoạn huynh Samdhen rằng : Hôm qua tôi lo sợ quá, nếu thầy có gì thì tôi lúc trở lại Phật-đà-gia, biết nói với hội Đại-bồ-đề làm sao ? Thầy rán ăn chút đỉnh mai đi Dzêsbung chơi. Còn hai chùa tại Dzêsbung chưa hành hương, sẵn dịp đi cho hết vì năm cái mà khi nọ đi có ba. Bần đạo rằng : Không sao, tôi đau bớt rồi ở nhà nghỉ, còn chư huynh mai đi cũng đặng. Samdhen rằng : Thầy không đi, thì bọn tôi cũng không đi, ở nhà cùng thầy, nếu bỏ thầy mà đi, thì Quan Thừa tướng hay đặng ắt trách bọn tôi không hết lòng cùng thầy, vì tôi khi mơi lại viếng Thừa-tướng có nói chuyện thầy đau, ngài chắc hít thương thầy…

Bần đạo thấy lòng huỷnh ân cần tưởng đến, thì lấy làm thương, bước ra ngoài đơn huỷnh ngồi đàm đạo giây lát. Huỷnh nói hôm qua Lama Lađặc thiền chủ tới đem chai dầu ăn, hộ và ân cần mời, mấy bữa trước Lama nhà thiền Trzăng-pá đem chuông và Phật biểu hiệu lại, cũng mời, họ ân cần quá. Bần đạo ngồi chuyện vãn, hỏi thăm qua sự giấy tờ, thì huỷnh rằng xong hết, còn đợi gởi đi các nơi đem tiền đến, thì lãnh số bạc đi. Cả thảy là ba ngàn đồng. Bần đạo bèn kiếu vào đơn nghỉ, uống vài chén trà. Đoạn mượn Issê đi mua 2 yogăng khoai lang nấu, cúng dường rồi ăn ngọ, ăn rồi, kế có tiểu Lama Lađặc tới, đặng mời mai đi Dzêsbung. Samdhen bước vào nói : Đó thầy thấy không, họ sai tới mời nữa. Vậy mai bớt thầy đi, tôi mướn hai con ngựa, tôi và thầy cỡi đi. – Để mai coi trong mình bớt sẽ hay.

Chiều lại Samdhen vào nói : Thôi bãi việc đi Dzêsbung, mai cho Issê đi một mình với Lama Lađặc đặng trả lời hồi kiếu. Mốt lối 9 giờ đi yết kiến Quốc Vương Lama, đặng lo việc của chúng ta cho rồi. Tối lại còn mỏi mê, nhưng nhờ ơn Phật tổ ủng hộ, sở nguyện đã toại, ý muốn đã thỏa, vì đi Dzêsbung dự hí kịch, thật không vui lòng Thích-tử.

hoangtri
06-27-2016, 04:49 PM
Ngày 16 Aouât 1936 – 30-6-â.l.

Sáng nghe trong mình khỏe khoắn như thường, điểm tâm trà sữa, đoạn mượn Sonnam mua giùm 2 yogăng khoai nấu đặng tiểu trai. Issê và Lama Lađặc đã đi Dzêsbung. Samdhen nhắc lại, mai 9 giờ đi yết lễ Lama Quốc Vương (Gia-bô). Trưa ngọ khoai lang nấu với cải xào. Kế đó Sonnam và Choundouss đánh lộn, Samdhen ra đánh la cả hai, đoạn đuổi hết cả hai. Sonnam thì đi Galden, Samdhen cho 2 rupee và bần đạo cho chút ít không ai thấy. Issê về nghe thuật chuyện và thấy Sonnam quẩy gói đi coi bộ mừng vui. Isess cũng vậy. Choundouss đi cả ngày không thấy về. Rủi mà may, hai người đánh lộn xô ngã một cục đá xanh vách rớt gần đầu con của Đầu bếp đang ngủ, đứa nhỏ mới một tuổi. Thiệt phước nhờ Phật đỡ, cách đầu đứa nhỏ chừng một tấc. Samdhen rằng : nếu rủi ro thì bọn ta mang họa, lại lỡ vỡ việc Phật sự cả. Bần đạo xem thấy cục đá cũng ngẩn ngơ. Tối lại không chi lạ.



http://images.china.cn/images1/200802/421530.jpg

hoangtri
06-29-2016, 04:25 PM
Ngày 17 Aouât 1936 – mùng 1-7-â.l.


Sớm điểm tâm bánh lạt với trà sữa đoạn sắm sửa 9 giờ đắp y cùng Samdhen, Issê, Isess đem một giạ gạo, đi thẳng đến nhà thiền Quốc Vương. Chờ một chập, có vị Quan-lại bước đến hỏi han, rồi đi bạch giùm với Thượng tọa Lama Thiền chủ hay. Ngài xuống lầu chào hỏi rồi bảo vị Quan ấy dắt đến Long-thiền, giao cho Lama hầu cận tâu giùm. Huynh đệ ngồi phòng trà chờ ước nửa giờ thì có lịnh triệu lên Long-đơn. Samdhen đảnh lễ rồi, kế bần đạo, kế Isess và Issê, mỗi người lại Long đơn dưng anh lạc. Quốc Vương rờ đầu ban niệt điều rồi chỉ đơn trước phán : tọa đơn. Đoạn lịnh Quốc Vương lấy kinh Phật-đà-gia tụng, bốn huynh đệ cúi đầu bắt tay nghe, 15 phút thì xong. Trong khoảng ấy Bần đạo lét xem kỹ lưỡng hơn kỳ trước, vì khớp sợ luật nước người, phần lễ rồi thối liền. Nay đặng 15 phút ngồi hầu thính kinh, nên liếc xem kỹ lưỡng. Long đơn chạm trổ, rầm lót giá tị bản mỏng. Gần đơn có tủ để bình sành Tàu chưng bông, có đồng hồ cẩm thạch để trên, quanh vách sơn vẽ, có tủ đựng hình Di-lặc Tàu, Phước, Lộc, Thọ bằng sành. Xong việc kinh thì Lama hầu mời ba huynh đệ xuống phòng trà, còn Samdhen còn nán lại đặng bạch mọi việc. Trong 15 phút, huỷnh xuống phòng trà hiệp nhau đi về. Bữa nay đi trưa hơn khi trước, nên hai bên phố chợ, họ xem bần đạo và trăm lia với nhau. Lúc về đi vòng phố đường xá phố xá đông đảo, kẻ lạ người quen (biết mặt) thấy đi chợ đã nhiều lần rồi, mặc sức họ ngó, kẻ nói vầy người nói khác. Samdhen thông ngôn lại và cười với nhau. Bần đạo cứ vững tâm đi như thường. Về tới nhà thì có Đầu bếp nói : Quan lớn muốn xem cái máy chụp hình. Bần đạo lấy trao cho huỷnh và ba cái film chụp ảnh rồi Samdhen dành đem máy chụp ảnh đi lại dinh. Chập lâu chừng 1 giờ về đem máy chụp ảnh về và sáu tấm hình nói Quan lớn tặng hai tấm Quốc Vương hai tấm Tả lê Lama và hai tấm nội gia quyến Quan lớn. Chia cho bần đạo ba và huỷnh ba. Thiệt lòng người rất tử tế, lại còn cho ba cái film mới và rửa film giùm. Đoạn ăn ngọ cải xào bún với khoai lang. Qua 2 giờ Samdhen rủ đi xem rước cốt đồng tượng ở phía đường đi Séra-tự. Đến đó thiên hạ đông đảo. Chờ ước một giờ ngoài, thì thấy các quan và chư Lama chừng mười vị cỡi ngựa, có kẻ cầm cờ giáo, mang mặt nạ đi trước, kế các quan nhỏ, kế có một cái hình nộm cốt tướng đồng, sau đó ít vị Lama và Quan đi thẳng đến Potala (đền vua). Có bao nhiêu vậy mà thiên hạ coi chật đường. Về dọc đường Samdhen rằng : Lúc nầy tại Lhassa thiên hạ đau và chết lung nên đi rước cốt đồng Tả lê Lama về đặng trị bịnh cho nhơn dân, cho mùa nầy lúa né ăn không bịnh. Về tới ngõ quan lớn chừng 4 giờ, cô đầu bếp đón nói Quan lớn mời Samdhen, huỷnh đi vào dinh, một chập về bảo bần đạo rằng : Uống trà rồi đi cùng huỷnh lại dinh quan lớn chơi, vì ngài muốn nói chuyện và xem hình rửa đã rồi. Đi cùng huỷnh lên lầu, chào hai ông bà rồi, mời ngồi, ngài lấy ba film chỉ và hỏi Samdhen chỗ nào chỗ nào và nói có bốn, năm tấm xấu vì không rõ (ấy là ảnh Choundouss chụp), đoạn ngài cắt ra từ tấm, bỏ vào bao thơ rồi trao cho Bần đạo. Bỏ túi rồi, ngồi uống trà, đoạn ngài đem ra một tấm hình chùa bên Burma, hỏi bần đạo biết chữ Burma chăng ? – Thưa không. – Samdhen có đi Burma nên biết chùa ấy, nói chuyện và cắt nghĩa cho ngài nghe. Đoạn bà lớn mượn bần đạo xem tay giùm, xem rồi, kế cô em của Quan lớn. Đoạn chập lâu kiếu về. Samdhen nói : Thiệt hai vợ chồng Quan-lớn tử-tế quá. Ngài có hứa sẽ ghi passeport của thầy và đem lên Quốc Vương ghi nữa. Tôi có nói chuyện sẽ đi cùng thầy đến nước Tàu, Nhựt, Annam, Cambodge, Xiêm, thì ngài hứa sẽ tâu Quốc Vương cho passeport và ngài sẽ ghi bằng chữ Anglais cho hai huynh đệ mình đi. Bần đạo rằng : Đặng vậy quí lắm. Samdhen nói : Khi mơi Quốc Vương hỏi thăm thầy, thì tôi đọc chuyện của thầy, nghe qua Quốc Vương khen thầy lắm, và nói tướng mạo của thầy phải kẻ tu hành đắc đạo. Tối không chi lạ, lệ thường.

hoangtri
06-29-2016, 04:31 PM
Ngày 18 Aouât 1936 – 2-7-â.l.

Nhựt thường lệ, điểm tâm trà sữa bánh lạt, đoạn ở không, xin Samdhen miếng vải, may túi đựng hộp máy chụp ảnh. Trưa ngọ cải bắp xào với khoai, hổm rày không ăn bột, chỉ ăn khoai nấu với bánh lạt, nghe bụng êm ả. Một giờ Samdhen rủ dạo chợ. – Không đi. – Mắc may, may rồi túi đựng chụp ảnh, lại may thêm một cái túi đựng tiền Tây-tạng, vì tiền Tây-tạng lút chút như sous xứ ta. Ngày nay Choundouss về hòa hảo như thường. Không có Sonnam, thì ít sanh chuyện. Bần đạo khuyên Choundouss rán ở nhà kinh kệ vì tuổi 31 (Ngọ) năm nay xấu lắm, e đi ra sanh chuyện buồn. Tháng nầy qua rồi bị buồn thì không đau. Đừng đi ngủ bậy nữa. Khá, ngày nay huỷnh nghe lời ở nhà, tối tụng kinh và ngủ tại nhà ngụ. Ngày nay hết củi phân. Samdhen mua.


Ngày 19 Aouât 1936 – 3-7-â.l.

Nhựt thường lệ. Trà sữa và bột điểm tâm, đoạn ở không, lấy vớ ra mạng mấy lỗ rách và khăn lông. Trưa ngọ bột với bắp cải xào bún, nấm mèo. Chiều 3 giờ đi dạo chợ vì ở nhà mấy ngày rày tù túng. Gặp tên bán dạo sữa khô Tây-tạng (churi) thấy họ mua rẻ, cũng y họ mua 2 trăng nga 22 miếng, lệ quán bán 18 miếng nghĩa là 1 trăng nga chín miếng. Tối lại ngâm nước tám miếng đặng sáng mai thử xào với bắp cải.


Ngày 20 Aouât 1936 – 4-7-â.l.

Sớm điểm tâm bột trà Tây-tạng. Mười giờ Sam-dhen bảo nấu đồ chay, ăn ngọ rồi đi xem hát (tamô) của đức Quốc Vương, hát bốn ngày. Y lời, lo xắc cải bắp, ngâm bún hùn với họ, sẵn họ có nấm mèo ngâm, cho bần đạo chút ít, xắc sữa ngâm, xào chung. Mười một giờ cúng dường với bột nhồi. Sữa khô ngâm, xào ăn nghe cũng đặng, y như mì-căn xứ mình, nhưng có mùi vị hơn, nhưng nay ngâm không đặng mềm lắm, ngày sau sẽ biết ngâm với nước nóng. Đoạn 1 giờ rưỡi đi cùng huynh đệ, đến sân hát cách chợ chừng một ngàn thước. Bần đạo có đem máy chụp hình theo. Đến nơi thì tại nhà ngự, trên ba từng lầu chót (rầm) có che nhà vải cửa vẽ rồng cho đức Quốc Vương ngự có Quan tứ-trụ em của Talê Lama hầu cận. Từng giữa chư Lama quan và quan Thừa-tướng, Nguyên-nhung, Thượng-thơ, một quan một Lama. Từng dưới, Nhứt phẩm, Nhị phẩm, quan lại. Hai dãy lầu hai bên và phía trước ngự hí kịch, lầu là chỗ chư Phu nhơn và các quan nhỏ. Nhơn dân, tăng tục nữ nam lớn nhỏ, lớp đứng lớp ngồi dưới đất quanh hai bên sân khấu. Khi huynh đệ đến đó, thì Quốc Vương đã ngự đến rồi, các quan đều đủ mặt. Samdhen cùng bần đạo, Issê và Isess cùng nhau xúm một chỗ, ngồi dưới đất xem. Muốn chụp hình mà chỗ ngồi bất tiện, nên bần đạo lần hồi mở túi máy, đoạn đi lại chỗ khác, dấu máy chụp trong áo, đứng chỗ ngách ngự lầu và sân khấu đợi lúc lính và quan tuần cảnh đi chỗ khác mới ló mặt hộp chụp ảnh ra, không cho kẻ đứng gần ngó thấy, bèn mở máy cách lẹ làng. Xong rồi, lần đi lại chỗ Samdhen vì sợ lạc. Trời nắng chang chang mà không dám che dù, ngồi lì mà chịu. Bần đạo muốn về nhưng một mình không biết đường, còn mấy huynh kia thì mê mẩn xem, mình không hạp nhưng cũng phải chờ họ. Cách hát múa như con mên, ít người mang mặt nạ, ít người mặt vẽ kiểu Tàu, ít người mặt thiệt, có đào, trên đầu kết bông giấy. Hát một chập rồi múa, có một cái trống lịnh đánh khi múa, dứt trống dứt múa tới hát, cứ bao nhiêu vậy hoài. Có hai người mặc áo, nón kiểu Tàu, hai anh hề. Thật không có chi khoái mắt phàm, hà huống là người tu hành. Bốn giờ lối đó, có bàn vong đức Tả lê Lama đến, phan, cái, kèn trống inh-ỏi, chư Lama mươi người cầm phan, thổi kèn, còn bốn vị Quan lại khiêng kiệu vong, bốn vị Quan-hầu, khi tới cửa, thì có Quan trong ngự lầu và bốn người kép đào ra rước, đến sân khấu đi một vòng rồi để đó chập lâu, đoạn đi ba vòng rồi khiêng thẳng vào ngự lầu, lúc ấy bần đạo muốn chụp hình, nhưng không có thế hướng và kẻ gần vai nhiều nên không dám. Lối 4 giờ rưỡi cùng Samdhen đi về. Ôi đường sá bị mưa, lầy án dơ-dáy quá, về tới nhà 5 giờ. Trà giải lao rồi lo niệm Phật rồi nghỉ. Sáng sẽ hay.

hoangtri
06-29-2016, 04:36 PM
Ngày 21 Aouât 1936 – 5-7-â.l.

Bữa nay điểm tâm phủ phê, bánh mì chiều hôm qua đầu bếp hộ 1/3 ổ để dành mơi nầy xơi với đồ xào hôm qua còn lại. Ăn rồi, hỏi vần Tibet học chơi. Samdhen rủ đi xem hát, từ kiếu ở nhà, vì hôm qua bị nắng quá nhức đầu và xem một ngày đầu cũng đủ biết. Huynh đệ họ đi hết. Samdhen rằng : Bữa nay ngồi trong nhà không có nắng, thầy đi chơi vui, tốt lắm, hay lắm, hay lắm, ngộ lắm. – Huynh đi, tôi xin kiếu. Huỷnh nói : Thôi thầy ở nhà, chúng tôi đi, thầy ra trước đơn tôi ngồi chơi mát mẻ. Đoạn họ đi. Một mình ở nhà học vần Tây-tạng. Chín giờ mượn cô cư-sĩ ở gần, đi chợ mua giùm 1 trăng nga khoai lang nấu (Nimola, sô-dỉ-xê, nga alou gôgiu, sêrăng nhôla đôghêrê. Sô-dỉ-xê). Cô hoan hỉ lấy tiền đi. Một chập về. Mười củ khoai cô nấu còn nóng. Cô Đầu bếp hỏi sao chưa nấu đồ ăn ? – Bữa nay hết cải bắp (longgôbêza) hết hàng bông (xớt-ma) nên không nấu, để ăn khoai lang nấu (alou) cũng đủ, mai (săng-nhi) sẽ đi mua hàng bông. Cô nói, có, có (nga longgôbêza têta doghêing). Cô bèn ra dấu bảo coi giùm nhà, về khép cửa rồi đi lại nhà bếp đàng Dinh, một chập đem về hộ cho Bần đạo một bắp cải. Cám ơn. Cô bảo đi nấu đồ ăn. Cô nhúm lửa giùm. Nga mé tăng sô dỉ xê ngả tăng. Đoạn lo xắc cải với khoai nấu canh. Mười một giờ cúng ngọ rồi ăn với bột. Ăn rồi học vần và tập viết, trọn ngày xong 30 chữ đầu bài. Sáu giờ nghỉ, tụng kinh, niệm Phật. Sáu giờ rưỡi Samdhen xem hát về, họ lo xơi bột. Chín giờ bần đạo nghỉ, họ còn xầm xì chuyện vãn vì có huynh Thiền chủ Lađặc đến ở nghỉ đêm đặng sáng xem hát.


Ngày 22 Aouât 1936 – 6-7-â.l.

Không chi lạ, điểm tâm trà bột rồi lo hỏi thăm thêm ít chữ vần, học mấy dấu. Huynh-đệ họ lo ăn bột rồi 9 giờ họ đi xem hát. Samdhen rủ nữa. Từ quyết. Mười giờ nhúm lửa, nấu chút nước lã, ngâm bún nấm mèo, rồi mượn đứa ở của Đầu bếp đi mua khoai lang. Lo nấu đồ cúng ngọ. Nay cúng dường canh cải, bún, nấm mèo và khoai. Ăn ngọ rồi bèn nói với huynh Đầu bếp, đi giùm lại dinh chụp ảnh Dinh, sẵn quan đi xem hí-kịch dễ chụp, huỷnh hoan-hỉ đem đi lại trước Dinh chụp hai lần ảnh. Đoạn về, lo học chữ Tây-tạng, mấy dấu, chữ khó học, nhưng bền chí cũng phải xong. Khó vì cái giọng của họ trắc trở quá. Cô đầu bếp rót trà Tây-tạng cho giải lao. Bần đạo trù nghỉ cả ngày nay không có trà sữa, chắc số tiền đưa bữa 8 Aouât đã tất, vì đã 15 bữa rồi, 2 rupee là 50 trăng nga, cho mỗi ngày tiền trà sữa 3 trăng nga (2 annas) thì hết 45 trăng nga, tiền lửa củi công cán thì còn đâu. Vì vậy, bần đạo chiều lại đưa thêm cho cô 2 rupee nữa. Nghĩ vì vợ chồng huỷnh có lòng giúp trợ, hộ hàng bông, mua chợ giùm từ ngày trú ngụ tại dinh, nên tốn kém chút ít không phiền, của một đồng công một lượng. Tối 7 giờ Samdhen mới về tới nhà, đoạn rủ bần đạo mai đi chụp ảnh hí kịch, vì hai bữa rồi huỷnh có chỗ ngồi mát mẻ gần sân khấu, không phải như bữa đầu đâu phòng sợ nắng. Còn có một bữa chót, thầy đi chơi. Thôi cũng hoan hỉ, e họ nói mình chê thói tục, lại là hí kịch quốc gia, nên buộc lòng phải hứa đi.

hoangtri
07-02-2016, 03:45 PM
Ngày 23 Aouât 1936 – 7-7-â.l.

Hôm qua hứa đi xem hí kịch, sớm mơi nầy lo ăn lót lòng bột với đồ xào hôm qua, vì biết ngày nay đi nên hôm qua xào đồ ăn lung, để dành tới mơi dùng và chia các huỷnh ăn. Đoạn 8 giờ đi, đến hí kịch lầu thì Quốc Vương chưa ngự đến, lầu dưới các Quan hạ phẩm đã tựu đông đầy. Từng trên Quan thượng phẩm chưa tựu. Issê đã đi trước đặng trải vải ngồi choán chỗ gần sân khấu và hướng tây mát mẻ. Lúc đi tới chợ, đưa tiền cho Isess 2 trăng nga mua giùm bánh lạt, 1 trăng nga đường cát và 1 trăng nga đường phèn đặng đến đó dùng lúc khát nước. Chín giờ Quốc Vương ngự đến, khởi hát, các quan đủ mặt. Khán giả tăng tục lần lượt đến chật, trên lầu ba phía các vị Phu nhơn cũng đông chật lầu. Nay hát cũng có mặt nạ, mặt thiệt, đào, múa hát y như bữa trước không chi lạ. Ngồi gần sân khấu tới 1 giờ thì nắng đã tới, Samdhen bèn rủ đi lại ngồi dưới cội cây cùng thầy ký của Quan Thừa-tướng cũng ở gần nhà ngụ nên biết nhau. Ba giờ bốn giờ lối đó, trời âm cang mát mẻ, kiếu thầy ký lại chỗ cũ ngồi đặng dùng trà, vì Isess đã có nấu nhờ ở trong nhà Lama quen. Lại ngồi uống vài chén trà ăn ít cái bánh lạt. Ôi ! Cả ngày ngồi lì, không đi tiểu đặng. Tới 5 giờ bạn hát dâng lễ hiến Quốc Vương : một bao gạo (một giạ), một cái ngà voi bịt bạc, ba vóc gấm, một cái da beo, một cây cờ giảng, lễ bái hườn cuộc đoạn Quốc Vương Lama đáp lễ : mười bao bột, một vóc hàng bông trắng, rượu xăng và thịt trừu quay. Đoạn sai quan lama và Quan nhơn đem niệt và anh lạc ban cho mỗi kép hát rồi ban cho các chức sắc đại tiểu trong sở tuần cảnh công khó giúp việc. Ban rồi các quan tuần cảnh và sai nha sắp hai hàng nơi sân khấu đảnh lễ Lama Quốc Vương. Đoạn 6 giờ, trên ngự lầu chỗ Quốc Vương ngự quăng anh lạc xuống sân khấu (một đầu anh lạc có cột tiền thưởng) rồi tuần thượng phẩm quan, tới trung, hạ đều quăng anh lạc trắng sâu khấu. Kép hát ra lượm, rồi đi chung quanh ba từng lầu, quyến thuộc các quan Phu nhơn đều quăng anh lạc thưởng. Sáu giờ rưỡi hườn tất. Huynh đệ về tới nhà 7 giờ. Samdhen hỏi ra thế nào ? ¬– Cũng đặng, cũng tốt, cũng hay… chừng nào huynh đi các nước khác xem hí kịch mới rõ, mới so sánh chỗ hay dở, tốt xấu. Bây giờ không biết sao mà nói đặng chỗ tốt xấu, còn hay dở tiếng hát thì không nói đặng, nước nào theo tục nước nấy, chỉ có cách múa men, nhạc và y phục cùng rạp hát tốt xấu, hay dở thì biết đặng nói đặng. Đoạn bần đạo giải lao một chén trà sữa rồi lo tụng kinh rồi nhựt ký sự đã qua.

hoangtri
07-02-2016, 03:46 PM
Ngày 24 Aouât 1936 – 8-7-â.l.

Sớm điểm tâm trà sữa bột rồi hỏi Isess vần học. Samdhen đi lại Dinh về nói : Giấy tờ gần rồi, giấy tờ về tới Quốc Vương rồi. Huỷnh mừng lòng. Bần đạo nghe cũng vui dạ, vì ở lâu quá tốn hao. Samdhen cùng huynh đệ Issê, Isess đi chợ và xem nhà nước Tibet rước bốn vị Quan Anglais. Choundouss ngày hôm qua đi Séra Gompa thăm anh huỷnh, 2 giờ về tới. Trưa nay ngọ bột với cải bắp nấu canh. Samdhen 4 giờ về tới. Chiều Samdhen rủ đi dạo phường, đi hai vòng, lúc về ghé mua 1 trăng nga khoai nấu. Mượn huỷnh thỉnh một bộ kinh chữ Tây-tạng. Huỷnh nói : Sau huỷnh sẽ mua nhiều rẻ tiền rồi chia cho thầy mấy bộ cũng đặng. Xuôi sự. Về lo tụng kinh.


Ngày 25 Aouât 1936 – 9-7-â.l.

Nhựt thường lệ, điểm tâm bột, trà sữa, trà Tây-tạng. Chín giờ rưỡi huynh Samdhen sửa soạn đi Dzês-bung với Isess. Huỷnh đã đặng một tờ ban hành của bốn quan tứ trụ Tibet chịu cúng dường cho huỷnh lo cất nhà thiền tại Phật-đà-gia một số tiền là 3.000 rupee. Huỷnh mừng lắm, còn đợi một tờ của đức Đại Lama Quốc Vương nữa thì rồi việc, lo thâu số bạc tại Lhassa và các quận trấn dọc đường. Ngày nay lo viết vần Tây-tạng. Mười một giờ nấu canh cải. Mười một giờ rưỡi cúng ngọ, rồi dùng bột với canh. Viết tới chiều rồi khoản dần. Nhựt ký, rồi lo tụng kinh niệm Phật, tối nghỉ. Samdhen mai mới về.


Ngày 26 Aouât 1936 – 10-7-â.l.

Điểm tâm trà Tây-tạng và bột, ăn rồi viết vần Tây-tạng. Mười giờ rưỡi nấu đồ cúng ngọ. Mười một giờ ăn ngọ bột với canh cải và khoai. Nghỉ một chập, 1 giờ không thấy Samdhen về. Cho hai huynh đệ Choundouss và Issê 1 trăng nga mua dưa cải ăn bột. Hai giờ đi chợ, hỏi thăm hình châu thành Lhassa mua, nhưng hình xấu, có một tiệm hứa mai mốt sẽ có. Bữa nay chụp ảnh cả vòng thành mặt tiền Sharông-zimsắcla của quan Thừa tướng. Có hỏi thăm giá một cái nón thứ Lama cả đội đi đường cỡi ngựa. Tiệm nói 8 rupee. Bần đạo trả 5 rupee, thì tiệm nói giá ấy mua tại Calcutta còn hết 5 rupee 8 anna. Nhờ vậy mới biết nón ấy của China làm đem đến Calcutta, rồi đem đến Lhassa. Chừng về Calcutta sẽ kiếm mua. Năm giờ rưỡi có Lama đằng Dinh chùa của Thừa-tướng lại thăm. Chuyện vãn có Choundouss thông ngôn. Chiều thường lệ : tụng niệm rồi nghỉ. Hết savon, đem cục savon đá ra xài. Samdhen không về.

hoangtri
07-02-2016, 03:49 PM
Ngày 27 Aouât 1936 – 11-7-â.l

Sớm điểm tâm bột trà sữa, đoạn viết vần Tây-tạng. Mười giờ đi chợ mua 1 trăng nga khoai, 2 trăng nga dầu ăn cho hai huỷnh 1 trăng nga mua cải dưa ăn bột vì Samdhen không về, họ không tiền. Mười giờ rưỡi có hai lama Thiền-chủ ở Trzăngpá Khâmtrzanh đến thăm, nói : Hôm Dzêsbung hai anh em tôi sắm sửa dọn dẹp, sắm đồ ăn, chờ thầy đến, đợi hoài không thấy, huynh đệ tôi lấy làm buồn. Choundouss thông ngôn : Tôi cũng đã sửa soạn trước rồi và Samdhen đã có bàn soạn cùng tôi sự đi dự cuộc hí-kịch ấy. Ruổi thay đến ngày ấy bị bịnh, nên đi không đặng, lấy làm tiếc lắm. Qua bữa sau, tôi bớt đau, nói với Samdhen mướn ngựa đi, ai ngờ Sandhen lại dinh thì Thừa tướng bảo đừng đi, vì ngày mốt bữa ấy sẽ đi yết kiến Quốc Vương. Hai huỷnh nghe qua chắc hít, dường tiếc lắm. Ba hồi trà, ba hồi hít Nađặc rồi bèn kiếu về, hai vị nắm tay Bần-đạo dường triều mến lắm. Mười một giờ nấu canh cải bắp, chiên khoai lang. Ngọ cúng dường bột nhồi. Nghỉ một chập, một mình bỏ máy chụp hình vào áo, đi thẳng đến choporé (lama thầy thuốc) nơi đồng rộng chụp hình cảnh choporé, là nhà dưỡng bịnh của Quốc Vương. Đi chụp rồi quây lại đường cũ về, phút gặp một Tibetain nhỏ, quải giỏ và đi ngó theo bần đạo, đến khi thấy bần đạo trở lại, thì ngỡ cho bần đạo muốn đi đâu mà chẳng biết đường nên hỏi “Capa phêghêung.” Biết nói sao, lắc đầu : “Minhdou” đi luôn,trẻ thơ lấy làm lạ, cứ ngó theo. Muốn dừng bước nơi khoảng trống chụp hình phía chợ vì thấy nóc chùa, nhà cầu, nhưng bị thằng bé đó mà phải đi luôn, lại thêm nhà gần đó có vài người đứng trước dòm cử chỉ bần đạo. Khổ quá, về luôn. Lhassa lúc nầy, chiều lối 6 giờ khí hậu lạnh lẽo như lập đông tại Bodhgaya, Sarnath. Tối đắp bốn, năm cái mền mới chịu thấu. Chư huynh đệ nói rằng : trong tháng tám tại Lhassa lạnh nứt da mặt, nên trong tháng bảy nầy thu xếp công việc đặng cuối tháng về Bodhgaya, chớ ở trễ tới tháng tám chịu không thấu. Lúc nầy sớm mơi tới 10 giờ còn lạnh, trưa tới chiều mặt trời thạnh vượng đỡ đỡ, nhưng không ai rời áo cặp,(1) cả ngày nai nịch luôn.

hoangtri
07-02-2016, 03:52 PM
Ngày 28 Aouât 1936 – 12-7-â.l.

Sớm điểm tâm bột trà sữa Tây-tạng. Đoạn hỏi thăm vần cùng thầy lại quan ở gần. Cho hai huỷnh 1 trăng nga, gởi mua 2 trăng nga khoai lang sống, 1 trăng nga cải 1 kama hành. Mười giờ rưỡi, nấu chay cúng ngọ. Canh cải bẹ trắng, khoai chiên, đoạn ăn ngọ 11 giờ rưỡi. Một giờ rưỡi Samdhen về. Tục ở Lhassa thường có những người ở xa tới, như Khampa, Giangsê, Nhạp rốc vân vân đến chùa Kinh-đô, thì họ thường sớm mơi rảo khắp cúng kinh nhà nầy sang nhà kia đặng cầu vật thực, nhứt là bột champa. Còn đờn bà hoặc Lama, hoặc cư-sĩ đoàn năm, lũ bảy cũng khắp xóm nhà nào cũng vô ngồi trước cửa, hoặc hàng ba, cùng nhau cúng kinh, tùy hỉ chủ gia, vật thực, tiền ít nhiều. Từ đầu tháng bảy thì tục Tây-tạng, bọn hát chập mang mặt nạ, đội mão tì lư, trống chập chõa đi khắp châu thành, trước vào nhà các quan, hát múa, thì cũng tùy chủ gia hoan hỉ. Coi cách phong tục ưa lắm, đám nào cũng thấy chúng nam nữ, hễ nghe trống thì tựu coi đông đặc, bần đạo ít để ý cùng bọn nầy. Nay mua cải, khoai 3 trăng nga 2 kama. Mua củi phân 28 trăng nga = 1R.2A.

Chi xài chút đỉnh cho vui lòng người. Đều thấy lòng người bắt thương thầm chỗ nghiệp lực, lòng tham dục không tắt, cái ta là bản ngã khươi giữ chặt, bỉ thử ôn tồn. Huynh Issê than rằng : “Củi phân còn chút ít không đủ nấu mà thầy Samdhen không thấy về đặng xuất tiền mua.” Nghe qua bần đạo rằng : “Đừng lo, có tiền đây, hãy đi mua củi phân.” Một chập Choundouss ngủ ở đằng nhà tình nhơn cách nhà Dinh vài trăm bước về, Issê nói lại, thì huỷnh lãnh đi mua. Bần đạo đưa 2 rupee giấy bạc Tây-tạng, huỷnh đi chập lâu về với một cô mang một bao củi phân. Issê hỏi bao nhiêu ? – Nói 1 săng (10 yoyăng). Issê bèn nói với tôi rằng : mua không có củi, nên mua có 1 săng. Choundouss bước vào trả tiền cho cô bán phân rồi day qua nói cùng bần đạo rằng : Bị trời mưa nên không có củi phân vì họ ở xa lắm. Nói rồi vô ra, lẽ thì trả tiền còn dư cho Bần đạo, vì 1 săng củi nấu cũng đặng ít ngày đỡ, Samdhen về mua cũng đặng. Vì hôm trước 9 Aouât bần đạo đã mua rồi 32 trăng nga (1R.4A.2). Qua bữa 24 Aouât thì hết củi. Cũng Choundouss mua lối 1 săng rưỡi vài săng, lúc ấy Samdhen đi lại Dinh về rồi đi hoài, Choundouss không dám hỏi tiền, bần đạo bèn hỏi cô ở gần mượn đỡ, vừa nói thì Samdhen bước vô hỏi rồi trao tiền trả – trong bốn bữa hết. Nay bần đạo mua nữa có lẽ người biết xét thì hẹp lòng cho Bần đạo, cái nầy huỷnh bọc tiền vào ra, trả thì tiếc, còn bần đạo không hỏi đều để xem tình ý. Cách lâu huỷnh đi nữa, đi đôi ba lần, quận chót mua đặng củi phân đem về. Chửng mới ưng lòng cộng là 28 trăng nga (1R.2A) còn lại 22 trăng nga. Ấy là lòng tham, tiền chẳng phải của mình, mua cho lung… cũng đặng, bần đạo vẫn giữ một lòng vững nhẫn, mặc tình gió động tứ phương, tấm lòng Phật tử mực thường không lay. Tiền của đàn na, bần đạo lo sợ từng chút, sợ ít đức hạnh thọ tín thí cúng dường, nên ăn mặc đơn sơ đạm bạc, để dành cần dùng trong sự hữu ích… Huynh Samdhen cũng vậy, tu hành còn non quá, nên lòng còn ham hố tiền tài, nhiều phen bần đạo thử… thấy vậy cũng thương… Thôi, phận lưu linh đất khách như nước trong lòng sông rạch, phải chiều lối quanh co, lần hồi xoi mấy chỗ doi đấp qua khúc vịnh. Qua 1 giờ rưỡi, Samdhen về, huynh-đệ mừng rỡ hỏi thăm nhau, xông.

hoangtri
07-02-2016, 04:00 PM
Ngày 29 Aouât 1936 – 13-7-â.l.

Không chi lạ, trà bột điểm tâm, lo học chơi cho qua ngày, ngồi không, ngán nỗi thì giờ, kiếm nghĩa chữ Anglais trong cuốn Guide Tibetan, English et Hindi mượn của huynh Dhammajoti đặng học luôn ba thứ tiếng vì vần Tibet đã biết ráp đọc chút ít. Trưa 10 giờ lo nấu đồ cúng ngọ, 11 giờ rưỡi ngồi tiểu quả đường bột cải bẹ, khoai xào sơ. Ăn rồi học. Lúc 2 giờ có tiểu lại đằng Dinh lại xin xem tay, hoan-hỉ, tùng dịp khuyên người cầu phước cúng dường, niệm Phật. Qua 5 giờ có bốn vị Lama Khampa ở Galden đến, cùng nói với Samdhen, xin nói với Bần đạo xem giùm tay. Hoan hỉ xem, nhờ Phật lực nói đâu họ đều đổi sắc mặt đó, quá khứ, hiện tại niên, ngoạt, nhựt, thời, tánh tình đều hòa hiệp, sang vị lai, dùng phương tiện theo thời khắc khuyên các huỷnh tu hành. Bàn luận một hai chuyện Phật đạo. Rốt có một vị lãng trí, hằng bị đại chúng hiếp đáp. Bần đạo thừa dịp nói sự trả nghiệp tất, kiếp sau sẽ cao vị và thuật lúc tiền kiếp Phật Như-lai làm một vị Tì kheo trả nghiệp tên Bất-khinh bồ tát lễ bái khắp đại-chúng, bị họ đánh, chửi mà không giận, tất lòng nhẫn nhục khư khư… Ba vị kia, dường có vẻ để ý những lời mà cung kỉnh khiếm lệ. Từ ngày đến Tây-tạng, bần đạo đi các chùa, không chùa nào không coi tay, có hằng trăm người, thừa dịp khuyên lơn tu hành. Chiều rảnh rang, tụng kinh niệm Phật, tối lo nghỉ, vì không có đèn sáng mà học, có một cái đèn lồng của bần đạo đem theo, nhưng Samdhen hằng chiếm cứ… Thôi, họ dùng mình khỏi dùng. Xứ nầy, dầu hôi mắc lắm vì ở Calcutta chở đến. Cả thảy dân đều dùng dầu trái cầy hay là tô du (beurre) vì nhiều bò lắm. Đèn thép như xứ ta đời xưa. Trọn ngày Samdhen lo giấy tờ dưng lên Thừa tướng đặng Ngài đệ lên Quốc Vương. Ấy là giấy tờ cầu tài lập nhà Thiền tại Phật-đà-gia không chi lạ.


Ngày 30 Aouât 1936 – 14-7-â.l.

Sớm điểm tâm bột trà Tây-tạng rồi lo kiếm nghĩa cuốn Guide tới 10 giờ rưỡi, nấu canh cải bẹ trắng, chiên khoai lang, 11 giờ rưỡi nhồi bột cúng ngọ. Rồi cũng lo viết học, 1 giờ bỗng có một vị Lama ở Dzêsbung đến nói với Samdhen xin nói giùm với bần đạo xem tay. Samdhen nói thì bần đạo hoan hỉ. Lama vào, để 2 trăng nga trên tợ, rồi sè tay xin coi, đoạn người từ giã về. Bần đạo kêu trả tiền lại nhưng người từ hẳn xin cúng dường rồi đi về luôn. Bần đạo bèn đem 2 trăng nga ấy ra đưa cho Samdhen nói ấy là tiền cúng dường nhang khói. Huỷnh cười và trăm với mấy huynh kia lia rồi thâu số tiền. Lúc coi tay, Issê làm thông ngôn mà không đặng hưởng tiền, coi bộ buồn, trọn buổi chiều không ngó bần đạo. Kế lo viết nữa, Samdhen lúc 4 giờ rủ đi dạo chợ, hoan hỉ đi, về viết học nữa, tối lệ thường rồi nghỉ. Trời lúc nầy lạnh lẽo quá. Nhắc lại lúc 3 giờ Samdhen rồi việc sắp kinh cùng các huynh vào rương, thì huỷnh kêu đem bột ăn, lúc ngọ thời bần đạo có để dành cho huỷnh một chén canh cải bẹ và bún Tây-tạng với khoai chiên, vì thấy mấy bữa rày huỷnh cứ bảo mua cải chua ăn bột, sớm mơi, chiều cũng y lệ, không có thịt bò như mọi bữa, nên chi bần đạo hộ cho huỷnh. Khi bưng chén ấy ra, thì huỷnh đang nhồi bột, hỏi : “Cái gì đó thầy ?” Đồ chay bần đạo để dành hộ cho huynh. – Cám ơn, tốt quá… Mấy huynh kia trong bếp cũng đang nhồi bột ăn với cải, nước trà, ngó bần đạo, có ý cầu thực, nhưng hết rồi, vì nấu đủ ăn, 1 trăng nga cải mà ăn ba bữa, thì mỗi bữa có đâu cho nhiều. Chập lâu Isess tổng khậu là tay bạo nhục thực, ưa thịt sống, mà mấy ngày rày không thịt cùng vật thực khác, cứ cải chua hoài nên có ý thèm, bèn vào hỏi xin bần đạo. – Hết, có chút đó dưng cho Samdhen, không còn… Các huỷnh đều có ý buồn. Gẫm các huỷnh làm biếng, chớ cải dưa đó xào mà dùng thì ngon miệng lắm không ra công khó, cứ để ăn sống thì ngán quá. Hai tháng trời họ ngồi không ăn lụng, Samdhen cũng ngán vì ló đồng nào thì hết đồng nấy. Lấy của bần-đạo ra 50R lớp lo lễ mễ đầu nầy, đầu kia, đi chỗ nầy chỗ kia, lớp ăn uống. Nội một cái uống trà, tiền beurre Tây-tạng cũng lung, 1 tháng ít nữa là 10 đồng rupee. Nghĩ lại 50R chắc gần tất nên huỷnh mới bóp lại.

hoangtri
07-02-2016, 04:06 PM
Ngày 31 Aouât 1936 – 15-7-â.l.

Điểm tâm trà bánh ngọt Tây-tạng, rồi lo viết học cho tiêu ngày giờ. Lúc mới tới còn lo đi đầu nầy đầu kia, đi chùa, đi ra mắt các nơi, xem chỗ nầy, coi chỗ nọ, nay đã đủ nẻo, hết muốn đi đâu, nên ngồi không chờ ngày về thì cái không nhưng ấy làm cho thấy ngày giờ dài đăng đẳng, nên chi bần đạo học chữ Tây-tạng, kiếm nghĩa cuốn Guide là vậy. Nhờ đó mà ngày qua không hay, tới tối mà còn tiếc không đủ thì giờ. Tối ngủ êm giấc.

10 giờ rưỡi lại lại dinh xem giùm một cô sai nha đau bệnh rồi đi chợ mua cải bẹ. Ngọ bột canh cải.


Ngày 1er Septembre 1936 – 16-7-â.l.

Nhựt thường lệ. Điểm tâm trà bột rồi học. Trưa ngọ bột canh cải bẹ xanh khoai chiên. Mượn Isess mua 1 trăng nga dầu 2 kama hành. Cho hai con đầu bếp 1 trăng nga, thằng ở 1 yoyăng. Chiều học, tối tụng kinh rồi nghỉ.


Ngày 2 Septembre 1936 – 17-7-â.l.

Nhựt thường lệ. Điểm tâm rồi học. Trưa ngọ bột canh cải bẹ trắng, khoai lang, có để dành hộ Samdhen một chén, chiều học. Năm giờ rưỡi đi chợ một mình, mua bánh, viết chì, hộp quẹt 4 trăng nga. Ghé tiệm chụp hình mua sáu tấm hình 48 trăng nga, đưa 2R thối 2 trăng nga. Tối lo tụng niệm rồi nghỉ, trời lúc nầy tại Lhassa bớt mưa, khí hậu khởi sự lạnh lần.


Ngày 3 Septembre 1936 – 18-7-â.l.

Điểm tâm trà, bột, bánh rồi học. Trưa ngọ bột với ragouât khoai. Bữa nay hết củi phân. Chiều cũng học, tối tụng niệm rồi nghỉ. Tối bữa nay dông gió mưa rỉ rả, lạnh quá.

hoangtri
07-02-2016, 04:07 PM
Ngày 4 Septembre 1936 – 19-7-â.l.

Sớm thức, trời vẫn còn mưa rỉ rả. Điểm tâm trà sữa bột. Học, trời lạnh lẽo, ngồi lì một chỗ học nghĩa chữ Tây-tạng, quên ngày giờ, phút tới 11 giờ. Samdhen bị trời mưa lạnh nên vô trong ngồi, huỷnh bèn nhắc : Đã 11 giờ mà thầy chưa lo nấu chay ăn ngọ sao ? – Ý ! đã tới giờ mà quên phức. Trời còn mưa rỉ rả, hôm qua nay hết cải rau, chỉ còn ít mớ khoai lang, bèn gọt khoai nấu canh, rồi cúng ngọ với bột. Hôm qua có để hộ cho Samdhen một chén ragouât mà huỷnh quên ăn, nay bảo Isess hâm nóng cho huỷnh dùng. Ăn xong rồi cũng lo học. Trời mưa thì đường xá khắp châu thành đều lầy án đi chợ không đặng mua ăn. Hai giờ đi rảo chơn trước đồng trống, có đem máy chớp ảnh theo, bèn chụp ảnh thành thị Lhassa, rồi thẳng xuống mé sông chụp sông và đảnh núi trên chót đảnh có một cái nhà thiền của Đại đức Tả lê Lama tên là Bunpari, khi còn sanh tiền thì hằng lên đó nhập định, cúng dường và truyền pháp cho chư Lama. Nay thì đức Quốc Vương Lama kế thế, lâu lâu cũng đến đó nhập định. Mưa một đêm, sáng ra dòm các đảnh bao quanh thành Lhassa đều mù-mịt, mây trùm đoanh các đảnh, trời cùng núi dính nhau, lúc ra chụp hình, thì thấy các chót đảnh đều trắng phao, tuyết đóng như vôi, còn một hai đảnh núp trong mây chỗ thấy chỗ không. Ấy là điềm tỏ lập đông, hèn chi khí hậu lạnh lẽo quá. Samdhen rằng : Ngày nay giấy tờ đã đệ lên Quốc Vương hầu ngọc ấn thì rồi chuyện, và Quan Thừa tướng nay đi diễn thuyết về vụ nhà thiền Bodh Gaya, có sai người lại lấy giấy lý lịch xưa nay tại Phật-đà-gia và chủ yếu cất nhà Thiền tại đó. Xong việc mới tỏ sự thâu tiền cúng dường phụ cất nhà thiền, vậy quan dân mới rõ cốt yếu chỗ thâu tiền. Chiều 5 giờ đi chợ một mình mua một sợi dây lưng kiểu Tây-tạng 3 trăng nga. Cô chủ tiệm nói 5 trăng nga, trả 3 trăng nga cô đành bán, đoạn lại dãy hàng bông thấy còn một anh bán cải, còn carotte mua 1 trăng nga và 1 kama cải củ, về. Cô đầu bếp thấy nói thứ cải đó không ngon, huynh đầu bếp nghe cũng qua xem, nói thứ carotte nầy ít ngon. Bần đạo nói cũng khá và rẻ hơn ở Calcutta. Đoạn chiều tụng độc niệm rồi nghỉ. Mấy ngày rày răng cùng chuyển nhức, trời lạnh nhức khá khá.


Ngày 5 Septembre 1936 – 20-7-â.l.

Khuya 2 giờ trời mưa, bị nhức răng, nằm đó chịu lì không ngủ. Sáu giờ chỗi dậy súc miệng mước lạnh tê tái, ê óc răng cỏ nhờ đó mà bớt nhức. Đoạn trà bánh điểm tâm, lúc sáng, tục người tu Tây-tạng thường tụng kinh mơi, bần đạo cũng quen tục mấy tháng nay. Tám giờ hết mưa, Samdhen đi lại Lama quan (em của Tả-lê Lama) cận thần, đặng hầu lấy giấy tờ vì Ngài có cho hay trước rằng bữa nay rồi. Học nghĩa chữ Hindou, Anglais và Tây-tạng. Chín giờ Samdhen về nói : Lama quan nói giấy ấy viết không đúng, nên ngài bảo thơ ký làm lại cho phải phép vì đệ lên Quốc Vương chẳng phải chơi. Mười một giờ rưỡi ngọ bột khô với trà, vì bị nhức răng quá, ba cái răng đồng một lượt chửa chưn hành nổi hạch hàm, phần 10 giờ rưỡi tổng khậu còn nấu mặn tới 11 giờ rưỡi còn nấu, nên bần đạo e quá ngọ, bèn dùng sơ, lại hiệp với ba cái răng đau nhức, nhai không đặng đồ rau nấu, bột trà mà nuốt còn muốn không vô. Ăn ngọ, rồi ngồi lì viết học tới 6 giờ rưỡi nhức đôn, bèn dẹp sách vở đi rửa mặt, vào ngồi tụng kinh niệm Phật tới 8 giờ rưỡi bớt nhức, ngồi một hơi nữa tới 9 giờ hết nhức, nghỉ êm.

hoangtri
07-02-2016, 04:11 PM
Ngày 6 September 1936 – 21-7-â.l.

Sáng thức khỏe khoắn như thường, điểm tâm vài chén trà Tây-tạng, vài chén trà sữa, rồi lo tập học. Trưa ngọ cơm với canh cải carotte, cải trắng, khoai lang. Bữa nay hết bột, họ nấu cơm có hộ bần đạo một dĩa, bần đạo hộ lại đồ ăn. Ăn rồi học. Chiều 4 giờ đi dạo phường, mua 2 trăng nga bánh, 1 trăng nga trái hạnh, 3 trăng nga bonbon. Về còn sớm học tới 6 giờ rưỡi nghỉ tụng niệm rồi ngủ. Đêm nay hết mưa không lạnh lắm. Phong tục người Tây-tạng và Bửu-tạng khác nhau. Đờn ông Tây-tạng xỏ lỗ tai đeo hoa tai đá ngọc xanh bên trái một cái hoa tai lớn hoặc tròn, hoặc dày, bên hữu một cục nhỏ bằng chỉ, đeo sát nơi lỗ tai. Áo bận thả dài chí mắt cá, mang giày đội nón, tay áo không xăn, đầu để tóc, vóc một bính hoặc thắt củ tỏi, gắn ngọc thạch-xanh (ấy là bực quan và nhà giàu), còn bính ở chính giữa gắn ngọc là bực sai nha tiểu lại. Đờn bà cũng để tóc vóc hai bính (có đám tiệc) thì đội cung ngọc là nhà giàu, còn đội ngôi sao ba chia gắn ngọc là vợ con của nhà quan. Tai không đeo bông tai, để không phòng lúc đội cung, đội sao mới đeo hai tấm ngọc thạch xanh lớn lấp lỗ tai, cổ đeo ngọc điệp, hộp vàng gắn ngọc xong, tòng tụi toàn vàng ngọc. Đội ngôi sao thì có tóc mượn giắt lên hai chia phía trước rồi vòng ra sau vóc bính cột chung với hai bính tóc của họ, đoạn cột một sợi ngọc điệp chính giữa hai cái bính, dưới bính tụi tơ đỏ thả tới gót. Áo mặc thì dài nhưng không tay, như áo lá, trong mặc áo màu nhỏ có tay đặng ló hai tay màu ra, nơi cườm tay đeo trọn một con ốc trắng, khâu cà rá có ngọc xanh, mang giày, dưới cột một tấm tã rằn màu, hai chéo trên chỗ kết dây lại có hai tấm góc thêu kim tuyến. Tục của họ thường lấy thuốc bột hòa nước vẽ mặt, coi kỳ quá, cách bôi thuốc trên mặt nhiều kiểu, kẻ thì nơi sống mũi một lằn dài đen thui, người thì hai con mắt, xa ngó ngỡ là đeo kiến đen, kẻ thì hai gò má, người lại trên trán. Ngày bình thường, họ đội ngôi sao không có dắt tóc trên hai góc, còn cần cung thì không trang sức ngọc điệp và ngọc thạch lớn nơi bản chính giữa cung. Đờøn ông phần nhiều lai kiểu Tàu, tiếng nói của họ thì tựa tựa Tàu quảng đông còn chữ của họ lai Hindou. Xứ Tây-tạng vua quan dân đều ăn thịt bò trâu, dê, trừu, trứng gà, còn cá chim lại cấm, gà, vịt thì ít kẻ dùng, chỉ dùng trứng mà thôi. Thường thấy nhơn dân hay ăn củ cải trắng sống như ăn bánh. Vật dùng phần nhiều như quần áo hàng vải thì của Tàu, chén bát cũng vậy. Còn đồ : ly tách, bồn, chậu, phần nhiều của Anglais. Các quan ưa dùng giày vớ của Âu-châu. Từ bốn năm về trước thì Quốc gia cấm ngoại quốc vào nước, cấm hút thuốc, ăn trầu. Từ Đại đức Tảlê Lama tịch diệt, Tân Quốc Vương Lama kế vị đã bốn năm nay, thì ngài mở cửa rước các nước và cho nhơn dân hút thuốc, nhưng trầu không ăn. Cho chư Lama hít thuốc bột, cho bọn con buôn bán thuốc.

hoangtri
07-06-2016, 03:58 PM
Ngày 7 Septembre 1936 – 22-7-â.l.

Bữa nay ăn bột sớm, 8 giờ cùng chư huynh-đệ đi đến đồng lập trận gần trại lính, cách chợ lối ba cây số ngàn ở gần chùa Séra cách chừng một kilômet. Chín giờ khởi nhiễu binh. Quan binh ăn mặc y binh Anglais, kèn trống cũng y Âu-châu, cách hô hấp y Âu-châu, xem ra được quá. Có bốn vị Đại thần Tibet dự khán, các quan đủ mặt, trừ ra Quốc Vương không ngự đến. Có một vị quan binh Anglais đến hôm trước, có dự khán và điều đình nội cuộc. Có dựng bia bắn súng nhỏ rồi tới bắn súng liên thinh. Một giờ nghỉ, 3 giờ nhiễu binh lại có bắn súng đồng, 4 giờ hườn cuộc. Về tới nhà 5 giờ. Samdhen có chụp hình ba lượt, bần đạo lúc nghỉ có đi chụp cảnh chùa Séra. Khi rồi việc thì có Quan Lama thay mặt Quốc Vương cùng quan hầu Thượng phẩm Đại thần ra khao binh, ban anh lạc cho Quan binh. Đoạn kèn trống đưa tứ vị Đại thừa về, kế đó có Quan Khâm sứ Tàu đem lễ vật ra khao binh, rồi binh quan kèn trống kéo vào trại. Nhơn dân Tăng tục già trẻ nam nữ dự khán, lần lượt kéo về. Dân Tây-tạng dường như thuở nay chưa từng thấy nên súng bắn vào bia, rùm tiếng la lối khen ngợi. Cuộc diễn binh gọi Kavạda, 4 giờ bãi binh. Về đến nhà 5 giờ.

hoangtri
07-06-2016, 04:03 PM
Ngày 8 Septembre 1936 – 23-7-â.l.

Sớm điểm tâm trà bánh ngọt, đoạn lo học cho qua ngày tháng, 10 giờ nấu đồ cúng ngọ. Mười một giờ cúng dường bột, canh cải carotte và khoai lang. Ăn rồi học, nhờ có sự mê học nầy mà ngày tháng qua chẳng hay. Tới 2 giờ nghe trong mình ngứa ngẩm bèn xếp sách, đi thẳng xuống bến tắm, nước lạnh như đồng, tắm sơ rồi lên, về cũng lo sự ôn cố học hành cho mở thêm trí não, và cũng tiện bề ăn nói nơi đất khách. Bốn giờ rưỡi dẹp sách muốn đi chợ, bỗng Samdhen rủ đi ra trước chơi cho khoản khoát. – Cả ngày tôi thấy thầy ngồi tối ngày từ bữa 21 Aouât tới nay, nhằm 5-7 annam nay 23-7 annam gần 20 ngày rày. Vừa nói vừa cặp kè đi ra ngõ, thỉnh thoảng đi ra đồng trống, huỷnh bèn dừng bước ngó bần đạo hỏi rằng : Sao ? theo kiến trúc quan sát của thầy, xứ Lhassa tốt xấu, đẹp cùng không ? Bần đạo rằng : Cũng đẹp xinh. – Huỷnh hỏi : nhiều hay ít ? – Bần đạo rằng : Vừa vừa chỉ có đạo Phật, tăng tự thật là quí đẹp lắm, các nước không sánh, còn kỳ dư các sự khác, dinh dãy nhà cửa, phố phường, đường sá, đồ nội hóa cả thảy đến phong tục quan dân tăng tục đều khó sánh các nước. Huỷnh nói : Thiệt vậy, y lời thầy nói, vì tôi có đi Ấn-độ, Calcutta, Darjeeling, Gaya, Bénarès thì đủ hiểu, xứ Tây-tạng còn thua sút, nhưng chỉ có về Phật đạo thì không nơi nào sánh kịp. Đoạn huỷnh nói qua đức Quốc Vương, tánh tình tốt lắm, đối theo trong đạo làm một vị Lama cả cũng đúng, đáng kế vị Thượng tịch Tả lê Lama, còn về việc nước cũng đúng một vị Quốc Vương, thương dân, trọng quan mở cửa cho các nước vào ra không sợ sệt. Các quan thì có Trật phẩm Tể-tướng Hữu-thừa-tướng là em của Thượng tịch Tả lê cũng là người cang trực giúp nước phò vua, thương dân, mến nước, hiền hậu tánh tình, không hề hiếp đáp kẻ dưới. Gặp chi sái quấy hoặc trong chùa hoặc ngoài thế thì lấy lời quở trách răn he chớ không phạt hay đánh đập ai cả. Còn quan Thượng thơ mà chúng ta nương ngụ nơi dinh đây, ngài cũng tử tế hiền hậu, trong nước ngài cũng là một cây trụ thứ nhì, Quốc Vương giao quyền ngoại giao nội vụ ngân khố, Quan binh, hình bộ một tay ngài. Từ ngày thầy đến thành Lhassa nầy thì đã biết rồi. Kỳ dư các quan kia tuy tánh tình khác nhau, nhưng có hai vị quan lớn ấy điều đình nên cũng chẳng có chi quá trớn. Mai đây tôi đợi giấy tờ nơi quan-nha nhứt-phẩm mà tôi đã có nói với thầy rằng : Ngài có ý gắt gao khắt trách tôi hôm kia đó, tôi vì muốn mau mau giấy tờ, nghe đàng dinh Thượng thơ nói giấy nay đã tới tay vị Quan ấy, liền lo lễ vật ra mắt ngài, xin giùm giúp mau mắn, song ngài có ý phiền rằng : Trước chẳng tới ngài để tới ngày giấy tờ tới tay mới đến. Thầy nghĩ coi, việc làm phước trong Phật đạo, trên Quốc Vương cùng các vị Đại thần đều vui lòng thuận ý mau mau phê chuẩn rồi, còn Ngài là một vị quan bực dưới mà không có ý hoan hỉ cùng Phật sự, hờn trách tôi thì tôi cũng không nao. Đợi ngày mai không có giấy tờ gởi lại Thượng-thơ nha, thì mốt tôi đi yết kiến Quốc Vương. Bần đạo cười. Huỷnh rằng : Thiệt, thiệt, tôi sẽ đi… Hai huynh đệ và chuyển vãn và trở vô tới cửa nha ngụ. Bỗng có một vị Lama đến viếng huỷnh, nên lo tiếp mời, thừa dịp ấy, bần đạo rãnh thả luôn ra chợ lối 6 giờ, quán xá dọn dẹp, tiệm phố lần lượt đóng cửa, bần đạo ghé tiệm Népali mua 2 trăng nga bonbon, về tới cầu gần dinh thì nghe kèn thổi 6 giờ rưỡi, rao cho tiệm quán đóng cửa, ấy là lệ Quốc-gia. Vào nhà ngụ, thì thấy Samdhen cùng Lama khách còn nơi đơn chuyện vãn. Thẳng vào đơn ngồi tụng niệm. Tám giờ Samdhen tụng niệm rồi ăn bột, rồi họ lần hồi lo nghỉ. Bần đạo cũng lo ngủ.

hoangtri
07-06-2016, 04:07 PM
Ngày 9 Septembre 1936 – 24-7-â.l.

Điểm tâm trà sữa rồi nhựt ký với học, bần đạo không muốn dùng bột và bánh sớm mơi nữa vì muốn tập cho quen dạ vì ngày về hầu gần, nếu ăn quen, khi dọc đàng không có thì hành khó chịu. Trưa ngọ bột, canh carotte và khoai lang. Học tới 6 giờ nghỉ. Tụng niệm rồi ngủ.


Ngày 10 Septembre 1936 – 25-7-â.l.

Điểm tâm vài chén trà sữa rồi học. Chín giờ đi chợ, mua 1 trăng nga 1 kama cải bẹ trắng vài cải củ đỏ, về 10 giờ lo nấu canh. Mười một giờ cúng ngọ với bột rồi học. Chiều hai đứa con của đầu bếp lại giỡn mặt và đem trà sữa lại bảo uống, cho hai trẻ 1 trăng nga. Học tới 6 giờ nghỉ lo tụng niệm. Chín giờ ngủ. Ngày giờ như thoi.


Ngày 11 Septembre 1936 – 26-7-â.l
.
Vài chén trà điểm tâm rồi học. Trưa 10 giờ nấu canh cải bẹ trắng với cải củ bào. Mười một giờ cúng dường ăn ngọ bột với canh rồi học. Bữa nay lấy nghĩa cuốn Guide 4 giờ thì hườn tất. Lấy nghĩa đủ rồi học mới dễ, cực mấy bữa mà rất tiện sự học.
Tiếp lời dặn :
Về nước thâu người phụ nữ đã viết thơ cho người tại Lộc giả viên đặng đền nghiệp trước. 15 tháng sẽ hết nghiệp với người. Chút ít thị phi . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .


Ngày 12 Septembre 1936 – 27-7-â.l
.
Vài chén trà điểm tâm. Học ba thứ tiếng. Mười giờ nấu ăn 11 giờ ngọ bột với canh cải bẹ trắng. Mỗi bữa, mười bữa rồi hằng hộ cho Samdhen chút ít đồ ăn. Ăn no rồi học.
Tiếp điển :
Hai năm 5 tháng sẽ tiêu nghiệp. Kiếp xưa theo ứng phó. Kiếp nầy cũng còn trợ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Ngươi phải tùy cơ xa cách đặng xem lòng xuất gia cư-sĩ nữ họ xâm loạn. Yếu lý họ không muốn tước nữ bỉnh phò, cho dễ họ… Để ý… Tái nhập.


Ngày 13 Septembre 1936 – 28-7-â.l.

Trà lót lòng. Học. Chín giờ đi chợ, mua 2 trăng nga dầu ăn, 3 trăng nga cải bẹ, khoai lang và hành, ớt khô 1 yogăng, một cái hộp quẹt 1 yogăng. Thuốc lá 2 trăng nga. Về nấu ăn. Mười một giờ cúng dường ngọ bột nhồi với canh cải bẹ trắng và khoai chiên. Samdhen rủ lại thăm cô vú của bà-lớn, cô đau đã nửa tháng nay, lâu lâu ít bữa bần đạo lại thăm một lần cho vui lòng người. Gặp bà-lớn cũng có tại đó, lần trước cũng gặp bà lớn, coi bộ bà vui lòng, bà rầy con của cô vú rằng sao không đem ghế trải tapis cho bần-đạo và Samdhen ngồi. Đoạn về học, kế Samdhen rủ đi chợ, bần đạo từ kiếu, ở nhà học, huỷnh rủ đi dạo vườn cải rau đằng Dinh, bần đạo nói có đi xem rồi. Học tới 3 giờ, trời có hơi lạnh lấy tấm tã lên rầm nằm học và phơi nắng. Bốn giờ Samdhen về kêu om sòm bảo xuống uống trà. Bần đạo cười ngất. Học tới 6 giờ nghỉ tụng niệm rồi 9 giờ nghỉ. Lúc nầy không còn đi đâu, các nơi đều có đi viếng, chùa miễu khắp Lhassa đều có đi, chư Đại-đức đều có ra mắt rồi.

Tiếp điển . . . . .

hoangtri
07-06-2016, 04:11 PM
Ngày 14 Septembre 1936 – 29-7-â.l.

Lót lòng trà mỗi thứ vài chén. Học. Mười một giờ ngọ bột, canh cải bẹ trắng, khoai chiên. Học. Samdhenđi Quan nha lấy giấy tờ về, còn một tờ nữa chưa rồi. Có một tờ chèque huỷnh đem lại quan Thượng thơ xin lãnh bạc. Bốn giờ có sai nha lại kêu lại Dinh lãnh đem về giấy bạc. Huỷnh có ý mừng mà bần-đạo cũng vui dạ vì công việc gần hườn tất đặng đi về Phật-đà-gia, lo thu xếp về Sarnath, vì tạm cách đạo tràng Sarnath từ ngày 2 Novembre 1935 tới ngày nay. Tiền bạc tốn kém cũng đã lung rồi, ấy là nhờ dựa hơi huynh Sam-dhen mà đi thì sự tốn kém cũng đỡ đỡ, nhưng cũng đã xuất 400 rupee rồi. Ngày nay huỷnh hứa sẽ cho bần đạo một bộ Lama y phục và kinh Tây-tạng và hứa sẽ trả 50R mượn hôm nọ, chừng về Giăng-sê trả, bây giờ tiền lãnh để thỉnh kinh và mua ngựa cùng các món khác. Bần đạo cũng ừ cho vui lòng huỷnh, huỷnh hảo tâm cũng tốt, bánh sáp đi thì bánh qui lại, đời không chi lạ. Huỷnh rằng : Bây giờ tôi hộ cho thầy, ngày sau đi đến xứ thầy, thầy hộ lại không sao. Không hợp ý một điều là huỷnh lúc có tiền thì sài lả lê, quên mình là kẻ tu hành, xong sự của người, mình cũng chẳng nên dụ tấn vào mà sanh nghịch lòng. Tiền của Phật mà . . . . . . . .

Tiếp điển . . . . . .


Ngày 15 Septembre 1936 – 30-7-â.l.

Tráng sơ vài chén trà Tây-tạng, một ca trà sữa. Trưa ngọ bột với canh cải với đậu Tây-tạng chiên, tráng miệng bánh ngọt rắc đường. Samdhen đi chùa, một mình ở nhà. Samdhen lúc về, thuật việc Taxi Lama(1) bị bọn cướp Mahamôden đâm chém chết và đoạt tài sản của chùa ngọc, châu lung lắm. (Taxi là chức lớn hơn hết trong đạo Phật về việc kinh sách, còn Tả lê là vua thượng hoàng, lớn theo trần thế quốc sự.) Chiều đi nhiễu chùa và dạo phường với Samdhen, ghé tiệm mua 3 trăng nga bonbon, 1 trăng nga bánh ngọt, sớm mơi mua 1 trăng nga bánh và 1 kama đậu chiên. Choun-douss nay có tiền, trả 10 trăng nga mượn sau.

Luận sự giặc Tàu cùng Tây-tạng, thì bần đạo có tư duy trước rằng : Tàu không thắng đặng vì Tây-tạng là xứ tồn Phật đạo, Hộ pháp, Long thiên hết lòng gìn giữ, nếu để China đoạt Tây-tạng ắt Phật đạo suy đồi.

8 giờ tối, đầu bếp hộ bốn trái cà.

Tiếp điển :

hoangtri
07-06-2016, 04:12 PM
Ba bữa rày bần-đạo mỗi bữa lên rầm nhà, một mình ngồi tiếp điển của một vị La hán, biết bao sự dạy bảo, biết bao sự Phật-đạo pháp môn giải thoát. Nhứt là Ngài bảo phải về Việt Nam Quốc độ, nơi ấy còn nhiều nhân duyên tiếp độ, nhứt là trong bọn Cao-đài, nhân duyên kiếp trước lời hứa nguyện cùng nhau. Từ ngày Cao-đài phổ hiện Nam-kỳ, nhơn dân phần nhiều biết sống bằng tinh thần, bớt sự sát sanh, biết yêu nhau, không rối loạn. Nhưng ban đầu yên ổn, tư tưởng tốt, sau bị Tha-Hóa-Tự-Tại quyến thuộc độn nhập làm loạn lòng kẻ lớn tới kẻ nhỏ, phần tiểu nhơn đem tư tưởng xấu dối cùng chánh trị. Ấy là Ma-vương muốn phá.
Nhứt thiết pháp giai thị Phật pháp, nhứt thiết đạo giai thị Phật đạo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Ngày rằm tháng rồi, bần-đạo nhờ điển của Ngài, nên biết đường đi cả một buổi, tới một góc núi, Ngài ngồi chờ, Ngài nói tiếng Hindou giỏi, đảnh lễ rồi bảo ngồi, Ngài làm cho bần-đạo mê mẩn tinh thần, đoạn lấy một tấm đá khắc ít chữ rồi trao cho bần-đạo dạy . . . . . . . . . . . và một cục đá in như chiếc giày, bảo thọ đó thì nhớ pháp môn đức Đạt-Ma chính lý . . . . . . . . Đoạn đem Tâm-kinh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Ôi nhờ Ngài chuyền tư tưởng mở cả trí não của bần-đạo, làm cho bần-đạo đoạt lý tâm kinh, mới biết đó là đại-thần-chú của tam thế chư Phật. Đảnh lễ cảm ơn giáo hóa. Ngài cười rồi đứng dậy rờ đầu bần-đạo rằng : Nhân duyên trong đạo nhiều kiếp qua rồi, nay gặp nhau cũng còn dìu dẫn. Bông ưu đàm nải búp chẳng bao lâu sẽ trổ. Ngài nhắc cọng cỏ may tình tánh hỏi có nhớ hay chăng ? Ôi ! trực nhớ hết hồn ngơ ngẩn . . . Ngài có phép làm cho tâm tánh vui vẻ, bình tĩnh rồi rằng : Phật đạo cũng vậy. Ngài vẽ bông sen trên bàn tay mặt bần-đạo rồi nói Kinh tên bông nầy có tụng đọc mà không đoạt lý hay sao ? Y như trạng cỏ may. Nói rồi Ngài chuyền minh tánh làm cho bần đạo rõ lý Pháp-Hoa kinh. Đoạn Ngài chỉ nóc chùa (Tây-tạng nóc chùa nào cũng phết vàng cả) rằng : Kinh tên ấy, Bànđakitàbe nam Sona Kara . . . tụng đọc mà chẳng đoạt lý hay sao ? Nãi gianh ta ? rồi ngài móc một cục đất dưới chơn (đất mềm), bèn nắn ra hình một cái chén, đoạn Ngài thổi một hơi khô queo. Ngài hỏi cái chi ? Bần-đạo nói : Đất . . . . . . . Ngài nói : Đúng lắm . . . trước nó đất, bây giờ ra hình là cái chén . . . Kinh Kim Cang Phật dạy có khác nào . . . . . . . Đoạn Ngài ngó bần đạo làm phép chuyền trí, như mấy lần trước làm cho bần-đạo thấu đáo Kim Cang kinh nghĩa lý nhiệm màu. Ôi ! tu trong mấy kiếp, đoạt lý một giờ. Bần đạo vừa muốn hỏi thăm Đạo Minh-lý, chưa mở lời mà Ngài đã trả lời rằng : Dharam mẻ quít chờ admi ghamăndi hay – sochơna Bànda Dhrama mẻ sappê gianhta . . . . . . . . . Oh ! Giancvar man hay ! Lékina (but) quíchchờ admi piarre carơ, ap carơ piarre hay . . . . . . Dứt lời Ngài nói qua việc khác rằng : Nhiều bạn Lama trí thức muốn cho ngươi ở lại Lhassa, nhưng ngày giờ hoằng hóa đã hầu đến, ở sao đặng. Còn sẽ gặp nhau. Lhassa có nạn. Dứt lời Ngài xây lưng bước lên núi, mịt mờ bần đạo không thấy chi cả, hình dạng Ngài đâu mất.
(Hai phen đảnh lễ Tổ sư. Rằm tháng 5, 12 tháng 6, còn tiếp điển, nhiều phen nhờ chuyền trí thông đạt.)

Bần đạo bươn bả về nhà ngụ, Samdhen hỏi thầy đi đâu về đó ? – Đi dạo dưới mé sông… Huỷnh nói : Đi một mình không tốt, e gặp kẻ hung hoang… Bốn chữ Lhassa có nạn, nay mới rõ, vị Đại-đức Taxi Lama bị hại… ấy cũng qua rồi nghiệp kiếp…
Tiếp điển : Lời căn dặn :
Về vụ đạo tràng biến đổi. Ấy nghiệp kiếp tội tiêu . . . .

hoangtri
07-06-2016, 04:27 PM
Ngày 16 Septembre 1936 – mùng 1-8 Bính-tý.

Điểm tâm vài chén trà Tây-tạng và Hindou. Tám giờ đi chợ với Samdhen, qua phường nhỏ, huỷnh mua hai cái chai đồng bạch, bạc xi vàng đồ Lama đựng nước phép, huỷnh rằng : hộ cho bần-đạo một cái huỷnh một cái. Trả tiền huỷnh không lấy, giá 2R.8A mỗi cái. Sang qua phường lớn mua hột thơm cà-ri và carotte 2 trăng nga. Về tới nhà 10 giờ nấu cà-ri khoai, carotte, củ cải trắng và cà tomate cải bẹ trắng. Ngọ bột với cà-ri. Hộ đầu bếp một dĩa, một dĩa cho Issê, và một chén cho Samdhen, ai nấy đồng khen cà-ri ngon quá. Tráng miệng bánh ngọt.

Đêm nay khuya 2 giờ trời mưa. Sáng thức ra tiểu thấy tuyết đóng đầy non phía Nam.

Tiếp điển : Lời căn dặn :
Cư-sĩ đệ tử sẽ tấn phát nhờ đức lực, ngươi sẽ thấy tự nhiên.
Đái thân thượng Tam thập lục thần danh tự hộ tam qui, ngũ giái thọ nhơn.


Ngày 17 Septembre 1936 – mùng 2-8 Bính-tý.

Lót lòng vài chén trà, học. Samdhen lo phận sự đi dưng lễ vật Quốc Vương đặng cầu Lama chức-sắc, phòng sau đi các nước cho dễ. Mười giờ lo nấu cà-ri bún, khoai, carotte và cải củ, đặng cúng dường và hộ cho các huỷnh, vì bữa nay không có nấu ăn. Bảo Issê đi mua 2 trăng nga dầu ăn, 1 trăng nga cải chua, và 1 trăng nga bánh. Mười một giờ ngọ bột với cà-ri. Học. Chiều đi chùa với Samdhen, y như mấy lần trước cúng dường. Đến chùa trời mưa, cúng rồi về hết mưa, nhưng tuyết chồng thêm làm cho khí hậu thêm lạnh.

Tiếp điển : lời căn dặn :
Ngoại đạo lẫn vào cũng vui lòng bàn luận, có Phật tổ sẽ phóng quang tiếp trợ . . . đừng chê . . . . . . . . . . . . . . . .


Ngày 18 Septembre 1936 – mùng 3-8 Bính-tý.

Vài chén trà điểm tâm rồi học. Chín giờ đi chợ mua rau cải bẹ trắng, cải củ, hành, khoai lang, bánh và đậu chiên, cả thảy là 4 trăng nga 1 yogăng 1P. Mười một giờ ngọ bột với canh cải bẹ và đậu chiên, hộ Sam-dhen một dĩa. Bà lớn viếng chị vú bịnh, sai người lại mời đến đó khám bịnh thì hôm qua khá hơn bữa nay, ít sưng tay chơn, nay sưng lớn hơn, mạch nóng hơn. Samdhen hỏi : Vậy thì làm sao cho bớt sưng. Bần đạo rằng : Ôi ! nói hoài mà không thực hành, nói nữa có ích gì . . . . . . Samdhen liền thông ngôn lại với bà lớn, bà liền quở trách người con cô bịnh mà bắt làm y lời bần đạo lấy bột, khuấy với xăng nóng đắp chỗ sưng. Về học, tối tụng niệm như thường.

Tiếp điển : lời căn dặn :
Lo bộ Qui Ngươn và Viên Giác thì tỏ thêm công đức chánh pháp. Trong toán hậu học sẽ thấy một người ngã mạn . . . . Sau thiệu long chánh pháp. Rán phục lòng người, cái ngã mạn đó sẽ tự nhiên hết sẽ trở nên người hộ Phật-pháp. Bậu bạn đám thông gia.

hoangtri
07-08-2016, 03:00 PM
Ngày 19 Septembre 1936 – mùng 4-8-â.l.

Ít chén trà điểm tâm, học. 10 giờ nấu ăn, 11 giờ ngọ bột, canh cải bẹ trắng, khoai lang đỏ, tráng miệng trái hạnh, Samdhen hộ bốn trái chiều hôm qua, hộ Sam-dhen một dĩa đồ ăn. Học. Bốn giờ đi chùa cúng dường một mình, có đem máy chụp hình theo tới Boudhavanh, lén vào một mình vì biết giờ ấy chư Lama nghỉ, lén chụp hình, cúng dường rồi về, dọc đàng phố gặp huynh Samdhen, về 6 giờ. Tụng niệm. Bà lớn mời xem cô bịnh, đến nơi, khán mạch đã lụn mòn, cấp sát như chỉ mành. Quang nhãn đã lờ, sắc mặt đổi rồi, nhưng không nên nói ra. Samdhen hỏi thăm thì bần đạo nói : ngày giờ đã đến, có bao nhiêu đó thôi.


Ngày 20 Septembre 1936 – mùng 5-8 Bính-tý.

Sáng nghe tin cô bịnh tị trần, khả thương ôi, thấy đó mất đó, kiếp trần như giấc chiêm bao, thôi niệm Phật cầu anh linh đó vãng sanh Tịnh-độ. Vài chén trà điểm tâm rồi lấy sách học. Ra ngồi nắng học, trời đã khởi lạnh rồi, khí hậu lần hồi lạnh tới ngày lập đông hầu gần mà công sự của Samdhen chưa rồi… đợi.

Trưa ngọ bột canh cải bẹ, khoai lang, hộ Sam-dhen một dĩa. Chiều đi dạo phường cho giãn gân cốt, ngồi cả ngày. Tối tụng niệm. Cho Choundouss mượn 2R đặng đi chùa Séra.

Tiếp điển : Lời căn dặn :
Tán-sa y pháp đủ 108 biến : “Am Á mộ dà vĩ rô ta nả ma ha mẩu nại ra ma nể bát nả, mạ nhập phạ lả bát ra dả miệt dả hồng.”
Mỗi câu họa chữ trên cát. Rốt niệm 108 Phật hiệu = 999 (Nam mô Vô ngại Công đức Quang Minh Vương Phật).


Ngày 21 Septembre 1936 – mùng 6-8-â.l.

Nhựt thường lệ, trưa ngọ bột canh củ cải khoai lang, hậu tráng miệng bánh. Samdhen có hộ bốn cái bánh của một cô đến xem quẻ và xin coi tay giùm. Bần đạo hộ lại vợ chồng đầu bếp hai cái và hộ Samdhen một dĩa đồ ăn. Học tập cả ngày. Khí trời một ngày một lạnh rút tới. Samdhen bảo nhập định hỏi Như-lai coi sự quan bua của huỷnh chừng nào rồi.

Tiếp điển : 12 giờ khuya :
Người tín nữ gần lục tuần, giá phụ đã theo hộ ngươi mấy năm rồi là cư-sĩ đại đàn-na tại Patna Ấn-độ kiếp rồi. Hiện kiếp phát bồ-đề tâm, song bị con ma nghiệp chướng nhập vào làm nam-tử. Phá một lúc. – Hết điển.

hoangtri
07-08-2016, 03:04 PM
Ngày 22 Septembre 1936 – mùng 7-8-â.l.

Không chi lạ vài chén trà điểm tâm, ngọ bột và canh cải củ với khoai, Samdhen đi lại Quan nha hỏi giấy tờ, về nói bữa nay mới viết, rồi huỷnh buồn, bần đạo khuyên lơn, đoạn huỷnh đòi đi Dzêsbung ít ngày, kêu Isess bảo sắm sửa đi, kế có Choundouss về khuyên lơn và đầu bếp cũng an ủi, huỷnh không đi. Huỷnh buồn vì công sự của huỷnh đâu đó đã an bài, từ Quốc Vương chí tứ trụ đều xuôi xếp mau chóng, chỉ còn có một vị quan trung đẳng làm ngặt, huỷnh cũng có sắm lễ vật đến, nhưng vị quan ấy không thâu nạp và nói : trước không đến, bây giờ đã muộn, mấy phen huỷnh tới hỏi, thì cứ nói việc quốc gia nhiều lắm, việc của thầy chưa tới phiên, thủng thẳng sẽ làm, không gấp chi việc Phật sự. Bị vậy mà huỷnh buồn, song bần-đạo có khuyên rằng : Tấm lòng Phật đệ tử một mực an-ổn không vui không buồn, không gấp không trễ, trơ trơ không lay động, muôn việc xảy ra là lý tự nhiên, như mặt trời hằng chiếu rọi, hằng sáng, mặc tình mây phủ sương che cũng sáng vậy hoài . . . . . . . . Nghe đặng mấy lời an ổn. Bần đạo có tiếp lời rằng : Tôi vẫn biết tánh huynh nóng nảy, muôn việc đều muốn mau mau cho rồi. Huỷnh cười và đáp : Thật ý tôi y vậy. – Bần đạo tiếp, huynh bây giờ tuy ở Lhassa chớ lòng trí ở Bodhgaya, huynh lo, vì lúc nầy là lúc Đông thiên hầu đến, chư thiện-nam, tín-nữ các nơi lần lượt tới Phật-đà-gia cúng dường, mà bây giờ huynh còn ở đây thì rối rắm quá, một lẽ chư cúng dường trông thầy mà không có, hai lẽ là lỡ việc bàn định sự nhà-thiền cùng đàn na. Huỷnh rằng : Phải lắm, y vậy, y vậy, tại Phật-đà-gia chỉ có tôi làm đầu trong bọn Lama cùng đàn na tín chủ trong bọn Tibet, mà vắng tôi thì rối quá, phương chi sự nhà đã bố cáo rồi… mùa nầy quyết bàn định cùng họ, mà bây giờ còn ở đây, mất ngày giờ vì một Tiểu quan nghiệp kiếp, để giấy tờ đó không phê nhận giùm, đến hỏi thì cứ nói việc quan nhiều lắm. Bần đạo rằng : Đường đi khi thẳng khi quanh, khi xuống dốc khỏe cẳng mà mau, khi gặp dốc đã mệt mà thêm chậm, muốn mau khó nổi. Việc nhà thiền không một năm mà rồi, không hai năm mà rồi, ít nữa là ba năm, bốn năm, khắp đất Phật đi quyên tiền, hành phước chúng đàn na, trong Phật đạo có cực mới có công, vậy huynh gấp mà làm gì. Huỷnh cũng mau nghe, bèn vui lòng. Bần đạo tiếp rằng : Đôi ba tháng ở đợi nổi, năm ba ngày nữa đợi không đặng sao ? Huỷnh cười, mừng nói : Thôi, phải, khá.

Không chi lạ, sớm, trưa, chiều và tối cũng y nhau, nhưng nay có khác là ngày tiếp điển Tổ-sư :

Tiếp điển Tổ-sư :
Ngài kêu và luận đạo, luận sự Samdhen. Samdhen phục lòng tu bần-đạo lắm, mấy phen nói sự quá khứ và vị lai.

ốm . gu . ru . ba jia . đa . ra . su . ma . đi . ki . đi . si . đi . hung . hung .
banhza Sungapa, niệm chuỗi.

hoangtri
07-08-2016, 03:10 PM
Ngày 23 Septembre 1936 – 8-8-â.l.

Trà sữa tráng lòng, cùng Samdhen luận đạo, huynh đệ đồng hạp ý. Đoạn học, 11 giờ ngọ bột, Samdhen có hộ một dĩa đồ xào, cải, khoai bún. Ăn rồi ra ngoài nắng ngồi học vì khí hậu lạnh lùng. Tối tụng niệm rồi 9 giờ nghỉ.

Tiếp điển : Lời căn dặn :

Mỗi đệ tử đều phải thụ giới trước Thánh tượng, đừng làm theo nhà chùa trong quốc-độ Annam mà mang tội với luật Vô-vi. Cấp đủ phái phù tùy thân.


Ngày 24 Septembre 1936 – 9-8-â.l.

Y lệ, trà điểm tâm, học, 11 giờ ngọ bột với canh cải củ trắng bào, ăn rồi học, không chi lạ. Trời lần hồi lạnh lẽo. Samdhen đi bỏ thơ với Isess, uống xăng hơi ngà về ngủ nói với bần đạo rằng : Bạn Lama cho ăn nhiều Ghee nên mệt phải ngủ. Chiều y lệ.

Tiếp điển : Lời căn dặn :
Hàng đệ tử cựu rốt cuộc còn ba người đó Thọ, Pháp, Chơn. Còn chí thì đừng cho nhập, kiếm thế Phạm-đàn, kiếp sau sẽ độ, để kiếp nầy y bồi tội.
Thiệu long vậy vậy . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Mỗi người lực nghiệp tùy kiếp trước . . . . . 5 năm, 3 năm . . . không có . . . . .


Ngày 25 Septembre 1936 – 10-8-â.l.

Y lệ, ngọ bột với canh cải bào, hộ Samdhen, Issê, Isess cả. Chiều y lệ, bữa nay 3 giờ Samdhen đi đâu về với Isess, y như hôm qua say ngà ngà, ngủ. Công sự chưa rồi ý buồn, lấy xăng giải muộn. Bảo bần đạo nhập định tư tưởng van vái giùm. Tánh huỷnh còn nóng nảy quá, thôi cũng tự ý người, lần hồi sẽ sửa. Sáu giờ huỷnh thức, thấy bần đạo ngồi nơi đơn thì hỏi : Ủa thầy không ngồi định sao ? – Có, nhưng không có chi cả. Đức Như-lai biết cả . . . . . . . Buồn quá . . . . . . . . Huỷnh dường có ý thẹn mặt, vì ý huỷnh khi nãy bảo nhập định, hối đi ngồi, rồi bảo Issê đem nệm ngồi lên rầm, lăng-xăng, nhưng bần đạo không cho, tự lên rầm ngồi, đã một giờ ngồi mà không thấy chi cả, lòng bứt rứt, lương tâm nói rằng : Samdhen Lama lấy làm lạm dụng nhà ngươi mà giỡn với Phật . . . . . . . . . Nghe bao nhiêu đó bần đạo bèn chỗi dậy lại thang đi xuống, thì thang đã rút hạ dưới đất, bần đạo kêu Issê bảo bắt thang xuống vào đơn, thấy Samdhen ngủ khò thì hội ý, huỷnh bữa nay say nữa, sợ bần đạo biết lại bảo bần đạo đi ngồi đặng huỷnh ngủ cho êm . . . . . . . Té ra sự chẳng nhẹm huỷnh có ý mắc cở . . . . . . Còn bần đạo thì tỏ ý buồn giùm cho huỷnh, cả buổi bần đạo nghiêm mặt không nói chuyện như mọi khi. Tối lại tụng kinh, bần đạo chỉ ngồi nơi đơn thầm niệm. Hai ngày rày huỷnh cùng Isess đi uống rượu . . . . . . . . . . . . .

Tiếp điển : Ngôi tam bửu có người lo cả . . . . . . . . . . . .
Tiếp lời căn dặn :
Trong một năm rưỡi trở về nước, sẽ có tiền kiếp trí thức thọ giới. Coi cánh tay mặt thì biết. Rán độ cả gia đình . . . . . . gặp ách nước đừng lo . . . . . . . . . Để ý . . . . .
Về xứ phải chịu ba năm dư nghiệp, rán cắn răng trả chớ phiền. Nên hư trong hội khảo. Phật tử nhờ nhẫn địa nên danh.
Các vai tuồng nặng nề đối với trần, còn sánh với Phật tử như thổi mảy lông.
Hoàn cảnh cũ xơ rơ, người tiêu nghiệp tán chớ nao lòng v.v.
Tay hộ pháp sẽ gánh vác giùm không chi lạ, sẽ kinh dinh Phật sự.
Hỏi trong 2 G. Đạo Phật có mòi thạnh. Năm M. không khỏi tai ách 2 G. nếu có nhiều người tu hành, đức ấy che cả 2 G. Đỡ chúng sanh.
Tiền kiếp huynh-đệ kẻ huệ người phước sẽ giúp giáo cho mau thành cơ sở Phật sự.

hoangtri
07-08-2016, 03:27 PM
Ngày 26 Septembre 1936 – 11-8-â.l.

Sáng thường lệ. Samdhen nghĩ sự mình phạm giới có ý sợ, sáng lo tụng kinh rồi cùng Isess lo sắm sửa đi chùa sám hối. Trước khi đi hỏi bần đạo : Khi qua thầy ngồi định có ý không đặng tốt trong việc tri hiểu hé ? – Phải, vì có sự buồn Hộ pháp, Long thiên không đặng vui… Isess ngồi gần bên bần đạo, nghe Samdhen nói lại thì huỷnh nói : Sự không nên tin… Bần đạo biết lời nói ấy bèn nói : Phải, hôm qua huynh cười tôi ngạo tôi, nay huynh cho sự không có gì, huynh không tin Phật chỗ tri hiểu… để rồi huynh sẽ biết. Nếu huynh không tin Phật thì đi lạy Phật sống là vua Lama làm gì, đi cúng dường Tả lê Lama làm gì. Nói bao nhiêu đó, Samdhen bèn cằng rằng huỷnh và nói rằng : Họ không tu hành lòng dạ xấu xa, ăn nói điên cuồng. Thôi tôi đi cúng chùa. Huỷnh đi… Bần đạo ở nhà lo tụng niệm, 11 giờ ngọ bột canh cải bào và khoai, có để hộ cho Samdhen chút đỉnh vì không có nấu. Mười một giờ rưỡi huỷnh cùng Isess về hỏi rằng : Ủa huynh ăn ngọ rồi sao ? – Phải đã 11 giờ rưỡi rồi, huỷnh bèn bảo Issê đem bột ăn với đồ ăn để hộ cho huỷnh. Bần đạo bèn lên rầm ngồi cả ngày. Năm giờ xuống huỷnh hối Issê cho trà bần đạo dùng vì ngồi cả ngày. Tối bần đạo ngồi từ 6 giờ rưỡi tới 10 giờ. Tư duy nhiều sự Phật pháp rất đúng đắn . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Tiếp điển :
Còn cô giá phụ nói hôm mùng 6 đó, ngươi rán độ hai người gái trước, sau tới cô mẹ. Gia đình hiền lương. Con trai sẽ nhờ cầu Phật hết nghiệp sẽ độ . . . .


Ngày 27 Septembre 1936 – 12-8-â.l.

Nhựt minh tướng thường lệ, kinh mơi, đoạn Sam-dhen 8 giờ 15 đi chùa, bần đạo ở nhà, huỷnh biết ăn năn sám hối cũng mừng cho huỷnh. Mười một giờ ngọ bột, canh cải bào, bị chửa chơn răng nhai không nhỏ. Hộ Samdhen một chén. Hai giờ nghe hơi sình ruột khát nước. Chiều 5 giờ trong mình nóng lạnh vì răng hành. Cả đêm trong mình nhức mỏi nhứt là cái thận tả mỏi lắm.

Tiếp điển :
Cám ơn Đại-đức, nhiều điều căn dặn lối hậu lai, nhờ ơn Phật tổ cho tái kiếp binh phò đạo tràng với Thiện-tri-thức. Sẽ chấn hưng lực vô-vi, kẻ phước người huệ. Kiếp sau còn tái hiệp.


Ngày 28 Septembre 1936 – 13-8-â.l.

Thức nghe trong mình mỏi mê cũng gượng cho qua buổi. Trà điểm tâm. Nay đúng ba tháng ở tại Lhassa, đến 28 Juin – 10 tháng 5 nay 28-9. Ngày tháng như thoi, công sự của Samdhen chưa rồi, phải chờ, nhờ vậy mà bần đạo ở đặng lâu ngày nơi Kinh đô Tây-tạng, quan sát đáo tận phong hóa tăng, tục, các nơi đều để bước dòm xem, làm quen cùng chư Lama cũng bộn. Người tục cũng biết nhiều. Cái tên Lama Chef bay cùng thành thị Lhassa… Trưa ngọ bột với nước trà, mà nuốt còn muốn không vô. Răng hành còn nóng lạnh, cả mình nhức mỏi, nghe lại thì cái tì cũng không êm, cái thận tả nhức mỏi quá. Cả ngày nóng nảy mỏi mê. Tối lại nghe hỏa hậu xung lên tới óc, làm cho con mắt bên hữu lờ và đầu phía ấy cũng nhức. Bần đạo nhớ lại giựt mình, vì đã nhiều ngày nhập định tiếp điển, hỏa hầu hằng ngày lừng lẫy xung lên thức-cân chủ-não. Bần đạo nghĩ rằng : Răng bị chửa chưn nhức không bao nhiêu, sao lại nóng lạnh cách phi thường đây là bị cái ngọn hỏa hậu quá cao, xứ lạnh mà đến đỗi nghe nóng thì cái hỏa không vừa. Nghĩ vậy bèn ngồi đem tưởng vận hỏa hậu ra tứ chi và cho giáng xuống Địa-hạ cốc hậu, tức tốc trong giây phút nghe tì thận bớt đau, qua 10 giờ thì hết nóng. Nam-mô Thích-Ca-văn-Phật, nhờ Phật phóng quang cho sáng ý, dẫn hỏa hậu điện ra và giáng trí tại Địa-trung-ương, nếu không biết chắc bị cái hỏa hậu nầy nó đốt phải bỏ xác phàm. Khuya thức đi tiểu, nghe trong mình khỏe khoắn, nhưng cũng còn đau ran. Kẻ tu hành ai không rõ cái hỏa hậu (Kemdini) vận chuyển quá hốp phải chết vì nó.

hoangtri
07-08-2016, 03:29 PM
Ngày 29 Septembre 1936 – 14-8-â.l.

Sáng nghe khỏe, nhưng cái tì, thận còn hơi ran. Trà điểm tâm rồi nghỉ, bèn trực nhớ lại số tiền trà sữa đưa cho cô đầu bếp 2 rupee hôm 22 Aouât tới nay là 28 Septembre, tính là một tháng ngoài, tội nghiệp mà cô cũng không nhắc nên chi bần đạo bèn đưa cho cô 2 rupee nữa, lỗ người ấy lỗi mình vô ý, vì họ thấy mình là kẻ tu hành không dám từ chối, chớ mỗi bữa dưng trà thiệt cũng cực lòng mà lại còn để cho người hao kém thì tội nghiệp. Trong mình còn mỏi mê lắm, răng hàm trên chửa chưn nay vừa hết, kế răng cùng hàm dưới (hữu) phát chửa chưn, ôi ! tuổi già đã đến, xác phàm chịu biết bao lão bịnh, lúc nằm, lúc ngồi, nhức mỏi cả hình tục, cắn răng, nhẫn nạn vô-vi. Trưa ngọ bột trà cúng dường rồi ăn, nuốt vừa muốn không vô, rán ăn như uống thuốc đắng cho đả tật ấy thôi. Tối hữu ngọa tới 1 giờ khuya, mảng(1) tư duy xác tục, quán tưởng thi hài lúc con người tắt hơi, mặt xanh, da lạnh, khi quá cử hình dạng gớm ghê, sình chương tanh thúi, quán lúc da thịt óc cân rời rã, tứ đại hườn nguyên, bày xương cốt trắng phau, trên sọ trống không, mắt mũi, tai, miệng tiêu trơn, dòm giữa bộng sườn không tâm phổi, quán tới khoản dưới, tì, trường, can, thận, bộng tiểu, tử cung, ngọc hành đều mất cả còn cái cốt bàn trắng bách.



http://i265.photobucket.com/albums/ii227/VTN89/kinhdi/xacchetloixuongtrennui-5.jpg


Ôi ! Lúc sống con người động tịnh dính dấp cõi trần chỉ cậy một tấc hơi. Thật không chắc chắn lâu dài, trong khoảng sống gởi chẳng biết bao đều cực khổ với sự giàu nghèo, mạnh, đau, còn, mất, sang, hèn. Quán tưởng tới đây, cả sự mỏi mê đau đớn của bần đạo đều đi mất, phút động tâm thương cả chúng sanh tạm ở cõi trần mỗi người mỗi loại đều gánh một vai tuồng giả hiệu nghiệp oan, in như lũ đào kép trên sân khấu, đội mũ, mang râu tùy vai phận, hết lớp vào buồng, mũ râu đều lột ai cũng như ai. . . .

Cột trói con người bằng tấc hơi,
Cõi trần phải trả vốn cùng lời,
Oan khiên buổi trước vay từng đống,
Quả báo thân sau nghiệp nối đời,
Sống gởi tung hoành trong địa cuộc,
Chết hầu khủng khiếp cõi tòa trời,
Do nhân kết án luận hồi kiếp,
Lục thú tùy duyên đội lớp trời…
. . . . . Ngủ . . .

hoangtri
07-11-2016, 04:59 PM
Ngày 30 Septembre 1936 – 15-8-â.l. Trung thu.
Tibet cũng là rằm.

Sáng thức khỏe khoắn. Trà điểm tâm rồi 8 giờ rưỡi đi hành hương chùa Phật tổ. Ngày nay cả nhơn dân tăng tục vua quan đều đi cúng dường. Đến nơi thấy đàn na tín thí cùng chư Lama sư chật trong ngoài. Đi giáp ba từng chùa cúng dường các điện rồi tại từng chót trên rầm nóc chùa, bần đạo cùng Samdhen chụp ảnh làm kỷ niệm. Trở về tới khúc quẹo bảo Samdhen về trước vì còn mắc đi mua bánh với khoai nấu. Huỷnh về, một mình trở lại, lòng còn ức sự chụp ảnh đức Phật
Tây-tạng, hôm trước chụp một lần không biết tốt xấu ; nay muốn chụp một lần nữa cho chắc ý. Đã biết xứ nầy cấm chụp ảnh Phật trong xứ, nếu bắt đặng ai chụp ảnh thì trước đánh đòn sau bỏ tù đuổi ra khỏi xứ, nhưng nhờ Phật lực khiến tuy đông đảo trong ngoài mà lúc trở lại chùa thì nơi điện Tây-tạng Phật chẳng một ai. Bước vào gặp hai cô đi cúng dầu, bần đạo lễ bái van vái, hai cô cúng xong đi ra, một mình bần đạo đứng ngay điện, chậm rãi lấy máy chụp ảnh ra, khoan thai quan sát rồi chụp ảnh trong nháy mắt. Bần đạo thuật việc chụp ảnh cho Samdhen nghe, huỷnh rằng : Cha chả thầy đại phúc hạnh nhờ Phật lực giúp cho, nếu không thì ắt mang khốn, vì nếu tăng, tục, quan, lính thấy đặng thì còn chi thầy, dầu đức Lama Quốc Vương xin tội cũng không đặng, vì luật nước từ xưa tới nay không ai dám cãi. Choundouss nghe bèn hỏi xin một tấm lúc rửa hình, nhưng bần đạo không hứa cho. Samdhen lúc đi đường hai huynh đệ, mấy huynh kia về trước, thì huỷnh nói : Hình Phật Tây-tạng, sau rửa rồi đừng cho ai cả, thầy đem về xứ làm của quí vì Phật cho thầy . . . . . . . Bần đạo rằng : Phải, chỉ có một mình huynh sẽ đặng một tấm mà thôi, kỳ dư ai nấy cũng không đặng cả.

Về cúng ngọ bột với trà. Nay lấy tiền của Choun-douss 17 trăng nga tính với 3 trăng nga hôm trước là 20. Cúng dường (và mua bánh khoai 3 trăng nga 1 yogăng). Còn lại 6 trăng nga 1 kama.

Về coi tay cho hai người cháu kêu bằng dì của Bà lớn. Chiều tụng niệm rồi, bèn luận bàn sự du chư Phật quốc-độ cùng Samdhen và tính về trước với bọn Issê, Choundouss đặng lo sắp đặt các sự. Bần đạo tính về, tạm Calcutta vài bữa mua chút ít vật dụng hộ Sacretary(1) và chư tăng tại Sarnath và nếu dư tiền sẽ dưng cho hội 100R đền ơn cơm áo chín tháng trời, đoạn cậy Đại sư và Sacretary nói giùm với bọn Japan xin đến chùa Nhựt ở ít tháng công quả và học tiếng Nhựt phòng sau sang Nhựt quốc. Samdhen vui lòng lắm. Mười giờ ngủ, hữu ngọa quán tưởng tới 12 giờ ngủ êm.

Chiều hộ bánh nội bọn, bần đạo không dùng bánh nào cả. (Trước khi tụng niệm có chiếm quẻ keo Sam-dhen công sự giấy tờ bốn bữa nữa sẽ hườn cuộc.)

hoangtri
07-11-2016, 05:03 PM
Ngày 1er Octobre 1936 – 16-8-â.l.

Điểm tâm trà sữa Tây-tạng. Còn lại một cái bánh hộ Samdhen, đoạn nhớ lại tối hôm qua có niệm quẻ keo giùm Samdhen bốn bữa xong giấy tờ, kể từ nay. Ngày nay trong mình khỏe khoắn. Mười giờ xếp sách lo nấu ăn. Mười một giờ cúng ngọ bột và cà-ri cải bào với khoai rồi hộ nội bọn với đầu bếp, họ rất vui lòng. Chiều y lệ.
Tiếp điển : 12 giờ khuya tiếp lời dặn :

Sau khi về nước 18 tháng thì lo khởi cất chùa. Ngươi chớ lo về sự phú quyến phiền lòng bá tánh. Có đệ tử tiền duyên nguyện lực, lo cho rồi chùa. Sau người đó sẽ đứng thế cho người làm chủ tự v.v. . . . . . . . . . .


Ngày 2 Octobre 1936 – 17-8-â.l.

Trà điểm tâm 11 giờ ngọ bột với khoai chiên. Bữa nay có cô đầu bếp hộ đồ ăn cho Samdhen mình khỏi hộ. Chiều 5 giờ Samdhen rủ đi nhiễu chùa và dạo phường cho giãn gân vì cả ngày ngồi lụn. Dạo phố mua một bộ chưng và nắp thau chén trà giá 17 trăng nga (11 annas 2P). Ba vòng chùa rồi ghé tiệm quen của người bản sở của Samdhen (người Lađặc) chuyện vãn vui vẻ vì người biết Hindou và Englis chút ít. Người nói : tháng nầy đã lạnh rồi sao thầy mặc đồ xem ít ấm vậy. Samdhen hớt nói và thuật rằng : Từ ngày phát ra đi, tại Ghoom đi tới Lhassa ba tháng trời thì ổng chỉ mặc một đồ y phục đó thôi, đến Pharigiông là nơi lạnh hơn hết thì cũng vậy, trải mấy tháng (ba tháng ngoài) tại Lhassa cũng vậy, không nghe than lạnh. Huynh chủ tiệm lắc đầu và vỗ vai bần đạo rằng : thầy thiệt tốt quá, tu hành cứng cỏi. Kế huynh Samdhen thuật sự ăn ngọ chay, y luật một ngày một bữa 11 giờ trưa thôi, chiều không một vật chi khác đút vào miệng khi quá 12 giờ. Sớm mơi thì chỉ dùng trà ít chén rồi thôi. Nghe qua chủ tiệm cũng khen ngợi và vỗ vai nói tu hành hạng nhứt. Về. . . . . . tới nhà cô đầu bếp dưng một bắp cải rằng : đầu bếp hộ. Cảm ơn.
Tiếp điển : Lời căn dặn :
Ngôi tam bửu e ngươi quên. 18 tháng là sửa soạn. Ngoài hai năm thì khởi sự. Đúng ngày 13-8 giờ mẹo động, thân xây.


Ngày 3 Octobre 1936 – 18-8-â.l.

Trà với bánh cỗ bột cúng dường của một vị Quan lại hộ cho Samdhen hôm qua, huỷnh hộ lại bần đạo. Chín giờ rưỡi mượn Isess đi mua 3 trăng nga vật thực, 11 giờ ngọ bột và cà-ri bắp cải, khoai lang, hộ nội bọn. Samdhen bảo xuất 2 rupee đặng huỷnh gói vào với anh-lạc làm vật lễ cầu Pháp với Đại Lama Quốc Vương, huỷnh sắm sửa trước đặng mai đi đảnh lễ Đức Thượng tọa, vì huỷnh có sai Issê đi đến Thơ ký quốc vương hỏi thăm rồi, người cho hay rằng : ngày mai 9 giờ nội bọn đặng lịnh phê cho triều yết. Chiều 4 giờ một mình dạo phường, quyết mua một cái chén trà cây Tây-tạng cho vừa cái chưng thau mua hôm qua, đi lựa ba, bốn quán mà không đặng, đi và dòm khắp, bỗng gặp Issê đi đổi tiền, huỷnh vào tiệm đổi, bần đạo đi luôn phút gặp một quán xề xuống lựa, Issê đổi rồi ra gặp, mua giùm, lựa giùm một cái rất bằng lòng bần đạo, đem về để vào chưng rất vừa vặn, ấy là một món kỷ niệm, giá 5 trăng nga (cộng với cái chưng thau là 22 trăng nga và 14 annas, ai nấy gọi rằng rẻ quá).

hoangtri
07-11-2016, 05:52 PM
Ngày 4 Octobre 1936 – 19-8-â.l.

Chỉ trà điểm tâm rồi, 8 giờ mượn áo của Méchen mặc, sắm sửa như bực đại nhơn Tây-tạng đặng đi yết kiến Quốc Vương cầu Pháp. Tám giờ rưỡi cùng nội bọn Samdhen làm đầu, đi đến Thơ ký Lama Quốc gia, đợi một chập, đoạn người cho Lại quan dẫn lộ lại Ngự điện, đợi chập lâu, quan Lama hầu cận xuống cho hay rằng : Lịnh cho yết kiến. Huynh đệ đồng thượng ngự điện, lễ yết như hai lần trước. Bần đạo dưng anh lạc, Quốc Vương thủ hữu ma đầu rồi ban niệt, đoạn quan mời lui xuống phòng trà. Quốc vương cho Samdhen ở lại chầu tâu mọi việc. Chập lâu Samdhen xuống điện, mặt mày coi hớn hở, nội bọn ra đi lại Quốc gia thơ phòng đội. Samdhen rằng : Đợi lấy Passeport của bần-đạo, Quốc vương nhận ấn rồi sẽ phát lạc. Còn sự cầu Pháp danh nơi Quốc vương Lama rồi cũng sẽ có ngự bút ban lạc. Về ăn ngọ sơ sài bột và cải củ bào cà-ri, bần đạo nấu nhiều hộ nội bọn. Chiều Samdhen đi lấy giấy tờ về, Passeport đã ghi và ấn Quốc Vương trao cho bần đạo : Pháp danh : Thubten-Osall. Nay huỷnh đã đặng sắc Quốc Vương phong Lama-quan-chức kiêm vụ Phật sự tại Phật-đà-gia, bần đạo cũng mừng giùm cho huỷnh tùy ý muốn nay đặng như nguyện. Ba huynh đệ họ Isess, Issê và Choundouss mua bánh và lạc làm lễ mừng Tân quan dưng anh lạc. Đoạn Samdhen đáp lễ ít hồ xăng cho ba huỷnh, vui vầy cùng nhau. Bần đạo và Samdhen đàm đạo (sau khi tụng niệm tối rồi), bàn luận sự khi tới Phật-đà-gia. Bần đạo rằng : Nay huynh đã đặng phong chức Lama kiêm vụ Phật-đà-gia Phật sự cho đi khắp xứ có Phật đạo hành phước Đàn na, nay vưng lệnh đến Phật-đà-gia tấn vụ Phật sự lo lập nhà thiền tại đó, vậy phải ở lâu, chẳng phải năm, bảy tháng một năm mà rồi, ít nữa ba năm bốn năm mới rồi phận sự công quả. Vậy chẳng nên ở nhà hội Đại-bồ-đề, phải làm theo kiểu Tây-tạng Lama quan cho khỏi tồi tệ, khỏi hổ, phải sắm một cái nhà vải bố, y kiểu Lama quan, khi đến Calcutta thì mướn may hai cái, một cái cho huynh, một cái cho Lại quan giúp sự và chỗ nấu ăn cũng trong đó. Vậy tiện bề cho huynh ăn ở bao lâu cũng đặng khỏi xin phép chìu lụy hội Đại-bồ-đề và cũng ra vẻ nhà Lama quan xứ Tây-tạng. Nghe qua huỷnh vui lòng hết sức và cám ơn ý tứ bần đạo và nói rằng : Thầy lớn tuổi trí hóa đầy đủ ngó xa hiểu nhiều, lời bàn luận rất đáng, tới khuya huynh đệ nghỉ.
Có hỏi về Ngọc Phật đức Giabô, bảo về giao cho giáo sư, vì người đã có lập tháp sẵn rồi. . . Lạ quá.


Ngày 5 Octobre 1936 – 20-8-â.l.

Sáng điểm tâm bánh của Samdhen hộ hôm qua, rồi lo đi chùa cúng dường và xưng Pháp danh lễ bái bố cáo nơi các điện : “Đệ tử Việt-nam Bí-sô Pháp-danh Thích-tùng-huệ, đến Tây-tạng đã bá nhựt, cầu Pháp danh nơi Đại Thượng tọa Lama Quốc Vương, ngài ngự ý cho Pháp-danh là : Thubten Osall Lama (nghĩa là : Thubten là tên của đức Tả-lê Lama Thái-thượng-hoàng đã băng. Thubten là vòng cứng bền chắc Kim-cang. Còn chữ Osall là : ánh sáng mặt trời, tên của đương kim Quốc Vương Lama, nên bần đạo biết là : Huệ-nhựt). Nay đi chùa lễ bái và bố cáo cho chư Bồ-tát tại tự Thinh-văn thánh hiền cập Lịch đại Tổ-sư đẳng đồng ủng hộ.”

Cúng dường rồi về, ghé tiệm bánh mua 5 trăng nga, ra quán mua nho khô và chà là khô 2 trăng nga, đậu phộng rang 1 trăng nga, sữa khô và bonbon đường 2 trăng nga. Về nhà mượn Isess đi mua một bình lạc 2 trăng nga và 1 trăng nga đường cộng là : 13 trăng nga 8A.2P, đoạn gói 2R và 1 săng, một sợi anh lạc, khi Samdhen đi lại dinh Thừa tướng về, bèn bày lễ mừng tân quan, huỷnh vui lòng và nói : Tôi cùng thầy là huynh đệ, lễ vật long trọng quá như vầy, thật lạ quá. Bần đạo rằng : tuy khác nước mà đồng đạo, lại cùng nhau sáu, bảy tháng trời chen vai, hiệp mặt ăn ở cùng nhau, thương nhau như ruột thịt, nay huynh đặng phong quan, bần đạo mừng, ấy là tốt huynh là tốt tôi, xấu huynh là xấu tôi, vậy chẳng phải lễ vật là trọng, chỉ hưởng tấm lòng của bần đạo là đạo bạn cùng nhau. Huỷnh nghe qua rưng nước mắt, vui cười…

Đoạn 11 giờ ăn ngọ bột với cà-ri cải bắp, khoai lang. Hai giờ huynh Samdhen đáp lễ lại bằng trà sữa, vui vẻ đàm đạo. Bốn giờ cùng huỷnh dạo phường ghé tiệm quen của huỷnh, coi tay giùm cô chủ tiệm. Thương ôi ! gia đạo nhiều sự phiền não, tình nghĩa lợt lạt . . . . Cô hỏi vậy phải làm sao ?. . . . Bần đạo chẳng hứa chi hết, chỉ bảo cúng dường cầu vái nơi chùa. Về. . . . . Tối lại y lệ. . .

hoangtri
07-11-2016, 05:52 PM
Ngày 4 Octobre 1936 – 19-8-â.l.

Chỉ trà điểm tâm rồi, 8 giờ mượn áo của Méchen mặc, sắm sửa như bực đại nhơn Tây-tạng đặng đi yết kiến Quốc Vương cầu Pháp. Tám giờ rưỡi cùng nội bọn Samdhen làm đầu, đi đến Thơ ký Lama Quốc gia, đợi một chập, đoạn người cho Lại quan dẫn lộ lại Ngự điện, đợi chập lâu, quan Lama hầu cận xuống cho hay rằng : Lịnh cho yết kiến. Huynh đệ đồng thượng ngự điện, lễ yết như hai lần trước. Bần đạo dưng anh lạc, Quốc Vương thủ hữu ma đầu rồi ban niệt, đoạn quan mời lui xuống phòng trà. Quốc vương cho Samdhen ở lại chầu tâu mọi việc. Chập lâu Samdhen xuống điện, mặt mày coi hớn hở, nội bọn ra đi lại Quốc gia thơ phòng đội. Samdhen rằng : Đợi lấy Passeport của bần-đạo, Quốc vương nhận ấn rồi sẽ phát lạc. Còn sự cầu Pháp danh nơi Quốc vương Lama rồi cũng sẽ có ngự bút ban lạc. Về ăn ngọ sơ sài bột và cải củ bào cà-ri, bần đạo nấu nhiều hộ nội bọn. Chiều Samdhen đi lấy giấy tờ về, Passeport đã ghi và ấn Quốc Vương trao cho bần đạo : Pháp danh : Thubten-Osall. Nay huỷnh đã đặng sắc Quốc Vương phong Lama-quan-chức kiêm vụ Phật sự tại Phật-đà-gia, bần đạo cũng mừng giùm cho huỷnh tùy ý muốn nay đặng như nguyện. Ba huynh đệ họ Isess, Issê và Choundouss mua bánh và lạc làm lễ mừng Tân quan dưng anh lạc. Đoạn Samdhen đáp lễ ít hồ xăng cho ba huỷnh, vui vầy cùng nhau. Bần đạo và Samdhen đàm đạo (sau khi tụng niệm tối rồi), bàn luận sự khi tới Phật-đà-gia. Bần đạo rằng : Nay huynh đã đặng phong chức Lama kiêm vụ Phật-đà-gia Phật sự cho đi khắp xứ có Phật đạo hành phước Đàn na, nay vưng lệnh đến Phật-đà-gia tấn vụ Phật sự lo lập nhà thiền tại đó, vậy phải ở lâu, chẳng phải năm, bảy tháng một năm mà rồi, ít nữa ba năm bốn năm mới rồi phận sự công quả. Vậy chẳng nên ở nhà hội Đại-bồ-đề, phải làm theo kiểu Tây-tạng Lama quan cho khỏi tồi tệ, khỏi hổ, phải sắm một cái nhà vải bố, y kiểu Lama quan, khi đến Calcutta thì mướn may hai cái, một cái cho huynh, một cái cho Lại quan giúp sự và chỗ nấu ăn cũng trong đó. Vậy tiện bề cho huynh ăn ở bao lâu cũng đặng khỏi xin phép chìu lụy hội Đại-bồ-đề và cũng ra vẻ nhà Lama quan xứ Tây-tạng. Nghe qua huỷnh vui lòng hết sức và cám ơn ý tứ bần đạo và nói rằng : Thầy lớn tuổi trí hóa đầy đủ ngó xa hiểu nhiều, lời bàn luận rất đáng, tới khuya huynh đệ nghỉ.
Có hỏi về Ngọc Phật đức Giabô, bảo về giao cho giáo sư, vì người đã có lập tháp sẵn rồi. . . Lạ quá.


Ngày 5 Octobre 1936 – 20-8-â.l.

Sáng điểm tâm bánh của Samdhen hộ hôm qua, rồi lo đi chùa cúng dường và xưng Pháp danh lễ bái bố cáo nơi các điện : “Đệ tử Việt-nam Bí-sô Pháp-danh Thích-tùng-huệ, đến Tây-tạng đã bá nhựt, cầu Pháp danh nơi Đại Thượng tọa Lama Quốc Vương, ngài ngự ý cho Pháp-danh là : Thubten Osall Lama (nghĩa là : Thubten là tên của đức Tả-lê Lama Thái-thượng-hoàng đã băng. Thubten là vòng cứng bền chắc Kim-cang. Còn chữ Osall là : ánh sáng mặt trời, tên của đương kim Quốc Vương Lama, nên bần đạo biết là : Huệ-nhựt). Nay đi chùa lễ bái và bố cáo cho chư Bồ-tát tại tự Thinh-văn thánh hiền cập Lịch đại Tổ-sư đẳng đồng ủng hộ.”

Cúng dường rồi về, ghé tiệm bánh mua 5 trăng nga, ra quán mua nho khô và chà là khô 2 trăng nga, đậu phộng rang 1 trăng nga, sữa khô và bonbon đường 2 trăng nga. Về nhà mượn Isess đi mua một bình lạc 2 trăng nga và 1 trăng nga đường cộng là : 13 trăng nga 8A.2P, đoạn gói 2R và 1 săng, một sợi anh lạc, khi Samdhen đi lại dinh Thừa tướng về, bèn bày lễ mừng tân quan, huỷnh vui lòng và nói : Tôi cùng thầy là huynh đệ, lễ vật long trọng quá như vầy, thật lạ quá. Bần đạo rằng : tuy khác nước mà đồng đạo, lại cùng nhau sáu, bảy tháng trời chen vai, hiệp mặt ăn ở cùng nhau, thương nhau như ruột thịt, nay huynh đặng phong quan, bần đạo mừng, ấy là tốt huynh là tốt tôi, xấu huynh là xấu tôi, vậy chẳng phải lễ vật là trọng, chỉ hưởng tấm lòng của bần đạo là đạo bạn cùng nhau. Huỷnh nghe qua rưng nước mắt, vui cười…

Đoạn 11 giờ ăn ngọ bột với cà-ri cải bắp, khoai lang. Hai giờ huynh Samdhen đáp lễ lại bằng trà sữa, vui vẻ đàm đạo. Bốn giờ cùng huỷnh dạo phường ghé tiệm quen của huỷnh, coi tay giùm cô chủ tiệm. Thương ôi ! gia đạo nhiều sự phiền não, tình nghĩa lợt lạt . . . . Cô hỏi vậy phải làm sao ?. . . . Bần đạo chẳng hứa chi hết, chỉ bảo cúng dường cầu vái nơi chùa. Về. . . . . Tối lại y lệ. . .

hoangtri
07-14-2016, 05:33 PM
Ngày 6 Octobre 1936 – 21-8-â.l.

Điểm tâm rồi, đồng đi lên khúc đường xa thành 1 km, đặng tỏ lòng tiễn hành đức Quốc Vương, ngày nay di giá đi hành hương nơi chùa Đại tự Samgiass đi bốn ngày đường mới tới. Long giá sẽ ngự tại đó một tháng. Đến khúc đường gần đồng trống thì đã có toán binh bộ và pháo thủ, nhạc binh đã dàn cận lộ, dựng đại kỳ Tibet ba cây, hầu đóng tiễn hành, các quan mặc triều phục hầu đóng từ chặng, từ nhỏ tới lớn, thứ lớp dàn hầu, có hai vị Quan binh anglais và vị Consul(1) tàu cũng có đi dự cuộc tiễn hành. Các quan lớn đều đi xa cách thành bốn, năm cây số ngàn, đóng trại hầu, đóng tiễn lễ, còn quan nhỏ thì phân giai cấp từ đền vua cho tới chỗ Đại-thần. Chín giờ Long kiệu đi ngang toán binh, bèn dựng cờ nổi nhạc chào đưa. Samdhen lén chụp hình long giá hai lần. Về tới nhà 9 giờ 30. Ngọ 11 giờ bột với cải xào sơ sịa nửa sống nửa chín, vì đầu bếp gấp nấu trà nên bần đạo nấu sơ cho người nấu. Samdhen dòm biết, rầy đầu bếp sao hối gấp bần đạo, làm cho đồ ăn còn sống, bần đạo nói : dùng cũng đặng, nhưng đầu bếp là kẻ tiểu nhơn trở hờn Samdhen và bần đạo, song bần đạo vẫn vui lòng…… Chiều, sẵn Samdhen gởi thơ nên cũng viết một cái thơ gởi về Nam-Việt, thuật sơ sự trải qua trong ba tháng trời tại thành Lhassa. Tối nghỉ khỏe.


Ngày 7 Octobre 1936 – 22-8-â.l.

Trà điểm tâm, 9 giờ rưỡi đi chợ mua một lọn bún 1 trăng nga, bánh 1 trăng nga, ớt 1 trăng nga, 2 trăng nga khoai. Về xào cải ăn ngọ bột. Từ giờ nầy không dùng trà Tây-tạng, ý muốn tập cho quen trở lại như cũ và thừa dịp bình phục Isess. Samdhen bảo đừng ăn cải bắp vì tháng nầy ăn hàng bông thì bịnh. Bần đạo rằng : tôi ăn quen rồi không sao.

Tiếp điển :

Coi ý nhà ngươi quên tên tín-nữ giá phu đã nói trước, nên u ơ suy nghĩ hoài. Người trung, trắng trẻo, có con trai bỏ vợ, hai gái có chồng ngoại bang bạch hầu. Ba mẹ con sẽ là đệ tử ruột của ngươi, do tiền kiếp ngươi đã có độ ngũ giái. Người mẹ sẽ đắc quả cực-lạc, nhờ pháp môn ngươi phú . . . . . . .

hoangtri
07-14-2016, 05:39 PM
Ngày 8 Octobre 1936 – 23-8-â.l.

Trà sữa điểm tâm, 11 giờ ngọ bột với cải bắp xào. Samdhen mất porte feuille, nghi cho chú nhỏ (Phon) mới ở. Issê và Isess đi kiếm chú nhỏ, bắt đặng đem về bèn thú tội trả bóp, xài hết 1 trăng nga 1 yogăng. Isess đánh vài roi da. Samdhen bảo cột thúc-ké(1) phạt một đêm. Issê bèn thộp ngực đem đi cột, vợ đầu bếp xin đuổi đi cho rồi. Chiều đi dạo phường mua 1 trăng nga 1 kama bột cà-ri, một cục kẹo Tây-tạng 1 kama. Về lo tụng niệm.

Tiếp điển :

Thơ sanh con bạn thông gia, rán độ cả chị em. Tiền kiếp phá Phật pháp vì tà đạo bị nghiệp yểu tử. Chị cũng sẽ qua nghiệp, em sẽ nên đạo, nhưng phải khéo dạy dỗ, ngã mạn vì tà đạo, nên đạo khỏi yểu tử. Lòng tà còn nhiều, sám hối một năm thì hết. Sau khi về nước rồi, chùa sẽ tới. Rán độ, đừng thối chí . . . . . . Trị tà . . . . . . y vậy . . . . . . . . . . . . . . . . . .


Ngày 9 Octobre 1936 – 24-8-â.l.

Trà sữa điểm tâm. Samdhen hỏi sao không dùng trà Tây-tạng, trả lời rằng : hai thứ trà đau bụng, hai ngày rày không dùng nghe êm ả. Xuôi việc. Mười một giờ ngọ bột, cải xào 1 giờ có hai huynh Lađặt đến lễ mừng Samdhen, có tặng bần đạo một sợi anh lạc, mừng cho bần đạo đặng Đại đức Lama Quốc Vương cho Pháp danh, rằng : Thuở nay chưa có chư Lama nào đặng Quốc Vương Lama cho pháp danh cả, chỉ có cầu pháp nơi các Thượng-tọa các chùa mà thôi, không ai dám đến cầu pháp nơi đức Phật nối vị Quốc Vương đâu, chỉ mới thấy một lần thứ nhất mà Quốc Vương cho Pháp-danh thầy, anh em tôi lấy làm mừng cho thầy. Từ ngày đặng Pháp danh ấy, Samdhen khoe cùng, ai nấy nghe cũng lấy làm lạ và mừng giùm.

Chiều 3 giờ lo nấu cơm đãi bốn huynh khách. Isess bảo Issê hỏi bột kosali là bột ớt của bần-đạo. Samdhen nghe bèn rầy, các người cứ đồ của Guơlông hỏi hoài, xấu quá. Bởi Samdhen thường thấy hoài, hỏi vật nầy vật kia luôn luôn. Mà bần đạo chẳng hề hỏi cậy họ món chi cả. Samdhen có tánh khá, nhẹ ý, biết e lệ chớ không lì lợm quá như chư Lama hay người Tây-tạng khác, họ quen thói tục không sợ mích lòng ai cả, lạm dụng lòng tốt của người lắm. Tối lại Sam-dhen cúng nước rồi cáo bịnh, trùm nằm đó ngóc đầu chuyện vãn tới khuya. Chín giờ bần đạo nghỉ.

hoangtri
07-14-2016, 05:43 PM
Ngày 10 Octobre 1936 – 25-8-â.l.

Tại Sarnath ngày nay cả ngàn người cúng vía kỷ niệm Xá-lợi Phật tổ.

Y lệ, 8 giờ Samdhen sai Choundouss đi đến Lama lão xem quẻ bịnh. Trở về nói : Đại đức nói bị mong vọng Phật-đà-gia, trong lòng nóng nảy sanh bịnh, vì ở Lhassa lâu, bỏ Phật-đà-gia đã lâu ý mau rồi việc trở về Dorjec đảnh cho mau. Samdhen nghe qua than với bần đạo rằng : Biết sao bây giờ, chỉ còn có một tờ bố cáo phê cấp số tiền quyên mà vị trung quan làm chưa rồi, để dây dưa lâu quá, làm cho chúng ta chờ đợi lâu ngày quá, tôi rất nóng lòng về Phật sự. Đoạn bảo Isess và Choundouss cầu kinh, giao phần nấu ăn phụng cấp ba huỷnh ẩm thực, mua lá trắc bá diệp xông hương một thau ngoài hàng ba. Hai người cứ ngồi tụng kinh, khát uống trà, đói ăn bột. Mười một giờ bần đạo y lệ cúng ngọ, bột với cải bắp xào. Chiều lại Samdhen sức lực hườn nhiên. Bước ra trước sân chơi mát. Bần đạo thử hỏi : nầy huynh, vậy chớ huynh có biết hướng nam nơi dãy núi từ Bumpari chạy dài theo mé suối lớn có vị Đại đức Lama ẩn dật tu hành nơi ấy chăng ? – Trả lời rằng : Khi tôi còn nhỏ trong khoảng chín năm trời ở tại chùa Dzêsbung thì nghe nói có nhiều vị Đại Lama ẩn dật trong hang tu hành cao pháp, nhưng ít ai gặp đặng. Bần đạo thử hỏi vậy coi cho biết huỷnh có phúc hạnh nào mà gặp các ông Đại đức ấy chăng ? Cũng biết rằng : theo cử chỉ và pháp môn của huỷnh hiện thì còn hẹp hòi hạ cấp, còn quá nuôi dưỡng xác phàm, ý tứ chưa lìa trần ngũ dục, thì không thể hữu duyên cùng chư vị Đại đức ấy. Huỷnh khi trả lời rồi trong giây lát bèn hỏi : Thầy hỏi đó có ý gì chăng ? Thầy sao biết vậy mà hỏi tôi ? – Nếu tôi không biết thì làm sao hỏi huynh đặng. Huỷnh nghe qua bèn nói : Sao thầy biết xin nói cho tôi rõ với. – Nầy huynh, hai phen đi tắm khi nọ, huynh gọi tôi đi đâu lâu làm cho huynh để ý sợ lạc bước, hoặc gặp bất tiếu hãm cầm… Lúc ấy tôi có gặp Đại lão Lama, người thông tiếng Hindou lắm, đàm đạo với tôi hai phen, người thông kinh Phật lắm . . . . . Huỷnh hỏi : Vậy chớ vị Đại Lama ấy có nói sự chi chăng ?. . . – Có, nhưng tôi không có thể nói lại cho huynh hiểu, vì huynh ít thông Hindou, chỉ biết đủ nói bập bẹ, chớ nói qua kinh Phật tôi cũng không đủ tiếng nói lại. Nghe qua thì hiểu mà nói lại thật khó lắm . . . Huỷnh nói : Nói sơ ý chỉ của Đại đức nói cho tôi nghe mà . . . Bần đạo chỉ cái ngực rằng : Ngài nhắc tích Phật nói cùng Xá-lợi-phất cái tâm hành đạo . . ., có lẽ huynh hiểu chút ít cái tâm-kinh mà . . . . . . . Hai huynh-đệ vừa nói vừa đi vô . . . Thôi các qui kỳ phận,(1) lo tụng niệm.

hoangtri
07-14-2016, 05:56 PM
Ngày 11 Octobre 1936 – 26-8-â.l.

Y lệ, 9 giờ nấu cà-ri cải bắp, khoai và cải củ bào hộ cho các huỷnh đang tụng kinh. Chín giờ 15 Issê lo dưng bột cho các huỷnh, bần đạo bảo chậm chậm chờ đồ nấu chín một chút sẽ dưng bột, bần đạo sẽ hộ đồ ăn. Bây giờ ăn bột với nước trà và muối ớt chớ có ăn chi. Mười giờ thì cải bắp và cải củ bào chín, bần đạo bảo Issê dưng bột, bần đạo múc cà-ri hai thứ cải đã chín trước, duy khoai lang còn sồn sồn, nên chừa khoai lại, múc cải hộ các huỷnh. Bần đạo còn nấu thêm chập nữa cho chín khoai. Mười giờ 45 đã chín, nhắc xuống đem vào tợ, lo nhồi bột, rồi cúng ngọ. Bỗng có một vị sai nhơn của chị của Bà lớn, sai đem bún và một con dê thịt sống đến hộ huynh Samdhen, đó là lộc của họ. Mười hai giờ bỗng có hai vị Lama ở chùa Séra đến dưng anh lạc và lễ vật (một ổ beurre Tây-tạng với trà) mừng Samdhen đặng vua phong chức. Có tặng cho bần đạo một sợi anh lạc, mừng đặng Pháp danh nơi Quốc Vương sắc-tứ. Chiều y lệ.

Tiếp điển : Lời căn dặn 12 giờ khuya.

Cái am ở phía trên có một ni cô, lòng phát đạo tinh tấn, nhưng bị người chồng tà đạo và người anh cũng vậy nên che cái đức huệ. Có thầy mà không bố giới, nên sái mối đạo. Cũng bị cái pháp niệm nên lấp chơn tánh. Có người con trai, sau sẽ nhờ con chỉ đường chánh. Có cầu ngươi, ngươi phải độ. Hai năm ngoài sẽ tới kỳ duyên nghiệp, sau khi về xứ . . . . . .


Ngày 12 Octobre 1936 – 27-8-â.l.

Nhựt y lệ, 11 giờ ngọ bột, cải bún xào lăng. Sam-dhen hộ ba lọn bún. Chiều y lệ. Ngày tháng hao mòn không hay, nhờ thiền định và tiếp điển chư tôn đại đức. Xứ nầy nhiều tử tưởng lành bay khắp, chư tu hành nhập định, hạp quán thì tiếp không biết bao nhiêu điều mầu nhiệm trong pháp giới tánh. Kỳ thật, tu hành mà không có pháp quán khó mà dứt tam nghiệp, khó xô ngũ sanh căn, thì không thể sạch nghiệp.

Tiếp điển :

Bốn năm sau khi về nước có ba người đệ tử Trung.
1. sẽ nên chánh pháp trong một năm.
2. Ngã mạn
3. ba năm sẽ nên

1er nối kế chí đặng lắm.


Ngày 13 Octobre 1936 – 28-8-â.l.

Minh tướng y lệ ; ngọ thời y pháp : 11 giờ cúng ngọ bột, cà-ri cải bắp, bún (Samdhen hộ hai lọn nữa).
Mộ thời y tụng niệm, thiền định, quán tưởng.

Tiếp điển :

1 giờ sáng ; đích thân Thượng-sư tới.
Sửa chỗ sái : Nhứt là ngươi hay lộn cái Sơ-thiền quán niệm vậy vậy. . . Đình tâm, nhập bổn. Nhị-thiền trúng. Tam-thiền : nhập vô-sanh y vậy. . Tứ-thiền : Hoa khai... sau sẽ quán Kim thân, tức là kiến Phật ngộ vô sanh vân vân. . Y vậy. . .

hoangtri
07-18-2016, 04:18 PM
Ngày 14 Octobre 1936 – 29-8-â.l.

Y lệ, 11 giờ ngọ bột, khoai lang, bún xào ướt. Ba giờ huynh Samdhen cùng Isess đi Dzêsbung, ba huynh đệ ở nhà. Tối 8 giờ trực nhớ cuối tháng mà quên cạo đầu vì ban ngày những mảng lo riêng phận sự mà quên ngày tháng lại qua. Chịu khó nhúm lửa hâm nước gội đầu rồi tự cạo như mấy tháng trước. Tối nay trong lúc cạo đầu rồi vào ngồi, phút tiếp quán điển về vấn đề trần thế giả cuộc, từ vua chí dân ăn xin, đều gánh vai tuồng nghiệp lực, thiện ác, hết lớp muôn điều trả lại thế gian. Bỗng tiếp quán một vị Vương đế băng hà, nằm ngay dứt hơi, cung điện đều phế, hậu cung nga, thiếp đều khóc lóc bơ vơ. Muôn ngàn sự nghiệp đều về tay khác. Bỗng quán tiếp lúc Phật tổ treo ấn Thái tử, cắt ái, ly cung, xa sướng, tìm khổ đạo, từ Kapila quốc kỵ bạch mã thẳng tới Già da, vào Dungarseri cùng Phạm chí học đạo, lục niên khổ hạnh, cho đến lúc hình khô vóc ốm, bỏ đạo khắc thân qua ngồi Tala thọ, chịu cô Sử-giả-ta dưng sữa, sau qua gốc Bồ đề cách trăm thước ngoài ngồi 49 ngày, tới thành đạo đi Lộc-giả-viên chuyển pháp luân thứ nhứt độ ngũ tì-kheo, từ Bồ-đề-thọ đi Lộc-giả-viên xe lửa Grand Express chạy nửa ngày, xa lối 500 km. Tới đây phút động tâm thương Phật, thị hiện độ đời bèn ra thiền. Đoạn hữu ngọa đến khuya. Ngủ.


Ngày 15 Octobre 1936 – mùng 1 tháng 9 â.l.

Nhựt thường lệ. Mười một giờ ngọ bột, khoai lang nấu canh, 1 giờ coi tay giùm một người quen cùng Méchen. Mua 2 trăng nga thuốc. Thần gió đã khởi, khí hậu đã lạnh lung rồi. Chót núi đã trắng tuyết.

Tiếp điển : Lời căn dặn :

Nay gần tới ngày về xứ, vậy ngươi chóng tập cho thuần thục. Ngươi chớ nhớ chỗ ta nói sự biến nghiệp ở Đạo tràng mà buồn, e cho con ma buồn nó sẽ phá tâm ngươi. Thích-tử tánh Kim-cang . . . . . . . . .


Ngày 16 Octobre 1936 – mùng 2-9-â.l.

Tụng kinh mơi rồi sửa soạn đi chợ. Bữa nay không trà điểm tâm, 10 giờ mới có sữa nấu trà, 11 giờ ngọ bột với cải bào, khoai xào. Thần gió đã khởi thổi, lạnh càn rút tới, sớm mơi ra đi chợ đã thấy mọi người đều đội mũ kỵ hàn, mặc y phục lông, ngó lại mình, đầu không nón, áo cặp mỏng, quần nỉ mỏng, giày vớ mùa thu, từ bảy tháng trời chỉ một bộ đồ y phục nầy mà che thân. Dãy núi khởi đóng trắng phao. Đi chợ mua dầu, cải củ và khoai 6 trăng nga. Chiều y lệ tụng niệm thiền định.

Tiếp điển :

Muốn ta giúp trong chỗ không hiểu phải đọc câu . . . 22 Septembre thì sẽ thấu tới ta cùng nhau thầy trò hội ý . . . . . . . .

hoangtri
07-18-2016, 04:23 PM
Ngày 17 Octobre 1936 – mùng 3-9-â.l.

Y lệ trà ngọt điểm tâm. Học chút ít, 11 giờ ngọ bột cải xào. Ba giờ coi tay giùm cho cô vợ của người quen Đầu bếp, chồng coi hôm kia, bữa nay vợ coi. Cô xin hộ 1 săng, hoan hỉ. Khuyên rước thầy tụng kinh ba ngày, rồi sau ba ngày sẽ lại thì bần đạo chỉ cách cúng dường Phật-Pháp-Tăng…… Tùng dịp khuyên người tác phước chút ít, họ lu lờ quá, ở đất Phật mà không biết Phật pháp uổng quá. Tôi cùng vợ chồng Méchen đàm đạo huỷnh khuyên mua giày da ấm, áo ấm, chớ lúc nầy đã lập đông mà thầy chỉ có một áo một quần đó hoài, tôi rất thương quá, vì đã lớn tuổi mà chịu lạnh xứ nầy sao nổi. Rất đỗi tôi đây là người xứ nầy đã quen phong thổ mà hãy chịu không nổi, huống chi thầy. – Cám ơn huynh, song tôi nhớ lúc tại Dungarseri sáu năm khổ hạnh lạnh ấm một cái y, sau qua Phật-đà-gia bồ đề thọ hạ cũng chịu ấm lạnh. Nay bần đạo như vầy là ấm áp hơn Phật xưa……. – Huỷnh lắc đầu thở ra… Chuyện tới khuya… Nghỉ.

Tiếp điển :

Việc của ngươi. Mỗi lần đem hỏa hầu xuống chút ít. Sau tựu nỗn tử thì có lợi ích về vụ xuất dương cứu khổ ứng cầu. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Hai năm bốn tháng thì thấy. . .


Ngày 18 Octobre 1936 – 4-9-â.l.

Y lệ, 11 giờ ngọ cúng dường bột cải xào, khoai xào. Vợ chồng Méchen hộ một quảo khoai lang. Cám ơn hoan hỉ cúng dường bố thí. Chiều 3 giờ đang ngồi phơi nắng nhưng tháng nầy đã ít nắng, trời âm can, mây phủ đầu non từ mơi tới trưa, mây tan, tuyết đóng, bốn phía thành Lhasa núi bao ngó trắng xóa như đầu tường phết vôi. Bỗng Choundouss đi chợ về, thuật việc đã gặp cô hầu trà của Đại đức Lama cả bên thành Pato Bhutan, thuật sự Đại đức đã tịch, cô khóc lóc cùng Choundouss, ấy là người đồng hương của huỷnh. Cô đến Lhassa hầu lo cúng dường chư tự và có năm mươi Lama Bhutan đồng đi cùng cô đặng tụng kinh cầu ân Phật. Nghe qua bần đạo cũng cảm tình vì Ngài cũng đã trọng đãi bần đạo tại Pato, lại hoan hỉ đứng tên vào passeport giùm, thầm niệm Phật cầu vong linh siêu thăng tịnh độ. Đoạn 4 giờ đi nhiễu tự Chôkhăng. Chung quanh chùa thiên hạ buôn bán đông đảo, phố xá đông đặc, lúc nầy tùy theo mùa khởi Đông-chí, nên các tiệm quán bán đồ y phục kỵ hàn, nhứt là áo may da trừu dê để y lông cùng da các thú khác, mền Tây-tạng dệt bằng bông vải để xồm xàm dầy dục. Xứ còn thô tháo, nội hóa các thứ đều còn kệch hình, chưa đặng thiện mỹ, lại thêm các thứ đều mắc mỏ lắm. Da thú thuộc rồi treo lểnh nghểnh, chồng cả đống nầy qua đống kia, thiên hạ bu theo các quán ấy mua dập dìu. Bần đạo thấy da chúng thú cũng có chút thương tâm, nên chi thà chịu lạnh chớ không đành mua đó làm ấm thân. Về lo tụng niệm y lệ. Tối lại hỏi Choundouss, cô hầu Lama cả có nói vì sao bịnh chi mà Ngài tịch chăng ? – Huỷnh nói không phải bịnh, ấy là bị rủi ro bất đắc, vì Ngài đi ngựa đặng đi Calcutta, đi tới núi (chỗ chúng ta chụp hình núi tuyết) thì con ngựa của Ngài trợt tuyết té nhào, ném Ngài xuống triền, trong lưng ngài có đai súng lục liên, cấn cò nổ, đạn trúng nơi dạ dưới xoi lủng ruột nên phải bỏ mạng. Mũi thiên oai chờ người bạc mạng.
Mua một hộp quẹt.

Tiếp điển :

Việc trong ngôi tam bửu. Hai năm mới xong xuôi thì sẽ khai tự ngày Phật tổ xuất gia.
Phải tùy thời mà làm, không cần rình rang. Phải đủ y khâu theo luật đã tấu chức Đại-lặc-ma (Hòa-thượng). Cái mão tùy ý ngươi thay đổi. . . . . . . . . . . . . . .

hoangtri
07-18-2016, 04:36 PM
Ngày 19 Octobre 1936 – 5-9-â.l.

Sáng thức dậy, khí hậu lạnh như đồng, tay chơn tê ngắt. Dòm ra ngoài sân, thấy trời mù mịt âm can, 7 giờ rưỡi thì tuyết xuống như hốt bông gòn rải, lần hồi sân trắng như rây vôi, che dù ra ngoài vòng thành đi tiểu, thấy đồng cỏ trắng phao. Mười giờ rưỡi hết mưa tuyết, ra ngoài xem bốn phía núi đều trắng xóa từ dưới tới chót, cả thành Lhassa trên nóc nhà, dưới đường cùng ngọn cây đều trắng lớp, chim bay nặng cánh, chó chạy tuyết đầy lưng, kẻ đi đường già trẻ không phân biệt, đầu đầu trắng phêu. Ôi ! hèn chi mà nhơn dân không dùng da thú sao đặng……. Nay mới đầy tháng chín mà lạnh dường nầy, tuyết sa dường ấy, qua tháng mười một và tháng chạp bực nào nữa… Mười một giờ ngọ bột với khoai chiên ngồi ăn như ngồi dưới nước, ăn mau mau vì đồ ăn đã lạnh ngắt. Một giờ tuyết ngoài đồng và mấy nẻo đường tan ra nước hết. Trên rầm nhà cũng tiêu rã, nhà nào nhà nấy cũng bị nước tuyết rịn dột ướt cả, vì bị trời nắng khô đất rầm nên nức nẻ, nay nước tuyết mới rịn dột. Tuyết trên đảnh cũng còn trắng phao, mặt trời làm tan không hết tới tối cũng còn y nguyên một màu vôi bạc. Tối tụng niệm rồi nghỉ, trời lạnh không kể mấy lớp mền, nằm tới khuya, nhờ hơi trong mình ra nhiễm ấm lớp mền, ngủ mới yên.


Ngày 20 Octobre 1936 – 6-9-â.l.

3 giờ sáng thức, nhưng hữu ngọa quán tưởng thiền định, trùm đầu trùm đuôi, không dám lo hở, mắc tiểu cũng nhịn tới sáng sẽ hay. Nằm lì tới 7 giờ mới tốc mền chỗi dậy, mọi người còn trùm. Lấy ca ra rửa mặt, hớp nước răng nhổm, lưỡi tê, nước lạnh như nước đá. Đoạn y lệ, cúng dường trà rồi điểm tâm, tụng niệm tới 8 giờ rưỡi, ra ngoài ngồi nắng. Chung quanh các đảnh núi đều còn tuyết đóng trắng bách. Mười một giờ ngọ bột và khoai, cải củ nấu canh cà-ri. Đoạn phơi đồ ngủ đặng tối nó còn hơi ấm, vì ban đêm rờ vật chi cũng lạnh đồng cả, ví như áo đang mặc, trong ấm chớ ở ngoài không khác chi lắm các vật ở ngoài cũng lạnh ngắt. Hai giờ xếp đem vào cho còn hơi ấm, tủ đó. Chiều y lệ, khí hậu lạnh tối ngày, ban đêm tăng thêm, tụng niệm rồi nghỉ.

Tiếp điển : 2 giờ khuya.

Tự đến chỉ pháp quán Vô sanh rồi dặn rằng : Ba năm sau khi về xứ, hết dư nghiệp. Ngươi sẽ lập Tây-trước-chánh-tông. Y theo bài kệ đã thấy . . .
Nếu Giáo sư quày lòng thì thôi . . . . . . . . . . . . . . . .
Giáo sư cần phải ứng mà độ người . . . . . . . . . . .


Ngày 21 Octobre 1936 – 7-9-â.l.

Nhựt y lệ. 11 giờ ngọ bột với khoai chiên. Méchen thấy ăn cũng xề gần, bần đạo mời ăn thử, khen ngon. Mười hai giờ Samdhen về vào than rằng nơi tì đau ran, thế bị beurre và thịt nhiều, vì chư huynh đệ mừng thết đãi mấy ngày, cứ cầm cộng không cho về. Cả buổi huỷnh ngủ hoài, tối than nhức đầu. Bảy giờ trùm ngủ. Một bần đạo ngồi tụng niệm y lệ rồi ngủ.

Tiếp điển :

Hỏi qua việc can qua Tàu, Ngài cho rằng : Âu nổi thì Tàu nhẹ nghiệp. Ấy là cái nghiệp bí ẩn tương giúp nhau. Chưa phải lòng tham của Nhựt : nước Tự tại bình đẳng, cốt nhục đại bại chưa đầy tháng. Nước nhà của Thầy nhờ Phật-lực, sẽ yên tĩnh. Mặt trời mọc hướng nam là điềm an ổn, không xiêu cột đèn đường. Đắc vị thất vị, lý tự nhiên.


Ngày 22 Octobre 1936 – 8-9-â.l.

Y lệ, 11 giờ ngọ bột với canh cải củ. Thấy Méchen mua đậu hủ (tôpô) nói hai trăng nga một miếng, chiếp để dạ, bữa khác sẽ mua dùng tốt lắm. Hai bữa rày cúng ngọ rồi thì đem đồ ăn ra ngoài nắng ngồi ăn, vì ăn trong nhà lạnh quá in như ngồi gần thùng nước đá, đồ ăn mau lạnh, ăn nửa bữa thì đồ ăn lạnh như ngâm nước đá. Tuyết vẫn còn đóng đầu non. Chiều y lệ tụng niệm, đoạn nghỉ sớm. Ba giờ sáng thức, hữu ngọa quán tưởng tới sáng. Khí đông thiên, một ngày một tăng sự lạnh.

Tiếp điển :

Vậy sự tạo tự sẽ không điều cản trở và ngày nào đất Xiển-đề theo cờ Phật thì ngôi tam-bửu gần hoàn toàn. Song từ đây lo gia thêm công cho mau rồi, kẻo sẽ có điều . . . . . . . . . . Phật đà Đạt mạ Tăng già phân biệt.

hoangtri
07-18-2016, 04:40 PM
Ngày 23 Octobre 1936 – 9-9-â.l.

Y lệ, sanh khí nặng nề, ra phơi nắng. Samdhen lo đi tính việc. Bần đạo đang lúc xem sách ngoài nắng, bỗng Choundouss trong nhà bước ra, lại ngồi gần và rằng : Thầy ơi ! Tuyết lập Đông một ngày một tới, hàn khí một ngày một gắt gao, chúng ta ngồi không ăn lụn nơi xứ Tây-tạng mà chờ công việc Quốc Vương cúng dường cho Phật-đà-gia đó, giấy tờ cho rồi, sắc sớ cho hườn cuộc, thì thế không mau, vì là việc nước. Samdhen than phiền sự tốn kém tại xứ nầy, món món đều mắc mỏ và cứ ngồi không mà ăn xài, dầu của kho cũng phải tiêu tận. Vậy huỷnh tính, muốn cho hai anh em tôi và Issê đi về Phật-đà-gia trước nhưng không đủ số tiền cho đi, vậy xin thầy làm ơn xuất tiền cho mượn trước, chừng về tới Phật-đà-gia sẽ tính hườn lại, hoặc tới Kalimpong lấy tiền tại đó trả cho thầy cũng đặng. Bần đạo nghe qua rất vui lòng, vì tiền cất trong lưng mà về sớm không đặng, ở chờ hoài hao phí của Đàn na, công sự của mình đã phỉ nguyện rồi, ngày nào về cũng đặng, chỉ còn chờ công chuyện của huỷnh. Lòng muốn về đã lâu nhưng không lẽ tách bọn mà về coi không đặng. Nay nghe qua, lòng đã nghĩ ngợi rất phỉ sở ước ao, bèn nói : Nếu huynh Samdhen muốn sao thì nói, bần đạo xuất tiền trước giúp huỷnh cũng đặng. Choundouss rằng : Thầy tôi bàn tính như vậy, song nói : Cứ cậy mượn của thầy hoài, nên ngại lòng hổ miệng không dám nói, bảo tôi tỏ ý cho thầy tính giùm… – Đặng, đặng, tiền để không đây làm gì… Bỗng Sam-dhen ngoài ngõ bước vào, thì bần đạo kêu lại và nói chuyện Choundouss mới nói vân vân. Samdhen nói y vậy lòng tôi muốn. Vậy xin mời thầy vào đơn, đoạn huỷnh nói chuyện rằng : Sớ, sắc nhà vua đã xong, chỉ còn một tờ sắc cáo số tiền chia ra từ quận thì chưa rồi. Việc nhà nước không mau đặng, mà bọn tôi nhiều người cứ ngồi không ăn lụn tốn kém quá, xứ nầy mắc mỏ mà cả đám cứ ăn ăn uống uống thật tốn hao cũng nhiều, thầy đã thấy cũng biết giùm. Vậy tôi tính cho Choundouss và Issê về Phật-đà-gia trước, đi với thầy, nhưng tiền chưa lãnh, vậy xin thầy hoan hỉ giúp trước, sau về tới Kalimpong sẽ có tiền hườn lại, hay về Phật-đà-gia cũng đặng. Tự ý thầy muốn nơi nào cũng đặng. Bần đạo rằng : Huynh tính như vậy tốt lắm, tôi thấy huynh tốn kém lung quá thì rất buồn giùm, nhưng không lẽ nói ra, nay huynh sáng tính, thì bần đạo cũng hoan hỉ theo ý huynh. Tiền để không làm chi, lúc hữu sự thì dùng. Đoạn lấy ra 20 rupee trao cho huỷnh, huỷnh thâu và cám ơn. Huỷnh bèn lo đi xin quan giúp ngựa Quốc gia. Mười một giờ lo ngọ cúng dường bột và khoai chiên. Mười hai giờ rưỡi về nói ngựa nhà nước lúc nầy không có. Huỷnh tính mướn ngựa ba con cho ba người. Chiều y lệ.

Samdhen tính bữa 19 tháng 9 nầy cho Choundouss và Issê về trước, bần đạo cũng tháp chưn theo đó về trước đặng sắp đặt công sự cho xuôi xếp, phòng lo năm tới đi chư quốc Phật độ với Samdhen.

hoangtri
07-20-2016, 09:09 PM
Ngày 24 Octobre 1936 – 10-9-â.l.

Y lệ triệu thời. Mười một giờ ngọ bột với cải củ nấu cà-ri. Xin đôi giày cũ Tây-tạng của Samdhen, huỷnh hoan hỉ vì đi đường lạnh lắm, giày tây chịu không thấu, cô đầu bếp nói để hộ một đôi vớ Tây-tạng. Samdhen đưa 1 săng mượn cô đầu bếp đem may da semelée lại vì đã lủng rách. Choundouss và Issê lo đi mướn ngựa, về nói chủ ngựa đòi 20 rupee mỗi con tới Kalimpong. Bàn luận thì rẻ hơn quận đi đặng 4 rupee, vì kỳ đi Lhassa thì mỗi con 24 rupee, nếu vậy tiền ngựa quận đi và về 44 rupee, tiền đến Lhassa cúng dường chư tự 150 rupee, tiền sở phí 150 trong 8 tháng đi cùng Samdhen. Thiệt nhờ huỷnh quá, nếu một mình đi bạc ngàn không đủ.


Ngày 25 Octobre 1936 – 11-9-â.l.

Y lệ, 11 giờ ngọ bột với cải củ xào hôm qua và khoai lang luộc. Đợi tới ngày về, còn lo mướn ngựa. Nay Issê đi mướn ngựa, gặp một chủ ngựa ở Pharijong đưa bộ hành đến Lhassa, chịu cho mướn ngựa tới Pha-rijong. Sẽ bàn luận giá cả cùng Samdhen. Bần đạo cùng Issê luận lúc đi về phải trải qua mấy chỗ, mỗi chỗ một ngày đường, nếu đi xăng thì trong 25 ngày tới Phật-đà-gia. Lhassa đi đến Nam, Xhuxul, Bêđê, Namkachê, Ralum, Yăngsê, Khăngma, Kala, Tunna, Pharijong, Gialinhkha, Chima, Natăng, Linhđam, Tchongthapa, Arakara, Kalimpong, Ghoom, Siligauri, Calcutta, Bodhi Gaya. Chiều y lệ.

Tiếp điển :

Tự đến : Đệ nhứt nghĩa. Khuya nầy đặng chỗ truyền Pháp nhãn tạng . . . . . . . . và chỉ thêm chánh pháp niệm đối với chánh pháp nhãn tạng không hai.

1o. Đại nhựt (ngạch)
2o. Bửu sanh (hữu kiên)
3o. Bất không (kiên tả)
4o. A sơ (tâm)
5o. Vô lượng thọ (hầu)
Căn dặn về xứ xem (năm xứ gia trì).

hoangtri
07-20-2016, 09:16 PM
Ngày 26 Octobre 1936 – 12-9-â.l.

Y lệ triêu thời trà điểm tâm, ngày nay còn hai bữa nữa đi về, nên hoan hỉ với các huỷnh, uống trà Tây-tạng. Chín giờ có bạn Monsalman của Samdhen đến vì có mời. Mười giờ ra về. Đang lúc bần đạo đang ngoài bếp nấu ăn, Samdhen bước ra than rằng : Mời người bạn đến đặng nói chuyện cậy huỷnh tạm giúp một số tiền đặng làm sở phí cho ba huynh lên đường ngày mốt đây, ai ngờ huỷnh nói túng nên từ chối sự giùm giúp. Bần đạo nghe qua thì rằng : Sao huynh không nói cho tôi hay, bạc còn đây 100R vậy huynh có sự cần dùng thì tạm đây mà dùng, để bỏ túi không ích, và nói và móc tập passeport, lấy tấm giấy cent rupee trao cho huỷnh, huỷnh bèn mừng lòng tiếp lấy và nói để đổi rồi đưa lại cho thầy 50R đặng dùng lên đường. Nhưng bần đạo tính không lấy chi nhiều, vì đi đường khó cất, chi bằng để cho huỷnh xài trong lúc nầy, tiền kém mà chưa lãnh số bạc ba ngàn của Tây-tạng Quốc gia tín cúng, nên huỷnh túng, vậy trước giúp nhau mà cũng như gởi cho huỷnh cất giùm. Vậy bần đạo lấy 20R, còn gởi lại cho huỷnh 220R, sau về Phật-đà-gia sẽ tính tiền sở phí của bần đạo trong sự đi đường, tiền ngựa mướn và chút ít sở phí đò giang, chỗ ngụ là bao nhiêu, còn dư bao nhiêu huỷnh hườn lại cho tròn việc, tài thượng phân minh đại trượng phu ……… Mười một giờ ngọ bột với khoai chiên. Mười hai giờ rưỡi có huynh đầu bếp của đức Taxilama, là bạn đồng hương của Samdhen đến, mua thịt, trà, gạo đặng nấu ăn đãi các huỷnh, có đãi trà Tây-tạng cho bần đạo, hoan hỉ cho vui lòng người. Từ ngày đến Tây-tạng huỷnh cũng hay lui tới, xem tánh tình cũng hào hạp. Huỷnh có hộ cho bần đạo một tấm hình của đức Đại Lama của Taxilama. Cảm ơn thọ lãnh làm kỷ niệm. Đoạn coi tay giùm cho huỷnh, nói sự quá khứ, huynh le lưỡi lắc đầu, sự gia đàng, sự tâm trung, sự ngoại giao nam nữ, nghe qua rất kỉnh. Đoạn nói qua sự sẽ tới, hoạn nạn vị lai…, người mới 34 tuổi, Mẹo niên. Tối lại nài của Đầu bếp, cái áo kỵ hàn giá 10R. Sam-dhen tính tiền của bần đạo tổn phí, ngựa và đi và về 44R, cái áo 10R là 54R, sở phí chút ít cho 6R. Cả thảy là 60R, vậy về tới Kalimpong thì sẽ lấy lại nơi tiệm quen của huynh 160R cộng với 20R mới đưa là 180R cộng với 60R sở phí thì đủ 240R. Đâu đó tính xong mười giờ rưỡi huynh đệ nghỉ. Ý huỷnh sợ bần đạo sau về Phật-đà-gia bỏ huỷnh, không đi các xứ Phật quốc độ cùng huỷnh, nên chi bần đạo rõ tâm nghi ấy, bèn đôi lời phủ ủy cho vững lòng huỷnh rằng : Huynh đừng để lòng lo sợ về sau, việc Phật sự huynh đệ đồng lo, tôi hứa sẽ đi cùng huynh thì lời hứa không quên, vì người Phật đệ tử, buông một lời thì không dám quên, dầu bỏ xác nầy, kiếp sau cũng y lời mà thi hành lời hứa, phương chi Phật khiến hai huynh đệ mình gặp nhau đặng đâu cật lo Phật sự, ấy là điềm lành của người tu hành, ấy là dịp may của bọn tăng chúng, mấy khi đặng, bần đạo bỏ qua sao đặng. Huỷnh nghe qua vui lòng. Bần đạo rằng : Phật chứng minh lời hứa rồi.

hoangtri
07-20-2016, 09:20 PM
Ngày 27 Octobre 1936 – 13-9-â.l.

Y lệ, trà điểm tâm, đi dạo chợ cho Samdhen mua áo cho Issê, đoạn về 9 giờ rưỡi đi đến dinh Quan Tả tướng viếng Ngài và đôi lời cầu chúc, cảm ơn lòng tốt của ông bà cho tạm trong dinh của Ngài bốn tháng, và xin ghi passeport. Ngài vui lòng ghi, đoạn đãi trà và kỉnh một sợi anh lạc với hộ một cốt Phật tổ bằng đồng nhỏ cao một tấc, ông bà cầu chúc sự đi đường bình an. Về 11 giờ rưỡi đi viếng Đại Lama của đức Taxilama, dưng anh lạc và 2 săng. Ngài vui lòng nạp thọ và ban niệt điều với đãi trà, đoạn hộ một gói thuốc bá bịnh để đi đường. Về tới nhà 12 giờ rưỡi, đoạn đầu bếp hộ salade cải bắp. Nay không nấu ăn đặng, tạm sơ quấy quá, rồi lo thu xếp đặng mai lên đường.

Chiều 5 giờ có Lama Tzăngpa Khâmtzanh phái đến tiễn hành bần đạo, dưng anh lạc và một ổ beurre. Bần đạo phải đáp lễ 6 săng. Lama từ giã ra về. Bần đạo hộ ổ beurre lại cho Samdhen. Samdhen bèn hộ cho bần đạo một tí thuốc bá chứng, giá thuốc nầy một lượng 60 rupee. Chiều lại Méchen hộ hai bắp cải và khoai lang đi đường. Đợi tới tối mà không có chủ ngựa đến. Vậy mai đi lên đường chưa đặng. Ấy là Hộ pháp chẳng cho đi ngày 14-9 Annam.


Ngày 28 Octobre 1936 – 14-9-â.l.

Y lệ, 10 giờ lo nấu ăn, nấu hết hai bắp cải đặng đem theo đường, 11 giờ ngọ bột với cải bắp cà-ri. Một giờ có huynh coi tay quen Méchen đến dưng một sợi anh lạc, một gói 13 trăng nga 1 kama và một bao nhỏ bột, ấy là lễ tiễn hành và hỏi thăm sự cúng dường. Bần đạo khuyên cúng chùa Phật tổ một trăm ngày và ăn chay trong một trăm ngày ấy và bần đạo biên tên hai vợ chồng :
Chồng : Thubten 42 ans : Mùi.
Vợ : Tsering Doulkar 32 ans : Thìn
đặng phục nguyện giùm, hứa về Phật-đà-gia sẽ cầu Phật và phục nguyện giùm. Từ ngày đến Tây-tạng thì Phật khiến cho làm quen đặng nhiều người. Hai giờ có chủ ngựa đến, hứa mai lên đường. Tốt quá mai là rằm. Ba giờ có Méchen đồng hương Samdhen đến, bần đạo mua 3 trăng nga bánh đãi người và mua 3 trăng nga trà sữa để đãi vợ chồng Méchen của Tả-tướng. Lo sắm sửa đi chùa lễ Phật đặng mơi lên đường. Đến chùa cúng dường đoạn xin keo Phật Tây-tạng một keo dương (xin về lo Phật sự tại Phật-đà-gia và sau trở lại Tây-tạng một kỳ nữa) keo dương là mọi sự đặng vui như ý nguyện, sẽ toàn hảo Phật chào và hoan hỉ ấy là keo dương mật ý đó. Qua điện Phật tổ cũng cầu nguyện y vậy thì đặng keo âm dương : ấy là Phật hoan hỉ cho bần đạo hành Phật sự vuông tròn, mừng lòng cái sở nguyện toàn vẹn nơi Phật địa.

hoangtri
07-20-2016, 09:23 PM
Ngày 29 Octobre 1936 – Rằm-9-â.l.

Nay cô đầu bếp lăng xăng lo dưng trà sữa, bần đạo điểm tâm rồi, lo thu xếp đồ hành lý không chi lung, chỉ trọn trong cái vải bao đồ ngủ. Đoạn chờ mã tử đem ngựa lại, xẩn bẩn đã 9 giờ. Samdhen đưa cho bần đạo 4 săng là 1 rupee bảo để dành dọc đường có mua chi chút ít cho dễ rồi huỷnh hối hả bảo : Thầy hãy lo ăn bột cho sớm, để tới ngọ không tiện. Y lời huỷnh, lấy bột và đồ ăn ra, đoạn nhồi bột rồi cúng dường xong xuôi mới ăn. Ăn rồi mà cũng chưa thấy ngựa đến. Samdhen bảo Issê đi kêu mã tử. Mười giờ rưỡi Issê đem ngựa ba con về, mã tử bảo đi trước. Choun-douss và Issê lo gác yên giùm, xong xuôi, bèn cho cô đầu bếp và hai đứa con gái của cổ 1 săng 2 yôgăng, sẵn có con nhỏ ở gần chạy lại cũng cho nó 1 yôgăng. Samdhen hối lên ngựa, đoạn vợ chồng Méchen và bọn quen tựu lại cầu chúc và đưa lên đường, huynh Sam-dhen coi có ý buồn, vì kẻ đi người còn ở nán. Ngựa chậm rãi đi, xế qua lối 2 giờ thì tới xóm Đông-kar xuống ngựa vào nhà quán chờ mã tử tới, vì mã tử có lời dặn tới đây nghỉ ngựa chờ. Hai huynh-đệ họ nhậu xăng, bần đạo không dùng chi cả, vì quán không có gì hết. Chuyện vãn trút giờ, mã tử tới, đoạn tháp tùng đi lên đường, đi chậm rãi tới mặt trời chen lặn tới làng Manê Cha-khăng, mã tử vào trạm hỏi chỗ nghỉ cho ba huynh đệ tạm ngụ một đêm. Tối lo trà uống chuyện vãn tới khuya ngủ. Đêm nay ngủ vùi vì bữa đầu cả buổi ngồi ngựa có hơi mỏi mê.


Ngày 30 Octobre 1936 – 16-9-â.l.

Sáng thức sớm, chủ nhà nấu trà rồi ba huynh đệ điểm tâm trà, còn nội bọn mã tử có vị khách sang đi chung cả thảy sáu người, họ ăn thịt sống chấm ớt bột không muối, thói tục xứ nầy ăn thịt sống đã quen và ăn lạt lẽo ít dùng muối. Choundouss lo trả tiền ngụ là 2 trăng nga. Mặt trời vài sào cao thì lên ngựa. Trời đứng bóng đi tới Nhê-thăng (lúc trước tới đây nhằm ngày 27 Juin). Lúc đi có huynh Samdhen, nay lúc về không có huỷnh thì cũng có ý nhớ nhau, và xem sự đi đường chỗ ăn chỗ ngủ có hơi ít toại ý bằng lúc có Samdhen. Tới đây nghỉ ngựa luôn, mai sẽ lên đường. Lo nấu trà, rồi dùng bột với đồ kho và sữa khô chua. Hộ cho hai huỷnh chút ít đồ ăn. Trọn buổi chiều họ nhậu xăng cùng nhau hỉ hả, bần đạo chỉ ngồi tưởng Phật niệm tăng. Trời lạnh lẽo, tối ngủ vùi.

hoangtri
07-22-2016, 09:41 AM
Ngày 31 Octobre 1936 – 17-9-â.l.

Sáng trà rồi 8 giờ lên đường. Trả tiền ngụ một ngày 2 trăng nga. Hai giờ tới Banasap (quận đi tạm nghỉ đổi ngựa ngày 26 Juin) vào trạm nghỉ, ăn ngọ bột cải xào rồi nghỉ luôn đêm.


Ngày 1er Novembre 1936 – 18-9-â.l.

Sáng điểm tâm trà Tây-tạng rồi lo lên đường, mặt trời quá sào, lên ngựa chậm rãi đi, đường đi không đèo ải dễ đi, lối đứng bóng thì đã tới Xhuxoul (Quận đi thì tới làng Đum-bô-chê đổi ngựa đi ra bến Nhập-sóc-cô-trúc ngủ một đêm ngoài trời đoạn sáng đi đò dọc đến Xhuxoul là ngày 26 Juin). Vào trạm nghỉ, lo ăn bột rồi ngụ luôn đến mai sẽ lên đường. Lúc ăn bột thì bọn mã tử và khách thấy không dùng chung cùng hai huynh kia thì họ hỏi. Đoạn Choundouss và Issê rằng : bần đạo ăn chay và ăn ngọ một ngày chỉ có một bữa mà thôi, sớm tối gì cũng một lần ăn, không ăn hai, ba buổi như mình, cả bọn dòm bần đạo hít hà và coi bộ họ lấy làm lạ lắm, vì xứ Tây-tạng chư tu hành ăn ba bữa và dùng thịt, ít có người ăn chay và ngọ, chỉ có bực Đại Lama Thượng tọa mà thôi, ăn chay song cũng ăn ba buổi trong ngày. Đi một bọn cả thảy chín người 36 con ngựa, chở long chiên và hành lý, chiều có một vị mã tử nữa nhập bọn, hỏi ra là người nội bọn, song đi sau vì có việc phải trễ nán, nay nhập bọn. Tới đây bần đạo mới cho nội bọn mã tử coi passeport có vua Tây-tạng phê và cho pháp danh và xem các hình của đức Quốc Vương, Tả lê, Taxi và Quan Tả tướng Tsarung, nội bọn đều cung kỉnh bần đạo và khen ngợi rằng hữu công đức quá. Vì thầy đã lớn tuổi mà chịu cực đi tới xứ Tây-tạng đặng cúng dường lễ Phật thiệt cực khổ mà lại hao tốn quá. Đoạn các mã tử và hai huynh Choundouss và Issê nhập tụi uống xăng vui cười tới tối. Ở đây tạm nghỉ hai ngày vì là làng nhau rún của một vị mã tử, cha mẹ y bảo ở nghỉ chơi tới mốt sẽ lên đường vì lâu hội hiệp vì y có gia đạo tại Pharijong. Đồ ngủ của Bần đạo, Choundouss để dưới lầu, chung với đồ của mã tử, vì huỷnh thấy nặng nề, nên không đem lên lầu, nơi đơn ngụ. Tối lại bọn họ làm một tiệc xăng nữa, Issê say xăng, la lối om sòm. Ấy là : Vắng chủ nhà gà mọc đuôi tôm, vì không có Samdhen nên Issê ăn uống vô độ.

hoangtri
07-22-2016, 09:42 AM
Ngày 2 Novembre 1936 – 19-9-â.l.

Sáng dậy, xuống lầu đặng thăm đồ hành lý, thấy tanh bành, bèn mở cái valise nhỏ ra xem thì thấy mất hết 6 rupee. Không lạ gì, bọn mã tử ngủ đó, kẻ tham tâm đã lấy, nhưng nghĩ vì Phật nói : Nhứt ẩm nhứt trác giai do tiền định… Nay bần đạo mất số bạc ấy, không phải vô cớ, cũng là một duyên cớ kiếp rồi… Vui lòng không chút phiền hà. Thôi còn lại 14 rupee, lấy ra cất trong túi quần tây, luôn dịp đem gói hành lý ấy lên lầu, thuật lại cho Choundouss rõ cái sự tệ ấy. Huỷnh và Issê hít hà và ăn năn không cẩn thận, ngỡ không có chi trong gói, nên không đem lên lầu, mà thầy cũng không nói. Bần đạo sợ hai huỷnh buồn e bần đạo phiền hà nên nói : Không hại gì, kẻ tu hành không cần tiền bạc, phải chi mất kinh sách, giấy tờ trong valise thì buồn, chớ mất tiền thì có chi lo buồn, hai huynh còn tiền đi đường là quí, ấy là kiếp trước bần đạo thiếu nợ của kẻ cắp nên nay phải trả. Nói rồi cười xòa cho họ hết ngại. Ấy là một dịp hay cho bần đạo tiện dịp nói mất hết đặng sau đi đường hai huỷnh không ỷ lại mà quá ăn uống chơi bời, ấy là sự bần đạo lo hơn hết. Vì xứ Tây-tạng phần nhiều nam nữ hỗn loạn lắm, và nhà nhà đều có thứ xăng trữ để, ấy là xứ lạnh họ hay dùng như uống trà mà ít tốn tiền hơn trà mà đặng ấm áp hơn. Nội bọn mã tử nghe mất tiền ai nấy cũng buồn giùm. Nội ngày vào xóm, trưa ngọ bột. Khí hậu đã lạnh lẽo hơn mấy ngày trước, vì tuyết xuống trắng đầu non, nước theo triền núi đã tráng mặt cứng đông, đêm ngủ thẳng giấc, khuya thức đi tiểu, nghe tiếng đờn bà la inh ỏi ngoài đường và nghe có tiếng chơn người chạy theo sau. Vào kêu hỏi Issê vì huỷnh thức giấc, huỷnh lại cửa sổ hé cửa xem thì nghe cô ấy đã vào nhà dưới lầu la khóc om sòm và bọn mã tử cãi lẫy và cười rộ với nhau. Issê khép cửa và nói, bọn mã tử chơi giỡn, cô đờn bà bị họ chọc nên giận khóc la là vậy, không chi lạ. Bần đạo nghĩ cho huỷnh không hiểu lắm. Thôi ngủ… Sáng thức hỏi ra thì mới rõ, cô nọ lấy 3 săng của vị Babon hứa tối giao thông, song tối không giữ lời hứa mà cũng không trả tiền lại, nên mới có cuộc rượt nhau hồi hôm…

hoangtri
07-22-2016, 09:45 AM
Ngày 3 Novembre 1936 – 20-9-â.l.

Sáng lo trà bột điểm tâm, 8 giờ lên đường đi chừng một giờ thì đã tới bến đò Cha-sâm-chu-ủ-rê, xuống ngựa thì đã thấy hành khách tại bến đông vầy cũng chờ đò (Quận đi đến Nhạip-sóc-cô-trúc, đặng đi đò dọc, thì có đi ngang qua bến đò nầy, có chụp ảnh chỗ miễu nơi cầu). Đò cây bên bến bên chùa đã chèo qua, người ngựa xuống đò nhưng không chở một lần cho hết đặng, nên phân ra làm hai quận, bần đạo đi chuyến trước, xuống đò thấy nước dưới đáy đò đông cứng hết bọn chèo đò lo hốt tát nước. Rảo mắt xem chiếc đò thì thấy cách đóng chiếc đò cũng lạ hơn xứ Nam-việt, đẽo cây chuông như cột vuông chừng một tấc rưỡi rồi đâu ráp lại như cái thùng rectangle,(1) dài sáu, bảy thước, ngang lối ba thước, kịch cộm thô tháo, song xem sự chắc ước dùng vài chục năm, vì xứ ít cây nên phải dùng vậy. Còn đò, ghe nhỏ thì dùng toàn bằng da, may rồi trét chai theo lằn may. Issê rằng : Từ đây tới Pharijong thì đi đường phải lạnh lẽo vì gió lung lắm, tuyết lấp đường cao ước đôi ba tấc. Bần đạo khi đứng yên trong đò dựa be, đò chở xong bèn chèo qua bên kia bến. (Lúc đi nước đổ lung, lúc nầy nước kém rồi, nên cũng ít chảy mạnh, đò chèo qua ít bê.) Tới bến, lên ngựa chậm rãi đi đặng đợi tốp sau. Ngồi trên ngựa, gió thổi lạnh quá, bèn ngẫm nghĩ rằng : Lúc nầy tháng chín mà trời lạnh dường nầy, tuyết trên núi đã trùm các đảnh, nước theo triền, trong mấy ao vũng đều đông đặc hết, mấy cái suối nhỏ thì hai bên mé đã đông, chính giữa còn chảy, có nhiều suối vì nước chảy không mạnh nên bị gió thổi quá mà phải đông đặc tráng mặt, nước chảy dưới nước đá tráng mặt, người đi không bể, chỉ có vó ngựa mới nát lồi nước, nghĩ cho qua tháng chạp ắt sẽ đông đặc cả suối lớn nhỏ. Tưởng vậy bèn nhớ tới huynh Samdhen còn ở nán lại Lhassa, lúc nầy lạnh lẽo quá, và lúc về Phật đà lối tuần tháng 11 thì phải chịu biết bao sự lạnh lẽo lối dọc đường, tưởng vậy phút động tâm thương Đạo hữu Samdhen.

Lần lượt ngựa đếm bước, phút đã tới xóm Khempa tôm-pô (lúc đi, đi đò dọc nên không biết xóm nầy) thì mặt trời đã quá ngọ. Đây nhà cửa chật hẹp, không có nhà trạm, nên phải tạm nghỉ ngoài đồng ruộng. Bọn mã-tử đi sau chưa đến, thì mã tử già và Choundouss vào nhà quen của mã tử. (Choundouss cũng lạ đặc vì trước cũng không có đi đường nầy, nay mới lần nhứt.) Mướn nấu trà mua xăng đặng đợi tốp sau. Độ vài giờ thì Choundouss đem trà ra bảo : Thầy dùng bữa vì đã trễ quá rồi. Bần đạo bèn lấy bột và đồ ăn ra lo nhồi bột dùng bữa, đoạn lối 2 giờ thì tốp sau đã tới. Xúm xích kiếm chỗ an nghỉ. Đêm nay lớp gió, lớp sương lạnh thấu ruột, nhưng nhờ có cái áo lông che đắp nên ngủ cũng êm. Đi đường như thế, chỉ niệm Phật, chớ ngồi thiền định không đặng, hữu ngọa tư-duy tới muội tâm thì thôi. Khuya thức giấc tốc mền đi tiểu lạnh quá, không ngủ lại đặng, trùm mền nằm đó nghe ngựa khua chuông bèn động tâm thương đến thượng cầm hạ thú nơi xứ nầy, trong lúc đông thiên chịu sự lạnh lẽo rất khổ sở, tưởng vậy rồi nằm quán tưởng từ vô thỉ đến nay thọ không biết mấy lần thọ thân cầm thú, thì cũng phải vậy, rồi nhớ tới Phật tổ đã trong 500 kiếp lẫn lộn cùng cầm thú không biết mấy lần vì lòng mẫn độ chúng sanh mà quên điều cực khổ, nhẫn nhục hữu-tình và vô-tình. Quán vậy, phút cả thân đều hết lạnh.

hoangtri
07-22-2016, 09:52 AM
Ngày 4 Novembre 1936 – 21-9-â.l.

5 giờ sáng từ biệt Khampa-tampô, họ ăn bột, bần đạo không dùng. Đi đến núi Khampa-bachzi. Mười giờ tới đảnh, trải qua xóm triền dọc theo hồ. Ba giờ tới xóm Xú-sê (là nơi lúc đi trẽ theo đường dây thép tới xóm nầy dùng xăng), đây là ngã ba, nay đi đường khác, không đi đường núi Nhạp sóc la. Bốn giờ tới làng Pêté (quận đi ghé ngày 24 Juin) nghỉ ăn bột nghỉ luôn đêm. Mai đi Nhênh-xi ou(1) Xi-ô. Từ mé triền xóm Ma-xú-xê thì đi theo mé hồ lớn dài, bề ngang bằng sông Thủ, bề dài ước tám, chín chục cây số.


Ngày 5 Novembre 1936 – 22-9-â.l.

6 giờ từ biệt Pêté lên ngựa đi. Mười hai giờ tới làng Nhênh-xi. (Không ngụ tại Năng-cang-sê như quận đi 23 Juin.) Bữa nay ít gió, ít lạnh, nước mé triền đặc đông, theo mé hồ lớn cũng đặc (9 giờ tới đường đắp cuối hồ là nơi đổi ngựa ngày 24 Juin, tạm nghỉ uống trà ngoài đồng). Vào trạm nghỉ ăn ngọ, xóm nầy ít nhà chỉ có vài nóc gia. Chiều thiền định.

Tiếp điển :

Tổ sư về sự độ nhơn sanh phương tiện, tùy thuận chúng sanh thân ngữ ý vân vân. . .

Ông chủ trạm thấy, hỏi thăm Issê, Issê và Choun-douss thuật sự.


Ngày 6 Novembre 1936 – 23-9-â.l.

6 giờ trà bột cúng dường rồi điểm tâm, sắm sửa lên đường, phút chủ trạm cậy xem tay, Choundouss nài nỉ xem giùm, ông tên Sâmthroup 36 tuổi (Sửu) người cúng dường 1 săng 2 yôgăng nhang đèn và để tiền hộ.
5 giờ rưỡi lên ngựa, 8 giờ tới quận Năng-cang-sê, mã tử ghé mua lúa né cho ngựa rồi đi, dọc đàng giông gió lạnh và các suối nhỏ đều đông nước, suối lớn hai bên cũng đặc, ngựa lấy cẳng đạp bể nước tráng mặt đặng uống.
1 giờ tới Ziá-ra (quận đi ngụ 22 Juin). Khi đi nước mênh mông nay về ráo rẻ, còn chút ít đều đặc hết.


Ngày 7 Novembre 1936 – 24-9-â.l.

4 giờ sáng thức uống 3 chén trà, họ uống xăng. Năm giờ lên ngựa từ biệt Ziá-ra, lên đảnh Kharula, ôi biết bao nhiêu lạnh, ngựa đạp tuyết rổn rảng, con suối dưới triền đặc nước, trên đảnh trắng phao, quận đi đến đây ngày 22 Juin, không mấy lạnh, nay nước đông, gió mạnh, tê tái tứ chi, mặt mày như cắt. Chín giờ tới ngã ba cuối đường núi Kharula, hai người trong bọn đi qua Giăng-sê, còn nội bọn trẽ qua đường khác. Mười hai giờ tới xóm Chamanangca ou (Giamônangca) tạm nghỉ luôn tới mai. Ngọ bột, chiều mua của cô chủ trạm 1 yogăng cải củ bào kho một nồi. Xóm nầy chỉ có vài cái nhà thôi.

hoangtri
07-22-2016, 09:57 AM
Ngày 8 Novembre 1936 – 25-9-â.l.

4 giờ sáng trà điểm tâm, họ dùng bánh canh thịt, 5 giờ đi bộ một khúc đường xấu, ngựa cỡi khó đi. Đoạn đến nơi đường tốt, lên ngựa thẳng lên đảnh Ôpyala, 9 giờ tới hữu đảnh đoạn xuống triền, lần lượt gộp nầy tới gộp kia. Hai giờ tới làng Dranh-đa-zi-ga, tạm nghỉ tới mai.
Trà vài chén rồi ăn quá ngọ cũng bột, cải kho. Đêm nay ngủ nhà bếp ấm áp như hôm qua.


Ngày 9 Novembre 1936 – 26-9-â.l.

4 giờ sáng thức, trà điểm tâm. Năm giờ rưỡi thả bộ một đỗi, rồi lên ngựa qua hai đảnh núi cận nhau, 10 giờ tới hữu đảnh, xuống triền ngựa lần bước. Hai giờ tới xóm Yôkăng (hai đảnh tên Sêljola. Làng nầy có nhà thơ, khi đi có ghé nơi bờ lộ trước nhà thơ uống xăng ngày 14 Juin).
Tối lại chủ gia nghe thuật việc bần đạo, thì vợ chồng phục lắm. Mượn xem tay một cô, chồng ta-bà. Đoạn bà hộ cải bẹ đưa cho hai huynh đệ. Tối ngủ ấm áp.


Ngày 10 Novembre 1936 – 27-9-â.l.

5 giờ thức trà, trả tiền nhà, ông từ chối xin cúng hiến Lama. Sáu giờ rưỡi lên ngựa. Một giờ rưỡi tới làng Samadơss, vào trạm nghỉ, trà rồi dùng bột. Bọn mã tử tách phe, hai huynh đệ coi bộ giận. Đêm nay lạnh và bị ba bữa rày chuyển răng cùng, đêm nay nó hành ngủ không đặng. Bọn mã tử mua thịt chia cho hai huynh đệ, bớt giận. Mã tử có dại gì làm quen, ăn chung mà làm biếng quá !…


Ngày 11 Novembre 1936 – 28-9-â.l.

4 giờ thức, trà nước. Kẻ bột người không. Sáu giờ lên đường, trải qua làng Kala (khi trước tạm ngụ ngày 12 Juin) đi tới 2 giờ tới xóm Xhalu tạm ngụ nhà bếp dơ dáy. Hết đồ ăn mua cô chủ nhà không lấy tiền cải củ. Hai người đi Giăng-xê, nay đã hiệp bọn, mua giùm 3 trăng nga khoai lang tây. Dùng bột cải bào kho. Chia Xhura 3 yoyăng. Coi tay giùm cô chủ gia. Tối ngủ không bao nhiêu. Mua đặng một cái hộp quẹt 1 trăng nga.


Ngày 12 Novembre 1936 – 29-9-â.l.

1 giờ sáng thức trà rồi. Hai giờ lên đường, trời ló đầu núi tới Dorxhanh, họ ghé uống xăng. Issê say. Mười hai giờ tới Touna (lúc đi là 11 Juin gọi Tuyna cũng vậy). Nghỉ nhà khác, chủ gia cho phòng cũng khá hơn các nơi, nhưng không đặng hoan-hỉ lắm. Trời lạnh, răng nhức, hết thuốc hút, mua cùng không có, thật xứ khổ lắm.


Ngày 13 Novembre 1936 – 30-9-â.l.

4 giờ sáng thức, nấu trà uống. Năm giờ đi lên đường, dọc đàng mua đặng một gói thuốc 2 trăng nga, đỡ nhức răng vì đi trên đồng Gobi hai ngày rày gió nhức tai nhức mắt, tê tay chơn. Một giờ tới Pharijong mừng quá vào nhà quen lúc trước nghỉ, mốt sẽ lên đường. Uống trà rồi, chiên khoai ăn bột. Cô chủ gia mừng rỡ hỏi lăng xăng. Ngày nay hai huynh đệ làm tiệc xăng. Say mèm cả hai. Cạo đầu.

hoangtri
07-24-2016, 04:21 PM
Ngày 14 Novembre 1936 – mùng 1-10-â.l.

Mấy ngày không rửa mặt, nay hâm nước tẩy sạch sẽ, nhậu trà, mượn mua thuốc, hộp quẹt, trà, sữa, đường, dầu ăn, hành cả thảy là 13 trăng nga. Nấu trà sữa uống vì 15 ngày rồi không uống. Ngọ cơm, khoai kho, mượn Choundouss 1 rupee (24 trăng nga 1 yogăng), mua trọn 1R ống sữa khô. Đêm nay đi tiệc xăng cùng bạn. Choundouss say, đi kêu, bị Issê đánh một thoi vào mắt hữu. Cả ngày buồn luôn.


Ngày 15 Novembre 1936 – 2-10-â.l.

6 giờ thức lo điểm tâm bột khoai khô đợi Issê tới 7 giờ rưỡi mới về. Tám giờ mã-tử đem ngựa lại, từ biệt Pharijong, từ đây hết đường đồng Gobi, cứ đi đường triền núi, lên ải ít, xuống đèo nhiều, 15 cây số xa Pha-rijong thì dọc theo triền đã có cây tòng vì lần lần xuống thấp, tới 20 km đã có nhà có nóc cây hoặc tôle, đi ngang qua làng Gaou, có nhà thờ Anglais, có quán. Năm giờ tới Batzăng vào trạm nghỉ. Chủ trạm nầy niềm nở lắm. Ăn bột khoai kho đêm ngủ ấm áp. Từ đây dân chụm củi. Đường đầy phân bò, ngựa không ai lượm.


Ngày 16 Novembre 1936 – 3-10-â.l.

5 giờ thức, 6 giờ rưỡi lót lòng bột. Bảy giờ lên đường cách 4 km tới Numpôsôchi là nơi nhà đúc bạc tiền Tây-tạng khi trước, nay dời về Lhassa. Mười một giờ trải ngang qua Galinhkha, đi luôn (nhớ lúc đi ngày 27 Avril, tạm ngụ nơi chùa của đức Dromo Gueshay và cúng dường). Nghe đồn Ngài tịch Choundouss và Issê ghé đó hỏi thăm tin tức. Một giờ tới trạm Xhiênggiu tạm nghỉ mai đi. Cúng dường bột rồi dùng bữa, tối nghỉ êm ả, hai huynh đệ hiệp bọn, hỏi ra đức Dromo thiệt tịch, ngài có nói : ta sẽ trở lại trong ít năm xa đại chúng.


Ngày 17 Novembre 1936 – 4-10-â.l.

5 giờ sáng thức, trà nước bột lót lòng, 6 giờ rưỡi thả bộ đi ngang Galinhkha, Xa xinh (Englis). Issê và Choundouss ghé đó đòi tiền, trải qua xóm China Ri-canhcăng (lúc đi tạm ngụ 22 Avril, 23, 24) đến đây lên ngựa đi lên đảnh. Một giờ tới nửa đảnh tới trạm Bi-thăng-ka, vào trạm nghỉ. Lama Pharijong lo trà, bần đạo thả lại quán, còn 2 trăng nga 1 yogăng bèn uống 2 ly trà ngọt với bánh mì Tây-tạng. Sáu giờ hai huynh đệ về nói đòi không đặng, để mai tới trạm khác, có thơ của Police sẽ có tiền. Tối nghỉ êm…


Ngày 18 Novembre 1936 – 5-10-â.l.

4 giờ thức, 6 giờ trà bột, 7 giờ thả bộ lên đảnh Zêlêla, tới nữa đảnh ghé quán Népali uống một ly trà ngọt (tiền Issê 1 ana) lên ngựa đi 12 giờ tới đảnh (ranh thuộc địa Anglais và Tibet, xuống triền rồi lên đảnh Koubou, ghé quán ăn bánh và uống trà ngọt (2 anas) lên ngựa xuống triền lên dảnh Koubou nhỏ, đoạn đi bộ xuống triền rồi lên ngựa lên đảnh Nađăng, ghé trạm nghỉ mai đi. (Khi đi là ngày 20 Avril.) Ăn bột khoai. Bốn giờ chiều. Tối nghỉ.

hoangtri
07-24-2016, 04:28 PM
Ngày 19 Novembre 1936 – 6-10-â.l.

3 giờ thức, cô chủ trạm thức nổi lửa, 6 giờ trà xong, xem tay giùm chủ gia, cho xem passeport và hình vua Tả-lê và Taxi đoạn lên đường thả bộ xuống núi Nathăng. Ba giờ tới suối mới hết triền, dọc đường ghé hai trạm dùng trước một ly trà ngọt (1 ana) sau tới Zélum một bánh mì (1 ana) lên đường đi bộ tới 5 giờ tới làng Linhđam, vào nhà quen lúc trước nghỉ. Chủ gia mừng và nói đi già về trẻ. Đoạn uống trà Tây-tạng và một ly trà ngọt nữa (1 ana). Đợi nấu cơm sẽ dùng, tối uống một ly trà ngọt rồi nghỉ (1 ana). Đây, quít, cam, bưởi, tốt lần.


Ngày 20 Novembre 1936 – 7-10-â.l.

5 giờ thức, sắm sửa lên đường, 6 giờ thả bộ, dọc đường cây trái đỏ cây (quít) xuống dốc núi Linh-đam, đoạn lên núi Rung-linh 10 giờ tới chợ, ghé tiệm khách trú một ly trà và một bánh, lúc trước đã quen (19 Avril), đoạn đi bộ một đỗi lên ngựa lên dốc núi, 12 giờ rưỡi tới trạm xóm Trompébăng ghé trạm nghỉ luôn, sáng đi. Từ Linh-đam tới Kalimpong có nhà tranh, cộng cả ăn bánh uống trà hết thảy (9 anas), ăn canh cải chung trả (1 ana) Lấy 7 anas cho đầy 1 rupee xài rồi 10 anas. Thuyết pháp, cả thảy đều tựu nghe. Chủ gia biết Hindou.


Ngày 21 Novembre 1936 – 8-10-â.l.

5 giờ thức, 6 giờ uống một ly trà 3 pạsas, khách thương hộ cốm dẹp, 6 giờ rưỡi lên ngựa lên đảnh Trôm-pêbăng vài km xuống triền, đoạn tới chợ Zổnthapa, uống một ly trà và bánh bột chiên (parlet) 2 anas. Đoạn lo lên ngựa lên dốc núi đi đến Péđông quá ngọ (ở trên đảnh). Chợ Péđông có nhà trường, nhà thờ, sạch sẽ. Phần nhiều nhà nóc tôle sơn chu. Cây cối, tre lồ ồ nhiều, cam đỏ cây. Một xu bốn, năm, sáu trái. Nay nghỉ tại trạm Péđông (trước là ngày 18 Avril) ăn cơm với nước muối ớt qua buổi, các huỷnh xơi thịt heo xào cải.


Ngày 22 Novembre 1936 – 9-10-â.l.

5 giờ thức lo gác yên. Sáu giờ tạm biệt Péđông lên núi, 8 giờ tới chợ Arakara, tạm ghé tiệm quen uống trà ăn bánh mì chiên Tây-tạng, chủ tiệm không tính tiền trà mọi người, ấy là cách tiếp khách đặc biệt. Hai bánh (1 ana) lên ngựa đi 1 giờ tới Kalimpong. Vào nhà quen của Choundouss đỗ ngụ. Chủ gia trà thuốc tử tế. Hườn tất, từ giã mã tử. Chìu theo tục, chiều tối mới ăn cơm, họ dùng đồ mặn, bần đạo mua hai gói đậu phọng đâm nấu mắm đậu, ăn một bữa rất đẹp miệng, chủ gia và hai huynh đệ cư sĩ cả buổi uống xăng. Tối ngủ nực quá, tuy là trên núi cao 4000 feets.


Ngày 23 Novembre 1936 – 10-10-â.l.

Thức sớm, đoạn trà điểm tâm, tụng kinh mơi. Ăn ngọ cơm đồ chay xào của cô chủ gia nấu. Choun-douss đưa 15 rupee. Trả tiền cho Choundouss 1 rupee và Issê 1 rupee. Bán cái áo lông 9 rupee 8 anas. Cho cô chủ gia 8 anas. Huynh đệ họ dùng xăng, bần đạo và Lama dùng trà sữa (3 anas). Tối lại huynh đệ vui vẻ đàm đạo, kẻ mai đi ngả Ghoom, người mai đi ngả Siligauri, buồn quá, trong vài tuần sẽ hội hiệp tại Phật-đà-gia.

hoangtri
07-24-2016, 04:32 PM
Ngày 24 Novembre 1936 – 11-10-â.l.

5 giờ huynh đệ đồng thức, trà, xăng. Ba huynh đệ Choundouss, Issê và Lama lo cuốn gói lên đường, thả bộ qua Trai-si-trá. Bảy giờ họ đi. Bần đạo ở lại chiều sẽ đi xe hơi qua gare Siligauri. Tối đi xe lửa về Calcutta lúc 8 giờ. Chủ gia tử tế lo trà sữa, lo mua giùm hàng bông, nấu ăn ngọ mua các vật cả thảy là 10 anas. Ăn ngọ rồi nghỉ, 1 giờ xe hơi lại, ông chủ gia đưa ra xe hơi, xe ăn 2R.8 anas bagages bỏ quên cây dù. Đoạn xe cứ xuống dốc núi Kalimpong 25 km (altitude 3.500 feets) 15 km đường bằng, hai bên ruộng như xứ ta, lúa chín đỏ, trải qua ít chợ núi Kandi, Kalagaira. Bốn giờ tới gare Siligauri. Mua giấy 5R.14A.1P. Coolie 2A.


Ngày 25 Novembre 1936 – 12-10-â.l.

6 giờ xe lửa tới Calcutta (cả đêm ngồi không ngủ mệt quá) coolie 2 anas, xe ngựa 8 anas, tạm tại chùa hội, cả thảy thấy mặt đều vui mừng. Bảy giờ trà sữa, bánh mì, beurre, chuối bỉ bàn. Trưa ngọ đồ chay ngon miệng. Mua một cái rương tôle 2R, một con dao 5A, sở phí ít anas. Lo thu xếp, tối đi ra xe lửa về Phật-đà-gia. Tám giờ đi xe kéo 5A ra gare, giấy xe 4R.7A.2P. Coolie 2A.2P, Gobal 7 anas. Tối ngủ êm, trải đồ ngủ dưới rầm xe ngủ.


Ngày 26 Novembre 1936 – 13-10-â.l.

6 giờ xe tới Gaya, uống trà 2 anas, xe ngựa đi 8 anas. Chín giờ tới Bodhi Gaya. Mười một giờ ngọ, Burma đãi cơm. Không có Bikku lấy đồ không đặng, phải lo đi về Sarnath, chuyến xe 1 giờ 50. Bảy giờ rưỡi xe tới Bénarès, mua giấy về Sarnath 1 ana. Chín giờ rưỡi xe chạy, mười giờ tới gare, xe ngựa 3 anas. Mười một giờ tới Tăng già. Trao thơ cho Secretary, sở phí theo xe lửa 1R. Giấy xe Gaya Bénarès 2R.5A.


Ngày 27 Novembre 1936 – 14-10-â.l.

Lo đãi đại chúng các nơi, đoạn lo điểm tâm. Xong lo công quả. Tối viết thơ gởi về Thiên-chơn. Sáng đặng thơ nhà bank và Nhung. Đạo hữu Karma trao vì huỷnh thâu giùm ngày 21 Novembre.

The National City bank of New York.
(date 18 Novembre 1936)
Dear Sir.
Under advice from Banque de l'Indochine Saїgon office we are prepared to pay you Rs 249-8-0.
Please send us your Instructions as to the disposal of he money together with the enclosed recept in triplicate for the amount, duly signed and stamped.
Your faithfull,
Alkapoor
Sub. acct.(1)


Ngày 28 Novembre 1936 – 15-10-â.l.

Y lệ, 2 giờ khởi lễ, cũng như năm rồi, voi chở xá lợi, Sécretary và hai vị Đại lão Thượng tọa, ngồi hầu lầu bạc, trong là xá lợi, tàng vàng che. Kèn trống inh ỏi, cờ xí mịt trời, chư đại chúng theo hầu, Nhựt bổn, Tây, Xiêm, Annam, Hindou, Ceylon, Burma, Sénégalais, Tibet, Allemand đại chúng tề tựu. Xong rồi các nước thuyết pháp, có thầy Ananda Rahoula và chư sư khác thông ngôn mấy thứ tiếng.

hoangtri
07-24-2016, 04:39 PM
Ngày 29 Novembre 1936 – 16-10-â.l.

Gởi thơ về Việt-nam Thiên-chơn và cư sĩ Nhung. Năm nay có nhiều chư sư các nước như : Siam,(1) một ông (biết chút đỉnh tiếng Annam nhưng cũng quí vì hai năm nay mới hở môi nói chút tiếng nước nhà lần đầu nơi Trung thiên) có một vị Allemand biết chút ít tiếng Langsa có một vị Nhựt bổn, một vị Chinois, Sang-hai, cả thảy đều vui vẻ chuyện trò


Ngày 30 Novembre 1936 – 17-10-â.l.

Nay là ngày chót cuộc cúng dường, có cuộc thuyết pháp, có cuộc India boy Scout.(2) Thiên hạ buôn bán đông đảo vui vẻ.
Trong lúc đi Tây-tạng thì ông Cư sĩ Nhựt bổn Shikou Kawai Japaness, đã từ biệt Holy Isipatana Sar-nath về Japan. Cùng nhau quen biết tại Đạo tràng sáu tháng có dư, ấy là một tay rất mộ Phật đạo.


Ngày 1er Décembre 1936 – 18-10-â.l.

Nay điểm tâm rồi lo dọn dẹp, hạ cửa hạ cờ, lúc đang hạ cửa nơi trước chùa, huynh Allemand ở đằng quán đi lại, bèn thẳng lại bần đạo máng vào cổ bần đạo một xâu chuỗi Kim-cang rằng kỉnh tặng. Mô Phật cũng hoan hỉ thọ lãnh.
Sư trưởng Srinivasa bữa nay đi Bodhgaya có lại từ tạm lên đường và có nói : tôi có hỏi ông Từ hàng cho huynh đi Bodhgaya, người rằng để huynh ở Sarnath quí hơn.


Ngày 2 Décembre 1936 – 19-10-â.l.

Lo dọn dẹp thu xếp cờ xí.
Tối soạn cờ tới 11 giờ, luôn dịp đặng chờ đức Đại sư đi Bénarès đưa bạn đạo về xứ.


Ngày 3 Décembre 1936 – 20-10-â.l.

Điểm tâm rồi, lo xếp cờ bỏ vào thùng, cờ lung lắm, ba ngày xếp mới rồi. Nay hườn sự. Chiều rảnh rang quét sân tăng già.
Rev. via Bhikkhu
Budhist Temple
Latouch. Road
Lucknow.


Ngày 4 Décembre 1936 – 21-10-â.l.

Y lệ, Sécretary đi Calcutta hồi âm mà không hay.


Ngày 5 Décembre 1936 – 22-10-â.l.

Y lệ, bữa nay rửa phòng của Sư trưởng. Đảnh lễ Đại đức Lão Thượng tọa Laknow vì ngài Quốc độ. Sư trưởng viếng phòng, hỏi bần đạo có đủ mền áo chăng ? Thưa đủ dùng, ngài lại đơn tốc mền nệm xem. Đặng thơ Thiên-chơn, ký tên Thiện-trì. Sửa hai cái đồng hồ và mang vớ cho Sư trưởng. Đồng hồ bị lạnh rít dầu nên chạy không nổi, chỉ lấy dầu hôi rửa sơ thì chạy đặng.

hoangtri
07-24-2016, 04:42 PM
Ngày 6 Décembre 1936 – 23-10-â.l.

Y lệ, bữa nay Sư trưởng uống thuốc, không điểm tâm, bần đạo đi lấy nước sôi, trà, sữa cho ngài. Đoạn lo giặt đồ y phục, mấy tháng trời vùi vẩn trong tấc đường Tây-tạng.
Bữa nay học thêm vần Siam.

á ạ í ị ứ ự ú ụ

ô kô chô đô tô bô pô


Ngày 7 Décembre 1936 – 24-10-â.l.

Y lệ, đoạn lo học. Chiều lối 4 giờ đạo hữu Dham-majoti đi Calcutta về có lấy giùm một rương đồ đem về và mua giùm một cái đồng hồ trái quít 4R.8A một con dao kính cạo 1R.4A và một cuốn sổ nhựt ký 1937 cộng là 6R.2A, thối tiền huỷnh không lấy, gọi chút ít tặng hiến cho bần đạo.


Ngày 8 Décembre 1936 – 25-10-â.l.

Y lệ, đoạn viết thơ cho Choundouss vì đã có đặng thơ của huỷnh ngày 5-12-36 và gởi thơ recommandes cho banque New York.

Dear Champa Choundouss,
I am very glad to receive your kind letter, I think you are now at Bodh-Gaya and you have acquired the room. I have many works to do at Sarnath, hence now. I am not able to come to see you, but I that I can get the permission to come to Bodh-Gaya when the venerable Samdhen off lama will come from Tibet, incare I am aware of it.
Yours sincerely.(1)


Ngày 9 Décembre 1936 – 26-10-â.l.

Y lệ, chiều đi xuống trù phòng uống trà, phút gặp huynh Sangharatana cũng tới đó uống trà, huỷnh hỏi bần đạo rằng : Huynh không về xứ sao ? – Ngẩn ngơ bèn nói : Sau sẽ về. – Huynh có ý mến Ấn-độ sao ? – Phải, nếu không ưa ắt không đến. – Bây giờ huynh có học không ? – Có chút ít. – Thứ tiếng nào ? – Cũng y lệ cựu Englis và Hindi. – Sau có dùng đến nó đâu mà phải học ? – Bây giờ dùng nói chút ít cùng người. – À huynh tốt hơn là đi chùa Laknow, sư trụ trì muốn huynh đến đó. Huynh biết Laknow chưa ? – Chưa. – Thành thị lớn và đẹp lắm.
Mấy lời huỷnh nói trên đó làm cho bần đạo nhớ lời Tổ sư Lama nói khi còn ở Lhassa.


Ngày 10 Décembre 1936 – 27-10-â.l.

Y lệ, Verahsapatibar.


Ngày 11 Décembre 1936 – 28-10-â.l.

Y lệ, ăn, học, công quả. Bureau đưa recu (recom-mandée thơ)

hoangtri
07-24-2016, 04:48 PM
Ngày 12 Décembre 1936 – 29-10-â.l.

Y lệ, 9 giờ đặng thơ nhà banque The National City Bank of New York.
Please send us your instructions as to the dispoas [disposal] of the money together with the recept in dipplicate [duplicate] for the amount, send to you on 18th Novembre 1936.(1)
Ấy là giấy nhắc (to remember) vì đề ngày 9-12-36 (còn thơ gởi là 8-12-36).


Ngày 13 Décembre 1936 – 30-10-â.l.

Y lệ, đặng thơ nhà banque The National City Bank of New York, có một cái chèque de 249R.8A.0. (Thơ đề ngày 10-12-36) thì cũng không phải thơ trả lời cái thơ bữa 8-12-36 đã gởi. Nhưng có lẽ cái chèque nầy là đủ dùng.
Nay cái gót mặt đau quá, tối đi xuống trù phòng uống trà không đặng, nhờ đạo hữu Dhammajoti đi lấy giùm.


Ngày 14 Décembre 1936 – 1er-11-â.l.

Y lệ. Trưa ngọ rồi, đem giấy tờ bank hỏi thầy ký, huỷnh cũng nói y như trên và chỉ rành rằng : Nếu chi thơ đề ngày 11-12-36 thì phải, vậy tốt hơn là đợi vài ngày nữa.


Ngày 15 Décembre 1936 – 2-11-â.l.

Y lệ, cho huynh China ba cái y và cúng.(2) Huỷnh là người Thượng-hải nên nói chuyện chút chút bằng chữ Hán mà thôi. Tội nghiệp đến ngụ tại nhà Thiền Lộc-giả, chẳng một ai quen, chỉ có một bần đạo kết bạn đạo thì huỷnh mừng và lân la. Có khác nào bần đạo lúc mới đặt chơn nơi Xá-vệ-thành. Nghĩ mình rồi lại thương người.


Ngày 16 Décembre 1936 – 3-11-â.l.

Y lệ.


Ngày 17 Décembre 1936 – 4-11-â.l.

Y lệ. Chiều đăng đạo tràng, phút gặp huynh China đạo hữu, huỷnh kính hộ một gói thuốc tế-sảng đơn của đức Quan-âm Cứu-thế.
Secretary về tới hồi 10 giờ.


Ngày 18 Décembre 1936 – 5-11 â.l.

Y lệ, Có Secretary về, ai nấy đều lo phận sự, không bê trễ, tốt quá.
Kasiapa
Dhammaratana
Boacdha Pria


Ngày 19 Décembre 1936 – 6-11-â.l.

Y lệ. Nay có hai người Tây-tạng đến.


Ngày 20 Décembre 1936 – 7-11-â.l.

Y lệ. Đêm nay có cô Anglais đến, họ đã sửa phòng cho cô, vì cô đến đặng thọ Samanérani(1) pháp.

Nam-mô bổn-sư Thích-ca Mâu-ni Phật. Xin khiến lòng các nước văn-minh đem gương lành dẫn diệu chúng sanh.
Tên cô là Miss E. Grant Robinson. Đạo hiệu là Vajira.


Ngày 21 Décembre 1936 – 8-11-â.l.

Y lệ, ngày hôm qua mưa khá khá, đêm nay khí tuyết có hơi lạnh. Sáng khí hậu lạnh hơn các bữa rồi. Bần đạo tháo luyện chút ít trong sự công quả. Chiều lại cầu nguyện Phật huệ xin ưng quẻ đặng trở lại Thiên-chơn-tự đặng quẻ tốt. . . . . . . . .
Duy còn chờ huynh Samdhen một ít tuần nữa.


Ngày 22 Décembre 1936 – 9-11-â.l.

Y lệ, nay công quả trên chùa, không chi lạ. Ông sư cho một trái mận, bần đạo không ăn, hộ cho Karma và Damaj.


Ngày 23 Décembre 1936 – 10-11-â.l.

Y lệ. Bần đạo lãnh phần công quả trên chùa lo sự sạch sẽ đại diện Phật tổ. Mỗi ngày lo lau chùi.
Nay có chư Lama ít vị và mươi vị nam nữ Cư-sĩ đến cúng dường.

hoangtri
07-26-2016, 08:52 PM
Ngày 24 Décembre 1936 – 11-11-â.l.

Y lệ. Chiều nay đăng đạo tràng thì có cô Anglaise tại chùa cúng dường, thì lúc kinh kệ rồi, ông Chánh từ hàng bèn đem cô lại gần bần đạo mà ra mắt nói : đây là vị Bikkhu Annam, và ông nói rằng : Cô đây ở London đến ra mắt thầy. Đoạn xoay qua nói với cô rằng : Sư Annam biết tiếng Langsa. Cô bèn hỏi tiếng Anglais rằng : You speak French ? – Yes miss…
Nay cô cho Thầy cả hay rằng : Mai cô thọ Sama-nerani.


Ngày 25 Décembre 1936 – 12-11-â.l.

Y lệ. Chiều 3 giờ đi xuống trù phòng uống trà, đi ngang qua phòng cô Anglaise, thấy cô lo mượn người cạo đầu, thấy vậy mừng và thương. Đoạn tới 7 giờ Đại chúng đăng đạo tràng y lệ. Rồi cuộc kinh kệ thì mở đầu làm lễ thọ Sadi ni cho cô, cô thọ y đắp, xem ra oai nghi lắm. Tam qui xướng rồi, đoạn thọ thập giái, rồi cột chỉ nơi bình nước (C. L) rồi tháo chỉ trao tay đại chúng giáp vòng, rốt là cô, bèn xướng niệm chúc cho cô…….


Ngày 26 Décembre 1936 – 13-11-â.l.

Y lệ, không chi lạ. Có Bổn đạo Ceylon qua 10 người. Bữa nay ăn ngọ rồi về liêu đang ngồi viết nhựt ký liền có huynh Buddhapria ở kho kinh qua kêu mời đi chụp hình. Cả ông viên chức chánh phủ Ceylon qua mấy ngày rày, nay xin chụp hình Đại chúng và có mời cô Sa-di Anglaise dự cuộc chung. Tối lại cô theo quan Hội-đồng về Ceylon.


Ngày 27 Décembre 1936 – 14-11-â.l.

Nay Sư giáo-chủ cảm phong sương, nên bần đạo lấy trà sữa về liêu cho Thầy. Trưa ngọ cũng vậy.
1o. Anagarika Bramhmachavi (Govinda)
2o. Nranakhetto Bhikku (German)
Maruyama (Japanese).


Ngày 28 Décembre 1936 – 15-11-â.l.

Y lệ, nay Thầy cả bớt bịnh. Trưa ngọ rồi về liêu rồi qua Kho Kinh xem kinh, bỗng ông Chánh-từ-hàng cầm tờ nhựt báo ở Bureau bước vào phòng đọc, bèn nói rằng : Chư sư đã biết Ladenla ở Darjeeling là người representant cho Hội Đ.B.A., ngài đã tị trần, có đăng nhựt trình đây. Đoạn đọc ai nấy nghe qua cũng có vẻ chia buồn cùng gia quyến của Ladenla.
Bần đạo đã đặng biết ngài lúc ở Ghoom.


Ngày 29 Décembre 1936 – 16-11-â.l.

Y lệ, lên chùa phút gặp sư Burma Uza-Gaya (quen tại Bodhgaya Janvier 1936) chào mừng đoạn lo triệu thời đọc tụng. Xong cuộc, ngài hộ đồ vật thực quả đẳng cho bần đạo, đem thẳng trù phòng ½ phần cho Đại chúng ăn, còn ½ phần cho Bâu-nanh coolie tại chùa.
Piaratana thấy bần đạo lấy đồ cho Sư-trưởng thì nói huynh lo cho thầy quá, bị vậy thầy nằm hoài. Bần đạo rằng : có vậy mới có chút công-đức, tốt lắm. Khi đau phải giúp nhau. Ấy là một vị Sadi rất tệ tánh trong tăng già, chúng đạo phần đông đều lánh. Song với bần đạo thì không lánh ai cả, xấu như tốt.

hoangtri
07-26-2016, 08:58 PM
Ngày 30 Décembre 1936 – 17-11-â.l.

Y lệ. Không chi lạ. Nay Sư trưởng đã hết cảm. Tự đi điểm tâm. Khi về, phút Sư đặng thơ Ceylon. Thầy bèn thuật cho bần đạo nghe rằng : Chúng đệ tử nơi chùa Sư gởi thơ mời Sư về sớm sớm viếng tự. Thầy nói có lẽ trong mùa nực tới sẽ đi và đem bần đạo đi cho biết chùa và muốn ở lại chùa cai quản giùm cho Sư thì rất tốt.


Ngày 31 Décembre 1936 – 18-11-â.l.

Y lệ. Trong lúc sớm lên chùa lau chùi nơi chánh điện, sửa soạn nhang đèn cho Đại chúng, nhựt lệ triêu thời. Phút thầy Chánh từ hàng lên gặp bèn thẳng vào Chánh điện nói rằng : Sư ngày mai nghỉ để đạo khác thế cho Sư một ít lâu cho khỏe, cứ làm hoài, tôi không thấy chư Đạo nào làm cả. Bèn căn dặn đôi ba phen rồi lễ Phật.


Ngày 1er Janvier 1937 – 19-11-â.l.

Y lệ, nay nghỉ công quả chánh điện, đoạn lo việc khác. Triêu thời rồi xuống trù phòng lấy bát cúng Phật triêu thực. Mười giờ đặng thơ Thị-Cảnh, xem thơ “Hội ý” bắt nực cười cho cái tu nầy nhiều Ma-vương quyến thuộc ghẹo tâm, khêu lửa sân-hận, phiền-não, nhưng với ai kìa, chớ với Bần-đạo vẫn là giọt cam-lồ rưới tâm rất mát mẻ. Kẻ chỉ lỗi là thầy, nhớ hoài lời Phật dạy : Cả thảy chúng sanh là cha mẹ, thế thì bần đạo nhìn cả thảy lời xuất khẩu của người như lời cha mẹ dạy con, rầy con, quở con, nên vui lòng cam thọ. Có chi lạ cái cung kỉnh là phận sự của con cái. . . . . . .
Minh hà tâm, kiến hà tánh ?
Kỳ tâm như hà ?
Thanh, huỳnh, xích, bạch dã ?
Phương, viên, trường, đoản dã ?


Ngày 2 Janvier 1937 – 20-11-â.l.

Y lệ, triêu thời đọc tụng rồi công quả quanh chùa cho bớt lạnh vì lúc nầy Sarnath đã lạnh lung rồi, tuy không sánh Tibet chớ cũng hơn các miền Ấn-độ. Sớm mơi làm công việc chút ít mới quên lạnh và đặng máu chạy đều, gân cốt giãn.
Chiều trả lời cái thơ của cô phán Nhung.
Dịch kệ trong kinh Phật tiền kiếp trong bài : The Kind Brahma datta :

Triếu kẻ lòng nhơn ấy lẽ thường,
Khác nào lấy phải đối người thương.
Lý nhiên, nhơn-đạo trong đời vẫn,
Nhưng thế mà hay chửa đủ đường.

Đối quấy trả lành thế mấy ai,
Trở yêu kẻ nghịch trí nên tài.
Không nêu hạnh cả thuần thuần tánh,
Công đức chêm cao phước lộc dày.
“Bổn vô kiêm hữu”.


Ngày 3 Janvier 1937 – 21-11-â.l.

Y lệ, tụng niệm triệu thời rồi công quả quanh chùa. Trưa ngọ rồi đi xuống nhà thuốc thí của hội hiệp cùng Shanada học. Buổi chiều đi lên mộ thời trên chùa phút gặp huynh Ưu-bà-tắc Ceyloniste dọc đường, huỷnh hỏi : chừng Sư cả đi về Ceylon, thầy chắc cũng đi cùng Sư cả hé ? – Phải, vì ngài có hứa đem tôi đi đến Quốc-độ Ceylon lễ bái chư tự và xá-lợi Phật (răng của Phật tổ tại Ceylon) và cho biết xứ ấy.
Đi đến sân chùa xảy gặp Chánh-từ-hàng, thì huynh cư-sĩ trăm lia với ngài, Ngài day lại tôi rằng : Thầy ở luôn khi tại Sarnath, đừng đi đâu cả. Bạch : bần-đạo sẽ đi Ceylon rồi trở lại. – Vậy thì đặng, đừng ở luôn Ceylon.
Đoạn chuyện vãn chút chập kế tới giờ mộ thời.
“Đạo chỉ ư chí Thiện”.

hoangtri
07-28-2016, 09:02 PM
Ngày 4 Janvier 1937 – 22-11-â.l.

Y lệ, không chi lạ cả.
Cái tâm bổn tánh lặng trang.
Tội tình không tạo sao mang tiếng đời ?
Nghĩ cho cạn, hỡi ai ơi !
Tâm không tội tánh, phao lời sao nên.
“Uổng tác thiên niên kế”
“Nhi-tôn tự hữu nhi-tôn phước”.


Ngày 5 Janvier 1937 – 23-11-â.l.

Y lệ đạo tràng. Về liêu 9 giờ mơi gặp thơ của Nguyễn-văn-Bạch, Lộc-ninh, gởi thăm.
“Vô khổ, vô tập, vô diệt, vô đạo thị Ma-ha-bát-nhã-ba-la-mật-đa chi diệu lý”.


Ngày 6 Janvier 1937 – 24-11-â.l.

Y lệ. Chín giờ mơi gặp thơ của Bí-sô Vira.
Đời như thể cái tuồng hát bóng,
Múa men cùng cử động rồi tiêu.
“Không thật, không hư đạo mầu vô lai khứ”.


Ngày 7 Janvier 1937 – 25-11-â.l.

Y lệ.
“Đạo bổn phi hành diệc phi luyện”.


Ngày 8 Janvier 1937 – 26-11-â.l.

Y lệ.
“Nhứt trần bất nhiễm hà tham hà thọ”.


Ngày 9 Janvier 1937 – 27-11-â.l.

Y lệ không chi lạ. Chín giờ đặng lịch của Nguyễn-văn-Luông, thầy tu chez(1) Dương-ngọc-Hội (commercant à(2) Thủ-dầu-một) Lịch gởi ngày 23 Décembre 1936.
“Đạo bổn phạm hạnh, vô sân, vô dục”.


Ngày 10 Janvier 1937 – 28-11-â.l.
Mơi riết tới trưa lo chưng dọn treo cờ. Ba giờ mở cuộc thuyết pháp, có sứ thần Tàu tọa chủ hội diễn đàn. Cuộc diễn thuyết 5 giờ tan, đoạn chủ hội mời phó hội trưởng đi khai môn nhà Thiền khách.
“Đạo bất vị tự cầu phước báo”.

hoangtri
07-28-2016, 09:10 PM
Ngày 11 Janvier 1937 – 29-11-â.l.

Dọn dẹp cờ xí, nhập kho, không chi lạ cả. Tính đi Sangassa chỗ Phật tổ sau khi lên độ chư Thiên và Phật mẫu Maya rồi, trở xuống Diêm-phù tại nơi Sangassa.
“Tâm bổn tịnh tịch, hà hữu hảo xú”
“Mạng bổn tứ-đại hư ngụy hà kẻ hảo xú”


Ngày 12 Janvier 1937 – 30-11-â.l.

Y lệ. Nay ngày cạo đầu.
“Đạo phi chơn, ngụy”.


Ngày 13 Janvier 1937 – 1-chạp â.l.

Y lệ. Lúc ngọ thời, huynh Chittagong đang ngồi ăn chừng vài bún, vùng phát nói lớn tiếng. Đoạn gầm hét, bần đạo lấy làm lạ, ngó qua thấy mặt đỏ au, ngỡ có sự giận ai… Kế huỷnh đứng dậy, bỏ ăn ra trù phòng la nói inh ỏi, rồi vào khách thiền. Hỏi lại thì đã hai bữa rày, huỷnh lảng trí, nhưng bữa trước ít, ngày nay lại lung hơn. Thấy vậy bắt thương tâm.
“Đạo bịnh chỉ tại vô thiền-duyệt thực”.


Ngày 14 Janvier 1937 – 2-chạp â.l.

Y lệ. Sớm ghé thăm huynh Chittagong, mặt những còn vẻ lạ. Ba giờ Secretary đi Calcutta. Huynh Chit-tagong một mình ra gare Sarnath, nghe ra huỷnh còn đánh tả, đánh hữu, khổ thì thôi.
“Tội bổn tánh không, hà hữu hà vô ?”


Ngày 15 Janvier 1937 – 3-chạp â.l.

Y lệ. Nay huynh Chittagong lâm cuồng, nên chiều 4 giờ Sư trưởng Tăng già đưa huỷnh ra nhà thương Bénarès.
“Đạo bổn bất tịnh bất cấu”.

Ngày 16 Janvier 1937 – 4-chạp â.l.

Vô sự là tiểu thần tiên, hữu sự là rễ ưu phiền trồng giâm.
“Đạo bổn vô nhãn nhĩ tỉ thiệt thân ý, hà nhiễm hà dục”.

hoangtri
07-28-2016, 09:13 PM
Ngày 17 Janvier 1937 – 5-chạp â.l.

Y lệ sớm tối đừng thay, một lòng thanh tịnh tháng ngày như nhau.
“Đạo bổn vô trí diệc vô vô-minh”.


Ngày 18 Janvier 1937 – 6-chạp â.l.

Y lệ.
“Đạo bổn vô hình, hà thanh tịnh, hà cầu uế, hà tập, hà luyện”.

Ngày 19 Janvier 1937 – 7-chạp â.l.

Y lệ. Đêm nay đau ruột phía bên hữu, có lẽ đồ ăn bữa nay không tốt. Chiều 5 giờ có một người Ăng-lê, hai cô đầm và một người Ấn-độ đến tăng-già. Gặp bần đạo nói chuyện tiếng Langsa chút đỉnh, vì ông Anglais biết chập chủm.
“Đạo bổn vô dâm dục hà sanh tử tôn”.


Ngày 20 Janvier 1937 – 8-chạp â.l.

Y lệ.
Khó đốt lòng tham bằng lửa trần
Cùng làm tiêu tán tội vì thân.
“Đạo bổn vô nhứt thiết tánh, hà hữu khiêm tốn hà hữu táo bạo”.


Ngày 21 Janvier 1937 – 9-chạp â.l.

Y lệ.
“Đạo vô sắc trần hà đắc xúc”.


Ngày 22 Janvier 1937 – 10-chạp â.l.

Y lệ.
“Đạo phi thiện, ác, diệc phi thân”.


Ngày 23 Janvier 1937 – 11-chạp â.l.

Y lệ.
“Đạo bổn bình đẳng, vô thiện vô ác vô thượng vô hạ”


Ngày 24 Janvier 1937 – 12-chạp â.l.

Y lệ. Chiều đi viếng chùa Đạo Join, ở gần Tăng già. Từ ngày đến Sarnath tới giờ, thấy đó mà không rõ. Nay cùng đạo hữu Dhammajoti đi xem, vào chùa thấy có một cốt đá đen một vị tổ sư trên bàn án toàn bằng cẩm thạch trắng. Chùa cũng sạch sẽ. Đoạn đi vòng qua tháp Phật-tổ. Hỏi đạo hữu, nay huỷnh cắt
nghĩa rằng : Nơi tháp nầy làm kỷ niệm đức Di-lặc gặp Thích-ca nơi đây.
“Đạo bổn vô cẩu thả, vô Thiên địa”.

Ngày 25 Janvier 1937 – 13-chạp â.l.

Y lệ. Sư trưởng se da
“Nhơn chi sơ, tánh bổn thiện, tị thiện bất đắc”.

hoangtri
08-01-2016, 04:23 PM
Ngày 26 Janvier 1937 – 14-chạp â.l.

Y lệ. Mộ thời rồi, Sư trưởng tăng già mời đại chúng nán lại đặng phú Pháp danh chữ Pali cho bần đạo, cho dễ, cả đạo tràng tung hô, vì cả Đại chúng đều muốn vậy, vì tên Annam khó kêu và khó cho Đại chúng nhớ. Đoạn bần đạo lễ Phật và quì chính giữa, lễ Sư trưởng. Kế sư hỏi ý cả Đại chúng, thì mỗi huynh dưng một tên. Rốt cuộc Sư nói xứng với tên Annam thì tên Pháp là Manhgiusshri (Manjusri).(1)


Ngày 27 Janvier 1937 – 15-chạp â.l.

Y lệ. Lần lượt lúc nầy là lúc miền Tibet chư tăng và bần đạo tới Phật-đà-gia và đi cúng dường Sarnath.


Ngày 28 Janvier 1937 – 16-chạp â.l.

Vô sự.
“Bổn vô đấu-tránh-tánh hà dĩ kiêm hữu thủ tránh tụng tâm ?”
“Nhược liễu bổn nguyên, tắc tri tâm vô sở trụ nhi hành kỳ đạo”.


Ngày 29 Janvier 1937 – 17-chạp â.l.

Vô sự.
Chiều bốn giờ răng nhức chuyển rụng hai cái răng cùng, bèn đi thẳng xuống nhà thuốc nhổ hai cái, bị còn cứng gốc nên còn nghe đau quá, chịu ê hàm thốn óc tới tối lối 9 giờ thì hết. Bỏ buổi công phu, nhựt tụng chiều. Khuya lại nhập thiền, tâm thần hãy còn nhắc việc răng đau. Chuẩn lấy vấn đề ấy mà quán tưởng. Thủy thổ kia nghe đau hay phong hỏa chăng ? Nhưng bốn chất ấy có cái tự tánh không biết đau. Vậy chớ ai đau ? Răng chăng ? Răng cũng có tự tánh không biết đau vì nhổ ra rồi nó vẫn cứng khư. Ai đau ? Ta chăng ? Ta bổn tánh không tịch. Thần thức chăng ? Không vì thần thức cũng không có tánh đau… Ôi ! chú vọng tưởng điên đảo chớ ai…


Ngày 30 Janvier 1937 – 18-chạp â.l.

Vô sự, y lệ. Song ngày nay nghe trong miệng không còn cái đau nhức chướng ngại như cái bữa trước.
Trọn ngày phát giác chỗ chịu đau trong bốn, năm giờ mà không đau luôn khi về sau. Có khác kẻ tu hành chịu cái khổ bịnh chiến cùng chư tà vọng mộng tưởng, ma vương trong một thời gian, thắng đặng rồi thì sẽ đặng an-tịnh trong nền đạo…
Nay Sư trưởng đi đưa huynh Chittagong về xứ vì có kẻ đàn-việt du lịch cúng dường, chịu đem về Chittagong nơi tổ đình của huỷnh. Nam mô Phật, từ bi hào lực, rọi não trí của huỷnh cho hườn như cũ phòng tu hành đoái công, diệt nghiệp.
Đặng thơ Bát-nhã-âm và tạp chí bốn cuốn.


Ngày 31 Janvier 1937 – 19-12-â.l.

Y lệ. Nay đặng thơ cô phán và thơ của Thiên-thai thiền giáo tông Liên-hữu hội và bốn cuốn tạp chí Bát-nhã-âm ngày hôm qua.

hoangtri
08-01-2016, 04:31 PM
Ngày 1er Févier 1937 – 20-12-â.l.

Y lệ. Điểm tâm rồi trở về Tăng-già phút gặp khách Đàn-việt Ceylon đến một vị tuổi lối ngoài năm mươi, cụ bị valise, giỏ, gói đùm đề đứng nói cùng Sư trưởng chi chi không rõ, đoạn nghe lại thì tên đánh xe đưa khách từ Bénarès vào Sarnath, thừa dịp khách xa đàng, già cả đoạt của ông 10 rupee. Đoạn Sư-trưởng bèn kêu tên đánh xe lại hỏi, nó chối ngược chối xuôi. Phút có chư Đại chúng ấu lại hỏi nó lăng xăng, nó cứ chối và móc túi ra 2 rupee rằng : Ông trả tiền xe có 2 rupee đây thôi, có tiền gì khác. Đoạn mấy huỷnh ăn ý, tốc nệm xe thì thấy 10 rupee tên đánh xe dấu, liền tri hô lên có lính làng đến, liền rõ tự sự, nhưng Sư trưởng nói thôi tha nó về, lấy số tiền đủ thì thôi.


Ngày 2 Févier 1937 – 21-12-â.l.

Y lệ. Nay có con Ladenla đến cúng dường cầu cho cha, bần đạo có ra mắt mà an ủi người.


Ngày 3 Févier 1937 – 22-12-â.l.

Y lệ.


Ngày 4 Févier 1937 – 23-12-â.l.

Y lệ. Nay gởi thơ cho thầy phán Nhung và huynh tri phủ Minh Chánh và một cái thơ cho bổn sư Thiên-thai thuật về việc đi Tây-tạng.


Ngày 5 Févier 1937 – 24-12-â.l.

Y lệ.


Ngày 6 Févier 1937 – 25-12-â.l.

Y lệ.


Ngày 7 Févier 1937 – 26-12-â.l.

Y lệ.


Ngày 8 Févier 1937 – 27-12-â.l.

Y lệ. Sécretary về 8 giờ mơi.


Ngày 9 Févier 1937 – 28-12-â.l.

Y lệ. Đặng thơ của Thiện-trì và của thầy phán Nhung. Trả lời và cho phép cô vãi lánh Đạo tràng Thiên-chơn.
Có 50 boys scout Ceylon đến, chiều mời chụp hình cả Tăng già cùng họ chung đứng.
Luôn dịp ấy Thầy Từ hàng đi Calcutta.
Tối 10 giờ 30 mưa.


Ngày 10 Févier 1937 – 29-12-â.l.

Y lệ. Sáng nay khí trời mát mẻ nhờ hồi hôm có mưa.


Ngày 11 Févier 1937 – mùng 1 Tết-1-Đinh Sửu.

Vô sự. Bữa nay trời cũng mưa khá hơn hôm kia. Khí hậu rất mát-mẻ.


Ngày 12 Févier 1937 – 2-1-â.l.

Y lệ. Hồi khuya trời giông mưa rất dữ dội. Sáng thức thấy cả đồng linh láng nước mưa. Cả ngày u ám, tới chiều 4 giờ mới có ló bóng mặt trời.

hoangtri
08-01-2016, 04:35 PM
Ngày 13 Févier 1937 – 3-1-â.l.

Y lệ.


Ngày 14 Févier 1937 – 4-1-â.l.

Y lệ. Sadananda mua giùm một tập giấy 3A.


Ngày 15 Févier 1937 – 5-1-â.l.

Y lệ. Khởi viết cuốn Yataka.(1)


Ngày 16 Févier 1937 – 6-1-â.l.

Y lệ. Tối đi lên chùa mộ thời rồi trở về lo dọn liêu qua kho kinh, vì buổi mơi có bạch cho Sư trưởng tăng già rõ, xin dọn liêu chỗ kho kinh rất thanh-tịnh. Sư hoan-hỉ.


Ngày 17 Févier 1937 – 7-1-â.l.

Y lệ, ăn ngọ rồi, sư trưởng bèn đi về ngõ kho kinh, ghé xem liêu của bần-đạo.


Ngày 18 Févier 1937 – 8-1-â.l.

Y lệ. Từ đây đã bình phục thân thể, quyết định không dùng “tiểu-trai-minh tướng”.


Ngày 19 Févier 1937 – 9-1-â.l.

Y lệ.


Ngày 20 Févier 1937 – 10-1-â.l.

Y lệ.


Ngày 21 Févier 1937 – 11-1-â.l.

Y lệ. Ba giờ sáng trời mưa một đám nhỏ nhỏ. Sáng ra u ám tới 9 giờ 10 giờ rỉ rả mưa.


Ngày 22 Févier 1937 – 12-1-â.l.

Y lệ.


Ngày 23 Févier 1937 – 13-1-â.l.

12 giờ đi Bodh Gaya, đi xe ba giờ chiều giá 2R.5A. Bảy giờ tới Gaya, mướn xe ngựa đi vào Phật-đà-gia 0R.8A.
Hai huynh đệ Choundouss, đợi Samdhen không đặng nên trở về Ghoom. Nghe ra thì huynh Samdhen còn ở Lhassa, chưa rồi việc. Thế bần đạo phải đợi huỷnh tới đông thiên mới trở lại Phật-đà-gia.


Ngày 24 Févier 1937 – 14-1-â.l.

Bữa nay đi viếng chỗ Phật tổ thọ thực của cô Sugata. Về ăn ngọ rồi tối cúng dường rước vía Rằm.


Ngày 25 Févier 1937 – 15-1-â.l.

Thu xếp lo đi ra Gaya đặng trở về Sarnath. Ăn ngọ rồi một giờ đi ra Gaya nghỉ đêm. Đi cùng Sư cả Seinivasa, xe ngựa 6A sư cả bao.


Ngày 26 Févier 1937 – 16-1-â.l.

Sáng bốn giờ thức, uống trà ăn bánh mì, năm giờ ra gare. Sáu giờ ba mươi xe chạy mua giấy 2R.5A.
Xe ngựa lại gare sư cả bao 11 giờ 30 tới Bénarès. Đợi xe lửa 2 giờ 30 chiều về Sarnath xe lửa 1A và xe ngựa tại gare Sarnath về Tăng già sư cả bao.
Huynh Sangharatana đưa 2R tiền Lama cúng dường mỗi sư.

hoangtri
08-05-2016, 05:32 PM
Ngày 27 Févier 1937 – 17-1-â.l.
Sớm 10 giờ 30 lo ăn ngọ rồi thả bộ ra gare đi Bénarès thẳng vào thành phố đến viếng Naragacha-tram Agent và lấy đồ đã gởi năm (1935 – Mai 1er) cách nhau một năm ngoài, nay gặp mừng rỡ. Chiều lại gare về Sarnath 10 giờ 30.

Ngày 28 Févier 1937 – 18-1-â.l.
Y lệ. Đang lúc rồi ngọ thực, huynh đệ rủ bần đạo ra xem một ngôi sao. Rất lạ, giữa ban ngày trời nắng chói chang mà ngôi sao ấy thấy tỏ rõ, thế nếu ban đêm thì ắt chiếu rạng lắm. Điềm trời rất lạ.

Ngày 1er Mars 1937 – 19-1-â.l.
Y lệ.

Ngày 2 Mars 1937 – 20-1-â.l.
Y lệ.

Ngày 3 Mars 1937 – 21-1-â.l.
Y lệ.

Ngày 4 Mars 1937 – 22-1-â.l.
Y lệ.

Ngày 5 Mars 1937 – 23-1-â.l.
Y lệ.

Ngày 6 Mars 1937 – 24-1-â.l.
Y lệ.

Ngày 7 Mars 1937 – 25-1-â.l.
Y lệ.

Ngày 8 Mars 1937 – 26-1-â.l.
Y lệ.

Ngày 9 Mars 1937 – 27-1-â.l.
Y lệ.

Ngày 10 Mars 1937 – 28-1-â.l.
Y lệ.

Ngày 11 Mars 1937 – 29-1-â.l.
Y lệ.

Ngày 12 Mars 1937 – 30-1-â.l.
Y lệ. Cạo đầu.

Ngày 13 Mars 1937 – mùng 1-2-â.l.
Y lệ.

Ngày 14 Mars 1937 – 2-2-â.l.
Y lệ.

Ngày 15 Mars 1937 – 3-2-â.l.
Y lệ.

Ngày 16 Mars 1937 – 4-2-â.l.
Y lệ.

Ngày 17 Mars 1937 – 5-2-â.l.
Y lệ.

Ngày 18 Mars 1937 – 6-2-â.l.
Y lệ.

hoangtri
08-05-2016, 05:44 PM
Ngày 19 Mars 1937 – 7-2-â.l.
Y lệ. Bữa nay trong mình bịnh, thận thủy (tả) nhức lắm. Đó là tại sự mệt nhọc đi Tây-tạng mà ra.

Ngày 20 Mars 1937 – 8-2-â.l.
Nằm nghỉ, cất bữa ngày nay.

Ngày 21 Mars 1937 – 9-2-â.l.
Nghỉ. Cất ngọ.

Ngày 22 Mars 1937 – 10-2-â.l.

Nghỉ. Cất ngọ. Sớm mơi đi triêu thời. Thầy chánh từ hàng về lúc 12 giờ 30, lại phòng thăm.
Chiều 3 giờ, lấy ve giác thận liền hết nhức mỏi. Chiều đi mộ thời.

Ngày 23 Mars 1937 – 11-2-â.l.
Nay khỏe như thường. Y lệ.

Ngày 24 Mars 1937 – 12-2-â.l.
Y lệ. Sécrétary đi Ceylon 7 giờ 30 tối.

Ngày 25 Mars 1937 – 13-2-â.l.
Y lệ. Đặng thơ Đạo tràng, thỉnh phân bộ cựu am – Ký Lê v. Thiên Saїgon.

Ngày 26 Mars 1937 – 14-2-â.l.
Y lệ. Đặng tạp chí Thiên-thai Bát-nhã-âm.

Ngày 27 Mars 1937 – 15-2-â.l.
Y lệ. Ngày lễ Hindou.

Ngày 28 Mars 1937 – 16-2-â.l.
Y lệ.

Ngày 29 Mars 1937 – 17-2-â.l.
Y lệ.

Ngày 30 Mars 1937 – 18-2-â.l.

Y lệ. Bữa nay sắm sửa đi Calcutta cùng hai vị Sadi : Dholoka và Dharatana.
Đến các liêu tạm biệt chư-sư và đại-chúng. Chiều 6 giờ lên xe ngựa thẳng ra gare Caut mua giấy 5R.14A.3P. Chín giờ tối xe chạy. Xe chật như nêm. Cả đêm ngồi dật dựa.

Ngày 31 Mars 1937 – 19-2-â.l.

Sáu giờ xe tới Calcutta. Đến công-sở Hội ra mắt Từ-hàng vì ngài mắc bận việc chưa đi Ceylon. Dùng tiểu trai rồi hiệp cùng chư vị đi trồng trái đặng lấy Certificat(1) mới đi Ceylon đặng. Phải đợi bảy ngày.

Ngày 1er Avril 1937 – 20-2-â.l.

Một giờ theo chưn Gopal đi Clive street. Đến nhà banque lãnh tất số bạc.

Ngày 2 Avril 1937 – 21-2-â.l.
Vô sự. Xem kinh bộ Thích Ca ứng hóa sự tích.

Ngày 3 Avril 1937 – 22-2-â.l.
Vô sự.
thước sào

Ngày 4 Avril 1937 – 23-2-â.l.

Vô sự. Từ hàng đi Ceylon.
“Trải chín năm qua kết Phật duyên
Thanh tâm tịnh tự đẹp màu thuyền.”

Ngày 5 Avril 1937 – 24-2-â.l.
Vô sự.

Ngày 6 Avril 1937 – 25-2-â.l.
Đưa 25R mua giấy tàu.

Ngày 7 Avril 1937 – 26-2-â.l.
Vô sự.

Ngày 8 Avril 1937 – 27-2-â.l.
High priest(1) tới.

Ngày 9 Avril 1937 – 28-2-â.l.
Mua hai films 2R

hoangtri
08-05-2016, 05:48 PM
Ngày 10 Avril 1937 – 29-2-â.l.

Bữa nay xuống tàu đi Ceylon. Ba giờ chiều từ giã. Sư cả Calcutta đưa đi xuống bến. Ba xe kiến. Bốn giờ xuống tàu, sắp đặt hành lý xong, đi trình quan lương y xét vết trồng trái, xem certificat médical(1) xong, an nghỉ. Khuya tàu giở neo.

Ngày 11 Avril 1937 – 30-2-â.l.
Sáng ra thấy biển mênh mông.

Ngày 12 Avril 1937 – mùng 1-3-â.l.
Trời biển.

Ngày 13 Avril 1937 – 2-3-â.l.
Trời biển.

Ngày 14 Avril 1937 – 3-3-â.l.
Sri Mahabodhi (where have Bodhi tree. Anuradhapura.
P. Lobombo 127 nules
Kandi. Jooth temple.

Ngày 15 Avril 1937 – 4-3-â.l.
Vô sự.
Sri Mahabodhi
Anuradhapura
Kandi. Jooth temple.

Ngày 16 Avril 1937 – 5-3-â.l.

Vô sự. Thấy Culao Ceylon.
Lên xe hơi về chùa quen của Sư cả nghỉ, đợi ba ngày cho chúng bổn đạo sắp cuộc tiếp rước Sư cả về chùa cũng gần đây không xa.
Chiều sư chùa nầy thuyết pháp và trong xóm rước thuyết pháp.

Ngày 17 Avril 1937 – 6-3-â.l.

Sớm mơi sáu giờ tàu tới Ceylon. Bảy giờ cập cầu. Chư bí-sô ít vị và bổn đạo chực rước. Quan cò sở Tân đáo xuống tàu lấy tên họ, chỗ tạm trú, các việc xong, đặng mướn xe bản chở hành lý đến sở thương chánh cách bến tàu ít trăm thước. Đến cầu sở thương chánh có Pháp sư Dhamaloka chực rước sư cả. Có vị bổn đạo lo giùm hành lý, sở thương chánh phuôi pha. Đoạn đến phòng Lương y cho giấy visite(1) về nhà thuốc sở tại phải hai ngày trình.

Ngày 18 Avril 1937 – 7-3-â.l.

Có xe hơi rước Sư cả và bổn đạo đến nhà thuốc Clinique trong quận trình giấy Certificat của quan thầy hôm qua – Ký tên rồi về chùa. Trong xóm rước cúng dường ngọ. Mười hai vị bí-sô đồng đi.

Ngày 19 Avril 1937 – 8-3-â.l.

Chiều ba giờ, bọn bổn đạo đệ tử của Sư cả rước về chùa. Cờ xí trống phách trúc vài trăm (200) người nam nữ đồng bông huệ dưng cúng. Đi 3 km có xe hơi cho Sư cả và bần đạo cùng Sư Dhamaloka đưa đi đồng ngồi chung xe hơi. Khi đến chùa thì có vài mươi vị Bí-sô ra rước xuống xe rồi đưa luôn lên giảng đường.

Chư Bí-sô bố cáo cái lý lịch của Sư Sasanaseri ba năm ở Saranath, hội Đ.B.Đ.
Rốt việc, thầy cả đứng thuyết và tán công đức chư Bí-sô và bổn đạo sắp đặt lễ rước ngài rất long trọng.

Bần đạo khó làm thinh, đứng dậy lễ Sư cả cám ơn Ngài vì có nhờ đức Ngài mà bần tăng đặng hưởng cuộc tiếp rước và lễ chư Bí-sô đáp ân tiếp rước và Bổn đạo công lao, bần tăng chúc thế thế an lạc, sanh thiên cập nhơn.

hoangtri
08-05-2016, 05:53 PM
Ngày 20 Avril 1937 – 9-3-â.l.
Sáng rảo khắp xem cùng quốc độ chi tự. Chùa cất trên nỏng vuông vức bảy mét, lên cốt Phật cao lớn quang minh, y vàng kiểu thủy ba.
Lễ Phật rồi đi công quả quét quanh chùa.
Cả ngày bổn đạo nượp nượp, sư cả không nghỉ đặng, ngồi sớm mơi tới tối, khuya 11 giờ mới đặng nghỉ.
Phần đông, nghe có thầy sãi Annam không biết thế nào nên có ý xem bần đạo.

Ngày 21 Avril 1937 – 10-3-â.l.

Cũng vậy. Bữa nay sớm mơi có bà thân của Sư cả đến. Sư kêu bần đạo rằng : Cô đây là bà thân của tôi. Đoạn bà chuyện vãn cùng thầy chập lâu bèn lễ Sư con và bần đạo. Xem bà còn sõi lắm.

Ngày 22 Avril 1937 – 11-3-â.l.

Cũng vậy.
Chín giờ đi cùng Sư đi viếng một người bổn đạo vì bị cắt chơn (trái) cục gù đi đến chùa không đặng, có thê nhi đến chùa.
Chiều ba giờ cũng đi thăm một vị Cư-sĩ đau. Đến nơi thì người bịnh đã đi nhà thương.
Dọc đàng xem vườn tược ruộng nương y như xứ Annam.
Năm giờ về tới quán của một người bổn đạo, bỗng có Dì của Sư cả thấy Sư cả bèn dằn lòng không nổi, khóc tủi van bi, làm Sư cũng ứa lụy. Cô vì đau lòng mất con trai cách ba tháng rồi, nay thấy Sãi cháu bèn tủi chuyện con không hội hiệp cùng Sư đặng. Đãi nước limonade.

Ngày 23 Avril 1937 – 12-3-â.l.

Hai giờ chiều đi trình diện Docteur lần chót, đi xe hơi rồi đi luôn lên Sư Dhamaloka, đi thuyết pháp tại chùa mới chợ Madamepé tới 11 giờ về tới chùa 12 giờ khuya.

Ngày 24 Avril 1937 – 13-3-â.l.
Y lệ.

Ngày 25 Avril 1937 – 14-3-â.l.

Bữa nay 9 giờ có xe hơi lại rước đi dự cúng dường tại làng bổn đạo chùa.
Thọ thí một cái pháp khố, một sợi thúc đái.
Về tới chùa 1 giờ 30 bần đạo nghe rằng có quan giám đốc sở tuần cảnh đến viếng, ý muốn biết bần đạo có passeport không. Năm giờ đến lấy tên họ và xin đem passeport về bót.

Ngày 26 Avril 1937 – 15-3-â.l.

Sớm tám giờ lính đến, đem déclaration(1) biên y luật bảo ký tên. Sư Sasanaseri và sư Dhamaloka bảo kiết.
Trưa thọ thỉnh ngọ thí tại nhà mẹ của Sư Sasa-naseri.

Ngày 27 Avril 1937 – 16-3-â.l.
Y lệ.

Ngày 28 Avril 1937 – 17-3-â.l.
Y lệ.

Ngày 29 Avril 1937 – 18-3-â.l.
Y lệ.

Ngày 30 Avril 1937 – 19-3-â.l.
Y lệ.

Ngày 1er Mai 1937 – 20-3-â.l.
Y lệ.

Ngày 2 Mai 1937 – 21-3-â.l.
Đi Colombo cùng Sư trưởng.

hoangtri
08-05-2016, 05:59 PM
Ngày 6 Mai 1937 – 25-3-â.l.

Viếng Giáo chủ tại Đại học Pali đường. Ngài (cho) một mỗi vị một cái khăn.
Về ngụ tại chùa Negombo.

Ngày 7 Mai 1937 – 26-3-â.l.

Đi viếng chùa Negombo. Chùa giàu, đắp hình quanh vách cả thảy 80.000R.
Thọ thỉnh tại Bạch-y-gia.
Trở về chùa nhỏ Negombo.

Ngày 8 Mai 1937 – 27-3-â.l.
Đàn na hộ ngọ.
Chiều 1 giờ 30 đi đưa một đám xác xa chùa 10 km. Tối 6 giờ từ giã chủ tự đi về chùa Sư trưởng.
Đặng thơ huynh Siha.

Ngày 9 Mai 1937 – 22-3-â.l.
Trưa đi thọ ngọ thí với sư Dhamaloka và hai vị sa-di. Tối 6 giờ đi cùng Sư trưởng thọ thí ẩm nơi một người già bịnh.

Ngày 10 Mai 1937 – 23-3-â.l.
Trưa cùng Sư trưởng đi qua chùa… thọ thỉnh thực. Bần đạo thuyết pháp sơ sơ, thính giả rất vui lòng. Sư trưởng thông ngôn.
Thọ thí một cái y.

Ngày 11 Mai 1937– 1er-4-â.l.
Hai giờ chiều đi ra đón xe đi Colombo cùng hai vị Sadi đặng lo đổi Passeport vì sở Tuần cảnh đã đến chùa mời đến Công sở đặng đổi Passeport.

Ngày 12 Mai 1937 – 2-4-â.l.
9 giờ đi chụp hình đặng gắn Passeport : 2R.
4 giờ đi thăm huynh Siha tại nhà thiền Burnese đường Demetagoda 160 đi một mình.
Lễ tôn vương Anglais, họ rủ đi xem, từ kiếu.

Ngày 13 Mai 1937 – 3-4-â.l.
Y lệ.

Ngày 14 Mai 1937 – 4-4 â.l.

Lấy hình đi lại C.I.D police office. Đi với Soma-nanda và Dhamaloka. Lấy thơ đi Consulate French. Ngài đi khỏi. Hẹn mai 11 giờ lại.

Ngày 15 Mai 1937 – 5-4-â.l.
10 giờ đi cùng Dhamaloka, đến Consul France. Mười một giờ Dhamaloka về, một mình ở đợi tới 1 giờ 30 rồi Passeport, đóng 6R.45 cents.
Đi lại sở C.I.D, thứ bảy chiều không làm việc, về thứ hai lại.
Nhịn đói cả ngày.

Ngày 16 Mai 1937 – 6-4-â.l.
Chiều lại Burners Rest thăm Siha.

Ngày 17 Mai 1937 – 7-4-â.l.

Một mình mười giờ mơi đến sở C.I.D. police lấy thơ và Passeport rồi cùng tên lính đến sở Passeport office trình thơ. Cho tên lính 0R.25.
11 giờ rồi việc, lãnh Passeport về, thầy ký nói, ở Ceylon không cần visé. Chừng trở về India thì trước một tuần phải đến visé. Về Mahabodhi, ăn ngọ rồi trở về Negombo. Đến bến xe hơi Pitakotawa gặp xe hơi quen mời về. Mua nho và pomme 1R.

Ngày 18 Mai 1937 – 8-4-â.l.
Sư trưởng bịnh, bất thọ ngọ thực.

Ngày 19 Mai 1937 – 9-4-â.l.
Sư đi Dispenserie.
Bất thắng dâm căn khởi, một ngoạt Ceylon nhị khởi.

hoangtri
08-05-2016, 06:01 PM
Ngày 20 Mai 1937 – 10-4-â.l.

Bữa nay bổn đạo sửa soạn chùa, dựng cửa đặng rước lễ Niết-bàn.

Ngày 21 Mai 1937 – 11-4-â.l.
Negombo to colombo 0,30C
to Pellawatta
Surammaramaya 0,10C.
I. maligakanda M.B. Mandira
Iram = to Bogas Handiya.
Fr. Bogas Handiya to
Pitakotuwa (Pass stand) 0,04 cents.

Ngày 22 Mai 1937 – 12-4-â.l.

Bữa nay không có bổn đạo cúng dường (chùa nấu) ăn ngọ thời thọ thỉnh tại nhà Dì của Sư cả.
Thô diệt, tế bồn, tâm sở loạn. Thức quá khứ bèn vị-lai. Thức Phật pháp tối khổ.
Ôi ! chín năm trời tắt lửa ngỡ tiêu ma, hay đâu đó còn vùi nơi tro đốm lửa.

Ngày 23 Mai 1937 – 13-4-â.l.

Bữa nay bổn đạo đến cúng Phật cập tăng.
Chín năm an ổn dựa màu thiền,
Tình dục tham tâm sạch đảo điên.
Đốm lửa khỏa tro lòng chẳng ngỡ,
Giờ khuya lừng lẫy nhắc trần duyên.

Trần duyên nghiệp thế cũng còn sao ?
Còn nạp nơi mô đã lú màu,
Huệ chiếu mạt-na, khô lửa thức,
Kìa kìa tiểu tế có là bao.

Ngày 24 Mai 1937 – 14-4-â.l.

Nay là ngày vía Niết bàn Phật tổ Thích Ca nội nước Ceylon các chùa, tháp đều treo phan phướng cờ xí chưng dọn cửa chùa và mấy nẻo đường làm cửa giả rực rỡ. Sáu giờ chiều nhập lễ. Bổn đạo các chùa đều đông đảo đến cúng dường nghe thuyết pháp.
Nay Bần đạo vì Sư cả khuyên lắm vào trong tại giảng đường thuyết pháp tiếng Anglais. Sư thông ngôn lại tiếng Sinhalese.
Đoạn cùng sư 9 giờ lên xe hơi đi đến chùa dự cuộc lễ Sadi nhập đạo, bốn vị nhỏ từ 9, 10 tuổi. Thân tộc cùng bổn đạo cúng bộ y, bát đủ thứ và lễ bái bốn Sadi. Mười một giờ rưỡi rồi cuộc đi thẳng đến quận Gampa xem : Cả chợ phố xá chưng dọn dẹp đỏ đen đủ kiểu, có chưng hình tích Phật rất khéo
2 giờ sẵn xe tới chùa.

hoangtri
08-05-2016, 06:05 PM
Ngày 25 Mai 1937 – 15-4-â.l.
Nay, ngọ thọ thỉnh.
Sư cả đi Colombo và Negombo thuyết pháp. Tối bổn đạo rước Dhamaloka pháp sư thuyết pháp.

Ngày 26 Mai 1937 – 16-4-â.l.
Vô sự, nay hết ngày vía.
Thử nhựt bất thọ tiểu trai.
Đặng thơ của anh Nhung rằng cô Đức-thắng (tức là cô bạn của ông mười Tạo) tự tử. Mô Phật ! Nhứt ẩm nhứt trác giai do tiền định, hà huống sanh tử. Tịch giả an giả.

Ngày 27 Mai 1937 – 17-4-â.l.

From Colombo to Jalaimannaram.
Fr. Jalaimannaram to Dhanuskodi (by steamer)
Fr. Dhanuskodi (to Madras)
Admore station 14R
– to Central station and to Calcutta (about 1 km).
Bổn đạo hộ 15R.

Ngày 28 Mai 1937 – 18-4-â.l.
8 giờ 30 tối xe chạy, mua giấy 14R.30.

Ngày 29 Mai 1937 – 19-4-â.l.
7 giờ 30 tới bến tàu. Mười một giờ tàu tới bến Dhanuskodi. Lên thương chánh xét gói lục lưng.

Ngày 30 Mai 1937 – 20-4-â.l.
7 giờ xe tới Egmora, đi xe lại Central station. Đợi 8 giờ tối xe chạy Calcutta. Mua giấy 21R.3A.9P. Lại Dharamshala, ăn ngọ cùng người hộ dẫn.

Ngày 31 Mai 1937 – 21-4-â.l.
Mua giấy đi Calcutta 21R.3A.2.
Chiều tối 9 giờ xe chạy.

Ngày 2 Juin 1937 – 23-4-â.l.
Sớm mơi 7 giờ xe tới Calcutta. Đi lại chùa. Đoạn chiều 8 giờ đi xe về Sarnath.

Ngày 3 Juin 1937 – 24-4-â.l.
Sáng tới Bénarès, ngồi xe 10 giờ về Sarnath. Đại chúng mừng rỡ. Đoạn lo thu xếp lấy hành lý xong, ăn ngọ.
Kế 1 giờ 30 cùng sư Kasyapa lên xe ngựa đi ra Bénarès mua giấy trở lại Calcutta.

Ngày 4 Juin 1937 – 25-4-â.l.
Sáng tới.
Mượn hỏi tàu. Viết thơ cho hãng.

Ngày 5 Juin 1937 – 26-4-â.l.
Đợi kỳ tàu 10 Juin.

Ngày 6 Juin 1937 – 27-4-â.l.
Lại đường Phear thăm vợ chồng ông Liễu Minh. Đoạn thuật sự phải trở về xứ. Trao bức thơ xin trao giùm Samdhen lama, khi huỷnh trở lại Gaya trong mùa đông.

Ngày 7 Juin 1937 – 28-4-â.l.
Mua giấy tàu tại Clive Street No 4. Rồi đi lại sở Passeport trình Passeport.

Ngày 8 Juin 1937 – 29-4-â.l.
Thỉnh Phật tượng.

Ngày 9 Juin 1937 – mùng 1-5-â.l.
Đi lại hãng đổi tiền Singapore.

hoangtri
08-05-2016, 06:09 PM
Ngày 10 Juin 1937 – mùng 2-5-â.l.

1 giờ 30 chiều. Sư Jinaratana và Pyaratana cùng một vị Sinnalese đưa xuống tàu. Xe kiến đi 1R.8A. Quan thầy 5 giờ đến xem xét rồi 10 giờ tối tàu lui.

Ngày 11 Juin 1937 – 3-5-â.l.
Ngọ bánh mì.

Ngày 12 Juin 1937 – 4-5-â.l.
Ngọ bánh mì.

Ngày 13 Juin 1937 – 5-5-â.l.
Ngọ bánh mì.

Ngày 14 Juin 1937 – 6-5-â.l.
Ngọ bánh mì. Bảy giờ tới Penang.
Sở Immigration xuống xét. Trình Passeport. Nhận. Tàu 2 giờ đi.

Ngày 15 Juin 1937 – 7-5-â.l.
Ngọ bánh mì.

Ngày 16 Juin 1937 – 8-5-â.l.
Ngọ bánh mì.

Ngày 18 Juin 1937 – 10-5-â.l.

2 giờ sáng tới Singapore. Bảy giờ Quan thầy xuống xem rồi. Tàu chở cả hai mươi lăm người đi lại nhà dưỡng đường ở tại một cục cù lao nhỏ xa Singapore ít cây số. Buộc ở đó năm ngày. Lên bến, bắt xông đồ (é tuve) tắm Sulfurique. Chín giờ lãnh đồ ăn, tự nấu lấy.

Ngày 19 Juin 1937 – 11-5-â.l.

9 giờ đi lãnh vật thực : gạo, khoai lang bốn củ, hành tàu một củ, dầu dừa, bột cà-ri, ớt, muối, ½ hộp sữa, đường, trà, bột mì và củi, một cái nồi.

Ngày 20 Juin 1937 – 12-5-â.l.
Y lệ.

Ngày 21 Juin 1937 – 13-5-â.l.
7 giờ quan thầy lại thăm.
9 giờ lãnh đồ nấu rồi ăn ngọ.

Ngày 23 Juin 1937 – 15-5-â.l.

7 giờ matin,(1) tàu lại chở đi Singapore. Sở thương chánh xét rồi cho đi.
Đi lại tiệm ngủ Quảng an ( ) nghỉ. Mười giờ lại sở Passeport.
Lại hãng mua giấy tàu 18D,50.
Gặp ông Nguyễn văn Thọ (Sadec), gởi lời thăm Mr. Qưới (Kho bạc).

Ngày 24 Juin 1937 – 16-5-â.l.
Singapore.

Ngày 25 Juin 1937 – 17-5-â.l.
Singapore.

Ngày 26 Juin 1937 – 18-5-â.l.
9 giờ xuống tàu.

Ngày 30 Juin 1937 – 22-5-â.l.

7 giờ về tới Saїgon, về tới am 11 giờ trưa.
Chiều tối lên viếng anh mười (Nhung) và trả 81$,77 tiền cấp táng.

Khởi chép ngày 3-4-60 Chép xong ngày 29-1-61
mùng 8-3-Canh tý 13-12-Canh tý



HẾT