Đức Tâm
05-05-2016, 05:33 PM
TIẾNG NÓI VÔ THINH
(The voice of the silence)
Tác giả: H. P. BLAVATSKY
Dịch giả: NGUYỄN VĂN NHUẬN
ÁNH ĐẠO TÙNG THƯ 1968
TỰA
Những trang sau đây trích ở “Kim huấn thư”, một trong những sách phát cho các sinh viên Thần bí học ở phương Đông. Tất cả sinh viên[1] đều phải học những giáo lý này, và nhiều nhà Thông Thiên Học đã chấp nhận những giáo huấn ấy. Vì tôi thuộc lòng rất nhiều giáo huấn đó, nên tôi phiên dịch dễ dàng.
Một điều mà ai cũng biết là ở Ấn Ðộ, những phương pháp để phát triển tâm linh của các vị Guru (đạo sư hay Sư Phụ) đều khác nhau, chẳng những vì lẽ các Ngài khác học phái – tất cả có sáu học phái [2] mà cũng vì lẽ mỗi Guru có một phương pháp riêng nên thường thường người giữ rất kín. Tuy nhiên, ở phía bên kia Hy mã lạp sơn, phương pháp của các Trường Huyền bí học không thay đổi, ngoại trừ khi nào vị Guru chỉ là một Lạt ma thường không biết gì hơn những kẻ thọ giáo.
Quyển sách mà tôi do theo để dịch đây thuộc về một bộ sách, trong đó tôi cũng rút lấy những đoạn của “Kinh Dzyan” dùng làm căn bản để viết bộ “Giáo lý bí truyền”. “Kim huấn thư” cũng chung một nguồn gốc với quyển Paramartha, theo truyền kỳ thì quyển này vốn của các vị Nàga hay là “Rắn” (danh hiệu của các vị đắc pháp hồi xưa) truyền lại cho vị Ðại La Hán Nagarjuna. Tuy nhiên, những châm ngôn và những ý tưởng cao siêu, đặc sắc của kinh này thường thấy dưới một hình thức khác trong kinh sách chữ Sanskrit, thí dụ trong quyển kinh luận về thần bí Jnaneshvari, nơi đây Krishna miêu tả cho Arjuna nghe trạng thái của một nhà Yogi hoàn toàn sáng suốt, hoặc trong ít quyển Upanishads. Ðó là một sự rất tự nhiên bởi hầu hết (nếu không phải là tất cả) những vị Ðại La Hán, những đệ tử đầu tiên của Phật Thích Ca, và nhất là những vị di cư sang Tây Tạng đều là người Ấn Ðộ và người Aryans chớ không phải người Mông Cổ. Kinh sách của một mình Ðức Aryasanga để lại cũng rất nhiều.
(The voice of the silence)
Tác giả: H. P. BLAVATSKY
Dịch giả: NGUYỄN VĂN NHUẬN
ÁNH ĐẠO TÙNG THƯ 1968
TỰA
Những trang sau đây trích ở “Kim huấn thư”, một trong những sách phát cho các sinh viên Thần bí học ở phương Đông. Tất cả sinh viên[1] đều phải học những giáo lý này, và nhiều nhà Thông Thiên Học đã chấp nhận những giáo huấn ấy. Vì tôi thuộc lòng rất nhiều giáo huấn đó, nên tôi phiên dịch dễ dàng.
Một điều mà ai cũng biết là ở Ấn Ðộ, những phương pháp để phát triển tâm linh của các vị Guru (đạo sư hay Sư Phụ) đều khác nhau, chẳng những vì lẽ các Ngài khác học phái – tất cả có sáu học phái [2] mà cũng vì lẽ mỗi Guru có một phương pháp riêng nên thường thường người giữ rất kín. Tuy nhiên, ở phía bên kia Hy mã lạp sơn, phương pháp của các Trường Huyền bí học không thay đổi, ngoại trừ khi nào vị Guru chỉ là một Lạt ma thường không biết gì hơn những kẻ thọ giáo.
Quyển sách mà tôi do theo để dịch đây thuộc về một bộ sách, trong đó tôi cũng rút lấy những đoạn của “Kinh Dzyan” dùng làm căn bản để viết bộ “Giáo lý bí truyền”. “Kim huấn thư” cũng chung một nguồn gốc với quyển Paramartha, theo truyền kỳ thì quyển này vốn của các vị Nàga hay là “Rắn” (danh hiệu của các vị đắc pháp hồi xưa) truyền lại cho vị Ðại La Hán Nagarjuna. Tuy nhiên, những châm ngôn và những ý tưởng cao siêu, đặc sắc của kinh này thường thấy dưới một hình thức khác trong kinh sách chữ Sanskrit, thí dụ trong quyển kinh luận về thần bí Jnaneshvari, nơi đây Krishna miêu tả cho Arjuna nghe trạng thái của một nhà Yogi hoàn toàn sáng suốt, hoặc trong ít quyển Upanishads. Ðó là một sự rất tự nhiên bởi hầu hết (nếu không phải là tất cả) những vị Ðại La Hán, những đệ tử đầu tiên của Phật Thích Ca, và nhất là những vị di cư sang Tây Tạng đều là người Ấn Ðộ và người Aryans chớ không phải người Mông Cổ. Kinh sách của một mình Ðức Aryasanga để lại cũng rất nhiều.