PDA

Xem phiên bản đầy đủ : Những đoá hoa thiền



Trang : [1] 2

cunconmocoi
04-17-2016, 10:17 AM
NHỮNG ĐOÁ HOA THIỀN

禪 之 花

QUYỂN THƯỢNG

Dịch giả: Dương Đình Hỷ


Kính các bậc tiền bối ! Thấy tác phẩm này hay hay, con phát tâm chép lại để "hầu trà" cho các vị, trong sách sau mỗi câu chuyện, soạn giả đều có chua thêm lời bình nhằm làm sáng tỏ nghĩa hơn, nhưng con không thấy ghi tên vị soạn giả ấy. Do vậy con dự định sẽ dùng màu xanh dương để chép nguyên tác, màu nâu cho lời bình của vị soạn giả vô danh và màu đen mặc định để ghi những tâm tư vụn vặt của con, có thể con "cạn nghĩ" nhưng ít nhất cũng có cái cho chúng ta cùng suy tư, kính xin được các Ngài chỉ giáo thêm !


______________

1. Đệ tử đến tay không.

Một lần, có một vị khách đến tham phỏng Triệu Châu. Vị khách không mang theo lễ vật, cảm thấy bất an, nên nói:
- Đệ tử đến tay không.
Triệu Châu đáp:
- Bỏ xuống đi!
Vị khách không hiểu hỏi:
- Đệ tử không mang gì đến, làm sao bỏ xuống được?
- Vậy ngươi hãy mang đi!

(Thiền Viên)

Ý của Triệu Châu là: ngươi không mang theo lễ vật có gì là quan trọng đâu! Hãy buông bỏ cái tâm chấp trước của ngươi đi. Bỏ tất cả, vượt lên tất cả chấp trước là có thể thành Phật.

----------------

Người khách nói theo đời,
Tổ Triệu Châu một lòng giảng đạo,
Khách không hiểu cái đạo lý ẫn sau câu nói của Ngài,
Thôi thì cái câu "bỏ xuống đi" của Tổ nói, hãy coi như tiếng gió thoảng,
"Nghiệp của người còn dày, thì hãy cứ mang những chấp nhất ấy đi,
Chuyện ta giúp cho ngươi không thành vẫn là chuyện "hằng ngày ở Huyện" mà .

Thôi thì :


"Gió đưa cành trúc la đà
Hồi chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương"

cunconmocoi
04-18-2016, 04:28 PM
2. Lão tăng hiếu sát.

Có ông tăng theo Triệu Châu ra vườn rau, thấy một con thỏ hoảng sợ chạy trốn.
Ông tăng hỏi:
- Thiền sư là người tu, vì sao con thỏ trông thấy lại sợ?
- Vì lão tăng hiếu sát.
(Thiền Cơ)

Ông Tăng thấy thỏ hoảng sợ bỏ chạy là lạc vào hiện tượng giới mà không tự biết. Câu đáp của Triệu Châu có ý bảo ông phải cắt đứt mọi trói buộc.

_____________

1. Bậc Giác Ngộ không cần thiết phải hiện tướng đạo mạo, hay thể hiện nét từ bi trên mặt, nên thỏ thấy bóng người thì sợ chạy là chuyện bình thường.

2. Thiền sư ngộ đạo không phải lúc nào cũng nói "thiền cơ diệu ngữ", mà có những lúc cũng dạy đệ tử những điều bình thường như : "không nên hiếu sát".

cunconmocoi
04-18-2016, 04:35 PM
3. Cây cờ.

Trong thiền viện có một cây cờ bị gió thổi gẫy. Một ông tăng hỏi Triệu Châu:
- Cây cờ đi về phàm hay đi về thánh?
- Không phàm, không thánh.
- Vậy đi về đâu?
- Rơi xuống đất.
(Thiền Cơ)

Câu hỏi của ông tăng còn phân phàm thánh là còn có sai biệt, vì vậy Triệu Châu bảo không phàm, không thánh.

____________

Nếu Tổ Triệu Châu bảo "về phàm" hoặc "về Thánh" thì đã lạc vào "hí luận huyền đàm".

cunconmocoi
04-18-2016, 04:44 PM
4. Con lừa kêu.

Duy Chính nhân có việc phải đến kinh thành, trên đường gặp một viên quan lại. Ông này mời thiền sư thọ trai. Bỗng nhiên một con lừa hí lên, viên quan lại kêu "Thiền sư.” Duy Chính ngẩng đầu lên, viên quan lại bèn chỉ con lừa. Thiền sư bèn chỉ viên quan lại.
(Thiền Cơ)

Ở hiện tượng giới, con lừa, thiền sư, viên quan lại có sai biệt, nhưng ở bản thể giới thì chỉ là một.

______________

Sao "đóa hoa thiền" này không đề tựa là "CÓ KHÁC GÌ ĐÂU !" nhỉ ?

cunconmocoi
04-18-2016, 04:50 PM
5. Chín chín tám mốt.

Một ông tăng hỏi Ba Tiêu:
- Ẩn thân ở Bắc Đẩu là ý gì?
- Chín chín tám mốt.
Ngưng lại một lát, Ba Tiêu lại hỏi:
- Ngươi hiểu không?
- Không hiểu.
- Một, hai, ba, bốn, năm...
(Thiền Cơ)

Ẩn thân ở Bắc Đẩu chỉ trụ ở bản thể giới. 81 là chung điểm của 9x9.
1, 2, 3, 4, 5... sẽ dẫn đến vô cực.

_____________

Cả hai câu trả lời của Thiền sư Ba Tiêu đều đồng nghĩa "UỐNG TRÀ ĐI !"

cunconmocoi
04-18-2016, 04:56 PM
6. Hét, đánh.

Có ông tăng hỏi Thủ Sơn:
- Lâm Tế hét, Đức Sơn đánh, cứu cánh là ý nghĩa gì?
- Ngươi thử làm coi.
Ông tăng bèn hét một tiếng.
- Đồ mù!
Ông tăng lại hét một tiếng nữa.
- Đồ mù hỗn, còn ra thể thống gì?
Ông tăng nghe rồi bèn hướng Thủ Sơn hành lễ. Thủ Sơn đánh ông một gậy.
(Thiền Viên)

Đánh và hét đã làm nhiều thiền sinh khai ngộ là do áp dụng đúng thời cơ; nhưng cái cơ duyên đó nhìn không thấy, cảm không được, nếu ta cứ đánh hét một cách máy móc thì chẳng khác gì nói chuyện với người câm, điếc.

____________

Uổng một gậy !

cunconmocoi
04-19-2016, 09:54 AM
7. Nhất tự quan.

Có ông tăng hỏi Đầu Tử :
- Thế nào là Phật?
- Phật.
- Thế nào là Đạo?
- Đạo.
- Thế nào là Thiền?
- Thiền.
(Thiền Viên)

Nhất Tự Quan là loại công án mà lời đáp chỉ bằng một tiếng. Những câu trả lời của Đầu Tử dường như là không trả lời, nhưng xét kỹ lại thì đó lại là những câu trả lời hoàn toàn nhất.

_____________

Theo Cunconmocoi, đây không phải là cách trả lời "hoàn toàn nhất", có rất nhiều hệ lụy biến chúng đệ tử thành "những con két bi bô tiếng người".

cunconmocoi
04-19-2016, 10:10 AM
8. Trăng lặn hướng Tây.

Một ông tăng hỏi Như Mẫn:
- Thiền sư bao nhiêu tuổi rồi?
- Ngày nay sanh, ngày mai mất.
- Vậy sao? Sanh ở đâu vậy?
- Mặt trời mọc phương Đông, mặt trăng lặn phương Tây.
(Thiền Cơ)

Ở hiện tượng giới có sai biệt về thời gian (nay, mai) về không gian (Đông, Tây) nhưng ở bản thể giới chỉ là một.


_____________

Trăng bao nhiêu tuổi "trăng già" ?!
Núi bao nhiêu tuổi gọi là "núi non" ?!
Người ơi hãy tạo quả tròn,
Dẫu rằng Phật quốc hãy còn bên ta.

cunconmocoi
04-19-2016, 10:23 AM
9. Muốn ngủ thì ngủ.

Một ông tăng hỏi Chiêu Hiền:
- Thế nào là tâm bình thường?
- Muốn ngủ thì ngủ, muốn ngồi thì ngồi.
- Đệ tử không hiểu.
- Nóng thì tìm chỗ mát, lạnh thì lại gần lửa.
(Thiền Cơ)

Tâm bình thường là chỉ cảnh giới an nhiên, tự tại.

____________

Trả lời như Ngài Chiêu Hiền thì hầu như ai cũng có thể trả lời được !

cunconmocoi
04-19-2016, 10:36 AM
10. Làm lừa, làm ngựa.

Một ông tăng hỏi Chiêu Hiền (đệ tử của Nam Tuyền):
- Nam Tuyền mất rồi đi đâu?
- Đến nhà phía Đông làm lừa, hoặc đến nhà phía Tây làm ngựa.
- Nghĩa là sao?
- Muốn cưỡi thì nhẩy lên, không muốn thì nhẩy xuống.
(Thiền Cơ)

Lừa, ngựa chỉ hiện tượng giới; cưỡi hay không cưỡi chỉ phàm, thánh là một.


______________


Nhất thiết hữu vi pháp,
Như mộng huyễn bào ảnh,
Như lộ diệc như điễn,
Ưng tác như thị quán.

(Kinh Kim Cang)

cunconmocoi
04-19-2016, 10:41 AM
11. Ngươi thiếu gì?

Một ông tăng hỏi Linh Mặc:
- Thiền sư không có pháp nào tiếp dẫn người sao?
- Đợi ngươi thỉnh cầu, ta sẽ tiếp dẫn.
- Thỉnh thiền sư tiếp dẫn.
- Ngươi thiếu gì?
(Thiền Cơ)

Tự tánh ai cũng có, việc gì phải cầu xin ở bên ngoài?

_____________

"Bính Đinh đồng tử lai cầu hỏa !"

cunconmocoi
04-20-2016, 10:33 AM
12. Cửa Thiên đường.

Một vị tướng quân hỏi Bạch Ẩn:
- Có thật là có Thiên Đường và Địa Ngục không?
- Ngươi làm gì?
- Thưa, con là một vị Tướng !
- Ha! Ha! Đồ ngu ngốc nào mời ngươi làm tướng, trông ngươi giống như một tên đồ tể!
Vị tướng quân gầm lên: “Nói cái gì? “và rút phắt kiếm ra.
Bạch Ẩn nói:
- Cửa Địa ngục đã mở ra rồi đấy!
Vị tướng quân bừng tỉnh, vội đút kiếm vào vỏ và tạ tội.
- Đó! Cửa Thiên đường đã mở rồi!
(Thiền Thuyết)

Địa ngục và Thiên đường không phải sau khi chết rồi mới có, mà ngay trong hiện tại, ngay trong một niệm, tùy thiện hay ác mà cửa mở.

____________

Nếu chúng ta chưa thể về Phật quốc, thì ... nên tránh đi Địa ngục, mà cũng chớ ham Thiên đường, hãy ở lại đây "đồng cam cộng khổ" với các bạn đồng tu.

cunconmocoi
04-20-2016, 10:48 AM
13. Gà vàng chưa gáy.

Một ông tăng hỏi Đầu Tử:
- Gà vàng chưa gáy thì sao?
- Không có tiếng.
- Gáy rồi thì sao?
- Mọi người tự biết thời khắc.
(Thiền Cơ)

Gà vàng chỉ tự tánh, chưa gáy chỉ chưa ngộ, gáy rồi chỉ đã ngộ. "Mọi người tự biết thời khắc" chỉ tự tánh phải tự mình thể hội.

______________

Chỉ là NỤ HOA

cunconmocoi
04-20-2016, 10:52 AM
14. Người đắc đạo.

Một ông tăng hỏi Như Nột:
- Thế nào là người đắc đạo?
- Đi không lưu dấu chân, đứng ngồi không người biết.
(Thiền Cơ)

Câu đáp mô tả cảnh giới kiến tánh.

___________

Như Nột là ai ?

cunconmocoi
04-20-2016, 11:06 AM
15. Dao Giang Tây.

Tư Minh thưa :
- Đệ tử không mang đến lễ vật gì tốt, chỉ tại Hà Nam mua một con dao Giang Tây để tặng thiền sư!
Bảo Ứng đáp :
- Ngươi từ Hà Nam lại, mua dao ở đâu?
Tư Minh nắm lấy tay Bảo Ứng bóp một cái.
Thiền sư nói :
- Thị giả! Mau nhận lấy dao.
(Thiền Cơ)

Giang Tây chỉ dòng thiền của Nam Nhạc Hoài Nhượng. Hà Nam chỉ dòng thiền của Thanh Nguyên Hành Tư. Dao chỉ phương cách kiến tánh. Câu hỏi của Bảo Ứng "Ngươi từ Hà Nam lại, mua dao ở đâu?" là hỏi Tư Minh giác ngộ do phương pháp của Hoài Nhượng, Hành Tư hoặc từ phái khác? Tư Minh bóp tay thiền sư biểu thị không phải do phái ngoài. Do đó, thiền sư gật đầu kêu thị giả nhận dao.

_____________


"Có thì có tự mảy may,
Không thì cả thế gian này cũng không !"

cunconmocoi
04-20-2016, 11:12 AM
16. Sanh tử trật tự.

Có một vị phú ông nhờ Tiên Nhai viết chữ.
Tiên Nhai viết:"Cha chết, con chết, cháu chết.”
Phú ông nổi giận :
- Đệ tử nhờ thầy ban cho những lời tốt lành, sao lại giỡn cợt như vậy?
- Đây là những lời tốt lành đó nha! Nếu như con ông chết trước ông, có phải là ông đau khổ không? Lại nữa nếu cháu ông chết trước con ông thì hai cha con ông đau khổ biết chừng nào? Nếu gia đình ông cứ theo như lời ta viết thì có phải là thực sự hưng vượng không nào?

Sống gửi, thác về; chết ví như kẻ du tử về nhà. Nếu cứ theo trật tự mà chết chẳng phải là có phúc sao!

___________

Hoa héo ! (nào phải Hoa Thiền.)

cunconmocoi
04-20-2016, 11:27 AM
17. Đại Thừa, Tiểu Thừa.

Có một lần Hoàng Bá lên chơi Ngũ Đài Sơn, trên đường gập một vị quái tăng. Hai người vừa đi vừa chuyện vãn, tâm đầu ý hợp. Gập một con suối, sức nước rất mạnh. Vị tăng bảo Hoàng Bá:
- Chúng ta qua bờ bên kia đi!
Hoàng Bá nói:
- Ngươi muốn qua thì cứ tự mình qua đi.
Vị tăng không nói một lời vén quần chạy qua suối như chạy trên đường lộ , còn quay đầu lại kêu Hoàng Bá:
- Lại mau! Lại mau!
Hoàng Bá đáp :
- Nếu ta biết ngươi như vậy ta đã chặt chân ngươi rồi!
Vị tăng nghe rồi tán thán rằng: “Ngươi thật là một vị đại thừa pháp khí, ta thật không bằng!”, nói rồi biến mất.

Tiểu thừa là tự độ; Đại thừa là tự độ rồi độ tha. Do đó vị quái tăng biểu thị cho tiểu thừa phải biến mất [**].

_____________

*
Vị Tăng kia thi triễn thần thông chạy trên mặt nước.


**
Ở đây không hề có chuyện Đại Thừa - Tiểu Thừa gì cả. Chỉ là bậc đạt đạo _ Ngài Hoàng Bá _ không xem Thần Thông là quan trọng (trong khi Ngoại Đạo thì rất thích thú với Thần Thông), dầu có cũng không tùy tiện thi thố mua vui cho thiên hạ bao giờ.

cunconmocoi
04-21-2016, 08:21 AM
18. Không rửa mặt.

Một ông tăng hỏi Đạo Hạnh:
- Thế nào là đường tu chánh?
- Sau niết bàn sẽ có.
- Sau niết bàn sẽ có là ý gì?
- Không rửa mặt
- Đệ tử không hiểu!
- Không mặt để rửa!

Mặt chỉ tự tánh, vì tự tánh không bẩn, không sạch nên không cần rửa.*

_______________

*
Lời bình này đã "nắm đuôi lươn" rồi, phải chộp nơi cái đầu lươn cơ !.

"Không mặt để rửa" là nói :


Có gì tồn tại đâu nào,
Mây giăng đỉnh núi, bụi vào mắt ai !

cunconmocoi
04-21-2016, 08:38 AM
19. Nơi sanh.

Một ông tăng hỏi Huệ Hải :
- Thiền sư có biết nơi mình sẽ sanh không?
- Chưa chết làm sao biết nơi sanh?

Chết chỉ ngộ, sanh chỉ tự tánh *.

__________

*
Đọc rồi suy tư tìm nghĩa sâu huyền là đúng rồi, nhưng.... nếu tìm đúng đáp án thì giống như được uống ly nước mía, còn trường hợp lời bình này giống như chia sẻ "bả mía" cho mọi người thưởng thức.

Lời của Tổ Huệ Hải đơn thuần là lời quở: "Ông hãy lo phần của ông đi ! Còn tui, tui có sẽ sanh nơi đâu thì "kệ tía tui", mắc gì ông phải lo ?!"

cunconmocoi
04-21-2016, 10:12 AM
20. Nước vẩy không tới.

Một ông Tăng hỏi Đạo Khuông:
- Một trận mưa pháp, có nơi nào không thấm nhuần không?
- Có
- Là nơi nào vậy?
- Nước vẩy không tới!

Câu trả lời của Đạo Khuông có nghĩa là tự tánh phải tự mình tự chứng.

----------------

- Một trận mưa pháp, có nơi nào không thấm nhuần không?
- Có
- Là nơi nào vậy?
- Cái đầu của ông !

cunconmocoi
04-21-2016, 10:30 AM
21. Văn Thù.

Văn Hỷ có lần lên Ngũ Đài Sơn, trên đường gặp một ông lão.
Văn Hỷ hỏi ông lão:
- Nơi đây, Phật pháp như thế nào?
- Rồng rắn hỗn tạp, phàm thánh giao tham.
- Có bao nhiêu người?
- Trước 33, sau 33.
Tới hôm sau không thấy ông lão đâu nữa, chỉ thấy bồ tát Văn Thù cưỡi sư tử hiện trên không. Sau Văn Hỷ tu tập ở Ngưỡng Sơn mà ngộ, làm việc ở nhà bếp. Một hôm, nhân mở vung nồi cơm, trong hơi nóng bốc ra lại thấy Văn Thù hiện ra. Văn Hỷ vơ lấy đồ vụt Văn Thù và nói: "Văn Thù tự Văn Thù, Văn Hỷ tự Văn Hỷ, hôm nay không thể cảm hoặc ta được đâu!"

Người tu Thiền thấy cảnh lạ: Phật, Thánh sinh lòng sợ hãi hoặc kính ngưỡng đó là vì tâm chưa thanh tịnh. Ngộ rồi, thì đó chỉ là hiện tướng, là mê hoặc mà thôi.


--------------

"Tiền tam tam, hậu tam tam"
Mưa đàng Đông, mưa lại đàng Tây,
Nước bốc hơi, mưa lại thành mây.

cunconmocoi
04-22-2016, 07:50 AM
22. Giả Thiền.

Trong đám đệ tử của Bạch Ẩn có một ông Tăng có vẻ đã khai ngộ. Ông không lễ Phật, không dâng hương, thậm chí còn xé kinh Đại Niết Bàn làm giấy đi cầu, nói rằng: “Ta chính là Phật, kinh văn là ghi lại những lời Phật nói. Đã có Phật ở đây rồi, thì kinh văn chỉ là mớ giấy lộn làm việc vệ sinh lại chẳng đuợc sao?”

Bạch Ẩn biết chuyện, gọi ông Tăng lại bảo rằng: “Nghe nói ngươi đã thành Phật! Đáng mừng! Đáng mừng! Nhưng mà đít Phật cũng đáng tôn quý, dùng giấy lộn làm vệ sinh thì không xứng chút nào, sau này ngươi nên dùng giấy trắng thanh khiết thì hơn.”

Ông Tăng nghe Bạch Ẩn nói "đít Phật cũng đáng tôn quý" mà không có phản ứng gì, đủ biết đó là giả ngộ. Sau ông Tăng đó hướng Bạch Ẩn mà sám hối.


_____________

Ngài Bạch Ẫn thật là vi diệu !

Nhân đây, cunconmocoi tha thiết kính mong những "Thiền sư dỏm" đừng tự dối mình dối người nữa.

Địa Ngục chỉ KHÔNG với bậc Toàn Giác, còn với chúng ta _ những người chỉ mới "chôm" được một mớ ngôn từ và khái niệm _ thì :


Ác nghiệp rình sẵn bên mình,
hễ ta phạm lỗi, ngục hình tan thây.

Với người, nhân quả thì chầy,
Với ta, nhân quả một giây nhãn tiền.

cunconmocoi
04-22-2016, 08:11 AM
23. Không cho mọc rễ.

Dược Sơn thấy một ông tăng đang trồng rau, bèn chạy lại nói:
- Trồng thì cứ trồng nhưng đừng cho nó mọc rễ.
- Nếu không cho nó mọc rễ thì đại chúng ăn cái gì?
Dược Sơn hỏi:
- Ngươi còn dùng miệng sao?
Ông tăng không trả lời được.

"Rễ" trong câu nói của Dược Sơn là chỉ căn trần không phải là rễ cây.

_____________

- Chó con mồ côi, không răng không lưỡi sống bằng gì ?

cunconmocoi
04-23-2016, 09:41 AM
24. Quay đầu.


Linh Mặc vào phòng phương trượng thấy Thạch Đầu đang ngồi thiền bèn hỏi:
- Nếu nói một câu khế hợp, thì ta ở lại, bằng không thì ta đi!
Thạch Đầu ngồi yên không nói. Linh Mặc bèn đi ra. Thạch Đầu theo ra đến ngoài cửa hét: "Hòa thượng!"
Linh Mặc quay đầu lại.
Thạch Đầu nói:
- Từ sanh đến tử, chỉ là cái đó, quay đầu lại làm gì?

Cái đó chỉ tự tánh, quay đầu chỉ sự hướng ngoại.
_______________

Linh Mặc trêu Thạch Đầu, Thạch Đầu "test" trở lại, Linh Mặc "dính bẩy".

Bởi "Ai là Hòa thượng ?". Quay đầu là đã tự chui vào cái "bảng hiệu Hòa thượng" rồi !

cunconmocoi
04-23-2016, 09:48 AM
25. Địa Tạng gặp trộm.


Lý Sùng nhân đi tuần phương Nam, vào thăm thiền viện Văn Thù thấy tượng bồ tát Địa Tạng bèn hỏi:
- Vì sao Địa Tạng giơ tay?
Viên Minh đáp:
- Hạt châu trong tay bị trộm lấy mất.
- Đã là Địa Tạng sao còn gặp trộm?
- Hôm nay bắt được rồi.

Châu chỉ tự tánh, trộm chỉ trần ai.

---------------

*
Lời bình này dẫn người đọc ra biển Đông luôn.

cunconmocoi
04-23-2016, 10:52 AM
26. Một đám mây trong không.

Đường Túc Tông hỏi Huệ Trung đã đắc pháp Phật nào?
- Bệ Hạ có thấy đám mây trong không?
- Thấy.
- Lấy đinh sắt mà đóng nó lại.

Phật pháp lưu động như mây, cố định một chỗ là không phải.

--------------

Đường Túc Tông hỏi Huệ Trung đã đắc pháp (Phật) nào?

_ Vô sở đắc !

cunconmocoi
04-23-2016, 11:01 AM
27. Phí công khoác cà sa.


Một ông Tăng nói :
- Dộng chuông rồi, thỉnh Thiền sư thượng đường.
Dược Sơn bảo:
- Ngươi mang giúp ta y bát.
- Thiền sư không có tay bao lâu rồi?
- Uổng cho ngươi khoác áo cà sa!

Ông Tăng còn phân biệt ta, người nên bị Dược Sơn mắng.

--------------

"- Uổng cho ngươi khoác áo cà sa!"

Đây là câu "mắng yêu" của vị Thầy khi thấy đệ tử tiến bộ, chớ không phải như luận giả đã lầm tưởng.

cunconmocoi
04-23-2016, 11:19 AM
28. Cho ta một đồng.


Tòng Thần thấy một ông tăng đang đếm tiền bèn nói:
- Cho ta một đồng.
- Thiền sư vì sao tới nước này?
- Ta tới nước này!
- Nếu đã tới nước này, cầm lấy một đồng.
- Ngươi vì sao tới nước này?

Tiền là vật ngoài thân. Thiền sư muốn ám chỉ phải quay vào trong để ngộ tự tánh; ông tăng không hiểu tưởng thiền sư nghèo quá nên phải xin tiền thật.

---------------

Tòng Thần thấy một ông Tăng đang đếm tiền bèn nói:

- Cho ta một đồng. (Chỉ là ghẹo thôi !)
- Thiền sư vì sao mà bệ rạc thế ?
- Ta bệ rạc thế đấy !
- Nếu đã bệ rạc thế, cầm lấy một đồng.
- Ngươi vì sao bệ rạc thế ? (Đầu óc quá thực dụng !)

cunconmocoi
04-24-2016, 09:56 AM
29. Rau sống, rau chín.

Triệu Châu hỏi ông tăng coi vườn rau:
- Hôm nay ăn rau sống hay rau chín?
Ông tăng lấy một nắm rau đưa cho thiền sư.
Triệu Châu nói:
- Ngươi biết ơn ít, ngươi phụ ơn nhiều!

Muốn biết rau sống hay chín, phải tự mình ăn mới biết, đưa cho thiền sư làm gì?

---------------

Lại "vẽ rắn thêm chân" !

cunconmocoi
04-24-2016, 10:48 AM
30. Tới số.

Nhất Hưu từ nhỏ đã rất thông minh. Sư phụ ông có một cái tách để uống trà là một đồ cổ rất hiếm quý. Một hôm ông vô ý đánh vỡ, trong lòng cảm thấy khốn đốn. Ngay lúc đó ông nghe tiếng bước chân sư phụ đến nơi ông liền hỏi:
- Sư phụ! Con người vì sao phải chết?
Sư phụ ông đáp:
- Đó là chuyện tự nhiên, ở trên thế gian này, tất cả mọi sự vật có sanh thì có tử!
Lúc đó Nhất Hưu đưa mảnh tách vỡ ra và nói:
- Tách trà của sư phụ đã tới số rồi!

Nếu đã hiểu được sanh tử của con người thì cũng hiểu được sự thành hoại của sự vật.

-------------

Chỉ là sự ma mảnh !

cunconmocoi
04-24-2016, 11:04 AM
31. Không biết gã này.

Khế Xung là một vị đại sư ở thời Minh Trị, trụ trì Đông Phúc Tự nhiều năm. Một hôm đại tướng quân Bắc Viên là Tổng Đốc Kinh Đô đến thăm viếng. Thị giả đưa danh thiếp có mấy chữ "Tổng Đốc Kinh Đô Bắc Viên" trình lên.
Thiền sư nói:
- Ta chẳng có quan hệ gì với gã Tổng đốc này, bảo gã hãy đi đi.
Thị giả đưa trả danh thiếp.
Bắc Viên ngỏ lời xin lỗi :
- Đó là lỗi của ta, (bèn lấy bút xóa bốn chữ Tổng Đốc Kinh Đô), phiền thầy trao lại.
Thiền sư đọc danh thiếp nói:
- A, thì ra là Bắc Viên, ta tiếp gã này.

Danh lợi, địa vị, của cải, thành tựu thường làm che mất chân ngã, làm chúng ta mê man như du tử lạc lối về nhà.

----------------

Mọi danh vị thế gian nên bỏ lại ngoài cổng chùa, vào cửa Thiền thì kể cả những danh vị xuất thế gian như Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức v....v.... cũng đều vô nghĩa. Chỉ có những tâm hồn còn khép kín hay đã mở toang mà thôi !

cunconmocoi
04-25-2016, 07:18 PM
32. Đại ý Phật Pháp.

Có ông tăng hỏi Thạch Sương:
- Đại ý Phật pháp là thế nào?
- Ngày xuân, gà gáy.
- Đệ tử không hiểu.
- Trung thu, chó sủa.

Đạo là do tham cứu những sự vật tầm thường mà ngộ.

------------------

Có gì không phải là Phật pháp đâu ! (Vạn pháp vô phi Phật pháp)

cunconmocoi
04-25-2016, 07:22 PM
33. Con lừa.

Quang Dũng là truyền thừa của Ngưỡng Sơn, một hôm về thăm Ngưỡng Sơn.
Ngưỡng Sơn hỏi:
- Đến làm gì?
- Đến tham bái hòa thượng.
- Còn thấy lão tăng không?
- Thấy!
Ngưỡng Sơn lại hỏi:
- Thấy lão Tăng giống con lừa không?
- Lão Tăng cũng không giống Phật.
- Vậy giống cái gì?
- Nếu giống cái gì thì đối với con lừa có gì là khác biệt đâu?
Ngưỡng Sơn nghe rồi khen rằng:
- Ta dùng câu này 20 năm rồi để khảo nghiệm mà chỉ có con là đáp được, thật là phàm thánh tận tình hộ trì!

Câu đáp của Quang Dũng chỉ rằng ông đã thể hội Tánh, Tướng là một.

_______________

Quang Dũng nào có biết "Tánh là gì, mà Tướng lại là chi ?" Chỉ biết H.t không hề giống con gì !

cunconmocoi
04-26-2016, 03:25 PM
34. Trời đất cùng cười.

Một tối, Dược Sơn lên núi kinh hành, đột nhiên mây tan, lộ vầng trăng sáng, thiền sư bỗng phá lên cười. Kết quả là dân dưới núi trong vòng 10 dậm đều nghe thấy tiếng cười, không biết ở đâu tới. Ngày hôm sau, mọi người đều hỏi nhau, tin tức lan truyền tới núi, chúng đệ tử nói rằng:"Đó chính là sư phụ chúng tôi đêm qua tại đỉnh núi cười đó."
(Cảnh Đức Truyền Đăng Lục)

Dược Sơn đã vong ngã, hòa cùng trời đất thành một thể mà cười lớn vậy. Lý Cao có làm một bài thơ tặng Dược Sơn nói về chuyện này:

選 得 幽 居 合 野 情
Tuyển đắc u cư hiệp dã tình
終 年 無 送 亦 無 迎
Chung niên vô tống diệc vô nghinh
有 時 直 上 孤 鋒 頂
Hữu thời trực thượng cô phong đỉnh
月 下 披 雲 叫 一 聲
Nguyệt hạ phi vân khiếu nhất thanh

---------------

Chọn chốn cô liêu thỏa dạ quê
Quanh năm nào biết đón đưa gì
Có khi lên tận đầu non vắng
Điểm nguyệt khơi mây lớn giọng kỳ.

(Tuệ Sĩ dịch)

Hòa Sơn cũng đã từng nói qua "Lạ thật! Lạ thật! Giả như ta cười thì trời cũng cười, đất cũng cười!"

____________

Được chốn thâm sơn thỏa tấc lòng,
Quanh năm dưa muối cũng là xong.
Có khi lên tận đầu non vắng,
Sảng khoái kêu vang, dậy đất trời.

cunconmocoi
04-26-2016, 04:43 PM
35. Tạp dịch.

Một hôm Tây Viên đun nước để tắm, một ông Tăng thấy nói rằng:
- Những việc tạp dịch này, thiền sư để các chú tiểu lo được rồi!
Tây Viên không nói, chỉ phủi tay.

Thiền phải do tự mình thể hội, không thể nhờ kẻ khác.*

_____________

*
Đành rằng câu này không có gì sai, nhưng dùng nó thay lời bình là soạn giả đã "cả nghĩ" rồi !

Chỉ việc đun nước tắm thôi, có gì quan trọng đâu ?!

cunconmocoi
04-26-2016, 04:50 PM
36. Hai rồng tranh châu.

Một ông tăng hỏi Thủ Sơn :
- Hai rồng tranh châu, con nào được?
- Con được, thua.
- Con không được, thì sao?
- Châu ở đâu?

Châu chỉ tự tánh; được, thua chỉ sai biệt là hiện tượng giới. Không thể tìm tự tánh trong sự sai biệt.

____________

Một ông tăng hỏi Thủ Sơn :

_ Hai rồng tranh châu, con nào được?

_ Rỗi hơi !

cunconmocoi
04-27-2016, 05:41 PM
37. Mới vào cửa Thiền.

Ông tăng hỏi :
- Đệ tử mới vào cửa Thiền, xin thiền sư chỉ dậy.
Trần Tôn Túc đáp:
- Ngươi không biết cách hỏi.
- Vậy sao, ý của thiền sư là gì?
- Tha cho ngươi 30 gậy, hãy tự mang đi.

Đừng hỏi người, hãy tự hỏi mình.

____________

Trần Tôn Túc là ai ? Trong tay không có "Thượng phương bảo kiếm" mà đụng ai cũng chém là sao ?

cunconmocoi
04-27-2016, 05:56 PM
38. Thế nào là giải thoát ?.

Một ông tăng hỏi Thạch Đầu:
- Thế nào là giải thoát?
- Ai trói ngươi?
- Thế nào là Tịnh Độ?
- Ai làm bẩn ngươi?
- Thế nào là Niết Bàn?
- Ai làm ngươi, sống, chết?
(Cảnh Đức Truyền Đăng Lục)

Câu trả lời của Thạch Đầu chỉ mình tự trói, tự ô uế, tự gây ra sanh, tử.

_____________

Lòng sư phụ như biển hồ lai láng,
Dạ Học Tăng như vũng nước chân trâu.
Uổng công người dạy dỗ bấy lâu,
Một với một là hai, con chỉ biết.

cunconmocoi
04-28-2016, 05:33 PM
39. Gà mẹ ấp trứng.

Một ông tăng hỏi Đầu Tử:
- Đệ tử hỏi một câu, thiền sư liền đáp ngay; nếu bỗng nhiên hỏi ngàn vạn câu thì thiền sư làm sao?
- Giống gà mẹ ấp trứng.

Phương pháp có nhiều nhưng không ngoài mục đích kiến tánh.

____________


Làm sao ai biết làm sao ?!

Dẫu có bề nào cũng chẳng làm sao !.

cunconmocoi
04-28-2016, 06:05 PM
40. Ta có thể đánh trống.


Có ông tăng hỏi Hòa Sơn:
- Thế nào là chân quá?
- Ta có thể đánh trống!
- Thế nào là chân đế?
- Ta có thể đánh trống!
- Tức tâm tức Phật không thể hỏi, nhưng phi tâm phi Phật là sao?
- Ta có thể đánh trống!
- Đối với bậc thượng nhân, làm sao mà giáo hóa?
- Ta có thể đánh trống!

Chân là chân thật, quá là độ quá; chân quá nghĩa là đã giác ngộ. Trong Phật học, tu tập học vấn gọi là văn; học tận học vấn gọi là "lân" đã tiếp cận đạo, là hàng xóm của Phật. Đã thông quá "Văn" và "Lân" là đạt tới cảnh giới tối cao gọi là "Chân Quá.” Ngôn ngữ không truyền đạt được sự thật, nếu bị lời nói làm cho khốn quẫn thì càng ngày càng đi sâu vào mê lộ, không tìm ra được chân lý.

______________


Câu kệ mẹ cho đọc mãi hoài ,

Từng câu, từng chữ trọn âm giai,

Nghìn Thu gió cuốn chim bay mõi,

Một thoáng luân hồi : chuyện bóng bay.

cunconmocoi
04-28-2016, 06:46 PM
41. Mắt thấy như cục đất.

Một ông tăng hỏi Lệnh Siêu:
- Hai rồng tranh châu con nào được?
- Châu ở khắp nơi, mắt thấy như cục đất.

Châu chỉ tự tánh.


___________

Mỗi người mỗi nước mỗi non,
Ai hay sinh tử, ai còn tử sinh ?

cunconmocoi
04-30-2016, 05:00 PM
42. Một đám mây trắng.

Một ông tăng hỏi Nguyên An:
- Kinh Phật nói cúng dường cho trăm ngàn vị Phật chẳng bằng cho một người phàm tục ăn cơm, không biết trăm ngàn vị Phật có tội lỗi gì, còn người phàm tục có công đức gì?
- Một đám mây trắng ngang cửa hang, biết bao chim lạc lối về tổ.

Mây trắng chỉ sự chấp Phật, càng chấp càng xa lìa tự tánh.

_____________


Phật dạy:

"Bố thí cơm ăn cho trăm kẻ ác, chẳng bằng bố thí cơm ăn cho một người thiện.
"Thí cho ngàn người thiện, chẳng bằng thí cho một người giữ năm giới cấm.
"Thí cho vạn người giữ năm giới cấm, chẳng bằng cúng dường một vị Tu-đà-hoàn.
"Cúng dường trăm vạn vị Tu-đà-hoàn, chẳng bằng cúng dường một vị Tư-đà-hàm.
"Cúng dường ngàn vạn vị Tư-đà-hàm, chẳng bằng cúng dường một vị A-na-hàm.
"Cúng dường một ức vị A-na-hàm, chẳng bằng cúng dường một vị A-la-hán.
"Cúng dường mười ức vị A-la-hán, chẳng bằng cúng dường một vị Phật Bích-chi.
"Cúng dường trăm ức vị Phật Bích-chi, chẳng bằng cúng dường một vị Phật ba đời.
Cúng dường ngàn ức vị Phật ba đời, chẳng bằng cúng dường một vị Vô niệm, vô trụ, vô tu, vô chứng.

http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php/269-Kinh-T%E1%BB%A9-Th%E1%BA%ADp-Nh%E1%BB%8B-ch%C6%B0%C6%A1ng?p=4911&viewfull=1#post4911

cunconmocoi
04-30-2016, 05:10 PM
43. Thế nào là siêu Phật, vượt Tổ?

Có ông tăng hỏi Vân Môn:
- Thế nào là siêu Phật, vượt Tổ?
- Ma Hoàng Bồ Châu, Phụ Tử Ích Châu!
(Vân Môn Lục)

Câu hỏi hãy còn chấp Phật, pháp; Câu đáp đả phá mọi trói buộc để tiến tới cảnh giới tối cao.
(Long Mãn)

______________

"- Ma Hoàng Bồ Châu, Phụ Tử Ích Châu!" là câu trả lời "bu lu ba la", nếu ta tìm ý nghĩa của nó thì sẽ bị "chập mạch" !

cunconmocoi
05-02-2016, 03:42 PM
44. Không nói.


Đạo Ngô dẫn đệ tử Tiệm Nguyên đến tang gia phúng điếu. Tiệm Nguyên vỗ quan tài mà nói:
- Sống ư? chết ư?
Đạo Ngô nói:
- Ta không nói sống, cũng không nói chết.
- Tại sao không nói?
- Không nói! Không nói!
Khi về tự viện, Tiệm Nguyên nói:
- Lão sư nói mau, nếu không con sẽ đánh.
- Muốn đánh, cứ đánh, ta không nói.
Tiệm Nguyên bèn đánh sư phụ. Khi Đạo Ngô mất Tiệm Nguyên đến Thạch Sương và kể lại câu truyện trên. Thạch Sương nói:
- Ta không nói sống, cũng không nói chết!
- Tại sao không nói?
- Không nói, không nói.
Tiệm Nguyên nghe rồi liền ngộ. Một hôm, tại pháp đường Tiệm Nguyên vác cuốc đi từ Đông sang Tây. Thạch Sương hỏi:
- Ngươi làm gì đó?
- Tìm linh cốt của tiên sư.
- Ngươi chẳng thấy nước lớn mênh mông, sóng bạc ngập trời, tìm linh cốt tiên sư cái gì?
- Vậy, con đã phí công rồi!

(Cảnh Đức Truyền Đăng Lục)

Đạo Ngô và Thạch Sương không nói sống, không nói chết vì sống chết là những ý niệm đối đãi, còn ở trong hiện tượng giới. Câu của Thạch Sương "ngươi chẳng thấy nước lớn mênh mông, sóng bạc ngập trời" chỉ Phật tánh sung mãn khắp trời đất. Câu đáp của Tiệm Nguyên hàm ý "Đúng vậy! Đó là điều con muốn nói!"
(Long Mãn)


_____________


http://hinhdep.com.vn/wp-content/uploads/2014/01/hinh-anh-luot-song-4.jpg

cunconmocoi
05-02-2016, 03:51 PM
45. Người có Nam, Bắc; Phật Tánh vốn không Bắc, Nam.

Huệ Năng lúc mới đến gặp Ngũ tổ Hoàng Nhẫn, Hoằng Nhẫn hỏi:

- Ngươi là người ở đâu, đến đây cầu việc gì?
- Đệ tử người Lãnh Nam đến vái sư phụ, chỉ cầu làm Phật, không cần gì khác.
- Người Lãnh Nam còn dã man sao thành Phật được?
- Người có Nam, Bắc, Phật tánh vốn không Bắc, Nam.

(Pháp Bảo Đàn Kinh)

Phật tánh ai cũng có, làm gì có phân biệt!


_______________

http://anh.24h.com.vn/upload/2-2014/images/2014-04-15/medium/1397552509-song-sinh-ki-la-15.jpg

cunconmocoi
05-02-2016, 04:08 PM
46. Làm trâu.

Phổ Nguyện lúc sắp mất, một ông tăng hỏi:

- Thiền sư mất rồi đi đâu?
- Xuống núi làm trâu.

(Thiền Cơ)

Tự tánh ở khắp mọi nơi, không vì sanh tử mà tăng hay giảm.

______________

Người theo đạo, ai cũng có một mong muốn sẽ có một cuộc sống tươi đẹp hơn trong tương lai, (hoặc kiếp sau). Nào có biết đâu, điều mong muốn ấy chính là nguyên nhân sinh tử luân hồi.

Những vị đã thấy được cái Bình đẳng Nhất Như của Chân lý thì không cầu mong gì cho cá nhân mình; ở vào vị trí nào, các Ngài vẫn hạnh phúc.

cunconmocoi
05-02-2016, 04:24 PM
47. Xanh, vàng, đỏ, trắng.

Một ông tăng hỏi Ngộ Chân:

- Thế nào là tùy sắc ma ni châu?
Ngộ Chân đáp:
- Xanh, vàng đỏ, trắng.
- Thế nào là không tùy sắc ma ni châu?
- Xanh, vàng, đỏ, trắng.

Tùy sắc ma ni châu chỉ tướng; không tùy sắc ma ni châu chỉ thể. Câu đáp của Ngộ Chân chỉ thể tướng là một.

_______________


http://a9.vietbao.vn/images/vn999/165/2015/08/20150806-clip-cau-be-dang-yeu-nhat-hanh-tinh-di-cat-toc-gay-sot-mang-1.jpg

cunconmocoi
05-02-2016, 05:02 PM
48. Lão Tăng đau lưng.

Một ông tăng thưa với Đầu Tử:

- Đệ tử từ ngàn dặm lại, thỉnh cầu thiền sư tiếp dẫn.

- Hôm nay lão tăng đau lưng.

Câu đáp của Đầu Tử ám chỉ ông tăng tự tiếp.


_______________


http://giacngo.vn/UserImages/2013/07/20/11/TS%20Khuong%20Tang%20Hoi.jpg

cunconmocoi
05-02-2016, 05:08 PM
49. Dụng tâm liền sai.


Một ông tăng hỏi Thủy Lục:

- Đệ tử (nên) dụng tâm chỗ nào?
- Dụng tâm liền sai.
- Khi không khởi một niệm thì sao?
- Là một gã vô dụng.

Dụng tâm là có sai biệt, là còn ở trong hiện tượng giới; không khởi một niệm là bước vào bản thể giới, "là một gã vô dụng" là lại quay về hiện tượng giới.


____________

https://thientinhtam.files.wordpress.com/2011/06/chantrau.jpg

cunconmocoi
05-02-2016, 05:49 PM
50. Xá Lợi.


Một hôm Đơn Hà đến Huệ Lâm Tự ở Lạc Dương. Hôm đó trời rất lạnh. Đơn Hà bèn lên điện Phật lấy tượng Phật bằng gỗ xuống, đốt để sưởi ấm. Chính lúc đó viện chủ tới, bèn hét lên:

- Sao ngươi lại đốt tượng Phật vậy?

Đơn Hà lấy gậy bới trong đống tro mà đáp:

- Ta tính đốt tượng Phật này để tìm xá lợi.

Viện chủ kinh ngạc hỏi:

- Phật gỗ làm sao có xá lợi?

- Không có sao? Vậy ta xin thỉnh hai vị nữa, đốt để sưởi ấm có được không?

------------

Đạo nhân vô tâm, nên mọi hành động đều tự do, tự tại không bị hình thức trói buộc.


_______________


http://nld.vcmedia.vn/11Vm3dQyuiqysIiZWeSwpVTNFWdewB/Image/2012/03/28/15PHAT_fbce0.jpg

cunconmocoi
05-03-2016, 05:55 PM
51. Ngươi tên chi?


Tam Thánh là đồ đệ của Lâm Tế đến gập Ngưỡng Sơn. Ngưỡng Sơn hỏi:
- Ngươi tên chi?
- Huệ Tịch.
- Huệ Tịch là tên của lão nạp.
- A! Đúng rồi, đệ tử là Huệ Nhiên.
Ngưỡng Sơn ha hả cười lớn.
(Bích Nham Lục)

Khi vượt lên khỏi cá thể thì Huệ Tịch tức là Huệ Nhiên, Huệ Nhiên tức là Huệ Tịch.

_____________

Cùng là nước biển thì có giọt A, giọt B hay không ?

cunconmocoi
05-03-2016, 07:08 PM
52. Thùng nước thủng đáy.

Ni cô Như Đại mới đầu theo Tổ Nguyên học thiền, sau lại theo Thánh Nhất quốc sư, phụ trách bửa củi, gánh nước. Một hôm, ni cô đội thùng nước trên đầu mà đi, bỗng đáy thùng rơi ra. Ni cô do đó tỉnh ngộ, bèn làm bài kệ:

頂 頭 桶 底
Đính đầu dõng để
忽 脫 落
Hốt thoát lạc
水 已 不 留
Thủy dĩ bất lưu
月 不 宿
Nguyệt bất túc.

Trên đầu đội thùng nước
Đáy thùng bỗng vỡ tung
Không còn nước trong thùng
Không còn trăng trong nước!

(Nhất Nhật Nhất Thiền Ngữ)

Bài kệ cho thấy Ni cô đã đạt được tâm cảnh chân không vô tướng.


____________


http://i172.photobucket.com/albums/w4/nonamerestore/do%20nuoc_zpscyf5hvbf.jpg

cunconmocoi
05-04-2016, 03:38 PM
53. Chết ngược.


Có một lần Ẩn Phong đi đường gập hai đoàn quân đang giao chiến chưa phân thắng bại. Thiền sư lấy tích trượng ném lên không. Hai đạo quân đang đánh nhau, bỗng thấy một vị hòa thượng bay qua bèn ngưng đánh nhau mà xem sự kiện lạ lùng ấy. Ẩn Phong hiển lộ thần thông rồi, sợ người nói mình thi hành yêu thuật hoặc chúng bèn về Ngũ Đài Sơn mà nhập diệt. Ẩn Phong hỏi chư tăng:
- Ngoài chết ngồi, chết nằm, có ai chết đứng chưa?
Mọi người đáp có. Lại hỏi:
- Có chết đứng rồi, nhưng có lộn ngược đầu mà chết chưa?
Chư tăng đáp:
- Chưa thấy qua.
Ẩn Phong bèn lộn ngược đầu mà hóa. Chúng tăng rất phục, muốn đem đi hóa nhưng đẩy thế nào cũng không được. Thiền sư có một em gái là Tỳ khưu ni, nghe vậy chạy đến nói rằng:
- Sư huynh sống tác quái, chết rồi còn tác quái!
Nói rồi đẩy một cái, thây liền ngã.

Thiền có chỗ không thể nghĩ bàn, đây chính là một trong những truyền kỳ của Thiền vậy.

_______________

Những vị tu hành đắc quả thường có 2 loại, 1 là giỏi về Trí Tuệ thì thường không có thần thông, như Ngài Xá Lợi Phất, 2 là giỏi về Thần Thông (Lục Thông) thì Trí Tuệ không bén nhạy lắm (khi thuyết giảng Giáo lý hay hành sự không chu đáo) như Ngài Mục Kiền Liên. Ngài Ẩn Phong thuộc về loại 2.

Vị Tỳ khưu ni ẫn danh trên tuy không có Thần thông, nhưng có Trí tuệ, cho nên hành sự thật kín kẻ, thuộc loại 1.

cunconmocoi
05-06-2016, 10:25 AM
54. Chẳng đi đêm.

Triệu Châu hỏi Đầu Tử:
- Kinh nghiệm của người tu Thiền “chết đi sống lại” như thế nào?
- Đêm tối chẳng đi, đợi trời sáng hãy đi.
(Nhất Nhật Nhất Thiền)

Người tu Thiền tham công án đến mức hòa với công án là một, lúc đó là đạt tới mức Chân Không Vô Tướng, từ cái không đó lại tạo ra cái có (Chân Không Diệu Hữu). Đó là từ u ám (đêm) mà dẫn tới sáng (trời sáng) vậy. *
_______________

*
Lời bình này là "cả nghĩ" rồi !
Đối với một câu hỏi dẫn tới thị phi, Ngài Đầu Tử thuận miệng đáp một câu "huề cả làng", lại bị soạn giả lượm câu ấy đưa vào phòng phân tích.
Thiệt là "oan ơi ! Ông Địa".

cunconmocoi
05-06-2016, 10:38 AM
55. Tất cả đều thượng diệu

Có một lần Bàn Sơn đi đường, thấy một người khách mua thịt heo, nói với người bán thịt rằng:
- Bán cho ta một cân thịt thượng hạng.
Người bán thịt bỏ dao xuống, khoanh tay trước ngực, nói rằng:
- Thớt thịt này chẳng phải toàn là thượng hạng sao?
Bàn Sơn nghe câu nói đó bỗng nhiên tỉnh ngộ.
(Chánh Pháp Nhãn Tạng)

Bàn Sơn vì vấn đề thiện ác đối lập làm cho phiền não, nghe được câu nói của người bán thịt rồi liền nhập vào cảnh giới Bình Đẳng Vô Sai Biệt, không còn ác cũng không còn thiện.
(Long Mãn)

___________

"Thanh thanh thúy trúc tổng thị Pháp thân,
Uất uất hoàng hoa vô phi Bát nhã."

cunconmocoi
05-06-2016, 10:46 AM
56. Hành cước tăng.

Có một ông tăng tới tham kiến, Trần Tôn Túc hỏi:
- Ngươi là một vị hành cước tăng phải không?
- Phải.
- Lễ Phật chưa?
- Lễ Phật đất đó làm gì?
- Ngươi hãy tự mình mang đi!

--------------

Đã biết Phật đất, vậy hãy tự mang Phật thật đi.

__________

Có một ông tăng tới tham kiến, Trần Tôn Túc hỏi:
- Ngươi là một vị hành cước tăng phải không?
- Phải.
- Lễ Phật chưa?
- Lễ Phật đất đó làm gì?
- Để thành Phật chứ làm gì !

cunconmocoi
05-06-2016, 10:59 AM
57. Tường Đông đánh tường Tây.

Một ông tăng hỏi Lũng Chân:
- Thế nào là ý của Tổ sư từ Tây sang?
- Tường Đông đánh tường Tây.

---------------

Phải phá bỏ sai biệt (Đông, Tây) mới thấy được tự tánh.

___________

Câu trả lời "Tường Đông đánh tường Tây" không cho Ý Thức suy diễn, nhằm vô hiệu hóa Ý Thức, lại bị soạn giả gượng chú thích thành ra "nát bét".

cunconmocoi
05-07-2016, 05:48 PM
58. Đinh một tấc.

Một ông tăng hỏi Thẩm Triết:
- Thế nào là chỗ thăm thẳm?
- Lấy đinh một tấc đóng vào gỗ, tám con trâu kéo chẳng ra!

Chỗ thăm thẳm chỉ tự tánh.

____________

Câu trả lời là một câu "bu lu ba la", nhằm đẩy sự suy diễn của Ý Thức đến ngỏ cụt. Thế mà soạn giả đã phá hỏng cái "bẫy" này.

cunconmocoi
05-07-2016, 07:09 PM
59. Thả trâu.

Một hôm Tuệ Tạng đang làm việc ở nhà bếp. Mã Tổ hỏi:
- Làm gì vậy?
- Thả trâu.
- Thả làm sao?
- Khi trâu vào bụi cỏ, buông liềm, kéo mũi lôi ra.
- Ngươi thực biết thả trâu!

Trâu chỉ tự tánh. *

______________

*
Trong bài này, trâu chỉ Thân Khẩu Ý của hành giả, chớ không phải chỉ tự tánh.
Soạn giả ghi lời bình này trong khi đang say xỉn.

cunconmocoi
05-07-2016, 07:21 PM
60. Chỉ có ta thôi.

Một ông tăng hỏi Đầu Tử:
- Trên trời, dưới trời chỉ có ta là hơn cả *, cái ta đó là gì?
- Đẩy ngã lão Hồ đó!

Lão Hồ chỉ Phật Thích Ca; câu đáp của Đầu Tử là để phá cái chấp Phật của ông tăng.

______________

*
"Thiên Thượng thiên hạ duy ngã độc tôn"

cunconmocoi
05-09-2016, 11:27 AM
61. Ngón tay trỏ mặt trăng.

Ni cô Vô Tận Tạng thưa với Huệ Năng rằng:
- Con tụng kinh Niết Bàn đã nhiều năm nhưng vẫn còn nhiều chỗ chưa hiểu, nhờ thầy chỉ dậy.
- Ta không biết chữ, ngươi cứ tụng đi ta sẽ giải nghĩa cho.
- Chữ thầy còn chẳng đọc được thì làm sao giảng chân lý?
- Chân lý và chữ viết có liên quan gì với nhau đâu! Chân lý ví như mặt trăng ở trên trời, chữ viết ví như ngón tay. Ngón tay có thể chỉ cho biết mặt trăng ở chỗ nào, nhưng ngón tay không phải là mặt trăng, muốn ngắm trăng đâu cần thiết phải nhờ ngón tay.

Lời nói, chữ viết chỉ là công cụ để diễn tả chân lý; tưởng lầm lời nói, chữ viết là chân lý cũng như tưởng lầm ngón tay là mặt trăng vậy.

cunconmocoi
05-09-2016, 11:30 AM
62. Kẻ cướp giác ngộ.

Một buổi chiều Thất Lý đang tụng kinh, bỗng có một tên cướp xông vào dí dao vào người Thất Lý:
- Đưa tiền ra đây, nếu không ta sẽ lấy cái mạng già của ngươi.
- Tiền ở trong ngăn kéo, ngươi tự tiện mà lấy nhưng để lại một ít để ta mua thực phẩm.
Nói rồi lại tiếp tục đọc kinh. Tên cướp lấy tiền rồi định đi, Thất Lý nói:
- Lấy tiền của người ta mà không nói một tiếng cám ơn sao?
Tên cướp bèn nói "Cám ơn" rồi bỏ đi. Về sau tên cướp còn cướp giật nhiều nơi, nhiều người nữa và cuối cùng bị bắt. Thất Lý được kêu ra làm chứng. Thất Lý nói:
- Người này không phải là cướp, như ta biết, ta cho hắn tiền và hắn còn cám ơn ta nữa.
Tên cướp vẫn bị phán có tội và bị giam vào ngục. Hết hạn tù gã tìm ngay đến Thất Lý và xin được làm đệ tử.

Câu nói "Buông dao đồ tể, lập tức thành Phật" thật khó làm được. Cái động lực khiến cho phải "buông dao đồ tể" chính là lòng từ bi vậy.

cunconmocoi
05-11-2016, 05:29 PM
63. Số mạng trong tay mình.

Một vị võ tướng Nhật Bản tên là Tín Trưởng, một lần ông quyết tâm đánh bại địch thủ có số quân nhiều gấp mười lần quân số của ông. Ông rất tin tưởng là mình sẽ thắng nhưng bộ hạ của ông thì lại tỏ vẻ nghi ngờ. Khi dẫn quân đi ngang một tòa miếu, ông dừng lại bảo bộ hạ rằng:

- Ta muốn vào để bói một quẻ xem sao. Nếu mặt chính ở trên, chúng ta sẽ thắng, bằng ngược lại chúng ta sẽ thua, vận mạng của chúng ta nằm trong tay Thần vậy!

Tín Trưởng vào trong miếu, yên lặng cầu nguyện một lúc. Sau đó quay mình ra trước mặt ba quân, tung đồng tiền lên. Kết quả mặt chính ở trên. Do đó, bộ hạ ông đều đòi đi đánh trận ngay. Đánh thắng trận rồi, một bộ hạ nói:

- Ai cũng không thể cải biến được số mạng.

Tín Trưởng không nói giơ đồng tiền ra: hai mặt đều là mặt chính cả.

------------------

Trời đất chẳng tư vị ai, phải tự mình cứu mình.

_____________

Chả có "thiền bè" gì ở đây cả ! Phải gọi đây là chuyện "trà dư tửu hậu" thì đúng hơn.

cunconmocoi
05-11-2016, 05:55 PM
64. Vô Ngôn Đồng Tử Kinh.

Quy Sơn hỏi một ông Tăng:
- Xem kinh gì vậy?
- Vô Ngôn Đồng Tử Kinh
- Có mấy cuốn?
- Hai cuốn.
- Đã vô ngôn sao lại chỉ có hai cuốn ?
Ông Tăng không trả lời được.

Vô ngôn tức có thể là 1 cuốn, 2 cuốn, vạn cuốn?

____________

Chỉ là Sư phụ trắc nghiệm Trí Tuệ của đệ tử thôi mà ! Trường hợp này "đèn con gặp gió lớn nên tắt phụp"

cunconmocoi
05-11-2016, 06:01 PM
65. Đánh vào đầu.

Tòng Triển thấy một ông Tăng chạy lại, bèn giơ thiền trượng đánh vào đầu, ông Tăng kêu đau. Tòng Triển nói:
- Cái đó vì sao không đau?

Cái đó chỉ tự tánh.

______________

Tòng Triển thấy một ông Tăng chạy lại, bèn giơ thiền trượng đánh vào đầu, ông Tăng kêu đau. Tòng Triển nói:
- Cái đó vì sao không đau?
- "Cái này" thì phải đau!

cunconmocoi
05-11-2016, 06:15 PM
66. Giết trâu.

Có người hỏi Huệ Giác:
- Tôi thường thích giết trâu, có tội không?
- Không tội.
- Vì sao không tội?
- Giết một, trả một.

Có và không là sai biệt vì vậy thiền sư bảo phải bình đẳng.

_____________

Có người hỏi Huệ Giác:
- Tôi thường thích giết trâu, có tội không?
- Có tội.
- Vì sao có tội?
- Vì thích.

cunconmocoi
05-11-2016, 06:22 PM
67. Gia phong của La Hán.


Một ông Tăng hỏi La Hán:
- Gia phong của La Hán là gì?
- Không nói với ngươi.
- Tại sao không nói?
- Đó là gia phong của ta.

Gia phong chỉ tự tánh.

______________

Một ông Tăng hỏi La Hán:
- Gia phong của La Hán là gì?
- Mắc mớ gì đến ngươi !

cunconmocoi
05-13-2016, 04:16 PM
68. Rùa đá nói rồi

Một ông tăng hỏi Cư Độn:
- Thế nào là ý của tổ sư từ Tây sang?
- Đợi rùa đá nói, ta sẽ bảo!
- Rùa đá nói rồi!
- Nói gì với ngươi vậy?

Tự tánh không thể dùng lời để diễn tả được

____________


Một ông tăng hỏi Cư Độn:
- Thế nào là ý của tổ sư từ Tây sang?
- Đợi rùa đá nói, ta sẽ bảo!
- Rùa đá nói rồi!
- Nói gì với ngươi vậy?
- Nói lão sư đưa đò !

cunconmocoi
05-13-2016, 04:23 PM
69. Trời, trăng chưa sáng.

Một ông tăng hỏi Đầu Tử:
- Trời, trăng chưa sáng, Phật và chúng sanh ở đâu?
- Thấy lão tăng giận nói giận, thấy lão tăng vui nói vui.

Ông tăng còn phân biệt Phật và chúng sanh là còn sai biệt, Đầu Tử phàm thánh vô ngại, thấy giận nói giận, thấy vui nói vui, tùy duyên mà điểm hóa đại chúng.

_____________

Một ông Tăng hỏi Đầu Tử:
- Trời, trăng chưa sáng, Phật và chúng sanh ở đâu?
- Ở chỗ vọng tưởng !

cunconmocoi
05-13-2016, 04:50 PM
70. Thiền lý của tách trà.

Nam Ẩn là một thiền sư Nhật Bản sống dưới thời Minh Trị (1868-1912). Một hôm, có một vị giáo sư đại học đến hỏi thiền. Thiền sư lấy trà ra đãi khách. Ông rót nước trà vào tách của khách cho đến khi tách đầy mà vẫn tiếp tục rót. Vị giáo sư trợn mắt trừng trừng, nhìn nước trà tràn khỏi tách cho đến khi không giữ yên lặng được nữa, thưa rằng:
- Tách đã tràn rồi, xin đừng rót nữa.
Nam Ẩn trả lời:
- Ông cũng giống như tách trà này. Trong óc ông đầy những tư tưởng, nếu ông không đổ hết tách trà của ông đi thì tôi làm sao mà nói chuyện Thiền cho ông nghe được.

Nếu đã có thành kiến thì khó lòng chấp nhận ý kiến của người khác.


____________


https://dotchuoinon.files.wordpress.com/2009/12/nan-in-served-tea1.jpg?w=300&h=164

cunconmocoi
05-13-2016, 05:00 PM
71. Ta chẳng vào địa ngục thì ai vào?

Có người hỏi Triệu Châu:
- Thiền sư mất rồi đi đâu?
- Làm lừa, làm ngựa.
- Sau đó thì sao?
- Ta vào địa ngục.
- Có thể nào một vị thánh tăng như sư phụ sa địa ngục?
- Chính ta là người đầu tiên đi vào!
- Một vị đại thiện tri thức sao vào địa ngục được?
- Nếu ta không vào thì làm sao gặp mà cứu con được?

Nếu chỉ cúng Phật ở chỗ thanh khiết, vậy ở nơi ô uế không có Phật sao? Phật không đâu không có: thiên đường dĩ nhiên là có Phật, nhưng địa ngục lại chẳng là nơi cần Phật hơn sao?

_____________

"Ngã bất nhập Địa ngục, thùy nhập ?"

cunconmocoi
05-13-2016, 05:14 PM
72. Trên trời, dưới trời chỉ có ta là đáng tôn quý.

Theo truyền thuyết Phật giáo, đức Phật khi được sanh ra, liền bước đi bẩy bước, tay phải chỉ lên trời, tay trái chỉ xuống đất nói rằng: "Trên trời, dưới trời chỉ có ta là đáng tôn quý.”
(Nhất Nhật Nhất Thiền Ngữ)

Cái ta ở đây là chỉ tự tánh.


_____________

Thiện thượng Thiên hạ, duy ngã độc tôn.

http://thuvienhoasen.org/images/file/-aa1LJtG0QgBAAoA/duyngadocton-2.jpg

cunconmocoi
05-13-2016, 05:23 PM
73. Gà lạnh lên cây, vịt lạnh xuống nước.

Có ông tăng hỏi Ba Lăng:
- Tổ ý và giáo lý là cùng hay là khác?
- Gà lạnh lên cây, vịt lạnh xuống nước.
(Nhất Nhật Nhất Thiền Ngữ)

Gà vịt đều tìm cách trốn lạnh, nhưng phương pháp thì khác.

___________


Thiền sư cố tình trả lời một câu "nhạt như nước ốc", lại bị soạn giả nêm muối vào.

cunconmocoi
05-13-2016, 05:27 PM
74. Cầu đá Triệu Châu.

Có ông tăng hỏi Triệu Châu:
- Từng nghe tiếng Cầu Đá Triệu Châu, tới nơi nhìn mới thấy nguyên lai chỉ là cầu gỗ.
- Ngươi chỉ mới thấy cầu gỗ chứ chưa thấy Cầu đá Triệu Châu.
- Cầu đó như thế nào?
- Lừa, ngựa đều qua được.
(Cảnh Đức Truyền Đăng Lục)

----------

Cầu gỗ hữu hình, chỉ độ người một thời, cầu đá vô hình do lòng từ bi của bồ tát độ tất cả chúng sanh.
(Thái Chí Trung).

______________

Tào lao!

cunconmocoi
05-13-2016, 05:56 PM
75. Bạch Cư Dị và Điểu Sào Thiền Sư.

Thiền sư Đạo Lâm trú trên cây tùng, do đó người đời gọi là Điểu Sào thiền sư. Một hôm thi sĩ Bạch Cư Dị hướng Đạo Lâm thỉnh giáo:
- Thế nào là đại ý Phật pháp?
- Không làm các điều ác, nguyện làm mọi điều lành.
Bạch Cư Dị nghe rồi bảo thiền sư rằng:
- Nói vậy thì đứa trẻ lên ba cũng biết.
- Tuy là đứa trẻ lên ba cũng biết, nhưng ông lão tám mươi cũng chưa làm được!

Chúng ta đều biết câu "biết khó, làm dễ" nhưng quên mất câu "biết dễ, làm khó"; làm được như thế phỏng được mấy người?

______________

Câu đáp cuối cùng "- Tuy là đứa trẻ lên ba cũng biết, nhưng ông lão tám mươi cũng chưa làm được!" cho ta thấy Điểu Sào chưa phải là "chim" (có thể bay), mà chỉ là con "gấu leo cây". (Hãy còn luẫn quẫn trong Nhân Thiên Thừa).

Với Nhất Thừa thì câu trả lời sẽ là :

_ Giáo điều có vẻ tầm thường này cũng chính là Giáo lý phi phi thường đó !

cunconmocoi
05-15-2016, 05:35 PM
76. Tiếng mưa.

Cảnh Thanh hỏi:
- Có tiếng gì ngoài cửa?
Một ông tăng đáp:
- Tiếng mưa rơi!
- Chúng sanh điên đảo mê chạy theo vật.

Câu nói của Cảnh Thanh chỉ: chớ chạy theo ngoại vật, ngoại cảnh, ngoại duyên, ngoại trần.

______________

Cảnh Thanh hỏi:
- Có tiếng gì ngoài cửa?
- Sư phụ muốn là tiếng gì ?

cunconmocoi
05-15-2016, 05:43 PM
77. Sừng trái, sừng phải.

Thường Quán hỏi một ông tăng:
- Ngươi thấy trâu không?
- Có thấy.
- Thấy sừng trái hay sừng phải?
Ông tăng không đáp được. Thường Quán nói:
- Thấy không phân phải, trái.

Trâu chỉ tự tánh, phải thấy cả con trâu chứ không thể chỉ thấy sừng trái hay sừng phải.

___________

- Ngươi thấy trâu không?
- Có thấy.
- Thấy sừng trái hay sừng phải?
- Nhiều chuyện !

cunconmocoi
05-15-2016, 05:47 PM
78. Cây gậy hóa rồng.

Vân Môn cầm cây gậy hướng về các đệ tử, nói rằng:
- Cây gậy này biến thành rồng, nuốt cả càn khôn, sơn hà đại địa làm sao mà có đây?
(Bích Nham Lục)

---------------

Gậy chỉ tâm, rồng chỉ sự giác ngộ. Khi ngộ rồi thì thấy thân tâm và vũ trụ đều cùng một thể.
(Long Mãn)

__________

Lại một lời bình "vẽ rắn thêm chân"

cunconmocoi
05-15-2016, 06:36 PM
79. Tuyết rơi về đâu?

Bàng cư sĩ đến bái phỏng Dược Sơn, lúc cáo từ Dược Sơn sai mười thiền khách tiễn ra cửa. Bàng cư sĩ chỉ tuyết trong không trung mà nói:
- Tuyết đẹp thay! Từng bông, từng bông rơi tới chỗ.
Lúc đó có một vị thiền khách tên là Tố Toàn hỏi rằng:
- Vậy sao! Rơi về đâu vậy?
Bàng cư sĩ bèn tát ông một cái. Tố Toàn hỏi:
- Sao lại ra tay đánh người?
- Ngươi như vậy mà cũng dám xưng là thiền khách, thiệt Diêm Vương cũng không dám cứu.
Tố Toàn hỏi:
- Vậy còn cư sĩ thì sao?
Cư sĩ lại tát Tố Toàn một cái nữa, nói rằng:
- Có mắt như mù, có lời như câm.

Tuyết Đậu bình rằng:
- Như quả là ta, thì khi Bàng cư sĩ hỏi, ta lấy một nắm tuyết ném vào người cư sĩ nói rằng:
- Rơi xuống chỗ này này!
(Bích Nham Lục)

----------------
Thiên hạ vạn vật chẳng kể to nhỏ, quý tiện đều có công dụng, chỗ đứng của nó.
(Thái Chí Trung)


______________


http://i172.photobucket.com/albums/w4/nonamerestore/ve%20rau_zps4tg1v1vp.jpg

Thái Chí Trung đem lời của Khổng Lão mà bình Thiền thì khác nào "vẽ thêm râu vào cằm người đẹp".

cunconmocoi
05-17-2016, 04:35 PM
80. Quan lớn ngốc.

Hai thiền sư Đại Ngu và Ngu Đường được một vị quan to mời đến tiếp kiến. Đến nơi, Ngu Đường nói với vị quan to rằng:
- Ngài vốn thông mẫn có thể học thiền được!
Đại Ngu mắng:
- Nói bậy! Tên quan ngốc này tuy có địa vị cao nhưng biết quái gì về thiền!
Kết quả, viên quan này xây tự viện cho Đại Ngu và theo ông học thiền.

Đại Ngu không bị ngoại cảnh mê hoặc, trong tâm không phân biệt thiện ác, nên tiếp cận với Thiền.

___________

Câu chuyện không hề có Thiền vị gì cả ! Chỉ là quan lại thì đã rành và ngán cái trò siễm nịnh "lên đến cổ". Những kẻ siểm nịnh thường là "cái thùng rổng".

cunconmocoi
05-17-2016, 09:59 PM
81. Ngay trước mắt.

Nam Tuyền đang giẫy cỏ trên núi, có vị du tăng muốn đến tham phỏng Nam Tuyền bèn hướng về Nam Tuyền hỏi đường:
- Xin hỏi muốn đến Nam Tuyền thì đi đường nào?
- Cái liềm này ta mua 30 đồng đấy!
- Ta không hỏi cái liềm của lão mà muốn biết đường đến Nam Tuyền.
- Cắt cỏ vừa nhanh vừa sắc.

Chuyện đời thường giống như vậy, có lúc người mình muốn gập ở ngay trước mắt mà mình không biết. Câu đáp một của Nam Tuyền chỉ thể, câu 2 chỉ dụng.

_____________

Câu trả lời của Thiền sư Nam Tuyền là câu hồn nhiên, bộc phát, không cho phép suy lường cân nhắc; nhưng ... rất tiếc đã bị soạn giả suy diễn ra "thể" và "dụng".

cunconmocoi
05-18-2016, 08:05 AM
82. Chủ nhân ông.

Thụy Nham mỗi ngày đều tự gọi "Chủ nhân" và tự trả lời "Dạ" rồi lại nói "Hãy tỉnh thức" và tự đáp "Dạ!" "Đừng bao giờ để kẻ khác lừa dối!" "Dạ!"

--------------

Con người thường bị hoàn cảnh chi phối, vì vậy phải tỉnh thức để làm chủ lấy mình.

__________

Thần kinh !

cunconmocoi
05-18-2016, 08:14 AM
83. Ngồi lâu sanh mệt.

Có ông tăng hỏi Hương Lâm:
- Ý của tổ sư từ Tây sang là gì?
- Ngồi lâu sanh mệt.
(Bích Nham Lục)

--------------

Khi ngồi thì biết là mình ngồi, khi mệt thì biết là mình mệt. Đó là sự tỉnh thức trong mọi quán niệm.
(Long Mãn)

__________

Lời bình của Long Mãn làm cho :


http://1.i.baomoi.xdn.vn/16/01/11/269/18417429/1_44550.jpg

cunconmocoi
05-18-2016, 09:23 AM
84. Cây Hoàng Dương.

Đại Tuệ, một bữa cơm chiều, mải tham công án tới mức vong ngã, cầm đũa mà quên cả ăn.
Viên Ngộ nói:
- Người này đã tham được Hoàng Dương Mộc Thiền.
(Nhất Nhật Nhất Thiền Ngữ)

-------------

Cây hoàng dương là cây cứng nhưng không mọc cao, theo truyền thuyết thì càng mọc cao gỗ càng kém nên tỷ dụ cho thiền cảnh "chết đi nhưng chưa sống lại.”


__________


http://img.youtube.com/vi/zGyJjO3rK5A/hqdefault.jpg

cunconmocoi
05-20-2016, 07:43 AM
85. Tre cao, tre thấp.

Thanh Bình hỏi Thúy Vi:
- Thế nào là ý tổ sư từ Tây sang?
- Đợi lúc không người ta sẽ nói cho ngươi biết.
Đợi một lúc Thanh Bình nói:
- Không có ai rồi, mời thầy nói.
Thúy Vi xuống thiền sàng, dẫn Thanh Bình ra vườn tre và nói:
- Ngươi xem chỗ này tre cao, chỗ kia tre thấp.

---------------

Người có trí, ngu; tre có cao, thấp. Trí, ngu, cao, thấp không tuyệt đối tốt hay xấu. Cao có cái tốt của cao, thấp có cái khéo của thấp.

___________

Soạn giả đã "thêm mắm dặm muối" vào nồi "chè hạt sen" của Thúy Vi rồi !

cunconmocoi
05-20-2016, 07:43 AM
86. Tre đen, tre đỏ.

Có người nhờ một họa sĩ vẽ một bức tranh Tre. Tranh vẽ xong, ông ngắm nghía bức tranh và nói:
- Đẹp lắm! Đẹp lắm! Nhưng dùng mầu không đúng, tre sao lại vẽ đỏ?
- Vậy phải dùng mầu gì?
- Đương nhiên là mầu đen.
Họa sĩ hỏi lại:
- Có ai thấy tre đen bao giờ chưa?

---------------

Mặc dầu chúng ta có thể chỉ ra những chỗ sai lầm của người khác, nhưng những quan niệm của chúng ta cũng có thể sai lầm mà chúng ta vẫn cứ tưởng là đúng.

__________

Chuyện này nên sưu tập vào quyển "cặn bả của người xưa".

cunconmocoi
05-20-2016, 07:44 AM
87. Trích Thủy Hòa Thượng.

Nghi Sơn một hôm đi tắm, vì nước nóng quá bèn gọi một đệ tử nhỏ tuổi xách một thùng nước lạnh vào pha. Người đệ tử này vâng lệnh mang thùng nước lạnh đến đổ vào bồn tắm, chỗ nước thừa đem đổ ngay trên mặt đất. Nghi Sơn mắng:
- Đồ ngu! Sự việc lớn nhỏ đều có công dụng, sao không mang nước thừa mà tưới cho cây cỏ? Ngươi đã làm lãng phí giọt nước của chùa.
Nghe lời nói đó người đệ tử hoát nhiên khai ngộ bèn đổi pháp hiệu thành Trích Thủy.

-------------

Vạn vật đều có công dụng, dù xuất xứ thấp hèn đến đâu cũng có một vị trí trong trời đất.

_________

Không hiểu Trích Thủy Hòa thượng "ngộ" được cái gì ?

cunconmocoi
05-20-2016, 07:54 AM
88. Pháp Thân.

Một ông tăng hỏi Đại Long:
- Sắc thân bị hủy hoại, còn thế nào là pháp thân kiên cố?
- Hoa núi nở đẹp như gấm, nước suối trong xanh.
(Bích Nham Lục)

--------------

Hoa nở để rồi tàn, nhưng hoa không hề ngưng nở bao giờ; mặt suối bình lặng, nhưng nước vẫn lưu chuyển không ngừng. Ý nghĩa của cuộc đời có thể tìm trong quá trình của cuộc sống, trong đó biến dịch là chân lý không dời đổi.

__________

Đây là một giai thoại Thiền thực sự, đã bị soạn giả "bóp méo" mất rồi.

cunconmocoi
05-20-2016, 08:25 AM
89. Cái gì chẳng phải là Phật Pháp?

Đời Đường Đức Tông, Hội Thông một vị lục quan sử 11 tuổi thọ 5 giới, 22 tuổi từ quan, xuất gia, được Điểu Sào thiền sư thế phát. Ngày đêm chuyên cần học tập, tụng đọc kinh điển đại thừa, tu tập an ban tam muội. Một hôm bỗng cáo từ ra đi.
Thiền sư hỏi:
- Ngươi định đi đâu?
- Vân du thiên hạ, học tập Phật Pháp.
- Nói đến Phật Pháp ở đây ta cũng có chút ít.
- Phật Pháp của hòa thượng là gì?
Thiền sư rút một sợi tơ từ áo ra giơ lên nói:
- Đây chẳng phải là Phật Pháp sao?

--------------

An Ban Tam Muội: phương pháp quán sát hơi thở đưa tới định.
Nguyên lý của vạn vật không phải ở chốn xa xôi không thể đến được, nó ở ngay trong tâm chúng ta. Vạn vật đều có Phật tánh, cái gì chẳng phải Phật pháp?


__________


http://image.xahoi.com.vn/resize_580x1100/news/2014/10/27/bua-yeu3.jpg

- Đây chẳng phải là Phật Pháp đó sao?!
(Vạn pháp vô phi Phật pháp)

cunconmocoi
05-20-2016, 08:42 AM
90. Cha ngươi tên gì?

Một ông tăng hỏi Minh Chân:
- Làm sao để thoát khỏi vòng sanh tử?
- Mang sanh tử ra!
- Người đã tới, làm sao nói không được?
- Cha ngươi tên gì?

--------------

Còn sanh, tử là còn ở hiện tượng giới, "mang sanh tử ra" thì vào được bản thể giới. Đốn ngộ là một loại kinh nghiệm tự tu, tự chứng làm sao nói ra được? "Cha ngươi tên gì " là hỏi bản lai diện mục của ngươi ở đâu?


__________


http://file.vforum.vn/hinh/2015/09/danh-ngon-cuoc-song.jpg

minh thức
05-20-2016, 09:25 AM
87. Trích Thủy Hòa Thượng.

Nghi Sơn một hôm đi tắm, vì nước nóng quá bèn gọi một đệ tử nhỏ tuổi xách một thùng nước lạnh vào pha. Người đệ tử này vâng lệnh mang thùng nước lạnh đến đổ vào bồn tắm, chỗ nước thừa đem đổ ngay trên mặt đất. Nghi Sơn mắng:
- Đồ ngu! Sự việc lớn nhỏ đều có công dụng, sao không mang nước thừa mà tưới cho cây cỏ? Ngươi đã làm lãng phí giọt nước của chùa.
Nghe lời nói đó người đệ tử hoát nhiên khai ngộ bèn đổi pháp hiệu thành Trích Thủy.

-------------

Vạn vật đều có công dụng, dù xuất xứ thấp hèn đến đâu cũng có một vị trí trong trời đất.

_________

Không hiểu Trích Thủy Hòa thượng "ngộ" được cái gì ?



"Ngộ" này có lẻ do H.t Trích Thủy tự nhận, "ngộ" ra "không nên lảng phí nước".

Cũng như ở Việt Nam có một vị Đại lão H.t tự nhận mình đã "ngộ", thực chất chỉ là H.t nằm chiêm bao thấy "cái là lạ" rồi khi tỉnh giấc cho là mình đã "ngộ".

cunconmocoi
05-21-2016, 07:27 AM
88. Pháp Thân.

Một ông tăng hỏi Đại Long:
- Sắc thân bị hủy hoại, còn thế nào là pháp thân kiên cố?
- Hoa núi nở đẹp như gấm, nước suối trong xanh.
(Bích Nham Lục)

------------

Hoa nở để rồi tàn, nhưng hoa không hề ngưng nở bao giờ; mặt suối bình lặng, nhưng nước vẫn lưu chuyển không ngừng. Ý nghĩa của cuộc đời có thể tìm trong quá trình của cuộc sống, trong đó biến dịch là chân lý không dời đổi. *

_________

*
Lời bình này dắt ta đi xa hơn !



----------------

Pháp Thân Phật đấy là tam giới,
Báo thể người đây suốt vạn hòa.

cunconmocoi
05-21-2016, 08:47 AM
91. Nắm bắt hư không.

Thạch Củng hỏi sư đệ Tây Đường Trí Tạng:
- Ngươi có thể nắm bắt hư không chăng?
- Được.
- Ngươi làm thử coi.
Tây Đường lấy tay chộp không khí.
Thạch Củng nói:
- Làm vậy có bắt được gì!
- Vậy sư huynh bảo phải làm sao?
- Phải như thế này.
Vừa nói Thạch Củng vừa bóp mũi Tây Đường. Tây Đường kêu toáng lên.

--------------

Vì "Sắc tức thị không, không tức thị sắc", thay vì nắm không khí chi bằng bóp mũi đối phương lại gần hiện thực hơn. *

__________

Vị sư huynh này khá lắm !

Lời bình này *thì "trớt quớt".

cunconmocoi
05-22-2016, 04:03 PM
92. Không thể thay thế.

Một người kia hỏi một thiền sư:
- Thế nào là ý nghĩa của Thiền?
- Ta cũng muốn bảo ngươi, nhưng hiện ta mắc đi tiểu; ngươi thử nghĩ coi, ngay việc nhỏ mọn như vậy ta cũng phải tự làm. Xin hỏi, ngươi có thể thay thế ta đi tiểu được không?

-------------

Muốn ngộ được việc lớn sanh tử, phải do chính mình, không thể nhờ ai được. Ỷ lại vào những kiến giải của kẻ khác thì chẳng khác gì con vẹt học nói tiếng người, tuy là nói được nhưng chẳng hiểu lời nói đó có ý nghĩa gì.

cunconmocoi
05-22-2016, 04:20 PM
93. Vì ta ở đó.

Vân Nham đang đun nước pha trà, sư huynh Đạo Ngô bước vào hỏi:
- Ngươi đun nước cho ai vậy?
- Có người cần uống.
- Hắn muốn uống sao không tự đun?
- Vì đệ ở đây.

---------------

Người hiểu được không có sự phân biệt giữa chủ và khách có thể phân biệt được chủ khách; có thể biến khách thành chủ.


___________


http://vietcotra.vn/media/images/stories/tin-tuc/donghai-2011823-135412183-alobacsiphatrarathuoc.jpg

cunconmocoi
05-22-2016, 04:37 PM
94. Thiền không thể giảng.

Dược Sơn đã lâu không lên đàn giảng pháp. Viện chủ đến gặp thưa rằng:
- Đệ tử chúng con hy vọng được nghe sư phụ giảng pháp.
- Được! Hãy đánh chuông kêu mọi người lên đại điện nghe pháp.
Đại chúng tụ tập đầy đủ rồi, thiền sư bèn trở về phòng phương trượng.
Viện chủ chạy theo hét lên:
- Sư phụ, vì sao không nói một lời đã bỏ đi rồi?
- Viện chủ, kinh có kinh sư, luật có luật sư, luận có luận sư, sao lại trách cứ ta?
(Tổ ĐườngTập)

----------------

Thiền không thể giảng, có giảng ra cũng vô dụng.
(Thái Chí Trung)


____________


http://giacngo.vn/UserImages/2012/04/18/11/chutieu_va_cop_con_jpg.jpg

cunconmocoi
05-22-2016, 10:09 PM
95. Tâm động.

Một ngày kia, tại Pháp Tánh Tự, gió thổi, cờ bay. Có hai ông tăng tranh luận. Một người nói cờ động, một người nói gió động; không ai chịu ai.

Huệ Năng nói:

- Không phải gió động, không phải cờ động, mà là tâm các ông động.

Mọi người nghe thấy đều kinh ngạc. Câu chuyện trên đã trở thành một giai thoại trong chốn Thiền môn.


- o 0 o -

Câu chuyện đến đây vẫn chưa hết. Về sau, trong các đệ tử của Ngưỡng Sơn có một ni cô tên là Diệu Tín, xử sự mọi việc rất thông minh, nhanh nhẹn. Ngưỡng Sơn biết ni cô có tài bèn giao cho toàn quyền phụ trách tiếp đãi những khách bên ngoài đến. Một ngày kia có 17 vị hành cước tăng người Tứ Xuyên đến thăm chùa, chuẩn bị hỏi pháp Ngưỡng Sơn. Sau bữa cơm chiều, các vị hành cước tăng không có chuyện gì làm, bèn tranh luận về Phật pháp. Khi đề cập đến gió động, cờ động thì 17 vị có 17 ý kiến, tranh cãi náo loạn, âm thanh lọt đến tai Diệu Tín. Diệu Tín lập tức hét lớn lên:

- 17 ông tăng kia, ngày mai trước khi đi phải thanh toán tiền phòng, tiền cơm cho rõ ràng.

Thái độ uy nghiêm khiến các ông hành cước tăng bổng im bặt không biết làm sao cho phải. Diệu Tín lại ra lệnh:

- Không được tranh cãi, hãy đến trình diện ta, ta sẽ nói cho các ông nghe.

17 người bất giác chạy đến trước mặt Diệu Tín. Diệu Tín nói:

- Nếu đã không phải gió động, cũng không phải cờ động làm sao tâm động?

Các ông tăng hoát nhiên khai ngộ *, đều thấy không cần phải nghe Ngưỡng Sơn giảng pháp nữa. Ngày hôm sau, toàn thể đều từ biệt Diệu Tín mà đi.

(Nhất Vị Thiền)

----------------

Hai ông tăng chấp vào ngoại cảnh (gió, cờ). Câu nói của Lục tổ là chấp vào Tâm, thực ra thì ngài đã vượt lên tâm và cảnh. Ở đây ngài chỉ đơn giản chỉ cho hai ông tăng chấp vào cảnh là sai lầm. Câu nói của Diệu Tín phá cả Tâm và Cảnh mới là hoàn toàn không chấp. Những gì khái niệm hóa thì không phải là thực tại. Thiền dạy chúng ta nhìn và hiểu sự vật như chính nó, chứ không bằng sự phân tích hay khái niệm hóa.

(Kubose)

____________

*
Ở đây tác giả dùng từ "hoát nhiên khai ngộ" là sai, ta chỉ có thể dùng từ "tỉnh ngộ", tức là nhận ra sự sai quấy của mình.

cunconmocoi
05-24-2016, 08:42 AM
96. Vượt lên lời nói.

Một thiền sư bảo các đồ đệ:
- Hai người đi dưới mưa, trời mưa không làm ướt một người. Các ngươi giải thích chuyện này thế nào?
Các đệ tử đua nhau trả lời:
- Vì một người mặc áo tơi, một người không.
- Vì mưa cục bộ nên người bị ướt, người không.
- Vì một người đi giữa đường, một người đi dưới hàng hiên.
Thiền sư nói:
- Các ngươi chấp vào câu "không làm ướt một người" , vì vậy nên không tìm ra ý nghĩa. Thực ra câu "không làm ướt một người" chẳng phải là chỉ cả hai người đều bị ướt hay sao?

-------------

Ngón tay trỏ mặt trăng, nhưng mặt trăng không ở đầu ngón tay. Lời nói để diễn tả chân lý, nhưng chân lý không nằm trong lời nói.

_________

Chỉ là đố mẹo thôi, chứ có thuyền bè gì ở đây !

cunconmocoi
05-24-2016, 08:42 AM
96. Vượt lên lời nói.

Một thiền sư bảo các đồ đệ:
- Hai người đi dưới mưa, trời mưa không làm ướt một người. Các ngươi giải thích chuyện này thế nào?
Các đệ tử đua nhau trả lời:
- Vì một người mặc áo tơi, một người không.
- Vì mưa cục bộ nên người bị ướt, người không.
- Vì một người đi giữa đường, một người đi dưới hàng hiên.
Thiền sư nói:
- Các ngươi chấp vào câu "không làm ướt một người" , vì vậy nên không tìm ra ý nghĩa. Thực ra câu "không làm ướt một người" chẳng phải là chỉ cả hai người đều bị ướt hay sao?

-------------

Ngón tay trỏ mặt trăng, nhưng mặt trăng không ở đầu ngón tay. Lời nói để diễn tả chân lý, nhưng chân lý không nằm trong lời nói.

_________

Chỉ là đố mẹo thôi, chứ có "thuyền bè" gì ở đây !

cunconmocoi
05-24-2016, 08:50 AM
97. Thiết Nhãn in Kinh.

Thiết Nhãn là một vị thiền sư Nhật Bản. Ông có tâm nguyện là khắc bộ Đại Tạng Kinh bằng tiếng Nhật, vì lúc đó bộ kinh đang dùng là bộ kinh chữ Hán. Bộ Đại Tạng Kinh gồm 7000 cuốn, vì vậy tâm nguyện của ông quả là một hoằng nguyện (lời nguyện lớn). Để trả phí dụng cho việc in kinh ông bắt đầu lạc quyên. Một số ít đồng tình cho ông tiền vàng, còn đa số chỉ cho những bạc vụn. Ai tặng cúng ông cũng cảm kích tạ ơn như nhau. Sau 10 năm quyên góp, ông chuẩn bị để khắc bản in. Bỗng nhiên Vũ Trị Xuyên Hà ngập nước. Thủy tai xẩy ra. Trước cảnh đói khổ của nạn dân, Thiết Nhãn mang hết tiền quyên góp để in kinh ra phát chẩn. Nạn đói qua khỏi Thiết Nhãn lại bắt đầu quyên góp. Vài năm sau, Nhật Bản lại có bệnh truyền nhiễm lan truyền khắp nước. Thiết Nhãn lại đem hết tiền khổ công quyên góp ra giúp đỡ mọi người. Sau đó Thiết Nhãn lại bắt đầu quyên góp lần thứ 3. Ông không sợ khổ sở, đắng cay, khó khăn, dòng dã 20 năm, cuối cùng ông đã hoàn thành được tâm nguyện.
(Nhất Vị Thiền, Quyển Phong)

------------

Ngày nay những bản khắc gỗ dùng để in kinh của Thiết Nhãn được tàng trữ ở Hoàng Bá Tự ở Đông Kinh và được coi là bảo vật của chùa. Thiết Nhãn chỉ khắc bộ Đại Tạng Kinh một lần, nhưng người đời đều biết ông khắc 3 lần, 2 lần trước tuy không thấy hình nhưng so với lần thứ 3, đã đi sâu vào trong lòng người.

cunconmocoi
05-25-2016, 07:03 AM
98. Tri Thánh Thiền Sư.

Như Mẫn ở Linh Thụ Viện ròng rã 20 năm trường mà không chọn người nào làm thủ tọa. Một lần, thiền sư nói với chư Tăng rằng :
- Thủ tọa của chúng ta đã sinh ra rồi.
Lại nói thêm:
- Hiện đang chăn trâu.
Một lần khác nói:
- Thủ tọa của chúng ta đang vân du.
Nói rồi rất cao hứng. Một hôm, thiền sư sai người đánh chuông, nói rằng :
- Mọi người trong chùa mau tập hợp, cuối cùng vị thủ tọa của chúng ta đã đến.
Do đó, mọi người đều tập hợp ở sơn môn để nghinh đón, trong lòng nghi hoặc không biết thật hay giả. Chẳng bao lâu Vân Môn quả nhiên xuất hiện. Thiền sư lập tức thỉnh vào phòng Thủ Tọa. Do đó, về sau mọi người đều gọi Như Mẫn là Tri Thánh thiền sư.

--------------
Hiện đang chăn trâu: chỉ Vân Môn đã ngộ rồi, còn đang tu tập.

__________

Sư (Vân Môn) đến Linh Thọ, Thiền sư Tri Thánh (Như Mẫn trụ trì Linh Thọ) dự biết trước, sai chúng đánh ba hồi chuông trống ra trước cửa rước Thủ tọa. Nơi đây, Sư sung chức Thủ tọa.

Quảng chủ họ Lưu muốn cử binh, đích thân vào viện thỉnh Linh Thọ tiên tri kiết hung thế nào? Trụ trì Linh Thọ biết trước, từ giã chúng vui vẻ ngồi an nhiên thị tịch. Quảng chủ hỏi Tri sự: Hòa thượng bệnh bao lâu? Tri sự đáp: Chẳng từng có bệnh. Hòa thượng có để lại một phong thơ xin trình Đại vương. Quảng chủ mở thơ ra xem, thấy nói: Con mắt của Nhân Thiên là Thủ tọa trong chùa này?. Ông hiểu ý chỉ của Linh Thọ bèn dừng binh và thỉnh Sư (Vân Môn) trụ trì Linh Thọ. Sư khai pháp ở đây không được bao lâu, lại dời đến chùa Quang Thới tại Vân Môn.

http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php/407-Thi%E1%BB%81n-s%C6%B0-V%C4%83n-Y%E1%BB%83n-%E1%BB%9F-V%C3%A2n-M%C3%B4n?p=10372&viewfull=1#post10372

cunconmocoi
05-25-2016, 07:52 AM
99. Đại Đạo.

Có người hỏi Triệu Châu:
- Thế nào là Đạo?
- Ở ngoài tường ấy!
- Không hỏi cái đó.
- Ngươi hỏi cái nào?
- Đại Đạo.
- Đại Đạo dẫn đến Trường An.

-------------

Phật pháp không lìa thế gian pháp: thiền đạo là bình thường đạo.

_________

Rõ ràng Triệu Châu né tránh câu trả lời để không tạo thêm khái niệm, tuy trên hình thức là "vòng vo", nhưng thực chất đây là cách trả lời "trực chỉ".

cunconmocoi
05-25-2016, 08:02 AM
100. Cách ngôn.

Có ông tăng hỏi Triệu Châu:
- Câu cách ngôn tối trọng yếu của sư phụ là gì?
- Đến nửa câu cách ngôn ta cũng chẳng có.
- Sư phụ chẳng phải là phương trượng ở nơi này sao?
- Đúng! Nhưng đó là ta, chẳng phải cách ngôn.
(Nhất Vị Thiền, Quyển Nguyệt)

------------

Cách ngôn là lời nói có thể dùng làm phép tắc được. Thiền đâu có thể cố định, công thức hóa được?

____________

Có ông tăng hỏi Triệu Châu:
- Câu cách ngôn tối trọng yếu của sư phụ là gì?
- "Ưng vô sở trụ" !

cunconmocoi
05-26-2016, 04:04 PM
101. Ngoại cảnh mê hoặc.

Có người hỏi Dược Sơn:
- Làm thế nào để không bị ngoại cảnh mê hoặc?
- Mặc ngoại cảnh đến đi, có quan hệ gì?
- Chẳng hiểu.
- Ngoại cảnh nào làm ngươi bị mê hoặc.
(Nhất Vị Thiền, Quyển Nguyệt)

--------------

Chúng ta bị ngoại cảnh chi phối vì tâm chưa được thanh tịnh. Đối với người có định lực cao thì ngay núi thái sơn đổ cũng không biến sắc, trái lại với người kém thì làn gió nhẹ làm lay động cỏ thôi cũng ngồi chẳng yên.

__________


http://www.aiki-viet.com.vn/ly-thuyet/61tranhthien-03.jpg

cunconmocoi
05-26-2016, 04:17 PM
102. Chổi và phất trần.

La Hán thấy một ông tăng đi tới bèn giơ phất trần lên. Ông tăng trông thấy bèn lạy và nói :
- Tạ ơn thiền sư chỉ thị.
- Ngươi thấy ta giơ phất trần lên thì lạy, còn người giơ chổi lên thì sao?
(Nhất Vị Thiền, Quyển Nguyệt)

--------------

Chổi và Phất trần đều để quét bụi, giơ chổi hay phất trần lên không có gì sai khác, chỉ cần quét sạch những đám mây hắc ám trong tâm thì sẽ thấy trời tạnh vạn dặm.


__________


http://www.artic.edu/aic/collections/citi/images/standard/WebLarge/WebImg_000046/74653_318835.jpg

(Hotei Smoking his Pipe)

cunconmocoi
05-26-2016, 04:25 PM
103. Con chim phóng uế.

(Câu chuyện này không đáng đăng, nên cunconmocoi đã bỏ qua)



http://choiphongthuy.com/uploads/images/2(2).jpg

cunconmocoi
05-26-2016, 04:51 PM
104. Hạ cây phướn xuống.

A Nan hỏi Ca Diếp:
- Sư huynh, đức Thế Tôn truyền y bát cho sư huynh rồi, còn truyền gì nữa không?
Ca Diếp gọi :
- A Nan.
- Dạ!
- Hạ cây phướn trước chùa xuống!
A Nan hốt nhiên đại ngộ.
(Vô Môn Quan)

---------------

Tâm bình thường là Đạo, chẳng cần phải đi đâu để tìm chân lý, chỉ cần chú ý những sự việc nhỏ nhặt trong sinh hoạt hàng ngày mà thể hội.
(Thái Chí Trung)

--------------

(A Nan là em họ của Phật, nhỏ tuổi hơn Phật khoảng 30 tuổi. Ông có một trí nhớ đặc biệt; vào năm 20 tuổi ông bắt đầu làm thị giả cho Phật cho đến khi Phật tịch diệt. Trong lần kết tập kinh điển lần thứ nhất, dưới sự chủ tọa của Ma Ha Ca Diếp, ông đã thuật lại đầy đủ những gì đức Phật đã giảng dạy. Tuy nghe nhiều nhưng thiếu tu dưỡng cho nên đến khi Phật tịch diệt rồi mà ông vẫn chưa giác ngộ.)

___________


Đây là một giai thoại "phịa ra", vì ở Ấn độ thời đó không hề có chùa (chỉ có Tịnh xá), lại càng không có cột phướn trước chùa.

Khi Phật nhập Đại Niết Bàn đã giao Giáo Hội lại cho Ngài Ma Ha Ca Diếp, Chư Tăng muốn kết tập Kinh điển thì không ai hơn ông A Nan về sự thân cận đức Phật và trí nhớ siêu phàm. Nhưng rất tiếc ông A Nan lúc đó chưa đạt được "Trí Tuệ Căn Bản", Ngài Ca Diếp sợ rằng lời của kẻ phàm phu sẽ làm lu mờ Phật pháp nên hoản việc kết tập lại. Ông A Nan thấy vì mình mà Phật sự bị chậm trễ, nên lo buồn tinh tấn vượt bậc, một thời gian ngắn sau với sự âm thầm trợ giúp của Ngài Đại Ca Diếp, ông đã "nhổ đinh tháo chốt" chứng quả Giải Thoát Sinh Tử Luân Hồi. Bấy giờ Ngài Ca Diếp mới chấp nhận cho ông đứng ra trùng tuyên Phật ngữ.

Qua giai thoại này, chúng ta thấy tác phẩm Vô Môn Quan ít nhất đã có "một hạt sạn".

cunconmocoi
05-27-2016, 03:52 PM
105. Nắm bắt hiện tại.

Đức Phật hỏi các đệ tử :
- Cuộc đời dài ngắn thế nào?
- 60 năm.
- Sai!
- 70 năm.
- Sai!
- 80 năm.
- Sai!
- Vậy là bao lâu?
- Chỉ trong một hơi thở.
(Thiền Thuyết)

--------------

Đừng chìm đắm trong quá khứ, đừng mơ mộng trong tương lai, hãy nắm bắt hiện tại, hãy cảm nhận những sự việc đẹp đẽ quanh ta.

__________

Qua câu chuyện này, chúng ta thấy quyển Thiền thuyết không có mấy giá trị.

Nguyên là trong Tứ thập nhị chương Kinh, chương 38 đức Phật nói :

Phật vấn sa-môn: “Nhân mạng tại kỷ gian?” Đối viết: “Sổ nhật gian.” Phật ngôn: “Tử vị tri đạo.”
Phục vấn nhất sa-môn: “Nhân mạng tại kỷ gian?”
Đối viết: “Phạn thực gian.”
Phật ngôn: “Tử vị tri đạo.”
Phục vấn nhất sa-môn: “Nhân mạng tại kỷ gian?”
Đối viết: “Tại hô hấp gian.”
Phật ngôn: “Thiện tai! Tử tri đạo hỹ.”

Nghĩa :

Đức Phật hỏi một vị sa-môn: "Mạng sống người ta là bao lâu?" Thưa rằng: "Được vài ngày." Phật nói: "Ông chưa hiểu đạo."
Phật lại hỏi một vị sa-môn khác: "Mạng sống người ta là bao lâu?" Thưa rằng: "Chỉ trong một bữa cơm." Phật nói: "Ông chưa hiểu đạo."
Phật lại hỏi một vị sa-môn khác: "Mạng sống người ta là bao lâu?" Thưa rằng: "Chỉ trong hơi thở vào ra mà thôi."
Phật dạy: "Hay thay! Ông thật đã hiểu đạo."






38. MẠNG SỐNG MONG MANH




http://i172.photobucket.com/albums/w4/nonamerestore/TTNC%20-%2038_zpsm6sypg8m.jpg




http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php/269-Kinh-T%E1%BB%A9-Th%E1%BA%ADp-Nh%E1%BB%8B-ch%C6%B0%C6%A1ng/page8

Thực ra khi dạy điều này, không phải đức Phật khuyên chúng ta hãy sống trong hiện tại (như lời bình trên), mà đức Phật muốn chúng ta thâm nhập lý VÔ NGÃ _ không thực có TÔI.

cunconmocoi
05-28-2016, 08:29 AM
106. Ta không nói cho ngươi biết.

Có một lần Quy Sơn, Ngũ Phong, Vân Nham đều đứng hầu Bách Trượng.
Bách Trượng hỏi Quy Sơn :
- Miệng ngậm làm sao nói pháp?
Quy Sơn đáp :
- Thỉnh sư phụ nói đi!
- Ta không nói cho ngươi biết sợ tuyệt con cháu.
Bách Trượng lại hỏi Ngũ Phong.
Ngũ Phong đáp:
- Hòa thượng câm miệng lại!
Bách Trượng nói :
- Cơ phong của ngươi sắc bén quá, sợ người tu đạo không giám thân cận, kính phục nhưng mà xa lánh vậy!
Bách Trượng lại hỏi Vân Nham.
Vân Nham đáp :
- Sư phụ có pháp đó thật sao?
Bách Trượng nói :
- Cứ như cách nói của ngươi, ta sẽ không còn người thừa kế.
(Bích Nham Lục)

-------------

Câu hỏi của Bách Trượng có nghĩa là làm sao để diễn tả chân lý? Nếu người đã ngộ thì chân lý và người chỉ là một, đi đứng, nằm, ngồi, mở miệng hay ngậm miệng đều là đạo. Quy Sơn, Ngũ Phong, Vân Nham đều ngộ Đạo, nhưng khác biệt ở thô và tế.
(Long Mãn)


___________


http://i1111.photobucket.com/albums/h472/nghethuatphatgiao/tranh%20thien%20co%20hanh%20dat/khong%20khi%20o%20chua/cuocsongotrongchuathienmon-nghethuatphatgiao15.jpg


Quy Sơn, Ngũ Phong, Vân Nham đều ngộ Đạo, nhưng khác biệt ở chỗ khéo léo, "không làm bầm dập những hoa tí hon" (hướng chúng sinh), duy trì Phật chủng.

cunconmocoi
05-28-2016, 10:39 AM
107. Mẹ trâu đến rồi.

Ni cô Thiết Ma ở gần am Quy Sơn, một hôm đến thăm.
Quy Sơn thấy ni cô đến, nói rằng :
- Mẹ Trâu đã đến!
Ni cô nói :
- Ngày mai Ngũ Đài Sơn có cung ứng trai phạn, lão sư có đi không?
Quy Sơn nghe rồi, nằm xuống mà ngủ. Ni cô không nói một lời, bỏ đi.
(Bích Nham Lục)

------------

Quy Sơn ở Hồ Nam, Ngũ Đài Sơn ở Sơn Tây, có muốn đến thọ trai ngày mai cũng không thể được. Quy Sơn nằm ngủ có ý nói đã ăn no rồi, không cần đi Ngũ Đài Sơn thọ trai nữa.
(Long Mãn)

___________

Thiền sư gặp nhau thường trìu mến tặng nhau những "cục đá", trường hợp này ta thấy ni cô Thiết Ma cũng rất "có bản lĩnh", phản công lại một câu, kết quả là Quy Sơn nằm xuống ngủ !

cunconmocoi
05-30-2016, 04:45 PM
108. Tất cả đều không.

Thiết Chu đi khắp nơi tham phỏng danh sư. Một hôm tới chùa Tướng Quốc gập Độc Viên. Để biểu thị ngộ cảnh của mình Thiết Chu đắc ý nói :
- Tâm, Phật, chúng sanh đều không. Chân tánh của mọi hiện tượng là không, nên không có ngộ, mê, thánh, phàm, cho, nhận.
Độc Viên lấy gậy gõ vào đầu Thiết Chu.
Thiết Chu hét lên :
- Vì sao thầy đánh đệ tử?
- Tất cả đều không, sự tức giận của ngươi từ đâu tới vậy?
(Thiền Thuyết)

------------------

"Không thiện, không ác, không khổ, không vui, tất cả đều không.” Câu nói này không phải ai cũng hiểu được. Những lời của Thiết Chu chỉ là thiền ngoài miệng.


_____________


http://i854.photobucket.com/albums/ab102/cunconmocoi/go%20dau_zpsg4og6hs8.jpg

cunconmocoi
05-30-2016, 05:34 PM
109. Tịnh khẫu.

Có bốn học tăng ước hẹn nhau ngồi thiền 7 ngày không được nói chuyện. Ngày đầu tiên 4 người ngồi thiền không nói, tới khuya, cây nến lập lòe lúc sáng lúc tối. Một ông tăng bỗng mở miệng:
- Cây nến sắp tắt kìa!
Ông tăng thứ hai:
- Chúng ta đã hẹn không nói mà!
Ông tăng thứ ba:
- Các ngươi vì sao lại nói?
Ông tăng thứ tư:
- Ha! Ha! Chỉ có ta là không nói!
(Thiền Thuyết)

-------------------

Rất nhiều người chỉ trích những sai lầm của kẻ khác mà không biết chính mình cũng sai lầm nốt.


______________


http://i854.photobucket.com/albums/ab102/cunconmocoi/ech-bay%205_zpskerkfsdu.jpg

cunconmocoi
05-31-2016, 07:43 AM
110. Cho và nhận.

Vô Nan chỉ có một đồ đệ thừa kế là Chánh Thọ. Một hôm Vô Nan bảo Chánh Thọ:
- Ta đã già rồi, nay giao cho ngươi cuốn sách này làm chứng tích cho sự thừa kế.
- Con đã tiếp nhận thiền chẳng lập văn tự của sư phụ rồi và con rất thỏa mãn, cuốn sách này sư phụ hãy tự giữ lấy.
- Cuốn sách này đã được lưu truyền 7 đời rồi, và ta cũng có thêm thắt những kiến giải của ta nữa. Ngươi hãy cầm lấy như một biểu tượng tiếp thụ y bát.
- Dạ, được!
Lúc đó trời rất lạnh, bên ngoài tuyết rơi tơi bời, trong phòng có nhóm một hỏa lò để sưởi. Chánh Thọ cầm cuốn sách quẳng ngay vào lò. Vô Nan nổi giận hét lên:
- Ngươi làm gì vậy?
Chánh Thọ cũng hét lại:
- Sư phụ nói gì?
Vô Nan nhìn Chánh Thọ đột nhiên tâm ý bình hòa trở lại, trong khoảng khắc cuốn sách đã thành tro.
(Thiền Thuyết)

-------------

Tri và hành phải hợp nhất, giảng học mà không thực hành thì chỉ là thiền ngoài miệng.

__________

Vô Nan chỉ có một đồ đệ thừa kế là Chánh Thọ. Một hôm Vô Nan bảo Chánh Thọ:
- Ta đã già rồi, nay giao cho ngươi cuốn sách này làm chứng tích cho sự thừa kế.
- Con đã tiếp nhận thiền chẳng lập văn tự của sư phụ rồi và con rất thỏa mãn, cuốn sách này sư phụ hãy tự giữ lấy.
- Cuốn sách này đã được lưu truyền 7 đời rồi, và ta cũng có thêm thắt những kiến giải của ta nữa. Ngươi hãy cầm lấy như một biểu tượng tiếp thụ y bát.
- Dạ, được!
Lúc đó trời rất lạnh, bên ngoài tuyết rơi tơi bời, trong phòng có nhóm một hỏa lò để sưởi. Chánh Thọ cầm cuốn sách quẳng ngay vào lò. Vô Nan hét lên:
- Ngươi làm gì vậy?
Chánh Thọ cũng hét lại:
- Sư phụ nói gì?
- Ấm áp quá !

cunconmocoi
05-31-2016, 07:46 AM
111. Lên Ngũ Đài Sơn đi đường nào?

Gần Quán âm Tự của Triệu Châu có một quán trà của một bà lão. Trước quán có đường phân ngả. Các du tăng lên Ngũ Đài Sơn bái phỏng đều hỏi đường bà lão:
- Lên Ngũ Đài Sơn, đi đường nào?
Bà lão đều trả lời:
- Cứ đi thẳng.
Họ đi được vài bước lại nghe bà lão nói :
- Lại có hòa thượng tốt đi đường đó!
Có ông tăng đem chuyện này mách Triệu Châu.
Triệu Châu nói :
- Nếu vậy để ta đi thăm bà lão coi sao.
Ngày hôm sau Triệu Châu cũng hỏi đường, và bà lão cũng trả lời như vậy. Triệu Châu không nói cúi đầu mà về, hướng đại chúng nói rằng:
- Lão nạp đã vì các ngươi đi khám phá bà lão đó rồi!
(Cảnh Đức Truyền Đăng Lục)

---------------

Một câu trả lời cố định không thích hợp cho mọi trường hợp, chân lý của đời sống là biến dịch.
(Thái Chí Trung)

___________

Gần Quán âm Tự của Triệu Châu có một quán trà của một bà lão. Trước quán có đường phân ngả. Các du tăng lên Ngũ Đài Sơn bái phỏng đều hỏi đường bà lão:
- Lên Ngũ Đài Sơn, đi đường nào?
Bà lão đều trả lời:
- Cứ đi thẳng.
Họ đi được vài bước lại nghe bà lão nói :
- Lại có hòa thượng tốt (Hảo hòa thượng) đi đường đó!
Có ông tăng đem chuyện này mách Triệu Châu.
Triệu Châu nói :
- Nếu vậy để ta đi thăm bà lão coi sao.
Ngày hôm sau Triệu Châu cũng hỏi đường, và bà lão cũng trả lời như vậy.
Đi được vài bước lại nghe bà lão nói :
- Lại có hòa thượng xấu (Xú hòa thượng) đi đường đó!
Triệu Châu không nói cúi đầu mà về, hướng đại chúng nói rằng:
- Lão nạp đã vì các ngươi đi khám phá bà lão đó rồi!

cunconmocoi
05-31-2016, 08:07 AM
112. Không gì không là thuốc.

Một hôm, Bồ tát Văn Thù kêu Thiện Tài đồng tử đi hái thuốc, bảo rằng:
- Ngươi đi hái bất cứ thứ gì không là thuốc đem về đây!
Thiện Tài tìm không thấy trở về nói :
- Không gì không là thuốc!
- Vậy ngươi hái bất cứ cái gì là thuốc đem ra đây!
Thiện Tài ngắt một cọng cỏ đưa cho Văn Thù. Văn Thù cầm lấy cọng cỏ bảo đại chúng rằng:
- Cái này có thể giết người, nhưng cũng có thể cứu người!
(Bích Nham Lục)

-------------

"Không gì không là thuốc", nói cách khác là phiền não tức bồ đề, sinh tử tức Niết Bàn. Vô minh và phiền não có thể giết người, nhưng cũng có lúc có thể cứu người.
(Long Mãn)

_________

Đây là câu chuyện hư cấu, tuy nhiên hàm chứa lẽ đạo !
Cunconmocoi còn nhớ 2 câu, xin ghi lại để cúng dường quý đạo hữu :

1. Vạn pháp vô phi Phật pháp.

2. Bom rơi đạn nổ là phương Nát bàn.

cunconmocoi
05-31-2016, 08:31 AM
113. Ba giới không Pháp, cầu Tâm ở đâu?

Bàn Sơn nói với đệ tử rằng:
- Thế giới này cái gì cũng không có, các ngươi đi đâu mà cầu tâm?
Tuyết Đậu có bài kệ rằng :

三 界 無 法
Tam giới vô pháp
何 處 求 心
Hà xứ cầu tâm
白 雲 爲 蓋
Bạch vân vi cái
流 泉 作 琴
Lưu tuyền tác cầm
一 曲 兩 曲 無 人 會
Nhất khúc lưỡng khúc vô nhân hội
雨 過 夜 塘 秋 水 深
Vũ quá dạ đường thu thủy thâm

Tam giới không pháp
Chỗ nào tìm tâm
Mây trắng làm lọng
Dòng Suối khảy đàn
Một bản, hai bản không người hiểu
Mưa xuống hồ đêm nước thu sâu.
(Bích Nham Lục)(Thích Thanh Từ dịch)

----------------

Câu 1: ba giới là: dục giới, sắc giới, vô sắc giới; không pháp: phải thăng hoa mọi khái niệm, dùng trực giác mà thể hội.
Câu 2 - 3: Trời đất giao hòa tạo ra nhạc điệu nhưng ít người hiểu được.
Câu 4: khi đã vào được định rồi thì sẽ thể nghiệm được vô pháp, vô tâm bằng kinh nghiệm chứ không phải bằng suy luận.
(Sekida)

____________

Cunconmocoi có nhớ 2 câu thơ, xin cúng dường quý Phật tử :

Đừng đi ! Không đến, đừng đi;
Không đi mà đến ! tâm y ấn truyền.

cunconmocoi
06-01-2016, 04:46 PM
114. Cây kiếm của Hoàng Sào.

Nham Đầu hỏi một ông tăng:
- Ngươi từ đâu tới?
- Từ Tây kinh tới.
- Sau loạn Hoàng Sào không nghe nói đến cây kiếm của hắn, ngươi có được thanh kiếm đó không?
- Có mang theo đây.
Nham Đầu đến gần ông tăng nghểnh cổ lên và kêu: ối!
- Lão sư đã rơi đầu rồi!
Nham Đầu ha hả cười lớn.

------

Ông tăng lại đến tham bái Tuyết Phong.
Tuyết Phong hỏi :
- Từ đâu tới?
- Từ Nham Đầu tới.
- Nham Đầu nói cái gì?
Ông tăng kể lại câu chuyện. Tuyết Phong đánh ông tăng 30 gậy và đuổi đi.
(Bích Nham Lục)

---------------

Theo truyền thuyết, một cây kiếm từ trên trời rơi xuống, trên kiếm có khắc hàng chữ "Trời ban cho Hoàng Sào.” Hoàng Sào liền đó tự xưng là Xung Thiên đại tướng quân mà làm loạn. Đánh phá Trường An, vua phải bỏ chạy. Câu nói của Nham Đầu chỉ Kim Cương Vương bảo kiếm mà ai cũng có. Câu đáp của ông tăng "có mang theo đây" chỉ trỏ được thể, không trỏ được dụng, hãy còn khiếm khuyết. Câu nói của ông tăng "Lão sư rơi đầu rồi" chỉ là khẩu đầu thiền nên bị Nham Đầu cười và Tuyết Phong đánh.
(Long Mãn)


____________


http://i1111.photobucket.com/albums/h472/nghethuatphatgiao/tranh%20thien%20co%20hanh%20dat/khong%20khi%20o%20chua/cuocsongotrongchuathienmon-nghethuatphatgiao2.jpg

cunconmocoi
06-01-2016, 04:58 PM
115. Rợ Hồ không râu.

Hoặc Am khi xem một bức tranh vẽ Bồ Đề Đạt Ma rậm râu bèn phàn nàn rằng: "Sao tên rợ Hồ này lại không râu?"
(Vô Môn Quan)

--------------

Lời nói và khái niệm đều do tâm tạo, chỉ làm che lấp chân lý; phải nắm bắt chân lý, chứ đừng khư khư chấp vào cái bóng của nó.
(Sekida)


__________
http://www.tranhanhphatgiao.com.vn/images/product/goc/1439746796(122)%20Dat%20ma%20su%20to%20.jpg

cunconmocoi
06-01-2016, 05:55 PM
116. Tới Giang Bắc hoặc Giang Nam Hỏi Lão Vương.

Có ông tăng hỏi Trí Môn :
- Hoa sen chưa ra khỏi nước thì thế nào?
- Là hoa sen.
- Khi ra khỏi nước rồi thì sao?
- Là lá sen.

----------

Tuyết Đậu có bài kệ:

蓮 花 荷 葉 報 君 知
Liên hoa hà diệp báo quân tri
出 水 何 如 未 出 時
Xuất thủy hà như vị xuất thời
江 北 江 南 問 王 老
Giang bắc giang nam vấn vương lão
一 狐 疑 了 一 狐 疑
Nhất hồ nghi liễu nhất hồ nghi.

Hoa sen lá cọng bảo anh tri
Khỏi nước sao bằng chưa khỏi thì
Giang Bắc, Giang Nam hỏi Vương lão
Một hồ nghi, lại một hồ nghi.
(Thích Thanh Từ dịch)
(Bích Nham Lục)

--------------

Hoa sen chỉ thể, lá sen chỉ dụng. Thể, dụng là một. Nếu chẳng hiểu thì có thể đi Giang Bắc hoặc Giang Nam mà hỏi lão Vương (chỉ Nam Tuyền hoặc bất cứ một người nào đó). Đừng đi hỏi một người nào khác vì thắc mắc sẽ vô tận khi mình chưa tự giác.
Dã Hồ tính rất đa nghi, khi qua sông đóng băng thường lắng nghe tiếng nước chẩy dưới băng. Nếu thấy băng dầy thì mới chịu đi qua, từ đó mà có từ ngữ hồ nghi.
(Long Mãn)


____________


http://file.vforum.vn/hinh/2015/01/hoa-sen.jpg

cunconmocoi
06-02-2016, 05:03 PM
117. Tuyết đầy chén bạc.

Một ông tăng hỏi Ba Lăng:
- Đề Bà Tông là thế nào?
- Tuyết đầy chén bạc.
(Bích Nham Lục)

---------------

Ba Lăng là đệ tử của Vân Môn; Đề Bà là tên của Cana Đề Bà tôn giả, là đệ tử của ngài Long Thọ, là một người rất giỏi biện luận.
Tuyết chỉ Đề Bà Tông, chén bạc chỉ Phật giáo.
(Sekida)

---------------

Câu hỏi của ông tăng trong công án này có nghĩa là “Thiền là gì?” Tuyết đầy chén bạc, chúng cùng mầu trắng rất khó phân biệt, nhưng chúng khác nhau. Thiền có thể mô tả dưới 3 khía cạnh: thể, tướng, dụng. Nhưng nếu chỉ nhìn từ một khía cạnh thì không thấy Thiền mặc dù mỗi phương diện đều là Thiền.
(Kubose)

__________


“Nắng vàng nhuộm thắm đồi xanh,
Gió ngàn thoáng lại bức mành nhà ai”.

cunconmocoi
06-02-2016, 05:19 PM
118. Trường Sa đi dạo.

Một hôm, Trường Sa lên núi tản bộ. Khi về đến cổng chùa, thủ tọa hỏi rằng :
- Lão sư đi đâu vậy?
- Lên núi tản bộ.
- Đi tới đâu mới về?
- Trước, theo lối cỏ thơm mà đi; sau theo lối hoa rụng mà về!
- Rất giống xuân ý.
- Còn hơn sương thu rơi trên hoa sen.
(Bích Nham Lục)

----------------

Câu hỏi của thủ tọa "Lão sư đi đâu vậy?" là hỏi lão sư đã đạt tới cảnh giới nào?
Câu đáp của Trường Sa "Trước, theo... mà về" là nói "vô tâm" đi chơi núi thì còn có cảnh giới nào mà đạt.
Câu nói của thủ tọa "Rất giống xuân ý" là một cái bẫy giương ra, nếu Trường Sa trả lời thẳng thì "vô tâm" sẽ biến thành "hữu tâm.”
Trường Sa đáp "Còn hơn sương thu rơi trên hoa sen.” Sương thu là phiền não, hoa sen là mê hoặc, ý nói vô tâm đã thắng phiền não và mê hoặc.
(Long Mãn)


___________


"Bước chân phiêu-bạt giang-hồ,
Giờ đây trọn-vẹn cơ hồ nghỉ-ngơi.
Người ơi! Có biết người ơi!
Đường xưa ghi dấu, bạn đời làm quen?"

cunconmocoi
06-02-2016, 05:32 PM
119. Ngồi một mình trên đỉnh núi Đại Hùng.

Có ông tăng hỏi Bách Trượng:
- Thế nào là kỳ đặc?
- Bách Trượng ngồi một mình trên đỉnh núi Đại Hùng.
Ông tăng bèn lạy tạ.
(Bích Nham Lục)

--------------

Sự kỳ đặc chỉ sự giác ngộ. Câu đáp của Bách Trượng có nghĩa là khi Thân và Tâm hợp nhất.
(Long Mãn)

__________


http://phathoc.net/UserImages/2012/05/27/1/fcf1eea289a40f7903ba4c13.jpg

cunconmocoi
06-02-2016, 05:45 PM
120. Cơm trong bình bát, nước trong thùng.

Có ông tăng hỏi Vân Môn :
- Thế nào là trần trần tam muội?
- Cơm trong bình bát, nước trong thùng.
(Bích Nham Lục)

------------

Trần trần là rất nhỏ, tam muội là định. Nếu có thể đem quán niệm tập trung vào một vi trần thì đạt được định. Câu đáp chỉ cảnh giới Tâm Vật hợp nhất.
(Long Mãn)

___________



http://2.bp.blogspot.com/-rzKIjZvzaWs/UUM4IZR00iI/AAAAAAABMJQ/x448pDQQ3Ks/s1600/tranh+to+mau+hoa+sen+(1).png

cunconmocoi
06-02-2016, 05:53 PM
121. Hoa Dược Lan.

Có ông tăng hỏi Vân Môn :
- Thanh tịnh pháp thân là thế nào?
- Hoa Dược Lan.
- Nếu đệ tử cứ hiểu như vậy thì sao?
- Là sợi lông vàng của sư tử.
(Bích Nham Lục)

----------------

Hoa Dược Lan : là hàng cây trồng quanh nhà cầu để át đi mùi hôi thối. Câu đáp của Vân Môn phá chấp Phật là phải thanh tịnh, để diễn ý bình đẳng. Ông tăng muốn chắc nên hỏi lại. "Sợi lông vàng của sư tử" là chỉ đừng để bề ngoài mê hoặc. Trong kinh Báo Ân có kể câu chuyện một con sư tử hay đến nghe các ông tăng tụng kinh. Một người thợ săn muốn bắn con sư tử này để lột da mang dâng vua. Ông ta cạo đầu, khoác áo cà sa giả làm tăng, và bắn được con sư tử. Sư tử muốn vồ lại ông, nhưng nghĩ ông là tăng nên thôi và chịu chết. Câu nói của Vân Môn có nghĩa là "Ngươi chưa đạt tới cảnh giới tịnh, uế bất nhị đâu, hãy còn xa lắm!"
(Viên Thông)

__________



http://www.peppitext.de/Malvorlagen_Blumen_Pflanzen/65_Seerose.gif

cunconmocoi
06-02-2016, 06:10 PM
122. Mù, câm, điếc.

Huyền Sa bảo đệ tử rằng :
- Các thiền sư đều muốn phổ độ chúng sanh. Nay có người mù đến, giơ phất tử lên, hắn không thấy. Có người câm đến, kêu hắn nói, hắn không nói được. Có người điếc đến, bảo hắn hắn chẳng nghe. Vậy làm sao mà phổ độ? Nếu không cứu độ được, vậy Phật pháp chẳng là không linh nghiệm sao?
Có ông tăng đem chuyện trên đi hỏi Vân Môn. Vân Môn nói :
- Ngươi lạy đi.
Ông tăng lạy rồi đứng đó. Vân Môn giơ gậy như muốn đẩy ông tăng, ông tăng bèn thối lui.
Vân Môn nói :
- Ngươi chẳng mù.
Lại nói :
- Ngươi lại đây.
Ông tăng lại gần.
Vân Môn nói:
- Ngươi chẳng điếc!
Lại hỏi :
- Ngươi hiểu chưa?
- Chưa hiểu.
- Ngươi cũng chẳng câm.
Lúc đó, ông tăng hốt nhiên đại ngộ.
(Bích Nham Lục)

---------------

Ông tăng coi mình như người bàng quan, đem trường hợp 3 người bệnh mà hỏi Vân Môn. Do Vân Môn chỉ điểm mới biết chính mình là 3 người bệnh đó: có mắt như mù, có tai như điếc, có miệng mà câm.
(Viên Thông)

___________



http://imgfave-herokuapp-com.global.ssl.fastly.net/image_cache/1313847473993945.jpg

cunconmocoi
06-03-2016, 11:41 AM
123. Thể dụng của Bát Nhã.

Có ông tăng hỏi Trí Môn:
- Thể của Bát Nhã là gì?
- Trai ngậm trăng sáng.
- Dụng của Bát Nhã là gì?
- Con thỏ mang thai.
(Bích Nham Lục)

----------------

Bát Nhã là Trí Huệ khai ngộ. Trí huệ này khác với trí thức. Ông tăng lấy Bát Nhã phân ra Thể, Dụng để hỏi, nhưng Trí Môn trả lời đều cùng một dạng; chỉ thay trai bằng thỏ. Trai ngậm hạt trai, dưới ánh trăng chiếu xán lạn; thỏ mang thai cũng mỹ lệ. Ý của Trí Môn là trí huệ khai ngộ như trăng sáng chiếu khắp vạn vật. Trăng là chỉ Bát Nhã, chiếu khắp vạn vật là chỉ lòng từ bi của bậc bồ tát muốn độ tất cả chúng sanh.
(Viên Thông)


____________


http://i854.photobucket.com/albums/ab102/cunconmocoi/1%20gay_zpsjljny1b3.jpg

Người hỏi đã vọng tưởng, nhưng Thiền sư Trí Môn vẫn từ bi trả lời, ngụ ý rằng "Ông tào lao lắm !"
Rồi hậu thế cái vị Viên Thông nhưng chẳng thông tí nào, đã cố vẽ vời giải thích cho những câu trả lời tối nghĩa của người xưa. (Tối nghĩa là DỤNG của T.s Trí Môn)

cunconmocoi
06-04-2016, 07:56 AM
124. Ba cân gai.

Có ông tăng hỏi Động Sơn:
- Thế nào là Phật?
- Ba cân gai.
Ông tăng không hiểu chạy đi hỏi Trí Môn :
- Phật tức ba cân gai nghĩa là sao?
Trí Môn đáp :
- Trăm hoa nở đẹp như gấm thêu.
Ông tăng vẫn không hiểu, Trí Môn lại nói:
- Trúc phương Nam, mọc phương Bắc.
Ông tăng càng nghe càng không hiểu, quay trở lại Động Sơn và thuật lại đầu đuôi câu chuyện.
Động Sơn dậy ông:
- Nói không tỏ được sự, lời chẳng hợp cơ, chấp lời thì mất mạng, kẹt cú thì bị mê.
(Bích Nham Lục)

--------------

Ngôn ngữ chỉ là công cụ để diễn tả chân lý. Nếu chấp vào ngôn từ thì là đánh mất chân lý vậy.
(Thái Chí Trung)


_______________


http://s1.img.yan.vn/YanNews/2167221/201605/20160502-020456-4_650x759.png

cunconmocoi
06-04-2016, 08:02 AM
125. Cảnh Thanh kêu mổ.

Có ông tăng hỏi Cảnh Thanh :
- Học nhân kêu, thỉnh thầy mổ.
- Còn sống chăng?
- Nếu chẳng sống sẽ bị người chê cười.
- Cũng chỉ là gà trong cỏ!
(Bích Nham Lục)

---------------

Trong Thiền học có câu "Cơ kêu mổ.” Gà con ở trong trứng muốn ra, dùng mỏ gõ vào vỏ trứng gọi là "kêu.” Gà mẹ ở bên ngoài giúp gà con mổ vào vỏ trứng gọi là "mổ.” Nếu gà con chưa trưởng thành, gà mẹ mổ thì gà con sẽ chết. Nếu gà con mổ nhưng gà mẹ ở bên ngoài không mổ thì gà con cũng chết. Kêu và mổ phải đồng thời. Quan hệ giữa thiền sư và đồ đệ cũng giống như gà mẹ và gà con. Thiền không phải là học vấn mà là kinh nghiệm, thiền sư không truyền gì cho đệ tử cả. Đệ tử phải tự cảm giác và linh tánh mà lãnh ngộ. Sư phụ chỉ có thể ám thị, nhưng nếu đệ tử chưa tới trình độ giác ngộ thì cũng vô dụng. Vì vậy sư phụ phải tùy theo tốc độ lãnh ngộ của đệ tử mà chỉ dậy, thời cơ đó gọi là "cơ kêu mổ.”
(Viên Thông)

____________

Có ông tăng hỏi Cảnh Thanh :
- Học nhân kêu, thỉnh thầy mổ.
- Còn sống chăng?
- Cái gì sống ?!

cunconmocoi
06-04-2016, 08:32 AM
126. Củ cải to của Triệu Châu.

Có ông tăng hỏi Triệu Châu:
- Từng nghe hòa thượng thân gặp Nam Tuyền phải không?
- Trấn Châu sản xuất củ cải to!
(Bích Nham Lục)

--------------

Nam Tuyền và Triệu Châu là 2 vị thiền sư danh tiếng. Nam Tuyền là sư phụ của Triệu Châu, ông tăng dĩ nhiên là biết điều đó, nên muốn qua Triệu Châu mà tìm hiểu thiền phong của Nam Tuyền. Triệu Châu biết thế nên mới trả lời "Trấn Châu sản xuất củ cải to.” Trấn Châu là chỗ ở của Triệu Châu, không phải là chỗ ở của Nam Tuyền. Câu đáp của Triệu Châu có ý nói ta có thiền của ta.
(Viên Thông)

_____________

Lại thêm lần nữa Viên Thông chẳng thông !

Tổ Triệu Châu trả lời "Trấn Châu sản xuất củ cải to !" (khác nào người Việt mình nói "nước mắm Phú Quốc ngon !"). Chỉ là một câu nói "đánh trống lảng", "vô thưởng vô phạt"; thế mà lại bị suy luận "ta có thiền của ta".

cunconmocoi
06-04-2016, 09:16 AM
127. Lông mày Thúy Nham.

Hạ an cư kết thúc rồi, Thúy Nham nói với đại chúng rằng:
- Từ đầu hạ đến nay vì huynh đệ nói pháp, lông mày Thúy Nham còn không?
Bảo Phúc đáp :
- Làm cướp lòng rỗng.
Trường Khánh nói:
- Sinh vậy.
Vân Môn nói :
- Quan!
(Bích Nham Lục)

--------------

Tại Ấn Độ bắt đầu từ 15 tháng 5 trời mưa tầm tã trong 3 tháng, các ông tăng không thể đi ra ngoài vì sợ đạp trúng côn trùng vào mùa sinh sôi nẩy nở, nên ở trong chùa mà tu tập. Theo truyền tụng, hễ ai giảng pháp sai thì lông mày bị rụng.
Câu hỏi của Thúy Nham có nghĩa là:"Ta giảng pháp đúng hay sai?" Cũng có nghĩa là "Các ngươi có hiểu không?".
Câu đáp của Bảo Phúc có nghĩa là "Nghe lời giảng chân chính của thiền sư, học nhân chúng tôi rất quý trọng.”
Câu của Trường Khánh có nghĩa là "Đây là giáo huấn chân thật, nên lông mày mọc ra!"
Câu của Vân Môn có nghĩa "Qua cửa rồi thì phải cẩn thận.”
(Viên Thông)

_____________

Vân Môn trả lời "QUAN !" là một âm thanh rỗng, khác nào tiếng la "ki-áp" của võ sĩ Taekwondo, lại bị Viên Thông suy luận !


http://i172.photobucket.com/albums/w4/nonamerestore/kiap_zps8drwzaob.jpg

cunconmocoi
06-05-2016, 07:28 AM
128. Trước sau ba ba.

Văn Thù Bồ tát hỏi Vô Trước:
- Vừa rời chỗ nào?
- Phương Nam!
- Phật pháp phương Nam thế nào?
- Thời mạt pháp, tỳ khưu ít giữ giới luật.
- Tăng chúng nhiều ít?
- Hoặc 300 hoặc 500.
Vô Trước hỏi lại Văn Thù:
- Nơi đây Phật pháp thế nào?
- Phàm, Thánh cùng ở; rồng rắn lẫn lộn.
- Tăng chúng nhiều ít?
- Trước ba ba, sau ba ba!
(Bích Nham Lục)

--------------

Ngũ Đài Sơn là Đạo tràng của Văn Thù, cuộc đối thoại này là do Vô Trước khi lên núi gặp Văn Thù mà có.
Rồng sống ở trên trời chỉ Phật, rắn sống ở đất chỉ chúng sanh.
Trước chỉ cho đến nay. Sau chỉ vị lai. 3 chỉ số nhiều, 33 chỉ một con số rất nhiều.
Câu nói của Văn Thù có nghĩa là nếu chỉ kể chư tăng hộ pháp không thôi thì Phật pháp không bao lâu sẽ bị suy thoái, cho nên không nên phân tăng, tục, mọi người đều phải hộ pháp thì Phật giáo sau này vẫn hưng thạnh.
(Viên Thông)

____________

"Trước ba ba, sau ba ba" (tiền tam tam, hậu tam tam), theo cunconmocoi câu này có nghĩa là "bất tăng bất giảm", nhưng nếu nói "bất tăng bất giảm" thì vô tình Ngài Văn Thù xác nhận "Tăng chúng" là thực có; Ngài nói "tam tam" là "chừng đó", là "bấy nhiêu", dịch nôm na là "Trước sao, giờ vậy !" (Trước đây ra sao, bây giờ vẫn thế !)

cunconmocoi
06-05-2016, 07:47 AM
129. Tất cả mọi âm thanh đều là Phật thanh.

Một ông tăng hỏi Đầu Tử :
- Tất cả âm thanh đều là Phật thanh có phải không?
- Phải.
- Hòa thượng đừng để con nghe người đánh rắm.
Đầu Tử nghe rồi bèn đánh.
Ông tăng lại hỏi:
- Lời thô, tiếng tế đều quy về đệ nhất đế có phải không?
- Phải.
- Kêu hòa thượng là con lừa được không?
Đầu Tử nghe rồi lại đánh.
(Bích Nham Lục)

---------------

Ông tăng đặt câu hỏi chỉ thấy cái khuyết điểm của cá thể mà không nhìn thấy cái toàn thể. Đầu Tử đánh ông là để thức tỉnh ông đừng bị cá thể trói buộc tự ngã.
(Viên Thông)

___________

Viên Thông dẫn mọi người đi vào rừng rậm châu Phi rồi !

Vị Tăng ẫn danh này đối đáp đầy trí tuệ. Đầu tử đánh ông vì không còn lời gì để nói thêm ! Cũng có thể là "cái đánh yêu".

cunconmocoi
06-05-2016, 09:55 AM
130. Lục bất thâu.

Có ông tăng hỏi Vân Môn:
- Pháp thân là thế nào?
- Lục bất thâu.
(Bích Nham Lục)

--------------


Câu đáp của Vân Môn có nghĩa là 6 căn chẳng thâu. 6 căn là: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, là 6 giác quan của con người.
Muốn thành Phật thì phải từ bỏ "ngã" và "vọng.” 6 căn chính là ngã và vọng. Mắt thấy sắc thì muốn, tai nghe tiếng du dương liền động tâm, mũi ngửi thấy mùi thơm liền say, lưỡi nếm vị ngọt liền thích, thân cọ sát với người khác phái thì khoái.
Phủ nhận 6 căn, hay vượt lên 6 căn đều còn bị 6 căn trói buộc.
Câu đáp của Vân Môn có nghĩa là:"Ngươi tu chưa đủ, cho nên mới hỏi Phật, hỏi Thiền, đó chỉ là tướng bên ngoài, nếu muốn khai ngộ thì cứ nhìn dưới chân mình, bước từng bước thật trên đường Đạo."
(Viên Thông)

___________

Ông Tăng này căn cơ trình độ Tiểu Thừa, nên Tổ Vân Môn trả lời như thế. Nếu với bậc thượng căn ắt là Tổ trả lời khác, ví dụ như :

_ Cái gì không phải là Pháp Thân ?!

cunconmocoi
06-05-2016, 10:20 AM
131. Kinh Kim Cương khinh tiện.

Kinh Kim Cương nói: "Nếu một người bị người khinh là do đời trước tạo nghiệp nên phải đọa đường ác; đời nay bị khinh thì tội nghiệp đời trước sẽ tiêu diệt."
(Bích Nham Lục)

--------------

Tất cả mọi sự đều do nhân duyên mà sinh. Nhân là hành vi, duyên là điều kiện, 2 cái này kết hợp thành quả; vì vậy gọi là nhân quả sanh khởi, nói tắt là Duyên khởi. Vấn đề đặt ra là làm sao diệt nghiệp, muốn vậy phải trừ bỏ dục niệm vì ngu xuẩn. Người giác ngộ, tuy nghiệp tiền thế vẫn còn, nhưng không để cho nó thành nghiệp chướng, nghĩa là thọ nghiệp nhưng không khổ.
(Viên Thông)

_____________

Kinh Kim Cương :

Lại nữa, nầy Tu-Bồ-Đề! Như có trang nam-tử, thiện nữ-nhân nào, thọ-trì, đọc-tụng, kinh nầy, lại bị người khinh-tiện; thì những tội nghiệp đã gây ra trong đời trước, người ấy đáng lẽ sẽ phải đọa vào ác-đạo, nhưng bởi trong đời nay, bị người khinh-tiện, nên tội-nghiệp đã gây ra trong đời trước đó, liền được tiêu-diệt, người ấy sẽ đặng đạo Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác.

http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php/4-Kinh-Kim-Cang-%E1%BA%A3nh-h%C3%B3a?p=371&viewfull=1#post371

Đoạn Kinh văn này nói về công đức thọ trì Kinh Kim Cang, chớ không phải ý muốn nói về luật Nhân Quả.

cunconmocoi
06-05-2016, 11:00 AM
132. Cổ Phật và lộ trụ.

Vân Môn nói với chúng đệ tử:
- Cổ Phật và cây cột tương giao là cơ thứ mấy?
Đệ tử không ai đáp được. Vì vậy hòa thượng tự đáp:
- Đó là núi Nam mây giăng, núi Bắc mưa rơi!
(Bích Nham Lục)

----------------

Cổ Phật: là người giác ngộ; lộ trụ là cây cột ở ngoài cửa.
Câu nói của Vân Môn là để phá chấp quý (cổ Phật), tiện (cây cột) khiến thiền sinh có thể tiến vào tâm cảnh "vô ngã.”
Có mây thì tất phải mưa, không cần biết núi Bắc hay Nam. Dưới con mắt người đã khai ngộ mây, mưa là một, tự tha chẳng hai.
(Viên Thông)

____________

Tổ Vân Môn muốn trắc nghiệm chúng đệ tử, nhưng chưa ai trả lời được, Ngài đành buông thỏng một câu vô nghĩa (cắt đường suy luận) lại bị Viên Thông đem ra mổ xẽ.

cunconmocoi
06-06-2016, 11:18 AM
133. Một chậu nước.

Quy Sơn đang ngủ, Ngưỡng Sơn vào thỉnh an, Quy Sơn quay mặt vào vách.
Ngưỡng Sơn thưa:
- Thầy sao bận vậy?
- Ta vừa nằm mộng ngươi thử đoán coi!
Ngưỡng Sơn bèn bưng một chậu nước rửa mặt lại.
Một lúc sau Hương Nghiêm cũng vào thỉnh an, Quy Sơn nói:
- Ta vừa nằm mộng, Ngưỡng Sơn đoán trúng rồi, ngươi thử đoán coi!
Hương Nghiêm bèn bưng một tách trà lại.
(Thiền Cơ)

-------------

Mộng là ảo ảnh. Ngưỡng Sơn mang chậu nước rửa mặt lại là để rửa mộng; Hương Nghiêm bưng trà lại cho Quy Sơn uống để tỉnh mộng. Cởi bỏ mọi trói buộc thì mới trực nhận được bản lai diện mục.

_________

Lời bình trên là dệt mộng !

cunconmocoi
06-06-2016, 11:36 AM
135. Từ nơi nào tới?

Tuyết Phong hỏi Minh Châu:
- Từ đâu tới?
- Từ Giang Tây.
- Thấy Đạt Ma tổ sư ở đâu?
- Đã nói với hòa thượng rồi mà!
- Nói gì?
- Từ đâu tới?
(Thiền Cơ)

----------------

Thấy Đạt Ma ở đâu: là hỏi đã ngộ chưa? Câu đáp cuối trả lời đã ngộ rồi.


___________

Về đâu, về đấy, về đâu đấy !
Về mộng Tam Thiên nửa vấn cương.

cunconmocoi
06-06-2016, 11:48 AM
136. Đứa trẻ Hoài Nam.

Chân Giác bỗng nhiên hỏi một ông tăng:
- Có nhớ không?
- Nhớ!
- Nói cái gì?
- Nói cái gì?
- Đứa trẻ Hoài Nam vào chùa.
(Thiền Cơ)

----------------

Đứa trẻ Hoài Nam chỉ tự tánh. Chân Giác hỏi ông tăng còn nhớ bản lai diện mục không? Ông tăng trả lời có.


____________


http://media.doisongphapluat.com/2015/07/27/ruoi2.jpg

cunconmocoi
06-07-2016, 08:33 PM
137. Dã Hồ quỷ.

Một ông tăng đang lạy, Tiên Thiên nói:
- Dã Hồ quỷ! Thấy gì mà lạy?
Ông tăng đáp: "Lão nô hói, thấy gì mà hỏi?"
Tiên Thiên than: "Khổ rồi! Khổ rồi!"
(Thiền Cơ)

----------------

Ông tăng lạy bị Tiên Thiên mắng "Dã Hồ quỷ" ám chỉ tự lạy mình còn tốt hơn. Ông tăng không chịu kém cắn lại "Lão nô hói.” Tiên Thiên chỉ còn nước kêu khổ.


____________


http://i172.photobucket.com/albums/w4/nonamerestore/yeu%20lam%20can%20dau_zpspdmwe40f.jpg

Chỉ là "mắng yêu" thôi !

cunconmocoi
06-08-2016, 07:08 AM
138. Đến báo ơn.

Văn Ích hỏi một ông tăng:
- Từ đâu đến?
- Đến báo ơn.
- Còn an tâm không?
- An tâm.
- Uống trà đi!
(Thiền Cơ)

---------------

"Uống trà đi " ám chỉ tự mình tham chứng, đó là báo ơn.


__________

Bình thường thôi !


http://st.suckhoegiadinh.com.vn/StaticFile/Subject/2014/11/21/2231512/tra-nong_221511156.jpg

Uống trà đi !

cunconmocoi
06-08-2016, 07:17 AM
139. Cửa đóng rồi.

Huyền Sa và ĐịaTạng nói chuyện trong phòng phương trượng. Đêm khuya rồi, thị giả bèn đóng cửa phòng phương trượng.
Huyền Sa nói :
- Cửa đóng rồi, xem ngươi làm sao mà ra?
Địa Tạng đáp:
- Cái gì gọi là cửa?
(Thiền Cơ)

---------------

Ở bản thể giới không có danh tướng nên không có cửa, không có trong ngoài, nên không có ra vào.

__________


http://s1.img.yan.vn//YanNews/2167221/201407/20140704-1101-25.jpg

cunconmocoi
06-08-2016, 07:57 AM
140. Ba năm.

Dược Sơn hỏi một ông tăng đang thổi cơm:
- Ngươi ở đây bao lâu rồi?
- 3 năm.
- Sao ta không biết ngươi?
(Thiền Cơ)

--------------

Câu hỏi của Dược Sơn ám chỉ tự tánh của ngươi ở đâu?

__________

Lời bình trên "trớt quớt" !

Dược Sơn chỉ thuận miệng trắc nghiệm (test) ông Tăng, để xem ông Tăng phản ứng ra sao ?
Đề xuất :



http://i172.photobucket.com/albums/w4/nonamerestore/thoi%20com_zpsxdrlvlxb.jpg

cunconmocoi
06-08-2016, 08:29 AM
141. Bò đực sanh bê.

Trong buổi tham chiều, không đốt đèn. Dược Sơn nói:
- Ta có một câu, đợi khi bò đực sanh bê sẽ bảo cho các ngươi!
Có một ông tăng thưa:
- Bò đực sanh bê rồi!
Dược Sơn kêu:
- Thị giả! Đốt đèn!
(Thiền Cơ)

---------------

Ở hiện tượng giới chuyện bò đực sanh bê là không thể được; nhưng ở bản thể giới không có gì là được với không được.


___________


http://i172.photobucket.com/albums/w4/nonamerestore/bo%20cuoi_zpswq31xh1j.jpg

cunconmocoi
06-09-2016, 09:00 AM
142. Vòng tròn của Nam Tuyền.

Nam Tuyền, Quy Tông, Ma Cốc, 3 người định đi tham bái Huệ Trung quốc sư. Giữa đường Nam Tuyền vẽ 1 vòng tròn trên đất nói rằng: "Nói được thì đi."
Quy Tông ngồi ngay vào vòng tròn, Ma Cốc hướng vào vòng tròn mà lạy như đàn bà.
Nam Tuyền nói:
- Thế thì chẳng đi.
Quy Tông nói:
- Là tâm hạnh gì vậy?
(Bích Nham Lục)

---------------

Nam Tuyền vẽ 1 vòng tròn là chỉ Huệ Trung, vì Huệ Trung là người khởi xướng vẽ vòng tròn. Quy Tông ngồi vào trong vòng tròn chỉ mình và vòng tròn là một. Lạy như đàn bà, vì đàn bà sợ cúi xuống quá thì tóc bung ra thành ra chỉ gật đầu. Ma Cốc lạy tỏ ý kính trọng.
(Viên Thông)

______________

Chuyện tào lao !

cunconmocoi
06-09-2016, 09:06 AM
143. Đức Sơn đến Quy Sơn.

Đức Sơn đến tham Quy Sơn, hành lý trên lưng còn chưa bỏ xuống, đã vào pháp đường đi từ Đông sang Tây xem xét, lại đi từ Tây sang Đông ngắm nghía rồi nói: "Không! Không!" rồi định bỏ đi, nhưng ra đến cửa lại chần chờ và nói:
- Không được lạo thảo quá!
Bèn sửa sang lại quần áo nhờ người dẫn vào gặp Quy Sơn.
Quy Sơn ngồi trong đó, thấy Đức Sơn vào định nắm lấy phất tử. Lúc đó Đức Sơn bèn hét lên một tiếng lớn, phất tay áo mà đi.
Đến chiều Quy Sơn hỏi thủ tọa:
- Người mới đến lúc nãy ở đâu?
Thủ tọa thưa:
- Đã đi rồi!
Quy Sơn nói:
-Gã này về sau lên đỉnh núi dựng am cỏ, quở Phật mắng Tổ!
(Bích Nham Lục)

--------------

Đức Sơn vào pháp đường đi từ Đông sang Tây, rồi lại từ Tây sang Đông là tỏ ý xem xét thiền phong của Quy Sơn thế nào? Khi Đức Sơn vào gặp Quy Sơn thì Quy Sơn đã có sẵn phất tử là sẵn sàng nghênh địch. Đức Sơn hét lớn là muốn chiếm tiên cơ. Quy Sơn vẫn ngồi yên. Đức Sơn phất tay áo bỏ đi là phủ nhận Quy Sơn. Nghĩ kỹ lại thì cao thấp đã rõ, Đức Sơn bỏ đi vì trong 36 kế, bỏ chạy là hơn cả.
(Viên Thông)

___________

Lời bình này của "Bất Thông" chớ không phải của Viên Thông !

cunconmocoi
06-09-2016, 09:20 AM
144. Chết chìm suối sâu.

Sư thượng đường nói:
- Ta ở nơi tiên sư Hoàng Bá 20 năm, 3 lần hỏi đại ý của Phật pháp, 3 lần bị ăn gậy, như bị cây ngải phết qua. Hôm nay còn muốn một trận nữa. Người nào vì ta mà ra tay?
Có một ông tăng từ chúng bước ra thưa:
- Con làm được.
Sư đưa gậy cho ông, ông đưa tay nhận, sư bèn đánh.
Có ông tăng hỏi:
- Thạch Thất giã gạo, đạp chân xuống mà quên nhấc chân lên, vậy ý hướng ở đâu?
Sư nói :
- Chết chìm suối sâu?
(Lâm Tế Lục)

------------------

Việc trên lưỡi kiếm: chỉ cảnh giới nhất tâm bất loạn; dẫn từ Truyền Đăng Lục: Phần Châu nói "như đi trên băng, như chạy trên lưỡi kiếm.”
Thạch Thất: Đường Võ Tông hạ chiếu chỉ diệt Phật giáo, ra lệnh tăng, ni phải hoàn tục. Đến khi Phật giáo được phục hồi Thạch Thất không mặc cà sa, chỉ làm người giã gạo để độ sinh.
Quên nhấc chân: chỉ cảnh giới vong ngã.

______________

"Quên nhấc chân" chỉ là trạng thái thiền định của Nhân Thiên Thừa, chớ có hay ho gì đâu, cho nên Tổ nói "Chết chìm suối sâu !"

Xưa, nhà nho Nhan Hồi ngồi mà không khởi niệm, quên cả thế giới bên ngoài hiện đang sống, ấy gọi là "tọa vong", "tọa vong" chỉ là cái định của Phàm phu, không thể thoát Sinh Tử Luân Hồi, cho nên gọi là "chết chìm".

cunconmocoi
06-10-2016, 07:18 AM
145. Vân Môn có báu vật.

Một hôm Vân Môn nói với chúng đệ tử rằng:
- Trong càn khôn, giữa vũ trụ, có một báu vật, dấu ở hình sơn, đem lồng đèn vào điện Phật, đem cửa chùa lên lồng đèn.
(Bích Nham Lục)

----------------

Vật báu chỉ tự tánh, điện Phật u tối chỉ mê vọng; ánh đèn chỉ trí tuệ. Đem đèn lên điện Phật: dùng trí tuệ mà phá trừ mê vọng.
Đem cửa chùa lên lồng đèn là chỉ một việc không thể làm được, câu nói khiến chúng đệ tử khởi nghi tình, nỗ lực tham cứu đưa tới ngộ.
(Viên Thông)


____________


http://i172.photobucket.com/albums/w4/nonamerestore/long%20den%202_zpszjcyfqd0.jpg

cunconmocoi
06-10-2016, 08:13 AM
146. Một hạt bụi của Phong Huyệt.

Một hôm, Phong Huyệt nói với các đệ tử rằng: "Nếu lập một hạt bụi thì đất nước hưng thạnh, không lập một hạt bụi thì đất nước bị mất."
(Bích Nham Lục)

----------------

Trong Thiền giới, tất cả đều là không. Chỉ cần khởi một niệm là có chấp, là có nghiệp phiền não. Nếu không có niệm khởi thì không có phiền não, tất cả đều là không. Vì vậy sinh hoạt trong thế giới hiện tượng chúng ta phải lấy "vô tâm" mà ứng phó với hoàn cảnh.
(Viên Thông)

___________

Có lẻ ta nên dịch câu nói của Ngài Phong Huyệt như vầy :
- "Nếu lập một hạt bụi thì lập cả đất trời, không lập một hạt bụi thì không cả đất trời."

cunconmocoi
06-10-2016, 08:45 AM
147. Ngoại đạo hỏi Phật.

Có một người Bà La Môn hỏi Phật:
- Không hỏi có lời, không hỏi không lời.
Đức Phật ngồi yên không nói. Bà La Môn tán thán rằng:
- Đức Thế Tôn đại từ đại bi, vẹt mây mù cho con, khiến con được vào.
Bà La Môn đi rồi, A Nan hỏi Phật rằng:
- Vị ngoại đạo này chứng được cái gì mà nói được vào?
Đức Phật nói:
- Như con ngựa hay, chỉ thấy bóng roi đã chạy.
(Bích Nham Lục)

-----------------

Khi đã ngộ rồi thì sống trong thế giới "không.” Không thể dùng lời để diễn tả được, vì như vậy là chủ quan, là chọn lọc, do đó bị trói buộc. Nhưng nếu không nói ra thì làm sao truyền bá Phật pháp. Ý của Bà La Môn là vậy. Để trả lời đức Phật chỉ ngồi yên lặng, chỉ rằng chỉ cần thiền định, thoát ly phiền não. Vị Bà La Môn này đã hành thâm sâu nên mới hiểu ý Phật. Câu đáp của Phật xác nhận sự xuất sắc của Bà La Môn.
Kinh tạp A Hàm có ghi 4 loại ngựa:
Thứ 1: thấy bóng roi đã chạy;
2: roi quất vào đuôi đã chạy;
3: roi quất vào mình đã chạy;
4: phải đánh mạnh có khi đến chảy máu mới chịu chạy.
(Viên Thông)

______________

Về chuyện "không hỏi có lời, không hỏi không lời" cunconmocoi có nhớ một giai thoại như sau, kính chia sẻ cùng quý đạo hữu :

Ngày xưa, vị đại dịch giả Trúc Thiên (đã dịch nhiều sách Thiền học, trong đó có quyển thượng của bộ Thiền Luận - Suzuki) đến xin cầu kiến một vị Đại Giác Ngộ, được Ngài mời dùng trà :

_ Nước trà sẵn đây, ông uống bao nhiêu cứ uống, muốn ngồi bao lâu cứ ngồi !

Người đi vấn đạo như Ông Trúc Thiên thì có thể hỏi ngàn câu vạn câu mà vẫn chưa hết chuyện, nhưng đã không hỏi được lời nào. Và cái "vô ngôn" sấm sét của vị Đại Giác đã khai mở, đã giúp đở cho ông rất nhiều.

Vài hôm sau, Ông trở lại với một bài thơ :

"Trúc Thiên nay đã Trúc đầu đà !
Gậy vác ngang vai, la lí la.
Vất hết sau lưng ba tiếng khóc,
Reo vang giữa cuộc, một lời ca".

Còn 4 câu nữa, cuncon đã quên rồi, nhưng thiết nghĩ chỉ 4 câu này cũng đã nói hết tình cảm tâm tư của Ông. Ý của Ông tự cho rằng "sau buổi hội kiến ấy, ông đã là một người khác _ người giác ngộ !". Dĩ nhiên ông được lợi ích rất nhiều sau buổi hội kiến ấy, nhưng đã "chạm mức" Giác Ngộ hay chưa ? Còn phải xem lại !

Cũng thế, cái vị Bà La Môn kia tự nhận mình "được vào", nhưng thật sự "được vào" cái gì ? vào được bao sâu ?

Kính chia sẻ !

cunconmocoi
06-11-2016, 06:22 AM
148. Hạt gạo của Tuyết Phong.

Tuyết Phong có lần nói với đệ tử :
- Cả trái đất tóm lại chỉ to bằng một hạt gạo.
Đại chúng không hiểu, do đó Tuyết Phong lại nói:
- Thùng sơn chẳng hiểu, đánh trống phổ thỉnh coi!
(Bích Nham Lục)

-----------------

Lời nói của Tuyết Phong có nghĩa là phải bỏ tất cả mọi tạp niệm để tâm tĩnh lặng trong trẻo, lúc đó không phải tìm kiếm gì vì cái muốn tìm chính là cái tâm trong sáng đó.
(Viên Thông)

_____________

Lời bình trên là bằng chứng rõ rệt nhất về "chưa vượt Vũ môn" của "cá chép" Viên Thông.

cunconmocoi
06-11-2016, 06:40 AM
149. Tên đầu rỗng.

Có một lần Mục Châu (780-877) hỏi một ông tăng đến tham học :
- Ngươi vừa từ đâu lại?
Ông tăng bèn hét. Mục Châu lại nói :
- Lão tăng bị ngươi hét một lần.
Ông tăng lại hét. Mục Châu nói:
- 3 hét, 4 hét rồi làm sao?
Ông tăng không lời đáp lại. Mục Châu bèn giơ thiền trượng cầm trong tay đánh và mắng rằng:
- Tên cướp đầu rỗng này!
(Bích Nham Lục)

Ông tăng này chắc là mới tu, thấy các thiền sư hét có khí phách quá liền bị mê tưởng đó là thiền. Gập dịp liền hét để tỏ công lực của mình. Rất tiếc ông chọn lầm đối tượng. Mục Châu bị ông hét coi như muỗi đốt, nhưng mà con muỗi hung hăng quá thành thử ông phải ra tay đánh. Ông tăng đó không biết rằng muốn sử dụng được tiếng hét đó phải tốn biết bao công phu tu tập có khi đến mửa máu.
(Viên Thông)


____________



http://media.blogkhoahoc.net/files/phuongthao/2015/03/31/chuyen-la-nguoi-khong-co-nao-2-khoahocthuvinet-2221.jpg

cunconmocoi
06-11-2016, 06:59 AM
150. Bọn ăn hèm.

Hoàng Bá nói với tăng chúng rằng :
- Tất cả bọn ngươi chỉ là đồ ăn bã rượu, hành cước thế ấy, bao giờ mới xong? Các ngươi có biết trong đại đường quốc không có thiền sư không?
Có một ông tăng bước ra thưa :
- Chỉ biết ở khắp nơi đều có người lãnh chúng vậy là sao?
Hoàng Bá đáp:
- Không nói không thiền mà chỉ không thầy.
(Bích Nham Lục)

-----------------

Người học thiền nếu cứ chấp vào thầy thì chẳng khác gì nhai lại những gì mà thầy đã nhai, phải có quyết tâm "không Phật, không thầy, chỉ cần chân lý" thì mới có thể ngộ, tự mình thưởng thức chính phẩm chứ không phải nhai bã.
(Viên Thông)

_____________

Thời mạt pháp này, kiếm một vị Giác Ngộ để tu theo, chẳng khác nào kiếm một đồng xu dưới đáy ao bùn. Muốn kiếm một vị Đại Giác Ngộ lại càng khó hơn, khác nào "mò kim đáy biển".

Và ngược lại, một vị Đại Giác Ngộ muốn kiếm một Chân Phật tử để "truyền đăng" cũng hiếm hoi như vào rừng già tìm củ nhân sâm 1000 năm tuổi.

cunconmocoi
06-12-2016, 08:22 AM
151. Đối nhất thuyết.

Có ông tăng hỏi Vân Môn:
- Thế nào là một đời thuyết pháp?
- Đối nhất thuyết.
(Bích Nham Lục)

-------------------

Câu hỏi của ông tăng có nghĩa là cách giảng pháp của đức Phật như thế nào?
Cứ như truyền thuyết thì cả đời đức Phật giảng dậy 8 vạn, 4 ngàn pháp môn ghi chép trong 1420 bộ kinh; tuy nói nhiều như vậy nhưng không ngoài mục tiêu chỉ cho chúng sinh con đường giải thoát.
Câu đáp của Vân Môn có nghĩa là đối diện thuyết pháp hay tùy bệnh mà cho thuốc.
(Viên Thông)


_____________


http://1.bp.blogspot.com/-3UoCHrUBiDc/Tv0okFCyAAI/AAAAAAAADTM/K5o8CU6PZsc/s1600/buddhablossombyvishnu108.gif

cunconmocoi
06-12-2016, 08:44 AM
152. Con rắn mũi rùa.

Tuyết Phong nói với chúng đệ tử:
- Nam Sơn có một con rắn mũi rùa, các ngươi phải nhìn cho kỹ.
Trường Khánh (859-932) nói:
- Hôm nay trong nhà có người chôn thân, mất mạng.
Có ông tăng nghe rồi hỏi đồng môn Huyền Sa (835-908) :
- Ý của Tuyết Phong là sao?
Huyền Sa nói:
- Chỉ có Lăng huynh (chỉ Trường Khánh) mới trả lời thế được,
còn ta thì khác.
Ông tăng lại hỏi:
- Còn hoà thượng thì thế nào?
Huyền Sa đáp :
- Dùng Nam Sơn làm gì?
Vân Môn ném cây gậy xuống trước mặt Tuyết Phong làm ra vẻ sợ hãi.
(Bích Nham Lục)

-----------------

Tuyết Phong trú ở Nam Sơn, nơi đó có truyền thuyết có một con rắn mũi rùa có thể ăn người. Tuyết Phong dùng tích này ám chỉ phải cố gắng tu hành. Trường Khánh hiểu ý này nên câu nói của ông có nghĩa là: đệ tử đang cố gắng tu tập. Một ông tăng nghe đối thoại này chẳng hiểu bèn đi hỏi Huyền Sa. Câu đáp của Huyền Sa có nghĩa là ngươi cứ bỏ mặc họ muốn nói gì thì nói. Cử chỉ của Vân Môn có ý rằng dùng lời vô ích, phải tự mình quán sát mới được.
(Viên Thông)


___________

- Nam Sơn có một con rắn mũi rùa, các ngươi phải nhìn cho kỹ !.

https://tieuthao.files.wordpress.com/2015/05/cuu-vi-ho.jpg

cunconmocoi
06-12-2016, 09:21 AM
153. Diệu Phong Đỉnh của Bảo Phúc.

Bảo Phúc và Trường Khánh đi tản bộ trong núi, bỗng giơ tay chỉ mặt đất nói:
- Nơi đây chính là Diệu Phong Đỉnh.
Trường Khánh nói:
- Phải thì phải, nhưng thật đáng tiếc.
Sau có ông tăng thuật lại cho Cảnh Thanh nghe.
Cảnh Thanh nói:
- Nếu chẳng phải là Trường Khánh, liền thấy đầu lâu đầy đất.
(Bích Nham Lục)

------------------

Bảo Phúc nói Diệu Phong Đỉnh là chỉ sự lãnh ngộ; sự lãnh ngộ không phải tìm ở nơi xa xôi nào. Câu nói của Trường Khánh có nghĩa là "Đúng vậy! nhưng nếu ngươi định nghĩa sự lãnh ngộ có phải là đã bị trói buộc rồi không?"
Câu của Cảnh Thanh có nghĩa là nếu cứ tin vào lời Trường Khánh thì cứ ở mãi mức độ đó không tiến lên được.
(Viên Thông)


_______________


http://dantri.vcmedia.vn/Uploaded/thenbt/2009/04/tn_dongdat84911.jpg

- "Nơi đây chính là Diệu Phong Đỉnh."

cunconmocoi
06-12-2016, 11:15 AM
154. Thân bầy gió vàng.

Có ông tăng hỏi Vân Môn:
- Khi cây rụng lá thì thế nào?
- Thân bầy gió vàng.
(Bích Nham Lục)

------------------

Lá chỉ phiền não, khi lá rụng hết chỉ đã trừ hết phiền não, là người khai ngộ.
Gió vàng là gió mùa thu, ở đây ám chỉ đã vào được cảnh giới vô tâm.
(Viên Thông)


_____________


"- Khi cây rụng lá thì thế nào?"

https://pixabay.com/static/uploads/photo/2015/04/07/17/56/cactus-711410_960_720.jpg

cunconmocoi
06-13-2016, 10:27 AM
155. Thuốc, bệnh trị nhau.

Vân Môn nói với chúng đệ tử rằng:
- Thuốc, bệnh trị nhau, tất cả đại địa đều là thuốc, cái nào là chính mình?
(Bích Nham Lục)

------------------

Khi có bệnh thì dùng thuốc để trị, khi bệnh khỏi rồi thì không cần dùng thuốc nữa. Lúc đó đối với người vừa khỏi bệnh, thuốc không còn là thuốc nữa. Do đó ta thấy thuốc, bệnh cùng tồn tại và cùng hoại diệt. Trong Thiền học, bệnh chỉ mê; thuốc chỉ ngộ. Vì mê nên mới có ngộ, nếu như không có mê thì đâu có ngộ.
Cả đại địa đều là thuốc là chỉ không còn mê, toàn là ngộ, toàn là không làm gì còn tự ngã.
(Viên Thông)


_____________


http://i172.photobucket.com/albums/w4/nonamerestore/van%20phap%20vo%20phi%20PP_zpsjcxxw1qc.jpg

cunconmocoi
06-13-2016, 11:14 AM
156. Thùng cơm của Kim Ngưu.

Hòa thượng Kim Ngưu mỗi khi đến giờ ăn đều ôm thùng cơm đến trước tăng đường vừa múa vừa cười lớn ha hả, nói rằng:
- Con bồ tát, lại ăn cơm!
(Về sau Tuyết Đậu bình rằng tuy là vậy, nhưng Kim Ngưu chẳng phải là có lòng tốt gì.)
Một ông tăng hỏi Trường Khánh:
- Người xưa nói "Con bồ tát, lại ăn cơm", ý chỉ là gì?
Trường Khánh đáp:
- Có gì đâu, giống như tụng kinh trước khi thọ trai vậy.
(Bích Nham Lục)

------------------

Những người cho hành động của Kim Ngưu có thâm ý ảo diệu là bị cử động quái lạ của ông trói buộc. Thực ra, ông chỉ tùy ý hành động, không có mục đích gì đặc biệt.
(Viên Thông)


_____________


https://genknews.vcmedia.vn/k:2016/sleeping-baby-7-1459772963919/nghien-cuu-moi-phu-dinh-ly-do-quan-trong-nhat-con-nguoi-can-den-giac-ngu.jpg

cunconmocoi
06-13-2016, 11:23 AM
157. Nông nô.

Một ông tăng hỏi Triệu Châu:
- Đạt đạo không khó, chỉ hiềm chọn lựa, không chọn lựa thì thế nào?
- Trên trời, dưới trời, chỉ có ta là hơn cả?
- Vậy là còn chọn lựa.
- Tên nông nô này, chọn lựa ở chỗ nào?
(Bích Nham Lục)

------------------

Chọn lựa là bị trói buộc, chân chính không chọn lựa là chọn lựa nhưng không bị trói buộc. Đó chính là cảnh giới vô tâm trong Thiền học
(Viên Thông)

_____________



Tín Tâm Minh (Nguyên tác và Việt dịch)



http://i1026.photobucket.com/albums/y321/cuong_lavinh/tintamminh1_zpse8de5f40.jpg


http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php/20-T%C3%ADn-T%C3%A2m-Minh

cunconmocoi
06-13-2016, 11:42 AM
158. Vân Môn dang hai tay.

Vân Môn hỏi một ông tăng mới đến:
- Vừa rời chỗ nào?
- Tây Thiền ở Tô Châu.
- Tây Thiền gần đây có lời nói nào?
Ông tăng dang hai tay ra. Vân Môn thấy vậy bèn tát ông một cái.
- Thoại đầu của con còn mà.
Lúc đó Vân Môn lại dang hai tay ra. Ông tăng im. Vân Môn lại tát ông một cái nữa.
(Bích Nham Lục)

------------------

Ông tăng dang hai tay ra chỉ Tây Thiền giảng dậy vô tâm không thể dùng lời mà tỏ ra được. Vân Môn tát ông một cái, nhận rằng ông có khả năng có thể dậy dỗ được, đồng thời muốn xem ông phản ứng ra sao. Đáng tiếc trình độ ông tăng chỉ đến thế, tưởng dùng lời nói để biện bạch.
Vân Môn lại dang hai tay ra ý nói "Sư phụ ngươi dậy Không Vô Nhất vật, ta cũng không vô nhất vật, ngươi biện bạch ra sao?
(Viên Thông)


______________


http://2.bp.blogspot.com/-abr8dJDbOos/UrNe35iRj3I/AAAAAAAAE44/uCjoJPfOfX8/s1600/fiction.JPG

cunconmocoi
06-14-2016, 06:45 AM
159. Tuyết Phong là gì?

Có hai ông tăng đến Tuyết Phong cầu học. Hòa thượng thấy hai ông tăng đến gần am, bèn mở cửa chạy ra khỏi am nói:
- Là cái gì?
Hai ông tăng cùng đáp:
- Là cái gì?
Tuyết Phong cúi đầu trở về am. Sau hai ông tăng đến Nham Đầu (828-887).
Nham Đầu hỏi:
- Từ đâu đến?
- Từ Lãnh Nam.
- Có đến Tuyết Phong không?
- Có.
- Tuyết Phong có câu gì không?
Hai ông tăng kể lại.
- Ta tiếc lúc trước không nói cho hắn câu nói sau cùng, nếu có thì thiên hạ đâu làm gì được lão Tuyết!
Đến cuối hạ hai ông tăng lại hỏi Nham Đầu:
- Thế nào là câu nói sau cùng?
- Sao không hỏi sớm?
Hai ông tăng thưa:
- Chưa dám.
- Tuyết Phong tuy cùng ta cùng đều sanh nhưng chẳng cùng ta đồng đều tử, muốn biết câu nói sau cùng chỉ là vậy.
(Bích Nham Lục)

------------------

Tuyết Phong chạy ra khỏi am hỏi 2 ông tăng là để xem 2 ông tăng phản ứng ra sao khi không phòng bị. 2 ông tăng lập lại câu hỏi chẳng khác gì con vẹt.
Câu nói sau cùng là câu nói trước khi mất. Trong Thiền học đó là lúc đã nghiên cứu đến tận gốc rễ vấn đề, mà nói ra. Tuyết Phong và Nham Đầu là bạn học nên nói "cùng đều sanh", nhưng lại nói chẳng "cùng đều tử" hàm ý sự lãnh ngộ và biểu hiện khác nhau.
(Viên Thông)

_______________

Có hai ông tăng đến Tuyết Phong cầu học. Hòa thượng thấy hai ông tăng đến gần am, bèn mở cửa chạy ra khỏi am nói:
- What's?
Hai ông tăng cùng đáp:
- What's?
Tuyết Phong cúi đầu trở về am. Sau hai ông tăng đến Nham Đầu (828-887).
Nham Đầu hỏi:
- Từ đâu đến?
- Từ Lãnh Nam.
- Có đến Tuyết Phong không?
- Có.
- Tuyết Phong có câu gì không?
Hai ông tăng kể lại.
- Ta tiếc lúc trước không nói cho hắn câu nói sau cùng, nếu có thì thiên hạ đâu làm gì được lão Tuyết!
Đến cuối hạ hai ông tăng lại hỏi Nham Đầu:
- Thế nào là câu nói sau cùng?

- "No more !"

(lục lại Kho phế liệu !)

cunconmocoi
06-14-2016, 07:11 AM
160. Bánh Hồ.

Có ông tăng hỏi Vân Môn:
- Thế nào là siêu Phật , vượt tổ?
- Bánh Hồ.
(Bích Nham Lục)

------------------

Câu hỏi của ông tăng có nghĩa là có pháp nào trên pháp Phật không? Câu đáp của Vân Môn có nghĩa là nếu ngươi có thời giờ nhàn rỗi để hỏi chuyện không thể có thì tốt hơn là ngươi đi làm bánh hồ, ăn cho no rồi có thể đạp chân trên đất mà tu hành.
(Viên Thông)

______________

Câu trả lời "Bánh Hồ" là câu vô nghĩa, khác nào nói "thùng sơn". Viên Thông đang "vẽ rắn thêm chân !"

cunconmocoi
06-14-2016, 07:30 AM
161. Trẻ sơ sinh.

Có một ông tăng hỏi Triệu Châu:
- Trẻ sơ sinh có đủ lục thức chăng?
Triệu Châu đáp:
- Đánh cầu trên nước chảy nhanh.
Về sau ông tăng đi hỏi Đầu Tử:
- Đánh cầu trên nước chảy nhanh là ý gì?
Đầu Tử đáp:
- Niệm niệm chẳng dừng.
(Bích Nham Lục)

------------------

Trẻ mới sanh gọi là Tân sanh nhi, cho đến một tuổi gọi là nhũ nhi, đến 6 tuổi gọi là ấu nhi. Cầu là chỉ tâm, nước chẩy nhanh chỉ 6 thức, trẻ con tuy đủ lục thức nhưng không bị 6 thức trói buộc như đối với người lớn. Vì vậy cổ nhân thường ví tâm trẻ con là tâm Phật. Câu đáp của Triệu Châu là "không bị 6 thức trói buộc.”
(Viên Thông)

________________

Các Tổ sư Thiền đốn ngộ Trung Hoa thường không khuyến khích chúng đệ tử đa văn quảng kiến, mà nên tập trung vào "sanh tử sự đại". Đối với những câu hỏi làm phân tâm, các Ngài thường gạt qua một bên bằng một câu bí hiễm bất kỳ, nhằm chặn dòng suy diễn của Ý Thức.

Nói "Đánh cầu trên nước chảy nhanh", chẳng khác nào nói "chim bay để lại dấu !"

cunconmocoi
06-15-2016, 06:57 AM
162. Kiếp hỏa.

Có ông tăng hỏi Đại Tùy ( - 919):
- Kiếp hỏa cháy rực. Cả đại thiên thế giới đều bị hủy hoại, không biết cái này có bị hủy hoại không?
- Hoại.
- Vậy theo nó đi?
- Theo nó đi.
(Bích Nham Lục)

------------------

Ông tăng nghĩ người tu khi lãnh ngộ hợp với vũ trụ thành một thể, nhưng khi vũ trụ bị kiếp hỏa hủy diệt thì Phật pháp ra sao? Có bị hủy diệt không? Ông tăng vì thiếu lòng tin nên bị nghi vấn này trói buộc. Câu trả lời của Đại Tùy là để phá chấp này cho ông.
(Viên Thông)

____________

Những gì của vô minh thì theo quy luật vô minh, những gì có sinh thì có diệt, cái gì không sinh thì lấy đâu diệt ?!

Câu trả lời của Đại Tùy nhắm phá chấp Thường.

cunconmocoi
06-15-2016, 08:12 AM
163. Còn Pháp nào chưa nói không?

Nam Tuyền (748-834) đại ngộ rồi đến bái phỏng Bách Trượng.
Bách Trượng hỏi:
- Từ trước chư thánh còn có pháp nào chưa nói không?
- Chẳng phải tâm, chẳng phải Phật, chẳng phải vật.
- Đã nói rồi mà!
- Đệ chỉ biết vậy, còn sư huynh thì sao?
- Ta chẳng phải đại thiện tri thức đâu biết đã nói, chưa nói.
Nam Tuyền thưa:
- Đệ không hiểu.
- Ta đã vì ngươi nói rồi!
(Bích Nham Lục)

------------------

Lúc trước Mã Tổ nói “tức tâm, tức Phật.” Tâm đã là Phật rồi, còn đi tìm Phật ở đâu nữa. Nhưng nói vậy có vẻ tự cao, tự đại nên lại nói "phi tâm, phi Phật, phi vật.”
Câu Bách Trượng nói "Ta chẳng phải thiện tri thức đâu biết đã nói, chưa nói" là chấp nhận câu trả lời của Nam Tuyền.
Nam Tuyền nói "Đệ chẳng hiểu" là cố tình truy vấn.
Câu đáp của Bách Trượng "Ta đã vì ngươi nói rồi!" là chỉ ta đã mượn mồm ông mà biện giải rồi còn gì!
(Viên Thông)

_____________

- Từ trước chư thánh còn có pháp nào chưa nói không?

- Đệ chẳng phải là chư Thánh !

cunconmocoi
06-15-2016, 08:51 AM
164. Ba chuyển ngữ của Triệu Châu.

Triệu Châu nói với chúng đệ tử:
- Phật bùn không độ nước, Phật vàng không độ lò, Phật gỗ không độ lửa, Phật thật ngồi trong nhà.
(Bích Nham Lục)

------------------

Đừng tìm kiếm Phật ở bên ngoài, Phật thật chính ở trong tâm chúng ta.
(Viên Thông)


_______________


http://i172.photobucket.com/albums/w4/nonamerestore/phat%20that%202_zpschiacaqa.jpg

cunconmocoi
06-15-2016, 10:26 AM
165. Hươu trong hươu.

Có ông tăng hỏi Dược Sơn:
- Ruộng bằng, cỏ ít, hươu tụ thành bầy, làm sao bắn hươu trong hươu?
- Xem tên!
Ông tăng bèn ngã ngay xuống đất.
- Thị giả! Lôi "gã chết rồi" này ra!
Ông tăng nhỏm dậy, đi ra.
Dược Sơn nói:
- Những kẻ vầy đất, nào có hạn.
(Bích Nham Lục)

-----------------

Câu hỏi của ông tăng có nghĩa là làm sao nhận ra người đệ tử xuất sắc nhất của Dược Sơn? Khi Dược Sơn nói "Xem tên", ông tăng bèn ngã xuống đất là nhận rằng mình là người đó. Để sửa tánh tự cao, tự đại của ông tăng, Dược Sư mới nói "Lôi gã chết rồi này đi.” Ông tăng nhỏm dậy bỏ đi, tỏ rằng mình vẫn sống nhăn.
(Viên Thông)


______________


http://vip.media6.tiin.vn/medias12/533b724892ade/2015/02/27/ee9ad919-d9e5-40e8-bbf8-3fda125cfd07.jpg

cunconmocoi
06-16-2016, 08:57 AM
166. Ngũ Lão Phong.

Ngưỡng Sơn (807-8833) hỏi ông tăng mới đến:
- Vừa rời chốn nào?
- Lư Sơn.
- Có đi chơi Ngũ lão phong không?
- Không.
- Xà lê không biết đi chơi núi.
(Bích Nham Lục)

------------------

Lư Sơn có Ngũ Lão phong là một ngọn núi có hình giống 5 ông già. Ngưỡng Sơn dùng Ngũ Lão Phong để chỉ:
5 cảm, 5 dục, 5 cảnh, 5 quan, 5 uẩn
5 cảm : tham, sân, si, trí, mạn, nghi.
5 dục : tài, sắc, thực, danh, miên
5 cảnh : sắc, thanh, hương, vị, xúc.
5 quan : nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân.
5 uẩn : sắc, thọ, tưởng, hành, thức.

Ngưỡng Sơn hỏi ông tăng có đi chơi Ngũ Lão phong là muốn xem trình độ tu tập của ông ở Lư Sơn như thế nào. Ông tăng không hiểu tưởng là câu hỏi thông thường nên mới đáp là không.
Ngưỡng Sơn nói "Xà lê không biết đi chơi núi." là chỉ ông tăng tu tập còn chưa đủ.
(Viên Thông)

______________

Ngưỡng Sơn "xuất chiêu", ông Tăng thiệt tình đáp, tức là không "đở chiêu". Ngưỡng Sơn thất vọng.

Chuyện chỉ có thế, mà Viên Thông vọng tưởng ra tùm lum (5 cảm, 5 dục, 5 cảnh, 5 quan, 5 uẩn, ....), thiệt là không hiểu Thiền Ý !

cunconmocoi
06-16-2016, 09:19 AM
167. Một cành hoa.

Đại Phu Lục Hoàn trong lúc nói chuyện với Nam Tuyền thưa rằng:
- Triệu pháp sư (374-414) có nói ta cùng gốc với trời đất, cùng thể với vạn vật, thật là kỳ quái!
Nam Tuyền chỉ hoa trước sân nói:
- Người nay thấy cành hoa này giống như trong mộng.
(Bích Nham Lục)

------------------

Câu nói của Nam Tuyền có nghĩa là; nếu lấy tâm "hữu ngã" mà xem hoa thì còn ở trong thế giới nhị nguyên đối đãi. Nếu lấy tâm "vô ngã" mà xem hoa thì giữa hoa và người không có giới hạn, hợp thành một thể của thế giới vô ngã.


_____________

"Thanh thanh thúy trúc tận thị Pháp thân,
Uất uất hoàng hoa vô phi Bát Nhã."

http://i172.photobucket.com/albums/w4/nonamerestore/Thanh%20thanh%20thuy%20truc_zpsnhvrcoqt.jpg

cunconmocoi
06-16-2016, 09:33 AM
168. Vòng tròn của Trí Viễn.

Thượng thư Trần Tháo, một hôm đến viện Tư Phúc bái phỏng Trí Viễn. Trí Viễn thấy Trần Tháo đến bèn vẽ một vòng tròn trong không trung. Trần Tháo nói:
- Đệ tử đã từng đến đây, sớm đã không chấp không tướng, còn vẽ vòng làm gì?
Thiền sư nghe rồi, bền bỏ về phòng, đóng cửa lại.
(Bích Nham Lục)

------------------

Vẽ vòng tròn là bắt đầu từ Đam Nguyên. Vòng tròn bao hàm trời, đất, vũ trụ, sum la địa võng, tâm cảnh, ngộ cảnh, Phật.
Tư Phúc biết Trần Tháo thâm cứu Thiền học, nên vẽ vòng tròn để xem Trần Tháo giải thích thế nào, tiếc thay sự hiểu biết của Trần Tháo về vòng tròn hãy còn hạn chế, vì vậy nếu có vấn đáp cũng chỉ làm phí thời giờ, vì vậy Tư Phúc mới bỏ về phòng.
(Viên Thông)


______________


https://thayvabiet.files.wordpress.com/2014/05/4387c521-ce6e-49b0-b4ff-b42c1eca821d.png?w=700


Chữ Không đã nhốt Thiền sư ấy,
Nay lại nhốt thêm lắm kẻ khờ !

cunconmocoi
06-16-2016, 10:47 AM
169. Ma Cốc hai lần dộng tích trượng.

Ma Cốc tay cầm tích trượng đến bái phỏng Chương Kính hòa thượng. Gập lúc Chương Kính đương ngồi thiền. Ma Cốc đi vòng quanh thiền sàng 3 vòng, dộng tích trượng xuống, đứng ngay trước mặt Chương Kính.
Chuơng Kính nói:
- Phải! Phải!
Sau đó Ma Cốc lại đến Nam Tuyền, lại đi quanh thiền sàng 3 vòng, dộng tích trượng đứng trước mặt Nam Tuyền.
Nam Tuyền nói:
- Không phải! Không phải!
Ma Cốc liền hỏi:
- Chương Kính nói phải, sao hòa thượng lại nói không phải?
Nam Tuyền nói:
- Chương Kính phải, còn ngươi không phải, đây là bị sức gió chuyển, sau bị bại hoại.
(Bích Nham Lục)
Đi vòng 3 vòng là tỏ ý kính trọng. Tích trượng tượng trưng sự khai ngộ. Ma Cốc đã ngộ, đến thăm Chương Kính lấy hành động để biểu thị tâm cảnh. Hòa thượng nhìn biết ngay là ông đã ngộ nên nói phải.
Ma Cốc lại đến thăm sư huynh là Nam Tuyền để tỏ cho biết mình đã ngộ. Nam Tuyền nói không phải để thử Ma Cốc. Đối với người đã khai ngộ thì phải và không phải có khác biệt gì? Ma Cốc còn bị "không phải" làm cho thắc mắc là chưa hoàn toàn thoát tục. Ma Cốc được Nam Tuyền chỉ điểm, linh cơ liền chuyển khiến cho ngộ cảnh càng thâm sâu.
(Viên Thông)

______________

Cuncon có nhớ một giai thoại vui, xin chia sẻ :

Xưa có một người tên Hư tìm đến một vị tu sĩ :

_ Thưa thầy ! Đêm qua con nằm mơ thấy heo kêu.

_ Đây là điềm, hôm nay ông sẽ được ăn.

Quả nhiên ngày hôm ấy có người mời ông Hư đi ăn giỗ. Hôm sau ông lại tìm đến tu sĩ :

_ Thưa thầy, hôm nay con lại nằm mơ thấy heo kêu.

_ Đây là điềm, hôm nay ông sẽ được tặng áo mặc.

Quả nhiên hôm ấy, ông nhận được bưu phẫm là một chiếc áo ấm từ nước ngoài gửi về tặng.

Ăn quen, hôm sau ông lại tìm đến, thưa :

_ Thưa thầy, đêm qua con lại mơ nghe heo kêu.

_ Ông hãy đề phòng ăn gậy.

Quả vậy, ngày hôm ấy ông không dám đi đâu, đến chiều ông buồn chân ra đứng lơ ngơ trước cửa, du đảng đánh lộn với nhau chạy đến, ông chưa kịp trốn vào nhà đã lãnh trọn một gậy đánh nhầm.

Ông quay lại vị tu sĩ :

_ Thưa thầy, những giấc mơ đó là do con tự bịa ra, mà sao thầy đoán đúng vậy ?

_ Có gì đâu, heo đói heo kêu thì chủ cho ăn, heo lạnh ngủ không được kêu, thì chủ cho bao bố để nằm giữ ấm. Cho ăn no rồi, cho tấm lót nằm rồi, mà con kêu nữa thì cho gậy chứ sao ?!
Mọi chuyện ở đời, dù là giả định, những nó đã sinh khởi từ Ý Thức của ta, thì Ý Thức vốn là nguyên nhân sinh khởi vũ trụ vạn hữu, há lại không dệt mộng tiếp hay sao ?!

cunconmocoi
06-17-2016, 09:40 AM
170. Thiết Ngưu của Phong Huyệt.

Có một lần, hòa thượng Phong Huyệt (896-973) được mời đến Nha Môn, Vĩnh Châu giảng pháp.
Hòa thượng thượng đường nói:
- Tâm ấn của tổ sư giống như máy trâu sắt. Dời đi thì ấn hiện, ở yên thì ấn không hiện, chẳng dời, chẳng yên, ấn phải hay chẳng ấn phải.
Lúc ấy có Trưởng lão Lô Pha nói:
- Tôi có máy trâu sắt, thỉnh thầy đừng ấn.
Phong Huyệt nói:
- Ta quen bắt cá kình ở biển lớn, nay lại gặp ếch nhỏ nhẩy trong cát bùn.
Trưởng lão muốn phản kích nhưng lúc đó không nghĩ ra được câu trả lời thích hợp. Hòa thượng hét:
- Trưởng lão sao không nói?
Trưởng lão mở miệng định nói, Phong Huyệt bèn dùng gậy đánh và hỏi:
- Còn nhớ thoại đầu không?
Trưởng lão định mở miệng, hòa thượng lại đánh.
Lúc đó Châu mục bèn nói:
- Phật pháp và vương pháp cùng loại.
Phong Huyệt hỏi:
- Ngươi thấy đạo lý gì?
- Đương đoạn chẳng đoạn, trở lại chuốc loạn.
Phong Huyệt nghe rồi bèn xuống tòa giảng.
(Bích Nham Lục)

------------------

Tâm ấn là sư phụ truyền pháp cho đệ tử.
Máy trâu sắt để ngăn dòng nước chẩy, còn tự nó chẳng có công dụng gì, giống như Phật pháp chẳng thể tự ngộ mà chỉ giúp cho thiền sinh ngộ, vì vậy giống như tâm ấn.
Dời đi thì ấn hiện: không chấp tâm ấn, thì mới có thể lãnh ngộ.
Ở yên thì ấn không hiện: ngược lại, lãnh ngộ rồi thì không bị tâm ấn trói buộc.
Phong Huyệt muốn phá chấp "tâm ấn" của trưởng lão, nhưng tiếc thay vị này không có tuệ căn. Câu nói của Châu mục có ý là mê chính là khởi thủy của ngộ, do đó cứ mặc ông ta mê, đến khi cơ duyên đã chín mùi thì sẽ lãnh ngộ, đó chính là biểu minh công năng của tâm ấn. Hòa thượng thấu rõ thiền cơ của Châu Mục nên cắt đứt vấn đáp mà xuống tòa giảng.
(Viên Thông)

_________________

Có một lần, hòa thượng Phong Huyệt (896-973) được mời đến Nha Môn, Vĩnh Châu giảng pháp.
Hòa thượng thượng đường nói:
- Tâm ấn của tổ sư giống như máy trâu sắt. Dời đi thì ấn hiện, ở yên thì ấn không hiện, chẳng dời, chẳng yên, ấn phải hay chẳng ấn phải.
Lúc ấy có Trưởng lão Lô Pha nói:
- Tôi có máy trâu sắt, thỉnh thầy đừng ấn.
Phong Huyệt nói:
- Ta quen bắt cá kình ở biển lớn, nay lại gặp ếch nhỏ nhẩy trong cát bùn.

- Con ếch nhỏ thấy rõ con cá kình !

cunconmocoi
06-17-2016, 10:29 AM
171. Đảo nhất thuyết.

Có ông tăng hỏi Vân Môn:
- Chẳng phải cơ trước mắt, cũng chẳng phải sự trước mắt, lúc đó thì sao?
- Đảo nhất thuyết.
(Bích Nham Lục)

-------------------

Đảo nhất thuyết: nói ngược lại.
Nếu cứ chấp vào thường thức, hoặc vào lời giải của cổ nhân, thiếu sự suy tư của chính mình thì không thể giải quyết được vấn đề. Chỉ có một cách duy nhất là phủ định tất cả, đó là ý nghĩa của "Đảo nhất thuyết.”
(Viên Thông)

_________________

"Uống một ngụm hết nước sông Tây giang" là câu trả lời của một vị Thiền sư, với mọi người thì đây là chuyện phi lý. Nhưng trong cõi mộng huyễn này có chuyện gì là đúng lý hay phi lý đâu ! Khi nằm mơ, ta vẫn có thể thấy mình bay như chim, lặn như cá, ăn một ổ bánh mì lớn trong đó có cọng hành to như cây cổ thụ, hoặc giả từ nóc tòa tháp đôi (Mỹ) ta nhẩy một cái qua đến tháp Eiffel ở Pháp, không có khó khăn gì, tất cả chỉ là "THỨC BIẾN" thôi mà, có phải thế không hở quý hữu ?


http://i172.photobucket.com/albums/w4/nonamerestore/thap%20eiffel%20%20sn_zpstxsymiwq.jpg

Cho nên chư Tổ đã ở trong cảnh Chân Thường thì nói gì cũng được, mà không hề vọng ngữ ! Bởi cuộc hồng trần này đối với các Ngài chỉ là trò tuồng mộng huyễn.

cunconmocoi
06-17-2016, 10:51 AM
172. Tháp Vô Phùng.

Đường triều, Túc Tông hoàng đế hỏi Huệ Trung quốc sư (? - 775):
- Quốc sư trăm năm rồi có cần gì không?
- Làm cho lão tăng Tháp vô phùng.
Hoàng đế lại hỏi:
- Xin thầy cho kiểu tháp.
Quốc sư im lặng một lúc rồi hỏi:
- Bệ hạ hiểu không?
- Trẫm chẳng hiểu.
- Lão tăng có đệ tử phó pháp là Đam Nguyên hiểu chuyện này, xin mời đến hỏi.
Không lâu quốc sư viên tịch. Túc Tông vời Đam Nguyên đến hỏi ý của quớc sư là sao.
Đam Nguyên đáp:
- Phương Nam sông Tương, phương Bắc hồ, ở trong có vàng đầy cả nước, thuyền đậu dưới cây không bóng, trên điện lưu ly không tri thức.
(Bích Nham Lục)

------------------

Vàng chỉ tự tánh. Cây không bóng: chỉ đã hết mê. Nhân loại mê nên có phiền não, thống khổ. Dùng thuyền chở chúng sinh từ bến mê qua bờ giác. Điện lưu ly là chỉ chỗ vua ở, cả câu ám chỉ vua không có thầy giỏi.
Ý của Đam Nguyên giải thích câu nói của quốc sư là "Phải lìa mê để được khai ngộ."
(Viên Thông)

_______________

Lời bình của Viên Thông là cố "vắt chày ra nước" !

Ý của Huệ Trung quốc sư là không đòi hỏi gì cả, Tháp Vô Phùng mà Ngài nói (không ai thấy) chỉ là ảo ảnh, là hư cấu.



http://i172.photobucket.com/albums/w4/nonamerestore/thap%20tho_zpsm0wzr5nh.jpg

"Tháp vô phùng"

cunconmocoi
06-18-2016, 06:43 AM
173. Gậy cau của Liên Hoa Phong.

Trú ở Thiên Đài Sơn, Liên Hoa Phong Thiệu quốc sư thường giơ gậy hỏi ông tăng đến hỏi đạo và nói:
- Cổ nhân đến đây, vì sao không chịu ở?
Không ai trả lời được.
Về sau Thiệu quốc sư đề thị câu trả lời cho chúng đệ tử:
- Vì đường sá không đắc lực.
Sau đó lại hỏi:
- Là ý gì?
Thiệu quốc sư lại tự đáp:
- Gậy cau lật ngang, chẳng đoái hoài người, đi thẳng vào ngàn vạn núi.
(Bích Nham Lục)

-------------------

Lấy ngọn cau đẽo thành thiền trượng, thiền trượng tượng trưng cho "ngộ cơ.”
Câu hỏi của Thiệu quốc sư có nghĩa là "người tu hành nỗ lực tu tập để đạt ngộ, nhưng ngộ rồi vì sao lại lìa bỏ ngộ cơ?"
Câu trả lời "Vì tu hành chưa đủ.”
Ngàn vạn núi chỉ sự biến hóa. Một người chân chính ngộ đạo không bị tình thức ngoại duyên làm biến đổi.
(Viên Thông)

_______________

"- Cổ nhân đến đây, vì sao không chịu ở?"

- Vì sao lại thấy "không ở" ?

cunconmocoi
06-18-2016, 07:40 AM
174. Vương Thái Truyền nấu trà.

Vương Thái Truyền vào chùa Chiêu Khánh nấu trà. Lúc đó thượng tọa Huệ Lãng bưng bình trà đến trước mặt Minh Chiêu hòa thượng, sơ ý làm bình trà lộn ngược. Thái Truyền trông thấy hỏi rằng:
- Dưới lò trà là cái gì?
Huệ Lãng đáp:
- Thần bưng lò.
Thái Truyền lại hỏi:
- Đã có thần bưng lò, vì sao bình trà lại bị đổ?
- Sĩ quan ngủ ngày bị mất một buổi.
Thái Huyền nghe rồi, phất tay áo mà đi.
Minh Chiêu hòa thượng nói:
- Thượng tọa Lãng ăn cơm Chiêu Khánh xong đi ra ngoài sông đánh vào gốc cây khô.
Huệ Lãng hỏi:
- Ý hòa thượng là sao?
- Phi nhân được cơ hội thuận tiện mà vào!
(Bích Nham Lục)

------------------

Câu hỏi của Thái Truyền "Đã có thần bưng lò, sao bình trà còn bị đổ?' có nghĩa là Thượng tọa Huệ Lãng có phải nhân ngộ mà lật ngược bình trà không?
Không ngờ Huệ Lãng vì vô ý mà làm đổ bình trà, vì vậy câu trả lời không có thiền tâm. Do đó, Thái Truyền thất vọng mà bỏ đi.
Trong câu nói của Minh Chiêu, "phi nhân" là chỉ thần bưng trà, lại căn cứ trên câu nói trong kinh "nhàn lạc phách thời, thần dã thừa hư nhi nhập", ý nói Huệ Lãng đã bị thần bưng lò trói buộc.
(Viên Thông)


______________



http://www.amtusanghihung.com/wp-content/uploads/2016/03/%E1%BA%A4m-t%E1%BB%AD-sa-Nghi-H%C6%B0ng-NH08b.png

Chuyện tào lao !

cunconmocoi
06-18-2016, 08:04 AM
175. Thiên Bình hai lần sai.

Thiên Bình khi đi hành cước, có đến Tây Viện, thường mắng các ông tăng:
- Đừng nói hiểu Phật pháp, muốn tìm người nói thoại cũng chẳng có.
Một hôm Tây Viện từ xa thấy ông bèn gọi:
- Tòng Ỷ!
Thiên Bình ngẩng đầu lên. Tây Viện nói "Sai.”
Thiên Bình bước hai ba bước, Tây Viện lại nói "Sai!"
Thiên Bình đến trước mặt Tây Viện. Tây Viện hỏi:
- Vừa rồi hai cái sai đó là Tây Viện sai hay hòa thượng sai?
Thiên Bình đáp:
- Tòng Ỷ sai.
Nào ngờ Tây Viện lại nói "Sai!"
Sau đó Thiên Bình Tòng Ỷ không tìm người vấn đáp nữa và muốn đi. Tây Viện lưu lại:
- Hãy lưu lại qua hạ, ta sẽ thương lượng với ông về hai lần sai này.
Lúc đó Thiên Bình không ở lại, nghe rồi bèn bỏ đi.
Sau Thiên Bình làm trụ trì bảo đại chúng rằng:
- Ta khi trước đi hành cước tham học, bị gió nghiệp thổi đến chỗ Tây Viện Tư Minh, thiền sư liên tiếp nói hai lần sai, lại muốn giữ ta lại qua hạ để nói về hai cái sai này. Lúc đó ta chẳng nhận là mình sai, khi hành cước về Nam ta đã biết mình sai rồi!
(Bích Nham Lục)

------------------

Thế giới của thiền là bình đẳng, Thiên Bình thường tìm người vấn đáp để tìm lỗi của họ. Ông đã ở trong thế giới không sai biệt mà tìm sai biệt là sai.
Tây Viện muốn sửa ông nên gọi tên ông, cái tên này chính là nguyên nhân gây ra sai biệt. Nhưng Thiên Bình không hiểu còn ngẩng đầu lên để trả lời là cái sai thứ nhất. Sau đó đáng nhẽ phải nói ra một thiền ngữ để diễn tả thiền tâm thì Thiên Bình lại chẳng làm gì cả đó là cái sai thứ hai. Khi Tây Viện nói "Là Tây Viện sai hay thượng tọa sai" là chỉ cho ông thấy sự sai biệt. Nhưng Thiên Bình vẫn chưa hiểu nên đáp "là Tòng Ỷ sai" đó là cái sai thứ ba.
(Viên Thông)

______________

"Thốn tâm mích vọng, vọng nguyên vô,
Vọng nguyên vô xứ tức Bồ Đề"

(Đem tâm kiếm vọng, vọng đâu ra ?!
Vọng kia hoa đốm, ấy Bồ Đề !)

cunconmocoi
06-18-2016, 08:16 AM
176. Thổi lông trên kiếm.

Một ông tăng hỏi Ba Lăng:
- Thế nào là thổi lông trên kiếm?
- San hô từng cành chống dưới trăng.
(Bích Nham Lục)

------------------

Để lông trên lưỡi kiếm mà thổi, nếu kiếm sắc lông sẽ bị đứt.
Kiếm chỉ trí huệ, lông chỉ phiền não, mê vọng; phải dùng trí huệ mà cắt bỏ mọi mê vọng.
San hô chỉ vạn tượng, từng cành thấm nhuần ánh trăng; ý nói mọi sự việc không nên bị bất cứ một yếu tố nào trói buộc, trực tiếp thọ nhận sẽ không bị mê vọng.
(Viên Thông)

_______________

Dẫu là "thổi lông trên cây chổi chà" cũng thế, không có gì khác biệt !

Câu trả lời của T.s Ba Lăng nhằm chối bỏ Ý Thức suy luận, thế mà Viên Thông lại đem ra mổ xẻ, có phải là cô phụ tấm lòng T.s Ba Lăng hay không ?

cunconmocoi
06-19-2016, 06:52 AM
177. Mười thân Điều Ngự.

Hoàng đế Túc Tông hỏi quốc sư Huệ Trung:
- Thế nào là mười thân điều ngự?
- Đàn việt đạp lên đầu Tỳ Lô mà đi.
- Quả nhân không hiểu.
- Đừng nhận mình là thanh tịnh pháp thân!
(Bích Nham Lục)

------------------

Túc Tông quy y Phật giáo, rất quan tâm học Thiền, ông lập chí thành Phật để trị thiên hạ. Câu hỏi của ông là còn chấp Phật, câu đáp của quốc sư là: còn chấp Phật thì không thể ngộ được.
(Viên Thông)

______________

"- Đàn việt đạp lên đầu Tỳ Lô mà đi." Câu này, phải là vị đã thực chứng Chân Lý Tuyệt Đối _ không còn 4 tướng Ngã, Nhân, Chúng sanh, Thọ giả _ mới có đủ tư cách để nói, mà phải nói với hành giả có trình độ Bồ tát đã vào Địa, mới không lỗi. Người còn thấy "Các pháp là Thực có", chưa thực chứng "Như Huyễn Tam Muội" mà nói loạn ngôn như vầy, thì bảo đảm vào Vô gián Địa Ngục để biết "Thế nào là lễ độ !"

Là Phật tử chưa thực chứng biết gì thì chớ nên học đòi nói theo những câu mà chỉ có những bực Đại Bồ tát mới có tư cách để nói, vì như thế là Đại Vọng Ngữ, tội nặng hơn Hitler _ đã ra lệnh giết khoảng hơn 6 triệu người _ nhiều lắm.

cunconmocoi
06-19-2016, 07:03 AM
178. Cây quạt tê ngưu của Diêm Quan.

Diêm Quan (? - 842) một hôm gọi thị giả lại:
- Mang cây quạt Tê Ngưu ra đây cho ta.
- Quạt bị rách rồi!
- Quạt bị rách thì mang Tê Ngưu ra cho ta!
Thị giả không lời nào đáp lại.
Về sau Đầu Tử lấy thân phận thị giả đáp:
- Không phải không mang ra, chỉ sợ đầu sừng không đủ.
(Tuyết Đậu bình "Ta muốn đầu sừng không đủ")
Thạch Sương đáp:
- Nếu trả hòa thượng thì không còn gì!
(Tuyết Đậu bình: Con Tê Ngưu vẫn còn!)
Tư Phúc vẽ một vòng tròn, trong đó đề chữ ngưu
(Tuyết Đậu bình:Vừa rồi sao không đem ra?)
Bảo Phúc đáp:
- Hòa thượng tuổi cao, mời người khác thì tốt.
(Tuyết Đậu bình: Nhọc sức mà không công cán gì.)
(Bích Nham Lục)

------------------

Diêm Quan muốn khai thị cho thị giả, nhưng ông tăng này còn bị quạt và Tê Ngưu trói buộc.
Câu nói của Đầu Tử có nghĩa là: "Làm sao bảo ta dùng lời mà diễn tả ngộ cảnh được?
Câu của Thạch Sương: "Ngộ cảnh phải tự mình lãnh ngộ, không phải do ai cho mình được."
Tư Phúc thì bảo "Cái muốn đạt đến chẳng phải ở đây sao?'
Bảo Phúc lại có ý: "Hắn đã ngộ rồi, đâu cần cơ duyên của hòa thượng."
(Viên Thông)

________________

Thiền Đốn ngộ của Trung Hoa là lò sản sinh ra những "hí luận huyền đàm", những "lốc cốc tử" này bây giờ nhiều vị đã đầu thai vào Việt Nam rồi !

cunconmocoi
06-19-2016, 07:15 AM
179. Đức Phật giảng Pháp.

Một hôm, đức Phật đăng tòa, bồ tát Văn Thù gõ chùy 3 lần nói:
- Quán pháp đấng pháp vương, pháp đấng pháp vương như thế.
Thế Tôn nghe rồi, không nói một tiếng, xuống tòa.
(Bích Nham Lục)

--------------------

Đây là để đả phá thường thức thuyết pháp là phải nói ra lời, đó là một sự trói buộc. Thế Tôn đã thể hiện chân lý, không cần dùng lời để nói ra. Đi, đứng, nằm, ngồi đều là thuyết pháp, chỉ cần Thế Tôn tại trường là nói pháp rồi. Văn Thù không để cho Thế Tôn thuyết pháp là để chỉ "Thiền không cần lời nói.”
(Viên Thông)

________________

Đây là một câu chuyện bịa ra, Không phải Thiền là muốn nói muốn viết gì thì nói thì viết. Những giai thoại như thế này đã góp phần không nhỏ trong "sự nghiệp" hủy hoại Phật pháp.

cunconmocoi
06-19-2016, 07:32 AM
180. Lăng Nghiêm chẳng thấy.


.............
...........

_______________

Cunconmocoi bỏ bớt tiểu luận này, vì vô ích, chỉ làm rối lòng người đọc.

cunconmocoi
06-19-2016, 07:49 AM
181. Khai Sĩ đi tắm.

Cổ Ấn Độ có 16 người cầu đạo, một lần đi tắm, nhân xối nước mà ngộ bèn nói:
- Diệu xúc tuyên minh, thành Phật tử trụ, cũng phải xuyên 7, 8 lần mới thủng!
(Bích Nham Lục)

------------------

“Diệu xúc tuyên minh, thành Phật tử trụ” có nghĩa là do xúc giác mà ngộ, được trụ ở đất Phật.
Mới đầu Bạt Đà Bà La chạm nước mà ngộ sau 15 người kia cũng ngộ luôn. Do xúc giác mà khai ngộ, ở đây là thủy nhân, ngoài ra có người thấy hoa mà ngộ là do "sắc nhân", ngửi mùi mà ngộ là "hương nhân", nếm mà ngộ là "vị nhân", nghe tiếng mà ngộ là "âm nhân.”
(Viên Thông)

______________

Xúc giác nằm trong Thọ Uẩn. Người học Phật có thể nương nơi bất kỳ một pháp nào mà ngộ đạo (Vạn pháp vô phi Phật pháp).

Ngộ ra điều gì ? Ngộ ra cái cảm xúc vừa mới thoạt hiện đã trở thành hư ảo, níu lại không được, nắm không được (các pháp khác cũng đều hư ảo như thế). Ngộ này mới được gọi là Nhập Lưu _ Tu Đà Hoàn _ chớ cũng chẳng có gì to tát lắm. Trên đường học Phật hãy còn vô số những trải nghiệm tiến bộ khác, chớ không phải chỉ ngộ như thế rồi là đã đủ.

Trong Kinh Pháp Hoa có 5000 người đứng dậy, lạy Phật cáo thoái (xin lui), hầu hết đều là những vị đã từng trải nghiệm một chút xíu Phật pháp như thế này.

cunconmocoi
06-20-2016, 07:44 AM
182. Cây gậy của Ô Cữu.

Có ông tăng từ Định Châu hòa thượng (718-800) đến Ô Cữu hòa thượng. Ô Cữu hỏi:
- Định Châu nói pháp thế nào?
- Không khác.
- Nếu không khác thì về bên ấy!
Nói xong bèn dùng gậy đánh. Ông tăng nói:
- Đầu gậy có mắt, đừng đánh người bừa bãi.
- Hôm nay đánh được một người.
Nói rồi lại đánh ông tăng 3 cái. Ông tăng muốn đi, Ô Cữu nói:
- Gậy có người ăn.
Ông tăng nghe rồi quay lại nói:
- Vì cán gậy trong tay hòa thượng.
- Nếu ngươi muốn, sư núi giao cho ngươi.
Do đó ông tăng chạy lại đoạt lấy thiền trượng đánh hòa thượng ba cái.
Ô Cữu nói:
- Gậy! Gậy!
Ông tăng:
- Có người ăn!
Ô Cữu:
- Đánh bừa gã này!
Ông tăng nghe rồi lạy hòa thượng.
Ô Cữu :
- Hòa thượng lại đi thế ấy!
Ông tăng cười lớn bỏ đi.
Ô Cữu:
- Tiêu được gì! Tiêu được gì!
(Bích Nham Lục)

-------------------

Ô Cữu bảo ông tăng nếu đã không khác thì đi nơi khác làm gì? Ông tăng trả lời đi quanh quẩn là hy vọng thầy thấy rõ là để học thiền. Hòa thượng đánh, ông tăng định đi đều là muốn xem đối phương phản ứng ra sao. Hòa thượng dùng lời lưu ông lại. Ông tăng bị hấp dẫn mà hồi đáp. Hai người đều lấy vô tâm mà đối đáp nên nếu tiếp tục thì dài vô tận không bao giờ ngưng.

(Viên Thông)


_________________


http://i854.photobucket.com/albums/ab102/cunconmocoi/angay_zpsuscluysd.jpg

http://i854.photobucket.com/albums/ab102/cunconmocoi/ta%20danh%20nguoi_zpsk03lru5u.jpg

cunconmocoi
06-21-2016, 09:14 AM
183. Đơn Hà đã ăn cơm chưa.

Hòa thượng Đơn Hà (739-824) hỏi một ông tăng mới đến:
- Từ đâu lại?
- Từ dưới núi.
- Đã ăn cơm chưa?
- Ăn rồi.
- Kẻ cho ngươi ăn chỉ có một mắt?
Ông tăng kinh ngạc, không lời đối lại.
Về sau Trường Khánh nghe câu chuyện này bèn hỏi Bảo Phúc:
- Đem cơm cho người ăn có phần đền ơn, vì sao chỉ có một mắt?
Bảo Phúc bảo:
- Kẻ cho người nhận đều là đồ mù!
Trường Khánh nói:
- Cơ đến lại thành mù sao?
Bảo Phúc đáp:
- Bảo ta mù sao?
(Bích Nham Lục)

------------------

"Ăn cơm chưa?" là hỏi đã chịu sự giáo huấn của sư phụ chưa?
"Kẻ mang cơm cho ngươi ăn chỉ có một mắt?" là hỏi sư phụ ngươi có phải đã ngộ rồi không? Mắt ở đây không chỉ mắt thịt mà là tâm nhãn. Ông tăng đương nhiên nhận là sư phụ mình có tâm nhãn nên yên lặng không đáp.
"Kẻ cho người nhận đều là đồ mù" chỉ cả 2 đều ngộ.
"Cơ đến lại thành mù sao?" chỉ cần vô tâm học tập thì có thể ngộ. (*)

_______________

*
Lời bình giảng này không đáng đọc, đọc nó càng thêm rối !



http://2sao.vietnamnetjsc.vn/2015/10/16/15/47/20.jpg

cunconmocoi
06-21-2016, 10:03 AM
184. Trường Khánh hai loại lời.

Có một lần Trường Khánh nói:
- Thà nói A La Hán có 3 độc, chẳng nói Như Lai có 2 loại lời.
Bảo Phúc hỏi:
- Thế nào là lời Như Lai?
- Kẻ điếc làm sao nghe!
- Đã rõ ông nói 2 đầu.
- Thế nào là lời Như Lai?
- Uống trà đi!
(Bích Nham Lục)

------------------

Ba độc là "tham, sân, si.”
A La Hán là bậc đã thoát ly tất cả phiền não cho nên không thể có 3 độc.
Như Lai có 2 loại lời là chỉ phương tiện và chân thật thuyết pháp. Do đó Trường Khánh nói: "Phật pháp chỉ có chân thật, sao nói chân thật và phương tiện thuyết pháp là 2 loại.
"Người điếc chẳng nghe.” Dù nói Phật pháp thế nào nếu không tự mình thể ngộ thì cũng chẳng hiểu.
"Nói 2 đầu" là trách Trường Khánh phân 2 loại người có và không có kinh nghiệm.
Cuối cùng thế nào là lời chân thật: quy nạp sự chân thật của Phật. Đó chính là "Uống trà đi!" Chân lý vốn không hạn định ở đâu, vũ trụ bao la không đâu là không có chân lý, vấn đề là có tuệ nhãn hay không.
(Viên Thông)


_______________


http://img.viennam.vn/Sites/605/FCKEditor/image/uong%20tra%20nong.jpg

cunconmocoi
06-22-2016, 07:52 AM
185. Tay, mắt Đại Bi.

Vân Nham hỏi sư huynh Đạo Ngô:
- Đại Bi Bồ tát dùng nhiều tay, mắt để làm gì?
- Như người nửa đêm, thò tay ra sau lưng sờ gối.
- Đệ hiểu rồi!
- Ngươi hiểu thế nào?
- Quanh thân đều là tay, mắt.
- Nói cho cùng chỉ đúng 8 phần.
- Còn sư huynh thì sao?
- Suốt thân là tay mắt.
(Bích Nham Lục)

------------------

Quán Âm thiên thủ, thiên nhãn: có nhiều tay, nhiều mắt, chỉ pháp lực vô biên có thể cứu giúp chúng sanh.
Vân Nham căn cứ trên bản thân Quán Âm, Đạo Ngô hòa nhập năng lực của Quán Âm và vũ trụ thành một nên cao hơn Vân Nham một bực.
(Viên Thông)


_______________


http://i79.servimg.com/u/f79/18/27/82/87/3_nam_10.jpg

cunconmocoi
06-22-2016, 08:19 AM
186. Cửa kho.

Vân Môn nói với chúng đệ tử:
- Mọi người có ánh sáng, khi nhìn không thấy tối ám. Thế nào là ánh sáng của mọi người?
Đại chúng không ai đáp được; do đó Vân Môn tự đáp "Cửa kho " lại nói "Việc tốt chẳng bằng không.”
(Bích Nham Lục)

-----------------

"Mọi người đều có ánh sáng": ai cũng có tự tánh.
"Việc tốt chẳng bằng không ": biết mình có tự tánh có thể thành Phật là một việc tốt, nhưng đừng bị ý tưởng này trói buộc khiến thành tự cao, tự đại.
(Viên Thông)

________________

"Mọi người đều có ánh sáng": ai cũng có Tứ Trí (Thành sở Tác Trí, Diệu Quan Sát Trí, Bình Đẳng Tánh Trí, Nhất Thiết Chủng Trí) !

"Việc tốt chẳng bằng không": Tổ Vân Môn tỏ ý thất vọng vì chúng đệ tử đều "ngậm kẹo".



http://www.cttbusa.org/shurangama/1buddha968lights.jpg

cunconmocoi
06-22-2016, 08:41 AM
187. Tiếng cọp của Đồng Phong.

Một ông tăng đến am chủ Đồng Phong hỏi:
- Nơi đây, bỗng nhiên có cọp thời phải làm sao?
Đồng Phong giả tiếng cọp kêu, ông tăng làm vẻ sợ hãi khiến am chủ ha hả cười lớn. Ông tăng nói: "Ngươi bậy thật!"
Am chủ đáp: "Vì ngươi bắt buộc ta.”
Ông tăng yên lặng bỏ đi.
Về sau Tuyết Đậu bình vấn đáp này "chỉ là bịt tai trộm chuông.”
(Bích Nham Lục)

-----------------

Gập hổ chỉ có nước chết. Trong Thiền học, ngộ được coi như chết đi sống lại; vì vậy câu nói của ông tăng có nghĩa là làm sao để ngộ. Am chủ giả tiếng hổ ý nói "Ngươi hiện bị chết ở đây!" Do đó ông tăng bèn chết. Nhưng đó chỉ là giả thử, không phải chết thật. Cái phải chết là tự ngã. Am chủ cười ý nói "Ngươi hãy còn ngã!" Ông tăng phản kích "Ngươi bậy thật!" Am chủ trả lời "Vì ngươi bắt buộc ta" ý nói ngươi hãy về tự soi gương mà xem.
Câu nói của Tuyết Đậu là dẫn từ sự tích: trong một làng nọ bỗng có một con cọp xuất hiện, vồ người ăn thịt. Dân làng họp bàn cách đối phó. Một người đưa ra cách treo một cái chuông vào cổ cọp, khi nó đến mọi người nghe tiếng chuông liền biết ngay. Nhưng làm sao treo chuông vào cổ của cọp mà không bị nó ăn thịt? Người ấy lại nói: "Chỉ cần bịt tai nó lại.”
Câu chuyện này ngụ ý nói không sai, nhưng cần đào sâu hơn nữa.
(Viên Thông)

______________

"chỉ là bịt tai trộm chuông.”, Ngài Tuyết Đậu nhận ra cả ông Tăng và Am chủ đều "dỏm".



http://img.vietdaikynguyen.com/2014/02/StuffingEarWhenStealingBell_ZhichingChen_ET-590x442.jpg

Yểm nhĩ đạo linh (掩耳盗铃 _ bịt tai trộm chuông)

Tại nước Tấn vào thời Xuân Thu, có một kẻ đến nhà họ Phạm để trộm một cái chuông lớn.

Lúc đầu tên trộm muốn vác cái chuông lên lưng, nhưng nó quá lớn và quá nặng, không có cách gì xê dịch được. Hắn ta tìm được một cái búa to và nghĩ ra một cách là đập bể cái chuông thành từng mảnh, như vậy mới xách về được.

Tên trộm cố sức nện vào chuông một cái, thì “boong” một tiếng cực to, khiến hắn giật nảy cả mình. Chuông kêu như vậy chẳng phải đang thông báo với người khác là hắn ta đang ăn trộm ở đây hay sao? Thế là tên trộm nút tai mình lại, nghĩ rằng: mình không nghe thấy thì người khác cũng chẳng nghe ra.

Hắn ta vừa bịt tai vừa đập chuông thật mạnh, từng tiếng từng tiếng vang xa, mọi người nghe thấy liền ùn ùn kéo đến.
Và tên trộm bị mọi người bắt được.

cunconmocoi
06-22-2016, 09:22 AM
188. Triệu Châu bối rối.

Có ông tăng hỏi Triệu Châu:
- Đại đạo không khó, chỉ hiềm chọn lựa thôi, có phải là sào huyệt của thời nhân không?
- Đã có người hỏi ta, mà 5 năm rồi ta vẫn còn bối rối!"
(Bích Nham Lục)

------------------

Ý của ông tăng là "Thầy từng dậy đừng chọn lựa, nhưng khi nói ra thì đã là chọn lựa rồi phải không?" Câu đáp của Triệu Châu là "Thực ra ta cũng vì việc khó trả lời này mà mắc cỡ trong lòng…"
Câu trả lời không phân biện, chỉ tâm cảnh không chọn lựa của Triệu Châu.
(Viên Thông)

_____________

Tổ Triệu Châu không muốn giải câu "Chí đạo vô nan, duy hiềm giản trạch" trong Tín Tâm Minh của Tam Tổ Tăng Xán, vì câu này chẳng phải là câu "nhổ đinh tháo chốt" cho người, đây là câu chung chung cho con đường Thông giáo. Câu từ chối trả lời của Ngài hàm ý "hãy tập trung vào sanh tử sự đại, đừng xao lảng với những ngôn từ cũ"



http://i1026.photobucket.com/albums/y321/cuong_lavinh/tintamminh1_zpse8de5f40.jpg

http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php/20-T%C3%ADn-T%C3%A2m-Minh

cunconmocoi
06-22-2016, 09:40 AM
189. Chỉ là Chí Đạo Vô Nan.

Có ông tăng hỏi Triệu Châu:
- Đại đạo không khó, chỉ hiềm chọn lựa, có nói là có chọn lựa, hòa thượng vì người thế nào?
- Sao không dẫn hết lời này?
- Con chỉ nhớ đến đấy!
- Đại đạo không khó chỉ hiềm chọn lựa.
(Bích Nham Lục)

------------------

"Sao không dẫn hết lời này?": nếu chỉ lấy một phần của lời nói tức là có chọn lựa rồi. Triệu Châu nhắc lại câu "Đại đạo không khó chỉ hiềm chọn lựa" ý là đừng để bất cứ một cái gì trói buộc, cứ thuận theo tự nhiên.
(Viên Thông)

_____________

"dẫn hết lời này?" là "dẹp bỏ yêu và ghét, thì tự nhiên sáng ngời !".
Nhưng Tổ đã "lật bàn" khi câu trả lời vẫn vậy (không cần thêm bớt gì) gây sự hụt hẩng cho người nghe. Đấy là dụng ý của Tổ, nhằm cắt đứt vọng tâm (vọng ý, vọng tưởng).


"Quá vọng liễu chân viên cổ mật.
Trình nguyên hiển bản dữ thùy phân".

cunconmocoi
06-23-2016, 08:04 AM
190. Một mũi tên phá ba cổng.

Thiền khách Lương Toại hỏi Khâm Sơn (thời Mạt Đường):
- Lúc một mũi tên phá ba cổng thì thế nào?
- Mang chủ ra coi.
- Biết lỗi tất sửa.
- Đợi đến lúc nào?
- Tên tốt bắn chẳng trúng.
Nói rồi quay mình đi. Hòa thượng ngăn lại nói:
- Xà lê lại đây.
Lương Toại quay đầu lại. Hoà thượng nắm lấy cơ hội nói:
- Một mũi tên phá ba cổng hãy gác lại, thử bắn tên cho Khâm Sơn coi.
Lương Toại không nói. Hòa thượng dùng gậy đánh và nói:
- Để cho gã này nghi 30 năm.
(Bích Nham Lục)

------------------

"Một mũi tên phá ba cổng" ý nói: Ta có thể đồng thời giải đáp ba vấn đề.
"Mang chủ ra coi": dĩ nhiên ngươi có đột phá, nhưng nói thử một câu xem sao"Biết lỗi tất sửa": vạn sự đều không, làm sao ta có thể nói ra được?
Hòa thượng không tha "Đợi đến lúc nào?": dù vạn sự đều không ít nhất ngươi cũng nói ra một câu chứ.
Lương Toại chỉ còn cách bỏ chạy.
Hòa thượng lại nói "Giả như một mũi tên không phá ba cửa hãy nói một câu coi."
Lương Toại không nói. Hòa thượng nói "Vừa rồi ngươi nói hay lắm mà sao không tiếp tục?" ý nói nếu ngươi có thể nghiệm chân chính thì bất luận trong tình huống nào cũng có thể thích ứng tự như.
(Viên Thông)

______________

- Lúc một mũi tên phá ba cổng thì thế nào?

- Đồ hoen rĩ !


http://gocnhin.net/imagesM/dvnx35-11-91-1.jpg

cunconmocoi
06-23-2016, 08:19 AM
191. Đại Quang múa.

Có một ông tăng hỏi Đại Quang:
- Trường Khánh nói nhân thọ trai mà tán thán là có ý gì?
Đại Quang nghe rồi liền múa. Ông tăng bèn lạy.
Đại Quang hỏi:
- Ngươi hiểu gì mà lạy ta?
Ông tăng bèn múa.
- Đồ chồn hoang này!

---------------------

Thiền tông Ấn Độ truyền được 28 vị tổ. Thiền tông Trung Hoa do Đạt Ma đưa tới, truyền đến Lục tổ, đều lấy tâm ấn tâm.
Các ngươi có hiểu chỉ thú của công án này không? nếu các ngươi không hiểu thì các ngươi chỉ là là đồ chồn hoang mà thôi.
Có kẻ nói đây chỉ là lừa dối người, nếu quả như vậy thì còn đạo lý gì?
Đại Quang giỏi tiếp dẫn người, trong lời nói của ông có chỗ xoay mình mà ra, không hổ là bậc thiện tri thức có tài nhổ đinh, tháo chốt, giải tỏa những dính mắc của người.

Đại Quang múa, ông tăng lạy, rồi sau đó cũng múa. Đại Quang nói "Đồ chồn hoang này" vì ông tăng không thực hiểu chỉ biết múa, nếu để vậy không biết còn múa đến khi nào mới ngưng. Câu nói của Đại Quang làm đứt đoạn khiến ông ta tham "câu sống" chứ không tham "câu chết.”
Tuyết Đậu rất thích câu mắng "Đồ chồn hoang này.” Các ngươi thấy câu trên và câu "Đầu Hải trắng, đầu Tạng đen" là giống hay khác? Ngươi có biết "Chỗ chỗ đều gập va " là ý gì không?

(Phật Quả Viên Ngộ bình).

________________

Có một ông tăng hỏi Đại Quang:
- Trường Khánh nói nhân thọ trai mà tán thán là có ý gì?
Đại Quang nghe rồi liền múa.



"Đỏ, vàng, xanh, nhạt..hương hoa,
Dập dìu phố thị chan-hòa cảm thông.
Ý tâm rồn-rộn vui không,
Trời mây, non nước, ánh hồng xuê-xoang".

cunconmocoi
06-23-2016, 08:45 AM
Bài kệ của Tuyết Đậu:

前 箭 猶 輕 後 箭 深
Tiền tiễn do khinh hậu tiễn thâm

誰 云 黃 葉 是 黃 金
Thùy vân hoàng diệp thị hoàng kim

曹 溪 波 浪 如 相 似
Tào khê ba lãng như tương tự

無 限 平 人 被 陸 沈
Vô hạn bình nhân bị lục trầm.

Nghĩa :

Mũi tên trước nhẹ, tên sau sâu;
Ai nói lá vàng là vàng ròng,
Giọt nước Tào Khê nếu như vậy,
Vô số người bị chết chìm trên cạn.

------------------


câu 1: Đại Quang múa là mũi tên trước, câu đồ chồn hoang này là mũi tên sau.
câu 2: Ngưỡng Sơn Huệ Tịch khai thị đại chúng "Các ngươi từ vô lượng kiếp quay lưng lại sáng đưa đầu vào tối, vọng tưởng căn thâm, khó mà bỗng nhiên trừ khử đi được. Cho nên chư Phật, tổ sư mới dùng nhiều loại pháp môn mà phá trừ nghiệp thức thô trọng như dùng lá vàng dỗ con nít khóc, dùng quả ngọt thế mướp đắng. Chư Phật, tổ sư quyền nghi phương tiện dậy người lìa khổ được vui như trẻ con khóc có thể dùng lá vàng mà dỗ vậy; Thế Tôn cả đời thuyết pháp cũng tương tự. Câu nói của Đại Quang là để chuyển hóa nghiệp thức của ông tăng, trong đó có quyền, có thực, có chiếu, có dụng. Nếu ngươi hiểu được thì như hổ mọc cánh.
câu 3: Nếu như người học Thiền ở 4 phương, 8 hướng đều múa như vậy thì
câu 4: Nhiều người đi trên đất bằng mà chết chìm, như vậy thì còn thuốc nào cứu được nữa.

(Phật Quả Viên Ngộ bình).


_________________



http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/khimacaolongbao_zps25bd965f.jpg

Bài kệ trên, Tổ Tuyết Đậu dạy rằng : "Không nên bắt chước chư Tổ đã chứng đắc, trong khi hành giả vẫn còn là con khỉ, dầu có mặc trộm áo long bào đi nữa cũng không phải là Vua".

cunconmocoi
06-24-2016, 08:27 AM
192. Hề Trọng làm xe.

Hòa thượng Nguyệt Am hỏi một ông tăng:
- Hề Trọng làm một cái xe, bánh có 100 nan; bỏ hai bánh xe và trục đi thì thành cái gì?
(Vô Môn Quan)

-------------------

Hề Trọng là người làm xe nổi tiếng thời cổ. Lúc trước bánh xe chỉ có 30 nan, Hề Trọng làm bánh xe có 100 nan.
Xe (chỉ Phật pháp) chỉ do bánh, trục kết hợp mà thành. Nếu tháo bỏ bánh, trục đi, xe không còn là xe nữa.
Con người ta cũng vậy xương thịt (Địa), máu (Thủy), hô hấp (Phong), thể nhiệt (Hỏa) kết hợp mà thành người, tan ra thì trở về với 4 đại. Đây là thuyết minh lý "vô ngã.”


________________


http://k14.vcmedia.vn/k:thumb_w/600/pgHuXrcq18KdYtKp3bAtptdIKIxsLl/Image/2013/05/4-d4368/lot-tran-tung-bo-phan-cua-cac-mon-do-cong-nghe-noi-tieng.jpg

Chiếc điện thoại Blackberry ?

Trong câu phát biểu trên, Hòa thượng nhằm giảng "Các pháp vô ngã" !

cunconmocoi
06-24-2016, 08:38 AM
193. Phật Đại Thông Trí Thắng.

Một ông tăng hỏi Hưng Dương Nhượng:
- Phật Đại Thông Trí Thắng mười kiếp tọa đạo trường, Phật pháp chẳng hiển hiện, cũng chẳng hoàn thành Phật đạo là sao?
- Hỏi đúng lắm!
- Sao ngồi lâu vậy mà không thành Phật?
- Vì không thành Phật!
(Vô Môn Quan)

----------------
Hưng Dương Nhượng là pháp tử của Ba Tiêu. Ba Tiêu là đồ tôn của Ngưỡng Sơn. Công án này xưng tán thiền phong của tông Quy Ngưỡng.
Phật Đại Thông Trí Thắng dẫn từ phẩm Hóa Thành Dụ trong kinh Pháp Hoa.
Câu trả lời của Hưng Dương Nhượng có nghĩa là "Vốn là Phật, thì cần gì thành Phật."
(Thánh Tham)

______________

Hưng Dương Nhượng chỉ là không muốn sa đà vào hí luận !

cunconmocoi
06-24-2016, 08:46 AM
194. Thanh Thoát Cô Bần.

Thanh Thoát hỏi Tào Sơn:
- Thanh Thoát lẻ loi và nghèo khó, xin Thầy cứu giúp.
- Thoát xà lê!
- Dạ!
- Ngươi đã uống 3 chén rượu Thanh Nguyên rồi, còn nói chưa nhấp môi!
(Vô Môn Quan)

-----------------

Tào Sơn là một trong 5 cao đồ của Động Sơn.
Nghèo chỉ phiền não, nếu được trợ giúp thì hết nghèo, hết phiền não.
Lời nói của Thanh Thoát là diễn tả cảnh giới giác ngộ vô, hữu, là lời trình cơ.
Câu đáp của Tào Sơn là đã rõ cơ ý.
(Thánh Tham)

_____________

Tào Sơn gọi, Thanh Thoát "dạ !" là đã tròn đủ nghĩa Phật pháp. (còn thiếu thốn chỗ nào nữa ?!)

cunconmocoi
06-24-2016, 09:10 AM
195. Triệu Châu khám phá Am Chủ.

Triệu Châu đến thăm một am chủ, hỏi:
- Có chăng! Có chăng?
Am chủ giơ nắm tay lên.
Châu nói: "Nước cạn, chẳng phải chỗ neo thuyền", bèn đi.
Lại đến một am chủ khác hỏi:
- Có chăng? Có chăng?
Am chủ giơ nắm tay lên.
Châu nói: "Có thể nắm, có thể buông, có thể giết, có thể cứu!" bèn vái mà lui.
(Vô Môn Quan)

-----------------

Câu hỏi của Triệu Châu có nghĩa là có thường tỉnh thức không? Hai am chủ đều nhận mình luôn tỉnh thức.
Câu nói của Triệu Châu với am chủ 1: nhận mình thô thiển (nước cạn) là căn bản của sự tiến bộ trong tọa thiền.
Câu nói của Triệu Châu với am chủ 2: diễn tả sự tự do hoàn toàn vì luôn luôn tỉnh thức.
(Sekida)

_____________

Tuy cùng là động tác giơ tay lên, nhưng là một vị Tổ nên Ngài Triệu Châu nhận ra am chủ là người còn dính mắc (trường hợp 1), hay đã giác ngộ (trường hợp 2). Đây là sự bén nhạy riêng của Tổ Triệu Châu, không đợi nói nhiều, tiếp cận lâu mới biết.

Dưới đây chỉ là ảnh minh họa, chớ không nhất thiết là phải thế.


1.)

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/0/01/N%E1%BA%AFm_%C4%91%E1%BA%A5m2.jpg/200px-N%E1%BA%AFm_%C4%91%E1%BA%A5m2.jpg



2.)

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/9/90/N%E1%BA%AFm_%C4%91%E1%BA%A5m1.jpg/200px-N%E1%BA%AFm_%C4%91%E1%BA%A5m1.jpg

cunconmocoi
06-25-2016, 08:05 AM
196. Đức Sơn bưng bát.

Một hôm Đức Sơn bưng bát xuống thiền đường, Tuyết Phong trông thấy bèn hỏi:
- Ông già! Chuông chưa gõ, trống chưa đánh, bưng bát đi đâu vậy?
Đức Sơn bèn trở về phương trượng. Tuyết Phong kể lại với Nham Đầu.
Nham Đầu nói: "Đức Sơn chưa hiểu câu sau cùng.”
Đức Sơn nghe được bèn truyền thị giả kêu Nham Đầu lại hỏi:
- Ngươi chẳng đồng ý với lão tăng sao?
Nham Đầu bèn trình mật ý, Sơn cho lui.
Hôm sau, thăng đường có vẻ khác thường.
Nham Đầu đến trước thiền đường vỗ tay cười lớn mà rằng:
- Mừng cho ông già đã hiểu được "câu nói sau cùng", về sau thiên hạ không ai làm phiền ông nữa.
(Vô Môn Quan)

-----------------

Tuyết Phong và Nham Đầu là hai đồ đệ của Đức Sơn Tuyên Giám. Trong Truyền Đăng Lục có chép một hôm cơm dọn trễ, Đức Sơn đói bụng bèn bưng bát xuống phòng ăn. Điển tọa Tuyết Phong trông thấy mới hỏi và sau đó kể lại cho Nham Đầu nghe. Nham Đầu thấy đây là cơ hội giúp Tuyết Phong khởi nghi tình nên mới nói Đức Sơn không hiểu "câu nói sau cùng.” Đức Sơn nghe được không hiểu ý của Nham Đầu là sao, bèn gọi vào hỏi. Nham Đầu trình ý kiến của mình là để giúp Tuyết Phong. Đức Sơn thuận. Do đó, cử động của Nham Đầu ngày hôm sau chỉ là diễn trò. Đáng tiếc, cho đến lúc này Tuyết Phong vẫn chưa khai ngộ.
(Thánh Tham)

______________

Nham Đầu và Tuyết Phong chỉ mới học được chữ "bình đẳng", nhưng chưa thâm nhập được nghĩa Bình Đẳng.

_ Thế nào là NGHĨA Bình Đẳng ?

_


http://i1111.photobucket.com/albums/h472/nghethuatphatgiao/tranh%20thien%20co%20hanh%20dat/khong%20khi%20o%20chua/cuocsongotrongchuathienmon-nghethuatphatgiao23.jpg

cunconmocoi
06-25-2016, 08:10 AM
197. Nghe tiếng chuông mặc áo cà sa.

Vân Môn nói: "Thế giới rộng rãi bao la, vì sao nghe tiếng chuông lại mặc áo thất điều?"
(Vô Môn Quan)

-----------------

Thế giới bao la chỉ cảnh giới Tuyệt đối, hoàn toàn tự do, nghe tiếng chuông lại mặc áo thất điều là bị hạn chế. Một người giác ngộ mặc dầu sống ở trong thế giới giới hạn vì những đòi hỏi của cuộc sống hàng ngày. Nhưng nếu mọi hoạt động đều ở trong định thì vẫn hoàn toàn tự do.
(Sekida)

_______________

Sekida dệt mộng !

cunconmocoi
06-25-2016, 08:40 AM
198. Ba lần gọi của Quốc Sư Huệ Trung.

Một hôm, quốc sư Huệ Trung gọi thị giả 3 lần, thị giả đều dạ.
Quốc sư Huệ trung bèn nói:
- Tưởng ta cô phụ ngươi, không ngờ ngươi cô phụ ta!
(Vô Môn Quan)

----------------

Quốc sư Huệ Trung không biết sanh năm nào, mất năm 775, tục truyền sống hơn 100 tuổi, được Lục tổ Huệ Năng truyền tâm ấn. Ông sống trên núi hơn 40 năm không đi đâu cả, nhưng danh tiếng vang vọng đến triều đình. Vua triệu ông về kinh để học hỏi.
Công án này có 2 giải thích trái ngược. Chúng tôi ghi lại cả hai để độc giả tham khảo:

1. Quốc sư gọi 3 lần thị giả đều dạ, nhưng không nhận ra cái tánh nghe của mình, nên mới bị trách.
(Thích Thanh Từ).

----------

2. Giữa gọi và dạ không có một cái gì cả. Sự nhận thức thuần túy chỉ thực sự xẩy ra trong trạng thái định.
"Tưởng ta cô phụ ngươi": sợ rằng những chỉ dậy kém cỏi của ta đã không làm ngươi tiến bộ.
"Không ngờ ngươi cô phụ ta": nhưng sự thực là ngươi đã đi ngược lại lời dậy của ta. Đây là lời chấp nhận của quốc sư vì trong thiền học người ta hy vọng trò phải tiến vượt thầy.
(Sekida)

______________

Một hôm, quốc sư Huệ Trung gọi thị giả :

_ Thiện Tâm !

_ Dạ !

_ Thiện Tâm !

_ Ai kêu ai đó !

_ Tưởng ngươi phụ ta, té ra ta phụ ngươi !

cunconmocoi
06-25-2016, 08:58 AM
199. Que cứt khô.

Có ông tăng hỏi Vân Môn:
- Phật là gì?
- Que cứt khô.
(Vô môn Quan)

------------------

Mọi thiền sinh đều cố gắng tu tập để đạt giác ngộ và trở thành Phật. Họ coi Phật như một lý tưởng thanh tịnh, hoàn hảo, đáng kính nhất, cao cả nhất. Họ cố gắng vượt qua những ác độc, tội lỗi, chết chóc, nhân loại, tầm thường để trở thành một vị Phật như thế.
Vân Môn đã cố gắng phá hủy những khái niệm về Phật này bằng cách so sánh Phật với que cứt khô, là vật dụng như giấy vệ sinh ngày nay. Đức Phật không phải là Thượng Đế, ngài là một người giác ngộ.
(Kubose)

______________


_ Phật là gì ?

_


http://phatgiaovietnam.vn/uploads/news/2016_04/nghe-thuat-song-66-cau-thien-ngu-rung-dong-ca-the-gioi-p1.jpg

cunconmocoi
06-25-2016, 09:19 AM
200. Lìa ngôn ngữ.

Một ông tăng hỏi Phong Huyệt:
- Nói hay im đều là ly, vi, làm sao thông mà không phạm?
- Ta vẫn nhớ là ở Giang Nam vào tháng ba, chim chá cô hót trong muôn hoa.
(Vô Môn Quan)

----------------

Ly là chủ quan, là tâm hướng nội là im.
Vi là khách quan, là tâm hướng ngoại là nói.
Nói hay im, chủ quan hay khách quan đều sai vì ở bản thể giới làm gì có chủ và khách.
Giang Nam là nơi nổi tiếng về trồng hoa. Hoa không lời nhưng cho hương thơm, chim vô tâm mà hót lảnh lót. Đó là cảnh hoa hương, điểu ngữ của Giang Nam, còn nói gì là thông là phạm nữa?
(Thánh Tham)

______________

_ Nói hay im đều là ly, vi, làm sao thông mà không phạm?

_

http://www.hoasaigon.com.vn/kcfinder/upload/images/hoa-ngay-cua-me-6.jpg

cunconmocoi
06-26-2016, 07:49 AM
201. Ba gậy của Động Sơn.

Động Sơn đến tham học, Vân Môn hỏi:
- Vừa từ đâu lại?
- Tra Độ.
- Kiết hạ ở đâu?
- Chùa Báo Từ ở Hồ Nam.
- Rời chỗ đó lúc nào?
- Ngày 25 tháng 8.
- Tha cho ngươi ba gậy.
Hôm sau Động Sơn thưa:
- Đội ơn hòa thượng tha ba gậy, nhưng không biết con sai chỗ nào?
- Đồ giá áo túi cơm, Giang Tây, Hồ Nam đi đâu chẳng được!
Động Sơn do đó đại ngộ.
(Vô Môn Quan)

-----------------

Động Sơn trong công án này không phải là Động Sơn của dòng thiền Tào Động.
Những câu hỏi của Vân Môn đều là hỏi ngộ cảnh của Động Sơn. Động Sơn không hiểu thâm ý nên chỉ trả lời theo nghĩa thông thường. Do câu nói của Vân Môn, Động Sơn mới hiểu rằng không cần phải đi đâu xa, chân lý ở ngay trước mắt.
(Thánh Tham)

______________

Theo cunconmocoi đối với những câu hỏi "5 W" (where - when - why - what - who), người học Phật chân chính chỉ có một từ "No" để trả lời:

- Vừa từ đâu lại?
- Không biết. (Kia nào có khác chi đây, Chỉ có cõi vô minh mới có không gian giới hạn)

- Kiết hạ ở đâu?
- Không biết. (Có chỗ nào không phải là đạo tràng đâu !)

- Rời chỗ đó lúc nào?
- Không biết. (Thời gian chỉ có trong thế giới Mộng 3 chiều này [ngang - dọc - sâu], tạo thành chiều thứ 4. Hay nói khác đi "thời gian là sản phẩm của Ý Thức Mê Lầm").

cunconmocoi
06-26-2016, 08:23 AM
202. Một được, một mất.

Tại Thanh Lương Tự, khi chư tăng tụ họp lại để nghe pháp trước bữa ngọ trai, Pháp Nhãn không nói, giơ tay chỉ vào bức mành tre. Hai ông tăng cùng đến cuốn mành lên.
Pháp Nhãn nói: "Một được, một mất.”
(Vô Môn Quan)

------------------

Mỗi sự việc đều có hai mặt, một tốt, một xấu; một được, một mất. Hai ông tăng cuốn mành là được, vì tỏ ra hiểu ý thầy, nhưng đồng thời cũng là mất vì ra vẻ ta đây là điều cấm kỵ trong thiền học.
(Sekida)

_____________

"Một được, một mất.” là HUỀ, là NHƯ NHIÊN.

cunconmocoi
06-27-2016, 06:52 AM
203. Đệ tam tọa nói Pháp.

Ngưỡng Sơn nằm mộng thấy đến trời Đâu Xuất của Phật Di Lặc, ngồi vào hàng thứ ba. Có một vị tôn giả nói:
- Hôm nay người ở hàng thứ ba nói pháp.
Sơn bèn đứng dậy dộng gậy xuống mà rằng:
- Nghe cho kỹ! Nghe cho kỹ! Giáo pháp của Đại thừa là ly tứ cú, tuyệt bách phi.
(Vô Môn Quan)

-----------------

Ngưỡng Sơn là học trò của Quy Sơn. Hai thầy trò là sáng tổ của dòng Quy Ngưỡng.
Đây chỉ là một giấc mộng, nhưng trời đất lại chẳng phải là mộng sao?
Ngưỡng Sơn toàn thân là tâm bồ đề, ngay trong mộng cũng còn nói pháp.
(Thánh Tham)

______________

Chỉ là Thiền Sư Ngưỡng Sơn nằm mơ nói mớ thôi !

cunconmocoi
06-27-2016, 07:07 AM
204. Trên đường gặp người đạt Đạo.

Ngũ tổ Pháp Diễn nói:
"Trên đường gặp người đạt đạo, không nói cũng không im, làm sao cho phải?"
(Vô Môn Quan)

-----------------

Đạo là đạo, nếu đã đạt Đạo thì không chỗ nào không là Đạo, không cần phải hỏi Đạo.
(Thánh Tham)


____________


_ "Trên đường gặp người đạt đạo, không nói cũng không im, làm sao cho phải?"

_
http://farm04.gox.vn/edu/VTCEdu/image/e-tap-chi/uploads/20119/9fc0b211-8645-41e7-bdbf-b62773b12bc6_gt1.jpg

cunconmocoi
06-27-2016, 07:30 AM
205. Thiếu nữ xuất định.

Ngày xưa, thuở đức Thế Tôn còn tại thế, bồ tát Văn Thù đến hội trường của chư Phật. Lúc đó chư Phật đã về quốc độ của các Ngài, chỉ có một thiếu nữ còn ngồi gần Phật tọa, tiến nhập cảnh giới tam muội. Văn Thù bèn hỏi đức Thế Tôn rằng :
- Tại sao vị nữ nhân này có thể ngồi gần Phật tọa mà con lại không thể làm được?
Thế Tôn nói:
- Ngươi hãy làm nàng xuất định mà hỏi?
Văn Thù đi quanh nữ nhân ba vòng, búng tay một cái nâng nàng lên tầng trời Phạm Thiên, lại xử dụng hết thần lực mà không làm nàng xuất định được.
Thế Tôn nói :
- Dù trăm ngàn Văn Thù cũng không khiến nàng xuất định được. Phía dưới quá 12 ức hà sa quốc độ, có một vị bồ tát tên là Võng Minh có thể làm cho nàng xuất định.
Ngay đó Võng Minh bồ tát từ dưới đất vọt lên, đến trước mặt thiếu nữ búng tay một cái, thiếu nữ liền ra khỏi định.
(Vô Môn Quan)

------------------

Thiếu nữ chỉ tâm, Phật tọa chỉ tâm điểm của định. Văn Thù còn chấp tướng Nam Nữ. Theo ý kiến lúc đó người nữ có 5 chướng thành ra không thành Phật được. Đó là: không kiên cố, không thanh tịnh, không dõng cảm, không từ bi, không trí huệ.
Phật bảo Văn Thù gọi thiếu nữ xuất định mà hỏi là bảo tự mình phản chiếu. Văn Thù đi quanh thiếu nữ 3 vòng là tỏ ý thông đạt 3 thế, biến 3 độc thành 3 đức, búng tay ám chỉ bỏ uế trược, giữ thanh tịnh, nhưng mà muốn giác người thì trước hết mình phải tự giác đã. 12 ức là chỉ 12 nhân duyên.
Võng Minh là phần sâu thẳm của tâm. Không ai có thể làm thiếu nữ xuất khỏi đại định được, trừ phi là chính cô ta.
(Thánh Tham)

_____________

Thánh Tham bàn trớt quớt !

"Võng Minh" ám chỉ thế giới vô minh này, "xuất định" ám chỉ thức tỉnh, tỉnh giác.

Đây là câu chuyện hư cấu, tác giả muốn trùng tuyên một ý của đức Lục Tổ Huệ Năng :

Phật pháp tại thế gian
Bất ly thế gian giác.
Ly thế mịch Bồ Đề,
Cáp như tầm thố giác.

(Phật pháp có ở thế gian
Không lìa đời mà ngộ.
Lìa đời tìm Chánh Giác,
Khác nào tìm sừng thỏ.)

cunconmocoi
06-27-2016, 07:57 AM
206. Cây gậy của Ba Tiêu.

Ba Tiêu bảo đại chúng rằng: "Nếu các ngươi có gậy ta sẽ cho các ngươi gậy, nếu các ngươi không có gậy, ta sẽ đoạt đi "
(Vô Môn Quan)

-----------------

Cây gậy chỉ sự giác ngộ, nếu các ngươi đã ngộ, ta sẽ giúp các ngươi bảo nhiệm ngộ cảnh và tu đến toàn giác. Khi đã được toàn giác (không gậy) thì phải quên sự toàn giác đó đi (ta sẽ đoạt đi) không để lại vết tích gì.
(Sekida)

____________

Câu nói của Thiền Sư Ba Tiêu nhằm phá chấp (Thiện Ác, trái phải) cho đại chúng.

Sekida vọng tưởng trật lấc.

cunconmocoi
06-27-2016, 08:04 AM
207. Người ấy là ai ?.

Đông Sơn Pháp Diễn nói: "Thích Ca, Di Lặc còn là nô tài của người ấy. Xin hỏi người ấy là ai?"
(Vô Môn Quan)

-----------------

Người ấy chỉ tự tánh.

____________

Tổ Đông Sơn Pháp Diễn chỉ muốn phá Pháp chấp cho người mà thôi. Vế thứ 2 "Người ấy là ai ?" là câu thừa (không cần suy nghĩ, không cần trả lời)

cunconmocoi
06-28-2016, 07:35 AM
208. Một đường của Càn Phong.

Một ông tăng hỏi Càn Phong:
- Chư Phật Bạc Già Phạm mười phương chỉ có một đường. Niết Bàn, không biết đường đó ở đâu?
Càn Phong giơ gậy lên vạch một vạch và nói:
- Tại chỗ này!
Ông tăng lại hỏi Vân Môn. Vân Môn giơ quạt lên nói:
- Cây quạt này nhẩy lên tầng trời 33 đập vào mũi Đế Thích, lại đánh vào cá chép ở biển Đông, trời mưa như đổ nước.
(Vô Môn Quan)

-----------------

Càn Phong thuộc dòng thiền Động Sơn.
Ông tăng đặt câu hỏi còn chấp vào chữ nghĩa, kinh điển. Cử chỉ của Càn Phong hàm ý "Đạo ở ngay đây, trước mắt ngươi, việc gì phải tìm kiếm đâu đâu.”
Câu nói của Vân Môn chỉ cảnh giới vô ngã.
(Thánh Tham)

_____________

Vẫn chỉ là PHÁ CHẤP cho người.

cunconmocoi
06-28-2016, 07:42 AM
209. Đại Lực Sĩ.

Hòa thượng Tùng Nguyên nói: "Đại lực sĩ vì sao giơ chân lên không nổi?" lại nói "Mở miệng lại không dùng lưỡi.”
(Vô Môn Quan)

------------------

Đại lực sĩ chỉ người giác ngộ, chân nhấc không nổi vì Phật tánh đã bao trùm khắp vũ trụ, còn chỗ nào để giơ chân? Nhưng đã giác ngộ thì tự tại vô ngại vậy hắn sẽ cử động như thế nào? Mở miệng không dùng lưỡi vì không dùng lời để diễn tả chân lý được. Đây là 2 trong 3 chuyển ngữ của Tùng Nguyên. Câu 2 là câu trả lời của câu 1. Câu thứ 3 là "Người có minh nhãn vì sao không cắt đứt được sợi dây đỏ?" Người có minh nhãn là người đã giác ngộ, không ngại khổ nhọc để cứu giúp những kẻ chưa giác. Đó là cái chấp cuối cùng (sợi dây đỏ) Tùng Nguyên đưa ra chuyển ngữ thứ 3 khi sắp mất.
(Thánh Tham)

_____________

H.t Tùng Nguyên thốt ra câu này nhằm phá vở Ý Thức, lại bị Thánh Tham dùng Ý Thức suy lường "dệt gấm thêu hoa".

cunconmocoi
06-28-2016, 07:52 AM
210. Đạp đổ tịnh bình.

Hòa thượng Quy Sơn lúc đầu ở với Bách Trượng, làm Điển tọa. Bách Trượng định chọn người làm trụ trì núi Đại Quy bảo ông cùng thủ tọa đối đáp trước đại chúng, ai trúng cách sẽ được đi. Bách Trượng để tịnh bình trên đất nói:
- Không gọi là tịnh bình, các ngươi gọi là gì?
Thủ tọa bèn nói:
- Không thể gọi là khúc cây.
Bách Trượng bèn hỏi Quy Sơn. Quy Sơn đạp đổ tịnh bình mà đi. Bách Trượng cười nói:
- Đệ nhất tọa thua mất ngọn núi rồi.
Bèn sai Quy Sơn đi làm tổ khai sơn.
(Vô Môn Quan)

----------------

Thủ tọa còn chấp vào bình, nên câu đáp của ông còn dính dáng vào nó, trong khi Quy Sơn đã vượt lên trên câu hỏi, ở bản thể giới làm gì có danh tướng nên gọi là bình hay không bình cũng đều sai.
(Thánh Tham)


____________


http://i728.photobucket.com/albums/ww281/duy-my7/BV5A4295S_zps30623c8d.jpg

cunconmocoi
06-28-2016, 08:05 AM
211. Cây gậy của Thủ Sơn.

Hòa thượng Thủ Sơn giơ cây gậy lên và nói với đại chúng rằng: "Nếu gọi nó là gậy thì xúc phạm, nếu không gọi nó là gậy thì trái ngược, vậy các ngươi gọi nó là gì?"
(Vô Môn Quan)

----------------

Gọi là gậy thì sai vì ở bản thể giới không có danh tướng. Nếu không gọi là gậy thì lại trái với hiện thực. Chúng ta phải vượt lên lý và sự, sự là lý, lý là sự.
(Thánh Tham)


______________


http://hinhanhnen.biz/hinhanh/hinhfck/1465hinh-nen-chim-bo-cau-va-bau-troi-tu-da.jpg

cunconmocoi
06-28-2016, 08:38 AM
212. Long Đàm thổi tắt đèn.

Đức Sơn đến hỏi đạo Long Đàm cho đến tối. Long Đàm nói:
- Đêm đã khuya rồi, ngươi về đi.
Đức Sơn vái chào, vén mành mà ra, thấy trời tối bèn quay lại nói:
- Bên ngoài trời tối.
Long Đàm thắp một cái đèn giấy đưa cho Đức Sơn. Đức Sơn vừa cầm đèn, Long Đàm bèn thổi tắt, Đức Sơn do đó ngộ, bèn lạy.
Long Đàm nói:
- Ngươi thấy được đạo lý gì?
Đức Sơn đáp:
- Con từ nay không còn nghi ngờ những thoại đầu của các hòa thượng trong thiên hạ.
Đến ngày hôm sau, Long Đàm thượng đường nói:
- Ở đây có một gã, răng như rừng gươm, miệng như chậu máu, đánh một gậy mà chẳng ngoảnh đầu lại, sau này lên đỉnh núi lập đạo ta.
Đức Sơn gom sớ sao trước pháp đường, giơ đuốc lên nói rằng:
- Mọi huyền biện chỉ như một sợi lông trong hư không, mọi yếu quyết chỉ như một giọt nước đổ xuống vực.
Bèn đốt hết sớ sao, lạy tạ rồi đi.
(Vô Môn Quan)

----------------

Công án này so sánh học vấn và trí huệ. Học vấn là loại tri thức có thể thu thập được do nghe, đọc. Trí Huệ là độc nhất, sáng tạo, cá nhân, không thể cho ai, cũng không ai có thể lấy đi được. Đức Sơn là một học giả chuyên nghiên cứu kinh Kim Cương, và nương dựa vào đó. Khi nhận đèn giấy từ Long Đàm, ông tưởng sẽ dựa vào đó mà soi đường đi. Khi Long Đàm thổi tắt đèn, ông không còn gì để nương tựa vào. Chúng ta phải có ánh sáng nội tâm để không gì thổi tắt được.
(Kubose)

_____________

Đức Sơn đã như chiếc lá vàng đang chờ một cơn gió thoảng thì sẽ buông tay lìa cành. Khi nhận đèn giấy từ Long Đàm, ông tưởng sẽ dựa vào đó mà soi đường đi. Khi Long Đàm thổi tắt đèn, ông bổng chốc hụt hẩng, lọt vào CHÁNH ĐỊNH (Thực Tướng Vô Tướng Tam Muội), một kinh nghiệm tuyệt vời đã đẩy ông qua "khung cửa hẹp" của Ý Thức, và được trải nghiệm nhất thời CÁI SỐNG PHI Ý THỨC.

Điều này gọi là NGỘ (Satori) !

cunconmocoi
06-28-2016, 09:30 AM
213. Thiến Nữ Ly Hồn.

Ngũ tổ Pháp Diễn hỏi một ông tăng: "Thiến nữ lìa hồn, cô nào là thật?"
(Vô Môn Quan)

----------------

Trong tập Thái Bình Quảng Ký, Trần Huyền Hữu có chép truyện Ly hồn ký. Đời Đường, Trương Giật sống ở Hoành Châu, có một đứa con gái là Thiến Nữ và một đứa cháu trai là Vương Trụ. Từ nhỏ hai đứa chơi đùa với nhau rất thân. Trương thường nói đùa khi lớn lên sẽ cho hai đứa làm vợ chồng. Cả hai đều tưởng thiệt. Về sau, Trương muốn gả con gái cho người khác. Vương Trụ buồn rầu bèn từ giã cậu mà đi, nói dối là lên kinh đô. Nửa đêm, đang nằm trên thuyền bỗng nghe tiếng chân chạy đến, nhìn xem thì là Thiến Nữ. Mừng tủi lẫn lộn, cả hai cùng nhau đào tẩu. Hai người chung sống ở đất Thục được 5 năm, sinh được 2 đứa con. Thiến Nữ nhớ nhà, bèn cùng chồng trở lại Hoành Châu. Trụ về nhà trước để tạ tội. Giật kinh ngạc nói cho Trụ biết Thiến Nữ từ khi Trụ bỏ đi thì bị bệnh hôn mê chưa hề dời khỏi khuê phòng. Khi Thiến Nữ từ thuyền trở về nhà, Thiến Nữ bị bệnh choàng dậy ra đón. Hai người ôm chầm lấy nhau hòa thành một.
Phật giáo không chấp nhận có một linh hồn bất biến. Tất cả đều biến đổi trong tiến trình từ nhân đến quả.
(Thánh Tham)


______________


http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/thieu-nu-2_zps9fhpxrf2.jpg


Cả hai đều không thật
Chỉ là ảo ảnh thôi !
Vì đâu ta tất bật ?
Bắt bóng, vuột mất rồi !

cunconmocoi
06-29-2016, 08:15 AM
214. Văn Thù vào cửa.

Một hôm, Văn Thù đứng ngoài cửa. Đức Phật gọi:
- Văn Thù! Văn Thù! Sao không vào.
Văn Thù thưa:
- Bạch đức Thế Tôn, con không thấy mình ở ngoài thì tại sao
phải vào?
(Zen Koans)

------------------

Câu hỏi quan trọng trong công án này là "Cửa là gì?" Thường cửa là nơi qua đó chúng ta ra, vào; nghĩa là có phân ra trong ngoài. Nhưng ở bản thể giới, không có trong ngoài: chân lý là phải phổ quát và thường tại. Khi đức Phật bảo Văn Thù (tượng trưng cho Trí Huệ) vào cửa là để trắc nghiệm sự hiểu biết của ngài. Văn Thù trả lời ở bản thể giới không có cửa, và ngài cũng không ở ngoài. Tuy nhiên, nhân loại vẫn thấy còn có cửa. Đó là cửa không cửa (vô môn quan), rất khó vào, mặc dầu nó luôn luôn mở. Có bao nhiêu người thì có chừng nấy cửa không cửa. Mỗi người phải vào qua cái cửa của mình.

_______________

Đây là một câu chuyện HƯ CẤU, nói "Văn Thù đứng ngoài cửa, Phật gọi vào" là chuyện buồn cười. Bởi cớ sao ? Bởi Văn Thù chính là Phật, Phật chính là Đại Tuệ Văn Thù, không hai không khác.

Trên nghĩa này, mọi đối đáp giữa Văn Thù và đức Phật đều là phi lý !

cunconmocoi
06-29-2016, 08:28 AM
215. Không vì gì cả.

3 người kia thấy một người đứng trên đỉnh núi bèn hỏi nhau:
- Tại sao người kia đứng trên đỉnh núi?
- Hãy lại hỏi hắn tại sao?
Người thứ nhất hỏi:
- Ông đứng đây để đợi bạn?
- Không!
Người thứ nhì hỏi:
- Ông đứng đây để ngắm cảnh?
- Không!
Người thứ ba hỏi:
- Ông đứng đây để hóng gió?
- Không!
Cả ba người cùng hỏi:
- Cái gì cũng không, vậy tại sao ông đứng đây?
- Tôi chỉ đứng đây, chẳng vì gì cả!
(Thiền Thuyết)

-----------------

Phần lớn người ta sống trong thế giới nhị nguyên vì vậy mới có được, mất, ta, cảnh vật. Cảnh đẹp ta vui. cảnh xấu ta thất vọng.


____________



http://tinhhoa.net/wpcontent/uploads/2014/08/1975.jpg

cunconmocoi
06-29-2016, 08:53 AM
216. Quạt lửa.

Đời Tống, Đại Huệ Quả thiền sư tu hành trong núi sâu. Có một vị tướng hồi hưu có ý muốn theo thiền sư xuất gia.
- Đợi con trừ bỏ được các tính xấu, sẽ xin theo sư phụ.
- Được!
Ít lâu sau, vị tướng trở lại.
- Sư phụ! Con đã bỏ được tự ngã, nên đến để học thiền.
- Hãy còn quá sớm, vợ ngươi đang ngủ với trai kìa!
- Tên đầu trọc, sao dám mở mồm nói láo?
- Hãy còn quá sớm để lìa nhà, ngươi hãy về tu tập thêm vài năm nữa rồi hãy nghĩ đến việc xuất gia.
(Thiền Thuyết)

------------------

Lời nói và hành động là hai biểu hiện của Tâm. Nhưng đối với nhiều người, thì nói nhiều hơn là làm, hay có khi làm trái lại lời.



_______________



https://dantri4.vcmedia.vn/k:22e1684e4a/2016/06/08/chay-kho-go-2-682016-1465369033628/hon-50-linh-cuu-hoa-chua-chay-bai-tap-ket-go.jpg

cunconmocoi
06-29-2016, 09:50 AM
217. Người mù không biết đèn đã tắt.

Một người mù, lúc từ giã bạn về nhà, bạn ông đưa cho ông một cái đèn lồng.
- Tôi không cần đèn lồng, đối với tôi sáng hay tối cũng vậy thôi!
- Tôi biết chứ, nhưng nếu anh không mang đèn thì người khác có thể xô vào anh.
- Được.
Người mù mang đèn về, nhưng giữa đường vẫn bị một người xô phải, ngã lăn trên đất. Người mù hỏi:
- Ông không thấy đèn sao?
Người kia trả lời:
- Đèn của ông đã tắt từ bao giờ rồi!
(Thiền Thuyết)

-------------------

Những người dùng lời của kẻ khác để dậy người thì cũng giống như người mù trong truyện này, đèn tắt đã lâu rồi mà không biết.


______________


http://truongsinhhocds.com/site/uploads/news/2013_07/nguoi-mu-cam-den.jpg

cunconmocoi
06-30-2016, 07:47 AM
218. Vì ta ở đây.

Có một vị hòa thượng tuổi tác đã cao, phơi nấm dưới trời nắng gắt. Một ông tăng hỏi:
- Thầy bao nhiêu tuổi?
- 68.
- Tại sao làm việc cực khổ ở đây vậy?
- Vì ta ở đây.
- Đành vậy! Nhưng tội gì phải làm dưới trời nắng gắt này?
- Vì trời nắng!
(Thiền Thuyết)

-----------------

Trời đất nuôi dưỡng vạn vật, không bỏ bê ai, cũng không tư vị ai. Một người gắng công làm việc không ta thán là hợp với đạo tự nhiên vậy.


____________



Tín Tâm Minh (Nguyên tác và Việt dịch)


http://i1026.photobucket.com/albums/y321/cuong_lavinh/tintamminh1_zpse8de5f40.jpg
http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php/20-T%C3%ADn-T%C3%A2m-Minh

cunconmocoi
06-30-2016, 08:26 AM
219. Trực chỉ nhân tâm.

Ích Trung hòa thượng là một nhà danh họa. Một hôm, có một người đến thưa:
- Xin thầy vẽ cho con cái tâm trong câu "Chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thành Phật"
Ích Trung bèn lấy bút chấm một điểm trên má người ấy. Người ấy tức giận la lên:
- Thầy làm gì vậy?
Ích Trung bèn hoa bút vẽ một bức chân dung người ấy đang giận dữ, và giơ lên:
- Đây là tâm!
Người kia nói:
- Thấy tánh thành Phật, thầy có thể vẽ cái tánh ấy cho con coi chút được không?
- Ngươi hãy mang cái tánh ấy ra đây, ta sẽ vẽ cho ngươi.
(Thiền Thuyết)

-----------------

Tự tánh đầy đủ không thiếu gì cả. Mỗi người phải tự mình khám phá, chứ không có cách nào khác.

____________

Nguyên văn là :

Giáo ngoại biệt truyền, 敎 外 別 傳
Bất lập văn tự, 不 立 文 字
Trực chỉ nhân tâm, 直 指 人 心
Kiến Tính thành Phật. 見 性 成 佛

cunconmocoi
07-01-2016, 08:21 AM
220. Đồ cổ của một vị tướng.

Có một vị tướng quân, lúc ở nhà mang đồ cổ ra ngắm nghía, sẩy tay đồ cổ rơi xuống; nhưng may mắn là ông chụp lại kịp thời. Ông sợ đến toát mồ hôi. Ông nghĩ thầm: "Ta đã từng lãnh đạo hàng ngàn vạn quân sĩ xông pha nơi trận mạc, không tiếc gì thân mạng mà chưa bao giờ sợ đến thế! Tại sao hôm nay chỉ vì một cái chén nhỏ mà trở nên như thế này?"
Cuối cùng ông đã hiểu suốt vì chấp thủ nên đưa đến lo sợ bị mất. Do đó, tiện tay ông quẳng cái chén xuống đất, vỡ tan.
(Thiền Thuyết)

----------------

Vì có được và mất nên mới có vui buồn. Nếu có thể vượt lên được thiện, ác, được, mất; cứ để tùy duyên thì là phúc vậy.

___________

Nã Phá Luân (một vị Tướng "bách chiến bách thắng") nói "Chiến thắng vạn quân không bằng tự thắng được lòng mình".

cunconmocoi
07-01-2016, 08:47 AM
221. Sóng lớn trong lòng.

Có một nhà cao thủ đô vật tên là Đại Ba. Không những ông có sức mạnh mà còn tinh nghề đô vật nữa. Bình thường trong những cuộc đấu riêng, ông rất lợi hại, ngay cả sư phụ ông cũng không địch lại được ông. Nhưng những trận đấu trước công chúng thì ông lại rụt rè, ngay đệ tử của ông cũng hạ ông dễ dàng. Do đó, ông tìm vào núi sâu, thỉnh giáo một vị thiền sư. Vị thiền sư bảo:

- Tên ngươi là Đại Ba (sóng lớn) vậy ngươi hãy quán tưởng ngươi là ngọn sóng lớn, cuốn trôi đi tất cả những gì làm trở ngại trước mặt. Cứ như thế, ngươi sẽ là nhà vô địch đô vật, không ai có thể hạ ngươi được.

Do đó, Đại Ba ngồi thiền ở chùa, quán tưởng mình là sóng. Mới đầu tâm ông không được ổn định, tạp niệm nổi lên rất nhiều, nhưng về sau, ông đã quán tưởng được, mình là sóng. Đêm càng khuya sóng càng lúc càng lớn, cuốn trôi đi bình bông, tượng Phật, rồi tràn ngập cả chùa, gần sáng thì không còn gì cả, chỉ thấy đại dương bát ngát.

Đến sáng thiền sư lay tỉnh ông:

- Từ nay không gì làm ngươi phiền não nữa !

- Cám ơn sư phụ.

Từ đó Ông trở thành nhà đô vật vô địch toàn quốc.
(Thiền Thuyết)

-----------------

Chỉ dùng phương pháp trực tiếp đối phó với hoàn cảnh: ta thành cảnh, cảnh thành ta.


_____________


http://trungtamnhatngu.edu.vn/uploads/news/sumo3.jpg

cunconmocoi
07-01-2016, 08:57 AM
222. Bà già hay khóc.

Có một bà già có biệt hiệu là "bà già hay khóc.” Trời mưa bà khóc, trời tạnh bà cũng khóc. Một ông tăng hỏi bà:
- Bà lão, vì sao bà lại khóc?
Bà trả lời:
- Tôi có hai đứa con gái, đứa lớn gả cho người thợ làm giầy
vải, đứa nhỏ gả cho người làm dù. Khi trời đẹp tôi nghĩ thương cho đứa nhỏ, dù của nhà nó không bán được. Khi trời mưa, tôi nghĩ thương cho đứa lớn. Ai mua giầy vải vào ngày mưa?
Ông tăng khuyên:
- Bà lão, khi trời đẹp bà nên mừng cho đứa lớn vì giầy sẽ bán được; khi trời mưa bà nên mừng cho đứa nhỏ vì dù sẽ bán được.
- A! Phải ha!
Từ đó, bà già hay khóc không còn khóc nữa. Dù mưa hay nắng bà vẫn cười hì hì.
(Thiền Thuyết)

---------------

"Tức tâm, tức Phật", bất cứ việc gì thuận lợi hay không là do cách nhìn của chúng ta.


___________


http://baochinhphu.vn/Uploaded/duongphuonglien/2016_03_04/cau-chuyen-cua-nhiep-anh-gia-phap-va-cu-ba-dep-nhat-the-gioi-o-hoi-an.jpg

cunconmocoi
07-01-2016, 09:22 AM
223. Ông tăng tương tư.

Huệ Xuân là một ni cô Nhật Bản rất xinh đẹp. Trong một thiền hội, một ông tăng yêu thầm cô. Ông viết một lá thư tình hẹn gặp gỡ. Ngày hôm sau, khi thiền sư giảng xong, Huệ Xuân đứng lên, đến trước mặt ông tăng đã viết thư cho cô và nói: " Nếu quả thật anh yêu tôi tha thiết như thế, hãy đến ôm lấy tôi nào!"
(Thiền Thuyết)

-----------------

Bản chất con người là xung đột, giằng xé giữa 2 dục vọng đối nghịch làm tâm mất quân bình. Vì vậy chúng ta phải tỉnh thức trong mọi quán niệm.


____________


http://kenh14.vcmedia.vn/zoom/400_400/3MbGze7ysiJbjuZLCYqkY6bi34ixq/Image/2015/01/01/4-566c2-c492c.jpg

Giả sử Ông Tăng được ôm Ni cô ấy, thì liệu có hóa giải được bệnh tương tư hay không ? Thưa không ! Vì niệm thì cứ sanh khởi liên tục, được thế này, lại muốn thế khác, và thế khác nữa.

Chỉ trừ khi ta thực sự nhận ra bản chất hư huyễn của niệm khởi, nhưng điều này thì tỷ lệ nghịch với Nghiệp chướng. Nghiệp chướng càng dày, thì đầu óc ta càng hôn muội. Đầu óc hôn muội thì chẳng có quán tưởng gì được !

cunconmocoi
07-02-2016, 08:25 AM
224. Chết rồi đi đâu?

Thiên hoàng Hậu Dương Thành đến tham học với thiền sư Ngu Đường.
- Thiền tông dậy tức tâm, tức Phật có đúng không?
- Nếu lão nạp nói đúng, bệ hạ sẽ tưởng rằng mình hiểu mà kỳ thực không hiểu, nếu nói không thì trái với sự kiện nhiều người đã hiểu.
- Bậc giác ngộ khi chết đi đâu?
- Lão nạp không biết.
- Sao lại không biết?
- Vì lão nạp chưa chết.
(Thiền Thuyết)

----------------

Khi sống chúng ta nên hưởng thụ những vẻ đẹp và sự kỳ diệu của đời sống, bất tất phải lo lắng về đời sống sau khi chết. Ngày hôm nay, hãy sống ngày hôm nay, đừng lo buồn về ngày mai, vì những ưu phiền ngày mai, ngày mai sẽ đến.

_____________

Lời bình trên đã làm mất chất một giai thoại Thiền, đọc những giai thoại Thiền chúng ta phải đọc bằng con mắt nhà Thiền, cớ sao lại đọc bằng con mắt của sĩ phu Trung Hoa (Nhân Thừa) ?

cunconmocoi
07-02-2016, 08:31 AM
225. Tu hành như thế nào?

Một người kia hỏi một thiền sư:
- Người tu hành là hạng người thế nào?
- Giống như ta vậy.
- Đại sư cũng phải tu sao?
- Tu hành không ngoài mặc áo, ăn cơm.
- Đó là những việc vụn vặt hằng ngày sao gọi là tu được?
- Vậy ngươi nghĩ ta làm gì mỗi ngày?
(Thiền Thuyết)

-----------------

Tu hành là từ trong những sự việc hàng ngày như nói chuyện, rửa mặt, ăn cơm, ta làm với sự tỉnh thức.

____________

Đã đành rằng "bình thường tâm" cũng không ngoài Đạo, nhưng ta chớ hiểu lầm rằng cứ sống như những kẻ ngu phu là đúng !

cunconmocoi
07-02-2016, 08:36 AM
226. Giầu và nghèo.
Có một nông phu đào đất được một tượng La Hán bằng vàng đáng giá. Thân thích, bạn bè đều mừng cho ông.
- Tượng ít nhất cũng nặng 100 cân vàng.
- Ha! Ha! Tiêu cả đời cũng không hết.
Nhưng ông nông phu vẫn buồn rầu, cả ngày nhăn mày, nhăn mặt.
Bạn bè hỏi:
- Ông đã thành phú ông rồi, còn việc gì lo rầu nữa?
- Tôi cứ nghĩ mãi không biết 17 vị La Hán kia ở đâu?
(Thiền Thuyết)

-----------------

Giàu thật không phải là có nhiều tiền, mà là có biết đủ hay không.

____________

Đây là giáo lý "Tri túc tiện túc, bất tri túc hà thời túc" của Nhân Thiên Thừa, chớ không dính dáng gì đến Thiền học cả.

cunconmocoi
07-02-2016, 11:08 AM
227. Khô mộc Thiền.

Có một bà lão dựng một am cỏ, cung dưỡng một ông tăng trong 20 năm trời. Bình thời đều do một cô gái xinh đẹp tuổi đôi tám phục thị. Một hôm, bà lão muốn thử công phu tu tập của ông tăng bèn dặn cô gái khi mang cơm đến thì ôm lấy ông tăng coi ông phản ứng như thế nào? Cô gái làm y lời dặn và hỏi ông tăng:
- Thầy cảm thấy thế nào?
- Giống như cây khô trên núi lạnh, giống như trời Đông băng giá không chút hơi ấm.
Nghe cô gái thuật lại, bà lão bèn đuổi ông tăng đi, đốt trụi am cỏ, nói rằng:
- Ta đã phí 20 năm cung dưỡng một tên tục tử.
(Thiền Thuyết)
Tu sĩ dĩ nhiên là không được gần nữ sắc, nhưng mà tu hành 20 năm mà một điểm từ bi cũng không có thì quả thật là một tên tục tử.

____________

Câu chuyện không nhằm nói "Từ Bi hay không Từ Bi", mà muốn nói :"Tử tâm" là "nước chết" ! Nguyên văn câu đáp của nhà sư là:

- Khô mộc ỷ hàn nham, tam đông vô noãn khí.
(ví như cây khô nương tựa gộp đá lạnh, lại ở vào ba tháng mùa đông, tìm một chút hơi ấm cũng không có) Đây là chỗ "kẹt" của hầu hết Phật tử, kể cả của những vị Đại sư, vướng chỗ này thì không thể thấy "Trời quang mây tạnh" được.

Xin kính mời quý đạo hữu đọc lại bài phân tích của anh Hoàng Trí :

http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php/56-101-c%C3%A2u-chu%E1%BB%B5%C3%AAn-Thi%E1%BB%81n-(Tr%E1%BA%A7n-%C4%90%C3%ACnh-Ho%C3%A0nh)?p=1359&viewfull=1#post1359

cunconmocoi
07-03-2016, 06:38 AM
228. Bế một cô gái qua vũng bùn.

Thản Sơn hòa thượng và một đạo hữu đi đường gập một cô gái xinh đẹp đang đứng tần ngần trước vũng lầy không biết làm sao qua.
- Để ta giúp cô.
Nói rồi Thản Sơn bế thốc cô gái qua vũng bùn.
- Tạ ơn sư phụ.
Hai người lại tiếp tục đi, quá nửa buổi, người bạn trẻ hỏi Thản Sơn:
- Sư huynh, chúng ta là người xuất gia không được gần nữ sắc, sao sư huynh lại làm vậy?
- Sư đệ, ta đã đặt cô gái xuống bờ bên kia vũng bùn rồi, sao sư đệ vẫn còn bế cô ấy theo tới đây vậy?"
(Thiền Thuyết)

----------------

Thản Sơn bế cô gái qua vũng bùn nhưng lòng không dục vọng. Ông hành động tức khắc và không chấp trước. Người có dục vọng chính là vị tiểu hòa thượng vậy.

____________

Giữa chấp và không chấp là một cuộc chiến dằng dai trong tâm hồn người Phật tử, kiên trì giữ Giới Luật bị gọi là chấp, còn không chấp thì dễ sa đọa. Vậy ta nên hành xử như thế nào cho phải Đạo đây ?

Hiện tại, đa số chư Tăng Ni Phật tử sống buông thả với dục vọng, có một số tự bao biện rằng "thời bây giờ không nên chấp nhất lắm, vì như thế sẽ không giống ai, vì như thế sẽ không phải là người trí trong đạo Phật, những người câu chấp Giới Luật là những người "cổ lổ sỉ"

cunconmocoi
07-03-2016, 06:58 AM
229. Trở lại đời thường.

Một ông tăng hỏi Hoa Nghiêm:
- Một bậc giác ngộ trở lại đời thường như thế nào?
- Gương vỡ không bao giờ lành, hoa rụng chẳng thể trở lại cành."
(Zen Koans)

-----------------

Sống thiền không có "nếu" và "nhưng.” Sống thiền là sống ở đây và ngay bây giờ. Nhiều người sống trong thế giới "nếu", chỉ giả thiết chứ không làm. Nếu việc không thành, nếu tôi bị đau, nếu tôi chết... Những người "nếu" luôn luôn tìm một lý do nào đó để tự bào chữa trong thế giới "nhưng.” Tôi muốn làm nhưng... Tôi muốn gặp anh nhưng...
Ông tăng trong công án này hỏi một bậc giác ngộ trở lại đời thường thì phản ứng như thế nào? Vì vậy, ông đã vượt lên kinh nghiệm của ông và tưởng tượng trong thế giới của "nếu", thay vì ông chịu khó tu tập để giác ngộ lúc đó ông sẽ hiểu câu trả lời.
Câu trả lời của Hoa Nghiêm sẽ bị hiểu lầm nếu ta không hiểu rằng Đức Phật hay bậc giác ngộ nào cũng sống đời sống thường này với người thường chúng ta. Đối với bậc Bồ tát đời sống thường này là đời sống giác ngộ; thế giới Ta Bà chính là Niết Bàn, gương vỡ và hoa rụng đều có vị trí của nó.

____________

"- Một bậc giác ngộ trở lại đời thường như thế nào?"

- Tôi không phải là vị Giác Ngộ nên không biết !

cunconmocoi
07-03-2016, 07:59 AM
230. Tánh Khí.

Một thiền sinh phàn nàn với Bàn Khuê:
- Bạch thầy, tánh khí của con thật bất trị, làm sao chữa được?
- Thế thì lạ thật, hãy đưa ta coi!
- Bây giờ con không trình ra được.
- Vậy khi nào?
- Nó đến đi bất chợt.
- Vậy thì nó không phải là bản chất của ngươi, nếu phải, ngươi có thể đưa ta coi bất cứ lúc nào. Khi ngươi sanh ra không có nó, nó không phải là ngươi.
(Zen Koans)

----------------

Trong thiền thường nói: "Cái gì ở ngoài tới không phải là cái ta thật.” Nếu ta có thể bỏ qua những gì ở bên ngoài thì ta có thể tự thanh tịnh.


___________


Vẫn biết rằng : nó chẳng phải Ta,
Đến đi như gió thoảng đêm hè,
Nhưng sao lưu luyến từng đêm mộng,
Vun đắp Tam Thiên chẳng bến dừng.

cunconmocoi
07-03-2016, 08:03 AM
231. Con rùa trong vườn.

Một ông tăng thấy một con rùa trong vườn của thiền viện bèn hỏi Đại Tùy:
- Mọi chúng sinh đều có da bọc thịt xương, tại sao con rùa này lại lấy xương bọc da và thịt?
Đại Tùy tháo dép ra, che lên con rùa.
(Zen Koans)

-----------------

Ông tăng còn chấp da, thịt, xương, trong, ngoài. Sự phân biệt này còn có thể tiến xa đến tâm ở trong hay ngoài thân? Thái độ này chỉ đưa đến bàn cãi và giảng giải. Đời sống không phải vậy, nó là hữu cơ và sống động. Đại Tùy dùng dép che con rùa là để chỉ cho ông tăng thấy sự hiểu biết của ông chưa vượt qua hiện tượng giới.

____________

"- Mọi chúng sinh đều có da bọc thịt xương, tại sao con rùa này lại lấy xương bọc da và thịt?"

- Tào lao !

cunconmocoi
07-04-2016, 07:49 AM
232. Bữa cơm chiều của Đăng Sử.

Một gia đình Phật tử mời Đăng Sử đến dự bữa cơm chiều. Ông chủ nhà bưng ra một khay cỏ, để trước mặt thiền sư. Đăng Sử để nắm đấm trên trán, và giơ ngón tay cái lên giống như sừng bò. Ông chủ nhà bèn bưng khay cơm thường ra. Về sau, có đạo hữu bảo Đăng Sử hãy giải thích lý do hành động lạ lùng ấy. Đăng Sử trả lời: "Bồ Tát Quán Thế Âm.”
(Zen Koans)

-----------------

Ngày xưa, sự thử thách giữa các thiền sinh rất là thông dụng. Ông chủ nhà có lẽ muốn thử Đăng Sử nên mang ra một khay cỏ thay vì một khay cơm. Đăng Sử không tức giận, không hỏi han, giảng giải, chỉ bắt chước một con bò. Ông chủ nhà còn làm gì được nữa ngoài việc bưng khay cơm ra? Đăng Sử bị thử thách và ông đã thắng dễ dàng. Về sau một đạo hữu hỏi Đăng Sử về ý nghĩa đích thực của chuyện này. Đăng Sử cũng vẫn không giải thích chỉ trả lời đơn giản "Bồ tát Quán Thế âm" (tượng trưng của lòng từ bi). Câu trả lời này không liên quan trực tiếp gì đến câu hỏi, giống như là kêu lên "Hôm nay trời đẹp quá! Thực tạ ơn trời!"

____________

Người Phật tử chủ nhà muốn thử thách trắc nghiệm công phu hàm dưỡng đức Nhẫn Nhục của vị Sư mà mình muốn cúng dường. Vị Sư Tăng đã thản nhiên vượt qua thử thách (không hề nổi dóa vì bị sĩ nhục "như bò"). Đáng lẻ vị Phật tử kia phải đủ lễ mà xin sám hối, đàng này không nghe nói tới, thế thì có lẻ kiếp lai sinh của người Phật tử ấy nhẹ nhất cũng sẽ như vầy :



http://dantri.vcmedia.vn/Uploaded/2010/05/04/tn_sung1.jpg

cunconmocoi
07-04-2016, 08:01 AM
233. Sư tử con.


Một hôm, Đức Sơn đang làm vườn, thấy một ông tăng đương đi đến, bèn đóng cửa lại. Ông tăng gõ cửa, Đức Sơn hỏi:
- Ai đó?
Ông tăng đáp:
- Sư tử con."
Đức Sơn mở cửa, ông tăng khom lưng lễ, Đức Sơn bèn cưỡi lên lưng ông và nói:
- Súc sanh! Từ đâu tới vậy?
(Zen koans)

--------------

Tài giỏi của một vị thầy là có khả năng lượng định sức học của một thiền sinh. Mỗi thiền sinh đều có một trình độ khác nhau, nên sự giáo huấn của thiền sư cũng phải tùy theo trường hợp. Đức Sơn nổi tiếng là một vị thầy bạo tợn. Ông tăng trong truyện này biết thế và đến để thử Đức Sơn.
Câu trả lời của ông tăng là một lời thách thức. Cho một con sư tử con vào nhà là một việc nguy hiểm; nhưng Đức Sơn vẫn mở cửa. Ông tăng khom lưng lễ, Đức Sơn bèn cưỡi ngay lên lưng ông. Sự giáo huấn luôn thay đổi tùy theo trường hợp, thời gian, địa điểm và con người.

______________

Truyện không chép, sau đó ông Tăng phản ứng ra sao nữa, điều này có nghĩa là Đức Sơn đã phí công "đổ nước lên đầu vịt" rồi.



http://data.zidean.com/data/zv4_34/revietdesign_duckky_2837.jpg

cunconmocoi
07-04-2016, 08:23 AM
234. Sau khi chết gặp nhau ở đâu?


Đạo Ngộ đến thăm Vân Nham đang ốm. Đạo Ngộ hỏi:
- Ta sẽ gặp ngươi ở đâu, khi ngươi chết chỉ để lại xác?
Vân Nham trả lời:
- Ta sẽ gặp ngươi ở chỗ không sanh, không tử.
Đạo Ngộ phê bình:
- Ngươi nên nói “không có chỗ không sanh, không tử, và chúng ta cũng chẳng cần phải gặp nhau.”
(Zen Koans)

---------------

Có nhiều người cùng ăn, cùng ngủ nhưng chẳng gặp nhau thực sự bao giờ. Đạo Ngộ và Vân Nham có thực sự gặp nhau không? Có nhiều người sống như những cái xác chết di động. Sự gặp gỡ thực sự trong đời là sự gặp gỡ cuộc sống. Trừ phi có hiểu biết chân chánh, còn không thì nghe mà không thủng, nhìn mà không thấy. Nếu Đạo Ngộ và Vân Nham thực sự giác ngộ thì vấn đáp thông thái trên không cần thiết. Chỉ cần nắm lấy tay nhau là đã quá đủ rồi. Huyền Lộ có một bài kệ về công án này như sau:

Cây mận già nở hoa.
Cành phía Nam có cả mùa Xuân
Cành phía Bắc cũng vậy.

____________

Xin kính mời quý đạo hữu nhâm nhi lại bài thơ của một ẫn sĩ :


Em đi qua đường trần lặng lẽ
Ngày xưa nắng Hạ rũ em về.
Cơn gió giao mùa, hương thoảng nhẹ
Như màu hoa nắng - những đam mê.
Hay là ta mộng em mơ ...
Duyên chi rút ruột thành tơ hỡi tằm ?!
Thuyền trăng đậu bến trăng rằm
Dấu chân lãng tử nhọc nhằn đón đưa.
TYK

cunconmocoi
07-05-2016, 08:06 AM
235. Kho báu nhà ngươi.


Huệ Hải đến tham học Mã Tổ.
Mã Tổ hỏi:
- Ngươi tìm gì?
- Giác ngộ!
- Trong nhà ngươi có kho báu, sao tìm kiếm bên ngoài?
- Kho báu của con ở đâu?
- Cái mà ngươi hỏi, chính là kho báu của nhà ngươi.
Huệ Hải nghe rồi đại ngộ.
(Zen Koans)

---------------

Trong thế giới vật chất tìm kiếm hạnh phúc và tự do là thường tình, cũng như tìm kiếm tiền tài, danh vọng: đều là những thứ ở bên ngoài. Thiền dậy trái lại: phải tìm vào trong. Kho báu bên trong: Phật tánh luôn luôn mới mẻ, sống động và vô giới hạn.

___________

"- Cái mà ngươi hỏi, chính là kho báu của nhà ngươi."

Ngài Huệ Hải nghe câu này liền "Đại Ngộ", còn cunconmocoi đọc đi đọc lại câu này chỉ có "ngố ra" chứ chẳng có Ngộ được gì cả. Vì sao thế ?

Có lẻ do cuncon thiếu công phu hàm dưởng từ muôn kiếp trước, cho nên căn-trần-thức đã liên kết nhau tạo thành một bức màng che, khiến cho mọi công án Thiền đều như bị lọc qua "tấm màng nhung" ấy, trước khi đến với nội tâm sâu thẳm.


Bởi chưng kiếp trước vụng tu,
Nên nay Ý Thức lù lù "nguyên con".

cunconmocoi
07-05-2016, 09:01 AM
236. Câu nói của Thủ Sơn.

Một lần, một ông tăng hỏi Thủ Sơn:
- Có câu nói nào không đúng không sai không?
Thủ Sơn trả lời:
- Một đám mây trắng.
(Zen Koans)

---------------

Ông tăng muốn Thủ Sơn diễn tả cốt tủy của Phật giáo: cái thế giới vô chấp vượt lên đúng, sai. Một đám mây trắng bay từ chỗ này đến chỗ khác, dọc theo một rặng núi vừa tự nhiên, thanh khiết, vô tội, vượt lên cả đúng sai. Nó đến rồi đi tự như.


___________


https://elblogdemariaelena.files.wordpress.com/2013/01/risa.jpg

cunconmocoi
07-05-2016, 11:13 AM
237. Một ông tăng bị chối bỏ.

Một ông tăng lại gần Tuyết Phong và lạy. Tuyết Phong đánh ông 5 gậy. Ông Tăng hỏi:
- Con lỗi ở đâu?
Tuyết Phong đánh thêm 5 gậy nữa và hét đuổi đi.
(Zen Koans)

--------------

Giáo huấn của Thiền không dùng sách vở, vượt lên lời nói, lấy tâm truyền tâm. Thiền cũng dùng gậy và hét như công án và vấn đáp. Lâm Tế nổi tiếng về tiếng hét, Đức Sơn nổi tiếng về đánh bằng gậy. Ông tăng lạy Tuyết Phong để chào và tỏ ý kính trọng. Nhưng Tuyết Phong đánh ông 5 gậy. Dĩ nhiên ông tăng ngạc nhiên và hỏi tại sao? Kết quả là ông nhận thêm 5 gậy và thêm một tiếng hét. Nếu chào hỏi đến từ một người giác ngộ thì nó có một ý nghĩa sâu xa. Nhưng ông tăng này cũng như đa số chúng ta chỉ thực hành nghi thức một cách vô nghĩa. Con số lần bị đánh không có ý nghĩa gì. 5 gậy đầu còn nhẹ, 5 gậy sau đã sâu hơn, tiếng hét có ý hãy thức tỉnh mau!

____________

Sao ông Tăng không quỳ lạy, xin thêm 5 gậy nữa nhỉ ?

cunconmocoi
07-06-2016, 09:36 AM
238. Giải quyết vấn đề của một ông tăng.

Sau buổi thượng đường, một ông tăng lại gặp Dược Sơn và thưa:
- Con có một vấn đề, thỉnh thầy giải giùm.
- Được, ta sẽ giải quyết cho ngươi vào buổi giảng chiều.
Khi mọi người tụ tập ở giảng đường chiều hôm đó, Dược Sơn nói:
- Sáng nay ông tăng bảo ta có vấn đề hãy bước ra trước ngay bây giờ!
Khi ông tăng bước ra, thiền sư nắm chặt lấy ông và nói:
- Chư tăng nhìn đây! Ông tăng này có vấn đề.
Nói rồi đẩy ông tăng sang một bên và đi về phòng.
(Zen Koans)

--------------

Cuộc đời để sống, chân lý thì cụ thể. Thiền phải tức khắc và trực tiếp vì thiền là đời sống. Một vấn đề mà có thể chờ cả một ngày để giải quyết thì khó có thể gọi là vấn đề. Bạn có thể chờ một ngày khi đầu bạn đang bị dìm dưới nước không? Buổi giảng chiều của Dược Sơn quả là một màn kịch.


___________________


http://hoangdinh53.violet.vn/uploads/blogs/739882/picture4_01.jpg

cunconmocoi
07-06-2016, 09:54 AM
239. Tâm không phải là Phật.

Nam Tuyền nói :
- Tâm không phải là Phật, Trí không phải là Đạo.
(Zen Koans)

-----------------

Nam Tuyền là đệ tử của Mã Tổ. Mã Tổ dậy "tức tâm, tức Phật.” Câu trả lời nổi tiếng, phổ biến cho câu hỏi "Phật là gì?" Khái niệm hóa Phật mà không có kinh nghiệm sống là điều tệ hại nhất trong Thiền học. Để phá cái chấp này Nam Tuyền nói: "Tâm không phải là Phật, Trí không phải là Đạo."


____________


http://media.tinngan.vn:6060/archive/images/2015/03/27/085944_anh-hai-huoc1.jpg

cunconmocoi
07-06-2016, 10:11 AM
240. Tượng Phật Quán Thế Âm.

Có một lần dân chúng Đại Hàn nhờ một nhà điêu khắc Trung Hoa tạc một pho tượng Quán Thế Âm bồ tát. Bức tượng hoàn tất và được mang đến hải cảng để chở về Đại Hàn. Bỗng nhiên pho tượng trở nên nặng một cách khác thường, sức người không làm sao mà di chuyển được. Dân Đại Hàn và Trung Hoa họp nhau thương lượng và quyết định để pho tượng lại Trung Hoa.
Sau đó, pho tượng trở lại sức nặng bình thường và được thờ ở một ngôi chùa ở Minh Châu. Một người đến chiêm ngưỡng bức tượng và nói: "Trong kinh có nói bồ tát Quán Thế Âm có huyền năng có thể thị hiện ở bất cứ đâu, sao pho tượng này lại không chịu đi Đại Hàn?"
(Zen Koans)

----------------

Bồ tát Quán Thế Âm tượng trưng cho lòng từ bi, pho tượng này không ở Trung Hoa, Đại Hàn hay Hiệp Chủng Quốc. Nếu tâm từ bi rộng mở thì pho tượng ở bất cứ đâu. Kẻ nào đi tìm Quán Thế Âm ở Trung Hoa nhất định sẽ trở về tay không.

____________

Câu chuyện mang tính thêu dệt !

cunconmocoi
07-06-2016, 10:37 AM
241. Am cỏ của Nam Tuyền.

Một hôm, khi Nam Tuyền đang sống trong một am cỏ trên núi, một ông tăng lạ đến thăm gập lúc Nam Tuyền ra đồng làm việc. Nam Tuyền chào hỏi ông tăng và nói:
- Xin cứ tự nhiên như ở nhà, nấu nướng tùy thích, đồ ăn dư xin đem lại chỗ ta làm việc.
Nam Tuyền làm việc chăm chỉ đến chiều, trở về am trong bụng đói meo. Ông tăng đã nấu cơm, ăn xong vứt mọi thực phẩm dự trữ, đập vỡ nồi niêu!
Nam Tuyền thấy ông bình thản nằm ngủ trong am trống. Khi Nam Tuyền ngả thân thể mệt nhọc xuống cạnh ông, ông chỗi dậy và đi mất.
Sau nhiều năm Nam Tuyền kể chuyện này cho đại chúng nghe và nói:
- Thật là một ông tăng tốt! Đến nay ta vẫn còn nhớ.
(Zen Koans)

Thiền sư sống một đời giản dị, yên tĩnh và tự do. Khi Nam Tuyền sống trong một am cỏ trên núi, một ông tăng lạ đến thử thách ông. Ngay cả đến tự do cũng không còn là tự do nếu ta bị ràng buộc vào nó. Thật dễ dàng thoát khỏi những vụn vặt của đời sống con người. Nhưng nếu không biết nó chúng ta có thể bị chấp vào pháp, niết bàn, nghèo và những dạng thức khác của "những cái thiện.” Ông tăng lạ nấu ăn, ngủ như là am của mình, không kiểu cách, không giả đò. Cả thế giới thuộc về ông. Ông đập vỡ mọi nồi niêu - những dụng cụ của thiền, niết bàn, nghèo khổ - Nam Tuyền thực sự hiểu cái thế giới vô chấp nên không bao giờ quên ông tăng lạ đó.

_____________

Thiền sư Nam Tuyền còn một chút phàm, cho nên đã phiền não, khi thấy người lạ đã ăn hết cơm mà còn đập phá đồ đạt rồi ngủ khì, không cần biết rằng chủ am đang còn rất đói. Nhưng Ngài đã chế ngự Sân tâm, không có phản ứng quá đáng, để ngã lưng bên cạnh vị khách Tăng.

Có những vị tuy đã chứng ngộ Chân Tâm, nhưng vi tế hoặc vẫn còn tiềm ẫn, cần phải được gặp nghịch cảnh để rồi sau đó "vượt lên chính mình". Cho nên sau đó Thiền sư Nam Tuyền đã thầm cám ơn vị khách Tăng kia (có thể là hóa thân của một vị Đại Bồ tát nào đó, thương tình đến trợ duyên), để "lên lớp" cho Ngài Nam Tuyền.

cunconmocoi
07-07-2016, 07:12 AM
242. Trước thời Đức Phật.

Một hôm, Nam Tuyền chậm vào phòng ăn. Hoàng Bá đệ tử của ông bèn ngồi vào chỗ của thầy. Nam Tuyền nói:
- Chỗ này dành cho người lớn tuổi nhất trong thiền viện, còn ngươi bao nhiêu tuổi?
- Tuổi con đi ngược lại thời trước Đức Phật.
- Vậy ngươi là cháu ta, mau lui xuống.
Hoàng Bá trả chỗ nhưng vẫn ngồi bên cạnh thầy.
(Zen Koans)

-----------------

Công án này cho chúng ta thấy trong thiền viện chư tăng luôn thử thách nhau. Luôn luôn tỉnh thức, họ mài giũa trí huệ cho hoàn mỹ. Nam Tuyền hỏi tuổi của Hoàng Bá không phải là hỏi tuổi thật, nhưng là hỏi trình độ của Hoàng Bá đến đâu. Hoàng Bá trả lời chỉ "thời không thời", là tuyệt đối. Thiền là phải vượt lên mọi đối đãi, độc lập, tự do.

____________

Có một thi sĩ Việt đã ví von :


Trăng bao nhiêu tuổi "trăng già" ?!
Núi bao nhiêu tuổi gọi là "núi non" ?!

(Trong văn chương Việt Nam, chúng ta thường nghe "con trăng già" _ để nói về mặt trăng _ và cụm từ "núi non" _ ví dụ "núi non trùng điệp").

Câu trả lời của Hoàng Bá cho ta thấy Ngài đã thâm nhập nghĩa "Ngã không và Pháp không" do vì Ngã không và Pháp không cho nên các pháp Bình đẳng !

cunconmocoi
07-07-2016, 07:52 AM
243. Phật đá.

Lục Hằng bạch với Nam Tuyền:
- Trong nhà con có một tảng đá để đứng hoặc nằm, con định tạc thành tượng Phật được không?
- Được.
Lục Hằng hỏi gạn:
- Con làm được thật sao?
- Không! Ngươi không làm được.
(Zen Koans)

---------------

Tảng đá chính là Lục Hằng. Ông hỏi Nam Tuyền mình có thể thành Phật không? Nam Tuyền lập tức trả lời được. Nhưng Lục Hằng còn nghi ngờ. Vì vậy Nam Tuyền bèn trả lời là không được. Thiền không suy luận nhưng hành động.


_____________


http://i56.tinypic.com/2dtzoma.jpg

cunconmocoi
07-07-2016, 08:02 AM
244. Làm sao thấy Phật Tánh?

Một ông tăng hỏi Tuyết Phong:

- Một vị La Hán thấy Phật tánh như nhìn trăng ban đêm, một vị Bồ tát thấy Phật tánh như mặt trời lúc ban ngày, còn thiền sư thì sao?

Để trả lời Tuyết Phong đánh ông 3 gậy. Ông tăng đến hỏi Nham Đầu cùng câu hỏi. Nham Đầu tát ông 3 cái.
(Zen Koans)

---------------

La Hán chỉ tự độ, Bồ tát tự độ rồi độ tha. Ông Tăng trong công án này chỉ hỏi người khác thay vì tu tập để tự thấy Phật tánh.
Đương nhiên là phải đánh cho ông thức tỉnh.

___________

_ Ủa ! đi hỏi cái thấy của Thiền sư để làm gì ? Với câu hỏi này "ăn đòn" là phải !

cunconmocoi
07-08-2016, 08:21 AM
245. Tâm này là Phật.

Đại Mai hỏi Mã Tổ:
- Phật là gì?
- Chính tâm này là Phật.
(Zen Koans)

--------------

Câu trả lời cho câu hỏi đơn giản này có thể là bất cứ cái gì. Quan trọng là không chấp vào lời, nhưng hiểu rõ lời chỉ về đâu. Mọi người đều đã có tiên kiến rằng Phật là hoàn toàn, cao quý, thánh thiện, giác ngộ. Nhưng Phật không phải là một đấng Thượng Đế, tách rời ra khỏi đời thường. Phật tánh thì thanh tịnh nhưng đồng thời hiển hiện ở mọi vật kể cả những vật ô uế, tầm thường.


_____________


http://i172.photobucket.com/albums/w4/nonamerestore/question%202_zpsgiptwesf.jpg

cunconmocoi
07-08-2016, 08:28 AM
246. Cây bách trước sân.

Một ông tăng hỏi Triệu Châu:
- Ý của tổ sư từ Tây sang là gì?
- Cây bách trước sân.
(Zen Koans)

--------------

Bồ Đề Đạt Ma mang thiền đến Trung Hoa vào thế kỷ thứ 6. Do đó, câu hỏi có nghĩa là "Thiền là gì?" Triệu Châu đã cho một câu trả lời hay "Cây bách trước sân.”
Thực ra trong Triệu Châu lục còn một đọan nữa như sau:
- Xin thầy đừng dùng cảnh mà thuyết minh.
- Ta không dùng cảnh chỉ người.
- Ý tổ sư từ Tây sang là gì?
- Cây bách trước sân.

Cây bách là một loại cây phổ thông trồng rất nhiều ở Triệu Châu (Hà Bắc). Cây to lớn, cho bóng mát vào mùa hạ. Các chùa đều thích trồng loại cây này. Ông tăng cho rằng đã bị cảnh chuyển, nhưng Triệu Châu đã phủ nhận. Ông tăng hỏi ý của tổ sư từ Tây sang là gì? Là hỏi cốt tủy của Phật giáo là gì? Hay đạo là gì? Triệu Châu thấy cây bách ngay trước mắt nên nói là cây bách; giả sử ông trông thấy chim bay ngang trời thì ông sẽ nói là chim bay trên trời. Quả thực là ông đề cập tới cây bách nhưng ông chỉ dùng nó để chỉ về đạo. Ông tăng liền chấp vào cây bách nên đã không thể tiến lên được. Đạo ở cây bách, đạo cũng ở trong mọi vật.
(John C. H. Wu)

____________


"Như Lai giả, thị chư pháp Như nghĩa !"

cunconmocoi
07-08-2016, 08:43 AM
247. Thổ thần báo mộng.

Nam Tuyền đến một thôn trang, trang chủ ra tiếp đón.
Nam Tuyền hỏi:
- Sao biết lão nạp tới?
Trang chủ đáp:
- Vì nằm mộng thấy thần thổ địa mách bảo.
Nam Tuyền nói:
- Vì ta công phu chưa tới chỗ, nên bị quỷ thần nhìn thấy.
(Minh Tâm Kiến Tánh Thoại Thiền Tông)

----------------

Vô tâm là Đạo, mọi cảnh giới tồn tại đều không phải là tự tánh vì cảnh giới chướng ngại tự tánh. Kinh Kim Cương nói "Nếu lấy sắc nhìn ta, lấy âm thanh cầu ta, đó là dùng tà đạo, không thể thấy Như Lai." Huệ Hải nói "Tánh vô hình tướng, tùy Dụng lập danh.” Do hình tượng mà cầu, cái mà ta thấy là Dụng chứ không phải là Thể.

___________


Vì Ngài Nam Tuyền là viên ngọc Dạ Minh Châu, cho nên ai cũng thấy, nếu Ngài Nam Tuyền là "đá cuội ven đường" thì dầu trước mắt nhưng sẽ không ai thấy.