PDA

Xem phiên bản đầy đủ : Thật ra Cực Lạc là ở đâu !!!



Trí Từ
02-17-2016, 09:13 AM
Hôm nay thiên thời, địa lợi, nhân hoà, tôi đã nhìn thấy Cực Lạc của tôi. Nhiều người tu hành để được đến Cực Lạc, thế nhưng Cực Lạc là gì, nó ra sao, như thế nào thì ít ra phải biết nó là gì để tìm đường đi đến. Hôm nay tôi thoáng thấy Cực Lạc nên chia sẽ cho mọi người một góc thông tin, một cách để thấy được Cực Lạc...

Trước tiên phải biết Cực Lạc là gì, Cực là Cực Kỳ ý là sự to lớn nhất, Lạc là An Lạc là sự hạnh phúc nhất vậy, hiểu đơn giản là Cực Lạc là một nơi Cực Kỳ An Lạc. Vậy địa chỉ Cực Lạc ở đâu, sau những phân tích sau, có lẻ tự thân các bạn sẽ biết được...

Vì Cực Lạc là một nơi hạnh phúc nhất cũng đồng nghĩa là không còn nỗi khổ niềm đau đeo bám thế thì ta thấy có 2 nơi Cực Lạc , một là tại Thế Gian, một là tại Niết Bàn. Ta đang xét về tính chất địa lý, nơi chốn, địa điểm, nhưng thực ra chỉ là phương tiện vì Cực Lạc không phải là một địa điểm địa lý mà nó thuộc về lãnh vực tâm linh, tinh thần.

Như hôm nay tôi nói tôi thấy Cực Lạc CỦA TÔI, vì rằng hôm nay trong một khoảng thời gian tôi cảm thấy không còn lo lắng, phiền muộn, tâm tư tôi hướng đến những điều hạnh phúc nhất, tôi nghĩ đến các việc làm mà nó đem đến lợi lạc cho mọi người không chỉ riêng tôi, dỉ nhiên hạnh phúc đến mọi người cũng chính là hạnh phúc đến với tôi, mọi người là bao gồm cả tôi trong đó rồi.

Cực Lạc CỦA TÔI vì rằng tôi đã cảm nhận được nó, hoà mình vào nó dù chỉ là khoảng thời gian nhỏ, tôi chưa đủ sức để an trú mãi vào đó vì rằng bản thân tu tập hãy còn trên 1 con đường đi xa xăm.

Tại thế gian này, tôi đã thấy Cực Lạc Của Tôi như thế, bạn có thấy không, tôi tin chắc là có, bất kể ai tu tập có thực hành đều sẽ thấy được Cực Lạc dù chỉ là thoáng qua. Việc của của chúng ta bây giờ là làm sao để kéo dài khoảng khắc đó, một khoảng khắc yên lành để mai này thân hoại mạng chung ta có thể kéo khoảng thời gian Cực Lạc Thế Gian để nối kết với Cực Lạc Niết Bàn, một nơi chỉ tồn tại một trạng thái Cực Lạc.

Nói về Cực Lạc thì có một câu nói thế này: Khi ta thấy hạnh phúc nhất, đó chính là Cực Lạc. Vậy rất rõ ràng Cực Lạc không đâu xa cả, nó nằm đâu đó trong nhận thức đúng đắn của ta mà ta đã không bận tâm lắm để đi tìm, kéo nó ra.

Cực Lạc luôn lấp ló chẳng thể sáng mãi, chẳng thể hiện hữu lâu dài là do ta không thực sự đi tìm kiếm nó, hoặc có thì phương pháp kiếm tìm chưa đúng lắm về định nghĩa cực lạc cho nên tìm mãi không thấy mà thôi.

Tuỳ vào khả năng, cấp độ tu tập mỗi người mà Cực Lạc hiện hữu dài hay ngắn vì xét ra thực sự trong tấc cả sự vật, sự việc đều có từng cấp độ khác nhau, thế cho nên đức Phật khuyên bảo chúng ta phải nổ lực, phấn đấu tu tập là vậy, đừng ngũ quên trong hạnh phúc hiện tại để đánh mất hạnh phúc thực sự đang chờ ta.

Đầu năm mới, chúc đại gia đình vui khoẻ !

Hoàng Mai
02-18-2016, 09:55 AM
Kính bác Trí Từ !

Thưa bác, nếu bác ghi chủ đề là "CỰC LẠC CỦA TÔI" thì con không có ý kiến gì, vì đó là quan điểm cá nhân của bác, bác gọi niềm vui an lạc trong nhất thời là Cực Lạc là quyền của bác.

Còn ở đây, bác lập chủ đề "Thật ra Cực Lạc là ở đâu ?!!!" thì con thấy có nhiều điều cần bàn.

Thưa bác, vậy theo bác, khi bác nhất thời có được niềm vui, sự an lạc thì cái an lạc này đồng nghĩa với cõi Tây Phương Cực Lạc _ mà đức Phật Thích Ca đã giới thiệu cho bà Vi Đề Hi _ chăng ?

Kính !

Trí Từ
02-18-2016, 02:16 PM
- Ở đây Trí Từ định nghĩa không phải một phía mà bao gồm nhiều mặt, trọng yếu là nói về trạng thái Cực Lạc của Thế Gian và Niết Bàn. Trong bài Trí Từ đề cập rất nhiều điều như: Thế nào gọi là Cực Lạc, Cực Lạc Trần Gian, Cực Lạc Niết Bàn, Trải Nghiệm Cực Lạc, Cách Thấy Cực Lạc...

- Đối với Trí Từ thì bất cứ điều gì cũng có cấp độ, mức độ, thứ bậc khác nhau từ nhỏ đến lớn, từ ít đến nhiều... thì Cực Lạc cũng vậy thôi, ai tu nhiều thấy nhiều, thấy rõ nét, ai tu ít thì thoáng qua, một giây lát...

- Cái gọi là niềm vui an lạc trong nhất thời sao không thể gọi là Cực Lạc như định nghĩa đơn giản là Sự Hạnh Phúc Vô Cùng, dẫu rằng cấp độ này thấp so với Cực Lạc Niết Bàn !!!

- Nếu phải đợi đến khi lên Tây Phương Cực Lạc, hay về đồng cư cùng Chư Phật mới cho là Cực Lạc vậy thì hơi cô đọng quá.

- Với tên gọi chủ đề: Cực Lạc Ở Đâu, Trí Từ muốn nói ra cái hiểu của mình cho mọi người tham khảo, dĩ nhiên sẽ có nhiều ý kiến khác tốt hơn nữa, vì chẳng ai nói nên Trí Từ xin nói trước vậy. Nếu Hoàng Mai có cách hiểu khác, hay hơn thì xin hoan hỉ chia sẽ đề cùng học tập nha.

- Còn về cái gọi là Tây Phương Cực Lạc gì đó, Phật giới thiệu cho Vi Đề Hi thì Trí Từ thiệt không nhớ nó như thế nào nữa, quên mất rồi, có lẻ đã từng đọc qua hay chưa đọc gì đó nên không biết so sánh. Nhưng danh từ Tây Phương Cực Lạc thì được hiểu là cảnh giới của Phật A Di Đà. Với Trí Từ thì nơi nào Phật trú ngụ thì đều là Cực Lạc Tối Thượng. Nhưng mà vì chưa đến đó, chỉ nghe qua lý thuýêt nói về nơi đó nên giờ cũng không tiện nói gì thêm. Khi nào đến đó sẽ nói Hoàng Mai biết sau, còn nếu chỉ nói về mặt lý thuýêt thì giờ Trí Từ coi như không biết vấn đề này khi Phật nói cho Vi Đề Hi nghe ra sao nên đợi Hoàng Mai nói cho biết vậy.

nguoidien
02-18-2016, 05:39 PM
É hé !

Kể từ khi tui không biết tui là ai, thì tui luôn sống với "cực lạc của tui", thiên hạ nói gì về tui, thây kệ mấy người "điên mà không biết mình điên" ấy, tui luôn sống thoải mái bất chấp mọi chuỵên trên đời, lúc nào tui cũng thấy hoa đẹp bướm xinh, người người vui vẻ với nhau, với tui, tui không hề thấy chiến tranh thù hận, không thấy những trò chính trị bon chen, những chông gai gút mắc, .....

Kể từ ấy, tui đã thấy Niết bàn của riêng tui, Cực lạc của riêng tui. À há ! có lẻ con dòi nó cũng rất khoái lạc an ổn tung tăng trong đống phân, nó đã có niềm hạnh phúc riêng tư của nó. Vậy TUI = NÓ ! Hay TUI CŨNG CHÍNH LÀ NÓ ???

minhđịnh
02-18-2016, 07:49 PM
É hé !

Kể từ khi tui không biết tui là ai, thì tui luôn sống với "cực lạc của tui", thiên hạ nói gì về tui, thây kệ mấy người "điên mà không biết mình điên" ấy, tui luôn sống thoải mái bất chấp mọi chuỵên trên đời, lúc nào tui cũng thấy hoa đẹp bướm xinh, người người vui vẻ với nhau, với tui, tui không hề thấy chiến tranh thù hận, không thấy những trò chính trị bon chen, những chông gai gút mắc, .....

Kể từ ấy, tui đã thấy Niết bàn của riêng tui, Cực lạc của riêng tui. À há ! có lẻ con dòi nó cũng rất khoái lạc an ổn tung tăng trong đống phân, nó đã có niềm hạnh phúc riêng tư của nó. Vậy TUI = NÓ ! Hay TUI CŨNG CHÍNH LÀ NÓ ???




Chào bạn nguoidien,

Minh định xin vào hỗ trợ bạn Trí Từ đây:D

Trước hết xin nói ngay ai dám vỗ ngực bảo con dòi có niềm vui,hạnh phúc là nói bậy.Cái sai của chúng ta là hay gán ghép,nhân cách hóa loài vật.Chúng ta cho rằng chúng suy tư như Con người.Sai ngay từ cái bản chất này thì ví dụ,so sánh sẽ trở thành sai bét.Con dòi làm việc của nó trong đống phân vì đó là việc của nó,bản năng của nó.Còn nó vui hay buồn vì việc đó thì chả ai biết được ... hihii.Cho nên nó không phải ta ta và ta không phải là nó,do đó ta cảm thấy Cực Lạc khi tâm ta cảm thấy an nhiên tự tại thì sẽ khác với sự bình thản của con dòi...Đó là sự khác biệt lớn nhất về Nhân Quả khi ta được làm Người còn nó thì phải làm con dòi ... hihih

Thân.

Thanh Trúc
02-18-2016, 09:47 PM
Dạ ! Con kính chào các chú các bác !

Con xin kính mời chú bác đọc đoạn này nhé :

Kinh điển Phật giáo có nhiều đoạn mô tả nhận thức sai lầm như thế của hầu hết chúng ta qua hình ảnh so sánh rất sinh động. Một người tử tù vừa trốn thoát và bị đuổi bắt rất gấp. Trong lúc đang cố hết sức trốn chạy, anh ta rơi xuống một vực sâu nhưng may mắn bám được một sợi dây leo ven bờ vực và treo lơ lửng ở đó. Thật không may, anh ta chợt nhận ra là có hai con chuột, một đen và một trắng, đang thay nhau cố gặm đứt sợi dây. Trên bờ vực, quân lính đã đuổi tới vây quanh chờ bắt anh, và nhìn xuống bên dưới vực sâu thăm thẳm, có một con rắn độc đang ngóc đầu chờ...

Với những yếu tố cực kỳ nguy cấp như thế, người tử tù rơi vào hoàn cảnh hầu như không thể tìm đâu ra con đường sống. Rồi anh ngước nhìn lên một nhánh cây gie ra trên bờ vực và chợt thấy một tổ ong, từ đó rơi xuống đúng vào miệng anh mấy giọt mật ngọt. Bỗng nhiên, anh như quên hẳn đi hoàn cảnh hiện tại của mình, chỉ còn cảm nhận vị ngọt lịm của mấy giọt mật đang tan dần trong miệng...

Thực trạng của tất cả chúng ta cũng không khác gì người tử tù trong hoàn cảnh nguy khốn kia! Cuộc sống chúng ta từ lúc sinh ra đã ngập chìm trong sự mong manh biến đổi vô thường của đời sống, trong tiến trình hoại diệt không ngừng của từng tế bào cơ thể cho đến lúc nhắm mắt xuôi tay, cũng như trong những rủi ro bất trắc có thể xảy đến cho bất kỳ ai với bất kỳ mức độ nào. Chúng ta không thể dựa vào đâu để đảm bảo rằng cuộc sống ta sẽ luôn được an ổn, hạnh phúc, mà ngược lại thì khả năng xảy ra bất ổn lại gần như có thể đến với ta bất cứ lúc nào. Hai con chuột, một trắng một đen, tượng trưng cho ngày và đêm đang trôi qua, rút ngắn dần thời gian còn được sống của mỗi chúng ta. Ta không thể làm được gì để thay đổi điều đó. Cái chết sẽ đến là điều tất yếu cho tất cả mọi người, giống như sợi dây leo kia rồi sẽ đứt bởi sự gặm nhấm của hai con chuột.

Thế nhưng, trong một thực trạng như vậy mà chỉ cần có được “vài giọt mật” của những niềm vui thích giả tạm là ta lập tức quên đi tất cả và chỉ nhìn thấy một màu hồng tươi sáng bao phủ khắp quanh ta.

Trên đây là ý kiến của bác Nguyên Minh trong quyển NGUỒN CHÂN LẼ THẬT :


http://thuvienhoasen.org/images/file/0OUuN5Mm0ggBAAxF/w175/nguon-chan-le-that.jpg

Nếu có bác nào cùng quan điểm với "kẻ tử tù kia" thì cứ tự thỏa mãn với mấy giọt mật.

Kính !

minhđịnh
02-19-2016, 12:51 AM
Dạ ! Con kính chào các chú các bác !

Con xin kính mời chú bác đọc đoạn này nhé :

Kinh điển Phật giáo có nhiều đoạn mô tả nhận thức sai lầm như thế của hầu hết chúng ta qua hình ảnh so sánh rất sinh động. Một người tử tù vừa trốn thoát và bị đuổi bắt rất gấp. Trong lúc đang cố hết sức trốn chạy, anh ta rơi xuống một vực sâu nhưng may mắn bám được một sợi dây leo ven bờ vực và treo lơ lửng ở đó. Thật không may, anh ta chợt nhận ra là có hai con chuột, một đen và một trắng, đang thay nhau cố gặm đứt sợi dây. Trên bờ vực, quân lính đã đuổi tới vây quanh chờ bắt anh, và nhìn xuống bên dưới vực sâu thăm thẳm, có một con rắn độc đang ngóc đầu chờ...

Với những yếu tố cực kỳ nguy cấp như thế, người tử tù rơi vào hoàn cảnh hầu như không thể tìm đâu ra con đường sống. Rồi anh ngước nhìn lên một nhánh cây gie ra trên bờ vực và chợt thấy một tổ ong, từ đó rơi xuống đúng vào miệng anh mấy giọt mật ngọt. Bỗng nhiên, anh như quên hẳn đi hoàn cảnh hiện tại của mình, chỉ còn cảm nhận vị ngọt lịm của mấy giọt mật đang tan dần trong miệng...

Thực trạng của tất cả chúng ta cũng không khác gì người tử tù trong hoàn cảnh nguy khốn kia! Cuộc sống chúng ta từ lúc sinh ra đã ngập chìm trong sự mong manh biến đổi vô thường của đời sống, trong tiến trình hoại diệt không ngừng của từng tế bào cơ thể cho đến lúc nhắm mắt xuôi tay, cũng như trong những rủi ro bất trắc có thể xảy đến cho bất kỳ ai với bất kỳ mức độ nào. Chúng ta không thể dựa vào đâu để đảm bảo rằng cuộc sống ta sẽ luôn được an ổn, hạnh phúc, mà ngược lại thì khả năng xảy ra bất ổn lại gần như có thể đến với ta bất cứ lúc nào. Hai con chuột, một trắng một đen, tượng trưng cho ngày và đêm đang trôi qua, rút ngắn dần thời gian còn được sống của mỗi chúng ta. Ta không thể làm được gì để thay đổi điều đó. Cái chết sẽ đến là điều tất yếu cho tất cả mọi người, giống như sợi dây leo kia rồi sẽ đứt bởi sự gặm nhấm của hai con chuột.

Thế nhưng, trong một thực trạng như vậy mà chỉ cần có được “vài giọt mật” của những niềm vui thích giả tạm là ta lập tức quên đi tất cả và chỉ nhìn thấy một màu hồng tươi sáng bao phủ khắp quanh ta.

Trên đây là ý kiến của bác Nguyên Minh trong quyển NGUỒN CHÂN LẼ THẬT :


http://thuvienhoasen.org/images/file/0OUuN5Mm0ggBAAxF/w175/nguon-chan-le-that.jpg

Nếu có bác nào cùng quan điểm với "kẻ tử tù kia" thì cứ tự thỏa mãn với mấy giọt mật.

Kính !

Chào bạn Thanh Trúc,

Câu truỵên này tôi cũng được đọc nhiều lần với những nội dung tương tự nhau,chỉ thay đổi một vài tiểu tiết.Và cũng có nhiều cách giải thích về ý nghĩa của câu truỵên này.Nhưng tựu trung,ý nghĩa của nó chỉ gói gọn trong hai chữ "Thực tại"...Ý nghĩa của câu truỵên không nằm trong những giọt mật,những giọt mật chỉ là sự tô điểm cho cái ý nghĩa chính mà thôi.

Con người chúng ta sống,tồn tại và phát triển thường nhờ vào "Hy Vọng".Chúng ta luôn hy vọng sẽ có một tương lai tốt đẹp hơn là cuộc sống hiện tại về cả vật chất và tinh thần.Mà hy vọng là gì?Đó là những mong ước,những khát khao,những ý nghĩ của ta đối với cuộc sống.Tức là chúng ta mong ước có được một cái "Quả" tốt đẹp theo sự chủ quan của bản thân chúng ta.Người thì mong ước cuộc sống giàu sang,kẻ thì mong ước cuộc sống quyền lực,người thì mong có được cuộc sống sôi nổi,kẻ thì lại mong có được cuộc đời yên bình ... Thường thì những hy vọng,mong ước,khát khao đó của chúng ta là luôn mong ước những cái mà chúng ta đang thiếu trong hiện tại.Người nghèo thì mong giàu,người bệnh thì mong sức khỏe,người xấu thì mong được đẹp và kẻ khổ đau thì mong muốn được hạnh phúc.Tất cả cuộc đời của một con người sẽ vận động xung quanh những "hy vọng" như vậy,để rồi từ đó họ có những việc làm,hành động để đạt được ước mơ của mình.Cho nên,có vị học giả đã từng nói : "Hạnh phúc là ở trong quá trình tìm kiếm chứ không phải là khi ta đến đích" là vậy.

Nhưng ... lại phải nói chữ nhưng.

Đôi khi cái "Hy vọng" của chúng ta chính là cái "Nhân" khiến chúng ta khổ đau.Chúng ta bỏ cả cuộc đời ra để theo đuổi một mục đích nào đó mà cuối cùng mới nhận ra rằng đó chỉ là ảo tưởng.Lúc này hy vọng lại chính là vọng tưởng rồi.Và vì những vọng tưởng đó mà con người chúng ta quên đi,hay bỏ qua, một sự thật hiển nhiên rằng : Hạnh phúc ở ngay đây,ngay tại thời điểm này,ngay tại giây phút này chúng ta đang sống.Đức Phật có nói rằng được sinh ra làm người là rất khó,vô cùng khó.Vậy thì mỗi giây,mỗi phút chúng ta đang sống là quí báu đến nhường nào.Hãy tận hưởng hạnh phúc ngay tại hiện tại,ngay tại giây phút này chứ đừng mong chờ vào một tương lai mờ mịt nào đó.Con người chúng ta là vậy,chỉ khi nào mất đi thì mới thấy giá trị của cái đã mất.

Bạn Trí Từ khi viết chủ đề này thì theo tôi,bạn ý đã hiểu được giá trị của "Thực tại".Theo suy nghĩ của tôi,Phật tử chúng ta tu tập chính là học để nhận thức được ý nghĩa của hai chữ "Thực tại" này.Khi chúng ta nhận thúc được ra giá trị của nó,thì "Thực tại" sẽ là NHÂN cho những QUẢ vị tốt lành về sau.Mà Tu là gì ? Tu có phải là sửa ngay chính bản thân chúng ta trong từng giây phút thực tại hay không?

Cho nên,theo minh định,trong một mức độ nào đó ta có thể nói :"Cực Lạc chính là thực tại hiện tiền,ngay tại giây phút mà chúng ta cảm thấy an nhiên tự tại,cảm thấy an lạc nhất"

Thân.

Thanh Trúc
02-19-2016, 07:56 AM
Theo suy nghĩ của tôi,Phật tử chúng ta tu tập chính là học để nhận thức được ý nghĩa của hai chữ "Thực tại" này.


Kính bác minhđịnh !

Con cám ơn bác đã nói lên quan điểm của mình.

Theo con thấy, đã có sự hiểu lầm rằng "sống trong hiện tại là giải thoát (theo đạo Phật)", qua những câu chuyện Thiền như :

Ngài Bá Trượng – Hoài Hải, là vị Tổ nổi tiếng với câu “Nhất nhật bất tác nhất nhật bất thực”, nghĩa là một ngày không làm một ngày không ăn. Lúc Ngài còn nhỏ là đệ tử của Mã Tổ Đạo Nhất. Một hôm hai thầy trò đi dạo vườn, thấy có một bầy chim bay ngang hư không, Mã Tổ hỏi:

- Cái gì đó?

- Bầy vịt trời.

Một hồi Tổ hỏi lại:

- Bay đi đâu?

Ngài Bá Trượng trả lời:

- Bay qua.

Nghe vậy, Mã Tổ nắm lỗ mũi ngài Bá Trượng kéo mạnh một cái, Ngài la lên một tiếng thất thanh. Mã Tổ bảo:

- Sao không nói bay qua mất đi.

Ngay đó Ngài liền ngộ.

Và rất nhiều câu chuỵên Thiền khác cũng đều xoáy mạnh vào cái ý HIỆN TẠI, HIỆN TIỀN. Rồi chúng ta tham khảo các triết gia khác như ông Osho. ông Krishnamurti, ..... họ cũng ca ngợi cái HIỆN TẠI, HIỆN TIỀN. Chúng ta thấy có điểm đồng nhất và chúng ta gật gù "thì ra cái tuyệt đỉnh của đạo Phật đúng là cái giây phút hiện tại !".

Hình như một số các Thiền sư lớn thời nay cũng "rêu rao thuyết giảng" ý này.

Trời ơi ! Cái chứng ngộ của các Tổ sư Thiền là cái PHI THỰC TẠI _ vắng bặt Ý Thức _ chớ không phải tận hưởng cái "hiện tại mê lầm của ý thức".

--------------

Các bác hãy nhìn xem bà mẹ này hạnh phúc trong hiện tại biết bao nhiêu :


http://thegioiphunu.net/wp-content/uploads/2013/06/tam-dung-cach-cho-tre-so-sinh-3.jpg

nhưng cái hạnh phúc này sẽ dẫn đến đau khổ (có thể đau khổ đến điên cuồng khi mất bé).

--------------

Đạo Phật không kêu chúng ta hạnh phúc với cái đang có, vì chính bản thân Thái Tử Sĩ Đạt Ta, Ngài có đủ ngai vàng, vợ đẹp, con xinh, tại sao lại còn đi tìm kiếm "một cái gì chưa biết" ??? Và nhiều vị Tổ khác cũng là Vua, cũng là Thái Tử họ có thể đem lại hạnh phúc no cơm ấm áo cho muôn dân, mà tại sao lại buông bỏ cái hạnh phúc đang có để tìm kiếm một cái gì chưa biết ???

Đạo Phật khuyên Phật tử đừng ham muốn gì, nhưng có một cái DỤC phải nuôi dưỡng, đó là MUỐN TÌM CẦU CHÂN LÝ TUYỆT ĐỐI. Cái muốn này phải dính chặt vào hành giả đời đời kiếp kiếp. (Chớ không phải tự thỏa mãn với cái "hạnh phúc bong bóng" đang có).

Kính góp ý !

Trí Từ
02-19-2016, 08:30 AM
Phải chăng Thanh Trúc và Hoàng Mai muốn ngỏ ý với Trí Từ rằng:
- Đừng ngũ quên trong hạnh phúc hiện tại
- Đừng hiểu lầm hạnh phúc hiện tại là Cực Lạc của Niết Bàn

Nếu có 1 trong 2 ý trên thì cứ hỏi thẳng để Trí Từ dể dàng hiểu được dụng ý bên trong, chứ thông qua các câu chuỵên trên cũng hay đó, nhưng có vẻ lại bắt đầu chuỷên hướng sang chủ đề khác là Hiện Tại.

Trước xin cám ơn sự quan tâm của các vị, lo cho Trí Từ sẽ hiểu sai vấn đề. Nay Trí Từ xin có chút hồi đáp...

Cực Lạc của Trí Từ nêu trên chính là Cực Lạc Thế Gian mang dấu vết về Niết Bàn, như là một bàn đạp để tiến thẳng về Cực Lạc Niết Bàn. Vì rằng Trí Từ đang trên đường tu học mà không nhận thấy được hạnh phúc trong quá trình tu học thì đường về Niết Bàn an trú cùng chư Phật sẽ coi như chỉ như ảo huỳên vì rằng không biết hạnh phúc nhỏ bé, sao biết hạnh phúc cao hơn...

Như Minh Định đã trích dẫn, Trí Từ rất đồng tình: Hạnh phúc là ở trong quá trình tìm kiếm chứ không phải là khi ta đến đích. Với xã hội thực tại, chúng ta nổ lực phấn đấu để đạt đến một thành công nào đó thì trong quá trình đó phải nhặt được sự thành công nhỏ nhoi để chuẩn bị cho một thành công rực rở sau cùng của sự nổ lực ấy. Cũng vậy, sự nổ lực tu tập tầm cầu chân lý của đức Phật truỳên lại trong quá trình tu tập thực hành từng bước, từng bài giảng mà không thấy được an lạc thì an lạc thực sự của Niết Bàn sao có thể biết đó là gì.

Trí Từ đã có ý trong bài trên rằng: cái gì cũng có mức độ khác nhau, từng thứ bậc. Như muốn đếm đến 10 thì phải thông qua 1, 2, 3... như một đứa bé học đếm, đếm được càng nhiều thì càng vui và dỉ nhiên khi đếm được đến 10 bé đã rất vui rồi.

Nhân đây các vị tham gia, chẳng hay có ai thấy được hạnh phúc khi tu tập không !?

Xin chia sẽ để Trí Từ học tập. Cám ơn và trân trọng !

homeless
02-19-2016, 09:45 AM
É hé !

Kể từ khi tui không biết tui là ai, thì tui luôn sống với "cực lạc của tui", thiên hạ nói gì về tui, thây kệ mấy người "điên mà không biết mình điên" ấy, tui luôn sống thoải mái bất chấp mọi chuỵên trên đời, lúc nào tui cũng thấy hoa đẹp bướm xinh, người người vui vẻ với nhau, với tui, tui không hề thấy chiến tranh thù hận, không thấy những trò chính trị bon chen, những chông gai gút mắc, .....

Kể từ ấy, tui đã thấy Niết bàn của riêng tui, Cực lạc của riêng tui. À há ! có lẻ con dòi nó cũng rất khoái lạc an ổn tung tăng trong đống phân, nó đã có niềm hạnh phúc riêng tư của nó. Vậy TUI = NÓ ! Hay TUI CŨNG CHÍNH LÀ NÓ ???




Cái thằng cha điên này !

Phải chăng lão điên điên vì mọi người tỉnh đa số chỉ mưu cầu hạnh phúc cá nhân ?

Phải chăng lão điên điên vì những người con Phật mà tâm ý lại là "con Ma" ?

Phải chăng lão điên điên vì những người mang cái "nhãn Như Lai Sứ Giả" lại quá THỰC DỤNG đến độ chỉ thuyết giảng NHÂN THỪA và THIÊN THỪA ? Những điều này thì Ngoại giáo có thừa !

Cũng như tui, vì sao lại là homeless ? Đâu phải tui không có nhà, không có gia đình, nhưng thiệt tình tui không muốn "nhập chúng". Nhập làm sao được khi "chúng" quá THỰC DỤNG ?!

Mang hình thức CON PHẬT nhưng hầu hết đều vọng hướng Thiên Đàng, Thiên Đàng trên cao và Thiên đàng tại thế !

Thôi thôi, nói nhiều thì lỗi nhiều, phải không ông bạn Điên ?!

...................

minhđịnh
02-19-2016, 08:04 PM
Kính bác minhđịnh !

Con cám ơn bác đã nói lên quan điểm của mình.

Theo con thấy, đã có sự hiểu lầm rằng "sống trong hiện tại là giải thoát (theo đạo Phật)", qua những câu chuyện Thiền như :

Ngài Bá Trượng – Hoài Hải, là vị Tổ nổi tiếng với câu “Nhất nhật bất tác nhất nhật bất thực”, nghĩa là một ngày không làm một ngày không ăn. Lúc Ngài còn nhỏ là đệ tử của Mã Tổ Đạo Nhất. Một hôm hai thầy trò đi dạo vườn, thấy có một bầy chim bay ngang hư không, Mã Tổ hỏi:

- Cái gì đó?

- Bầy vịt trời.

Một hồi Tổ hỏi lại:

- Bay đi đâu?

Ngài Bá Trượng trả lời:

- Bay qua.

Nghe vậy, Mã Tổ nắm lỗ mũi ngài Bá Trượng kéo mạnh một cái, Ngài la lên một tiếng thất thanh. Mã Tổ bảo:

- Sao không nói bay qua mất đi.

Ngay đó Ngài liền ngộ.

Và rất nhiều câu chuỵên Thiền khác cũng đều xoáy mạnh vào cái ý HIỆN TẠI, HIỆN TIỀN. Rồi chúng ta tham khảo các triết gia khác như ông Osho. ông Krishnamurti, ..... họ cũng ca ngợi cái HIỆN TẠI, HIỆN TIỀN. Chúng ta thấy có điểm đồng nhất và chúng ta gật gù "thì ra cái tuyệt đỉnh của đạo Phật đúng là cái giây phút hiện tại !".

Hình như một số các Thiền sư lớn thời nay cũng "rêu rao thuyết giảng" ý này.

Trời ơi ! Cái chứng ngộ của các Tổ sư Thiền là cái PHI THỰC TẠI _ vắng bặt Ý Thức _ chớ không phải tận hưởng cái "hiện tại mê lầm của ý thức".

--------------

Các bác hãy nhìn xem bà mẹ này hạnh phúc trong hiện tại biết bao nhiêu :


http://thegioiphunu.net/wp-content/uploads/2013/06/tam-dung-cach-cho-tre-so-sinh-3.jpg

nhưng cái hạnh phúc này sẽ dẫn đến đau khổ (có thể đau khổ đến điên cuồng khi mất bé).

--------------

Đạo Phật không kêu chúng ta hạnh phúc với cái đang có, vì chính bản thân Thái Tử Sĩ Đạt Ta, Ngài có đủ ngai vàng, vợ đẹp, con xinh, tại sao lại còn đi tìm kiếm "một cái gì chưa biết" ??? Và nhiều vị Tổ khác cũng là Vua, cũng là Thái Tử họ có thể đem lại hạnh phúc no cơm ấm áo cho muôn dân, mà tại sao lại buông bỏ cái hạnh phúc đang có để tìm kiếm một cái gì chưa biết ???

Đạo Phật khuyên Phật tử đừng ham muốn gì, nhưng có một cái DỤC phải nuôi dưỡng, đó là MUỐN TÌM CẦU CHÂN LÝ TUYỆT ĐỐI. Cái muốn này phải dính chặt vào hành giả đời đời kiếp kiếp. (Chớ không phải tự thỏa mãn với cái "hạnh phúc bong bóng" đang có).

Kính góp ý !




Chào bạn Thanh Trúc,

Cám ơn bạn đã góp ý.

Trước tiên,tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến của bạn.Chúng ta là Phật tử thì phải luôn nuôi dưỡng khát vọng truy cầu Chân Lý.Đó chính là chúng ta đang sống trong Chánh Kiến,luôn có niềm tin vững chắc vào con đường mà mình đã trọn,không tự huỹên hoặc bản thân mà sống trong mê lầm.

Nhưng hình như bạn chưa hiểu hết ý của tôi lắm thì phải,có lẽ là do tôi chưa diễn đạt đúng ý mình muốn nói.Cái "Thực Tại" mà tôi muốn nói đến cũng chính là điều mà bạn nói đến.Tôi thực ra cũng chưa từng đọc qua các tác phẩm của những vị Thiền Sư mà bạn nhắc đến,nhưng tôi nghĩ rằng,cái "Thực Tại" của các vị đó không phải là cái "Thực Tại" của tôi.Mỗi người trong chúng ta sẽ có cái "Thực tại" của riêng mình,nó là Quả của những gì chúng ta nhận được từ mỗi đời sống của từng người.Và nó sẽ là khác nhau,riêng biệt,không ai giống ai cả.

Và tôi cũng không hề có ý nói rằng "Sống trong hiện tại là Giải Thoát" bởi vì nếu nghĩ như vậy thì thật là ấu trĩ quá.Cái mà tôi muốn nói đến chính là : Ngay tại đây,ngay tại giây phút này chúng ta phải nhận thức ra được sự quí báu của cuộc sống.Cuộc sống mà chúng ta có được chính là một cơ hội mà ta phải nắm bắt để sống sao cho có ý nghĩa.Mà "Ý nghĩa" ở đây đối với Phật tử chúng ta là gì ? Đó chính là sự tu tập,là sự tự nhận thức bản thân mình hằng ngày hằng giờ,là sự trải nghiệm trong quá trình đi tìm Chân Lý.

Đây chính là cái "Thực Tại" mà tôi muốn nói đến chứ không phải là sự "tận hưởng cái mê lầm của ý thức" như bạn nêu.Như tôi đã viết lần trước :

Bạn Trí Từ khi viết chủ đề này thì theo tôi,bạn ý đã hiểu được giá trị của "Thực tại".Theo suy nghĩ của tôi,Phật tử chúng ta tu tập chính là học để nhận thức được ý nghĩa của hai chữ "Thực tại" này.Khi chúng ta nhận thúc được ra giá trị của nó,thì "Thực tại" sẽ là NHÂN cho những QUẢ vị tốt lành về sau.Mà Tu là gì ? Tu có phải là sửa ngay chính bản thân chúng ta trong từng giây phút thực tại hay không?

Đây chính là ý tôi muốn nói,chỉ ở trong thực tại,ở ngay thời điểm này,ngay giây phút này chúng ta mới có cơ hội để tu tập,để sửa chữa,để thay đổi bản thân thông qua cái khát vọng "Muốn tìm cầu Chân Lý Tuỵêt Đối" mà bạn nêu.Cái "Thực tại" này chẳng phải chính là những giây phút mà Đức Phật khi còn là Thái tử Tất Đạt Đa nhìn thấy những sự Vô thường ở bốn cửa thành khi ngài đi dạo đó sao,và cái "Thực tại" này không phải chính là những giây phút khi Ngài nhìn lại vợ con lần cuối để rồi dứt áo ra đi tìm cầu Chân Lý và cái "Thực tại" này không phải chính là khoảnh khắc khi Đức Phật uống vào ly sữa của nàng Sujata...?

Theo tôi đây chính là ý nghĩa của câu chuỵên "Giọt mật" mà bạn đã đưa ra.Quá khứ là cái đã qua,tương lai là cái chưa tới,chỉ có hiện tại mới là cái có giá trị dù nó chỉ là ngắn ngủi một giây,một phút,một sat na đi chăng nữa.

Qui y tròn một niệm
Dứt sạch nghiệp ba kỳ

Vâng chỉ trong một niệm ngắn ngủi thôi nhưng chúng ta có thể tạo ra bao nhiêu điều kỳ diệu.

Thân.

Thanh Trúc
02-19-2016, 09:57 PM
Chào bạn Thanh Trúc,

............
............

.Quá khứ là cái đã qua,tương lai là cái chưa tới,chỉ có hiện tại mới là cái có giá trị dù nó chỉ là ngắn ngủi một giây,một phút,một sat na đi chăng nữa.

Qui y tròn một niệm
Dứt sạch nghiệp ba kỳ

Vâng chỉ trong một niệm ngắn ngủi thôi nhưng chúng ta có thể tạo ra bao nhiêu điều kỳ diệu.

Thân.

Ái cha cha ! Kính bác minhđịnh !

Chữ "ba kỳ" có nghĩa là quá khứ, hiện tại, vị lai đó !

Khi bác nói "chỉ có hiện tại mới là cái có giá trị" tức là chúng ta còn dính mắc vào cái hiện tại, thấy hiện tại là thực có, thì cái "cái nghiệp hiện tại" làm sao dứt được ? Hiện tại còn có, thì có luôn quá khứ và vị lai. Như vậy thì không thể gọi là "Dứt sạch nghiệp ba kỳ" được ! Khi hiện tại còn thì cả ba kỳ đều còn, tất cả nghiệp của ba kỳ cũng còn luôn. Hỏng có "sạch" cái nào hết !

Con nhớ trong Kinh Kim Cang đã khẳng định rằng :

Quá khứ tâm bất khả đắc, hiện tại tâm bất khả đắc, vị lai tâm bất khả đắc :


http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/KKC59_zpsab1328af.jpg

http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php/4-Kinh-Kim-Cang-%E1%BA%A3nh-h%C3%B3a?p=410&viewfull=1#post410

Bởi cớ sao ? bởi quá khứ hiện tại vị lai _ nói chung là thời gian _ vốn là sản phẫm của vô minh, TRONG CÕI CHÂN THƯỜNG KHÔNG HỀ CÓ THỜI GIAN bác ạ !

Theo tinh thần Kinh Kim Cang thì TRONG CÕI VÔ MINH NÀY KHÔNG CÓ CÁI GÌ CÓ GIÁ TRỊ CHÂN THẬT CẢ !

Kính góp ý !

minhđịnh
02-20-2016, 12:46 AM
Ái cha cha ! Kính bác minhđịnh !

Chữ "ba kỳ" có nghĩa là quá khứ, hiện tại, vị lai đó !

Khi bác nói "chỉ có hiện tại mới là cái có giá trị" tức là chúng ta còn dính mắc vào cái hiện tại, thấy hiện tại là thực có, thì cái "cái nghiệp hiện tại" làm sao dứt được ? Hiện tại còn có, thì có luôn quá khứ và vị lai. Như vậy thì không thể gọi là "Dứt sạch nghiệp ba kỳ" được ! Khi hiện tại còn thì cả ba kỳ đều còn, tất cả nghiệp của ba kỳ cũng còn luôn. Hỏng có "sạch" cái nào hết !

Con nhớ trong Kinh Kim Cang đã khẳng định rằng :

Quá khứ tâm bất khả đắc, hiện tại tâm bất khả đắc, vị lai tâm bất khả đắc :


http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/KKC59_zpsab1328af.jpg

http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php/4-Kinh-Kim-Cang-%E1%BA%A3nh-h%C3%B3a?p=410&viewfull=1#post410

Bởi cớ sao ? bởi quá khứ hiện tại vị lai _ nói chung là thời gian _ vốn là sản phẫm của vô minh, TRONG CÕI CHÂN THƯỜNG KHÔNG HỀ CÓ THỜI GIAN bác ạ !

Theo tinh thần Kinh Kim Cang thì TRONG CÕI VÔ MINH NÀY KHÔNG CÓ CÁI GÌ CÓ GIÁ TRỊ CHÂN THẬT CẢ !

Kính góp ý !




Ôi bạn Thanh Trúc,

Thật không biết phải nói như thế nào cho bạn hiểu nữa.

Những gì trong kinh điển nhắc đến là những kinh nghiệm của các vị đã Chứng Ngộ.Tâm cảnh của họ,"Thực tại" của họ khác chúng ta.Họ nói những gì mà họ đã chứng ngộ.Đối với họ thì cuộc sống này là giả huỹên nhưng còn đối với chúng ta thì Tâm chúng ta chưa đạt đến được trình độ như họ.Đối với chúng ta,thế giới này vẫn là chân thật,vẫn là thật có.Trời,mây,non nước...vẫn hiện ra,vẫn tồn tại như những gì mà ánh mắt phàm phu của chúng ta nhìn thấy.Ta chưa tu tập đến trình độ có thể nhìn thấu các Pháp như các vị ấy được bạn Thanh Trúc à.Cho nên,khi học các kinh sách,ta không nên dùng những kinh nghiệm của các vị đã Giải Thoát áp dụng ngay cho mình.Đức Phật và các vị Tổ Sư đã chỉ cho ta con đường,đã chỉ cho ta đích đến.Nhiệm vụ của chúng ta là phải đứng lên để đi.Cho nên chúng ta hãy nói đúng những gì chúng ta đã trải nghiệm,đã cảm nhận,trên con đường mà chúng ta đi chứ không thể nói bằng những kinh nghiệm của người khác được bạn Thanh Trúc.

Chính vì thế Đức Phật mới nói Kinh sách chỉ là phương tiện,như ngón tay chỉ mặt trăng vậy.Và ngón tay không phải mặt trăng,ngón tay chỉ là phương tiện dẫn đường cho chúng ta đi tới đích mà thôi.Vậy cho nên,bạn đừng vội cho rằng không có gì là chân thật trong thế giới này.Đối với chúng ta,mọi thứ đều là chân thật,không có gì giả huỹên cả.Thân xác này,bông hoa này,cái bàn này,đám mây kia đều thật cả.Chúng là thật bởi vì ta chưa đủ trình độ để nhận thức,để nhìn thấu đáo bản chất của vạn Pháp.Cho nên nếu bạn dùng những lý lẽ trong kinh điển để giải thích các sự vật hiện tượng mà chúng ta thấy thì sẽ chỉ là khiên cưỡng,áp đặt mà thôi.Bởi chúng không phải là cái nhìn của chính bạn,chúng không phải là sự cảm nhận của chính bạn.Điều này cũng giống như hồi đi học vậy.Trong kỳ kiểm tra bạn gặp một bài toán khó mà không biết cách giải,bạn liền "copy" bài của người bạn bên cạnh.Và cuối cùng bạn cũng làm xong bài kiểm tra và được Thầy Cô Giáo cho điểm cao.Nhưng rõ ràng,điểm cao đó không phải của bạn,nó là điểm của người bạn bên cạnh.

Đây chính là một lỗi vi tế mà những Phật tử chúng ta hay mắc phải,cái này Đức Phật gọi là "Sở tri chướng".Đó là biết quá nhiều nhưng chưa trải nghiệm được bao nhiêu.Ngày xưa Ngài A-nan bị Đức Phật quở trách cũng vì lỗi này đấy.

Thân.

Thanh Trúc
02-20-2016, 07:20 AM
Kính cám ơn bác minhđịnh đã thức khuya để phản biện !

Thưa bác, chúng con không hề "sống trên mây" để lấy kiến thức kinh điển làm kiến thức cá nhân. Nếu chúng con "sống trên mây" (tức là xem các pháp đều giả huyễn) thì chúng con đã không vào mạng để đả phá những sai lầm. Nếu chúng con gặp những người "sống trên mây" thì chúng con cũng khuyên họ hãy thực tế.

Ở đây, chúng con viết bài không phải phản đối bác Trí Từ và bác minhđịnh ráng sống hạnh phúc trọn vẹn trong hiện tại. vì đây là Nhân Thiên Thừa trong Phật pháp, sao ta lại phản đối chứ ?!

Mà chúng con muốn lật đổ cả một trường phái LẦM TƯỞNG RẰNG HIỆN TẠI LÀ NIẾT BÀN (mà nhân vật cộm cán là H.t Nhất Hạnh _ chúng con xin lỗi đã nêu đích danh vị này, vì nếu các bác đọc bài mà thấu hiểu cái dụng ý của chúng con thì chúng con đã không nêu ra) Khi thấy bác Trí Từ nói "Ở đây, lúc này là Cực lạc của tôi !" Rõ ràng câu này chịu ảnh hưởng của "Trường phái Nhất Hạnh" (xin phép tạm gọi như thế). Cũng có thể bác Trí Từ nói "Tui đâu có biết Nhất Hạnh là cái ông mô ?!", dù biết hay không biết cũng thế, chúng con chỉ nói cái ý chớ không nói riêng người.

Chúng con muốn nhấn mạnh lại rằng :

_ Khi chúng ta gọi Bây giờ và ở đây là Niết Bàn, là Cực Lạc ! là chúng ta đã tầm thường hóa đạo Phật.

Bác Trí Từ và bác minhđịnh không có lỗi gì, nhưng những vị dẫn chúng (như H.t Nhất Hạnh) thì không nên tầm thường hóa đạo Phật như thế; trước là bặt đường tiến của chính H.t, sau là ảnh hưởng nghiêm trọng đến hàng vạn tín đồ khiến cho mọi người LẦM TƯỞNG rằng CÁI SỐNG TẠM THỜI AN ỔN CỦA Ý THỨC MÊ LẦM LÀ CHÂN LÝ, LÀ ĐÍCH ĐẾN CỦA ĐẠO PHẬT.

Chúng con xin được tha thứ lỗi mạo phạm, vì lòng chúng con chỉ tha thiết muốn xóa những hiểu lầm trong Phật giáo.

Kính đáp !

Trí Từ
02-20-2016, 09:49 AM
Theo Trí Từ thì có lẻ các vị nên ngưng được rồi, vì chủ đề từ Cực Lạc liên kết đến chủ đề Hiện Tại và nay Thanh Trúc muốn kéo qua phê phán một vị Tăng.

Thanh Trúc, với danh xưng Ban Điều Hành, lẻ nào lại không tiết chế như vậy. Tăng đoàn triệu người thì đúng sai, tốt xấu lẫn lộn. Với Thanh Trúc thì cho rằng vị sư trên không đúng ở định nghĩa Cực Lạc Hiện Tại và lên án như thế thì có phải đang bảo những người đọc nên để phòng với lời giảng của vị sư này, lẻ nào vị này giảng cái gì cũng sai ???

Trí Từ trước đây trích dẫn đoạn clip của thầy Nhật Từ khi nói về địa ngục đã bị các vị chối từ. Rồi lẻ nào tất cả những gì sư này giảng đều sai nên không được phép đề cập ? Trí Từ chấp nhận vì rằng quy định của các vị. Vậy giờ đây Ban Điều Hành Thanh Trúc lên tiếng phản đối trực diện tăng nhân trên lẻ nào được phép ?

Thiết nghĩ đi quá xa chủ đề, xin ngưng lại được không ạ !!!

Thanh Trúc
02-20-2016, 05:29 PM
Theo Trí Từ thì có lẻ các vị nên ngưng được rồi, vì chủ đề từ Cực Lạc liên kết đến chủ đề Hiện Tại và nay Thanh Trúc muốn kéo qua phê phán một vị Tăng.

Thanh Trúc, với danh xưng Ban Điều Hành, lẻ nào lại không tiết chế như vậy. Tăng đoàn triệu người thì đúng sai, tốt xấu lẫn lộn. Với Thanh Trúc thì cho rằng vị sư trên không đúng ở định nghĩa Cực Lạc Hiện Tại và lên án như thế thì có phải đang bảo những người đọc nên để phòng với lời giảng của vị sư này, lẻ nào vị này giảng cái gì cũng sai ???

Trí Từ trước đây trích dẫn đoạn clip của thầy Nhật Từ khi nói về địa ngục đã bị các vị chối từ. Rồi lẻ nào tất cả những gì sư này giảng đều sai nên không được phép đề cập ? Trí Từ chấp nhận vì rằng quy định của các vị. Vậy giờ đây Ban Điều Hành Thanh Trúc lên tiếng phản đối trực diện tăng nhân trên lẻ nào được phép ?

Thiết nghĩ đi quá xa chủ đề, xin ngưng lại được không ạ !!!

Kính bác Trí Từ !

Con giả sử : bác vừa đi bộ qua một quảng đường vắng, bác thấy có một sợi dây điện thoại bị thòng xuống giăng ngang đường cách mặt đất khoảng 1 mét, rồi có một thanh niên cưỡi Honda đang phóng nhanh ở chiều ngược lại, bác có nên la lên cảnh báo cho anh ta hãy chạy chậm lại để qua chỗ nguy hiểm hay không ? Hay là bác "thây kệ", nói chi cho chúng ghét ?!

Những lời chúng con là trách nhiệm phải nói, phải cảnh báo "Địa ngục đang chờ thầy Nhất hạnh (nếu không kịp thời sám hối) vì đây là lỗi nặng nhất của những người con Phật, lỗi TĂNG THƯỢNG MẠN khi Thầy ban bố 40 định đề của Làng mai.

http://langmai.org/tang-kinh-cac/tai-lieu/nhung-dinh-de-giao-ly-lang-mai

Trong Kinh Phật có nói "Giả sử một người giết cả chúng sinh trong Tam thiên thế giới, thì tội nghiệp mà người ấy phải trả cũng không nặng bằng người mắc lỗi TĂNG THƯỢNG MẠN !"

Con xin hết lời !

minhđịnh
02-21-2016, 02:01 AM
Kính cám ơn bác minhđịnh đã thức khuya để phản biện !

Thưa bác, chúng con không hề "sống trên mây" để lấy kiến thức kinh điển làm kiến thức cá nhân. Nếu chúng con "sống trên mây" (tức là xem các pháp đều giả huyễn) thì chúng con đã không vào mạng để đả phá những sai lầm. Nếu chúng con gặp những người "sống trên mây" thì chúng con cũng khuyên họ hãy thực tế.

Ở đây, chúng con viết bài không phải phản đối bác Trí Từ và bác minhđịnh ráng sống hạnh phúc trọn vẹn trong hiện tại. vì đây là Nhân Thiên Thừa trong Phật pháp, sao ta lại phản đối chứ ?!

Mà chúng con muốn lật đổ cả một trường phái LẦM TƯỞNG RẰNG HIỆN TẠI LÀ NIẾT BÀN (mà nhân vật cộm cán là H.t Nhất Hạnh _ chúng con xin lỗi đã nêu đích danh vị này, vì nếu các bác đọc bài mà thấu hiểu cái dụng ý của chúng con thì chúng con đã không nêu ra) Khi thấy bác Trí Từ nói "Ở đây, lúc này là Cực lạc của tôi !" Rõ ràng câu này chịu ảnh hưởng của "Trường phái Nhất Hạnh" (xin phép tạm gọi như thế). Cũng có thể bác Trí Từ nói "Tui đâu có biết Nhất Hạnh là cái ông mô ?!", dù biết hay không biết cũng thế, chúng con chỉ nói cái ý chớ không nói riêng người.

Chúng con muốn nhấn mạnh lại rằng :

_ Khi chúng ta gọi Bây giờ và ở đây là Niết Bàn, là Cực Lạc ! là chúng ta đã tầm thường hóa đạo Phật.

Bác Trí Từ và bác minhđịnh không có lỗi gì, nhưng những vị dẫn chúng (như H.t Nhất Hạnh) thì không nên tầm thường hóa đạo Phật như thế; trước là bặt đường tiến của chính H.t, sau là ảnh hưởng nghiêm trọng đến hàng vạn tín đồ khiến cho mọi người LẦM TƯỞNG rằng CÁI SỐNG TẠM THỜI AN ỔN CỦA Ý THỨC MÊ LẦM LÀ CHÂN LÝ, LÀ ĐÍCH ĐẾN CỦA ĐẠO PHẬT.

Chúng con xin được tha thứ lỗi mạo phạm, vì lòng chúng con chỉ tha thiết muốn xóa những hiểu lầm trong Phật giáo.

Kính đáp !



Chào bạn Thanh Trúc,

Mấy năm nay tôi đã thành thói quen là sau giờ công phu thì hay vào những trang web Phật Giáo để tìm đọc các bài viết rồi.Mà chỉ những lúc khuya như thế này thì đầu óc mới thảnh thơi,dễ suy nghĩ.Cho nên cũng không tính là thức khuya ... hihih.

Qua bài viết của bạn thì tôi đã hiểu được những suy nghĩ của bạn.Những suy nghĩ,việc làm của bạn xuất phát từ động cơ tốt đẹp,đáng quí và dũng cảm nữa.

Tôi thì chỉ mới nghe nói về Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh thôi,tôi cũng chưa đọc và nghe Hòa Thượng giảng pháp mặc dù tôi có đọc qua báo chí về những công sức của Hòa Thượng trong việc hoằng pháp ở hải ngoại.Cho nên việc đánh giá và có ý kiến về những gì Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh đã nêu ra tôi xin hẹn lại dịp khác nếu có thể,sau khi tôi tìm hiểu rõ về những kiến giải của Hòa Thượng.

Nhân đây tôi chỉ xin tâm sự, nói lên những suy nghĩ của riêng mình về việc này.

Tôi trước đây cũng là một người hay thích tranh luận,thích được ngồi thảo luận về những gì mà tôi hiểu biết.Và tất nhiên đa phần trong đó thường là tôi hay khăng khăng bảo vệ quan điểm của mình,tranh luận cho đến tận cùng của vấn đề thì thôi.Nếu không thể nói cho người đối diện có thể hiểu và đồng ý với mình,tôi cảm thấy rất bức bối và khó chịu...Nhưng từ ngày biết đến Đạo Phật ( hay có lẽ do tuổi càng ngày càng lớn dần,càng ngày càng già đi chăng ? ...hihii) mà tôi hiểu ra được một vấn đề rằng : để thuyết phục được một người khác đồng ý hoàn toàn với mình là một điều rất khó khăn.Và cái quan trọng hơn là : liệu điều ta muốn nói cho họ có đúng không ? Đã trọn vẹn không ? Tự bản thân ta đã hiểu đầy đủ vấn đề chưa hay chỉ là do sự chủ quan của bản thân mà ta chỉ nhìn được một mặt của vấn đề ?

Sau khi biết được Phật Pháp thì tôi hiểu được rằng những suy nghĩ của ta sẽ là Vô Thường,luôn biến đổi,luôn thay đổi theo thời gian,theo sự tích lũy về kinh nghiệm,theo sự tích lũy về tri thức và cả sự tích lũy về nhận thức nữa.Bởi con người chúng ta do Vô minh sinh ra nên những suy nghĩ của chúng ta cũng vậy.Chúng luôn thiếu sót,luôn không trọn vẹn,luôn thay đổi ... tức là chúng không bất biến.Mà trong cuộc đời này thì những quan niệm,những ý thức hệ,những tư tưởng luôn biến đổi không ngừng.Có những điều hôm qua còn là đúng,là Chân lý thì hôm nay đã là sai,là không phù hợp nữa rồi.Mà những cái nào không phù hợp với thời đại sẽ dần bị đào thải,thay thế và biến mất theo thời gian.Cuộc sống là cả một quá trình chọn lọc tự nhiên thông qua những xung đột và mâu thuẫn bên trong nó.Có mâu thuẫn thì mới có phát triển mà.Và những cái gì có giá trị sẽ tồn tại,sẽ phát triển dù cho có bất cứ biến đổi nào đi chăng nữa.

Tôi còn nhớ có một vị Thiền sư từng nói rằng : "Khi tu ba mươi năm đầu thì thấy núi sông là núi sông,ba mươi năm sau thì thấy núi sông không phải là núi sông và ba mươi năm nữa thì thấy núi sông lại là núi sông".

Hồi đầu,khi mới đọc câu này,tôi nghĩ đây là vị Thiền sư kia ám chỉ về quá trình chứng ngộ của những người tu tập,là muốn nói về sự tinh tấn của Thiền sư trong quá trình tu tập.Nhưng gần đây,tôi mới hiểu ra một ẩn ý khác trong lời nói kia.Đó chính là : Hãy cứ tu tập đi,hãy thực hành trước đã.Đừng vội để ý đến sự "chứng ngộ" làm gì bởi chúng ta chưa đi đến đích.Sự "chứng ngộ" đó cũng chỉ là tạm thời mà thôi,nó chỉ là những bông hoa bên vệ đường,đừng vì chúng mà vội dừng lại...

Cho nên đến bây giờ tôi mới hiểu tại sao trong giáo lý Đạo Phật lại có điều răn rằng : đừng nên xét lỗi của người khác mà hãy xét lỗi chính bản thân mình trước.

Đến đây chắc là bạn đã hiểu ý tôi.Xin lỗi vì đã viết dài dòng bởi thật khó để diễn đạt thành ý của mình.Mong bạn thông cảm.

Thân.

Thiện Tâm
02-21-2016, 07:24 AM
Kính bác Trí Từ !

Con giả sử : bác vừa đi bộ qua một quảng đường vắng, bác thấy có một sợi dây điện thoại bị thòng xuống giăng ngang đường cách mặt đất khoảng 1 mét, rồi có một thanh niên cưỡi Honda đang phóng nhanh ở chiều ngược lại, bác có nên la lên cảnh báo cho anh ta hãy chạy chậm lại để qua chỗ nguy hiểm hay không ? Hay là bác "thây kệ", nói chi cho chúng ghét ?!

Những lời chúng con là trách nhiệm phải nói, phải cảnh báo "Địa ngục đang chờ thầy Nhất hạnh (nếu không kịp thời sám hối) vì đây là lỗi nặng nhất của những người con Phật, lỗi TĂNG THƯỢNG MẠN khi Thầy ban bố 40 định đề của Làng mai.

http://langmai.org/tang-kinh-cac/tai-lieu/nhung-dinh-de-giao-ly-lang-mai

Trong Kinh Phật có nói "Giả sử một người giết cả chúng sinh trong Tam thiên thế giới, thì tội nghiệp mà người ấy phải trả cũng không nặng bằng người mắc lỗi TĂNG THƯỢNG MẠN !"

Con xin hết lời !



Kính các chú các bác, các anh chị !
Kính chị Thanh Trúc !
Em đã theo đường dẫn của chị để đọc 40 định đề rồi; với trình độ của em, em không thấy những điểm sai trái. Mà nếu có thì cũng chỉ là phát biểu sai thôi, không lẻ ai phát biểu sai cũng là Tăng Thượng Mạn hay sao ? Em thật chưa hiểu điểm này, xin chị vui lòng giải thích thêm cho em và các bạn còn yếu như em được rõ.
Kính cám ơn chị !

Trí Từ
02-21-2016, 08:53 AM
Kính bác Trí Từ !

Con giả sử : bác vừa đi bộ qua một quảng đường vắng, bác thấy có một sợi dây điện thoại bị thòng xuống giăng ngang đường cách mặt đất khoảng 1 mét, rồi có một thanh niên cưỡi Honda đang phóng nhanh ở chiều ngược lại, bác có nên la lên cảnh báo cho anh ta hãy chạy chậm lại để qua chỗ nguy hiểm hay không ? Hay là bác "thây kệ", nói chi cho chúng ghét ?!

Những lời chúng con là trách nhiệm phải nói, phải cảnh báo "Địa ngục đang chờ thầy Nhất hạnh (nếu không kịp thời sám hối) vì đây là lỗi nặng nhất của những người con Phật, lỗi TĂNG THƯỢNG MẠN khi Thầy ban bố 40 định đề của Làng mai.

http://langmai.org/tang-kinh-cac/tai-lieu/nhung-dinh-de-giao-ly-lang-mai

Trong Kinh Phật có nói "Giả sử một người giết cả chúng sinh trong Tam thiên thế giới, thì tội nghiệp mà người ấy phải trả cũng không nặng bằng người mắc lỗi TĂNG THƯỢNG MẠN !"

Con xin hết lời !



- Ở đây Trí Từ chỉ muốn nói là việc tu tập sai của ai đó, ta thật muốn tốt với họ như Thanh Trúc đang tốt với Trí Từ đang ở mức độ khuyên can, rất là hay, Trí Từ xin nhận và trân trọng.
- Ở đây, Thanh Trúc nhắc nhở Trí Từ vì 2 ta đang giao tiếp cùng nhau. Ở đây sư Nhất Hạnh không giao tiếp với Thanh Trúc, Thanh Trúc lên tiếng phản ánh như vậy, thì Thanh Trúc có nghĩ như là câu chuỵên 3 người, 1 người vắng mặt, 2 người kia nói xấu sau lưng, làm cho người 3 kia không có cơ hội hồi đáp giải bày không ?
- Ở đây Thanh Trúc lên án sư Nhất Hạnh, thế thì còn bao nhiêu vị nữa sẽ được lên án, nêu thẳng tên ? "Cháu Bác Hồ", "Vua Tịnh Độ Trung Quốc"...
- Thiết nghĩ Thanh Trúc chỉ nên xoay quanh chủ đề chính, còn muốn nói sang ý khác thì mở chủ đề khác để cùng luận ắt hẳn sẽ hay hơn nhiều.

Cũng như với ví dụ trên, nếu muốn cải nhau Trí Từ đáp thế này: Thanh Trúc tin chắc người thanh niên kia không thấy nên không né được chăng ? Dây điện thoại thòng xuống 1 dây thì có đụng vào cũng chẳng sao, điện một chiều và với dòng điện ôm và am pe chỉ đủ thắp sáng le lói một bóng led.
Ở ví dụ này chỉ thấy dụng ý tốt muốn nhắc người, nhưng nên tiết chế và nhẹ nhàng hơn.

Tiếp cái nữa, như Thiện Tâm vừa trình bày, với 40 cái gì đó Thiện Tâm không thấy cái gọi là lỗi Tăng Thượng Mạn, Thanh Trúc thì thấy, thế thì lỗi này của sư sẽ do Thanh Trúc thấy nên có, Thiện Tâm không thấy nên không có chăng ?

Nếu dựa theo những gì Thanh Trục học hiểu và thấy ra như vậy thì nên đến gõ cửa chùa của sư rồi vào tiếp chuỵên, chỉ cho sư thấy cái lỗi Tăng Thượng Mạn ấy đi, chứ nói ở đây, thấy chỉ phiền lòng.

Mà hỏi câu này: Thanh Trúc xuất gia chưa ? Nếu rồi thì Trí Từ đã quá nhiều lời. Nếu chưa thì thật sự đáng lo vì rằng Phật Tử Tại Gia bây giờ rất thích moi móc Phật Tử Xuất Gia, trong khi họ không ở trong hoàn cảnh đó thì biết gì mà nói, hay toàn tự suy...
Thêm câu nữa: Sao Thanh Trúc lại dùng từ CHÚNG CON để nói nhỉ ? Bữa giờ toàn chỉ 1 nick Thanh Trúc kia mà...

Thanh Trúc tự ngẫm nghĩ vậy !

Hoàng Mai
02-21-2016, 09:49 AM
-
.....
Cũng như với ví dụ trên, nếu muốn cải nhau Trí Từ đáp thế này: Thanh Trúc tin chắc người thanh niên kia không thấy nên không né được chăng ? Dây điện thoại thòng xuống 1 dây thì có đụng vào cũng chẳng sao, điện một chiều và với dòng điện ôm và am pe chỉ đủ thắp sáng le lói một bóng led.
Ở ví dụ này chỉ thấy dụng ý tốt muốn nhắc người, nhưng nên tiết chế và nhẹ nhàng hơn.

Tiếp cái nữa, như Thiện Tâm vừa trình bày, với 40 cái gì đó Thiện Tâm không thấy cái gọi là lỗi Tăng Thượng Mạn, Thanh Trúc thì thấy, thế thì lỗi này của sư sẽ do Thanh Trúc thấy nên có, Thiện Tâm không thấy nên không có chăng ?

Nếu dựa theo những gì Thanh Trục học hiểu và thấy ra như vậy thì nên đến gõ cửa chùa của sư rồi vào tiếp chuỵên, chỉ cho sư thấy cái lỗi Tăng Thượng Mạn ấy đi, chứ nói ở đây, thấy chỉ phiền lòng.

Mà hỏi câu này: Thanh Trúc xuất gia chưa ? Nếu rồi thì Trí Từ đã quá nhiều lời. Nếu chưa thì thật sự đáng lo vì rằng Phật Tử Tại Gia bây giờ rất thích moi móc Phật Tử Xuất Gia, trong khi họ không ở trong hoàn cảnh đó thì biết gì mà nói, hay toàn tự suy...
Thêm câu nữa: Sao Thanh Trúc lại dùng từ CHÚNG CON để nói nhỉ ? Bữa giờ toàn chỉ 1 nick Thanh Trúc kia mà...

Thanh Trúc tự ngẫm nghĩ vậy !

Kính bác Trí Từ !

Xin cho Hoàng Mai được trả lời bài này. Không biết chỉ riêng bài này bác sơ suất, hay sơ suất là bản tính cố hữu của bác từ xưa đến giờ ?

1. Dây điện thoại thì chỉ có một sợi (có dính kèm một sợi cáp thép) rất khó đứt, chớ không phải như dây điện đôi bình thường (gồm một dây nóng và một dây nguội). Người thanh niên kia nếu không chạy chậm lại thì con bảo đảm là sẽ bị dây gạt rớt xuống đường, xe hư hỏng, người bị thương có thể vong mạng. Hậu quả sẽ rất nghiêm trọng do té ngả, chứ không phải vấn đề bị điện giật.

2. Từ "chúng con" mà chị Thanh Trúc dùng vì ở chủ đề này còn có con _ Hoàng Mai _ và còn có thể có thêm những đạo hữu vô danh khác cùng quan điểm với chị ấy.

Lại nữa, con đã từng tiếp xúc với những ni cô trẻ rất khiêm nhượng xưng hô "chúng con" với cả Phật tử, mặc dầu lúc đó chỉ có một mình cô ấy với con.

Kính góp ý !

Thanh Trúc
02-21-2016, 06:47 PM
Kính các chú các bác, các anh chị !
Kính chị Thanh Trúc !
Em đã theo đường dẫn của chị để đọc 40 định đề rồi; với trình độ của em, em không thấy những điểm sai trái. Mà nếu có thì cũng chỉ là phát biểu sai thôi, không lẻ ai phát biểu sai cũng là Tăng Thượng Mạn hay sao ? Em thật chưa hiểu điểm này, xin chị vui lòng giải thích thêm cho em và các bạn còn yếu như em được rõ.
Kính cám ơn chị !

Kính chị Thiện Tâm !

Em đã định ngưng, không triễn khai thêm vì phiền lắm, nhưng chị đã hỏi thì em xin tận lực, nói thiệt những ghi nhận, những suy tư của em :

*. Tăng Thượng Mạn là gì ?

增 上 慢; C: zēngshàngmàn; J: sōjōman;

1. Quá tự cao; cực kì kiêu ngạo, quá ngạo mạn (S: adhimāna); 2. Tuyên bố dối trá rằng mìmh đã chứng được chân lí tối hậu và có thần thông; 3. Tự cho rằng mình có đức hạnh lớn trong khi thực không có. Đây là loại thứ 5 trong Thất mạn (七 慢).
http://www.hoalinhthoai.com/buddhistdictionary/detail/char-2607/.html

Và đây là định nghĩa của H.t Nhất Hạnh :

Thứ năm là Tăng thượng mạn (Adhimana). Khi mình chưa đạt được sự chứng đắc mà mình tuyên bố rằng mình đã có sự chứng đắc, đó gọi là Tăng thượng mạn. Đây là một trong bốn giới lớn của người khất sĩ. Ví dụ chưa chứng được quả A La Hán mà nói tôi đã chứng quả A La Hán, thì đó là tăng thượng mạn.

http://www.thuvien-thichnhathanh.org/index.php/kinh-gi-ng/117-hnh-phuc-mng-va-thc/839-hpmvt-chng-03-5-phap-thoi-ngay-thang-9-nm-94?showall=&start=1

**. Vì sao Thanh Trúc nói là H.t N/H vướng vào Tăng Thượng Mạn ?

Tuy H.t không trực tiếp xưng rằng mình chứng quả gì, nhưng gián tiếp, ngầm xem mình cũng ngang hàng như bậc Đại Giác Ngộ khi định nghĩa về Niết bàn qua những định đề (do H.t sáng tác: những định đề số 3, 4, 5, 6)

3. Niết Bàn là sự vắng mặt của vô minh và phiền não mà không phải là sự vắng mặt của uẩn, xứ và giới.
4. Niết Bàn là Niết Bàn, không hữu dư y cũng không vô dư y.
5. Niết Bàn có thể được tiếp xúc trong giây phút hiện tại.
6. Niết Bàn không phải là một pháp mà là tự tánh của tất cả các pháp.

Mà sai lầm rõ nét nhất là câu số 5.

Theo kinh Phật, những vị A La Hán khi còn sinh tiền cũng chưa tiếp xúc được với Niết Bàn, chỉ sau khi nhập diệt _ bằng vào Diệt Thọ Tưởng định _ các Ngài tự cắt đứt mọi liên hệ với thế giới vô minh mê lầm mà thể nhập Niết Bàn. Ở đó không hề có uẩn, xứ, giới gì cả.

Khi cố tình phát ngôn khác với Kinh điển xưa là H.t đã tự cho rằng mình đã thực chứng Chân lý _ Niết Bàn. (cho nên biết rõ).

Không phải đâu ! Cái mà H.t hay chúng ta "được tiếp xúc trong giây phút hiện tại" chỉ là TRẠNG THÁI TĨNH LẶNG CỦA Ý THỨC PHÀM mà thôi (cho nên nó mới còn nguyên uẩn xứ giới).

Theo Kinh Phật, vị A La Hán hay Bích Chi Phật thể nhập được thì gọi là Hữu Dư Y Niết bàn. Vì sao ? Vì chỗ im ắng thường còn mà các Ngài thể nhập thì tách biệt với Thế Giới Vô Minh, cũng có nghĩa là còn Thế Giới Vô Minh ở vị thế đối lập. Đây là điều BẤT TOÀN nên gọi là Hữu Dư Y !

Những vị Phật khi nhập Niết Bàn thì gọi là Vô Dư Y Niết Bàn, tức là Niết Bàn trọn vẹn (không còn sót một chút phàm nào), Niết Bàn trọn vẹn thì không thấy CÓ HAI (Bất Nhị) Thế Giới Vô Minh riêng và Cảnh giới Giác Ngộ riêng. Lúc đó Chúng sanh Quốc cũng là Phật Quốc, đồng nghĩa là ĐÃ HOÀN THÀNH PHẬT QUỐC.

Kính đáp.

Thiện Tâm
02-21-2016, 09:25 PM
Em cám ơn lời giải thích ngắn gọn mà súc tích của chị Thanh Trúc. Nhưng em vẫn chưa hiểu, nếu thật sự H.t có nói sai thì hình như vẫn chưa có ai, vì phát biểu sai của H.t mà gây tạo tội ác tày trời cả, thế sao chị lại nói rằng tội này nặng hơn tội giết cả chúng sinh trong Tam Thiên Thế Giới ? Nguyên do vì đâu mà tội nói sai này lại quá nặng như thế ?

Kính !

Thanh Trúc
02-22-2016, 08:04 AM
Em cám ơn lời giải thích ngắn gọn mà súc tích của chị Thanh Trúc. Nhưng em vẫn chưa hiểu, nếu thật sự H.t có nói sai thì hình như vẫn chưa có ai, vì phát biểu sai của H.t mà gây tạo tội ác tày trời cả, thế sao chị lại nói rằng tội này nặng hơn tội giết cả chúng sinh trong Tam Thiên Thế Giới ? Nguyên do vì đâu mà tội nói sai này lại quá nặng như thế ?

Kính !



Kính chị Thiện Tâm !

Mục đích duy nhất của đạo Phật khi xuất hiện tại thế gian là muốn chỉ cho chúng sinh mê _ như chúng ta _ nhận ra và toàn chứng PHẬT TRI KIẾN (Chân Lý Tuyệt đối) _ Chư Phật vị nhất đại sự nhân duyên xuất hiện ư thế : KHAI THỊ cho chúng sinh NGỘ NHẬP PHẬT TRI KIẾN (Kinh Pháp Hoa).

Nhắc lại câu này là em muốn nhấn mạnh rằng CHÂN LÝ TUYỆT ĐỐI là điều quan trọng nhất mà đức Phật muốn cho chúng ta đạt đến (còn những Chân lý khác như Tứ Diệu Đế, Bát Thánh Đạo, Thập Nhị Nhân Duyên, .....v.....v....chỉ là phần "múa phụ họa" (trên sân khấu), là "hình nền" (của bức tranh).

Một người đi đường mà cứ mãi "hái hoa bắt bướm" thì sẽ không đến đích, một người đi đường mà thấy bóng cây râm mát vào nghỉ chân, nghe khỏe quá không chịu đi tiếp thì sẽ không đến đích.

Lại nữa, khởi hành mà không biết rõ đích đến thì sẽ bị lạc vào "Hóa thành", ví dụ :

Một người trai trẻ nghe nói "Tây Phương Phật Quốc" liền khăn gói nhắm hướng Tây mà đi, đi mãi đi mãi, băng đèo vượt suối.....Qua bao nhiêu gian khổ, một năm sau anh ta đến được một thành phố giăng giăng những đền đài tháp miếu:



http://i.telegraph.co.uk/multimedia/archive/02782/angkor4_2782111c.jpg


liền vào đó an trú và nghĩ rằng mình đã đến được "Tây Phương Phật Quốc". Không phải đâu ! Đây không phải quê hương của đức Phật, không phải Thánh Địa Phật Giáo, không phải Phật Quốc gì cả, mà chỉ là khu vực Angkor Wat của Cambodia. Nếu người thanh niên này cho rằng đây đã là "Bồ Đề Đạo Tràng" thì vĩnh viễn sẽ không bao giờ đến được Phật Tích linh thiêng.

Sự sai lầm này là do không biết rõ đích đến. Là Phật tử bình thường như chúng ta (gồm cả bác Trí Từ) không biết rõ đã đành, một vị lảnh đạo một trường phái riêng (như H.t Nhất Hạnh) mà còn lầm, an trú vào đó thì sẽ không bao giờ Ngộ, Nhập Phật Tri Kiến được. Đã thế lại còn định hướng sai cho hàng vạn tín đồ, Tội này nặng lắm !

Cái câu "Chưa chứng Thánh mà tự cho mình chứng Thánh (H.t còn cho mình ngang như Phật nữa cơ) thì tội nặng hơn giết cả chúng sinh trong Tam Thiên Thế Giới" là Phật nói, chứ không phải Thanh Trúc nói.

Phật tử chúng ta như những con ếch ở đáy giếng, kẻ Tăng Thượng Mạn là người đã tự lấp mất miệng giếng rồi, vĩnh viễn không ra khỏi giếng được. Vì thế nên nói là tội nặng.

Xin nhắc lại :

Cái mà H.t gọi là Niết bàn, thực chất chỉ là KHOẢNG LẶNG CỦA Ý THỨC mà thôi, chớ không phải là Niết Bàn chi cả.

(giống như gạo giả của TQ _ dẽo nhẹo như cao su _ không có chất dinh dưỡng, mà chỉ có hóa chất độc hại).

Kính !

Trí Từ
02-23-2016, 09:36 AM
Kính bác Trí Từ !

Xin cho Hoàng Mai được trả lời bài này. Không biết chỉ riêng bài này bác sơ suất, hay sơ suất là bản tính cố hữu của bác từ xưa đến giờ ?

1. Dây điện thoại thì chỉ có một sợi (có dính kèm một sợi cáp thép) rất khó đứt, chớ không phải như dây điện đôi bình thường (gồm một dây nóng và một dây nguội). Người thanh niên kia nếu không chạy chậm lại thì con bảo đảm là sẽ bị dây gạt rớt xuống đường, xe hư hỏng, người bị thương có thể vong mạng. Hậu quả sẽ rất nghiêm trọng do té ngả, chứ không phải vấn đề bị điện giật.

2. Từ "chúng con" mà chị Thanh Trúc dùng vì ở chủ đề này còn có con _ Hoàng Mai _ và còn có thể có thêm những đạo hữu vô danh khác cùng quan điểm với chị ấy.

Lại nữa, con đã từng tiếp xúc với những ni cô trẻ rất khiêm nhượng xưng hô "chúng con" với cả Phật tử, mặc dầu lúc đó chỉ có một mình cô ấy với con.

Kính góp ý !




- Như đã nói, muốn cải nhau về 1 sự việc không khó, như Hoàng Mai đáp trả, Trí Từ nói trên chỉ là ví dụ về một nhận định của Thanh Trúc cho nên đã là ví dụ trích dẫn thì không có gì đã nói thêm.

- Việc dùng từ Chúng Con, Trí Từ muốn biết thì lý do cũng đã nói. Nay Hoàng Mai nói thế thì Trí Từ đã rõ.

- Với việc dùng danh xưng khiêm cung như thế một cách đúng nghĩa thì Trí Từ rất kính phục. Nhưng Trí Từ xin nói thẳng để hiểu nhau hơn là cách dùng từ Con ở đây của 2 vị có lẻ chỉ là một từ để viết.

Nguyên Chiếu
02-23-2016, 01:01 PM
Nguyên Chiếu đây tuy kẻ hèn, học mọn nhưng: Tam quy vẫn chưa bao giờ phạm.

-Đã xưng hô CON thì đừng có từ Ái Chà Chà.............nghe như bề trên nói với kẻ dưới ( giả tạm quá )
-Là người Phật tử khi một ai đó sai thì mình đến tận nơi gặp mặt góp ý, đừng bao giờ nói lung tung. Hơn nữa trí tụê, đức hạnh mình cũng còn kém các Vị ấy nhiều lắm.

Thiệt là....???

duyngudocton
02-23-2016, 09:10 PM
[SIZE=4]Nguyên Chiếu đây tuy kẻ hèn, học mọn nhưng: Tam quy vẫn chưa bao giờ phạm.


Xin hỏi Nguyên Chiếu ! Bạn có biết Tam Quy là gì không ?

1. Quy Y Phật
Có nghĩa là theo về với Giác Ngộ, với sự Toàn Giác. Mà hình như bạn không hề muốn theo về với ánh sáng giác ngộ, bởi ánh sáng giác ngộ thì rất chói mắt, bạn chỉ thích theo về với Phật xi măng mà thôi.

2. Quy Y Pháp
Là theo những Giáo lý đưa ta đến Giác Ngộ, mà những Giáo lý này thì thường như "thuốc sát trùng" rất khó uống, xức ngoài da cũng rát, hình như bạn chỉ thích những giáo lý êm tai, "ngọt như đường cát, mát như đường phèn". Vậy mà cũng xưng quy Y Pháp.

3. Quy Y Tăng.
Là vâng nghe theo những vị vì muốn làm lợi ích cho ta mà truỳên đạt lại Chánh pháp Phật, mà bạn thì chỉ nghĩ rằng Tăng là những vị đầu tròn áo vuông, bất luận vị Tăng có truỳên đạt lại Phật pháp hay Ma pháp cũng được.

Hì .....hì.....Bạn nghĩ rằng ai nói sao cũng vâng vâng dạ dạ là không phạm Tam Quy sao ?


-Là người Phật tử khi một ai đó sai thì mình đến tận nơi gặp mặt góp ý, đừng bao giờ nói lung tung.

Thì Trí Từ và ...... đã được trực tiếp uốn nắn rồi đó ! Sao không cám ơn ?

Về người thuýêt giảng Phật pháp thì, xin mời các bạn đọc lại chuyện một con chồn (giả can) được những vị Trời bó Thiên Y lại thành một pháp tòa, cung kính thỉnh Pháp Sư "Chồn" đăng đàn thuýêt pháp. Đó mới là kỉnh Pháp trọng Tăng, chứ đâu phải đầu tròn áo vuông mới là Tăng :

Khi bấy giờ, Giả Can thấy các người Trời ân cần khuyến thỉnh và ưa muốn nghe pháp thì lòng vui mừng bội phần. Liền bảo Thiên đế rằng: "Ta nhớ nghĩ thuở xưa Ta từng thấy người đời, những người muốn nghe pháp, thì trước phải sửa sang một cái tòa cao, trang sức thanh tịnh, mới thỉnh Pháp sư lên ngồi thuyết Pháp. Vì sao? - Bởi Kinh Pháp là quý trọng, kỉnh đó thời được phước, chớ nên đem cái tâm khinh, mà bị tổn phước". Chư Thiên nghe rồi ai nấy nói rằng: "Xin vâng". Liền cởi áo Thiên bảo chồng lại thành một cái tòa cao, chỉ trong giây phút đã được trang sức tôn nghiêm thanh tịnh bậc nhất.
Khi đó, Giả Can lên tòa, bảo Thiên đế rằng: "Ta nay nói Pháp chính là vì hai sự nhân duyên rất lớn: .............

http://quangduc.com/p157a20474/4-phan-chanh-tong

Nguyên Chiếu
02-24-2016, 08:35 AM
Chào bạn duyngadocton,

Cám ơn bạn đã nhắc nhở NG chiếu về tam quy, về Tam Quy thì Ng chiếu nghĩ Phật tử tại gia cần biết như vậy:

1. Quy Y Phật: Quy y ông Phật trong Tâm của ta trước, sau đó quy y Phật (giác) sau.

2. Quy Y Pháp: Giáo Pháp của Đức Phật không rát, không đắng mà cũng chẳng ngọt và cũng chẳng bùi. Mà Phật dạy rằng :

-Chớ vội tin.
-Tin ta mà không hiểu ta tức là đang phỉ báng ta.

Bên cạnh đó cũng không nên Phỉ báng điều gì hết, đó là tội Vọng Ngữ.

3. Quy Y Tăng: Bất cứ ai chỉ cho ta từ chỗ sai mà sửa thành đúng thì là Thầy của ta. Hãy chiến thắng ông Thầy trong tâm trước khi tìm ông thầy đầu tròn, áo vuông.

Kính.

thubuon
02-24-2016, 09:54 AM
Chào bạn duyngadocton,

Cám ơn bạn đã nhắc nhở NG chiếu về tam quy, về Tam Quy thì Ng chiếu nghĩ Phật tử tại gia cần biết như vậy:

1. Quy Y Phật: Quy y ông Phật trong Tâm của ta trước, sau đó quy y Phật (giác) sau.

2. Quy Y Pháp: Giáo Pháp của Đức Phật không rát, không đắng mà cũng chẳng ngọt và cũng chẳng bùi. Mà Phật dạy rằng :

-Chớ vội tin.
-Tin ta mà không hiểu ta tức là đang phỉ báng ta.

Bên cạnh đó cũng không nên Phỉ báng điều gì hết, đó là tội Vọng Ngữ.

3. Quy Y Tăng: Bất cứ ai chỉ cho ta từ chỗ sai mà sửa thành đúng thì là Thầy của ta. Hãy chiến thắng ông Thầy trong tâm trước khi tìm ông thầy đầu trọc, áo vuông.

Kính.

Kính anh Nguyên Chiếu !
Theo định nghĩa Quy Y Pháp của anh thì rõ ràng anh đã Phỉ báng Phật giáo khi đăng tin Hoa Ưu Đàm nở :
http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php/282-Hoa-%C6%AFu-%C4%90%C3%A0m-xu%E1%BA%A5t-hi%E1%BB%87n-t%E1%BA%A1i-Vi%E1%BB%87t-Nam?p=5131

Còn chị Thanh Trúc thấy sai lầm nghiêm trọng của "trường phái Nhất Hạnh", chị ấy đã bỏ công phân tích chỉ rõ cái sai bằng "giấy trắng mực đen", tất cả chúng ta hoặc hiểu liền, hoặc chưa hiểu nổi thì bài ấy còn đó, năm nay chưa hiểu thì 5 hay 10 năm nữa đọc lại vẫn được. Đây là việc làm XÂY DỰNG CHÍNH PHÁP PHẬT rất đáng nên tán thán trân trọng, sao anh lại cho rằng là phỉ báng ?

Còn đề nghị của anh bảo đến mà nói thẳng với H.t điểm sai; thì quả là anh hãy còn "nai tơ" lắm. Hầu như không có vị Tỳ Kheo nào nhận sai trước mặt Phật tử, đó là chưa nói đến hàng Đại Đức Thượng Tọa, huống chi H.t là giáo lảnh một Tông Phái.

Lại nữa có 2 lý do trở ngại là :

1. Môn đệ của Thầy sẽ chặn kẻ "muốn chất vấn Sư Ông" ngay từ phòng Tri khách rằng : Sư Ông bận việc, mời thí chủ hôm khác hãy đến !

2. Sức khỏe của Sư Ông hiện nay như "chỉ mành treo chuông" (hình như đang thở Oxy ?) thì làm sao mà nói chuỵên Giáo lý được. Người không phận sự thì không vào được phòng cấp cứu, lại nữa ai mà đem chuyện giáo lý ra luận đúng sai với người đang "thở Oxy", có chăng là kẻ "hâm" !

Kính góp ý !

Nguyên Chiếu
02-24-2016, 10:43 AM
Xin chào đạo hữu Thubuon,



Theo định nghĩa Quy Y Pháp của anh thì rõ ràng anh đã Phỉ báng Phật giáo khi đăng tin Hoa Ưu Đàm nở :
http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php/282-Hoa-%C6%AFu-%C4%90%C3%A0m-xu%E1%BA%A5t-hi%E1%BB%87n-t%E1%BA%A1i-Vi%E1%BB%87t-Nam?p=5131

Với sự việc như vậy Ng Chiếu đã sám hối rồi, cám ơn đạo hữu đã thêm 1 lần nhắc nhở.



Còn chị Thanh Trúc thấy sai lầm nghiêm trọng của "trường phái Nhất Hạnh", chị ấy đã bỏ công phân tích chỉ rõ cái sai bằng "giấy trắng mực đen", tất cả chúng ta hoặc hiểu liền, hoặc chưa hiểu nổi thì bài ấy còn đó, năm nay chưa hiểu thì 5 hay 10 năm nữa đọc lại vẫn được. Đây là việc làm XÂY DỰNG CHÍNH PHÁP PHẬT rất đáng nên tán thán trân trọng, sao anh lại cho rằng là phỉ báng ?

Việc đúng hay sai ở đây chúng ta không nên lạm bàn, chúng ta chỉ là người Phật tử tại gia chưa đủ trí tuệ và đức hạnh để thấy được một việc sai của người, mà người đó là bậc trên của chúng ta. Hơn nữa việc đúng hay sai của Tăng thì có Tăng đoàn, Giáo Hội sẽ điều chỉnh.



Còn đề nghị của anh bảo đến mà nói thẳng với H.t điểm sai; thì quả là anh hãy còn "nai tơ" lắm. Hầu như không có vị Tỳ Kheo nào nhận sai trước mặt Phật tử, đó là chưa nói đến hàng Đại Đức Thượng Tọa, huống chi H.t là giáo lảnh một Tông Phái.

À đúng là Ng chiếu NAI TƠ thiệt đó, nhưng trong lòng Ng chiếu chẳng thấy hổ thẹn với chính mình, có lỗi với Đạo là được rồi. Cám ơn đạo hữu đã lưu tâm.

Thôi Ng chiếu xin dừng tại đây, chúc đạo hữu và mọi người vui trong chánh pháp từ bi và trí tuệ.

Kính.

Trí Từ
02-24-2016, 04:58 PM
Ở Chủ Đề này được Ban Điều Hành Thanh Trúc dẫn đi trực tiếp, gián tiếp tạo ra nhiều chủ đề khác, Trí Từ chỉ xin hỏi 1 câu đến các ĐIỀU HÀNH VIÊN CHÍNH THỨC (các nick khác không bao gồm nick Thanh Trúc):

" Phải chăng lên án đích danh một người, chỉ ra người đó sai cái gì đó theo quan điểm của mình, mà người này không được tham gia trả lời, nói lên ý mình thì tất cả điều này được cho phép thực hiện ở đây, phải vậy không ạ ? "

Nếu luật này được thông qua, vều sau Trí Từ có chạm đến, xin các vị công tâm nha.

"Cám ơn tiếng thét điên cuồng, Trí Từ đã sửa lại từ sai."

nguoidien
02-24-2016, 06:31 PM
Ở Chủ Đề này được Ban Điều Hành Thu Trúc dẫn đi trực tiếp, gián tiếp tạo ra nhiều chủ đề khác, Trí Từ chỉ xin hỏi 1 câu đến các ĐIỀU HÀNH VIÊN CHÍNH THỨC (các nick khác không bao gồm nick Thanh Trúc):

" Phải chăng lên án đích danh một người, chỉ ra người đó sai cái gì đó theo quan điểm của mình, mà người này không được tham gia trả lời, nói lên ý mình thì tất cả điều này được cho phép thực hiện ở đây, phải vậy không ạ ? "

Nếu luật này được thông qua, vều sau Trí Từ có chạm đến, xin các vị công tâm nha.

Bớ làng xóm ơi ! Ở đây có một người điên và một người "bị kiến lửa cắn" !

Hoàng Mai
02-24-2016, 07:04 PM
Ở Chủ Đề này được Ban Điều Hành Thanh Trúc dẫn đi trực tiếp, gián tiếp tạo ra nhiều chủ đề khác, Trí Từ chỉ xin hỏi 1 câu đến các ĐIỀU HÀNH VIÊN CHÍNH THỨC (các nick khác không bao gồm nick Thanh Trúc):

" Phải chăng lên án đích danh một người, chỉ ra người đó sai cái gì đó theo quan điểm của mình, mà người này không được tham gia trả lời, nói lên ý mình thì tất cả điều này được cho phép thực hiện ở đây, phải vậy không ạ ? "

Nếu luật này được thông qua, vều sau Trí Từ có chạm đến, xin các vị công tâm nha.

"Cám ơn tiếng thét điên cuồng, Trí Từ đã sửa lại từ sai."

Kính chú Trí Từ !

Sao chú không nhìn thấy tấm lòng của chị Thanh Trúc nhỉ?

Chúng ta tu Phật thì phải trân trọng những ai chỉ đúng cái sai của mình, nhờ vậy mình mới chợt tỉnh ra, mới tiến bộ lên được. Có người được trực tiếp nêu đích danh, nhưng cũng có nhiều người khác tuy vô danh nhưng cũng cùng bệnh, thì sẽ nhân lời cảnh tỉnh này mà giựt mình ngó lại. Tất cả là một tấm lòng son vì đạo pháp !

Còn những ai mang tâm hằn học thì trước nhất là tự làm khổ mình, thứ nữa là lửa sân hận che mờ trí sáng, cho nên "học học hoài mà chẳng thuộc".(hi hi...con đã thuộc câu này của bác minh định rùi).

"Thuốc đắng đả tật, lời thật mất lòng"

Kính !

homeless
02-24-2016, 07:23 PM
Việc đúng hay sai ở đây chúng ta không nên lạm bàn, chúng ta chỉ là người Phật tử tại gia chưa đủ trí tuệ và đức hạnh để thấy được một việc sai của người, mà người đó là bậc trên của chúng ta. Hơn nữa việc đúng hay sai của Tăng thì có Tăng đoàn, Giáo Hội sẽ điều chỉnh.




Chớ bảo tại gia không trí tuệ,
Khối người xuất thế vẫn u mê.
"Tăng sai đã có Tăng đoàn xử"
Hỏi xử làm sao với Thầy mình ?
"Tăng sai Giáo hội toan điều chỉnh"
Tăng ấy bên Tây, hỏi chỉnh gì ?

Trí Từ
02-25-2016, 09:09 AM
Kính chú Trí Từ !

Sao chú không nhìn thấy tấm lòng của chị Thanh Trúc nhỉ?

Chúng ta tu Phật thì phải trân trọng những ai chỉ đúng cái sai của mình, nhờ vậy mình mới chợt tỉnh ra, mới tiến bộ lên được. Có người được trực tiếp nêu đích danh, nhưng cũng có nhiều người khác tuy vô danh nhưng cũng cùng bệnh, thì sẽ nhân lời cảnh tỉnh này mà giựt mình ngó lại. Tất cả là một tấm lòng son vì đạo pháp !

Còn những ai mang tâm hằn học thì trước nhất là tự làm khổ mình, thứ nữa là lửa sân hận che mờ trí sáng, cho nên "học học hoài mà chẳng thuộc".(hi hi...con đã thuộc câu này của bác minh định rùi).

"Thuốc đắng đả tật, lời thật mất lòng"

Kính !

Một là Trí Từ hoặc những ai khác cho đến hiện nay không ai nhờ vả Thanh Trúc chỉ ra cái sai của bất kỳ ai chứ chưa nói đến đích danh một vị sư. Thanh Trúc tự ý chỉ ra cái si của vị xuất gia thì có phải muốn chứng tỏ cho mọi người thấy ta đây giỏi không ?

Trong tăng đoàn hiện nay có mấy trăm ngàn vị xuất gia, có bao nhiêu người đúng, bao nhiêu người sai ? Thanh Trúc sao không chỉ ra hết đi, đợi đến Chủ Đề Cực Lạc này thì tự ý nói ra luôn, gọi là Tăng Thượng Mạn của Thanh Trúc có quá đáng không ?

Trước đây Trí Từ nhớ có người cũng lên án sư Cháu bác Hồ, lúc ấy các vị Quản Lý đã làm gì, mà sao bây giờ chính Điều Hành Viên lập lại thì được cho phép, phải chăng ĐHV thì có quyền, thành viên thì không ? Khác nào DHV tự cho mình giỏi có thể bắt lấy cái sai của người khác ?

Hoàng Mai đã lên tiếng bênh vực, Trí Từ cũng xin hỏi thẳng: Thanh Trúc theo Trí Từ thấy chỉ là giỏi lý thuýêt, lời nói đậm mùi uất ức, bực bội, chẳng thể hiện ra ở góc độ khuyên can người khác một cách Từ Bi và Trí Tuệ, vậy với những lời khuyên đầy sự sân hận này sẽ có ai nghe lọt tai. Trước đây trôi từ diễn đàn khác qua đây, ắt hẳn các vị cũng biết đôi điều về Trí Từ cũng như các vị đã lên tiếng khuyên can Trí Từ dùng lời nhẹ nhàng trong giao tiếp mỗi khi Trí Từ "lên cơn".

Cái tốt của Thanh Trúc là gì thực sự Trí Từ không thấy, chỉ thấy cái mệt mỏi là rãnh rỗi đi lên án một bài viết ở 1 trang web khác, mà bài viết đó của ai, cứ cho là của sư N.H đi thì tại sao sư nói vậy, đều có lý do, ta ở đây lên án một người không có mặt, vậy ở đây đang giúp ai ? Giúp Trí Từ, giúp những người đang tham gia diễn đàn chăng ? Nhưng họ có cần không ? Họ có hỏi không ? Họ có nhờ Thanh Trúc lên án các bài viết của những ai khác không, ở đây đang nói sư N.H ?

Đưa ra lời Phật dạy, kết nối với các sự việc xã hội, đời sống quanh ta là điều thiết thực nhất, từ cái tốt ta có thể từ đó tiến lên, moi móc cái xấu thì có phải đồng nghĩa lan truỳên cái xấu hay không, như một cái xấu cứ được nhắc đi nhắc lại hoài thì thời gian đâu nói ra cái tốt cho mọi người học tập.

Hoàng Mai có một điều chắc chắn đã quên: Không có gì đúng, Không có gì sai, đúng sai tự thân người đó thấy được. Cho nên câu này của Hoàng Mai có lẻ phải xem xét sâu hơn: "Chúng ta tu Phật thì phải trân trọng những ai chỉ đúng cái sai của mình, nhờ vậy mình mới chợt tỉnh ra, mới tiến bộ lên được." Vì rằng như ở đây Thanh Trúc chưa phải là người đáng học tập đâu.

Một người đáng học tập nương tựa sẽ không có những lời lẻ moi móc người khác.

Trí Từ xin được nói thế, và các vị có thể thấy Trí Từ viết bài này cũng đang lên án Thanh Trúc, thì các vị thấy Trí Từ có đáng để học theo không ? Nếu có thì Trí Từ chỉ thấy sự nịnh nọt, ngốc nghếch, nếu không thì Trí Từ hoan nghênh vì rằng tự thân Trí Từ viết bài này cũng có phần uất ức, mệt mõi trong đây.

Trí Từ
02-25-2016, 09:13 AM
Chớ bảo tại gia không trí tuệ,
Khối người xuất thế vẫn u mê.
"Tăng sai đã có Tăng đoàn xử"
Hỏi xử làm sao với Thầy mình ?
"Tăng sai Giáo hội toan điều chỉnh"
Tăng ấy bên Tây, hỏi chỉnh gì ?



Nói không trí tuệ không chỉ một ai
Chỉ đến những ai tự cho mình giỏi
Tăng sai ai nói không thể xử được
Xử thế nào để giáo hội xét xuy.
Có thuộc giáo hội không mà lên tiếng
Tự nghĩ là không biết chắc vậy chưa.

Suy nghĩ rất là không thực tế cũng như không hiểu rõ sự tình thế gian. Kém !

Thanh Trúc
02-25-2016, 09:43 AM
Kính bác Trí Từ, bác minh định, anh Nguyên Chiếu và các vị trưởng bối !

Khi con phê phán chỉ cái sai (theo con nghĩ) của "trường phái" NIẾT BÀN LÀ ĐÂY là con tự cảnh giới con.

Các trưởng bối ơi ! H.t Nhất Hạnh sai 1, thì con sai đến cả ngàn, H.t Nhất Hạnh còn một chút phàm thì con còn vô số phàm. Do vì có vô số phàm cho nên con vẫn cố gắng cảnh giới mình, và lên án cái LẦM NHẬN MỘT VÀI KHOẢNG LẶNG CỦA Ý THỨC LÀ NIẾT BÀN bởi nó đã từng và hiện đang khu trú trong con. Con phê phán người là để nhắc nhở con.

Xin các bác hiểu cho, CÁI PHÀM TÍNH của con nó trùm hết những thói hư tật xấu của thiên hạ, bác Trí Từ giả sử có sai 10 phần thì con đã và đang sai cả triệu phần. Do vì sai quá nhiều, nó "ngập lên tới đầu" nên nó mới phát tiết ra một ít.

Con không dám nói sám hối (vì con sẽ còn tái phạm), nhưng con xin lỗi đã xúc phạm đến các vị Tiền Bối.

Kính !



NAM MÔ HOAN HỈ TẠNG BỒ TÁT

Thiện Tâm
02-26-2016, 10:20 AM
Kinh :

“Lại nữa, trong Tam Ma Đề các thiện nam tử đó chánh tâm đứng lặng vững chắc, Ma không còn cơ hội. Người ấy cứu xét cùng tột cội gốc sanh loại, xem thấy cái cội nguồn giản phác u ẩn thường máy động kia, lại sanh ra so tính rằng sau này là Có, thì người ấy sa vào năm luận Niết Bàn.

“Hoặc lấy Dục Giới làm cái chuyển y chánh thật, do xem thấy sáng suốt vẹn khắp mà sanh yêu mến vậy. Hoặc lấy Sơ Thiền làm cái chuyển y chánh thật, vì thấy tánh cõi này không có Lo Âu. Hoặc lấy Nhị Thiền, vì tánh nó không có Khổ. Hoặc lấy Tam Thiền, vì rất Vui Đẹp. Hoặc lấy Tứ Thiền, vì Khổ Vui đều hết, chẳng chịu luân hồi sanh diệt. Vậy là mê lầm cõi trời Hữu Lậu là tánh Vô Vi, cho rằng năm chỗ yên ẩn trên là nơi quả báo thù thẳng thanh tịnh. Xoay vần như vậy cùng tột có năm chỗ.

“Do suy tính chấp trước năm thứ Niết Bàn hiện có như vậy mà sa lạc vào ngoại đạo, mê lầm tánh Bồ Đề.

“Đây gọi là ngoại đạo Thứ Mười, lập ra những luận điên đảo : Trong năm Ấm có năm thứ Niết Bàn hiện có.

“Anan, mười thứ cuồng giải Thiền Na như vậy đều do Hành Ấm và tâm dụng công xen nhau, nên hiện ra những nhận thức đó. Chúng sanh mê dại, không biết tự lượng xét, gặp các cái đó hiện ra, lấy mê làm ngộ, tự cho là chứng Thánh, thành tội Đại Vọng Ngữ mà đọa ngục Vô Gián.

“Các ông quyết phải đem lời của Như Lai, sau khi Ta diệt độ rồi, truyền dạy cho đời Mạt Pháp, khắp giúp chúng sanh hiểu rõ nghĩa này, không để cho Tâm-Ma tự gây nên những tội lỗi sâu nặng, giữ gìn che chở cho chúng sanh tiêu diệt các tà kiến, dạy cho thân tâm họ khai mở giác ngộ Chân Nghĩa, không mắc vào các đường rẽ trong Đạo Vô Thượng. Chớ để họ được một ít đã cho là đủ, và nêu ra lời chỉ dạy thanh tịnh của vị Đại Giác.




http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php/73-Kinh-Th%E1%BB%A7-L%C4%83ng-Nghi%C3%AAm-T%C3%B4ng-Th%C3%B4ng?p=8085#post8085


.

Nguyên Chiếu
02-26-2016, 12:56 PM
Kinh Tăng Chi Bộ:


Nguyên Chiếu:

XXII. Phẩm Mắng Nhiếc
(I) (211) Mắng Nhiếc

1. - Tỷ-kheo nào, này các Tỷ-kheo, mắng nhiếc, mạ lỵ, các vị tu Phạm hạnh, phỉ báng bậc Thánh, vị ấy được chờ đợi năm sự nguy hại. Thế nào là năm?

2. Phạm tội bị tẩn xuất, chặt đứt con đường hướng thượng; hay phạm một tội nhiễm; hay cảm xúc bệnh hoạn trầm trọng; khi mạng chung tâm bị mê loạn; sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.
Tỷ-kheo nào, này các Tỷ-kheo, mắng nhiếc, mạ lỵ, các vị tu Phạm hạnh, phỉ báng bậc Thánh, vị ấy được chờ đợi năm sự nguy hại này.




http://www.phatgiaonguyenthuy.com/news-575/Tang-Chi-Bo-Kinh.html,18

minhđịnh
02-26-2016, 10:14 PM
Kính bác Trí Từ, bác minh định, anh Nguyên Chiếu và các vị trưởng bối !

Khi con phê phán chỉ cái sai (theo con nghĩ) của "trường phái" NIẾT BÀN LÀ ĐÂY là con tự cảnh giới con.

Các trưởng bối ơi ! H.t Nhất Hạnh sai 1, thì con sai đến cả ngàn, H.t Nhất Hạnh còn một chút phàm thì con còn vô số phàm. Do vì có vô số phàm cho nên con vẫn cố gắng cảnh giới mình, và lên án cái LẦM NHẬN MỘT VÀI KHOẢNG LẶNG CỦA Ý THỨC LÀ NIẾT BÀN bởi nó đã từng và hiện đang khu trú trong con. Con phê phán người là để nhắc nhở con.

Xin các bác hiểu cho, CÁI PHÀM TÍNH của con nó trùm hết những thói hư tật xấu của thiên hạ, bác Trí Từ giả sử có sai 10 phần thì con đã và đang sai cả triệu phần. Do vì sai quá nhiều, nó "ngập lên tới đầu" nên nó mới phát tiết ra một ít.

Con không dám nói sám hối (vì con sẽ còn tái phạm), nhưng con xin lỗi đã xúc phạm đến các vị Tiền Bối.

Kính !



NAM MÔ HOAN HỈ TẠNG BỒ TÁT




Chào bạn Thanh Trúc,

Trước tiên tôi xin nói ngay với bạn luôn rằng bạn chẳng phải xin lỗi với ai cả.Bạn không có lỗi gì để mà phải xin lỗi.

Như tôi có nói lần trước,rất khó để thuýêt phục người khác hoàn toàn đồng ý với ý kiến của mình,bởi mỗi chúng ta sẽ đứng trên quan điểm của bản thân để nhìn nhận vấn đề nên khó mà luận đúng sai.Bạn cũng đúng,mà bạn Trí Từ hay bạn Nguyên Chiếu cũng đúng.Mỗi người đều đúng trong góc nhìn,trong sự chủ quan của mình để mà đưa ra các lý lẽ bảo vệ quan điểm của mình.

Cho nên,theo suy nghĩ của tôi,bạn cứ làm như đúng những gì mà bạn cảm thấy là đúng,miễn là bạn làm điều đó với một động cơ tốt đẹp và với một suy nghĩ trong sáng...Rồi theo thời gian,theo sự tinh tấn trong quá trình tu học,tự bản thân bạn sẽ thay đổi,sẽ nhận ra đâu là đúng,đâu là sai.Chỉ có tự bản thân ta nhận thức ra được điều đó thì mới có thể thay đổi mà thôi,không ai có thể làm thay ta được.

Thân.