PDA

Xem phiên bản đầy đủ : Tứ Diệu Đế.



choconxauxi
05-30-2015, 04:13 PM
Giáo lý này giúp người tu hành từ từ tiến từng bước trên đường học đạo và tuy không đưa thẳng người tu hành đến quả vị Phật ngay, nhưng nếu tu hành một cách tinh tấn và quyết tâm cao, có thể đưa hành giả đến quả vị A La Hán, rồi từ quả vị A La Hán, hành giả tiến thêm lên một bước với các pháp môn khác cùa giáo lý Đại thừa sẽ tiến lên đến quả vị Phật.

Một điểm đáng chú ý nữa là với giáo lý Tứ Diệu Đế, đây là một pháp môn phổ thông, phù hợp với mọi căn cơ, mọi trình độ của chúng sinh, chứ không như một số pháp môn khác cần phải có trình độ học thức cao mới theo được. Vì vậy, ngày nay Tứ Diệu Đế là giáo lý được coi trọng phổ biến nhiều nhất trên thế giới. Các Phật tử Âu Mỹ hầu hết đều tu theo pháp môn này và những cuốn sách nghiên cứu về đạo Phật, của những nhà Phật học tây phương đều nói nhiều nhất về Tứ Diệu Ðế.

1.- Khổ đế:

Khổ đế là sự thật rõ ràng, là chân lý chắc chắn cho thấy tất cả nỗi khổ đau của mọi chúng sinh trên trần thế này đều phải gánh chịu, như sinh sống là có khổ, đau ốm là khổ, già nua là khổ, chết là khổ v.v…Những nỗi khổ ấy tràn ngập trên thế gian, trong cuộc sống của con người, của chúng sinh, làm cho chúng sinh chìm ngập trong nỗi khổ mênh mông như biển cả. Vì vậy đức Phật thường ví cuộc đời là một biển khổ mênh mông.

2. Tập đế:

Tập đế là chân lý chỉ rõ nguyên nhân nguồn gốc của thực trạng đau khổ ở trần gian. Tập có nghĩa là nhóm lại, gộp lại. Vì vậy tập đế còn có nghĩa là tập hợp những lý do vì đâu có những nỗi khổ ấy? Con người và chúng sinh nói chung thấy khổ, biết khổ trong cuộc sống của mình, nhưng thực ra không biết được nguyên nhân sâu xa gây ra nỗi khổ của mình. Đức Phật đã chỉ rõ: do vô minh che lấp nên người đời không nhận ra thực tướng của vạn vật mà cứ tham đắm chạy theo cái hư ảo nên tạo ra nghiệp. Đó là nguyên nhân của đau khổ.

3. Diệt đế:

Diệt đế là chân lý thực sự nói về về cảnh giới tốt đẹp mà chúng sinh đạt được khi đã diệt trừ những nỗi khổ cùng những nguyên nhân gây ra đau khổ và được giải thoát. Đó là sự chấm dứt khổ đau. Diệt tức là tịch diệt, nghĩa là không còn khổ lụy sinh tử luân hồi nữa. Khi đó liền chứng đắc được cảnh giới Niết bàn (Hữu dư Niết bàn). Khi xả bỏ huyễn thân, thân tứ đại không còn (chết, tịch, tịch diệt nay nhập Niết bàn), khi đó gọi là Vô dư Niết bàn. Diệt đế còn được gọi là Niết bàn.

4. Đạo đế:

Đạo đế là con đường, là phương pháp hữu hiệu để diệt trừ đau khổ. Đó là chân lý.

PHAM ĐÌNH NHÂN
Pháp danh Chánh Tuệ Định

http://phatgiao.org.vn/tham-luan-sach/201406/Tu-dieu-de-bai-hoc-dau-tien-P-1-14897/

choconxauxi
05-30-2015, 04:27 PM
http://phatgiao.org.vn/Images/Contents/anhminh/20140627/image024.jpg

hoangtri
06-01-2015, 05:57 AM
Diệt tức là tịch diệt, nghĩa là không còn khổ lụy sinh tử luân hồi nữa. Khi đó liền chứng đắc được cảnh giới Niết bàn (Hữu dư Niết bàn). Khi xả bỏ huyễn thân, thân tứ đại không còn (chết, tịch, tịch diệt nay nhập Niết bàn), khi đó gọi là Vô dư Niết bàn. Diệt đế còn được gọi là Niết bàn.

4. Đạo đế:

Đạo đế là con đường, là phương pháp hữu hiệu để diệt trừ đau khổ. Đó là chân lý.

PHAM ĐÌNH NHÂN
Pháp danh Chánh Tuệ Định



Kính anh choconxauxi ! Kính tác giả ! Kính quý bạn !

Hoàng Trí tán thán tác giả có thu hoạch, nhưng xin góp ý, ở đoạn này (theo Trí) t/g đã hiểu sai :

Cảnh giới Niết Bàn của bậc A La Hán _ Hữu Dư Y Niết Bàn :

Hành giả tu Phật khi nhận ra A Lại Da Tâm vốn bất sanh bất diệt, liền tự biết mình không có SANH TỬ LUÂN HỒI, khi tự biết như vầy, hành giả vẫn còn lơ mơ lắm, không biết "cái mà mình thân chứng" ấy có thực có giá trị gì không ?! Nếu bậc Đại Giác Ngộ không chứng minh, thì h/g cũng không biết rằng mình đã chứng Nhập Lưu (Tu Đà Hoàn) hay Nhất Vãng Lai (Tư Đà Hàm) chi cả.

Chỉ khi định lực đủ, công hạnh tròn xong, thì hành giả mới tự tin "Mình đã thực sự Thoát Sinh Tử Luân Hồi", lúc bấy giờ h/g tạm sống với cái xác thân tứ đại thêm một thời gian nữa _ có thể gọi là DƯ SINH _ CÁI SỐNG THỪA _ Khi duyên trần đã mãn, các Ngài nhập Diệt Tận Định mà bỏ xác. Bỏ xác rồi, cái A Lại Da Tâm TỰ SỐNG TỰ BIẾT không hệ thuộc gì nữa cả, không cần biết gì về "giấc mơ đã tàn" nữa; trạng thái đó gọi là NHẬP NIẾT BÀN (Hữu Dư Y Niết Bàn) Tuy gọi là "nhập" nhưng không có CÁI NGÃ thì cái gì nhập cái gì ? Từ "nhập" chỉ là gượng dùng, chứ lúc đó vị A La Hán là Niết Bàn, không hề có người riêng cảnh riêng. Cái này gọi là Hữu Dư Y Niết Bàn !

Chớ không phải cuộc sống hiện tại của vị A La hán tại trần gian là Hữu Dư Y Niết Bàn, cái cõi sau khi tịch diệt là Vô Dư Y Niết Bàn.

Vô Dư Y Niết Bàn là chuyện "ngoài vùng phủ sóng" của chủ đề này !

Kính góp ý !