PDA

Xem phiên bản đầy đủ : Kinh Duy Ma Cật chữ Hán + Hán Việt + Việt dịch



Trang : 1 [2]

Thanh Trúc
02-01-2018, 07:50 AM
Kinh Duy Ma Cật
76
__________________________________________________ _____________________________________



Nhập Bất Nhị Pháp Môn Phẩm

Đệ cửu


Nhĩ thời, Duy-ma-cật vị chúng Bồ Tát ngôn: Chư nhân giả! Vân hà Bồ Tát nhập Bất nhị pháp môn? Các tùy sở nhạo thuyết chi.

Hội trung hữu Bồ Tát, danh Pháp Tự Tại, thuyết ngôn: Chư nhân giả! Sinh, diệt vi nhị. Pháp bổn bất sinh, kim tắc vô diệt. Đắc thử Vô sinh pháp nhẫn, thị vi nhập Bất nhị pháp môn.

Đức Thủ Bồ Tát viết: Ngã, ngã sở vi nhị. Nhân hữu ngã cố, tiện hữu ngã sở. Nhược vô hữu ngã, tắc vô ngã sở. Thị vi nhập Bất nhị pháp môn.

Bất Huyễn Bồ Tát viết: Thọ, bất thọ vi nhị. Nhược pháp bất thọ, tắc bất khả đắc. Dĩ bất khả đắc, cố vô thủ, vô xả, vô tác, vô hành. Thị vi nhập Bất nhị pháp môn.

Đức Đỉnh Bồ Tát viết: Cấu, tịnh vi nhị. Kiến cấu thật tánh, tắc vô tịnh tướng, thuận ư diệt tướng. Thị vi nhập Bất nhị pháp môn.

Thiện Tú Bồ Tát viết: Thị động, thị niệm vi nhị. Bất động tắc vô niệm. Vô niệm tức vô phân biệt. Thông đạt thử giả, thị vi nhập Bất nhị pháp môn.

Thanh Trúc
02-01-2018, 07:53 AM
Kinh Duy Ma Cật
76
__________________________________________________ _____________________________________



IX PHẨM VÀO “PHÁP MÔN KHÔNG HAI” (1)



Bấy giờ ông Duy Ma Cật bảo các vị Bồ Tát rằng :
- Các Nhân giả ! Thế nào là Bồ Tát vào “pháp môn không hai” ? Cứ theo chỗ thích của mình mà nói.

Trong Pháp hội có Bồ Tát tên là Pháp Tự Tại nói :
- Các Nhân giả ! “Sanh”, “diệt” là hai. Pháp vốn không sanh, cũng không diệt, đặng vô sanh pháp nhẫn, đó là vào “pháp môn không hai”.

Bồ Tát Đức Thủ nói :
- “Ngã”, “ngã sở” là hai. Nhân có ngã mới có ngã sở, nếu không có ngã thời không có ngã sở đó là vào pháp môn không hai.

Bồ Tát Bất Thuấn nói :
- “Thọ”, “không thọ”(2) là hai. Nếu các pháp không thọ thời không có “được”, vì không có “được”, nên không thủ xả, không gây không làm đó là vào pháp môn không hai.

Bồ Tát Đức Đảnh nói :
- “Nhơ”, “sạch” là hai. Thấy được tánh chơn thật của nhơ, thời không có tướng sạch, thuận theo tướng diệt, đó là vào pháp môn không hai.

Bồ Tát Thiện Túc nói :
- “Động”, “niệm” là hai. Không động thời không niệm, không niệm thời không phân biệt; thông suốt lý ấy là vào pháp môn không hai.

Thanh Trúc
02-02-2018, 08:36 AM
Kinh Duy Ma Cật
77
__________________________________________________ _____________________________________




IX. NHẬP BẤT NHỊ PHÁP MÔN Phẩm.




https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/27332339_152151468838695_5086930188406524125_n.jpg ?_nc_cat=108&_nc_oc=AQltKnb_OhhoqU5ETxuLHIJptLvNCZ1oia0i0vxMuav bBFAVYaayp_5TEQpw810-5eA&_nc_ht=scontent-hkg3-1.xx&oh=eba30149be9084b0b14f6155949498f8&oe=5CED4DDD

Thanh Trúc
02-02-2018, 08:40 AM
Kinh Duy Ma Cật
77
__________________________________________________ _____________________________________


Thiện Nhãn Bồ Tát viết: Nhất tướng, vô tướng vi nhị. Nhược tri nhất tướng tức thị vô tướng, diệc bất thủ vô tướng, nhập ư bình đẳng. Thị vi nhập Bất nhị pháp môn.

Diệu Tý Bồ Tát viết: Bồ Tát tâm, Thanh văn tâm vi nhị. Quán tâm tướng không, như ảo hóa giả, vô Bồ Tát tâm, vô Thanh văn tâm. Thị vi nhập Bất nhị pháp môn.

Phất Sa Bồ Tát viết: Thiện, bất thiện vi nhị. Nhược bất khởi thiện, bất thiện, nhập vô tướng tế nhi thông đạt giả, thị vi nhập Bất nhị pháp môn.

Sư Tử Bồ Tát viết: Tội, phước vi nhị. Nhược đạt tội tánh, tắc dữ phước vô dị. Dĩ kim cang huệ, quyết liễu thử tướng, vô phược, vô giải giả, thị vi nhập Bất nhị pháp môn.

Sư Tử Ý Bồ Tát viết: Hữu lậu, vô lậu vi nhị. Nhược đắc chư pháp đẳng, tắc bất khởi lậu, bất lậu tưởng, bất trước ư tướng, diệc bất trụ vô tướng. Thị vi nhập Bất nhị pháp môn.

Tịnh Giải Bồ Tát viết: Hữu vi, vô vi vi nhị. Nhược ly nhất thiết sổ, tắc tâm như hư không. Dĩ thanh tịnh huệ, vô sở ngại giả. Thị vi nhập Bất nhị pháp môn.

Na-la-diên Bồ Tát viết: Thế gian, xuất thế gian vi nhị. Thế gian tánh không, tức thị xuất thế gian. Ư kỳ trung, bất nhập, bất xuất, bất dật, bất tán. Thị vi nhập Bất nhị pháp môn.

Thanh Trúc
02-02-2018, 08:46 AM
Kinh Duy Ma Cật
77
__________________________________________________ _____________________________________


Bồ Tát Thiện Nhãn nói :
- “Một tướng”, “Không tướng”(3) là hai. Nếu biết một tướng tức là không tướng, cũng không chấp không tướng mà vào bình đẳng, đó là vào pháp môn không hai.

Bồ Tát Diệu Tý nói :
- Tâm Bồ Tát, tâm Thanh Văn là hai. Quán tướng của tâm vốn không, như huyễn như hóa, thời không có tâm Bồ Tát, không có tâm Thanh Văn, đó là vào pháp môn không hai.

Bồ Tát Phất Sa nói :
- “Thiện”, “bất thiện” là hai. Nếu không khởi thiện và bất thiện, vào gốc không tướng mà thông suốt được, đó là vào pháp môn không hai.

Bồ Tát Sư Tử nói :
- “Tội”, “phước” là hai. Nếu thông đạt được tánh của tội, thì tội cùng phước không khác, dùng tuệ kim cang quyết liễu tướng ấy, không buộc không mở, đó là vào pháp môn không hai.

Bồ Tát Sư Tử Ý nói :
-“Hữu lậu”, “vô lậu” là hai. Nếu chứng được các pháp bình đẳng thời không có tướng hữu lậu và vô lậu, không chấp có tướng cũng không chấp vô tướng, đó là vào phảp môn không hai.

Bồ Tát Tịnh Giải nói :
- “Hữu vi”, “vô vi” là hai. Nếu lìa tất cả số thời tâm như hư không, dùng tuệ thanh tịnh không có chướng ngại, đó là vào pháp môn không hai.

Bồ Tát Na La Diên nói :
- “Thế gian”, “xuất thế gian” là hai. Tánh thế gian không tức là xuất thế gian, trong đó không vào không ra, không đầy không vơi, đó là vào pháp môn không hai.

Thanh Trúc
02-03-2018, 09:41 AM
Kinh Duy Ma Cật
78
__________________________________________________ _____________________________________




IX. NHẬP BẤT NHỊ PHÁP MÔN Phẩm.



https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/27073057_152151655505343_3288022642048408672_n.jpg ?_nc_cat=110&_nc_oc=AQn5aXDFcnjGaNsUXtNTjDTklAJrrys7WcVpFUf35H5 HLZ_5_d8fRlqDSFDHitAO-6M&_nc_ht=scontent-hkg3-1.xx&oh=a7a761f3a4c095a364c0fecb34699988&oe=5CF41E92

Thanh Trúc
02-03-2018, 09:46 AM
Kinh Duy Ma Cật
78
__________________________________________________ _____________________________________


Thiện Ý Bồ Tát viết: Sinh tử, Niết-bàn vi nhị. Nhược kiến sinh tử tánh, tắc vô sinh tử. Vô phược, vô giải, bất sinh, bất diệt. Như thị giải giả, thị vi nhập Bất nhị pháp môn.

Hiện Kiến Bồ Tát viết: Tận, bất tận vi nhị. Pháp nhược cứu cánh, tận nhược bất tận, giai thị vô tận tướng. Vô tận tướng tức thị không. Không tắc vô hữu tận, bất tận tướng. Như thị nhập giả, thị vi nhập Bất nhị pháp môn.

Phổ Thủ Bồ Tát viết: Ngã, vô ngã vi nhị. Ngã thượng bất khả đắc, phi ngã hà khả đắc? Kiến ngã thật tánh giả, bất phục khởi nhị. Thị vi nhập Bất nhị pháp môn.

Điện Thiên Bồ Tát viết: Minh, vô minh vi nhị. Vô minh thật tánh tức thị minh. Minh diệc bất khả thủ, ly nhất thiết sổ, ư kỳ trung bình đẳng vô nhị giả. Thị vi nhập Bất nhị pháp môn.

Hỷ Kiến Bồ Tát viết: Sắc, không vi nhị. Sắc tức thị không. Phi sắc diệc không. Sắc tánh tự không. Như thị thọ, tưởng, hành, thức. Thức, không vi nhị. Thức tức thị không. Phi thức diệc không. Thức tánh tự không. Ư kỳ trung nhi thông đạt giả, thị vi nhập Bất nhị pháp môn.

Minh Tướng Bồ Tát viết: Tứ chủng dị, không chủng dị, vi nhị. Tứ chủng tánh tức thị không chủng tánh. Như tiền tế hậu tế không, cố trung tế diệc không. Nhược năng như thị tri chư chủng tánh giả, thị vi nhập Bất nhị pháp môn.

Thanh Trúc
02-03-2018, 09:48 AM
Kinh Duy Ma Cật
78
__________________________________________________ _____________________________________

Bồ Tát Thiện ý nói :
- “Sanh tử”, “Niết bàn” là hai. Nếu thấy được tánh sanh tử thời không có sanh tử, không buộc không mở, không sinh không diệt, hiểu như thế đó là vào pháp môn không hai.

Bồ Tát Hiện Kiến nói :
- “Tận”, “không tận” là hai. Pháp đến chỗ rốt ráo thời tận hoặc không tận đều là tướng “vô tận”. Tướng “vô tận” tức là không, không thời không có tướng tận và không tận, được như thế đó là vào pháp môn không hai.

Bồ Tát Phổ Thủ nói :
- “Ngã”, “vô ngã” là hai. “Ngã” còn không có, thời “phi ngã” đâu có được. Thấy được thật tánh của ngã không còn có hai tướng, đó là vào pháp môn không hai.

Bồ Tát Điển Thiên nói :
- “Minh”, “vô minh” là hai. Thật tánh vô minh tức là minh, minh cũng không thể nhận lấy, lìa tất cả số, ở đó bình đẳng không hai, đó là vào pháp môn không hai.

Bồ Tát Hỷ Kiến nói :
- “Sắc”, “Không” là hai. Sắc tức là không, chẳng phải sắc diệt rồi mới không, tánh sắc tự không ; thọ, tưởng, hành, thức cũng thế. Thức và không là hai. Thức tức là không, chẳng phải thức diệt rồi mới không, tánh thức tự không. Thông hiểu lý đó là vào pháp môn không hai.

Bồ Tát Minh Tướng nói :
- “Tứ đại” khác (4) “không đại” khác là hai. Tánh tứ đại tức là tánh không đại, như lớp trước lớp sau không, thời lớp giữa cũng không. Nếu biết được thật tánh các đại thời đó là vào pháp môn không hai.

Thanh Trúc
02-04-2018, 08:19 AM
Kinh Duy Ma Cật
79
__________________________________________________ _____________________________________




IX. NHẬP BẤT NHỊ PHÁP MÔN Phẩm.




https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/27073388_152151745505334_3506011930115901422_n.jpg ?_nc_cat=103&_nc_oc=AQkr51kUlFH7K-proe2O4m2Qsr4mtvF0iEO0C2QiMkbM8fP6qQOBEkJSri2BF7Cr ZAU&_nc_ht=scontent-hkg3-1.xx&oh=a0e74b9324a49842c337c597ab5aa8e3&oe=5CFE9FE3

Thanh Trúc
02-04-2018, 08:21 AM
Kinh Duy Ma Cật
79
__________________________________________________ _____________________________________


Diệu Ý Bồ Tát viết: Nhãn, sắc vi nhị. Nhược tri nhãn tánh ư sắc, bất tham, bất nhuế, bất si, thị danh tịch diệt. Như thị nhĩ, thanh; tỷ, hương; thiệt, vị; thân, xúc; ý, pháp; vi nhị. Nhược tri ý tánh ư pháp, bất tham, bất nhuế, bất si, thị danh tịch diệt. An trụ kỳ trung, thị vi nhập Bất nhị pháp môn.

Vô Tận Ý Bồ Tát viết: Bố thí, hồi hướng nhất thiết trí vi nhị. Bố thí tánh tức thị hồi hướng nhất thiết trí tánh. Như thị trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí huệ, hồi hướng nhất thiết trí vi nhị. Trí huệ tánh, tức thị hồi hướng nhất thiết trí tánh. Ư kỳ trung nhập nhất tướng giả, thị vi nhập Bất nhị pháp môn.

Thâm Huệ Bồ Tát viết: Thị không, thị vô tướng, thị vô tác vi nhị. Không tức vô tướng. Vô tướng tức vô tác. Nhược không vô tướng, vô tác, tắc vô tâm, ý, thức. Ư nhất giải thoát môn tức thị tam giải thoát môn giả. Thị vi nhập Bất nhị pháp môn.

Tịch Căn Bồ Tát viết: Phật, Pháp, Chúng vi nhị. Phật tức thị Pháp. Pháp tức thị Chúng. Thị Tam bảo giai vô vi tướng, dữ hư không đẳng. Nhất thiết pháp diệc nhĩ. Năng tùy thử hành giả, thị vi nhập Bất nhị pháp môn.

Tâm Vô Ngại Bồ Tát viết: Thân, thân diệt vi nhị. Thân tức thị thân diệt. Sở dĩ giả hà? Kiến thân thật tướng giả, bất khởi kiến thân cập kiến diệt thân. Thân dữ diệt thân, vô nhị, vô phân biệt. Ư kỳ trung, bất kinh, bất cụ giả, thị vi nhập Bất nhị pháp môn.

Thanh Trúc
02-04-2018, 08:47 AM
Kinh Duy Ma Cật
79
__________________________________________________ _____________________________________

Bồ Tát Diệu Ý nói :
- “Con mắt”, “sắc trần” là hai. Nếu biết được tánh của mắt thời đối với sắc không tham, không sân, không si, tức là tịch diệt. Tai với tiếng, mũi với hương, lưỡi với vị, thân với xúc, ý với pháp cũng là hai. Nếu biết được tánh của ý thời đối với pháp không tham, không sân, không si tức là tịch diệt. Nhận như thế đó là vào pháp môn không hai.

Bồ Tát Vô Tận Ý nói :
- “Bố thí”, “hồi hướng nhứt thiết trí” là hai. Tánh bố thí tức là tánh hồi hướng nhứt thiết trí. Trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền đinh, trí tuệ, hồi hướng nhứt thiết trí cũng là hai. Tánh trí tuệ tức là tánh hồi hướng nhứt thiết trí, ở trong đó vào “một tướng” là vào pháp môn không hai.

Bồ Tát Thâm Tuệ nói :
- “Không”, “vô tướng”, “vô tác” là hai. Không tức là vô tướng, vô tướng tức là vô tãc. Nếu không vô tướng, vô tác thời không có tâm, ý thức. Một món giải thoát là ba món giải thoát, đó là vào pháp môn không hai.

Bồ Tát Tịch Căn nói :
- “Phật”, “Pháp”, “Chúng” (Tăng) là hai. Phật tức là Pháp, Pháp tức là Chúng. Ba ngôi báu ấy đều là tướng vô vi, cũng như hư không. Tất cả pháp cũng vậy, theo được hạnh ấy là vào pháp môn không hai.

Bồ Tát Tâm Vô Ngại nói :
- “Thân”. “thân diệt” là hai. Thân tức là thân diệt. Vì sao ? Thấy thật tướng của thân thời không thấy thân và thân diệt. Thân và thân diệt không hai, không khác, theo đó chẳng kinh chẳng sợ là vào pháp môn không hai.

Thanh Trúc
02-05-2018, 09:55 AM
Kinh Duy Ma Cật
80
__________________________________________________ _____________________________________




IX. NHẬP BẤT NHỊ PHÁP MÔN Phẩm.




https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/27072607_152151828838659_7114482808332694179_n.jpg ?_nc_cat=101&_nc_oc=AQn8q3fTfX2xPkAbVMdA7D6kx5Ks8IRwrCi2RaywHA6 kRIsCwtcmT5sjRXFSHPL64QA&_nc_ht=scontent-hkg3-1.xx&oh=60f99045cdf2fb08a9f82780eff3595c&oe=5CFDBE4B

Thanh Trúc
02-05-2018, 10:11 AM
Kinh Duy Ma Cật
80
__________________________________________________ _____________________________________


Thượng Thiện Bồ Tát viết: Thân, khẩu, ý, thiện vi nhị, thị tam nghiệp giai vô tác tướng. Thân vô tác tướng, tức khẩu vô tác tướng. Khẩu vô tác tướng, tức ý vô tác tướng. thị tam nghiệp vô tác tướng, tức nhất thiết pháp vô tác tướng. Năng như thị tùy vô tác huệ giả, thị vi nhập Bất nhị pháp môn.

Phước Điền Bồ Tát viết: Phước hạnh, tội hạnh, bất động hạnh vi nhị. Tam hạnh thật tánh tức thị không. Không tắc vô phước hạnh, vô tội hạnh, vô bất động hạnh. Ư thử tam hạnh nhi bất khởi giả, thị vi nhập Bất nhị pháp môn.

Hoa Nghiêm Bồ Tát viết: Tùng ngã khởi nhị vi nhị. Kiến ngã thật tướng giả, bất khởi nhị pháp. Nhược bất trụ nhị pháp, tắc vô hữu thức. Vô sở thức giả, thị vi nhập Bất nhị pháp môn.

Đức Tạng Bồ Tát viết: Hữu sở đắc tướng vi nhị. Nhược vô sở đắc, tắc vô thủ xả. Vô thủ xả giả, thị vi nhập Bất nhị pháp môn.

Nguyệt Thượng Bồ Tát viết: Ám dữ minh vi nhị. Vô ám, vô minh, tắc vô hữu nhị. Sở dĩ giả hà? Như nhập diệt thọ tưởng định, vô ám, vô minh, nhất thiết pháp tướng, diệc phục như thị. Ư kỳ trung bình đẳng nhập giả, thị vi nhập Bất nhị pháp môn.

Bảo Ấn Thủ Bồ Tát viết: Nhạo Niết-bàn, bất nhạo thế gian vi nhị. Nhược bất nhạo Niết-bàn, bất yếm thế gian, tắc vô hữu nhị. Sở dĩ giả hà? Nhược hữu phược, tắc hữu giải. Nhược bổn vô phược, kỳ thùy cầu giải? Vô phược, vô giải, tắc vô nhạo, yếm. Thị vi nhập Bất nhị pháp môn.

Thanh Trúc
02-05-2018, 10:18 AM
Kinh Duy Ma Cật
80
__________________________________________________ _____________________________________

Bồ Tát Thượng Thiện nói:

– “Thân thiện”, “khẩu thiện”, “ý thiện” là hai. Ba nghiệp này là tướng “vô tác”. Tướng vô tác của thân tức là tướng vô tác của khẩu, tướng vô tác của khẩu tức là tướng vô tác của ý. Tướng vô tác của ba nghiệp này tức là tướng vô tác của tất cả pháp. Tùy thuận trí tuệ vô tác như thế là vào pháp môn không hai.

Bồ Tát Phước Điền nói:

– Làm phước (5) làm tội (6), làm bất động là hai. Thật tánh của ba việc làm tức là “không”, “không” thời không làm phước, không làm tội, không làm bất động. Ở ba việc làm này mà không khởi là vào pháp môn không hai.

Bồ Tát Hoa Nghiêm nói:

– Do “ngã” mà khởi ra hai là hai. Thấy được thật tướng của “ngã”, thời không khởi ra hai pháp. Nếu không trụ hai pháp thời không có “thức”. Không có thức là vào pháp môn không hai.

Bồ Tát Đức Tạng nói:

– Có tướng “sở đắc” là hai. Nếu không có sở đắc thời không có lấy bỏ. Không lấy bỏ là vào pháp môn không hai.

Bồ Tát Nguyệt Thượng nói:

– “Tối”, “sáng” là hai. Không tối, không sáng thời không có hai. Vì sao? Như vào định diệt thọ tưởng thời không có tối, không có sáng. Tất cả pháp tướng cũng như thế ; bình đẳng vào chỗ ấy là vào pháp môn không hai.

Bồ Tát Bảo ấn Thủ nói:

– Ưa Niết bàn, không ưa thế gian là hai. Nếu không ưa Niết bàn, không chán thế gian thời không có hai. Vì sao? Nếu có buộc thời có mở, nếu không buộc thì nào có cầu mở. Không buộc, không mở, thời không ưa, không chán, đó là vào pháp môn không hai.

Thanh Trúc
02-06-2018, 07:23 AM
Kinh Duy Ma Cật
81
__________________________________________________ _____________________________________




IX. NHẬP BẤT NHỊ PHÁP MÔN Phẩm.




https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/27539954_153428615377647_6105718595176451693_n.jpg ?_nc_cat=110&_nc_oc=AQlG8iFYmiZHu71qk_3KrLK9mVTTVMHU78JLma4DrQH Bp_Oeaxh7O7ce9Z5UAxZQCtc&_nc_ht=scontent-hkg3-1.xx&oh=3e1d1e9d854a56fcc327535c3997820d&oe=5CF57C70

Thanh Trúc
02-06-2018, 07:24 AM
Kinh Duy Ma Cật
81
__________________________________________________ _____________________________________


Châu Đỉnh Vương Bồ Tát viết: Chánh đạo, tà đạo vi nhị. Trụ chánh đạo giả , tắc bất phân biệt thị tà, thị chánh. Ly thử nhị giả, thị vi nhập Bất nhị pháp môn.

Lạc Thật Bồ Tát viết: Thật, bất thật vi nhị. Thật kiến giả, thượng bất kiến thật, hà huống phi thật? Sở dĩ giả hà? Phi nhục nhãn sở kiến. Huệ nhãn nãi năng kiến. Nhi thử huệ nhãn vô kiến, vô bất kiến. Thị vi nhập Bất nhị pháp môn.

Như thị chư Bồ Tát, các các thuyết dĩ, vấn Văn-thù-sư-lợi: Hà đẳng thị Bồ Tát nhập Bất nhị pháp môn?

Văn-thù-sư-lợi viết: Như ngã ý giả, ư nhất thiết pháp, vô ngôn, vô thuyết, vô thị, vô chí, ly chư vấn đáp. Thị vi nhập Bất nhị pháp môn.

Ư thị, Văn-thù-sư-lợi vấn Duy-ma-cật: Ngã đẳng các tự thuyết dĩ, nhân giả đương thuyết. Hà đẳng thị Bồ Tát nhập Bất nhị pháp môn?

Thời, Duy-ma-cật mặc nhiên vô ngôn.

Văn-thù-sư-lợi thán viết: Thiện tai, thiện tai! Nãi chí vô hữu văn tự ngữ ngôn, thị chân nhập Bất nhị pháp môn.

Thuyết thị Nhập bất nhị pháp môn phẩm thời, ư thử chúng trung ngũ thiên Bồ Tát giai nhập Bất nhị pháp môn, đắc Vô sinh pháp nhẫn.

Thanh Trúc
02-06-2018, 07:40 AM
Kinh Duy Ma Cật
81
__________________________________________________ _____________________________________


Bồ Tát Châu Đảnh Vương nói :
- “Chánh đạo”, “tà đạo” là hai, ở chánh đạo thời không phân biệt thế nào là Tà, thế nào là Chánh, lìa hai môn phân biệt đó là vào Pháp môn Không hai.

Bồ Tát Nhạo Thật nói :
- “Thực”, “Không thực” là hai. Thực thấy còn không thấy thực, huống là không thực thấy. Vì sao ? Không phải mắt thịt mà thấy được, chỉ có mắt Tuệ mới thấy được. Nhưng mắt tuệ không có thấy mà chỗ nào cũng thấy cả, đó là vào pháp môn Không hai.

Các Bồ Tát nói như thế rồi, hỏi Ngài Văn Thù Sư Lợi rằng :
- Thế nào là Bồ Tát vào pháp môn Không hai ?

Ngài Văn Thù Sư Lợì nói :
- Như ý tôi đối với tất cả pháp không nói, không rằng, không chỉ, không biết, xa lìa các vấn đáp, đó là vào pháp môn Không hai.

Khi đó Ngài Văn Thù Sư Lợi hỏi ông Duy Ma Cật rằng :
- Chúng tôi ai ai cũng nói rồi, đến lượt Nhân giả nói thế nào là Bồ Tát vào pháp môn Không hai ?

Ông Duy Ma Cật im lặng không nói. Ngài Văn Thù Sư Lợi khen rằng: “Hay thay ! Hay thay ! Cho đến không có văn tự ngữ ngôn, đó mới thật là vào pháp môn Không hai.

Khi nói phẩm vào Pháp Môn Không Hai này, trong chúng có năm nghìn Bồ Tát đều vào pháp môn Không hai, chứng Vô sanh Pháp nhẫn.

Thanh Trúc
02-07-2018, 11:04 AM
Chú thích của phẩm IX

1. Pháp môn không hai : “Không hai” là lý thể chơn thật duy nhứt, ly tướng vắng lặng như như bình đẳng, không có kia, đây, sai khác. Pháp môn : là pháp tắc khuôn mẫu của Phật đạo, các bực Hiền Thánh đều nương theo đó mà nhập đạo. Bồ tát ngộ vào lý Nhứt thật bình đẳng, gọi là vào “pháp môn không hai”.

2. Thọ, không thọ : Thọ là có xúc đối lãnh thọ chấp tướng thuộc hữu lậu. Không thọ là không lãnh thọ chấp tướng thuộc vô lậu.
3. Một tướng, không tướng : Một tướng là đối với 2, 3 mà nói. Hai, ba, là những cái sai khác, một là nghĩa không sai khác. Thật tướng của vũ trụ là một chứ không hai; sở dĩ nói “một” cũng chỉ là mượn mà nói, chứ thật “một” ấy cũng là tuyệt đối, là không, nên cũng tức là không tướng. Nhưng nếu nghe nói “một” nói “không” mà không biết là lời nói để phá chấp hai, chấp có, trở lại chấp có một tướng cũng thành ra hai vậy.

4. Tứ đại khác : Tức là bốn đại : Địa, Thủy, Hỏa, Phong khác với hư không, vì 4 đại có chất ngại, hư không không chất ngại nên khác nhau.

5. Làm phước : Làm những công hạnh phước thiện trong cõi dục.

6. Làm tội : Làm 10 nghiệp chắng lành. Thân có ba nghiệp chẳng lành : Sát sanh, trộm cắp, tà dâm ; Miệng có 4 : Nói dối, nói thêu dệt, nói lời chia rẽ, nói lời thô ác ; ý có 3 : Tham lam bỏn sẻn, hờn giận ganh ghét, si mê tà kiến.

7. Làm bất động : Tu những hạnh nghiệp thiền định theo cõi trời Sắc và Vô Sắc giới.

Thanh Trúc
02-07-2018, 11:45 AM
Kinh Duy Ma Cật
Phẩm Phật Hương Tích _ A 82
__________________________________________________ _____________________________________




X. Hương Tích Phật Phẩm.



https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/27458908_153428692044306_4279384650304485153_n.jpg ?_nc_cat=103&_nc_oc=AQnUfyP8XPiOtkiVhWrrfg4Ban0YiElzf7aLYl2EL2l UJtcQ8ubymrvRLhjenunQLHY&_nc_ht=scontent-hkg3-1.xx&oh=2df19a5fb2655f605c22c2d7246a55ad&oe=5CFCF177

Thanh Trúc
02-07-2018, 11:50 AM
Kinh Duy Ma Cật
82
__________________________________________________ _____________________________________



Hương Tích Phật Phẩm

Đệ thập


Ư thị, Xá-lỵ-phất tâm niệm: Nhật thời dục chí. Thử chư Bồ Tát đương ư hà thực?

Thời Duy-ma-cật tri kỳ ý, nhi ngứ ngôn: Phật thuyết bát giải thoát, nhân giả thọ hành. Khởi tạp dục thực nhi văn pháp hồ? Nhược dục thực giả, thả đãi tu du. Đương linh nhữ đắc vị tằng hữu thực.

Thời, Duy-ma-cật tức nhập Tam-muội. Dĩ thần thông lực thị chư đại chúng, thượng phương giới phần quá tứ thập nhị Hằng hà sa Phật độ, hữu quốc danh Chúng Hương, Phật hiệu Hương Tích kim hiện tại. Kỳ quốc hương khí, tỷ ư thập phương chư Phật thế giới nhân thiên chi hương, tối vi đệ nhất. Bỉ độ vô hữu Thanh văn, Bích chi Phật danh. Duy hữu thanh tịnh đại Bồ Tát chúng. Phật vị thuyết pháp. Kỳ giới nhất thiết giai dĩ hương tác lâu các, kinh hành hương địa, uyển viên giai hương. Kỳ tự hương khí châu lưu thập phương vô lượng thế giới.

Thời, bỉ Phật dữ chư Bồ Tát phương cộng tọa thực hữu chư thiên tử giai hiệu Hương Nghiêm, tất phát A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề tâm, cúng dường bỉ Phật cập chư Bồ Tát.

Thử chư đại chúng, mạc bất mục kiến.

Thanh Trúc
02-07-2018, 11:53 AM
Kinh Duy Ma Cật
82
__________________________________________________ _____________________________________




X. PHẨM PHẬT HƯƠNG TÍCH



Ông Xá Lợi Phất tâm nghĩ rằng : “Giờ ăn gần đến, các Bồ Tát đây sẽ thọ thực nơi đâu ?”.

Ông Duy Ma Cật biết ý đó bảo ngay rằng :

- Phật nói 8 món giải thoát, Nhân giã đã vâng làm, đâu có xen cái tâm muốn ăn mà nghe pháp ư ? Nếu muốn ăn, hãy đợi giây lát, tôi sẽ hiến Ngài bữa ăn chưa từng có.

Ông Duy Ma Cật liền nhập Chánh định, dùng sức thần thông hiện bày cho đại chúng thấy rõ cảnh giới phương trên, qua khỏi 42 số cát sông Hằng cõi Phật có nước tên là Chúng Hương, đức Phật hiệu là Hương Tích nay vẫn hiện tại. Mùi hương ở nước ấy so với mùi hương của Trời, người và các cõi Phật ở mười phương nó thơm hơn hết. Nước ấy không có tên Thanh Văn và Bích Chi Phật, chỉ có chúng Đại Bồ Tát thanh tịnh được Phật nói pháp cho nghe. Nước ấy tất cả đều dùng chất hương làm lầu các hoa viên, đi kinh hành trên đất hương, mùi hương của cơm lan khắp 10 phương vô lượng thế giới.

Lúc đó Phật Hương Tích cùng các Bồ Tát đang ngồi ăn, có các vị Thiên tử đồng tên là Hương Nghiêm đều phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, cúng dường Phật và các Bồ Tát.

Cả đại chúng bên cõi Ta bà này đều thấy rõ tận mặt.




http://www.vinhnghiemvn.com/UserImages/2013/10/06/1/ducphatthichca_02.jpg

Thanh Trúc
02-08-2018, 10:10 AM
Kinh Duy Ma Cật
Phẩm Phật Hương Tích _ A 83
__________________________________________________ _____________________________________




X. Hương Tích Phật Phẩm.



https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/27656955_153429352044240_3376872418533023606_n.jpg ?_nc_cat=104&_nc_oc=AQmKnII3w621ojBE7S2FEROwEuW1SfKRdzu21csU5Mt qb-LBAaFQ7bf524t3IvxmibY&_nc_ht=scontent-hkg3-1.xx&oh=d762575e51ac92d84334d4d174427bde&oe=5CE8CEB4

Thanh Trúc
02-08-2018, 10:12 AM
Kinh Duy Ma Cật
83
__________________________________________________ _____________________________________


Thời, Duy-ma-cật vấn chúng Bồ Tát: Chư nhân giả! Thùy năng trí bỉ Phật phạn?

Dĩ Văn-thù-sư-lợi oai thần lực cố, hàm giai mặc nhiên.

Duy-ma-cật ngôn: Nhân thử đại chúng! Vô nãi khả sỉ.

Văn-thù-sư-lợi viết: Như Phật sở ngôn, vật khinh vị học.

Ư thị, Duy-ma-cật bất khởi ư tòa, cư chúng hội tiền, hóa tác Bồ Tát, tướng hảo quang minh, oai thần thù thắng, tế ư chúng hội. Nhi cáo chi viết: Nhữ vãng thượng phương giới phần, độ như tứ thập nhị Hằng hà sa Phật độ, hữu quốc danh Chúng Hương, Phật hiệu Hương Tích, dữ chư Bồ Tát, phương cộng tọa thực. Nhữ vãng đáo bỉ, như ngã từ viết: Duy-ma-cật khể thủ Thế Tôn túc hạ, trí kính vô lượng, vấn tấn khởi cư thiểu bệnh thiểu não, khí lực an phủ? Nguyện đắc Thế Tôn sở thực chi dư, đương ư Ta-bà thế giới thi tác Phật sự, linh thử nhạo tiểu pháp giả đắc hoằng đại đạo, diệc sử Như Lai danh thanh phổ văn.

Thời, hóa Bồ Tát tức ư hội tiền, thăng ư thượng phương, cử chúng giai kiến kỳ khứ. Đáo Chúng Hương giới, lễ bỉ Phật túc. Hựu văn kỳ ngôn: Duy-ma-cật khể thủ Thế Tôn túc hạ, trí kính vô lượng, vấn tấn khởi cư thiểu bệnh thiểu não, khí lực an phủ? Nguyện đắc Thế Tôn sở thực chi dư. Dục ư Ta-bà thế giới thi tác Phật sự, sử thử nhạo Tiểu pháp giả đắc hoằng đại đạo, diệc sử Như Lai danh thanh phổ văn.

Thanh Trúc
02-08-2018, 10:20 AM
Kinh Duy Ma Cật
83
__________________________________________________ _____________________________________


Khi ấy ông Duy Ma Cật hỏi các Bồ Tát rằng :
- Thưa các Nhân giả, vị nào có thể đến thỉnh cơm của Phật kia được ?

Vì nương theo sức oai thần của Văn Thù Sư Lợi mà các vị Bồ Tát thảy đều lặng thinh. Ông Duy Ma Cật nói rằng :

- Các Nhân giả không hổ thẹn sao ?

Ngài Văn Thù Sư Lợi nói :

- Theo như lời Phật nói : “Chớ nên khinh người chưa học”.

Khi đó ông Duy Ma Cật ngồi yên một chỗ, trước chúng hội hóa ra một vị Bồ Tát tướng tốt rực rỡ, oai đức thù thắng hơn cả đại chúng. Ông bảo vị Hóa Bồ Tát ấy rằng :

- Ông hãy qua cảnh giới phương trên, khỏi 42 số cát sông Hằng cõi Phật, có nước tên là Chúng Hương, Phật hiệu là Hương Tích và các Bồ Tát đang ngồi ăn, ông qua đó y theo lời tôi mà thưa rằng : “Duy Ma Cật xin cúi đầu lễ dưới chơn Thế Tôn, cung kính không cùng và thăm hỏi Thế Tôn hằng ngày khởi cư ít bịnh, ít não, sức khỏe được an chăng? Nguyện được món cơm thừa của Thế Tôn đem về cõi Ta bà làm việc Phật, để cho những người ưa pháp nhỏ được pháp lớn và để cho tiếng tăm của Như Lai được khắp tất cả”.

Lúc đó Hóa Bồ Tát liền ở trước hội bay lên phương trên, cả đại chúng đều thấy Hóa Bồ Tát ấy đi đến nước Chúng Hương lễ dưới chơn Phật và nghe tiếng thưa rằng : “Duy Ma Cật xin cúi đầu lễ dưới chơn Thế Tôn, cung kính không cùng và thăm hỏi Thế Tôn hằng ngày khởi cư ít bịnh, ít não, sức khỏe được an chăng? Nguyện được món cơm thừa của Thế Tôn đem về cõi Ta bà làm việc Phật, để cho những người ưa pháp nhỏ được pháp lớn và để cho tiếng tăm của Như Lai được khắp tất cả”.

Thanh Trúc
02-09-2018, 03:37 PM
Kinh Duy Ma Cật
Phẩm Phật Hương Tích _ A 84
__________________________________________________ _____________________________________




X. Hương Tích Phật Phẩm.



https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/27336559_153429435377565_7903597472613775275_n.jpg ?_nc_cat=106&_nc_oc=AQkCRpZWCyrDH2tT9GvskQwlnJx4aJHR5WteX8hh_Uw 0dHjiFpuDYdyL6QujBAFH83I&_nc_ht=scontent-hkg3-1.xx&oh=eb65b6f71d1414ec244cdd3000077f28&oe=5CE5AD3C

Thanh Trúc
02-09-2018, 03:38 PM
Kinh Duy Ma Cật
84
__________________________________________________ _____________________________________


Bỉ chư đại sĩ kiến hóa Bồ Tát, thán vị tằng hữu: Kim thử thượng nhân tùng hà sở lai? Ta-bà thế giới vi tại hà hứa? Vân hà danh vi nhạo tiểu pháp giả? Tức dĩ vấn Phật.

Phật cáo chi viết: Hạ phương độ như tứ thập nhị Hằng hà sa Phật độ, hữu thế giới danh Ta-bà, Phật hiệu Thích-ca Mâu-ni. Kim hiện tại ư ngũ trược ác thế, vị nhạo tiểu pháp chúng sinh, phu diễn đạo giáo. Bỉ hữu Bồ Tát, danh Duy-ma-cật, trụ Bất khả tư nghị giải thoát, vị chư Bồ Tát thuyết pháp. Cố khiển hóa lai, xưng dương ngã danh, tinh tán thử độ, linh bỉ Bồ Tát tăng ích công đức.

Bỉ Bồ Tát ngôn: Kỳ nhân hà như nãi tác thị hóa, đức lực vô úy, thần túc nhược tư?

Phật ngôn: Thậm đại. Nhất thiết thập phương, giai khiển hóa vãng, thi tác Phật sự, nhiêu ích chúng sinh.

Ư thị, Hương Tích Như Lai, dĩ Chúng Hương bát, thành mãn hương phạn, dữ hóa Bồ Tát.

Thời, bỉ cửu bá vạn Bồ Tát câu phát thinh ngôn: Ngã dục nghệ Ta-bà thế giới, cúng dường Thích-ca Mâu-ni Phật. Tinh dục kiến Duy-ma-cật đẳng chư Bồ Tát chúng.

Phật ngôn: Khả vãng. Nhiếp nhữ thân hương, vô linh bỉ chư chúng sinh khởi hoặc trước tâm. Hựu, đương xả nhữ bổn hình, vật sử bỉ quốc cầu Bồ Tát giả nhi tự bỉ sỉ. Hựu, nhữ ư bỉ mạc hoài khinh tiện, nhi tác ngại tưởng. Sở dĩ giả hà? Thập phương quốc độ, giai như hư không. Hựu, chư Phật vị dục hóa chư nhạo tiểu pháp giả, bất tận hiện kỳ thanh tịnh độ nhĩ.

Thanh Trúc
02-09-2018, 03:40 PM
Kinh Duy Ma Cật
84
__________________________________________________ _____________________________________


Các Đại Sĩ nước Chúng Hương thấy vị Hóa Bồ Tát đều ngợi khen chưa từng có và nghĩ rằng : “Thượng nhơn này từ đâu mà đến? Cõi Ta bà ở đâu? Sao gọi là ưa pháp nhỏ. Liền đem việc ấy hỏi Phật”.

Phật bảo rằng :
- Phương dưới, qua khỏi 42 số cát sông Hằng cõi Phật, có cõi nước tên là Ta bà, Phật hiệu là Thích Ca Mâu Ni, nay hiện tại ở đời ác năm trược vì những chúng sanh ưa pháp nhỏ mà diễn nói đạo giáo. Cõi Ta bà có Bồ Tát tên Duy Ma Cật ở cảnh giới giải thoát bất khả tư nghị đang nói pháp cho các vị Bồ Tát, nên sai vị Hóa Bồ Tát này đến khen ngợi danh hiệu Ta và tán thán cõi này để làm cho các Bồ Tát kia được thêm nhiều công đức.

Các Bồ Tát nước Chúng Hương thưa rằng :
- Vị đó như thế nào mà biến hiện ra vị Hóa Bồ Tát này có đức lực vô úy, thần túc như thế ?

Phật nói :
- Thật lớn. Ông thường sai Hóa Bồ Tát đi đến khắp mười phương làm việc Phật, lợi ích chúng sanh.

Khi đó Phật Hương Tích lấy cái bát ở nước Chúng Hương đựng đầy cơm thơm trao cho Hóa Bồ Tát. Bấy giờ chín trăm vạn Bồ Tát ở nước Chúng Hương đồng thanh thưa rằng :
- Chúng con muốn đến cõi Ta bà để cúng dường Phật Thích Ca Mâu Ni và ra mắt ông Duy Ma Cật cùng các hàng Bồ Tát.

Phật bảo :
- Được, nên đi. Nhưng phải giữ thân hương của các ông, chớ để cho chúng sanh cõi kia sanh tâm mê đắm, và phải bỏ hình thể cũ của các ông, chớ để những người cầu đạo Bồ Tát ở nuớc kia phải tự hổ thẹn. Các ông đến cõi Ta bà chớ đem lòng khinh chê mà tâm có ngại. Vì sao ? Mười phương cõi nước đều như hư không, Chư Phật vì muốn hóa độ những người ưa pháp nhỏ nên không hiện ra toàn cõi thanh tịnh.

Thanh Trúc
02-10-2018, 08:00 AM
Kinh Duy Ma Cật
Phẩm Phật Hương Tích _ A 85
__________________________________________________ _____________________________________




X. Hương Tích Phật Phẩm.



https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/27545086_153429492044226_356949630932931763_n.jpg? _nc_cat=102&_nc_oc=AQm7P0qkjU7x9ohUYvM5mM5jFAqeVo3mwTe0_3kye42 ZRpFObkfAP4PkC8nCtRVsOlY&_nc_ht=scontent-hkg3-1.xx&oh=4776a8508d487bb98e4914d0b823cb9d&oe=5CE425CD

Thanh Trúc
02-10-2018, 08:01 AM
Kinh Duy Ma Cật
85
__________________________________________________ _____________________________________


Thời, hóa Bồ Tát, ký thọ bát phạn, dữ bỉ cửu bá vạn Bồ Tát câu, thừa Phật oai thần cập Duy-ma-cật lực, ư bỉ thế giới, hốt nhiên bất hiện. Tu du chi gian, chí Duy-ma-cật xá.

Thời, Duy-ma-cật tức hóa tác cửu bát vạn sư tử chi tòa, nghiêm hảo như tiền. Chư Bồ Tát giai tọa kỳ thượng.

Thời hóa Bồ Tát dĩ mãn bát hương phạn, dữ Duy-ma-cật. Phạn hương phổ huân Tỳ-da-ly thành cập tam thiên đại thiên thế giới.

Thời, Tỳ-da-ly bà-la-môn, cư sĩ đẳng, văn thị hương khí, thân ý khoái nhiên, thán vị tằng hữu.

Ư thị, Trưởng giả chủ Nguyệt Cái, tùng bát vạn tứ thiên nhân, lai nhập Duy-ma-cật xá. Kiến kỳ thất trung Bồ Tát thậm đa, chư sư tư tòa cao quảng nghiêm hảo, giai đại hoan hỷ, lễ chúng Bồ Tát cập đại đệ tử, khước trụ nhất diện.

Chư địa thần, hư không thần cập dục, sắc giới chư thiên, văn thử hương khí, diệc giai lai nhập Duy-ma-cật xá.

Thời, Duy-ma-cật ngứ Xá-lỵ-phất đẳng chư đại Thanh văn: Nhân giả khả thực Như Lai cam-lộ vị phạn, đại bi sở huân vô dĩ hạn ý thực chi, sử bất tiêu dã. Hữu dị Thanh văn niệm thị phạn thiểu nhi thử đại chúng, nhân nhân đương thực.

Thanh Trúc
02-10-2018, 08:11 AM
Kinh Duy Ma Cật
85
__________________________________________________ _____________________________________


Khi ấy, Hóa Bồ Tát đã lãnh bát cơm rồi, cùng với chín trăm vạn Bồ Tát thừa oai thần của Phật và thần lực của ông Duy Ma Cật đang ở nước Chúng Hương bỗng nhiên biến mất, trong khoảnh khắc về đến nhà ông Duy Ma Cật.

Lúc ấy, ông Duy Ma Cật hóa ra chín trăm vạn tòa sư tử trang nghiêm tốt đẹp như trước, các Bồ Tát đều đến ngồi nơi tòa ấy.

Hóa Bồ Tát liền đem cái bát đựng đầy cơm thơm dâng lên cho ông Duy Ma Cật, mùi thơm xông khắp thành Tỳ Da Ly và cõi Tam thiên Đại thiên Thế giới.

Lúc đó trong thành Tỳ Da Ly, các Bà la môn, cư sĩ nghe mùi hương này, thân tâm thư thới ngợi khen chưa từng có.

Khi ấy Trưởng giả chủ (1) Nguyệt Cái đem theo tám vạn bốn nghìn người đi đến nhà ông Duy Ma Cật, thấy trong nhà các Bồ Tát rất đông và những tòa sư tử cao rộng trang nghiêm ai nấy thảy đều vui mừng, đảnh lễ các Bồ Tát và đại đệ tử rồi đứng qua một phía.

Các vị Thần ở đất, Thần ở hư không và các vị Trời ở cõi Dục, cõi Sắc nghe mùi thơm này cùng đều đến nhà ông Duy Ma Cật.

Bấy giờ ông Duy Ma Cật bảo ông Xá Lợi Phất và các vị Đại Thanh Văn rằng :

- Này các Nhân giả, dùng cơm vị Cam lồ của Như Laì do đại Bi huân tập, đừng đem ý có hạn lượng mà ăn thời không tiêu được.

Có các Thanh Văn khác nghĩ rằng : “Cơm này ít lắm mà đại chúng người nào cũng phải ăn !”.

Thanh Trúc
02-11-2018, 08:16 AM
Kinh Duy Ma Cật
Phẩm Phật Hương Tích _ A 86
__________________________________________________ _____________________________________




X. Hương Tích Phật Phẩm.



https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/27657555_154653478588494_5529959499291869744_n.jpg ?_nc_cat=104&_nc_oc=AQmim4Mp8fK_dYAkJWjl1BZwmo-U23Ds61bzmJ_yLlEmcvKrfX1AfK7FTU3xGqy1Amg&_nc_ht=scontent-hkg3-1.xx&oh=bae76464642883cf302ba24206c8dafd&oe=5CFB0385

Thanh Trúc
02-11-2018, 09:02 AM
Kinh Duy Ma Cật
86
__________________________________________________ _____________________________________


Hóa Bồ Tát viết: Vật dĩ Thanh văn tiểu đức, tiểu trí, xứng lượng Như Lai vô lượng phước huệ. Tứ hải hữu kiệt, thử phạn vô tận. Sử nhất thiết nhân thực, đoàn nhược Tu-di, nãi chí nhất kiếp, du bất năng tận! Sở dĩ giả hà? Vô tận giới, định, trí huệ, giải thoát, giải thoát tri kiến, công đức cụ túc giả, sở thực chi dư, chung bất khả tận.

Ư thị bát phạn tất bão chúng hội, du cố bất tứ.

Kỳ chư Bồ Tát, Thanh văn, Thiên, Nhân thực thử phạn giả, thân an, khoái lạc, thí như nhất thiết lạc trang nghiêm quốc chư Bồ Tát dã. Hựu, chư mao khổng giai xuất diệu hương, diệc như Chúng Hương quốc độ chư thọ chi hương.

Nhĩ thời, Duy-ma-cật vấn Chúng Hương Bồ Tát: Hương Tích Như Lai dĩ hà thuyết pháp?

Bỉ Bồ Tát viết: Ngã độ Như Lai vô văn tự thuyết. Đản dĩ chúng hương, linh chư Thiên Nhân đắc nhập luật hạnh. Bồ Tát các các tọa hương thọ hạ, văn tư diệu hương, tức hoạch Nhất thiết Đức tạng Tam-muội. Đắc thị Tam-muội giả, Bồ Tát sở hữu công đức, giai tất cụ túc.

Bỉ chư Bồ Tát vấn Duy-ma-cật: Kim Thế Tôn Thích-ca Mâu-ni dĩ hà thuyết pháp?

Duy-ma-cật ngôn: Thử độ chúng sinh cang cường nan hóa. Cố Phật vị thuyết cang cường chi ngữ dĩ điều phục chi. Ngôn: Thị Địa ngục, thị Súc sinh, thị Ngạ quỷ, thị chư nạn xứ, .........

Thanh Trúc
02-11-2018, 09:05 AM
Kinh Duy Ma Cật
86
__________________________________________________ _____________________________________


Hóa Bồ Tát nói :

- Chớ đem trí hẹp đức nhỏ của Thanh Văn mà đo lường phúc tuệ vô lượng của Như Lai. Bốn bể còn có thể cạn, chớ cơm này không khi nào hết. Dẫu cho tất cả ngươi đều ăn mỗi vắt lớn như núi Tu di cho đến một kiếp cũng không hết được. Vì sao ? – Vì là món ăn dư của đấng đầy đủ công đức, vô tận giới, định, tuệ, giải thoát, giải thoát tri kiến, không bao giờ hết được.

Khi đó, với bát cơm ấy chúng hội đều no đủ mà cũng vẫn còn. Các Bồ Tát, Thanh Văn, Trời, người ăn cơm đó rồi thân thể nhẹ nhàng vui vẻ ví như các Bồ Tát ở cõi nước Nhứt thiết lạc trang nghiêm, và các lỗ chưn lông thoảng ra mùi hương bát ngát cũng như mùi hương các cây ở nước Chúng Hương.

Bấy giờ ông Duy Ma Cật hỏi các vị Bồ Tát ở nước Chúng Hương rằng:

- Phật Hưong Tích lấy chi để nói pháp ?

Các Bồ Tát kia đáp :

- Phật cõi tôi không dùng văn tự để nói, chỉ dùng các mùi hương làm cho các Trời, Người được luật hạnh. Các Bồ Tát đều ngồi dưới cây hương, nghe mùi hương mầu nhiệm ấy đều được Tam muội Nhứt thiết đức tạng. Được Tam muội ấy đều được đầy đủ tất cả công đức của Bồ Tát.

Các Bồ Tát kia hỏi ông Duy Ma Cật rằng :

- Còn Phật Thích Ca Mâu Ni lấy gì để nói pháp ?

Ông Duy Ma Cật nói :

- Chúng sanh cõi này cang cường khó giáo hóa, cho nên Phật nói những lời cang cường để điều phục họ. Nói đó là Địa ngục; đó là Súc sanh; đó là Ngạ quỉ; đó là chỗ nạn;........

Thanh Trúc
02-12-2018, 08:19 AM
Kinh Duy Ma Cật
Phẩm Phật Hương Tích _ A 87
__________________________________________________ _____________________________________




X. Hương Tích Phật Phẩm.



https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/27868095_154653585255150_2830733046442119201_n.jpg ?_nc_cat=101&_nc_oc=AQlCFHZwLDwVr_S9h27YQT-Ks0whxZ_wy1JHaCFoo_omMjT7yVRTZYicCa6RK5qdYBw&_nc_ht=scontent-hkg3-1.xx&oh=a69e3907c9f968433ff035eb05012bb9&oe=5CF99F75

Thanh Trúc
02-12-2018, 08:22 AM
Kinh Duy Ma Cật
87
__________________________________________________ _____________________________________


.....thị ngu nhân sinh xứ. Thị thân tà hạnh, thị thân tà hạnh báo. Thị khẩu tà hạnh, thị khẩu tà hạnh báo. Thị ý tà hạnh, thị ý tà hạnh báo. Thị sát sinh, thị sát sinh báo. Thị bất dữ thủ, thị bất dữ thủ báo. Thị tà dâm, thị tà dâm báo. Thị vọng ngữ, thị vọng ngữ báo. Thị lưỡng thiệt, thị lưỡng thiệt báo. Thị ác khẩu, thị ác khẩu báo. Thị vô nghĩa ngữ, thị vô nghĩa ngữ báo. Thị tham tật, thị tham tật báo. Thị sân não, thị sân não báo. Thị tà kiến, thị tà kiến báo. Thị khan lận, thị khan lận báo.

Thị hủy giới, thị hủy giới báo. Thị sân nhuế, thị sân nhuế báo. Thị giải đãi, thị giải đãi báo. Thị loạn ý, thị loạn ý báo. Thị ngu si, thị ngu si báo. Thị kết giới, thị trì giới, thị phạm giới. Thị ưng tác, thị bất ưng tác. Thị chướng ngại, thị bất chướng ngại. Thị đắc tội, thị ly tội. Thị tịnh, thị cấu. Thị hữu lậu, thị vô lậu. Thị tà đạo, thị chánh đạo. Thị hữu vi, thị vô vi. Thị thế gian, thị Niết-bàn.

Dĩ nan hóa chi nhân, tâm như viên hầu, cố dĩ nhược can chủng pháp, chế ngự kỳ tâm, nãi khả điều phục. Thí như tượng mã lỗng lệ bất điều. Gia chư sở độc, nãi chí triệt cốt, nhiên hậu điều phục. Như thị cang cường nan hóa chúng sinh. Cố dĩ nhất thiết khổ thiết chi ngôn, nãi khả nhập luật.

Bỉ chư Bồ Tát, văn thuyết thị dĩ, giai viết: Vị tằng hữu giả! Như Thế Tôn Thích-ca Mâu-ni Phật, ẩn kỳ vô lượng tự tại chi lực, nãi dĩ bần sở nhạo pháp, độ thoát chúng sinh. Tư chư Bồ Tát diệc năng lao khiêm, dĩ vô lượng đại Bi, sinh thị Phật độ.

Thanh Trúc
02-12-2018, 08:50 AM
Kinh Duy Ma Cật
87
__________________________________________________ _____________________________________


đó là chỗ người ngu sanh; đó là thân làm việc tà; đó là quả báo của thân làm việc tà; đó là miệng làm việc tà; đó là quả báo của miệng làm việc tà; đó là ý làm việc tà, đó là quả báo của ý làm việc tà; đó là sát sanh, đó là quả báo của sát sanh; đó là không cho mà lấy; đó là quả báo của không cho mà lấy; đó là tà dâm, đó là quả báo của tà dâm; đó là vọng ngữ, đó là quả báo của vọng ngữ; đó là hai lưỡi, đó là quả báo của hai lưỡi; đó là lời nói ác, đó là quả báo của lời nói ác; đó là lời nói vô nghĩa, đó là quả báo của lời nói vô nghĩa; đó là tham lam, ganh ghét, đó là quả báo của tham lam, ganh ghét; đó là tức giận, đó là quả báo của tức giận; đó là tà kiến, đó là quả báo của tà kiến; đó là bỏn sẻn, đó là quả báo của bỏn sẻn; đó là phá giới, đó là quả báo của phá giới; đó là giận hờn, đó là quả báo của giận hờn; đó là lười biếng, đó là quả báo của lười biếng; đó là ý tán loạn, đó là quả báo của ý tán loạn; đó là ngu si, đó là quả báo của ngu si; đó là kiết giới, đó là giữ giới, đó là phạm giới; đó là nên làm, đó là không nên làm; đó là chướng ngại, đó là không chướng ngại; đó là mắc tội, đó là khỏi tội; đó là tịnh, đó là nhơ; đó là hữu lậu, đó là vô lậu; đó là tà đạo, đó là chánh đạo; đó là hữu vi, đó là vô vi; đó là thế gian, đó là Niết bàn.

Vì những người khó giáo hóa lòng như khỉ vượn, nên dùng bao nhiêu pháp để chế ngự lòng họ, mới có thể điều phục được. Ví như voi, ngựa ngang trái không điều phục được, phải thêm đánh đập dữ tợn cho đến thấu xương rối mới điều phục được. Chúng sanh cang cường khó giáo hóa cũng thế, nên phải dùng tất cả những lời khổ thiết mới có thể đưa họ vào khuôn khổ (luật hạnh).

Các Bồ Tát nước Chúng Hương kia nghe rồi nói rằng :
- Thật chưa từng có ! Như Phật Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn ẩn cái sức tự tại vô lượng của Ngài mà dùng những phương pháp sở thích của người nghèo hèn để độ thoát chúng sanh. Các Bồ Tát đây cũng chịu khổ sở, nhún nhường, dùng lòng đại Bi vô lượng để sanh vào cõi Phật này.

Thanh Trúc
02-13-2018, 08:56 AM
Kinh Duy Ma Cật
Phẩm Phật Hương Tích _ A 88
__________________________________________________ _____________________________________




X. Hương Tích Phật Phẩm.



https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/27654526_154653651921810_1480308007715284069_n.jpg ?_nc_cat=101&_nc_oc=AQlMwayEplH6ajNA0sxLHmx1ej5OynqeCFAQN11V7b3 2Q-vWe_7gUE6qPTVZ_VFagWQ&_nc_ht=scontent-hkg3-1.xx&oh=259e73cc27dbced3e353da8b29728ee1&oe=5CEC4460

Thanh Trúc
02-13-2018, 08:59 AM
Kinh Duy Ma Cật
88
__________________________________________________ _____________________________________


Duy-ma-cật ngôn: Thử độ Bồ Tát, ư chư chúng sinh, đại bi kiên cố. Thành như sở ngôn. Nhiên kỳ nhất thế nhiêu ích chúng sinh, đa ư bỉ quốc bá niên kiếp hành. Sở dĩ giả hà? Thử Ta-bà thế giới hữu thập sự thiện pháp. Chư dư Tịnh độ chi sở vô hữu.

Hà đẳng vi thập? Dĩ bố thí nhiếp bần cùng. Dĩ tịnh giới nhiếp hủy cấm. Dĩ nhẫn nhục nhiếp sân nhuế. Dĩ tinh tấn nhiếp giải đãi. Dĩ thiền định nhiếp loạn ý. Dĩ trí huệ nhiếp ngu si. Thuyết trừ nạn pháp độ bát nạn giả. Dĩ Đại thừa pháp độ nhạo Tiểu thừa giả. Dĩ chư thiện căn tế vô đức giả. Thường dĩ tứ nhiếp thành tựu chúng sinh. Thị vi thập.

Bỉ Bồ Tát viết: Bồ Tát thành tựu kỷ pháp, ư thử thế giới hạnh vô sang vưu, sinh ư tịnh độ?

Duy-ma-cật ngôn: Bồ Tát thành tựu bát pháp, ư thử thế giới, hạnh vô sang vưu, sinh ư Tịnh độ.

Hà đẳng vi bát? Nhiêu ích chúng sinh nhi bất vọng báo. Đại nhất thiết chúng sinh thọ chư khổ não, sở tác công đức, tận dĩ thí chi.

Đẳng tâm chúng sinh, khiêm hạ vô ngại. Ư chư Bồ Tát, thị chi chư Phật. Sở vị văn kinh, văn chi bất nghi. Bất dữ Thanh văn, nhi tương vi bội. Bất tật bỉ cúng. Bất cao kỷ lợi, nhi ư kỳ trung, điều phục kỳ tâm. Thường tỉnh kỷ quá, bất tụng bỉ đoản. Hằng dĩ nhất tâm cầu chư công đức. Thị vi bát pháp.

Duy-ma-cật, Văn-thù-sư-lợi, ư Đại chúng trung, thuyết thị pháp thời, bá thiên thiên nhân giai phát A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề tâm. Thập thiên Bồ Tát đắc vô sinh pháp nhẫn.

Thanh Trúc
02-13-2018, 09:03 AM
Kinh Duy Ma Cật
88
__________________________________________________ _____________________________________


Ông Duy Ma Cật nói :

- Bồ Tát ở cõi này đối với chúng sanh, lòng đại Bi bền chắc thật đúng như lời các Ngài đã ngợi khen. Mà Bồ Tát ở cõi này lợi ích cho chúng sanh trong một đời còn hơn trăm nghìn kiếp tu hành ở cõi nước khác. Vì sao ? Vì cõi Ta bà này có mười điều lành mà các Tịnh độ khác không có. Thế nào là mười ? 1) Dùng bố thí để nhiếp độ kẻ nghèo nàn; 2) Dùng tịnh giới để nhiếp độ người phá giới; 3) Dùng nhẫn nhục để nhiếp độ kẻ giận dữ; 4) Dùng tinh tấn để nhiếp độ kẻ giải đãi; 5) Dùng thiền định để nhiếp độ kẻ loạn ý; 6) Dùng trí tuệ để nhiếp độ kẻ ngu si; 7) Nói pháp trừ nạn để độ kẻ bị tám nạn; 8) Dùng pháp Đại thừa để độ kẻ ưa pháp Tiểu thừa; 9) Dùng các pháp lành để cứu tế người không đức; 10) Thường dùng tứ nhiếp để thành tựu chúng sanh.

Các Bồ Tát kia hỏi :

- Bồ Tát phải thành tựu mấy pháp ở nơi cõi này làm không lầm lỗi, được sanh về cõi Tịnh độ ?

Ông Duy Ma Cật đáp :

- Bồ Tát thành tựu 8 pháp thời ở cõi này làm không lầm lỗi, được sanh về cõi Tịnh độ – Tám pháp là gi ? 1.- Lợi ích chúng sanh mà không mong báo đáp. 2.- Thay thế tất cả chúng sanh chịu mọi điều khổ não. 3.- Bao nhiêu công đức mình làm đều ban cho tất cả chúng sanh. 4.- Lòng bình đẳng đối với chúng sanh khiêm nhường không ngại, đối với Bồ Tát xem như Phật. 5.- Những Kinh chưa nghe, nghe không nghi. 6.- Không chống trái với hàng Thanh Văn. 7.- Thấy người được cúng dường cũng không tật đố, không khoe những lợi lộc của mình, ở nơi đó mà điều phục tâm mình. 8.- Thường xét lỗi mình, không nói đến lỗi của người, hằng nhứt tâm cầu các công đức.

Ông Duy Ma Cật và Ngài Văn Thù Sư Lợi nói pháp này rồi, ở trong đại chúng có cả trăm nghìn Trời, người đều phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, mười nghìn Bồ Tát chứng đặng Vô sanh pháp nhẫn.



________________


Chú thích của phẩm X


1. Trưởng giả chủ : Vị trưởng giả này được công chúng suy tôn làm chủ tể quản trị trong nuớc. Theo ngài Tăng Triệu giải : vì ở thời kỳ đó trong nước không có vua chúa, nên 500 vị trưởng giả kia mới suy tôn ông Nguyệt Cái làm chủ trong nước, nên gọi là Trưởng giả chủ.

Thanh Trúc
02-14-2018, 09:50 AM
Kinh Duy Ma Cật
Phẩm Bồ Tát Hạnh _ A 89
__________________________________________________ _____________________________________




XI. Bồ Tát Hạnh Phẩm.



https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/27750605_154653755255133_6385145338275538530_n.jpg ?_nc_cat=104&_nc_oc=AQkuXYopKO_9yZ3CYD1E-CN45nlh10XiNOh_zBn0dEmlXAEckAippHx0QKpoa7KLLg0&_nc_ht=scontent-hkg3-1.xx&oh=c70c22d6511e9b970ba1a740a1b28ace&oe=5CE44E32

Thanh Trúc
02-14-2018, 09:53 AM
Kinh Duy Ma Cật
89
__________________________________________________ _____________________________________



Bồ Tát Hạnh Phẩm

Đệ thập nhất



Thị thời, Phật thuyết pháp ư Am-la thọ viên. Kỳ địa hốt nhiên quảng bác nghiêm sự. Nhất thiết chúng hội giai tác kim sắc.

A-nan bạch Phật ngôn: Thế Tôn! Dĩ hà nhân duyên, hữu thử thụy ứng? Thị xứ hốt nhiên quảng bác nghiêm sự. Nhất thiết chúng hội giai tác kim sắc.

Phật cáo A-nan: Thị Duy-ma-cật, Văn-thù-sư-lợi, dữ chư Đại chúng cung kính vi nhiễu phát ý dục lai. Cố tiên vi thử thụy ứng.

Ư thị, Duy-ma-cật ngứ Văn-thù-sư-lợi: Khả cộng kiến Phật, dữ chư Bồ Tát lễ sự cúng dường.

Văn-thù-sư-lợi ngôn: Thiện tai! Hành hỹ! Kim chánh thị thời.

Duy-ma-cật tức dĩ thần lực, trì chư Đại chúng tinh sư tử tòa, trí ư hữu chưởng, vãng nghệ Phật sở. Đáo dĩ trước địa, khể thủ Phật túc, hữu nhiễu thất táp, nhất tâm hiệp chưởng, tại nhất diện lập. Kỳ chư Bồ Tát tức giai tịch tòa, khể thủ Phật túc, diệc nhiễu thất táp, ư nhất diện lập. Chư đại đệ tử, Thích, Phạm tứ Thiên vương đẳng, diệc giai tịch tòa, khể thủ Phật túc, tại nhất diện lập.

Thanh Trúc
02-14-2018, 10:01 AM
Kinh Duy Ma Cật
89
__________________________________________________ _____________________________________




XI PHẨM HẠNH BỒ TÁT



Khi đó, Phật nói pháp nơi vườn cây Am la, vườn ấy bỗng nhiên rộng rãi trang nghiêm, tất cả đại chúng trong pháp hội đều trở thành sắc vàng.

Ông A Nan bạch Phật :

- Bạch Thế Tôn ? Vì nhơn duyên gì mà có điềm lành này, vườn đây bỗng nhiên rộng rãi trang nghiêm, tất cả chúng hội đều trở thành sắc vàng ?

Phật bảo :

- Này A Nan ! Đây là Duy Ma Cật, Văn Thù Sư Lợi cùng cả đại chúng cung kính vây quanh phát tâm muốn đến, nên trước hiện điềm lành này.

Lúc đó ông Duy Ma Cật nói với Ngài Văn Thù Sư Lợi rằng :

-Chúng ta nên cùng nhau đến ra mắt Phật để cho các Bồ Tát đảnh lễ cúng dường Thế Tôn.

Ngài Văn Thù Sư Lợi nói :

- Hay thay ! Nay chính là lúc nên đi.

Ông Duy Ma Cật dùng sức thần thông đem cả đại chúng và các tòa sư tử để trên tay hữu đi đến chỗ Phật. Khi đến rồi ông để xuống đất, cúi đầu lễ dưới chơn Phật, đi quanh phía hữu bảy vòng, một lòng chấp tay đứng sang một bên. Các Bồ Tát kia liền xuống toà đến cúi đầu lễ dưới chơn Phật, cũng đi quanh bảy vòng rồi đứng sang một bên. Các Đại đệ tử, Đế Thích, Phạm Thiên, Tứ Thiên Vương cả thảy cũng đều xuống tòa cúi đầu lễ dưới chơn Phật đứng qua một bên.

Thanh Trúc
02-15-2018, 07:52 AM
Kinh Duy Ma Cật
Phẩm Bồ Tát Hạnh _ A 90
__________________________________________________ _____________________________________




XI. Bồ Tát Hạnh Phẩm.



https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/27858134_154653841921791_1644858469261907815_n.jpg ?_nc_cat=106&_nc_oc=AQk0eiAB5YV6NQiaOmAc56v-tW1MyMjNiA780xsQOxG79BfA5XrKr53C8Xe2TKtt-oo&_nc_ht=scontent-hkg3-1.xx&oh=014834f9fb5620796692680e47bdccbe&oe=5CE4D9FA

Thanh Trúc
02-15-2018, 07:54 AM
Kinh Duy Ma Cật
90
__________________________________________________ _____________________________________


Ư thị, Thế Tôn như pháp ủy vấn chư Bồ Tát dĩ các linh phục tọa. Tức giai thọ giáo, chúng tọa dĩ định.

Phật ngứ Xá-lỵ-phất: Nhữ kiến Bồ Tát đại sĩ tự tại thần lực chi sở vị hồ?

Duy nhiên, dĩ kiến.

Nhữ ý vân hà?

Thế Tôn! Ngã đổ kỳ vi bất khả tư nghị. Phi ý sở đồ, phi đạc sở trắc.

Nhĩ thời, A-nan bạch Phật ngôn: Thế Tôn! Kim sở văn hương, tự tích vị hữu. Thị vi hà hương?

Phật cáo A-nan: Thị bỉ Bồ Tát mao khổng chi hương.

Ư thị, Xá-lỵ-phất ngứ A-nan ngôn: Ngã đẳng mao khổng diệc xuất thị hương.

A-nan ngôn: Thử sở tùng lai?

Viết: Thị Trưởng giả Duy-ma-cật tùng Chúng Hương quốc, thủ Phật dư phạn. Ư xá thực giả, nhất thiết mao khổng giai hương nhược thử.

A-nan vấn Duy-ma-cật: Thị hương khí trụ đương cửu như?

Thanh Trúc
02-15-2018, 07:56 AM
Kinh Duy Ma Cật
90
__________________________________________________ _____________________________________


Bấy giờ Thế Tôn như pháp an ủi hỏi thăm các Bồ Tát rồi, bảo ngồi lại chỗ cũ. Cả chúng đều vâng lời dạy.

Khi chúng ngồi xong, Phật bảo Ngài Xá Lợi Phất rằng :

- Ông có thấy thần lực tự tại của Bồ Tát đại sĩ làm đó chăng ?

- Dạ con đã thấy.

- Ý ông nghĩ sao ?

- Bạch Thế Tôn ! Con thấy các việc làm ấy không thể nghĩ bàn, không phải lấy ý mà tính được, không phải suy nghĩ mà lường được.

Ông A Nan bạch Phật rằng :

- Bạch Thế Tôn ! Mùi hương con nghe đây từ xưa chưa từng có, đó là mùi hương chi ?

Lúc đó ông Xá Lợi Phất nói với ông A Nan rằng :

- Lổ chưn lông của chúng tôi cũng có mùi hương ấy !

Ông A Nan nói :

- Mùi hương ấy ở đâu đến ?

Ông Xá Lợi Phất nói :

- Đấy là Trưởng giả Duy Ma Cật xin cơm thừa của Phật ở nước Chúng Hương đem về ăn nơi nhà ông, nên tất cả lỗ chưn lông đều ra mùi hương như thế.

Ông A Nan hỏi ông Duy Ma Cật rằng :

- Mùi hương đó còn được bao lâu ?

Thanh Trúc
02-16-2018, 08:25 AM
Kinh Duy Ma Cật
Phẩm Bồ Tát Hạnh _ A 91
__________________________________________________ _____________________________________




XI. Bồ Tát Hạnh Phẩm.



https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/27858394_155919965128512_5913879923936570565_n.jpg ?_nc_cat=104&_nc_oc=AQlsA90xHJd6QnuBzjTi5znHS3dRe29vdOGpfNzYS0h 1ctsP6mJDkQmF0rUIrYjnYuU&_nc_ht=scontent-hkg3-1.xx&oh=e2e984120684dd78a376061889da1304&oe=5CFE101E

Thanh Trúc
02-16-2018, 08:46 AM
Kinh Duy Ma Cật
91
__________________________________________________ _____________________________________


Duy-ma-cật ngôn: Chí thử phạn tiêu.

Viết: Thử phạn cửu như đương tiêu?

Viết: Thử phạn thế lực chí ư thất nhật, nhiên hậu nãi tiêu.

Hựu, A-nan! Nhược Thanh văn nhân, vị nhập chánh vị, thực thử phạn giả, đắc nhập chánh vị, nhiên hậu nãi tiêu. Dĩ nhập chánh vị, thực thử phạn giả, đắc tâm giải thoát, nhiên hậu nãi tiêu. Nhược vị phát Đại thừa ý, thực thử phạn giả, chí phát ý nãi tiêu. Dĩ phát ý, thực thử phạn giả, đắc Vô sinh nhẫn, nhiên hậu nãi tiêu. Dĩ đắc vô sinh nhẫn, thực thử phạn giả, chí nhất sinh bổ xứ, nhiên hậu nãi tiêu. Thí như hữu dược, danh viết thượng vị. Kỳ hữu phục giả, thân chư độc diệt, nhiên hậu nãi tiêu. Thử phạn như thị, diệt trừ nhất thiết chư phiền não độc, nhiên hậu nãi tiêu.

A-nan bạch Phật ngôn: Vị tằng hữu dã! Thế Tôn, như thử hương phạn, năng tác Phật sự?

Phật ngôn: Như thị. Như thị.

A-nan! Hoặc hữu Phật độ dĩ Phật quang minh nhi tác Phật sự. Hữu dĩ chư Bồ Tát nhi tác Phật sự. Hữu dĩ Phật sở hóa nhân nhi tác Phật sự. Hữu dĩ Bồ-đề thọ nhi tác Phật sự. Hữu dĩ Phật y phục ngọa cụ nhi tác Phật sự. Hữu dĩ phạn thực nhi tác Phật sự. Hữu dĩ viên lâm, đài quán nhi tác Phật sự. Hữu tam thập nhị tướng, bát thập tùy hình hảo nhi tác Phật sự. Hữu dĩ Phật thân nhi tác Phật sự.

Thanh Trúc
02-16-2018, 08:50 AM
Kinh Duy Ma Cật
91
__________________________________________________ _____________________________________


Ông Duy Ma Cật nói :

- Đến khi cơm đó tiêu.

- Cơm đó bao lâu mới tiêu ?

- Thế lực cơm đó đến bảy ngày mới tiêu - Lại nữa A Nan ! Những Thanh Văn chưa vào Chánh vị, ăn cơm đó đến khi vào Chánh vị rồi mới tiêu. Đã vào Chánh vị, ăn cơm đó đến khi tâm Giải thoát rồi mới tiêu. Chưa phát tâm Đại thừa ăn cơm đó đến khi phát tâm Đại thừa rồi mới tiêu, đã phát tâm Đại thừa ăn cơm đó khi đưọc Vô sanh nhẫn rồi mới tiêu. Đã được Vô sanh nhẫn ăn cơm đó đến khi Nhứt sanh bổ xứ (1) rồi mới tiêu. Ví như có món thuốc tên là Thượng vị, người uống vào trừ hết các độc trong thân rồi mới tiêu. Cơm này cũng vậy, khi trừ hết tất cả độc phiền não rồi mới tiêu.

Ông A Nan bạch Phật :

- Thật chưa từng có ! Bạch Thế Tôn ! Như món cơm thơm ấy có thể làm Phật sự ?

Phật nói :

- Đúng thế, đúng thế ! A Nan ! Hoặc có cõi Phật lấy ánh sáng của Phật mà làm Phật sự; có cõi lấy Bồ Tát mà làm Phật sự; có cõi lấy người của Phật hóa ra mà làm Phật sự; có cõi lấy cây Bồ Đề mà làm Phật sự; có cõi lấy y phục ngọa cụ của Phật mà làm Phật sự; có cõi lấy cơm ăn mà làm Phật sự; có cõi lấy vườn rừng, lâu đài nhà cửa làm Phật sự; có cõi lấy 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp mà làm Phật sự; có cõi lấy thân Phật mà làm Phật sự; .....

Thanh Trúc
02-17-2018, 07:30 AM
Kinh Duy Ma Cật
Phẩm Bồ Tát Hạnh _ A 92
__________________________________________________ _____________________________________




XI. Bồ Tát Hạnh Phẩm.



https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/27973903_155919998461842_874352793412388750_n.jpg? _nc_cat=106&_nc_oc=AQkZoWJa5Ix5giw8og_tW4vczCGCfrVHSIc3OyETYKx ROC8xPbKtsWPfznVgIfueky4&_nc_ht=scontent-hkg3-1.xx&oh=0b22328ca1d3883f7f796f20aded6866&oe=5CDDEDAE

Thanh Trúc
02-17-2018, 07:33 AM
Kinh Duy Ma Cật
92
__________________________________________________ _____________________________________



Hữu dĩ hư không nhi tác Phật sự, chúng sinh ưng dĩ thử duyên, đắc nhập luật hạnh. Hữu dĩ mộng ảo, ảnh hưởng, kính trung tượng, thủy trung nguyệt, nhiệt thời diệm, như thị đẳng dụ nhi tác Phật sự. Hữu dĩ âm thanh, ngữ ngôn, văn tự nhi tác Phật sự. Hoặc hữu thanh tịnh Phật độ, tịch mịch vô ngôn, vô thuyết vô thị, vô chí, vô tác, vô vi nhi tác Phật sự.

Như thị, A-nan! Chư Phật oai nghi tấn chỉ, chư sở thi vi, vô phi Phật sự.

A-nan! Hữu thử tứ ma, bát vạn tứ thiên chư phiền não môn, nhi chư chúng sinh vi chi bì lao. Chư Phật tức dĩ thử pháp nhi tác Phật sự. Thị danh nhập nhất thiết chư Phật pháp môn.

Bồ Tát nhập thử môn giả, nhược kiến nhất thiết tịnh hảo Phật độ, bất dĩ vi hỷ, bất tham bất cao. Nhược kiến nhất thiết bất tịnh Phật độ, bất dĩ vi ưu, bất ngại, bất một. Đản ư chư Phật, sinh thanh tịnh tâm, hoan hỷ cung kính, vị tằng hữu dã. Chư Phật Như Lai công đức bình đẳng, vị giáo hóa chúng sinh cố, nhi hiện Phật độ bất đồng.

A-nan! Nhữ kiến chư Phật quốc, thổ địa hữu nhược can, nhi hư không vô nhược can dã. Như thị kiến chư Phật sắc thân hữu nhược can nhĩ, kỳ vô ngại huệ vô nhược can dã.

A-nan! Chư Phật sắc thân, oai tướng, chủng tánh, giới, định, trí huệ, giải thoát, giải thoát tri kiến, lực vô sở úy, bất cộng chi pháp, đại từ, đại bi, oai nghi sở hành, cập kỳ thọ mạng, thuyết pháp giáo hóa, thành tựu chúng sinh, tịnh Phật quốc độ, cụ chư Phật pháp, tất giai đồng đẳng.

Thanh Trúc
02-17-2018, 07:36 AM
Kinh Duy Ma Cật
92
__________________________________________________ _____________________________________


....., có cõi lấy hư không mà làm Phật sự; chúng sanh theo duyên đó mà vào luật nghi. Có cõi lấy mộng, huyễn, bóng, vang, tượng trong gương, trăng dưới nước, ánh nắng dợn, các thí dụ như thế mà làm Phật sự; có cõi lấy tiếng tăm, lời nói, văn tự mà làm Phật sự; hoặc có cõi lấy Phật thanh tịnh vắng lặng, không nói không rằng, không chỉ không biết, không tạo không tác mà làm Phật sự.

Như thế A Nan ! Những oai nghi tấn chỉ, các việc thi vi của chư Phật đều là Phật sự cả.

A Nan ! Có bốn ma và tám muôn bốn nghìn phiền não mà chúng sanh phải bị nhọc nhằn mỏi mệt. Chư Phật lại dùng các pháp ấy mà làm Phật sự, đó gọi là vào pháp môn của tất cả chư Phật. Bồ Tát vào môn này hoặc thấy tất cả cõi Phật nghiêm tịnh không lấy làm mừng, không ham muốn, không cao hảnh; hoặc thấy tất cả cõi Phật bất tịnh cũng không lo, không ngại, không bỏ qua, chỉ phải ở nơi Chư Phật sanh tâm thanh tịnh, vui mừng cung kính khen ngợi chưa từng có. Chư Phật Như Lai công đức bình đẳng, vì giáo hóa chúng sanh mà hiện ra các cõi Phật không đồng.

A Nan ! Ông thấy cõi nước của chư Phật, đất có bao nhiêu mà hư không không bao nhiêu ? Như thế, thấy sắc thân chư Phật, thân có bao nhiêu mà trí tuệ không ngại thì không có bao nhiêu ?

A Nan ! Sắc thân chư Phật, oai tướng, chủng tánh, giới, định, trí tuệ, giải thoát, giải thoát tri kiến, lực, vô sở úy, các pháp bất cộng, đại từ đại bi, giữ oai nghi, thọ mạng, nói pháp giáo hóa thành tựu chúng sanh, nghiêm tịnh cõi Phật, đủ các pháp Phật, [thảy đều đồng đẳng, .....]

Thanh Trúc
02-18-2018, 07:49 AM
Kinh Duy Ma Cật
Phẩm Bồ Tát Hạnh _ A 93
__________________________________________________ _____________________________________




XI. Bồ Tát Hạnh Phẩm.



https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/28058814_155920098461832_3256857301477984630_n.jpg ?_nc_cat=103&_nc_oc=AQnLUnR9bcNx8uUhYnsdDtsTRL1s03NZg3oIbEF14aB ftHKa9mJVD-c465Fe4Cf4cH0&_nc_ht=scontent-hkg3-1.xx&oh=1b28da6ececde98477f37e346ec24ed9&oe=5CEB92E1

Thanh Trúc
02-18-2018, 07:58 AM
Kinh Duy Ma Cật
93
__________________________________________________ _____________________________________


......, tất giai đồng đẳng. Thị cố danh vi Tam-miệu Tam-phật-đà, danh vi Đa-đà-a-già-độ, danh vi Phật-đà.

A-nan! Nhược ngã quảng thuyết thử tam cú nghĩa, nhữ dĩ kiếp thọ, bất năng tận thọ. Chánh sử tam thiên đại thiên thế giới mãn trung chúng sinh giai như A-nan đa văn đệ nhất, đắc niệm tổng trì. Thử chư nhân đẳng dĩ kiếp chi thọ, diệc bất năng thọ.

Như thị, A-nan! Chư Phật A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề vô hữu hạn lượng, trí huệ biện tài bất khả tư nghị.

A-nan bạch Phật ngôn: Ngã tùng kim dĩ vãng, bất cảm tự vị dĩ vi đa văn.

Phật cáo A-nan: Vật khởi thối ý. Sở dĩ giả hà? Ngã thuyết nhữ ư Thanh văn trung vi tối đa văn, phi vị Bồ Tát.

Thả chỉ, A-nan! Kỳ hữu trí giả, bất ưng hạn độ chư Bồ Tát dã. Nhất thiết hải uyên, thượng khả trắc lượng. Bồ Tát thiền định, trí huệ, tổng trì, biện tài, nhất thiết công đức, bất khả lượng dã.

A-nan! Nhữ đẳng xả trí Bồ Tát sở hành. Thị Duy-ma-cật nhất thời sở hiện thần thông chi lực, nhất thiết Thanh văn, Bích chi Phật, ư bá thiên kiếp, tận lực biến hóa, sở bất năng tác.

Thanh Trúc
02-18-2018, 08:01 AM
Kinh Duy Ma Cật
93
__________________________________________________ _____________________________________


....., thảy đều đồng đẳng, cho nên gọi là: “Tam Miệu Tam Phật Đà”(2) gọi là “Đa Đà A Dà Độ”(3) gọi là “Phật Đà”(4)

A Nan ! Nếu ta nói đủ nghĩa ba câu này, dầu suốt đời của ông cũng không lãnh thọ hết được. Giả sử chúng sanh đầy dẫy trong cõi tam thiên đại thiên thế giới như A Nan đa văn thứ nhứt, được niệm tổng trì, những người đó suốt cả đời cũng không lãnh thọ được.

Như thế A Nan ! Chư Phật Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác không có hạn lượng, trí tuệ biện tài không thể nghĩ bàn.

A Nan bạch Phật rằng :

- Dạ ! Con từ nay về sau không dám tự cho mình là đa văn nữa.

Phật bảo A Nan :

- Chớ nên khởi tâm thối lui, vì sao ? – Ta nói ông đa văn hơn hết trong hàng Thanh Văn chớ không phải nói với hàng Bồ Tát.

Hãy thôi A Nan ! Người có trí không nên so sánh với các hàng Bồ Tát. Biển sâu còn có thể dò được, chớ thiền định, trí tuệ, tổng trì, biện tài, tất cả công đức của Bồ Tát không thể đo lường được.

A Nan ! Các ông hãy để riêng việc Bồ Tát ra. Duy Ma Cật đây hiện bày sức thần thông trong một lúc mà tất cả hàng Thanh Văn, Bích Chi Phật trải trăm nghìn kiếp tận lực biến hóa đều không làm được.

Thanh Trúc
02-19-2018, 08:04 AM
Kinh Duy Ma Cật
Phẩm Bồ Tát Hạnh _ A 94
__________________________________________________ _____________________________________




XI. Bồ Tát Hạnh Phẩm.



https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/27752266_155920218461820_941233418323078533_n.jpg? _nc_cat=110&_nc_oc=AQm7hFLoygf9zrBTE-Sd5tHk460r_nlZsdI8ajY5ovFR9kn4hwwGSJ6sk3iu5Quu06E&_nc_ht=scontent-hkg3-1.xx&oh=ae59dff98512d3a1bb91249db29de24f&oe=5CE31DC7

Thanh Trúc
02-19-2018, 08:07 AM
Kinh Duy Ma Cật
94
__________________________________________________ _____________________________________


Nhĩ thời, Chúng Hương thế giới Bồ Tát lai giả, hiệp chưởng bạch Phật ngôn: Thế Tôn! Ngã đẳng sơ kiến thử độ, sinh hạ liệt tưởng. Kim tự hối trách, xả ly thị tâm. Sở dĩ giả hà? Chư Phật phương tiện bất khả tư nghị. Vị độ chúng sinh cố, tùy kỳ sở ưng, hiện Phật quốc dị.

Duy nhiên, Thế Tôn! Nguyện tứ thiểu pháp. Hoàn ư bỉ độ, đương niệm Như Lai.

Phật cáo chư Bồ Tát: Hữu tận vô tận giải thoát pháp môn. Nhữ đẳng đương học. Hà vị vi tận? Vị hữu vi pháp. Hà vị vô tận? Vị vô vi pháp. Như Bồ Tát giả, bất tận hữu vi, bất trụ vô vi.

Hà vị bất tận hữu vi? Vị bất ly đại từ, bất xả đại bi. Thâm phát nhất thiết trí tâm, nhi bất hốt vong. Giáo hóa chúng sinh, chung bất yếm quyện. Ư tứ nhiếp pháp, thường niệm thuận hành. Hộ trì Chánh pháp, bất tích thân mạng. Chủng chư thiện căn, vô hữu bì yếm. Chí thường an trụ, phương tiện hồi hướng. Cầu pháp bất giải, thuyết pháp vô lận. Cần cúng chư Phật, cố nhập sinh tử, nhi vô sở úy. Ư chư vinh nhục, tâm vô ưu hỷ. Bất khinh vi học, kính học như Phật. Đọa phiền não giả, linh phát chánh niệm. Ư viễn ly lạc, bất dĩ vi quý. Bất trước kỷ lạc, khánh ư bỉ lạc. Tại chư thiền định, như địa ngục tưởng. Ư sinh tử trung, như viên quán tưởng. Kiến lai cầu giả, vi thiện sư tưởng. Xả chư sở hữu, cụ nhất thiết trí tưởng. Kiến hủy giới nhân, khởi cứu hộ tưởng.

Chư ba-la-mật, vi phụ mẫu tưởng. Đạo phẩm chi pháp, vi quyến thuộc tưởng. Phát hành thiện căn, vô hữu tề hạn.

Thanh Trúc
02-19-2018, 08:08 AM
Kinh Duy Ma Cật
94
__________________________________________________ _____________________________________


Bây giờ các Bồ Tát ở nước Chúng Hương đến đó, chấp tay bạch Phật rằng :

- Bạch Thế Tôn ! Chúng con khi mới thấy cõi này, tâm tưởng cho là hạ liệt, nay chúng con tự hối trách bỏ tâm ấy. Vì sao ? Phương tiện chư Phật không thể nghĩ bàn, vì độ thoát chúng sanh nên theo chỗ nhu cầu như thế nào mà hiện ra cõi Phật như thế ấy. Dạ, bạch Thế Tôn ! Xin Thế Tôn ban chút ít pháp cho chúng con để trở về cõi kia được nhớ nghĩ đến Như Lai.

Phật bảo các Bồ Tát rằng :

- Có pháp môn “tận, vô tận giải thoát” các ông nên học.
Sao gọi là “tận” ? Nghĩa là pháp hữu vi. Sao gọi là “vô tận” ? Nghĩa là pháp vô vi. Như Bồ Tát thời không tận hữu vi, không trụ vô vi.

Sao gọi là “không tận hữu vi” ? Nghĩa là không lìa đại từ, không bỏ đại bi, sâu phát tâm cầu Nhứt thiết trí mà không khinh bỏ, giáo hóa chúng sanh quyết không nhàm chán; đối pháp Tứ nhiếp thường nghĩ làm theo; giữ gìn Chánh pháp không tiếc thân mạng; làm các việc lành không hề nhàm mõi; chí thường để nơi phương tiện hồi hướng; cầu pháp không biếng trễ; nói pháp không lẫn tiếc; siêng cúng dường chư Phật; cố vào trong sanh tử mà không sợ sệt; đối việc vinh nhục lòng không lo không mừng; không khinh người chưa học; kỉnh người học như Phật; người bị phiền não làm cho phát niệm chánh; cái vui xa lìa không cho là quí; không đắm việc vui của mình mà mừng việc vui của người; ở trong Thiền định tưởng như Địa ngục; ở trong sanh tử tưởng như vườn nhà; thấy người đến cầu pháp tưởng như thầy lành; bỏ tất cả vật sở hữu tưởng đủ Nhứt thiết trí; thấy người phá giới, tâm nghĩ cứu giúp; các pháp Ba la mật tưởng là cha mẹ; các pháp đạo phẩm tưởng là quyến thuộc; làm việc lành [không có hạn lượng; .....]

Thanh Trúc
02-20-2018, 07:48 AM
Kinh Duy Ma Cật
Phẩm Bồ Tát Hạnh _ A 95
__________________________________________________ _____________________________________




XI. Bồ Tát Hạnh Phẩm.



https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/28056284_155920271795148_2306652659466475536_n.jpg ?_nc_cat=109&_nc_oc=AQmpAV1RCWfN7b1dcjdmczins_taU5hUE_7jNS4QBt1 8K1nCVTy8Tr4EoEA9kDBNZ6M&_nc_ht=scontent-hkg3-1.xx&oh=b2e035702f0dd7f2619a790f5417daf3&oe=5CF74384

Thanh Trúc
02-20-2018, 07:50 AM
Kinh Duy Ma Cật
95
__________________________________________________ _____________________________________


Phát hành thiện căn, vô hữu tề hạn. Dĩ chư Tịnh quốc nghiêm sức chi sự, thành kỷ Phật độ. Hành vô hạn thí, cụ túc tướng hảo. Trừ nhất thiết ác, tịnh thân, khẩu, ý. Sinh tử vô số kiếp, ý nhi hữu dũng. Văn Phật vô lượng đức, chí nhi bất quyện. Dĩ trí huệ kiếm, phá phiền não tặc. Xuất ấm nhập giới, hà phụ chúng sinh, vĩnh sử giải thoát. Dĩ đại tinh tấn, tồi phục ma quân. Thường cầu vô niệm, Thật tướng trí huệ. Hành thiểu dục tri túc, nhi bất xả thế pháp. Bất hoại oai nghi, nhi năng tùy tục khởi thần thông huệ, dẫn đạo chúng sinh.

Đắc niệm tổng trì, sở văn bất vong. Thiện biệt chư căn, đoạn chúng sinh nghi. Dĩ lạc thuyết biện, diễn pháp vô ngại. Tịnh thập thiện đạo, thọ thiên nhân phước. Tu tứ vô lượng, khai Phạm thiên đạo. Khuyến thỉnh thuyết pháp, tùy hỷ tán thiện, đắc Phật âm thanh. Thân, khẩu, ý thiện, đắc Phật oai nghi. Thâm tu thiện pháp, sở hành chuyển thắng. Dĩ Đại thừa giáo, thành Bồ Tát tăng. Tâm vô phóng dật, bất thất chúng thiện. Hành như thử pháp, thị danh Bồ Tát bất tận hữu vi.

Hà vị Bồ Tát bất trụ vô vi? Vị tu học không, bất dĩ không vi chứng. Tu học vô tướng, vô tác, bất dĩ vô tướng, vô tác vi chứng. Tu học vô khởi, bất dĩ vô khởi vi chứng. Quán ư vô thường, nhi bất yếm thiện bổn. Quán thế gian khổ, nhi bất ố sinh tử. Quán ư vô ngã, nhi hối nhân bất quyện. Quán ư tịch diệt, nhi bất vĩnh tịch diệt. Quán ư viễn ly, nhi thân tâm tu thiện. Quán vô sở quy, nhi quy thú thiện pháp. Quán ư vô sinh, nhi dĩ sinh pháp hà phụ nhất thiết. Quán ư vô lậu, nhi bất đoạn chư lậu. Quán vô sở hành, nhi dĩ hành pháp giáo hóa chúng sinh. Quán ư không vô, nhi bất xả đại bi.

Thanh Trúc
02-20-2018, 08:07 AM
Kinh Duy Ma Cật
95
__________________________________________________ _____________________________________


[làm việc lành] không có hạn lượng; đem các việc nghiêm sức ở các cõi Tịnh độ trau giồi cõi Phật của mình; thật hành bố thí vô hạn; đầy đủ tướng tốt, trừ tất cả điều xấu, trong sạch thân khẩu ý; nhiều số kiếp sanh tử mà lòng vẫn mạnh mẽ; nghe các Đức Phật quyết chí không mõi; dùng gươm trí tuệ phá giặc phiền não, ra khỏi ấm, giới, nhập (5); gánh vác chúng sanh để được hoàn toàn giải thoát; dùng sức đại tinh tấn phá dẹp quân ma; thường cầu vô niệm, thật tướng trí tuệ (6); thật hành ít muốn, biết đủ mà chẳng bỏ việc đời; không sái oai nghi mà thuận theo thế tục; khởi tuệ thần thông dắt dẫn chúng sanh.

Đặng Niệm tổng trì đã nghe không quên; khéo biết căn cơ dứt lòng nghi của chúng sanh, dùng nhạo thuyết biện tài (7) diễn nói pháp vô ngại; thanh tịnh mười nghiệp lành hưởng thọ phước trời người; tu bốn món vô lượng mở đường Phạm Thiên; khuyên thỉnh nói pháp, tùy hỷ ngợi khen điều lành, đặng tiếng tốt của Phật, thân, khẩu, ý trọn lành, đặng oai nghi của Phật; công phu tu tập pháp lành sâu dày càng tiến nhiều lên; đem pháp Đại thừa giáo hóa thành tựu Bồ Tát tăng, lòng không buông lung, không mất các điều lành. Làm các pháp như thế gọi là Bồ Tát không tận hữu vi.

Sao gọi là “không trụ vô vi”? Nghĩa là tu học môn “không”; không lấy Không làm chỗ chứng; tu học môn “vô tướng”, “vô tác”, không lấy vô tướng, vô tác làm chỗ chứng; tu học pháp “vô sanh” không lấy vô sanh làm chỗ chứng; quán “vô thường” mà không nhàm việc lành; quán “thế gian là khổ” mà không ghét sanh tử; quán “vô ngã” mà dạy dỗ người không nhàm mõi; quán “tịch diệt” mà không tịch diệt hẳn; quán xa lìa mà thân tâm tu các pháp lành; quán không chỗ về mà về theo pháp lành; quán vô sanh mà dùng pháp sanh để gánh vác tất cả; quán vô lậu mà không đoạn các lậu; quán không chỗ làm mà dùng việc làm để giáo hóa chúng sanh; quán Không Vô mà không bỏ đại bi; .....

Thanh Trúc
02-21-2018, 08:01 AM
Kinh Duy Ma Cật
Phẩm Bồ Tát Hạnh _ A 96
__________________________________________________ _____________________________________




XI. Bồ Tát Hạnh Phẩm.



https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/28276753_157285824991926_8957149075355792253_n.jpg ?_nc_cat=101&_nc_oc=AQnGEVLFtOFx1KnI9bdJWYFV4DQ9bAH4mvNPwcDF6G1 mh4V4SpP5-6JbPc_uubGZxRA&_nc_ht=scontent-hkg3-1.xx&oh=4daca1529a440c447db53fbc1edc5088&oe=5CDE8410

Thanh Trúc
02-21-2018, 08:03 AM
Kinh Duy Ma Cật
96
__________________________________________________ _____________________________________


Quán chánh pháp vị, nhi bất tùy Tiểu thừa. Quán chư pháp hư vọng, vô lao vô nhân, vô chủ vô tướng. Bổn nguyện vị mãn, nhi bất hư phước đức, thiền định, trí huệ. Tu như thử pháp, thị danh Bồ Tát bất trụ vô vi.

Hựu, cụ phước đức, cố bất trụ vô vi. Cụ trí huệ cố, bất tận hữu vi. Đại từ bi cố, bất trụ vô vi. Mãn bổn, nguyện cố, bất tận hữu vi. Tập pháp dược cố, bất trụ vô vi. Tùy thọ dược cố, bất tận hữu vi. Tri chúng sinh bệnh cố, bất trụ vô vi. Diệt chúng sinh bệnh cố, bất tận hữu vi. Chư chánh sĩ Bồ Tát, dĩ tu thử pháp, bất tận hữu vi, bất trụ vô vi. Thị danh tận, vô tận giải thoát pháp môn. Nhữ đẳng đương học.

Nhĩ thời, bỉ chư Bồ Tát, văn thuyết thị pháp, giai đại hoan hỷ. Dĩ chúng diệu hoa, nhược can chủng sắc, nhược can chủng hương, tán biến tam thiên đại thiên thế giới, cúng dường ư Phật cập thử kinh pháp, tinh chư Bồ Tát dĩ. Khể thủ Phật túc, thán vị tằng hữu, ngôn: Thích-ca Mâu-ni Phật nãi năng ư thử thiện hành phương tiện.

Ngôn dĩ, hốt nhiên bất hiện, hoàn đáo bỉ quốc.

Thanh Trúc
02-21-2018, 08:19 AM
Kinh Duy Ma Cật
96
__________________________________________________ _____________________________________


quán Chánh Pháp Vị (8) (chỗ chứng) mà không theo Tiểu thừa; quán các pháp hư vọng, không bền chắc, không nhân, không chủ, không tướng, bổn nguyện chưa mãn mà không bỏ phước đức thiền định trí tuệ. Tu các pháp như thế gọi là Bồ Tát không trụ vô vi.

Lại vì đủ các phước đức mà không trụ vô vi; vì đủ cả trí tuệ mà không tận hữu vi; vì đại từ bi mà không trụ vô vi; vì mãn bổn nguyện mà không tận hữu vi; vì nhóm thuốc pháp mà không trụ vô vi; vì tùy bịnh cho thuốc mà không tận hữu vi; vì biết bịnh chúng sanh mà không trụ vô vi; vì dứt trừ bịnh chúng sanh mà không tận hữu vi. Các Bồ Tát chánh sĩ tu tập pháp này thời không tận hữu vi, không trụ vô vi, đó gọi là pháp môn “Tận, Vô tận Giải thoát”, các ông cần phải học.

Bấy giờ các Bồ Tát nước Chúng Hương nghe Phật nói pháp này rồi hết sức vui mừng, đem các thứ hoa đủ màu sắc thơm tho rải khắp cõi Tam thiên Đại thiên cúng dường Phật và Kinh pháp này cùng các Bồ Tát, rồi cúi đầu lễ dưới chân Phật ngợi khen chưa từng có, nói rằng : “Phật Thích Ca Mâu Ni mới có năng lực ở cõi này mà làm được phương tiện”.

Nói rồi, bỗng nhiên biến trở về nước Chúng Hương.


_______________________


Chú thích của phẩm XI

1. Nhứt Sanh Bổ Xứ : Bồ Tát chứng bực Đẳng giác rồi, chỉ còn một thời kỳ nữa là bổ xứ thành Phật. Như Bồ Tát Di Lặc hiện còn ở cung Đâu Suất một thời kỳ nữa sẽ bổ xứ thành Phật độ sanh nơi cõi Ta Bà nầy vậy.

2. Tam miệu tam Phật đà : Tàu dịch là Chánh biến giác. Trí liễu đạt thật tướng các pháp gọi là “Chánh”; hiểu biết cùng khắp các pháp sai biệt gọi là “Biến”; ra khỏi mộng sanh tử gọi là “Giác”.

3. Đa Đà A Dà Độ : Tàu dịch là Như Lai. Tự thể Pháp thân chẳng động chẳng dời là Như. Trí quang chiếu khắp, bi tâm độ sanh là Lai.

4. Phật đà : Tàu dịch là Giác; Giác ngộ cứu cánh Chân lý tuyệt đối

5. Ấm, giới, nhập : 5 ấm, 18 giới, 12 nhập.

6. Trí tuệ thật tướng vô niệm : Trí tuệ chứng thật tướng, lìa tất cả vọng niệm.

7. Nhạo thuyết biện tài : Đã giải nơi phẩm III số 38.

8. Chánh pháp vị : Quả vị chứng đắc đạo lý vô vi (Niết Bàn).

Thanh Trúc
02-22-2018, 08:49 AM
Kinh Duy Ma Cật
Phẩm Kiến A-súc Phật _ A 97
__________________________________________________ _____________________________________




XII. Kiến A-súc Phật Phẩm.



https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/27972299_157285888325253_4568083332842591875_n.jpg ?_nc_cat=110&_nc_oc=AQnGnS243uQPfrtq9yeH6WgNlR2sIsrTK_inRxooHr4 2gIcG135MIDQzMLibsLIMVS4&_nc_ht=scontent-hkg3-1.xx&oh=b2cb99d0a8ea2f5796a2081054634863&oe=5CF578A1

Thanh Trúc
02-22-2018, 08:52 AM
Kinh Duy Ma Cật
97
__________________________________________________ _____________________________________



Kiến A-súc Phật Phẩm

Đệ thập nhị


Nhĩ thời, Thế Tôn vấn Duy-ma-cật: Nhữ dục kiến Như Lai, vi dĩ hà đẳng quán Như Lai hồ?

Duy-ma-cật ngôn: Như tự quán thân thật tướng, quán Phật diệc nhiên. Ngã quán Như Lai, tiền tế bất lai, hậu tế bất khứ, kim tắc bất trụ. Bất quán sắc, bất quán sắc như, bất quán sắc tánh. Bất quán thọ, tưởng, hành, thức. Bất quán thức như, bất quán thức tánh. Phi tứ đại khởi, đồng ư hư không. Lục nhập vô tích, nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, tâm dĩ quá, bất tại Tam giới. Tam cấu dĩ ly. Thuận tam thoát môn. Cụ túc tam minh, dữ vô minh đẳng. Bất nhất tướng, bất dị tướng. Bất tự tướng, bất tha tướng. Phi vô tướng, phi thủ tướng. Bất thử ngạn, bất bỉ ngạn, bất trung lưu, nhi hóa chúng sinh. Quán ư tịch diệt, diệc bất vĩnh diệt. Bất thử, bất bỉ. Bất dĩ thử, bất dĩ bỉ. Bất khả dĩ trí tri, bất khả dĩ thức thức. Vô hối, vô minh. Vô danh, vô tướng. Vô cương, vô nhược. Phi tịnh, phi uế. Bất tại phương, bất ly phương.

Phi hữu vi, phi vô vi. Vô thị, vô thuyết. Bất thí, bất khan. Bất giới, bất phạm. Bất nhẫn, bất nhuế. Bất tấn, bất đãi. Bất định, bất loạn. Bất trí, bất ngu. Bất thành, bất khi. Bất lai, bất khứ. Bất xuất, bất nhập. Nhất thiết ngôn ngữ đạo đoạn.

Thanh Trúc
02-22-2018, 08:58 AM
Kinh Duy Ma Cật
97
__________________________________________________ _____________________________________



XII PHẨM THẤY PHẬT A SÚC (1)


Bấy giờ Thế Tôn hỏi ông Duy Ma Cật rằng :

- Ông muốn thấy Như Lai thì lấy chi quán sát ?

Ông Duy Ma Cật thưa :

- Như con quán thật tướng của thân, quán Phật cũng thế. Con quán Như Lai đời trước không đến, đời sau không đi, hiện tại không ở; không quán sắc, không quán sắc như, không quán sắc tánh; không quán thọ, tưởng, hành, thức, không quán thức như, không quán thức tánh; không phải tứ đại sinh, cũng như hư không; sáu nhập không tích tập, mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, tâm đã vượt qua; không ở ba cõi đã lìa ba cấu (2); thuận ba môn giải thoát; có đủ ba minh (3), cùng ngang vô minh, không một tướng, không khác tướng, không có tự tướng, không có tha tướng, không phải không tướng, không phải chấp tướng; không bờ bên này, không bờ bên kia, không giữa dòng mà hóa độ chúng sanh; quán tịch diệt cũng không diệt hẳn; không đây, không kia, không nương nơi đây, không nương nơi kia; không thể dùng trí mà hiểu được, không thể dùng thức mà biết được; không tối không sáng; không danh không tướng; không mạnh không yếu; không phải sạch, không phải nhơ; không ở phương sở, không lìa phương sở.

Không phải hữu vi, không phải vô vi; không bày không nói; không bố thí, không bỏn sẻn; không giữ giới, không phạm giới; không nhẫn, không giận; không tinh tấn, không giải đãi; không định, không loạn; không trí không ngu; không thật không dối; không đến không đi; không ra không vào; bặt đường nói năng; ......

Thanh Trúc
02-23-2018, 08:13 AM
Kinh Duy Ma Cật
Phẩm Kiến A-súc Phật _ A 98
__________________________________________________ _____________________________________




XII. Kiến A-súc Phật Phẩm.



https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/27973002_157286008325241_657627315234449728_n.jpg? _nc_cat=100&_nc_oc=AQm97VBL_WfSs2MpJXqLbKcA34aEX6WFrReyb9VsG9q FWD6NnIXg2DJNUIUH21EgU5M&_nc_ht=scontent-hkg3-1.xx&oh=09ade97163a7deebce73a470070ebe8a&oe=5CED9851

Thanh Trúc
02-23-2018, 08:20 AM
Kinh Duy Ma Cật
98
__________________________________________________ _____________________________________


..... Phi phước điền, phi bất phước điền. Phi ứng cúng dường, phi bất ứng cúng dường. Phi thủ, phi xả. Phi hữu tướng, phi vô tướng. Đồng chân tế, đẳng pháp tánh. Bất khả xứng, bất khả lượng, quá chư xứng lượng. Phi đại, phi tiểu. Phi kiến, phi văn, phi giác, phi tri. Ly chúng kết phược. Đẳng chư trí, đồng chúng sinh. Ư chư pháp, vô phân biệt, nhất thiết vô thất. Vô trược, vô não. Vô tác, vô khởi. Vô sinh, vô diệt. Vô úy, vô ưu. Vô hỷ, vô yếm, vô trước. Vô dĩ hữu, vô đương hữu, vô kim hữu. Bất khả dĩ nhất thiết ngôn thuyết phân biệt hiển thị.

Thế Tôn! Như Lai thân vi nhược thử tác như thị quán, dĩ tư quán giả, danh vi chánh quán. Nhược tha quán giả, danh vi tà quán.

Nhĩ thời, Xá-lỵ-phất vấn Duy-ma-cật: Nhữ ư hà một nhi lai sinh thử?

Duy-ma-cật ngôn: Nhữ sở đắc pháp, hữu một sinh hồ?

Xá-lỵ-phất ngôn: Vô một sinh dã.

Nhược chư pháp vô một sinh tướng, vân hà vấn ngôn: Nhữ ư hà một nhi lai sinh thử? Ư ý vân hà? Thí như ảo sư ảo tác nam nữ. Ninh một sinh da?

Xá-lỵ-phất ngôn: Vô một sinh dã.

Nhữ khởi bất văn Phật thuyết: Chư pháp như ảo tướng hồ?

Thanh Trúc
02-23-2018, 08:23 AM
Kinh Duy Ma Cật
98
__________________________________________________ _____________________________________

......, không phải phước điền (4), không phải không phước điền; không phải xứng cúng dường (5), không phải không xứng cúng dường; không phải thủ, không phải xả; không phải có tướng, không phải không tướng; đồng với chơn tế (6), bình đẳng như pháp tánh; không thể cân, không thể lường, quá các sự cân lường, không lớn không nhỏ; không phải thấy, không phải nghe; không phải giác, không phải tri; lìa các kiết phược, bình đẳng các trí, đồng với chúng sanh; đối các pháp không phân biệt; tất cả không tổn thất, không trược không não, không tác không khởi, không sanh không diệt, không sợ không lo, không mừng không chán, không đã có, không sẽ có, không hiện có, không thể lấy tất cả lời nói phân biệt chỉ bày được, – Bạch Thế Tôn ! Thân Như Lai như thế, con quán cũng thế, nếu ngươi nào quán theo đây gọi là Chánh quán, quán khác gọi là Tà quán.

Lúc ấy ông Xá Lợi Phất hỏi ông Duy Ma Cật rằng :

- Ông ở đâu chết rồi sinh nơi đây ?

Ông Duy Ma Cật nói :

- Pháp của Ngài chứng đặng có chết rồi sinh không ?

Ông Xá Lợi Phất nói :

- Không chết không sinh.

- Nếu các pháp không có tướng chết rồi sinh, tại sao Ngài lại hỏi : ông ở đâu chết rồi sinh nơi đây ? - Ý Ngài nghĩ sao ? Ví như hình nam nữ của nhà huyễn thuật hóa ra có chết rồi sinh không ?

Ông Xá Lợi Phất nói :

- Không có chết rồi sinh.

- Ngài không nghe Phật nói : Các pháp tướng như huyễn đó sao ?!

Thanh Trúc
03-03-2018, 11:04 AM
Kinh Duy Ma Cật
Phẩm Kiến A-súc Phật _ A 99
__________________________________________________ _____________________________________




XII. Kiến A-súc Phật Phẩm.



https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/28277107_157286144991894_7302463733028509858_n.jpg ?_nc_cat=107&_nc_oc=AQkV6V47a13kk-I7FJFLEzCFt1Dz8l3ZyoKgz6T6XXEaDLPavUgBDHB6CgLsQlPM dUs&_nc_ht=scontent-hkg3-1.xx&oh=dad9fc8c394b97a8336d6b20f0fb068b&oe=5CF80CF5

Thanh Trúc
03-03-2018, 11:06 AM
Kinh Duy Ma Cật
99
__________________________________________________ _____________________________________


Đáp viết:

Như thị.

Nhược nhất thiết pháp như ảo tướng giả, vân hà vấn ngôn: Nhữ ư hà một nhi lai sinh thử?

Xá-lỵ-phất! Một giả vi hư cuống pháp, hoại bại chi tướng. Sinh giả vi hư cuống pháp, tương tục chi tướng. Bồ Tát tuy một, bất tận thiện bổn, tuy sinh, bất trưởng chư ác.

Thị thời, Phật cáo Xá-lỵ-phất:

Hữu quốc danh Diệu Hỷ, Phật hiệu Vô Động. Thị Duy-ma-cật ư bỉ quốc một nhi lai sinh thử.

Xá-lỵ-phất ngôn:

Vị tằng hữu dã!
Thế Tôn! Thị nhân nãi năng xả thanh tịnh độ, nhi lai nhạo thử đa nộ hại xứ?

Duy-ma-cật ngứ Xá-lỵ-phất:

Ư ý vân hà? Nhật quang xuất thời, dữ minh hiệp hồ?

Đáp viết:

Phất dã. Nhật quang xuất thời, tắc vô chúng minh.

Duy-ma-cật ngôn:

Phù nhật hà cố hành Diêm-phù-đề?

Đáp viết:

Dục dĩ minh chiếu, vị chi trừ minh.

Duy-ma-cật ngôn:

Bồ Tát như thị. Tuy sinh bất tịnh Phật độ, vị hóa chúng sinh bất dữ ngu ám nhi cộng hiệp dã. Đản diệt chúng sinh phiền não ám nhĩ.

Thanh Trúc
03-03-2018, 11:08 AM
Kinh Duy Ma Cật
99
__________________________________________________ _____________________________________


Trả lời: Có nghe thế !

- Nếu các pháp tướng như huyễn thời tại sao Ngài hỏi rằng : ông ở đâu chết rồi sinh nơi đây ? Ngài Xá Lợi Phất ! Chết là cái tướng hoại bại của pháp hư dối, sinh là tướng tương tục của pháp hư dối, Bồ Tát dù chết không dứt mất gốc lành, dầu sống không thêm các điều ác.

Bấy giờ Phật bảo ông Xá Lợi Phất :
- Có cõi nước tên là Diệu Hỷ, Phật hiệu là Vô Động, ông Duy Ma Cật này ở nước đó chết rồi sinh nơi đây.

Ông Xá Lợi Phất thưa :
- Chưa từng có vậy, Bạch Thế Tôn ? Ngươi này chịu bỏ cõi thanh tịnh mà thích đến chỗ nhiều oán hại !

Ông Duy Ma Cật nói với ông Xá Lợi Phất rằng :
- Ý Ngài nghĩ sao ? Lúc ánh sáng mặt trời chiếu lên có hiệp với tối không ?

- Không, ánh sáng mặt trời khi mọc lên thì không còn tối nữa.

Ông Duy Ma Cật hỏi:
- Mặt trời tại sao lại đi qua cõi Diêm Phù Đề ?

- Muốn đem ánh sáng soi chiếu sự tối tăm cho cõi Diêm Phù Đề.

Ông Duy Ma Cật nói :
- Bồ Tát cũng thế, dù sanh cõi Phật bất tịnh cốt để hóa độ chúng sanh, chớ không có chung hiệp với kẻ ngu tối, cốt dứt trừ phiền não đen tối của chúng sanh mà thôi.

Thanh Trúc
03-04-2018, 09:51 AM
Kinh Duy Ma Cật
Phẩm Kiến A-súc Phật _ A 100
__________________________________________________ _____________________________________




XII. Kiến A-súc Phật Phẩm.



https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/28056614_157286238325218_7137620381840791611_n.jpg ?_nc_cat=107&_nc_oc=AQltcA8tprcUrS1amIDc72q277ySrN38tnAZYulQdSG mdAOyoXds6abkD6eEruSGtxY&_nc_ht=scontent-hkg3-1.xx&oh=840d5886faea50ee253c39f5fd144728&oe=5CB339CD

Thanh Trúc
03-04-2018, 09:56 AM
Kinh Duy Ma Cật
100
__________________________________________________ _____________________________________


Thị thời, Đại chúng khát ngưỡng, dục kiến Diệu Hỷ thế giới, Vô Động Như Lai cập kỳ Bồ Tát, Thanh văn chi chúng. Phật tri nhất thiết chúng hội sở niệm, cáo Duy-ma-cật ngôn:

Thiện nam tử! Vị thử chúng hội, hiện Diệu Hỷ quốc, Vô Động Như Lai cập chư Bồ Tát, Thanh văn chi chúng. Chúng giai dục kiến.

Ư thị, Duy-ma-cật tâm niệm:

Ngô đương bất khởi ư tòa, tiếp Diệu Hỷ quốc, thiết vi, sơn xuyên, khê cốc, giang hà, đại hải, tuyền nguyên, Tu-di chư sơn cập nhật nguyệt, tinh tú, Thiên Long, Quỷ Thần, Phạm thiên đẳng cung, tinh chư Bồ Tát, Thanh văn chi chúng, thành ấp tụ lạc, nam nữ đại tiểu, nãi chí Vô Động Như Lai cập Bồ-đề thọ, chư Diệu Liên hoa, năng ư thập phương tác Phật sự giả, tam đạo bảo giai, tùng Diêm-phù-đề, chí Thiên. Dĩ thử bảo giai, chư Thiên lai hạ, tất vi lễ kính Vô Động Như Lai, thính thọ Kinh pháp. Diêm-phù-đề nhân diệc đăng kỳ giai, thượng thăng Đao-lỵ, kiến bỉ chư Thiên, Diệu Hỷ thế giới, thành tựu như thị vô lượng công đức.

Thượng chí A-ca-ni-trá thiên, hạ chí thủy tế, dĩ hữu thủ đoạn thủ, như đào gia luân. Nhập thử thế giới, du đắc hoa man, thị nhất thiết chúng.

Tác thị niệm dĩ, nhập ư Tam-muội, hiện thần thông lực: dĩ kỳ hữu thủ, đoạn thủ Diệu Hỷ thế giới, trí ư thử độ. Bỉ đắc thần thông: Bồ Tát cập Thanh văn chúng, tinh dữ Thiên Nhân, câu phát thanh ngôn:

Duy nhiên, Thế Tôn! Thùy thủ ngã khứ? Nguyện kiến cứu hộ.

Vô Động Phật ngôn:

Phi ngã sở vi. Thị Duy-ma-cật thần lực sở tác.

Thanh Trúc
03-04-2018, 09:59 AM
Kinh Duy Ma Cật
100
__________________________________________________ _____________________________________


Bấy giờ cả đại chúng khao khát ngưỡng mong muốn thấy cõi nước Diệu Hỷ, đức Vô Động Như Lai và các hàng Bồ Tát, Thanh Văn kia.

Phật biết tâm niệm của chúng hội liền bảo ông Duy Ma Cật rằng :
- Xin hiện cõi nước Diệu Hỷ, đức Vô Động Như Lai và các hàng Bồ Tát, Thanh Văn cho chúng hội xem, đại chúng ai cũng đang ngưỡng mộ.

Lúc ấy ông Duy Ma Cật tâm nghĩ rằng :
“Ta sẽ không rời chỗ ngồi mà tiếp lấy cõi nước Diệu Hỷ, núi, sông, khe, hang, ao hồ, biển lớn, nguồn suối, các núi Thiết vi, Tu di, và nhựt nguyệt, tinh tú, các cung điện của Thiên, Long, quỉ thần, Phạm Thiên cùng các hàng Bồ Tát, Thanh Văn, thành ấp, tụ lạc, trai gái lớn nhỏ, cho đến Vô Động Như Lai và cây Bồ Đề, hoa sen quí có thể làm Phật sự trong mười phương, ba đường thềm báu từ cõi Diêm Phù Đề đến cõi trời Đạo Lợi, do thềm báu này chư Thiên đi xuống để làm lễ cung kính đức Vô Động Như Lai và nghe thọ kinh pháp; người ở cõi Diêm Phù Đề cũng lên thềm báu đó mà đi lên cõi trời Đạo Lợi để ra mắt chư Thiên kia. Cõi nước Diệu Hỷ thành tựu công đức vô lượng như thế, trên đến trời Sắc Cứu Cánh, dưới đến thủy tế, dùng tay bên hữu chấn lấy rất nhanh như cái bàn tròn của người thợ gốm, rối đem về cõi Ta bà này cũng như đặng cái tràng hoa, để đưa cho đại chúng xem”. Ông suy nghĩ như vậy rồi liền nhập tam muội (chánh định) hiện sức thần thông lấy tay bên hữu chấn lấy cõi nước Diệu Hỷ để vào cõi Ta bà này. Các Bồ Tát và chúng Thanh Văn cùng các Thiên, nhơn có thần thông đều cất tiếng thưa rằng :

- Dạ ! Bạch Thế Tôn ! Ai đem con đi, xin Thế Tôn cứu hộ cho.

Phật Bất Động nói :
- Không phải Ta làm, đó là thần lực của ông Duy Ma Cật làm như thế.

Thanh Trúc
03-05-2018, 08:31 AM
Kinh Duy Ma Cật
Phẩm Kiến A-súc Phật _ A 101
__________________________________________________ _____________________________________




XII. Kiến A-súc Phật Phẩm.



https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/28166594_158632261523949_6973319330908551327_n.jpg ?_nc_cat=100&_nc_oc=AQlWEJfDjeajWM1BAG_Evpj90irXVuEZ3Hw7y-Qxr9pWNLDz_ClKltZxZ5fM27HOFWc&_nc_ht=scontent-hkg3-1.xx&oh=65d3e37f9295ab536332a17a29e8b828&oe=5CEE1ACA

Thanh Trúc
03-05-2018, 08:34 AM
Kinh Duy Ma Cật
101
__________________________________________________ _____________________________________


Kỳ dư vị đắc thần thông giả, bất giác bất tri kỷ chi sở vãng. Diệu Hỷ thế giới, tuy nhập thử độ, nhi bất tăng giảm. Ư thị thế giới, diệc bất bách ải, như bổn vô dị.

Nhĩ thời, Thích-ca Mâu-ni Phật cáo chư Đại chúng:

_ Nhữ đẳng thả quan Diệu Hỷ thế giới, Vô Động Như Lai, kỳ quốc nghiêm sức, Bồ Tát hạnh tịnh, đệ tử thanh bạch.

Giai viết:

_ Duy nhiên, dĩ kiến.

Phật ngôn:

_ Nhược Bồ Tát dục đắc như thị thanh tịnh Phật độ, đương học Vô Động Như Lai sở hành chi đạo.

Hiện thử Diệu Hỷ quốc thời, Ta-bà thế giới thập tứ Na-do-tha nhân phát A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề tâm, giai nguyện sinh ư Diệu Hỷ Phật độ.

Thích-ca Mâu-ni Phật tức ký chi viết:

_ Đương sinh bỉ quốc.

Thời, Diệu Hỷ thế giới, ư thử quốc độ sở ứng nhiêu ích. Kỳ sự ngật dĩ, hoàn phục bổn xứ, cử chúng giai kiến.

Phật cáo Xá-lỵ-phất:

_ Nhữ kiến thử Diệu Hỷ thế giới cập Vô Động Phật phủ?

_ Duy nhiên, dĩ kiến.

Thanh Trúc
03-05-2018, 08:36 AM
Kinh Duy Ma Cật
101
__________________________________________________ _____________________________________


Ngoài ra những người chưa có thần thông không hay không biết mình đi đâu. Cõi nước Diệu Hỷ dù vào cõi Ta bà này mà không thêm không bớt, còn cõi Ta bà này cũng không chật hẹp, vẫn y nguyên như trước.

Bấy giờ Phật Thích Ca Mâu Ni bảo đại chúng rằng :

- Các ông hãy xem cõi nước Diệu Hỷ, Phật Vô Động Như Lai, nước đó trang nghiêm tốt đẹp, chúng Bồ Tát hạnh thanh tịnh, hàng đệ tử toàn trong sạch.

Đại chúng thưa rằng :

- Dạ ! Đã thấy.

Phật bảo :

- Các Bồ Tát nếu muốn được cõi Phật thanh tịnh như thế, cần phải học cái đạo của đức Vô Động Như Lai đã làm.

Khi hiện ra cõi nước Diệu Hỷ này, cõi Ta bà có 14 Na-do-tha (7) người phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, đều nguyện sanh sang cõi nước Diệu Hỷ. Phật Thích Ca Mâu Ni liền thọ ký cho rằng :

- Sẽ đặng sanh sang nước đó.

Bấy giờ nước Diệu Hỷ ở nơi cõi Ta bà này làm những việc lợi ích xong, liền trở về bổn xứ, cả đại chúng đều thấy rõ.

Phật bảo ông Xá Lợi Phất :

- Ông có thấy cõi nước Diệu Hỷ và đức Phật Vô Động đấy chăng ?

- Dạ, bạch đã thấy !

Thanh Trúc
03-06-2018, 09:10 AM
Kinh Duy Ma Cật
Phẩm Kiến A-súc Phật _ A 102
__________________________________________________ _____________________________________




XII. Kiến A-súc Phật Phẩm.



https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/28276574_158632338190608_1759340940046232630_n.jpg ?_nc_cat=109&_nc_oc=AQmM1eng8GSotWise7ooWzeSxhzoN0y4fFqVuqB6u7R wL5FP6WceHe9ulzDSsOohIs8&_nc_ht=scontent-hkg3-1.xx&oh=3c9bce5ee99655a3a20a4455f5cf110e&oe=5CF85E44

Thanh Trúc
03-06-2018, 09:14 AM
Kinh Duy Ma Cật
102
__________________________________________________ _____________________________________


Thế Tôn! Nguyện sử nhất thiết chúng sinh đắc thanh tịnh độ như Vô Động Phật, hoạch thần thông lực như Duy-ma-cật.

Thế Tôn! Ngã đẳng khoái đắc thiện lợi: Đắc kiến thị nhân, thân cận cúng dường. Kỳ chư chúng sinh, nhược kim hiện tại, nhược Phật diệt hậu, văn thử Kinh giả, diệc đắc thiện lợi. Huống phục văn dĩ, tín giải, thọ trì, độc tụng, giải thuyết, như pháp tu hành? Nhược hữu thủ đắc thị Kinh điển giả, tiện vi dĩ đắc pháp bảo chi tạng. Nhược hữu độc tụng, giải thích kỳ nghĩa, như thuyết tu hành, tắc vi chư Phật chi sở hộ niệm. Kỳ hữu cúng dường như thị nhân giả, đương tri tắc vi cúng dường ư Phật. Kỳ hữu thọ trì thử Kinh quyển giả, đương tri kỳ thất tức hữu Như Lai. Nhược văn thị Kinh, năng tùy hỷ giả, tư nhân tắc vi thú Nhất thiết trí. Nhược năng tín giải thử Kinh, nãi chí nhất tứ cú kệ, vị tha thuyết giả, đương tri thử nhân tức thị thọ A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề ký.

Thanh Trúc
03-06-2018, 09:15 AM
Kinh Duy Ma Cật
102
__________________________________________________ _____________________________________


Bạch Thế Tôn ! Nguyện tất cả chúng sanh được cõi thanh tịnh như Đức Phật Vô Động và thần thông như ông Duy Ma Cật.

Bạch Thế Tôn ! Chúng con được nhiều lợi lành, được thấy người này (Duy Ma Cật) gần gũi cúng dường. Còn những chúng sanh hoặc hiện tại đây, hoặc sau khi Phật diệt độ mà nghe Kinh này cũng được lợi lành, huống lại nghe rồi tin hiểu, thọ trì, đọc tụng giải nói, đúng như pháp tu hành. Nếu có người tay cầm được Kinh điển này thì đã được kho tàng Pháp bảo. Nếu có người đọc tụng giải thích nghĩa lý Kinh này, đúng như lời nói tu hành thời được chư Phật hộ niệm. Nếu có ai cúng dường người như thế, tức là cúng dường chư Phật. Nếu có người nào biên chép thọ trì Kinh này, chính là trong nhà người đó có Như Lai. Nếu người nghe Kinh này mà tùy hỷ thời người đó sẽ được đến bực “Nhứt thiết trí”. Nếu người tin hiểu Kinh này cho đến một bài kệ bốn câu rồi giải nói cho người khác nghe, phải biết người đó được thọ ký quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.

_____________


Chú thích của phẩm XII

1. A Súc Phật : Tàu dịch là Bất Động. Phật Bất Động nghĩa là Pháp thân chẳng sanh, chẳng diệt, không tới không lui. Như nói “Không” chẳng phải thuộc “ngoan không”, như nói “Có” cũng chẳng phải sắc tướng, ở nơi Chánh Giác chẳng tăng thêm, ở nơi vô minh cũng chẳng kém thiếu, vắng lặng thường còn, không hề động chuyển, nên gọi là “Bất Động”.

2. Ba cấu : Cũng gọi là ba độc : Tham, sân-si, phiền não nhiễm ô trong 3 cõi.

3. Ba môn giải thoát - Ba Minh : Đã giải nơi phẩm IV số 24 và phẩm II số 25.

4. Phước điền : Ruộng phước : Ruộng có nghĩa là sanh trưởng. Đối các bậc đáng cúng dường mà cúng dường cung kính, thì sẽ hưởng được nhiều phước báu, cũng như người nông phu cấy lúa nơi ruộng mẫu, sẽ đưọc cái lợi thu gặt ở mùa Thu. Cho nên hai chữ Phước điền là chỉ cho các bậc đáng cúng dường làm chỗ cho chúng sanh gieo trồng quả phước.

5. Xưng cúng dường : Bực đầy đủ phước huệ, dứt hết mê lầm tội lỗi, xa khỏi tất cả khổ lụy, đáng thọ sự cúng dường của tất cả Phàm Thánh.

6. Chơn tế : Chân lý chắc thật, thể tánh của các pháp.

7. Na-do-tha : Tàu dịch là ức, tức là 100 vạn.

Thanh Trúc
03-07-2018, 08:43 AM
Kinh Duy Ma Cật
Phẩm Pháp Cúng Dường _ A 103
__________________________________________________ _____________________________________




XIII. Pháp Cúng Dường Phẩm.



https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/28279576_158632451523930_1553846167767059634_n.jpg ?_nc_cat=102&_nc_oc=AQmmb3YsiJMEqVC0vRdVBacPgJssdRf-mUpm45yAMKhqa_Wi394XJadYVPpTnoXySBA&_nc_ht=scontent-hkg3-1.xx&oh=0ad306a7b9acb56130499a5de274cae9&oe=5CF521F3

Thanh Trúc
03-07-2018, 08:45 AM
Kinh Duy Ma Cật
103
__________________________________________________ ______________________________________



Pháp Cúng Dường Phẩm

Đệ thập tam


Nhĩ thời, Thích-đề-hoàn-nhân, ư Đại chúng trung, bạch Phật ngôn: Thế Tôn! Ngã tuy tùng Phật cập Văn-thù-sư-lợi, văn bá thiên Kinh, vị tằng văn thử Bất khả tư nghị tự tại thần thông quyết định thật tướng Kinh điển. Như ngã giải Phật sở thuyết nghĩa thú, nhược hữu chúng sinh văn thử Kinh pháp, tín giải, thọ trì, độc tụng chi giả, tất đắc thị pháp bất nghi. Hà huống như thuyết tu hành? Tư nhân tắc vi bế chúng ác thú, khai chư thiện môn, thường vi chư Phật chi sở hộ niệm, hàng phục ngoại học, tồi diệt ma oán, tu trị Bồ-đề, an xử đạo tràng, lý tiễn Như Lai sở hành chi tích.

Thế Tôn! Nhược hữu thọ trì, độc tụng, như thuyết tu hành giả, ngã đương dữ chư quyến thuộc cúng dường cấp sự. Sở tại tụ lạc, thành ấp, sơn lâm, khoáng dã, hữu thị Kinh xử, ngã diệc dữ chư quyến thuộc, thính thọ pháp cố, cộng đáo kỳ sở. Kỳ vị tín giả, đương linh sinh tín. Kỳ dĩ tín giả, đương vị tác hộ.

Phật ngôn: Thiện tai, thiện tai! Thiên đế, như nhữ sở thuyết, ngô trợ nhĩ hỷ. Thử Kinh quảng thuyết quá khứ, vị lại, hiện tại chư Phật bất khả tư nghị A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề.

Thị cố, Thiên đế! Nhược thiện nam tử, thiện nữ nhân thọ trì, độc tụng, cúng dường thị Kinh giả, tắc vi cúng dường khứ, lai, kim Phật.

Thanh Trúc
03-07-2018, 08:50 AM
Kinh Duy Ma Cật
103
__________________________________________________ ______________________________________



XIII. PHẨM PHÁP CÚNG DƯỜNG (1)


Bấy giờ, Thích Đề Hoàn Nhơn (2) ở trong chúng bạch Phật rằng:

- Bạch Thế Tôn! Con dù theo Phật và Ngài Văn Thù Sư Lợi nghe nói trăm nghìn thứ Kinh mà chưa từng nghe Kinh điển "Bất khả tư nghị Tự tại Thần thông Quyết định Thật tướng". Như con hiểu nghĩa lý của Phật nói, nếu có chúng sinh nào nghe Kinh pháp này mà tin hiểu, thọ, trì đọc, tụng thì quyết được pháp này không nghi, huống chi đúng như lời nói mà tu hành, thời người đó ngăn biết các nẽo ác, mở cửa lành, thường được chư Phật hộ niệm, hàng phục ngoại đạo, dẹp trừ ma oán, tu đạo Bồ Đề, an ở nơi đạo tràng, noi theo dấu vết thật hành của Như Lai.

Bạch Thế Tôn! Nếu có người thọ trì đọc tụng, đúng như lời nói tu hành, con sẽ cùng các quyến thuộc cúng dường hầu hạ. Ở nơi tụ lạc, thành ấp, núi rừng, đồng nội, chỗ nào có Kinh này, con sẽ cùng các quyến thuộc đồng đến chỗ đó nghe thọ Kinh pháp. Những người chưa tin, sẽ làm cho họ sanh lòng tin, người đã tin rồi chúng con sẽ ủng hộ.

Phật nói:

- Hay thay! Hay thay! Thiên đế! Như lời ông nói, ta sẽ giúp cho ông được vui thêm. Kinh này rộng nói đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác bất khả tư nghị của chư Phật quá khứ, hiện tại và vị lai. Vì thế Thiên Đế! Nếu có gã thiện nam, người thiện nữ thọ trì, đọc tụng, cúng dường Kinh pháp này, [thời chính là cúng dường Chư Phật quá khứ, hiện tại và vị lai vậy.]

Thanh Trúc
03-08-2018, 09:03 AM
Kinh Duy Ma Cật
Phẩm Pháp Cúng Dường _ A 104
__________________________________________________ _____________________________________




XIII. Pháp Cúng Dường Phẩm.



https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/28471618_158632658190576_8288270001568358093_n.jpg ?_nc_cat=104&_nc_oc=AQkY7qCd9XY-sjIJutfosLjImYDmrR8qcP9lAuLFnlvhHSPGUsYBoys-nZ9WNigHe9Y&_nc_ht=scontent-hkg3-1.xx&oh=54595d6755d427cee53f9fbbea170275&oe=5CDE2CDC

Thanh Trúc
03-08-2018, 09:03 AM
Kinh Duy Ma Cật
Phẩm Pháp Cúng Dường _ A 104
__________________________________________________ _____________________________________




XIII. Pháp Cúng Dường Phẩm.



https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/28471618_158632658190576_8288270001568358093_n.jpg ?_nc_cat=104&_nc_oc=AQkY7qCd9XY-sjIJutfosLjImYDmrR8qcP9lAuLFnlvhHSPGUsYBoys-nZ9WNigHe9Y&_nc_ht=scontent-hkg3-1.xx&oh=54595d6755d427cee53f9fbbea170275&oe=5CDE2CDC

Thanh Trúc
03-08-2018, 09:07 AM
Kinh Duy Ma Cật
104
__________________________________________________ _____________________________________


cúng dường thị kinh giả, tắc vi cúng dường khứ, lai, kim Phật.

Thiên đế! Chánh sử Tam thiên Đại thiên Thế giới, Như Lai mãn trung, thí như cam giá, trúc vĩ, đạo ma, tòng lâm. Nhược hữu thiện nam tử, thiện nữ nhân, hoặc dĩ nhất kiếp, hoặc giảm nhất kiếp, cung kính tôn trọng, tán thán cúng dường, phụng chư sở an. Chí chư Phật diệt hậu, dĩ nhất nhất toàn thân Xá-lỵ, khởi thất bảo tháp, túng quảng nhất tứ thiên hạ, cao chí Phạm thiên, biểu sát trang nghiêm, dĩ nhất thiết hoa hương, anh lạc, tràng phan, kỹ nhạc, vi diệu đệ nhất. Nhược nhất kiếp, nhược giảm nhất kiếp, nhi cúng dường chi.
Thiên đế! Ư ý vân hà? Kỳ nhân thực phước, ninh vi đa phủ?

Thích-đề-hoàn-nhân ngôn:

_ Thậm đa, Thế Tôn! Bỉ chi phước đức, nhược dĩ bá thiên ức kiếp, thuyết bất năng tận.

Phật cáo Thiên đế:

_ Đương tri thị thiện nam tử, thiện nữ nhân, văn thị Bất khả tư nghị giải thoát Kinh điển, tín giải, thọ trì, độc tụng, tu hành, phước đa ư bỉ. Sở dĩ giả hà? Chư Phật Bồ-đề giai tùng thử sinh. Bồ-đề chi tướng, Bất khả hạn lượng. Dĩ thị nhân duyên, phước bất khả lượng.

Phật cáo Thiên đế:

_ Quá khứ vô lượng A-tăng-kỳ kiếp thời, thế hữu Phật hiệu viết Dược vương, Như Lai, Ứng cúng, Chánh biến Tri, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ Điều ngự trượng phu, Thiên nhân sư, Phật, Thế Tôn. Thế giới danh Đại Trang Nghiêm, kiếp danh Trang Nghiêm, ......

Thanh Trúc
03-08-2018, 09:10 AM
Kinh Duy Ma Cật............................................. .................................................. ...........................104
__________________________________________________ _____________________________________


[cúng dường Kinh pháp này], thời chính là cúng dường Chư Phật quá khứ, hiện tại và vị lai vậy - Thiên đế! Giả sử có các Như Lai đầy khắp cõi tam thiên đại thiên như mía, tre, lau, lúa, mè, rừng bụi, nếu có gã thiện nam, người thiện nữ nào hoặc một kiếp hoặc không đầy một kiếp cung kính tôn trọng, ngợi khen cúng dường, dưng các món cần dùng cho đến sau khi các đức Phật diệt độ, đem xá lợi toàn thân của mỗi Phật dựng tháp bảy báu, ngang rộng bằng cõi tứ thiên hạ, cao đến trời Phạm thiên, bảo tháp trang nghiêm rực rỡ, dùng tất cả hoa, hương, anh lạc, tràng phan, kỹ nhạc tốt đẹp bực nhứt, hoặc một kiếp, hoặc ít hơn một kiếp, mà cúng dường. Thiên Đế! Ý ông nghĩ sao, người đó làm việc phước có nhiều chăng?

Thích Đề Hoàn Nhơn thưa:

- Bạch Thế Tôn! Rất nhiều, phước đức của người đó dẫu cho trăm nghìn ức kiếp nói mãi cũng không hết được.

Phật bảo Thiên Đế:

- Phải biết gã thiện nam, thiện nữ đó nghe Kinh điển "Bất khả tư nghị giải thoát" này tin hiểu thọ trì đọc tụng tu hành thì phước đức hơn người làm việc cúng dường kia. Vì sao? - Quả Bồ Đề của chư Phật đều từ Kinh này sanh ra, tướng Bồ Đề không có hạn lượng, do nhân duyên đó nên phước đức cũng không có hạn lượng.

Phật bảo Thiên Đế:

- Về quá khứ vô lượng a tăng kỳ kiếp, lúc ấy ở đời có Phật hiệu là Dược Vương Như Lai (3) Ứng cúng (4), Chánh biến tri (5), Minh hành túc (6), Thiện thệ (7), Thế gian giải (8), Vô thượng sĩ (9), Điều ngự trượng phu (10), Thiên nhơn sư (11), Phật (12) Thế Tôn. Cõi nước tên Đại Trang Nghiêm, kiếp tên là Trang Nghiêm, .......

Thanh Trúc
03-09-2018, 08:14 AM
Kinh Duy Ma Cật
Phẩm Pháp Cúng Dường _ A 105
__________________________________________________ _____________________________________




XIII. Pháp Cúng Dường Phẩm.



https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/28166617_158632718190570_7861761284497797373_n.jpg ?_nc_cat=101&_nc_oc=AQk-IUFn9I381dg1Ds-qUR0HLqoDlOyY7FBTEF0vTLU7Na8xvqM3BqXLcTAtDBs6oCc&_nc_ht=scontent-hkg3-1.xx&oh=07065fdb6c48ebe0ff2e77e0938acdb8&oe=5CFC032A

Thanh Trúc
03-09-2018, 08:19 AM
Kinh Duy Ma Cật
105
__________________________________________________ _____________________________________


Phật thọ nhị thập tiểu kiếp. Kỳ Thanh văn tăng, Tam thập lục ức na-do-tha. Bồ Tát tăng hữu thập nhị ức.

Thiên đế! Thị thời, hữu chuyển luân Thánh vương, danh viết Bảo Cái, thất bảo cụ túc, chủ tứ thiên hạ. Vương hữu thiên tử, đoan chánh, dũng kiện, năng phục oán địch.

Nhĩ thời, Bảo Cái dữ kỳ quyến thuộc cúng dường Dược Vương Như Lai, thi chư sở an, chí mãn ngũ kiếp. Quá ngũ kiếp dĩ, cáo kỳ Thiên tử: Nhữ đẳng diệc đương như ngã, dĩ thâm tâm cúng dường ư Phật.

Ư thị, Thiên tử thọ phụ vương mạng, cúng dường Dược Vương Như Lai. Phục mãn ngũ kiếp, nhất thiết thi an. Kỳ vương nhất tử, danh viết Nguyệt Cái, độc tọa tư duy: Ninh hữu cúng dường thù quá thử giả?

Dĩ Phật thần lực, không trung hữu Thiên viết:

_ Thiện nam tử! Pháp chi cúng dường thắng chư cúng dường.

Tức vấn:

_ Hà vị pháp chi cúng dường?

Thiên viết:

_ Nhữ khả vãng vấn Dược Vương Như Lai. Đương quảng vị nhữ thuyết pháp chi cúng dường.

Tức thời, Nguyệt Cái vương tử hành nghệ Dược Vương Như Lai, khể thủ Phật túc, khước trụ nhất diện, bạch Phật ngôn:

_ Thế Tôn! Chư cúng dường trung, pháp cúng dường thắng. Vân hà danh vi pháp chi cúng dường?

Thanh Trúc
03-09-2018, 08:21 AM
Kinh Duy Ma Cật
105
__________________________________________________ _____________________________________


Phật sống lâu 20 tiểu kiếp (13), chúng Thanh Văn tăng có 36 ức na do tha, chúng Bồ Tát tăng có 12 ức. Thiên Đế! Lúc đó, có vị Chuyển Luân Thánh Vương tên là Bảo Cái đầy đủ bảy báu, cai trị cả bốn thiên hạ. Vua có một nghìn người con tốt đẹp mạnh mẽ, hay dẹp trừ các kẻ oán địch.

Lúc đó, Vua Bảo Cái cùng quyến thuộc cúng dường Dược Vương Như Lai, dưng cúng các đồ cần dùng đến mãn năm kiếp. Qua năm kiếp rồi, vua bảo nghìn người con rằng:

- Các ngươi cũng phải đem thâm tâm cúng dường Phật như ta vậy.

Khi đó nghìn người con đều vâng mạng lịnh của vua cha cúng dường Dược Vương Như Lai, dưng cúng tất cả đồ cần dùng cũng mãn năm kiếp. Có một người con của vua tên là Nguyệt Cái ngồi một mình suy nghĩ rằng: có việc cúng dường nào thù thắng hơn việc cúng dường này chăng?

Do sức oai thần của Phật, ở giữa hư không có vị Trời nói rằng:

- Thiện nam tử! Pháp cúng dường là hơn hết các việc cúng dường.

Nguyệt Cái liền hỏi:

- Sao gọi là pháp cúng dường?

Vị Trời đáp:

- Ông đến hỏi đức Dược Vương Như Lai sẽ nói rõ thế nào là pháp cúng dường.

Tức thì Nguyệt Cái vương tử đi đến chỗ Dược Vương Như Lai cúi đầu lễ dưới chơn Phật, đứng qua một bên bạch Phật rằng:

- Bạch Thế Tôn! Trong việc cúng dường, pháp cúng dường là hơn hết - Thế nào gọi là pháp cúng dường?

Thanh Trúc
03-10-2018, 09:18 AM
Kinh Duy Ma Cật
Phẩm Pháp Cúng Dường _ A 106
__________________________________________________ _____________________________________




XIII. Pháp Cúng Dường Phẩm.



https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/28796154_162170134503495_3702168737210695680_n.jpg ?_nc_cat=100&_nc_oc=AQmpz7KEC2IqbR0BtVDO7Hp1UA8ih6U39-9yaj3WgGy9Oo909Fu0D17MboW8ZrjBFaY&_nc_ht=scontent-hkg3-1.xx&oh=f94ea571d64a63e0605bd57f93c09ce2&oe=5CE3B733

Thanh Trúc
03-10-2018, 09:23 AM
Kinh Duy Ma Cật
106
__________________________________________________ _____________________________________


Phật ngôn:

_ Thiện nam tử! Pháp cúng dường giả, chư Phật sở thuyết thâm Kinh, nhất thiết thế gian nan tín nan thọ. Vi diệu nan kiến, thanh tịnh vô nhiễm. Phi đản phân biệt tư duy chi sở năng đắc. Bồ Tát pháp tạng sở nhiếp. Đà-la-ni ấn ấn chi. Chí Bất thối chuyển, thành tựu lục độ. Thiện phân biệt nghĩa, thuận Bồ-đề pháp, chúng Kinh chi thượng. Nhập đại từ bi. Ly chúng ma sự cập chư tà kiến. Thuận nhân duyên pháp. vô ngã, vô nhân, vô chúng sinh, vô thọ mạng, không, vô tướng, vô tác, vô khởi. Năng linh chúng sinh tọa ư đạo tràng nhi Chuyển pháp luân. Chư Thiên, Long, Thần, Càn-thát-bà đẳng sở cộng thán dự.

Năng linh chúng sinh nhập Phật pháp tạng. Nhiếp chư Hiền Thánh nhất thiết trí huệ. Thuyết chúng Bồ Tát sở hành chi đạo. Y ư chư pháp thật tướng chi nghĩa. Minh tuyên vô thường, khổ, không, vô ngã, tịch diệt chi pháp. Năng cứu nhất thiết hủy cấm chúng sinh. Chư ma, Ngoại đạo cập tham trước giả, năng sử bố úy. Chư Phật, Hiền Thánh sở cộng xưng tán. Bội sinh tử khổ, thị Niết-bàn lạc. Thập phương tam thế chư Phật sở thuyết. Nhược văn như thị đẳng Kinh, tín giải, thọ trì, độc tụng, dĩ phương tiện lực, vị chư chúng sinh phân biệt giải thuyết, hiển thị phân minh, thủ hộ pháp cố, thị danh pháp chi cúng dường.

Hựu, ư chư pháp như thuyết tu hành. Tùy thuận thập nhị nhân duyên, ly chư tà kiến, đắc vô sinh nhẫn, quyết định vô ngã, vô hữu chúng sinh, nhi ư nhân duyên quả báo, vô vi vô tranh. Ly chư ngã sở. Y ư nghĩa, bất y ngữ. Y ư trí, bất y thức. Y liễu nghĩa kinh, bất y bất liễu nghĩa kinh. Y ư pháp, bất y nhân. Tùy thuận pháp tướng, vô sở nhập, vô sở quy. Vô minh tất cánh diệt cố, chư hành diệc tất cánh diệt,.......

Thanh Trúc
03-10-2018, 09:27 AM
Kinh Duy Ma Cật
106
__________________________________________________ _____________________________________


Phật dạy rằng:

- Thiện nam tử! Pháp cúng dường là Kinh thâm diệu của chư Phật nói ra, tất cả trong đời khó tin khó nhận, nhiệm mầu khó thấy, thanh tịnh không nhiễm, không phải lấy suy nghĩ phân biệt mà biết được. Kinh này nhiếp về pháp tạng của Bồ Tát, ấn Đà la ni (14) ấn đó, cho đến Bất thối chuyển, thành tựu sáu độ, khéo phân biệt các nghĩa, thuận pháp Bồ Đề, trên hết các Kinh, vào đại từ bi, lìa các việc ma và các tà kiến, thuận pháp nhân duyên, không ngã, không nhơn, không chúng sanh, không thọ mạng, không vô tướng, vô tác, vô khởi, làm cho chúng sanh ngồi nơi đạo tràng mà Chuyển pháp luân, chư Thiên, Long thần, Càn thát bà thảy đều ngợi khen, đưa chúng sanh vào Pháp tạng của Phật, nhiếp tất cả trí tuệ của Hiền Thánh, diễn nói cách tu hành của Bồ Tát, nương theo nghĩa thật tướng của các pháp, tuyên bày các pháp vô thường, khổ, không, vô ngã, tịch diệt, cứu độ chúng sanh hủy phá giới cấm, làm cho tà ma ngoại đạo và người tham lam chấp trước đều sợ sệt, chư Phật, Hiền Thánh đều ngợi khen, trái cái khổ sanh tử, chỉ cái vui Niết bàn, chư Phật ba đời ở trong 10 phương đều nói ra, nếu người nghe những Kinh như thế mà tin hiểu, thọ trì, đọc tụng, dùng sức phương tiện phân biệt giải nói, chỉ bày rành rẽ cho chúng sanh, giữ gìn Chánh pháp đó gọi là pháp cúng dường.

Lại theo các pháp đúng như lời nói tu hành, tùy thuận 12 nhơn duyên, lìa tà kiến, được Vô sanh nhẫn, quyết định không có ngã, không có chúng sanh mà đối với quả báo nhơn duyên không trái không cãi, lìa các ngã sở, y theo nghĩa không y theo lời, y theo Trí không y theo Thức, y theo Kinh Liễu nghĩa không y theo Kinh không Liễu nghĩa, y theo pháp không y theo người, thuận theo pháp tướng, không chỗ vào, không chỗ về, "vô minh" diệt hết thời "hành" cũng diệt hết, .......

Thanh Trúc
03-11-2018, 10:06 AM
Kinh Duy Ma Cật
Phẩm Pháp Cúng Dường _ A 107
__________________________________________________ _____________________________________




XIII. Pháp Cúng Dường Phẩm.



https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/28872827_162170254503483_4648338921439100928_n.jpg ?_nc_cat=101&_nc_oc=AQkPv04M5zxyWXSG3zyascfqquZ2Fj4AKwaR4EHzoBo O7d6LNGaDFnIHulEaw030yfY&_nc_ht=scontent-hkg3-1.xx&oh=62fdb3cea82dcb808ea0ceb4b7a58756&oe=5CED50D6

Thanh Trúc
03-11-2018, 10:10 AM
Kinh Duy Ma Cật
107
__________________________________________________ _____________________________________


....., nãi chí sinh tất cánh diệt cố, lão tử diệc tất cánh diệt. Tác như thị quán, thập nhị nhân duyên vô hữu tận tướng, bất phục khởi tướng. Thị danh tối thượng pháp chi cúng dường.

Phật cáo Thiên đế:

_ Vương tử Nguyệt Cái, tùng Dược Vương Phật, văn như thị pháp đắc nhu thuận nhẫn.

Tức giải bảo y nghiêm thân chi cụ, dĩ cúng dường Phật, bạch Phật ngôn:

_ Thế Tôn! Như Lai diệt hậu, ngã đương hành pháp cúng dường, thủ hộ Chánh pháp. Nguyện dĩ oai thần gia ai kiến lập, linh ngã đắc hàng phục Ma oán, tu Bồ Tát hạnh.

Phật tri kỳ thâm tâm sở niệm, nhi ký chi viết:

_ Nhữ ư mạt hậu, thủ hộ pháp thành.

Thiên đế! Thời vương tử Nguyệt Cái, kiến pháp thanh tịnh, văn Phật thọ ký, dĩ tín xuất gia. Tu tập thiện pháp, tinh tấn bất cửu, đắc ngũ Thần thông, cụ Bồ Tát đạo, đắc Đà-la-ni, vô đoạn biện tài. Ư Phật diệt hậu, dĩ kỳ sở đắc Thần thông, Tổng trì, biện tài chi lực. Mãn thập tiểu kiếp, Dược Vương Như Lai sở Chuyển pháp luân, tùy nhi phân bố. Nguyệt Cái tỳ-kheo, dĩ thủ hộ pháp, cần hành tinh tấn. Tức ư thử thân, hóa bá vạn ức nhân. Ư A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề, lập bất thối chuyển. Thập tứ Na-do-tha nhân thâm phát Thanh văn, Bích chi Phật tâm. Vô lượng chúng sinh đắc sinh Thiên thượng.

Thiên đế! Thời, vương Bảo Cái, khởi dị nhân hồ? Kim hiện đắc Phật, hiệu Bảo Diệm Như Lai. Kỳ vương Thiên tử, tức Hiền kiếp trung thiên Phật thị dã, tùng Ca-la-cưu Tôn-đà vi thủy đắc Phật, tối hậu Như Lai hiệu viết Lâu Chí. Nguyệt Cái tỳ-kheo tắc ngã thân thị. Như thị, Thiên đế! Đương tri thử yếu: dĩ pháp cúng dường, ư chư cúng dường vi thượng, vi tối, đệ nhất vô tỷ.

Thị cố, Thiên đế! Đương dĩ pháp chi cúng dường, cúng dường ư Phật.

Thanh Trúc
03-11-2018, 10:14 AM
Kinh Duy Ma Cật
107
__________________________________________________ _____________________________________


cho đến "sanh" diệt hết thời "lão tử" cũng diệt hết, quán như thế thì 12 nhơn duyên không có tướng diệt (hết), không có tướng khởi (sanh), đó gọi là pháp cúng dường hơn hết.

Phật bảo Thiên Đế:

- Vương tử Nguyệt Cái theo Phật Dược Vương nghe pháp như thế rồi được pháp "nhu thuận nhẫn" (15), liền cỡi y báu và đồ trang sức nơi thân cúng dường Phật và bạch rằng:

- Bạch Thế Tôn! Sau khi Như Lai diệt độ con sẽ thật hành pháp cúng dường để gìn giữ Chánh pháp, nguyện nhờ oai thần của Như Lai thương xót gia hộ cho con được hàng phục Ma oán, tu hạnh Bồ Tát.

Phật biết trong tâm niệm của ông mà thọ ký rằng: "Về đời sau này ông giữ gìn thành trì Chánh pháp".

Nầy Thiên Đế! Vương tử Nguyệt Cái lúc đó thấy được pháp thanh tịnh (kiến đạo vị) nghe Phật thọ ký đem lòng chánh tín xuất gia tu tập các pháp lành, tinh tấn không bao lâu chứng ngũ thông, đủ đạo hạnh Bồ Tát, được môn Đà la ni, biện tài vô ngại. Sau khi Phật diệt độ, ông dùng sức Thần thông, Tổng trì biện tài đã chứng được y theo pháp của Dược Vương Như Lai đã nói mà ban bố ra mãn 10 tiểu kiếp.

Tỳ kheo Nguyệt Cái giữ gìn Phật pháp, siêng tu tinh tấn ngay đời đó hóa độ được trăm muôn ức người ở nơi đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác không còn thối lui, 14 Na do tha người phát hẳn tâm Thanh Văn, Duyên Giác và vô lượng chúng sanh được sanh về cõi Trời.

Thiên Đế! Vua Bảo Cái lúc ấy đâu phải người nào khác, hiện nay thành Phật hiệu là Bảo Diệm Như Lai, còn một nghìn người con của vua, chính là một nghìn vị Phật trong đời Hiền kiếp, mà đức Ca La Cưu Tôn Đà thành Phật trước hết, đến vị Phật thành rốt sau hiệu là Lầu Chí, còn Nguyệt Cái Tỳ kheo chính là thân Ta đây (tức là Phật Thích Ca vị thứ tư trong đời Hiền kiếp).

Như thế, Thiên Đế! Phải biết cái yếu điểm pháp cúng dường là hơn hết trong việc cúng dường, bực nhứt không chi sánh kịp.

Này Thiên Đế! Phải lấy pháp cúng dường mà cúng dướng các đức Phật.



http://trieunguyen.com.vn/uploads/news/topics/1978791_238662976339927_1371810237_n.jpg

Thanh Trúc
03-11-2018, 10:17 AM
Chú thích :

1. - Pháp cúng dường: Cúng dường có 2 thứ: 1. Tài cúng dường. 2. Pháp cúng dường. Tất cả trăm ngàn pháp môn của Phật nói ra, nếu chúng sanh nào tùy nghe tin hiểu mà thật hành theo, trưởng dưỡng pháp thân giữ gìn chánh pháp, nối thạnh ngôi Tam bảo gọi là Pháp cúng dường.

Trong kinh Hoa Nghiêm nói: "Trong các cách cúng dường chư Phật, Pháp cúng dường là hơn tất cả. Pháp cúng dường nghĩa là cúng dường bằng cách hành động như lời Phật dạy; bằng cách lợi ích tất cả chúng sanh; nhiếp hóa chúng sanh; chịu thay thế hết thảy đau khổ cho chúng sanh; siêng tu thiện căn; không rời sự nghiệp Bồ Tát, không bỏ tâm Bồ đề rộng lớn. Thật hành cúng dường như thế, mới là chân thật cúng dường.

2.- Thích Đề Hoàn Nhơn: (Sakra devanamludra) Tàu dịch là Năng Thiên Chủ; tên của trời Đế Thích.

Nguyên kiếp trước ông gặp đức Phật Ca Diếp nhập diệt, phát tâm tạo tháp cúng dường, nhờ nhơn duyên ấy, nên sau ông được phước báu làm chủ cõi trời Đao Lợi.

@ = 3.- Như Lai: Tự thể Tháp thân chẳng động chẳng dời là "Như". Trí quang chiếu khắp bi tâm độ sanh là "Lai". Toàn thể như như bất động, tùy duyên đến hóa độ trong muôn loài, đến trong muôn loài, mà vẫn như như bất động nên gọi là Như Lai.

4.- Ứng cúng: Đức Phật đã viên thành tất cả công đức, đầy đủ tất cả phước huệ, xa lìa tất cả mê lầm khổ lụy, làm phước điền cho tất cả Phàm, Thánh theo gieo trồng thiện căn công đức, nên có thể ứng đến thọ sự cúng dường của tất cả.

5.- Chánh biến tri: Trí Phật thấu biết tất cả hoàn toàn như thật.

6.- Minh hạnh túc: Trí minh, công hạnh đầy đủ.

7.- Thiện thệ: Hay khéo ra khỏi thế gian, chứng thành quả Phật, hằng đến trong thế gian độ sanh, hẳn không bị thế gian làm nhiễm ô.

8. -Thế gian giải: Rõ suốt tất cả pháp của thế gian và xuất thế gian.

9.- Vô thượng sĩ: Đấng cao thượng không còn ai trên.

10.- Điều ngự trượng phu: Đấng đầy đủ đức tướng tài năng hay điều hòa những chúng sanh nhu thuận và ngự phục những chúng sanh cang cường.

11.- Thiên nhơn sư: Đấng Đạo Sư của tất cả trời, người.

12.- Phật: Là nói tắt danh từ Phật Đà, tàu dịch là Giác Giả, nghĩa là đấng giác ngộ hoàn toàn. Đức Phật đủ 10 đức hiệu ở trên, là đấng tôn quý cao thượng nhất trong thế gian và xuất thế gian, nên gọi là "Thế Tôn".

13. - Tiểu kiếp: Một kiếp nhỏ trong kiếp lớn, có 16.800.000 năm.

14. - Ấn Đà La Ni: Ấn của pháp Nhẫn Đà La Ni trong 4 món Đà La Ni, Nhẫn Đà La Ni là an trú nơi thật tướng các pháp. Ý nói dùng ấn thật tướng mà ấn định các thâm kinh Đại thừa.

15.- Nhu thuận nhẫn: Tâm trí nhu thuận, tin nhận, không chống trái với lý thật tướng, nhưng chưa được chứng nhập, gọi là Nhu thuận nhẫn: Rõ suốt tất cả pháp của thế gian và xuất thế gian.

Thanh Trúc
03-12-2018, 09:02 AM
Kinh Duy Ma Cật
Phẩm Chúc Lụy _ A 108
__________________________________________________ _____________________________________




XIV. Chúc Lụy Phẩm.



https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/28958975_162170347836807_3149400622239842304_n.jpg ?_nc_cat=103&_nc_oc=AQkAFwkeno-nH0844GeU_OD52xTxVDJtqD3bLhcPqARC6CiLSxqmKjuqvg8Jv BOr55I&_nc_ht=scontent-hkg3-1.xx&oh=f898ad1b8f432a88b572339250f2ac59&oe=5CE08FCF

Thanh Trúc
03-12-2018, 09:16 AM
Kinh Duy Ma Cật
108
__________________________________________________ _____________________________________



Chúc Lụy Phẩm

Đệ thập tứ


Ư thị, Phật cáo Di-lặc Bồ Tát ngôn:

_ Di-lặc! Ngã kim dĩ thị vô lượng ức a-tăng-kỳ kiếp, sở tập A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề pháp, phó chúc ư nhữ. Như thị bối Kinh, ư Phật diệt hậu, mạt thế chi trung, nhữ đẳng đương dĩ thần lực, quảng tuyên lưu bố ư Diêm-phù-đề, vô linh đoạn tuyệt. Sở dĩ giả hà? Vị lai thế trung, đương hữu thiện nam tử, thiện nữ nhân cập Thiên, Long, Quỷ Thần, Càn-thát-bà, La-sát đẳng, phát A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề tâm, nhạo ư Đại pháp. Nhược sử bất văn như thị đẳng Kinh, tắc thất thiện lợi. Như thử bối nhân, văn thị đẳng Kinh, tất đa tín lạc, phát hy hữu tâm, đương dĩ đỉnh thọ. Tùy chư chúng sinh sở ưng đắc lợi, nhi vị quảng thuyết.

Di-lặc đương tri: Bồ Tát hữu nhị tướng. Hà vị vi nhị? Nhất giả háo ư tạp cú văn sức chi sự. Nhị giả bất úy thâm nghĩa, như thật năng nhập. Nhược háo tạp cú văn sức sự giả, đương tri thị vi tân học Bồ Tát. Nhược ư như thị vô nhiễm vô trước, thậm thâm Kinh điển, vô hữu khủng úy, năng nhập kỳ trung, văn dĩ tâm tịnh, thọ trì, độc tụng, như thuyết tu hành, đương tri thị vi cửu tu đạo hạnh.

Di-lặc! Phục hữu nhị pháp danh tân học giả, bất năng quyết định ư thậm thâm pháp. Hà đẳng vi nhị? Nhất giả sở vị văn thâm Kinh, văn chi kinh bố sinh nghi, bất năng tùy thuận, ....

Thanh Trúc
03-12-2018, 09:21 AM
Kinh Duy Ma Cật............................................. .................................................. ...........................108
__________________________________________________ _____________________________________



XIV. PHẨM CHÚC LỤY (1)



Bấy giờ Phật bảo Bồ Tát Di Lặc rằng:

- Này Di Lặc! Ta nay đem pháp Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác đã chứa nhóm vô lượng ức A tăng kỳ kiếp mà phú chúc cho ông. Những thứ Kinh như thế, sau khi Phật diệt độ về đời mạt kiếp các ông phải dùng thần lực diễn nói lưu bố khắp cõi Diêm Phù Đề chớ để dứt mất. Vì sao? Về đời vị lai sẽ có những gã thiện nam, thiện nữ và Thiên, Long, Quỉ thần, Càn thát bà, La sát v.v... phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác ưa pháp Đại thừa, nếu không cho họ nghe những Kinh như thế thời mất lợi lành. Hạng người như thế nghe những Kinh đó tất ưa thích tin chịu phát tâm hy hữu sẽ đảnh lễ ưng thọ, rồi theo chỗ cần lợi lạc cho chúng sanh mà diễn nói pháp.

Di Lặc! Ông phải biết, Bồ Tát có hai tướng. Sao gọi là hai? 1- Ưa những câu văn hay đẹp, 2- Không sợ nghĩa sâu xa, hiểu được đúng như thật. Như hạng ưa về những câu văn hay đẹp, phải biết đó là Bồ Tát mới học. Nếu ở nơi Kinh điển thậm thâm không nhiễm, không trước (2), không có chút sợ sệt và hiểu rõ được đó, nghe rồi tâm thanh tịnh thọ trì, đọc tụng đúng như lời nói mà tu hành, phải biết đó là hạng tu hành đã lâu.

Di Lặc này! Lại có hai pháp gọi là Bồ Tát mới học không thể quyết định pháp thậm thâm.

Hai pháp là chi? 1- Những Kinh điển thậm thâm chưa từng nghe nếu nghe thời sợ sệt sanh lòng nghi, không [tùy thuận được,......]

Thanh Trúc
03-13-2018, 08:58 AM
Kinh Duy Ma Cật
Phẩm Chúc Lụy _ A 109
__________________________________________________ _____________________________________




XIV. Chúc Lụy Phẩm.



https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/28871879_162183724502136_4472400671399739392_n.jpg ?_nc_cat=111&_nc_oc=AQkVI7_bDpk98-_wTiFPTe4C5aGxaZbAxUZD3mq0QDjAbL8RnY2g0Wftuhzb4PLZ 9bw&_nc_ht=scontent-hkg3-1.xx&oh=d48dc3fa1c1120c4481b5b5d1c7d564c&oe=5CB56025

Thanh Trúc
03-13-2018, 09:00 AM
Kinh Duy Ma Cật
109
__________________________________________________ _____________________________________


......bất năng tùy thuận, hủy báng bất tín, nhi tác thị ngôn: Ngã sơ bất văn, tùng hà sở lai? Nhị giả nhược hữu hộ trì giải thuyết như thị thâm Kinh giả, bất khẳng thân cận, cúng dường, cung kính. Hoặc thời ư trung, thuyết kỳ quá ác. Hữu thử nhị pháp, đương tri thị tân học Bồ Tát, vi tự hủy thương, bất năng ư thâm pháp trung, điều phục kỳ tâm.

Di-lặc! Phục hữu nhị pháp. Bồ Tát tuy tín giải thâm pháp, du tự hủy thương, nhi bất năng đắc Vô sinh pháp nhẫn. Hà đẳng vi nhị? Nhất giả khinh mạn tân học Bồ Tát, nhi bất giáo hối. Nhị giả tuy tín giải thâm pháp, nhi thủ tướng phân biệt. Thị vi nhị pháp.

Di-lặc Bồ Tát văn thuyết thị dĩ, bạch Phật ngôn: Thế Tôn! Vị tằng hữu dã. Như Phật sở thuyết, ngã đương viễn ly như tư chi ác, phụng trì Như Lai vô lượng ức A-tăng-kỳ kiếp, sở tập A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề pháp. Nhược vị lai thế, thiện nam tử, thiện nữ nhân cầu Đại thừa giả, đương linh thủ đắc như thị đẳng Kinh, dữ kỳ niệm lực, sử thọ trì, độc tụng, vị tha quảng thuyết.

Thế Tôn! Nhược hậu mạt thế, hữu năng thọ trì, độc tụng, vị tha thuyết giả, đương tri thị Di-lặc thần lực chi sở kiến lập.

Phật ngôn: Thiện tai, thiện tai! Di-lặc, như nhữ sở thuyết, Phật trợ nhĩ hỷ.

Ư thị, nhất thiết Bồ Tát hiệp chưởng bạch Phật: Ngã đẳng diệc ư Như Lai diệt hậu, thập phương quốc độ, quảng tuyên lưu bố A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề pháp. Phục đương khai đạo chư thuyết pháp giả, linh đắc thị Kinh.

Thanh Trúc
03-13-2018, 09:03 AM
Kinh Duy Ma Cật
109
__________________________________________________ _____________________________________


[không] tùy thuận được, chê bai không tin rồi nói rằng: "Kinh này từ trước đến giờ ta chưa từng nghe, từ đâu đến đây?", 2- Nếu có người hộ trì giải nói những Kinh sâu xa như thế, không chịu gần gũi cúng dường cung kính, hoặc ở nơi đó nói lỗi xấu của người kia. Có hai pháp đấy, phải biết Bồ Tát mới học chỉ là tự tổn hại chớ không thể ở nơi pháp thậm thâm mà điều phục được tâm mình.

Di Lặc! Lại có hai pháp, Bồ Tát dầu tin hiểu thâm pháp, vẫn còn tự tổn hại chớ không thể chứng được Vô sanh pháp nhẫn. Hai pháp là chi? 1- Kkinh dễ các Bồ Tát mới học mà không dạy bảo, 2- Dù tin hiểu thâm pháp mà lại chấp tướng phân biệt.

Bồ Tát Di Lặc nghe Phật nói như thế rồi, bạch Phật rằng:

- Bạch Thế Tôn! Thật chưa từng có! Như lời Thế Tôn đã nói, con quyết xa lìa các lỗi như thế, xin vưng giữ pháp Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác đã chứa nhóm từ vô lượng A tăng kỳ kiếp của Như Lai. Nếu vị lai có gã thiện nam, tín nữ nào cầu pháp Đại thừa, con sẽ làm cho tay người đó được những Kinh như thế và cho họ cái sức ghi nhớ để thọ trì đọc tụng, diễn nói cho người - Bạch Thế Tôn! Nếu đời sau có người thọ trì đọc, tụng diễn nói Kinh này cho người khác, đó chính là thần lực của Di Lặc lập nên.

Phật nói:

- Hay thay! Hay thay! Di Lặc này! Như lời ông nói, ta sẽ giúp cho ông vui thêm.

Bấy giờ các Bồ Tát chấp tay bạch Phật rằng:

- Sau khi Như Lai diệt độ, chúng con cũng ở các cõi nước trong 10 phương, truyền bá cùng khắp pháp Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác và sẽ dẫn dắt những người nói pháp được Kinh này.

Thanh Trúc
03-14-2018, 08:00 AM
Kinh Duy Ma Cật
Phẩm Chúc Lụy _ A 110
__________________________________________________ _____________________________________




XIV. Chúc Lụy Phẩm.



https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/28959137_162184504502058_5395746428754591744_n.jpg ?_nc_cat=108&_nc_oc=AQkSxredrEXoY3DPIPg17cgg2eJYM-3_h9Ah2wuZs6rt55bGDvCt3RMHViQwGdLBNBI&_nc_ht=scontent-hkg3-1.xx&oh=488fef97734a08093ac9259bc9027c35&oe=5CE135DC

Thanh Trúc
03-14-2018, 08:21 AM
Kinh Duy Ma Cật
110
__________________________________________________ _____________________________________


Nhĩ thời, Tứ thiên vương bạch Phật ngôn: Thế Tôn! Tại tại xứ xứ, thành ấp tụ lạc, sơn lâm khoáng dã, hữu thị Kinh quyển, độc tụng giải thuyết giả, ngã đương suất chư quan thuộc, vị thính pháp cố, vãng nghệ kỳ sở, ủng hộ kỳ nhân. Diện bá do-tuần, linh vô tứ cầu đắc kỳ tiện giả.

Thị thời, Phật cáo A-nan: Thọ trì thị Kinh, quảng tuyên lưu bố.

A-nan ngôn: Duy nhiên! Ngã dĩ thọ trì yếu giả.

Thế Tôn! Đương hà danh tự Kinh?

Phật ngôn: A-nan! Thị Kinh danh vi Duy-ma-cật sở thuyết. Diệc danh Bất khả tư nghị giải thoát pháp môn. Như thị thọ trì.

Phật thuyết thị Kinh dĩ, Trưởng giả Duy-ma-cật, Văn-thù-sư-lợi, Xá-lỵ-phất, A-nan đẳng cập chư Thiên, Nhân, A-tu-la, nhất thiết Đại chúng, văn Phật sở thuyết, giai đại hoan hỷ, tín thọ phụng hành.



https://png.pngtree.com/element_origin_min_pic/16/11/23/81f0ef5241898c8a98718aeadbd85886.jpg

HẾT

Thanh Trúc
03-14-2018, 08:37 AM
Kinh Duy Ma Cật
110
__________________________________________________ _____________________________________


Lúc đó bốn vị Thiên Vương bạch Phật rằng:

- Ở các chỗ hoặc thành ấp, tụ lạc, núi rừng, đồng nội có quyển Kinh này, có người đọc tụng, giải nói, con sẽ đem các quyến thuộc đi đến chỗ đó để nghe pháp, ủng hộ cho người đó mỗi phía trăm do tuần, không để người cố ý tìm làm hại.

Bấy giờ Phật bảo A Nan rằng:

- Ông hãy thọ trì lấy Kinh này, rộng nói khắp truyền cho đời sau.

A Nan thưa:

- Dạ! Con đã thọ trì rồi. Bạch Thế Tôn! Kinh này tên là gì?

Phật bảo A nan:

- Kinh này tên là "Duy Ma Cật Sở Thuyết" cũng gọi là "Bất Khả Tư nghị Giải Thoát Pháp Môn", ông nên thọ trì.

Phật nói Kinh này rồi, Trưởng giả Duy Ma Cật, Văn Thù Sư Lợi, Xá Lợi Phất, A Nan v.v... và các hàng Trời, Người, A tu la, tất cả đại chúng nghe lời Phật nói đều rất vui mừng tin nhận kính vâng làm theo.



https://khanhhoathuynga.files.wordpress.com/2009/09/24a_001.jpg


_______________


Chú thích :


1.- Chúc lụy: Chúc là phú chúc; Lụy là nhọc nhằn gánh vác. Nghĩa là đức Phật đem pháp bảo phú chúc (dặn bảo) cho hàng đệ tử gánh vác lưu truyền đời sau. Cũng như ông Phú Trưởng Giả đem tài sản sự nghiệp dặn bảo giao phó lại cho con gánh vác giữ gìn không để tản mất.

2. -Không nhiễm trước: Không có niệm đắm nhiễm chấp trước. Ý nói Kinh này diễn bày Tôn chỉ thanh tịnh giải thoát.




HẾT