PDA

Xem phiên bản đầy đủ : Quy Nguyên



Mục đồng
05-29-2015, 07:43 PM
Quy-nguyên 1

歸 元

Từ sáu ngàn năm về trước, từ khi Trung Hoa chưa lập quốc, chữ tượng hình hãy còn ở dạng sơ khai. Người xưa đã vẽ một vòng tròn , tượng trưng cho ngôi Vô-cực :


http://i1171.photobucket.com/albums/r560/hoangtri1/vo%20cuc_zpsvcygemdh.jpg

tiến đến vòng thứ nhì có dấu chấm ở trong , tượng trưng cho ngôi Thái-cực ( Vô-cực sanh Thái-cực )


http://i1171.photobucket.com/albums/r560/hoangtri1/thai%20cuc%202_zps4yrgvkmy.jpg

. Kế đến là vòng tròn bị chia đôi, bên trắng bên đen, bên đen có chấm trắng, bên trắng có chấm đen, gọi là thế Lưỡng-nghi (Thái-cực sanh Lưỡng-Nghi) trong dương có âm, trong âm có dương :


http://i485.photobucket.com/albums/rr217/giomuathu54/YinYangGrain_zpshztdvk3e.jpg

Sau đó Lưỡng-Nghi sanh Tứ-tượng , Tứ-tượng sanh Bát-quái, sanh sanh hoá hoá đến vô-cùng.
Người xưa dựa vào nền tảng nầy để xem bói . Con đường đi ra của Dịch thì thiên biến vạn hoá, mấy ngàn trang sách cũng không nói hết. Ta nay chỉ bàn đến con đường trở về ( Quy-nguyên) mà Dịch (Nho-giáo) không hề biết đến, chỉ có Lão-tử (Lão giáo) nói rằng :

[B]Vi học nhật ích, vi Đạo nhật tổn,
tổn chi hựu tổn, huyền chí ư Vô.

(Học thì càng ngày càng thêm, còn làm Đạo thì ngày càng bỏ bớt, bớt mãi bớt hoài, bớt cho đến cùng, không còn gì để bớt, chỗ đó tạm gọi là Vô, là Đạo) .

Cái chỗ “không không” tột cùng của Lão-giáo, vốn là cái “không” có tướng đối đãi , thành tựu cuối cùng của Lão-giáo là những cảnh Trời Vô-Sắc-giới, là Phi-Tưởng Phi-Phi-Tưởng Thiên .

Như vậy chữ Vô của Lão-giáo chưa phải là Vô cực của Dịch, mà vẫn còn “nghẻn mạch” ở Thái-cực . Cái dấu chấm ở giữa vòng tròn vẫn còn là còn nguyên-nhân của sự sống, hay nói khác đi là còn cái gốc sinh-tử luân-hồi, có nghĩa là vòng luân-hồi hãy còn có cơ-hội tái khởi phát.

Vậy làm thế nào để xoá đi cái dấu chấm kia ? Hay nói khác đi là làm thế nào để Thái-cực trở về ngôi Vô-cực ?
Lời giải bài toán hóc búa trên chỉ có trong Phật-pháp. Đó là những bực A-La-Hán đã vĩnh-viễn thoát vòng sinh-tử luân-hồi, trở về an-vị chốn Hữu-Dư-Y Niết-Bàn.

(Nguời viết ra kinh Dịch không phải là người đã chứng biết cái Vô-cực kia, mà chỉ là những vị Tiên thôi, nhưng do suy-luận mà đoán biết trình-tự phải như thế, và tất cả họ đều ngở rằng cái sống mênh mênh mang mang ở những cảnh trời Vô-sắc là điểm cuối cùng của hành-trình Quy-nguyên).

Mục đồng
06-01-2015, 07:35 AM
QUY-NGUYÊN 2


************


Thế-giới ta đang sống, ta nhận biết được nhờ vào thức thứ sáu (Ý-thức), và 5 thức trước (nhãn thức, nhỉ thức, tỉ thức, thiệt thức, thân thức). So với Dịch kinh thì Thức thứ sáu ở thế Lưởng-nghi, 5 thức kia ở thế Tứ-tượng. Thức thứ bảy tương đồng với ngôi Thái-cực.

Thức thứ bảy còn được gọi là Nghiệp-thức, là nơi cất giữ những chủng tử (giống như “gen” hoặc thiện hoặc ác, nghiệp ác có thể ví như những “gen” bị lỗi, nếu có điều kiện phát-triển những “gen” nầy sẽ tạo nên những quái thai dị tật, đó là cuộc sống địa-ngục trần-gian).

Nhà Phật nói NHÂN NÀO QUẢ NẤY là do bởi những chủng tử nầy khi đã hội tụ đủ DUYÊN liền phát triển, (như diều gặp gió thì lên, như hạt gặp mưa thì nẩy mầm), chớ không có một nhân vật hay một tập thể nào chuyên lo việc cầm cân nẩy mực, ban phước giáng họa cho muôn loài.

Kinh nói rằng : người tu khi thành đạo rốt-ráo thì Thức không còn là Thức nữa mà là Trí:

1. A-Lại-Da Thức > Đại-Viên-Cảnh-Trí [ ở quả vị La Hán thì gọi là A-lại-da Tâm ]
2. Mạt-Na Thức > Bình-Đẳng-Tánh-Trí [ Tịnh-Sắc-Căn ]
3. Ý-Thức > Diệu-Quan-Sát-Trí
4. Nhãn-Thức, 5. Nhĩ Thức, 6. Tỷ Thức, 7. Thiệt-Thức, Thân-Thức -> 5 Thức nầy chuyển thành 1 Trí : Thành Sở Tác Trí.

Bát Thức thành Tứ-Trí, điều nầy có thể được chăng ?

Bóng tối có thể trở thành ánh quang-minh chăng ? (Hì.....hì....! Cái gì là bóng tối kia chứ ?!)

Làm thế nào cho Thức biến thành Trí ?

_ Đây quả là một công việc quan-trọng nhất, vĩ-đại nhất trong vũ-trụ Tam-Thiên Đại-Thiên Thế-Giới .

Xin hẹn quý đạo hữu bài sau vậy ./.

Mục đồng
06-02-2015, 04:02 PM
Quy-nguyên 3

**********



Ta như đứa trẻ mồ-côi, lạc-loài nơi xứ lạ quê người; ta đã vô-cùng vất vả để kiếm sống, từ lượm rác, xin ăn đến làm thuê, vác mướn; ta đã bị mọi người rẻ-rúng, đuổi xua, hà-hiếp. Lâu ngày ta trở nên tự ti, hèn yếu nhút-nhát, sống chui-lủi; một cánh hoa rơi cũng làm ta dè chừng, một tiếng động nhỏ cũng khiến ta giật mình ngơ-ngác, thật đáng thương cho ta!

Rồi một ngày kia, có một Người quyền-quý đến với cả trăm kẻ tuỳ-tùng, Người ấy bảo với ta rằng : ta đích thật là con ruột của Người, nếu ta về với Người, ta sẽ thừa-kế tất-cả những gì Người đang có. Lẽ dĩ-nhiên là ta không thể nào tin được, rằng ta là chủ của cả một giang-sơn gấm-vóc, rằng chỉ cần ta đồng ý, chấp-nhận mà thôi, chớ Người quyền-quý kia không đòi hỏi một điều-kiện nhỏ nào nơi “cùng tử” cả. Quả là trên cả sự mong đợi, quả là rất khó tin nhận đối với “cùng tử”. (Nên chi Đức Phật đã phải ba lần thè lưỡi rộng dài, trùm khắp Tam-Thiên Đại-Thiên Thế-Giới, nên chi Ngài Xá-Lợi-Phất đã phải ba lần khuyến thỉnh Đức Phật mới thốt ra những lời chân thật nhưng khó tin).

Ngày xưa nàng Long-nữ thành Phật còn nhanh hơn cái chớp mắt. Nhanh là nhanh làm sao ? – Một phần triệu của giây chăng ? – Thực ra không có phần nào của giây cả ! – Không phải đợi đến lúc bấy giờ nàng Long-nữ mới thành Phật, mà nàng Long-nữ vốn đã là Phật cho nên không phải thành gì cả, không có thời-gian để trở thành.

Còn ta, ta có khác nàng Long-nữ chăng ?_ Điều này bạn hãy tự tìm câu trả lời !

Ngày xưa đức Phật gượng dùng ví-dụ quặng nấu thành vàng, khiến ông A-Nan thắc mắc: Vậy đến bao giờ vàng trở lại thành quặng ? Ví-dụ bao giờ cũng mang tính tương-đối, bất toàn; ta phải nương lời hiểu ý, nếu không ta chỉ là kẻ dòm ngón tay mà chẳng bao giờ thấy mặt trăng. Phải khẳng-định rằng : Trời, đất có thể gặp nhau, ghe có thể đi trên núi nhưng người đã trở về cội-nguồn đích-thực rồi, thì không bao giờ lại có thể trở thành kẻ “cùng-tử ” nữa .


Hết rồi những ngày tháng lang-thang phiêu-bạt,
Hết rồi những khắc-khoải chờ mong
Hết rồi những ưu-tư phiền-muộn
Hết rồi những cánh nhạn đêm sương ./.

Mục đồng
06-03-2015, 05:46 PM
Quy-nguyên 4


**********


Thức thứ sáu được gọi là Ý-Thức , là sự hiểu biết do bởi tích lũy kinh-nghiệm và học hỏi (Tri-Thức hoặc Kiến-Thức), phần nở hoa của nó được gọi là Trí-Tuệ-Phàm.

Cái gốc của Thức thứ sáu là Thức thứ bảy cũng cùng tên là Ý-Thức, vì từ Ý-Thức có phần bị hạn chế cho nên người xưa giữ nguyên âm tiếng Phạn gọi là Mạt-Na Thức, ngoài ra Thức thứ bảy còn được gọi là Nhiễm-Ô-Thức, Truyền-Tống-Thức, Nghiệp-Thức….

Mạt-na Thức là KHO lưu-trử những chủng-tử Thiện hay Ác mà trong quá trình sống ta đã tích tạo [store], là ký-ức [memory], là lịch-sử [history] của vô-lượng kiếp, là trạm thu-phát tín-hiệu chi-phối toàn bộ cuộc sống hiện-tại và tương-lai, là nguyên-nhân sâu xa của những hành-động tư-tưởng không kiểm soát được.

Mạt-Na Thức là Ý-thức chấp ngã, là thủ-phạm của mọi rối rắm trong cuộc sống.

Nếu ta ném một hòn đá xuống giếng liền nghe tiếng “tỏm”, nếu ta thả một tảng đá xuống giếng liền nghe tiếng “ầm”. Nghiệp-nhân cộng với duyên thành Nghiệp-quả.

* Người phát tâm Bồ-Đề, người tùng Đại-nguyện “TẬN ĐỘ CHÚNG-SINH” thì được sự hộ-trì của chư Phật, Bồ-tát, Đại Bồ-tát cho nên nếu có đánh rơi một tảng đá lớn xuống giếng người ta cũng chỉ nghe “tủm” một tiếng nhỏ (dường như đã được gắn ống giảm thanh).

* Người đã thực chứng Chân-lý dùng tâm bình-đẳng giao-tiếp với sự vật, thì dù đá lớn hay đá nhỏ khi ta ném xuống một cái giếng sâu không đáy đều không âm vang gì cả ! như trong môi-trường chân-không, mọi vật thể dù lớn hay nhỏ đều nặng (hay không nặng) như nhau. Trường-hợp nầy Bình-Đẳng-Tánh-Trí không có tạo nghiệp.

Thức đã biến thành Trí, Mạt-Na Thức đã là Bình-Đẳng-Tánh-Trí . ( đổi DANH nhưng không đổi VỊ , đổi DỤNG nhưng không đổi THỂ ).


Thức là CÁI BỊ BIẾT không TỰ CHỦ
Trí là SỰ SOI SÁNG bởi Chân-Tâm

Mục đồng
06-04-2015, 07:27 PM
Quy nguyên 5

**********


Hành-trình “tìm về nguồn cội” đã được những Thiền-sư Trung-Hoa và Nhật-Bản hình tượng hoá bằng 10 bức tranh “chăn trâu” (Thập-mục- ngưu-đồ).
Nào là Tìm trâu, Thấy trâu, Nắm được dây trâu, Ngồi trên lưng trâu, Thả lỏng, Không có trâu, Không có cả người chăn,…; nói lên hành-trình “HÀNG PHỤC VỌNG TÂM”, mà ngài A-Nan, ngài Tu-Bồ-Đề … đã hỏi Phật : “Vân hà hàng phục kỳ tâm ?” (làm thế nào để hàng-phục tâm vọng của mình).


http://phatphap.orgfree.com/1_files/1.jpg

http://phatphap.orgfree.com/1_files/1a.jpg


Đây là giai đoạn của những Phật tử mới như chúng con, cứ lơ ngơ lớ ngớ, không biết phương hướng nào mà tìm. Muốn "hàng phục kỳ tâm", nhưng tâm là cái gì ở đâu ?


http://phatphap.orgfree.com/1_files/2.jpg

http://phatphap.orgfree.com/1_files/2a.jpg


Hô hô ! Thấy rồi, "đối cảnh sinh tình" khi thấy một đoá hoa chớm nở e ấp hạt hương đêm ta nghe lòng sảng khoái, khi thấy một mỹ nhân ta nghe dạ bồi hồi, khi đến chốn tanh hôi ta che mũi .....Nó đó, nó đó, con trâu của ta đó !

Mục đồng
06-04-2015, 07:40 PM
http://phatphap.orgfree.com/1_files/3.jpg

http://phatphap.orgfree.com/1_files/3a.jpg

Hè hè ! Tu hành tức là chăn trâu, ta nay nắm được dây vàm rồi, thì lo gì không điều khiễn trâu được.


http://phatphap.orgfree.com/1_files/4.jpg

http://phatphap.orgfree.com/1_files/4a.jpg

Rồi bây giờ hễ trâu toan ăn lúa mạ thì ta ghịt dây vàm, giữ không cho nó ăn lúa mạ nữa là được thôi.

Mục đồng
06-04-2015, 07:53 PM
http://phatphap.orgfree.com/1_files/5.jpg

http://phatphap.orgfree.com/1_files/5a.jpg

Con trâu của ta nay đã thuần tính rồi, nó không còn lung lăng như trâu hoang, trâu rừng nữa. Ta bảo nó đứng thì nó đứng, ta bảo nó đi thì nó đi, ta cho phép nó nằm nghỉ thì nó nằm nghỉ. Có thế chứ !


http://phatphap.orgfree.com/1_files/6.jpg

http://phatphap.orgfree.com/1_files/6a.jpg

Bây giờ ta cứ thong thả ngồi lưng trâu mà thổi sáo, không cần quan tâm trâu vẫn đi đúng lộ trình. Khà khà !

Mục đồng
06-04-2015, 08:14 PM
http://phatphap.orgfree.com/1_files/7.jpg

http://phatphap.orgfree.com/1_files/7a.jpg

Ta giờ không biết đến trâu nữa,
Trời mây non nước ấy ai ngồi ?!.


http://phatphap.orgfree.com/1_files/8.jpg

http://phatphap.orgfree.com/1_files/8a.jpg

Có một nơi nào đâu ở đâu ?!
Bóng ai rọi sáng ánh hoàng châu ?!
Gương thiềm chênh chếch soi như ý,
Cho thắm ngàn phương dứt lệ sầu !

Mục đồng
06-04-2015, 08:30 PM
http://phatphap.orgfree.com/1_files/9.jpg

http://phatphap.orgfree.com/1_files/9a.jpg

Cội nguồn ơi hỡi cội nguồn !
Phải chăng đây chốn diễn tuồng năm xưa ?!


http://phatphap.orgfree.com/1_files/10.jpg

http://phatphap.orgfree.com/1_files/10a.jpg

Xả thiền vào chốn muối dưa
Nguỵên nguyên tánh tịnh còn thừa chi chăng ?

Mục đồng
06-04-2015, 08:52 PM
Theo giáo-lý nhà Phật, hành-trình tu chứng của Phật-tử có 4 giai-đoạn:

_ Giả Nhập Không, Không Nhập Giả, Tương Kiến Tương Đồng, Nhất Thiết Chủng Trí.

Phần nhiều 10 bức tranh chăn trâu chỉ nói về một giai-đoạn GIẢ NHẬP KHÔNG, bức thứ 8 là một vòng tròn to-tướng, nhằm diễn tả cái Không Không chăng ? Rồi lại bức tranh thứ 9 cho rằng đã "trở về nguồn cội" đã thực như vậy chăng ? Thực ra đây chỉ là nầy là những bước cuối cùng của hành-trình GIẢ NHẬP KHÔNG. Riêng một số bộ khác có thêm bức “Thỏng tay vào chợ”. Đến đây hành-giả mới bước qua giai-đoạn KHÔNG NHẬP GIẢ. Dĩ-nhiên là hành-trình về quê cũ hãy còn xa diệu vợi nhưng đã không thành vấn-đề nữa rồi, như nước đã hoà vào sông lớn rồi thì sớm muộn gì cũng về đến biển cả mà thôi.

Đối với tranh chăn trâu thì “Mục-đồng” là Ý-Thức hướng thượng, con trâu là Ý-Thức hướng hạ, đây là cuộc chiến giữa cái Thiện và cái Ác trong Tâm hành giả; sau khi cái Thiện đã khống chế được cái Ác rồi thì con trâu mất, người chăn cũng không còn; tất cả chỉ diễn ra trong Tâm của hành-giả (Ý-Thức). Nhà Phật gọi đây là hành-trình tự diệt độ, sau khi mất tất cả hành-giả liền thấy được bản ngã, Chân Tâm; được gọi là ngộ đạo, là giải-thoát, chứng A Lại Da Tâm.

Thực ra đây chỉ là giai-đoạn 1 của HÀNH-TRÌNH CHÂN-LÝ.

Trở lại nhập thế, HƯỚNG CHÚNG-SINH MÀ LÀM PHẬT SỰ KHÔNG ĐỐI ĐẢI, làm cho người mà cũng là làm cho mình, vì những vi-tế-hoặc trong tâm hành-giả hãy còn, cho nên còn thế-giới chúng-sinh vô-minh.

Hành-giả phải làm, làm mãi đến bao giờ không còn có bất cứ một chúng-sinh đau khổ nào nữa mới thôi, mới thật sự là TOÀN GIÁC, VIÊN MÃN TAM THÂN TỨ TRÍ mới thực sự về đến “Cội-Nguồn ”./.

Mục đồng
06-05-2015, 05:32 PM
Quy-nguyên 6

**********


Ngày xưa, Trang-Chu nằm ngủ thấy mình là một con bướm xinh đẹp, nhởn-nhơ bay lượn, vờn hoa hút nhụy, thích-thú vô-cùng. Kìa non xanh nước biếc, nọ mây trắng trời trong, hoa cỏ muôn màu muôn vẻ thi nhau khoe sắc thắm. Đang say-sưa hút mật, nhịp nhịp đôi cánh mõng, bổng đâu vợ gọi dậy, Trang-Chu bổng hoá ngẩn-ngẩn ngơ-ngơ. Ơ hay! Chu nằm mơ thấy mình là bướm, hay bướm nằm mơ thấy mình là Chu ???. Giữa hai cảnh sống, cái sống nào là Thực, cái sống nào là Mộng đây ???


http://farm6.static.flickr.com/5044/5319329777_63674b7850_b.jpg

Cả hai cái sống đều do Thức biến, cho nên ta đều có cảm-giác như nhau :

1. X x 0 = 0 [ X nhân với không bằng không ]
2. Y x 0 = 0 [ Y nhân với không cũng bằng không ] Vậy =>
3. X = Y = 0 [ X bằng Y bằng không ]

Nếu cả hai cái sống đều là Mộng thì cái sống Thực là cái sống ra làm sao ? Ở đâu ? Kinh Kim-Cang có câu :

Nhứt thiết hữu-vi pháp,
Như mộng huyễn bào ảnh,
Như lộ diệc như điển…

- Tất cả các pháp hữu-vi đều là giả, là ảo-ảnh, vậy thì pháp vô-vi là Thực chăng? Đến đây ta cần định-nghĩa lại, đối với Phật-pháp thì pháp hữu-vi bao gồm tất cả các sự hiện mà 6 giác quan của ta có thể nhận biết dược, kể cả những khái-niệm trừu-tượng, tư-tưởng, ý-nghĩ, cãm xúc….Còn pháp vô-vi từ này ít được dùng trong Phật–pháp vì đã có những từ như Chân-lý , Chân-Tâm, Chân-như, Chân Cảnh, Chân thường, Bản-thể Tâm, Như-Lai, Phật-Quốc…v…v…(Đối với Tiên-đạo thì "pháp vô-vi" được dùng để chỉ những pháp tu luyện huyền bí, với Lão-tử thì “Vô-vi nhi vô bất-vi” nghĩa là không khởi tâm tạo tác gì, chỉ sống lặng lẽ, thuận-hợp với tự-nhiên).

- Tất cả các pháp hữu-vi đều là giả, là ảo-ảnh, vậy thì lià giả là Chân chăng? Không, lià giả vẫn là giả, vì cái lià giả vẫn là sản phẩm của Ý-Thức, lià cái xa lià cũng thế, như hai cái gương để đối diện nhau, trong gương nầy có bóng gương kia, trong gương B có bóng B', trong bóng B' có bóng B". Bởi Ý-thức vốn chẳng phải là Ý-thức, cho nên những bản sao của Ý-Thức thì vô-cùng.

Chữ BÀO là bọt nước, bọt nước vốn là nước, không phải đợi tan bọt mới có nước

http://hinh-nen.org/images/13125nhung-bot-nuoc-troi-noi-lenh-denh.jpg

Mục đồng
06-06-2015, 08:56 PM
.


Quy-nguyên. 7


**********


Có một quyển sách tên là “Chính bản thanh nguyên” ( Sửa gốc, ngọn cây thẳng; vét nguồn, nước suối trong) . Với đạo Phật, đây chỉ là lớp 1, lớp Nhân Thiên Thừa. Chữ NGUYÊN nầy không phải là cội-nguồn mà ta muốn bàn đến.

Điều ta muốn bàn đến là “CỘI-NGUỒN CỦA VÒNG SINH-TỬ LUÂN-HỒI” cội-nguồn của vũ-trụ Tam-Thiên Đại-Thiên Thế-Giới (trong đó có ta). Đó là bến bờ An-Lạc Hạnh-Phúc Chân-Thường .

Vạn-vật đều phải trải qua bốn thời-kỳ Thành, Trụ, Hoại, Không. Cái Không nầy không phải là cái Không mà ta muốn đến. Cái Không mà ta muốn đến vốn là Cái CÓ, mà còn là “ Đại CÓ ” nữa, “Chân-thật CÓ, Thường còn CÓ, Hạnh-phúc CÓ, Viên-mãn CÓ, Thường-tịch CÓ, Thường-chiếu CÓ….”

Cội-nguồn này là Đại bến bờ, là nơi An-nghỉ chân thật cuối cùng, là suối nguồn tươi mát thiên-thu, là không còn gì ngăn cách, là…là….

Ngần ấy danh từ tuy nhiều nhưng chẳng phải là đủ để diển tả cái chỗ mà hành-giả hướng tâm tìm về, như cái đẹp sảng-khoái của núi rừng hoang-sơ bạn phải đến tận nơi để cãm nhận nó, mọi lời diễn tả đều bất toàn, què quặt.

Đến đây ắt hẳn bạn cật vấn tôi: - Anh đã “ĐẾN NƠI” chưa mà viết như người đã biết, đã hiểu rõ, anh không sợ phạm tội Đại vọng-ngử sao ?

_ Xin thưa, tôi chưa đến, tôi là người đang đi, có thể tôi đi trước bạn một bước nhưng tôi mong được là người đi sau bạn, được nghe những lời quở mắng chân tình của bạn, bạn chỉ rõ cho tôi những sai sót, cho tôi tiến bộ hơn. Ngay từ đầu, tôi đã chọn cho mình một công việc là viết, viết để có chỗ hướng tâm, viết để lợi mình lợi người (nếu viết chưa đúng thì cũng là duyên để chúng ta suy-tư thêm), viết để không còn lêu lỏng rong chơi vô-định, viết để đào sâu thấy rõ vấn-đề, viết vì gợi ý “gượng dậy nhé con” của “mẹ hiền”.

_ Đây chỉ là trường hợp TRÒN TIN và MỞ THÔNG TRÍ-TUỆ , người tròn tin thì rất hùng-biện, người mở thông Trí-tuệ thì có thể thấy biết trước Hành-trình và Điểm đến gần đúng như sự thực. (Ngày xưa khi Darwin thấy một hoa lan có cái cuống giả dài 30cm, mật và phấn hoa ở trong cuống giả nầy, ông suy luận rằng phải có một loài bướm có cái vòi dài 30 cm để thụ phấn cho hoa nầy; mãi đến ngày nay_ sau 150 năm_ dùng camera hồng ngoại người ta mới ghi hình được con bướm đặc chủng nầy).


http://i1279.photobucket.com/albums/y521/muc_dong/hoa%20lan_zpsvivbct1a.jpg


_ Tội “Đại vọng-ngữ” chỉ cấu thành khi hành-giả tự cho là đủ, là đã đến cuối hành-trình, không còn ý cầu tiến, làm dứt bặt duyên với cội-nguồn “Viên-Giác”.

_ Tôi viết vì thuận tay mà viết, không mong được khen, không ngại lời chê trách quở mắng. Tôi viết vì các DUYÊN đã đủ để viết : thời-gian và phương-tiện .