PDA

Xem phiên bản đầy đủ : Phật giáo độ sanh, không phải độ tử



homeless
10-30-2015, 10:12 AM
Kính Admin, Ban Quản Trị, quý vị Tiền Bối !

Xin cho kẻ vô gia cư này được hỏi :

_ Ở bài "Phật giáo độ sanh" Hòa thượng Thanh Từ đã phát biểu :

"Cần nói một câu chính xác hơn: "Phật giáo độ sanh, không phải độ tử." Nếu ai cố tình đem Phật giáo vào cõi tử, chính là kẻ làm hoại diệt Phật giáo."

http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php?257-B%C6%B0%E1%BB%9Bc-%C4%91%E1%BA%A7u-h%E1%BB%8Dc-Ph%E1%BA%ADt-%28s%C3%A1ch%29&p=4769#post4769

Homeless thấy câu này hình như là hạt sạn trong nồi cơm ?

Kính xin được giải nghi.

thubuon
10-30-2015, 11:08 AM
Kính Admin, Ban Quản Trị, quý vị Tiền Bối !

Xin cho kẻ vô gia cư này được hỏi :

_ Ở bài "Phật giáo độ sanh" Hòa thượng Thanh Từ đã phát biểu :

"Cần nói một câu chính xác hơn: "Phật giáo độ sanh, không phải độ tử." Nếu ai cố tình đem Phật giáo vào cõi tử, chính là kẻ làm hoại diệt Phật giáo."

http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php?257-B%C6%B0%E1%BB%9Bc-%C4%91%E1%BA%A7u-h%E1%BB%8Dc-Ph%E1%BA%ADt-%28s%C3%A1ch%29&p=4769#post4769

Homeless thấy câu này hình như là hạt sạn trong nồi cơm ?

Kính xin được giải nghi.


Dạ, thubuon cũng thấy như vậy, vì "Tử Thư Tây Tạng" há không phải là sách độ tử hay sao ? Không lẻ những Lạt Ma Tây Tạng là những vị "hoại diệt Phật giáo" ?

?????????????????

ct-02
10-31-2015, 07:35 AM
Kính Admin, Ban Quản Trị, quý vị Tiền Bối !

Xin cho kẻ vô gia cư này được hỏi :

_ Ở bài "Phật giáo độ sanh" Hòa thượng Thanh Từ đã phát biểu :

"Cần nói một câu chính xác hơn: "Phật giáo độ sanh, không phải độ tử." Nếu ai cố tình đem Phật giáo vào cõi tử, chính là kẻ làm hoại diệt Phật giáo."

http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php?257-B%C6%B0%E1%BB%9Bc-%C4%91%E1%BA%A7u-h%E1%BB%8Dc-Ph%E1%BA%ADt-%28s%C3%A1ch%29&p=4769#post4769

Homeless thấy câu này hình như là hạt sạn trong nồi cơm ?

Kính xin được giải nghi.


Dạ, ct-02 có suy nghĩ như vầy, xin kính trình quý trưởng bối nghe thử :

Kinh Phật có nói "Thân người khó được" bằng ví dụ con rùa mù 100 mới trồi lên mặt biển một lần, trên biển có một bọng cây trôi lang thang, 100 năm mới quành về chỗ cũ một lần, thì cái cơ may rùa mù chui được vào bọng cây rất khó, có thể hàng tỉ năm. Như vậy thì 100 năm mang thân người có nghĩa lý gì với hàng tỉ năm lang thang trong 5 nẽo luân hồi khác.

Liệu Bậc Toàn Giác có riêng độ cõi người _ chỉ sống 100 năm _ mà không cần biết đến những chúng sinh đang lang thang 5 cõi khác _ hàng tỉ năm _ hay không ?

Đã đành là Hòa thượng chỉ dụng tâm quở những vị Tăng Ni không thật tu hành, chỉ đi tụng đám ma là không tốt, không nên; nhưng pháp biểu :

"Nếu ai cố tình đem Phật giáo vào cõi tử, chính là kẻ làm hoại diệt Phật giáo."

thì có lẻ H.t đã nói "quá đà".

Kính trình !

Trí Từ
10-31-2015, 02:00 PM
Cho Trí Từ góp ý nha,
Nếu những lời trong bài Phật Giáo Độ Sanh chính là lời dạy của HT. Thanh Từ thì Trí Từ sẽ bắt đầu tìm nghe đây.

Theo câu nói trên rồi đi vào bài viết hoàn chỉnh để xem thì Trí Từ thấy đoạn này đã nói lên tại sao câu nói trên được nói ra:
Ở mục GIẢNG DẠY có 2 đoạn đã chứng minh câu đó:
1. Phật giáo đã tự hào có một kho tàng kinh điển dồi dào, mà người Phật tử kể cả Tăng, Ni, đa số dốt nát về giáo lý. Lỗi ấy tại ai? Bởi sự truyền bá còn sơ sót yếu kém, chính Tăng, Ni phải chịu trách nhiệm. Sở dĩ có sơ sót này, vì Tăng, Ni bận quá nhiều thì giờ lo cho người chết. Một người chết, Tăng, Ni mất mấy ngày đêm có mặt tại tang gia, sau khi chôn cất xong, phải mất bao nhiêu ngày trong những lễ trai tuần. Nếu chùa có đôi ba ngàn Phật tử, thử hỏi Tăng, Ni còn thì giờ đâu lo tu học và truyền bá chánh pháp.
=> Đoạn này Trí Từ hiểu rằng: Tu thì nên lo tu cho tinh tấn, lo chuỵên thế sự nhiều quá thì giáo lý Phật rõ ràng sẽ bị mai một và biến mất dần đi. Cũng như khi thân Phật tại thế chỉ có 80 năm mà cái gì cũng lo, cái gì cũng bàn vào thì chánh pháp tối thượng cuối cùng ai sẽ biết đến, thời gian đâu mà nói ra.

2. Quả là chúng ta làm lệch lạc trọng trách của mình. Việc đáng làm chúng ta lại không làm, việc không đáng làm chúng ta lại dồn hết thì giờ vào đó. Ví như người chết đã nằm cứng đờ trong quan tài, mà ba bốn vị Tăng, Ni có khi nhiều hơn, thường trực tụng kinh cho họ nghe, thử hỏi đã nghe được những gì? Đúng theo tinh thần Phật giáo, người chết sau khi tắt thở tùy nghiệp thiện ác theo đó đi thọ sanh, có ai còn lẩn quẩn bên quan tài để chúng ta tụng kinh cho họ nghe. Việc làm này quả thật không đáng, mà chúng ta tốn nhiều thì giờ. Vì thế, việc tối quan trọng là giảng kinh dạy đạo, chúng ta phải bê tha đi. Nếu thật người chân chánh xuất gia, chúng ta phải điều chỉnh lại, đừng để đi mãi trên con đường sai lầm như thế. Chúng ta hằng nhớ trọng trách của mình là phổ biến chánh pháp lợi ích quần sanh, không phải vì tụng cúng để được lòng Phật tử.

Ở đoạn này thật sắc xảo tinh tế và trí tuệ. Có nhiều ý trong đoạn 2 này:
a. Tứ chúng hộ trì chánh pháp mà không lo truỳên bá Phật pháp thì Phật pháp đến thời gọi là Mạt Pháp thì trách ai đây...
b. HT thấy được chết là đã mất đi xác thân vô thường thì làm gì mà còn nghe được nữa mà Tăng Ni mất quá nhiều thời gian để làm trọn vẹn các nghi thức thế gian. HT dám nói thẳng điều này thì Trí Từ thật kính phục Ngài.
c. Việc quan trọng là giảng dạy kinh điển, đúng không sai vào đâu được cho hàng Xuất Gia.

Chỉ ở phần GIẢNG DẠY thôi Trí Từ đã thấy minh chứng cho câu:
"Cần nói một câu chính xác hơn: "Phật giáo độ sanh, không phải độ tử." Nếu ai cố tình đem Phật giáo vào cõi tử, chính là kẻ làm hoại diệt Phật giáo."

là không có gì là hạt sạn cả. Nếu dịch ra cho dể đọc thì Trí Từ thấy rõ hoàn toàn không gì sai:

" Giáo lý của Phật giúp những người còn sống, không phải giúp cho người đã chết. "

Một vị Hoà Thượng đáng tôn kính !

nguoidien
10-31-2015, 05:07 PM
"Đúng theo tinh thần Phật giáo, người chết sau khi tắt thở tùy nghiệp thiện ác theo đó đi thọ sanh, có ai còn lẩn quẩn bên quan tài để chúng ta tụng kinh cho họ nghe".

Thật không ngờ một vị Đại lão Hòa thượng lại quên hết giáo lý về Thân Trung Ấm !

luanhoi
11-01-2015, 10:15 AM
THÂN TRUNG ẤM LÀ GÌ ?

Phương Viên


Mạng sống con người tồn tại trong một hơi thở, chỉ cần hơi thở ra mà không thở vào thì người ấy đã trở thành người thiên cổ. Vấn đề sống và chết là đề tài xưa nay được mọi người quan tâm băn khoăn lo lắng. Vậy làm sao ta biết chết sẽ đi về đâu? và có đời sống như thế nào trong giai đoạn linh thức vừa rời khỏi xác? Để hiểu rõ hơn vấn đề này, chúng ta thử xem qua giai đoạn chuyển thức của thân trung ấm là gì?

Thân trung ấm (bardo/ intermediate) còn gọi là trung uẩn hay trung hữu. Ấm hay uẩn tức là chỉ ngũ ấm hay ngũ uẩn, là năm yếu tố sắc thọ tưởng hành thức, tổ hợp nên chúng sanh trong tam giới1. Chúng ta có thể hiểu nôm na là sự sống sau khi chết, trước khi thần thức của con người đi tái sinh vào nơi mà mình có thể khế hiệp với nghiệp của mình trong sáu cõi2.

Thân trung ấm nếu có phước báo thì lấy hương thơm làm thức ăn để bồi dưỡng, còn thân trung ấm không có phước báo thì lấy mùi xú uế làm thức ăn.

Thân trung ấm không có xác thịt mà chỉ lấy tư tưởng làm thân. Thân trung ấm đều có thần thông, nó có thể trông thấy những gì mà mắt thường của chúng ta không nhìn thấy được.

* Thân trung ấm kéo dài bao lâu trước khi đi tái sinh?

Có rất nhiều thuyết giải thích khác nhau:

Một người sau khi chết, thần thức của họ thoát ra khỏi xác và sẽ trụ lại ở thế giới trung gian này một thời gian có thể là một ngày, ba ngày, bốn ngày, bảy ngày, hai mươi mốt ngày, có khi đến bốn mươi chín ngày; sau đó thân trung ấm sẽ tìm một nơi thích hợp với nghiệp lực của mình mà tái sinh.

Theo Đại Tỳ Bà Sa Luận:

“Người mất trong khoảng bốn mươi chín ngày là thân trung ấm”.

Vì trong thời gian ở lại với cõi Trung ấm này, thần thức của họ vẫn còn tính con người, họ đã về nhà và cũng muốn sinh hoạt với mọi người trong gia đình, thế nhưng những điều họ muốn không ai có thể đáp lại lời mong cầu của họ. Mãi đến khi họ muốn hiện hình trong tấm gương hay nắm lấy một vật gì thì giờ đây họ biết mình không còn tồn tại ở thế gian này nữa.

Trong thời gian này, thân trung ấm nếu chưa tìm thấy được nơi mình tái sinh thì nó sẽ chết đi và sống lại sau bảy ngày, sau đó thần thức sẽ chuyển qua một thân trung ấm khác, chu kỳ này cứ lặp đi lặp lại cho tới khi thần thức đi tái sinh.

Giờ đây đối với họ chỉ là bản tình ca du dương trong cuộc đời, họ hồi tưởng lại những việc thiện, việc ác của mình đã làm. Nếu vong linh đã từng tạo các phước đức, tu tập tâm linh thì có những cảm giác an lành, thanh thản và sẽ dễ tìm đường tái sinh cõi lành. Ngược lại, vong linh sinh thời từng làm việc ác, sống một đời sống bỏn xẻn, gây tội ngũ nghịch3,… thì luôn bị hình ảnh khổ đau, sợ hãi và sẽ tái sinh vào ba đường ác4.

* Thân trung ấm có thể thay đổi nơi thọ sinh hay không?

Phàm còn là chúng sanh trong cõi dục, cõi sắc, tạo nghiệp thiện hay nghiệp ác, sau khi chết được siêu thoát hay trầm luân, các chúng sanh ấy đều phải trải qua giai đoạn thân trung ấm. Khi nhân duyên chín muồi thì lập tức nó sẽ dùng phương thức đầu thai hay hóa sinh để xác định nơi mà nó sẽ sinh vào.

Tuy nhiên không phải ai cũng trải qua giai đoạn thân trung ấm cả: như một số người tu tập chứng ngộ hay sống một đời sống phạm hạnh, lợi lạc, và những người thường huỷ báng Tam bảo có tâm tà kiến thì sau khi mạng chung họ lập tức tái sinh vào đúng nghiệp lực của mình. Căn cứ vào Đại Thừa Nghĩa Chương quyển 8 nói:

“Chúng sanh trong cõi dục, cõi sắc đều có thân trung ấm; chỉ có chúng sinh bậc thượng thiện, sau khi chết lập tức vãng sanh về Tịnh độ hay cõi lành, và hạng cực ác đọa thẳng vào địa ngục hay ngạ quỉ, là không có thân trung ấm. Theo nghiệp cảm nói, chỉ có chúng sinh hạng cực ác, tạo tội ngũ nghịch mới không có thân trung ấm.”

Khi Phật còn tại thế, có một vị thầy Tỳ kheo đắc Tứ thiền5 sinh tâm tăng thượng mạn cho rằng mình đã đắc quả A-la-hán nên không tinh tiến tu hành nữa. Đến lúc lâm chung, vị ấy thấy thân trung ấm trong Tứ thiền liền phát sinh tà kiến “không có Niết bàn, Phật đã dối gạt ta.” Vì khởi ác kiến sai lầm như vậy nên khi mất, thân trung ấm trong Tứ thiền liền hiện thân trung ấm trong địa ngục A tỳ.

(Trích trong cuốn Tây Phương Hiệp Luận - Thích Trí Thông dịch tr.134).

Vậy trong khoảng thời gian sau khi vong linh vừa lâm chung, hàng thân bằng quyến thuộc cần phải biết làm các việc thiện như: bố thí, phóng sanh, tạo tượng… nhằm trợ duyên cho vong linh được sinh về cảnh giới an lạc. Hay dùng Phật pháp để cứu độ thân trung ấm qua những lời kinh tiếng kệ của chư Tăng, đó là triệu thỉnh thân trung ấm đến nghe pháp, hóa giải oán kết, tiêu trừ phiền não, vãng sinh tịnh độ. Nếu như thân bằng quyến thuộc còn mang lòng oán hận, làm các việc ác như giết trâu bò, heo,… để cúng tế vong linh hay với mục đích khoái khẩu cho bản thân như đãi đằng yến tiệc thì việc đó không giúp ích gì cho vong linh mà còn gieo thêm nghiệp lực vào họ nữa.

Cho nên các Phật sự như thiết trai cúng dường Tam bảo, tạo phước bố thí để cầu nguyện chư Phật gia hộ nhằm siêu độ vong linh trong bốn mươi chín ngày đã được truyền lại cho đến ngày nay, trở thành một hình thái đặc thù trong tín ngưỡng Phật giáo.

PV.

1. Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới.

2. Trời, Người, A tu la, địa ngục, ngạ quỷ, và súc sanh.

3. Giết cha, giết mẹ, giết A-la-hán, làm thân Phật ra máu, phá hòa hợp Tăng.

4. Địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh.

5. Là trạng thái xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh. (Trung Bộ II)

Trí Từ
11-02-2015, 08:30 AM
Như một người tin có ma thì ma có thật.
Như một người không tin có ma thì ma chẳng thấy đâu.

- Tuy nhiên chưa một ai nhìn thấy ma cả, khi hỏi ra chỉ nói do nghe kể hoặc có nhìn thì nhìn trong thoáng chốc rồi từ tư tưởng vẻ nên 1 con ma theo vọng tưởng mà ra.

- Một cuốn sách đầy chữ NHƯNG chỉ cần hình 1 vị Phật, 1 từ liên quan đến Phật thì quy kết ngay đó là lời Phật dạy cách đây 2559 năm. Sau đó tin chắc là như vậy để rồi mọi dẫn chứng, chứng minh khác đề cho rằng SAI cả.

- Như một người không bao giờ chịu bỏ thời gian tầm cầu kinh điển, kiểm chứng kinh văn. Đọc 1 cuốn thấy đúng và hay NHƯ Ý MÌNH thì đó chính là chân kinh không sai lệch.

- Như có người chấp nhận lấy thời gian của mình thậm chí cả đời mình tìm hiểu kinh tạng, sự tương quan, liên kết giữa những chân lý được lưu lại trong kinh sách thì dựa trên một khối lượng kiến thức khổng lồ đó họ kết lại cho hậu thế những ý chính cùng với những dẫn chứng rất thực tế, rất khoa học nhưng lại không được sánh bằng 1 cuốn kinh nào đó.

nguoidien
11-02-2015, 09:45 AM
Như một người tin có ma thì ma có thật.
Như một người không tin có ma thì ma chẳng thấy đâu.

- Tuy nhiên chưa một ai nhìn thấy ma cả, khi hỏi ra chỉ nói do nghe kể hoặc có nhìn thì nhìn trong thoáng chốc rồi từ tư tưởng vẻ nên 1 con ma theo vọng tưởng mà ra.

- Một cuốn sách đầy chữ NHƯNG chỉ cần hình 1 vị Phật, 1 từ liên quan đến Phật thì quy kết ngay đó là lời Phật dạy cách đây 2559 năm. Sau đó tin chắc là như vậy để rồi mọi dẫn chứng, chứng minh khác đề cho rằng SAI cả.

- Như một người không bao giờ chịu bỏ thời gian tầm cầu kinh điển, kiểm chứng kinh văn. Đọc 1 cuốn thấy đúng và hay NHƯ Ý MÌNH thì đó chính là chân kinh không sai lệch.

- Như có người chấp nhận lấy thời gian của mình thậm chí cả đời mình tìm hiểu kinh tạng, sự tương quan, liên kết giữa những chân lý được lưu lại trong kinh sách thì dựa trên một khối lượng kiến thức khổng lồ đó họ kết lại cho hậu thế những ý chính cùng với những dẫn chứng rất thực tế, rất khoa học nhưng lại không được sánh bằng 1 cuốn kinh nào đó.




http://m.f29.img.vnecdn.net/2014/02/24/hoai-tu-2361-1393224423.jpg

Như vầy mà cũng là một cánh tay sao ?

Trí Từ
11-02-2015, 10:03 AM
http://m.f29.img.vnecdn.net/2014/02/24/hoai-tu-2361-1393224423.jpg

Như vầy mà cũng là một cánh tay sao ?




Nguoidien lấy hình ảnh và câu nói có lẻ ý nghĩa gì đó sâu xa mà Trí Từ khi nhìn đọc vào chỉ hiểu thế này:

Đó vẫn là cánh tay, nguyên thuỷ nó là cánh tay, một cánh tay thật sự. Sau khi vô thường đến thì cánh tay trên bị thay đổi biến dạng như trên.

Ngụ ý của hình ảnh trên là gì vậy nguoidien ?

votichsu
11-02-2015, 11:08 AM
Nguoidien lấy hình ảnh và câu nói có lẻ ý nghĩa gì đó sâu xa mà Trí Từ khi nhìn đọc vào chỉ hiểu thế này:

Đó vẫn là cánh tay, nguyên thuỷ nó là cánh tay, một cánh tay thật sự. Sau khi vô thường đến thì cánh tay trên bị thay đổi biến dạng như trên.

Ngụ ý của hình ảnh trên là gì vậy nguoidien ?

Hè....hè !

Cái nguoidien thì nhìn sự vật khác với người tỉnh.

Bài của bác Trí Từ mà nguoidien dòm thấy giống như một cánh tay đã hoại tử (nghĩa là đã bốc mùi, cần phải nhanh chóng tháo khớp nếu muốn toàn mạng).

Admin
11-03-2015, 07:58 AM
Kính Admin, Ban Quản Trị, quý vị Tiền Bối !

Xin cho kẻ vô gia cư này được hỏi :

_ Ở bài "Phật giáo độ sanh" Hòa thượng Thanh Từ đã phát biểu :

"Cần nói một câu chính xác hơn: "Phật giáo độ sanh, không phải độ tử." Nếu ai cố tình đem Phật giáo vào cõi tử, chính là kẻ làm hoại diệt Phật giáo."

http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php?257-B%C6%B0%E1%BB%9Bc-%C4%91%E1%BA%A7u-h%E1%BB%8Dc-Ph%E1%BA%ADt-%28s%C3%A1ch%29&p=4769#post4769

Homeless thấy câu này hình như là hạt sạn trong nồi cơm ?

Kính xin được giải nghi.


Kính chào tất cả quý đạo hữu ! Chào homeless !

Chỉ là "hạt sạn" thôi mà, vậy xin mời quý bạn lượm những "hạt sạn" ấy ra, thì chúng ta vẫn có một nồi cơm trắng. Có điều, quyển sách này được viết cho người bắt đầu tìm hiểu đạo Phật, người bắt đầu tìm hiểu đạo Phật thì không tỏ mắt được như quý bạn để nhận ra nó là hạt sạn trắng lẫn vào cơm, người bắt đầu tìm hiểu đạo Phật thì như "trẻ mẫu giáo" nếu đã được gieo vào đầu điều gì thì điều ấy in sâu, gắn chặt vào đầu, sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ tư duy về sau của Phật tử ấy.

Ban Quản Trị xin lỗi tất cả các bạn, vì đã để những "hạt sạn" lẫn vào diễn đàn. Dù sao Ngài Thanh Từ cũng là rường cột của Phật giáo nước ta, đa phần những gì Ngài phát biểu đều có thể làm kim chỉ nam cho chúng ta tu học theo, chuyện có "sạn" như vầy rất hiếm.

Nếu quý bạn có phát hiện thêm gì xin thông báo để Ban Quản Trị sửa sai đính chính.

Kính mong hoan hỉ thông cảm cho !

Nguyên Chiếu
11-13-2015, 08:42 AM
Kính thưa quý vị, thưa các đạo hữu,

Thật là vui khi thấy một người học Phật sinh nghi mà những gì chưa đúng với mình khi học, nhưng cũng không vui khi người học Phật chưa hiểu những gì mình học.

Theo Ng-Chiếu nghĩ quý vị và đạo hữu ở đây nếu đọc bài viết này từ đầu đến cuối thì sẽ hiểu câu nói của Hòa Thượng nói lên điều gì ? và Hòa Thượng đang nói vấn đề gì ???

Một vị chân tu, trí tuệ và đức hạnh cao như vậy thì sẽ không bao giờ có ý nghĩ sai lệch như vậy, chỉ có chúng ta trí tuệ còn khiếm khuýêt, bản ngã hằng sâu nên mới nghĩ những lời trên như vậy.

Nguyên Chiếu thường nghe các đạo hữu bảo với nhau rằng, đọc Kinh thì phải " Liễu Nghĩa " nhưng trong trường hợp này các đạo hữu chưa " Liễu nghĩa " được, thật là thiếu sót.

Vụng nghĩ ý của Hòa Thượng rằng: chúng sanh trong Tam giới, 6 đường rất nhiều đâu chỉ cõi " TỬ " , vậy nếu chúng ta cứ mãi độ TỬ thì chúng ta sẽ quên mất công việc độ SANH. Mà độ SANH cho tốt thì cũng không cần phải độ TỬ gì nhiều, vì đâu có chúng sanh trong cõi TỬ nữa mà độ.

Khi Nguyên Chiếu đọc những bài viết này của các đạo hữu về chủ đề này, trái tim ĐẠO của Nguyên Chiếu nhói đau.......!!!!

Vài lời chia sẻ cùng quý vị và các đạo hữu.

Kính.

homeless
11-13-2015, 11:15 AM
Kính thưa quý vị, thưa các đạo hữu,

Thật là vui khi thấy một người học Phật sinh nghi mà những gì chưa đúng với mình khi học, nhưng cũng không vui khi người học Phật chưa hiểu những gì mình học.

Theo Ng-Chiếu nghĩ quý vị và đạo hữu ở đây nếu đọc bài viết này từ đầu đến cuối thì sẽ hiểu câu nói của Hòa Thượng nói lên điều gì ? và Hòa Thượng đang nói vấn đề gì ???

Một vị chân tu, trí tuệ và đức hạnh cao như vậy thì sẽ không bao giờ có ý nghĩ sai lệch như vậy, chỉ có chúng ta trí tuệ còn khiếm khuýêt, bản ngã hằng sâu nên mới nghĩ những lời trên như vậy.

Nguyên Chiếu thường nghe các đạo hữu bảo với nhau rằng, đọc Kinh thì phải " Liễu Nghĩa " nhưng trong trường hợp này các đạo hữu chưa " Liễu nghĩa " được, thật là thiếu sót.

Vụng nghĩ ý của Hòa Thượng rằng: chúng sanh trong Tam giới, 6 đường rất nhiều đâu chỉ cõi " TỬ " , vậy nếu chúng ta cứ mãi độ TỬ thì chúng ta sẽ quên mất công việc độ SANH. Mà độ SANH cho tốt thì cũng không cần phải độ TỬ gì nhiều, vì đâu có chúng sanh trong cõi TỬ nữa mà độ.

Khi Nguyên Chiếu đọc những bài viết này của các đạo hữu về chủ đề này, trái tim ĐẠO của Nguyên Chiếu nhói đau.......!!!!

Vài lời chia sẻ cùng quý vị và các đạo hữu.

Kính.

Cám ơn anh Nguyên Chiếu đã góp ý !

"chúng sanh trong Tam giới, 6 đường rất nhiều đâu chỉ cõi " TỬ "

Theo kẻ vô gia cư này, có lẻ anh NC đã viết lộn, nên chăng chúng ta sửa lại rằng : "chúng sanh trong Tam giới, 6 đường rất nhiều đâu chỉ cõi " SANH ", nghĩa là ngoài cuộc sống nhân thế (100 năm) hãy còn 5 cảnh giới khác mà một chúng sinh phải lưu lạc hàng triệu năm.

"vậy nếu chúng ta cứ mãi độ TỬ thì chúng ta sẽ quên mất công việc độ SANH."

Có lẻ nên nói "huỵch toẹt" ra là hầu hết chúng ta (kể cả H.t Thanh Từ) chỉ là những con trùng bò trên cát. Chúng ta chỉ nhúc nhích oằn oại với nghiệp thức, chứ nào có đủ tư cách để độ cái gì ?!

Khoan nói đến chuỵên "độ tử", Theo anh Nguyên Chiếu, anh hiểu thế nào là "Độ Sanh" ? Ai đủ tư cách "cứu độ chúng sinh" ? Một kẻ đui mù (chưa thấy ánh sáng Chân lý) có đủ tư cách để nói "tui độ sanh" hay không ?

Xin lỗi, nếu kẻ vô gia cư này có lời nào gây "sốc" chi hiền huynh.

Kính !

Nguyên Chiếu
11-13-2015, 12:43 PM
Chào đ/h homeless,




Theo kẻ vô gia cư này, có lẻ anh NC đã viết lộn, nên chăng chúng ta sửa lại rằng : "chúng sanh trong Tam giới, 6 đường rất nhiều đâu chỉ cõi " SANH ", nghĩa là ngoài cuộc sống nhân thế (100 năm) hãy còn 5 cảnh giới khác mà một chúng sinh phải lưu lạc hàng triệu năm.

Câu này không phải Ng-Chiếu viết lộn mà do đ/h chưa đứng góc độ của Ng-chiếu nên đh chưa hiểu ý của NG-chiếu.




Có lẻ nên nói "huỵch toẹt" ra là hầu hết chúng ta (kể cả H.t Thanh Từ) chỉ là những con trùng bò trên cát. Chúng ta chỉ nhúc nhích oằn oại với nghiệp thức, chứ nào có đủ tư cách để độ cái gì ?!

Nếu đ/h là người Phật tử chân chánh thì những câu từ này sẽ không bao giờ có !



Khoan nói đến chuỵên "độ tử", Theo anh Nguyên Chiếu, anh hiểu thế nào là "Độ Sanh" ? Ai đủ tư cách "cứu độ chúng sinh" ? Một kẻ đui mù (chưa thấy ánh sáng Chân lý) có đủ tư cách để nói "tui độ sanh" hay không ?

Xin lỗi, nếu kẻ vô gia cư này có lời nào gây "sốc" chi hiền huynh.

Kính !

Lúc đầu đ/h phản bác về câu nói của Hòa Thượng là Phật giáo sẽ diệt do chỉ độ Tử thì Ng-Chiếu đã góp ý, và đến đây đ/h lại bắt bẻ về câu từ (chữ ĐỘ ..... ) thì đ/h thật là nhanh trí.

Thưa đ/h Homeless, độ sanh theo Nguyên Chiếu hiểu là:

Độ : Cứu giúp
Chúng sanh : là tất cả chúng sanh

Tuy chúng ta cũng là một chúng sanh, nhưng chúng ta may mắn biết được Phật Pháp, biết được con đường từ giả thân chúng sanh này trong tương lai tùy theo sự tu tập của mình. Độ sanh là làm cho một người ( hay chúng sanh ) nào đó từ chỗ si mê thấy được cái si mê của mình rồi từ bỏ cái si mê đó thì xem là độ sanh.

Ví dụ: Hòa thượng đã chỉ dạy cho Ng-chiếu( là 1 chúng sanh) biết thế nào là tham sân si , chỉ cho Ng chiếu con đường để bỏ và khuyên Ng chiếu bỏ, Ng chiếu thấy đúng và làm theo thì HT đã độ cho Ng-Chiếu ( là 1 chúng sanh) rồi đó.

Vài lời góp ý của Nguyên chiếu, có gì không phải đ/h thông cảm, chắc NG-chiếu cũng không thảo luận gì nữa trong chủ đề này.

Chúc đh thân tâm thường an lạc.

Kính.

Đức Tâm
11-13-2015, 03:41 PM
Thưa đ/h Homeless, độ sanh theo Nguyên Chiếu hiểu là:

Độ : Cứu giúp
Chúng sanh : là tất cả chúng sanh



Kính.

Kính quý vị tiền bối !

Đoạn văn trên đ/h Nguyên Chiếu cũng đã đồng ý ĐỘ SANH là CỨU GIÚP TẤT CẢ CHÚNG SANH rồi ! (Chớ không bó hẹp "Độ sanh là không độ tử")

Kính !

homeless
11-13-2015, 04:27 PM
Chào đ/h homeless,

Thưa đ/h Homeless, độ sanh theo Nguyên Chiếu hiểu là:

Độ : Cứu giúp
Chúng sanh : là tất cả chúng sanh

Tuy chúng ta cũng là một chúng sanh, nhưng chúng ta may mắn biết được Phật Pháp, biết được con đường từ giả thân chúng sanh này trong tương lai tùy theo sự tu tập của mình. Độ sanh là làm cho một người ( hay chúng sanh ) nào đó từ chỗ si mê thấy được cái si mê của mình rồi từ bỏ cái si mê đó thì xem là độ sanh.

Ví dụ: Hòa thượng đã chỉ dạy cho Ng-chiếu( là 1 chúng sanh) biết thế nào là tham sân si , chỉ cho Ng chiếu con đường để bỏ và khuyên Ng chiếu bỏ, Ng chiếu thấy đúng và làm theo thì HT đã độ cho Ng-Chiếu ( là 1 chúng sanh) rồi đó.


Kính.

Cám ơn anh Nguyên Chiếu.

"Ví dụ: Hòa thượng đã chỉ dạy cho Ng-chiếu( là 1 chúng sanh) biết thế nào là tham sân si , chỉ cho Ng chiếu con đường để bỏ và khuyên Ng chiếu bỏ, Ng chiếu thấy đúng và làm theo thì HT đã độ cho Ng-Chiếu ( là 1 chúng sanh) rồi đó."

Theo kẻ vô gia cư này theo cái ví dụ trên là H.t đã giúp cho N/C chứ chưa có cứu

Ví dụ như một người bị lọt xuống giếng sâu kêu cứu, nếu anh N/C ném cho anh ta một ổ bánh mì thì chỉ mới là giúp, chừng nào đem anh ta lên thoát khỏi cái giếng sâu ấy mới là cứu.

H.t chỉ trợ giúp giáo lý Phật pháp chứ chưa đem huynh ra khỏi biển sanh tử luân hồi thì chưa thể gọi là ĐỘ SANH.

Bất luận ai, dù có là Tam Tạng Pháp Sư đi chăng nữa mà chưa hoàn toàn thành đạo, thì chỉ là "lập công bồi đức" chứ chửa có ĐỘ SANH gì !

Kính !

Trí Từ
11-14-2015, 03:06 PM
Vì thấy càng lúc homeless nói làm Trí Từ mù mờ luôn nên Trí Từ phải hỏi và thưa chuỵên một lần cho ra lẻ.

Cám ơn anh Nguyên Chiếu.

"Ví dụ: Hòa thượng đã chỉ dạy cho Ng-chiếu( là 1 chúng sanh) biết thế nào là tham sân si , chỉ cho Ng chiếu con đường để bỏ và khuyên Ng chiếu bỏ, Ng chiếu thấy đúng và làm theo thì HT đã độ cho Ng-Chiếu ( là 1 chúng sanh) rồi đó."

Theo kẻ vô gia cư này theo cái ví dụ trên là H.t đã giúp cho N/C chứ chưa có cứu

Ví dụ như một người bị lọt xuống giếng sâu kêu cứu, nếu anh N/C ném cho anh ta một ổ bánh mì thì chỉ mới là giúp, chừng nào đem anh ta lên thoát khỏi cái giếng sâu ấy mới là cứu.

H.t chỉ trợ giúp giáo lý Phật pháp chứ chưa đem huynh ra khỏi biển sanh tử luân hồi thì chưa thể gọi là ĐỘ SANH.

Bất luận ai, dù có là Tam Tạng Pháp Sư đi chăng nữa mà chưa hoàn toàn thành đạo, thì chỉ là "lập công bồi đức" chứ chửa có ĐỘ SANH gì !

Kính !


Nguyên Chiếu định nghĩa rằng:
Độ : Cứu giúp
Chúng sanh : là tất cả chúng sanh

- Thế Homeless định nghĩa Độ Sanh là sao ?
- Homeless phân biệt ra sao giữa Giúp và Cứu ?
Mong Homeless trả lời giúp để Trí Từ hiểu homeless hơn nha. Đừng chơi im lặng như nick "nguoi dien" thì Trí Từ xem thường cái hạng này lắm à.

* Nguyên Chiếu đưa ra ví dụ mang tính Phật đạo là H.T độ NC biết Phật Pháp
* Homeless đưa ra ví dụ Thế Gian Đạo để phản bác Phật đạo thì xem ra không liên quan gì rồi.

--- Ví có 2 sự giúp đở là Tìm Hạnh Phúc Thế Gian, Tìm Hạnh Phúc Niết Bàn ---

Khoan nói đến chuỵên "độ tử", Theo anh Nguyên Chiếu, anh hiểu thế nào là "Độ Sanh" ? Ai đủ tư cách "cứu độ chúng sinh" ? Một kẻ đui mù (chưa thấy ánh sáng Chân lý) có đủ tư cách để nói "tui độ sanh" hay không ?

H.t chỉ trợ giúp giáo lý Phật pháp chứ chưa đem huynh ra khỏi biển sanh tử luân hồi thì chưa thể gọi là ĐỘ SANH.

Nếu phải tìm một người đủ tư cách cứu độ chúng sanh thì phải chăng theo homeless phải là một vị Phật tại thế gian ?

Tăng Bảo là gì nhỉ ? Phải chăng định nghĩa là người truỳên bá giáo lý của Phật !!!
Theo Trí Từ biết thì ngay cả đức Phật cũng không cứu một ai, sẽ không cứu chúng sanh nào không cần cứu. Vì rằng Đức Phật chỉ dùng lý thuýêt giảng nói, chỉ có bản thân Ngài thực hành rồi chứng ngộ dựa trên những gì Ngài ngộ ra, còn ai muốn chứng quả thì tự thân thực hành theo những gì Phật dạy kia mà.

Như một người thầy dạy trò lý thuýêt, sau này ra đời kết quả học lý thuýêt đó ra sao đều do học trò quyết chứ sao nói thầy được...

Đợi homeless hồi âm coi sao... Trí Từ thấy có lẻ ngộ nhận mặt từ ngữ ở đây rồi.

Độ Sanh - Độ Tử. Chắc chắn các bạn hiểu sai ý nhau khi đọc qua 2 cụm từ này

homeless
11-14-2015, 07:49 PM
Kính quý tiền bối, anh Nguyên Chiếu, anh Trí Từ !

Khi homeless đọc câu này :

"Cần nói một câu chính xác hơn: "Phật giáo độ sanh, không phải độ tử." Nếu ai cố tình đem Phật giáo vào cõi tử, chính là kẻ làm hoại diệt Phật giáo."

thì homeless vẫn hiểu là H.t chỉ phản đối những vị Tăng chuyên làm "thầy tụng", bản thân mình không hề tin vào tha lực huỳên nhiệm của những câu chú, bản thân mình không hề hiểu nghĩa lý của những câu Kinh mà mình tụng; vậy mà ê a tụng hoài, điều này phần nào góp sức cho sự băng hoại của đạo Phật.

Khi nói "Phật giáo độ sanh, không phải độ tử" là H.t nói "PG chỉ độ người sống chứ không độ người chết". Điều này có thật như vậy không ? H.t đã hiểu được bao nhiêu về những chuỵên bên kia của tử ? H.t đã hiểu bao nhiêu về những việc làm âm thầm của Chư vị Đại Bồ Tát ?

" Nếu ai cố tình đem Phật giáo vào cõi tử, chính là kẻ làm hoại diệt Phật giáo."

Theo homeless "kẻ làm hoại diệt Phật giáo" là những vị chưa thực chứng Chân lý đạo Phật, chỉ dùng Ý Thức phàm phu đọc Kinh sách, đọc Thiền ngữ rồi hiểu lầm rằng "cái sống hiện tại (sống bằng Ý Thức) đã là trọn vẹn Phật pháp". Nắm vào kiến thức mà mình đã đọc học, tưởng rằng mình đã chứng đạo, rồi phát biểu linh tinh những câu sai quấy.

.........

homeless
11-15-2015, 05:21 AM
- Thế Homeless định nghĩa Độ Sanh là sao ?
- Homeless phân biệt ra sao giữa Giúp và Cứu ?


Chào anh Trí Từ, hôm nay tui chính thức trả lời câu hỏi của bạn đây.

Theo tui chữ ĐỘ _ nghĩa đen là đưa qua sông _ còn nghĩa bóng là cứu thoát.
ĐỘ SANH nghĩa là cứu chúng sinh _ những tâm hồn mê muội đang trầm luân nơi bể khổ _ đến bến bờ Giác Ngộ.

Một người đi lạc trong rừng đã lâu, tâm ý hoang mang bất định, không biết phương hướng; thì một vị khác có bản đồ, biết phương hướng mới dẫn người kia ra khỏi rừng được.

Thử hỏi, anh A không biết gì cho nên cứ đi lùng quấn (lòng vòng) trong rừng, anh B thì có biết lỏm bỏm. Anh A hỏi "Anh có biết lối này sẽ đi đến đâu không ?" . B trả lời "Có lẻ lối này sẽ giúp chúng ta ra khỏi rừng, chứ tui cũng chưa biết chắc !".

"Chưa biết chắc" mà ĐỘ cái gì ?

Một người bị đắm thuyền đang bơi trên biển, có một thuỳên hải tặc đi ngang, quăng cho một chiếc phao, một bình nước 5 lít và một ổ bánh mì. Trường hợp này đâu thể gọi là cứu (ĐỘ)

ĐỘ SANH là độ khắp các loài chúng sinh, chứ không phải riêng độ cho người sống.
Người có khả năng ĐỘ SANH phải là vị Giác Ngộ _ mà ta thường gọi là ÔNG BỤT, BỒ TÁT.
Không nên đại ngôn như vầy :

Vị Hòa thượng A gặp vị B : "Lâu nay việc hoằng pháp độ sinh của Thầy có thuận lợi hay không ?

Độ mình còn chưa xong mà độ sinh cái gì ?

Phỉnh người cũng là lừa mình đó, đừng tưởng vài chục năm đi thuyết pháp các nơi mà là ĐỘ SANH. Học trong Kinh sách, rồi bây giờ "trả bài" chứ ĐỘ cái gì đâu ?

Đức Phật ĐỘ SINH là làm cho chỉ riêng cõi người đã có hàng ngàn vị đắc quả A La Hán, còn đắc những quả vị khác thì vô số; đó là chưa tính Chư Thiên, Chư Thần, Chư vị Quỷ Vương ...... được ân triêm công đức mà tiến hóa rất nhiều (Chứ không phải chỉ ĐỘ cho cõi người không thôi đâu)

Nguyên Chiếu
11-15-2015, 01:18 PM
Chào đ/h Homeless,

Đúng ra chủ đề này Ng- Chiếu không thảo luận nữa , nhưng mà do đ/h càng nói Ng-chiếu thấy càng sai, nhất là về quy y Tăng.

Thưa đ/h Homeless,những gì đ/h hữu nói Nguyên Chiếu đều đồng ý , nhưng NG-chiếu chỉ nhắc đh rằng chúng ta là những người bình thuờng ( ngay cả HT cũng vậy là người đi trước chúng ta ) khi nói ra chắc sẽ có những lời chưa được chuẩn, mà ông bà ta thường có câu rằng: Lỡ chân gượng được, lỡ miệng không gượng đựợc là vậy. Chúng ta phải quán chiếu, mở tâm bao dung, lòng vị tha ra mà đón nhận những gì chưa đúng với ta.

Chưa chắc gì HT đã phát biểu sai, mà lỡ khi chúng ta chưa đủ nhận thức để hiểu thì sao ? Đ/h có hiểu câu " Y Nghĩa Bất Y Ngữ " hay không ? Hơn nữa, HT là bậc Đại Lão Hòa Thượng, là người rất có công truỳên bá chánh Pháp cho nước nhà, theo như giới luật nhà Phật thì đạo hữu cũng biết rằng kính trọng Tăng là một trong những giới luật mà người Phật tử nào cũng phải có.

Nguyên Chiếu chỉ nhắc lời cuối với đh rằng : Khi một ai đó mà Trí Tuệ, Đức Hạnh, Từ Bi ...bằng hoặc cao hơn Hòa Thượng thì mới có quyền nói HT phát biểu chưa chuẩn, còn không là những người bất kính Tăng, bản Ngã hằng sâu, chỉ tạo thêm phiền phức cho mình và mọi người mà thôi.

Vài lời góp ý, chắc Ng-chiếu cũng hết lời với chủ đề này.

Kính.

homeless
11-16-2015, 09:28 AM
Chào đ/h Homeless,

Đúng ra chủ đề này Ng- Chiếu không thảo luận nữa , nhưng mà do đ/h càng nói Ng-chiếu thấy càng sai, nhất là về quy y Tăng.

Thưa đ/h Homeless,những gì đ/h hữu nói Nguyên Chiếu đều đồng ý , nhưng NG-chiếu chỉ nhắc đh rằng chúng ta là những người bình thuờng ( ngay cả HT cũng vậy là người đi trước chúng ta ) khi nói ra chắc sẽ có những lời chưa được chuẩn, mà ông bà ta thường có câu rằng: Lỡ chân gượng được, lỡ miệng không gượng đựợc là vậy. Chúng ta phải quán chiếu, mở tâm bao dung, lòng vị tha ra mà đón nhận những gì chưa đúng với ta.

Chưa chắc gì HT đã phát biểu sai, mà lỡ khi chúng ta chưa đủ nhận thức để hiểu thì sao ? Đ/h có hiểu câu " Y Nghĩa Bất Y Ngữ " hay không ? Hơn nữa, HT là bậc Đại Lão Hòa Thượng, là người rất có công truỳên bá chánh Pháp cho nước nhà, theo như giới luật nhà Phật thì đạo hữu cũng biết rằng kính trọng Tăng là một trong những giới luật mà người Phật tử nào cũng phải có.

Nguyên Chiếu chỉ nhắc lời cuối với đh rằng : Khi một ai đó mà Trí Tuệ, Đức Hạnh, Từ Bi ...bằng hoặc cao hơn Hòa Thượng thì mới có quyền nói HT phát biểu chưa chuẩn, còn không là những người bất kính Tăng, bản Ngã hằng sâu, chỉ tạo thêm phiền phức cho mình và mọi người mà thôi.

Vài lời góp ý, chắc Ng-chiếu cũng hết lời với chủ đề này.

Kính.



Cám ơn anh Nguyên Chiếu đã nhắc nhở !

Anh ơi ! Có một bộ phim rằng vua Khang Hi (Tàu) cử 2 vị đại thần đi công tác mật, chuyển một hộp bảo vật bọc vải vàng, có nhờ 7 cao thủ tăng nhân Thiếu Lâm đi hộ tống. Dọc đường có rất nhiều phe phái tìm đủ cách cướp đoạt, dĩ nhiên phe hộ tống đã "bán mạng" để bảo vệ cái hộp bảo vật.

Nếu họ biết rằng bên trong cái gói vải màu vàng kia là cái hộp gỗ rổng thì liệu họ có cật lực bảo vệ hay không ?

Tăng Bảo sở dĩ BẢO là vì có một phần nào Chân Lý Phật pháp. Người nào có Chân Lý Phật pháp, người đó là Tăng Bảo chúng ta phải tuyệt đối kính trọng để hầu mong được soi sáng phần nào.

Còn cái hộp rỗng trong câu chuyện trên dầu được bọc vải vàng, cũng chẳng có quý báu gì.

Bây giờ quay lại chuyện H.t của chúng ta, đúng là 3 tiêu chí Trí Tuệ (phàm), Từ Bi (phàm), Đức Hạnh (phàm) của Ngài thì phải nói là bậc thượng thủ trong Tăng đoàn. Kẻ hèn này rất kính ngưỡng Ngài, đã có lúc tui ao ước được làm người quét lá đa trong khuôn viên "tùng lâm" của Ngài. Cho nên không có chuyện homeless không kính trọng Tăng Bảo.

Nhưng nên chăng khi thấy những câu nói "không tròn" (bất viên), chúng ta đặt lại vấn đề, để cùng nhao thảo luận ?

Kính !

Trí Từ
11-16-2015, 09:58 AM
Homelss này, thế thì Trí Từ có thể rút ngắn gọn sự trò chuỵên qua lại của mấy hôm nay như thế này được không nha:

1. Tất cả đều chỉ là Đang Tu, có người tu cao, có người tu thấp, mà tu cao lại có người tu còn cao hơn. Vậy sự phát ngôn của một ai đó là con người thì rõ ràng không thể đúng nhất được (cái gọi là chân lý). Vì rằng chân lý vẫn còn có thể sai kia mà đúng không homeless ?
Ví dụ như ta đang ngồi uống nước, kế bàn bên có 2 bạn A và B nói chuỵên và A đang đố nhau rằng: "1 + 1" bằng mấy. Nếu ta nghe xong cho rằng kết quả là 2 thì ta đã cho ra đáp án đúng nhất chưa (chân lý), nếu cho rằng đúng rồi thì khi ta nghe B đáp là 10 thì có cho ngay là sai liền không ? Nếu ta cho rằng sai thì ta chính mới thực sự là sai, phải không homeless vì rằng B trả lời đúng nhất rồi (chân lý)

2. Còn việc sự dụng câu từ Độ Sinh hay Hoằng Pháp Độ Sinh, xét ra cũng không gì đáng lên án. Vì nó nằm ở góc độ ngôn từ phù hợp và dể chịu có phần khuýên khích truỳên bá tu tập. Vì giống như xét góc độ của Nguyên Chiếu hiểu về mặt chữ "Độ Sinh" vậy, chỉ đơn thuần là cứu giúp một chúng sinh, hiểu thế này sai gì đâu mà phản đối dử vậy.

3. Trí Từ cũng tự cho là độ sinh đây, tuy nhiên mức độ rất đơn giản là: "ai cần sẽ giúp" vì rằng từ Độ Sinh này ở góc độ một Phật Tử Tại Gia nói, còn ở góc độ khác nói thì nghĩa lý lại rồi kia mà.

4. Chưa ai ở bên kia cõi chết (cõi khác) về đây thế thì phát ngôn của ai được cho là đúng nhất khi nói về siêu hình, về cõi khác ??? Vậy nên mỗi người khi nói ra ý họ thì đó là góc độ hiểu của họ, ta không hiểu góc độ đó để rồi lên án soi xét thì có phải là điều không nên làm chăng ? Vì ta như chuỵên 3 người, 2 người nói xấu 1 người quay lưng. Người quay lưng không thể có cơ hội để hồi đáp những gì mà 2 người kia nói về mình.

Ta học Phật pháp, ta ở góc độ là người học trò thì phải chăng chỉ nên học hỏi cái thầy giảng nói chứ chi li, xét nét từng lời nói hành động của người thầy để học theo trọn vẹn thì chỉ có 1 người mới xứng đáng mà người này ở xa quá ở tận 2559 năm trước kia. Còn hiện tại đây thì nên nương lý thuýêt, tự thân chứng nghiệm là tốt lắm rồi.

Trí Từ
11-16-2015, 10:02 AM
Nhưng nên chăng khi thấy những câu nói "không tròn" (bất viên), chúng ta đặt lại vấn đề, để cùng nhao thảo luận ?


Trí Từ thì cho rằng nên, và chỉ nên ở góc dộ thảo luận cùng tiến tu, chứ phán xét đúng sai rõ ràng tìm ra chân lý thì ai đủ khả năng đưa ra cái gọi là chân lý sau cùng của cái gọi là "hạt sạn" đó !!!.

Ở đây Trí Từ bổng nhớ lại câu hỏi của đại đức Mi Tiến hỏi vua Mi Lan Đà: "Ngài muốn trò chuỵên với tôi ở góc độ là một Trí Giả hay Vương Giả. ???"

Các vị thảo luận muốn ở góc độ nào thảo luận thì tự chọn nhe... :rolleyes:

chimsese
11-16-2015, 08:37 PM
Cám ơn anh Nguyên Chiếu đã nhắc nhở !

Anh ơi ! Có một bộ phim rằng vua Khang Hi (Tàu) cử 2 vị đại thần đi công tác mật, chuyển một hộp bảo vật bọc vải vàng, có nhờ 7 cao thủ tăng nhân Thiếu Lâm đi hộ tống. Dọc đường có rất nhiều phe phái tìm đủ cách cướp đoạt, dĩ nhiên phe hộ tống đã "bán mạng" để bảo vệ cái hộp bảo vật.

Nếu họ biết rằng bên trong cái gói vải màu vàng kia là cái hộp gỗ rổng thì liệu họ có cật lực bảo vệ hay không ?

Tăng Bảo sở dĩ BẢO là vì có một phần nào Chân Lý Phật pháp. Người nào có Chân Lý Phật pháp, người đó là Tăng Bảo chúng ta phải tuyệt đối kính trọng để hầu mong được soi sáng phần nào.

Còn cái hộp rỗng trong câu chuyện trên dầu được bọc vải vàng, cũng chẳng có quý báu gì.

Bây giờ quay lại chuyện H.t của chúng ta, đúng là 3 tiêu chí Trí Tuệ (phàm), Từ Bi (phàm), Đức Hạnh (phàm) của Ngài thì phải nói là bậc thượng thủ trong Tăng đoàn. Kẻ hèn này rất kính ngưỡng Ngài, đã có lúc tui ao ước được làm người quét lá đa trong khuôn viên "tùng lâm" của Ngài. Cho nên không có chuyện homeless không kính trọng Tăng Bảo.

Nhưng nên chăng khi thấy những câu nói "không tròn" (bất viên), chúng ta đặt lại vấn đề, để cùng nhao thảo luận ?

Kính !




Kính bác homeless !
Bác nói "đúng là 3 tiêu chí Trí Tuệ (phàm), Từ Bi (phàm), Đức Hạnh (phàm) của Ngài thì phải nói là bậc thượng thủ trong Tăng đoàn", khiến cho sese thắc mắc "vì sao bác cố tình thêm chữ phàm vào đây ? Phải chăng còn có một cái Trí Tuệ không phàm, một cái Từ Bi không phàm, một cái Đức Hạnh không phàm ?

Thế nào là Trí Tuệ không phàm, thế nào là Từ Bi không phàm, thế nào là Đức Hạnh không phàm ? Ai mới có được những khả tính cao đẹp ấy ?
Kính xin bác giải thích !

homeless
11-17-2015, 08:19 AM
Kính bác homeless !
Bác nói "đúng là 3 tiêu chí Trí Tuệ (phàm), Từ Bi (phàm), Đức Hạnh (phàm) của Ngài thì phải nói là bậc thượng thủ trong Tăng đoàn", khiến cho sese thắc mắc "vì sao bác cố tình thêm chữ phàm vào đây ? Phải chăng còn có một cái Trí Tuệ không phàm, một cái Từ Bi không phàm, một cái Đức Hạnh không phàm ?

Thế nào là Trí Tuệ không phàm, thế nào là Từ Bi không phàm, thế nào là Đức Hạnh không phàm ? Ai mới có được những khả tính cao đẹp ấy ?
Kính xin bác giải thích !

Kính quý tiền bối, quý đạo hữu, chào chimsese !

1). Trí Tuệ phàm là gì ?

_ Là Trí Tuệ do nhờ Văn, Tư, Tu mà có. Người tu học Phật được xem Kinh điễn, nghe thuýêt giảng, nghiền ngẫm suy tư, làm thêm nhiều công hạnh khác; rồi thấy "mình thâm nhập nghĩa thú" đem lòng nhớ ơn người giảng dạy, dốc sức truyền giảng lại kiến thức của mình cho thế hệ nối tiếp.

2). Trí Tuệ không phàm là gì ?

_ Là Trí Giác Ngộ, còn gọi là Trí Vô Sư, Trí Bát Nhã. Có nhiều cấp, tạm thời chỉ nói đơn giản là 2 cấp (một thấp, một cao) thôi :

a. _ Trong phút chốc trực diện Bản Thể Tâm _ nhận ra "Chủ Nhân Ông" _ có thể gọi là Sơ Quả, Nhập Lưu. Sau đó "mất", nghĩa là trở lại cái sống bình thường với Ý Thức, nhưng đã có kinh nghiệm Giác Ngộ.

b. _ Những bậc cao có thể tùy ý trở về với cái Sống Chân Thường, dùng Diệu Quan Sát Trí mà soi sáng các pháp, xong trở lại cuộc sống bình thường, nhưng lời thuyết giảng thì có "trọng lượng" vì dựa trên kinh nghiệm thực chứng biết, tránh được hầu hết "khói mù của ngôn ngữ". Lời thuyết giảng của những vị này dù nói "cao" hay nói "thấp" vẫn không mắc phải những lỗi do chấp ngã chấp pháp.

Người có Trí Tuệ Phàm thì luôn sống với Ý Thức, cho nên dù có giảng nói Niết Bàn Chân tâm, vẫn là nói trên ngôn ngữ và khái niệm, cho nên thỉnh thoảng vẫn để lộ ra những câu nói "không tròn" (bất viên). Chính những ý tưởng "không tròn" này đã thêu dệt vô minh, mà bản thân hành giả chưa đủ trí để thấy lỗi của mình. Chỉ khi nào người ấy Giác Ngộ mới thấy lỗi của mình lâu nay.

(Từ Bi không phàm và Đức Hạnh không phàm xin khất lại chimsese những bài sau)

Kính trả lời.

honglien
11-17-2015, 02:41 PM
Kính quý tiền bối, quý đạo hữu, chào chimsese !

1). Trí Tuệ phàm là gì ?

_ Là Trí Tuệ do nhờ Văn, Tư, Tu mà có. Người tu học Phật được xem Kinh điễn, nghe thuýêt giảng, nghiền ngẫm suy tư, làm thêm nhiều công hạnh khác; rồi thấy "mình thâm nhập nghĩa thú" đem lòng nhớ ơn người giảng dạy, dốc sức truyền giảng lại kiến thức của mình cho thế hệ nối tiếp.

2). Trí Tuệ không phàm là gì ?

_ Là Trí Giác Ngộ, còn gọi là Trí Vô Sư, Trí Bát Nhã. Có nhiều cấp, tạm thời chỉ nói đơn giản là 2 cấp (một thấp, một cao) thôi :

a. _ Trong phút chốc trực diện Bản Thể Tâm _ nhận ra "Chủ Nhân Ông" _ có thể gọi là Sơ Quả, Nhập Lưu. Sau đó "mất", nghĩa là trở lại cái sống bình thường với Ý Thức, nhưng đã có kinh nghiệm Giác Ngộ.

b. _ Những bậc cao có thể tùy ý trở về với cái Sống Chân Thường, dùng Diệu Quan Sát Trí mà soi sáng các pháp, xong trở lại cuộc sống bình thường, nhưng lời thuyết giảng thì có "trọng lượng" vì dựa trên kinh nghiệm thực chứng biết, tránh được hầu hết "khói mù của ngôn ngữ". Lời thuyết giảng của những vị này dù nói "cao" hay nói "thấp" vẫn không mắc phải những lỗi do chấp ngã chấp pháp.

Người có Trí Tuệ Phàm thì luôn sống với Ý Thức, cho nên dù có giảng nói Niết Bàn Chân tâm, vẫn là nói trên ngôn ngữ và khái niệm, cho nên thỉnh thoảng vẫn để lộ ra những câu nói "không tròn" (bất viên). Chính những ý tưởng "không tròn" này đã thêu dệt vô minh, mà bản thân hành giả chưa đủ trí để thấy lỗi của mình. Chỉ khi nào người ấy Giác Ngộ mới thấy lỗi của mình lâu nay.

(Từ Bi không phàm và Đức Hạnh không phàm xin khất lại chimsese những bài sau)

Kính trả lời.




Kính bác homeless !
Theo bác đã định nghĩa "Trí Tuệ không phàm" là Trí Tuệ của những vị đã Giác Ngộ.
Theo con được biết, Hòa Thượng Thanh Từ thuộc dòng Thiền Lâm Tế, và trong một bài pháp, hình như là bài "Ai đã chứng minh cho tôi" (Bài này nay con không tìm thấy nữa để dẫn chứng) H.t có nói "một lần nọ, trong mơ màng H.t đã được một vị Tổ sư nào đó ẤN CHỨNG, vị ấy còn góp ý thêm chỗ cây cầu này nên đặt tên là ..., chỗ cái ao kia nên đặt tên là...., chỗ căn nhà mát nọ nên đặt tên là ....ở một Thiền viện mới kiến tạo tại Đà Lạt, và H.t đã y lời.
Như thế H.t là một vị đã giác ngộ, được ấn chứng đàng hoàng. Sao bác lại khép Trí Tuệ của H.t là Trí tuệ Phàm, mà không phải là Trí giác ngộ ?
Kính xin bác giải thích cho con được rõ !
Kính !
Hồng Liên

homeless
11-18-2015, 05:44 AM
Kính bác homeless !
Theo bác đã định nghĩa "Trí Tuệ không phàm" là Trí Tuệ của những vị đã Giác Ngộ.
Theo con được biết, Hòa Thượng Thanh Từ thuộc dòng Thiền Lâm Tế, và trong một bài pháp, hình như là bài "Ai đã chứng minh cho tôi" (Bài này nay con không tìm thấy nữa để dẫn chứng) H.t có nói "một lần nọ, trong mơ màng H.t đã được một vị Tổ sư nào đó ẤN CHỨNG, vị ấy còn góp ý thêm chỗ cây cầu này nên đặt tên là ..., chỗ cái ao kia nên đặt tên là...., chỗ căn nhà mát nọ nên đặt tên là ....ở một Thiền viện mới kiến tạo tại Đà Lạt, và H.t đã y lời.
Như thế H.t là một vị đã giác ngộ, được ấn chứng đàng hoàng. Sao bác lại khép Trí Tuệ của H.t là Trí tuệ Phàm, mà không phải là Trí giác ngộ ?
Kính xin bác giải thích cho con được rõ !
Kính !
Hồng Liên



Kính chào honglien và quý bạn !

Xin mời các bạn đọc câu chuyện "Bà lão đốt am" trong 101 chuyện Thiền này :

Có bà lão nhiều đạo tâm, cất ngôi tịnh am lo đầy đủ tứ sự cúng dường ủng hộ một vị sư tham thiền tu niệm. Qua hai chục năm, một hôm bà lão dặn bảo cô con gái rằng:
_ Bữa nay, sau khi đem cơm cho sư thọ trai xong, con thừa lúc bất ngờ ôm ngay sư mà hỏi:
"Lúc này như thế nào?" Sư trả lời ra sao, con về đây thuật lại cho mẹ rõ.

Cô con gái y như lời, ôm sư gạn hỏi.
Sư đáp:
- Khô mộc ỷ hàn nham, tam đông vô noãn khí.
(ví như cây khô nương tựa gộp đá lạnh, lại ở vào ba tháng mùa đông, tìm một chút hơi ấm cũng không có)

Cô con gái trở vào thuật lại, lão bà không vui, bảo:
_ Thật uổng công ta hai mươi năm lo lắng, không ngờ chỉ ủng hộ một kẻ phàm phu!"
Nói xong, lão bà ra đuổi nhà sư đi, rồi châm lửa đốt luôn cái am.

http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php?56-101-c%C3%A2u-chu%E1%BB%B5%C3%AAn-Thi%E1%BB%81n-(Tr%E1%BA%A7n-%C4%90%C3%ACnh-Ho%C3%A0nh)&p=1359&viewfull=1#post1359

Bà lão trong câu chuyện trên là một vị Giác Ngộ đó, một người không tên tuổi, không xuất thân từ dòng Thiền nào, không tự xưng "Ai ấn chứng cho tôi" nhưng lời nói và cách hành xử đã cho ta thấy (mặc dầu ta hãy còn vô minh) bà chính là hóa thân của một vị Giác Ngộ, đã dùng phương tiện để nêu cao ngọn cờ chánh pháp.

Chuyện "phướn động hay gió động ?" trong Pháp Bảo Đàn, các bạn đều biết rồi, có hai nhà sư tranh luận Phật pháp, Ngài Huệ Năng trong bộ quần áo thợ săn phán một câu "chẳng phải gió động, chẳng phải phướn động, mà là tâm 2 vị động !". Mọi người tuy còn vô minh nhưng đã hết hồn, vào bạch sư phụ.

Như thế đó, một vị Giác Ngộ hay không ta tuy không thể biết chính xác, nhưng ta vẫn có thể qua những phát biểu của vị ấy mà cảm nhận được phần nào.

Giác Ngộ nghĩa là "chết đi cái tâm hồn mơ màng cũ", có thể "văn hoa" một tí là "hoạt tử nhân", còn người xưng mình Giác Ngộ mà vẫn tư duy theo lối mòn cũ, nghĩa là chưa chịu chết cái "con người" cũ, thì có đổi mới cái gì đâu, có Giác cái gì đâu !

Kính đáp !

Trí Từ
11-18-2015, 09:03 AM
Chà, các vị phân tích mổ xẻ H.T Thanh Từ ghê quá mà giờ có lẻ không có cái gì dẫn chứng cả, chỉ nhớ theo cái tưởng mà thôi à.

Ai cho số điện thoại của H.T mời Ngài vào đây xác chứng coi phải thực sự những gì các vị cho là H.Tnói có thật là Ngài đã nói thế không nha.

Vì đối với Trí Từ, ai tu Phật mà tự xưng chứng quả thì vị này chẳng đáng tôn kính. Vì theo Trí Từ hiểu tự xưng chính là cống cao ngã mạn, là muốn mọi người biết tiếng tăm ta, là người muốn bình thiên hạ, chứng hay không chứng thì nói ra và không nói ra có được gì ngoài chuỵên tự cao tự đại, tự tôn mình lên ?

Rất dể nhận biết có nên tự tôn chứng quả hay không thì ngay trong việc xưng hô của Giáo Hội, các vị với các danh xưng HT, TT, ĐĐ khi nói chuỵên với người khác cũng không đem cái danh xưng này ra đối đáp thì huống hồ gì xưng danh Chứng quả...

Chủ để có vẻ đi khá xa, xin các vị chậm lại giúp cho.

Mây trắng
11-18-2015, 09:28 AM
Chà, các vị phân tích mổ xẻ H.T Thanh Từ ghê quá mà giờ có lẻ không có cái gì dẫn chứng cả, chỉ nhớ theo cái tưởng mà thôi à.

.

Kính anh Trí Từ !

Mây trắng cũng đã có duyên may được xem nghe H.t thuýêt băng video đó, vã lại những vị đệ tử ruột của Ngài đều còn nhớ những chi tiết mà honglien đã nhắc đến.

Kính !

Trí Từ
11-18-2015, 02:50 PM
Kính bác homeless !
Theo con được biết, Hòa Thượng Thanh Từ thuộc dòng Thiền Lâm Tế, và trong một bài pháp, hình như là bài "Ai đã chứng minh cho tôi" (Bài này nay con không tìm thấy nữa để dẫn chứng) H.t có nói "một lần nọ, trong mơ màng H.t đã được một vị Tổ sư nào đó ẤN CHỨNG, vị ấy còn góp ý thêm chỗ cây cầu này nên đặt tên là ..., chỗ cái ao kia nên đặt tên là...., chỗ căn nhà mát nọ nên đặt tên là ....ở một Thiền viện mới kiến tạo tại Đà Lạt, và H.t đã y lời.




- Trí Từ rất mong được xem cái gì đó mà chính do H.T Thanh Từ nói đoạn này hình ảnh quá tốt, âm thanh thôi cũng được. Nếu được xin cho xem qua, còn không thì dù ai nói gì đi nữa cũng chỉ là nói mà thôi.
- Vì đối với Trí Từ, người tự xưng chứng quả, mà lại là trong mơ thì hạng người này khi Trí Từ khi nghe họ nói pháp sẽ cực kỳ thận trọng kẻo bị gạt.

homeless
11-19-2015, 10:18 AM
Chào chim se sẻ !

Hôm nay kẻ vô gia cư này xin hầu chuyện tiếp với các bạn.


Thế nào là Từ Bi phàm ?

Khi chúng ta thật lòng thương xót, giúp đở cho người khác, thậm chí có người còn hy sinh phần mình, thân mình để cứu giúp người cho bằng được, VẪN LÀ TỪ BI PHÀM.

Vì sao ? Vì những vị thành Tiên, sanh lên Thiên giới là những người làm được những việc khó làm này.


Thế nào là Từ Bi không phàm ?

_ Là những vị Đại Bồ tát, không thấy Mình và Chúng sinh riêng khác; Chúng sinh còn đau là Bồ tát còn đau (vì không riêng khác) Chúng sinh còn luân hồi là Bồ tát còn lặn lội 3 nẽo 6 đường.

Ví dụ :

Đầu, mình và tứ chi là một cơ thể chung cùng. Cái chân bị đau thì tự nhiên cái tay chăm sóc mà không đặt vấn đề gì hết, cái miệng ăn mà cái bụng no, cái tay cũng không tị hiềm gì "tui phải làm việc vất vả mà chỉ cái miệng được ăn, đả vậy tui còn phải đút cho nó nữa chứ !".

Thế đấy, TỪ BI KHÔNG PHÀM là cứu giúp chúng sinh mà không thấy mình và chúng sinh riêng khác (như cái tay đút cho cái miệng ăn vậy).

Nếu ai còn thấy có Mình và Chúng sinh riêng khác để cứu giúp thì là TỪ BI PHÀM.

(Xin lỗi quý bạn, những lời trên chỉ là suy nghĩ riêng _ bộc phát _ nếu có sai xin quý bạn lượng thứ chỉ điểm lại cho).

Kính !

homeless
11-20-2015, 11:35 AM
Xin chào quý đạo hữu !

Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu "Thế nào là ĐỨC HẠNH PHÀM ? và thế nào là ĐỨC HẠNH KHÔNG PHÀM ? nhé !

Thế nào là ĐỨC HẠNH PHÀM ?

Một vị tu sĩ, một vị Giáo lảnh một Tăng Đoàn, một vị Pháp Chủ luôn chừng mực trong tứ oai nghi _ đi đứng khoan thai, nói năng đúng phép, dù nơi vắng vẻ cũng không buông tuồng, cả đời tịnh hạnh, mỗi ngày một bửa vừa đủ no, không ăn uống phi thời; tất cả mọi tạo tác thi vi đều không vì danh lợi, chỉ một lòng muốn làm lợi ích cho đạo pháp, cho chúng sanh; tuỵêt không lỗi lầm nào. Mọi người tán thán là một bậc "đức hạnh phi phàm", nhưng thực chất vẫn là ĐỨC HẠNH PHÀM mà thôi.


Thế nào là ĐỨC HẠNH KHÔNG PHÀM ?

Một vị Đại Giác Ngộ thực chứng TÁNH KHÔNG của muôn pháp và cũng thấy luôn giá trị BÌNH ĐẲNG giữa KHÔNG và CÓ, giữa THỰC và HƯ, giữa CHÂN và VỌNG; thì mọi tạo tác thi vi của vị ấy dẫu có vẻ rất tầm thường đều vẫn TRÒN ĐỦ ĐỨC HẠNH.

Trường hợp này chúng ta tạm gọi là ĐỨC HẠNH KHÔNG PHÀM, được không các bạn ?

homeless
11-21-2015, 07:20 AM
Kính thưa quý đạo hữu !

Cả ba yếu tố Trí Tuệ Giải Thoát Phàm Trần, Từ Bi Chân Thật và Đức Hạnh Phi Phàm đều hội đủ nơi những vị Đại Giác Ngộ (nghĩa là không tính những vị Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm, A La Hán, Sơ Phát Tâm Bồ Tát, Nhị Địa Bồ tát, ...........). Để homeless nêu một vị (tuy không nghe nói quả vị gì nhưng) Đại Giác như thế để cho rõ nghĩa :

Nhưng các bậc thầy không giống nhau, họ có thể dùng đủ mọi phương tiện thiện xảo để tạo ra sự thay đổi tâm lý ấy nơi đệ tử. Patrul Rinpoche chẳng hạn đã được khai ngộ bằng một cách lạ lùng bởi vị thầy quái dị tên Do Khientse, mà tôi được nghe truyền tụng như sau:

Patrul Rinpoche đang tu một phép quán Yoga cao cấp và bị kẹt, không một đồ hình nào về chư thiên hiện ra trong tâm ông. Một hôm ông đi đến thầy đang ngồi uống trà bên đống lửa giữa trời. Ở Tây Tạng khi bạn thấy một bậc thầy mà mình kính trọng thì bạn lạy dài. Khi Patrul Rinpoche khởi sự lạy từ xa, thì Do Khientse điểm mặt ông mà gầm lên:

- Ê con chó già kia, có giỏi thì cứ đến đây!

Do Khientse có dáng vóc một hiệp sĩ dữ tợn với tóc xõa dài, áo quần xốc xếch, ưa cỡi ngựa. Khi Patrul Rinpoche tiếp tục lạy và tiến gần ông, ông luôn mồm chửi rủa và ném sỏi, đá càng lúc càng lớn cho đến khi Patrul tới trong tầm tay thì ông quật ngã ngất xỉu. Khi tỉnh dậy Patrul ở trong một trạng thái tâm khác hẳn. Những đồ hình lâu nay quán không được bỗng nhiên hiện rõ cho ngài. Mỗi câu chửi và nhục mạ của vị thầy đã phá tan những dư tàn trong tâm phân biệt của người đệ tử, và mỗi cục đá trúng người ông đã mở những huyệt đạo bế tắc trong cơ thể ông. Trong hai tuần kỳ diệu tiếp theo, những hình ảnh của đồ hình đã không rời ông.

http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php/255-T%E1%BA%A1ng-th%C6%B0-s%E1%BB%91ng-ch%E1%BA%BFt?p=5112&viewfull=1#post5112

Đó là vị thầy quái dị tên Do Khientse

Nếu không nói trước thì hẵn chúng ta không thể tin Ngài là một vị Đại Giác Ngộ. Thông thường chúng ta cho rằng :

Phải có lòng thương người, phải nói năng hòa nhã từ tốn, phải đi đứng khoan thai, tướng mạo phải tỏa ra sự minh triết, phải làm gương Giới Hạnh cho chúng đệ tử, .......

Ở nơi Ngài Do Khientse không hề có những biểu tướng như thế !

Ở quê hương yêu dấu của chúng ta, đa phần chúng ta "may mắn" gặp toàn Phàm Tăng, lúc nào cũng ra rả một điều :

_ Anh tu anh đắc, chị tu chị đắc, không ai tu dùm cho ai được, Phật cũng không cứu giúp gì cho anh được.

Câu này quá đúng đi chớ, nếu một vị Giác Ngộ nói thì là câu KHUÝÊN TẤN, nhưng những vị Phàm Tăng thì chấp chặt câu này, lúc nào cũng khẳng định "như đinh đóng cột" điều này.

Qua câu chuyện trên quý bạn thấy sao ? Có sự trợ giúp từ nơi những Bậc Giác, có tha lực đó !

Những vị Phàm Tăng chỉ biết một cách phơn phớt về cái "bề ngoài" của đạo Phật, chớ không hề biết đến những điều huyền nhiệm sâu xa trong đạo Phật, rồi lại truyền những chấp nhất của mình cho chúng Phật tử.

Kính chia sẻ !

Trí Từ
11-21-2015, 09:06 AM
Các vị đạo hữu lưu ý thật kỹ, quán xét cho sâu những gì gần đây Homeless đang nói về những quả vị, những kiểu chứng vượt mức bình thường nhé.

Trí Từỉ nói thế để các vị lưu tâm. Một hình thái mới, một loại hình mới về cách tu chứng xuất hiện. Không khéo thì Phật giáo không còn Từ Bi nữa.

Như bài viết trên về Do Khientse, từ từ chiêm nghiệm vậy.

Đức Tâm
11-21-2015, 09:24 AM
Các vị đạo hữu lưu ý thật kỹ, quán xét cho sâu những gì gần đây Homeless đang nói về những quả vị, những kiểu chứng vượt mức bình thường nhé.

Trí Từỉ nói thế để các vị lưu tâm. Một hình thái mới, một loại hình mới về cách tu chứng xuất hiện. Không khéo thì Phật giáo không còn Từ Bi nữa.

Như bài viết trên về Do Khientse, từ từ chiêm nghiệm vậy.

Kính huynh Trí Từ !

Những điều này quả là mới mẻ với Trí Từ và những ai chỉ mới được nghe những vị "Tân Tăng" giảng thuýêt. Chứ ở Tây Tạng thì là "cũ xì"; người dân ở đó về "văn minh đua đòi" thì họ không bằng ai, nhưng nhìn chung trình độ tâm linh của họ rất cao hơn chúng ta nhiều lắm.

Đơn cử như chuyện "điểu táng" họ thấy rất bình thường, chết rồi thì cái xác thân tứ đại đem mổ xẻ băm vằm ra cho chim ăn là chuyện có ích nhiều bề (bảo vệ môi trường luôn), họ rất thản nhiên, chứ không bị "xốc" như chúng ta :




https://www.youtube.com/watch?v=toRv8ph3cHo


Kính góp ý !

.

Trí Từ
11-21-2015, 11:17 AM
Đức Tâm này, Trí Từ không phản bác những gì homeless nói, tuy nhiên, xét theo góc độ hiểu biết của Trí Từ thì thấy có phần nguy hiểm, nguy hiểm ở chổ "Đứng núi này mà trông núi nọ" trong diễn giải của homeless mà thôi.

Cũng như Đức Tâm cho rằng tâm linh Tây Tạng cao hơn ta, (Việt Nam ?) thì không chắc đâu. Tuy nhiên Trí Từ cũng không nói Đức Tâm không đúng hay đúng gì, chỉ đưa ra ý kiến cá nhân mà thôi.

Thanh Trúc
11-21-2015, 09:33 PM
Thuở xưa có con cá sống dưới hồ nước cùng với con rùa. Một hôm rùa dạo chơi trên mặt đất trở về, gặp cá liền kể:
- Mấy hôm rày tôi đi một vòng trên đất khô.
- Đất khô à, cá lấy làm ngạc nhiên. Bạn nói đất khô, vậy đất khô là gì? Đất mà làm sao khô được? Tôi chưa khi nào thấy bùn đất mà khô cả.
Bản tánh ôn hòa, rùa nhỏ nhẹ đáp:
- Bạn nghĩ như vậy cũng tốt. Nhưng kỳ thực, những nơi mà tôi đi qua mấy hôm rày là mặt đất khô khan.
- Này bạn rùa, bạn nói rõ lại coi. Đất khô mà bạn nói ra làm sao, giống như cái gì? Nó có ẩm ướt không?
- Không.
- Đất khô có mát mẻ, êm dịu và dễ chịu không?
- Không.
- Đất khô có trong suốt và ánh sáng có rọi xuyên qua được không?
- Không.
- Đất khô có mềm mại để mình bơi lội trong ấy không?
- Không.
- Đất có di chuyển và trôi chảy thành dòng không?
- Không.
Cá rất bực mình với loạt trả lời không, không của rùa nhưng vẫn gặng hỏi.
- Đất có nổi sóng và tan ra thành bọt không?
- Không. Rùa thành thật trả lời.
Cá bỗng nhiên cười lớn, lộ vẻ hân hoan của người thắng cuộc.
- Tôi đã bảo rằng đất khô của bạn chỉ là hư vô, không có gì hết. Tôi hỏi và bạn đã xác nhận rằng đất khô là không. Không phải là gì hết thì là hư vô chứ còn gì.
- Được, rùa đáp, tốt lắm. Này bạn cá, nếu bạn quả quyết rằng đất khô là hư vô, không có gì hết thì cứ tiếp tục nghĩ như thế. Thực ra, ai đã biết nước và đất liền rồi thì chắc chắn sẽ chê bạn là con cá dại dột, vì quả quyết rằng những gì mà mình không biết là hư vô, là không có gì hết.

(Theo Truyện ngụ ngôn Phật giáo)

homeless
11-23-2015, 08:32 AM
Đức Tâm này, Trí Từ không phản bác những gì homeless nói, tuy nhiên, xét theo góc độ hiểu biết của Trí Từ thì thấy có phần nguy hiểm, nguy hiểm ở chổ "Đứng núi này mà trông núi nọ" trong diễn giải của homeless mà thôi.

Cũng như Đức Tâm cho rằng tâm linh Tây Tạng cao hơn ta, (Việt Nam ?) thì không chắc đâu. Tuy nhiên Trí Từ cũng không nói Đức Tâm không đúng hay đúng gì, chỉ đưa ra ý kiến cá nhân mà thôi.

Kính chào quý đạo hữu, kính chào bạn Trí Từ !

Mục đích của đức Phật khi xuất hiện nơi cõi đời nhiều lầm mê này là muốn chỉ con đường sáng, con đường giác ngộ, con đường thoát khổ não dẫn đến hạnh phúc thật sự, mà tối thiểu là Giải Thoát Sinh Tử Luân Hồi rồi tiến lên đến Hoàn Toàn Giác Ngộ như đức Phật.

Nhưng chúng ta quá si mê, nên Phật phải phương tiện dạy Nhân Thiên Thừa để dìu dắt từ thấp lên cao, chớ không phải Nhân Thiên Thừa là cứu cánh, là đích đến của đạo Phật.

Ngày nay trà trộn trong hàng ngủ Tăng Ni _ những người dẫn chúng _ có quá nhiều những vị không hề có ý muốn xuất trần, mà chỉ muốn THÀNH CÔNG trong cuộc đời huyễn mộng này; thứ nhất tạo điểm đứng trong hàng ngủ Tăng Ni, thứ 2 xây dựng chùa to Phật lớn (có xe con đẹp, ....) và nhiều sự xao lãng khác.

Để thực hiện ý đồ vươn lên trong xã hội, những vị này khai thác triệt để phần Giáo Lý Nhân Thiên Thừa, gián tiếp chống đối với những Giáo lý Đại Thừa, Tối Thượng Thừa, Nhất Thừa; cho rằng những Giáo Lý này "không có gốc", phi thực tế.

Họ làm gì biết được Phật giáo ngoài Thông Giáo, Hiễn Giáo, hãy còn Biệt Giáo, Mật Giáo. Những con người đầy tham vọng ấy, những con người căn cơ hạ liệt ấy những vị Giác Ngộ có muốn dạy cho cũng không dạy được, lòng dạ của họ chỉ như cái đĩa trẹt lét (làm sao đổ nhiều nước vào được, có đổ vào cũng chỉ tràn ra ướt bàn dơ nhà mà thôi). Rồi đăng đàn giảng nói cái "Giáo lý @" để mê hoặc quần chúng (nhiều tín đồ đồng nghĩa với nhiều đô la).

Đôi lời chia sẻ !

Kính !

Trí Từ
11-23-2015, 11:24 AM
Với những lời trên, Trí Từ muốn hỏi 1 câu với Homeless, Homeless đã xuất gia chưa vậy ?
- Nếu là Có thì Trí Từ im lặng.
- Nếu là Không thì chuẩn bị đủ lý lẻ để bảo vệ quan điểm trên vậy. Và Trí Từ sẽ lập một chủ đề khác để cùng homeless luận vài điểm mà Trí Từ cho rằng chưa ổn nha. Cũng là dùng để trao đổi quan điểm nhau để hiểu nhau hơn.