PDA

Xem phiên bản đầy đủ : Nỗi lòng về tác dụng của niềm tin trong đạo Phật.



Trí Từ
09-15-2015, 10:32 AM
Nỗi Lòng Niềm Tin Đạo Phật

Kính thưa các vị,
- Trí Từ càng nghĩ càng thấy xót xa cho đạo Phật về các Phật tử có cái nhìn không tốt về niềm tin trong đạo Phật, xót xa ở chổ niềm tin tốt đẹp cùa đạo Phật đã được hiểu khác đi thành mê tín mà vẫn cho rằng đó là Phật dạy là điều nên làm.
- Niềm tin là gì, là một điều ta đặt hết sự tin tưởng vào đó. Điều này quan trọng vì nó nằm ở khía cạnh tinh thần, tâm linh. Cho nên nếu niềm tin này thật sự là không phải như vậy khi ta tình cờ phát hiện hoặc được ai đó nói ra thì tinh thần lúc này sẽ ra sao, người tốt phước thì ít ra trải qua được, người xấu phước thì hụt hẩng, chán nãn thẩm chí bỏ cả đạo Phật hay bỏ cả thân mạng mình.
- Trong cuộc sống này dù gì đi nữa thì tâm trí vẫn luôn hoạt động ở trên mọi lĩnh vực, sau là thân thể động theo. Và đức Phật cũng đã dạy Tâm dẫn đầu các pháp, cho nên Tâm mà không vững vàng, có được niềm tin chân chính thì sẽ rất khổ sở khi nghịch cảnh đến với ta.
- Đơn cử về niềm tin như:
* Tin rằng tháng 7 là tháng cô hồn, phải cúng kiến, phải rãi gạo muối, cúng heo, rãi tiền... phải chăng đây là đang tạo nghiệp phung phí hay không ? Khi mà biết bao người phải nhịn đói.
* Tin rằng cứ niệm Phật đi sẽ được Phật rướt khi ra đi trong khi sống chỉ biết niệm, không học kiến thức về giáo lý Phật để tâm trí mở mang thì có thể chuỷên nghiệp xấu thành tốt được không mà về cãnh thiện lành !!!
* Tin vào chú thuật của Bà La Môn giáo để được này được kia, được sinh con trai, được giàu có, được hết bệnh.... Ở điều này xin nói thêm rằng nếu ta không thực hiện như việc nguỵên có con thì giờ cũng dể: như phương pháp thụ tinh chẳng hạn, còn việc sinh con tự nhiên sẽ không thể nếu như ba mẹ không cùng phòng, không chăm sóc thai phụ đúng mực... Vậy thì việc chú thuật liên quan gì ở đây, rất rõ ràng nó chỉ nằm ở mặt tâm linh chứ không thuộc quá trình vật lý gì cả.

Như 1 giảng sư đã giảng: Các loại bùa chú, thư, ếm, bỏ ngãi... đều có thật, cái thật ở đây là thật về tâm lý chứ không bao giờ có thật về vật lý, nghĩa là tác động thực sự như ý nghĩa bùa chú gì đó.
- Khi ta đang sợ hải điều gì đó, rồi nghe người ta nói đã bỏ bùa mình thì mình lúc này rất dể tin rằng mình bị dính bùa rồi, tâm lý hoang mang, lo trước lo sau, trong lúc này mà bị xui cái gì là nghĩ ngay đến việc do bị dính bùa. Tâm lý con người chúng ta thường không vững vàng vì rằng nó luôn giao động theo ngoại cảnh bên ngoài tác động. Cho nên đức Phật mới dạy chúng ta tâm dẫn đầu các pháp, tâm tạo tác là vậy. Vì thế không học Phật pháp, sẽ rất khó vượt qua nghịch cảnh của cuộc đời này.

Niềm tin quan trọng lắm, giống như khi ta tin vào 1 giảng sư nào đó thì hầu như người này nói cái gì ta cũng sẽ có khuynh hướng đồng ý theo. Điều này gây hại nếu như ta đang bị một sự lợi dụng truỳên bá tư tưởng sai lầm. Vậy cho nên đức Phật mới dạy 7 điều không nên tin. Mà chỉ nên trước một sự việc phải phân tích, phải nghi, phải hỏi, phải học, quan trọng hơn cả là phải hành để từ đó ta rút ra được niềm tin cho chính ta.

Nỗi niềm trăn trở, xin chia sẽ cùng các vị và cám ơn đã lắng nghe !!!